99
Tiêu chun hành động bom mìn quc tế (IMAS) Giáo dc Nguy cơ Bom mìn Hướng dn thc hành tt nht 2 THU THP DLIU VÀ ĐÁNH GIÁ NHU CU Tiêu chun hành động bom mìn quc tế IMAS Liên Hip Quc

Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

  • Upload
    foreman

  • View
    1.064

  • Download
    2

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Thu thap du lieu de danh gia nhu cau

Citation preview

Page 1: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS)

Giáo dục Nguy cơ Bom mìn Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2

THU THẬP DỮ LIỆU VÀ ĐÁNH GIÁ NHU CẦU Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế

IMAS

Liên Hiệp Quốc

Page 2: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau
Page 3: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

IMAS Giáo dục nguy cơ bom mìn Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2

THU THẬP DỮ LIỆU VÀ ĐÁNH GIÁ NHU CẦU Geneva, tháng 11/ 2005

Page 4: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

Lời cảm ơn

Hướng dẫn thực hành hiệu quả GDNCBM được xây dựng bởi Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), thay mặt cho Liên Hiệp Quốc thực hiện, với sự hợp tác của Trung tâm hành động bom mìn nhân đạo Geneva (GICHD). UNICEF trân trọng cảm ơn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ủng hộ tài chính cho việc soạn thảo các hướng dẫn này.

Đây là tài liệu phục vụ cho hoạt động, được chuẩn bị để hỗ trợ cho việc trao đổi kiến thức, thúc đẩy các thói quen tốt nhất và khuyến khích đối thoại thảo luận. Phần chữ trong tài liệu chưa được hiệu đính theo tiêu chuẩn xuất bản chính thức của UNICEF và UNICEF không chịu trách nhiệm đối với các sai sót này. Quan điểm thể hiện trong hướng dẫn là của các tác giả và không nhất thiết đại diện cho quan điểm củủa UNICEF hay của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Sự thiết kế trong các ấn bản này không ám chỉ bất kỳ một quan điểm nào về tình trạng hợp pháp của bất kỳ quốc gia, lãnh thổ hoặc khu vực nào cũng như về chính quyền nơi đó hoặc sự phân định ranh giới ở nơi đó.

ISBN-13: 978-92-806-3967-4 ISBN-10: 92-806-3967-6 Copyright © 2005 UNICEF. Bản quyền của UNICEF.

Page 5: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

Nội dung

Lời nói đầu 5 3

Giới thiệu về Hướng dẫn 7 Giới thiệu về loạt tài liệu ……............................................................................... 7 Giới thiệu về Hướng dẫn 2 ………......................................................................... 8 Trình bày của Hướng dẫn ……............................................................................... 9 1. Các nguyên tắc hướng dẫn IMAS về thực hành tốt 11 1.1 Sự tham gia của các bên liên quan ...................................................... 11 1.2 Điều phối ……........................................................................................11 1.3 Lồng ghép ............................................................................................. 12 1.4 Sự tham gia và trao quyền cho cộng đồng ……................................ 12 1.5 Quản lý và trao đổi thông tin ……………......................................... 12 1.6 Xác định mục tiêu phù hợp ................................................................. 12 1.7 Giáo dục …............................................................................................. 12 1.8 Tập huấn .................................................................................................13

2. Đánh giá nhu cầu: Tổng quan 15 2.1 Đánh giá nhu cầu là gì ……................................................................ 15 2.2 Các bước cơ bản của đánh giá nhu cầu ................................................... 17 2.3 Tại sao chúng ta cần đánh giá nhu cầu .............................................. 17 2.4 Cần bao nhiêu thời gian cho một đánh giá nhu cầu?........................ 18 2.5 Ai nên thực hiện một đánh giá nhu cầu? ............................................20

3. Làm thế nào để thu thập dữ liệu cho đánh giá nhu cầu 21 3.1 Quy trình ............................................................................................ 21 3.2 Các lỗi thông thường............................................................................ 24

Page 6: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu

4. Tổng quan về thu thập dữ liệu 27 4.1 Tại sao phải thu thập dữ liệu? ............................................................. 27 4.2 Thu thập dữ liệu cho ai ? …................................................................. 28 4.3 Dữ liệu gì cần thu thập?........................................................................ 29 4.4 Những điều nên và không nên trong thu thập dữ liệu ........... 32

5. Làm thế nào để thu thập dữ liệu 35 5.1 Dữ liệu định tính và định lượng …................................................ 35 5.2 Các nguồn dữ liệu ................................................................................ 37 5.3 Các kỹ thuật có sự tham gia............................................................. 39 5.4 Kỹ thuật phỏng vấn ….......................................................................... 47 5.5 Khảo sát KAP …................................................................................... 48 5.6 Lấy mẫu ................................................................................................ 49 5.7 Khảo sát theo cụm..................................................................................52 5.8 Tập huấn và phát triển các công cụ thu thập dữ liệu ....................... 55 5.9 Tầm quan trọng của giám sát tình hình nạn nhân ............................58

6. Quản lý thông tin 59 6.1 Chỉnh sửa và lưu trữ dữ liệu .......................................................... 59 4

6.2 Làm cho dữ liệu có ý nghĩa ............................................................... 62 6.3 Sử dụng và chia sẻ dữ liệu ....................................................................63

Phụ lục 65 1. Thông tin cần tìm kiến trong một đánh giá nhu cầu......................... 65 2. Các yếu tố về khuynh hướng thực hiện hành vi nguy hiểm ............ 67 3. Nội dung đề nghị về đánh giá tai nạn/mẫu điền thông tin …........ 69 4. Bản câu hỏi khảo sát KAP ………........................................................ 76 5. Các câu hỏi phỏng vấn bán cấu trúc …............................................... 84 6. Khung hồ sơ hành vi nguy hiểm của thôn bản .................................. 88 7. Mẫu báo cáo đánh giá nhu cầu ……………........................................ 91

Page 7: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

Lời nói đầu

Trong một vài năm qua, cộng đồng hành động bom mìn đã có những bước tiến đáng kể trong việc chuyên nghiệp hoá các dự án và chương trình Giáo dục nguy cơ bom mìn (GDNCBM). Một yếu tố trung tâm trong tiến trình đó là việc xây dựng các các tiêu chuẩn quốc tế cho GDNCBM do UNICEF thực hiện, trong khuôn khổ Các tiêu chuẩn quốc tế về hành động bom mìn (IMAS), do Cơ quan Hành động Bom mìn LHQ (UNMAS) duy trì. Vào tháng 10 năm 2003, UNICEF hoàn thiện bảy tiêu chuẩn GDNCBM, đã được chính thức đựa vào áp dụng như IMAS vào tháng 6 năm 2004.

5

Nội dung GDNCBM trong IMAS đạt ra các tiêu chuẩn tối thiểu cho việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá chương trình và dự án GDNCBM. Tiêu chuẩn IMAS mang tính quy tắc dành cho các những nhà tư vấn, các trung tâm hành động bom mìn, cơ quan quốc gia và các nhà tài trợ về cái gì là cần thiết cho việc xây dựng và thực hiện các chương trình GDNCBM có hiệu quả. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn này không hướng dẫn các bên tham gia về việc họ làm thế nào để áp dụng vào các chương trình và dự án để tuân thủ chăt chẽ với các tiêu chuẩn này hơn.

Nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện các tiêu chuẩn GDNCBM trên thực địa, UNICEF tiến hành hợp tác với Trung tâm hành động bom mìn nhân đạo Geneva (GICHD) để xây dựng loạt tài liệu Hướng dẫn thực hành tốt nhất nhằm cung cấp thêm tư vấn đối với việc làm thế nào để thực hiện các tiêu chuẩn GDNCBM. Một loạt bao gồm 12 Hướng dẫn đã được xây dựng, sử dụng kỹ năng chuyên môn từ nhiều người, quốc gia và các ngữ cảnh khác nhau. Hướng dẫn đáp ứng một loạt các lĩnh vực mà tiêu chuẩn IMAS về GDNCBM đã đề cập, bao gồm:

♦ Làm thế nào để hỗ trợ việc điều phối GDNCBM và tuyên truyền thông tin đại chúng;

♦ Làm thế nào để thực hiện các dự án giáo dục nguy cơ và tập huấn; ♦ Làm thế nào để tiến hành hoạt động liên lạc cộng đồng hành động bom

mìn và; ♦ Các yếu tố gì nên được quan tâm thực hiện các dự án GDNCBM trong bối

cảnh khẩn cấp. Mục đích chính của những Hướng dẫn này là cung cấp những tư vấn, phương

tiện và hướng dẫn để đảm nhận các chương trình GDNCBM tuân thủ theo các tiêu

Page 8: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu

chuẩn IMAS. Các hướng dẫn này cũng nhằm cung cấp khuôn khổ cho một hướng tiếp cận có thể định liệu được, có hệ thống và mang tính lồng ghép đối với giáo dục nguy cơ, và được sử dụng bởi bất kỳ ai liên quan đến lập kế hoạch, quản lý và đánh giá các chương trình và dự án GDNCBM, như các ban ngành chính phủ, các trung tâm hành động bom mìn, các cơ quan và tổ chức LHQ, và các tổ chức địa phương và quốc tế. Các nhà tài trợ cũng có thể thấy các tiêu chuẩn này là hữu ích trong việc đánh giá các đề xuất dự án GDNCBM.

Nhưng trong khi các Hướng dẫn tìm kiếm khả năng cung cấp tư vấn thực tiễn cho việc thiết kế, thực hiện, giám sát và đánh giá các chương trình và dự án, về bản chất, chúng vẫn mang tính bao quát và sẽ cần điều chỉnh cho phù hợp với mỗi ngữ cảnh mới trong bối cảnh văn hoá và chính trị cụ thể. UNICEF và GICHD hy vọng chúng sẽ cung cấp một công cụ hữu ích trong việc làm cho GDNCBM hiệu quả và đầy đủ hơn.

Bên cạnh việc cung cấp các ấn bản in, các Hướng dẫn này có thể được tải miễn phí trên mạng Internet tại địa chỉ www.mineactionstandards.org cũng như tại trang web của GICHD là www.gichd.ch và của UNICEF là www.unicef.org.

6

Page 9: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

Giới thiệu

Giới thiệu về loạt tài liệu 7

Theo tiêu chuẩn IMAS, thuật ngữ “giáo dục nguy cơ bom mìn” nói về “các hoạt động nhằm tìm cách giảm đi các nguy cơ thương tích từ mìn và vật liệu nổ do chiến tranh để lại bằng cách nâng cao nhận thức và thúc đẩy các thay đổi hành vi, bao gồm tuyên truyền đại chúng, giáo dục và tập huấn, và liên lạc cộng đồng hành động bom mìn.”1 GDNCBM là một trong năm thành tố của hành động bom mìn. Các thành tố khác bao gồm: rà phá bom mìn (ví dụ: mìn và vật nổ còn lại sau chiến tranh, khảo sát, lập bản đồ, đánh dấu và rà phá); hỗ trợ nạn nhân, bao gồm phục hồi chức năng và tái hoà nhập; vận động chính sách nhằm chống lại việc sử dụng mìn sát thương cá nhân; và phá huỷ vũ khí dự trữ.2

Hai phiên bản đầu tiên của IMAS vào năm 1997 và 2000 không bao gồm các hướng dẫn và tiêu chuẩn GDNCBM cụ thể. Năm 2000, Cơ quan hành động bom mìn LHQ (UNMAS), đơn vị đầu mối của các hoạt động liên quan đến bom mìn trong hệ thống LHQ, yêu cầu UNICEF phát triển các tiêu chuẩn quốc tế đối với GDNCBM. UNMAS là văn phòng trong Ban thư ký của LHQ chịu trách nhiệm cho việc phát triển và duy trì các tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế. UNICEF là đơn vị chính trong LHQ đảm nhận công tác GDNCBM.

Tháng 10 năm 2003, UNICEF hoàn thành một loạt bảy tiêu chuẩn GDNCBM, sau đó đã được chính thức đưa vào IMAS vào tháng 6 năm 2004. Bảy tiêu chuẩn này bao gồm:

♦ IMAS 07.11: Hướng dẫn quản lý hoạt động GDNCBM;

♦ IMAS 07.31: Công nhận pháp lý đối với các tổ chức và hoạt động GDNCBM;

♦ IMAS 07.41: Giám sát chương trình và dự án GDNCBM;

♦ IMAS 08.50: Thu thập dữ liệu và đánh giá nhu cầu GDNCBM;

♦ IMAS 12.10: Lập kế hoạch chương trình và dự án GDNCBM;

♦ IMAS 12.20: Thực hiện chương trình và dự án GDNCBM; và

Page 10: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu

♦ IMAS 14.20: Đánh giá chương trình và dự án GDNCBM.

Nhằm hỗ trợ việc thực hiện các tiêu chuẩn GDNCBM trên thực địa, năm 2004 UNICEF hợp đồng với GICHD phát triển một loạt các hướng dẫn thực hành tốt nhất cho chương trình và dự án GDNCBM.3

Mười hai Hướng dẫn thực hành tốt nhất sau đây đã được xây dựng:

♦ 1: Giới thiệu về GDNCBM; ♦ 2: Thu thập dữ liệu và đánh giá nhu cầu; ♦ 3: Lập kế hoạch; ♦ 4: Tuyên truyền thông tin đại chúng; ♦ 5: Giáo dục và tập huấn; ♦ 6: Liên lạc cộng đồng hành động bom mìn; ♦ 7: Giám sát; ♦ 8: Đánh giá; ♦ 9: GDNCBM khẩn cấp; ♦ 10: Điều phối; ♦ 11: Tiêu chuẩn IMAS lựa chọn về GDNCBM; và ♦ 12: Danh mục các thuật ngữ và nguồn gốc.

8 Hướng dẫn thực hành tốt nhất tìm kiếm khả năng đáp ứng các nhu cầu cụ thể của GDNCBM như một phần gắn liền của hành động bom mìn. Mỗi Hướng dẫn nhằm phục vụ cho một tài liệu độc lập, mặc dù một số có bao gồm những tham khảo chéo với các hướng dẫn khác hoặc các nguồn khác.

Giới thiệu về Hướng dẫn 2 Hướng dẫn này là quyển số 2 trong số loạt tài liệu này, và tập trung vào đánh giá nhu cầu cho GDNCBM và nội dung liên quan của việc thu thập dữ liệu có hiệu quả. Nó nhắm đến cung cấp cho nhân viên GDNCBM định hướng chung về các chủ đề bên cạnh các công cụ, gợi ý và những ví dụ về các thực hành tốt nhằm hỗ trợ cho việc tiếp tục thu thập dữ liệu và thực hiện đánh giá nhu cầu GDNCBM như một phần của vòng đời chương trình. Đánh giá nhu cầu và thu thập dữ liệu mặc dù có sự tương tự nhau nhưng cũng có nhiều sự khác biệt. Thu thập dữ liệu là quá trình diễn ra liên tục của giám sát để hỗ trợ chương trình GDNCBM và hành động bom mìn. Trong khi đây là điều tối quan trọng đối với chương trình hiệu quả, bản thân thu thập dữ liệu không phải là mục đích cuối cùng hay một “sự kiện”, mà là một công cụ diễn ra trong chương trình hay dự án như một phần của hoạt động hàng ngày. Tốt nhất, thu thập dữ liệu nên diễn ra bên cạnh các hoạt động GDNCBM khác trên cơ sở thường xuyên và liên tục. Một đánh giá nhu cầu là một sự kiện bị giới hạn bởi thời gian, nên tốt nhất xảy ra vào thời điểm khởi đầu chương trình, khi mục tiêu chương trình và việc xác định những người có nhu cầu GDNCBM được hoàn thành. Một đánh giá nhu cầu địa phương nên diễn ra chừng một tháng thực hiện, tuỳ thuộc vào bối cảnh và quốc gia có liên quan; Một đánh giá nhu cầu quốc gia có khả năng diễn ra lâu hơn. Việc chỉnh sửa và cập nhật liên tục đánh giá dựa trên các dữ liệu bổ sung thu thập được trong vòng đời chương trình và sự thay đổi bối cảnh sẽ là cần thiết.

Page 11: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

Giới thiệu (Xem Hướng dẫn số 7 về giám sát đối với thông tin cần thu thập trên quy trình tiếp diễn.)

Trình bày của hướng dẫn Phần 1 xem xét các nguyên tắc hướng dẫn của thực hành tốt được mô tả bởi

tiêu chuẩn IMAS về GDNCBM, và mối quan hệ của nó đến thu thập dữ liệu. Phần 2 cung cấp một cái nhìn tổng quan về đánh giá nhu cầu, bao gồm lý do

cần thực hiện một đánh giá, ai là người thích hợp để tiến hành một đánh giá nhu cầu, và các bước cơ bản trong quy trình đánh giá nhu cầu.

Phần 3 nói rõ về việc làm thế nào để thu thập dữ liệu cho đánh giá nhu cầu. Nhiều kỹ thuật, công cụ và vấn đề để xem xét mà thường xảy ra đối với đánh giá chương trình hay đánh giá dự án giữa kỳ và có thể tìm thấy trong phần thu thập dữ liệu.

Phần 4 tập trung vào lý do vì sao thu thập dữ liệu là quan trọng và giải thích một số điều nên và không nên làm.

Phần 5 mô tả các phướng pháp thích hợp cho việc thu thập dữ liệu cả đính tính và định lượng. 9

Phần 6 mô tả làm thế nào để quản lý dữ liệu đã được thu thập, bao gồm chỉnh sửa, lưu giữ và phân tích thông tin.

Hướng dẫn này sau đó được hoàn thiện bở một lạt bảy phụ lục. Phụ lục 1 đặt ra một danh sách các nhu cầu thông tin cho đánh giá nhu cầu. Phụ lục 2 nêu chi tiết các yếu tố của khuynh hướng hành vi nguy hiểm. Phụ lục 3 bao gồm chi tiết thông tin bao gồm trong một đánh giá tai nạn/mẫu điền thông tin tai nạn. Phụ lục 4 bao gồm mẫu câu hỏi khảo sát KAP (“Kiến thưc, Thái độ và Hành vi”). Phụ lục 5 nêu chi tiết một loạt câu hỏi phỏng vấn bán cấu trúc. Phụ lục 6 cung cấp khung đánh giá khuynh hướng hành vi nguy hiểm. Cuối cùng, Phụ lục 7 đề nghị một phác thảo thích hợp cho đánh giá nhu cầu hay báo cáo khả sát KAP.

Một danh mục các từ viết tắt, định nghĩa của tiêu chuẩn IMAS về các thuật ngữ cơ bản và một danh mục các trích dẫn và nguồn cho tất cả các quyển Hướng dẫn thực hành tốt nhất trong loạt tài liệu này được trình bày trong Hướng dẫn số 12. Ghi chú

1 IMAS 04.10, Phiên bản thứ hai, 1/1/2003 (như đã sửa đổi ngày 1/12/2004), 3.157. 2 Như trên., 3.147. 3 Theo như mục đích của IMAS và của Hướng dẫn này, một dự án được xác định như một hoạt động, hoặc một loạt các hoặt động kết nối với nhau, với một mục tiêu chung. Một dự án sẽ thường có một thời hạn cụ thể và một kế hoạch hành động. Một chương trình GDNCBM được xác định như một loạt các dự án liên quan đến GDNCBM tại một quốc gia hay vùng lãnh thổ.

Page 12: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

10

Page 13: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

1. Các nguyên tắc hướng dẫn IMAS về thực hành tốt

Có một loạt các nguyên tắc hướng dẫn thực hành tốt cần phải ghi nhớ khi thu thập thông tin hoặc như một phần của đánh giá nhu cầu hoặc do yêu cầu của một chương trình đang diễn ra. Những nội dung này được tổng hợp dưới đây và nên được xem xét trong tất cả các hoạt động thu thập dữ liệu và đánh giá nhu cầu.

11

1.1 Sự tham gia của các bên liên quan Mục đích của thu thập dữ liệu và đánh giá nhu cầu nên được thiết lập trong sự đồng ý của tất cả các bên liên quan, và kết quả nên được chia sẻ với họ. Điều này đặc biệt áp dụng cho dữ liệu thu thập được từ chính các cộng đồng bị ảnh hưởng. 1.2 Điều phối Các tổ chức thực hiện dự án GDNCBM nên cam kết về sự điều phối khi thu thập và phân tích dữ liệu cho đánh giá nhu cầu. Đặc biệt, họ nên:

♦ Sử dụng thông tin từ các đánh giá có sẵn khi có thể để tránh những trùng lặp không cần thiết; nếu sử dụng dữ liệu thứ cấp, nên kiểm tra chúng để đảm bảo sự cập nhật và chính xác;

♦ Chia sẻ kết quả những đánh giá của chính họ; cụ thể là họ nên cung cấp thông tin cho Trung tâm hành động bom mìn quốc gia (MAC) và Cơ quan hành động bom mìn quốc gia (NMAA); và

♦ Xem xét cùng thực hiện các đánh giá nhu cầu chung. Nhằm hỗ trợ cho điều phối, các nhà quản lý dự án hoặc những người chịu trách nhiệm thực hiện GDNCBM nên xác định các đối tác tiềm năng và thảo luận các giải pháp khả thi với họ. Họ nên xác định những khoảng cách và cơ hội cho quan hệ đối tác và vạch rõ thời hạn và mục đích của quan hệ đối tác. Họ cũng nên xem xét sự liên quan của đối tác lựa chọn trong quãng thời gian ngắn, trung bình và dài hạn (nghĩa là trong bối cảnh khẩn cấp, quá độ phục hồi, và phát triển).

Page 14: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu

1.3 Lồng ghép Nhằm đảm bảo sự lồng ghép của GDNCBM với các hoạt động bom mìn khác, cũng như những hoạt động trong các lĩnh vực khác có liên quan (cứu trợ và phát triển), một đánh giá nhu cầu nên thu thập thông tin không chỉ từ các tổ chức GDNCBM và hành động bom mìn mà còn từ các tổ chức và cơ quan chính quyền khác (ví dụ: cảnh sát, giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội và nông nghiệp, các tổ chức xã hội dân sự, y tế và các trung tâm phục hồi chức năng). Dữ liệu nên được thu thập và báo cáo theo một tiêu chuẩn quốc gia (nếu có), và tất cả thông tin về khu vực nghi là nhiễm bom mìn hay tuỳ theo quy định về bảo mật, liên quan đến nạn nhân bom mìn nên được chia sẻ rộng rãi với tất cả các tổ chức liên quan đến hành động bom mìn, hoặc là trực tiếp bởi đơn vị thu thập thông tin hay thông qua MAC hoặc NMAA, nếu các cơ quan này tồn tại.

1.4 Sự tham gia và trao quyền cho cộng đồng

Tại những nơi có thể, quá trình đánh giá nhu cầu nên liên quan tích cực đến cộng đồng bị đe doạ. Các phương pháp để đảm bảo sự liên quan và tham gia của cộng đồng (vào sự đánh giá cũng như vào các dự án đề xuất sau đó) nên là điều quan tâm trong lập kế hoạch cho một đánh giá nhu cầu.

12

Tại những nơi có thể, phương thức tiếp cận có sự tham gia nên được sử dụng để tạo ra sự quan tâm và làm chủ của cấp độ cộng đồng từ ngay ban đầu của một dự án hay chương trình GDNCBM.

1.5 Quản lý và trao đổi thông tin Các tổ chức thực hiện đánh giá nhu cầu GDNCBM nên:

♦ Ghi nhớ về thông tin từ các nguồn có sẵn; ♦ Sử dụng các thuật ngữ và các hạng mục có sự nhất quán với hệ thống thông

tin hành động bom mìn quốc gia và, nếu có thể, nên sử dụng các mẫu thu thập thông tin đã được thống nhất trên toàn quốc; và

♦ Tận dụng tất cả các nguồn cung cấp thông tin như uỷ ban xã, già làng, cựu binh, hộ phụ nữ, người rà tìm phế liệu, giáo viên, trẻ em ngoài trường học, và các nhóm tôn giáo.

1.6 Xác định mục tiêu phù hợp Đánh giá nhu cầu nên đáp ứng các nhu cầu khác nhau, tình trang đe doạ của bom mìn và các nhu cầu của các nhóm khác nhau và nên chú ý tới khía cạnh văn hoá, giới tính, tuổi .v.v. Cần kiểm tra mạng lưới cộng đồng xã hồi có sẵn, những lãnh đạo cộng đồng chính và các uỷ ban phát triển địa phương nên được bao gồm trong đánh giá nhu cầu.

1.7 Giáo dục

Việc thiết kế các thông điệp an toàn, và ở nơi nào có thể, giáo trình giảng dạy nên dựa trên thông tin được thu thập trong quá trình đánh giá nhu cầu nhằm thúc đẩy giáo dục các hành vi hợp lý đã được biết đến để giảm các nguy cơ bom mìn.

Page 15: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

1. Các nguyên tắc hướng dẫn IMAS về thực hành tốt Việc xác định nhu cầu địa phương và khả năng kết hợp với giáo dục và tuyên truyền thông điệp nên được xem xét khi thực hiện một đánh giá nhu cầu. Đánh giá nhu cầu nên thu thập các thông tin liên quan đến các kỹ năng, kiến thức, thái độ, cấu trúc và hành vi có sẵn có thể liên quan đến các dự án dự định thực hiện. Ví dụ, xem xét sự tập trung khác nhau của thông tin đại chúng hoặc dự án giáo dục đồng đẳng.

1.8 Tập huấn Tập huấn cho các nhân viên thực hiện đánh giá nên đảm bảo các nhân viên:

♦ Hiểu được lý do của thu thập dữ liệu và nó sẽ được phân tích như thế nào; ♦ Nhận thức được các tiêu chuẩn an toàn sẽ được áp dụng khi tiến hành đánh

giá và không bị thúc đẩy phải mạo hiểm không cần thiết; và ♦ Được cung cấp tập huấn tổng thể và liên tục, bao gồm trong tương quan với

các chuẩn mực và tiêu chuẩn đạo đức đối với thu thập dữ liệu và thực hiện đánh giá nhu cầu.

13

Page 16: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

14

Page 17: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

2. Đánh giá nhu cầu:

Tổng quan

2.1 Đánh giá nhu cầu là gì? 15 Một đánh giá nhu cầu là quá trình thu thập và phân tích thông tin có hệ thống nhằm xác định ai bị nguy hiểm, tại sao, và có thể làm gì để phòng ngừa. Phụ lục 1 bao gồm một danh sách gợi ý các thông tin cần thu thập. Đánh giá nên được thực hiện trong liên hệ chặt chẽ với các tổ chức rà phá bom mìn nếu có. Một đánh giá tốt nên là bước đầu tiên của quy trình lập kế hoạch và hỗ trợ trong việc xác định:

♦ Địa bàn có vấn đề. Vấn đề có phạm vi (bao phủ) như thế nào? ♦ Những ai bị đe doạ nhiều nhất. Đây có thể là những nhóm xã hội cụ thể,

những người làm một số công việc nhất định, nhóm tuổi nhất định, hoặc những người tham gia vào hoạt động nguy hiểm cụ thể, hoặc có ý thức hay không có ý thức.

♦ Mức độ nguy cơ. Các nhóm khác nhau sẽ đối diện với các mức độ đe doạ khác nhau, biết được điều này sẽ cho phép phân định ưu tiên chương trình và và xác định mục tiêu hiệu quả hơn về thông tin.

♦ Các yếu tố bổ sung. Trong phân tích, tất cả các yếu tố đóng góp vào nguy cơ cần được xác định và liệt kê. Các yếu tố này sau đó cần được phân loại theo thứ tự lôgic nhằm cố gắng xác định nguyên nhân của các thương tích của bom mìn sau chiến tranh; đấy là một loạt những yếu tố hay sự kiện dẫn đến việc ai đó bị đặt vào tính trạng nguy hiểm (xem Phụ lục 2 danh sách của “các yếu tố tạo ra khuynh hướng tham gia vào hoạt động nguy hiểm”).

♦ Trợ giúp y tế. Điều gì xảy ra với nạn nhân và gia đình họ? Các phương tiện gì có sẵn để hỗ trợ y tế và trợ giúp khác?

♦ Các đối tác tiếm năng. Đây có thể là các nhóm cộng đồng, các tổ chức PCP địa phương hoặc quốc tế, các cơ quan chính phủ, hoặc ở những nơi không có sự kiểm soát của chính phủ thì là một số bộ phận của nhóm nổi dậy (tại nơi có sự khả thi và phù hợp).

♦ Các yếu tố thay đổi. Ai hoặc cái gì được xem xét là cần tôn trọng và

Page 18: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu

các nguồn thông tin có căn cứ và chính quyền tại địa phương, và họ có thể giúp phân phối các thông tin GDNCBM hay không? Các chương trình đang hoạt động. Các chương trình hành động bom mìn có thể đang hoạt động, hoặc có thể có các dự án hay chương trình cứu trợ và phát triển có thể hưởng lợi từ dự án GDNCBM hay hành động bom mìn trong vùng. Xem liệu dự án GDNCBM có thể phát triển các mối quan hệ với bất kỳ dự án hay chương trình nào trong số này nhằm tăng cường khả năng chuyển tải thông tin GDNCBM. Thông tin được chuyển tải như thế nào. Đánh giá nên tìm ra các kênh truyền thông quan trọng là gì, hoặc là qua các phương tiện truyền thống tại cộng đồng mà qua đó các thông tin được chia sẻ, hoặc qua các phương tiện đại chúng, như đài phát thanh, báo chí, hay các kênh của chính phủ. Các mục tiêu của chương trình GDNCBM. Chương trình nên làm gì, làm thế nào mà làm điều đó vào khi nào, và cần những gì để đạt được mục tiêu của chương trình? Dĩ nhiên sau một đánh giá nhu cầu, kết quả có thể phản ảnh rõ ràng hơn về việc có thể việc triển khai một chương trình GDNCBM là không phù hợp hay cần thiết, hoặc các can thiệp không mang tính giáo dục khác phù hợp hơn. Dữ liệu cơ bản. Tốt nhất, một mẫu thống kê hợp lý (xem Phần 5.6 dưới đây) sẽ cung cấp dữ liệu cơ bản về kiến thức và hành vi có thể sử dụng để so sánh hiệu quả của chương trình GDNCBM trong tương lai. Là giai doạn đầu tiên của vòng đời dự án (xem Hình 1) đánh giá nhu cầu thông tin và tác động đến tất cả các bước tiếp theo. Nó nên được sử dụng để phát triển các ảnh hưởng đo lường được và các mục tiêu đầu ra, xác định các chỉ số sẽ thể hiện tiến trình của chương trình tới việc đạt được mục tiêu đã đề ra, và hỗ trợ chiến lược củng cố chương trình. Đánh giá cũng nên cố gắng xác định các bước tiếp cận nào, hay một loạt các tiếp cận, có khả năng tác động lớn nhất với mức chi phí thấp nhất.

Hình 1. Vòng đời dự án

16

Đánh giá nhu cầu

Kiểm tra và đánh giá Lập kế hoạch

Thay đổi

Giám sát Thực hiện

Page 19: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

2. Đánh giá nhu cầu: Tổng quan

2.2 Các giai đoạn chính của một đánh giá nhu cầu

Một đánh giá nhu cầu có thể được chia làm bốn giai đoạn chính: 1. Chuẩn bị. Vào cuối giai đoạn này, bạn nên biết mình cần đi đến nơi nào, làm thế nào và những thông tin gì mà bạn cần thu thập, cũng như các yêu cầu nguồn lực tập huấn cho quy trình. (xem Phần 3.1) 2. Thu thập dữ liệu. Giai đoạn này sẽ cung cấp bằng chứng bạn cần cho đánh giá của mình. Dữ liệu cần đựoc chỉnh sửa chính xác và lưu trữ để có thể phân tích. (xem Phần 3.2) 3. Phân tích dữ liệu. Là sự điều tra sâu về các dữ liệu thu thập được để xem có các nội dung quan trọng cần xem xét chi tiết hơn, hoặc hiểu làm sao một số sự kiện hay tai nạn bom mìn lại xảy ra, chúng xảy ra ở đâu và khi nào. Hiểu được điều này sẽ cho phép bạn lắp ráp các can thiệp để ngăn ngừa tai nạn xảy ra. (xem Phần 3.3) 4. Trình bày và lập kế hoạch chương trình. Sử dụng và phân tích dữ liệu để xây dựng mục tiêu, chuẩn bị đề xuất và đáp ứng các tình huống một cách có đầy đủ thông tin là mục tiêu sau cùng của thu thập dữ liệu. (xem Phần 3.4)

2.3 Tại sao thực hiện một đánh giá nhu cầu? 17

Điều này thật đơn giản! Nếu bạn không biết vấn đề là gì, làm thế nào bạn có thể giải quyết nó được? Vào giai đoạn lập kế hoạch cho một chương trình mới, thông tin về các nội dung chính và bối cảnh mà chương trình sẽ hoạt động là một nền tảng sống còn để bạn dựa vào đó thực hiện công việc. Ví dụ:

♦ Vấn đề có phải là do bom mìn hay không? ♦ Những ai bị thương tích và tử vong? ♦ Khi bị tai nạn, họ đang làm gì? ♦ Các lý do đằng sau sự liều lĩnh là gì (ví dụ thiếu kiến thức, không có đủ các

phản hồi hành động bom mìn, sức ép kinh tế và sinh tồn)? ♦ Vấn đề có phạm vi bao phủ như thế nào, cả quốc gia hay chỉ tại một số

vùng nhất định? ♦ Số nạn nhân cao hay thấp? ♦ Có yếu tố biến động theo mùa đối với thống kê nạn nhân?

Có một số câu hỏi cơ bản mà một đánh giá nhu cầu cần trả lời. Câu trả lời sẽ thay đổi đáng kể từ quốc gia này đến quốc gia khác, nhưng tất cả sẽ ảnh hưởng đáng kể đến việc hình thành và nội dung của chương trình GDNCBM. Tuy nhiên, trong khi điều này được xem là rõ ràng, thực tế lại là đánh giá nhu cầu ít khi được thực hiện, và càng ít khi được thực hiện tốt. Giữa sự lẫn lộn và áp lực lập chương trình lẽ thường và sự thật hiển nhiên thường là bị lạc mất trong một mớ hỗn độn các quy trình tổ chức và sự đua tranh giữa các tổ chức. Điều quan trọng là bạn không giả định mình biết bản chất và phạm vi của vấn đề bom mìn. Đơn giản bởi vì bạn có thể nhận thức được ảnh hưởng của bom mìn tại một quốc gia hoặc bối cảnh khác không có nghĩa là tình hình sẽ giống hệt như vậy tại nơi mà bạn đang nghiên cứu. Nghiên cứu cho thấy tài liệu truyền thông được thiết kế cho quốc gia này không có hiệu quả tại quốc gia khác. Tương tự như vậy, cố gắng để thực hiện một chương trình đã được thiết kế để cho nơi này vào một nơi kia sẽ thường là sự lãng phí thời gian và nguồn lực.

Page 20: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu

Tránh đưa ra các giả định, tốt hơn là hỏi ý kiến những người có kinh nghiệm trực tiếp về vấn đề. Bạn có thể thấy mình hỏi một câu quá rõ ràng hay ngớ ngẩn, nhưng bạn sẽ thấy mình ngớ ngẩn hơn nếu không hỏi và vì vậy mắc phải sai lầm. Điều quan trọng là một đánh giá nhu cầu được thực hiện càng sớm càng tốt, vào lúc bắt đầu chương trình. Mặc dù rõ ràng là phương pháp và trình tự thời gian sẽ thay đổi dựa trên bối cảnh cụ thể, đặc biệt là trong tình hình khẩn cấp hay có thể trong những bối cảnh khác, (thường liên quan đến nhà tài trợ và sự có sẵn của nguồn tài trợ), có một áp lực nhằm “đừng đứng yên - hãy làm điều gì đó!” Nhưng nhớ là việc lập kế hoạch và điều phối kém thường là những cản trở lớn nhất đối với lập chương trình hiệu quả và đầy đủ trong hầu hết các tình huống khẩn cấp và ngay sau xung đột. Điều này dẫn đến những tử vong và chịu đựng không cần thiết. Vì vậy đầu tư thời gian vào lúc bắt đầu chương trình nhằm thực hiện một đánh giá nhu cầu sẽ có khả năng giúp chúng ta:

♦ Tiết kiệm thời gian; ♦ Tiết kiệm nguồn lực; ♦ Cải thiện sự tập trung và ảnh hưởng của chương trình; và vì thế ♦ Cứu mạng sống.

Thêm vào đó, nó sẽ làm nổi bật bản chất chuyên nghiệp của bạn và tổ chức. Vì thế, giúp thu hút các nguồn tài trợ trong tương lai, nếu như bạn cần thêm nguồn tài trợ.

18

Lập chương trình khẩn cấp được bàn ở phần khác (xem Hướng dẫn số 9). Tuy nhiên, đáng chú ý là đánh giá nhu cầu cho chương trình khẩn cấp và chuyển tiếp thường bị bỏ quên do các tổ chức GDNCBM được yêu cầu không chỉ đơn giản là đáp ứng mà là được nhìn thấy là đang đáp ứng. Một khi chương trình bắt đầu, nó tạo ra những động lực theo cách riêng và khó có thể quay lại một cách dễ dàng. Trong các tình huống không tiếp cận được các nguồn lực cho đánh giá chi tiết, có thể do tình hình an ninh rất kém, một đánh giá nhu cầu “nhanh” vẫn có thể chấp nhận được và tốt hơn là không có một đánh giá nhu cầu nào cả. Một đánh giá nhanh ban đầu sẽ không cung cấp đủ thông tin chi tiết và hợp lý về mặt thống kê, nhưng nó cho phép bạn kiểm tra những giả định ban đầu của mình và xem thông tin có cần những điều chỉnh hay không. Nhớ là bạn luôn có thể thực hiện, hoặc tham gia vào một đánh giá nhu cầu sâu hơn sau đó.

2.4 Cần bao nhiêu thời gian cho một đánh giá nhu cầu?

Câu trả lời đơn giản là thời hạn cần thiết cho đến khi nào thu thập chính xác và đầy đủ thông tin. Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời hạn sẵn có hay yêu cầu cần có, bao gồm những yếu tố nội bộ và bên ngoài như mô tả dưới đây. Cần xem xét những nội dung này và sau đó quyết định thời hạn cần trong thực tế yêu cầu là bao lâu (hoặc nếu có thời hạn, thời gian có sẵn).

2.4.1 Các yếu tố nội bộ ♦ Thời gian. Có các sức ép nội bộ về mặt tổ chức đòi hỏi bạn phải đối diện với

một thời hạn hoàn thành cụ thể không? ♦ Nguồn tài trợ có sẵn. Thường thì có một tình huống “con gà và quả trứng”

ở đây: đánh giá nhu cầu được sử dụng để quyết định có nhu cầu hay không,

Page 21: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

2 . Đánh giá nhu cầu: Tổng quan

và phạm vi bản chất của bất kỳ chương trình can thiệp nào, dựa trên nền tảng thông tin này, một đề xuất chương trình được phác thảo. Với một số tổ chức, điều này có nghĩa là có tài trợ hạn chế cho giai đoạn này của vòng đời dự án.

♦ Nhân sự. Có bao nhiều người sẵn sàng tham gia hỗ trợ đánh giá? Bạn sẽ có thể tập hợp được nhiều nhân sự trong một vài ngày, hoặc số người ít hơn một chút trong thời hạn dài hơn được không? Bạn sẽ có thể tán thành việc nhân viên từ chính tổ chức của mình tham gia hay cần phải thuê, và tập huấn, người ngoài tổ chức để hỗ trợ bạn được không?

♦ Xe cộ/vận chuyển. Tiếp cận các phương tiện vận chuyển luôn là một vấn đề đối với hầu hết các tổ chức. Đánh giá nhu cầu có thể đòi hỏi nhiều sự phục vụ của xe cộ. Điều này sẽ ảnh hưởng thời gian bạn có cho một đánh giá.

♦ Kỹ năng của nhân viên. Kỹ năng và kiến thức của nhân viên sẽ quyết định cần bao nhiêu tập huấn trước khi thu thập dữ liệu. Đôi khi, nhân viên có thể có kinh nghiệm trong thu thập dữ liệu những không phải trong hành động bom mìn, trong khi những người khác có thể biết về hành động bom mìn nhưng chưa bao giờ tham gia vào đánh giá nhu cầu. Cần đảm bảo đủ thời gian cho tập huấn nhân sự, không chỉ trong những kỹ năng cụ thể về thu thập dữ liệu, mà còn để giải thích tại sao cần những thông tin này. 19

♦ Phương pháp. Điều này sẽ được quyết định bởi sự khẩn cấp của chương trình, sự tiếp cận, nguồn lực, kích cỡ của vùng ảnh hưởng..vv.. Một tiếp cận có sự tham gia có nhiều lợi thế, nhưng có thể mất nhiều thời gian hơn tiếp cận khác không có ssự tham gia (xem Phần 5.1 để có thêm thông tin). Thu thập dữ liệu định tính thường đỡ cứng nhắc hơn, và đòi hỏi ít nhân viên hơn, nhưng họ cần được tập huấn kỹ càng.

2.4.2 Các yếu tố bên ngoài ♦ Diện tích của quốc gia. Đánh giá một khu vực có diện tích càng lớn, quy

trình thực hiện sẽ càng dài, đặc biệt là nếu có sự khác biệt lớn giữa các vùng bị ảnh hưởng bom mìn (xem dưới đây).

♦ Vấn đề vật nổ sau chiến tranh. Có cần phải thực hiện trên diện rộng hay sự đe doạ của vật nổ chỉ hạn chế ở một vùng địa lý nhất định?

♦ Khả năng tiếp cận. Tại một số quốc gia, không thể tiếp cận một số nơi nhất định được nghi ngờ là nhiễm bom mìn, hoặc để tiếp cận được nơi đó đòi hỏi phải có những thương lượng tốn nhiều thời gian. Khu vực có các xung đột đang diễn ra, hoặc những nơi nằm trong sự kiểm soát của các tổ chức nổi dậy, sẽ cản trở tiếp cận từ vùng do chính phủ kiểm soát và ngược lại.

♦ Sự đa dạng. Một khu vực càng tương đồng (về mặt hệ thống kinh tế/nông nghiệp, địa lý, dân tộc, hệ thống tín ngưỡng, tôn giáo, và ngôn ngữ), việc dự đoán thông tin từ vùng này sang vùng khác sẽ càng dễ dàng hơn và vì thế giảm thời gian cần có cho thu thập dữ liệu.

♦ Các đơn vị khác. Có tổ chức nào có thể hỗ trợ cho đánh giá, hoặc bằng nguồn lực hoặc bằng thông tin? Công việc có thể được chia sẻ giữa các đơn vị khác nhau không, hoặc về vị trí địa lý hoặc chia sẻ nguồn lực và hoạt động? Một tiếp cận như vậy, trong khi thường phức tạp hơn về khía cạnh tập huấn và quản lý nhưng có thể lại là giải pháp nhanh hơn nhiều.

Page 22: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu

Dĩ nhiên, sự xa xỉ về mặt thời gian thường không có trong các chương trình và dự án GDNCBM. Tuỳ thuộc vào phương pháp và bối cảnh, ước tính một đánh giá hợp lý chính xác có thể được thực hiện bởi một đội đánh giá có nguồn lực tương đối tốt trong vòng từ ba đến sáu tuần.

2.5 Ai nên thực hiện một đánh giá nhu cầu?

Điều cần thiết là phải xem xét ai sẽ đảm nhiệm các khía cạnh khác nhau của một đánh giá nhu cầu. Có khả năng là một vài hay toàn bộ những nhiệm vụ trong phần liệt kê dưới đây sẽ được bao gồm trong một đánh giá nhu cầu. Vì vậy, việc xác định rõ ràng ai sẽ chịu trách nhiệm thực hiện mỗi hợp phần là điều cần thiết. Vì vậy, xác định vào lúc bắt đầu mức độ tham gia và nhiệm vụ, trách nhiệm đòi hỏi đối với các bên tham gia khác nhau. Các nguồn hỗ trợ và các đầu vào chờ đợi cũng nên được xác định. Đảm bảo là bạn có phiên dịch viên cần thiết để hiểu (các) ngôn ngữ địa phương. Khi sử dụng phiên dịch, đảm bảo họ hiểu hết mục tiêu và mục đích của đánh giá: thông báo cho họ để đảm bảo họ không phân biết đối xử với các nhóm xã hội nhất định, ví dụ như trẻ em, phụ nữ, người dân tộc thiểu số hay người tàn tật. Phiên dịch nên dịch thuật những gì được phát ngôn, không phải là tóm tắt hay trả lời câu hỏi thay cho nguời được phỏng vấn. Cũng cần đảm bảo đủ thời gian cho việc phiên dịch và thử nghiệm bản câu hỏi và các tài liệu ghi chép cần có cho đánh giá. Đội đánh giá sẽ được quyết định bằng các nguồn lực có sẵn của tổ chức, đặc biệt là về mặt thời gian và chi phí. Khi sử dụng một đội, những yếu tố sau nên được xem xét:

20

♦ Tất cả các đội nên bao gồm ít nhất một phụ nữ, và tât cả các thành viên của đội nên được tập huấn về nhận thức giới đẻ đảm bảo khía cạnh hài hoà;

♦ Nên có một sự cân bằng về chuyên môn kỹ thuật bao gồm kinh nghiệm trong: • giáo dục nguy cơ bom mìn, • kỹ thuật điều tra xã hội học, và • kinh nghiệm quản lý tình trang khẩn cấp/phát triển;

♦ Nên có sự cân bằng về các yếu tố văn hoá để đảm bảo rằng quan điểm của người địa phương được hiểu chính xác; và

♦ Nên có sự cân bằng về nhân sự có và không có sự quen thuộc với đơn vị cụ thể thực hiện đánh giá.

Page 23: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

3. Làm thế nào để thu thập dữ liệu cho đánh giá nhu cầu

Các phần trước của tài liệu này đã vạch ra các nội dung nền tảng liên quan đến đánh giá nhu cầu. Phần này sẽ tập trung vào các nội dung thực tế cần xem xét khi thiết kế một khảo sát và làm thể nào để tổ chức hoạt động này. Các chi tiết thêm về rất nhiều các kỹ thuật được sử dụng cho thu thập dữ liệu và đánh giá nhu cầu nằm trong Phần 5.

21

3.1 Quy trình Trước khi lựa chọn chiến lược nghiên cứu, luôn vạch ra một chương trình nghiên cứu chi tiết với thời gian biểu và kinh phí cụ thể. Soạn sẵn một danh mục nhiệm vụ cần làm. Một số trong đó được lập ra dưới đây và được thảo luận chi tiết sâu hơn trong các phần tiếp theo. Các bước cơ bản của một đánh giá nhu cầu được vạch ra dưới đây. Chúng được liệt kê theo các hoạt động riêng biệt nhưng cần nhớ là một số trong số này có thể trùng lập nhau. Ví dụ, việc thiết kế các mẫu khảo sát và thử nghiệm hiện trường các công cụ có thể được tiến hành cùng với việc tập huấn nhân viên hiện trường.

3.1.1 Chuẩn bị cho đánh giá

Thảo luận và kiểm tra thông tin Xác định và thảo luận với các cá nhân, cả trong và ngoài tổ chức của bạn, xem ai có thể cung cấp thông tin về vấn đề bom mìn và ai có thể đưa ra những ý kiến hữư ích hoặc làm nổi bật những vấn đề mà bạn có thể phải đương đầu. Họ có thể bao gồm nhân viên chính phủ, những người làm việc cho các tổ chức hành động bom mìn hay cứu trợ/phát triển, bên cạnh các đại sứ quán và nhân viên ngoại giao. Khi bạn tiếp cận với họ, đừng quên các thành viên hay đại diện của các cộng đồng bị ảnh hưởng bom mìn.

Xây dựng các câu hỏi mà đánh giá được thiết kế để trả lời Những câu hỏi nên được xây dựng theo hình thức câu hỏi giả định mà khảo sát của bạn sẽ chứng minh hay bác bỏ (chẳng hạn như “có một vấn đề bom mìn

Page 24: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu

nhân đạo ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân vùng này”). Điều này thường được rút ra bởi tổ chức hay cá nhân quản lý và giám sát khảo sát.

Xem xét các yếu tố biến số có thể ảnh hưởng đến câu trả lời Như cái tên đã gợi ý, biến số là bất kỳ đặc tính nào có thể thay đổi. Ví dụ, khi xem xét ảnh hưởng phát triển và nhân đạo của bom mìn, các biến số có thể bao gồm; tuổi, giới, nghề nghiệp nạn nhân, kích cỡ của dân số, vị trí của vùng dân cư bị ảnh hưởng, và vùng địa lý. Bạn sẽ cần xác định các biến số chính để đưa vào trong đánh giá của mình nhằm đảm bảo không có biến số nào bị bỏ quên.

Cân nhắc nên hỏi ai Sẽ không khả thi nếu thực hiện phỏng vấn hay tham khảo ý kiến của tất cả dân số tại vùng nghi ngờ nhiễm bom mìn, vì thế một mẫu dân số sẽ được chọn ra. Mẫu nên đại diện cho toàn bộ dân số, càng nhiều càng tốt, nhưng những người cung cấp thông tin chính nên được lựa chọn ngẫu nhiên nhằm tránh các thiên lệch.

22 Cân nhắc làm thế nào để hỏi thông tin tốt nhất 22 Bạn sẽ thu thập thông tin theo phương pháp định tính hay định lượng? (xem

Phần 5.1) Bạn sẽ sử dụng câu hỏi chi tiết với các ô đánh dấu hay hỏi các hỏi mở (nghĩa là không phải những câu hỏi được trả lời “có” hay “không”)? Nên nhớ rằng, câu hỏi mở có thể được bổ sung bởi các câu hỏi tiếp theo. Bạn muốn hỏi ai: nhóm hay các nhân; ngữ cảnh riêng tư hay nơi công cộng? Điều này có ảnh hưởng đến câu trả lời mà bạn nhân được không? Ai sẽ hỏi những câu hỏi, bạn có cần một đội hay bạn sẽ tự làm một mình?

Cân nhắc các yêu cầu và hạn chế về mặt hậu cần Bạn sẽ cần bao nhiêu người? Trong thời gian bao lâu? Các chuyên môn gì mà họ cần có? Thường thì yêú tố tài trợ và vận chuyển, cùng với sức ép thời gian, sẽ làm hạn chế công việc của bạn. Cân nhắc các yếu tố trên kỹ càng, gặp gỡ và thương lưọng với những người chịu trách nhiệm cung cấp những nguồn đầu vào này. Nếu cần thiết, chỉnh sửa lại phương pháp thực hiện của bạn vào giai đoạn này trước khi tiến xa hơn. Chính tại bước này bạn bắt đầu phải chịu chi phí.

Cân nhắc thiết kế khảo sát Sẽ là một bản câu hỏi hay không? Cân nhắc nếu bạn muốn bổ sung vào phương pháp chính của mình vớiphương pháp khác. Ví dụ, đánh giá nhu cầu thường sử dụng dữ liệu định lượng có thể phântích sử dụng phương pháp thống kê để đưa ra các ước lượng chính xác về cái gì đang diễn ra (dĩ nhiên miễn là mẫu thu thập là đại diện và công cụ sử dụng phải đáng tin cậy). Các thông tin định tính được phát triển thông qua kỹ thuật đánh giá nông thôn có tham gia (PRA) (xem Hướng dẫn 6) có thể sử dụng để giúp diễn giải các phát hiện và hiểu vì sao nó lại xảy ra. Cân nhắc các yếu tố liên quan cho việc tập huấn nhân viên hiện trường và thời gian đòi hỏi cho thu thập dữ liệu.

Cân nhắc làm thế nào và thử nghiệm hiện trường ở nơi đâu Khi bạn đã thử nghiệm các công cụ đánh giá, chúng phải được thử nghiệm

Page 25: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

3 . Làm thế nào để thu thập dữ liệu cho đánh giá nhu cầu

hiện trường để đảm bảo hỏi những vấn đề có liên quan, và những người trả lời có thể hiểu được những câu hỏi đó. Ví dụ, sẽ rất không bình thường cho một bản câu hỏi mà lần đầu tiên áp dụng đã hoàn hảo ngay, đặc biệt là khi cần có phiên dịch.

Lập kế hoạch một thời gian biểu chi tiết cho các hoạt động Cân nhắc xem bạn cần bao lâu để tuyển dụng nhân viên, tập huấn, xây dựng tài liệu, thu thập dữ liệu, và phân tích, trình bày thông tin. Đảm bảo là điều này là thực tế và lưu ý đi lại, ngày nghỉ lễ quốc gia, thời gian tốt nhất trong ngày để gặp đối tượng dân cư, thời gian cần có cho thu thập dữ liệu..vv.

3.1.2 Thu thập dữ liệu

Tập huấn nhân viên hiện trường thu thập dữ liệu (xem Phần 5.8) Điều quan trọng là dữ liệu được thu thập theo một phương pháp nhất quán và tránh các thiên lệch. Cũng có thể cần thiết có những tập huấn tương đối cho kỹ thuật thu thập dữ liệu. Cung cấp hướng dẫn về việc làm thế nào để hỏi, làm thế nào để chọn người được phỏng vấn, và làm thế nào để đối chiếu dữ liệu. Có thể sẽ cần có các giám sát viên để giúp quản lý chất lượng.

23Thực hiện khảo sát/thử nghiệm thí điểm Một thử nghiệm ban đầu sẽ giúp đảm bảo là cả công cụ và các nhân viên hiện trường đều hoạt động như dự kiến, để xác định bất kỳ vấn đề nào, và để đảm bảo có những thay đổi cần thiết trước khi đi vào hoạt động thức tiễn.

Dữ liệu thu thập được Đảm bảo là nhân viên được hỗ trợ trên hiện trường, dữ liệu được kiểm tra ngay khi chúng đến và rằng bất kỳ các sai sót nào hay những vấn đề tiềm tàng được xác định và giải quyết càng sớm càng tốt. Điều này có thể đòi hỏi tập huấn bổ sung trong giai đoạn thu thập thông tin.

3.1.3 Phân tích dữ liệu Đối chiếu thông tin Khi hoàn thiện thu thập dữ liệu, toàn bộ các đội khảo sát nên hỗ trợ phân tích dữ liệu, và cẩn thận khi so sánh các biến số về tuổi, giới tính, và nghề nghiệp.

Xác định các khuynh hướng Xác định cái gì đang xảy ra. Nếu bạn đã thu thập thông tin định tính thì bạn nên xác định tại sao điều này lại xảy ra và bạn cũng có thể nêu các lý do gì thúc đẩy hành vi nguy hiểm (xem Phụ lục 2). Nếu bạn không thể xác định tại sao, sẽ hầu như không thể xây dựng được một chiến lược hỗ trợ có hiệu quả.

Tổng hợp dữ liệu Trình bày dữ liệu theo cách dễ tiếp cận nhất. Sử dụng biểu đồ và bảng biểu có thể làm cho người đọc xác định các xu hướng dễ dàng hơn. Báo cáo nên càng ngắn càng tốt. Nếu cần thiết phải bao gồm các chi tiết khảo sát, bao gồm chung vào chương phụ lục nếu có thể, không nên vào trong phần chính của báo cáo.

Page 26: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu

3.1.4 Trình bày, thảo luận và sử dụng các phát hiện

Công bố rộng rãi! Một khi đã hoàn chỉnh, báo cáo nên được phát hành rộng rãi và nếu có thể thực hiện bài trình bày miệng. Điều này nên làm nổi bật các phát hiện chính và những lĩnh vực mà bạn mong muốn có sự chú ý. Sử dụng các phương tiện hỗ trợ trực quan, như biểu đồ và phần mềm PowerPoint có thể khá hiệu quả. Chừa thời gian đủ cho các câu hỏi từ phía người nghe.

Sử dụng! Nhớ là kết quả của đánh giá nhu cầu cần được sử dụng hiệu quả. Một đánh giá nhu cầu chỉ là một giai đoạn trong một quá trình, bây giờ cần sử dụng thông tin này để xây dựng các mục tiêu và phương pháp để phát triển một phản hồi GDNCBM đối với vấn đề đã được xác định.

3.2 Các lỗi thường gặp Cẩn thận với một số khó khăn nhất định. Nên nhớ là một đánh giá không chỉ đơn giản là lấy thông tin:

24

Đảm bảo là bạn đã được chuẩn bị đầy đủ. Các phương pháp thống nhất, chuẩn bị các bản câu hỏi (bao gồm thử nghiệm tại hiện trường), tập huấn người thu thập dữ liệu..vv. tất cả đều cần thời gian. Tập huấn kém chất lượng có thể làm cho các dữ liệu thu thập không sử dụng được, làm cho cả đánh giá kém hữu ích đi nhiều hơn là tính hiệu quả mà nó đáng có. Tương tự như vậy, sử dụng đủ thời gian để thiết kế các công cụ và hiểu rõ về những gì bạn muốn hỏi. Rất hiếm khi có thể thay đổi dược những gì bạn đòi hỏi một khi quy trình đã bắt đầu. Tóm lại, nghĩ kỹ về những gì bạn cần biết, và đảm bảo rằng bạn và đội khảo sát biết làm thế nào và tại sao thu thập thông tin. Thử nghiệm trước tất cả mọi thứ.

Đảm bảo bạn có đủ thời gian để phân tích. Thường thì thu thập thông tin cần một thời gian tương đối dài, nhưng lại ít khi người ta dành thời gian cho việc chuẩn bị nó, hoặc phân tích nó. Áp lực lên nhân viên, các ưu tiên của tổ chức và các sự kiện bên ngoài có nghĩa là có sự cám dỗ để tăng tốc quy trình phân tích dữ liệu. Đảm bảo là bạn có đủ thời gian để kiểm tra kỹ thông tin thu thập được, các xu hướng xác định, mối quan hệ và sự khác biệt về độ tuổi hoặc giới tính giữa những người trả lời. Sự phân tích thông tin thiếu sót có thể mang ý nghĩa là chương trình đã đuợc thiết kế không tốt. Làm đúng công việc ngay từ ban đầu dễ dàng hơn nhiều so với chỉnh sửa một chương trình giữa chừng, vì vậy đảm bảo một đánh giá nhu cầu được phân phối nguồn lực đầy đủ, và điều đó bao gồm đủ thời gian. Tóm lại, chuyển dữ liệu thành thông tin. Cẩn thận để đảm bảo là bạn có đủ thời gian để khám phá ra dữ liệu thu thập của bạn đã để lộ ra những gì.

Đảm bảo bạn chia sẻ dữ liệu với những ai cần nó. Thời gian thường trôi qua nhanh, không đủ cho việc tư vấn và trình bày dữ liệu. Chẳng có ý nghĩa gì nếu thực hiện một đánh giá nhu cầu có khả năng tốn kém và

Page 27: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

3 . Làm thế nào để thu thập dữ liệu cho đánh giá nhu cầu

tiêu hao nguồn lực nếu dữ liệu không được chia sẻ, và cần được chia sẻ nhanh chóng. Khi công việc xong xuôi, thường là có sự cám dỗ để tập trung thực hiện công việc tiếp theo. Trình bày kết quả. Chia sẻ chúng rộng rãi. Và không chỉ với các tổ chức GDNCBM khác mà còn với các đơn vị rà phá bom mìn, cứu trợ và phát triển, và nếu có thể vởi chính cộng đồng bị ảnh hưởng. Điều này sẽ cho phép bạn một cơ hội để kiểm tra lại những kết quả của đánh giá. Thêm vào đó, việc bạn chia sẻ thông tin như thế nào cũng rất quan trọng. Chỉ đơn giản gửi một báo cáo in dày cộp đến ai đó không có nghĩa là nó sẽ được đọc hoặc hiểu. Chuẩn bị một bài trình bày miệng cho các bên tham gia trong đó bạn có thể trình bày những sự kiện và phát hiện chính yếu, và người ta có thể đặt câu hỏi về những điểm đó. Tóm lại, cần rõ ràng về ai là người sẽ hưởng lợi từ phát hiện và đảm bảo bạn chia sẻ thông tin với họ một cách có thể tiếp cận được, bao gồm chính các cộng đồng bị ảnh hưởng.

25

Page 28: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

26

Page 29: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

4. Tổng quan về thu thập dữ liệu Dữ liệu được thu thập nhằm hỗ trợ đánh giá nhu cầu, để quản lý dự án và chương trình đang diễn ra, và để hỗ trợ trong đánh giá. Thu thập dữ liệu không phải là mục tiêu cũng không phải là mục đích cuối cùng, mà nó là điều tối quan trọng cho sự thành công của dự án hoặc chương trình. Dữ liệu được thu thập để hỗ trợ lập chương trình chất lượng, đảm bảo cứu được mạng sống các mục tiêu đạt được thành công.

27

4.1 Tại sao phải thu thập dữ liệu? Rõ ràng là quan trọng để biết được tại sao bạn thu thập thông tin, thu thập cho ai và nó sẽ đựoc sử dụng cho cái gì, và để chia sẻ thông tin này với những người thu thập thông tin. Vì vậy, cần rõ ràng về mục tiêu của bạn là gì khi thu thập dữ liệu. Chương trình GDNCBM đã bị chỉ trích rất đúng trong quá khứ là không đo lường đầy đủ kết quả công việc hay không có các yếu tố giám sát để tác động đến các rủi ro, và không chứng tỏ cho nhà tài trợ hay cộng đồng rà phá bom mìn về những kết quả mà họ đạt được. Một phần lý do là do sự yếu kém của, hoặc đôi khi là sự không tồn tại, của thu thập dữ liệu. Vì vậy, hoạch định việc thu thập dữ liệu của bạn ngay từ đầu. Không có nó, các nhà tài trợ sẽ không biết liệu tiền của họ có được sử dụng hiệu quả hay không và có thể không cung cấp thêm tài trợ nữa, trong khi phía rà phá bom mìn sẽ tiếp tục đặt câu hỏi vì sao lại tài trợ cho hoạt động đó thay vì để dành cho rà phá thì tiền lại bị “lãng phí ” cho GDNCBM. Trong thực tế, dữ liệu GDNCBM có nhiều ứng dụng:

• Như một công cụ xác định ưu tiên. Dữ liệu nên được sử dụng để xác định những gì cần làm và đảm bảo chương trình hoặc dự án đúng hướng để đạt được mục tiêu. Ví dụ như có được thông tin về địa điểm và mức độ thường xuyên của tử vong và thương tích, cũng như các ảnh hưởng kinh tế xã hội khác do bom mìn, hỗ trợ nhân viên điều chỉnh nội dung chương trình và tập trung vào những đối tượng cần hỗ trợ nhất.

Page 30: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu

• Như một phương tiện đảm bảo chất lượng. Dữ liệu nên được thu thập từ cộng đồng liên quan đến suy nghĩa của họ về chương trình hành động bom mìn, bao gồm công việc rà phá và GDNCBM. Điều này giúp cho chúng ta điều chỉnh chương trình thực hiện và đáp ứng những thiếu sót trong chương trình khi những thiếu sót này gợi được sự chú ý của chúng ta, và vì vậy cải tiến hiệu quả của chương trình. • Như một công cụ củng cố yếu tố liên lạc cộng đồng của chương trình. Liên lạc cộng đồng là quy trình hai chiều. Thường xuyên quan hệ qua lại với cộng đồng để có thông tin và phản hồi của họ cung cấp cho chúng ta một phương thức để liên lạc với họ và khuyến khích suy nghĩ về sự làm chủ của GDNCBM. Nó cũng cung cấp một kênh liên lạc cho sự đối thoại về các vấn đề bom mìn, ví dụ kết nối với cộng đồng trong khi rà phá bom mìn để đảm bảo nó phù hợp với nhu cầu và ưu tiên của cộng đồng. • Như một công cụ giám sát và đánh giá. Dữ liệu nên dựoc sử dụng để quyết định xem chương trình đã đạt được, hay đang theo hướng để đạt được những mục tiêu của nó. Điều này sẽ đựoc hỗ trợ tốt hơn nếu các dữ liệu cơ bản được thu thập vào giai đoạn mới bắt đầu chương trình. Có thể điều này được liên kết như một phần của đánh giá nhu cầu. • Như một công cụ đo lường hiệu quả chương trình qua thời gian. 28

Bằng cách thực hiện khảo sát ban đầu tại (hoặc gần) lúc khởi đầu chương trình, qua thời gian nó sẽ có thể quyết định thông tin xem cộng đồng đã tiếp nhận các thông điệp do tổ chức GDNCBM cung cấp có hiệu quả như thế nào, cũng như đo lường hành động bom mìn và các phát kiến cộng đồng đã cố gắng giảm tai nạn thương tích bom mìn gây ra như thế nào. • Như một công cụ học tập.

Thu thập thông tin về những gì hoạt động và những gì không, cho phép không chỉ chương trình mà còn những tổ chức hành dộng bom mìn và GDNCBM khác cải thiện theo thời gian.

Phân tích khách quan lợi ích chi phí của các tiếp cận khác nhau và lý do để tiến hành một số loại hình lập chương trình thay vì các loại hình khác giúp cho việc xây dựng chương trình trở nên chặt chẽ và tập trung hơn. • Như một công cụ báo cáo nội bộ.

Trong khi tính các đầu ra của tổ chức, như tranh ảnh sản xuất, các bài trình bày đã đưa ra và các cá nhân đã được tiếp cận, không có tác dụng nhiều, báo cáo tỷ lệ tai nạn và không bao gồm những tỷ lệ này vào độ tuổi, hoạt động, giới và nghề nghiệp có thể được báo cáo. Điều này đến lượt nó có thể dẫn đến những kiến thức lớn hơn và tổng hợp hơn về hệ quả của bom mìn với cộng đồng, và có thể cho phép cải thiện chương trình để phản hồi lại thực tế này.

4.2 Dữ liệu dược thu thập cho ai? Có nhiều người sử dụng dữ liệu tiềm năng như: 1. Cộng đồng hành động bom mìn. Hành động bom mìn tìm cách vượt qua những thách thức đối với sự tái tạo và phát triển mà bom mìn đã tạo ra. Sự phá huỷ bom mìn không phải là ưu tiên quan trọng nhất, mà là xoá bỏ những mối đe doạ mà chúng tạo ra và xoá bỏ những khổ đau mà chúng gây ra.

Page 31: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

4. Tổng quan về thu thập dữ liệu Thu thập dữ liệu kết nối với GDNCBM là một bước quan trọng trong xây dựng chiến lược hành động bom mìn, cung cấp một công cụ qua đó cộng đồng có thể giám sát được tiến độ công việc, nhận các phản hồi của cộng đồng về ô nhiễm bom mìn, và đóng góp vào quá trình phân định thứ tự ưu tiên. 2. Cộng đồng hỗ trợ nạn nhân. Một trong năm thành tố của hành động bom mìn là hỗ trợ nạn nhân, mặc dù về mặt hoạt động, nó có vẻ như là trách nhiệm chủ yếu của ngành y tế và phát triển. Không nên có sự phân biệt giữa nạn nhân bom mìn và các nạn nhân khác, do xung đột hay do tai nạn, vì vậy hỗ trợ nạn nhân của các tai nạn bom mìn trong thực tế là để hỗ trợ hệ thống y tế xét về mặt tổng thể. Chương trình hỗ trợ nạn nhân và hành động bom mìn thường tìm thấy điểm tương đồng là thông qua thu thập và trao đổi dữ liệu. Liên lạc và vận động cộng đồng đi kèm với thu thập dữ liệu GDNCBM cung cấp một cái nhìn tổng quan về tình hình bom mìn và nạn nhân ở cấp độ cộng đồng. Các chi tiết về nạn nhân được ghi lại và thông qua quá trình này nhu cầu của nạn nhân và gia đình họ có thể được đánh giá và chuyển đến các đơn vị hay tổ chức có thể cung cấp các hỗ trợ y tế và tâm lý trị liệu như cần thiết. 3. Cộng đồng phục hồi chức năng/phát triển. Liên lạc cộng đồng và các công việc GDNCBM khác có thể cung cấp công cụ thông qua đó các tổ chức bên ngoài lĩnh vực hành động bom mìn hạn hẹp có thể được xác định và kết nối với cộng đồng cần có sự giúp đỡ của họ. Đối với lĩnh vực hành động bom mìn, GDNCBM và liên lạc cộng đồng, và các nhân viên thực hiện được ở vị trí thuận lợi nhất để phản ảnh và thể hiện nhu cầu của cộng đồng bị ảnh hưởng bom mìn. Bằng cách sử dụng các mối liên lạc và thu thập dữ liệu trong chương trình GDNCBM, hành động bom mìn có thể bắt đầu đáp ứng những nhu cầu lớn hơn của cộng đồng.

29

Bằng cách xây dựng trên cơ sở dữ liệu kinh tế xã hội có được từ khảo sát ảnh hưởng bom mìn (giả sử là có) và cập nhật thông tin thường xuyên, hành động bom mìn có thể đáp ứng được vấn đề bom mìn ở cấp địa phương, vùng và quốc gia.

4.3 Dữ liệu gì cần thu thập

Quy tắc vàng là thu thập tối thiểu dữ liệu cần thiết. Thường có sự cám dỗ là hỏi quá nhiều, có nghĩa là các đội khảo sát thu thập dữ liệu kém chất lượng hơn và thậm chí phân tích cũng kém chất lượng hơn. Chỉ thu thập những gì bạn biết là mình sẽ sử dụng. Có nghĩa là nghĩ thật kỹ ngay từ ban đầu về những thông tin gì bạn cần và sẽ sử dụng. Thông tin bạn cần sẽ thay đổi theo thời gian, và theo bối cảnh. Nếu một đánh giá nhu cầu quốc gia đã được thực hiện, có thể thực hiện thu thập thêm thông tin địa phương để cập nhât bổ sung. Ví dụ, nếu đánh giá nhu cầu đã có thông tin về các nguồn mà người dân dựa vào đó để nhận thông tin về cộng đồng của họ, hãy cố gắng giữ thông tin này liên quan. Nó có thể thay đổi theo thời gian hay hoàn cảnh của người dân. Vì vậy, một cộng đồng trước đây thường nghe đài như một nguồn thông tin chủ yếu thì nay có thể khác nếu bị buộc phải di dời, hay tỵ nạn. Phụ lục 1 cung cấp một ví dụ về dữ liệu có thể thu thập. Trong thực tế, thông tin thu thập được có thể bao gồm một số nội dung nhưng không phải là tất cả, như dược liệt kê dưới đây. Những gì thu thập được rất đặc thù theo bối cảnh, nhưng có thể bao gồm:

Page 32: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu

• Thông tin kinh tế - xã hội. Khi liên lạc cộng đồng được thiết lập, nhận biết về tầm quan trọng của thu thập dữ liệu kinh tế, xã hội cũng được xây dựng, có nghĩa là nghiên cứu sâu về sự ảnh hưởng bom mìn đến một cộng đồng cụ thể, và làm thế nào để những ảnh hưởng đó có thể được giảm đi hay xoá bỏ hoàn toàn. Vì vậy, dữ liệu có thể được thu thập về việc bom mìn đã cản trở cộng đồng (hay một phần của cộng đồng) như thế nào trong việc tiếp cận các nguồn sống như nước, củi và đồng ruộng. Với thông tin này, chương trình GDNCBM/liên lạc cộng đồng có khả năng hỗ trợ cộng đồng đó tốt hơn, tạo liên hệ với các tổ chức PCP cứu trợ, phát triển và các đơn vị cung cấp nguồn lực khác. • Thông tin về sự di chuyển. Dân cư biến động gây ra những thách thức nhất định cho lĩnh vực cứu trợ và phát triển, bao gồm cả GDNCBM. Những người vô gia cư và người tỵ nạn (hay người hồi hương) thường là những người cần GDNCBM nhất và bảo vệ khỏi tai nạn bom mìn. Họ thường thiếu kiến thức về tình hình địa phương, và do hay di chuyển nên họ tăng khả năng đối mặt với sự nguy hiểm của bom mìn trên diện rộng. Thiết kế thông điệp và phương pháp GDNCBM cho các nhóm di chuyển luôn khó khăn: nhưng nếu có thông tin cập nhật về dạng di chuyển, số lượng, vị trí, và cơ chế văn hoá và truyền thông sẽ cho phép thiết kế và hoàn thiện chương trình để hỗ trợ các nhóm dân cư như vậy. 30

• Thông tin tai nạn và nạn nhân. Số lượng nạn nhân và độ tuổi, giới tính và nghề nghiệp của họ, cùng với các chi tiết như tai nạn xảy ra khi nào và nếu có thể thì tìm hiểu nguyên nhân, sẽ rất có ích cho lập chương trình GDNCBM. Thông tin này có thể được sử dụng nhằm đảm bảo nạn nhân bom mìn nhận được các hỗ trợ liên tục, cũng như cung cấp thông tin về phạm vi, địa điểm và loại hình của sự đe doạ. Một mẫu điền thông tin tai nạn có thể áp dụng được đề cập trong phụ lục 3. • Thông tin về hành vi Qua thời gian, người ta cho rằng người dân dẫm lên mìn hay cầm nắm vật nổ là do may rủi. Trong thực tế, lý do các cá nhân bị tai nạn bom mìn rất phức tạp. Một hành vi nguy hiểm của cá nhân dựa trên nhiều yếu tố, một số là cố ý, một số tự nguyện, và một số không hề có hai yếu tố này. Chúng ta có thể chia những người có hành vi nguy hiểm thành năm dạng rộng hơn:

♦ Nhóm chưa có nhận thức (gồm những người không biết gì về mối nguy hiểm của bom mìn);

♦ Nhóm thiếu thông tin (gồm những người có hiểu biết về bom mìn nhưng không biết thế nào là hành vi an toàn);

♦ Nhóm nhận thông tin sai (gồm những người nhận thông tin sai về các hành vi an toàn hay những người cho rằng họ biết về hành vi an toàn);

♦ Nhóm liều lĩnh (gồm những người đã biết về các hành vi an toàn nhưng họ phớt lờ đi); và

♦ Nhóm bị bắt buộc (gồm những người không có lựa chọn nào khác ngoài việc chủ động chấp nhận thực hiện các hành vi không an toàn để sinh sống).

Các hành vi nguy hiểm không cố ý (chưa có nhận thức, thiếu thông tin và nhận thông tin sai) có thể thường là hậu quả của tò mò thông thường hay thiếu kiến thức về mối đe doạ trong thực tế. Điều này thường xảy ra với trẻ em và các cá nhân đang di chuyển như tỵ nạn hay vô gia cư. Kiến thức tổng quan và nhận thức

Page 33: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

4. Tổng quan về thu thập dữ liệu về hiểm hoạ bom mìn là nội dung quan trọng để đánh giá ban đầu. Các thay đổi trong phạm vi tổng thể và nhận thức về hiểm hoạ có thể là một chỉ số quan trọng của sự thành công hay sự tiến bộ. Các hành vi nguy hiểm cố ý (liều lĩnh và bị bắt buộc) phức tạp hơn và vì vậy rất khó cho một chương trình GDNCBM để cải thiện hay thay đổi chúng. Thông tin về sự tin tưởng vào số mệnh, cảm giác không thể bị xâm phạm, muốn mạo hiểm và nhu cầu kinh tế (liên quan đến nội dung kinh tế, xã hội như đã nói) là cần thiết. Đừng bỏ qua vấn đề hành vi nguy hiểm cố ý, nhưng nhớ là một loạt các thông điệp mang tính phủ định “không được” là không đủ. Trong những bối cảnh đó, thông điệp cần thực tế và có thể đạt được, nếu không chúng sẽ mất sự tin cậy và bị bỏ ngoài tai. Bên cạnh đó, bạn cần đảm bảo các thông điệp phải thực tiễn và “có thể làm được” và cung cấp các lựa chọn khác và phản ảnh nguồn lực của dân cư. Nhận thức và hiểu biết của cá nhân về vấn đề bom mìn vì vậy là một nội dung quan trọng để giám sát khi các chương trình GDNCBM/rà phá bom mìn tiếp tục, và khi yếu tố này và các yếu tố kinh tế-xã hội khác bắt đầu đem lại sự thay đổi trong cộng đồng. • Thông tin truyền thông. Nhằm cung cấp thông tin bạn cần để biết người ta nhận thông tin như thế nào. Các kênh truyền thông tin cậy và dễ tiếp cận mà qua đó người dân tiếp nhận thông tin là gì? Khi nào thì hoạt động truyền thông diễn ra (ví dụ, khi nào nguời dân nghe đài, hoặc có thời gian để ngồi lại và nói chuyện)? Có sự khác biệt do tuổi tác và hoặc giới không? Phương tiện truyền thông gì mà người dân không tiếp cận được? Vì sao? Điều này có áp dụng cho tất cả cộng đồng hay chỉ một bộ phận thôi? Đó là bộ phận nào?

31

Đặt những câu hỏi này sẽ làm cho thiết kế chương trình tiếp cận cộng đồng mục tiêu trở nên dễ dàng hơn nhiều. Các nội dung truyền thông được bao gồm trong phần khảo sát kiến thức, thái độ và hành vi (KAP) trong Phụ lục 4. Liên kết với vấn đề này là học vấn. Bom mìn thường ảnh hưởng nhiều nhất tới cộng đồng nông thôn, và thường ở nơi có tỷ lệ mù chữ rộng, học vấn thấp và thường không quen tiếp cận với các loại hình truyền thông bằng chữ viết. Phương tiện điện tử và in ấn vì thế thường không phù hợp, nên các nhóm đối tượng mục tiêu đòi hỏi một tiếp cận dựa vào cộng đồng, liên kết với lập kế hoạch và thiết kế chương trình chính xác. • Phản hồi trực tiếp từ cộng đồng. Lấy được thông tin từ cộng đồng, không chỉ từ lãnh đạo mà từ nhiều thành phần khác nhau, có thể là một trong những cách nhanh và hiệu quả nhất để lấy thông tin về việc chương trình có được đặt mục tiêu đúng và có tác động hay không. Về thực chất, tất cả thu thập dữ liệu là phản hồi gián tiếp từ cộng đồng, vì thế cần nghĩ về sự thiết lập các phản hồi trực tiếp, như thông qua các nhóm tập trung (hoặc một hội đồng hành động bom mìn). Những nhóm như vậy có thể có phản hồi về chương trình theo chu kỳ và xem xét làm thế nào để cải thiện chương trình. Đây là các nhóm chính sẽ sử dụng thông tin của chương trình GDNCBM, và việc tham khảo xem họ họ có thấy chương trình đáp ứng được yêu cầu là một chỉ số về hiệu quả của chương trình. • Các yếu tố hoàn toàn về bom mìn. Lấy được thông tin từ cộng đồng mục tiêu về khả năng của họ trong việc nhận biết bom mìn, và khu vực có thể tìm thấy bom mìn, có thể là một chỉ số bổ sung

Page 34: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu

vào sự thành công của chương trình. Thu thập dữ liệu ban đầu sẽ cho thấy một cấp độ nhất định kiến thức (có thể thấp). Qua thời gian, một chương trình GDNCBM nên có kết quả nâng cao khả năng nhận biết được (và hy vọng là tránh) các khu vực nguy hiểm. Tham chiếu chéo các thông tin này với dữ liệu nạn nhân và kinh tế xã hội sẽ thể hiện tốt nhất xu hướng tai nạn bom mìn đang giảm đi. Vì thế, theo sau việc thu thập dữ liệu ban đầu thông qua quy trình khảo sát, giám sát tai nạn bom mìn là rất quan trọng cho việc dặt mục tiêu và ưu tiên có hiệu quả GDNCBM, như giải thích dưới đây.

Giám sát tình hình nạn nhân

Thông tin về số nạn nhân và hồ sơ của họ rõ ràng là quan trọng, không chỉ cho GDNCBM mà còn giúp đảm bảo sự hỗ trợ tiếp diễn chon nạn nhân. Ví dụ, hỏi những vấn đề như:

♦ Đã có tai nạn bom mìn xảy ra tại nơi này trong vòng một năm? ♦ Ai bị tai nạn? ♦ Họ đã đang làm gì vào thời điểm đó? ♦ Nạn nhân có nhận được hỗ trợ y tế? Nếu có, ở đâu và như thế nào? ♦ Sự hỗ trợ có còn tiếp tục hay không? 32

Một ví dụ về mẫu giám sát tai nạn có thể tìm thấy trong Phụ lục 3. Chú ý là mẫu này được thiết kế cho một quốc gia cụ thể và đơn giản là không thể sử dụng lại y nguyên như vậy trong bối cảnh khác. Tuy nhiên, nó vẫn là một mẫu hữu ích để áp dụng vào trong bối cảnh riêng của bạn.

4.4 Những điều nên và không nên trong thu thập dữ liệu

Có nhiều nội dung thực tiến và mang tính đạo đức liên quan đến thu thập dữ liệu và thông tin từ cộng đồng nên được tôn trọng: • Tránh sự thiên lệch trong thông tin Bạn hỏi ai để lấy thông tin, hỏi ở đâu, và hỏi khi nào sẽ dẫn đến những thiên lệch trong kết quả. Ví dụ, nam giới sẽ có những quan điểm và ưu tiên khác với nữ giới, trẻ em sẽ khác với người lớn và người giàu sẽ khác với người nghèo. Hãy cố gắng đảm bảo dữ liệu và thông tin nhận được từ các thành phần khác nhau trong cộng đồng, chứ không chỉ một phần của cộng đồng. Câu hỏi được hỏi như thế nào, (ví dụ, nếu người hỏi đang vội, giọng điệu hay ngôn ngữ cơ thể sử dụng) có thế thúc đẩy người được hỏi trả lời theo một cách nhất định. Tương tự như vậy, thái đọ của ngưởi hỏi với các nhóm (phụ nữ, trẻ em, dân tộc thiểu số) có thể ảnh hưởng đến câu hỏi được hỏi và câu trả lời. Nên có tập huấn kỹ để giảm thiểu sự ảnh hưởng của những yếu tố này. Khảo sát viên là ai, giới tính, nền xã hội và học vấn của họ, có thể ảnh hưởng đến cách mà người ta trả lời họ. Những người phỏng vấn nên được chọn cẩn thận, tập huấn kỹ và được cung cấp các hướng dẫn về việc làm thế nào để tiến hành phỏng vấn. Cách thức câu hỏi được dịch thuật có thể ảnh hưởng đến ý nghĩa của nó và vì vậy, ảnh hưởng đến câu trả lời nhận được. Ngôn ngữ nên càng đơn giản càng tốt và dịch thuật nên được thực hiện cẩn thận. Một cách tốt nhất là chuẩn bị một người khác dịch lại về ngôn ngữ gốc của nó.

Page 35: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

4. Tổng quan về thu thập dữ liệu • Đảm bảo mẫu đại diện. Điều đặc biệt quan trong là đảm bảo các mẫu mang tính đại diện, nhất là với đánh giá nhu cầu cung cấp dữ liệu ban đầu dựa vào đó thay đổi sẽ được so sánh. Có nghĩa là mẫu nên phản ảnh dân cư nói chung qua giới tính, độ tuổi và bản chất của các vấn đề phải đối diện. • Đừng dựa vào mỗi một nguồn. Việc bạn lấy thông tin càng rộng càng tốt là quan trọng trong việc tránh thiên lệch thông tin. Kiểm tra độ chính xác của thông tin từ càng nhiều nguồn càng tốt – ít nhất là ba nơi, nếu có thể - sẽ giúp bạn có được một sự nhìn nhận rõ ràng hơn và chính xác hơn về tình hình. • Tôn trọng sự bảo mật. Trao đổi về bom mìn và địa điểm của chúng ở một số quốc gia vừa có xung đột có thể rất khó khăn. Thường có sự yêu cầu về bảo mật dối với một số thông tin và tôn trọng điều này là rất quan trọng nếu muốn duy trì sự tin tưởng từ cộng đồng. • Đảm bảo nhận được sự đồng ý. Liên quan đến vấn đề bảo mật, bạn phải giải thích bạn là ai và tại sao bạn thu thập thông tin và bạn sẽ làm gì với thông tin đó. Nếu bạnn muốn lấy ý kiến hay hình ảnh của ai đó, cần chắc chắn là họ biết về việc bạn định làm gì với thông tin đó và rằng họ hài lòng với việc đó.

33

• Cung cấp phản hồi. Khi nào có thể, cung cấp phản hồi cho công đồng mà bạn đã khảo sát. Điều này không chỉ cho họ thấy sự tôn trọng, về thời gian mà họ đã dành cho bạn, mà còn khuyến khích bạn kiểm tra lại dữ liệu của mình. Nó cũng giúp tránh vấn đề cộng đồng phải chịu khả năng “bị khảo sát quá nhiều”, bị hỏi các câu hỏi tương tự nhau một cách thường xuyên mà không hề thấy giải quyết vấn đề nào cả. Tuy nhiên, cần cẩn thận không nên tạo cho họ sự kỳ vọng bằng cách ám chỉ là hoạt động bom mìn sẽ tiến hành ngay. • Cố gắng định hướng chủ đạo thu thập thông tin Qua thời gian, lập chương trình GDNCBM nên tìm cách định hướng chính với các thông tin hoạt động diễn tiến khác, giáo dục, và y tế. Tốt nhất, thu thập thông tin liên tục cũng nên được định hướng theo cách tương tự. Điều này đòi hỏi sự điều phối chặt chẽ hơn với các thành phần khác hơn là trường hợp của hầu hết các chương trình GDNCBM từ trước đến nay. • Chia sẻ thông tin nhận được. Điều rất quan trọng là dữ liệu - một khi được phân tích và đối chiếu — nên được chia sẻ càng rộng rãi càng tốt với cộng đồng hành động bom mìn và các tổ chức cứu trợ/phát triển khác. Từ chối chia sẻ thông tin thu thập được sẽ dẫn đến lập chương trình không đầy đủ, có thể lặp lại sự thu thập thông tin và có thể tạo ra sự kém chính xác của thông tin khi cộng đồng bị bực bội do cứ phải trả lời những câu hỏi tương tự nhau. • Ghi nhận nguồn thông tin. Khi dữ liệu đuợc lấy từ nguồn thứ cấp (nghĩa là ai đó đã thu thập thông tin đó sẵn rồi), thì nguồn gốc của dữ liệu nên được đề cập đến đây đủ như là người sở hữu dữ liệu.

Page 36: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

34

Page 37: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

5. Làm thế nào để thu thập dữ liệu

5.1 Dữ liệu định tính và định lượng

Phần này xem xét các kỹ thuật phù hợp để thu thập dữ liệu. Để có thêm thông tin về nội dung này, xem tài liệu của P. Nichols, Phương pháp khảo sát xã hội học: Hướng dẫn thực địa cho các nhân viên làm công tác phát triển.

35

1

5.1.1 Phương pháp định lượng

Phương pháp khảo sát định lượng thường được sử dụng để thu thập thông tin có thể được phân tích bằng số liệu. Nó đặt ra những câu hỏi như: Ai; Cái gì; Khi nào; Ở đâu; Bao nhiêu; Có thường xuyên? Các chỉ số được hoặc là đếm hay đo lường, hoặc câu hỏi được hỏi theo bản câu hỏi đã thiết kế để câu trả lời có thể được lập thành mã số và phân tích về số học. Ví dụ, một khảo sát định lượng hỗ trợ một chương trình GDNCBM có thể cố gắng tìm ra bao nhiêu thanh niên nhận được thông điệp GDNCBM, bao nhiêu là không, và xem liệu nó có liên quan về mặt thống kê đến tình trạng kinh tế xã hội, giáo dục, độ tuổi, giới tính, khoảng cách giữa các thôn, hay dân tộc. Phân tích thống kê dữ liệu định lượng có thể tạo ra sự mô tả những phát hiện về độ trung bình, tỷ lệ và dãy chỉ số. Điều này rất hữu ích khi bạn cần:

♦ Cung cấp dữ liệu chính xác, ví dụ số chính xác người bị tử vong do tai nạn bom mìn trong năm ngoái;

♦ Có cái nhìn tổng thể về dân số, ví dụ phần trăm chính xác bị ảnh hưởng của bom mìn;

♦ Xác định những khác biệt cơ bản trong một địa bàn dân cư, và tìm ra bộ phận dân cư nào bị ảnh hưởng nhiều nhất;

♦ Thủ nghiệm xem liệu có mối quan hệ thống kê giữa vấn đề và một nguyên nhân cụ thể (ví dụ như tỷ lệ tử vong trong một khu vực nhiễm bom mìn);

♦ Tạo ra chứng cứ là một vấn đề nhất định đang tồn tại, hoặc là một chiến lược cụ thể đang đạt được những kết quả khả quan (ví dụ một phòng trào truyền thông GDNCBM

Page 38: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu

đã dẫn đến hiểu biết nhiều hơn về bom mìn); và ♦ Xây dựng thông tin ban đầu có thể được sử dụng sau này để đánh giá tác

động của chương trình GDNCBM. Mặc dù vậy, nó chỉ có thể đạt được những mục tiêu này nếu mẫu mang tính

đại diện, nếu không sẽ chỉ có thể đo lường được tần xuất của nhóm mẫu chọn lựa. Các khảo sát thường là sử dụng công cụ nghiên cứu định lượng. Chúng thường

được sử dụng trong công tác phát triển để: ♦ Xem mức độ và sự phân bố của một vấn đề cụ thể (ví dụ tác động của bom

mìn); ♦ Điều tra tính chất của dân cư (nhưng bạn cần giữ những thuôc tính này có

liên quan, ví dụ như mức độ học vấn là thông tin hữu ích); ♦ Xem mối quan hệ giữa các biến số khác nhau để xem chúng có theo dạng

không (ví dụ độ tuổi hay hoạt động và tỷ lệ thương tích do bom mìn); ♦ Thu thập dữ liệu ban đầu về các chỉ số lựa chọn trong giai đoạn đầu của

chương trình, và có thể so sánh chúng với dữ liệu thu thập sau đó xem liệu chương trình có tác động nào không;

♦ Xác định đối tượng hưởng lợi từ dự án: dữ liệu hộ gia đình có thể sử dụng để biết chi tiết nhu cầu của cộng đồng; và 36

♦ Thu thập dữ liệu dịch tễ học về vấn đề bom mìn: ví dụ xác định dân cư bị đe doạ hay tìm kiếm các xu hướng.

5.1.2 Phương pháp định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính được thiết kế để giúp xây dựng một hình ảnh sâu sắc từ một mẫu dân cư tương dối nhỏ về khía cạnh cộng đồng hoạt động như thế nào, các mối quan hệ chính là gì, và các khía cạnh cuộc sống khác nhau được kết nối như thế nào. Chúng cũng cho thấy người dân nhìn nhận và hiểu tình trạng và vấn đề của họ như thế nào, và các ưu tiên của họ là gì. Nghiên cứu mang tính uyển chuyên, câu hỏi mở và các phát hiện được phân tích khi dữ liệu được thu thập. Điều này có nghĩa là thiết kế nghiên cứu có thể được điều chỉnh theo các phát hiện có ý nghĩa hoặc mới lạ khi chúng được xác định. Nghiên cứu tập trung vào các câu hỏi làm thế nào và tại sao. Ví dụ, một khảo sát định tính hỗ trợ một dự án hay chương trình GDNCBM có thể tìm thấy tại sao trẻ em không tham gia vào các khoá tập huấn GDNCBM, nó cân nhắc kinh nghiệm của các em khi nhận GDNCBM và cố gắng hiểu điều này ảnh huởng tới hành vi của chúng như thế nào. Phương pháp định tính, như thảo luận và quan sát, luôn được sử dụng không chính thức, những kết quả có thể mang tính chất ấn tượng và chủ quan. Tuy nhiên, khi nghiên cứu định tính được thực hiện một cách hệ thống, các phát hiện cũng đáng tin cậy và khách quan như kết quả do phương pháp định lượng mang lại. Nhớ là phương pháp định lượng chỉ đáng tin cậy nếu mẫu đại diện được sử dụng và nếu các cộng cụ được áp dụng một cách nhất quán. Các phương pháp định tính rất hữu ích khi:

♦ Hoạch định một dự án hay chương trình tập trung vào thay đổi hành vi; ♦ Yêu cầu có một hiểu biết thấu đáo một chủ đề trong một bối cảnh cụ thể, ví

dụ tác động của vấn đề bom mìn lên một khu vực nhất định; ♦ Cần thông tin về việc người dân nghĩ gì về tình trạng của họ hoặc một

Page 39: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

5. Làm thế nào để thu thập dữ liệu

vấn đề, và các ưu tiên của họ là gì; ♦ Lựa chọn các chỉ số phù hợp cho thay đổi định tính (ví dụ: nhằm thể hiện

xem liệu một tình hình trở nên tốt hơn hay xấu hơn); và ♦ Có sự thiếu hụt thời gian và tiền bạc (tiếp cận này thường rẻ hơn và nhanh

hơn khảo sát đinh lượng). Quyết định thực chất được quyết định khi nào sử dụng các phương pháp khác nhau. Không một tiếp cận nào trong số hai loại hình trên loại trừ việc sử dụng phương pháp còn lại, và thường thì sử dụng kết hợp cả hai được là tốt nhất. Ví dụ, trong một nghiên cứu định lượng, phương pháp định tính được sử dụng để phát triển một bản câu hỏi phù hợp, nhằm lấy thông tin chi tiết về các chủ đề lựa chọn, và nhằm thăm dò các lý do đằng sau mối quan hệ do khảo sát định lượng đem lại. Tuy nhiên, dù sử dụng phương pháp gì đi nữa, bạn sẽ chỉ có được thông tin phù hợp nếu nghiên cứu được thực hiện một cách hệ thống và với hoạch định, thực thi và phân tích đúng đắn. Khi quyết định phương pháp sử dụng, cần xem kỹ ba nội dung quan trọng: • Thông tin yêu cầu. Nhằm xác định các thông tin yêu cầu, hãy bắt đầu bằng cách hỏi bản thân bạn là bạn muốn tìm hiểu vấn đề gì (ví dụ: bạn có muốn biết mức độ của vấn đề bom mìn hay tại sao một nhóm dân cư cụ thể lại bị đe doạ cao nhất?). Sau đó hãy thảo ra những câu hỏi mà bạn cần câu trả lời (ví dụ: tại sao hầu hết thanh thiếu niên tiếp tục hành vi nguy hiểm?).

37

• Mục tiêu của việc thực hiện. Tiếp đó, cân nhắc xem bạn cần thông tin để làm gì. Nếu bạn cần chứng tỏ một vấn đề với tổ chức hay cơ quan khác, các dữ liệu định lượng được tin tưởng là khách quan, và vì vậy có thể cần để đề nghị hỗ trợ từ các nhà tài trợ. Phương pháp định lượng có thể làm nổi bật ý nghĩa và sự đa dạng, và có lợi ích hơn trong việc hiểu một vấn đề. Nếu mục đích chính là để cải thiện dịch vụ của chương trình hay đánh giá lại việc lập chương trình cho đến thời điểm hiện tại, tiếp cận định lượng có thể sẽ phù hợp hơn. • Sự có sẵn các nguồn lực. Các tiếp cận định lượng thường tốn nhiều chi phí hơn về mặt tài sản, nguồn nhân sự và thời gian. Tiếp cận định tính đòi hỏi các kỹ năng nhất định, đặc biệt là trong phân tích các phát hiện, và có thể dòi hỏi thời gian tập huấn lâu hơn, nhưng có thể dược sử dụng hiệu quả cho một đánh giá nhanh tình hình và phù hợp hơn khi thời gian và nguồn lực hạn chế.

5.2 Nguồn dữ liệu Các nguồn dữ liệu có thể được chia làm hai nhóm: sơ cấp và thứ cấp.

5.2.1 Dữ liệu sơ cấp Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu mà bạn hay tổ chức của bạn đã thu thập được trực tiếp từ nguồn, và bạn đã phân tích và đối chiếu. Các ví dụ bao gồm khảo sát đánh giá nhu cầu, thông tin về nạn nhân và dữ liệu giám sát tiếp diễn.

Page 40: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu

5.2.2 Dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu đã được tập hợp, đối chiếu và phân tích bởi các tổ chức khác, nhưng có ích và liên quan đến nhu cầu của bạn. Ví dụ như thông tin nhận được từ báo cáo chính phủ, dữ liệu dân số, báo cáo hay đánh giá của cơ quan tài trợ của đơn vị khác, báo cáo dự án và dữ liệu ban đầu. Phân tích dữ liệu sẽ làm nổi bật những lỗ hổng, vấn đề cần tiếp tục điều tra và cho bạn một “cảm giác” tốt hơn về tình hình. Dữ liệu bạn có thể cân nhắc bao gồm: • Ở cấp độ cộng đồng. Một vài hay tất cả những nội dung sau có thể là những đầu mối liên lạc hữu ích: nạn nhân bom mìn, lãnh đạo cộng đồng, giáo viên, binh lính, lãnh đạo tôn giáo và tinh thần, già làng, hội phụ nữ, nhân viên y tế, nhà kinh doanh, câu lạc bộ thiếu nhi. Nhớ là cung cấp phản hồi, bạn có nghĩa vụ phải chia sẻ phát hiện với cộng đồng. Nếu cộng đồng nhận thấy lợi ích từ sự chia sẻ thông tin này, họ sẽ sẵn sàng giúp nhiều hơn trong tương lai. Tốt nhất, bạn nên tìm cách thiết lập một nguồn thông tin tiếp diễn, một nguồn mà bạn có thể quay lại và lấy thông tin cập nhật thường xuyên. 38 • Ở cấp độ huyện thị. Bệnh viện và công sở nên được tiếp cận như những nhà cung cấp dữ liệu, đặc biệt là về tỷ lệ nạn nhân và các hỗ trợ tiếp theo. Xu hướng thống kê tai nạn và các vấn đề tương tự có thể xác định rõ hơn ở cấp huyện thị, và thông tin có thể chính xác hơn. Khi thực hiện thông qua một cơ sở, thu thập dữ liệu có thể có độ tin cậy hơn và cung cấp một bức tranh rộng lớn hơn. • Ở cấp độ quốc gia. Các bộ ngành liên quan (đặc biệt là giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội, kế hoạch và nông nghiệp); trung tâm hành động bom mìn (hoặc cơ quan ngang cấp) là những địa điểm tốt để liên hệ, bên cạnh các nhà tài trợ, sứ quán, Uỷ ban Chữ thập đỏ và các tổ chức PCP cứu trợ và phát triển khác. Thêm vào đó, một khảo sát ảnh hưởng bom mìn (LIS), nếu đã được tiến hành, sẽ cung cấp thông tin hữu ích (đặc biệt là về các cộng đồng bị ảnh hưởng trầm trọng); dữ liệu sẽ thường được lưu trữ bởi trung tâm hành động bom mìn quốc gia. Các khảo sát chung sẽ cung cấp dữ liệu về mức độ của sự ô nhiễm bom mìn quanh cộng đồng. Khảo sát kỹ thuật cung cấp thông tin chi tiết về mức độ chính xác của ô nhiễm bom mìn: chúng nhắm đến mô tả chu vi và diện tích khu vực nguy hiểm. Thường thì chúng nên cung cấp chi tiết nhiều hơn về loại bom mìn trong khu vực. Các tài liệu sau rà phá, tiến hành trong sự phối hợp với rà phá bom mìn, nên ghi chép chính xác khu vực đã rà. Các chương trình GDNCBM sẽ cần tham khảo thường xuyên thông tin có sẵn từ kết quả của hoạt động khảo sát hành động bom mìn và theo đó định hướng chương trình. Tuy nhiên, các thông tin cụ thể hơn cho lập chương trình GDNCBM có thể vẫn cần được thu thập.

Page 41: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

5. Làm thế nào để thu thập dữ liệu 5.3 Các kỹ thuật có sự tham gia Phần này xem xét các kỹ thuật có sự tham gia đối với thu thập dữ liệu. Kỹ thuật có sự tham gia là mấu chốt đối với phương pháp định tính trong thu thập dữ liệu, và chủ yếu tập trung vào các phương pháp được phát triển từ đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) và tiếp cận học hỏi và hành động (PLA). Kỹ thuật PLA và PRA là các dạng đánh giá dựa trên sự tham gia của nhiều người khác nhau, không chỉ giới hạn trong cộng đồng bị ảnh hưởng bởi hoạt động trong kế hoạch hay đang tiếp diễn. Sự khác nhau chính là với PLA, sự nhấn mạnh được đặt vào các hoạt động tiếp theo nhằm đảm bảo sự đánh giá dẫn đến thay đổi tốt hơn cho đời sống người dân. Để có thêm thông tin về PRA và thu thập dữ liệu có sự tham gia, xem tài liệu của tác giả L. Gosling và M. Edwards, Các công cụ: Một hướng dẫn thực tế cho giám sát, đánh giá và đánh giá tác động.2 Để có thêm thông tin về kỹ thuật PLA, xem J.N. Pretty và các tài liệu khác, Học hỏi và hành động có sự tham gia: Hướng dẫn cho tập huấn viên.3

Mục đích của PLA và PRA là cho người dân tự phân tích tình trạng của chính họ, với sự hỗ trợ của các nhà nghiên cứu hay thu thập dữ liệu từ bên ngoài, làm cho nó trở thành một công cụ rất hữu ích cho bất kỳ thể loại hoạt động phát triển cộng đồng nào. Bước tiếp cận này hỗ trợ sự làm chủ thông tin bởi bản thân cộng đồng và cũng là một thái độ hoặc triết lý sống cũng như một loạt các công cụ, vì đối với người ngoài, thể hiện sự tôn trọng, hỗ trợ và quan tâm đến cộng đồng là điều rất quan trọng.

39

5.3.1 Các tính chất của tiếp cận PRA Mô tả dưới đây là những tình chất chính của PRA:

Phép đối chiếu tam giác

Đa ngành

Địa điểm Con người

NGUỒN THÔNG TIN

CÔNG CỤ VÀ KỸ THUẬT

Biểu đồ Quan sát

Sự kiện và tiến trình Phỏng vấn/thảo luận

Đội khảo sát

Nam/Nữ Nội bộ/bên ngoài

Phép đối chiếu tam giác là phương pháp kiểm tra chéo thông tin định tính. Thông tin được thu thập theo nhiều cách khác nhau và từ ít nhất ba nguồn để đảm bảo độ tin cậy và chính xác. Điều này được thực hiện bằng cách:

♦ Sử dụng đội đa ngành với các kỹ năng, chuyên môn và góc nhìn khác nhau;

♦ Sử dụng các công cụ và kỹ thuật khác nhau cho việc thu thập và phân tích thông tin; và

Page 42: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu

♦ Thu thập thông tin về vấn đề giống nhau từ các nguồn khác nhau.

Kỹ thuật pha trộn Sử dụng các kỹ thuật khác nhau có thể tạo ra chiều sâu hơn cho thông tin. Ví dụ, quan sát trực tiếp có thể lấy ra được thông tin khác với từ phỏng vấn. Lập bản đồ khu vực cũng có thể làm tương tự.

Đội đa ngành Đội đa ngành khai thác nguyên tắc sử dụng nhân lực khác nhau để nhìn nhận vấn đề một cách khác nhau, hoặc nhìn vào các vấn đê khác nhau, để đạt được sự hiểu biết sâu hơn về tình hình. Tất cả các thành viên nên tham gia vào thiết kế khảo sát, thu thập và phân tích dữ liệu. Phụ nữ nên luôn được tham gia vào đội và nếu có thể thì cả thành viên ở cộng đồng sẽ được phỏng vấn.

Sự linh hoạt và không chính thức Các kế hoạch và phương pháp nghiên cứu là bán cấu trúc (xem dưới đây) và được chỉnh lại theo tiến trình trên thực địa. Điều này cho phép đội theo dõi bất kỳ phát hiện không mong đợi nào và các phương pháp có thể được áp dụng để thích hợp với hoàn cảnh.

Dựa vào cộng đồng. Hầu hết các hoạt động được thực hiện cùng với các thành viên cộng đồng trong phương pháp càng có sự tham gia càng tốt.

Phân tích tại chỗ. Đội khảo sát kiểm tra và phân tích lại ngay phát hiện và quyết định sẽ tiếp tục như thế nào. Bước tiếp cận này dựa trên sự hiểu biết nâng cao là đội này được hoàn thiện theo thời gian và cho phép một sự thay đổi trong vấn đề trọng tâm khi các nội dung công việc nảy sinh.

5.3.2 Phỏng vấn và các kỹ thuật

Phỏng vấn bán cấu trúc Trong tiếp cận này, người hỏi không có bản câu hỏi chi tiết, nhưng có một danh sách các câu hỏi liên quan đề chủ đề quan tâm. Các câu hỏi tiếp theo có thể được thêm vào nếu cần thiết trong khi phỏng vấn, và các câu hỏi khác được bỏ đi khi chúng tỏ ra không liên quan. Tốt nhất, đội phỏng vấn nên bao gồm từ hai người trở nên. Một người hỏi và thảo luận các nội dung liên quan đến người hoặc nhóm được hỏi; người kia ghi chép các câu trả lời. Phân tích phát hiện từ phỏng vấn bán cấu trúc luôn khó hơn là với bản câu hỏi do sẽ có sự đa dạng trong câu trả lời, các vấn đề khác nhau được nêu lên, và câu trả lời thường là dài. Một khả năng khác là cố gắng tổng hợp các câu trả lời thành các ý chính và sau đó tạo ra một số lượng hạn chế các hạng mục. Điều này sẽ giúp quyết định có bao nhiêu người được phỏng vấn đồng ý hay không đồng ý với vấn đề. Nó cũng rất thú vị cho người đọc báo cáo cuối cùng nếu các trả lời và quan điểm đã được phân tích được ghi nhận theo từng từ ngữ.

40

Page 43: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

5. Làm thế nào để thu thập dữ liệu Khi thực hiện phỏng vấn bán cấu trúc, hãy cân nhắc các nội dung sau:

♦ Bắt đầu hỏi bằng cách nói về ai đó hay cái gì đó có thể xác định được; ♦ Tiến hành phỏng vấn một cách bình dân và lồng ghép hỏi và thảo luận; ♦ Nên cởi mở và khách quan; ♦ Cẩn thận dẫn đến những câu hỏi nhạy cảm (ví dụ: tử vong do bom mìn) ♦ Chú ý đến các dấu hiệu và của chỉ không lời ♦ Tránh câu hỏi gợi ý và đánh giá giá trị; ♦ Tránh câu hỏi đóng (câu hỏi có thể chỉ cần trả lời “có” hoặc “không”); ♦ Cố gắng giữ cuộc phỏng vấn dưới 45 phút; và ♦ Đảm bảo phỏng vấn nhóm không bao giờ dài quá hai tiếng.

Hãy cẩn thận! Phỏng vấn không đơn giản, nhất là sau một vài ngày hỏi đi hỏi lại cùng nội dung đó. Tránh các lỗi thông thường như:

♦ Không nghe được chính xác; ♦ Đạt lại câu hỏi tương tự; ♦ Giúp người được phỏng vấn trả lời câu hỏi; ♦ Hỏi mơ hồ và thiếu nhạy cảm; ♦ Không đánh giá được câu hỏi (nghĩa là tin tất cả những gì bạn được bảo) ♦ Hỏi các câu hỏi định hướng (nghĩa là câu hỏi sẽ dẫn đến câu trả lời theo hướng

cụ thể) 41♦ Để cuộc phỏng vấn diễn ra quá dài; ♦ Làm rộng quá mức cần thiết các phát hiện; ♦ Dựa quá nhiều vào các câu trả lời từ những người giàu có hơn ở cộng đồng,

hay từ nam giới, hay người có học vấn cao hơn; ♦ Bỏ qua thông tin không phù hợp với quan niệm ban đầu của họ; ♦ Coi trọng quá mức dữ liệu dịnh lượng trong câu trả lời; và ♦ Ghi chép thiếu sót.

Để có thêm thông tin về phỏng vấn bán cấu trúc, xem ví dụ về hướng dẫn tập huấn PRA bởi Theis và H. Grady, Đánh giá nông thôn có sự tham gia cho phát triển cộng đồng: hướng dẫn tập huấn dựa trên kinh nghiệm ở Trung Đông và Bắc Phi.4

Phỏng vấn cá nhân Một tập hợp dân cư có thể được phỏng vấn về một chủ đề nhằm phát hiện ra một loạt các thái độ, quan điểm, và cách cư xử. Hãy cẩn thận lựa chọn người được phỏng vấn để có một tập hợp tốt, và tránh phỏng vấn chỉ một bộ phận của cộng đồng, chẳng hạn như chỉ phỏng vấn những người có học vấn cao hơn. Khi hỏi trong ngữ cảnh cá nhân, câu trả lời có thể mang tính cá nhân hơn là phỏng vấn nhóm và có thể lộ ra những quan điểm xung đột hay sự khác biệt.

Phỏng vấn những người cung cấp thông tin chủ chốt Phỏng vấn những người già, giáo viên, hay công chức có thể cung cấp nhiều thông tin khách quan hơn, hoặc một sự tập trung các thông tin có nhiều hiểu biết. Những người này sẽ rất có thể trả lời được các câu hỏi về kiến thức, thái độ và hành vi của người khác và đưa ra quan điểm chung về cách mà các vấn đề khác nhau tác động đến cộng đồng. Họ nên nhận được chủ đề câu hỏi từ trước nhièu ngày để sắp xếp suy nghĩa của họ. Người làm nghiên cứu phải cảnh giác với các dấu hiệu mệt mỏi hay quan ngại về cạnh tranh. Sử dụng cẩn thận danh sách đã chuẩn bị, nhưng giữ các câu hỏi mở. Những

Page 44: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu

người thuộc nhóm này có thể thích đưa ra thông tin trong một nhóm nhỏ để tránh sự nghi ngờ của cộng đồng. Các thành viên cộng đồng cũng có lợi từ việc nghe những ý kiến này.

Phỏng vấn nhóm và thảo luận Phỏng vấn một nhóm người với nhau cung cấp một tiếp cận với quan điểm, vfa nhận thức của nhiều người cùng một lúc, trong khi cũng cho phép kiểm tra chéo thông tin tại chỗ. Nhóm không nên lớn hơn 20-25 người. Phỏng vấn nhóm không có lợi cho việc lấy các thông tin nhạy cảm, và nó đòi hỏi một người dẫn chương trình có kinh nghiệm nhằm khuyến khích mỗi cá nhân phát biểu để tránh một hay hai người làm chủ buổi thảo luận, nhằm làm cho buổi thảo luận mang tính tập trung và tóm tắt các ý chính.

Thảo luận nhóm tập trung Đây là một nhóm nhỏ (6 đến 12 người) được mời đến thảo luận về chủ đề một cách chi tiết và có thể là một bổ sung tốt với một hoạt động mang tính đại diện như một bản đồ, biểu đồ hay ma trận. Những người cung cấp thông tin chính có thể thường hình thành phỏng vấn nhóm tập trung.

42 Nhóm tập trung có thể hữu ích cho việc nghe từ những người không phát biểu tại các buổi gặp đông người (như phụ nữ và trẻ em) hoặc những người ngoài lề cộng đồng (ví dụ: người nghèo hoặc du mục). Người dẫn chương trình phải giữ buổi thảo luận (như cái tên đã nói lên ý nghĩa này) “tập trung” và nên ngăn chặn các cá nhân làm chủ buổi thảo luận. Để thảo luận nhóm thành công, bạn cần:

♦ Một địa điểm thuận lợi; ♦ Không bị gián đoạn; ♦ Một không khí bình dân; ♦ Sự tin tưởng giữa người tham gia và người dẫn chương trình; ♦ Sự hiểu biết và nhất trí trong nhóm về lý do cho cuộc thảo luận; và ♦ Một phương tiện hiệu quả ghi chép lại nội dung cuộc thảo luận.

5.3.3 Quan sát trực tiếp Hoạt động này có nghĩa là quan sát sự kiện, mối quan hệ và hành vi một cách hệ thống và ghi chép những quan sát này. Đây là một phương pháp tốt để kiểm tra chéo câu trả lời. Danh sách câu hỏi có thể được sử dụng để đảm bảo các yếu tố được đề cập, nhưng đảm bảo bạn để dủ khoảng trống cho việc ghi nhận những nội dung ngoài dự tính. Có thể sẽ học hỏi được nhiều bằng cách quan sát đơn giản. Sẽ tốt hơn nếu đội khảo sát có thể đặt thời gian thêm để chia sẻ những quan sát, kết luận và phát hiện. Quan sát thường tạo ra thêm những điều tra. Quan sát kèm theo sự hướng dẫn của địa phương thường đi trước bất kỳ sự đi vào khu vực hiện trường nào vì phải đợi sự đồng ý của dịa phương. Tốt nhất là tạo ra thói quen nhớ lại và ghi chép sau đó.

Đi thực địa ngẫu nhiên Thường được thực hiện sớm trong nghiên cứu, ngay khi nghiên cứu viên cảm thấy có thể làm được. Chợ địa phương là địa điểm lý tưởng để dừng chân đầu tiên, vì nó đem lại một bức tranh hữu ích về những gì người dân sản xuất, mua và bán,

Page 45: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

5. Làm thế nào để thu thập dữ liệu giá cả, và các tiêu chí lựa chọn. Nhưng cũng rất tiện ích cho suốt quá trình nghiên cứu khi đặt ra các giai đoạn cho việc quan sát ngẫu nhiên.

Quan sát có cấu trúc, đếm (định lượng) Quan sát định lượng có thể gặt hái thông tin ban đầu hữu ích về các tính chất vật lý: có bao nhiều thửa ruộng đã được khai thác?; có bao nhiều gia đình chăn nuôi gia súc? Những thông tin như thế có thể là một sự kiểm tra có ích về những gì người dân nói với bạn. Ví dụ, không phải là điều xa lạ đối với người nông dân khi ước tính nhiều hơn diện tích khu vực họ cày cấy (và do đó ước tính thấp hơn số sản lượng gặt hái được trên đơn vị diện tích).

Quan sát có cấu trúc, mẫu (định lượng và định tính) Sau khi nhận được thông tin về tổng dân số, quan sát mẫu cấu trúc có thể được tiến hành cho ước tính định tính hay định lượng. Thiết kế và kinh nghiệm nghiên cứu cụ thể sẽ ảnh hưởng đến những gì sẽ được mô tả hay tập hợp thành số liệu, nhưng có thể bao gồm những chủ đề như sức ép chăn thả gia súc hay các đặc tính cày cấy khác.

43Quan sát cắt ngang Cắt ngang là các biểu đồ của khu vực đất sử dụng chính trong khu vực. Chúng được xây dựng bằng cách di dọc theo suốt khu vực với những người cungcấp thông tin chính sử dụng quan sát trực tiếp để ghi nhận đặc tính và tính chất của vùng đất. Thường được thực hiện sớm trong nghiên cứu hiện trường, một quan sát cắt ngang đem lại cả cái nhìn tổng quan cề thực địa và cơ hội thực hiện quan sát có cấu trúc về nguồn lực tự nhiên và hoạt động của con người. Điều này rất quan trọng để hiểu về sự năng động của nền tảng kinh tế xã hội trong cộng đồng— và vì thế có bao nhiêu bom mìn có thể ảnh hưởng đến cộng đồng đó. Khi trình bày một cắt ngang, một số thông tin bổ sung sẽ có ích ghi vào như ghi chú hay nhận xét. Cần ghi lại ai đã đi vào khu vực vào thời điểm nào, và vào mùa thời tiết nào (và có lẽ vào thời gian nào trong ngày hay trong tuần). Dĩ nhiên, nó có thể đi kèm với phỏng vấn ngẫu nhiên tại thực địa, thu thập tên địa phương về mọi vật liên quan..vv. Một cắt ngang có thể cung cấp cho nghiên cứu viên với một tiếp cận nhanh đến các thuật ngữ địa phương và sự phân loại các loại hình đất đai cây cối, chỉ số loại đất hoặc hay độ bền của hệ sinh thái, và các chỉ số hoặc quan sát sự bào mòn đất đai. Khi sử dụng các đội khảo sát, điều quan trọng là tiêu chuẩn hoá các kỹ thuật vì người khác nhau sẽ có quan điểm khác nhau. Một cách để làm điều này là trong khi tập huấn, làm bài tập trong đó mọi người quan sát một hiện tượng chung và ghi chép lại. Sau đó, so sánh các ghi chép, xem sự khác biệt giữa các ghi chép, và nhất trí về làm thế nào để tiêu chuẩn hoá và bao gồm cái gì.

5.3.4 Xếp loại và chấm điểm Nội dung này liên quan đến vấn đề vị trí cộng đồng được thảo luận the thứ tự quan trọng hay ưa thích, và có thể thể hiện những khác biệt chính trong dân cư. Nó là công cụ hữu ích cho ghi chép những ưu tiên giữa các nhóm khác nhau,

Page 46: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu

và có thể dẫn đến thêm các câu hỏi hữu ích (như “tại sao X lại có nhiều vấn đề hơn Y?”). Một số loại hình xếp loại khác nhau gồm:

Xếp loại theo ưu thích Đây là hình thức người dân chọn lựa ưu tiên. Nó có thể là một phương tiện giúp hiểu được lý do của vấn đề địa phương. Nó sẽ có ích nếu chính các thành viên trong nhóm tạo ra danh sách (trong ví dụ dưới đây, cột “tiếp cận với”). Cho mỗi người một phiếu bầu/hòn đá/hạt đậu (trong ví dụ dưới là ký hiệu “*”) cho mội hàng và họ đặt phiếu bầu vào bất kỳ cột nào mà họ muốn, lặp lại việc này với mỗi hàng. Vào cuối giai đoạn này, sẽ thấy rõ mỗi nguồn lực có thể được tiếp cận tốt như thế nào. Không được Dễ Trung bình Khó Tiếp cận trường họ ** *** * cTiếp cận cơ sở y tế ** *** * Tiếp cận chợ * ***** Tiếp cận các hoạt động nâng cao thu nhập **** ** Đối với ví dụ trên, tiếp cận với chợ và nâng cao thu nhập tỏ ra rất khó khăn—cho thấy các nguồn lực chủ yếu đã bị chận lại đối với cộng đồng này. Phát hiện này có thể sau đó được theo dõi bằng câu hỏi “tại sao”.

44

Xếp loại theo cặp Mục đích ở đây là tìm ra cái gì là quan trọng hơn trong hai thứ. Trong kỹ thuật này, mỗi hạng mục trong danh sách được so sánh với mỗi tuỳ theo một tiêu chuẩn riêng lẻ, xếp loại cuối cùng xuất hiện từ một tổng số các số của hạng mục được chọn. Ví dụ, hỏi người dân Hoạt động nào trong hai hoạt động này là nguy hiểm hơn trong vùng này? Kiếm Lấy củi Làm ruộng Chăn gia súc nước Kiếm củi — củi chăn gia súc củi Làm ruộng — chăn gia súc nước Chăn gia súc — chăn gia súc Lấy nước — Với ví dụ này: chăn gia súc được chọn 3 lần: xếp hạng A kiếm củi được chọn 2 lần: xếp hạng B lấy nước được chọn 1 lần: xếp hạng C làm ruộng được chọn 0 lần: xếp hạng D

Phân loại ưu tiên trình tự Đây có thể là một kỹ thuật hữu ích cho việc quyết định sao chép lại một chiến lược. Nó bao gồm hỏi người dân sẽ xử lý thế nào, ví dụ như để đối đầu với sự căng thẳng. Nếu bom mìn làm nhiễm cánh đồng của bạn và bạn quá sợ hãi không trồng trọt được, bạn sẽ làm gì? Nếu chiến lược x thất bại, bạn sẽ làm gì? Và tiếp tục ghi chép vào danh sách theo thứ tự kém hấp dẫn dần.

Page 47: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

5. Làm thế nào để thu thập dữ liệu Theo cách này, một danh mục được tạo ra trong đó có thể bao gồm chẳng hạn như: sử dụng thức ăn chống đói, vay mượn lương thực từ bà con, sử dụng thức ăn dự trữ, làm công, di tản đến nơi có việc làm, thực hiện mùa vụ vào mùa khô, bán gia súc, vạy mượn từ tiểu thương, bán tài sản gia dụng, thế chấp đất, di tản nhận cứu trợ, bán đất, cứ tiếp tục làm ruộng, hay di tản vĩnh viễn. Dĩ nhiên, không phải tất cả các lựa chọn sẽ dàng cho tất cả mọi người, và các hoàn cảnh xã hội văn hoá khác nhau sẽ ảnh hưởng đến phân loại ưu tiên.

5.3.5 Bản đồ và biểu đồ

Biểu đồ là một mô hình đại diện thông tin một cách dễ hiểu — một hình thức đơn giản hoá hiện thực. Biểu đồ rất hữu ích vì:

♦ Biểu đồ lược giảm thông tin phức tạp; ♦ Hoạt động xây dựng khuyến khích người dân phân tích dữ liệu mà họ

đang sử dụng; ♦ Biểu đồ hỗ trợ cho truyền thông; ♦ Chúng kích thích thảo luận; ♦ Chúng thúc đẩy sự đồng thuận giữa các đội viên; và ♦ Chúng rất mang tính tham gia và đem lại một cách hiệu quả để cộng đồng

tham gia vào.

45

Bản đồ Thông thường, bản đồ là một trong những hoạt động phổ biến và thành công nhất. Một bản đồ lớn trên hiện trường có thể được thực hiện bởi đội khảo sát, sử dụng bất cứ vật liệu tự nhiên gì mà họ có. Vẽ bản đồ do một nhóm bao gồm cả nam nữ giới và trẻ em sẽ rất thú vị; các nhóm khác nhau trình bày các thức khác nhau về những gì là quan trọng nhất đối với họ. Sự khác biệt về bản đồ phản ảnh sự xung đột trong cộng đồng trong việc quản lý nguồn lực tự nhiên. Tốt hơn là không biểu hiện quá nhiều thứ trên cùng một bản đồ mà lập nhiều bản đồ biểu hiện nhiều loại hạng mục.

Bản đồ về chủ đề cụ thể Có những bản đồ trình bày một chủ đề riêng hoặc một tập hợp các chủ đề, ví dụ như đất, nước. Bản đồ dạng này là một cách hữu hiệu để liên kết kiến thức cộng đồng với kiến thức chính thống.

Kế hoạch nông trại và chăn nuôi Kế hoạch nông trại cung cấp nhiều thông tin về loại hình mùa vụ, mong muốn mùa vụ, và có thể dẫn đến các thảo luận về chiến lược. Bản đồ chăn nuôi cũng là sự trình bày quan trọng cho thảo luận về quản lý, các đơn vị quản lý tài sản, kích cỡ đàn gia súc, chuẩn bị chăn nuôi và các khía cạnh xã hội của đàn gia súc.

Biểu đồ hàng ngày Liên quan đến so sánh hoạt động hàng ngày của các nhóm người khác biệt và sự thay đổi theo mùa lặp đi lặp lại. Điều này giúp xác định thời gian thích hợp để gặp gỡ và tập huấn.

Page 48: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu

Lịch mùa vụ Đây là cách đại diện cho những thay đổi theo mùa, sử dụng đất đai, các hoạt động nâng cao thu nhập, di chuyển, dinh dưỡng..v.v.. Chúng có thể giúp xác định thời gian không thuận lợi và thời gian tốt nhất trong năm cho một hoạt động phát triển, bao gồm cả rà phá bom mìn. Dưới đây là một ví dụ về lịch mùa vụ.

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Dạng mùa vụ

Trồng bắp Xử lý Cày bừa Thu hoạch bắp Trồng Làm cỏ Nhặt

Gia súc

Chăn giá súc gần nhà Chăn gia súc xa nhà Chăn giá súc gần nhà

Kiếm thực phẩm hoang dã

Loại A (VD: xoài) Loại B Loại C

Thực phẩm có sẵn

Lao Nhu động cầu (Nam) Lao Nhu động cầu (Nữ)

Di cư Nhu cầu địa phương cao Nhu cầu cao – làm ruộng Nhu cầu thấp hơn Nhu cầu cao (Tìm thực phẩm hoang dã)

46

Biểu đồ Venn Biểu đồ Venn thường được thực hiện với các tấm thẻ với kích cỡ và màu sắc khác nhau, được đặt trong mối quan hệ với nhau để chỉ ra các cơ quan và cá nhân chính trong cộng đồng. Các vòng tròn khác nhau chỉ ra các cơ quan và cá nhân. (Xem hướng dân 6 để có thêm chi tiết về biểu đồ Venn ). Khi các tấm thẻ tách biệt thì không có sự liên lạc với nhau. Khi có sự liên lạc giữa các tấm thẻ, thông tin đi lại giữa chúng và khi có sự trùng lập, thì có một mối liên hệ chặt chẽ, có thể chỉ ra sự hợp tác trong việc ra quyết định. Sự trùng lập càng lớn, mối liên hệ càng chặt. Biểu đồ Venn rất có ích cho việc chỉ ra cơ quan chính yếu nào có thể hỗ trợ cho phát triển dự án giáo dục. Nam, nữ giới, giàu nghèo, già trẻ, đều có thể tạo ra các biểu đồ khác nhau, và sự khác biệt thường là mang tính xây dựng. Bài tập này có thể dẫn đến những phỏng vấn sâu với những người cung cấp thông tin chính hay nhóm tập trung, và quan sát người tham gia.

Biểu đồ nguyên nhân Trong biểu đồ nguyên nhân, người ta thường rút ra sự liên hệ giữa các sự kiện khác nhau hay những phát hiện và đưa ra những giải thích của họ về việc vì sao chúng có liên hệ với nhau. Điều này có thể đóng góp cho việc phát triển một hiểu biết về việc bom mìn tác động đến cộng đồng như thế nào. Xem tài liệu của J.K. Rennie và N.C. Singh, Khảo sát có sự tham gia cho sinh kế bền vững: Huớng dẫn cho Dự án thực địa về các chiến lược ứng dụng.5

Page 49: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

5. Làm thế nào để thu thập dữ liệu 5.3.6 Kỹ thuật PRA với trẻ em

Kỹ thuật PRA có thể sử dụng để tìm ra thông tin về trẻ em từ người lớn, những việc tìm ra thông tin từ bản thân trẻ em về cuộc sống của chúng, suy nghĩ và mong đợi cũng quan trọng. PRA với trẻ em dựa trên phát triển báo cáo giữa trẻ em và các thành viên trong đội khảo sát. Kinh nghiệm đã cho thấy tập huấn trong việc trao đổi thông tin với trẻ em, phát triển trẻ thơ, và nhận thức về lứa tuổi, giới là rất cần thiết cho việc sử dụng thành công kỹ thuật này. Quan sát có sự tham gia, phỏng vấn nhóm, vẽ tranh và bài hát đã chứng tỏ là rất thành công khi làm việc với trẻ em. Đảm bảo rằng bạn có được sự đồng ý đầy đủ từ trẻ em và cha mẹ chúng trước khi làm việc với trẻ em.

5.4 Kỹ thuật phỏng vấn

Phần 5.3 về kỹ thuật có sự tham gia đã thảo luận về việc người phỏng vấn hay nghiên cứu và thu thập dữ liệu nên thu thập thông tin như thế nào khi tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc. Dưới đây là một danh mục trích ngang cho kỹ thuật phỏng vấn tốt khi sử dụng bản câu hỏi viết.

47 Người phỏng vấn nên:

1. Giới thiệu bản thân (sử dụng cách chào hỏi truyền thống nếu phù hợp), giải thích lý do tại sao mình đến đây, và mục tiêu của phỏng vấn là để tìm hiểu…

2. Tạo một không khí thân mật, hỏi thăm về gia đình … 3. Tôn trọng người khác. 4. Nhìn vào họ và cười để họ cảm thấy thoải mái. 5. Lắng nghe những gì người được phỏng vấn nói ngay cả khi nó không liên

quan đến thu thập dữ liệu. 6. Cho người được phỏng vấn thời gian để nghĩ và trả lời. Đừng lo về

khoảnh khắc im lặng. 7. Cẩn trọng khuyến khích người đó nói nhưng đừng gợi ý sẵn. 8. Điền vào các ô theo câu trả lời. 9. Giữ tỉnh táo và kiểm tra thông tin đưa ra. 10. Tôn trọng quyền giữ bí mật danh tính của người khác. 11. Không để người được phỏng vấn bỏ đi với ý nghĩ sai về những gì đã được

thảo luận, hay khả năng có bất ký hoạt động tiếp theo. 12. Trong mỗi câu hỏi, đảm bảo là bạn hiểu về những trả lời của họ và tóm tắt

lại. 13. Cảm ơn họ trước khi tạm biệt.

Người phỏng vấn không nên: 1. Tỏ ra quá nghiêm trọng 2. Quên là họ không có ở nhà. 3. Chào hỏi quá nhanh. 4. Bắt người được phỏng vấn phải nói. 5. Bỏ lơ những gì người được phỏng vấn đang nói: như vậy là ngạo mạn.

Page 50: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu

6. Lạc hướng câu hỏi như đã soạn sẵn 7. Quên cuời và nhìn vào người khác. 8. Cắt ngang câu trả lời và hỏi tiếp câu hỏi tiếp theo trong danh sách. 9. Trả lời thay cho người được phỏng vấn. 10. Đưa ra những nhận xét về người khác. 11. Đưa ra những lời hứa không trung thực.

5.5 Khảo sát KAP

KAP là từ viết tắt tiếng Anh của “Kiến thức, Thái độ, Hành vi” và đôi khi dược nhắc đến như KAPB, bổ sung thêm “Niềm tin” vào cuối, hay gọi cách khác là KAB, với từ B cuối cùng trong tiếng Anh đại diện cho “Ứng xử”. Về bản chất, một khảo sát như vậy nghiên cứu về: • Kiến thức Cụ thể là kiến thức hiện tại về bom mìn trong cộng đồng như thế nào? Người dân có nhận thức được phương pháp qua đó họ có thể tránh được bom mìn? • Thái độ Điều gì dẫn đến hành vi nguy hiểm? Niềm tin và giải thuyết đằng sau lý do này là gì, hay là do nhu cầu kinh tế dẫn đến hậu quả cố tình hay vô tình thực hiện hành vi nguy hiểm bom mìn?

48 • Hành vi Bao gồm các câu hỏi như:

♦ Các hành vi hiện tại liên quan đến bom mìn là gì? ♦ Bom mìn có được báo cáo không? ♦ Thông tin được phát đi như thế nào? ♦ Điều gì có khả năng dẫn đến thay đổi hành vi và chiến lược gì có thể sử

dụng để tác động đến hành vi nhằm giảm nguy cơ bom mìn? ♦ Cộng đồng thay đổi hành vi của họ như thế nào khi đối diện với tai nạn

bom mìn hay nguy cơ tai nạn bom mìn, hành vi này phù hợp như thế nào? ♦ Ai bị nguy cơ cao nhất và vì thế cần là đối tượng mục tiêu? ♦ Những tác động của hoạt động GDNCBM trước đây đối với cộng đồng là

gì (nếu có) ? Bên cạnh đó, có khả năng một nghiên cứu KAP sẽ điều tra những yêu cầu GDNCBM, đặt ra câu hỏi như:

♦ Mức độ kiến thức GDNCBM hiện tại của cộng đồng bị nguy cơ là như thế nào?

♦ Khu vực địa lý nào đòi hỏi có then các hỗ trợ GDNCBM? ♦ Khía cạnh nào của GDNCBM nên được tập trung trong tương lai? ♦ Kênh truyền thông nào là phù hợp nhất để tuyền truyền GDNCBM?

Thông thường, khảo sát KAP không cố gắng lấy số liệu của bom mìn, mà cố gắng tìm hiểu niềm tin và thái độ của dân chúng bị ảnh hưởng của bom mìn. Nghiên cứu KAP có thể định tính hay định lượng hoặc cả hai. Quyết định sử dụng phương pháp nào cho một trường hợp cụ thể là cân nhắc chúng như hướng dẫn trong Phần 5.1. Hầu hết khảo sát KAP là cắt ngang và được tiến hành trong vùng dân cư lựa chọn ngẫu nhiên. Rất nhiều khảo sát KAP sử dụng bản câu hỏi có cấu trúc để thu thập, nhập và phân tích dữ liệu tương đối trực tiếp. Dựa hoàn toàn vào bản câu hỏi có

Page 51: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

5. Làm thế nào để thu thập dữ liệu cấu trúc đôi khi phải nhận sự chỉ trích do bị cho là phương pháp quá hẹp hòi. Mặc dù một bản câu hỏi khảo sát về bom mìn có thể cung cấp dữ liệu mô tả mang tính định lượng về kiến thức và thái độ, công cụ thường thiếu sự linh hoạt để phát hiện ra những điểm cơ bản cho những thái độ như thế. Tuy nhiên, đây không phải là đặc tính của tất cả các nghiên cứu KAP, nhất là với những ai dựa vào sự lồng ghép các phương pháp. Vì vậy, cố liên kết các phương pháp, ví dụ quan sát người tham gia, phỏng vấn bán cấu trúc, thảo luận nhóm, phỏng vấn người cung cấp thông tin chính để tăng đối đa sự tin cậy của dữ liệu. Phụ lục 4 bao gồm mẫu khảo sát KAP sử dụng trong một khảo sát của UNICEF, được minh hoạ như một dạng tiếp cận KAP. Tuy nhiên, nên cẩn trọng: khảo sát, bản câu hỏi và phỏng vấn nhìn chung ngay cả với những người đã tính đến sự linh hoạt trong thiết kế của họ, chỉ mô tả những hành vi và ứng xử được báo cáo, và câu trả lời thường theo tiêu chuẩn, lý tưởng hay điển hình hơn là thực tế. Phương pháp định lượng ít khi có thể ghi nhận các biển đổi trong hành vi, hoặc thường xuyên hoặc thỉnh thoảng và theo trường hợp, và không thể xác định sự cách biệt giữa hành vi được mô tả và trong thực tế. Bên cạnh đó, một số thiên lệch “hào phóng” khó có thể tránh được xảy ra với khảo sát và phỏng vấn, do người được phỏng vấn thường trả lời theo những gì họ tin tưởng là “đúng” hay theo chuẩn chung. Những thiên lệch như vậy dĩ nhiên thường là một vấn đề trong tất cả các cuộc phỏng vấn, và phải được xử lý cẩn thận, ví dụ như thông qua thử nghiệm trước các tài liệu và tập huấn nhân viên.

49

5.6 Lấy mẫu Lấy mẫu của một cộng đồng dân cư lớn có thể rất phức tạp nếu tìm cách xây dựng những khảo sát ngẫu nhiên, và hợp lý về mặt thống kê, trong trường đó, phương pháp lấy mẫu theo cụm được đề nghi sử dụng. Phần này sẽ cung cấp một mô tả tổng quan về vấn đề cần xem xét khi lấy mẫu và có các ví dụ đa dạng. Để biết thêm chi tiết cụ thể hơn về lập kế hoạch khảo sát, xem P. Nichols, Phương pháp khảo sát xã hội học: Hướng dẫn thực địa cho nhân viên làm công tác phát triển.6

Vào giai đoạn đầu của lập kế hoạch, bạn cần hiểu rõ nhóm người nào mà bạn đang hướng tới. Do đó, bước đầu tiên là hiểu rõ ai nằm trong số dân cư đó. Do bạn không thể phỏng vấn mọi người, bạn cần quyết định bạn sẽ phỏng vấn ai và như thế nào. Bước tiếp theo là quyết định mẫu sẽ có kích cỡ như thế nào. Nhìn chung, mẫu càng lớn, kết quả chính xác càng cao nhưng đồng thời cuộc khảo sát cũng sẽ rất tốn kém. Chi phí thường là yếu tố quyết định, bên cạnh thời gian. Sử dụng bảng dưới đây như một hướng dẫn sơ bộ cho số lượng khảo sát bạn có thể mong đợi nhân viên hiện trường cố gắng hoàn thành mỗi ngày. Số liệu này sẽ chắc chắn phụ thuộc vào địa điểm (thay đổi đặc biệt hay xảy ra ở vùng nông thôn), vào người phỏng vấn có chất lượng như thế nào, và thời gian cần để di chuyển giữa những cuộc phỏng vấn. Số lượng khảo sát hoàn thành Thành thị Nông thôn

Dài (5-10 trang), mất 30–45 phút Ngắn (ít hơn 5 trang), mất 15–30 phút

3-5 5-10

2-3 3-5

Đối với khảo sát có mẫu lớn, khảo sát thực địa nên không quá 10 - 20 phần trăm của thời gian dành cho cả cuộc khảo sát. Thời gian còn lại để dành cho

Page 52: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu

nghiên cứu thiết kế, thử nghiệm ban đầu, in ấn, tập huấn, phân tích dữ liệu, chuẩn bị báo cáo. Cẩn thận ở giai đoạn chuẩn bị, bên cạnh việc quản lý tốt trong quá trình khảo sát, sẽ cải tiến sự tin cậy của kết quả khảo sát bất kể kích cỡ mẫu được sự dụng. Một khi bạn có một ý kiến về kích cỡ mẫu mà bạn có thể có đủ thời gian để thực hiện, bạn có thể nghĩ về mức độ chính xác mà bạn cần. Đối với công việc thăm dò như một đánh giá nhu cầu, bạn đang tìm kiếm để có được “cảm giác” đối với vấn đề, và vì thế một số lượng ít hơn của các phỏng vấn chi tiết hơn có lẽ là sẽ đủ trong khoảng cách từ 30 đến 50 hay tương tự. Các nghiên cứu nhỏ và không chính thức cũng nên tìm cách bao gồm các đơn vị từ tất cả các nhóm nhỏ mà bạn quan tâm, như nông dân, trẻ em hoặc người chăn gia súc. Với mẫu lớn hơn, cố gắng đảm bảo mẫu ngẫu nhiên nếu có thể. Tuy nhiên, trong thực tế, lựa chọn mẫu là một vấn đề mang tính phán đoán hơn là tính toán. Yếu tố chính thường là nhu cầu xem xét riêng rẽ các kết quả của các nhóm nhỏ khác nhau (ví dụ: người chăn gia súc). Do đó, tốt nhất là cân nhắc bảng dữ liệu khác nhau mà bạn có khả năng tạo ra và sau đó ước tính số lượng trong mỗi nhóm nhỏ cho con số mà bạn đang xem xét tổng thể. Bạn sẽ muốn có thể so sánh và đối chiếu kết quả, và vì thế cần đảm bảo kích cỡ mẫu trong mỗi khu vực là đủ lớn để bạn thực hiện được. 50 Có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong việc lấy mẫu và được chia tạm thời làm ba loại: ngẫu nhiên, không ngẫu nhiên và lấy mẫu lặp lại.

5.6.1 Lấy mẫu ngẫu nhiên Lấy mẫu ngẫu nhiên là khi tất cả các đơn vị trong một khu vực mục tiêu có một cơ hội được bao gồm vào trong kích cỡ mẫu một cách bình đẳng và được biết đến. Lấy mẫu ngẫu nhiên bao gồm phân tầng đơn giản và lấy mẫu cụm, và là cách tốt nhất để giảm thiên lệch có lựa chọn từ một khảo sát. Một hướng dẫn chi tiết về thực hiện khảo sát theo cụm được mô tả dưới đây (xem phần 5.7) và được đề nghị ứng dụng như một tiếp cận phù hợp với lấy mẫu ngẫu nhiên.

5.6.2 Lấy mẫu không ngẫu nhiên Khảo sát ngẫu nhiên có nhiều lợi thế về mặt lý thuyết, nhưng trong thực tế, giá trị của nó bị hạn chế bởi chất lượng của mẫu và nhu cầu giảm chi phí thực địa hay hậu cần. Đây là lý do vì sao chọn mẫu không ngẫu nhiên thường được sử dụng. Chọn mẫu không ngẫu nhiên là một dạng bất kỳ của lựa chọn dựa hoàn toàn hay từng phần theo sự dự đoán của nghiên cứu viên hoặc người phỏng vấn. Những mẫu như vậy thường đơn giản hơn với việc công việc liên quan vào xây dựng một phương pháp lấy mẫu không còn cần thiết, và nhiệm vụ tìm kiếm người để phỏng vấn nhanh hơn nhiều và ít tốn thời gian. Nếu bạn đang nghĩ đến một số lượng nhỏ hơn các nghiên cứu theo trường hợp, nên nhớ là lấy mẫu không ngẫu nhiên có ít bất lợi hơn nếu so sánh với lấy mẫu ngẫu nhiên và có nhiều lợi ích hơn. Cách lấy mẫu không ngẫu nhiên đơn giản nhất là mẫu có chủ ý hay có dự tính, trong đó một dự tính được thực hiện với vấn đề cái gì là “tiêu biểu” trong khu vực, ví dụ: chọn hai làng có vấn đề bom mìn mà bạn tin là đại diện cho cả vùng.

Page 53: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

5. Làm thế nào để thu thập dữ liệu Cách tiếp cận này có nghĩa là kiến thức và kinh nghiệm của bạn (được hướng dẫn bởi “chuyên gia” ) là quan trọng, và bạn không có cách nào biết được là liệu khu vực lựa chọn có mang tính tiêu biểu đại diện không. Một hình thức tiến bộ hơn là mẫu chỉ tiêu, trong đó một người phỏng vấn được đưa một chỉ tiêu của một số nhất định các nhóm người (như nạn nhân bom mìn, trẻ em, hay nhóm tuổi khác nhau) để hoàn thành cuộc phỏng vấn, nhưng lựa chọn cuối cùng để phỏng vấn ai là tuỳ thuộc vào bản thân người phỏng vấn. Trong khi có thể đảm bảo là người được phỏng vấn sẽ đáp ứng với các tiêu chí này, họ có thể không phản ảnh là đại diện cho toàn bộ dân cư. Ví dụ, không có sự đảm bảo nào là người phỏng vấn sẽ lựa chọn một nhóm phản ảnh các nhóm xã hội hay kinh tế trong cộng đồng, chẳng hạn như người nghèo hay giàu, hoặc nhóm dân cư. Các vấn đề khác là những thiên lệch xem vào mà không bị phát hiện ra và người phỏng vấn có thể cân nhắc mẫu chỉ tiêu càng ít khoa học hơn và vì thế càng khó chấp nhận hơn là khảo sát ngẫu nhiên. Đối lập lại những thách thức này là thuận lợi của việc sử dụng dễ dàng phương pháp và thúc đẩy nhanh tiến độ thu thập dữ liệu. Một cách ứng dụng khác là nó có thể được sử dụng mẫu bảng phả hệ trong đó toàn bộ gia đình, bao gồm cả người thân được phỏng vấn hơn là theo từng cá nhân và từng hộ gia đình. Tại cộng đồng nông thôn, điều này có thể đam lại sự chiếu ngang hợp lý cộng đồng qua độ tuổi và giới tính.

51

Bên cạnh đó, có mẫu chuỗi hoặc hòn tuyết, trong đó người phỏng vấn do đã có mối liên hệ với một thành viên của cộng đồng mục tiêu (ví dụ nạn nhân bom mìn), hỏi xem họ có biết về bất kỳ đối tượng tương tự và thông qua đó, được giới thiệu liên hệ với một số lượng đông hơn các thành viên trong cộng đồng mục tiêu. Một tiếp cận như vậy sẽ có ích khi tìm hiểu về các nhóm thiểu số nhỏ, hay nhóm thường không nhìn thấy dễ dàng trong cộng đồng như người tàn tật.

5.6.3 Lấy mẫu lặp lại Lấy mẫu lặp lại là một phương pháp trong lấy mẫu không ngẫu nhiên. Nó rất hữu ích cho những thu thập dữ liệu tiếp diễn trong một thời gian dài. Ví dụ bao gồm khảo sát panô, trong đó một nhóm được thiết lập và phỏng vấn thường xuyên trong suốt một giai đoạn: ví dụ, một nhóm nông dân có thể được phỏng vấn trong suốt một mùa vụ gieo trồng. Tiếp cận này giảm công việc liên quan đến lựa chọn mẫu, nhưng nó có một số vấn đề. Ví dụ, nếu các thành viên trong panô không còn sự quan tâm hay quá bận rộn, những thiên lệch có thể xảy ra với kết quả của bạn. Tuơng tự, thay đổi theo thời gian có thể có nghĩa là cộng đồng không còn phản ảnh nhóm nằm trong nghiên cứu của bạn nữa, ví dụ như sau sự trở lại của người tỵ nạn tới một khu vực. Khảo sát lặp lại là một cách để tránh những khó khăn như thế này bằng cách lặp lại toàn bộ quy trình, nhất là với quy trình lựa chọn. Tuy nhiên, điều này sẽ chắc chắn mất nhiều thời gian hơn là khảo sát panô và sẽ cần phải chọn kích cỡ mẫu lớn hơn nếu muốn so sánh chính xác theo thời gian. Trong khi khảo sát panô tự động so sách giữa những nội dung giống nhau, thì trong khảo sát lặp lại các thay đổi theo thời gian có thể bị lẫn lộn với các thay đổi ngẫu nhiên trong mẫu sử dụng, làm cho xu hướng diễn tiến khó xác định. Khảo sát xoay vòng là một sự pha trộn giữa hai kỹ thuật nói trên. Một phần của panô (ví dụ 25%) được thay đổi với một lần đến địa bàn khảo sát. Mội thành viên trong panô được phỏng vấn một

Page 54: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu

tập hợp số lượng thời gian (ví dụ ba lần) và sau đó rời khỏi panô. Bằng cách này, sẽ có ít nguy cơ các thành viên mất đi sự quan tâm trong khi cùng lúc có thể phản ảnh được các thay đổi với panô có nghĩa là các thay đổi trong xã hội.

5.7 Khảo sát theo cụm Phần này mô tả làm thế nào để lựa chọn một cụm mẫu để phỏng vấn. Phần lớn nội dung của phần này được trích, với sự cảm ơn, từ hướng dẫn nội bộ ban hành bởi tổ chức Handicap International ở Pháp. Kỹ thuật lấy mẫu theo cụm được sử dụng khi dân số vượt quá 15.000 người và trải trên một diện rộng. Thường được sử dụng để đo lường tiêm chủng vaccine, kỹ thuật này khá đơn giản, thực tiến và đáng tin cậy. Nó được phát triển và được đề nghị bởi tổ chức Y tế Thế giới. Trong phương pháp này, cái được gọi là “đơn vị thống kê” cho mục đích lấy mẫu không phải là một cá nhân mà là một “cụm ”. Một cụm là một quần thể địa lý được hình thành từ một số nhóm người, thường gặp trong nhà của họ.

Đối với người mang tính “đại diện” của toàn bộ dân số, mỗi cụm phải có một cơ hội ngang bằng nhau trong khả năng được lựa chọn.

1 2 - 7 người 52

2 2 - 7 người 3 2 - 7 người

7 hộ gia đình 4 2 - 7 người 1 CỤM 5 2 - 7 người 6 2 - 7 người 7 2 - 7 người

Trong thực tế, tính toán cho thấy, đối với một dân số tổng thể vượt quá 15.000 người (và có thể là 100,000 dân), 30 cụm mẫu là đủ. Mỗi cụm bao gồm bảy hộ gia đình từ hai đến bảy người.

5.7.1 Lập kế hoạch khảo sát Xác định vùng địa lý của nghiên cứu trên bản đồ và danh sách các thành phố, làng mạc, cộng đồng nông thôn. Đánh dấu chúng vào bảng có ba cột (xem ví dụ dưới đây). Ở cột đầu tiên, đánh dấu tên của các đơn vị địa lý này. Ở cột thứ hai, gần mỗi đơn vị địa lý, đánh dấu số lượng dân cư sống ở đó. (Nếu thông tin không có thì cần một câu hỏi sơ bộ). Nhưng nếu bạn đã ước tính con số có vẻ chính xác, đừng lao vào một cuộc khảo sát tốn nhiều thời gian với lợi ích thiết thực còn là một nghi ngờ khi so sánh với chi phí.) Tổng kết các cột lại vào bên dưới cùng. Trong cột thứ ba, gần mỗi vùng dân số đánh dấu ở cột thứ hai, đánh dấu tổng dân số: chỉ cần cộng mỗi lần n°1 + n°2 rồi n°1 + n°2 + n°3, và tiếp tục như thế. Nó sẽ cho kết quả được gọi là dân số cộng dồn. Bảng dưới đây đưa ra một ví dụ minh hoạ. Ví dụ một đội khảo sát bao gồm hai người và có thể điều tra một cụm một ngày (30 cụm toàn bộ), cung cấp một số lượng đủ và một lịch kế hoạch thích ứng.

Page 55: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

5. Làm thế nào để thu thập dữ liệu

Địa điểm Dân số Dân số CỘNG DỒN

A 752 752 B 329 1,081 C 875 1,956 D 4,230 6,186 E 3,650 9,836 F 825 10,661 G 180 10,841 H 5,640 16,461 I 253 16,734 J 1,320 18,054 K 561 18,615 L 781 19,396 M 1,021 20,417 N 329 20,746 O 560 21,306 P 2,145 23,451 Q 890 24,341 R 2,140 26,481 S 255 26,736 T 366 27,102 U 1,005 28,107 V 465 28,572 W 753 29,325 X 159 29,484 Y 3,571 33,055

TỔNG 33,055 33,055

53 Cung cấp cho người giám sát mà mỗi đội khảo sát phải báo cáo về địa điểm và kết quả về sự điều tra của họ trong mỗi ngày. Đảm bảo kinh phí sẽ bao gồm tất cả chi phí, từ lập bản đồ ban đầu cho đến đánh giá cuối cùng.

5.7.2 Giới hạn mẫu Từ bảng trên, quyết định khoảng cách mẫu bằng cách chia tổng dân số ra làm 30 (nghĩa là số lượng cụm mẫu đã có tính thống kê hợp lý): Đối với ví dụ trong bảng: 33055/30 = 1,102 = khoảng cách mẫu. Sau đó, chọn một số ngẫu nhiên thấp hơn số khoảng cách mẫu này. Số ngẫu nhiên này (ví dụ như một số được chọn lựa bất kỳ) được lấy ra từ một “bảng số liệu ngẫu nhiên”, hay đơn giản hơn, bạn có thể sử dụng một tờ tiền giấy. Mở tờ tiền ra và xem số của nó. Sau đó, ba hay bốn số sau cùng trong số này sẽ là con số ngẫu nhiên của bạn. Số ngẫu nhiên phải tương đồng với hay ít hơn khoảng cách mẫu. trong ví dụ trên, bốn số được chọn ngẫu nhiên phải nhỏ hơn 1,102. Nếu đây không phải là trường hợp phù hợp thì sử dụng ba số cuối cùng của tờ tiền giấy.

Page 56: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu

Ví dụ: 836 Chọn cụm mở đầu: chỉ cần lấy ngôi làng đầu tiên mà dân số cộng dồn tương ứng với hay nhiều hơn số ngẫu nhiên. Trong ví dụ trên, cụm mẫu đầu nằm trong hàng “B”, do dân số cộng dồn của làng này như chúng ta thấy trong hàng là 1,081. Do đó, đây là làng đầu tiên dân số cộng dồn sẽ tương ứng hay lớn hơn số ngẫu nhiên 836. Sau đó, chọn cụm thứ hai bằng cách cộng khoảng cách mẫu (1.102) với số ngẫu nhiên (836). 1.102 + 836 = 1.938. Trong hàng “C” là ngôi làng có dân số cộng dồn nhiều hơn. Vì vậy, cụm thứ hai nên là từ “C”. Lặp lại quy trình này 30 lần, mỗi lần cộng thêm khoảng cách mẫu (1.102) trong ví dụ trên) với con số trước đó. Số ngẫu nhiên không được sử dụng thêm nữa: nó chỉ làm nhiệm vụ giúp việc chọn lựa cụm đầu tiên một cách ngẫu nhiên. Vì vậy, 1.938 + 1.102 = 3.040 (hàng “D” trở thành cụm thứ ba). Sau đó, 3.040 + 1.102 = 4.142 (và “D” lại thành cụm thứ tư). Vì vậy, có thể với một nơi sẽ cho nhiều cụm: điều này được chấp nhận. Nếu việc chọn lựa chỉ dựa vào tên địa điểm (như tên trên các mảnh giấy rút thăm từ trong một cái mũ), thì mỗi nơi sẽ có một cơ hội ngang nhau để được lựa chọn. Sau đó, để mang tính đại diện, mẫu nên giống với dân số chung càng nhiều càng tốt. Dân số chung này không được phân bố đồng đều trên một khu vực, và lấy mẫu theo cụm đã tính đến thực tế này nhằm tránh nhóm dân cư thiểu số có số cơ hội ngang với phần còn lại của cộng đồng.

54

Trong trường hợp khảo sát nạn nhân bom mìn, số lượng cụm có thể tăng lên 10% vì một số khu vực nhất định được lựa chọn ngẫu nhiên sẽ không thể thực hiện điều tra được vì lý do an toàn. Lập ra danh sách các địa điểm (cụm) chọn lựa và lên kế hoạch phỏng vấn theo thời gian và không gian.

5.7.3 Thực hiện khảo sát Đối với mỗi cụm, quy trình là giống nhau: xác định “vùng trung tâm” của địa điểm. Đây có thể chẳng hạn là một tượng đài kỷ niệm, một nhà thờ, chợ, trung tâm văn hoá xã hay ngã ba đường. Bắt đầu từ điểm này, chọn một huớng đi. Để quan sát sự ngẫu nhiên, đặt một cây bút (hay một chai nước) lên mặt đất và quay vòng nó. Đi theo hướng cây bút (hay chai nước) chỉ cho đến ngôi nhà cuối cùng trong làng, đếm số nhà dọc đường đi của bạn. Lấy số cuối cùng của đồng tiền: đây sẽ là “bước khảo sát” của bạn. Nếu, chẳng hạn như, con số này là bốn thì cứ mỗi bốn ngôi nhà trên dường đi về lại vị trí trung tâm sẽ được hỏi. Nếu một trong số những ngôi nhà này không có ai, ngôi nhà ngay bên cạnh sẽ được hỏi. Đôi khi, sẽ không đủ nhà trong một hướng đi. Trong trường hợp đó, người phỏng vấn sẽ quay về nơi họ bắt đầu, khu trung tâm, và lại xoay cây bút và đi theo hướng khác theo đúng quy trình tương tự. Sau khi bảy ngôi nhà đã được phỏng vấn, trong đó người dân có thể trả lời, thì “cụm mẫu đã đủ”. Người phỏng vấn kiểm tra sự hoàn thành các mục trả lời của

Page 57: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

5 . Làm thế nào để thu thập dữ liệu

bản câu hỏi và số lượng nhà đã ghé vào hỏi, và họ điền vào thông tin cho những nơi mà những người này đã được hỏi. Sau 30 cụm, cuộc khảo sát hiện trường coi như đã xong. Và việc còn lại là sử dụng nó… Khảo sát theo cụm không thể áp dụng dễ dàng với dân số dưới 15.000. Để có thêm thông tin, xem hướng dẫn của S.K Lwanga và S.Lemeshow, Quyết định chọn cỡ mẫu trong nghiên cứu y tế: Hướng dẫn thực tiễn.6

5.8 Tập huấn và phát triển công cụ thu thập dữ liệu

Tiêu chuẩn IMAS về nguyên tắc GDNCBM nêu rõ việc tập huấn cho nhân viên thực hiện đánh giá nhu cầu nên đảm bảo mỗi người trong số họ:

♦ Hiểu lý do thu thập dữ liệu và làm thế nào để phân tích dữ liệu; ♦ Nhận thức được các tiêu chuẩn an toàn sẽ được áp dụng khi tiến hành

đánh giá và không bị đặt vào các tình huống nguy hiểm không cần thiết; và

♦ Được cung cấp tập huấn tổng thể, liên tiếp, đặc biệt là tập huấn có sự liên hệ đến tiêu chuẩn thu thập dữ liệu và tiến hành đánh giá nhu cầu.

55 Bạn cũng có thể muốn sự tham gia của các nhân viên trong việc thiết kế nghiên cứu, và trong việc phát triển công cụ khảo sát.

5.8.1 Tuyển chọn nhân sự Chọn nhân sự tham gia thu thập dữ liệu hay khảo sát nhu cầu nên là những người biết đọc viết, và trình độ học vấn càng cao càng tốt. Nếu có kinh nghiệm về thu thập dữ liệu sẽ càng tốt hơn. Họ nên ở độ tuổi và giới thích hợp với cộng đồng nghiên cứu. Cá nhân được xem là quá trẻ hoặc không phải giới tính phù hợp có thể gặp khó khăn trong thu thập dữ liệu sâu. Nhìn chung, thông tin thu thập từ trẻ em và phụ nữ thường được thực hiện bởi nữ giới. Nam giới phục viên từ quân ngũ hay nam giới trung niên nên tốt nhất được tiếp cận bởi nam giới. Rõ ràng là những điểm cụ thể của quan niệm văn hoá dựa nhiều vào hoàn cảnh và cần được xem xét.

5.8.2 Tập huấn nhân sự và thử nghiệm ban đầu Tất cả các đội khảo sát hiện trường cần được tập huấn. Một đội kinh nghiệm có thể nắm vững phương pháp và nội dung của một khảo sát mới trong vòng vài ngày nhưng cũng có thể là lâu hơn. Các đội chưa được tập huấn về kỹ thuật PRA, hay là người mới với lĩnh vực bom mìn có thể cần một thời gian tương đối. Đối với những khảo sát lớn, sử dụng các bản câu hỏi dài và các kỹ thuật phỏng vấn tiên tiến, có thể sẽ cần đến ba tuần, bao gồm cả những buổi làm việc chính thức và phỏng vấn thực hành trên hiện trường. Tập huấn nên bao phủ các khía cạnh của phỏng vấn và câu hỏi, kỹ thuật PLA/PRA (nếu cần thiết), bối cảnh hành động bom mìn nói chúng (và vai trò của nhân viên hiện trường trong khảo sát như là những người thu thập dữ liệu). Tập huấn

Page 58: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu

nên có cả nội dung quy trình nhập và phân tích dữ liệu sẽ được sử dụng, và nhấn mạnh vào lý do thu thập dữ liệu để người phỏng vấn có thể chia sẻ thông tin này trong khi giao tiếp với cộng đồng. Chú ý đến kinh nghiệm và khả năng của nhân viên tuyển dụng hay dđều chuyển để làm công tác thu thập dữ liệu, bao gồm cả phương pháp và chủ đề của các khảo sát trước mà họ đã tham gia. Cần chắc chắn giải thích về nền tảng và mục đích của khảo sát và tầm quan trọng của thông tin mà khảo sát viên có nhiệm vụ thu thập. Đảm bảo là nhân viên tuyển dụng cho cuộc phỏng vấn này có hiểu biết thực tế về đầu ra có thể bao gồm kết quả mong đợi của khảo sát và bất kỳ cơ hội công việc nào có thể đến. Tránh đưa ra những hy vọng giả tạo. Sử dụng phương pháp thực tiễn càng nhiều càng tốt, tránh các bài giảng dài và giữ các buổi tập huấn càng có nhiều giao tiếp càng tốt. Ví dụ, nếu bạn đang giảng về lập bản đồ, một khi phương pháp cơ bản đã được chia sẻ, tổ chức các bài thực hành ngay tại địa phương. Tương tự, các khoá tập huấn là một cơ hội tốt để chuyển các bản câu hỏi sang ngôn ngữ địa phương, vì đây là thời gian mà các nhân viên đang phát triển sự hiểu biết rõ ràng và chính xác về thông tin gì sẽ được thu thập và làm việc này như thế nào. Chuyển dịch ngôn ngữ theo nhóm như cách này thường cho kết quả là có nhiều ý nghĩa hơn và chính xác hơn là gửi mẫu câu hỏi cho một người không liên quan đến quy trình, vì có nhiều những thuật ngữ và tham khảo chuyên môn sẽ xa lạ với những người ngoài lĩnh vực hành động bom mìn.

56

Lập kế hoạch tập huấn dựa trên mẫu câu hỏi, đảm bảo bạn tập huấn về các chủ đề như các định nghĩa cần thiết, huớng dẫn về làm thế nào ghi lại câu trả lời, làm thế nào chọn người để phỏng vấn, phương pháp quan sát, điều khiển và đãn chương trình phỏng vấn nhóm và thảo luận nhóm tập trung cùng với việc đảm bảo sự ngẫu nhiên. Khi đến mỗi chủ đề, đưa ra giới thiệu ngắn, theo sau là câu hỏi, thảo luận và có các bài thực hành. Một bài thực hành hữu ích là phỏng vấn luyện tập. Phương pháp này tốt nhất khi giảng viên đã chuẩn bị một loạt các hỗ sơ chi tiết về những người sẽ được phỏng vấn, bào gồm chảng hạn như lý lịch, công việc, hoàn cảnh gia đình và các thuộc tính khác (như xấu hổ, nói nhiều, không nắm rõ thông tin, quá bận rộn để phỏng vấn). Những đặc điểm này sẽ thử nghiệm khả năng của khảo sát viên. Chia đội ra thành từng cặp hoặc chọn hai người trong khi những người khác quan sát và thảo luận so sánh mẫu phỏng vấn hoàn chỉnh, kiểm tra xem các định nghĩa có được sử dụng chính xác không, bản câu hỏi có được hỏi không và xem khảo sát viên có sự cân bằng thời gian chính xác hay không..v.v. Khi giảng viên tin tưởng vào khả năng của đội, có thể tiến hành thử nghiệm cả chất lượng bản câu hỏi và người phỏng vấn tại hiện trường thử nghiệm có giám sát. Giảng viên nên quan sát mỗi khảo sát viên ít nhất là một lần, thảo luận về cuộc phỏng vấn với họ sau đó và cẩn thận kiểm tra lại bản câu hỏi đã được hoàn thành. Đây là giai đoạn mà khảo sát viên có thể đựa ra hầu hết các hướng dẫn về kỹ thuật phỏng vấn, đặc biệt là tránh các thiên lệch và khuyến khích câu trả lời trung thực và đầy đủ. Giảng viên nên khuyến khích các khảo sát viên có những biểu lộ tỏ ra thông cảm nhưng cũng phải trung lập, cẩn thận không để lộ những mong muốn và cảm giác của riêng mình. Ví dụ, một tiếp cận có thể là không báo cho người được phỏng vấn biết lúc đầu là họ đang tham gia vào trả lời một khảo sát về bom mìn mà chỉ

Page 59: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

5. Làm thế nào để thu thập dữ liệu nói là họ đang xem xét một số vấn đề mà cộng đồng đang gặp phải. Tuy nhiên, đừng quên thông báo cho người được phỏng vấn sau đó về trọng tâm của cuộc phỏng vấn. Thử nghiệm trước bản câu hỏi và phương pháp phỏng vấn có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo là tất cả thông tin yêu cầu cần có được bao gồm, các câu hỏi rõ ràng và dễ hiểu, và chúng liên quan đến mục tiêu của nghiên cứu.

5.8.3 Giám sát và quản lý Khảo sát viên phải làm công việc tương đối khó khăn, thường là trong các điều kiện không thuận lợi. Đạo đức là vấn đề quan trọng. Trong các khảo sát lớn, nhân viên có thể được yêu cầu làm việc trong điều kiện khó khăn, hỏi những câu hỏi giống nhau mỗi ngày. Các điều khoản làm việc phải phản ánh những điều kiện làm việc này, và việc trả công cần ngang bằng với các tổ chức khác. Bạn nên cân nhắc sử dụng khảo sát viên và nhân viên hiện trường một mình, theo từng cặp hay theo đội lớn. Phỏng vấn theo cặp thường rất hiệu quả, nhất là giữa một tổ có một nam và một nữ (nếu điều này phù hợp với văn hoá địa phương). Nếu phỏng vấn đơn lẻ, đảm bảo người phỏng vấn có liên hệ thường xuyên với các thành viên khác để so sánh các ghi chép và giữ không khí làm việc. Ngoại trừ các nghiên cứu nhỏ, ban sẽ cần chọn ra một hoặc hai nhân viên hiện trường có kinh nghiệm làm giám sát. Họ cần được tuyển dụng sớm trong chương trình tập huấn và được cung cấp các kỹ năng bổ sung trong quản lý và giám sát.

57

Cần có đủ các giám sát viên để đảm bảo công việc của mỗi nhân viên hiện trường có thể được kiểm tra ít nhất hai hay ba lần mỗi tuần và tốt nhất là hàng ngày. Nên nói rõ về trách nhiệm của họ và mong đợi gì từ họ. Họ nên chuẩn bị để giải quyết các vần đề gặp phải hàng ngày trên hiện trường, và để giữ liên lạc thường xuyên với người chỉ đạo khảo sát bên cạnh việc kiểm tra các mẫu phỏng vấn được điền vào một cách chính xác. Các vấn đề điển hình bao gồm bỏ sót câu hỏi, ghi chép các câu trả lời không nhất quán có mẫu thuẫn với một câu trả lời khác. Bất kỳ câu trả lời nào có vẻ không hợp lý cũng nên được kiểm tra. Bên cạnh đó, người giám sát nên so sánh công việc của tất cả nhân viên hiện trường. Liệu có một trong số họ ghi nhận một kết quả nào đó có những khác biệt đáng kể không, áp đặt quan điểm của họ lên người được phỏng vấn, hay các trả lời có bị mẫu thuẫn không? Cũng nên cân nhắc địa điểm bạn muốn thực hiện phỏng vấn. Nhà của người được phỏng vấn có nhiều thuận tiện, nhưng có thể không có được sự riêng tư cần thiết. Nhân viên hiện trường nên được khuyến khích để cân nhắc tình huống này. Trong một số trường hợp, phỏng vấn tại nơi làm việc (như ở cách đồng) lại tốt hơn. Tương tự, nếu điều kiện phỏng vấn trở nên xấu đi, chẳng hạn như đông người tụ tập để xem/nghe phỏng vấn thì nên hẹn người được phỏng vấn thời gian sẽ quay trở lại phỏng vấn họ sau. Thiết kế mẫu phỏng vấn có khoảng trống để ghi nhận xét về điều kiện phỏng vấn có thể sẽ có ích trong những trường hợp như thế này. Nhân viên hiện trường cũng có thể mang theo một quyển nhật ký công việc để ghi chép các nội dung cụ thể để thảo luận với giám sát trong thời gian khảo sát. Các đội có sự tập huấn tốt sẽ có những khác biệt lớn về chất lượng của dữ liệu thu thập được trong một cuộc khảo sát. Đảm bảo đủ thời gian cho việc xây dựng năng lực đội khảo sát của bạn. Tập huấn và chuẩn bị không phải là “thời gian phụ” mà nên được coi trong không kém gì bản thân chu trình thu thập dữ liệu.

Page 60: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu

5.9 Tầm quan trọng của giám sát tai nạn bom mìn Giám sát tai nạn (bom mìn) giúp cho việc thu thập, lưu trữ, phân tích, phân phối và sử dụng dữ liệu về tai nạn tiếp diễn một cách có hệ thống. Giám sát này liên quan đến việc sử dụng các bản câu hỏi tiêu chuẩn được phân phát trong bệnh viện, trạm xá và các đơn vị cộng đồng như chính quyền, cảnh sát, hội Chữ thập đỏ, và được tình nguyện viên, đơn vị đã được tập huấn điền đầy đủ vào, và sau đó được chuyển lại cho nơi chịu trách nhiệm lưu trữ dữ liệu một cách thường xuyên. Do tai nạn bom mìn thường diễn ra xung quanh các làng mạc bị nhiễm bom mìn, phương pháp chọn mẫu theo cụm không phải lúc nào cũng hiệu quả trong việc tổ chức một hệ thống giám sát tốt, và một số mẫu “giám sát tại chỗ” có thể cần thiết. Các địa điểm tại chỗ là những nơi cụ thể được chọn cho việc thu thập dữ liệu vì chúng đã được biết là cộng đồng bom mìn. Để xây dựng môt hệ thống giám sát hiệu quả, bạn sẽ cần:

♦ Một định nghĩa chung về tai nạn bom mìn, “định nghĩa trường hợp”; ♦ Một bản câu hỏi tiêu chuẩn để phân phối (xem ví dụ Phụ lục 3); ♦ Một nhân thức chung về phạm vi và địa điểm của vấn đề bom mìn; ♦ Một loạt các cơ sở đơn vị sẵn sàng thu thập thông tin; ♦ Một số tập huấn trọng tâm và năng lực giám sát nhằm đảm bảo sự chính

xác của thông tin; 58 ♦ Một cơ sở dữ liệu trung tâm; và ♦ Một khung mẫu chung cho việc báo cáo thông tin thu thập được.

Hệ thống giám sát thường được thiết lập bởi chính các đơn vị hành động bom mìn, nhưng thông thường, hệ thống làm việc tốt hơn khi phối hợp với cơ quan y tế công cộng, hay các đơn vị đã có sẵn nhằm đảm bảo sự bền vững của hệ thống và cho phép nó theo dõi nhiều chấn thương từ các nguyên nhân không chỉ từ tai nạn bom mìn. Bằng cách này, bạn đang làm tăng giá trị của hệ thống, làm cho nó có sự liên quan đến các lĩnh vực và ngành khác. Nếu một hệ thống nhất quán đã được thiết lập, hệ thống giám sát tai nạn bom mìn là rất cần thiết để hướng dẫn quá trình tiến triển của môt chương trình và thông tin về những thay đổi có thể diễn ra do sự phân định thứ tự ưu tiên. Dữ liệu cũng có thể được sử dụng như một vạch mốc để đánh giá tính hiệu quả của chương trình bằng cách cho thấy những thay đổi trong tỷ lệ tai nạn trong vùng mà bạn hoạt động và một số các yếu tố có thể đóng góp dẫn đến sự thay đổi này. Xem thêm về hệ thống giám sát tại trang web tổ chức Y tế Thế giới (WHO).7

Ghi chú 1 P. Nichols (1991), Phương pháp khảo sát Xã hội học: Một hướng dẫn thực hành cho nhân viên phát triển, Hướng dẫn phát triển số 6 của Oxfam, Oxfam, Oxford. 2 L. Gosling and M. Edwards 1995), Bộ công cụ: Một hướng dẫn thực tiễn về đánh giá, giám sát, kiểm tra và đánh giá cuối kỳ, Save the Children, London. 3 J.N. Pretty, I Guijt, J. Thompson và I. Scoones (1995), Học hỏi và hành động có sự tham gia: Một hướng dẫn cho giảng viên, Viện Quốc tế về Phát triển và Môi trường, London. 4 J. Theis và H. Grady (1991), Đánh giá cộng đồng có sự tham gia cho phát triển cộng đồng: hướng dẫn tập huấn dựa trên kinh nghiệm Trung Đông và Bắc Phi, IIED, London. 5 J.K. Rennie và N.C. Singh (1995), Nghiên cứu có sự tham gia đối với Sinh kế bền vững: Một hướng dẫn cho các dự án về chiến lược thích ứng, Viện Quốc tế về Phát triển bền vững, Winnipeg. 6 S.K. Lwanga và S. Lemeshow (1991), Quyết định mẫu trong nghiên cứu y tế: Một hướng dẫn thực tiễn, WHO, Geneva. 7 www.who.int/violence_injury_prevention/publications/surveillance/landmines/en.

Page 61: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

6. Quản lý thông tin Trong đánh giá nhu cầu và thu thập dữ liệu, thường là quy trình thu thập dữ liệu được chú chú ý đến nhiều hơn. Các vấn đề chỉnh sửa, lưu trữ, và phân tích, các nội dung mang tính hành chính thực hiện sau các công việc “thực tế” đã hoàn thành, có xu hướng bị xem là tẻ nhạt. Tuy nhiên, chỉnh sửa và nhập dữ liệu, lưu trữ, phân tích, và quan trọng hơn cả là sử dụng nó chính xác, đều là những yếu tố rất quyết định tới sự thành công của chu trình tổng thể này.

59

Có dữ liệu được thu thập và lưu trữ nhưng không sử dụng thì thực hiện khảo sát là điều vô bổ và điều đó cũng có nghĩa là cả quá trình thu thập và là sự lãng phí nguồn lực. Quản lý dữ liệu, nhất là việc thu thập dữ liệu, thường được tiến hành bởi nhiều tổ chức tại nhiều địa điểm khác nhau, đòi hỏi có sự tổ chức và tính kỷ luật. Với những thu thập dữ liệu chỉ xảy ra một lần, như khảo sát ban đầu hay đánh giá nhu cầu, các nội dung như quản lý thông tin thường là trực tiếp hơn. Điều này là do có một giai đoạn bắt đầu, giai đoạn giữa và giai đoạn kết thúc (là giai đoạn phân tích và chia sẻ dữ liệu). Với việc thu thập dữ liệu diễn tiến, nhất là nếu giai đoạn này tiếp tục trong thời gian dài và liên quan đến nhiều đơn vị, hoặc được thực hiện trên diện rộng, quản lý và điều kiển dữ liệu thướng phức tạp hơn nhiều. Bên cạnh việc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý thông tin hiệu quả, phần này cũng đưa ra những gợi ý làm thế nào để thực hiện tốt công việc này, và đặt ra câu hỏi mà bạn sẽ cần xem xét khi chỉnh sửa, phân tích và sử dụng dữ liệu.

6.1 Chỉnh sửa và lưu trữ dữ liệu

6.1.1 Nhập dữ liệu

Thông tin thu thập trong các cuộc khảo sát hay thu thập dữ liệu tiếp diễn được biết đến như dữ liệu thô. Nhìn chung, nếu bạn không thực hiện bốn bước sau thì khảo sát sẽ không có ý nghĩa và giá trị gì nhiều:

♦ Kiểm tra kỹ các mẫu và sửa các lỗi;

Page 62: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu

♦ Mã hoá; ♦ Chuẩn bị bảng dữ liệu; và ♦ Làm cho dữ liệu có ý nghĩa (xem Phần 6.2).

Kiểm tra chất lượng dữ liệu thô Thường thì sẽ có một số dữ liệu bị bỏ sót trong nhiều mẫu thu thập: có thể là do câu hỏi đã chưa bào giờ được hỏi, hay người được phỏng vấn đã bị bối rối hay từ chối trả lời. Hầu hết công việc kiểm tra nên diễn ra trên thực địa, khi vấn đề còn mới mẻ trong tâm trí của nhân viên hiện trường, và một nhiệm vụ của giám sát viên nên là kiểm tra các mẫu thu thập của nhân viên hiện trường và làm rõ bất kỹ một vấn đề nào lớn tương tự như thế này. Tuy nhiên, kiểm tra còn có nhiều nội dung hơn như vậy. Một buổi tập huấn lại nên được tổ chức cho đội khảo sát trong đó họ có cơ hội làm sang tỏ vấn đề liên quan đến từ ngữ trong câu hỏi, hay những khó khăn trong câu trả lời. Tương tự như vậy, trong một khảo sát lớn hơn, việc có một hệ thống hồ sơ trong đó một biểu đồ được lưu trữ mô tả các mẫu thu thập thông tin hoàn thành, chúng được kiểm tra và chỉnh sửa khi nào, và sau đó được lập hồ sơ theo khu vực nghiên cứu.

Mã hoá

Khi thiết kế mẫu, điều quan trong là cần mã hoá cho mỗi câu hỏi, đặt mã cho nó bằng một con số hay một chữ cái (chẳng hạn như xem mẫu khảo sát KAP trong Phụ lục 4). Điều này sẽ làm cho nhiệm vụ phân tích dữ liệu dễ dàng hơn. Một bản câu hỏi được thiết kế tốt là điều cốt yếu ngay cả khi bạn sử dụng máy tính hay không để đối chiếu dữ liệu. Các ô được xác định rõ, với các con số bên cạnh sẽ làm cho việc chọn ra các thông tin mã hoá và các giá trị không có thực được dễ dàng hơn. Việc cân nhắc làm thế nào để mã hoá các câu hỏi mở cũng rất cần thiết, nên được tốt nhất thực hiện bằng tay, sử dụng một bảng đếm. Trong quy trình này, bạn làm việc thông qua câu hỏi mở cho mỗi mẫu, ghi vào danh sách mỗi loại câu trả lời mới (nghĩa là những câu trả lời tương tự) khi điều xảy ra. Đếm xem có bao nhiêu lần mỗi câu trả lời bị lặp lại, và khi hoàn thành thì tạo cho mỗi câu trả lời một mã. Thêm vào đó, bạn cần mã hoá dữ liệu bị bỏ qua, thường thì là một mã gọi là “không áp dụng được” hay “không biết”.

Chuẩn bị bảng dữ liệu Trong giai đoạn đầu của thiết kế dữ liệu, cùng lúc với việc soạn thảo bản câu hỏi khảo sát, hãy lập ra một danh sách các biến số để xem xét và chuẩn bị xây dựng các bảng dữ liệu. Dây là kế hoạch lập bảng dữ liệu, và là khung để xây dựng tất cả các phân tích dữ liệu. Lấy ra mội câu hỏi nghiên cứu một lần và quyết định tất cả các bảng áp dụng được với câu hỏi. Ví dụ, nếu một biến số trong bản câu hỏi là công việc của người được hỏi, các biến số khác mà bạn muốn phân tích bên cạnh yếu tố này là giới tính và độ tuổi. Vì thế, bạn sẽ cần lập ra một bảng với các công việc trên một trục và độ tuổi ở trục kia, và rồi thêm một bảng thứ hai với công việc trên một trục và giới tính ở trục còn lại. Đối chiếu các câu trả lời khi bạn nghiên cứu các mẫu câu hỏi để lấy kết quả (xem ví dụ dưới đây).

60

Page 63: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

6. Quản lý thông tin

Nghề nghiệp Độ tuổi

0-12 12-18 18-40 40 + Nông dân 0 6 22 29 Chăn gia súc 8 13 12 0 Buôn bán 0 0 2 3 Công chức 0 0 3 3 Học sinh 7 0 0 0

Nghề nghiệp Giới

Nam Nữ Nông dân 16 35 Chăn gia súc 33 0 Buôn bán 0 5 Công chức 1 2 Học sinh 5 2

Quá trình này dẫn đến sự hình thành cơ sở dữ liệu cho thông tin thu thập được. Điều này có thể được thực hiện thủ công hay bằng máy tính, và các buớc và quy trình của cả hai cách này đều tương tự nhau. Bạn sẽ lựa chọn cách tiến hành như thế nào, sử dụng hệ thống mà bạn quen thuộc và cảm thấy thoải mái hơn. 61

Quy trình nhập dữ liệu vào cơ sở dữ liệu phải được suy nghĩ kỹ do nó là một sự kết nối chính của chuỗi các hoạt động. Việc lập cơ sở dữ liệu là thiết yếu. Bất kỳ hệ thống thu thập và lưu trữ dữ liệu nào cũng phải được thiết kế với những nhu cầu cụ thể của người sử dụng.

6.1.2 Sử dụng máy tính Sử dụng máy tính để nhập và phân tích dữ liệu có rất nhiều lợi thế, đặc biệt là là làm giảm những lỗi chủ quan do con người người mắc phải, đồng thời đẩy nhanh tốc độ xử lý dữ liệu. Điều này hay xảy ra với dữ liệu định lượng. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi người có kiến thức về chương trình cơ sở dữ liệu, và hạn chế vai trò của đội trong việc đối chiếu dữ liệu. Nhiều tổ chức có các kỹ thuật viên máy tính có thể được giao nhiệm vụ xây dựng hệ thống dữ liệu phù hợp và đơn giản trên các phần mềm thị trường đã có sẵn (như Excel™, Access™, Epi-Info và BASE). Với các chương trình có phạm vi nhỏ hơn, chỉnh sửa và lưu trữ dữ liệu có thể được thực hiện trong phòng làm việc và có thể chỉ đòi hỏi một người nhập dữ liệu bán thời gian. Với các chương trình hành động bom mìn lớn hơn, thu thập dữ liệu đóng vai trò chính với Trung tâm hành động bom mìn (MAC) và ở nơi nào có những trung tâm như vậy tồn tại, chúng thường được trang bị nguồn lực đầy đủ. Các Trung tâm hành động bom mìn đang ngày càng sử dụng cơ sở dữ liệu IMSMA (Hệ thống quản lý thông tin hành động bom mìn). Hệ thống này được thiết kế dành riêng cho hành động bom mìn. Hệ thống IMSMA được cung cấp miễn phí cho tất cả các trung tâm hành động bom mìn. Tuy nhiên, có thể phải mất một khoản thời gian và chi phí tương đối để đào tạo kỹ thuật viên làm thế nào để nhập, xử lý và sử dụng dữ liệu. Hệ thống được thiết kế bao gồm các thông tin kinh tế-xã hội về ảnh hưởng của bom mìn. Mặc dù có nhiều phiên bản gần đây về hệ thống bao gồm thông tin cụ thể về GDNCBM, hầu hết thông tin mà hệ thống IMSMA lưu trữ được dành cho việc sử dụng bởi các chuyên gia làm công tác rà phá bom mìn hay những người lập ưu tiên cho công việc rà phá bom mìn.

Page 64: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu

Trong trường hợp bạn không thể tiếp cận được với IMSMA, một phần mềm hữu ích khác để lưu trữ và phân tích thông tin GDNCBM và thông tin về nạn nhân bom mìn là Epi Info. Epi Info là công cụ được thiết kế ban đầu cho chương trình phân tích thực địa nhằm hỗ trợ dịch tế học và các nghiên cứu y tế công cộng khác để tiến hành các điều tra về dịch bệnh. Các chuyên viên y tế công cộng sử dụng nó để tạo ra các bản câu hỏi (mẫu) cho điều tra, nghiên cứu và khảo sát tình hình dịch bệnh, nhập, quản lý và phân tích dữ liệu cả về mặt thống kê và địa lý. Epi Info cũng hữu ích trong việc đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi và nhằm đo lường khái niệm lý thuyết liên quan đến các can thiệp hành vi. Nó có khả năng ứng dụng cho một loạt các bản câu hỏi mang tính thông tin như đánh giá nhu cầu cộng đồng, và đánh giá chương trình. Epi Info có sự thích ứng với IMSMA và cho phép xuất và nhập các hồ sơ dữ liệu dễ dàng. Đây là phần mềm dành cho công cộng, có nghĩa là ai cũng có thể tiếp cận được bằng cách tải chương trình miễn phí về từ trên mạng Internet (www.cdc.gov/epiinfo). Epi Info được dạy như một phần của Dịch tế học thực địa cho khoá tập huân về Hành động bom mìn, được tổ chức hàng năm bởi Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) và UNICEF. Dù bạn có sử dụng cơ sở dữ liệu nào đi nữa, nếu thực hiện một đánh giá nhu cầu hay một quy trình thu thập dữ liệu tiếp diễn, điều quan trọng là cân nhắc thông tin thu thập được có định dạng tương ứng với cơ sở dữ liệu có sẵn hay không. Nếu xem xét yêu cầu cần chia sẻ thông tin càng rộng rãi càng tốt, điều quan trọng là bất kỳ thông tin nào bạn thu thập đều có định dạng tương thích với cơ sở dữ liệu có sẵn nhằm cho phép sự trao đổi thông tin tối đa.

62

Tuy nhiên, trong khi các chương trình phân tích thống kê máy tính là phương tiện tiện ích để trình bày các dữ liệu định lượng như đã nói trên, phương pháp nghiên cứu định lượng (và suy ra cả các chương trình phần mềm), không có nhiều lợi ích khi chúng ta tìm hiểu yếu tố tại sao người dân lại chọn hành vi nguy hiểm. Đây là lợi thế của các khảo sát định tính, và đòi hỏi khả năng của con người để làm cho các dữ liệu trở nên có ý nghĩa.

6.2 Làm cho dữ liệu có nghĩa Phân tích dữ liệu, hay làm cho kết quả có nghĩa, là điều cốt yếu. Phân tích dữ liệu chính xác, xác định các xu hướng và quyết định các tình hình hiên thực chính xác là trọng tâm để bạn có được kết luận mang tính đại diện và đưa ra kiến nghị để đáp ứng nhu cầu của các cộng đồng bị ảnh hưởng. Tốt nhất, nếu thời gian và nguồn lực cho phép, một đánh giá nhu cầu GDNCBM hay thực hành thu thập dữ liệu nên tìm cách phân tích dữ liệu với cộng đồng nơi đã diễn ra sự thu thập thông tin. Điều này sẽ cung cấp các ý kiến và sự rõ ràng thêm cho các kết luận chung. Một chu trình thu thập dữ liệu GDNCBM trong đó phân tích thông tin theo hướng này sẽ chắc chắn hiểu hơn về việc bom mìn ảnh hưởng đến cộng đồng như thế nào, và các hoạt động bom mìn đang xoá bỏ các tác động đấy như thế nào. Phân tích kết quả, nhất là dữ liệu định lượng đòi hỏi xử lý toán học, có thể ban đầu mang lại cảm giác quan ngại. Điều này đặc biệt hay xảy ra nếu phần mềm mà bạn không có nhiều hiểu biết được đem ra sử dụng. Tuy nhiêm cần nhớ rằng, điều quan trọng hơn là sử dụng công cụ thống kê thủ công nếu cần thiết và thực hiện đúng hơn là sử dụng các công cụ sành điệu hơn. Người ta có khả năng không quan tâm nhiều đến công cụ nào sử dụng để có được các thông tin, miễn là thông tin xử lý được chính xác, sử dụng được và dễ tiếp cận.

Page 65: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

6. Quản lý thông tin Hầu hết các phân tích dữ liệu định lượng cho hoạt động GDNCBM sẽ là những mô tả trực diện của cộng đồng mục tiêu. Điều này đòi hỏi xác định và trình bày các biến số về kinh tế-xã hội và các vấn đề bom mìn, bao gồm:

♦ Kiến thức của cộng đồng về bom mìn, hành vi an toàn khi gặp bom mìn; ♦ Số lượng nạn nhân; và ♦ Hành vi và thái độ mang tính chất nguy hiểm.

Điều quan trọng hơn là kinh nghiệm, sự tin tưởng và khả năng thực hiện các xử lý thống kê đơn giản một cách chính xác. Tính toán các bảng dữ liệu một chiều, biến đổi phần trăm, và xem xét mối quan hệ giữa các biến số là những kỹ năng thông thường nhất mà bạn cần sử dụng. Máy tính rất hữu ích khi trình bày dữ liệu và làm cho nó dễ sử dụng hơn. Phần mềm dữ liệu lựa chọn để ghi dữ liệu sẽ quyết định loại hình xử lý có thể được thực hiện, nhưng có khả năng là trù khi bạn thu thập dữ liệu quá lớn và phức tạp, thì các phần mềm tiêu chuẩn như Excel hay tương tự là đủ để phục vụ nhu cầu của bạn. Biểu đồ, và các bảng biểu thống kế là các lựa chọn chung cho việc so sánh các trường số liệu khác nhau (biến số). Nhưng cho dù bạn chọn cách tiếp cận nào đi nữa, điều quan trọng là bạn cần làm nổi bật các yếu tố kinh tế xã hội như hành vi, sự tiếp cận và chất lượng chung của cuộc sống. Những yếu tố này thường không được chú ý hay báo cáo bởi những người thực hiện các phát kiến bom mìn. Những người làm về rà phá bom mìn chẳng hạn, thường tập trung vào sự ô nhiễm bom mìn như địa điểm, bản chất và mức độ của vấn đề. Nhưng các yếu tố kinh tế xã hội lại là điều thiết yếu cho hoạch định ưu tiên và đảm bảo các phát kiến hành động bom mìn, dù là về GDNCBM, rà phá hay hỗ trợ nạn nhân, được tập trung vào nhu cầu thực sự của cộng đồng… và không dựa trên những giả định không đúng sự thật.

63

6.3 Sử dụng và chia sẻ dữ liệu Có một cơ sở dữ liệu được lưu trữ tốt và dễ tiếp cận làm một vấn đề, phân tích nó và chia sẻ các câu trả lời lại là một vấn đề khác. Các mẫu trình bày khác nhau thích ứng cho những người sử dụng khác nhau. Ví dụ, kết quả có thể được chia sẻ một cách thân mật với đối tác, bao gồm cả cộng đồng bị ảnh hưởng. Chúng ta đã thấy các ví dụ về việc làm thế nào để chia sẻ thông tin bằng cách sử dụng các biểu đồ và các kỹ thuật khác nhằm kích thích thảo luận trong phần 5. Mặt khác, khi trình bày báo cáo cho nhà tài trợ, các đơn vị hay cơ quan chính phủ, một quy trình trình bày trang trọng hơn sẽ có thể cần được chuẩn bị, cả bằng văn bản và lời nói. Báo cáo cuối cùng sẽ dưạ vào mục đích của đánh giá hay thu thập dữ liệu và các câu hỏi được chờ đợi có câu trả lời, và báo cáo dành cho ai. Tốt nhất là các điều khoản được thoả thuận ban đầu nên nói rõ các phát hiện sẽ được ghi chép và trình bày như thế nào, và mức độ yêu cầu chi tiết ra sao. Theo hướng dẫn chung thì một báo cáo nên ngắn gọn, được viết bằng ngôn ngữ rõ ràng và đơn giản, và được dịch thuật nếu cần thiết. Một báo cáo dài có thể được làm ngắn lại bởi việc đặt các nội dung liên quan đến phương pháp và chi tiết của phát hiện ra phần phụ lục. Phụ lục 6 cung cấp một gợi ý cho đinh dạng báo cáo viết. Dù sử dụng định dạng gì chăng nữa, những người đọc báo cáo hay nghe bài trình bày sẽ cần các kết luận để có thể dựa trên đó hành động. Một đánh giá sẽ đẫn đến một kế hoạch hoạt động được thiết kế để đáp ứng các mục tiêu,

Page 66: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu

trong khi đó các kết quả của thu thập dữ liệu diễn tiến cho mục đích giám sát, kiểm tra và đánh giá sẽ được sử dụng để xây dựng các kiến nghị về củng cố các mục tiêu và hành vi có sẵn. Sự thể hiện việc các các kết luận đã được rút ra như thế nào là điều quan trọng. Nó có thể có ích trong việc sử dụng nghiên cứu trường hợp hay các cung cấp thông tin của nhiều người khác nhau với nhiều quan điểm khác nhau: những điều này có thể mang lại tình hình thực tế của vấn đề bom mìn và chúng ảnh hưởng đến đời sống con người như thế nào và vì thế là một công cụ hữu ích để làm nổi bật các nội dung chính. Cung cấp một ví dụ về những gì đã được nói chính xác bởi người được phỏng vấn theo từng lời một có thể minh hoạ những điểm quan trọng một cách có hiệu quả, cả trong báo cáo chính thức với nhà tài trợ hay các đơn vị chính quyền, và cả khi phản hồi kết quả với cộng đồng. Một khi bạn đã chia sẻ các kết luận, bạn sẽ phải lập ra các kiến nghị dựa trên các kết luận. Kiến nghị nên nêu ra:

♦ Các hành động gì nên được tiến hành; ♦ Tiến hành như thế nào, bởi ai và khi nào; ♦ Các nguồn lực hay đầu vào cốt yếu nào cần có; ♦ Các khó khăn hay vấn đề có khả năng sẽ phải đối đầu và giải quyết hay

vượt qua chúng như thế nào; và 64

♦ Các hoạt động tiếp theo ngay sau đó cần có để đảm bảo các kiến nghị được thực hiện theo.

Lập kế hoạch chương trình và dự án được trình bày trong Hướng dẫn 3 của loạt tài liệu này. Nhớ là nếu bạn không trình bày dữ liệu rộng rãi và có hiệu quả, nó sẽ khó có khả năng được sử dụng.

Page 67: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

Phụ lục 1. Thông tin cần được tìm trong một đánh giá nhu cầu Phân tích tình hình quốc gia

65♦ Cơ sở hạ tầng; ♦ Thống kê dân số và nhóm dân tộc; ♦ Bối cảnh chính trị ♦ Kế hoạch hành động bom mìn quốc gia (nếu có); ♦ Tình hình của quốc gia/khu vực (khẩn cấp; trong vùng xung đột; sau

xung đột; đang phục hổi; phát triển); ♦ Các nguồn lực có sẵn ở địa hương và thông qua các cơ quan khác (con

người, tập huấn, hậu cần, nguồn vốn tài trợ); ♦ Các can thiệp quốc tế (trong quá khứ, hiện tại và tiềm năng); và ♦ Sự nhận thức của chính quyền trung ương và địa phương về vấn đề.

Các dạng truyền thông ♦ Truyền thông theo hướng truyền thống ♦ Ngôn ngữ và thổ ngữ; ♦ Hệ thống truyền thống về giáo dục; ♦ Tài liệu và các phương pháp quen thuộc vơớidân chúng địa phương; ♦ Cơ chế chínhphủ về việc phổ biến thông tin; và ♦ Mạng lưới truyền thông xã hội.

Mối đe doạ bom mìn ♦ Loại hình bom mìn (các loại hình phổ biến, dạng tồn tại, bẫy mìn); ♦ Kiến thức về điều kiện trong đó bom mìn được gài/thả (loại chiến tranh,

trận chiến tấn công hay phòng thủ, có tổ chức hay ngẫu nhiên); ♦ Dân số bị ảnh hưởng, (địa lý, kinh tế xã hội, dân số) ♦ Loại hình khu vực bị nhiễm bom mìn (trường học, đường xá) ♦ Vị trí các kho vũ khí bị bỏ lại; ♦ Số lượng ước tính bom mìn và sự ngăn cản với người dân; ♦ Báo cáo tai nạn (hồ sơ nạn nhân, loại bom mìn, ở đâu và khi nào); và ♦ Các tai nạn của đàn gia súc (ở đâu, khi nào, như thế nào).

Page 68: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu

Dân số bị ảnh hưởng ♦ Kích cỡ; ♦ Cấu tạo dân số; ♦ Các nhóm nhỏ; ♦ vai trò của nam giới, nữ giới và trẻ em với các nhóm kinh tế khác nhau; ♦ Thái độ văn hoá; ♦ Tín ngưỡng; ♦ cấu trúc quyền lực; và ♦ Trình độ học vấn.

Vấn đề bom mìn địa phương ♦ Thông tin về tai nạn bom mìn:

♦ độ tuổi, ♦ giới, ♦ địa vị, ♦ quân đội hay dân sự, ♦ hành động diễn ra khi bị tai nạn, ♦ địa điểm của tai nạn,

66 ♦ ngày (biến đổi theo mùa, mối quan hệ với sự kết thúc của xung đột); ♦ Khu vực bom mìn được biết đến và bom mìn được gài/thả như thế nào; và ♦ Thông tin về tai nạn với đàn gia súc.

Hành vi hiện tại liên quan đến bom mìn ♦ Hoạt động theo nhóm, bao gồm cả sự thay đổi mùa màng, sản xuất thực

phẩm, gia đình, cộng đồng; tôn giáo; ♦ Hoạt động bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của bom mìn, ví dụ như đường xá

bị hạn chế, các trò chơi của trẻ em bị ảnh hưởng; và ♦ Cơ chế khắc phục hiện có của cộng đồng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi hiện có ♦ Thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến thay đổi hành vi, thái độ với sự cư

xử, bối cảnh xã hội, sức ép, sự tự tin, nhu cầu kinh tế, kỹ năng liên quan; và ♦ Phân tích các yếu tố mang tính xu hướng, khuyến khích và củng cố.

Kiến thức GDNCBM tại cấp độ cộng đồng và thể chế ♦ Các bài học kinh nghiệm rút ra từ các phát kiến GDNCBM hiện có; ♦ Các bài học kinh nghiệm rút ra từ các phát kiến phát triển khác trong quốc

gia, ví dụ như các hoạt động y tế cơ bản; ♦ Kiến thức về các loại bom mìn hiện còn tồn tại và tác động của chúng; ♦ Kiến thức về các hành vi an toàn để giảm thiểu tác động; và ♦ Kiến thức về việc làm thế nào mà bom mìn ảnh hưởng đến đời sống của họ.

Khả năng hiện có ♦ Cơ chế đối phó của cộng đồng; ♦ Các chương trình GDNCBM hiện có; ♦ Các chương trình hành động bom mìn khác; ♦ Sự hỗ trợ của chính phủ cho hành động bom mìn; ♦ Sự hỗ trợ cho nạn nhân bom mìn.

Page 69: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

P

hụ lục

Phụ lục 2. Các yếu tố về khuynh hướng thực hiện hành vi nguy hiểm

1

67 Công cụ này giúp khuyến khích các nhân viên GDNCBM cân nhắc tại sao người ta lại thực hiện hành vi nguy hiểm. Nó giúp các nhân viên GDNCBM xác định tại sao người ta chấp nhận nguy hiểm, và xác định các hoạt động và can thiệp có thể được thực hiện để đương đầu với sự tham gia hoạt động nguy hiểm này. Xem xét các yếu tố thúc đẩy/củng cố trong bảng phía sau. Khi đã xác định rõ yếu tố đó, có thể thiết lập các can thiệp phát triển đề giải quyết vấn đề.

1 Trích dẫn, với lời cảm ơn, từ nghiên cứu của Jo Durham ở Lào.

Page 70: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

Phụ lục

Các

yếu

tố củn

g cố

Khô

ng c

ó hì

nh p

hạt n

ào đối

với

người

cưa

đục

bo

m m

ìn h

ay b

uôn

bán

quân

dụn

g.

Các

thôn

khá

c tr

ong

vùng

cùn

g th

am g

ia v

ào

buôn

bán

phế

liệu

kim

loại

G

iá k

im loại

tăng

lên đá

ng kể

tron

g ha

i năm

qu

a ♦

Ta

i nạn

vật

nổ

do th

áo gỡ

bom

đạn

làm

tăng

gi

á ♦

K

hong

chươ

ng tr

ình

tín dụn

g ha

y va

y ng

ân

hàng

nào

cho

người

dân

để

có tiền

tham

gia

o cá

c hì

nh th

ức k

inh

doan

h nh

ỏ ha

y nâ

ng

cao

thu

nhập

. ♦

ng h

àng

hoá

hiện

tron

g vù

ng là

m tă

ng

nhu

cầu

cần

tiền

mặt

. ♦

K

im loại

phế

liệu

thể

sử dụn

g để

thay

thế

tiền

mặt

hay

đổi

hàn

g.

Khi

vật

nổ đư

ợc b

áo với

tổ c

hức

hành

độn

g bo

m m

ìn, họ

phá

huỷ

hay đe

m vật

nổ đi

làm

mất

đi n

guồn

thu

nhập

của

thôn

. ♦

n ng

ưỡng

văn

hoá

vào

số

mện

h.

C

ác yếu

tố th

úc đẩy

Khô

ng c

ó đủ

báo

cáo

bom

mìn

. ♦

K

im loại

thuố

c nổ

lấy

từ b

om m

ìn c

ó thể

bán

kiếm

thêm

thu

nhập

. ♦

C

ó ít

các

hoạt

độn

g nâ

ng c

ao th

u nh

ập

khác

ít ng

uồn

cung

cấp

từ rừ

ng c

ây.

Người

buô

n ph

ế liệ

u m

ua vỏ

bom

thuố

c nổ

sau

khi

tháo

gỡ.

Bu

ôn b

án k

im loại

phế

liệu

đượ

c tổ

chứ

c tố

t bởi

trun

g gi

an tr

ong

thôn

. ♦

Đườ

ng x

á tiế

p cậ

n tố

t (m

ùa k

hô) g

iúp

cho

hoạt

độn

g bu

ôn b

án v

à di

chu

yển.

C

ác yếu

tố dẫn

dắt

Tin

là họ

có đủ

các

kỹ năn

g cầ

n th

iết đ

ể th

áo gỡ

bom

mìn

. ♦

Ti

n rằ

ng m

ột số

loại

bom

mìn

, ví d

ụ nh

ư BL

U3,

rất d

ễ và

an

toàn

khi

di c

huyể

n.

Tin

rằng

bom

lớn

khôn

g ng

uy h

iểm

bằn

g bo

m n

hỏ (b

om c

hum

). ♦

Cựu

bin

h th

ì có

kinh

ngh

iệm

tháo

gỡ

bom

m

ìn từ

thơi

chiến

tran

h.

Người

ta k

hông

cân

nhắ

c mối

ngu

y hiểm

m

à họ

tạo

ra c

ho n

gười

khá

c.

Vật

nổ đư

ợc c

ho là

thứ để

bán

ki ế

m tiền

. ♦

Ti

n rằ

ng đốt

các

vật

nổ

nhỏ

ngườ

i ở

thôn

khô

ng d

ám th

áo gỡ

sẽ loại

bỏ đư

ợc

mối

đe

doạ đố

i với

gia

đìn

h họ

trẻ

em.

68

Page 71: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

Phụ lục

Phụ lục 3. Nội dung đề nghị về đánh giá tai nạn/mẫu điền thông tin

MẪU THÔNG TIN TAI NẠN BOM MÌN Số TT -

1. Người thu thập thông tin 2. Nơi phỏng vấn: ____________________________ Tên người phỏng vấn: _______________________ 3. Ngày phỏng vấn: ___________________________ Cơ quan/địa chỉ: ___________________________ Ngày/tháng/năm 4. Người cho thông tin Tên: Địa chỉ:

Nạn nhân Chính quyền Nhân chứng Gia đình/họ hàng Bạn bè Bác sỹ

5. Tên nạn nhân: 9. Ngày sinh: 6. Giới tính 7. Địa chỉ hiên tại (nếu có): Làng: Xã: Huyện: Tỉnh: 8. Địa chỉ lúc bị tai nạn Làng: Xã: Huyện: Tỉnh:

10. Tình trạng gia đình: Độc thân Con (bao nhiêu): _________ Có gia đình Chủ hộ 11. Nghề nghiệp lúc bị tai nạn: Rà mìn Nông dân Lao động PCP Chăn cừu Học sinh Chính phủ Đánh cá Cảnh sát Công ty Lái xe Quân đội Xây nhà Thất nghiệp Thủ lĩnh tôn giáo Khác _____________ Không biết 12. Nghề nghiệp lúc phỏng vấn: ________________________

13. Ngày bị tai nạn: 14. Thời gian bị tai nạn: Sáng Trưa Chiều Tối 15. Tai nạn xảy ra ở đâu: Nông thôn Nhà Ruộng/vườn Rừng cây Không biết Đường/Ven đường Chỗ chăn nuôi Sông/bờ sông Nơi khác: _________ Thành thị Đường mòn Sa mạc Vị trí quân sự 16. Tên của ngôi làng gần vụ tai nạn nhất Làng: Xã: Huyện: Tỉnh: 17. Khoảng cách giữa nơi tai nạn và trung tâm làng: <500m 500m-2km 2-5km >5km

24. Hướng từ nơi tai nạn đến trung tâm làng

18. Nạn nhân có biết khu vực là nguy hiểm hay không Có Không Không biết 19. Nếu họ biết khu vực nguy hiểm, tại sao họ lại đên đó Nhu cầu kinh tế Không biết Không có đường khác Lý do khác 20. Nạn nhân có hay đến nơi này không Lần đầu tiên Vài lần Thường xuyên Không biết 21. Có hoạt động rà phá bom mìn nào trong khu vực không Có Không Không biết Ai làm MAC NGO Quân đội Dân 22. Nơi bị tai nạn có được đánh dấu trước khi tai nạn không Có Không Không biết 25. Loại vật nổ gì gây tai nạn Mìn Vật nổ Vũ khí bỏ lại Không biết Chống tăng Bom chùm Vật nổ tự tạo Khác: ________ Sát thương cá nhân Loại đạn khác Sử dụng Văn phòng: Ngày nhận: Kiểm tra bởi: Nhập dữ liệu bởi Kiểm tra nhập bởi:

N

B

T ĐĐB

ĐN

TB

TN

69

Page 72: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

I MAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu

26. Người bị nạn đang làm gì khi tai nạn xảy ra Chơi/giải trí Rà mìn Chơi với bom mìn Đi lại Săn bắn Hoạt động quân sự Sử dụng sắt thép xe máy Đánh cá Xây dựng Lấy thuốc nổ Dịch chuyển đi bộ/xe đạp Chăn gia súc Việc nhà Làm cho nổ Gỡ/phá súc vật/xe Làm ruộng Đi vệ sinh Tò mò Khác Lấy nước Xem người khác chơi bom mìn Kiếm củi Khác:________ Kiếm thực phẩm Đi qua/đứng gần Nguyên nhân gì gây tai nạn 27. Ai làm nổ bom mìn Nạn nhân Người khác Lý do khác:__________________ Mô tả nguyên nhân và hoàn cảnh tai nạn: 28. Nạn nhân Tử vong Thương tích 29. Nếu nạn nhân tử vong, bao lâu sau tai nạn thì họ chết Ngay lập tức giờ ngày tuần tháng 30. Nạn nhân tử vong ở đâu: 31. Nạn nhân bị thương tích gì: Cụt chi Tay Tay mặt Bàn tay Ngón tay Cùi trên Cùi dưới Chân Ngón chân Phải Trái Vết thương Mặt Chi trên Thân trên Chi dưới Thân dưới Toàn cơ thể Bỏng Mặt Chi trên Thân trên Chi dưới Thân dưới Toàn cơ thể Mù vĩnh viễn Một mắt Hai mắt Điếc vĩnh viễn Một tai Hai tai Liệt Mặt Chi trên Thân trên Chi dưới Thân dưới Toàn cơ thể 32. Nạn nhân đã nhận được chưa trị y tế gì Không có Tự chữ trị Bệnh viện Trạm xá Người làng Thầy lang Không biết Người khác: _________ 33. Bao lâu trước khi nạn nhân <30p <60p Không biết nhận được chữa trị y tế <2h > 2h Không áp dụng được 34. Tên bệnh viện/trạm xá _________________________ Địa chỉ _______________________________________

Hoàn thành phần này cho tất cả nạn nhân bị tử vhay tàn tật

ong

Hoàn thành phần này cho tất cả nạn nhân bị tàn tật vĩnh viễn sau tai nạn 35. Nạn nhân có nhận được hỗ trợ tài chính Có Không Không biết 36. Nạn nhân có chân tay giả không Có Không Không áp dụng 37. Nạn nhân có xe lăn không Có Không Không áp dụng 38. Nạn nhân có dụng cụ hộ trợ đi lại không Có Không Không áp dụng 39. Nếu nạn nhân dưới 15 tuổi, họ có đi học nữa không Có Không Không áp dụng

40. Có ai bị tử vong/thương tật trong tai nạn không Có Có bao nhiêu người Tử vong: ____ Không Thương tật: ____ Tên của người bị nạn 1. 3. 5. 7. 2. 4. 6. 8.

70

Page 73: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

Phụ lục

BÁO CÁO TAI NẠN BOM MÌN — MÔ TẢ A. MỤC ĐÍCH Báo cáo tai nạn bom mìn được thiết kế để ghi lại các trường hợp tai nạn bom mìn liên quan đến con người, tại các nơi có xung đột và sau xung đột. Mục đích của báo cáo là thông tin về sự tiến triển của GDNCBM nhân đạo, vận động chính sách và các hoạt động rà phá bom mìn cũng như hỗ trợ nạn nhân bom mìn. Một báo cáo tai nạn bom mìn nên được thực hiện cho mỗi tai nạn bom mìn, và chuyển lại cho văn phòng dữ liệu trung tâm không muộn quá thời gian cuối mỗi tháng. Tất cả các câu hỏi nên được hoàn thành. Nếu bỏ sót một câu hỏi vì bất kỳ lý do nào đó, nên kèm theo giải thích trên một trang giấy đính kèm. B. ĐỊNH NGHĨA Mìn: Loại vũ khí được thiết kế đặt dưới, trên hay gần mặt đấy hoặc các khu vực bề mặt khác và phát nổ khi có sự hiện diện, tiếp cận hay đụng chạm của con người, động vật hay xe cộ. Mìn có thể nổ bởi hành động do mục tiêu của nó tạo ra, được điều khiển từ xa hay do thời gian hoặc bất kỳ phương tiện gì biết đến hoặc không biết đến. Vật nổ: Là các loại bom đạn do chiến tranh để lại: bỏ lại, chưa nổ, thiết bị nổ hay bẫy mìn. Vũ khí bỏ lại: vũ khí chưa được sử dụng và không còn được quản lý bởi một nhóm vũ trang nào. Nó có thể là đạn pháo, lựu đạn, bom, rocket, đạn nhỏ, đạn pháo…, đã bị bỏ lại trong chiến tranh hay sau chiến tranh. Vật liệu chưa nổ: vũ khí đã được bắn ra, ném, thả hay phóng nhưng không nổ như dự kiến. Vật liệu chưa nổ bao gồm đạn pháo, đạn cối, kíp nổ, lựu đạn, các loại bom chùm và bom bi,1 róckét và tên lửa. 71Thiết bị nổ tạm thời: một thiết bị nổ thủ công, thường được tự chế tạo và gắn bằng cách nào đó để gây chết người, thương tật, phá huỷ tài sản hay để đe doạ. Thường thì vật liệu chưa nổ hay vũ khí bị bỏ lại được tái chế để tạo ra thiết bị nổ tạm thời. Bẫy mìn: một thiết bị nổ được cố ý cài để gây thương tích khi một vật thể nhìn có vẻ vô hại nhưng bị đụng chạm vào, ví dụ như mở cửa, bật ti vi thì nó sẽ phát nổ. Bẫy mìn thường được làm trên các vật thể rất thông dụng trong các bối cảnh không bình thường, chúng không phù hợp với hoàn cảnh mà chúng được cài đặt. Vật nổ có thể bị kích hoạt bởi mục tiêu của nó tạo ra, được điều khiển từ xa hay do thời gian hoặc bất kỳ phương tiện gì biết đến hoặc không biết đến.. Nạn nhân: Bất kỳ người nào chịu đựng tai nạn bom mìn gián tiếp hay trực tiếp ở [khu vực cụ thể], từ [ngày cụ thể] cho tới thời điểm hiện tại. Bao gồm cả những cá nhân bị nạn trong [khu vực], nhưng đến từ vùng khác. Đinh nghĩa không bao gồm các tai nạn do bắn nhau bằng súng.

C. CÁC GIẢI THÍCH VỀ BÁO CÁO Tiêu đề. Số thứ tự: một số hay mã duy nhất được đặt cho mỗt báo cáo. Mã này được đặt bởi cán bộ dữ liệu chứ không phải bởi người thu thập dữ liệu. Nơi có ghi SỬ DỤNG TRONG VĂN PHÒNG: chỉ ra ngày bản báo cáo được gửi đến văn phòng dữ liệu, được cán bộ dữ liệu kiểm tra, đựa dữ liệu báo cáo vào trong cơ sở dữ liệu và kiểm tra nhập dữ liệu. Phần này được hoàn thành bởi cán bộ quản lý dữ liệu chứ không phải người thu thập dữ liệu. Câu hỏi 1. Người thu thập thông tin: Tên, địa chỉ và cơ quan của người thực hiện báo cáo. Câu hỏi 2. Nơi thực hiện phỏng vấn: địa chỉ và tên của nơi cuộc phỏng diễn ra và hoàn thành báo cáo. Nếu địa điểm là trong nhà riêng thì địa chỉ của nhà riêng nên được đề cập.

Page 74: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu

Nếu là ở bệnh viện hay cơ sở y tế khác, tên và địa chỉ của nơi đó cũng cần được ghi lại. Câu hỏi 3. Ngày phỏng vấn: ngàycuộc phỏng vấn diễn ra, theo ngày, tháng và năm. Câu hỏi 4. Người cung cấp thông tin: tên và địa chỉ của nguời cungcấp thông tin cho người thu thập thông tin, và quan hệ của họ với nạn nhân. Câu hỏi 5. Tên nạn nhân: tên đầy đủ của nạn nhân. Nếu nạn nhân được biết đến với các tên khác (bí danh) thì cũng nên ghi lại.. Câu hỏi 6. Giới: giới tính của nạn nhân, nam hay nữ. Câu hỏi 7. Địa chỉ hiện tại: nơi nạn nhân sinh sống nếu có. Nếu nạn nhân đã chết hay không có địa chỉ hiện tại thì viết “không áp dụng được” và đưa ra giải thích. Câu hỏi 8. Địa chỉ lúc bị tai nạn: nơi ở của nạn nhân lúc bị tai nạn. Điền đầy đủ phần này nếu địa chỉ khác với địa chỉ đưa ra trong câu hỏi số 7. Câu hỏi 9. Ngày sinh: Ngày sinh của nạn nhân. Nếu ngày tháng năm sinh của nạn nhân không được biết thì ghi những gì có được, ví dụ tháng và năm. Nếu bất kỳ thông tin nào không có, ghi vào là Không biết. Câu hỏi 10. Tình trạng gia đình: ghi lại nếu nạn nhân sống một minh (chưa lập gia đình, ly dị hay là goá phụ) hoặc đã lập gia đình. Ghi lại xem nạn nhân có con cái và số lượng con cái. Ghi lại xem nạn nhân có phải là chủ hộ không, có nghĩa là họ đang hay đã là nguồn lao động kiếm thu nhập chính của gia đình. Mcụ dích của câu hỏi này là xác định các gia đình có thể bị ảnh hưởng về mặt tài chính bởi cái chết hay thương tật của nạn nhân.

72

Câu hỏi 11. Nghề nghiệp nạn nhân lúc bị tai nạn: ghi lại nghề nghiệp nạn nhân lúc bị tai nạn. Nếu nghề nghiệp của họ không có trong các ô đánh dấu, đánh vào ô “khác” và ghi rõ nghề nghiệp đó là gì. Câu hỏi 12. Nghề nghiệp lúc phỏng vấn: ghi lại nghề nghiệphiện tại của nạn nhân. Nếu nạn nhân đã chết, ghi là đã chết; nếu nghề nghiệp vẫn như cũ, ghi “như cũ” Câu hỏi 13. Ngày bị tai nạn: ngày tai nạn xảy ra, ngày, tháng và năm. Bất kỳ chi tiết nào về ngày tháng năm không biết được thì ghi là không biết trong chi tiết đó, nhưng dđễn đầy đủ chi tiết được biết vào. Ví dụ, nếu ngày không biết, ghi tháng và năm. Câu hỏi 14. Thời gian tai nạn: ghi lại thơi gian trong ngày xảy ra tai nạn: sang, trưa, chiều tối. Tối bao gồm thơi gian ban đêm. Sáng bao gồm lúc mặt trời lên. Chiều là lúc mặt trời lặn. Câu hỏi 15. Tai nạn xảy ra ở đâu: ghi lại nơi tai nạn xảy ra, ở vùng nông thôn hay thành thị, sau đó xem tai nạn xảy ra ở trên cánh đồng, trong nhà, trên đường…trong khu vực đó. Vùng nông thôn là vùng có các hoạt động nông nghiệp bao gồm cả những vùng chưa phát triển như rừng và sa mạc. Vùng nông thôn cũng có thể bao gồm các cộng đồng. Vùng thành thị ở những thành phố, thị trấn hay khu làng lớn. Câu hỏi 16. Tên của ngôi làng hay ngôi làng gần nhất với vị trí tai nạn. Nếu tai nạn xảy ra trong thị trấn hay làng mạc, ghi tên và chi tiết của chúng, nếu tai nạn xảy ra ngoài thị trấn và làng mạc thì ghi tên và chi tiết của thi trấn và ngôi làng gần nhất với hiện trường xảy ra tai nạn. Câu hỏi 17. Khoảng cách giữa nơi tai nạn và trung tâm làng: ghi rõ khoảng cách từ nơi vụ tai nạn đến trung tâm thị trấn hay làng trong câu 16. Trung tâm thị trấn và làng thường là chợ, quảng trường, chùa chiền. Nếu không thể xác định được trung tâm thì nối địa diểm tai nạn với một nơi đáng chú ý và ghi rõ nơi đó vào trong báo cáo.

Page 75: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

Phụ lục Câu hỏi 18. Nạn nhân có biết khu vực là nguy hiểm hay không: đôi khi cộng đồng biết được một nơi nào đó là nhiễm bom mìn. Ghi lại nếu nạn nhân biết nơi đó nhiễm bom mìn. Câu hỏi 19. Nếu họ biết khu vực nguy hiểm, tại sao họ lại đên đó: ghi lại lý do cơ bản tai sao nạn nhân lại đi vào khu vực nguy hiểm:

Nhu cầu kinh tế: đánh dấu vào nếu khu vực nguy hiểm nằm ở nơi có nhu cầu kinh tế của nạn nhân hay của cộng đồng. Điều này có thể bao gồm cánh đồng, ao cá, giếng nước, khu vực kiếm củi, săn bắn…. Không có lối đi khác: Điều này cho thấy người ta phải đi qua khu vực nguy hiểm để đi đến một chỗ khác. Điều này bào gồm một con đường hay một lối mòn bị nhiễm mìn và không có còn đường đi nào thay thế cả. Không biết: Ghi lý do đi vào khu vực tai nạn hoặc nếu không biết lý do thì đánh dấu vào ô Không biết. Khác: nếu nạn nhân đi vào khu vực vì các lý do khác, đánh dấu ô khác và ghi rõ lý do.

Câu hỏi 20. Nạn nhân có hay đến nơi này không: ghi rõ nếu nạn nhân chưa bao giờ đến khu vực truớc đó, thường xuyên đến đó hay chỉ đến vài lần. Câu hỏi 21. Có hoạt động rà phá bom mìn nào trong khu vực không: ghi lại nếu hoạt động rà phá bom mìn đã diễn ra vào thời điểm tai nạn xảy ra hay trước khi tai nạn. Ghi lại xem ai đã tiến hành hoạt động rà phá bom mìn. Nếu rà phá bom mìn diễn ra kể từ khi tai nạn xảy ra, đánh dấu Không. Câu hỏi 22. Nơi bị tai nạn có được đánh dấu trước khi tai nạn không: ghi lại nếu khu vực đã được đánh dấu nguy hiểm vào thời điểm tai nạn xảy ra. Đánh dấu có thể bao gồm biển báo bom mìn chính thức hay biển bao nguy hiểm chung như những biển báo do quân đội, chính phủ hoặc các tổ chức PCP rà phá bom mìn thực hiện. Biển báo cũng có thể là những biển không chính thức do người dân địa phương dựng lên để cảnh báo người khác. Nếu khu vực xảy ra tai nạn được đánh dấu nguy hiểm sau khi tai nạn xảy ra thì đánh vào ô Không.

73

Câu hỏi 23. Nạn nhân có nhận được thông tin GDNCBM trước khi bị tai nạn không: ghi rõ nếu nạn nhân đã nhận được tập huấn chính thức hay tham dự vào một số bài trình bày về sự nguy hiểm của bom mìn trước khi tai nạn xảy ra. Nếu nạn nhân nhận được thông tin GDNCBM sau khi tai nạn thì đánh dấu Không. Câu hỏi 24. Hướng từ nơi tai nạn đến trung tâm làng : ghi lại huớng của nơi xảy ra tai nạn từ địa điểm ghi trong ô số 16. Đánh dấu vào các ô xung quanh hình chỉ các hướng. Câu hỏi 25. Loại vật nổ gì gây tai nạn: ghi lại loại bom mìn gây ra tai nạn. Câu hỏi 26. Người bị nạn đang làm gì khi tai nạn xảy ra: ghi lại hoạt động của nạn nhân vào thời điểm bị tai nạn:

Chơi/giải trí: bao gồm hoạt động như thể thao, đi dã ngoại, đi dạo. Không bao gồm chơi đùa với bom mìn. Săn bắn: bao gồm các hoạt động sinh nhai, săn bắn để lấy thực phẩn hay bán, có thể bao gồm cả săn bắn tiêu khiển. Kiếm thực phẩm: bao gồm các hoạt động sinh nhai, tìm kiếm thực phẩm ăn hay bán, nhưng cũng có thể bao gồm lấy thực phẩm để chơi đùa như trẻ em hái quả. Đánh cá: không bao gồm đánh cá bằng bom mìn. Lấy nước Rà mìn: các hoạt động rà phá bom mìn chính thức bởi quân đội hay tổ chức PCP. Rà mìn này không bao gồm ràmìn do địa phương tự tổ chức, hay còn gọi là rà phá bom mìn tự phát hay thôn bản. Hoạt động quân sự: bao gồm chiến trận (trận đánh), hay hoạt động khác trợ giúp cho các trận chiến như chở vật dụng, súng đạn… Xây dựng: Bao gồm xây dựng đường xá, công trình công cộng như hệ thống nước và điện.

Page 76: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu

Việc nhà: Bao gồm các hoạt động như lau chùi hay sơn nhà cửa, giặt quần áo, quét nhà…. Đi vệ sinh Xem người khác chơi bom mìn Chơi với bom mìn: Không bao gồm các hoạt động liên quan chính thức đến rà phá bom mìn hay hoạt động quân sự, như chuẩn bị đạn dược để sử dụng. Chơi đùa với bom mìn có thể là chuyển vật nổ, gỡ hay phá huỷ nó, liên quan đến rà phá bom mìn thôn bản. Các lý do khác cho việc chơi với bom mìn có thể là lấy thuốc nổ hay kim loại để sử dụng hay bán. Nó cũng có thể chỉ đơn thuần là tò mò. Ví dụ, nạn nhân có thể không biết về vật nổ đó và nhặt lên để cố gắng mở nó ra. Kiếm củi Đi lại: bao gồm đi lại bằng xe cơ giới (ô tô, xe bus, xe tải hay xe máy), đi bộ hay xe đạp, đi bằng xe bò hay cưỡi trâu bò. Đi qua/đứng gần: ghi lại xem người bị nạn khi đi qua hay đứng gần người khác bị tai nạn nhưng lại không tham gia gây ra vụ nổ. Nếu nạn nhân đi ngang qua hay đứng gần thì ghi rõ điều gì gây ra tai nạn bằng cách chỉ đến danh sách các nguyên nhân. Khác: ghi rõ

Câu hỏi 27. Ai làm nổ bom mìn: ghi lại xem bom mìn nổ thông qua một số hoạt động của nạn nhân bởi người khác, hay qua các phương tiện khác như do thơi gian lâu ngày hay do một vật gì đó thình lình rơi vào quả bom mìn. Nếu nạn nhân đang đi trên xe cơ giới do người khác, đánh dấu vào ô người khác.

74

Câu hỏi 28. Sâu vụ tai nạn bom mìn, nạn nhân (chết/bị thương): ghi rõ xem nạn nhân bị chết hay bị thương sau vụ nổ. Nếu nạn nhân chết sau vụ nổ nhưng không trực tiếp liên quan đến các chấn thương từ tai nạn, đánh dấu là thương tích. Nếu nạn nhân chết, điền vào các câu 29 và 30. Nếu nạn nhân bị thương, chuyển đến câu hỏi số 31. Câu hỏi 29. Nếu nạn nhân tử vong, bao lâu sau tai nạn thì họ chết: nếu nạn nhân chết ngay ở vị trí bị tai nạn, đánh dấu vào Ngay lập tức. Nếu nạn nhân chết một thờ gian sau khi tai nạn, ghi lại thơi gian tiếng đồng hồ, ngày, tuấn và tháng. Câu hỏi 30. Nạn nhân tử vong ở đâu: ghi lại nơi tử vong. Câu hỏi 31. Nạn nhân bị thương tích gì: ghi lại thương tích còn tồn tại. Nếu thương tích là đa vết thương, đánh vào ô đa vết thương. Hoàn thành các phần của nạn nhân bị thương tích và của những người chết do thương tích gây ra. Câu hỏi 32. Nạn nhân đã nhận được chưa trị y tế gì: ghi lại các hỗ trợ y tế cơ bản mà nạn nhân nhận được, nếu phù hợp. Hoàn thành phần cho nạn nhân bị chết hay bị thương.

Không việc gì: điền vào ô này nếu thương tích nhẹ và không cần có quan tâm về y tế, hoặc nếu nạn nhân chết ngay tại chỗ. Tự chữ trị: ghi lại nếu nạn nhân tự chữa trị cho mình hay được thành viên gia đình chăm sóc. Bệnh viện: ghi lại nếu nạn nhân đi đến bệnh viện để điều trị. Trạm y tế: ghi lại xem nạn nhân có đến trạm y tế công công chữa trị không, bao gồm bác sỹ tư và trạm y tế nhỏ. Thành viên cộng đồng:nạn nhân được một ai dó trong cộng đồng chữa trị. Thường thì người này đã được tập huấn sơ cứu y tế và có thể là một tình nguyên viên hội chữ thập đỏ hay trăng lưỡi liềm. Thầy lang: ghi lại xem nạn nhân có nhận được chữa trị từ thầy lang ở thôn bản hay không. Không biết

Câu hỏi 33. Bao lâu trước khi nạn nhân nhận được chữa trị y tế: ghi lại thời gian từ khi tai nạn cho đến thời gian nạn nhân nhận được hữa trị y tế. Cần chú ý đây là sơ cứu y tế và

Page 77: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

Phụ lục không bao gồm hỗ trợ ban đầu, ví dụ được cứu từ một bãi mìn và đang được chuyển về một cơ sở y tế. Câu hỏi 34. Tên bệnh viện/trạm xá. Địa chỉ: Nêu tên và địa chỉ của bệnh viện hay trạm y tế nơi nạn nhân được chăm sóc . Câu hỏi 35. Nạn nhân có nhận được hỗ trợ tài chính : nêu rõ nếu nạn nhân nhận được hỗ trợ tài chính hay các hỗ trợ khác từ các tổ chức chính phủ, phi chính phủ hay từ các nguồn tư nhân sau khi bị tai nạn. Điều này có thể bao gồm lương hưu, vay nợ, hay quỹ hảo tâm. Hoàn chỉnh câu hỏi 35 – 39 chỉ với các nạn nhân đã bị thương tật vĩnh viễn do tai nạn. Câu hỏi 36. Nạn nhân có chân tay giả không: nêu rõ nếu nạn nhân có chân tay giả, chỉ dành cho nạn nhân bị cụt chi. Câu hỏi 37. Nạn nhân có chân xe lăn không: nêu rõ nếu nạn nhân có xe lăn, chỉ dành cho người đi lại khó khăn và không có các trợ giúp đi lại khác đủ để đảm bảo khả năng di chuyển. Câu hỏi 38. Nạn nhân có dụng cụ hộ trợ đi lại không: nêu rõ nếu nạn nhân có nạng, gậy chống, hàm kẹp chân hay các phương tiện hỗ trợ đi lại khác. Câu hỏi 39. Nếu nạn nhân dưới 15 tuổi, họ có đi học nữa không: nêu rõ nếu trẻ em tàn tật có đi học hay không. Đánh vào ô không áp dụng được nếu nạn nhân trên 15 tuổi. Câu hỏi 40. Có ai bị tử vong/thương tật trong tai nạn không: nêu rõ số lượng những người khác cũng bi tử vong hay thương tật trong cùng vụ tai nạn. Viết tên của họ nếu biết, nếu không đánh dấu vào ô không biết. 75

Ghi chú 1Bom chùm là các hộp kim loại có chứa rất nhiều các vật thể nổ (bom bi) mở ra giữa không trung, rơi xuống rải khắp trên một diện rộng. Bom bi có thể được thả từ máy bay, róc-két, hay bởi đạn pháo. Chúng có nhiều màu sắc và hình dạng, rất nhiều hình dạng có độ lớn bằng quả bóng nỉ hay chai nước.

Page 78: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

AS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu IM

Phụ lục 4. Mẫu câu hỏi khảo sát KAP

Khảo sát Nhận thức, Thái độ, Hành vi Bản câu hỏi

Bản câu hỏi này KHÔNG cần tên và chi tiết xác định người trả lời

NGÀY PHỎNG VẤN TÊN/MÃ NGƯỜI PHỎNGVẤN KHU VỰC/THÔN VÙNG Xác định phố/nhà (không hỏi, chỉ cần ghi vào)

Thông tin dân số 1. Tuổi người trả lời (Không hỏi – đoán) a. 16-20 b. 21-40

76 c. Trên 40 2. Giới tính (Không hỏi) a. Nam b. Nữ 3. Số người trong hộ (Hỏi) a. Người lớn (trên 16) b. Trẻ em (0-15) Hoạt động chính của người trả lời (chỉ đánh dấu 1 ô) a. Nông nghiệp d. Chủ cửa hàng g. Không biết b. Nuôi gia súc e. Công nghiệp h. Học sinh c. Công chức f. Thất nghiệp i . Khác k. Không muốn trả lời PHẦN 1 Câu hỏi về các vấn đề quan trọng nhất mà người dân gặp phải 1.1 Bạn sống trong vùng bị ảnh hưởng bởi chiến tranh. Trong lúc chiến sự, bạn ở lại vùng quê hay phải di tản a Ở lại b Di tản c Không biết d Câu hỏi không phù hợp e Không muốn trả lời 1.2 Sống ở vùng này/làng của bạn có khó khăn hơn kể từ khi trước chiến tranh a Khó khăn hơn b Dễ chịu hơn c Không biết d Câu hỏi không phù hợp e Không muốn trả lời

Page 79: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

Phụ lục 1.3 Ba vấn đề chính bạn phải đối mặt trong khu vực Rất cả (1) cao (2) trung bình (3) thấp (4) rất thấp (5) Không đọc danh sách ra a Nghèo đói b Sợ chiến tranh c Thất nghiệp d Không có luật pháp e Không có đủ đất/gia súc f Trường học chất lượng kém g Y tế chất lượng kém h Thiếu nước i Bom mìn j Vấn đề nhà ở k Khác (mô tả) l Không biết PHẦN 2 Chúng tôi muốn hiểu làm thế nào mag người lớn và trẻ em có được thông tin, vì vậy

một sô câu hỏi sau đây sẽ là về cách người dân liên lạc 2.1 - Đọc viết (Ghi các ngôn ngữ khác vào các ô trống) a Amharic Nói Đọc/viết b Tigre Nói Đọc/viết 77c Afar Nói Đọc/viết d Somali Nói Đọc/viết e _________ Nói Đọc/viết f _________ Nói Đọc/viết 2.2 Phương pháp chính để NGƯỜI LỚN lấy thông tin về y tế, nông nghiệp hoặc các nội dung khác có tầm quan trọng đối với người lớn ở cộng đồng này, chọn hai trong danh sách sau đây a Đài phát thanh b Truyền hình c Thông tin tại chùa/nhà thờ d Thông tin từ lãnh đạo địa phương e Chuyên gia hãy quan chức chính phủ nói chuyện với dân chúng f Các chuyên gia đi từng nhà g Tập huấn ở trường học h Báo chí i Bạn bè hay gia đình nói chuyện j Nhân viên y tế nói chuyện khi bạn đến gặp họ k Bảng thông báo hay áp-phích l Loa phóng thanh m Cha mẹ nói chuyện n Khác (mô tả) o Không biết

Page 80: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu

2.2 Bạn nghĩ cách tốt nhất để đưa thông tin đến trẻ em là gì (Đọc danh sách, đánh dấu BA ô) a Đài phát thanh b Truyền hình c Thông tin tại chùa/nhà thờ d Thông tin từ lãnh đạo địa phương e Chuyên gia hãy quan chức chính phủ nói chuyện với dân chúng f Các chuyên gia đi từng nhà g Tập huấn ở trường học h Báo chí i Bạn bè hay gia đình nói chuyện j Nhân viên y tế nói chuyện khi bạn đến gặp họ k Bảng thông báo hay áp phíc l Loa phóng thanh m Cha mẹ nói chuyện n Khác (mô tả) o Không biết Bây giờ, tôi muốn hỏi một số thông tin về đài phát thanh 2.4 Bạn có nghe đài thường xuyên không (Đọc các lựa chọn) đánh dấu một ô a Luôn luôn/hàng ngày (chuyển đến câu hỏi 2.5) b Thường xuyên/khoảng 3-5 lần tuần (chuyển đến câu hỏi 2.5) c Thỉnh thoảng/khoảng 3-5 lần tháng (chuyển đến câu hỏi 2.5) d Không bao giờ (chuyển đến câu hỏi 3.1)

78 e Không biết (chuyển đến câu hỏi 3.1) 2.5 Bạn nghe đài lúc mấy giờ (Đọc các lựa chọn) đánh dấu một ô

a Buổi sáng b Buổi trưa c Chiều d Tối e Cả ngày f Giờ khác nhau g Không biết

2.6 Bạn thường nghe chương trình phát thanh nào nhất. Đánh dấu một ô

a Tin tức b Xã hội c Âm nhạc d Truyện viễn tưởng e Phim truyện/tài liệu f Khác (mô tả) g Không biết

2.6 Bạn thường nghe đài phát thanh nào nhất. Đánh dấu tối đa là hai ô a Đài Amharic của Ethiopia

b Đài Afar của Ethiopia c Đài Oromifa của Ethiopia d Đài Somali của Ethiopia e Đài Tigrigna của Ethiopia f Đài Harari của Ethiopia g Đài Fana h Đài Woyani i Đài Somali của Ethiopia j Đài Somali của Ethiopia k Đài Somali của Somali l Khác (mô tả) o Không biết

Page 81: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

Phụ lục

PHẦN 3 Bây giờ chúng tôi muốn hỏi vài câu về nhận thức về bom mìn 3.1 Bạn có nghĩ rằng bạn biết mìn là gì không? a Có b Không

3.2 Bạn có nghĩ rằng bạn biết vật nổ là gì không? a Có b Không

3.3 Bạn có nghĩ rằng có bom mìn ở gần đây không? a Có b Không

3.4 Bạn có bao giờ thấy bom mìn ở nơi mình sống không? a Có b Không

3.5 Bom mìn cộng đồngóhạn chế bạn đi lại hay làm các công việc hàng ngày không? a Có b Không (chuyển đến câu 3.7) c Câu hỏi không phù hợp (chuyển đến câu 3.7)

3.6 Bom mìn làm bạn hạn chế trong vấn đề gì? Không đọc danh sách

a Lấy nước b Nhặt củi

79c Chăn thả gia súc d Làm việc trên đồng ruộng e Đi đến nơi khác f Đi đến trạm y tế g Đi đến trường h Đi chợ i Khác (là gì)

3.7 Nếu bạn đang đi trên đường mòn một mình, không có ai để hỏi cả, các dấu hiệu gì sẽ cho bạn biết là khu vực có bom mìn (đánh dấu tất cả phù hợp) Không đọc danh sách a Vải h Cỏ sắp theo hàng b Đống đá i Dấi hiệu chiến trường c Các viên đá sơn màu j Khí giới d Hàng rào bị xé rách k Biển báo bằng kim loại/nhựa e Xương động vật l Trái cây khong ai hái f Khu vực hoang/cỏ cao m KHÁC (mô tả) g Đống cọc/dấu hiệu trên cọc n Không biết

3.8 Bạn có bao giờ nhìn thấy cái gì đó tương tự trong khi đi trong cộng đồng của mình không (ĐƯA HÌNH ẢNH MÌN RA -NHỚ LÀ CHÚNG TA ĐANG NÓI VỀ MÌN CHỨ KHÔNG PHẢI TRANH ẢNH) a Có b Không (chuyển đến câu 3.10) c Câu hỏi không phù hợp (chuyển đến câu 3.10)

3.9 Bạn đã làm điều gì dầu tiên (đánh dấu một ô) Không đọc danh sách

a Quay lại b Đi tiếp c Tìm đường khác đi d Đứng yên và gọi cứu e Mang vật thể đó theo mình f Đánh dấu khu vực g Đụng vào/dịch chuyển nó h Cố gắng làm nó nổ i Khác (MÔ TẢ)

Page 82: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu

3.10 Bạn có bao giờ nhìn thấy cái gì đó tương tự trong khi đi trong cộng đồng của mình không (ĐƯA HÌNH ẢNH VÂT NỔ RA -NHỚ LÀ CHÚNG TA ĐANG NÓI VỀ MÌN CHỨ KHÔNG PHẢI TRANH ẢNH)

a Có b Không (chuyển đến câu 3.11) c Câu hỏi không phù hợp (chuyển đến câu 3.11)

3.12 Nếu bạn đang đi trên đường mòn và thấy vật/dấu hiệu này, bạn sẽ làm điều gì đầu tiên (ĐƯA HÌNH ẢNH MÌN RA -NHỚ LÀ CHÚNG TA ĐANG NÓI VỀ MÌN CHỨ KHÔNG PHẢI TRANH ẢNH) a Quay lại b Đi tiếp c Tìm đường khác đi d Đứng yên và gọi cứu e Mang vật thể đó theo mình f Đánh dấu khu vực g Đụng vào/dịch chuyển nó h Cố gắng làm nó nổ i Khác (MÔ TẢ)

3.11 Bạn đã làm điều gì đầu tiên (đánh dấu một ô) Không đọc danh sách a Quay lại b Đi tiếp c Tìm đường khác đi d Đứng yên và gọi cứu e Mang vật thể đó theo mình f Đánh dấu khu vực g Đụng vào/dịch chuyển nó h Cố gắng làm nó nổ i Khác (MÔ TẢ) Chuyển đến câu 3.14

3.12 Nếu bạn đang đi trên đường mòn và thấy vật/dấu hiệu này, bạn sẽ làm điều gì đầu tiên (ĐƯA HÌNH ẢNH MÌN RA -NHỚ LÀ CHÚNG TA ĐANG NÓI VỀ VẬT NỔ CHỨ KHÔNG PHẢI TRANH ẢNH) a Quay lại b Đi tiếp c Tìm đường khác đi d Đứng yên và gọi cứu e Mang vật thể đó theo mình f Đánh dấu khu vực g Đụng vào/dịch chuyển nó h Cố gắng làm nó nổ i Khác (MÔ TẢ) Chuyển đến câu 3.14

80

3.14 Nếu bạn đang đi và thấy một người bạn cầm một trong những vật thể trên, bạn sẽ làm gì? a Bảo với họ là nó nguy hiểm, bỏ xuống ngay lập tức b Bảo họ vứt nó đi càng xa càng tốt c Bỏ chạy d Tịch thu e Báo cho chính quyền f Tịch thu và vứt đi càng xa càng tốt g Tịch thu và để cẩn thận ở một chỗ an toàn h Không biết i Khác (MÔ TẢ) 3.15 Trọng cộng đồng của bạn, có ai sử dụng bom mìn vì bất kỳ mục đích gì không a Có (chuyển đến câu 3.16) b Không (chuyển đến câu 3.17) c Không biết (chuyển đến câu 3.17)

Page 83: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

Phụ lục

3.16 Nếu người dân có sử dụng bom mìn, thì họ sử dụng chúngvào việc gì? a Để bán/kiếm tiền b Để đào giếng c Để chẻ đá d Để bảo vệ tài sản của họ e Dùng làm dụng cụ giã f Không biết g Khác (MÔ TẢ) Bây giờ tôi sẽ đọc một vài câu và tôi muốn biết bạn có đồng ý với tôi hay không 3.17 Bom mìn luôn được nhìn thấy a Đồng ý b Không đồng ý c Không biết 3.18 Bom mìn chỉ được cài trên đường a Đồng ý b Không đồng ý c Không biết 3.19 Chăn gia súc trong khu vực nghi có bom mìn là an toàn a Đồng ý b Không đồng ý c Không biết

81 3.20 Nếu tôi thấy bom mìn, tôi sẽ báo a Đồng ý b Không đồng ý c Không biết 3.21 Bom mìn luôn được đánh dấu bởi biển báo a Đồng ý b Không đồng ý c Không biết 3.22 Nhặt bom mìn là an toàn miễn là bạn phải cẩn thận a Đồng ý b Không đồng ý c Không biết 3.23 Bạn có nghĩ là mình có đủ các thông tin vè bom mìn không – chúng có thể gây ra hậu quả gì với bạn, tìm thấy chúng ở đâu, bạn có thể làm gì để giữ an toàn cho gia đình mình. a Có b Không c Không thể trả lời 3.23 Bạn cóbao giờ nhận bất kỳ thông tin từ ai về bom mìn, hay nhìn thấy hoặc nghe về bất kỳ thông tin nào về bom mìn. a Có (chuyển đến phần 4) b Không (chuyển đến phần 5) c Không thể trả lời (chuyển đến phần 5)

Page 84: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

I MAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu

Phần 4 Tôi muốn hỏi vài câu hỏi về thông tin mà bạn nhận được về bom mìn (CHỈ DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI TRẢ LỜI CÓ Ở CÂU 3.24)

4.1 Loại thông tin gì mà bạn đã nhìn hay nghe về bom mìn (đọc danh sách và đánh dấu các ô thích hợp) a Áp phích b Thảo luận quần chúng với c bạn bè/gia đình d Đài phát thanh e Truyền hình f Thư ngỏ g Tờ rơi h Không nhớ i Khác (MÔ TẢ) 4.2 Bạn nghị là thông tin a Rất bổ ích b Khá bổ ích c Không bỏ ích lắm d Không có tác dụng gì 4.3 Do được tập huấn/thông tin, nên bạn đã chuyển đổi hành vi của mình như thế nào nếu có (đánh dấu những ô phù hợp) 82 a Tôi không đến gần khu vực có bom mìn b Tôi thông báo với người khác về khu vực nguy hiểm c Tôi không đụng vào hay nhặt vật thể lạ hay không biết d Tôi báo bom mìn cho chính quyền e Tôi không đi vào khu vực lạ f Tôi đánh dấu nơi có bom mìn g Tôi không thay đổi hành vi nào cả h Không biết i Khác (MÔ TẢ) 4.3 Thông tin quan trọng nhất nên được tuyên truyền về bom mìn là gì (đọc danh sách và đánh dấu một ô) a Làm thế nào nhận biết bom mìn b Làm thế nào tránh bom mìn c Làm gì khi phát hiện thấy bom mìn d Bom mìn có thể thấy ở đâu e làm thế nào để giúp người đạng kẹt trong bãi mìn f Không gì cả g Không biết i Khác (MÔ TẢ)

Page 85: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

Phụ lục Phần 5 Cuối cùng tôi muốn hỏi bạn về nạn nhân bom mìn 5.1 Bạn có biết ai bị chết hay bị thương do bom mìn a Có (chuyển đến câu 5.2) b Không (kết thúc câu hỏi) c Không thể nhớ nổi (kết thúc câu hỏi) 5.2 Họ đã đang làm gì vào lúc đó a Đi lại b Chơi đùa với bom mìn c Chăn gia súc d Kiếm củi e Lấy nước f Làm ruộng g Ở trong nhà h Không biết i Khác (MÔ TẢ) 5.3 Bạn có nghĩ là họ đã biết là khu vực nguy hiểm a Có b Không c Không biết 5.4 Bạn nghĩ ai là bị đe doạ bởi bom mìn nhiều nhất (chọn tối đa là hai ô trong danh sách) a Nông dân b Người chăn gia súc c Nam giới

83d Nữ giới e Trẻ em f Người lấy nước g Người kiếm củi h Người đi trên dường i Không biết j Khác (MÔ TẢ) Cuối cùng, cảm ơn người trả lời vì sự giúp đỡ của họ và đừng quên hỏi họ xem họ có câu hỏi gì muốn hỏi bạn không

Page 86: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

AS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu IM

Phụ lục 5. Câu hỏi phỏng vấn bán cấu trúc Người cung cấp thông tin chính (trưởng thôn/lãnh đạo, tôn giáo, chính quyền địa phương) Đây là nhắc nhở với câu hỏi sẽ hỏi. Bạn cầnhình thành và sắp đặt câu hỏi theo cách mà bạn cho là phù hợp. Bạn không cần thiết phải hỏi tất cả những câu này, nên quyết định những câu hỏi nào là phù hợp nhất với hoàn cảnh. 84 Tính chất cộng đồng

• Cuộc sống ở đây thế nào? Những năm gần đây có tốt hơn hay xấu đi? • Những người trở về đây hầu hết đến từ nơi nào? • Trong cộng đồng này có các bộ lạc nào?

Có bao nhiêu gia dình vô gia cư hay tỵ n• ạn đã đăng ký? • Có bao nhiêu gia đình do nam giới làm chủ? • Những ai là lãnh đạo cộng đồng này? • Đất đai được phân chia cho những người mới đến để ở/làm ruộng/cắt cỏ như thế

• m thấy các ưu tiên của cộng đồng này là gì?

Cácdân ở đây nhận thông tin từ nguồn nào? (hỏi sâu vào trước khi họ

ưởng thôn triệu tập

i lớn trong làng có biết đọc không? nếu có nhớ tìm hiểu xem họ sử dụng

• hững nguồn mà bạn vừa đề cập, điều gì bạn nghĩ là quan trọng nhất

• hanh không? họ có thường xuyên nghe

ố gắng tìm hi nào và họ thích nghe cái gì dồng thời

nào? Bạn cả

nguồn thông tin • Hầu hết người

đến đây, khi họ đến, sau khi họ bắt đầu cuộc sống ở đây) • Nếu không được đề cập bởi người tham gia, nhớ hỏi họ về • Tranh ảnh • Tờ rơi • Hội họp do tr• Các lễ hội tôn giáo • Bạn bè/gia đình • Tổ chức PCP • Hầu hết ngườ

ngôn ngữ nào Trong tất cả nvới bạn? Nguồn nào là kém hiệu quả nhất? Hầu hết người dân có cơ hội nghe đài phát t

• (chú ý: không hỏi nếu họ có đài phát thanh hay không mà làkhông, có thể là ở nhà một người bạn hay bà con)

ểu xem người dân thường nghe như thếChọ nghe ngôn ngữ gì và từ trạm phát thanh nào

Page 87: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

P

hụ lục

• Phương pháp nào bạn nghĩ là cách tốt nhất để thông báo cho trẻ em về các thông

tin quan trọng? • (nếu trường học được đề cập, hỏi xem về trẻ em không đi học, hầu hết trẻ em đi học hay

chỉ có một số ít, và có sự khác biệt nào giữa các bé trai và bé gái không)

Tình hình an ninh • Các mối đe doạ an ninh chính cho nhóm người này là gì? (hỏi về các tranh cãi dân

sự, quân đội, các tranh cãi giữa các bộ lạc, bạo lực nội bộ, vũ khí, bom mìn) • Có tình trạng trẻ em/thiếu niên dân sự có vũ khí hạng nhẹ trong cộng đồng

không?

Kiến thức về bom mìn • Có ai mới đến hỏi bạn về các giao tranh trước đó ở khu vực này không? • Có ai trong số những người này hỏi bạn về bom mìn trong khu vực này? (hỏi xem

có bao nhiêu, họ hỏi gì, bạn có thể nói với họ những gì) • Người ta có biết mìn là gì không? • Người ta có biết vật nổ là gì không? • Cái nào nguy hiểm hơn (nghĩa là vấn đề lớn hơn) đối với bạn trong vùng này… • Mìn hay vật nổ?

Tác động • Có bộ phận nào trong cộng đồng mà bạn cảm thấy đang gặp nguy hiểm do tai nạn

bom mìn ? (ai, tại sao, hoạt động của những người này) 85• Có bom mìn ở đây không? Nếu có, làm thế nào người ta quản lý được các mối đe

doạ? Nó có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống hàng ngày? Chúng có làm bạn phải ngừng các hoạt động bạn đã thường làm trong vùng này không?

Hành vi • Kiến thức của địa phương về bom mìn/chiến tranh ở nơi này như thế nào? • Thông tin được truyền tải như thế nào? • Làm thế nào chúng ta đảm bảo những người trở về nhận được thông tin này? • Điều gì xảy ra khi người dân báo bom mìn ? • Bạn làm gì nếu gặp phải bom mìn khi đi bộ hay làm việc? • Bạn hay bạn bạn của bạn đã nhận được thông tin về bom mìn bạn thấy an toàn hơn

như thế nào.

Nếu câu hỏi là có, cố gắng tìm ra họ nhận được thông tin như thế nào, họ đã từng thấy gì, ở đâu..v.v...

Nếu người ta đã thấy thông tin về bom mìn, điều quan trọng là tìm ra được xem họ có nghĩ là nó có hữu ích hay không. Cố gắng hỏi những câu như:

• Bạn nhớ đến thông tin nào nhất? Tại sao? • Cách chuyển tải thông tin bom mìn nào là hiệu quả nhất, tại sao?

Hỏi về những phương tiện thông tin cụ thể như tranh ảnh hay đài phát thanh, tờ rơi, và hỏi người dân xem họ nghĩ là nó có nhớ nổi không, thú vị, hấp dẫn, rõ ràng hay không.

• Bạn có bao giờ thay đổi những gì bạn làm không hay bạn làm như thế nào bởi lờ khuyên hay thông tin mà bạn nhận được về bom mìn?

Thương tật bom mìn • Có nhiều người trong khu vực này bị thương hay tử vong do bom mìn không. Bạn

biết bao nhiêu người là nạn nhân bom mìn?

Page 88: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu

• Khi bị tai nạn thì họ đang làm gì? • Bạn có nghĩ rằng họ biết là mình ở trong khu vực nguy hiểm hay hành động liều lĩnh? • Nếu ai đó bị chết, các cơ quan y tế hay liên quan khác có được thông báo rằng người

đó đã bị tử vong do tai nạn bom mìn ?

Phỏng vấn bán cấu trúc với các nhân viên y tế/PCP làm việc trong lĩnh vực y tế • Các hoạt động hỗ trợ của các cơ sở y tế này là gì? • Đã có chương trình giáo dục y tế nào ở đây chưa? Nếu có, làm thế nào để tổ chức giáo

dục y tế? Cộng đồng đồng có động lực để theo dõi vấn đề giáo dục y tế không? • Các loại hình thương tật gì mà bạn thấy trong cơ sở y tế? • Các nguyên nhân cơ bản của tai nạn thương tích là gì? • Nếu ai đó bị thương nặng thì họ đi đến trung tâm y tế như thế nào? • Bạn đã có bao giờ thấy ai đó bị thương do bom mìn? Nếu có, bạn có thể nói cho tôi

biết chuyện gì đã xảy ra hay không? • Bạn có nhận ra thương tích do bom mìn gây ra? • Mô tả những gì bạn có thể làm nếu có vấn đề tai nạn bom mìn (bạn có thể truyền dịch?

Bạn có thể làm cầm máu? Nếu có, bạn làm thế nào để cầm máu? Bạn có thể cho nạn nhân uống thuốc giảm đau? Bạn có thể cho uống kháng sinh? chống uốn ván? Bạn có các loại thuốc cần thiết?

• Bệnh viện cần nhất mà bạn có thể bảo nạn nhân đến là ở đâu? (hỏi xem mất bao nhiêu thời gian để đến đó, bậnh nhân đến đó như thế nào, và chi phí bao nhiêu); 86

• Bạn sẽ báo cáo về tai nạn với ai? • Bạn sẽ làm gì để cố gắng hay ngăn chặn tai nạn tương tự xảy ra lại? • Bạn có thể nói chuyện gì với một người lớn/trẻ em về phòng tránh bom mìn? • Làm thế nào để những người ở trong vùng của bạn quản lý được hiểm hoạ bom mìn? • Bạn cảm thấy cách tốt nhất để thông tin cho mọi người trong cộng đồng về hiểm hoạ

bom mìn là gì? Phỏng vấn bán cấu trúc với giáo viên/hoạt động thanh niên

• Có bao nhiêu hộ gia đình do người dưới 18 tuổi làm chủ hộ? • Thanh niên trong cộng đồng này làm gì trong ngày? • Có sự khác biệt nào trong công việc của trẻ em nam và trẻ em nữ không? • Có trường học nào trong khu vực cho trẻ em trong cộng đồng không? Nếu có, tỷ lệ trẻ

em đến trường là bao nhiêu? • Có các nhóm thanh thiếu niên không? (ai tổ chức, ai tham gia) • Có bao nhiêu trẻ em trong trường của bạn? • Có bao nhiêu là nam/nữ? • Bạn sử dụng giáo trình gì? • Bạn có nội dung giáo dục y tế trong giáo trình không? • Đã có trẻ em nào ở đây nói chuyện với bạn về bom mìn không? • Đã có bao giờ bạn nói chuyện với trẻ em về bom mìn không? Nếu có, bạn đã nói gì?

Trẻ em phản ứng như thế nào khi bạn nói về bom mìn? • Có ai đó đã từng nói với bạn hay đi đến lớp của bạn để nói về hiểm hoạ bom mìn? Nếu

có, ai? Họ đến khi nào? Họ nói gì? • Bạn cảm thấy cách tốt nhất để thông tin cho mọi người trong cộng đồng về hiểm hoạ

bom mìn là gì? Phỏng vấn bán cấu trúc với quân đội/công an

• Các đe doạ an ninh lớn nhất đối với đời sống của người dân ở đây là gì? • Bạn có biết bất kỳ nơi nào cộng đồng bom mìn không? Nếu có, làm thế nào người dân

ở đây khắc phục được vấn đề đó? • Có ai đó từng báo cáo về bom mìn với bạn chưa?

Page 89: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

P

hụ lục

• Nếu có, bạn đã làm gì? Bạn đã nói gì với người đó? • Nếu không, bạn đã làm gì? Bạn đã nói gì?

Phỏng vấn bán cấu trúc với nạn nhân còn sống sau tai nạn bom mìn

• Bạn có thể kể chuyện gì đã xảy ra không? • Bạn có nghĩ là tai nạn lẽ ra có thể đã được phòng ngừa (nếu có thì phòng ngừa như

thế nào?/nếu không, tại sao?) • Bạn có đi được đến cơ sở y tế không? (nếu có, ở đâu/họ đã làm gì/họ có nói

chuyện với bạn về việc làm thế nào để ngăn ngừa thương tích do bom mìn gây ra) • Bạn cảm thấy cách tốt nhất để thông tin cho mọi người trong cộng đồng về hiểm

hoạ bom mìn là gì? Phỏng vấn bán cấu trúc với giáo viên/hoạt động thanh niên

• Có bao nhiêu hộ gia đình do người dưới 18 tuổi làm chủ hộ? • Thanh niên trong cộng đồng này làm gì trong ngày? • Có sự khác biệt nào trong công việc của trẻ em nam và trẻ em nữ không? • Có trường học nào trong khu vực cho trẻ em trong cộng đồng không? Nếu có, tỷ lệ

trẻ em đến trường là bao nhiêu? • Có các nhóm thanh thiếu niên không? (ai tổ chức, ai tham gia)

87• Có bao nhiêu trẻ em trong trường của bạn? • Có bao nhiêu là nam/nữ? • Bạn sử dụng giáo trình gì? • Bạn có nội dung giáo dục y tế trong giáo trình không? • Đã có trẻ em nào ở đây nói chuyện với bạn về bom mìn không? • Đã có bao giờ bạn nói chuyện với trẻ em về bom mìn không? Nếu có, bạn đã nói

gì? Trẻ em phản ứng như thế nào khi bạn nói về bom mìn? • Có ai đó đã từng nói với bạn hay đi đến lớp của bạn để nói về hiểm hoạ bom mìn?

Nếu có, ai? Họ đến khi nào? Họ nói gì? • Bạn cảm thấy cách tốt nhất để thông tin cho mọi người trong cộng đồng về hiểm

hoạ bom mìn là gì? Phỏng vấn bán cấu trúc với quân đội/công an

• Các đe doạ an ninh lớn nhất đối với đời sống của người dân ở đây là gì? • Bạn có biết bất kỳ nơi nào cộng đồng bom mìn không? Nếu có, làm thế nào người

dân ở đây khắc phục được vấn đề đó? • Có ai đó từng báo cáo về bom mìn với bạn chưa? • Nếu có, bạn đã làm gì? Bạn đã nói gì với người đó? • Nếu không, bạn đã làm gì? Bạn đã nói gì?

Phỏng vấn bán cấu trúc với nạn nhân còn sống sau tai nạn bom mìn

• Bạn có thể kể chuyện gì đã xảy ra không? • Bạn có nghĩ là tai nạn lẽ ra có thể đã được phòng ngừa (nếu có thì phòng ngừa như

thế nào?/nếu không, tại sao?) • Bạn có đi được đến cơ sở y tế không? (nếu có, ở đâu/họ đã làm gì/họ có nói

chuyện với bạn về việc làm thế nào để ngăn ngừa thương tích do bom mìn gây ra) • Bạn cảm thấy cách tốt nhất để thông tin cho mọi người trong cộng đồng về hiểm

hoạ bom mìn là gì?

Page 90: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu

Phụ lục 6. Khung hồ sơ hành vi nguy hiểm của thôn

TÊN THÔN: ĐỊA ĐIỂM: SỐ IMSMA ID: A. DÂN SỐ 8 Có bao nhiêu người sống trong thôn này?

• Có bao nhiêu gia đình sống trong thôn? 88 • Có bao nhiêu người là nữ?

• Có bao nhiêu là trẻ em? • Mọi người có cùng sống ở trung tâm thôn hay họ sống rải rác? • Người dân có di tản khỏi thôn trong thời gian chiến tranh hay không?

o Tất cả những người đó có quay trở lại không? o Sẽ có thêm người trở lại sớm nữa không? o Bao nhiêu? o Khi nào? o Họ sẽ sống ở đâu? o Họ sẽ làm gì để sinh sống khi quay trở lại?

B. SINH KẾ Công việc sinh sống chủ yếu của người dân là gì?

• Nông dân? o Cả nam và nữ? o Độ tuổi nào?

• Chăn gia súc? o Cả nam và nữ? o Độ tuổi nào?

• Buôn bán? o Cả nam và nữ? o Độ tuổi nào?

• Làm công theo mùa? o Cả nam và nữ? o Độ tuổi nào?

• Xây dựng? o Cả nam và nữ? o Độ tuổi nào?

• Khác? Ghi cụ thể.

C. SỰ ĐE DOẠ CỦA VẬT NỔ VÀ CÁC NHÓM BỊ ĐE DOẠ • Có các khu vực nhiễm mìn trong thôn không?

Page 91: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

Phụ lục o Nếu có, chúng nằm ở đâu? o Người dân có đến đó không? o Ai? o Tại sao? o Có thường xuyên không?

• Có các khu vực chứa bom, lựu pháp hay đạn pháo (vật nổ) trong hay gần thôn không?

o Nếu có, chúng nằm ở đâu? o Người dân có đến đó không? o Ai? o Tại sao? o Có thường xuyên không?

• Có các khu vực chứa kho đạn hay vũ khí trong hay gần thôn không? o Nếu có, chúng nằm ở đâu? o Người dân có đến đó không? o Ai? o Tại sao?

• Người dân có chứa bom đạn (lựu đạn, mìn) trong nhà mình không? • Có con vật nào bị chết hay bị thương do vật nổ gây ra trong vòng 12 tháng qua

trong hay gần thôn không? o Nếu có, ở đâu? o Bao nhiêu? 89

D. NẠN NHÂN • Có nạn nhân nào trong vòng 12 tháng gần đây không? • Bao nhiêu? • Độ tuổi nào? • Giới? • Họ bị thương ở đâu? • Tại sao họ lại đến đó? • Họ có biết nơi đó nguy hiểm không? • Nếu họ có biết nơi đó nguy hiểm , tại sao còn đến đó? • Chuyện gì xảy ra với họ sau vụ nổ? • Có người cần chăm sóc y tế không?

o Nếu có, họ cần những chăm sóc y tế gì? • Có nạn nhân nào cần chân tay giả không?

o Nếu cần, tại sao họ chưa có chân tay giả? E. NGUỒN LỰC CỘNG ĐỒNG

• Các nguồn nước có bị hạn chế bởi bom mìn không? o Nếu có, ở đâu? o Có bao nhiêu người đi lấy nước?

• Trường học có bị hạn chế bởi bom mìn không? • Rừng/tiếp cận củi có bị hạn chế bởi bom mìn không? • Tiếp cận với cây cối có bị hạn chế bởi bom mìn không? • Nhà thờ có bị hạn chế bởi bom mìn không? • Sông có bị hạn chế bởi bom mìn không? • Đường xá có bị hạn chế bởi bom mìn không?

o Nếu có, người ta đi lại đến làng khác như thế nào? F. NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT MỐI ĐE DOẠ • Công đồng giải quyết mối đe doạ của bom mìn như thế nào?

o Rà phá bom mìn bởi chính người trong thôn

Page 92: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu o Thông báo với mọi người không đụng vào bom mìn o Đánh dấu các khu vực nguy hiểm o Hành động khác? Ghi cụ thể

• Có hoạt động phục hồi và phát triển nào diễn ra trong thôn chưa? o Những gì đã được thực hiện? o Khi nào? o Ai làm?

• Các hoạt động rà phá bom mìn (khảo sát và rà phá) đã có chưa? o Khi nào? o Ai làm?

• GDNCBM có diễn ra ở thông không? o Khi nào? o Ai làm? o Có tác dụng không? o Nếu không, Tại sao?

• Các cơ quan dịch vụ nào có ở thôn? o Trường học o Trạm y tế o Đoàn thể cộng đồng o Nhà thờ

90 o Khác? Ghi cụ thể

Page 93: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

P

hụ lục Phụ lục 7. Mẫu báo cáo đánh giá nhu cầu Danh sách đề nghị các nội dung được đưa ra như một ví dụ cho mẫu báo cáo bao gồm cả các yêu cầu thông tin. Tuy nhiên, mẫu chính xác và thông tin cần thiết sẽ thay đổi tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể.

91 Bìa ngoài và trang tiêu đề Tiêu đề, tên và địa điểm Tên của những người thực hiện đánh giá Tên của các đối tác tham gia thực hiện Mục tiêu ngắn gọn của đánh giá Ngày đánh giá Ngày báo cáo được hoàn thành Lời cảm ơn Cộng đồng, tư vấn, các thành viên đội, nhà tài trợ Danh sách nội dung 1. Tóm tắt báo cáo Một tóm tắt sơ bộ bao gồm khoảng một hay hai trang về mục tiêu, các phát hiện chính, kết luận và đề xuất của báo cáo. Tóm tắt nên được viết sau cùng và nhấn mạnh vào các điểm quan trọng nhất. 2. Thông tin giới thiệu Bao gồm giới thiệu việc đánh giá bắt đầu như thế nào và vì sao, mục tiêu chính và các hoạt động chính. 3. Các phát hiện chính Một báo cáo sẽ thường có một vài, nhưng không phải tất cả, các phần sau đây 3.1 Phân tích vấn đề bom mìn Loại bom mìn, Kiến thức về các hoàn cảnh mà bom mìn đã được sử dụng (ví dụ loại hình chiến tranh, chiến tuyến, tấn công hay phòng thủ, có tổ chức hay tự phát), Người dân bị ảnh hưởng (địa lý, kinh tế xã hội, dân số), Loại hình khu vực nhiễm bom mìn (trường học, đường xá), Địa điểm của các kho vũ khí bị bỏ lại, số lượng đất đai ước tính bị nhiễm bom mìn và ngăn cản người dân, Báo cáo tai nạn (hồ sơ nạn nhân, loại mìn, ở đâu, khi nào), và Tai nạn gia súc (ở đâu, khi nào, thế nào).

Page 94: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

IMAS Hướng dẫn thực hành tốt nhất 2 — Thu thập Dữ liệu và Đánh giá Nhu cầu

3.2 Phân tích quốc gia • Cơ sở hạ tầng, • Số liệu dân số, • Bối cảnh chính trị, • Kế hoạch bom mìn quốc gia (nếu có), • Tình hình của quốc gia/khu vực (khẩn cấp; trong vùng xung đột; sau chiến tranh;

tái thiết; phát triển), • Nguồn lực có sẵn ở địa phương và tổ chức (người, tập huấn, hậu cần, nguồn tài trợ), • Các can thiệp quốc tế (trong quá khứ, hiện tại và tương lai), và • Nhận thức của Chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức về vấn đề.

3.3 Phân tích dân số bị ảnh hưởng • Kích cỡ, • Cấu trúc dân số, • Các nhóm dân số, • Vai trò của nam giới, nữ giới và trẻ em và các nhóm kinh tế khác nhau, • Ứng xử văn hoá, • Tôn giáo, • Cơ cấu quyền lực, và

92 • Trình độ học vấn.

3.4 Phân tích loại hình giao tiếp • Giao tiếp truyền thống, • Ngôn ngữ và thổ ngữ, • Hệ thống giáo dục truyền thông, • Tài liệu và các phương pháp tương tự đối với dân chúng, • Cơ cấu chính phủ về chuỷen tải thông tin, và • Mạng lưới truyền thông xã hội.

3.5 Phân tích vấn đề bom mìn ở địa phương • Thông tin về các tai nạn bom mìn:

o Tuổi o Giới tính o Tình trạng o Quân đội hay thường dân o hoạt động lúc bị tai nạn o nơi bị tai nạn o ngày (thay đổi theo mùa vụ, mối liên hệ với đoạn cuối của xung đột),

• Biết về bom mìn trong khu vực và chúng được gài ở đâu, và • Thông tin về tai nạn với gia súc

3.6 Phân tích các hành vi đối với bom mìn • Các hoạt động của các nhóm, bao gồm theo mùa vụ, sản xuất lương thực, gia đình,

cộng đồng và tôn giáo, • Các hoạt động bị ảnh hưởng do bom mìn, bị hạn chế đi lại, trẻ em chơi đùa liên

quan đến bom mìn, và • Các cơ chế khắc phục vấn đề này của địa phương.

3.7 Phân tích kiến thức GDNCBM ở cấp độ cộng đồng và tổ chức • Bài học kinh nghiệm từ các phát kiến GDNCBM đang diễn ra, • Bài học kinh nghiệm từ các phát kiến về phát triển ở quốc gia, ví dụ y tế cơ sở, • Kiến thức về sự hiện diện của bom mìn và tác động của nó, • Kiến thức về các hành vi an toàn để giảm thiểu ảnh hưởng, và

Page 95: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau

P

hụ lục

• Kiến thức về việc bom mìn ảnh hưởng đến đời sống của họ như thế nào (ảnh hưởng kinh tế xã hội).

3.8 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các hành vi hiện tại

• Thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi hành vi, như thái độ với hành vi, bối cảnh xã hội và áp lực, sự tự tin, nhu cầu kinh tế, kỹ năng liên quan.

• Phân tích các yếu tố nguyên nhân, thúc đẩy và củng cố. 4. Các kết luận chính và kiến nghị Đây có thể là phần duy nhất mà người ta đọc. Nó nên tổng hợp các nội dung nêu ra và nội dung nói trong phần 3, nêu bật lên các nội dung quan trọng. Tốt nhất là nên trình bày mỗi nội dung tách biệt nhau và ngắn gọn. Phần này thường ngắn hơn nhiều so với phần trình bày các phát hiện, và tạo cơ hội để gắn kết các phần khác nhau của các phát hiện với nhau. Kiến nghị nên ngắn gọn (không quá một đoạn),rõ ràng và theo thứ tự ưu tiên. Kiến nghị nên cho thấy:

• Hành động gì nên được thực hiện; • Thực hiện như thế nào, ai làm và khi nào; • Một bản thảo khung các nguồn lực hay đầu vào chính nào cần thiết; • Khó khăn hay vấn đề có thể gặp phải và làm thế nào để giải quyết chúng.

93Bạn có thể muốn chia kiến nghị ra làm hai phần:

• Kiến nghị chương trình: các kiến nghị rộng liên quan đến phương hướng và tập trung của chương trình vào các nội dung cái gì, ở đâu, tại sao;

• Kiến nghị cung cấp/thực hiện: các kiến nghị mang tính chi tiết hơn liên quan đến các nội dung như thế nào.

Phụ lục Phần này nên bao gồm thông tin chi tiết liên quan đến các phần khác, ví dụ như phương pháp sử dụng, bản câu hỏi và lịch hoạt động.

Page 96: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau
Page 97: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau
Page 98: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau
Page 99: Thu thap du lieu cho viec danh gia nhu cau