100
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA QUẢN TRKINH DOANH CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH QUỐC T-------***------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Sinh viên thực hiện : Vũ ThNhƣ Quỳnh Lớp : Anh 3 Khoá : 45 Giáo viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn ThTuyết Nhung Hà Nội, Tháng 5 Năm 2010

Tailieu.vncty.com 5249 5591

Embed Size (px)

DESCRIPTION

http://tailieu.vncty.com

Citation preview

Page 1: Tailieu.vncty.com   5249 5591

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ

-------***-------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN Ở VIỆT NAM

HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Sinh viên thực hiện : Vũ Thị Nhƣ Quỳnh

Lớp : Anh 3

Khoá : 45

Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Hà Nội, Tháng 5 Năm 2010

Page 2: Tailieu.vncty.com   5249 5591

MỤC LỤC

Trang

Mở đầu ………………………………………………………………………

Chương 1: Tổng quan về kinh tế tư nhân……………………………………

1.1. Một số vấn đề lý luận về kinh tế tư nhân……………………………..

1.1.1. Khái niệm kinh tế tư nhân…………………………………………….

1.1.1.1. Sở hữu tư nhân…………………………………………………….

1.1.1.2. Kinh tế tư nhân…………………………………………………….

1.1.2. Tính tất yếu khách quan và quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam

về sự tồn tại, phát triển kinh tế tư nhân……………………………….

1.1.2.1. Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển của kinh tế tư

nhân………………………………………………………………..

1.1.2.2. Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về phát triển của kinh

tế tư nhân…………………………………………………………..

1.1.3. Đặc điểm và vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường

định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay……………………………..

1.1.3.1. Đặc điểm của kinh tế tư nhân……………………………………...

1.1.3.2. Vai trò của kinh tế tư nhân………………………………………...

1.1.4. Điều kiện để phát triển kinh tế tư nhân……………………………….

1.1.4.1. Kinh tế tư nhân phải được tự do phát triển………………………..

1.1.4.2. Nhà nước tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho thành phần

kinh tế tư nhân phát triển…………………………………………..

1.1.4.3. Sự hỗ trợ của Nhà nước đối với kinh tế tư nhân…………………..

1.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân của các nước trong khu vực

1

4

4

4

4

5

8

8

10

11

11

11

12

12

12

14

Page 3: Tailieu.vncty.com   5249 5591

và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam………………………………..

1.2.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản…………………………………………...

1.2.2. Kinh nghiệm của Singapore…………………………………………..

1.2.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc………………………………………...

1.2.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam…………………………………..

Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay……..

2.1. Thực trạng phát triển khu vực kinh tế tư nhân qua các thời kỳ……….

2.1.1. Giai đoạn trước đổi mới năm 1986……………………………………

2.1.2. Giai đoạn từ năm 1986 – 1999………………………………………..

2.1.3. Giai đoạn từ năm 2000 – nay…………………………………………

2.1.3.1. Số lượng doanh nghiệp…………………………………………….

2.1.3.2. Quy mô vốn………………………………………………………..

2.1.3.3. Cơ cấu theo ngành, địa bàn………………………………………..

2.2. Đánh giá về sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam…..

2.2.1. Thành tựu……………………………………………………………...

2.2.1.1. Đóng góp vào GDP ngày càng lớn………………………………...

2.2.1.2. Tạo nguồn bổ sung vào ngân sách nhà nước………………………

2.2.1.3. Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động……………………..

2.2.1.4. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu…

2.2.1.5. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh…………………………….

2.2.2. Hạn chế………………………………………………………………..

2.2.2.1. Về nguồn vốn……………………………………………………...

2.2.2.2. Chất lượng lao động thấp………………………………………….

2.2.2.3. Thiếu các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực kinh tế quan

15

15

17

20

23

26

26

26

28

31

31

36

39

44

44

44

45

48

51

52

54

54

56

Page 4: Tailieu.vncty.com   5249 5591

trọng………………………………………………………………..

2.2.2.4. Khả năng tiếp cận thị trường yếu………………………………….

2.2.2.5. Hiệu quả kinh doanh nhìn chung còn thấp………………………...

2.2.3. Những nguyên nhân hạn chế sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở

Việt Nam……………………………………………………………...

2.2.3.1. Về nhận thức chung………………………………………………..

2.2.3.2. Về cơ chế chính sách của nhà nước……………………………….

2.2.3.2.1. Trong việc huy động và sử dụng các nguồn lực…………………...

2.2.3.2.2. Thiếu sự hỗ trợ từ phía nhà nước………………………………….

Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam

hiện nay………………………………………………………………………

3.1. Dự báo xu hướng phát triển kinh tế tư nhân…………………………..

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam

hiện nay……………………………………………………………….

3.2.1. Đổi mới nhận thức, hoàn thiện môi trường pháp lý đối với kinh tế tư

nhân…………………………………………………………………..

3.2.2. Giải quyết những khó khăn về đất đai và mặt bằng sản xuất kinh

doanh đối với kinh tế tư nhân…………………………………………

3.2.3. Đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn đầu tư, tín dụng đối với kinh

tế tư nhân……………………………………………………………...

3.2.4. Hoàn thiện chính sách thuế đối với kinh tế tư nhân ………………….

3.2.5. Tăng cường công tác hỗ trợ thông tin và xúc tiến thương mại đối với

kinh tế tư nhân………………………………………………………...

3.2.6. Thúc đẩy, hỗ trợ kinh tế tư nhân hội nhập kinh tế quốc tế……………

59

60

60

62

62

65

65

68

70

70

74

74

76

77

80

82

84

Page 5: Tailieu.vncty.com   5249 5591

3.2.7. Phát huy nội lực của kinh tế tư nhân………………………………….

Kết luận………………………………………………………………………

Tài liệu tham khảo…………………………………………………………...

87

91

92

Page 6: Tailieu.vncty.com   5249 5591

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

1. DANH MỤC BẢNG

- Bảng 1: Tốc độ tăng các loại hình doanh nghiệp tư nhân từ năm 1994 –

1998

- Bảng 2: Đóng góp GDP của khu vực kinh tế tư nhân

- Bảng 3: Số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời

điểm 31/12 hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp

- Bảng 4: Tổng vốn đăng ký và vốn đăng ký bình quân của doanh nghiệp

- Bảng 5: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của các doanh

nghiệp phân theo địa phương

- Bảng 6: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo thành phần

kinh tế

- Bảng 7: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo

giá thực tế

- Bảng 8: Số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm

phân theo vùng kinh tế

- Bảng 9: Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo thành phần

kinh tế

- Bảng 10: Doanh thu thuần của doanh nghiệp phân theo loại hình doanh

nghiệp

- Bảng 11: Tổng số lao động trong các doanh nghiệp hàng năm phân theo

loại hình doanh nghiệp

- Bảng 12: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam

Page 7: Tailieu.vncty.com   5249 5591

2. DANH MỤC BIỂU ĐỒ

- Biểu đồ 1: Số lượng doanh nghiệp đăng ký hàng năm

Page 8: Tailieu.vncty.com   5249 5591

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do nghiên cứu đề tài

Trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ

nghĩa, vấn đề phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần được đặt ra như một yêu

cầu tất yếu đối với nền kinh tế Việt Nam. Kinh tế tư nhân là một bộ phận trong

cơ cấu ấy đã có một thời kỳ bị coi là đối lập với kinh tế xã hội chủ nghĩa, vì vậy

phải nằm trong diện cải tạo xóa bỏ. Song thực tiễn đã cho thấy quan niệm như

vậy là cực đoan và sự xuất hiện trở lại của kinh tế tư nhân đã góp phần không

nhỏ vào sự thay đổi bộ mặt của nền kinh tế theo hướng tích cực. Cùng với chủ

trương chuyển nền kinh tế Việt Nam sang nền kinh tế thị trường, Đảng và Nhà

nước Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để khuyến khích sự

phát triển của các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân.

Nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới. Trong

bối cảnh các nguồn lực kinh tế của Việt Nam còn đang hạn chế, xây dựng một

nền kinh tế nhiều thành phần, còn kinh tế tư nhân như một động lực phát triển cơ

bản là một bước đi hoàn toàn đúng đắn. Trong những năm vừa qua, mặc dù đã có

bước phát triển tốt, kinh tế tư nhân Việt Nam vẫn chưa thực sự có được một vai

trò tương xứng với tiềm năng của nó. Đề tài “Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt

Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp” đã được chọn và triển khai trong bối

cảnh đó.

2. Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận

- Xây dựng khung lý luận của khóa luận bao gồm: làm rõ các vấn đề về

kinh tế tư nhân (khái niệm, đặc điểm, vai trò…)

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

Page 9: Tailieu.vncty.com   5249 5591

2

- Dự báo xu hướng phát triển của kinh tế tư nhân và đề xuất một số giải

pháp chủ yếu phát triển kinh tế tư nhân.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: tình hình, xu hướng và một số giải pháp chủ yếu

phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

- Thời gian: sau khi đất nước thực hiện chính sách đổi mới (năm 1986) đến

thời điểm hiện nay (nửa đầu năm 2010).

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp duy vật

biện chứng, phương pháp logic kết hợp duy vật lịch sử, phương pháp dự báo,

phương pháp so sánh đối chiếu. Bên cạnh đó chú trọng sử dụng phương pháp

thống kê nhằm phân tích số liệu thông qua các bảng số liệu…

5. Tên và kết cấu của khóa luận

- Tên khóa luận: Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay - thực trạng

và giải pháp.

- Kết cấu của khóa luận: Ngoài mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục các

bảng và biểu đồ thì nội dung khóa luận tốt nghiệp được kết cấu thành 3

chương:

Chương 1: Tổng quan về kinh tế tư nhân

Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay

Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam

hiện nay

Do khả năng và điều kiện còn hạn chế về mặt thời gian cũng như trình độ

của người viết nên bài khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định.

Người viết rất mong nhận được những đóng góp quý báu của thầy cô và bạn bè

có quan tâm đến vấn đề này để bài viết được hoàn thiện hơn.

Page 10: Tailieu.vncty.com   5249 5591

3

Nhân đây người viết xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các thầy cô vì

những chỉ bảo giúp đỡ trong suốt những năm tháng học đại học và nhất là cô

giáo, ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung – người đã giúp đỡ, chỉ bảo hướng dẫn tận

tình trong suốt quá trình người viết thực hiện khoá luận tốt nghiệp này.

Page 11: Tailieu.vncty.com   5249 5591

4

NỘI DUNG

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ TƢ NHÂN

1.3. Một số vấn đề lý luận về kinh tế tƣ nhân

1.3.1. Khái niệm kinh tế tư nhân

1.3.1.1. Sở hữu tư nhân

Thuật ngữ “kinh tế tư nhân” luôn gắn liền với vấn đề sở hữu. Vì vậy,

muốn tìm hiểu về thuật ngữ này, trước hết cần tìm hiểu về sở hữu mà đặc biệt là

sở hữu tư nhân.

Sở hữu là một phạm trù kinh tế vừa có tính chất xuất phát điểm vừa có bản

chất của kinh tế chính trị học. Nếu chiếm hữu là hoạt động có tính tự nhiên của

con người nhằm khai phá và chinh phục thiên nhiên để tạo ra của cải, thì sở hữu

là hình thức xã hội của chiếm hữu. Có thể hiểu phạm trù sở hữu qua cách diễn

đạt sau:

Sở hữu là quan hệ giữa người và người trong việc chiếm hữu của cải, sự

phát triển của các hình thức sở hữu là do sự phát triển của lực lượng sản xuất

quy định. Nội dung của sở hữu luôn được xét trên hai mối quan hệ: quan hệ giữa

chủ sở hữu và đối tượng sở hữu và quan hệ người với người trong quá trình sản

xuất.

Về mối quan hệ thứ nhất, chủ thể sở hữu chủ yếu tồn tại trên hai loại hình:

một cá nhân (tư hữu) hoặc nhiều người (công hữu); còn đối tượng sở hữu bao

gồm những sản phẩm vật chất, phi vật chất, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng…

trong đó sở hữu tư liệu sản xuất là có ý nghĩa hơn cả. Mối quan hệ này được thể

hiện thông qua quyền lực của chủ thể đối với đối tượng sở hữu và được luật hóa

thành quyền sở hữu. Ở đây chủ sở hữu thường phải có các quyền căn bản như:

Page 12: Tailieu.vncty.com   5249 5591

5

quyền sử dụng, quyền hưởng lợi, quyền định đoạt, quyền thừa kế… những mối

quan hệ này cũng chính là nội dung pháp lý của vấn đề sở hữu.

Về mối quan hệ thứ hai, đó là mối quan hệ giữa các giai cấp, các tập đoàn

người trong hệ thống sản xuất xã hội. Mối quan hệ này khẳng định đối tượng sở

hữu, đặc biệt là tư liệu sản xuất, thuộc về ai, từ mối quan hệ đó quy định các hình

thức phân phối và quản lý tài sản, sản phẩm, thu nhập, giá trị giữa họ, mối quan

hệ này được biểu hiện thành nội dung kinh tế của phạm trù sở hữu.

Theo điều 211 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 thì sở hữu tư nhân là sở hữu

cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình. Sở hữu tư nhân bao gồm: sở hữu cá

thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân. Theo khái niệm trên thì sở hữu tư

nhân được hiểu là: sở hữu các tư liệu tiêu dùng cá nhân thường được coi là sở

hữu cá nhân và sở hữu tư liệu sản xuất thường được hiểu là sở hữu tư nhân.

Như vậy, sở hữu tư nhân là quan hệ sở hữu xác nhận quyền hợp pháp của

tư nhân trong việc chiếm hữu, quyết định cách thức tổ chức sản xuất – kinh

doanh, chi phối và hưởng lợi từ kết quả của quá trình sản xuất – kinh doanh đó.

Sở hữu tư nhân về quá trình sản xuất là cơ sở ra đời kinh tế tư nhân.

1.3.1.2. Kinh tế tư nhân

Trên thực tế, tùy thuộc vào cách tiếp cận mà có những cách hiểu dẫn đến

những khái niệm khác nhau về kinh tế tư nhân.

Ở các nền kinh tế thị trường phát triển trên thế giới hiện nay, mọi hoạt

động không thuộc khu vực công đều được coi là khu vực kinh tế tư nhân.

Ở một số nước khái niệm về khu vực kinh tế tư nhân cũng rất phức tạp.

Như ở Trung Quốc, khu vực tư nhân cùng lúc được hiểu là:

- Khu vực phi Nhà nước: bao gồm tất cả các đối tượng không thuộc sở hữu

Nhà nước, cả trong công nghiệp lẫn nông nghiệp.

Page 13: Tailieu.vncty.com   5249 5591

6

- Khu vực phi Nhà nước, phi nông nghiệp: gồm các đối tượng không thuộc

sở hữu Nhà nước nhưng loại trừ lĩnh vực nông nghiệp.

- Khu vực tư nhân: bao gồm các đối tượng không thuộc sở hữu Nhà nước

nhưng loại trừ các doanh nghiệp tập thể.

- Khu vực tư nhân trong nước: bao gồm các đối tượng không thuộc sở hữu

Nhà nước nhưng loại trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Doanh nghiệp tư nhân: bao gồm các đối tượng không thuộc sở hữu Nhà

nước nhưng loại trừ các hộ kinh doanh cá thể (có ít hơn 8 công nhân).

Trong những trường hợp cụ thể khi sử dụng những khái niệm trên, số liệu

thống kê thường chênh lệch nhau rất lớn. Và cho tới ngày nay tại Trung Quốc

vẫn có sự phân biệt hộ cá thể và doanh nghiệp tư nhân với ranh giới được ấn

định là 8 công nhân.

Ở Việt Nam cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về kinh tế tư nhân:

- Theo nghĩa rộng, khu vực kinh tế tư nhân là khu vực dân doanh bao gồm

các doanh nghiệp của tư nhân trong nước, kể cả các hợp tác xã nông

nghiệp, các doanh nghiệp phi nông nghiệp và các doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài dưới hình thức liên doanh hoặc 100% vốn. Cách hiểu

trên sẽ đánh giá tương đối chính xác tiềm năng của khu vực kinh tế tư

nhân, tuy nhiên thường gặp khó khăn trong thống kê, khi không phân biệt

được phần vốn góp của Nhà nước trong các liên doanh cũng như các công

ty cổ phần mà Nhà nước góp vốn.

- Theo nghĩa hẹp: khu vực kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế ngoài quốc

doanh, nhưng không bao gồm khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (số liệu

thông kê thường theo cách phân loại này khi phân chia nền kinh tế thành 3

khu vực: kinh tế quốc doanh, kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế có vốn

đầu tư nước ngoài).

Page 14: Tailieu.vncty.com   5249 5591

7

Ngoài ra còn có quan điểm cho rằng kinh tế tư nhân là kinh tế ngoài quốc

doanh nhưng không bao gồm kinh tế tập thể.

Từ những cách hiểu trên ta có thể đi đến một nhận thức về kinh tế tư nhân

như sau: kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu

sản xuất, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân hoạt động

dước hình thức hộ kinh doanh các thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân.

Các loại hình kinh doanh của kinh tế tư nhân đều có điểm chung là dựa

trên sở hữu tư nhân, nhưng có sự khác nhau về trình độ sản xuất kinh doanh.

Theo quan điểm hiện hành ở nước ta, kinh tế tư nhân có hai loại hình như sau:

- Một là, kinh tế cá thể, tiểu chủ: bao gồm những đơn vị kinh tế hoạt động

trên cở sở tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, với quy mô nhỏ hơn các loại

hình doanh nghiệp của tư nhân, chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình,

là đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về

kết quả tài chính của mình.

- Hai là, kinh tế tư bản tư nhân gồm những đơn vị kinh tế hoạt động trên cơ

sở tư hữu về tư liệu sản xuất với quy mô lớn hơn cá thể, tiểu chủ, có thuê

mướn lao động. Kinh tế tư bản tư nhân tồn tại dưới các loại hình doanh

nghiệp như: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty

cổ phần, công ty hợp danh.

Trên thực tế, việc phân định ranh giới giữa kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh

tế tư bản tư nhân ở nước ta hiện nay là không đơn giản, bởi sự vận động biến đổi

và phát triển không ngừng của chúng. Theo Luật Doanh nghiệp 2005, các loại

hình doanh nghiệp được quy định như sau:

- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu

trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh

nghiệp.

Page 15: Tailieu.vncty.com   5249 5591

8

- Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó thành viên chịu

trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh

nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp.

- Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia nhỏ thành

nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, cổ đông góp vốn chỉ chịu trách

nhiệm về nợ và các nghĩa vụ về tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm

vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

- Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên hợp

danh. Ngoài hai thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành

viên hợp danh là cá nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của

mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách

nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công

ty.

1.3.2. Tính tất yếu khách quan và quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về

sự tồn tại, phát triển kinh tế tư nhân

1.3.2.1. Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển của kinh tế tư nhân

Sự tồn tại và phát triển của kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay, là một tất

yếu khách quan, phù hợp với quy luật kinh tế khách quan; xuất phát từ những

luận cứ sau đây:

- Một là: Do yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính

chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Ở nước ta hiện nay trình

độ lực lượng sản xuất còn lạc hậu, kém phát triển, không đồng đều giữa

các ngành, các vùng trong nội bộ từng vùng. Vì vậy, không thể ngay từ

đầu xây dựng được một kiểu quan hệ sản xuất thống trị, thuần nhất trên cơ

sở công hữu. Do đó, việc duy trì một hệ thống sở hữu đa dạng trong đó có

sở hữu tư nhân để từ đó hình thành kinh tế tư nhân là một tất yếu, phù hợp

Page 16: Tailieu.vncty.com   5249 5591

9

với quy luật kinh tế khách quan, với trình độ lực lượng sản xuất ở nước ta

hiện nay.

- Hai là: Đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ ở nước ta hiện nay là có sự

đan xen tồn tại giữa các thành phần kinh tế cũ và mới. Các thành phần

kinh tế do xã hội cũ để lại như kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân, các

thành phần kinh tế này vẫn có những vai trò quan trọng để phát triển kinh

tế, có lợi cho đất nước trong giải quyết việc làm, tăng sản phẩm, huy động

các nguồn vốn… Và một số thành phần kinh tế mới xuất hiện trong quá

trình cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội như kinh tế tập thể, kinh tế nhà

nước, kinh tế tư bản nhà nước.

- Ba là: Thực tiễn xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa cho thấy: kinh tế thị trường sẽ và chỉ phát triển lành

mạnh trên cơ sở đẩy mạnh phân công lao động xã hội, thừa nhận và tạo

điều kiện môi tường phát triển kinh tế tư nhân, qua đó tạo ra khả năng to

lớn trong việc huy động tiềm lực vật chất và tinh thần cho phát triển kinh

tế. Các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân sẽ cung cấp ngày

càng nhiều các sản phẩm phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã,

nâng cao về chất lượng, giá cả phù hợp với khả năng người tiêu dùng, tạo

động lực cho các doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm đối với sản phẩm

của mình khi đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Bốn là: Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường gắn với bối cảnh hội

nhập kinh tế quốc tế, kinh tế tư nhân là lực lượng quan trọng góp phần

thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thúc đẩy mở rộng quan

hệ kinh tế đối ngoại. Phát triển kinh tế tư nhân sẽ tạo môi trường cạnh

tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, đồng thời khắc phục tình

Page 17: Tailieu.vncty.com   5249 5591

10

trạng độc quyền trong một số ngành, lĩnh vực chỉ có kinh tế nhà nước

tham gia, có lợi cho công cuộc đổi mới nền kinh tế ở nước ta hiện nay.

1.3.2.2. Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về phát triển của kinh tế tư

nhân

Trong các Văn kiện của Đảng, việc xác định các thành phần kinh tế trong

nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi, trong đó thành phần kinh tế tư nhân

từ chỗ bị phủ nhận đã được thừa nhận là một thành phần kinh tế tồn tại song

song với nhiều thành phần kinh tế khác. Hơn nữa, hiện nay kinh tế tư nhân được

khẳng định là có vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Đại hội VI và VII của Đảng

khẳng định các thành phần kinh tế của Việt Nam bao gồm: kinh tế quốc doanh,

kinh tế tập thể, kinh tế gia đình, kinh tế tư nhân; trong đó kinh tế tư nhân được

coi là: “sự cần thiết khách quan để phát triển lực lượng sản xuất, tận dụng các

tiềm năng, tạo thêm việc làm cho người lao động” và được phát triển chủ yếu

trong “lĩnh vực sản xuất, theo sự quản lý, hướng dẫn của Nhà nước” (trích văn

kiện Đại hội VI). Đại hội VIII của Đảng xác định: các thành phần kinh tế của

Việt Nam gồm kinh tế Nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh

tế các thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân. Đại hội IX xác định: các thành phần

kinh tế của Việt Nam gồm kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu

chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước, và kinh tế có vồn đầu tư

nước ngoài. Sự khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển được thể hiện khá rõ

trong Văn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ V khóa IX: “kinh tế tư nhân là một

bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư

nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong chiến lược phát triển nền kinh tế nhiều

thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện thắng

lợi nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng

cao năng lực đất nước trong hội nhập quốc tế” (trích văn kiện hội nghị Trung

Page 18: Tailieu.vncty.com   5249 5591

11

ương V khóa IX). Như vậy cho đến nay, về mặt quan điểm, Đảng và Chính phủ

Việt Nam đã khẳng định sự có mặt của khu vực kinh tế tư nhân không chỉ là một

sự tồn tại khách quan mà còn là sự cần thiết để huy động mọi nguồn lực cho sự

phát triển, đi đúng hướng kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước

ta.

1.3.3. Đặc điểm và vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường

định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay

1.3.3.1. Đặc điểm của kinh tế tư nhân

- Quy mô và hình thức sở hữu đa dạng;

- Bộ máy và đội ngũ quản lý gọn nhẹ, hiệu quả và năng động. Hoạt động

của bộ máy gắn chặt với những biến động cung – cầu trên thị trường,

trước áp lực của cạnh tranh, họ buộc phải tính toán tìm ra cách sử dụng

một cách có hiệu quả yếu tố đầu vào;

- Sử dụng lao động và công nghệ rất linh hoạt và hiệu quả;

- Lĩnh vực đầu tư thường tập trung vào khu vực thương mại và dịch vụ;

- Mục đích kinh doanh là rõ ràng với tôn chỉ bất biến: tối đa hóa lợi nhuận;

- Phương thức huy động vốn của kinh tế tư nhân cũng rất linh hoạt, nguồn

vốn đa dạng.

1.3.3.2. Vai trò của kinh tế tư nhân

- Đóng góp vào thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế

theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

- Đóng góp ngày càng nhiều nguồn vốn trong xã hội cho đầu tư phát triển;

- Đóng góp đáng kể vào nguồn thu Ngân sách Nhà nước;

- Góp phần xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất, thúc

đẩy dân chủ hóa đời sống kinh tế;

Page 19: Tailieu.vncty.com   5249 5591

12

- Giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động và đào tạo nguồn nhân

lực mới cho thị trường lao động;

- Góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.

1.3.4. Điều kiện để phát triển kinh tế tư nhân

Trước hết đó là những vấn đề liên quan đến môi trường kinh doanh. Kinh

tế tư nhân chỉ có thể tồn tại và phát triển khi có môi trường kinh doanh thích

hợp. Môi trường kinh doanh của kinh tế tư nhân là nền kinh tế thị trường. Vì

vậy, tạo môi trường thực sự cho kinh tế tư nhân phát triển cũng đồng nghĩa với

phát triển kinh tế thị trường. Cụ thể:

1.3.4.1. Kinh tế tư nhân phải được tự do phát triển

Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp có điều kiện để

phát huy tính năng động, độc lập tự chịu trách nhiệm và có khả năng khai thác

tối đa mọi nguồn lực trong nền kinh tế. Một môi trường kinh doanh không đảm

bảo tự do cho doanh nghiệp sẽ là môi trường méo mó, biến dạng, dễ nảy sinh

tiêu cực, bất công. Một thực tế khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay là những

doanh nghiệp nào có quan hệ cá nhân thân mật với cơ quan quản lý nhà nước thì

làm ăn thuận lợi. Trái lại, những doanh nghiệp chỉ biết làm ăn chân chính, theo

đúng luật lại thường gặp khó khăn, bị kìm hãm, rất khó hoạt động. Như vậy, nhà

nước cần tạo điều kiện cho tất cả các doanh nghiệp có thể tham gia vào hoạt

động sản xuất - kinh doanh một cách bình đẳng. Đây thực chất là tạo cơ chế tự

do nhập ngành của các nhà cung ứng hàng hoá. Sự bình đẳng cho các chủ thể

tham gia thị trường sẽ góp phần loại bỏ được những ưu thế giả tạo cho các chủ

thể khác.

1.3.4.2. Nhà nước tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho thành phần kinh

tế tư nhân phát triển

Cạnh tranh lành mạnh thể hiện:

Page 20: Tailieu.vncty.com   5249 5591

13

Thứ nhất, cạnh tranh không loại trừ hợp tác, cạnh tranh tạo điều kiện hợp

tác. Cạnh tranh là cơ chế để doanh nghiệp tồn tại được trong cơ chế thị trường.

Hợp tác là để cho hệ thống doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường mạnh hơn.

Thứ hai, kết quả cạnh tranh là sự thắng lợi của một cách thức sản xuất tối

ưu, có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Những doanh nghiệp mạnh đã

loại bỏ được những doanh nghiệp yếu hơn trên thị trường. Doanh nghiệp mạnh là

doanh nghiệp có phương thức tổ chức sản xuất hiệu quả hơn. Như vậy, nguyên

tắc “mạnh thắng yếu”, vốn là quy luật khắt khe của kinh tế thị trường vẫn hoàn

toàn đúng. Doanh nghiệp nào hoạt động kém hiệu quả phải bị loại bỏ, cho dù đó

là doanh nghiệp thuộc loại hình sở hữu nào, thuộc quy mô gì. Những doanh

nghiệp làm ăn hiệu quả phải được xã hội tôn vinh, kính trọng. Nhà nước cần tạo

điều kiện cho những doanh nghiệp như vậy phát triển. Ngược lại, bất kỳ doanh

nghiệp nào kinh doanh thua lỗ, kém hiệu quả cũng cần phải bị xoá bỏ một cách

kiên quyết.

Quan hệ giữa nhà nước và nền kinh tế được phản ánh thông qua quan hệ

giữa nhà nước và doanh nghiệp. Quan hệ này về thực chất là quan hệ giữa cơ

quan quản lý điều tiết và đơn vị sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Các

doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường luôn cần có sự quản lý của nhà nước,

sự điều tiết nền kinh tế của nhà nước là cần thiết khách quan. Vì thế, quan hệ này

luôn xuất hiện và cần được giải quyết hợp lý. Song, trong lịch sử phát triển kinh

tế, quan hệ này rất dễ bị vi phạm, do đó có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển

chung của nền kinh tế.

Để có quan hệ hợp lý giữa nhà nước và doanh nghiệp cần phải xác định

đúng vị trí và nhiệm vụ của từng chủ thể trong quan hệ này. Nhiệm vụ của Nhà

nước là quản lý, điều tiết nền kinh tế, nhằm duy trì trật tự trong nền kinh tế. Các

doanh nghiệp là những đơn vị kinh doanh, nhiệm vụ của họ là tổ chức sản xuất -

Page 21: Tailieu.vncty.com   5249 5591

14

kinh doanh có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thông qua tín hiệu

của thị trường. Đây là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh

nghiệp và cũng là nhiệm vụ mà nền kinh tế trao cho họ.

Một vấn đề cũng rất quan trọng, mà các doanh nghiệp trông đợi từ phía

nhà nước là sự bình đẳng. Nhà nước cần phải đối xử bình đẳng với các doanh

nghiệp trên mọi phương diện. Vì sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế,

Nhà nước phải đóng vai trò “trọng tài” chứ không phải là một chủ thể đứng về

một doanh nghiệp nào, dù đó là doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước.

Do đó, không được đồng nhất nhà nước với doanh nghiệp thuộc sở hữu

nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường có nhiều loại hình doanh nghiệp khác

nhau cùng tồn tại. Song dù là doanh nghiệp thuộc loại hình sở hữu nào thì doanh

nghiệp vẫn có nhiệm vụ hoàn toàn khác với nhiệm vụ của Nhà nước và đều bình

đẳng với nhau trước pháp luật.

1.3.4.3. Sự hỗ trợ của Nhà nước đối với kinh tế tư nhân

Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế rất cần có sự hỗ trợ, điều

tiết của Nhà nước. Kinh tế tư nhân cũng vậy, trong quá trình phát triển, nhà nước

giữ vai trò định hướng, vạch ra chiến lược, chính sách cho kinh tế tư nhân phát

triển. Song, nếu điều đó là đương nhiên đối với các doanh nghiệp nhà nước, thì

đối với kinh tế tư nhân vấn đề này thường bị xem nhẹ. Thái độ này đối với kinh

tế tư nhân cũng lại xuất phát từ nhận thức không đúng về vai trò của kinh tế tư

nhân trong phát triển kinh tế. Doanh nghiệp và chỉ có các doanh nghiệp cụ thể,

không phụ thuộc vào hình thức sở hữu, luôn là những chủ thể thực hiện những

mục tiêu mà chính phủ luôn theo đuổi. Đó là sự tăng trưởng ổn định của nền

kinh tế. Chính vì vậy, giữa nhà nước và doanh nghiệp cần có mối quan hệ đồng

thuận vì mục tiêu chung. Các chính sách của nhà nước đối với doanh nghiệp tư

Page 22: Tailieu.vncty.com   5249 5591

15

nhân và đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, phải được

xây dựng trên nguyên tắc trước hết là đảm bảo cho các doanh nghiệp phát triển.

Trong quá trình phát triển, các doanh nghiệp tư nhân rất cần đến sự hỗ trợ

của nhà nước về các mặt như vốn, công nghệ, đào tạo lao động, tìm kiếm thị

trường và nhất là một môi trường xã hội, ở đó có sự thừa nhận, tôn vinh khu vực

kinh tế tư nhân. Đây là một vấn đề không đơn giản ở những quốc gia đã từng có

những nhận thức chưa đúng về vị trí của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế. Để

đạt được điều này, vai trò hỗ trợ của nhà nước là hết sức quan trọng, thậm chí

đóng vai trò quyết định.

1.4. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tƣ nhân của các nƣớc trong khu vực

và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.4.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản,

trong khi dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh

tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh

tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954), phát triển cao độ (1955-

1973) khiến cho cả thế giới hết sức kinh ngạc và khâm phục.

Từ năm 1974 đến nay tốc độ phát triển tuy chậm lại, song Nhật Bản tiếp

tục là một nước có nền kinh tế, công nghiệp-tài chính thương mại-dịch vụ-khoa

học kĩ thuật lớn đứng thứ hai trên thế giới (chỉ đứng sau Hoa Kỳ), GDP trên đầu

người là 42.480 USD (2008). Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng

đứng hàng đầu thế giới. Cán cân thương mại dư thừa và dự trữ ngoại tệ đứng

hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều. Nhật Bản được

đánh giá là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới.

Để khuyến khích kinh tế tư nhân, trước hết chính phủ Nhật Bản đã tiến

hành hỗ trợ các công ty tư nhân chọn lựa phát triển các ngành, sản phẩm chủ lực,

Page 23: Tailieu.vncty.com   5249 5591

16

hướng về xuất khẩu, phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới và lợi thế so sánh

của Nhật Bản. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp và sản

phẩm xuất khẩu là sự ưu tiên hàng đầu của chính sách hỗ trợ.

Chìa khóa cho sự thành công của Nhật Bản trong suốt quá trình hoàn thiện

sự hỗ trợ và tăng cường quản lý Nhà nước đối với khu vực tư nhân chính là xúc

tiến thương mại, đặc biệt là xúc tiến xuất khẩu. Chính phủ Nhật Bản đã giữ vai

trò quan trọng trong việc khơi thông thị trường quốc tế. Để thực hiện tốt xúc tiến

thương mại – xuất khẩu, Nhật Bản cho phép thành lập các cơ quan phi chính

phủ, được phân thành hai nhóm chính:

- Nhóm thứ nhất gồm các liên minh doanh nghiệp và các tổ chức kinh

tế Nhật Bản, hoạt động phi lợi nhuận trên cơ sở hội phí của các thành viên.

Đây là những tổ chức có quy mô lớn, bao gồm cả viện nghiên cứu, các

quỹ hợp tác phát triển. Hoạt động của các cơ quan này mang tính “trung

gian”, vừa vận động hành lang cho chính phủ vừa đấu tranh gây ảnh

hưởng với chính phủ trong việc định hướng chính sách nhằm bảo vệ

quyền lợi cho các doanh nghiệp.

- Nhóm thứ hai gồm các phòng thương mại và công nghiệp, các hiệp

hội ngành. Các cơ quan thuộc nhóm này hoạt động chủ yếu thiên về dịch

vụ trên cơ sở hội phí, lệ phí dịch vụ và về đại diện quyền lợi cho các

doanh nghiệp.

Nhìn chung, các cơ quan xúc tiến thương mại của chính phủ Nhật Bản là

đơn vị phi lợi nhuận, là cơ quan sự nghiệp phúc lợi công cộng, trực thuộc chính

phủ và không phải là bộ máy quản lý. Các cơ quan này nhận được tài trợ từ

nhiều nguồn vốn khác nhau gồm: ngân sách nhà nước cấp theo các dự án phát

triển kinh tế và nguồn thu khác (phí hội viên, lệ phí dịch vụ và các hoạt động có

thu khác…). Các cơ quan xúc tiến thương mại có mạng lưới rộng khắp trong và

Page 24: Tailieu.vncty.com   5249 5591

17

ngoài nước. Chẳng hạn như JETRO (tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản) có

37 văn phòng trong nước và 75 văn phòng ở nước ngoài. Nhiệm vụ của các văn

phòng này là theo dõi những thay đổi về chính sách thuế quan, thị hiếu tiêu

dùng, sức cạnh tranh, thăm dò, tìm kiếm đối tác tiềm năng ở thị trường nước

ngoài, rồi chuyển về nước phục vụ cho các doanh nghiệp có nhu cầu, và nhằm

thành lập các phòng trưng bày, triển lãm ở nước ngoài cho các sản phẩm xuất

khẩu.

Để tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, chính phủ Nhật Bản rất

quan tâm đến thành lập các Hiệp hội và tổ chức hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và

nhỏ thông qua các chương trình: bảo lãnh tín dụng, tư vấn, tạo thị trường cho các

doanh nghiệp (thông qua các hợp đồng gia công giữa các công ty lớn với các

doanh nghiệp nhỏ, tăng cường viện trợ và ký kết các Hiệp định kinh tế - thương

mại với các chính phủ nước ngoài để mở đường cho doanh nghiệp Nhật Bản

thâm nhập thị trường thế giới); linh hoạt hóa thị trường lao động, đổi mới giáo

dục nhận thức và đào tạo nghề cho công nhân, cải thiện môi trường pháp lý văn

hóa và kinh doanh phù hợp với những cam kết, tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.

Có thể nói phương thức quản lý Nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân

của Nhật Bản là: “Chính phủ ít can thiệp thô bạo vào hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp, quan hệ giữa chính phủ và khu vực tư nhân phải minh bạch”.

Thành công của các công ty tư nhân Nhật Bản trên khắp thế giới là một điển

hình về hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia này.

1.4.2. Kinh nghiệm của Singapore

Là quốc gia đầu tiên thuộc nhóm nước NICs, nằm trong khối ASEAN, sự

phát triển của đảo quốc nhỏ bé này được xem là hình mẫu cho các nước trong

khu vực. Chính phủ Singapore coi kinh tế tư nhân là động lực chính thúc đẩy

tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vì vậy, chính phủ Singapore đã tiến

Page 25: Tailieu.vncty.com   5249 5591

18

hành nhiều chính sách khuyến khích tư nhân trong nước cũng như các nhà đầu tư

nước ngoài như:

- Miễn thuế 5 năm đối với các công ty kinh doanh ở những ngành

mũi nhọn khi có vốn đầu tư từ 1 triệu USD Singapore.

- Chính phủ liên doanh hoặc hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp tư nhân

đầu tư vào các ngành công nghiệp mũi nhọn, khi có lãi cho phép nhà kinh

doanh tư nhân mua lại một phần hoặc toàn bộ cổ phần của doanh nghiệp.

- Miễn, giảm thuế khi mở rộng sản xuất hoặc khi có nhiều hàng xuất

khẩu, vay vốn nước ngoài, mới đầu tư và nghiên cứu khoa học.

- Các doanh nghiệp nước ngoài được tự do chuyển lợi nhuận về nước

không hạn chế số lượng cũng như không hạn chế về quy mô đầu tư.

- Ưu đãi về tài chính cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất theo

hướng hiện đại hóa bằng cách giảm 40% thuế thu nhập trong 10 năm.

Cũng như mô hình của Nhật Bản, Chính phủ Singapore đặc biệt coi trọng

phát triển hệ thống xúc tiến thương mại. Ở Singapore, cơ quan quản lý nhà nước

cao nhất về xúc tiến thương mại là Cục Phát triển Thương mại thuộc Bộ Thương

mại và Công nghiệp. Ngoài ra, các Hiệp hội ngành nghề, Phòng Thương mại và

Công nghiệp người Hoa, Phòng Thương mại và Công nghiệp người Malaysia,

Phòng Thương mại và Công nghiệp người Ấn Độ… đều tiến hành công việc xúc

tiến thương mại. Các cơ quan xúc tiến thương mại bán thông tin cho doanh

nghiệp với giá rẻ, chỉ khoảng 30-50% chi phí (Singapore cho rằng cần bán thông

tin, vì khi bỏ tiền ra mua thì doanh nghiệp mới biết quý trọng thông tin, nhưng

phải bán “lỗ” vì doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa rất cần thông tin

để điều chỉnh và mở rộng sản xuất).

Phát triển cơ sở dịch vụ kỹ thuật phục vụ sự phát triển của khu vực kinh tế

tư nhân cũng được chính phủ Singapore hết sức coi trọng, đặc biệt là thuận tiện

Page 26: Tailieu.vncty.com   5249 5591

19

hóa thủ tục hải quan. Từ năm 1989, Singapore đã xây dựng và vận hành hiệu quả

hệ thống Tradenet để làm thủ tục xuất – nhập khẩu hàng hóa. Đây là một mạng

máy tính nối liền giữa các cơ quan quản lý thủ tục Nhà nước về xuất – nhập khẩu

với các doanh nghiệp và được nối mạng với một số nước khác, cho phép các

doanh nghiệp hoàn tất toàn bộ thủ tục xin giấy phép xuất – nhập khẩu qua mạng

trong vòng 30 phút mà không cần đem chứng từ đến tận các cơ quan hải quan để

xin phép (một số trường hợp đặc biệt vẫn xử lý theo mẫu in sẵn có bán rộng rãi

trên thị trường, với toàn bộ quá trình, trung bình mất khoảng 4 tiếng). Nhờ vậy,

một container đi qua cổng cảng Singapre chỉ mất 45 giây. Mỗi năm mạng

Tradenet này tiết kiệm cho Singapore khoảng 1 tỷ USD Singapore chi phí thủ tục

hành chính và những lợi ích không thể đo lường khác liên quan đến cung cấp

thông tin thương mại giữa các đối tác tham gia trong mạng này.

Trong quá trình tăng cường quản lý Nhà nước đối với khu vực kinh tế tư

nhân, chính phủ Singapore rất coi trọng vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm xuất

– nhập khẩu, thông qua việc thực hiện chế độ bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn

chất lượng quốc gia và tự nguyện áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế. Tham gia vào

quản lý chất lượng hàng hóa, ngoài các cơ quan Nhà nước còn có hàng loạt công

ty giám định chất lượng thế giới. Khi ký họp đồng ngoại thương, các doanh

nghiệp có thể quy định việc sử dụng dịch vụ của các công ty giám định này trong

hợp đồng.

Khi hỗ trợ phát triển cho kinh tế tư nhân, Chính phủ Singapore cũng tiến

hành xây dựng nhiều xí nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, Singapore xác định rằng

kinh tế Nhà nước cũng chỉ nhằm bổ trợ và tạo điều kiện cho sự phát triển của

khu vực tư nhân. Vì vậy, chính phủ sẵn sàng chuyển sang khu vực tư nhân khi có

điều kiện bằng những chương trình tư nhân hóa khu vực quốc doanh.

Page 27: Tailieu.vncty.com   5249 5591

20

1.4.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân của Trung Quốc được xem là tiêu

biểu cho những nước có nền kinh tế chuyển đổi. Kinh tế tư nhân ở Trung Quốc

so với các nền kinh tế thị trường truyền thống còn có những bước thăng trầm

nhất định, sự nhìn nhận và các chính sách đối với kinh tế tư nhân đang còn nhiều

vấn đề phải tiếp tục hoàn thiện.

Sau khi thành lập năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã

nhanh chóng hình thành một khu vực kinh tế nhà nước thông qua biện pháp quốc

hữu hóa. Nếu năm 1949 doanh nghiệp tư nhân chiếm 63% sản lượng công

nghiệp thì năm 1952 chỉ còn 39% và 56% sản phẩm đầu ra của khu vực kinh tế

tư nhân là theo đơn đặt hàng của Nhà nước.

Ở Trung Quốc, trong giai đoạn từ khi cách mạng văn hóa 1966 bùng nổ

cho đến năm 1979 khởi đầu cải cách do Đặng Tiểu Bình khởi xướng không có sự

tồn tại của kinh tế tư nhân. Sự phát triển của hộ cá thể đầu những năm 1980 đã

đặt nền móng vững chắc cho sự xuất hiện chính thức của doanh nghiệp tư nhân.

Ước tính cuối năm 1988 có khoảng 500.000 hộ cá thể có thể coi là doanh nghiệp

tư nhân. Bên cạnh đó còn có rất nhiều doanh nghiệp tập thể nhưng thực chất là

doanh nghiệp sở hữu tư nhân. Đó là những “doanh nghiệp mũ đỏ”, với mục đích

núp dưới danh nghĩa tập thể để tránh những ngăn cấm từ phía Chính phủ và

những phân biệt về mặt tư tưởng.

Thay đổi quan trọng nhất đối với khu vực kinh tế tư nhân Trung Quốc là

việc tư nhân hóa doanh nghiệp Nhà nước vào những năm 1990. Các chương

trình tư nhân hóa đều do chính quyền địa phương khởi xướng với lý do quan

trọng nhất là số nợ của khu vực nhà nước đang lớn dần lên. Năm 1995, chính

quyền trung ương sau nhiều lần khảo sát điều tra đã đưa ra chính sách “nắm lớn

Page 28: Tailieu.vncty.com   5249 5591

21

thả nhỏ”, theo đó Nhà nước chỉ chú trọng vào từ 500 đến 1000 doanh nghiệp lớn

và cho thuê hoặc bán các doanh nghiệp nhỏ hơn.

Từ chính sách “thả nhỏ”, xuất hiện chính sách “thay đổi sở hữu” với nội

dung bao gồm: giao, khoán, bán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước. Khu vực kinh

tế tư nhân có vai trò ngày càng quan trọng cho nền khinh tế Trung Quốc. Số liệu

thống kê cho thấy 71% GDP là của khu vực phi nhà nước, trong đó doanh

nghiệp tập thể chiếm 30%, phần còn lại do khu vực tư nhân trong nước và khu

vực có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp. Dù đạt được con số như trên, nhưng

khu vực tư nhân chỉ sử dụng một lượng tài nguyên ít ỏi, hạn chế trong việc tiếp

cận nguồn vốn tín dụng, đó là một đặc điểm nổi bật của kinh tế tư nhân Trung

Quốc.

Sau hơn 20 năm cải cách, kinh tế tư nhân Trung Quốc đã có được sự đối

xử công bằng và được đặt đúng vị trí. Chính phủ Trung Quốc đã có những nỗ lực

thực hiện môi trường kinh doanh khá bình đẳng, cùng với những chính sách

khuyến khích phát triển. Có thể tóm tắt những điểm chủ yếu như sau:

- Ưu đãi đầu tư nước ngoài và từng bước xóa bỏ độc quyền kinh

doanh của Nhà nước.

Trung Quốc đã đưa ra nhiều ưu đãi hấp dẫn để khuyến khích đầu tư nước

ngoài: quyết định giảm mức thuế thu nhập từ 30% xuống còn 15% và cho các

doanh nghiệp ở đặc khu kinh tế chỉ còn 10%, miễn thuế 5 năm đầu cho các

doanh nghiệp mới thành lập ở các đặc khu, miễn thuế thu nhập khi chuyển lãi ra

nước ngoài – trước đó nộp 10% - và hoàn thuế thu nhập cho phần lợi nhuận dùng

để tái đầu tư. Việc thu hẹp và từng bước xóa bỏ độc quyền trong kinh doanh và

can thiệp trực tiếp của Nhà nước cũng được chú trọng. Đến đầu những năm

1990, Chính phủ chỉ còn độc quyền 7 mặt hàng nhập khẩu và 30 mặt hàng xuất

khẩu quan trọng nhất, liên quan đến sự ổn định kinh tế vĩ mô.

Page 29: Tailieu.vncty.com   5249 5591

22

- Hỗ trợ xuất khẩu và đổi mới cơ chế quản lý ngoại thương.

Để hỗ trợ xuất khẩu, ngay từ năm 1982, chính phủ Trung Quốc đã thực

hiện hoàn thuế công thương ở khâu sản xuất cuối cùng, áp dụng thuế VAT đối

với 17 mặt hàng xuất khẩu cơ điện, năm 1985 mở rộng phạm vi hoàn trả thuế

đến tất cả các mặt hàng trữ dầu thô và dầu thành phẩm. Năm 1988, hoàn trả toàn

bộ thuế gián tiếp lũy tiến ở các khâu từ sản xuất đến lưu thông đối với các sản

phẩm xuất khẩu.

Để khuyến khích xuất khẩu, Trung Quốc lập ra các quỹ tín dụng xuất

khẩu, quỹ hỗ trợ sản xuất chuyên ngành nhằm cấp tín dụng xuất khẩu, tín dụng

cải tiến kỹ thuật, tăng cường khả năng sản xuất sản phẩm gia công xuất khẩu và

thường xuất khẩu cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

Cơ chế quản lý ngoại thương không ngừng cải cách theo hướng cởi mở

hơn, tình trạng độc quyền của Nhà nước ngày càng bị thu hẹp, trước hết là trong

ngoại thương. Các công ty tư nhân dược phép xuất khẩu trực tiếp. Chính sách

hoàn thuế và điều chỉnh linh hoạt, tỷ giá được sử dụng thích hợp như một công

cụ trợ giúp doanh nghiệp xuất khẩu (từ năm 1979-1990, Trung Quốc đã 6 lần

điều chỉnh tỷ giá, trong năm 1994 đã phá giá tới trên 30% đồng NDT).

- Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, lành mạnh.

Ưu tiên hàng đầu về điều chỉnh môi trường đầu tư là thống nhất và tạo môi

trường thuế bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, từng bước hạ

thấp thuế quan theo yêu cầu của hội nhập. Chuyển từ ưu đãi thuế lâu dài và theo

khu vực sang ưu đãi thuế có thời hạn và lĩnh vực, dự án cần hỗ trợ phát triển.

Điểm đặc biệt là Trung Quốc chỉ quan tâm duy trì mức thuế quan cao đối với

những sản phẩm nhập khẩu mà Trung Quốc đã tự sản xuất được.

Để cải thiện cơ bản môi trường kinh doanh, Trung Quốc không chỉ phát

triển cơ sở hạ tầng mà còn từng bước áp dụng mức giá dịch vụ thống nhất cho

Page 30: Tailieu.vncty.com   5249 5591

23

các doanh nghiệp và thương nhân nước ngoài theo giá dành cho trong nước, các

thủ tục phê duyệt dự án được đơn giản hóa, những hạn chế đối với các thủ tục

đầu tư được giảm tới mức tối thiểu.

- Cho phép tư nhân mua lại hoặc tham gia cổ phần hóa các doanh

nghiệp Nhà nước, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Chính phủ Trung Quốc chủ trương chỉ giữ lại khoảng 500 doanh nghiệp

Nhà nước và 110 tập đoàn công ty. Các công ty tư nhân được phép vay vốn ưu

đãi từ nguồn vốn Nhà nước, được tham gia phát hành cổ phiếu trên thị trường

chứng khoán.

Trung Quốc tích cực hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (phần lớn ở khu vực

tư nhân, chiếm khoảng 99% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động ở Trung

Quốc, tạo ra 75% việc làm), bao gồm các biện pháp: đẩy mạnh điều chỉnh cơ

cấu, khuyến khích và bồi dưỡng năng lực sáng tạo kỹ thuật, tăng cường hỗ trợ

thuế và tài chính – tiền tệ, hoàn thiện hệ thống dịch vụ xã hội để tạo môi trường

cạnh tranh bình đẳng. Định kỳ Nhà nước công bố “danh mục ngành nghề thích

hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”, đồng thời xây dựng “luật thúc đẩy phát triển

các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, giảm dần các điều kiện để doanh nghiệp vừa và

nhỏ được quyền chủ động xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế.

1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Từ những kinh nghiệm về phát triển kinh tế tư nhân của một số quốc gia

trên thế giới có thể thấy rằng: ở các nước kinh tế tư nhân tuy có sự khác nhau về

những đặc điểm riêng về lộ trình, nội dung và hình thức trong quá trình phát

triển kinh tế tư nhân, nhưng đều có điểm chung là việc khẳng định tầm quan

trọng của kinh tế tư nhân, kinh tế tư nhân được coi là động lực quan trọng trong

phát triển nền kinh tế quốc dân, tùy điều kiện và hoàn cảnh cụ thể mà phát triển

khu vực này một cách phù hợp nhằm khai thác tối đa mọi tiềm năng của nó. Vì

Page 31: Tailieu.vncty.com   5249 5591

24

vậy, muốn phát triển kinh tế tư nhân như mong đợi thì bài học kinh nghiệm rút ra

cho Việt Nam là:

- Thứ nhất, bảo đảm sự ổn định, minh bạch và thuận lợi về môi trường đầu

tư. Đây là điều kiện tiên quyết nhằm giảm thiểu những rủi ro cho vốn đầu

tư tư nhân. Nhà nước cần xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống

nhất, thông suốt và phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, tạo ra môi

trường xã hội thuận lợi, ủng hộ các nhà đầu tư tư nhân sẽ kích thích họ mở

rộng đầu tư. Hệ thống pháp luật đầu tư phải đảm bảo sự an toàn về vốn và

tài sản tư nhân, môi trường cạnh tranh lành mạnh, không có phân biệt đối

xử giữa các thành phần kinh tế, hệ thống pháp luật được xây dựng càng

chặt chẽ, cởi mở, càng hấp hẫn cho sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

- Thứ hai, hệ thống chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân phải

mềm dẻo và hấp dẫn. Nhìn chung các quốc gia đều sử dụng một hệ thống

chính sách khuyến khích phát triển bao gồm nhiều chính sách bộ phận để

phát triển kinh tế tư nhân hội nhập kinh tế quốc tế thành công, nhưng

trọng tâm vẫn là chính sách thương mại và chính sách tài chính – tiền tệ.

- Thứ ba, đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước đối với

khu vực tư nhân. Một trong những điều gây phiền lòng các nhà đầu tư là

thủ tục hành chính rườm rà, gây tốn kém thời gian và chi phí, làm mất cơ

hội cho các nhà đầu tư. Bộ máy hành chính mà trực tiếp là các cơ quan

quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân là phải thống nhất, gọn nhẹ, thủ

tục đơn giản, công khai. Những quy định pháp lý cần phải đơn giản dễ

hiểu nhất, đảm bảo tính nhất quán sẽ khuyến khích và củng cố niềm tin

cho các nhà đầu tư ở tất cả các quốc gia. Để phát triển kinh tế tư nhân thì

hoạt động xúc tiến thương mại luôn cần được chú trọng, hoạt động này

Page 32: Tailieu.vncty.com   5249 5591

25

phần lớn có sự hỗ trợ của chính phủ. Sự thành công của Nhật Bản và

Singapore là những ví dụ điển hình.

- Thứ tư, phát triển đồng bộ, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và quan tâm phát

triển nguồn nhân lực, năng lực khoa học – công nghệ cho doanh nghiệp.

Hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại là điều kiện vật chất hàng đầu, giúp cho

các nhà đầu tư tư nhân nhanh chóng thông qua các quyết định và triển khai

trên thực tế các dự án của mình. Hệ thống kết cấu hạ tầng đó phải giúp cho

các chủ đầu tư sự thuận tiện, giảm chi phí về lưu thông.

- Thứ năm, các chính sách đối với kinh tế tư nhân phải phù hợp với hoàn

cảnh cụ thể của đất nước và từng giai đoạn phát triển của kinh tế tư nhân.

Đối với các nền kinh tế “chuyển đổi” đặc biệt là Trung Quốc cho thấy

nhân tố chính sách luôn đóng vai trò quyết định đối với phát triển kinh tế

tư nhân. Trước hết cần xác định vị trí của kinh tế tư nhân trong nền kinh

tế. Nếu chính sách phát triển kinh tế tư nhân ở các nước tư bản chú trọng

vào hỗ trợ phát triển thì ở Trung Quốc kết hợp chính sách hỗ trợ với việc

tạo lập môi trường thể chế, tâm lý xã hội thích ứng với sự phát triển kinh

tế tư nhân trong từng giai đoạn cụ thể là: làm thế nào để thay đổi quan

niệm xã hội không đúng về kinh tế tư nhân, đẩy mạnh cải cách hành chính

để các cơ quan Chính phủ các cấp phục vụ có hiệu quả, không gây phiền

hà, sách nhiễu; có biện pháp hữu hiệu bảo vệ tài sản hợp pháp của tư nhân,

có biện pháp ngăn chặn hiện tượng các cơ quan quản lý coi kinh tế tư nhân

như “miếng mồi béo bở” tùy tiện thu lệ phí và xử phạt vô tội vạ.

Đây là những bài học kinh nghiệp rất có ý nghĩa đối với phát triển kinh tế tư

nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện

nay.

Page 33: Tailieu.vncty.com   5249 5591

26

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY

2.3. Thực trạng phát triển khu vực kinh tế tƣ nhân qua các thời kỳ

2.3.1. Giai đoạn trước đổi mới năm 1986

Thực tế cho thấy sở hữu tư nhân, kinh tế tư nhân trong nền kinh tế kế

hoạch hóa tập trung vẫn tồn tại và phát triển và thực sự đã có những đóng góp

quan trọng về hàng hóa cho sản xuất tiêu dùng trong đời sống xã hội. Bởi vì, nhu

cầu các loại hàng hóa, dịch vụ xã hội rất cần mà khu vực kinh tế nhà nước và

kinh tế tập thể không thỏa mãn được. Bởi vậy, kinh tế tư nhân ở đây vẫn còn nhu

cầu khách quan để tồn tại và phát triển cho dù trình độ sản xuất hàng hóa còn rất

sơ khai và phải tự điều chỉnh về hình thức tổ chức, quy mô và phương thức hoạt

động trong môi trường không được pháp luật thừa nhận.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của kinh tế tư nhân thời kỳ này gặp không

ít khó khăn trong việc giải quyết đầu vào, đầu ra của sản xuất. Họ không được

cung ứng các yếu tố sản xuất như: máy móc, thiết bị, năng lượng, nguyên liệu,

nhiên liệu, vốn… từ hệ thống cung ứng của nhà nước. Để khắc phục khó khăn

đó, họ phải tự điều chỉnh và hình thành cho mình một hệ thống thị trường mà lúc

đó được gọi là “thị trường tự do” hay “thị trường chợ đen” đối lập với thị trường

nhà nước. Đối tượng giao dịch của “thị trường tự do” là các cơ sở sản xuất kinh

doanh tư nhân. Quan hệ giao dịch dựa trên cơ sở giá cả thị trường “thuận mua

vừa bán”. Các luồng luân chuyển hàng hóa, tiền tệ song song tồn tại với hệ thống

thị trường có tổ chức của nhà nước. Nhờ hình thành hệ thống thị trường này, mặc

dù phải hoạt động trong môi trường kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu, bao

cấp, không có những điều kiện cơ bản để tồn tại, nhưng kinh tế tư nhân đã vượt

Page 34: Tailieu.vncty.com   5249 5591

27

qua được cơn lốc của giai đoạn “cải tạo xã hội chủ nghĩa” để tồn tại, phát triển

đáp ứng được một phần quan trọng sản phẩm cho nhu cầu của xã hội.

Thực tiễn trong những năm cải tạo xã hội chủ nghĩa cho thấy: sản xuất

ngày càng sa sút, tổng sản phẩm xã hội trong 5 năm 1976 – 1980 gần như dậm

chân tại chỗ, nhưng tỷ trọng khu vực kinh tế tư nhân trong tổng sản phẩm xã hội

là tăng lên từ 38,01% (1976) lên 42,77% (1980) và trong thời kỳ đó, tỷ trọng của

“thị trường tự do” trong tổng mức bán lẻ của xã hội từ 50,9% (1976) lên 60,9%

(1980). Trong công nghiệp, năm 1974, kinh tế tư nhân ở miền Bắc chỉ chiếm 7%

lao động, 0,3% tài sản cố định nhưng lại đóng góp 12% thu nhập quốc dân.

Trong lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp, bán lẻ hàng hóa, kinh tế tư nhân

hoạt động có hiệu quả hơn doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã. Ở miền Nam

sau khi có Nghị quyết 06 (khóa IV) năm 1979, kinh tế tư nhân được nhen nhóm

trở lại, đến năm 1980, thành phố Hồ Chí Minh có 1.564 xí nghiệp tư nhân với số

công nhân 16.178 người. Điều đó cho thấy kinh tế tư nhân tuy là đối tượng cải

tạo, phải xóa bỏ bằng nhiều biện pháp, nhưng nó vẫn có sức sống mãnh liệt.

Do sai lầm nóng vội, chủ quan, duy ý chí muốn xác lập ngay quan hệ sản

xuất dưới hai hình thức toàn dân và tập thể khi lực lượng sản xuất còn ở trình độ

thấp kém, thêm vào đó việc áp dụng cơ chế quản lý nền kinh tế theo mô hình tập

trung quan liêu, bao cấp, cho nên kinh tế của nước ta trong thời kỳ này gặp rất

nhiều khó khăn, dẫn đến khủng hoảng trầm trọng.

Tình trạng nền kinh tế khủng hoảng bộc lộ rõ nhất vào giai đoạn 1975 –

1985 khi đất nước đã thống nhất, cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội lấy phát

triển kinh tế làm nhiệm vụ trọng tâm, các nguồn viện trợ từ bên ngoài không còn,

đất nước lại bị bao vây, cấm vận. Những sai lầm, khuyết điểm đó đã cho chúng

ta những bài học quý giá để quyết tâm đi vào công cuộc đổi mới, chuyển nền

Page 35: Tailieu.vncty.com   5249 5591

28

kinh tế từ mô hình kế hoạch hóa tập trung sang mô hình kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa.

2.3.2. Giai đoạn từ năm 1986 – 1999

Nhìn lại quá trình hơn 20 năm phát triển của kinh tế tư nhân, có thể thấy

một số điểm mốc mang tính đột phá. Đột phá thứ nhất là chuyển từ “không”

thành “có”, từ sự phủ nhận sự tồn tại chuyển sang thừa nhận sự tồn tại đặc biệt

quan trọng của kinh tế tư nhân. Điều đó được ghi nhận trong Nghị quyết Đại hội

lần thứ VI của Đảng. Sự đổi mới tư duy có tính đột phá đó đã mở đường cho

phát triển của doanh nghiệp tư nhân nói riêng, và kinh tế nhiều thành phần nói

chung, ở nước ta xuất phát từ yêu cầu bức bách của đời sống xã hội thực tế vào

thời điểm đó. Mốc thay đổi có tính đột phá thứ 2 xảy ra vào năm 1990 – 1991

bằng việc ban hành Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân (1990) và Chiến

lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 1991 – 2000. Luật Doanh nghiệp tư nhân

và Luật Công ty đã đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc hình thành và phát triển

các doanh nghiệp tư nhân chính quy và hiện đại với các loại hình pháp lý bao

gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân.

Ngoài ra, hộ kinh doanh cá thể đã được xác định rõ hơn về địa vị pháp lý và cách

thức tổ chức hoạt động.

Về quyền tự do và bình đẳng trong kinh doanh, Đại hội lần thứ VII của

Đảng (tháng 6 năm 1991) đã chỉ rõ: “Mọi người được tự do kinh doanh theo

pháp luật, được bảo vệ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp”, “Mọi đơn vị kinh

tế, không phân biệt quan hệ sở hữu đều được hoạt động theo cơ chế tự chủ kinh

doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau bình đẳng trước pháp luật”, “Kinh tế tư

bản tư nhân được phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong

những ngành, nghề mà pháp luật không cấm”, “Nhà nước thực hiện nhất quán

chính sách kinh tế nhiều thành phần, không phân biệt đối xử, không tước đoạt tài

Page 36: Tailieu.vncty.com   5249 5591

29

sản hợp pháp, không gò ép tập thể hóa tư liệu sản xuất, không áp đặt hình thức

kinh doanh, khuyến khích các hoạt động có lợi cho quốc kế dân sinh”.

Nhờ có Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân mà khu vực kinh tế tư

nhân đã có bước phát triển khá mạnh, số lượng doanh nghiệp tăng lên nhanh

chóng. Nếu như năm 1991 chỉ có 414 doanh nghiệp, thì sau một năm (1992) con

số đó đã trở thành 5.189 doanh nghiệp, năm 1995 là 15.276 doanh nghiệp, năm

1998 có 39.180 doanh nghiệp và đến năm 1999 tổng số doanh nghiệp khu vực tư

nhân lên đến 45.601.

Bảng 1: Tốc độ tăng các loại hình

doanh nghiệp tƣ nhân từ năm 1994 – 1998

Đơn vị: %

Năm

Loại hình

1994 so

với 1993

1995 so

với 1994

1996 so

với 1995

1997 so

với 1996

1998 so

với 1997

Doanh nghiệp tư nhân 50 40 14 40 7

Công ty TNHH 84 43 49 17 3

Công ty cổ phần 526 1 8 20 13

(Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 262, tháng 3 – 2000)

Trong nông nghiệp, tính đến đầu năm 2000, cả nước có 11,4 triệu hộ sản

xuất nông nghiệp, chiếm 87,9% số hộ sống ở nông thôn, tập trung chủ yếu ở

vùng đồng bằng sông Hồng 27,1% và vùng đồng bằng sông Cửu Long 23,6%.

Trong đó có 37,3% số hộ đã tham gia các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và

62,7% số hộ sản xuất cá thể có tham gia các hình thức tổ kinh tế hợp tác giản

đơn.

Page 37: Tailieu.vncty.com   5249 5591

30

Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các ngành nghề phi nông nghiệp có

2.137.713 hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tăng 6,02% so với năm 1996 (bình

quân mỗi năm tăng 30.000 hộ), tốc độ tăng 4,47%/năm. Theo Tổng cục Thuế, số

hộ kinh doanh có môn bài là 1,5 triệu hộ (trong đó có 1,2 – 1,3 triệu hộ nộp thuế

thường xuyên).

Giá trị tài sản cố định trung bình của một doanh nghiệp tư nhân (doanh

nghiệp 1 chủ) năm 1991 là 0,1 tỷ đồng, mức thấp nhất, sau đó tăng lên và giữ ổn

định ở mức 0,2 tỷ đồng trong giai đoạn 1992 – 1996. Giá trị này của công ty

trách nhiệm hữu hạn cũng tăng nhưng không đều và có năm giảm: từ 0,6 tỷ đồng

năm 1991 tăng lên 0,7 tỷ đồng năm 1992 và giảm xuống 0,5 tỷ đồng năm 1996.

Số lượng lao động trong doanh nghiệp tư nhân, bình quân là 8 người năm 1991,

tăng lên 9 người năm 1996, 17 người năm 1997 và 19 người năm 1998.

Tốc độ tăng trưởng và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân năm 1994

tăng 60% so với năm 1993 nhưng các năm tiếp theo giảm dần: năm 1995 là 41%,

năm 1996 là 24% và năm 1997 là 32%, đạt bình quân khoảng 37% thời kỳ 1994

– 1997.

Bảng 2: Đóng góp GDP của khu vực kinh tế tƣ nhân

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000

Tổng GDP toàn quốc Tỷ đ 272.036 313.623 361.017 399.943 444.140

1. Khu vực tư nhân - 77.481 87.475 98.625 106.029 119.337

% trong GDP toàn

quốc

% 28,48 27,89 27,32 26,51 26,87

2. Hộ kinh doanh cá

thể

Tỷ đ 57.879 65.555 73.321 78.054 87.604

Tỷ trọng hộ trong

GDP

% 21,28 20,9 20,31 19,52 19,72

Page 38: Tailieu.vncty.com   5249 5591

31

Tỷ trọng hộ trong khu

vực kinh tế tư nhân

% 74,7 74,94 74,34 73,62 73,41

2.1. Công nghiệp Tỷ đ 9.261 10.658 11.804 12.662 15.491

Tỷ trọng trong hộ - 16,00 16,25 26,1 16,22 17,68

2.2. Thương mại dịch

vụ

- 17.381 19.728 22.878 24.865 27.393

Tỷ trọng trong hộ % 30,03 30,09 31,2 31,86 31,27

2.3. Các ngành khác Tỷ đ 31.237 35.169 38.639 40.527 44.720

Tỷ trọng trong hộ % 53,97 53,66 52,7 51,92 51,05

3. Doanh nghiệp của

tư nhân

tỷđ 19.602 21.920 25.304 27.975 31.733

Tỷ trọng trong GDP % 7,21 6,99 7,01 6,99 7,14

Tỷ trọng trong khu

vực tư nhân

% 25,3 25,06 25,66 26,38 26,59

3.1. Công nghiệp Tỷ đ 4.609 5.278 6.367 7.179 8.626

Tỷ trọng trong doanh

nghiệp

% 23,51 24,08 25,16 25,66 27,18

3.2. Thương mại dịch

vụ

Tỷ đ 7.565 8.564 10.238 11.203 12.397

Tỷ trọng trong doanh

nghiệp

% 38,59 39,07 40,46 40,05 39,07

3.3. Các ngành khác Tỷ đ 7.428 8.078 8.699 9.593 10.710

Tỷ trọng trong doanh

nghiệp

% 37,9 36,85 34,38 34,29 33,75

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình và phương hướng, giải pháp phát triển kinh

tế tư nhân, Ban Kinh tế Trung ương, ngày 26/11/2001)

2.3.3. Giai đoạn từ năm 2000 – nay

2.3.3.1. Số lượng doanh nghiệp

Sự tăng trưởng và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân so với các khu

vực kinh tế khác có thể thấy rõ qua các con số, dẫu rằng sự lớn mạnh của một

thực thể đôi khi không chỉ là sự gia tăng về số lượng. Số liệu thống kê cho thấy,

khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng mạnh cả về số lượng và tỷ trọng của nó

so với tổng số doanh nghiệp trong cả nước. Số doanh nghiệp nhà nước giảm dần

Page 39: Tailieu.vncty.com   5249 5591

32

từ 5.759 năm 2000 xuống còn 3.494 năm 2007, tức là giảm tỷ trọng từ 13,62%

năm 2001 xuống còn 2,24% năm 2007. Trong khi đó, số doanh nghiệp ngoài

Nhà nước tăng từ 35.004 năm 2000 đến 147.316 năm 2007, tức tăng tỷ trọng từ

82,78% năm 2000 lên 94,57% năm 2007. Xu hướng này sẽ còn rõ nét hơn nếu

tính cả bộ phận doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Bảng 3: Số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm

31/12 hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Doanh nghiệp

TỔNG SỐ 42288 51680 62908 72012 91756 112950 131318 155771

Doanh nghiệp Nhà nƣớc 5759 5355 5363 4845 4597 4086 3706 3494

Trung ương 2067 1997 2052 1898 1968 1825 1744 1719

Địa phương 3692 3358 3311 2947 2629 2261 1962 1775

Doanh nghiệp ngoài Nhà

nƣớc 35004 44314 55237 64526 84003 105167 123392 147316

Tập thể 3237 3646 4104 4150 5349 6334 6219 6688

Tư nhân 20548 22777 24794 25653 29980 34646 37323 40468

Công ty hợp danh 4 5 24 18 21 37 31 53

Công ty TNHH 10458 16291 23485 30164 40918 52505 63658 77648

Công ty cổ phần có vốn

Nhà nước 305 470 558 669 815 1096 1360 1597

Công ty cổ phần không

có vốn Nhà nước 452 1125 2272 3872 6920 10549 14801 20862

Doanh nghiệp có vốn đầu

tƣ nƣớc ngoài 1525 2011 2308 2641 3156 3697 4220 4961

DN 100% vốn nước

ngoài 854 1294 1561 1869 2335 2852 3342 4018

DN liên doanh với nước

ngoài 671 717 747 772 821 845 878 943

Cơ cấu - (%)

TỔNG SỐ 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00

Doanh nghiệp Nhà nƣớc 13.62 10.36 8.53 6.73 5.01 3.62 2.82 2.24

Trung ương 4.89 3.86 3.26 2.64 2.14 1.62 1.33 1.10

Địa phương 8.73 6.50 5.26 4.09 2.87 2.00 1.49 1.14

Doanh nghiệp ngoài Nhà

nƣớc 82.78 85.75 87.81 89.60 91.55 93.11 93.97 94.57

Tập thể 7.65 7.05 6.52 5.76 5.83 5.61 4.74 4.29

Tư nhân 48.59 44.07 39.41 35.62 32.67 30.67 28.42 25.98

Page 40: Tailieu.vncty.com   5249 5591

33

Công ty hợp danh 0.01 0.01 0.04 0.02 0.02 0.03 0.02 0.03

Công ty TNHH 24.73 31.52 37.33 41.89 44.59 46.49 48.48 49.85

Công ty cổ phần có vốn

Nhà nước 0.72 0.91 0.89 0.93 0.89 0.97 1.04 1.03

Công ty cổ phần không

có vốn Nhà nước 1.07 2.18 3.61 5.38 7.54 9.34 11.27 13.39

Doanh nghiệp có vốn đầu

tƣ nƣớc ngoài 3.61 3.89 3.67 3.67 3.44 3.27 3.21 3.19

DN 100% vốn nước

ngoài 2.02 2.50 2.48 2.60 2.55 2.52 2.54 2.58

DN liên doanh với nước

ngoài 1.59 1.39 1.19 1.07 0.89 0.75 0.67 0.61

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Sau 10 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp, đến hết năm 2009, số doanh

nghiệp đăng ký kinh doanh đã đạt con số 460.000 doanh nghiệp. Nếu chỉ tính về

số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh thì khu vực này đã tăng tới 15 lần chỉ trong

9 năm (năm 2000 chỉ có khoảng 31.000 doanh nghiệp). Đây là một tốc độ tăng

trưởng hết sức ấn tượng, thể hiện sức sống mãnh liệt trong tinh thần kinh doanh

của người Việt cũng như những tác động lớn của cải cách về môi trường kinh

doanh ở Việt Nam.

Tỷ lệ doanh nghiệp đang hoạt động đạt khoảng 50%. Con số thống kê mới

nhất từ Tổng Điều tra doanh nghiệp năm 2009, tính đến thời điểm 31/12/2008 cả

nước có 178.852 doanh nghiệp dân doanh đang hoạt động, đạt xấp xỉ 50%. Còn

theo số liệu của Tổng Cục thuế thì tính đến hết tháng 3/2009, cả nước có 272.680

doanh nghiệp, đạt 73%. Nếu so với mức trung bình trên thế giới, tỷ lệ đó là hoàn

toàn bình thường và không thể được coi là một chỉ số phản ánh chất lượng thấp

của các doanh nghiệp được đăng ký.

Page 41: Tailieu.vncty.com   5249 5591

34

Biểu đồ 1: Số lƣợng doanh nghiệp đăng ký hàng năm

0

10000

20000

30000

40000

50000

60000

70000

80000

90000

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

(ước

tính)

Năm

Số lượng

(Nguồn: Trung tâm doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Ở Việt Nam nổi bật nhất vẫn là các hộ kinh doanh cá thể và hình thức này

đang ngày càng tăng nhanh qua các thời kỳ. Từ năm 2000 đến năm 2006 có

khoảng 800.000 hộ kinh doanh cá thể, tính chung trong cả nước lên khoảng hơn

2,5 triệu hộ. Trong số hộ kinh doanh cá thể thì số hộ kinh doanh thương mại,

dịch vụ chiếm 51,89%, số hộ sản xuất công nghiệp chiếm 31,21%, giao thông

vận tải chiếm 11,63%, xây dựng 0,81%, các hoạt động khác chiếm 5,46%.

Trong những năm gần đây, Nhà nước ta với các chính sách hỗ trợ nông

nghiệp đang ngày càng trở thành một chỗ dựa vững chắc để các hộ kinh doanh

nông nghiệp yên tâm đầu tư vào sản xuất – kinh doanh. Các hộ kinh doanh cá thể

ngày càng phát triển và mở rộng quy mô đã nảy sinh một mô hình mới, mô hình

trang trại. Có thể nói, đây là một mô hình mới của kinh tế tư nhân trong nông

Page 42: Tailieu.vncty.com   5249 5591

35

nghiệp. Hiện nay, các trang trại hoạt động trên rất nhiều kĩnh vực như nông, lâm,

ngư nghiệp và đã có bước phát triển nhanh. Theo số liệu thống kê của 45 tỉnh,

thành phố cho biết, tính đến cuối năm 2007 cả nước có 116.062 trang trại, bình

quân đạt 2.580 trang trại/ tỉnh, nếu so sánh với con số 55.852 trang trại của năm

2000 thì mỗi năm có khoảng 8.600 trang trại mới, đạt mức tăng trưởng

20%/năm. Trong các vùng kinh tế thì vùng đồng bằng sông Cửu Long có số

lượng trang trại nhiều nhất, chiếm tỷ lệ trên 50% tổng trang trại trong cả nước.

Năm 2007, tổng vốn đầu tư của kinh tế trang trại đạt 14.803 tỷ đồng (không kể

giá trị đất), trong đó vốn chủ trang trại chiếm khoảng 60%. Hầu hết các chủ trang

trại đều trực tiếp lao động và quản lý trang trại, đồng thời thuê thêm lao động

thường xuyên hoặc thời vụ. Năm 2007, các chủ trang trại đã sử dụng hơn

500.000 lao động, bình quân đạt 5 lao động/ trang trại, trong đó đến 56% lao

động thuê ở thị trường tự do, đem lại mức thu nhập trung bình từ 500-700

nghìn/lao động/tháng. Thực tế đã chứng minh sự ra đời của các trang trại đã làm

cho kinh tế tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ,

góp phần rất lớn vào giải quyết việc làm cho người lao động và chuyển dịch cơ

cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn.

Như vậy, nếu đánh giá một cách tổng thể thì chúng ta đều thấy sự khởi sắc

trong việc tăng trưởng đăng ký kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân, kể từ

sau khi Luật Doanh nghiệp 1999 có hiệu lực thi hành. Chỉ trong vòng 10 năm, số

lượng doanh nghiệp thành lập mới đã tăng gấp 8,5 lần so với tổng số doanh

nghiệp được thành lập trong 10 năm thực hiện Luật Công ty và Luật Doanh

nghiệp (từ 1991-1999). Điều đặc biệt là số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh

doanh mới luôn có xu hướng năm sau cao hơn năm trước, kể cả trong hai năm

khó khăn, khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh

doanh mới cũng không hề suy giảm, trong hai năm 2008-2009, ước tính vẫn có

Page 43: Tailieu.vncty.com   5249 5591

36

tổng cộng gần 150 ngàn doanh nghiệp đăng ký mới. Nếu so sánh với các loại

hình doanh nghiệp khác thì khu vực doanh nghiệp tư nhân có số lượng tăng ấn

tượng nhất. Chẳng hạn: trong dữ liệu của Tổng cục Thống kê, sau 9 năm thì số

lượng doanh nghiệp dân doanh đã tăng gấp 5,63 lần (tổng số doanh nghiệp cả

nước tăng 4,76 lần, khối các doanh nghiệp FDI tăng 3,69 lần, doanh nghiệp nhà

nước giảm 1,69 lần). Có thể nói rằng, chính các doanh nghiệp tư nhân đã tạo nên

sự tăng trưởng chính về mặt số lượng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Cho tới

nay, Việt Nam đã đạt được tỷ lệ 5 doanh nghiệp/1.000 dân và đang tiệp cận dần

tới mức trung bình là 9-10 doanh nghiệp/1.000 dân của nhiều nước khác trong

khu vực.

2.3.3.2. Quy mô vốn

Luật Doanh nghiệp được thực thi đã khuyến khích được sự phát triển của

khu vực kinh tế tư nhân không chỉ về số lượng doanh nghiệp mà còn về số vốn

huy động từ trong dân cư cho đầu tư phát triển sản xuất – kinh doanh của khu

vực này.

Bảng 4: Tổng vốn đăng ký và vốn đăng ký bình quân của doanh nghiệp

2000 2003 2006

Đơn vị: tỷ USD

Tổng vốn đăng ký của doanh

nghiệp

1,33 4,5 9,2

Đơn vị: tỷ đồng

Vốn đăng ký bình quân của 1

doanh nghiệp

0,96 3,21 6,52

(Nguồn: Kinh tế tư nhân Việt Nam sau hai thập kỷ đổi mới

- Thực trạng và những vấn đề - NXB Khoa học xã hội)

Page 44: Tailieu.vncty.com   5249 5591

37

Vốn đăng ký mới ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước trong giai

đoạn này đều cao hơn số vốn đăng ký thời kỳ 1991 – 1999. Trong đó có 33 tỉnh,

thành phố đạt tốc độ tăng cao gấp hơn 4 lần, có 11 tỉnh đạt tốc độ tăng cao hơn

10 lần. Đặc biệt một số tỉnh như Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên... đạt tốc độ

tăng gấp hơn 20 lần. Ở Hà nội, giai đoạn từ năm 2000 đến nay có 40.000 doanh

nghiệp tư nhân đăng ký thành lập với số vốn xấp xỉ là 100.000 tỷ đồng. Trong

giai đoạn 2000 – 2007 tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn Hà Nội là 143.268,1

tỷ đồng, trong đó đầu tư của khu vực tư nhân là 35.817 tỷ đồng, chiếm 25%. Tại

thành phố Hồ Chí Minh, đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân trong tổng vốn đầu

tư xã hội cũng tăng từ 14,2% năm 2000 lên 26,5% vào năm 2007.

Bảng 5: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm

của các doanh nghiệp phân theo địa phƣơng

Đơn vị: tỷ đồng

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

CẢ NƢỚC 1186014 1352076 1567179 1966512 2430727 3035416 4157902

Đồng bằng sông

Hồng 322621 354507 315019 402351 529184 680916 1000913

Trung du và

miền núi phía

Bắc

20303 27060 33638 43409 49899 59032 72437

Bắc Trung Bộ và

Duyên hải miền

Trung

67164 81345 96042 113696 132920 157545 200021

Tây Nguyên 14251 16303 19917 31077 37321 45666 57046

Đông Nam Bộ 351378 420980 506223 676914 839593 1085642 1569493

Đồng bằng sông

Cửu Long 35602 43085 51257 62621 79766 96923 137469

Không xác định 374695 408796 545083 636444 762044 909691 1120523

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Page 45: Tailieu.vncty.com   5249 5591

38

Quy mô vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp tư nhân đã tăng 17 lần, từ

khoảng 38.700 tỷ đồng năm 2000 lên 657.000 tỷ đồng vào năm 2008. Tính trung

bình, vốn chủ sở hữu bình quân một doanh nghiệp dân doanh hiện nay đạt 5,2 tỷ

đồng so với 1,2 tỷ đồng của năm 2000.

Tốc độ tăng vốn của từng loại hình doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư

nhân diễn ra mạnh mẽ, đã làm thay đổi tỷ trọng vốn của khu vực kinh tế tư nhân

trong tổng số vốn xã hội. Tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp tư nhân và doanh

nghiệp nhà nước trong tổng đầu tư toàn xã hội tương ứng là 20% và 18,5% năm

2000, đến năm 2007 thì tỷ trọng này là 32,67% và 25%. Như vậy, tỷ trọng đầu tư

của doanh nghiệp tư nhân trong nước liên tục tăng đã vượt lên hơn hẳn tỷ trọng

đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.

Tuy nhiên, tốc độ tăng vốn trong khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh

tế nhà nước vẫn có sự khác biệt. Điều này thể hiện rõ qua hai giai đoạn. Giai

đoạn 1 từ năm 2000 tới năm 2003, đây là giai đoạn mà vốn đầu tư vẫn tập trung

vào khu vực Nhà nước, khu vực ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ nhỏ. Năm 2000

vốn của khu vực nhà nước là 89.417 tỷ đồng, chiếm 59,1%, đến năm 2003 vốn

thuộc khu vực kinh tế nhà nước vẫn là 126.558 tỷ đồng, chiếm 52,9%. Cả khu

vực ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 112.688 tỷ đồng,

cũng mới chỉ chiếm 47,1% tính đến năm 2003. Giai đoạn 2004 – 2007 đánh dấu

bước phát triển về quy mô vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân trong tổng

vốn đầu tư. Năm 2004 vốn thuộc khu vực nhà nước là 1390831 tỷ đồng, chiếm

48,1% con số này năm 2007 là 208.100 tỷ, tương đương 39, 9%. Với khu vực

kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì con số này lần

lượt là 51,9% năm 2004 và 60,1% năm 2007.

Có một thực tế khá rõ nét là đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ diễn ra ở

khoảng 15 tỉnh, thành phố lớn, có đặc thù riêng như Hà Nội, thành phố Hồ Chí

Page 46: Tailieu.vncty.com   5249 5591

39

Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng… Trong khi đó, đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân

được thực hiện và có xu hướng tăng nhanh trên tất cả các tỉnh, thành trên cả

nước. Đầu tư của khu vực tư nhân trong nước cũng tăng nhanh hơn khu vực vốn

đầu tư trực tiếp nước ngoài ngay ở các địa phương vốn tập trung chủ yếu từ đầu

tư trực tiếp nước ngoài. Thực tế cũng cho thấy, thu hút vốn đầu tư tư nhân trong

nước dễ được thực hiện và có tính khả thi cao hơn thu hút vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh đã và đang đóng vai trò

quan trọng, thậm chí là nguồn vốn đầu tư chủ yếu đối với phát triển kinh tế địa

phương. Ví dụ, đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh năm 2006 ở thành phố

Hồ Chí Minh chiếm 48% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, cao hơn tỷ trọng vốn đầu

tư của doanh nghiệp nhà nước và ngân sách nhà nước gộp lại (42%).

Thông qua hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân, nguồn vốn trong dân đã

dần dần được sử dụng hiệu quả, thúc đẩy quy mô đầu tư của nền kinh tế. Năm

2000, tổng vốn đầu tư vào khu vực tư nhân là 31.542 tỷ đồng, chiếm 24,03%

tổng vốn đầu tư xã hội, nhưng kết quả đóng góp của khu vực tư nhân vào GDP

đạt 81.455 tỷ đồng, chiếm 31,7% GDP toàn quốc. Đến năm 2007, tổng vốn đầu

tư vào khu vực tư nhân là 184.000 tỷ đồng, chiếm hơn 34,4% tổng vốn đầu tư

toàn xã hội. Như vậy, trong giai đoạn 2000 – 2007, tỷ trọng vốn đầu tư vào khu

vực tư nhân trong tổng vốn đầu tư xã hội liên tục tăng qua các năm và đóng góp

nhiều hơn vào GDP toàn quốc, điều đó chứng tỏ kinh tế tư nhân ngày càng sử

dụng vốn hiệu quả hơn.

2.3.3.3. Cơ cấu theo ngành, địa bàn

Không những lớn mạnh về số lượng và quy mô vốn, các doanh nghiệp còn

có xu hướng đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh bằng việc đăng ký kinh doanh

nhiều loại ngành nghề kinh doanh khác nhau.

Page 47: Tailieu.vncty.com   5249 5591

40

Bảng 6: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế

phân theo thành phần kinh tế

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Tỷ đồng

TỔNG SỐ 395809.2 476350.0 620067.7 808958.3 991249.4 1203749.1(*)

1469272.3

Kinh tế Nhà

nƣớc 124379.7 149651.5 181675.3 221450.7 249085.2 270207.1(*)

294339.1

Trung ương 85947.4 104626.7 129007.2 165697.5 191381.1 211914.8(*)

234920.7

Địa phương 38432.3 45024.8 52668.1 55753.2 57704.1 58292.3 59418.4

Kinh tế ngoài

Nhà nƣớc 107020.6 128389.9 171036.6 234242.8 309053.8 401492.8 519622.0

Tập thể 2162.0 2727.0 2745.8 3433.0 4008.8 4594.6 4899.9

Tư nhân 64608.0 79402.7 114277.0 164928.6 225033.4 306654.6 407096.1

Cá thể 40250.6 46260.2 54013.8 65881.2 80011.6 90243.6 107626.0

Khu vực có vốn

đầu tƣ nƣớc

ngoài 164408.9 198308.6 267355.8 353264.8 433110.4 532049.2 655311.2

Cơ cấu (%)

TỔNG SỐ 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0

Kinh tế Nhà

nƣớc 31.4 31.4 29.3 27.4 25.1 22.4 20.0

Trung ương 21.7 22.0 20.8 20.5 19.3 17.6 16.0

Địa phương 9.7 9.4 8.5 6.9 5.8 4.8 4.0

Kinh tế ngoài

Nhà nƣớc 27.0 27.0 27.6 28.9 31.2 33.4 35.4

Tập thể 0.5 0.6 0.5 0.4 0.4 0.4 0.3

Tư nhân 16.3 16.7 18.4 20.4 22.7 25.5 27.7

Cá thể 10.2 9.7 8.7 8.1 8.1 7.5 7.4

Khu vực có vốn

đầu tƣ nƣớc

ngoài 41.6 41.6 43.1 43.7 43.7 44.2 44.6

(*) Số liệu điều chỉnh (từ năm 2006 không tính phần điện nhập khẩu)

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Khu vực kinh tế tư nhân đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong sự phát

triển của lĩnh vực công nghiệp trên cả nước. Năm 2000, giá trị sản lượng công

Page 48: Tailieu.vncty.com   5249 5591

41

nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân là 82.499,1 tỷ đồng, tương đương 24,5%.

Năm 2007 con số này là 519.622 tỷ đồng, tương đương 35,4%.

Bảng 7: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

theo giá thực tế

Năm Tổng số

Chia ra

Kinh tế

Nhà nƣớc

Kinh tế ngoài

Nhà nƣớc

Khu vực có

vốn đầu tƣ

nƣớc ngoài

Tỷ đồng

1990 19031.2 5788.7 13242.5

1991 33403.6 9000.8 24402.8

1992 51214.5 12370.6 38843.9

1993 67273.3 14650.0 52623.3

1994 93490.0 21566.0 71478.0 446.0

1995 121160.0 27367.0 93193.0 600.0

1996 145874.0 31123.0 112960.0 1791.0

1997 161899.7 32369.2 127332.4 2198.1

1998 185598.1 36083.8 147128.3 2386.0

1999 200923.7 37292.6 160999.6 2631.5

2000 220410.6 39205.7 177743.9 3461.0

2001 245315.0 40956.0 200363.0 3996.0

2002 280884.0 45525.4 224436.4 10922.2

2003 333809.3 52381.8 267724.8 13702.7

2004 398524.5 59818.2 323586.1 15120.2

2005 480293.5 62175.6 399870.7 18247.2

2006 596207.1 75314.0 498610.1 22283.0

2007 746159.4 79673.0 638842.4 27644.0

2008 983803.4 96480.2 853809.7 33513.5

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Đặc điểm nổi bật là quy mô vốn của các doanh nghiệp tư nhân thường rất

nhỏ. Vì vậy, lĩnh vực thương mại và dịch vụ vốn đòi hỏi vốn đầu tư rất ít, hơn

thế nữa lợi nhuận thường rất cao nên đã thu hút một lượng lớn các doanh nghiệp

tư nhân tham gia. Trong những năm gần đây, số lượng doanh nghiệp tham gia

lĩnh vực này ngày càng tăng. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng

Page 49: Tailieu.vncty.com   5249 5591

42

ngày càng lớn trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước.

Số lượng thống kê cho thấy, nếu năm 2000 tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ

tiêu dùng của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh mới đạt 177.743,9 tỷ đồng,

chiếm 69,9% tổng mức bán lẻ hoàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của toàn xã hội thì

con số này năm 2008 đã là 853.809,7 tỷ đồng, chiếm 86,8%.

Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong việc cung ứng hàng hóa và

doanh thu dịch vụ cho nền kinh tế ngày càng to lớn. Điều này cũng thể hiện thế

mạnh của khu vực tư nhân trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Tuy nhiên, lĩnh

vực dịch vụ thì phát triển mạnh ở những nơi tập trung đông dân cư nên đã dẫn

tới sự mất cân bằng giữa các vùng trong quá trình phát triển.

Bảng 8: Số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm

phân theo vùng kinh tế

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

CẢ NƢỚC 42288 51680 62908 72012 91756 112950 131318 155771

Đồng bằng sông Hồng 9356 12238 16731 20364 26380 31965 37514 43707

Hà Nội 4691 6407 9460 11813 15068 18214 21739 24823

Trung du và miền núi

phía Bắc 1988 2711 3556 4305 6038 7175 7802 9153

Bắc Trung Bộ và

Duyên hải miền

Trung 6767 8093 9586 10318 12658 16223 19344 23476

Tây Nguyên 1827 1940 2142 2315 2880 3564 4039 4597

Đông Nam Bộ 12329 16118 19790 23475 30843 39601 47130 57022

TP.Hồ Chí Minh 8624 11550 14506 17370 23727 31292 36855 45069

Đồng bằng sông Cửu

Long 9837 10377 10900 11032 12757 14258 15325 17652

Không xác định 184 203 203 203 200 164 164 164

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Theo bảng số liệu trên, số lượng doanh nghiệp tập trung chủ yếu tại ba

khu vực đó là đồng bằng sông Hồng (28,06%); Đông Nam Bộ (36,61%) và đồng

Page 50: Tailieu.vncty.com   5249 5591

43

bằng sông Cửu Long (11,33%). Đó là nơi tập trung của những thành phố lớn như

Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bình Dương... ở đó có môi trường kinh doanh thuận lợi.

Tốc độ tăng các doanh nghiệp tư nhân ở các địa phương rất khác nhau. Tại

18 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và miền Nam Trung Bộ, số

doanh nghiệp đăng ký trong thời kỳ 2000 – 2005 thấp hơn nhiều so với thời kỳ

1991 – 1999, chẳng hạn, Trà Vinh bằng 21% so với thời kỳ 1991 – 1999, Bến

Tre, Đồng Tháp bằng 36%, Kiên Giang bằng 41%. Trong khi đó, ở các tỉnh phía

Bắc, đặc biệt các tỉnh miền núi phía Bắc như Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hòa Bình,

Bắc Cạn, Lai Châu... số doanh nghiệp đăng ký tăng gấp 4 – 8 lần so với thời kỳ

1991 – 1999.

Trong số các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân và

công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất: doanh nghiệp tư nhân

chiếm 55,76%, công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 33,68%, công ty cổ phần

chiếm 2,55%, công ty hợp danh chiếm 0,01%.

Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về số doanh nghiệp đăng ký

kinh doanh. Trong giai đoạn 2000 – 2006, thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều

kiện thành lập gần 65.000 doanh nghiệp tư nhân với tổng số vốn đăng ký hơn

169.000 tỷ đồng và gần 100.000 chi nhánh, văn phòng đại diện. Thành phố Hà

Nội cũng được coi là một trong những địa phương có số lượng doanh nghiệp

đăng ký kinh doanh nhiều nhất. Nếu như giai đoạn 1992 – 1999 thực hiện Luật

Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty trên địa bàn Hà nội có khoảng 4.449

doanh nghiệp ra đời, thì trong 6 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp, Hà Nội có

thêm gần 40.000 doanh nghiệp đăng ký mới. Cũng trong thời gian này, có hơn

20.000 lượt doanh nghiệp đăng ký sửa đổi nội dung đăng ký kinh doanh, trong

đó có 7.163 lượt doanh nghiệp đăng ký tăng vốn với tổng vốn đăng ký 26.400 tỷ

đồng.

Page 51: Tailieu.vncty.com   5249 5591

44

2.4. Đánh giá về sự phát triển của khu vực kinh tế tƣ nhân ở Việt Nam

2.4.1. Thành tựu

2.4.1.1. Đóng góp vào GDP ngày càng lớn

Năm 2000, GDP cả nước là 441.646 tỷ đồng, trong đó khu vực kinh tế tư

nhân (tính cả khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) đóng góp 271.505 tỷ

đồng, tương đương 61,48%, năm 2003 con số này đạt 605.586 tỷ đồng. Như vậy,

đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP toàn quốc ngày càng đáng kể.

Năm 2007 GDP cả nước là 1.477.717 tỷ đồng, trong đó khu vực ngoài quốc

doanh đóng góp 970.097 tỷ đồng, tương đương 65,64%.

Bảng 9: Tổng sản phẩm trong nƣớc theo giá thực tế

phân theo thành phần kinh tế

Đơn vị: Tỷ đồng

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

TỔNG SỐ 535762 613443 715307 839211 974266 1143715 1477717

Kinh tế Nhà nước 205652 239736 279704 322241 364250 410883 507620

Kinh tế ngoài Nhà

nước 256413 284963 327347 382804 444560 527432 694083

Kinh tế tập thể 42800 45966 50718 57193 63622 71059 89025

Kinh tế tư nhân 44491 50500 60703 74612 91710 116505 159716

Kinh tế cá thể 169122 188497 215926 250999 289228 339868 445342

Kinh tế có vốn đầu

tư nước ngoài 73697 88744 108256 134166 165456 205400 276014

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Điều này thể hiện sự lớn mạnh của khu vực tư nhân trong hầu hết các lĩnh

vực và ngày càng đóng góp vị trí quan trọng trong GDP cả nước. Trong quá trình

phát triển kinh tế ở Việt Nam, rõ ràng không thể thiếu vai trò của khu vực kinh tế

tư nhân.

Page 52: Tailieu.vncty.com   5249 5591

45

Các ngành phi nông nghiệp năm 2007 đóng góp vào GDP được 119.337 tỷ

đồng, chiếm 63,6% của khu vực tư nhân. Trong đó, hộ kinh doanh cá thể có tỷ lệ

lớn hơn nhiều so với doanh nghiệp; lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ có

tỷ lệ lớn hơn nhiều so với sản xuất công nghiệp. Trong những năm gần đây, GDP

của các ngành phi nông nghiệp tăng trưởng liên tục, xấp xỉ tốc độ tăng trưởng

GDP toàn quốc. Năm 2007, GDP khu vực phi nông nghiệp của kinh tế tư nhân

đạt 86.929 tỷ đồng, tăng 28,94% so với năm 2000, bình quân tăng hơn 7%/năm.

Năm 2007, kinh tế tư nhân trong các ngành phi nông nghiệp chiếm 29,87% GDP

toàn quốc (trong đó, tỷ trọng của hộ kinh doanh cá thể là 73,4%, chiếm 19,72%

GDP toàn quốc; doanh nghiệp là 26,6% chiếm 7,15% GDP toàn quốc; lĩnh vực

nông nghiệp là 20,22%; xây dựng là 9,36%; giao thông vận tải là 3,32%; thương

mại, dịch vụ 33,34%; các hoạt động khác là 33,49%).

2.4.1.2. Tạo nguồn bổ sung vào ngân sách nhà nước

Giai đoạn 2000 – 2006, đóng góp của các doanh nghiệp hoạt động theo

Luật Doanh nghiệp vào ngân sách Trung ương nhìn chung vẫn còn nhỏ nhưng

đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Nếu năm 2000, các doanh nghiệp ngoài

quốc doanh trong nước đóng góp 6,39% thu ngân sách nhà nước thì năm 2006

con số này là 7,9% (nếu tính cả các doanh nghiệp có vồn đầu tư nước ngoài thì

con số này là 11,61% năm 2000 và năm 2006 là 17,15%) trong khi phần của

doanh nghiệp nhà nước giảm từ 21,7% xuống còn 16,58% trong cùng thời kỳ.

Giai đoạn từ năm 2000, doanh thu từ sản xuất kinh doanh của các doanh

nghiệp tư nhân ngày càng tăng. Tỷ trọng doanh thu từ sản xuất kinh doanh của

các doanh nghiệp tư nhân trong tổng doanh thu của toàn bộ nền kinh tế ngày

càng lớn, từ 29,02% năm 2001 đến 47,26% năm 2007. Điều này đã tạo khả năng

đóng góp của khu vực kinh tế này vào ngân sách nhà nước.

Page 53: Tailieu.vncty.com   5249 5591

46

Bảng 10: Doanh thu thuần của doanh nghiệp

phân theo loại hình doanh nghiệp

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Tỷ đồng

TỔNG SỐ 897856 1194902 1436151 1720339 2157785 2684341 3459803

Doanh nghiệp Nhà

nƣớc 460029 611167 666022 708898 838380 961461 1089056

Trung ương 334637 466788 504577 533072 663378 771765 875461

Địa phương 125392 144379 161445 175826 175002 189696 213595

Doanh nghiệp ngoài

Nhà nƣớc 260565 362657 482181 637371 851002 1126356 1635266

Tập thể 10083 11196 12603 11560 17169 19162 23570

Tư nhân 77512 91882 103745 135715 172375 218890 258905

Công ty hợp danh 16 2738 10409 40 53 98 121

Công ty TNHH 136743 203269 269696 354641 442877 570447 798866

Công ty cổ phần có

vốn Nhà nước 21934 29364 42535 62688 103867 137801 195974

Công ty cổ phần

không có vốn Nhà

nước

14277 24208 43193 72727 114662 179958 357830

Doanh nghiệp có

vốn đầu tƣ nƣớc

ngoài

177262 221078 287948 374070 468403 596524 735481

DN 100% vốn nước

ngoài 71933 95541 129207 184711 237228 330350 427585

DN liên doanh với

nước ngoài 105329 125537 158741 189359 231175 266174 307896

Cơ cấu (%)

TỔNG SỐ 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00

Doanh nghiệp Nhà

nƣớc 51.24 51.15 46.38 41.21 38.85 35.82 31.48

Trung ương 37.27 39.06 35.13 30.99 30.74 28.75 25.31

Địa phương 13.97 12.08 11.24 10.22 8.11 7.07 6.17

Doanh nghiệp ngoài

Nhà nƣớc 29.02 30.35 33.57 37.05 39.44 41.96 47.26

Tập thể 1.12 0.94 0.88 0.67 0.80 0.71 0.68

Tư nhân 8.63 7.69 7.22 7.89 7.99 8.15 7.48

Công ty hợp danh 0.00 0.23 0.72 0.00 0.00 0.00 0.00

Công ty TNHH 15.23 17.01 18.78 20.61 20.52 21.25 23.09

Công ty cổ phần có

vốn Nhà nước 2.45 2.46 2.96 3.64 4.81 5.13 5.66

Page 54: Tailieu.vncty.com   5249 5591

47

Công ty cổ phần

không có vốn Nhà

nước

1.59 2.03 3.01 4.23 5.31 6.70 10.34

Doanh nghiệp có

vốn đầu tƣ nƣớc

ngoài

19.74 18.50 20.05 21.74 21.71 22.22 21.26

DN 100% vốn nước

ngoài 8.01 8.00 9.00 10.73 11.00 12.31 12.36

DN liên doanh với

nước ngoài 11.73 10.51 11.05 11.01 10.71 9.91 8.90

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Đóng góp của doanh nghiệp tư nhân vào ngân sách Trung ương vẫn còn

nhỏ nhưng đang có xu hướng tăng lên. Thu từ thuế công thương nghiệp và dịch

vụ ngoài quốc doanh năm 2006 đạt 103,6% kế hoạch và tăng 13% so với năm

2005. So với ngân sách Trung ương thì đóng góp của các doanh nghiệp dân

doanh trong nguồn thu của ngân sách địa phương lớn hơn nhiều. Ví dụ, ở thành

phố Hồ Chí Minh đóng góp của doanh nghiệp dân doanh trong tổng thu ngân

sách địa phương là khoảng 15%, Tiền Giang 24%, Đồng Tháp 16%, Gia Lai

22%, Ninh Bình 19%, Yên Bái 16%, Thái Nguyên 17%, Quảng Nam 22%, Bình

Định 33% …

Ngoài đóng góp trực tiếp vào ngân sách, một phần không nhỏ các doanh

nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp còn tích cực tham gia và có đóng góp đáng kể vào

xây dựng các công trình văn hóa, trường học, đường giao thông nông thôn, nhà

tình nghĩa và những đóng góp phúc lợi xã hội khác ở tất cả các địa phương trong

cả nước.

Sự lớn mạnh của khu vực kinh tế tư nhân góp phần làm tăng hiệu quả của

công tác thu thuế. Trước kia, khi nền kinh tế chỉ tồn tại các xí nghiệp quốc

doanh, hiệu quả của các công tác thu thuế thấp, do nhà nước đã bao cấp toàn bộ

đầu vào và đầu ra cho các xí nghiệp này. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, khu

vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh trong nhiều lĩnh vực. Thêm vào đó, nhà

Page 55: Tailieu.vncty.com   5249 5591

48

nước không còn bao cấp cho các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp

này phải bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Vì

vậy, hiệu quả của công tác thu thuế được nâng lên đáng kể.

2.4.1.3. Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động

Ở Việt Nam, hàng năm có thêm khoảng 1,2 – 1,4 triệu người đến tuổi lao

động, ngoài ra số lao động nông nghiệp có nhu cầu chuyển sang làm việc trong

các ngành phi nông nghiệp cũng tăng đáng kể. Yêu cầu mỗi năm phải tạo thêm

hàng triệu việc làm đang là một áp lực xã hội lớn đối với nhà nước và các cấp

chính quyền địa phương. Việc tạo thêm công ăn việc làm rõ ràng không chỉ giải

quyết vấn đề xã hội, mà còn giải quyết vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế hiện

nay ở nước ta. Sự tăng lên nhanh chóng số lượng doanh nghiệp tư nhân cùng với

các loại hình doanh nghiệp khác nhau, trên khắp các lĩnh vực đã tạo khả năng thu

hút một lực lượng lớn lao động trong xã hội. Các hộ kinh doanh cá thể, các

doanh nghiệp mới được thành lập và sự mở rộng quy mô, cũng như địa bàn kinh

doanh của các doanh nghiệp hiện có đã, đang và sẽ thực sự là nguồn cung to lớn

về chỗ làm việc mới cho lao động xã hội.

Năm 2000, khu vực kinh tế nhà nước thu hút được 2.088.531 lao động

trong tổng số 3.536.998 lao động cả nước, chiếm 59,05%. Khu vực tư nhân trong

nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thu hút 1.448.467 lao động, chiếm

40,95%. Năm 2007, khu vực kinh tế nhà nước thu hút được 1.763.117 lao động

trong tổng số 7.382.160 lao động cả nước, chiếm 23,88%. Khu vực tư nhân trong

nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thu hút 5.619.043 lao động, chiếm

76,12%.

Page 56: Tailieu.vncty.com   5249 5591

49

Bảng 11: Tổng số lao động trong các doanh nghiệp hàng năm

phân theo loại hình doanh nghiệp

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Ngƣời

TỔNG SỐ 3933226 4657803 5175092 5770671 6237396 6715166 7382160

Doanh nghiệp Nhà

nƣớc 2114324 2259858 2264942 2250372 2037660 1899937 1763117

Trung ương 1351478 1444420 1463954 1517861 1432459 1373304 1299149

Địa phương 762846 815438 800988 732511 605201 526633 463968

Doanh nghiệp

ngoài Nhà nƣớc 1329615 1706857 2049891 2475448 2979120 3369855 3933182

Tập thể 152353 159916 160949 157831 160064 149236 149475

Tư nhân 277562 339638 378087 431912 481392 499176 513390

Công ty hợp danh 56 474 655 445 490 489 622

Công ty TNHH 697869 922569 1143055 1393713 1594785 1739766 1940125

Công ty cổ phần

có vốn Nhà nước 114266 144347 160879 184050 280776 367498 434564

Công ty cổ phần

không có vốn Nhà

nước 87509 139913 206266 307497 461613 613690 895006

Doanh nghiệp có

vốn đầu tƣ nƣớc

ngoài 489287 691088 860259 1044851 1220616 1445374 1685861

DN 100% vốn

nước ngoài 364283 536276 687725 865175 1028466 1237049 1458595

DN liên doanh

với nước ngoài 125004 154812 172534 179676 192150 208325 227266

Cơ cấu (%)

TỔNG SỐ 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00

Doanh nghiệp Nhà

nƣớc 53.76 48.52 43.77 38.99 32.67 28.29 23.88

Trung ương 34.36 31.01 28.29 26.30 22.97 20.45 17.60

Địa phương 19.39 17.51 15.48 12.69 9.70 7.84 6.28

Doanh nghiệp

ngoài Nhà nƣớc 33.80 36.65 39.61 42.90 47.76 50.19 53.28

Tập thể 3.87 3.43 3.11 2.74 2.57 2.22 2.02

Tư nhân 7.06 7.29 7.31 7.48 7.72 7.44 6.95

Công ty hợp danh 0.00 0.01 0.01 0.01 0.01 0.01 0.01

Công ty TNHH 17.74 19.81 22.09 24.15 25.57 25.91 26.28

Công ty cổ phần

có vốn Nhà nước 2.91 3.10 3.11 3.19 4.50 5.47 5.89

Page 57: Tailieu.vncty.com   5249 5591

50

Công ty cổ phần

không có vốn Nhà

nước 2.22 3.00 3.99 5.33 7.40 9.14 12.13

Doanh nghiệp có

vốn đầu tƣ nƣớc

ngoài 12.44 14.84 16.62 18.11 19.57 21.52 22.84

DN 100% vốn

nước ngoài 9.26 11.51 13.29 14.99 16.49 18.42 19.76

DN liên doanh

với nước ngoài 3.18 3.32 3.33 3.12 3.08 3.10 3.08

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Trong giai đoạn 2003 – 2007 đã có khoảng 700 – 750 nghìn chỗ làm việc

mới được tạo ra nhờ doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng mới đăng ký tăng vốn,

mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, do đó tăng thêm việc làm mới khoảng 1,2

– 1,4 triệu lao động. Năm 2007, số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp khoảng

1.345.790 lao động, trong đó, lao động trong các doanh nghiệp khoảng

1.257.144 lao động, hộ sản xuất kinh doanh cá thể khoảng 88.464 lao động.

Bên cạnh việc tạo công ăn việc làm cho người lao động, một đóng góp

mang ý nghĩa không nhỏ cho các cơ sở dân doanh là đào tạo và bồi dưỡng nâng

cao tay nghề cho người lao động làm việc trong các doanh nghiệp. Một thực tế

là, phần lớn lao động đến làm việc trong các doanh nghiệp theo Luật Doanh

nghiệp trong thời gian qua đều là lao động đơn giản hơn. Họ xuất thân từ nông

thôn, trình độ văn hóa thấp, chưa quen với lối sống và làm việc theo tác phong

công nghiệp. Vì vậy, không ít chủ các doanh nghiệp tư nhân phải thực hiện

nhiệm vụ bồi dưỡng, đào tạo tay nghề cho người lao động, hướng họ về nếp sống

mới, thay đổi thói quen tập quán của người nông dân, rèn cho họ tính kỷ luật

trong lao động công nghiệp… Nhiều cơ sở đã tổ chức xưởng học việc, tổ chức

cho người có tay nghề cao hơn kèm cặp và hướng dẫn người mới vào việc, hoặc

gửi lao động đến các trung tâm hay trường dạy nghề… Hình thức đào tạo ở đây

rất đa dạng, linh hoạt và mang lại hiệu quả cao.

Page 58: Tailieu.vncty.com   5249 5591

51

2.4.1.4. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu

Tỷ trọng tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào các lĩnh vực của nền

kinh tế có sự thay đổi đáng kể qua các giai đoạn. Tỷ trọng khu vực kinh tế tư

nhân trong ngành sản xuất công nghiệp giảm nhanh từ 35% giai đoạn từ 1991 –

1996 còn 15% giai đoạn 1998 – 2000 và 10% trong giai đoạn 2001 – 2007, trong

ngành thương mại tăng nhanh từ 39% lên 54% và 59,4%. Chính sự thay đổi này

của khu vực tư nhân đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước, đặc

biệt là trong lĩnh vực dịch vụ. Năm 2000, tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế

nước ta là 38,6% tăng lên 44,1% năm 2005 và sau đó năm 2007 là 49,1%. Như

vậy, với sự đóng góp của khu vực tư nhân đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh

tế theo hướng nâng dần tỷ trọng các ngành thương mại và dịch vụ.

Trình độ sản xuất kinh doanh của kinh tế tư nhân ngày càng tiến bộ, số

lượng hàng hóa thay thế, hàng hóa nhập khẩu tăng lên. Chất lượng nhiều mặt

hàng tăng đã góp phần đẩy lùi sự xâm nhập của hàng ngoại. Bên cạnh việc thực

hiện sản xuất đồng bộ sản phẩm hàng hóa xuất khẩu, khu vực kinh tế tư nhân

còn tham gia nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Kim

ngạch xuất khẩu trực tiếp của khu vực phi nông nghiệp trong kinh tế tư nhân đến

nay đã tăng khá nhanh, năm 2007 nhập khẩu đạt 7,336 tỷ USD, xuất khẩu đạt

6,851 tỷ USD.

Có một số doanh nghiệp dân doanh đã được xếp vào hạng 10 doanh

nghiệp có kim ngạch xuất khẩu cao nhất cả nước theo ngành hàng như công ty

trách nhiệm hữu hạn Kim Anh (Sóc Trăng) có kim ngạch xuất khẩu hơn 100

triệu USD, đứng đầu cả nước.

Một số sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của nước ta hiện nay như hàng thủy

sản, các sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ… đều do khu vực kinh tế tư

nhân sản xuất. Khu vực kinh tế tư nhân trong nước còn chiếm tỷ trọng đáng kể

Page 59: Tailieu.vncty.com   5249 5591

52

trong xuất khẩu hàng may mặc, đồ da… Tuy vậy, theo Báo cáo của các Sở Kế

hoạch và Đầu tư, tỷ trọng của các doanh nghiệp dân doanh trong tổng kim ngạch

xuất khẩu cả nước cũng như của từng địa phương vẫn còn nhỏ và sự khác nhau

giữa các vùng và các tỉnh còn khá lớn. Doanh nghiệp dân doanh ở các tỉnh phía

Nam đóng góp nhiều hơn vào kim ngạch xuất khẩu ở địa phương, so với các

doanh nghiệp tư nhân ở các tỉnh phía Bắc. Ở Hà Nội, các doanh nghiệp dân

doanh chỉ chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của địa phương và khoảng trên

7% toàn bộ xuất khẩu trên địa bàn. Tỷ lệ tương ứng với thành phố Hồ Chí Minh

là 12,5%. Nhìn chung, tỷ lệ này ở các địa phương là dưới 10%. Tuy nhiên, cũng

có một số cá biệt như Hà Giang chiếm 60% xuất khẩu của địa phương, Quảng

Ngãi 34%, Bình Thuận 45%...

Trong số 474 doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong các ngành công

nghiệp sử dụng nhiều lao động, thì có tới 3/4 sản lượng sản xuất ra được xuất

khẩu, trong đó hàng dệt may và giày da chiếm tỷ lệ xuất khẩu cao nhất 80,5% và

80%. Đây là hai ngành công nghiệp khá quan trong của nước ta có kim ngạch

xuất khẩu lớn. Điều này thể hiện sự đóng góp to lớn của khu vực tư nhân vào

xuất khẩu.

2.4.1.5. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh

Trước thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế kế hoạch

hóa tập trung, thị trường hoạt động rất đơn điệu và chỉ mang tính hình thức. Yếu

tố cạnh tranh gần như không tồn tại, do các doanh nghiệp không phải cạnh tranh

với nhau để mua các yếu tố sản xuất và bán sản phẩm. Mọi hoạt động sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp đều do nhà nước chi phối. Quan hệ cung cầu, giá

cả cũng mang tính mệnh lệnh chỉ huy, các thị trường không được thừa nhận.

Trong quá trình đổi mới nền kinh tế, quan hệ hàng hóa tiền tệ mới thực sự

hình thành và phát triển. Các doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trên thị trường,

Page 60: Tailieu.vncty.com   5249 5591

53

các loại thị trường dần dần được thừa nhận và mở rộng. Nhìn chung, thị trường

hàng hóa và dịch vụ phát triển khá mạnh, ngày càng phong phú và đa dạng.

Hàng hóa trên thị trường được tự do lưu thông đã có tác dụng tích cực trong việc

thúc đẩy sản xuất phát triển. Thị trường các yếu tố sản xuất như thị trường vốn,

thị trường lao động, thị trường công nghệ… dần dần được hình thành. Thị trường

nước ngoài được mở rộng, các quan hệ thị trường từng bước được xác lập.

Nguyên tắc tự do cạnh tranh về cơ bản được áp dụng, tín hiệu giá cả do cung cầu

quy định. Những khó khăn do cơ chế kế hoạch hóa tập trung đã dần được tháo

gỡ, tạo tiền đề để thị trường ngày càng được mở rộng. Chính sự ra đời của khu

vực kinh tế tư nhân sau đổi mới đã tạo điều kiện cho việc hình thành và phát

triển các loại thị trường trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau

trên cả thị trường đầu vào và đầu ra. Với sự lớn mạnh của khu vực kinh tế tư

nhân cùng với các thành phần kinh tế khác, hàng hóa tiêu dùng được tự do lưu

thông trong nước, cung cầu giá cả hàng tiêu dùng được xác lập theo nguyên tắc

của thị trường. Những chính sách có tính chất “ngăn sông, cấm chợ” đối với khu

vực kinh tế tư nhân được xóa bỏ hoàn toàn. Thị trường hàng hóa, đặc biệt là ở

các thành phố lớn ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu

dùng.

Nhằm hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thị

trường tài chính cũng bước đầu được hình thành. Hoạt động của ngân hàng góp

phần cung cấp vốn cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất. Như vậy, sự

lớn mạnh của khu vực kinh tế tư nhân đã kích thích việc ra đời và phát triển các

loại thị trường. Nền kinh tế thị trường bước đầu được xác lập đã trở thành môi

trường tốt cho kinh tế tư nhân ở Việt Nam vận động và phát triển.

Page 61: Tailieu.vncty.com   5249 5591

54

2.4.2. Hạn chế

2.4.2.1. Về nguồn vốn

Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong thời gian qua

đã góp phần sử dụng tốt hơn nguồn vốn đầu tư xã hội. Tuy nhiên, với tiềm năng

phát triển của khu vực kinh tế này thì vốn là một vấn đề đang đặt ra cho kinh tế

tư nhân.

Như đã phân tích ở trên, hầu hết các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân

đều có quy mô vừa và nhỏ. Năm 2007, bình quân vốn sử dụng vào sản xuất –

kinh doanh của một hộ phi nông nghiệp là 35 triệu đồng, một trang trại là 150

triệu đồng, vốn đầu tư phát triển của một hộ nông nghiệp khoảng 2,4 triệu đồng,

một doanh nghiệp phi nông nghiệp là 5,7 tỷ đồng. Hầu hết các hộ kinh doanh cá

thể đều có quy mô nhỏ, vốn ít, sử dụng lao động gia đình là chính. Trong các hộ

kinh doanh phi nông nghiệp, trung bình mỗi hộ có 2,78 lao động, bình quân vốn

sử dụng vào sản xuất – kinh doanh của mỗi hộ là 35 triệu đồng. Số hộ kinh

doanh phi nông nghiệp sử dụng 1 – 10 lao động chiếm tỷ trọng lớn 98,7%. Số hộ

sử dụn 10 – 15 lao động là 1,2%. Những hộ sử dụng nhiều lao động hơn, từ 51 –

100 lao động chỉ chiếm 0,1%. Các trang trại thường có quy mô lớn hơn, tuy

nhiên vẫn nhỏ, trung bình mỗi trang trại sử dụng 6,5 lao động. Trong đó, một

nửa là sử dụng lao động gia đình.

Các doanh nghiệp của khu vực tư nhân trong thời gian qua tăng lên nhanh

chóng, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ chiếm tỷ trọng 97,71%. Các doanh

nghiệp của khu vực tư nhân chiếm số lượng và có tỷ trọng lớn đối với loại doanh

nghiệp có quy mô nhỏ từ 300 đến dưới 500 lao động. Đối với loại doanh nghiệp

có quy mô lao động lớn hơn thì doanh nghiệp tư nhân chiếm vị trí khiêm tốn

dần, đặc biệt là loại doanh nghiệp có sử dụng từ 5000 lao động trở lên (11/81

doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 13,59%). Tình trạng vốn nhỏ, thiếu vốn đã làm cho

Page 62: Tailieu.vncty.com   5249 5591

55

các doanh nghiệp tư nhân gặp khó khăn trong việc quay vòng vốn để đầu tư cho

sản xuất – kinh doanh.

Quy mô vừa và nhỏ không đem lại cho doanh nghiệp những ưu thế nhất

định. Chính nó tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân trong việc dễ

dàng thích ứng với sự thay đổi của thị trường… Tuy nhiên, vốn ít lại trở thành

rào cản cho chính doanh nghiệp khi mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ. Quy

mô nhỏ của doanh nghiệp thực sự là một điểm yếu của các doanh nghiệp Việt

Nam, vì doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam rất khó tiếp cận được các nguồn vốn vay

từ các ngân hàng thương mại. Tuy vậy, với tính năng động vốn có, khu vực kinh

tế tư nhân có thể dễ dàng tiếp cận với thị trường tín dụng không chính thức, nơi

diễn ra các hoạt động tín dụng nằm ngoài khuôn khổ pháp luật, hoặc không chịu

sự quản lý, giám sát của chính quyền các cấp. Trên thực tế, thị trường không

chính thức đã trở thành nguồn huy động vốn chủ yếu của doanh nghiệp. Theo kết

quả điều tra, tỷ trọng vốn huy động từ thị trường tín dụng không chính thức của

công ty cố phần là 43%, công ty trách nhiệm hữu hạn là 37%, doanh nghiệp tư

nhân 29%, hộ kinh doanh 29%. Tuy nhiên, chi phí cho những khoản vay này rất

lớn, lãi suất của thị trường này do cung cầu điều tiết, thường cao hơn lãi suất của

ngân hàng 2,3 lần, thậm chí lên tới 6 lần. Lãi suất đi vay của thị trường không

chính thức rất cao đẩy chi phí đầu vào và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp

tăng lên, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, đồng thời

làm cho hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp giảm xuống. Điều này thực sự

gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung.

Trong tiến trình phát triển chung, với sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp

lớn, các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ có lợi thế trên thương trường so với

các tập đoàn và các công ty quy mô lớn. Đặc biệt là trong các thời điểm chuyển

đổi công nghệ hoặc đối phó với khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, để có thể tồn tại

Page 63: Tailieu.vncty.com   5249 5591

56

và không bị sức ép, khống chế dưới áp lực của các công cụ tài chính và các dòng

lưu chuyển tư bản hiện đại, các doanh nghiệp phải cập nhật các thành tựu khoa

học cả trên lĩnh vực công nghệ sản xuất, quản lý lẫn thương mại, dịch vụ. Để làm

được điều đó, doanh nghiệp phải cần đến vốn lớn.

2.4.2.2. Chất lượng lao động thấp

Mặc dù lao động làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng

lớn trong tổng lao động xã hội và gia tăng nhanh chóng trong những năm gần

đây, nhưng chất lượng của nguồn nhân lực còn thấp và chưa được cải thiện đáng

kể. Nhìn chung, khu vực kinh tế tư nhân còn thiếu những lao động có trình độ

chuyên môn cao, thiếu đội ngũ công nhân lành nghề.

Theo kết quả điều tra của Viện Khoa học xã hội, trình độ học vấn của lao

động trong khu vực tư nhân rất thấp, phần lớn lao động đang làm việc trong các

doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân là lao động phổ thông. Những lao động này

hầu như chưa qua đào tạo, trình độ kỹ năng lao động còn thiếu. Trong 1.475.716

lao động được điều tra thì có 1.097.598 (chiếm 74,4%) là lao động không có

trình độ chuyên môn kỹ thuật. Số lao động có chuyên môn là 369.118, chiếm

25,3%, trong đó chỉ có 90.042 lao động có trình độ cao đẳng, đại học, chiếm

6,18%. Do quy mô của các doanh nghiệp tư nhân còn nhỏ nên nguồn vốn để bồi

dưỡng, đào tạo chuyên môn cho người lao động còn thấp. Hầu hết các doanh

nghiệp tư nhân không đủ kinh phí để đầu tư nâng cao trình độ chuyên môn người

lao động. Hơn nữa, đầu tư cho nguồn nhân lực là đầu tư dài hạn, không phải

ngay tức khắc mang lại lợi ích một cách trực tiếp cho doanh nghiệp trong thời

gian ngắn. Điều này không khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân đầu tư cho

đào tạo nguồn nhân lực. Hơn nữa, bản thân các chủ doanh nghiệp cũng hạn chế

về trình độ, kiến thức, thiếu kinh nghiệm về nhiều mặt, từ kỹ năng quản lý, đến

hiểu biết về công nghệ và thị trường. Thêm vào đó, vấn đề đạo đức kinh doanh

Page 64: Tailieu.vncty.com   5249 5591

57

của nhiều doanh nghiệp tư nhân vẫn còn ở mức rất thấp. Có thể nói, ở Việt Nam

vẫn còn thiếu đội ngũ doanh nhân có đủ phẩm chất của một nhà kinh doanh.

Sự lớn mạnh của kinh tế tư nhân gắn liền với quá trình hình thành nền

kinh tế thị trường ở Việt Nam. Đây là môi trường tốt để sản sinh, nuôi dưỡng đội

ngũ doanh nhân Việt Nam. Đội ngũ doanh nhân có tri thức, bản lĩnh hoạt động

kinh doanh trong môi trường kinh tế đầy cạnh tranh và biến động không thể xuất

hiện trong nền kinh tế tự cung tự cấp, với sự thống trị của các quan điểm phong

kiến, lạc hậu. Chủ doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường phải là

những người thực sự có phẩm chất tốt, giỏi về chuyên môn nghề nghiệp, có năng

lực kinh doanh và trình độ quản lý giỏi. Đây là điều mà đại bộ phận giới chủ

doanh nghiệp Việt Nam còn phải phấn đấu nhiều.

Những hạn chế của chủ doanh nghiệp thể hiện ở một số điểm sau:

- Ý thức chấp hành pháp luật kém

Nhiều đơn vị kinh tế tư nhân chưa thực hiện tốt những quy định của pháp

luật về lao động, hợp đồng lao động, chế độ bảo hiểm, tiền lương, tiền công, bảo

hộ lao động, giờ làm việc… đối với người lao động. Có không ít đơn vị kinh

doanh vi phạm pháp luật, trốn thuế, gian lận thương mại, kinh doanh trái phép.

Theo số liệu thống kê của 48 địa phương, tính đến 30/5/2007, có 25% số doanh

nghiệp tư nhân không kê khai nộp thuế, có một bộ phận không nhỏ hộ kinh

doanh không xin cấp mã số thuế, không đăng ký nộp thuế. Theo Tổng Cục thuế,

nợ tồn đọng của kinh tế tư nhân năm 2006 là 618 tỷ đồng, chiếm 5% số thuế nộp.

Năm 2007 khoảng 803 tỷ đồng, chiếm 7% số thuế đã nộp. Một hiện tượng khá

phổ biến là ghi hóa đơn không trung thực, ghi giá bán thấp hơn giá thực, dẫn tới

thất thu thuế của Nhà nước. Nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng việc hoàn thuế giá

trị gia tăng để rút tiền của ngân sách. Năm 2007 tại thành phố Hồ Chí Minh

Page 65: Tailieu.vncty.com   5249 5591

58

trong 215 doanh nghiệp được hoàn thuế có 107 doanh nghiệp có biểu hiện vi

phạm.

Trốn thuế là hiện tượng khá phổ biến của khu vực kinh tế tư nhân. Năm

2005 kiểm tra 363 doanh nghiệp phát hiện số thuế kê khai bị giảm đi 11,969 tỷ

đồng; năm 2006 kiểm tra 480 doanh nghiệp, số thuế kê khai bị giảm đi 22,9 tỷ

đồng; năm 2007 kiểm tra 390 doanh nghiệp, số thuế bị giảm đi 9,15 tỷ đồng.

Một số chủ cơ sở sản xuất – kinh doanh đã vi phạm quy định của pháp luật

như: khai man tên địa chỉ để thành lập doanh nghiệp, đăng ký thành lập doanh

nghiệp nhằm buôn bán hóa đơn kiếm lời, tiến hành sản xuất hàng hóa có chất

độc hại trong khu dân cư, vi phạm kiểu dáng sở hữu công nghiệp, chế độ bản

quyền, vệ sinh an toàn thực phẩm…

Cá biệt có những chủ doanh nghiệp bất chấp pháp luật, tham gia các hoạt

động phi pháp như kinh doanh văn hóa độc hại, rửa tiền, lừa đảo, mua chuộc cán

bộ thoái hóa, biến chất trong cơ quan công quyền và doanh nghiệp nhà nước để

chuộc lợi…

Tình trạng buôn lậu, buôn bán hàng cấm, làm hàng giả còn khá phổ biến.

Hàng giả bao gồm nhiều mặt hàng tiêu dùng, thuốc tây… các đối tượng sản xuất

hàng giả thường chế biến với quy mô nhỏ, không có cửa hàng, không có đăng ký

kinh doanh. Số vụ bị xử lý về buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, kinh doanh trái

phép vẫn gia tăng qua các năm.

- Trình độ và khả năng đổi mới kỹ thuật, công nghệ thấp

Nhìn chung, máy móc, thiết bị, công nghệ của khu vực kinh tế tư nhân còn

rất lạc hậu, chắp vá và chậm đổi mới. Nhiều doanh nghiệp mới thành lập vẫn còn

sử dụng công nghệ lạc hậu từ nước ngoài hay của doanh nghiệp nhà nước. Thiết

bị trong hầu hết các doanh nghiệp tư nhân đều lạc hậu từ 10 – 30 năm so với khu

vực và thế giới. Số doanh nghiệp được trang bị máy móc hiện đại không nhiều,

Page 66: Tailieu.vncty.com   5249 5591

59

khoảng 24% doanh nghiệp tư nhân và 25% công ty trách nhiệm hữu hạn. Còn

lại, khoảng 37,2% số doanh nghiệp tư nhân và 20% công ty trách nhiệm hữu hạn

sử dụng công nghệ truyền thống do thời gian hình thành và phát triển của khu

vực kinh tế này chưa lâu, tiềm lực về vốn còn yếu nên khu vực kinh tế tư nhân

có ít khả năng đổi mới công nghệ. Mặt khác, trong thời gian qua, khu vực kinh tế

tư nhân chỉ chú trọng đầu tư vào thương mại, dịch vụ nên nhu cầu đổi mới công

nghệ là chưa cần thiết. Mỗi doanh nghiệp chỉ đầu tư khoảng 0,2% doanh thu cho

khoa học công nghệ (ở Hàn Quốc con số này là 7 – 10%). Do trình độ của chủ

doanh nghiệp còn thấp, thiếu thông tin kinh tế, kinh nghiệm quản lý, thêm vào

đó họ chưa thực sự tin tưởng vào chính sách phát triển của Nhà nước. Vì vậy, họ

không dám mạnh dạn đầu tư để mở rộng quy mô theo chiến lược phát triển ổn

định lâu dài.

2.4.2.3. Thiếu các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực kinh tế quan trọng

Như phân tích ở trên, tỷ trọng các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh trong

lĩnh vực thương mại dịch vụ ngày càng tăng, trong khi đó, tỷ trọng trong lĩnh

vực sản xuất công nghiệp giảm dần (tỷ trọng các doanh nghiệp thuộc khu vực tư

nhân tham gia vào lĩnh vực dịch vụ gia tăng qua các giai đoạn, giai đoạn 1991 –

1996 là 39%, giai đoạn 1997 – 2000 là 49% và 2001 – 2007 là 59,4%. Trong khi

đó, lĩnh vực công nghiệp thì tỷ trọng lại giảm qua các giai đoạn, giai đoạn 91 –

95 là 35%, giai đoạn 97 – 99 là 22%, giai đoạn 1999 – 2000 là 15%); giai đoạn

2001 – 2007 là 10%. Sở dĩ như vậy là do hầu hết các doanh nghiệp có quy mô

nhỏ, vốn đầu tư ít, khả năng huy động vốn thấp. Trong khi đó, lĩnh vực thương

mại dịch vụ cần lượng vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh và lợi

nhuận cao nên đã thu hút được các doanh nghiệp tham gia đầu tư.

Trên phạm vi một địa phương, số lượng doanh nghiệp thường tập trung

chủ yếu ở thị xã hay thành phố trực thuộc tỉnh. Trong khi số lượng doanh nghiệp

Page 67: Tailieu.vncty.com   5249 5591

60

ở các huyện, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa thực sự không đáng kể. Nhiều

huyện mới chỉ có một vài doanh nghiệp. Trên phạm vi cả nước, số doanh nghiệp

tập trung chủ yếu tại đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu

Long… rõ ràng việc tập trung phát triển tại một số vùng như vậy sẽ tạo ra

khoảng cách giữa các vùng, phá vỡ cơ cấu kinh tế vùng.

2.4.2.4. Khả năng tiếp cận thị trường yếu

Việt Nam có một thị trường rộng lớn với khoảng 85,8 triệu dân. Song, nhu

cầu thị trường về chất lượng hàng hóa, dịch vụ còn ở mức thấp, nhất là ở thị

trường nông thôn, nơi cư trú của hơn 80% dân số cả nước. Hiện tại thị trường

nước ta đang bị ảnh hưởng rất lớn của hàng hóa nhập lậu qua biên giới. Điều này

có tác động trực tiếp đến khu vực kinh tế tư nhân. Các doanh nghiệp thuộc khu

vực kinh tế tư nhân hầu hết chưa đủ năng lực cạnh tranh với hàng lậu. Trên

phạm vi thị trường nội địa. Khu vực kinh tế tư nhân này thường gặp khó khăn

trong khâu tiếp thị, chủ yếu là do chất lượng sản phẩm và dịch vụ còn hạn chế,

kỹ năng tiếp thị quảng cáo chưa tốt. Trên phạm vi thị trường quốc tế, khu vực tư

nhân lại càng gặp khó khăn hơn. Có thể nói, khả năng cạnh tranh của các doanh

nghiệp Việt Nam nói chung, đặc biệt của các doanh nghiệp tư nhân ở thị trường

trong nước và thị trường nước ngoài là rất thấp.

2.4.2.5. Hiệu quả kinh doanh nhìn chung còn thấp

Trong những năm qua, tuy số lượng các doanh nghiệp và hộ đăng ký kinh

doanh tăng nhiều, nhưng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp còn yếu.

Hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp nhìn chung thấp, tỷ suất lợi nhuận/vốn

và tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân đều

thấp hơn so với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác và thấp hơn

nhiều so với chỉ tiêu chung của toàn bộ các doanh nghiệp trong cả nước. Điều

Page 68: Tailieu.vncty.com   5249 5591

61

này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào sản xuất – kinh doanh của doanh

nghiệp còn rất thấp.

Bảng 12: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam

Toàn

bộ

doanh

nghiệp

Doanh

nghiệp

nhà

nước

Doanh

nghiệp

tập thể

Doanh

nghiệp

tư nhân

Doanh

nghiệp

có vốn

đầu tư

nước

ngoài

Tỷ suất lợi nhuận/vốn (%) 5,45 4,41 4,06 1,51 8,87

Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu

(%)

5,28 4,23 3,39 0,85 13,15

Huy động ngân sách/doanh

thu (%)

8,42 8,81 3,02 2,98 14,42

(Nguồn: theo Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 12/07/2006)

Theo Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu tính chung cho cả

khu vực tư nhân năm 2006 tuy có suy giảm so với các năm trước nhưng vẫn cao

hơn tỷ lệ chung của ngân hàng và chiếm tỷ trọng lớn trên tổng nợ xấu của ngân

hàng. Tỷ lệ nợ xấu của khu vực tư nhân chiếm 50,8% và 43,3% tổng nợ xấu của

ngân hàng.

Page 69: Tailieu.vncty.com   5249 5591

62

2.4.3. Những nguyên nhân hạn chế sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở

Việt Nam

2.4.3.1. Về nhận thức chung

Quan điểm của Đảng trên một số vấn đề cụ thể về phát triển kinh tế tư

nhân chưa được làm rõ để tạo sự thống nhất cao. Tuy có những chuyển biến căn

bản trong nhận thức về khu vực kinh tế tư nhân trong quá trình phát triển kinh tế

ở Việt Nam, song vẫn còn nhiều vấn đề quan trọng vẫn chưa được làm rõ ở mức

cần thiết để có thể triển khai trong thực tiễn như: đặc điểm và vai trò cụ thể của

khu vực kinh tế tư nhân nước ta, cũng như quan hệ giữa khu vực kinh tế nhà

nước với khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa hiện nay và trong suốt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây

dựng chủ nghĩa xã hội; về quy mô, trình độ phát triển kinh tế tư nhân cho từng

ngành, từng lĩnh vực cụ thể; về quan hệ nhà nước và doanh nghiệp tư nhân về

vai trò của chủ doanh nghiệp tư nhân… vẫn còn dừng lại ở quan điểm lớn, mang

tính chung chung, chưa được cụ thể để tạo sự thống nhất cao trong chỉ đạo thực

hiện.

Về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong quan hệ với kinh tế nhà nước

hiện nay có một số vấn đề chưa thống nhất. Cụ thể:

Quan điểm về bóc lột

“Bóc lột” là vấn đề cơ bản trong lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về

kinh tế sản xuất hàng hóa trong chế độ tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, thực tiễn

trong gần 20 năm qua đặt ra hàng loạt các câu hỏi cần có giải đáp hợp lý. Nghị

quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: “Kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và

hiệu quả kinh tế; đồng thời phân phối theo đóng góp vốn và các nguồn lực khác

vào sản xuất kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội”.

Page 70: Tailieu.vncty.com   5249 5591

63

Như vậy, quá trình phân phối sản phẩm hướng tới sự công bằng hợp lý

phải căn cứ vào các yếu tố như: lao động, hiệu quả kinh tế, mức độ góp vốn và

một số yếu tố khác như quyền sử dụng đất, tri thức và kinh nghiệm, công nghệ

và bí quyết kỹ thuật… Có thể nói, nhận định trên là một bước tiến về tư duy so

với quan niệm truyền thống về chế độ phân phối theo quan điểm Mác – Lênin.

Trong nền kinh tế thị trường, lao động, vốn và các nguồn lực khác trong sản xuất

đều là hàng hoá. Chủ doanh nghiệp phải mua các yếu tố đó trên thị trường. Giá

cả của hàng hóa do quan hệ cung – cầu quy định và hàng hóa nào khan hiếm hơn

so với nhu cầu thì giá của hàng hóa đó phải cao hơn. Tham gia vào quá trình sản

xuất kinh doanh không chỉ có người lao động trực tiếp, mà cả những người chủ

doanh nghiệp. Những người lao động có thể chỉ trực tiếp tham gia vào quá trình

sản xuất khoảng 8 giờ/ngày (trừ trường hợp làm thêm giờ). Nhưng đóng góp lao

động của chủ sở hữu doanh nghiệp thì khó có thể tính theo giờ cụ thể như vậy

được. Họ luôn nghĩ đến công việc không phải chỉ trong “thời gian lao động”.

Đây là một loại đặc biệt và không thể thay thế được bởi các lao động cụ thể

trong những hoàn cảnh nhất định.

Với những thay đổi trong cách nhìn về chế độ phân phối như trên, quan

niệm về “bóc lột” trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa cung cần có thay

đổi. Bóc lột chỉ xảy ra khi người phải làm việc trong môi trường lao động không

có đủ điều kiện tối thiểu về vệ sinh và an toàn như quy định của pháp luật và

không được trả lương tương xứng với sức lao động bỏ ra. Hiện tượng bóc lột

theo quan niệm như vậy rõ ràng vẫn có thể xảy ra ngay trong doanh nghiệp nhà

nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chứ không chỉ ở các doanh nghiệp

của khu vực kinh tế tư nhân.

Page 71: Tailieu.vncty.com   5249 5591

64

Nhận thức về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước

Hiện nay, khái niệm “vai trò chủ đạo” vẫn chưa được lý giải một cách

khoa học, nhất quán và rõ ràng. Việc xác định kinh tế nhà nước có vai trò chủ

đạo trong nền kinh tế cần phải được cụ thể hơn. Chính sự không rõ ràng, thiếu cụ

thể về nội dung “vai trò chủ đạo” của thành phần kinh tế này trong nền kinh tế

thị trường đã là một trong những nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng đối xử

thiếu bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tính thiếu ổn định và nhất quán

trong chính sách của Đảng về thành phần kinh tế. Hơn nữa, thực tế cho thấy,

mặc dù Đảng ta vẫn luôn khẳng định kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo,

cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng, nhưng uy tín của doanh

nghiệp nhà nước lại đang ngày càng giảm trong đánh giá của nhân dân và dư

luận xã hội. Nói cách khác, vai trò và tác động thực tế của doanh nghiệp nhà

nước đã không thể hiện đúng, thậm chí còn rất xa so với kỳ vọng của xã hội và

vai trò chính trị của nó, như đường lối phát triển kinh tế của Đảng đã chỉ ra. Vì

vậy, cần phải xác định rõ, nhất quán và phù hợp với thực tế nội hàm của “vai trò

chủ đạo” của kinh tế nhà nước. Vai trò chủ đạo nên giải thích và phát triển theo

hướng phát huy tối đa địa vị và lợi thế của doanh nghiệp nhà nước đối với sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời, không làm giảm vai trò hoặc

hạn chế quyền kinh doanh của các thành phần kinh tế khác.

“Vai trò chủ đạo” có thể hiểu bao gồm các nội dung sau:

Một là, chủ đạo không phải là chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng lớn hơn

trong GDP, tính chất chủ đạo thể hiện ở sự tiên phong đi đầu. Tính chủ đạo phải

gắn với năng suất, chất lượng, khả năng thúc đẩy phát triển và chuyển giao công

nghệ.

Hai là, vai trò chủ đạo cũng bao hàm chức năng hỗ trợ và tạo điều kiện

cho các thành phần kinh tế khác cùng phát triển.

Page 72: Tailieu.vncty.com   5249 5591

65

Ba là, việc tập trung phát triển doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực

kể trên hoàn toàn không có nghĩa hạn chế hay ngăn cản sự tham gia của các

thành phần kinh tế khác, trái lại, cùng hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện để kinh tế

tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tham gia ngày càng nhiều vào các lĩnh

vực dịch vụ kết cấu hạ tầng, các ngành công nghệ cao, không hạn chế cạnh tranh

của các thành phần kinh tế khác đối với doanh nghiệp nhà nước bằng các biện

pháp hành chính.

Xác định rõ nội hàm của “vai trò chủ đạo” với đặc điểm trên đây có thể

tạo ra tác động tích cực đối với môi trường kinh doanh cho khu vực kinh tế tư

nhân. Môi trường kinh doanh thực sự bình đẳng sẽ dần được xác lập. Xác định

đúng vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước sẽ góp phần tăng thêm tính

cương quyết, nhất quán trong chỉ đạo và thực hiện cổ phần hóa, bán, khoán và

cho thuê doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời, giảm được nguy cơ sử dụng quyền

lực nhà nước nhằm hạn chế quyền kinh doanh của các thành phần kinh tế khác,

bảo hộ cho các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả. Xác định đúng “vai trò

chủ đạo” của doanh nghiệp nhà nước sẽ góp phần tạo ra nhận thức xã hội đúng

đắn về vai trò của các doanh nghiệp trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước, thu hút sự ủng hộ mạnh mẽ, thống nhất của dư luận xã hội đối với

các biện pháp cải cách doanh nghiệp nhà nước, cũng như có thái độ tôn vinh

đúng đắn đối với các doanh nghiệp tư nhân.

2.4.3.2. Về cơ chế chính sách của nhà nước

Các cơ chế, chính sách của nhà nước chưa thực sự giải quyết được các khó

khăn mà các doanh nghiệp tư nhân đang gặp phải như:

2.4.3.2.1. Trong việc huy động và sử dụng các nguồn lực

Cụ thể:

Page 73: Tailieu.vncty.com   5249 5591

66

Khó khăn trong việc tiếp cận với đất đai

Đất đai là một trong những yếu tố cơ bản, không thể thiếu của quá trình

sản xuất, thế nhưng tình trạng thiếu đất để sử dụng làm mặt bằng sả xuất của khu

vực kinh tế tư nhân hiện nay đang rất cấp bách. Trong khi đó, các doanh nghiệp

nhà nước được ưu đãi về đất đai hơn. Năm 2006 đất giao cho doanh nghiệp nhà

nước là 58,6 triệu m2 đất với 52 dự án còn khu vực tư nhân là 2,4 triệu m

2 đất

cho 35 dự án. Hầu hết các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân không đủ

vốn lớn để đầu tư vào đất đai nên phải đi thuê đất của các doanh nghiệp nhà

nước hoặc các tổ chức với giá cao hơn nhiều, 51% số doanh nghiệp sử dụng đất

tự có để tiến hành sản xuất kinh doanh, 49% là thuê của doanh nghiệp nhà nước

hoặc các tổ chức khác và tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài trong những năm

gần đây.

Hiện tượng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có một

số nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, do thủ tục thuê và chuyển nhượng đất phức tạp, có những quy

định không rõ ràng gây khó khăn cho các nhà đầu tư, làm mất nhiều thời gian,

chi phí.

Thứ hai, do quy hoạch đất không rõ ràng, nhiều nơi diện tích đất không sử

dụng, đất hoang hóa, đất sử dụng sai mục đích còn lớn, trong khi khu vực tư

nhân lại thiếu mặt bằng sản xuất – kinh doanh.

Thứ ba, do quy mô vốn của doanh nghiệp còn nhỏ, không đủ khả năng để

thuê đất ở những địa điểm có lợi thế vì ở những địa điểm đó giá đất cho thuê cao,

làm tăng chi phí đầu vào.

Khó khăn trong thu hút và đào tạo nguồn nhân lực

Khu vực tư nhân hiện nay đang thiếu lao động có trình độ, kỹ năng, tay

nghề chuyên môn thành thạo. Điều này do khu vực kinh tế tư nhân chưa thực sự

Page 74: Tailieu.vncty.com   5249 5591

67

tạo được lòng tin để xóa bỏ những định kiến trong xã hội. Do vậy, chỉ có những

lao động có trình độ thấp, cần công việc, ít có cơ hội lựa chọn nơi làm việc mới

chấp nhận làm việc trong khu vực này.

Một nguyên nhân nữa là trong khi các doanh nghiệp nhà nước đều được

hưởng các chính sách của nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực miễn phí thì khu

vực tư nhân khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ này.

Hiện tại, nền giáo dục của ta chưa quan tâm nhiều đến việc đào tạo theo

nhu cầu của xã hội. Có những ngành, những lĩnh vực còn thiếu quá nhiều cán bộ,

công nhân có tay nghề, trình độ chuyên môn, trong khi đó có một số ngành đào

tạo tràn lan. Chương trình đào tạo còn nặng về lý thuyết, ít thực hành, nội dung

đào tạo chậm, không bắt kịp sự thay đổi trong thực tế cho nên hiệu quả đào tạo

không cao.

Khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn

Đối với nguồn vốn của ngân hàng:

Hiện tại các doanh nghiệp mới đăng ký thành lập nguồn vốn chủ yếu huy

động từ bản thân chủ doanh nghiệp, người thân, bạn bè… Nguồn vốn huy động

được từ các tổ chức tín dụng là rất khó khăn. Thực tế cho thấy, 69% doanh

nghiệp sử dụng vốn tự tích lũy, 45% doanh nghiệp là vay vốn từ người thân, bạn

bè. Và chỉ có 21% doanh nghiệp vay vốn được từ các ngân hàng thương mại

quốc doanh, 11% vay từ ngân hàng thương mại cổ phần.

Hiện tại khu vực kinh tế tư nhân chưa thực sự tạo được lòng tin nên rất

khó vay vốn từ ngân hàng, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn. Thêm vào đó,

khu vực tư nhân có quy mô nhỏ nên lượng vốn vay thường ít trong khi đó chi phí

giao dịch, điều tra, giám sát lại cao.

Đối với nguồn từ quỹ hỗ trợ phát triển:

Page 75: Tailieu.vncty.com   5249 5591

68

Hiện nay các doanh nghiệp tư nhân đã được tiếp cận nguồn vốn từ quỹ hộ

trợ phát triển. Tuy nhiên, số vốn mà khu vực tư nhân vay được từ quỹ này chỉ

chiếm 8% tổng số vốn cho vay của quỹ. Nguyên nhân là do thủ tục và các điều

kiện cho vay còn quá chặt chẽ, các thủ tục pháp lý về điều kiện cho vay của Quỹ

còn bất bình đẳng giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân làm cho khu vực

kinh tế tư nhân khó vay được vốn từ nguồn vốn ưu đãi của nhà nước.

2.4.3.2.2. Thiếu sự hỗ trợ từ phía nhà nước

Thiếu cơ chế cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh

Ngày nay, sự phát triển các ngành dịch vụ đang thúc đẩy sự phát triển

mạnh mẽ kinh tế - xã hội, trong đó có dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Dịch vụ hỗ trợ

kinh doanh có tác dụng làm tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp thông qua

ủy nhiệm những công việc chuyên biết cho các chuyên gia chuyên ngành. Ở các

nước phát triển, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh chiếm tỷ lệ ít nhất là 1/3 giá trị đầu

vào của doanh nghiệp. Các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh rất đa dạng và thực hiện

những chức năng khác nhau. Chất lượng cung ứng các dịch vụ sẽ tác động lớn

đến khả năng phát triển và cạnh tranh của nền kinh tế khi sử dụng dịch vụ này.

Theo các nghiên cứu của Ngân hàng phát triển châu Á, dịch vụ hỗ trợ kinh

doanh và dịch vụ nghề nghiệp là bộ phận đầu vào mang tính cạnh tranh nhất, tiếp

theo mới đến truyền thông, giáo dục thương mại và đào tạo. Thực tế cũng cho

thấy, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thường phải phụ thuộc nhiều vào

các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh nhập khẩu nhằm tăng tính cạnh tranh trên thị

trường thế giới, khi ở trong nước những dịch vụ này không đáp ứng được yêu

cầu chất lượng.

Thiếu cơ chế tạo sự ủng hộ của xã hội đối với kinh tế tư nhân

Nhìn chung, môi trường thể chế chưa tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân

phát triển. Môi trường thể chế được hiểu là tổng hợp toàn bộ các nhân tố mang

Page 76: Tailieu.vncty.com   5249 5591

69

tính chính trị, nhà nước, pháp luật có tác động ảnh hưởng ở mức độ nhất định lên

quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, thể chế chính trị giữ vai trò

quan trọng nhất, nó định hướng, chi phối toàn bộ hoạt động trong xã hội, trong

đó có hoạt động kinh doanh. Hệ thống pháp luật được xây dựng trên nền tảng

định hướng chính trị nhằm chi phối những quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ.

Hiện nay, môi trường kinh doanh còn thiếu lành mạnh, cạnh tranh thiếu

bình đẳng, tồn tại nhiều hoạt động gian lận thương mại cũng như tiêu cực do bộ

máy quản lý yếu kém gây ra đã đẩy khu vực tư nhân vào tình thế bất lợi. Nguyên

nhân do việc xác định vị trí, vai trò quan trọng của khu vực tư nhân mới chỉ

chung chung mà chưa có những chính sách, chiến lược phát triển cụ thể, tạo điều

kiện cho khu vực kinh tế này. Bên cạnh đó, tư tưởng kỳ thị, phân biệt khu vực tư

nhân trong bộ máy quản lý vẫn tồn tại. Hiện nay, chưa có một bộ phận quản lý

nhà nước chính thức đối với hoạt động của các doanh nghiệp thuộc thành phần

kinh tế tư nhân để theo dõi, điều chỉnh, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, kinh

doanh của họ. Ngoài ra, cơ chế chính sách phát triển kinh tế tư nhân còn thiếu

đồng bộ và chưa nhất quán.

Trên thực tế, hệ thống pháp luật vẫn còn nhiều hạn chế trong việc điều

chỉnh nền kinh tế. Tình trạng văn bản pháp luật còn thiếu đồng bộ, không nhất

quán đã làm cho các doanh nghiệp có tâm lý không tốt, luôn luôn lo sợ sự thay

đổi của cơ chế, chính sách nên không dám đầu tư, phát triển sản xuất – kinh

doanh. Ngoài ra, những quy định còn phức tạp, chồng chéo gây khó khăn cho

các doanh nghiệp trong sản xuất – kinh doanh.

Page 77: Tailieu.vncty.com   5249 5591

70

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN

KINH TẾ TƢ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.3. Dự báo xu hƣớng phát triển kinh tế tƣ nhân

Thứ nhất, mục tiêu hoạt động của kinh tế tư nhân vẫn chịu sự chi phối chủ

yếu bởi quy luật tối đa hóa lợi nhuận. Thể chế kinh tế thị trường ngày càng phát

triển, qua đó các quy luật kinh tế thị trường luôn dẫn dắt kinh tế tư nhân mở rộng

đầu tư ở những nơi có lợi nhuận cao nhất, các lĩnh vực ngành nghề mới có hiệu

suất sinh lợi cao vẫn luôn hấp dẫn kinh tế tư nhân. Trong điều kiện nền kinh tế

thị trường hiện đại, kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân có vai trò, vị trí và chức

năng đặc thù trong một cơ cấu kinh tế chung, vì thế không thể thay thế nhau,

không có xu thế lấn át hoặc loại trừ nhau. Tuy nhiên, do bản chất của sở hữu,

trong quá trình vận động của kinh tế tư nhân luôn có xu hướng bị chi phối bởi

mục tiêu lợi nhuận. Điều này sẽ có tác động không nhỏ đến các xu hướng phát

triển khác của kinh tế tư nhân.

Thứ hai, tích tụ và tập trung vốn gia tăng, hình thành các doanh nghiệp

vừa và lớn có sức cạnh tranh cao, kinh tế cá thể giảm. Đây là một xu hướng tất

yếu trong phát triển cạnh tranh của kinh tế tư nhân, cùng với xu hướng sẽ có

nhiều doanh nghiệp và tập đoàn kinh doanh đa ngành, đa sở hữu, có số vốn hàng

ngàn tỷ đồng, tạo ra những sản phẩm có giá trị chi phối thị trường trong nước,

mở rộng thị phần ở thị trường quốc tế một cách ổn định. Đồng thời, sẽ xuất hiện

ngày càng phổ biến hơn các hiện tượng phá sản, giải thể, chia nhỏ, mua bán,

chuyển nhượng, sáp nhập… các doanh nghiệp, các cổ phần, cổ phiếu doanh

nghiệp, hiện tượng doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không đạt được mục đích kinh

doanh cũng trở thành vấn đề được xã hội quan tâm hơn.

Page 78: Tailieu.vncty.com   5249 5591

71

Trong thương mại – dịch vụ, các cửa hàng, trung tâm mua sắm có quy mô

vừa và lớn, được trang bị tốt sẽ chiếm ưu thế, nhất là ở các đô thị. Nhìn chung xu

hướng phát triển kinh tế tư nhân là sự tồn tại của kinh tế hộ gia đình, những

doanh nghiệp siêu nhỏ trong cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ sẽ giảm

dần, các đơn vị kinh tế tư nhân có quy mô lớn gắn với các hoạt động có tính

quốc tế hóa sẽ chiếm ưu thế do tác động của hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ ba, sự cạnh tranh và liên kết hợp tác giữa các đơn vị kinh tế tư nhân

với nhau và với các thành phần kinh tế sẽ ngày càng gia tăng. Cạnh tranh và hợp

tác luôn đan xen và tác động lẫn nhau. Tập trung vốn là kết quả của quá trình

liên kết giữa các doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, xu hướng này

sẽ ngày một gia tăng khi hội nhập kinh tế quốc tế đẫn đến các doanh nghiệp lớn

của nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Nguy cơ phá sản trước một

cuộc cạnh tranh không cân sức là khó tránh khỏi. Vì vậy, con đường liên kết

giữa các đơn vị kinh tế tư nhân với nhau để chống đỡ sự chèn ép của các doanh

nghiệp lớn trong cùng lĩnh vực là xu hướng trong thời gian tới. Sự liên kết giữa

các nhà bán lẻ diễn ra trong thời gian qua là một ví dụ điển hình về sự hợp tác

trong kinh doanh dưới áp lực của hội nhập kinh tế quốc tế.

Sự liên kết không chỉ diễn ra giữa các đơn vị kinh tế tư nhân với nhau mà

còn với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác và sự hợp tác diễn

ra trên nhiều mặt sản xuất – kinh doanh. Xu hướng chung của sự hợp tác này là

ngày càng nhiều đơn vị kinh tế tư nhân trở thành công ty con theo mô hình tập

đoàn kinh tế, mà công ty mẹ có thể là đơn vị kinh tế nhà nước hoặc các doanh

nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Ranh giới giữa các thành phần kinh tế

sẽ mờ dần, giảm dần sự khác biệt trong phương thức hoạt động. Như vậy, xu

hướng chuyển từ sở hữu đơn lẻ (doanh nghiệp tư nhân một chủ) sang sở hữu

nhiều chủ ngày càng nhiều.

Page 79: Tailieu.vncty.com   5249 5591

72

Thứ tư, kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển nhanh, có tỷ trọng ngày càng lớn

và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế. Khi có môi trường thể

chế phù hợp, được thừa nhận, cổ vũ và hơn hết là được đặt đúng vị trí, kinh tế tư

nhân sẽ có tốc độ phát triển nhanh về số lượng, hiệu quả kinh doanh cao, tận

dụng được các nguồn lực và khả năng huy động vốn ngày càng được cải thiện.

Cho tới nay, Việt Nam mới đạt được tỷ lệ 5 doanh nghiệp/1.000 người dân.

Trong khi đó, con số này của Đài Loan từ năm 1999 đã là 49/1.000 dân, Nhật

Bản là 40/1.000 dân.

Nhân tố chính thúc đẩy tăng nhanh số doanh nghiệp Việt Nam trong

những năm tới là khu vực kinh tế tư nhân. Kể từ khi áp dụng doanh nghiệp 1999,

khu vực tư nhân luôn được duy trì tốc độ tăng trưởng trên 18%/ năm, đóng góp

bình quân hơn 6000 tỷ đồng tiền thuế, chiếm khoảng 14,8% tổng thu ngân sách

nhà nước. Tính đến 31/12/2008, cả nước đã có 330.800 doanh nghiệp đăng ký

kinh doanh, gấp 6 lần tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập trong 10 năm của

giai đoạn 1991 – 1999, với số doanh nghiệp đăng ký mới trung bình hàng năm

tăng 6 lần. Tỷ trọng của khu vực kinh tế tư nhân ngày càng lớn trong nền kinh tế

là xu hướng phát triển tất yếu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này

phản ánh: khu vực tư nhân xứng đáng được xem là động lực chính thúc đẩy sự

tăng trưởng kinh tế của nước ta.

Thứ năm, sự chuyển đổi lĩnh vực kinh doanh phù hợp với những biến đổi

của thị trường đồng thời kết hợp kinh doanh theo hướng đa ngành sẽ ngày càng

phổ biến. Dưới tác động của quy luật kinh tế thị trường, kinh tế tư nhân sẽ chịu

sự “điều tiết” mạnh mẽ của mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Quá trình di chuyển từ

lĩnh vực kinh doanh này sang lĩnh vực kinh doanh khác để tìm kiếm lợi nhuận

cao hơn sẽ diễn ra ngày càng tăng trong khu vực tư nhân, đặc biệt là trong điều

kiện tự do hóa nền kinh tế. Ở các đơn vị kinh tế tư nhân có quy mô lớn, xu

Page 80: Tailieu.vncty.com   5249 5591

73

hướng mở rộng kinh doanh theo hướng đa ngành không còn là cá biệt, các tập

đoàn kinh tế tư nhân sẽ hình thành và phát triển trong nhiều lĩnh vực và giữ một

vị trí đáng kể trong nền kinh tế.

Thứ sáu, tính chất quốc tế hóa trong hoạt động sản xuất – kinh doanh ngày

càng đậm nét hơn. Các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân sẽ ngày càng mang

yếu tố quốc tế đậm nét hơn về định hướng sản xuất – kinh doanh, về thị trường

tiêu thụ cũng như thị trường nguyên vật liệu, về công nghệ và các yếu tố cần

thiết khác cho quá trình tái sản xuất mở rộng của bản thân doanh nghiệp. Các

hoạt động xúc tiến thương mại và những tiêu chuẩn quốc tế được các doanh

nghiệp quan tâm nhiều hơn. Những biến động của thị trường thế giới cùng những

bất ổn của nó sẽ tác động nhanh chóng và không nhỏ đến hoạt động sản xuất –

kinh doanh của từng doanh nghiệp.

Thứ bảy, vai trò của các Hiệp hội doanh nghiệp ngày càng lớn. Một khi sự

liên kết và hợp tác ngày càng mở rộng, thì vai trò của các Hiệp hội ngành nghề

cũng sẽ quan trọng hơn đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt là trong

quá trình hội nhập, thì tiếng nói của các hiệp hội sẽ là đại diện cho doanh nghiệp

trong các cuộc tranh chấp thương mại có tính quốc tế. Vì vậy, xu hướng các

doanh nghiệp khu vực tư nhân tìm đến hiệp hội để có được sự hỗ trợ về nhiều

mặt là ngày càng nhiều trong thời gian tới, điều này càng có ý nghĩa khi hầu hết

doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân ở Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, khả năng

tự bảo vệ một cách riêng lẻ là không cao.

Page 81: Tailieu.vncty.com   5249 5591

74

3.4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế tƣ nhân ở Việt Nam

hiện nay

3.4.1. Đổi mới nhận thức, hoàn thiện môi trường pháp lý đối với kinh tế tư

nhân

Việc xóa bỏ những định kiến về thành phần kinh tế nói chung và về kinh

tế tư nhân nói riêng phải trở thành khâu đột phá trong nhận thức và cơ sở pháp lý

cho sự phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian tới. Nhà nước cần có những giải

pháp cụ thể tích cực nhằm rút ngắn khoảng cách từ nhận thức đến thực tiễn đối

với kinh tế tư nhân. Đây cũng chính là giải pháp có tính chiến lược nhằm giải

quyết mâu thuẫn đặt ra giữa đường lối đổi mới của Đảng về phát triển kinh tế tư

nhân trong hội nhập với sự chậm trễ trong việc cụ thể hóa đường lối đổi mới đó.

Quá trình này đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ từ việc ban hành pháp luật

đến tuyên truyền phổ biến pháp luật và tổ chức áp dụng, thực hiện pháp luật. Để

thực hiện tốt vấn đề này, cần phải đặc biệt coi trọng nâng cao trình độ hiểu biết

và thi hành pháp luật của đội ngũ công chức quản lý nhà nước có liên quan trực

tiếp đối với kinh tế tư nhân.

Môi trường pháp lý minh bạch, rõ ràng và nghiêm minh sẽ tạo môi trường

kinh doanh thông thoáng, tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển. Cho đến

nay, các quy định pháp lý vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập, gây cản trở cho kinh tế

tư nhân phát triển. Do đó cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo ra hành

lang pháp lý thuận lợi, an toàn là một vấn đề cấp thiết nhằm phát triển kinh tế tư

nhân trong quá trình hội nhập. Trong thời gian tới cần phải:

- Tiếp tục rà soát, bãi bỏ những văn bản đã ban hành trái với Luật Doanh

nghiệp, đồng thời có biện pháp ngăn chặn những văn bản mới ban hành

trái với luật này.

Page 82: Tailieu.vncty.com   5249 5591

75

- Xóa bỏ những văn bản cản trở sự phát triển của kinh tế tư nhân, đặc biệt là

những văn bản gây bất bình đẳng giữa kinh tế tư nhân và các thành phần

kinh tế khác. Cần đưa ra những quy định mới, phù hợp với thực tiễn nhằm

khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển.

- Ban hành quy chế đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhằm xóa bỏ những

thủ tục rườm rà không cần thiết.

- Các quy định về chế độ báo cáo tài chính của doanh nghiệp, về hệ thống

biểu mẫu tài chính nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cần được đơn giản

hơn. Quy định rõ ràng và chặt chẽ hơn về cách đặt tên doanh nghiệp, tên

chi nhánh, một mặt bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, thương hiệu doanh

nghiệp đã có, mặt khác tránh gây nhầm lẫn giữa tên doanh nghiệp với các

tổ chức khác.

Ở nước ta hiện nay đang xây dựng một nhà nước pháp quyền – xã hội chủ

nghĩa, nhà nước của dân, do dân, vì dân. Vì vậy, vai trò của các tổ chức dân sự

cần phải được nâng cao. Nên trao thêm quyền cho người dân và quyền giám sát

cho các Hiệp hội. Đây là yếu tố then chốt để có thể giảm, ngăn chặn được các

loại giấy phép vô lý đang có xu hướng bùng phát trở lại. Nếu phát huy vai trò

của các hiệp hội, Nhà nước hoàn toàn có lợi, vừa bớt chi phí cho nhiều lần

nghiên cứu và bãi bỏ, vừa bớt chi phí làm lại các luật, văn bản quy phạm pháp

luật có tuổi đời ngắn, không phù hợp như hiện nay.

Thực tiễn hơn 20 năm đổi mới cho thấy: văn bản quy phạm pháp luật nào

được chuẩn bị tốt, có sự tham gia rộng rãi của công đồng doanh nghiệp thì văn

bản đó sẽ tồn tại lâu, có lợi cho dân, đáp ứng được nhu cầu phát triển. Văn bản

nào hướng đến việc trao quyền cho doanh nghiệp, chủ thể kinh tế, khai thông các

thủ tục hành chính… thì văn bản đó sẽ có sức sống mạnh mẽ, nhận được sự ủng

hộ to lớn. Luật Doanh nghiệp 1999 là một ví dụ.

Page 83: Tailieu.vncty.com   5249 5591

76

Bên cạnh môi trường pháp lý, việc cải thiện môi trường tâm lý cũng rất

quan trọng. Cần phải làm cho toàn xã hội có nhận thức thống nhất là: phát triển

kinh tế tư nhân là một tất yếu, ích nước lợi nhà, người lao động và chủ doanh

nghiệp ở khu vực tư nhân cũng đều đáng được trân trọng, biểu dương như những

khu vực kinh tế khác khi họ có nhiều đóng góp cho đất nước qua nộp thuế.

3.4.2. Giải quyết những khó khăn về đất đai và mặt bằng sản xuất kinh doanh

đối với kinh tế tư nhân

Vấn đề cơ sở hạ tầng, trước hết là đất đai, luôn là nỗi bức xúc của các nhà

đầu tư tư nhân trong quá trình phát triển. Giải quyết những khó khăn về đất đai

và mặt bằng sản xuất – kinh doanh cần phải xếp vào hàng ưu tiên. Trong thời

gian tới, việc tháo gỡ khó khăn về đất đai cần gắn với các biện pháp:

- Phát triển thị trường bất động sản, hỗ trợ kinh tế tư nhân giải quyết khó

khăn về mặt bằng sản xuất – kinh doanh.

- Tăng cường các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ

tục pháp lý về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp tài sản và

góp vốn bằng quyền sử dụng đất, nhằm tạo điều kiện cho những giao dịch

về đất đai có hiệu quả và đúng pháp luật.

- Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở

hữu nhà ở, nhằm tạo điều kiện cho quản lý Nhà nước về đất đai và khai

thông các quan hệ giao dịch chính thức trên thị trường bất động sản, tạo

điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân thông qua thị trường tự tìm kiếm

mặt bằng sản xuất – kinh doanh cho mình.

- Có cơ chế thông thoáng về thủ tục quản lý cho các nhà đầu tư tư nhân

trong việc dùng giá trị quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng hoặc góp

vốn cổ phần với các đối tác trong và ngoài nước. Đơn giản hóa các thủ tục

Page 84: Tailieu.vncty.com   5249 5591

77

hành chính trong việc cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp

với quy hoạch đã được duyệt.

- Mở rộng và từng bước hiện đại hóa hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm

thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu mặt bằng kinh doanh cho các doanh

nghiệp tư nhân trong việc bán buôn, bán lẻ, giới thiệu sản phẩm, ưu tiên

cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuê với giá cả hợp lý. Đồng thời, dần

xóa bỏ hệ thống chợ lề đường, chợ tạm, qua đó lập lại trật tự văn minh đô

thị.

3.4.3. Đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn đầu tư, tín dụng đối với kinh tế tư

nhân

Một trong những khó khăn hiện nay của kinh tế tư nhân là vốn sản xuất –

kinh doanh, nhất là vốn trung và dài hạn để đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ,

nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa. Vì vậy, chính sách hổ trợ

về vốn cho kinh tế tư nhân có ý nghĩa quan trọng hàng đầu để thúc đẩy kinh tế tư

nhân phát triển đúng hướng và hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả. Trên tinh thần

đó, cần xúc tiến đổi mới một số chính sách và giải pháp về vốn để hỗ trợ kinh tế

tư nhân:

Thứ nhất, đổi mới và đẩy mạnh việc phân cấp quản lý tài chính nhà nước

- Đẩy mạnh phân cấp về quản lý kinh tế và ngân sách, tạo sự chủ động thực

sự cho các cơ quan chức năng ở địa phương, về quyền hạn và trách nhiệm

tài chính đối với kinh tế tư nhân ở địa phương. Hàng năm, Chính phủ giao

cho các tỉnh, thành phố kế hoạch tổng chi ngân sách và các nhiệm vụ chi

thường xuyên bắt buộc theo định mức, các đơn vị cấp dưới được chủ động

bố trí kế hoạch và định mức chi phù hợp với thực tiễn của mình. Đồng

thời, mỗi địa phương được tự quyết định một số nguồn thu, nhiệm vụ chi

cho đầu tư phát triển, trong đó có hỗ trợ phát triển cho kinh tế tư nhân.

Page 85: Tailieu.vncty.com   5249 5591

78

- Trên cơ sở ngân sách được phân cấp và ổn định trong từng thời kỳ, mỗi

cấp ngân sách địa phương được chủ động điều hành, tạo điều kiện tối đa

cho các đơn vị kinh tế tư nhân tích tụ vốn cho đầu tư phát triển, kích thích

các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.

Thứ hai, đổi mới nội dung, phương thức hỗ trợ tài chính phát triển kinh tế

tư nhân

- Chính phủ tạo điều kiện khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia các dự án

xây dựng cơ sở hạ tầng, bằng cách giảm số lượng cổ đông phải có của

công ty cổ phần được tham gia thị trường chứng khoán từ 30 xuống 20 cổ

đông, để các công ty cổ phần tư nhân có cơ hội tham gia kênh huy động

vốn này. Các quy chế về BOT, BT, BTO cần chặt chẽ, rõ ràng nhằm

khuyến khích khu vực tư nhan tham gia, đồng thời tạo điều kiện hơn nữa

để doanh nghiệp tư nhân tiếp cận trực tiếp cơ hội kinh doanh từ nguồn vốn

ODA.

- Công khai hóa các quy chế và tiêu chí được nhân ưu đãi, khuyến khích

đầu tư, đơn giản hóa các thủ tục cấp ưu đãi đầu tư, giảm bớt các thủ tục về

đầu tư và xây dựng, đấu thầu, thủ tục cho vay, giải ngân khi vay vốn ở

Quỹ hỗ trợ phát triển.

Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi trong việc sử dụng tài sản, quyền sử dụng

đất để thế chấp khi vay vốn từ các nguồn vốn tín dụng thương mại chính thức.

Một trong những khó khăn lớn của các doanh nghiệp tư nhân khi vay vốn

tín dụng là vấn đề thế chấp tài sản. Bởi vì, phần lớn các doanh nghiệp tư nhân là

doanh nghiệp vừa và nhỏ, thêm vào đó thủ tục cho vay đối với kinh tế tư nhân

còn nhiều thủ tục rườm rà. Do đó, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân

vay vốn cần phải:

Page 86: Tailieu.vncty.com   5249 5591

79

- Sửa đổi, bổ sung một số quy định cho phù hợp với thực tiễn như đăng ký

tài sản thế chấp, theo hướng thuận lợi, thông thoáng.

- Rà soát, bổ sung và nhanh chóng ban hành những quy định về đăng ký sở

hữu tài sản, đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở

hữu nhà và sở hữu tài sản khác cho các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh

tế tư nhân. Hình thành các trung tâm đăng ký bất động sản để tạo điều

kiện xác lập quyền sở hữu cho các doanh nghiệp, qua đó chống việc lạm

dụng, lừa đảo trong thế chấp (một tài sản đem đi thế chấp nhiều nơi).

- Sửa đổi, bổ sung các quy định theo hướng nâng cao hơn nữa quyền tự chủ,

tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng trong việc cho vay. Đơn giản

hóa thủ tục cho vay, thực sự trao cho các tổ chức tín dụng quyền chủ động

xem xét các vấn đề như: thực tế, khả năng từng đối tượng để quyết định

việc cho vay, việc thế chấp, tín chấp, tỷ lệ cho vay so với tài sản thế chấp,

mức độ cho vay trung và dài hạn…

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân để huy động vốn

từ các nguồn trong dân cư, qua đó mở rộng cho vay đối với các doanh

nghiệp thuộc khu vực tư nhân, đặc biệt là đối với khu vực nông nghiệp

ngoại thành.

- Nâng cao vai trò của Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ cho

kinh tế tư nhân trong vay vốn ở các tổ chức tín dụng, hỗ trợ khi gặp rủi ro,

bất khả kháng không trả được nợ vay.

Thứ tư, đa dạng hóa và phối hợp sử dụng linh hoạt các nguồn vốn cho phát

triển kinh tế tư nhân.

- Các Ngân hàng Thương mại quốc doanh cần nghiên cứu, xúc tiến và tăng

cường cho các doanh nhiệp kinh tế tư nhân vay thương mại, có thế chấp

hoặc tín chấp, đối với từng dự án, từng doanh nghiệp cụ thể tùy thuộc vào

Page 87: Tailieu.vncty.com   5249 5591

80

kết quả sản xuất – kinh doanh và tình hình nộp thuế của doanh nghiệp

những năm trước, vào năng lực của Ban Giám đốc doanh nghiệp và vào

tính khả thi của dự án xin vay.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân tiếp cận kện cấp

vốn vay ưu đãi hoặc được nhận bảo lãnh tín dụng từ nguồn vốn ưu đãi

quốc gia và tỉnh, thành phố.

- Trong xu thế hội nhập và phát triển của kinh tế tư nhân, thời gian tới cần

tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân tiếp cận và

tham gia thị trường chứng khoán. Một mặt, cần tạo điều kiện thuận lợi

nhất cho các doanh nghiệp từng bước thỏa mãn các điều kiện niêm yết trên

các sàn giao dịch chính thức, mặt khác cần tăng cường phát triển hệ thống

thông tin và đào tạo nhân lực về kinh doanh thị trường chứng khoán cho

các doanh nghiệp.

3.4.4. Hoàn thiện chính sách thuế đối với kinh tế tư nhân

Ở nước ta hiện nay, qua nhiều lần điều chỉnh và cải cách, nhưng nhìn

chung chính sách thuế của Việt Nam vẫn chưa có tác dụng tích cực thúc đẩy sản

xuất và khuyến khích doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp thuộc khu vực tư

nhân. Thậm chí còn có loại thuế kìm hãm hoạt động sản xuất – kinh doanh của

doanh nghiệp. Vì vậy, cải cách về chính sách thuế là vấn đề cấp bách, đặc biệt

trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào kinh tế thế giới,

hiện nay trong thời gian tới cần phải:

Thứ nhất, sửa đổi và hoàn thiện chính sách thuế, tăng cường thông tin,

tuyên truyền chính sách thuế cho doanh nghiệp.

- Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện chính sách thuế

nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp, chủ thể

Page 88: Tailieu.vncty.com   5249 5591

81

kinh tế và những cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế

quốc tế.

- Đối với thuế giá trị gia tăng, cần sửa đổi theo hướng đơn giản về phương

pháp tính thuế, giảm bớt số thuế suất, thu hẹp đối tượng không chịu thuế,

phòng tránh lạm dụng trong công tác quản lý thuế.

- Bỏ thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung để khuyến khích các doanh

nghiệp tư nhân làm ăn có lãi và tăng cường tích lũy mở rộng đầu tư sản

xuất – kinh doanh. Đồng thời nghiên cứu miễn thuế cho các doanh nghiệp

khi dùng phần thu nhập vào việc đóng góp xây dựng các quỹ xã hội, giúp

đỡ các tổ chức xã hội từ thiện.

- Một số khoản chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế cần được

xem lại cho phù hợp với điều kiện thực tế, trên cơ sở tạo điều kiện cho

doanh nghiệp sản – kinh doanh (hiện nay, tài sản cố định có tham gia vào

sản xuất – kinh doanh nhưng ko có hóa đơn hợp pháp thì không được tính

khấu hao), chi phí tiếp khách, khuyến mại, quảng cáo… cần mở rộng cho

tính vào chi phí với tỷ lệ cao hơn hiện nay, nhằm giúp cho các doanh

nghiệp tư nhân có thêm cơ hội tăng quảng bá sản phẩm, tránh những thua

thiệt so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là trong

xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về thuế cho các

doanh nghiệp, các chủ thê kinh tế trên phương tiện thông tin đại chúng;

lập bộ phận hỗ trợ, tuyên truyền về thuế ở các địa phương, trực tiếp đối

thoại với đối tượng nộp thuế nhằm kịp thời giải quyết khó khăn vướng

mắc về công tác thuế.

Thứ hai, tăng cường công tác quản lý đối tượng nộp thuế.

Page 89: Tailieu.vncty.com   5249 5591

82

Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng ủy nhiệm thu cho các phường, xã

đối với các hộ kinh doanh nhỏ nhằm nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa

phương trong việc quản lý đối tượng nộp thuế. Thực hiện tốt việc phân cấp,

ngành thuế sẽ giảm được đầu mối để tập trung thời gian vào quản lý và kiểm tra

các cơ sở kinh doanh lớn.

Thứ ba, tăng cường công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý thuế

Chính sách thuế dù có tốt đến mức nào, nếu không chú ý nâng cao trình độ

chuyên môn, đạo đức của các ban quản lý thuế, đặc biệt là bộ phân trực tiếp quản

lý thuế đối với các doanh nghiệp thì chính sách thuế không thể hoàn thành vai

trò của nó, vì vậy cần phải:

- Bố trí, sắp xếp lại cán bộ nhằm quản lý sâu sát và gắn trách nhiệm với

công việc được giao. Thực hiện luân chuyển địa bàn quản lý giữa các

nhóm và cán bộ, tiến tới xóa bỏ cán bộ chuyên quản.

- Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn và

tiêu chuẩn đạo đức cho đội ngũ cán bộ thuế, nhằm giúp cho cán bộ quản lý

thuế các doanh nghiệp nắm vững chế độ, chính sách, biết cách giải thích

và thuyết phục đối tượng nộp thuế tự giác chấp hành nộp thuế.

3.4.5. Tăng cường công tác hỗ trợ thông tin và xúc tiến thương mại đối với

kinh tế tư nhân

Nhìn chung chất lượng những thông tin thu thập được của kinh tế tư nhân

là chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và hội nhập, đặc biệt là những thông tin

về thị trường. Bản thân từng doanh nghiệp lại gặp nhiều khó khăn trong việc giải

quyết vấn đề này. Để giúp cho kinh tế tư nhân nâng cao chất lượng nguồn thông

tin và xúc tiến thương mại một cách hiệu quả, chúng ta cần thực hiện một số giải

pháp sau:

Page 90: Tailieu.vncty.com   5249 5591

83

Thứ nhất, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân tiếp cận thông tin và đẩy mạnh

cung cấp thông tin thị trường cho doanh nghiệp bằng nhiều biện pháp và hình

thức đa dạng. Có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp sử dụng công nghệ thông

tin trong quá trình thu thập thông tin thị trường bằng biện pháp giảm cước truy

cập Internet, cước điện thoại, xây dựng thị trường bưu chính viễn thông mang

tính cạnh tranh, thực hiện chương trình chính phủ điện tử một cách có hiệu quả.

Thứ hai, tăng cường hỗ trợ, giúp đõ xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp

từ phía chính quyền các cấp. Để hoạt động xúc tiến thương mại ngày càng hiệu

quả hơn, bên cạnh việc các doanh nghiệp phải ngày càng hoàn thiện mình, rất

cần có sự hỗ trợ của Nhà nước trên các mặt sau đây:

- Hoàn thiện hệ thống pháp lý để tạo môi trường thông thoáng cho hoạt

động xúc tiến thương mại, tạo sự cạnh tranh bình đẳng trong hoạt động

xúc tiến thương mại giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Tăng cường công tác phổ biến pháp luật và đẩy mạnh hoạt động giám sát,

kiểm tra, thanh tra các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm tránh tình

trạng chồng chéo trong quản lý hoặc buông lỏng quản lý hoạt động xúc

tiến thương mại.

- Phối hợp hoạt động giữa các tổ chức xúc tiến thương mại ở các địa

phương cũng như trong cả nước nhằm phát huy tối đa sự hỗ trợ cho doanh

nghiệp, trên cở sở các tổ chức xúc tiến thương mại thuộc Chính phủ như:

các Viện nghiên cứu, Trung tâm tư vấn, Sở thương mại, các cơ sở kinh

doanh dịch vụ của các thành phần kinh tế, các Hiệp hội ngành nghề trên

địa bàn.

- Rà soát, bổ sung, sửa đổi các chính sách khuyến khích, hỗ trợ hoạt động

xúc tiến thương mại theo hướng đơn giản hóa.

Page 91: Tailieu.vncty.com   5249 5591

84

3.4.6. Thúc đẩy, hỗ trợ kinh tế tư nhân hội nhập kinh tế quốc tế

Để khu vực kinh tế tư nhân hội nhập kinh tế quốc tế thành công, ngoài

những nỗ lực bản thân của từng doanh nghiệp thì vai trò của Chính phủ là hết

sức quan trọng. Nhà nước, với những công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô, sẽ tác động

vào tiến trình hội nhập một cách nhanh chóng mà không phải doanh nghiệp nào

cũng thực hiện được. Vì vậy, những chính sách và cam kết của chính phủ có tính

đa phương hoặc song phương sẽ có tác động trực tiếp đối với doanh nghiệp trong

quá trình hội nhập.

Thứ nhất, xây dựng chính sách hỗ trợ kinh tế tư nhân đầu tư ra nước

ngoài.

Hội nhập kinh tế quốc tế suy cho cùng là quá trình mỗi quốc gia ngày càng

tạo điều kiện tự do hóa và hỗ trợ thuận lợi nhất cho những hoạt động của các

dòng vốn, hàng hóa, dịch vụ và lao động qua biên giới nước mình theo hai chiều:

chiều vào và chiều ra. Tuy nhiên, tiêu chuẩn để đánh giá sự chủ động hội nhập

của một quốc gia chính là chiều ra, thể hiện ở xuất khẩu và đầu tư ra nước ngoài.

Ở Việt Nam, hiện nay vấn đề hỗ trợ các doanh nghiệp trong đó có các

doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân đầu tư kinh doanh ở nước ngoài vẫn còn

chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, việc xác định đúng các lĩnh vực, nội

dung, yêu cần hỗ trợ từ phía Nhà nước cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra

nước ngoài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trước hết cần tập trung vào các giải

pháp sau:

- Xây dựng hành lang pháp lý trong nước và quốc tế nhằm mở đường và

định hướng cho các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài an toàn và thuận

lợi. Cụ thể là các thỏa thuận có tính quốc tế giữa Việt Nam và các nước về

vấn đề đầu tư, lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, lao động qua biên giới, các

hiệp định kinh tế, thương mại song phương.

Page 92: Tailieu.vncty.com   5249 5591

85

- Không ngừng củng cố, tằng cường năng lực các cơ cấu tổ chức hỗ trợ

doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Theo đó, cần có những bộ phận cơ cấu

mang tính liên ngành và chuyên ngành với đội ngũ cán bộ có chức năng

chuyên trách, đủ trình độ và trách nhiệm cao, để đề xuất những văn bản

pháp quy liên quan trực tiếp đến các hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Các

đại sứ quán, lãnh sự quán, phòng thường vụ Việt Nam ở nước ngoài phải

tích cực hỗ trợ các hoạt động này.

Các Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam cần có những chi nhánh

văn phòng đại diện ở nước ngoài, ưu tiên đặt tại các trung tâm lớn có cộng đồng

doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, cần cho ra đời các Công ty đầu tư

tài chính quốc tế thích hợp, có chức năng huy động vốn đầu tư trong và ngoài

nước để thực hiện đầu tư tài chính quốc tế, nhằm đa dạng hóa các công cụ đầu tư

ra nước ngoài của doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam.

Khuyến khích và hỗ trợ việc thành lập các Hiệp hội doanh nghiệp Việt

Nam ở những nước có doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, chủ động tham gia và tích

cực hoạt động trong các tổ chức Hiệp hội ngành hàng khu vực và quốc tế.

- Mở rộng, phát triển đồng bộ và nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ

doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Dịch vụ hàng đầu cần sự hỗ

trợ là cung cấp thông tin bao gồm thông tin thị trường, thông tin đối tác,

thông tin về môi trường đầu tư (các quy định về pháp lý, thủ tục xuất –

nhập khẩu, các yêu cầu và giấy chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm,

các đặc điểm văn hóa, thị hiếu tiêu dùng…).

Thứ hai, thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xúc tiến thương mại.

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và nỗ lực đẩy mạnh

xuất khẩu, tìm kiếm, mở rộng thị trường cho hàng hóa và dịch vụ nói riêng, các

doanh nghiệp của tư nhân cần phải nắm được những vấn đề cơ bản của xúc tiến

Page 93: Tailieu.vncty.com   5249 5591

86

thương mại quốc tế. Hoạt động xúc tiến thương mại nói chung là công việc còn

khá mới mẻ ở Việt Nam, kinh nghiệm hoạt động còn ít. Vì vậy, cần chủ động

hợp tác với các tổ chức xúc tiến thương mại lớn trên thế giới như ITC, nhóm đặc

trách về xúc tiến thương mại của APEC, tổ chúc xúc tiến thương mại của Nhật

Bản (JETRO), của Đài Loan (CETRA)… nhằm học tập những kinh nghiệm.

Thứ ba, tăng cường hỗ trợ bảo hộ sở hữu công nghiệp trên thị trường thế

giới. Để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thiết lập quyền sở hữu công nghiệp

của mình trên thị trường nội địa và bước ra thương trường thế giới với mức độ

cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, cần phải chú ý một số giải pháp:

- Nhà nước phải hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đăng ký, xác lập quyền

sở hữu công nghiệp. Trong các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, giải pháp

hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp được nhấn

mạnh, vì quyền sở hữu công nghiệp là một loại tài sản của doanh nghiệp.

Vì vậy, bản thân doanh nghiệp phải chủ động thực hiện mọi biện pháp để

bảo vệ quyền của mình. Nhà nước chỉ tạo ra những cơ chế, hành lang pháp

lý thích hợp để các chủ thể kinh tế bảo vệ được quyền của mình. Giải pháp

hỗ trợ kinh phí để doanh nghiệp tiến hành đăng ký xác lập quyền không

phải là giải pháp có hiệu quả. Trong giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đăng

ký xác lâp quyền sở hữu công nghiệp, có một cách tiếp cận có hiệu quả

đối với các doanh nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay, đó chỉ

là cách tiếp cận tập thể - tiếp cận theo ngành hàng.

Các doanh nghiệp xuất khẩu của nước ngoài có thể thu được lợi nhuận rất

lớn khi mua sản phẩm của Việt Nam sau đó gắn những nhãn hiệu nổi tiếng. Như

vậy, nhà nước cần tập trung vào hỗ trợ các ngành hàng xác lập quyền sở hữu

công nghiệp ở nước ngoài thay vì hỗ trợ từng doanh nghiệp xuất khẩu. Giải pháp

Page 94: Tailieu.vncty.com   5249 5591

87

này đặc biệt phù hợp với đối tượng quyền sở hữu công nghiệp là chỉ dẫn địa

lý/tên gọi xuất xứ hàng hóa.

- Hỗ trợ thành lập các tổ chức quản lý tập thể chỉ dẫn địa lý/tên gọi xuất xứ

hàng hóa. Ở nước ta, hầu như mỗi địa phương đều có không ít các đặc sản

truyền thống mang tên của địa phương đó (như nước mắm Phú Quốc, cà

phê Đắc Lắc, bưởi năm roi Bình Minh…). Nhiều đặc sản được người tiêu

dùng ưa chuộng đã bị làm giả ở mức độ khác nhau (như nhãn hiệu mắm

Phú Quốc của Việt Nam đã bị đăng ký quyền sở hữu công nghiệp trước

bởi một doanh nghiệp ở Thái Lan). Vì vậy các doanh nghiệp phải nhận

thấy được sự cần thiết phải có sự bảo hộ pháp lý đối với tên gọi của sản

phẩm.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường không biết sản phẩm của mình có

đáp ứng các điều kiện luật định để được hưởng sự bảo hộ quyền sở hữu công

nghiệp hay không. Bởi vậy, họ cần được hỗ trợ trong việc đánh giá sơ bộ khả

năng đáp ứng các điều kiện bảo hộ đó. Mặt khác, công việc xác định và chứng

minh các điều kiện bảo hộ lại rất tốn kém, trong khi cộng đồng doanh nghiệp

chưa thể khẳng định được giá trị kinh tế thực sự do sự bảo hộ đem lại. Bởi vậy,

họ cần được hổ trợ về phương pháp luận và các nguồn lực để đánh giá sự cần

thiết phải bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm của địa phương.

3.4.7. Phát huy nội lực của kinh tế tư nhân

Bên cạnh những giải pháp từ phía nhà nước, bản thân kinh tế tư nhân cũng

phải tự nỗ lực đổi mới và hoàn thiện mình cho phù hợp với phát triển và hội

nhập. Trong bối cảnh hội nhập, các doanh nghiệp phải ra sức nâng cao năng lực

cạnh tranh, tức là đặt doanh nghiệp vào môi trường cạnh tranh quốc tế. Vì vậy,

các giải pháp từ phía doanh nghiệp cần phải gắn với thị trường, phải không

ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh doanh, xây dựng thương

Page 95: Tailieu.vncty.com   5249 5591

88

hiệu, chiến lược kinh doanh phù hợp… Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh

tranh từ phía kinh tế tư nhân là:

Thứ nhất, xây dựng và điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với quá

trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chiến lược kinh doanh hợp lý là một trong những

vấn đề mang tính sống còn của doanh nghiệp. Điều này đặt ra cho doanh nghiệp

nhiệm vụ đánh giá lại các chiến lược của mình, bao gồm chiến lược sản phẩm,

chiến lược phát triển thị trường, chiến lược phát triển nguồn nhân lực.

Đầu tiên cần phải quan tâm đến việc đánh giá năng lực sản phẩm, đó là cơ

sở để đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu thị trường, khả năng cạnh tranh của từng

sản phẩm trong điều kiện cạnh tranh quốc tế, khi Việt Nam đã là thành viên của

WTO. Bước tiếp theo là đầu tư nghiên cứu thị trường, bao gồm lượng cầu, thị

hiếu, mẫu mã, quy cách, quy định về tiêu thụ hàng hóa ở các vùng, các nước

khác nhau. Trên cơ sở đó, định hướng lại chiến lược sản phẩm, đồng thời cần kết

hợp giữa tính đặc thù của sản phẩm với tính phổ thông, lựa chọn giữa xu hướng

chuyên biệt hóa và đa dạng hóa sản phẩm trong từng giai đoạn. Kế tiếp là tìm

các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm trên cơ sở đổi mới công nghệ, nâng

cao chất lượng nguyên liệu.

Thứ hai, đổi mới, nâng cao trình độ thiết bị, công nghệ. Cơ sở để nâng cao

năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm chính là thiết bị công nghệ hiện đại.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân còn nhiều khó khăn về vốn

nên cần tính toán sử dụng công nghệ nào, thiết bị gì cho phù hợp. Muốn vậy,

doanh nghiệp cần phải nắm bắt những thông tin về công nghệ, tiếp cận thị trường

khoa học – công nghệ, đẩy mạnh liên kết hợp tác về khoa học – công nghệ.

Doanh nghiệp cần chú trọng ứng dụng những thành tựu khoa học – công nghệ

vào sản xuất, có chương trình khuyến khích các hoạt động cải tiến, hợp lý hóa

sản xuất, sáng chế và thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học có liên quan.

Page 96: Tailieu.vncty.com   5249 5591

89

Thứ ba, bồi dưỡng nâng cao trình độ nguồn nhân lực. Trong những năm

qua, khu vực tư nhân nhìn chung chưa chú trọng đến nguồn nhân lực, bao gồm

đội ngũ lao động và quản lý doanh nghiệp, mặc dù đây được coi là yếu tồ quyết

định tới thành công của doanh nghiệp. Để nâng cao trình độ nguồn nhân lực,

biện pháp chủ yếu vẫn là tăng cường đào tạo và đào tạo lại dưới nhiều hình thức

khác nhau như theo học các chương trình chính khóa, đào tạo vừa học vừa làm,

huấn luyện trực tiếp tại doanh nghiệp, tổ chức các chương trình giao lưu, học tập

với các chuyên gia hay giữa nhân viên trong doanh nghiệp…

Thứ tư, xây dựng chiến lược về sở hữu công nghiệp trong bối cảnh Việt

Nam đã là thành viên của WTO. Tương tự như chiến lược kinh doanh, muốn bảo

hộ có hiệu quả quyền sở hữu công nghiệp, doanh nghiệp phải xây dựng cho mình

một chiến lược về hoạt động này. Chiến lược về bảo hộ sở hữu công nghiệp

thường phải gắn chặt cới chiến lược kinh doanh, đặc biệt khi doanh nghiệp có

chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu. Chiến lược sở hữu công nghiệp của

doanh nghiệp phải đặt ra được những nội dung sau. Xác định các đối tượng sở

hữu công nghiệp chủ yếu của doanh nghiệp. Xác định cách thức tạo dựng

(nguồn) của khối tài sản sở hữu công nghiệp. Xác định lành thổ cần bảo hội đối

với từng đối tượng sở hữu công nghiệp và cuối cùng là xác định bộ máy quản lý

quyền sở hữu công nghiệp trong doanh nghiệp.

Thứ năm, nghiên cứu lựa chọn mô hình tổ chức doanh nghiệp phù hợp đặc

biệt là theo yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ sáu, tăng cường hợp tác, mở rộng liên kết với các doanh nghiệp thuộc

kinh tế tư nhân và ở các thành phần kinh tế khác. Trong điều kiện điểm xuất phát

còn thấp, các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân không đủ khả năng

chống chọi lại với những doanh nghiệp lớn, những tập đoàn kinh tế. Vì vậy,

muốn nâng cao khả năng cạnh tranh phải tăng cường các mối liên kết kinh tế. Để

Page 97: Tailieu.vncty.com   5249 5591

90

liên kết tốt cần phải tập hợp lại trong một tổ chức kinh doanh mạnh, ví dụ như

các tập đoàn kinh tế, hoặc trong một Hiệp hội ngành hàng hay Hiệp hội theo

vùng lãnh thổ để phối hợp hoạt động.

Để mở rộng các mối liên kết kinh tế, các doanh nghiệp khu vực tư nhân

cần phải chủ động tham gia hợp tác giữa các doanh nghiệp lớn với các doanh

nghiệp nhỏ và vừa, thuộc các thành phần kinh tế khác. Kinh nghiệm cho thấy

giữa các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có thể có mối quan

hệ cộng sinh chứ không phải chỉ có cạnh tranh để tiêu diệt nhau. Doanh nghiệp

nhỏ có thể làm thầu phụ cho doanh nghiệp lớn, còn doanh nghiệp lớn có thể giúp

doanh nghiệp nhỏ trong hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp, hỗ trợ

vốn để mở rộng kinh doanh và đổi mới trang thiết bị, cung cấp thông tin về thị

trường và tiến bộ kỹ thuật, đào tạo nhân sự có trình độ cao. Việc liên kết giữa

các doanh nghiệp sẽ nâng cao sức cạnh trạnh của tất cả các doanh nghiệp và

cũng làm gia tăng cơ hội tồn tại và thành công cho mỗi doanh nghiệp.

Thứ bảy, chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân.

Nhiều doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân trong thời gian qua vẫn chưa ý

thức được tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Sức cạnh

tranh của một doanh nghiệp có thể được nâng cao khi doanh nghiệp đó tạo được

một môi trường văn hóa tích cực, lành mạnh đặc biệt là trong điều kiện hội nhập

kinh tế quốc tế.

Văn hóa doanh nghiệp luôn gắn với thương hiệu và uy tín doanh nghiệp,

xây dựng văn hóa doanh nghiệp là xây dựng doanh nghiệp như một gia đình thứ

hai của mỗi thành viên, phải có tinh thần đồng cam cộng khổ, gắn bó với nhau

bằng tinh thần cộng tác và tinh thần đồng đội, vì vậy những nhận thức về quan

hệ cá nhân giữa chủ và thợ rất cần được chú ý.

Page 98: Tailieu.vncty.com   5249 5591

91

KẾT LUẬN

Hơn 20 năm thực hiện đổi mới và phát triển, chúng ta không thể không

công nhận rằng sự tồn tại và phát triển của kinh tế tư nhân đã mang lại cho nền

kinh tế nước ta những bước phát triển đáng ngạc nhiên. Kinh tế tư nhân giờ đây

không chỉ có tiếng nói quyết định đến sức mạnh kinh tế mà còn trở thàn một lực

lượng kinh tế có ý nghĩa chính trị toàn cầu.

Đảng và Nhà nước ta đã thấy được vai trò đó của khu vực kinh tế tư nhân

thể hiện trong đường lối và những chính sách đó là bước đầu đã tạo ra điều kiện,

môi trường cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

Khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam tuy có bước phát triển trong những

năm đổi mới nhưng vẫn chưa phát triển đúng mức và còn nhiều hạn chế. Để phát

huy được vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện

đại hóa, cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hơn nữa môi trường thể chế cho sự

phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

Page 99: Tailieu.vncty.com   5249 5591

92

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin,

Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

2. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội

VI. VII, VIII, IX) về phát triển kinh tế - xã hội, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà

Nội.

3. TS Ngô Văn Điểm (2004), Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của

Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Kornai Janos (2002), Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường, NXB Văn

hóa thông tin.

5. GS. TS. Lê Hữu Nghĩa – TS. Đinh Văn Ân (2004), Phát triển kinh tế

nhiều thành phần ở Việt Nam lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc

Gia, Hà Nội.

6. TS Nguyễn Hữu Phong (2004), Phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội, Nxb

Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

7. TS Hoàng An Quốc (2007), Kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế của một

số nền kinh tế Đông Á và những bài học với Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà

Nội.

8. Đinh Thị Thơm (2005), Kinh tế tư nhân Việt Nam sau hai thập kỷ đổi mới

– thực trạng và những vấn đề, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

9. Lê Khắc Triết (2005), Đổi mới và phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam –

thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

10. Vũ Quốc Tuấn (2006), Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay,

Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

Page 100: Tailieu.vncty.com   5249 5591

93

11. GS. TS. Nguyễn Thanh Tuyền (2006), Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân

trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb

Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

12. Viện thông tin khoa học xã hội (2003), Kinh tế tư nhân trong giai đoạn

toàn cầu hóa hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

13. GS. TS. Hồ Văn Vĩnh (2003), Kinh tế tư nhân và quản lý nhà nước đối với

kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

2. WEBSITE

1. Tổng cục Thống Kê: http://www.gso.gov.vn/

2. Tạp chí Cộng sản: http://www.tapchicongsan.org.vn/

3. Thông tin pháp luật dân sự: http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/

4. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương: http://www.ciem.org.vn/

5. Diễn đàn doanh nghiệp: http://dddn.com.vn

6. Báo điện tử Vietnamnet: http://vietnamnet.vn

7. Báo điện tử vnexpress: http://vnexpress.net

8. Công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển

Việt Nam: http://www.bsc.com.vn/

9. Tin Kinh tế: http://www.tinkinhte.com/

10. Báo điện tử của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

http://www.toquoc.gov.vn/

11. Doanh nhân 360: http://www.doanhnhan360.com/

12. Diễn đàn Cao học Kinh tế Việt Nam: http://www.caohockinhte.info/