153
Trong vô vàn những lựa chọn mà đời người phải trải qua, không phải lúc nào chúng ta cũng đúng. Nhưng, trước những lựa chọn quan trọng nhất, việc đưa ra quyết định sáng suốt sẽ cho chúng ta một cuộc đời “thăng hoa” như mong muốn và ngược lại. Đối với những người trẻ, điều này lại càng có ý nghĩa hơn bởi họ có cả một tương lai phía trước đang chờ đợi, mà việc đưa ra những lựa chọn đúng được sớm chừng nào lại khiến tương lai ấy rõ ràng hơn chừng đó. 1. Chọn LẼ để SỐNG Lẽ sống chính là hoài bão và sứ mệnh của cuộc đời, là giá trị nền tảng, chuẩn hành xử của của chính mình. Xác định lẽ sống chính là trả lời câu hỏi: “Mình là ai, mình sống để làm gì, mình sẽ dùng cuộc đời của mình vào việc gì và việc đó có đáng để dùng hay không?”. Xác định lẽ sống cũng chính là việc chọn cho mình lý do để sống (rốt cuộc ý nghĩa của cuộc đời mình nằm ở đâu) – được coi là “đích đến”, “bánh lái”, hay sẽ là “ma đưa lối, quỷ đưa đường” trong cuộc đời chúng ta. Đây là lựa chọn quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng tới tất cả những lựa chọn còn lại. Không phải ai cũng chọn được đúng “đích đến” và “bánh lái” cho mình và hậu quả là cuộc đời của họ nhiều khi sẽ rất uổng phí hoặc vô cùng bi kịch. Con người sinh ra vốn dĩ là lương thiện, nhưng chọn lẽ sống khác nhau thì

Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

  • Upload
    binhlh

  • View
    3.472

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

Trong vô vàn những lựa chọn mà đời người phải trải qua, không phải lúc nào chúng ta cũng đúng. Nhưng, trước những lựa chọn quan trọng nhất, việc đưa ra quyết định sáng suốt sẽ cho chúng ta một cuộc đời “thăng hoa” như mong muốn và ngược lại.Đối với những người trẻ, điều này lại càng có ý nghĩa hơn bởi họ có cả một tương lai phía trước đang chờ đợi, mà việc đưa ra những lựa chọn đúng được sớm chừng nào lại khiến tương lai ấy rõ ràng hơn chừng đó.1. Chọn LẼ để SỐNGLẽ sống chính là hoài bão và sứ mệnh của cuộc đời, là giá trị nền tảng, chuẩn hành xử của của chính mình. Xác định lẽ sống chính là trả lời câu hỏi: “Mình là ai, mình sống để làm gì, mình sẽ dùng cuộc đời của mình vào việc gì và việc đó có đáng để dùng hay không?”.Xác định lẽ sống cũng chính là việc chọn cho mình lý do để sống (rốt cuộc ý nghĩa của cuộc đời mình nằm ở đâu) – được coi là “đích đến”, “bánh lái”, hay sẽ là “ma đưa lối, quỷ đưa đường” trong cuộc đời chúng ta. Đây là lựa chọn quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng tới tất cả những lựa chọn còn lại. Không phải ai cũng chọn được đúng “đích đến” và “bánh lái” cho mình và hậu quả là cuộc đời của họ nhiều khi sẽ rất uổng phí hoặc vô cùng bi kịch. Con người sinh ra vốn dĩ là lương thiện, nhưng chọn lẽ sống khác nhau thì sẽ có những con người khác nhau, cuộc đời khác nhau và số phận khác nhau.2. Chọn NGƯỜI để LẤYPhải bắt đầu lựa chọn này từ việc mình muốn có một gia đình như thế nào. Tình yêu là một phạm trù hoàn toàn mang tính cảm xúc nhưng hôn nhân lại có cả yếu tố lý trí. Lấy vợ, lấy chồng thì có lẽ ai cũng làm được (chỉ trừ những người không thèm lấy hoặc không tìm được người phù hợp). Tuy nhiên, không phải ai cũng tìm cho mình được một người vợ, người chồng, và đồng thời cũng là một người bạn đời!Người ta hay nói là trong tất cả các kiểu bạn (bạn xã giao, bạn tâm giao, bạn tư giao, bạn tri kỷ…) thì chọn bạn đời là khó nhất. Khi chọn bạn đời, điều kiện cần là tình yêu thương nhưng quan trọng hơn là cả hai phải chia sẻ được lẽ sống và hệ giá trị suốt cả cuộc đời. Có thể khi cưới nhau, vợ chồng chưa thực sự là bạn đời, chưa xác định rõ lẽ sống, chưa có chung một hệ giá trị nhưng họ sẽ cùng thay đổi nhau và thay đổi chính mình để không chỉ là người chồng, người vợ của nhau, mà còn là

Page 2: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

người bạn trên hành trình còn lại của cuộc đời. Được như vậy, cuộc đời sẽ thăng hoa!

3. Chọn VIỆC để LÀMThực tế cho thấy đang có xu hướng chọn nghề và đổi nghề theo “mốt”. Nghề nào được gắn mác “thời thượng” là giới trẻ đổ xô vào tìm “vận may”. Thậm chí khi đã thành công với một nghề nào đó thì phần đông lại cùng tìm đến một nghề, đó là nghề chính trị. Thực ra, xã hội có nhiều đỉnh chứ không chỉ có một đỉnh là quyền lực: Trở thành một chính trị gia tài ba là một đỉnh; trở thành một nhạc sĩ lớn cũng là một đỉnh; trở thành một bác sĩ giỏi cũng là một đỉnh, trở thành một kiến trúc sư danh tiếng cũng là một đỉnh… Thực ra, làm một bác sĩ giỏi vẫn tốt hơn là làm một viện trưởng tồi, làm một giáo sư giỏi thì quan trọng hơn là làm một hiệu trưởng kém.Thực ra, làm sếp hay làm lính, làm thầy hay làm thợ, làm quan hay làm dân, làm chủ hay làm thuê… đều không quan trọng, mà quan trọng là làm cái gì mà mình giỏi nhất, phù hợp với tính cách của mình nhất và tạo ra giá trị nhiều nhất (cả giá trị tài chính và giá trị xã hội).Bên cạnh chọn công việc và nghề nghiệp phù hợp để làm,chúng ta cũng cần tìm cho mình một nơi làm phù hợp để gắn bó (công ty, tổ chức nào, ngành nào,lĩnh vực nào, vùng miền nào…). Điều này rất quan trọng vì công việc không chỉ là chỗ để đóng góp, mưu sinh mà còn là nơi để học tập và phát triển. Ngày nay, người ta bị ảnh hưởng bởi chính nơi mình làm việc nhiều hơn là nơi mình học. Cũng đều tốt nghiệp một trường đại học, đều học giỏi như nhau nhưng sau mấy năm ra trường sẽ có 2 cuộc đời khác nhau, 2 tương lai khác nhau mà nguyên nhân là vì đã có 2 lựa chọn về công việc khác nhau.

4. Chọn THẦY để HỌCSự học luôn là một trong những “sự nghiệp” quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người. Dưới đây là 5 “người thầy” gần gũi và hữu ích nhất:ThầyĐây là những người thầy bằng xương bằng thịt, trực tiếp khai sáng trí tuệ và nuôi dưỡng tâm hồn cho chúng ta. Thầy thì có nhiều nhưng không phải ai cũng là người thầy đúng nghĩa, không phải ai cũng có thể dẫn dắt

Page 3: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

người học làm chủ quá trình học và khám phá thế giới vô tận của tri thức. Vì thế mà việc chọn đúng người để học, để tôn làm thầy có ý nghĩa quan trọng là vậy.SáchSách là một trong những con đường dễ nhất, rẻ nhất và nhanh nhất cho sự học của mỗi người. Sách không chỉ là người thầy mà còn là người bạn tri kỷ, luôn tử tế, nhẫn nại, chờ đợi và chịu đựng chúng ta. Học từ sách là học từ những bộ óc vĩ đại nhất của loài người, là việc biến túi khôn của nhân loại vốn đã được đúc kết trong sách thành của mình. Chúng ta có thể đưa những người thầy vĩ đại nhất của thế giới, từ cổ tới kim, từ Đông sang Tây, về tận nhà để dạy cho mình, bất kể thời điểm nào mà chi phí nhiều khi chỉ bằng… tô phở.Tuy nhiên, không đọc sách thì chắc chắn là không giỏi nhưng đọc sách nhiều cũng chưa chắc tạo ra giá trị. Vấn đề còn nằm ở chỗ chọn sách nào để đọc, đọc như thế nào và học được gì từ sách.Kinh nghiệmTrên đời này có những cái mà không trả giá thì không thể học được, nhưng cũng có những cái không cần trả giá cũng có thể học được. Cuộc đời chúng ta sẽ không thể tránh khỏi những thất bại, vấn đề là sau mỗi thất bại thì cần phải rút ra được những bài học để những thất bại tương tự không còn tái diễn trong tương lai. Có những người cho rằng, nếu muốn không thất bại thì tốt nhất là đừng có làm gì nữa, nhưng nếu vậy thì sẽ có một thất bại cực lớn khác, đó là thất bại cả cuộc đời. Để hạn chế thất bại và trả giá, cần phải học rất nhiều từ 2 “người thầy” đầu tiên (thầy và sách).Nhân vậtHọ có thể là các bậc thức giả (để chúng ta học tri thức) hoặc những nhân vật có ảnh hưởng trong xã hội (học tinh thần, ý chí). Chính những câu chuyện thành công, thất bại, những trải nghiệm, tư tưởng, tài năng và nhân cách của họ sẽ là bài học quý giá cho mình trên con đường tự khai sáng bản thân mình và những người quanh mình.Tuy nhiên, phải có năng lực thẩm định, biết mình là ai, biết ai là ai, cái gì là cái gì, nếu không thì sẽ vô cùng nguy hiểm, người đáng khinh thì lại trọng, người đáng trọng lại khinh.Internet

Page 4: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

Được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất của thế kỷ 20, làm cho cả nhân loại thay đổi một cách sâu sắc và khác biệt hẳn so với những thời kỳ trước đó, Internet thực sự là công cụ hữu hiệu cho sự học của mỗi người. Thời đại Internet hình thành 2 loại người: “Công dân mạng” và “Sâu mạng”. “Công dân mạng” là những người sử dụng Internet như một công cụ để nâng cao kiến thức của mình, phục vụ cho công việc và cuộc sống. Còn “sâu mạng” là những kẻ phung phí phần lớn thời gian, sức lực của mình vào những trò tiêu khiển trên mạng hoặc phá hoại, có thể có “sâu cuốn lá” (game online), “sâu đục thân” (coi phim sex), “sâu chat” (tán chuyện gẫu); “sâu phá hoại” (hacker mũ đen)… Là “công dân mạng” hay “sâu mạng”, đó cũng là một lựa chọn quan trọng đối với người trẻ trong thời đại này.

5. Chọn BẠN để CHƠINói đến con người là hàm ý tới con người xã hội với nhiều mối quan hệ đan xen, và cũng chính những mối quan hệ đó định hình chân dung một người. Chẳng hạn, phương Tây có câu: Hãy nói cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ nói bạn là ai. Còn ông bà mình, khi nhận xét về một người hoặc một nhóm người nào đó thì thường nói: “Mã tầm mã, ngưu tầm ngưu” hoặc “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” (ngoại trừ một số ít người quá đặc biệt, quá cá tính thì gần mực sẽ không đen, mà gần đèn cũng chẳng sáng).Trong đời người, ngoài người bạn quan trọng nhất là bạn đời thì cần phải có bạn tâm giao, bạn thâm giao, thậm chí là bạn tri kỷ, chứ không phải chỉ có những người bạn hời hợt, quen biết xã giao, ngoại giao. Họ là những người cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, chia sẻ một hệ giá trị và những lý tưởng sống, giá trị sống. Dẫu vậy, họ có thể có những con đường khác nhau trên hành trình lập thân, lập nghiệp.Có thể nói bạn bè chính là “tài sản” của mỗi người (“Giàu vì bạn, sang vì vợ”), là nguồn chia sẻ, động viên, hỗ trợ khi cần thiết. Song, như thế không có nghĩa là tận dụng bạn, lợi dụng bạn. Ngược lại, chơi với bạn cần phải xác định là để giúp bạn cùng phát triển và tiến bộ. Một tình bạn nếu được xây đắp trên tinh thần như vậy thì sẽ vô cùng bền vững và tốt đẹp.Chọn Lẽ để sống là chọn “đích đến” và “bánh lái”, là chọn “hệ điều

Page 5: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

hành” cho cuộc đời; Chọn Người để lấy là lựa chọn cho mình một gia đình, một tổ ấm, một nơi chốn bình yên để đi về, để là “bệ phóng” của nhau trong cả cuộc đời; Chọn Việc để làm là chọn cho mình một sự nghiệp, để hiện thực hóa giấc mơ cuộc đời; Chọn Thầy để học là chọn những nhân vật hoặc phương cách để trang bị cho mình những hiểu biết và năng lực để hoạch định và thực thi chiến lược cuộc đời; Chọn Bạn để chơi là kiếm tìm và nuôi dưỡng những tình bạn đẹp nhằm làm giàu có thêm cho cuộc đời của mình. Tất cả những lựa chọn quan trọng này cần phải được đặt ra và thi triển hết sức nghiêm túc, để những câu hỏi ở đầu bài: Mình là ai? Mình sống để làm gì? Cuộc đời mình sẽ đi đâu về âu? Rốt cuộc là mình ẽ dùng cuộc đời mình ào việc gì và việc đó có đáng để dùng hay không? Mình muốn có một cuộc đời ra sao?… được trả lời một cách trọn vẹn. Bằng cách đó người trẻ sẽ có một cuộc đời đáng sống, như có thể đúc kết thành: “Your Choices, Your Life” (Lựa chọn của bạn quyết định cuộc đời của bạn), “Your Values, Your Fate” (Giá trị bạn chọn sẽ quyết định số phận của bạn”).Giản Tư Trung

Kinh nghiệm ôn thi IELTS 8.0 – by Minh Sơn

Chào các bạn, mình là Vũ Minh Sơn thi IELTS đợt tháng 3 vừa qua với “overall” đạt 8.0. Trong mail chia sẻ tài liệu với các bạn, mình đã hứa sẽ viết một bài chia sẻ kỹ hơn về kinh nghiệm học và sử dụng sách. Nhân một ngày mưa gió mình mạn phép gửi đến các bạn đôi điều về quá trình học, ôn thi và các sách mình thường xuyên sử dụng trong quá trình học.

Đầu tiên, trước khi bắt tay vào ôn luyện Ielts, thì mỗi chúng ta nên xác định lại mục tiêu một lần nữa, có thực sự mình đang cần IELTS hay chỉ cần một chứng chỉ Toeic, vì trào lưu đua nhau học ielts đang diễn ra khá mạnh trong cộng đồng sinh viên,và người đi làm. Tiếp đến là mình cần ielts ở mức bao nhiêu, cần với mục tiêu du học hay làm việc…Để trả lời cho các câu hỏi trên bản thân chúng ta cần đối diện với trình độ tiếng anh của mình, bạn có thể nhờ người test về khả năng “ general english” một cách tổng quan, hoặc như bản thân mình, mình test kết quả test đạt ở mức 2.5-3.0, cực nản, nhưng mình thực sự cần Ielts để hoàn thành CV, yêu cầu tại trung tâm tư vấn du học để apply thành công là ielts 7.0, và

Page 6: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

bản thân mình tập xác định luôn là có thể phải thi ielts đến 2-3 lần để cải thiện điểm, và phải dành ít nhất 1 năm để hoàn thành mục tiêu, chỉ mong đạt được 7.0, chứ chưa bao giờ nghĩ đạt được đến 8.0 như hiện tại, có lẽ yếu tố may mắn đã ủng hộ mình quá nhiều. Nhưng mình khẳng định rằng mọi thứ đều có thể thay đổi và cố gắng được vì chúng ta hoàn toàn là những người chủ động được về cả thời gian và phương pháp, nên các bạn đang mới bắt đầu với ielts hãy tự tin lên.

Rất nhiều bạn hỏi mình, mới bắt đầu với IELTS  thì nên học và đọc tài liệu gì, mình thiết nghĩ thay bằng việc nên học và tìm kiếm tài liệu Ielts cho các kỹ năng, thì mọi người nên bắt đầu học bằng cách đọc lý thuyết về ielts là bước đầu đầu tiên: hiểu rõ cấu trúc mô-đun trong bài  nghe, nói, đọc viết trong IELTS, việc làm quen với loại câu hỏi, hình thức thi là điều cực quan trọng, mà bản thân chúng ta đều có thể tự học và tìm hiểu mà không cần sự hướng dẫn của ai, ngoài anh “google” và cụm từ khóa “Road to Ielts” để bản thân mình tự khám phá ngôi nhà chung mà các bạn chuẩn bị học, ôn luyện trong thời gian sắp tới.

Với kết quả kiểm tra đầu vào ở mức tệ như vậy, mình nghĩ ielts với mình hơi xa vời, nhưng mình luôn nghĩ đến phương pháp tự học, để cải thiện tiếng anh chứ không bao giờ nghĩ đến việc đi học ở bất kỳ đâu, các cuốn mình tự down và mua trong thời gian đầu đi theo xu hướng thấy đâu sâu đó, ai nói cuốn gì hay và hiệu quả thì mình đều down, mình đầu tư hẳn một ổ cứng riêng để chứa các tài liệu ielts này. Và thực sự sau khi down được, hoặc xin được tài liệu mình cảm thấy cực vui, nhưng vẫn không thể biết nên bắt đầu học như thế nào và ra sao, mặc dù tài liệu thì có rồi, và là các tài liệu do các anh chị đã thi được điểm cao chia sẻ. Nhưng quá trình tự học với một người không có định hướng quả là bế tắc vô cùng cứ luẩn quẩn trong sách vở, điều làm mình mất một thời gian. Nên lời khuyên của mình với các bạn mới bắt đầu với ielts là không nên nghĩ tài liệu là tất cả, và không nên để tài liệu chôn chặt mình, và tài liệu không thể phù hợp với tất cả mọi người, có người hợp với sách này nhưng có người lại hợp với sách khác. Để bắt đầu nhanh và hiệu quả ngoài yếu tố tự tìm hiểu về ielts, bạn cần tìm một người giúp bạn có một định hướng chuẩn và phù hợp về cả tài liệu, phương pháp và cách học.

Page 7: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

Nếu bạn là người mới bắt đầu hãy down tại liệu và chia thành 3 folder rõ ràng, đừng ham down quá nhiều như mình trước kia, vừa không có hệ thống vừa tạo cảm giác nản.

-               Ngữ âm :American Accent Training”, “Pronunciation Workshop” với giọng Anh Mỹ còn bạn nào thích giọng anh anh thì có thể down “English Pronunciation in Use”

-               Từ vựng: “Vocabulary for IELTS” và cuốn  “Check your vocabulary for IELTS”

-               Ngữ pháp :English Grammar in Use hoặc cuốn Grammar for IELTS

-               Đây là các đầu sách mà mình nghĩ bạn nên có trong quá trình bắt đầu, tuy nhiên bản thân mình thấy như sau, việc học ngữ âm trong các cuốn trên thường thiên về lý thuyết, để nắm được nhiều chất giọng và ngữ điệu khác nhau đặc biệt là “intonation” hoặc “liasion” bạn nên học các trang online thì sẽ sát hơn và cải thiện tốt hơn nếu bạn luyện tập thường xuyên như

http://learningenglish.voanews.com/http://australianetwork.com/http://www.bbc.co.uk/worldservice/learningenglish/

-               Về phần từ vựng, vấn đề chung của mọi người là càng cố gắng nhồi nhét từ vựng thì càng không nhớ. Theo kinh nghiệm của mình, chăm chăm đi học từ vựng sẽ rất nhanh nản, không có hứng thú, và không thể kiên trì được. Lúc đầu mình cũng theo cách trâu bò này, tra từ, ghi chú đầy sách vở, và ghi sổ từ trên dưới 30-50 từ mỗi ngày, nhưng sau 1 tuần, lượng từ thu lại không nhiều, và mình không biết áp dụng các từ đó như thế nào, đơn thuần chỉ là học thuộc, và không lâu sau thì quên sạch. Do vậy, theo mình từ vựng nên tích lũy một cách khoa học tránh nhồi nhét và cứng nhắc. Như bản thân mình, rất thích bóng đá, vì vậy thay vì việc đọc các trang báo bóng đá tiếng Việt thì chuyển sang đọc các trang nước ngoài, vừa đúng sở thích, vừa học được từ, và cách bình luận của họ. Vì các trang này không chỉ nói về các trận cầu kinh điển mà còn nói về chuyện cá nhân, chuyện ngoài sân cỏ, các dự đoán… nên khá

Page 8: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

phong phú, đọc nhanh vào, mà lại học được khá nhiều từ. Nếu trong quá trình đọc mình thích từ nào, câu nào, cách trích dẫn nào mình mới ghi vào sổ từ, chứ không ghi chép toàn bộ.

-               Thực tế cho thấy, ở phần ngữ pháp ielts nó không thực sự khó và cầu kỳ như việc học để đi thi ngữ pháp trong kỳ thi đại học, học sinh giỏi, mà nó chỉ yêu cầu chúng ta nắm được các kiến thức cơ bản về từ, câu, thì, so sánh, mệnh đề quan hệ…nên mình nghĩ có kiến thức nền ngữ pháp sẽ giúp chúng ta tiến tới ielts dễ dàng hơn, nhưng không phải là nhất thiết. Với một lượng kiến thức vừa đủ cũng có thể giúp chúng ta học được ielts. Vì thế không nên tập trung quá nhiều vào ngữ pháp. Bản thân mình chỉ làm các bài review ở cuối mỗi phần trong cuốn “Grammar for ielts”, và làm bài test đầu sách này thôi.

ð    Tóm lại nên cải thiện kiến thức nền căn bản về âm, từ vựng, ngữ pháp, nghe nhưng cần biết điểm dừng để không tiêu tốn quá nhiều thời gian cho nó. Còn trong trường hợp bạn có rất nhiều thời gian thì cải thiện toàn bộ và vững chắc là điều cực kỳ tốt.

-               Còn nếu bạn đã qua thời kỳ sơ khai bắt đầu, bạn đã có 1 lượng nhất định, để có thể đọc hiểu và tiếp cận với Ielts, thì nên bắt đầu phát triển đồng đều ở cả 4 kỹ năng, chứ không nên phát triển kỹ năng nào hơn kỹ năng nào. Đa phần mình thấy các bạn đều có xu hướng học kỹ năng viết trước, nhưng theo mình hãy ưu tiên READING. Mình lấy ví dụ đơn giản vì sao nên bắt đầu với READING, vì nó áp dụng trực tiếp cho cả quá trình nói và viết của bạn. Mình đưa mẫu 1 bài, bài này bạn có 2 nhiệm vụ

-               Nhiệm vụ 1: Đưa ra nghĩa các từ thông dụng, hoặc các từ mà bạn chưa biết trong bài, bằng cách lý giải của tiếng anh, hoặc các từ  đồng nghĩa và trái nghĩa.

-               Nhiệm vụ 2: Tóm tắt nội dung đoạn bằng cách đưa ra các câu trả lời, học cách tóm tắt.

“A research report says that virtual worlds can be important places where children practice what they will do in real life. They are also a powerful and attractive alternative to more passive adventures like

Page 9: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

watching TV. The research was done with children using the BBC’s Adventure Rock virtual world, aimed at those aged 6-12.It surveyed and interviewed children who were the first to test the game.The online world is a theme island built for the BBC’s children channel by Belgian game maker Larian. Children explore the world alone but they use message boards to share what they find and what they do in the different creative studios they find around the virtual space.At times children were explorers and at others they were social climbers eager to connect with other players. Some were power users looking for more information about how the virtual space really worked. The children could try all kinds of things without having to be afraid of the consequences that would follow if they tried them in the real world. They learned many useful social skills and played around with their identity in ways that would be much more difficult in real life.According to the study what children liked about virtual worlds was the chance to create content such as music, cartoons and videos.The publishers of the report say that virtual worlds can be a powerful, engaging and real interactive alternative to more passive media. They urged creators of virtual spaces for children to get young people involved very early on because they really do have good ideas to add and they are very good critical friends. “-               Nhiệm vụ 1: Words

according = as shown by someone or said by someone aim = target attractive = here: to have good qualities connect = meet consequences = result, outcome content = here: facts, ideas, opinions creator = a person who makes something eager = ready , waiting to do something engaging = here: to make interesting explore = to travel around a place and find out things about it involved = here: to make young people play the game power user = here: a child who plays a lot with the game publisher = person who shows the report to the people

Page 10: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

research = the study of a subject to find out new facts about it social skills = things that you will need when you later work with or get

into contact with other people survey = to ask people about what they think theme island = here: an island with many different topics urge = tell someone to do something useful = things that you can use virtual space = a world that is not real

-               Nhiệm vụ 2: Bạn sẽ trả lời tất cả các câu hỏi trên là đã kiểm soát hết nội dung của bài.

-               Which programme was used for the survey?

-               How old were the children?

-               What were the children able to do in the online world?

-               According to the text why is it safe to move through such an online world?

-               What did the children like about online worlds?

-               What do the publishers of the report recommend?

Đơn thuần là đọc hiểu và trả lời câu hỏi, mình cam đoan luôn là 1 tuần bạn làm khoảng 3 bài theo hình thức này vốn từ và cách diễn đạt của bạn sẽ rất ổn luôn. Bạn chỉ nên làm các dạng bài này trong vòng từ 2-4 tuần, sau đó nên chuyển vào đọc các bài trong chính các sách ielts, cũng làm theo 2 nhiệm vụ như mình vừa nêu trên, chắc chắn mọi thứ sẽ tiến bộ rõ rệt, và không cần đặt nặng vấn đề không có từ để nói, không biết từ  nên không thể hiểu được các bài đọc ielts nữa, đặc biệt là lo lắng không biết sử dụng các cụm từ học thuật như thế nào.  Tài liệu đọc thì không giới hạn, bạn cũng có thể đọc các bài báo tiếng anh hằng ngày cũng là cách rất tốt.

Các đầu sách reading mà mình nghĩ các bạn có thể tham khảo:

-               Reading Strategies for IELTS

-               Reading Actual Test

Page 11: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

-               Cambridge IELTS practice test  từ 5-9

-               IELTS Reading Tests – Sam McCarter & Judith Ash

-               IELTS Preparation and Practice phần Reading

Các cuốn này chuyên về phần  reading, các bạn mới học chưa nên vội lao vào các dạng câu hỏi sau mỗi bài đọc, mà chỉ nên đọc và làm theo 2 nhiệm vụ mà mình vừa hướng dẫn. Còn nếu thấy nhàm chán có thể đổi lên các nguồn online và báo chí, phim ảnh tiếng anh.

Bắt tay vào luyện từng kỹ năng bạn nên tham khảo và đọc cuốn “ ACE The IELTS”  cuốn này chứa những mẹo đơn giản nhưng cực kỳ quan trọng cho cả 4 kỹ năng, và cuốn “Common Errors on the Ielts” hoặc đọc cuốn “Common mistake for the ielts” cũng same như vậy, chứa các lỗi thường mắc phải của thí sinh trong cả nghe, nói, đọc, viết, đọc cuốn này sẽ thấy các lỗi sai của bạn đang được tái hiện mờ nhạt, hoặc rõ nét trong cuốn sách nàyJ  đây là 2 cuốn mà mình đọc đi đọc lại, trước khi bắt tay vào luyện các kỹ năng.

Đối với cả 2 kỹ năng nghe và đọc bạn nên nắm được chiến thuật làm bài, các tips, trước khi đi vào luyện tập. Đây là điểm yếu của khá nhiều bạn, thường tự luyện vào đề nghe đọc ở nhà một cách rất cảm tính, luyện trong một khoảng thời gian dài mà vẫn chỉ ở mức 5.5 đổ lại. Mình nghĩ các bạn nên tìm đọc các chia sẻ về các tips và cách làm bài reading và listening hiệu quả, vì mình thấy khá nhiều chia sẻ, có các ví dụ rất cụ thể trên youtube. Với bản thân mình cũng dành ra 10 buổi đi học cách làm cho từng dạng bài, vì đôi khi 2 kỹ năng này, kinh nghiệm làm bài, cách đoán từ , nghĩa, cách suy luận logic là cực kỳ quan trọng. Sau đó mới tự về nhà ôn tập, dựa trên các yếu tố này nó giúp mình làm bài có định hướng hơn, chứ không mông lung như lúc trước.

Chia các câu hỏi của cả nghe và đọc thành từng dạng, luyện dạng nào chắc dạng đó, rồi mới chuyển sang dạng tiếp theo. Hãy đảm bảo khá ổn ở T/F/NG thì mới chuyển sang được dạng Matching Heading chẳng hạn, chứ không nên làm toàn bộ phần reading trong 1 test, như vậy vừa không đánh giá được năng lực, vừa không biết được điểm sai của mình. Đặc biệt là nên khoanh tròn thật to các câu sai, và đi tìm hiểu đến cùng

Page 12: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

vì sao sai, hoặc các câu sai lặp đi lặp lại với bạn, điều này sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn, và cải thiện điểm nhanh chóng. Và cuối cùng là không nên coi nhẹ 2 kỹ năng này vì đa phần học sinh Việt Nam đi thi, 2 kỹ năng này thường cứu cánh và giúp band của bạn đạt ở mức cao hơn.

-               Đối với kỹ năng viết và nói.

Quan trọng bậc nhất trong nói là tự tin, và quan trọng nhất trong viết là yếu tố logic, theo mình là vậy.

SPEAKING

Thực tế thi cử chỉ ra rất rõ rằng, trong kỳ thi nói, mình cảm thấy giám khảo không khó tính và đáng sợ như mình tưởng tượng, ông ấy luôn nhìn mình khá thân thiện, thường xuyên cười, và cảm giác rất đơn giản là muốn hiểu và biến 1 cuộc thi thành 1 cuộc trao đổi và nói chuyện bình thường. Vì vậy, bạn đừng cố tỏ ra căng thẳng, chính bạn sẽ làm mất điểm của mình, lúc này ngữ điệu rồi ý tưởng không hề là yếu tố được đánh giá hàng đầu nữa. Mà giám khảo đánh giá khả năng sử dụng tiếng anh tự nhiên của bạn, nhất quyết rồi, họ không phải là khán giả và bạn càng không phải là 1 diễn giả. Vì vậy hãy tự tin, hãy tập nói một mình, nói trước gương, nói với partner 1-1 hoặc 1-2, nói mọi lúc mọi nơi, chứ không nhất thiết là cứ đi học ielts speaking thì mới thực hành. Mỗi ngày dành ra 2 phút để tự độc thoại và ghi âm hằng ngày để cải thiện giọng, bản ghi âm này nên nhờ sự giúp đỡ của giáo viên kiểm tra về âm, cách sử dụng từ ngữ, ngữ điệu, các lỗi sai đang tồn tại để cải thiện ở bài nói sau.

-Nếu có cơ hội trò chuyện, hay làm quen được với một người bản ngữ, để thường xuyên trò chuyện là điều cực tốt, cho việc áp dụng lý thuyết vào thực hành. Mình thực sự không có cơ hội này, vì vậy mình thường tự nói và ghi âm, tự nghe lại và đánh giá, sau đó nhờ giáo viên check lại. Có một hai lần cao hứng thì ra Hồ Tây chém gió, với mấy anh Đạo Hồi, nhưng vừa nói vừa lo ngai ngái, công an tóm J, vì các anh này thường hay hướng câu chuyện đến việc  tôn sùng Đạo, thế lực siêu nhiên…Mình là con trai nên khó bắt chuyện hơn là mấy bạn nữ, nên không có khả năng kén chọn cứ gặp ai mà đồng ý là mình sẽ nói.- Theo mình thì để nói tốt các ý trong bài, đảm bảo yếu tố liên kết,

Page 13: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

không sai ngữ pháp, không đi chệch “main idea” thì nên viết hoặc lên sườn trước khi nói,sẽ gia tăng cảm giác tự tin hơn. Trước kia khi mới học nói mình thích nhất chủ đề quê hương, vì mình đã chuẩn bị hẳn 1 bài và trước đó đã học thuộc, nói đi nói lại nhiều đâm ra thành bài tủJ nên cứ vào phần này thì không khác gì lên đồngJ- Không nên lạm dụng và sử dụng tràn lan các cụm từ học thuật và idioms, nên cố gắng hiểu đúng và áp dụng phù hợp. Bản thân mình rất thích hai cuốn “Speak English like an American” và cuốn “Verbal Advantage” bản 24 audio, tuy nhiên cuốn “Verbal” thì từ ngữ khó, mình chỉ học chapter 1,2,3 và cắp mông đi thi, không ham thêm được nữa, còn cuốn “Like an American” thì miễn bàn từ audio đến các bài hội thoại.- Muốn lên nhanh speaking thì mình nghĩ việc luyện đồng hành với kỹ năng nghe, lúc này nên nghe các audio, các bài đối thoại từ dạng dễ nghe nhất đến dạng khó, mà tốt nhất là các bài nghe vừa sức, đảm bảo bạn hiểu, vì mục tiêu luyện lúc này của bạn là để hiểu được ngữ cảnh, tình huống, vì sao họ lại dùng từ và nói như vậy.Nghe và nhắc lại các câu đơn giảng như chào hỏi, từ chối, cám ơn… Khi bạn nắm chính xác được nó, khi nào thì họ sử dụng các cấu trúc như vậy, vì sao họ lên giọng, vì sao họ xuống giọng , thì kỹ năng nói của bạn mới thực sự tiến sát với người bản ngữ được.

- Do mình học speaking với giáo viên Việt,ưu điểm là chiến thuật, từ ngữ phong phú và topic cho bám sát đề thi ielts speaking, nhưng có một điểm yếu là không có môi trường để luyện với người nước ngoài trực tiếp, vì vậy lời khuyên với các bạn đang học giáo viên Việt Nam ở phần speaking là nên nghe nhiều, để làm quen với nhiều giọng của người bản ngữ, cũng như có thể bắt chước cách nói của họ, để cảm giác tự tin hơn. Còn nếu kinh phí rồi rào thì tốt nhất nên 1 giáo viên Việt dạy từ và chiến thuật, 1 giáo viên nước ngoài cho quá trình thực hànhJ

WRITING- Lên list các cấu trúc so sánh, câu, từ, các format cho từng dạng để tích kiệm thời gian. Mình đưa ra 1 ví dụ như sau, đối với việc diễn đạt các cấu trúc mang tính dự đoán đối với với mốc thời gian trong tương lại ở Task1 mình sẽ đưa ra 1 bảng :Predictions/expectations/Anticipations/ Show/reveal/ (that) it

Page 14: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

Forecasts/Estimates/Evaluations/ Calculation indicate

will drop dramatically

It isPredicted/expected/…

(that) gold prices will drop dramatically

Gold prices arePredicted/expected…

To drop dramatically

-Hay ở phần Task 2 ở dạng “To what extent do you agree or disagree with this opinion?” Ví dụ như ở dạng này mình sẽ lên một outline chung để đảm bảo đi đúng hướng

1. Introduction: make your opinion clear (e.g. I completely disagree)2. First reason why you disagree3. Second reason why you disagree4. Conclusion: repeat / summarise your opinion

-Đây là cách triển khai và làm bài chung, còn nếu bạn muốn phá cách, muốn đưa ra quan điểm trái chiều trong dạng bài này cũng hoàn toàn được, nhưng nhất quyết phải thể hiện được quan điểm bạn bảo vệ ngay từ phần đầu. Khi bạn đưa ra một cái cụ thể cho từng dạng sẽ dễ cho quá trình viết bài và dễ phá cách hơn mà không lo bị chệch hướng.

-Đảm bảo viết đủ >150 từ cho task 1 và >250 từ trong task 2 và lưu ý là không nên viết quá 15% trên tổng số từ.

-Task 1 nên đảm bảo bố cục theo 3 phần : “Introduction – overall – Body”, chỉ viết “conclusion” nhẹ nhàng khi bạn viết thiếu từ cho phần này. Ở task 1 để được điểm cao yếu tố đầu tiên là cách diễn đạt số liệu một cách logic, nên bạn cần học cách sắp xếp nó trước, hay cách diễn

Page 15: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

đạt các số liệu điển hình trong bài. Bản thân mình nghĩ “overall” trong dạng này sẽ là yếu tố được giám khảo đánh giá cao, vì đây là cái nhìn tổng quan, nổi bật và khái quát nhất của toàn bài, ở phần này bạn chưa nên vội đưa số liệu.

-Task 2 nên đảm bảo bố cục cũng có đủ 3 phần: “Introduction – Body 1- Body 2- Conclusion.”Ở phần này thì đảm bảo bố cục đầy đủ, luôn là điều cực kỳ quan trọng, nếu bạn viết quá nhiều ở phần thân bài, mà không kịp viết phần kết luận thì bạn có thể bị mất một số điểm khá lớn. Đảm bảo đi theo đúng bố cục cho từng dang, ở task 2 thì có 4 dạng mỗi dạng sẽ có cách viết riêng, vì vậy bạn nên có một định hình về mặt outline để không bị nhầm lẫn dạng.

-Đảm bảo dành được 5-6 phút để check lại lỗi chính tả, dấu câu cho cả Task1và Task 2.

-Tìm một người chữa bài cho mình thường xuyên. Người chữa bài thực sự cần có kinh nghiệm, và độ dày nhất định về kiến thức và format ielts để chữa kỹ và có thể cho bạn phương án khắc phục phù hợp.

-Mình quan niệm viết nhiều không bằng viết đúng. Ban đầu sau khi nhận được bài đã sửa từ giáo viên, mình đọc, nhận ra điểm sai, cứ tưởng vậy là được rồi, viết tiếp các bài mới. Nhưng tật xấu khó sửa, nên mình khuyên các bạn là nên viết bài lại những câu từ các bạn đang viết sai từ bài cũ, rồi mới bắt tay vào bài mới. Học từ lỗi sai khi nào cũng là cách nhanh tiến bộ nhất, rồi nộp lại bài cho giáo viên xem đã cải thiện điểm chưa, và đã vượt qua được lỗi sai chưa?

-Các đầu sách mình khuyên dùng :

-               Academic Writing Practice for Ielts

-               Visuals của Gabi Duigu

-               Collocations in Use

-               Ideas for ielts của Simone

-               Successful for Writing

-               Essay Writing for English Test của Gabi Duigu

Page 16: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

-               Write Right

- Các sách về viết và nói đều khá nhiều, tuy nhiên, cách viết và triển khai vấn đề của các tác giả là khác nhau, đôi khi sẽ làm người đọc luống cuống với kho tài liệu này. Nên mình khuyên các bạn chỉ nên học theo 1 vài nguồn tài liệu là quá đủ. Đa phần tài liệu nói và viết mình đều được phát dưới tờ handout dưới hình thức cover từ nhiều nguồn do giáo viên soạn, nên để nói về một tên sách có ảnh hưởng đến mình nhất trong kho tài liệu ielts, thì chắc phải kể đến các tờ này, chứ không phải là sách nào cả.

- Và trên hết theo mình ở kỳ thi ielts này, các bạn nên tập trung cao độ trong một khoảng thời gian nhất định, nhiều bạn mình thấy dành hơi nhiều thời gian cho tấm bằng IETLS, như lúc đầu mình đã nói mình cũng đã từng nghĩ dành tận 1 năm cho quá trình học ielts, tuy nhiên bạn chỉ nên tập trung trong vòng từ 3-6 tháng cho điều này.

- Nên học có định hướng và chiến lược rõ ràng, nên tìm hiểu kinh nghiệm của bạn bè đi trước, đã thi và đạt được điểm cao. Hoặc nếu có thể hãy tìm một người chỉ đường phù hợp với mình sẽ giúp bạn tiến gần được với mục tiêu của mình nhanh hơn.-Ielts đặc biệt là kỹ năng viết và nói cần được sửa và chỉnh rất nhiều, nên không nên đi học lớp quá đông, học theo hình thức lò, giáo viên sẽ không thể biết bạn là ai, trình độ hiện tại của bạn đang ở mức nào.Trước mình học một nhóm 12 người, sau đó 3 người chuyển lớp, còn 9 người gắn bó với nhau cho đến lúc thi, nên thường giúp đỡ và chia sẻ được những vướng mắc trong quá trình học rất dễ dàng, và tạo ra được động lực để thúc đẩy bản thân phải vượt lên.

Có rất nhiều bạn inbox hỏi mình có nhận gia sư hay không, thì mình xin chia sẻ thẳng thắn như sau: mình không tham gia giảng dạy do chưa đủ tư cách làm thầy, vì thi cử điểm số không thể đánh giá hết được năng lực, hơn nữa cách đây 5-6 tháng mình còn đang cắp mông đi học thêm, thì làm sao giờ đã đứng lớp được, nên mình chỉ gọi là gà nhà chia sẻ với các bạn những thắc mắc và khó khăn trong quá trình học và ôn tập mà mọi người vướng phải mà nó nằm trong giới hạn hiểu biết của mình được thôi. Trên đây là bài chia sẻ nhỏ của mình về kinh nghiệm học

Page 17: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

ielts, và thi cử, còn nhiều sai xót và khiếm khuyết, mong sẽ giúp mọi người được phần nào trong quá trình học tập và thi cử. Chúc mọi người đạt được điếm số cao trong kỳ thi Ielts.

Rất nhiều bạn hỏi muốn bắt đầu học IELTS, em phải làm gì ? phải học ở đâu ? tài liệu ra sao ? Ok, đây là note cực chi tiết dành cho các bạn. Mình sẽ tư vấn chi tiết dựa trên kinh nghiệm tự học và đi học IELTS của mình1. Chưa biết trình độ ở mức nào,các bạn hãy vào trang sau làm bài test thử trình độ:http://englishteststore.net/index.php?option=com_content&view=article&id=10713&Itemid=473&fb_source=message2. Nếu trình độ ở mức mới bắt đầu,bạn chưa nên đi học IELTS ngay mà hãy đăng ký học:+ Một khóa ngữ pháp cơ bản+ Một khóa ngữ âm cơ bảnBạn chỉ cần học trung tâm đại trà thôi, không phải ra chỗ trung tâm đắt đỏ quá làm gì. Nên học người Việt (tất nhiên là bạn tin tưởng được) sẽ tiết kiệm và hiệu quả hơn

3. Sau khi bạn đã học 2 khóa trên, bạn có thể bắt đầu học IELTS. Có 2 hướng để bạn chọn:

+ Đi học: “Reading” “Listening” nên tự học và tham khảo tips trên mạng.Trong 4 kỹ năng, để đạt kết quả nhanh hơn bạn có thể chọn đi học “Speaking” “Writing” đây là 2 kỹ năng theo mình khó tự học nhất, đặc biệt là Writing. Bạn vẫn có thể tự học (theo phương pháp mình chỉ phần dưới) nhưng sẽ lâu hơn nhiều. “Speaking” bạn có thể đi học người nước ngoài (mình nghĩ là tốt hơn), “Writing” đi học người Việt (vì chi phí rẻ hơn, tips lại nhiều). Không phải mình nói nên đi học viết người việt vì mình đang dạy IELTS Writing nhé, nếu bạn tự học được mình rất khuyến khích và chia sẻ chi tiết phương pháp, tài liệu tự học dưới đây:+ Tự học: Nếu bạn quyết định tự học cả 4 kỹ năng. Hãy làm các bước sau:

Page 18: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

Bước 1: vào phần notes của page, đọc kỹ phương pháp “Tự học IELTS từ 5.5 lên 8.0” 2 phần của mìnhhttps://www.facebook.com/tuhocIelts8.0/notesMột bạn đã hệ thống hóa thành sơ đồ tư duy rất hay và dễ theo dõi:down file pdf sơ đồ tư duy tại đây:LINK DOWNLOAD BẢN PDF của file sơ đồ tư duy trên:https://drive.google.com/file/d/0B_SZnHS0AHuxS2JWblhfdWt2SVk/edit?usp=sharingLINK MEDIAFIREhttps://www.mediafire.com/?k983ocn77e8iy5rBước 2: Xem phần tổng hợp tài liệu tự học:https://www.facebook.com/notes/t%E1%BB%B1-h%E1%BB%8Dc-ielts-80/t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p-t%C3%A0i-li%E1%BB%87u-t%E1%BB%B1-%C3%B4n-thi-ielts/204554519738563Đây là các tài liệu tự học theo mình là hay và có ích nhất. Nếu bạn bối rối vì nhiều quá. B có thể xem các phầnnày trướcI. Listening:+ Luyện tập kết hợp với xem tips:Bạn có thể google. Mình cũng đang tổng hợp lại các tip luyện IELTS Listening. Bạn có thể để địa chỉ mail dướinote này hoặc theo dõi page. Mình sẽ update khi có+ Luyện nghe trong bộ đề cam huyền thoại (1-9) là quá đủ:http://www.fshare.vn/file/TAAVJM7K3T+ Nếu cần thêm, hãy nghe trongIELTS Listening Recent Actual Tests 2007 – 2011(ko có file trên mạng, ra Đinh Lễ hoặc hiệu sách Trang bà triệu, …nhiều chỗ có)II. Reading+ Xem các tips luyện Reading của thầy Simon: xem trong bí kíp “Tự học từ 5.5 lên 8.0” phần Reading+ Luyện reading trong bộ đề cam huyền thoại (1-9) là quá đủ:http://www.fshare.vn/file/TAAVJM7K3T+ Nếu cần thêm, hãy luyện trong IELTS Reading Recent Actual Tests 2007 – 2011

Page 19: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

(ko có file trên mạng, ra Đinh Lễ hoặc hiệu sách Trang bà triệu, …nhiều chỗ có)III. Speaking

+ Tips của thầy Simon: ielts-simon.com

+ Sách 31 High-Scoring Formulas To Answer The Ielts Speaking Questions

(Cực kỳ hay)

http://www.fshare.vn/file/DBCKULZE88/https://www.mediafire.com/?aolkgz8ugjqn15gIV. WritingTheo trình tự sau:1. Slide bài giảng IELTS Writing by Ngoc Bach (admin page Tuhocielts8.0):https://www.mediafire.com/?42pzmi0113uic40Kênh Youtube học

IELTS Writing online by Ngoc Bach:

https://www.youtube.com/user/ngocbach2014

2. Tips của thầy Simon: ielts-simon.com

3. Tổng hợp các bài mẫu task 2 của Simon

http://www.fshare.vn/file/PD5TMI6QEO/http://www.mediafire.com/download/h3iov8pd96bosri/MAU.rar

4.

Tổng hợp các bài mẫu tip, task 1 của Simon

http://www.fshare.vn/file/NEHS5OELSS/https://www.mediafire.com/?bwwgpmn68c3kcls

5. Vào note của page “Tự học IELTS 8.0” xem mình phân tích và sửa các bài viết của học sinh.

Với tất cả nguồn tài liệu, phương pháp trên, nếu bạn chăm chỉ chịu khó

Page 20: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

mình tin bạn hoàn toàn có thể tự học IELTS ok, không cần đi học bất cứ đâu.Hy vọng bài viết có ích với các bạnChúc các bạn học tốt!-Ngọc Bách-BÍ KÍP TẠO ĐỘNG LỰC TỰ ÔN IELTS 8.014 Tháng Giêng 2014 lúc 19:58

Trước hết, rất cám ơn các bạn đã theo dõi và ủng hộ 2 note chia sẻ kinh nghiệm tự ôn IELTS của mình. (các bạn chưa xem có thể click vào page:https://www.facebook.com/tuhocIelts8.0 để đọc).Mình rất vui vì nhiều bạn đã inbox, mail cho mình nhận xét rằng các phương pháp mình chia sẻ rất có ích, hữu dụng với các bạn. Tuy nhiên, thành thật mà nói mình không chắc bao nhiêu phần trăm các bạn sẽ kiên trì ôn luyện theo phương pháp đấy và đạt được target IELTS như mong muốn ? Không biết khi đọc note này, các bạn đã nản mà bỏ sách vở đi chưa ? :D. Phương pháp hay, kinh nghiệm hữu dụng, tài liệu có ích….tất cả điều đó chỉ giúp bạn đi đến mục tiêu nhanh hơn chứ không giúp bạn đang từ band 4.0 lên 8.0 ngay được. Yếu tố quan trọng nhất theo mình đó là sự kiên trì, ý chí theo đuổi việc học đến tận cùng của bạn. Vậy làm sao tạo động lực, hứng khởi cho bản thân để kiên trì ôn luyện IELTS ???  Đó là lý do mình post note tiếp theo này. Xin giới thiệu với các bạn phương pháp vừa giúp bạn cải thiện kỹ năng nghe nói, vừa giúp bạn tăng thêm động lực, ý chí để ôn luyện. Đó là phương pháp: “Luyện Listening và Speaking qua các video tạo động lực” Video tạo động lực là gì ? Hiểu đơn giản đó là video chia sẻ kinh nghiệm, con đường thành công của các tấm gương thành công nổi tiếng như: Will smith, Arnold Schwarzenegger, Bill gates, Steve Job. … hoặc các bài diễn thuyết phương pháp thành công của các diễn giả nổi tiếng như Eric thomas, Les Brown, Nick vujicic... Vì để ôn luyện tiếng Anh

Page 21: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

nên tạm thời chúng ta chỉ quan tâm đến các video tiếng Anh của các diễn giả nước ngoàiNội dung cách học như sau: Bước 1: Tìm nguồn video tạo động lực tiếng Anh và có transcript (nhất thiết phải có)Nguồn video tạo động lực bạn có thể search trên youtube rất nhiều. Dùng từ khóa “inspirational videos” để tìm kiếm. Hoặc vào Ted.com mục “inspirational videos” …Ngoài ra, mình recommend bạn một trang video tạo động lực rất hay của một bạn nước ngoài làm và luôn có sub English (thậm chí có cả sub Việt vì mình và một số bạn Việt Nam khác thường dịch và gửi file sub cho bạn đấy add vào video)Bạn click vào nút đăng ký kênh video này: https://www.youtube.com/channel/UCnJ-KJLPlRw90rGs_6XfmmQVideo tạo động lực của bạn này được làm rất công phu, lồng ghép rất hay. Nói không quá, nếu bạn đang nản lòng hoặc gặp vấn đề khó khăn gì trong cuộc sống xem xong video bạn sẽ thay đổi thái độ liền Một trong những video mình thích nhất:https://www.youtube.com/watch?v=mgmVOuLgFB0 Bước 2: Down video và subtitle về: + Down video trên youtube: bạn có thể tự động bắt link bằng internet download manager (IDM) hoặc cài cờ rôm cộng down về+ Down subtitle: Dùng phần mềm SRT Youtube Downloader. Xem hướng dẫn tại đây:http://www.vn-zoom.com/f77/cach-download-sub-cc-tren-youtube-1791116.htmlBạn có thể down cả sub việt về nếu muốn (chỉ để hiểu thôi vì dịch có thể chưa hay, thường là lược dịch)+ Để xem và load subtitle bạn có thể dùng Media classic player, gom player, window media player (mặc định của Windows)… 

Page 22: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

Bước 3: Nghe và chép chính tả, nhái lại giọng đọc của diễn giảBước này thực chất là bạn áp dụng lại phương pháp NGHE VÀ CHÉP CHỈNH TẢ mình đã trình bày ở kinh nghiệm phần 1 (xem tại đây nếu bạn chưa xem:https://www.facebook.com/notes/t%E1%BB%B1-h%E1%BB%8Dc-ielts-80/b%C3%AD-k%C3%ADp-t%E1%BB%B1-h%E1%BB%8Dc-ielts-t%E1%BB%AB-55-l%C3%AAn-80-trong-6-th%C3%A1ng-ph%E1%BA%A7n-1/202075896653092  ) Chỉ lưu ý các bạn một số điểm:+ Dùng Gom player để play. Để chế độ play theo đoạn A-B. Nghe được một đoạn ngắn, pause rồi chép lại. Chưa nghe rõ thì tua lại. Bao nhiêu lần tùy ý bạn. Được 1 đoạn tương đối (tầm 5-6 câu gì đấy) giở sub ra đối chiếu+ Lúc nhái giọng lại, bạn hãy nói thật to, bắt chiếc đúng giọng điệu lên xuống, nhấn nhá của diễn giả (đừng ngại hay xấu hổ gì cả). LỢI ÍCH CỦA VIỆC HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP TRÊN: + Thứ nhất, cải thiện kỹ năng listening, khả năng phát âm của bạn (điều này đương nhiên nên ko cần giải thích nhé)+ Khi xem lại subtitle, các bạn nên cố gắng hiểu, ngẫm nghĩ nội dung thông điệp của đoạn video. Rất hay và ý nghĩa. Trích một đoạn ưa thích của mình:“Most of you said that you want to be successful, but you don’t want it bad. You just kinda want it. You don’t want it bad than you want to party. You don’t want it as much as you want to be cool. Most of you don’t want success as much as you want to sleep!” - Eric ThomasLàm việc này không chỉ giúp khả năng hiểu, diễn đạt tiếng Anh của bạn tốt lên mà quan trọng hơn nó giúp tăng cường ý chí, truyền thêm động lực cho bạn+ Khi nói to , bắt chiếc đúng giọng điệu của diễn giả vô hình chung bạn đã tự động viên, tự nói với bản thân mình và bạn sẽ cảm thấy bản thân như được tiếp thêm động lực tiếp tục ôn luyện, học tập. (Cái này bạn phải thử mới tin mình được ;) )

Page 23: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

+ Lợi ích tiếp theo đó là học theo phương pháp này sẽ giúp bạn nói thuyết trình trên lớp (bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh) tốt hơn (đặc biệt với các bạn sinh viên), có thể thành diễn giả truyền động lực sau này không chừng ^^ Cuối cùng, điều mình muốn nói là:Bạn có thể nói bạn phải đi làm, bận, không có thời gian học. Bạn có con nhỏ, bạn có bài tập khác ở trường, bạn không có tiền đi học thêm, bạn không có cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài, bạn không có căn bản tiếng anh….bla bla. Mình không quan tâm đến các lý do đó, chỉ cần bạn thực sự muốn, nhất định bạn sẽ có cách thu xếp thời gian để học, có cách để bản thân học tiến bộ hơn. Hãy kiên trì theo đuổi đến tận cùng, kết quả xứng đáng sẽ đến với bạn.Ngay lúc đọc xong note này, bạn nên down ngay 1 video về rồi cố gắng nghe và chép lại 1,2 câu như cách mình trình bày ở trên. Việc này ngay lập tức sẽ giúp bạn tăng thêm hứng khởi và lòng tin với bản thân, giúp bạn có thêm động lực học tập.Chúc các bạn sớm đạt được mục tiêu điểm IELTS của mình ! 

Hi cả nhà, tham gia khá lâu, học hỏi được bao nhiêu kinh nghiệm mà không cống hiến được post nào giá trị, mình thấy xấu hổ vô cùng. Nên sau khi đạt target IELTS xong, mình đã ấp ủ phải cố gắng viết một note thật đầy đủ chia sẻ tất tần tật kinh nghiệm của mình trong quá trình tự học ôn thi IELTS để báo đáp lại (Let’s share to be shared ) .

Giới thiệu qua chút, mình tên Bách. Mình đã tốt nghiệp Đại học Ngoại thương HN (FTU) và hiện đang làm việc tại Ngân hàng Ngoại thương. Mình thi IELTS hồi tháng 4/2013 và được Listening: 8.5, Reading: 8.0, Speaking: 7.5, Writing: 8.0. (Overall 8.0)

Về background,

Tuy mình học FTU nhưng là dân khối A nên tiếng anh cũng thuộc dạng bình thường  chứ ko phải cao thủ như bạn bè cùng lớp khối D. Mấy năm trước mình đã đi học IELTS ở ACET và một số trung tâm, thầy cô khác

Page 24: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

và sau đó đi thi nhưng chỉ được 5.5 . Nguyên nhân rút ra là do tự học không đúng phương pháp nên học mãi chẳng tiến bộ dù có học thêm ở đâu.  Đợt vừa rồi, công việc hòm hòm, mình đã thay đổi phương pháp học, tập trung tự ôn trong 6 tháng, và kết quả (đặc biệt môn trước đây mình yếu nhất là Writing đc 8.0) đối với mình đúng là ngoài mong đợi. Do vậy, mình nghĩ kinh nghiệm của mình sẽ rất có ích cho các bạn trình độ đang tầm 4.5-6.0 muốn tự học để nâng band score của mình lên 8.0 or cao hơn

LISTENING 1)      Nghe tiếng anh kém, nghe thật nhiều BBC, CNN (radio, xem TV) xem phim tiếng anh (không phụ đề) -> nghe sẽ giỏi, làm listening IELTS sẽ điểm cao ??

Sai. Nếu khả năng nghe của bạn chưa tốt thì chắc chắn là bạn nghe các kênh đó sẽ không hiểu tý gì cả. Bạn nhủ thầm cứ cố gắng nghe tiếp rồi sẽ tiến bộ thôi. Lần 2,3,4…n và kết quả là: WOAAAA….vẫn vậy =.=. Nguyên nhân rất đơn giản, thực ra không phải bạn không nghe được gì, bạn vẫn nghe được người ta nói đấy thôi. Nhưng các âm đấy bạn chưa nghe bao giờ (bạn không biết các từ đấy phát âm thế nào hoặc biết nhưng không đúng) nên nghe bạn không hiểu . Việc luyện nghe mà không có transcript cũng giống như bạn tập giải toán mà không có đáp án vậy. Bạn không biết  mình đang làm đúng hay sai thì làm sao rút kinh nghiệm để tiến bộ được (Thực ra: nghe kiểu “tắm ngôn ngữ” bạn vẫn có thể áp dụng, nhưng chỉ nên coi nó như 1 supplementary method thôi chứ không phải main technique. Phương pháp này có đem lại hiệu quả nhưng rất ít)

2)      Giải pháp:Phương pháp luyện nghe hiệu quả nhất (đặc biệt với làm bài nghe trong kỳ thi IELTS) mà mình được biết và đã áp dụng hiệu quả đó là NGHE VÀ CHÉP CHÍNH TẢ. Bạn nghe và chép chính tả lại 100% những gì bạn nghe được. (Nếu bạn nào cũng học FTU thì năm thứ 1 môn tiếng anh các thầy cô cũng hay luyện bạn nghe và chép chính tả. Giờ ko biết còn thế ko? ). Bạn nên kết  hợp luyện nghe và luyện pronunciation luôn

Page 25: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

(luyện nghe với nói bao giờ cũng nên luyện song song). Cụ thể phương pháp này như sau: + Bước 1: tìm một nguồn phát tiếng Anh chuẩn (nói về chủ đề mà bạn thấy hứng thú) và phải có phụ đề (nhất thiết phải có)Bạn có thể tim trên youtube, các kênh news của BBC, VOA, CNN ( CNN student news – MC nói khá rõ ràng dễ nghe và bài nào cũng có sub đi kèm. Lúc đầu mình nghe chương trình này) các bộ phim tiếng anh cũng được nếu bạn thích nhưng phải có phụ đề đi kèm,. Nếu khả năng nghe của bạn tương đối khá, mình highly recommend các bạn nên nghe các bài thuyết trình ở trang ted.com (“TED là 1 tổ chức toàn cầu chuyên tổ chức các buổi nói chuyện, thuyết trình với các chuyên gia trên thế giới. Các bạn có thể tìm thấy mọi chủ đề mình quan tâm, từ  Gender đến  Technology, Medical,… với đủ mọi độ dài thường là dưới 6 phút hoặc khoảng 20′” – nguồn: Hội sĩ tử IELTS.)

 

Lưu ý:

+ Bạn chỉ nên chọn bài nghe dưới 10’ thôi không không chép nổi đâu. Như 1 bài phát thanh CNN student news (tầm 10’) mình chép ra cũng thành kín 5 trang giấy và trong 4 ngày mới xong (mỗi ngày mình có 3 tiếng để học t.a)

+ Nếu bạn muốn luyện để thi IELTS là chính thì nên chọn nguồn nói giọng Anh –Anh để nghe. Đang nghe quen giọng Anh-Mỹ đi thi IELTS toàn giọng Anh-Anh cũng khá mệt đấy vì một số từ người Anh phát âm rất đặc trưng và rất khác với tiếng Anh Mỹ 

 

+ Bước 2 (giai đoạn  đau khổ nhất L ): Listen and transcribe it

Bạn nghe và chép lại tất cả những gì bạn nghe được. Đương nhiên là việc này sẽ rất khó, bạn sẽ mắc phải rất nhiều lỗi sai và không nghe được nhiều từ (có thể là từ mới bạn chưa biết, hoặc từ bạn đã biết nhưng bạn lại phát âm sai -> nghe sai). Hồi đầu thử transcribe cnn student news, mình sai toe toét L. Không sao, kinh nghiệm ở đây của mình là:  cứ nghe, cứ viết ra tất cả những gì bạn nghe được (đoán được) rồi so

Page 26: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

sánh với transcript và rút kinh nghiệm dần dần. Bạn sẽ tiến bộ nhanh hơn bạn nghĩ rất nhiều. Sau này, bạn sẽ thấy do phải chép chỉnh tả 100%, những từ lúc nghe hay sót như “and” “the”, từ có số nhiều hay không…bạn nghe sẽ rất rõ. Và đến khi quay lại làm listening IELTS thì -> Easy as eating pancakes 

Lưu ý:Phần mềm nghe mình khuyên các bạn nên sử dụng để luyện ở bước 2 này là GOM playerthay vì trình chơi nhạc mặc định window media player. Phần mềm này bạn có thể nghe từ đoạn A đến B, tua đi hoặc tua lại trong bao nhiêu giây bằng phím tắt…và rất nhiều tính năng hữu ích khác. Phần mềm No.1 để luyện nghe t.a mà mình vote. Down tại đây:http://www.download.com.vn/timkiem/GOM+Player/index.aspx

 

 + Bước 3: Tập đọc lại theo transcript và thu âm lại so sánh

Ở bước này, bạn hãy nghe thật kỹ phát thanh viên đọc, nhấn nhá, nối âm, lên xuống ở đâu. Bạn bắt chiếc giống hệt thế rồi đọc. Sau đó nghe lại phần thu âm giọng đọc của mình, xem chỗ nào chưa giống thì đọc lại. Sửa đến khi nghe lại thấy ưng ý thì thôi. 

Công việc này cũng khá là nản nhưng đây là cách luyện Pronunciation cực kỳ hiệu quả. Bản thân mình đã duy trì tập nói theo cách này liên tiếp trong 2,5 tháng. Kết quả rất tuyệt vời khi nói chuyện với một bác Tây, bác khen mình phát âm hay và hỏi đã ở nước ngoài ah làm mình sướng rơn 

Lưu ý:

Về thu âm:

+ Bạn hãy mua một tai nghe có mic. Loại nào cũng ok tùy túi tiền của bạn (Nên luyện nghe bằng tai nghe cho giống với khi thi và tập trung hơn). Đi thi thật thì bạn được nghe tai ko dây xịn (mình thi IDP nên ko biết thi BC thì thế nào) nghe sướng hơn tai nghe ở nhà nhiều

+ Dùng phần mềm Audacity để thu. Đây là phần mềm khá nhỏ gọn và tiện để thu âm. (bạn thu âm để luyện speaking chứ ko phải hát hay rap

Page 27: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

nên ko cần soft kiểu Cool edit pro hay Adobe audition làm gì cho nặng máy ^^ )

Link download:

http://download.com.vn/audio+video/video+editor+studio/5346_audacity.aspx

 1 kinh nghiệm nữa. Nếu bạn đang dùng smartphone, hãy search trên store và down apptedict về để học.

Apps này sẽ hỗ trợ bạn viết chính tả theo phương pháp trên mình nói. Nguồn tiếng anh là web ted.com. Lúc viết chính tả bạn sẽ có tùy chọn hiện transcript dịch tiếng Việt nên sẽ dễ dàng hơn khá nhiều.Nếu dùng android giống mình có thể vào appstore.vn down về free.Link down:http://appstore.vn/android/index.php/details?id=com.egloos.scienart.tedictpro 

Phù, vậy là xong Listening. Giải thích cụ thể nên dài dòng vậy thôi chứ 3 bước làm khá nhanh. Nếu bạn kiên trì học theo cách này trong tầm 1 tháng thôi. Mình cam đoan bạn sẽ ngạc nhiên vì sự tiến bộ của bản thân (như mình vậy) :D. Các tips khi đi thi Listening IELTS mình không trình bày, đã có rất nhiều tips post trên mạng. Nếu bạn cần mình sẽ gửi mail hết cho (địa chỉ mail ở cuối bài). Nhưng mình nói thật, áp dụng các tips cho Listening chỉ nâng bandscore cho bạn lên được tầm 0.5-1 điểm thôi. Luyện theo phương pháp trên đến khi trình lên, bạn sẽ thấy cảm giác đang nghe được tầm 15-20 câu (band 5.5) lên 35-40 (band 8+) câu sung sướng thế nào ? :D 

 SPEAKING 

1. 1.      Bạn nói kém và có Vietnamese accent, bạn nghĩ rằng đi học các trung tâm 100% giáo viên bản ngữ sẽ giúp bạn nói hay và tự nhiên ?

Sai. Mình không dám khẳng định 100% là sai vì mình cũng chưa đi học hết tất cả các trung tâm. Nhưng 1 trong những trung tâm mình đã từng đi học là ACET – được đánh giá là trung tâm luyện IELTS tốt nhất  (và đắt nhất) thì đi học nếu bạn nói sai or nói chưa hay, bạn sẽ không được giáo

Page 28: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

viên sửa đâu. Sẽ không có chuyện họ nhắc bạn nên nhấn âm vào đâu, nối âm thế nào….(nếu có thì rất ít) -> nên mình thấy nhiều bạn học 4,5 khóa (mất tầm mấy chục triệu) nói tiếng anh vẫn chán như thường (và đó còn là trung tâm tốt nhất, nên đừng tin vào quảng cáo của các trung tâm khác bây giờ) 

1. 2.      Nên nói tiếng Anh càng nhiều càng tốt ? Gặp ai cũng nói, skype, yahoo, thậm chí nhiều clb tiếng anh IELTS còn rủ nhau ra Hồ Gươm “săn” Tây để nói (nghe hơi dã man)

Với thi speaking IELTS, điều này thực ra mình thấy chỉ 50% là đúng. Việc bạn nói tiếng anh nhiều chỉ giúp tăng độ trôi chảy và tự tin khi nói của bạn . Thi Speaking bạn cần nói trôi chảy nhưng quan trọng là phải đúng. Một bài nói sai quá nhiều lỗi ngữ pháp bạn sẽ không bao giờ hy vọng được quá điểm 5. Nếu bạn đang nói ở mức “ kém” (tất cả các câu đều sai ngữ pháp, thậm chí lỗi cơ bản)  điều này sẽ khá là tai hại vì bạn sẽ quen với các lỗi sai, sau này rất khó sửa.

Giải pháp:1)      Thay vì nói, mình nghĩ lúc này bạn nên nghe nhiều hơn (input thay vì output) (xem người bản ngữ diễn đạt ý đó thế nào rồi bắt chiếc), xem lại ngữ pháp, đến khi nào bạn thấy nói không còn sai quá nhiều lỗi nữa là được (có thể nhờ bạn bè, giáo viên nghe và nhận xét cho bạn)

2)      Luyện pronunciation theo phương pháp mình đã trình bày ở phần Listening. Học tiếng anh (hay học bất kì một ngoại ngữ khác nào nói chung) đơn giản chỉ là sự bắt chước, nhái lại những gì người bản xứ nói và viết. “LEARNING ENGLISH IS NOTHING BUT IMITATION”. Bạn nhái giọng giống native speaker thì chứng tỏ bạn phát âm hay.

3)      Sẽ rất tốt nếu bạn có bạn là người bản xứ or bạn được luyện speaking với người có level trên bạn. Họ nghe, nhận xét và giúp bạn sửa lỗi -> bạn sẽ tiến bộ rất nhanh. Nhưng nếu bạn cũng là người có ít mối quan hệ, nhút nhát và sống nội tâm như mình =) , bạn có thể tự nói một mình, thu âm lại và tự chấm theo thang điểm chấm Speaking cũng rất tốt và hiệu quả. Mình thường viết hoặc lên Outline trước khi nói để đảm bảo hai yếu tố: logic + không bị sót.

Page 29: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

WRITING

Đây là phần khó tự học nhất nhưng lại là phần mình cải thiện điểm số được nhiều nhât nên mình nghĩ kinh nghiệm của mình sẽ đặc biệt có ích với bạn nào đang có background viết yếu

 

1.Nên đi học ở trung tâm có giáo viên bản ngữ hay học người Việt

Mình đã từng đi học cả 2 chỗ và có nhận xét như sau:

+ Giáo viên bản ngữ: thường là cho bạn thảo luận với nhau (tất nhiên là bằng t.a) làm bài tập theo giáo trình học của trung tâm (ở ACET có các quyển giáo trình do họ tự soạn như AE1, AE2….Ielts pre) sau đó mới chữa và nói mẹo làm. Trong mỗi buổi học giáo viên phân tích 1 bài và học viên sẽ tự viết lại theo nhóm trên giấy transperency trong thời gian ngắn hơn thi thật (15 phút cho task 1 và 35 phút cho task 2) sau đó giáo viên sẽ thu bài và dùng máy chiếu (overhead) để chữa luôn trên lớp (thực ra không phải buổi nào cũng được thế đâu, cả khóa may ra được 2 buổi và hồi mình học AE7 trở lên mới có)

 

Ưu : Làm bài tập, thảo luận rồi mới cung cấp tips, bạn sẽ nhớ hơn nhiều là được cho tips ngay từ đầu. Ngoài ra, không chỉ kỹ năng viết, mà 3 kỹ năng còn lại của bạn cũng được cải thiện khi học với người bản ngữ. Nghe thầy bản xứ dạy, cũng chính là lúc bạn luyện nghe,  giao tiếp luôn. Thiết bị, điều kiện học tập tốt -> tiếp thu dễ dàng hơn. Hình như trung tâm nào đắt, còn có nhiều gái xinh, trai đẹp hơn thì phải -> học hứng khởi hơn (cái này có bạn bảo thế, mình ko sure :)))

 

Nhược: học phí cao (Ila, equest…)  6-9 triệu hoặc rất cao (ACET, BC) trên 15 triệu. Ngoài ra, do tất cả các tips trình bày bằng tiếng Anh nên những bạn tiếng Anh chưa tốt (background < or = 5.5) sẽ khó tiếp thu được 100%. Khi đăng ký khóa học bạn không biết được thầy dạy của bạn là ai, gặp phải thầy dạy ko hay, bạn cũng chả claim được. Một vấn đề nữa, học viết họ thường không phân dạng cụ thể. Ví dụ task 1: ko

Page 30: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

phân cụ thể thành dạng: bar chart, line chart, table, column, mixed…Nhiều khi học hết khóa mà vẫn chưa biết làm thể nào viết một bài task 1 IELTS hoàn chỉnh. + Giáo viên Việt Nam: Tùy phong cách dạy, mà có giáo viên sẽ cung cấp các tips cho bạn, sườn mẫu câu, các academic vocab cho từng chủ đề -> cứ lắp vào mà viết là ok.

 

Ưu: Học phí rẻ hơn kha khá. Tips, sườn, mẫu câu… được trình bày giải thích bằng tiếng việt nên dễ hiểu (đặc biệt với các bạn tiếng Anh chưa tốt).

 

Nhược: Lớp rất đông và phòng học không tiện nghi như các trung tâm trên (vì thường là dạy ở nhà riêng). Giáo viên nào có tiếng thì thậm chí bạn phải ngồi ghế nhựa, đứng mé mà chép bài. Ngoài ra, một số thầy cô dạy chỉ đọc cho bạn chép, không chữa bài -> học khá là boring.

 

è Tuy nhiên, cá nhân mình thì vẫn thấy riêng Writing thì nên học giáo viên người Việt , đỡ tốn kém mất thời gian.Học giáo viên bản ngữ họ hay dạy kiểu “mua dầm thấm lâu” tốn tiền lắm. Nếu sợ đông, có thể tìm lớp ít người mà giáo viên tốt nhưng chưa có tiếng cũng ok miễn là đảm bảo. Học 1,2 khóa để lấy sườn, mẫu câu, cách làm từng dạng rồi ở nhà tự luyện thêm. 

1. 2.      Nên đọc tài liệu gì bổ trợ cho Writing IELTS tốt nhất ?

Search trên mạng bạn có thể thấy có rất nhiều lời khuyên như: đọc báo tiếng anh, bbc, cnn,new york times (US), the guardian (UK), đọc truyện tiếng anh, một số trang web về debates, bộ social issues ở thư viện của ACET, BC…

Kinh nghiệm của mình là: ok, mọi thứ trên đều có ích. Nhưng nếu bạn đã xác định muốn tìm nguồn đọc để có ích cho Writing IELTS nhất và

Page 31: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

nhanh nhất thì bạn cứ tìm và đọc  sample mẫu (band >= 8) cho mình. Trong các sample có mẫu câu, có vocab, ideas…đầy đủ hết. Mà bạn cũng không phải lo từ với cấu trúc có academic hay không ? Cứ thế cóp mà bê nguyên vào bài của bạn.  Đọc trên báo (new york times, guardian…) nhiều câu giọng văn là kiểu viết báo, ko hợp với Academic writing trong IELTS. Các samples mình recommend:

 

+ Trang web ielts-simon.com của simon (giám khảo ielts). Cóp hết bài mẫu của simon ra mà đọc . Simon quan điểm viết tự nhiên, dễ hiểu theo kiểu người bản xứ thay vì viết khó hiểu như Mat clark+ A Solution to score 8.0+ IELTS – Write Right+ High-scoring Ielts Writing model answers+ Sách Mat clark (không khuyến khích lắm vì từ và cấu trúc quá khó để hiểu và bắt chiếc)

 

3. Nên viết theo templates hay freestyle ?

Câu này mình thấy nhiều bạn cũng hay hỏi.

Thứ nhất, bạn nên lưu ý là giám khảo chỉ đánh giá cao nếu các cấu trúc, từ bạn sử dụng liên quan đến chủ đề của đề bài. Ví dụ với chủ đề “health” là một số từ như: a major cause, poor health, manual jobs, physical activity, outdoor sports. “Technology” là: the latest innovations, revolution, major advance, progress …

 

Nếu bạn dùng các template có các câu hoặc từ mà bài nào cũng dùng được (dù trông có vẻ academic và “nguy hiểm”) ví dụ : “One of the most controversial issues today relates to  ………In this essay, I am going to examine this question from both points of view….

Page 32: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

In this essay, I will present both sides and also my own view on this subject. / Before airing my opinion, I will elaborate this controversial issue from diverse perspectives.On one side of the argument there are people who argue that the benefits of considerably outweigh its disadvantages. The main reason for believing this is that…”

giám khảo sẽ biết ngay bạn học thuộc và đương nhiên sẽ không đánh giá cao.

Thứ hai, viết freestyle: với những bạn band 7+ thì mình không có ý kiến gì. Tuy nhiên với các bạn trình độ thấp hơn, mình nghĩ các bạn nên đi theo một kiểu viết tránh việc mỗi hôm viết 1 kiểu (điểm viết của bạn theo đó sẽ mỗi lần một khác). Ví dụ: bài viết gồm 4 đoạn: mở bài, 2 khổ thân bài, kết luận. 1 paragraph bao giờ cũng bắt đầu bằng topic sentence. Triển khai các idea theo cấu trúc “idea-example-explain”, “ideas-Firstly,…Secondly,…, Finally,…”…

 

4.  Có người nói viết theo Simon điểm thấp hơn, Matclark điểm cao hơn hoặc ngược lại  -> Nên học viết theo phong cách thầy nào ?

Đáp: Thực ra kỳ thi ielts thực chất chỉ là kỳ kiểm tra khả năng ngoại ngữ của người học không phải bản xứ và band 9 của writing Ielts chỉ là “native speaker-like”. Với những người bản xứ được đào tạo để làm giám khảo IELTS như Mat clark hay Simon thì tất cả bài viết của họ đều xứng đáng được band 9 (hoặc hơn) cả. Vấn đề đặt ra ở đây là phong cách của ai bạn bắt chiếc thì dễ hơn ? Cá nhân mình thấy thì bắt chiếc viết như Simon dễ hơn (đi thi mình viết như Simon).

 

5.  Tại sao luyện viết rất nhiều (ngày nào cũng viết 2,3 bài) mà mãi không tiến bộ ?

Page 33: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

Mình luôn khuyên các bạn mới học viết ielts là nên bỏ thời gian  vào việc chuẩn bị một bài viết như thế nào cho chuẩn thay vì cố gắng viết càng nhiều càng tốt. Ví dụ: một bài task 2.

+ Bạn cần tìm hiểu bài đó thuộc dạng gì: causes & solutions ? opinion hay discuss + opinion ? …

+ Bài viết thuộc chủ đề gì ? Technology, education, enviroment ??.. Bạn có những idea, từ vựng nào thuộc chủ đề này rồi ?

+ Với bài viết như vậy, mở bài bạn sẽ viết gì ? thân bài ? kết luận ?

+ Các cấu trúc bạn sẽ áp dụng trong bài: mệnh đề quan hệ, câu bị động, câu điều kiện…

+ Các cách triển khai ý: idea-example-explain” hay  “ideas – Firstly,…Secondly,…, Finally,…”

+ Các từ để kết nối các câu..

….vân vân..

Thứ hai là với Writing, bạn nên có người chữa bài cho bạn. Biết được lỗi sai ở đâu sau đó sửa bạn mới tiến bộ nhanh được. Đây cũng là lý do riêng với Writing thì mình nghĩ các bạn nên đi học 1,2 khóa cho biết nếu thấy tự học là quá khó.

-> Tóm lại, bạn không cần phải viết quá nhiều, hãy dành thời gian cho quá trình chuẩn bị và cố gắng tìm một người chữa bài cho bạn nếu được

 

6. Cách học theo văn mẫu thế nào cho hiệu quả ?

Bạn có thể rất háo hức khi down được 1 file nén chứa hàng trăm bài mẫu essay band >8.0, hoặc tìm được mấy quyển sách tuyển tập mấy trăm bài văn mẫu điểm cao và nghĩ rằng đọc hết chúng bạn sẽ điểm cao hơn. Rất tiếc là đa số các bạn đọc xong đều không thấy trình viết khá hơn chút nào. Tại sao lại thế ? Đơn giản vì sách và tài liệu bạn down được, mỗi essay được viết theo một phương pháp khác nhau bởi những người viết

Page 34: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

khác nhau. Sẽ rất khó cho bạn theo dõi và học hỏi được gì từ đó (ngoài vài từ mới).

 

Cách khắc phục: Bạn chỉ nên xem văn mẫu của một tác giả và học theo phương pháp, cách tiếp cận tác giả này áp dụng. Ví dụ bạn thích Mat Clark, hãy xem các bài văn mẫu của Mat clark và học theo cách viết đấy, các essay mẫu người khác viết chỉ học hỏi lấy từ vựng thôi. Đừng ham hố down các file nén chứa hàng nghìn bài essay về làm gì vì chúng thực sự không có ích như bạn tưởng.

 

7. Vậy tóm lại là phải học và bắt chiếc theo cách viết của một tác giả. Nhưng bắt chiếc kiểu gì ?

Đáp: Cái này không cách nào khác là bạn phải bỏ thời gian ra mà tìm hiểu từng bài tác giả đấy viết thế nào ? cách tiếp cận ra sao ? dùng các cách triển khai ý, cấu trúc gì ?.. Tất nhiên là sẽ mất thời gian và khá khó khăn cho các bạn mới bắt đầu. Trong một bài viết, mình không thể nào liệt kê ra hết được. Có lẽ sẽ cố gắng post dần dần dưới dạng video cho dễ hiểu. Hy vọng là các bạn ủng hộ ^^

 

READING

I. Reading là phần mà tips, các mẹo sẽ giúp bạn nâng điểm số khá nhiều ( ở dưới mình có trích dẫn một số link tips Reading mà mình sưu tầm trên mạng).  Tuy nhiên, để thực sự nâng trình Reading của bạn lên, bạn phải đọc tài liệu tiếng anh thật nhiều và có vốn từ vựng phong phú. Đó cũng là hướng phát triển lâu dài cho khả năng tiếng Anh của bạn chứ không phải chỉ ôn để thi IELTS xong rồi thôi. Do vậy, ở bài chia sẻ này, mình sẽ tập trung vào chia sẻ phương pháp để các bạn đọc tiếng Anh sao cho hiệu quả và có ích nhất.

 

Phương pháp mà mình muốn chia sẻ với các bạn để nâng trình phần “Reading” trong IELTS nói riêng và tiếng anh nói chung là “The Free

Page 35: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

Reading Technique”. Phương pháp này do tác giả Hung Q.pham viết trong quyển 5 steps to speak a new language.  Bạn có thể tìm đọc nếu thích. Ở bài này, mình chỉ trình bày những nội dung quan trọng nhất (mà thực ra bạn cũng chỉ cần biết thế, không cần nghiên cứu sâu hơn làm gì) và thêm một số kinh nghiệm thực tế của mình khi áp dụng phương pháp này.

 

Bước 1:  Tìm một nguồn tài liệu Tiếng Anh phù hợp mà bạn cảm thấy hứng thú, thích đọc

+ Các nguồn mình gợi ý bạn có thể đọc như:

 

Các trang tin online

 

Vietnament, vnexpress bản tiếng anh – Nhiều thầy, cô khuyên bạn rằng không nên đọc vì văn phong Việt Nam. Nhưng theo mình, việc đọc các trang này vẫn có ích, giúp bạn đỡ bị khớp hơn nếu thấy đọc các nguồn dưới khó quáBBC, CNN, new york times (US), the guardian (UK)Sciencehttp://www.sciencedaily.com/http://www.newscientist.com/Kinh tếhttp://hbr.org/ (vào blog)http://www.forbes.com/http://www.economist.com/Công nghệ thông tinhttp://www.cnet.com/http://www.pcworld.com/Thể thaohttp://espn.go.com/

 

Page 36: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

Các truyện tiếng Anh:

 

Bạn có thể down các ebook truyện tiếng anh về đọc trên pc, laptop, ipad, iphone, smartphone… Đừng đọc kiểu Manga tiếng Anh như Doremon, Dragonball, Bleach, Naruto… làm gì. Vì câu cú truyện tranh viết rất khác, và nói thật mình thấy đa phần các bạn xem tranh nhiều hơn là đọc chữ  .Cũng đừng tốn tiền mua sách chữ tiếng anh vì thứ nhất là đắt, thứ hai là không áp dụng được phương pháp này (mình sẽ giải thích ngay dưới đây).

Một số ebook mình recommend:

+ Oxford Bookworm Library: bộ sách tiếng anh của Oxford dùng để học từ vựng, sách được viết theo kiểu truyện (story) theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó

down tại đây:

http://vuontoithanhcong.vn/index.php?/topic/23235-tr%E1%BB%8Dn-b%E1%BB%99-truy%E1%BB%87n-oxford-bookworm-library-h%E1%BB%8Dc-ti%E1%BA%BFng-anh/+ Series truyện kinh dị cho trẻ con của R.L. STINE: Truyện này khá phổ biến vào năm 1994. Tại Việt Nam sêri truyện Goosebumps của Stine được dịch sang tiếng việt và nhanh chóng trở thành bộ truyện ăn khách, được sự đón nhận của đông đảo độc giả. Mỗi truyện khá ngắn, ngôn từ viết cho trẻ em nên rất đơn giản và dễ hiểu. Đọc lại hấp dẫn, lôi cuốn, thích hợp để đọc một mình trong đêm tối cô đơn :))

Xem preview tại đây:

http://vnsharing.net/forum/showthread.php?t=384462

Down tại đây:

http://kickass.to/62-goosebumps-mobi-by-r-l-stine-t7712319.html

+ Harry potter, các truyện khác…(truyện nào cũng được, nhưng tốt nhất đừng dài quá và thích hợp với trình độ của bạn)

 

Page 37: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

Bước 2:   Đọc và…thư giãn

Lưu ý: Trước khi bắt đầu bước 2: bạn hãy tìm một từ điển Anh việt có chức năng Click & see (từ điển Lạc việt, Lingoes, các từ điển online như: tratu.soha.vn, vdict.com…). Chức năng click & see: nghĩa là gặp từ mới bạn chỉ cần chỉ chuột vào đấy (nhấn kèm phím alt hoặc ctrl) là nghĩa tiếng việt của từ đó sẽ hiện ra.

Đọc báo online hay đọc ebook bạn đều có thể dùng chức năng click & see này.

 

Khi đọc, bạn:

+ Đừng  cố gắng take note bất kỳ cấu trúc, từ vựng khó hoặc mới nào…

+ Đừng ép bản thân phải nhớ bất kỳ từ mới nào

+ Không cần gạch chân, hay note vàng gì đó, không cần thiết

+ Không cần cố gắng đoán nghĩa của từ dựa vào ngữ cảnh làm gì

Bạn chỉ cần đọc và…thư giãn, enjoy nội dung truyện, bài báo. Từ mới nào không hiểu thì dùng từ điển tra, tra bao nhiêu lần tùy bạn. Khi đọc, có thể bạn sẽ gặp các câu dù bạn có tra từ điển cũng không hiểu. Không sao, đơn giản là bỏ qua câu đấy đi, đọc tiếp. Lúc đầu có thể mất rất nhiều thời gian bạn mới đọc xong một quyển sách. Nhưng đến lần 2,3 bạn sẽ thấy bạn đọc rất nhanh. Thậm chí nhanh gấp đôi lúc đọc quyển 1.

 

Tại sao phương pháp này lại có tác dụng ?

Đọc theo phương pháp này, sau khi đọc xong một vài chương của quyển sách. bạn sẽ thấy có nhiều từ mới bạn gặp đi gặp lại nhiều lần. Và mỗi lần tra nghĩa là một lần bạn nhớ nghĩa của từ vựng đó. Ngoài ra, việc gặp từ mới đó trong các đoạn văn khác nhau, các ngữ cảnh khác nhau sẽ giúp bạn hiểu rõ cả cách sử dụng chúng. Bạn học từ mới theo một cách hoàn toàn tự nhiên và dễ chịu.

Page 38: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

Còn đối với các từ, bạn chỉ gặp một, hai lần trong cả chương truyện. Ok, vậy đó không phải là các từ “common words”. Bạn không cần phải nhớ chúng làm gì.

Đối với các từ tra từ điển không thấy nghĩa, bạn có thể vào các trang sau để tra:

www.wordreference.comhttp://www.thefreedictionary.com/

englishclub.com

hoặc lên diễn đàn trong nước hoặc nước ngoài hỏi nghĩa của từ đó.

Thứ ba, đọc theo cách này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu, thoải mái. Mình biết là nhiều bạn đọc truyện mà chốc chốc lại note vàng, gạch chân, chép vào sổ từ từ mới, ghi flashcard…sẽ chẳng thấy cuốn truyện thú vị gì nữa. Đọc 1, 2 trang bạn sẽ nhanh chóng mệt mỏi và vứt cả truyện lẫn sổ từ của bạn ra 1 góc. Bạn không việc gì phải gồng mình học theo cách đó, cứ để từ mới vào đầu bạn một cách nhẹ nhàng, tự động thôi.

  Lưu ý:

Nếu bạn dùng android hoặc iphone, ipad, hoặc các máy tỉnh bảng android. Bạn có thể search app Moon+reader:

https://play.google.com/store/apps/details?id=com.flyersoft.moonreaderp&hl=vi

Phần mềm đọc sách cực tốt, hỗ trợ các loại từ điển. Bạn cài thêm Bluedict và down thêm dữ liệu dictionary của các bộ từ điển như: Lạc việt, oxford, cambridge vào…Chúng sẽ giúp bạn đọc và tra từ điển theo cách Click&see như mình nói phía trên.

Xem thêm tại đây:

http://www.tinhte.vn/threads/mot-so-phan-mem-tu-dien-hay-cho-android.1400248/

Page 39: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

 

II. Tips làm reading của mình thì cũng không có gì đặc biệt mà cũng giống các tips bạn đã biết trên mạng. Mình xin được trích tips làm Reading của thầy Simon (sưu tầm bởi bạn Trần Quang Thắng) ra đây để mọi người theo dõi cho dễ:Các technique:http://ielts-simon.com/ielts-help-and-english-pr/2013/05/ielts-reading-techniques.htmlAdvice về cách làm bài Reading:http://ielts-simon.com/ielts-help-and-english-pr/2013/01/ielts-reading-my-advice.htmlSuggest các cách luyện tập:http://ielts-simon.com/ielts-help-and-english-pr/2013/01/ielts-reading-some-suggestions.htmlCách quản lý thời gian:http://ielts-simon.com/ielts-help-and-english-pr/2013/07/ielts-reading-time.htmlDạng bài match headings:http://ielts-simon.com/ielts-help-and-english-pr/2012/05/ielts-reading-paragraph-headings.htmlDạng bài “which paragraph contains…”:http://ielts-simon.com/ielts-help-and-english-pr/2013/06/ielts-reading-which-paragraph-contains.htmlFalse/Not Given:http://ielts-simon.com/ielts-help-and-english-pr/2013/11/ielts-reading-false-or-not-given.htmlDạng multiple choice:http://ielts-simon.com/ielts-help-and-english-pr/2011/06/ielts-reading-multiple-choice.htmlDạng nối tên người:http://ielts-simon.com/ielts-help-and-english-pr/2011/12/ielts-reading-match-the-names.html Written by Nguyen Ngoc Bach

Page 40: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

P/S:

Rất cám ơn các bạn đã mail và nhắn mess facebook liên lạc với mình. Bản thân mình cũng không nghĩ là nhiều bạn quan tâm và hỏi đến thế nên dù cố cũng không reply hết các câu hỏi được, mong các bạn thông cảm nếu chưa được reply.

Các bạn chưa đọc part 1 của mình có thể vào đây để đọc:

www.facebook.com/tuhocIelts8.0

Page này mình lập để chia sẻ tất cả các bài viết, tài liệu mình học và các video hướng dẫn Writing của mình trong đợt tới (sẽ cố gắng 1,2 tuần ra 1 video nếu được). Các bạn có thể like và đặt câu hỏi trong page. Mình sẽ vào và trả lời câu hỏi của các bạn khi có thời gian

Xin chào tất cả anh, chị ,em trên group!Đã lâu rồi mình mới quay lại. Nhớ lại cách đây gần nữa năm, có ý định luyện Ielts và nhờ facebook mà biết được group này. Rồi cũng mon men lên đây học hỏi kinh nghiệm của mọi người. Lúc đó, mình chỉ mong được 6.5 đủ để theo đuổi một học bổng mà mình đã ấp ủ 2 năm trời. Rồi mình được 7.5 trong sự vỡ òa sung sướng…. Sau đây là những chia sẻ của mình về việc học và thi Ielts với hy vọng có thể giúp được mọi người, đặc biệt là những ai cũng tự ôn Ielts.1. Nên ôn thi trung tâm hay tự ôn?Tất nhiên với những bạn có điều kiện tới các trung tâm có uy tín để ôn thi, được luyện các phương pháp làm bài thì quá tốt! Nhưng mình lưu ý các bạn là nếu đã đi ôn trung tâm thì bạn phải chọn các trung tâm thật uy tín, tức là sẵn sàng chi ra số tiền kha khá. Bởi vì mình biết có rất nhiều trung tâm cũng tự quảng cáo là ôn thi Ielts-Toefl- Toeic cho nó oách vậy thôi chứ đội ngũ giáo viên của họ chưa chắc đã đảm bảo. Lâu lâu họ mới chiêu sinh được một lớp ielts lèo tèo thì lấy đâu ra mà đầu tư. (Hy vọng các trung tâm không ném đá mình))). Với các bạn ôn ở nhà thì sao? Các bạn theo những bước sau nhé!Bước 1: Lên mạng tìm hiểu về format của thi ielts và các kì thi chứng chỉ quốc tế khác. Có thể sau khi tìm hiểu các bạn cảm thấy mình thích thi Toefl hơn, các bạn có thể chuyển hướng. Vì đa số các bạn thi để xin học bổng thì ielts hay toefl đều được, cá biệt có 1 số trường đòi các

Page 41: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

chứng chỉ khác như toeic. ESOL, CAE…Bước 2: Đọc các sách, bài viết trên mạng, diễn đàn về các cách làm bài ielts hiệu quả để áp dụng luôn trong lúc luyện thi.Bước 3: Bổ túc lại về ngữ pháp và từ vựng. (các bạn có thể theo học các lớp ôn luyện ngữ pháp thông thường)Bước 4: Luyện theo sách 4 kĩ năng cùng lúc. (cách luyện 4 kĩ năng sẽ được đề cập ở phần sau)Bước 5: Giải đề, tự thi thử.Bước 6: Chọn trung tâm và thi.2. IDP hay BC?Trước kia trong đầu mình cũng luẩn quẩn câu hỏi này. Mình từng bỏ ra hang tiếng đồng hồ tìm đọc những nhận xét cảu các bạn trên mạng về hai trung tâm này. Và sau hai lần thi mình nhận ra rằng :trung tâm nào cũng được. Ai đã khăn gói đi thi Ielts thì cũng cày kỹ rồi. Vấn đề quan trọng là mình chọn trung tâm nào thiên thời, địa lợi, nhân hòa thôi. Ý mình là mình cảm thấy có cảm tình và thuận tiện đi lại. Riêng mình thi 2 lần đều ở BC chỉ vì hai lý do đơn giản là từ hồi sinh viên mình đã hâm mộ mấy anh chị ở đây (proooo) và tiện cho em gái mình làm hồ sơ hộ và chở đi thi.3. Nên học sách nào?Tất nhiên học càng nhiều càng tốt. Nhưng những cuốn để chúng ta luyện đề chính là Cambridge 4-9. Chiến thuật của mình là ôn luyện các cuốn khác, để dành 6 cuốn đó làm sau cùng, coi như là luyện đề. Ngay trước khi thi mình cũng làm lại mấy cuốn này thôi. Ưu tiên từ cuốn 8- 4( thời điểm đó em Cam 9 chưa ra lò)Mình xin liệt kê ra sau đây các sách các bạn nên học để luyện ielts 6+- Cambridge 1-9 (cố gắng làm được khoảng trên 30 câu nhé)- Speaking Mat. Clark (luyện speaking )- Academic writing- Target Band 7 (bày các mẹo làm bài)- Ice the ielts tests ( bày các mẹo làm bài)- Ielts on track (bài khá dễ, phù hợp để bắt đầu luyện thi, các bạn cố gắng làm được trên 30 câu nhé)- Ielts practice test plus 1,2 (hơi khó, nếu các bạn đặt mục tiêu dưới 7 thì cuốn này chỉ để tham khảo thêm, nếu lỡ có làm đúng dưới 30 câu thì

Page 42: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

cũng đừng quá lo lắng)- Ielts to success ( vừa sức nếu làm trên 30 thì tốt)- Ielts-Peter May (hơi khó)- Ielts – Barron (chỉ nên làm những bài practice tests, không nhất thiết phải cày cả sách)- Academic word list (rất bổ ích cho muôn viết và nói, làm cho phần trình bày của bạn có vẻ pro hơn. Nên chọn học các từ thông dụng trước. Chẳng hạn như: thay vì dùng have, tùy vào tình huống ta dùng obtain, attain, achieve….4. Vào phòng thi nên lưu ý gì?- Tất nhiên nên đến sớm để làm thủ tục và ổn định tâm lí, nhưng không nên đến sớm quá vì ngồi chờ trong phòng thi sẽ tăng thêm cảm giác hồi hộp. Đến trước giờ được thông báo khoảng 10-15 phút là ổn.- Các bạn không quen máy lạnh nên mang theo áo khoác, nếu không dùng có thể vắt sau ghế.- Nên ăn sáng, đi vệ sinh trước khi thi và mang theo chai nước lọc (đã xé nhãn) vì bạn sẽ thi 3 kĩ năng liên tiếp từ khoảng 9h sáng tới hơn 12 giờ! Và không có nghỉ giải lao đâu nhé!- Ví tiền bạn có thể để ngay phía sau chỗ bạn ngồi, không cần thiết phải để ngoài chỗ giữ đồ. Cảm giác nơm nớp lo rằng các giấy từ quan trọng có thể bị mất có thể ảnh hưởng tới bài thi của bạn!- Bạn sẽ được phát một cây bút chì, bạn nên mang theo thêm 1 hoặc 2 cây bút chì (nếu đang viết mà bị gãy ngòi thì phải chuyển cây khác luôn ,không có thời gian gọt bút đâu nhé), bút bi, gôm (đầu tư một cái xịn để tẩy nhanh, sạch)5. Nên ôn bao nhiêu tháng trước khi thi?Câu trả lời phụ thuộc vào bản thân của mỗi người! Theo mình nếu bạn có thể làm trong bộ ielts Cambridge được trên 25 câu cho 2 kĩ năng đọc và nghe thì có thể bắt đầu luyện đề rồi, luyện đề khoảng 1-2 tháng thì nên đi thi liền. Nếu mà có việc bận mà chưa đi thi được thì e rằng trước khi đi thi lại bạn phải dành thêm thời gian ôn lại. Mình có người bạn đã luyện xong nhưng chần chừ không đi thi, sau đi thi lại lúc làm thử lại đề thì gần như điểm số quay lại lúc ban đầu mới ôn.

6. Luyện từng kĩ năng như thế nào?

Page 43: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

Speaking: Về môn nói thì chúng ta có thể cày cuốn Speaking của Mat. Clark. Mỗi chứng chỉ đều có cách đánh giá riêng với từng kĩ năng. Không phải cứ gặp người nước ngoài nói vèo vèo là thi ielts điểm cao được. Cuốn Mat. Clark bày cho mình cách nói sao cho có điểm. Mình biết cuốn này chỉ một tuần trước khi thi, thế là phải tranh thủ đọc mọi lúc mọi nơi mà vẫn chưa hết. Nhiều lúc sinh viên đang làm bài tập, cô giáo cũng lấy sách ra đọc rồi highlight đủ thứ. Ngoài ra, luyện nói trước khi thi cũng rất quan trọng. Theo mình cách tốt nhất là lập một tài khoản Skype, tìm những bạn cũng có cùng chí hướng rồi practice. Nhưng để ý chọn các bạn từ những nước mà có múi giờ đừng lệch quá với lịch làm việc và học tập của bạn. Không thì lúc bạn online, tri kỉ bên kia đang yên giấc và ngược lại.

Listening: Luyện nghe hằng ngày rất quan trọng. Chúng ta cứ lên mạng xem, nghe mấy chương trình bằng tiếng Anh. Cách đó gọi là ‘ tắm tiếng Anh’ nhưng mình thấy đặc biệt hiệu quả với môn này. Cứ nghe cho vui vậy mà kĩ năng Nghe của bạn tăng lên lúc nào không biết đấy. Mình thường xem the Voice UK, The X-factor, Ted Talks, Talk Vietnam….. Nhiều chương trình nghe đi nghe lại không chán.

Writing: Ở task 1, chúng ta lọc ra những cụm thường dùng rồi học thuộc, mỗi loại một vài cụm thôi, vì có học nhiều thì vào đó cũng không dùng hết, để thời gian học cái khác. Và nhất thiết phải biết phân tích table, chart…, trong đầu phải biết mình cần viết gì thì mới viết nhanh và hay được.Ở Task 2, rất nhiều sách đề cập các mẹo rất hay, các bạn nên đọc đề bài task 2 trước task 1 , trong quá trình làm task 1 có ý nào cho task 2 thì take notes ngay lại ra giấy nháp. Vì đề bài thường là những câu nghi luận về một vấn đề xã hội.. nên cần phải có thời gian mới có những ý thấu đáo, sắc xảo được!!!!Reading: Tránh đừng bao giờ đọc bài đọc trước, chúng ta sẽ bi choáng khi thấy quá nhiều từ mới. Hãy nhìn vào phần câu hỏi yêu cầu trước. Với rất nhiều dạng ta nên tìm key words, dùng mắt lướt thật nhanh bài đọc (nếu trong câu hỏi có số, tên riêng thì dễ tìm hơn), dừng lại ở những câu chứa key words, đọc thật kĩ là tìm ra đáp án. Thứ tự ưu tiên là : (1) đọc câu có key words; (2) đọc 1-2 câu ngay cạnh câu có key words; (3)

Page 44: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

đọc lướt cả đoạn. Kĩ năng tìm thấy nhanh key words rất hữu ích vì xác định được đúng chỗ cần tìm thông tin là bước đầu tiên để có câu trả lời đúng.

Trên đây là những kinh nghiệm của mình, tất nhiên nó không thể đúng với tất cả các bạn đang luyện thi Ielts. Mong rằng có thể giúp ích cho những ai đang trăn trở với kì thi này.

 Những trang vàng

Chào cả nhà. Việc học tiếng Anh, với nhiều người học, là không hề dễ dàng. Tuy nhiên, một phương pháp rất hiệu quả để tiếng Anh có thể ngấm dần vào máu là tìm hiểu những gì mình thích bằng tiếng Anh. Để đưa ra một cách tiếp cận thực sự có thể gây hứng thú cho người học một cách tự nhiên, hôm nay mình khởi động dự án có tên là “Những trang vàng”, mục đích để tạo ra một cơ sở dữ liệu về những trang web, diễn đàn hay (nhất), sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh, về các mặt của đời sống và sở thích. Dưới đây mình đưa ra một số địa chỉ, các bạn có thể thấy thiên hẳn về economics/business. Rất mong các bạn tham gia comment về các khía cạnh khác của cuộc sống mà hấp dẫn các bạn cùng trang web (tốt nhất), mình sẽ cập nhật dự án liên tục.

Kiến thức tổng hợp:

Google:

http://google.com và https://www.facebook.com/Google

Wikipedia:

http://wikipedia.org và https://www.facebook.com/wikipedia

Britannica Encyclopaedia:

http://www.britannica.com và https://www.facebook.com/BRITANNICA Từ điển online kèm Thesaurus:

Page 45: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

http://www.merriam-webster.com/ và https://www.facebook.com/merriamwebster

 

Từ điển Oxford Collocations:http://www.ozdic.com/

 

Từ điển phát âm:http://www.howjsay.com/

 

Luyện Listening:http://www.esl-lab.com/  và https://www.facebook.com/esllab

 

Luyện từ vựng:https://www.vocabulary.com/ và https://www.facebook.com/vocabularycom

 

Kiểm tra essay:Có phí: http://www.grammarly.com/ và https://www.facebook.com/grammarlyMiễn phí: http://paperrater.com/ và https://www.facebook.com/PaperRater

 

Thuật ngữ tài chính: http://www.investopedia.com/ và https://www.facebook.com/Investopedia

 

Reading nhiều thể loại: http://www.aldaily.com/

 

Page 46: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

Hùng biện (rất tốt cho Listening và Speaking):http://www.americanrhetoric.com/http://www.ted.com/ và https://www.facebook.com/TED

 

Sách nói (văn học): http://www.ccprose.com/ và https://www.facebook.com/ccprose

 

Học online miễn phí từ các trường đại học tốt nhất thế giới:

Coursera:

http://coursera.org và https://www.facebook.com/Coursera

Khan Academy:

http://www.khanacademy.org/ và https://www.facebook.com/khanacademy

Academy Earth:

http://academicearth.org/

 

 Diễn đàn GMAT (cực tốt cho Reading Comprehension, Critical Reasoning, Advanced Grammar)

Beat The GMAT

http://www.beatthegmat.com/ và https://www.facebook.com/beatthegmat

GMAT Club

http://gmatclub.com/ và https://www.facebook.com/gmatclubforum Sách điện tử miễn phí: http://bookos.org

 

Tìm link download: http://filecrop.com

Page 47: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

 

Download torrent (phim, nhạc, tài liệu):http://thepiratebay.sx/http://isohunt.com/Phụ đề phim: http://subscene.com/

 

Hỏi đáp mọi thứ: Quora – https://www.quora.com/ và https://www.facebook.com/quora

 

Đọc Blog nhiều chủ đề (cần đăng ký tài khoản):http://wordpress.com/#!/read/fresh/ Thông tin tổng hợp:

British Broadcasting Corporation:

http://www.bbc.co.uk/ và https://www.facebook.com/bbcworldnews và https://www.facebook.com/bbcnews

Cable News Network:

http://cnn.com/ và https://www.facebook.com/cnn và https://www.facebook.com/cnninternational Classical guitar:http://www.classicalguitardelcamp.com/http://www.guitarsalon.com/ và https://www.facebook.com/guitarsalon Đồng hồ: http://www.watchuseek.com và https://www.facebook.com/Watchuseek

 

Nhiếp ảnh: http://www.photo.net và https://www.facebook.com/photo.net

Page 48: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

http://dpreview.com và https://www.facebook.com/pages/dpreviewcom/77409488739

 

Thể thao: ESPN – http://espn.go.com/ và https://www.facebook.com/ESPN Du lịch:

Trip Advisor:

http://www.tripadvisor.com/ và https://www.facebook.com/TripAdvisor

Lonely Planet:

http://www.lonelyplanet.com/ và https://www.facebook.com/lonelyplanet

 

Ẩm thực:http://allrecipes.com/http://www.bbc.co.uk/food/recipes Review phim (rất nhiều ngôn ngữ học thuật):

Internet Movie Database:

http://www.imdb.com/ và https://www.facebook.com/imdb

Rotten Tomatoes:

http://www.rottentomatoes.com và https://www.facebook.com/rottentomatoes

Metacritic:

http://www.metacritic.com/ và https://www.facebook.com/Metacritic

 

Review sách (rất nhiều ngôn ngữ học thuật): http://amazon.com và https://www.facebook.com/Amazon

Page 49: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

 

Review âm nhạc (rất nhiều ngôn ngữ học thuật): http://pitchfork.com/ và https://www.facebook.com/pitchforkmedia

 

Công nghệ thông tin:http://www.cnet.com/ và https://www.facebook.com/cnethttp://www.geek.com/ và https://www.facebook.com/geekdotcomhttp://gizmodo.com/ và https://www.facebook.com/gizmodohttp://www.pcworld.com/ và https://www.facebook.com/PCWorldhttp://www.wired.com/ và https://www.facebook.com/wired Kinh tế – kinh doanh – tài chính:

Financial Times:

http://www.ft.com và https://www.facebook.com/financialtimes

The Wall Street Journal:

http://wsj.com và https://www.facebook.com/wsj

The New York Times:

http://www.nytimes.com/ và https://www.facebook.com/nytimes

Harvard Business Review:

http://hbr.org/ và https://www.facebook.com/HBR

HBR có phần blog rất hay và research-oriented. Nếu thấy bị giới hạn đọc, bạn chỉ cần refresh lại trang, chờ tải nửa chừng và stop là đọc được cả bài.

Bloomberg:

http://www.bloomberg.com/ và https://www.facebook.com/BloombergBusinessweek vàhttps://www.facebook.com/bloombergnews

Reuters:

Page 50: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

http://www.reuters.com/ và https://www.facebook.com/Reuters

The Economist:

http://www.economist.com/ và https://www.facebook.com/TheEconomist vàhttps://www.facebook.com/economistthinkingspace

Forbes:

http://www.forbes.com/ và https://www.facebook.com/forbes

CEOWorld:

http://ceoworld.biz và https://www.facebook.com/ceomagazine

Fortune:

http://money.cnn.com/magazines/fortune/ và https://www.facebook.com/FortuneMagazine

Barron’s:

http://barrons.com và https://www.facebook.com/barronsonline

Inc.:

http://www.inc.com/

 

Các Channel YouTube hay/hài hước:

David Mitchell – giọng Received Pronunciation (BBC):

https://www.youtube.com/user/davidmitchellsoapbox và https://www.facebook.com/RealDMitchell

The Ellen DeGeneres Show

https://www.youtube.com/user/TheEllenShow và https://www.facebook.com/ellentv

Jimmy Kimmel Live

https://www.youtube.com/user/JimmyKimmelLive và https://www.facebook.com/JimmyKimmelLive

Page 51: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

Screen Junkies

https://www.youtube.com/user/screenjunkies và https://www.facebook.com/ScreenJunkies

 

“Muốn đóng một con tàu, đừng bắt đầu bằng việc tìm kiếm những mảnh gỗ, hãy đánh thức trong bạn lòng khát khao khám phá đại dương” (Trích blog chị Thùy Dương Erasmus Mundus)

Chào các bạn. Một số người cảnh báo sau khi đăng bài trên ttvnol sẽ được/bị nhiều người biết đến, sẽ nổi tiếng, sẽ thành sao sau 1 đêm… Mình sợ nhất điều đó (vì sẽ không được làm gì vụng trộm), nên phải đấu tranh mãi mới đủ can đảm đăng bài này. Bài viết này coi như một lời cảm ơn tới những người đi trước đã truyền đạt kinh nghiệm và động viên mình những lúc gian khó; cũng là để chia sẻ một số mẹo vặt giúp các bạn đi sau dễ dàng hơn trên con đường biến giấc mơ du học thành hiện thực.

I. KINH NGHIỆM CẢI THIỆN HỒ SƠ

Sau khi ra trường mình đăng ký lớp IELTS của cô giáo dạy tiếng Anh. Hồi đó mình chưa biết học bổng là gì, học IELTS chỉ với mục đích tìm được công việc ưng ý. Một hôm, đi hội thảo của học bổng HSP, nghe các vị alumni quảng cáo về du học Hà Lan ghê quá, mình đã tưởng tượng ra viễn cảnh ngồi trên đống tiền và đi du lịch khắp châu Âu. Về nhà, mình quyết tâm thi IELTS để kịp nộp HSP. Nhưng khi có IELTS thì deadline HSP đã hết, mình chuyển hướng sang khóa EMTTLF (European Master in Transnational Trade Law and Finance) của học bổng EM. Lúc đó mình còn non kinh nghiệm nên chất lượng hồ sơ cực kỳ lởm khởm. Kết quả là mình trượt không thương tiếc. Ban đầu cũng buồn lắm, nhưng chỉ 3 ngày sau mình lại tươi tỉnh và quyết tâm cho mùa apply mới. Minh nhớ trong một bài viết, TungKelvin có trình bày một kế hoạch rất hay, tháng 7 làm gì, tháng 8, 9, 10 làm gì, nhưng mình thấy vậy là quá muộn. Do đó, ngay từ giữa tháng 3, mình đã lập một kế hoạch chi tiết để cải thiện profile, để chọn trường, viết hồ sơ, rải hồ sơ và củng

Page 52: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

cố tinh thần, sẵn sàng cho một cuộc viễn chinh. Dưới đây mình trình bày quá trình apply trong 2 năm.

Mùa giải 2011, mình nộp một bộ hồ sơ như sau:

Undergraduate: FTU (Major: International Business Management)GPA: 8.01/10Work experience: 0.5 yearPublication: 1Language: IELTS 7.0Award: kể tất cả các giải thưởng từ hồi cấp 3 và các giải thưởng bé tí xíu ở đại họcNhìn profile như trên chắc chắn không để lại ấn tượng gì. Đặc biệt, do chưa có kinh nghiệm nên SOP, CV, LOR mình viết rất luộm thuộm, hời hợt, nhợt nhạt. Trượt EMTTLF là điều dễ hiểu.

Mùa giải 2012

Sang mùa mới, mình quyết tâm cải thiện hồ sơ bằng cách viết thêm 1 bài báo khoa học, có thêm 1 năm kinh nghiệm, biết thêm tiếng Pháp, cố gắng động não để nghĩ ra các lý do viết SOP cho thuyết phục. Do có tới 8 tháng chuẩn bị nên mình khá yên tâm về hồ sơ. Sau nhiều ngày bơi trong biển thông tin, mình lọc được 20 chỗ ưng ý, từ đó mình chọn ra khóa thích nhất (là MSPME) để viết SOP, CV và LOR. Các ngành còn lại cũng na ná nhau nên đều được modify từ MSPME. (Phải nói thêm là mình khá dụng công để viết SOP, CV và LOR theo kiểu one-size-fits-all. Mỗi lần sửa mình chỉ việc điền vào ô trống). Tuy vậy, công đoạn modify cũng chẳng nhàn hạ gì – mình mất nguyên 1 ngày chỉ để ngồi thay tên đổi họ cho 60 cái LORs. Vì khối lượng công việc khá lớn, mình khuyên các bạn nên có timeline để quản lý cho tiện. Bộ hồ sơ năm 2012 của mình như sau:

Undergraduate: FTU (Major: International Business Management)GPA: 8.01/10 (top 5% do Trưởng phòng đào tạo chứng nhận)Work experience: 1.5 years, có thư giới thiệu của Deputy General ManagerShort course: Thêm vài khóa đào tạo có giá trịPublication: 2 pubs (trong đó có 1 bài báo đăng trên Tạp Chí Kinh Tế

Page 53: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

Đối Ngoại với tựa đề khá hot)Language: IELTS 7.0, French basic (mình học thêm tiếng Pháp ở L’Espace)LOR: Tổng cộng mình xin được 60 chữ kí cho thư giới thiệu và 60 chữ kí vào mép phong bì, trong đó có chữ kí của trưởng phòng đào tạo, giáo sư chủ nhiệm bộ môn Marketing, cô phó chủ nhiệm khoa và sếp tại công

ty. Chỗ nào mình cũng gửi cả 3 LORs cho máu SOP: Mình viết trong 4 tháng (từ tháng 7 tới tháng 10), nhờ 5 tiền bối chỉnh sửa. Nội dung có định hướng nghề nghiệp và hướng nghiên cứu rõ ràng, nêu bật lên những thế mạnh của bản thân và cách mình làm để vượt qua khó khăn trên từng chặng đường.Projects: 3 projects nhỏ nhỏ thôi, nhưng mình thổi lên nghe khá hoành tráng.Awards: Chỉ kể tên 4 giải thưởng ấn tượng nhất

Các bạn có thể tự đánh giá 2 bộ hồ sơ trên để tìm ra sự khác biệt. 

II. MỘT SỐ HỌC BỔNG TỪNG APPLY

Do không có GMAT và chưa đủ 2 năm kinh nghiệm, cuối cùng mình chỉ nộp được 11 bộ hồ sơ. Dưới đây mình sẽ trình bày quá trình apply, nhưng chủ yếu tập trung vào SGS và BBS (vì 2 cái này phức tạp nhất, lắm chuyện để kể nhất và mình giành được kết quả cao nhất). Hy vọng giúp các bạn “mua vui cũng được một vài trống canh”.

1. MSPME (Masters in Strategic Project Management – European)http://www.mspme.org/Đây là ngành mình thích nhất nhưng có mức độ cạnh tranh vô cùng khốc liệt (khoảng 1500 applicants và chỉ lấy 15 suất). Sự đời thật trớ trêu, mình yêu MSPME điên cuồng nhưng lại bị em ấy ruồng rẫy. Trong khi các bạn khác có kết quả từ 15/3 còn mình mãi không nhận được hồi âm gì. Viết mail hỏi thì họ bảo bận quá chưa gửi được. Chiều 28/3, mình nhận được cái mail của coordinator trả lời không chính thức rằng mình trượt. Mình vật vã, chán chường, muốn đâm đầu vào tường nhưng may thay, đúng 2 tiếng sau đó nhận được mail của BTC thông báo được vào Main List.

Page 54: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

2. EMTM (European Master in Tourism Management)http://www.emtmmaster.net/Hồ sơ của EMTM được modify từ MSPME nên không có gì đáng nói. Mình trượt thẳng cẳng, không có admission, không có scholarship.3. EMSD (European Master in System Dynamics)http://www.europeansystemdynamics.eu/Mình nộp ngành này chỉ để đủ 3 nguyện vọng của EM và do các môn trong ngành này có chút dính dáng tới Strategic Management, chứ quả tình mình chẳng biết gì về System Dynamics. Nếu cho chọn lại chắc mình sẽ không chọn EMSD. Mình biết tin trượt EMSD hồi cuối tháng 12, do họ loại những người không eligible trước. Đúng ngày hôm đấy mình biết tin có khả năng phải đi nghĩa vụ quân sự. Như thể bị 2 sao quả tạ rơi trúng đầu. @_@4. Học bổng trường Copenhagen Business School (CBS) – Đan Mạchhttp://www.cbs.dk/en/Degree-Programmes/CBS-GraduateCBS khá danh tiếng, nhưng bắt nộp 150eu application fee nên mình đắn đo mãi. Lúc đó mình cũng túng bí nên phải đi vay mượn khắp nơi mới đủ 200eu (cả phí chuyển tiền) để gửi sang Đan Mạch. Mặc dù rất tiếc của nhưng mình vẫn cố gắng và hy vọng nhiều (dù học bổng của trường không cao). Chịu chơi như vậy nhưng mình không được học bổng cũng không được admission do CBS chê chương trình đào tạo của FTU thiếu credit. Các bạn FTU khóa sau nên cân nhắc khi nộp hồ sơ vào đây, kẻo mất tiền oan.5. Học bổng Irish Aid – Irelandhttp://www.smurfitschool.ie/vietnam/Học bổng này cho khá nhiều tiền, học tại trường top của Ireland. Nhưng rất tiếc mình bị fail ở vòng phỏng vấn admission của trường nên không có cơ hội đi phỏng vấn ở ĐSQ.6. VLIR – Bỉ http://www.scholarships.vliruos.be/Mình đăng kí ngành Globalisation & Development của trường Antwerp nhưng cũng không được admission.7. Học bổng trường Helsinki School of Economics, Aalto University – Phần Lanhttp://www.aalto.fi/en/studies/schol…tion_fees/faq/

Page 55: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

Mình đăng kí ngành International Business Communication của trường này. Chỉ rải hồ sơ cầu may và không kỳ vọng gì nhiều. Kết quả là mình được admission nhưng không có fund.8. Học bổng trường Westmister, London – Anhhttp://www.westminster.ac.uk/study/p…am-scholarshipMình nộp hồ sơ xin học bổng trường này từ tháng 12, trong khi tháng 6 mới tới deadline. Trường này cho nhiều suất học bổng, nên mình cũng khá kỳ vọng.9. Học bổng của SECO – học tại WTI – Thụy Sĩhttp://www.wti.org/courses/mile/Đây là học bổng của Ban Thư ký Nhà nước Về Kinh tế – Thụy Sĩ, học tại WTI – ĐH Bern. Học bổng này chỉ giành cho WTI của Đại học Bern (là trường mình đăng kí với SGS) nhưng nghe nói năm sau sẽ hết. Đên giờ mình vẫn chưa biết kết quả.10. Học bổng song phương Việt Bỉ – Belgium Bilateral Scholarship (BBS – Hay còn gọi là Học bổng BTC) http://www.diplomatie.be/hanoivn/def…p?id=31&mnu=31Hằng năm, Belgium Development Agency (BTC) giành cho sinh viên VN 40 suất học bổng, nghe đâu mỗi ngành được 2 người. Học bổng này cho mỗi tháng 1150eu cộng thêm vé máy bay 2 chiều, vé máy bay về thăm nhà mùa hè (nếu kết quả năm đầu tốt), tiền bảo hiểm và tiền hỗ trợ các khoản lặt vặt khác.Trong khi chi phí ở Bỉ mỗi tháng chỉ khoảng 500-700eu, số tiền dư ra đủ để đè chết mấy lão hà tiện không tiêu pha gì hoặc

thừa đủ để các siêu phượt tung tẩy khắp trời Âu.   Nói chung BTC chăm sóc sinh viên rất cẩn thận, chu đáo và để lại ấn tượng cực kỳ tốt với mình.BBS yêu cầu ít nhất 2 năm kinh nghiệm (tính tới thời điểm nộp hồ sơ), có thư chứng nhận của cơ quan (giám đốc kí tên, đóng dấu). Lúc đó, mình mới có gần 1.5 năm kinh nghiệm. Mình viết mail hỏi và được trả lời rằng; “Hằng năm ĐSQ nhận được hàng trăm bộ hồ sơ nên tính cạnh tranh rất cao. Tuy nhiên, em vẫn có thể nộp, nếu em chứng tỏ được bản thân thì vẫn có cơ hội giành học bổng.” Mình cũng không xin được Authorisation Letter của cơ quan, nên đành nộp thư giới thiệu của sếp, vậy mà vẫn được gọi đi phỏng vấn (mãi tới hôm biết kết quả mới dám

Page 56: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

lên xin dấu và chữ kí của giám đốc để nộp bổ sung). Theo cảm nhận của mình, học bổng này khá fair và không có chuyện lobby. Các chị ở ĐSQ và BTC cũng rất nice vì thế mọi người có băn khoăn gì thì cứ tích cực trao đổi (dĩ nhiên, các bạn phải tìm hiểu thật kỹ trước khi hỏi). Một số bạn sợ thiếu kinh nghiệm, sợ thiếu Authorisation Letter, sợ abc xyz, ngại contact với người phụ trách… nên bỏ qua học bổng này. Kết quả là họ bị loại từ khi chưa nộp hồ sơ.Mình cũng chịu khó contact với trường bên Brussel và xin được admission từ tháng 11. Ở thời điểm này ít người nộp hồ sơ nên mình được ông Director giúp đỡ từ đầu đến cuối để có admission. Nhìn cảnh nhiều bạn trong Main List của BBS thấp thỏm đợi admission, mình thành thật khuyên các bạn BBS năm sau hãy cố xin admission từ trước. Vừa có lợi thế, vừa nhẹ người. Bí quyết của mình khi contact với giáo sư, là hãy đầu tư thời gian soạn một cái email thật trang trọng, lịch sự, tha thiết và tỏ ra ham thích nghiên cứu. Riêng email đầu tiên gửi ông giáo này, mình mất đúng 3 ngày để soạn và sửa.Kết quả là mình được vào Main List của BBS, học ngành Management tại Solvay Brussels School of Economics and Management của VUB&ULB (joint program). Ranking của trường về Management và MBA rất cao (xếp thứ 14 trên toàn thế giới, theo Financial Times).11. Học bổng Chính phủ Thụy Sĩ (Swiss Government Scholarship – SGS) http://www.sbf.admin.ch/htm/themen/b…ietnam_en.htmlhttp://ttvnol.com/Duhoc/1343318Về học bổng này, bạn hungk9 đã có 1 thread riêng, cực hay và cực chi tiết. Mình thực sự cảm ơn hungk9 rất nhiều. Nếu không có bài viết đó, chắc mình không bao giờ tin trên đời có người nhận được học bổng chính phủ Thụy Sĩ (vì nó quá danh giá).Sau khi đọc xong bài viết của hungk9, mình lên kế hoạch chọn trường, chọn ngành và chuẩn bị các loại giấy tờ. Ưu tiên số 1 của mình là ngành Management ở trường Geneva, thứ 2 là khóa MILE ở WTI của trường Bern. Do mọi năm, SGS vẫn yêu cầu Letter of Contact của trường, nên mình gửi khoảng chục email cho các giáo sư ở hai trường từ đầu tháng 9. Trong email có kèm CV, bảng điểm và trình bày nguyện vọng học tập nghiên cứu tại trường, đồng thời mình thể hiện sự thích thú với hướng

Page 57: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

nghiên cứu của các giáo sư đó. Mấy ông thầy bên Geneva không trả lời nên mình phải giục assistant của họ mấy lần. Cuối cùng mỗi ông gửi cho mình 1 cái thư từ chối bằng tiếng Pháp, khiến mình hoa cả mắt. Trong khi đó, mình nhận được hồi âm từ bà Director của MILE, bảo rằng có 1 giáo sư forward thư cho tôi, tôi thấy hồ sơ khá ổn, nếu muốn apply SGS thì chẳng cần Letter of Contact, cứ gửi application package sang sẽ có admission luôn. Lúc đó mình có đủ giấy tờ rồi, chỉ thiếu mỗi cái Academic Essay (rất khoai). Mình đánh liều gửi luôn (trường này chỉ yêu cầu gửi qua email). Vừa gửi xong, bỏ ra xem thì thấy 1 cái LOR bị lỗi, theo kiểu đầu Ngô mình Sở. Đầu thư thì Kính gửi trường Bern, cuối thư Chân thành cảm ơn học bổng Erasmus Mundus… Mình tá hỏa, gửi mail xin lỗi và hứa sẽ xin cái LOR khác. Bà Director trả lời, chuyện nhỏ ấy mà, đâu phải lỗi của mày, chắc cô giáo mày nhầm với ai thôi. (Tự an ủi mình rằng 60 lá thư chỉ lỗi có 1 cái, chắc chưa bị coi là thảm họa)2 ngày sau mình nhận được Conditional Admission. Thấy thế vẫn chưa đủ nên mình quyết tâm viết cái essay trong 1 tuần, viết xong lo ngay ngáy vì sợ dính plagiarism (trường này nhấn mạnh trên web rằng chỉ cần 1 lỗi nhỏ về đạo văn là sẽ ăn đòn rất nặng). 3 hôm sau mình tiếp tục nhận được Unconditonal Admission của trường. Lúc này, mình tự tin nộp hồ sơ cho ĐSQ. Mặc dù thích Geneva hơn, nhưng mình bắt buộc phải chọn Bern vì đã có admission và cơ hội chiến thắng cao hơn.Hôm đi phỏng vấn, mặc dù chuẩn bị rất kỹ, mình vẫn hơi hồi hộp. Mình bảo với bà phỏng vấn là cháu hơi run, bà ấy liền kêu lên: “No no no. You have to think you are the best.” Câu này làm mình ấm lòng cả ngày

hôm đó.   Phỏng vấn được 1 lúc, bà ấy hỏi, thế chú mày có quen ông viện trưởng WTI ở Bern không? Mình thật thà nói, cháu chả quen biết gì, chỉ thấy ông ấy 1-2 lần trên website. Bà ấy liền giơ ra 1 tờ giấy và bảo: “Ông ấy viết thư giới thiệu cho mày đây.” Nói xong bà ta cất đi luôn, làm mình tiếc hùi hụi vì không được xem nội dung. Hồi đầu, lúc spam email, mình có gửi cho ông viện trưởng vì thích mấy công trình của ông này, nhưng không dám nghĩ ông ấy lại bỏ thời gian ra viết thư giới thiệu cho mình. Nhờ đó hồ sơ của mình cạnh tranh hơn rất nhiều. Tuy nhiên, các bạn lưu ý, đây chỉ là một plus point chứ không phải điểm chính. Mình quen một bạn có profile cực khủng, cũng được trường bên

Page 58: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

Thụy Sĩ viết Reference nhưng vẫn bị loại (không được vào RL). Lý do loại theo mình là vì hồ sơ chuẩn bị không tốt: CV luộm thuộm, LOR thiếu tập trung và quan trọng nhất là SOP không có định hướng rõ ràng (mình đã đọc và comment cho bạn đó để chuẩn bị cho mùa sau).Ngoài ra, mình còn 1 lợi thế nữa, mong các bạn năm sau để ý. SGS ưu tiên ứng viên nào mà trường Undergraduate ở Việt nam có project với trường bên Thụy Sỹ. Mình chọn WTI còn vì lý do nó có project với FTU.Kết quả: Ngày 27/4, mình nhận được email thông báo. Đọc đi đọc lại 5 lần vẫn không tin được vào Main List của SGS, mình phải gọi điện cho cô giáo tiếng Anh hỏi lại rồi mới dám hét lên.Ngoài những học bổng kể trên, mình còn lăm le học bổng của World Bank, của ADB, New Zealand, Eiffel, CUD. Các bạn quan tâm có thể xem thông tin trên mạng, hoặc nếu cần giúp đỡ thì liên hệ với mình, dù không nộp hồ sơ nhưng mình nắm khá rõ quy trình của các học bổng này. Từ giờ tới tháng 9, mình sẽ cố gắng hết sức để giúp đỡ những ai có yêu cầu. Tuy nhiên, sau tháng 9, với lịch học hành, ăn chơi dày đặc bên châu Âu, sẽ rất khó khăn để mình đồng hành cùng các bạn. Do vậy, bạn nào thấy thật sự cần giúp đỡ thì hãy khai thác mình trong lúc nhàn rỗi này. (Một lưu ý nhỏ là mình không thích bạn bè ảo nên nếu nhắn tin, gửi email hay add facebook, các bạn vui lòng để lại vài dòng giới thiệu, đồng thời mình chỉ nhận giúp đỡ những ai đã đọc kỹ các thread trên ttvnol và thật sự mong muốn giành học bổng)III. SĂN HỌC BỔNG – MẤT & ĐƯỢCGiành được học bổng, mình đã phải trải qua những ngày tháng vô cùng gian khó, phải đầu tư rất nhiều công sức, thời gian, tiền bạc. Đã săn học bổng thì ai cũng vậy, đổ mồ hôi sôi nước mắt là điều đương nhiên.Những ngày ôn thi Ielts hì hục vào cuối năm 2010, ban ngày mình đi làm, 18h về nấu nướng ăn uống, 20h đi ngủ, 22h dậy học bài, đều đặn như vắt chanh trong 2 tháng trời. Sau đó là thất bại với học bổng đầu tiên vào tháng 3/2011 cũng làm mình bải hoải. Từ tháng 4 đến tháng 7/2011, mình dồn tâm trí vào việc viết bài nghiên cứu. Quả thật, những ngày này mình rất stress vì công việc ở công ty khá nhiều, lại cộng thêm áp lực tìm kiếm học bổng và viết hồ sơ nên có những lúc tưởng chừng như buông xuôi đề tài nghiên cứu. Ngày hoàn thành đề tài để gửi đi,

Page 59: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

mình ngã vật ra như kẻ trút hơi thở cuối cùng.Những tháng ngày viết SOP, LOR, CV có lẽ là quãng thời gian buồn nhất vì mình hầu như không gặp gỡ bạn bè mà giành các buổi tối để ở nhà viết lách. Mỗi ngày mình chỉ ngủ khoảng 4-5 tiếng, đầu óc lúc nào cũng căng như dây đàn. Có hôm trên đường đi làm về suýt ngã từ trên xe máy xuống vì buồn ngủ quá. Hôm đi phỏng vấn ở ĐSQ Bỉ mình còn suýt ngủ gật trước mặt 3 giám khảo, thỉnh thoảng nói vài câu linh tinh như mê sảng. Haizzz. Nghĩ lại thấy thương tâm quá.Rồi phải kể tới những ngày chờ đợi kết quả căng thẳng, đằng đẵng, hoang hoải. Mình gửi xong hồ sơ từ đầu tháng 12, do vậy phải chờ trong thời gian khá dài. Từ tháng 2 đến tháng 3, kết quả trượt tới tấp bay về và khi trượt bộ hồ sơ thứ 8 của MSPME, mình thực sự gục ngã, tưởng chừng như mọi cánh cửa vĩnh viễn đóng lại. Do đường đi rất dài mình khuyên các bạn nên tìm một người bạn đồng hành cho đỡ tủi (nhưng phải tránh bọn đối thủ cạnh tranh ra nhé, hehe). Mình cũng có một cậu bạn đồng hành thân thiết, nhưng hơi buồn vì cậu này đã tặng cho mình một cái tát nổ đom đóm mắt đúng những ngày mình suy sụp nhất. Dẫu sao mình vẫn tin rằng có bạn đồng hành sẽ giúp con đường bớt xa và giúp mình thêm vững tin tiến về phía trước.Một trở ngại khác là vấn đề tài chính. Mình đã nướng hàng đống tiền vào việc ôn, thi Ielts và gửi hồ sơ. Những ngày chạy vạy vay mượn để nộp application fee cho CBS là những ngày mình mặt dày nhất, vì lúc đó ngân sách cho việc săn học bổng đã cạn kiệt, bạn bè cũng đang túng bí nên chuyện vay mượn gặp phải một rào cản lớn. Nhưng không sao, “em thấy không tất cả đã xa rồi, trong tiếng thở của thời gian rất khẽ…”Tốn kém tiền bạc, công sức, thời gian là vậy nhưng phải khẳng định rằng những ngày theo đuổi học bổng cũng là những ngày tháng đẹp nhất, bởi mình được sống với đam mê, với khát vọng và niềm tin cháy bỏng: “Birds are flying over Europe’s skies. Tell me please, why can’t I?” Phần thưởng lớn nhất với mình chính là 2 suất học bổng với tổng trị giá gần 3 tỷ VND, bằng tổng mức lương hiện tại của mình trong 30 năm. Trước mắt mình còn là những ngày tháng bay lượn trên bầu trời châu Âu, được gặp gỡ những người bạn mới, khám phá những nền văn hóa mới và cơ hội được tích lũy kiến thức tại những ngôi trường danh tiếng của châu Âu. Chắc không cần nói gì thêm đúng không các bạn?

Page 60: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

IV. ACKNOWLEDGEMENT

Một công trình lớn không khi nào chỉ được xây bởi một cá nhân. Nó chắc chắn là thành quả của nhiều hơn một người. Để giành được học bổng, em gửi lời cảm ơn lớn nhất tới cô Diệp (EM, NFP) người đã gieo hạt mầm khao khát du học, đã truyền cảm hứng và giúp đỡ em từ những ngày đầu tiên cho tới những phút cuối cùng của cuộc hành trình nghìn dặm. Vinh quang này phần lớn thuộc về cô, em chỉ nhận về mình phần nhỏ. Cảm ơn anh Dũng, chị Dương (EM), cô Hương (UQ), bạn Nga (MSPME) đã comment SOP giúp em. Cảm ơn chị Thương (MSPME) và bạn Hùng (SGS) đã gỡ rối giúp em khi làm thủ tục gửi hồ sơ. Cảm ơn em Dương nhà mình đã chạy ngược chạy xuôi giúp anh hoàn thành các loại giấy tờ, không có sự giúp đỡ của em 11 bộ hồ sơ không bao giờ hoàn thiện. Cảm ơn anh Dũng, cô Bình, cô Thủy, cô Kim Anh, Mr. Kind đã nhẫn nại kí cho em một xấp thư giới thiệu và hàng chục chiếc phong bì. Cảm ơn các tiền bối trên TTVNOL đã tích cực chia sẻ kinh nghiệm để đàn em tránh được rất nhiều chông gai, đặc biệt là lời cảm ơn chân thành tới chị allroadsleadtoRome bởi những đóng góp tâm huyết mà chị dành cho thế hệ sau, chúc chị luôn giữ được ngọn lửa nhiệt tình suốt mùa này qua mùa khác.

Cuối cùng, mình tặng bức ảnh này tới những ai đang tìm kiếm kho báu. Chúc các bạn chân cứng đá mềm để vượt qua đường xa ngàn dặm.

hính mình cũng khá bất ngờ bởi quyết định viết cái note nè chỉ diễn ra trong vòng 24 giờ sau khi đọc được câu hỏi của bạn Diệp trên wall của Hội. Rõ ràng 8.0 không còn là niềm mơ ước mà đã là mục tiêu của nhiều bạn trẻ khi học ngoại ngữ hiện nay. Bản thân mình hi vọng khi viết note này sẽ khuyến khích được những bạn có khả năng học bằng cách mang đến một cái nhìn thực tế và khách quan nhất về band điểm chót vót này.

               A/Để trả lời câu hỏi làm thế nào để lấy 8.0 thì chúng ta phải ngược về câu hỏi “band 8 đòi hỏi bạn những điều gì?” Câu trả lời sẽ gồm những điều sau đây:               1/ Về từ vựng: cực kì dễ nhận ra những bạn nào xứng đáng với điểm 8.0 IELTS bởi vốn từ vào loại “khủng” ở mức độ gần như không có chủ đề nào có thể làm khó anh ấy. Mình có một người bạn nguyên là

Page 61: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

thủ khoa tốt nghiệp trường Luật-Hà Nội, có lần ngồi nói chuyện khi mình bảo mình học Y, bạn ấy liền nói: “Ôi thế ah, tớ cũng biết nhiều từ tiếng Anh chuyên ngành Y lắm, rồi kể ra đủ thứ tên ho gà, bạch hầu, uốn ván…” Mình tròn mắt ngồi nghe rồi tự nghĩ “đến mình học Y còn vất vả mới nhớ nổi mấy cái của nợ đó, trong khi bạn í dân Luật hẳn hoi ngồi đọc vanh vách. Người ta bảo “khác nghề như cách núi” từ về Luật nửa chữ mình cũng ko biết nên chả có gì ngạc nhiên khi mấy tháng sau nghe bạn ấy khoe đc 8.0 overall. Tất nhiên nghe thế thôi chứ mình không thể help cả nhà bằng cách post 1 đống tên bệnh lên page, làm thế chỉ tổ các members “bỏ page chạy lấy người” ah.                    2/ Về listening, để đạt được ngưỡng điểm 7.5 hay 8.0 là những bạn này có thể “nghe rõ được từng từ” của bài Cam. Đây là điều có thật khi người bản ngữ hẳn hoi đi thi không chuẩn bị gì cũng chỉ được 7.5 do khi làm listening IELTS là bạn đang làm 3 việc 1 lúc : nghe tapes, đọc câu hỏi và viết câu trả lời. Như thế nghe được không thôi chưa đủ 9.0 mà phải viết ra cực kì chính xác nữa chứ thiếu “s” hay mạo từ là đều vứt đi cả. Để đạt được điều này sẽ có một vài con đường mà mình sẽ trình bày tiếp theo nhưng mình muốn nhấn mạnh với mọi người là đừng phí tiền đi học lò nhằm lấy 8.0 Listening bởi các trung tâm VN chỉ chăm chăm dạy mấy cái tips or tricks đối với từng dạng câu hỏi như thế nào, highlight keywords ra sao mà thực ra những cái này chỉ có giá trị loanh quanh với tầm band 6, band 7. Còn để thực sự bật lên band 8 thì bạn phải giải quyết được cái gốc của vấn đề là “nghe được rõ ràng nó nói gì” lúc đó keywords cũng chả còn giá trị nữa vì các từ đều nghe được như nhau cả. Những câu phân loại thí sinh của bài listening đều là những đoạn nói nhanh không nhấn âm hoặc thông tin cần điền đến trước khi keywords của đề bài xuất hiện nên nó kiểm tra chính xác được khả năng nghe thật sự của thí sinh bởi không một tips nào có thể hỗ trợ được hết cả. Như thể để đạt được 8.0 thì đồng nghĩa với việc phải vượt qua những câu hỏi khó đó mà lúc này thì không còn gì khác ngoài khả năng nghe của chính mình thôi.

Như vậy việc cần làm của bạn bây giờ là phải check xem mình đã ready cho band 8 Listening chưa bằng cách ôm 1 đề Cam ra tập trung nghe nhưng không làm bài tập. Cũng đừng vội bỏ cuộc khi thấy còn một số từ

Page 62: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

mình chưa nghe rõ mà phải tìm hiểu tại sao mình không nghe được nó. Thường chỉ có 2 lý do là: thứ nhất, nghe được từ nhưng không rõ các âm của nó (ending sounds or voiceless consotant). Vậy lỗi ở đây thuộc về nhận ra âm tiết chẳng hạn khi bạn không phân biệt được 2 âm /s/ và /z/ trong các plurals. Do đó cần đọc lại bảng âm tiết để lần sau ko mắc lỗi đó. Nếu cần xem lại quy tắc chuyển âm đối với danh từ số nhiều chẳng hạn câu mà hồi bé mình đọc được từ một cuốn truyện cũ:

“s” kia phải phát thành “xờ” (s)

Ngoài ra vẫn phải đọc “zờ” như nhau.

Câu này nghĩa là âm “s” số nhiều nếu xuất hiện ở những danh từ có tận cùng bằng các phụ âm thuộc nhóm âm gió (voiceless consonants) chẳng hạn “k”, “p”,”ph” ”th” (kia phải phát thành) thì sẽ đọc là âm /s/ trong tiếng Anh  còn nếu các danh từ khác thì lúc đó “vẫn phải đọc “zờ” như nhau”. Chính vì thế nên khi nghe“books” thì nhiều bạn viết được ra đúng là “books” còn magazines thì toàn bị thiếu “s” do ở từ này khi chuyển sang số nhiều thì âm cuối là /z/ nên members ko nhận ra kịp.

Xử lý xong vấn đề với âm tiết rồi mà vẫn không nhận ra được đó là từ gì thì hiển nhiên chỉ còn 1 khả năng: nó là từ mới mình chưa biết. Vậy thì phải bổ sung vốn từ thôi. Đến đây nhiều bạn kêu um lên:” Trời ơi section 4 toàn chủ đề lạ hoắc ai mà biết được hết từ vựng ah?” Thế nên mình mới bảo cái này chỉ dành cho band 8 thôi bởi thực sự ở giai đoạn này topic sẽ không còn khả năng gây nhiều khó dễ cho bạn nữa.

Nếu vẫn thấy bài Listening Cam còn nhiều chỗ chưa nghe được, quay lại BBC News hoặc bài note “cách tự học listening” của mình (dành cho Listening 6.5 đến 7.5) và thử các module nhóm 3 xem nghe được hơn chưa. Nếu thấy ổn rồi thì level của bạn nằm ở đó, còn nếu không thì phải tiếp tục check xuống nhóm 2 hoặc 1 để biết mình đang xuất phát điểm ở chỗ nào rồi mới luyện tiếp tục được.

 3/ Về bài reading thì band 8 đòi hỏi bạn phải vượt qua những câu khó mà đa số level thấp hơn thường làm sai. Có 2 lý do mà người ta dễ vấp ngã ở những câu này, thứ nhất là không tìm thấy câu trả lời trong bài text. Với những câu thông thường, có thể scan hay skim để tìm ra nhưng

Page 63: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

với những câu phân loại điểm thì đừng mong cái đó phát huy tác dụng mà chỉ có thể “deep into the text” mà tìm thôi (lời khuyên của 1 bác 8.0 bên Ấn Độ). Để đạt được điều đó thì phải cần một tốc độ đọc đáng kể cùng với vốn từ tương đối đa dạng. Chính vì thế thời gian học ở ACET thầy giáo đã yêu cầu mình phải luyện cách tăng tốc độ xử lý thông tin bằng cách đọc theo cụm từ thay vì từng chữ rời rạc kết hợp với nâng cao vốn từ.                 Như thế cùng với listening, bản chất của band 8 là phải giải quyết cái gốc của vấn đề khi mà “bài nghe thì phải nghe được” còn “bài đọc thì phải đọc thực sự” chứ không phải chăm chăm đi tìm keywords hay scan skim gì sất. Tất nhiên cái “deep into the text” không thể áp dụng với band 5 hoặc 6 bởi may ra  members làm đc 2 câu kiểu này là hết giờ luôn ah. Như thế mỗi trình độ, mỗi câu hỏi cần một chiến thuật khác nhau đầy linh hoạt.

Lý do thứ 2 mà mọi người trả lời sai là khi đã locate được câu trả lời rồi nhưng không hiểu sâu sát ý của câu hỏi cũng như bài text mà chọn phương án sai. Cái này được minh chứng rất rõ ở loạt bài Yes/No/Not given với trò lừa đảo đánh vào nghĩa của từ, cách diễn đạt + synonyms. Lại một lần nữa quay lại vấn đề từ vựng của band 8 khi không chỉ giới hạn trong mấy cái tên bệnh điên khùng mà còn cách sử dụng và vô số những điều xung quanh nó.

4/ Điểm cuối cùng của người lấy 8.0 là điểm thành phần của 2 kĩ năng nói và viết phải có ít nhất một môn lớn hơn hoặc bằng 7. Mình vẫn nhớ có 1 bạn tên dài dài lạ lạ bên OSC post điểm IELTS của bạn í, trong đó điểm thành phần listening 9.0, reading 8.5, writing 6.5 và speaking 6.0 và overall 7.5. Chính 2 điểm 6 và 6.5 của nói + viết đã kéo overall của bạn đó xuống 7.5 trong khi nếu chỉ cần thêm 1 con 7 thì sẽ là 8.0 tròn. Như vậy để tránh lặp lại điều đáng tiếc như bạn thì chúng ta cần kiếm ít nhất điểm 7.0 ở 2 kĩ năng nghe hoặc nói.- Về speaking: Bản thân mình cũng đã có 1 note về speaking 7.0 trong đó các bạn sẽ thấy cũng giống như hai kĩ năng nghe và đọc mình lại yêu cầu mọi người quay về giải quyết cái gốc của vấn đề là “nói tiếng Anh theo cách người bản ngữ nói” bằng cách xem lại bảng các âm tiết tiếng Anh nhằm loại đi càng nhiều các Vietnamese accent càng tốt. Nếu

Page 64: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

không nhận ra và sửa được cái này thì dù bạn có nói hay đến mấy mà giám khảo không nghe được thì mọi thứ đều đổ sông đổ bể. Tất nhiên khi mới post lên mình cũng hơi buồn vì không nhận được nhiều feedback với nó (mà nếu có thì đa phần là comments linh tinh, lạc đề) nhưng không sao bởi nó là level cao nên chưa có nhiều người quan tâm + xem xét cẩn thận chứ ko phải là ko có giá trị học thuật. Ngoài ra còn một điểm hạn chế nữa mà mình mới phát hiện ra nhưng chưa update vào note speaking for band 7 đó là mình học tiếng anh qua news nên khi nói intonation ko tốt bằng những bạn học qua phim đâu. ^^ Với điểm 7 writing thì bên cạnh từ vựng, ngữ pháp thì mình nhận thấy điểm khác biệt nổi bật nhất của các bài band 7, 8, 9 đó là tính mạch lạc (coherence and cohesion) về ý cần diễn đạt. Cái này có được không phải do dùng thật nhiều linking words and academic words hay tống thật nhiều cấu trúc phức tạp mà nó là kết quả của quá trình nghĩ và xử lý thông tin, kiến thức bằng tiếng Anh rất hiệu quả nhằm diễn đạt rõ ràng nội dung mình muốn truyền tải. Nếu không có điều này thì tất cả những words hay phrases hay clauses dù có thú vị đến mấy nhưng cũng không gắn kết được với nhau trong 1 văn cảnh mà cứ như là những mảnh ghép rời rạc của một bức tranh dang dở. Vậy nên bên cạnh việc post cụm cho mọi người đặt câu thì mình vẫn lụi cụi đi post đề writing để cả nhà viết bởi  vì 1 câu chưa làm nên điều gì mà phải đặt nó trong toàn văn cảnh mới thấy được khả năng tiếng Anh của bạn.Như thế để thấy, thực ra để viết tốt thì phải tập xử lý thông tin tiếng Anh tốt qua 2 hình thức bổ trợ lẫn nhau là đọc bài viết tiếng Anh và suy nghĩ bằng tiếng Anh. Nếu không làm cái này thì về bản chất, mỗi lần viết bài của bạn đều chỉ gói gọn trong việc “thô bạo” nhặt từng từ rồi ấn nó đứng cạnh nhau mà thôi.                    B/ Con đường đến 8.0

Thực ra mình có thể tạm phân loại những người đã lấy 8.0 IELTS (mà mình đã biết) vào 2 nhóm chính:

  Nhóm 1: mình chỉ tìm được 2 đại diện (trong đó có bạn thủ khoa Luật). Nhóm này đều là những chuyên gia phân tích văn bản tiếng Anh về luật hay báo chí nên hiển nhiên họ có vốn từ rộng cùng khả năng xử lý văn bản cực siêu. Ko cần nói thì cả nhà cũng biết writing của nhóm này

Page 65: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

không bao giờ dưới 7. Tất nhiên nhóm này chúng ta không cần quá quan tâm vì xác định luôn là không bao giờ chúng ta bắt chước họ được. Nhóm 2: nhóm 2 là nhóm chịu ảnh hưởng của môi trường tiếng Anh tự nhiên nhất bao gồm những cựu du học sinh Việt Nam, và dân chuyên ngoại ngữ và những bạn đam mê học tiếng Anh. Họ học tiếng Anh qua đời sống:  chương trình TV, phim nước ngoài và sách ngoại văn… Hiển nhiên số thành viên của nhóm này hơn hẳn nhóm 1. Thực ra chỗ này sẽ có bạn thắc mắc bởi cứ cho là nghe + coi nhiều là tăng vốn từ + kĩ năng nghe, thế còn ngữ pháp  + kĩ năng đọc và viết thì như thế nào? Câu trả lời của mình là có 2 nguồn có thể học điều này là sách ngoại văn và phim tiếng Anh. Thậm chí bạn Luân còn đã từng đề nghị mình “chị nên xem ít nhất 5 lần phim Lord of the Rings (3 phần) để học ngữ pháp cũng như pronunciation and intonation của nó@@”. Nếu học được ngữ pháp kiểu này là một giải pháp tuyệt vời vì nó hết sức tự nhiên, thoải mái chứ không bó hẹp trong những công thức sách vở nặng chình chịch. Ngoài ra ở địa chỉ về đánh giá phim www.imdb.com mình có thể vào phần review phim để xem cách người ta viết, vừa biết nội dung phim vừa học cách hành văn. Dần dần mình cũng tập viết review những phim mình thích và khi đó trình độ writing sẽ khá lên rất tự nhiên. Dĩ nhiên cách này chỉ phát huy tác dụng với những ai có niềm yêu thích với các thể loại phim mà thôi.

Tóm lại con đường 8.0 không có dấu chân của người cày bộ đề hay bài vở bởi từ vựng, ngữ pháp của họ lấy từ công việc, cuộc sống hay niềm đam mê chứ không có ai học nổi từ cuốn 22000 từ IELTS hết cả. Cũng không có ai học nhóm, gia sư và càng chẳng có ai ra trung tâm hết bởi 8.0 là “vẻ đẹp tự nhiên” gần với người bản ngữ nhất mà không có tips trick nào tạo ra được. Thỉnh thoảng nếu ra trung tâm thấy quảng cáo học sinh này được 8.0 sau khi kết thúc khóa học ở đây thật ra chỉ là 1 chiêu thu hút bởi những bạn đó đều đã có 1 nền tảng tiếng Anh rất ổn rồi, họ ra trung tâm trước khi thi chỉ là để làm quen với dạng bài, bộ đề, đồng thời thu lượm những điều lưu ý mà thầy cô nhắc nhở (kiểu đọc câu hỏi trước rồi làm bài) mà thôi.

Cuối cùng, viết xong mình tự hỏi sau bài viết nè liệu có bao nhiêu bạn muốn học lấy 8.0 đây nhỉ? 

Page 66: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

Kinh nghiệm luyện thi IELTS từ đầu đến cuối

I. Mở đầu

Giới thiệu 1 chút nhỉ. Mình là Hoa, sinh năm 89, trước mình học ĐH Hà Nội (Ngoại ngữ HN cũ). Các bạn cứ gọi mình là Hana cũng đc. Chắc các bạn sẽ bảo dân ngoại ngữ thì IELTS chẳng là cái gì đúng ko. Hic. Thực ra cũng là cả quá trình gian khổ đấy. Dài dòng 1 chút, khi mới vào ĐH, mình bị shock. Shock vì môi trg ngoại ngữ năng động chuyên nghiệp, shock vì bạn bè đứa nào cũng bắn ầm ầm, nói gì mà hay thế, nghe cái gì cũng tốt. Còn mình thì… pronunciation quá ẹ (di sản của mấy năm học cấp 2 cấp 3 TA trường làng L ), listening và speaking thì…. Haiz. May ra được reading thì kha khá và writing thì tạm ổn. Thế nên năm đầu học toàn Tiếng Anh xì trét vô cùng. Có những hôm học pronunciation về, đi trên đường mà bật khóc. Thấy sao mình ngu si đần độn thế, có mấy cái âm cơ bản mà nói mãi ko được, mọi con mắt cứ đổ dồn vào mình, cảm giác ng ta cười nhạo và khinh thường mình. Lúc đó thấy bất lực với chính bản thân mình.

Và mình đã viết 1 cái email cho các thầy cô dạy mình lúc đó và hỏi kinh nghiệm và bí quyết học TA. Mình cũng chẳng hi vọng được trả lời nhiều thế mà tất cả đều trả lời và trả lời rất nhiệt tình, nào là hướng dẫn mình mua sách gì, học website nào, … Sau này khi có gì hay thầy cô vẫn share vô tư cho mình. Đó chính là động lực kéo mình lên. Từ lúc đó mình bắt đầu học TA thật sự, nghiền hết mấy quyển pronun, học nghe, học đọc từ đầu,…. Và nhờ thế mới có mình hôm nay, dù không quá xuất sắc nhưng cũng đủ để tự tin giao tiếp tôt và chém gió mạnh. Đủ để ngẩng mặt lên với đời cười nhăn nhở :P.

Page 67: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

Dông dài 1 chút chỉ muốn nói với các bạn là dù trình độ hiện nay của bạn ntn, dù bạn bao nhiêu tuổi, đã quá cái tuổi học hành chăng nữa nhưng nếu bạn quyết tâm, quyết tâm thực sự và kiên trì theo đuổi, bạn sẽ làm được.

No pain No gain và A girl will get what she wants when she wants it, đó là điều mình luôn nhắc nhở bản thân :D

à giờ vào phần chính, mình sẽ chia sẻ quá trình học IELTS của mình, kèm những kinh nghiệm về phương pháp học cũng như các tài liệu nên học. Có đôi chỗ mình dùng lẫn lộn TA và TV thì mọi ng thông cảm nhé, thói quen và bệnh nghề nghiệp mất rồi :

II. Quá trình luyện IELTS

Hồi năm nhất mình đã từng ôn IELTS nhưng chỉ để thi ở trường thôi và hồi đó học cũng nhẹ và đơn giản hơn. Gần đây mình bắt đầu sờ lại IELTS từ hồi tháng 10 năm 2011, sau mấy lần học nhóm và tự học bị gián đoạn. Lần này mình lên plan đàng hoàng có target là 7.0 và ngày thi là 7/1/2012 luôn. Làm như thế sẽ có động lực và quyết tâm học hơn. Nên bạn nào thấy còn chần chừ và lười học tí thì lời khuyên là đi đăng ký thi đi :p

Theo mình luyện IELTS nên chia làm 2 bước: Bước 1 luyện skills và bước 2 là luyện đề IELTS.

A. Luyện skills

Làm quen với format đề và học hỏi các bí kíp phù hợp có thể áp dụng cho từng bài. Ở giai đoạn này chủ yếu là làm các quyển luyện skills tức là các quyển có bài tập riêng lẻ về từng kỹ năng và từng dạng bài tập. Ví dụ listening chia nghe từng section hoặc nghe numbers, nghe name, nghe for detail, nghe for general understanding…. 1 số sách recommend cho IELTS như Insight into IETLS (+ extra), Barron IELTS, Action plan for IELTS, 101 hints (dù quyển này khá cũ nhưng ko hiểu sao mình

Page 68: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

thích mấy cái hints trong này, các bạn xem qua thấy cái nào phù hợp thì áp dụng)

Luyện thêm kĩ năng ở các nguồn khác:

Về Pronunciation: nên luyện theo 1 kiểu hoặc là British hoặc là American. Mọi ng bảo thi IELTS nên học theo British. Tớ thì vẫn thích American accent hơn, nghe hay hơn nhỉ hehe. Sau đó thì chọn sách phù hợp.

Recommend:

Sheep or Ship: mọi ng đừng khinh quyển này nhé, trông có vẻ basic và trẻ con nhưng khá hay đấy, Từng bài học có tranh ảnh minh họa nên học đỡ nhàm chán. Các bài học không chỉ học 1 âm đơn lẻ mà thường học theo pairs, có so sánh các âm dễ nhầm với nhau và có bài tập luyện tập nữa.

Pronunciation in use: quyển này chia thành các cặp âm để học và so sánh, cũng được và có khá nhiều bài tập luyện tập. Nhưng học quyển này phải kiên trì luyện tập ko là dễ nản lắm.

American Accent Training (nhớ down cả cái video workshop về nữa) Tài liệu này thì dành cho bạn trình độ upper intermediate và advanced. Và đã học phải theo kiên trì đến cùng, gián đoạn là đứt mạch và phải học lại từ đầu L Thêm nữa, các bạn ko cần học theo thứ tự từng phần một đến hết, chọn ra những phần nào bạn thấy interested hoặc mình còn kém thì học nhé. Như thế sẽ hiệu quả hơn. Với 2 quyển sách trên cũng thế, đừng bắt mình học theo thứ tự, thế nhàm chán lắm :D

BBC learning English: Có rất nhiều video hướng dẫn cách đọc từng vowels, consonants một, cực kỳ hay và bổ ích. Ngắn gọn và dễ hiểu. Mọi ng down hết về máy và học dần nhé.

Học pronun thì khôn ngoan nhất là học theo video, vì các bạn sẽ nhìn được khẩu hình miệng của người ta, biết cách đặt lưỡi như thế nào, há

Page 69: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

mồm chu môi ra sao hehe cứ thế mà bắt chước theo thôi. Các bạn có thể lên Youtube và search, vô biên videos để học và luyện.

Ah bổ sung thêm là hãy tập thói quen tra phát âm của từ khi tra từ. Mình thấy nhiều bạn chỉ quan tâm đến meaning của từ mà quên mấy phần phonetic. Các bạn nên dùng từ điển online hoặc cài trong máy tính ấy, có thể nghe được ng ta đọc luôn. Không nên dùng Lạc Việt và Kim từ điển nhé, nên dùng từ điển Anh Anh như Oxford Advanced Dictionary, Cambridge hay Longman. Muốn cài vào máy thì ra hàng đĩa mua 1 cái có 10-15k, cài và dùng bét nhè nhé J

Về Listening:

1. Nếu trình độ nghe của bạn còn yếu thì nên bắt đầu vớiListen Carefully hay Listening Extra của Miles Craven. Sách chia thành các bài nghe theo từng dạng, cơ bản và đơn giản cho beginners

2. Các website luyện nghe: recommend trang của Randall. Bài nghe là các dialogues ngắn chia theo topics và trình độ từ Easy đến Difficult. Từng bài nghe còn có bài tập MCQs ở dưới cũng như Scripts kèm giải thích vocabulary mới. Học ở đây thì học được vô số vocabulary và idioms hè hè. Ngoài ra còn nhiều trang khác mọi ng tự google thêm nhé :D

3. VOA special English, tốc độ không quá nhanh.

Bạn nên nghe theo các bước sau: 1. Bật lên nghe vô thức, cứ để các sounds lướt qua tai xem mình cảm nhận được bao nhiêu. 2. Nghe có ý thức, tập trung nghe và bắt key words và hiểu nội dung. Lặp lại vài lần nếu thấy bài nghe quá nhanh và lạ tai. 3. Nghe và tập take notes lại ý chính và key words. 4. Giờ là lúc giở scripts ra check xem mình nghe được bn, nghe âm nào đúng âm nào sai. 5. Nhìn scripts vừa nghe vừa nói lại các câu nhại theo người ta. Cố gắng phát âm chuẩn và ngữ điệu lên xuống giống họ.

Page 70: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

4. BBC, CNN, xem ti vi, xem phim (tốt nhất là không phụ đề hoặc phụ đề Tiếng Anh).

5. Ra hồ Gươm hay mấy nơi du lịch tìm vài anh chị Tây và bắt chuyện. Bạn có thể tham gia CLB TA nào đó hay hoạt động gì đó liên quan. Giai đoạn này chính là thực hành những gì bạn đã học và luyện. Rất quan trọng đấy nhé.

Về Speaking:

Luyện pronunciation như trên

Luyện listening như trên

Thực hành speaking hàng ngày:

Nói chuyện lảm nhảm 1 mình, nghe có vẻ hơi crazy nhưng cách này khá hiệu quả đấy. Vừa đi xe vừa suy nghỉ. Ngồi trên xe buýt và chém TA…

Hãy tập suy nghĩ mọi việc bằng TA từ câu cảm thán thốt lên hay câu chửi thề :P, từ cách bạn đón nhận thông tin đến phân tích vấn đề. Việc làm này không chỉ tốt cho việc bạn học TA mà khi bạn viết bài hay tiếp cận giải quyết 1 vấn đề, bạn sẽ ngấm phong cách nước ngoài, tự nhiên bạn sẽ logic, rõ ràng và chuyên nghiệp hơn hẳn. Thử xem sao nhé.

Tìm bạn hay nhóm luyện speaking. Mọi người hay luyện skype hay yahoo. Về bản thân tớ thì ko hợp với kiểu công nghệ cao này. Vì tớ thấy chẳng khác mình đang độc thoại là mấy và thấy nhàm chán sao đó. Tốt nhất là face2face nhé. Kêu gọi lập 1 nhóm và có thời gian biểu luyện nói riêng ko chỉ cho IELTS đâu mà cho cả giao tiếp hàng ngày nữa nhé. Hãy tạo thành thói quen, ví dụ CN hàng tuần gặp nhau chém gió. Ngoài ra như nói ở trên bạn có thể tham gia clb TA nào đó, môi trường quá tuyệt vời để thực hành. Nhân tiện mình cũng đang cùng 1 số bạn tổ chức 1 clb TA, nó đã hoạt động được gần 2 năm, từ năm 2010. Nếu bạn nào quan tâm thì liên hệ nhé (tranh thủ PR cho clb tí :P)

Về Reading + Writing + Vocabulary:

Page 71: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

Cái này tớ không có nhiều kinh nghiệm hay tài liệu lắm. Lời khuyên duy nhất của tớ là đọc nhiều, đọc đọc nữa đọc mãi. 4 năm học ĐH tớ học chuyên ngành bằng TA nên tiếp xúc với tài liệu TA suốt, có lúc suýt quên TV :P Dần dần các từ mới cứ thấm dần vào mình, style viết văn, cách viết câu cứ thấm dần, rất vô thức và nhẹ nhàng.

Nên đầu tiên, các bạn hãy đọc thật nhiều tài liệu TA, bắt đầu với những cái bạn interested trước như chuyên ngành của bạn rồi đọc tiểu thuyết, đọc news,… Cố gắng có thói quen đọc hàng ngày, đọc ít và ngắn thôi nhưng liên tục. Có 1 quyển sổ hay tập note nhỏ, chia làm 2 phần, 1 là vocab for writing (formal), 2 là vocab for speaking (informal), gặp từ nào hay thú vị lạ, ghi vào. Thỉnh thoảng xem lại, lẩm nhẩm đọc theo. Dần dần vỗn từ sẽ tăng lên. Bạn đừng nghĩ trong bài viết là họ dùng từ formal hết nhé, nhiều bài viết khá free và chém loạn lên đấy, đó là cách họ gây ấn tượng mà (nhất là articles) nên phải cẩn thận khi dùng cho writing.

Ngoài ra bạn nên sắm 1 quyển Collocations và Thesaurus nhé, rất tốt cho writing, có thể dùng online hoặc bản cài vào máy cũng được.

Writing mới bắt đầu thì nên tập viết từng câu cho chuẩn và hoàn chỉnh rồi viết paragraphs và cuối cùng là essays. Nếu yếu quá thì phải học lại grammar từ đầu, nắm chắc đã viết mới tốt được. Có rất nhiều quyển dạy writing, tớ chưa học qua quyển nào tử tế cả nên ko dám recommend, mọi ng google xem sao nhé.

B. Luyện đề focus on IELTS only

Nếu bạn khá hơn thì có thể bỏ qua 1 số cái trong giai đoạn luyện skills và nhày sang làm đề luôn cho quen.

Nói chung theo quan điểm của mình nên làm đề càng khó càng tốt để khi thi thì tâm lý sẽ nhẹ nhàng và thoải mái hơn. Còn nhìn chung mọi ng thường luyện từ dễ đến khó. Nếu thi IELTS thì nên đảm bảo bạn quét sạch bộ Cambridge, nhất là từ Cam 5-8. Sau đó có thể chuyển sang bộ Practice test plus 1+2, Test builder,…

Page 72: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

1. Listening + Reading:

Nên cố gắng làm ít nhất là cả 2 phần nghe và đọc liền 1 lúc và có tính giờ cụ thể. Coi như làm quen với tâm lý khi thi. Còn nếu ko có thời gian thì ít nhất cũng phải làm hết 1 bài nghe hay đọc trọn vẹn (tính giờ cho bài đọc).

2. Writing:

Copy hết các samples ít nhất từ band 7 trở lên, ko thì cứ 8 và 9 mà đọc. Sample của cô Lê na cũng hay. Lọc ra các từ mới và cấu trúc câu, chia thành các topics là tốt nhất. Các bạn có thể học bằng cách chép đi chép lại sample nhiều lần, chép đi chép lại các cụm từ cấu trúc hay nữa. Dần dần sẽ thấm được ít nhiều. Sau khi học xong nên chọn 1 topic và viết luôn cho nóng hehe. Lúc này tự dưng bạn cứ tuôn ra 1 loạt các từ cấu trúc hay liên tục, có khi nhiều quá ko biết chọn cái nào ấy chứ :P

Nên có người chữa bài và chỉ cho bạn nên sửa như thế nào. Sau khi được sửa, xem xét lại chỉnh sửa và tốt nhất là kiên nhẫn viết lại bài khác và lại đưa sửa. Cứ thế bạn sẽ “rèn” ngòi bút “sắc” lắm đấy. Post bài lên Forum của Hội mình cũng là 1 cách, ko thì nhờ thầy cô bạn bè, cố gắng nhờ ng nào giỏi và tin tưởng 1 chút. Vì những gì họ sửa sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến bạn bây giờ và sau này nữa. Chọn mặt gửi vàng nhé :D

Ah chú ý khi outline ideas, ngoài viết ra những ý chính mình sẽ triển khai thì cũng nên viết ra hết những từ, cấu trúc mình có thể dùng với topic đó, càng academic và formal càng tốt. Như thế khi viết bạn cứ nhìn vào đó mà chém. Về sau đỡ tiếc vì quên ko dùng từ hay ho nào.

3. Speaking:

Có 2 quyển sách nên học là Speaking của Mat Clark và Mat Allen. Có thể nghe thêm phần audio để xem cách ng ta trả lời và nói như thế nào nhé. Ngoài ra, cách học speaking tốt nhất là lập nhóm, ít nhất là 4 ng. Ban đầu có thể nói theo topic cho tăng vốn từ và tập phản xạ. Sau đó thì chiến với quyển Mat clark, các đề thi…. Cứ 1 ng nói, 3-4 người nhận xét

Page 73: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

là ok. Nếu được thì có thể có thêm các buổi luyện pronun với nhau, chỉnh cho nhau những âm phát âm chưa chuẩn, cùng luyện âm….

C. Thi thử:

Nên đăng ký thi thử, chọn chỗ nào độ khó của đề cũng sát với thi thật nhất. Tớ chưa thi ở đâu bao giờ nhưng chỗ trg Hà Nội của tớ cũng ok đấy, mọi ng hỏi khoa Đào tạo Đại cương ở đó để biết thêm chi tiết nhé. Ko thì nghe nói trung tâm RES j đó cũng đc. 1 chỗ thì thử tốt nhất nhưng hơi bị tốn tiền tí đó là IDP và BC. Ví dụ thi 14/1 thì thi thử trước vào 7/1 hehe.

Sau khi thi thử sẽ tự đánh giá đc khả năng của bản thân, xem mình còn yếu kĩ năng nào, dạng bài tập nào, phần nào và điều chỉnh bằng cách sắp xếp thêm thời gian làm thêm bài tập các dạng đó, kĩ năng đó

Sau khi ôn luyện lại xong thì lại thi thử lần nữa, đến khi nào có đc kết quả như mong muốn thì dừng lại :)) Nói chung nên thi thử ít nhất 2 lần

D. Trước ngày thi 1 tuần:

Dành thời gian xem lại tất cả các bí kíp mình áp dụng trước đó, xem lại các lý thuyết ngữ pháp TA,….=> nói chung là giai đoạn review.

Làm 1 số đề trọn vẹn. Thời gian này nên làm đề vừa phải về cả số lượng và độ khó. Ko nên học kiểu “cram for as many things as possible”. Vì giờ sát ngày thi rồi, học nhiều chỉ tổ tẩu hỏa nhập ma. Làm đề khó quá sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, mất tự tin khi thi. Thi thử lần nữa nếu có thời gian. Bài thi này sẽ cho mình điểm số sát nhất với bài thi thật. Cái việc thi thử này là con dao 2 lưỡi nếu đủ tự tin hãy đi thi. Vì nếu thi thử quá kém hay quá cao sẽ ảnh hưởng đến tâm lý thi thật. Hoặc là quá lo lắng hoặc là quá kiêu ngạo và chủ quan.

E. Ngày thi:

Không nên đến quá sớm, vì phải chờ đợi rất lâu và mệt. Mất hết tinh thần. Nhưng cũng ko nên đến quá muộn nhé.

Page 74: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

Khi làm bài thi điều cần nhất là sự tập trung cao độ. Dù nghe đc hay ko nghe đc cũng phải tập trung nghe đến hết. Ko nên có thái độ buông xuôi vì bị miss quá nhiều câu phần nghe. Cứ tập trung tập trung và tập trung ăn điểm từng câu 1. Tâm lý làm phần nghe sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các phần sau. Nhớ là reading và writing còn nặng hơn nhiều.

III. Bí quyết cho 4 kĩ năng

Cái này trên Hội mình chia sẻ nhiều rồi, mình ko chém lại nhiều nữa. Chỉ có 1 lời khuyên là mọi ng nên chọn lọc, ko nên áp dụng máy móc và ôm đồm, thấy cái nào hợp với mình thì dùng. Có thể tự chỉnh 1 số cái sao cho phù hợp với mình và theo.

Ví dụ như reading, thông thường ng ta khuyên nên đọc câu hỏi, gạch key word rồi mới skim scan để tìm. Nhưng tớ thì quen đọc lướt qua cả bài, gạch chân những ý chính từng đoạn. Sau đó đọc câu hỏi. Vì mình đã nắm được ý chính của bài nên tìm đáp án sau đó sẽ rất nhanh. Đó là lý do tớ làm bài đọc thường thừa thời gian. Nhưng cách này khá mạo hiểm nếu gặp bài khó và chủ đề lạ. Thêm nữa, cách này chỉ thích hợp với trình độ khá 1 chút khi bạn tự tin với khả năng đọc nhanh và đọc hiểu của mình.

IV. Recommended books

1. Luyện skills

Pronun: Sheep or Ship, Pronun in use, American Accent Training

Listening: Listen carefully, Listening extra (Miles Craven)

Reading: IELT reading – Sam Mc Carter, Precise reading, online news, articles, NewScientist (cái này Hội mình có chia sẻ)

Writing: Writing right, writing sample của Mat Clark

Chung: Insight into IELTS, Action plan for IELTS, Barron IELTS (quyển màu trắng), 101 hints,…

Page 75: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

2. Luyện đề

Speaking: Mat Clark, Mat Allen

Chung: bộ Cambridge (5-8), Thomson IELTS, Practice test Peter May, Achieve IELT test, IELTS practice test plus 1+2, Test builder 1 +2

Đây là những tài liệu tớ đã học qua hết nên thấy hay và recommend cho mọi người nhé.Xin hết ạ. Hơi dài 1 tí mong các bạn thông cảm, tại cái gì cũng muốn nói :)Luyện IELTS 8.0 trong 2 tuần hay 1 năm?Chào các sĩ tử nhà mình. Bài viết sau đây, Khanh muốn chia sẻ một xíu về kinh nghiệm học thi IELTS của mình, như là một lời cảm ơn chân thành nhất đến hội, vì đã giúp đỡ Khanh rất nhiều trong thời gian ôn tập. Đợt thi 30.06 vừa qua, Khanh đã nhận được kết quả overall là 8.0 :D Cụ thể Reading: 8.5; Listening: 8.0; Writing: 8.0; và Speaking: 7.0, và Khanh cũng nhận được rất nhiều lời chúc mừng từ các bạn trong hội ^^ Cám ơn các bạn nhiều nhé.

Khanh xin tự giới thiệu một xíu về bản thân. Hiện tại, Khanh đang theo học tại FTU2 và đang làm việc part-time vị trí trợ giảng các lớp IELTS tại trung tâm Global Manpower. Nói thì nghe kiêu sa vậy, chứ thực ra công việc của Khanh giống như tutor vậy á, chứ Khanh không đứng lớp lớn. Đa số các bạn học viên của Khanh, là các bạn U20, cần lấy bằng IELTS gấp trong một thời gian ngắn để có thể apply đi du học.

Điều K thích nhất khi đi trợ giảng, ngoài kiến thức mà mình học được, mà còn là cách mà mình có thể tự hệ thống lại các kiến thức đó để có thể dễ dàng truyền đạt lại cho các bạn khác. Nhờ vậy, việc ôn tập trước khi thi của Khanh cũng khá dễ dàng, tuy là hơi có phần “tà đạo” tí :”> Do Khanh thường xuyên hướng dẫn các bạn học viên, có những bạn chỉ học trong vòng 3 tuần-1 tháng để đi thi ngay, nên có nhiều lúc Khanh không thể đi sâu quá vào phần kiến thức mà tập trung hướng dẫn cách làm bài nhiều hơn. Do đó, bài note này của Khanh sẽ có hơi hướm mang tính “tà

Page 76: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

đạo” và “quảng cáo” một xíu :”> Mong mọi người thông cảm nhé. Nhưng thực sự, là Khanh không khuyến khích cách học “tà đạo” này, vì nó chỉ dùng để đối phó và mang tính short-term mà thôi. Các bạn nên nhớ, IELTS không chỉ là một kì thi, it’s not an end, mà nó là một phương tiện, it’s a means, để chúng ta có thể đi tới những kiến thức xa hơn, mang tính lâu dài và bền vững hơn. Vì thế, Khanh sẽ cố gắng chia sẻ quá trình học và dạy của Khanh theo hai hướng: “tà đạo” (a.k.a short-term) và “chính quy” (a.k.a long-term).

 

1. Điều kiện quan trọng: Một động lực thú vị ;)

Đa số các anh/chị trong hội đều biết Khanh có ý định học và thi IELTS với mức điểm 8.0 từ cả năm trước cơ. Nhưng nói là một chuyện, làm mới thấy khó. Cái khó nhất mà Khanh thấy, đó là phải tìm được động lực để có thể quyết tâm tập trung ôn tập; khi mà áp lực thi cử trên lớp cũng dồn dập không kém. Vì thế, các bạn phải xác định, mình thi IELTS để làm gì, nó cần thiết và quan trọng như thế nào, để có thể có động lực học tập thật tốt, thì mới có thể vượt qua nhiều cám dỗ và mới không bị nản.

Ý định thi 8.0 của Khanh không phải vì một nhu cầu lấy bằng để đi du học như nhiều bạn, mà là vì Khanh muốn có thêm uy tín trong việc trợ giảng của mình. Thật sự, Khanh chưa tốt nghiệp, tuổi đời và kinh nghiệm còn khá trẻ, nên khi dạy học, rất ‘tự ti’ là sợ học viên không thích học với mình :( hoặc không tin tưởng mình. Vì thế, Khanh quyết định phải đạt được IELTS 8.0, như là một ‘tờ giấy thông hành’ dùng để khẳng định bản thân, để mình tự tin hơn và là một ‘tấm giấy hành nghề’ chân chính nhất :D Khanh xem cột mốc IELTS 8.0 này là một đỉnh núi cao, mà chỉ sau khi mình vượt qua, mình mới có thể chinh phục các đỉnh núi cao hơn khác (ví dụ như GMAT hay việc học một ngôn ngữ khác chẳng hạn).

Các bạn có thể tìm động lực và xây dựng kế hoạch học tập của mình một cách rất dễ dàng, càng thú vị càng tốt nhé ;) Tạo cho mình một lí do, rủ bạn bè học chung, tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh, theo học ở các trung tâm (tiếc tiền cũng có thể là lí do để cho bạn phải cố gắng đi học,

Page 77: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

hehe), hâm mộ một ai đó (ví dụ như các admins của hội mình nè) v.v… Động lực không ở đâu xa cả, ở xung quanh mình hết á, ăn thua là các bạn có muốn thấy hay không thôi :D 

Điều Khanh vui nhất khi đi trợ giảng, không phải là kết quả cao của các bạn học viên đâu. Ngày lên lớp đầu tiên, Khanh thường xuyên nhấn mạnh tầm quan trọng của tiếng Anh, và trong các ngày sau, Khanh thích nhất là được ‘gieo rắt’ vào đầu các bạn í việc học IELTS nó cũng nhẹ nhàng thú vị để cho các bạn í đừng ghét bỏ nó. Khanh biết, nhiều bạn xem IELTS là ‘một chướng ngại vật khó chịu, đáng ghét, chắn giữa cái lối đi nước ngoài du học của người ta’ (trích lời một bạn học viên của Khanh), nhưng nếu các bạn tìm thấy niềm vui và động lực, thì chẳng có gì khó đâu, vui là đằng khác ;)

2. Việc thứ hai cần làm: Nắm thật kĩ cấu trúc đề thi và các dạng câu hỏi, từ đó hệ thống hoá lại kiến thức đã có.

Nói thật là mình chỉ có mỗi 2 tuần để ôn tập trước khi đi thi thôi. Cũng lo lắng lắm :(. Nhưng bất ngờ là, nhờ vào những kiến thức cơ bản về IELTS mình học được và thường xuyên nói đi nói lại cho các bạn học viên, Khanh có thể dễ dàng hệ thống hoá kiến thức mà Khanh có trong 1 ngày, và bắt tay vào ôn tập những gì mình còn yếu trong 2 tuần.

 Có thể có nhiều bạn cho rằng bước này không quan trọng lắm, đọc sơ cũng biết IELTS có 4 kĩ năng, đọc & nghe có 40 câu hỏi, nói 15 phút, viết 1 tiếng 2 tasks rồi. Không đâu nhé! Tìm hiểu là phải tìm hiểu thật kĩ luôn cơ. 

Đối với bài Reading/Listening, các bạn có thể sử dụng một bài test trong sách ra để dùng làm ví dụ (chứ khoan hãy bắt tay vào làm liền nhé). Các bạn phải đọc thật kĩ, để xem cấu trúc một bài test được trình bày và sắp xếp như thế nào. Tự mình liệt kê và viết ngay vào bài dạng câu hỏi là gì (General hay Specific, Gap filling hay Multiple choice, v.v…). Hay như Listening, các bạn để ý sẽ thấy mỗi Section sẽ thường xoay quanh các đề tài gì, bao nhiêu người nói, mình cần tập trung nghe người nào nói, v.v…

 

Page 78: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

Đối với bài Speaking và Writing, các bạn nên tìm hiểu kĩ những tiêu chí đánh giá, và cấu trúc đề thi thường hay ra như thế nào.

 (Khanh chỉ liệt kê câu hỏi thôi, chứ Khanh không đưa giải đáp, vì để các bạn tự tìm hiểu sẽ hay hơn ;) Các bạn có thể tham khảo notes của hội, hoặc hỏi những người bạn của mình, tham gia các lớp học IELTS cơ bản, để có thể nắm vững những thông tin trên. Những thông tin trên sẽ giúp các bạn rất nhiều trong việc hệ thống hoá các kiến thức mà mình đã có, và cần phải có. Bạn sẽ biết được, mình yếu ở phần nào, dạng câu hỏi nào, tiêu chí nào mình chưa đáp ứng tốt, từ đó có thể xây dựng kế hoạch học tập “TĂNG CƯỜNG ĐIỂM MẠNH – KHẮC PHỤC ĐIỂM YẾU” của mình được. 

Mỗi người đều có thế mạnh và điểm yếu khác nhau, nên chỉ có mỗi bạn mới có thể hệ thống hoá kiến thức cho mình, mà không ai khác có thể giúp được. Vì thế, tốt nhất là các bạn nên dành thêm thời gian cho việc này nhé :D Cũng nhờ vào việc này, mà Khanh đã có thể dễ dàng vượt qua được nỗi sợ hãi Writing của mình chỉ trong vòng 2 tuần thôi đấy :D

 3. Bắt tay vào luyện tập thôi!!

 Dù cho bạn có đi con đường ‘tà đạo’ hay ‘chính quy’, việc luyện tập cũng không thể tránh khỏi :”> Các bạn có thể dễ dàng dùng các sách tham khảo để thực hành các bài luyện tập. Khanh giới thiệu sơ lược lại các cuốn sách xếp theo thứ tự từ trình độ dễ đến khó nhé (cái này cũng ý kiến cá nhân Khanh thôi, mọi người có thể góp ý giúp K với nhé!) Khanh khuyến khích các bạn nên tập làm quen với các bài dễ trước, sau đó hãy đi đến các cuốn cấp độ khó hơn. Nếu không có nhiều thời gian, các bạn có thể bỏ qua các bài tập nhỏ mà sử dụng luôn phần Exam practice cũng được. Nếu các bạn có điều kiện, các bạn có thể in các phần bài test của các sách và tổng hợp chúng lại thành một quyển đề chung, dễ có, khó có, để tiện ôn tập hơn :D

 - Step up to IELTS

- Vocabulary for IELTS

- Grammar for IELTS

Page 79: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

- IELTS Foundation & Graduation

- Bộ Improving Skills for IELTS

- IELTS Testbuilder 2

- Bộ sách IELTS của Collins

- 6 practice tests for IELTS – MacMillan

- Bộ Cambridge 4-8

- Bộ sách IELTS Practice Plus 1, 2, 3

- Achieve IELTS 2

(và còn nhiều nữa, các bạn có thể tham khảo notes của hội nhé!)Quảng cáo xíu :”> Nếu các bạn lười tổng hợp các bài test từ các sách trên, các bạn có thể ghé qua văn phòng của GMP – 7 Lý Văn Phức, Phường Tân Định, Quận 1 – để mua các bộ sách Practice Tests, được tổng hợp lại. Mỗi bộ có 25 bài, tổng cộng 3 bộ. Làm xong hết, yên tâm đi thi, hehe :D

 4. Một số lưu ý khi ôn tập:

- Reading:

+ Short-term: Các bạn chỉ nhớ một nguyên tắc duy nhất khi làm bài Reading IELTS: đó là đây là một bài test tìm kiếm thông tin trong bài, chứ không phải là một bài đọc hiểu. Công việc của bạn là tìm được câu tương ứng trong bài, đối chiếu với câu hỏi, và trả lời. Chỉ đơn giản thế thôi!

 Ví dụ:

Câu hỏi: The feeding of the human race will perhaps be guaranteed by changes in ……….Passage: While developments in agricultural technology ensure humanity may be able, by and large, to feed the people flocking to these great metropolises…

feeding tương đương to feed

human race = humanity

Page 80: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

be guaranteed = to ensure

Suy ra từ cần điền là ‘agricultural technology’.

 Vì thế, bài reading IELTS chỉ yêu cầu skim và scan thôi, chứ không đòi hỏi quá nhiều reading comprehension. Cách làm quen với dạng bài test này nhanh nhất là bạn gạch dưới câu tương ứng trong bài, gạch bỏ các synonyms hay từ thay thế đi, và boom, there it is, chi tiết bạn cần tìm sẽ hiện ra, là lá la. Bạn cứ luyện tập skim và scan từ bài dễ đến bài khó, thời gian làm bài sẽ dần dần được rút ngắn lại. Những chi tiết rườm rà khác, bạn cứ bỏ qua, không cần đọc, vì bài không yêu cầu bạn phải đọc hay hiểu :D

 + Long-term: Những bài đọc của IELTS thật sự rất hay và cung cấp rất nhiều điều mà bạn có thể tận dụng. Nếu bạn có thời gian, hãy tận dụng hết các bài đọc để chắt lọc những từ vựng theo chủ đề (để làm sổ tay từ vựng), hoặc highlight những mẫu câu tiêu biểu (để tái sử dụng trong Writing), ghi chú lại các cấu trúc tương tự, từ thay thế hoặc synonyms (để sử dụng trong Writing, tránh lặp lại từ), ‘chôm chỉa’ các ý hay argument có trong bài (để dành cho bài viết), v.v… Đồng thời, bạn hãy dành thời gian để đọc hiểu bài viết (khoan dịch sang tiếng Việt nhé!) để tăng khả năng đọc hiểu tiếng Anh của mình, rất tốt cho bạn sau này đấy. Còn nếu bạn muốn tận dụng tối đa 100% bài đọc, hãy dịch ra tiếng Việt! Các bạn có thể tăng khả năng biên dịch của mình, và sẽ hiểu được bài viết trên nhiều phương diện khác nhau hơn.

 - Listening:

+ Short-term: Nếu đối với Reading, khả năng ăn điểm là skim và scan, thì ở Listening, để dễ điểm cao, bạn cần phải luyện tập khả năng Prediction và Concentration. Có nghĩa là, bạn phải có khả năng dự đoán những gì mình sắp nghe, và phải nghe, từ đó, tập trung nghe cho đúng lúc đúng chỗ :D Thật sự, không ai có thể nghe và hiểu được tất cả đoạn hội thoại dài chừng 30′. Về mặt khoa học, khả năng tập trung của con người là có giới hạn, đồ thị attention line của chúng ta chỉ reach a peak một thời điểm ngắn nhất định, và sau đó là trượt dài trước khi bắt đầu tăng trở lại. Vì thế, việc dự đoán mình cần nghe và cần tập trung ở chi tiết nào, và bỏ qua các chi tiết thừa là một kĩ năng cực kì quan trọng.

Page 81: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

Một lần nữa, cũng như Reading, bạn không cần phải hiểu tất cả các chi tiết trong đoạn hội thoại (vì đề thi IELTS không yêu cầu như thế), bạn chỉ cần chọn chi tiết để trả lời câu hỏi thôi!

 Ví dụ:

SECTION 1: một đoạn hội thoại trao đổi giữa một người đi thuê hội trường, và nhân viên văn phòng.

Người hỏi là người nhân viên văn phòng, người trả lời là người đi thuê. Câu hỏi và các câu xã giao của người nhân viên văn phòng là những chi tiết thừa, bạn không cần phải quá tập trung. Câu hỏi của anh ta, là báo hiệu cho chúng ta biết chúng ta đang ở vị trí nào, và sắp nghe câu trả lời hay chưa.

Ví dụ:

Đề bài: Date of party: ………..

Câu hỏi sẽ là: When do you expect to hold this party?

 Những chi tiết trước câu hỏi này, bạn cứ relax và đừng quá căng thẳng. Đến khi nghe được “câu hỏi dự báo”, bạn hãy bắt đầu tập trung để chờ nghe câu trả lời từ người đi thuê phòng. Lúc ấy, câu trả lời của người đi thuê cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi Date of party trong đề bài. Và vì bạn tập trung đúng lúc, câu trả lời chẳng thể thoát khỏi tai bạn :D

 Vì thế, cách làm cho Listening IELTS, đó là bạn cố gắng đọc thật kĩ câu hỏi, dự đoán tình huống, dự đoán chi tiết, dự đoán dạng từ bạn cần điền, nếu là danh từ thì là danh từ nói về cái gì (nghề nghiệp, môn học, dụng cụ, v.v…). Bạn càng dự đoán chi tiết, cụ thể bao nhiêu, thì khả năng bạn tập trung và nghe được những gì cần nghe càng chính xác bấy nhiêu. Những gì không quan trọng, bạn cứ ‘vờ’ đi, để đừng quá phân tâm hay căng thẳng nhé! Lúc mới bắt đầu, bạn có thể làm từ từ, ghi mờ mờ trong đề để dễ nhớ, càng làm, các bạn cố gắng rút ngắn thời gian cho khâu này, nhìn và tưởng tượng trong đầu luôn :D Đợt mình thi, đề Listening khá dễ, hầu như cả Section 3, mình điền sẵn từ trước luôn, nghe chỉ để xác định lại coi có đúng không thôi :”>

Page 82: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

 Trong quá trình luyện tập, các bạn nên ghi lại những từ vựng nào mà mình chưa nghe ra được (có thể dựa vào script), và những danh từ cùng một nhóm với nhau, ví dụ như về chỗ ở dành cho sinh viên, có các từ như dormitory, guest house, resident hall, apartment, homestay, bunk house v.v… Những từ này cũng khá đơn giản và xuất hiện nhiều trong các bài nghe khác nên các bạn cố gắng học thuộc nhé.

 + Long-term: Kĩ năng nghe là một kĩ năng khá quan trọng, không chỉ trong việc thi cử mà còn trong đời sống hằng ngày như giao tiếp, học tập, làm việc, v.v… IELTS chỉ giúp bạn tăng khả năng sàng lọc thông tin quan trọng khi nghe, còn việc nghe và hiểu cho chính xác là cả một quá trình lâu dài. Khanh tự hào về khả năng nghe của mình, một phần là nhờ Khanh rất thích nghe tiếng Anh, vì mình mê âm cuối của nó :D Bản thân từ ‘love’ chẳng hạn, khi bạn nói từ love ra chính xác, thì một làn gió nhẹ của âm /v/ thôi, cũng đủ mê mẩn và lãng mạn rồi :”> Khanh thường hay nghe nhạc US-UK, xem phim truyền hình (như Glee, How I met your mother, v.v…), xem gameshow (như The Voice, Masterchef), v.v… Trong các kĩ năng, Listening là kĩ năng “thụ động” nhất, vì các bạn có lười cách mấy, vẫn có thể lắng nghe dù cho là thụ động được. Vì vậy, các bạn đừng lấy làm nản khi mình nghe chưa được tốt nhé. Cứ tự cung cấp cho mình một môi trường nghe authentic, bằng cách nghe những gì mình thích trước, rồi bật băng đĩa để nghe thường xuyên, tranh thủ thời gian trước khi ngủ, hoặc khi đi xe bus để nghe và thấm dần tiếng Anh. Riêng kĩ năng này, Khanh nghĩ có lười cách mấy vẫn làm được nhỉ ;)

 - Writing:

+ Short-term: Đây có lẽ là kĩ năng khó lòng mà học được trong một thời gian ngắn nhỉ ;) Nếu gấp quá, thì chắc chỉ có nước học tủ mà thôi :( Các bạn có thể theo dõi các sample 8.0 được post trên hội mình để tham khảo, hoặc chôm các ideas từ Ideas for Topic của ông Simon. Nhưng học tủ thì việc bị tủ đè là khó tránh khỏi lắm nhé :( Mình thì mình không khuyến cáo cách học ‘nguy hiểm’ này :”>

+ Long-term: Để có được số điểm cao trong kĩ năng này, bạn phải viết. Không viết nhiều, thì viết ít, nhưng nhất định là phải viết. Có thể, kiến

Page 83: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

thức bạn thu thập được từ các bài viết mẫu, hay các sách là rất nhiều. Chỉ có đến khi viết ra, bạn mới nhận ra rằng kiến thức thì nhiều, nhưng sử dụng thật sự thì lại không được bao nhiêu. Vì thế, bạn phải tập luyện viết dần để có thể sử dụng nhiều hơn những kiến thức đã được học.

 Một việc cần thiết nhất là bạn phải có người sửa bài. Rất rất rất cần luôn đấy. Dù bạn có muốn tự học hay không, thì có người sửa bài vẫn là quan trọng. Con người ta thường có xu hướng thấy lỗi sai của người khác, chứ ít khi thấy lỗi sai của mình. Vì thế, dù bạn có thật lòng với bản thân đến cách mấy, bạn ít có thể thấy được lỗi sai của bản thân :( và vì thế, khó mà tiến bộ được. Khanh rất tự tin với khả năng viết task 1 của mình, cho đến khi bị thầy Tuấn sửa nát cả các bài :(( thì mới thấy, mình còn nhiều lỗi như thế nào :”> Từ lúc K ôn tập cho đến lúc thi, K chỉ có thời gian viết được chừng 5 bài, nhưng may mắn là bài nào cũng được thầy sửa cho (và sửa kĩ nữa), nên rút được kinh nghiệm ở mỗi dạng bài, và không lặp lại các lỗi sai khi đi thi nữa :D

 Một vấn đề đáng quan tâm của các bạn khi đi thi nữa, đó là về phần từ ngữ. Nhiều bạn (trong đó có cả Khanh), rất lo lắng về việc sử dụng từ ngữ academic. Nhưng khi sửa bài cho Khanh, thầy bảo “Một người nhà quê, dù cho có đeo rất nhiều trang sức vào người, thì họ vẫn không làm cho họ đẹp lên được; Một người có đẳng cấp, thì dù họ không đeo trang sức gì, vẫn thấy được đẳng cấp của họ”. Một bài writing, bạn chỉ nên sử dụng từ ngữ academic khi bạn thật sự chắc chắn với cách dùng của từ đó. Đừng quá lạm dụng nhé. Nếu lạm dụng mà sử dụng sai, thì cả câu đó sẽ trở nên tối nghĩa :( Thay vào đó, chúng ta nên tập trung vào việc làm cho bài viết nổi bật được dàn ý, và nhấn mạnh vào coherence hơn. Đối với một bài viết chặt chẽ, đầy đủ ý, thì điểm sẽ tốt hơn là một bài dàn ý lỏng lẻo, được trang trí từ academic.

Các bạn có thể tham khảo các bài notes dàn ý hoặc các mẫu câu sample của Đình Long á :D Mình khuyến khích các bạn nên tham khảo và tự tổng hợp lại một dàn ý riêng cho mình đối với mỗi dàn bài, như một công thức vậy á, gặp dạng nào thì cũng đều có công thức riêng, khỏi sợ tủ đè :D

 

Page 84: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

Nên nhớ, bài thi Writing IELTS không phải là một bài văn nghệ thuật, mà là một bài viết thể hiện kĩ năng viết của bạn mà thôi. Nên đừng quá chú trọng về từ ngữ mà quên đi tính chặt chẽ của nó nhé. Nhưng về lâu về dài, những kĩ năng bạn học được trong việc viết essay IELTS một cách logic sẽ giúp rất nhiều trong các bài luận, bài báo cáo trên trường đấy.

 Sách tham khảo:

- Writing Samples from Mat Clark

- Writing Right

- IELTS Ideas for Topic from Simon

 - Speaking: Cũng như Writing, Speaking cũng đòi hỏi một quá trình luyện tập lâu dài. Tuy nhiên, thi Speaking IELTS hổng phải là như đi phỏng vấn xin việc làm, hay đi network dụ dỗ khách hàng, mà là một buổi nói chuyện để show ra khả năng nói của bạn. Vì thế, trong 10′, bạn phải làm sao thể hiện được những tiêu chí đánh giá của bài nói như là Fluency & Coherence, Lexical Resource, Grammar Accuracy & Range, và Pronunciation. Khanh nghĩ cũng có rất nhiều bài viết của hội chia sẻ về vấn đề này rồi. Thật sự, trong 4 tiêu chí đó, tiêu chí Khanh nghĩ các bạn nên đầu tư nhiều thời gian nhất, đó là về phát âm. Vì phát âm sẽ được theo dõi xuyên suốt từ đầu đến cuối bài nói, nên nếu bạn phát âm tốt sẽ là một lợi thế rất lớn để đạt điểm cao :D Hic, thú thật là, lúc Khanh đi thi, do có nhiều bài kiểm tra, và cũng vì tập trung ôn Writing, nên Khanh chẳng có ôn Speaking miếng nào cả =.=” Vào phòng thi, nói bừa nói bậy không thôi :((, tâm lí hôm ấy lại không vững nữa ấy chứ, tưởng chắc có khi mình 5.0 Speaking thôi quá :(, ai dè được điểm cao như vậy, mình cũng khá bất ngờ, mình nghĩ chắc một phần cũng nhờ Pronunciation vớt vát đấy :D

 

Một điều quan trọng nữa, đó là các bạn nên thủ sẵn một vài cụm từ hoặc câu dùng để câu thời gian suy nghĩ. Một số từ vague như là Well/I think/I believe/Possibly/Maybe/Perhaps/I may say that/v.v… trong một

Page 85: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

số trường hợp có thể hữu dụng, nhưng đừng lạm dụng quá nhé. Nên sử dụng khi thật sự bí thôi.

Đối với Task 1 và 3, do tính chất là hỏi nhanh-đáp nhanh, các bạn chỉ cần giữ vững tinh thần, đừng quá run là có thể trả lời được. Task 3 thì yêu cầu phải luyện tập nhiều hơn so với Task 1. Tuy nhiên, task 2, nếu không chuẩn bị trước, thì khó mà có thể vượt qua dễ dàng được. Và task 2 cũng là task để lấy điểm, và điểm ở task 2 thường là điểm cuối cùng luôn. Do đó, các bạn nên chuẩn bị sẵn ý (liệt kê các noun/noun phrase/tính từ miêu tả) để tập nói, quen dần để có thể phản xạ tốt trong 1 phút chuẩn bị của task 2. Các bạn có thể download file tổng hợp các đề Task 2 Speaking của GMP để chuẩn bị sẵn ở nhà, hoặc luyện tập với các bạn trong hội, để có thể chuẩn bị tốt hơn nhé :D

Bài chia sẻ của Khanh đến đây cũng khá dài rồi. Những gì Khanh nêu ra ở trên đây, các bạn cũng có thể tham khảo và bắt gặp ở các note khác của hội mình đấy :D Mong rằng, chia sẻ của Khanh có thể giúp các bạn phần nào vượt qua được sự sợ hãi không đáng có  đối với IELTS và tìm ra được động lực mới để phấn đấu ^^ Nếu bài viết của Khanh có ‘tà đạo’ và sai lệch gì, các bạn cũng bỏ qua cho Khanh nhé. Một lần nữa, Khanh cám ơn sự giúp đỡ, chia sẻ của các admins và thành viên trong Hội, để Khanh có được kết quả này. Hẹn một ngày không xa, Khanh sẽ cố gắng chia sẻ nhiều thông tin và kinh nghiệm học tập hơn với mọi người nhé ^^

Trong vô vàn những lựa chọn mà đời người phải trải qua, không phải lúc nào chúng ta cũng đúng. Nhưng, trước những lựa chọn quan trọng nhất, việc đưa ra quyết định sáng suốt sẽ cho chúng ta một cuộc đời “thăng hoa” như mong muốn và ngược lại.

Đối với những người trẻ, điều này lại càng có ý nghĩa hơn bởi họ có cả một tương lai phía trước đang chờ đợi, mà việc đưa ra những lựa chọn đúng được sớm chừng nào lại khiến tương lai ấy rõ ràng hơn chừng đó.

1. Chọn LẼ để SỐNG

Page 86: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

Lẽ sống chính là hoài bão và sứ mệnh của cuộc đời, là giá trị nền tảng, chuẩn hành xử của của chính mình. Xác định lẽ sống chính là trả lời câu hỏi: “Mình là ai, mình sống để làm gì, mình sẽ dùng cuộc đời của mình vào việc gì và việc đó có đáng để dùng hay không?”.

Xác định lẽ sống cũng chính là việc chọn cho mình lý do để sống (rốt cuộc ý nghĩa của cuộc đời mình nằm ở đâu) – được coi là “đích đến”, “bánh lái”, hay sẽ là “ma đưa lối, quỷ đưa đường” trong cuộc đời chúng ta. Đây là lựa chọn quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng tới tất cả những lựa chọn còn lại. Không phải ai cũng chọn được đúng “đích đến” và “bánh lái” cho mình và hậu quả là cuộc đời của họ nhiều khi sẽ rất uổng phí hoặc vô cùng bi kịch. Con người sinh ra vốn dĩ là lương thiện, nhưng chọn lẽ sống khác nhau thì sẽ có những con người khác nhau, cuộc đời khác nhau và số phận khác nhau.

2. Chọn NGƯỜI để LẤY

Phải bắt đầu lựa chọn này từ việc mình muốn có một gia đình như thế nào. Tình yêu là một phạm trù hoàn toàn mang tính cảm xúc nhưng hôn nhân lại có cả yếu tố lý trí. Lấy vợ, lấy chồng thì có lẽ ai cũng làm được (chỉ trừ những người không thèm lấy hoặc không tìm được người phù hợp). Tuy nhiên, không phải ai cũng tìm cho mình được một người vợ, người chồng, và đồng thời cũng là một người bạn đời!

Người ta hay nói là trong tất cả các kiểu bạn (bạn xã giao, bạn tâm giao, bạn tư giao, bạn tri kỷ…) thì chọn bạn đời là khó nhất. Khi chọn bạn đời, điều kiện cần là tình yêu thương nhưng quan trọng hơn là cả hai phải chia sẻ được lẽ sống và hệ giá trị suốt cả cuộc đời. Có thể khi cưới nhau, vợ chồng chưa thực sự là bạn đời, chưa xác định rõ lẽ sống, chưa có chung một hệ giá trị nhưng họ sẽ cùng thay đổi nhau và thay đổi chính mình để không chỉ là người chồng, người vợ của nhau, mà còn là người bạn trên hành trình còn lại của cuộc đời. Được như vậy, cuộc đời sẽ thăng hoa!

3. Chọn VIỆC để LÀM

Page 87: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

Thực tế cho thấy đang có xu hướng chọn nghề và đổi nghề theo “mốt”. Nghề nào được gắn mác “thời thượng” là giới trẻ đổ xô vào tìm “vận may”. Thậm chí khi đã thành công với một nghề nào đó thì phần đông lại cùng tìm đến một nghề, đó là nghề chính trị. Thực ra, xã hội có nhiều đỉnh chứ không chỉ có một đỉnh là quyền lực: Trở thành một chính trị gia tài ba là một đỉnh; trở thành một nhạc sĩ lớn cũng là một đỉnh; trở thành một bác sĩ giỏi cũng là một đỉnh, trở thành một kiến trúc sư danh tiếng cũng là một đỉnh… Thực ra, làm một bác sĩ giỏi vẫn tốt hơn là làm một viện trưởng tồi, làm một giáo sư giỏi thì quan trọng hơn là làm một hiệu trưởng kém.

Thực ra, làm sếp hay làm lính, làm thầy hay làm thợ, làm quan hay làm dân, làm chủ hay làm thuê… đều không quan trọng, mà quan trọng là làm cái gì mà mình giỏi nhất, phù hợp với tính cách của mình nhất và tạo ra giá trị nhiều nhất (cả giá trị tài chính và giá trị xã hội).

Bên cạnh chọn công việc và nghề nghiệp phù hợp để làm,chúng ta cũng cần tìm cho mình một nơi làm phù hợp để gắn bó (công ty, tổ chức nào, ngành nào,lĩnh vực nào, vùng miền nào…). Điều này rất quan trọng vì công việc không chỉ là chỗ để đóng góp, mưu sinh mà còn là nơi để học tập và phát triển. Ngày nay, người ta bị ảnh hưởng bởi chính nơi mình làm việc nhiều hơn là nơi mình học. Cũng đều tốt nghiệp một trường đại học, đều học giỏi như nhau nhưng sau mấy năm ra trường sẽ có 2 cuộc đời khác nhau, 2 tương lai khác nhau mà nguyên nhân là vì đã có 2 lựa chọn về công việc khác nhau.

4. Chọn THẦY để HỌC

Sự học luôn là một trong những “sự nghiệp” quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người. Dưới đây là 5 “người thầy” gần gũi và hữu ích nhất:

Thầy

Đây là những người thầy bằng xương bằng thịt, trực tiếp khai sáng trí tuệ và nuôi dưỡng tâm hồn cho chúng ta. Thầy thì có nhiều nhưng không phải ai cũng là người thầy đúng nghĩa, không phải ai cũng có thể dẫn dắt

Page 88: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

người học làm chủ quá trình học và khám phá thế giới vô tận của tri thức. Vì thế mà việc chọn đúng người để học, để tôn làm thầy có ý nghĩa quan trọng là vậy.

Sách

Sách là một trong những con đường dễ nhất, rẻ nhất và nhanh nhất cho sự học của mỗi người. Sách không chỉ là người thầy mà còn là người bạn tri kỷ, luôn tử tế, nhẫn nại, chờ đợi và chịu đựng chúng ta. Học từ sách là học từ những bộ óc vĩ đại nhất của loài người, là việc biến túi khôn của nhân loại vốn đã được đúc kết trong sách thành của mình. Chúng ta có thể đưa những người thầy vĩ đại nhất của thế giới, từ cổ tới kim, từ Đông sang Tây, về tận nhà để dạy cho mình, bất kể thời điểm nào mà chi phí nhiều khi chỉ bằng… tô phở.

Tuy nhiên, không đọc sách thì chắc chắn là không giỏi nhưng đọc sách nhiều cũng chưa chắc tạo ra giá trị. Vấn đề còn nằm ở chỗ chọn sách nào để đọc, đọc như thế nào và học được gì từ sách.

Kinh nghiệm

Trên đời này có những cái mà không trả giá thì không thể học được, nhưng cũng có những cái không cần trả giá cũng có thể học được. Cuộc đời chúng ta sẽ không thể tránh khỏi những thất bại, vấn đề là sau mỗi thất bại thì cần phải rút ra được những bài học để những thất bại tương tự không còn tái diễn trong tương lai. Có những người cho rằng, nếu muốn không thất bại thì tốt nhất là đừng có làm gì nữa, nhưng nếu vậy thì sẽ có một thất bại cực lớn khác, đó là thất bại cả cuộc đời. Để hạn chế thất bại và trả giá, cần phải học rất nhiều từ 2 “người thầy” đầu tiên (thầy và sách).

Nhân vật

Họ có thể là các bậc thức giả (để chúng ta học tri thức) hoặc những nhân vật có ảnh hưởng trong xã hội (học tinh thần, ý chí). Chính những câu chuyện thành công, thất bại, những trải nghiệm, tư tưởng, tài năng và

Page 89: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

nhân cách của họ sẽ là bài học quý giá cho mình trên con đường tự khai sáng bản thân mình và những người quanh mình.

Tuy nhiên, phải có năng lực thẩm định, biết mình là ai, biết ai là ai, cái gì là cái gì, nếu không thì sẽ vô cùng nguy hiểm, người đáng khinh thì lại trọng, người đáng trọng lại khinh.

Internet

Được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất của thế kỷ 20, làm cho cả nhân loại thay đổi một cách sâu sắc và khác biệt hẳn so với những thời kỳ trước đó, Internet thực sự là công cụ hữu hiệu cho sự học của mỗi người. Thời đại Internet hình thành 2 loại người: “Công dân mạng” và “Sâu mạng”. “Công dân mạng” là những người sử dụng Internet như một công cụ để nâng cao kiến thức của mình, phục vụ cho công việc và cuộc sống. Còn “sâu mạng” là những kẻ phung phí phần lớn thời gian, sức lực của mình vào những trò tiêu khiển trên mạng hoặc phá hoại, có thể có “sâu cuốn lá” (game online), “sâu đục thân” (coi phim sex), “sâu chat” (tán chuyện gẫu); “sâu phá hoại” (hacker mũ đen)… Là “công dân mạng” hay “sâu mạng”, đó cũng là một lựa chọn quan trọng đối với người trẻ trong thời đại này.

5. Chọn BẠN để CHƠI

Nói đến con người là hàm ý tới con người xã hội với nhiều mối quan hệ đan xen, và cũng chính những mối quan hệ đó định hình chân dung một người. Chẳng hạn, phương Tây có câu: Hãy nói cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ nói bạn là ai. Còn ông bà mình, khi nhận xét về một người hoặc một nhóm người nào đó thì thường nói: “Mã tầm mã, ngưu tầm ngưu” hoặc “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” (ngoại trừ một số ít người quá đặc biệt, quá cá tính thì gần mực sẽ không đen, mà gần đèn cũng chẳng sáng).

Trong đời người, ngoài người bạn quan trọng nhất là bạn đời thì cần phải có bạn tâm giao, bạn thâm giao, thậm chí là bạn tri kỷ, chứ không phải chỉ có những người bạn hời hợt, quen biết xã giao, ngoại giao. Họ

Page 90: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

là những người cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, chia sẻ một hệ giá trị và những lý tưởng sống, giá trị sống. Dẫu vậy, họ có thể có những con đường khác nhau trên hành trình lập thân, lập nghiệp.

Có thể nói bạn bè chính là “tài sản” của mỗi người (“Giàu vì bạn, sang vì vợ”), là nguồn chia sẻ, động viên, hỗ trợ khi cần thiết. Song, như thế không có nghĩa là tận dụng bạn, lợi dụng bạn. Ngược lại, chơi với bạn cần phải xác định là để giúp bạn cùng phát triển và tiến bộ. Một tình bạn nếu được xây đắp trên tinh thần như vậy thì sẽ vô cùng bền vững và tốt đẹp.

Chọn Lẽ để sống là chọn “đích đến” và “bánh lái”, là chọn “hệ điều hành” cho cuộc đời; Chọn Người để lấy là lựa chọn cho mình một gia đình, một tổ ấm, một nơi chốn bình yên để đi về, để là “bệ phóng” của nhau trong cả cuộc đời; Chọn Việc để làm là chọn cho mình một sự nghiệp, để hiện thực hóa giấc mơ cuộc đời; Chọn Thầy để học là chọn những nhân vật hoặc phương cách để trang bị cho mình những hiểu biết và năng lực để hoạch định và thực thi chiến lược cuộc đời; Chọn Bạn để chơi là kiếm tìm và nuôi dưỡng những tình bạn đẹp nhằm làm giàu có thêm cho cuộc đời của mình. Tất cả những lựa chọn quan trọng này cần phải được đặt ra và thi triển hết sức nghiêm túc, để những câu hỏi ở đầu bài: Mình là ai? Mình sống để làm gì? Cuộc đời mình sẽ đi đâu về âu? Rốt cuộc là mình ẽ dùng cuộc đời mình ào việc gì và việc đó có đáng để dùng hay không? Mình muốn có một cuộc đời ra sao?… được trả lời một cách trọn vẹn. Bằng cách đó người trẻ sẽ có một cuộc đời đáng sống, như có thể đúc kết thành: “Your Choices, Your Life” (Lựa chọn của bạn quyết định cuộc đời của bạn), “Your Values, Your Fate” (Giá trị bạn chọn sẽ quyết định số phận của bạn”).Giản Tư TrungBí kíp và tài liệu học tiếng Anh thành tài trong 1 năm? ( cái này tớ lấy từ internet rất hay cho các bạn nào thực sự thích thành công ở tiếng anh)

Chào các bạn, mình là Nguyễn Hiệp CEO Step Up English Center. Từng thi vào khối A với 300 điểm TOEIC-trình độ vịt nghe sấm toàn đánh bừa-mình cực kì thấu hiểu tâm trạng và khó khăn của 1 người mất gốc không biết gì tiếng Anh. Không đi học thêm, bằng tìm tòi phương pháp tự học và internet đã giúp mình lưu loát tiếng Anh chỉ trong 1 năm. Sau đây mình sẽ chia sẻ 1 cách cụ thể và đủ dùng nhất toàn bộ những gì có thể mà mình biết và nghiên cứu trong vài năm để giúp các bạn

Page 91: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

giỏi nhanh hơn. Mong rằng đây là tất cả những gì bạn cần để tự học tiếng Anh thành tài.

Mất bao lâu sẽ giỏi tiếng Anh? Mình hoàn toàn thông cảm tâm lí từ bỏ tiếng Anh vì cảm giác nó quá lớn. Bản thân mình trước đây cũng nghĩ thế. Cứ nghĩ rằng mình phải học 75000 từ trong quyển từ điển và 200 cấu trúc ngữ pháp thì mới giỏi. Trong khi 1 ngày mình cũng chỉ học được 10 từ thì phải mất mấy chục năm mất. Nhưng may mắn thay giỏi tiếng Anh gần hơn bạn nghĩ rất nhiều. Nhiều bạn không hề biết rằng chỉ với vốn từ vựng 1500 từ và khoảng 100 cấu trúc ngữ pháp là bạn có thể hiểu tới 90% tin tức/sách truyện/phim ảnh bằng tiếng Anh, vốn từ vựng đó đủ để bạn sống tại 1 nước bản xứ mà không quá khó khăn trong giao tiếp. Tức là từ số 0 để có thể “hiểu hiểu” tiếng Anh cũng chỉ cần 6 tháng tập trung. Chính mình cũng từ số 0 và mình làm được, nên mình nghĩ cứ có nỗ lực và tập trung thì ai cũng làm được. 

Tại sao các bạn lại có quyền được kém tiếng Anh? Vì bạn cùng lớp, bạn cùng khối và cả khoá bạn đều không thấy ai giỏi tiếng Anh do đó kém tiếng Anh là điều hoàn toàn chấp nhận được với bạn? Mình cũng không thể hiểu tại sao vài bạn khối kĩ thuật lại nói rằng mình học trường kĩ thuật nên không giỏi tiếng Anh. 1 lí do rất liên quan. Đã là sinh viên là phải giỏi tiếng Anh rồi.

Thế công thức chắc chắn để giỏi tiếng Anh là gì? 

-Ưu tiên tiếng Anh là số 1. Tiếng Anh phải là thứ nhất định phải có. Thái độ của bạn với tiếng Anh phải như ôn thi đại học phải thật sự sống chết với nó. Đưa nó lên làm ưu tiên tối cao trong mọi hoạt động của mình. Với mình đó là mình sẵn sàng bỏ học trên trường những môn mình không thích để xuống thư viện học tiếng Anh, đó là có tiền tiêu vặt cũng dành luôn để mua học liệu và đồ dùng. Định luật 3 Newton cả thôi, lực tác động bằng phản lực, tức là bạn nỗ lực với môn học đó thì mới có thấy kết quả tốt được. Còn hời hợt thì chắc chắn không bao giờ thành. 

-Là không từ bỏ. Bạn từng bỏ cuộc bao nhiêu thứ rồi? Cách bạn làm 1 thứ thường là cách bạn làm mọi thứ khác. Nếu bạn sẵn sàng bỏ cuộc với 1 thứ quan trọng như tiếng Anh thì bạn sẽ dễ dàng bỏ cuộc với những thứ khác quan trọng của cuộc đời bạn. ĐỪNG-BỎ-CUỘC. Bạn nghĩ rằng mình học là thành công ngay từ đầu? Mình cũng từng chán khá nhiều lần. Lúc đầu có thử vài phần mềm học mà không thấy hiệu quả. Đại đa số mọi người thấy 1 công cụ không hiệu quả là từ bỏ luôn, còn mình luôn nghĩ rằng mình chưa tìm được thứ mình thích do đó vẫn tiếp tục tìm kiếm. Kể cả có phải học tới trung tâm tiếng Anh thứ 10 để tìm thấy phương pháp tốt mình cũng phải làm. Đơn giản vì tiếng Anh phải có bằng mọi giá trước khi ra trường. Thời gian đẹp nhất để làm việc này là ngày nhập học đại học, hoặc là ngay hôm nay sau khi bạn đọc bài này. Không có tiếng Anh sau này sẽ như bị cận thị mà không có kính, giỏi tiếng Anh không hề khó như bạn nghĩ. Mình tin rằng với nỗ lực thì chưa đầy 1 năm ai cũng có thể giỏi tiếng Anh từ số 0. Không có tiếng Anh thì chỉ dành cho con người thế kỉ trước.

-Là học để yêu môn học đó bằng mọi giá. Cách dễ nhất để giỏi 1 cái gì đó là yêu nó và hàng ngày sống với nó. Hãy học nói lời yêu trước khi nói lời chửi. Với mình là sáng dậy bật nhạc tiếng Anh, rửa bát nấu cơm nghe tin tiếng Anh, tối nghỉ xem phim tiếng Anh... Không nhiều người trong các bạn làm như thế đúng không? Mình đảm bảo là chỉ làm như thế sau 2 tuần sẽ thấy khả năng nghe lên vượt bậc. Có hứng thú nghe sẽ tự dưng thấy mình có chút “năng khiếu”, rồi dành nhiều thời gian hơn sẽ giỏi nhớ từ hơn giỏi đọc hơn...Nghe giỏi đơn giản là nghe nhiều, cũng giống như tập thể hình, muốn có cơ bắp to phải đi tập chứ không có thuốc uống được. 

Page 92: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

Những hiểu nhầm khi học tiếng Anh: 

-Phải sang nước ngoài học mới giỏi được? Phải ở trong môi trường? Anh rể mình là Việt Kiều, anh ấy kể là ngay cả ở Mỹ cũng rất nhiều người không nói được tiếng Anh. Bạn không cần sang Mỹ vẫn giỏi được bình thường. Bạn chỉ cần bỏ sức và có lòng quyết tâm là được. -Phải có năng khiếu? tiếng Việt là 1 trong những ngôn ngữ khó nói nhất thế giới mà bạn vẫn có thể dùng tốt đó thôi. Để giỏi 1 ngôn ngữ có nhiều cách như học qua nghe/ nói/ đọc viết/ vận động…Những người được coi là có năng khiếu ở Việt Nam là những người giỏi tiếp thu ngôn ngữ qua đọc và viết bởi vì cách học tiếng Anh hiện nay toàn đâm vào ngữ pháp trước. Bạn không giỏi ngữ pháp không có nghĩa bạn không thể giỏi tiếng Anh. “Năng khiếu” duy nhất bạn cần là sự cố gắng. Luôn luôn có cách học phù hợp cho mỗi người. Chương 1: Khởi động-từ số không, người nông dân phải làm sao? 

Mục tiêu của việc học:Bật kênh truyền hình nước ngoài lên hiểu được hoàn toàn. Đọc sách bằng tiếng Anh cũng hiểu hoàn toàn. Gặp người Mỹ nói với họ thoải mái và không cảm thấy khó diễn đạt ý của mình. Đừng bao giờ học chỉ để lấy IELTS hoặc TOEIC rồi để đó. Ngôn ngữ là phải dùng được, ngôn ngữ chỉ để thi là ngôn ngữ chết. 

Học cái đầu tiên: Phát âm. 

Bạn thấy bế tắc và khó vào khi học nghe nói tiếng Anh? Phát âm cơ bản là nền tảng và là chìa khoá không thể bỏ qua cho cả người bắt đầu và trung cấp. Phát âm quan trọng hơn bạn nghĩ đó. Vì: 

Phát âm chuẩn thì nghe tốt hơn: Chắc hẳn bạn cũng có phân vân như bao bạn khác là tại sao có rất nhiều từ cơ bản và mình biết rồi nhưng không nghe ra. Ví dụ từ business, trong đầu bạn sẽ là từ có 3 âm tiết được đọc là “bi zi nít”. Thực tế người Mỹ sẽ đọc là BIZ-niz có 2 âm tiết và nhấn vào đầu, khi nghe thấy từ này bạn không tìm thấy nó trong bộ nhớ của bạn nên không nghe ra. Đó là lí do tại sao những người phát âm sõi thì nghe tiếng Anh dễ hơn nhiều. Trong Tiếng Anh có rất nhiều âm mà Tiếng Việt không hề có, (tiêu biểu như /∫/, /ð/, /θ/… ), kèm theo đó là vô số các hiện tượng biến âm, nuốt âm, ngậm âm… Một câu đơn giản như “What do you want?” trên thực tế sẽ không bao giờ được nói một cách “tử tế” theo kiểu đánh vần thong thả từng từ một, mà sẽ được “biến tấu” đại khái thành “wa-da-ya-want” nói liền. Học xong khoá phát âm cũng là lúc bạn thấy khả năng nghe mình lên 1 bậc. Phát âm chuẩn cũng là bạn tự tin giao tiếp và được tôn trọng hơn, đặc biệt sau này nếu bạn muốn đi du lịch hoặc làm cho các tập đoàn đa quốc gia. 

Làm sao tự học phát âm chuẩn và hay? Phát âm tiếng Anh là thứ hoàn toàn có thể tự học mà cũng đạt tới gần mức bản xứ nếu như bạn có động lực và sự tự giác học. Điều đầu tiên các bạn cần làm là phải có 1 cái gương để làm theo luôn. Sau đó là phải ghi âm lại đoạn của bạn nói để so sánh với bài nói gốc mới chỉnh sửa được. Học 1 cách kiên nhẫn cẩn thận không được vội với bước này. Mặt mình đây, ngày xưa toàn ngồi nói tới đau cổ thì thôiMặt mình đây, ngày xưa toàn ngồi nói tới đau cổ thì thôi

Khi đã đọc chuẩn từng âm là tới lúc học cách đọc cả đoạn văn, quan trọng nhất là phải “quen miệng”. Nhớ rằng để đọc nhuyễn 1 từ nào đó bạn cũng phải đọc qua nó gần chục lần. Công cụ hợp

Page 93: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

lý nhất để bạn tập đọc cả đoạn văn đó là VOA Special bạn có thể search trên youtube rất nhiều. Điểm đặc biệt của video là giọng rất chuẩn, đọc rất chậm và nhấn trọng âm rất rõ ràng kèm phụ đề như karaoke. Bạn cần tập đọc ít nhất khoảng 15-20 video như thế. 

Sau bước đó là tới bước luyện ngữ điệu, người Việt mình nói ngữ điệu không lên xuống nhiều và mỗi từ là 1 tiếng được nói tách ra. Do đó khi nói tiếng Anh chúng ta cũng thường nói tiếng Anh theo cách của người Việt. Ngữ điệu tiếng Anh khác hoàn toàn, nó phải được nói liền 1 cách mượt mà như dòng suối chảy và khi bạn nói có ngữ điệu là bạn đưa cảm xúc của bạn vào trong câu nói. Cách nhanh nhất và hiệu quả nhất là nhại phim, phim tốt nhất để nhại là phim Friends vì giọng họ chuẩn, phim có tính nhân văn cao và hài nhẹ nhàng dễ tiêu hoá. Bản thân mình cũng phải nhại tới cả trăm phim đó. Vì nhại nhiều quá nên khi vào hoàn cảnh mình nhớ cấu trúc cần diễn đạt 1 điều gì đó rất dễ dàng. 1 mũi tên trúng nhiều đích, nhớ từ mới, luyện nghe, luyện ngữ điệu mà hiểu thêm văn hoá của nước họ. Hệ quả của phát âm sai rất lớn, vì nó sẽ hình thành những thói quen phát âm lệch lạc rất khó sửa sau này, giống như uốn cây thì người ta thường chỉ uốn khi cây còn non. Nếu bạn đang ở vạch xuất phát trên con đường chinh phục Tiếng Anh, Phát âm chính là cái đích đầu tiên mà bạn cần hướng đến! Và nếu bạn chỉ sẵn sàng học một khóa Tiếng Anh duy nhất, thì hãy chọn Phát âm!Tài liệu cần dùng: [1] Pronunciation Workshop / [2] BBC pronunciation. (link tải mọi tài liệu ở cuối cẩm nang)

Bước 2 : Nghe 1 ngày nhiều tiếng 

Nghe gì lúc mới học? Con người học bất kì ngôn ngữ nào cũng là từ nghe trước khi biết nói và đọc. Bạn muốn có thứ để nói ra thì phải nạp thật nhiều vào đầu trước tiên. Có thể bạn chưa biết, não chúng ta có 2 phần là ý thức và tiềm thức. Để xử lí hiểu 1 đoạn âm thanh thì não tiềm thức sẽ xử lí nhận dạng phân loại âm thanh và não ý thức sẽ nhận dạng ý nghĩa cho nó. Phần tiềm thức là phần hoạt động mọi lúc kể cả khi ngủ, có người ngủ được khi tiếng TV ầm ầm nhưng thức giấc ngay khi nghe tiếng khóc của em bé khe khẽ, hoặc được người khác nhắc tên mình khi ngủ. Bạn phải “dạy” tiếng Anh cho phần này bằng cách nghe thụ động trước, tức là nghe thật nhiều tiếng Anh mà không cần hiểu thì phản xạ “nghe thấy” (tức là nhận dạng [biz-niz] là business). 

Chăm nghe là chắc chắc giỏi và nghe là cách học ngôn ngữ tốt nhất. Khi nghe nhiều 1 từ nào đó, từ đó được ghim sâu trong tâm trí của bạn thì chỉ cần tra từ điển 1-2 lần là sẽ nhớ như in. Các bạn đừng tưởng rằng mình biết chữ tiếng Anh đó là mình có thể nghe được từ đó. Bí kíp để nghe được hội thoại tiếng Anh đó là bạn phải được nghe MỌI CÂU đó từ trước đó vài lần rồi. Vì nghe tiếng Anh không phải nghe từng từ riêng lẻ mà là phải nghe cả cụm, tiếng Anh mọi âm luyến và nối vào nhau chứ không tách như tiếng Việt hoặc tiếng Trung. 

Tài liệu nào để nghe đầu tiên? Nếu bạn là fan của âm nhạc thì có tin vui cho bạn. Step Up đã soạn sẵn 1 bộ 100 bài hát và có kèm lyric và phần lời dịch tương ứng. Có sẵn cả phần để trống để bạn có thể luyện tập điền vào ô trống. Có thể dùng những bộ tài liệu được đọc rất chậm như: [3] Dialogues for beginners.[4] Learn Via Listening. Tìm trên Youtube: [5]Tên-bài-hát+lyric/karaoke (vietsub tuỳ bạn). Tìm Bedtime story. Hoặc lên hẳn trang truyện nói tiếng Anh cho trẻ con cực đẹp nhưwww.bedtimestoriescollection.com

Nghe gì lúc đã khá? Bắt đầu nghe những thứ khó hơn như [6] Effortless English, bộ này được cái

Page 94: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

rất bài bản đầy đủ vốn từ vựng nhưng điểm trừ là rất nhanh chán. Tuỳ từng bạn mới có thể đủ kiên nhẫn theo được bộ này. Dễ dàng hơn rất nhiều đó là nhạc và phim. Khi mới học thì nên xem phim hoạt hình vì giọng trong phim hoạt hình rất dễ nghe và ngôn từ trong sáng không tiếng lóng như Up, Despicable me, Toy Story…trình độ cao hơn chút bạn nên xem phim Friends, mình xem phim Friends liên tục trong 3 tháng và trình độ nghe cải thiện vượt bậc. Bản thân mình ngày xưa sinh viên năm 1-2 không có việc gì nên 1 năm xem gần 500 phim tiếng Anh phụ đề, từ vựng và khả năng nghe của mình cực kì xuất sắc. Chương 2: Vượt chướng ngại vật 

Từ mới là chìa khoá, làm sao để học từ mới nhớ lâu 1 cách tự nhiên? Có từ mới là có tất cả, có thể không giỏi ngữ pháp nhưng biết những từ khoá trong câu đó bạn sẽ hiểu được. Giải quyết được vấn đề này là giỏi tiếng Anh dễ như ăn bánh. Như mình đã nói chỉ cần khoảng 1500 từ nền tảng là sẽ dễ dàng hấp thụ tiếng Anh hơn rất nhiều. Số từ còn lại sẽ tự vào đầu bạn 1 cách dễ dàng hơn rất nhiều khi bạn có được 1500 từ này. Bất kì việc nào cũng cần phải thắng lực “ma sát nghỉ” nên bạn phải thực sự nỗ lực để có được 1500 từ này. 

Chuẩn bị: Phải có 1 quyển sổ siêu đẹp siêu dễ thương, cả con trai cũng nên mua sổ cute để cho mình thật thích viết vào đó, nên viết bút nước đỏ-xanh-tím tuỳ bạn, càng màu sắc càng kích thích trí nhớ. Chuẩn bị ghi lại những gì mình học được trong ngày, những "tín hiệu" tiếng Anh mà mình gặp được và học được trong ngày. 1 ngày 10 từ trong 6 tháng chắc chắn là nghe hiểu được khá khá rồi. Dùng cả giấy dán “post it note” loạn xị trong nhà nữa nhé, viết to đẹp và trang trí lên nữa. Đừng viết từ trọc mà phải viết cả câu chứa từ hoặc viết cả cách dùng của từ kèm với giới từ. Như “take off/keen on/interested in/count on…”

Học cái gì: Nếu không biết 1 chữ nào thì bắt đầu học với 100 từ cơ bản tiếng Anh

Phân loại từ vựng cần học: Tại sao em học 10 từ mà chỉ nhớ được 2-3 từ là sao?Từ vựng tiếng Anh sẽ được phân loại theo thời gian bạn có thể gặp. Có từ 1 ngày bạn gặp 2 lần, có từ 1 năm mới gặp 2 lần. Sai lầm của hầu hết các bạn chăm học tiếng Anh mà không có chiến lược đó là từ nào mới cũng học mà không biết rằng chỉ nên học những từ “gía trị” với mình, tức là những từ mình có thể nhớ và dùng được nó sớm. Học những từ quá ít gặp thì rất nhanh bị quên. Kinh nghiệm cá nhân của mình lúc mới bắt đầu học là chỉ học những từ ít âm tiết và ít chữ cái. Chỉ ghi nhớ những từ mà mình thấy “quen quen” đã gặp lần 2-3. Bằng việc phân loại này bạn có thể nhớ tới 6-8 /10 từ đã học. Tại sao mình nói là nghe là phương pháp học tiếng Anh tốt nhất? Vì đó là phương pháp học 1 ngôn ngữ tự nhiên nhất của loài người và bạn có thể “gặp” 1 từ rất nhiều lần mà không mất nhiều công sức. Cứ nghe 1 ngày 5-10 tiếng tiếng Anh không cần hiểu đó là cách rất hiệu quả để nhớ từ. Học các tiền tố hậu tố: Tiết kiệm 30% công sức học từ vựng nhờ biết tất cả anh em họ hàng của từ. [7] Phụ lục tiền tố hậu tố.

Vận dụng cảm xúc: Bạn sẽ nhớ 1 từ vựng vĩnh viễn khi gặp nó 9 lần vận dụng nghe nói đọc viết liên hợp và nhiều văn cảnh khác nhau. Để 1 từ mới ghim vào đầu bạn nó sẽ cần năng lượng cảm xúc để có thể đi được tới trí nhớ dài hạn, bạn thử nghĩ mà xem mọi thứ bạn nhớ lâu đều đi kèm với rất nhiều cảm xúc với sự kiện đó. Với cảm xúc mạnh thì chỉ cần 1-2 lần là nhớ từ đó vĩnh viễn rồi. Do đó khi học tiếng Anh phải là lúc mình sung sức và tỉnh táo nhất. Từ mới lấy từ phim và nhạc thì chỉ nên chọn những từ xuất hiện nhiều và trong những khung cảnh đáng nhớ nhất. 

Page 95: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

Em xem phim từ nào em cũng biết nghĩa mà không hiểu sao em không thể dịch nổi cả câu? 

“Let the cat out of the bag-kể thông tin bí mật”“Let the cat out of the bag-kể thông tin bí mật”

Trả lời : [8] Idioms! Các bạn thiếu thành ngữ, tiếng Anh có 1 cái khá oái oăm là tồn tại rất nhiều sự kết hợp kì quặc của các từ để trở thành 1 từ hoàn toàn khác. Ví dụ như từ “gHet” những bạn mới học chỉ biết nghĩa là lấy, nhưng get lại đi với over, on, back, up...thật sự khó hiểu. Tới lúc này là ngày bạn học bộ Essential English Idioms. Học xong bộ thành ngữ cơ bản này bạn sẽ bẻ khoá được kha khá văn viết và văn nói tiếng Anh đó. 

Kĩ thuật âm thanh tương tự: (Không dành cho nhiều người) Ngày trước mình dùng kĩ thuật âm thanh tương tự mà học được 50 từ/ngày, bây giờ bất kì từ nào mình cũng chỉ cần 30s là có thể nhớ nó sau cả tháng không đọc lại. Kĩ thuật này nếu tập áp dụng cho quen thì rất thần kì. Mình nghĩ tập nhiều ai cũng làm được, chỉ cần hơi điên và sáng tạo cộng kiên nhẫn chút là được. Bằng mọi giá thử phương pháp này trong 50 từ đầu không bỏ cuộc nhé, rồi hãy kết luận là nó hiểu quả hay không. Nếu bạn có khả năng học 50 từ/ngày như mình thì chỉ cần 3 tháng là đủ từ dùng cả đời đó. Học sẽ nhanh kinh khủng. 

Phương pháp chính bản thân mình dùng rất đơn giản gọn nhẹ. Việt hoá từ đó đọc giống giống là được, sao cho nhìn từ tiếng Anh là mình nhớ ngay ra từ tiếng Việt đó. Từ từ tiếng Việt đó chế câu chuyện sao cho nó dính được với nghĩa tiếng Việt của từ đó. Câu chuyện của bạn có thế nào đi nữa thì đều là tự do bạn tạo ra nên bạn sẽ rất dễ nhớ. Còn ví dụ của mình chắc nó chỉ hợp logic với mình thôi nhưng mình nhớ nó rất lâu. Ví dụ tự bạn nghĩ ra thì bạn sẽ nhớ lâu hơn nhiều. 

consequence => con xé quần, con xe quèn, con sẽ quên…Con mà xé quần thì biết ngay là Hậu Quả rồi. Innovate => in nâu vệt (in không có vết => 1 Cải Tiến lớn trong ngành in chẳng hạn) Helmet => Heo mệt: Con heo rất mệt khi phải đội Mũ Bảo Hiểm Tưởng tượng ngay ra hình 1 con heo đang đội mũ bảo hiểm. Remember => Đi đâu giờ? mình chẳng Nhớ là đi đâu giờ? Kettle => Khét lè => Đun cái Ấm quên tắt thế là cháy khét lè. Alley=> bully=> Trong Alley thường có Bully (a đến b), trong Ngõ Hẻm thường có đầu gấu rình rập.

Chương 3: Tăng tốc: Đọc và nghe đẳng cấp cao hơn: 

Đọc gì để tập đọc và giải trí? Thứ dễ vào đầu nhất là truyện tranh đó. Manga là thứ rất lôi cuốn và dễ vào đầu. http://kissmanga.com/ và tìm Doraemon hay là Dragon balls, Naruto...Lúc mới học thì cả quyển sách là từ mới, bây giờ thì chỉ có chục từ trên 1 trang là mới, lúc này là lúc tăng tốc bởi vì bạn không cần phải tra từ điển, chỉ dùng ngữ cảnh cũng có thể bẻ khoá được từ đó nghĩa như nào. Tới giờ thì dễ dàng quá rồi, thừa thắng xông lên thôi các bạn. 

Vấn đề thường gặp của những bạn ở trình độ trung cấp này là khả năng nghe và đọc hiểu đoạn dài.

Page 96: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

Đọc tới câu thứ 5 là quên câu 1? Nghe câu 3 quên câu 1? Mình “bắt bệnh” chuẩn vì chính mình đã gặp vấn đề này. Điều này hoàn toàn bình thường và xảy ra với tất cả mọi người. Giải pháp là gì? Mình phát hiện ra 1 bí kíp mà có thể giúp tất cả các bạn có thể đọc văn bản tiếng Anh cực kì dễ dàng mà không gặp vấn đề gì đó là “Bí kíp 501”. Bí kíp 501 chỉ ra rằng khi bạn đọc tới trang sách tiếng Anh thứ 501 (tương đương 2-3 quyển sách tiếng Anh) là bạn sẽ đọc hiểu trở nên rất dễ dàng. Lí do bạn chưa thể nhớ được tiếng Anh bởi vì nguyên liệu nhớ của não bạn vẫn bằng tiếng Việt và chỉ bằng việc đọc nhiều nghe nhiều mới làm cho não bạn chuyển dần sang lưu trữ dữ liệu bằng tiếng Anh. Để luyện nghe làm bài TOEIC dài hay IELTS thì bạn phải có khả năng nghe hiểu cả tiếng đồng hồ, tương đương với việc nhớ cả bài giảng. Thế thì phải chuyển loại tài liệu luyện nghe sang loại khác hẳn so với phim vì phim chủ yếu là đối thoại, còn bài nghe luyện thi là độc thoại dài. Phần luyện nghe bài dài mình trình bày kĩ hơn ở mục luyện thi IELTS. Bí quyết chọn sách hay để đọc: Lên Amazon rồi xem điểm và đánh giá của sách để không bị phí thời gian đọc sách dở. 

Với những sách khó hiểu thì đọc bản tiếng Việt trước khi đọc bản tiếng Anh. Đọc sách kinh doanh (hoặc bất kì sách gì liên quan tới chuyên ngành của bạn) bằng tiếng Anh. Đọc nhiều là khả năng viết cũng sẽ lên theo vì vốn từ vựng bạn dày lên và bạn cũng học được nhiều cấu trúc hấp dẫn. Mình luôn ghi vào sổ của mình những cấu trúc diễn đạt “sang chảnh” để sau này khi cần thì dùng. 

Luyện nghe: [10] Tài liệu luyện nghe cực đỉnh cho dân kinh tế và kĩ thuật.

Luyện nói: Nói dở cũng được nhưng phải nói ra thật nhiều. Nếu bạn có người bạn (hoặc người yêu) giỏi tiếng Anh thì không còn gì bằng, không thì hãy kiếm gia sư hay ai đó kiên nhẫn nói chuyện tiếng Anh với bạn. Họ quan tâm và tạo động lực cho bạn nói. Tiếc là không phải ai trong chúng ta cũng có môi trường như thế. 

Để nói có ngữ điệu hay thì không gì bằng nhại phim, người ta nói gì mình nhại theo đó là tự dưng sau 1 tháng sẽ có ngữ điệu tự nhiên. Khi người ta không nói thì mình ngồi bình luận phim hoặc diễn tả hành động diễn viên bằng lời. Cách nữa học nói là luyện nghĩ bằng tiếng Anh. Dịch toàn bộ câu mà mình nghe được từ người nói chuyện với mình sang tiếng Anh. Dịch từ khoá thôi nhé, không thì không kịp. Để luyện phản xạ nói thì hãy tìm cho mình 1 câu lạc bộ để sinh hoạt thường xuyên. Khi bạn nói sai, hoặc thấy bí từ để nói đó chính là động lực để bạn tìm hiểu từ đó và tìm cách cải thiện tiếng Anh của mình. Nhiều bạn chỉ cố vùi tiếng Anh của mình thật sâu để khỏi thấy việc cần sửa chữa. Để làm quen bạn có thể chat với IRIS trên android hay SIRI trên Iphone. Còn luyện chat chữ có thể chat với [9]CleverBot. Gần như bạn hỏi gì nó cũng trả lời được đó. Trả lời 1 cách khá là giống con người. 

“User: Can you help me to improve my english?Cleverbot: Yes.User: How?Cleverbot: You do wear the same shoes.User: Yes. And?Cleverbot: How old are you?User: I'm 22.Cleverbot: Are you sure?User: Yes.

Page 97: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

Cleverbot: You are wrong.User: 24 right?Cleverbot: Yes.User: How do you know?Cleverbot: Because I know.User: How many wood would a woodchuck chuck?Cleverbot: If a woodchuck could chuck wood?”

Chương 4: Về đích 

Thế là đã 6 tháng với mỗi ngày 4-5h học hân hoan thì bạn đã hoàn toàn có thể sang trang mới. Đó là luyện chứng chỉ cao hơn. Tại sao mình không viết TOEIC vì TOEIC mình thấy chỉ có đọc và nghe thì không hề khó khăn gì để đạt trên 800 với cường độ học như này trong vài tháng tới. 

IELTS là kì thi uy tín của quốc tế và dễ chịu hơn và không học thuật quá như TOEFL. Giỏi IELTS sẽ thêm tự tin khi tuyển dụng. Bài kiểm tra nói và viết của IELTS có nhiều điểm tương đồng với bài kiểm tra tiếng Anh đầu vào của nhiều công ty nước ngoài. 1 động lực lớn khi học tập đó là cảm nhận sự tiến bộ. Học giao tiếp rất tốt nhưng học IELTS còn tốt hơn khi IETLS là 1 thước đo có thể so mình vào để thấy rằng mình tăng như thế nào. 

Mình xin chia sẻ vài lưu ý khi học IELTS: -Tự học là số 1: Không phải cứ đi học trung tâm mới có thể đạt điểm cao, biết cách tự học và có động lực, niềm tin là hoàn toàn có thể tới nơi. Không thể vài câu nói mà có thể giúp các bạn lên 8.0 được nên mình lập page “Hành Trình IELTS 8.5” để cập nhật mọi phương pháp và tài liệu.https://www.facebook.com/hanhtrinhIELTS8.5. Sứ mệnh của trung tâm mình lập ra là để phổ biến việc tự học và tăng tốc cho các bạn sinh viên. Ngồi học 8h/ngày thấy thoải mái còn hơn là ép mình học căng thẳng trong 2h. Hiệu quả đến từ việc tích luỹ thật lâu dài qua thời gian chứ không qua vài tuần nhồi nhét.

-Gắn việc học tiếng Anh với mọi sở thích cá nhân và đam mê nghề nghiệp. Nghe có vẻ lạ nhưng đây là chiến lược 80% dân IELTS điểm cao tự học sử dụng, các bạn ấy trước khi động vào sách luyện IELTS thì đã xem cả trăm phim, nghe cả vài nghìn bài hát tiếng Anh, đọc cả chục quyển sách mà các bạn ấy thích. Khi học sách luyện thi là chỉ làm quen với format của kì thi thế là đã điểm khá tốt rồi. Người giỏi thì luôn làm 1 việc mà đạt được cùng nhiều mục đích. Khi học tiếng Anh cũng thế, đừng học Eng chỉ để giỏi mỗi tiếng Anh không mà hãy học để tăng cả hiểu biết và vốn sống, nuôi dưỡng bản lĩnh và tâm hồn. Đọc Sherlock Holmes/ Harry Potter hay tạp chí shopping hay truyện cười bằng tiếng Anh. Bất cứ cái gì thuộc đam mê của các bạn mà các bạn đọc thì các bạn hoàn toàn không có cảm giác "bị" học. Chỉ có đắm chìm với ngôn ngữ 1 cách hân hoan mới thành công. 

-Có thật nhiều tài liệu nhiều lĩnh vực: Vốn từ trong bài thi IELTS không chỉ tập trung vào kinh tế như TOEIC mà còn cả tự nhiên và xã hội. Mình rất hay xem Discovery Channel về đủ các vấn đề như núi lửa, nhện, vũ trụ, môi trường… Học từ vựng từ những thứ đó cực kì dễ vào đầu mà hợp với những gì có trong IELTS. Chiến lược kinh điển của dân IELTS Việt Nam là điểm đọc và điểm nghe thật khủng rồi tự kéo các phần khác. Đừng luyện thi IELTS chỉ bằng cách học thuộc mẫu câu và chỉ luyện tips, học kiểu ấy vừa khô khan sẽ dễ bị mai một mà không thêm gì cho vốn sống của các bạn.

Page 98: Kinh nghiệm ôn thi ielts 8

Vốn sống không mài ra ăn được? Vốn sống chính là 1 trong những thứ quyết định được khả năng giao thiệp của các bạn sau này bởi vì các bạn sẽ biết bắt nhịp được với sở thích rất nhiều loại người-bí quyết để có mạng lưới và quan hệ rộng. 

Tiếng Anh quan trọng lắm, nó là chìa khoá cho cả thế giới mới. Hãy chia sẻ cẩm nang và cơ hội này cho những người cần nhé. Sắp tới mình cũng làm mấy clip hướng dẫn phát âm và cả cẩm nang giao tiếp tiếng Anh nữa. Bạn nào quan tâm thì subscribe (theo dõi) facebook của mình. Có câu hỏi gì thì comment luôn vào đây nhé, mình sẽ tổng hợp và cố gắng giải đáp hết. 

Tài liệu: Vì 1 số tài liệu quá nặng không dễ upload lên mạng nên các bạn chịu khó google 1 số cái còn thiếu nhé (hoặc điền thông tin vào link đăng kí rồi mình sẽ gửi bạn sau). http://bit.ly/STEPUP-tuvanfree.

[1]Pronunciation Workshop http://www.mediafire.com/folder/wcvtvwvan5lv3/Pronunciation_Workshop Bonus: Quy tắc phát âm tiếng Anh (bản tiếng Việt) http://www.mediafire.com/view/010r4i8y9jc3xzh/quy-tac-phat-am-tieng-anh.pdf [2]BBC pronunciation http://www.youtube.com/playlist?list=PL3B9945D36E1FF870[3]Dialogues for beginners. http://www.mediafire.com/download/s8haj6kf16v681g/DIALOGUES%20FOR%20BEGINNERS.zip[4]Learn Via Listening http://www.mediafire.com/download/f8vp11nyu39b978/Learn%20English%20via%20Listening%20Level%201.zip [5]Youtube Tên-bài-hát+lyric/karaoke http://www.youtube.com/watch?v=wx_PEWBSMyE [6]Effortless English (cái này quá nặng, bạn có thể google hoặc tới Step Up)[7] Phụ lục tiền tố hậu tố. http://www.mediafire.com/view/fv38s9404j1k3ut/Step%20Up%20Tien%20to%20hau%20to.pdf [8]Idioms https://www.mediafire.com/folder/8o5jb4mcz3r7w/idioms[9]http://cleverbot.com/ [10] Tài liệu luyện nghe: Itune U-kho học liệu mở vô tận của Apple (google Cách sử dụng Itune U). Có thể tham khảo kho video từ các trường đại học và các tổ chức khác:http://academicearth.org/http://www.internationalentrepreneurship.com/http://mitworld.mit.edu/http://www.mbavid.com/index.php/mba-videos/video-categorieshttp://ted.com/http://www.youtube.com/education