22
1 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGHỆ THUẬT KHOA ĐIÊU KHẮC ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÌNH MẸ CON TRONG TÁC PHẨM ĐIÊU KHẮC GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẨN SINH VIÊN THỰC HIỆN PHAN XUÂN HÒA NGUYỄN THÁI LỰC Huế, 05/2015

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thái Lực k34DK

Embed Size (px)

Citation preview

1

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGHỆ THUẬT

KHOA ĐIÊU KHẮC

ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌNH MẸ CON

TRONG TÁC PHẨM ĐIÊU KHẮC

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẨN SINH VIÊN THỰC HIỆN

PHAN XUÂN HÒA NGUYỄN THÁI LỰC

Huế, 05/2015

2

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGHỆ THUẬT

ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌNH MẸ CON

TRONG TÁC PHẨM ĐIÊU KHẮC

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PHAN XUÂN HÒA

Ký tên:

Huế, 05/2015

3

Tác phẩm: Tình mẹ con

Chất liệu: Gỗ

Kích thước: 150cm x 50cm

4

LỜI CÁM ƠN

Để được kết quả đạt được như ngày hôm nay. Tôi xin chân thành

cám ơn quý thầy, cô giáo trong khoa Điêu khắc, trường Đại học Nghệ

Thuật Huế, Đại học Huế đã hướng dẫn tận tình, giảng dạy về mặt đạo

đức cũng như chuyên ngành mà tôi đang học và trong suốt quá trình

nghiên cứu.

Để hoàn thành khóa luận và tác phẩm tốt nghiệp này. Tôi xin bày tỏ

lòng cám ơn tới thầy Phan Xuân Hòa người thầy đã tận tình chu đáo

giúp đỡ, hướng dẫn để cho tôi hoàn thành tốt bài tốt nghiệp.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến đấng sinh thành, dưỡng dục tôi là

ông bà, cha mẹ đã nuôi nấng, dạy bảo với bao vất vả nhọc nhằn, cho

tôi nên người, thành con người mới, được sống và được học hành như

ngày hôm nay. Đặc biệt, là người mẹ đã sinh ra, nuôi tôi khôn lớn, cho

tôi nhiều cái tốt đẹp, người luôn sát cánh bên tôi trong mọi hoàn cảnh.

Chính vì tình thương bao la cao cả ấy, tôi đã lấy đề tài trong tác phẩm

tốt nghiệp là “ Tình mẹ con” để cám ơn và gửi hết tất cả tấm lòng của

người con dành cho người mẹ mà tôi luôn kính trọng, hình ảnh thân

quen sâu đậm nhất yêu thương suốt cuộc đời này.

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cám ơn tới bạn bè thân yêu trong

khóa 34, anh em trong khoa Điêu khắc, là những người luôn ở bên

cạnh chia sẽ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn

chỉnh. Song kiến thức còn nhiều hạn chế, chưa có kinh nghiệm thực

tiễn tốt, nên chuyên đề của tôi không tránh khỏi được những sai sót về

mặt hình thức cũng như nội dung mà bản thân chưa thấy được. Chính

vì điều đó, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, những lời

khuyên và lời chỉ dẫn hữu ích từ quý thầy cô giáo, anh chị và các bạn

sinh viên, để khóa luận và tác phẩm tôi được đầy đủ và hoàn thiện

hơn.

5

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận và tác phẩm tốt nghiệp của tôi là thành quả của năm

năm học, bằng việc thu thập, nghiên cứu và học tập tại khoa Điêu

khắc.

Quá trình hình thành ý tưởng, xây dựng ý tưởng tạo nên một khóa

luận hoàn chỉnh của riêng tôi mà không có hành vi sao chép nào.

Huế, ngày tháng 05 năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Thái Lực

6

I/ PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Con người sinh ra trên cõi đời ai cũng có cha và mẹ, hai đấng sinh

thành dưỡng dục ta nên người, cho ta thân thể hình hài, cho ta đạo đức

làm người, cho ta biết yêu thương và chia sẻ. Cha mẹ chính là nguồn

mạch của yêu thương, bởi khi sinh ra chúng ta đã mang trong mình

một tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả. Tình mẹ ấm áp, bao dung dành

cho con hay tình cảm kính trọng yêu quý của những đứa con dành cho

mẹ mình giữa đời bao điều tốt đẹp.

Tình mẹ ấm áp như vầng thái dương, dịu hiền như dòng sông xanh.

Ngay từ những ngày đầu, mẹ là người nâng đỡ, yêu thương chúng ta.

Ngay cả khi lớn lên, mẹ vẫn sát cánh cùng chúng ta trên con đường

đời đầy gian lao và thử thách. Tình mẫu tử cao quý ấy không gì có thể

sánh bằng.

Người mẹ luôn là hình tượng vĩ đại trong trái tim mỗi đứa con. Cho

dù có miêu tả dưới góc độ nào cũng không kể hết được hình ảnh một

người mẹ suốt đời lam lũ để con được sống, vì cho con vui mẹ phải

gánh hết đau buồn, luôn hy sinh cả bản thân mình chỉ biết cho đi mà

không biết đòi lại. Là một tình yêu cao cả không tính toán.

Tuổi ấu thơ tôi đã không nhớ rõ mấy những kí ức bên mẹ, nhưng

tới khi trưởng thành tôi đã thấy trong cuộc sống khó khăn của gia

đình. Ba bị tai nạn trong khi lao động và không thể làm việc được nữa.

Mọi vất vả từng ngày cơm áo cho bầy con và chồng, phải đặt lên đôi

vai mẹ. Hằng ngày mẹ phải lam lụng vất vả để có đồng tiền dành dụm

cho gia đình, cho những đứa con nhỏ và người con đang học ở xa. Dù

vậy nhưng mẹ vẫn không quên những lời yêu thương quan tâm đối với

con. Tôi đã cảm nhận được một tình yêu thiêng liêng từ gia đình và

nhất là từ mẹ. Thật là hạnh phúc và ấm áp biết bao khi mỗi lần đi xa,

đi học về được mẹ ôm choàng lấy mẹ vỗ về yêu thương. Đây thực sự

là những nguồn cảm hứng thực tế từ chính cuộc sống bản thân, cho tôi

khai thác để xây dựng những ý tưởng sáng tác tác phẩm tốt nghiệp.

Hình ảnh minh họa

7

2. Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở đào tạo dẫn dắt của nhà trường trong suốt quá trình 5

năm học, với những cái vốn có và đã học trong học trong thời gian

qua. Tôi muốn nghiên cứu và đúc kết ra những cái mới, xây dựng cái

riêng cho mình. Từ đó tôi thông qua tác phẩm của mình để truyền đạt

cảm xúc muốn gửi gắm trong hình tượng mẹ con. Và thể hiện được

tình mẹ con qua ngôn ngữ khối của điêu khắc, tạo nên sự gắn bó mật

thiết giữa nghệ thuật với cuộc sống và con người.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Chú trọng nghiên cứu hình ảnh mẹ con trong từng gia đình ở đề tài

thực tế. Những người mẹ trong suy nghĩ của bản thân với bao lo toan

vất vả, nhưng nụ cười sự âu yếm của người mẹ không thể thiếu vòng

tay luôn ấm áp chăm lo cho con. Người mẹ dịu hiền và mộc mạc.

Thông qua ngôn ngữ khối, chất liệu, màu sắc trong Điêu khắc tạo

nên vẻ đẹp hình tượng mẹ con và nội dung truyền đạt của tác phẩm.

Nghiên cứu những tác phẩm của các thế hệ đi trước trong nhà

trường, ngoài xã hội để tạo nên cái riêng, cái mới trong bài tốt nghiệp

của mình.

4. Phương pháp nghiên cứu:

Gia đình trong cuộc sống thường ngày dưới sự tác động của xã

hội hiện đại rất lớn đối với bản thân, đó là cái cảm nhận riêng trong đề

tài tốt nghiệp.

Qua trải nghiệm thực tế thu thập, lưu trữ các thông tin có liên

quan, chọn lọc những thế dáng, hình tượng đẹp từ đó khái quát và

hình thành ý tưởng, xây dựng phác thảo.

Từ đó, rút ra những kinh nghiệm của thế hệ đi trước tạo ra cái riêng

trong tác phẩm của mình.

8

II/ PHẦN NỘI DUNG

Chương I: Giới thiệu

1. Quá trình hình thành ý tưởng:

Qua nhìn nhận thực tế trong cuộc sống cho tôi thấy cuộc sống

luôn đầy ắp tình yêu thương của mẹ và con. Từ những lời ru ấm áp,

chan chứa tình thương. Con cái dù đã lớn, nhưng trong giấc ngủ đôi

tay của người mẹ vẫn vỗ nhẹ vào con, đưa con vào giấc ngủ sâu. Mẹ

lúc nào cũng thương yêu, đùm bọc, cũng chở che con cái mình trong

vòng tay. Nhưng buồn thay, trong đời sống ngày một hiện đại, có

nhiều phụ nữ đã không còn biết hát ru con, họ để con nằm trong cái

nôi ấm áp chăn đệm chứ không phải như mẹ đã dang rộng vòng tay

ôm ấp con tháng ngày.

Tình mẹ con là tình cảm thiêng liêng cao cả nhất của mỗi con

người. Tôi không thể tưởng tượng được nỗi đau xé ruột của một người

mẹ khi mất đi đứa con của mình. Vậy mà hiện nay còn thấy có những

người mẹ lại có thể bỏ rơi con mà họ cũng chẳng dễ gì mà dứt đi đứa

con thân yêu. Có người vì không đủ khả năng để cho con một cuộc

sống tốt đẹp, có người vì hoàn cảnh ép buộc không thể nuôi con ở bên.

Tất cả đã để lại cho những đứa con của họ nỗi đau đớn nặng nề, những

đứa trẻ đó thật bất hạnh vì chúng thiếu thốn tình cảm.

Đây là đề tài sáng tác bất tận trong thơ ca và là đề tài hay và phù

hợp với tôi trong sáng tác hình tượng nghệ thuật áp dụng vào tác phẩm

Điêu khắc.

Từ những nhìn nhận đó, tôi đã hình thành ý tưởng một người mẹ

nâng niu con. Để xây dựng khóa luận và ngiên cứu sáng tác trong tác

phẩm “Tình Mẹ Con” nhằm truyền tải nội dung thông điệp tình cảm

chân thành của mình, với mong muốn mọi người sẽ có cái nhìn đẹp

trong tình thương yêu của mẹ để rồi cùng gìn giữ và nâng niu tình cảm

thiêng liêng cao quý ấy.

2. Quá trình hình thành phác thảo:

Sau những lần tìm hiểu và nghiên cứu sâu vào đề tài gia đình, đã

cho tôi cảm nhận sâu sắc riêng trong tình cảm và tình yêu máu mủ

ruột thịt. Trong đó có thứ tình cảm thiêng liêng không thể chia cắt,

đây là một sự đồng cảm đặc biệt cho tôi cảm hứng, hình thành nhiều

phác thảo chung đề tài về tình cảm giữa mẹ và con.

9

3. Quá trình chọn lọc phác thảo:

Bằng việc kí họa trên giấy và nặn nhiều sơ thảo đất sét (Hình dưới).

Những sơ thảo ban đầu.

10

Dưới sự định hướng của giáo viên hướng dẫn từ sơ thảo để xây

dựng lên nhiều phác thảo (hình dưới).

Phác thảo

11

Phác thảo

Tôi chú trọng đến nguyên tắc khối mảng, bố cục đã được học. Từ

các phác thảo đã phóng và chỉnh sửa chọn những bài tốt nhất để làm

tiêu chí cho tiền đề tốt nghiệp và đưa lên các phương án để hội đồng

nghệ thuật duyệt.

Trong những phương án đưa lên, Hội đồng chấm thi đã chọn

phương án 1, để làm phác thảo tốt nghiệp và đưa ra nhiều nhận xét

đánh giá chung.

Phác thảo được chọn.

12

Y kiến của hội đồng trong giai đoạn duyệt phác thảo như sau:

Y kiến của thầy Thái Quảng : Nên chọn kích thước gỗ cho phù hợp,

xem lại bục bệ làm căng lên đối lập với phác thảo, hay làm âm xuống

để ôm ấp bài.

Y kiến của thầy Nguyễn Thọ : Nên xem lại phần sau hơi trống và

thêm chi tiết để phù hợp với mặt trước, đầu người con xử lý để ăn với

bố cục tránh rơi ra ngoài.

Y kiến của thầy Nguyễn Bính: Phần trên, phần dưới chưa ăn nhập.

Tìm cách xử lý phần dưới hơi nặng.

Y kiến của thầy Phan Quang: Chỉnh sửa cân đối đầu người con,

khuôn mặt người mẹ và xử lý tóc để ăn nhập với phác thảo.

Y kiến của thầy Xuân Hòa: Làm rõ đề tài nghiên cứu, xử lý đường

nét và khối mảng phù hợp với chất liệu, những đường cong phải theo

một nhịp điệu chính quán xuyến toàn bộ tác phẩm.

Sau khi đã chọn phác thảo tốt nghiệp, dự tính chọn chất liệu, kích

thước và những góp ý cơ bản của hội đồng để hoàn thiện tác phẩm.

4. Quy trình chuyển chất liệu trung gian:

Từ phác thảo đã được chọn phóng lên kích thước như dự định là:

150cm x 50cm. Để thực hiện phóng phác thảo qua chất liệu trung gian

cần chuẩn bị những dụng cụ và vật liệu đó là:

Đất sét.

Bàn xoay làm tượng.

Sắt, thép, đinh, tre, dây dừa, dây cao su... để làm cốt.

Búa, dùi gổ, dao tre, dao thép, nạo và một vài dụng cụ khác để phục

vụ trong quá trình xử lý khi lên đất.

Bàn xoay, đất sét, bảng gỗ.

13

Sau khi làm cốt sắt cố định trên bảng gỗ, lên đất đủ khối theo kích

thước đã dự định. Trong quá trình lên đất dưới sự góp ý của giáo viên

hướng dẫn và mọi người, sàng lọc những ý kiến phù hợp cùng với lập

trường và cách xử lý của bản thân để hoàn thiện phác thảo trên đất.

Làm cốt Lên đất

Sau khi lên đất đủ có thể thay đổi một vài chi tiết sao cho phù hợp

và hoàn thiện.

Phác thảo được phóng và chỉnh sửa trên chất liệu trung gian.

14

Chương II: Nội dung và hình thức trong tác phẩm tốt nghiệp

1. Nội dung:

“Tình Mẹ Con” trong bài được thể hiện qua sự gắn bó mật thiết,

tình cảm thiêng liêng ruột thịt. Vẻ đẹp mang tính nhân văn sâu sắc,

nhớ về cội nguồn, người mẹ đã cưu mang ta, cho ta cuộc sống tốt đẹp

như ngày hôm nay và giá trị đạo, giáo dục, hướng con người tới cái

đẹp chân thiện mỹ. Đây là một trong những giá trị tinh thần quý báu

nhất của nền văn hóa phương Đông. Một giá trị tinh thần xuyên suốt

qua bao nhiêu thời gian từ xưa tới nay, thời nào cũng trân trọng, nâng

niu, và gìn giữ. Xã hội nào, thời đại nào cũng đều lấy thước đo về lòng

hiếu thảo, sự hy sinh vô bờ bến của người mẹ làm nền tảng đạo đức

trong xã hội.

Hình tượng một người mẹ ôm con, người con choàng chặt lấy thân

mẹ là hình tượng cho thấy sự bảo vệ chở che, an toàn ấm áp, hiền hòa

mà người mẹ mang lại. Một sự cần thiết của con với mọi hoàn cảnh

trong cuộc sống được nói lên trong tác phẩm.

Với một nhịp điệu khối uốn lượn mềm mại từ dưới lên trên, từ trên

xuống dưới, thể hiện một tính cách hiền hòa, nhẫn nại, chịu đựng và

hy sinh đến tột cùng của người mẹ. Người con bé nhỏ, nhưng hết sức

an toàn, ấm áp với tình mẹ. Một nội dung thông điệp muốn gửi tới mọi

người. Đừng bao giờ quên tình mẹ, người mẹ đã vì con cái, dù con cái

không ý thức được tình cảm đó. Vì đến khi nhận thức được tình cảm

thiêng liêng đó thì không còn bao thời gian nữa. Đừng để đến khi đã

muộn. Muốn báo đáp nhưng không còn thể quay lui thời gian nữa.

Tác phẩm được xây dựng với hình khối đơn giản và cô đọng, sự

căng tròn của hình khối elip lớn phần dưới tạo sự vững chải trong bố

cục và sự luân chuyển của những đường cong nối tiếp từ dưới lên

quyện vào trong tác phẩm, cho ta thấy sự thanh thoát, nhẹ nhàng

không nặng nề gì về khối.

Việc sử dụng của những khối căng tròn, thể hiện sức sống tiềm

tàng chứa ẩn bên trong từng nhân vật, tình yêu người mẹ dành cho con

lúc nào cũng no đủ, vô bờ bến, cuộc sống con có mẹ luôn ấm no hạnh

phúc.

Với đường nét nghiêng nhẹ của khuôn mặt, mái tóc chải dài của

người mẹ thể hiện sự trìu mến nhìn con rất thân thương và có sự trao

đổi tình cảm qua lại giửa hai nhân vật.

15

Tác phẩm có giá trị mới trong xử lý bố cục và tiếng nói của chất

liệu, truyền tải hình ảnh người mẹ bao dung, chở che, hết mực vì con,

một người phụ nữ mộc mạc, duyên dáng đậm chất Việt.

Với các khối mềm mại, uốn lượn, tác phẩm có thể đáp ứng được

cảm xúc thẩm mỹ, khẳng định được nội dung, đề tài và trong cách thể

hiện.

2. Hình thức thể hiện:

Trong tác phẩm được sử dụng khối căng tròn và mềm mại, những

đường cong nhịp điệu hòa quyện nhau, tạo nên cái mới khi xử lý chất

liệu.

Bằng sự biểu cảm của khối và sự uyển chuyển trong các đường nét,

thể hiện được cái duyên dáng và tâm hồn người phụ nữ Việt, tình cảm

của người mẹ trong tác phẩm.

Hình tượng “Mẹ Con”, toàn bộ xử lý và cách điệu theo lối đơn

giản, cô đọng thể hiện rỏ được tình cảm trong từng nhân vật.

3. Phong cách thể hiện trong tác phẩm:

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu của khóa học tại trường, với

lối thể hiện khối đơn giản căng tròn, có nhịp điệu của những đường

cong được khái quát hóa từ những hạt mầm non đang đâm chồi tạo

cách đi riêng của bản thân theo phong cách trừu tượng tạo hơi thở của

tác phẩm bằng độ căng của khối và những đường cong luân chuyển

trong hình tượng mẹ con.

Trong quá trình học chuyên khoa gỗ tại khoa Điêu khắc, tôi có tìm

hiểu nhiều tác phẩm của một số tác giả và nhà Điêu khắc Phan Thanh

Quang và được thầy hướng dẫn, trong quá trình làm việc tôi đúc rút ra

những kinh nghiệm và đi theo một phong cách mới dành cho bản thân

mình.

Chương III: Chất liệu, kỹ thuật thực hiện trong tác phẩm tốt

nghiệp

1. Chọn chất liệu:

Những chất liệu có tính bền vững như gỗ, đá, đồng, sắt thép,

composite…. Khi ngắm các tác phẩm điêu khắc chúng ta cảm nhận

được trực tiếp của chất liệu mà chúng mang lại. Chất liệu điêu khắc

không những gây ấn tượng hấp dẫn, mà còn tạo nên sự say mê lắng

đọng trong lòng người xem bằng bởi ngôn ngữ biểu cảm riêng của

16

từng chất liệu. Đó chính là tinh thần, là hồn của chất liệu, một yếu tố

quan trọng không thể thiếu trong một tác phẩm điêu khắc.

Tác phẩm “Tình Mẹ”, tôi đã dự định chọn chất liệu gỗ chứ không

chọn chất liệu nào khác vì nó hợp với đường nét khối mảng của bài.

Trong khi đó gỗ là loại chất liệu có tuổi đời, có mùi thơm, màu sắc,

đường nét và cả hơi thở ấm áp mà chúng mang lại. Những đường vân

của gỗ đẹp theo ngày tháng nó có hồn và thân thiện. Đây cũng là vật

liệu được lựa chọn hàng đầu trong thiết kế nhà ở bởi sự sang trọng ấm

cúng nó mang lại cho ngôi nhà và rất gần gủi vào các vật dụng thường

ngày như gường, tủ áo quần, bàn ghế …

Chất liệu này nó giúp tôi liên tưởng tới rất nhiều vẻ đẹp, rất ấm áp

trong sự bảo vệ chở che, có sức sống mảnh liệt và vững bền theo thời

gian như những người phụ nữ người mẹ ôm con vào lòng.

Chính vì vậy từ khi xác định đề tài, xây dựng phác thảo tôi đã

nghiên cứu và chọn chất liệu gỗ để thực hiện cho tác phẩm của mình.

Vì nó phù hợp trong việc thi công của tôi và tính thẩm mĩ trong tác

phẩm.

2. Kỹ thuật thực hiện tác phẩm:

Sau những quy trình chỉnh sửa và hoàn thiện phác thảo trên đất sét,

tiến hành chuyển qua chất liệu như đã định hướng đó là gỗ. Tôi chọn

loại gỗ xoan (còn gọi là gỗ sầu đông hay sầu đâu) để làm tác phẩm của

mình. Loại gỗ này được sử dụng nhiều trong nội thất. Trong điều kiện

tự nhiên cây này có thể đạt trên 20m về chiều cao và đường kính có

thể đạt tới 80cm. Nó có khả năng chống mối mọt, màu sắc đa dạng,

vân gỗ thưa và rõ. Là loại gỗ phù hợp với mảng khối và đường nét của

tác phẩm đang nghiên cứu.

Sau khi chọn được kích thước, những dụng cụ cần thiết hỗ trợ cần

chuẩn bị trong ngành Điêu khắc gỗ đó là: máy cưa gỗ, máy mơn, máy

khoan, máy dùi, máy bào... Ngoài ra, còn có keo AB và một số keo

dán gỗ, các loại đục để phá và tả chất, thước để đo tỷ lệ, các loại vít và

một số lưỡi phay, mủi khoan gỗ để phục vụ trong quá trình làm việc.

17

Máy,dụng cụ hổ trợ Keo dán gỗ

Các loại đục Lưởi phay gỗ

Trong quá trình lên gỗ phải tính toán kỹ tỷ lệ và kích thước.

Gỗ xoan nguyên khối

Bước đầu dùng máy cưa phác tổng thể, cắt bỏ những mảng lớn

không cần thiết.

18

Sau đó dùng máy mơn có lắp lưỡi phay gỗ phá dần và đi sâu vào

những mảng khối, đường nét lớn.

Tác phẩm được phác tổng thể.

khi đã có hình tượng tổng thể ta dùng đục để tạo lại những phần

máy không thể làm được. Do sự biến dạng của gỗ không phù hợp với

phác thảo, nên những chổ bị lẹm sâu vào ta phải dùng keo để ghép

thêm những phần còn thiếu.

Trong quá trình làm, vì gỗ làm khi con tươi nên cần phải phơi

khô để thuận tiện khi đánh nhám và ghép keo.

19

Phơi gỗ

Để tính thẩm mỹ tác phẩm được tốt hơn, tôi dùng những mảnh gỗ

ngang gép lại làm đế để có đường vân đi khác chiều với vân tác phẩm

tạo nên cái khác biệt và có cái ăn nhập vào nó.

Xẻ và ghép bục bệ.

20

Khi hoàn thành những bước cơ bản trong phần thô, dùng máy mơn

và giấy nhám để làm nguội đi sâu vào đường nét chính, giữ tinh thần

tác phẩm.

Đánh nhám, làm nguội tác phẩm.

Phần cuối, đó là dùng các mủi đục để tả chất, tăng thêm vẻ đẹp và

tạo ra cái khác biệt của bản thân, làm nguội, quét lót xả và hoàn thiện

tác phẩm.

21

Giai đoạn hoàn thiện tác phẩm

3. Các vấn đề đạt được và những hạn chế trong tác phẩm tốt

nghiệp:

Tác phẩm được xây dựng với phong cách đơn giản cách điệu cho ta

thấy sự rõ chủ đề, không rắc rối, nhẹ nhàng nhưng không gây một sự

miến cưỡng. Việc sử dụng của những khối tròn, cách điệu tối đa, thể

hiện sức sống mãnh liệt trong từng nhân vật, cuộc sống có mẹ luôn an

toàn, tình cảm. Một giá trị tinh thần lâu đời của nền văn hóa phương

Đông.

Với sự cố ý của các hướng nghiêng của hai nhân vật, lợi dụng mái

tóc có ý nghĩa tượng trưng tấm lòng mềm mại nhưng yêu thương vô

bờ bến.

Tác phẩm có thể có một số giá trị mới trong xử lý bố cục và tiếng

nói của chất liệu, truyền tải nội dung hàm súc với thông điệp hình

tượng người mẹ hy sinh, bao dung, không hề có một toan tính.

Tuy nhiên có thể vẫn còn một số mặt hạn chế như cách thể hiện và

xử lý bề mặt của tác phẩm chưa đạt được sự cộng hưởng với nội dung

nhằm đạt sự thưởng thức tối ưu nhất cho người xem. Khối mềm và

22

cong nhưng vẫn chưa có nhiều khối cứng trả lại sự cân bằng, khiến

người xem có thể có thêm cảm giác mềm yếu trong sự hy sinh cao cả

của người mẹ.

III/ PHẦN KẾT LUẬN

Có thể khẳng định đề tài mẹ con là đề tài muôn thủa mà giới nghệ

sĩ luôn tìm tòi khai thác để đưa vào thơ ca. Nhất là trong hình tượng

Điêu khắc bởi nó kết hợp được nội dung và vẻ đẹp về mặt thẩm mỹ

do các hình khối mộc mạc, cô đọng mà nhà Điêu khắc tạo nên.

Tác phẩm được thể hiện trên chất liệu gỗ xoan phù hợp với hình

tượng mà tôi đã làm, đề tài “Tình Mẹ Con” là nguồn cảm hứng từ

cuộc sống của bản thân và thu thập tài liệu trong những chuyến đi thực

tế.

Với niềm mong muốn tìm tòi cái mới lạ trong gỗ và khai thác triệt

để chất liệu bằng những đường nét, hình khối để có một hình tượng

đẹp về mặt thẩm mỹ và nội dung mang giá trị đạo đức, nhân văn

hướng con người nhớ tới cội nguồn của mình.

Tác phẩm tốt nghiệp là hướng đi cho tôi trong hình thành phong

cách mảng khối đơn giản, cô đọng, những nhịp điệu trong đường nét.

Tạo nền tảng cơ bản để khi ra trường có một lối đi đúng.

Quá trình học tập tại trường bản thân đã cố gắng tìm hiểu và nghiên

cứu vơí sự mong muốn học hỏi được nhiều điều bổ ích. Nhưng khả

năng còn hạn chế, kinh nghiệm chua được nhiều nên chắc chắn quá

trình sáng tác và viết khóa luận có nhiều thiếu sót. Mong được sự góp

ý kiến, nhận xét và đánh giá của quý Thầy, cô để tôi có được kết quả

tốt hơn...