21
TEO VAN ĐỘNG MẠCH PHỔI VỚI THÔNG LIÊN THẤT PULMONARY ATRESIA WITH VENTRICULAR SEPTAL DEFECT Bs. Võ Tá Sơn Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng Định nghĩa, thể bệnh và tỷ lệ mắc Teo van động mạch phổi với thông liên thất (PA-VSD) được mô tả bởi teo van động mạch phổi, thiểu sản động mạch phổi, thông liên thất phần màng hoặc phần phễu, và động mạch chủ cưỡi ngựa ( Hình 25.15). PA-VSD trước đây được quy như “tứ chứng Fallot thể nặng (severe TOF)”, nhưng thường được gọi là TOF với teo van động mạch phổi, để phân biệt với TOF với hẹp động mạch phổi (23). Đặc điểm phân biệt của PA-VSD với TOF bao gồm không có đường ra thất phải và bất thường nặng tuần hoàn động mạch phổi, nơi mà sự cấp máu đến phổi có thể toàn bộ từ tuần hoàn hệ thống. Nguồn cấp máu cho động mạch phổi bao gồm dòng từ ống động mạch và tuần hoàn phụ thêm hệ thống – phổi, hoặc cả hai. Tuần hoàn phụ thêm hệ thống-phổi điển hình bao gồm các động mạch phụ thêm từ động mạch chủ xuống đến phổi, được gọi là động mạch phụ thêm chủ- phổi (major aortopulmonary collateral arteries (MAPCAs) (24) (Hình 25.16). PA-VSD chiếm khoảng 20% tổng số ca TOF, hiện diện trong khoảng 2% bệnh tim bẩm sinh , và có tỷ lệ 0.07 trên 1000 trẻ sinh sống (2). Tỷ lệ trẻ mắc PA-VSD sẽ tăng lên 10 lần nếu mẹ bị tiểu đường (2). Hơn nữa, cứ mỗi 4 thai nhi bị PA-VSD thì có một thai có mất đoạn 22q11 (24). Hình 25.17 cho thấy mẫu giải phẫu của tim thai nhi bị PA-VSD.

Pulmonary atresia with ventricular septal defect

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Pulmonary atresia with ventricular septal defect

TEO VAN ĐỘNG MẠCH PHỔI VỚI THÔNG LIÊN THẤT

PULMONARY ATRESIA WITH VENTRICULAR SEPTAL DEFECT

Bs. Võ Tá Sơn

Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng

Định nghĩa, thể bệnh và tỷ lệ mắc

Teo van động mạch phổi với thông liên thất (PA-VSD) được mô tả bởi teo van động mạch phổi, thiểu sản động mạch phổi, thông liên thất phần màng hoặc phần phễu, và động mạch chủ cưỡi ngựa ( Hình 25.15). PA-VSD trước đây được quy như “tứ chứng Fallot thể nặng (severe TOF)”, nhưng thường được gọi là TOF với teo van động mạch phổi, để phân biệt với TOF với hẹp động mạch phổi (23).

Đặc điểm phân biệt của PA-VSD với TOF bao gồm không có đường ra thất phải và bất thường nặng tuần hoàn động mạch phổi, nơi mà sự cấp máu đến phổi có thể toàn bộ từ tuần hoàn hệ thống. Nguồn cấp máu cho động mạch phổi bao gồm dòng từ ống động mạch và tuần hoàn phụ thêm hệ thống – phổi, hoặc cả hai. Tuần hoàn phụ thêm hệ thống-phổi điển hình bao gồm các động mạch phụ thêm từ động mạch chủ xuống đến phổi, được gọi là động mạch phụ thêm chủ- phổi (major aortopulmonary collateral arteries (MAPCAs) (24) (Hình 25.16).

PA-VSD chiếm khoảng 20% tổng số ca TOF, hiện diện trong khoảng 2% bệnh tim bẩm sinh , và có tỷ lệ 0.07 trên 1000 trẻ sinh sống (2). Tỷ lệ trẻ mắc PA-VSD sẽ tăng lên 10 lần nếu mẹ bị tiểu đường (2). Hơn nữa, cứ mỗi 4 thai nhi bị PA-VSD thì có một thai có mất đoạn 22q11 (24). Hình 25.17 cho thấy mẫu giải phẫu của tim thai nhi bị PA-VSD.

Page 2: Pulmonary atresia with ventricular septal defect

Hình 25.15: Giản đồ của PA-VSD. Các thể bệnh của dị tật bẩm sinh này bao gồm động mạch phổi chính (PA) kết nối với tâm thất phải (A), PA ngắn (B), hoặc thậm chí vắng mặt PA (C). LA, left atrium; RA, right atrium; LV, left ventricle; RV, right ventricle; Ao, aorta; DA, ductus arteriosus; VSD, ventricular septal defect.

Page 3: Pulmonary atresia with ventricular septal defect

Hình 25.16: Giản đồ hình A và hình ảnh chụp mạch sau sinh của động mạch chủ xuống ở hình B, cho thấy MAPCAs trong PA-VSD (mũi tên ở hình B). Trong nhiều trường hợp PA-VSD, sự cấp máu cho phổi diễn ra thông qua các mạch máu phụ thêm gọi là MAPCAs.

Page 4: Pulmonary atresia with ventricular septal defect

Đặc điểm trên siêu âm

Siêu âm đen trắng

Trên mặt cắt 4 buồng tim điển hình là bình thường. Đôi khi, nếu VSD lớn thì có thể nhìn thấy trên mặt cắt 4 buồng tim. Trường hợp nếu cung động mạch chủ bên phải kết hợp với PA-VSD, thì nó có thể được phát hiện trên mặt cắt này (Hình 25.28).

PA-VSD, mặc dầu vậy, nghi ngờ đầu tiên trên mặt cắt 5 buồng tim, nơi mà VSD và động mạch chủ cưỡi ngựa được phát hiện ( Hình 25.18B và 25.19A). Thân động mạch chủ trong PA-VSD có đường kính lớn hơn trong TOF (Hình 15.18B và 25.19), vì toàn bộ thể tích thất phải đổ vào động mạch chủ thông qua VSD (Hình 25.20).

Trên mặt cắt 3 mạch máu, thiểu sản động mạch phổi thỉnh thoảng được quan sát thấy, nhưng điển hình thường khó quan sát trên siêu âm 2D trong các trường hợp nặng (Hình 25.19B). Trong vài trường hợp, sự đóng lại của van động mạch phổi có thể được nhìn thấy, và trong một số trường hợp đầu gần của thân động mạch phổi có thể biến mất (Hình 25.15).

Ống động mạch có thể nhỏ và thường ngoằn ngoèo, nhưng khi nó là nguồn cấp của tuần hoàn phổi, nó có thể bị giãn, điều này dễ dàng được phát hiện trên hình ảnh đen trắng trên mặt cắt 3 mạch máu – khí quản. Doppler màu có thể giúp quan sát ống động mạch giãn và được mô tả ở phần tiếp theo.

Page 5: Pulmonary atresia with ventricular septal defect

Hình 25.17: Mẫu giải phẫu của tim thai nhi với PA-VSD. Động mạch chủ lên AO lớn và động mạch phổi (PA) nhỏ với động mạch phổi phải (RPA) và trái (LPA) nhỏ. Chú ý thân động mạch phổi kém phát triển và không kết nối (mũi tên) với tâm thất phải (RV). LV, left ventricle.

Page 6: Pulmonary atresia with ventricular septal defect

Hình 25.18: Mặt cắt 4 buồng từ đỉnh (A) và 5 buồng (B) ở thai 32 tuần với PA-VSD. Chú ý sự hiện diện 4 buồng tim bình thường, ngoại trừ VSD và động mạch chủ xuống (DAo) nằm bên phải cột sống. Ở hình B, quan sát thấy VSD lớn và động mạch chủ cưỡi ngựa, bị dãn.

Hình 25.19: Mặt cắt ngang 5 buồng (A) và mặt cắt 3 mạch máu (B) ở thai nhi với PA-VSD. Ở hình A, VSD cùng với động mạch chủ cưỡi ngựa, dãn lớn. Ở hình B,

Page 7: Pulmonary atresia with ventricular septal defect

động mạch chủ (AO) dãn và thiểu sản thân động mạch phổi (PA), động mạch phổi phải (RPA) và trái (LPA). Đôi khi, động mạch phổi thiểu sản chỉ được nhìn thấy trên Doppler màu.

Hình 25.20: Mặt cắt 5 buồng tim trên Doppler màu ở thai nhi PA-VSD. Chú ý sự hiện diện của động mạch chủ cưỡi ngựa, dãn lớn với sự đổ đầy của động mạch chủ từ cả thất trái và thất phải. Dấu sao (*) chỉ vị trí VSD. Mặt cắt 5 buồng trên PA-VSD giống trên TOF, ngoại trừ động mạch chủ cưỡi ngựa lớn hơn ở PA-VSD vì tăng dòng chảy vào.

Page 8: Pulmonary atresia with ventricular septal defect

Siêu âm Doppler màu

Động mạch chủ cưỡi ngựa với dòng máu đổ vào từ cả hai tâm thất có thể dễ dàng quan sát thấy bằng Doppler màu (Hình 25.20 và 25.21A). Doppler màu có thể giúp phân biệt PA-VSD và TOF (xem Bảng 25.1). Trong PA-VSD, Doppler màu khẳng định sự vắng dòng máu từ tâm thất phải đổ vào thân động mạch phổi và cho thấy dòng đổ ngược của động mạch phổi phải và trái.

Trên mặt cắt 3 mạch máu – khí quản. cung động mạch chủ lớn được quan sát với sự không tương xứng của động mạch phổi ( Hình 25.21B). Động mạch phổi và ống động mạch có thể tìm thấy ẩn dưới cung động mạch chủ. Doppler màu giúp quan sát dòng chảy ngược trong ống động mạch ngoằn ngoèo (Hình 25.22 và 25.23B). Điều này tốt nhất đạt được trên mặt cắt trục dài của cung động mạch chủ ( Hình 25.22, 25.23B và 25.24).

Một khi chẩn đoán PA-VSD được nghi ngờ, người làm siêu âm nên tìm kiếm sự hiện diện của MAPCAs bằng cách sử dụng Doppler màu với vận tốc thấp trên mặt cắt động mạch chủ xuống vì đó là vùng điển hình của MAPCAs (Hình 25.25 và 25.26). Mặt cắt trục dài của động mạch chủ từ phía trước hoặc phía 2 bên có thể lam tăng sự nhận diện (Hình 25.25). Nhìn chung, nhiều hơn một MAPCA được tìm thấy. Ngay cả nếu không phát hiện ở lần siêu âm đầu tiên, MAPCAs nên được tìm kiếm ở những lần siêu âm theo dõi tiếp theo.

Page 9: Pulmonary atresia with ventricular septal defect

BẢNG 25.1: CÁC ĐẶC ĐIỂM PHÂN BIỆT 3 DƯỚI NHÓM CỦA

TỨ CHỨNG FALLOT (TOF)

Đặc điểm TOF+Hẹp ĐMP TOF+Teo van ĐMP

TOF+Vắng van ĐMP

Mặt cắt 4 buồng Bình thường Bình thường RV dãn, đặc biệt trong thai kỳ muộn

Mặt cắt 5 buồng ĐMC cưỡi ngựa + VSD

ĐMC cưỡi ngựa + VSD

ĐMC cưỡi ngựa + VSD

Thân ĐMC Dãn + Dãn ++ Kích thước bình thường

ĐMP Hẹp, dòng chảy xuôi Rất hẹp/không quan sát thấy, dòng chảy ngược

Dãn lớn với dòng chảy 2 chiều

ÔĐM

Dòng chảy xuôi/ngược Trong cung ĐMC bên phải, ÔĐM khó quan sát vì nó nằm dưới cung ĐMC

Ngoằn ngoèo với dòng chảy ngược

Điển hình là biến mất

MAPCAs Không điển hình Hiện diện ở hơn 20% ca

Không có

Tiên lượng Tốt Thận trọng Thận trọng

Mất đoạn 22q11 10%-15% 20%-25% 30%-40%

Page 10: Pulmonary atresia with ventricular septal defect

Hình 25.21: Mặt cắt 5 buồng từ đỉnh (A) và mặt cắt 3 mạch máu – khí quản (B) ở thai nhi với PA-VSD. Hình A, động mạch chủ lớn cưỡi ngựa trên VSD (dấu sao). Hình B, mặt cắt 3 mạch máu – khí quản cho thấy một mạch máu lớn duy nhất; động mạch chủ (AO). Động mạch phổi thiểu sản và không quan sát thấy trên mặt cắt này. Ống động mạch ngoằn ngoèo không quan sát được trên mặt cắt này vì nó nằm sau động mạch chủ (xem hình 25.22). Thai nhi này cũng có tĩnh mạch chủ trên trái (LSVC). A và B là hình ảnh điển hình trong hầu hết các ca PA-VSD. L, left; LV, left ventricle; RV, right ventricle; Tr, trache: khí quản

Page 11: Pulmonary atresia with ventricular septal defect

Hình 25.22: Mặt cắt trục dọc của động mạch chủ ở thai nhi PA-VSD. Chú ý động mạch chủ dãn trên Doppler màu với ống động mạch (DA) nhỏ và ngoằn ngoèo, nằm phía sau vị trí động mạch chủ. Dòng chảy ngược trong ống động mạch (mũi tên), vì sự hiện diện của teo van động mạch phổi. Ant., anterior; Post., posterior;

Page 12: Pulmonary atresia with ventricular septal defect

Hình 25.23: Mặt cắt trục dọc (A) và trục xiên (B) lồng ngực thai nhi với PA-VSD. Động mạch chủ dãn được quan sát ở hình A dưới cung động mạch chủ. Gốc của ống động mach nhỏ và ngoằn ngoèo quan sát thấy sau vị trí động mạch chủ ở hình A. Hình B, động mạch phổi trái (LPA) hiện diện kết nối với ống động mạch. Xem hình 25.24 để thấy phổ Doppler màu của ống động mạch.

Page 13: Pulmonary atresia with ventricular septal defect

Hình 25.24: Dạng Doppler của ống động mạch (DA) ở hình A và động mạch phổi trái (LPA) ở hình B trên cùng một thai nhi PA-VSD như hình 25.23. Chú ý dòng đảo ngược và vận tốc cao trong ống động mạch ở hình A và dòng xuôi vào phổi ở động mạch phổi trái (LPA) ở hình B.

Page 14: Pulmonary atresia with ventricular septal defect

Hình 25.25: Mặt cắt dọc sagital ngực thai nhi với Doppler màu ở thai nhi PA-VSD, cho thấy MAPCAs xuất phát từ động mạch chủ xuống (DAo) với đường đi vào phổi. MAPCA phát hiện tốt nhất với vận tốc Doppler màu thấp.

Page 15: Pulmonary atresia with ventricular septal defect

Hình 25.26: Doppler màu (A) và xung (B) ở thai nhi PA-VSD. Chú ý sự hiện diện của MAPCA xuất phát từ động mạch chủ xuống (DAO) và được quan sát trên trục dọc của cung động mạch chủ. Doppler xung (B) khẳng định mô hình dòng chảy động mạch.

Page 16: Pulmonary atresia with ventricular septal defect

Siêu âm thai kỳ sớm

PA-VSD có thể được phát hiện trong thai kỳ sớm bởi quan sát thấy động mạch chủ cưỡi ngựa, kích thước lớn và sự vắng mặt của động mạch phổi với kích thước bình thường (Hình 25.27 và 25.28).

Đôi khi, sự lệch trục tim (Hình 25.27B) hoặc dày khoảng mờ gáy có thể là chỉ định cho việc thực hiện khám siêu âm tim phù hợp.

Doppler màu có thể giúp dễ dàng nhận diện PA-VSD bằng cách khẳng định sự vắng mặt của dòng chày thất phải – động mạch phổi và cho thấy dòng chảy ngược trong ống động mạch ở dưới động mạch chủ (Hình 25.28 và 19.7B).

MAPCAs cũng có thể được phát hiện trong thai kỳ sớm, đặc biệt khi kích thước mạch máu đủ lớn để quan sát được dòng chảy trên Doppler màu.

Hình 25.27: Hình này cùng với hình 25.28 là của cùng một thai nhi. Ở hình này, sàng lọc quý 1 lúc 13 tuần cho thấy khoảng mờ gáy bình thường (A). Chú ý mặt cắt bốn buồng tim (B), trục tim lệch về bên trái (mũi tên đứt). Doppler màu trên mặt cắt 3 mạch máu – khí quản (C) hiển thị một mạch máu duy nhất, động mạch chủ (AO) với cung động mạch chủ bên phải. Siêu âm đầu dò âm đạo ở thai nhi này cho hình ảnh 25.28.

Page 17: Pulmonary atresia with ventricular septal defect

Hình 25.28: Siêu âm đầu dò âm đạo với Doppler màu trên mặt cắt 5 buồng (A) và mặt cắt 3 mạch máu – khí quản (B) trên cùng một thai nhi với hình 25.27. Chú ý hình A, sự hiện diện của động mạch chủ lớn, cưỡi ngựa (dấu sao) trên VSD. Hình B cho thấy sự hiện diện của dòng chảy ngược trong ống động mạch nhỏ (DA) (mũi tên cong) so với cung động mạch chủ lớn, do đó chẩn đoán cuối cùng là PA-VSD và cung động mạch chủ bên phải.

Page 18: Pulmonary atresia with ventricular septal defect

Siêu âm ba chiều

Ứng dụng hình ảnh chụp cắt lớp trên siêu âm 3D được thảo luận trong phần TOF. Lợi ích của siêu âm 3D với mode dựng hình (B-flow hoặc Doppler màu/năng lượng) chủ yếu trong biễu diễn không gian đường đi của ống động mạch ngoằn ngoèo ngay dưới cung động mạch chủ, và gốc và đường đi của MAPCAs (Hình 25.29).

Với những người siêu âm có kinh nghiệm, dòng chảy động mạch phổi trong PA-VSD được xác định trong mọi trường hợp khi siêu âm tim thai 4D với việc sử dụng hình ảnh B-flow và STIC, so sánh với chỉ khoảng hai phần ba khi sử dụng siêu âm 2D với Doppler màu.

Hình 25.29: Siêu âm 3D trong Doppler màu và mode mờ cơ thể trên hai thai nhi (A và B) với PA-VSD. Chú ý ở hình A, sự hiện diện của ống động mạch ngoằn ngoèo (DA) xuất phát trực tiếp ngay dưới cung động mạch chủ (AoA) (giống với case ở hình 25.23). Hình B cho thấy sự hiện diện của MAPCAs xuất phát ngang mức động mạch chủ ngực (tương ứng với hình 25.26). DAo, động mạch chủ xuống.

Page 19: Pulmonary atresia with ventricular septal defect

Bất thường tim và ngoài tim kết hợp

Cung động mạch chủ bên phải có thể hiện diện trong 20% đến 50% trường hợp (26). Thông liên nhĩ lỗ thứ phát hoặc tồn tại lỗ bầu dục được quan sát ở nửa số ca sau sinh (26). Sự vắng mặt của ống động mạch cũng được báo cáo trong khoảng một nửa số ca. MAPCAs có mặt ở khoảng 44% số ca (24).

Bất thường ngoài tim kết hợp được tìm thấy bao gồm một tỷ lệ cao bất thường nhiễm sắc thể. Trong nghiên cứu sơ sinh của Baltimore-Washington, 8,3% trẻ với PA-VSD có bất thường nhiễm sắc thể (2). Tỷ lệ mất đoạn 22q11 khá cao và được tìm thấy ở 18% đến 25% thai nhi với PA-VSD (12,24), cùng với tăng sự kết hợp của MAPCAs và/hoặc cung động mạch chủ bên phải hoặc thiểu sản tuyến ức (13,27). Mất đoạn 22q11 được phát hiện nhiều hơn ở PA-VSD hơn là TOF trong một số báo cáo loạt ca (12,28,29). Những bất thường ngoài tim khác không có bất thường nhiễm sắc thể kèm theo, thường ít gặp trong PA-VSD.

Chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán phân biệt chính của PA-VSD là TOF, như là 2 bất thường thường được thảo luận cùng nhau (30). Bảng 25.1 dẫn ra những điểm khác nhau của hai bệnh cảnh này.

Phân biệt PA-VSD với thân chung động mạch (Common Arterial Trunk – CAT) có thể khó khăn, dựa vào kinh nghiệm của tác giả thì thường dẫn đến chẩn đoán PA-VSD. Sự hiện diện của van động mạch chủ bình thường, dòng chảy ngược trong ống động mạch, và các nhánh của động mạch phổi và MAPCAs giúp phân biệt PA-VSD với CAT (31). CAT type IV trước đây, với hai nhánh động mạch phổi xuất phát trực tiếp từ động mạch chủ xuống, hiện tại được phân loại như là PA-VSD.

Những chẩn đoán phân biệt khác bao gồm thất phải hai đường ra với động mạch chủ hẹp hoặc tịt, tâm thất độc nhất với hẹp hoặc tịt động mạch phổi, và bất thường hồi lưu tĩnh mạch phổi hoàn toàn.

Page 20: Pulmonary atresia with ventricular septal defect

Tiên lượng và kết quả

Tiên lượng của PA-VSD chủ hiệu dựa vào sự phù hợp của tuần hoàn phổi và các bất thường kết hợp. Tiến triển tự nhiên của PA-VSD có thể thay đổi rất nhiều dựa trên bất thường thành phần giải phẫu. Nhìn chung, nếu ống động mạch là nguồn chính cấp máu cho động mạch phổi, kết quả dài hạn được nâng lên.

Trong báo cáo loạt ca của 495 bênh nhân được phẫu thuật, sự sống sót kéo dài là 61% và 75% tương ứng với sửa chữa giảm nhẹ tạm thời và sữa chữa đầy đủ (32). Sự hiện diện của MAPCAs là một yếu tố nguy cơ quan trọng của tử vong muộn (32). Việc chẩn đoán thai nhi với PA-VSD mang một tiên lượng xấu.

Trong một nghiên cứu tiến hành đánh giá các bất thường liên quan và kết cục thai kỳ ở 218 thai nhi với TOF (153) hoặc PA-VSD (65), bất thường karyotype, mất đoạn 22q11, và bất thường ngoài tìm được tìm thấy, tương ứng là 11%, 18%, và 46% (30). Trong số trẻ sơ sinh sống, 110 (88%) được phẫu thuật và 92 (74%) được sữa chữa hoàn toàn trong năm đầu (30). Kích thước của hợp lưu động mạch phổi và sự hiện diện của MAPCAs có liên quan đến khả năng sữa chữa hoàn chỉnh trong năm đầu đời (30).

Page 21: Pulmonary atresia with ventricular septal defect

KEY POINTS?

PA-VSD được mô tả bởi teo van động mạch phổi, thiểu sản động mạch phổi, thông liên thất phần màng hoặc phần phễu, và động mạch chủ cưỡi ngựa.

Trong PA-VSD, dòng máu cung cấp cho phổi toàn bộ là từ tuần hoàn hệ thống.

Nguy cơ trẻ sơ sinh bị PA-VSD tăng lên 10 lần ở trường hợp mẹ bị tiểu đường.

Mặt cắt 4 buồng tim bình thường trong PA-VSD.

Trong PA-VSD, động mạch chủ cưỡi ngựa, thường bị giãn, là dấu hiệu dẫn đến chẩn đoán.

Cung động mạch chủ bên phải hiện diện trong 20% đến 50% các trường hợp PA-VSD.

Thông liên nhĩ lỗ thứ phát hoặc tồn tài lỗ bầu dục được quan sát thấy trong một nữa số ca PA-VSD sau sinh.

Sự vắng mặt của ống tĩnh mạch được báo cáo trong khoảng nửa số ca PA-VSD.

MAPCAs, khi hiện diện, thường kết hợp với hẹp trong khoảng 60% số ca.

Tỷ lệ bất thường số lượng nhiễm sắc thể cao trong PA-VSD, với khoảng 8.3%.

Trong PA-VSD, mất đoạn 22q11 được tìm thấy ở 20% thai nhi.

Tiên lượng của PA-VSD chủ yếu dựa vào sự phù hợp của tuần hoàn phổi và các bất thường liên quan.

Sự hiện diện của MAPCAs trong PA-VSD là một dấu hiệu nguy cơ quan trọng của tử vong muộn.