16
Ging viên: Ths Bs Hunh Ngc Linh – Trường ĐH Y Khoa Phm Ngc Thch Đối tượng : Sinh viên KHOA Y ĐHQG - NĂM HC 2012 MÔ HC DA – CƠ QUAN THGIÁC – THÍNH GIÁC DA I. ĐẠI CƯƠNG : - Da là cơ quan rng nht cơ th: người trưởng thành da bao ph1,5-2m 2 bmt cơ th. Da chiếm 15 – 20 % trng lượng cơ th. - Biu bì : ngun gc tngoi phôi bì, cu to chyếu bi biu mô lát tng sng hóa. - Chân bì : lp mô liên kết đặc, ngun gc trung bì phôi - Hbì : mô liên kết lng lo chc nhiu m- Các chc năng chính ca da: bo vcơ th, nhn cm giác, điu chnh nhit độ, tng hp vitamin D3, to du hiu gii tính II. BIU BÌ : Ngoài biu mô lát tng sng hóa, trong biu bì còn ít nht 3 loi tế bào khác : tế bào to sc t, tế bào trình din kháng nguyên Langerhans, tế bào biu mô xúc giác Merkel. Biu bì là yếu tchính phân bit độ dày ca da. Biu bì có 5 lp : lp đáy, lp gai, lp ht, lp bóng và lp sng. M C TIÊU : - Lit kê các chc năng chính ca da - Mô tcu to mô hc biu bì - Gii thích quá trình keratin hóa ca tế bào biu bì - Mô tcu to, chc năng tuyến bã và tuyến mhôi

1. mo hoc da co quan thi giac - thinh giac

Embed Size (px)

Citation preview

Giảng viên: Ths Bs Huỳnh Ngọc Linh – Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Đối tượng: Sinh viên KHOA Y ĐHQG - NĂM HỌC 2012

MÔ HỌC

DA – CƠ QUAN THỊ GIÁC – THÍNH GIÁC

DA

I. ĐẠI CƯƠNG :

- Da là cơ quan rộng nhất cơ thể : ở người trưởng thành da bao phủ 1,5-2m2 bề mặt cơ thể. Da chiếm 15 – 20 % trọng lượng cơ thể.

- Biểu bì : nguồn gốc từ ngoại phôi bì, cấu tạo chủ yếu bởi biểu mô lát tầng sừng hóa.

- Chân bì : lớp mô liên kết đặc, nguồn gốc trung bì phôi

- Hạ bì : mô liên kết lỏng lẻo chức nhiều mỡ

- Các chức năng chính của da: bảo vệ cơ thể, nhận cảm giác, điều chỉnh nhiệt độ, tổng hợp vitamin D3, tạo dấu hiệu giới tính

II. BIỂU BÌ :

Ngoài biểu mô lát tầng sừng hóa, trong biểu bì còn ít nhất 3 loại tế bào khác : tế bào tạo sắc tố, tế bào trình diện kháng nguyên Langerhans, tế bào biểu mô xúc giác Merkel. Biểu bì là yếu tố chính phân biệt độ dày của da. Biểu bì có 5 lớp : lớp đáy, lớp gai, lớp hạt, lớp bóng và lớp sừng.

MỤC TIÊU :

- Liệt kê các chức năng chính của da

- Mô tả cấu tạo mô học biểu bì

- Giải thích quá trình keratin hóa của tế bào biểu bì

- Mô tả cấu tạo, chức năng tuyến bã và tuyến mồ hôi

Lớp gai : lớp dày nhất biểu bì, giữa các tế bào lớp gai có Desmosomes (mũi tên, hình chụp KHV điện tử)

III. CHÂN BÌ – HẠ BÌ :

Chân bì là mô liên kết nâng đỡ biểu bì và kết hợp với hạ bì. Lớp bì chứa cấu trúc nang lông, tuyến bã, tuyến mồ hôi (phần phụ của da).

Trong hạ bì có mô liên kết lỏng lẻo và nhiều mạch máu nên dễ hấp thu các thuốc tiêm dưới da. Trong lớp bì có bó cơ trơn nhỏ là cơ dựng lông gắn với nang lông liên quan hiện tượng da vùng đó nhăn lại và “nổi da gà” (ở động vật hiện tượng này giúp điều hòa nhiệt và phản ứng sợ hãi).

1. Nang lông và lông : cấu trúc sợi keratin, phát triển từ biểu bì, xâm lấn vào chân bì và hạ bì.

2. Tuyến bã: nằm trong chân bì. Là tuyến túi phân nhánh đổ vào phần trên nang lông, nơi không có lông thì đổ trực tiếp vào bề mặt biểu mô.

3. Tuyến mồ hôi: tuyến chế tiết liên tục, gồm 2 phần, phần chế tiết là tuyến ống cong queo và phần bài xuất. Phần chế tiết lót biểu mô vuông tầng.

Hình bên: G : tuyến bã, F : nang lông,

M : cơ dựng lông

IV. CÁC THỤ THỂ CẢM GIÁC :

Các tận cùng thần kinh cảm giác : có thể có bao liên kết bọc ngoài hoặc không có bao. Có những tận cùng chịu trách nhiệm về xúc giác, áp suất (tiểu thể Meissner, tiểu thể Ruffini, tiểu thể Merkel, tiểu thể Pacini và các tận cùng thần kinh trần). Các tận cùng chịu trách nhiệm về cảm giác nóng, lạnh và đau gồm có tiểu thể Krause, các tận cùng của thần kinh trong biểu mô.

Thể Meissner thường gặp ở nhú chân bì, nơi có cảm xúc nhạy nhất (đầu ngón tay, ngón chân, đầu vú, qui đầu, môi, lưỡi). Đó là những tận cùng thần kinh có bao liên kết gồm tế bào sợi, sợi keo. Trong bao liên kết là nhánh sợi thần kinh trần, tế bào Schwamn.

Tiểu thể Ruffini phân bố ở hạ bì và chân bì, có cấu tạo gần giống tiểu thể Pacini, nhưng ít lá bao liên kết hơn.

Tiểu thể Merkel nằm trong biểu bì, gồm tế bào Merkel là những tế bào biểu mô biệt hóa hướng thần kinh, kết hợp với những tận cùng thần kinh trần từ mô liên kết phân nhánh qua màng đáy.

Tiểu thể Pacini thường gặp ở vùng hạ bì, trong màng cơ. Tiểu thể Pacini có kích thước khá lớn, nhiều khi đạt đến 1-5 mm. Bao liên kết của tiểu thể gồm 20-70 lá liên kết đồng tâm. Khối trung tâm gồm sợi thần kinh trần và các lá chồng chất lên nhau.

CƠ QUAN THỊ GIÁC – THÍNH GIÁC

MẮT

Mắt gồm nhãn cầu và thần kinh thị giác (và cơ quan mắt phụ).

1. Nhãn cầu : nằm ở 1/3 trước ổ mắt và nhô ra khỏi thành ngoài ổ mắt. Hình khối cầu.

1.1.

MỤC TIÊU : - Mô tả cấu tạo nhãn cầu - Liệt kê chức năng từng cấu trúc nhãn cầu - Mô tả 3 lớp áo nhãn cầu - Mô tả cấu tạo và chức năng tế bào nón và tế bào que - Phân biệt cấu tạo đặc trưng mê đạo màng

Các lớp áo nhãn cầu : 2.1.1. Lớp xơ: giác mạc, củng mạc, 2.1.2. lớp mạch: màng mạch, thể mi, mống mắt. 2.1.3. Lớp trong (lớp võng mạc).

1.2. Các môi trường trong suốt của nhãn cầu 1.2.1. Thể thủy tinh: khối trong suốt như lòng trắng trứng, ở 4/5 sau nhãn

cầu. 1.2.2. Thấu kính: 2 mặt lồi.

1.2.3. Thủy dịch: chứa trong tiền phòng, hậu phòng. Thủy dịch được tiết từ mỏm mi hậu phòng qua con ngươi tiền phòng góc mống mắt giác mạc xoang tĩnh mạch cũng mạc tĩnh mạch mi.

MÔ HỌC GIÁC MẠC :

1: Biểu mô, 2 : Màng Bowman, 3: Nhu mô, 4 : Màng Descemet, 5 : Nội mô

Phần sau võng mạc là võng mạc thị giác, cấu tạo từ ngoài vào: tế bào que, tế bào nón, giữa có lớp tế bào 2 cực gắn kết gắn kết chúng với tế bào hạch.

Tế bào que mỏng dài, nhậy cảm cường độ ánh sáng. Tế bào nón nhậy cảm màu sắc.

CƠ QUAN TIỀN ĐÌNH - ỐC TAI

Có nhiệm vụ cảm nhận âm thanh và điều chỉnh thăng bằng cơ thể. Hệ thống này gồm: - Tai ngoài; từ loa tai đến màng nhĩ : thu thập và dẫn truyền âm thanh. - Tai giữa: hòm nhĩ (trong phần đá xương thái dương) chứa chuỗi 3 xương con

dẫn âm thanh từ màng nhĩ vào tai trong, và điều chỉnh âm thanh. Ngoài ra tai giữa còn vòi tai và các xoang chũm.

- Tai trong: gồm mê đạo xương và mê đạo màng : chuyển xung động âm thanh thành xung động thần kinh và giúp điều chỉnh thăng bằng.

1. Tai ngoài

2. TAI GIỮA :

a. HHòm nhĩ :

Màng nhĩ

Ống tai ngoài đi theo hướng từ trước xuống dưới thành đường cong chữ S, gần loa tai nó cong lồi ra trước và đến màng nhĩ thì cong lõm ra trước. Vì vậy ở người trưởng thành khi soi màng nhĩ, muốn nhìn thấy màng nhĩ thì phải kéo loa tai lên trên và ra sau để làm giảm bớt độ cong này.

3. TAI TRONG : gồm 2 mê đạo

a. Mê đạo xương : gồm chuỗi các hốc xương trong xương đá (xương thái dương), chứa bên trong là mê đạo màng. Mê đạo xương gồm khoang hình bầu dục không đều, phía trước thông với ốc tai hình xoắn ốc.

b. Mê đạo màng : gồm túi nhỏ, túi bầu dục có mô liên kết mỏng và biểu mô lát đơn. Tế bào lông (I và II) tiếp nhận thính giác

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Barbara Young, James S. Lowe, Alan Stevens and John W. Heath : “Wheater's Functional Histology: A Text and Colour Atlas”, 5th Edition, Elsevier, 2006.

2. Luiz Junqueira and Jose Carneiro: “Basic Histology: Text & Atlas” (Junqueira's Basic Histology), 11th Edition, McGraw-Hill, 2005.

3. Phan Chiến Thắng, Trần Công Toại : “MÔ HỌC” , 2012, NXB Hồng Đức.