2
29 24/12/2007, Số 014 Bốn Phương 四方報 Chạy trốn Xuất bản vào 15 âm lịch hàng tháng. Miễn phí tự lấy báo. Gửi báo 20 đồng / kỳ / tháng. 月圓出刊,定點免費,郵寄20元。 ĐT:02-86676655 Tôi nằm ngủ rất mệt sau 1 ngày làm việc vất vả. Trong giấc mơ tôi nhìn thấy bóng người nói trong màn đêm : “Ngày mai con về nước đấy!” Sau đó là tiếng Ù rất to, đó là chiếc máy bay trên không trung, máy bay cứ chòng chành như muốn hất tôi xuống biển, tôi hét lên: “Tôi không muốn chết”. Ông chủ tôi ngồi ở bên cạnh la lớn: “Cái gì vậy đầu mày có vấn đề à!”. Tôi chợt bừng tỉnh, thật là một giấc mơ kinh hoàng, tôi vội vã xin lỗi ông chủ. Sáng hôm sau, 4h30’ tôi tỉnh dậy, bắt tay vào công việc của 1 ngày mới nhưng lạ thay bà chủ tôi cứ ngồi suốt buổi trên ghế sa long, ý như canh chừng tôi. Thông thường mỗi ngày bà phải ngủ tới 10h mới thức dậy. Tôi chợt nhớ lại cách đây 10 ngày, gia đình bà chủ đã bắt tôi kí vào giấy biên nhận của công ty là “Tôi không đủ sức khoẻ để làm việc” nên có người đã báo mộng cho tôi. Vậy là giấc mơ “tiên” rồi. Đầu tôi bỗng nảy ra một ý định là phải trốn thoát cho sớm nhưng bản thân tôi không biết nên đi đâu bây giờ. Tôi vội cầm sổ điện thoại, vét sạch túi còn được 40 đồng, tôi chạy vụt ra ngoài. Bà chủ gọi vội cất tiếng gọi tôi nhưng tôi mặc kệ tất cả ở phía sau, cố sống cố chết để chạy thoát. Có rất nhiều cặp mắt nhìn tôi lạ lùng, 15’ tôi đã có mặt ở ngã tư đường dừng chân nghỉ mệt. Tôi đưa tay lên đỡ ngực vì tim tôi đập nhanh quá, mạnh quá. Cúi nhìn cái ngón chân mình đang rỉ máu vì lúc chạy vội vàng không để ý đã va vào góc tường. Ôi! Chiếc quần hoa đang mặc, tôi quên chưa kịp thay quần Tây, kệ nó không sao, tôi đưa mắt tìm kiếm một người taxi thật hiền lành… Tôi nói bằng tiếng trung yêu cầu ông đưa tôi về bệnh viện Long Trùng nhưng ông không hiểu, tôi liền nói rằng tôi muốn về bệnh viện có 20 tầng , mừng quá vì ông ta không hỏi tiền trước, xe chạy vun vút bỏ lại đằng sau con đường thân quen mà ngày ngày tôi cũng cùng gia đình chủ chở bệnh nhân lên bệnh viện. Tự nhiên tôi thấy thương người bệnh nhân mà ngày đêm tôi vẫn chăm sóc, nó nằm bất động và từ nay không có bàn tay chăm sóc của tôi nữa. Thôi thì đành mặc kệ, đằng sau tôi là 1 đống nợ kếch xù, và bao nhiêu người đang trông chờ vào tôi, nếu tôi thương nó thì ai sẽ thương tôi, cũng chỉ vì bà chủ bắt tôi kí tên vào tờ giấy cam kết là tôi có vấn đề, với 1 người minh mẫn tôi không thể ngồi đó mà chờ chết. “Tiểu thư! (Tiếng trung)… Đến rồi!”- tiếng ông taxi vang lên khiến tôi chợt bừng tỉnh, ôi tôi không có tiền, tôi không xuống và ngồi trên xe vì tôi muốn giải quyết mọi việc trên xe, không muốn ai chứng kiến sự liều mạng này của tôi. Tôi gục đầu vào thành ghế nói trong tiếng nấc: “Ông chủ tôi ép tôi phải về nước, tôi phải trốn, không có tiền trả cho ông. Ông cho tôi xin số điện thoại, sau này có tiền tôi tìm trả ông…”. Ông taxi cảm thấy thật kì quặc và hỏi tôi đi tìm ai mà lại đến bệnh viện. Tôi nói tôi vào đây để tìm người Việt Nam để mong được sự giúp đỡ nhưng không có số điện thoại của ai cũng không có tiền. Ông taxi tốt bụng mở ví ra và đưa cho tôi 200 Đài tệ và nói: “Coi như hôm nay tao đi làm không công, đi đi, kẻo cảnh sát tóm bây giờ.” Tôi bước xuống xe nhanh như 1 tên tội phạm đang chạy trốn, chẳng kịp cám ơn ông đến 1 câu. Vào bệnh viện từ tầng 1 đến tầng 2 tôi tìm từng giường bệnh 1 hi vọng tìm thấy chị em Việt Nam để cầu cứu. Chị em ở đây góp nhau được cho tôi 1 bọc quần áo và 900 Tệ, tôi mừng rỡ vì đã có quần áo mặc và tiền tiêu, nhưng chị em ở đây cũng chưa ai tìm được môi giới cả. Các chị dặn tôi cứ đi tìm, không tìm được thì tối về đây mà trú. Bụng đói nhưng dù gì cũng đã có 1 ít lộ phí trong tay, thôi thì đành đến đâu thì đến, tôi vào quán mỳ gọi 1 bát mỳ bò. Trong lúc chờ đợi, tôi đưa mắt nhìn vào dòng người tấp nập hi vọng tìm thấy bóng dáng mẹ tôi cùng 2 con tôi. Ôi! Thật điên rồ! Tôi quên mất rằng tôi đang ở Đài Loan chứ không phải nơi đất mẹ yêu dấu Việt Nam. Bà chủ cửa hàng đem cho tôi bát mỳ thơm phức, có mùi thơm thật giống phở Việt Nam mình, tôi ăn xong bát phở thấy mình thật sự khoẻ ra. 11 tháng tù đày, giờ tôi mới được hưởng một chút ít hương tự do. “Tôi thầm cảm ơn tất cả vì đã giúp tôi có được giây phút này, tôi chọn 1 bát mỳ bò vì bò giống ngựa, ngựa là tuổi của tôi, ngựa khoẻ khoắn, mạnh mẽ. Khi xông vào trận mạc ngựa thường cùng người mang về những chiến thắng lẫy lừng. Trong lúc này tôi đang cần sự mạnh mẽ để chiến thắng.” Bụng no căng, có tiền trong người, tôi bước lên taxi để tìm sự sống và dĩ nhiên là không sợ bị hỏi tiền trước, xe chạy được 20’ thì đến bệnh viện Tam Trùng, từ tầng 1 đến tầng 6 tôi lại tìm các chị Việt Nam, vẫn không ai tìm được môi giới. Căng thẳng mệt nhọc, trán tôi nóng bừng, chị Nghệ An nói: “Em bị sốt rồi, đêm nay nghỉ lại đây rồi mai hãy tính.” Tôi ôm chị và khóc khiến chị khóc theo tôi…Đêm hôm ấy tôi ngồi vào hộc tủ ngủ vừa chật lại vừa ngắn, đứng chẳng được mà ngồi cũng chẳng xong, lúc này tôi như một thai nhi đang ở trong bụng mẹ chưa đủ 9 tháng 10 ngày, nhưng có vẻ lại an toàn hơn bên ngoài. Thỉnh thoảng không có bóng bác sĩ chị lại mở tủ trêu tôi… Tôi chợt nhớ tới ngày trước có 1 em gái người Việt sang đây kết hôn có cho tôi số điện thoại và em có kể với tôi là gia đình chồng em đối xử với em rất tốt. Tôi ngồi dậy kể cho chị nghe, chị lập tức bấm máy gọi đến cho cô bé đó. Đâù dây bên kia là một người đàn ông nhấc máy, tôi líu nhíu tiếng trung, chắc ông ta không hiểu nên vội đưa máy cho vợ nghe… Sau đó em cùng chồng đến đón tôi về nhà chăm sóc rất tận tình, về nhà em được 5 ngày đến ngày thứ 6 tôi đi làm, chồng em xin cho tôi đi làm xây dựng. Tôi làm việc một cách hăng hái, vữa vôi gọn gàng, gạch sắt thu nhanh gọn…ông chủ cười tít cả mắt. Tối về tôi ăn cơm cùng 4 chị em, nhưng đã 12h đêm mà tôi không hề chợp mắt được, toàn thân tôi đau nhừ, cánh tay tôi như sắp rụng, tôi vẫn làm tiếp ngày thứ 2 đến 7h tối về nhà, ông chủ trịnh trọng nói với tôi rằng nếu tôi đi làm thì mỗi ngày sẽ trả 900 Đài tê, 1 tháng sau tăng lương thành 1000 Đài tệ, nếu biết đặt gạch thì 1 ngay $1200 – ăn cơm tối tôi cố mãi mới nuốt hết 1 bát rồi lên giường nằm. Chao ôi! Toàn thân tôi nóng bừng, nhức nhối, tay chân tôi tím bầm bởi những thùng vữa va chạm vào da thịt, tôi đành báo cáo cho ông chủ và từ giã với công việc. (Xin xem tiếp kỳ sau) 我睡得很熟。夢中,一個人影在黑暗中說:「明天我要回國囉!」接著是轟 隆巨響,飛機在空中搖搖晃晃,彷彿要把我甩到海裡,我大喊:「我不想死 啊!」睡在一旁的老闆吼我:「幹嘛啦,你腦袋有問題啊?」驚醒,原來是噩 夢,我連忙道歉。 清晨4點半,我起身開始工作。奇怪的是,平常睡到10點才起床的老闆娘 一直坐在沙發上,似乎監視著我。突然想起10天前,雇主一家要我簽下一張 文件,承認我的健康不能勝任工作。可能是誰要托夢給我,那就是一個預 言了!我閃過一個念頭,要快點逃,雖然不知道該去哪裡。我匆忙拿起電話 號碼,撈取僅有的40塊,開門往外跑。老闆娘在後面一直喊:「阿雲! 阿雲! 不管她的叫喊,也不管路人好奇不解的眼神,我拚命跑。跑了15分鐘,在 一個十字路口停下,一直喘,心臟怦怦跳,低頭一看,腳指流血,呀,還有花 花的褲子,我忘記換外出長褲了。我四處張望尋找相貌和善的計程車司機: 「老闆,載我去榮總醫院。」司機聽不懂,我再一次說:「載我到20層樓高的 醫院。」好險,他沒先問我有沒有錢。 車子在路上飛奔,這段路,我每天和雇主送病人往來。我忽然可憐起「我 的病人」,他在床上一動也不動,今後再也沒有我的照顧了。不管啦,我還 背著一堆債,還有很多人要依靠我,我可憐你誰來可憐我,你媽要我簽什麼 文件就是有問題,我的腦袋比你的清醒多了。 「小姐,到了。」司機叫我,嚇我一跳,哎呀,我沒錢呀。我沒下車,不想讓 外面的人看到我的沒命演出。我把頭垂到椅背上,哽咽地說: 「老闆,我要被送回去了,所以才逃跑,我沒錢給你。要不你給我電話號 碼,等以後有錢,我一定還給你。」 「奇怪了,那你去醫院要找誰?」 「找我的越南朋友。」 「你有電話嗎?」 「沒有。」 司機打開皮夾拿出2百塊給我:「算是我今天做白工吧,快快走,小心不要 被警察抓。」我像犯人似的一溜煙跑掉,沒說一句謝謝。 我從醫院的1樓找到20樓,找越南姊妹求救。大家給我一袋衣服和9百 塊。我很高興,有衣服穿也有錢了,但沒有人幫我找到仲介。姊妹要我自己 出去找,晚上再回醫院借宿。手裡有錢,肚子又餓,我進了一家牛肉麵店,大 聲叫一碗。等麵的時候,我看著四周人來人往,想要找媽媽的影子,還有我 的兩個孩子。哎呀,這是台灣,不是老家啊! 「小姐,你的。」老闆娘把麵端上來。香氣從煙霧蒸騰的碗裡飄出,我感 到氣力了!歷經11個月的牢獄,現在終於享受到自由。「主啊,感謝你讓我可 以活在這一刻。」我點牛肉麵,因為牛就是馬,我屬馬,馬英勇健康,打仗時 總是得到輝煌戰績。此時的我需要力量打勝仗。 肚子飽飽,又有錢,我搭計程車去找出路,當然也不怕司機再問我有沒有 錢。車子開到三軍總醫院。從1樓找到6樓,我找越南姊妹,但還是沒有誰幫 我找到仲介。緊張、疲憊,我額頭發燙,安姐說:「你發燒了,在我這兒休息 吧,我給你藥吃,明天再說。」我抱著安姐大哭,她也跟著我哭,很苦啊,妹 子,跑了就是失業了。 入夜,安姐要讓位子給我睡,我說:「安姐,我睡櫃子就好。門留個縫, 別把我悶死。」櫃子又窄又矮,躺也不是坐也不是,我像在媽媽肚子裡的胎 兒,雖不足月但總比外面安全。偶爾醫生沒來時,安姐打開櫃子笑我:「現 在活著還是死啦?」我苦笑。 迷迷糊糊中,我突然想起剛來台灣時,也在這醫院,認識一個越南妹妹 嫁來這裡,她給過我電話號碼,還說:「什麼時候方便就到我家裡玩,我的 老公很好。」哎呀!活啦!活啦!感謝主!我起來跟安姐說,安姐立刻幫我打電 話:「喂! 喂!」是男人的聲音,我結結巴巴講中文,男人大概聽不懂,把電話 交給老婆。 「妹子,是我呀,救救我!」 「姊姊,快快上車來這裡。」 到妹子家休息了5天,妹子幫我把頭髮剪整齊,煮越南菜給我吃,還讓我 看影片,唱卡拉OK。越南人真是有情有義啊!第6天,妹子老公介紹我去工地 打工,我熱情工作,迅速又有效率,老闆笑瞇瞇、很滿意。晚上我回去跟4位 越南兄弟姊妹一起吃飯。凌晨12點,我還是不能入睡,全身酸痛,雙手像 廢掉。但第2天我還是繼續去做。7點鐘放工,老闆鄭重其事地說,如果要 做就1天9百塊,1個月後1天1千,如果會排磚,就1天1千2。晚餐時,我努力吞 下一碗飯,躺上床,天啊,全身酸痛,手腳淤青,我只好跟這工作說再見。 (待續) Cuộc chạy trốn vất vả 2 ngày 台灣歷險記 (上)

四方報 29 Cuộc chạy trốn vất vả 2 ngàyeserver.lib.ncku.edu.tw/human/pdf/r2.pdf · như hôm nay tao đi làm không công, đi đi, kẻo cảnh sát tóm bây giờ.”

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 四方報 29 Cuộc chạy trốn vất vả 2 ngàyeserver.lib.ncku.edu.tw/human/pdf/r2.pdf · như hôm nay tao đi làm không công, đi đi, kẻo cảnh sát tóm bây giờ.”

2924/12/2007, Số 014Bốn Phương四方報 Chạy trốn 逃

Xuất bản vào 15 âm lịch hàng tháng. Miễn phí tự lấy báo. Gửi báo 20 đồng / kỳ / tháng. 月圓出刊,定點免費,郵寄20元。 ĐT:02-86676655

Tôi nằm ngủ rất mệt sau 1 ngày làm việc vất vả. Trong giấc mơ tôi nhìn thấy bóng người nói trong màn đêm : “Ngày mai con về nước đấy!” Sau đó là tiếng Ù rất to, đó là chiếc máy bay trên không trung, máy bay cứ chòng chành như muốn hất tôi xuống biển, tôi hét lên: “Tôi không muốn chết”. Ông chủ tôi ngồi ở bên cạnh la lớn: “Cái gì vậy đầu mày có vấn đề à!”. Tôi chợt bừng tỉnh, thật là một giấc mơ kinh hoàng, tôi vội vã xin lỗi ông chủ.

Sáng hôm sau, 4h30’ tôi tỉnh dậy, bắt tay vào công việc của 1 ngày mới nhưng lạ thay bà chủ tôi cứ ngồi suốt buổi trên ghế sa long, ý như canh chừng tôi. Thông thường mỗi ngày bà phải ngủ tới 10h mới thức dậy. Tôi chợt nhớ lại cách đây 10 ngày, gia đình bà chủ đã bắt tôi kí vào giấy biên nhận của công ty là “Tôi không đủ sức khoẻ để làm việc” nên có người đã báo mộng cho tôi. Vậy là giấc mơ “tiên” rồi. Đầu tôi bỗng nảy ra một ý định là phải trốn thoát cho sớm nhưng bản thân tôi không biết nên đi đâu bây giờ. Tôi vội cầm sổ điện thoại, vét sạch túi còn được 40 đồng, tôi chạy vụt ra ngoài. Bà chủ gọi vội cất tiếng gọi tôi nhưng tôi mặc kệ tất cả ở phía sau, cố sống cố chết để chạy thoát. Có rất nhiều cặp mắt nhìn tôi lạ lùng, 15’ tôi đã có mặt ở ngã tư đường dừng chân nghỉ mệt. Tôi đưa tay lên đỡ ngực vì tim tôi đập nhanh quá, mạnh quá. Cúi nhìn cái ngón chân mình đang rỉ máu vì lúc chạy vội vàng không để ý đã va vào góc tường. Ôi! Chiếc quần hoa đang mặc, tôi quên chưa kịp thay quần Tây, kệ nó không sao, tôi đưa mắt tìm kiếm một người taxi thật hiền lành… Tôi nói bằng tiếng trung yêu cầu ông đưa tôi về bệnh viện Long Trùng nhưng ông không hiểu, tôi liền nói rằng tôi muốn về bệnh viện có 20 tầng , mừng quá vì ông ta không hỏi tiền trước, xe chạy vun vút bỏ lại đằng sau con đường thân quen mà ngày ngày tôi cũng cùng gia đình chủ chở bệnh nhân lên bệnh viện. Tự nhiên tôi thấy thương người bệnh nhân mà ngày đêm tôi vẫn chăm sóc, nó nằm bất động và từ nay không có bàn tay chăm sóc của tôi nữa. Thôi thì đành mặc kệ, đằng sau tôi là 1 đống nợ kếch xù, và bao nhiêu người đang trông chờ vào tôi, nếu tôi thương nó thì ai sẽ thương tôi, cũng chỉ vì bà chủ bắt tôi kí tên vào tờ giấy cam kết là tôi có vấn đề, với 1 người minh mẫn tôi không thể ngồi đó mà chờ chết.

“Tiểu thư! (Tiếng trung)… Đến rồi!”- tiếng ông taxi vang lên khiến tôi chợt bừng tỉnh, ôi tôi không có tiền, tôi không xuống và ngồi trên xe vì tôi muốn giải quyết mọi việc trên xe, không muốn ai chứng kiến sự liều mạng này của tôi. Tôi gục đầu vào thành ghế nói trong tiếng nấc: “Ông chủ tôi ép tôi phải về nước, tôi phải trốn, không có tiền trả cho ông. Ông cho tôi xin số điện thoại, sau này có tiền tôi tìm trả ông…”. Ông taxi cảm thấy thật kì quặc và hỏi tôi đi tìm ai mà lại đến bệnh viện. Tôi nói tôi vào đây để tìm người Việt Nam để mong được sự giúp đỡ nhưng không có số điện thoại của ai cũng không có tiền. Ông taxi tốt bụng mở ví ra và đưa cho tôi 200 Đài tệ và nói: “Coi như hôm nay tao đi làm không công, đi đi, kẻo cảnh sát tóm bây giờ.” Tôi bước xuống xe nhanh như 1 tên tội phạm đang chạy trốn, chẳng kịp cám ơn ông đến 1 câu.

Vào bệnh viện từ tầng 1 đến tầng 2 tôi tìm từng giường bệnh 1 hi vọng tìm thấy chị em Việt Nam để cầu cứu. Chị em ở đây góp nhau được cho tôi 1 bọc quần áo và 900 Tệ, tôi mừng rỡ vì đã có quần áo mặc và tiền tiêu, nhưng chị em ở đây cũng chưa ai tìm được môi giới cả. Các chị dặn tôi cứ đi tìm, không tìm được thì tối về đây mà trú. Bụng đói nhưng dù gì cũng đã có 1 ít lộ phí trong tay, thôi thì đành đến đâu thì đến, tôi vào quán mỳ gọi 1 bát mỳ bò. Trong lúc chờ đợi, tôi đưa mắt nhìn vào dòng người tấp nập hi vọng tìm thấy bóng dáng mẹ tôi cùng 2 con tôi. Ôi! Thật điên rồ! Tôi quên mất rằng tôi đang ở Đài Loan chứ không phải nơi đất mẹ yêu dấu Việt Nam. Bà chủ cửa hàng đem cho tôi bát mỳ thơm phức, có mùi thơm thật giống phở Việt Nam mình, tôi ăn xong bát phở thấy mình thật sự khoẻ ra. 11 tháng tù đày, giờ tôi mới được hưởng một chút ít hương tự do. “Tôi thầm cảm ơn tất cả vì đã giúp tôi có được giây phút này, tôi chọn 1 bát mỳ bò vì bò giống ngựa, ngựa là tuổi của tôi, ngựa khoẻ khoắn, mạnh mẽ. Khi xông vào trận mạc ngựa thường cùng người mang về những chiến thắng lẫy lừng. Trong lúc này tôi đang cần sự mạnh mẽ để chiến thắng.”

Bụng no căng, có tiền trong người, tôi bước lên taxi để tìm sự sống và dĩ nhiên là không sợ bị hỏi tiền trước, xe chạy được 20’ thì đến bệnh viện Tam Trùng, từ tầng 1 đến tầng 6 tôi lại tìm các chị Việt Nam, vẫn không ai tìm được môi giới. Căng thẳng mệt nhọc, trán tôi nóng bừng, chị Nghệ An nói: “Em bị sốt rồi, đêm nay nghỉ lại đây rồi mai hãy tính.” Tôi ôm chị và khóc khiến chị khóc theo tôi…Đêm hôm ấy tôi ngồi vào hộc tủ ngủ vừa chật lại vừa ngắn, đứng chẳng được mà ngồi cũng chẳng xong, lúc này tôi như một thai nhi đang ở trong bụng mẹ chưa đủ 9 tháng 10 ngày, nhưng có vẻ lại an toàn hơn bên ngoài. Thỉnh thoảng không có bóng bác sĩ chị lại mở tủ trêu tôi…

Tôi chợt nhớ tới ngày trước có 1 em gái người Việt sang đây kết hôn có cho tôi số điện thoại và em có kể với tôi là gia đình chồng em đối xử với em rất tốt. Tôi ngồi dậy kể cho chị nghe, chị lập tức bấm máy gọi đến cho cô bé đó. Đâù dây bên kia là một người đàn ông nhấc máy, tôi líu nhíu tiếng trung, chắc ông ta không hiểu nên vội đưa máy cho vợ nghe… Sau đó em cùng chồng đến đón tôi về nhà chăm sóc rất tận tình, về nhà em được 5 ngày đến ngày thứ 6 tôi đi làm, chồng em xin cho tôi đi làm xây dựng. Tôi làm việc một cách hăng hái, vữa vôi gọn gàng, gạch sắt thu nhanh gọn…ông chủ cười tít cả mắt. Tối về tôi ăn cơm cùng 4 chị em, nhưng đã 12h đêm mà tôi không hề chợp mắt được, toàn thân tôi đau nhừ, cánh tay tôi như sắp rụng, tôi vẫn làm tiếp ngày thứ 2 đến 7h tối về nhà, ông chủ trịnh trọng nói với tôi rằng nếu tôi đi làm thì mỗi ngày sẽ trả 900 Đài tê, 1 tháng sau tăng lương thành 1000 Đài tệ, nếu biết đặt gạch thì 1 ngay $1200 – ăn cơm tối tôi cố mãi mới nuốt hết 1 bát rồi lên giường nằm. Chao ôi! Toàn thân tôi nóng bừng, nhức nhối, tay chân tôi tím bầm bởi những thùng vữa va chạm vào da thịt, tôi đành báo cáo cho ông chủ và từ giã với công việc.

(Xin xem tiếp kỳ sau)

我睡得很熟。夢中,一個人影在黑暗中說:「明天我要回國囉!」接著是轟隆巨響,飛機在空中搖搖晃晃,彷彿要把我甩到海裡,我大喊:「我不想死啊!」睡在一旁的老闆吼我:「幹嘛啦,你腦袋有問題啊?」驚醒,原來是噩夢,我連忙道歉。

清晨4點半,我起身開始工作。奇怪的是,平常睡到10點才起床的老闆娘一直坐在沙發上,似乎監視著我。突然想起10天前,雇主一家要我簽下一張文件,承認我的健康不能勝任工作。可能是誰要托夢給我,那就是一個預言了!我閃過一個念頭,要快點逃,雖然不知道該去哪裡。我匆忙拿起電話號碼,撈取僅有的40塊,開門往外跑。老闆娘在後面一直喊:「阿雲! 阿雲! 」

不管她的叫喊,也不管路人好奇不解的眼神,我拚命跑。跑了15分鐘,在一個十字路口停下,一直喘,心臟怦怦跳,低頭一看,腳指流血,呀,還有花花的褲子,我忘記換外出長褲了。我四處張望尋找相貌和善的計程車司機:「老闆,載我去榮總醫院。」司機聽不懂,我再一次說:「載我到20層樓高的醫院。」好險,他沒先問我有沒有錢。

車子在路上飛奔,這段路,我每天和雇主送病人往來。我忽然可憐起「我的病人」,他在床上一動也不動,今後再也沒有我的照顧了。不管啦,我還背著一堆債,還有很多人要依靠我,我可憐你誰來可憐我,你媽要我簽什麼文件就是有問題,我的腦袋比你的清醒多了。

「小姐,到了。」司機叫我,嚇我一跳,哎呀,我沒錢呀。我沒下車,不想讓外面的人看到我的沒命演出。我把頭垂到椅背上,哽咽地說:

「老闆,我要被送回去了,所以才逃跑,我沒錢給你。要不你給我電話號碼,等以後有錢,我一定還給你。」

「奇怪了,那你去醫院要找誰?」「找我的越南朋友。」「你有電話嗎?」「沒有。」司機打開皮夾拿出2百塊給我:「算是我今天做白工吧,快快走,小心不要

被警察抓。」我像犯人似的一溜煙跑掉,沒說一句謝謝。我從醫院的1樓找到20樓,找越南姊妹求救。大家給我一袋衣服和9百

塊。我很高興,有衣服穿也有錢了,但沒有人幫我找到仲介。姊妹要我自己出去找,晚上再回醫院借宿。手裡有錢,肚子又餓,我進了一家牛肉麵店,大聲叫一碗。等麵的時候,我看著四周人來人往,想要找媽媽的影子,還有我的兩個孩子。哎呀,這是台灣,不是老家啊!

「小姐,你的。」老闆娘把麵端上來。香氣從煙霧蒸騰的碗裡飄出,我感到氣力了!歷經11個月的牢獄,現在終於享受到自由。「主啊,感謝你讓我可以活在這一刻。」我點牛肉麵,因為牛就是馬,我屬馬,馬英勇健康,打仗時總是得到輝煌戰績。此時的我需要力量打勝仗。

肚子飽飽,又有錢,我搭計程車去找出路,當然也不怕司機再問我有沒有錢。車子開到三軍總醫院。從1樓找到6樓,我找越南姊妹,但還是沒有誰幫我找到仲介。緊張、疲憊,我額頭發燙,安姐說:「你發燒了,在我這兒休息吧,我給你藥吃,明天再說。」我抱著安姐大哭,她也跟著我哭,很苦啊,妹子,跑了就是失業了。

入夜,安姐要讓位子給我睡,我說:「安姐,我睡櫃子就好。門留個縫,別把我悶死。」櫃子又窄又矮,躺也不是坐也不是,我像在媽媽肚子裡的胎兒,雖不足月但總比外面安全。偶爾醫生沒來時,安姐打開櫃子笑我:「現在活著還是死啦?」我苦笑。

迷迷糊糊中,我突然想起剛來台灣時,也在這醫院,認識一個越南妹妹嫁來這裡,她給過我電話號碼,還說:「什麼時候方便就到我家裡玩,我的老公很好。」哎呀!活啦!活啦!感謝主!我起來跟安姐說,安姐立刻幫我打電話:「喂! 喂!」是男人的聲音,我結結巴巴講中文,男人大概聽不懂,把電話交給老婆。

「妹子,是我呀,救救我!」「姊姊,快快上車來這裡。」到妹子家休息了5天,妹子幫我把頭髮剪整齊,煮越南菜給我吃,還讓我

看影片,唱卡拉OK。越南人真是有情有義啊!第6天,妹子老公介紹我去工地打工,我熱情工作,迅速又有效率,老闆笑瞇瞇、很滿意。晚上我回去跟4位越南兄弟姊妹一起吃飯。凌晨12點,我還是不能入睡,全身酸痛,雙手像廢掉。但第2天我還是繼續去做。7點鐘放工,老闆鄭重其事地說,如果要做就1天9百塊,1個月後1天1千,如果會排磚,就1天1千2。晚餐時,我努力吞下一碗飯,躺上床,天啊,全身酸痛,手腳淤青,我只好跟這工作說再見。

(待續)

Cuộc chạy trốn vất vả 2 ngày 台灣歷險記(上)

Page 2: 四方報 29 Cuộc chạy trốn vất vả 2 ngàyeserver.lib.ncku.edu.tw/human/pdf/r2.pdf · như hôm nay tao đi làm không công, đi đi, kẻo cảnh sát tóm bây giờ.”

Xuất bản vào 15 âm lịch hàng tháng. Miễn phí tự lấy báo. Gửi báo 20 đồng / kỳ / tháng. 月圓出刊,定點免費,郵寄20元。 ĐT:02-86676655

22/1/2008, Số 015 Bốn Phương四方報32 Chạy trốn 逃

Cuộc chạy trốn vất vả 2 ngày 台灣歷險記(下)文╱Nguyễn Hồng Vân – 02/04/1966 – Hải Phòng 翻譯╱一文

( Tiếp theo số 014)13/9/2005Ngày 13 tháng 9Chồng em lại giúp tôi tìm việc,

tôi chăm 1 bà cụ 92 tuổt, nhà sạch bóng, 1 mình 1 phòng, tivi tủ lạnh đầy đủ có 5 người con đi làm tối mới về, chỉ khổ 1 điều là bà lại không nghe và không hiểu tiếng trung, còn tôi thì không hiểu tiếng Đài. Phải cố gắng, tôi luôn tự trấn an mình như thế, bà cụ có 1 chiếc mõ cũ, bà cứ cốc 1 tiếng là tôi chạy vào, bà cần gì? Nếu tôi làm ở gần thì bà cốc 1 tiếng, nếu làm ở đoạn trung thì 2 tiếng, nếu ở bếp thì phải 3,4 mõ thì tôi mới nghe thấy bà gọi. Ôi! Đến Đài Loan sao mà khiến tôi biết nhiều trò thế, nhưng cái trò gõ mõ thì chưa gặp bao giờ, hay ông trời lại sai khiến tôi xuống làm

Thị Màu chăng, nhưng ở Đài Loan này kiếm được “Tiểu Kính thì thật khó”. Vì giờ đây tôi đang sống như một chiến sĩ thầm lặng. Chăm bà được 4 ngày mà tôi cảm thấy mệt như làm phụ hồ. Đầu tôi đau nhức vì bà dạy ngôn ngữ, có lúc bà mắng tôi vì ngôn ngữ bất đồng mà tôi cứ nghĩ bà khen tôi, khiến tôi nhe răng cười.

Tôi điện thoại cho em cầu cứu vì bà chủ nói tiếng Đài tôi không hiểu. Em nói với tôi đã tìm được môi giới, khuyên tôi đi theo đường này.

12h đêm có người đến đón tôi ở nhà em, chia tay với vợ chồng em, tôi bịn rịn em nói nhỏ với tôi rằng em vẫn mãi ở bên tôi. Tôi bước lên xe thấy 1 người đàn ông to cao, da đen từ dáng dấp đến cách ăn mặc tôi đều thấy ông ta giống như dân

giang hồ. Tôi lạnh gáy, ông nhìn tôi không nói gì và bấm số điện thoại đưa cho tôi nghe. Đầu dây bên kia có tiếng em gái nói là người quê ở Hà Bắc chuyên làm phiên dịch cho người này và yêu cầu tôi lên xe về chỗ em ấy vì em ấy hôm nay ốm nên không đi làm.

Xe chạy băng băng xé tan màn đêm tĩnh mịch, đường phố vẫn uốn lượn như một bức tranh, lúc đưa tôi lên cao lúc lại ở rất thấp. Đường điện sáng trắng từ những ngôi nhà cổ kính tuyệt đẹp, ngồi trên xe tôi nghĩ đến cảnh quê nhà. Ôi! Việt Nam quê hương tôi nghèo từ miếng ăn, nghèo trong giấc ngủ và nghèo cả lối đi về. Tôi thầm nghĩ nếu có 1 điều ước, tôi sẽ ước gì nhỉ? Tôi sẽ ước được san Trường Sơn Đông chia cho Trường Sơn Tây

1 nửa…Xe cứ đi cuối cùng dừng lại ở 1 vùng nông thôn, tôi nhìn thấy ruộng và nước, ông đưa cho tôi 1 cái bọc và kêu tôi lên tầng 3. Tôi leo lên 1 cách khó nhọc khi mở cửa tôi thấy hơn 2 chục chị em đang nằm la liệt. Đêm hôm đó chị em không chợp mắt cứ ngồi nghe kể chuyện, tôi kể và không quên kể cho chị em nghe chuyện khi ngồi trên xe vì không nhịn được mà lại không thể xuống xe tôi đã đi tiểu tiện lên 1 cái bọc ở trên xe ông chủ. Điều may mắn là ông chủ không phát hiện ra…

Nghỉ 3 ngày, tôi được ông cho đi làm và công việc của tôi cũng thông hành từ đây, được chọn việc và đổi việc như ý, có bệnh được ông chủ đưa đi bệnh viện và được nghỉ ngơi lúc mệt nhọc, những cảnh lo sầu, phiền muộn không còn nữa, cuộc sống ở Việt Nam khó khăn của gia đình tôi được đẩy lùi bằng những tờ hoá đơn gửi tiền về nhà cứ ngày một dày lên. Cuộc đời tôi đã thật sự thay đổi và bước sang một bước ngoặt mới.

Tôi cầm cái điện thoại di động Nokia do ông chủ mua hộ lúc chiều, niềm vui lớn đến với tôi vì qua điện thoại di động tôi nghe thấy tiếng của mẹ tôi, các em và các con tôi. Từ nay tôi không còn buồn rầu nữa, tôi run tay bấm số 00284 nhưng người đầu tiên tôi gọi không phải là mẹ mà là Thầy, thầy giáo dạy tiếng trung cho tôi, thầy là người bạn học thuở hàn vi. Giờ đây thầy là giám đốc công ty của trung tâm. Tôi hỏi thầy, thầy ơi có phải ngày 2005/09/06 là ngày định mệnh của đời em không???!!!

Giọng thầy trong trẻo vang lên nói với em ngày đó chính là ngày chủ em cho em về nước đấy nhưng em đã đi nước cờ đúng vào giờ chót. “Hãy ra đầu thú về nước em nhé, ở đâu cần thì ta lại đến, Việt Nam vẫn mở cửa đi nhiều nước trên thế giới mà” – đó là lời khuyên của thầy đối với tôi. Tôi dí dỏm đùa lại thầy: “Thầy ơi! Em lại rất thích Đài Loan vì em nói tiếng tốt, còn biết cả những từ thầy chưa bao giờ dạy cho em. Chả như ngày nào thầy cứ bắt em đứng ở góc nhà và nợ bài nhiều lần, em còn âm mưu ghi những từ khó vào đầu ngón tay để đối phó lúc kiểm tra…”

Chị em chúng tôi đang gặt hái vào mùa thì một tin xét đánh ngang tai đó là luật pháp Đài Loan

quy định : “Ai chứa chấp lao động trái phép, nếu bị bắt sẽ bị phạt $750,000.” Nhà chủ trả công nhân ầm ầm, chị em không có việc làm, thời điểm đó rất may là tôi đang chăm 1 bà cụ, bà vừa mất được 1 tháng, gia đình chủ vẫn mượn tôi ở lại để cúng cơm cho bà, ngày ngày đốt hương…

Được 3 tháng sau, nhà chủ gửi trả tôi về môi giới nhưng ông chủ môi giới lại làm thủ tục sang định cư tại Mỹ cùng vợ con khiến chị em tôi phải hối hả tìm việc mới.

Tôi được em đón về nhà em, chăm sóc con cho vợ chồng em, chồng em đã đỗ tú tài Bác sĩ và có mở phòng mạch riêng nên sau khi sinh con được 2 tháng em đã đi phụ giúp cho chồng, ở nhà chỉ có tôi và cháu nhỏ. Được vợ chồng em giúp đỡ như vậy giờ tôi như một bà chủ. Hết rồi những cảnh la lối om xòm của những bà già khó tính, hết rồi những bữa no bữa đói của những kẻ ích kỉ, hết rồi những cảnh đá đít chai của những kẻ nghiện hút, ôi! Nói sao hết được cái cảnh làm Ô sin.

Ở nhà em gần 1 năm, tôi cũng đến ngày phải về nước, nhưng lại mắc bệnh viêm họng hạt, cổ họng tôi rát cháy, có mủ, đau buốt. Tôi định bay về VN rồi chữa cũng được nhưng vợ chồng em đề nghị tôi ở lại và chồng em trực tiếp điều trị cho tôi. Tôi lo sẽ gây phiền hà cho vợ chồng em nhưng chồng em quả quyết đương đầu chịu đựng vì lương tâm của người thầy thuốc khiến chồng em không thể để tôi ra về như vậy được. Ôi! “Lương y như từ mẫu” là như thế đó.

Trên vai tôi cuộc sống còn nặng nề nhiều bổn phận, bổn phận làm con, bổn phận làm mẹ và sắp tới là bổn phận làm “bà nội” nữa.

Trước khi rời đảo ngọc, mảnh đất mến khách mến người, nơi đây đã dang rộng bàn tay để đón bạn bè 5 châu về đây chung sức, chung lòng, cho tôi nhắn gửi lại đôi lời với những người ở lại.

Nguời ơi nên nhớ cát bụi là ta, mai ngày sẽ phai

Hãy sống vì mình, vì mọi người.Đoàn kết và yêu thương, san sẻ

và giúp đỡLá lành đùm lá rách, lá rách ít

đùm lá rách nhiều.Nắm tay nhau cùng hát bài hát

Hoà bình. ( Hết)

(文接上期)2005/9/13妹子的老公又幫我找新工作。

這回是照顧92歲的老太太。屋子乾淨,一人一房,電視、冰箱樣樣都有,老太太的五個孩子白天上班,晚上才回來。麻煩的是老太太不懂國語,而我又不懂台語。我安慰自己,要努力喔!老太太有個舊木魚,她一敲木魚我就跑進去問她,有事嗎?在附近做事的話,敲一聲就聽到了,遠一點就敲兩聲,有時候我在廚房工作,她要敲三下我才聽得見。來台灣之後我見過很多事情,但敲木魚這玩意兒叫人倒是頭一回見。

照顧老太太四天,我卻覺得像在工地打工一樣累。頭痛欲裂,語言不通,有時老太太罵我,我卻以為她在讚美,所以傻笑。

我打電話給妹子:「妹妹啊,老太太講什麼高棉話我都聽不懂。」

妹妹說:「姊姊,我已經幫你找到仲介了,你就聽仲介安排好了。」

晚上12點,有個人到妹子家來接我。夫妻倆依依跟我道別,妹妹小聲說:「我永遠會陪著你。」我坐進車裡,看見一個黝黑高大的男人,整個穿著氣質都像「流氓」,讓我發毛。男人看著我不言不語,只是撥了手機然後遞給我聽,電話另一端是女孩子的聲音:「我是越南河北人,是他的翻譯,你坐他的車到我這裡來吧。」

車子在黑夜中疾駛,道路彎曲,有時候上坡有時候下坡,路邊有一些老舊的房子,我從車內望出去,想念越南的家鄉。男人突然問我想吃啥,「吃粥」我毫

不客氣。男人把車開進一個停車場,四周車子很多,男人下車,留我在車上。這時候大約是夜裡一兩點,一片死寂,我開始害怕,開始懷疑是不是妹子夫妻有意陷害我。一個小時過去了,男人還沒回來,我尿急不已,車門又打不開,只好找出一個塑膠袋,小心不讓車外的人看見,在車裡解決了。

車子在一個農村房子停下,周遭有稻田。男人把一包粥給我,要我到三樓。我吃力地爬上三樓,門一打開,裡面有大約二十幾個越南姊妹橫豎躺著。當晚大家都沒睡,一直聽我講故事,當然,我沒忘記講自己在老闆車上尿出一大袋的經過。

休息了三天,我開始工作,而且從此順遂起來。可以隨意換工作,生病時候,老闆會帶我去看醫生。工作累時候,還可以休假。憂愁的日子遠離了,我在越南的家也逐漸擺脫困境,我匯錢的單子越積越厚,新生活從此展開。

我拿著老闆幫忙買的Nokia手機,手指因高興而發抖地按著越南家鄉的號碼。但我不先打電話回家,而先撥給以前教我中文的老師,他現在已經是中文教學中心的副經理了。我問:「老師, 2005/9/6是不是我的命定之日?」老師說:「沒錯啊,那天就是雇主要把你送回去,班機在下午兩點,你的棋下對了。去自首回來吧,哪裡需要我們我們就去,越南還對很多國家開放嘛。」我故意開玩笑:「可是老師,我還是喜歡在台灣生活耶,我的中文很好,學會了很多你沒教過的字喔。」

正當越南姊妹開始慶豐收時,

出現了晴天霹靂,台灣政府宣布凡雇用非法外勞者罰款七萬五千元。雇主紛紛解雇手下外勞,很多姊妹因此失業。那段時間,我當時很幸運的正照顧一位老太太,老太太過世一個月,雇主還是把我留下來幫忙處理祭拜。我一邊幫忙一邊哭,我爸爸與叔叔過世很久了,這兩年來我都不能為他們燒半炷香。希望他們會體諒我,我目前正努力奮鬥著,希望他們保佑我。

3個月後仲介又幫我找新工作。但我的新雇主申請美國移民,所以不久我又得找新工作。之前的越南妹子把我接回去幫忙他們。妹妹的先生從醫學院畢業,自己開診所,妹妹剛生完孩子,休息兩個月後要去診所幫忙丈夫,讓我在家裡照顧小朋友。托他們的福,我過著舒服的日子,不用忍受被人差遣的日子,不用忍受那些沒學問的雇主吆來喝去。

在妹妹家將近一年,也該是回越南的時候了。我的喉嚨發炎,很痛,我打算回越南看醫生。妹妹夫妻要我留下來醫治,妹子老公還親自幫我看病,讓我大受感動。

現在有人要我在來台灣工作,我會說謝了。台灣只是我短暫停留拚經濟的地方。我還有很多責任要擔,我要盡作母親的責任,未來要盡做「奶奶」的責任呢。

台灣寶島熱情好客,願意打開心胸來接納我們這群人,離開之前,我想對留下來的人說,親愛的,人生如灰塵,終將湮滅,趁著活著的時候,彼此相愛,團結努力吧! (全文完)

阮紅雲