80
Chia sÎ kinh nghiÖm sö dông c«ng nghÖ th«ng tin trong d¹y vμ häc NHÀ XUT BN GIÁO DC Microsoft ®

Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Citation preview

Page 1: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Chia sÎ kinh nghiÖm sö dông c«ng nghÖ th«ng tin trong d¹y vµ häc

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC

Microsoft®

Page 2: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Page 3: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Page 4: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Mục lục

Phần I Tìm hiểu về chương trình hướng dẫn đồng nghiệp ................ 7 Hướng dẫn đồng nghiệp ........................................................................ 8

Hướng dẫn đồng nghiệp là gì?........................................................ 8 Các yếu tố cần chuẩn bị trước khi thực hiện hướng dẫn đồng nghiệp .............................................................................................. 9 Hoạt động 1: Cùng tìm hiểu về hướng dẫn đồng nghiệp .............. 10 Hoạt động 2: Vai trò và trách nhiệm của người hướng dẫn đồng nghiệp ............................................................................................ 10 Hoạt động 3: Sự hỗ trợ của nhà trường với chương trình hướng dẫn đồng nghiệp ............................................................................ 16 Hoạt động 4: Những câu hỏi thường gặp về Chương trình hướng dẫn đồng nghiệp ............................................................................ 20

Tại sao nên sử dụng mô hình hướng dẫn đồng nghiệp? ................. 28 Phần II Thực hiện hướng dẫn đồng nghiệp ....................................... 31 Hướng dẫn trực tiếp............................................................................. 32

Hoạt động 1: Thiết lập quy tắc làm việc nhóm............................... 32 Hoạt động 2: Khám phá kĩ năng giao tiếp ..................................... 36 Hoạt động 3: Thực hành kĩ năng giao tiếp và nhận xét................. 45

Hướng dẫn đồng nghiệp qua môi trường mạng ............................... 54 Hoạt động 1. Làm quen với trang web Hướng dẫn đồng nghiệp toàn cầu ......................................................................................... 54 Hoạt động 2. Xây dựng hồ sơ tài liệu tham khảo cho công việc huấn luyện ..................................................................................... 59 Hoạt động 3. Thiết kế và xây dựng và sử dụng bài học trên mạng67

Page 5: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Page 6: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Phần I Tìm hiểu về chương trình hướng dẫn đồng nghiệp

Page 7: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Hướng dẫn đồng nghiệp

Hướng dẫn đồng nghiệp là gì?

Hướng dẫn đồng nghiệp là phương pháp phát triển chuyên nghiệp và hiệu quả để cải tiến việc dạy học và tăng cường quan hệ cộng tác giữa các đồng nghiệp. Đó là quá trình trao đổi thông tin, qua đó giáo viên chia sẻ kiến thức chuyên môn của mình với đồng nghiệp, trao đổi ý kiến, hỗ trợ và trợ giúp nhau để hoàn thiện các kĩ năng hiện có, bổ sung những kĩ năng mới và/hoặc giải quyết các vấn đề liên quan tới lớp học.

Hướng dẫn đồng nghiệp thực chất là quá trình giáo viên giúp đỡ đồng nghiệp lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động nhằm sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong giảng dạy, góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao hiệu quả dạy và học. Hướng dẫn đồng nghiệp cũng bao gồm cả việc tham gia các lớp tập huấn cùng đồng nghiệp để áp dụng các kĩ năng triển khai và hoần thành các hoạt động dạy – học. Với một chương trình thích hợp đảm bảo sự hỗ trợ, tình bạn bè và các ý kiến phản hồi trong một thời gian nhất định, giáo viên sẽ có những thay đổi tích cực, có ý nghĩa trong quan hệ và phong cách làm việc của mình. Hướng dẫn là quá trình liên tục, bao gồm một giai đoạn hướng dẫn và sau đó là tiếp tục hướng dẫn theo nhiều cách khác nhau.

Năm chức năng của hướng dẫn đồng nghiệp thành công là:

� Tính bạn bè: Giáo viên chia sẻ thành công và thất bại của mình khi hoạt động theo mô hình dạy mới,. Hoạt động này có tác dụng giảm đi cảm giác cô lập trong mỗi chúng ta;

� Phản hồi: Đồng nghiệp nêu lên từng phản hồi khách quan, không đánh giá về phương thức thực hiện các kĩ năng mà mô hình mới đề xuất;

� Phân tích: Giáo viên trợ giúp nhau tiếp tục thực hiện việc kiểm soát đối với cách tiếp cận khác cho tới khi đạt được mức độ tự chủ, tự nhiên và linh hoạt;

� Thích nghi: Giáo viên làm việc cùng nhau để khớp mô hình dạy cho phù hợp với nhu cầu của học sinh trong lớp và

Page 8: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Hướng dẫn đồng nghiệp 9

� Hỗ trợ: Hướng dẫn viên cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết khi các giáo viên bắt đầu áp dụng chiến lược mới.

Quá trình hướng dẫn đồng nghiệp có thể thực hiện theo bốn mô hình sau đây: công nghệ, học đường, thách thức và hướng dẫn tổ.

Hướng dẫn kĩ thuật nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho việc chuyển từ hướng dẫn tại chức sang thực tế lớp học. Phương thức này thúc đẩy tính chất học đường và chia sẻ đối thoại nghiệp vụ. Loại hình này cung cấp cho giáo viên ngôn ngữ để thảo luận các quan điểm chuyên môn.

Hướng dẫn học đường chia sẻ các mục đích chung của việc hoàn thiện thực tế dạy, thúc đẩy học đường, và đẩy mạnh trao đổi chuyên môn với hướng dẫn kĩ thuật. Tuy nhiên, nó cũng giúp cho giáo viên có thể phân tích sâu hơn về những hoạt động đã thực hiện trên lớp học. Mục đích dài hạn của huấn luyện học đường là cải thiện việc tự duy trì dạy tốt.

Hướng dẫn thách thức nói tới việc áp dụng các kĩ thuật hướng dẫn để giải quyết những tình huống trục trặc. Tổ (có thể bao gồm các giáo viên, người trợ giúp giáo viên, thủ thư và người quản lí) làm việc cùng nhau để tiếp tục giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình thiết kế và thực thi bài dạy. Hướng dẫn thách thức thường cho kết quả là bản kế hoạch chính thức được mọi thành viên tham dự thông qua.

Hướng dẫn tổ là một biến thể của hướng dẫn đồng nghiệp trong phạm vi một tổ. Giảng viên thỉnh giảng hay các giáo viên mời, thay vì quan sát giáo viên trong lớp, thì cùng dạy với họ luôn. Các giáo viên mời này phải có tri thức chuyên gia khá tốt về phương pháp luận. Hướng dẫn viên và giáo viên lập kế hoạch, dạy và đánh giá bài học giống như các đối tác.

Các yếu tố cần chuẩn bị trước khi thực hiện hướng dẫn đồng nghiệp

Trước khi thực hiện hệ thống hướng dẫn đồng nghiệp chúng ta cần xem xét những điều kiện sau đây:

� Những người tham gia cần có nhận thức chung rằng họ đã dạy tốt nhưng họ còn có thể dạy tốt hơn nữa trên cơ sở cải tiến điều họ đang làm. Kinh nghiêm này được đúc kết từ các trường đã

Page 9: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

10 Phần I. Tìm hiểu về chương trình hướng dẫn đồng nghiệp

thu được những hiệu quả trong hoạt động hướng dẫn đồng nghiệp.

� Giáo viên và người quản lí phải tin cậy lẫn nhau.

� Phải sớm hình thành một bầu không khí thân ái trong trường để các thày cô cảm nhận được rằng mọi người chăm sóc lẫn nhau và sẵn lòng giúp đỡ nhau.

Hoạt động 1: Cùng tìm hiểu về hướng dẫn đồng nghiệp

Thế nào là hướng dẫn đồng nghiệp? Theo quan điểm của Microsoft

thì hướng dẫn đồng nghiệp là gì?

Với sự trợ giúp của người điều hành, trong hoạt động này, các thành viên sẽ tiến hành các bước sau:

Bước 1: Học viên sử dụng công cụ tìm kiếm www.msn.com để tìm định nghĩa về hướng dẫn đồng nghiệp trên Internet.

Bước 2: Học viên theo nhóm 5 người, trao đổi về những thông tin đã tìm được để đi đến một thống nhất về định nghĩa hoạt động hướng dẫn đồng nghiệp.

Bước 3: Cả lớp cùng xem một đoạn video về hoạt động hướng dẫn đồng nghiệp.

Bước 4: Từng nhóm thống nhất lại một lần nữa về định nghĩa hướng dẫn đồng nghiệp.

Bước 5: đại diện từng nhóm chia sẻ với cả lớp về định nghĩa mà nhóm đã xây dựng được.

Sau khi người điều hành thống nhất định nghĩa, cả lớp sẽ chuyển sang hoạt động 2 nhằm làm rõ hơn nữa những vai trò cụ thể của hướng dẫn viên đồng nghiệp.

Hoạt động 2: Vai trò và trách nhiệm của người hướng dẫn đồng nghiệp

Người hướng dẫn đồng nghiệp có vai trò và trách nhiệm như thế

nào?

Page 10: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Hướng dẫn đồng nghiệp 11

Bước 1:

Từng cá nhân suy nghĩ và trả lời 3 câu hỏi sau đây (viết nháp ý trả lời từng của từng câu hỏi):

1. Mục tiêu chủ yếu của một người hướng dẫn đồng nghiệp là gì?

2. Vai trò và trách nhiệm của người hướng dẫn đồng nghiệp có thể là gì?

3. Những đồng nghiệp mong đợi gì từ người hướng dẫn đồng nghiệp khi chia sẻ với họ?

Bước 2:

Hoạt động này giúp bạn tìm hiểu rõ hơn và bắt đầu xác định những vai trò quan trọng nhất của người hướng dẫn. Trong vòng 15 phút tới mọi người cùng bàn về vai trò và trách nhiệm của người hướng dẫn.

1. Hãy kiểm tra để chắc chắn bạn đang hoạt động trong cùng một nhóm với các giáo viên cùng trường mình.

2. Vào đầu buổi học, nhóm của bạn đã xác định thế nào là hướng dẫn đồng nghiệp. Bây giờ xin hãy dành 1 đến 2 phút để xem lại kết quả thảo luận của nhóm bạn.

3. Theo nhóm, trong khoảng 5 phút, hãy xem qua Bảng liệt kê về Vai trò và Trách nhiệm của người hướng dẫn và đánh dấu vào những điểm mà bạn cho là phù hợp nhất với mục tiêu giúp đỡ giáo viên trong trường bạn có thể sử dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả hơn vào bài dạy.

4. Sau khi đã xem toàn bộ bảng liệt kê, hãy thảo luận về ba vai trò quan trọng nhất đối với người hướng dẫn ở trường bạn và lí giải tại sao những vai trò này lại quan trọng.

5. Nhóm bạn cần phân công người ghi lại những trao đổi của nhóm.

Bạn có thể thấy rằng sau này, khi về trường, vai trò của bạn có thể thay đổi sau khi bạn trao đổi với các đồng nghiệp trong trường. Điều đó là tự nhiên. Bạn nên thu thập các ý kiến của đồng nghiệp đóng góp cho mình trong quá trình chia sẻ. Bạn sẽ thấy mọi việc dễ dàng hơn nhiều nếu như bạn có thêm được những giáo viên tham gia chia sẻ cùng với bạn và nếu như họ thấu hiểu vai trò của bạn.

Page 11: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

12 Phần I. Tìm hiểu về chương trình hướng dẫn đồng nghiệp

BẢNG LIỆT KÊ VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN ĐỒNG NGHIỆP

Chú ý: Các ý được liệt kê dưới đây đã cố gắng đề cập mọi nhiệm vụ có thể có của một người hướng dẫn đồng nghiệp trong việc tích hợp công nghệ thông tin trong dạy học. Một người hướng dẫn không nhất thiểt phải thực hiện tất cả những vai trò/trách nhiệm được liệt kê trong dưới đây.

Bạn hãy xem xét những vai trò và trách nhiệm có thể có của một người hướng dẫn trong sự tương quan với thời gian và các nguồn lực sẵn có của trường mình. Lựa chọn vai trò mà bạn có thể thực hiện bằng cách đánh dấu (�) vào ô trống kế bên. Bạn có thể bổ sung thêm những vai trò khác chưa có trong danh sách vào những dòng trống.

� = Có, tôi dự định sẽ thực hiện thực hiện công việc này.

� = Không, tôi sẽ không thực hiện công việc này. (bỏ trống)

? = Tôi không biết.

Hỗ trợ

Giúp đồng nghiệp trong việc viết/ sửa đổi những bài học, bài giảng hoặc hoạt động dựa trên tiêu chuẩn có sẵn cũng như tiêu chí về mặt áp dụng công nghệ thông tin.

Chia sẻ những dự án của học sinh hoặc những ý tưởng mà đồng nghiệp có thể sử dụng trong lớp học của mình.

Giúp đồng nghiệp xác định những nội dung nào trong giáo trình phù hợp với việc đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy.

Giới thiệu những bài học có ứng dụng công nghệ thông tin.

Cùng giảng bài học có sử dụng công nghệ thông tin.

Giúp đồng nghiệp trong một buổi dạy có sử dụng công nghệ thông tin mà các bạn đã cùng nhau chuẩn bị

Rút kinh nghiệm với đồng nghiệp về những mặt thành công và chưa thành công và cách thức sửa đổi bài giảng trong tương lai như thế nào cho hiệu quả hơn.

Đêf xuất những mẫu cho học sinh có thể sử dụng để làm bài tập .

Hướng dẫn từng bước một để hỗ trợ quá trình thao tác sử dụng các phần mềm ứng dụng.

Page 12: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Hướng dẫn đồng nghiệp 13

Hướng dẫn sử dụng Qui trình Thiết kế ngược (Backward Design Process) để xây dựng một bài giảng.

Làm mẫu theo nhiều tiếp cận khác nhau về việc đưa công nghệ thông tin vào lớp học của chính bạn.

Hướng dẫn về cách quản lý và đánh giá các bài tập làm việc theo nhóm.

Các việc khác:

Tổ chức

Lựa chọn đồng nghiệp để tham dự vào hoạt động chia sẻ này.

Lên lịch gặp mặt những đồng nghiệp tham gia.

Lựa chọn danh sách và công cụ cần thiết khi xây dựng kế hoạch với từng đồng nghiệp.

Lập mục tiêu với những đồng nghiệp tham gia về những gì họ muốn thực hiện trong năm.

Xây dựng biện pháp làm thế nào để bạn sẽ đánh giá được những nội dung nói trên và mục tiêu của bạn.

Các việc khác:

Quản lý

Giúp đồng nghiệp sắp xếp các thiết bị trong lớp học để các nhóm học sinh có thể dễ dàng tiếp cận.

Giúp đồng nghiệp lên kế hoạch sử dụng thiết bị. Có sử dụng phòng lab hay không? Đồng nghiệp có nên thay phiên nhau trong lớp học hay không? Học sinh sẽ làm việc độc lập hay làm việc theo nhóm?

Giúp đồng nghiệp chuẩn bị bài giảng: cài đặt phần mềm cần thiết trong máy tính và đảm bảo cho máy tính hoạt động suôn sẻ.

Giúp đồng nghiệp chuẩn bị bài giảng bằng cách cung cấp một bài giảng mẫu hoặc lựa chọn những tài liệu trên mạng hoặc xây dựng các công cụ hỗ trợ cho bài dạy.

Giúp đồng nghiệp tự đánh giá những kĩ năng và kiến thức về công nghệ thông tin của họ.

Page 13: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

14 Phần I. Tìm hiểu về chương trình hướng dẫn đồng nghiệp

Giúp đồng nghiệp theo dõi được sự tiến bộ của chính mình.

Sử dụng kết quả đánh giá để xác định nhu cầu phát triển chuyên môn của những đồng nghiệp cùng tham dự hoạt động với bạn.

Các việc khác:

Phát triển chuyên môn

Xây dựng kế hoạch hoạt động của tập thể đồng nghiệp mà sẽ giúp các đồng nghiệp khác thực hiện những bài giảng đã xây dựng trước.

Tổ chức những buổi trao đổi chuyên môn cho các nhóm đồng nghiệp trong trường.

Lên lịch trình / phổ biến các hoạt động phát triển chuyên môn của các đồng nghiệp trong vùng cho những đồng nghiệp trong trường được biết.

Cung cấp cho hội đồng giáo viên những thông tin mới qua những cuộc hội thảo và các cơ hội phát triển chuyên môn.

Cung cấp thông tin về tài liệu tự học và đào tạo.

Các việc khác:

Hỗ trợ kĩ thuật

Hỗ trợ kĩ thuật ở mức cơ bản.

Liên lạc với những người hỗ trợ kĩ thuật trong vùng.

Các hỗ trợ khác:

Bước 3:

Mỗi thành viên đọc tờ liệt kê về Những đặc điểm của một người

hướng dẫn đồng nghiệp thành công.

1. Thảo luận lớp: Làm thế nào mà những đặc điểm này lại có thể hỗ trợ hoạt động hướng dẫn đồng nghiệp thành công.

Page 14: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Hướng dẫn đồng nghiệp 15

2. Bạn có thể sử dụng những ý tưởng này sau, vì điểm cần quan tâm khi thảo luận với các đồng nghiệp trong nhóm là xác định vai trò quan trọng nhất của người hướng dẫn đồng nghiệp trong bối cảnh cụ thể của trường của bạn.

ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT NGƯỜI HƯỚNG DẪN ĐỒNG NGHIỆP THÀNH CÔNG

� Có khả năng xây dựng niềm tin với đồng nghiệp

� Có thể thuyết phục người khác tham gia chương trình huấn luyện

� Biết dựa trên những nhu cầu của đồng nghiệp.

� Tạo ra cơ hội học sử dụng và khai thác các phần mềm mới.

� Biết làm việc theo nhóm.

� Giao tiếp tốt, biết lắng nghe đồng nghiệp

� Biết được những gì đồng nghiệp thường vận dụng trong lớp học

� Có thể chỉ ra cho đồng nghiệp cách thay đổi những gì họ đang làm bằng những biện pháp tốt hơn chứ không đơn thuần giới thiệu công nghệ thông tin.

� Có khả năng đề xuất với đồng nghiệp nhiều sự lựa chọn và để họ tự mình quyết định lựa chọn phương pháp bổ ích thiết thực cho mình.

� Luôn có kế hoạch dự phòng trong trường hợp xảy ra những sự cố và trục trặc liên quan đến thiết bị công nghệ thông tin.

� Biết tổ chức công việc cẩn thận, lên kế hoạch trước khi làm việc với đồng nghiệp.

� Nội quy làm việc nghiêm túc.

� Nhận biết được có rất nhiều công việc phát sinh, bao gồm cả việc tự mình xây dựng giáo án cho người dạy thay khi họ đang tham gia huấn luyện

� Tạo ra một môi trường an toàn, chấp nhận những rủi ro, không mang tính đe doạ, không mang tính phán xét mà đồng thuận.

Page 15: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

16 Phần I. Tìm hiểu về chương trình hướng dẫn đồng nghiệp

� Linh hoạt

� Không coi thường đồng nghiệp, không bao giờ phát ngôn những câu tương tự như sau: “Tại sao anh (chị) không thể làm được việc đó?”

� Có đủ kiến thức cả chiều sâu lẫn chiều rộng để giúp đỡ đồng nghiệp, những người đang ở những trình độ rất khác nhau trong quá trình làm quen với công nghệ thông tin, bao gồm cả kiến thức về phương pháp hướng dẫn.

� Biết tổ chức, bố trí một phòng học sử dụng nhiều thiết bị công nghệ thông tin.

� Được tập thể giáo viên công nhận là một giáo viên giỏi/xuất sắc.

Hoạt động 3: Sự hỗ trợ của nhà trường với chương trình hướng dẫn đồng nghiệp

Với tư cách là người hướng dẫn đồng nghiệp tại đơn vị, bạn sẽ

không thể đạt được mục tiêu nếu bạn hành động đơn độc. Hoạt

động thứ ba này sẽ giúp bạn xác định thêm những yếu tố để bạn

hoàn thành tốt vai trò của mình, đặc biệt là với sự ủng hộ của nhà

trường.

Lập kế hoạch để thành công - Sự hỗ trợ của nhà trường

Hướng dẫn đồng nghiệp là việc đáng quí nhưng là công việc khó. Nếu không có sự hỗ trợ phù hợp của trường hay từ Phòng/Sở Giáo dục thì công việc này sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều và có thể không thực hiện được. Do đó, hoạt động thứ ba này được thiết kế để giúp bạn xác định tiến trình hỗ trợ đồng nghiệp của bạn tại trường mình sẽ diễn biến ra sao và trường bạn có thể hỗ trợ bạn như thế nào trong công việc đầy ý nghĩa này.

Bước 1:

Chúng ta đã tham gia giới thiệu hoặc triển khai một số chương trình mới tại trường mình, thí dụ như các chương trình liên quan đến chuyên môn, hay chúng ta đã từng đóng vai trò là người thúc đẩy sự thay đổi văn hóa trong trường mình. Chúng tôi muốn bạn

Page 16: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Hướng dẫn đồng nghiệp 17

rút ra những kinh nghiệm từ những thành công trước đây để vận

dụng cho giai đoạn định hình chương trình hướng dẫn đồng nghiệp

tại trường mình.

1. Bạn hãy dành ra dăm phút để xác định những điều kiện nào đã giúp trường bạn thành công hoặc đã đạt được một vài tiến bộ ban đầu khi thực thi một chương trình mới. Hãy nhớ liệt kê lại thật nhanh những ý tưởng của bạn.

2. Người điều hành sẽ yêu cầu bạn báo cáo lại với cả lớp và ghi lại những ý kiến của bạn.

Bước 2:

Trước đây bạn đã nghĩ đến một vài phương thức giúp cho việc hướng dẫn đồng nghiệp trở thành một phần hoạt động hữu cơ của trường bạn. Bây giờ bạn hãy suy nghĩ xem làm thế nào để chương trình này có thể phù hợp với các kế hoạch, hoạt động khác của nhà trường.

Phù hợp với kế hoạch đào tạo của nhà trường: Mỗi trường đều có một chiến lược riêng, các ưu tiên về học thuật riêng và các mục tiêu riêng. Do đó, người hướng dẫn đồng nghiệp cần phải tập trung để làm sao giúp các đồng nghiệp trong trường sử dụng được công nghệ mà lại đạt được một trong những mục tiêu chung của nhà trường.

Phù hợp với kế hoạch phát triển công nghệ của nhà trường: Chiến lược phát triển công nghệ của nhà trường có phù hợp với các mục tiêu của trường bạn hay không? Nếu có, bạn có thể tiếp tục với kế hoạch của mình trong việc tích hợp công nghệ nhằm hỗ trợ kế hoạch của trường bạn. Nếu không, bạn có thể phải thay đổi kế hoạch công nghệ của bạn.

Phù hợp với các cá nhân giáo viên trong trường: Làm thế nào để một người hướng dẫn đồng nghiệp giúp đỡ được các đồng nghiệp biết cách tích hợp công nghệ vào các hoạt động trong lớp học hiệu quả mà lại phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường? Làm thế nào để đồng nghiệp của bạn phát triển được các kĩ năng cần thiết cho việc sử dụng công nghệ một cách hiệu quả?

Biết điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp với kế hoạch của nhà trường sẽ giúp các đồng nghiệp của bạn thấy rằng họ có thể từ bỏ thói quen làm việc tách biệt, cá nhân để làm việc như một cộng đồng hợp tác và chia sẻ thông tin mọi thông tin.

Page 17: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

18 Phần I. Tìm hiểu về chương trình hướng dẫn đồng nghiệp

Xây dựng bản thỏa thuận hỗ trợ với Nhà trường

Bước 3:

Bạn đã thảo luận về việc điều chỉnh phù hợp giữa kế hoạch của nhà trường và hoạt động hướng dẫn đồng nghiệp. Cần phải nhận thức rõ rằng, sự hỗ trợ của nhà trường và Phòng/Sở Giáo dục là rất cấn thiết để đảm bảo thành công cho những hoạt động mang tính đổi mới, như việc hướng dẫn đồng nghiệp chẳng hạn. Bản thỏa thuận hỗ trợ của nhà trường yêu cầu nhà trường và Phòng/Sở Giáo dục có định hướng rõ ràng trong việc hỗ trợ quá trình hướng dẫn đồng nghiệp tại các đơn vị.

1. Hãy xem bản Thỏa thuận hỗ trợ của nhà trường.

2. Hãy ghi lại những gì có thể phát sinh khi đọc Thỏa thuận hỗ

trợ của nhà trường. Trả lời những câu hỏi này là cần thiết cho việc phát triển một kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp hiệu quả và bền vững.

3. Lưu ý, khi xây dựng bản thỏa thuận theo các gợi ý dưới đây thì càng cụ thể càng tốt. Ví dụ, bạn có thể nói rằng nhà trường tạo điều kiện về mặt thời gian cho việc hướng dẫn đồng nghiệp như dành thời gian nghỉ là 4 ngày cho mỗi người hướng dẫn và hai ngày nghỉ cho mỗi giáo viên tham dự.

THỎA THUẬN HỖ TRỢ CỦA NHÀ TRƯỜNG Các chuyên gia về phát triển chuyên môn cho rằng nhà trường cần chú ý 6 vấn đề sau đây để đảm bảo chương trình hướng dẫn đồng nghiệp được thành công.

1. Liệu đội ngũ cán bộ giáo viên của trường có thể cải tiến chất lượng trường mình không?

2. Liệu cán bộ giáo viên của trường có thấy hứng thú và kiên định theo đuổi hoạt động này hay không?

3. Tất cả mọi người đã nắm bắt được vấn đề chưa?

4. Lãnh đạo nhà trường có sẵn sàng ủng hộ chương trình này?

5. Cán bộ giáo viên nhà trường đã được chuẩn bị cho những vai trò mới này chưa?

Page 18: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Hướng dẫn đồng nghiệp 19

6. Điều gì chứng minh chương trình hướng dẫn hoạt động hiệu quả?

Hãy miêu tả vắn tắt bạn sẽ lập kế hoạch như thế nào trên cơ sở những câu hỏi trên.

............................................................................................................

............................................................................................................

Vai trò và trách nhiệm của giáo viên hướng dẫn

Giáo viên hướng dẫn, theo bạn, đóng vai trò như thế nào?

Chúng tôi hiểu rằng có thể bạn không xác định được một cách chính xác vai trò của giáo viên hướng dẫn trong trường bạn; tuy nhiên, bạn hãy cung cấp cho chúng tôi những khả năng mà bạn đang quan tâm đến.

............................................................................................................

............................................................................................................

Cấu trúc

Giáo viên hướng dẫn sẽ làm việc với ai?

............................................................................................................

............................................................................................................

Liệu chương trình hướng dẫn đồng nghiệp có thực hiện với từng người một hay không? Liệu giáo viên hướng dẫn sẽ làm việc với nhóm giáo viên ở cùng khối lớp hay những người dạy cùng bộ môn? Hoặc liệu giáo viên hướng dẫn của bạn có làm việc với số lượng giáo viên lớn hơn không?

............................................................................................................

............................................................................................................

Thời gian

Khi nào thì giáo viên hướng dẫn và giáo viên tham dự có thể gặp mặt? (Thời gian xin nghỉ, thời gian xây dựng giáo án chung, sau giờ lên lớp…)

............................................................................................................

............................................................................................................

Page 19: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

20 Phần I. Tìm hiểu về chương trình hướng dẫn đồng nghiệp

Thù lao

Bạn có cho rằng giáo viên hướng dẫn nên được nhận thù lao hay không? Nếu có, bao nhiêu, và thù lao đó dành cho việc gi?

............................................................................................................

............................................................................................................

Đánh giá:

Bạn đánh giá như thế nào về sự thành công của chương trình hướng dẫn đồng nghiệp này? Nhà trường và bạn sử dụng phương pháp nào để đánh giá được sự thành công của chương trình hướng dẫn đồng nghiệp trong trường của bạn và tác động của chương trình này đối với kết quả học tập của học sinh?

............................................................................................................

............................................................................................................

Ngân sách:

Nguồn tài chính nào sẽ dành cho thời gian nghỉ, đào tạo hoặc tiền thù lao mà tập thể nhà trường có thể (hoặc sẽ) cung cấp để thực hiện công việc hướng dẫn đồng nghiệp này?

............................................................................................................

............................................................................................................

Hoạt động 4: Những câu hỏi thường gặp về Chương trình hướng dẫn đồng nghiệp

Một số vai trò của giáo viên hướng dẫn.

Giúp giáo viên phát triển tầm nhìn

� Giáo viên hướng dẫn có thể giúp đỡ đồng nghiệp phát triển tầm nhìn bằng cách chỉ ra rằng công nghệ thông tin có thể giúp học sinh đạt những chuẩn kiến thức ra sao. Bạn có thể tham khảo thông tin về những giáo viên hướng dẫn giúp thiết kế các hoạt động học tập dựa trên những chuẩn kiến thức thông qua các ví dụ bài dạy ở cấp tiểu học và trung học cơ sở trong các trang web sau đây.

http://ttt.pugetsoundcenter.org/projects/2003/t2ci03074/weblesson.htm

Page 20: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Hướng dẫn đồng nghiệp 21

http://ttt.pugetsoundcenter.org/projects/2003/t2ci03052/weblesson.htm

Đưa ra những lời khuyên và sự trợ giúp thân thiện

� Hầu hết các hoạt động hướng dẫn đồng nghiệp diễn ra một cách tự nhiên, không chính thức khi giáo viên hướng dẫn gặp đồng nghiệp trong các ngày lên lớp bình thường. Những trao đổi như vậy có thể được thực hiện tại phòng nghỉ của giáo viên, tại hành lang hay thậm chí tại quán giải khát hoặc quán ăn trưa.

� Giáo viên có thể mong nhận được những lời khuyên kịp thời. Ví dụ, một giáo viên có thể hỏi bạn về các nguồn tài liệu liên quan đến bài dạy về chiến thắng Điện Biên Phủ và bạn có thể giới thiệu cho giáo viên này địa chỉ của một website rất hữu ích có thông tin này. Một giáo viên khác có thể cần được chỉ dẫn làm thế nào để học sinh có thể đánh giá được thông tin trên các trang web và bạn có thể chỉ cho giáo viên này các hoạt động trên mạng giúp cho học sinh đánh giá được các thông tin trên mạng.

� Một điểm chắc chắn là bạn chỉ cần cung cấp những thông tin thực sự cần thiết. Một trang web hay mà giáo viên có thể sử dụng ngay thì tốt hơn rất nhiều một danh sách dài các website mà giáo viên cũng không có thời gian để tìm hiểu.

Giúp đồng nghiệp trong việc xây dựng các bài dạy tích hợp công nghệ thông tin hiệu quả.

� Giáo viên hướng dẫn giúp các đồng nghiệp trong việc xây dựng giáo án bằng nhiều cách khác nhau. Một trong những cách đó là có thể giúp họ tìm ra các nguồn tài liệu cho một bài dạy, hỗ trợ họ tạo ra phiều đánh giá học sinh, và gợi ý cho họ việc tổ chức các hoạt động học tập như thế nào.

Làm mẫu/ Phối hợp cùng giảng dạy

� Làm mẫu hoặc giảng dạy cùng nhau sẽ giúp các đồng nghiệp biết được thế nào là một bài dạy tích hợp công nghệ thông tin hiệu quả. Hầu hết các giáo viên hướng dẫn đều tham gia vào các loại hình hoạt động như thế này. Giáo viên và giáo viên hướng dẫn cho biết, điều này cũng giúp mọi người tích cực cộng tác cùng nhau khi giảng bài. Hơn nữa, hoạt động này cũng giúp cho giáo viên có một cách nhìn tươi mới về cách tổ chức các hoạt động học tập này như thế nào.

Đào tạo từng người một hoặc theo nhóm nhỏ

Page 21: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

22 Phần I. Tìm hiểu về chương trình hướng dẫn đồng nghiệp

� Giáo viên hướng dẫn thường đào tạo từng đồng nghiệp mà họ cùng làm việc. Ví dụ, một giáo viên có thể giao bài tập viết tự truyện cho học sinh. Giáo viên hướng dẫn có thể giúp giáo viên đó và một số học sinh học cách sử dụng máy quét ảnh (scan) hoặc máy ảnh kĩ thuật số để đưa hình ảnh của học sinh vào những cuốn tự truyện.

Sự có mặt của giáo viên hướng dẫn là để hỗ trợ về công nghệ thông tin phải không?

Giáo viên hướng dẫn không thể để cho những chiếc máy tính dừng hoạt động

� Nếu gặp những sự cố về công nghệ thông tin, giáo viên có thể yêu cầu giáo viên hướng dẫn giúp đỡ.

Nhưng giáo viên hướng dẫn không thể đóng vai trò như một chuyên gia hỗ trợ công nghệ thông tin.

� Nếu như vậy, họ sẽ không còn thời gian để giúp đỡ giáo viên cách tích hợp công nghệ thông tin vào bài dạy.

� Giáo viên hướng dẫn giúp đồng nghiệp xây dựng các mô hình hỗ trợ công nghệ thông tin cho trường học của mình, giới thiệu những người có thể hỗ trợ về mặt kĩ thuật, công nghệ và đôi lúc có thể giúp giáo viên xử lý những vấn đề hoặc trục trặc nhỏ.

� Hãy nêu ví dụ về quá trình xây dựng bài giảng có đòi hỏi sự hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn.

Các học sinh khi học môn sinh học đã được hỏi rằng có nên đưa chó sói trở lại Công viên Quốc gia Olympic hay không?

� Sử dụng đường dẫn dưới đây để xem tác phẩm của họ. Khi bạn truy cập trang web của Trường Trung học Kamiak, bạn hãy nhấp chuột vào phần Tài liệu Giáo viên (Teacher Resources) phía bên trái trang web, và sau đó nhấp chuột vào phần Kế hoạch Quản lý Chó sói (Wofl Management Plan) ở dưới cùng.

http://schools.mukilteo.wednet.edu/ka/library/index.htm

� Giáo viên mong muốn điều gì ở giáo viên hướng dẫn? (Tôi rất bận và tôi lo rằng những giáo viên mong chờ quá nhiều ở tôi.)

Bạn không cần phải là chuyên gia trong tất cả các lĩnh vực

� Bạn không cần phải là chuyên gia trong tất cả các lĩnh vực nhưng bạn cần phải biết hỗ trợ mọi người như thế nào.

Page 22: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Hướng dẫn đồng nghiệp 23

Những giáo viên hướng dẫn thành công có thể chỉ hơn các giáo viên khác một bước.

� Giáo viên hướng dẫn thường chỉ đi trước một bước và luôn học tập không nghỉ. Rất nhiều giáo viên hướng dẫn nói rằng, học tập là con đường 2 chiều và họ thường học rất nhiều từ chính những giáo viên cộng tác.

Bạn không thể tạo ảnh hưởng đến mỗi giáo viên trong trường bạn trong một kỳ học ngắn.

� Một giáo viên hướng dẫn có thể tạo ảnh hưởng đến tất cả các giáo viên trong một trường tiểu học nhỏ trên 3-5 năm. Nhưng một giáo viên hướng dẫn đơn lẻ không thể thay đổi được thói quen giảng dạy của một trường trung học với hàng trăm giáo viên. Giáo viên hướng dẫn nên bắt đầu từ những nhóm nhỏ để đảm bảo sự thành công.

Hiếm giáo viên có thể làm tốt công việc hướng dẫn với một nhóm trên 4 người.

� Một trường học thành công đã yêu cầu giáo viên hướng dẫn của họ làm việc chỉ với giáo viên trong năm đầu tiên. Họ nhanh chóng nhận thấy hiệu quả rõ rệt. Thành công với hai giáo viên đã làm cho các giáo viên khác cũng mong được hỗ trợ. Những giáo viên hướng dẫn này nhận thêm hai giáo viên cộng tác mới nữa, nhưng họ vẫn chỉ cộng tác với số lượng giáo viên giới hạn.

Nếu đã xây dựng được một Chương trình Hướng dẫn đồng nghiệp thành công thì trường học sẽ phải tiếp tục thực hiện chương trình đó và bổ sung thêm những giáo viên hướng dẫn.

� Và thời gian sẽ tạo cho bạn và trường của bạn một cơ hội để tiếp cận với nhiều giáo viên hơn và quyết định có nên cung cấp thêm giáo viên hướng dẫn nữa hay không.

Chương trình Hướng dẫn đồng nghiệp không phải là chương trình cho một năm.

� Hướng dẫn đồng nghiệp là một nỗ lực phát triển chuyên môn liên tục trong nhiều năm.

� Làm sao tôi có thời gian để hướng dẫn những giáo viên khác trong ngày làm việc?

Page 23: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

24 Phần I. Tìm hiểu về chương trình hướng dẫn đồng nghiệp

Rất nhiều trường học bắt đầu bằng việc xây dựng một thời gian lập giáo án chung cho giáo viên hướng dẫn và giáo viên mà họ cộng tác.

� Mô hình này rất hiệu quả cho giáo viên hướng dẫn trong các trường trung học cơ sở. Nó cũng hiệu quả cho những trường tiểu học có giáo viên hướng dẫn sẵn sàng hi sinh hơn nửa thời gian của mình để tham gia huấn luyện. Nói chung, đây không phải là một sự lựa chọn lý tưởng cho hầu hết các trường tiểu học mà không thể thu xếp thời gian nghỉ hằng ngày cho giáo viên hướng dẫn.

Lên kế hoạch thời điểm phát triển chuyên môn: Hầu hết các trường đều có kế hoạch phát triển chuyên môn được xây dựng cho suốt năm học.

� Rất nhiều giáo viên hướng dẫn thấy rằng những ngày nghỉ là thời gian rất hiệu quả để tham gia huấn luyện.

� Thời gian nghỉ: thời gian nghỉ cũng là mô hình chung có thể dành cho quá trình cộng tác và cũng là cách thức duy nhất thực tế cho phép trao đổi về các bài mẫu hoặc giảng dạy theo nhóm.

� Một trường học thành công thường cấp cho mỗi giáo viên hướng dẫn và giáo viên cộng tác 5 ngày nghỉ để có thời gian cộng tác.

� Trường này đã đưa ra những hướng dẫn rất rõ ràng về việc sử dụng quỹ thời gian này. Nó phải được sử dụng để “tạo ra hoặc hỗ trợ những bài học theo phương pháp phát vấn và tích hợp công nghệ thông tin” dựa trên những chuẩn kiến thức.

� Rất nhiều giáo viên và giáo viên hướng dẫn thấy rằng cần có 3-4 giờ đồng hồ để hoạt động cộng tác được hiệu quả.

� Thay vì cung cấp những ngày nghỉ toàn phần, một số trường học tạo điều kiện để giáo viên và giáo viên hướng dẫn của họ được nghỉ một nửa ngày.

� Ngoài thời gian dành cho giáo viên và giáo viên hướng dẫn, nhà trường còn cho giáo viên hướng dẫn thêm 2 ngày nghỉ và vì vậy, giáo viên hướng dẫn có thể phát triển kĩ năng của họ. Giải pháp này góp phần cải thiện chất lượng của chương trình huấn luyện.

� Làm sao để tôi bắt đầu hoạt động như một giáo viên hướng dẫn?

Page 24: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Hướng dẫn đồng nghiệp 25

Gặp gỡ giáo viên để hiểu các kế hoạch trong lớp của họ.

� Rất nhiều giáo viên hướng dẫn thấy rằng khi giúp đỡ các đồng nghiệp các phương thức tích hợp công nghệ thông tin vào bài dạy thì nên dựa trên các hoạt động học tập mà họ đã có và tiếp tục mở rộng các hoạt động này là việc rất dễ làm. Ví dụ, một bài học dành cho học sinh tiểu học là theo dõi sự phát triển của loài sâu. Giáo viên hướng dẫn có thể giúp đồng nghiệp của mình tích hợp phần mềm Excel vào bài dạy và vì vậy học sinh có thể sử dụng chức năng lập biểu đồ trong bảng tính để miêu tả kết quả sự phát triển của loài sâu.

Lập những “dự án” dạy gắn với thực tế cuộc sống và đạt chuẩn kiến thức.

� Một ví dụ ở cấp trung học cơ sở là tích hợp công nghệ thông tin vào một bài dạy dựa trên dự án với chủ đề về thời tiết. Đây là một dự án mà giáo viên có thể dễ dàng hoàn thiện trong một khoảng thời gian theo đúng phân phối chương trình, và nó đạt chuẩn kiến thức.

Hãy nhiệt tình và mở rộng cánh cửa

� Bạn phải luôn là người sát cánh cùng đồng nghiệp của mình cho dù đó là kĩ năng công nghệ thông tin hay giáo án của họ. Bạn phải luôn sẵn sàng giúp đỡ họ.

Phải có cam kết thời gian thực tế

� Bạn phải cân bằng nhu cầu giúp đỡ người khác với nhu cầu của riêng bạn. Đừng cố gắng làm nhiều hơn quỹ thời gian đã đầy trong thời gian biểu của bạn. Bạn luôn sẵn sàng giúp đỡ không có nghĩa là bạn phải có những câu trả lời ngay lập tức. Bạn có thể trả lời một yêu cầu giúp đỡ bằng cách nói rằng: “Tôi nghĩ tôi có thể giúp được, tôi có thể trả lời vào ngày mai được không?”

Đưa ra những lời tư vấn kịp thời

� Rất nhiều hoạt động hướng dẫn liên quan đến việc trả lời câu hỏi của giáo viên. Nếu giáo viên yêu cầu giúp đỡ về một chủ đề giống như kiểu Chiến thắng Điện Biên Phủ, bạn hãy đảm bảo cung cấp cho họ ít nhất một nguồn thông tin hữu ích. Một nguồn thông tin chất lượng cao còn hiệu quả hơn một danh sách các nguồn thông tin. Hầu hết giáo viên không có nhiều

Page 25: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

26 Phần I. Tìm hiểu về chương trình hướng dẫn đồng nghiệp

thời gian để xem xét tất cả các nội dung liệt kê trong danh sách. Bạn phải tìm cách cung cấp đúng cái mà họ cần.

� Nhà trường còn có thể giúp những gì nữa cho giáo viên hướng dẫn?

Thù lao

� Rất nhiều trường học đã chọn phương thức trả một ít tiền lương cho giáo viên hướng dẫn của họ. Khoản tiền này cho thấy giáo viên hướng dẫn cũng phải có thêm trách nhiệm.

Thù lao ngoài giờ

� Trong một số trường hợp giáo viên hướng dẫn phải làm việc ngoài thời gian qui định của một giáo viên để có thể hoàn thành nhiệm vụ hướng dẫn. Có những trường đã chọn hình thức trả thêm một khoản tiền nhỏ cho giáo viên hướng dẫn khi họ làm thêm ngoài giờ.

� Nhà trường đánh giá sự thành công của Chương trình hướng dẫn đồng nghiệp triển khai trong trường của họ như thế nào?

� Một số trường học yêu cầu giáo viên trong trường sử dụng công nghệ thông tin để làm phong phú các hoạt động học tập mà vẫn đạt chuẩn kiến thức.

� Rất nhiều trường yêu cầu thường xuyên được dự giờ thể hiện những hoạt động học tập theo Chương trình hướng dẫn đồng nghiệp.

� Các trường khác yêu cầu giáo viên xây dựng những hoạt động học tập có khả năng thúc đẩy học sinh học một cách chủ động và/hoặc phát triển tư duy bậc cao.

� Những trường này có thể yêu cầu giáo viên cung cấp một số ví dụ về những sản phẩm học tập của học sinh nhằm minh chứng cho những kĩ năng tư duy hay hoạt động hiệu quả của học sinh.

� Một số trường yêu cầu giáo viên đưa ra những minh chứng cho thấy rằng công nghệ thông tin đã kích thích học sinh học tập (hoặc học sinh cảm thấy thú vị trong việc học).

� Những minh chứng nói trên có thể là: học sinh học tập chăm chỉ hơn, ít vi phạm kỉ luật hơn, không trốn học và những ý kiến của phụ huynh về thái độ của học sinh đối với việc đến trường.

Page 26: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Hướng dẫn đồng nghiệp 27

� Cuối cùng, Chương trình hướng dẫn đồng nghiệp yêu cầu các giáo viên cộng tác hoàn thành một cuộc khảo sát ngắn gọn về việc sử dụng công nghệ thông tin vào thời điểm bắt đầu năm học và khảo sát lại lần nữa vào cuối năm học.

� Cuộc khảo sát này có thể đánh giá được tiến trình đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy.

� Kinh phí nhà trường chi trả cho việc thực thi Chương trình hướng dẫn đồng nghiệp như thế nào?

� Các trường đã tìm được một số nguồn quỹ để hỗ trợ cho giáo viên hướng dẫn của họ.

� Hỗ trợ phổ biến nhất là từ ngân sách nhà trường.

� Rất nhiều trường đã có những giáo viên thay thế thường xuyên và sử dụng đội ngũ giáo viên này để giảng dạy thêm nhằm tạo ra thời gian nghỉ cho giáo viên hướng dẫn và giáo viên cộng tác.

� Trong nhiều trường hợp Phòng/Sở Giáo dục cũng cung cấp những hỗ trợ tài chính.

� Phòng/Sở Giáo dục hỗ trợ Chương trình hướng dẫn đồng nghiệp như thế nào?

Phòng/Sở Giáo dục có thể cung cấp:

� Thiết bị

� Quận có thể bổ sung thêm những người trợ giúp kinh nghiệm cho các giáo viên hướng dẫn. Những cán bộ trợ giúp này sẽ giúp cho các giáo viên hướng dẫn đạt được mục tiêu của họ cũng như mục tiêu của chung của Quận/Huyện.

� Tạo cơ hội cho các giáo viên hướng dẫn trong toàn Quận/Huyện gặp gỡ và cộng tác.

� Tài trợ cho thời gian nghỉ.

Page 27: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Tại sao nên sử dụng mô hình hướng dẫn đồng nghiệp?

Trong mục này chúng ta sẽ tìm hiểu ảnh hưởng của các đợt tập huấn hay các loại hình bồi dưỡng chuyên môn truyền thống đối với việc hỗ trợ giáo viên tích hợp công nghệ thông tin vào dạy học. Chúng ta sẽ so sánh giữa những hình thức bồi dưỡng chuyên môn truyền thống với những mô hình phát triển chuyên môn đã được nghiên cứu về cơ bản và đã thu được những kết quả khả quan.

Bạn sẽ tham gia thảo luận theo nhóm với sự hướng dẫn của người điều hành.

Bước 1: Thực trạng bồi dưỡng chuyên môn ở đơn vị

1. Theo hướng dẫn, bạn sẽ tham gia vào các nhóm từ 4-6 người. Giáo viên và cả hiệu trưởng (nếu có) cùng trường thì tham gia cùng nhóm. Mỗi nhóm cần cử ra người điều hành nhóm, người thư kí và người theo dõi thời gian. Thư kí nhóm sẽ tổng hợp ý kiến của nhóm trên tờ giấy khổ lớn, cỡ A0 chẳng hạn, do ban tổ chức cung cấp. Chúng ta quy ước gọi là tờ trình bày của nhóm.

2. Nhóm của bạn sẽ có 20 phút để thảo luận các câu hỏi dưới đây. Hãy ghi lại những ý kiến trên tờ trình bày của nhóm.

3. Lắng nghe ý kiến của các nhóm khác về những đặc điểm của việc bồi dưỡng chuyên môn theo kiểu truyền thống và theo hình thức được xem là hiệu quả.

4. Sau khi trình bày xong ý kiến của nhóm, gắn tờ trình bày của nhóm lên vị trí được dành riêng.

Sau đây là các câu hỏi gợi ý:

� Giáo viên trường bạn thường tham gia bồi dưỡng chuyên môn

ở trường theo hình thức nào?

� Xét trên góc độ ứng dụng vào lớp học, việc bồi dưỡng chuyên

môn theo hình thức đó có hiệu quả không?

� Hãy mô tả hình thức bồi dưỡng chuyên môn hiệu quả nhất mà

bạn từng được tham dự.

Page 28: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Tại sao nên sử dụng mô hình hướng dẫn đồng nghiệp? 29

� Yếu tố nào đem lại hiệu quả cho hình thức bồi dưỡng đó nếu

xét trên góc độ ứng dụng vào lớp học?

Bước 2: Mô hình bồi dưỡng chuyên môn hiệu quả

Bạn tiếp tục trao đổi trong nhóm những câu hỏi sau:

� Các hình thức bồi dưỡng chuyên môn truyền thống có những

đặc điểm gì?

� So sánh những ý dưới đây với những vấn đề đã được thảo luận

trong nhóm của bạn.

Các đặc điểm của hình thức bồi dưỡng chuyên môn truyền thống:

− Thường diễn ra sau khi kết thúc lớp học/năm học hoặc vào ngày nghỉ,

− Không có nhiều cơ hội cho việc phát triển chuyên môn,

− Chủ đề của tập huấn thường thiên về giáo viên,

− Giáo viên thường hoạt động cá nhân, tách biệt,

− Không có cơ hội cho giáo viên ôn tập hay phản hồi ý kiến.

� Hình thức bồi dưỡng chuyên môn truyền thống thường đem lại

kết quả như thế nào?

Kết quả của hình thức bồi dưỡng chuyên môn truyền thống:

− “Hai phần ba giáo viên thường không tự tin sử dụng công nghệ” (Thông tin của Ủy ban giáo dục dựa trên web, 2001)

− Chỉ là sự chuyển giao. Nếu giáo viên không tự tin, họ sẽ không sử dụng nó.

Phần lớn các hình thức bồi dưỡng chuyên môn truyền thống thường tập trung vào lí thuyết và thực hành.

Sau đây là đánh giá về mối quan hệ giữa các hình thức bồi dưỡng và hiệu quả của nó:

Hình thức bồi dưỡng

Kiến thức đạt được

Kĩ năng đạt được

Ứng dụng vào lớp học

Lí thuyết 85% 15% 5-10%

Thực hành 85% 80% 10-15%

� Để việc bồi dưỡng chuyên môn có hiệu quả thì cần phát triển

những đặc điểm gì?

Page 29: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

30 Phần I. Tìm hiểu về chương trình hướng dẫn đồng nghiệp

............................................................................................................

............................................................................................................

� So sánh những kết quả thảo luận của nhóm với gợi ý của

hướng dẫn viên, những điểm khác có thể xuất hiện, vậy nhóm

bạn có thể đưa ra bình luận nào không?

............................................................................................................

............................................................................................................

Bước 3: Hướng dẫn đồng nghiệp và việc phát triển chuyên môn có hiệu quả

Nhóm của bạn tiếp tục trao đổi về những câu hỏi sau:

� Hướng dẫn đồng nghiệp có phù hợp với mô hình phát triển

chuyên môn hiệu quả không và ở mức độ nào?

� Tại sao ngày càng càng có nhiều trường sử dụng mô hình

hướng dẫn đồng nghiệp để phát triển chuyên môn cho đội ngũ

giáo viên trong trường?

............................................................................................................

............................................................................................................

............................................................................................................

............................................................................................................

Page 30: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Phần II Thực hiện hướng dẫn

đồng nghiệp

Page 31: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Hướng dẫn trực tiếp

Để thực hiện việc hướng dẫn đồng nghiệp tại đơn vị, trong đa số trường hợp người hướng dẫn gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với các đồng nghiệp. Việc trao đổi có thể là cá nhân với cá nhân hoặc với một nhóm. Vì vậy, yêu cầu đầu tiên đối với người hướng dẫn là khả năng điều hành và làm việc theo nhóm.

Hoạt động quan trọng đầu tiên là thống nhất quy tắc làm việc của nhóm.

Hoạt động 1: Thiết lập quy tắc làm việc nhóm

Những quy tắc nào có thể giúp cho chương trình hướng dẫn đồng nghiệp đạt được hiệu quả?

Thiết lập các định hướng hoặc “quy tắc” ứng xử giữa các thành viên trong nhóm nhằm mục đích tăng cường tính hiệu quả của việc cộng tác và các cuộc họp nhóm. Trong hoạt động này, chúng ta sẽ thiết lập những quy tắc làm việc nhóm và phát triển một mô hình có thể sử dụng tại trường của bạn.

Chúng ta sẽ tập trung vào việc thiết lập một số những quy tắc giúp làm việc tốt và hiệu quả hơn trong một nhóm. Bằng cách thiết lập những quy tắc này chúng ta đang cùng xây dựng một phong cách hoạt động nhóm. Tiến trình và những quy tắc được lựa chọn sẽ rất hữu ích cho bạn khi làm việc ở trường.

1. Chia thành hai nhóm nhỏ.

2. Chỉ định người điều hành và thư ký. Thư ký cần có giấy và bút để ghi lại thông tin.

3. Sử dụng Bảng Quy tắc cộng tác. Bạn có thể tham khảo các gợi ý dưới đây về quy tắc làm việc nhóm để định hướng thảo luận.

4. Thảo luận câu hỏi: Các quy tắc thảo luận nhóm là gì? Nếu bạn nghĩ ra một quy tắc, bạn nên phát biểu với cả nhóm, cho dù quy tắc đó có hiệu quả trong hoạt động nhóm hay không. Thư ký sẽ ghi lại thông tin do bạn cung cấp.

5. Có thể những quy tắc nhóm bạn nghĩ ra là khá nhiều, hãy thảo luận và chọn ra 5 quy tắc quan trọng nhất và giải thích tại sao.

Page 32: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Hướng dẫn trực tiếp

33

6. Chia sẻ 5 quy tắc quan trọng nhất với các thành viên và nêu rõ lý do lựa chọn chúng.

Một số ví dụ về quy tắc làm việc nhóm:

− Bắt đầu đúng giờ

− Kết thúc đúng giờ

− Có mặt ở tất cả các cuộc họp

− Tôn trọng các câu hỏi

− Làm chủ thời gian của bạn

− Giữ đúng chương trình làm việc

− Hoàn thiện bài tập trước khi họp

− Chịu trách nhiệm cá nhân

− Không sử dụng ngôn ngữ căng thẳng

− Tôn trọng cả nhóm

− Ngôn từ thảo luận nhã nhặn

− Nghe một cách chăm chú

− Chú ý về mục tiêu chung của nhóm

− Lắng nghe một cách tôn trọng

− Thảo luận vấn đề chứ không bàn tán về con người.

− Tìm hiểu những ý tưởng, không phê phán người khác.

− Tôn trọng quan điểm của người khác

− Tránh bàn chuyện ngoài lề

− Thái độ tích cực, xây dựng

Như vậy danh sách quy tắc đã được hoàn thành. Tuy nhiên, đây mới chỉ là điểm khởi đầu. Danh sách này có thể sẽ thay đổi nhiều sau khi áp dụng cho các nhóm khác nhau ngay tại trường của bạn. Với chương trình này, chúng ta sẽ còn lập nhiều danh sách các quy tắc riêng cho mình và cho nhóm của mình và các danh sách này sẽ còn được hiệu chỉnh qua mỗi hoạt động tiếp theo đây.

BẢNG KIỂM TRA CÁC QUY TẮC LÀM VIỆC CỘNG TÁC

Quy tắc Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Lắng nghe

Lắng nghe một cách chăm chú ý tưởng của người khác, kể cả trong tâm thức và bểu hiện cơ thể

Dành thời gian để suy nghĩ sau khi đặt câu hỏi hoặc trả lời lại

Diễn đạt lại trong tâm trí mình điều mà người khác đang nói để hiểu họ hơn

Page 33: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Phần II. Thực hiện hướng dẫn đồng nghiệp

34

Chờ cho người khác nói xong trước khi tham gia thảo luận

Diễn giải

Sử dụng diễn giải để cảm nhận và làm sáng tỏ nội dung cũng như cảm xúc

Sử dụng hình thức diễn giải tóm tắt và tổ chức lại thông tin

Sử dụng hình thức diễn giải để chuyển cuộc hội thoại với những mức độ trừu tượng khác nhau

Sử dụng cử chỉ trong diễn giải

Thăm dò

Tìm kiếm sự thống nhất về cách hiểu một nội dung

Đặt câu hỏi để làm rõ sự kiện, ý tưởng, câu chuyện

Đặt câu hỏi để làm sáng tỏ những giải thích, ngụ ý và kết quả

Đặt câu hỏi để làm nổi bật những giả thuyết, quan điểm, niềm tin hay ý nghĩa

Làm sáng tỏ tư duy

Làm rõ ý định trao đổi

Đề cập đến tất cả những thông tin liên quan

Cân nhắc ngôn ngữ thích hợp trước khi nói

Đưa ra các sự kiện, suy luận, ý tưởng, ý kiến và đề nghị

Page 34: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Hướng dẫn trực tiếp

35

Giải thích lý do đằng sau những tuyên bố, câu hỏi và hành động

Loại bỏ hoặc thông báo rõ sự thay đổi ý tưởng, ý kiến, quan điểm riêng

Chú ý đến bản thân và người khác

Luôn chú ý về những suy nghĩ của bản thân và phát hiện những suy nghĩ này

Luôn chú ý giọng nói và cử chỉ của người khác.

Luôn chú ý về nhiệm vụ của nhóm, tâm trạng và sự phù hợp của những đóng góp của bản thân và những người khác

Suy nghĩ tích cực về người khác

Luôn cho rằng mọi người đều có ý định tốt

Kìm nén sự bùng nổ do phản ứng cá nhân

Suy nghĩ về người khác một cách tích cực khi phản ứng hoặc đưa ra yêu cầu với người khác

Cân bằng giữa ủng hộ và chất vấn

Giải thích để bảo vệ những ý tưởng của riêng bạn và chất vấn những ý tưởng của người khác

Tạo cơ hội bình đẳng cho những người tham dự

Đưa ra lý lẽ để giữ lập trường bao gồm những giả thuyết, sự kiện và ý nghĩa.

Page 35: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Phần II. Thực hiện hướng dẫn đồng nghiệp

36

Bày tỏ sự không đồng ý một cách tôn trọng và cởi mở với những ý tưởng khác và đưa ra những lý lẽ vì sao không đồng ý.

Yêu cầu người khác đưa ra những lý do để có thể hiểu lập trường của họ

Trích dẫn với sự đồng ý theo “Trường học Thích ứng”, Nhóm

Cộng tác Hỗ trợ và Phát triên, Robert Garmston and Bruce

Wellman, Four Hats Seminars, 337 Guadalupe Drive, El Dorado

Hills, CA 95762.

Hoạt động 2: Khám phá kĩ năng giao tiếp

Vai trò của người hướng dẫn ở trường là gì?

Bạn có thể hướng dẫn các đồng nghiệp của mình suy nghĩ sâu hơn

về một chủ đề như thế nào? Bạn có thể sử dụng các kĩ năng giao

tiếp để giúp các đồng nghiệp tích hợp công nghệ thông tin như thế

nào?

Sau khi trải nghiệm về thiết lập các quy tắc làm việc nhóm, bạn cũng nên biết rằng, với tư cách là người hướng dẫn bạn sẽ có rất nhiều vai trò khác nhau. Đôi khi bạn là một người định hướng, một người hợp tác, một người tư vấn hay một người hướng dẫn.

Là một người hướng dẫn bạn có thể lập kế hoạch và tổ chức gặp gỡ, như một người hợp tác bạn sẽ trong vị trí của người cùng làm việc bình đẳng với các đồng nghiệp về một bài dạy nào đó, là một người tư vấn bạn có thể trả lời các câu hỏi và đóng vai trò như một chuyên gia.

Vai trò của người điều hành yêu cầu bạn lùi lại và sử dụng mối quan hệ của bạn với người học. Với vai trò của người hướng dẫn thì bạn cần giúp những giáo viên cộng tác của mình trở thành những người học độc lập. Điều này được nhận biết thông qua quá trình phản hồi và quan hệ trong công việc.

Có bốn kĩ năng giúp việc cho giao tiếp trong hướng dẫn đồng nghiệp. Bốn kĩ năng này là: Nghe tích cực, Diễn giải, Sử dụng câu hỏi làm rõ và Sử dụng câu hỏi thăm dò. Những kĩ thuật này được sử dụng tốt nhất khi bạn trong vai trò là người hướng dẫn. Hãy luôn nhớ rằng bạn luôn có nhiều vai trò khác nhau như là người tư

Page 36: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Hướng dẫn trực tiếp

37

vấn hay người điều phối khi bạn làm việc với các giáo viên. Tuy nhiên, trong phần này chúng ta sẽ chỉ bàn các giải pháp liên quan đến người hướng dẫn. Bạn có thể tham khảo ở Thẻ gợi ý các kĩ năng giao tiếp của người hướng dẫn được in ở trang sau.

BẢNG GỢI Ý CÁC KĨ NĂNG GIAO TIẾPCỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN

Kĩ năng giao tiếp cho giáo viên hướng dẫn

Nghe tích cực

� Tập trung vào người nói

� Gạt bỏ tất cả những suy nghĩ khác

� Hướng người về phía trước và gật đầu

Sử dụng những câu hỏi làm rõ thông tin

� Làm rõ hơn hay thể hiện mong muốn hiểu một cách rõ hơn một chủ đề hoặc ý tưởng

� Có tính cụ thể

� Được trả lời nhanh chóng

� Được sử dụng để thu thập thông tin

Bạn đã trình bày thông tin này như thế nào?

Có bao nhiêu học viên trong một lớp học?

Học viên có làm việc theo nhóm không?

Sử dụng những câu hỏi thăm dò

� Suy nghĩ mang tính phê phán cao

� Khuyến khích suy nghĩ sâu hơn

� Thường bắt đầu với một sự suy diễn

� Thường là câu hỏi mở

Bạn đã nói ..., vậy bạn đã bao giờ nghĩ về... ?

Tại sao…?

Bước tiếp theo có thể là gì?

Bạn học được gì từ điều đó?

Có biện pháp nào khác mà bạn có thể sử dụng để...?

Bây giờ bạn sẽ có cơ hội để thực hành những kĩ năng này.

Page 37: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Phần II. Thực hiện hướng dẫn đồng nghiệp

38

1. Bước đầu thực hành kĩ năng giao tiếp

Lưu ý: Trước khi tíến hành bài tập này, từng cá nhân cần hoàn thành bản kế hoạch hướng dẫn được cung cấp ở trang 34.

Một giáo viên hướng dẫn giỏi là người biết sử dụng kĩ năng giao tiếp để khuyến khích các đồng nghiệp suy nghĩ một cách sâu sắc hơn về một chủ đề hoặc để giúp các đồng nghiệp suy nghĩ trong cuộc họp vạch kế hoạch. Mục tiêu của bài tập này là để giúp nhóm có được kĩ năng quan trọng này trong việc hướng dẫn đồng nghiệp.

Toàn bộ bài tập không nên dài quá 25 phút cho một người đóng vai trò là người phát ngôn. Trước khi tiếp tục một chu kỳ, những người tham gia cần sử dụng một chiếc bút chì, một vài tờ giấy và Bảng

gợi ý các kĩ năng giao tiếp của người hướng dẫn và các kế hoạch hướng dẫn của họ.

1. Sắp xếp nhóm 4 hoặc 6 người.

2. Xác định

� Một người điều phối để dẫn dắt nhóm đi từng bước một theo đúng mô hình thảo luận và giữ cho tất cả mọi người tập trung trong suốt quá trình. Người điều phối sẽ giúp người tham dự tuân theo các bước của mô hình thảo luận bằng cách nhắc nhở người tham dự nếu thấy cần thiết.

� Một người theo dõi thời gian để dẫn dắt cuộc thảo luận.

� Một người phát ngôn nói về chương trình hướng dẫn của họ, sử dụng kế hoạch hướng dẫn vừa hoàn thành ở trang 35.

3. Người phát ngôn miêu tả những gì đã viết trong kế hoạch hướng dẫn bao gồm thông tin cơ bản, mục tiêu hướng dẫn và một thách thức hoặc tình thế tiến thoái lưỡng nan mà giáo viên hướng dẫn phải đối mặt.

4. Hai người thay phiên nhau diễn giải những điều người phát ngôn đã trình bày.

5. Hai người đặt những câu hỏi để hiểu rõ hơn vấn đề. Người phát ngôn trả lời câu hỏi.

6. Nhóm sử dụng vài phút để mỗi người viết ra một câu hỏi thăm dò trên tờ giấy nhắn. Người tham dự có thể tham khảo Thẻ gợi ý các kĩ năng giao tiếp của người hướng dẫn để viết câu hỏi thăm dò.

Page 38: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Hướng dẫn trực tiếp

39

7. Mỗi người trong nhóm đọc to câu hỏi thăm dò của mình lên rồi nộp tờ giấy nhắn của mình cho người phát ngôn. Người phát ngôn không trả lời.

8. Người phát ngôn xem xét tất cả các câu hỏi thăm dò và sau đó nói với cả nhóm về câu hỏi khiến cho mình phải suy nghĩ nhiều nhất về tình thế khó xử của mình.

9. Nếu thời gian cho phép, một người tham dự nữa sẽ đóng vai người phát ngôn và quá trình lại lặp lại.

Nhận xét về bài tập thực hành kĩ năng giao tiếp:

� Kĩ năng giao tiếp của bạn có được cải thiện không?

� Hoạt động này dễ hay khó với bạn? Tại sao?

� Bạn có thể sử dụng các kĩ năng này với giáo viên khác như thế nào?

� Khi nào bạn chỉ đơn giản nói với giáo viên giải pháp cho một vấn đề mà không phải đặt câu hỏi?

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HƯỚNG DẪN ĐỒNG NGHIỆP

Hướng dẫn: Sử dụng những thông tin dưới đây để soạn thảo kế hoạch huấn luyện của bạn. Cố gắng trả lời những câu hỏi sau:

Thông tin cơ bản

1. Bạn sẽ huấn luyện ai?

2. Khi nào bạn có thể gặp các giáo viên cộng tác?

3. ......................................................................................................

Liên kết việc hướng dẫn đồng nghiệp với những sáng kiến khác

1. Làm thế nào để công việc của bạn làm-với tư cách là một giáo viên hướng dẫn đưa công nghệ thông tin vào lớp lại có thể đóng góp vào nhiệm vụ giảng dạy trọng tâm của trường bạn?

2. Mục tiêu của chương trình huấn luyện của bạn là gì? (Ví dụ, một trong những mục tiêu huấn luyện là giúp nhóm học sinh lớp 4 sử dụng được công nghệ thông tin trong quá trình tập viết).

3. ......................................................................................................

Giới thiệu chương trình của bạn

1. Bạn sẽ giới thiệu chương trình hướng dẫn của bạn với tập thể giáo viên hay hiệu trưởng như thế nào?

2. ......................................................................................................

Page 39: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Phần II. Thực hiện hướng dẫn đồng nghiệp

40

Những dự đoán

1. Miêu tả thách thức bạn phải đối mặt với tư cách giáo viên hướng dẫn.

2. ......................................................................................................

Chú ý khác:

1. ......................................................................................................

2. ......................................................................................................

2. Điều hành một buổi họp lập kế hoạch

1. Sử dụng Phiếu lập kế hoạch dưới đây

PHIẾU LẬP KẾ HOẠCH

Trọng tâm của chương trình phát triển chuyên môn Tên giáo viên tham dự Tên giáo viên hướng dẫn Ngày Trọng tâm giảng dạy của trường:

Lĩnh vực bạn tập trung:

Hiện nay bạn đưa công nghệ thông tin vào môn học như thế nào?

Bài học nào sắp tới chúng ta tập trung vào nội dung gì để sử dụng công nghệ thông tin?

Học sinh học gì trong bài này?

Có phần nào của bài học mà bạn muốn đưa công nghệ thông tin vào không?

Lợi ích bạn hy vọng đạt được qua việc đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy?

Các vấn đề khác được thảo luận:

Page 40: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Hướng dẫn trực tiếp

41

Các mục hoạt động (phát triển đội ngũ giáo viên, các chuyến thăm quan, các nguồn tài liệu cần thiết):

Người chịu trách nhiệm:

Thời gian:

2. Chia nhóm thành hai nhóm nhỏ, ví dụ A và B.

3. Nhóm A đóng vai trò là người giáo viên hướng dẫn. Nhóm B đóng vai trò là giáo viên cộng tác của cùng một trường và miêu tả một bài dạy, đề cập đến những phần có thể ứng dụng công nghệ thông tin.

4. Nhóm A thực hành diễn giải thông tin và sử dụng câu hỏi để có được nhiều thông tin ở thời điểm ban đầu cho việc tích hợp công nghệ thông tin của các giáo viên cộng tác. Cần lưu ý dựa trên Phiếu lập kế hoạch để định hướng việc trao đổi.

5. Kết luận phần thảo luận, nhóm B ghi lại những nhận xét về việc sử dụng kĩ năng diễn giải và đặt câu hỏi của nhóm A.

6. Đổi vai trò.

7. Kết thúc phần thảo luận, nhóm A ghi chú lại những nhận xét về việc sử dụng kĩ năng diễn giải và đặt câu hỏi của nhóm B.

8. Hoàn thành Phiếu lập kế hoạch dựa trên những gì đã trao đổi.

3. Hoàn thành Nhật kí cộng tác

Hãy sử dụng bảng Nhật kí cộng tác ở trang sau. Bảng này có thể giúp bạn theo dõi các buổi trao đổi hướng dẫn của bạn và giúp bạn điều khiển quá trình hướng dẫn theo một cấu trúc chắc chắn.

Tham khảo Mẫu nhật kí hợp tác ở trang kế tiếp biết cách sử dụng Nhật kí cộng tác này như thế nào.

Hoàn thành Nhật kí cộng tác của bạn dựa trên sự trao đổi về việc lập kế hoạch của bạn với các thành viên trong nhóm của mình.

Page 41: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Phần II. Thực hiện hướng dẫn đồng nghiệp

42

BẢNG NHẬT KÝ CỘNG TÁC

Dùng bảng này để theo dõi các biện pháp được sử dụng để đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy và phản ánh tính hiệu quả.

Ngày Hoạt động học tập Ứng dụng công nghệ thông tin Những gì được Những gì cần

thay đổi

Tác động lên việc học của

học sinh Lần tới…

Page 42: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Hướng dẫn trực tiếp

43

MẪU NHẬT KÝ CỘNG TÁC

Ngày Hoạt

động học tập

Ứng dụng công nghệ thông tin

Những gì được Những gì

cần thay đổi

Tác động lên việc học của

học sinh Lần tới…

18/9

Đất nước Ấn Độ

Học sinh sử dụng Internet để nghiên cứu.

Chưa có Chưa có Chưa có Gặp mặt Thứ 3, 3:30 để đưa ra 2 hoặc 3 ý tưởng.

23/9

Tiến hành dự án nghiên cứu về Ấn Độ

Xác định nguồn tài liệu liên quan có trên mạng và vì vậy chúng ta có thể trực tiếp hướng dẫn học sinh đi đến nguồn tài liệu đó để nghiên cứu thay vì cho các em tự do tìm kiếm trên mạng.

Chưa có Xem lại những nguồn tài liệu đã được lựa chọn liên quan đến đất nước Ấn Độ

25/9

Tiến hành dự án nghiên

Lựa chọn nguồn tài liệu trên mạng.

Đã xem lại 4-5 nguồn tài liệu liên quan và rút gọn danh sách các nguồn tài

Chưa có Chưa có Làm sao để trích dẫn nguồn từ

Page 43: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Phần II. Thực hiện hướng dẫn đồng nghiệp

44

cứu về Ấn Độ

liệu còn 3. Quyết định tạo liên kết từ trang thư viện đến những nguồn này.

Internet (mẫu và chỉ ra Công cụ trích dẫn)

Page 44: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Phần II. Thực hiện hướng dẫn đồng nghiệp

Hoạt động 3: Thực hành kĩ năng giao tiếp và nhận xét

Như đã trao đổi trong hoạt động trước, người hướng dẫn sẽ đóng nhiều vai trò khác nhau nên do đó cũng đòi hỏi nhiều kĩ năng giao tiếp khác nhau.

Những vai trò đó có thể là:

� Người định hướng – Lập kế hoạch, dẫn dắt các cuộc gặp gỡ, các hoạt động và phát triển chuyên môn của đồng nghiệp theo từng người hay theo từng nhóm nhỏ thậm chí cả nhóm lớn.

� Người cộng tác – Cùng làm việc với đồng nghiệp để lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá các hoạt động.

� Người tư vấn – Thể hiện như một chuyên gia chuyên ngành về rất nhiều chủ đề khác nhau.

� Người hướng dẫn – Vai trò này yêu cầu người hướng dẫn lùi lại một bước và nhìn vào mối quan hệ của họ với các giáo viên cộng tác. Vai trò của người hướng dẫn là giúp các giáo viên cộng tác trở thành những người tự quyết định. Điều này đòi hỏi sự hợp tác và phản hồi tốt.

Đối với người hướng dẫn đồng nghiệp, có các kĩ năng giao tiếp tốt, sử dụng những kĩ năng này để tạo ra sự tin tưởng là điều rất quan trọng. Thực tế cho thấy không có người hướng dẫn đồng nghiệp thành công mà không đặt niềm tin vào giáo viên cộng tác của mình. Niềm tin đó được xây dựng trên ba yếu tố: sự quan tâm, kiến thức và sự tin tưởng.

Các kĩ năng giao tiếp

Có thể sử dụng những kĩ năng dưới đây trong nhiều tình huống khác nhau: cộng tác với một giáo viên để lập kế hoạch bài dạy hoặc tóm tắt những mục tiêu của một hoạt động mà bạn vừa trao đổi với các đồng nghiệp.

� Lắng nghe tích cực: Người hướng dẫn làm chủ thói quen của mình, tham gia quá trình đàm thoại, sử dụng thủ thuật tạm dừng, gạt bỏ những sưy nghĩ cạnh tranh và hướng người về phía trước để chú ý vào người phát ngôn.

Page 45: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Phần II. Thực hiện hướng dẫn đồng nghiệp

46

� Diễn giải: Hãy để mọi người hiểu bạn đang cố gắng hiểu họ và trân trọng ý kiến của họ. Nhắc lại những ý tưởng chấp nhận được và đưa ra những lời động viên để đối tác tiếp tục phát triển các ý tưởng của họ. Không nên sử dụng từ “Tôi” khi diễn giải mà nên sử dụng từ “Như vậy”. Sử dụng từ “Tôi” nghĩa là bạn đang chứng tỏ đó là ý kiến của bạn, và như vậy, vô tình bạn đã thể hiện là mình không tôn trọng ý kiến của người đang phát ngôn.

� Đặt câu hỏi: Người hướng dẫn thường sử dụng hai kĩ năng đặt câu hỏi khi chia sẻ với đồng nghiệp:

Câu hỏi làm rõ: Đây là những câu hỏi cụ thể để giúp người phát ngôn đưa ra thông tin chi tiết hơn và làm rõ điều trao đổi. Những câu hỏi này không yêu cầu suy nghĩ nhiều vì nó dựa vào những dữ kiện cơ bản. Câu hỏi làm rõ có thể như: “Thông tin đã được trình bày là như thế nào? Đã có bao nhiêu học sinh trong nhóm? Những chuẩn kiến thức nào đã được sử dụng?”

Câu hỏi thăm dò: Những câu hỏi này yêu cầu người phát ngôn thực sự phải suy nghĩ trước khi trả lời. Chúng thường được bắt đầu với một câu diễn giải và không đưa ra một giải pháp nào. Những câu hỏi này giúp tập trung sự chú ý của người phát ngôn. Câu hỏi thăm dò có thể là: “Bạn có thể sẽ làm gì tiếp theo? Bạn đã học được gì từ việc làm đó? Theo bạn thì nó đã vận hành như thế nào?”

Những câu hỏi định hướng nhận xét

Trong bài tập này bạn sẽ làm việc với một đồng nghiệp để thảo luận kinh nghiệm hướng dẫn của bạn và thực hành sử dụng các kĩ năng giao tiếp trong công việc huấn luyện.

Bạn sẽ làm việc theo cặp, chọn một đồng nghiệp từ một một trường khác. Sau đó, dành khoảng 5 phút thảo luận với đồng nghiệp của bạn thông qua một trong những câu hỏi liệt kê trong phần dưới theo cách thức sau.

1. Người A chọn một câu hỏi từ danh sách dưới đây, nhận xét và sau đó chia sẻ suy nghĩ của họ; Người B thực hành đặt câu hỏi, ban đầu là đặt những câu hỏi làm rõ rồi đến những câu hỏi thăm dò.

Page 46: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Hướng dẫn trực tiếp 47

2. Các cặp dành một chút thời gian để nhận xét về cuộc thảo luận của họ. Sau đó Người A nên cố gắng đưa ra các ví dụ khi người B đặt câu hỏi làm rõ và câu hỏi thăm dò.

3. Hoán đổi vị trí của A và B khi được yêu cầu, lặp lại các thao tác như trên.

Sử dụng những kĩ năng giao tiếp cho người hướng dẫn dưới đây khi cần thiết. Lựa chọn một trong các chủ đề và câu hỏi dưới đây để định hướng cuộc thảo luận của bạn.

KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO NGƯỜI HƯỚNG DẪN Lắng nghe chủ động là

� Tập trung vào người nói

� Loại bỏ tất cả suy nghĩ mang tính cạnh tranh

� Hướng người về phía trước và gật đầu

Diễn giải là

� Khẳng định lại điều đã được nói rõ.

� Được dùng để kiểm tra mức độ hiểu vấn đề.

� Làm rõ những gì nghe được bằng cách tóm tắt lại.

� Thể hiện sự công nhận và khuyến khích.

� Thiết lập mối quan hệ giữa những người nói

Hãy bắt đầu với:

Vậy là….. Vậy là điều bạn đang băn khoăn là….. Bởi vì bạn……

Vậy linh cảm của bạn là………Bạn đang nghĩ……………

Đặt câu hỏi

Các câu hỏi làm rõ vấn đề

� Đưa tới một bức tranh rõ ràng hoặc sự hiểu về một chủ đề hay một ý tưởng.

� Là hỏi về thực tế

� Được trả lời nhanh chóng

� Được dùng để thu thập thông tin

Hãy bắt đầu với:

Bạn đã … như thế nào? Điều gì……? Như thế nào….?

Page 47: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Phần II. Thực hiện hướng dẫn đồng nghiệp

48

Các câu hỏi thăm dò

� Kích thích, khuyến khích suy nghĩ sâu sắc

� Thường bắt đầu với sự diễn giải

� Thường là những câu hỏi mở (kết thúc mở)

Hãy bắt đầu với:

Bạn cho rằng….., Bạn đã từng nghĩ rằng…….? Tại sao…..?

Bước tiếp theo có thể là gì? Bạn đã học được gì từ điều đó?

Liệu bạn có phương pháp nào khác dùng để…..?

Chia sẻ kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp của bạn

� Bạn có cảm thấy rằng việc trình bày kế hoạch huấn luyện là có ích hay không? Tại sao có? Tại sao không?

� Bạn có lời khuyên nào dành cho những giáo viên hướng dẫn khác chuẩn bị trình bày kế hoạch của họ?

Lựa chọn giáo viên tham dự

� Liệu những nỗ lực chọn giáo viên tham dự có thành công như bạn mong muốn hay không?

� Tại sao có hoặc tại sao không?

� Bạn có cách làm nào khác?

2. Mô hình giao tiếp: Ghi nhận và băn khoăn

Trong quá trình hợp tác với đồng nghiệp có thể bạn được đề nghị duyệt trước kế hoạch bài dạy, các công cụ trợ giúp hay các tài liệu khác của họ. Mô hình sau đây được thiết kế nhằm sử dụng các tài liệu viết là nguyên liệu cho việc trao đổi. Bạn cũng có thể được yêu cầu bảo vệ hay thảo luận về công việc hướng dẫn đồng nghiệp của bạn. Việc thu hút các đồng nghiệp tham gia vào quá trình này là rất hữu ích. Họ có thể đưa ra những phản hồi, trợ giúp hoặc là người tư vấn…

Mô hình giao tiếp này được thiết kế nhằm giúp chúng ta nhận xét, thảo luận và bảo vệ một số kinh nghiệm hướng dẫn đồng nghiệp. Mục tiêu của mô hình này là nhằm giúp hiểu hơn công việc của chúng ta và bối cảnh công việc – cũng như hiểu công việc này phù hợp với mục tiêu hướng dẫn đồng nghiệp như thế nào.

Page 48: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Hướng dẫn trực tiếp 49

Cách thức sử dụng mô hình này: Lập nhóm từ 4 đến 6 người và hoạt động theo mô hình sau:

Người thuyết trình: Một người sẽ trình bày về công việc của mình (có thể sử dụng bảng nhật kí cộng tác hoặc những kinh nghiệm của cá nhân liên quan đến việc chia sẻ chuyên môn giữa các đồng nghiệp)

Người điều phối: Một người khác hoạt động như một người điều hành. Công việc chính là giữ cho quá trình trao đổi diễn ra theo đúng tiến trình, đảm bảo thời gian thảo luận của nhóm và đảm bảo rằng mọi người đều có cơ hội đóng góp trong việc thảo luận.

� 5 phút dành cho người trình bày giới thiệu công việc. Trong đó có lời giải thích để giúp đồng nghiệp trong nhóm hiểu tình huống và mục đích về công việc. Có thể bao gồm tất cả những thông tin phù hợp khác.

� 5 phút yên lặng dành cho việc xem xét lại nội dung đã ghi chép được. Đây là cơ hội để người tham gia có thể kiểm tra công việc và ghi chép lại các chú ý hay những câu hỏi liên quan.

� 5 phút dành cho thảo luận theo nhóm. Đồng nghiệp đưa ra những câu hỏi làm rõ về công việc. Những câu hỏi này giúp người thuyết trình hiểu công việc gồm có những gì và hoàn thành những công việc ấy như thế nào. (Đây thường là những câu hỏi dễ trả lời đối với người thuyết trình)

� 5 phút dành cho NHỮNG GHI NHẬN (Đồng nghiệp nhận xét về “thành công” trong công việc). Trình bày những hiểu biết mà mình có được sau khi xem xét công việc. Mô tả những gì làm rõ hơn cho người thuyết trình. Nói về những gì đã được hiểu rõ hơn. (Người thuyết trình yên lặng và ghi chép).

� 10 phút dành cho NHỮNG ĐIỀU CẦN LÀM RÕ (Đồng nghiệp nhận xét về “những điều cần làm rõ trong công việc”). Những gì đã trình bày dẫn đến những băn khoăn gì? Điều này ảnh hưởng đến công việc huấn luyện của chúng ta như thế nào? Lần sau có thể làm gì để nâng cao hơn nữa chất lượng giao tiếp giữa các đồng nghiệp. (Người thuyết trình yên lặng và ghi chép).

Page 49: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Phần II. Thực hiện hướng dẫn đồng nghiệp

50

� 5 phút dành cho PHẢN HỒI (người thuyết trình có thời gian để phản ánh về những gì mình đã học được). Người thuyết trình sẽ nói về việc sẽ sử dụng những nhận xét vừa rồi như thế nào. Điều gì thúc đẩy người thuyết trình cần thay đổi cách suy nghĩ về những gì mà mình đã đề cập?

� 5 phút dành cho TÓM TẮT theo nhóm nhỏ. Các thành viên tham gia và người thuyết trình nhận xét về mô hình giao tiếp này. Lợi ích của quá trình này là gì? Khó khăn là gì? Nó có thể được ứng dụng như thế nào trong những trường hợp khác?

3. Mô hình giao tiếp: Phân tích và nhận xét

Mô hình này được sử dụng để phân tích những thành công của một quá trình cộng tác trước đây để rút ra những bài học cho các hoạt động sau. Bạn sẽ sử dụng Bảng kiểm tra hoạt động học tập để xác định những yếu tố đóng góp vào thành công khi xem xét một mẫu bài tập của học sinh.

Mỗi một người trong nhóm nên nhận một trong những vai trò: Người tính giờ, người điều phối, người báo cáo.

Việc phân tích những nguyên nhân làm cho quá trình hợp tác thành công là mục đích của mô hình giao tiếp này. Người điều phối đóng vai trò quan trọng trong hoạt động này. Người điều phối cần giúp cho nhóm luôn tập trung tìm ra điểm khác biệt trong sự thành công mà người thuyết trình đang trình bày. Người tính giờ đảm bảo phân phối thời gian hợp lí trong quá trình thảo luận và người báo cáo nêu lại cho cả lớp những ý kiến kết luận của nhóm.

1. (5–8 phút) Mỗi một thành viên trong nhóm xác định một thành công của mình về sự cộng tác với đồng nghiệp: Tất cả thành viên trong nhóm suy nghĩ rồi viết một đoạn mô tả ngắn quá trình cộng tác đã thành công. Bao gồm:

� Mô tả về kinh nghiệm hợp tác và kết quả công việc của học sinh

� Những giải pháp đã được sử dụng để thúc đẩy sự hợp tác

� Những bài tập của học sinh phản ánh sự thành công của các hoạt động học tập. Hãy sử dụng Bảng kiểm tra hoạt động học tập làm cơ sở cho việc đánh giá những thành công.

Page 50: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Hướng dẫn trực tiếp 51

� Trả lời cho câu hỏi sau: Sự hợp tác góp phần vào hiệu quả của hoạt động học tập như thế nào?

2. (5 phút) Người thuyết trình mô tả thành công: Người thuyết trình thứ nhất chia sẻ công việc của học sinh mình, trong đó có những câu trả lời cho những điểm nêu trên. Những thành viên khác ghi chép. Người điều phối đảm bảo rằng người thuyết trình trong quá trình trình bày đã trả lời câu hỏi: Sự hợp tác có đóng góp như thế nào vào hiệu quả của hoạt động học tập?

3. (3 phút) Nhóm hỏi những câu hỏi làm rõ về những chi tiết của những kinh nghiệm đã trình bày.

4. (5 phút) Nhận xét theo cả nhóm: Nhóm thảo luận những gì họ nghe người thuyết trình mô tả. Điều gì là thú vị đối với bạn? Điều gì giúp kinh nghiệm được nêu ra trở nên thành công? Bạn có thể đặt ra những câu hỏi thăm dò nào cho người thuyết trình? Người thuyết trình không tham gia vào cuộc thảo luận này nhưng cần phải ghi chép lại.

5. (3 phút) Người thuyết trình trả lời: Người thuyết trình trả lời những gì mà nhóm đã thảo luận và cho biết điều gì làm cho việc hợp tác đã thành công đến vậy và có thể ứng dụng nó như thế nào vào công việc trong tương lai. Người thuyết trình có thể không phải trả lời những câu hỏi thăm dò.

6. (1 phút) Ghi nhận: Nhóm dành thời gian khen ngợi những việc mà người thuyết trình đã hoàn thành tốt.

7. (15 phút) Lặp lại hoạt động: Một thành viên khác trong nhóm đảm nhận vai trò của người thuyết trình và cả nhóm lặp lại các bước 2-6.

8. (15 phút) Lặp lại hoạt động: Thêm một thành viên khác trong nhóm đảm nhận vai trò của người thuyết trình và lặp lại các bước 2-6.

9. (5 phút) Tóm tắt trong nhóm nhỏ. Trả lời những câu hỏi sau:

� Điều gì đã góp phần vào sự thành công của mỗi một kinh nghiệm hợp tác vừa được chia sẻ ở trên?

� Bạn có thể lặp lại thành công này trong tương lai như thế nào?

� Bạn có thể sử dụng mô hình giao tiếp này với các giáo viên khác và các học sinh trong trường như thế nào?

Page 51: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Phần II. Thực hiện hướng dẫn đồng nghiệp

52

� Bạn có thể làm gì để cải thiện mô hình giao tiếp này?

10. (5 Phút) Chia sẻ trong cả lớp: Người báo cáo trình bày lại với cả lớp về việc nhóm của mình đã khám phá ra điều cốt lõi của sự thành công là gì. Người báo cáo của các nhóm còn lại có thể bỏ qua những ý mà nhóm trước đã nêu ra.

Theo Khoa cải cách trường học quốc gia, (2002). Phân tích sự

thành công. Lấy từ 10/2/2004, nguồn: http://www.nsrfharmony.org /protocols.html

BẢNG LIỆT KÊ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

Nhiệm vụ dựa trên chuẩn kiến thức Nhiệm vụ hấp dẫn

Nhiệm vụ này sẽ giúp học sinh:

Đạt/ nâng cao được kiến thức hoặc kĩ năng trong lĩnh vực nội dung nhất định

Thực hành các biện pháp/quá trình của một môn học (ví dụ phương pháp nghiên cứu khoa học).

Nâng cao kĩ năng giao tiếp (kĩ năng viết, nói, và sử dụng hình ảnh)

Nâng cao năng lực với các kĩ năng xử lí thông tin trực tuyến (ví dụ, tìm , đánh giá, tổ chức thông tin, đảm bảo nguồn thông tin).

Nâng cao khả năng hiểu và sử dụng các thông tin định lượng (số liệu, số đo v.v..) trong các bảng dữ liệu, biểu đồ hoặc mẫu biểu tượng.

Thực hành các kĩ năng làm việc/ kĩ năng sống (ví dụ, làm việc theo nhóm, quản lý dự án, hiểu biết về văn hoá, v.v.)

Nâng cao năng lực bằng các công nghệ khác nhau

Học sinh:

Tham gia học tập chủ động (thực hành, xây dựng, tạo lập, di chuyển, sử dụng “tư duy đa dạng” vv…)

Tìm thấy chủ đề hấp dẫn, hài hước hoặc tạo niềm say mê.

Được lựa chọn (chủ đề, phương pháp…)

Được thử thách (nhưng không quá sức)

Tạo ra một sản phẩm/hoạt động hoặc năng lực có ích cho bản thân khi bước vào cuộc sống.

Biết được kết quả/ hoạt động của mình sẽ được đánh giá cao, được sử dụng đúng, hay có ích cho người khác với cuộc sống thực.

Nhận phản hồi thực tế đối với chất lượng của công việc của mình từ người dự hoặc chuyên gia của lĩnh vực.

Áp dụng kinh nghiệm ngoài lớp học vào công việc.

Có trách nhiệm đối với nhau.

Page 52: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Hướng dẫn trực tiếp 53

Nhiệm vụ dựa trên vấn đề Công nghệ nâng cao kết quả học tập

Học viên phải thực hành cách tư duy sáng tạo và logic để:

Đưa ra một nhận xét hợp lí.

Giải quyết một vấn đề.

Đưa ra một quyết định hoặc một sự lựa chọn.

Lập một kế hoạch hành động.

Thuyết phục một người nào đó.

Bảo vệ một ý kiến.

Giải thích một khái niệm.

Làm rõ một tình huống phức tạp.

Giải quyết một tình huống rắc rối hoặc phức tạp

Khắc phục sự cố và cải thiện một hệ thống.

Đáp ứng nhu cầu thực sự của một ai đó.

Lập kế hoạch và chia giai đoạn một sự kiện.

Áp dụng một khái niệm đã học vào tình huống thực tế.

Sáng tạo ra qui trình giải quyết một vấn đề.

Làm việc trong điều kiện hạn chế (ví dụ giới hạn về không gian, khoản ngân sách, thời gian, nguồn tài liệu v.v…)

Công nghệ được sử dụng để:

Giúp cho học sinh tiếp cận thông tin chất lượng, các tài liệu cơ bản, hoặc các quan điểm mà các em chưa biết.

Cho phép học sinh tìm hiểu một khái niệm theo các cách mà bình thường không thể có (ví dụ, giải phẫu động vật/người).

Phân biệt việc học của học sinh với các nhu cầu khác.

Giúp học sinh hiểu các khác khái niệm trừu tượng.

Tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào các cuộc điều tra khoa học trực tuyến.

Giúp học sinh qui trình giải quyết vấn đề ( ví dụ, sử dụng các phần mềm tổ chức )

Khuyến khích học sinh khám phá khái niệm hoặc hình thành cách hiểu khái niệm của riêng họ.

Chia sẻ các ý tưởng và giao tiếp với các nhóm học sinh ở nơi khác.

Giúp học sinh nhận phản hồi về công việc của mình từ cộng đồng bên ngoài nhà trường.

Khuyến khích học sinh tham gia vào quá trình dân chủ.

Page 53: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Hướng dẫn đồng nghiệp qua môi trường mạng

Hoạt động 1. Làm quen với trang web Hướng dẫn đồng nghiệp toàn cầu

Trên web site do Microsoft xây dựng với mục đích hỗ trợ “Chương trình hướng dẫn đồng nghiệp” toàn cầu, bạn có thể tra cứu thông tin về nhiều chủ đề liên quan tới quá trình dạy học, quá trình hướng dẫn đồng nghiệp của bạn theo định hướng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Bạn cũng có thể xây dựng các sản phẩm hỗ trợ dạy học, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ trong dạy học cũng như những kinh nghiệm trong công tác hướng dẫn đồng nghiệp của bạn với giáo viên, học sinh và cộng đồng PIL trên phạm vi toàn cầu.

Trong hoạt động này, bạn sẽ tìm hiểu sơ bộ về những nội dung của web site. Hãy ghi nhớ và suy nghĩ về những nội dung đó, đồng thời liên hệ với công việc mà bạn đang tiến hành để biết được khi nào bạn cần và bạn có thể tìm chúng ở đâu trên trang web của Chương trình.

Bạn có thể tìm hiểu trang web của Chương trình theo hai cách:

Cách thứ nhất: Tìm hiểu những thông tin chính về trang web của Chương trình thông qua hệ thống các hình ảnh cho sẵn in kèm với tài liệu này “TÀI LIỆU CHO HOẠT ĐỘNG 1” (được sử dụng khi không có đường kết nối Internet)

Cách thứ hai: Tìm hiểu những thông tin chính về trang web của Chương trình thông qua việc đăng nhập vào trang web, duyệt và tìm hiểu các nội dung của trang web (được sử dụng khi có đường kết nối Internet)

Những hướng dẫn cụ thể

Đăng nhập vào trang web của Chương trình

Mỗi thành viên trong lớp sẽ được nhận một tài khoản để đăng nhập vào trang web của Chương trình.

Page 54: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Hướng dẫn qua môi trường mạng 55

Theo sự chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn, bạn hãy đăng nhập vào trang web của Chương trình.

Hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau:

Trang web của Chương trình hướng dẫn đồng nghiệp có gì khác

nhau về mặt nội dung trước và sau khi đăng nhập? Tại sao?

Khám phá trang web

Sau khi đã đăng nhập thành công, mỗi thành viên sẽ làm việc độc lập để tìm hiểu về trang web của Chương trình.

Hãy điền thông tin bạn tìm hiểu được vào bảng dưới đây:

Stt Tên chủ đề Nội dung

chủ đề

Sự liên quan trong công việc huấn luyện của

bạn

Những nội dung mới, có ý nghĩa

với bạn

Chia sẻ kết quả với các thành viên khác

Sau khi hoàn thành bảng trên, bạn sẽ được chỉ định cùng với một đối tác trong lớp để thảo luận kết quả đạt được, tiến hành chỉnh sửa, bổ sung cũng như dự kiến những câu hỏi về những nội dung bạn còn chưa hiểu và bạn sẽ đưa ra trong phần thảo luận chung đưới đây.

Thảo luận chung

Người hướng dẫn sẽ cùng với các bạn thảo luận về kết quả đạt được trong các hoạt động trên. Hãy đưa ra bất kỳ câu hỏi nào liên quan tới việc khám phá trang web của Chương trình cho người hướng dẫn và các đối tác trong lớp để làm sáng tỏ hơn nữa nội dung, ý nghĩa của trang web của Chương trình.

Tài liệu cho hoạt động 1

Page 55: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Phần II. Thực hiện hướng dẫn đồng nghiệp

56

Hình 1. Website trước khi đăng nhập

Hình 2. Website sau khi đăng nhập

Page 56: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Hướng dẫn qua môi trường mạng 57

Hình 3. Phần giới thiệu chung về chương trình

Hình 4. Phần xây dựng hồ sơ tài liệu tham khảo

Page 57: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Phần II. Thực hiện hướng dẫn đồng nghiệp

58

Hình 5. Phần xây dựng bài học trên mạng

Hình 6. Phần quản lí lớp học dành cho giáo viên cốt cán

Page 58: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Hướng dẫn qua môi trường mạng 59

Hoạt động 2. Xây dựng hồ sơ tài liệu tham khảo cho công việc huấn luyện

Trong quá trình tham gia Chương trình hướng dẫn đồng nghiệp, bạn sẽ thu thập, tìm kiếm và xác định rất nhiều nguồn thông tin trên internet để sử dụng trong quá trình giảng dạy của bạn hoặc trong quá trình hướng dẫn đồng nghiệp sử dụng công nghệ thông tin trong bài dạy của họ.

Để tập hợp những nguồn thông tin trên mạng này vào một vị trí, bạn sẽ sử dụng một công cụ dựa trên web để tạo ra một Hồ sơ tài liệu tham khảo (Portfolio) hướng dẫn đồng nghiệp. Công cụ trực tuyến này sẽ giúp bạn tập hợp được các đường liên kết hữu ích mà không cần phải biết xây dựng một trang web như thế nào.

Sau khi làm theo các bước trong công cụ tạo Hồ sơ tài liệu tham khảo, sản phẩm cuối cùng của bạn sẽ là một Hồ sơ tài liệu tham khảo nhằm hướng dẫn đồng nghiệp, một trang web cá nhân với rất nhiều đường liên kết tới các nguồn thông tin hữu ích trên mạng.

Trong suốt năm học, bạn có thể tham khảo trang web này của mình khi xây dựng bài dạy trên mạng hay giúp đỡ các giáo viên khác sử dụng công nghệ thông tin trong bài dạy của họ.

Nếu đã có một trang web của riêng mình, bạn có thể dễ dàng tạo một đường liên kết tới Hồ sơ tài liệu tham khảo hướng dẫn đồng nghiệp của bạn. Có thể bạn không dễ dàng cho chỉnh sửa trang web của riêng mình, nhưng Hồ sơ tài liệu tham khảo của bạn thì luôn được hỗ trợ để thực hiện công việc đó.

Những hướng dẫn cụ thể

Tìm hiểu nội dung của một hồ sơ tài liệu tham khảo

Quan sát hình dưới (hoặc truy cập trực tiếp vào trang web của Chương trình), hãy cho biết một hồ sơ tài liệu tham khảo gồm có những nội dung gì (nội dung, cách thức duyệt qua các nội dung). Hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:

� Nội dung chủ yếu của một hồ sơ tài liệu tham khảo là gì?

� Có thể đưa những thông tin gì vào hồ sơ tài liệu tham khảo?

� Cách thức duyệt qua các nội dung của hồ sơ tài liệu tham khảo?

Page 59: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Phần II. Thực hiện hướng dẫn đồng nghiệp

60

� Nội dung hồ sơ tài liệu tham khảo có thể chuyển sang tiếng Việt được không?

� Có nội dung nào bạn chưa hiểu về hồ sơ này?

Trao đổi với người hướng dẫn và đối tác

Cùng với người hướng dẫn, các đối tác khác trong lớp làm sáng tỏ những nội dung liên quan tới mẫu hồ sơ tài liệu tham khảo trên. Một lần nữa, bạn có thể đưa ra bất cứ câu hỏi nào với người hướng dẫn hoặc các đối tác khác trong lớp. Kết thúc phần này, hãy đảm bảo rằng bạn đã thực sự hiểu về Portfolio.

Hồ sơ tài liệu tham khảo của riêng bạn

Trong phần này, bạn sẽ dành một khoảng thời gian để suy nghĩ, nhớ lại, tham khảo, tìm kiếm những địa chỉ liên quan tới công việc của bạn. Sau đó, sử dụng chương trình MS Word để soạn thảo một hồ sơ tài liệu tham khảo.

Để thuận lợi, các thành viên trong lớp sẽ được kết nhóm theo chuyên ngành. Tiến hành thảo luận và hoàn thành công việc được giao.

Xây dựng hồ sơ tài liệu tham khảo trên trang web của Chương

trình

Kết thúc bước trên, mỗi nhóm đã xây dựng cho mình một hồ sơ tài liệu tham khảo dưới dạng tệp Word.

Page 60: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Hướng dẫn qua môi trường mạng 61

Ở bước này, bạn sẽ sử dụng công cụ của trang web hướng dẫn đồng nghiệp để chuyển tải nội dung hồ sơ tài liệu tham khảo của bạn vào trang web của Chương trình và lưu trữ nó ở đó.

Đọc nội dung “TÀI LIỆU CHO HOẠT ĐỘNG 2”dưới đây trước khi sử dụng trang web của Chương trình để biết được qui trình xây dựng và lưu trữ hồ sơ tài liệu tham khảo. Sau đó, mỗi nhóm sẽ chuyển nội dung đã thiết kế trong phần mềm word sang thành hồ sơ tài liệu tham khảo trong trang web của Chương trình.

Chia sẻ, thảo luận về hồ sơ tài liệu tham khảo của các nhóm

Người hướng dẫn thu thập địa chỉ hồ sơ tài liệu tham khảo của các nhóm, trình diễn, thảo luận, góp ý sản phẩm của từng nhóm. Trên cơ sở đó, các bạn sẽ nhận thấy những thiết sót, hạn chế trong sản phẩm của mình và tiến hành hoàn thiện nó.

Tài liệu cho hoạt động 2

Tạo một hồ sơ tài liệu tham khảo

1. Mở Internet Explorer và vào trang web Chương trình Hướng dẫn đồng nghiệp, sau đó nháy vào phần Porfolios (Hồ sơ).

2. Nháy chọn Create/Modify Portfolio (Tạo và chính sửa Hồ sơ).

3. Nháy chọn Create Portfolio.

4. Nháy chọn Next>>.

Page 61: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Phần II. Thực hiện hướng dẫn đồng nghiệp

62

5. Nếu bạn không muốn đưa hình ảnh lúc này, nháy chọn Skip

This Step(bỏ qua bước này). Rồi sau đó chuyển tới bước 8.

6. Nếu bạn muốn đăng tải hình ảnh, nháy chọn Browse…, dẫn đến hình ảnh trong ổ cứng máy tính của bạn, lựa chọn hình ảnh và nháy chuột vào Open (Mở). Khi hình ảnh xuất hiện trong hộp thoại, nháy chọn Upload để xem kết quả.

7. Lặp lại bước 6 để đăng tải thêm hình ảnh. Khi đã sẵn sàng, nháy chọn Return to để đến trang tạo Hồ sơ.

8. Trong trang tạo Hồ sơ, gõ tiêu đề cho hồ sơ.

9. Nháy chọn Next>>

Page 62: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Hướng dẫn qua môi trường mạng 63

10. Trong trang tạo hồ sơ, Hồ sơ mẫu xuất hiện trong trường văn

bản với nút chỉnh sửa (bạn sẽ sử dụng sau này). Ở phần cuối của trang tạo Hồ sơ, nháy chuột vào Finish Portfolio để lưu mẫu Hồ sơ có tiêu đề.

Tạo liên kết trong hồ sơ tài liệu tham khảo

Page 63: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Phần II. Thực hiện hướng dẫn đồng nghiệp

64

Trong mẫu tạo hồ sơ tài liệu tham khảo, liên kết này đã được tạo sẵn. Khi đó, chỉ việc nháy chuột vào liên kết của các đề mục ở phía đầu hồ sơ (phần gạch chân) nội dung tương ứng sẽ được hiển thị ngay đầu của cửa số trình duyệt. Điều này rất hữu ích trong trường hợp hồ sơ tài liệu tham khảo của bạn được trình bày trong nhiều trang màn hình.

Tuy nhiên, không phải hồ sơ nào cũng đầy đủ đề mục như mẫu. Hơn nữa, đôi khi bạn muốn thêm các đề mục có tính đặc thù cho hồ sơ của mình. Khi đó, chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi, xoá, thêm các đề mục và tạo lại liên kết giữa đề mục ở phía đầu hồ sơ và vị trí nội dung tương ứng trình bày ở phía dưới.

Chú ý: số đề mục liên kết ở phía trên (thường ở dạng ngắn gọn -

dưới đây gọi là tiêu đề liên kết) phải tương đương với số mục ở

phía dưới (dưới đây gọi là tiêu đề nội dung). Chúng có thể có tiêu

đề giống nhau theo từng cặp hoặc khác nhau chút ít. Ví dụ tiêu đề

liên kết ở phía trên là “kế hoạch”, tiêu đề ở phía dưới có thể là “kế

hoạch” (giống nhau) hoặc “Một số tài nguyên dùng cho việc lập kế

hoạch” (khác nhau)

Việc tạo liên kết giữa tiêu đề liên kết và tiêu đề nội dung được thực hiện thông qua hai bước:

Bước 1: Đặt tên (đánh dấu vị trí) cho tiêu đề nội dung

Bước 2: Tạo liên kết từ tiêu đề liên kết tới tiêu đề nội dung thông qua tên tương ứng.

Để đặt tên hãy thực hiện như sau:

1. Đánh dấu (bôi đen) tiêu đề nội dung, ví dụ bôi đen chữ Bibliography

2. Nháy chọn nút Hyperlink

3. Chọn mục Anchor và gõ tên đặt cho tiêu đề nội dung này, ví dụ tên là bibliography (tên này có thể giống hay khác tiêu đề nội dung).

Page 64: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Hướng dẫn qua môi trường mạng 65

Để tạo liên kết từ tiêu đề liên kết tới tiêu đề nội dung (đã được đặt tên) bạn thực hiện như sau:

1. Đánh dấu tiêu đề liên kết tương ứng ở phía trên hồ sơ tài liệu tham khảo. Ví dụ đánh dấu dòng |bibliography|

2. Nháy chọn Hyperlink .

3. Chọn mục Hyperlink.

4. Trong mục URL, nhập vào #bibliography rồi nháy OK

Các thao tác trên đã tạo ra một liên kết từ tiêu đề liên kết |bibliography| tới tiêu đề nội dung “bibliography” thông qua tên đánh dấu vị trí “bibliography”.

Tạo các đường liên kết tới những địa chỉ tham khảo bên ngoài

hồ sơ của bạn

Giả sử bạn cần tạo liên kết từ hồ sơ tài liệu tham khảo (trong tiêu đề nội dung “teacher resources”) tới trang web nói về năng lực cần có của giáo viên có địa chỉ http://www.ibstpi.org. Chỉ cần thực hiện như sau:

1. Đưa con trỏ chuột tới vị trí cần đặt liên kết (trong ví dụ này con trỏ chuột được đặt ở dưới tiêu đề nội dung “teacher

resources”).

2. Nhập dòng chữ mô tả và đánh dấu nó. Ví dụ “Trang web cung

cấp danh sách về các năng lực của người giáo viên”.

Page 65: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Phần II. Thực hiện hướng dẫn đồng nghiệp

66

3. Nháy nút Hyperlink

4. Chọn Hyperlink, trong ô nhập URL gõ địa chỉ http://www. ibstpi.org rồi nháy OK. Địa chỉ này thay thế cho http://www. google.com trong hình vẽ minh hoạ trên.

Kết thúc thao tác này, khi nháy chuột vào dòng chữ “Trang web

cung cấp danh sách về các năng lực của người giáo viên”, một cửa số trình duyệt mới sẽ mở ra với trang web có địa chỉ http://www. ibstpi.org.

Đưa ảnh vào hồ sơ tài liệu tham khảo của bạn

Bạn có thể sử dụng ảnh để minh hoạ cho hồ sơ tài liệu tham khảo của mình. Việc chèn ảnh vào hồ sơ được thực hiện theo 2 bước. Bước 1 là đăng tải ảnh lên mạng; bước 2 là chèn ảnh vào hồ sơ.

Muốn upload ảnh lên mạng bạn thực hiện theo bước 6 trong mục “Các bước tạo mới một hồ sơ tài liệu tham khảo”. Khi đó, các ảnh đã được đăng tải sẽ hiện thị trong một cửa số phía bên phải của màn hình soạn thảo hồ sơ. Lưu ý, trang web của chương trình chỉ chấp nhận ảnh có kích cỡ 200x300 trở xuống.

Tiếp theo bạn chỉ việc nháy chuột trái vào ảnh và rê vào vị trí cần chèn trong hồ sơ tài liệu tham khảo của bạn.

Page 66: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Hướng dẫn qua môi trường mạng 67

Cập nhật hồ sơ tài liệu tham khảo của bạn

Khi đã hoàn tất công việc soạn thảo, bạn nhấn chuột vào nút lệnh “Finish Portfolio” để lưu lại và sử dụng. Trong quá trình sử dụng, bất cứ lúc nào cũng có thể thay đổi, bổ sung nội dung vào trong hồ sơ. Việc này được thực hiện thông qua các bước dưới đây:

1. Vào Portfolios >> Create/Modify Portfolio >> View/Modify

Portfolio(s).

2. Lựa chọn Hồ sơ.

3. Trên trang xem trước Hồ sơ (Previews Portfolio), xem Hồ sơ và quyết định chỗ cần thay đổi.

4. Nháy chọn Modify Portfolio ở phía cuối trang.

5. Nếu cần thiết, thay đổi tên Hồ sơ.

6. Nháy chọn Next >>

7. Sử dụng nút chỉnh sửa Hồ sơ và menu thả xuống, thay đổi vẻ ngoài của Hồ sơ.

8. Tạo, sửa đổi hoặc xoá nguồn và văn bản trong Hồ sơ.

9. Sử dụng lựa chọn Upload bổ sung hình ảnh, nếu cần.

10. Lưu những thay đổi của bạn bằng cách nháy chuột vào Modify

Portfolio ở cuối của trang.

Chia sẻ địa chỉ hồ sơ tài liệu tham khảo của bạn

Sử dụng trình duyệt và gõ trực tiếp địa chỉ của hồ sơ tài liệu tham khảo, bạn có thể xem được nội dung của nó. Địa chỉ này cần được ghi lại và chia sẻ cho học sinh, đồng nghiệp của bạn. Cách xem địa chỉ như sau:

1. Vào Portfolios >> Create/Modify Portfolios >> View/Modify

Portfolios.

2. Lựa chọn Hồ sơ.

3. Copy URL của Hồ sơ, có sẵn ở cuối trang vào trong cuốn sổ tay của người tham dự.

Hoạt động 3. Thiết kế và xây dựng và sử dụng bài học trên mạng

Ngày nay, Internet phát triển rất mạnh mẽ, về khía cạnh lưu trữ thông tin chúng ta có thể coi đó là kho tàng thông tin khổng lồ với

Page 67: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Phần II. Thực hiện hướng dẫn đồng nghiệp

68

nhiều thể loại thông tin có độ tin cậy, tính chính xác khác nhau. Sẽ rất khó khăn và tiêu tốn nhiều thời gian cho việc tìm kiếm và khai thác thông tin trên Internet với những người thiếu kiến thức, kĩ năng cũng như kinh nghiệm về lĩnh vực này.

Trong giáo dục, có một hình thức dạy học giúp vượt qua những khó khăn trên đó là bài học trên mạng (web lesson). Hơn thế nữa, bài học trên mạng được thiết kế một lần và có thể sử dụng nhiều lần cho nhiều đối tượng trong nhiều thời điểm và ở bất cứ địa điểm nào trong quá trình học tập. Những lợi thế trên là rất lớn. Vậy bài học trên mạng là gì? Tại sao chúng ta dùng nó? Làm thế nào để xây dựng một bài học trên mạng với sự hỗ trợ của trang web của Chương trình hướng dẫn đồng nghiệp, đó là những câu hỏi bạn sẽ tự khám phá trong toàn bộ nội dung của Hoạt động 3 này.

Để thực hiện hoạt động này, bạn cũng có trong tay hai nguồn tài liệu: một là TÀI LIỆU CHO HOẠT ĐỘNG 3 (in kèm tài liệu này) và tài liệu trên trang web của chương trình hướng dẫn đồng nghiệp.

Các hướng dẫn cụ thể

Tìm hiểu và thảo luận về bài học trên mạng

Phần này, theo chỉ định của người hướng dẫn, bạn sẽ làm việc theo nhóm, nội dung làm việc là: bạn sẽ đọc nội dung của bài học trên mạng mẫu dưới đây, rồi so sánh với một ví dụ của bài học trên mạng (do người hướng dẫn đưa ra), sử dụng nguồn tài nguyên trên internet (nếu cần) và trả lời các câu hỏi dưới đây:

� Bài học trên mạng (web lesson) là gì?

� Tại sao sử dụng bài học trên mạng?

� Thiết kế bài học trên mạng dựa trên lí luận dạy học nào?

� Cấu trúc của một bài học trên mạng như thế nào?

Page 68: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Hướng dẫn qua môi trường mạng 69

Chuẩn kiến thức

Sao chép và dán nội dụng cũng như tiêu chuẩn ISTE bạn dự định dùng để đánh giá vào trong tài liệu này. Xoá các hướng dẫn khi đã hoàn tất.

Tiêu chuẩn Công nghệ ISTE: http://cnets.iste.org/students/.

Bản câu hỏi thiết yếu/Tình huống

Viết bản miêu tả các vấn đề hay những tình huống mà học viên sẽ giải quyết. Tạo vấn đề có tính hấp dẫn để cuốn hút học viên vào bài học. Bao gồm câu hỏi thiết yếu.

Nhiệm vụ của bạn

Giao nhiệm vụ cho học viên để họ thực hiện như là một kết quả đánh giá quá trình học. Tiến hành từng bước theo chỉ dẫn cùng các công cụ cơ bản mà học viên sẽ cần khi thu thập thông tin cơ bản về chủ đề.

Nguồn tài liệu

Học viên sẽ sử dụng các trang web để hoàn thiện bài học, bao gồm cả các liên kết tới nội dung hướng dẫn sử dụng phần mềm hay những hướng dẫn mà học viên cần để hoàn thành dự án.

Tiêu chí đánh giá

Miêu tả cách thức bạn đánh giá các kết quả thực hiện nhiệm vụ của học viên. Tạo liên kết tới các công cụ đánh giá mà bạn đã xây dựng hay sao chép và dán chúng vào đây.

Lựa chọn cho xây dựng công cụ đánh giá

� Truy cập RubiStar: http://rubistar.4teachers.org

� Sử dụng Microsoft Word để tạo tiêu chí đánh giá

Page 69: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Phần II. Thực hiện hướng dẫn đồng nghiệp

70

� Sao chép và dán tiêu chí đánh giá từ hướng dẫn Peer Coaching Program Create a Web Lesson

Danh mục

Đặt các trích dẫn tại đây. Sử dụng định dạng đã được xác nhận bởi cơ quan địa phương.

Thiết kế bài học trên mạng

Chưa cần quan tâm tới cách thức xây dựng bài học trên mạng thông qua trang web của chương trình hướng dẫn đồng nghiệp, phần này bạn tập trung vào việt lập kế hoạch cho một bài dạy trên mạng cho riêng bạn. Dưới đây là một số nội dung liên quan khi bạn bắt đầu công việc của mình:

� Để tiết kiệm thời gian và có thể định hướng sinh viên tới các trang web hữu ích, bạn sẽ giới hạn công việc học tập của các em tới một số trang web bạn đã xem và lựa chọn trước.

� Bài học của bạn sẽ yêu cầu sinh viên thu thập thông tin để trả lời một câu hỏi thiết yếu (essential question).

� Khó khăn của bạn sẽ là cách thức đặt câu hỏi làm sao để sịnh viên không thể trả lời câu hỏi chỉ đơn giản bằng cách cắt dán thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.

� Xác định chuẩn kiến thức.

� Lựa chọn chủ đề.

� Xây dựng câu hỏi thiết yếu.

� Tạo ngữ cảnh.

� Thiết kế các nhiệm vụ học tập.

� Lựa chọn tài nguyên web.

� Xây dựng công cụ đánh giá.

� Xây dựng Bibliography.

Kết thúc phần này, bạn sẽ được chỉ định trao đổi theo cặp với đối tác. Tiến hành đánh giá, chỉnh sửa, hoàn thiện kịch bản cũng như đưa ra những câu hỏi cho người hướng dẫn, đối tác khác để hiểu rõ về kịch bản bài học trên mạng của bạn.

Xây dựng bài học trên mạng

Trước khi thật sự chuyển tải kịch bản bạn đã xây dựng thành bài học trên mạng với sự hỗ trợ của trang web Hướng dẫn đồng

Page 70: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Hướng dẫn qua môi trường mạng 71

nghiệp, bạn hãy trao đổi với người kế bên về trình tự xây dựng một bài học trên mạng thông qua TÀI LIỆU CHO HOẠT ĐỘNG 3 của hoạt động này và cho biết:

� Xây dựng bài học trên mạng được thực hiện qua bao nhiêu bước?

� Có những bước nào giống với việc xây dựng hồ sơ tài liệu tham khảo?

� Nhận xét về cách tạo liên kết trong bài học trên mạng, tạo liên kết tới một trang web khác, cách thức trèn ảnh vào bài học trên mạng.

� Có thể đưa một tệp tin (dạng văn bản DOC hay dạng bài trình bày PPT) lên bài học trên mạng được không? Bằng cách nào?

� Học sinh, đồng nghiệp của bạn sẽ tham khảo bài học trên mạng của bạn bằng cách nào?

Dưới sự điều khiển của người hướng dẫn, bạn và các thành viên trong lớp sẽ thảo luận về những câu hỏi trên trước khi sử dụng trang web của Chương trình hướng dẫn đồng nghiệp để xây dựng bài học trên mạng của bạn.

Tài liệu cho Hoạt động 3

Phần một: Bắt đầu xây dựng bài học trên mạng

Để tạo một web lesson tại trang web của Chương trình hướng dẫn đồng nghiệp, có thể thực hiện theo các bước hướng dẫn dưới đây:

1. Mở Internet Explorer và tới trang Chương trình hướng dẫn đồng nghiệp chọn Web Lessons.

2. Nháy chọn Create/Modify Web Lesson.

Page 71: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Phần II. Thực hiện hướng dẫn đồng nghiệp

72

3. Chọn tiếp Create Web Lesson. Hiển thị nội dung 5 bước cần

thực hiện để tạo ra một bài học trên mạng.

4. Chọn Next >> để tới trang cho phép tải các file tài nguyên đính kèm dự định sử dụng trong bài học trên mạng.

5. Khi chưa muốn tải hình ảnh lên thì nhấp chuột vào Skip This

Step (bỏ qua bước này). Tiếp tục với bước 8.

6. Để tải ảnh, nháy chuột vào Browse…, tìm và lựa chon hình ảnh cần tải lên và nhắp chuột vào nút lệnh Open. Khi đó đường dẫn của ảnh sẽ xuất hiện trong hộp thoại File name, nháy chuột vào Upload để bắt đầu tải ảnh.

7. Lặp lại bước 6 để tải thêm hình ảnh lên; nháy chuột vào Return

to sẽ kết thúc việc tải ảnh và chuyển sang bước kế tiếp.

Page 72: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Hướng dẫn qua môi trường mạng 73

8. Tại bước này, nhập các thông tin về: tiêu đề bài học; các từ

khoá liên quan (dùng cho việc tìm kiếm); bậc học sử dụng bài học; chủ đề chính của bài học.

9. Chọn Next >> để chuyển tới bước kế tiếp

Page 73: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Phần II. Thực hiện hướng dẫn đồng nghiệp

74

10. Công việc chủ yếu để tạo ra bài học trên mạng được thực hiện tại bước này. Dựa trên trang mẫu, thông qua các nút chức năng soạn thảo văn bản ở phía trên, bạn thực hiện các công việc sau đây:

� Đưa nội dung bài học trên mạng của bạn phù hợp với 8 bước hướng dẫn trên trang Create Web Lesson (sessions-session four-create web lesson).

� Thay thế nội dung hướng dẫn và phần chứa văn bản trên trang mẫu web lesson bằng chính nội dung web lesson của bạn.

� Thường xuyên ghi lại những thay đổi, chỉnh sửa web lesson của bạn bằng cách nhấp vào Modify Web Lesson ở phần cuối trang!

Chú ý: Trong giai đoạn này, không nên bổ sung các liên kết hay các

hình minh hoạ cho đến khi đã hoàn thành cả tám bước tạo web lesson.

Phần 2. Nâng cao chất lượng bài học trên mạng

Page 74: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Hướng dẫn qua môi trường mạng 75

I. Tạo các siêu liên kết

Tạo liên kết e-mail

Nếu bạn muốn tạo một liên kết e-mail, bạn chỉ cần gõ địa chỉ e-mail cần liên hệ, sau đó, địa chỉ này sẽ tự động được chuyển thành một liên kết e-mail.

Trong ví dụ hình dưới đây, bạn bôi đen dòng chữ “Your E-mail Address Here”, sau đó gõ địa chỉ e-mail cần liên hệ (địa chỉ này sẽ thay thế dòng chữ bạn đã bôi đen), khi đó, một liên kết e-mail đã được tạo thay thế vị trí dòng chữ “Your E-mail Address Here”

Hai kiểu liên kết dưới đây giống với các liên kết bạn đã tạo khi xây dựng hồ sơ tài liệu tham khảo. Hãy quan sát các hình vẽ dưới đây và trả lời các câu hỏi liên quan tới mỗi hình ảnh:

Tạo liên kết neo (Liên kết tới vị trí khác cùng trong bài học trên

mạng)

Câu hỏi cho hình 1: Thanh điều hướng ở đâu, có mấy mục liên kết neo trong thanh điều hướng, đó là những mục nào?

Hình 1

Page 75: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Phần II. Thực hiện hướng dẫn đồng nghiệp

76

Câu hỏi cho các hình 2,3,4,5: Cách tạo một liên kết neo được thực hiện như thế nào?

Hình 2

Hình 3

Hình 4

Hình 5

Page 76: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Hướng dẫn qua môi trường mạng 77

Hình 6

Tạo một siêu liên kết tới một trang web khác và hiển thị trong

một cửa sổ mới

Dựa vào hình dưới đây, hãy mô tả các bước để tạo một liên kết tới một trang web khác?

Tạo siêu liên kết tới văn bản, bảng tính hay bài trình diễn

Microsoft PowerPoint và được mở trong một cửa sổ mới

Trong bài học trên mạng, bạn có thể cho người học tham khảo một số tài liệu được định dạng dưới dạng văn bản, bảng tính hay bài trình bày bằng PowerPoint. Công việc này được thực hiện trong 2 bước như sau:

Bước 1: Upload văn bản, bảng tính hay bài trình bày Microsoft

PowerPoint

1. Nháy Modify Web Lesson ở đáy trang.

2. Nháy chọn Next >>

3. Nháy chọn Upload additional documents tại góc phải phía trên.

4. Trên trang Media and Attachments Gallery, đưa thông tin miêu tả tóm tắt về tài liệu (nếu muốn), sau đó nháy Browse.

Page 77: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Phần II. Thực hiện hướng dẫn đồng nghiệp

78

5. Tìm và chọn văn bản, bảng tính hay bài trình bày PowerPoint trong máy tính.

6. Nháy chọn Open.

7. Nháy chọn Upload.

8. Quá trình đăng tải hoàn tất khi xuất hiện dòng chữ: “Your

upload was successful.”

9. Nháy chọn Return to, bạn sẽ quay trở lại trang Modify Web

Lesson.

Bước 2: tạo siêu liên kết tới văn bản, bảng tính hay bài trình bày

Powerpoint đã upload

1. Phía bên phải của vùng soạn thảo web lesson, dưới đề mục “Copy document link to create hyperlink in the editor on your

left” tìm URL của văn bản, bảng tính hay bài trình bày PowerPoint vừa được đăng tải. URL sẽ có hình thức như sau:

http://pc.innovativeteachers.com/mpc_web/gallery/media.aspx

?id=153&doc=true

2. Đánh dấu URL muốn tạo liên kết tới.

Page 78: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Hướng dẫn qua môi trường mạng 79

3. Từ menu EDIT của trình duyệt chọn Copy.

4. Trong vùng soạn thảo web lesson, gõ vào hoặc chọn đề mục bạn muốn tạo liên kết tới văn bản, bảng tính hay bài trình bày PowerPoint vừa tải lên.

5. Đánh dấu đề mục bạn vừa gõ vào.

6. Nháy chọn nút Hyperlinks.

7. Tại hộp thoại Hyperlinks Manager, nháy chọn Hyperlink.

8. Trong trường Type: đặt http:

9. Nháy chuột vào trường URL:, và từ menu EDIT của trình duyệt, chọn Paste.

10. Từ Target: lựa chọn _blank.

11. Để trống Tooltip:

Page 79: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Phần II. Thực hiện hướng dẫn đồng nghiệp

80

12. Nháy chuột vào OK. Kết thúc bước này một liên kết mới được tạo ra. Khi nháy vào liên kết đó, văn bản, bảng tính, hay bài trình bay PowerPoint sẽ được mở trong cửa sổ mới của trình duyệt.

II. Tìm hiểu các nút điều khiển soạn thảo web lesson khác

Có hai hàng nút và một hàng sử dụng menu trải xuống được đặt ở đỉnh vùng soạn thảo web lesson. Chúng có chức năng như các nút xử lí văn bản. Sử dụng công cụ này bạn có thể định dạng web lesson theo ý thích.

Có thể tìm hiểu (trải nghiệm) với các nút công cụ này bằng cách rê con trỏ chuột qua các nút để hiện tooltip (những lời miêu tả tóm tắt về chức năng của nút đó).

Dưới đây là một số nút lệnh soạn thảo đơn giản:

= Danh sách đánh dấu

= Chữ đậm

= Màu chữ

= Chèn bảng

III. Tải và chèn hình ảnh vào bài học trên mạng

Việc tải và chèn hình ảnh vào bài học trên mạng được thực hiện giống như tải và chèn hình ảnh vào hồ sơ tài liệu tham khảo.

Page 80: Chia sẽ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học