138
MỤC LỤC Mục lục 1 Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt 3 Danh mục các bảng 4 Danh mục các sơ đồ 5 LỜI MỞ ĐẦU 6 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 10 1.1. Hoạt động tài chính và vai trò của phân tích tài chính 10 1.1.1. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp 10 1.1.2. Vai trò của phân tích tài chính 13 1.2. Công tác phân tích tài chính trong doanh nghiệp 14 1.2.1. Quy trình phân tích tài chính 14 1.2.2. Phương pháp phân tích tài chính 16 1.2.2.1. Phương pháp so sánh 17 1.2.2.2. Phương pháp tỷ số 18 1.2.2.3. Phương pháp phân tích tài chính Dupont 19 1.2.3. Nội dung phân tích tài chính 20 1.2.3.1. Phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn 20 1.2.3.2. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh 26 1.2.3.3. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán 29 1.2.3.4. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng hoạt động 31 1.2.3.5. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng sinh lãi 33 1.2.3.6. Đánh giá khả năng tăng trưởng 36 1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới hoàn thiện công tác phân tích tài chính trong doanh nghiệp 41 1.3.1. Nhân tố chủ quan 41 1.3.2. Nhân tố khách quan 42 1

Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

MỤC LỤCMục lục 1Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt 3Danh mục các bảng 4Danh mục các sơ đồ 5LỜI MỞ ĐẦU 6CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

10

1.1. Hoạt động tài chính và vai trò của phân tích tài chính 101.1.1. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp 101.1.2. Vai trò của phân tích tài chính 131.2. Công tác phân tích tài chính trong doanh nghiệp 141.2.1. Quy trình phân tích tài chính 141.2.2. Phương pháp phân tích tài chính 161.2.2.1. Phương pháp so sánh 171.2.2.2. Phương pháp tỷ số 181.2.2.3. Phương pháp phân tích tài chính Dupont 191.2.3. Nội dung phân tích tài chính 201.2.3.1. Phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

20

1.2.3.2. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh 261.2.3.3. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán 291.2.3.4. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng hoạt động 311.2.3.5. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng sinh lãi 331.2.3.6. Đánh giá khả năng tăng trưởng 361.3. Nhân tố ảnh hưởng tới hoàn thiện công tác phân tích tài chính trong doanh nghiệp

41

1.3.1. Nhân tố chủ quan 411.3.2. Nhân tố khách quan 42CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ

44

2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá 442.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá

44

2.1.2. Cơ cấu tổ chức Công ty 462.1.3. Cơ chế quản lý tài chính của Công ty 472.1.4. Tổ chức Bộ máy kế toán và Công tác kế toán của Công ty 492.2. Thực trạng công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá

51

1

Page 2: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

2.2.1. Về quy trình phân tích tài chính 512.2.2. Về phương pháp phân tích tài chính 522.2.3. Về nội dung phân tích tài chính 522.2.3.1. Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn 532.2.3.2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 561.2.3.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh 592.3. Đánh giá công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá

61

2.3.1. Những mặt đạt được 612.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 62CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ

65

3.1. Định hướng cơ chế quản lý tài chính và công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá

65

3.2. Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá

66

3.2.1. Về quy trình phân tích tài chính 663.2.2. Về nội dung phân tích 673.2.2.1. Về cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn 673.2.2.2. Về tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh 713.2.2.3. Về khả năng thanh toán 743.2.2.4. Về khả năng hoạt động 763.2.2.5. Về hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lãi 783.2.2.6. Đánh giá khả năng tăng trưởng 793.2.3. Về phương pháp phân tích 803.2.4. Về tổ chức và nhân sự cho công tác phân tích tài chính 823.2.5. Về kỹ thuật và công nghệ 833.2.6. Về công tác kế toán, kiểm toán và thống kê 843.3. Kiến nghị 843.3.1. Về phía Nhà nước 843.3.2. Về phía ngành liên quan 85KẾT LUẬN 86DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87PHỤ LỤC 89

2

Page 3: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTDN: Doanh nghiệp.

SXKD: Sản xuất kinh doanh.

CP: Cổ phần

HĐTC: Hoạt động tài chính.

PTTC: Phân tích tài chính

BCTC: Báo cáo tài chính

TSCĐ: Tài sản cố định

TSLĐ: Tài sản lưu động

3

Page 4: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Bảng phân tích cơ cấu tài sản 22

Bảng 1.2: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn 24

Bảng 2.1: Bảng phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá

54

Bảng 2.2: Các khoản phải thu của Công ty 56

Bảng 2.3: Các khoản phải trả của Công ty 57

Bảng 2.4: Bảng đánh giá khả năng thanh toán của Công ty 58

Bảng 2.5: Doanh thu và chi phí hoạt động kinh doanh của Công ty

59

Bảng 2.6: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 60

Bảng 3.1: Bảng phân tích cơ cấu tài sản năm 2006 của Công ty

68

Bảng 3.2: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn năm 2006 của Công ty

70

Bảng 3.3: Bảng phân tích tình hình đảm bảo vốn năm 2006 của Công ty

88

4

Page 5: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Quá trình chuyển hoá 11

Sơ đồ 1.2: Quá trình sản xuất kinh doanh 12

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ sự gia tăng của doanh thu đòi hỏi sự gia tăng của nợ vay và giữ lại lợi nhuận

37

Sơ đồ 1.4: Mối quan hệ giữa tăng trưởng bền vững và khả năng sinh lời

40

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty 46

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức Bộ máy kế toán của Công ty 46

Sơ đồ 2.3: Hình thức kế toán tại Công ty 51

5

Page 6: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tàiTrên lý thuyết cũng như thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp, phân tích tài

chính đóng vai trò hết sức cần thiết. Mục đích của việc phân tích tài chính là giúp

người sử dụng thông tin đánh giá được sức mạnh tài chính, khả năng sinh lời và

triển vọng của doanh nghiệp. Do vậy, phân tích tài chính có ý nghĩa quan trọng

không chỉ đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp mà các

thông tin từ việc phân tích tài chính mang lại còn hữu ích đối với các nhà đầu tư,

nhà cung cấp, nhà cho vay, người lao động trong doanh nghiệp, các cơ quan quản

lý nhà nước về kinh tế. Đặc biệt, đối với các công ty cổ phần, công tác này đặc

biệt chiếm vị trí nổi bật bởi nó ảnh hưởng rất lớn tới việc ra quyết định của các

nhà đầu tư - một nhân tố giữ vai trò không nhỏ tới hoạt động của doanh nghiệp.

Song, vì những lý do khác nhau, trên thực tiễn, công tác phân tích tài chính

tại các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự trở thành công cụ hữu ích cho các đối tượng

liên quan, do vậy chưa thực sự phát huy được vai trò, ý nghĩa tích cực của nó.

Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực

khai thác cảng biển, đại lý và giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu. Trong lĩnh vực

này, doanh nghiệp chịu sự cạnh tranh khá lớn của gần 200 doanh nghiệp làm dịch

vụ hàng hải chủ yếu tập trung tại các trung tâm thưong mại hàng hải như Hải

Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Nẵng… và trong tương lai có thể

còn phải cạnh tranh gay gắt với các hãng tàu nước ngoài. Muốn tồn tại và phát

triển trong bối cảnh cạnh tranh, một nhân tố quan trọng là doanh nghiệp cần phải

đánh giá chính xác thực trạng tài chính và tiềm năng của doanh nghiệp để có thể ra

những quyết định đúng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có nhận được sự quan tâm của

các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các nhà cung cấp… hay không cũng chịu ảnh

6

Page 7: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

hưởng rất nhiều từ công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp. Nhận thức được

tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp, Công ty cổ phần Cảng Đoạn

xá cũng quan tâm tới công tác này. Nhưng công tác phân tích tài chính của Công

ty vẫn chưa thực sự có hệ thống, chưa có chiều sâu, chưa thực sự là công cụ đắc

lực cho việc ra quyết định của các nhà quản lý và chưa trở thành đòn bẩy để thu

hút sự quan tâm của các đối tượng liên quan khác. Để khắc phục những tồn tại trong

công tác phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá, tôi đã chọn

đề tài: “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá”.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là lý thuyết về phân tích tài chính doanh nghiệp

và thực tiễn công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá. Trên cơ sở

đánh giá hiệu quả của công tác này tại Công ty, đề tài đề xuất một số giải pháp để hoàn

thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác phân tích tài chính doanh nghiệp.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần

Cảng Đoạn xá từ năm 2004 đến năm 2006.

4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

* Phương pháp luận: phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và

duy vật lịch sử

* Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp phân tích - tổng hợp: trên cơ sở phân tích lý thuyết và thực tiễn

công tác phân tích tài chính tại doanh nghiệp, đề tài khái quát hoá bản chất của công

tác phân tích tài chính tại Công ty, trên cơ sở đánh giá đó nhằm đưa ra những giải pháp

cần thiết cho việc hoàn thiện công tác này tại Công ty.

7

Page 8: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

- Phương pháp so sánh: Đề tài sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá hiệu

quả hoạt động tài chính của Công ty qua các năm và trong mối quan hệ với các doanh

nghiệp cùng ngành – đây là một nội dung quan trọng của công tác phân tích tài chính.

* Phương pháp thu thập và xử lý thông tin:

- Phương pháp thu thập thông tin:

+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu tài liệu để tìm hiểu những

thông tin sau:

Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài (trong các tài liệu, giáo trình về

lý thuyết phân tích tài chính...)

Kết quả nghiên cứu của các tác giả khác (trong các tạp chí, báo cáo

khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học ... có liên quan tới vấn đề phân tích tài chính

doanh nghiệp)

Chủ trương, chính sách liên quan tới nội dung nghiên cứu (chủ yếu

là các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước điều chỉnh các nội dung liên quan tới

tài chính doanh nghiệp)

Số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài (chủ yếu là các báo

cáo tài chính của doanh nghiệp qua các năm, số liệu thống kê ngành...)

+ Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn các nhà đầu tư, các nhà quản trị

doanh nghiệp hoặc các đối tượng liên quan khác để làm rõ nội dung nghiên cứu.

- Phương pháp xử lý thông tin:

+ Phương pháp xử lý toán học đối với các thông tin định lượng: Sử dụng

phương pháp thống kê toán để xác định xu hướng diễn biến của các số liệu, xác định

được quy luật của tập hợp số liệu

8

Page 9: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

+ Phương pháp xử lý logic đối với các thông tin định tính: Đưa ra những

phán đoán về bản chất các sự kiện và thể hiện liên hệ logic của các sự kiện.

5. Kết cấu của đề tàiĐề tài với tên gọi: ”Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần

Cảng Đoạn xá”, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tài liệu tham khảo,

danh mục các chữ viết tắt và các phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác phân tích tài chính tại doanh

nghiệp.

Chương 2: Thực trạng về công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Cảng

Đoạn xá.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty Cổ

phần Cảng Đoạn xá.

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.

1.1. Hoạt động tài chính và vai trò phân tích tài chính doanh nghiệp:

9

Page 10: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

1.1.1. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn

định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt

động kinh doanh.

Để đạt được lợi nhuận mong muốn, doanh nghiệp cần phải có những quyết định

về tổ chức hoạt động sản xuất và vận hành quá trình trao đổi. Trong quá trình đó, có rất

nhiều yếu tố tác động tới hoạt động của doanh nghiệp.

Trước hết, doanh nghiệp luôn phải đối đầu với công nghệ. Sự phát triển của

công nghệ là một yếu tố góp phần thay đổi phương thức sản xuất, tạo ra nhiều kỹ thuật

mới dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ trong quản lý tài chính doanh nghiệp.

Doanh nghiệp mặt khác là đối tượng quản lý của nhà nước. Nhà nước điều chỉnh

hoạt động của doanh nghiệp thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là các

văn bản quy định về cơ chế quản lý tài chính.

Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường luôn luôn phải dự tính trước các khả

năng rủi ro có thể xảy ra, đặc biệt là rủi ro tài chính để có thể có cách ứng phó kịp thời,

đúng đắn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp luôn luôn phải đáp ứng những đòi hỏi ngày càng

cao hơn của khách hàng về chất lượng, mẫu mã, giá cả hàng hoá và các loại dịch vụ.

Doanh nghiệp cũng thường phải đáp ứng được đòi hỏi của các đối tác về mức

vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn. Sự tăng, giảm vốn chủ sở hữu có tác động đáng kể

tới hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt trong các điều kiện kinh tế khác nhau.

Muốn phát triển bền vững, doanh nghiệp phải làm chủ và dự đoán trước sự thay

đổi của môi trường để sẵn sàng thích nghi với nó. Trong môi trường đó, quan hệ tài

chính của doanh nghiệp được thể hiện rất phong phú và đa dạng.

Trước hết, để tiến hành hoạt động sản xuất – kinh doanh, doanh nghiệp phải có

một lượng vốn nhất định để đầu tư các yếu tố đầu vào (máy móc, thiết bị, nhà xưởng,

nguyên liệu, nhân lực…) và sau đó là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào tạo ra các

hàng hoá - dịch vụ đầu ra (hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hoặc được

10

Page 11: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

sử dụng cho quá trình sản xuất, kinh doanh khác). Như vậy, trong một thời kỳ nhất

định, các doanh nghiệp đã chuyển hoá các hàng hoá, dịch vụ đầu vào thành các hàng

hoá, dịch vụ đầu ra để trao đổi (bán). Quá trình này được mô tả qua sơ đồ sau:

Hàng hoá và dịch vụ (mua vào)

Sản xuất - chuyển hoá

Hàng hoá và dịch vụ (bán ra)

SƠ ĐỒ 1.1: QUÁ TRÌNH CHUYỂN HOÁ

Trong số các tài sản mà doanh nghiệp nắm giữ có một tài sản đặc biệt – đó là

tiền. Mọi quá trình trao đổi đều được thực hiện thông qua trung gian là tiền và khái

niệm dòng vật chất và dòng tiền phát sinh từ đó, tức là sự dịch chuyển hàng hoá, dịch

vụ và sự dịch chuyển tiền giữa các đơn vị, tổ chức kinh tế. Như vậy, tưong ứng với

dòng vật chất đi vào (hàng hoá, dịch vụ đầu vào) là dòng tiền đi ra; ngược lại, tương

ứng với dòng vật chất đi ra (hàng hoá, dịch vụ đầu ra) là dòng tiền đi vào). Quy trình

này được mô tả qua sơ đồ sau:

Dòng vật chất đi vào Dòng tiền đi ra (xuất quỹ)

Sản xuất chuyển hoá

11

Page 12: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

Dòng vật chất đi ra Dòng tiền đi ra (xuất quỹ)

SƠ ĐỒ 1.2: QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH

Sản xuất, chuyển hoá là một quá trình công nghệ. Một mặt, nó được đặc trưng

bởi thời gian chuyển hoá hàng hoá và dịch vụ, mặt khác nó được đặc trưng bởi các yếu

tố cần thiết cho sự vận hành – đó là tư liệu sản xuất và sức lao động. Quá trình công

nghệ này có tác dụng quyết định tới cơ cấu vốn và hoạt động trao đổi của doanh

nghiệp.

Doanh nghiệp thực hiện hoạt động trao đổi hoặc với thị trường cung cấp hàng

hoá, dịch vụ đầu vào hoặc với thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ đầu ra

và tuỳ thuộc vào tính chất hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt

động tài chính của doanh nghiệp được phát sinh từ quá trình trao đổi đó. Hoạt động tài

chính có quan hệ chặt chẽ với hoạt động kinh doanh và nó phục vụ cho các mục tiêu

kinh doanh của doanh nghiệp. Nói một cách cụ thể, hoạt động tài chính doanh nghiệp

là hoạt động của các luồng chuyển dịch, các luồng vận động và chuyển hoá các luồng

tài chính trong quá trình sản xuất, cung cấp và trao đổi để tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ

nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Có thể khái quát hoạt động tài chính với những nội dung cơ bản sau:

- Hoạt động huy động vốn và hình thành các nguồn vốn.

- Hoạt động sử dụng vốn trong quá trình kinh doanh.

o Hoạt động phân phối vốn.

o Hoạt động luân chuyển vốn trong kinh doanh.

- Hoạt động phân phối nguồn tài chính trở lại các quỹ tiền tệ và vốn kinh

doanh.

12

Page 13: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

1.1.2. Vai trò của phân tích tài chính.

Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các

phương pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác

về tài chính nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro,

mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó. Với những nội dung

này, phân tích tài chính của một doanh nghiệp trở thành mối quan tâm của nhiều đối

tượng khác nhau như Ban Giám đốc, Hội đồng quản trị, các nhà đầu tư, các cổ đông,

người cho vay…

Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm

hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Do vậy, hơn ai hết, họ cần

có đủ thông tin và hiểu rõ doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính đã qua, thực

hiện cân bằng tài chính và khả năng thanh toán, sinh lợi, rủi ro và dự đoán tình hình tài

chính nhằm đề ra quyết định đúng.

Đối với với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của

họ hướng chủ yếu vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, họ đặc biệt chú ý tới

số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển dổi thành tiền nhanh; từ đó so sánh với

số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Ngoài ra,

các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng cũng rất quan tâm đến số lượng vốn của

chủ sở hữu, bởi vì số vốn chủ sở hữu này là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp

doanh nghiệp gặp rủi ro.

Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như sự rủi

ro, thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn,… Vì vậy, họ cần những

thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh và các

tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Những điều đó nhằm đảm bảo sự an toàn và

tính hiệu quả cho các nhà đầu tư.

Đối với các nhà cung cấp vật tư, thiết bị, hàng hoá, dịch vụ, họ phải quyết định

xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng, thanh toán chậm hay không.

13

Page 14: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

Cũng như các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, nhóm người này cũng cần

phải biết được khả năng thanh toán hiện tại và thời gian sắp tới của khách hàng.

1.2. Công tác phân tích tài chính trong doanh nghiệp.

1.2.1. Quy trình phân tích tài chính.

Phân tích tài chính doanh nghiệp thông thường phải trải qua các giai đoạn sau:

* Xác định mục tiêu phân tích:

Đối với mỗi doanh nghiệp ở từng thời kỳ nhất định, mục tiêu phân tích tài chính

được xác định một cách khác nhau và trong mỗi vấn đề của hoạt động tài chính như

khả năng cân đối vốn, quản lý hàng tồn kho, kiểm soát chi phí và lợi nhuận… thì mỗi

vấn đề có mục tiêu riêng như:

Về khả năng cân đối vốn sẽ có mục tiêu phân tích cơ cấu vốn, khả năng thanh

toán và lưu chuyển vốn.

Về quản lý hàng tồn kho sẽ có mục tiêu phân tích về doanh số, giá cả và cấu

trúc tài sản.

Về kiểm soát chi phí và lợi nhuận có mục tiêu phân tích là khả năng sinh lãi,

doanh thu…

Xác định mục tiêu phân tích là bước rất quan trọng quyết định đến ý nghĩa của

công tác phân tích tài chính đối với doanh nghiệp cũng như các đối tượng có liên quan.

* Lập kế hoạch phân tích:

Trên cơ sở tuân thủ mục têiu phân tích đã đề ra, bộ phận phân tích phải xác định

rõ phạm vi phân tích, thời gian tiến hành, phân công trách nhiệm bố trí nhân sự cho

công tác phân tích tài chính.

Về phạm vi phân tích có thể chia ra phân tích theo chuyên đề hay phân tích toàn

diện.

Về thời gian phân tích, kế hoạch phân tích phải xác định rõ việc phân tích là

phân tích trước, phân tích hiện hành hay phân tích sau.

14

Page 15: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

Phân tích trước là phân tích trước khi tiến hành một kế hoạch kinh doanh nào

đó. Phân tích trước thường đưa ra những dự đoán về nhu cầu, cách thức phân bổ các

nguồn lực tài chính và lập kế hoạch thu hồi vốn của doanh nghiệp.

Phân tích hiện hành là việc phân tích đồng thời với quá trình kinh doanh nhằm

xác minh tính hợp lý về mặt tài chính của các dự án, dự đoán kế hoạch phục vụ cho

việc điều chỉnh kịp thời các dự án, dự đoán kế hoạch đó.

Phân tích sau là việc phân tích các kết quả trên giác độ tài chính sau khi đã thực

hiện toàn bộ công việc.

Về nhân sự, công tác phân tích tài chính phải được thực hiện bởi đội ngũ nhân

sự có kinh nghiệm và có tinh thần trách nhiệm cao.

* Thu thập, xử lý thông tin.

Trong phân tích tài chính, nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọi nguồn thông

tin: từ thông tin nội bộ doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài doanh nghiệp, từ

thông tin số lượng đến thông tin giá trị. Những thông tin đó đều giúp nhà phân tích có

thể đưa ra được những nhận xét, kết luận tinh tế và thích đáng.

Thông tin bên ngoài doanh nghiệp có thể là những thông tin chung (thông tin

liên quan đến trạng thái nền kinh tế, cơ hội kinh doanh, chính sách thuế, lãi suất…),

thông tin về ngành kinh doanh (thông tin liên quan đến vị trí của ngành trong nền kinh

tế, cơ cấu ngành, các sản phẩm của ngành, tình trạng công nghệ, thị phần…) và các

thông tin về phương diện pháp lý đối với doanh nghiệp (các thông tin mà doanh nghiệp

phải báo cáo cho các cơ quan quản lý như: tình hình quản lý, kiểm toán, kế hoạch sử

dụng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp…)

Tuy nhiên, để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp, có

thể sử dụng thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp như là một nguồn thông tin

quan trọng bậc nhất. Thông tin kế toán được phản ánh khá đầy đủ trong các báo cáo kế

toán: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và

thuyết minh báo cáo tài chính.

15

Page 16: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

Nói tóm lại, đó là tất cả các thông tin quan trọng mà nhà phân tích cần thu thập,

xử lý nhằm phục vụ công tác phân tích.

* Tiến hành công tác phân tích tài chính:

Công tác phân tích tài chính dựa trên cơ sở các yêu cầu về nội dung, phương

pháp phân tích đã đề ra, dựa trên các thông tin và số liệu đã thu thập và xử lý, sau đó

được tiến hành như sau:

Một là đánh giá chung tình hình tài chính: sử dụng các phương pháp và các chỉ

tiêu đã lựa chọn tính toán để đánh giá theo từng chỉ tiêu cụ thể, từ đó tổng kết khái quát

toàn bộ xu hướng phát triển và mối quan hệ qua lại giữa các mặt hoạt động của doanh

nghiệp.

Hai là xác định các nhân tổ ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố

đối với đối tượng phân tích. Tuỳ theo yêu cầu quản lý và điều kiện cung cấp thông tin

để xác định số lượng các nhân tố sử dụng trong phân tích, qua các phương pháp phân

tích mà xác định chiều hướng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới đối tượng phân

tích.

Ba là tổng hợp kết quả phân tích, rút ra kết luận, nguyên nhân tác động và đề

xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

* Lập báo cáo phân tích tài chính:

Đây là bước cuối cùng trong việc thực hiện công tác phân tích tài chính doanh

nghiệp. Kết quả phân tích phải được viết thành báo cáo gửi cho Ban giám đốc doanh

nghiệp, những đối tượng có nhu cầu để phục vụ công tác quản lý doanh nghiệp.

1.2.2. Phương pháp phân tích tài chính:

Phương pháp phân tích tài chính là cách thức hay kỹ thuật dùng để xử lý các

thông tin tài chính nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Hiện nay có rất

nhiều phương pháp được các nhà phân tích tài chính sử dụng. Sau đây là một vài

phương pháp chủ yếu được sử dụng phổ biến nhất:

16

Page 17: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

1.2.2.1 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong phân tích

tài chính, được dùng để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của chỉ

tiêu phân tích. Trong phân tích tài chính, phương pháp so sánh thường được sử dụng

bằng cách so sánh ngang (còn gọi là phân tích ngang) và so sánh dọc (còn gọi là phân

tích dọc). So sánh ngang là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối

và số tương đối trên từng chỉ tiêu của từng báo cáo tài chính; so sánh dọc là việc sử dụng

các tỷ suất, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài

chính và giữa các báo cáo để rút ra kết luận.

Để tiến hành so sánh được, cần lưu ý các vấn đề cơ bản sau:

- Thứ nhất, trong quá trình so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện sau:

+ Các chỉ tiêu được sử dụng để so sánh phải cùng phản ánh một nội dung kinh

tế.

+ Các chỉ tiêu phải có cùng phương pháp tính toán.

+ Các chỉ tiêu phải được tính theo cùng một đơn vị đo lường.

+ Các chỉ tiêu phải được thu thập ở cùng một phạm vi thời gian và cùng một qui

mô không gian.

- Thứ hai, phải chọn được tiêu chuẩn so sánh. Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của

một kỳ được chọn làm căn cứ để so sánh, gọi là gốc so sánh. Gốc so sánh thường được

xác định theo thời gian và không gian. Tuỳ vào mỗi mục đích phân tích khác nhau,

người phân tích sẽ chọn các gốc so sánh phù hợp.

+ Để đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu: gốc so sánh được chọn là số

liệu kỳ trước hoặc cùng kỳ này năm trước.

+ Để đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức: gốc so

sánh được chọn là số liệu kế hoạch, số liệu dự toán, số liệu định mức.

17

Page 18: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

+ Để đánh giá kết quả đạt được của doanh nghiệp so với các đơn vị khác: gốc so

sánh được chọn là số liệu của các đơn vị có điều kiện tương đương hoặc số liệu trung

bình ngành...

1.2.2.2. Phương pháp tỷ số

Phương pháp tỷ số là phương pháp phản ánh kết cấu, mối quan hệ giữa các chỉ tiêu

tài chính và sự biến đổi của lượng tài chính thông qua hàng loạt tỷ số theo chuỗi thời

gian liên tục và theo từng giai đoạn. Các tỷ số được chia thành bốn nhóm chính:

- Tỷ số về khả năng thanh toán: đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khả

năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

- Tỷ số về khả năng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn: nhóm chỉ tiêu này phản ánh mức

độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dịng nợ, vay của doanh nghiệp.

- Tỷ số về khả năng hoạt động: đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng tài

nguyên nguồn lực của doanh nghiệp.

- Tỷ số về khả năng sinh lãi: nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất – kinh

doanh tổng hợp nhất của một doanh nghiệp.

Tuỳ theo mục tiêu phân tích tài chính mà các nhà phân tích chú trọng nhiều hơn tới

nhóm tỷ số này hay nhóm tỷ số khác. Ví dụ, các chủ nợ đặc biệt quan tâm tới khả năng

thanh toán của người vay, các nhà đầu tư dài hạn quan tâm tới khả năng hoạt động và

hiệu quả sản xuất – kinh doanh. Đồng thời, họ cũng cần nghiên cứu tình hình về khả

năng thanh toán để đánh giá khả năng của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thanh toán hiện

tại và xem xét lợi nhuận để dự tính khả năng trả nợ cuối cùng, tỷ số về cơ cấu vốn làm

thay đổi đáng kể lợi ích của các nhà đầu tư. Mỗi nhóm tỷ số trên bao gồm nhiều tỷ số và

trong từng trường hợp các tỷ số được lựa chọn sẽ phụ thuộc vào bản chất và quy mô của

hoạt động phân tích.

1.2.2.3. Phương pháp phân tích tài chính Dupont:

Phương pháp Dupont là phương pháp phân tích nhằm đánh giá sự tác động

tương hỗ giữa các tỷ số tài chính: tỷ suất hoạt động và tỷ suất doanh lợi tiêu thụ để xác

định khả năng sinh lời của vốn đầu tư.

18

Page 19: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng, doanh lợi vốn

chủ sở hữu (ROE) là chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện của mục tiêu này. Công thức

xác định như sau:

ROE =

Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu

ROE phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, tăng mức doanh lợi của

vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính

doanh nghiệp.

Ngoài ra, còn có chỉ tiêu doanh lợi tài sản (ROA)

ROA =

Lợi nhuận trước thuế & lãi

Tài sảnHoặc:

ROA =

Lợi nhuận sau thuế

Tài sản

Đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư.

Tuỳ thuộc vào tình hình kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp được phân tích và phạm

vi so sánh mà người ta lựa chọn thu nhập trước thuế và lãi hoặc thu nhập sau thuế để so

sánh với tổng tài sản.

Khi sử dụng phương pháp phân tích tài chính Dupont nhằm đánh giá tác động

tương hỗ giữa các tỷ số tài chính, nhà phân tích có thể thực hiện việc tách tỷ số ROE:

ROE =LN sau thuế

=Lợi nhuận sau thuế

xTài sản

= ROA x EMVốn CSH Tài sản Vốn CSH

(EM: số nhân vốn)

EM có thể được biến đổi thành:

EM = Tài sản = Tổng nguồn vốn = 1 = 1

19

Page 20: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu 1- Tỷ suất nợ

Tổng nguồn vốn

ROE phản ánh mức sinh lợi của một đồng vốn chủ sở hữu - mức tăng giá trị tài

sản cho các chủ sở hữu. Còn ROA phản ánh mức sinh lời của toàn bộ danh mục tài sản

của doanh nghiệp – khả năng quản lý tài sản của các nhà quản lý. EM là hệ số nhân

vốn chủ sở hữu, nó phản ánh mức độ huy động vốn từ bên ngoài của doanh nghiệp.

Nếu EM tăng, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp tăng vốn huy động từ bên ngoài.

Tách ROA:

ROA =Lợi nhuận sau thuế

=Lợi nhuận sau thuế

xDoanh thu

= PM x AUTài sản Doanh thu Tài sản

PM: Doanh lợi tiêu thụ phản ánh tỷ trọng lợi nhuận sau thuế trong doanh thu

của doanh nghiệp.

AU: hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

Khi PM tăng thể hiện doanh nghiệp quản lý doanh thu và quản lý chi phí có hiệu

quả.

Như vậy, doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) có thể được biến đổi như sau:

ROE = PM x AU x EM

Có thể tóm tắt các yếu tố cơ bản tác động đến ROE của một doanh nghiệp đó là

khả năng tăng doanh thu, công tác quản lý chi phí, quản lý tài sản và đòn bẩy tài chính.

1.2.3. Nội dung phân tích tài chính.

1.2.3.1. Phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản với

nguồn vốn

* Phân tích cơ cấu tài sản:

Phân tích cơ cấu tài sản giúp người phân tích tìm hiểu sự thay đổi về giá trị, tỷ

trọng của tài sản qua các thời kỳ như thế nào, sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu

hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với việc

20

Page 21: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

Giá trị của từng bộ phận tài sản

Tổng số tài sản=

Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản 100x

nâng cao năng lực kinh tế để phục vụ cho chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp hay không. Ngoài ra, việc phân tích này còn cung cấp cho nhà phân tích

nhìn về quá khứ tìm kiếm một xu hướng, bản chất sự biến động tài sản của doanh

nghiệp.

Khi phân tích cơ cấu tài sản, ngoài việc so sánh sự biến động trên tổng số tài sản

và từng loại tài sản (tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, các khoản phải thu ngắn hạn,

hàng tồn kho, …) giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc, các nhà phân tích còn tính ra và so

sánh tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong tổng số, từ đố thấy được xu hướng biến

động và mức độ hợp lý của việc phân bổ.

Nhà phân tích có thể lập bảng phân tích theo mẫu sau:

BẢNG 1.1: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN

Tài sản Kỳ gốc Kỳ phân tích Kỳ PT so với KG Chên

21

Page 22: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

h lệch

tỷ

trọng

(%)

Số

tiền

Tỷ

trọng

(%)

Số

tiền

Tỷ

trọng

(%)

Số tiền

Tỷ

trọng

(%)

1 2 3 4 5 6 7 8

A. Tài sản ngắn hạn

I. Tiền và tương đương tiền

II. Đầu tư tài chính ngắn

hạn

III. Phải thu ngắn hạn

IV. Hàng tồn kho

V. Tài sản ngắn hạn khác

B. Tài sản dài hạn

1 2 3 4 5 6 7 8

I. Phải thu dài hạn

II. Tài sản cố định

III. Bất động sản đầu tư

IV. Đầu tư tài chính dài hạn

V. Tài sản dài hạn khác

Tổng cộng

* Phân tích cơ cấu nguồn vốn:

22

Page 23: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn

Tổng sô nguồn vốn=

Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn 100x

Phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm giúp nhà phân tích tìm hiểu được sự thay đổi

về giá trị, tỷ trọng của nguồn vốn qua các thời kỳ. Sự thay đổi này bắt nguồn từ những

dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với

việc nâng cao năng lực tài chính, tính tự chủ tài chính, khả năng tận dụng, khai thác

nguồn vốn trên thị trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay không cũng như có

phù hợp với chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không?

Phân tích cơ cấu nguồn vốn cung cấp thông tin cho người phân tích sự thay đổi nguồn

vốn, một xu hướng cơ cấu nguồn vốn hợp lý trong tương lai.

Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng được tiến hành tương tự như việc phân

tích cơ cấu tài sản. Cùng với việc so sánh tổng nguồn vốn cũng như từng loại nguồn

vốn giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc, các nhà phân tích còn tính ra và so sánh tỷ trọng

của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số, từ đó thấy được xu hướng biến động,

mức độ hợp lý và tính tự chủ tài chính của doanh nghiệp.

Khi phân tích có thể lập bảng theo mẫu sau:

BẢNG 1.2: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN

23

Page 24: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

Nợ phải trả

Tài sản=

Hệ số nợ so với tài sản

Nguồn vốn

Kỳ gốc Kỳ phân tích Kỳ PT so với KG Chên

h lệch

tỷ

trọng

(%)

Số

tiền

Tỷ

trọng

(%)

Số

tiền

Tỷ

trọng

(%)

Số tiền

Tỷ

trọng

(%)

A. Nợ phải trả

I. Nợ ngắn hạn

II. Nợ dài hạn

B. Nguồn vốn chủ sở hữu

. Vốn chủ sở hữu

II. Nguồn vốn và kinh phí

khác

Tổng cộng

* Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn thể hiện sự tương quan về giá trị tài sản

và cơ cấu vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích mối

quan hệ này giúp nhà phân tích phần nào nhận thức được sự hợp lý giữa nguồn vốn

doanh nghiệp huy động và sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, và sử dụng có

hợp lý, hiệu quả hay không.

Khi phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, nhà phân tích cần tính ra

và so sánh các chỉ tiêu sau:

+ Hệ số nợ so với tài sản:

24

Page 25: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

=Hệ số tài sản so với

vốn chủ sở hữu

Tài sản

Chỉ tiêu này cho biết mức độ doanh nghiệp dùng các khoản nợ đầu tư cho tài

sản là bao nhiêu. Thông thường các chủ nợ thích hệ số này vừa phải vì khi đó các

khoản nợ của họ được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong khi

đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp ưa thích hệ số nợ cao vì họ muốn gia tăng lợi nhuận

nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Hệ số nợ cao, mức độ an toàn tài

chính giảm đi, mức độ rủi ro cao hơn và có thể doanh nghiệp sẽ bị lỗ nặng nếu hoạt

động sản xuất kinh doanh không ổn định, nhưng doanh nghiệp cũng có khả năng thu

lợi nhuận cao khi điều kiện kinh tế thuận lợi. Dù vậy, nếu hệ số này quá cao thì doanh

nghiệp sẽ dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và không thể kiểm soát được

hoạt động của mình. Vì vậy, để vừa đảm bảo khả năng gia tăng lợi nhuận cao vừa giảm

thiểu rủi ro khi đưa ra các quyết định tài chính, doanh nghiệp cần xem xét mức độ cân

bằng giữa rủi ro và lợi nhuận.

+ Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu:

Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ

sở hữu. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp được

tài trợ bằng vỗn chủ sở hữu càng ít làm cho khả năng độc lập về tài chính của doanh

nghiệp càng kém và ngược lại.

1.2.3.2. Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh

Bất kỳ một doanh nghiệp nào để đi vào hoạt động thì cũng phải huy động được

một lượng vốn chủ sở hữu đảm bảo cho nhu cầu thiết yếu về tài sản ngắn hạn và tài sản

dài hạn. Quá trình hoạt động của doanh nghiệp sẽ tiếp tục hình thành nên các khoản

chiếm dụng vốn tạm thời, vốn vay ngắn hạn, vốn vay dài hạn đồng thời với sự tích luỹ

dần về vốn chủ sở hữu. Thực chất của phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động

Vốn chủ sở hữu

25

Page 26: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

kinh doanh là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài

sản, nói cách khác là việc phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp.

* Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn:

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần có tài sản

bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Nguồn tài trợ tương ứng cho hai loại tài

sản này là nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Nguồn vốn ngắn hạn trong

doanh nghiệp bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, còn nguồn vốn dài hạn bao gồm nợ dài

hạn và vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành tài sản

dài hạn, nguồn vốn ngắn hạn và phần dư của nguồn vốn dài hạn được đầu tư vào tài

sản ngắn hạn.

Trong mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sẽ là hợp lý nếu tài

sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn vì điều này chứng tỏ doanh nghiệp giữ vững mối

quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sử dụng đúng mục đích nợ ngắn

hạn. Đồng thời nó cũng chỉ ra một sự hợp lý trong chu kỳ luân chuyển tài sản ngắn hạn

với chu kỳ thanh toán nợ ngắn hạn. Ngược lại, nếu tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn

hạn thì đây là dấu hiệu cho thấy một phần nguồn vốn ngắn hạn đã được đầu tư vào tài

sản dài hạn. Khi đó, chu kỳ luân chuyển tài sản khác với chu kỳ thanh toán nên dễ dẫn

đến những vi phạm nguyên tắc tín dụng và có thể đưa đến một hệ quả tài chính không

tốt.

Trong mối quan hệ giữa tài sản dài hạn với nợ dài hạn, nếu tài sản dài hạn lớn

hơn nợ dài hạn và phần thiếu hụt được bù đắp từ vốn chủ sở hữu thì là điều hợp lý vì

khi đó doanh nghiệp đã sử dụng đúng mục đích nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Tuy

nhiên nếu phần thiếu hụt được bù đắp bằng nợ ngắn hạn thì lại là bất hợp lý vì nó làm

mất cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Nếu tài sản dài hạn nhỏ hơn nợ dài

hạn thì chứng tỏ một phần nợ dài hạn đã được chuyển vào tài trợ tài sản ngắn hạn. Điều

26

Page 27: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

Tài sản dài hạn

Vốn hoạt động thuần -=

Nguồn tài trợ thường xuyên

này vừa làm lãng phí chi phí lãi vay nợ dài hạn vừa thể hiện sử dụng sai mục đích nợ

dài hạn.

Ngoài ra, khi phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, người

phân tích cũng cần chú trọng đến vốn hoạt động thuần (còn gọi là vốn ngắn hạn

thường xuyên) là số vốn mà doanh nghiệp không cần phải vay mượn hay đi chiếm

dụng, được sử dụng để duy trì những hoạt động bình thường, diễn ra thường xuyên tại

doanh nghiệp. Vốn hoạt động thuần có thể tính theo một trong hai cách sau:

Vốn hoạt động thuần = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

Hoặc:

Trong đó, nguồn tài trợ thường xuyên là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng

thường xuyên lâu dài, bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay dài hạn (nợ dài hạn, trung

hạn).

Nếu vốn hoạt động thuần lớn hơn 0 thì đây là dấu hiệu tài chính bình thường

hay khả quan, thể hiện sự cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nguồn vốn ngắn hạn hoặc

cân đối giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản dài hạn. Cân bằng tài chính trong trường

hợp này gọi là cân bằng tốt.

Ngược lại, nếu vốn hoạt động thuần nhỏ hơn 0 sẽ thể hiện một sự mất cân đối

giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn và mất cân đối giữa nguồn tài trợ thường xuyên

với tài sản dài hạn. Điều này chỉ ra rằng doanh nghiệp dùng nguồn tài trợ tạm thời cho

cả tài sản dài hạn và nếu tình trạng này kéo dài thì có thể dẫn đến tình trạng tài chính

của doanh nghiệp rối loạn nghiêm trọng hơn, toàn bộ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

có thể mất dần và đi đến bờ vực phá sản. Và tất nhiên, cân bằng tài chính trong trường

hợp này là cân bằng xấu.

* Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh

27

Page 28: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

Nguồn tài trợ thường xuyên

Tổng nguồn vốn=Hệ số tài trợ thường xuyên

Nguồn tài trợ tạm thời

Tổng nguồn vốn=Hệ số tài trợ tạm thời

Để phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh, nhà phân tích

cần tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau:

+ Hệ số tài trợ thường xuyên

Hệ số này cho biết, so với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn tài trợ

thường xuyên chiếm mấy phần. Trị số này càng lớn chứng tỏ tính ổn định về tài chính

càng cao và ngược lại.

+ Hệ số tài trợ tạm thời

Nguồn tài trợ tạm thời là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động

kinh doanh trong một thời gian ngắn. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay nợ ngắn

hạn, vay nợ quá hạn và các khoản chiếm dụng bất hợp pháp của người bán, người mua,

người lao động (mua hàng mà không có thanh toán, bán hàng mà không giao hàng,

thuê công nhân mà không trả lương…).

Tương tự như hệ số tài trợ thường xuyên, hệ số tài trợ tạm thời cho biết, so với

tổng nguồn tài trợ, nguồn tài trợ tạm thời chiếm mấy phần. Trị số của chỉ tiêu này càng

lớn chứng tỏ tính ổn định về mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp và ngược lại.

+ Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyên

28

Page 29: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

Vốn chủ sở hữu

Nguồn tài trợ thường xuyên=

Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn vốn tài trợ thường xuyên

Nguồn tài trợ thường xuyên

Tài sản dài hạn=

Hệ số nguồn vốn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn

Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn=

Hệ số giữa tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn

Thông qua chỉ tiêu này, nhà phân tích thấy được trong tổng số nguồn tài trợ

thường xuyên, số vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn thì

tính tự chủ và độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

+ Hệ số nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn

Chỉ tiêu này cho biết mức độ tài trợ của tài sản dài hạn bằng nguồn vốn thường

xuyên. Trị số của chỉ tiêu càng lớn thì tính ổn định và bền vững về tài chính của doanh

nghiệp càng lớn và ngược lại.

+ Hệ số tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn

Với chỉ tiêu này người phân tích biết mức độ tài trợ tài sản ngắn hạn bằng nợ

ngắn hạn là cao hay thấp. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1 thì tính ổn định và bền

vững về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

1.2.3.3. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu phụ thuộc chủ yếu

vào tình hình thanh toán của doanh nghiệp. Nếu hoạt động tài chính tốt, doanh nghiệp

sẽ có ít công nợ, ít bị chiếm dụng vốn và cũng ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu

29

Page 30: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

hoạt động tài chính kém, doanh nghiệp sẽ phải đương đầu với các khoản công nợ kéo

dài. Phân tích tình hình thanh toán là việc xem xét tình hình thanh toán các khoản phải

thu, phải trả của doanh nghiệp, qua đó có thể đánh giá được chất lượng và hiệu quả

hoạt động tài chính.

* Chỉ tiêu khả năng thanh toán tổng hợp:

Hệ số khả năng thanh toán tổng hợp =

Số tiền có thể dùng thanh toán(khả năng thanh toán)Số tiền phải thanh toán(Nhu cầu thanh toán)

Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và nhu cầu thanh

toán của doanh nghiệp. Nếu hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ doanh nghiệp có

khả năng thanh toán, trang trải hết công nợ, tình hình tài chính khả quan. Ngược lại,

nếu hệ số này nhỏ hơn 1 chứng tỏ thực trạng tài chính không bình thường, doanh

nghiệp gặp khó khăn trong việc trang trải công nợ. Hệ số càng nhỏ phản ánh thực trạng

tài chính của doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn, mất dần khả năng thanh toán dẫn

tới nguy cơ phá sản.

* Chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động + đầu tư ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn là công cụ đo lường khả năng thanh toán

nợ ngắn hạn. Qua thực tiễn thấy rằng hệ số này là 2 thì tốt nhất. Tuy nhiên, hệ số này

tăng lên chưa hẳn chứng tỏ tình hình tài chính được cải thiện tốt hơn mà có thể do sự

gia tăng của hàng tồn kho ứ đọng… Vì vậy, cần phải nghiên cứu tỉ mỉ các khoản mục

riêng biệt của tài sản lưu động và nợ ngắn hạn.

* Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh:

Hệ số khả năng thanh = Tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn

30

Page 31: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

toán nhanh Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này khắc phục được nhược điểm của hệ số khả năng thanh toán ngắn

hạn và đánh giá trung thực hơn tình hình tài chính của doanh nghiệp vì hàng tồn kho,

chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển - những khoản mục không đáp ứng tức thời

cho việc thanh toán thì không được đưa vào xem xét. Thông thường, hệ số này là 0,5

thì hợp lý, nếu cảng nhỏ hơn 0,5 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp sẽ gặp

nhiều khó khăn. Doanh nghiệp sẽ phải bán gấp sản phẩm, hàng hoá để lấy tiền thanh

toán các khoản nợ.

* Chỉ tiêu thanh toán tức thời

Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Vốn bằng tiềnNợ ngắn hạn

Nếu hệ số này lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán của Doanh nghiệp tốt hơn.

Nếu nhỏ hơn 0,5 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn. Tuy

nhiên, nếu tỷ lệ này quá cao lại không tốt vì gây tình trạng quay vòng vốn chậm, hiệu

quả sử dụng vốn không cao.

* Chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay hay số lần có thể trả lãi:

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Lãi vay

Hệ số này phản ánh mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm như

thế nào. Nói cách khác, số vốn doanh nghiệp đi vay được sử dụng như thế nào, mang

lại lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp tiền vay hay không.

1.2.3.4. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng hoạt động:

Các chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh

nghiệp. Các chỉ tiêu này được thiết lập dựa trên doanh thu nhằm mục đích tìm ra tốc độ

quay vòng của một số đại lượng cần thiết cho quản lý tài chính ngắn hạn.

31

Page 32: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

* Vòng quay tiền:

Vòng quay tiền = Doanh thuTiền và các khoản tương đương tiền

Tỷ số này cho biết vòng quay của tiền trong một năm. CNó phản ánh với một

lượng tiền nhất định dùng vào kinh doanh đã mang lại tổng số doanh thu là bao nhiêu

trong một năm. Tuy nhiên cần phải kết hợp với các chỉ tiêu khác mới phản ánh được

hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

* Vòng quay hàng tồn kho:

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vồn hàng bán ra trong kỳTrị giá hàng tồn kho bình quân

Đây là tỷ số đặc trưng cho tốc độ lưu chuyển hàng hoá phản ánh hiệu quả sử

dụng hàng tồn kho và trình độ quản lý dự trữ của doanh nghiệp và sự phù hợp của hàng

hoá với nhu cầu của thị trường.

Vòng quay hàng tồn kho có thể rất khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp.

Thông thường tỷ số này cao cho thấy khả năng chuyển đổi hàng tồn kho thành tiền mặt

cao, nguy cơ ứ đọng hàng hoá giảm, chứng tỏ hoạt động của doanh nghiệp là hiệu quả

góp phần củng cố niềm tin của khách hàng. Các doanh nghiệp mong muốn duy trì

lượng hàng tồn kho càng thấp càng tốt bởi chi phí cho việc dự trữ hàng tồn kho là

tương đối lớn như: bảo hiểm cho hàng tồn kho, đọng vốn hàng tồn kho, nguy cơ bị lạc

hậu… Tuy nhiên, nếu lượng hàng tồn kho quá thấp, doanh nghiệp không đủ nguyên,

nhiên, vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc không đủ hàng hoá thoả mãn nhu cầu

khách hàng… thì cũng không tốt cho doanh nghiệp.

* Vòng quay các khoản phải thu:

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thuSố dư bình quân các khoản phải thu

32

Page 33: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của

doanh nghiệp. Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh là

tốt, tránh tình trạng doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn.

* Kỳ thu tiền bình quân:

Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu x 360Doanh thu

Chỉ tiêu này cho biết thông tin về khả năng thu hồi vốn trong thanh toán, đặc

biệt là việc thu hồi vốn từ việc bán chịu hàng hoá, đồng thời cũng phản ánh hiệu quả

việc quản lý các khoản phải thu và chính sách tín dụng doanh nghiệp thực hiện với

khách hàng của mình. Nó phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu

(số ngày của một vòng quay các khoản phải thu).

* Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thuTài sản cố định bình quân

Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh

thu trong một năm. Tài sản cố định ở đây được xác định theo giá trị còn lại tại thời

điểm lập báo cáo.

* Hiệu suất sử dụng tổng tài sản:

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thuTổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay toàn bộ tài sản hoặc nguồn vốn, cho bết

một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu, đánh giá khả năng sử dụng tài sản

của doanh nghiệp.

1.2.3.5. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng sinh lãi:

33

Page 34: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

Đây là các chỉ tiêu đánh giá khái quát nhất hiệu quả kinh doanh, khả năng dinh

lợi của doanh nghiệp. Nó là kết quả của quá trình quản lý doanh nghiệp đồng thời cũng

là căn cứ để đưa ra các quyết định cho các nhà quản lý.

* Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm: (PM)

Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = Lợi nhuận sau thuếDoanh thu

Chỉ tiêu này phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh, nó

phản ánh lợi nhuận sau thuế do doanh thu tiêu thụ sản phẩm đem lại. Tỷ số này chỉ ra

tỷ trọng kết quả trọng tổng các hoạt động của doanh nghiệp, chỉ rõ năng lực của doanh

nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận và năng lực cạnh tranh.

* Doanh lợi vốn chủ sở hữu: (ROE)

Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuếVốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và được các nhà

chủ đầu tư quan tâm đặc biệt khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào các doanh nghiệp.

Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất tong hoạt động

quản lý tài chính doanh nghiệp.

* Doanh lợi tài sản:

Doanh lợi tài sản (ROA) = Lợi nhuận trước thuế và lãiTài sản

Hoặc

Doanh lợi tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuếTài sản

Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một

đồng vốn đầu tư. Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của đơn vị được phân tích và phạm vi

34

Page 35: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

so sánh mà người ta lựa chọn thu nhập trước thuế và lãi hoặc thu nhập sau thuế để so

sánh với tổng tài sản.

* Ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính:

Đòn bẩy tài chính còn được gọi là hệ số nợ, được tính theo công thức sau:

Đòn bẩy tài chính = Tài sảnVốn chủ sở hữu

Hoặc được thể hiện bởi công thức:

Đòn bẩy tài chính = Tổng số nợ vayTổng vốn

Từ đó ta có thế xác định được doanh lợi vốn chủ sở hữu như sau:

Doanh lợi vốn

Chủ sở hữu =

Lợi nhuận sau thuế

=

Lợi nhuận sau thuế

Vốn CSH Tổng vốn - Tổng nợ vay

=

Lợi nhuận sau thuế

=

Doanh lợi tổng vốnTổng vốn

Tổng vốn - Tổng nợ vay 1- Hệ số nợ (ĐBTC)

Tổng vốn

Từ công thức trên ta thấy, khi doanh lợi tổng vốn không thay đổi, hệ số nợ càng

cao (vốn vay càng nhiều) thì doanh lợi vốn chủ sở hữu càng lớn. Do vậy, người ta gọi

hệ số nợ là đòn bẩy tài chính và dùng nó để khuyếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu.

Tuy nhiên, sử dụng đòn bẩy tài chính như con dao hai lưỡi. Nếu tổng tài sản

không có khả năng sinh ra một tỷ lệ lợi nhuận đủ lớn để bù đắp các chỉ phí lãi vay phải

trả thì doanh lợi vốn chủ sở hữu sẽ bị giảm sút.

Gọi: T: Tổng vốn; C: Vốn chủ sở hữu; V: Vốn vay

P’TT&L : Doanh lợi tổng tài sản EBIT: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

P’TT&L = EBIT/T; Suy ra: EBIT = P’TT&L x T

35

Page 36: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

r : Lãi suất tiền vay ; t% : Thuế suất thuế TNDN

Vậy, lãi vay phải trả là : V x r

Doanh lợi vốn chủ

sở hữu =

Lợi nhuận sau thuế

=

(EBIT - V x r) x (1- t%)

Vốn CSH C

=

[(P’TT&L x T – V x r)] x (1 – t%)

C

=[(P’TT&L x (C + V) – V x r)] x (1 – t%)

C

=[(P’TT&L x C) + (P’TT&L x V) – (V x r)] x (1 – t%)

C

= [(P’TT&L + (V/C) x (P’TT&L – r))] x (1 – t%)

Ta thấy (1 – t%) là một hằng số, vậy doanh lợi vốn chủ sở hữu chỉ phụ thuộc

vào lãi suất tiền vay r, doanh lợi tổng tài sản (P’TT&L) và tỷ lệ giữa tài sản được tài trợ

bằng vốn vay với tài sản được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu với (V/C) ≥ 0.

Vì vậy:

Nếu P’TT&L > r thì thu nhập ròng của một đồng vốn chủ sở hữu bằng hệ số sinh

lợi của tổng tài sản và được khuyếch đại thêm một lượng là: (V/C) x (P’TT&L – r).

Trường hợp này người ta gọi là đòn bẩy tài chính dương.

Nếu P’TT&L < r thì thu nhập ròng của một đồng vốn chủ sở hữu bằng hệ số sinh

lợi của tổng tài sản và được khấu trừ đi một lượng là: (V/C) x (P’TT&L – r). Trường hợp

này người ta gọi là đòn bẩy tài chính âm.

1.2.3.6. Đánh giá khả năng tăng trưởng:

Đánh giá chính xác khả năng tăng trưởng, giúp cho việc tính toán khả năng phát

triển của doanh nghiệp trong tương lai là vấn đề có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối

với nhà quản lý doanh nghiệp mà kể cả các nhà đầu tư. Thực tế hiện nay cho thấy

36

Page 37: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

không phải chỉ có doanh nghiệp suy thoái bị phá sản mà có nhiều doanh nghiệp bị phá

sản bởi tăng trưởng quá nhanh, một số khác thì tăng trưởng quá chậm. Việc quản lý để

đạt được sự tăng trưởng đúng mức và bền vững là mục tiêu theo đuổi của các nhà quản

lý nếu muốn tối đa hoá lợi nhuận.

Phân tích, đánh giá khả năng tăng trưởng được bắt đầu từ việc nghiên cứu, xác

định được tốc độ phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đây lµ tốc độ tăng trưởng tối

đa trong sự phù hợp với tốc độ tăng doanh số mà vẫn không làm cạn kiệt nguồn nội lực

tài chính của doanh nghiệp. Tiếp theo tiến hành so sánh tốc độ tăng trưởng mục tiêu

với tốc độ tăng trưởng bền vững đồng thời nghiên cứu, xem xét tình huống đặt ra cho

các nhà quản trị một khi tốc độ tăng trưởng mục tiêu vượt quá tốc độ tăng trưởng bền

vững hay ngược lại nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng bền vững.

Trước hết hãy giả định rằng: 1. Trong điều kiện thị trường cho phép, mọi doanh

nghiệp đều muốn tăng trưởng càng nhanh càng tốt; 2. Doanh nghiệp không thể hoặc

không muốn tăng vốn chủ bằng cách gọi thêm và phát hành cổ phiếu; 3. Doanh nghiệp

muốn duy trì một chính sách tài chính mà công ty cần phải đạt được.

Tình hình tài chính của một doanh nghiệp đang trên đà phát triển nhanh có thể

biểu diễn qua hình sau:

Tài sản Nguồn vốn

Tài sản mới gia

tăng để đáp ứng sự

gia tăng của doanh

thu

Khoản vay mới và

giữ lại lợi nhuậnTài sản gốc Nợ phải trả và vốn

chủ sở hữu gốc

SƠ ĐỒ 1.3: SƠ ĐỒ VỀ SỰ GIA TĂNG CỦA DOANH THU ĐÒI HỎI SỰ GIA

TĂNG CỦA NỢ VAY VÀ GIỮ LẠI LỢI NHUẬN

37

Page 38: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp được trình bày làm 2 cột: Tài sản và

nguồn vốn. Phần dưới là tài sản và nguồn vốn ở thời điểm đầu năm (bằng nhau).

Doanh nghiệp muốn gia tăng doanh thu cần phải gia tăng tài sản như khối lượng sản

xuất, hàng tồn kho, các khoản phải thu. Do Công ty không thể bỏ thêm vốn chủ như giả

định nên nguồn tài trợ cho sự gia tăng của tài sản là lợi nhuận giữ lại và tăng thêm nợ

vay.

Vấn đề cần xác định là tốc độ giới hạn mà doanh nghiệp có thể tăng doanh thu

đó chính là tốc độ tăng trưởng bền vững (ký hệu Tbv).

Ta biết rằng: vốn chủ sở hữu (bằng thu nhập giữ lại) và nợ vay tăng theo một tỉ

lệ thì cấu trúc tài chính không thay đổi. Như vậy thì tỷ lệ tăng vốn chủ và nợ vay quyết

định tỷ lệ gia tăng tài sản mà tỷ lệ gia tăng tài sản giới hạn tỷ lệ tăng trưởng của doanh

thu. Do đó:

Tbv =

Thay đổi vốn chủ sở hữu

=

Thu nhập giữ lại

Vốn chủ sở hữu đầu kỳ Vốn chủ sở hữu đầu kỳ

Công thức này có thể biểu diễn dưới dạng:

Tbv =

TN

X

LN

x

DT

x

TS

LN DT TS VC

(1) X (2) x (3) x (4)

Trong đó: Tbv: tỷ lệ tăng trưởng bền vững

TN: thu nhập giữ lại

LN: Lợi nhuận sau thuế

DT: Doanh thu thuần

TS: tổng tài sản bình quân; VC: vốn chủ sở hữu

Trong công thức trên: (1) là tỷ lệ lợi nhuận giữ lại.

(2) Hệ số lãi thuần;

38

Page 39: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

(3) Hệ số vòng quay tài sản;

(4) Hệ số tài sản

Phương trình trên cho thấy: (1) và (4) tức là tỷ lệ lợi nhuận giữ lại và đòn bẩy tài

chính phản ánh chính sách tài chính, các hệ số còn lại phản ánh tình hình hoạt động của

doanh nghiệp. Trong đó: tỷ lệ lợi nhuận giữ lại phản ánh thái độ của lãnh đạo doanh

nghiệp trong việc phân chia lợi nhuận, đòn bẩy tài chính cho biết chính sách của doanh

nghiệp trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính.

Tbv phụ thuộc vào 4 nhân tố. Nếu một trong 4 hệ số trên thay đổi thì Tbv cũng

thay đổi theo. Điều đó nói lên rằng: muốn có tốc độ tăng trưởng lớn hơn so với tỷ lệ

tăng trưởng bền vững đã xác định thì tốt nhất là tác động vào (2) và (3) tức là cải thiện

tình hình hoạt động nếu không phải chuẩn bị phương án thay đổi chính sách tài chính.

Một cách triển khai Tbv khác:

Tbv =

TN

X

TS

x

LN

LN VC TS

(1) X (2) x (3)

2 bộ phận đầu cho thấy chính sách tài chính của doanh nghiệp

(3) là tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (khả năng sinh lợi của tài sản).

Cách biểu diễn này cho thấy: với chính sách tài chính ổn định cho trước, tốc độ

tăng trưởng bền vững thay đổi tuyến tính với khả năng sinh lời của tài sản. Sơ đồ 1.4

phác hoạ mối quan hệ này. Đường biểu diễn mối quan hệ này có thể được gọi là đường

“tăng trưởng cân bằng”. Gọi là cân bằng bởi lẽ doanh nghiệp chỉ có thể tài trợ nếu các

điểm biểu diễn tăng trưởng doanh thu và khả năng sinh lời của tài sản đều nằm trên

đường này. Ngoài ra sẽ dẫn đến thiếu hụt hay dư thừa tiền mặt. Như vậy, nếu tăng

trưởng quá nhanh mà mức lợi nhuận có hạn thì doanh nghiệp nằm trong vùng thiếu tiền

và ngược lại nằm trong vùng thừa tiền.

39

Page 40: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

Thiếu hụt tiền mặt

Dư thừa tiền mặt

Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản

SƠ ĐỒ 1.4: MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG VÀ

KHẢ NĂNG SINH LỜI

Nếu doanh nghiệp rơi vào sự tăng trưởng không cân bằng có thể điều chỉnh, tác

động đến 1 trong 3 nhân tố là: tốc độ tăng trưởng, chính sách tài chính, tỷ suất lợi

nhuận. Khi đó đường tăng trưởng cân bằng sẽ dịch chuyển và sự cân bằng mới sẽ được

thiết lập. Tuy nhiên trong từng điều kiện cụ thể mà lựa chọn bộ phận cần tác động.

Trường hợp tăng trưởng thực tế lớn hơn tốc độ tăng trưởng bền vững: trước tiên

là xem xét tình hình này kéo dài bao lâu. Nếu tốc độ này có thể giảm xuống trong

tương lai gần do doanh nghiệp đã đạt được mức bão hoà thì điều đó có nghĩa là tốc độ

Đường tăng trưởng cân

bằng

Tốc độ tăng

trưởng doanh

thu

40

Page 41: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

tăng trưởng nhanh chỉ là tạm thời, do đó có thể giải quyết việc vay mượn thêm. Khi tốc

đọ tăng trưởng thực tế giảm xuống nhỏ hơn hoặc bằng tăng trưởng bền vững, lúc đó

doanh nghiệp chuyển từ kẻ tiêu tiền sang người tạo ra tiền và có thể trả được nợ vay.

Trường hợp tốc độ tăng trưởng lớn kéo dài, cần có sự phối hợp các chiến lược như:

- Huy động vốn cổ động mới: khi vốn cổ đông tăng, cộng với số tiền có thể

được vay thêm, sẽ là nguồn tài trợ giúp cho tăng trưởng.

- Gia tăng các đòn bẩy bằng cách: 1. Giảm tỷ lệ chia cổ tức (tăng tỷ lệ giữ lại

thu nhập). 2. Tăng nợ vay.

- Thay đổi quá trình hoạt động kinh doanh để kiểm soát tăng trưởng quá nhanh

(ví dụ đa dạng hoá sản phẩm với mục tiêu bình quân hoá các nguồn thu trên cơ sở đó

giảm tỷ lệ tăng trưởng).

- Sử dụng ngoại lực bằng cách thuê ngoài và giảm vệic thực hiện trong nội bộ

doanh nghiệp. Điều này có thể giải phóng một số tài sản gắn liền với các hoạt động và

nó sẽ làm tăng việc luân chuyển tài sản của doanh nghiệp, điều đó làm giảm bớt khó

khăn trong vấn đề tăng trưởng.

Trường hợp tăng trưởng thực tế thấp hơn tốc độ tăng trưởng bền vững: các

doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng quá thấp vướng vào tình thế nan giải là không biết

làm gì với nguồn lực quá lớn. Khi không thể đạt được tốc độ tăng trưởng cần thiết thì

có thể lựa chọn các giải pháp như:

- Hoàn trả vốn cho các chủ sở hữu thông qua việc tăng tỷ lệ thanh toán cổ tức và

mua vào chính cổ phiếu của chính doanh nghiệp.

- Mua sự tăng trưởng bằng cách nghiên cứu tìm kiếm các cơ hội đầu tư ra các

ngành khác đang là trào lưu.

Khi phân tích tăng trưởng cần lưu ý đến ảnh hưởng của lạm phát đến tăng

trưởng. Bởi tăng trưởng có được từ 2 nguyên nhân: khối lượng sản phẩm và lạm phát.

1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới hoàn thiện công tác phân tích tài chính trong doanh

nghiệp.

41

Page 42: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

Việc hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi

rất nhiều nhân tố, có thể khái quát lại qua các nhân tố chủ quan và khách quan sau:

1.3.1. Nhân tố chủ quan

Nhân tố thứ nhất ảnh hưởng tới việc hoàn thiện công tác phân tích tài chính là

nhân tố con người.

Trước hết, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ thực hiện phân tích doanh

nghiệp ảnh hưởng rất lớn tới kết quả của công tác phân tích tài chính. Cán bộ phân tích

được đào tạo đầy đủ về chuyên môn nghiệp vụ thì phương pháp, nội dung phân tích sẽ

đầy đủ, khoa học, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. Sau đó, lãnh đạo doanh nghiệp

cũng phải quan tâm, đánh giá được tầm quan trọng của công tác tài chính, từ đó mới có

sự đầu tư thoả đáng cũng như sự vận dụng triệt để kết quả của phân tích tài chính trong

quá trình điều hành doanh nghiệp. Việc hoàn thiện công tác tài chính cũng chịu ảnh

hưởng bởi tâm lý người sử dụng thông tin. Đó không chỉ là đội ngũ lãnh đạo mà còn có

các nhà đầu tư, các nhà cho vay… Khi các đối tượng này đặc biệt quan tâm tới công

tác phân tích tài chính cũng kích thích sự phát triển hoàn thiện của công tác này.

Nhân tố ảnh hưởng thứ hai chính là kỹ thuật, công nghệ. Nếu ứng dụng tốt kỹ

thuật, công nghệ vào quá trình phân tích tài chính sẽ đem lại kết quả chính xác, khoa

học, tiết kiệm được thời gian, công sức ( ví dụ ứng dụng các phần mềm phân tích tài

chính, tra cứu thông tin qua internet, liên kết thông tin giữa các phòng ban thông qua

hệ thống mạng…). Việc ứng dụng này không những đảm bảo tính chính xác, khoa học,

tiết kiệm mà còn đảm bảo tính toàn diện, phong phú, phù hợp với xu hướng phát triển

của công tác phân tích tài chính.

Nhân tố thứ ba là công tác kế toán, kiểm toán, thống kê. Công tác kế toán, thống

kê mang lại những số liệu, thông tin thiết yếu nhất phục vụ cho quá trình phân tích tài

chính (các báo cáo tài chính, chính sách kế toán, các số liệu liên quan về kế hoạch sản

xuất kinh doanh…). Bên cạnh đó, công tác kiểm toán sẽ đảm bảo tính trung thực và

hợp lý của các thông tin trên để việc phân tích tài chính trở nên chính xác, khách quan,

42

Page 43: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

tránh định hướng sai lệch cho công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Vì vậy, sự hoàn

thiện của công tác kế toán, kiểm toán thống kê cũng là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ

tới công tác phân tích tài chính.

1.3.2. Nhân tố khách quan

Nhân tố thứ nhất trong các nhân tố khách quan chính là hệ thống chính sách,

pháp luật của Nhà nước liên quan tới tài chính doanh nghiệp. Đó là các chính sách về

thuế, về kế toán, thống kê… ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động

tài chính doanh nghiệp. Với tư cách là đối tượng chịu sự quản lý của nhà nước, trong

hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tài chính nói riêng, các doanh

nghiệp đều phải có nghĩa vụ tuân thủ chính sách, pháp luật. Các chính sách này được

các nhà phân tích tài chính vận dụng trong quá trình phân tích để đảm bảo tính phù

hợp, tính sát thực của công tác phân tích với pháp luật của nhà nước. Ngoài ra, các

chính sách đó còn có tính định hướng và là động lực cho công tác phân tích tài chính

doanh nghiệp.

Nhân tố khách quan thứ hai là hệ thống thông tin của nền kinh tế và của ngành.

Công tác phân tích tài chính chỉ thực sự có hiệu quả khi có hệ thống chỉ tiêu trung bình

chuẩn của toàn ngành, trên cơ sở đó các doanh nghiệp có thể đánh giá, xem xét tình

trạng tài chính để nhận thức vị trí của mình nhằm đưa ra những chính sách đúng đắn,

phù hợp, cũng như có hướng phấn đấu, khắc phục. Hay nói cách khác, đây có thể được

xem như số liệu tham chiếu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này cũng phụ thuộc vào

tính trung thực của các thông tin. Nếu thông tin do các doanh nghiệp trong ngành mang

lại không chính xác có thể còn có tác dụng ngược lại. Vì vậy, trách nhiệm của cơ quan

thống kê cũng như các doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin cũng ảnh hưởng

không nhỏ.

43

Page 44: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI

CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ

2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá.

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá.

Tên gọi Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ

- Tên giao dịch quốc tế: DOAN XA PORT JOINT STOCK COMPANY

- Tên viết tắt: DOANXA PORT

- Trụ sở chính: Số 15 đường Ngô Quyền, phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền,

thành phố Hải Phòng

Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá tiền thân là Xí nghiệp xếp dỡ Đoạn xá, là đơn vị

trực thuộc Cảng Hải Phòng, được thành lập theo Quyết định số 334/TCCB-LĐ ngày

28/06/1995 của Cục Hàng Hải Việt Nam. Từ khi thành lập cho đến tháng 10/2001,

Cảng Đoạn Xá là đơn vị hạch toán phụ thuộc Cảng Hải Phòng, trong những năm này

do chưa được chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở và trang thiết bị nên chưa khai

thác hết lợi thế mặt bằng (khoảng 65.000 m2 bãi sử dụng) và cầu cảng.

Ngày 19/10/2001, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 1372/QĐ-TTg, quyết

định việc chuyển Xí nghiệp Xếp dỡ Đoạn Xá thành Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá.

Sau khi chuyển sang Công ty cổ phần với số vốn điều lệ 35.000.000.000 đồng, Công ty

44

Page 45: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

đã khai thác các lợi thế sẵn có để vươn lên trở thành Công ty có sức cạnh tranh so với

các doanh nghiệp cùng ngành.

Theo đăng ký kinh doanh, Công ty có các ngành nghề kinh doanh chính sau

đây:

- Dịch vụ xếp dỡ hàng hoá tại Cảng biển.

- Kinh doanh kho bãi.

- Dịch vụ vận tải.

- Dịch vụ đại lý vận tải đường biển.

Về các hoạt động khai thác Cảng biển (dịch vụ xếp dỡ hàng hoá và kinh doanh

kho bãi), Công ty có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển do có lợi thế về mặt địa lý.

Về đường bộ, Công ty nằm sát ngay đường bao thành phố Hải Phòng nối tiếp với Quôc

lộ 5, từ đây có thể thông thương với khắp các địa phương, các cơ sở kinh tế trọng điểm

phía Bắc. Về đường sông, Công ty nằm ngay cửa biển và trên tuuyến vận tải đường

thuỷ chính của khu vực, các tầu trọng tải từ 1 vạn tấn có thể cập Cảng Đoạn Xá thuận

lợi. Song song với việc khai thác lợi thế về mặt địa lý, Công ty không ngừng đầu tư cơ

sở hạ tầng, nâng cao năng lực kinh doanh để phát triển mảng dịch vụ này. Tận dụng lợi

thế khách quan kết hợp với định hướng phát triển của Công ty, mảng dịch vụ này hiện

chiếm trên 90% tổng doanh thu.

Bên cạnh đó là mảng dịch vụ đại lý và giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu. Đại

lý tàu biển có nhiệm vụ nhận các yêu cầu của chủ tàu nước ngoài về gom hàng và dàn

xếp các công việc phục vụ tàu tại Cảng trong thời gian tàu ở Việt Nam. Nghiệp vụ giao

nhận đảm nhận công việc vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu từ điểm đầu đến điểm

cuối cho chủ hàng. Nghiệp vụ này bao gồm các công việc cụ thể như gom hàng lẻ,

nhận hàng tại kho, đóng gói hàng, lưu kho, đăng ký hãng tàu, làm thủ tục hải quan, vận

chuyển hàng hoá với tư cách là người kinh doanh độc lập. Hiện nay mảng nghiệp vụ

này Công ty đang từng bước triển khai và hứa hẹn nhiều triển vọng lớn. Doanh thu từ

45

Page 46: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

mảng nghiệp vụ này hiện chỉ chiếm khoảng hơn 6% tổng doanh thu của Công ty nhưng

sẽ tăng trưởng nhanh trong tương lai.

Sắp tới, Công ty mở rộng kinh doanh sang mảng dịch vụ Logistics bao gồm các

khâu từ tìm kiếm, thu gom nguồn hàng từ Hà Nội, Hải Phòng, Lào Cai, Ninh Bình,

Thanh Hoá, … vận chuyển bộ, đóng Container, bốc xếp hàng hoá qua cầu Cảng và vận

chuyển hàng hoá đường biển đến thành phố Hồ Chí Minh.

Từ tháng 12/2005, Công ty trở thành Công ty của công chúng khi chính thức

đăng ký giao dịch cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Tháng 12

năm 2006, Công ty chuyển sàn giao dịch sang Trung tâm giao dịch chứng khoán thành

phố Hồ Chí Minh với mã chứng khoán là DXP.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty:

46

Page 47: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

SƠ ĐỒ 2.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY

Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn

đề quan trọng của Công ty theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. Đại hội đồng

cổ đông là cơ quan thông qua chủ trương, chính sách đầu tư ngắn hạn và dài hạn trong

việc phát triển Công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra Ban quản lý và điều hành sản

xuất kinh doanh của Công ty.

Hội đồng quản trị: Là cơ quan thay mặt Đại hội đồng cổ đông quản lý Công ty

giữa hai kỳ đại hội, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên

47

Page 48: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

quan đến mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc Đại hội đồng cổ

đông quyết định, định hướng các chính sách tồn tại và phát triển thông qua việc hoạch

định các chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình

sản xuất kinh doanh của Công ty.

Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi

hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty nhằm bảo vệ các lợi ích hợp pháp

cho các cổ đông.

Ban điều hành: Ban giám đốc là bộ máy tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt

động hàng ngày của Công ty, bao gồm Giám đốc và các phó Giám đốc. Giám đốc là

người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về mọi hoạt động kinh doanh và hiệu

quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Các phó Giám đốc là những người giúp việc

cho Giám đốc trong quản lý, chỉ đạo điều hành các hoạt động kinh doanh của Công ty,

chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các hoạt động đối với các lĩnh vực được phân

công, phân nhiệm.

Giúp ban điều hành quản lý các chức năng khác là các phòng ban chức năng

gồm: phòng Tổ chức - tiền lương – hành chính, phòng Kế hoạch – kinh doanh, phòng

Tài chính - kế toán, phòng Kỹ thuật công nghệ, phòng Khai thác, phòng Bảo vệ và an

ninh Cảng biển.

2.1.3. Về cơ chế quản lý tài chính của Công ty

Với loại hình công ty cổ phần niêm yết chứng khoán, cơ chế quản lý tài chính mà

Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá tuân thủ các nguyên tắc quản lý tài chính của Nhà

nước, vừa đảm bảo các quy định đối với một công ty niêm yết và phù hợp với đặc thù

của Công ty. Tất cả mọi hoạt động trong Công ty đều phải chịu sự điều chỉnh của cơ

chế này, nhất là các hoạt động liên quan đến huy động và sử dụng vốn. Cơ chế này đề

cập đến nhiều vấn đề, trong đó, đặc biệt chú trọng đến các vấn đề liên quan đến việc sử

dụng vốn, bảo toàn vốn, kiểm soát chi phí, phân phối lợi nhuận... như là:

48

Page 49: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

- Trong các hoạt động sử dụng vốn đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp, mua sắm tài

sản, Giám đốc có quyền quyết định đối với các hoạt động sử dụng dưới 10% vốn điều

lệ; từ 10% đến 50% vốn điều lệ do Hội đồng quản trị quyết định; trên 50% vốn điều lệ

do Đại hội đồng cổ đông quyết định.

- Trong hoạt động huy động vốn, Hội đồng quản trị quyết định các hợp đồng vay

vốn có giá trị lớn hơn vốn điều lệ của Công ty, các hợp đồng vay vốn khác có giá trị

bằng hoặc thấp hơn vốn điều lệ do Giám đốc quyết định.

- Công ty có trách nhiệm bảo toàn vốn bằng các biện pháp như: Thực hiện đúng

chế độ quản lý, sử dụng vốn, tài sản, phân phối lợi nhuận và chế độ kế toán theo quy

định của Nhà nước;

- Ban lãnh đạo Công ty phải quản lý chặt chẽ các khoản chi phí để giảm chi phí và

giá thành dịch vụ nhằm tăng lợi nhuận. Trường hợp làm tăng chi phí phải phân tích rõ

nguyên nhân, trách nhiệm để xử lý theo quy định. Các khoản chi tiêu phải có chứng từ

hợp pháp, hợp lệ và được hạch toán vào chi phí theo quy định của pháp luật.

- Lợi nhuận thực hiện của Công ty sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, phần

còn lại sẽ được chia cổ tức; trích lập các quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, phúc

lợi, quỹ dự phòng tài chính, các quỹ khác theo quy định của pháp luật; trích lập quỹ

tiền thưởng Ban lãnh đạo Công ty.

- Hội đồng quản trị quyết định kế hoạch tài chính của Công ty và thông qua Đại

hội đồng cổ đông hàng năm. Kế hoạch tài chính được xây dựng căn cứ vào tình hình

sản xuất kinh doanh và sự biến động của giá cả thị trường, tỷ giá ngoại tệ, phù hợp với

kế hoạch kinh doanh của Công ty.

- Cuối kỳ kế toán (quý, năm), Công ty phải lập báo cáo tài chính bao gồm: Bảng

cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh

báo cáo tài chính. Công ty phải gửi các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê theo quy

định của pháp luật. Ngoài ra, Công ty phải gửi các báo cáo theo quy định của trung tâm

49

Page 50: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

Giao dịch chứng khoán đối với công ty niêm yết. Báo cáo tài chính năm của Công ty

phải được kiểm toán bởi một Công ty kiểm toán độc lập.

2.1.3. Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán.

Công tác hạch toán kế toán tại Công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập

trung. Mọi nghiệp vụ phát sinh đều được xử lý tại phòng Tài chính- Kế toán. Đứng đầu

bộ máy kế toán tại Công ty là Kế toán trưởng, đây là người trực tiếp điều hành công tác

kế toán, tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch tài chính, huy động các

nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước Giám

đốc về tình hình tài chính của Công ty. Kế toán tổng hợp là người tổng hợp sổ sách từ

các phần hành để tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ, xác định kết quả kinh

doanh, lập báo cáo kế toán. Ngoài ra, bộ máy kế toán tại Công ty còn chia thành các

phần hành: Kế toán thanh toán; Kế toán tiền lương; Kế toán tiêu thụ, công nợ phải thu;

Kế toán vật tư, công nợ phải trả; Kế toán thuế, tài sản cố định, thống kê, chứng khoán.

Mỗi phần hành được giao cho một kế toán viên phụ trách, các kế toán viên có trách

nhiệm ghi chép đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến phần

hành của mình phụ trách.

Có thể khái quát tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty như sau:

Kế toán thuế,

TSCĐ,

Kế toán vật tư,

công nợ

Kế toán tiêu thụ, công nợ

Kế toán tiền

Kế toán thanh

Kế toán tổng hợp

KẾ TOÁN TRƯỞNG

50

Page 51: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

SƠ ĐỒ 2.2: CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ

* Đặc điểm tổ chức sổ kế toán tại Công ty

Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ. Toàn bộ công tác kế toán

được thực hiện trên máy vi tính.

Hằng ngày, từ các chứng từ gốc đã được kiểm tra, kế toán phân loại chứng từ, sau

đó vào sổ kế toán chi tiết đồng thời vào chứng từ ghi sổ. Từ những chứng từ thu chi

quỹ tiền mặt, thủ quỹ vào sổ quỹ và cuối ngày chuyển cho phần hành kế toán có liên

quan để xử lý.

Cuối tháng, từ sổ kế toán chi tiết của từng đối tượng, kế toán chi tiết lập bảng tổng

hợp chi tiết, từ chứng từ ghi sổ, kế toán tổng hợp lập Sổ Cái các tài khoản. Sau đó, kế

toán tổng hợp sẽ đối chiếu số liệu giữa bảng tổng hợp chi tiết và Sổ Cái các tài khoản

để kiểm tra tính chính xác của số liệu nhập vào.

Cuối quý, căn cứ vào Sổ Cái các tài khoản để lập Bảng cân đối tài khoản. Căn cứ

vào bảng cân đối, bảng tổng hợp chi tiết để lập các báo cáo kế toán.

Kế toán thuế,

TSCĐ,

Kế toán vật tư,

công nợ

Kế toán tiêu thụ, công nợ

Kế toán tiền

Kế toán thanh

Kế toán tổng hợp

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

Sổ cái

Chứng từ - Ghi sổ

Chứng từ gốc

Bảng tổng hợp chi tiết

Sổ kế toán chi tiết

51

Page 52: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

SƠ ĐỒ 2.3: HÌNH THỨC KẾ TOÁN TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ

2.2. Thực trạng công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá.

2.2.1. Về quy trình phân tích tài chính:

Trong những năm qua, đặc biệt là khi được cổ phần hoá và có cổ phiếu niêm yết

trên thị trường chứng khoán, phân tích tài chính bắt đầu được triển khai tại Công ty

Cổ phần Cảng Đoạn Xá. Tuy nhiên, do đây mới chỉ là những bước đi đầu tiên nên

hiện nay, tại Công ty chưa có bộ phận làm công tác phân tích tài chính riêng mà việc

phân tích thuộc chức năng của Phòng Tài chính - Kế toán. Là một thành viên của Ban

giám đốc đồng thời là người đứng đầu bộ máy kế toán, Kế toán trưởng sẽ trực tiếp

đảm nhiệm công tác phân tích . Nguồn số liệu chủ yếu dùng để phân tích là các báo

cáo tài chính, các sổ chi tiết cũng như các số liệu liên quan đến tình hình chứng

khoán của Công ty. Nội dung phân tích chủ yếu là phân tích một số nội dung cơ bản

phản ánh khái quát cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn, khả năng thanh toán và hiệu

Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết

52

Page 53: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

quả kinh doanh của Công ty. Việc phân tích chưa được tiến hành thường xuyên mà

chỉ thực hiện vào thời điểm báo cáo tài chính năm được lập xong hoặc khi có yêu cầu

của Ban Giám đốc. Mục đích của công tác phân tích tài chính chủ yếu mới chỉ dừng

lại ở việc báo cáo trước đại hội đồng cổ đông và quảng bá hình ảnh của Công ty, chưa

thực sự là công cụ hữu hiệu cho các nhà quản trị, nhà đầu tư...

2.2.2. Phương pháp phân tích tài chính:

Trong quá trình thực hiện việc phân tích tài chính tại Công ty, phương pháp so

sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến. Đây là phương pháp mà hầu hết người

làm công tác phân tích nào cũng sử dụng. Phương pháp so sánh được thực hiện theo cả

2 cách là so sánh ngang và so sánh dọc chủ yếu là so sánh bằng số tuyệt đối và số

tương đối. Khi sử dụng phương pháp so sánh, Công ty đã đảm bảo các điều kiện so

sánh được của các chỉ tiêu và gốc so sánh được chọn.

2.2.3. Nội dung phân tích tài chính:

Việc thường xuyên tiến hành phân tích tài chính sẽ giúp người sử dụng thông tin

nắm được thực trạng hoạt động tài chính, xác định rõ nguyên nhân và mức độ ảnh

hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh. Xem xét,

đánh giá nội dung phân tích tài chính sẽ đưa lại cho người sử dụng những thông tin

cần thiết trên. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào khi tiến hành công tác phân

tích tài chính cũng có nội dung phân tích toàn diện để có thể đáp ứng được đầy đủ

những yêu cầu của người sử dụng thông tin. Nội dung phân tích tài chính hiện nay tại

Công ty gồm các nhóm chỉ tiêu chính:

- Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn

- Phân tích tình hình khả năng thanh toán

- Phân tích hiệu quả kinh doanh

2.2.3.1. Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn:

Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn là việc phân tích khái quát tình hình

huy động, sử dụng vốn và mối quan hệ giữa tình hình huy động với tình hình sử dụng

53

Page 54: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

vốn của doanh nghiệp, trên cơ sở đó, các nhà quản lý có thể ra các quyết định điều

chỉnh chính sách huy động và sử dụng vốn cho phù hợp, đảm bảo cho doanh nghiệp có

một cấu trúc tài chính lành mạnh, hiệu quả.

Trên cơ sở số liệu của bảng cân đối kế toán qua các năm 2004 đến năm 2006,

công ty đã tính ra và so sánh tình hình biến động giữa phân tích và kỳ gốc về tỷ trọng

của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản và tỷ trọng của từng bộ phận

nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn.

54

Page 55: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

BẢNG 2.1: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 2005 2006

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Tài sản dài hạn 63.701 83,07 55.903 71,81 83.830 83,19

Tài sản ngắn hạn 12.985 16,93 21.940 28,19 16.936 16,81

Nguồn vốn chủ sở hữu 48.408 63,32 51.836 66,59 54.670 54,25

Nợ phải trả 28.279 36,68 26.008 33,41 46.096 45,75

(Nguồn: Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá)

55

Page 56: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

Từ việc phân tích về cơ cấu tài sản và nguồn vốn, cán bộ phân tích tài chính của

Công ty đã chỉ ra rằng: tỷ trọng tài sản dài hạn lớn hơn gấp từ 3 đến 5 lần so với tài sản

ngắn hạn. Đây là tỷ lệ rất phù hợp với đặc thù của Công ty kinh doanh dịch vụ xếp dỡ,

dịch vụ kho bãi, vận tải và đại lý vận tải đường biển, với loại tài sản đóng góp vào quá

trình kinh doanh chủ yếu là tài sản cố định như: Nhà xưởng, vật kiến trúc (cầu tầu, bãi

chứa hàng, bãi tiền phương, kho khung tiệp...), máy móc thiết bị (máy bơm nước, trạm

biến thế, trạm biến áp...), phương tiện vận tải, xếp dỡ, truyền dẫn (cần trục chân đế, cần

trục ô tô, xe nâng hàng ...). Do vậy, định hướng của công ty là vẫn tiếp tục đầu tư vào

tài sản cố định để đáp ứng hoạt động kinh doanh phù hợp với ngành nghề đặc thù. Tính

trên số tuyệt đối và số tương đối, tài sản dài hạn tăng giảm không đều trong ba năm, cụ

thể, năm 2005 có sự giảm cả về giá trị và tỷ trọng. Trên thực tế, Công ty vẫn tiếp tục

đầu tư vào tài sản cố định qua các năm nhưng mức độ đầu tư tài sản cố định của năm

2005 không lớn, hơn nữa do giá trị hao mòn luỹ kế tăng và phải tiếp tục phân bổ chi

phí trả trước dài hạn, bên cạnh đó công ty thanh lý một số tài sản cố định nên xét cả về

số tuyệt đối và tương đối, tài sản dài hạn của Công ty giảm. Năm 2006, giá trị tài sản

dài hạn tăng đột biến do có sự đầu tư lớn của công ty vào tài sản cố định (chủ yếu là

phương tiện vận tải truyền dẫn với giá trị mua trong năm là 37.346.405.082 đồng) để

đáp ứng nhu cầu kinh doanh trên thực tế và tỷ trọng của tài sản dài hạn trên tổng tài sản

đã tăng lên rõ rệt. Trong tương lai, đi đôi với việc đầu tư, huy động vốn, mở rộng sản

xuất kinh doanh, tài sản dài hạn trong đó chủ yếu là tài sản cố định cũng cần phải được

đầu tư tương ứng.

Về nguồn vốn, Công ty có sự gia tăng về giá trị nguồn vốn qua các năm. Năm

2004, nguồn vốn của Công ty là 76.687 triệu, năm 2005 tăng lên đến 77.843 triệu và

năm 2006 đánh dấu bước tăng đột biến: 100.766 triệu. Sở dĩ năm 2006 có mức tăng đột

biến như vậy do chủ trương của Công ty mạnh dạn huy động thêm nguồn vốn vay

trung hạn để đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh. Mặc dù vậy, xét về cơ cấu vốn chủ sở

56

Page 57: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

hữu trong tổng tài sản vẫn chiếm trên 50%, đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh của

Công ty, không phụ thuộc vào nguồn vốn vay.

2.2.3.2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán.

Tình hình công nợ của Công ty được phản ánh qua bảng sau:

Số liệu về các khoản phải thu qua các năm:

BẢNG 2.2: CÁC KHOẢN PHẢI THU CỦA CÔNG TY

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2004 2005 2006

1 Phải thu của khách hàng 5.446 15.033 11.954

2 Trả trước cho người bán 80 4.305 43

3 Thuế VAT được khấu trừ 0 0 0

4 Các khoản phải thu khác 68 45 29

5 Các khoản cầm cố, ký quỹ

ngắn hạn

0 0 0

Tổng cộng 5.595 19.383 12.026

(Nguồn: Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá)

Qua số liệu về các khoản phải thu, từ năm 2004 đến 2006, với đặc thù của một

doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, các khoản phải thu của khách hàng luôn luôn chiếm

tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu các khoản phải thu. Từ năm 2004 đến năm 2005, phải thu

của khách hàng có sự tăng lên đột biến (tăng thêm 9.587 triệu đồng) và có giảm nhẹ

vào năm tiếp theo. Sở dĩ có sự gia tăng đột biến khoản phải thu của khách hàng là do

chính sách bán hàng của doanh nghiệp để kích thích tiêu thụ. Tuy nhiên, số liệu này

cũng phản ánh công tác quản lý công nợ phải thu của Công ty chưa thật tốt. Khoản trả

trước cho người bán chiếm tỷ trọng nhỏ, song năm 2005 cũng có sự gia tăng đột biến.

Nguyên nhân chủ yếu là Công ty đã ứng trước 15% giá trị của dự án cần trục chân đế

40 tấn số 2 (TUKAL 02) vào thời điểm 31/12/2005.

57

Page 58: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

Bên cạnh việc phân tích các khoản phải thu, công ty còn tiến hành phân tích các

khoản phải trả.

Số liệu về các khoản phải trả qua các năm:

BẢNG 2.3: CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ CỦA CÔNG TY

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2004 2005 2006

I Nợ ngắn hạn 7.779 9.430 9.322

1 Nợ dài hạn đến hạn trả 2.032 2.050

2 Phải trả cho người bán 2.293 4.614 6.452

3 Người mua trả tiền trước 11 14 88

4 Thuế phải nộp Nhà nước 114 200 172

5 Phải trả CBCNV 2.732 1.510 1.887

6 Chi phí phải trả 476 964 489

7 Phải trả khác 121 78 230

II Nợ dài hạn 20.500 16.578 36.773

Tổng cộng 28.279 26.008 46.095

(Nguồn: Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá)

Xét bảng trên, nợ phải trả được duy trì ở mức ổn định về tài chính, vừa phát huy

tác dụng của đòn bẩy nợ đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Tỷ lệ Nợ phải trả/Tổng

nguồn vốn được duy trì khá ổn định (năm 2004 là 37%, năm 2005 là 33%), song có sự

gia tăng đột biến vào năm 2006 (46%) do có sự mạnh dạn của ban lãnh đạo trong việc

huy động thêm nợ dài hạn để đầu tư tài sản cố định.

Về khả năng thanh toán, Công ty đã tự đánh giá qua các chỉ tiêu sau:

BẢNG 2.4: BẢNG ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY

Đơn vị tính: triệu đồng

58

Page 59: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

Chỉ tiêu 2004 2005 2006

Khả năng thanh toán hiện hành 2,71 2,99 2,18

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1,80 2,35 1,82

Khả năng thanh toán nhanh 0,89 0,24 0,52

(Nguồn: Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá)

Công ty nhận định: Chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành và nợ ngắn hạn đều

được duy trì ở mức cao (khả năng thanh toán hiện hành và nợ ngắn hạn khoảng từ 2

đến 3 lần) phản ánh Công ty luôn duy trì khả năng thanh toán tốt, từ đó hạn chế rủi ro

thanh toán. Các chỉ tiêu này tăng giảm không đều qua các năm (chỉ tiêu khả năng thanh

toán hiện hành giảm mạnh vào năm 2006 và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tăng lên

vào năm 2005 song lại giảm vào năm 2006) phụ thuộc vào chính sách huy động vốn và

đầu tư tài sản của Công ty. Song trên lý thuyết, hai chỉ tiêu này được duy trì ở mức xấp

xỉ 1 thì tình hình tài chính là bình thường và khả quan, vì vậy, chỉ tiêu trên của Công ty

thể hiện khả năng thanh toán hiện hành và nợ ngắn hạn tốt. Về khả năng thanh toán

nhanh, chỉ tiêu này năm 2004 ở mức khá an toàn 0,89, năm 2005 giảm mạnh (0,24 lần)

và năm 2006 có tăng lên là 0,52 lần. Sở dĩ có sự thay đổi đột biến vào năm 2005 là do

Công ty đang trong giai đoạn đầu tư tài sản, cần giảm luợng tiền dự trữ để trang trải

các khoản vay trong năm (riêng cuối năm 2005, Công ty trả trước 2 kỳ gốc vay cho

năm 2006). Thực tế cho thấy, hệ số thanh toán nhanh nếu nhỏ hơn 0,5 thì tình hình

thanh toán tương đối khả quan, còn nếu nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó

khăn trong việc thanh toán công nợ. Và chỉ số thanh toán nhanh hiện tại đảm bảo cho

Công ty có tình hình thanh toán tương đối khả quan mà không rơi vào tình trạng ứ

đọng vốn bằng tiền.

2.2.3.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh.

59

Page 60: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

Hiệu quả kinh doanh của Công ty trước hết thể hiện ở việc quản lý chi phí. Chi

phí hoạt động kinh doanh của Công ty bao gồm các chi phí thực hiện dịch vụ, chi phí

quản lý và chi phí lãi vay, thể hiện bởi bảng sau:

BẢNG 2.5: DOANH THU VÀ CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Đơn vị tính: triệu đồng

STT CHỈ TIÊU NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006

1 Doanh thu 44.596 50.273 53.443

2 Chi phí 36.164 41.045 43.873

3 Chi phí/Doanh thu 81,09% 81,64% 82,09%

(Nguồn: Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá)

Tỷ lệ chi phí/doanh thu của Công ty hàng năm thường dao động quanh mức

80%. Với mục tiêu kiểm soát chi phí và đảm bảo mức lợi nhuận mục tiêu, Công ty

phấn đấu kiểm soát tỷ lệ này ở mức tối đa là 80%.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty luôn yiến hành các biện pháp

nhằm hợp lý hoá sản xuất như quy hoạch bãi theo lô, theo line, theo từng hãng tàu; áp

dụng quản lý container bằng máy vi tính nhằm tăng sản lượng xếp hàng trên bãi, giảm

tỷ lệ phán xẩu, rút ngắn thời gian giao nhận hàng. Theo đó, chi phí nhiên liệu, chi phí

nhân công, chi phí dịch vụ mua ngoài... cũng giảm đi tương ứng. Tuy nhiên, do sự biến

động của thị trường đầu vào (xăng dầu, nhân công) nên yếu tố chi phí cũng chịu tác

động nhất định.

Về kết quả hoạt động kinh doanh, Công ty tổng kết trên một số chỉ tiêu sau:

60

Page 61: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

BẢNG 2.6: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2004 2005 2006

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu 19,24 18,58 20,56

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu 18,3 16,62 20,56

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ tổng vốn 10,69 10,78 11,38

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn điều lệ 23,35 23,99 32,76

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu 16,88 16,20 20,97

(Nguồn: Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá)

Nhóm chỉ tiêu sinh lời cho thấy hình ảnh một Công ty tăng trưởng ổn định và

chắc chắn: tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu biến động xung quanh mức

19% . Tỷ suất này giảm nhẹ trong năm 2005 là do doanh thu tăng mạnh, dù lợi nhuận

vẫn tăng nhưng tốc độ tăng doanh thu tăng nhanh hơn tốc độ tăng lợi nhuận. Cụ thể,

trong năm 2005, Công ty mở rộng khai thác ra khu vực chuyển tải Hạ Long và Cảng

Cái Lân, lượng hàng chuyển tải chiếm gần 40% tổng sản lượng năm 2005, doanh thu

năm 2005 tăng 13% so với năm 2004. Đồng bộ với việc đó là tổng chi phí năm 2005

tăng 14% so với năm 2004, trong đó có chi phí dịch vụ mua ngoài có mức tăng cao

nhất, lên tới 45%, riêng chi phí thuê sà lan vận chuyển năm 2004 là 389.695.236 đồng,

năm 2005 là 4.804.159.811 đồng. Bên cạnh đó, chi phí lãi vay phải trả năm 2005 cũng

tăng mạnh, từ 574.259.909 đồng năm 2004 tăng đến 932.054.650 đồng do lãi suất tiền

vay tăng (lãi suất tiền vay năm 2004 là 3,7%/năm, từ 16/6/2005 đến 15/6/2006 là 5%/

năm).

Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên vốn cho thấy việc sử dụng đồng vốn của

Công ty ngày càng hiệu quả, năm sau luôn luôn tăng hơn so với năm trước: Tỷ suất lợi

61

Page 62: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

nhuận sau thuế/ tổng vốn tăng từ 10,69% năm 2004 lên 10,78% năm 2005 và năm

2006 là 11,38%. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có giảm nhẹ vào năm 2005 so

với năm 2004 (giảm 0,7%) nhưng tăng mạnh vào năm 2006 (tăng thêm 4,77%).

Các chỉ tiêu hoạt động và sinh lợi phản ánh Công ty đang trên đà phát triển tuy

với tốc độ không cao nhưng ổn định và chắc chắn.

2.3. Đánh giá công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá.

2.3.1. Những mặt đạt được:

Qua thực trạng công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá,

có thể đánh giá những kết quả đã đạt được của Công ty như sau:

Thứ nhất, về thông tin được sử dụng để phân tích, Công ty đã có sự kết hợp giữa

các thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Về thông tin bên trong doanh

nghiệp, Công ty đã sử dụng các nguồn thông tin cập nhật, đáng tin cậy từ các báo cáo

tài chính qua các năm, các chính sách kế toán, các số liệu thống kê về các số liệu liên

quan được cung cấp bởi các phòng ban chức năng khác và chiến lược kinh doanh của

Công ty trong từng thời kỳ. Về thông tin bên ngoài doanh nghiệp, Công ty cũng đã kết

hợp phân tích các thông tin chung về nền kinh tế, về thị trường và về đối thủ cạnh

tranh, tuy các thông tin này vẫn còn nhiều hạn chế.

Thứ hai, về phương pháp phân tích, Công ty đã sử dụng hai phương pháp cơ bản

là phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ. Tuy việc sử dụng các phương pháp này

của Công ty chưa thực sự triệt để và khoa học nhưng nhìn chung mang lại những hiệu

quả nhất định là việc phân tích trở nên đơn giản và dễ hiểu, phù hợp với mọi đối tượng

sử dụng thông tin. Phương pháp tỷ lệ được Công ty sử dụng đã đưa ra được những chỉ

tiêu tài chính cần thiết. Việc sử dụng phương pháp so sánh cũng có sự kết hợp giữa so

sánh dọc và so sánh ngang, tạo tính linh hoạt, và các số liệu, chỉ tiêu được so sánh

trong ba năm liên tiếp (từ năm 2004 đến năm 2006) cũng giúp người sử dụng thông tin

có cái nhìn thông suốt về tình hình tài chính của Công ty trong một quá trình.

62

Page 63: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

Ba là, nội dung phân tích tài chính về cơ bản đã đưa ra những thông tin khái

quát nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp: về cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn,

tình hình thanh toán, khả năng sinh lãi. Đây là những chỉ tiêu mà hầu hết các đối tượng

sử dụng thông tin cần quan tâm đầu tiên: đó là nguồn vốn được hình thành từ đâu, được

sử dụng như thế nào; doanh nghiệp có khả năng tự chủ về tài chính hay không; hoạt

động kinh doanh có mang lại hiệu quả hay không. Dù việc sử dụng các chỉ tiêu chưa

thật sự triệt để nhưng về cơ bản, nó vẫn mang tính hữu dụng đối với các đối tượng sử

dụng thông tin.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân.

Công tác phân tích tài chính của Công ty vẫn tồn tại những hạn chế sau:

Thứ nhất, về thông tin sử dụng để phân tích, tuy Công ty đã sử dụng kết hợp cả

thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp nhưng do thiếu thông tin trong việc lấy

số liệu trung bình ngành nên việc phân tích ít nhiều giảm tính khách quan, chỉ dựa trên

sự đánh giá chủ quan của Công ty. Vì vậy, việc đánh giá về tình hình tài chính của

Công ty chỉ đơn thuần qua sự so sánh các số liệu, các chỉ tiêu của Công ty qua các năm

mà chưa đặt các số liệu, các chỉ tiêu đó bên cạnh một tiêu chuẩn nhất định.

Thứ hai, về nội dung phân tích, ngay trong các chỉ tiêu mà công ty áp dụng, việc

sử dụng chúng cũng chưa thực sự triệt để, nội dung hết sức sơ sài, mặc dù đã cung cấp

những thông tin khái quát nhất nhưng thiếu đi tính chi tiết. Cụ thể như sau:

- Trong việc phân tích cơ cấu tài sản, Công ty mới chỉ dừng lại ở việc phân tích

tỷ lệ tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản, chưa đi sâu chi tiết tỷ lệ của

từng loại tài sản để xác định được tính hợp lý của cơ cấu tài sản cũng như tính hợp lý

của việc sử dụng vốn. Tương tự, việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng chỉ dừng lại ở

việc phân tích tỷ lệ vốn chủ sở hữu và vốn vay trên tổng nguồn vốn, chưa phân tích chi

tiết để làm rõ việc huy động vốn của Công ty . Nếu việc phân tích nội dung này thực sự

triệt để sẽ giúp cho các nhà quản lý thấy được đầu tư vào loại tài sản nào là thích hợp,

đầu tư vào thời điểm nào, đồng thời có chính sách hợp lý về việc cắt giảm hoặc tăng dự

63

Page 64: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

trữ hàng tồn kho hoặc chính sách bán hàng hợp lý để giảm các khoản nợ phải thu... Bên

cạnh đó, việc phân tích cơ cấu nguồn vốn và xu hướng biến động của từng loại nguồn

vốn cũng giúp các nhà quản lý thấy được mức độ an toàn và hợp lý trong việc huy

động vốn.

- Về tình hình công nợ và khả năng thanh toán: Công ty đã cơ bản phân tích

được thực trạng các khoản phải thu và phải trả, tính toán được các chỉ tiêu chủ yếu để

đánh giá khả năng thanh toán. Nhưng vấn đề ở chỗ phân tích khả năng thanh toán

không đơn thuần chỉ đánh giá khả năng doanh nghiệp có thể trang trải được các khoản

nợ bằng tài sản của mình hay không mà còn phải đánh giá hiệu quả việc sử dụng các

khoản nợ như thế nào qua việc phân tích đòn bẩy nợ và khả năng thanh toán lãi vay.

- Về hiệu quả kinh doanh, Công ty mới chỉ đánh giá hiệu quả kinh doanh trên

phương diện quản lý chi phí và lợi nhuận, chưa đặt lợi nhuận trong mối tương quan với

khả năng chi trả lãi vay để thấy lợi nhuận của Công ty có đảm bảo khả năng chi trả lãi

vay hàng năm hay không và ảnh hưởng của đòn bẩy nợ đến hiệu quả kinh doanh của

Công ty như thế nào.

Ngoài ra, Công ty chưa phân tích các tỷ số về khả năng hoạt động như: Vòng

quay của tiền, vòng quay vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản

phải thu, hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh

vực vận tải biển, với đặc thù là giá trị tài sản cố định rất lớn, luôn chiếm tỷ trọng chủ

yếu trong cơ cấu tài sản; lượng nguyên liệu, vật liệu luôn luôn phải kịp thời để đáp ứng

hoạt động khai thác cảng biển; giá trị các khoản phải thu tương đối lớn..., Công ty cần

phải phân tích các tỷ số này để đo lường hiệu quả sử dụng của các bộ phận cấu thành

tổng tài sản trên để kịp thời có những điều chỉnh cần thiết.

Thứ ba, về phương pháp phân tích chưa hoàn thiện. Công ty chỉ dừng lại ở các

phương pháp truyền thống là phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ, chưa áp dụng

các phương pháp mang lại hiệu quả cao hơn, tránh được tính đơn lẻ và rời rạc như:

phương pháp loại trừ, phương pháp phân tích xu hướng, phương pháp Dupont...

64

Page 65: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

Thứ tư, công tác tổ chức phân tích còn diễn ra lẻ tẻ, tự phát, chưa xác định được

kế hoạch, mục tiêu phân tích nên việc phân tích không mang lại hiệu quả cao, phần

nhiều mang tính hình thức, chưa thực sự phát huy được tác dụng đối với việc ra quyết

định quản lý tài chính của doanh nghiệp. Chính vì lý do này mà việc phân tích mới chỉ

dừng lại ở việc phân tích thực trạng, qua đó chưa nêu được những giải pháp cũng như

định hướng cho công tác quản lý tài chính của Công ty, việc phân tích cũng chưa rõ

ràng phục vụ cho đối tượng sử dụng thông tin nào.

Những hạn chế trên bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

Về chủ quan, trước hết, do công tác phân tích tài chính thực sự chưa được coi

trọng đúng mức trong doanh nghiệp, vì vậy việc đầu tư cơ sở vật chất, thời gian cũng

như đội ngũ nhân sự cho công tác này chưa cao. Các nhà quản lý chưa sử dụng kết quả

phân tích tài chính như một công cụ thực sự hữu hiệu cho công tác quản lý tài chính

của mình. Hơn nữa, đối với các đối tượng sử dụng thông tin khác (các nhà đầu tư, nhà

cho vay...), việc sử dụng thông tin phân tích tài chính làm định hướng cho việc ra quyết

định chưa phổ biến, nên chưa tạo động lực lớn trong việc hoàn thiện công tác này.

Do không có sự đầu tư thích đáng nên cán bộ phân tích chưa trau dồi đầy đủ

những kiến thức cần thiết để nâng cao năng lực phân tích tài chính, dẫn đến kết quả của

việc phân tích còn nhiều hạn chế. Hiện nay, hầu hết công tác phân tích tài chính chỉ do

Kế toán trưởng, chưa có một ban phân tích riêng để quy định quyền hạn, trách nhiệm.

Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng để cung cấp thông tin

phục vụ cho việc phân tích chưa thật chặt chẽ, nên các thông tin chủ yếu lấy từ các số

liệu trên các báo cáo tài chính, dẫn đến sự không đầy đủ, thiếu tính thuyết phục của

việc phân tích.

Về khách quan, do việc phân tích tài chính không phải là một hoạt động bắt

buộc trên phương diện pháp lý nên Công ty chưa nhận thức được sự cần thiết của công

tác này. Trong quá trình phân tích, sự khó khăn của việc lấy số liệu trung bình ngành

cũng là một hạn chế rất lớn ảnh hưởng tới hiệu quả của phân tích tài chính.

65

Page 66: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH

TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ

3.1. Định hướng cơ chế quản lý tài chính và công tác phân tích tài chính tại Công

ty cổ phần Cảng Đoạn Xá.

Việc thực thi Hiệp định thương mại Việt Mỹ, hội nhập AFTA và đặc biệt việc

gia nhập vào tổ chức Thương mại Thế giới WTO đã góp phần đưa nền kinh tế Việt

Nam phát triển mạnh mẽ. Hiện tại, theo thống kê thì hơn 90% lượng hàng hoá xuất

nhập khẩu của nước ta đã được vận chuyển bằng đường biển. Dự kiến trong những

năm tới, lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của nước ta sẽ tăng với tốc độ cao, đặc biệt

lượng hàng hoá xuất nhập khẩu với các nước trong khu vực bởi thuế xuất được cắt

giảm mạnh theo lộ trình đã cam kết. Khối lượng hàng hoá thông qua cảng biển Việt

Nam dự kiến đến năm 2010 là khoảng 215 triệu tấn, hứa hẹn nhiều cho các doanh

nghiệp trong ngành vươn lên theo hướng mở rộng đầu tư, gia tăng năng lực dịch vụ và

khai thác thị trường.

Trong xu thế đó, lượng hàng hoá xuất nhập khẩu qua Cảng Hải Phòng cũng

tăng lên nhanh chóng. Theo đó triển vọng của ngành vận tải nói chung và vận tải biển

nói riêng cũng như các lĩnh vực kinh doanh phụ trợ cho hàng hoá xuất nhập khẩu như

kinh doanh kho bãi, bốc dỡ hàng hoá tại Cảng được đánh giá là rất khả quan. Tuy

nhiên, thực tế này cũng đặt Công ty trong một bối cảnh cạnh tranh quyết liệt, đối với cả

các hãng tàu nước ngoài và khoảng hơn 200 doanh nghiệp làm dịch vụ hàng hải trong

nước. Đứng trước bối cảnh cạnh trang này, để nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như

phát triển hình ảnh, vị thế của Công ty, cơ chế quản lý tài chính và công tác phân tích

tài chính đóng vai trò không nhỏ.

Để đáp ứng yêu cầu đó, trong hoạt động tài chính và công tác phân tích tài

chính, Công ty cần quán triệt một số quan điểm, phương hướng sau:

66

Page 67: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của công ty phù hợp với điều

kiện mới của nền kinh tế.

- Nhận thức, đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính và

coi đó là hoạt động không thể thiếu trong quản lý doanh nghiệp.

- Đầu tư về cơ sở vật chất, xây dựng đội ngũ cán bộ phụ trách công tác phân tích

tài chính giàu kiến thức và kinh nghiệm, xác định trách nhiệm của đội ngũ phân tích tài

chính.

- Phát huy tính hữu dụng của các thông tin trên các báo cáo phân tích tài chính,

là cơ sở cho việc kiểm soát tình hình tài chính cũng như việc ra các quyết định đầu tư,

tài trợ, phân chia lợi tức cổ đông và nhận dạng các khả năng rủi ro của doanh nghiệp

trong tương lai…

3.2. Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá.

Trên cơ sở phân tích thực trạng, những mặt đạt được và hạn chế của công tác

phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá, luận văn xin được nêu lên một

số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này của Công ty trên các nội dung chủ yếu sau:

3.2.1. Vể quy trình phân tích

Như đã biết, công tác phân tích tài chính của Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá

diễn ra một cách hết sức tự phát, không theo một quy trình cụ thể. Để công tác phân

tích được tiến hành một cách hiệu quả, trước hết Công ty phải xác định được tầm quan

trọng của công tác này và triển khai thực hiện theo một quy trình xác định gồm các

bước:

* Lập kế hoạch phân tích: bước này sẽ xác định nội dung, phạm vi, thời gian và

cách thức tổ chức phân tích. Tuỳ theo yêu cầu cụ thể của Công ty trong từng giai đoạn,

nội dung, phạm vi, thời gian và cách thức tổ chức phân tích được xác định khác nhau,

nhưng nhất thiết phải có bước này để định hướng cho công tác phân tích, nhằm đạt

được một cách tối ưu nhất những yêu cầu đặt ra.

67

Page 68: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

* Thu thập thông tin: đây là bước hết sức quan trọng. Nguồn thông tin bên trong

và bên ngoài doanh nghiệp thu thập được cần phải được kiểm tra tính chính xác, tính

hợp pháp... để làm cơ sở cho việc phân tích.

* Tiến hành phân tích: bước này sẽ được tiến hành theo nội dung và phương

pháp phù hợp trên cơ sở nguồn thông tin và kế hoạch phân tích đã xác định trước.

* Lập báo cáo phân tích: trên kết quả đã đạt được, cán bộ chịu trách nhiệm lập

báo cáo phân tích gửi Ban lãnh đạo và cung cấp cho các đối tượng liên quan khi có yêu

cầu và được sự cho phép của Ban lãnh đạo.

3.2.2. Về nội dung phân tích tài chính

Về nội dung phân tích tài chính, Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá cũng đã phân

tích các nhóm chỉ tiêu tài chính cơ bản như: nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn, khả

năng thanh toán, khả năng sinh lãi. Tuy nhiên, việc phân tích vẫn chưa thật đầy đủ

trong từng nhóm chỉ tiêu và nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động Công ty bỏ qua

không tính toán.

Để nội dung phân tích được đầy đủ và toàn diện hơn, cần phải lưu ý phân tích

thêm các nội dung sau:

3.2.2.1. Về cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn:

* Về cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn, Công ty nên đi sâu chi tiết xem xét tỷ

trọng của từng loại tài sản, đánh giá mức độ hợp lý trong cơ cấu tài sản cũng như cơ

cấu nguồn vốn. Cơ cấu tài sản của Công ty được thể hiện trên bảng sau:

68

Page 69: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

BẢNG 3.1: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN NĂM 2006

Đơn vị tính: triệu đồng

Tài sản

Đầu năm Cuối kỳCuối kỳ so với

đầu năm

Số

tiền

Tỷ

trọng

(%)

Số tiền

Tỷ

trọng

(%)

Số tiền

Tỷ

trọng

(%)

A. Tài sản ngắn hạn

I. Tiền và tương đương tiền

II. Đầu tư tài chính ngắn hạn

III. Phải thu ngắn hạn

IV. Hàng tồn kho

V. Tài sản ngắn hạn khác

B. Tài sản dài hạn

21.940

2.274

0

19.379

283

3

55.903

28,18

2,92

0

24,89

0,36

0,01

71,82

16.936

4.869

0

11.806

249

12

83.830

16,81

4,83

0

11,72

0,25

0,01

83,19

-5.004

2.595

0

-7.573

-34

9

27.927

-11,37

1,91

0

-13.17

-0.11

0

11,37

I. Phải thu dài hạn

II. Tài sản cố định

III. Bất động sản đầu tư

IV. Đầu tư tài chính dài hạn

V. Tài sản dài hạn khác

0

50.846

0

5.000

57

0

65,32

0

6,42

0,08

0

78.798

0

5.000

32

0

78,2

0

4,96

0,03

0

27.952

0

0

-25

0

12,88

0

-1.46

-0,05

Tổng cộng 77.843 100.776

(Nguồn: Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá)

Nhìn vào bảng cơ cấu tài sản, có thể thấy trong năm 2006, so sánh đầu năm và

cuối năm, Công ty đã có sự gia tăng tương đối lớn về tài sản (tăng 22.933 triệu đồng,

tương đương 29,46%). Trong cơ cấu tài sản, tài sản dài hạn luôn luôn chiếm tỷ trọng

lớn và có sự gia tăng cả về số tương đối và số tuyệt đối. Cụ thể, so với đầu năm, tài sản

dài hạn tăng một lượng là 27.927 triệu đồng, tăng 11,37% trong tỷ trọng tài sản. Sự gia

tăng của tài sản dài hạn chủ yếu do Công ty đã đầu tư mua sắm tài sản cố định (so với

69

Page 70: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

đầu năm, tài sản cố định của Công ty tăng 27.952 triệu đồng). Đây là điểm rất đặc thù

của một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải biển, cần đẩy mạnh đầu tư các máy

móc thiết bị, kho bãi phục vụ công tác chuyển tải, xếp dỡ... hàng hoá. So sánh với các

doanh nghiệp trong ngành, có thể thấy đây là xu hướng chung của những doanh nghiệp

kinh doanh dịch vụ vận tải biển. Việc đầu tư này quyết định đến việc tăng cường năng

lực của Công ty trong hoạt động khai thác cảng biển. Khoản đầu tư tài chính dài hạn

chiếm tỷ trọng nhỏ trong tài sản dài hạn và không có sự biến động do Công ty không

chú trọng đầu tư vào hoạt động này. Tuy nhiên, hiện nay, với sự phát triển năng động

của thị trường chứng khoán, việc đầu tư vào lĩnh vực hoạt động này có thể hứa hẹn

mang lại lợi nhuận tốt cho công ty.

Tài sản ngắn hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tài sản và có sự giảm sút

cả về số tương đối và số tuyệt đối. Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty chủ yếu

gồm các khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn

và hàng tồn kho. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất,

nhưng có sự giảm cả về số tương đối và số tuyệt đối (giảm 7.573 triệu đồng so với đầu

năm và giảm 13,17% trong cơ cấu tài sản). Điều này thể hiện nỗ lực lớn của Công ty

trong việc thu hồi công nợ. Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng nhỏ

nhưng vẫn có sự gia tăng, nếu phân tích số liệu này cùng với hệ số khả năng thanh toán

nhanh ( hệ số khă năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp năm 2006 là 0,53) thì sẽ

thấy mức độ dự trữ tiền của doanh nghiệp trong thời điểm cuối năm là hợp lý, đảm bảo

được việc thanh toán mà không rơi vào tình trạng ứ đọng về tiền. Về khoản mục hàng

tồn kho, hàng tồn kho có xu hướng giảm cả về số tuyệt đối và số tương đối. Nếu so

sánh với các doanh nghiệp cùng ngành với tỷ trọng hàng tồn kho chiếm từ 0,1% đến

0,3% giá trị tổng tài sản, tỷ trọng hàng tồn kho của Công ty không quá thấp, nhưng

Công ty cần có sự liên hệ chặt chẽ với nhà cung cấp để đảm bảo hàng tồn kho đáp ứng

kịp thời hoạt động kinh doanh.

70

Page 71: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

Bên cạnh việc phân tích cơ cấu tài sản, cần phân tích cơ cấu nguồn vốn để thấy

tình hình huy động vốn của Công ty. Cơ cấu nguồn vốn được thể hiện ở bảng sau:

BẢNG 3.2: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN NĂM 2006

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn vốn

Đầu năm Cuối nămCuối năm so với

đầu năm

Số tiền

Tỷ

trọng

(%)

Số tiền

Tỷ

trọng

(%)

Số tiền

Tỷ

trọng

(%)

A. Nợ phải trả

I. Nợ ngắn hạn

II. Nợ dài hạn

B. Nguồn vốn chủ sở hữu

I. Vốn chủ sở hữu

II. Nguồn vốn và kinh phí khác

26.008

9.430

16.578

51.836

51.636

200

33,41

12,11

21,3

66,59

66,33

0,26

46.096

9.322

36.774

54.670

54.517

153

45,74

9,25

36,49

54,26

54,09

0,17

20.088

-98

20.196

2.834

2.881

-47

12,33

-2,86

15,19

-12,33

-12,24

-0,09

Tổng cộng 77.843 100.776

(Nguồn: Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá)

Nhìn vào bảng cơ cấu nguồn vốn, ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỷ

trọng trên 50% trong tổng nguồn vốn, điều đó thể hiện khả năng tự bảo đảm về mặt tài

chính và mức độ độc lập của Công ty đối với các chủ nợ là cao. Tuy nhiên, tỷ trọng

nguồn vốn chủ sở hữu có sự giảm đi (giảm 12,33%) mặc dù có sự gia tăng về số tuyệt

đối (tăng 2.834 triệu đồng). Sở dĩ có sự giảm sút về tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu bởi

có sự gia tăng về nợ phải trả. Nợ phải trả tăng cả về số tương đối và tuyệt đối. So với

đầu năm, nợ phải trả tăng 20.230 triệu đồng và về tỷ trọng tăng 12,33% trong cơ cấu

nguồn vốn. Sự gia tăng nợ phải trả chủ yếu do sự gia tăng của nợ dài hạn. Công ty đã

mạnh dạn vay Ngân hàng Đầu tư phát triển với hai khoản vay trung hạn giá trị lên tới

71

Page 72: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

20.801 triệu đồng để đầu tư vào tài sản cố định. Điều này phù hợp với xu hướng mở

rộng quy mô kinh doanh của Công ty. Sự gia tăng tỷ trọng nợ phải trả và sự giảm sút tỷ

trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong trường hợp này không làm mất đi cân bằng tài chính

bởi mức độ độc lập của Công ty về mặt tài chính vẫn khá cao.

3.2.2.2. Về tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh:

Việc phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh sẽ giúp công ty

thấy được mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh

nghiệp hay chính là việc phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp.

Khi phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh, để nhận xét

chính xác về tình hình, Công ty cần xem xét đến các chỉ tiêu sau:

+ Vốn hoạt động thuần

+ Hệ số tài trợ thường xuyên

+ Hệ số tài trợ tạm thời

+ Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyên

+ Hệ số nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn

+ Hệ số tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn

Việc xem xét các chỉ tiêu trên sẽ giúp bộ phận phân tích có căn cứ đánh giá tính

ổn định và bền vững về cân bằng tài chính của Công ty.

Khảo sát tình hình bảo đảm nguồn vốn tại Công ty cố phần Cảng Đoạn Xá qua

bảng 3.3 ta thấy vốn hoạt động thuần của Công ty trong cả 2 năm 2005 và 2006 đều lớn

hơn 0. Đây là dấu hiệu tích cực thể hiện sự đảm bảo nhu cầu tài chính. Trong cả 2 năm,

tài sản ngắn hạn đều đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn và tài sản dài hạn,

trong đó chủ yếu là tài sản cố định đều được tài trợ bởi nguồn tài trợ thường xuyên.

Vốn hoạt động thuần tuy có giảm sút nhưng không ảnh hưởng lớn tới cân bằng tài

chính vì vẫn đảm bảo an toàn cho việc thanh toán nợ ngắn hạn. Nguồn vốn tài trợ tạm

thời giảm không đáng kể và nguồn vốn tài trợ thường xuyên đều tăng thể hiện tình hình

đảm bảo nguồn vốn của Công ty luôn ở trạng thái ổn định và bền vững.

72

Page 73: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

Hệ số tài trợ thường xuyên của Công ty rất cao và tăng so với năm 2005. Với

một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển với giá trị tài sản dài hạn lớn

thì hệ số tài trợ thường xuyên lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong việc đầu

tư vào tài sản cố định để phục vụ hoạt động kinh doanh. Hệ số vốn chủ sở hữu trong

nguồn tài trợ thường xuyên luôn luôn trên 0,5, chứng tỏ tính độc lập và tự chủ về tài

chính của Công ty cao. Tuy hệ số này có giảm sút vào năm 2006 do việc huy động vốn

vay dài hạn để đẩy mạnh đầu tư mới tài sản cố định, song vẫn đảm bảo được tính tự

chủ về tài chính của Công ty.

Trong hoạt động của mình, Công ty đã rất chú ý đến sự cân bằng tài chính. Điều

này là tốt bởi sự vững vàng trong cân bằng tài chính sẽ giúp cho Công ty hoạt động ổn

định, không phải đối mặt với các khó khăn trong thanh toán.

73

Page 74: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

BẢNG 3.3: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BẢO ĐẢM NGUỒN VỐN NĂM 2006

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối nămCuối năm so với đầu năm

± %1. Vốn hoạt động thuần (đ) (Tài

sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn)12.510.938.937 7.614.057.782 -7.199.127.891 51

2. Tài sản ngắn hạn 21.940.716.666 16.936.382.258 -5.004.334.408 77,2

3. Nguồn vốn tài trợ tạm thời

(đ) (Nợ ngắn hạn)9.429.777.729 9.322.324.476 -107.453.253 98,86

4. Tài sản dài hạn (đ) 55.903.107.901 83.830.173.032 27.927.065.131 149,96

5. Nguồn vốn tài trợ thường

xuyên (đ) (Nợ dài hạn + Vốn

chủ sở hữu)

68.414.046.838 91.444.230.814 23.030.183.976 133,66

6. Hệ số tài trợ thường xuyên (6

= 4/ Tổng NV)0,72 0,83 0,11 115,28

7. Hệ số tài trợ tạm thời (7= 3/

Tổng NV)0,12 0,09 -0.03 75

8. Hệ số vốn chủ sở hữu so với

nguồn tài trợ thường xuyên (8=

Vốn CSH / 5)

0,78 0,6 -0,18 81,08

9. Hệ số nguồn tài trợ thường

xuyên so với tài sản dài hạn (9=

5/2)

1,22 1,09 -0,13 86,51

10. Hệ số tài sản ngắn hạn so

với nợ ngắn hạn (10= 2/Nợ NH)3,08 1,82 -1,26 59,09

(Nguồn: Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá)

74

Page 75: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

3.2.2.3. Về khả năng thanh toán:

Trong nhóm tỷ số về khả năng thanh toán, Công ty nên bổ sung hai chỉ tiêu: Tỷ

số nợ trên tổng tài sản (hệ số nợ) – Đòn bẩy tài chính và khả năng thanh toán lãi vay.

Như đã phân tích, việc bổ sung các chỉ tiêu này trong công tác phân tích tài chính của

Công sẽ giúp các nhà phân tích đánh giá được hiệu quả sử dụng nợ và mức độ hợp lý

của việc huy động vốn vay. Điều này hết sức cần thiết trong bối cảnh Công ty đang có

nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh nhưng chưa có điều kiện huy động thêm vốn cổ

đông.

- Tỷ số nợ trên tổng tài sản:

Hệ số nợ =

Tổng nợ

= HvTổng tài sản

Trên cơ sở số liệu trên bảng cân đối kế toán của ba năm 2004 đến 2006, ta thấy

các hệ số nợ lần lượt là: 0,37 ; 0,33 ; 0,46. Hệ số nợ càng lớn thì Công ty càng có lợi vì

chỉ phải đóng góp một lượng vốn ít nhưng được sử dụng một lượng tài sản lớn. Đặc

biệt, kinh doanh trên lĩnh vực dịch vụ cảng biển đòi hỏi lượng vốn lớn do phải trang bị

số lượng lớn tài sản cố định, vì vậy việc sử dụng đòn bẩy nợ có ý nghĩa thiết thực đối

với Công ty. Năm 2006, Công ty đã phát huy được đòn bẩy nợ để thúc đẩy hiệu quả

hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, đòn bẩy nợ cũng là con dao hai lưỡi. Bởi

như lý thuyết, nếu doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận trên tiền vay lớn hơn so với tiền lãi

phải trả thì phần lợi nhuận dành cho chủ sở hữu sẽ được nhân lên; nhưng ngược lại thì

doanh lợi vốn chủ sở hữu sẽ giảm sút và làm mất cân bằng cán cân thanh toán. Việc

phân tích chỉ tiêu này phải được phân tích kết hợp với chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở

hữu (ROE) và doanh lợi tài sản (ROA).

- Khả năng thanh toán lãi vay:

Khả năng thanh toán lãi vay =Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)

Lãi tiền vay

75

Page 76: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

Công ty cần phải phân tích chỉ tiêu này để đánh giá lợi nhuận của mình của

mình có đảm bảo khả năng chỉ trả lãi hàng năm hay không. Đây là chỉ tiêu không chỉ

dành được sự quan tâm của chủ nợ mà còn phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp.

Trên số liệu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004 đến năm 2006,

khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp qua các năm lần lượt là: 15,8 ; 11,2 ;

7,9. Tuy khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp rất cao song trên các con số tính

toán, khả năng này giảm dần qua các năm vì lãi tiền vay tăng song lợi nhuận tăng

không đủ lớn so với sự gia tăng của lãi tiền vay. Điều này chứng tỏ hiệu quả kinh

doanh của doanh nghiệp chưa thật tốt.

3.2.2.4. Về khả năng hoạt động:

- Vòng quay tiền:

Vòng quay tiền =

Doanh thu

Tiền và các khoản tương đương tiền

So sánh giữa các năm từ 2004 đến 2006, ta thấy vòng quay của tiền lượt là 6,5;

22,2; 11,5 (mỗi đồng tiền và khoản tương đương tiền lần lượt tạo ra 6,5; 22,2; 11,5

đồng doanh thu qua các năm), như vậy có sự tăng giảm không đều qua các năm. Điều

này chưa chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp không ổn định vì doanh thu

tuy không tăng nhanh nhưng tăng khá đều qua các năm, tuy nhiên lượng tiền dự trữ có

sự thay đổi do chính sách dự trữ tiền của doanh nghiệp qua các năm khác nhau. Cuối

năm 2005, doanh nghiệp quyết định giảm lượng tiền dự trữ để đầu tư mua sắm tài sản

cố định nên khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền giảm đột biến và cũng dẫn

tới sự gia tăng của chỉ tiêu vòng quay tiền trong năm 2005.

- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:

Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh

thu trong năm, qua đó đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng tài sản cố định của

Công ty.

76

Page 77: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =

Doanh thu

Tài sản cố định

Căn cứ các số liệu trên các báo cáo tài chính của Công ty có thể thấy hiệu suất

sử dụng tài sản cố định qua các năm lần lượt là 0,76; 0,99 và 0,71. Ở một số doanh

nghiệp cùng ngành với số vốn tương đương (Công ty cổ phần Cảng Rau quả, Công ty

cố phần thương cảng Vũng tàu) thì chỉ tiêu này trung bình là 6, tức là hiệu suất sử dụng

tài sản cố định của Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá là rất thấp, vì vậy bên cạnh việc

đầu tư thêm tài sản cố định, Công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định như

tiến hành các biện pháp nhằm hợp lý hoá sản xuất, áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ

thuật ... nhằm tăng sản lượng xếp hàng trên bãi, rút ngắn thời gian giao nhận hàng, ...

- Vòng quay hàng tồn kho:

Vòng quay hàng tồn kho =

Giá vồn hàng bán ra trong kỳ

Trị giá hàng tồn kho bình quân

Qua tính toán có thể thấy vòng quay hàng tồn kho của Công ty tương đối cao

(qua các năm từ 2004 đến 2006 lần lượt là 130,1; 133,3; 140,03). Song so với các

doanh nghiệp cùng ngành (có thể lấy điển hình là Công ty cố phần Cảng Rau quả và

Công ty cổ phần Cảng Đồng Nai với vòng quay hàng tồn kho trung bình là trên 300),

tỷ số này của Công ty là không cao. Đây là đặc trưng của doanh nghiệp dịch vụ, số

lượng hàng tồn kho không nhiều. Hơn nữa, với loại hình kinh doanh dịch vụ vận tải

biển, các vật liệu, phụ tùng cũng như các công cụ, dụng cụ khác... không nhiều mà chủ

yếu sử dụng nhiều nhiên liệu (xăng, dầu...) (Đối với việc cung cấp nhiên liệu, Công ty

đã có nhà cung cấp thường xuyên là Công ty Xăng dầu Khu vực 3). Việc lượng hàng

tồn kho không nhiều giảm được áp lực cho doanh nghiệp trong việc gia tăng chi phí để

dự trữ. Tuy nhiên, để đảm bảo yêu cầu thường xuyên phải cung cấp nhiên liệu phục vụ

công tác xếp dỡ, chuyển tải hàng hoá, Công ty cũng phải có chính sách hàng tồn kho

thích hợp, tránh trường hợp thiếu nguyên liệu, vật liệu phục vụ hoạt động kinh doanh.

77

Page 78: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

Theo thông tin từ phía Công ty, việc cung cấp nhiên liệu của Công ty Xăng dầu Khu

vực 3 luôn đảm bảo tính kịp thời, song việc phụ thuộc vào 1 nhà cung cấp có thể dẫn

tới những rủi ro ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện kinh doanh của Công ty.

- Vòng quay các khoản phải thu:

Vòng quay các khoản phải thu =

Doanh thu thuần

Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân

Tỷ lệ này của Công ty qua các năm là 6,9; 4,1 và 3,6. Ở Công ty cổ phần Cảng

Rau quả, số liệu này từ năm 2004 đến 2006 lần lượt là 9,01; 6,55; 7,14 và ở Công ty cổ

phần Cảng Đồng Nai, số liệu này từ năm 2004 và 2006 lần lượt là 11,14; 7,11 và 10,19.

Qua số liệu này cho thấy vòng quay các khoản phải thu của Công ty qua các năm đều

thấp, chứng tỏ đã có sự ứ đọng ở khâu thanh toán, chủ yếu ở phần phải thu của khách

hàng, tốc độ thu hồi chậm, công ty bị chiếm dụng vốn nhiều. Tình trạng này càng xấu

đi qua mỗi năm vì tỷ lệ này giảm dần. Theo thông tin từ phía Công ty, các khoản phải

thu đều tập trung ở các khách hàng lớn, khách hàng truyền thống của Công ty (Công ty

vận tải biển VINALINES, Công ty HANJIN Shipping Vietnam, Công ty TNHH vận tải

liên hợp Hải Phòng, Công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển...), đối với các khách

hàng khác (chiếm 15% doanh thu), hình thức thanh toán đều là thanh toán ngay bằng

tiền mặt. Xuất phát từ uy tín và mối quan hệ truyền thống với các bạn hàng lớn cũng

như để tăng doanh thu nên Công ty áp dụng chính sách thanh toán chậm. Song bên

cạnh đó, Công ty không áp dụng chính sách chiết khấu để kích thích việc thanh toán.

Để giải quyết tình trạng này, Công ty phải xác định được chính sách bán hàng, chính

sách chiết khấu hợp lý cũng như xem xét về các đối tượng khách hàng để giảm sự ứ

đọng ở khâu thanh toán, triển khai công tác thu hồi nợ.

- Kỳ thu tiền bình quân:

Kỳ thu tiền bình quân =

Các khoản phải thu x 360

Doanh thu

78

Page 79: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

Tỷ số này cho biết khả năng thu hồi vốn trong thanh toán, đặc biệt việc thu hồi

vốn từ việc bán chịu hàng hoá. Nó phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi được các

khoản phải thu. Tỷ số này của Công ty lần lượt qua các năm là: 45, 136, 76. Như vậy,

năm 2004 Công ty cần đến 45 ngày để thu hồi các khoản phải thu, năm 2005 có sự gia

tăng đột biến, cần tới 136 ngày và năm 2006 là 76 ngày. Hiệu quả của công tác thu hồi

công nợ giảm sút qua các năm. Tuy năm 2005, việc tăng đột biến chỉ tiêu này là do

Công ty có ứng trước 15% giá trị của dự án cần trục chân đế 40 tấn số 2 (TUKAL 02),

nên khoản trả trước cho người bán tăng thêm một lượng đáng kể (gần bốn tỷ đồng),

song khoản phải thu của khách hàng vẫn cao nên dẫn tới chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân

cao. Theo thông tin từ phía Công ty, đối với những khách hàng lớn, thời gian thanh

toán theo hợp đồng là 45 ngày, nhưng trên thực tế phải cần tới 2 tháng hoặc 3 tháng

Công ty mới thu hồi hết các khoản phải thu này. Trong thời gian tới, Công ty cần có

những biện pháp thu hồi nợ cần thiết để giảm thời gian thu hồi các khoản phải thu,

tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn.

3.2.2.5. Về hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lãi:

Công ty đã tiến hành phân tích những chỉ tiêu cơ bản: Tỷ suất lợi nhuận trên

doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, trên vốn chủ sở hữu và đã phân tích việc

quản lý chi phí. Tuy nhiên, cần phân tích thêm ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính vì đây

là yếu tố có tác động rất lớn đến doanh lợi vốn chủ sở hữu, ảnh hưởng tới khả năng

sinh lãi của Công ty.

- Ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính:

Đòn bẩy tài chính là tỷ lệ giữ vốn đi vay so với tổng số vốn hiện có hay còn gọi

là hệ số nợ.

Đòn bẩy tài chính =

Tổng số nợ vay

Tổng tài sản

79

Page 80: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

Như đã phân tích, trị số của đòn bẩy tài chính càng cao doanh nghiệp càng có lợi.

Song đòn bẩy tài chính cũng là con dao hai lưỡi, bởi nếu tổng tài sản không có khả

năng sinh ra một tỷ lệ lợi nhuận đủ lớn để bù đắp các chi phí lãi vay phải trả thì doanh

lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) sẽ bị giảm sút.

Trên lý thuyết đã phân tích, nếu doanh lợi tổng tài sản (ROA) lớn hơn lãi suất tiền

vay thì trong trường hợp này đòn bẩy tài chính dương và sẽ khuyếch đại thêm cho

ROE, trường hợp ngược lại đòn bẩy tài chính âm và sẽ làm giảm sút tương ứng ROE.

Doanh lợi tổng tài sản Công ty đã tiến hành tính toán qua các năm từ 2004 đến

2006 lần lượt là 10,69; 10,78 và 11,38. Xem xét các tỷ lệ lãi vay của Công ty trên

thuyết minh báo cáo tài chính, các tỷ lệ này dao động ở mức 3,5 đến 6,5% , như vậy

vẫn đảm bảo được tác dụng của đòn bẩy tài chính với hiệu quả kinh doanh của Công

ty. Mặt khác, Công ty vẫn có thể huy động vốn để mở rộng quy mô kinh doanh bằng

cách tăng cường các khoản vay mà không bị ảnh hưởng tới cân bằng tài chính.

3.2.2.6. Đánh giá khả năng tăng trưởng.

Ngoài ra, Công ty còn có thể tối đa hoá mức tăng trưởng bền vững của mình qua

việc tác động vào chính sách tài chính (thông qua tỷ lệ lợi nhuận giữ lại và đòn bẩy tài

chính) hoặc nếu không có phương án thay đổi chính sách tài chính thì cải thiện tình

hình hoạt động bằng cách tăng hiệu suất sử dụng tài sản và tăng tỷ lệ lợi nhuận trên

doanh thu. Đồng thời, Công ty có thể so sánh tỷ lệ tăng trưởng bền vững này với tỷ lệ

tăng trưởng thực tế của Công ty để thấy tỷ lệ tăng trưởng thực tế có phù hợp với tỷ lệ

tăng trưởng bền vững hay không. Nếu tỷ lệ tăng trưởng thực tế lớn hơn tốc độ tăng

trưởng bền vững, có thể có những biện pháp thực tế như: huy động vốn cổ đông mới,

giảm tỷ lệ chia cổ tức, thay đổi về hoạt động kinh doanh để kiểm soát tăng trưởng quá

nhanh ... Nếu tỷ lệ tăng trưởng thực tế thấp hơn tốc độ tăng trưởng bền vững thì có thể

tìm các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng, hoặc tăng tỷ lệ thanh toán cổ tức, mua lại cổ

phiếu của chính công ty, nghiên cứu tìm kiếm cơ hội đầu tư ra các ngành khác...

80

Page 81: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

Có thể lấy ví dụ trong trường hợp này trên cơ sở các số liệu trong năm 2005 và

2006. Dựa trên các số liệu và công thức tính tăng trưởng thực tế, tăng trưởng bền vững,

có thể tính toán được tăng trưởng thực tế của Công ty trong năm 2005 là 12,7%, trong

khi đó tăng trưởng bền vững chỉ giới hạn ở 7,9%. Khi tăng trưởng thực tế lớn hơn tăng

trưởng bền vững, nhu cầu về mọi mặt của doanh nghiệp tăng, đến một lúc nào đó

doanh nghiệp không đủ sức để tài trợ cho nhu cầu của chính mình, nếu tình trạng này

kéo dài có thể dẫn tới những khó khăn trầm trọng về vốn. Do vậy, cần có sự điều chỉnh

để tăng tỷ lệ tăng trưởng bền vững bằng cách tăng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại hoặc tăng

cường vốn vay. Tỷ lệ tăng trưởng bền vững đã được cải thiện vào năm 2006 với con số

là 11,54% với việc tăng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại và tăng cường vốn vay, song tỷ lệ tăng

trưởng thực tế lại quá thấp (6,3%). Nếu tình trạng này tiếp tục gia tăng doanh nghiệp

cần phải xem lại đây có phải tình trạng chung của toàn ngành vận tải biển hay vấn đề

đơn lẻ của doanh nghiệp. Nếu là vấn đề của doanh nghiệp thì cần tìm kiếm các nguyên

nhân để tháo gỡ các ràng buộc bên trong gây cản trở sự tăng trưởng, mặt khác có thể

tìm kiếm thêm cơ hội đầu tư sang các ngành khác...

Một số chỉ tiêu bổ sung thêm sẽ giúp Công ty có thể phân tích sâu sắc hơn tình

hình tài chính, là cơ sở để ra các quyết định quản lý cần thiết.

3.2.3. Về phương pháp phân tích.

Về phương pháp phân tích, ngoài phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ,

doanh nghiệp nên bổ sung phương pháp Dupont để phân tích tài chính. Đây là phương

pháp tạo được mối liên kết giữa các chỉ số với nhau, không mang tính rời rạc như các

chỉ tiêu trong phương pháp so sánh, tỷ lệ.

Như đã biết, phương pháp Dupont dựa trên hai chỉ tiêu ROA và ROE. Mối liên hệ

của ROE – ROA được thể hiện trên công thức:

ROE = ROA x EM

Hay ROE = PM x AU x EM = PM x AU x 1/(1- tỷ suất nợ)

81

Page 82: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

Trên cơ sở số liệu của Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá, ta lần lượt tính được các

chỉ tiêu như sau:

Chỉ tiêu

Năm

ROA PM AU EM ROE

Năm 2004 10,69 18,3 0,58 1,58 16,88

Năm 2005 10,78 16,62 0,65 1,50 16,20

Năm 2006 11,38 20,56 0,55 1,84 20,97

Qua các chỉ tiêu trên ta thấy sự thay đổi của ROE chịu ảnh hưởng của ba nhân

tố:

- Sự thay đổi của doanh lợi doanh thu: Nếu giữ nguyên các nhân tố khác không

thay đổi, sự thay đổi của doanh lợi doanh thu sẽ làm ROE thay đổi một lượng là:

Δ ROE (2005 – 2004) = (16,62 – 18,3) x 0,58 x 1,58 = -1,54

Δ ROE (2006 – 2005) = (20,56 – 16,62) x 0,65 x 1,5 = 3,84

- Sự thay đổi của hiệu suất sử dụng tài sản: Nếu giữ nguyên các nhân tố khác

không thay đổi, sự thay đổi của hiệu suất sử dụng tài sản sẽ làm ROE thay đổi một

lượng là:

Δ ROE (2005 – 2004) = 18,3 x (0,65 - 0,58) x 1,58 = 2,02

Δ ROE (2006 – 2005) = 16,62 x (0,55 - 0,65) x 1,5 = -2,4

- Sự thay đổi của đòn bẩy tài chính: Nếu giữ nguyên các nhân tố khác không

thay đổi, sự thay đổi của đòn bẩy tài chính sẽ làm ROE thay đổi một lượng là:

Δ ROE (2005 – 2004) = 18,3 x 0,58 x (1,5 - 1,58) = -0,84

Δ ROE (2006 – 2005) = 16,62 x 0,65 x (1,84 - 1,5) = 3,67

Như vậy, sự giảm sút của ROE năm 2005 là do hai nhân tố gây lên: sự giảm sút

của doanh lợi doanh thu và đòn bẩy tài chính. So với năm 2004, công tác quản lý chi

phí của doanh nghiệp chưa thật tốt, bên cạnh đó chưa phát huy được tác dụng của đòn

bẩy nợ. Năm 2006, ROE tăng do sự gia tăng của cả hai nhân tố là doanh lợi doanh thu

82

Page 83: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

và đòn bẩy nợ, doanh nghiệp đã quản lý chi phí tốt hơn và phát huy được tác dụng của

đòn bẩy nợ, tuy có sự giảm sút của hiệu quả sử dụng tài sản nhưng sự giảm sút này ảnh

hưởng không thật lớn tới ROE.

3.2.4. Về tổ chức và nhân sự cho công tác phân tích tài chính.

Như đã đề cập, nhân tố con người là nhân tố chủ quan ảnh hưởng lớn đến công

tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Nếu công tác này được đảm trách bởi bộ phận

nhân sự kém thì không thể đem đến thành công được. Hiện nay, tại Công ty, việc phân

tích báo cáo tài chính lại chỉ tập trung vào một người, đó là kế toán trưởng nên việc

triển khai công tác phân tích gặp không ít khó khăn về nhân lực.

Chính vì vậy, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách và chuyên viên phân tích tài

chính là yêu cầu cần thiết đối với Công ty. Những tiêu chuẩn đối với một người làm

công tác phân tích là:

- Am hiểu chuyên môn về tài chính, kế toán.

- Được đào tạo về kỹ thuật phân tích.

- Có kiến thức đặc điểm kinh doanh và về môi trường kinh doanh của ngành cũng

như kiến thức về pháp luật, về tình hình kinh tế trong và ngoài nước.

Đây là yêu cầu được đặt ra trong công tác tuyển dụng nhân sự cũng như đào tạo

đội ngũ cán bộ của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty có thể mời một số chuyên gia phân

tích ở các công ty tư vấn đào tạo về chuyên môn và kinh nghiệm phân tích. Hàng năm,

Công ty cần phải tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ và cập nhật các thông tin kinh tế, xã hội

cần thiết phục vụ cho việc phân tích.

Để phân tích báo cáo tài chính đạt hiệu quả cao, bên cạnh việc xây dựng quy chế,

đào tạo đội ngũ làm công tác phân tích, Công ty cũng cần chú ý tổ chức tốt công tác

phân tích. Tổ chức công tác phân tích được thực hiện qua các công việc sau:

83

Page 84: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

- Thành lập Ban Phân tích gồm các chuyên viên phân tích. Quy định cụ thể chức

năng, quyền và trách nhiệm của Ban cũng như của từng thành viên trong Ban. Ban phân

tích này nên trực thuộc Ban Giám đốc và có cơ cấu như sau:

+ Trưởng Ban phân tích: Là người đứng đầu và chịu trách nhiệm trước Ban

Giám đốc về toàn bộ công tác phân tích tài chính trong Công ty. Hiện nay, đối với

Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá, trưởng Ban phân tích nên là Kế toán trưởng, vì đây

là người nắm rõ nhất mọi quy định, quy chế của Công ty về quản lý tài chính và cũng

là người nắm rõ nhất mọi diễn biến về tài chính của Công ty.

+ Các thành viên khác của Ban phân tích có thể lấy từ đội ngũ nhân viên kế

toán hiện nay, nhưng phải được tập huấn, đào tạo về công tác phân tích báo cáo tài

chính.

Về thực chất, có thể xây dựng Ban phân tích theo hướng chuyên môn hoá hoàn

toàn, nghĩa là, bố trí nhân sự độc lập, chỉ làm công tác phân tích chứ không kiêm

nhiệm. Tuy nhiên, trong điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần

Cảng Đoạn Xá còn ở quy mô vừa phải, thiết nghĩ, sắp xếp nhân sự như đã trình bày

trên đây là hợp lý

Trên cơ sở tổ chức nhân sự như trên, Trưởng Ban phân tích có trách nhiệm triển

khai công tác phân tích, tổng hợp kết quả phân tích từ các thành viên trong Ban và viết

báo cáo phân tích. Ban lãnh đạo sẽ là những người sử dụng thông tin phân tích đầu tiên

để đưa ra những quyết định quản lý tài chính và sẽ quyết định những thông tin phân

tích nào được phép công bố rộng rãi ra bên ngoài, thông tin nào chỉ cung cấp cho nhà

lãnh đạo trong Công ty.

3.2.5. Về kỹ thuật và công nghệ.

Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính, Công ty

cần có sự đầu tư thoả đáng về cơ sở vật chât kỹ thuật để phục vụ công tác phân tích tài

chính, ví dụ: trang bị hệ thống máy vi tính với phần mềm phân tích tài chính để đảm

84

Page 85: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

bảo việc phân tích nhanh chóng, hiệu quả và chính xác, khai thác thông tin về ngành và

nền kinh tế, chính sách pháp luật của nhà nước qua hệ thống internet, qua hệ thống

mạng để liên kết thông tin giữa các phòng ban... Điều này không chỉ tăng cường hiệu

quả của công tác phân tích tài chính mà còn là động lực thúc đẩy các cán bộ phụ trách

công tác này.

3.2.6. Về công tác kế toán, kiểm toán, thống kê.

Để phục vụ công tác phân tích tài chính, công ty cần hoàn thiện công tác tổ chức kế

toán, kế toán, thống kê. Công ty cần tổ chức bộ máy kế toán hoạt động một cách khoa

học, các bộ phận phối hợp chặt chẽ với nhau, đảm bảo cung cấp thông tin chính xác,

kịp thời. Trên cơ sở đó, Công ty có thể rút ngắn được thời gian hoàn thành báo cáo tài

chính, tạo điều kiện cung cấp sớm số liệu cho công tác phân tích. Bên cạnh đó, Công ty

nên thực hiện việc kiểm tra, kiểm toán nội bộ định kỳ. Điều này sẽ giúp Công ty phát

hiện được những sai sót, nhầm lẫn, góp phần nâng cao tính chính xác, khách quan của

thông tin kế toán, tránh định hướng sai lệch cho công tác phân tích tài chính.

3.3. Kiến nghị.

3.3.1. Với Nhà nước

Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện tốt phân tích báo cáo tài chính,

về phía Nhà nước, cần có những thay đổi trong cơ chế, chính sách… như sau:

- Xây dựng các quy định làm định hướng cho công tác phân tích tài chính doanh

nghiệp để công tác này không diễn ra một cách tự phát trong các doanh nghiệp, đồng

thời tạo cho doanh nghiệp có một động lực để có sự đầu tư thoả đáng cho công tác này.

Cụ thể, Bộ Tài chính nên ban hành một số nội dung, chỉ tiêu và phương pháp phân tích

có tính chất bắt buộc hoặc tham khảo cho các doanh nghiệp, phù hợp với từng loại hình

kinh doanh của doanh nghiệp.

- Xây dựng quy định về việc công bố thông tin, đặc biệt là các Công ty cổ phần.

Hiện nay, mặc dù các văn bản hiện tại đã quy định được trách nhiệm công bố thông tin

85

Page 86: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

nhưng các quy định này vẫn chưa hoàn thiện. Bên cạnh việc công bố thông tin, nhà

nước cũng cần ban hành các chế tài xử lý vi phạm đối với các đơn vị liên quan trong

việc công bố thông tin, tránh tình trạng công bố thông tin thiếu tin cậy, gây định hướng

sai lệch đối với quá trình phân tích tài chính của các doanh nghiệp.

- Ban hành những quy định cụ thể đối với công tác thống kê. Phân tích tài chính

sẽ trở nên đầy đủ và có ý nghĩa hơn nếu có hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. Đây là

cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến hành phân tích. Thông qua việc đối chiếu với hệ

thống chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản lý tài chính biết được vị thế của doanh

nghiệp mình, từ đó đánh giá được cụ thể hơn thực trạng tài chính cũng như hiệu quả

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.

3.3.2. Với ngành liên quan.

Đối với các ngành liên quan, để công tác phân tích tài chính thực sự có hiệu quả,

cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:

- Cần công khai hoá các thông tin tài chính làm cơ sở để có số liệu trung bình

của ngành và xây dựng các quy định về chế độ, trách nhiệm của những người liên quan

trong quá trình lập, công bố thông tin và phân tích thông tin trên báo cáo tài chính.

- Đánh giá đúng mức tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính. Theo kết

quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu thuộc Khoa Kinh tế và Quản lý trường Đại học

Bách khoa Hà Nội, trong 100 doanh nghiệp hoạt động thuộc các ngành nghề khác

nhau, chỉ 40% trong số đó có tiến hành hoạt động phân tích tài chính. Các doanh

nghiệp thuộc ngành vận tải biển cũng không nằm ngoài thực trạng này. Nếu công tác

phân tích tài chính trở thành một hoạt động thường xuyên của các doanh nghiệp trong

ngành, mỗi doanh nghiệp sẽ có động lực hơn trong việc hoàn thiện công tác này tại

doanh nghiệp mình.

86

Page 87: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

KẾT LUẬN

Trong điều kiện hiện nay, những biến động của thị trường và điều kiện kinh tế

chính trị trong nước và quốc tế luôn mang lại những cơ hội, nhưng cũng không ít rủi ro

cho doanh nghiệp. Vì vậy, để có được những quyết định đúng đắn trong sản xuất - kinh

doanh, các nhà quản lý đều quan tâm đến vấn đề tài chính. Trên cơ sở phân tích tài

chính, sẽ biết được tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu, sự vận động của tài sản và nguồn

vốn, khả năng tài chính, cũng như an ninh tài chính của doanh nghiệp. Qua kết quả

phân tích tài chính, có thể đưa ra các dự báo về kinh tế, quyết định về tài chính trong

ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và từ đó có thể đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn.

Là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khai thác Cảng, Công ty cổ phần

Cảng Đoạn Xá cũng không nằm ngoài quy luật đó. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập

với nhiều cơ hội và thách thức như hiện nay, hoạt động quản lý tài chính và công tác

phân tích tài chính của Công ty càng phải được đẩy mạnh hơn nữa để nâng cao vị thế

cạnh tranh trên thị trường.

Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng hoạt động phân tích tài chính tại

Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá, luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh “Hoàn thiện

công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá” đã hoàn thành. Luận

văn đã khái quát được những vấn đề lý luận về công tác phân tích tài chính , đánh giá

được thực trạng công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá, trên

cơ sở đó đã nêu ra những giải pháp cụ thể để hoàn thiện nội dung công tác này cho

Công ty. Hy vọng rằng những kết quả đạt được của luận văn sẽ giúp cho Công ty cổ

phần Cảng Đoạn Xá có thể hoàn thiện hơn công tác phân tích tài chính, làm cơ sở để

nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, thúc đẩy sự phát triển của sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, với khả năng và thời gian còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi

những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp bổ sung của các quý thày cô, quý độc giả

để đề tài được hoàn thiện hơn

87

Page 88: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tấn Bình (2004), “Phân tích hoạt động doanh nghiệp” – Nhà xuất bản

Thống kê.

2. Nguyễn Tấn Bình (2003), “Kế toán quản trị” – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia

TP. Hồ Chí Minh”.

3. Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá (2004), “Báo cáo tài chính năm 2004”.

4. Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá (2005), “Báo cáo tài chính năm 2005”.

5. Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá (2006), “Báo cáo tài chính năm 2006”.

6. PTS. Ngô Thế Chi, PTS. Đoàn Xuân Tiên, PTS. Vương Đình Huệ (1995),

“Kế toán – Kiểm toán và Phân tích tài chính doanh nghiêp”- Nhà xuất bản Tài

chính, Hà Nội.

7. PGS.TS. Ngô Thế Chi – TS. Vũ Công Ty (2002), “Đọc, lập, phân tích báo cáo

tài chính” – Nhà xuất bản Thống kê.

8. PGS.TS Nguyễn Văn Công (2005), “Chuyên khảo về Báo cáo tài chính và lập,

đọc, kiểm tra, phân tích báo các tài chính” – Nhà xuất bản Tài chính, Hà nội.

9. TS. Đặng Văn Dược, Đặng Kim Cương (1999), “Kế toán quản trị và phân tích

kinh doanh” – Nhà xuất bản Thống kê.

10. PGS.TS Phạm Thị Gái (2004), “Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh” –

Nhà xuất bản Thống kê.

11. TS Vũ Duy Hào (2000), “Những vấn đề cơ bản về quản trị tài chính doanh

nghiệp”, Nhà xuất bản Thống kê.

12. PGS.TS. Lưu Thị Hương (2003), “Giáo trình Tài chính doanh nghiệp” – Nhà

xuất bản Thống kê.

13. PGS.TS Đặng Thị Loan (2005), “Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh

nghiệp” – Nhà xuất bản Thống kê.

88

Page 89: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

14. TS. Nguyễn Năng Phúc (2002), “Phân tích kinh tế doanh nghiệp” – Nhà xuất

bản Tài chính..

15. Học viện tài chính (2006), “Quản trị doanh nghiệp hiện đại cho giám đốc và

thành viên Hội đồng quản trị tại Việt Nam” – Nhà xuất bản tài chính.

89

Page 90: Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_20130719013647_65671

PHỤ LỤC

90