17
PHÒNG KHÁM DI ĐỘNG CHO ĐỐI TƯỢNG CÔNG NHÂN VIÊN Tp.HCM - 4/2015 CHỦ ĐẦU TƯ ĐƠN VỊ TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH THUYẾT MINH DỰ ÁN

Dự án phòng khám lưu động cho cán bộ công nhân viên

Embed Size (px)

Citation preview

PHÒNG KHÁM DI ĐỘNG CHO ĐỐI TƯỢNG CÔNG NHÂN VIÊN

Tp.HCM - 4/2015

CHỦ ĐẦU TƯ

ĐƠN VỊ TƯ VẤN:

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH

THUYẾT MINH DỰ ÁN

ĐƠN VỊ TƯ VẤN:

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH

THUYẾT MINH DỰ ÁN

PHÒNG KHÁM LƯU ĐỘNG CHO ĐỐI TƯỢNG CÔNG NHÂN VIÊN

Tp.HCM - 4/2015

CHỦ ĐẦU TƯ ĐƠN VỊ TƯ VẤN

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ

THẢO NGUYÊN XANH

(Tổng Giám đốc)

NGUYỄN VĂN MAI

DỰ ÁN: PHÒNG KHÁM LƯU ĐỘNG CHO ĐỐI TƯỢNG CÔNG NHÂN VIÊN

MỤC LỤCCHƯƠNG I: TÓM TẮT DỰ ÁN......................................................................................1

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư..........................................................................................1

I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án................................................................................1

CHƯƠNG II: CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁN.......................................................................2

II.1. Căn cứ pháp lý..................................................................................................2

II.2. Căn cứ quy định khám sức khỏe định kỳ cho người lao động...........................3

II.2.1. Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo thông tư số 14 của Bộ Y tế ..................................................................................................................................... 3

II.2.2. Yêu cầu của người lao động đối với nơi khám bệnh.....................................4

II.3. Căn cứ tình hình Y tế Việt Nam nói chung.......................................................5

II.3.1. Thực trạng quá tải bệnh viện.........................................................................5

II.3.2. Thực trạng hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân .........................................6

II.4. Kết luận sự cần thiết đầu tư...............................................................................6

CHƯƠNG III: NỘI DUNG DỰ ÁN.................................................................................7

III.1. Địa điểm đầu tư dự án......................................................................................7

III.2. Quy mô dự án..................................................................................................7

III.3. Phương án đầu tư.............................................................................................7

III.3.1. Nguồn khách hàng.......................................................................................7

III.3.2. Thiết bị y tế..................................................................................................7

III.3.3. Nhân sự .......................................................................................................8

III.4. Tiến độ đầu tư..................................................................................................9

CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ......................................................9

I.1. Nội dung tổng mức đầu tư................................................................................10

I.2. Tiến độ đầu tư...................................................................................................10

I.3. Các thông số kinh tế và cơ sở tính toán............................................................10

I.4. Doanh thu của dự án.........................................................................................11

I.5. Chi phí của dự án..............................................................................................11

I.6. Hiệu quả đầu tư của dự án................................................................................12

I.7. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội ...................................................................13

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN............................................................................................14

Chủ đầu tư: Trang i

DỰ ÁN: PHÒNG KHÁM LƯU ĐỘNG CHO ĐỐI TƯỢNG CÔNG NHÂN VIÊN

CHƯƠNG I: TÓM TẮT DỰ ÁNI.1. Giới thiệu chủ đầu tư

- Tên công ty :

- Mã số doanh nghiệp :

- Đăng ký lần đầu :

- Đại diện pháp luật : Chức vụ :

- Địa chỉ trụ sở :

- Ngành nghề KD :

I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án

- Tên dự án : Phòng khám lưu động cho đối tượng công nhân viên

- Địa điểm đầu tư : Toàn quốc

- Quy mô dự án : 200 chiếc khám lưu động

- Mục tiêu đầu tư : Xây dựng mô hình phòng khám lưu động hiện đại đầu tiên trên cả nước.

- Hình thức đầu tư : Đầu tư mới

- Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập.

- Tổng mức đầu tư : 1,000,000,000,000 đồng

+ Vốn đầu tư phòng khám lưu động : 340,000,000,000 đồng

+ Vốn góp cho các bệnh viện : 660,000,000,000 đồng

- Tiến độ đầu tư : Quý II/2015: Hoàn thành các thủ tục pháp lý

Quý III/2015: Triển khai đầu tư máy móc thiết bị

Quý IV/2015: Tuyển dụng nhân sự và chuẩn bị đi vào hoạt động

Chủ đầu tư: Trang 1

DỰ ÁN: PHÒNG KHÁM LƯU ĐỘNG CHO ĐỐI TƯỢNG CÔNG NHÂN VIÊN

CHƯƠNG II: CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁNII.1. Căn cứ pháp lý

Báo cáo đầu tư được lập dựa trên cơ sở các căn cứ pháp lý sau:

- Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân số 07/2003/PL-UBTVQH11 ngày 25/2/2003;

- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Luật Khám bệnh chữa bệnh số 40/2009/QH12 năm 2009 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành 23/11/2009;

- Nghị định số 103/2003/NĐ - CP ngày 12/9/2003 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh hành nghề Y, Dược tư nhân;

- Nghị quyết số 05/2005/NQ - CP ngày 18/04/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao;

- Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng;

- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính Phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

Chủ đầu tư: Trang 2

DỰ ÁN: PHÒNG KHÁM LƯU ĐỘNG CHO ĐỐI TƯỢNG CÔNG NHÂN VIÊN

- Nghị định 87/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khám, chữa bệnh ban hành 27/09/2011;

- Thông tư 41/2011/TT-BYT hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành ngày 14/11/2011;

- Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 6/5/2013 về hướng dẫn khám sức khỏe;

- Quyết định 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/06/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

- Quyết định số 4858 /QĐ-BYT ngày 3 tháng 12 năm 2013 của Bộ Y tế v/v ban hành thí điểm Bộ Y tế đánh giá chất lượng bệnh viện;

- Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;

- Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng;

- Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình.

II.2. Căn cứ quy định khám sức khỏe định kỳ cho người lao động

II.2.1. Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo thông tư số 14 của Bộ Y tế

Theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hàng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản; người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần. Nội dung khám tối thiểu theo thông tư 14 quy định bao gồm:

STT Nội dung khám Ý Nghĩa Ghi chú

Khám tổng quát (Đo huyết áp, chiều cao, cân nặng, Khám TQ nội, ngoại, da liễu, mắt, RHM, TMH, phân loại sức khỏe)

Khám định hướng bệnh

Căn cứ Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế

X quang phổi Phát hiện bệnh lý của tim phổi thông qua hình ảnh

Chủ đầu tư: Trang 3

DỰ ÁN: PHÒNG KHÁM LƯU ĐỘNG CHO ĐỐI TƯỢNG CÔNG NHÂN VIÊN

Các xét nghiệm

NGFL Công thức máu

Phát hiện bệnh lý máu

Glucose (Đường huyết)

Chẩn đoán đái tháo đường

Ure Đánh giá chức năng thận

Creatinin Đánh giá chức năng thận

GOT - GPT Đánh giá chức năng gan

TPTNT (Tổng phân tích nước tiểu)

Phát hiện bệnh lý đường tiết niệu, bệnh thận hư, viêm thân,...

II.2.2. Yêu cầu của người lao động đối với nơi khám bệnh

Ai cũng biết, người lao động và các đơn vị cung cấp dịch vụ y tế đều hoạt động trong giờ hành chính. Nếu đơn vị cung cấp dịch vụ y tế không đảm bảo về chất lượng khám sẽ ảnh hưởng đến thời gian làm việc của người lao động, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, người lao động và doanh nghiệp nói chung luôn mong muốn các đơn vị cung cấp dịch vụ y tế phải đảm bảo những yêu cầu sau ngoài yếu tố tiện lợi:

1. Giá: Việc so sánh chi phí giữa một số đơn vị cung cấp dịch vụ là cần thiết. Cần chú ý là mỗi nơi khám có thể cấu hình gói khám khác nhau. Do đó, việc so sánh giá giữa hai gói khác nhau là không hợp lý và không thực tế. Cách tốt nhất là yêu cầu báo giá theo một gói được chọn sẵn.

2. Thời gian: thời gian rất quan trọng đối với doanh nghiệp, vì vậy để một số lượng lớn công nhân viên đến bệnh viện khám cùng một thời điểm sẽ ảnh hưởng đến năng suất hoạt động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là khi bệnh viện quá tải, người đi khám phải chờ đợi lâu.

3. Quy trình: Một cơ sở khám có quy trình hợp lý và rõ ràng chứng tỏ tính chuyên nghiệp cao và hạn chế được những sai sót, nhầm lẫn. Cần chú ý là việc khám định kỳ được thực hiện hàng loạt, số lượng lớn nên việc lẫn lộn mẫu, nhầm số là rất dễ xảy ra nếu không có cơ chế làm việc khoa học và phân công trách nhiệm rõ ràng.

4. Cơ sở vật chất.

Chủ đầu tư: Trang 4

DỰ ÁN: PHÒNG KHÁM LƯU ĐỘNG CHO ĐỐI TƯỢNG CÔNG NHÂN VIÊN

5. Tính thân thiện của dịch vụ: Bao gồm phong cách phục vụ cũng như cách tổ chức cuộc thăm khám. Tính tiện lợi, sự nhanh chóng và nụ cười của nhân viên là những điểm cộng để chọn lựa.

II.3. Căn cứ tình hình Y tế Việt Nam nói chung

II.3.1. Thực trạng quá tải bệnh viện

Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, do vậy những năm qua Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chăm lo sức khỏe nhân dân. Nhờ đó, ngành y tế đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận, được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, trong tình hình thực tế cũng như nhu cầu ngày càng cao của nhân dân thì nền y tế nước nhà cần có bước thay đổi đột phá từ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ nhân lực đến cơ chế hoạt động.

Như đã đề cập ở trên, mặc dù hiện nay mạng lưới khám-chữa bệnh cơ bản đạt được những mục tiêu đề ra, nhưng cùng với sự bất cập chung trong quá trình đổi mới thì hệ thống khám chữa bệnh còn chưa thích ứng kịp thời với sự phát triển của nền kinh tế xã hội; sự thay đổi về cơ cấu bệnh tật; nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân;... Chính vì vậy mà trong những năm gần đây hiện tượng quá tải bệnh viện trở nên ngày càng lớn, gây khó khăn, bức xúc cho người bệnh và cả cán bộ y tế ở các bệnh viện, đặc biệt là các bệnh viện tuyến trên, và ở một số nhóm chuyên khoa ở các thành phố lớn.

Theo thống kê của Bộ Y tế, công suất sử dụng giường bệnh trung bình của bệnh viện công lên tới 110%, nhiều bệnh viện tuyến Trung ương như tại bệnh viện K trung ương 170%, BV Bạch Mai 168%, Chợ Rẫy 139%... Khoa phẫu thuật tổng hợp, bệnh viện K trung ương công suất sử dụng giường lên tới 340%, Khoa phẫu thuật vú là 326%, Khoa xạ (282%). Tại các BV đa khoa lớn như Chợ Rẫy, Việt Đức, Bạch Mai, Nhi Trung ương… các khoa như tim mạch, hô hấp, ung bướu, nội tiết cũng luôn trong tình trạng quá tải khoảng 200%.

Từ thực tế cũng như nghiên cứu cho thấy, tình trạng quá tải bệnh viện là nguyên nhân dẫn tới:

1. Giảm chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, chăm sóc người bệnh:

a) Đối với khám bệnh, điều trị theo đơn hoặc điều trị ngoại trú: người bệnh phải chờ đợi lâu khi khám bệnh, làm xét nghiệm, thủ thuật; thời gian khám bệnh, tư vấn hạn chế.

b) Đối với điều trị nội trú: người bệnh phải chờ đợi lâu khi cần được cung cấp dịch vụ thủ thuật, phẫu thuật...; việc chăm sóc theo nhu cầu người bệnh bị hạn chế như phải nằm chung gường bệnh; việc hướng dẫn, thực hiện và kiểm tra về chăm sóc người bệnh như tư vấn bệnh tật, chia sẻ tình cảm, săn sóc ăn uống, ngủ nghỉ, tiếng ồn, các điều kiện vệ sinh cá nhân, uống thuốc, tiêm thuốc theo giờ, theo dõi người bệnh theo phân cấp hộ lý bị hạn chế.

2. Thời gian điều trị bị kéo dài do chờ đợi các kỹ thuật chẩn đoán, can thiệp hoặc do biến chứng trong quá trình điều trị;

3. Giảm sự hài lòng và mức độ hợp tác của người bệnh và gia đình người bệnh với bệnh viện. Sự bực bội, chán nản của người bệnh và gia đình người bệnh dẫn đến tình trạng hung dữ, thô lỗ và thậm chí lăng mạ nhân viên y tế, gia tăng các đơn thư khiếu nại, các hành vi gây hậu quả nghiêm trọng đối với bệnh viện và nhân viên y tế;

Chủ đầu tư: Trang 5

DỰ ÁN: PHÒNG KHÁM LƯU ĐỘNG CHO ĐỐI TƯỢNG CÔNG NHÂN VIÊN

4. Tăng tỷ lệ tai biến, biến chứng, điển hình là nhiễm khuẩn bệnh viện, tỷ lệ sai xót trong chuyên môn tăng như sai xót trong kê đơn, cho sai thuốc, sai liều dùng, nhầm lẫn về tần suất, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc;

5. Gia tăng chi phí điều trị đối với người bệnh, bệnh viện và xã hội;

6. Gây những tổn hại về sức khỏe tâm thần của bác sĩ và nhân viên y tế, do phải làm việc trong điều kiện quá tải về công việc, thời gian và hạn chế không gian gây nên mệt mỏi, tâm trạng bức xúc, dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm hoặc gây cáu gắt, làm giảm khả năng chính xác trong thực hiện kỹ thuật, giảm sự tận tình trách nhiệm đối với người bệnh.

II.3.2. Thực trạng hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân

Các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân còn chưa tạo được lòng tin và thu hút được lượng bệnh nhân nhất định vì lý do:

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn chế

+ Đội ngũ nhân lực cho vận hành thiết bị và chẩn đoán, khám chữa bệnh còn hạn chế

+ Tổ chức hoạt động phòng khám thiếu chuyên nghiệp

+ Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

+ Số lượng các bệnh viện, phòng khám uy tín và có chất lượng thật sự tốt thường không nhiều, và chủ yếu tập trung tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh

Trong khi các bệnh viện công đang quá tải thì các bệnh viện tư lại chưa hoạt động hết công suất.

II.4. Kết luận sự cần thiết đầu tư

Nhận thấy nhu cầu khám bệnh định kỳ của người lao động; đồng thời hiểu rõ tình hình y tế nước ta, chủ đầu tư chúng tôi quyết định đầu tư dự án “Phòng khám lưu động cho đối tượng công nhân viên” trên phạm vi cả nước với quy mô ban đầu là 200 chiếc xe lưu động được trang bị những thiết bị y tế hiện đại như một phòng khám.

Tóm lại, việc đầu tư dự án là hoàn toàn cần thiết, là một định hướng đầu tư đúng đắn không chỉ giải quyết các hiệu quả xã hội, giải quyết nhu cầu mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển y tế cả nước nói chung.

Chủ đầu tư: Trang 6

DỰ ÁN: PHÒNG KHÁM LƯU ĐỘNG CHO ĐỐI TƯỢNG CÔNG NHÂN VIÊN

CHƯƠNG III: NỘI DUNG DỰ ÁNIII.1. Địa điểm đầu tư dự án

Dự án sẽ được triển khai tại các tỉnh thành trong cả nước.

III.2. Quy mô dự án

Dự án sẽ đầu tư 200 xe lưu động được trang bị các thiết bị y tế hiện đại như một phòng khám nhằm kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người lao động theo Thông tư 14 của Bộ Y tế.

III.3. Phương án đầu tư

III.3.1. Nguồn khách hàng

- Khách hàng sử dụng thẻ bảo hiểm y tế.

- Khách hàng làm việc lao động trong các khu công nghiệp ký hợp đồng với chủ đầu tư.

- Dự án liên kết với các bệnh viện lớn như bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Bạch Mai nếu bệnh nặng cần lưu trú.

III.3.2. Thiết bị y tế

Hạng mục thiết bị

Xe bus (GDW6117HK/Daewoo Bus,Viet Nam)Thiết bị hỗ trợ điện áp P.S.UHệ thống X-Quang KTS (Máy X quang thường quy cao tần: Radnext 32, Hệ thống thu nhận ảnh X quang KTS: Aero DR)Máy đo huyết áp tự độngTủ lạnh bảo quản máu (BPR-160/ Hanshin Medical/ Hàn Quốc)Máy siêu âm 4D màu

Hình ảnh thiết bị

Chủ đầu tư: Trang 7

DỰ ÁN: PHÒNG KHÁM LƯU ĐỘNG CHO ĐỐI TƯỢNG CÔNG NHÂN VIÊN

Mô hình xe bus lưu động

Trang thiết bị khám chữa bệnh bên trong xe

(Hình ảnh máy móc được đính kèm theo Phụ lục)

III.3.3. Nhân sự

Mỗi xe được trang bị 4 nhân sự :

Chủ đầu tư: Trang 8

DỰ ÁN: PHÒNG KHÁM LƯU ĐỘNG CHO ĐỐI TƯỢNG CÔNG NHÂN VIÊN

+ Bác sĩ đa khoa 1

+ Chuyên viên xét nghiệm 1

+ Chuyên viên chẩn đoán hình ảnh 1

+ Trợ lý hồ sơ thủ tục về BHYT 1

III.4. Tiến độ đầu tư

- Quý II/2015: Hoàn thành các thủ tục pháp lý

- Quý III/2015: Triển khai đầu tư máy móc thiết bị

- Quý IV/2015: Tuyển dụng nhân sự và chuẩn bị đi vào hoạt động

CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH

Chủ đầu tư: Trang 9

DỰ ÁN: PHÒNG KHÁM LƯU ĐỘNG CHO ĐỐI TƯỢNG CÔNG NHÂN VIÊN

I.1. Nội dung tổng mức đầu tư

Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng Dư an “Phòng khám lưu động cho đối tượng công nhân viên” làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án.

Tổng mức đầu tư của dự án: 1,000,000,000 đồng (Một ngàn tỷ đồng), bao gồm: Chi phí đầu tư xe khám chữa bệnh lưu động: xe bus, máy móc thiết bị trang bị cho 200 xe và vốn đầu tư góp tại các bệnh viện.

TT Chi phí đầu tư Số lượng Giá

1 Chi phí đầu tư 1 xe khám chữa bệnh lưu động

200 1,7

00,000

Xe bus (GDW6117HK/Daewoo Bus,Viet Nam)

Thiết bị hỗ trợ điện áp P.S.U

Hệ thống X-Quang KTS (Máy X quang thường quy cao tần: Radnext 32, Hệ thống thu nhận ảnh X quang KTS: Aero DR)

Máy đo huyết áp tự động

Tủ lạnh bảo quản máu (BPR-160/ Hanshin Medical/ Hàn Quốc)

Máy siêu âm 4D màu

2 Tổng mức đầu tư 200 340,000,000

Vốn mua cổ phiếu bệnh viện 660,000,000

Tổng 1,000,000,000

I.2. Tiến độ đầu tư

Kế hoạch triển khai dự án như sau:

- Quý II/2015: Hoàn thành các thủ tục pháp lý

- Quý III/2015: Triển khai đầu tư máy móc thiết bị

- Quý IV/2015: Tuyển dụng nhân sự và chuẩn bị đi vào hoạt động

I.3. Các thông số kinh tế và cơ sở tính toán

Các thông số giả định dùng để tính toán hiệu quả kinh tế của dự án trên cơ sở tính toán các dự án đã triển khai, các văn bản liên quan đến giá bán, các tài liệu cung cấp từ Chủ đầu tư, cụ thể như sau:

- Theo dự kiến tổng đầu tư là 1,000,000,000 đồng (Một ngàn tỷ đồng), trong đó bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn huy động từ các cổ đông.

Chủ đầu tư: Trang 10

DỰ ÁN: PHÒNG KHÁM LƯU ĐỘNG CHO ĐỐI TƯỢNG CÔNG NHÂN VIÊN

- Doanh thu của dự án được từ

+ Khám chữa bệnh lưu động và chia cổ tức từ nguồn vốn

- Chi phí hoạt động của dự án

+ Chi phí lương

+ Chi phí nhiên liệu

+ Chi phí xăng dầu, văn phòng phẩm

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng 20% từ năm 2016.

I.4. Doanh thu của dự án

Dịch vụ khám chữa bệnh lưu động sẽ được liên kết với các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp tập trung nhiều công nhân nhằm tạo sự thuận lợi để họ có thể kiểm tra sức khoẻ đều đặn mà không làm ảnh hưởng đến thời gian làm việc.

Giả sử có khoảng 500 lượt khám cho mỗi xe với phí khám chữa bệnh thu được sau khi thanh toán lại với BHYT là 150,000 đồng/người/khám chữa bệnh. Tuy nhiên các năm đầu thì hiệu suất hoạt động chưa cao.

Giá khám chữa bệnh điều chỉnh theo giá của nhà nước, tuy nhiên dự án giả định tăng 3% sau 5 năm.

Doanh thu hoạt động

Đvt: 1,000 đồng

Năm 2016 2017 2018 2019

Doanh thu cho thuê

Tỷ lệ tăng giá 1.03 1.03 1.03 1.03

Doanh thu từ khám lưu động

Số ca khám trung bình/xe 3,600 4,800 5,100 5,400

Số xe 200 200 200 200

Giá dịch vụ 155 155 155 155

Doanh thu 111,240,000148,320,00

0157,590,00

0166,860,000

I.5. Chi phí của dự án

Chi phí hoạt động bao gồm chi phí lương và chi phí xăng dầu, văn phòng phẩm.

Chi phí lương: mỗi xe khám chữa bệnh hoạt động sẽ bao gồm 4 nhân sự

Đội ngũ bác sĩ Số lượng Mức lương

Chủ đầu tư: Trang 11

DỰ ÁN: PHÒNG KHÁM LƯU ĐỘNG CHO ĐỐI TƯỢNG CÔNG NHÂN VIÊN

(người)(ngàn đồng)

Bác sĩ đa khoa 1 8,000

Chuyên viên xét nghiệm 1 4,500

Chuyên viên chẩn đoán hình ảnh 1 5,000

Trợ lý hồ sơ thủ tục về BHYT 1 4,000

Chi phí xăng dầu, văn phòng phẩm

Ngoài ra, khi dự án đi vào hoạt động còn có các chi phí xăng dầu, văn phòng phẩm ước tính khoảng 20,000,000 đồng/tháng.

Chi phí marketing

Ngoài ra, thời gian đầu hoạt động dự án cần phải có thêm các chi phí quảng cáo và truyền thông, chi phí này chiếm khoảng 2% doanh thu hằng năm.

Chi phí quản lý

Chi phí quản lý ước tính chiếm 3% doanh thu.

Bảng tổng hợp chi phí dự ánĐvt : 1,000 vnđ

Năm 2016 2017 2018 2019 2020

Tỷ lệ tăng mức lương hằng năm 1.00 1.05 1.10 1.16 1.22

Số tháng hoạt động 12 12 12 12 12

Hiệu suất hoạt động 60% 80% 85% 90% 100%

Chi phí hoạt động - - - - -

Chi phí lương 314,760 330,498 347,023 364,374 382,593

Chi phí xăng dầu, văn phòng phẩm 247,200 247,200 247,200 247,200 247,200

Chi phí marketing2,224,80

02,966,40

03,151,80

03,337,20

03,708,000

Chi phí quản lý3,337,20

04,449,60

04,727,70

05,005,80

05,562,000

Tổng chi phí6,123,96

07,993,69

88,473,72

38,954,57

49,899,793

I.6. Hiệu quả đầu tư của dự án

Chủ đầu tư: Trang 12

DỰ ÁN: PHÒNG KHÁM LƯU ĐỘNG CHO ĐỐI TƯỢNG CÔNG NHÂN VIÊN

1 Tổng mức đầu tư 340,000,000,000 VND

2 Giá trị hiện tại thuần NPV (30 năm) 328,463,239,000 VND

3 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR 33.8%

4 Thời gian hoàn vốn 4 năm

5 Đánh giá Hiệu quả

Qua quá trình hoạch định, phân tích và tính toán các chỉ số tài chính trên cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư, suất sinh lời nội bộ cao hơn sự kỳ vọng của nhà đầu tư và khả năng thu hồi vốn nhanh.

I.7. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội

Cùng với xu hướng phát triển của nước ta trong giai đoạn hiện nay, khi dự án đi vào hoạt động sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cũng như góp phần bảo vệ sức khoẻ cho người lao động, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người có thể bảo vệ sức khoẻ và chữa trị kịp thời.

Dự án mang tính khả thi cao, sát với thực tế, có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội. Đây là mô hình khám chữa bệnh linh hoạt và thông minh, mang tính khả thi cao. Dự án xây dựng sẽ đóng giúp cho Nhà nước và địa phương có nguồn thu ngân sách từ Thuế GTGT, Thuế Thu nhập doanh nghiệp, đóng góp vào sự phát triển thị trường bất động sản của đất nước, đồng thời bảo vệ sức khoẻ cho lực lượng lao động trong cả nước.

Chủ đầu tư: Trang 13

DỰ ÁN: PHÒNG KHÁM LƯU ĐỘNG CHO ĐỐI TƯỢNG CÔNG NHÂN VIÊN

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬNViệc thực hiện đầu tư Dự án “Phòng khám lưu động cho đối tượng công nhân viên”

được đánh giá khả thi bởi xuất phát từ những nhu cầu thiết thực cộng với mong muốn kinh doanh thu lại lợi nhuận trong tương lai. Dự án không chỉ đáp ứng nhu cầu khám bệnh định kỳ cho người lao động một cách tiện lợi nhất mà còn đi đúng chủ trương của Bộ Y tế và góp phần phát triển kinh tế xã hội nước ta. Riêng về mặt tài chính, dự án được đánh giá rất khả thi thông qua kế hoạch vay vốn, sử dụng vốn, chi phí đầu tư, chi phí hoạt động và nguồn doanh thu.

Vì vậy, Công ty mong muốn các cơ quan ban ngành, các đơn vị tài trợ vốn đầu tư xem xét, phê duyệt để dự án sớm được triển khai đi vào hoạt động.

Tp.HCM, ngày tháng năm 2015

Chủ đầu tư: Trang 14