96
UFS INTERNATONAL BÁO CÁO KT QUNGHIÊN CU MAGENTO PHÂN TÍCH VÀ SDNG ADMIN PANEL CONTROL CA MAGENTO | Magento Community Edition | Start Date 29-10-2012 End Date Created by Đặng Văn Lel

Báo cáo kết quả nghiên cứu Magento

Embed Size (px)

Citation preview

UFS INTERNATONAL

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MAGENTO

PHÂN TÍCH VÀ SỬ DỤNG ADMIN PANEL CONTROL CỦA MAGENTO

| Magento Community Edition |

Start Date 29-10-2012

End Date …

Created by Đặng Văn Lel

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 2 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Mục lục tài liệu

PHẦN 1: GIỚI THIỆU MAGENTO COMMUNITY EDITION ---------------------------- 6

1. Magento CE là gì? ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 6

2. Bản quyền -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 6

3. Định nghĩa Frontend và Backend trong Magento CE ------------------------------------------ 6

3.1. Frontend (Public view) -------------------------------------------------------------------------------------------- 6

3.2. Backend (Admin view) -------------------------------------------------------------------------------------------- 6

4. Các khái niệm trong Magento CE ---------------------------------------------------------------------------- 6

5. Tùy chọn nâng cao trong Magento CE ----------------------------------------------------------------- 11

PHẦN 2: HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT MAGENTO CE --------------------------------------- 12

1. Yêu cầu hệ thống. ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 12

2. Cài đặt Magento CE.------------------------------------------------------------------------------------------------- 12

2.1. Tải mã nguồn Magento CE ----------------------------------------------------------------------------------- 12

2.2. Tải bộ dữ liệu mẫu ------------------------------------------------------------------------------------------------ 14

2.3. Upload/Copy lên Web Server ------------------------------------------------------------------------------- 14

2.4. Gán quyền truy cập ---------------------------------------------------------------------------------------------- 18

2.5. Cài đặt cơ sở dữ liệu rỗng ------------------------------------------------------------------------------------- 19

2.6. Cài đặt dữ liệu mẫu----------------------------------------------------------------------------------------------- 20

2.7. Cài đặt và chạy Magento CE --------------------------------------------------------------------------------- 20

PHẦN 3: CẤU HÌNH CƠ BẢN TRONG MAGENTO CE ---------------------------------- 25

1. Truy cập vào hệ thống quản trị----------------------------------------------------------------------------- 25

1.1. URL để vào Backend --------------------------------------------------------------------------------------------- 25

1.2. Tài khoản đăng nhập Backend ----------------------------------------------------------------------------- 25

1.3. Màn hình chính Backend --------------------------------------------------------------------------------------- 25

1.4. Thông điệp hệ thống --------------------------------------------------------------------------------------------- 26

2. Hệ thống phân cấp cửa hàng (Store Hierarchy) ----------------------------------------------- 27

2.1. Websites ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 27

2.2. Stores -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 27

2.3. Store Views ----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 27

3. Cấu hình tổng quát cho Store Page --------------------------------------------------------------------- 28

3.1. HTML Head ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 29

3.2. Header ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 31

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 3 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

3.3. Footer -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 32

4. Cấu hình email liên hệ -------------------------------------------------------------------------------------------- 32

4.1. Web Store Emails -------------------------------------------------------------------------------------------------- 32

4.2. Contact ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 33

4.3. Sales Email ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 34

5. Cài đặt cơ bản về giao hàng----------------------------------------------------------------------------------- 36

6. Chế độ hạn chế cookie -------------------------------------------------------------------------------------------- 38

6.1. Kích hoạt chế độ hạn chế cookie -------------------------------------------------------------------------- 38

6.2. Vận hành thực tế -------------------------------------------------------------------------------------------------- 39

PHẦN 4: CHI TIẾT VỀ FRONTEND (Public View) ------------------------------------ 40

1. Khái quát -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 40

2. Lựa chọn sản phẩm mong muốn--------------------------------------------------------------------------- 41

2.1. Categories ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 41

2.2. Bộ lọc sản phẩm---------------------------------------------------------------------------------------------------- 41

2.3. Popular Tags ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- 43

2.4. Tìm kiếm sản phẩm ---------------------------------------------------------------------------------------------- 44

2.5. So sánh, đối chiếu các sản phẩm (Compare) ------------------------------------------------------ 44

2.6. Sắp xếp sản phẩm để xem ----------------------------------------------------------------------------------- 46

2.7. Tùy chọn cách trình bày sản phẩm ---------------------------------------------------------------------- 46

2.8. Sản phẩm vừa được xem -------------------------------------------------------------------------------------- 47

3. Quảng cáo ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 47

3.1. Danh sách sản phẩm trên BANNER ---------------------------------------------------------------------- 47

3.2. Trang quảng cáo --------------------------------------------------------------------------------------------------- 48

3.3. Sản phẩm có thể mua thay thế (Up-Sell Products) -------------------------------------------- 48

3.4. Sản phẩm liên quan (Related Products) -------------------------------------------------------------- 49

3.5. Sản phẩm nên mua (Cross-Sell Products) ---------------------------------------------------------- 50

3.6. Trang chi tiết sản phẩm (Product Pages) ------------------------------------------------------------ 50

4. Header và Footer ----------------------------------------------------------------------------------------------------- 53

4.1. Về Header -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 53

4.2. Về Footer --------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 54

5. Nhóm các chức năng về mua hàng ---------------------------------------------------------------------- 54

5.1. Danh sách mong muốn (Wishlist) ------------------------------------------------------------------------ 54

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 4 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

5.2. Giỏ hàng (Shopping Cart) ------------------------------------------------------------------------------------ 54

5.2.1. Thêm sản phẩm vào giỏ hàng ------------------------------------------------------------------------------ 54

5.2.2. Xóa sản phẩm khỏi giỏ hàng -------------------------------------------------------------------------------- 54

5.3. Tiến hành kiểm tra và xử lý giỏ hàng (Checkout)----------------------------------------------- 55

PHẦN 5: GIỚI THIỆU CƠ BẢN PHẦN BACKEND (Admin View) -------------------- 58

1. Hiểu sâu sắc hơn về Scope ------------------------------------------------------------------------------------ 58

2. Quản lý các thông điệp hệ thống -------------------------------------------------------------------------- 58

3. Giám sát hoạt động của cửa hàng ------------------------------------------------------------------------ 59

3.1. Biểu đồ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 60

3.2. Nội dung của khung thông tin bên dưới -------------------------------------------------------------- 60

3.3. Những Tab thông tin ở bên dưới biểu đồ ------------------------------------------------------------- 60

4. Tổng quan về đơn hàng ------------------------------------------------------------------------------------------ 61

4.1. Xem các đơn hàng ------------------------------------------------------------------------------------------------ 61

4.2. Trang thông tin chi tiết của một đơn hàng ---------------------------------------------------------- 63

4.3. Tạo mới đơn hàng trong backend ------------------------------------------------------------------------ 65

5. Quản lý việc đánh giá và nhận xét ----------------------------------------------------------------------- 65

6. Tạo báo cáo --------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 65

PHẦN 6: CÀI ĐẶT HỆ THỐNG CATALOG ---------------------------------------------- 66

1. Tổng quan ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 66

2. Thiết lập Catalog Default | Bước 1 ----------------------------------------------------------------------- 67

2.1. Nhóm Frontend ----------------------------------------------------------------------------------------------------- 67

2.2. Nhóm SiteMap ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 69

2.3. Nhóm Product Reviews ----------------------------------------------------------------------------------------- 69

2.4. Nhóm Product Alerts --------------------------------------------------------------------------------------------- 69

2.12. Nhóm Catalog Search ------------------------------------------------------------------------------------------- 73

2.13. Nhóm Downloadable Products Options ---------------------------------------------------------------- 74

2.14. Nhóm Date & Time Customer Options ----------------------------------------------------------------- 74

3. Tạo các Categories | Bước 2 ---------------------------------------------------------------------------------- 75

3.1. Xem danh sách Categories đã tạo ----------------------------------------------------------------------- 76

3.2. Tạo mới categories ------------------------------------------------------------------------------------------------ 76

3.3. Tab : General Information ------------------------------------------------------------------------------------ 77

3.4. Tab Display Setting ----------------------------------------------------------------------------------------------- 77

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 5 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

3.5. Tab Custom Design ----------------------------------------------------------------------------------------------- 79

3.6. Tab Category Products ----------------------------------------------------------------------------------------- 80

3.7. Chỉnh sửa categories -------------------------------------------------------------------------------------------- 80

3.8. Tìm hiểu về Layered Navigation --------------------------------------------------------------------------- 80

3.9. Định nghĩa các bộ lọc Layered Navigation ----------------------------------------------------------- 82

4. Tạo các Attributes | Bước 3 ----------------------------------------------------------------------------------- 84

5. Tạo các Attribute Set | Bước 4 ------------------------------------------------------------------------------ 89

6. Tạo Attribute Group | Bước 4-2 ---------------------------------------------------------------------------- 91

7. Tạo và quản lý Products | Bước 5 ------------------------------------------------------------------------ 91

8. Ádasd | Bước 6 --------------------------------------------------------------------------------------------------------- 96

9. Sadfasd | Bước 7 ------------------------------------------------------------------------------------------------------ 96

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 6 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

PHẦN 1: GIỚI THIỆU MAGENTO COMMUNITY EDITION

1. Magento CE là gì?

Magento Community Edition (Magento CE) là hệ thống nền tản được xây dựng

bằng công nghệ mã nguồn mở PHP với sự tích hợp phong phú các chức năng dùng

cho việc phát triển website thương mại điện tử.

Hệ thống quản lý của Magento CE cung cấp các công cụ mạnh mẽ cho việc thực

hiện những ý tưởng xây dựng các trang cửa hàng trực tuyến và mục đích tiếp thị

của từng cá nhân riêng biệt. Quản lý và thống kê chi tiết từng đối tượng trong quá

trình kinh doanh.

Magento CE tối ưu quá với các cổ máy tìm kiếm, có khả năng mở rộng vô hạn

song song với một độ ổn định cao, an toàn và khả năng tùy biến về thương mại

điện tử không giới hạn.

2. Bản quyền

Magento được cấp phép theo giấy phép Open Software License V3.0 (chứng nhận

giấy phép mã nguồn mở).

3. Định nghĩa Frontend và Backend trong Magento CE

3.1. Frontend (Public view)

Fontend là giao diện cộng đồng, là khu vực trình bày sản phẩm của cửa hàng

trực tuyến. Nơi trình bày sản phẩm, danh mục, các khuyến mãi cùng với các

chức năng đặt hàng, thanh toán, giỏ hàng, … Hay nói ngắn gọn hơn đây là

phần nội dung mà người dùng internet sẽ xem.

3.2. Backend (Admin view)

Backend là giao diện được bảo vệ bằng mật khẩu, cung cấp cho người quản

lý các công cụ để xem thống kê, tình trạng, quản lý sản phẩm, tùy chọn và

cài đặt các chức năng của cửa hàng trực tuyến… Hay ngắn gọn hơn đây là

phần quản trị của hệ thống.

4. Các khái niệm trong Magento CE

Để sử dụng Magento CE hiệu quả nhất, bạn cần hiểu và nắm bắt một số khái niệm

trong Magento CE (những khái niệm này dùng tên nguyên văn English trong suốt

bài báo cáo mà không dùng tên dịch nghĩa):

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 7 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Attribute: là thuộc tính hay đặc điểm của sản phẩm, một attribute sẽ có một giá

trị đi kèm để phân biệt sự khác nhau giữa những sản phẩm cùng loại. Ví dụ, một

đặt điểm của chiếc máy ảnh kỹ thuật số là “độ phân giải”, và giá trị của “độ phân

giải” có thể là “10 megapixels”, hay “16 megapixels”, … tùy từng sản phẩm cụ thể.

Attribute Group: là một nhóm các attribute tương quan nhau bên trong một

attribute set(định nghĩa kê tiếp). Ví dụ, có thể chia các attributes của một chiếc tủ lạnh ra

làm các attribute group như sau: màu sắc (gồm các attributes mô tả màu sắc),

kích thước (gồm các attributes mô tả kích thước), công suất (gồm các attrubutes

mô tả vấn đề công suất như điện năng tiêu thụ, độ lạnh tối thiểu, …), cấu tạo

(gồm các attributes mô ta cấu tạo các thành phần), …

Attribute Set: là một tập hợp nhiều attribute group, mõi attribute set sẽ phù hợp

với một loại sản phẩm đặc thù và cụ thể nào đó. Ví dụ, nếu cửa hàng của bạn là

một cửa hàng đồ dùng điện tử với nhiều chủng loại sản phẩm. Trong các sản

phẩm đó, ta lấy ra 2 loại để làm ví dụ như “đầu đọc DVD” và “Tivi”. Với đầu đọc

DVD bạn sẽ có các attribute để mô tả nó, và một điều chắc chắn là sẽ có những

attribute khác để mô tả Tivi. Như vậy là cần 2 attrubute set. Một dùng để mô tả

cho những sản phẩm đầu đọc DVD và một dùng mô tả cho các loại Tivi.

Category: là sự phân loại sản phẩm do người dùng định nghĩa. Một category có

thể có nhiều subcategory (category con). Hay hiểu đơn giản đó là “danh mục sản

phẩm”.

Credit Memo: là khoản ghi nhớ tiền tín dụng, khoản tiền tính dụng này nói chính

xác hơn là tiền nợ của cửa hàng đối với một khách hàng nào đó. Việc phát sinh ra

Credit Memo chủ yếu là do sự trả hàng. Ví dụ, khi một đơn hàng đã được thanh

toán và vận chuyển đi giao. Khi nhận được hàng thì khách hàng mới phát hiện

hàng không đúng như mô tả nên trả lại một phần hoặc toàn bộ hàng. Như vậy thì

cần có Credit Memo ghi nhớ khoản tiền cần hoàn lại cho khách (do khách đã thanh

toán rồi). Số tiền này có thể dùng để thanh toán những đơn hàng trong tương lai

hoặc gửi trả ngay cho khách.

Cross-sell: là những sản phẩm xuất hiện gần giỏ hàng của người mua. Khi người

mua đi đến trang giỏ hàng, những sản phẩm này sẽ được hiển thị như kiểu sản

phẩm nên mua, sản phẩm cần mua phù hợp so với những sản phẩm đang có trong

giỏ hàng, nhầm thúc đẩy sự mua hàng của khách hàng. Về mặc khách hàng thì

khái niệm này có thể hiểu là Up-Sell.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 8 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Shipment: (lô hàng) là tập hợp một số lượng sản phẩm của một đơn hàng đã

được xuất kho. Có thể có nhiều hơn một shipment trong một đơn hàng.

Invoice: là hóa đơn xác nhận thanh toán hay nói ngắn gọn là xác nhận thanh

toán. Có thể có nhiều invoice được kết hợp với một đơn hàng. Nếu những sản

phẩn trong một đơn hàng được giao bởi nhiều shipment khác nhau thì mõi

shipment sẽ có một invoice đi kèm. Ví dụ, trong đơn hàng có 2 TIVI và 3 LCD, 2

TIVI được đóng vào 1 lô và 3LCD vào 1 lô hàng khác. Như vậy ta sẽ có 2 invoice

cho 2 shipment.

Order: là đơn hàng của khách hàng.

Order Status: là trạng thái của mõi đơn hàng, trạng thái này sẽ chỉ ra được vị trí

hiện tại trong vòng đời của đơn hàng. Magento CE cung cấp sẵng các giá trị cho

trạng thái đơn hàng như sau:

Pending: là trạng thái đơn hàng mới và chưa được xử lý. Ví dụ, đơn hàng

cần được xác nhận thanh toán (invoice) và giao hàng (shipped).

On Hold: là trạng thái mà người dùng sẽ không thể xử lý đơn hàng nếu nó

có trạng thái này. Điều này thuận lợi cho vài trường hợp, ví dụ như đơn

hàng có vài thông tin cần kiểm tra lại và xác thực.

Pending Paypal: (chỉ đối với những đơn hàng qua PayPal) đây là trạng thái

mà báo rằng đơn hàng vẫn chưa hoàn tất thanh toán ở PayPal. Nếu sử dụng

PayPal làm phương thức thanh toán, khách hàng sẽ được chuyển hướng đến

trang web PayPal. Nếu họ không thanh toán cho đơn hàng, nó sẽ được đánh

dấu là Pending PayPal. Việc tiếp tục xử lý đơn hàng sẽ không xảy ra mà

không có sự xác nhận từ PayPal về việc thanh toán đơn hàng đó.

Payment Review: miễn là một cổng thanh toán bên ngoài đang xác minh

thông tin thanh toán từ một đơn hàng, đơn hàng sẽ được gán trạng thái

Payment Review ở cả hệ thống thanh toán và hệ thống Magento CE.

Processing: là trạng thái mà đang xãy ra một trong hai tình trạng là lập

hóa đơn xác nhận thanh toán hoặc vận chuyển giao hàng, nhưng chưa bao

gồm cả hai.

Suspected Fraud: (chỉ đối với những đơn hàng qua PayPal) là trạng thái

mà giao dịch đã thất bại do một hoặc nhiều bộ lọc dò tìm gian lận của

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 9 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

PayPal đã không được thông qua. Hệ thống PayPal báo rằng giao dịch đang

xãy ra đã được đánh dấu có hiện tượng gian lận.

Complete: đơn hàng được đánh dấu này khi đã hoàn thành xong cả hai

việc giao hàng và xuất hóa đơn xác nhận thanh toán.

Canceled: đơn hàng được gán trạng thái này khi khách hàng yêu cầu hủy

bỏ đơn hàng trên cửa hàng trực tuyến. (khi đơn hàng chưa được thanh

toán)

Người quản lý có thể tự tạo ra Order Status rồi gán vào một tình trạng đơn

hàng rồi đặt giá trị mặc định cho những tình trạng đó.

Product Type: Magento CE phân loại sản phẩm theo vài loại đã được định nghĩa

trước là Simple Product, Virtual Product, Downloadable Product, Grouped Product,

Configuable Product, Bundle Product.

Simple Product: là loại sản phẩm thông thường, thường được áp dụng cho hầu

hết những sản phẩm vật chất.

Virtual Product: là sản phẩm không yêu cầu vận chuyển hay xác nhận thanh

toán. Sản phẩm loại này nói chung là dùng trong việc bảo hành hoặc bảo trì.

Downloadable Product: là loại sản phẩm số hóa, như một file media chẳng hạn.

Loại này người dùng có thể tải về sau khi đã hoàn thành quá trình thanh toán.

Những sản phẩm này có thể được lưu trữ ngay trên server của bạn hoặc cung cấp

dưới dạng một URL đến những server khác.

Grouped Product: là loại sản phẩm có ý nghĩa gần giống với configuable product

nhưng nói về mặc hiển thị. Bạn có thể tạo ra một grouped product để hiển thị các

sản phẩm trong cùng một configuable product để người dùng có thể chọn một sản

phẩm với thông số phù hợp.

Configurable Product: là loại sản phẩm cho phép khách hàng có thể tùy chọn

theo mong muốn một vài đặc điểm khác nhau chút ít về sản phẩm đó. Lấy ví dụ,

bạn có thể bán cùng một loại áo sơ mi với 2 màu và 4 size khác nhau. Như vậy, ta

có 4 size mõi size có 2 màu thì sẽ có 8 biến thể. Bạn cần tạo ra 8 biến thể của

sản phẩm áo sơ mi đó như là những sản phẩm riêng biệt (mõi sản phẩm phải có

một SKU riêng của nó). Sau đó, thêm 8 biến thể áo sơ mi đó và cùng một

configuable product. Như thế là khách hàng đã có thể chọn màu và kích thước khi

mua sản phẩm đó.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 10 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Bundle Product: là khái niệm nói về những sản phẩm có đặc điểm là một sự kết

hợp của nhiều sản phẩm thành phần khác. Ví dụ, laptop là một bundle product với

sự kết hợp của nhiều thành phần như mainborad, ram, hard disk drive, … Với từng

sự kết hợp khác nhau ta lại có một bundle product khác nhau.

Related Product: là những sản phẩm có liên quan được hiển thị cho khách hàng

ngoài những sản phẩm họ đang xem.

Scope: (phạm vi) mô tả các định mức của hệ thống cửa hàng của bạn bằng một

giá trị thiết lập có hiệu quả nhất. Một thiết lập phạm vi có thể có giá trị là:

Global : tất cả website, stores, store views. (toàn bộ hệ thống bán hàng)

Website : website đang chọn và tất cả các stores và store view bên trong

nó. (đơn vị phân nhánh cấp 1 của hệ thống bán hàng)

Store : store đang chọn và tất cả store views bên trong nó. (đây là cửa

hàng, một website có thể có nhiều cửa hàng)

Store View : store view đang chọn. (khu trưng bày trong cửa hàng, một

cửa hàng có thể có nhiều khu trưng bày sản phẩm)

Sơ đồ hệ thống phân cấp cửa hàng:

Website Website Website ….

Store Store Store Store Store Store

Store View

Store View

Store View

Store View Store View

Store View

Store View Store View ….

Vài thiết lập được đặt một cấp độ cao hơn sẽ có quyền cao hơn một thiết lập có

cấp độ thấp hơn.

Search Engine Optimization: gọi tắt là SEO, là việc tối ưu hóa website của bạn

đối với các cổ máy tìm kiếm.

Shopping Cart: (giỏ hàng) là tập hợp những sản phẩm mà khách hàng đã lựa

chọn để mua nhưng chưa thật sự mua.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 11 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Store: là cấp bậc thứ hai trong hệ thống phân cấp cửa hàng của bạn. Một website

có thể có nhiều stores và mõi store có thể có nhiều store view.

Store View : là đơn vị có cấp bậc thấp nhất trong hệ thống phân cấp của cửa

hàng của bạn. Là nơi cuối cùng và trực tiếp mang sản phẩm trình bày với khách

hàng cho việc xem và chọn lựa sản phẩm họ cần mua.

Tax Rule: hay gọi là nguyên tắt thuế, là sự kết hợp của thuế sản phẩm, thuế

khách hàng và thuế suất. Nguyên tắc này xác định việc tính toán thuế.

Up-Sell: một sản phẩm Up-Sell là sản phẩm được đưa ra cho khách hàng như

một sản phẩm để so sánh có thể thay thế cho sản phẩm mà khách hàng đang

xem. Nó có thể đắt hơn, chất lượng hơn, phổ biến hơn hoặc là việc mua sản phẩm

này có lợi hơn (tỷ suất lợi nhuận cao hơn).

Website: là cấp bậc cao nhất trong hệ thống phân cấp của cửa hàng của bạn.

Bạn có thể có nhiều website, mõi website có thể tạo ra nhiều store (cửa hàng) và

với mõi store bạn có thể có nhiều store view. Mõi website được tạo ra có thể có

một tên miền khác nhau. Có thể được cài đặt để chia sẽ dữ liệu khách hàng với

nhau hoặc không chia sẽ dữ liệu khách hàng. Điển hình như, mõi website có thể

có những dòng sản phẩm khác xa nhau nên đối tượng khách hàng sử dụng sẽ

khác xa nhau, trong trường hợp đó ta không cần chia sẽ dữ liệu khách hàng.

5. Tùy chọn nâng cao trong Magento CE

Các chủ đề nói đến trong tài liệu này có thể giúp bạn có được một hệ thống chạy

với số lượng chức năng phong phú và giao diện hấp dẫn mà không cần đến quá

nhiều kiến thức kỹ thuật chuyên môn.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn cửa hàng trực tuyến của bạn đi đến một bước tiến mới,

Magento CE đã có sẵng cho bạn một hệ thống tùy chọn nâng cao vô cùng phong

phú giúp cho việc tùy chỉnh giao diện theo kiểu look-and-feel cùng với các tính

năng trên web của bạn. Đó có thể là:

Tình chỉnh Themes và Skins

Chức năng mở rộng (Extension Module)

… và nhiều nữa.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 12 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

PHẦN 2: HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT MAGENTO CE

1. Yêu cầu hệ thống.

Dưới đây là danh sách tối thiểu về các yêu cầu của hệ thống Server cần có để có

thể chạy Magento CE chính xác.

Hệ điều hành : Linux Server x86 x64 , Window Server x86 x64

Web Server : Apache 1.3.X hoặc Apache 2.X

PHP : 5.2.13 hoặc những phiên bản cao hơn với Safe Mode Off.

MySQL : 4.1.20 hoặc cao hơn.

Hãy chắc chắn những yêu cầu trên đã được thỏa mãn trước khi đi đến bước tiếp

theo để cài đặt Magento CE.

2. Cài đặt Magento CE.

Cài đặt Magento CE có thể cài rỗng hoặc cài kèm theo một bộ dữ liệu mẫu. Để phù

hợp hơn cho việc học tập sử dụng Magento, tôi sẽ đi theo hướng cài đặt có kèm

theo dữ liệu mẫu để thuận tiện cho việc học tập.

Các bước của quá trình cài đặt được tóm tắt như sau:

Tải bộ mã nguồn Magento CE Tải bộ dữ liệu mẫu Upload / Copy lên Web Server

Gán quyền truy cập các FileCài đặt cơ sở dữ liệu rỗngCài đặt dữ liệu mẫu

Cài đặt và chạy Magento CE

2.1. Tải mã nguồn Magento CE

Hiện tại, để tải bộ mã nguồn Magneto CE miễn phí về bạn cần đăng ký tài

khoản (hoàn toàn miễn phí) tại http://www.magentocommerce.com và đăng nhập.

Sau khi đã đăng nhập, bạn vào trang download

http://www.magentocommerce.com/download sẽ có phần giao diện download tương

tự như hình ảnh mình họa sau:

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 13 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Hãy click chuyển sang TAB “Release Archives” bạn sẽ thấy giao diện tương

tự sau:

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 14 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Phiên bản mới nhất của Magento CE sẽ được đưa lên TOP cao nhất. Chỉ việc

click vào “Select your format” để chọn định dạng file tải về phù hợp và click

“Download” để tải về.

2.2. Tải bộ dữ liệu mẫu

Bộ dữ liệu mẫu được liệt kê bên TAB “Download” của trang download với tên

“Simple Data”.

Chỉ cần chọn định dạng file phù hợp và click “Download” để tải về.

2.3. Upload/Copy lên Web Server

2.3.1. Chuẩn bị mã nguồn Magento CE

Sau khi đã tải về mã nguồn, bạn giải nén file tải về ra sẽ được thư mục có tên

là “magento”. Đây là thư mục mã nguồn PHP của Magento CE. Bạn lưu tạm

thư mục này ở đâu đó để chuẩn bị bước 2.3.2 tiếp theo sau đây.

Lưu ý: bạn có thể đổi tên thư mục này tùy ý bạn, với điều kiện là không dấu,

không khoảng cách.

2.3.2. Chuẩn bị dữ liệu mẫu

Sau khi tải về bộ dữ liệu mẫu. Bạn giải nén ra sẽ được thư mục cùng tên file

nén. Trong thư mục này sẽ bao gồm có 2 thành phấn:

Một file script sql cho phần cơ sở dữ liệu của bộ dữ liệu mẫu, thường có tên

là magento_sample_data_for_<version>.sql

Một thư mục với tên là “media” chứa dữ liệu hình ảnh cho dữ liệu mẫu.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 15 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Bạn tiến hành chép toàn bộ thư mục và dữ liệu bên trong thư mục “media”

vào thư mục cùng tên là “media” ở trong thư mục mã nguồn magenta.

Rồi chép và lưu trữ tạm file sql vào chỗ nào đó trên máy tính của bạn để dùng

cho việc cài đặt dữ liệu mẫu ở bước 2.6 bên dưới.

Đến đây bạn đã có một thư mục mã nguồn magento để có thể đưa vào web

server.

2.3.3. Thực hiện upload/copy lên web server

Việc upload/copy lên web server là việc bạn chép thư mục mã nguồn

“magento” lên web server để có thể chạy nó. Bạn có thể dùng một host thật

trên internet hay một host localhost trên máy bạn để cài đặt.

2.3.3.1. Web server trên Internet.

Đối với host thật trên Internet. Bạn cần upload dữ liệu lên thư mục www

hoặc public_html hoặc httpdos tùy vào hosting mà bạn đang dùng.

Nếu bạn upload toàn bộ thư mục “magento” lên host thì bạn sẽ truy cập

thông qua url dưới dạng http://yourdomain/magento, còn nếu bạn chỉ

upload toàn bộ file và thư mục bên trong thư mục “magento” lên host

bạn sẽ truy cập bằng domain gốc mà không thêm phần mở rộng

/magento nữa.

2.3.3.2. Web server localhost.

Localhost cũng có tính chất tương tự host trên internet. Bạn cũng cần

chép thư mục mã nguồn “magento” vào thư mục WWW của web server

để chạy.

Trong khuôn khổ bài báo cáo này sẽ mặc định xem như bạn đã khá thành

thạo với locahost, bạn có thể sử dụng bắt kỳ loại localhost nào miễn là nó

thỏa mãn yêu cầu của magento.

Để tiện lợi và tránh nhiều vấn đề không đồng nhất. Tài liệu này sẽ

khuyến khích dùng Vertrigo Server để chạy thử các mã nguồn PHP trên

máy tính.

Tải và cài đặt Vertrigo Server phiên bản mới nhất tại:

http://vertrigo.sourceforge.net.

Sau khi cài đặt, bạn sẽ có những thành phần sau: (Phiên bản 2.28)

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 16 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Apache 2.2.22

PHP 5.3.14

Mysql 5.5.24

Smarty Smarty-3.1.10

SQLite 3.7.14

PhpMyAdmin 3.5.1

SQLiteManager 1.2.4

Xdebug 2.2.0

Khi khởi chạy, sẽ có màn hình sau:

Chỉ cần click vào “Hide this window and start server” để bắt đầu cho hiệu

lực web server localhost của bạn. Khi server đang chạy, bạn sẽ thấy try

icon của nó bên dưới khai hệ thống. Ý nghĩa của màu sắc try icon như

sau:

+ Xanh lá ................. : server đang hoạt động tốt.

+ Đỏ ....................... : server đã dừng.

+ Xanh dương đậm ... : server chỉ đang chạy Apache HTTP Server.

+ Vàng .................... : server chỉ đang chạy MySQL.

Trong trường hợp bạn gặp phải màu vàng (đa số sẽ gặp vấn đề này) có

nghĩa là Apache không chạy được do đã có nguồn chương trình khác sử

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 17 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

dụng cổng 80. Để khắc phục, bạn chỉ cần đổi lại cổng dùng cho Apache

như sau:

Click vào try icon của vertrigo trên khai hệ thống, chọn “Config files”

và chọn “httpd.conf” bạn sẽ mở ra file config server apache. Tìm đến

dòng “Listen 80” và đổi thành “Listen X” với X là số cổng khác mà bạn

chọn (X có giá trị từ 1 đến 65536)

Save lại nội dung đã chỉnh sửa.

Click vào try icon của vertrigo, chọn “Server” chọn tiếp “Restart” để

khởi động lại server. Lúc này bạn sẽ thấy try icon của vertrigo đã

chạy với tín hiệu báo có màu xanh lá.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 18 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Như vậy, URL bạn cần lúc này để truy cập là http://localhost:X với X là số

cổng mới. Ở đây tôi đặt là 8888 vậy url là :

http://locahost:8888

2.4. Gán quyền truy cập

Đối với localhost, việc này không cần. Nhưng nếu bạn upload lên một hosting

trên internet bạn cần gán Chmod có giá trị là 777 hoặc 0777 cho thư mục sẽ

chạy mã nguồn magento và toàn bộ các thư mục con bên trong nó.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 19 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

2.5. Cài đặt cơ sở dữ liệu rỗng

Truy cập vào phpmyadmin và tạo một database mới. Truy cập vào

phpmyadmin trên host internet tùy thuộc vào control panel của mõi host.

Còn với VertrigoSV, bạn mở trình duyệt, truy cập http://locahost:8888 bạn

sẽ có giao diện:

Link đến phpmyadmin được liệt kê ở trên cùng menu bên phải. Mật khẩu và

account mặc định của vertrigo phpmyadmin là:

Username : root | Password : vertrigo

Trong khuôn khổ bài báo cáo này sẽ không đề cập đến việc hướng dẫn sử

dụng phpmyadmin và xem như bạn đã biết nó.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 20 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

2.6. Cài đặt dữ liệu mẫu

Sau khi đã tạo database rỗng, ta tiến hành cài đặt dữ liệu mẫu trước khi cài

magento(Lưu ý: bắt buộc cài đặt database của dữ liệu mẫu trước khi cài đặt

magento). Việc này hết sức đơn giản là dùng chức năng IMPORT của

PhpMyAdmin để chạy file sql đã chuẩn bị trước đó vào database rỗng vừa

tạo.

Chú ý: thông thường phpmyadmin chỉ cho phép import file sql có dung lượng

không quá 2MB. Nếu file dữ liệu mẫu có dung lượng vượt quá mức này. Bạn

sẽ không dùng được chức năng import của phpmyadmin.

Khắc phục: Nếu đó là việc ở host internet thì bạn bắt buộc phải tìm một

công cụ import khác như BigDump để import dữ liệu. Còn nếu bạn đang chạy

localhost, thì bạn có thể chỉnh lại giới hạn này như sau:

Click vào try icon của vertrigo, chọn “Config files” và chọn “php.ini”.

Tìm dòng “upload_max_filesize = 2M” và đổi số 2 thành bao nhiều tùy bạn.

Tìm dòng “max_execution_time = 30” và đổi số 30 thành con số tầm 5000.

Tìm dòng “memory_limit = 8M” và đổi số 8 thành cỡ 1000.

Sau đó SAVE lại, rồi restart lại vertrigo server.

Sau khi đã chỉnh sửa các thông số trên, bạn đã có thể import file sql có dung

lượng lớn hơn 2MB trên localhost.

2.7. Cài đặt và chạy Magento CE

Bước 1: sau khi đã hoàn thành những công đoạn trên, ta bắt đầu cài đặt

Magento CE. Mở trình duyệt web lên và truy cập đến thư mục mã nguồn

magento mà bạn đã upload/copy lên web server.

Trong ví dụ này, tôi giữ nguyên tên thư mục là “magento” và tôi copy thư

mục “magento” vào thư mục WWW của vertrigo nên tôi truy cập theo url

sau: http://localhost:8888/magento

Giao diện cài đặt ban đầu của magento sẽ trông như thế này:

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 21 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Tick chọn vào “I agree to the above terms and conditions” rồi click

“Continue” để sang bước tiếp theo.

Bước 2 : chọn vị trí địa lý, vùng thời gian và đơn vị tiền tệ rồi click

“Continue”.

Bước 3 : màn hình tiếp theo hiện ra dùng để tùy chỉnh các kết nối đến

database, các tùy chỉnh về truy cập web và tùy chỉnh về việc lưu trữ các

session.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 22 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Ý nghĩa của các thông số trên như sau:

Database Type: giữ nguyên như mặc định là MySQL

Host: nếu đang chạy trên localhost thì để mặc định là localhost, còn chạy

trên host internet thì dùng tên thật của host. Hầu hết cũng có tên là

localhost.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 23 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Database name: Tên database đã tạo trước đó.

UserName: Tên dùng để đăng nhập phpmyadmin. Ở vertrigo server thì

tên mặc định là “root”.

Password: Mật khẩu mà bạn dùng để đăng nhập vào phpmyadmin. Ở

vertrigo server thì mặc định là “vertrigo”.

Table Prefix: Tiền tố cho tất cả tên bảng trong database, có thể bỏ

trống.

Admin Path: Tên đường dẫn truy cập vào phần quản trị, có thể để mặc

định là admin hoặc đổi lại theo ý bạn, đặt tên không dấu, không khoảng

trắng.

Các thông tin khác: Cứ để như mặc định. Bấm “Continue” và tiến đến

bước tiếp theo.

Bước 4: tạo tài khoản quản trị hệ thống:

Ý nghĩa các thông số trên như sau:

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 24 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Personal Information : thông tin cơ bản của người quản trị, bao gồm:

họ, tên và địa chỉ email.

Login Information: thông tin đăng nhập của người quản trị hệ thống.

Mật khẩu yêu cầu cần có bao gồm cả ký tự và số.

Encryption Key: đây là khóa dùng để mã hóa dữ liệu. Magento sẽ dùng

khóa này để mã hóa mật khẩu, credit card và nhiều dữ liệu khác. Bạn có

thể nhập khóa của bạn hoặc để magento tự tạo ra. Dù là tự nhập hay để

tự động tạo ra thì khóa này cũng sẽ hiển thị cho bạn ở bước tiếp theo.

Sau khi đã nhập đầy đủ thông tin, bấm “Continue” để tiếp tục quá trình cài

đặt. Bước 5: Bạn sẽ nhìn thấy màn hình này:

Đến đây thì quá trình cài đặt Magento CE đã hoàn thành. Và khóa dùng để

mã hóa dữ liệu được hiển thị cho bạn như hình trên với một lời nhắn “Hãy

chắc chắn rằng bạn đã lưu trữ nó ở một nơi an toàn”.

Đến đây, bạn có thể click “Go to Frontend” để đến xem trang chủ website.

Hoặc click “Go to Backend” để đến trang quản trị hệ thống.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 25 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

PHẦN 3: CẤU HÌNH CƠ BẢN TRONG MAGENTO CE

1. Truy cập vào hệ thống quản trị

Tất cả những việc liên quan đến những cấu hình cơ bản đều được thực hiện trong

phần quản trị của hệ thống (Magento CE Backend). Những bước hướng dẫn sau sẽ

chỉ dẫn cho bạn làm sao để truy cập vào Magento CE Backend.

Ghi chú: ngay sau khi bạn vừa cài đặt xong Magento CE, bạn có thể đến ngay Magento CE

Backend thông qua việc click lên nút “Go to Backend” ở trang cuối của quá trình cài đặt.

1.1. URL để vào Backend

URL để vào Backend có dạng : http://yourdomain/AdminPath với AdminPath

là phần được chỉ định bởi chính bạn ở (phần 2 bước 3) trong quá trình cài đặt

Magento CE.

Thông thường admin path đã có mặc định là “admin” nếu bạn không đổi nó. Và ở

trong khuôn khổ bài báo cáo này, admin path sẽ là “admin”. Như vậy thì url truy

cập Backend sẽ là http://localhost:8888/magento/admin

1.2. Tài khoản đăng nhập Backend

Bộ User Name và Password cho tài khoản quản trị cũng được chỉ định bởi

chính bạn trong (phần 2 bước 4) của quá trình cài đặt Magento CE. Bạn dùng

User Name và Password đó để đăng nhập.

1.3. Màn hình chính Backend

Sau khi đăng nhập thành công, bạn sẽ được đưa đến giao diện của Backend.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 26 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

1.4. Thông điệp hệ thống

Ngay sau khi được đưa đến giao diện chính Backend, thông thiệp từ hệ thống

Magento CE mà bạn chưa đọc sẽ được hiển thị dưới dạng một popup trông

như hình minh họa dưới đây:

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 27 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Ngoài ra, thông tin về những thông điệp khác (nếu có) sẽ được hiển thị ở

ngay bên dưới phần menu của hệ thống. Chúng ta sẽ đi sâu hơn về việc quản

lý và ý nghĩa các thông điệp này ở những phần sau của báo cáo nay.

2. Hệ thống phân cấp cửa hàng (Store Hierarchy)

Một trong những công việc đầu tiên mà bạn nên và sẽ muốn làm ngay sau khi cài

đặt Magento CE là lập một kế hoạch cho hệ thống phân cấp cửa hàng của bạn. Cụ

thể, đó là công việc sắp xếp các websites, stores và store view cho mục đích kinh

doanh của bạn. Tất cả đều này phụ thuộc vào số lượng các sản phẩm mà bạn

đang kinh doanh và mục tiêu thị trường của bạn.

Để có thể tạo ra các đối tượng như trên, yêu cầu tối thiểu là phải tạo một Category

gốc. Chúng ta sẽ nói đến việc quản lý hệ thống Caterory trong Phần 6: Cài đặt hệ

thống Catalogs.

Còn trong mục này, hãy nói đến việc xác định bạn muốn cài đặt hệ thống phân

cấp cửa hàng của bạn như thế nào thông qua những chú giải chi tiết về mục đích

sử dụng của những đối tượng trong hệ thống phân cấp Magento CE.

2.1. Websites

Giả sử bạn muốn mở cửa hàng trực tuyến để bán phụ tùng động cơ, và

vợ/chồng của bạn muốn bán các sản phẩm túi xách thủ công mỹ nghệ. Sẽ

không hứa hẹn và hiệu quả lắm cho việc bán hai chủng loại sản phẩm trong

cùng một cửa hàng. Nhưng đối với Magento CE, trong cùng một bản cài đặt

Magento CE, bạn có thể tạo ra được nhiều websites khác nhau. Mõi website

có thể sử dụng được một tên miền riêng biệt. Những website này có thể được

thiết lập để chia sẽ dữ liệu với nhau hoặc không chia sẽ bất kỳ dữ liệu nào.

2.2. Stores

Ví dụ trong phần bán các sản phẩm túi xách thủ công mỹ nghệ, bạn có thể

cài đặt hai stores. Một store sẽ đặc trưng cho các sản phẩm làm từ sợi gai,

store còn lại dành cho các sản phẩm từ chất liệu vải.

2.3. Store Views

Ví dụ như kết quả nghiên cứu thị trường của bạn báo cáo rằng những khách

hàng tiềm năng của bạn có 50% dùng Tiếng Việt và 50% còn lại dùng Tiếng

Anh. Như vậy, bên trong mõi store, bạn cần tạo ra hai store view, một sẽ

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 28 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

dùng ngôn ngữ Tiếng Việt và một dùng ngôn ngữ Tiếng Anh. Những store

view này sẽ trình bày những thông tin như nhau nhưng với những ngôn ngữ

khác nhau. Khách hàng có thể chuyển đổi sang ngôn ngữ khác (hay store

view khác) một cách dễ dàng và phù hợp với ngôn ngữ của họ.

3. Cấu hình tổng quát cho Store Page

Store page nói đến toàn bộ hệ thống cửa hàng của bạn. Hay nói đến một phiên bản cài

đặt Magento CE của bạn.

Phần này sẽ chỉ dẫn bạn làm sao để định dạng cho diện mạo của Frontend (giao

diện người dùng). Những định dạng này được thực hiện trong phần “Configuration”

của Admin Panel.

Để truy cập vào “Configuration”, chọn menu System Configuration.

Menu bên trái cung cấp cho bạn những tùy chọn cấu hình diện mạo khác nhau cho

Magento CE của bạn.

Phần drop-down “Current Configuaration Scope” ở phía trên cùng của menu bên trái cho

phép bạn chọn mức độ áp dụng của các cấu hình khi SAVE.

• Websites ......... : áp dụng những cài đặt cho cấp website

• Stores ............. : áp dụng những cài đặt cho cấp strores

• Store views ..... : áp dụng những cài đặt cho cấp store view

• Default Config ... : áp dụng những cài đặt cho toàn bộ websites, stores và store views.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 29 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Để vào phần định hình cơ bản, bản click vào “Design” trong menu bên trái. Và

giao diện trang Design được mở ra như sau:

Chúng ta sẽ lần lượt đi qua 3 mục quan trọng trong khuôn khổ của phần cài đặt cơ

bản này là HTML Head, Header và Footer.

3.1. HTML Head

Những cài đặt trong HTML Head được dùng để định nghĩa những thông tin về

store page của bạn. Những cài đặt này không được nhìn thấy bởi khách hàng

của bạn, nhưng chúng rất quan trọng trong việc tối ưu hóa cho kết quả phân

tích xếp hạng của các cổ máy tìm kiếm. Click vào HTML Head để xổ xuống

các thông tin như hình mô tả ở trang kế:

Fovicon Icon: bạn có thể click nút “Browse” để duyệt chọn một icon file

(trên máy tính của bạn) làm favicon. Icon nhỏ này xuất hiện trên thanh

địa chỉ của trình duyệt web.

Default Title: là tiêu đề mặc định được áp dụng cho toàn bộ các trang

(nếu trang đó không có tiêu đề riêng). Tùy chọn này dùng để cải thiện

kết quả phân tích của các cổ máy tìm kiếm.

Title Prefix và Title Suffix: chỉ định một tiếp đầu ngữ và một tiếp vị

ngữ đi kèm thep tiêu đề của tất cả các trang đã có tiêu đề riêng.

Default Description và Default Keywords: chỉ định mô tả mặc định và

từ khóa mặc định cho tất cả các trang mà sẽ được sử dụng bởi các cổ

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 30 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

máy tìm kiếm khi thông tin này không được cung cấp bởi trang đó. Từ

khóa phải được cung cấp cách nhau bởi một dấu phẩy “,”.

Miscellaneous Script: tất cả những gì bạn gõ ở đây sẽ được chèn vào

trước thẻ đóng của thẻ <head> trong toàn bộ các trang.

Display Demo Store Notice: tùy chọn này cho phép có hay không có

hiển thị một thông báo ở trên cùng của tất cả các trang với nội dung

thông báo cho những người đang truy cập biết rằng đây chỉ là demo và

sẽ không có bất cứ giao dịch nào sẽ được xử lý. Tùy chọn này hữu dụng

trong trường hợp bạn đang trong công đoạn xây dựng và cài đặt mọi thứ

trước khi chính thức đưa vào kinh doanh.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 31 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Khi đã nhập đầy đủ thông tin như mong muốn, click nút “Save Config” để

lưu lại những thay đổi đó.

Những chữ xuất hiện bên trong ngoặc vuông ở bên phải mõi trường thông tin

như [STORE VIEW] cho biết phạm vi có hiệu ứng của trường thông tin đó.

3.2. Header

Những thông tin cài đặt trong Header sẽ định nghĩa một phần nội dung phía

trên (phần banner) của tất cả các trang trong hệ thống của website bán

hàng. Click vào “Header” để xổ xuống những trường thông tin như sau:

Logo Image Src: chỉ ra đường dẫn tương đối đến file hình ảnh logo xuất

hiện bên trên - trái của mõi trang trong toàn bộ website của bạn. Hãy chắc

chắn rằng bạn đặt tên cho file hình ảnh của bạn khác với tên “logo.gif” để

tránh gặp phải vấn đề ghi đè khi cập nhật.

Bạn cần upload ảnh lên thư mục image trong thư mục giao diện đang dùng.

Logo Image Alt: chỉ định văn bản mô tả sẽ hiển thị khi người dùng rê

chuột lên hình ảnh logo.

Welcome Text: chỉ định câu chào mừng sẽ được hiển thị bên trên-phải

của tất cả các trang nếu khách hàng vẫn chưa đăng nhập.

Click vào nút “Save Config” để lưu những thay đổi.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 32 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

3.3. Footer

Những cài đặt trong Footer dùng để định nghĩa những gì sẽ hiển thị ở phần

dưới cùng ở mõi trang trong toàn bộ website. Click vào “Footer” để xố xuống

những trường thông tin như sau:

Copyright: chỉ định thông tin về quyền tác giả của website của bạn.

Miscellaneous HTML: tất cả mọi thứ bạn gõ vào ở đây sẽ được chèn

vào trước thẻ đóng của thẻ <body>

4. Cấu hình email liên hệ

Phần này dùng để cấu hình địa chỉ email dùng cho việc liên hệ bên ngoài và nội bộ

cùng với tính năng “Contact Us”. Chúng ta sẽ lần lượt đi qua những cấu hình như

sau:

4.1. Web Store Emails

Chỉ định địa chỉ email và tên liên hệ sử dụng trong việc gửi email đến khách

hàng lúc đăng ký và trong vòng đời của đơn hàng. Email này còn dùng cho

việc gửi những thông báo lỗi đến người quản lý. Sau đây là các bước để định

nghĩa store email address:

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 33 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Bước 1: để vào phần cấu hình web store email, bạn chọn menu System

Configuration, rồi ở menu bên trái, trong nhóm GENERAL, click chọn

Store Email Address.

Bước 2: chú ý đến tùy chọn “Current Configuration Scope”, bạn có

thể chọn phạm vi áp dụng những thông tin khác nhau cho từng thành

phần khác nhau.

Bước 3: lần lượt click chọn để xổ xuống 3 mục “General Contact, Sales

Representative và Customer Support” như hình bên dưới:

Bước 4: Lần lượt điền thông tin “Sender Name” và “Sender Email” vào lần

lượt cho ba mục trên. Với “General Contact” là email tổng quát, “Sales

Represendtative” là email dùng trong vòng đời của đơn hàng và

“Customer Support” là email dùng để liên hệ khách hàng với mục đích hỗ

trợ.

Báo cáo này sẽ đề cập chi tiết hơn về việc quản lý email giao dịch trong những

phần sau.

4.2. Contact

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 34 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Phần này chỉ định địa chỉ email để nhận thông tin liên hệ từ khách hàng khi

họ gửi yêu cầu từ chức năng “Contact Us”. Sau đây là các bước thực hiện:

Bước 1: đầu tiên bạn cần vào “Configuration” qua menu System

Configuration. Rồi ở phần menu bên trái, trong nhóm GENERAL, chọn

Contacts sẽ được như hình dưới:

Bước 2: chú ý đến tùy chọn “Current Configuration Scope”, bạn có

thể chọn phạm vi áp dụng những thông tin khác nhau cho từng thành

phần khác nhau.

Bước 3: Tiến hành nhập, chọn cho những trường dữ liệu:

Enable Contact Us: Cho phép hay không cho phép khách hàng

dùng chức năng Contact Us.

Send Email To: địa chỉ email sẽ nhận được yêu cầu từ khách hàng

qua chức năng Contact Us.

Email Sender: click chọn một trong những giá trị có sẵng trong

danh sách để chỉ định cho hệ thống biết dùng email nào để gửi thư

đi. Giá trị của danh sách này đã được nói đến ở phần 4.1 phía trên.

Email Template: chọn một trong danh sách có sẵng để chỉ định

một mẫu email sẽ dùng khi gửi.

Báo cáo này sẽ đề cập chi tiết hơn về việc quản lý email template trong những

phần sau.

Click vào nút “Save Config” để lưu các thay đổi.

4.3. Sales Email

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 35 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Magento CE cho phép cấu hình việc gửi email xác nhận đến cho khách hàng

trong từng trường hợp chi tiết của quá trình giao dịch cho cả hai đối tượng

thành viên và khách. Để đi vào phần cài đặt này, chọn menu System

Configuration , ở menu bên trái, tìm nhóm SALES và chọn Sales Email, sẽ

có:

Order: cấu hình gửi email xác nhận một đơn hàng mới.

Order Comments: cấu hình email xác nhận chú thích đơn hàng của

khách.

Invoice: cấu hình email xác nhận thanh toán.

Invoice Comments: cấu hình email xác nhận chú thích trong việc xác

nhận thanh toán của khách.

Shipment: cấu hình email xác nhận việc giao hàng.

Shipment Comments: cấu hình email xác nhận chú thích trong việc

giao hàng của khách.

Credit Memo: cấu hình email xác nhận ghi nhớ cách thanh toán.

Credit Memo Comments: cấu hình email xác nhận chú thích cho việc

ghi nhớ cách thức thanh toán của khách.

Chú ý đến tùy chọn “Current Configuration Scope” vì bạn có thể chọn phạm vi áp

dụng những thông tin khác nhau cho từng thành phần khác nhau trong hệ thống phân

cấp của bạn.

Với mõi trường hợp trên đều có số lượng trường thông tin tương tự nhau, nên

báo cáo này sẽ giải thích một trường hợp là Order, những trường hợp còn lại

bạn hoàn toàn có thể cấu hình theo tương tự như hướng dẫn mẫu.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 36 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Click vào Order để xổ xuống các trường thông tin như sau:

Enable: chọn YES để cho phép gửi email xác nhận, NO để không cho

phép.

New Order Comfirmation Email Sender: chọn trong danh sách một

địa chỉ email sẽ được dùng để gửi mail xác nhận.

New Order Confirmation Template: Chọn trong danh sách một mẫu

email dành cho khách hàng đã đăng ký thành viên.

New Order Confirmation Template for Guest: Chọn trong danh sách

một mẫu email nếu khách hàng chưa đăng ký.

Send Order Email Copy To: Chỉ định một địa chỉ email mà một bản sao

của email sẽ được gửi đến đây. Tính năng này để đảm bảo cho việc giữ

lại dấu vết cho mọi đơn hàng được phát sinh. Có thể chỉ ra nhiều email ở

đây và cách nhau bằng một dấu phẩy “,”.

Send Order Email Copy Method: Chọn BCC nếu muốn bản sao của

email gửi theo kiểu BCC hoặc chọn Separate-Email để gửi theo kiểu nhiều

email trong một danh sách chính.

5. Cài đặt cơ bản về giao hàng

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 37 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Phần này hướng dẫn bạn cài đặt thông tin liên quan đến việc tính toán phí giao

hàng và cho phép hay không cho phép tính năng giao hàng nhiều nơi cùng lúc.

Các cấu hình bên trong Shipping Settings và Shipping Method cho phép bạn cung

cấp cho khách hàng một sự lựa chọn phương thức giao hàng và phí giao hàng được tính

toán tự động trong quá trình chọn lựa. Magento CE còn tích hợp sẵng các hãng lớn

chuyên về vận chuyển như USPS, DHL, FedEx và UPS. Bạn có thể tạo đơn hàng vận

chuyển và in ra ngay trong Magento CE. Vấn đề chí tiết về vận chuyển này sẽ được để

cập sâu hơn trong những phần sau của báo cáo này.

Để định nghĩa các thông tin cài đặt cho phần tính phí giao hàng và chức năng giao

hàng nhiều nơi, chọn menu System Configuration, ở menu bên trái, trong

nhóm SALES, chọn Shipping Settings, bạn sẽ có:

Chú ý đến tùy chọn “Current Configuration Scope” vì bạn có thể chọn phạm vi áp dụng

những thông tin khác nhau cho từng thành phần khác nhau trong hệ thống phân cấp của bạn.

Điền các thông tin địa lý của cửa hàng của bạn ở Origin. Còn trong Options, bạn

có thể chọn Yes ở “Allow Shipping to Multiple Address” để cho phép khách hàng

dùng chức năng vận chuyển giao hàng đến nhiều nơi cùng với số lượng địa chỉ tối

đa cho phép ở “Maximum Qty Allowed for Shipping to Multiple Address”.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 38 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

6. Chế độ hạn chế cookie

Magento CE có thể thông báo cho khách hàng biết về việc cookies đang bắt đầu

được sử dụng bởi Magento CE. Tính năng này được gọi là “Cookie Restriction

Mode”. Tính năng này hướng đến việc giúp cho các chủ cửa hàng trực tuyến không

vi phạm đến “European Union Privacy” và “Electronic Communications Directive”

cùng các bổ sung. Tạm dịch là “Liên minh bảo mật châu Âu” và “Chỉ thị truyền

thông điện tử” mà theo đó, các website sẽ không được sử dụng cookie cho đến khi

người sử dụng cho phép.

Chú ý đến tùy chọn “Current Configuration Scope” vì bạn có thể chọn phạm vi áp dụng những

thông tin khác nhau cho từng thành phần khác nhau trong hệ thống phân cấp của bạn.

6.1. Kích hoạt chế độ hạn chế cookie

Để kich hoạt chế độ hạn chế cookie, chọn menu System Configuration, ở

menu bên trái, trong nhóm GENERAL, chọn Web, sẽ được:

Click chọn “Session Cookie Management” để xổ xuống các thông tin. Rồi

tìm đến trường thông tin “Cookie Restriction Mode” và chọn YES để cho

phép dùng chế độ hạn chế cookie. Sau đó click “Save Config” để bắt đầu có

hiệu lực.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 39 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

6.2. Vận hành thực tế

Sau khi chức năng hạn chế cookie đã có hiệu lực, khi khách hàng truy cập

vào website, một thông báo ở trên cùng của mõi trang sẽ được hiển thị để

thông báo cho người dùng biết là Magento CE cần sử dụng cookie để có thể

chạy đầy đủ các chức năng và yêu cầu người dùng xác nhận rằng họ đã biết

và xác nhận đồng ý cho dùng cookie.

Trong thông điệp yêu cầu dùng cookie sẽ chứa một đường link đến trang

“Private Policy” tạm dịch là “Chính sách bảo mật”. Nội dung của trang này có

thể được thay đổi ở menu CMS Pages Manage Content Private

Policy.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 40 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

PHẦN 4: CHI TIẾT VỀ FRONTEND (Public View)

Phần này chủ yếu giúp bạn làm quen với các tính năng cơ sở về mặt giao tiếp khách

hàng của hệ thống. Mô tả cơn bản về các cách thức duyệt tìm và mua hàng trên một

cửa hàng trực tuyến được xây dựng trên nền tảng Magento CE. Những kiến thức này

sẽ giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn trong kế hoạch kinh doanh và các cài đặt hệ

thống của mình.

Chúng ta thống nhất là phần này chỉ giới thiệu các tính năng ở khía cạnh khách

mua hàng. Những quản lý và cài đặt cho từng chi tiết mà ta duyệt qua trong phần này

sẽ được đề cập đến trong những phần sau chuyên về quản lý hơn.

1. Khái quát

Frontend là giao diện công cộng cho cửa hàng trực tuyến của bạn và hoàn toàn

mở đối với bất kỳ ai sử dụng internet. Frontend sẽ trình bày danh mục và sản

phẩm của bạn đồng thời cung cấp cho khách hàng các chức năng như đặt hàng,

thanh toán và ghi nhớ.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 41 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

2. Lựa chọn sản phẩm mong muốn

Magento CE Frontend cung cấp nhiều tùy chọn cho việc tìm và xem dựa vào các

sản phẩm được cung cấp. Rồi sau đó đi sâu vào xem chi tiết từng sản phẩm.

Magento CE còn cho phép bạn hiệu chỉnh sự xuất hiện của các sản phẩm theo

cách thức như thế nào, ví dụ như dạng bảng, theo lưới, danh sách, … cùng với việc

sàn lọc nếu cần thiết.

2.1. Categories

Tất cả các sản phẩm trên cửa hàng đều được nhóm lại trong các categories

mà sẽ được hiển thị ở vùng ngay bên trên trang web (dưới banner). Mõi sản

phẩm có thể được gán vào một hoặc nhiều catergories.

Mõi categories có thể có nhiều cấp categories thấp hơn gọi là

“subcategories”. Khách hàng có thể chuyển đến một subcategory thông qua

menu con của category chính.

2.2. Bộ lọc sản phẩm

Như thông lệ, việc đầu tiên mà một khách hàng sẽ làm khi truy cập vào một

web bán hàng trực tuyến là sẽ chọn lựa một category hoặc subcategory mà

họ cảm thấy có hứng thú để xem. Sau đó, khách hàng sẽ nghĩ đến và cần lọc

những sản phẩm trong category hoặc subcategory đã chọn bởi sự khác nhau

về attribute của những sản phẩm đó.

Vùng “SHOP BY” (mặc định ở bên trái của Frontend) sẽ cung cấp một bộ lọc

đầy đủ về các giá trị của từng attribute mà có lẽ khách hàng sẽ quan tâm

đến. Mõi Attribute là một nhóm của các giá trị của nó.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 42 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Ví dụ như theo hình trên, khi khách hàng click chọn “Green” cho Attribute

“COLOR”. Xuất hiện lúc này sẽ chỉ còn giới hạn lại là các sản phẩm có giá trị

Attribute “COLOR” là “Green”. Và “SHOP BY” lúc này đã thu gọn lại attribute

“COLOR” bằng giá trị lọc của nó. Nếu bạn chọn lọc thêm các attribute khác,

nó cũng sẽ được đưa vào nhóm lọc như dạng [Tên Attribute : Giá trị]

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 43 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Nếu sau khi đã lọc mà bạn vẫn thấy có sản phẩm được hiển thị mặc dù không thỏa mãn

điều kiện lọc. Điều đó chỉ xãy ra khi thỏa mãn rằng sản phẩm đó là Configurable

Product (trang7) và một trong những biến thể của nó đã phù hợp với điều kiện lọc.

Nếu muốn bỏ một bộ lọc, chỉ việc click vào nút xóa bộ lọc [X] ở bên phải của

Attribute bị lọc. Hoặc xóa hết bộ lọc bằng cách click “Clear All”. Bộ lọc nào bị

xóa thì hiệu ứng của nó sẽ mất và danh sách sản phẩm sẽ tải lại theo cách

lọc mới cập nhật.

2.3. Popular Tags

Chức năng này bổ sung cho khách hàng một cách thức khác để tìm đến

những sản phẩm mông muốn. Popular tags cung cấp những attribute khác để

bổ sung vào sản phẩm mà khách hàng có thể click chọn để xem những sản

phẩm mà tag đó đã được bổ sung vào.

Popular tags có thể được thêm vào bởi khách hàng ở trang xem chi tiết của

sản phẩm và có thể được chấp nhận, chỉnh sửa trong Backend.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 44 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

2.4. Tìm kiếm sản phẩm

Ở phái trên cùng và bên phải của website có cung cấp một trường tìm kiếm

giúp cho khách hàng có thể gõ vào bất cứ thành phần gì của sản phẩm như

tên, thuộc tính, danh mục, … để tìm đến sản phẩm mông muốn.

2.5. So sánh, đối chiếu các sản phẩm (Compare)

Một trong những chức năng hay của Magento CE là việc cung cấp chức năng

so sánh sản phẩm cùng loại. Giúp nâng cao khả năng mua được món hàng

ứng ý của khách hàng hơn.

Để sử dụng chức năng này, khách hàng chỉ cần click vào link “Add to

Compare” được cung cấp ở bên dưới cuối mõi sản phẩm. Khi đó sản phẩm

đó sẽ được đưa vào danh sách “COMPARE PRODUCTS” (thường nằm bên

phải website).

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 45 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Sau khi đã đưa các sản phẩm cần so sánh vào danh sách. Chỉ cần click vào

nút “Compare Items” ở danh sách “COMPARE PRODUCTS” để mở ra trang

so sánh trông hình như sau:

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 46 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

2.6. Sắp xếp sản phẩm để xem

Khách hàng có thể cho sắp xếp lại danh sách sản phẩm theo tiêu chí mình

mong muốn bằng cách click chọn một giá trị khác trong danh sách xổ xuống

ở mục “Sort by” ở thanh điều khiển trên cùng của phần trưng bày sản phẩm.

2.7. Tùy chọn cách trình bày sản phẩm

Khách hàng có thể chọn cách sản phẩm được trình bày theo dạng lưới (Grib)

hay dạng danh sách (list) bằng cách click chọn lên mục tương ứng ở “View

as” trong thanh điều khiển trên cùng của phần trưng bày sản phẩm. Sau đây

là kết quả của 2 kiểu hiển thị [ trái : Grid | phải: List ]

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 47 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

2.8. Sản phẩm vừa được xem

Chức năng này sẽ lưu nhớ những sản phẩm mà khách hàng từng xem (xem

chi tiết). Khi khách hàng đã từng xem chi tiết ít nhất một sản phẩm, thì ở

bên phải (mặc định) sẽ xuất hiện vùng “RECENTLY VIEWED PRODUCTS”

chứa một danh sách các sản phẩm mà khách hàng đã từng xem.

Chức năng này hữu dụng cho khách hàng có thể quay lại xem những sản

phẩm đã xem trước đó dù có mua nó hay không.

3. Quảng cáo

Magento CE có một hệ thống trình bày sản phẩm với đủ mọi khía cạnh phong phú

khác nhau mà bạn có thể điều khiển được. Chức năng này giúp bạn đẩy mạnh

doanh thu và số lượng mua từ khách hàng.

3.1. Danh sách sản phẩm trên BANNER

Bạn có thể tự tạo một banner xuất hiện tại phía trên cùng của mõi trang

Category. Chức năng này tạo ra một thành phần đồ họa bổ sung vào trang

category của bạn dùng cho những quảng cáo đặc biệt hoặc làm nổi bậc một

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 48 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

vài sản phẩm nào đó, thành phần đồ họa đó được gọi là các Static Block.

Banner này có thể được định nghĩa theo từng categories.

Hướng dẫn chi tiết về việc tạo, sửa và thêm các static blook này vào các trang

Categories sẽ được đề cập đến trong những phần sau của bài báo cáo này.

3.2. Trang quảng cáo

Một cách khác để mô tả nét đặc biệt của sản phẩm hoặc quảng bá sản phẩm

của bạn là điều chỉnh category landing page (trang chuyển tiếp của

category). Đó là một vùng nội dung HTML tĩnh được hiển thị khi khách hàng

click lên menu category chính mà có chứa nhiều subcategory. Mõi

subcategory được trình bày dưới dạng một hình ảnh quảng cáo đẹp mắt cùng

những thông tin nổi bậc của những sản phẩm bên trong subcategory đó.

3.3. Sản phẩm có thể mua thay thế (Up-Sell Products)

Up-sell products là những sản phẩm mà khách hàng có lẽ muốn mua thay

cho sản phẩm đang xem (trang xem chi tiết).

Những sản phẩm này xuất hiện bên dưới phần thông tin chi tiết của sản

phẩm đang xem.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 49 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Up-sell products có thể là những sản phẩm đắc hơn hay chất lượng cao hơn

hay phổ biến hơn hoặc có tính kinh tế cao hơn, … so với sản phẩm đang xem.

3.4. Sản phẩm liên quan (Related Products)

Chức năng này cung cấp cho khách hàng một danh sách những sản phẩm có

liên quan đến sản phẩm mà khách hàng đang xem (chi tiết) để thúc đẩy việc

mua hàng. Danh sách này nằm trong một vùng tên là “RELATED

PRODUCTS” thường là ở bên phải của trang chi tiết sản phẩm. Nếu cần mua,

khách hàng chỉ việc check vào sản phẩm để thêm vào giỏ hàng.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 50 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

3.5. Sản phẩm nên mua

(Cross-Sell Products)

Có tính chất gần giống

tương tự như Up-Sell

Products, nhưng danh sách

này được trình bày ở trang

giỏ hàng của khách hàng

(ngay bên dưới thông tin

giỏ hàng) nhầm thức đẩy

sự mua hàng.

3.6. Trang chi tiết sản phẩm (Product Pages)

Trình bày mọi thông tin chiết tiết về một sản phẩm cùng với các chức năng

lọc, chọn các thuộc tính (đối với sản phẩm có nhiều phiên bản attribute).

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 51 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 52 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Sau đây là danh sách những thông tin cũng như các chức năng của trang

thông tin chi tiết sản phẩm này:

Image: hình ảnh của sản phẩm có thể được xem bằng nhiều hình thức

như có thể dùng slide bar để phóng to thu nhỏ, có thể click lên để xem

ảnh lớn và có thể có nhiều hình ảnh khác nhau trong cùng một sản

phẩm.

Quick Overview: trình bày nội dung giới thiệu ngắn gọn về sản phẩm

(Short Description).

Details: trình bày thông tin mô tả chi tiết cho sản phẩm.

Additional Information: trình bày chi tiết các attribute và giá trị của

chúng về sản phẩm dưới dạng một bảng dữ liệu.

Preview (nói về chức năng): khách hàng có thể đánh giá, phê bình sản

phẩm qua chức năng preview (đường link ngay bên dưới tên sản phẩm).

Chức năng này còn bao gồm việc đánh giá sản phẩm qua 3 tiêu chí: giá

cả, chắc lượng và giá trị sản phẩm. Người quản lý có thể duyệt các phê

bình hoặc xóa bỏ phê bình.

Product Option: là chức năng cho phép khách hàng có thể chọn lựa

những phiên bản khác nhau về attribute của cùng một sản phẩm như

màu sắc khác nhau, size khác nhau, …

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 53 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

4. Header và Footer

Mõi web store đều có một header xuất hiện ở phần đầu và một footer xuất hiện ở

phần cuối của mõi trang. Nét đặc trưng này giúp bạn có thể điều khiển cái nhìn

tổng quan và sự cảm nhận của khách hàng vể web sotre của bạn.

Đồng thời cung cấp cho khách hàng những tính năng phổ biến toàn cục như những

mô tả chi tiết từng phần dưới đây:

4.1. Về Header

Mặc định của Magento CE, thì header của web store của bạn sẽ chưa đựng

logo và banner cùng các thành phần chức năng như hình minh họa sau:

Ý nghĩa của những thành phần chức năng (varius functions) như sau:

My Account: chức năng cho phép những khách hàng đã đăng ký có thể

truy cập và chỉnh sửa những thông tin cá nhân của họ như xem lịch sử

giao dịch, thay đổi thông tin địa chỉ giao hàng mặc định hoặc những

thông tin cá nhân.

My Wish List: cho phéo khách hàng có thể tạo ra một danh sách những

sản phẩm mà họ mong muốn mua trong tương lai đồng thời có thể chia

sẽ danh sách này với bạn của họ.

My Cart: cho phép khách hàng đi đến trang giỏ hàng để xem chi tiết các

sản phẩm mà họ đã chọn để chuẩn bị mua.

Checkout: thực hiện quá trình kiểm tra và bắt đầu các công đoạn đặt

mua hàng như chọn hình thức thanh toán, thanh toán và cung cấp thông

tin giao hàng.

Login: đăng nhập vào hệ thống bằng tài khoản đã đăng ký (khi chưa

đăng nhập).

Log Out: đăng xuất khỏi hệ thống (khi đã đăng nhập).

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 54 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

4.2. Về Footer

Trình bày những thông tin về cửa hàng như thông tin giấy phép, bản quyền,

… cùng với một số link đến các tính năng như SiteMap, chính sách, liên hệ, …

5. Nhóm các chức năng về mua hàng

5.1. Danh sách mong muốn (Wishlist)

Không hẳng là trong nhóm những tính năng của việc mua hàng, nhưng

Wishlist là chức năng giúp khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn ra vài sản

phẩm mà họ cảm thấy quan tâm nhưng chưa chắc rằng sẽ mua nó. Khách

hàng có thể đưa một sản phẩm trong Wishlist vào trong giỏ hàng dễ dàng chỉ

bằng một cái click. Tính năng này chỉ được hỗ trợ cho những khách hàng đã

đăng ký tài khoản và đã đăng nhập.

5.2. Giỏ hàng (Shopping Cart)

Giỏ hàng ở một website bán

hàng trực tuyến có công dụng

giống như là một xe đẩy hàng ở

trong siêu thị vậy. Tại mọi trang

xem và chọn hàng, sẽ có một

vùng nhỏ gọi là “MY CART” trình

bày thông tin về số lượng hàng

trong giỏ và tổng giá trị của nó cùng với một nút “Checkout” để xử lý việc

mua hàng.

5.2.1. Thêm sản phẩm vào giỏ hàng

Tại mọi chỗ trưng bày sản phẩm trên cửa hàng trực tuyến và ở mõi sản phẩm

đều có cung cấp một nút chức năng để khách hàng có thể cho sản phẩm đó

vào giỏ hàng bằng cách click vào “Add to Cart”.

5.2.2. Xóa sản phẩm khỏi giỏ hàng

Khi đã hoàn thành xong quá trình chọn lựa để thêm vào giỏ hàng và sẵng

sàng mua, khách hàng vẫn có thể thay đổi ý kiến và chọn lại sản phẩm cần

và không cần mua trong giỏ hàng.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 55 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Ở trang xem giỏ hàng, khách hàng có thể xóa bớt một sản phẩm ra khỏi giỏ

hàng hoặc có thể xóa hết chúng chỉ bằng cách click “Clear Shopping Cart”.

Sau khi đã thay đổi (số lượng mua, xóa vài sản phẩm hoặc xóa hết) khách

hàng chỉ cần click “Update Shopping Cart” để cập nhật những thay đổi đó.

5.3. Tiến hành kiểm tra và xử lý giỏ hàng (Checkout)

Khi đã thật sự kết thúc việc chọn hàng, khách hàng sẽ muốn bước vào việc

xử lý và tạo ra đơn hàng để mua những món hàng trong giỏ hàng của mình.

Nút “Checkout” sẽ mang khách hàng tới bước đầu tiên trong các bước của

quá trình này.

Các bước xử lý mua hàng này tùy thuộc vào cài đặt của người quản trị, người

quản trị có thể tùy chọn các bước xử lý giỏ hàng bằng các trạng thái đã được

cung cấp sẵng bên trong Magento CE như thanh toán, giao hàng …

Khách hàng có thể là khách lạ chưa đăng nhập hoặc là người đã đăng nhập.

Nếu khách hàng là người đã đăng nhập thì một số thông tin đã được ghi nhớ

và tự tải lên trong quá trình xử lý này.

Trong Magento CE, khách hàng có thể sử dụng chức năng multi-shipping để chỉ định giao

hàng đến nhiều địa chỉ trong cùng một lần như nhau (một đơn hàng).

Hình ảnh dưới đây thể hiện cho các bước xử lý giỏ hàng mặc định của

Magento CE:

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 56 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Tại bước cuối cùng của quá trình, khách hàng sẽ được xem lại các thông tin

của đơn hàng lần nữa trước khi thực hiện lấy số đơn hàng và có hiệu lực đặt

hàng như hình dưới đây:

Khi hoàn thành tất cả các công đoạn thì một trang thông báo được hiển thị

với nội dung trong như sau:

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 57 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Sau đó, một email được gửi đến cho khách hàng biết thông tin chi tiết về đơn

hàng đã được đặt tại cửa hàng trực tuyến của bạn với nội dung trong tương

tự như sau:

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 58 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

PHẦN 5: GIỚI THIỆU CƠ BẢN PHẦN BACKEND (Admin View)

Phần này tập trung vào việc hỗ trợ bạn trong việc sử dụng các chức năng trong

Backend để quản lý và tiến hành những công việc hàng ngày trên cửa hàng trực tuyến

của bạn. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu những công việc quản lý trong backend thông

qua từng chủ đề một cùng với một số định nghĩa cần làm rõ chi tiết hơn. Qua những

phần tiếp theo, chúng ta sẽ lần lượt làm rõ một cách chi tiết đối với từng chức năng

được giới thiệu và chưa được giới thiệu trong phần này.

1. Hiểu sâu sắc hơn về Scope

Như đã giới thiệu trong phần

những cài đặt cơ bản, hệ thống

Magento CE cho phép bạn tổ

chức hoạt động kinh doanh với

đa tầng phân cấp như nhiều

websites, nhiều stores, nhiều

store views. Rất nhiều các thành

phần cấu hình bên trong hệ

thống Backend cho phép bạn lựa

chọn website, store hay store

views nào sẽ áp dụng sự thay đổi

cấu hình mà bạn đang thiết lập. Khi lựa chọn website, store hay store view trong

danh sách nghĩa là bạn đang chọn một phạm vi được áp dụng những thay đổi của

thiết lập hiện tại.

2. Quản lý các thông điệp hệ thống

Khi bạn đăng nhập vào hệ thống quản trị Backend. Những thông điệp mới từ hệ

thống thường sẽ được thông báo cho bạn dưới dạng một cửa sổ popup. Thông diệp

này có thể là những thay đổi mới của hệ thống hay một sự cập nhật được tìm

thấy. Bạn có thể quản lý các thông điệp này như quản lý email vậy.

Để hiện thị toàn bộ các thông điệp, click vào link “go to message box” ở dòng

thông báo tin nhắn phía trên (ngay bên dưới menu chính). Hoặc thông qua menu

System Notifications.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 59 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

3. Giám sát hoạt động của cửa hàng

Phần Dashboard là trang mặc định bạn sẽ được đưa đến ngay sau khi đăng nhập.

Bạn cũng có thể chủ động di chuyển đến trang này bằng cách click lên menu

“Dashboard” của hệ thống menu chính.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 60 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Trang này cung cấp những thông tin cơ bản cho việc thống kê và quản lý cửa hàng

trực tuyến của bạn. Từng chi tiết của thông tin được mô tả như sau đây:

3.1. Biểu đồ

3.1.1. Tab Orders

Phần trung tâm của Dashboard trình bày một biểu đồ cho biết số lượng các

đơn hàng đã và đang được xử lý tại mõi thời điểm thời gian được xác định bởi

một vùng thời gian được chọn. Vùng này có thể được chọn trong menu drop-

down “Select Range” ở phía trên, bên phải của biểu đồ. Ở bên dưới của biểu

đồ, bạn có thể thấy thống kê thu nhập, thuế, số lần vận chuyển hàng hóa và

toàn bộ số lượng đơn hàng.

3.1.2. Tab Amounts

Cũng trình bày một biểu đồ như ở Tab Orders nhưng nói về thống kê thu

nhập của cửa hàng của bạn.

3.1.3. Revenue, Tax, Shipping và Quantity

Revenue = toàn bộ tiền thanh toán – thuế sản phẩm – tiền vận chuyển

giao hàng – (tiền thanh toán trả lại – tiền thuế trả lại – tiền vận chuyển

trả lại)

Tax = tiền thuế sản phẩm – tiền thuế trả lại

Shipping = tiền vận chuyển giao hàng – tiền vận chuyển trả lại

Biểu đồ có thể kích hoạt hoặc vô hiệu hóa trong menu System Configuration , sau đó

ở bên menu trái, trong nhóm ADVANCED chọn Admin Dasdboard

3.2. Nội dung của khung thông tin bên dưới

Bảng điều khiển bên trái trình bày cho bạn thấy số lượng đơn hàng đã được

xử lý trong hệ thống Magento CE của bạn. Số tiền trung bình của mõi đơn

hàng, thông tin về 5 đơn hàng mới nhất, 5 sản phẩm tìm kiếm mới nhất và 5

sản phẩm tìm kiếm nhiều nhất.

3.3. Những Tab thông tin ở bên dưới biểu đồ

Phần cuối của Dashboard cung cấp thêm thông tin về hệ thống cửa hàng trực

tuyến của bạn.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 61 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Tab Bestsellers: hiển thị danh sách những sản phẩm bán chạy nhất, giá

của chúng và số lượng đơn hàng đã đặt.

Tab Most Viewed Products: hiển thị danh sách những sản phẩm vừa

được xem và số lần được xem.

New Customers: hiển thị danh sách những người dùng mới đăng ký.

Customers: hiển thị danh sách khách hàng đặt hàng nhiều nhất trong

năm.

4. Tổng quan về đơn hàng

Phần này sẽ hướng dẫn bạn những thao tác căn bản với đơn hàng cùng với cái

nhìn sơ lược về một số tính năng trong việc quản lý đơn hàng mà những chi tiết

của nó sẽ được đề cập thêm ở những phần tiếp theo. Cụ thể:

4.1. Xem các đơn hàng

Chọn menu Sales Orders để hiển thị trang xem đơn hàng có nội dung và

giao diện tương tự như hình sau:

Trang thông tin này hiển thị một danh sách của các đơn hàng có trong cửa

hàng. Những hướng dẫn dưới đây sẽ nói chi tiết về phần quản lý những đơn

hàng này:

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 62 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Số lượng đơn hàng hiển thị: có một control phía trên của trang cho

phép bạn điều chỉnh số lượng đơn hàng sẽ được hiển thị trên mõi trang.

Việc chọn đơn hàng để xử lý: bên trên danh sách đơn hàng sẽ có một

control giúp bạn thao tác nhanh trong việc chọn đơn hàng (trong trang

hiện tại) để xử lý như hình sau:

Bạn vẫn có thể chọn riêng lẻ từng đơn hàng bằng cách click lên check

box bên trái mõi đơn hàng.

Bộ lọc hiển thị đơn hàng: ngay bên dưới của control chọn đơn hàng là

control dùng cho việc lộc và sắp xếp đơn hàng. Bạn có thể chỉ định giá trị

lộc cho từng trường thông tin rồi click “Search” để hiển thị những đơn

hàng theo ý muốn. Để trả về mặc định, click “Reset Filter”.

Việc sắp xếp đơn hàng: bạn có thể click trực tiếp lên phần Header của

mõi cột thông tin của đơn hàng để sắp xếp lại thứ tự đơn hàng theo cột

đó với mõi lần click sẽ thay đổi cách sắp xếp là tăng dần hay giảm dần.

Actions: ngay phía bên trái nút submit ta thấy một drop-dowm menu

tên là Orders. Menu này cung cấp một danh sách những hành động được

thực hiện với những đơn hàng đang được chọn. Chi tiết các hành động

này như sau:

Cancel: gán trạng thái cho đơn hàng là Canceled và hủy bỏ mọi tính

năng xử lý.

Hold: gán trạng thái đơn hàng là Hold. Đơn hàng lúc này sẽ không bị

ảnh hưởng gì, nhưng quá trình xử lý chỉ có thể tiếp tục khi bạn gở bỏ

trạng thái này khỏi nó.

Unhold: gỡ bỏ trạng thái Hold khỏi đơn hàng.

Printing Options: tùy chọn này cho phép bạn in ra nhiều tài liệu khác

nhau liên quan đến đơn hàng.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 63 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Xem một đơn hàng: để xem thông tin hoặc để chỉnh sửa thông tin của

một đơn hàng, chỉ việc click lên đơn hàng đó hoặc chọn đơn hàng rồi

chọn View trong menu Actions. Trang thông tin chi tiết của đơn hàng sẽ

được hiển thị.

4.2. Trang thông tin chi tiết của một đơn hàng

Phần này sẽ hướng dẫn bạn cách xem nhanh một vài thông tin có trong một

đơn hàng. Trình menu con bên trên – trái của trang thông tin chi tiết đơn

hàng sẽ cung cấp cho bạn những thành phần sau:

4.2.1. Information

Trang này cung cấp hầu hết những thông tin quan trọng về đơn hàng như là

trạng thái hiện tại của đơn hàng, sản phẩm trong đơn hàng, thông tin khách

hàng đã đặt, hóa đơn, vận chuyển giao hàng và các thông tin thanh toán.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 64 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

SKU (Stock Keeping Unit) là mã sản phẩm cụ thể dùng để theo dõi trong quá trình kiểm

kê thực tế. SKU được định nghĩa khi tạo mới sản phẩm.

Vùng “Comments History” của trang này giúp bạn cung cấp cấp thông tin

về mõi phần trong vòng đời của đơn hàng. Mõi khi có một tài liệu về invoice,

shipment hoặc credit memo được tạo ra thì sẽ có một mẫu tin nhận dạng

được thêm vào tab này. Điều này giúp bạn có thể theo dõi việc khách hàng

có được thông báo cho trạng thái này hay chưa.

Để thêm một comment vào đơn hàng:

Gõ nội dung comment vào comment text box.

Chọn check box “Notify Customer by Email” nếu bạn muốn gửi

comment này đến khách hàng qua email.

Nếu muốn comment này có thể được nhìn thấy ở Frontend, chọn check

box “Visible on Frontend”.

Click “Submit Comment” để thêm mới.

4.2.2. Invoices

Một invoice là một sự xác nhận thanh toán. Trang invoice cho phép bạn xem

các invoice phát sinh của một đơn hàng.

Bạn có thể tạo invoice riêng lẻ hoặc cùng với một shipment. Nếu các sản

phẩm bên trong một đơn hàng được giao với nhiều shipments, thì mõi invoice

sẽ được tạo ra cho mõi shipment cho các sản phẩm của shipment đó.

4.2.3. Credit Memos

Trang này trình bày danh sách những khoản tiền phải trả lại cho khách hàng

thuộc những sản phẩm trong đơn hàng này (hàng bị trả lại). Bạn có thể click

lên một credit memo để xem thông tin chi tiết về credit memo đó.

4.2.4. Shipments

Shipment là một số lượng sản phẩm được nhóm lại trong một đơn hàng, hay

hiểu đơn giản là gói hàng. Có thể có nhiều shipments trong đơn hàng.

Trang Shipment hiển thị danh sách các shipment trong đơn hàng. Bạn có thể

xem chi tiết thông tin của một shipment bằng cách lên nó trong danh sách.

Ở trang shipment, bạn cũng có thể thêm số theo dõi của shipment được cấp

từ một bên thứ ba về dịch vụ vận chuyển. Số theo dõi này cho phép khách

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 65 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

hàng có thể biết được trạng thái của shipments trong những đơn hàng của họ

thông qua chức năng “My Account” xuất hiện ở phần header của frontend.

4.2.5. Comment History

Trang này cho phép bạn xem danh sách các comment được thêm vào đơn

hàng qua từng gia đoạn trong vòng đời của nó. Các comment này được sử

dụng để giúp bạn ghi chú lại hay đanh dấu những vấn đề cần quan tâm hoặc

chỉ đơn là để biết giai đoạn đó đã xong hay có vấn đề gì .v.v.

4.2.6. Transactions

Trang này cho bạn xem toàn bộ các giao dịch phát sinh có liên quan đến đơn

hàng này.

4.3. Tạo mới đơn hàng trong backend

Tại sao cần tính năng này? Bởi vì có lẽ bạn sẽ cần tự mình tạo ra đơn hàng

trong trường hợp bạn hỗ trợ đặt hàng qua điện thoại chẳng hạn. Để tạo mới

đơn hàng, ở trang Sales Orders, chỉ cần click lên nút “Create New

Order” . Chi tiết hơn về chức năng này sẽ được đề cập trong những phần

tiếp theo.

Hiển nhiên là đơn hàng sẽ được tạo cho một khách hàng. Với tính năng tự tạo đơn hàng

này, bạn cần thêm khách hàng mới trước nếu khách hàng đó chưa tồn tại. Nghĩa là bạn có

thể nhận đặt hàng qua điện thoại, email, .. rồi thêm mới khách hàng vào hệ thống (sẽ đề

cập sau) sau đó tạo đơn hàng cho khách hàng đó.

5. Quản lý việc đánh giá và nhận xét

Đánh giá (ratings) và nhận xét (reviews) là chức năng được cung cấp trong

Magento CE nhằm cho phép khách hàng và chủ cửa hàng có thể đưa ra những

quan điểm, phản hồi và những bình luận về sản phẩm. Đánh giá và nhận xét có

thể được thêm mới ngay trong backend. Để truy cập vào chức năng quản lý đánh

giá và nhận xét, chọn menu Catalog Reviews and Ratings. Chúng tôi sẽ đề

cập chi tiết và đầy đủ cho riêng tính năng này trong những phần sau.

6. Tạo báo cáo

Magento CE cung cấp rất nhiều loại hình báo cáo khác nhau và sẵng sàng được

truy cấp bất cứ lúc nào. Những báo cáo này được cung cấp ở menu Reports ngay

trên munu chính của backend. Từng loại báo cáo cụ thể sẽ được giải thích chi tiết

hơn trong những phần sau.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 66 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

PHẦN 6: CÀI ĐẶT HỆ THỐNG CATALOG

Phần này hướng dẫn bạn cách tạo danh mục cho cửa hàng của bạn, thêm sản phẩm

và định nghĩa các attribute cho sản phẩm.

1. Tổng quan

Tiến trình tốt nhất cho việc tạo ra các sản phẩm được mô tả như sau:

Bước 1 Thiết lập Catalog Default

Bước 2 Tạo các Categories

Tạo các Attributes

Tạo các Attribute Set

Tạo sản phẩm mới

Bước 3

Bước 4

Bước 5

Mục 2

Mục 3

Mục 4

Mục 5

Mục 7

Những diễn giải sau đây mô tả ngắn gọn ý nghĩa của từng bước trên:

Bước 1: “Thiết lập catalog default”. Định nghĩa catalog nền tảng, mõi catalog nền tảng này

được hiểu như một store.

Bước 2: “Tạo các categories”. Tạo ra các categories sẽ chứa các sản phẩm của cửa hàng.

Một sản phẩm có thể nằm trong nhiều categories khác nhau. Ví dụ như hình sau đây có 3

categories là Furniture, Electronics và Apparel. Mõi categories có thể có nhiều

subcategories. Như hình dưới thì Electronic có 3 subcategories là Cell Phones, Cameras

và Computers.

Bước 3: “Tạo các attributes”. Tạo ra các attributes đại diện cho tính chất của từng loại sản

phẩm. Attribute là một khái niệm mạnh mẽ trong Magento Ce, giúp cho việc tìm kiếm và so

sánh các sản phẩm dễ dàng hơn.

Bước 4: “Tạo các attribute set”. Tạo ra một số nhóm các attribute có tính tương đồng

nhau. Nhằm làm cho quá trình gán giá trị cho các attribute dễ dàng hơn. Các nhóm này vô

hình với người dùng và không hiển thị ở frontend.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 67 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Bước 5: “Tạo sản phẩm mới”. Tạo ra một sản phẩm mới và cho vào kinh doanh.

Chúng ta sẽ cùng đi vào chi tiết các bước trong các mục tiếp theo đây.

2. Thiết lập Catalog Default | Bước 1

Bước đầu tiên để tạo hệ thống catalog của bạn là việc thiết lập catalog default của

hệ thống Magento CE. Trong trường hợp cụ thể, các thiết lập này có thể được ghi

đè bởi các thiết lập có cấp thấp hơn. Để vào phần thiết lập catalog default, chọn

menu System Configuration, tìm nhóm CATALOG ở menu bên trái, click vào

Catalog.

Chú ý đến tùy chọn “Current Configuration Scope” vì bạn có thể chọn phạm vi áp dụng những

thông tin khác nhau cho từng thành phần khác nhau trong hệ thống phân cấp của bạn.

Chúng ta sẽ lần lượt đi qua từng nhóm thông tin của trang này như sau:

2.1. Nhóm Frontend

Phần này xác định rõ việc hiển thị của sản phẩm trên trang khách hàng. Các

trường thông tin cụ thể như sau:

List Mode: có các tùy chọn sau:

Grid Only: sản phẩm chỉ được hiển thị dưới dạng cấu trúc lưới.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 68 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

List Only: sản phẩm chỉ được hiển thị dưới dạng danh sách.

Grid(default)/List: sản phẩm có thể được hiển thị theo dạng lưới hoặc danh

sách tùy người dùng chọn. Mặc định là lưới.

List(default)/Grid: sản phẩm có thể được hiển thị dưới dạng lưới hoặc danh

sách tùy người dùng chọn. Mặc định là danh sách.

Products per Page on Grid Allowed Values: chỉ ra những con số nói về số

sản phẩm được hiển thị trên một trang trình bày dạng Grid. Mõi số cách nhau

một dấu phẩy “,”. Nếu bạn gõ vào “9,15,30” nghĩa là người dùng có thể chọn

hiển thị 9 sản phẩm trên một trang hoặc 15 sản phẩm hoặc 30 sản phẩm một

trang.

Products per Page on Grid Default Value : Giá trị chọn mặc định cho số

sản phẩm sẽ hiển thị trên một trang đối với Grid. Con số này là một trong

những con số mà bạn đã gõ vào ở tùy chọn bên trên. Ví dụ, nếu bạn gõ “9”

nghĩa là giá trị mặc định là “9” trong các giá trị “9,15,30”.

Products per Page on List Allowed Values: Ý nghĩa không khác gì so với

“Products per Page on Grid Allowed Values” nhưng mà áp dụng cho List.

Products per Page on List Default Value: Ý nghĩa không khác gì so với

“Products per Page on Grid Default Value” nhưng mà áp dụng cho List.

Allow All Products per Page: nếu bạn chọn YES, nghĩa là sẽ có thêm một

tùy chọn “All” thêm vào trong lựa chọn “Show X per Page” khi khách hàng

đang xem danh sách sản phẩm. Có nghĩa là hiển thị toàn bộ sản phẩm trên

một trang duy nhất.

Product Listing Sort By: Các sản phẩm đều được sắp xếp theo mặc định bởi

giá trị attribute được chọn. “Best Value” là một tính năng được định nghĩa bởi

người quản trị. (Sẽ nói cụ thể tính năng này trong phần tạo các categories).

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 69 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Khách hàng có thể lựa chọn cách thức sắp xếp được cung cấp bới chức năng

“Sort by” drop-down menu ở trang xem danh sách sản phẩm.

Bạn có thể chỉ định những attributes được sử dụng cho việc sắp xếp bằng cách sử dụng thiết lập “Used for Sorting in Product Listing” của một attribute. (nói cụ thể trong phần quản lý attributes).

Use Flat Catalog Category: Chọn “Yes” nếu bạn muốn Magento CE sang

phẳng cơ sở dữ liệu từ nhiều catalog tables thành một table nhằm làm tăng

hiệu suất ở fontend. Magento CE khuyên khích bạn chọn YES.

Use Flat Catalog Product: Chọn “Yes” nếu bạn muốn Magento CE sang

phẳng cơ sở dữ liệu từ nhiều product table thành một table nhằm làm tăng

hiệu suất ở fontend. Magento CE khuyến khích bạn chọn YES nếu bạn có nhiều

hơn 1000 SKU.

Allow Dynamic Media URL in Products and Categories: Chọn “No” sẽ làm

tăng hiệu suất hoạt động của hệ thống.

2.2. Nhóm SiteMap

Phần này chỉ rõ cách mà sitemap được hiển thị cho khách hàng xem. Chỉ có 2 tùy

chọn:

Use Tree Like Category Sitemap: Chọn “Yes” nếu bạn muốn sitemap được

hiển thị dưới dạng cây. Trình bày toàn bộ categories và subcategories như

những nhánh của cây. Chọn “No” nếu muốn trình bày categories và

subcategories trong một cột duy nhất.

Minimum Lines per Page: Chỉ ra số dòng của mõi trang khi sitemap được

phân bố ở một vài trang.

2.3. Nhóm Product Reviews

Phần này chỉ có một tùy chọn là “Allow Guest to Write Reviews”, nếu chọn

“Yes” nghĩa là bạn đồng ý cho khách (chưa đăng nhập) được nhận xét sản phẩm.

2.4. Nhóm Product Alerts

Bạn có thể cho phép khách hàng đánh dấu theo dõi sản phẩm đối với hai loại

trạng thái được cung cấp như “Price Alert” (báo đổi giá) hoặc “In-Stock Alert”

(báo có hàng mới). Theo đó, mõi khi có sự thay đổi giá hoặc có hàng mới về

(trước đó hết hàng) sẽ có một email gửi đến cho khách hàng báo cho họ biết điều

đó.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 70 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Với Price Alert sẽ tạo ra một đường link “Sign up for price alert” ở trang chi tiết

của mõi sản phẩm. Khách hàng có thể click lên link để đánh dấu theo dõi.

Với In-Stock Alert sẽ tạo ra một đường link “Sign up to get notified when this

product is back in stock” ở trang chi tiết của mõi sản phẩm mà tình trạng hiện

tại của sản phẩm đó là hết hàng (out of stock).

Allow Alert When Product Price Changes: Chọn “Yes” để kích hoạt chức

năng Price Alert.

Price Alert Email Template: Chọn mẫu email để gửi Price Alert. (Sẽ nói về

quản lý mẫu email sau).

Allow Alert When Product Comes Back in Stock: Chọn “Yes” để kích hoạt

chức năng In-Stock Alert.

Stock Alert Email Template: Chọn mẫu email để gửi cho In-Stock Alert. (Sẽ

nói về quản lý mẫu email sau).

Alert Email Sender: chọn một địa chỉ email (người gửi) để gửi email đến

khách hàng.

2.5. Nhóm Product Alerts Run Settings

Những tùy chọn trong phần này giúp bạn cài đặt những thông số chỉ ra cho

Magento CE biết sẽ chạy chức năng Product Alerts như thế nào.

Frequency: tần số hoạt động của product alerts. Bạn có thể chọn Daily (hàng

ngày), Weekly (hàng tuần), Monthly (hàng tháng).

Start Time: chọn một thời điểm trong ngày mà chức năng sẽ bắt đầu chạy

khi đến tuần số.

Error email Recipient: email sẽ nhận thông báo nếu có lỗi trong quá trình

chạy chức năng product alerts. (thường thì là email người quản lý).

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 71 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Error Email Sender: chọn một email người gửi trong danh sách.

Error Email Template: chọn một mẫu email báo lỗi trong danh sách.

2.6. Nhóm Product Image Placeholders

Các lựa chọn trong nhóm này giúp bạn chỉ ra từng hình ảnh để thay thế cho mõi

size hình của sản phẩm nếu nó không tồn tại.

2.7. Recently Viewed/Compared Products

Chức năng này bổ sung cho chức năng “Recently Viewed Products” ở Frontend.

Giúp bạn chỉ ra cụ thể là ghi nhớ bao nhiêu sản phẩm đã xem và so sánh.

2.8. Nhóm Price

Nhóm này chỉ có một drop-dowm menu để chọn phạm vi là Global hay Website.

Nhưng chọn phạm vi này cho cái gì thì bó tay ?

2.9. Nhóm Layered Navigation

Phần này nó cài đặt tính gì đó liên quan tới giá một cách tự động hay tùy chỉnh.

Nhưng không rõ là có tác dụng gì .

2.10. Nhóm Category Top Navigation

Chức năng này cho phép bạn chỉ định số subcategories tối đa được hiển thị khi

người dùng rê chuột lên một categories trên menu chính ở Frontend. Giá trị 0

nghĩa là không giới hạn. Nếu bạn có một số lượng subcategories quá lớn mà không

giới hạn thì sẽ gây không ít khó khăn cho người sử dụng.

2.11. Nhóm Search Engine Optimizations

Những cài đặt ở nhóm này giúp cho site của bạn thân thiện với các bộ máy tìm

kiếm hơn.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 72 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Auto generated Site Map: chọn “Enable” để cho phép chức năng này hiển

thị một link “Site Map” ở cuối trang của Frontend. Site Map được tạo ra cho

khách hàng xem dựa vào hệ thống categories của bạn.

Popular Search Terms: chọn “Enable” để cho phép chức năng này hiển thị

một link “Search Terms” ở cuối trang của Frontend. Link này cho phép khách

hàng đến một danh sách các điều kiện tìm kiếm. Đây là một tính năng về SEO,

bởi vì với mõi điều kiện tìm kiếm sẽ như một link đến site của bạn và được

dùng bởi cổ máy tìm kiếm để lấy thông tin nội dung.

Product URL Suffix và Category URL Suffix: Phần này giúp bạn chỉ định

phần mở rộng cho URL của Category và Product. THông thường mặc định là

“.html” nhưng bạn có thể đổi lại theo tùy ý. Miễn là sau khi đổi, phải làm mới

lại bộ nhớ đệm của Magento. (Quản lý bộ nhớ đệm ở Menu System Cache

Management).

Use Categories Path for Product URLs: Tùy chọn này giúp bạn chỉ định

cách tạo ra URL cho trang chi tiết sản phẩm. Chọn YES nếu bạn muốn tạo

từng URL riêng cho sản phẩm ở từng Categorie liên quan. Nghĩa là nếu một

sản phẩm được đưa vào 2 categories thì sẽ có 2 URL của cùng sản phẩm đó.

Chọn NO nếu bạn muốn với mõi sản phẩm chỉ tạo ra 1 URL mà không cần

quan tâm sản phẩm đó có trong bao nhiêu categories.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 73 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Create Permanent Redirect for old URLs if URL key changed: Chọn YES

nếu bạn muốn hệ thống tự động tạo ra một sự chuyển hướng đến một trang

mới khi một trang nào đó bị xóa. Điều này giúp loại bỏ thông báo lỗi “404 Not

Found” khi khách hàng truy cập một trang mà đã bị xóa.

Page Tile Separator: thay thế cho ký tự khoảng trắng khi hệ thống sử dụng

luôn Title để tạo ra URLs. Bạn chỉ nên sử dụng dấu gạch chân (_) hoặc dấu

gạch ngang (-).

Use Canoical Link Meta Tag For Categories và Use Canonical Link Meta

tag For Products: Chọn có hoặc không thêm các Tag cho mõi categories

hoặc sản phẩm khác nhau mà khi bộ máy tìm kiểm cố gắng định hình và nhận

ra chúng có cùng nội dung (nhưng có thể được lưu trữ khác nhau).

2.12. Nhóm Catalog Search

Phần này chỉ định những tùy chọn cho chức năng tìm kiếm của Magento. Bao gồm

những tùy chọn sau:

Minimal Query Length: Chỉ ra độ dài tối thiểu của từ khóa mà khách hàng

phải nhập vào để tìm kiếm.

Maximum Query Length: Chỉ ra độ dài tối đa của từ khóa mà khách hàng

phải nhập vào để tìm kiếm.

Maximum Query Works Count: Chỉ định số quy tắc tìm kiếm tối đa được sử

dụng. Tùy chọn này chỉ áp dụng cho trường hợp bạn chọn “Search Type” là

“Like”.

Search Type: Tùy chỉnh loại hình tìm kiếm sẽ áp dụng.

o Like : lấy những kết quả gần đúng.

o Fulltext: lấy những kết quả chính xác.

o Combine (Like and Fulltext): bao gồm cả gần đúng và chính xác.

Apply Layered Navigation if Search Results are Less Than: Chỉ định số

kết quả tối đa mà chức năng Layered Navigation (lớp chuyển trang) có thể

được áp dụng để trình bày kết quả tìm kiếm.

Nếu số kết quả lớn hơn con số này, thì kết quả sẽ chỉ được trình bày như một

danh sách đơn giản. Nếu bạn nhập vào 0, nghĩa là chức năng Layered

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 74 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Navigation sẽ luôn được áp dụng. (Lưu ý, việc giới hạn số kết quả sẽ làm tăng

hiệu suất hoạt động của hệ thống).

2.13. Nhóm Downloadable Products Options

Phần này sẽ cài đặt những tùy chỉnh quan trọng dành riêng cho loại sản phẩm số.

Bao gồm những tùy chỉnh như sau:

Order Item Status to Enable Downloads: Lựa chọn khi nào (trạng thái đơn

hàng) thì khách hàng có thể được truy cập và tải sản phẩm về.

Default Maximun Number of Download: Chỉ ra số lần tối đa cho phép

khách hàng tải sản phẩm về sau khi đã hoàn thành xong việc thanh toán.

Shareable: Chọn YES nếu bạn muốn khách hàng chưa đăng nhập có thể truy

cập vào các sản phẩm này và tải về bằng các hình thức thanh toán nhanh như

PayPal Express hay Google Checkout. Tùy chọn này có thể được chỉnh lại cụ

thể cho từng sản phẩm riêng biệt.

Default Sample Title: chỉ ra văn bản hiển thị cho đường dẫn đến trang

Sample.

Default Link Title: chỉ ra văn bản hiển thị cho đường dẫn tải sản phẩm.

Open Links in New Window: chọn YES nếu bạn muốn đường dẫn cho sản

phẩm tải về khi được click vào sẽ mở ra một cửa sổ mới.

Use Content-Disposition: Nội dung được mở ra trong cửa sổ trình duyệt

(inline) hay tải về (attackment)

Disable Guest Checkout if Cart Contains Downloadable Items: tùy chỉnh

này cho phép bạn vô hiệu hóa chức năng checkout nếu trong giỏ hàng có sản

phẩm số dạng tải về. Và sẽ tự động kích hoạt lại nếu khách hàng chọn mua

những sản phẩm khác. Nếu chọn YES, hãy chắc chắn rằng bạn cũng chọn YES

ở mục Shareable.

2.14. Nhóm Date & Time Customer Options

Use Javascript Calendar: cho phép sử dụng một picker calendar bằng

javascript cho các trường thông tin mà người dùng phải chọn một thời điểm.

Nếu chọn NO, thì người dùng sẽ phải chọn thời gian bằng danh sách xổ xuống

dạng truyền thống.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 75 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Date Fields Order và Time Format: Chọn thứ tự sắp xếp của ngày tháng

cho phù hợp với khu vực quốc gia của bạn và chọn loại định dạng thời gian

theo kiểu 12h có AM-PM hay dạng 24h.

Year Range: nhập giới hạn số năm từ năm nào đến năm nào cho các trường

thông tin chọn năm.

3. Tạo các Categories | Bước 2

Bước 2 sẽ định hình cho bạn các cách để hiển thị, tạo mới và tùy chỉnh các

categories cũng như subcategories.

Sản phẩm trong Magento được nhóm bên trong những categories. Categories sẽ

giúp cho cửa hàng của bạn có tính cấu trúc và trực quang hơn. Trong Magento CE,

mõi Store được tạo ra sẽ phải gán vào một Category duy nhất (category gốc).

Những categories khác mà bạn muốn sử dụng trong Store đó phải được tạo dưới

dạng subcategories bởi vì nó phải được gắn liền với Category gốc. Dưới đây là hình

minh họa cho cấu trúc một Store.

Những categories cấp 2 ( Shoes và Clothes) sẽ được hiển thị như menu chính của

Frontend trong một store. Khi rê chuột lên chúng sẽ thấy được subcategories bên

trong đó. Mõi sản phẩm có thể được gắn vào nhiều categories khác nhau.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 76 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

3.1. Xem danh sách Categories đã tạo

Chọn menu Catelog Manage Categories để vào trang quản lý categories. Danh

sách những categories đã được tạo sẽ được trình bày dưới dạng cây thư mục phía

bên trái màn hình như minh họa sau:

3.2. Tạo mới categories

3.2.1. Tạo category gốc

Để tạo mới một category gốc, bạn cần chuyển tùy chọn “Choose Store

View” về “All Store View”, sau đó click nút “Add Root category”.

3.2.2. Tạo subcategories

Để tạo một subcategory, bạn cần click chọn một category trong cây thư

mục trước, rồi sau đó click “Add Subcategory”. Subcategory được tạo ra sẽ

là con của category đã click chọn.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 77 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Có 4 tab thông tin về category, bạn chỉ cần điền những thông tin vào từng

nội dung yêu cầu ở từng tab như mô tả từ mục 3.3 trở đi ngay sau đây.

3.3. Tab : General Information

Những trường thông tin của tab này dùng cho việc định nghĩa và định danh của

category như tên category, mô tả, hình ảnh (dùng làm đại diện cho category)

cùng với danh sách meta keywords và descriptions dùng cho việc tối ưu hóa với bộ

máy tìm kiếm. Cụ thể như sau:

Name : tên của category sẽ tạo

URL key : (đối với subcategory) chỉ định URL Path khi truy cập vào

category này. Nếu để trống thì Magento CE sẽ tự động tạo ra dựa theo tên

của category. Nếu bạn nhập vào thì bạn không được sử dụng khoảng trắng

và các ký tự đặc biệt. Ví dụ, http://yourshop.com/abc thì abc là URL Path

bạn nhập vào dùng đại diện cho category nào đó. Trường thông tin này chỉ

có tác dụng đối với các subcategories nên sẽ không được hiển thị ở Root

Categories.

Thumbnail Image : click vào nút Browse để duyệt và chọn một tập tin

hình ảnh để dùng làm ảnh đại diện thu nhỏ cho category.

Description : Mô tả category này sẽ được hiển thị ở frontend.

Image : click nút Browse để duyệt và chọn hình ảnh đại diện cho category.

Page Title : Tiêu để cửa sổ trình duyệt khi đang xem category này.

Meta Keywords và Meta Description : giá trị cho 2 thẻ meta tương ứng

dùng trong SEO.

IsActive : Cho phép hoạt động hay chưa. (YES/NO)

Include In Navigation menu : Cho phép hiển thị trong menu chính hay

không.

3.4. Tab Display Setting

Những cài đặt và chỉ thị dùng để điều khiển cách xuất hiện của category khi khách

hàng xem. Cụ thể các thông số như sau:

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 78 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Display Mode : có 3 chế độ xuất hiện của category cho phép bạn chọn lựa

bao gồm Static block only, Static lock and product list below it và Product

list only. Trong đó, cái thứ 2 là cái dùng phổ biến nhất. (Phía trên danh sách

sản phẩm sẽ có một block quảng cáo).

CMS Block : cho phép bạn chọn static block được hiển thị nếu phần Display

Mode bạn chọn 1 trong 2 lựa chọn có Static block. (Trình bày việc quản lý

Static block sẽ được đề cập đến sau)

Is Anchor : Nếu bạn chọn YES nghĩa là bạn chỉ định category này là một

navigation Anchor. Và khi đang xem category này, người dùng sẽ thấy

subcategories của nó được hiển thị trong Block SHOP BY (bên trái theo mặc

định)

Available Product Listing Sort By : Chọn những abtributes sẽ cho phép

người dùng sắp xếp danh sách sản phẩm theo tiêu chí đó. Nếu muốn chọn

hết các tiêu chí thì tick chọn “Use All Available Abtributes”.

Default Product Listing Sort By : Chọn giá trị sắp xếp mặc định. Nếu

muốn dùng theo thiết lập mặc định chung thì tick “Use Config Settings”.

Layered navigation Price Step : nếu bạn muốn chỉ định những khoảng

giá sản phẩm dùng trong Block SHOP BY cho category này thì bỏ tick “Use

Config Settings” rồi chỉ định ra theo ý bạn. Còn không thì sẽ sử dụng mặc

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 79 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

định chung được thiết lập trong Config (System Configation đã nói đến

trước đó.)

3.5. Tab Custom Design

Phần này bao gồm những cài đặt mở rộng thêm để điều khiển themes và page

layout dùng riêng cho trang category hiện tại. Tất cả các tùy chọn điều tùy ý và

không bắt buộc. (Việc quản lý themes và page layout sẽ được nói đến trong những

phần sau).

Use Parent Category Settings : nếu chọn YES ở tùy chọn này, nghĩa là

bạn sẽ “thừa kế” toàn bộ các cài đặt ở phần này từ category cha. Tùy chọn

này không có ở category gốc.

Apply To Products : nếu chọn YES ở tùy chọn này, nghĩa là bạn muốn áp

dụng những cài đặt của trang category này lên các trang sản phẩm có trong

category này.

Custom Design : bạn có thể chọn một Custom Design (CMS Page) đã được

định nghĩa từ menu xổ xuống. Chúng ta nói rõ hơn về quản lý CMS Page

trong những phần sau.

Active From và Active To : chọn thời điểm bắt đầu và kết thúc áp dụng

hiệu ứng của những cài đặt này lên category hiện tại. Nếu bỏ trống nghĩa là

dùng mãi mãi.

Page Layout : chọn một layout từ danh sách xổ xuống.

No layout update : sử dụng thiết lập mặc định khi cài Magento CE.

Empty : hiển thị trang category không kèm theo bất cứ gì khác ngoài

nội dung của nó.

1 Column : hiển thị nội dung, tên category và các tùy chọn xem,

cũng như header, footer, tìm kiếm mà thanh điều hướng.

Column on the left : cộng thêm một cột bên trái cho 1 Column để

hiển thị thông tin giỏ hàng, danh sách mong muốn, so sánh sản

phẩm, đánh giá, ..

Column on the right : Cộng thêm một cột bên phải cho 1 Column

để hiển thị thông tin giỏ hàng, danh sách mong muốn, so sánh sản

phẩm, đánh giá, ..

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 80 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

3 Column : Hiển thị cả cột bên trái và bên phải.

Custom Layout Update : bản chất phần này là một static block với một sự

khác biệt nhỏ và hơn hẳng HTML, vì nó được viết theo chuẩn định dạng như

XML. Phần này sẽ hiển thị ở phần cuối của trang (bottom), bên dưới danh

sách sản phẩm, hoặc static block hiển thị bên trên danh sách sản phẩm

(nếu static block được cài đặt hiển thị cùng với sản phẩm). Lưu ý là nội

dung của Layout Update cũng chỉ hiển thị trong thời điểm từ Active Form

đến Active To (nếu 2 giá trị này có cài đặt).

3.6. Tab Category Products

Nội dung của tab này chủ yếu để cho bạn có thể lựa chọn những sản phẩm nào sẽ

thuộc về category này.

Để đánh dấu một sản phẩm thuộc về category này thì chỉ việc stick chọn lên sản

phẩm đó. Nếu danh sách sản phẩm quá dài, trang này cung cấp các bộ lọc và sắp đủ

để bạn có thể thực hiện công việc này nhanh hơn.

Bạn cũng có thể chọn category cho một sản phẩm khi bạn thêm mới sản phẩm (sẽ

được đề cập trong những phần sau).

3.7. Chỉnh sửa categories

Việc chỉnh sửa thông tin categories cũng có giao diện y như khi thêm mới. Bạn click

vào category muốn chỉnh sửa ở cây thư mục bên trái, thay đổi các thông tin rồi click

“Save Category” để lưu lại.

3.8. Tìm hiểu về Layered Navigation

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 81 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Layered Navigation là gì?

Một sự thật hiển nhiên là bạn cần làm sao để cho

khách hàng của bạn có thể truy cập website và tìm

ra những sản phẩm mà họ quan tâm bằng cách

nhanh nhất có thể. Nếu không thì cơ hội để bán

những sản phẩm đáng lẽ ra bán được có thể sẽ biến

mất. Khi một người dùng đối diện với một category

trình bày cỡ 60 sản phẩm và được phân ra theo

nhiều số trang, thì hầu hết họ sẽ rời khỏi đó ngay

nếu họ không tìm thấy sản phẩm như mong muốn ở

ngay trang đầu tiên trong danh sách. Hãy luôn ghi

nhớ, hiển thị cho khách hàng những gì họ muốn sẽ

luôn luôn nâng cao khả năng bán hàng của ban.

Magento CE cho phép bạn cung cấp cho khách hàng

sự tùy chọn để giúp họ có thể tìm thấy nhanh nhất

những sản phẩm mong muốn bằng cách đánh dấu

chọn lựa lên nhiều bộ lọc khác nhau, như là giá, nhà sản xuất, hoặc nhiều khía

cạnh khác của sản phẩm và được gọi là Layered Navigation (1-2-3 trên hình minh

họa là Layered Navigation, còn 0 là các giá trị đang lọc).

Mặc định của Layered Navigation.

Trong Magento CE, hai thuộc tính PRICE và CATEGORY được hiển thị như là bộ lọc

Layered Navigation mặc định.

PRICE : Khoảng dao động của giá phải được lựa chọn cho phù hợp để cung

cấp một bộ lọc chuyển hướng hoạt động tốt. Khoảng dao động giá đã được

bản thân chúng tự xác định thông qua giá của sản phẩm và không bao giờ

có nhiều hơn 10 khoảng dao động về giá trong bộ lọc. Sản phẩm sẽ được

phân bố để phù hợp với các khoảng dao động giá của bộ lọc.

Category : Nếu bạn định nghĩa category và chọn nó là Anchor Category ở

(mục 3.4 Tab Display Setting) thì những category này (chắc chắn là

subcategory) sẽ được hiển thị như một thành phần của LayeredNavigation.

Hình ảnh minh họa ở (mục 3.8.1 Layered Navigation là gì) cho thấy có 2

categories là Shift và Shoes nằm trong bộ lọc của LayeredNavigation.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 82 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

3.9. Định nghĩa các bộ lọc Layered Navigation

Như bạn nhìn thấy trên hình minh họa ở (mục 3.8.1 Layered Navigation là gì) thì bộ

lọc đã có 2 Layered Navigation mở rộng là Manufacture và Shoe Type ngay bên

dưới Category. Đó là 2 attributes mà đã được chọn đánh dấu là cho phép làm bộ

lọc. Khi đến phần (tạo các Attribute) chúng ta sẽ nói rõ hơn về việc đánh dấu chọn

một attribute để cho phép nó xuất hiện trong bộ lọc.

Có 2 loại bộ lộc attributes khi chọn làm layered navigation:

Filterable (with results): các liên kết chỉ xuất hiện khi con số

kết quả lớn hơn 0. (số xuất hiện trong ngoặc tròn bên cạnh mõi

giá trị bộ lọc như hình bên).

Filterable (no results): các liên kết luôn được hiển thị mà không cần quan

tâm đến số kết quả của nó.

Điều kiện để một attribute có thể được sử dụng làm bộ lọc thì giá trị đầu vào của

nó phải thuộc loại Dropdown, Multiple Select hoặc là PRICE, xem chi tiết ở (tạo

attribute – bước 5).

Layered Navigation về giá.

Thuật toán LayeredNavigation về giá cho phép bạn tạo ra những khoảng giá mà

các sản phẩm được phân bố đều bên trong khoảng giá đó. Tính năng này được sử

dụng trong Magento CE 1.7 và Magento EE 1.12

Tùy chỉnh thuật toán Layered Navigation về giá.

Thuật toán để tính toán giá cho LayeredNavigation được thiết lập bên trong Admin

Panel tại menu System Configation [CATALOG] - Catalog Layered

Navigation.

Chú ý đến tùy chọn “Current Configuration Scope” vì bạn có thể chọn phạm vi áp dụng những

thông tin khác nhau cho từng thành phần khác nhau trong hệ thống phân cấp của bạn.

Các trường thông tin của thiết lập này như sau:

Display Product Count : Hiển thị hay không hiển thị con số kết qua bên phải

mõi giá trị của bộ lọc. Xem hình minh họa ở phần (mục 3.9: có 2 loại attribute

làm bộ lọc)

Price Navigation Step Calculation : hãy chọn “Automatic (equalize product

counts)” bởi vì đây là thuật toán mới được cập nhật thay thế cho thuật toán củ

“Automatic (qualize price ranges)”.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 83 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Display Price Interval as One Price : trong trường hợp một khoảng giá nào

đó mà các sản phẩm rơi vào đó chỉ có 1 giá duy nhất (tức là vô tình các sản

phẩm có cùng 1 giá mà không phải một khoảng nữa), nếu bạn muốn khi xãy

ra trường hợp đó thì hệ thống chỉ hiển thị giá đó chứ không phải một khoảng

giá thì chọn YES trong tùy chọn này.

Interval Division Limit : Chỉ định ngưỡng giới hạn số sản phẩm tối đa bên

trong mõi khoảng giá con mà sẽ không được chia nhỏ hơn nữa khi tạo các bộ

lọc con (sub price filter). Để hiểu rõ hơn về tùy chọn này, vui lòng xem giới

thiệu bên dưới đây.

Giới thiệu rõ hơn về tùy chọn Interval Division Limit.

Thuật toán Layered Navigation về giá sẽ tối ưu hóa việc phân bố các sản phẩm

ngay bên trong một khoảng giá đã được chọn (các khoảng giá con). Sự phân bố

này được tính toán tự động thông qua con số cài đặt ở Interval Division Limit. Ví

dụ, nếu bạn nhập 5, nghĩa là nó sẽ cố gắng chia nhỏ các khoảng giá con ra cho

đến khi sự chia nhỏ đó đảm bảo mõi phần được chia ra không chứa nhiều hơn 5

sản phẩm. Hãy xem hình minh họa sau để nắm bắt vấn đề:

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 84 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Khi chưa chọn khoảng giá để lọc thì bộ lọc PRICE hiển thị khoảng lớn. Khi đã chọn

một khoảng thì bộ lọc PRICE chỉ còn hiển thị khoảng con của khoảng đã chọn sao

cho phù hợp với số sản phẩm tối đã trong mõi khoảng con.

4. Tạo các Attributes | Bước 3

Định nghĩa lại Attributes trong Magento CE.

Một abtribute là một thuộc tính đại diện cho một đặc điểm của một sản phẩm như

là tên, hình ảnh, màu sắc hay nhà sản xuất, …Tính năng về Attribute trong

Magento CE sẽ cho phép bạn thêm mới một sản phẩm mà không cần phải viết bất

cứ dòng code hay chỉnh sửa bất cứ gì trong cơ sở dữ liệu. Hiểu biết về Attributes

trong Magento CE sẽ giúp bạn xây dựng cửa hàng trực tuyến sao cho dễ sử dụng

nhất đối với khách hàng. Attributes của sản phẩm giúp cho khách hàng và các bộ

máy tím kiếm nhìn thấy sản phẩm của bạn một cách dễ dàng hơn. Magento CE tự

động hiển thị các sản phẩm dựa theo các attributes của chúng thông qua chức

năng các bộ lọc layered navigation ở block SHOP BY để dễ dàng hơn cho người

dùng trong việc tiếp cận sản phẩm. Magento CE tự động tính toán được sản phẩm

nào được hiển thị cho một kết quả tìm kiếm thông qua một từ khóa. System

Attributes là những attributes cơ bản nhất của mọi sản phẩm đã được định nghĩa

sẵng nhằm phục vụ cho những tính năng bắt buộc của thương mại điện tử trong

Magento CE và bạn sẽ không xóa được chúng.

Bạn có thể thêm bao nhiều attributes mở rộng tùy thích. Trong Magento CE, bạn

có thể tạo các attributes theo từng nhóm attribute set. Attribute Set làm đơn giản

hóa việc tính toán về những sản phẩm tương đồng nhau có thể được tạo mới và sử

dụng những attributes tương tự nhau. Ví dụ, cửa hàng của bạn bán máy lạnh, máy

tính, quần áo thì bạn có 3 nhóm sản phẩm, mõi nhóm có nhiều sản phẩm nhưng

sản phẩm cùng nhóm sẽ có những attributes tương đồng nhau và chỉ khác nhau

về giá trị, nên bạn sẽ cần tạo ra 3 Attribute Set đại diện cho 3 nhóm sản phẩm.

Ngoài ra, khái niệm Attribute Set còn giúp cho việc gán các attributes vào sản

phẩm của bạn trở nên dễ dàng hơn. Bạn không cần phải lựa chọn từng attribute

mà chỉ cần chọn một Attribute Set để gán vào sản phẩm khi thêm mới.

Thứ tự cần làm của bạn là tạo ra các attributes trước, sau đó tạo ra attribute set,

rồi lựa chọn những attributes thích hợp để gán vào attribute set như từng bước

hướng dẫn cụ thể ngay sau đây.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 85 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Quá trình tạo các Attributes.

Attribute cần phải được tạo đầu tiên trước khi tạo Attribute Set và sản phẩm. Bởi

vì bạn chỉ có thể gán Attribute Set vào sản phẩm chứ không phải từng Attribute.

Sau đây là các bước tạo Attribute:

Bước 1: truy cập vào menu Catalog Attribute Manage Attribute. Một danh

sách các Attributes được hiển thị như hình minh họa bên dưới đây:

Bước 2: bấm vào nút “Add New Attribute” để mở ra trang thêm mới Attribute

bao gồm 2 nhóm thông tin “Attribute Properties” và “Frontend Properties” như

hình minh họa dưới đây:

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 86 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Bước 3: Ở trường thông tin “Attribute Code”, nhập vào khóa phân biệt duy

nhất cho Attribute này (ID). Không sử dụng khoảng trắng. Mã này sẽ không

được hiển thị ở Forntend.

Bước 4: Ở trường thông tin “Scope”, chọn lựa phạm vi áp dụng cho Attribute

này trong hệ thống cửa hàng của bạn.

Bước 5: Ở trường thông tin “Catalog Input Type for Store Owner” lựa chọn loại

dữ liệu của Attribute. Nghĩa là bạn chỉ ra cách mà người quản lý sẽ thêm dữ liệu

cho Attribute này. Ví dụ, nếu bạn muốn tạo attribute về văn bản, bạn có thể

chọn là TextField hay TextArea, còn nếu là giá thì chọn Price. Và luôn ghi nhớ là

không phải loại nào cũng có thể dùng làm Layered Navigation.

Bước 6: Ở trường thông tin “Default Value”, nhập vào giá trị mặc định cho

attribute này (Không bắt buộc).

Bước 7: Ở trường thông tin “Unique Value”, nếu bạn muốn giá trị của attribute

này là dạng duy nhất và không trùng lại thì chọn YES.

Bước 8: Ở trường thông tin “Value Required”, nếu bạn muốn giá trị của

attribute này không được phép bỏ trống thì chọn YES.

Bước 9: Ở trường thông tin “Input Validation for Store Owner”, lựa chọn loại

hình kiểm tra dữ liệu nhập vào cho attribute này. Ví dụ, nếu giá trị của attribute

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 87 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

này là địa chỉ email thì hãy chọn giá trị là “Email”, khi đó hệ thống sẽ tự kiểm

tra tính hợp lệ của dữ liệu khi nhập vào sao cho đúng là địa chỉ email.

Bước 10: Trường thông tin “Apply To” là để lựa chọn những Product Type nào

sẽ có thể sử dụng Attribute này. Các loại này đã được định nghĩa ở (phần 1 mục

4. các khái niệm trong Magento CE) bao gồm Simple Product, Grouped Product,

Configurable Product, Virtaul Product, Bundle Product và Downloadable Product. Nếu

muốn áp dụng ở tất cả các loại thì chọn “All Product Type” còn không thì chọn

Selected Product Type rồi giữ CTRL và click chọn những Product Type nào sẽ

được áp dụng trong danh sách mở rộng hiện ra.

Bước 11: Ở trường thông tin “Use in Quick Search” và “Use in Advanced

Search” , chọn YES nếu bạn muốn chức năng tìm kiếm nhanh và tìm kiếm năng

cao kiểm tra giá trị attribute này khi thực thi.

Bước 12: Ở trường thông tin “Comparable on Front-end” chọn YES nếu bạn

muốn attribute này xuất hiện trong chức năng so sánh các sản phẩm.

Bước 13: Ở trường thông tin “Use in Layered Navigation”, lựa chọn xem

attribute này có dùng để làm layered navigation hay không? Và nếu dùng thì

dùng loại nào như đã giới thiệu ở (các loại bộ lọc attribute dùng trong layered

navigation). Tuy nhiên, trường thông tin này chỉ được kích hoạt khi ở bước 9 bạn

chọn Dropdown, Multiple Select hoặc Price, vì chỉ có 3 loại này mới được dùng

làm layered navigation như giới thiệu ở (điều kiện để attribute có thể làm bộ lọc).

Bước 14: Ở trường thông tin “Use for Promo Rule Conditions”, cái này ý nó nói

là có sử dụng attribute này trong việc tạo các nguyên tắc về giá của giỏ hàng

hay không? Nhưng nguyên tắc giá của giỏ hàng là gì thì ???.

Bước 15: Ở trường thông tin “Position”, nếu bạn đã chọn attribute này để làm

layered navigation thì Position là vị trí của nó so với các layered navigation

khác.

Bước 16: Ở trường thông tin “Visible on Product View Page on Frontend” chọn

YES nếu bạn muốn attribute này xuất hiện ở phần “Additional Information”

trong trang chi tiết sản phẩm (như hình dưới).

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 88 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Bước 17: Ở trường thông tin “Allow HTML Tags on Fontend”, chọn YES để cho

phép HTML tags được sử dụng cho giá trị của Attribute này trên Frontend.

Bước 18: Ở trường thông tin “Used In Product Listing”, chọn YES nếu bạn

muốn liệt kê giá trị của attribute này trong danh sách liệt kê sản phẩm

(Backend – Manage Products).

Bước 19: Ở trường thông tin “Used for Sorting in Product Listing”, chọn YES

nếu bạn muốn cho phép sử dụng Attribute này để sắp xếp trong danh sách liệt

kê sản phẩm (Backend – Manage Products).

Bước 20: Chuyển sang tab Manage Label/Option ở bên trái màn hình. (xem

minh họa dưới đây).

Bước 21: Trong mục Manage Title, chỉ ra tên mà attribute này sẽ hiển thị cho

mõi store view trong hệ thống của bạn. Chú ý là nếu bạn cung cấp một cái tên

ở cột Admin thì nó sẽ được dùng cho tất cả Store View. Còn nếu muốn mõi

Store View dùng riêng tên hiển thị thì chỉ ra cụ thể cho từng cái và bỏ trống

Admin đi.

Bước 22: Đối với những attributes mà bạn đã chọn loại dữ liệu là Dropdown

hoặc Multiple Select, bạn có thể nhập vào những giá trị chỉ định cho attribute.

Để thêm giá trị, click và nút “Add Options”. Chú ý, bạn có thể chỉ định nhãn

khác nhau cho nhiều Storie View khác nhau và có thể chọn một giá trị làm giá

trị mặc định bằng cách tick chọn “Is Defualt”. Đối với Dropdown bạn chỉ chọn

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 89 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

được một giá trị mặc định, còn Multiple Select thì có thể chọn nhiều giá trị làm

mặc định. (Mục này chỉ hiển thị đối với Dropdown và Multiple Select)

Bước 23: Bấm “Save Attribute” để lưu lại.

5. Tạo các Attribute Set | Bước 4

Một Attribute Set là một nhóm gồm nhiều Attributes, đại diện cho một loại hình

sản phẩm nào đó. Tất cả các Attribute Set đều phải có bên trong những System

Attributes mà Magento CE đã định nghĩa sẵng, nhưng bạn có thể tùy chỉnh chúng

theo từng nhóm khác nhau cùng với các attribute do bạn định nghĩa. Chỉ có

Attribute Set mới có thể gán vào sản phẩm (không thể gán attribute riêng lẻ). Nếu

bạn muốn thêm một số lượng nhỏ các attributes thì bạn có thể thêm chúng vào

Attribute Set Default. Còn nếu bạn muốn thêm attribute để áp dụng cho nhiều

chủng loại sản phẩm khác nhau thì sẽ khôn ngoan hơn nếu bạn tạo ra Attribute

Set khác nhau cho mõi loại. Một Attribute Set có thể thừa kế từ Attribute Set

khác, tính năng này giúp bạn tiết kiệm thời gian khi tạo kho hàng với những sản

phẩm cùng loại nhưng khác nhau ở một vài đặc điểm mà có thể cái này có nhưng

cái kia không có. Sau đây là các bước cho việc tạo và quản lý Attribute Set.

Bước 1: Để vào phần quản lý Attribute Set, chọn menu Catalog Attribute

Manage Attribute Sets. Một danh sách các Attribute Set đang tồn tại được liệt

kê ra như hình sau:

Trong đó có Attribute Set “Default” là một System Attribute Set được định nghĩa

và cung cấp trong Magento CE, bao gồm các System Attributes bên trong nó.

Tất cả những Attribute Set khác đều được kế thừa từ Attribute Set này.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 90 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Bước 2: Để thêm mới một Attribute Set, hãy click vào nút “Add New Set” và

trang Add New Set sẽ được hiển thị như hình dưới.

Bước 3: Trưởng thông tin “Name” là tên của Attribute Set muốn tạo, trường

thông tin “Base On” thì chọn một Attribute Set cần kế thừa. Sau khi đã nhập

thông tin thì bấm “Save Attribute Set” để thêm mới Attribute Set và mở ra

trang chỉnh sửa trông tương tự như sau.

Phía trên bên trái hình minh họa trên trình bày tên của Attribute Set đang

chỉnh sửa.

Phần giữa trình bày một cây thư mục bao gồm các Attribute Group của

Attribute Set này. Attribute Group là một nhóm các Attribute có tính logic

tương đồng nhau bên trong một Attribute Set, nghĩa là nhóm trong nhóm.

Attribute Group sẽ chứa một vài các Attribute gần gũi nhau giúp cho việc

đọc thông tin về một sản phẩm dễ dàng hơn. Những System Attribute sẽ có

Icon đại diện là . Chúng ta tìm hiểu về việc tạo và quản lý Attribute

Group ở mục tiếp theo (mục 4.4. Tạo Attribute Group).

Phía bên phải trình bày các Attribute do người dùng định nghĩa và vẫn chưa

được gán vào Attribute Group nào.

Bước 4: Để gán các Attribute vào Attribute Group thì chỉ việc kéo thả Attribute

vào Attribute Group tương ứng. Tiếp theo, ta sẽ đi tìm hiểu các tạo và quản lý

Attribute Group.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 91 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

6. Tạo Attribute Group | Bước 4-2

Như đã nói trong mục 4.3, phần giữa của màn hình chỉnh sửa Attribute Set là

danh sách các Attribute Group thuộc Attribute Set này được trình bày dưới dạng

cây thư mục. Mõi Attribute Group chứa một số lượng nhất định các Attributes có

tính logic gần nhau và tương ứng với mõi Attribute Group là một Tab trong trang

sản phẩm của Backend (Admin). Magento CE định nghĩa 6 Attribute Group làm

mặc định là General, Prices, Meta Information, Images, Recuring Profiles,

Design và Gift Option. Mõi nhóm sẽ được gán sẵng những System Attributes

khác nhau tương ứng với logic của nhóm. Những System Attribute sẽ không được

phép xóa khỏi nhóm nhưng lại có thể được di chuyển đến nhóm khác. Bởi vì thế

nên bạn có thể xóa một Attribute Group miễn là nó không chứa các System

Attributes bên trong. Thứ tự của các Attribute Group có thể được thay đổi một

cách đơn giản là kéo thả tới vị trí mới trong cây thư mục. Hiệu ứng sắp xếp vị trí

này có tác dụng trong trang xem chi tiết sản phẩm trong Backend. Dĩ nhiên là bạn

có thể định nghĩa một Attribute Group mới, để có thể di chuyển các System

Attributes đến hoặc để kết hợp vài Attributes do bạn định nghĩa .. Sau đây là các

bước thực hiện.

Bước 1: Bấm vào nút “Add New” ở khu vực trình bày Attribute Group, một màn

hình yêu cầu nhập tên nhóm hiện ra, nhập dữ liệu vào rồi bấm “OK”.

Bước 2: Gán Attributes vào nhóm bằng cách click lên một Attribute được liệt kê

bên phải rồi kéo thả vào Attribute Group mới tạo. Dĩ nhiên là bạn cũng có thể di

chuyển một Attribute ở một nhóm khác đến nhóm mới tạo cũng bằng cách kéo

thả tương tự.

Tùy vào tính chất sản phẩm mà bạn có thể tùy chỉnh các Attribute Group lại theo ý

bạn và phù hợp nhất. Và lưu ý rằng bạn không thể xóa các System Attributes khỏi

nhóm nhưng có thể di chuyển chúng từ nhóm này sang nhóm khác. Điều kiện để

xóa một nhóm là bên trong nó không có một System Attribute nào.

7. Tạo và quản lý Products | Bước 5

Phàn này tập trung mô tả cách thêm mới và sửa đổi thông tin sản phẩm trong

Magento CE. Bạn cần đọc lại và hiểu về Product Type như mô tả ở (Phần 1 mục 4.

Các định nghĩa trong Magento CE). Sau đây là các bước định nghĩa mới một sản

phẩm.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 92 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Bước 1: Để vào màn hình quản lý sản phẩm, chọn menu Catalog Manage

Products, trang quản lý sản phẩm hiện ra như sau:

Bước 2: Bấm vào nút “Add Product” để hiển thị trang thêm mới sản phẩm

như hình dưới đây.

Bước 3: Ở trường thông tin “Attribute Set”, lựa chọn một Attribute Set để

dùng cho sản phẩm mới này. Ở trường “Produc Type” , chọn một Product Type

cho sản phẩm này. Sau đó, bấm “Continue” để qua bước tiếp theo.

Bước 4: Màn hình tiếp theo hiện ra để bạn thêm các dữ liệu cho các Attribute

của sản phẩm. Attribute được liệt kê theo từng Attribute Group dưới dạng Tab

Menu bên trái và tương ứng mõi Tab là danh sách những trường thông tin để

nhập dữ liệu cho các Attribute thuộc Tab đó như hình minh họa sau:

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 93 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Bước 5: Thiết lập các giá trị ở Tab “General”, không được bỏ trống các thông

tin đánh dấu (*). Cụ thể:

Name: tên của sản phẩm sẽ hiển thị ở Frontend.

SKU: khóa nhận dạng để lưu trữ sản phẩm. Hiểu đơn giản đây là ID duy

nhất đại diện cho sản phẩm bên trong cơ sở dữ liệu.

Weight: trọng lượng của sản phẩm. Giá trị này dùng để tính toán phí vận

chuyển khi giao sản phẩm. Ở đây nó có một đoạn mô tả thế này: “Chỉ cần

nhập vào con số, các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển sẽ tự động làm rõ

đơn vị tính mà họ sử dụng”. (không hiểu rõ lắm về mặt logic vì không có

giải thích thêm cho mục này).

Status: nếu chon Enable thì sản phẩm này lập tức có hiệu lực xuất hiện

trong Frontend để đi vào kinh doanh.

Tax Class: chọn “tax class” cho sản phẩm này. Chúng ta sẽ nói rõ hơn về

Tax Class và quản lý nó trong phần giới thiệu (Product Tax Class).

Visibility: xác định xem sản phẩm này có được hiển thị ở những trang

như: trang calalog, trang kết quả tìm kiếm. Cụ thể:

Not Visible Individually: sản phẩm sẽ không được hiển thị độc lập ở

Frontend. Khi nào thì sử dụng thuộc tính này? Đó là khi sản phẩm này

là một thành phần của một loại sản phẩm gồm nhiều đơn vị sản phẩm

như Configurable Products, Bundle Product hay Grouped Prodcuts.

Catalog: sản phẩm sẽ được hiển thị ở trang catalog mà có chứa nó,

nhưng sẽ không được hiển thị trong trang kết quả tìm kiếm.

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 94 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Search: sản phẩm sẽ được hiển thị trong trang kết quả tìm kiếm

nhưng sẽ không được hiển thị trong trang catalog.

Catalog, Search: sản phẩm sẽ được hiển thị trong cả trang kết quả

tìm kiếm và trang catalog có chứa nó.

URL Key: là một khóa duy nhất đại diện cho sản phẩm dùng làm Path khi

tạo URL đến trang chi tiết của sản phẩm này. Không thể sử dụng khoảng

trắng để nhập dữ liệu cho mục này. Nếu bạn để trống, Magento CE sẽ tự

tạo một URL Key theo tên của sản phẩm.

Manufacture: chọn tên của nhà sản xuất trong danh sách sổ xuống.

Color: chọn một màu sắc cho sản phẩm (nếu có dùng).

Set Products as New From/To Date: nhập vào khoảng thời gian có hiệu

lực về việc đây là một sản phẩm mới.

Country of Manufacture: lựa chọn một quốc gia nơi sản xuất sản phẩm.

In Feed: lựa chọn việc sản phẩm này có được đưa vào RSS Feed của hệ

thống hay không.

Trong trường hợp bạn có bổ sung Attribute vào nhóm này thì nó sẽ được liệt kê

tiếp theo danh sách này. Còn nếu muốn, bạn có thể tạo nhanh một attribute cho

nhóm này bằng cách click vào nút “Create New Attribue”, một cửa sổ Popup sẽ

hiển thị để bạn nhập thông tin cần thiết và tạo ra ngày một attribute cho nhóm

này.

Bước 6: Thiết lập các giá trị ở Tab “Price”, sau khi click vào sẽ có các trường

thông tin như sau: (theo mặc định và chưa thêm attribute gì từ người dùng)

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 95 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

Price: giá theo đơn vị của sản phẩm. Giá này là giá mặc định nếu các cài

đặt chi tiết không được chỉ định thì sử dụng giá này.

Group Price: nhóm giá dành cho từng nhóm khách hàng khác nhau. Để

thêm, xóa chỉnh sửa nhóm khách hàng, vui lòng xem (quản lý nhóm khách

hàng). Để thêm một nhóm giá, ấn nút “Add Group Price”, sau đó chọn

nhóm khách hàng áp dụng ở mục “Customer Group” rồi nhập giá áp dụng

cho nhóm khách hàng này vào mục “Price”. Bạn có thể thêm nhiều nhóm

giá, mõi nhóm chỉ giá áp dụng cho một nhóm khách hàng.

Cost: ????.

Tier Price: chức năng ưu tiên giá khi mua số lượng lớn. Có thể phân biệt

chính sách ưu tiên giá khác nhau cho mõi nhóm khách hàng khác nhau.

Để thêm mới một chính sách giảm giá, click nút “Add Tier”, chọn nhóm

khách hàng để áp dụng ở “Customer Group”, nhập số lượng thấp nhất để

giảm giá vào “Qty” và giá sau khi giảm ở “Price”. Bạn có thể thêm nhiều

chính sách giảm giá khác nhau cho nhiều nhóm khách hàng khác nhau.

Ngay cả cùng một nhóm khách hàng cũng có thể có nhiều chính sách

giảm giá khác nhau với số lượng mua khác nhau. Khi chức năng này được

dùng, frontend sẽ có phần

hiển thị Tier Pricing như

hình bên.

Special Price: dùng để tạo ra các khuyến mãi đặc

biệt như dạng “ngày vàng, tuần vàng, ….” Để sử dụng

chức năng này, nhập giá đặc biệt dùng cho khuyến

mãi vào trường thông tin này. Chỉ định khoảng thời

gian hiệu lực cho giá đặc biệt này ở “Special Price

From Date” và thời gian kết thúc ở “Special Price

To Date”. Giá đặc biệt này sẽ hiển thị ở Frontend như

hình bên.

Is Product Available for Purchase with Google

Checkout: chọn YES nếu bạn muốn google có thể thu

thập thông tin về sản phẩm này.

Apply MAP: MAP là viết tắt của (Minimum Advertised

Price) được định nghĩa và ý nghĩa sử dụng như sau: nếu bạn có một mức

Báo Cáo Nghiên Cứu Phân tích và sử dụng Admin Panel Control của Magento

Page 96 Đặng Văn Lel | PHP Megento Open Source – Community Edition

giá tối thiểu khi quảng cáo sản phẩm trong một thỏa thuận với nhà sản

xuất, bạn vẫn có thể bán sản phẩm với mức giá thấp hơn, mặc dù giá này

sẽ được ẩn, không được hiển thị trực tiếp trên trang sản phẩm và cũng

không được lập chỉ mục tìm kiếm bởi các cổ máy tìm kiếm. Kết quả là, sẽ

có một mức giá dưới mức tối thiểu được quảng cáo nhưng không được hiển

thị trong bất cứ danh mục hay trang sản phẩm bào của hệ thống Web

Store của bạn. Thay vào đó là một giá bị gạch chéo sẽ được hiển thị, đó là

giá tối thiểu theo thỏa thuận với nhà sản xuất (giá bán lẻ đề xuất). và để

lưu giữ giá trị này, một system attribute được thêm vào Attribute Set

Default. Chức năng MAP tạo ra một thiết lập cho phép bạn xác định cách

thức mà người dùng nhìn thấy được giá thực thế cho các sản phẩm có giá

thấp hơn mức thỏa thuậ. Hay nói cách khác hơn là định nghĩa cách mà hệ

thống hiển thị giá bán thực tế cho người dùng nhưng không hiển thị trực

tiếp lên Web Sore. Khách hàng muốn xem giá thực thì phải click vào liên

kết “Check for Price” trên trang sản phẩm hoặc trang danh mục khi một

sản phẩm được thêm vào giỏ hàng hay trước khi xác nhận đặt hàng.

Chức năng MAP có thể được áp dụng cho mọi sản phẩm miễn là nó không

phải là các sản phẩm thuộc diện Gift Card Products hay Bundle Products.

sdfsdf

Bước 7:ád

8. Ádasd | Bước 6

9. Sadfasd | Bước 7