21
Cẩm nang Nhồi máu cơ tim

Cẩm nang nhồi máu cơ tim

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Nhồi máu cơ tim là một căn bệnh nguy hiểm. Do vậy chúng ta cần phải phooer biến kiến thức về căn bệnh này một cách sâu rộng ra cộng đồng

Citation preview

Page 1: Cẩm nang nhồi máu cơ tim

Cẩm nang Nhồi máu cơ tim

Page 2: Cẩm nang nhồi máu cơ tim

Mục lục

1. Thực trạng nhồi máu cơ tim trên thế giới 3

2. Nhồi máu cơ tim là gì? 4

3. Đau tim – bạn có đang bị? – Test nhanh 5

4. Ai là đối tượng dễ bị nhồi máu cơ tim 7

5. Làm gì khi nhồi máu cơ tim xuất hiện 10

6. Sự kết hợp kì diệu giữa đan sâm và tam thất trong điều trị bệnh tim mạch 14

7. Vũ khí mới đối phó với cục máu đông 16

8. 10 lời khuyên để có trái tim khỏe mạnh 18

9. Những thời điểm người bệnh dễ bị đột quỵ nhất 20

Page 3: Cẩm nang nhồi máu cơ tim

Thực trạng nhồi máu cơ tim trên thế giới

Nhồi máu cơ tim là một biểu hiện hay gặp của bệnh tim thiếu máu cục bộ. WHO ước tính rằng trong năm 2002, tới 12,6 % các ca tử vong trên toàn thế giới là do bệnh tim thiếu máu cục bộ. Bệnh tim thiếu máu cục bộ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở các nước phát triển, nhưng đứng thứ ba sau AIDS và nhiễm trùng đường hô hấp dưới ở các nước đang phát triển.

Tại Hoa Kỳ, các bệnh về tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, gây ra tỷ lệ tử vong cao hơn so với ung thư (u ác tính).Cứ 5 ca tử vong thì có 1 ca là do bệnh mạch vành. Khoảng 7.200.000 đàn ông và 6.000.000 phụ nữ đang sống chung với bệnh tim mạch vành. Mỗi năm có 1.200.000 người bị (mới hoặc tái phát) bệnh mạch vành, và khoảng 40% số đó tử vong. Điều này có nghĩa là khoảng mỗi 65 giây, có một người Mỹ chết do bệnh mạch vành.

Tại Ấn Độ, bệnh tim mạch (CVD) là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Các trường hợp tử vong do bệnh tim mạch ở Ấn Độ là 32% trong tổng số các trường hợp tử vong trong năm 2007 , tăng từ 1,17 triệu

người năm 1990 lên 1,59 triệu trong 2000 và dự kiến là 2.03 triệu trong năm 2010. Mặc dù là căn bệnh tương đối mới ở Ấn Độ nhưng nó đã nhanh chóng trở thành một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng với tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch sẽ tăng gấp đôi trong thời gian 1985-2015. Tỷ lệ tử vong ước tính do bệnh tim mạch khác nhau ở các bang (thủ phủ), từ 10% ở Meghalaya đến 49% ở Punjab (tỷ lệ phần trăm của tất cả các trường hợp tử vong). Goa (42%), Tamil Nadu (36%) và Andhra Pradesh (31%) có cùng ước tính tỷ lệ tử vong liên quan đến bệnh tim mạch cao nhất .Nguyên nhân sự khác biệt giữa các bang (thủ phủ )phần lớn là do các yếu tố liên quan đến chế độ ăn uống ở bang đó. Tập thể dục vừa phải có liên quan với giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở Ấn Độ (những người tập thể dục thường xuyên thì nguy cơ mắc bệnh giảm một nửa so với những người không tập). Bệnh tim mạch cũng ảnh hưởng đến các đối tượng trẻ tuổi ở Ấn Độ (ở độ tuổi 30 và 40) hơn là ở các nước khác.

1

Page 4: Cẩm nang nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là gì?

Nhồi máu cơ tim là tình trạng của một phần cơ tim bị hủy khi lượng máu cung cấp đến phần đó bị giảm sút. Tùy theo bao nhiêu cơ tim bị hủy, bệnh có thể nhẹ hoặc nặng. Nếu cơ chưa bị hủy hẳn thì gọi là "đau tim“

Bệnh mạch vành (còn gọi là thiếu máu cơ tim) là tình trạng lòng mạch bị hẹp một phần hoặc tắc nghẽn làm hạn chế dòng máu đến nuôi dưỡng tim.

Đau thắt ngực là cơn đau thắt từng cơn ở vùng tim do thiếu máu cơ tim; là hậu quả của một tình trạng mất cân bằng tạm thời giữa sự cung cấp và nhu cầu ôxy. Tình trạng này có thể hồi phục được.

2

Page 5: Cẩm nang nhồi máu cơ tim

Đau tim - bạn có đang bị ? - Test nhanh Khó chịu hay đau ngực

Đối với đàn ông, triệu chứng của cơn đau tim thông thường nhất là khó chịu nơi ngực, thường được mô tả như thấy ngực bị đè nặng, co thắt hay có cảm giác nóng ran ở ngực. Cảm giác này thông thường khởi phát từ giữa ngực và có thể (mà cũng có thể không) lan tỏa ra các phần khác của cơ thể. Cảm giác này có thể liên tục hoặc biến mất rồi lại tái xuất hiện. Nếu thấy người nào bị khó chịu nơi ngực dai dẳng không hết thì bạn nên gọi cấp cứu ngay. Dù đó chỉ là đau thắt ngực (angina) chứ chưa phải là một cơn đau tim, bệnh nhân vẫn cần phải được bác sĩ khám nghiệm. Khó chịu ở những phần khác của cơ thể

Đôi khi cái đau do cơn đau tim không xuất hiện ở ngực, mà bệnh nhân lại thấy khó chiụ hay đau ở một hay hai cánh tay hoặc ở lưng, cổ, quai hàm, hoặc đau ở dạ dày. Phụ nữ bị đau ở quai hàm và lưng nhiều hơn đàn ông. Khó mà có thể nói là sự khó chịu trên đây có liên quan tới cơn đau tim hay hoàn toàn do một nguyên nhân nào khác, nhưng nếu cái đau tới đột ngột hay bệnh nhân có những triệu chứng khác thì cần gọi cấp cứu Hơi thở ngắn

Thông thường chúng ta ai cũng có hơi thở ngắn đôi chút sau khi gắng sức. Nhưng nếu một người nào đó khi nghỉ ngơi cũng vẫn thở khó khăn thì nên coi chừng. Bạn hãy yêu cầu người ấy ngưng việc đang làm và ngồi nghỉ hay nằm nghỉ. Nếu tình trạng hơi thở ngắn kéo dài quá hai phút thì hãy goị cấp cứu.

3

Page 6: Cẩm nang nhồi máu cơ tim

Buồn nôn, đổ mồ hôi, người tái nhợt, hay da lạnh và hơi ướtĐôi khi người ta lầm các dấu hiệu này của cơn đau tim như là triệu chứng của bệnh cúm, nhất là đối với phụ nữ. Nếu các triệu chứng này tới đột ngột hay có kèm theo những dấu hiệu khác của cơn đau tim thì hãy gọi cấp cứu. Cảm thấy người hết sức mệt mỏi, yếu sức Cũng giống như buồn nôn và đổ mồ hôi, tình trạng yếu sức hay mệt mỏi có thể là triệu chứng của những bệnh khác. Nhưng nếu điều này xẩy ra đột ngột, đặc biệt là đối với phụ nữ thì phải gọi cấp cứu ngay

Page 7: Cẩm nang nhồi máu cơ tim

AI LÀ ĐỐI TƯỢNG DỄ BỊ NHỒI MÁU CƠ TIM?

Tăng huyết áp

Người bị tăng huyết áp có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 3 lần đối với nam giới và 6 lần đối với nữ giới. Huyết áp càng cao thì nguy cơ bị nhồi máu cơ tim càng cao. Mỗi năm có hơn 15 triệu người tăng huyết áp tử vong vì nhồi máu cơ tim. Khi huyết áp tăng cao, làm tăng áp lực trên thành động mạch, lâu ngày làm thành mảng xơ cứng, dày, lớp vỏ nội mạc bị xơ vữa. Nếu đã có mảng xơ vữa rồi, thì áp lực dòng máu lớn sẽ dễ gây tách, vỡ mảng xơ vữa ra khi đó các mảng này sẽ di chuyển trong lòng mạch, làm bít tắc lòng mạch. Hơn nữa, mảng xơ vữa bong ra cũng là một yếu tố dẫn đến hình thành cục máu đông, đây chính là nguyên nhân gây cơn đau thắt ngực.Cơn đau thắt ngực là biểu hiện điển hình nhất của nhồi máu cơ tim.

Béo phìBéo phì cũng là nguyên nhân chính dẫn đến nhồi máu cơ tim, nó đã trở thành căn bệnh chứ không phải là thừa cân nữa, ngày càng có nhiều người mắc các bệnh béo phì. Trên thế giới hơn 19,5 triệu người béo phì chết vì nhồi máu cơ tim mỗi năm. Người béo phì có nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim cao hơn 40 % so với những người bình thường. Mỡ bọc lấy tim là tình trạng rất dễ xảy ra ở những người béo phì ở cấp độ cao, dẫn đến tim khó co bóp. Mỡ cũng làm hẹp mạch vành, cản trở lượng máu vận chuyển đến nuôi tim, gây nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm.

Tình trạng BMI (kg/m2) Nguy cơ

Thiếu cân < 18,5 Tăng

Bình thường 18,5 – 24,9 Bình thường

Thừa cân 25 – 29,9 Tăng

Béo phì độ I 30,0 – 34,9               Cao

Béo phì độ II 35,0 – 39,9 Cao hơn

Béo phì độ III > = 40 Rất cao

4

Page 8: Cẩm nang nhồi máu cơ tim

Đái tháo đường

Theo thống kê của các chuyên gia tim mạch, cứ 5 người nhồi máu cơ tim thì có 2 người mắc bệnh đái tháo đường. Ở Việt Nam số người đái tháo đường bị nhồi máu cơ tim là hơn 70%.Cơ chế quan trọng nhất là bệnh ĐTĐ sẽ gây nên tổn thương sớm ở tế bào nội mạc, làm rối loạn chức năng nội mạc mạch máu. Lớp nội mạc là lớp tế bào trong cùng của thành mạch, nơi tiếp xúc trực tiếp giữa thành mạch và các thành phần của máu. Khi chức năng nội mạc bị rối loạn nó sẽ làm cho các phân tử cholesterol dễ dàng chui qua lớp nội mạc vào trong, kết hợp với tăng khả năng kết dính và xuyên thành của tế bào bạch cầu vào trong lớp nội mạc. Từ đó sẽ hình thành mảng vữa xơ động mạch, hoặc mảng vữa xơ đã hình thành thì tiến triển rất nhanh dẫn đến hẹp dần lòng mạch, gây nên các biểu hiện lâm sàng của bệnh thiếu máu cục bộ mạn tính ở cơ quan tổ chức. Ngoài ra, khi lớp nội mạc mạch máu bị tổn thương, sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho sự co mạch kết hợp với sự kết dính các tế bào tiểu cầu, hình thành nên cục huyết khối trong lòng mạch làm tắc mạch cấp tính, gây nên các biểu hiện lâm sàng của thiếu máu cục bộ cấp tính của tổ chức như cơn đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim,... đe dọa nghiêm trọng tính mạng người bệnh.

Hút thuốc lá

Thuốc lá là kẻ thù số 1 của tim mạch, “kẻ sát nhân” lạnh lùng, chất Nicotin trong thuốc lá làm đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch. Theo thống kê thì có 67,5 % bệnh nhân nhồi máu cơ tim nghiện thuốc lá.Thuốc lá gây co mạch máu, tăng cholesterol máu, đẩy nhanh sự phát triển của vữa xơ động mạch, mà một trong những biến chứng cuối cùng của chúng là nhồi máu cơ tim. Người nghiện thuốc lá khi gắng sức đòi hỏi cung cấp nhiều oxy hơn người bình thường cho nên dễ thấy cơn đau thắt ngực xuất hiện. Do đó, thuốc lá làm tăng nguy cơ của bệnh nhồi máu cơ tim.

Page 9: Cẩm nang nhồi máu cơ tim

Ngoài ra thì tình trạng stress, lười vận động, sử dụng vitamin kéo dài…cũng là tác nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim gần hơn.

Page 10: Cẩm nang nhồi máu cơ tim

Làm gì khi nhồi máu cơ tim xuất hiện?5Tư thế bệnh nhân

Khi có những dấu hiệu bệnh như cơn đau thắt ngực, khó thở, vã mồ hôi, chóng mặt, lạnh chân tay…, cần phải khẩn trương gọi cấp cứu để đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Trong lúc chờ đợi nên dùng ngay nitroglycerin đặt dưới lưỡi bệnh nhân, giữ bệnh nhân ở trạng thái nửa nằm, nửa ngồi. Khi vận chuyển bệnh nhân phải được tiến hành bằng xe cứu thương chuyên dụng thở ôxy, truyền tĩnh mạch, làm điện tim trên xe và có thể bắt đầu điều trị.

Thực hiện phương pháp ép tim

Trong thời gian chờ đợi xe cứu thương, để nạn nhân nằm trên mặt phẳng cứng, người tiến hành ép tim quỳ gối bên trái nạn nhân. Hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với điểm giữa hai núm vú hoặc khoang liên sườn 4 – 5 bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đó nới lỏng tay ra. Thao tác này thực hiện 60 lần / phút. Khi ép xuống ngực bệnh nhân sẽ tạo ra một lực cơ học lên tim, tim sẽ có thể co bóp và đưa máu vào trong hệ tuần hoàn, giúp máu lưu thông.

Page 11: Cẩm nang nhồi máu cơ tim
Page 12: Cẩm nang nhồi máu cơ tim

Hô hấp nhân tạo

Đây là phương pháp khá dễ làm nhưng vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo ô xy cho bệnh nhân, lưu thông máu. Để nạn nhân nằm ở nơi thoáng đãng, nới rộng quần áo và dây thắt lưng, đệm dưới cổ cho đầu hơi ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được thông thoáng, lấy dị vật trong miệng nạn nhân nếu có. Đẩy đầu bệnh nhân về phía sau, nâng hai cằm lên cho hai hàm răng gần như chạm nhau đồng thời lắng nghe hơi thở nạn nhân. Sau đó bịt mũi nạn nhân, dùng miệng ngậm kín miệng nạn nhân thở hai hơi liên tiếp vào miệng nạn nhân.Thời gian dành cho chúng ta không nhiều, vì vậy cần phải tiến hành ngay các phương pháp sơ cứu kịp thời. Trước tình trạng mất ý thức do tim hay bất cứ lí do nào khác, chúng ta chỉ có 3 phút từ lúc tim ngừng đập đến khi xuất hiện những tổn thương não không hồi phục. Vì thế chúng ta phải ngay lập tức hồi sinh tim cho bệnh nhân. Khi xe cấp cứu đến

Khi các nhân viên y tế đến sẽ tiến hành đặt nội khí quản ( ống cắm vào cổ họng bệnh nhân để cung cấp ô xy), trong lúc đó chúng ta vẫn phải tiến hành ép tim cho đến khi đến bệnh viện. Nếu bệnh nhân vẫn bị ngừng tim ( tim không đập), rung tim ( tim bị rung nhẹ) thì không thể bơm máu đi được nữa, khi đó phải tiến hành sốc điện ngoài lồng ngực. Sốc điện giống như một báo động mạnh gọi quả tim tỉnh dậy làm việc của nó. Nguồn điện ở máy sốc điện sẽ giật mạnh các cơ tim, tạo thể hoạt động mồi, tạo một lực giúp tim đập trở lại dễ dàng hơn.

Page 13: Cẩm nang nhồi máu cơ tim

Sau khi sốc điện mà tim đập trở lại coi như bệnh nhân cấp cứu thành công. Các phương pháp sơ cứu dù có thực hiện thành công thì tính mạng của bạn cũng luôn bị rình rập bởi nhồi máu cơ tim là căn bệnh khả năng tái phát rất cao. Vì vậy, thực hiến chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ kết hợp với sử dụng các thực phẩm bổ sung là cách tốt nhất để phòng ngừa nhồi máu cơ tim.

Page 14: Cẩm nang nhồi máu cơ tim

SỰ KẾT HỢP KỲ DIỆU GIỮA ĐAN SÂM VÀ TAM THẤT TRONG ĐIỀU TRỊ TIM MẠCH

Dựa trên tính năng của từng vị thuốc các nhà khoa học nhận thấy có thể kết hợp hai loại thảo dược trên nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong điều trị bệnh tim mạch. Đan sâm giúp giảm rối loạn tuần hoàn vi mạch, làm giãn các động mạch, ức chế sự kết tập tiểu cầu, chống lại những rối loạn về chức năng và chuyển hóa gây ra bởi thiếu hụt oxy . Tam thất làm tăng lưu lượng máu động mạch vành, đồng thời hạ huyết áp động mạch, giảm lượng oxy tiêu thụ của cơ tim. Tác dụng tăng lực, giảm đau, kích thích thần kinh, chống trầm uất.

Các bài thuốc về Đan sâm, Tam thất đã được sử dụng từ lâu đời để điều trị các bệnh về tim mạch, nhất là bệnh tim mạch vành, suy tim, nhồi máu cơ tim. Trong tây y, vẫn thường có sự kết hợp giữa hai dược liệu này với các nguyên liệu mới khác để mang lại được hiểu quả tốt nhất, mở ra hướng đi mới cho những bệnh nhân tim mạch.

6

Page 15: Cẩm nang nhồi máu cơ tim

Đồ thị cho thấy tác dụng giảm huyết áp tâm thu sau khi uống đơn độc chiết xuất của Tam thất (PANAX NOTOGINSENG)và Đan sâm (SALVIA MITIORRHIZA) và hỗn hợp các chiết xuất của Tam thất và Đan sâm khi so sánh với nhau

Page 16: Cẩm nang nhồi máu cơ tim

VŨ KHÍ MỚI ĐỐI PHÓ VỚI CỤC MÁU ĐÔNG

Trước những khó khăn trong điều trị và xử lí cục máu đông, các nhà nghiên cứu Nhật bản đã thành công trong việc tìm ra 1 loại nguyên liệu có tác dụng ức chế hình thành đồng thời cả cục máu đông và mảng xơ vữa là Atulife®, Atulife thông qua tác dụng tạo phức liên kết với thrombin, ức chế hoạt động của thrombin, ngăn cản thrombin thủy phân fibrinogen thành fibrin và ngăn cản sự hình thành cục máu đông đồng thời có tác dụng tiêu fibrin làm tan huyết khối. Ngoài ra Atulife® có khả năng chống oxy hóa rất mạnh nên trung hòa các gôc tự do, ngăn cản sự ô xy hóa nên có tác dụng bảo vệ thành mạch, ngăn chặn xơ vữa thành mạch. Đây là một vũ khí, một lựa chọn mới cho bệnh nhân bị bệnh liên quan đến cục máu đông như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, huyết khối tĩnh mạch chi...

7

Page 17: Cẩm nang nhồi máu cơ tim

VASOPOLIS là công thức được thiết kế chuyên biệt giúp giảm đau thắt ngực, phòng và hỗ trợ điều trị nhồi máu cơ tim. Với các thảo dược có tác dụng giãn mạch, đặc biệt là giãn các tiểu động mạch, tăng cường vi tuần hoàn : Đan Sâm, Tam thất kết hợp với các thành phần bổ sung năng lượng tế bào cải thiện triệu chứng bệnh tim mạch : L-Carnitine fumarate, Coenzym Q10, Acid folic, Taurine và đặc biệt Atulife® - là một nguyên liệu được chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản có tác dụng : Chống đông máu theo cơ chế ức chế trực tiếp thrombin, ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa, chống oxi hóa, chống xơ hóa, làm bền, tăng tính đàn hồi của thành mạch

Page 18: Cẩm nang nhồi máu cơ tim

10 lời khuyên để có trái tim khỏe mạnhMột trái tim khỏe mạnh bắt đầu bằng một cuộc sống lành mạnh. Chú ý đến sức khỏe tim mạch là bạn đã tự thưởng cho mình một món quà vô giá.Để có một trái tim khỏe mạnh bạn không chỉ cần phải chú ý đến chế độ ăn uống, tập luyện mà còn phải quan tâm đến cảm xúc của mình nữa. Sau đây là 10 lời khuyên dành cho bạn:

1. Tập thể dục: Tập luyện đều đặn sẽ giúp bạn điều hòa khí huyết trong cơ thể hiệu quả hơn. Hãy cố gắng duy trì tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.2. Chế độ ăn: Bạn nên có một chế độ ăn uống cân bằng về mặt dinh dưỡng, giữa rau, hoa quả, thịt cá, đạm, ngũ cốc và sữa với hàm lượng chất béo thấp. 3. Giảm căng thẳng: Trạng thái căng thẳng, đặc biệt là đối với phụ nữ, là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch. Một số nghiên cứu khoa học cho thấy rằng phụ nữ thường phải chịu áp lực căng thẳng về chuyện gia đình nhiều hơn nam giới và đó chính là lý do họ thường có nguy cơ bị huyết áp cao. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng thì hãy tìm ra nguyên nhân và kiềm chế nó. Hãy đảm bảo rằng mỗi ngày bạn dành một ít thời gian để thư giãn, chẳng hạn như đi dạo hay tập yoga.4. Trọng lượng cơ thể: Hãy giữ trọng lượng cơ thể ở mức vừa phải. Nếu bạn bị quá cân thì tim của bạn phải làm việc nhiều hơn và làm gia tăng nguy cơ bị cao huyết áp, tăng lượng cholesterol và tiểu đường. Khi bạn giảm cân cũng cần phải chú ý đến sự cân đối giữa chiều cao và cân nặng.5. Leo cầu thang: Ngoài các bài tập thể dục thông thường, để có một hệ thống tim mạch ổn định bạn cần phải chú ý đến sự vận động của toàn cơ thể. Một cách tập luyện đơn giản mà hiệu quả là leo cầu thang thay vì sử dụng cầu thang máy.

8

Page 19: Cẩm nang nhồi máu cơ tim

6. Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Bạn nên khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra các thông số về hàm lượng cholesterol và huyết áp. Bạn nên đo huyết áp ít nhất 2 năm một lần và kiểm tra lượng cholesterol 5 năm một lần. Bạn cũng nên kiểm tra đường huyết vì đó cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch. Nếu gia đình bạn có tiền sử đái tháo thường hoặc béo phì thì bạn nên kiểm tra đường huyết 5 năm một lần.7. Không hút thuốc: Hút thuốc là làm gia tăng gấp đôi nguy cơ bị bệnh tim. Bỏ thuốc lá sẽ giúp bạn kéo dài tuổi thọ. Hãy ăn hoa hướng dương để giảm cảm giác thèm nicotine.8. Ăn cá: Các nghiên cứu chỉ ra rằng bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng chế độ ăn có thêm cá 2 bữa/tuần. Chất béo Omega-3 không chỉ giúp giảm áp huyết mà còn làm giảm những triệu chứng bất thường về tim mạch. Nếu bạn không thích ăn cá thì bạn có thể dùng bổ xung dầu cá.9. Phân biệt tác dụng tốt và xấu của cholesterol: Cơ thể bạn cần cholesterol để thực hiện nhiều chức năng, tuy nhiên đôi khi cholesterol lại có tác dụng ngoài ý muốn, ví dụ như cholesterol LDL gây xơ vữa mạch máu. Ngược lại, cholesterol HDL lại giúp xóa bỏ các loại cholesterol có hại cho cơ thể. Các thực phẩm giàu cholesterol HDL bao gồm lạc, dầu ô-liu và cá.10. Uống điều độ: Không nên uống quá một món đồ giải khát mỗi ngày. Các nhà nghiên cứu khuyên rằng đồ uống giải khát có thể tốt cho sức khỏe nếu uống điều độ, nếu lạm dụng sẽ dẫn đến các bệnh về tim mạch.

Page 20: Cẩm nang nhồi máu cơ tim

Những thời điểm người bệnh tim dễ bị đột quỵ

Sáng thứ 2Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, buổi sáng là thời điểm bạn dễ bị các cơn đau tim đánh gục nhất. Theo các bác sĩ, đó là do sáng sớm là thời khắc chuyển đổi, lượng hormon gây stress trong cơ thể bạn tăng mạnh, làm cho các động mạnh và mạch máu khác trong cơ thể bị tắc nghẽn, dẫn đến cơn đau tim đột ngột. Tốt hơn hết là hãy giải toả căng thẳng thật tốt và dừng thói quen xem thứ hai là một ngày bắt đầu công việc đầy căng thẳng.Theo thống kê, sáng thứ 2 nguy cơ đau tim tăng thêm 20% so với bình thường, bởi chủ thể cảm thấy căng thẳng và chán nản khi phải đi làm trở lại.Để tránh tình trạng này, bạn nên thư giãn vào Chủ nhật nhưng tránh ngủ nướng. Ngủ dậy muộn vào sáng thứ 7, Chủ nhật và thức dậy sớm vào sáng thứ 2 có thể làm tăng huyết áp bởi cơ thể bị suy nhược và nhịp sinh học bị nhiễu. Tốt nhất là nên duy trì thời gian ngủ - thức ổn định cho cả tuần.

Buổi sáng khi ngủ dậy

Nhiều người khi tỉnh giấc bỗng thấy đau nhức khắp mình (thường gặp nhất là hai bả vai) và cứng cổ, đôi khi còn tê từ vai xuống tận bàn tay hoặc đau bên hông sườn. Đó là hậu quả của sự chèn ép các mạch máu, có thể dẫn đến liệt nửa người do đột quỵ, thậm chí tử vong vì nhồi máu cơ tim.

Nguyên nhân đau nhức khi ngủ dậy là nằm ngủ sai tư thế, khiến cơ bắp và các mạch máu bị chèn ép, hay gân cơ căng quá lâu. Lúc này, sự cung cấp oxy cho các tế bào cơ kém hẳn đi, khiến một lượng lớn axit lactic (thủ phạm gây đau mỏi cơ) được giải phóng. Vị trí đau thường gặp nhất là hai bả vai, cánh tay và cổ, tiếp đến là lưng, hông, sườn - những nơi có khối cơ dày.

Theo nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ), nguy cơ đau tim tăng 40% vào buổi sáng. Trong trường hợp này, nên thức dậy từ từ. Nếu có thói quen tập thể dục buổi sáng, nên khởi động để làm nóng cơ thể, tránh tăng thêm stress cho trái tim. Nếu sử dụng thuốc chẹn beta, nên uống trước khi đi ngủ để công dụng được phát huy mạnh vào buổi sáng.

9

Page 21: Cẩm nang nhồi máu cơ tim

Ăn no - gánh nặng cho timY học đã chứng minh sự phát sinh của bệnh động mạch vành tim liên quan mật thiết với việc ăn uống. Người mắc bệnh này là không ăn quá no, bữa tối ăn quá no lại càng nguy hiểm. Một bữa tối gồm các món ăn với hàm lượng calorie cao sẽ ngay lập tức có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tim mạch.Nghiên cứu cho thấy những bữa ăn giàu chất béo hoặc carbohydrate làm co mạch máu, dễ dẫn tới tình trạng huyết khối.Để giúp việc tiểu đại tiện dễ dàng thì chú ý đến thực đơn ăn uống hàng ngày, tăng cường chất xơ, uống nhiều nước và hạn chế tối đa căng thẳng stressVận động mạnhQua nghiên cứu khoa học phát hiện thấy những người luyện tập thể thao quá sức vào lúc thời tiết giá lạnh là lúc cơ thể không thích nghi kịp với những chuyển biến của thời tiết, hiện tượng thường thấy là hormone stress tăng vọt, tăng huyết áp, nhịp tim.Nên luyện tập thường xuyên để bảo vệ tim mạch và tốt nhất là nên tăng cường độ vận động một cách từ từ.Khi đại tiệnTheo nghiên cứu, thường là các cơn đau tim vẫn có thể xảy ra bởi quá trình rặn khi đi vệ sinh làm tăng áp lực lên ngực và làm chậm quá trình chuyển máu ngược trở lại tim.

Để giúp việc tiểu đại tiện dễ dàng thì chú ý đến thực đơn ăn uống hàng ngày, tăng cường chất xơ, uống nhiều nước và hạn chế tối đa căng thẳng stress.Trước đám đông

Đối với người có bệnh tim, việc xuất hiện giữa đám đông giống như luyện tập thể thao quá sức. Thần kinh căng thẳng làm cho tim đập nhanh, huyết áp tăng đột ngột, hormone adrenaline tăng bất thường. Tất cả những yếu tố trên sẽ tạo ra những cơn đau tim nguy hiểm.Để hạn chế rủi ro, người có bệnh tin nên sử dụng thuốc trước khi xuất hiện trước đám đông hoặc làm một việc gì đó để quen dần với thói quen xuất hiện trước đám đông hoặc tư vấn những người có kinh nghiệm để rèn bản thân trước khi thực hiện những công việc này.