125
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.......................................... 4 1. Lý do chọn đề tài................................... 4 2. Mục đích nghiên cứu................................ 5 3. Đối tượng nghiên cứu...............................5 4. Phương pháp nghiên cứu.............................5 5. Bố cục của đề tài................................... 5 CHƯƠNG 1............................................ 6 TỔNG QUÁT VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG BẮC............6 1.1. Quá trình hình thành và phát triển............6 1.2. Đặc điểm hoạt động, cơ cấu tổ chức SXKD và tổ chức bộ máy tại công ty.............................6 1.2.1 Ngành nghề sản xuất kinh doanh................7 1.2.2 Tổ chức hoạt động của công ty Đông Bắc........7 1.3. Đánh giá khái quát tình hình tài chính công ty cố phần Đông Bắc................................... 10 1.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm gần đây................................................ 10 1.3.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn...............12 1.3.3 Tình hình công nợ phải thu phải trả..........14 1.3.4 Các chỉ tiêu tài chính.......................15 1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán:......................16 1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty...........16 1.4.2 Tổ chức chứng từ kế toán.....................18 1

bao cao tai san co dinh - Thao

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Cam on slideshare đã giúp tôi hoàn thành báo cáo, hy vọng có thể giúp đc các bạn khác như vậy

Citation preview

Page 1: bao cao tai san co dinh - Thao

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................4

1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................4

2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................5

3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................5

4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................5

5. Bố cục của đề tài.......................................................................................5

CHƯƠNG 1..........................................................................................................6

TỔNG QUÁT VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÔNG

TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG BẮC............................6

1.1. Quá trình hình thành và phát triển.................................................................6

1.2. Đặc điểm hoạt động, cơ cấu tổ chức SXKD và tổ chức bộ máy tại công ty. .6

1.2.1 Ngành nghề sản xuất kinh doanh..................................................................7

1.2.2 Tổ chức hoạt động của công ty Đông Bắc...................................................7

1.3. Đánh giá khái quát tình hình tài chính công ty cố phần Đông Bắc..............10

1.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm gần đây.................................10

1.3.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn..................................................................12

1.3.3 Tình hình công nợ phải thu phải trả...........................................................14

1.3.4 Các chỉ tiêu tài chính..................................................................................15

1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán:.............................................................16

1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty..........................................................16

1.4.2 Tổ chức chứng từ kế toán...........................................................................18

1.4.3 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán............................................................19

1.4.4 Tổ chức hệ thống sổ kế toán.......................................................................19

1.4.5 Hệ thống Báo cáo tài chính........................................................................21

1.4.6 Sự vận dụng chế độ tài chính tại công ty....................................................21

1.5. Những đánh giá chung về công tác kế toán..................................................23

1.5.1. Ưu điểm.....................................................................................................23

1.5.2. Nhược điểm...............................................................................................24

2.1.1 Vai trò, chức năng của tài sản cố định hữu hình và kế toán tài sản cố định

1

Page 2: bao cao tai san co dinh - Thao

hữu hình tại công ty cổ phần Đông Bắc..............................................................26

2.1.1.1 Khái niệm vai trò của TSCĐ hữu hình...................................................26

2.1.1.2 Đặc điểm của TSCĐ hữu hình.................................................................27

2.1.1.3. Vai trò và nhiệm vụ kế toán TSCĐ hữu hình.........................................27

2.1.2 Tổ chức quản lý và thực hiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại

công ty cổ phần Đông Bắc...................................................................................29

2.1.1.1 Tổ chức quản lý và phân loại TSCĐ hữu hình tại công ty cổ phần Đông

Bắc.......................................................................................................................29

2.1.2.2 Đánh giá TSCĐ hữu hình tại công ty cổ phần Đông Bắc......................31

2.1.1.3 Tổ chức thực hiện công tác kế toán TSCĐ hữu hình tại công ty cổ phần

Đông Bắc.............................................................................................................33

2.2 Kế toán chi tiết tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần Đông Bắc......34

2.2.1 Thủ tục chứng từ, quy trình ghi sổ kế toán chi tiết tài sản cố định hữu hình

tại công ty cổ phần Đông Bắc..............................................................................34

2.2.1.1 Thủ tục tăng TSCĐ hữu hình.................................................................35

2.2.1.2 Thủ tục giảm TSCĐ hữu hình.................................................................37

2.2.2 Một số nghiệp vụ thực tế phát sinh kế toán chi tiết tài sản cố định hữu hình

tại công ty cổ phần Đông Bắc..............................................................................39

2.3.1.1 Kế toán chi tiết tình hình tăng TSCĐ tại công ty cổ phần Đông Bắc . . .39

2.3.1.2 Kế toán chi tiết tình hình giảm TSCĐ tại công ty cổ phần Đông Bắc ...46

2.3 Kế toán tổng hợp tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần Đông Bắc. . .52

2.3.1 Kế toán tổng hợp tăng, giảm tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần

Đông Bắc.............................................................................................................52

2.3.2 Kế toán tổng hợp khấu hao tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần

Đông Bắc.............................................................................................................62

BẢNG KÊ CHI TIẾT MỨC TRÍCH KHẤU HAO TSCĐ NĂM 2013..............64

2.3.3 Kế toán tổng hợp sửa chữa tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần

Đông Bắc.............................................................................................................65

2.3.3.1 Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ hữu hình....................................66

2.3.3.2 Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ tại công ty..................................................66

2

Page 3: bao cao tai san co dinh - Thao

CHƯƠNG 3........................................................................................................69

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG BẮC.........................................................69

3.1. Đánh giá việc tổ chức kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Cổ phần

Đông Bắc.............................................................................................................69

3.1.1 Những ưu điểm trong công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty

Cổ phần Đông Bắc...............................................................................................69

3.1.2 Một số tồn tại trong công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty

cổ phần Đông Bắc...............................................................................................70

3.2. Phương hướng, kiến nghị hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại

Công ty Cổ phần Đông Bắc.................................................................................72

3.2.1- Về công tác quản lý kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cố phần

Đông Bắc.............................................................................................................73

3.2.2- Về tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán tài sản cố định hữu hình tại

công ty cố phần Đông Bắc...................................................................................74

3.2.3- Về chứng từ và luân chuyển chứng từ kế toán tài sản cố định hữu hình tại

công ty cố phần Đông Bắc...................................................................................75

3.2.4- Về kế toán chi tiết kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cố phần

Đông Bắc.............................................................................................................75

3.2.5- Về kế toán tổng hợp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cố phần

Đông Bắc.............................................................................................................75

3.2.6- Về báo cáo kế toán liên quan kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty

cố phần Đông Bắc...............................................................................................76

3.2.7- Điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình

tại công ty cố phần Đông Bắc..............................................................................76

KẾT LUẬN........................................................................................................77

3

Page 4: bao cao tai san co dinh - Thao

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, kinh tế nước ta đã có nhiều

thay đổi tích cực. Song song với sự thay đổi nền kinh tế, các doanh nghiệp cũng

đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn trong công tác quản lý tài chính nhằm

đạt hiệu quả kinh doanh ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu khắc nghiệt của thị

trường. Vì vậy, sự hoàn thiện của chế độ kế toán mới mang lại thuận lợi rất lớn

cho các doanh nghiệp trong việc áp dụng một cơ chế quản lý khoa học và hiệu

quả, đồng thời là một bước tiến quan trọng trong công tác quản lỹ vĩ mô của nhà

nước.

Trong các khâu quản lý tại doanh nghiệp có thể nói công tác quản lý hạch

toán tài sản cố định là một trong những mắt xích quan trọng nhất của doanh

nghiệp. TSCĐ là yếu tố cơ bản của vốn kinh doanh, là hình thái biểu hiện của

vốn cố định, nó thể hiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, trình độ công nghệ, năng lực và

thế mạnh của doanh nghiệp trong sản xuất KD thương mại. Giá trị tài sản ảnh

hưởng đến chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện khoa

học kỹ thuật phát triển như hiện nay, giá trị tài sản ngày càng lớn thì yêu cầu

quản lý sử dụng ngày càng chặt chẽ, khoa học và hiệu quả hơn. Nên trong những

năm qua, vấn đề nâng cao hiệu quả của việc sử dụng tài sản cố định đặc biệt

được quan tâm

Dưới góc độ lý thuyết: công tác quản trị tài sản cố định giúp lãnh đạo doanh

nghiệp có cơ sở quyết định các phương án khai thác năng lực tài sản cố định

hiện có và đầu tư mới thích hợp, hiệu quả.

Dưới góc độ thực tiễn: Tại đơn vị thực tập những tồn tại cần phải giải quyết

để nâng cao hiệu quả sư dụng tài sản cố định. Đó là: Cần nâng cao tài sản cố

định về mặt kỹ thuật và nâng cao tài sản cố định về mặt kinh tế, những vướng

mắc trong quá trình đầu tư, quản lý và sử dụng tài sản cố định.

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc kế toán tài sản cố định

trong doanh nghiệp, em đã chọn đề tài: “Thực tế kế toán tài sản cố định hữu

hình tại Công ty Cổ phần Đông Bắc” để nghiên cứu và làm báo cáo thực tập tốt

4

Page 5: bao cao tai san co dinh - Thao

nghiệp.

2. Mục đích nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng công tác kế toán tài sản cố định của Công ty cổ phần

Đông Bắc, qua đó tìm ra những tồn tại và nguyên nhân dẫn đến các tồn tại đó.

- Đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn hiện công tác kế toán tài sản

cố định, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

3. Đối tượng nghiên cứu

- Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Cổ phần Đông Bắc.

- Phạm vi nghiên cứu: trong quý I năm 2013.

4. Phương pháp nghiên cứu.

+ Phương pháp chứng từ kế toán: Dùng để thu thập thông tin

+ Phương pháp tài khoản kế toán: Dùng để hệ thống hoá thông tin

+ Phương pháp tính giá: Xây dựng đơn giá để tính giá trị và hao mòn tài

sản cổ định hữu hình.

+ Phương pháp tổng hợp - Cân đối kế toán: Sử dụng để tổng hợp số liệu từ

các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết.

- Phương pháp phân tích đánh giá: Tìm hiểu thực trạng của đơn vị để phân

tích và đưa ra những nhận xét đánh giá về đơn vị.

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tham khảo các tài liệu các nguyên tắc

các chuẩn mực kế toán hiện hành

5. Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của báo cáo được trình bày

trong 3 chương:

Chương 1: Tổng quát về tình hình sản xuất kinh doanh và công tác kế

toán của công ty cố phần Đông Bắc.

Chương 2 : Thực trạng kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty cổ

phần Đông Bắc.

Chương 3: Hoàn thiện công kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công

ty cổ phần Đông Bắc.

5

Page 6: bao cao tai san co dinh - Thao

CHƯƠNG 1.

TỔNG QUÁT VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÔNG

TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG BẮC.

1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty cổ phần Đông Bắc được đăng ký lần đầu ngày 27/06/2008, đăng ký

thay đổi lần thứ 5 ngày 04/06/2013. Là một công ty được thành lập trên cơ sở

góp vốn liên doanh của 5 thành viên với số vốn điều lệ: 44.700.000.000 đồng.

Công ty có:

Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG BẮC

Trụ sở tại: Lô 42, No2, khu đô thị Đông Bắc Ga, phường Đông Thọ, TPTH.

Giám đốc công ty: Phí Trung Tuyên

Số điện thoại: 0913.291.252

Mã số Thuế: 2800722417

Số tài khoản: 0781000000828 Tại: Ngân hàng Ngoại

thương – Chi nhánh Thanh Hoá.

Mục tiêu của Doanh nghiệp là lợi nhuận nhưng trên cơ sở lợi nhuận sinh ra

phải đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu, đúng kỷ thuật thiết kế. Doanh

nghiệp còn có mục tiêu nữa đó là mang lại công ăn việc làm cho người lao động,

cải thiện nâng cao đời sống công nhân, góp phần làm giàu đẹp quê hương đất

nước, Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.

Khi mới bắt đầu thành lập công ty gặp rất nhiều khó khăn, vốn ban đầu hạn

chế, chưa có nhiều công nhân viên có tay nghề cao, nền kinh tế thị trường khó

khăn,và rất nhiều khó khăn khác, nhưng với sự đoàn kết của toàn thể công nhân

viên công ty và sự chỉ đạo của Ban giám đốc, nên hiện nay Công ty CP Đông

Bắc ngày càng khẳng định được mình trên thị trường trong lĩnh vực hoạt động,

củng cố thương hiệu của công ty và đưa đời sống của công nhân viên ngày càng

nâng cao, thực hiện được mục tiêu ban đầu của công ty đã đề ra.

1.2. Đặc điểm hoạt động, cơ cấu tổ chức SXKD và tổ chức bộ máy tại

công ty

6

Page 7: bao cao tai san co dinh - Thao

1.2.1 Ngành nghề sản xuất kinh doanh

Vượt qua rất nhiều khó khăn, từ những ngày đầu đang còn là một công ty

nhỏ, hiện nay Công ty Đông Bắc đã có những ngành nghề:

TT Tên ngành

1 Xây dựng nhà các loại

2 Xây dựng công trình kỹ thuật, dân dụng khác. Chi tiết: xây dựng công trình

thủy lợi, công nghiệp

3 Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ

4 Phá dơ

5 Chuẩn bị mặt bằng

6 Sản xuất khác chưa được phân vào đâu. Chi tiết: Sản xuất vật liệu và thiết bị

lắp đặt trong xây dựng

7 Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng

8 Bán buôn kim loại và quặng kim loại. Chi tiết: Kinh doanh sắt, thép.

9 Sản xuất sắt, thép, gang.

10 Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét

11 Dịch vụ lưu trú ngắn ngày.

12 Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động.

13 Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa được phân vào đâu (Không bao gồm các

hoạt động vui chơi giải trí Nhà nước cấm)

14 Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan, chi tiết: Kinh

doanh xăng, dầu, chất đốt.

15 …….

1.2.2 Tổ chức hoạt động của công ty Đông Bắc

- Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh theo hình thức gọn nhẹ,

thống nhất từ trên xuống dưới, rõ ràng trong phân định và quyền hạn cho từng

phòng ban, từ lĩnh vực kinh doanh.

Công ty có 9 phòng ban:

- Giám đốc

- Phó giám đốc tài chính

7

Page 8: bao cao tai san co dinh - Thao

- Phó giám đốc kỹ thuật

- Phòng tổ chức

- Phòng tài chính kế toán

- Phòng kỹ thuật

- Phòng Kinh doanh

- phòng tài vụ

- Phòng kế hoạch

* Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty:

- Giám đốc:

Giám đốc là người điều hành công ty, đại diện theo pháp luật và chịu trách

nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trực tiếp

phụ trách công tác kế hoạch, tài chính và tổ chức lao động của công ty.

Đại diện công ty ký kết và chỉ đạo thực hiện các hợp đồng kinh tế - Kỹ thuật

và đơn giá tiền lương trong nội bộ công ty, phù hợp với quy định của nhà nước.

Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật trưởng, phó các phòng ban trong

công ty. Quyết định các dự án đầu tư, ký các hợp đồng vay, cho vay, thuê, cho

thuê. Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong doanh nghiệp theo quy định của pháp

luật và bồi thường thiệt hại theo luật doanh nghiệp.

8

Giám đốc

PGĐ kỹ thuậtPGĐ tài chính

P. Tổ chức

P. kỹ thuật

P.kinh doanh

P. Kế hoạch

P. TC-kế toán

P.Tài vụ

Đội xd số 1

Đội xd số 3

Đội xd số 4

Đội xd số 5

Đội xd số 2

Page 9: bao cao tai san co dinh - Thao

- Phó giám đốc:

Là trợ thủ đắc lực giúp giám đốc điều hành 1 lĩnh vực hoạt động, sản xuất

kinh doanh của công ty theo sự phân công của giám đốc và chịu trách nhiệm về

các công việc đó trước giám đốc và pháp luật.

- Phòng tổ chức:

Có nhiệm vụ sắp xếp bộ máy hoạt động của từng bộ phận, chăm lo đến đời

sống tinh thần cho công nhân viên.

- Phòng tài chính - kế toán:

Tham mưu cho giám đốc duyệt các phương án thu, chi, cấp phát, điều tiết

vốn, trong nội bộ cũng như ngoài công ty, tham mưu tổ chức bộ máy kế toán

thống kê, hạch toán thống kê phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý

vốn và tài sản của công ty theo chế độ hiện hành. Lập kế hoạch tài chính của

công ty, lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán trình duyệt. Giúp giám đốc

quản lý sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và có trách nhiệm bảo toàn số vốn

được giao. Theo dõi chặt chẽ tình hình thu, chi, công nợ của công ty, chi phí tiết

kiệm đúng chế độ chính sách của công ty. Thực hiện công tác thống kê, báo cáo

của công ty.

- Phòng kỹ thuật:

Có nhiệm vụ sửa đổi, bổ sung trong thiết kế của tổng công trình, lập các hồ

sơ thanh, quyết toán cho từng công trình giám sát thi công từng công trình để

chất lượng đạt hiệu quả.

- Phòng kế hoạch:

Có trách nhiệm phân phối với các phòng ban liên quan để xây dựng kế

hoạch, lập bảng cân đối về nhu cầu sử dụng trong tháng, năm cho công ty.

- Phòng kinh doanh:

Chịu trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động kinh doanh, giao dịch,

ký kết hợp đồng, theo dõi trong công ty.

- Phòng tài vụ:

Có trách nhiệm giải quyết các công việc nội bộ trong công ty, như: Đóng

dấu, photo giấy tờ, vào sổ, theo dõi hoạt động của công ty.

9

Page 10: bao cao tai san co dinh - Thao

- Các đội xây lắp:

Thực hiện thi công các công trình thuộc gói thầu của công ty.

1.3. Đánh giá khái quát tình hình tài chính công ty cố phần Đông Bắc

1.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm gần đây

Việc tìm hiều tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong

những năm gần đây được xem xét chủ yếu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh

doanh. Phân tích sự biến động của từng chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh, so sánh tốc độ tăng giảm của từng chỉ tiêu qua các năm để biết được

mức tiết kiệm các khoản chi phí, sự tăng trưởng doanh thu nhằm khai thác điểm

mạnh, khắc phục điểm yếu, đồng thời còn phân tích để thấy được sự ảnh hưởng

của các nhân tố khách quan và chủ quan tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của

công ty.

Bảng biếu dưới đây phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của

công ty cổ phần Đông Bắc trong 3 năm gần đây 2011, 2012, 2013 nhằm làm

sáng tỏ những điều trên.

10

Page 11: bao cao tai san co dinh - Thao

Chỉ tiêuMã số

2011 2012 2013

Chênh lệch(2012 – 2013)

Chênh lệch(2011 – 2013)

+/-%

+/-%

1. Doanh thu bán hàng và CCDV

1 83.570.085.719 152.173.819.755 209.450.147.976 57.276.328.221 37,64 125.880.062.257 150,63

2. Các khoản giảm trừ doanh thu

2

3. Doanh thu thuần về BH và CCDV (10= 01- 02)

10 83.570.085.729 152.173.819.755 209.450.147.976 57.276.328.221 37,64 125.880.062.247 150,63

4. Giá vốn hàng bán 11 77.645.896.882 143.182.782.161 201.218.819.623 58.036.037.462 40,53 123.572.922.741 159,155. Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV (20= 10-

11)20 5.924.188.837 8.231.328.353 8.991.037.594 759.709.241 8,45 2.307.139.516 38,94

9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

(30=20+21-22-24)30 924.060.123 476.401.949

1.179.987.969703.586.020 147,69 255.927.846 27,7

12. Lợi nhuận khác (40=31-32)

40 (615.976.643) 101.356.149 (764.310.663) -865.666.812 -854,08 -148.334.020 24,08

13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế(50=30+40)

50 308.083.480 415.677.306 577.758.098 162.080.792 38,99 269.674.618 87,53

14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

51 53.914.610 101.107.667 103.919.327 2.811.660 2,78 50.004.717 92,75

15. Lợi nhuận sau thuế TNDN

(60=50-51)60 254.168.870 311.757.979 476.650.431 164.892.452 52,89 222.481.561 87,53

KẾT QUẢ KINH DOANH QUA CÁC NĂM 2011, 2012, 2013

(Báo cáo tài chính năm 2012, 2013)

11

Page 12: bao cao tai san co dinh - Thao

Nhận xét:

Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy doanh thu của công

ty năm 2013 đạt 209.450.147.976 đồng, so với năm 1012 tăng 57.276.328.221

đồng tương ứng tăng 37,64%, và tăng 125.880.062.257 đồng tương ứng tăng

150,63% so với năm 2011.

Có thể nói doanh thu của công ty có sự tăng trưởng tương đối nhanh. Điều

đó chứng tỏ công ty không ngừng nổ lực đàm phán tìm kiếm mở rộng các mối

quan hệ kinh tế nhằm tăng doanh thu đồng thời cũng thể hiện chất lượng công

trình, sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, tạo dựng được uy

tín trên thị trường.

Bên cạnh đó, thì giá vốn cũng tăng mạnh, năm 2013 tăng 58.036.037.462 đ

tương ứng với 40,53% so với năm 2012, và tăng 123.572.922.741đ tương ứng

159,15% so với năm 2011 vì giá vốn nguyên vật liệu để đầu tư vào các công

trình dở dang và biến động giá cả nguyên vật liệu trên thị trường ảnh hưởng làm

cho giá vốn tăng lên. Chính vì vậy mà lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp

dịch vụ của công ty năm 2013 chỉ tăng 759.709.241đ tương ứng 8,45% so với

năm 2012 và tăng 2.307.139.516đ tương ứng 38,94% so với năm 2011, là do tốc

độ tăng trưởng của doanh thu còn thấp hơn so với tốc độ tăng của giá vốn, vì

vậy công ty cần có biện pháp để giảm chi phí sản xuất kinh doanh.

Mỗi năm công ty đóng góp khoản thuế thu nhập doanh nghiệp cho ngân sách

nhà nước với năm sau cao hơn năm trước, năm 2013 là 103.919.327 tăng

2.811.660đ tương ứng 2,78% so với năm 2012, và tăng 50.004.717đ tương ứng

92,75% so với năm 2011, chứng tỏ công ty hoạt động hiệu quả, có trách nhiệm

thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.

Năm 2013 tổng lợi nhuận sau thuế đạt 476.650.431đ, tăng 164.892.452 đ

tương ứng 52,89% so với năm 2012 và tăng 222.481.561 đ tương ứng 87,53%

so với năm 2011. Điều đó khẳng định sự phát triển của công ty, lợi nhuận sau

thuế liên tục tăng trưởng cao qua các năm, hiệu quả kinh doanh công ty khá tốt.

1.3.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn

Khi phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn thì các chỉ tiêu để khái quát rõ

12

Page 13: bao cao tai san co dinh - Thao

nhất đó là tổng tài sản và chỉ tiêu tổng nguồn vốn, qua các chỉ tiêu này ta có thể

nhận thấy tình hình ban đầu của công ty.

Bảng 2 : Tổng tài sản và nguồn vốn Đvt: Việt Nam đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

Số tiềnChiếm tỉ lệ %

Số tiềnChiếm tỉ lệ %

+/- %

TỔNG CỘNG TÀI SẢN

77.740.632.224 100% 130.953.321.160 100%53.212.688.936 68,45

A. Tài sản ngắn hạn

55.780.441.144 71,75 111.435.257.262 8555.654.816.118 99,77

B. Tài sản dài hạn

21.960.191.080 28,25 19.518.063.898 15-2.442.127.182 -11,12

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

77.740.632.224 100% 130.953.321.160 100%53.212.688.936 68,45

A. Nợ phải trả 32.409.900.277 41,69 85.322.766.752 65 52.912.866.475 163,26

B. Vốn CSH 45.330.731.947 58,31 45.630.554.408 35 299.822.461 0,66

(Báo cáo tài chính năm 2013)

Nhìn bảng số liệu ta thấy tổng tài sản và tổng nguồn vốn của năm 2013 so

với năm 2012 tăng là 53.212.688.936 đồng tương ứng với mức tăng 68,45% là

do các nguyên nhân chủ yếu sau: :

* Về tài sản:

-Tài sản ngắn hạn năm 2013 tăng so với năm 2012 là 13.558.191.942

đồng tương ứng với tỷ lệ là 99,77 đó là do công ty huy động được một lượng

tiền và các khoản tương đương tiền một cách đáng kể so với năm trước từ các

nguồn khác nhau.

-Tài sản dài hạn của công ty năm 2013 so với năm 2012 giảm là

2.442.127.182 đồng tương ứng với tỷ lệ là 11,12% là do việc tính khấu hao tài

sản cố định vào chi phí sản xuất, điều này cho thấy trong năm qua công ty còn

chưa chú trọng đầu tư vào tài sản dài hạn để phục vụ cho quá trình kinh doanh

của mình.

* Về nguồn vốn :

13

Page 14: bao cao tai san co dinh - Thao

- Nợ phải trả: năm 2013 tăng so với năm 2012 là 52.912.866.475 đồng

tương ứng với tỷ lệ 163,26%. Vì vậy nợ phải trả của công ty vẫn chiếm tỷ trọng

khá cao trong tổng nguồn vốn nên công ty cần biện pháp xem xét lại.

- Vốn chủ sở hữu năm 2013 so với năm 2012 tăng là 299.822.461đồng

tương ứng với tỷ lệ 0,66. Tuy nhiên mức tăng này vẫn chưa cao nên công ty cần

chú trọng và phát huy hơn nữa việc huy động góp vốn của các cổ đông.

1.3.3 Tình hình công nợ phải thu phải trả

Các khoản phải thu phải trả của công ty bao gồm: phải thu của khách

hàng, phải trả cho người bán, phải trả cho cán bộ công nhân viên….

Bảng 3 : Các khoản phải thu phải trả

Đvt: Việt Nam đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013Chênh lệch

+/- %I. Các khoản phải thu ngắn hạn

1.663.508.366 50.623.402.847 48.959.894.481 2943,17

Phải thu của khách hàng

0 49.559.891.45649.559.891.456

Trả trước cho người bán

1.227.333.637-1.227.333.637

0

Các khoản phải thu khác

1.063.511.391-1.063.511.391

-1

II.Nợ ngắn hạn 32.409.900.277 85.322.766.75252.912.866.475

163,26

Vay ngắn hạn 21.749.648.000 78.833.278.00057.083.630.000

262,45

Phải trả cho người bán

6.451.484.106 0-6.451.484.106

-1

(Báo cáo tài chính năm 2013)

14

Page 15: bao cao tai san co dinh - Thao

Nhận xét:

Qua bảng phân tích trên ta thấy các khoản phải thu ngắn hạn năm 2013 tăng

so với năm 2012 là 48.959.894.481đ tương ứng 2943,17%, nguyên nhân chủ

yếu là do khoản phải thu của khách hàng năm 2013 tăng mạnh tới

49.559.891.456đ, do các công trình đều đang xây dựng dở dàng, chưa quyết

toán được. Điều này ảnh hưởng mạnh đến khả năng quay vòng vốn của công ty.

Để khắc phục điều này, công ty bắt buộc phải tăng vay ngắn hạn, năm 2013

khoản vay ngắn hạn so với năm 1012 tăng 57.083.630.000đ tương ứng với

262,45%, do đó chi phí sản xuất kinh doanh của công ty năm 2013 sẽ tăng mạnh

do phải trả các khoản lãi vay, lợi nhuận giảm so với dự kiến. Đồng thời làm cho

cho chỉ tiêu Nợ ngắn hạn năm 2013 tăng 163,26% so với năm 2012, khả năng

thanh toán của công ty giảm.

1.3.4 Các chỉ tiêu tài chính

Khi phân tích tình hình tài chính của công ty ngoài mục đích cung cấp về

thực trạng tình hình kinh doanh của công ty ta còn cần biết khả năng thanh toán,

hiệu quả sử dụng vốn nó như thế nào, vì vậy cần xem xét đến các chỉ tiêu tài

chính khác ngoài chỉ tiêu vốn và tài sản như: Tỷ suất nợ. tỷ suất tự tài trợ, tỷ

suất đầu tư, khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán ngắn hạn, khả

năng thanh toán nhanh…

15

Page 16: bao cao tai san co dinh - Thao

Bảng 3: Một số chỉ tiêu tài chính

Đvt: Việt Nam đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013Chênh lệch

+/- %

Hệ số thanh toán ngắn hạn(= tài sản ngắn hạn/ nợ ngắn hạn)

1,72 1,31 -0,41 -23,84%

Tỷ suất nợ(= nợ phải trả/ tổng cộng nguồn

vốnx100)41,68% 65,11% 23,43%

Tỷ suất tự tài trợ(=vốn CSH/tổng cộng nguồn vốn

x100)109,75% 27,75% -82,00%

( Nguồn báo cáo tài chính năm 2013)

Nhận xét: Từ bảng phân tích ta thấy được rằng:

-Tỷ suất nợ phản ánh tỷ lệ vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh

nghiệp, tỷ suất nợ năm 2013 tăng so với năm 2012 là 23,43 % chứng tỏ khả

năng tự chủ của công ty giảm. điều này là do công ty phải vay ngắn hạn nhiều

trong năm 2013 do nhiều công trình dở dang chưa quyết toán được.

- Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty năm 2013 giảm so với năm

2012 là 0,41 lần tương ứng 23,84% .Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán

ngắn hạn của công ty bị giảm và gặp khó khăn trong thanh toán ngắn hạn, quay

vòng vốn lưu động. Hệ số này còn kém so với hệ số thường được các chủ nợ

chấp nhận là 2.

- Tỷ suất tự tài trợ của công ty trong năm 2013 thay đổi so với năm 2012

giảm là 82% nhưng tỷ suất năm 2013 thấp hơn 50% chứng tỏ doanh nghiệp hoạt

động chủ yếu bằng vốn vay, doanh nghiệp không tự chủ về tài chính. Vì vậy

công ty cần có biện pháp để nâng cao tỷ suất tài trợ để khẳng định mức độ độc

lập tài chính của công ty.

1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán:

1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Bộ máy kế toán tại Công ty Đông Bắc được tổ chức theo mô hình vừa tập

trung vừa phân tán. Phòng kế toán thực hiện công tác kế toán chung của toàn

16

Page 17: bao cao tai san co dinh - Thao

công ty. Tại các đội xây dựng các kế toán đội có nhiệm vụ tập hợp tất cả các

hoá đơn, chứng từ, hợp đồng lao động, bảng tập hợp chi phí kèm theo giá

thành sản phẩm và bảng dự toán định mức nộp cho phòng kế toán tài chính.

Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty:

Cơ Cấu tổ chức bộ máy kế toán gồm 7 người

1- Kế toán trưởng

2- Kế toán tổng hợp

3- Kế toán Vốn bằng tiền

4- Kế toán TSCĐ – Nguyên vật liệu

5- Kế toán Thuế

6- Kế toán Tiền lương

7- Thủ quỹ.

- Kế toán trưởng:

Giúp Giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kinh tế tài chính,

công tác kế toán thống kê, các thông tin và hạch toán kinh tế theo các quy định

hiện hành của Nhà nước tại đơn vị...

- Kế toán tổng hợp báo cáo tài chính:

Kiểm tra đối chiếu các phần hành kế toán, tổng hợp, lập báo cáo tài chính

Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp

Thủ Quỹ KT Tiền lương

KT Thuế KT TSCĐ-NVL

KT Vốn bằng tiền

Kế toán các đội xây dựng

17

Page 18: bao cao tai san co dinh - Thao

theo quy định của nhà nước…

- Kế toán vốn bằng tiền :

Nhận và quản lý hóa đơn liên quan đến phần thanh toán tiền mặt, tiền gửi

ngân hàng và công nợ, theo dõi và hạch toán các nghiệp vụ thanh toán liên quan

đến tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, công nợ, kiểm tra theo dõi tiền lương, tiền

thưởng, BHXH, KPCĐ, đối chiếu kho, quỹ, công nợ…

- Kế toán TSCĐ và Nguyên vật liệu:

Theo dõi quản lý và hạch toán TSCĐ, theo dõi và hạch toán chi phí đầu tư

XDCB. Theo dõi và hạch toán toàn bộ quá trình nhập vật tư, vật liệu, công cụ

lao động trên các nội dung: Số lượng, chất lượng, giá trị.

Quản lý kho vật tư, vật liệu, theo chức năng kế toán vật tư. Lập báo cáo phần

công việc mình phụ trách. Làm các công việc khác được giao.

- Kế toán thuế:

Kế toán thuế có nhiệm vụ theo dõi và hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến

thuế của công ty: lập tờ khai thuế GTGT, lập tờ khai thuế TNCN, TNDN,....

- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương:

Tổ chức hạch toán đúng thời gian, số lượng, chất lượng và kết quả của người

lao động, tính đúng và thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan

theo lao động.

Tính toán, phân bổ hợp lý chính xác chi phí tiền lương, tiền công và các

khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN cho các đối tượng sử dụng liên quan.

Định kỳ tiến hành phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình quản lý và

chỉ tiêu quỹ tiền lương; cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận

liên quan.

- Thủ quỹ:

Chịu trách nhiệm trong công tác thu tiền mặt và tồn quỹ của Công ty. Thực

hiện việc kiểm kê đột xuất hoặc định kỳ theo quy định.

1.4.2 Tổ chức chứng từ kế toán

Công ty CP Đông Bắc đang sử dụng các chứng từ theo mẫu quy định chung.

Chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất, ban hành theo quyết

18

Page 19: bao cao tai san co dinh - Thao

định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của bộ trưởng bộ tài chính

Các chứng từ như: Chứng từ về tiền tệ, chứng từ về nguyên vật liệu, chứng

từ về Tài sản cố định, chứng từ về tiền lương, nhân công.

Công ty cũng đã thực hiện tốt các yêu cầu về nội dung phương pháp lập, giá

trị pháp lý của các chứng từ thống nhất bắt buộc.

1.4.3 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán

Hệ thống tài khoản kế toán mà công ty đang áp dụng là hệ thống tài khoản

kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ–BTC ngày

14/09/2006 của Bộ trưởng bộ tài chính.

Hệ thống tài khoản kế toán mà Công ty Cổ phần Đông Bắc đang áp dụng

gồm các tài khoản được chia làm 9 loại trong bảng cân đối kế toán và 1 loại tài

khoản ngoài bảng cân đối kế toán. Hệ thống tài khoản này đã phản ánh đầy đủ

các hoạt động kinh tế phát sinh trong công ty.

1.4.4 Tổ chức hệ thống sổ kế toán

Để tổ chức sản xuất đạt hiệu quả cao nhất, công ty đã tiến hành công tác kế

toán một cách linh hoạt và khoa học.

Phòng kế toán đã sử dụng trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán

chứng từ ghi sổ. Nó phù hợp với kỳ báo cáo đơn giản và hầu như mỗi loại chứng

từ ghi sổ có 1 tài khoản đối ứng với nợ các tài khoản khác hoặc mỗi loại chứng

từ ghi nợ 1 tài khoản đối ứng với các tài khoản khác.

19

Page 20: bao cao tai san co dinh - Thao

Hình thức kế toán áp dụng tại công ty được thể hiện qua sơ đồ:

Ghi chú:

Ghi hàng ngày:

Đối chiếu:

Ghi cuối tháng:

Cùng với sự phát triển của công ty, số lượng các ngiệp vụ kinh tế phát sinh

ngày càng nhiều, đa dạng. Để phù hợp với đặc điểm, quy mô sản xuất kinh

doanh và điều kiện sử dụng máy tính của mình, công ty đã áp dụng hình thức

chứng từ ghi sổ. Kỳ kế toán của công ty theo từng quý, các sổ tổng hợp lập theo

từng quý và năm, các sổ chi tiết lập theo tháng, quý, năm.

Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán căn cứ vào các thông tin ban đầu

Chứng từ gốc

Sổ quỹ Bảng tổng hợp

chứng từ gốcSổ, thẻ kế toán

chi tiết

Sổ đăng ký

chứng từ ghi sổ

Chứng từ ghi sổ

Sổ cái

Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo tài chính

Bảng tổng hợp

chi tiết

20

Page 21: bao cao tai san co dinh - Thao

trên các hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, biên bản kiểm nghiệm, phiếu nhập,

phiếu xuất, phiếu thu, phiếu chi… để ghi các sổ tổng hợp và chi tiết.

1.4.5 Hệ thống Báo cáo tài chính

Niên độ kế toán được tính từ ngày 1tháng 1 đến ngày 31tháng 12 của năm

đó. Công ty sử dụng mẫu Báo cáo tài chính theo quyết định số 48/2006/QĐ-

BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính quy định cho các doanh

nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:

- Bảng Cân đối kế toán: Mẫu số B 01/DNN

- Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B 02/ DNN

- Bản Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B 09/ DNN

Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm phụ biểu sau:

- Bảng Cân đối tài khoản: Mẫu số F 01/DNN

- Bảng Lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B04/DNN

Ngoài ra, Công ty còn lập một số báo cáo khác nhằm phục vụ cho việc quản

trị nội bộ:

+ Báo cáo công nợ;

+ Nhập - Xuất - Tồn vật tư, hàng hoá, thành phẩm;

+ Báo cáo TSCĐ - hao mòn;

+ Báo cáo tập hợp chi phí sản xuất;

+ Báo cáo giá thành;

+ Báo cáo thuế.

1.4.6 Sự vận dụng chế độ tài chính tại công ty.

- Niên độ kế toán được tính từ ngày 1tháng 1 đến ngày 31tháng 12 của năm

đó. Chế độ kế toán áp dụng quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006

của Bộ trưởng Bộ tài chính quy định cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

- Xác định giá xuất hàng theo phương pháp bình quân gia quyền.

- Phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp khấu trừ.

21

Page 22: bao cao tai san co dinh - Thao

- Đơn vị tiền tệ sử dụng là đồng Việt nam.

- Phương pháp khấu hao tài sản cố định là khấu hao lũy kế.

- Hình thức kế toán áp dụng: chứng từ ghi sổ

- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay

- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả

- Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái

- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu

Đó là do công ty áp dụng các chính sách chế độ tài chính theo các quyết

định, thông tư, nghị định…như sau:

+ Hệ thống báo cáo tài chính theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày

14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.

+ Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của bộ tài chính hướng

dẫn thi hành một số điều của luật quản lý thuế và hướng dẫn thi hành nghị định

số 85/2007/NĐ – CP ngày 25/05/2007 của chính phủ quy định chi tiết thi hành 1

số điều luật quản lý thuế.

+ Quản lý sử dụng, khấu hao tài sản cố định, theo quyết định số

206/2003/QĐ-BTC ngày 13/12/2003 của Bộ trưởng bộ tài chính về ban hành

chế độ quản lý, sử dụng khấu hao Tài sản cố định.

+ Theo nghị định số 22/2011NĐ-CP ngày 04/04/2011 của chính phủ về

qui định mức lương tối thiểu chung kể từ ngày 01/05/2011 là 830.000

đồng/tháng.

+ Doanh nghiệp áp dụng tính tiền lương và chế độ tăng lương theo nghị

định số 97/2009/NĐ-CP, nghị định số 98/2009/NĐ-CP ban hành ngày

20/10/2009, bắt đầu áp dụng ngày 01/01/2010.

+ Doanh nghiệp áp dụng chế độ trích BHXH, BHYT, BHXH tự nguyện

theo thông tư số 09/2009/TTCT-BTC-BYT ngày 19/12/2009

+ Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của chính phủ quy định

chi tiết thi hành một số điều của luật quản lý thuế.

22

Page 23: bao cao tai san co dinh - Thao

+ Quyết định số 1235/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc

điều chỉnh mức lương tối thiểu theo vùng của công ty áp dụng là vùng 4 với

mức lương tối thiểu quy định từ ngày 1 tháng 1 năm 2013 là 1.650.000

đồng/tháng.

1.5. Những đánh giá chung về công tác kế toán

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước,

đòi hỏi phải có sự đổi mới sâu sắc và cơ chế quản lý tạo ra bước tiến mới cho

nền kinh tế của đất nước.

Công ty Cổ phần Đông Bắc là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, đã

mạnh dạn, năng động chuyển đổi làm đổi mới trong cơ chế thị trường, thực hiện

đầy đủ nghĩa vụ của nhà nước.

Cùng với sự phát triển của công ty, công tác kế toán đã không ngừng hoàn

thiện và đổi mới. Là một trong những công ty cổ phần trên địa bàn tỉnh ta áp

dụng chế độ kế toán mới, sau một thời gian áp dụng công ty đã dần dần hoàn

thiện việc hạch toán để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình,

phù hợp với trình độ năng lực đội ngũ kế toán hiện có.

Qua tìm hiểu thực, phân tích một cách toàn diện chi tiết công tác quản lý, và

công tác tổ chức hạch toán kế toán, em đã rút ra được những ưu, nhược điểm

sau:

1.5.1. Ưu điểm

Công ty được tổ chức một cách gọn nhẹ, phù hợp với tình hình, điều kiện

kinh doanh của Công ty cũng như trong nền kinh tế thị trường. Các phòng ban

thực hiện tốt các chức năng của mình giúp ban lãnh đạo Công ty hoạt động

ngày càng hiệu quả hơn trong công tác quản lý kinh tế, lập kế hoạch, thực hiện

kế hoạch, quản lý dự án, quản lý giám sát thi công sản xuất, thích hợp với cơ chế

thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước.

- Về bộ máy kế toán của Công ty

Được tổ chức hợp lý, có trình độ chuyên môn, các thao tác xử lý thông tin

một cách chính xác, nhanh, kịp thời. Mặc dù bộ phận kế toán chỉ có 7 cán bộ,

23

Page 24: bao cao tai san co dinh - Thao

nhưng được phân công công việc hợp lý, phù hợp với trình độ chuyên môn và

năng lực của mỗi cá nhân, do đó việc phối hợp, xử lý các công tác kế toán được

nhịp nhàng, có hiệu quả hơn.

- Về hình thức tổ chức ghi sổ kế toán

Hình thức chứng từ ghi số được doanh nghiệp áp dụng trong công tác kế

toán của mình, nó phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Công

ty có bộ máy kế toán, hình thức ghi sổ đúng đắn khoa học, chứng từ kế toán

được sắp xếp thuận tiện, các sổ kế toán được in, đóng bìa đầy đủ, được cơ quan

thuế Thanh Hóa kiểm tra và đánh giá cao.

* Hệ thống chứng từ kế toán: Được lập tương đối theo đúng mẫu quy định

của Bộ tài chính và phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh của đơn vị. Việc

tập hợp cũng như luân chuyểnchứng từ kế toán được thực hiện một cách khoa

học.

* Về hệ thống báo cáo tài chính: Công ty luôn lập đủ và đúng thời hạn các

Báo cáo tài chính theo quy định của Bộ tài chính và các báo cáo khác theo yêu

cầu của nội bộ công ty. Việc áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ là phù hợp với

quy mô của doanh nghiệp, thuận tiện trong quá trình quản lý sổ sách.

1.5.2. Nhược điểm 

- Về việc quản lý công ty: Hiện nay công ty cổ phần Đông Bắc đang quản lý

chung thủ công dựa trên sổ sách giấy tờ, quy mô của công ty đang phát triển,

công trình xây dựng ở xa và có quy mô khác nhau, do đó thiếu sự liên kết. Mặt

khác công ty không có phần mềm hoặc chương trình quản lý phù hợp, vì vậy

hạn chế rất nhiều trong công tác quản lý chung và công tác hạch toán kế toán nói

riêng.

- Việc trả lương theo thời gian và lương khoán sản phẩm của công ty chưa

phản ánh đúng kết quả mà người lao động tạo ra, mới chỉ quan tâm đến ngày

công làm việc thực tế và hệ số lương cấp bậc mà chưa gắn liền với kết quả lao

động của từng người do đó chưa kích thích được họ tận dụng thời gian lao động

trong ngày để nâng cao năng xuất lao động và chất lượng công tác.

- Các sổ chi tiết của công ty còn chưa được quản lý tốt. Kế toán còn bỏ qua

24

Page 25: bao cao tai san co dinh - Thao

một số quy trình như không lập thẻ tài sản cố định, không kiểm tra sổ tài sản cố

định tại nơi sử dụng.

Kết luận

Giới thiệu chung về tình hình và điều kiện sản xuất kinh doanh của Công ty.

Phần này tác giả giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành và phát triển cùng

với chức năng, nhiệm vụ kinh doanh của Công ty. Sau đó giới thiệu về công

nghệ sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và tình

hình tổ chức sản xuất của Công ty.

25

Page 26: bao cao tai san co dinh - Thao

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN ĐÔNG BẮC

2.1 Vai trò, chức năng đặc điểm kế toán tài sản cố định hữu hình tại

công ty cổ phần Đông Bắc.

2.1.1 Vai trò, chức năng của tài sản cố định hữu hình và kế toán tài sản cố định hữu

hình tại công ty cổ phần Đông Bắc.

2.1.1.1 Khái niệm vai trò của TSCĐ hữu hình

a. Khái niệm TSCĐ hữu hình

TSCĐ hữu hình là tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm

giữ để sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn

ghi nhận TSCĐ( theo chuẩn mực kế toán Việt Nam)

TSCĐ hữu hình có nhiều chủng loại khác nhau với hình thái biểu hiện, tính

chất đầu tư và mục đích sử dụng khác nhau. Nhưng nhìn chung khi tham gia vào

các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có những đặc điểm sau:

- TSCĐ là một trong ba yếu tố khong thể thiếu của nền kinh tế của một quốc

gia nói chung, và trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp

nói riêng.

- TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.

- Giá trị của TSCĐ được quy định lớn hơn 10 triệu đồng, thời gian sử dụng

ước tính trên một năm, có thời hạn khấu hao không quá 20 năm.

- Giá trị của TSCĐ được chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh thông

qua việc doanh nghiệp trích khấu hao. Hàng tháng, hàng quý doanh nghiệp phải

tích lũy phần vốn này để hình thành nguồn vốn khấu hao cơ bản.

b. Vai trò của TSCĐ hữu hình trong quá trình SXKD

TSCĐ hữu hình là tư liệu lao động chủ yếu, do đó nó có vai trò rất quan

trọng tới hoạt động sản xuất, quyết định hoạt động sản xuất, khối lượng và chất

lượng sản phẩm, từ đó ảnh hưởng tới sự hoạt động và phát triển của công ty.

Như vậy TSCĐ hữu hình là một bộ phận then chốt trong các doanh nghiệp

26

Page 27: bao cao tai san co dinh - Thao

sản xuất, có vai trò quyết định tới sự sống còn của công ty. TSCĐ hữu hình thể

hiện một cách chính xác nhất năng lực, trình độ trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ

thuật, đảm bảo cho chất lượng các công trình xây dựng của công ty cổ phần

Đông Bắc.

2.1.1.2 Đặc điểm của TSCĐ hữu hình

Là công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây lắp và kinh doanh dịch vụ

thương mại về xây dựng như: Xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi,

công trình dân dụng, rà phá bom mìn….

Do đặc thù của ngành sản xuất kinh doanh, các tài sản cố định được sử dụng

tại công ty hầu hết là các loại máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình thi công và

hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp. Những năm đầu mới thành lập tình

hình TSCĐ của công ty còn rất hạn chế. Trong những năm qua, công ty đã mạnh

dạn đầu tư vốn vào các loại tài sản cố định đặc biệt là các loại máy thiết bị thi

công công trình, phương tiện vận tải… góp phần hoàn thiện hệ thống TSCĐ đưa

công ty ngày càng hoạt động tốt hơn.

Mặt khác, do các công trình của công ty rải rác ở khắp mọi nơi nên đặc điểm

TSCĐ của công ty là nằm phân tán. Do đó đặt ra yêu cầu quản lý TSCĐ hữu

hình của công ty vừa phải phù hợp với tình hình thực tế và phù hợp với chế độ

kế toán hiện hành. Việc tính và trích khấu hao TSCĐ cũng phải được tiến hành

một cách đầy đủ và kịp thời để đảm bảo thời gian khấu hao phù hợp với yêu cầu

đặt ra.

2.1.1.3. Vai trò và nhiệm vụ kế toán TSCĐ hữu hình

Kế toán tài sản cố định hữu hình trên thực tế tham gia kiểm kê và đánh giá

lại tài sản cố định theo quy định của nhà nước, lập các báo cáo về tài sản cố định

của doanh nghiệp;  tiến hành phân tích tình hình trang bị, huy động, bảo quản và

sử dụng tài sản cố định nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của tài sản cố định.

Kế toán tài sản cố định hữu hình hướng dẫn, kiểm tra các phân xưởng,

phòng, ban thực hiện đầy đủ các chứng từ ghi chép ban đầu về tài sản cố định,

mở các sổ sách cần thiết và hạch toán tài sản cố định đúng chế độ, đúng phương

pháp.

27

Page 28: bao cao tai san co dinh - Thao

 Vì vậy, kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp là rất quan trọng và để làm tốt

công việc này kế toán TSCĐ cần làm tốt các nhiệm vụ sau:

1. Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ

hữu hình hiện có, tình hình tăng giảm và hiện trạng TSCĐ hữu hình trong phạm

vi toàn đơn vị, cũng như tại từng bộ phận sử dụng TSCĐ hữu hình, tạo điều kiện

cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản,

bảo dương TSCĐ hữu hình và kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ hữu hình trong

từng đơn vị.

2. Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ hữu hình vào chi phí

sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của tài sản và chế độ quy định. Tham

gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, giám sát việc sửa

chữa TSCĐ hữu hình về chi phí và kết quả của công việc sửa chữa.

3. Tính toán phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xây dựng trang bị thêm,

đổi mới, nâng cấp hoặc tháo dơ bớt làm tăng giảm nguyên giá TSCĐ hữu hình

cũng như tình hình quản lý, nhượng bán TSCĐ hữu hình

4. Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, các bộ phận trực thuộc trong các doanh

nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về TSCĐ hữu hình, mở các sổ,

thẻ kế toán cần thiết và hạch toán TSCĐ theo chế độ quy định.

Trách nhiệm của kế toán TSCĐ hữu hình là:

-  Nhận và cập nhật chứng từ về TSCĐ, kiểm tra xác nhận TSCĐ khi nhập.

-  Lập biên bản bàn giao và bàn giao tài sản cho đơn vị (bộ phận) công ty.

-  Lập và giao biên bản bàn giao trách nhiệm sử dụng tài sản.

-  Tập hợp chi phí xây dựng cơ bản, chi phí sửa TSCĐ, chi phí sửa chữa nhà

xưởng, lập quyết toán xây dựng cơ bản, chi phí sửa chữa hoàn thành.

-  Cập nhật tăng giảm TSCĐ, lập danh sách tăng giảmTSCĐ từng tháng,

năm.

-  Xác định thời gian khấu hao TSCĐ (theo khung qui định nhà nước), tính

khấu hao TSCĐ, chuyển số liệu khấu hao tháng cho từng bộ phận để hạch toán

-  Lập biên bản thanh lý TSCĐ.

28

Page 29: bao cao tai san co dinh - Thao

-  Lập thẻ TSCĐ, sổ TSCĐ, Hồ sơ TSCĐ.

-  Lập danh mục hồ sơ, tài liệu tài sản, sắp xếp và lưu hồ sơ TSCĐ.

-  Kiểm kê TSCĐ 6 tháng hoặc cuối năm.

-  Cung cấp số liệu và tài liệu liên quan về TSCĐ khi có yêu cầu của phòng

kế toán.

2.1.2 Tổ chức quản lý và thực hiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công

ty cổ phần Đông Bắc.

2.1.1.1 Tổ chức quản lý và phân loại TSCĐ hữu hình tại công ty cổ phần

Đông Bắc.

Tổ chức phân loại TSCĐ là căn cứ vào những tiêu thức nhất định để phân

chia TSCĐ thành từng loại, từng nhóm phù hợp với yêu cầu quản lý và hạch

toán TSCĐ.

a. Phân loại TSCĐ hữu hình theo hình thái biểu hiện

Tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần Đông Bắc phân loại theo tiêu

thức này bao gồm:

+ Nhà cửa, vật kiến trúc: Gồm nhà làm việc, nhà ở, nhà kho, xưởng sản xuất,

cửa hàng, …

+ Máy móc thiết bị: Máy móc thiết bị động lực, máy móc thiết bị công tác,

máy lu, máy trộn bê tông… và các loại máy móc thiết bị khác dùng trong xây

dựng công trình.

+ Phương tiện vận tải truyền dẫn: như Ô tô tải, ô tô con, xe máy dùng trong

vận chuyển, hệ thống đường ống dẫn nước,…

+ Thiết bị dụng cụ quản lý: Thiết bị dụng cụ sử dụng trong quản lý kinh

doanh, quản lý tài chính như máy tính, điều hòa…

+ TSCĐ hữu hình khác ví dụ : trạm biến áp….

29

Page 30: bao cao tai san co dinh - Thao

Bảng cơ cấu tài sản cố định của công ty cổ phần Đông Bắc. (ĐVT: 1000VNĐ)

Loại tài sản Năm 2013 Tỷ trọng (% )

- Nhà cửa 6.145.000 22.32

- Máy thi công 12.530.177 45.51

- Phương tiện vận tải 8.287.871 30.1

- Dụng cụ quản lý 91.651 0.33

- Tài sản cố định khác 477.542 1.73

Cộng 27.532.341 100

(Nguồn: bảng kê chi tiết TSCĐ – Phòng kế toán)

Qua bảng trên ta thấy: TSCĐ hữu hình của công ty phần lớn là các loại máy

móc thiết bị thi công chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản (45,51%). Tiếp

đến là phương tiện vận tải phục vụ thi công công trình, chiếm tỷ trọng 30,10%,

nhà làm việc có tỷ trọng 22,32%.....

Với việc phân loại TSCĐ theo tiêu thức này rất thuận lợi cho công tác quản

lý TSCĐ và trích khấu hao để phân bổ cho các đối tượng sử dụng. Ngoài ra đây

cũng là cơ sở để kế toán lập sổ chi tiết TSCĐ và xác định tỷ lệ khấu hao áp dụng

cho các nhóm TSCĐ khác nhau trong doanh nghiệp.

b. Phân loại TSCĐ hữu hình theo quyền sở hữu

TSCĐ phân loại theo tiêu thức này bao gồm TSCĐ tự có và TSCĐ thuê

ngoài.

- TSCĐ tự có là TSCĐ doanh nghiệp mua sắm, xây dựng hoặc chế tạo bằng

nguồn vốn của công ty, nguồn vốn do ngân sách cấp, do đi vay của ngân hàng

hoặc do nguồn vốn liên doanh.

- TSCĐ thuê ngoài bao gồm 2 loại: TSCĐ thuê hoạt động (những TSCĐ đã

thuê của đơn vị khác trong một thời gian nhất định theo hợp đồng đã ký kết) và

TSCĐ thuê tài chính (những TSCĐ mà DN đi thuê dài hạn và được bên thuê

chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu TSCĐ).

c. Phân loại tài sản cố định theo công dụng và tình trạng sư dụng.

30

Page 31: bao cao tai san co dinh - Thao

Tài sản cố định hữu hình phân loại theo tiêu thức này bao gồm:

- TSCĐ hữu hình dùng trong sản xuất kinh doanh: Là những TSCĐ thực tế

đang được sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh như máy móc thi

công, phương tiện vận tải….. Đây là những TSCĐ được tính và trích khấu hao

vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

- TSCĐ hữu hình sử dụng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp: Là

những TSCĐ hữu hình sử dụng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp như

máy tính, điều hòa….

- TSCĐ hữu hình chờ xử lý: Bao gồm những TSCĐ mà doanh nghiệp

không sử dụng do bị hư hỏng hoặc thừa so với nhu cầu, không thích hợp với

trình độ đổi mới công nghệ.

d. Phân loại TSCĐ hữu hình theo nguồn hình thành

TSCĐ hữu hình của công ty cổ phần Đông Bắc hình thành chủ yếu từ các

nguồn:

- TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn doanh nghiệp tự bổ sung.

- TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn kinh doanh.

- TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vay.

2.1.2.2 Đánh giá TSCĐ hữu hình tại công ty cổ phần Đông Bắc

Để tiến hành hạch toán, tính khấu hao và phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ

hữu hình cần phải tiến hành đánh giá TSCĐ hữu hình. Công ty Cổ phần Đôgn

Bắc đánh giá TSCĐ hữu hình theo nguyên giá và giá trị còn lại.

a. Đánh giá TSCĐ hữu hình theo nguyên giá.

*TSCĐ hữu hình được hình thành do mua sắm:

NG TSCĐ hữu hình = Giá mua ghi trên hoá đơn + Chi phí lắp đặt chạy thử

+ các loại thuế (trừ thuế được hoàn lại) - giá trị phế liệu, giá trị sản phẩm do

chạy thử, chiết khấu thương mại, giảm giá.

Các khoản chi phí phát sinh như: Chi phí quản lý hành chính, chi phí sản

xuất chung, chi phí chạy thử và các loại chi phí khác…Nếu không liên quan trực

tiếp đến việc mua sắm và đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng thì không

được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình. Các khoản lỗ ban đầu do máy móc

31

Page 32: bao cao tai san co dinh - Thao

không hoạt động đúng như dự tính được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh

doanh trong kỳ.

Ví dụ: Biên bản giao nhận số 01.2013 ngày 28/01/2013 Công ty đã mua 1

máy trộn bê tông tại công ty CP xây dựng công trình và thương mại Thanh Hoá,

kèm theo các chứng từ sau:

- Hoá đơn GTGT số 53 ngày 28/01/2013

+ Giá mua chưa có thuế GTGT: 107.200.000 đồng

+ Thuế GTGT (10%): 10.720.000 đồng

+ Tổng giá thanh toán: 117.920.000 đồng

- Hoá đơn GTGT số 05 ngày 28/01/2013 của công ty vận tải Tiến Phương.

+ Giá mua chưa có thuế GTGT: 1.500.000 đồng

+ Thuế GTGT (10%): 150.000 đồng

+ Tổng giá thanh toán: 1.650.000 đồng

- Ủy nhiệm chi số 25 ngày 28/01/2013 chi tiền CP xây dựng công trình và

thương mại Thanh Hoá số tiền là 117.920.000 đồng

- Phiếu chi tiền mặt số 26 ngày 28/01/2013 chi tiền mặt thanh toán cho công

ty vận tải số tiền là: 1.650.000 đồng

Kế toán xác định nguyên giá của máy trộn bê tông là:

107.200.000 + 1.500.000 = 108.700.000 (đồng)

* TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành

NG TSCĐ = NG quyết toán TSCĐ + Chi phí lắp đặt, chạy thử

Ví dụ: Ngày 10/09/2012 công ty tiến hành nghiệm thu công trình trường nhà

để xe hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng với tổng chi phí là: 155.991.000

đồng, tài sản được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

Nguyên giá TSCĐ = 155.991.000 đồng

b. Đánh giá TSCĐ hữu hình theo giá trị còn lại

Công ty tiến hành trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng nên mức

trích khấu hao hàng năm của TSCĐ hữu hình không thay đổi.

32

Page 33: bao cao tai san co dinh - Thao

Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình được xác định bằng công thức:

Giá trị còn

lại TSCĐ

= Nguyên giá -

TSCĐ

Giá trị hao mòn

luỹ kế TSCĐ

Ví dụ: Ngày 19/01/2013 Công ty tiến hành mua 01 máy vi tính dùng cho

phòng kỹ thuật.Giá mua chưa có thuế GTGT ghi trên hóa đơn là: 12.000.000

đồng. Thời gian sử dụng của máy tính là 6 năm.

Công ty trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng nên mức khấu hao

đều qua các năm sử dụng là: 12.000.000/6 = 2.000.000 đồng

Giá trị hao mòn luỹ kế của tài sản sau 3 năm sử dụng là: 3 x 2000.000 =

6.000.000 đồng

Vậy : Giá trị còn lại của máy tính năm 2013 là :

12000.000 – 6.000.000 = 6.000.000 (đồng)

2.1.1.3 Tổ chức thực hiện công tác kế toán TSCĐ hữu hình tại công ty

cổ phần Đông Bắc.

Công ty áp dụng chế độ và chính sách kế toán tài sản cố định như sau:

- Niên độ kế toán được tính từ ngày 1tháng 1 đến ngày 31tháng 12 của năm

đó. Chế độ kế toán áp dụng quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006

của Bộ trưởng Bộ tài chính quy định cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Quản lý sử dụng, khấu hao tài sản cố định, theo quyết định số

206/2003/QĐ-BTC ngày 13/12/2003 của Bộ trưởng bộ tài chính về ban hành

chế độ quản lý, sử dụng khấu hao Tài sản cố định.

- Chuẩn mực số 03 - Kế toán tài sản cố định hữu hình

* Chứng từ sử dụng

- Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu số 01- TSCĐ)

- Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số 02- TSCĐ)

- Biên bản giao nhận TSCĐ sữa chữa lớn hoàn thành( Mẫu số 03- TSCĐ)

- Biên bản đánh giá lại TSCĐ(Mẫu số 04- TSCĐ)

- Biên bản kiểm kê TSCĐ (Mẫu số 05 -TSCĐ)

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Mẫu số 06 -TSCĐ)

- Hợp đồng khối lượng XDCB hoàn thành( Mẫu số 10- BH)

33

Page 34: bao cao tai san co dinh - Thao

- Sổ TSCĐ, sổ theo dõi TSCĐ, sổ cái tài khoản 211, 214

- Các chứng từ liên quan: Hóa đơn mua hàng, tờ khai thuế…

- Các tài liệu kỹ thuật có liên quan

Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ tại nơi sử dụng, bảo quản

Việc theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng, bảo quản nhằm xác định và gắn trách

nhiệm sử dụng và bảo quản tài sản với từng bộ phận, góp phần nâng cao trách

nhiệm và hiệu quản sử dụng TSCĐ.

Tại nơi sử dụng, bảo quản TSCĐ (các phòng ban, phân xưởng…) sử dụng sổ

‘‘TSCĐ theo đơn vị sử dụng” để theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ trong phạn

vi bộ phận quản lý.

Tổ chức kế toán chi tiết tại bộ phận kế toán

Căn cứ vào hồ sơ, phòng kế toán mở thẻ và sổ TSCĐ để hạch toán chi tiết

TSCĐ. Thẻ chi tiết TSCĐ được lập một bản và lưu tại phòng kế toán để theo dõi

diễn biến phát sinh trong quá trình sử dụng. Ơ phòng kế toán, kế toán chi tiết

TSCĐ được thực hiện ở sổ chi tiết TSCĐ, bảng kê khấu hao TSCĐ hữu hình.

Sổ TSCĐ: Được mở để theo dõi tình hình tăng giảm, tình hình hao mòn

TSCĐ của toàn doanh nghiệp. Mỗi loại TSCĐ có thể dùng riêng một loại sổ

hoặc một số trang

Căn cứ ghi sổ là chứng từ tăng giảm TSCĐ và các chứng từ gốc liên quan.

2.2 Kế toán chi tiết tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần Đông

Bắc.

2.2.1 Thủ tục chứng từ, quy trình ghi sổ kế toán chi tiết tài sản cố định hữu hình tại

công ty cổ phần Đông Bắc.

Kế toán căn cứ vào chứng từ gốc như hóa đơn mua hàng, biên bản thanh lý,

biên bản bàn giao đánh giá lại TSCĐ hữu hình để vào sổ TSCĐ.

Sau đó từ sổ TSCĐ và bảng tính khấu hao TSCĐ kỳ trước để lập bảng tính

và phân bổ khấu hao TSCĐ.

Cuối quý kế toán căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ và biên

bản thanh lý, biên bản bàn giao, biên bản giao nhận TSCĐ để kế toán vào

Chứng từ ghi sổ. Từ Chứng từ ghi sổ để lên Sổ Cái TK 211, 214.

34

Page 35: bao cao tai san co dinh - Thao

2.2.1.1 Thủ tục tăng TSCĐ hữu hình

- Tăng do mua sắm bằng nguồn vốn chủ sở hữu

- Tăng do mua sắm bằng phúc lợi

- Tăng do mua sắm bằng nguồn vốn vay

- Tăng do mua sắm bằng phương pháp trả chậm, trả góp

- Tăng do đầu tư xây dựng cơ bản bàn giao

- Tăng do tự chế

- Tăng do tài trợ, biếu tặng

- Tăng do nhận vốn góp liên doanh

- Tăng do chuyển từ đơn vị khác đến

- Tăng do nhận lại vốn góp liên doanh

- Tăng do kiểm kê phát hiện thừa

- Tăng do đánh giá tăng TSCĐ

35

Page 36: bao cao tai san co dinh - Thao

Sơ đồ xư lý luân chuyển chứng từ tăng TSCĐ hữu hình

Bộ phận liên quan

Bộ phận dự án

Bộ phận kế toán Bộ phận

sư dụngKế toán TSCĐ

Kế toán nguồn

vốn

Kế toán trưởng

1

(1

(1)

( 1 )

(2)

(11)

(5)

(10)

(3)

(6)

( 7)

(9)

(4)

(8)

Giải thích sơ đồ:

(1) Căn cứ chứng từ liên quan lập biên bản giao nhận TSCĐ

(2,3) Các bộ phận nhận và ký vào biên bản giao nhận

(4,5) Các bộ phận liên quan giữ lại biên bản giao nhận

(6) Kế toán TSCĐ ghi sổ

-Mua sắm

-Hóa đơn

-Hồ sơ kỹ thuật

BB giao nhận

TSCĐBB giao

nhận TSCĐ

BB giao nhận

TSCĐ

-Đầu tư XDCB

-Quyết toán

-Chứng từ khác

- Nhận vốn góp LD, LK

- Giao nhận TSCĐ

- Hợp đồng LD, LK

BB giao nhận

TSCĐ

Ghi sổ

TSCĐ

BB giao nhận

TSCĐ

BB giao nhận

TSCĐ

BB giao nhận

TSCĐ

Ghi sổ nguồn

Lưu chứng từ

36

Page 37: bao cao tai san co dinh - Thao

(7,8) Kế toán nguồn vốn nhận chứng từ, ghi sổ

(9,10) Các bộ phận kế toán tiến hành ghi sổ

(11) Kế toán TSCĐ lưu chứng từ

2.2.1.2 Thủ tục giảm TSCĐ hữu hình

a. Giảm do thanh lý, nhượng bán TSCĐ

Kế toán thực hiện các côgn việc sau:

+ Phản ánh giá trị của tài sản thanh lý

+ Phản ánh số tiền thu về khi thanh lý

+ Ghi nhận chi phí thanh lý

+ Kết chuyển thu nhập khác

+ Kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh

b. Giảm do chuyển nhượng thành công cụ dụng cụ:

- Giảm do liên doanh liên kết

- Giảm do thiếu khi kiểm kê

- Giảm do trả vốn góp

Ghi Sổ

37

Page 38: bao cao tai san co dinh - Thao

Sơ đồ xư lý luân chuyển chứng từ giảm TSCĐ:

Bộ phận liên quan Bộ phận kế toán Kế toán TSCĐ

Kế toán trưởng, thủ trưởng

(1)

(4)

(5)

(2)

(3)

Giải thích sơ đồ:

(1) Bộ phận liên quan lập chứng từ về giảm TSCĐ

(2) Chứng từ chuyển cho kế toán trưởng, thủ trưởng ký duyệt

(3) Chứng từ chuyển cho bộ phận kế toán TSCĐ ghi sổ

(4) Chứng từ chuyển cho bộ phận kế toán ghi sổ

(5) Kế toán TSCĐ lưu chứng từ

Hợp đồng liên

doanh

BB kiểm kê,

BB đánh giá TSCĐ

(ký)

BB thanh lý TSCĐ

BB thanh lý,liên

doanh, BB kiểm kê, đánh giá

Lưu chứng từGhi Sổ kế toán

BB thanh lý,liên

doanh, BB kiểm kê, đánh giá

BB thanh lý,liên

doanh, BB kiểm kê,

đánh giá (ký)

Ghi Sổ kế toán

38

Page 39: bao cao tai san co dinh - Thao

2.2.2 Một số nghiệp vụ thực tế phát sinh kế toán chi tiết tài sản cố định hữu hình tại

công ty cổ phần Đông Bắc

2.3.1.1 Kế toán chi tiết tình hình tăng TSCĐ tại công ty cổ phần Đông

Bắc

Ví dụ minh hoạ: Biên bản giao nhận số 01.2013 ngày 28/01/2013 Công

ty đã mua 1 máy trộn bê tông tại công ty CP xây dựng công trình và thương mại

Thanh Hoá, kèm theo các chứng từ sau:

- Hoá đơn GTGT số 53 ngày 28/01/2013

+ Giá mua chưa có thuế GTGT: 107.200.000 đồng

+ Thuế GTGT (10%): 10.720.000 đồng

+ Tổng giá thanh toán: 117.920.000 đồng

- Hoá đơn GTGT số 05 ngày 29/01/2013 của công ty vận tải Tiến Phương.

+ Giá mua chưa có thuế GTGT: 1.500.000 đồng

+ Thuế GTGT (10%): 150.000 đồng

+ Tổng giá thanh toán: 1.650.000 đồng

- Ủy nhiệm chi số 25 ngày 28/01/2013 tại Ngân hàng Agribank cho công ty

CP xây dựng công trình và thương mại Thanh Hoá số tiền là 117.920.000 đồng

- Phiếu chi tiền mặt số 26 ngày 28/01/2013 chi tiền mặt thanh toán cho công

ty vận tải số tiền là: 1.650.000 đồng

39

Page 40: bao cao tai san co dinh - Thao

Mẫu 2.1

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG BẮC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số 427/CT Ngày 19 tháng 01 năm 2013

QUYẾT ĐỊNHCủa giám đốc Công ty cổ phần Đông Bắc

(Về vịêc mua sắm TSCĐ)

- Căn cứ vào quyết định số 74/QĐ - QP ngày 03 tháng 04 năm 1998 số

399/QĐ - QP ngày 04 tháng 04 năm 1996 số 165/2012/QĐ - BTC ngày 15 tháng

09 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc quy định chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn, ngành nghề kinh doanh và cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Đông

Bắc

- Căn cứ vào nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Đông Bắc

- Căn cứ vào tình trạng năng lực vốn hiện có của Công ty cổ phần Đông Bắc

Quyết định:

Điều I: Thực hiện mua mới: ĐVT: đồng

STT Tên tài sản cố đinh Ngày, tháng Nguyên giá

1 Máy trộn bê tông 28/01/2013 107.200.000

Tổng 107.200.000

Điều II: Tài sản cố định được tài trợ từ quỹ đầu tư xây dựng cơ bản của Công ty

Điều III: Phòng Kỹ thuật, phòng Kế toán tài chính của có trách nhiệm thực hiện

quyết định này.

Nơi nhận:

Công ty cổ phần Đông Bắc Giám đốc công ty

(Đã ký, đóng dấu)

40

Page 41: bao cao tai san co dinh - Thao

Mẫu 2.2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

…………………………..

BIÊN BẢN GIAO NHẬN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Số: 07.2013

- Căn cứ nội dung hợp đồng số 13.2012 ký ngày 19 tháng 01 năm 2013

giữa Công ty CP Đông Bắc công ty CP xây dựng công trình và thương mại

Thanh Hoá về việc mua máy trộn bê tông cho việc thi công công trình.

Hôm nay, ngày 28 tháng 01 năm 2013 tại công ty CP xây dựng công trình

và thương mại Thanh Hoá chúng tôi gồm:

1/ CÔNG TY CP xây dựng công trình và thương mại Thanh Hoá

Ông: Lê Văn Nguyên Chức vụ: Trưởng P.Kỹ thuật

Bà: Nguyễn Thị Văn Chức vụ: Kế toán trưởng

2/ CÔNG TY cổ phần Đông Bắc.

Ông: Phí Minh Nghĩa Chức vụ: P.Giám đốc

Ông: Dương Minh Long Chức vụ: Thợ máy

Cùng thống nhất ký biên bản bàn giao trên với nội dung sau:1/ Bên giao đã bàn giao và bên nhận đã nhận bao gồm:STT Tên tài sản cố đinh Ngày, tháng Nguyên giá

1 Máy trộn bê tông HD750L 28/01/2013 107.200.000Tổng 107.200.000

Sản xuất năm 2012 tại Nhật Bản mới 100%. Toàn bộ đồ nghề và tài liệu, hồ sơ máy (có danh mục kèm theo), máy được bàn giao trong tình trạng hoạt động tốt. 2/ Biên bản được lập thành 04 bản. Mỗi bên giữ 02 bản

Thủ trưởng(Đã ký)

Kế toán trưởng(Đã ký)

Người nhận(Đã ký)

Người giao(Đã ký)

41

Page 42: bao cao tai san co dinh - Thao

Mẫu 2.3 HÓA ĐƠN

GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: 01AA/11P Liên 1: Lưu Số: 0000053

Ngày…28……tháng…1……năm 2013.....Đơn vị bán hàng:...... Công ty CP xây dựng công trình và thương mại Thanh HoáMã số thuế:......120................................................................................................................Địa chỉ:.......Số 51 Trần Huy Liệu, TP Thanh Hóa.....Số tài khoản..501100000046175...Điện thoại:.......................................................................................................................Họ tên người mua hàng.............Phí Văn Nghĩa............................................................Tên đơn vị.....................Công ty cổ phần Đông Bắc..................................................Mã số thuế:.........2800722417.............................................................................................................Địa chỉ....42N2 khu đô thị Đông Bắc Ga, TP Thanh HóaSố tài khoản.....0781000000828 ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Thanh Hóa.....STT

Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính

Số lượng Đơn giá Thành tiền

1 2 3 4 5 6=4x51 Máy trộn bê tông

HD750Lcái 1 107.200.000 107.200.000 đ

Cộng tiền hàng: 107.200.000 đ.Thuế suất GTGT: ...10 % , Tiền thuế GTGT: 10.720.000 đ…………

Tổng cộng tiền thanh toán 117.920.000 đồngSố tiền viết bằng chữ: ...Một trăm mười bảy triệu, chín trăm hai mươi nghìn đồng

chẵn....

Người mua hàng Người bán hàng(Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên)

(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hoá đơn)

42

Page 43: bao cao tai san co dinh - Thao

               ỦY NHIỆM CHI Số:  

Liên 1: Ngân hàng                      Original   Bank

    

                Payment Order No     Số bút toán:      

CHI NHÁNH 10               

             Sep No    

    

              Ngày: 28/1/2013             Loại tiền:                          Date                       Currency                   

 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG BẮC                         

Đơn vị trả tiền:    Dành cho ngân hàng (For bank use only)

   Applicant  

 0781000000828

   

 

                                        Số tài khoản:   Điện thoại:     Tài khoản ghi nợ:              Account No                   Tel                 Debit account         

 NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH THANH HÓA                         

Tại ngân hàng:     

   At bank      

 Công ty CP xây dựng công trình và thương mại Thanh Hoá

                                        Đơn vị thụ hưởng:    

Tài khoản ghi có:   

Beneficiary     

    

       CMT/Hộ chiếu:   Ngày cấp:     Credit account              ID/Passport No

   Date of issue

    

    

Nơi cấp:   Điện thoại:                                                                   Place of issue  

 04578903455563Tel

                          

Số tài khoản: -----     Số tiền bằng số:              Account No    

 NGÂN HÀNG NN&PTNT CHI NHÁNH THANH HÓA    Amount in figures              

Tại ngân hàng:    117.920.000Đ 

   At bank                                                                                                   

Số tiền bằng chữ:

 Một trăm mười bảy triệu chín trăm hai mươi nghìn đồng

   Amount in words        

     

Nội dung:

 Chi trả tiền mua máy trộn bê tông.

   Details                                                                    

Đơn vị trả tiền (Applicant)   Ngân hàng A (Bank of Applicant)   Ngân hàng B (Bank of Beneficiary)                    Ghi sổ ngày (Settled date) / /20   Ghi sổ ngày (Settled date) / /20    

        Chủ tài khoản Giao dịch viên   Kiểm soát   Giao dịch viên     Kiểm soát    

43

Page 44: bao cao tai san co dinh - Thao

HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: 01AA/11P

Liên 1: Lưu Số: 5Ngày…28…tháng…1……năm 2013.....

Đơn vị bán hàng:...........Công ty vận tải Tiến Phương…............................................Mã số thuế:......................................................................................................................Địa chỉ:...Trị trấn Yên Cát, Như Xuân, Thanh Hóa..............Số tài khoản..............................Điện thoại:.......................................................................................................................Họ tên người mua hàng.............. Phan Văn Giáp................................Tên đơn vị.........................Công ty cổ phần Đông Bắc..................................................Mã số thuế:......................................................................................................................Địa chỉ................................................................. ... Số tài khoản....................................STT

Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính

Số lượng Đơn giá Thành tiền

1 2 3 4 5 6=4x51 Vận chuyện máy trộn bê

tông HD750LLần 1 1.500.000 1.500.000đ

Cộng tiền hàng: 1.500.000đThuế suất GTGT: ....10... % , Tiền thuế GTGT: 150.000đ

Tổng cộng tiền thanh toán 1.650.000 đSố tiền viết bằng chữ: .......................Một triệu sáu trăm năm mươi ngàn đồng..............

Người mua hàng Người bán hàng

(Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên)

(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hoá đơn)

44

Page 45: bao cao tai san co dinh - Thao

Đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG BẮCĐịa chỉ:42N2 khu đô thị Đông Bắc, TPTHMST:

PHIẾU CHINgày ...28... tháng ...1... năm 2013.......

Họ, tên người nhận tiền: Nguyễn Văn Mạnh...................................................................Địa chỉ: Công ty vận chuyển Tiến Phương.......................................................................Lý do chi: trả tiền vận chuyển máy trộn bê tông.............................................................Số tiền: 1.650.000đ..... (Viết bằng chữ): Một triệu sáu trăm năm mười nghìn đồngKèm theo: .......1............. chứng từ gốc.

Thủ trưởng đơn vị(Ký, họ tên, đóng dấu)

Kế toán trưởng (Ký, họ tên)

Người lập(Ký, họ tên)

Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ): Một triệu sáu trăm năm mươi nghìn đồng

Thủ quỹ (Ký, họ tên)

Ngày ...28... tháng ...1... năm ..2013.......Người nhận tiền(Ký, họ tên)

Quyển số:..............

Số:26.....................

45

Page 46: bao cao tai san co dinh - Thao

2.3.1.2 Kế toán chi tiết tình hình giảm TSCĐ tại công ty cổ phần Đông Bắc

Ví dụ: Về việc thanh lý nhượng bán máy ủi DT 100

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG BẮC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ngày 5 tháng 01 năm 2013

TỜ TRÌNH

(Về việc xin bán máy ủi DT 100)

Kính gửi: Giám đốc công ty Cổ phần Đông Bắc

- Căn cứ vào biên bản kiểm kê số 09 ngày 31 tháng 12 năm 2012

- Căn cứ vào đơn xin mua lại xe Huyndai của công ty TNHH xây dựng Hoa

Long.

Hiện nay máy ủi DT 100 của công ty mua từ năm 2004, sau 08 năm hoạt

động, tình trạng xe, máy móc, phụ tùng xe đã xuống cấp không đảm bảo chất

lượng vận hành trong sản xuất kinh doanh.

Phòng Kỹ thuật trình Giám đốc công ty xem xét và giải quyết việc thanh lý

máy ủi DT 100 cho công ty để công ty thực hiện đúng thủ tục quy định.

Nơi nhận:

- Như trên P.Giám đốc công ty

- Phòng KT

- Văn phòng

- Lưu công ty Phí Văn Nghĩa

46

Page 47: bao cao tai san co dinh - Thao

BIÊN BẢN KIỂM KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Ngày 31 tháng 12 năm 2012

Thời điểm kiểm kê: 8h.....giờ 30 ngày31 tháng 12 ...........năm 2012.....

Ban kiểm kê gồm:

- Ông/Bà: Phí Văn Nghĩa..............chức vụ PGĐ... Đại diện........................Trưởng ban

- Ông/Bà: Phan Văn Giáp..... chức vụ Kế toán trưởn.g Đại diện....................................Uỷ viên

- Ông/Bà: Nguyễn Thị Xuân chức vụ Kế toán.......... Đại diện...............................Uỷ viên

Đã kiểm kê TSCĐ, kết quả như sau:

STT Tên TSCĐ Mã số Nơi sử dụng

Theo sổ kế toán Theo kiểm kê Chênh lệch

Ghi chú

Số lượng

Nguyên giá Giá trị còn lại

Số lượng

Nguyên giá Giá trị còn lại

Số lượng

Nguyên giá

Giá trị còn lại

A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

1 Máy ủi DT100

…..

D45 Đôi XD5 1 130.045.000 2.121.398 1 130.045.000 2.121.398

Cộng

Ngày 31 tháng 12 năm 2012

Giám đốc Kế toán trưởng Trưởng Ban kiểm kê

47

Page 48: bao cao tai san co dinh - Thao

Công ty lập đoàn kiểm tra xem xét đánh giá tình trạng máy ủi DT100

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ

HIỆN TRẠNG MÁY ỦI DT 100

Hôm nay, ngày 31 tháng 12 năm 2012

Tại công ty cổ phần Đông Bắc, chúng tôi gồm:

1. Ông: Phí Văn Nghĩa P.Giám đốc: Trưởng ban

2. Ông: Phan Văn Giáp Kế toán trưởng: Thành viên

3. Ông: Đỗ Xuân Tùng Thành Viên

Qua xem xét tình trạng máy ủi DT 100 chúng tôi đã thống nhất đánh giá

như sau:

Máy ủi DT được sử dụng từ năm 2004 so với nguyên giá 130.045.000 đồng

chưa khấu hao hết, giá trị còn lại là: 2.121.398 đồng.

Hiện tại động cơ đã hỏng, hệ thống di chuyển không còn tác dụng, máy

không thể khắc phục sữa chữa được.

Qua tham khảo giá cả trên thị trường, giá chiếc xe trên thị trường khoảng

30.000.000 đồng

Ban giám định đã thông qua thống nhất và ký tên:

Trưởng ban: Các thành viên:

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

48

Page 49: bao cao tai san co dinh - Thao

Sau đó tiến hành lập biên bản thanh lý đối với tài sản như sau:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG BẮC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐSố: 01

Ngày 15 tháng 1 năm 2013

I. Ban thanh lý gồm:

1. Ông: Phí Văn Huynh Chức vụ: Giám đốc

2. Ông: Phan Văn Giáp Chức vụ: Kế toán trưởng

II. Tiến hành thanh lý:

- Tên TSCĐ: Máy ủi DT 100

- Số hiệu TSCĐ: FRG

- Nước sản xuất: Nga

- Năm sản xuất: 1995

- Năm đưa vào sử dụng: 2004

- Số thẻ TSCĐ:

- Nguyên giá: 130.045.000 đồng

- Giá trị hao mòn tính đến thời điểm thanh lý: 127.923.602đồng

- Giá trị còn lại của TSCĐ: 2.121.398 đồng

III. Kết luận của ban thanh lý:

Động cơ xe đã hỏng, hệ thống di chuyển không còn tác dụng, máy không

thể khắc phục sữa chữa được.

Kết quả thanh lý:

Chi phí thanh lý: 1.200.000 đồng

Giá trị thu hồi: 17.000.000 đồng

Ngày 15 tháng 1 năm 2013

Trưởng ban thanh lý( đã ký)

49

Page 50: bao cao tai san co dinh - Thao

MST:

PHIẾU CHINgày ...15... tháng 1...... năm ...2013....

Họ, tên người nhận tiền: Lê Văn Hà......................................................................

Địa chỉ: Công ty cổ phần Đông Bắc.......................................................................

Lý do chi: chi phí thanh lý máy ủi DT 100............................................................

Số tiền: 1.200.000đ................ (Viết bằng chữ): Một triệu hai trăm nghìn đồng.....

Kèm theo: .................... chứng từ gốc.

Thủ trưởng đơn vị

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Người lập

(Ký, họ tên)

Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ): Một triệu hai trăm nghìn đồng

Thủ quỹ

(Ký, họ tên)

Ngày ...... tháng ...... năm .........

Người nhận tiền

(Ký, họ tên)

Tài sản này được bán cho công ty cổ phần Phú Hưng với giá chưa có

thuế giá trị gia tăng là 17.000.000đ

Quyển số:..............

Số:.........................

Nợ: ....................

50

Page 51: bao cao tai san co dinh - Thao

HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: 01AA/11P

Liên 1: Lưu Số: 875Ngày 20 tháng1……năm 2013.....

Đơn vị bán hàng:......CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG BẮC............................................Mã số thuế:.......2800722417....................................................................................................Địa chỉ:....KHU ĐÔ THỊ ĐÔNG BẮC...................Số tài khoản...0781000000828.....Điện thoại:...................................................................................................................Họ tên người mua hàng..........Trần Minh Thành...............................................Tên đơn vị................ Công ty cổ phần Phú HưngMã số thuế:......................................................................................................................Địa chỉ................................................................. ... Số tài khoản....................................STT

Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính

Số lượng Đơn giá Thành tiền

1 2 3 4 5 6=4x51 Máy ủi DT100 thanh lý cái 1 17.000.000 17.000.000đ

Cộng tiền hàng: 17.000.000đThuế suất GTGT: ...10........ % , Tiền thuế GTGT: 1.700.000.

Tổng cộng tiền thanh toán 18.700.000đ.Số tiền viết bằng chữ: Mười tám triệu bảy trăm nghìn đồng....................................

Người mua hàng Người bán hàng

(Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên)

(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hoá đơn)

51

Page 52: bao cao tai san co dinh - Thao

Đơn vi:………..

Bộ phận:……….

Mẫu số: 01 - TT

(Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ- BTC

Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)

 

PHIẾU THU

Ngày 20 tháng 1 năm 2013.

Quyển số: ...........

Số: .........................

Nợ: .........................

Có: .........................

Họ và tên người nôp tiền:………Trần Minh Thành........................................

Địa chỉ: ......Công ty cổ phần Phú Hưng…............................................

Lý do nộp: ....trả tiền mua máy ủi DT100 thanh lý.....................................

Số tiền:18.700.000đ(Viết bằng chữ): ..Mười tám triệu bảy trăm nghìn đồng.

Kèm theo: ............1................Chứng từ gốc.

Ngày20..tháng1.năm2013

Giám đốc(Ký, họ tên, đóng

dấu)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Người nộp tiền

(Ký, họ tên)

Người lập phiếu(Ký, họ tên)

Thủ quỹ(Ký, họ tên)

Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): ...................................................................

2.3 Kế toán tổng hợp tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần Đông Bắc

2.3.1 Kế toán tổng hợp tăng, giảm tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần Đông

Bắc.

Công ty sư dụng tài khoản 211 để hạch toán kế toán tổng hợp tình hình

tăng giảm tài sản cố định hữu hình như sau:

- TK 211: TSCĐ hữu hình để phản ánh số hiện có và tình hình tăng,

giảm TSCĐ hữu hình theo nguyên giá.

Bên Nợ: - Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng do tăng TSCĐ

- Điều chỉnh tăng nguyên TSCĐ.

Bên Có: - Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm do giảm TSCĐ.

- Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ.

52

Page 53: bao cao tai san co dinh - Thao

TK152, 334, 338 Chi phí xd, lắp TSCĐ hình thành qua xd, đặt triển, khai lắp đặt triển khai

Số dư bên Nợ: - Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở đơn vị

Sơ đồ hạch toán tăng tài sản cố định hữu hình

Thuế GTGT được khấu trừ

Giá mua và tổn phí của TSCĐ không qua lắp dặt

TK 211

TK 133

TK 111,112,131

TK 3381

Nhận biếu tặng TSCĐ

Tài sản thừa không rõ nguyên nhân

TK 241

TK 711

53

Page 54: bao cao tai san co dinh - Thao

Sơ đồ hạch toán giảm tài sản cố định hữu hình

TK 211 TK 811

Giá trị còn lại TSCĐ nhượng bán, thanh lý

TK 214 TK 627, 642

Giá trị hao mòn giảm Khấu hao TSCĐ

TK 411

NG Trả vốn góp liên doanh

TK 138

TSCĐ thiếu

Ví dụ minh hoạ: Biên bản giao nhận số 01.2013 ngày 28/01/2013 Công

ty đã mua 1 máy trộn bê tông tại công ty CP xây dựng công trình và thương mại

Thanh Hoá, kèm theo các chứng từ sau:

- Hoá đơn GTGT số 53 ngày 28/01/2013

+ Giá mua chưa có thuế GTGT: 107.200.000 đồng

+ Thuế GTGT (10%): 10.720.000 đồng

+ Tổng giá thanh toán: 117.920.000 đồng

- Hoá đơn GTGT số 05 ngày 29/01/2013 của công ty vận tải Tiến Phương.

+ Giá mua chưa có thuế GTGT: 1.500.000 đồng

+ Thuế GTGT (10%): 150.000 đồng

+ Tổng giá thanh toán: 1.650.000 đồng

- Ủy nhiệm chi số 25 ngày 28/01/2013 tại Ngân hàng Agribank cho công ty

CP xây dựng công trình và thương mại Thanh Hoá số tiền là 117.920.000 đồng

- Phiếu chi tiền mặt số 26 ngày 28/01/2013 chi tiền mặt thanh toán cho công

54

Page 55: bao cao tai san co dinh - Thao

ty vận tải số tiền là: 1.650.000 đồng

Sau khi kế toán nhận đầy đủ hóa đơn chứng từ, kế toán tiến hành định

khoản và ghi sổ như sau:

Ghi tăng Tk211 khi mua máy trộn bê tông

a. Nợ TK 211 107.200.000

Nợ TK 133(2) 10.720.000

Có TK 112: 117.920.000

Chi phí vận chuyển bằng tiền mặt:

b. Nợ TK 211: 1.500.000

Nợ TK 133(2): 150.000

Có TK 112: 1.650.000

1, Chứng từ ghi sổ

Đơn vị: Công ty cổ phần Đông BắcCHỨNG TỪ GHI SỔ

Số: 67Ngày 28 tháng 01 năm 2013

ĐVT:đồng

STT

Trích yếuSố hiệu

TK Số tiềnGhi chú

Nợ Có1

1Mua máy trộn bê tông

HD750L 211 112 107.200.000Tổng cộng 107.200.000

Kèm theo chứng từ gốc Ngày 19 tháng 08 năm 2011

Người lập(Ký, họ tên)

Nguyễn Thị Xuân

Kế toán trưởng(Ký, họ tên)

Phan Văn Giáp

55

Page 56: bao cao tai san co dinh - Thao

Mẫu 04:

Đơn vị: C.TY CỔ PHẦN ĐÔNG BẮC

CHỨNG TỪ GHI SỔSố: 68

Ngày 28 tháng 1 năm 2013 ĐVT:đồng

STT

Trích yếuSố hiệu TK

Số tiềnGhi chúNợ Có

1 Chi phí vận chuyển thiết bị máy trộn bê tông HD750L 211 111 1.500.000

… … … … …Tổng cộng 1.500.000

Kèm theo … chứng từ gốc Ngày 19 tháng 08 năm 2011

Người lập(Ký, họ tên)

Nguyễn Thị Xuân

Kế toán trưởng(Ký, họ tên)

Phan Văn Giáp

ví dụ minh họa: bán thanh lý máy ủi Dt100 như sau:- Nguyên giá: 130.045.000 đồng

- Giá trị hao mòn tính đến thời điểm thanh lý: 127.923.602đồng

- Giá trị còn lại của TSCĐ: 2.121.398 đồng

- Chi phí thanh lý: 1.200.000 đồng

- Giá trị thu hồi: 17.000.000 đồng

Kế toán định khoản như sau:Nợ TK 214: 127.923.602Nợ TK 811: 2.121.398 Có TK 211: 130.045.000

- Số thu thanh lý:

Nợ TK 111: 18.700.000 Có TK 711 17.000.000 Có TK 3331: 1.700.000

Chứng từ ghi sổ

56

Page 57: bao cao tai san co dinh - Thao

1. Đơn vị: Công ty cỏ phần Đông BắcCHỨNG TỪ GHI SỔ

Số: 48Ngày 15 tháng 01 năm 2013

ĐVT:đồng

TT

Trích yếuSố hiệu TK

Số tiền Ghi chúNợ Có

1 Thanh lý máy ủi DT 100

214811

211211

127.923.6022.121.398

… … … … …Tổng cộng 130.045.000

Kèm theo … chứng từ gốc Ngày 15 tháng 05 năm 2011

Người lập(Ký, họ tên)

Nguyễn Thị Xuân

Kế toán trưởng(Ký, họ tên)

Phan Văn Giáp

Mẫu 08:

Đơn vị: C.TY CỔ PHẦN ĐÔGN BẮC.

CHỨNG TỪ GHI SỔSố: 59

Ngày20 tháng 01 năm 2013 ĐVT:đồng

STT

Trích yếuSố hiệu TK

Số tiền Ghi chúNợ Có

1 Số thu thanh lý máy ủi DT 100 111 711 17.000.000

… … … …Tổng cộng 17.000.000

Kèm theo … chứng từ gốc

Ngày 20 tháng 1 năm 2013 Người lập

(Ký, họ tên)Nguyễn Thị Xuân

Kế toán trưởng(Ký, họ tên)

Phan Văn Giáp

57

Page 58: bao cao tai san co dinh - Thao

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG BẮC SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ

Năm 2013 ĐVT:đồng

Chứng từ ghi sổSố tiền

Chứng từ ghi sổSố tiền

Số hiệu Ngày, tháng Số hiệu Ngày, thángA B 1 A B 149 15/1/2013 130.045.00058 20/1/2013 17.000.00067 28/1/2013 107.200.00068 28/1/2013 1.500.000

- Cộng tháng   

- Cộng tháng   - Cộng luỹ kế từ đầu quý - Cộng luỹ kế từ đầu quý

Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị

58

Page 59: bao cao tai san co dinh - Thao

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG BẮCSỔ CHI TIẾT TK 2112113 - Máy móc thiết bị

ĐVT: đồng

Chứng từDiễn giải

TKĐƯ

Số tiền Số dư

SH NT Nợ Có Nợ Có

Dư đầu kỳ

58 15/1 Giảm TSCĐ do thanh lý xe ủi DT100

214811

127.923.602 2.121.398

67 28/1 Tăng do mua máy trộn bê tông HD750L

341 107.200.000

……..

Cộng số phát sinh trong kỳDư cuối kỳ

Người lập biểu(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng(Ký, họ tên)

Thủ trưởng đơn vị(Ký, đóng dấu)

59

Page 60: bao cao tai san co dinh - Thao

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG BẮCSỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNHLoại TS: Máy móc thiết bị

Sốthứtự

GHI TĂNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH GHI GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Chứng từ

Tên, đặc điểm,

ký hiệu TSCĐ

Nước sản xuất

Năm đưa vào sư dụng ở đơn vị

Số hiệu TSCĐ

Nguyên giá TSCĐ

HAO MÒN 1 năm

Số hao mòn

các năm trước

chuyển sang

Năm…

Năm…

Luỹ kế hao

mòn đến khi chuyển sổ hoặc

ghi giảm TSCĐ

Chứng từ

Lý do ghi giảm

TSCĐ

Gía trị còn lại

của TSCĐ

Số hiệu

Ngày,tháng

Tỷ lệ %

Số tiền

Số hiệu

Ngày,tháng

A B C D E F G 1 2 3 4 5 8 9 H I K 10

 1  58  15/1 Máy trộn bê tông  Nhật  2014  DH750L  107.200.000                

 2                            67  28/1

 Thanh lý máy ui DT100  2.121.398

                                   

Người lập biểu(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng(Ký, họ tên)

Thủ trưởng đơn vị(Ký, đóng dấu)

60

Page 61: bao cao tai san co dinh - Thao

SỔ CÁINăm:2013

Tên tài khoản: Tài sản cố định hữu hìnhSố hiệu: 211

ĐVT: đồng

NT

GS

CTGSDiễn giải

TK

ĐƯ

Số tiền

SH Ngày Nợ Có

1 2 3 4 5 6 7

Dư đầu kỳ

…. … …. ….. … ………..

20/1

28/01

20/1

28/01

- Thanh lý máy

ủi DT 100

- Mua máy trộn

bê tông HD750L

214811112 107.200.000

127.923.602 2.121.398

………….

Cộng PS trong kỳ

x

Dư cuối kỳ x

Ngày 30 tháng 01năm 2013

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Giám đốc công ty

(Ký, họ tên, đóng dấu)

61

Page 62: bao cao tai san co dinh - Thao

2.3.2 Kế toán tổng hợp khấu hao tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần Đông

Bắc.

Khấu hao TSCĐ là biểu hiện bằng tiền giá trị hao mòn của TSCĐ. Trích

khấu hoa TSCDD là việc trích chuyển giá trị hao mòn TSCĐ vào chi phí kinh

doanh, đồn thời hình thành nguồn vốn khấu hao cơ bản để tái sản xuất TSCĐ

khi TSCĐ bị hư hỏng phải thanh lý, loại bỏ khỏi quá trình sản xuất.

Chế độ tính và sử dụng khấu hao TSCĐ hiện hành:

Hiện nay công ty đang áp dụng các văn bản về chế độ tính khấu hao theo

thông tư 33/2005/TT- BTC ngày 29/4/2005 của Bộ Tài Chính quy định ‘‘Mọi tài

sản cố định hiện có của công ty gồm cả tài sản chưa dùng, không cần dùng, chờ

thanh lý …đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành. Khấu hao tài sản cố

định dùng trong kinh doanh hạch toán vào chi phí kinh doanh; khấu hao tài sản

cố định chưa dùng, không dùng, chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác”.

Công ty đang sử dụng khấu hao TSCĐ theo phương pháp ‘‘Khấu hao đường

thẳng’’. Đây là một phương pháp khấu hao hằng năm không thay đổi trong suốt

thời gian sử dụng.

Mức khấu hao hàng tháng tính theo phương pháp đương thẳng được xác

định theo công thức sau:

Khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐPhải trích trong = trích từ tháng + tăng trong - giảm trong Tháng trước tháng thángTrong đó:

Mức khấu hao tăng = Mức khấu hao tháng * Số ngày còn lại

Giảm trong tháng 30 ngày của tháng

Mức khấu hao bình = Giá trị phải khấu hao(NG) * 12 tháng

Quân tháng Số năm sử dụng

Cách lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ:

Bảng tính và phân bổ khấu hao có mẫu sẵn trong đó thể hiện đựợc nguyên

giá, tỷ lệ khấu hao số khấu hao. Nơi sử dụng là toàn doanh nghiệp gồm bộ phận

62

Page 63: bao cao tai san co dinh - Thao

sản xuất chung, bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp. Các chỉ tiêu

số khấu hao đã trích tháng trước là số đã cho, số khấu hao tăng trong tháng thì

căc cứ vào các nghiệp vụ tăng TSCĐ ở bộ phận nào để tính khấu hao cho bộ

phân đó. Tương tự số khấu hao giảm dựa vào các nghiệp vụ giảm TSCĐ ở các

bộ phận và tính khấu hao giảm cho bộ phận đó. Cuối cùng số khấu hao phải

trích trong năm = số khấu hao đã trích tháng trước + số khấu hao tăng trong

tháng – số khấu hao giảm trong tháng .

Kế toán các nghiệp vụ khấu hao và sư dụng nguồn vốn khấu hao trong

doanh nghiệp:

Kế toán sử dụng TK 214 – Hao mòn TSCĐ

Kết cấu TK 214:

- Bên Nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ do giảm TSCĐ.

- Bên Có: Giá trị hao mòn TSCĐ tăng do tính khấu hao TSCĐ và các

nguyên nhân khác.

- Số dư bên Có: Giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có.

Ngoài ra kế toán sử dụng TK 009 – Nguồn vốn khấu hao cơ bản và các TK

khác.

Kết cấu TK 009:

- Bên Nợ: Nguồn vốn khấu hao cơ bản tăng do tính khấu hao cơ bản hoặc

thu hồi vốn khấu hao cơ bản đã điều chuyển cho đơn vị khác.

- Bên Có: Nguồn vốn KHCB giảm do đầu tư đổi mới TSCDD, trả nợ vay

đầu tư TSCĐ, điều chuyển vốn KHCB cho đơn vị khác.

- Số Dư bên Nợ: Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện còn

63

Page 64: bao cao tai san co dinh - Thao

BẢNG KÊ CHI TIẾT MỨC TRÍCH KHẤU HAO TSCĐ NĂM 2013

TÊN ĐƠN VỊ: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG BẮCĐơn vị chúng tôi xin đăng kí những TSCĐ sử dụng vào hoạt động SXKD làm căn cứ tính khấu hao TSCĐ như sau:

STT Tên TSCĐNước

SXSố

lượng

T.gian đưa vào

SD

Nguyên giá TSCĐ

(1000đ)

NG TSCĐ trích KH (1000đ)

TG đưa vào SD (năm)

Số khấu hao đã

trích đến năm 2102

Giá trị tài sản còn lại

(1000đ)

Thời gian sư

dụng còn lại

(năm)

Mức trích KHTS 1

năm (1000đ)

Mức trích khấu hao năm 2013 (1000đ)

1 Máy lu Nhật 1 2003 100.000 100.000 10 100.000 - 0 - -

….

80 Ô tô con VN 1 6/2012 299.091 299.091 6 - 299.091 5 49.849 49.849

Cộng 30.011.168 29.334.804 9.219.580 20.144.160 3.754.980 3.754.980

Phát sinh năm 2013

81 Ô tô tải 10T TQ 1 1/2013 1.018.181 1.018.181 5 - 1.018.181 6 203.636 203.636

82 Trạm biến áp VN 1 6/2013 400.000 400.000 3 - 400.000 3 133.333 120.329

Cộng PS 1.418.181 1.418.181 336.970 336.970

Tổng cộng 31.429.349 30.752.985 21.532.341 4.091.949 3.875.039Ngày 31 tháng 12 năm 2013

Người ghi sổ(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng(Ký, họ tên)

Giám đốc công ty(Ký, họ tên, đóng dấu)

64

Page 65: bao cao tai san co dinh - Thao

2.3.3 Kế toán tổng hợp sửa chữa tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần Đông

Bắc.

TSCĐ hữu hình là tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài,

vì vậy để công ty hoạt động tốt, cần phải quan tâm đến việc bảo trì sửa chữa.

Căn cứ vào quy mô sửa chữa TSCĐ, công việc sửa chữa được chia thành:

- Sửa chữa thường xuyên TSCĐ: Là hoạt động sửa chữa nhỏ, hoạt động bảo

trì, bảo dương theo yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo cho TSCĐ hoạt động bình

thường. Công việc sửa chữa được tiến hành thường xuyên, chi phí sửa chữa phát

sinh không lớn do vậy không cần phải lập dự toán.

- Sửa chữa lớn TSCĐ: Có hai dạng là sửa chữa phục hồi và sửa chữa nâng

cấp.

+ Sửa chữa phục hồi TSCĐ: Là hoạt động sửa chữa khi TSCĐ bị hư hỏng

nặng hoặc theo yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo cho TSCĐ hoạt động bình

thường.

+ Sửa chữa nâng cấp TSCĐ: Là công việc sửa chữa nhằm kéo dài tuổi thọ

của TSCĐ hay nâng cấp năng suất, tính năng, tác dụng của tài sản như: Cải tạo,

thay thế, xây lắp, trang bị bổ sung thêm một số bộ phận của TSCĐ.

Trong trường hợp này kế toán sử dụng TK-241 - xây dựng cơ bản dở dang

(2413 - Sửa chữa lớn TSCĐ) dùng để tập hợp chi phí sửa chữa lớn.

Trình tự hạch toán tổng hợp các nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ được thể hiện

qua sơ đồ

65

Page 66: bao cao tai san co dinh - Thao

TK 111,112,152,334… TK 627,641,642

Chi phí sửa chữa thường xuyên, tự làm

TK 2413 TK 1421

Chi phí Giá thành ttế công trình SCL Phân bổ

SC lớn kết chuyển vào CP trả trước vào CPSXK

TK 331 TK 331

Chi phí lớn Giá thành công trình Trích trước CP

Thuê ngoài SCL hoàn thành SCL TSCĐ

2.3.3.1 Kế toán sưa chữa thường xuyên TSCĐ hữu hình .

Loại hình sửa chữa này có tính chất bảo quản, bảo dưởng thường xuyên

TSCĐ, kỹ thuật sửa chữa đơn giản thường do công nhân của công ty làm, thời

gian sửa chữa diễn ra ngắn, chi phí phát sinh chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi

phí của doanh nghiệp, chi phí này được đưa vào chi phí kinh doanh trong kỳ.

Ví dụ: Đê các công trình xây dựng không bị chậm tiến độ do hư hỏng thiết

bị thì công ty cần phải luôn quan tâm đến việc sửa chữa bảo dương máy móc.

Trong tháng 1 năm 2013 công ty có sửa chữa thường xuyên TSCĐ như sau:

công ty xuất dầu để thay cho máy xúc tổng chi phí là: 4.342.000 đồng. Nghiệp

vụ này được hạch toán như sau :

Căn cứ vào chứng từ có liên quan: Hoá đơn xuất nguyên vật liệu, phiếu chi

tiền mặt cho sửa chữa, kế toán ghi:

Nợ TK 631: 4.341.500

Có TK 152: 1.085.500

Có TK 111: 3.256.000

2.3.3.2 Kế toán sưa chữa lớn TSCĐ tại công ty.

Tại công ty thì loại hình sửa chữa này có tính chất khôi phục năng lực hoạt

dộng của TSCĐ, kỹ thuật sửa chữa phức tạp có thể do công nhân của công ty đảm

nhận huặc thuê ngoài. thời gian sửa chữa thường kéo dài và phải ngừng hoạt động

đối với TSCĐ. Chi phí sửa chữa phát sinh thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng

chi phí của công ty.

66

Page 67: bao cao tai san co dinh - Thao

Sửa chữa lớn TSCĐ tại công ty có thể ngoài kế hoạch hoặc theo kế hoạch.

* Sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch.

Khi TSCĐ hữu hình như máy móc, thiết bị… không thể hoạt động, hoặc

hoạt động không hiệu quả mà cần sửa chữa thì bộ phận sử dụng đề nghị cần sửa

chữa. Giám đốc công ty duyệt và cho tiến hành sửa chữa.

Khi sửa chữa xong công ty tiến hành quyết toán công trình bộ phận sửa chữa

xây dựng kế hoạch giải trình. Căn cứ vào bảng quyết toán công trình và các

chứng từ liên quan kế toán tiến hành hạch toán, chi phí của nghiệp vụ này được

tập hợp vào TK 142 và tiến hành phân bổ vào chi phí kinh doanh của các kỳ sau

khi sửa chữa hoàn thành.

- Ví dụ : Trong tháng 1 năm 2013 công ty tiến hành sửa chữa lớn một ô tô

vận tải 5T theo phương thức tự làm với tổng chi phí : 10.794.872đ

Kế toán định khoản như sau:

Nợ TK 142 10.794.872

Có TK 2413 10.794.872đ

*Sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch

Tại Công ty cổ phần Đông Bắc cùng với định kỳ kiểm kê TSCĐ là 6 tháng

hoặc 1 năm thì bộ phận bảo dương TSCĐ của công xem xét tình hình thực tế

TSCĐ tại từng bộ phận sử dụng quản lý TSCĐ. Đến cuối mỗi năm, căn cứ rà

soát những tài sản trang thiết bị cần sửa chữa, bảo dương thay thế. Từ đây cùng

với phòng kế toán lập văn bản và lập kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ trình lên

Giám đốc.

Ví dụ: công ty có dự định sửa 1 chiếc máy ủi phục vụ cho công trình, kế

toán có kế hoạch trích trong 3 tháng (tháng 1,2,3), khi trích trước kế toán hạch

toán tại thời điểm tháng 01 năm 2013 và tháng 02.03 năm 2013 và tiến hành ghi

sổ như sau:

Nợ TK 642 6.000.000đ

Có TK 335 6.000.000đ

67

Page 68: bao cao tai san co dinh - Thao

Khi cuối tháng 04 năm 2013 việc sửa chữa tài sản này kết thúc và giá trị sửa

chữa được quyết toán là 17.000.000đ. Kế toán so sánh số liệu này với số liệu đã

trích theo kế hoạch xác định, chênh lệch giữa số đã trích và thực tế phát sinh là:

1.000.000đ. Kế toán căn cứ vào bảng quyết toán sữa chữa lớn và các chứng từ

liên quan hạch toán như sau :

Nợ TK 335 17.000.000

Có TK 2413 17.000.000

Số chênh lệch được hạch toán vào chi phí trả trước

Nợ TK 142 1.000.000

Có TK 2413 1.000.000

Như vậy, sau quá trình tìm hiểu nắm bắt về thực trạng về kế toán tài sản cố

định hữu hình tại công ty cổ phần Đông Bắc, chương 2 đã khái quát được thông

tin về tình hình công tác kế toán, tình hình quản lý tài sản cố định. Làm cơ sở

đưa ra những nhận định, phương hướng đề xuất góp phần hoàn thiện công tác kế

toán TSCĐ tại công ty

68

Page 69: bao cao tai san co dinh - Thao

CHƯƠNG 3

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG BẮC

3.1. Đánh giá việc tổ chức kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty

Cổ phần Đông Bắc.

Trong quá trình kinh tế thị trường ngày càng phát triển sự cạnh tranh gay

gắt giữa các doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Kế toán là một công cụ

nhạy bén được sử dụng có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh . Vì vậy việc tổ

chức công tác kế toán là một yêu cầu cấp bách và cần thiết đối với mỗi doanh

nghiệp đặc biệt là công tác kế toán TSCĐ hữu hình cần phải hoàn thiện hơn nữa

mới có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong công tác hạch toán.

Em có một vài nhận xét sau:

3.1.1 Những ưu điểm trong công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty

Cổ phần Đông Bắc.

Qua nhiều năm không ngừng phấn đấu, Công ty cổ phần Đông Bắc nay đã

khẳng định được vị trí của mình trong địa bàn tỉnh. Ban lãnh đạo công ty đã linh

hoạt đưa ra những biện pháp kinh tế có hiệu quả nhằm khắc phục mọi khó khăn

hoà nhịp sống của công ty với nhịp sống của nền sản xuất thị trường. Góp phần

vào những thành tích chung của công ty phải kể đến những thành công trong

công tác kế toán trong đó kế toán TSCĐ hữu hình tại công ty là một khâu quan

trọng. Điều đó được thể hiện qua những mặt sau:

* Về bộ máy kế toán: Phòng kế toán của công ty được bố trị gọn nhẹ, hợp

lý, phân công công việc cụ thể, rõ ràng. Với số lượng 7 nhân viên, bộ máy kế

toán đã phối hợp hoạt động linh hoạt có hiệu quả và Công ty có điều kiện

chuyên môn hoá lao động kế toán theo các phần hành.

* Sổ sách hạch toán: Do đặc điểm kinh doanh và sản xuất của Công ty cổ

phần Đông Bắc, đó là khối lượng TSCĐ tương đối lớn. Do đó lượng thông tin

cho người quản lý là rất nhiều và cần thiết. Vì vậy kế toán tổng hợp áp dụng

hình thức chứng từ ghi sổ là phù hợp, sổ sách kế toán tổng hợp được thực hiện

theo đúng quy định của Bộ tài chính và kế toán viên ghi đúng theo quy định.

69

Page 70: bao cao tai san co dinh - Thao

* Về hệ thống quản lý của công ty và các yếu tố có ảnh hưởng tới công tác

hạch toán TSCĐ.

Hệ thống quản lý TSCĐ tập trung đã giúp công ty quản lý tương đối tốt

TSCĐ. Từ công nhân, trưởng phòng kế toán ,kế toán chi tiết TSCĐ, kế toán tổng

hợp, Giám đốc đều có mối quan hệ chặt chẽ trong vấn đề quản lý sử dụng.

* Về hạch toán TSCĐ.

Về cơ bản kế toán TSCĐ đã theo dõi tình hinh tăng, giảm, khấu hao và sửa

chữa TSCĐ theo đúng quy định, đảm bảo việc phản ánh đúng nguyên giá TSCĐ

hiện có cũng như mức tính khấu hao. Các bước trong quá trình hạch toán đã

tuân theo đúng quy định của Bộ tài chính.

Qua việc phân tích những ưu điểm trên cho phép rút ra kết luận: Nhìn chung

công tác hạch toán TSCĐ tại Công ty TNHH xây dựng và thương mại Việt

Hưng được thực hiện khá tốt đảm bảo việc tuân thủ các quy định hiện hành của

BTC về các nghiệp vụ hạch toán TSCĐ và việc ghi sổ sách kế toán.

Nhận thức được tầm quan trọng của nhu cầu về sản phẩm của công ty là

rất lớn đặc biệt là nhu cầu của thị trường về xây dựng các công trình giao thông,

thuỷ lợi, dân dụng…Công ty đã chủ động đầu tư máy móc thiết bị nâng caô trình

độ tay nghề cho công nhân và cán bộ quản lý phục vụ quá trình sản xuất được

tốt hơn.

Kế toán đã phân loại được TSCĐ hiện có trong doanh nghiệp theo đúng

quy định của Nhà nước và phục vụ nhu cầu quản lý riêng.

Hiện nay, Công ty cổ phần Đông Bắc đã trang bị thêm một số máy móc thiết

bị như: Máy vi tính, máy in, máy phách, máy Phôtôcoppy…nhờ đó các bảng

tổng hợp bằng máy vi tính được thực hiện kịp thời đảm bảo cập nhật thông tin

kế toán cho bộ phận quản lý. Cho nên thông tin được xử lý nhanh và chính xác

hơn, góp phần nâng cao hiệu quả trong công việc.

3.1.2 Một số tồn tại trong công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần

Đông Bắc.

Bên cạnh những ưu điểm đã nêu ở trên, công tác kế toán TSCĐ hữu hình của

70

Page 71: bao cao tai san co dinh - Thao

Công ty cổ phần Đông Bắc còn tồn tại một số vấn đề như sau:

* Về Sổ sách kế toán TSCĐ hữu hình

Kế toán TSCĐ không lập thẻ TSCĐ hữu hình mà chỉ lưu tất cả các chứng từ

vào bộ hồ sơ liên quan của TSCĐ, điều này dẫn đến nhiều khó khăn trong việc

quản lý và theo dõi TSCĐ hữu hình.

Kế toán chi tiết TSCĐ chưa mở sổ TSCĐ đã theo dõi chi tiết từng TSCĐ

theo các chi tiết như trên mã ký hiệu TSCĐ, số lượng từng loại, thời gian đưa

vào sử dụng, nguyên giá, số khấu hao đã trích và tính toán giá trị còn lại của

TSCĐ hiện có trong công ty. Việc theo dõi những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng

vẫn còn tiếp tục sử dụng được gộp vào bảng kê đăng ký khấu hao tài sản cố định

là không hợp lý. Vì thế, kế toán để có thể nắm vững trạng thái kỹ thuật, thời

gian sử dụng TSCĐ thông qua trích khấu hao, từ đó tham mưu với nhà quản trị

về các quyết định như nhà đầu tư, mua sắm mới TSCĐ hay nhượng bán, thanh

lý những TSCĐ không còn hiệu quả hoặc không còn sử dụng được nữa cần quan

tâm hơn nữa, thực hiện đúng quy trình ghi sổ chi tiết theo dõi về tài sản cố định

hữu hình.

* Về kiểm kê đánh giá TSCĐ.

Theo quy định 6 tháng huặc 1 năm công ty tiến hành kiểm kê đánh giá lại

TSCĐ xem xét hiện trạng TSCĐ. Nhưng tại Công ty chỉ diễn ra kiểm kê hoặc

xem xét hiện trạng tình hình TSCĐ cần bảo dương mà không đánh giá lại giá trị

hiện thời của TSCĐ. Điều này dẫn tới việc xem xét giá trị của TSCĐ hiện có

không đúng với thực tế mà chỉ theo sổ sách. Mặt khác công ty còn chưa sâu sát

việc đôn đốc, kiểm tra, theo dõi việc ghi sổ TSCĐ tại nơi sử dụng, chỉ chú trọng

việc quản lý, tính khấu hao tại phòng kế toán. Từ đây làm cho nhà quản lý đưa ra

các quyết định không sát với thực tế, đầu tư và sử dụng TSCĐ kém hiệu quả hơn

* Về việc áp dụng máy tính trong công tác kế toán.

Phòng kế toán đã áp dụng máy vi tính nhưng một số thành phàn kế toán viên

chưa có khả năng áp dụng, khai thác phần mềm hiện có, mặt khác số lượng người

biết sử dụng máy vi tính vẫn ít ( 4/6 ). Do đó khối lượng công việc làm thủ công

vẫn còn nhiều.

71

Page 72: bao cao tai san co dinh - Thao

* Về việc sửa chữa TSCĐ.

Việc sủa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch khá chặt chẽ và chủ động còn việc

sửa chữa lớn ngoài kế hoạch diễn ra chậm, điều này dẫn đến tình trạng bị động

trong quá trình kinh doanh tại công ty.

* Về việc khấu hao TSCĐ.

Hiện nay công ty thực hiện tính khấu hao nhanh nhằm đổi mới công nghệ

mức khấu hao này đối với công ty còn quá cao làm tăng giá thành một cách giả

tạo gây khó khăn cho công ty khi quyết toán vì theo quy định 507/DT/ XD ngày

22/ 7/ 1986 của BTC đã quy định về mức khấu hao nên công ty cũng phải bỏ ra

1 khoản chi phí để bù đắp số thiếu. Như vậy việc tính khấu hao của công ty

không những không chính xác mà còn không có cơ sở khoa học cho phương

pháp tính.

* Phương pháp đánh giá lại TSCĐ: Chưa phù hợp với thực tế nên việc xác

định giá trị còn lại của máy móc thiết bị cao hơn nhiều so với giá cả thực mà nó

có thể làm được. Vì vậy công ty có nhiều máy móc thiết bị hư hỏng cần thanh lý

nhưng không bán được vì bán không thu được vốn, vậy là cứ để đó, tiếp tục

khấu hao mặc cho vốn không phát huy được hiệu quả.

Công ty cổ phần Đông Bắc là đơn vị xây lắp các công trình trên địa bàn

tương đối rộng, chi phí phát sinh đầu vào nhiều mà các khoản chi phí này lại

phát sinh ngay trên công trường thi công một cách liên tục. Trong khi đó, hàng

tháng các kế toán đội công trình mới gửi báo cáo về phòng tài chính kế toán, vì

thế việc kiểm tra, đối chiếu gặp nhiều khó khăn, có những thời gian công việc

dồn vào cùng một lúc (nhất là vào cuối tháng, cuối quý) dẫn đến số liệu có thể

nhầm lẫn.

3.2. Phương hướng, kiến nghị hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu

hình tại Công ty Cổ phần Đông Bắc

Công ty không ngừng lớn mạnh, sự lớn mạnh này thể hiện ở đội ngũ công

nhân viên trình độ cao, cơ sở vật chất không ngừng được nâng cấp, cũng như

trình độ quản lý đang từng bước được hoàn thiện.

Hiện nay công ty không ngừng khẳng định tính độc lập, tự chủ trong kinh

72

Page 73: bao cao tai san co dinh - Thao

doanh khai thác nguồn hàng mới và mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài

nước. Công ty đã biết khai thác, phát huy và sử dụng có hiệu quả nội lực, tiềm

năng sẵn có của mình, mà trong đó TSCĐ là yếu tố quan trọng. Nhận thức được

điều này ban lãnh đạo Công ty đã có những biện pháp quan trọng, tích cực tới

quản lý và sử dụng TSCĐ

Công ty không ngừng tăng cường công tác quản lý, sử dụng TSCĐ như phân

công, phân cấp quản lý, sửa chữa bảo dương thường xuyên, sử dụng TSCĐ đúng

công xuất cố gắng đảm bảo hiệu quả sử dụng TSCĐ đạt mức cao nhất.

Công ty đã đưa máy vi tính vào sử dụng phục vụ cho công tác quản lý nói

chung và công tác kế toán nói riêng, nhờ đó hiệu quả công việc được nâng lên rõ

rệt, giảm bớt nhân lực.

Công ty đã làm tốt công tác phân công, bố chí nhân lực ở các phân xưởng

và phòng ban song song với việc tổ chức gọn nhẹ ở các bộ phận. ở phòng kế

toán chỉ với 7 nhân viên nhưng đã tỏ ra làm việc rất hiệu quả. Phản ánh kịp thời,

đầy đủ, chính xác tình hình biến động tài sản, tính toán tập hợp đầy đủ chi phí

phất sinh và kết quả kinh doanh cũng như quản lý các nguồn vốn của công ty

Trong đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của kê toán TSCĐ, kế toán TSCĐ

đã phản ánh tương đói đầy đủ, chính xác kịp thời tình hình biến động tăng ,

giảmTSCĐ, quá trình sử dụng quỹ khấu hao TSCĐ.

Trong nền kinh tế thị trường hiện công tác hạch toán TSCĐ đối với mỗi

doanh nghiệp ngày càng quan trọng. Nhất là đối với các doanh nghiệp xấy lắp.

Vì trong các doanh nghiệp này TSCĐ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Vì

vậy hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty là điều hết sức cần thiết để

góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp.

3.2.1- Về công tác quản lý kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cố phần

Đông Bắc.

Lập sổ chi tiết TSCĐ, theo dõi tình trạng thiết bị tại nơi sư dụng

Phòng kế toán cần có kế hoạch kiểm tra hướng dẫn ghi sổ theo dõi tài sản

cố định tại nơi sử dụng ở các đội xây dựng. Lập sổ theo dõi tình trạng thiết bị,

có kế hoạch khảo sát kiểm tra để biết thông tin thực tế của thiết bị, hạn chế chỉ

73

Page 74: bao cao tai san co dinh - Thao

quản ký trên sổ sách kế toán.

Giảm bớt thủ tục thanh lý TSCĐHH để việc hạch toán thanh lý

TSCĐHH được nhanh chóng

Việc thanh lý TSCĐHH của Công ty còn diễn ra quá chậm chạp bởi hệ

thống thủ tục còn rườm rà. Để thanh lý được TSCĐHH thì bộ phận sử dụng phải

có phiếu xác nhận vềtình trạng xe, sau đó gửi lên cho ban quản lý. Ban quản lý

xe xem xét rồi chuyển lên cho giám đốc. Nếu được sự đồng ý của giám đốc thì

kế toán mới được lập biên bản thanh lý tài sản đó xem xét số khấu hao và giá trị

còn lại là bao nhiêu rồi lại gửi lên giám đốc xin chữ ký. Sau khi đầy đủ thủ tục

như vậy thì bộ phận sử dụng mới được tiến hành thanh lý tài sản đó. Chuyển đi

chuyển lại như vậy thường mất nhiều thời gian và làm ảnh hưởng đến việc nâng

cao hiệu quả sử dụng TSCĐHH tại Công ty. Vì vậy Công ty nên bỏ bớt những

thủ tục không cần thiết để khỏi mất nhiều thời gian. Có thể là ban quản lý đội xe

trực tiếp trình lên giám đốc xem xét ký duyệt khi đã có biên bản thanh lý

TSCĐHH thông qua kế toán trưởng. Bởi vì kế toán trưởng là người tính số khấu

hao và giá trị còn lại của tài sản. Lúc này chỉ cần xin chữ ký xét duyệt là xong

và bộ phận sử dụng có thể tiến hành thanh lý TSCĐHH đó.

3.2.2- Về tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công

ty cố phần Đông Bắc

- Nên hạch toán riêng chi phí lắp đặt khi mua TSCĐHH qua lắp đặt trước

khi đưa vào sử dụng.

Khi mua TSCĐHH qua giai đoạn lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng Công ty

hạch toán chung vào giá trị tài sản mua chứ không tách riêng chi phí lắp đặt.

Nếu hạch toán như vậy khi có sự kiểm tra xem xét của cấp trên rất khó biết được

giá trị thực tế mua tài sản là bao nhiêu, chi phí lắp đặt tốn kém thêm là bao

nhiêu. Để thuận tiện cho việc kiểm tra thì kế toán nên hạch toán riêng chi phí lắp

đặt ra một bút toán riêng. Quá trình hạch toán cụ thể như sau:

- Bút toán 1: giá trị tài sản mua

Nợ TK 2411

Nợ TK 1332

74

Page 75: bao cao tai san co dinh - Thao

Có TK 111, 112…

- Bút toán 2: chi phí lắp đặt ( nếu có )

Nợ TK 2411

Nợ TK 133

Có TK 111, 112, 331…

- Bút toán 3: hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng

Nợ TK 211

Có TK 2411

3.2.3- Về chứng từ và luân chuyển chứng từ kế toán tài sản cố định hữu hình tại công

ty cố phần Đông Bắc

Hiện tại, mặc dù công ty đã trang bị máy vi tính, tuy nhiên đa số kế toán

còn làm chứng từ thủ công, hoặc úng dụng công nghệ thông tin ở mức đơn giản,

do đó việc quản lý và luân chuyển chứng từ còn nhiều hạn chế.

Để khắc phục, công ty cần trang bị phần mềm kế toán chuyên nghiệp,

tăng cường bồi dương nhân viên để hệ thống chứng từ kế toán được thống nhất,

quản lý khoa học hơn.

3.2.4- Về kế toán chi tiết kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cố phần Đông

Bắc

Kế toán cần lập thẻ TSCĐ, để làm căn cứ ghi sổ chi tiết theo dõi TSCĐ

hữu hình. Việc theo dõi TSCĐ đã hết khấu hao nhưng vẫn còn sử dụng cần phải

tách ra khỏi bảng kê chi tiết. mà cần được lập sổ theo dõi riêng.

3.2.5- Về kế toán tổng hợp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cố phần Đông

Bắc

Hạch toán thanh lý TSCĐHH của công ty nên tách riêng từng trường hợp cụ

thể như Bộ Tài chính quy định

Theo qui định của Bộ tài chính thì hạch toán kế toán thanh lý TSCĐHH

dùng vào hoạt động nào thì hạch toán theo mục đích hoạt động đó. Nhưng thực

tế Công ty lại hạch toán chung không phân biệt là dùng vào hoạt động sản xuất

kinh doanh hay hoạt động phúc lợi. Và những chi phí phục vụ cho thanh lý cũng

cần hoạch toán riêng một bút toán để việc kiểm tra, xem xét được dễ dàng

75

Page 76: bao cao tai san co dinh - Thao

Hiện tại kế toán đang ghi tất cả các chi phí còn lại của TSCĐ khi thanh lý

vào tài khoản 811 là chưa hợp lý, vì vậy trong trường hợp thanh lý TSCĐHH

dùng vào hoạt động phúc lợi, đề nghị kế toán ghi bút toán là:

Nợ TK 4313

Nợ TK 214

Có TK 211

3.2.6- Về báo cáo kế toán liên quan kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cố

phần Đông Bắc

Hiện tại kế toán theo dõi TSCĐ hữu hình chỉ có bảng kê chi tiết mức trích

khấu hao TSCĐ theo từng năm. Việc lập sổ chi tiết, thẻ TSCĐ cần được lập chi

tiết hơn.

3.2.7- Điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại

công ty cố phần Đông Bắc.

- Bộ máy quản lý của công ty cổ phần Đông Bắc thực sự vững mạnh, có uy

tín, rất quan tâm, ủng hộ công tác kế toán, đặc biệt coi trọng công tác kế toán

quản trị nói chung và quản trị TSCĐ nói riêng trong quá trình quản lý và chỉ đạo

hoạt động của công ty.

Công ty có đội ngũ cán bộ kế toán vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ,

được tổ chức khoa học, linh hoạt, có khả năng đảm nhiệm tốt được mọi hạch

toán kế toán trong quá trình hoạt động của công ty.

- Về cơ sở vật chất dùng cho hoạt động kế toán được công ty quan tâm trang

bị đầy đủ. Phòng kế toán được trang bị máy tính đẻ bàn, máy tính xách tay, máy

photocopy và các thiết bị văn phòng hiện đại khác.

Từ thực trạng công tác hạch toán TSCĐ tại Công ty năm 2013., chương này

đã đánh giá và đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại

Công ty cổ phần Đông Bắc cho những năm tiếp theo.

76

Page 77: bao cao tai san co dinh - Thao

KẾT LUẬN

Có thể khẳng định rằng TSCĐ là một bộ phận hết sức quan trọng trong quá

trình SXKD của các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân và thường chiếm một

tỷ trọng không nhỏ trong tổng cơ cấu tài sản của bất kỳ đơn vị sản xuất nào. cùng

với sự phát triển không ngừng của sản xuất và sự tiến bộ tranh chóng của KHKT,

TSCĐ trong doanh nghiệp nói chung và trong nền kinh tế nói riêng không ngừng

được đổi mới, hiện đại hóa và tăng lên nhanh chóng để tạo ra được năng suất, chất

lượng sản phẩm ngày càng cao và có uy tín trên thị trường, điều đó càng đòi hỏi.

Phải không ngừng tăng cường công tác tổ chức quản lý TSCĐ và nâng cao hiệu

quả sử dụng chúng, mà trước hết đòi hỏi ở tổ công tác tổ chức hạch toán kế toán

TSCĐ Phải được thực hiện tốt, phải thường xuyên cập nhập tình hình tăng, giảm

hiện có, khấu hao, sữa chữa,…Hạch toán TSCĐ tốt không chỉ góp phần nâng cao

chất lượng quản lý và hiệu quả sử dụng mà còn có ý nghĩa hết sức thiết thực trong

quá trình định hướng đầu tư. Điều đó có ý nghĩa là công tác kế toán TSCĐ phải

được hoàn thiện và công tác quản lý TSCĐ phải ngày càng được nâng cao.

Trong qua trình thực tập ở công ty em đã được tiếp cận và đã hoàn thành

chuyên đề tốt nghiệp với đề tài “Thực tế kế toán tài sản cố định hữu hình tại

Công ty Cổ phần Đông Bắc”. Đề tài đã đề cập tới một số vấn đề lý luận cơ bản về

công tác kế toán TSCĐ, thực trạng tổ chức công tác kế toán TSCDĐ tại công ty.

Qua đó, em đã mạnh dạn đề xuất một số ý kiến xung quanh vấn đề hoàn thiện công

tác kế toán TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.

Ngày 10 tháng 05 năm 2014

Duyệt của GVHD. SV thực hiện

Th.S Nguyễn Thị Thu Phương Vũ Thị Phương Thảo

77

Page 78: bao cao tai san co dinh - Thao

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tài chính các năm 2012, 2013. Các hệ thống sổ, các chứng từ kế

toán của Công ty Cổ phần Đông Bắc tháng 1 năm 2013.

2. Tài liệu qua internet. Một số bản báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên

ngành kế toán

3. Hệ thống kế toán Việt Nam- Chế độ kế toán Doanh nghiệp quyển 1 và 2

Nhà xuất bản tài chính năm 2008.

4. Giáo trình tài chính Doanh nghiệp Nhà xuất bản tài chính tháng 9/2010

5. Bài giảng tổ chức công tác kế toán-.TS Lê Thị Hạnh, Khoa Kinh tế -

quản trị kinh doanh.

6. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.

78