205
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025 PHẦN MỞ ĐẦU Năm 2002, Bộ Công nghiệp đã lập quy hoạch phát triển Ngành Dầu Thực vật Việt Nam đến năm 2010, đến nay giai đoạn quy hoạch đã gần hết. Trong thời gian qua, ngành dầu thực vật nước ta đã phát triển khá nhanh, không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn tăng cường xuất khẩu, các sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng, có uy tín và có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước. Hiện nay, Bộ Công Thương đang chuẩn bị để lập kế hoạch 5 năm phát triển toàn ngành công nghiệp giai đoạn 2011-2015 nên việc lập quy hoạch phát triển ngành ngành dầu thực vật Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 là rất cần thiết. Mục tiêu của quy hoạch là lựa chọn được phương án phát triển ngành trong giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2025 theo hướng hiệu quả, phù hợp với bối cảnh quốc tế và khu vực, phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với xu hướng phát triển ngành của thế giới và khu vực, phát huy được tiềm năng, lợi thế của đất nước, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế quốc dân và một phần xuất khẩu sản phẩm. Đối tượng quy hoạch là các sản phẩm dầu thực vật thực phẩm, không tính đến dầu làm nhiên liệu sinh học và dầu công nghiệp vì dầu công nghiệp ở nước ta có nhu cầu rất ít, công nghiệp chế biến dầu thực vật làm nhiên liệu sinh học ở nước ta chưa có hơn nữa nguyên liệu để sản xuất 2 loại dầu này không nhiều. Những căn cứ chính để lập quy hoạch phát triển ngành: - Quyết định số 3785/QĐ-BCT ngày 04/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt đề cương VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG 1

56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

  • Upload
    trannhu

  • View
    226

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

PHẦN MỞ ĐẦUNăm 2002, Bộ Công nghiệp đã lập quy hoạch phát triển Ngành Dầu

Thực vật Việt Nam đến năm 2010, đến nay giai đoạn quy hoạch đã gần hết. Trong thời gian qua, ngành dầu thực vật nước ta đã phát triển khá nhanh, không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn tăng cường xuất khẩu, các sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng, có uy tín và có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước.

Hiện nay, Bộ Công Thương đang chuẩn bị để lập kế hoạch 5 năm phát triển toàn ngành công nghiệp giai đoạn 2011-2015 nên việc lập quy hoạch phát triển ngành ngành dầu thực vật Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 là rất cần thiết.

Mục tiêu của quy hoạch là lựa chọn được phương án phát triển ngành trong giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2025 theo hướng hiệu quả, phù hợp với bối cảnh quốc tế và khu vực, phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với xu hướng phát triển ngành của thế giới và khu vực, phát huy được tiềm năng, lợi thế của đất nước, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế quốc dân và một phần xuất khẩu sản phẩm.

Đối tượng quy hoạch là các sản phẩm dầu thực vật thực phẩm, không tính đến dầu làm nhiên liệu sinh học và dầu công nghiệp vì dầu công nghiệp ở nước ta có nhu cầu rất ít, công nghiệp chế biến dầu thực vật làm nhiên liệu sinh học ở nước ta chưa có hơn nữa nguyên liệu để sản xuất 2 loại dầu này không nhiều.

Những căn cứ chính để lập quy hoạch phát triển ngành:

- Quyết định số 3785/QĐ-BCT ngày 04/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt đề cương và dự toán dự án “Quy hoạch phát triển ngành Dầu thực vật Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”;

- Quyết định số 4133/QĐ-BCT ngày 25/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc chỉ định thầu thực hiện dự án “Quy hoạch phát triển ngành Dầu thực vật Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”;

- Hợp đồng số 02/HĐ-QH ngày 09/9/2008 giữa Bộ Công Thương và Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công nghiệp về việc thực hiện dự án “Quy hoạch phát triển ngành Dầu thực vật Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”,

- Niên giám thống kê 2007, 2008, các số liệu điều tra doanh nghiệp từ năm 2000-2007 của Tổng cục Thống kê.

- Các báo cáo tổng kết phát triển ngành của Bộ Công Thương, báo cáo thực hiện quy hoạch của các doanh nghiệp trong ngành và của các Sở Công Thương.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG1

Page 2: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

- Các số liệu thu thập được của đoàn khảo sát trong tháng 2 và 6 năm 2009.Quy hoạch áp dụng phương pháp phân tích thống kê, phân tích tổng

hợp, phương pháp kế thừa, cân đối và dự báo để nghiên cứu lập quy hoạch. Với cách tiếp cận đối tượng từ vĩ mô đến vi mô; tập trung vào những nhân tố mới xuất hiện trong bối cảnh hội nhập để quy hoạch phát triển ngành.

Báo cáo dự án gồm 4 phần, không kể mở đầu và kết luận: Phần mở đầu nêu sự cần thiết phải lập quy hoạch, các cơ sở pháp lý,

mục tiêu và phương pháp lập quy hoạch. Trong phần này cũng nêu tóm tắt các nội dung chính của báo cáo để người đọc có thể khát quát được toàn bộ nội dung báo cáo.

Phần 1. Hiện trạng phát triển ngành và tình hình thực hiện quy hoạch phát triển ngành giai đoạn 2000-2008. Trong phần này gồm 2 chương:

Chương I. Hiện trạng phát triển ngành: Trong chương này tập trung vào đánh giá thực trạng phát triển và phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ; về quy mô và năng lực sản xuất; về cơ cấu sở hữu và tổ chức quản lý; về máy móc thiết bị và công nghệ; về công tác quản lý chất lượng sản phẩm; về thị trường (thị trường trong nước, thị trường xuất khẩu); phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thế giới và trong nước; về công tác đầu tư; về nguồn nhân lực, công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ; về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường; về sản xuất nguyên vật liệu (hoặc phụ trợ) cho ngành; tình hình thị trường và xuất nhập khẩu nguyên, vật liệu; những cơ chế chính sách tác động tới hoạt động của ngành; đánh giá hiệu quả KTXH của ngành và cuối cùng là khái quát bài học kinh nghiệm thành công và nguyên nhân hạn chế trong quá trình phát triển để làm cơ sở cho luận chứng quy hoạch phát triển ở phần sau.

Chương II. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch ngành giai đoạn 2001-2010. Trong chương này tập trung đánh giá các chỉ tiêu giữa quy hoạch và thực tế; đánh giá nguyên nhân trong và ngoài nước ảnh hưởng đến thực hiện quy hoạch và bài học và kinh nghiệm thực hiện quy hoạch.

Phần 2 là phần dự báo. Trong phần 2 có 2 chương: Chương III. Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành

trong thời gian quy hoạch. Chương III đề cập các nội dung: Xác định vị trí, vai trò của ngành trong nền kinh tế quốc dân; Tổng quan ngành dầu trên thế giới; Xu hướng phát triển ngành dầu trên thế giới; Nhu cầu tiêu thụ và thương mại các sản phẩm dầu trên thế giới; Hội nhập kinh tế quốc tế - những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của ngành; Đường lối, chủ trương, chính sách phát triển của đất nước trong giai đoạn quy hoạch ảnh hưởng đến phát triển ngành.

Chương IV. Dự báo nhu cầu sản phẩm. Trong đó đề cập các nội dung: Các phương pháp dự báo; kết quả dự báo thị trường, nhu cầu tiêu thụ dầu

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG2

Page 3: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

trong nước đến năm 2020 và đến năm 2025; dự báo về năng lực cạnh tranh của sản phẩm dầu Việt Nam đến năm 2020 và năm 2025.

Phần 3. Quy hoạch phát triển ngành dầu thực vật Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Đây là phần chính của quy hoạch, trong đó thể hiện: Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển ngành. Để cụ thể hoá các mục tiêu và định hướng trên được bố trí 3 chương tiếp theo để luận giải như sau:

Chương V. Các phương án phát triển bao gồm: Luận chứng các phương án phát triển theo cơ cấu ngành, sản phẩm chủ yếu (các loại dầu) và các điều kiện cơ bản đảm bảo thực hiện mục tiêu quy hoạch: đầu tư; công nghệ; lao động; nguyên liệu...; Quy hoạch phát triển sản phẩm chủ yếu và công nghiệp phụ trợ; Luận chứng phân bổ ngành theo không gian lãnh thổ; Định hướng quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu và cuối cùng là các chương trình, dự án đầu tư ưu tiên trong 5 năm tới.

Chương VI. Nhu cầu vốn đầu tư theo các kỳ kế hoạch bao gồm: Nhu cầu vốn đầu tư cho ngành. Nhu cầu vốn đầu tư cho công nghiệp hỗ trợ. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư theo các kỳ kế hoạch và các giải pháp huy động vốn.

Chương VII. Đánh giá môi trường chiến lược bao gồm: Đánh giá khái quát hiện trạng môi trường; Dự báo tác động, ảnh hưởng; Định hướng các mục tiêu, chỉ tiêu bảo vệ môi trường và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường.

Phần 4. Các giải pháp và cơ chế chính sách thực hiện quy hoạch phát triển ngành. Trong phần này sẽ đưa ra các giải pháp, chính sách chung về thị trường; xây dựng thương hiệu sản phẩm; về đầu tư (xúc tiến đầu tư); về quản lý ngành; về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; về phát triển sản xuất nguyên liệu cho ngành; về phát triển nguồn nhân lực và tổ chức thực hiện quy hoạch.

Cuối cùng là phần kết kuận và kiến nghị.Trong quá trình thực hiện dự án, nhóm nghiên cứu đã được sự chỉ đạo

sát sao, kịp thời của Bộ Công Thương, được sự phối hợp và hợp tác hiệu quả của các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là VOCARIMEX, các Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, chuyên gia có liên quan khác.

Kết quả nghiên cứu của quy hoạch sẽ là cơ sở giúp Bộ Công Thương quản lý phát triển ngành; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành trên địa bàn, chuẩn bị đội ngũ lao động, quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho phát triển ngành và đặc biệt là có giải pháp quản lý, phát triển ngành hiệu quả.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG3

Page 4: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

PHẦN 1HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAI ĐOẠN 2000-2008

CHƯƠNG I. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH1. Thực trạng phát triển và phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ

a. Số lượng các doanh nghiệpTheo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê, năm 2008 toàn ngành có

35 doanh nghiệp, giảm 5 doanh nghiệp so với năm 2000. Trong giai đoạn 2001-2005, số doanh nghiệp giảm bình quân 3,8%/năm. Nguyên nhân là một số doanh nghiệp ép dầu sản xuất kinh doanh không hiệu quả nên phải ngừng sản xuất hoặc giải thể. Cụ thể số lượng các doanh nghiệp qua các năm như sau:

Bảng 1.1. Số lượng doanh nghiệp sản xuất của ngành

Năm Năm Năm Năm Năm Tốc độ PT b/q (%/năm)2000 2005 2006 2007 2008 2001-2005 2006-2008

Tổng số doanh nghiệp

40 33 32 33 35 -3,77% 1,98%

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê

Các doanh nghiệp sản xuất của ngành phân bố không đều trên toàn lãnh thổ mà chủ yếu tập trung tại vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, trong khi ở vùng Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc đến nay không còn doanh nghiệp nào. Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 75% số doanh nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ. So với năm 2000, tỷ trọng số lượng doanh nghiệp tăng nhanh ở vùng Đông Nam Bộ và giảm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cụ thể như sau:

Bảng 1.2. Cơ cấu số lượng doanh nghiệp sản xuất phân bố theo vùng,

2000 2005 2006 2007 2008

Vùng Trung du miền núi phía Bắc 2,50%

Vùng Đồng bằng sông Hồng 5,00%12,12

% 9,38% 6,25% 8,57%

Vùng Duyên hải miền Trung 12,50

% 6,06% 6,25% 9,38% 8,57%

Vùng Đông Nam Bộ30,00

%39,39

%56,25

%62,50

%60,00

%

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long50,00

%42,42

%28,13

%21,88

%22,86

%Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG4

Page 5: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

- Xét theo thành phần kinh tế, số lượng các doanh nghiệp thuộc khối kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, tăng từ 60% năm 2000 lên 80% năm 2008, trong khi số lượng doanh nghiệp thuộc kinh tế Nhà nước giảm rõ rệt, tương ứng giảm từ 35% xuống 8,75%. Nguyên nhân là do trong thời kỳ 2001-2005, nhiều doanh nghiệp Nhà nước đã tiến hành cổ phần hoá thành các Công ty cổ phần, Công ty TNHH và cũng có doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài Nhà nước sản xuất kinh doanh không hiệu quả phải ngừng sản xuất hoặc giải thể.

Bảng 1.3. Cơ cấu số lượng doanh nghiệp theo thành phần kinh tế

2000 2005 2006 2007 2008

DN Nhà nước 35,00% 6,06% 6,25% 9,09% 8,57%

DN ngoài Nhà nước 60,00% 84,85% 81,25% 78,79% 80,00%

DN ĐTNN 5,00% 9,09% 12,50% 12,12% 11,43%

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê

Năm 2008, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước có 28 doanh nghiệp, chiếm 80% tổng số doanh nghiệp sản xuất của ngành.

b. Giá trị sản xuất công nghiệp Năm 2000, giá trị sản xuất ngành Dầu thực vật (theo giá cố định 1994)

đạt 2.892,4 tỷ đồng, chiếm 6,63% giá trị sản xuất của ngành thực phẩm đồ uống và 1,46% giá trị SX toàn ngành công nghiệp.

Năm 2008, giá trị sản xuất của ngành đã tăng 2,28 lần so với năm 2000, đạt 6.620 tỷ đồng, chiếm 4,62% giá trị SX của ngành thực phẩm đồ uống và 1,02% giá trị SX toàn ngành công nghiệp.

Tốc độ tăng giá trị SX bình quân của ngành giai đoạn 2001-2005 là 7,07%/năm và giai đoạn 2006-2008 là 17,61%/năm; tính chung cả giai đoạn 2001-2008 là 10,91%/năm, thấp hơn mức tăng bình quân của ngành sản xuất thực phẩm đồ uống (tương ứng là 14,66% và 16,02%), cụ thể như sau:

Bảng 1.4. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng của ngành Dầu thực vật giai đoạn 2001-2008

Giá trị SXCN (Giá CĐ 1994, Tỷ đồng) Tốc độ PT b/q (%/năm)

2000 2005 2007 2008 2001-2005

2006-2008

2001-2008

Ngành Dầu thực vật 2892,4 4.070,1 6.079,6 6.620,9 7,07 17,61 10,91Ngành SX TP và đồ uống 43.633 86.481 123.494 143.253 14,66 18,32 16,02

Toàn ngành công 198.326 416.613 568.100 650.800 16,00 16,03 16,01

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG5

Page 6: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Giá trị SXCN (Giá CĐ 1994, Tỷ đồng) Tốc độ PT b/q (%/năm)

2000 2005 2007 2008 2001-2005

2006-2008

2001-2008

nghiệpTỷ trọng ngành Dầu thực vật so với ngành SX TP đồ uống, (%)

6,63 4,71 4,92 4,62    

Tỷ trọng ngành Dầu thực vật so với toàn ngành CN (%)

1,46 0,98 1,07 1,02

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Từ năm 2005 cho đến nay, Công ty VOCARIMEX và các công ty con, công ty liên doanh, liên doanh, liên kết đã có những bước phát triển vượt bậc. Nếu năm 2000 tỷ trọng giá trị SX của Công ty VOCARIMEX chỉ là 24,29% giá trị SX của ngành thì đến năm 2008 đã là 35,02%.

Tốc độ tăng giá trị SX bình quân của Công ty VOCARIMEX giai đoạn 2001-2005 là 19,05%/năm và giai đoạn 2001-2008 là 16,1%/năm, cao hơn so với tốc độ tăng của ngành Dầu thực vật, ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống và của toàn ngành công nghiệp.

Bảng 1.5. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng của Công ty VOCARIMEX giai đoạn 2001-2008

Giá trị SXCN (Giá CĐ 1994, Tỷ đồng) Tốc độ PT b/q (%/năm)

2000 2005 2007 2008 2001-2005

2001-2008

Ngành Dầu thực vật 2892,4 4.070,1 6.079,6 6.620,9 7,07 10,91

VOCARIMEX (Công ty mẹ và các công ty con) 702,5 1.679,8 2.289,3 2.319,2 19,05 16,10

Tỷ trọng giá trị SX của VOCARIMEX trong ngành Dầu thực vật (%)

24,29 41,27 37,66 35,02    

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê và Công ty VOCARIMEX

c. Giá trị tăng thêm (VA)Giá trị tăng thêm (VA) của ngành Dầu thực vật (theo giá cố định 1994)

năm 2005 đạt 895 tỷ đồng, năm 2008 đạt 1.275 tỷ đồng. Tốc độ tăng giá trị tăng thêm của ngành đạt bình quân giai đoạn 2001-2005 là 15,11%/năm, giai đoạn 2001-2008 là 14,13%/năm cao hơn tốc độ tăng của toàn ngành công

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG6

Page 7: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

nghiệp, nhưng lại thấp hơn so với ngành thực phẩm và đồ uống. Đặc biệt, giá trị tuyệt đối VA lại thấp, chiếm chưa đầy 1% giá trị tăng thêm của toàn ngành công nghiệp.

Tỷ lệ giá trị tăng thêm so với giá trị SXCN (VA/GO) của ngành Dầu thực vật năm 2008 đạt 19,26%, cao hơn nhiều so với năm 2000 là 15,5%. Tuy vậy, tỷ lệ này thấp hơn so với ngành thực phẩm và đồ uống (20,6%) và thấp hơn nhiều so với toàn ngành công nghiệp.

Chi tiết về giá trị tăng thêm, tốc độ tăng trưởng của ngành xem bảng dưới đây:

Bảng 1.6. Giá trị tăng thêm, tốc độ tăng trưởng của ngành Dầu thực vật

Giá trị tăng thêm (Giá CĐ 1994, Tỷ đồng)

Tốc độ tăng bq (%/năm)

2000 2005 2008 2001-2005 2001-2008

Ngành Dầu thực vật 443 895 1.275 15,11 14,13Ngành SX TP và đồ uống 10.259 22.593 29.510 17,10 14,12

Toàn ngành công nghiệp 76.259 123.439 149.910 10,11 10,14

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê

d. Sản phẩmTừ năm 2000 đến nay, sản phẩm dầu của ngành tăng cả về số lượng và

chất lượng. Sản lượng dầu tinh luyện tăng 2,1 lần, dầu thô tăng 1,6 lần so với năm 2000, cụ thể như sau:

Bảng 1.7. Sản lượng các sản phẩm và tốc độ tăng trưởngSản lượng, tấn Tăng bq (%/n)

Sản phẩm 2000 2005 2006 2007 2008 2001-2005

2001-2008

1. Dầu tinh luyện 280,1 396,6 432,6 589,3 642,5 7,20 10,94

2. Dầu thô 18,9 15,2 15,0 28,9 30,0 -4,26 5,95

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Giai đoạn 2001-2005, sản lượng dầu tinh luyện tăng bình quân 7,2%/năm trong khi sản lượng dầu thô giảm bình quân 4,26%/năm.

Tính cả giai đoạn 2001-2008, sản lượng dầu tinh luyện tăng bình quân 10,94%/năm, sản lượng dầu thô tăng bình quân 5,95%/năm.

Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu sản lượng sản phẩm dầu tinh luyện theo thành phần kinh tế như sau:

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG7

Page 8: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Bảng 1.8. Cơ cấu sản lượng sản phẩm dầu thực vật tinh luyện theo thành phần kinh tế, %

Năm

Thành phần KT

2000 2005 2006 2007 2008

Chuyển dịch cơ

cấu 2008 so với

năm 2000

DN Nhà nước 29,35 44,12 48,55 39,37 36,42 7,07DN ngoài Nhà nước 9,32 10,04 9,13 6,79 14,52 5,20DN ĐTNN 61,34 45,84 42,32 53,85 49,06 -12,27

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Số liệu của bảng trên cho thấy xu hướng chuyển dịch cơ cấu sở hữu khá rõ, tỷ trọng dầu tinh luyện sản xuất tăng lên ở các doanh nghiệp Nhà nước và ngoài nhà nước, giảm đi ở khối đầu tư nước ngoài.

Năm 2008, dầu tinh luyện chủ yếu do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp Nhà nước sản xuất (chiếm 85,48% sản lượng của ngành).

Dầu thô sản xuất trong nước năm 2008 bao gồm: dầu cám, dừa, vừng, điều, sở. Sản lương dầu thô lớn nhất là dầu cám của Công ty TNHH Cám vàng (11.000 tấn) nhưng lại xuất thô 100% do trong nước chưa có dây chuyền tinh luyện dầu cám hiệu quả. Như vậy, lượng dầu thô sản xuất trong nước làm nguyên liệu cho tinh luyện không đáng kể (5.000-8.000 tấn trong năm 2008). Dầu thô làm nguyên liệu cho tinh luyện gồm dầu cọ, dầu nành, dầu cải, ôliu, hướng dương chủ yếu là nhập khẩu.

Các sản phẩm tiêu dùng của ngành phong phú về chủng loại và mẫu mã, có thể chia làm 4 nhóm chính:

Nhóm dầu chiên xào: bao gồm dầu Cooking oil, dầu Olein tinh luyện, dầu dừa. Đây là loại dầu thông dụng nhất trên thị trường hiện nay, chuyên dùng làm bánh, chiên xào… sử dụng trong chế biến thực phẩm và các bữa ăn.

Nhóm dầu Salad Oil: bao gồm các loại dầu nành, dầu mè, dầu phộng, là các loại dầu dùng để chiên xào, làm bánh, ăn chay, trộn salad.

Nhóm dầu đặc (Magarine , Shortening) Nhóm dầu dinh dưỡng: có bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin

A, D, DHA. Sản phẩm dầu được chiết trong các chai PET loại 0,25 lít, 0,4 lít, 1 lít, 2

lít, 5 lít và có thể đựng trong can 20 lít, tiện lợi đối với người tiêu dùng.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG8

Page 9: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Nhiều sản phẩm của ngành đã có mặt hơn 30 năm trên thị trường trong nước, được người tiêu dùng tín nhiệm và bình chọn nhiều năm liền là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” và “Topten hàng Việt Nam được ưa thích nhất”.

Nhiều sản phẩm có thương hiệu và nổi tiếng như Neptune, Simply (của Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân), Marvela (Công ty CP Dầu thực vật Golden – Hope Nhà Bè), dầu Vạn Thọ, dầu Cooking Tường An, Dầu Nành, Dầu hương mè, Vị Gia, Hào Vị, Dầu mè thơm nguyên chất (Công ty CP Dầu thực vật Tường An), dầu nành tinh luyện Nakydaco, dầu mè tinh luyện SESA, dầu mè thơm LẠC VỊ (Công ty CP Dầu thực vật Tân Bình), Dầu mè VOCA, SOBY, Bens 3, …

Bên cạnh những sản phẩm đã có uy tín, VOCARIMEX và các công ty con, công ty liên doanh, liên kết không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng; nghiên cứu và đưa ra thị trường các sản phẩm mới.

Trong những năm qua, đã có hàng chục sản phẩm mới ra đời với chất lượng phù hợp với thị hiếu và sức mua của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Nhiều sản phẩm mới như Dầu thực vật tinh luyện hương mè, Dầu thực vật tinh luyện Vị Gia, dầu ViO, dầu Season, dầu Cooking VOCA, dầu nành SOBY, dầu ăn cao cấp Bens 3… được người tiêu dùng biết đến và đón nhận.

Dầu ViO là sản phẩm có bổ sung vi chất dinh dưỡng dành cho trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi. ViO là dầu ăn duy nhất tại Việt Nam được chế biến dành cho trẻ em với các dưỡng chất kích thích sự phát triển thể chất, thị lực và trí thông minh của trẻ. 2. Thực trạng về quy mô và năng lực sản xuất

* Thực trạng về quy mô: Theo số liệu điều tra các doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê năm

2007 cho thấy:Nếu xét quy mô doanh nghiệp của ngành theo lao động thì các doanh

nghiệp Nhà nước có quy mô lớn nhất (bình quân 426 người/doanh nghiệp), sau đó đến khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (bình quân 389 người/doanh nghiệp) và khu vực kinh tế ngoài Nhà nước (bình quân 20 người/doanh nghiệp).

Nếu xét quy mô doanh nghiệp theo tài sản cuối năm thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô lớn nhất (bình quân 515 tỷ đồng/doanh nghiệp), sau đó đến khu vực Nhà nước (bình quân 353 tỷ đồng/doanh nghiệp) và khu vực kinh tế ngoài Nhà nước (bình quân 14 tỷ đồng/doanh nghiệp).

* Năng lực sản xuất:

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG9

Page 10: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Tính đến năm 2008, toàn ngành có 35 doanh nghiệp sản xuất ở 13 tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương với tổng năng lực sản xuất là 1.129.000 tấn dầu tinh luyện/năm và 296.900 tấn nguyên liệu có dầu/năm, tương đương khoảng 85.000 tấn dầu thô/năm.

VOCARIMEX và các công ty con, công ty liên doanh, liên kết chiếm 78,74% năng lực sản xuất dầu tinh luyện và 23,24% năng lực sản xuất dầu thô của toàn ngành.

Sản xuất dầu tinh luyện tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ (chiếm 71,8% tổng năng lực sản xuất của ngành), sản xuất dầu thô tập trung ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (chiếm 64,8% tổng năng lực sản xuất của ngành)

Năng lực sản xuất dầu tinh luyện của ngành tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh (chiếm 61,2% tổng năng lực sản xuất), Quảng Ninh (17,5%) và Bình Dương (10,6%).

Sản xuất dầu thô tập trung ở Cần Thơ (chiếm 44,5% tổng năng lực sản xuất), Thành phố Hồ Chí Minh (23,2%), Bến Tre (13,5%).

Năng lực sản xuất dầu tinh luyện và dầu thô của các doanh nghiệp theo các vùng lãnh thổ như sau:

Bảng 1.9. Năng lực sản xuất của ngành phân theo vùng kinh tếCông suất dầu tinh luyện Công suất dầu thô

Tấn/năm % Tấn nguyên liệu/năm %

Vùng Đồng bằng sông Hồng 198.000 17,54 Vùng Duyên hải miền Trung 30.000 2,66 12.500 4,21 Vùng Đông Nam Bộ 811.000 71,83 91.900 30,95 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 90.000 7,97 192.500 64,84 Cả nước 1.129.000 100,00 296.900 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của các doanh nghiệp

Với sản lượng đạt được năm 2008, mức huy động công suất sản xuất dầu tinh luyện của ngành là 51,3%, sản xuất dầu thô là 35,3% .

Mức huy động công suất sản xuất dầu tinh luyện theo thành phần kinh tế như sau:

Bảng 1.10. Mức huy động công suất sản xuất dầu tinh luyện theo thành phần kinh tế

Năng lực SX, ngàn tấn/năm

Sản lượng 2008 ( nghìn tấn)

Mức huy động công suất

Khu vực Nhà nước 345 234,0 67,83%Khu vực ngoài Nhà nước 210 93,3 44,43%Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 574 315,2 54,92%

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của TCTK và báo cáo của các doanh nghiệp

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG10

Page 11: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Các doanh nghiệp Nhà nước đạt mức huy động công suất cao nhất (67,8%), sau đó đến khu vực đầu tư nước ngoài (54,9%). Khu vực ngoài quốc doanh mới chỉ đạt 44,43% năng lực sản xuất.

Mức huy động công suất sản xuất dầu tinh luyện của VOCARIMEX và các công ty con, công ty liên doanh, liên doanh, liên kết là 61,78%.3. Thực trạng về tổ chức quản lý ngành

Ngành dầu hiện nay bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần có vốn của nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty liên doanh với nước ngoài, …. Công ty Dầu thực vật Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam (VOCARIMEX) là công ty lớn nhất và giữ vai trò chủ đạo trong ngành dầu.

Tháng 6/1992, Công ty Dầu thực vật Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam (VOCARIMEX) được thành lập trên cơ sở sáp nhập Liên hiệp khoa học sản xuất Tinh dầu Hương liệu và Mỹ phẩm vào Liên hiệp các Xí nghiệp Dầu thực vật Việt Nam.

Năm 1992, Công ty VOCARIMEX liên doanh với Golden Hope Overseas Sendirian Berhad thuộc Tập đoàn Golden Hope Plantations Berhad (nay thuộc Tập đoàn Sime Darby) - Malaysia thành lập Công ty Dầu ăn Golden - Hope Nhà Bè và năm 1996 liên doanh với Công ty Siteki Investments Pte Ltd thuộc Tập đoàn Kuok (nay thuộc Tập đoàn Wilmar International Limited) – Singapore thành lập Công ty Dầu thực vật Cái Lân, trong đó VOCARIMEX giữ 49% vốn điều lệ trong Công ty Dầu ăn Golden - Hope Nhà Bè và 32% vốn điều lệ trong Công ty Dầu thực vật Cái Lân.

Tháng 9/2002 Công ty VOCARIMEX góp vốn thành lập Công ty CP Bao bì Dầu thực vật (giữ 44,16% vốn điều lệ).

Năm 2007 và 2008, Công ty VOCARIMEX góp vốn thành lập mới hai công ty con là Công ty CP trích ly Dầu thực vật và Công ty CP thương mại Dầu thực vật, trong đó VOCARIMEX nắm giữ 51% vốn điều lệ.

Thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công nghiệp về việc sắp xếp lại doanh nghiệp, trong năm 2004 và 2005 Công ty VOCARIMEX đã chuyển đổi các Nhà máy dầu trực thuộc thành các Công ty cổ phần, cụ thể Nhà máy Dầu Thủ Đức thành Công ty cổ phần Dầu thực vật Thủ Đức, Nhà máy Dầu Tường An thành Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An, Nhà máy Dầu Tân Bình thành Công ty cổ phần Dầu thực vật Tân Bình. Với việc sắp xếp này, Công ty VOCARIMEX chính thức được chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty mẹ - Công ty con.

Công ty mẹ VOCARIMEX là Công ty Nhà nước thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, có vốn đầu tư ở các công ty khác, chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước ở Công ty mẹ và vốn đầu tư ở công ty khác.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG11

Page 12: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Công ty mẹ quyết định mức đầu tư vào Công ty con, Công ty liên doanh, liên kết được thành lập mới, điều chỉnh mức đầu tư tại Công ty con, Công ty liên doanh, liên kết đang hoạt động dựa trên nguyên tắc thương mại và phù hợp với chiến lược, kế hoạch kinh doanh của Công ty mẹ. Công ty mẹ kiểm tra giám sát việc sử dụng phần vốn đầu tư của Công ty mẹ thông qua người đại diện phần góp vốn của Công ty mẹ tại các Công ty con, Công ty liên doanh, liên kết.

Cơ cấu tổ chức của Công ty mẹ không có Hội đồng quản trị. Tổng Giám đốc là người điều hành Công ty mẹ, đại diện theo pháp luật của Công ty mẹ, được Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) ủy quyền đại diện chủ sở hữu phần góp vốn của Công ty mẹ tại các Công ty con, Công ty liên doanh, liên kết, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

Công ty mẹ điều phối kế hoạch hoạt động hàng năm của Công ty con, thực hiện việc liên doanh, liên kết các Công ty con, Công ty liên doanh, liên kết để tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đối với thị trường hoặc khách hàng cần sự cung ứng nhiều sản phẩm, dịch vụ mà từng công ty con, công ty liên doanh, liên kết đơn lẻ hoặc riêng Công ty mẹ không có khả năng cung ứng. Công ty mẹ thực hiện liên doanh, liên kết về lao động, cung ứng cán bộ quản lý, lao động có tay nghề cao cho các công ty con, công ty liên doanh, liên kết để giải quyết yêu cầu nhân sự trong giai đoạn tạm thời hoặc dài hạn.

Công ty mẹ thực hiện công tác nghiên cứu, tiếp thị khai thác thị trường trong và ngoài nước; làm đầu mối giao dịch, xúc tiến thương mại, tạo điều kiện hỗ trợ cho các công ty con, công ty liên doanh, liên kết trong việc mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Công ty mẹ không trực tiếp quyết định hoặc trực tiếp tham gia quản lý đối với các công ty con, công ty liên doanh, liên kết, không thực hiện quyền hạn, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với phần vốn góp của công ty con ở các công ty khác.

Quan hệ tài chính giữa Công ty mẹ và các công ty con, công ty liên doanh, liên kết được thực hiện thông qua hợp đồng, theo Quy chế Tài chính của Công ty mẹ và quy định của pháp luật.

Hiện nay, Công ty VOCARIMEX áp dụng thành công công nghệ thông tin trong hệ thống quản lý, điều hành sản xuất – kinh doanh.

Các công ty khác trong ngành hoạt động độc lập theo Luật Doanh nghiệp, áp dụng các mô hình tổ chức quản lý theo các loại hình doanh nghiệp và tính chất sở hữu khác nhau. Các doanh nghiệp quy mô lớn đều áp dụng các thành tựu khoa học quản lý, tự động hoá trong điều hành sản xuất.

Trong ngành chưa có hiệp hội nghề nghiệp nên chưa tập trung được tiếng nói chung cho toàn ngành.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG12

Page 13: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

4. Thực trạng về máy móc thiết bị và công nghệĐối với công đoạn sản xuất dầu thô, có hai phương pháp sản xuất là

phương pháp ép nhiệt và phương pháp trích ly. Hiện nay công nghệ ép nhiệt được dùng khá phổ biến ở Việt Nam trong khi ở các nước tiên tiến sử dụng công nghệ trích ly hoặc ép - trích ly.

Ngoài dây chuyền ép dầu đã có tại các công ty con, VOCARIMEX đã đầu tư xưởng ép dầu tại Cảng Dầu thực vật Nhà Bè, thiết bị nhập khẩu từ Đức.

Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân liên doanh đầu tư Nhà máy trích ly dầu cám với thiết bị tiên tiến, bán tự động của Đức, đầu tư tại các Trung tâm thu mua cám nguyên liệu các thiết bị sơ chế cám của Braxin. Để giữ chất lượng cám được lâu hơn, cám gạo thu mua được sơ chế thành dạng viên tại các Trung tâm thu mua cám. Cám sơ chế ở dạng viên có thể lưu giữ từ 6-8 tháng, lâu hơn so với thời gian 1 tháng nếu không sơ chế.

Tại các cơ sở ép dầu dừa, hầu hết thiết bị đã được đầu tư khá lâu, công nghệ thủ công, lạc hậu.

Trong tinh luyện dầu, có hai phương pháp công nghệ chủ yếu là tinh luyện hoá học và tinh luyện vật lý.

Phương pháp tinh luyện vật lý là công nghệ mới trên thế giới hiện nay, được các nước có nền công nghiệp dầu thực vật phát triển sử dụng rộng rãi, có thể áp dụng đối với các loại dầu thực vật, đặc biệt là các loại dầu ít gum như dầu cọ, dầu dừa v.v... Riêng đối với dầu cọ, có thêm hệ thống phân đoạn để tách riêng palm olein và palm stearin.

Phương pháp tinh luyện hoá học phù hợp cho các loại dầu thô được trích ly từ hạt có dầu và các loại dầu thô có chỉ số a-xít cao.

Do tính đa dạng về nguyên liệu, VOCARIMEX và các công ty con, công ty liên doanh, liên kết đã đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại của các hãng WURTER & SANGER (Mỹ), THYSSEN KRUPP (Đức), DESMET (Bỉ)…, áp dụng phương pháp tinh luyện vật lý kết hợp với tinh luyện hoá học cho phù hợp với việc sử dụng nguyên liệu trong nước và nguyên liệu dầu thô nhập khẩu. Các hệ thống tinh luyện dầu hoạt động liên tục, được điều khiển và kiểm soát tự động bởi hệ điều hành PLC và Computer, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng sản phẩm và lưu giữ tối đa hàm lượng vitamin A, E tự nhiên có trong dầu.

Dầu lỏng tinh luyện được chiết vào các chai PET có dung tích 0,25 lít, 0,4 lít, 1 lít, 2 lít, 5 lít trên các dây chuyền chiết dầu tự động của Đức, Ý…

Nhìn chung, trình độ công nghệ và thiết bị tinh luyện của ngành dầu đạt ở mức tiên tiến trong khu vực.

Về công nghệ và thiết bị sản xuất shortening, magarine hiện nay ở các công ty so với các nước trên thế giới thì không lạc hậu.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG13

Page 14: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Dầu đặc tinh luyện được làm lạnh kết tinh sau khi được phối chế với các phụ gia thực phẩm, được đóng gói trong hộp nhựa PE hoặc trong túi PE trên dây chuyền thiết bị đóng gói theo công nghệ sản xuất chế biến của Mỹ.

Về sản xuất bao bì, hiện nay ngành Dầu thực vật có Công ty CP Bao bì Dầu thực vật nhưng công suất mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu bao bì của ngành.

Nhà máy Dầu thực vật Quảng Ninh và Nhà máy Dầu thực vật Hiệp Phước của Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân đã đầu tư dây chuyền sản xuất chai PET có dung tích từ 0,25 lít đến 5 lít, sản xuất can nhựa 20 lít ngay tại nhà máy, đáp ứng đủ yêu cầu của sản xuất. Thiết bị nhập của Pháp, Nhật Bản.

Theo báo cáo nghiên cứu “Đánh giá trình độ công nghệ ngành Dầu thực vật Việt Nam” của Bộ Công nghiệp, các chuyên gia đã sử dụng phương pháp ATLAS công nghệ để đánh giá trình độ công nghệ của ngành, xem công nghệ như là tổ hợp của 4 thành phần cơ bản tương tác với nhau, cùng tham gia vào quá trình chuyển đổi là thành phần kỹ thuật (T); thành phần con người (H); thành phần thông tin (I) và thành phần tổ chức (O).

Theo số liệu đánh giá cấp cơ sở, nhóm chuyên gia đã tổng hợp các thành phần công nghệ THIO và hàm lượng công nghệ gia tăng của từng đơn vị.

Kết quả lượng hoá hàm lượng công nghệ gia tăng bình quân trên một đơn vị giá trị gia tăng toàn ngành ATCA = 0,379 (giá trị ứng với trình độ công nghệ tốt nhất thế giới là 1).

Trình độ công nghệ bình quân toàn ngành cho từng thành phần như sau: AT = 0,909; AH = 0,739; AI = 0,777; AO = 0,813.

Các thành phần công nghệ THIO của ngành cho thấy: Công nghệ của các nhà máy tinh luyện dầu thực vật của nước ta

đạt trình độ tiên tiến. Hầu hết các thiết bị trong dây chuyền tinh luyện được điều khiển tự động và được nhập từ Đức, Mỹ, Bỉ, Malaysia. Hệ thống chiết chai tự động nhập khẩu từ Đức, Ý.

Đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản đốc, đốc công và công nhân trực tiếp sản xuất có đủ năng lực và kỹ năng để nghiên cứu, quản lý điều hành sản xuất, sửa chữa và vận hành các thiết bị.

Các cơ sở có đủ dữ liệu thông tin phục vụ sản xuất - kinh doanh, sửa chữa thiết bị.

Thành phần tổ chức đạt mức khá tốt. Các cơ sở đều có bộ máy quản lý vững vàng, luôn hoàn thành kế hoạch sản xuất, cải tiến kỹ thuật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG14

Page 15: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

5. Thực trạng về quản lý chất lượng sản phẩmCác doanh nghiệp trong ngành đã và đang xây dựng hệ thống quản lý

chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. Hệ thống chất lượng ISO & HACCP là những tiêu chuẩn quốc tế chuẩn mực được áp dụng phổ biến hiện nay trên toàn thế giới cho các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm. Các tiêu chuẩn này thể hiện khả năng sản xuất và cung cấp các sản phẩm có chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cao nhất cho người sử dụng. Đây là mục tiêu mà các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hướng đến khi doanh nghiệp đã phát triển và có thị trường ngày càng mở rộng.

Công ty VOCARIMEX và các công ty con, công ty liên doanh, liên kết đều áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn GMP - HACCP tại các nhà máy mới đầu tư xây dựng.

Sản phẩm dầu tinh luyện được sản xuất trên dây chuyền tự động hoá từ khâu nguyên liệu cho tới khâu đóng gói. Theo quy trình này, mọi sản phẩm đều được kiểm tra nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và hệ thống quản lý chất lượng ISO.

Các công ty đều có phòng thí nghiệm kiểm tra chất lượng nguyên liệu và sản phẩm. Mẫu phân tích được lấy trong từng công đoạn sản xuất, thời gian lấy mẫu cách nhau 1 giờ. Mẫu sản phẩm được kiểm tra, phân tích các chỉ tiêu như FFA, chỉ số iốt, chỉ số xà phòng hoá, độ ẩm, màu sắc và độ trong,…

Các nguyên liệu như mè, cám gạo trước khi đưa vào sản xuất được phân tích để xác định hàm lượng dầu, tạp chất, độ ẩm…

Các sản phẩm dầu tinh luyện do VOCARIMEX và các công ty con, công ty liên doanh, liên kết sản xuất đều đạt tiêu chuẩn TCVN và tiêu chuẩn xuất khẩu.

6. Thực trạng về thị trường (thị trường trong nước, thị trường xuất khẩu); phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thế giới và trong nước

a. Thị trường trong nướcCùng với sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế trong thời gian qua, đời

sống nhân dân ngày càng cải thiện đã thúc đẩy thị trường dầu thực vật nội địa có sự tăng trưởng cao với tốc độ trung bình 17,21%/năm từ 1996 đến nay. Nếu tính từ năm 2000 trở lại đây thì cũng tăng tới 16,15%/năm. Tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người hàng năm tăng nhanh, bình quân 13 năm qua là 15,6%/năm, từ năm 2000 trở lại đây là 15%/năm, cụ thể như sau:.

Bảng 1.11. Tiêu thụ dầu trong nước

  Đơn vị 1995 2000 2005 2006 2007 2008

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG15

Page 16: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Dân số 1000 người 71.995 77.635 83105 84108 85155 86215

Tiêu thụ dầu nội địa 1000 Tấn 77,04 178,56 311,49 346,44 556,53 607,00

Tiêu thụ bình quân đầu người

kg/người/ năm 1,07 2,30 3,75 4,12 6,54 7,04

Tốc độ tăng trưởng   1996-

20002001-2005

2006-2008

2001-2008

1996-2008

Tiêu thụ dầu nội địa %/năm 18,31 11,77 24,91 16,53 17,21

Tiêu thụ bình quân đầu người %/năm 16,54 10,26 23,39 15,01 15,60

Nguồn: Xử lý theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan

Mức tiêu thụ dầu thực vật tăng nhanh do thu nhập bình quân đầu người tăng cùng với nhận thức của người dân về bảo vệ sức khoẻ tăng nên xu hướng thay mỡ lợn bằng dầu thực vật trong các bữa ăn hàng ngày của người dân ngày càng rõ, đặc biệt ở khu vực thành thị; tốc độ đô thị hoá ở nước ta trong thời gian gần đây cũng khá nhanh. Tuy vậy, năm 2008 mức tiêu thụ bình quân đầu người ở nước ta mới đạt 7 kg, vẫn là mức thấp so với thế giới và khu vực. Do vậy, khả năng phát triển thị trường nội địa trong thời gian tới còn khá lớn.

Năm 2008, các doanh nghiệp trong ngành Dầu thực vật gặp rất nhiều khó khăn trước những biến động bất thường của giá nguyên liệu thế giới. Bảy tháng đầu năm 2008 giá nguyên liệu tăng liên tục nhưng từ tháng 8 trở đi giá lại giảm liên tục nên giá bán sản phẩm trong nước cũng liên tục biến đổi. Tỷ giá giao dịch VNĐ/USD tăng cao làm cho chi phí nguyên liệu đầu vào tăng nhưng giá các sản phẩm đầu ra không thể tăng tương ứng do sức ép cạnh tranh gay gắt và sức mua của người dân giảm sút vì giá cả nhiều mặt hàng trên thị trường tăng cao. Đây là khó khăn chung mà các nhà sản xuất phải chấp nhận bởi người tiêu dùng trong nước chưa quen với sự biến động về giá như ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển.

Với nhận thức thị trường tiêu thụ sản phẩm là yếu tố sống còn đối với hoạt động của doanh nghiệp, các công ty đã xây dựng cho mình chiến lược marketing, chiến lược phát triển thương hiệu và phát triển kinh doanh. Chiến lược marketing, xây dựng thương hiệu là một trong những chiến lược quan trọng của công ty.

Thương hiệu là hình ảnh đại diện cho công ty, là lời cam kết đối với khách hàng nên các công ty không ngừng chăm lo xây dựng thương hiệu của mình bằng cách nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển mạng lưới tiêu thụ để khách hàng có thể tiếp cận với sản phẩm ngày một dễ dàng hơn.

Các công ty lớn đều thiết lập hệ thống phân phối của mình bao gồm các nhà phân phối và đại lý tiêu thụ sản phẩm ở khắp các tỉnh, thành phố cả nước.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG16

Page 17: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Phát triển thương hiệu thông qua các chương trình quảng bá thương hiệu ở trong và ngoài nước, thông qua quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các hội thi nấu ăn, tài trợ cho các chương trình dạy nấu ăn, các hoạt động của ngành giáo dục, thể thao…

Thời gian qua, do mức sống được cải thiện nên nhu cầu tiêu dùng của nhân dân đối với các sản phẩm có lợi cho sức khoẻ tăng lên. Chính vì vậy, các công ty đã tiến hành nghiên cứu, điều tra, khai thác thị hiếu của người tiêu dùng về các chủng loại dầu ăn khác nhau.

Theo Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2008 của Công ty VOCARIMEX, trên 92% sản lượng dầu sản xuất của các công ty tiêu thụ tại thị trường nội địa.

Do sự chênh lệch giữa hai mức thuế nhập khẩu dầu tinh luyện và dầu thô ít, nên thay vì đầu tư nhà xưởng, thiết bị để sản xuất, một số công ty đã nhập khẩu dầu tinh luyện về sau đó chiết chai hoặc đóng can đưa ra thị trường tiêu thụ. Người tiêu dùng không biết được thực chất chất lượng dầu tinh luyện mà các công ty đó nhập khẩu về. Theo chuyên gia trong ngành, dầu ăn dù đã tinh luyện khi nhập khẩu khối lượng lớn về đến Việt Nam cũng bị giảm phẩm chất khi đến tay người tiêu dùng do hàm lượng FFA và PoV tăng cao trong quá trình lưu chuyển.

Đáng nói là nắm bắt tâm lý “ăn rẻ” của một số người dân, trên thị trường đang xuất hiện ngày càng nhiều loại dầu ăn giá thấp mà ngay chính những người bán cũng không nhớ được hết tên và nguồn gốc, chưa nói đến chất lượng của chúng.

b. Xuất nhập khẩuNhư đã phân tích ở phần trên, do cây có dầu ở nước ta chưa phát triển

nên trên 90% nguyên liệu cho tinh luyện dầu sản xuất trong nước được nhập khẩu từ nước ngoài dưới dạng dầu thô hoặc đã tinh luyện chất lượng thấp.

Kim ngạch nhập khẩu đã tăng rất nhanh từ gần 70 triệu USD năm 2000 lên trên 705 triệu USD năm 20081, bình quân tăng 29,43%/năm. Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu dầu thực vật nước ta lại giảm so với năm 2000 vì năm 2000 nước ta đã xuất khẩu dầu sang Irắc với khối lượng lớn (47 ngàn tấn) nhưng từ năm 2001 trở lại đây không còn thị trường này nữa. Chi tiết xem bảng dưới đây:

Bảng 1.12. Kim ngạch xuất nhập khẩu dầu thực vật từ năm 2000 đến năm 2008.

Giá trị xuất nhập khẩu, triệu USD Tăng trưởng, %/n2000 2005 2006 2007 2008 2001- 2001-

1 Năm 2008 giá dầu thực vật tăng đột biến (cao hơn năm 2007 khoảng 1,5 lần) do ảnh hưởng của giá dầu mỏ tăng cao.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG17

Page 18: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

2005 2008Tổng kim ngạch nhập khẩu 89,60 184,98 248,28 473,72 705,69 15,60 29,43

Tổng kim ngạch xuất khẩu 60,71 14,3

8 14,11 35,37

51,76 -25,02 -1,97

Nhập siêu 28,89 170,60 234,17 438,35 653,93 42,64 47,69

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Qua bảng 1.12 cho thấy, ngành dầu chủ yếu là phục vụ nhu cầu trong nước. Tình trạng nhập siêu ngày càng trầm trọng nếu không có giải pháp để tự túc một phần nguyên liệu cho ngành.

Khối lượng dầu thực vật nhập khẩu tỷ lệ thuận với lượng dầu sản xuất trong nước. Nếu như năm 2000 cả nước nhập 255,6 ngàn tấn thì năm 2008 đã nhập 640 ngàn tấn. Nếu như trước năm 2006 nhập khẩu chủ yếu là dầu thô (trên 90%) thì từ năm 2006 trở lại đây, nhập khẩu dầu tinh luyện đã chiếm từ 50-56% tổng lượng dầu nhập khẩu do từ năm 2006, AFTA có hiệu lực nên thuế suất thuế nhập khẩu dầu thô và dầu tinh luyện trênh lệch nhau chỉ 2%. Mặt khác, cơ cấu tiêu thụ dầu của nước ta chủ yếu là dầu cọ (gần 78% năm 2008) mà dầu cọ do Inđônêsia và Malaisia sản xuất nhiều nhất trên thế giới. Tiếp theo dầu cọ, dầu nành cũng được tiêu thụ khá nhiều ở nước ta (năm 2008 chiếm tới 18,7%), các loại dầu khác không đáng kể. Riêng dầu cải năm 2000 tiêu thụ tới 22% nhưng đến năm 2008 chỉ còn chiếm 0,15%. Chi tiết xem bảng 1.13 và 1.14 dưới đây:

Bảng 1.13. Khối lượng nhập khẩu dầu thực vật từ năm 2000 đến 2008

2000 2005 2006 2007 2008

Tổng lượng dầu nhập khẩu 255.617 382.412 491.728 604.190 640.047

Trong đó, phân theo mức độ chế biến

Dầu thô 231.892 351.018 212.226 286.517 320.605

Dầu tinh luyện 23.726 31.394 279.502 317.673 319.442

Trong đó, phân theo chủng loại dầu thực vật

Dầu cọ 148.516 280.131 362.908 445.314 498.486

Dầu nành 35.106 74.365 96.745 119.035 119.710

Ô liu 84 215 457 863 266

Dầu hướng dương 2.922 217 371 1.931 241

Dầu cải 56.307 6.633 486 1.404 949

Dầu dừa 156 400 726 903 232

Dầu khác (lạc, vừng, lanh, bông…) 1.283 7.384 10.929 9.131 7.267

Bơ + Sortening 11.244 13.066 19.106 25.609 12.896

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG18

Page 19: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

2000 2005 2006 2007 2008

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Bảng 1.14. Cơ cấu khối lượng nhập khẩu dầu thực vật từ năm 2000 đến 2008

2000 2005 2006 2007 2008

Cơ cấu nhập khẩu theo mức độ chế biến

Dầu thô 90,72 91,79 43,16 47,42 50,09

Dầu tinh luyện 9,28 8,21 56,84 52,58 49,91

Cơ cấu nhập khẩu theo chủng loại dầu thực vật

Dầu cọ 58,10 73,25 73,80 73,70 77,88

Dầu nành 13,73 19,45 19,67 19,70 18,70

Dầu cải 22,03 1,73 0,10 0,23 0,15

Ô liu 0,03 0,06 0,09 0,14 0,04

Dầu hướng dương 1,14 0,06 0,08 0,32 0,04

Dầu dừa 0,06 0,10 0,15 0,15 0,04

Dầu khác (lạc, vừng, lanh, bông…) 0,50 1,93 2,22 1,51 1,14

Bơ + Sortening 4,40 3,42 3,89 4,24 2,01

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Qua bảng 1.14 thấy rằng tỷ lệ dầu tinh luyện nhập khẩu ngày càng tăng, đặc biệt năm 2006 khi AFTA có hiệu lực dầu tinh luyện nhập khẩu chiếm tới 56,8% trong khi những năm trước chưa đến 10%. Đến năm 2008 nhập khẩu dầu tinh luyện cũng chiếm tới gần 50%. Nếu tính theo chủng loại dầu nhập khẩu thì dầu cọ chiếm tỷ lệ ngày càng cao, từ 58,1% năm 2000 tăng lên gần 78% năm 2008. Dầu nành cũng có xu hướng tăng dần từ 13,7% năm 2000 tăng lên 16,7% năm 2008. Các loại dầu còn lại hầu như giảm dần, đặc biệt là dầu cải giảm từ 22% năm 2000 xuống còn 0,15% năm 2008.

Năm 2008, cả nước xuất khẩu được trên 46 ngàn tấn dầu thực vật, trong đó trên 35 ngàn tấn là dầu tinh luyện và 11 ngàn tấn đầu thô. Tuy vậy, so với năm 2000 thì chưa được một nửa. Năm 2000 xuất khẩu đạt trên 104 ngàn tấn dầu do xuất khẩu dầu dừa thô đạt trên 35 ngàn tấn nhưng sau này lượng dầu dừa xuất khẩu giảm nhanh do giá xuống thấp và xuất được sang Irắc trên 45 ngàn tấn dầu tinh luyện, sau đó chiến tranh xảy ra và bị mất thị trường này. Chi tiết xem bảng 1.15 dưới đây:

Bảng 1.15. Khối lượng dầu thực vật xuất khẩu từ năm 2000 đến 2008

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG19

Page 20: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Đơn vị 2000 2005 2006 2007 2008

Xuất khẩu Tấn 104.818 22.561 25.195 42.811 46.102

Dầu thô Tấn 40.746 8.000 7.000 10.000 11.000

Dầu tinh luyện Tấn 64.072 14.561 18.195 32.811 35.102

Cơ cấu dầu xuất khẩu

Dầu thô % 38,87 35,46 27,78 23,36 23,86

Dầu tinh luyện % 61,13 64,54 72,22 76,64 76,14

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan và báo cáo của các doanh nghiệp

Thị trường xuất khẩu dầu thực vật khá phong phú:Các sản phẩm dầu phộng, dầu Cooking Tường An, dầu nành Tường

An, dầu mè Tường An của Công ty CP Dầu thực vật Tường An được xuất sang thị trường Nhật Bản, Ucraina, Ba Lan, Trung Đông, Hồng Kông…

Công ty CP Dầu thực vật Tân Bình xuất khẩu dầu mè tinh luyện Sesa, dầu mè thơm nguyên chất Nakydaco sang thị trường Mông Cổ, Cămpuchia; dầu mè thơm LẠC VỊ sang thị trường Nhật Bản, Mông Cổ, Cămpuchia; dầu thực vật tinh luyện VỊ GIA sang thị trường Cămpuchia….

Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân xuất khẩu dầu ăn sang thị trường Trung Quốc.

Công ty dầu thực vật Bình An xuất khẩu chủ yếu sang Cămpuchia.Tóm lại, tuy thị trường xuất khẩu dầu thực vật khá phong phú nhưng

khối lượng xuất khẩu dầu tinh luyện chỉ chiếm trên 5% tổng lượng dầu sản xuất trong nước năm 2008.

c. Phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm Trong giai đoạn 2000-2008, mức tiêu thụ dầu thực vật không ngừng

tăng, từ 280,1 ngàn tấn năm 2000 tăng lên 607,4 ngàn tấn năm 2008, tăng bình quân 13,79%/năm. Tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người tăng 2,5 lần từ 2,78 kg năm 2000 lên 7,05 kg năm 2008. Đây là con số mà không phải ngành nào cũng dễ dàng có được.

Sản phẩm dầu tinh luyện của ngành trong thời gian qua đã khẳng định được vị trí của mình ở thị trường trong nước cũng như ở thị trường xuất khẩu. Các doanh nghiệp đã tập trung đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng công suất tại các nhà máy hiện có và đầu tư xây các nhà máy mới với dây chuyền thiết bị hiện đại, đồng bộ. Sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất phong phú về chủng loại, mẫu mã đa dạng, chất lượng tốt và có thương hiệu đối với người tiêu dùng, đáp ứng trên 90% nhu cầu trong nước. Sản phẩm cũng có uy tín về chất lượng ở thị trường xuất khẩu.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG20

Page 21: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Ngành Dầu thực vật Việt Nam là ngành có tiềm năng phát triển. Tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người từ năm 2000 đến nay tăng bình quân 12,31%/năm nhưng vẫn còn ở mức thấp so với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của sản phẩm dầu thực vật chưa cao, mặc dù trong những năm qua ngành Dầu thực vật Việt Nam đã có những bước phát triển khả quan. Điều này thể hiện ở những mặt chủ yếu sau:

Sản phẩm dầu ăn bị cạnh tranh với các sản phẩm dầu ăn từ các nước ASEAN

Thực tế, trong giai đoạn trước khi Việt Nam gia nhập AFTA, sự bảo hộ của Nhà nước đối với sản phẩm dầu thực vật tương đối mạnh (thuế suất thuế nhập khẩu dầu thực vật là 40%, trong khi dầu thô nguyên liệu chỉ chịu thuế suất 5%). Bắt đầu từ năm 2003, khi lộ trình cắt giảm thuế theo CEPT/AFTA có hiệu lực, thuế suất thuế nhập khẩu dầu ăn giảm từ 20% năm 2003-2004 xuống 10% năm 2005 và đến năm 2006 chỉ còn 5%. Thuế suất thuế nhập khẩu dầu thô giảm từ 5% xuống 3%. Như vậy xuất hiện nguy cơ dầu thực vật của các nước trong khu vực tràn vào thị trường Việt Nam. Trong khu vực ASEAN hiện có hai nước đứng đầu thế giới về sản xuất dầu cọ là Inđônesia và Malaysia. (Năm 2007/2008 Inđônesia và Malaysia chiếm 86% tổng sản lượng dầu cọ của thế giới, trong đó Inđônesia chiếm 44%, Malaysia 42%). Sản lượng dầu cọ của Inđônesia và Malaysia gấp khoảng 28 lần so với sản lượng dầu thực vật các loại của Việt Nam nên sản phẩm dầu thực vật của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh rất gay gắt (về chất lượng và giá bán) ở ngay thị trường trong nước cũng như trong khu vực.

Nguồn nguyên liệu vừa thiếu vừa phân tán với nhiều chủng loại khác nhau, chưa tìm được cây có dầu chủ lực và nhiều nguyên liệu lại có thể sử dụng đa mục đích

Nguyên liệu chiếm gần 80% giá thành sản phẩm dầu thực vật nhưng hiện nay hầu hết các nguyên liêu đều phải nhập khẩu. Vùng trồng nguyên liệu phân tán khắp cả nước với nhiều giống cây khác nhau và có hàm lượng dầu trong hạt thấp. Nếu xét về diện tích, năm 2007 tổng diện tích gieo trồng cây có dầu khoảng 624 nghìn ha, chiếm 4,68% tổng diện tích đất gieo trồng2 nên sản lượng rất nhỏ, chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu sản xuất trong nước.

Đến nay ở nước ta chưa tìm được cây có dầu chủ lực, có thể cạnh tranh được với các cây trồng khác để phát triển với quy mô lớn. Theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cây có dầu hiện có ở nước ta như lạc, dừa, vừng thuộc nhóm cây ít có lợi thế cạnh tranh và đậu nành thuộc nhóm không có lợi thế cạnh tranh3.

2 Tổng diện tích đất gieo trồng cả nước năm 2007 là 13.235,7 ngàn ha (Nguồn: Trung tâm tin học và thống kê - Bộ Nông nghiệp và PTNT -2007)

3 Nguồn: Dự thảo Chiến lược trồng trọt đến năm 2020 của Bộ NN&PTNT

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG21

Page 22: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Các loại cây lạc, vừng, dừa, đậu nành ngoài việc ép dầu còn có thể sử dụng làm thực phẩm, bánh kẹo, đồ uống, do vậy vẫn thường xảy ra tình trạng người nông dân chỉ bán cho các cơ sở chế biến dầu khi giá mua của các cơ sở này cao hơn giá bán cho các mục đích sử dụng khác nên đã buộc các nhà sản xuất phải tìm nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ bên ngoài. Mặt khác, do thuế suất thuế nhập khẩu dầu thô nguyên liệu thấp (trước 2006 là 5%, nay là 3%) nên các nhà đầu tư chưa chú trọng nhiều đến phát triển nguồn nguyên liệu. Từ năm 2000-2004, Công ty VOCARIMEX cũng đã triển khai trồng cây vừng đại trà tại các vùng chuyên canh vừng trong cả nước nhưng vì nhiều lý do nên việc phát triển vùng nguyên liệu vừng V6 không đạt được kết quả như mong muốn. Nhà nước trong những năm qua lại chưa có chính sách đầu tư thoả đáng cho cây có dầu. Những khó khăn trên đã khiến cho nguồn nguyên liệu trong nước chưa phát triển buộc ngành phải phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Việc nguyên liệu đầu vào phải nhập khẩu đã gây nhiều khó khăn cho ngành, làm tăng các chi phí. Đặc biệt khi giá thị trường quốc tế biến động mạnh như năm 2008 gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngành.

Một số chỉ tiêu định lượng về khả năng cạnh tranh của sản phẩm dầu thực vật Việt Nam

Theo báo cáo “Chi phí đầu vào và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm ngành công nghiệp thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” của Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, so sánh giá thành của sản phẩm dầu thực vật Việt Nam so với Philippin (không phải là nước có thế mạnh về dầu thực vật) cho thấy giá thành sản phẩm dầu thực vật của Việt Nam cao hơn. Nguyên nhân chủ yếu do chi phí đầu vào, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác trong giá thành sản phẩm của Việt Nam cao hơn. Chi phí nhiên liệu và chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm của Việt Nam và Philippin là gần tương đương, có sự khác biệt nhưng không đáng kể. Như vậy xét về mặt chi phí trên cả giá trị tuyệt đối lẫn tương đối và theo xu thế giảm chi phí đầu vào thì sản phẩm dầu thực vật của Philippin có lợi thế cạnh tranh cao hơn so với sản phẩm này của Việt Nam.

Lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của sản phẩm còn có thể được tính thông qua hệ số bảo hộ hiệu dụng (ERP) và hệ số chi phí các nguồn lực trong nước (DRC).

Tính toán ERP và DRC khi thuế đầu vào bình quân gia quyền không cao hơn 5%, thuế nhập khẩu đầu ra ở mức 0% hoặc 5% đối với sản phẩm dầu thực vật (trung bình có trọng số của thuế nhập khẩu đầu vào 4,6%, thuế nhập khẩu đầu ra 5%) cho ERP = 0,112; DRC = 1,112. Hệ số bảo hộ hiệu dụng ERP › 0 và hệ số chi phí các nguồn lực trong nước DRC › 1 nên sản phẩm dầu thực vật có lợi thế cạnh tranh không cao. (Sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao khi ERP ‹ 0 và DRC ‹ 1). Kết quả tính toán này cũng phù hợp với kết quả so sánh chi phí đầu vào của sản phẩm.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG22

Page 23: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Các nhà sản xuất trong nước sẽ rất khó khăn trong việc cạnh tranh với dầu ngoại nhập (đặc biệt là từ Malaysia) nếu như chỉ dựa chủ yếu vào tinh luyện từ nguyên liệu thô nhập khẩu. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách xây dựng vùng nguyên liệu, đa dạng hoá cơ cấu nguyên liệu, tăng năng suất để hạ giá thành nguyên liệu, tăng tỉ lệ sử dụng nguyên liệu trong nước, giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài.

Tại thị trường nội địa, sản phẩm dầu ăn, ngoài cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu, còn cạnh tranh giữa các công ty trong nước với nhau. Các sản phẩm cạnh tranh nhau về chất lượng, về giá bán, về nhãn hiệu hàng hoá, về năng lực tiếp thị… Người tiêu dùng quan tâm nhiều đến thương hiệu sản phẩm, đến giá bán. Một khi chất lượng sản phẩm tương đương nhau, đều có thương hiệu thì người tiêu dùng sẽ lựa chọn sản phẩm có giá rẻ hơn. Các đại lý lại quan tâm nhiều đến những ưu đãi mà họ được hưởng khi phân phối sản phẩm, do vậy một khi có những chính sách ưu đãi hơn được đưa ra, họ sẵn sàng chuyển qua phân phối, tiếp thị sản phẩm cho công ty khác.

Tù do ho¸ th¬ng m¹i vµ tham gia héi nhËp sÏ buéc c¸c doanh nghiÖp híng vµo s¶n xuÊt, kinh doanh nh÷ng s¶n phÈm mµ hä cã kh¶ n¨ng c¹nh tranh nhÊt, xác định thị trường và có chiến lược phát triển thị trường thích hợp. Các chính sách về ATVSTP và các đòi hỏi về môi trường sẽ ảnh hưởng mạnh đến sản xuất và thương mại dầu thực vật. Các yêu cầu ngày càng ngặt nghèo hơn không chỉ đối với sản phẩm, nhãn mác, quy trình sản xuất mà cả với hệ thống Marketing.7. Thực trạng về công tác đầu tư

Trong những năm qua, ngành Dầu thực vật đã được đầu tư nhiều dự án quy mô lớn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tài sản của ngành sau 7 năm từ năm 2000 đến năm 2007 đã tăng 3,14 lần, đạt giá trị 3.488 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp FDI chiếm 59,03%, doanh nghiệp Nhà nước chiếm 30,39% và doanh nghiệp ngoài Nhà nước chiếm 10,58%.

Năm 2004, Công ty Dầu thực vật Cái Lân liên doanh đầu tư xây dựng Nhà máy trích ly dầu cám, công suất thiết kế 132.000 tấn/năm, vốn đầu tư 116 tỷ đồng tại KCN Hưng Phú 1, Cần Thơ.

Công ty VOCARIMEX và các công ty con, công ty liên doanh, liên kết từ năm 2003 đến nay đã thực hiện đầu tư xây dựng các nhà máy mới tinh luyện dầu có quy mô lớn, nhà máy sản xuất bao bì, đầu tư dây chuyền ép dầu để tăng năng lực sản xuất, mở rộng sản phẩm với tổng vốn đầu tư gần 800 tỷ đồng. Cụ thể đã thực hiện các dự án sau:

- Đầu tư mới Nhà máy Dầu Phú Mỹ, công suất thiết kế 600 tấn dầu tinh luyện/ngày.

- Di dời Nhà máy Dầu Tường An đến Khu công nghiệp Phú Mỹ I, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG23

Page 24: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

- Đầu tư mới dây chuyền tách phân đoạn dầu cọ có công suất 400 tấn/ngày tại Nhà máy Dầu Phú Mỹ của Công ty CP Dầu thực vật Tường An.

- Đầu tư hệ thống thiết bị tinh luyện dầu thực vật, công suất 100 tấn/ngày tại Nhà máy ở Cảng Dầu thực vật Nhà Bè.

- Góp vốn liên doanh đầu tư mới Nhà máy Dầu Hiệp Phước, công suất 600 tấn dầu tinh luyện/ngày tại Huyện Nhà Bè – Thành phố Hồ Chí Minh của Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân.

- Góp vốn đầu tư thiết bị tinh luyện, công suất 300 tấn/ngày tại Công ty Dầu ăn Golden – Hope Nhà Bè

- Góp vốn đầu tư Nhà máy sản xuất bao bì dầu thực vật của Công ty CP Bao bì Dầu thực vật tại Khu công nghiệp Tân Thới Hiệp – Thành phố Hồ Chí Minh.

- Đầu tư hệ thống dây chuyền đóng chai tự động tại Công ty CP Dầu thực vật Tường An, Công ty CP Dầu thực vật Tân Bình và Công ty mẹ VOCARIMEX.

- Đầu tư dây chuyền ép dầu 20 tấn/ngày tại Nhà máy Cảng Dầu thực vật Nhà Bè

- Đầu tư mở rộng nâng cấp cảng Dầu thực vật có công suất chuyển tải 500.000 tấn/năm

- Góp vốn thành lập mới hai công ty con là Công ty CP trích ly Dầu thực vật và Công ty CP thương mại Dầu thực vật.

Công ty CP thực phẩm An Long đầu tư Nhà máy tinh luyện dầu 300 tấn/ngày tại KCN Long Đình, Long An năm 2008.

Theo số liệu báo cáo của Công ty VOCARIMEX, tổng vốn đầu tư của Công ty VOCARIMEX và các công ty con, công ty liên doanh, liên kết thực hiện từ năm 2005 đến năm 2008 là 756,6 tỷ đồng, trong đó Công ty VOCARIMEX và các công ty con thực hiện 456,3 tỷ đồng, chiếm 60,3%; Công ty liên doanh kết thực hiện 300,3 tỷ đồng, chiếm 39,7%.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG24

Page 25: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Bảng 1.16. Vốn đầu tư của Công ty VOCARIMEX và các công ty con, công ty liên doanh, liên kết giai đoạn 2005-2008.

Vốn đầu tư thực hiện, Tỷ đồng Tổng cộng

2005 2006 2007 2008 2005-2008

VOCARIMEX và các công ty con 59,53 115,3 171,3 110,2 456,33

Công ty liên doanh 191 41,1 68,2 300,3

Tổng cộng 59,53 306,3 212,4 178,4 756,63

Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2007, 2008 của Công ty VOCARIMEX

8. Thực trạng về nguồn nhân lực, công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2007 ngành Dầu thực vật thu hút 3.357 lao động.

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thu hút khoảng 46,4% tổng số lao động trong ngành, trong khi khu vực Nhà nước thu hút 38,1% và khu vực ngoài Nhà nước thu hút 15,5%.

Lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 812 người so với năm 2000, tăng bình quân 11,1%/năm.

Theo số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê năm 2008, trình độ lao động trong ngành Dầu thực vật như sau:

Tỷ lệ lao động có trình độ trên đại học chiếm 0,13%; Đại học và Cao đẳng chiếm 15,58%; Trung cấp chiếm 8,95%; Công nhân qua đào tạo dài hạn chiếm 8,43%; công nhân qua đào tạo ngắn ngày chiếm 10,67% và công nhân chưa qua đào tạo chiếm 56,23%.

Năng suất lao động theo giá trị SXCN của ngành Dầu thực vật (giá cố định 1994) năm 2007 đạt 1.811 triệu đồng/người/năm. Tốc độ tăng trưởng năng suất lao động bình quân toàn ngành giai đoạn 2001-2007 là 6,86%/năm.

Chi tiết về năng suất lao động bình quân của toàn ngành như sau:Bảng 1.17. Năng suất lao động của ngành Dầu thực vật

NSLĐ (triệu đồng/người/năm) TT bq 2001-2007(%/năm)2000 2005 2006 2007

Toàn ngành 1.137,9 1.036,2 1.378,7 1.811,0 6,86%

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra doanh nghiệp 2000, 2005, 2006, 2007 của Tổng cục Thống kê

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG25

Page 26: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Các doanh nghiệp lớn trong ngành là những doanh nghiệp thu hút nhiều cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và công nhân có tay nghề cao vào làm việc.

Các doanh nghiệp thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo lại và đào tạo nâng cao trình độ cho lực lượng lao động để đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp. Lực lượng lao động mới tuyển dụng được đào tạo để tiếp nhận và vận hành dây chuyền thiết bị mới. Hàng năm các doanh nghiệp tổ chức bồi dưỡng, đào tạo theo chương trình nâng bậc công nhân kỹ thuật hàng năm, tổ chức các lớp huấn luyện kiến thức về chế biến dầu thực vật để công nhân mới vào nghề nắm được công nghệ sản xuất, đội ngũ Maketing có kiến thức, thuận lợi trong việc truyền thông quảng bá sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

- Về công tác nghiên cứu khoa học:Công tác nghiên cứu khoa học đóng vai trò quan trọng trong sự phát

triển ngành, đặc biệt là trong thời gian gần đây. Phạm vi nghiên cứu rất rộng và trên mọi lĩnh vực.

Công tác nghiên cứu khoa học ở các Công ty là nghiên cứu cải tạo, đầu tư bổ sung các thiết bị mới, nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất, nghiên cứu về chất lượng sản phẩm, nghiên cứu sản phẩm mới, mẫu mã mới nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Công tác nghiên cứu khoa học ở Viện Nghiên cứu Dầu thực vật và cây có dầu là thực hiện các đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ và nhiệm vụ thường xuyên được Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) giao cho. Trong những năm qua, Viện đã nghiên cứu các đề tài cấp Bộ như:

- Nghiên cứu chọn tạo một số giống lạc, vừng, đậu nành đạt năng suất và hàm lượng dầu cao.

- Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác một số giống cây có dầu ngắn ngày.

- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình thâm canh tăng năng suất và nâng cao hiệu quả kinh tế cho cây hướng dương trên vùng đất cao nguyên.

- Nghiên cứu chọn tạo các giống dừa mới phục vụ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

- Nghiên cưú các biện pháp canh tác phù hợp để phát triển cây dừa tạo vùng nguyên liệu cho tiêu dùng và xuất khẩu.

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong chọn tạo giống và xây dựng qui trình kỹ thuật canh tác cây đậu nành đạt năng suất cao phù hợp với điều kiện cơ giới hóa.

- Nghiên cứu phát triển giống dừa Dứa ở một số tỉnh phía Nam

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG26

Page 27: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

- Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong chọn tạo giống lạc đạt năng suất cao và xây dựng mô hình cơ giới hóa canh tác lạc.

- Nghiên cứu phát triển một số giống hướng dương trồng trong vụ Xuân hè phục vụ phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Nhiệm vụ thường xuyên của Viện là bảo tồn và lưu giữ nguồn gen cây nguyên liệu dầu, tinh dầu thực vật; khai thác và phát triển nguồn gen cây có dầu; Xây dựng tiêu chuẩn dầu VCO (dầu dừa tinh khiết).

Trong năm 2007 và 2008, Công ty VOCARIMEX đã phối hợp với Viện nghiên cứu trồng thử nghiệm giống vừng vụ xuân hè trên vùng đất xám bạc màu tại huyện Đức Huệ, Mộc Hoá, Vĩnh Hưng tỉnh Long An, tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng vừng cho nông dân.9. Thực trạng về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường

Hiện nay, các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) và bảo vệ môi trường ngày càng được các doanh nghiệp sản xuất lớn trong ngành quan tâm. Công ty VOCARIMEX và các công ty con, công ty liên doanh, liên kết hàng năm tổ chức các lớp tập huấn về VSATTP, kỹ thuật an toàn lao động cho công nhân. Người lao động được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, dụng cụ bảo hộ lao động để làm việc, bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Công ty xây dựng Quy trình vận hành các máy móc thiết bị, đăng ký và thực hiện kiểm định các máy móc, thiết bị có yêu cầu an toàn theo đúng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn công nghiệp, hưởng ứng tích cực “Tuần lễ quốc gia về an toàn lao động - vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ” và “Ngày môi trường thế giới”. Ngoài ra, công ty thường xuyên tổ chức diễn tập phòng cháy, chữa cháy.

Sản phẩm dầu tinh luyện được sản xuất trên dây chuyền tự động hoá từ khâu nguyên liệu cho tới khâu đóng gói nên được kiểm tra nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn VSATTP và hệ thống quản lý chất lượng ISO.

Việc đổi mới công nghệ và thiết bị hiện đại đã góp phần cải thiện tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Việc thường xuyên áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, ngoài giảm chi phí đầu vào còn giảm nguồn thải trong sản xuất. Tất cả các Công ty thành viên của VOCARIMEX đã và đang đầu tư dự án xử lý nước thải, nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại B. Hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy VOCA khi hoạt động sẽ cho nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại A.

Công ty TNHH Cám vàng chuyển lò hơi đốt bằng dầu sang đốt bằng trấu để giảm tác hại đối với môi trường. Công ty CP Dầu thực vật Tân Bình đầu tư hệ thống xử lý khí thải cho nồi hơi, chất lượng khí thải đạt tiêu chuẩn cho phép.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG27

Page 28: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

10. Thực trạng về cung cấp nguyên liệu cho ngành: Các cây có dầu chủ yếu ở nước ta có thể sản xuất dầu ăn là lúa gạo (cho

cám), dừa, đậu nành, lạc và vừng. Nguồn nguyên liệu lớn nhất cho ngành dầu hiện nay là cám gạo. Hàng

năm sản lượng lúa của cả nước đều tăng từ trên 32,5 triệu tấn năm 2000 lên 38,7 triệu tấn năm 2008 mặc dù diện tích gieo trồng giảm bình quân trong 8 năm qua là 0,42%/năm. Tổng lượng cám thu được trong xay xát gạo của cả nước hàng năm lên đến hàng triệu tấn nhưng lại phấn bố ở khắp các địa phương trong nước và cám được dùng trực tiếp cho chăn nuôi ở các hộ gia đình. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là nơi sản xuất lúa gạo lớn nhất, chiếm trên 50% sản lượng của cả nước. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng là nơi tập trung xuất khẩu gạo chủ yếu của nước ta, hàng năm xuất khẩu từ 4-5 triệu tấn gạo tương ứng với 500-600 ngàn tấn cám, nhưng do không có các cơ sở xay xát tập trung quy mô lớn nên thu mua cho trích ly dầu không được nhiều. Năm 2008, Công ty Cám vàng thu mua được nhiều nhất từ trước đến nay cũng chỉ đạt trên 80 ngàn tấn, mặc dù công suất nhà máy là 132 ngàn tấn. Như vậy, khả năng thu mua

Chi tiết về diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng lúa của cả nước từ năm 2000 đến năm 2008 được thể hiện trong bảng 1.14 dưới đây.

Chi tiết về diện tích gieo trồng, sản lượng lúa gạo của cả nước phân theo địa phương được thể hiện trong phụ lục 3.

Đối với cây dừa: Diện tích trồng dừa năm 2000 là 161 ngàn ha nhưng đến năm 2008 giảm xuống chỉ còn 135 ngàn ha, giảm trung bình 2,2%/năm. Tuy vậy, sản lượng quả vẫn tăng trung bình 1,89%/năm đạt hơn 1 triệu tấn năm 2008 do năng suất tăng trung bình 4%/năm. Trên thế giới và ở nước ta, dầu dừa dùng làm dầu ăn ngày càng ít do có nhiều axit béo no và đông đặc ở nhiệt độ cao. Do nhu cầu dầu dừa giảm nên giá dầu dừa xuống thấp trong nhiều năm nên lượng cơm dừa để ép dầu ngày càng giảm. Nếu như năm 2000 cả nước sản xuất 22,3 ngàn tấn dầu dừa thô thì đến năm 2005 giảm xuống còn 5,7 ngàn tấn, năm 2006 còn 3,1 ngàn tấn và năm 2007 tăng lên gần 7,8 ngàn tấn chiếm khoảng 12% sản lượng cùi dừa. Hiện nay, dừa chủ yếu tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu dưới dạng quả tươi và sản xuất cơm dừa.

Chi tiết về diện tích gieo trồng, diện tích cho thu hoạch, năng suất và sản lượng dừa của cả nước từ năm 2000 đến năm 2008 được thể hiện trong bảng 1.14 dưới đây. Phân bổ diện tích trồng dừa chủ yếu tập trung tại Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long và Vùng Duyên Hải miền Trung. Trong đó tập trung nhiều nhất tại các tỉnh bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang, Bình Định,..

Cây đậu nành ở nước ta trong 8 năm qua đã phát triển khá nhanh, nếu như năm 2000 chỉ có 124,1 ngàn ha gieo trồng thì năm 2008 đã tăng lên 191,5 ngàn ha, tăng trung bình 5,57%/năm. Sản lượng đậu nành tăng từ 149,3 ngàn tấn năm 2000 lên 268,8 ngàn tấn năm 2008 với mức tăng trung bình

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG28

Page 29: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

7,62%/năm trong 8 năm qua. Tuy vậy, sản lượng đậu nành sản xuất trong nước vẫn rất thấp so với nhu cầu. Cây đậu nành được đánh giá là cây kém cạnh tranh4 ở nước ta nên sản lượng đậu nành sản xuất trong nước chưa đủ cho nhu cầu tiêu thụ làm thực phẩm trong nước. Hàng năm nước ta phải nhập khẩu hàng triệu tấn đậu nành và khô dầu đậu nành để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Hiện nay nước ta chưa có cơ sở trích ly dầu đậu nành và nếu có thì nguồn nguyên liệu trong nước cũng không đủ để cung cấp cho ngành dầu.

Đậu nành ở nước ta được trồng chủ yếu tại Vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm 36,6% của cả nước năm 2008; tiếp theo là Vùng trung du miền núi phía Bắc chiếm 35%; Tây nguyên chiếm 13%; các vùng còn lại không đáng kể.

Chi tiết về diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng đậu nành của cả nước từ năm 2000 đến năm 2008 được thể hiện trong bảng 1.14 dưới đây.

Chi tiết về diện tích gieo trồng, sản lượng đậu nành của cả nước phân theo địa phương được thể hiện trong phụ lục 3.

Cây lạc ở nước ta phát triển tương đối ổn định, tăng cả về diện tích và sản lượng hàng năm. Từ năm 2000 đến năm 2008, diện tích trồng lạc tăng từ 244,9 ngàn ha lên 255,4 ngàn ha, tăng trung bình 0,56%/năm trong 8 năm qua. Sản lượng tăng từ 355 ngàn tấn lên 530 ngàn tấn, tăng trung bình 5,52%/năm trong 8 năm, chủ yếu do tăng năng suất từ 1,45 tấn/ha năm 2000 lên 2,09 tấn/ha năm 2008.

Lạc nhân dùng làm thực phẩm, sản xuất bánh kẹo và xuất khẩu hiệu quả hơn nhiều so với ép dầu, nên lạc cung cấp cho ép dầu chủ yếu là lạc vỡ, lạc lép chất lượng thấp với số lượng không nhiều. Nếu như năm 2000 cả nước sản xuất 2,03 ngàn tấn dầu lạc thô thì đến năm 2008 giảm xuống còn vài trăm tấn. Hầu hết các cơ sở ép dầu lạc đều ngừng hoặc chuyển đổi sản xuất. Do vậy, khó có thể coi cây lạc là cây nguyên liệu chính cho phát triển ngành dầu.

Lạc được trồng nhiều nhất tại các tỉnh Vùng duyên hải miền Trung (chiếm 38,25% sản lượng cả nước năm 2008), tiếp theo là Vùng Trung du miền núi phía Bắc (16,24%), Vùng Đông Nam bộ (15,9%), Vùng Đồng bằng sông Hồng (15,46%), Vùng Đồng bằng sông Cửu Long chỉ chiếm trên 8% và Tây nguyên chiếm trên 6%.

Chi tiết về diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng lạc của cả nước từ năm 2000 đến năm 2008 được thể hiện trong bảng 1.14 dưới đây.

Chi tiết về diện tích gieo trồng, sản lượng lạc của cả nước phân theo địa phương được thể hiện trong phụ lục 3.

Cây vừng ở nước ta phát triển với quy mô nhỏ, diện tích gieo trồng năm 2000 là 40,1 ngành ha đến năm 2008 tăng lên 44,8 ngàn ha với năng suất 4 Theo Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2020 của Bộ NN&PTNT

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG29

Page 30: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

tăng từ 4,8 tạ/ha năm 2000 lên 6,7 tạ/ha năm 2008. Sản lượng vừng của cả nước năm 2000 là 14,9 ngàn tấn tăng lên 30 ngàn tấn năm 2008 với mức tăng trung bình 5,61%/năm. Mặc dù có tăng trưởng hàng năm khá, nhưng sản lượng còn rất khiêm tốn, chỉ đủ đáp ứng nhu cầu chế biến thực phẩm trong nước và phần nhỏ cung cấp cho ngành dầu. Các nhà máy ép dầu vừng trong nước hiện nay đều thuộc VOCARIMEX, tuy công suất nhỏ nhưng nguyên liệu trong nước không cung cấp đủ nên vẫn phải nhập khẩu. Mỗi năm sản xuất từ 1-2 ngàn tấn dầu vừng.

Vừng được sản xuất ở khắp các địa phương nhưng tập trung hơn tại Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải miền Trung.

Chi tiết về diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng vừng của cả nước từ năm 2000 đến năm 2008 được thể hiện trong bảng 1.18 dưới đây.

Bảng 1.18. Thống kê diện tích, năng suất, sản lượng các cây có dầu từ năm 2000-2008 và tốc độ tăng trưởng qua từng thời kỳ.

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2005 2006 2007 2008

Tăng trưởng, %/n2001-2005

2006-2008

2001-2008

Lúa  

Diện tích 1000 ha 7666,3 7329,2 7324,8 7207,4 7414,3 -0,90 0,39 -0,42

Năng suất Tấn/ha 4,24 4,89 4,89 4,99 5,22 2,87 2,22 2,64

Sản lượng 1000 tấn 32530 35833 35850 35943 38.725 1,95 2,62 2,20

Dừa   

Diện tích GT 1000 ha 161,3 132,0 133,9 135,3 138,3 -3,93 1,57 -1,90

DT cho SP 1000 ha 140,0 119,3 119,7 119,3 121,1 -3,15 0,50 -1,80

Năng suất Tấn/ha 6,32 8,19 8,36 8,77 8,97 5,32 3,07 4,47

Sản lượng 1000 tấn 884,8 977,2 1000,7 1045,9 1086 2,01 3,58 2,59

Đậu nành 

 

Diện tích 1000 ha 124,1 204,1 185,6 187,4 191,5 10,46 -2,10 5,57

Năng suất Tấn/ha 1,20 1,43 1,39 1,47 1,40 3,58 -0,64 1,97

Sản lượng 1000 tấn 149,3 292,7 258,1 275,2 268,6 14,41 -2,82 7,62

Lạc  

Diện tích 1000 ha 244,9 269,6 246,7 254,5 256 1,94 -1,71 0,56

Năng suất Tấn/ha 1,45 1,81 1,87 2,00 2,09 4,58 4,83 4,65

Sản lượng 1000 tấn 355,3 489,3 462,5 510,0 533,8 6,61 2,94 5,22

Vừng  

Diện tích 1000 ha 40,1 40,0 44,0 44,7 44,8 -0,05 3,85 1,40

Năng suất Tấn/ha 0,48 0,52 0,59 0,63 0,67 1,45 8,82 4,15

Sản lượng 1000 tấn 19,4 20,8 25,8 28,0 30,02 1,40 13,00 5,61

Nguồn: Niên giám thống kê 2008 - TCTK

Do không có đủ nguồn nguyên liệu trong nước nên sản xuất dầu thô ở nước ta từ năm 2000 trở lại đây không những không phát triển mà còn suy giảm. Trên 95% nhu cầu dầu thô của nền kinh tế phải nhập khẩu từ nước

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG30

Page 31: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

ngoài (Thị trường và kim ngạch xuất nhập khẩu dầu thô đã được đề cập trong mục 6 Thực trạng về thị trường; tiểu mục xuất nhập khẩu).

11. Thực trạng về công nghiệp phụ trợ cho ngành (sản xuất bao bì, thiết bị)

Bao bì của ngành gồm chai pet, can nhựa, thùng phi và hộp carton. Trong ngành hiện có Công ty cổ phần bao bì dầu thực vật với năng lực sản xuất khoảng 40 triệu thùng carton, 25 triệu chai nhựa và 80 triệu bộ nắp nút chai nhựa. Ngoài ra, Công ty Caloific đã đầu tư các dây chuyền thổi chai và can nhựa đồng bộ với công suất sản xuất dầu ở Nhà máy dầu thực vật Cái Lân và Nhà máy dầu thực vật Hiệp Phước. Tại mỗi nhà máy có 2 dây chuyên thổi chai. Dây chuyền thổi chai 1-2 lít với công suất 12 ngàn chai/h và dây chuyền thổi chai 5 lít với công suất 6 ngàn chai/h. Tại Nhà máy dầu Nghệ An của Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An cũng đầu tư dây chuyền thổi chai đồng bộ với công suất của nhà máy. Như vậy, trong nội bộ ngành hiện nay đã đầu tư các dây chuyền sản xuất bao bì đáp ứng khoảng 50% nhu cầu về chai pet, 90% về thùng carton còn lại là mua của các công ty sản xuất bao bì ngoài ngành. Với khả năng sản xuất của ngành bao bì hiện nay thì hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu của các công ty dầu thực vật, không có trở ngại gì, thậm chí đặt mua ngoài còn hiệu quả hơn tự sản xuất bao bì trong nhà máy.

Đối với thiết bị của các nhà máy dầu thực vật: tất cả thiết bị chính trong dây chuyền sản xuất đều nhập khẩu từ các nước EU, Malaisia; thiết bị phụ và phụ trợ sản xuất trong nước (bồn chứa, hệ thống khung, dàn đỡ, kết cấu phối thao, cung cấp điện, nước, ...). Hiện nay khả năng trong nước có thể sản xuất nhiều thiết bị cho ngành như hệ thống cung cấp nhiệt (nồi hơi và phụ kiện), kể cả một số thiết bị công nghệ. Tuy nhiên chất lượng và độ tin cậy trong vận hành chưa bằng thiết bị nhập khẩu nên hầu hết các nhà đầu tư đều nhập khẩu các thiết bị chính và hệ thống điều khiển tự động. Mặt khác, số lượng các nhà máy trong ngành ít, trong 5 năm qua chỉ tăng thêm được 3 nhà máy nên khả năng nghiên cứu, chế tạo thiết bị toàn bộ trong nước là khó và hiệu quả không cao.12. Những cơ chế chính sách tác động tới hoạt động của ngành

Ảnh hưởng của việc VN gia nhập AFTA và WTO đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo lộ trình cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung CEPT/AFTA: Dầu thực vật tinh luyện các loại (dầu cọ, dầu nành, dầu hạt cải…) có thuế suất nhập khẩu với mức 30 - 50% (trước 1/7/2003) hiện nay xuống còn 5%; Dầu thô có thuế suất nhập khẩu với mức 5% (trước 1/7/2003) hiện nay xuống còn 3%. Vì thuế suất nhập khẩu giảm làm tăng khối lượng hàng hóa nhập khẩu, dẫn đến hàng hoá nước ngoài cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp trong nước tại thị trường nội địa.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG31

Page 32: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Trong giai đoạn tới đây, khi tăng trưởng kinh tế Việt Nam được dự báo duy trì mức độ 5% năm 2009 mặc dù kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khủng hoảng, và có khả năng đạt được cao hơn khi kinh tế thế giới hồi phục. Điều này đặt ra cho ngành dầu thực vật phải đi trước, đón đầu để phát triển thành một ngành sản xuất mạnh, có khả năng cạnh tranh và đáp ứng phấn lớn nhu cầu tiêu dùng trong nước, xây dựng được thương hiệu có uy tín và hội nhập vững chắc vào mạng lưới sản xuất khu vực và quốc tế.

Tuy nhiên để có thể đảm bảo cho sự phát triển của ngành dầu thực vật trong tương lai, đồng thời cân đối giữa các lợi ích của nhà nước, của xã hội, của nông dân và của người tiêu dùng, Chính phủ đã ban hành một loạt các chính sách, quy định mà phạm vi ảnh hưởng của nó có tác động tích cực và tiêu cực tới sự phát triển của ngành trong hiện tại và tương lai như:

- Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 06 năm 2000 về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong đó nêu: Cây có dầu: nước ta có điều kiện tự giải quyết nhu cầu dầu thực vật, nhất là dầu ăn. Phát triển mạnh các loại cây có dầu như: lạc, đậu nành, vừng, hướng dương, v.v... để cung cấp dầu ăn cho nhân dân với mức 4-5 kg/người/năm, tiến tới không cần nhập khẩu. Trong quá trình phát triển, nếu có thị trường lớn, bán được giá thì tranh thủ điều kiện phát triển mạnh để có thể xuất khẩu dầu ăn.

- Để đảm bảo cho sự phát triển đầy đủ về thể chất của người dân và cải thiện các chỉ tiêu về dinh dưỡng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 21/2001/QĐ-TTg ngày 22 tháng 2 năm 2001 về “Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001 -2010” trong đó có nêu mục tiêu giảm tỷ lệ hộ gia đình có mức năng lượng ăn vào thấp (tính theo bình quân đầu người dưới 1.800 Kcal) từ 15% năm 2000 xuống 10% vào năm 2005 và xuống dưới 5% vào năm 2010.

- Quyết định số 2738/2005/QĐ-BKHCN ngày 27 tháng  10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về tiêu chuẩn lựa chọn dự án thuộc chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn tới 2010” trong đó nêu định hướng: Phát triển vùng nguyên liệu bông, cây dầu thực vật, trồng rừng nguyên liệu và rừng cải tạo vùng đất cát, đất đồi chống sa mạc hoá tại các tỉnh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Miền Trung. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển các loại cây công nghiệp, xây dựng vùng nông sản nguyên liệu cho công nghiệp chế biến (mía, bông, cây điều, cây có dầu và đậu đỗ) tại các tỉnh Đông Nam Bộ và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Quyết định số 27/2006/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về “Danh mục các sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích đầu tư sản xuất” trong đó: Chế phẩm giàu dinh dưỡng (từ động vật, thực vật) phục vụ sức khỏe cho người và vật nuôi. Nhiên liệu sinh học

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG32

Page 33: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

thay thế nhiên liệu tự nhiên (Etanol, xăng dầu từ xenloluza, Hydro sử dụng Hydrogenase, dầu diezel từ dầu thực vật).

- Quyết định số 149/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2006-2010 trong đó nêu ra các chương trình dự án nhằm đề ra các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện việc kiểm nghiệm, giám sát và quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, sơ chế và bảo quản, chế biến nông sản, thực phẩm.

- Quyết định số 177/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” nêu ra các định hướng về phát triển nhiên liệu sinh học, trong đó có phát triển sản xuất dầu biodiesel và định hướng phát triển các vùng nguyên liệu, trong đó có các cây có dầu là nguồn nguyên liệu chính của ngành sản xuất dầu thực vật.

- Theo lộ trình CEPT/AFTA, từ đầu năm 2006, thuế nhập khẩu trong khối ASEAN đối với mặt hàng dầu thực vật thô bằng thuế nhập khẩu dầu tinh luyện là 5% tuy nhiên đến tháng 4/2006, thuế nhập khẩu dầu thực vật thô được điều chỉnh xuống là 3%, còn thuế nhập khẩu dầu tinh luyện vẫn giữ nguyên là 5%. Sự chênh lệch ở biên độ thấp giữa hai mức thuế này đã tạo sức ép rất lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất dầu thực vật tinh luyện trong nước.

- Ngày 19/11/2008, Bộ Tài chính ban hành quyết định mới về mức thuế suất MFN đối với các loại dầu thực phẩm thực vật đã tinh chế, theo đó mức thuế suất này sẽ là 25% thay cho mức thuế suất cũ là 30%, tuy nhiên việc này chỉ ảnh hưởng đối với các đơn hàng nhập khẩu các loại dầu thực vật tinh chế từ các quốc gia ngoài ASEAN, còn nguyên liệu sử dụng cho ngành dầu được nhập khẩu trong khối ASEAN vẫn đường hưởng mức thuế suất theo CEPT/AFTA. Theo lộ trình cắt giảm thuế quan thì đến 2010 mức thuế nhập khẩu đối với dầu tinh ngoài ASEAN sẽ là 15% và dầu thô là 5%. 13. Đánh giá hiệu quả KTXH của ngành

Ngành Dầu thực vật được đánh giá là ngành mang lại hiệu quả KTXH. Sự phát triển của ngành đã đáp ứng được nhu cầu của xã hội về sản phẩm dầu ăn, giảm nhập khẩu. Ngành Dầu thực vật đã giải quyết việc làm ổn định cho hơn 3.000 lao động với mức thu nhập cao (bình quân 5,31 triệu đồng/ người/tháng), đóng góp cho ngân sách Nhà nước 1.107 tỷ đồng, chiếm 0,4% tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2007, năm 2008 tăng lên 1.647 tỷ đồng.

Nộp ngân sách Nhà nước của ngành tăng nhanh, năm 2008 tăng 11,3 lần so với năm 2000. Trong giai đoạn 2001-2008 tốc độ tăng nộp ngân sách của ngành là 35,46%/năm. Nếu phân theo thành phần kinh tế thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp ngân sách nhiều nhất sau đó đến doanh nghiệp Nhà nước và cuối cùng là doanh nghiệp ngoài Nhà nước.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG33

Page 34: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Bảng 1.19. Nộp ngân sách Nhà nước của ngành Dầu thực vật phân theo thành phần kinh tế từ năm 2000 đến 2008, tỷ đồng

2000 2005 2006 2007 2008

Tăng 2001-2005,

%/năm

Tăng 2001-2008

%/năm

DN Nhà nước 15,5 269,5 235,0 447,3 643,2 77,02 59,31

DN ngoài nhà nước 9,0 72,4 20,8 66,1 72,7 51,81 29,86

DN có vốn ĐT NN 120,9 264,1 237,2 593,8 931,7 16,92 29,08

Tổng ngành DTV 145,3 606,0 493,0 1.107,2 1.647,6 33,05 35,46

Nguồn: Xử lý theo số liệu điều tra doanh nghiệp năm 2000, 2005, 2006 và 2007 của Tổng cục Thống kê và báo cáo của các doanh nghiệp

Ngành Dầu thực vật có hiệu quả kinh tế không cao so với các ngành khác. Năm 2007 lợi nhuận tăng 3,2 lần so với năm 2000, trong giai đoạn 2001-2007 tăng bình quân 18,21%/năm nhưng giá trị tuyệt đối nhỏ (326,8 tỷ đồng).

Khác với các ngành khác, doanh nghiệp nhà nước trong ngành hoạt động có hiệu quả cao hơn các thành phần kinh tế khác. Từ năm 2000 đến nay doanh nghiệp Nhà nước luôn có lợi nhuận khá, doanh nghiệp ĐTNN bị lỗ trong năm 2005 nhưng đã tăng nhanh trong những năm gần đây, doanh nghiệp ngoài nhà nước bị lỗ năm 2000 sau đó có lợi nhuận nhưng rất thấp. Chi tiết lợi nhuận của ngành xem bảng sau:

Bảng 1.20. Lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của ngành Dầu thực vật từ năm 2000 đến 2007

2000 2005 2006 2007Tăng bq

2001-2007, %/năm

Tổng lợi nhuận theo thành phần kinh tế, triệu đồng

DN Nhà nước 12970 52753 57733 144207 41,07DN ngoài nhà nước -8101 4115 5202 7413 -DN có vốn ĐTNN 96490 -17178 38355 175215 8,90Tổng số 101359 39690 101290 326835 18,21

Nguồn: Xử lý theo số liệu điều tra doanh nghiệp năm 2000, 2005, 2006 và 2007 của Tổng cục Thống kê

Tỷ suất lợi nhuận/ vốn đầu tư của ngành Dầu thực vật năm 2000 là 9,11% sau đó giảm xuống 2% năm 2005 và tăng lên 9,37% năm 2007 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với ngành thực phẩm và đồ uống. Chi tiết về tỷ suất lợi nhuận của ngành theo thành phần kinh tế xem trong bảng dưới đây:

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG34

Page 35: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Bảng 1.21. Tỷ suất lợi nhuận/ vốn đầu tư của ngành Dầu thực vật và ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống từ năm 2000 đến 2007

2000 2005 2006 2007

Lợi nhụân/tổng vốn theo thành phần kinh tế, %

DN Nhà nước 3,59 8,21 7,41 13,61DN ngoài Nhà nước -5,93 1,19 1,46 2,01DN có vốn ĐT NN 15,70 -1,73 3,03 8,51Ngành Dầu TV 9,11 2,01 4,22 9,37Ngành TPĐU 1,74 9,69 10,63 15,75

Nguồn: Xử lý theo số liệu điều tra doanh nghiệp năm 2000, 2005, 2006 và 2007 của Tổng cục Thống kê

Doanh thu của ngành năm 2007 tăng 3,6 lần so với năm 2000, từ 2.554,8 tỷ đồng lên 9.223,4 tỷ đồng, giai đoạn 2001-2007 tăng bình quân 20,13%/năm.

Bảng 1.22. Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu của ngành Dầu thực vật từ năm 2000 đến 2007

2000 2005 2006 2007

Lợi nhụân/doanh thu theo thành phần kinh tế, %

DN Nhà nước 1,60 2,88 2,61 4,14DN ngoài Nhà nước -2,30 0,68 0,99 1,49DN có vốn ĐT NN 6,93 -0,84 1,57 3,34Ngành Dầu TV 3,97 0,89 1,95 3,54

Nguồn: Xử lý theo số liệu điều tra doanh nghiệp năm 2000, 2005, 2006 và 2007 của Tổng cục Thống kê

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của ngành năm 2007 là 3,54%, trong đó của khu vực kinh tế Nhà nước là 4,14%, của khu vực có vốn ĐTNN là 3,34% và khu vực ngoài Nhà nước là 1,49%.

Năm 2007, doanh thu của ngành đạt 9.223,4 tỷ đồng, nộp ngân sách 1.107 tỷ đồng, lợi nhuận là 326,8 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2001-2007, doanh thu tăng bình quân 20,13%/năm, nộp ngân sách tăng bình quân 27,92%/năm, lợi nhuận tăng bình quân 18,21%/năm.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG35

Page 36: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

14. Khái quát bài học kinh nghiệm thành công và nguyên nhân hạn chế trong quá trình phát triển

a. Bài học kinh nghiệm thành công- Thu hút được nguồn lực của mọi thành phần kinh tế vào đầu tư phát

triển ngành. - Đổi mới thiết bị cũ, lạc hậu, áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản

xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu. - Xác định thị trường và có chiến lược phát triển thị trường là yếu tố

quyết định đến mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.- Kết quả thực hiện mô hình Công ty mẹ - Công ty con - Công ty liên

doanh, liên kết đã tạo ra thế mạnh trong phát triển ngành và là xu hướng khách quan trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường.

b. Những hạn chế và nguyên nhân- Hầu hết các cơ sở ép dầu có quy mô nhỏ, thiết bị công nghệ lạc hậu

nên chất lượng sản phẩm kém. Nguyên nhân là do không phát triển được vùng nguyên liệu quy mô lớn.

- Hiệu quả trồng cây có dầu thấp, không cạnh tranh được với các loại cây trồng khác nên chưa phát triển được với quy mô lớn để làm nguyên liệu cho ngành dầu. Nguyên nhân chủ yếu do chưa tuyển chọn được giống cây có dầu cho năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai Việt Nam.

- Công tác khuyến nông chưa chú trọng tới cây có dầu nên việc áp dụng giống mới và kỹ thuật thâm canh còn hạn chế ở các địa phương.

- Nhà nước chưa có chính sách khuyến khích trồng cây có dầu.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG36

Page 37: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH NGÀNH GIAI ĐOẠN 2001-2010

1. Đánh giá các chỉ tiêu giữa quy hoạch và thực tế.Khi thực hiện ”Quy hoạch tổng thể phát triển Ngành Dầu thực vật đến

năm 2010” theo Quyết định số 17/2004/QĐ-BCN ngày 08 tháng 3 năm 2004 của Bộ Công nghiệp, ngành Dầu thực vật Việt Nam đã phát triển vững chắc, ổn định và có những đóng góp tích cực vào nền kinh tế của đất nước.

Một số mục tiêu và chỉ tiêu đề ra trong quy hoạch đã và đang được thực hiện khá tốt.

- Quy hoạch ngành theo hướng mở, với việc đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, góp vốn liên doanh, liên kết với mọi thành phần kinh tế đã tạo điều kiện cho VOCARIMEX phát triển mạnh, giữ vững vị trí đầu đàn và vai trò chủ đạo trong ngành. Các sản phẩm của Công ty VOCARIMEX và các công ty con, công ty liên doanh, liên kết chiếm trên 85% thị phần dầu thực vật trong nước.

- Toàn ngành đã tập trung đầu tư xây dựng các nhà máy tinh luyện dầu mới với quy mô lớn, thiết bị, công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh của ngành.

- Sản phẩm của ngành phong phú, đa dạng, chất lượng ngày càng được cải thiện, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và tham gia xuất khẩu.

- Định hướng xây dựng một số cơ sở ép, trích ly dầu thô quy mô lớn tại các cảng đã được thực hiện. Nhà máy trích ly dầu cám 100% vốn ĐTNN được xây dựng, sử dụng nguyên liệu là nguồn cám gạo trong nước. Nhà máy trích ly dầu đậu nành của VOCARIMEX đang được triển khai tại Cảng Dầu thực vật Nhà Bè. Nhà máy trích ly dầu khu vực phía Bắc chưa có chủ đầu tư.

So với quy hoạch, hầu hết các dự án đầu tư mới và nâng cấp các nhà máy ép dầu thô không thực hiện được, chỉ có xưởng ép dầu vừng của Nhà máy Dầu thực vật VOCAR – VOCARIMEX với công suất 9000 tấn/năm được xây dựng mới với công nghệ và thiết bị hiện đại.

- Về định hướng phát triển vùng nguyên liệu, Công ty VOCARIMEX đã xây dựng chương trình phát triển cây vừng V6 có năng suất, hàm lượng dầu cao và tiến hành trồng thử nghiệm giống vừng này tại một số địa phương trong cả nước. Đến nay, nước ta vẫn chưa tìm được cây có dầu chủ lực, có hiệu quả kinh tế cao, có khả năng cạnh tranh để phát triển với quy mô lớn

Nhìn chung các chỉ tiêu về sản lượng dầu tinh luyện và giá trị sản xuất công nghiệp, tổng công suất tinh luyện dầu thực hiện đến năm 2008 đều đạt và vượt so với quy hoạch đề ra. Trong giai đoạn 2001-2005 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp và sản lượng dầu tinh luyện đạt thấp hơn quy hoạch nhưng sang giai đoạn 2006-2010 lại tăng vượt mức, tổng thể đánh

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG37

Page 38: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

giá 10 năm thực hiện đã vượt so với quy hoạch từ 16-22%. Sản lượng dầu tinh luyện dự tính đến năm 2010 so với quy hoạch vượt 20,2%, công suất tinh luyện vượt 62%. Tuy nhiên, sản lượng dầu xuất khẩu chỉ đạt 33,3%; sản lượng dầu thô sản xuất trong nước đạt 25,4%, chi tiết xem bảng sau đây:

Bảng 1.23. So sánh một số chỉ tiêu giữa quy hoạch và thực hiện giai đoạn 2001-2010

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị

Chỉ tiêu quy hoạch Thực hiện Thực hiện so với QH, %

2001-2005

2006-2010

2001-2010

2001-2005

2006-2008

2001-2010* 2005 2010

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10=7/4 11=9/6

1Giá trị sản xuất công nghiệp cuối kỳ (Giá 94)

Tỷ đồng

4.000-4.500

6.000-6.500 6.500 4.070 6.620 7.957 95,7 122,4

2

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp trong thời kỳ

%/ năm

13-14

7,5-8,5 9,12 7,07 17,61 10,65 52,3 116,7

3 Sản lượng dầu TV tinh luyện cuối kỳ

1000 tấn 449 639 639 396 642 768 88,2 120,2

Trong đó: Sản lượng dầu xuất khẩu cuối kỳ

1000 tấn 100 120 120 14 35 40 14 33,3

4Sản lượng dầu thô sản xuất trong nước cuối kỳ

1000 tấn 74 220 220 15,2 30 56 20,3 25,4

5 Công suất tinh luyện dầu cuối kỳ

1000 tấn 663 783 783 633 1129 1269 95,4 162,1

6Công suất ép, trích ly dầu thô cuối kỳ

1000 t. ng. liệu

628,6 1.306 1.306 289 289 289 45,9 22,1

7Tỷ trọng dầu thô trong nước so với nhu cầu cuối kỳ

% 13 - 15

18 - 33

18 - 33 4,0 3,6 7,6 28,5 30,4

* Số liệunăm 2010 là số dự tính của nhóm nghiên cứu

Nguồn: Tổng hợp từ: Báo cáo quy hoạch 2002, số liệu thống kê, điều tra doanh nghiệp 2000-2007 và báo cáo của doanh nghiệp trong ngành.

Qua bảng trên thấy rằng: trong thời gian dài, không xây dựng được nhà máy lớn về ép và trích ly dầu thô, mặc dù trong quy hoạch có đề xuất, các nhà máy, cơ sở ép dầu thô quy mô nhỏ chỉ hoạt động cầm chừng hoặc đóng cửa do thiếu nguyên liệu và không có hiệu quả, dẫn đến tỷ trọng dầu thô sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 4% năm 2005 và dự tính 7,6% năm 2010.

Trong quy hoạch có đề xuất 2 dự án trích ly dầu đậu nành tại khu vực cảng Nhà Bè và Cái Lân trên cơ sở nguyên liệu nhập khẩu để cung cấp dầu thô cho ngành dầu và khô dầu cho chế biến thức ăn chăn nuôi nhưng hiện nay

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG38

Page 39: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

mới đang chuẩn bị xây dựng nhà máy trích ly dầu đậu nành của VOCARIMEX tại Nhà Bè. Các doanh nghiệp không mặn mà với các dự án này do còn nhiều bất cập, trong đó có chính sách thuế của Nhà nước.

Cho đến nay, nước ta vẫn chưa xây dựng được vùng nguyên liệu cây có dầu với quy mô lớn có hiệu quả kinh tế cao. Hầu hết các cây có dầu đều phát triển manh mún, năng suất thấp, không ổn định. Sản phẩm chủ yếu dùng cho chế biến thực phẩm, ít dùng cho công nghiệp dầu thực vật do giá thành cao, sản lượng thấp.

Chi tiết về các chỉ tiêu phát triển 6 loại cây có dầu chính so với quy hoạch được thể hiện trong bảng sau đây:

Bảng 1.24. Quy hoạch và thực hiện phát triển 6 loại cây có dầu chủ yếu ở nước ta từ 2000 đến 2010.

Loại cây có dầu Đơn vịQuy hoạch Thực hiện Thực hiện

2010 so QH, %2005 2010 2005 2010*

1. Cây đậu nànhDT gieo trồng 1000 ha 169,10 205,00 204,1 250 121,95Năng suất tạ/ha 14,40 15,60 14,34 16 102,56Sản lượng 1000 tấn 243,30 319,80 292,7 400 125,08Sản lượng dầu thô chế biến 1000 tấn 4,38 4,71 0 0 0

2. Cây lạcDT gieo trồng 1000 ha 302,40 368,60 269,6 300 81,39Năng suất tạ/ha 16,80 17,70 18,15 25 141,24Sản lượng 1000 tấn 508,00 653,80 489,3 750 114,71Sản lượng dầu thô 1000 tấn 6,00 12,50 1 1,5 12,003. Cây vừngDT gieo trồng 1000 ha 49,90 58,10 40 48,32 83,17Năng suất tạ/ha 5,70 8,90 5,20 7,9 88,76Sản lượng 1000 tấn 28,50 51,50 20,80 38,17 74,12Sản lượng dầu vừng thô 1000 tấn 4,10 10,83 2 2 18,47

4. Cây dừaDT gieo trồng 1000 ha 151,00 159,10 132,0 145 91,14Năng suất tạ/ha 82,35 91,26 81,91 92 100,81Sản lượng 1000 tấn 1.244 1.452 977,2 1150 79,20Sản lượng copra 1000 tấn 173,06 202,07 135,99 160,04 79,20Sản lượng dầu thô 1000 tấn 23,00 23,03 5,705 10 43,425. Cám gạoSản lượng cám gạo 1000 tấn 400,00 400,00 400,00 400,00 100,00Lượng cám trích ly dầu 1000 tấn 150,00 300,00 52 103 34,33

Sản lượng dầu thô 1000 tấn 24,00 48,00 8 16 33,336. Cây bông

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG39

Page 40: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Loại cây có dầu Đơn vịQuy hoạch Thực hiện Thực hiện

2010 so QH, %

2005 2010 2005 2010*DT gieo trồng 1000 ha 60,00 150,00 25,8 10 6,67Năng suất tạ/ha 14,00 15,00 13,0 13,5 90,00Sản lượng 1000 tấn 81,94 220,00 33,5 13,5 6,14Sản lượng hạt bông 1000 tấn 46,30 124,30 18,93 7,63 6,14Sản lượng dầu thô 1000 tấn 3,60 10,80 0 0 0

Nguồn: Xử lý theo số liệu quy hoạch và thống kê của TCTK* Số liệu dự kiến thực hiện năm 2010

Như vậy, trong số 6 cây có dầu chủ lực chỉ cây đậu nành là phát triển nhanh, vượt quy hoạch 25% về sản lượng nhưng chưa huy động được cho ngành vì chưa xây dựng được nhà máy trích ly. Các cây lạc, vừng, dừa đều tăng trưởng thấp hơn mức quy hoạch và khả năng thu mua nguyên liệu cho ngành đạt thấp nên chỉ đạt 12-43% chỉ tiêu của quy hoạch. Đặc biệt trong quy hoạch còn đề cập khả năng ép dầu bông và dầu sở với quy mô lớn nhưng Chương trình trồng sở của Bộ NN&PTNT không thực hiện được; Chương trình trồng bông quy mô lớn theo chiến lược phát triển ngành dệt may cũng phá sản nên không có nguyên liệu.

Về việc thực hiện các giải pháp và chính sách theo đề xuất của quy hoạch cũ thấy rằng:

- Các giải pháp và chính sách về thị trường; đầu tư; phát triển nguồn nhân lực; huy động vốn được các doanh nghiệp thực hiện tốt nên đã đạt được tăng trưởng cao, hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm trong hội nhập.

- Giải pháp về nghiên cứu khoa học chưa triển khai được theo đề nghị của quy hoạch vì chưa thiết lập được chương trình nghiên cứu giống cây có dầu đồng bộ, chưa tạo được giống có năng suất cao, cạnh tranh được với các cây trồng khác.

- Giải pháp về phát triển vùng nguyên liệu: chưa phát triển được vùng nguyên liệu quy mô lớn cho ngành do Nhà nước cũng chưa ban hành được chính sách khuyến khích phát triển cây có dầu.2. Đánh giá nguyên nhân trong và ngoài nước ảnh hưởng đến thực hiện

quy hoạchĐến nay chúng ta vẫn chưa tìm được cây có dầu chủ lực để phát triển

với quy mô lớn, có hiệu quả kinh tế cao, có thể cạnh tranh được với các cây trồng khác nên nguồn nguyên liệu trong nước rất hạn chế.

Cám gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long có tổng khối lượng rất lớn nhưng công nghiệp xay xát gạo nằm rải rác ở khắp các địa phương, không có các nhà máy quy mô lớn nên khó thu mua cám với số lượng lớn và chi phí vận chuyển về nhà máy cao. Mặt khác, do đặc thù của ngành xay xát là sản xuất theo thời vụ nên bắt buộc phải xử lý cám gạo (sấy và vê viên) trước khi

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG40

Page 41: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

đưa vào dây chuyền trích ly. Việc này đòi hỏi đầu tư cho các trạm thu mua khá lớn, chi phí tăng. Nhà máy Cám vàng Cần Thơ đã được đầu tư đồng bộ với quy mô lớn nhưng do thiếu nguyên liệu nên chỉ sản xuất được 1/3 công suất dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp.

Nhà nước chưa có chính sách hữu hiệu để khuyến khích đầu tư các nhà máy trích ly dầu thô do bất hợp lý trong chính sách thuế như:

Thuế nhập khẩu khô dầu cho chế biến thức ăn chăn nuôi là 0%; thuế nhập khẩu dầu thô là 3%, trong khi đó thuế nhập khẩu đậu nành cho trích ly dầu lại là 5% thì không nhà máy trích ly nào có thể tồn tại.

Do AFTA có hiệu lực từ năm 2006 nên thuế suất thuế nhập khẩu dầu tinh luyện từ các nước ASEAN vào nước ta hiện nay đã giảm xuống còn 5% nên các doanh nghiệp nhập khẩu dầu tinh luyện về sơ chế lại và đóng gói để bán hiệu quả hơn là nhập dầu thô về tinh luyện trong nước (chi tiết xem trong mục xuất nhập khẩu nguyên liệu, sản phẩm ở phần I), ít doanh nghiệp quan tâm đến phát triển vùng nguyên liệu và sản xuất dầu thô.

Chương trình trồng cây sở của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và chương trình trồng bông của Bộ Công nghiệp tại Tây Nguyên đều thất bại do không cạnh tranh được với các cây trồng khác, diện tích gieo trồng hàng năm không những không tăng mà còn giảm đi nhanh trong thời gian gần đây. Chương trình trồng cây mè của VOCARIMEX hợp tác với một số tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long và Bắc Trung bộ cũng không phát triển được với quy mô lớn do cây mè V6 bị bệnh nhiều. Kết quả là sau 8 năm, các nguồn nguyên liệu cho ngành dầu thực vật phát triển rất chậm, không đủ nguyên liệu để làm cơ sở cho phát triển công nghiệp sản xuất dầu thô.

Các công ty dầu ở Malaisia và Inđônêsia, nơi sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới, trong những năm gần đây đã phát triển rất nhanh, không những cung cấp nguyên liệu cho sản xuất dầu ăn mà còn cho sản xuất dầu điêzen sinh học, là đối thủ cạnh tranh khốc liệt với các công ty dầu tại Việt Nam do họ có nguồn nguyên liệu giá rẻ, sản xuất với quy mô lớn và lại được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan của AFTA.3. Bài học và kinh nghiệm

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trong bối cảnh hội nhập, cần chú trong xây dựng thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã và đặc biệt chú trọng xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng với chi phí thấp, kịp thời, tin cậy.

Cần có chính sách mạnh để khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu cây có dầu và sản xuất dầu thô trong nước. Từng bước nâng cao tỷ lệ tự túc nguyên liệu ngành dầu.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG41

Page 42: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

PHẦN 2. DỰ BÁOCHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

PHÁT TRIỂN NGÀNH TRONG THỜI GIAN QUY HOẠCH1. Xác định vị trí, vai trò của ngành trong nền kinh tế quốc dân

Vào những năm 70, Việt Nam chỉ có một vài nhà máy tinh luyện và ép dầu thực vật với quy mô nhỏ, hệ thống máy móc thiết bị cũ kỹ và không đồng bộ. Tháng 8/1976, Công ty dầu thực vật miền Nam, tiền thân của Công ty Dầu thực vật Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam (VOCARIMEX) sau này, được thành lập với 5 nhà máy quốc doanh trực thuộc, sản xuất dầu thực vật và bao bì theo các chỉ tiêu, kế hoạch Nhà nước giao hàng năm.

Trong gần 10 năm trở lại đây, nền kinh tế của đất nước có sự đổi mới mạnh mẽ, nhiều cơ chế, chính sách về kinh tế được đưa nhanh vào thực tế đã thúc đẩy nhiều ngành công nghiệp trong nước, trong đó có ngành Dầu thực vật phát triển. Cùng với sự phát triển của ngành, Công ty VOCARIMEX không ngừng lớn mạnh, luôn khẳng định vị trí đầu đàn và vai trò chủ đạo trong ngành Dầu thực vật Việt Nam.

Nền kinh tế phát triển nhanh, mức sống của người dân được cải thiện làm nhu cầu sử dụng dầu thực vật cũng tăng theo. Nhiều gia đình đã sử dụng hoàn toàn dầu thực vật thay thế mỡ động vật trong các bữa ăn hàng ngày. Sản xuất dầu thực vật ngày nay đã trở thành một ngành công nghiệp có những đóng góp tích cực vào nền kinh tế quốc dân.

Giá trị SXCN của ngành năm 2008 đạt 6.620 tỷ đồng, chiếm 4,62% giá trị SXCN của ngành thực phẩm đồ uống và 1,02% giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp.

Ngành Dầu thực vật mỗi năm đóng góp cho ngân sách Nhà nước hàng ngàn tỷ đồng. Nộp ngân sách của toàn ngành năm 2007 đạt 1.107 tỷ đồng chiếm 0,4% tổng thu ngân sách Nhà nước. Năm 2008 tăng lên 1.647 tỷ đồng.

Ngành Dầu thực vật phát triển đã giải quyết việc làm ổn định cho hơn 3.000 lao động và lao động trong ngành có thu nhập cao hơn so với mức trung bình của xã hội (thu nhập bình quân năm 2007 là 5,31 triệu đồng/người/tháng).

Nhiều cơ sở mới được xây dựng, đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại, sản xuất ra sản phẩm với nhiều chủng loại, mẫu mã và đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Nhiều sản phẩm của ngành đã thay thế các sản phẩm nhập khẩu, có thương hiệu và được người tiêu dùng ưa chuộng. Sản phẩm của ngành không những đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước cả về số lượng và chất lượng mà còn tham gia vào thị trường xuất khẩu.

Ngành Dầu thực vật phát triển còn góp phần thúc đẩy các ngành khác như nông nghiệp, giao thông vận tải, cơ khí, sản xuất bao bì… phát triển.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG42

Page 43: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

2. Tổng quan ngành dầu thực vật trên thế giới a. Khái quát chung

Dầu thực vật là loại dầu được chiết xuất, chưng cất và tinh chế từ các loại hạt, hoa, củ, quả, thân, lá ... thực vật. Tuy nhiên dầu thực vật nói chung chỉ dùng để chỉ dầu của những cây có dầu với chiết suất lớn như từ hạt cây có dầu: lạc (đậu phộng), đậu nành (đỗ tương), cải dầu, bông, hướng dương, vừng (mè), …, từ quả cây có dầu như: dừa, cọ, ô-liu… Dầu thực vật thường ở hai dạng: dạng lỏng hoặc dạng đặc. Dầu thực vật và mỡ động vật là hai loại chất béo có một số điểm khác nhau như sau:

- Dầu thực vật chứa nhiều acid béo chưa no (chưa bão hoà) và không có cholesterol (ngoại trừ dầu dừa, dầu cọ, dầu ca cao). Mỡ động vật chứa nhiều acid béo no (bão hoà), có khả năng tạo ra cholesterol trong máu (ngoại trừ mỡ cá thu, cá hồi, cá trích... chứa nhiều omega-3 và omega-6).

- Trong điều kiện nhiệt độ bình thường, dầu thực vật ở thể lỏng còn mỡ động vật thì ở dạng đông đặc.

- Dầu thực vật chứa nhiều vitamine E, K, còn mỡ động vật có nhiều vitamine A, D.

- Dầu thực vật giúp làm hạ lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu, mỡ động vật làm tăng LDL trong máu (ngoại trừ mỡ các loài cá như đã nêu trên), dẫn đến xơ vữa động mạch, cao huyết áp, tiểu đường.

- Dầu thực vật dễ được dịch mật làm nhũ hoá ở đường ruột nên dễ hấp thu hơn mỡ động vật.

- Dầu thực vật dễ bị oxy hoá, làm sản sinh một số chất không có lợi cho sức khoẻ. Mỡ động vật có khả năng cung cấp cholesterol tốt (HDL), cần thiết cho cấu trúc tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh, làm bền thành mao mạch nên giúp phòng ngừa xuất huyết não, gây đột quỵ.

Dầu thực vật được hyđrô hóa, bao gồm hỗn hợp các triglyxerit được hyđrô hóa ở nhiệt độ và áp suất cao. Hyđrô liên kết với triglyxerit làm tăng phân tử khối do đó làm tăng thêm khả năng chống oxy hóa (ôi, thiu), hoặc tăng thêm độ quánh nhớt hay nhiệt độ nóng chảy.

Dầu thực vật là một loại thức ăn cung cấp năng lượng lớn gấp hai lần so với gluxit, nó có thể sử dụng ở dạng nguyên chất hay chế biến. Dầu thực vật còn được ứng dụng trong các ngành công nghiệp xà phòng, sơn, vecni, sản xuất glyxêrin... Ngoài ra, khô, bã dầu thải ra trong công nghiệp sản xuất dầu thực vật có thể sử dụng để làm nước chấm, thức ăn chăn nuôi, phân bón… Dầu thực vật được phân loại theo nhu cầu sử dụng của con người: đó là dầu ăn được (dầu thực phẩm) và dầu không ăn được (dầu công nghiệp).

Dầu ăn được tinh luyện từ nguồn gốc thực vật thường ở thể lỏng trong môi trường bình thường. Có khá nhiều loại dầu được xếp vào loại dầu ăn

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG43

Page 44: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

gồm: dầu ô liu (olive oil), dầu cọ (palm oil), dầu đậu nành (soya oil), dầu ngô (corn oil), dầu lạc (peanut oil), dầu hướng dương (sun oil), dầu vừng (sesame oil), dầu bông (cotton oil), dầu dừa (coconut oil), dầu cải (rape oil)… hoặc các loại dầu được phối trộn với nhau tuỳ theo từng tỷ lệ để cho ra các sản phẩm khác nhau. Dầu ăn được sử dụng trong nấu ăn, chế biến thực phẩm hoặc sử dụng trực tiếp để phối trộn trong ăn uống.b. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dầu thực vật trên thế giới

Công nghiệp sản xuất dầu thực vật là ngành sản xuất khá quan trọng. Sản lượng dầu thực vật nói riêng và chất béo nói chung trên thế giới không ngừng tăng lên. Trong vòng 40 năm từ năm 1960 đến năm 2000, sản lượng dầu thực vật thế giới đã tăng 3,2 lần và đạt khoảng 90 triệu tấn vào niên vụ 2000/01.

Ngành Dầu thực vật là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong nông nghiệp toàn cầu với tốc độ tăng trưởng sản lượng 2,6%/năm đối với dầu và 2,3%/năm đối với khô dầu. Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng sản lượng đã giảm mạnh so với giai đoạn trước (tương ứng 4,5%/năm và 4,0%/năm) chủ yếu là do những thay đổi trong chính sách của Luật về khuyến khích đầu tư đối với trang trại của Mỹ (FSRL Act) và chu kỳ thay mới các vùng trồng cọ dầu ở Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a. Tuy nhiên, sản xuất dầu thực vật có triển vọng tăng mạnh hơn - với tốc độ tăng 3,3%/năm ở các nước có chi phí sản xuất thấp như Bra-xin và Ac-hen-ti-na.

Tổng sản lượng dầu thực vật toàn thế giới niên vụ 2008/09 đạt khoảng 133 triệu tấn, tăng khoảng 5 triệu tấn so với niên vụ trước và tăng gấp 1,5 lần so với niên vụ 2000/01. Trong giai đoạn 2000-2008, sản lượng dầu thực vật thế giới có mức tăng bình quân khoảng 5%/năm, trong đó dầu cọ và dầu nhân cọ có mức tăng bình quân khá cao khoảng 7,5%/năm và 6,7%/năm; dầu hạt cải cũng có mức tăng trưởng khá, đạt bình quân 5,3%/năm; dầu đậu nành khoảng 4,0%/năm và dầu hướng dương khoảng 3,9%/năm. Tuy nhiên vài niên vụ gần đây, sự tăng trưởng của sản lượng dầu thực vật thế giới chủ yếu là của dầu cọ, dầu đậu nành và dầu hạt cải. Các loại dầu thực vật khác tuy có tăng nhưng ở mức thấp, thậm chí có niên vụ còn suy giảm về sản lượng.

Bảng 2.1 . Sản lượng dầu thực vật thế giới giai đoạn 1995-2008Đơn vị tính: triệu tấn

Loại dầu 95/96 00/01 04/05 05/06 06/07 07/08 08/09

Cọ 15,64 24,30 33,53 35,98 37,35 41,31 43,19

Đậu nành 20,17 26,74 32,60 34,61 36,39 37,51 36,46

Hạt cải 11,12 13,33 15,72 17,24 17,03 18,31 20,21

Hướng dương 8,85 8,46 9,18 10,59 10,61 9,96 11,52

Hạt bông 4,00 3,52 4,78 4,62 4,86 5,01 4,72

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG44

Page 45: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Loại dầu 95/96 00/01 04/05 05/06 06/07 07/08 08/09

Nhân cọ 2,10 3,06 4,15 4,38 4,45 4,85 5,14

Lạc 3,96 4,53 5,08 4,95 4,50 4,82 5,16

Dừa 3,17 3,63 3,45 3,47 3,25 3,48 3,64

Ô-liu 1,46 2,49 2,96 2,66 2,91 2,84 2,97

Tổng cộng 70,46 90,05 111,45 118,49 121,33 128,07 133,01Nguồn: United State Department of Agriculture

Dầu cọ đã vượt qua dầu đậu nành để chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu sản lượng dầu thực vật thế giới. Nếu niên vụ 1995/96, tỷ trọng của dầu cọ chỉ chiếm khoảng 22,2% trong khi dầu đậu nành là 28,6% thì đến niên vụ 2005/06 tỷ trọng này là 30,4% và 29,2% và đến niên vụ 2008/09 là 32,5% và 27,4%. Chỉ riêng 2 loại dầu này đã chiếm tỷ trọng đến 61,5% trong cơ cấu sản lượng dầu năm 2008 và đang có xu hướng ngày càng tăng. Ngoài ra, một số loại dầu khác cũng chiếm tỷ trọng tương đối là dầu hạt cải 15,2% và dầu hướng dương 8,7%. Các loại dầu còn lại đều có tỷ trọng nhỏ dưới 5% và có xu hướng ngày càng thấp đi do sự gia tăng tỷ trọng của dầu cọ và dầu đậu nành.

Sản lượng hạt có dầu trong giai đoạn 2000-2008 có mức tăng trưởng bình quân đạt 3,4%/năm, trong đó sản lượng nhân cọ có mức tăng tương đối cao, khoảng 6,7%/năm, sản lượng hạt cải dầu cũng có mức tăng khá là 5,3%/năm trong khi đó hạt đậu nành và hạt bông có mức tăng lần lượt là 3,1%/năm và 3,0%/năm. Trong thời gian gần đây, do thời tiết khô hạn ở Nam Mỹ đã tác động tới năng suất và sản lượng đậu nành của khu vực này và làm ảnh hưởng tới sản lượng đậu nành của thế giới. Trong niên vụ 2008/09, sản lượng đậu nành đạt khoảng 224,15 triệu tấn, giảm khoảng 13,4 triệu tấn so với niên vụ 2006/07. Tổng sản lượng hạt có dầu niên vụ 2008/09 đạt 408,02 triệu tấn, chỉ tăng khoảng 4,4 triệu tấn so với niên vụ 2006/07.

Sản lượng khô dầu niên vụ 2008/09 đạt mức 231,82 triệu tấn, tăng gấp 1,32 lần so với niên vụ 2000/01, đạt mức tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2000-2008 là 3,57%/năm. Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng khô dầu niên vụ 2008/09 là khô dầu đậu nành, chiếm tới 66,6%, sau đó là khô dầu hạt cải vào khoảng 13,2%.

Trong thời gian gần đây, nhóm 4 quốc gia và vùng lãnh thổ dẫn đầu thế giới về sản lượng dầu thực vật, đã có sự thay đổi về vị trí. In-dô-nê-xi-a đã vượt qua Ma-lai-xi-a kể từ niên vụ 2005 để trở thành quốc gia có sản lượng dầu thực vật cao nhất thế giới với 22,96 triệu tấn sản xuất trong niên vụ 2008/09, cao hơn 3,1 triệu tấn so với Ma-lai-xi-a. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã vượt qua các nước EU từ niên vụ 2004 và trở thành quốc gia đứng thứ 3 về sản xuất dầu thực vật với sản lượng niên vụ 2008/09 là 15,68 triệu tấn.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG45

Page 46: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Bảng 2.2. Các quốc gia và khu vực dẫn đầu thế giới về sản lượng dầu thực vật giai đoạn 2001-2008

Quốc gia/khu vựcSản lượng dầu thực vật tính theo niên vụ, triệu tấn

00/01 04/05 05/06 06/07 07/08 08/09

In-đô-nê-xi-a 11,18 16,05 18,26 19.37 21,28 22,96

Ma-lai-xi-a 13,56 17,15 17,50 17.20 19,70 19,86

Trung Quốc 10,77 13,81 14,76 14,24 14,66 15,68

Các nước EU 11,29 12,61 12,80 13,67 14,28 15,18

Mỹ 9,51 9,75 10,38 10,41 10,52 9,74

Ác-hen-ti-na 5,07 6,81 7,63 7,71 8,52 8,02

Ấn Độ 5,21 6,47 6,80 6,43 6,99 7,31

Khác 23,46 28,80 30,36 32,30 32,13 34,27

Tổng cộng 90,05 111,45 118,49 121,33 128,07 133,01Nguồn: United State Department of Agriculture

In-đô-nê-xi-a hiện chiếm tỷ trọng khoảng 17,3% trong cơ cấu sản lượng dầu thực vật thế giới niên vụ 2008/09, tiếp sau là Ma-lai-xi-a khoảng 14,9%. Hai quốc gia này chủ yếu sản xuất dầu cọ với sản lượng niên vụ 2008/09 của In-đô-nê-xi-a vào khoảng 19,7 triệu tấn và của Ma-lai-xi-a vào khoảng 17,7 triệu tấn. Tính chung sản lượng dầu cọ của 2 quốc gia này chiếm đến 86,6% sản lượng dầu cọ thế giới. Các nước EU dẫn đầu thế giới về sản lượng dầu hạt cải, chiếm tỷ trọng khoảng 40,7% tổng sản lượng dầu hạt cải niên vụ 2008/09. Cơ cấu sản lượng dầu thực vật của các nước EU là: 49,9% dầu hạt cải, 36,3% dầu đậu nành, 13,8% dầu hướng dương. Sản lượng dầu đậu nành của Mỹ và Ac-hen-ti-na chỉ chiếm khoảng 23,4% và 17,7% sản lượng dầu đậu nành thế giới nhưng lại chiếm đến 87,6% và 80,4% tổng sản lượng dầu thực vật của 2 quốc gia này trong niên vụ 2008/09. Trung Quốc chủ yếu sản xuất dầu đậu nành, chiếm khoảng 46,8% sản lượng dầu thực vật của quốc gia này, dầu hạt cải khoảng 28%, dầu lạc khoảng 13,8% và dầu bông khoảng 10%, các loại khác khoảng 1,5%. Trong khi đó cơ cấu dầu của Ấn Độ lần lượt là 21,1% - 28,5% - 23,9% - 14,1% và 12,4%.

Bảng 2.3. Các quốc gia/khu vực sản xuất dầu cọ và dầu đậu nành lớnĐơn vị tính: triệu tấn

00/01 04/05 05/06 06/07 07/08 08/09

Dầu cọ 24,295 33,529 35,980 37,348 41,305 43,188

In-đô-nê-xi-a 9,363 13,560 15,560 16,600 18,300 19,700

Ma-lai-xi-a 13,457 15,194 15,485 15,290 17,567 17,700

Thái Lan - 820 784 1,170 1,050 1,400

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG46

Page 47: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

00/01 04/05 05/06 06/07 07/08 08/09

Ni-giê-ri-a - 790 800 810 820 820

Cô-lôm-bi-a - 647 690 770 830 800

Khác 1,475 2,518 2,661 2,708 2,738 2,768

Dầu đậu nành 26,736 32,604 34,605 36,387 37,511 37,317

Mỹ 8,355 8,782 9,248 9,294 9,329 8,532

Trung Quốc 3,240 5,421 6,149 6,410 7,045 7,337

Ác-hen-ti-na 3,190 5,128 5,998 6,424 6,627 6,446

Bra-xin 4,333 5,630 5,430 5,970 6,110 5,984

EU-27 2,961 2,575 2,460 2,640 2,667 2,348

Ấn Độ 815 900 1,070 1,180 1,426 1,540

Mê-hi-cô 760 635 657 685 650 615

Khác 3,082 3,533 3,593 3,784 3,657 3,661

Nguồn: United State Department of Agriculture

Trong giai đoạn 2000-2008, tiêu thụ các loại dầu thực vật chiếm trên 95% sản lượng sản xuất trong mỗi niên vụ và lượng tiêu thụ của mỗi loại dầu biến động tương quan với sản lượng trong niên vụ đó. Lượng dầu thực vật tồn kho chỉ chiếm một lượng nhỏ trong sản lượng của mỗi niên vụ. Nhìn chung cung và cầu của dầu thực vật trên thế giới hàng năm tăng tương đối ổn định và không có những biến động lớn, tuy nhiên lượng dầu cọ tiêu thụ đã tăng vượt dầu đậu nành kể từ niên vụ 2004/05.

Bảng 2.4. Tiêu thụ dầu thực vật giai đoạn 2000-2008 trên thế giớiĐơn vị tính: triệu tấn

Loại dầu 00/01 04/05 05/06 06/07 07/08 08/09

Dầu cọ 24,02 32,48 35,34 37,75 40,19 42,12

Dầu đậu nành 26,43 31,70 33,51 35,79 37,49 36,52

Dầu cải 13,42 15,52 16,87 17,45 18,35 19,94

Dầu hướng dương 8,35 8,53 9,82 10,30 8,97 10,79

Dầu lạc 4,51 5,07 4,99 4,59 4,79 5,12

Dầu nhân cọ 2,69 3,87 4,19 4,51 4,76 4,89

Dầu bông 3,45 4,66 4,62 4,79 4,96 4,76

Dầu dừa 3,47 3,33 3,49 3,37 3,40 3,63

Dầu ôliu 2,52 2,78 2,72 2,88 2,92 2,95

Tổng cộng 88,87 107,94 115,54 121,43 125,83 130,70

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG47

Page 48: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Nguồn: United State Department of Agriculture

Lượng tiêu thụ dầu thực vật của 15 quốc gia/khu vực tiêu thụ lớn nhất trên thế giới đã chiếm đến trên 80% tổng lượng tiêu thụ toàn thế giới. Trung Quốc, với dân số đông nhất (khoảng 1/5 dân số thế giới), luôn dẫn đầu về lượng dầu tiêu thụ và tương tự cũng chiếm đến gần 1/5 tổng lượng dầu tiêu thụ trên thế giới. Ấn Độ tuy là quốc gia có dân số đông thứ 2 trên thế giới nhưng lại xếp sau khu vực EU-27 (dân số khoảng trên 200 triệu người) về lượng dầu tiêu thụ. Mỹ tuy có dân số tương đương với EU-27 tuy nhiên lượng tiêu thụ chỉ bằng khoảng 57% của EU-27. In-đô-nê-xi-a tuy là quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới nhưng về tiêu thụ chỉ đứng thứ 5. Nhật Bản tuy là quốc gia phát triển và có dân số đông tuy nhiên mức tiêu thụ dầu thực vật lại xếp thứ 10 trên thế giới.

Bảng 2.5. Các quốc gia/khu vực tiêu thụ dầu thực vật lớn trên thế giớiĐơn vị tính: triệu tấn

Quốc gia/khu vực 00/01 04/05 05/06 06/07 07/08 08/09

Trung Quốc 13,52 20,53 21,51 22,54 23,31 24,30

EU-27 14,15 17,92 20,13 21,71 21,43 21,81

Ấn Độ 10,57 11,57 12,08 11,95 12,57 12,96

Mỹ 9,71 10,46 11,14 11,66 12,21 12,25

In-đô-nê-xi-a 4,40 4,98 5,37 5,44 5,61 6,03

Ma-lai-xi-a 2,54 4,09 4,56 4,92 5,18 5,58

Bra-xin - 3,60 3,67 4,24 4,64 4,81

Pa-kit-tan 2,05 2,44 2,59 3,26 3,43 3,63

Nga 2,16 2,70 2,71 2,83 3,17 3,22

Nhật Bản - 2,26 2,19 2,19 2,23 2,26

Mê-hi-cô - 1,91 2,02 2,03 2,11 2,12

Thổ Nhĩ Kỳ - 1,54 1,79 1,73 1,78 1,86

Ai Cập 1,11 1,18 1,39 1,52 1,52 1,59

Băng-la-đet 1,05 1,14 1,23 1,44 1,53 1,59

Ác-hen-ti-na - 0,77 0,80 1,00 1,41 1,58

Khác 27,61 20,84 22,39 22,96 23,70 25,10

Tổng cộng 88,87 107,94 115,54 121,43 125,83 130,70

Nguồn: United State Department of Agriculture

Trong giai đoạn 2000-2008, lượng dầu thực vật nhập khẩu có xu hướng tăng do nhu cầu sử dụng dầu thực vật cho nhiều mục đích ngày càng tăng cao tại các quốc gia trên thế giới. Tại các nước EU, Mỹ ngoài sản lượng dầu thực vật nội địa phục vụ cho nhu cầu sử dụng làm thực phẩm, nhu cầu nhập khẩu

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG48

Page 49: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

dầu thực vật trong đó một phần sử dụng làm nhiên liệu sinh học ngày càng tăng. Các quốc gia đông dân như Trung Quốc, Ấn Độ… sản lượng dầu thực vật sản xuất trong nước hàng năm không đủ để đáp ứng nhu cầu. Hàng năm Trung Quốc nhập khẩu khoảng 30% tổng lượng dầu tiêu thụ nội địa; Ấn Độ khoảng gần 50%. Kể từ niên vụ 2007/08, Trung Quốc đã vượt qua EU-27 để trở thành quốc gia nhập khẩu dầu thực vật lớn nhất thế giới. Ma-lai-xi-a tuy là quốc xuất khẩu dầu thực vật lớn trên thế giới nhưng cũng là quốc gia nhập khẩu với lượng nhập khẩu trong niên vụ 2008/09 khoảng 1 triệu tấn.

Bảng 2.6. Các quốc gia/khu vực nhập khẩu dầu thực vật lớn trên thế giớiĐơn vị tính: triệu tấn

Quốc gia/khu vực 00/01 04/05 05/06 06/07 07/08 08/09

Trung Quốc 2,89 6,69 6,96 8,50 8,76 8,87

EU-27 4,68 6,80 8,21 9,01 7,83 7,82

Ấn Độ 8,02 5,69 4,86 5,52 5,47 5,72

Mỹ 1,68 1,84 2,38 2,53 3,11 3,36

Pa-kit-tan 1,50 1,63 1,72 2,25 2,47 2,53

Ai Cập - 0,99 1,23 1,21 1,40 1,41

Băng-la-đet - 0,99 1,12 1,29 1,41 1,36

Iran - 1,16 1,19 1,23 1,30 1,30

Ma-lai-xi-a 0,31 0,76 1,24 0,86 1,12 1,05

Nga 0,97 0,97 0,86 0,85 1,22 0,96

Khác - 13,01 14,71 14,41 15,42 16,37

Tổng cộng 30,42 40,52 44,49 47,64 49,52 50,73

Nguồn: United State Department of Agriculture

Dầu cọ vẫn là loại dầu thực vật được nhập khẩu nhiều nhất trên thế giới. Trong giai đoạn 2005-2008, lượng dầu cọ nhập khẩu toàn thế giới tăng tương đối ổn định với mức tăng khoảng trên 1 triệu tấn/niên vụ. Trong niên vụ 2008/09, lượng dầu cọ nhập khẩu toàn thế giới khoảng 31,2 triệu tấn, tăng khoảng 1,4 triệu tấn so với niên vụ trước trong đó Trung Quốc chiếm khoảng 18,3%, Ấn Độ 15,7%, EU-27 12,7%, Pa-kit-tan 8,0%, Mỹ 3,5%, Băng-la-đet 3,4%, Ai cập 2,6%, Việt Nam 2,1%, Nga 2,1%, Nhật 1,8%.

Tổng lượng dầu đậu nành được nhập khẩu niên vụ 2008/09 vào khoảng 8,93 triệu tấn, sụt giảm 1,4 triệu tấn so với niên vụ 2007/08 và ở mức thấp nhất kể từ niên vụ 2004/05. Trung Quốc chiếm đến 25% tỷ trọng trong cơ cấu dầu đậu nành dầu nhập niên vụ 2008/09, tiếp theo lần lượt là EU-27 (6,7%), Ấn Độ (6,5%), I-ran (6,5%), Ma rốc (4,1%), Vê-nê-zu-ê-la (4,1%), Hàn Quốc (3,3%), Pê-ru (3,3%), An-giê-ri (3,1%), Băng-la-đet (3,1%).

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG49

Page 50: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

In-đô-nê-xi-a vừa là quốc gia dẫn đầu thế giới về sản lượng dầu thực vật và đồng thời cũng là quốc gia xuất khẩu hàng đầu. Lượng xuất khẩu dầu của In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a chiếm đến 60% tổng lượng dầu xuất khẩu toàn thế giới trong đó chủ yếu là dầu cọ, chiếm đến trên 90%.

Bảng 2.7. Các quốc gia/khu vực xuất khẩu dầu thực vật lớn trên thế giớiĐơn vị tính: triệu tấn

Quốc gia/khu vực 00/01 04/05 05/06 06/07 07/08 08/09

In-đô-nê-xi-a 4,14 11,41 13,39 13,48 15,66 16,77

Ma-lai-xi-a 9,08 13,60 13,70 13,76 15,04 15,09

Ác-hen-ti-na 3,21 5,99 6,89 6,87 7,22 6,45

Bra-xin 1,53 2,55 2,55 2,52 2,46 2,19

U-crai-na - 0,74 1,61 1,89 1,35 1,77

Ca-na-đa - 0,98 1,12 1,29 1,34 1,48

Phi-lip-pin - 1,00 1,21 0,84 1,01 1,13

Khác 13,45 6,13 6,66 7,65 7,82 7,60

Tổng cộng 31,41 42,40 47,13 48,30 51,88 52,46

Nguồn: United State Department of Agriculture

In-đô-nê-xi-a đã vượt qua Ma-lai-xi-a để trở thành quốc gia xuất khẩu dầu cọ lớn nhất trên thế giới trong niên vụ 2008/09 tuy nhiên xét về lượng thì độ chênh lệch không nhiều, vào khoảng 340 ngàn tấn. Tổng lượng xuất khẩu dầu cọ của In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a niên vụ 2008/09 chiếm đến trên 90% lượng xuất khẩu dầu cọ thế giới. Một số quốc gia khác cũng xuất khẩu dầu cọ tuy nhiên chỉ vào khoảng vài trăm ngàn tấn như Thái Lan, Papua-niu-ghi-nê, Joc-đan.

Các quốc gia xuất khẩu dầu đậu nành trên thế giới chủ yếu là ở khu vực Nam Mỹ. Ác-hen-ti-na là quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu dầu đậu nành, chiếm khoảng 54,2% lượng xuất khẩu dầu đậu nành thế giới niên vụ 2008/09. Bra-xin và Mỹ đứng thứ 2 và thứ 3 với khoảng 22% và 7%. Một số các quốc gia khác cũng xuất khẩu dầu đậu nành như Pa-ra-goay, Bô-li-vi-a, Trung Quốc và EU-27 tuy nhiên lượng xuất khẩu không nhiều, tổng cộng khoảng 700 ngàn tấn trong niên vụ 2008/09.

c. Tình hình sản xuất, tiêu thụ dầu thực vật tại một số quốc gia, trong khu vựcMa-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a

Trong niên vụ 2006/07, In-đô-nê-xi-a đã vượt qua Ma-lai-xi-a về sản lượng dầu cọ và trở thành nước sản xuất và xuất khẩu dầu cọ lớn nhất thế giới.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG50

Page 51: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a hiện sản xuất 85% sản lượng dầu cọ thô của thế giới, ước tính thu được hơn 6 tỷ USD/năm từ cây trồng này. Con số này sẽ còn tăng lên khi 2 nước phối hợp xuất khẩu vào thị trường châu Âu, nơi các loại nhiên liệu sinh học được bán với giá cao hơn. Cả In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a gần đây đã cam kết dự trữ 6 triệu tấn, khoảng 40% sản lượng hàng năm để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của châu Âu về các nguồn nhiên liệu thân thiện hơn với môi trường.

Trong cơ cấu xuất khẩu dầu cọ của cả hai quốc gia niên vụ 2006/07, Trung Quốc chiếm khoảng 18,7%, EU-27 khoảng 16,2%, Ấn Độ 11,7%, Pa-kit-tan 5,5%, Băng-la-đet 2,9%, Ai cập 2,4%, Mỹ 2,3%, Sri-lan-ca 1,9%, Thổ Nhĩ Kỳ 1,8%, Nga và Nhật Bản ngang nhau ở mức 1,7%.

Trong những năm gần đây, diện tích trồng cọ dầu được tăng thêm khoảng 500.000 ha mỗi năm, tuy nhiên tốc độ tăng trong 10 năm tới sẽ không còn cao nữa. Ma-lai-xia sẽ không còn đất để mở rộng diện tích trồng cọ dầu và chỉ có thể mở thêm một ít diện tích ở tỉnh miền đông Sarawak. Triển vọng tăng sản lượng ở In-đô-nê-xi-a vẫn rất khả quan do còn nhiều đất chưa khai thác.

Theo ước tính, khoảng 30% diện tích trồng cọ dầu ở In-đô-nê-xi-a hiện nay do các công ty của Ma-lai-xi-a chi phối. Mới đây, Chính phủ In-đô-nê-xi-a đã dành riêng 6,5 triệu ha đất hoang để trồng các cây nhiên liệu sinh học trong đó có 3 triệu ha trồng cọ dầu.

Diện tích đất canh tác cọ dầu trong năm 2008 của Ma-lai-xi-a chiếm khoảng 66% tổng diện tích đất canh tác nông nghiệp đạt 4,45 triệu ha so với 4,31 triệu ha năm 2007. Năng suất đạt 4,35 tấn/ha trong niên vụ 2007/08, tăng khoảng 5% so với niên vụ trước. Mặc dù diện tích trồng cọ dầu đã tăng đều trong nhiều năm, song Ma-lai-xi-a hiện thiếu đất phù hợp để tiếp tục phát triển trồng cọ dầu ở miền Tây.

Ma-lai-xi-a đã xuất khẩu điêzen sinh học dưới dạng hàng hóa ủy thác với số lượng lớn sang châu Âu và nhờ các khoản đầu tư lớn cho họat động sản xuất nhiên liệu sinh học, nước này có thể sẽ gặp khó khăn nếu EU áp đặt các mức hình phạt thương mại đối với nhiên liệu sinh học từ cọ dầu. In-đô-nê-xi-a cho tới nay chỉ bán nhiên liệu sinh học cho thị trường trong nước, nhưng nhiều nhà máy đang xây dựng sẽ thực hiện mục tiêu của Chính phủ là đến năm 2010 xuất khẩu 12 tỷ lít nhiên liệu sinh học.

Trung QuốcTrung Quốc là một trong những quốc gia có diện tích đất nông nghiệp

lớn và đa dạng khí hậu để có thể phát triển vùng nguyên liệu sản xuất và tự cung cấp các loại hạt có dầu như đậu nành, cải, bông và lạc với tổng diện tích gieo trồng trong niên vụ 2006/07 vào khoảng 28,6 triệu hecta đạt sản lượng

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG51

Page 52: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

53,4 triệu tấn hạt có dầu. Phần lớn trong số này được chế biến ra dầu thực vật phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa và khô dầu sử dụng sản xuất thức ăn gia súc. Tuy vậy, hàng năm Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu thêm hàng chục triệu tấn hạt có dầu và dầu thực vật do nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng.

Trong những năm gần đây, sản xuất hạt có dầu ở của Trung Quốc có xu hướng giảm do diện tích đất trồng trọt bị hạn chế, không mở rộng được sản xuất và năng suất tăng chậm. Trong khi đó, nhu cầu về dầu thực vật tăng gần 25% kể từ năm 2004/05, vượt các nguồn cung ở trong nước, dẫn đến phải nhập khẩu với khối lượng lớn. Nhập khẩu dầu thực vật (hoặc trực tiếp hoặc tính tương đương qua nhập khẩu hạt có dầu) đã tăng trên 60% kể từ năm 2004/05, chiếm khoảng 2/3 tổng mức tiêu dùng dầu thực vật ở Trung Quốc trong niên vụ 2008/09.

Nhu cầu về dầu thực vật ở Trung Quốc gia tăng bùng nổ do thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi nhờ thu nhập tăng khiến nhập khẩu cả đậu nành lẫn dầu thực vật tăng lên mức kỷ lục. Trước năm 1995, Trung Quốc từng là quốc gia sản xuất chính và xuất khẩu ròng đậu nành nhưng 5 năm sau đã trở thành quốc gia nhập khẩu ròng đậu nành. Niên vụ 2000/01, Trung Quốc nhập khoảng 10 triệu tấn đậu nành, tương đương với 177% sản lượng đậu nành trong nước. Kể từ đó, nhập khẩu đậu nành liên tục tăng và niên vụ 2006/07, lượng nhập khẩu lên tới 28,7 triệu tấn, và niên vụ 2007/08 là 37,8 triệu tấn. Lượng nhập khẩu đậu nành lớn đã làm giảm tỷ lệ tự cung ứng lương thực của Trung Quốc xuống còn 90%, thấp hơn tỷ lệ 95% do Chính phủ đặt ra. Sản lượng đậu nành của Trung Quốc trong niên vụ 2007/08 đạt 14 triệu tấn, giảm 12,32% so với năm trước. Nhập khẩu đậu nành có xu hướng tiếp tục gia tăng và Trung Quốc sẽ ngày càng phụ thuộc vào các nguồn hạt có dầu và dầu thực vật của nước ngoài để đáp ứng nhu cầu trong nước đang gia tăng nhanh chóng. d. Biến động giá cả dầu thực vật trên thế giới

Giá dầu thực vật biến thiên khá đồng điệu với biến động của giá dầu mỏ thế giới. Trong giai đoạn 2000-2008, giá dầu thực vật đã liên tục tăng qua các năm và đặc biệt đạt đỉnh cao trong năm 2008 do ảnh hưởng của giá dầu mỏ thế giới, nhu cầu nhiên liệu sinh học tăng cao, đất trồng trọt bị các cây công nghiệp khác cạnh tranh, một phần nữa là do sự mất giá của đồng đôla. Trong năm 2008 giá dầu thực vật đã tăng gấp đôi so với năm 2000 và chỉ trong vòng một năm, giá dầu cọ đã tăng tới 70% so với năm 2007 do nguồn cung tăng chậm. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, các công ty và trang trại khu vực châu Á đã phá hủy hàng trăm ngàn hecta rừng để trồng cọ tuy nhiên phải mất tám năm cây cọ mới cho sản lượng dầu cao nhất.

Do ảnh hưởng của những đợt hạn hán dài ngày tại Indonesia và lũ lụt ở Ma-lai-xia đã khiến nguồn cung về dầu cọ bị thu hẹp, trong khi đó, nhu cầu dầu cọ thế giới tăng nhanh vì nhiều nguyên nhân. Nông dân Mỹ đang chuyển từ trồng đậu nành sang trồng ngô do nhu cầu ethanol tăng đã đẩy giá ngô lên

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG52

Page 53: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

cao. Diện tích trồng đậu nành của Mỹ giảm 19% trong năm 2007, khiến sản lượng dầu đậu nành giảm mạnh. Tại Trung Quốc, diện tích trồng đậu nành cũng sụt giảm do quá trình đô thị hóa. Trong khi đó, mức độ tiêu thụ dầu ăn của người Trung Quốc lại gia tăng nhanh chóng. Trung Quốc không chỉ là quốc gia nhập khẩu dầu cọ lớn nhất, hiện đã trở thành quốc gia nhập khẩu dầu đậu nành lớn nhất trên thế giới.

Ma-lai-xi-a là trung tâm sản xuất dầu cọ nhưng các công ty dầu ăn thực vật cũng đã cắt giảm sản xuất dầu giá rẻ do giá nguyên liệu tăng cao. Các nhà máy chế biến dầu cọ thành dầu diesel sinh học cũng đã phải ngừng hoạt động trong năm 2008 do không chịu nổi giá nguyên liệu dầu cọ tăng cao. Nếu nhu cầu cầu năng lượng sinh học ở các nước tiếp tục giữ kế hoạch phát triển như hiện nay thì tới năm 2020 giá dầu thực vật sẽ còn tiếp tục ở mức cao.

Trong giai đoạn 1996/97 - 2005/06 đã có đợt biến động giá trong 3 năm từ 1999-2002, giá dầu thực vật đã xuống mức nhất, giảm khoảng 56-72% so với mức giá bình quân của giai đoạn 10 năm. Trong niên vụ 2006/07 giá dầu thực vật biến động tương đối mạnh, mức giá tại thời điểm cao nhất cao hơn khoảng 30-50% so với thời điểm thấp nhất. Trong niên vụ 2007/08, giá dầu thực vật đã tăng đột biến với mức giá thấp nhất cũng cao hơn khoảng 10% so với mức giá cao nhất của niên vụ trước và giá bình quân cao hơn từ 30-50% mức giá bình quân của niên vụ trước. Chi tiết về biến động giá được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.8. Biến động giá cả một số loại dầu thực vật giai đoạn 1996-2008Đơn vị tính: USD/tấn

Loại giáLoại dầu

Đ.nành H.dương Lạc Cọ Cải Dừa

1996/97 - 2005/06

96/97–05/06 (trung bình) 504 586 916 420 553 561

99/00-01/02 (thấp nhất) 336 413 659 235 359 323

2006/2007

Thấp nhất 615 666 1.068 450 765 626

Cao nhất. 959 1.279 1.445 798 1.051 979

Trung bình 771 846 1.219 655 852 812

2007/2008

Thấp nhất 1.012 1.358 1.463 848 1.195 1.010

Cao nhất. 1.476 1.863 2.203 1.291 1.519 1.471

Trung bình 1.244 1.607 1.826 1.045 1.373 1.239

Nguồn: United State Department of Agriculture

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG53

Page 54: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Từ giữa năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên nhu cầu dầu mỏ sụt giảm khiến cho giá dầu mỏ đã rơi từ ngưỡng cao kỷ lục trên 140 USD/thùng về khoảng 30-50 USD/thùng. Giá dầu thực vật vì thế cũng suy giảm theo, từ mức giá đỉnh cao đạt được vào tháng 3/2008 đã rơi về ngưỡng thấp nhất vào tháng 11/2008. Giá dầu cọ thời điểm thấp nhất đã giảm tới 62% so với mức đỉnh đạt được hồi tháng 3/2008, tương tự giá dầu đậu nành giảm 50%, dầu cải giảm 50% và dầu hướng dương giảm 60%. Trong thời gian gần đây, giá dầu thực vật đã có xu hướng phục hồi nhẹ do tác động của việc giá dầu mỏ thế giới tăng trở lại. Chi tiết về giá các loại dầu thực vật từ tháng 3/2008 đến tháng 2/2009 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.9. Biến động giá cả một số loại dầu thực vật từ 3/2008 đến 2/2009Đơn vị tính: USD/tấn

Giá thời điểmLoại dầu

Cọ Đ.nành Cải H.dương

Tháng 3/2008 1.291 1.476 1.519 1.863

Tháng 4/2008 1.247 1.425 1.469 1.838

Tháng 5/2008 1.250 1.436 1.510 1.962

Tháng 6/2008 1.199 1.537 1.577 2.045

Tháng 7/2008 1.115 1.511 1.540 1.692

Tháng 8/2008 879 1.322 1.355 1.319

Tháng 9/2008 743 1.226 1.238 1.176

Tháng 10/2008 564 928 1.053 950

Tháng 11/2008 489 824 991 835

Tháng 12/2008 511 738 836 759

Tháng 1/2009 566 789 817 817

Tháng 2/2009 577 748 760 805

Nguồn: United State Department of Agriculture

Trong xu hướng thay thế nhiên liệu hoá thạch, ngày càng có nhiều chính phủ hướng tới việc tăng cường sử dụng nhiên liệu sinh học pha trộn với dầu diesel, dẫn đến tăng nhu cầu sử dụng dầu thực vật làm nguyên liệu sản xuất nhiên liệu này. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Cô-lôm-bi-a nằm trong số những quốc gia đặt mục tiêu gia tăng tỷ lệ pha trộn dầu cọ với các nhiên liệu hoá thạch.

Do dầu cọ rẻ hơn so với các loại dầu thực vật khác nên kích thích được nhu cầu của người mua. Trong tương lai gần và trung hạn, các khách hàng sẽ chuyển từ dầu đậu nành sang dầu cọ.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG54

Page 55: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Nhìn chung, mọi yếu tố tác động đều có lợi cho giá dầu thực vật. Khả năng giá sẽ tiếp tục tăng là điều chắc chắn bởi nhu cầu sử dụng ngày càng gia tăng trong khi đó cung không theo kịp cầu. Nhu cầu tăng không chỉ trong lĩnh vực lương thực, thực phẩm… mà còn từ ngành năng lượng. Mức tăng giá dầu thực vật trong các năm tới sẽ chủ yếu phụ thuộc vào lượng dầu thực vật được sử dụng trong ngành sản xuất nhiên liệu sinh học. 3. Xu hướng phát triển ngành dầu thực vật trên thế giới

Cùng với mức gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người tại các quốc gia đang phát triển, nhất là các quốc gia có tốc độ tăng GDP cao và dân số lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, xu hướng sử dụng dầu thực vật làm thực phẩm thay thế cho các loại chất béo có nguồn gốc động vật sẽ ngày càng tăng.

Chất béo chưa bão hoà trong các loại dầu thực vật là nguồn cung cấp các axít béo thiết yếu là omega-3 và omega-6, những thứ mà cơ thể không tự tạo được. Nhưng các loại axít béo này có nhiều hay ít tuỳ theo từng loại dầu. Dầu ô- liu chỉ chứa 10% omega-6 và dưới 1% omega-3. Dầu bông, dầu hướng dương cung cấp dồi dào các axít béo chưa bão hoà nhưng chỉ có omega-6. Chỉ có hai loại dầu thực vật chứa đáng kể hàm lượng omega-3 là dầu cải và đậu nành. Dưới dạng tự nhiên, dầu cải chứa một tỷ lệ cân đối giữa omega-3 và omega-6 hơn dầu đậu nành, dẫn đến hiệu quả cao hơn trong việc phòng ngừa hội chứng động mạch vành cấp. Tỷ lệ đó lần lượt là 1:2 và 1:7. So với các loại dầu khác, dầu hạt cải chứa hàm lượng chất béo (thủ phạm gây tăng cholesterol) thấp nhất. Các loại axit béo trong dầu thực vật (như dầu ngô, dầu hướng dương và dầu đậu nành) có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là loại đột quỵ do cục máu đông. Tỷ lệ axit béo trong máu cứ tăng lên 5% thì nguy cơ đột quỵ giảm 28%. Một số các nghiên cứu cũng cho thấy, các axit béo không no trong dầu thực vật làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu và tỏ ra có ích cho tim, dầu thực vật có trong các loại rau lá xanh, lạc và hạt cây lanh có thể làm giảm nguy cơ bị các bệnh tim mạch ở phụ nữ. Do vậy, chế độ ăn dựa vào thực vật và các chất béo lành mạnh có nguồn gốc thực vật là điều cần hướng tới. Tốt nhất là nên phối hợp nhiều loại dầu khác nhau, vì như vậy cơ thể sẽ tiếp nhận được nhiều hợp chất có ích. Bên cạnh đó, mỗi một độ tuổi cần một tỷ lệ dầu thực vật khác nhau. Để cơ thể không thừa hoặc không thiếu chất nào thì phải nghiên cứu để pha trộn tỷ lệ các loại dầu vừa phải, đa dạng và cân đối. Do đó trong tương lai, bên cạnh các sản phẩm truyền thống, dầu thực vật sẽ phát triển những loại dầu mới trên cơ sở pha trộn phù hợp với nhu cầu sử dụng, tổng hợp những chất có lợi cho sức khoẻ và tăng cường khả năng phòng, chống và trị bệnh.

Dầu được dùng trong chế biến thức ăn hay ở dạng tự nhiên trong các thực phẩm, chất béo có ảnh hưởng đến hương vị món ăn. Những loại chất béo như dầu thực vật, margarin và mỡ ngoài khả năng gia thêm một vài hương vị trực tiếp cho thực phẩm, còn giúp phối trộn các hương vị tan trong mỡ như các thứ gia vị, thảo vật và vani. Hương vị món ăn là lý do số một để người

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG55

Page 56: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

tiêu dùng chọn, nhất là đối với người cao tuổi thường ăn ít vì bị "chai" hương vị, do đó hương vị thực phẩm càng quan trọng đối với họ. Trong tương lai, dầu thực vật sẽ phát triển với nhiều loại dầu có các hương vị khác nhau để đáp ứng nhu cầu, sở thích và khẩu vị ăn uống của mọi đối tượng trong xã hội.

Dầu nhờn được làm từ dầu thực vật như đậu nành, ngũ cốc, cải dầu… mang lại nhiều khả năng tự phân huỷ và an toàn hơn đối với nhiều ứng dụng. Xét về góc độ kỹ thuật, axit béo làm cho dầu thực vật trơn hơn dầu mỏ một cách tự nhiên và các phân tử điện cực của chúng làm cho chúng dính tốt hơn trên bề mặt kim loại. Tuy nhiên dầu nhờn sinh học cũng có những mặt hạn chế và khó khắc phục nhất là dễ bị oxy hoá do các phân tử các bon liên kết đôi của chúng phản ứng mạnh. Nhiều công nghệ trong lĩnh vực sản xuất dầu nhờn từ dầu thực vật phát triển gần đây đã áp dụng những thay đổi về phương pháp hoá học, chất phụ gia hoặc di truyền học để làm tăng khả năng chống lại oxy hoá của chúng. Sự tiến bộ về mặt công nghệ đã cải thiện việc sản xuất dầu nhờn sinh học và đưa sản phẩm này trở thành mặt hàng cạnh tranh với dầu nhờn gốc dầu mỏ truyền thống và là sản phẩm có khả năng thay thế khi mà giá dầu mỏ tăng cao.

Các nghiên cứu về phương pháp biến đổi dầu được chế biến từ các nguồn sinh vật biển thành loại dầu thực phẩm triglyceride ổn định đã cho những kết quả khả quan. Trong số này tảo biển có triển vọng lớn vì loài thực vật này phát triển rất nhanh, có lượng dầu thực vật cao và được canh tác trong các vùng nước biển, do đó hạn chế tối thiểu việc sử dụng diện tích đất và mặt nước ngọt. Điều này sẽ mở ra một hướng đi mới cho ngành sản xuất dầu thực vật vốn từ trước đến nay lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu thực vật được trồng trên đất.

Sự phát triển của công nghệ sinh học trong thời gian qua đã tạo nên những giống cây trồng cho năng suất và hiệu quả cao, trong đó có các loại thực vật có dầu. Cùng với đó là việc áp dụng các công nghệ mới trong trồng trọt và canh tác, xây dựng các vùng chuyên canh cây có dầu phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu… sẽ tạo thêm nguồn cung các loại dầu thực vật cho thị trường.

Công nghiệp ngày càng phát triển cùng với sự gia tăng nhanh chóng các loại phương tiện giao thông tại các khu vực đô thị trên thế giới dẫn đến lượng khí phát thải có chứa các chất độc hại ngày càng nhiều. Đây là thách thức lớn trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, gia tăng chất lượng không khí cũng như làm giảm đi sự nóng lên của trái đất. Một yếu tố khác là giá cả của các nguồn nguyên, nhiên liệu hoá thạch sẽ có xu hướng tăng lên do nhu cầu ngày càng cao và nguồn cung ngày càng giảm. Một trong những hướng đi đã và đang được lựa chọn tại một số quốc gia, nhất là các quốc gia phát triển, là việc sử dụng nhiên liệu sinh học có nguồn gốc từ động, thực vật làm nhiên liệu thay thế cho nhiên liệu hoá thạch. Trong đó, xu hướng sử dụng dầu thực vật làm nhiên liệu trong các phương tiện giao thông đã làm giảm đáng kể các chất

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG56

Page 57: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

độc từ khí thải. Trong tương lai, ngành công nghiệp sản xuất nhiên liệu sinh học có nguồn gốc từ dầu thực vật (biodiesl) sẽ được chú trọng và phát triển mạnh mẽ, nhất là tại các quốc gia có diện tích đất lớn và có khí hậu nhiệt đới. Nhu cầu về nhiên liệu sinh học từ dầu cọ của châu Âu gần đây đã tăng nhanh, thúc đẩy In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a xây dựng các chương trình quốc gia về nhiên liệu sinh học đầy tham vọng, bao gồm thuyết phục nông dân trồng thêm nhiều cây cọ dầu. Chỉ thị của Liên minh châu Âu năm 2003 quy định, đến năm 2010, tất cả các nước thành viên sử dụng 5,75% nhiên liệu sinh học trong giao thông và sẽ tăng lên 8% vào năm 2015. 4. Nhu cầu tiêu thụ và thương mại các sản phẩm dầu trên thế giới

Nhu cầu về các loại cây có dầu và các sản phẩm chứa dầu gia tăng do nhiều nguyên nhân như tăng dân số và thu nhập, giá cả, khẩu vị, thói quen truyền thống và sự ưa chuộng, cũng như các chính sách của các Chính phủ. Có thể thấy nhu cầu về dầu, mỡ gia tăng không còn giới hạn trong các biên giới mỗi quốc gia. Ở các nước có mức thu nhập thấp, với khẩu phần ăn dưới 2.000 Kcalo/người/ngày, dầu thực vật thường được xem là món xa xỉ. Như trong thập niên 80 của thế kỷ trước tại Băng-la-đét, Trung Quốc và Phi-lip-pin, lượng calo do các loại dầu thực vật đem lại chỉ chiếm khoảng 2-3% calo trong bữa ăn hàng ngày. Khi thu nhập trên đầu người tăng lên, nhu cầu hàng ngày về dầu thực vật xét về khía cạnh calo tăng đáng kể, từ mức dưới 100 Kcalo/người lên đến 200 Kcalo/người mỗi ngày, thậm chí còn cao hơn nữa. Mức tiêu thụ tuyệt đối còn phụ thuộc vào khẩu vị và sự ưa chuộng lâu nay trong thói quen ăn uống của cư dân mỗi quốc gia.Bảng 2.10. Cân đối cung cầu và mức tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người niên vụ

2008/09 của một số quốc gia/khu vực trên thế giới

Quốc gia, khu vực

Dân số (tr.ng)

Tiêu thụ (tr.tấn)

Sản lượng (tr.tấn)

Xuất khẩu

(tr.tấn)

Nhập khẩu

(tr.tấn)

T.thụ B.quân (kg/ng)

Trung Quốc 1.321,29 24,30 15,68 8,87 18,4

EU-27 493,281 21,81 15,18 7,82 44,2

Ấn Độ 1.129,87 12,96 7,31 5,72 11,5

Mỹ 305,651 12,25 9,74 3,36 40,1

In-đô-nê-xi-a 237,512 6,03 22,96 16,77 25,4

Ma-lai-xi-a 25,274 5,58 19,86 15,09 1,05 220,8 5

Bra-xin 189,612 4,81 5,98 2,19 25,4

Pa-kit-tan 172,800 3,63 2,53 21,0

Nga 140,702 3,22 2,52 0,96 22,9

5 Số liệu của Ma-lai-xi-a có tính đến cả lượng dầu cọ được sản xuất làm nhiên liệu sinh học

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG57

Page 58: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Quốc gia, khu vực

Dân số (tr.ng)

Tiêu thụ (tr.tấn)

Sản lượng (tr.tấn)

Xuất khẩu

(tr.tấn)

Nhập khẩu

(tr.tấn)

T.thụ B.quân (kg/ng)

Nhật Bản 127,710 2,26 0,945 0,56 17,7

Mê-hi-cô 108,700 2,12 0,615 19,5

Thổ Nhĩ Kỳ 70,586 1,86 0,879 0,113 26,4

Ai cập 81,713 1,59 1,41 19,5

Băng-la-đet 150,448 1,59 1,36 10,6

Ác-hen-ti-na 40,301 1,58 8,02 6,45 39,2

Thế giới 6.676,34 130,70 133,01 52,46 50,73 19,6

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của USDA

Nhu cầu dầu mỡ đang tăng mạnh, trước hết tại các quốc gia đang phát triển. Trong những năm 1990, các quốc gia đang phát triển tiêu thụ đến 50% tổng tiêu thụ dầu mỡ trên thế giới so với 45% của những năm 1980 và 36% của những năm đầu 1970. Tiêu thụ dầu mỡ tăng chủ yếu tại các quốc gia đông dân như Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ, Bra-xin, một số quốc gia khu vực Đông Nam Á. Tại các nước công nghiệp, lượng tiêu thụ dầu mỡ rất khó tăng lên do độ co dãn về cầu theo thu nhập rất thấp, dân số lại tăng với tốc độ chậm hơn các nước đang phát triển, ở một số nước dân số còn giảm đi, và ý thức của người dân tại các quốc gia công nghiệp về nguy cơ dầu mỡ gây hại cho sức khỏe khá cao. Nhìn chung, phần tăng sản lượng của thế giới về sản xuất dầu mỡ chủ yếu cho các quốc gia đang phát triển, nơi mà tiêu thụ vẫn còn thấp nhưng nhu cầu có xu hướng ngày càng tăng lên.

Tốc độ tăng cầu các loại dầu mỡ thực vật khá chậm tại các nước EU và Mỹ trong những năm qua. Tuy nhiên, cơ hội thay đổi đáng kể giữa các loại dầu mỡ vẫn đang tăng, đặc biệt là xu hướng thay các loại dầu mỡ động vật bằng dầu mỡ thực vật.

Trong tương lai, nguồn cầu lớn nhất về dầu và chất béo sẽ là Trung Quốc và Ấn Độ. Hai nước này có dân số rất lớn. Trong những năm gần đây, thu nhập và lượng calo trong khẩu phần ăn đã tăng lên đáng kể do đời sống của nhân dân các nước này được cải thiện rất nhiều. Từ đó cho thấy xu hướng tiêu thụ dầu thực vật cũng sẽ tăng trong tương lai.

Các chính sách về an toàn vệ sinh thực phẩm và các đòi hỏi về môi trường sẽ ảnh hưởng mạnh đến sản xuất và thương mại dầu thực vật. Các yêu cầu ngày càng ngặt nghèo hơn không chỉ đối với sản phẩm, nhãn mác, quy trình sản xuất mà cả với hệ thống marketing. Nhu cầu đối với "nhiên liệu sinh học" đang ngày càng gia tăng tại các quốc gia phát triển và đang phát triển có thể tạo ra những cơ hội phát triển mới cho ngành sản xuất dầu thực vật. Nhu cầu nhiên liệu sinh học tăng sẽ sử dụng tới khoảng 38 triệu tấn hạt có dầu. Dự

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG58

Page 59: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

báo đến năm 2030 nhiên liệu sinh học có thể chiếm 7% nhu cầu năng lượng toàn cầu. 5. Hội nhập kinh tế quốc tế - những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của ngànha. Cơ hội

- Nền kinh tế của Việt Nam sau khi gia nhập WTO đã có những phát triển đáng kể. Nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước và thị trường xuất khẩu trở nên đa dạng và phong phú. Việt Nam được hưởng các quy chế ưu đãi và đối xử công bằng hơn đối với một quốc gia thành viên mới là một đất nước đang phát triển.

- Mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2007 đạt bình quân ở mức cao trong khu vực và trên thế giới, đời sống dân cư được cải thiện và nâng lên, cùng với đó là sự thay đổi khẩu vị và xu hướng sử dụng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có lợi cho sức khoẻ, nhu cầu sử dụng dầu thực vật để thay thế cho mỡ động vật trong chế biến thực phẩm ngày càng tăng cao.

- Hiện mức tiêu thụ dầu thực vật bình quân người của Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 7 kg/người/năm, thấp hơn khá nhiều so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a ..., và chỉ bằng 0,5 lần so với mức chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

- Giá dầu mỏ liên tục biến động trong thời gian gần đây, đã có lúc đạt tới đỉnh điểm trên 143 đô-la Mỹ/thùng, mặc dù nay đã giảm về mức khoảng 50-70 USD/thùng do khủng hoảng kinh tế thế giới làm nhu cầu tiêu thụ giảm đáng kể. Theo dự báo, khi kinh tế thế giới hồi phục, giá dầu có khả năng sẽ vượt mức 100USD/thùng trong tương lai và có thể làm trầm trọng thêm thâm hụt cán cân thương mại đối với việc nhập khẩu các sản phẩm từ dầu mỏ và làm giảm tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam. An ninh năng lượng đã trở thành vấn đề cấp thiết và đòi hỏi cần có nguồn năng lượng mới, tái tạo được để đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. Một trong số các nguồn năng lượng là nhiên liệu sinh học được sản xuất từ các loài dầu thực vật, rất thuận lợi để phát triển sản xuất ở các nước có khí hậu nhiệu đới như Việt Nam.

- Khủng hoảng kinh tế vừa là thách thức tuy nhiên cũng là cơ hội để tái cấu trúc lại sản xuất, giải thể, mua bán hoặc sáp nhập các doanh nghiệp kém hiệu quả nhằm tạo ra những doanh nghiệp lớn hơn, có tiềm lực hơn. Ngoài ra, trong xu hướng mở rộng mạng lưới sản xuất và kinh doanh toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp thu và đón nhận các nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý, trình độ công nghệ, máy móc hiện đại… của các đối tác nước ngoài. Điều này sẽ tạo thêm thế mạnh cho các doanh nghiệp liên doanh, liên kết có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và thế giới.b. Thách thức

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG59

Page 60: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

- Nước ta đã hội nhập với khu vực và thế giới nên sẽ không còn bảo hộ sản xuất trong nước thông qua hệ thống thuế quan, điều này sẽ làm tăng áp lực cạnh tranh giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu, nhất là nhập khẩu từ các nước ASEAN. Theo lộ trình giảm thurs của AFTA thì từ năm 2015 các sản phẩm dầu ăn nhập khẩu từ các nước ASEAN sẽ giảm xuống 0% thay vì 3-5% hiện nay. Đối với ngành dầu, các nước ASEAN như Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan có ưu thế lớn về dầu cọ nên sẽ gia tăng sức ép cạnh tranh với ngành dầu nước ta rất lớn.

- Việt Nam là nước có mức tiêu thụ dầu thực vật thuộc loại thấp trên thế giới mặc dù trong những năm gần đây đã tăng nhanh hơn. Năm 2008 mức tiêu thụ đạt 7 kg/người, ước tính hàng năm có hàng chục ngàn tấn dầu thực vật thải ra và mức này sẽ còn cao hơn trong các năm tới khi lượng sử dụng dầu thực vật tăng lên. Đây sẽ là một nguồn ô nhiễm lớn đối với môi trường cần phải có biện pháp xử lý trong tương lai.

- Trong thời gian qua, giá nguyên liệu đầu vào liên tục biến động mạnh theo chiều hướng tăng do nguồn cung trên thế giới không đáp ứng đủ nhu cầu. Do khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến nhu cầu sụt giảm kéo theo giá nguyên liệu giảm, gây khó khăn cho các doanh nghiệp đã mua nguyên liệu để dự trữ cho sản xuất từ thời điểm giá cao. Không ít doanh nghiệp ngành dầu thực vật có kết quả kinh doanh và lợi nhuận suy giảm, thậm chí lỗ. Do đó, việc giá cả nguyên liệu ổn định là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển bền vững của ngành.

- Việc giá dầu mỏ trong tương lai dự báo sẽ tăng cao khiến cho nhu cầu sử dụng các nguồn năng lượng thay thế khác từ thực vật để sản xuất biodiesel như cọ, dừa, đậu nành… sẽ làm cho áp lực tăng giá và thiếu hụt nguồn cung đối với nguyên liệu để sản xuất dầu thực phẩm. Trong khi đó, các doanh nghiệp chưa chủ động được vùng nguyên liệu trong nước và phần lớn nguồn nguyên liệu đầu vào phải nhập khẩu.

- Nguyên liệu sử dụng cho ngành dầu thực vật chủ yếu là nhập khẩu, do đó việc sử dụng ngoại tệ trong giao dịch thanh toán quốc tế là khá lớn chủ yếu là vốn lưu động dùng để thanh toán cho nguyên liệu nhập khẩu. Những biến động về tỷ giá có thể sẽ ảnh hưởng đến giá nguyên liệu đầu vào nhất là xu hướng giảm giá của đồng Việt Nam so với đô la Mỹ.

- Việt Nam đã gia nhập WTO thì phải thực thi quy chế không phân biệt, đối xử giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Do vậy các doanh nghiệp quy mô nhỏ, tiềm lực yếu thì khó có thể tồn tại trong một thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG60

Page 61: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

6. Đường lối, chủ trương, chính sách phát triển của đất nước trong giai đoạn quy hoạch ảnh hưởng đến phát triển ngành

Trong thời gian tới, Chính phủ có thể sẽ ban hành một số các chính sách có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự phát triển của ngành Dầu thực vật như:

- Dự thảo Luật Bảo vệ người tiêu dùng dự kiến sẽ được đưa ra trình Chính phủ vào tháng 9/2009 và trình Quốc hội xem xét và thông qua vào năm 2010, trong đó đưa ra các chế tài xử phạt như: phạt tiền, công bố trên phương tiện thông tin đại chúng, đưa vào danh sách đen hoặc rút giấy phép kinh doanh đối với các doanh nghiệp làm ăn gian dối, lừa đảo... nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ăn chân chính, tạo sự công bằng trong cạnh tranh, minh bạch và lành mạnh hoá môi trường sản xuất kinh doanh.

- Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định về Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp đến năm 2020, trong đó có chủ trương cho phép trồng cây biến đổi gen và đẩy mạnh phát triển các loại cây trồng biến đổi gen nhằm đáp ứng nhu cầu về phát triển nông nghiệp. Khả năng trong thời gian tới, sẽ có Luật về biến đổi gien trong đó có các loại cây làm nguyên liệu cho ngành dầu thực vật như đậu nành, ngô, bông. Điều này sẽ tạo ra hành lang pháp lý cho việc tạo ra các giống cây có dầu mới, có khả năng kháng bệnh và cho năng suất cao để phát triển vùng nguyên liệu.

- Để ngành dầu phát triển ổn định và bền vững trong tương lai, cần phát vùng nguyên liệu để cung cấp tại chỗ cho ngành chế biến dầu thực vật, giảm dần sự phụ thuộc vào nhập khẩu, mặt khác giúp cho người nông dân có việc làm từ trồng cây nguyên liệu dầu. Trên cơ sở đó, Chính phủ sẽ ban hành các chính sách khuyến khích và hỗ trợ người nông dân phát triển vùng nguyên liệu cây có dầu.

- Trong năm 2008, các biến động về kinh tế thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của kinh tế Việt Nam nói chung và ngành dầu thực vật nói riêng. Một trong số đó là sự tăng giá dầu đột biến và biến động về tỷ giá VND/USD đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc nhập khẩu nguyên liệu dầu. Việc Chính phủ điều hành tỷ giá VND/USD theo hướng giảm giá VND sẽ tạo thêm áp lực tăng chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu.

- Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chủ trì xây dựng Chiến lược an ninh lương thực quốc gia nhằm củng cố an ninh lương thực thực phẩm quốc gia và đảm bảo an ninh thực phẩm và dinh dưỡng hộ gia đình trong đó nêu lên các mục tiêu về diện tích canh tác các loại lương thực và dự trữ lương thực nhằm đảm bảo vấn đề về an ninh lương thực.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG61

Page 62: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

- Bộ Y tế sau khi kiểm nghiệm và đánh giá kết quả thực hiện của Chiến lược dinh dưỡng quốc gia 2001-2010, trong thời gian tới sẽ tiếp tục xây dựng Chiến lược dinh dưỡng quốc gia 2011-2020 trong đó đặt ra các mục tiêu gia tăng và cải thiện về dinh dưỡng đối với người dân để đảm bảo sự phát triển về thể chất và trí tuệ.

CHƯƠNG IV. DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM1. Các phương pháp dự báo

Nhu cầu tiêu thụ dầu thực phẩm phụ thuộc vào thu nhập của người dân, thói quen tiêu dùng, văn hoá ẩm thực của các dân tộc, chính sách của các quốc gia. Do vậy, không thể có mô hình chuẩn để so sánh, dự báo nhu cầu cho các quốc gia khác nhau. Để khắc phục nhược điểm này, nhóm chuyên gia đã áp dụng các phương pháp khác nhau để dự báo, so sánh và lựa chọn như sau:

- Phương pháp tính theo nhu cầu dinh dưỡng.- Phương pháp tổng kết, so sánh tượng tự.

2. Dự báo thị trường, nhu cầu tiêu thụ dầu trong nước đến năm 2020 và đến năm 2025a. Dự báo tiêu thụ dầu thực vật dựa trên nhu cầu dinh dưỡng

Nhu cầu về dầu thực vật được quyết định bởi rất nhiều nhân tố khác nhau như thu nhập bình quân đầu người, dân số, giá cả tương đối của sản phẩm, văn hóa ẩm thực, thói quen tiêu dùng, mức độ phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm,… Tuy nhiên các nghiên cứu đã cho thấy sự tăng trưởng nhu cầu dầu thực vật đều gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế. Kinh tế có mức tăng trưởng và thu nhập bình quân đầu người càng cao thì tỷ lệ năng lượng cung cấp cho cơ thể do sử dụng chất béo trong khẩu phần càng cao.

Theo số liệu thống kê năm 2000, mức dinh dưỡng bình quân trên đầu người Mỹ cao nhất thế giới: 3.607 Kcal/người/ngày với cơ cấu tiêu thụ thực phẩm là: thịt - 19%, dầu mỡ - 18,2%, đường - 16%, chất bột - 15,1%, sữa - 9,9%. Nghiên cứu thực đơn hàng ngày của hai quốc gia châu Á là Trung Quốc và Hàn Quốc cho thấy: người Hàn Quốc ăn chất béo không quá 20% năng lượng khẩu phần mặc dù Hàn Quốc là một trong những quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người tương đối cao. Người Trung Quốc tuy có mức thu nhập bình quân thấp hơn nhiều so với Hàn Quốc nhưng có thói quen tiêu thụ chất béo trong khẩu phần ăn cao hơn người Hàn Quốc nên chất béo trong khẩu phần ăn đã tăng từ 14% năm 1980 lên gấp đôi trong những năm gần đây.

Lượng chất béo được sử dụng trong bữa ăn người Việt Nam cũng đã tăng ở mức khá trong thời gian gần đây. Trước đây chất béo chỉ chiếm 6%

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG62

Page 63: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

năng lượng khẩu phần trong bữa ăn người Việt Nam, nhưng nay con số này lên đến 15% và ở một bộ phận cư dân đô thị, chất béo vượt trên 25%. Mức dinh dưỡng bình quân của người Việt Nam năm 2005 đã được nâng lên khoảng 2.000 - 2.200 Kcal/người/ngày so với mức dưới 1.800 - 2.000 kcal/người/ngày của năm 2000. Dầu và mỡ (kể cả động vật và thực vật) đều cung cấp một lượng năng lượng cho cơ thể như nhau, bình quân khoảng 9 Kcal/1 g chất béo. Như vậy nguồn cung cấp năng lượng từ chất béo của người Việt Nam hiện khoảng 330 Kcal/ngày, tương đương khoảng 37 g chất béo.

Theo quy ước áp dụng hiện nay cho toàn thế giới, lượng chất béo "chuẩn" thường được chấp nhận cho một khẩu phần ăn 2.000 Kcal khoảng 65 g . Năm 1993, Tổ chức năng lượng thế giới và Tổ chức Y tế thế giới đưa ra khuyến cáo rằng lượng chất béo tối thiểu cần đạt đối với một người trưởng thành là 15% tổng năng lượng trong khẩu phần ăn, trong đó acid béo bão hòa không quá 10%, acid béo chưa bão hoà cần bảo đảm từ 4-10% năng lượng. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, cơ cấu tiêu thụ đã thay đổi, nhu cầu về chất béo đã tăng lên 18-20% năng lượng trong khẩu phần ăn. Trong đó, chất béo động vật không được vượt quá 10% năng lượng khẩu phần (khoảng 40-45g/ngày, bao gồm cả lượng chất béo đã có trong thực phẩm) và lượng dầu, mỡ để xào nấu thức ăn vào khoảng 20-25g/ngày.

Chiến lược phát triển dinh dưỡng quốc gia của nước ta đặt ra mục tiêu “Nâng cao đời sống của người dân đạt mức dinh dưỡng trung bình vào khoảng 2.200 - 2.500 Kcal/người/ngày vào năm 2010 và 2.600 - 2.800 Kcal/người/ngày vào năm 2020”. Trên cơ sở đó có thể tính toán lượng chất béo cần thiết bình quân một ngày của người Việt Nam sẽ vào khoảng 60-70 g (chiếm khoảng 18-20% mức năng lượng khẩu phần ăn trong ngày), trong đó chất béo bão hoà (bơ, mỡ, thịt) chỉ nên chiếm vào khoảng dưới 40% tổng lượng chất béo cung cấp cho cơ thể, còn lại là chất béo chưa bão hoà có trong thuỷ - hải sản và các loại dầu thực vật.

Ước tính tiêu dùng dầu thực vật cho dân cư chiếm khoảng 2/3 sản lượng dầu thực vật hàng năm của Việt Nam. Dự báo tỷ lệ này sẽ tiếp tục duy trì trong thời gian tới do tốc độ tăng trưởng mức tiêu thụ dầu thực vật trong dân cư và tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp thực phẩm (một trong những ngành sử dụng khá nhiều dầu thực vật) gần giống nhau. Trên cơ sở lập luận trên, dự báo nhu cầu dầu thực vật bình quân đầu người đến năm 2020 và 2025 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.11. Dự báo tiêu thụ dầu thực vật bình quân người đến năm 2020 và 2025 tính theo lượng calo/người/ngày

Năm 2010 2020 2025

Lượng calo trong ngày (Kcal) 2.200 2.500 2.600 2.800 3.000 3.200

Lượng Kcal/ngày từ chất béo 352 400 520 560 600 640

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG63

Page 64: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Lượng Kcal/ngày từ DTV 105,6 120 234 252 270 288

Lượng DTV tiêu dùng trong khẩu phần ăn hàng ngày (g) 11,7 13,3 26,0 28,0 30,0 32,0

Lượng DTV tiêu dùng trong khẩu phần ăn hàng năm (kg) 4,9 5,5 10,8 11,6 12,4 13,3

Lượng DTV sử dụng cho CNTP tính trên đầu người (kg) 2,4 2,8 5,4 5,8 6,2 6,6

Lượng DTV tiêu dùng bình quân người trong năm (kg) 7,3 8,3 16,2 17,4 18,6 19,9

Nguồn: Chiến lược dinh dưỡng quốc gia và tính toán của nhóm dự án

Hiện nay, dầu thực vật đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho dân cư nói riêng và đảm bảo an ninh lương thực nói chung. Trên cơ sở dự báo về phát triển dân số và mức tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người của Việt Nam, dự báo nhu cầu dầu thực vật cả nước đến năm 2025 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.12. Dự báo tổng lượng tiêu thụ dầu thực vật đến năm 2020 và 2025

2010 2020 2025

Định mức tiêu thụ DTV/năm 7,3 8,3 16,2 17,4 18,6 19,9

Dân số Việt Nam (triệu người) 88,48 98,07 102,41

Tổng lượng DTV (ngàn tấn) 646 734 1589 1706 1905 2038Nguồn: Tính toán của nhóm dự án

Như vậy, kết quả dự báo theo phương pháp tính nhu cầu calo cần thiết cho người Việt đến năm 2020 cần 1,6-1,7 triệu tấn dầu và năm 2025 cần 1,9- 2 triệu tấn.

b. Dự báo tiêu thụ dầu thực vật theo phương pháp so sánh dựa trên điều kiện tương đồng

Dự báo được dựa trên cơ sở xem xét mức tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người của các quốc gia có cùng điều kiện tương đồng với Việt Nam; tốc độ tăng trưởng mức tiêu thụ dầu liên quan đến GDP bình quân đầu người và tốc độ tăng trưởng GDP, văn hoá ẩm thực để lựa chọn cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Trước hết xem xét biểu đồ mức tiêu thụ dầu bình quân đầu người của 4 nước từ năm 1981-1999 được thể hiện trong hình dưới đây:

Hình 1. Tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người (kg/ng/năm) của một số quốc gia/vùng lãnh thổ châu Á giai đoạn trước năm 2000.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG64

Page 65: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Nguồn: Rabobank analysis based on FAPRI projections

Qua hình trên thấy rằng Nhật Bản là một trong những quốc gia có GDP/người cao, tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người đã tương đối bão hoà đạt mức trên 16 kg/người/năm 1999. Đây là mức tiêu thụ không cao do thị trường Nhật Bản chủ yếu sử dụng các loại dầu thực vật cao cấp và thói quen tiêu dùng hàng ngày của người dân không sử dụng nhiều chất béo. Do vậy, khả năng tăng thêm dầu thực vật trong tiêu dùng hàng ngày không cao.

Đài Loan là vùng lãnh thổ có thu nhập GDP/người khá cao và mức tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người của Đài Loan cũng cao, đã đạt đến điểm bão hoà ở mức bình quân 25 kg/người/năm trong nhưng năm 90 của thế kỷ trước. Thói quen tiêu dùng của người dân Đài Loan cũng tương tự như người Trung Quốc do vậy có thể dự báo rằng điểm bão hoà tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người Trung Quốc cũng sẽ vào khoảng 25 kg/người/năm.

Mức tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người của Hàn Quốc cũng có tăng trưởng nhưng với tốc độ chậm và khả năng điểm bão hoà sẽ tương đương giống Nhật Bản.

Trong giai đoạn từ 2000 đến 2008, mức tiêu thụ dầu bình quân đầu người của 7 quốc gia và trung bình của thế giới được thể hiện trong hình sau đây:

Hình 2. Tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người của một số quốc gia châu Á giai đoạn 2000-2008

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG65

Page 66: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

0,0

5,0

10,0

15,0

20,0

25,0

30,0

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Nhật BảnTrung Quốc Ấn ĐộInđônêxiaPakixtanThái LanThế giớiViệt Nam

Nguồn: Tổng hợp từ các nguồn số liệu Internet và Niên giám thống kê

Qua hình trên thấy rằng, tiêu thụ dầu bình quân đầu người của Nhật Bản vẫn ổn định từ 16-17 kg/năm. Inđônêxia có mức tiêu thụ dầu bình quân đầu người cao nhất trong số 7 quốc gia so sánh do là nước sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới và có công nghiệp sản xuất nhiên liệu sinh học khá phát triển trong những năm gần đây. Đối với Pakixtan tiêu thu cũng ở mức cao nhưng không ổn định còn Ấn Độ thì ổn định ở mức khá thấp khoảng 11 kg/người/năm. Thái Lan tiêu thụ dầu bình quân đầu người cũng ở mức thấp, mặc dù GDP/người khá cao. Trong những năm gần đây (từ 2005) tiêu thụ dầu thực vật của Thái Lan tăng nhanh chủ yếu dùng để sản xuất nhiên liệu sinh học. Tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người của thế giới khá cao và cũng tăng khá nhanh từ gần 15 kg năm 2000 tăng lên trên 19 kg năm 2008. Tuy nhiên mức tiêu thụ dầu thực vật cao chủ yếu ở các nước phát triển và một phần trong số đó được dùng để sản xuất nhiên liệu sinh học.

Xét về quá trình phát triển thì Việt Nam tương đồng với Trung Quốc hơn cả về mọi mặt. Do vậy, chọn mô hình tăng trưởng của Trung Quốc để vận dụng cho Việt Nam, tuy nhiên cần tính đến yếu tố văn hoá ẩm thực của Trung Quốc dùng nhiều dầu mỡ hơn Việt Nam.

Bảng 2.13. Thống kê GDP và mức tiêu thụ dầu bình quân đầu người của Trung Quốc từ năm 2000 đến năm 2008 và tốc độ tăng trưởng.

Trung Quốc Tăng trưởng

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG66

Page 67: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Năm GDP/người (USD)

Tiêu thụ dầu (kg dầu/người)

GDP/người, %/năm

Tiêu thụ dầu /người, %/năm

2000 856,2 10,7    

2001 912,1 11,4 6,53 6,54

2002 1.001,3 13,6 9,78 19,30

2003 1.093,4 14,7 9,20 8,09

2004 1.195,1 15,7 9,30 6,80

2005 1.311,7 16,5 9,76 5,10

2006 1.449,6 17,1 10,51 3,64

2007 1.613,7 17,6 11,32 2,92

2008 1.762,7 18,3 9,23 3,98

Nguồn: Tổng hợp từ các nguồn số liệu Internet và Niên giám thống kê

Trong giai đoạn 1995-2005, Trung Quốc có mức tăng trưởng tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người tương đối ổn định qua các năm, đạt mức tăng trưởng bình quân 9%/năm. Mức tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người của Trung Quốc năm 1995 vào khoảng 7 kg/người, tương đương với mức tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người của Việt Nam năm 2008 và tăng lên 16,5 kg/người vào năm 2005. Trong giai đoạn 2005-2008, tăng trưởng tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người của Trung Quốc giảm xuống chỉ còn 3,6%/năm. Trên cơ sở đó có thể nhận định rằng ở mức tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người dưới 16 kg/người thì mức tăng trưởng tiêu thụ bình quân vào khoảng 8-9%/năm, ở mức 16-20 kg/người thì tăng trưởng vào khoảng 3-4%/năm và cao hơn 20 kg/người thì vào khoảng 2-4%/năm.

Nếu mức bão hoà về nhu cầu dầu thực vật của Trung Quốc vào khoảng 25 kg/người (tương tự Đài Loan những năm 1990-2000) thì mức bão hoà của Việt Nam sẽ thấp hơn do thói quen và văn hoá ăn uống của người Việt Nam sử dụng ít dầu mỡ hơn người Trung Quốc. Do đó, mức tăng trưởng về tiêu thụ dầu thực vật của Việt Nam sẽ thấp hơn Trung Quốc. Nếu coi mức tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người năm 1995 của Trung Quốc và năm 2008 của Việt Nam là cơ sở, thì mức tăng trưởng tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người tương đồng của Việt Nam sẽ vào khoảng 8%/năm trong giai đoạn 2008-2018 và 3,5%/năm trong giai đoạn 2018-2025, tương đương với mức tiêu thụ bình quân đầu người là 15,2 kg/người vào năm 2018 và 19,4 kg/người vào năm 2025.

Kết quả dự báo của 2 phương pháp tiếp cận tính toán gần giống nhau do vậy, chọn kết quả dự báo của phương pháp tính toán theo nhu cầu dinh dưỡng để làm cơ sở xây dựng các kịch bản phát triển ở phần sau.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG67

Page 68: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

3. Dự báo về năng lực cạnh tranh của sản phẩm dầu Việt Nam đến năm 2020 và năm 2025

Mặc dù trong những năm qua, ngành sản xuất dầu thực vật Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước và có sản phẩm xuất khẩu tuy nhiên qua phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm dầu thực vật hiện tại cho thấy một số điểm chủ yếu sau:

- Trong giai đoạn trước năm 2003, do được hưởng chính sách bảo hộ tương đối mạnh (thuế suất thuế nhập khẩu dầu tinh lên đến 40% trong khi đó dầu thô nguyên liệu chỉ là 5%) nên ngành dầu thực vật đã bước đầu xây dựng được các cơ sở sản xuất, tinh luyện dầu và các sản phẩm dầu thực vật được sản xuất trong nước đã dần xây dựng được thương hiệu và tạo được lòng tin đối với người tiêu dùng trong nước. Bắt đầu từ giữa năm 2003, khi lộ trình cắt giảm thuế theo CEPT/AFTA có hiệu lực (thuế suất thuế nhập khẩu dầu thực vật giảm dần từ 20% năm 2003-2004 đến 10% năm 2005 và đến 2006 chỉ còn 5% đối với dầu tinh và 3% đối với dầu thô), trong khi đó khu vực ASEAN lại có Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a là hai quốc gia sản xuất dầu cọ đứng hàng thứ nhất và thứ hai thế giới, nên sản phẩm dầu thực vật của Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh rất gay gắt.

- Nguyên liệu chiếm gần 90% giá thành sản phẩm dầu thực vật, nhưng hầu hết nguyên liệu đều phải nhập khẩu, nguồn nguyên liệu trong nước chỉ chiếm khoảng 4 phần trăm năm 2008 và dự tính đến năm 2010 chỉ chiếm khoảng trên 7%. Nguồn nguyên liệu trong nước vừa thiếu, vừa phân tán với nhiều chủng loại khác nhau và nhiều loại nguyên liệu lại có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như làm thực phẩm, làm thức ăn gia súc, phục vụ xuất khẩu… Vùng trồng nguyên liệu phân tán trên khắp cả nước với nhiều giống cây khác nhau và có hàm lượng dầu trong hạt thấp. Các loại cây lạc, đậu nành, vừng, dừa, ngoài việc ép dầu còn có thể sử dụng để làm thực phẩm, bánh kẹo, đồ uống, do vậy vẫn thường xảy ra tình trạng người nông dân chỉ bán cho các cơ sở chế biến dầu khi giá mua của các cơ sở này cao hơn so với giá bán cho các mục đích sử dụng khác, do vậy đã buộc các nhà sản xuất phải tìm nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ bên ngoài. Mặt khác, trong thời gian qua, Nhà nước cũng chưa có chính sách đầu tư thỏa đáng cho cây có dầu. Những khó khăn trên đã khiến cho nguồn nguyên liệu trong nước chưa phát triển, buộc ngành dầu thực vật phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Vì vậy, khi giá thị trường quốc tế biến động sẽ ảnh hưởng rất mạnh đến hoạt động của ngành. Điển hình là trong năm 2008 giá dầu thực vật thế giới đột ngột tăng cao kỷ lục và sau đó lại hạ thấp rất nhanh trong một thời gian ngắn khiến cho không ít doanh nghiệp ngành dầu thực vật phải gánh chịu những khoản thua lỗ do nhập khẩu nguyên liệu tại thời điểm giá cao.

- Xem xét một số chỉ tiêu định lượng về khả năng cạnh tranh của sản phẩm dầu thực vật Việt Nam dựa trên kết quả tính toán của Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG68

Page 69: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Chí Minh) cho thấy, hệ số bảo hộ hiệu dụng (ERP) và hệ số chi phí các nguồn lực trong nước (DRC) đều rất cao. ERP = 3,85 là quá cao, thể hiện sản phẩm dầu thực vật được bảo hộ rất mạnh, nhất là trong giai đoạn trước năm 2006, thông qua mức thuế nhập khẩu đầu vào và đầu ra. Bình quân gia quyền trong 3 năm 1998 - 2000 đánh vào các yếu tố đầu vào là 11,4% trong khi đó đánh vào đầu ra lại cao (35%). DRC = 4,85 có nghĩa là để tạo ra 1 đơn vị giá trị gia tăng theo giá quốc tế thì cần 4,85 đơn vị nguồn lực trong nước. Từ đó cho thấy, sản phẩm dầu thực vật của nước ta trong giai đoạn này chưa có khả năng cạnh tranh (ngay cả đối với Phi-lip-pin là quốc gia không có thế mạnh về sản xuất dầu thực vật). Thêm vào đó, chi phí về giá thành, sản phẩm dầu thực vật của Việt Nam cũng cao hơn sản phẩm dầu thực vật của Phi-lip-pin từ 3,78% đến 34,27%, chủ yếu do chi phí nguyên liệu đầu vào, trong đó, riêng chi phí nguyên liệu đầu vào chiếm tỷ trọng lớn nhất (năm 2000, chi phí nguyên liệu của Phi-lip-pin 368,2 USD/tấn, chiếm 88,2% tổng chi phí giá thành, của Việt Nam là 501,1 USD/tấn chiếm 88,37% tổng chi phí giá thành, các chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác trong giá thành sản phẩm của Việt Nam cũng cao hơn của Phi-lip-pin.

Qua 2 năm thực thi các cam kết CEPT/AFTA về cắt giảm thuế quan về mức tương đối thấp là 3% đối với dầu thô và 5% đối với dầu tinh, qua đó giảm đáng kể sự bảo hộ bởi chính sách thuế đối với ngành dầu thực vật và tạo sự cạnh tranh bình đẳng đối với các sản phẩm dầu thực vật trong khu vực, hệ số ERP và DRC đã được cải thiện đáng kể với mức tương ứng là 0,112 và 1,112. Tuy nhiên xét trên góc độ cạnh tranh thì mức lý tưởng phải là ERP < 0 và DRC < 1. Điều này cho thấy bước đầu tính cạnh tranh của các sản phẩm dầu thực vật trong nước đã được nâng lên tuy nhiên vẫn phải đối mặt với các khả năng mất thị phần nếu trong tương lai các hệ số này không được cải thiện và thậm chí có thể suy giảm.

Các sản phẩm của ngành dầu thực vật tuy đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường nội địa, xây dựng được thương hiệu và bước đầu đã xuất khẩu sản phẩm tới một số thị trường trong khu vực nhưng trong thời gian gần đây lượng dầu tinh luyện được nhập khẩu có xu hướng tăng lên do sự chênh lệch về mức thuế suất giữa dầu thô và dầu tinh luyện không lớn (2%), do đó không khuyến khích được các doanh nghiệp nhập dầu thô về tinh luyện mà có chiều hướng tăng nhập khẩu dầu tinh luyện chất lượng thấp sau đó thực hiện thêm một số công đoạn cuối cùng để cho ra sản phẩm, thậm chí có thể doanh nghiệp nhập thẳng dầu đã tinh luyện về đóng chai và đưa ra thị trường.

Đối với các sản phẩm dầu thực vật sử dụng nguyên liệu từ dầu cọ nhập khẩu từ các quốc gia ASEAN thì khả năng cạnh tranh trong tương lai so với các quốc gia có thế mạnh trong khu vực như In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Thái Lan (chịu ảnh hưởng của thuế quan CEPT/AFTA) là không cao do vậy việc chủ động một phần về nguyên liệu là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để tạo nên tính cạnh tranh của sản phẩm, tránh được các rủi ro về thiếu

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG69

Page 70: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

hụt nguồn cung và biến động về giá cả nguyên liệu. Ngành dầu thực vật cũng cần chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng kịp thời nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của thị trường trong nước, đồng thời cần chú trọng đảm bảo các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm và làm tốt công tác thị trường… thì có thể tiếp tục giữ vững được thị phần nội địa và cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu. Thế mạnh của các sản phẩm dầu thực vật Việt Nam là đã xây dựng được thương hiệu có uy tín đối với người tiêu dùng nội địa và chiếm lĩnh được thị phần trong nước. Các doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống phân phối rộng khắp, hiệu quả từ thành thị đến nông thôn.

Đối với các sản phẩm dầu thực vật sử dụng nguyên liệu ngoài ASEAN, mức cắt giảm thuế quan sẽ thực hiện theo cam kết WTO. Mức thuế suất hiện tại mới được điều chỉnh giảm về mức 25% đối với dầu tinh luyện và 3% đối với dầu thô. Theo lộ trình cắt giảm thì đến năm 2010 mức thuế suất nhập khẩu dầu tinh luyện sẽ giảm xuống là 15%. Khi đó các sản phẩm dầu thực vật sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc ngoài ASEAN được sản xuất trong nước sẽ phải chịu sự cạnh tranh hơn. Do vậy ngành dầu thực vật cần khẩn trương tận dụng tối đa cơ hội trong giai đoạn được bảo hộ để đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng được thương hiệu và tạo được chỗ đứng vững vàng trên thị trường nội địa.

Đối với thị trường xuất khẩu, một số sản phẩm dầu thực vật cao cấp sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước như dầu cám, dầu mè được xuất khẩu tới các thị trường phát triển như Nhật Bản, Châu Âu nhưng với khối lượng nhỏ. Theo báo cáo của các doanh nghiệp, có nhiều đơn hàng yêu cầu khối lượng lớn nhưng không đáp ứng được vì không đủ nguyên liệu. Các sản phẩm dầu thực vật xuất khẩu của Việt Nam sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu hiện có sức cạnh tranh thấp do phụ thuộc nhiều vào nguồn cung và giá cả nhập khẩu. Vì vậy xuất khẩu dầu thực vật mới chỉ vào được thị trường các nước như Cam-pu-chia, Trung Quốc, Mông Cổ, Benin, Togo… nơi mà ngành sản xuất dầu thực vật chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu cũng chủ yếu tập trung vào các loại dầu thực vật được chế biến từ dầu cọ, dầu đậu nành. Do vậy trong tương lai, các sản phẩm dầu thực vật của Việt Nam sử dụng nguyên liệu nhập khẩu khó có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế giới. Tuy nhiên có một số phân khúc sản phẩm, thị trường ngách với quy mô không lớn, nếu biết khai thác có thể xuất khẩu hiệu quả trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu kết hợp phát triển vùng nguyên liệu trong nước, cùng với việc điều hành chính sách thuế hợp lý đối với nguyên liệu nhập khẩu.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG70

Page 71: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

PHẦN 3QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM

ĐẾN NĂM 2020, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 20251. Quan điểm phát triển

Phát triển ngành công nghiệp sản xuất dầu thực vật trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương, phát huy hết năng lực chế biến sẵn có và sử dụng có hiệu quả nguyên liệu trong nước. Chú trọng bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái.

Phát triển ngành trên cơ sở áp dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến, không ngừng đổi mới và cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới với chất lượng cao và đa dạng để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tập trung xây dựng một số thương hiệu mạnh quốc gia để cạnh tranh hiệu quả trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Đẩy mạnh phát triển sản xuất nguyên liệu trong nước nhằm từng bước thay thế nhập khẩu, gắn cơ sở chế biến với vùng nguyên liệu. Phải coi đây là chương trình quốc gia góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế, xã hội chung là xoá đói, giảm nghèo, công nghiệp hoá nông thôn và giảm nhập siêu.2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu tổng quát: Từng bước xây dựng và phát triển ngành dầu thực vật Việt Nam đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến sản phẩm cuối cùng. Tăng dần tỷ trọng nguyên liệu trong nước để sản xuất dầu thô và cung cấp khô dầu cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi.

b) Mục tiêu cụ thể:Đến năm 2010, Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 700-720 ngàn tấn dầu

tinh luyện; 60-90 ngàn tấn dầu thô. Xuất khẩu đạt 40 ngàn tấn dầu các loại.Đến năm 2015, Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 1.060-1.230 ngàn tấn

tinh luyện; 200-300 ngàn tấn dầu thô. Xuất khẩu đạt 50 ngàn tấn dầu các loại.Đến năm 2020, Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 1.420-1.730 ngàn tấn

tinh luyện; 280-430 ngàn tấn dầu thô . Xuất khẩu đạt 60 ngàn tấn dầu các loại.Đến năm 2025, Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 1.680-2.130 ngàn tấn

tinh luyện; 340-530 ngàn tấn dầu thô. Xuất khẩu đạt 80 ngàn tấn dầu các loại.Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành giai đoạn

2006-2010 từ 12,5-13,0%/năm, giai đoạn 2011-2015 là 15,5-16,5%/năm, giai đoạn 2016-2020 là 6,6-7,6%/năm, giai đoạn 2021-2025 là 4-5%/năm.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG71

Page 72: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

3. Định hướng phát triển Phát triển ngành theo hướng hiện đại, từng bước nâng cao năng lực

cạnh tranh của ngành để chủ động hội nhập với khu vực và thế giới. Đối với các nhà máy xây dựng mới phải áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại để sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực và xuất khẩu.

Khuyến khích phát triển các cơ sở ép, trích ly dầu thô (trước mắt là dầu đậu nành) quy mô lớn, hiện đại tại các cảng, ban đầu sử dụng nguyên liệu nhập khẩu sau đó thay dần bằng nguyên liệu trong nước.

Tập trung phát triển vùng nguyên liệu cây có dầu quy mô lớn phục vụ cho công nghiệp sản xuất dầu thô thay thế nhập khẩu, trên cơ sở áp dụng rộng rãi các loại giống mới có năng suất và chất lượng cao, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong gieo trồng và bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Tập trung nghiên cứu, trồng thử nghiệm để tuyển chọn được các cây có dầu chủ lực có hiệu quả kinh tế cao, có khả năng cạnh tranh với các loại cây khác để phát triển ổn định lâu dài.

CHƯƠNG V. CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂNI. Luận chứng các phương án (kịch bản) phát triển ngành

Để có cơ sở lựa chọn mục tiêu phát triển ngành và quy hoạch phát triển các sanr phẩm, cần thiết phải lập luận, đưa ra các kịch bản phát triển theo các tình huống dự báo khác nhau. Quy hoạch này cũng được xem xét theo 3 kịch bản phát triển của nền kinh tế. Như đã nêu ở phần trên, ngành dầu thực vật phát triển chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước nên phụ thuộc nhiều vào sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội, trước hết là tốc độ tăng GDP, tốc độ tăng dân số, thu nhập, thói quen tiêu dùng của người dân và tốc độ hội nhập của kinh tế, xã hội Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới. Ngoài ra còn phụ thuộc vào chính sách của Chính phủ và Nhà nước đối với ngành, ...1. Kịch bản cơ sở

Kịch bản cơ sở được dựa trên cơ sở nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, X và định hướng chiến lược phát triển KTXH đến năm 2020. Nước ta phát triển và hội nhập theo đúng các cam kết quốc tế. Bối cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi. Tuy năm 2008 và năm 2009 kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại do khủng hoảng tài chính dẫn đến suy thoái kinh tế ở hầu hết các nước và có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế nước ta. Dự báo khả năng khắc phục suy thoái kinh tế ở các nước phát triển phải đến cuối năm 2009, đầu năm 2010. Đối với nước ta, trong năm 2008 do ảnh hưởng của lạm phát tăng cao và khủng hoảng tài chính thế giới đã làm giảm tăng trưởng kinh tế xuống cón 6,23% và dự tính năm 2009 chỉ tăng

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG72

Page 73: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

trưởng khoảng 5%. Năm 2010 sẽ lấy lại đà tăng trưởng và sẽ tăng khoảng 6,5%. Như vậy, tăng trưởng GDP của nước ta cả thời kỳ 2006-2010 sẽ đạt khoảng 6,88%/năm. Từ năm 2011-2025 sẽ tăng trưởng bình quân khoảng 7,5%/năm. Theo đó, một số dự báo cụ thể như sau:

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu nền kinh tế theo kịch bản cơ sở

TT Tên chỉ tiêu2006-2010 hoặc thời

điểm 2010

2011-2015 hoặc thời

điểm 2015

2016-2020 hoặc thời

điểm 2020

2021-2025 hoặc thời

điểm 20251 Tốc độ tăng trưởng GDP, %/năm 6,88 7,50 7,50 7,50

2 GDP theo giá HH, Tỷ USD 107,25 186,28 294,84 466,66

3 Dân số trung bình tại cuối kỳ, tr.ng. 88,48 93,50 98,07 102,41

4 GDP bình quân/người, USD/năm 1.212 1.992 3.006 4.557

Nguồn: Kết quả nghiên cứu tính toán của nhóm nghiên cứu

Theo kịch bản này, đến năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt trên 1000 USD, nước ta được đưa ra khỏi danh sách các nước có thu nhập thấp trên thế giới. Thực tế, mục tiêu này nước ta đã đạt được trong năm 2008.

Trên cơ sở dự báo tăng trưởng nền kinh tế như trên, dự báo xu hướng tiêu dùng, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm dầu thực phẩm của Việt Nam đến năm 2020 và 2025 đã đề cập trong chương II ở phần trên, kịch bản phát triển ngành theo kịch bản cơ sở cụ thể như sau:

Bảng 3.2. Các chỉ tiêu phát triển ngành kịch bản cơ sở

Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2010 2015 2020 2025

1 Sản luợng dầu tinh luyện Ngàn tấn 396,6 709 1.138 1.587 1.929

2 Sản luợng dầu thô Ngàn tấn 32 56 232 334 439

3 Giá trị SXCN Tỷ đồng 4.126,1 7.505 15.802 22.274 27.791

4 Tiêu thụ dầu nội địa Ngàn tấn 371,0 669,1 1.087,9 1.527,1 1.848,7

5 Tiêu thụ bình quân đầu người Kg/ng/năm 4,46 7,56 11,64 15,57 18,05

Tăng trưởng bình quân 2001-2005

2006-2010

2011-2015

2016-2020

2021-2025

1 Sản luợng dầu tinh luyện %/năm 7,21 12,32 9,92 6,88 3,98

2 Sản luợng dầu thô %/năm 16,05 11,84 32,88 7,56 5,60

3 Giá trị SXCN %/năm 7,36 12,71 16,06 7,11 4,53

Nguồn: Số liệu tính toán của nhóm nghiên cứu

Theo kịch bản cơ sở, năm 2010 cả nước sản xuất 56 ngàn tấn dầu thô; 709 ngàn tấn dầu tinh luyện; tiêu thụ nội địa 699 ngàn tấn, đạt trung bình 7,56

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG73

Page 74: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

kg/người 1 năm; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 7,5 ngàn tỷ đồng (giá 1994), tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 12,71%/năm.

Năm 2015 cả nước sản xuất 232 ngàn tấn dầu thô; 1.138 ngàn tấn dầu tinh luyện; tiêu thụ nội địa 1.088 ngàn tấn, đạt trung bình 11,64 kg/người 1 năm; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 15,8 ngàn tỷ đồng (giá 1994), tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 16,06%/năm.

Năm 2020 cả nước sản xuất 334 ngàn tấn dầu thô; 1.1587 ngàn tấn dầu tinh luyện; tiêu thụ nội địa 1.527 ngàn tấn, đạt trung bình 15,57 kg/người 1 năm; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 22,2 ngàn tỷ đồng (giá 1994), tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 7,11%/năm.

Năm 2025 cả nước sản xuất 439 ngàn tấn dầu thô; 1.929 ngàn tấn dầu tinh luyện; tiêu thụ nội địa 1.848 ngàn tấn, đạt trung bình 18,05 kg/người 1 năm; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 27,7 ngàn tỷ đồng (giá 1994), tăng trưởng bình quân 5 năm đạt gần 4,53%/năm.2. Kịch bản cao

Kịch bản cao được dựa trên cơ sở nền kinh tế nhanh chóng vượt qua khó khăn và phát triển nhanh, hội nhập thành công với thế giới, môi trường đầu tư và kinh doanh của Việt Nam có tiến bộ vượt bậc, thu hút được nhiều đầu tư của nước ngoài trong mọi lĩnh vực. Bối cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi để nhanh chóng khắc phục khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy giảm kinh tế. Việt Nam nhanh chóng khắc phục khó khăn do lạm phát và ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, kinh tế thế giới. Theo đó, năm 2009 sẽ phát triển đạt trên 5%. Năm 2010 kinh tế sẽ lấy lại đà tăng trưởng với tốc độ cao đạt 7,0% trở lên, giai đoạn 2006-2010 sẽ đạt khoảng 7,0%/năm và giai đoạn 2011-2025 sẽ đạt trung bình 8,5%/năm. Theo đó, một số dự báo cụ thể như sau:

Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu nền kinh tế theo kịch bản cao

TT Tên chỉ tiêu2006-2010 hoặc thời

điểm 2010

2011-2015 hoặc thời

điểm 2015

2016-2020 hoặc thời

điểm 2020

2021-2025 hoặc thời

điểm 20251 Tốc độ tăng trưởng GDP, %/năm 7,00 8,50 8,50 8,50

2 GDP theo giá HH, Tỷ USD 107,85 196,21 325,27 539,23

3 Dân số trung bình tại cuối kỳ, tr.ng. 88,48 93,50 98,07 102,41

4 GDP bình quân/người, USD/năm 1.219 2.099 3.317 5.265

Nguồn: Kết quả nghiên cứu tính toán của nhóm nghiên cứu

Đây là kịch bản với các chỉ tiêu kinh tế - xã hội rất khả quan nhưng không phải là không thực hiện được. Năm 2008, GDP bình quân đầu người của nước ta đã đạt chỉ tiêu của năm 2010. Nếu nhìn vào quá trình phát triển của Trung Quốc trong mấy chục năm qua thì các chỉ tiêu này vẫn có thể phấn đấu đạt được.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG74

Page 75: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Trên cơ sở dự báo tăng trưởng nền kinh tế như trên, dự báo xu hướng tiêu dùng, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm dầu thực phẩm của Việt Nam đến năm 2020 và 2025 được đề cập trong chương II ở phần trên, xây dựng kịch bản phát triển ngành theo kịch bản cao cụ thể như sau:

Bảng 3.4. Các chỉ tiêu phát triển ngành kịch bản cao

Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2010 2015 2020 2025

1Sản luợng dầu tinh luyện Ngàn tấn 396,6 720 1.223 1.733 2.126

2 Sản luợng dầu thô Ngàn tấn 32 92 304 426 531

3 Giá trị SXCN Tỷ đồng 4.126,1 7.797 18.478 25.660 31.693

4 Tiêu thụ dầu nội địa Ngàn tấn 371,0 680 1.173 1.673 2.046

5Tiêu thụ bình quân đầu người Kg/ng/năm 4,46 7,69 12,54 17,06 19,98

Tăng trưởng bình quân 2001-2005

2006-2010

2011-2015

2016-2020

2021-2025

1Sản luợng dầu tinh luyện %/năm 7,21 12,68 11,16 7,22 4,17

2 Sản luợng dầu thô %/năm 16,05 23,52 27,00 6,98 4,49

3 Giá trị SXCN 5/năm 7,36 13,57 18,84 6,79 4,31

Nguồn: Kết quả nghiên cứu tính toán của nhóm nghiên cứu

Theo kịch bản cao, năm 2010 cả nước sản xuất 92 ngàn tấn dầu thô; 720 ngàn tấn dầu tinh luyện; tiêu thụ nội địa 680 ngàn tấn, đạt trung bình 7,69 kg/người 1 năm; giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 7,8 ngàn tỷ đồng (giá 1994), tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 13,57%/năm.

Năm 2015 cả nước sản xuất 304 ngàn tấn dầu thô; 1.223 ngàn tấn dầu tinh luyện; tiêu thụ nội địa 1.173 ngàn tấn, đạt trung bình 12,54 kg/người 1 năm; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 18,4 ngàn tỷ đồng (giá 1994), tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 18,84%/năm.

Năm 2020 cả nước sản xuất 426 ngàn tấn dầu thô; 1.733 ngàn tấn dầu tinh luyện; tiêu thụ nội địa 1.673 ngàn tấn, đạt trung bình 17,06 kg/người 1 năm; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 25,6 ngàn tỷ đồng (giá 1994), tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 6,79%/năm.

Năm 2025 cả nước sản xuất 531 ngàn tấn dầu thô; 2.126 ngàn tấn dầu tinh luyện; tiêu thụ nội địa 2.046 ngàn tấn, đạt trung bình gần 20 kg/người 1 năm; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 31,7 ngàn tỷ đồng (giá 1994), tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 4,31%/năm.3. Kịch bản thấp

Kịch bản thấp được dự báo với tình huống xấu, nền kinh tế còn rất khó khăn đến năm 2010, đặc biệt là ảnh hưởng của lạm phát năm 2008 và khủng

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG75

Page 76: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

hoảng tài chính toàn cầu kéo theo suy giảm kinh tế ở hầu hết các nước phát triển, nền kinh tế nước ta năm 2009 tăng trưởng 5%, năm 2010 vẫn chưa khắc phục được suy giảm, tăng trưởng chỉ đạt 5,5-6% nên cả giai đoạn 2006-2010 GDP chỉ tăng bình quân 6,8%/năm. Các giai đoạn sau, do có những biến động và khó khăn khó lường, nền kinh tế phát triển không ổn định, tuy vẫn tăng trưởng ở mức khá cao so với khu vực và thế giới. Trong suốt thời kỳ 2011-2025 GDP tăng trưởng bình quân khoảng 7%/năm. Theo đó, một số dự báo cụ thể như sau:

Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu nền kinh tế theo kịch bản thấp

TT Tên chỉ tiêu2006-2010 hoặc thời

điểm 2010

2011-2015 hoặc thời

điểm 2015

2016-2020 hoặc thời

điểm 2020

2021-2025 hoặc thời

điểm 20251 Tốc độ tăng trưởng GDP, %/năm 6,80 7,00 7,00 7,002 GDP theo giá HH, Tỷ USD 106,71 181,31 280,36 433,533 Dân số trung bình tại cuối kỳ, tr.ng. 88,48 93,50 98,07 102,414 GDP bình quân/người, USD/năm 1.206 1.939 2.859 4.233

Nguồn: Kết quả nghiên cứu tính toán của nhóm nghiên cứu

Trên cơ sở dự báo tăng trưởng nền kinh tế như trên, dự báo xu hướng tiêu dùng, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm dầu thực phẩm của Việt Nam đến năm 2015 và 2025 được đề cập trong chương II ở phần trên, xây dựng kịch bản phát triển ngành theo kịch bản thấp cụ thể như sau:

Bảng 3.6. Các chỉ tiêu phát triển ngành kịch bản thấp

Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2010 2015 2020 2025

1Sản luợng dầu tinh luyện Ngàn tấn 396,6 698 1.058 1.418 1.682

2 Sản luợng dầu thô Ngàn tấn 32 56 196 278 337

3 Giá trị SXCN Tỷ đồng 4.126,1 7.395 14.092 19.565 23.345

4 Tiêu thụ dầu nội địa Ngàn tấn 371,0 658 1.008 1.358 1.602

5Tiêu thụ bình quân đầu người Kg/ng/năm 4,46 7,44 10,79 13,85 15,64

Tăng trưởng bình quân 2001-2005

2006-2010

2011-2015

2016-2020

2021-2025

1Sản luợng dầu tinh luyện %/năm 7,21 11,97 8,68 6,02 3,48

2 Sản luợng dầu thô %/năm 16,05 11,84 28,47 7,24 3,90

3 Giá trị SXCN 5/năm 7,36 12,38 13,77 6,78 3,60

Nguồn: Kết quả nghiên cứu tính toán của nhóm nghiên cứu

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG76

Page 77: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Theo kịch bản thấp, năm 2010 cả nước sản xuất 56 ngàn tấn dầu thô; 698 ngàn tấn dầu tinh luyện; tiêu thụ nội địa 658 ngàn tấn, đạt trung bình 7,44 kg/người 1 năm; giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 7,4 ngàn tỷ đồng (giá 1994), tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 12,38%/năm.

Năm 2015 cả nước sản xuất 196 ngàn tấn dầu thô; 1.058 ngàn tấn dầu tinh luyện; tiêu thụ nội địa 1.008 ngàn tấn, đạt trung bình 10,79 kg/người 1 năm; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 14,0 ngàn tỷ đồng (giá 1994), tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 13,77%/năm.

Năm 2020 cả nước sản xuất 278 ngàn tấn dầu thô; 1.418 ngàn tấn dầu tinh luyện; tiêu thụ nội địa 1.358 ngàn tấn, đạt trung bình 13,85 kg/người 1 năm; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 19,5 ngàn tỷ đồng (giá 1994), tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 6,78%/năm.

Năm 2025 cả nước sản xuất 337 ngàn tấn dầu thô; 1.682 ngàn tấn dầu tinh luyện; tiêu thụ nội địa 1.602 ngàn tấn, đạt trung bình 15,64 kg/người 1 năm; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 23,3 ngàn tỷ đồng (giá 1994), tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 3,60%/năm.II. Lựa chọn sản phẩm chủ lực1. Các loại sản phẩm dầu ăn (dầu thực phẩm)

Ở Việt Nam, dầu thực vật và hạt có dầu đã được sử dụng từ xa xưa trong bữa ăn hàng ngày, phần lớn ở dạng thô như: Lạc, vừng, đậu phụ... Trong vài thập kỷ gần đây, công nghiệp chế biến dầu thực vật đã bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, để hướng tới việc cải thiện ngày một tốt hơn khẩu phần ăn của nhân dân ta, đồng thời dựa vào năng lực hiện có cũng như triển vọng phát triển vùng nguyên liệu cây có dầu của ta trong tương lai, dự kiến từ nay đến năm 2020 sản xuất và cung ứng cho chế biến món ăn hàng ngày cũng như công nghiệp chế biến thực phẩm một số loại dầu thực vật chủ yếu sau đây: Dầu Đậu tương (đậu nành), dầu lạc (đậu phộng), dầu dừa, dầu vừng (dầu mè), dầu cọ, dầu hạt cải, dầu hướng dương.

Thành phần cấu tạo chính các loại dầu thực vật là ester của glicerin và các axít béo. Tính chất hoá-lý của dầu thực vật phụ thuộc nhiều vào các axít béo có trong các trigliceryd. Phần lớn các dầu thực vật (trừ dầu dừa, dầu hạt cọ) chứa hàm lượng axít béo không no rất cao, các chất sterol chứa trong đó rất dễ được tách khỏi dầu phần lớn trong quá trình tinh luyện. Điều này rất tốt khi dầu ăn được chuyển hoá, cung cấp năng lượng cho cơ thể con người mà không giữ lại hàm lượng chất béo trong máu-một nguyên nhân gây ra xơ cứng động mạch.

Ngoài ra trong thành phần của dầu thực vật còn có chứa hàng trăm hợp chất hoá học khác có tính ứng dụng rất lớn trong các lĩnh vực y- dược học, sinh học, hoá học... tuỳ thuộc vào tính chất và cấu tạo của chúng.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG77

Page 78: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Dựa vào các tính chất lý-hoá của dầu để người ta đưa ra các phương pháp công nghệ chế biến và tinh luyện.

Ở các nước có trình độ khoa học phát triển và có nền công nghiệp tiên tiến người ta đã nghiên cứu tách các đơn chất từ dầu thực vật để sử dụng cho những mục đích khác nhau, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Hiện nay, dầu thực vật được sử dụng phổ biến vào bữa ăn trực tiếp hàng ngày trong mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam, đồng thời là nguồn nguyên, phụ liệu trong công nghiệp chế biến thực phẩm.

Nước ta có nhiều loại cây có dầu với hàm lượng dầu chứa trong hạt cũng khá cao, có thể sinh trưởng và phát triển tốt như dừa, đậu nành, lạc, vừng, ... Chi tiết về hàm lượng dầu trong các loại hạt phổ biến như sau:

Bảng 3.7. Hàm lượng dầu trong các loại hạt

Loại hạtĐộ ẩm (%)

Tạp chất (%)

Hàm lượng dầu (%)

Tỉ lệ thu hồi dầu ép (%) Ghi chú

1. Cơm dừa khô 8 1 63 58,52. Hạt đậu nành 11 3 17 12-15 Trồng tại VN- PP

trích ly3. Lạc nhân 8 1,5 44 38,334. Hạt vừng 8 3 44 38 Giống vừng VN5. Cám gạo 16-20 14-18 PP trích ly6. Vỏ cọ 50 457. Nhân cọ 8 50 458. Hạt hướng dương

8 3 35-45 30-40-45 PP trích ly

Nguồn: VOCARIMEX

Một số dầu thực vật khác có thể dùng làm thực phẩm được, nhưng giá trị dinh dưỡng không cao và có chứa những chất chưa được xác định là có lợi cho sức khoẻ như dầu sở, dầu hạt bung, dâù lanh...

2. Lựa chọn sản phẩm chủ lựcTừ năm 2000 đến nay, cơ cấu sản phẩm dầu tiêu thụ tại nước ta có sự

chuyển dịch đáng kể. Dầu cọ ngày càng chiếm vị thế áp đảo do AFTA có hiệu lực nên rẻ hơn nhiều so với các loại dầu nành, cải, hướng dương... nhập khẩu từ châu ÂU và châu Mỹ vì phải chịu thuế suất thuế nhập khẩu cao hơn. Tuy vậy, do mức sống của người dân ngày càng nâng cao nên nhu cầu dầu ăn chất

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG78

Page 79: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

lượng cao cũng ngày càng nhiều nên dầu nành, dầu cải sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng cao.

Hình 3 Cơ cấu sản phẩm dầu của Việt Nam

73,25 73,80 73,70

19,45 19,67 19,70

1,73 0,10 0,230,152,15 2,54 2,12

77,88

58,10

18,70

13,73

22,03

1,251,74

4,40 3,42 3,89 4,24 2,01

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2000 2005 2006 2007 2008

Bơ + SorteningDầu khácCảiDầu nànhDầu cọ

Do các loại dầu thực vật chứa chất béo chưa bão hoà (là nguồn cung cấp các axít béo thiết yếu là omega-3 và omega-6, chất mà cơ thể không tự tạo ra được) rất khác nhau nên xu hướng nghiên cứu sản xuất dầu chiên xào hỗn hợp nhiều loại dầu thực vật với các tỷ lệ khác nhau được các công ty chú trọng trong thời gian gần đây. Đó cũng là xu hướng tiêu dùng trên thế giới hiện nay.

Như vậy, mặc dù tỷ trọng dầu cọ tiêu thụ ở nước ta trong giai đoạn đến năm 2020 sẽ giảm dần nhưng vẫn chiếm giá trị cao nhất. Tỷ trọng các loại dầu chất lượng cao hơn như dầu nành, cải, cám, mè sẽ ngày càng tăng. Các loại sản phẩm dầu chất lượng cao cân bằng các axit béo theo nhu cầu của cơ thể, dầu có bổ sung thêm mùi vị, vi lượng và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng sẽ được sản xuất và tiêu dùng ngày càng nhiều.III. Quy hoạch phát triển1. Dầu thô

Như đã phân tích ở phần trên, nhu cầu dầu ăn ở nước ta rất lớn và ngày càng tăng nên nhu cầu dầu thô cũng tăng tương ứng. Hiện nay, trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 4% dầu thô cho tinh luyện, còn lại là nhập khẩu. Khả năng phát triển các cây có dầu ở nước ta cũng hạn chế do chưa tìm được cây

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG79

Page 80: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

có dầu chủ lực, có hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây trồng khác để phát triển với quy mô lớn. Do vậy, phát triển sản xuất dầu thô cũng phải xem xét trên cơ sở nguyên liệu nhập khẩu kết hợp với sử dụng một phần nguyên liệu trong nước. Trong số các loại hạt có dầu để chế biến dầu ăn (đậu nành, lạc, vừng, cải, hướng dương, ...) chỉ có đậu nành có thể nhập khẩu với số lượng lớn, giá cả phù hợp với mức thu nhập của nước ta và đặc biệt là hiện nay, nước ta đang phải nhập khẩu hàng triệu tấn khô dầu đậu nành để làm thức ăn chăn nuôi.

Định hướng quy hoạch phát triển sản xuất dầu thô như sau:Duy trì các cơ sở ép dầu dừa, lạc, vừng, trẩu, sở... hiện có kết hợp với

cải tiến, nâng cấp thiết bị để nâng cao chất lượng và tỷ lệ thu hồi dầu. Do khả năng phát triển các vùng nguyên liệu khó, sản lượng tăng qua các thời kỳ không lớn nên không cần thiết phải xây dựng thêm nhà máy ép dầu trong suất thời kỳ đến năm 2020 và 2025. Trong trường hợp trồng thử nghiệm thành công cây cọ dầu và phát triển thành vùng nguyên liệu quy mô lớn, sẽ xây dựng nhà máy ép dầu cọ phù hợp với quy mô vùng nguyên liệu.

Đối với cám gạo và đậu nành, phải dùng công nghệ trích ly để tách dầu từ nguyên liệu nên phải xây dựng nhà máy với quy mô công suất đủ lớn mới có hiệu quả kinh tế.

Hiện nay Công ty Cám vàng Cần Thơ đang hoạt động với công suất thiết kế nhà máy là 132 ngàn tấn cám/năm. Năm 2008 đã huy động được trên 60% công suất và dự tính đến năm 2010 sẽ đạt 100% công suất thiết kế. Sau 2010, nhà máy sẽ mở rộng nâng công suất lên 300 ngàn tấn/năm vào năm 2015 và 400 ngàn tấn/năm vào năm 2025.

Xây dựng các nhà máy trích ly dầu đậu nành là hướng ưu tiên phát triển trong giai đoạn tới của ngành để tăng cường cung cấp dầu thô cho các nhà máy tinh luyện và khô dầu cho chế biến thức ăn chăn nuôi.

Trong giai đoạn 2009- 2010, Công ty VOCARIMEX sẽ xây dựng nhà máy trích ly dầu đậu nành đầu tiên tại Việt Nam tại Nhà Bè với công suất ban đầu là 300.000 tấn/năm, tổng vốn đầu tư 600 tỷ đồng.

Giai đoạn 2011-2015, kêu gọi đầu tư thêm 2 nhà máy trích ly dầu đậu nành công suất 300-600 ngàn tấn/năm tại Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.

Giai đoạn 2016-2020: Đầu tư mở rộng nâng công suất nhà máy trích ly dầu Nhà Bè lên 600 ngàn tấn/năm và kêu gọi đầu tư thêm 1-2 nhà máy trích ly dầu đậu nành công suất 300-600 ngàn tấn/năm tại Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam hoặc Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Giai đoạn 2021-2025, Đầu tư mở rộng các nhà máy đã có hoặc kêu gọi đầu tư thêm 1 nhà máy trích ly dầu đậu nành công suất 600 ngàn tấn/năm tại Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ hoặc Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG80

Page 81: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Chi tiết về tổng công suất các nhà máy sản xuất dầu thô được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 3.8. Tổng công suất các nhà máy sản xuất dầu thôĐơn vị: 1000 tấn nguyên liệu/năm

TT Tên 2008 2010 2015 2020 20251 Ép dầu thô 157 157 157 457 6572 Trích ly dầu cám 132 132 248 300 4003 Trích ly dầu nành     1.200 2.100 2.800

Tổng cộng 289 289 1.605 2.857 3.857

2. Dầu tinh luyệnTrên cơ sở kịch bản phát triển ngành đã lựa chọn, với giả thiết sản xuất

sẽ đạt khoảng 80% công suất thiết kế các nhà máy, quy hoạch phát triển ngành như sau:

Bảng 3.9. Tổng công suất thiết kế các nhà máy tại thời điểm cuối kỳ và công suất cần tăng thêm trong kỳ quy hoạch.

  2008 2010 2015 2020 2025

Tổng sản lượng dầu sản xuất, ngàn tấn 642,5 709 1.138 1.587 1.929

Tổng công suất thiết kế các nhà máy cuối kỳ, ngàn tấn/năm 1.129* 1.129* 1.422 1.984 2.411

Tổng công suất tăng thêm trong kỳ quy hoạch, ngàn tấn/năm 0 293 562 427

Tổng công suất tăng thêm trong kỳ quy hoạch quy ra tấn/ngày (làm tròn) 1000 1900 1400

Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu * Công suất hiện có

Tính đến hết năm 2008, tổng công suất các nhà máy tinh luyện dầu cả nước là 1.129 ngàn tấn, sản xuất mới huy động được gần 57% công suất thiết kế. Với năng lực này, năm 2010 sản xuất khoảng 709 ngàn tấn dầu tinh luyện thì cũng chỉ huy động được 62,8% công suất thiết kế. Do vậy, trong năm 2009 và 2010 không xây dựng mới hoặc mở rộng thêm công suất tinh luyện dầu, chỉ triển khai xây dựng tiếp Xưởng tách phân đoạn dầu cọ Vocar với công suất 300 tấn/ngày tại Cảng Nhà Bè.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG81

Page 82: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Trong giai đoạn 2011-2015, cần đầu tư mở rộng và đầu tư mới tăng công suất tinh luyện thêm 1000 tấn/ngày. Như vậy, trong giai đoạn này, chỉ cần đầu tư mới thêm 2 dây chuyền tinh luyện với công suất từ 400 đến 600 tấn/ngày (đầu tư nhà máy mới hoặc đầu tư mở rộng nhà máy cũ) là đủ. Cần nghiên cứu xây dựng xưởng tinh luyện dầu cám với công suất khoảng 50.000 tấn/năm để tinh luyện dầu thô trong nước. Theo báo cáo của các công ty, kế hoạch đầu tư phát triển trong giai đoạn này cao hơn khá nhiều (tổng công suất khoảng 2100 tấn/ngày). Điều này cảnh báo các công ty cần cân nhắc quy mô công suất nhà máy cũng như tiến độ thực hiện xây dựng cơ bản để bảo đảm hiệu quả của dự án đầu tư.

Giai đoạn 2016-2020, tổng công suất yêu cầu tăng thêm khoảng 2.000 tấn/ngày. Để đáp ứng nhu cầu tăng thêm, chỉ cần đầu tư mới và mở rộng 3 nhà máy với công suất từ 600 đến 800 tấn/ngày.

Giai đoạn 2021-2025, cần đầu tư mở rộng tăng công suất các nhà máy tinh luyện thêm 1.400 tấn/ngày, đưa tổng công suất các nhà máy tinh luyện dầu lên 2.411 ngàn tấn/năm. Mức huy động công suất đạt khoảng 80%.

Chi tiết về các dự án đầu tư xem trong phần phụ lục.3. Công nghiệp phụ trợ

Công nghiệp phụ trợ của ngành dầu bao gồm: - Công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu,- Công nghiệp sản xuất bao bì,- Công nghiệp chế tạo thiết bị.Công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu bao gồm sản xuất dầu thô và các

loại vật liệu phụ như đất lọc khử màu, dung môi (hexan), Xút (NaOH), … Sản xuất dầu thô đã được đề cập riêng, còn lại các vật liệu khác, do nhu cầu ít nên hiện nay được đáp ứng thông qua nhập khẩu hoặc mua từ các công ty hoá chất trong nước dẽ dàng. Do vậy, dự án không đề cập tới quy hoạch phát triển những vật liệu này.

Đối với sản xuất thiết bị trong nước, như đã đề cập trong phần hiện trạng, do nhu cầu ít (trong 5 năm chỉ xây dựng 3 nhà máy) lại đòi hỏi tính đồng bộ và yêu cầu tự động hoá cao nên các công ty đều chọn hướng nhập khẩu thiết bị chính và hệ thống điều khiển từ các nước EU. Các thiết bị phụ trợ, kết cấu thép do các công ty cơ khí trong nước sản xuất. Với năng lực của ngành cơ khí nước ta hiện nay hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu. Do vậy cũng không cần phải quy hoạch phát triển sản xuất đối với các thiết bị này. Mặt khác Bộ Công Thương đã chỉ đạo lập “Quy hoạch phát triển công nghiệp chế tạo thiết bị chế biến nông lâm thuỷ sản giai đoạn đến năm 2015, có xét đến năm 2025” trong năm 2008-2009, trong đó có lĩnh vực sản xuất dầu thực vật.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG82

Page 83: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Quy hoạch phát triển sản xuất bao bì phục vụ phát triển ngành:- Dự báo nhu cầu bao bì theo quy hoạch phát triển sản phẩm:Dự báo nhu cầu chai đựng dầu được dựa trên cơ sở giả định là 30%

lượng dầu sản xuất sẽ cung cấp cho sản xuất công nghiệp, được chở trực tiếp bằng xe bồn hoặc thùng chứa chuyên dùng. 70% số dầu còn lại sẽ đóng chai pet có dung tích 1-2 lít và 5 lít cho hộ gia đình và đóng can 20 lít cho các nhà hàng, khách sạn. Chi tiết về nhu cầu các loại bao bì tại các thời điểm cuối kỳ quy hoạch và sản lượng cần tăng thêm trong từng thời kỳ được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.10. Dự báo nhu cầu các loại bao bì đến năm 2025

Đơn vị 2008 2010 2015 2020 2025

Sản lượng dầu tinh luyện Ngàn tấn 642,5 709 1.138 1.587 1.929

Sản lượng dầu đóng chai Ngàn tấn 449,8 496,4 796,6 1111,0 1350,1

Chai Pet 1-2 lít Triệu chai 218,63 241,30 387,21 540,07 656,30

Chai Pet 5 lít Triệu chai 18,74 20,68 33,19 46,29 56,25

Can nhựa 20 lít Triệu can 2,34 2,59 4,15 5,79 7,03

Thùng carton Tr. thùng 41,12 45,39 72,83 101,58

123,45

Sản lượng tăng thêm trong kỳ 2009-2010

2011-2015

2016-2020

2021-2025

Chai Pet 1-2 lít Triệu chai   22,67 145,92 152,85 116,24

Chai Pet 5 lít Triệu chai   1,94 12,51 13,10 9,96

Can nhựa 20 lít Triệu can   0,24 1,56 1,64 1,25

Thùng carton Tr. thùng   4,26 27,45 28,75 21,86

Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu

Theo các số liệu dự báo trên thấy rằng, nhu cầu bao bì cho ngành không lớn. Năng lực sản xuất hiện tại của các doanh nghiệp trong ngành đã đáp ứng 50% về chai pet và 90% về thùng carton, số còn lại mua của các doanh nghiệp ngành sản xuất bao bì. Do vậy, đến năm 2010, không cần thiết phải đầu tư thêm dây chuyền sản xuất bao bì.

Trong giai đoạn 2011-2015 nhu cầu tăng thêm cần 146 triệu chai pet 1-2 lít và 12,5 triệu chai 5 lít; 1,56 triệu can nhựa 20 lít và 27,45 triệu thùng carton. Để đáp ứng nhu cầu trên, cần phải xây dựng mới 1 nhà máy bao bì quy mô vừa hoặc đầu tư thêm 2 dây chuyền thổi chai 1-2 lít công suất 12.000 chai/h và 1 dây chuyền thổi chai 5 lít công suất 6000 chai/h ở các nhà máy dầu quy mô lớn, can nhựa và thùng carton mua của các doanh nghiệp khác là có thể đáp ứng nhu cầu.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG83

Page 84: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Trong giai đoạn 2016-2020 và 2021-2025 nhu cầu tăng thêm về bao bì cũng tương tự nên trong mỗi giai đoạn cần đầu tư thêm 1 nhà máy hoặc mở rộng công suất của các nhà máy đã có.

IV. Luận chứng phân bổ ngành theo không gian lãnh thổVề tổng thể ngành sản xuất dầu thực vật có hai công đoạn: Nói đúng

hơn là có hai khâu trong một quá trình sản xuất: Khâu ép và trích ly dầu thô từ các loại nguyên liệu của cây trồng và khâu tinh luyện, chế biến từ dầu thô thành dầu ăn. Vì vậy việc định hướng phát triển theo vùng phụ thuộc vào các yếu tố như: Phân bố vùng trồng nguyên liệu cây có dầu, nơi cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm dầu thành phẩm và yếu tố hạ tầng cơ sở.

Riêng về công đoạn ép và trích ly dầu thô sẽ tuỳ từng trường hợp, loại nguyên liệu để bố trí nhà máy ở gần vùng trồng cây nguyên liệu tập trung lớn. như đậu tương, vừng, lạc, dừa, cọ dầu. Đầu tư kết hợp tận dụng những cơ sở vật chất sẵn có như một số xưởng ép dầu hiện nay. Đối với những xưởng trích ly dầu thô quy mô lớn đầu tư mới, chủ yếu dùng nguyên liệu nhập khẩu, bố trí gần cảng nước sâu và gần các nhà máy tinh luyện nhằm tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có, giảm bớt chi phí ban đầu, hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh với dầu thô nhập ngoại, đặc biệt có thể kết hợp sử dụng nguyên liệu trong nước lẫn nguyên liệu nhập khẩu.

Hiện nay nguyên liệu dầu thô sản xuất trong nước chiếm tỷ trọng khoảng 4% tổng nhu cầu, đến năm 2020 tăng lên 25-26%. Tuy vậy, để sản xuất dầu thô trong nước, nguyên liệu chủ yếu vẫn phải nhập khẩu. Vì vậy, bố trí nhà máy sản xuất gần nơi có hạ tầng phát triển, gần cảng sông, cảng biển để giảm chi phí vận chuyển.

Đối với công đoạn tinh luyện: Những công trình và dự án đầu tư mới sẽ được bố trí ở những nơi có thị trường tiêu thụ, hạ tầng phát triển.

Định hướng quy hoạch phát triển cả khâu tinh luyện và trích ly dầu thô tập trung chủ yếu ở Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đây là 2 vùng tập trung đông dân cư, kinh tế phát triển nhất cả nước, có thu nhập GDP bình quân đầu người cao và tiêu thụ nhiều sản phẩm nhất. Tại đây, có cảng biển, cảng sông, hạ tầng kinh tế, xã hội phát triển và đã hình thành các nhà máy sản xuất dầu thực vật lớn, có kinh nghiệm quản lý sản xuất và phân phối lưu thông. Các nhà máy tinh luyện ở Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ sẽ cung cấp sản phẩm cho đồng bào các tỉnh phía Bắc (có thể từ Đà Nẵng trở ra). Các nhà máy ở Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ cung cấp sản phẩm cho nội vùng, vùng đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung bộ.

Chi tiết về phân bổ năng lực sản xuất theo vùng lãnh thổ như sau:

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG84

Page 85: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Bảng 3.11. Phân bổ năng lực sản xuất đối với khâu ép và trích ly dầu thô:

Đơn vị: %

2008 2010 2015 2020 2025 Vùng Đồng bằng sông Hồng - - 18,11 23,47 17,88 Vùng Duyên hải miền Trung 4,33 4,33 0,75 0,49 0,37 Vùng Đông Nam Bộ 28,94 28,94 59,37 61,94 71,01 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 66,72 66,72 21,76 14,10 10,74 Cả nước 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu

Bảng 3.12. Phân bổ năng lực sản xuất đối với khâu tinh luyện dầu:Đơn vị: %

2008 2010 2015 2020 2025 Vùng Đồng bằng sông Hồng 17,54 17,54 22,85 20,32 16,17 Vùng Duyên hải miền Trung 2,66 2,66 1,66 1,47 1,17 Vùng Đông Nam Bộ 71,83 71,83 68,32 71,82 77,59 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 7,97 7,97 7,17 6,38 5,08 Cả nước 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu

V. Định hướng quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu1. Phân loại và lựa chọn cây có dầu trong điều kiện nước ta hiện nay

Theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các cây có dầu ở nước ta hiện nay gồm: dừa, lạc, vừng, đậu nành,.. đều được xếp vào nhóm cạnh tranh kém hoặc không có khả năng cạnh tranh. Nguyên nhân chủ yếu là gống cây có dầu đang trồng ở nước ta cho năng suất, chất lượng thấp, kỹ thuật thâm canh, thu hoạch và bảo quản còn lạc hậu. Đặc biệt là hệ cây trồng ở nước ta rất phong phú, diện tích đất canh tác lại hạn hẹp nên sự cạnh tranh giữa các loại cây trồng rất gay gắt. Các cây có dầu hiện nay không thể cạnh tranh được với lúa (ở vùng đồng bằng), cà phê, cao su (ở Đông Nam bộ và Tây Nguyên)… Do vậy, hiện nay Việt Nam chưa tìm được cây có dầu nào có thể cạnh tranh để phát triển thành các vùng nguyên liệu chuyên canh với quy mô lớn. Để có thể tìm được cây có dầu chủ lực trong tương lai cần thiết phải có chương trình nghiên cứu, chọn lọc và trồng thử nghiệm để tìm ra được giống có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu ở nước ta, ít sâu bệnh….

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG85

Page 86: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Các cây có dầu cần tập trung nghiên cứu trong thời gian tới là: lạc, vừng, đậu nành và cọ dầu. Trong số các cây trên, cây có triển vọng phát triển nhanh trong 5-10 năm tới là cây đậu nành và cây vừng. Cần thiết phải áp dụng loại giống biến đổi gen có năng suất cao, chất lượng tốt thì mới có thể cạnh tranh được với các loại cây trồng khác. Đây là điều kiện quyết định để phát triển vùng nguyên liệu với quy mô lớn cung cấp nguyên liệu tại chỗ cho ngành dầu thực vật.2. Định hướng phát triển các vùng nguyên liệu cây có dầu

a. Đậu nànhCây đậu nành có thể coi là cây chủ đạo của ngành dầu Việt Nam trong

tương lai vì nhu cầu khô dầu đậu nành làm thức ăn chăn nuôi rất lớn, hơn nữa dầu đậu nành rất thích hợp cho cơ thể con người. Cùng với sự cải thiện đời sống của nhân dân trong giai đoạn từ nay tới năm 2015, nhu cầu dầu đậu nành trong nước sẽ tăng nhanh. Dự báo đến năm 2020, dầu đậu nành sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tiêu thụ dầu ở nước ta. Trong những năm gần đây, diện tích trồng cây đậu nành phát triển khá nhanh vì khả năng tăng năng suất do áp dụng giống mới và đem lại hiệu quả kinh tế cao đã được chứng minh ở nhiều vùng. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến năm 2015 diện tích gieo trồng khoảng 400 ngàn ha, trong đó trồng trên đất chuyên màu 200 ngàn ha, còn lại bố trí luân canh trên đất 2 vụ lúa, 1 lúa - 1 màu; năm 2020 tăng lên khoảng 500 ngàn ha. Bố trí chủ yếu trồng ở Đồng bằng sông Hồng, Trung du miền núi Bắc bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Tổng sản lượng đậu nành năm 2015 là 720 ngàn tấn và năm 2020 là 1 triệu tấn. Với sản lượng trên thì khả năng cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy trích ly dầu là không đáng kể. Điều kiện quan trọng nhất để phát triển vùng nguyên liệu với quy mô lớn phục vụ cho ngành dầu là phải tuyển chọn được giống mới có năng suất cao và thích nghi với điều kiện khí hậu và đất đai, có thể cạnh tranh được với các loại cây trồng khác. Nếu đưa giống biến đổi gen vào trồng thì có khả năng phát triển vùng nguyên liệu quy mô lớn hơn nhiều và sản lượng có thể đạt 2-3 triệu tấn vào năm 2020, trong đó có thể dành khoảng 0,5-1 triệu tấn cho trích ly dầu.

b. Cây lạcCây lạc là cây truyền thống ở nước ta, diện tích gieo trồng và năng suất

không ngừng tăng. Dự báo tới năm 2015, ngành dầu cũng chỉ thu mua khoảng 5% tổng sản lượng, còn lại phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trực tiếp trong dân. Đến năm 2015 diện tích trồng khoảng 400 ngàn ha và năm 2020 khoảng 500 ngàn ha với năng suất trung bình năm 2015 là 25 tạ/ha và năm 2020 là 30 tạ/ha sẽ cho sản lượng 1 triệu tấn vào năm 2015 và 1,5 triệu tấn vào năm 2020. Bố trí trồng chủ yếu ở Vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ và trung du miền núi Bắc Bộ.

c. Cây vừng

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG86

Page 87: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Cây vừng cũng là cây truyền thống ở nước ta, sản phẩm được dùng khá đa dạng. Những năm gần đây diện tích gieo trồng vừng tăng lên do tăng nhu cầu xuất khẩu và làm nguyên liệu cho ngành dầu. Dầu vừng rất có ích cho cơ thể con người nhưng giá cao nên nhu cầu sử dụng trong nước còn hạn chế. Cùng với mức sống của người dân ngày càng tăng thì tỷ lệ nhu cầu dầu ăn cao cấp hơn sẽ tăng nhanh. Do vậy, nếu chọn được giống tốt và áp dụng kỹ thuật thâm canh, cây vừng có thể phát triển trong tương lai để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của nhân dân, một phần xuất khẩu và một phần làm nguyên liệu cho ngành dầu trong nước. Bố trí trồng chủ yếu ở Duyên hải Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Đến năm 2020, diện tích trồng vừng có thể đạt tới gần 60 ngàn ha và cho sản lượng gần 80 ngàn tấn. Dự tính huy động 15% sản lượng cho ép dầu.

d. Cây dừa: Diện tích trồng dừa trong những năm gần đây liên tục giảm. Khả năng

tăng diện tích trồng dừa sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế, tốc độ phát triển diện tích trồng dừa sẽ ở mức thấp, nên tập trung vào công tác đầu tư thâm canh. Đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 diện tích khoảng 145-146 ngàn ha. Bố trí chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải Nam Trung Bộ. Dự tính huy động 10-15% copra dừa làm nguyên liệu ép dầu, hàng năm cho sản lượng từ 12-15ngàn tấn.

e. Cây cọ dầuTrong những năm 90 của thế kỷ trước, Việt Nam đã trồng thử nghiệm

300 ha cọ dầu ở Đồng Nai. Cây phát triển tốt nhưng cho trái rất ít và đi đến kết luận nước ta trồng cây cọ dầu không có hiệu quả. Từ đó đến nay, không đặt vấn đề nghiên cứu tiếp về cây cọ dầu.

Theo các thông tin thu thập được của nhóm nghiên cứu thấy rằng ở Căm Pu Chia đã trồng thử nghiệm cây cọ dầu từ năm 1996 cho kết quả tốt và đã nhân rộng với quy mô lớn. Bộ đã cử đoàn khảo sát đi Căm Pu Chia đầu tháng 6 năm 2009 để chuẩn xác lại các thông tin và học hỏi kinh nghiệm trồng cọ dầu. Kết quả khảo sát của đoàn công tác cho thấy:

Căm Pu Chia có tập đoàn Mong Reththy được Chính phủ giao cho 11.000 ha đất để trồng rừng nguyên liệu, cọ dầu và cây công nghiệp khác. Đến hết năm 2008, Tập đoàn đã trồng 6.398 ha cây cọ dầu, trong đó có 4.201 ha đã cho thu hoạch. Sản lượng trái tươi năm 2008 là gần 54 ngàn tấn, năng suất bình quân 12,84 tấn/ha. Nếu quy ra dầu thô thì sản lượng đạt khoảng 11 ngàn tấn và năng suất đạt 2,65 tấn dầu/ha. So với năng suất ở Malaixia mới bằng khoảng 70%. Nguyên nhân chủ yếu là:

- Chưa tuyển chọn được giống phù hợp có năng suất cao ngay từ đầu. Trong số giống cọ đã trồng có xuất xứ từ Malaixia, Thái Lan và Costarica thì giống từ Costarica cho năng suất cao hơn cả. Công ty có kế hoạch sẽ trồng thêm mỗi năm 1000 ha cọ dầu với giống mua 100% từ Costarica.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG87

Page 88: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

- Kỹ thuật chăm bón của người lao động hạn chế và đầu tư cho phân bón, nước tưới vào mùa khô của Công ty chưa đủ.

Thực tế ở những khu vực trồng giống cọ của Costarica có nhiều nước thì cho năng suất rất cao.

Căn cứ vào kinh nghiệm và thực tế tại Căm Pu Chia có thể đi đến một số nhận xét sau:

- Cây cọ dầu là cây có thể đưa vào trồng ở một số địa phương của Việt Nam vì Việt Nam có thời tiết và thổ nhưỡng tương tự như ở Căm Pu Chia và Thái Lan.

- Cần thiết phải trồng thử nghiệm lại cây cọ dầu ở khu vực ven biển Nam Trung bộ, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long theo mô hình Công ty tự làm, Nhà nước hỗ trợ. Trên cơ sở kết quả trồng thử nghiệm sẽ quyết định có đưa cây cọ dầu vào danh mục cây trọng điểm, khuyến khích trồng quy mô lớn hay không.

- Căm Pu Chia còn rất nhiều đất có thể trồng cọ dầu, Các công ty dầu của Việt Nam có thể xem xét hợp tác đầu tư trồng cọ tại Căm Pu Chia để chủ động cung cấp nguyên liệu cho mình. Trước mắt có thể liên hệ hợp tác với Tập đoàn Mong Reththy để có đất trồng, học tập kinh nghiệm và đào tạo công nhân kỹ thuật.

g. Cây lúaCây lúa tuy không thuộc nhóm cây có dầu nhưng cám gạo lại có thể

trích ly để thu hồi dầu chất lượng cao. Cây lúa là cây lương thực chính của nước ta, là cây có khả năng cạnh tranh với các loại cây trồng khác. Tuy vậy, diện tích gieo trồng lúa vẫn ngày càng bị thu hẹp do nhu cầu phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị hoá và xây dựng hạ tầng kinh tế, xã hội. Do năng suất lúa ngày càng được cải thiện nên sản lượng lúa của nước ta vẫn tăng đều hàng năm, tuy không lớn. Dự tính hàng năm nước ta vẫn duy trì xuất khẩu từ 4-5 triệu tấn gạo nên khả năng thu mua cám gạo cho trích ly dầu sẽ ngày càng tăng. Chi tiết về quy hoạch diện tích gieo trồng, dự báo về năng suất và sản lượng các cây có dầu chính và khả năng cung cấp nguyên liệu cho ngành dầu được thể hiện trong bảng dưới đây:

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG88

Page 89: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Bảng 3.13. Định hướng phát triển các vùng nguyên liệu cây có dầu

Chỉ tiêu 

Đơn vị tính

Năm 2005

Quy hoạch Tốc độ tăng trưởng, %/n

2010 2015 2020 2006-2010

2010-2015

2015-2020

Tổng diện tích gieo trồng cả nước Tr. ha 13,32 13,5

7 13,94 14,06 0,37 0,54 0,17

Lúa

Diện tích Tr. ha 7,33 7,15 6,913 6,615 -0,49 -0,67 -0,88Năng suất Tạ/ha 49 53 56 61 1,63 1,11 1,73Sản lượng Tr. tấn 35,83 38,1 39 40,02 1,24 0,47 0,51Cám trích ly dầu 1000 tấn 52 103 248 300 14,65 19,21 3,88

Dầu cám thô 1000 tấn 8 16 38 46 14,87 18,89 3,90

Đậu nành

Diện tích 1000 ha 204,1 250 400 500 4,14 9,86 4,56Năng suất Tạ/ha 14,34 16 18 20 2,21 2,38 2,13Sản lượng 1000 tấn 292,7 400 720 1.000 6,45 12,47 6,79Năng suất* Tạ/ha 14,34 16 30 45 2,21 13,40 8,45Sản lượng* 1000 tấn 292,7 400 1200 2250 6,45 24,57 13,40Đậu trích ly 1000 tấn 0 0 200 700 28,47Dầu đậu nành thô 1000 tấn 0 0 30,03 105,11 28,47

Lạc

Diện tích 1000 ha 269,6 300 400 500 2,16 5,92 4,56Năng suất Tạ/ha 18,15 22 25 30 3,92 2,59 3,71Sản lượng 1000 tấn 489,3 660 1.000 1.500 6,17 8,67 8,45Lạc ép dầu 1000 tấn 3,77 3,98 50 75 1,08 65,90 8,45Dầu lạc thô 1000 tấn 1 1,5 18,9 28,3 8,45 65,90 8,45

Vừng 

Diện tích 1000 ha 40 48,3 53,34 58,9 3,85 2 2Năng suất Tạ/ha 5,2 7,9 10,1 12,9 8,72 5,04 5,02Sản lượng 1000 tấn 20,8 38,3 53,97 76,06 12,91 7,14 7,12Vừng ép dầu 1000 tấn 5,26 5,26 8,10 11,41 - 8,99 7,10Dầu vừng thô 1000 tấn 2 2 3,08 4,34 - 8,99 7,10

Dừa

Diện tích GT 1000 ha 132 145 145 146 1,9 0 0,14DT cho SP 1000 ha 119,3 125 125 125 0,94 0 0Năng suất Tạ/ha 81,91 92 96 102 2,35 0,85 1,22Sản lượng 1000 tấn 977,2 1150 1205 1273 3,31 0,94 1,1Copra ép dầu 1000 tấn 9,83 17,2 20,69 25,86 11,90 3,71 4,56Dầu dừa thô 1000 tấn 5,7 10 12 15 11,90 3,71 4,56

Cọ dầu**

Diện tích GT 1000 ha 0,5 7 20 69,52 23,36DT cho SP 1000 ha 0,5 7 69,52Năng suất Tạ/ha 30 30 -Sản lượng dầu thô 1000 tấn 1,5 21 69,52

Tổng nguyên liệu cho ngành dầu 1000 tấn 70,9 129,5 534,1 1.214 12,81 32,76 17,85

Tổng dầu thô 1000 tấn 16,70 29,5 103,46 219,72 12,05 28,52 16,26

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG89

Page 90: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Nguồn: Dự thảo Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2020 - Bộ NN&PTNT

* Số liệu dự báo của nhóm quy hoạch khi trồng đậu nành bằng giống biến đổi gen

** Riêng cây cọ dầu, được tính theo phương án cao, chỉ thực hiện sau khi trồng thử nghiệm thành công.

Theo định hướng phát triển như trên, đến năm 2015 nguyên liệu trong nước mới đáp ứng được 10% tổng nhu cầu và đến năm 2020 tăng lên 15%. Nếu chương trình trồng các cây có dầu (đậu nành, lạc, vừng) với giống biến đổi gen thành công thì có thể tăng diện tích gieo trồng và sản lượng lên cao hơn và khả năng cung cấp nguyên liệu cho ngành dầu cũng tăng lên.VI. Các chương trình, dự án đầu tư ưu tiên trong 5 năm tới.

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, các chương trình, dự án đầu tư ưu tiên được lựa chọn như sau:

1. Phát triển vùng nguyên liệu:- Chương trình nghiên cứu giống cây có dầu bao gồm lai tạo, tuyển

chọn, ... kể cả nhập khẩu giống biến đổi gen cho các cây: đậu nành, lạc, vừng, cọ dầu; (Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện).

- Chương trình phát triển trồng cây có dầu chủ lực (đậu nành, lạc, vừng) giống mới.

- Chương trình trồng thử nghiệm cây cọ dầu với quy mô khoảng 300-500 ha. Nếu thành công sẽ mở rộng trồng một số vùng nguyên liệu với quy mô lớn.

2. Các dự án trích ly dầu đậu nành- Nhà máy trích ly dầu đậu nành Nhà Bè do VOCARIMEX đầu tư với

công suất 1000 tấn/ngày.- Nhà máy trích ly dầu đậu nành với công suất 2000 tấn/ngày tại Vùng

kinh tế trọng điểm phía Nam.- Nhà máy trích ly dầu đậu nành với công suất 2000 tấn/ngày, giai

đoạn 1 là 1000 tấn/ngày tại Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (kêu gọi đầu tư).- Xưởng tinh luyện dầu cám với công suất 150-200 tấn/ngày (Công ty

Cám Vàng chủ đầu tư).

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG90

Page 91: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

CHƯƠNG VI. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ THEO CÁC KỲ KẾ HOẠCH1. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư theo các kỳ kế hoạch

Bảng 3.14. Tổng họp nhu cầu vốn đầu tư phát triển ngành đến năm 2025

Đơn vị: Tỷ đồng

2009-2010

2011-2015

2016-2020

2021-2025

Khâu ép và trích ly dầu thô: 600 2.000 2.560 1.080Khâu tinh luyện: 322,8 1.058 1.110 700

Đầu tư cải tạo, mở rộng 207,1 0 600 700

Đầu tư mới 115,7 1.058 510 0

Sản xuất bao bì 0 100 100 100Tổng số 922,8 3.158 3.770 1.880

Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu và báo cáo của các doanh nghiệp

Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển ngành không lớn. Trong giai đoạn từ 2009 đến 2015, cần đầu tư 4.080 tỷ đồng và giai đoạn 10 năm tiếp theo cần gần 5.650 tỷ đồng. 2. Các giải pháp huy động vốn.

Vốn đầu tư phát triển sản xuất đều do các doanh nghiệp huy động từ nguồn vốn tự có, vốn góp của các doanh nghiệp khác tham gia cổ phần và vốn vay tín dụng của các ngân hàng. Riêng đối với các dự án trích ly dầu đậu nành có gắn với phát triển vùng nguyên liệu sẽ được vay vốn ưu đãi của Nhà nước.

Vốn Ngân sách Nhà nước sẽ được chi cho chương trình nghiên cứu giống cây có dầu chủ lực do Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì và hỗ trợ một phần cho dự án trồng thử nghiệm cây cọ dầu của các công ty.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG91

Page 92: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

CHƯƠNG VII. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢCTheo quy định tại Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm

2006 của Cính phủ thì cùng với báo cáo quy hoạch phải lập Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược riêng với các nội dung theo Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 8/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Phần này chỉ nêu khung các nội dung cần đề cập trong Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.I. Đánh giá khái quát hiện trạng môi trường1. Tình hình xử lý chất thải tại các doanh nghiệp

* Thực trạng sử dụng nguyên phụ liệu, hoá chất và công nghệ sản xuất dầu thực vật (DTV).

Nguyên liệu: Nguyên liệu thô từ cây có dầu trong nước bao gồm: lạc, vừng, dừa, đậu nành, cám gạo, điều, hạt bông nhưng sản lượng dành cho ép và trích ly dầu thô rất ít.

Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất dầu thực vật trong nước chủ yếu nhập khẩu dầu thô về tinh luyện.

Nguồn thu mua nguyên liệu: trong nước gồm dầu dừa, dầu phộng, dầu mè với số lượng nhỏ; nguồn nhập khẩu có dầu cọ, dầu nành thô, dầu hướng dương, dầu cải. Dây chuyền trích ly DTV của Công ty TNHH Cám vàng, khu Công nghiệp Hưng Phú I, Cần Thơ đã đi vào hoạt động sản xuất từ 2004, nguyên liệu cám gạo được thu mua từ các nhà máy xay xát lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Vị trí các doanh nghiệp chủ yếu là nằm trong khu vực cảng hoặc kế cận. Nguyên liệu nhập khẩu về được vận chuyển dễ dàng hoặc bơm trực tiếp vào các bồn chứa trung gian trước khi đi vào chế biến.

Bảng 3.15. Chất lượng nguyên liệu dầu thô:

Tên chỉ tiêu Mức

Hàm lượng FFA 1,5 - 2,5% max

Độ ẩm và tạp chất 5% max

Màu Vàng- vàng đậm

Phosphorus <200ppm

Mùi Đặc trưng của dầu, không mùi lạ

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG92

Page 93: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Nguồn: Vocarimex

Hoá chất: Sử dụng trong quá trình chế biến thường dùng xút đặc NaOH, đất hoạt tính, than hoạt tính, Acid phosphoric, Acid citric, chất phụ gia, hoá chất khác.

Vật liệu/ bao bì: Chai PET các loại, can nhựa, thùng phuy ≥200 lit, thùng carton, các loại vật liệu đều được thu mua trong nước, riêng than và đất hoạt tính phải nhập khẩu.

Nước cấp: Nguồn nước cấp cho các doanh nghiệp chủ yếu lấy từ nguồn cấp chung của khu vực. Một số doanh nghiệp hiện nay còn dùng giếng khoan qua xử lý rồi cấp vào sản xuất như: Công ty TNHH Cái Lân, khu CN Hiệp Phước TP. Hồ Chí Minh, C.ty CPDTV Tân Bình (Nakydaco), Công ty TNHH Cám vàng.

Thiết bị: Các doanh nghiệp đều dùng thiết bị có hệ thống điều khiển tự động. Các cụm thiết bị được nối với trung tâm điều khiển và máy tính, có tác dụng như là một hệ thống báo động sự cố tự động.

Các thiết bị cần thiết như: Hệ thống tinh luyện dầu gồm (cụm tẩy gum trung hoà, cụm tẩy mầu, cụm khử mùi, hệ thống điều khiển tự động), được nhập khẩu hoàn toàn. Các thiết bị như: lò hơi cho tinh luyện, thiết bị giải nhiệt, máy biến áp cho tinh luyện, máy nén khí, hệ thống bơm dầu nguyên liệu, hệ thống bơm cấp nước, hệ thống đóng xả, hệ thống đóng dầu phuy và chai, băng tải di động được sản xuất trong nước.

Nhiên liệu: Nhiên liệu chủ yếu cấp cho đốt lò hơi. Các doanh nghiệp sử dụng nhiên liệu là dầu FO, DO được cung cấp từ các Tổng C.ty xăng dầu. Ngoài ra còn sử dụng lò hơi đốt than, hay đốt trấu như: Công ty TNHH DTV Cái Lân tỉnh Quảng Ninh, Công ty TNHH Cám vàng.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG93

Page 94: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

- Quy trình công nghệ tinh luyện dầu thực vật như sau:

Dầu đã tẩy gum

Phương pháp hoá học Phương pháp vật lý

Xút (NaOH)

Cặn xà phòng

Acid béo

Dầu đã tinh luyện Dầu đã tinh luyện

Về cơ bản 2 phương pháp này giống nhau, phương pháp vật lý dùng cho dầu có hàm lượng FFA=3, phương pháp hoá học dùng cho dầu thô có chỉ số FFA>3. Phương pháp hoá học có thêm công đoạn trung hoà dầu bằng xút để loại bỏ bớt các acid béo tự do có trong dầu thô.

* Tình hình xử lý chất thải tại các doanh nghiệp.Hệ thống thoát nước thải của các doanh nghiệp được thiết kế riêng biệt

với hệ thống thoát nước mưa xây cống thoát nước, có hố ga chắn rác để tránh hiện tượng tắc nghẽn đường cống nước thải, đồng thời lắng cặn trước khi chảy vào đường ống cống thoát nước thải chính, có nắp đậy kín đảm bảo vệ sinh môi trường. Riêng hệ thống bể xử lý nước thải sản xuất được thiết kế theo kỹ thuật chuyên ngành đảm bảo nước thải được xử lý trước khi thoát vào hệ thống tiêu nước chung của khu vực.

Cặn bã, đất lọc từ khâu tẩy mầu của tinh luyện dầu được thu gom để riêng vào nơi quy định sau đó có thể bán ra ngoài dùng làm phân bón hoặc chở tới khu vực ký hợp đồng xử lý.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG94

Nguyên liệu dầu thô

Tẩy gum

Trung hoà

Tẩy mầuTẩy mầu

Khử mùiKhử mùi

Page 95: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Khí thải thoát ra tại khu vực lò hơi đã được thiết kế ống khói có chiều cao phù hợp. Các phương tiện đi lại trong nhà xưởng đều thiết kế chạy điện hoặc có động cơ phát thải thấp và mức trọng tải thấp.

Để chống, giảm độ ồn, rung, nhiệt độ cao thì các máy móc được lắp đặt với khoảng cách thích hợp, gia cố chắc chắn. Trong khu sản xuất có hệ thống quạt thông gió, lắp đặt các hệ thống cách âm cách nhiệt cho những khâu sản xuất phát sinh tiếng ồn, độ rung và nhiệt độ cao.2. Công nghệ xử lý các chất thải

Nước thảiDùng công nghệ hoá lý và sinh học để xử lý nước thải. Công nghệ sử

dụng chủ yếu hiện nay là công nghệ sinh học do hiệu quả xử lý cao, kinh phí thấp.

Các loại nước thải của doanh nghiệp bao gồm: nước thải từ sản xuất, nước thải sinh hoạt, nước mưa.

Đối với nước thải sản xuất chủ yếu tạo ra từ các công đoạn: ép, tách sáp, trung hoà, rửa, tẩy màu…. Với các chất chỉ thị là hàm lượng dầu mỡ, COD, BOD, TSS, độ màu cao….

Nước thải sinh hoạt sinh ra từ các hoạt động sinh hoạt của các công nhân viên hàng ngày như: tắm rửa, vệ sinh, từ các bếp ăn.

Đối với nước thải là nước mưa, đây là nước thải thu gom trên diện tích bề mặt. Tuy nhiên, loại nước thải này được quy ước sạch có thể xả thẳng ra hệ thống cống chung không cần xử lý.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG95

Page 96: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Quy trình xử lý nước thải theo công nghệ sinh học:

Song chắn rác

Bùn hoàn lưu

Chlorine

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thảiChất thải rắnChất thải rắn trong sản xuất sinh ra có chứa hàm lượng protit cao sẽ là

môi trường tốt cho các loại vi sinh vật hoạt động và sẽ sinh ra mùi hôi thối. Các doanh nghiệp đã đóng chất thải thành bao bảo quản ở nơi khô ráo, có lắp đặt hệ thống quạt đẩy, quạt hút và phát tán khí qua ống thông hơi, khu vực chứa bã nguyên liệu đều thông thoáng. Nguồn chất thải này sau đó được bán cho các cơ sở làm thức ăn chăn nuôi và các thành phẩm khác.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG96

Nước thải

Bể tách dầu

Bể điều hoà

Bể phân huỷ kỵ khí

Trạm khí nén

Bể hiếu khí

Bể lắng Bể nén bùn

Bể khử trùng

TB khử mùi

Sân phơi bùn

Bùn thải

Nước thải sau xử lý

Page 97: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Rác thải sinh hoạt và một số chất thải rắn như các loại bao bì, than, đất hoạt tính sinh ra với lượng không nhiều nên đã được các doanh nghiệp thu gom ký hợp đồng xử lý với các công ty môi trường.

Tiếng ồnCác doanh nghiệp đều có hệ thống chống ồn, móng bê tông có tỷ trọng

cao, rãnh chống rung, ngoài ra còn áp dụng các biện pháp gắn vào đầu ra của quạt các thiết bị giảm âm; lắp đệm chống ồn cho chân quạt, thiết bị sản xuất. Khu vực gây ồn cao được bao bọc trong phòng kín; các biện pháp chống ồn cho các phương tiện đi lại trong nhà máy như nâng cấp giao thông nội bộ; trồng cây xung quanh khu vực nhà máy. Trong khu vực sản xuất có phát sinh nhiệt độ cao đều đã được lắp đặt các hệ thống quạt mát cục bộ kết hợp với thông thoáng tự nhiên, hệ thống thông gió cưỡng bức,..

Khí thảiThành phần khí thải độc hại phát ra chủ yếu là khí SO2 từ công nghệ lò

hơi cho nên các doanh nghiệp đã dùng biện pháp khống chế ô nhiếm khí thải bằng cách thiết kế ống khói có chiều cao thích hợp, lắp đặt hệ thống xử lý khí thải đốt nhiên liệu để khí thải được đưa qua tháp hấp thụ dung dịch soda phun từ đỉnh tháp xuống hấp thụ các khí cần làm sạch, khí sạch đi qua bộ phận tách lỏng và quạt hút được thoát ra ngoài đỉnh. Độ cao ống khói cũng rất phù hợp để sau khi khuếch tán nồng độ khí ô nhiễm đạt mức cho phép. Phần nước thải sinh ra dùng làm dung dịch hấp thu và đưa đi xử lý chung với hệ thống nước thải sản xuất. 3. Mức độ ô nhiễm

Căn cứ theo TCVN 6984:2001 và 5945:1995, ở pH từ 6-8,5 thì thực tế cho thấy hàm lượng nước thải chưa qua xử lý, có các chất chỉ thị cụ thể như: ở 100m3/ngày nước thải có BOD giao động trong khoảng 160-180mg/l, TSS giao động trong khoảng 110-120mg/l, E.coli vượt quá tiêu chuẩn cho phép khoảng 12 lần. Tuy nhiên, với hàm lượng này các doanh nghiệp đã chủ động xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép (loại B).

Bảng 3.16. Thành phần khí thải nồi hơi có công suất 10 tấn hơi/h, nhiên liệu dầu FO

Ký hiệu mẫu

Nhiệt độ (oC)

Nồng độ các chất thải chính(%) (mg/m3)

CO2 O2 Bụi SO2 NO2 NOx COA1 213 3,0 17,1 124 3.717 42 841 34A2 - - - 297 - - - -

TCVN 5939: 1995 GTGH – A (TB cũ trước 1975) GTGH – B (TB sau 1995)

600400

1500500

--

2.5001.000

1500500

TCVN 6992: 2001 (*) - 300 - 600 300

Nguồn: TH từ báo cáo của các DN

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG97

Page 98: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

(*): Nguồn thải có lưu lượng khí thải nhỏ hơn 5000m3/h đối với công nghệ cấp B

GTGH: giá trị giới hạn tối đa của bụi và các chất vô cơ trong khí thải CN đối với các nguồn.

A1: Nguồn khí thải lò hơi công suất 10 tấn hơi/h

A2: khói trong khu sàng lọc nguyên liệu

Qua bảng trên cho thấy, tất cả các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn, riêng chỉ tiêu SO2 vượt qua tiêu chuẩn 2,5 lần (so với TCVN 5939-1995, GTGH-A), NOx vượt quá tiêu chuẩn không đáng kể.

Bảng 3.17. Các yếu tố vi khí hậu

TT Vị trí đo mẫu

Các yếu tố vi khí hậu

Độ ồn (dAB)

Nhiệt độ(oC)

Độ ẩm(%)

Tốc độ gió

(m/s)

1 Khu ly tâm 74,4 30,3 73 0,8-1,5

2 Khu vực lò hơi 83,5 30,9 70 <0,4

3 Khu sàng loại tạp chất 73,5 30,8 71 <0,4

4 Khu văn phòng 69,5 30,5 70 <0,4

TCVN 505 BYT - 1992 =90 =34 =80 =2

Nguồn: TH từ báo cáo của các DN

Bảng 3.18. Kết quả chất lượng không khí xung quanh

TT Vị trí đo mẫu

Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/m3)

Bụi SO2 NO2 CO VOC

1 Khu ly tâm 0,23 0,129 0,078 6,5 7,8

2 Khu vực lò hơi 0,54 1,306 0,107 10,1 15,6

3 Khu sàng loại tạp chất 0,92 1,502 0,082 7,2 9,6

4 Khu văn phòng 0,33 0,135 0,076 5,2 8,6

TCVN 505 QĐ/ BYT – 1992 CSSX 5 20 2 30 100

Nguồn: TH từ báo cáo của các DN

4. Đánh giá chung về hiện trạng môi trường trong ngànhCăn cứ vào kết quả khảo sát tại các doanh nghiệp về mức độ các chất

gây ô nhiễm, với các thiết bị công nghệ sản xuất đồng bộ tiên tiến như hiện nay, có thể đánh giá về chất thải của các doanh nghiệp ngành dầu thực vật

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG98

Page 99: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

như sau: Trong nước thải có hàm lượng một số chất chỉ thị tuy cao nhưng với

các công nghệ xử lý nước thải đã đầu tư khi chảy ra nguồn đều được giám sát chặt chẽ và đạt mức tiêu chuẩn theo TCVN. Ngoài ra, trong công nghệ sản xuất do không sử dụng các hoá chất độc hại hay các dung môi hữu cơ độc hại nên khả năng ô nhiễm ít xảy ra.

Các chất thải rắn trong sản xuất đều được tái sử dụng một cách triệt để. Tuy nhiên, đây là chất thải thực phẩm có thể sẽ gây ra các vấn đề về môi trường nếu như xử lý đơn giản như chất thải thông thường.

Theo lý thuyết, trung bình tiêu hao 1.742,138 tấn dầu FO/100.000 tấn sản lượng dầu đã tinh luyện, với sản lượng dầu khoảng 600.000 tấn ước tính tiêu thụ 10.247,87 tần dầu FO tương đương lưu lượng khói thải trong một năm là 241.552 m3/năm, chưa tính đến 125 tấn dầu DO/100.000 tấn dầu đã tinh luyện. Do đó, có thể đánh giá lượng khí thải do đốt lò là không lớn. Mặc dù vậy, cần phải giám sát chặt chẽ vì lò hơi hoạt động liên tục, cần kiểm tra đánh giá lò đã sử dụng lâu năm để kịp thời khống chế hàm lượng SO2.

Các yếu tố vi khí hậu và các tiêu chuẩn không khí xung quanh đều đạt tiêu chuẩn cho phép.II. Dự báo tác động, ảnh hưởng1. Nguồn gây tác động

a) Nước thảiVề đặc tính của nước thải sản xuất có hàm lượng chất hữu cơ và chất lơ

lửng đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Ước tính nồng độ các chất ô nhiễm chỉ thị khi chưa thu hồi dầu như sau:

Nguồn nước thải chủ yếu được thải ra trong quá trình sản xuất ở các công đoạn ép, tách, trung hoà, tẩy mầu, hydrohoá,…Khi thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nếu không qua xử lý.

Đặc tính của nước thải sản xuất:

Chất ô nhiễm Nồng độ (mg/l)BOD 5.600COD 8.000

Chất rắn lơ lửng (SS) 9.143Tổng N 39,90Tổng P 22,97

Tổng dầu 19.080

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG99

Page 100: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Đặc tính của nước thải sinh hoạt:

Chất ô nhiễm Khối lượng (kg/người/năm)BOD5 16,5COD 36,8

Chất rắn lơ lửng (SS) 20Tổng N 3,3Tổng P 0,4

Nguồn: Tổng hợp theo tính toán chung từ nhiều quốc gia

Căn cứ vào các số liệu trên cho thấy hàm lượng các chất ô nhiễm đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có những khu vực xử lý nước thải tập trung khi đi vào sản xuất.

b) Chất thải rắnQuy trình tinh chế dầu ăn, xà phòng thải bã sau khi hấp phụ. Lượng bã

hấp phụ không lớn, trong bã có chứa dầu dư, mặt khác hàm lượng dầu trong bùn bã còn chứa khoảng 35% dầu thực vật nên được các cơ sở thu mua tận dụng làm các thành phẩm khác. Ngoài ra, chất thải rắn còn có các loại bao bì nhựa hạt, giấy carton, chất thải sinh hoạt của công nhân. Nhìn chung, các chất thải rắn gây tác động đến môi trường không đáng kể.

c) Khí thải- Khí thải ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu phục vụ cho các

phương tiện vận chuyển. Các nhiên liệu chủ yếu là xăng, dầu nên khi đốt cháy sẽ sinh ra các chất gây ô nhiễm như SO2, NO2, CO, bụi,…

- Khí thải gây ra do đốt dầu FO và DO phục vụ lò hơi: tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu là do các sản phẩm cháy của O2. Trong các loại dầu này, ngoài thành phần chính là các Hydrocarbon (CxHy), còn có các hợp chất của oxy, lưu huỳnh và nito. Khi đốt cháy loại dầu này còn phát sinh ra các sản phẩm cháy chủ yếu là hơi nước, muội , khói và một lượng nhỏ các khí CxHy, NOx, SOx, aldehyde, trong đó cần kiểm soát chất chỉ thị là SO2

và NO2.

Bảng 3.19. Tải lượng các chất ô nhiễm không khí do đốt 500.000 lít dầu/năm

Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm dầu FO (g/1.000 lit dầu)

Lượng dầu sử dụng (lit/năm)

Tổng tải lượng ô nhiễm (kg/năm)

SO2 54.000 500.000 15.725,8

NO2 9.600 500.000 2.795,7

CO 5000 500.000 145,6

Bụi 2.750 500.000 153.650Nguồn: Quản lý môi trường EPA

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG100

Page 101: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

d) Tiếng ồnCác dây chuyền thiết bị trong nhà máy là tác nhân gây tiếng ồn, rung,

có thể ảnh hưởng tới công nhân trực tiếp sản xuất. Nếu có độ ồn, rung lớn hơn giới hạn cho phép sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ như mất ngủ, mệt mỏi hoặc gây ra tâm lý khó chịu. Tiếng ồn còn làm giảm năng suất lao động của công nhân trong khu vực sản xuất, làm kém tập trung tư tưởng có thể dẫn đến tai nạn lao động.2. Đối tượng quy mô bị tác động

Dự báo tất cả các đối tượng tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội và các đối tượng khác thuộc vùng dự án và các vùng kế cận thuộc địa phận các khu nhà máy bị tác động có liên quan đến chất thải khi triển khai dự án; phác họa quy mô về không gian và thời gian bị tác động:

- Công nhân sản xuất: chịu tác động trực tiếp của các loại chất thải (bụi, khí, tiếng ồn) bị giảm sút sức khoẻ. Tuy nhiên mức độ độc hại không lớn.

- Dân cư vùng quanh nhà máy bị ảnh hưởng bởi môi trường không khí, nguồn nước nhiễm bẩn.

- Sông suối bị ô nhiễm. III. Định hướng các mục tiêu, chỉ tiêu bảo vệ môi trường

1. Định hướng chung - Bảo đảm cho mọi người dân đều được sống trong môi trường có chất

lượng đạt chuẩn mực do Nhà nước qui định.- Đầu tư vào các công nghệ sạch và các hoạt động bảo vệ môi trường. - Xã hội hóa bảo vệ môi trường- Ổn định và phát triển kinh tế xã hội.2. Mục tiêu bảo vệ môi trường- Ngăn chặn triệt để mức độ các chất gia tăng ô nhiễm, giảm thiểu sự

biến đổi khí hậu. - Tạo đà cho phát triển khoa học công nghệ- Tiết kiệm, nguồn nhiên liệu, nguyên liệu trong nước- Tái sử dụng nguyên liệu thải3. Các chỉ tiêu đối với chất thải sau khi xử lý phải đạt được trước khi

thải ra môi trường- Đảm bảo các nguồn thải (khí thải, nước thải, chất thải rắn và chất thải

nguy hại...) phát sinh do hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nằm trong giới hạn cho phép của các TCVN:

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG101

Page 102: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

- Chỉ tiêu giới hạn cho phép của các chất thải đã được xử lý trước khi thải ra môi trường: (Xem phần phụ lục).IV. Các giải pháp bảo vệ môi trường1. Giải pháp tổng thể

Đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong công tác bảo vệ môi trường, gắn nội dung môi trường trong quá trình xây dựng, thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư, cần thể hiện quan điểm và phương pháp tiếp cận với quá trình ĐMC.

Trong quá trình triển khai thực hiện toàn bộ dự án cần có sự lồng ghép các vấn đề môi trường trong quá trình nghiên cứu, thu thập các số liệu, dữ liệu điều tra, khảo sát để khi thực hiện dự án có các biện pháp phòng tránh có hiệu quả.

Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra giám sát môi trường. Thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn.

Đối với các doanh nghiệp: Để bảo vệ môi trường, phòng ngừa và giảm thiểu chất độc hại thải ra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, cần phải có giải pháp tổng hợp bao gồm các biện pháp kỹ thuật và các biện pháp quản lý. Việc sử dụng các giải pháp công nghệ mới cũng như các thiết bị hiện đại là điều kiện cần thiết để tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, giảm tới mức tối đa tác động tiêu cực lên các nhân tố môi trường sinh thái, đồng thời cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các biện pháp quản lý và giáo dục sẽ hỗ trợ thêm và đôi khi đóng vai trò quyết định để khắc phục các tác động có hại do hoạt động của các công ty đến môi trường. Phương hướng lâu dài để giải quyết vấn đề là áp dụng “Công nghệ sản xuất sạch hơn”.2. Giải pháp trong giai đoạn xây dựng dự án đầu tư

Trong quá trình xây dựng, vận chuyển vật liệu xây dựng và lắp đặt các máy móc thiết bị sẽ sinh ra các chất ô nhiễm sau:

Khí thải chứa SO2, CO, THC, hơi Pb và bụi của các phương tiện giao thông cơ giới.

Tiếng ồn gây ra bởi các phương tiện vận tải và thi công cơ giới.Bụi đất, xi măng, cát, đá sinh ra trong quá trình xây dựng.Chất thải rắn (bao bì, tấm lợp, gỗ copha, rác thải sinh hoạt….)Nước mưa chảy tràn qua khu vực xây dựng về mùa mưa cuốn theo đất,

cát gây ô nhiễm, tắc nghẽn nguồn nước- Quá trình san lấp mặt bằng có sử dụng việc phá nổ mìn cần chú ý các

dự án nằm sát khu vực cảng biển, người dân gần khu vực, di tích lịch sử,…vì phải gây tiếng chấn động, gây ra sóng va đập ảnh hưởng tới các sinh vật biển

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG102

Page 103: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

thậm chí bị huỷ diệt, chấn động có thể làm dạn nứt các công trình kế cận đã được xây dựng.

Các tác động nhỏ khác là gây tai nạn cho người gây nổ và người dân sống gần nơi phá nổ, gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, làm hoảng sợ.

- Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khíLập kế hoạch thi công, bố trí nhân lực hợp lý, tránh chồng chéo giữa

các công đoạn: giải phóng mặt bằng, san ủi xây dựng nhà xưởng, các công trình hạ tầng kỹ thuật.

Che chắn những khu vực phát sinh bụi và dùng xe tưới nước để tưới các tuyến đường giao thông nội bộ và mặt bằng khu vực thi công, nơi có nhiều phương tiện vận tải qua lại.

Tuân thủ các quy định về an toàn lao động, bố trí bãi nguyên liệu lán trại tạm phục vụ cho thi công xây dựng. Lập rào chắn cách ly các khu vực nguy hiểm như trạm biến thế, các vật liệu dễ cháy nổ.

Rác thải sinh hoạt được thu gom để tránh gây mùi thu hút các côn trùng gây bệnh truyền nhiễm như ruồi, muỗi.

- Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nướcXây dựng các công trình xử lý nước thải bể tự hoại tạm thời, quy định

nơi tập kết rác thải xây dựng, rác thải sinh hoạt, tránh phóng uế, vứt rác sinh hoạt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.

Khơi thông các tuyến thoát nước mưa tự nhiên tránh làm ứ đọng nước mưa.

Xây dựng bể chứa nước thải vệ sinh phương tiện giao thông và máy xây dựng nhằm lắng đọng các chất rắn trước khi chảy vào hệ thống thoát nước chung. Bể được xây dựng tại điểm thích hợp nhất của khu đất dự án. Bùn đất lắng đọng được định kỳ nạo vét (tuần/ lần) và được sử dụng để san nền.

Có hệ thống máng thu xung quanh mái nhà xưởng và ống dẫn nước mưa xuống hệ thống cống thu gom nước mưa của công trình. Dọc các rãnh thoát nước mưa, xây các hố ga để thu gom rác và nạo vét định kỳ.

- Quản lý và xử lý chất thải rắnChất thải rắn sinh ra trong giai đoạn này bao gồm: chất thải xây dựng

và rác thải sinh hoạt. Chất thải xây dựng gồm: đất, cát, bê tông, gạch vỡ, bao bì đựng nguyên liệu. Đất cát sinh ra trong quá trình đào móng, xây dựng các công trình ngầm đưa đến bãi chứa tạm thời, sau đó toàn bộ lượng đất cát đưa trở lại để san nền, Do đó, tác động do loại chất thải này hầu như không có. Các loại rác thải sinh hoạt, bao bì, sau khi thu gom gọn gàng, sạch sẽ trong khuôn viên dự án được ký hợp đồng với các cơ sở làm phế liệu.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG103

Page 104: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

- Trong quá trình xây dựng các dự án có sử dụng thuốc nổ mìn để san lấp mặt bằng, cần tiến hành nổ với lượng thuốc nổ tăng dần để tìm ra lượng thích hợp nhất. Chú ý đến thời gian nổ, nổ theo chuỗi thời gian đã định trước. Tuy nhiên, việc theo dõi và giám sát môi trường cùng các cơ quan chuyên môn trong quá trình xây dựng là rất cần thiết để có thể đưa ra các biện pháp ứng phó kịp thời nếu xẩy ra sự cố môi trường. Thuốc nổ và phụ kiện nổ được sử dụng là loại an toàn, không để lại các hoá chât độc sau khi nổ.3. Giải pháp về quản lý

Để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất dầu thực vật thực hiện phát triển bền vững, cần phải thực hiện một số giải pháp đồng bộ sau:

- Quy hoạch khu xử lý chất thải rắn công nghiệp;- Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực xử

lý chất thải rắn nói riêng và dịch vụ môi trường nói chung;- Chú trọng đến hệ thống thu gom, xử lý nước thải công nghiệp và chất

thải rắn;- Khi triển khai, phê duyệt các dự án đầu tư cần chú ý đến vấn đề

môi trường, không thiên lệch về mục tiêu lợi ích kinh tế; chấp hành tốt quy định về thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi phê duyệt dự án; Trong khi lập báo cáo tiền khả thi và khả thi cần xem xét kỹ các biện pháp an toàn và vấn đề bảo vệ môi trường, đặc biệt là xử lý nước thải. Cần tính đủ chi phí bảo vệ môi trường vào giá thành sản xuất.

- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất và kiên quyết xử lý những đơn vị vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường;

- Tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ở các cấp, trong đó, chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ nhận thức cho cán bộ chuyên môn, cán bộ lãnh đạo...

- Ở các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất cần có bộ phận chức năng có nhiệm vụ giám sát, theo dõi, xử lý những vấn đề có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường.

Xây dựng đội ngũ cán bộ và không ngừng nâng cao trình độ cán bộ quản lý môi trường ở các doanh nghiệp; quy định các loại chứng chỉ về môi trường tương ứng cho các cán bộ làm công tác môi trường.

Xây dựng hệ thống quan trắc và phân tích môi trường trong phạm vi doanh nghiệp.

Tăng cường công tác quản lý định mức và chất lượng sản phẩm.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG104

Page 105: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

4. Giải pháp về kỹ thuật Xác định đúng tính chất cơ, lý, hoá, sinh của các loại chất thải để có

các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường thích hợp. Sử dụng đồng bộ và phù hợp các phương pháp, công cụ đối với từng

loại chất thải phát sinh. Áp dụng các phương pháp quan trắc tiên tiến nhằm xác định rõ nguồn

gốc và nơi phát sinh ô nhiễm.Lựa chọn và tiếp cận công nghệ mới tiên tiến có tính cạnh tranh cao để

đầu tư mới. Xây dựng và phân đoạn triển khai thực hiện các tiêu chuẩn công nghệ

theo tiêu chuẩn tiên tiến.5. Chương trình quản lý, giám sát môi trường

Kết hợp với các cơ quan chuyên môn có chức năng và các cơ quan quản lý môi trường ở các địa phương theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, khống chế các tác động tiêu cực từ các nhà máy. Chương trình giám sát môi trường đề nghị thực hiện như sau:

Nước thải:Đối với nước thải sản xuất cần giám sát tại bể chứa nước đầu ra, các chỉ

tiêu giám sát bao gồm: độ pH, BOD,COD, độ màu và TSS. Tần suất giám sát: đối với các dự án mới đầu tư 1 lần/ngày, nếu không

thấy có sự dao động đáng kể về mặt nồng độ của các chỉ tiêu ô nhiễm đầu ra thì sẽ giảm tần suất xuống 1 tuần/lần, khi hệ thống ổn định cần 3 tháng/lần.

Đối với nước thải sinh hoạt của các nhà máy cũng được giám sát tương tự như nước thải sinh hoạt, các chỉ tiêu giám sát bao gồm: BOD5, COD, Colifom

Không khí ô nhiễmCần giám sát tại các khu vực sản xuất phát thải các khí độc hại như CO,

CO2, SO2, và các khí NOx

Khu vực lò hơi, chỉ tiêu giám sát: nồng độ bụi, tiếng ồn. Các chỉ tiêu về nhiệt độ, độ ẩm, gió.

Các chỉ tiêu cần được cập nhật hoá, đánh giá và ghi nhận kết quả thường xuyên. Nếu phát hiện ra sự dao động hoặc gia tăng về mặt nồng độ các chỉ tiêu ô nhiễm cần xử lý kịp thời hoặc báo ngay cho các cơ quan chuyên môn có biện pháp giải quyết thích hợp.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG105

Page 106: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

PHẦN 4CÁC GIẢI PHÁP VÀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH

I. Các giải pháp chủ yếu1. Giải pháp về thị trường

a. Đối với Nhà nước:- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát biên giới, kiểm tra chất lượng hàng

hoá nhập khẩu và lưu thông trên thị trường trong nước, để chống hàng lậu, hàng kém chất lượng, không bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tổ chức thường niên hội chợ triển lãm trong nước để các doanh nghiệp tham gia giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ, giới thiệu quảng bá sản phẩm ở nước ngoài theo chương trình xúc tiến thương mại quốc gia để mở rộng thị trường xuất khẩu.

b. Đối với các doanh nghiệp:- Xây dựng chiến lược kinh doanh, phát triển thị trường. Tổ chức

nghiên cứu thị trường, thị hiếu khách hàng để có giải pháp đáp ứng nhu cầu, giữ vững và phát triển thị phần, mở thêm thị trường mới.

- Xây dựng và phát triển rộng khắp hệ thống đại lý và tiêu thụ sản phẩm, phát huy vai trò của các chi nhánh nhằm tăng tính chủ động trong kinh doanh.

- Tích cực tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước để giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp, đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu trên thị trường trong nước, quốc tế.

- Chủ động xây dựng các biện pháp ngăn chặn những hành vi gian lận và cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.

- Không ngừng nghiên cứu đưa ra thị trường sản phẩm mới, đa dạng hoá các sản phẩm và nâng cao chất lượng để tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp.2. Xây dựng thương hiệu sản phẩm

- Các doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển thương hiệu sản phẩm của mình dựa trên cơ sở truyền thống, thói quen tiêu dùng của người Việt Nam. Trong đó đặc biệt chú trọng đến chất lượng sản phẩm, bảo đảm vệ sinh thực phẩm; áp dụng hệ thống quản lý theo ISO 9000 và HACCP để nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường.

- Đối với các thương hiệu Việt đã nổi tiếng, có uy tín trong nước, cần có chiến lược phát triển lâu dài trên cơ sở mở rộng sản xuất để giữ vững và

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG106

Page 107: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

phát triển thị phần, nâng cao chất lượng sản phẩm, không ngừng cải tiến mẫu mã, đa dạng sản phẩm, củng cố và phát triển hệ thống tiêu thụ sản phẩm bảo đảm tin cậy, thuận lợi, uy tín với khách hàng.

- Nhà nước tăng cường giám sát bảo hộ thương hiệu, nhãn mác, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm, đấu tranh chống hàng lậu, hàng kém chất lượng để bảo đảm quyền lợi cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.

- Hàng năm Bộ Công Thương tổ chức bình chọn và công bố danh hiệu thương hiệu Việt, thương hiệu địa phương theo tiêu chí thống nhất để khuyến khích doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu.3. Giải pháp về đầu tư

Không cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án đầu tư có công nghệ, thiết bị lạc hậu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc các dự án không đầu tư hệ thống xử lý nước thải công nghiệp.

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kết hợp đổi mới công nghệ, thiết bị.

Tổng đầu tư cho ngành dầu không lớn nhưng trong điều kiện vốn ưu đãi đầu tư của Nhà nước có hạn, cần mở rộng hình thức huy động vốn trong dân như khuyến khích thành lập các công ty tư nhân, công ty cổ phần, đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư phát triển ngành dầu như:

Các công ty ép, trích ly dầu thô sử dụng nguyên liệu trong nước đặt ở các vùng nguyên liệu, được hưởng mức ưu đãi cao nhất theo Luật Đầu tư và các ưu đãi khác theo quyết định của các địa phương.4. Giải pháp về quản lý ngành

Ban hành tiêu chuẩn chất lượng đối với các sản phẩm dầu thực phẩm theo thông lệ quốc tế để làm cơ sở giám sát, kiểm tra.

Tăng cường kiểm tra chặt chẽ về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường, nghĩa vụ nộp thuế đối với các cơ sở sản xuất trong nước. Bắt buộc các doanh nghiệp phải công bố, đăng ký chất lượng sản phẩm. Kiểm tra, thẩm định chất lượng sản phẩm xuất, nhập khẩu theo tiêu chuẩn Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Triển khai cổ phần hoá Công ty Dầu thực vật, Hương liệu, Mỹ phẩm Việt Nam theo kế hoạch.

Giao Công ty Dầu thực vật Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam là đầu mối để triển khai thực hiện quy hoạch đầu tư phát triển công nghiệp chế biến dầu (khâu trích ly và tinh luyện)

Tăng cường sự phối hợp, phân công rõ ràng trong việc nghiên cứu, thử nghiệm và nhân giống mới các cây có dầu giữa Bộ Công Thương và Bộ Nông

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG107

Page 108: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

nghiệp và Phát triển Nông thôn để tăng cường trách nhiệm và phát huy hiệu quả nghiên cứu.

Thành lập hiệp hội dầu thực vật Việt Nam để có tiếng nói chung kiến nghị với Nhà nước các cơ chế, chính sách phát triển ngành, tham gia cùng các cơ quan quản lý Nhà nước chống hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu để bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp và người tiêu dùng. 5. Giải pháp về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu khoa học và áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất; mua công nghệ, thiết bị tiên tiến của các nước phát triển, nhận chuyển giao công nghệ của các công ty hàng đầu thế giới.

Đối với các dự án đầu tư nhà máy mới: Chú trọng đầu tư các nhà máy có công suất lớn, thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến;

Đối với các dự án đầu tư mở rộng và đầu tư chiều sâu: Thực hiện triệt để việc hiện đại hoá công nghệ, thay thế công nghệ và thiết bị lạc hậu hiện có bằng công nghệ và thiết bị hiện đại, tiên tiến của thế giới; Chú trọng xử lý chất thải bảo vệ môi trường.

Khuyến khích các doanh nghiệp thông qua liên doanh, liên kết thực hiện chuyển giao công nghệ để sản xuất thiết bị trong nước đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật hiện đại. Khuyến khích sử dụng thiết bị chế tạo trong nước tương đương chất lượng thiết bị nhập khẩu cho các dự án đầu tư;

Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp và nông dân trong việc đưa giống cây có dầu mới, áp dụng kỹ thuật mới vào phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho ngành.

Bộ Công Thương phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kiến nghị với Chính phủ thành lập chương trình nghiên cứu giống cây có dầu một cách toàn diện để tạo ra được những giống cây có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt phục vụ cho ngành dầu thực vật và xuất khẩu, coi đây là một trong những biên pháp quan trọng nhất để phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến dầu trong nước, thay thế nhập khẩu đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp và xoá đói giảm nghèo cho nông dân.

Cần có chương trình nghiên cứu thử nghiệm trồng cây cọ dầu ở Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Nam Trung bộ để nhanh chóng nhân rộng thành vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn ở các vùng đất, khí hậu phù hợp.

Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho các doanh nghiệp nghiên cứu trồng thử nghiệm và phát triển vùng nguyên liệu cây có dầu, thúc đẩy sản xuất

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG108

Page 109: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

nông nghiệp. Các chi phí cho nghiên cứu KHCN ở doanh nghiệp được hạch toán vào giá thành sản phẩm.

Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các viện, trung tâm nghiên cứu giống cây có dầu của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để nghiên cứu, sản xuất giống cây có dầu bao gồm giống gốc, giống bố mẹ và giống lai F1; nhập khẩu giống gốc có năng suất và chất lượng cao...6. Giải pháp về phát triển sản xuất nguyên liệu cho ngành

Đối với cây đậu nành, lạc, vừng, cần khuyến khích nhân dân đưa các giống mới (đặc biệt là giống biến đổi gen) vào áp dụng đại trà kết hợp với thâm canh, mở rộng diện tích gieo trồng phát triển thành các vùng nguyên liệu quy mô lớn.

Đối với cây cọ dầu, cần xúc tiến nghiên cứu trồng thử nghiệm để sau 4-5 năm có kết quả khảo nghiệm làm cơ sở phát triển quy mô lớn như ở Căm Pu Chia.

Các nhà đầu tư phát triển vùng nguyên liệu tập trung được miễn thuế đất nông nghiệp, được vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất. Nhà nước hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng.

Nhà nước hỗ trợ kinh phí từ nguồn xoá đói giảm nghèo cho các địa phương xây dựng các mô hình kiểu mẫu về phát triển thâm canh cây có dầu cho bà con tham quan, học hỏi kinh nghiệm để nhân rộng, đặc biệt đối với các xã vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc ít người.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn nông dân và các doanh nghiệp thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng giữa các doanh nghiệp và các hộ nông dân để phát triển vùng nguyên liệu tập trung.

Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất vỏ chai, thùng các tông và các loại bao bì khác phục vụ cho ngành theo chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ. 7. Về phát triển nguồn nhân lực

Con người là yếu tố quyết định mọi thành công, do vậy vấn đề đào tạo nguồn nhân lực phải được mọi ngành, mọi cấp quan tâm, đặc biệt là đào tạo đội ngũ cán bộ đầu ngành và công nhân kỹ thuật bậc cao. Cùng với việc đào tạo tập trung tại các trường chuyên nghiệp, các doanh nghiệp cần dành tỷ lệ chi phí thoả đáng cho đào lại lại đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật, cần thiết có thể cho ra học tập ở nước ngoài để sử dụng có hiệu quả hệ thống thiết bị, công nghệ sản xuất mới với chất lượng sản phẩm cao và chi phí sản xuất thấp nhất.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG109

Page 110: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Phải đưa ra được một chương trình và kế hoạch đồng bộ mang tầm chiến lược trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ và thợ lành nghề. Việc đào tạo phải tiến hành theo phương châm vừa phát triển chiều rộng nhằm đáp ứng yêu cầu trước mắt, nhưng đồng thời cũng vừa phải có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu, các cán bộ nghiên cứu khoa học đầu ngành để chuẩn bị cho phát triển ngành trong tương lai. Việc quý trọng và bồi dưỡng nhân tài không chỉ thể hiện trong công tác đào tạo cán bộ nguồn mà còn phải chú ý đến chính sách đãi ngộ, chính sách tiền lương cũng như việc quản lý, sử dụng cán bộ, đào tạo trong quá trình thực tế công tác, thi tuyển trong bố trí việc làm.

Chú trong đào tạo các nghề mới phục vụ cho các nhà máy trích ly hạt có dầu ở các trường chuyên nghiệp. Trong trường hợp các cơ sở sản xuất tự tổ chức đào tạo tại chỗ thì Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo cho cơ sở.

Để có thể phát triển nhanh và hiệu quả các vùng nguyên liệu tập trung, cần tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật và phổ biến kinh nghiệm cho bà con nông dân về gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, thông qua hệ thống khuyến nông ở các đại phương.II. Các cơ chế chính sách1. Chính sách về tài chính, thuế

Hiện nay thuế nhập khẩu dầu thô là 3% và dầu tinh luyện là 5% đối với các nước ASEAN nhưng lượng dầu nhập khẩu chủ yếu từ Malaysia và Inđônesia nên cần giảm thuế nhập khẩu dầu thô xuống 0-1% để khuyến khích tinh luyện dầu trong nước. Đối với hạt đậu nành nhập khẩu dùng để ép và trính ly dầu thô cũng được giảm thuế nhập khẩu xuống 0%.

Doanh nghiệp trích ly dầu đậu nành có sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước được hưởng chính sách ưu đãi thuế như dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư của Nhà nước.2. Chính sách về nguồn vốn

Hỗ trợ một phần vốn đầu tư nghiên cứu phát triển vùng nguyên liệu trong nước, cho phép các doanh nghiệp được trích một tỷ lệ phần trăm hợp lý hạch toán vào chi phí sản xuất để hỗ trợ cho việc đầu tư vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất. Doanh nghiệp đầu tư nhà máy trích ly dầu đậu nành trong năm 2009-2010 được Nhà nước bù lãi suất vay vốn đầu tư 4%/năm. Doanh nghiệp đầu tư trồng thử nghiện cọ dầu được vay vốn ưu đãi của Chính phủ.3. Chính sách về đất đai

Ưu tiên bố trí đất tại các khu, cụm công nghiệp gần cảng để xây dựng các nhà máy ngành dầu.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG110

Page 111: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Tạo quỹ đất cho các doanh nghiệp thuê để phát triển vùng nguyên liệu tập trung phục vụ cho phát triển ngành, áp dụng gía thuê đất thấp nhất trong khung giá của từng địa phương.

III. Tổ chức phân công thực hiện1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo phát triển ngành theo Quy hoạch này sau khi được phê duyệt.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chịu trách nhiệm về quy hoạch và tổ chức thực hiện phát triển vùng nguyên liệu tập trung đối với cây có dầu thông qua hệ thống khuyến nông và chương trình xúc tiến phát triển cây có dầu chủ lực.

3. Các Bộ, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Văn hoá, Thông tin và Truyền thông theo chức năng của mình, chủ trì và phối hợp với Bộ Công Thương:

- Ban hành tiêu chuẩn chất lượng dầu thực phẩm và phối hợp với các địa phương tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp.

- Điều chính mức thuế nhập khẩu nguyên liệu để khuyến khích phát triển trong nước.

4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cụ thể hoá Quy hoạch phát triển Ngành dầu thực vật Việt Nam trên địa bàn tỉnh, thành phố; tham gia với các Bộ, ngành kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Quy hoạch này để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chủ trì quy hoạch chi tiết, phân bổ đất cho phát triển các vùng nguyên liệu tập trung và đất cho các nhà máy chế biến ở địa phương.

5. Công ty Dầu thực vật Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam là đầu mối triển khai Quy hoạch các dự án trích ly đậu nành và các dự án quy hoạch đầu tư nhà máy dầu tinh luyện trong toàn Tổ hợp của Công ty. Vocarimex cùng với các cơ sở ép, trích ly dầu thô ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm hạt có dầu với các địa phương ở các vùng trọng điểm theo giá sàn thống nhất thoả thuận từ đầu vụ, để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Vocarimex là đầu mối vận động thành lập Hiệp hội Dầu thực vật Việt Nam để trình Bộ Công Thương và Chính phủ phê duyệt.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG111

Page 112: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Các kết luận chínhNgành dầu thực vật trong thời gian qua đã phát triển nhanh và có hiệu

quả, ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Sản phẩm của ngành có chất lượng ngày càng cao, đa dạng, phong phú về chủng loại và mẫu mã đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Giá trị SXCN của ngành năm 2008 đạt 6.620 tỷ đồng, chiếm 4,62% giá trị SXCN của ngành thực phẩm đồ uống và 1,02% giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp.

Ngành Dầu thực vật mỗi năm đóng góp cho ngân sách Nhà nước hàng ngàn tỷ đồng. Nộp ngân sách của toàn ngành năm 2007 đạt 1.107 tỷ đồng chiếm 0,4% tổng thu ngân sách Nhà nước. Năm 2008 tăng lên 1.647 tỷ đồng.

Ngành Dầu thực vật phát triển đã giải quyết việc làm ổn định cho hơn 3.000 lao động và lao động trong ngành có thu nhập cao hơn so với mức trung bình của xã hội (thu nhập bình quân năm 2007 là 5,31 triệu đồng/người/tháng).

Nhiều cơ sở mới được xây dựng, đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại, sản xuất ra sản phẩm với nhiều chủng loại, mẫu mã và đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Nhiều sản phẩm của ngành đã thay thế các sản phẩm nhập khẩu, có thương hiệu và được người tiêu dùng ưa chuộng. Sản phẩm của ngành không những đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước cả về số lượng và chất lượng mà còn tham gia vào thị trường xuất khẩu.

Tuy vậy, điểm yếu nhất của ngành là trên 90% nguyên liệu phải nhập khẩu. Trong năm 2008 kim ngạch nhập khẩu đã trên 700 triệu USD. Dự báo, nếu không có chương trình phát triển vùng nguyên liệu cây có dầu hữu hiệu, đến năm 2015 phải nhập khẩu trên 1 tỷ USD nguyên liệu dầu thô và hạt có dầu.

Quan điểm phát triển ngành đến năm 2020 và 2025 là:- Phát triển ngành công nghiệp sản xuất dầu thực vật trên cơ sở phát

huy lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương, phát huy hết năng lực chế biến sẵn có và sử dụng có hiệu quả nguyên liệu trong nước. Chú trọng bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Phát triển ngành trên cơ sở áp dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến, không ngừng đổi mới và cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới với chất lượng cao và đa dạng để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tập trung xây dựng một số thương hiệu mạnh quốc gia để cạnh tranh hiệu quả trong hội nhập kinh tế quốc tế.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG112

Page 113: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

- Đẩy mạnh phát triển sản xuất nguyên liệu trong nước nhằm từng bước thay thế nhập khẩu, gắn cơ sở chế biến với vùng nguyên liệu. Phải coi đây là chương trình quốc gia góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế, xã hội chung là xoá đói, giảm nghèo, công nghiệp hoá nông thôn và giảm nhập siêu.

Mục tiêu tổng quát phát triển ngành là: Từng bước xây dựng và phát triển ngành dầu thực vật Việt Nam đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến sản phẩm cuối cùng. Tăng dần tỷ trọng nguyên liệu trong nước để sản xuất dầu thô và cung cấp khô dầu cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi.

Các mục tiêu cụ thể như sau:Đến năm 2010, Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 700-720 ngàn tấn dầu

tinh luyện; 60-90 ngàn tấn dầu thô. Xuất khẩu đạt 40 ngàn tấn dầu các loại.Đến năm 2015, Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 1.060-1.230 ngàn tấn

tinh luyện; 200-300 ngàn tấn dầu thô . Xuất khẩu đạt 50 ngàn tấn dầu các loại.Đến năm 2020, Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 1.420-1.730 ngàn tấn

tinh luyện; 280-430 ngàn tấn dầu thô . Xuất khẩu đạt 60 ngàn tấn dầu các loại.Đến năm 2025, Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 1.680-2.130 ngàn tấn

tinh luyện; 340-530 ngàn tấn dầu thô. Xuất khẩu đạt 80 ngàn tấn dầu các loại.Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành giai đoạn

2006-2010 từ 12,5-13,0%/năm, giai đoạn 2011-2015 là 15,5-16,5%/năm, giai đoạn 2016-2020 là 6,6-7,6%/năm, giai đoạn 2021-2025 là 4-5%/năm.

Định hướng phát triển ngành đến năm 2025 là phát triển theo hướng hiện đại, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành để chủ động hội nhập với khu vực và thế giới. Đối với các nhà máy xây dựng mới phải áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại để sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực và xuất khẩu. Khuyến khích phát triển các cơ sở ép, trích ly dầu thô (trước mắt là dầu đậu nành) quy mô lớn, hiện đại tại các cảng, ban đầu sử dụng nguyên liệu nhập khẩu sau đó thay dần bằng nguyên liệu trong nước. Tập trung phát triển vùng nguyên liệu cây có dầu quy mô lớn phục vụ cho công nghiệp sản xuất dầu thô thay thế nhập khẩu, trên cơ sở áp dụng rộng rãi các loại giống mới có năng suất và chất lượng cao, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong gieo trồng và bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Tập trung nghiên cứu, trồng thử nghiệm để tuyển chọn được các cây có dầu chủ lực có hiệu quả kinh tế cao, có khả năng cạnh tranh với các loại cây khác cho ngành nhằm phát triển ổn định lâu dài.

Định hướng quy hoạch phát triển cả khâu tinh luyện và trích ly dầu thô tập trung chủ yếu ở Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đây là 2 vùng tập trung đông dân cư, kinh tế phát triển nhất cả nước, có thu nhập GDP bình quân đầu người cao và tiêu thụ nhiều sản phẩm nhất. Tại đây, có cảng biển, cảng sông, hạ tầng kinh tế, xã hội phát triển

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG113

Page 114: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

và đã hình thành các nhà máy sản xuất dầu thực vật lớn, có kinh nghiệm quản lý sản xuất và phân phối lưu thông.

Để đạt được các mục tiêu nêu trên, trong giai đoạn từ 2009 đến 2015, cần đầu tư gần 4.080 tỷ đồng và giai đoạn 10 năm tiếp theo cần gần 5.650 tỷ đồng.

Vốn đầu tư phát triển sản xuất đều do các doanh nghiệp huy động từ nguồn vốn tự có, vốn góp của các doanh nghiệp khác tham gia cổ phần và vốn vay tín dụng của các ngân hàng. Riêng đối với các dự án trích ly dầu đậu nành sẽ được vay vốn ưu đãi của Nhà nước.

Vốn Ngân sách Nhà nước sẽ được chi cho chương trình nghiên cứu giống cây có dầu chủ lực do Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì.

Để ngành dầu thực vật phát triển nhanh, đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh trong tiến trình hội nhập, cần có chính sách khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu cây có dầu, khuyến khích sản xuất dầu thô trong nước thông qua các giải pháp và chính sách đồng bộ, nhất quán của Nhà nước. Đặc biệt là các chính sách về thuế xuất nhập khẩu, chính sách đất đai cho phát triển vùng nguyên liệu, vốn vay đầu tư phát triển.2. Các kiến nghị

- Trong điều kiện hạt có dầu sản xuất trong nước không đủ cung cấp cho công nghiệp ép và trích ly dầu thô. Để giảm nhập khẩu dầu thực vật thô cho chế biến dầu tinh luyện và khô dầu cho chế biến thức ăn chăn nuôi, đề nghị Chính phủ giảm thuế nhập khẩu các loại hạt có dầu cho công nghiệp ép và trích ly dầu thực vật thô xuống 0%. Việc quản lý số lượng nhập khẩu thông qua Quota nhập khẩu.

- Chính phủ cho thành lập ”Chương trình xúc tiến phát triển cây có dầu chủ lực” đồng bộ từ nghiên cứu, thử nghiệm, nhân giống, xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh điển hình để nhân rộng, phổ biến kinh nghiệm và kỹ thuật canh tác đến hệ thống khuyến nông chuyển đổi cơ cấu trồng cây có dầu ở hầu khắp các tỉnh trong cả nước. Cho nông dân vay vốn ưu đãi để phát triển cây có dầu với quy mô lớn. Trước mắt là cây đậu nành, lạc và vừng.

- Cho thành lập Hiệp hội dầu thực vật Việt Nam.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG114

Page 115: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

PHỤ LỤC IDANH MỤC CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỌNG ĐIỂM

(Gồm danh mục các công trình dự án đang thực hiện và danh mục các dự án lớn sẽ thực hiện trong giai đoạn quy hoạch)

TT Tên dự án Địa điểm đầu tưCông suất, tấn/ngày. Tổng vốn đầu tư, tỷ đ.

Ghi chú2010 2015 2020 2008-2010

2011-2015

2016-2020

I Sản xuất dầu thô 1.000 4.000 7.000 600 2.000 2.5601 Nhà máy trích ly dầu đậu nành TP. Hồ Chí Minh

hoặc VKTTĐPN1000  1000

2000600 400 480

2 Nhà máy trích ly dầu đậu nành TP. Hồ Chí Minhhoặc VKTTĐPN

2000 2000   1000  1000

3 Nhà máy trích ly dầu đậu nành Vùng KTTĐBB 1000 2000   600  4804 Nhà máy trích ly dầu đậu nành Vùng KTTĐBB

hoặc VKTTĐPN1000 600

II Sản xuất dầu tinh luyện 300 1.200 2.000 115  1.488  6001 Xưởng tách phân đoạn dầu cọ Vocar Nhà Bè – HCM 300 1152 Dây chuyền tinh luyện dầu thực vật Vùng KTTĐBB 600 3783 Dây chuyền tinh luyện dầu thực vật TP. Hồ Chí Minh 600 3004 Dây chuyền tinh luyện mới TP. Hồ Chí Minh 800 510

5 Nhà máy tinh luyện dầu thực vật Vùng KTTĐPN 600 6006 Nhà máy tinh luyện dầu thực vật Vùng KTTĐPN 600 300

III Sản xuất phụ trợ 100 1001 Nhà máy sản xuất bao bì Vùng KTTĐPN 100 100

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG115

Page 116: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

PHỤ LỤC 2DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM

có công suất tinh luyện 30.000 tấn/năm và công suất ép, trích ly 10.000 tấn nguyên liệu/năm trở lên

TT Tên công ty, nhà máyCông suất tinh luyện (tấn/năm)

Công suất trích ly (tấn NL/năm)

Địa chỉ

1 Cty CP DTV Tường An 45.000 30.00048/5 Phan Huy Ich, Q.Tan Binh, TP. Ho Chi Minh

2 Nhà máy dầu thực vật Phú Mỹ -Cty CP DTV Tường An 180.000   KCN Phú Mỹ (Bà

Rịa - Vũng Tàu)

3 Nhà máy dầu thực vật Vinh - Cty CP DTV Tường An 30.000  

153 Nguyễn Viết Xuân, P.Hưng Dũng, TP Vinh, tỉnh Nghệ An

4 Cty CP DTV Tân Bình 60.000 30.000889 Trường Chinh, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM

5 Nhà máy Dầu thực vật VOCAR - VOCARIMEX 30.000 9.000 Cảng Dầu thực vật -

TP Hồ Chí Minh

6 Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân - CALOFIC 198.000  

Cảng Cái Lân - Thành phố Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh

7 Công ty TNHH Dầu thực vật Hiệp Phước - CALOFIC 216.000  

KCN Hiệp Phước H.Nhà Bè - TP Hồ Chí Minh

8 Cty Dầu ăn Golden Hope Nhà Bè 160.000  Phường Phú Thuận, Q.7, TP. Hồ Chí Minh

9 Công ty Dầu thực vật Bình An 120.000  Bình Dương

10 Cty CP TP An Long 90.000  Cụm CN Long Định - Long Cang, H.Cần Đước, tỉnh Long An

11 Công ty CP chế biến dầu thực vật Nghĩa Đàn   10.000

Xã Nghĩa Tiến, H.Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

12 Công ty TNHH Cám vàng   132.000KCN Hưng Phú I, Q.Cái Răng, TP Cần Thơ

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG116

Page 117: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

PHỤ LỤC 3DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG, SẢN LƯỢNG MỘT SỐ CÂY CÓ DẦU

CHỦ LỰC TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2008

Diện tích trồng lúa cả năm phân theo địa phương

 Diện tích trồng lúa cả năm, Nghìn ha Tăng trưởng, %

2000 2005 2006 2007 2008 2001-2005

2006-2008

2001-2008

CẢ NƯỚC 7666,3 7329,2 7324,8 7207,4 7414,3 -0,90 0,39 -0,42Đồng bằng sông Hồng 1261,0 1186,1 1171,2 1158,1 1153,2 -1,22 -0,93 -1,11Trung du và miền núi phía Bắc 638,7 661,2 661,0 671,9 669,4 0,69 0,41 0,59

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 1244,6 1144,5 1206,9 1188,7 1213,2 -1,66 1,96 -0,32

Tây Nguyên 176,8 192,2 206,5 205,2 211,7 1,68 3,27 2,28Đông Nam Bộ 399,4 318,9 305,3 300,4 307,9 -4,40 -1,16 -3,20Đồng bằng sông Cửu Long 3945,8 3826,3 3773,9 3683,1 3858,9 -0,61 0,28 -0,28

Nguồn: Niên giám thống kê 2008 của TCTKSản lượng lúa cả năm phân theo địa phương

 Sản lượng lúa cả năm, Nghìn tấn Tăng trưởng, %

2000 2005 2006 2007 2008 2001-2005

2006-2008

2001-2008

CẢ NƯỚC 32529,5 35832,9 35849,5 35942,7 38725,1 1,95 2,62 2,20Đồng bằng sông Hồng 6762,6 6398,4 6725,2 6500,7 6776,0 -1,10 1,93 0,02

Trung du và miền núi phía Bắc 2292,6 2864,6 2904,1 2891,9 2895,9 4,56 0,36 2,96

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 4972,8 5342,5 5951,1 5764,3 6125,9 1,44 4,67 2,64

Tây Nguyên 586,8 717,3 880,4 866,3 938,4 4,10 9,37 6,04Đông Nam Bộ 1212,0 1211,6 1159,5 1240,6 1307,3 -0,01 2,57 0,95Đồng bằng sông Cửu Long 16702,7 19298,5 18229,2 18678,9 20681,6 2,93 2,33 2,71

Nguồn: Niên giám thống kê 2008 của TCTKDiện tích trồng đậu nành cả năm phân theo địa phương

 Diện tích trồng đậu nành cả năm, Nghìn ha Tăng trưởng, %

2000 2005 2006 2007 2008 2001-2005

2006-2008

2001-2008

CẢ NƯỚC 124,1 204,1 185,6 187,4 191,5 10,46 -2,10 5,57Đồng bằng sông 34,9 65,8 67,5 66,7 70,1 13,52 2,13 9,11

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG117

Page 118: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Hồng Trung du và miền núi phía Bắc 46,0 67,8 62,9 62,2 64,1 8,07 -1,85 4,23Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 2,7 5,6 4,9 5,3 4,4 15,71 -7,72 6,29Tây Nguyên 15,0 26,6 23,3 24,3 25,0 12,14 -2,05 6,59Đông Nam Bộ 9,9 4,5 3,2 2,8 1,8 -14,59 -26,32 -19,19Đồng bằng sông Cửu Long 5,5 14,0 7,7 8,4 6,9 20,55 -21,01 2,88

Nguồn: Niên giám thống kê 2008 của TCTKSản lượng đậu nành cả năm phân theo địa phương

 Sản lượng đậu nành cả năm, Nghìn ha Tăng trưởng, %

2000 2005 2006 2007 2008 2001-2005

2006-2008

2001-2008

CẢ NƯỚC 149,3 292,7 258,1 275,2 268,6 14,41 -2,82 7,62Đồng bằng sông Hồng 45,8 105,3 104,1 106,3 101,0 18,12 -1,38 10,39Trung du và miền núi phía Bắc 41,7 73,2 66,3 69,9 74,9 11,91 0,77 7,60Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 3,4 7,3 6,6 7,6 6,3 16,51 -4,79 8,01Tây Nguyên 21,1 42,0 37,1 41,6 44,2 14,76 1,72 9,68Đông Nam Bộ 5,0 4,8 3,2 3,2 2,1 -0,81 -24,09 -10,28Đồng bằng sông Cửu Long 12,1 30,9 16,8 19,7 15,5 20,62 -20,54 3,14

Nguồn: Niên giám thống kê 2008 của TCTK

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG118

Page 119: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

PHỤ LỤC 4CHỈ TIÊU GIỚI HẠN CHO PHÉP CỦA CHẤT THẢI ĐÃ ĐƯỢC XỬ

LÝ TRƯỚC KHI THẢI RA MÔI TRƯỜNG1. Tiêu chuẩn chất lượng không khí (KK) xung quanh- Tiêu chuẩn này quy định giá trị các thông số cơ bản (TSS, CO, NO2,

SO2, O3, Pb) trong KK xung quanh.- Tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá chất lượng KK xung quanh và

giám sát chất lượng KK.Bảng P2.1. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng không khí xung quanh Đơn vị tính: mg/m3

Thông số Trung bình 1 giờ Trung bình 8 giờ Trung bình 24 giờ

CO 40 10 5

NO2 0.4 - 0.1

SO2 0.5 - 0.3

O3 - - 0.005

Pb 0.2 - 0.06

TSS 0.3 - 0.2

(-) Không quy định2. Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí

xung quanh.- Tiêu chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc

hại trong không khí xung quanh bao gồm các chất vô cơ, hữu cơ...sinh ra cho các hoạt động kinh tế của con người.

- Tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá mức chất lượng không khí và giám sát tình trạng ô nhiễm không khí xung quanh.

Bảng P2.2. Tiêu chuẩn nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh Đơn vị tính: mg/l

Tên chất Công thức hoá học TB ngày đêm 1 lần tối đa

Crom kim loại và hợp chất Cr 0,0015 0,0015

1,2 - Dicloetan C2H4Cl2 1 3

DDT C8H11Cl4 0,5 -

Hydroflorua HF 0,005 0,02

Fomaldehyt HCHO 0,012 0,012

Hydrosunfua H2S 0,008 0,008

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG119

Page 120: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Tên chất Công thức hoá học TB ngày đêm 1 lần tối đa

Hydrocyanua HCN 0,01 0,01

Mangan và hợp chất(tính theo MnO2)

Mn/MnO2 0,01 -

Niken (kim loại và hợp chất) Ni 0,001 -

Naphta   4 -

Phenol C6H5OH 0,01 0,01

Styren C6H5CH = CH2 0,003 0,003

Toluen C6H5CH3 0,6 0,6

Tricloetylen CICH=CCl2 1 4

Thuỷ ngân (kim loại và hợp chất) Hg 0,0003 -

Vinylclorua CICH = CH2 - 13

Xăng   1,5 5,0

Tetracloetylen C2Cl4 0,1 -

Chú thích: Phương pháp lấy mẫu, phân tích mẫu, tính toán xác định các thông số cụ thể được quy định trong các TCVN

3. Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

Phạm vi áp dụng- Tiêu chuẩn này quy định giá trị nồng độ tối đa của các chất vô cơ và

bụi trong khí thải công nghiệp (tính bằng mg/m3 khí thải vào KK xung quanh).

- Khí thải công nghiệp nói trong tiêu chuẩn này là khí và khí có chứa bụi do các quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác tạo ra.

- Tiêu chuẩn này áp dụng để kiểm soát nồng độ các chất vô cơ và bụi trong thành phần khí thải công nghiệp trước khi thải vào không khí xung quanh.

Giá trị giới hạn- Danh mục và giá trị giới hạn nồng độ của các chất vô cơ và bụi trong

khí thải công nghiệp khi xả vào khí quyển phải phù hợp với quy định trong bảng 1.

- Giá trị giới hạn ở cột A áp dụng cho các cơ sở đang hoạt động.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG120

Page 121: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

- Đối với khí thải của một số hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đặc thù, khi thải vào khí quyển phải theo quy định ở các tiêu chuẩn riêng.

Bảng P2.3. Giới hạn tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải CN Đơn vị tính: mg/m3

TT Thông sốGiá trị giới hạn

A B1 Bụi khói    

  - nấu kim loại 400 200

  - bê tông nhựa 500 200

  - xi măng 400 100

  - các nguồn khác 600 400

2 Bụi    

  - chứa silic 100 50

  - chứa amiăng không không

3 Antimon 40 25

4 Asen 30 10

5 Cadmi 20 1

6 Chì 30 10

7 Đồng 150 20

8 Kẽm 150 30

9 Clo 250 20

10 HCl 500 200

11 Flo, axit HF (các nguồn) 100 10

12 H2S 6 2

13 CO 1500 500

14 SO2 1500 500

15 NOx (các nguồn) 2500 1000

16 NOx (cơ sở sản xuất axit) 4000 1000

17 H2SO4 (các nguồn) 300 35

18 HNO3 20000 70

19 Amoniac 300 100

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG121

Page 122: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Chú thích: Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán để xác định giá trị nồng độ các thành phần vô cơ và bụi cụ thể trong khí thải công nghiệp được quy định trong các TCVN tương ứng.

4. Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải.Phạm vi áp dụng- Tiêu chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các

chất thành phần trong nước thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ... (gọi chung là nước thải công nghiệp).

- Tiêu chuẩn này dùng để kiểm soát chất lượng nước thải công nghiệp trước khi đổ vào các khu vực nước.

Giá trị giới hạn- Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất thành phần của nước

thải công nghiệp khi đổ vào các vực nước phải phù hợp với quy định trong bảng.

- Đối với nước thải của một số ngành công nghiệp đặc thù, giá trị các thông số và nồng độ các chất thành phần được quy định trong các tiêu chuẩn riêng.

- Nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các chất thành phần bằng hoặc nhỏ hơn giá trị quy định trong cột A có thể đổ vào các vực nước dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt.

- Nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các chất thành phần nhỏ hơn hoặc bằng giá trị quy định trong cột B chỉ được đổ vào các vực nước dùng cho các mục đích giao thông thủy, tưới tiêu, bơi lội, nuôi thủy sản, trồng trọt...

- Nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các chất thành phần lớn hơn giá trị quy định trong cột B nhưng không vượt quá giá trị quy định trong cột C chỉ được phép đổ vào các nơi được quy định.

- Nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các chất thành phần lớn hơn giá trị quy định trong cột C thì không được phép thải ra môi trường.

- Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán, xác định từng thông số và nồng độ cụ thể được quy định trong các TCVN tương ứng.

Bảng P2.4. Giá trị giới hạn của các chất trong nước thải

TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạnA B C

1 Nhiệt độ 0C 40 40 452 pH - 6-9 5,5-9 5-93 BOD5 (200C) mg/l 20 50 1004 COD mg/l 50 100 400

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG122

Page 123: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạnA B C

5 Chất rắn lơ lửng mg/l 50 100 2006 Asen mg/l 0,05 0,1 0,57 Cadmi mg/l 0,01 0,02 0,58 Chì mg/l 0,1 0,5 19 Clo dư mg/l 1 2 210 Crom (VI) mg/l 0,05 0,1 0,511 Crom (III) mg/l 0,2 1 212 Dầu mỡ khoáng mg/l KPHĐ 1 513 Dầu ĐTV mg/l 5 10 3014 Đồng mg/l 0.2 1 515 Kẽm mg/l 1 2 516 Mangan mg/l 0.2 1 517 Niken mg/l 0.2 1 218 Phot pho hữu cơ mg/l 0.2 0,5 119 Phot pho tổng số mg/l 4 6 820 Sắt mg/l 1 5 1021 Tetracloetylen mg/l 0,02 0,1 0,122 Thiếc mg/l 0,2 1 523 Thủy ngân mg/l 0,05 0,005 0,0124 Tổng nitơ mg/l 30 60 6025 Tricloetylen mg/l 0,05 0,3 0,326 Amoniac (tính

theo N)mg/l 0,1 1 10

27 Florua mg/l 1 2 528 Phenola mg/l 0,001 0,05 139 Sulfua mg/l 0,2 0,5 130 Xianua mg/l 0,05 0,1 0,231 Coliform MPN/100ml 5,000 10,000 -32 Tổng hoạt động

phá xạ (α)Bq/l 1,0 0,1 -

33 Tổng hoạt động phá xạ (β)

Bq/l 1,0 0,1 -

Chú thích: KPHĐ - Không phát hiện được

5. Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn trong khu vực công cộng và dân cư.Phạm vi và lĩnh vực áp dụngTiêu chuẩn này quy định mức ồn tối đa cho phép tại các khu công cộng

và dân cư.Tiếng ồn nói trong tiêu chuẩn này là tiếng ổn do hoạt động của con

người tạo ra, không phân biệt loại nguồn gây ồn.Tiêu chuẩn này áp dụng để kiểm soát mọi hoạt động có thể gây ồn

trong khu công cộng và dân cư.

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG123

Page 124: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Tiêu chuẩn này không quy định mức ồn bên trong các cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh, thương mại, dịch vụ.

Tiêu chuẩn trích dẫnCác tiêu chuẩn sau đây được áp dụng cùng với tiêu chuẩn này:TCVN 5965:1995 Âm học - Mô tả và đo tiếng ồn môi trường - Các đại

lượng và phương pháp đo chính.TCVN 5965:1995 Âm học - Mô tả và đo tiếng ồn môi trường - Áp

dụng các giới hạn tiếng ồn.TCVN 6399:1998 Âm học - Mô tả và đo tiếng ồn môi trường - Cách

lấy các dữ liệu thích hợp để sử dụng vùng đất.Giá trị giới hạn- Mọi loại guồn ồn do hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh

hoạt... không được gây ra cho khu vực công cộng và dân cư mức ồn vượt quá giá trị quy định trong bảng 1.

-. Phương pháp đo ồn để xác định mức ồn tại khu công cộng và dân cư được quy định trong các tiêu chuẩn TCVN 5964:1995; TCVN 5965: 1995 và TCVN 6399:1998/ISO 1996/2:1987.

 Bảng P2.5. Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (theo mức âm tương đương)

Đơn vị tính: dBA

Khu vực Thời gian

Từ 6h đến 18h

Từ 18h đến 22h

Từ 22h đến 6h

1. Khu vực cần đặc biệt yên tĩnh: 50 45 40

Bệnh viện, thư viện, nhà điều dưỡng, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, chùa chiền

     

2. Khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính

60 55 50

3. Khu dân cư xen kẽ trong khu vực thương mại, dịch vụ, sản xuất

75 70 50

6. Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi thải vào mực nước sông dùng cho mục đích thuỷ sinh.(TCVN 6984: 2001)

Phạm vi áp dụng- Tiêu chuẩn này quy định chi tiết giá trị giới hạn các thông số và nồng

độ các chất ô nhiễm trong nước thải CN theo tải lượng và theo lưu lượng của

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG124

Page 125: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

nước sông tiếp nhận.Trong tiêu chuẩn này, nước thải CN được hiểu là dung dịch thải hay

nước thải cho các quá trình SX, CB, KD của các loại hình CN thải ra ngoài. Khoảng cách giữa các điểm xả và nguồn tiếp nhận theo các quy định hiện hành.

- Tiêu chuẩn này áp dụng đồng thời TCVN 5945:1995 và dùng để kiểm soát chất lượng nước thải công nghiệp khi đổ vào vực nước sông hoặc suối cụ thể (gọi chung là sông) có chất lượng nước dùng cho thuỷ sinh.

Tiêu chuẩn viện dẫnTCVN 5945:1995 nước thải công nghiệp – tiêu chuẩn thảiGiá trị giới hạn- Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ của các chất ô nhiễm trong

nước thải lượng khi thải vào các khu vực sông có lưu lượng nước khác nhau, không được vượt qua các giá trị trong bảng dưới đây

Các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm không nêu ra trong bảng dưới đây được áp dụng theo TCVN 5945:1995.

- Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán, xác định từng thông số và nồng độ cụ thể được quy định trong các TCVN tương ứng hoặc theo các phương pháp khác do cơ quan có thẩm quyền về môi trường quy định.

Bảng P2.6. Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi thải vào mực nước sông dùng cho mục đích thuỷ sinh.

TT Thông số

Q>200m3/s Q= 50 đến 200m3/s Q<50 m3/s

F1 F2 F3 F1 F2 F3 F1 F2 F3

Màu, Co- phát triển ở pH=7 50 50 50 50 50 50 50 50 50

2 Mùi cảm quan nhẹ nhẹ nhẹ nhẹ nhẹ nhẹ nhẹ nhẹ nhẹ

3 TSS (mg/l) 100 100 100 90 80 80 80 80 80

4 pH 6-8,5 6-8,5 6-8,5 6-8,5 6-8,5 6-8,5 6-8,5 6-8,5 6-8,5

5 BOD5 (20oC) (mg/l) 50 45 40 40 35 30 30 20 20

6 COD. mg/l 100 90 80 80 70 60 60 50 50

7 Arsen. As.mg/l 0,1 0,1 0,1 0,08 0,08 0,08 0,05 0,05 0,05

8 Cadmi.Cd.mg/l 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5

9 Chì. Pb. mg/l 5 5 5 4 4 4 3 3 3

10 Sắt Fe.mg/l 0,1 0,1 0,1 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05

11 Xyanua.CN.mg/l 10 5 5 10 5 5 5 5 5

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG125

Page 126: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

TT Thông số

Q>200m3/s Q= 50 đến 200m3/s Q<50 m3/s

F1 F2 F3 F1 F2 F3 F1 F2 F3

12 Dầu, mỡ khoáng.mg/l 20 20 20 20 10 10 10 10 10

13 Dầu, mỡ ĐTV.mg/l 1 1 0,8 0,8 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5

14 Phosphohữu cơ.mg/l 1 1 0,8 0,8 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5

15 Phospho TSố. mg/l 10 8 8 6 6 6 5 5 4

16 Clorua Cl.mg/l 1000 1000 1000 800 800 800 750 750 750

17 Chất hoạt động bề mặt.mg/l

10 10 10 5 5 5 5 5 5

18 Colifom. MPN.100ml 5000 5000 5000 5000 5000 5000 5000 5000 5000

19 PCS.mg/l 0,02 0,02 0,02 0,01 0,01 0,01 0,01 0,01 0,01

Chú thích: Q: là lưu lượng sông.m3/s F: là thải lượng.m3/ngày

F1: từ 50m3/ngày đến 500m3/ngày F2: từ 500m3/ngày đến đươi 5000m3/ngày F1: =5000m3/ngày

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG126

Page 127: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

PHỤ LỤC 5BẢN ĐỒ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG127

Page 128: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................1PHẦN 1......................................................................................................................................4HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH

PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAI ĐOẠN 2000-2008................................................................4CHƯƠNG I. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH..............................................................41. Thực trạng phát triển và phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ............................................42. Thực trạng về quy mô và năng lực sản xuất..........................................................................93. Thực trạng về tổ chức quản lý ngành...................................................................................114. Thực trạng về máy móc thiết bị và công nghệ.....................................................................135. Thực trạng về quản lý chất lượng sản phẩm........................................................................156. Thực trạng về thị trường (thị trường trong nước, thị trường xuất khẩu); phân tích khả năng

cạnh tranh của sản phẩm trên thế giới và trong nước..........................................................157. Thực trạng về công tác đầu tư..............................................................................................238. Thực trạng về nguồn nhân lực, công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ............259. Thực trạng về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.........................................2710. Thực trạng về cung cấp nguyên liệu cho ngành:...............................................................2811. Thực trạng về công nghiệp phụ trợ cho ngành (sản xuất bao bì, thiết bị).........................3112. Những cơ chế chính sách tác động tới hoạt động của ngành.............................................3113. Đánh giá hiệu quả KTXH của ngành.................................................................................3314. Khái quát bài học kinh nghiệm thành công và nguyên nhân hạn chế trong quá trình phát

triển......................................................................................................................................36CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH NGÀNH GIAI ĐOẠN

2001-2010............................................................................................................................371. Đánh giá các chỉ tiêu giữa quy hoạch và thực tế.................................................................372. Đánh giá nguyên nhân trong và ngoài nước ảnh hưởng đến thực hiện quy hoạch..............403. Bài học và kinh nghiệm.......................................................................................................41PHẦN 2. DỰ BÁO..................................................................................................................42CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN

NGÀNH TRONG THỜI GIAN QUY HOẠCH..................................................................421. Xác định vị trí, vai trò của ngành trong nền kinh tế quốc dân.............................................422. Tổng quan ngành dầu thực vật trên thế giới........................................................................433. Xu hướng phát triển ngành dầu thực vật trên thế giới.........................................................554. Nhu cầu tiêu thụ và thương mại các sản phẩm dầu trên thế giới.........................................575. Hội nhập kinh tế quốc tế - những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của ngành... .596. Đường lối, chủ trương, chính sách phát triển của đất nước trong giai đoạn quy hoạch ảnh

hưởng đến phát triển ngành.................................................................................................61CHƯƠNG IV. DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM.................................................................621. Các phương pháp dự báo.....................................................................................................622. Dự báo thị trường, nhu cầu tiêu thụ dầu trong nước đến năm 2020 và đến năm 2025........623. Dự báo về năng lực cạnh tranh của sản phẩm dầu Việt Nam đến năm 2020 và năm 2025

.............................................................................................................................................68PHẦN 3....................................................................................................................................71QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,

CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2025...................................................................................................711. Quan điểm phát triển............................................................................................................712. Mục tiêu phát triển...............................................................................................................713. Định hướng phát triển..........................................................................................................72CHƯƠNG V. CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN.................................................................72

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG128

Page 129: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

I. Luận chứng các phương án (kịch bản) phát triển ngành......................................................721. Kịch bản cơ sở.....................................................................................................................722. Kịch bản cao........................................................................................................................743. Kịch bản thấp.......................................................................................................................75II. Lựa chọn sản phẩm chủ lực.................................................................................................771. Các loại sản phẩm dầu ăn (dầu thực phẩm).........................................................................772. Lựa chọn sản phẩm chủ lực.................................................................................................78III. Quy hoạch phát triển..........................................................................................................791. Dầu thô.................................................................................................................................792. Dầu tinh luyện......................................................................................................................813. Công nghiệp phụ trợ............................................................................................................82IV. Luận chứng phân bổ ngành theo không gian lãnh thổ.......................................................84V. Định hướng quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu...........................................................851. Phân loại và lựa chọn cây có dầu trong điều kiện nước ta hiện nay....................................852. Định hướng phát triển các vùng nguyên liệu cây có dầu.....................................................86VI. Các chương trình, dự án đầu tư ưu tiên trong 5 năm tới....................................................90CHƯƠNG VI. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ THEO CÁC KỲ KẾ HOẠCH............................911. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư theo các kỳ kế hoạch............................................................912. Các giải pháp huy động vốn.................................................................................................91CHƯƠNG VII. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC................................................92I. Đánh giá khái quát hiện trạng môi trường............................................................................921. Tình hình xử lý chất thải tại các doanh nghiệp....................................................................922. Công nghệ xử lý các chất thải..............................................................................................953. Mức độ ô nhiễm..................................................................................................................974. Đánh giá chung về hiện trạng môi trường trong ngành.......................................................98II. Dự báo tác động, ảnh hưởng...............................................................................................991. Nguồn gây tác động.............................................................................................................992. Đối tượng quy mô bị tác động...........................................................................................101III. Định hướng các mục tiêu, chỉ tiêu bảo vệ môi trường.....................................................101IV. Các giải pháp bảo vệ môi trường.....................................................................................1021. Giải pháp tổng thể..............................................................................................................1022. Giải pháp trong giai đoạn xây dựng dự án đầu tư..............................................................1023. Giải pháp về quản lý..........................................................................................................1044. Giải pháp về kỹ thuật.........................................................................................................1055. Chương trình quản lý, giám sát môi trường.......................................................................105PHẦN 4..................................................................................................................................106CÁC GIẢI PHÁP VÀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH...................................................................106I. Các giải pháp chủ yếu.........................................................................................................1061. Giải pháp về thị trường......................................................................................................1062. Xây dựng thương hiệu sản phẩm.......................................................................................1063. Giải pháp về đầu tư............................................................................................................1074. Giải pháp về quản lý ngành...............................................................................................1075. Giải pháp về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ..........................................1086. Giải pháp về phát triển sản xuất nguyên liệu cho ngành...................................................109II. Các cơ chế chính sách.......................................................................................................1101. Chính sách về tài chính, thuế.............................................................................................1102. Chính sách về nguồn vốn...................................................................................................1103. Chính sách về đất đai.........................................................................................................111III. Tổ chức phân công thực hiện...........................................................................................111KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................................112

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG129

Page 130: 56-Bao cao Du thao quy hoach nganh DTV lan 2.doc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

1. Các kết luận chính..............................................................................................................1122. Các kiến nghị.....................................................................................................................114PHỤ LỤC I............................................................................................................................115DANH MỤC CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỌNG ĐIỂM.......................................115PHỤ LỤC 2...........................................................................................................................116DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM.............116có công suất tinh luyện 30.000 tấn/năm và công suất ép, trích ly 10.000 tấn nguyên liệu/năm

trở lên.................................................................................................................................116PHỤ LỤC 3...........................................................................................................................117PHỤ LỤC 4...........................................................................................................................119CHỈ TIÊU GIỚI HẠN CHO PHÉP CỦA CHẤT THẢI ĐÃ ĐƯỢC XỬ LÝ TRƯỚC KHI

THẢI RA MÔI TRƯỜNG.................................................................................................119PHỤ LỤC 5...........................................................................................................................127BẢN ĐỒ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH................................................................127

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP - BỘ CÔNG THƯƠNG130