7

Click here to load reader

Kênh phân phối marketing của mỹ

  • Upload
    dee-dee

  • View
    424

  • Download
    3

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Kênh phân phối marketing của mỹ

Trước đây, ở Hoa Kỳ chủ yếu tồn tại loại kênh phân phối truyền thống (conventional distribution

channel) bao gồm một hoặc nhiều nhà sản xuất, bán buôn, bán lẻ độc lập với nhau và mỗi chủ thể trong

kênh phân phối đó tìm cách tối đa hóa lợi nhuận của mình ngay cả khi phải hy sinh lợi nhuận của cả hệ

thống. Trong hệ thống phân phối này, không một thành viên nào có nhiều ràng buộc hay kiểm soát đối

với các thành viên khác, không có quy định rõ ràng chức năng của từng thành viên trong hệ thống cũng

như cách thức để giải quyết xung đột giữa các thành viên trong hệ thống nếu có. Kênh phân phối theo

kiểu này ngày nay còn rất ít mà được thay thế bởi hình thức kênh phân phối theo chiều dọc (vertical

distribution channel). Kênh phân phối theo chiều dọc là kênh phân phối trong đó, nhà sản xuất, người

bán buôn, người bán lẻ hoạt động như một thể thống nhất. Mỗi thành viên trong hệ thống có thể có sở

hữu hay thỏa thuận với các thành viên khác hoặc có sức mạnh to lớn khiến cho các thành viên khác phải

hợp tác. Hệ thống phân phối này có thể bị chi phối bởi nhà sản xuất, người bán buôn hay người bán lẻ.

Có 3 lọai kênh phân phối theo chiều dọc chính nhu sau:

- Kênh phân phối chiều dọc theo hình thức công ty (Corporate VMS): là một kênh phân phối theo

chiều dọc bao gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau của hoạt động sản xuất và phân phối dưới cùng một sở

hữu đơn nhất. Việc phối hợp và giải quyết mâu thuẫn giữa các thành viên trong hệ thống có được là do

các thành viên đó có chung sở hữu. Ví dụ, hơn 50% hàng hóa bán trong các cửa hàng của tập đoàn bán

lẻ Sears được cung cấp bởi các công ty mà Sears sở hữu một phần hoặc toàn phần. Các cửa hàng của

Giant Food cũng bán đồ uống, kem, bánh ngọt do chính các cơ sở sản xuất của Giant Food cung cấp.

- Kênh phân phối chiều dọc theo thỏa thuận (Contractual VMS): là kiểu phân phối theo chiều dọc

trong đó các thành viên độc lập ở những giai đoạn sản xuất và phân phối liên kết lại với nhau nhằm tiết

kiệm chi phí đồng thời bán được nhiều hàng hóa hơn so với công ty đó hoạt động một mình. Sự phối

hợp và giải quyết mẫu thuẫn giữa các thành viên có được nhờ sự thỏa thuận giữa các thành viên trong

hệ thống. Nhượng quyền kinh doanh (Franchise organization) là quan hệ thỏa thuận phổ biến nhất, theo

đó một thành viên trong kênh phân phối gọi là công ty nhượng quyền (franchisor) liên kết một vài giai

đoạn trong toàn bộ quá trình sản xuất, phân phối. Theo các nhà phân tích công nghiệp, cứ 8 phút, ở Hoa

Kỳ lại có một cửa hàng bán hàng theo hình thức nhượng quyền kinh doanh được thành lập; cứ 12 cửa

hàng kinh doanh bán lẻ lại có 1 cửa hàng kinh doanh theo hình thức này. Có 3 loại hình franchise. Hình

thức thứ nhất là hệ thống nhượng quyền bán lẻ của nhà sản xuất (manufacturer-sponsored retailer

franchise system). Ví dụ, các hãng xe ô tô ở Mỹ như Ford, Buick đều có một hệ thống cửa hàng bán lẻ

các sản phẩm của mình trên nước Mỹ. Hình thức thứ 2 là hệ thống nhượng quyền bán buôn của các nhà

sản xuất (manufacturer-sponsored wholesaler franchise system). Ví dụ, hãng Coca-Cola cho phép các

công ty đóng chai (các công ty bán buôn) ở nhiều nơi được phép mua nước si-rô cô đặc Coca-Cola để

đóng chai thành các sản phẩm hoàn chỉnh rồi bán lại cho các cửa hàng bán lẻ ở thị trường địa phương.

Loại hình thứ 3 là hệ thống nhượng quyền bán lẻ của các hãng cung cấp dịch vụ (service-firm-sponsored

retailer franchise system). Ví dụ, hầu hết các sân bay ở Hoa Kỳ đều có dịch vụ thuê xe ô tô của các hãng

Hertz, Avis...., hoặc hình thức kinh doanh dịch vụ thức ăn nhanh của McDonald’s, Burger King....

Page 2: Kênh phân phối marketing của mỹ

- Kênh phân phối chiều dọc theo kiểu quản lý, kiểm soát (Administered VMS): là kiểu phân phối

chiều dọc trong đó các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất và phân phối được phối hợp không

phải bởi sở hữu chung hay thoả thuận, hợp đồng mà bởi quy mô và sức mạnh của một hoặc một vài

thành viên nổi chội trong hệ thống phân phối đó. Ví dụ, các nhà sản xuất danh tiếng như General

Electric, Procter & Gamble, Kraft có thể gây ảnh hưởng đến các công ty bán lẻ trong việc trưng bày hàng

hóa, khuyến mại sản phẩm, các chính sách về giá cả.... Ngược lại, các tập đoàn bán lẻ lớn như Wal-Mart,

Home Depot, Barnes & Noble có thể tác động ngược lại đến các nhà sản xuất cung cấp hàng cho họ.

Một loại hình kênh phân phối nữa cũng phát triển mạnh trong những năm gần đây là loại hình

phân phối theo chiều ngang (horizontal marketing system), trong đó 2 hoặc nhiều công ty ở cùng một

tầng trong hệ thống phân phối liên kết lại với nhau để thực hiện công việc phân phối. Với việc liên kết

này, các công ty có thể kết hợp nguồn lực về tài chính, sản xuất và tiếp thị để bán hàng tốt hơn so với

việc công ty đó một mình tiến hành hoạt động bán hàng. Ví dụ, trong các cửa hàng của Wal-Mart, ta có

thể tìm thấy đồ ăn nhanh của McDonald’s. Sự liên kết này cho phép McDonald’s có thể tận dụng được

lượng khách hàng rất lớn của Wal-Mart đồng thời cũng tạo thuận lợi cho những khách hàng của Wal-

Mart có thể ăn tại chỗ rồi tiếp tục đi mua hàng mà không phải đi đâu xa.

Nếu như trước đây, các công ty chỉ sử dụng một kênh phân phối để bán hàng tại một thị trường

hay một phân đoạn thị trường thì ngày nay với sự đa dạng hóa khách hàng, ngày càng có nhiều công ty

sử dụng hệ thống phân phối nhiều kênh (multichannel distribution system) hay còn gọi là hệ thống phân

phối kép (hybrid marketing channel). Đây là hệ thống phân phối trong đó một công ty tạo ra cho mình

hai hay nhiều kênh phân phối để với tới 1 hay nhiều phân đoạn thị trường khác nhau. Ví dụ, hãng máy

tính IBM sử dụng rất nhiều kênh phân phối khác nhau để phân phối sản phẩm của mình cho các đối

tượng sử dụng khác nhau. Ngoài hệ thống cửa hàng trực tiếp của IBM, máy tính IBM cũng có mặt tại các

cửa hàng bán lẻ khác; người tiêu dùng có thể mua máy tính IBM tại các hàng chuyên bán máy tính hoặc

có thể mua từ những cửa hàng bán lẻ lớn như Wal-Mart, K-Mart... hoặc thậm chí họ có thể mua trực

tiếp qua mạng trên website của công ty www.ibm.com. Sử dụng hệ thống phân phối nhiều kênh có cái

lợi là có thể tiếp cận được nhiều loại đối tượng khách hàng song hệ thống phân phối kiểu này thường rất

phức tạp và khó kiểm soát đồng thời có thể gây ra xung đột giữa các kênh trong cùng một hệ thống vì

đều cạnh tranh để bán hàng. Chẳng hạn, khi IBM bắt đầu bán hàng trực tiếp qua mạng và qua điện

thoại, các cửa hàng bán lẻ máy tính cho rằng đó là cạnh tranh không bình đẳng và đe dọa sẽ không bán

hàng hoặc giảm lượng hàng bán của IBM.

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, hình thức phân phối cũng có những thay đổi về

chất. Ở Mỹ, người tiêu dùng có thể dễ dàng mua máy tính Dell từ mạng của Dell hoặc từ trang web của

các công ty bán lẻ khác như Best Buy, Compusa hay Circuitcity; vé máy bay có thể mua trực tiếp từ

Page 3: Kênh phân phối marketing của mỹ

website của các hãng hàng không American Airlines, United Airlines.. hoặc có thể mua từ website của

công ty dịch vụ du lịch trên mạng như Travelocity.com hay Cheapticket.com...; sách báo, băng đĩa nhạc

có thể mua trên Amazon.com, hoa có thể mua trên 1-800-Flowers.com....Ngay cả những thứ hàng hóa

cồng kềnh như đồ gỗ cũng có thể đặt mua trên mạng. Thương mại điện tử đang nổi lên và thay thế dần

những hình thức mua bán truyền thống, thay thế dần những cửa hàng bằng gạch và vữa. Ngày càng có

nhiều lọai hàng hóa dịch vụ được phân phối qua hình thức này và ngày càng nhiều người tiêu dùng lựa

chọn hình thức mua hàng qua internet. Thương mại điện tử đặt ra cả cơ hội và thách thức đối với nhà

sản xuất và các đối tượng trung gian trong hệ thống phân phối (nhà bán buôn, bán lẻ). Để có sức cạnh

tranh, các nhà sản xuất tất nhiên phải tìm cho mình những cơ hội mới để tiếp cận khách hàng như

Internet hoặc bán hàng qua điện thoại, qua catalogue... Tuy nhiên, phát triển những hình thức mới này

lại đẩy họ phải cạnh tranh và nhiều khi đi đến mâu thuẫn với những kênh bán hàng truyền thống. Để giải

quyết tình trạng này, các đối tượng trung gian trong hệ thống phân phối phải tìm cách để có thêm giá trị

gia tăng của mình trong toàn hệ thống mà nếu người sản xuất muốn bán hàng trực tiếp cũng khó hoặc

không thể tạo ra được giá trị gia tăng đó. Còn các nhà sản xuất, để tránh được mẫu thuẫn với những hệ

thống bán hàng truyền thống đã thiết lập trước đây trong khi vẫn có thể phát triển hình thức bán hàng

mới, họ phải có cách tiếp cận dung hòa và kết hợp giữa hình thức bán hàng cũ và bán hàng mới. Chẳng

hạn, hãng máy tính HP sau khi nhận đơn hàng trực tiếp từ 3 mạng của hãng là Shopping Village, HP

Commerce Center và Electronic Solutions Now thì HP lại đưa những đơn hàng này cho các nhà bán lẻ để

họ hoàn tất đơn hàng, gửi hàng và nhận một phần hoa hồng. Bằng cách này, HP vừa có thể phát triển

được cách thức bán hàng mới vừa duy trì được hệ thống bán hàng cũ và hạn chế xung đột giữa các kênh

bán hàng khác nhau.

2. Hệ thống bán lẻ

Bán lẻ là các hoạt động bán hàng hóa và dịch vụ trực tiếp đến người sử dụng cuối cùng. Các chủ

thể trong hệ thống phân phối là nhà sản xuất, người bán buôn, người bán lẻ đều có thể tiến hành hoạt

động bán lẻ song hầu hết hoạt động bán lẻ được tiến hành bởi các nhà bán lẻ. Nhà bán lẻ là những

doanh nghiệp mà hoạt động bán hàng của họ chủ yếu là từ hoạt động bán lẻ. Mặc dù hầu hết hoạt động

bán lẻ diễn ra tại các cửa hàng bán lẻ (retail store) song trong những năm gần đây hình thức bán lẻ

không qua cửa hàng (nonstore retailing) như bán hàng qua thư, catalogue, điện thoại, Internet, Tivi, máy

bán hàng tự động...ngày càng phát triển và trở nên phổ biến. Ở đây, chúng ta chỉ tập chung phân tích

vào hoạt động bán lẻ qua cửa hàng ở Hoa Kỳ. Các cửa hàng bán lẻ tại Hoa Kỳ có thể được phân loại theo

các tiêu chí như mức độ dich vụ cung cấp cho khách hàng, sự lựa chọn sản phẩm, mức giá bán hay theo

cơ cấu tổ chức. Sau đây là các loại cửa hàng bán lẻ chính ở Hoa Kỳ theo một số cách phân loại phổ biến

nhất:

a) Phân loại theo sự lựa chọn sản phẩm:

Page 4: Kênh phân phối marketing của mỹ

- Cửa hàng bán lẻ chuyên dùng (Specialty Stores): chỉ bán một số ít sản phẩm và người tiêu dùng có

ít sự lựa chọn trong số những sản phẩm này. Ví dụ các cửa hàng Body Shop chỉ bán đồ mỹ phẩm, Gap chỉ

bán đồ thời trang của Gap, Athlete’s Foot chỉ bán giầy dép. Loại cửa hàng bán lẻ này vẫn đang phát triển

nở rộ ở Hoa Kỳ trong thời gian gần đây do nhu cầu thị trường ngày càng tập trung, sự phân đoạn thị

trường và chuyên môn hóa sản phẩm ngày càng sâu sắc.

- Cửa hàng bách hóa (Department Stores): bán nhiều loại sản phẩm khác nhau, chủ yếu là quần áo,

đồ trang trí, trang sức, đồ dùng trong gia đình; mỗi loại sản phẩm được bán tại một khoang trong cửa

hàng và được điều hành bởi những nhân viên am hiểu về loại hàng hóa đó. Ví dụ, cửa hàng bán lẻ Sears,

Macy’s, Marshall Field's.... Trong những năm gần đây, lọai hình cửa hàng này đang bị lấn át bởi những

cửa hàng bán lẻ chuyên dùng do hoạt động tập trung và linh hoạt hơn hoặc những cửa hàng bán lẻ hạ

giá hay giá thấp. Tuy nhiên, những cửa hàng bách hóa như Nordstrom, Saks, Neiman Marcus và một số

cửa hàng bách hóa cao cấp khác vẫn làm ăn tốt nhờ dịch vụ phục vụ khách hàng chất lượng cao của họ.

- Siêu thị (Supermarkets): là loại cửa hàng quy mô tương đối lớn, chi phí thấp, lãi suất thấp, bán với

số lượng nhiều và hầu hết là khách hàng tự phục vụ; chủ yếu bán các loại thực phẩm và sản phẩm trong

gia đình, ví dụ: Kroger, Vons, Food Lion... Ngày nay, ở Mỹ loại cửa hàng này bán hàng tương đối chậm

do tốc độ tăng dân số chậm, cạnh tranh từ các loại cửa hàng tiện ích (convenience stores), cửa hàng

thực phẩm giảm giá, các cửa hàng lớn (superstores) và đặc biệt do xu hướng đi ăn ở bên ngoài tiệm thay

vì nấu ăn ở nhà ngày càng tăng lên.

- Cửa hàng tiện ích (Convenience stores): là các cửa hàng tương đối nhỏ năm ở gần các khu dân cư

sinh sống, mở cửa 7 ngày trong tuần, nhiều giờ trong ngày và chỉ bán một số ít các sản phẩm quay vòng

nhanh với mức giá tương đối cao. Ví dụ, 7-Eleven, Stop-N-Go, Circle K...Con số thống kê ở Hoa Kỳ cho

thấy hơn 60% doanh thu của các loại cửa hàng này có được từ việc bán xăng dầu; hơn 50% doanh thu

các mặt hàng bán trong cửa hàng là từ thuốc lá và đồ uống. Trong những năm gần đây, các cửa hàng loại

này trở nên quá nhiều và làm ăn không hiệu quả do đối tượng khách hàng chủ yếu là những thanh niên

trẻ, lao động tay chân ngày càng giảm dần. Vì vậy, rất nhiều cửa hàng phải cơ cấu lại để thu hút thêm

lượng khách hàng là phụ nữ. Những lôgô theo kiểu “điểm dừng chân của các xe tải” được dỡ bỏ, và thay

bằng bán chủ yếu bia, rượu, thuốc lá, tạp chí, các cửa hàng này bán cả những đồ thực phẩm tươi chế

biến sẵn hoặc những đồ dùng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của khu vực dân cư xung quanh

đó.

- Cửa hàng lớn (Superstores): là những cửa hàng lớn hơn siêu thị rất nhiều và bán thực phẩm cũng

như những đồ dùng khác có nhu cầu sử dụng hàng ngày với sự lựa chọn đa dạng. Những cửa hàng loại

Page 5: Kênh phân phối marketing của mỹ

này cũng cung cấp những dịch vụ như là khô, bưu điện, rửa phim, chăm sóc thú nuôi trong gia đình, bảo

dưỡng xe ô tô, thanh toán....Các tập đoàn bán lẻ giảm giá lớn như Wal-Mart, Kmart, Target... đếu có

những cửa hàng kiểu này cung cấp cho khách hàng đủ mọi hàng hóa từ thực phẩm cho đến các loại hàng

hóa tiêu dùng khác. Ngoài ra, trong thời gian vừa qua, ở Hoa Kỳ còn bùng nổ một loại hình superstore

mới mà thực chất là những cửa hàng bán lẻ chuyên dụng khổng lồ gọi là category killers bán một số ít

các loại hàng hóa với ít sự lựa chọn nhưng được trang bị bởi những nhân viên rất am hiểu về mặt hàng

đó.

b) Phân loại theo mức giá cả hàng hóa bán tại cửa hàng:

- Các cửa hàng giảm giá (Discount stores): bán những hàng hóa bình thường ở mức giá thấp, chấp

nhận lãi suất thấp nhưng bán với số lượng lớn ví dụ như Wal-Mart, Kmart, Target...

- Cửa hàng bán lẻ gía thấp (Off-Price Retailers): Khác với những cửa hàng giảm giá bình thường mua

hàng ở mức giá bán buôn bình thường và chấp nhận lãi xuất thấp để duy trì giá thấp, các cửa hàng bán

lẻ giá thấp mua hàng ở mức giá buôn thấp hơn bình thường và bán hàng ở mức giá thấp hơn giá bán lẻ.

Có 3 loại cửa hàng bán lẻ giá thấp chủ yếu sau:

+ Cửa hàng bán lẻ giá thấp độc lập (Independent off-price retailers): là cửa hàng hàng do nhà kinh doanh

độc lập sở hữu hoặc điều hành hoặc là một đơn vị của một tập đoàn bán lẻ lớn hơn. Ví dụ: các cửa hàng

bán lẻ T.J.Maxx và Marshall’s, do công ty TJX sở hữu.

+ Cửa hàng bán lẻ của nhà máy (Factory outlets): là những cửa hàng bán lẻ giá thấp do nhà sản xuất sở

hữu hoặc điều hành, thường bán những hàng hóa dư thừa, hàng không đúng quy cách hoặc không còn

sản xuất nữa. Những cửa hàng bán lẻ này thường tập trung lại với nhau thành một khu bán lẻ của các

nhà máy (factory outlet malls) hoặc trung tâm bán lẻ giảm giá (value-retail centers) và bán các sản phẩm

ở mức giá có khi chỉ bằng 50% mức bán lẻ tại các cửa hàng khác. Các khu bán lẻ này thường ở xa khu

vực dân cư nên chi phí kho bãi cũng thấp hơn những cửa hàng bán lẻ trong thành phố rất nhiều. Trước

đây, những khu bán lẻ kiểu này chỉ bán các loại hàng của nhà máy sản xuất và không bán nhiều hàng

hiệu cao cấp, song gần đây các khu bán hàng này cũng chuyển hướng sang bán cả những mặt hàng nhãn

mác nổi tiếng. Ví dụ, khi đến khu cửa hàng bán lẻ Leesburg Corner Premium Outlets ở bang Virginia, ta

có thể tìm thấy những sản phẩm hàng hiệu của Coach, Polo Ralph Lauren, Dolce & Gabbana, Gucci,

Bostonian... Ở Hoa Kỳ, các khu bán lẻ của các nhà máy có lượng bán hàng tăng trưởng nhanh nhất trong

những năm vừa qua.

Page 6: Kênh phân phối marketing của mỹ

+ Cửa hàng bán lẻ thu phí thành viên (warehouse club hoặc membership warehouse hoặc wholesale

club): như Sam’s Club, Cosco và BJ’s là những cửa hàng bán lẻ giá thấp bán hàng tại những kho chứa

hàng lớn, thô sơ không trang trí nhiều. Tại đây, bán đủ những thứ hổ lốn từ rau quả, đồ điện, quần áo

đến máy tính, đồ trang sức... với mức giá rất thấp cho những khách hàng thành viên phải trả phí hàng

năm. Những cửa hàng này thường không chấp nhận thẻ tín dụng và không có dịch vụ vận chuyển về nhà

cho khách hàng. Dịch vụ ở những cửa hàng loại này là tối thiểu và khách hàng phải tự vật lộn với một

đống hàng hóa khi thanh toán tiền và vận chuyển về nhà. Thực tế cho thấy, khi kinh tế của Hoa Kỳ đi

xuống thì người dân lại thiên về mua sắm tại những cửa hàng kiểu này hơn là những cửa hàng bán lẻ

khác.

3. Hệ thống bán buôn

Bán buôn là các hoạt động liên quan đến bán hàng hóa và dịch vụ cho những người mua hàng để

bán lẻ hoặc để sử dụng cho kinh doanh. Nhà bán buôn là những công ty mà hoạt động của họ chủ yếu

liên quan đến hoạt động bán bán buôn. Nhà bán buôn mua hàng chủ yếu từ các nhà sản xuất và bán

hàng chủ yếu cho các nhà bán lẻ, người tiêu dùng công nghiệp và những nhà bán buôn khác. Vì lý do

trên mà người tiêu dùng gần như không quan tâm và không biết đến những nhà bán buôn lớn và nổi

tiếng. Chẳng hạn, ở Hoa Kỳ mặc dù SuperValu là một nhà bán buôn thực phẩm lớn nhất với doanh số

hàng năm 23 tỷ USD song gần như rất ít người tiêu dùng biết đến công ty này.

Có thể chia nhà bán buôn thành 3 loại chính sau:

- Nhà bán buôn có quyền sở hữu hàng hóa (Merchant wholesaler): là công ty sở hữu độc lập và có

quyền sở hữu hàng hóa mà công ty đó mua bán. Loại hình này chiếm 50% tổng số nhà bán buôn ở Hoa

Kỳ.

- Môi giới và đại lý (Brokers và Agents): Môi giới là nhà bán buôn không có quyền sở hữu hàng hóa

và có nhiệm vụ đưa người bán và người mua gặp nhau và giúp đỡ họ trong quá trình đàm phán. Đại lý là

nhà bán buôn đại diện cho người mua hoặc người bán trên cơ sở tương đối thường xuyên và lâu dài. Đại

Page 7: Kênh phân phối marketing của mỹ

lý cũng không có quyền sở hữu hàng hóa mua bán và chỉ thực hiện một số nhiệm vụ trong dây chuyền

phân phối hàng hóa và dịch vụ.

- Chi nhánh và văn phòng bán hàng của nhà sản xuất (manufacturers’ sales branches và offices): tự

tiến hành các hoạt động bán buôn chứ không thông qua các nhà bán buôn độc lập khác.

Ngày nay, hệ thống bán buôn ngày càng đối mặt với những thách thức to lớn. Các nhà bán lẻ và

người tiêu dùng bao giờ cũng muốn mua hàng hóa và dịch vụ với giá rẻ và không muốn mua qua nhà

bán buôn nếu họ không tạo thêm được những giá trị gia tăng có ý nghĩa. Bởi vậy, về lâu về dài, để tồn tại

các nhà bán buôn phải không ngừng cải thiện dịch vụ và giảm chi phí họat động, đồng thời phải tạo

thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm bằng cách tăng năng suất và hiệu quả hoạt động của cả hệ thống

phân phối. Sự khác biệt giữa công ty bán buôn và công ty bán lẻ cũng ngày càng mờ đi. Rất nhiều công ty

bán lẻ lớn hoạt động theo mô hình wholesale club hay off-price retailer đang tiến hành rất nhiều chức

năng của các công ty bán buôn. Ngược lại, nhiều công ty bán buôn lớn cũng tiến hành các hoạt động bán

lẻ của riêng mình. Chẳng hạn, SuperValu, công ty bán buôn thực phẩm lớn nhất, cũng đồng thời là công

ty bán lẻ thực phẩm đứng thứ 11 của Hoa Kỳ. Khoảng 45% doanh số bán hàng của công ty là từ các cửa

hàng bán lẻ của chính công ty đó trong đó có Bigg’s, Cub Foods, Sava-A-Lot, Farm Fresh, Metro, Shop’n

Save...

Ở Hoa Kỳ, trước sự tăng trưởng chậm của thị trường trong nước và những diễn biến mới thị

trường như NAFTA (Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ); các hiệp định tự do thương mại song phương,

các công ty bán buôn lớn đã vươn quy mô hoạt động ra khỏi nước Mỹ. Chẳng hạn, công ty McKesson,

công ty bán buôn hàng đầu của Hoa Kỳ trong lĩnh vực dược phẩm, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp đã mua

lại đối thủ Canada của mình là công ty Provigo. Hiện nay, 3% thu nhập của công ty McKesson thu từ các

hoạt động bán hàng ở Canada.

Vụ châu Mỹ - Bộ Công Thương