23
“Đâu là sự thật có thể mang lại phước lành và tự do thực sự?” SoeWinHtut www.onlymiddleway.co.cc

Ottamasara_Tiếng Việt_Truth that will give real blessing 2011 v nese

Embed Size (px)

Citation preview

“Đâu là sự thật có thể

mang lại phước lành và

tự do thực sự?”

SoeWinHtut

www.onlymiddleway.co.cc

Lời nói đầu

Mặc dù tất cả mọi người đều muốn hoà bình, lòng nhân ái và sự hòa hợp, vẫn có

lúc nào đấy chúng ta đều trải qua cảm giác lo âu, khó chịu, bất hòa, những lo lắng,

căng thẳng, buồn phiền, ích kỷ, căm hận, phân biệt đối xử, đau buồn, khốn khổ

hoặc đau đớn về tinh thần và thể chất.

Từ hơn 2500 năm trước, có một người đã được giác ngộ là Đức Phật đã dạy một

phương pháp phổ thông, con đường trung đạo duy nhất để giải thoát vĩnh viễn

tất cả mọi người không phân biệt thoát khỏi các đau khổ về thể xác và tinh thần.

Đây là phương pháp phổ thông có thể được thực hiện bởi bất cứ ai muốn được

giải thoát khỏi các đau đớn tinh thần và thể chất. Phương pháp này đơn giản,

thiết thực, mạnh mẽ và hiệu quả nhất cho bất kỳ ai, bất kỳ chủng tộc, hay bất kỳ

tôn giáo cởi mở nào.

Phương pháp này chỉ cố gắng dùng và phát triển cách hiểu đúng, nhận thức đúng

và sự chấp nhận đúng đắn các sự thật tâm tạo và các sự thật gốc.

Ở đây tôi sẽ chia sẻ phương pháp này trong phạm vi hiểu biết của mình với loạt

bài viết trong chủ đề "đâu là sự thật có thể mang lại phước lành và tự do thực

sự?” theo giải thích của thầy Tsunami Sayadaw U Ottamasara từ Trung tâm Thiền

Thanlyin, người đã có nhiều kinh nghiệm, thực hành và giảng dạy, đặc biệt về con

đường trung đạo, bát chánh đạo cao quý này.

“Đâu là sự thật có thể

mang lại phước lành và

tự do thực sự?”

Phần 1

Hai loại sự thật

Có hai loại sự thật:

1) Sự thật tâm tạo

2) Sự thật gốc

1.1 Sự thật tâm tạo

Đặc điểm của những sự thật tâm tạo:

Chúng ta có thể hiểu rằng sự thật tâm tạo là một loại sự thật có vẻ chân thật và

sống động chỉ trong thời điểm chuyển giao của tâm hồn, hoặc khi tục lệ hay

truyền thống coi chúng là sự thật. Chúng cũng có vẻ đúng khi được so sánh với

nhau.

Sự thật tâm tạo không thể đúng và không tồn tại mãi mãi. Nó chỉ tồn tại và đúng

trong một giai đoạn tạm thời nào đó. Vì vậy, chúng ta không thể coi chúng như sự

thật hay thực sự tồn tại. Nếu chúng ta gắn bó và coi chúng là sự thật hay thực sự

tồn tại hay thực sự quan trọng, điều này sẽ làm gia tăng buồn phiền, bất mãn, khổ

não, đau khổ thể xác và tinh thần.

Tại sao chúng ta thích gắn bó và ghi nhớ những sự thật tâm tạo với cảm giác

thích và không thích?

Trong nhận thức của chúng ta, sự thật tâm tạo có vẻ có thật vì sự thiếu hiểu biết

hoặc ảo tưởng.

Kết quả của sự thiếu hiểu biết hay ảo tưởng, nó làm ta lầm tưởng hư ảo là sự

thật, vậy hư ảo tưởng chừng như sự thật trong nhận thức của chúng ta. Sự thật

tâm tạo trở nên hiện hữu và chân thật trong nhận thức của chúng ta.

Sự thật tâm tạo vốn không thật nhưng có vẻ chân thật trong nhận thức của chúng

ta do kết quả của sự sáng tạo của các sự thật gốc, do sự hiểu lầm hay không nhận

thức được sự thật gốc.

Sự thật tâm tạo có vẻ chân thật bởi sự so sánh và đánh giá giữa chúng. Chúng trở

nên hiện hữu do việc không ngừng tạo ra sự thiếu nhận thức.

Sự thật tâm tạo chỉ là tạm thời, thoáng qua và vô thường nên chúng ta không thể

coi chúng là thực tế, là thực sự sự tồn tại và quan trọng. Sự thật tâm tạo luôn thay

đổi theo thời gian, địa điểm và tình thế nên chúng vô ngã và không mang lại sự

thỏa mãn.

Tầm quan trọng của việc hiểu các sự thật tâm tạo một cách đúng đắn

Bản thân sự thật tâm tạo không có thật, do đó sự vô thường của sự thật tâm tạo

cũng chỉ là một điều tâm tạo. Sự vô thường của sự thật tâm tạo không phải là sự

vô thường thực sự mà Đức Phật muốn chúng ta hiểu về Anicca_sự vô thường gốc

hay sự thật gốc.

Sự thật tâm tạo được tạo ra làm gì?

Mặc dù những sự thật tâm tạo không có thật, chúng chỉ để sử dụng, để nếm trải

và để biết, không được gắn kết, tập trung và tin vào chúng như sự thật, thực sự

tồn tại hay quan trọng, vì chúng vô thường, vô ngã và không mang lại sự thỏa

mãn.

Các sự thật tâm tạo là gì?

Tất cả mọi thứ xung quanh chúng ta là sự thật tâm tạo - con người, sự vật, sự

kiện, thời gian và địa điểm, v.v… Tất cả đều là tâm tạo - nam, nữ, trẻ, già, bệnh,

khỏe mạnh, sinh, tử, giáo viên, học sinh, bố mẹ và con cái, v.v... Địa điểm, thời

gian, ý tưởng, cảm xúc, khái niệm và các nhị biên như đau đớn/khoái cảm,

thích/không thích, âm/dương, v.v…, đều là sự thật được tạo ra.

Sự thật tâm tạo chỉ để sử dụng, trải nghiệm và để biết – không được lấy làm trung

tâm và coi là thực tế. Tất cả mọi thứ và tất cả mọi người chỉ là tạm thời, không

mãi mãi hay tồn tại vĩnh viễn.

Mối quan hệ với bất cứ điều gì xảy ra trong tâm trí, cơ thể hoặc cuộc sống của

chúng ta chỉ là sự thật tâm tạo, chỉ để biết, để sử dụng và trải nghiệm, không

được lấy làm trung tâm, xác nhận hay coi là sự thật hay thực sự quan trọng.

Bạn có biết tâm hồn và cơ thể hay cuộc sống mà chúng ta biết đều là những sự

thật tâm tạo?

Sự thật về cuộc sống là gì? Cuộc sống chỉ là sự kết hợp của tâm hồn và cơ thể.

Tâm trí và cơ thể mà chúng ta biết đến chỉ là những sự thật tâm tạo. Vì vậy, cuộc

sống hay tâm trí và cơ thể, những sự thật tâm tạo, chỉ để trải nghiệm và sử dụng,

không được tập trung vào chúng hay coi chúng là sự thực.

Chúng ta không nên nghĩ rằng tâm trí và cơ thể mà chúng ta biết đến giống như

citta, cetasika, và Rupa, các sự thật gốc (sự thật tối cao) mà Đức Phật đã dạy.

Bởi khoảng thời gian và tốc độ biến mất của Citta (tâm trí), cetasika (yếu tố kim

loại), và Rupa (năng lượng), các sự thật gốc mà Đức Phật đã dạy, hoàn toàn khác

với Citta, cetasika, và Rupa mà chúng ta nhân thức được.

Chỉ trong chớp mắt hoặc trong một tia chớp, chỉ kéo dài một micro giây (một

phần triệu giây), các yếu tố tinh thần (cittta & cetasika) phát sinh và kết thúc một

nghìn tỷ lần trong DHĀTUKATHĀ, "Bài đàm luận về Năng lượng, "

Cơ thể _vật chất mà của chúng ta biết được và tâm trí_ý thức mà chúng ta hiểu

được tồn tại trong một giây, một phút hoặc một khoảng thời gian nhất định.

Nếu chúng ta nghĩ rằng tâm trí và cơ thể mà chúng ta nhận thức được tương tự

như Citta, cetasika, và Rupa, các sự thật gốc mà Đức Phật đã dạy, có nghĩa là

chúng ta đã biết và hiểu rõ những sự thật gốc mà Đức Phật dạy mà không cần bát

chánh đạo cao quý hay thực hành thiền Vipassana (Thiền Quán).

Chúng ta nghĩ rằng tâm trí và cơ thể chúng ta nhận thức được là có thực. Thực tế,

tâm trí và thể xác mà sáu giác quan của chúng ta nhận thức được đều không có

thật, đều là giả dối.

Cho đến khi được giác ngộ thực sự, bất cứ điều gì tâm trí và cơ thể chúng ta nhận

thức được đều chỉ là những sự thật tâm tạo. (xem xxx)

Bạn có biết rằng chúng ta đang sử dụng tâm trí, cơ thể, cuộc sống hay những sự

thật tâm tạo một cách sai lầm?

Bản chất nào của tâm trí và cơ thể cũng chỉ nên được sử dụng và trải nghiệm,

không nên được nắm bắt và coi là trung tâm, là thực tế hay thực sự quan trọng.

Do hiểu lầm, tin tưởng và tập trung vào tâm trí và cơ thể, coi chúng là thực và có

tầm quan trọng thực sự. Do đó, chúng ta liên tục gắn kết với chúng với cảm giác

thích và không thích. Vì vậy, luôn có các vấn đề bất tận với tâm trí và cơ thể bởi vì

chúng ta đang sử dụng tâm trí và cơ thể với cách hiểu sai lệch. (tức là chúng ta

đang hiểu tâm trí và cơ thể của nhận thức hiện tại là có thực và tồn tại thực tế)

Từ trước đến nay chúng ta đang sử dụng và sống cùng tâm trí và cơ thể và cuộc

sống với cách hiểu sai lầm. Tin tưởng và tập trung vào tâm trí và cơ thể hay cuộc

sống như thực tế và thực sự quan trọng, luôn gắn kết và lo âu với cảm giác thích

và không thích. Gắn kết với cảm giác thích và không thích và tập trung và coi

chúng như thực tế tạo ra nhiều vấn đề và mọi điều khốn khổ.

Vì vậy, có vô số vấn đề trong cuộc sống bởi vì chúng ta đang sử dụng cuộc sống

(tâm trí_cơ thể) một cách sai lầm.

Chúng ta đang sử dụng tâm trí và cơ thể một cách sai lầm không chỉ trong cuộc

sống hàng ngày, mà còn trong thực hành thiền định (tức là trong khi chúng ta

thiền định, chúng ta nghĩ đến tâm trí và cơ thể như điều thực tế).

Tất cả cuộc sống và hành động của các nhà hành thiền hay thường dân, tất cả

kinh nghiệm cùng với chúng, cả tốt hay xấu - chỉ để sử dụng, trải nghiệm và không

được tập trung và coi như sự thực. Làm hay không làm, ngủ hay không ngủ, ngồi

hay không ngồi, sự sống và cái chết - tất cả những điều này không quá quan trọng,

chúng chỉ để sử dụng và trải nghiệm. Sử dụng là đúng. Sử dụng với suy nghĩ rằng

chúng là sự thật là cách sử dụng sai lầm.

Hành động là đúng nhưng hành động và tập trung, nhấn mạnh và gắn bó với

chúng như thực tế là không đúng.

Không làm là đúng nhưng làm và tâp trung, nhấn mạnh và gắn bó với chúng như

thực tế là không đúng.

Trong thực tế, bất kỳ việc làm, hành động, thời gian và địa điểm nào cũng chỉ để

biết, để thực hiện và trải nghiệm, chứ không để suy nghĩ, nắm bắt và nhấn mạnh

chúng như hiện thực.

Điều này không có nghĩa là từ bỏ hành động, lời nói, suy nghĩ, kỷ niệm, nhận thức,

hiểu biết và kinh nghiệm, mà có nghĩa là phải từ bỏ thái độ tư duy nhấn mạnh

chúng như hiện thực hoặc có tầm quan trọng thực sự.

Bất cứ hành động, kinh nghiệm, lời nói, suy nghĩ, kỷ niệm, hoặc phán xét nào chỉ

là sự thật tâm tạo, chỉ để sử dụng và trải nghiệm mà thôi.

Thay vì thay đổi hành động, kinh nghiệm hoặc cuộc sống của chúng ta, việc thay

đổi cách hiểu của chúng ta mới là quan trọng nhất. Nếu cách hiểu của chúng ta

được thay đổi một cách đúng đắn, hành động và cuộc sống của chúng ta sẽ tự

động thay đổi theo.

Sửa chữa các cách hiểu sai sẽ tự làm phát sinh cách hiểu đúng về sự thật gốc.

Làm và không-làm

Làm việc tốt là đúng, nhưng gắn nó với ý tưởng về thực tại là sai. Không làm việc

xấu là đúng, nhưng gắn nó với ý tưởng về thực tại là sai.

Chúng ta chỉ cần làm việc tốt, nhưng phải từ bỏ việc nhấn mạnh, tập trung và nghĩ

về việc tốt, việc xấu như vấn đề có thực hay có tính lâu dài thực sự.

Bất cứ hành động hoặc không hành động nào của cơ thể và tâm trí chỉ là để thực

hiện và trải nghiệm - không được nhấn mạnh và tập trung coi như thực tế và riêng

biệt.

Hành động chỉ được là hành động; kinh nghiệm chỉ được là kinh nghiệm; hiểu biết

chỉ được là hiểu biết; lòng tốt chỉ là lòng tốt; mà không được có thái độ nhấn

mạnh, tập trung, nắm bắt và xác nhận chúng như thực tại và có tầm quan trọng

thực sự.

Nếu bạn không hiểu rõ chân lý một cách đúng đắn, sức mạnh của nó sẽ ảnh

hưởng đến bạn.

Khi có sự hiểu lầm (thiếu hiểu biết) về bản chất thực, chắc chắn nó sẽ gây ảo

tưởng về bản chất vô thường thực sự.

Dưới đây là một phép so sánh về sự hiểu lầm hay thiếu hiểu biết về bản chất thực.

Bạn đã bao giờ nhìn thấy một ảo ảnh trong mùa nóng? Bạn tưởng như nhìn thấy

một lớp nước trên bề mặt. Nhưng thực tế, lớp nước không có thật, nó chỉ là sự

khúc xạ/phản chiếu khí quyển của một lớp khí nóng bị nhiễu. Tuy nhiên, khi mắt

thường của chúng ta không thể nhìn thấy bản chất thực một cách chính xác, thì

những thứ không thực lại có vẻ là thực trong nhận thức của chúng ta.

Do sự hiểu lầm (thiếu hiểu biết) về bản chất thực, bản chất thực khiến chúng ta

hiểu lầm phi thực tế là thực tế

Một ví dụ khác là trường hợp cánh quạt điện quay bằng năng lượng điện. Mắt của

chúng ta sẽ nhìn thấy một đĩa hình tròn trong chiếc quạt. Trên thực tế, không có

đĩa hình tròn nào cả, chỉ là ba cánh quạt được quay nhanh liên tục. Nhưng đôi

mắt của chúng ta không thể nhìn thấy được bản chất thật của việc này, đĩa hình

tròn, dù không tồn tại, nhưng lại có vẻ tồn tại thật trong nhận thức của chúng ta.

Đây là quy luật tự nhiên; nếu có sự hiểu lầm hoặc thiếu hiểu biết về bản chất

thực, thì những điều phi thực tế sẽ lại có vẻ thực tế.

(Tức là chắc chắn sẽ có ảo tưởng về bản chất thực, bản chất vô thường thực sự)

Nếu chúng ta không thể hiểu sự thật gốc_bản chất thực một cách chính xác, thì

sức mạnh tự nhiên của nó sẽ tạo sự hiểu lầm phi thực tế là thực tế, điều không

quan trọng là quan trọng, và sự không tồn tại là tồn tại (tồn tại cá thể).

Hiểu các sự thật tâm tạo một cách chính xác

Việc hiểu các sự thật tâm tạo một cách đúng đắn là rất quan trọng để sự hiểu biết

đúng đắn này có thể tạo điều kiện cho sự phát triển tâm linh (sự sáng suốt) mang

lại hạnh phúc và tự do thật sự.

1) Tất cả mọi thứ xung quanh chúng ta là sự thật tâm tạo – con người, sự vật, địa

điểm, thời gian, nam, nữ, trẻ, già, bệnh tật, sức khỏe, giáo viên, học sinh, cha mẹ,

con cái, v.v…

2) Các khái niệm, ý tưởng, địa điểm, thời gian và nhị biên_đau đớn và vui thú,

thích & không thích, nóng và lạnh, kích động & sự điềm tĩnh, chặt chẽ & lỏng lẻo,

tăng lên & giảm xuống, hít vào & thở ra, âm & dương, v.v… đều là sự thật tâm tạo.

3) Một thứ gì đó, tất cả mọi thứ, một người nào đó, tất cả mọi người, đôi lúc, mọi

lúc, một nơi nào đó, tất cả mọi nơi, tâm trí và cơ thể mà chúng ta hiểu cũng là sự

thật tâm tạo.

Sự thật tâm tạo chỉ để sử dụng, trải nghiệm và để biết, không được dùng để xem,

nhấn mạnh, tập trung và gắn bó như thực tế hay thực sự quan trọng.

Sự thật tâm tạo không được gắn bó, được gán với suy nghĩ rằng chúng sẽ mang lại

hạnh phúc thật sự. Sự thật tâm tạo sẽ không còn đúng nữa khi so sánh với sự thật

gốc. Sự thật tâm tạo có vẻ thật trong nhận thức của chúng ta vì sự thiếu hiểu biết

về thực tế căn nguyên (sự thật gốc).

Chúng ta cần phải chấp nhận những điều đã đề cập ở trên, nếu không chắc chắn

sẽ có vô số vấn đề trong cuộc sống bởi vì chúng ta sẽ sống một cách sai lầm.

Hơn nữa, tâm trí của chúng ta sẽ gắn kết những sự thật tâm tạo với cảm giác thích

& không thích.

Sau đó, khi tâm trí của chúng ta gắn bó với các sự thật tâm tạo, gắn bó với cách

này, cách kia, tôn giáo này, tôn giáo kia, là ai đó, hoặc là điều gì đó, thì sẽ có bất

tận những cuộc tranh luận, cãi vã, lo lắng, căng thẳng, căm ghét, ghen tuông,

giành giật, đau buồn, khổ sở, bệnh tật và các vấn đề, v.v… trong cuộc sống.

Để không nắm bắt và gắn kết những sự thật tâm tạo với cách hiểu sai, chúng ta

cần hiểu được cách thiền định đúng, con đường trung đạo duy nhất và chúng ta

cần phải thực hành một cách kiên nhẫn và liên tục hơn.

1.2 Sự thật gốc

Chỉ có sự thật gốc _ thực tế căn nguyên là bản chất thực

Sự thật tâm tạo phát sinh và sau đó kết thúc trong khoảng thời gian nhất định. Sự

thật tâm tạo luôn tạm thời, vô thường, và hay thay đổi, tùy thuộc vào tâm trí, cơ

thể, thời gian và địa điểm. Bởi sự thật tâm tạo là vô thường và hay thay đổi,

chúng ta không được nhấn mạnh, tập trung và coi chúng như thực tế hay có tầm

quan trọng thực sự, mà chúng ta chỉ được sử dụng chúng để hiểu sự thật gốc.

Sự thật gốc là mãi mãi, vĩnh viễn, bất biến và không đổi, không phụ thuộc vào tâm

trí, cơ thể, thời gian và địa điểm. Sự thật gốc vượt qua tâm trí, cơ thể, thời gian và

địa điểm.

Những gì chúng ta có thể biết ở hiện tại chỉ là sự thật tâm tạo và sự thông tuệ tự

tạo, không phải sự thật gốc. Chúng ta có thể gián tiếp hiểu được sự thật gốc qua

Đức Phật và các môn đồ của Phật, những người trực tiếp biết sự thật gốc.

Có hai loại sự thật gốc;

1) Bản chất vô thường thực sự (dukkha sacca) và

2) Bản chất vĩnh hằng thực sự (nirodha sacca).

Nếu không hiểu biết đúng, thì không thực hành đúng.

Chúng ta cần hiểu rằng việc thực hành đúng phụ thuộc vào việc hiểu đúng. Việc

thực hành đúng không thể thiếu việc hiểu đúng. Cách hiểu đúng là là điều quan

trọng nhất cả trong việc hành thiền và trong cuộc sống hàng ngày.

Cách hiểu đúng nghĩa là thay đổi từ việc tập trung vào sự thật tâm tạo, sang tập

trung vào điều đầu tiên trong sự thật gốc_bản chất vô thường thật sự.

Nghĩa là chúng ta từ bỏ thái độ nhấn mạnh và tập trung vào những sự thật tâm

tạo. (Lưu ý: Không được từ bỏ các sự thật tâm tạo).

Có một thực tế rất quan trọng cần được giải thích về sự thật gốc đầu tiên_ bản

chất vô thường thực sự.

Bản chất vô thường đó không phải là sự vô thường của những điều chúng ta đang

hiểu ở hiện tại.

Vì ai đó, điều gì đó, cơ thể, da, tóc, xương, máu, móng tay, răng, da thịt, xương,

thận, đau đớn, vui thú, nhìn, nghe, suy nghĩ, cảm giác và cảm xúc, v.v… mà chúng

ta có thể nhận thức được chỉ là các sự thật tâm tạo, sự vô thường của chúng cũng

đều là sự thật tâm tạo.

Ví dụ: 1. Tính chất vô thường của trái đất lại có vẻ vĩnh viễn đối với một vòng đời

của một con người.

2. Tính chất vô thường của đời người lại có vẻ vĩnh viễn đối với vòng đời của một

con muỗi.

3. Tính chất vô thường của vòng đời một con muỗi lại dường như vĩnh viễn đối với

một khoảnh khắc suy nghĩ.

Điều này có nghĩa là sự vô thường của tâm trí và cơ thể mà chúng ta nhận thức

được là không có thật, chỉ là những sự thật tâm tạo. Sự vô thường của tâm trí và

cơ thể không phải là sự thật gốc_sự vô thường thực sự, mãi mãi không đổi.

Sự vô thường thực sự là sự vô thường của citta, cetasika, và Rupa mà Đức Phật đã

dạy là sự thật gốc. Sự vô thường thực sự hay citta, cetasika, và Rupa được sinh ra

và biến mất với một tốc độ rất cao _ nghìn tỷ lần tốc độ ánh sáng.

Sự vô thường của tâm trí và thể xác mà chúng ta quan tâm chưa phải là sự vô

thường thực sự hay sự thật gốc. Vì vậy, sự vô thường của tâm trí và cơ thể mà

chúng ta suy ngẫm chưa phải là vô thường thực sự của citta, cetasika, và Rupa mà

Đức Phật dạy là sự thật gốc. (Xin tham khảo Phụ lục II, ở trang 31).

Cái nóng, cái lạnh, nỗi đau, niềm vui, cảm xúc, cảm giác, tăng lên, giảm xuống, sự

thở, suy nghĩ mà chúng ta đang quan tâm, chỉ hiện hữu trong một giây, một phút

hoặc một khoảng thời gian nhất định mà chúng ta có thể nhận thức được.

Chúng ta cần phải chấp nhận rằng bất cứ điều gì thuộc cơ thể và tâm trí như cảm

giác, ý thức, phán đoán, nhận thức và suy nghĩ mà chúng ta có thể nhận thức

được, đều không có thật và chỉ là sự thật tâm tạo. Vì vậy, sự vô thường của chúng

cũng chỉ là những sự thật tâm tạo.

Những sự vô thường của tâm trí và cơ thể mà chúng ta có thể nhận thức được chỉ

để sử dụng, trải nghiệm và chỉ để biết. Không được dùng để nhấn mạnh, tập

trung, gắn bó, suy nghĩ và xác nhận như thực tế gốc.

Ngày nay, hầu hết các nhà thiền định đang hiểu nhầm rằng sự vô thường của tâm

trí và cơ thể mà họ nhận thức được, là sự vô thường thật sự_sự vô thường của

citta, cetasika, và Rupa mà Đức Phật đã dạy là các sự thật gốc.

Vì vậy, hầu hết họ không thể tách rời tâm trí_cơ thể dù họ nói rằng họ đang nhìn

thấy và quan sát được bản chất vô thường của chúng.

Tầm quan trọng nhất của việc thực hành đúng là phải chấp nhận sự vô thường

của bất cứ điều gì của tâm trí và vật chất mà giác quan của chúng ta trải nghiệm,

hiểu biết, cảm nhận, ghi nhận và đánh giá được, là không thực tế và chỉ là các sự

thật tâm tạo, chỉ để sử dụng, trải nghiệm, và chỉ để biết.

Điều đó có nghĩa là từ bỏ các hành động của tâm trí như nhấn mạnh và tập trung

vào các sự thật tâm tạo và xác nhận và nắm bắt chúng như thực tế và có tầm

quan trọng thực sự.

Tâm trí của chúng ta luôn tập trung vào các sự thật tâm tạo một cách tự nhiên, và

xác nhận và coi chúng là thực tế. Vì vậy, tâm trí của chúng ta không thể có được

sự tự do hay điềm tĩnh thật sự khi luôn lưu tâm đến các sự thật tâm tạo vốn luôn

thay đổi và vô thường.

Tâm trí của chúng ta nên chuyển sự tập trung từ các sự thật tâm tạo sang các sự

thật gốc, bản chất vô thường thực sự, vốn mãi mãi không đổi.

(Tức là chúng ta phải luyện tập để từ bỏ việc tập trung tâm trí vào các sự thật tâm

tạo.)

Sự vô thường thực sự

Sự vô thường thực sự (Vô thường, Đau khổ, Vô ngã) luôn bất biến, vĩnh cửu và

không thay đổi.

Bản chất vô thường thực sự (Vô thường, Đau khổ, Vô ngã) không phải là sự vô

thường của một ai đó hoặc một điều gì đó theo cách hiểu truyền thống của chúng

ta.

Sự vô thường của một điều gì đó thì luôn thay đổi và không có thật. Một người

hay một việc luôn tồn tại trong các giai đoạn khác nhau và chết đi một cách không

cố định. Sự vô thường của tâm trí và vật chất mà chúng ta hiểu luôn tùy thuộc vào

thời gian, địa điểm, tình huống và hoàn cảnh, và sự vô thường của chúng chỉ là

tạm thời, và luôn thay đổi.

Vì vậy, làm sao sự vô thường của chúng có thể là vô thường thực sự mà Đức Phật

đã dạy là sự thật gốc (Parmatha), vốn mãi mãi liên tục và không thay đổi?

Bất kỳ hành động hoặc không hành động nào của cơ thể và tâm trí đều chỉ để

thực hiện và trải nghiệm - không được tập trung và nhấn mạnh, và tin chúng

như thực tế hay sự thật gốc.

Khả năng của các sự thật gốc_Bản chất vô thường thực

Sự vô thường thực (Vô thường, Đau khổ, Vô ngã) vốn luôn bất biến, có hai loại

khả năng (Như trong các ví dụ của các trang trước).

Một khả năng là khả năng tạo ra sự hiểu lầm. Do sự hiểu lầm (thiếu hiểu biết) về

bản chất vô thường thực sự (Vô thường, Đau khổ, Vô ngã), do đó tạo ra khả năng

sáng tạo (sankhàra) mãi mãi không đổi.

Khả năng sáng tạo của sự vô thường thực (Vô thường, Đau khổ, Vô ngã) luôn luôn

tạo cảm giác rằng phi thực tế (sự thật tâm tạo) là thực tế.

Vì vậy, sự thật tâm tạo dường như có thật vì sức mạnh sáng tạo (tạo các hành

động gian dối) của sự vô thường thực. Vì thế, sự tạo ra và mất đi của các sự thật

tâm tạo lại tưởng như là thực trong nhận thức của chúng ta, và nhận thức và tâm

trí của chúng ta luôn nắm bắt hay từ chối các sự thật tâm tạo như cái chết và tái

sinh, mất mát & lợi lộc, tàn phá & sự kiện, hoặc thích & không thích, v.v…; cùng

với các hành động của tâm trí như tập trung và nhấn mạnh chúng như thực tế.

Phần 2

Thiền Quán thực sự

Thiền thực sự không phải là làm cũng không phải là không làm gì, là nhấn mạnh và

tập trung và tin vào chúng như thực tế.

Thiền thực sự không phải là hành động cũng không phải là không hành động với

việc nhấn mạnh vào, nhập tâm vào và tin tưởng chúng là thực tế hay sự thật gốc.

Thiền thực từ góc nhìn sự thật gốc

Đối với sự thật gốc, thiền thực chỉ là ghi nhớ, suy ngẫm, hay lưu tâm đến các khả

năng của sự thật gốc_sự vô thường thực sự vốn mãi mãi không đổi.

Thiền thực chỉ là tin tưởng, lưu tâm hay chỉ suy ngẫm đến khả năng đầu tiên của

sự vô thường thực vốn luôn sáng tạo không ngừng ra các ảo giác rằng các sự thật

tâm tạo_bất kỳ điều gì chúng ta cảm thấy, suy nghĩ, phán đoán, nhận thức và ghi

nhớ là có thật và rất quan trọng.

Đối với sự thật tâm tạo, thiền thực chỉ là tập trung và lưu tâm sự thật vĩnh viễn

của các sự thật tâm tạo.

(tức là thiền thật chỉ là không quên hoặc suy ngẫm khả năng đầu tiên của sự vô

thường thực (Vô thường, Đau khổ, Vô ngã) vốn liên tục tạo ra ảo giác rằng những

điều phi thực tế_các sự thật tâm tạo_là thực tế.)

Thiền thực từ góc nhìn các sự thật tâm tạo

Đối với sự thật tâm tạo, thiền thực chỉ là tập trung và lưu tâm về sự thật vĩnh viễn

của các sự thật tâm tạo.

Thay vì lưu tâm coi các loại sự thật tâm tạo như thực tế và thực sự quan trọng, chỉ

cần lưu tâm đến một sự thật vĩnh viễn rằng sự thật tâm tạo không để nắm bắt,

gắn bó và tập trung với niềm tin rằng chúng là thực và thực sự quan trọng.

Bằng cách lưu tâm liên tục đến sự thật vĩnh viễn của sự thật tâm tạo, sẽ làm tăng

khả năng đúng đắn để "chỉ làm", "chỉ để hiểu và trải nghiệm" đối với các loại "sự

kiện", "hành động và không hành động", hoặc "hiểu và không hiểu" khác nhau.

Nói cách khác, khi không quên (lưu tâm) sự thật vĩnh cửu của sự thật tâm tạo

(rằng những sự thật tâm tạo không phải để nắm bắt, gắn kết, tập trung với niềm

tin rằng chúng là thực tế và thực sự quan trọng), tâm trí của chúng ta có thể từ bỏ

thói quen nhấn mạnh, tập trung và gắn kết với những sự thật tâm tạo với suy nghĩ

rằng chúng là thực và thực sự quan trọng.

Chúng ta càng có thể từ bỏ những suy nghĩ, lưu tâm và nhấn mạnh vào sự thật

tâm tạo, chúng ta càng có nhiều khả năng buông bỏ.

Điều quan trọng nhất không phải là từ bỏ trực tiếp các sự thật tâm tạo như nóng

hay lạnh, đau đớn hoặc vui thú, tốt hay xấu, thích hay không thích, kích động hay

điềm tĩnh, căng hay lỏng, v.v…; mà là từ bỏ hành động của tâm trí như tập trung,

nhấn mạnh và nghĩ về chúng như thực tế. Hành động của tâm trí như tập trung và

nhấn mạnh sự thật tâm tạo (moha_avijja) luôn đi kèm các sự thật tâm tạo.

Nếu chúng ta chấp nhận và hiểu rằng những hiểu biết, ý chí, suy nghĩ, cảm giác,

nhận thức, và phán xét, v.v… chỉ là các sự thật tâm tạo, chỉ để sử dụng, trải

nghiệm chỉ và để biết, và không được nắm bắt, gắn kết, tập trung và nghĩ về

chúng như sự thực hoặc thực sự quan trọng, từ bỏ hành động của tâm trí như tập

trung, nhấn mạnh và nghĩ về chúng như sự thực.

Nếu chúng ta có thể từ bỏ việc tập trung và nhấn mạnh sự thật tâm tạo như thực

tế, sớm hay muộn khả năng thứ hai của sự vô thường thực, là khả năng buông bỏ

(có cách hiểu đúng) sẽ xuất hiện.

Sự thật chúng ta không được quên không chỉ trong hành thiền mà còn trong

cuộc sống hàng ngày

Sự thật chúng ta không được quên trong cuộc sống hàng ngày và trong hành

thiền, đó là những sự thật tâm tạo như cơ thể và tâm trí, cảm giác, nhận thức và

quy gán, v.v… mà hiện tại chúng ta biết, là không thực nhưng lại có vẻ thực do khả

năng gây ảo tưởng của bản chất vô thường thực vốn luôn tạo ra các hiểu nhầm,

tập trung và gắn kết những sự thật tâm tạo như thực tế và thực sự quan trọng, vì

quên đi khả năng gây ảo tưởng của sự thật gốc và bản chất vô thường thật vốn

mãi mãi không đổi.

Khi tâm của một người không quên khả năng tạo ảo tưởng của bản chất vô

thường thực, thì khả năng buông bỏ các sự thật tâm tạo (cách hiểu đúng về sự

thật tâm tạo và sự thật gốc) sẽ xuất hiện.

Điều đó có nghĩa là bằng cách không quên (suy ngẫm) khả năng tạo ảo tưởng của

bản chất vô thường thực, vốn khiến chúng ta nghĩ các sự thật tâm tạo như cơ thể,

nhận thức, cảm xúc, cảm giác, suy nghĩ, phán đoán và quy gán, là thực và tồn tại

thực sự, chúng ta phải cố gắng từ bỏ thái độ tập trung, nhấn mạnh và gắn kết với

các sự thật tâm tạo như chúng tồn tại và quan trọng thực sự.

(tức là trong thực tế các sự thật tâm tạo như cơ thể, nhận thức, cảm xúc, cảm

giác, suy nghĩ, phán đoán và quy gán, chỉ để sử dụng, để biết và trải nghiệm, và

không được nắm bắt, xác nhận, tập trung và nhấn mạnh như sự thực.)

Bằng việc chấp nhận và suy niệm như thế, tâm trí của chúng ta có thể từ bỏ các

tâm hành động như tập trung và nhấn mạnh chúng như sự thực.

Ví dụ: khi ta chịu đựng nỗi đau quá lớn, chúng ta phải cố gắng từ bỏ hành động

tập trung và nhấn mạnh, xác nhận nó như một thực tại và thực sự quan trọng. Tại

thời điểm đó hiển nhiên chúng ta sẽ suy nghĩ về nó, nhưng phải cố gắng từ bỏ thái

độ tập trung và nhấn mạnh, xác nhận nó như thực tế và thực sự quan trọng. Khi

trầm cảm cũng vậy. Cả khi hạnh phúc. Khi bị kích động. Khi thèm muốn. Khi cảm

xúc. Cả đối với bản chất nhị biên như nóng – lạnh, chặt – lỏng, thích – không

thích, v.v…

Một số người có thể nghĩ rằng đó là một cách để tự động gợi nghĩ hoặc suy nghĩ.

Nhưng chúng ta nên biết rằng trong con đường bát chánh đạo cao quý, con

đường trung đạo dẫn đến giác ngộ, thì suy nghĩ đúng đắn hoặc sự chấp nhận

đúng đắn (Samma sankappa) là cần thiết trong việc đạt sự thông tuệ sâu sắc của

bát chánh đạo cao quý.

Bất cứ ai cũng có thể trải nghiệm trực tiếp khả năng buông bỏ hay sự hiểu biết

đúng đắn về các sự thật tâm tạo và sự thật gốc, nếu thực hành một cách kiên

nhẫn và bền bỉ dưới sự giúp đỡ của một giáo viên hiểu trực tiếp và sâu sắc về các

sự thật gốc.

Những sự thật đã được phát hiện và giảng dạy bởi Đức Phật

Hơn 2500 năm trước, một người đã giác ngộ là Đức Phật đã trực tiếp phát hiện và

biết đến hai loại sự thật gốc thông qua việc thực hành đúng cách, vì vậy Phật đã

trở thành vô song trong vũ trụ trong thời đại của Ngài.

Ngài đã dạy các môn đệ rằng có hai loại sự thật gốc.

Đó là:

1) Bản chất vô thường thực (sự mất đi) mà mãi bất biến

(citta, cetacika, rupa) (1).

2) Bất chất vĩnh hằng thực mà mãi bất biến (Niết Bàn) (2).

Bản chất vô thường thực (dukkha sacca) có hai loại khả năng.

1) Khả năng tạo ảo tưởng, tạo suy nghĩ rằng phi thực tế (sự thật tâm tạo) là thực

tế (Samudaya Sacca). (Xem phụ lục để biết thêm thông tin chi tiết)

2) Khả năng hiểu đúng về sự thật gốc và sự thật tâm tạo (Magga Sacca).

Chú thích: (1) Citta, cetasika và rupa là các thực tại gốc có điều kiện (sankhàra).

Chúng được sinh ra và biến mất lặp đi lặp lại với một tốc độ rất cao vì một số điều

kiện. Chúng có bản chất vô thường.

(2) Nibbana là một thực tại vô điều kiện (visankhara). Nó không phát sinh hay biến

mất. Đây bản chất vĩnh hằng duy nhất. Tất cả bốn loại chân lý gốc (paramattha) là

vô ngã (anatta) (bản chất của vô ngã).

Để hiểu thêm về các cách để không quên sự thật, hãy xem xét một ví dụ khi xem

một bộ phim. Các cảnh trong phim không có thật, chỉ là sự sáng tạo của đạo diễn

hay hoạt họa máy tính. Dù chúng ta biết những cảnh trong phim không có thật,

chúng ta vẫn bị cuốn vào bộ phim (tức là chúng ta vui, buồn, giận dữ, khiếp đảm

và hoảng sợ cùng với các nghệ sĩ trong phim.)

Tuy nhiên, khi tâm trí của bạn nhớ tới sự thật rằng các cảnh/đoạn diễn trong phim

là không thật mà chỉ là sự sáng tạo của đạo diễn hoặc hoạt họa, tâm trí ta sẽ

buông bỏ được các cảnh trong phim.

Tâm càng nhớ (tin) sự thật, rằng phim chỉ là sự sáng tạo, không phải sự thật, của

các đạo diễn, thì ta càng buông bỏ được các cảnh/đoạn trong phim.

Tâm trí của bạn sẽ không bị cuốn vào bất cứ điều gì thấy trong phim. Xem sẽ chỉ là

xem. Những gì xem được sẽ không tạo ra cảm giác thích hay không thích, hay căm

ghét hay buồn bã.

Để có thể xả ly từ bộ phim, điều quan trọng nhất không phải là xem và nghe cách

thức các cảnh phim được đạo diễn và sáng tạo, hay những thủ thuật kỹ xảo đằng

sau bộ phim, mà chỉ cần tin và nhớ rằng những gì ta nhìn thấy trong phim là

không có thật mà chỉ là các sáng tạo không thực của đạo diễn.

Cũng như vậy với việc hành thiền, không cần phải cố gắng xem và nghe các sự

thật gốc, chỉ cần không quên (tin hay suy ngẫm) khả năng của sự thật gốc như đã

đề cập ở trên.

(Lưu ý: đầu tiên, sẽ là khả năng sáng tạo ra ảo tưởng của bản chất vô thường thực

vốn liên tục và mãi mãi.)

Đề mục thiền

Vậy, trong hành thiền truyền thống, các sự thật tâm tạo như các vật thể, âm

thanh, điều gì đó, hơi thở, nâng lên_rơi xuống, tâm trí và cơ thể mà hiện tại chúng

ta biết đến, đang được sử dụng như các đề mục thiền. Và sau đó, chúng ta cố

gắng quan sát hoặc lưu tâm những sự thật tâm tạo để xem tính vô thường của

chúng.

Bạn có biết sự thật quan trọng rằng nếu đề mục thiền chỉ là những sự thật tâm

tạo, thì sự vô thường của chúng cũng sẽ trở thành sự thật tâm tạo?

Theo truyền thống, chúng ta không thể hiểu những thứ vượt ngoài tâm trí của

chúng ta. Các sự thật gốc vượt ngoài tâm trí của chúng ta.

Phương pháp thiền định thực sự là thực hành vượt ngoài khả năng của tâm trí.

Thiền thực dẫn đến tự do thực sự, cho phép vượt lên cơ thể và tâm trí mà chúng

ta nhận thức được.

Vì vậy, chúng ta cần phải hiểu rằng đề mục của thiền thực không phải là điều gì

đó, cảm giác, suy nghĩ, tâm trí và cơ thể mà chúng ta hiểu, mà là sự thật gốc.

Những sự thật tâm tạo và sự thật gốc để làm gì?

Sự thật gốc không phải là để nhìn, nghe, nếm hay điều tra mà chỉ để ghi nhớ, suy

niệm và tin tưởng là thực tế.

Sự thật tâm tạo ra không phải là để ghi nhớ và suy niệm và tin tưởng là thực tế,

mà chỉ để nhìn, nghe, nếm, sử dụng, trải nghiệm và để biết bằng cách không quên

khả năng của sự thật gốc_bản chất vô thường thực, vốn tồn tại bất biến và vĩnh

viễn.

Trong việc nhớ/suy niệm/tin vào khả năng của sự thật gốc, cần phải sử dụng khả

năng không coi “làm hay không làm”, và “hành động hoặc không hành động” là

thực tế và thực sự quan trọng, để các hành động của chúng ta sẽ chỉ hành động

và không hành động sẽ chỉ là không hành động, trải nghiệm chỉ là trải nghiệm, và

sử dụng chỉ là sử dụng, không gắn với khái niệm “tôi”, “thực thể”, hay “bản ngã”.

Hiểu những sự thật tâm tạo một cách chính xác sẽ giúp tạo điều kiện hiểu, biết,

hoặc suy niệm sự thật gốc một cách đúng đắn.

Tâm trí càng không quên các khả năng của sự vô thường thực vốn mãi bất biến,

thì sự buông bỏ (chỉ dùng, chỉ biết và chỉ kinh nghiệm) sẽ diễn ra dễ dàng hơn.

Và ngược lại: chúng ta càng chấp nhận các sự thật tạo là không thật mà chỉ là để

chỉ sử dụng, để biết và trải nghiệm, chúng ta càng có thể hiểu được khả năng của

sự vô thường thực (tức khả năng tạo ảo tưởng, khiến chúng ta nghĩ phi thực tế là

thực tế và không quan trọng là quan trọng)… và khả năng thứ hai là khả năng hiểu

đúng (thông tuệ), tức hiểu về các sự thật tâm tạo đúng đắn.

Cần phải phát triển cách hiểu đúng này nhiều hơn nữa. Ban đầu, sẽ là cách hiểu

đúng do tâm tạo (thông tuệ tâm tạo), chỉ biết sự thật gốc đầu tiên (bản chất vô

thường thực) vốn luôn bất biến và vĩnh viễn.

Sau đó càng phát triển cách hiểu đúng do tâm tạo sẽ dẫn đến và sớm hay muộn

tạo điều kiện cho sự thông tuệ căn nguyên_sự hiểu biết căn nguyên, biết cả hai sự

thật gốc_gồm:

1) Bản chất vô thường thực (dukkha sacca) và

2) Bản chất vĩnh hằng thực (Nirodha), chính là hạnh phúc, phước lành, và mãn

nguyện thực sự.

Chỉ có con đường trung đạo này: chỉ ghi nhớ và lưu tâm rằng các khả năng của

bản chất vô thường thực, vốn bất biến và vĩnh viễn, là sự thực, thì mới có thể

mang lại phước lành và tự do thực sự.

Nội dung đến đây là hết. Xin cám ơn đã đọc đến hết sách.