4
Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Công Nghiệp CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH Trụ sở: 158 Nguyễn Văn Thủ, P. Đakao, Quận 1, Hồ Chí Minh Hotline: 0839118552 - 0918755356 - Fax: 0839118579 VP Hà Nội: 25 Vạn Phúc, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội - Hotline: ĐT: 0433526997 CN Đà Nẵng: 9 Lê Trọng Tấn, P.An Khê , TP. Đà Nẵng CN Vũng Tàu: E35 Ông Ích Khiêm, P.6, TP. Vũng Tàu CN Bình Dương: 400 Hoàng Hoa Thám, P.Phú Lợi, TX. Thủ Dầu Một, Bình Dương, || CN Cần Thơ: 3 tháng 2, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ || CN Long An: 66 Nguyễn Huệ, Phường 1, Thành phố Tân An, Long An I/ Giới thiệu thống kê: Theo số liệu báo cáo tại Hội thảo lấy ý kiến cho dự thảo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2013 do Tổng cục Môi trường tổ chức tại Hà Nội ngày 18/9/2013, nồng độ bụi tại các điểm quan trắc xung quanh các khu, điểm, cụm công nghiệp đều vượt ngưỡng quy định, một số điểm vượt tới 3- 4 lần. Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là bụi, CO 2 , SO 2 và tiếng ồn. Hậu quả là gây suy thoái môi trường nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến các thành quả về phát triển kinh tế – xã hội, cũng như tác động trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Hầu hết các khu công nghiệp đều ô nhiễm Chất thải rắn cũng là vấn đề đáng quan tâm. Số liệu thống kê cho thấy, bình quân mỗi ngày các khu công nghiệp (KCN) nước ta thải ra hàng chục nghìn tấn chất thải rắn (trên 3 triệu tấn/năm). Con số này ngày càng tăng lên cùng với việc gia tăng tỷ lệ lấp đầy các KCN. Dự báo, tổng lượng

Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp thảo nguyên xanh

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp thảo nguyên xanh

Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Công NghiệpCÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH Trụ sở: 158 Nguyễn Văn Thủ, P. Đakao, Quận 1, Hồ Chí Minh Hotline: 0839118552 - 0918755356 - Fax: 0839118579 VP Hà Nội: 25 Vạn Phúc, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội - Hotline: ĐT: 0433526997CN Đà Nẵng: 9 Lê Trọng Tấn, P.An Khê , TP. Đà Nẵng CN Vũng Tàu: E35 Ông Ích Khiêm, P.6, TP. Vũng TàuCN Bình Dương: 400 Hoàng Hoa Thám, P.Phú Lợi, TX. Thủ Dầu Một, Bình Dương, || CN Cần Thơ: 3 tháng 2, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ || CN Long An: 66 Nguyễn Huệ, Phường 1, Thành phố Tân An, Long An

I/ Giới thiệu thống kê:

Theo số liệu báo cáo tại Hội thảo lấy ý kiến cho dự thảo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2013 do Tổng cục Môi trường tổ chức tại Hà Nội ngày 18/9/2013, nồng độ bụi tại các điểm quan trắc xung quanh các khu, điểm, cụm công nghiệp đều vượt ngưỡng quy định, một số điểm vượt tới 3- 4 lần.

Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là bụi, CO2, SO2 và tiếng ồn. Hậu quả là gây suy thoái môi trường nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến các thành quả về phát triển kinh tế – xã hội, cũng như tác động trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Hầu hết các khu công nghiệp đều ô nhiễm

Chất thải rắn cũng là vấn đề đáng quan tâm. Số liệu thống kê cho thấy, bình quân mỗi ngày các khu công nghiệp (KCN) nước ta thải ra hàng chục nghìn tấn chất thải rắn (trên 3 triệu tấn/năm). Con số này ngày càng tăng lên cùng với việc gia tăng tỷ lệ lấp đầy các KCN. Dự báo, tổng lượng

Page 2: Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp thảo nguyên xanh

chất thải rắn từ các KCN năm 2015 sẽ vào khoảng 6 – 7,5 triệu tấn/năm và đến năm 2020 sẽ tăng lên 9 – 13,5 triệu tấn/năm.

Đặc biệt, vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải còn đáng ngại hơn. Hiện nay hầu hết các Khu Công Nghiệp không có trạm xử lý chất thải tập trung. Riêng khu vực Ðông Nam Bộ, lượng nước thải từ các Khu Công Nghiệp chiếm đến 49% lượng nước thải của các Khu Công Nghiệp trong toàn quốc, trong khi tỷ lệ các Khu Công Nghiệp có trạm xử lý nước thải tập trung chỉ chiếm 66%, nhiều Khu Công Nghiệp đã đi vào hoạt động mà hoàn toàn chưa triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ hoặc có nhưng không vận hành, hay vận hành không hiệu quả hoặc xuống cấp. Ước tính có khoảng 70% lượng nước thải từ các Khu Công Nghiệp xả thẳng ra môi trường không qua xử lý.

II/ Các Phương pháp xử lý nước thải khu công nghiệp

1/ Xử lý nước thải công nghiệp bằng phương pháp cơ học: Các tạp chất cơ học, các chất lơ lửng lắng có kích thước và trọng lượng lớn được tách khỏi nước thải bằng các công trình xử lý cơ học. Theo qui trình công nghệ xử lý cơ học, rác và các tạp chất bẩn có kích thước lớn được giữ lại ở song chắn rác hoặc lưới chắn rác và được loại bỏ ra ngoài. Nước thải sau đó được dẫn qua bể lắng cát để loại bỏ các tạp chất vô cơ chủ yếu là cát. Việc tách cát ra khỏi nước, nhiều trường hợp hết sức cần thiết để đảm bảo hiệu quả xử lý cho các công trình tiếp theo, các chất hữu cơ lắng được và nhất là thuận lợi cho công trình xử lý sinh học ở bước tiếp theo.Quá trình lắng có thể thực hiện ở bể lắng ngang, lắng đứng tùy theo công suất, mặt bằng, điều kiện địa chất công trình. Quá trình lắng có thể thực hiện bằng thiết bị Cyclon thủy lực. Hiệu quả xử lý cơ học theo chất lơ lửng có thể đạt 50 – 60%.

2/ Xử lý nước thải công nghiệp sản xuất bằng phương pháp hóa học (trung hòa, kết tủa): Hóa chất sử dụng trong xử lý hóa học, trung hòa hoặc kết tủa được kiến nghị là acid HCl,

Page 3: Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp thảo nguyên xanh

H2SO4, Bazơ CaO (vôi bột), Ca(OH)2 hoặc bấ t kỳ loại acid kiềm nào khác mà khu công nghiệp có thể cung cấp. Sau khi trung hòa đến pH cho phép, nước thải được xả vào hệ thống cống thải chung của toàn khu công nghiệp.

3/ Xử lý nước thải công nghiệp nhiễm bẩn hữu cơ: Đối với nước thải có chứa nồng độ bẩn hữu cơ cao như nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, sữa, thủy hải sản… phương pháp xử lý kiến nghị là dùng các công trình xử lý sinh học. Với sự tham gia của Vi sinh vật hiếu khí: Bể lọc sinh họ c hiếu khí (Biophin), bù n hoạt tính hiếu khí (Aerotank); hoặc sinh học với sự tham gia của Vi sinh vật kỵ khí: Bể lọc bông bùn kỵ khí — UASB (Up-flow Anaerobic Sludge Bed), lọc sinh học kỵ khí (Anaerobic filter). Áp dụng cụ thể tùy thuộc từng trường hợp căn cứ vào loại chất thải hữu cơ, nồng độ chất thải ban đầu cũng như tính chất đặc trưng của chất thải hữu cơ có trong nước thải.

4/ Xử lý nước thải công nghiệp ô nhiễm dầu: Công trình xử lý cục bộ nước thả i nhiễm dầu sẽ được áp dụng cho các kho chứa và nhà máy chế biến các sản phẩm dầu. Tùy thuộc vào hàm lượng dầu, mỡ, chất béo và các dạng phân tán của chúng trong nước thải mà có thể áp dụng các phương pháp loại bỏ dầu có hoặc không có sục khí ở các công trình tương ứng: bể lắng cặn kết hợp vớt váng dầu hoặc bể vớt dầu theo phương pháp tuyển nổi.Như đã đề cập ở trên, nước thải nhiễm dầu của các nhà máy do rò rỉ dầu từ các bồn dầ u, vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, từ hệ thống tách dầu… Nước thải loại này nếu không xử lý trước khi xả ra nguồn sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh nhất là với các thủy sinh. Do đó , chủ đầu tư phải thu gom và xử lý nước thải nhiễm dầu. Hệ thống tách dầu sẽ được xây dựng theo thiết kế với tổng hàm lượng dầu mỡ bé hơn 1 ppm.Mặc khác, tại khu vực tồn trữ nhiên liệu phải tuân theo nguyên tắc thiết kế tồn trữ lần hai (làm kênh, mương) để chống lại sự lan toả dầu gây ô nhiễm đất, nước ngầm và nước mặt.

Page 4: Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp thảo nguyên xanh

5/ Xử lý nước thải công nghiệp sản xuất bằng phương pháp hóa học: Nước thải sản xuất cần thiết được xử lý bằng phương pháp hóa học chủ yếu là nước thải của hệ thống xử lý không khí. Đây là loại nước thải bị ô nhiễm chủ yếu là mang tính acid. Do vậy trước khi xả bỏ cần phải được trung hòa đến pH = 4 – 9. Biện pháp giải quyết có thể thực hiện trung hòa bằng Vôi cục (CaO) hoặc dạng dung dịch (Ca(OH)2)