70
Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng Trích: NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI GIA ĐÌNH, CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI CỘNG ĐỒNG Chương II ĐỐI TƯỢNG, THỦ TỤC TỰ NGUYỆN CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI GIA ĐÌNH, TỰ NGUYỆN CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI CỘNG ĐỒNG VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CAI NGHIỆN MA TÚY BẮT BUỘC TẠI CỘNG ĐỒNG Mục 1. Đối tượng, thủ tục tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đình Điều 8. Đối tượng tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đình Đối tượng cai nghiện tại gia đình là người nghiện ma túy đang cư trú tại cộng đồng tự giác khai báo và tự nguyện đăng ký cai nghiện tại gia đình. Điều 9. Đăng ký tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đình 1. Người nghiện ma túy hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện ma túy chưa thành niên có trách nhiệm đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình với ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú. Tổ công tác giúp chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình. 2. Hồ sơ đăng ký gồm: a) Đơn đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình của bản thân hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện ma túy. Nội dung đơn phải bao gồm các nội dung: Tình trạng nghiện ma túy; các hình thức cai nghiện ma túy đã tham gia; tình trạng sức khỏe; cam kết tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đình; b) Bản sơ yếu lý lịch của người nghiện ma túy; c) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của người nghiện ma túy. 6Created by Thanh An - 1 -Thanh An Page 1 6/29/2022 Thông tin khoa học chuyên đề số 6/2013 1

+ Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

Trích: NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI GIA ĐÌNH, CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI CỘNG ĐỒNG

…Chương II

ĐỐI TƯỢNG, THỦ TỤC TỰ NGUYỆN CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI GIA ĐÌNH, TỰ NGUYỆN CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI CỘNG ĐỒNG VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CAI NGHIỆN MA TÚY BẮT BUỘC TẠI CỘNG ĐỒNG

Mục 1. Đối tượng, thủ tục tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đìnhĐiều 8. Đối tượng tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đìnhĐối tượng cai nghiện tại gia đình là người nghiện ma túy đang cư trú tại

cộng đồng tự giác khai báo và tự nguyện đăng ký cai nghiện tại gia đình.Điều 9. Đăng ký tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đình 1. Người nghiện ma túy hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện

ma túy chưa thành niên có trách nhiệm đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình với ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.

Tổ công tác giúp chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình.

2. Hồ sơ đăng ký gồm: a) Đơn đăng ký tự nguyện cai nghiện tại gia đình của bản thân hoặc gia

đình, người giám hộ của người nghiện ma túy. Nội dung đơn phải bao gồm các nội dung: Tình trạng nghiện ma túy; các hình thức cai nghiện ma túy đã tham gia; tình trạng sức khỏe; cam kết tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đình;

b) Bản sơ yếu lý lịch của người nghiện ma túy;c) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của người nghiện ma túy.Điều 10. Xem xét áp dụng cai nghiện ma túy tại gia đình 1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký

tự nguyện cai nghiện tại gia đình theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này, tổ công tác có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ và làm văn bản trình chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã quyết định quản lý cai nghiện tự nguyện tại gia đình.

2. Quyết định quản lý tự nguyện cai nghiện tại gia đình phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ tên, chức vụ của người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người cai nghiện; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng, thời hạn áp dụng, ngày thi hành quyết định; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình được giao quản lý, giúp đỡ người cai nghiện.

3. Quyết định quản lý cai nghiện tự nguyện tại gia đình được gửi cho cá nhân và gia đình người cai nghiện, tổ trưởng tổ công tác và tổ trưởng tổ dân cư nơi người nghiện ma túy cư trú.

6Created by Thanh An - 1 -Thanh An Page 15/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/2013 1

Page 2: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

Điều 11. Tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình Người nghiện ma túy, gia đình người nghiện ma túy phối hợp với tổ công

tác xây dựng kế hoạch cai nghiện cá nhân và thực hiện các hoạt động cai nghiện cho người tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đình theo quy định tại Chương III Nghị định này.

Mục 2. Đối tượng, thủ tục tự nguyện cai nghiện ma túy tại cộng đồngĐiều 12. Đối tượng tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng 1. Đối tượng tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng là người nghiện ma túy

đang cư trú tại cộng đồng tự nguyện đăng ký cai nghiện nhưng không có điều kiện điều trị cắt cơn tại gia đình.

2. Người nghiện ma túy hoặc gia đình, người giám hộ của người nghiện ma túy chưa thành niên có trách nhiệm tự giác khai báo và đăng ký tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng với chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã.

Điều 13. Hồ sơ đăng ký tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng1. Hồ sơ đăng ký tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng gồm:a) Đơn đăng ký tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng của bản thân hoặc gia

đình, người giám hộ của người nghiện ma túy. Đơn phải bao gồm các nội dung: Tình trạng nghiện ma túy; các hình thức cai nghiện ma túy đã tham gia; tình trạng sức khỏe; cam kết tự nguyện cai nghiện ma túy tại cộng đồng;

b) Bản sơ yếu lý lịch của người nghiện ma túy;2. Tổ công tác cai nghiện có trách nhiệm giúp chủ tịch ủy ban nhân dân

cấp xã tiếp nhận hồ sơ đăng ký tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng. Điều 14. Xem xét quyết định cai nghiện ma túy tự nguyện tại cộng đồng 1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký tự

nguyện cai nghiện tại cộng đồng, tổ công tác có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, lập danh sách đối tượng tự nguyện cai nghiện và làm văn bản trình chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã.

2. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của tổ công tác, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng.

3. Quyết định cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ tên, chức vụ của người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người cai nghiện; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng, thời hạn áp dụng, ngày thi hành quyết định; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình được giao quản lý, giúp đỡ người cai nghiện.

Điều 15. Tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện tại cộng đồng Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo tổ công tác xây dựng kế hoạch

và tổ chức thực hiện các hoạt động cai nghiện cho người tự nguyện cai nghiện ma túy tại cộng đồng theo quy định tại Chương III Nghị định này.

6Created by Thanh An - 2 -Thanh An Page 25/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/20132

Page 3: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

Mục 3. Đối tượng, thủ tục áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng

Điều 16. Đối tượng bị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng là

người nghiện ma túy cư trú tại cộng đồng nhưng không tự giác khai báo và không tự nguyện đăng ký cai nghiện tại gia đình hoặc cộng đồng.

2. Không áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng đối với các trường hợp sau:

a) Người nghiện ma túy đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;

b) Người nghiện ma túy thuộc diện bị đưa vào cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;

c) Người nghiện ma túy đang bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú, tại trung tâm quản lý sau cai nghiện theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy.

Điều 17. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng

1. Trưởng công an xã hoặc tương đương chủ trì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng gửi tổ công tác.

2. Hồ sơ gồm:a) Bản sơ yếu lý lịch của người nghiện ma túy;b) Biên bản hoặc các tài liệu xác nhận tình trạng nghiện ma túy;c) Văn bản của trưởng công an xã hoặc tương đương đề nghị áp dụng

biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng. Điều 18. Trách nhiệm, thời hạn thẩm tra hồ sơ 1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, văn bản

đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng của trưởng công an xã hoặc tương đương, tổ công tác có trách nhiệm chuẩn bị tổ chức phiên họp thẩm tra, xét duyệt hồ sơ.

2. Phiên họp thẩm tra, xét duyệt hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng phải có ít nhất các thành viên sau tham dự: Cán bộ phụ trách Lao động - Thương binh và Xã hội, trưởng công an, cán bộ y tế, đại diện mặt trận Tổ quốc cấp xã và trưởng thôn (hoặc tổ trưởng tổ dân phố) nơi người nghiện cư trú.

3. Tổ công tác xem xét và biểu quyết đối với từng trường hợp cụ thể theo nguyên tắc đa số. Trường hợp biểu quyết với số ý kiến bằng nhau thì phải ghi rõ vào biên bản phiên họp trình chủ tịch ủy ban nhân dân quyết định. Biên bản phiên họp thẩm tra, xét duyệt hồ sơ của tổ công tác phải ghi rõ ý kiến phát biểu của các thành viên tham dự.

6Created by Thanh An - 3 -Thanh An Page 35/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/2013 3

Page 4: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

4. Tổ trưởng tổ công tác làm văn bản đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng gửi chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã kèm theo biên bản phiên họp thẩm tra, xét duyệt hồ sơ.

Điều 19. Quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng

1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của tổ công tác, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng.

2. Quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ tên, chức vụ của người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người cai nghiện; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng, thời hạn áp dụng, ngày thi hành quyết định; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình được giao quản lý, giúp đỡ; quyền khiếu nại đối với quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng theo quy định của pháp luật.

3. Quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng có hiệu lực kể từ ngày ký. Người phải chấp hành quyết định nếu không tự giác chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành. Quyết định cai nghiện tại cộng đồng được gửi cho cá nhân và gia đình, người giám hộ của người cai nghiện, tổ trưởng tổ công tác và tổ trưởng tổ dân cư nơi người nghiện ma túy cư trú để quản lý, giúp đỡ người cai nghiện.

Điều 20. Hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng

1. Các trường hợp được hoãn thi hành quyết định cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng:

a) Đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện từ tuyến huyện trở lên;b) Phụ nữ đang có thai có chứng nhận của bệnh viện từ tuyến huyện trở

lên hoặc phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới ba mươi sáu tháng tuổi. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ vào quyết định của cơ sở y tế về

thời gian điều trị, thời gian nuôi con nhỏ để quyết định thời hạn hoãn chấp hành quyết định. Khi hết thời hạn hoãn chấp hành ghi trong quyết định của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú thì các đối tượng trên phải tiếp tục thi hành quyết định. Trường hợp không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Các trường hợp được miễn thi hành quyết định:a) Đang mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của cơ sở y tế cấp huyện

trở lên;b) Trong thời gian hoãn chấp hành quyết định mà người đó tự nguyện cai

nghiện, không còn sử dụng ma túy có giấy xác nhận đã hoàn thành thời gian tự nguyện cai nghiện.

3. Thủ tục hoãn, miễn thi hành quyết định:6Created by Thanh An - 4 -Thanh An Page 4

5/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/20134

Page 5: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

a) Người phải chấp hành quyết định cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng phải làm đơn đề nghị hoãn, miễn (kèm theo các giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng hoãn, miễn, tự nguyện cai nghiện) gửi tổ trưởng tổ công tác;

b) Trong thời hạn hai ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, tổ trưởng tổ công tác xem xét, thẩm tra và trình chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã;

c) Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của tổ trưởng tổ công tác, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã phải xem xét, quyết định việc hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định.

Điều 21. Tổ chức cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồngChủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo tổ công tác xây dựng kế hoạch

và tổ chức thực hiện các hoạt động cai nghiện cho người bị bắt buộc cai nghiện ma túy tại cộng đồng theo quy định tại Chương III Nghị định này.

Chương IIITỔ CHỨC CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI GIA ĐÌNH, CỘNG ĐỒNGĐiều 22. Khám sức khỏe, phân loại người nghiện ma túy 1. Cơ sở y tế cấp xã, bác sĩ điều trị cắt cơn (đối với người cai nghiện ma

túy tự nguyện tại gia đình) có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe ban đầu, làm hồ sơ bệnh án (theo mẫu do Bộ Y tế ban hành) cho người cai nghiện ma túy; xét nghiệm phát hiện chất ma túy và các xét nghiệm khác để chuẩn bị điều trị cắt cơn.

2. Căn cứ vào bệnh án, các kết quả xét nghiệm, cán bộ điều trị phân loại người cai nghiện theo loại ma túy sử dụng, tình trạng sức khỏe để xây dựng kế hoạch điều trị, cai nghiện phù hợp với từng người.

Điều 23. Điều trị cắt cơn, giải độc1. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã quyết định sử dụng cơ sở vật chất hiện

có tại địa phương để tổ chức điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại cộng đồng. Đối với những xã có số đối tượng nghiện ít, không cần thiết hoặc không có

điều kiện thành lập cơ sở điều trị cắt cơn riêng biệt, thì liên kết với các xã khác hoặc kết hợp với trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội, các cơ sở khác được phép điều trị cắt cơn trong khu vực để tổ chức điều trị cắt cơn cho người nghiện ma túy.

Trường hợp không có cơ sở vật chất để tổ chức cơ sở điều trị cắt cơn thì chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xây dựng cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy phù hợp với nhu cầu, khả năng của địa phương.

2. Cơ sở điều trị cắt cơn phải thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định của pháp luật.

3. Việc điều trị cắt cơn, giải độc cho người nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng phải do y, bác sỹ được đào tạo, tập huấn về điều trị hỗ trợ cắt cơn nghiện

6Created by Thanh An - 5 -Thanh An Page 55/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/2013 5

Page 6: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

ma túy và được sở y tế cấp tỉnh cấp chứng chỉ; áp dụng đúng bài thuốc, phác đồ điều trị cắt cơn cai nghiện ma túy do Bộ Y tế ban hành.

4. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định điều kiện, tiêu chuẩn của cơ sở điều trị cắt cơn; hướng dẫn thực hiện công tác phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong cơ sở điều trị cắt cơn.

Điều 24. Quản lý, giám sát người cai nghiện tại gia đình, cộng đồng1. Người nghiện ma túy sau khi hoàn thành giai đoạn điều trị cắt cơn được

lập sổ theo dõi diễn biến hành vi, tâm lý và đưa trở về quản lý tại gia đình. 2. Tổ công tác phân công cán bộ hỗ trợ giúp đỡ người nghiện ma túy trong

việc thực hiện kế hoạch cai nghiện; phối hợp với gia đình, các tổ chức đoàn thể nơi người nghiện ma túy cư trú để quản lý, giám sát và hỗ trợ người cai nghiện.

3. Cán bộ tổ công tác được phân công hỗ trợ phải có kế hoạch, biện pháp quản lý, giáo dục, tư vấn người cai nghiện trong suốt thời gian cai nghiện, bảo đảm cho người cai nghiện thực hiện đúng và đủ quy trình cai nghiện; hàng tháng báo cáo với tổ trưởng tổ công tác về việc thực hiện kế hoạch cai nghiện của người cai nghiện.

Điều 25. Giáo dục, phục hồi hành vi, nhân cách 1. Trong thời gian cai nghiện, tổ công tác có trách nhiệm:a) Tổ chức thực hiện liệu pháp tâm lý tập thể, liệu pháp tâm lý nhóm; tổ

chức học tập về pháp luật, đạo đức, tác phong, lối sống lành mạnh, có trách nhiệm, tự tin nhằm phục hồi toàn diện về nhân cách, sức khỏe, tâm lý cho người cai nghiện;

b) Tổ chức hoạt động tư vấn, giúp đỡ người nghiện ma túy sửa đổi hành vi, nhân cách; từng bước từ bỏ ma túy; phòng, chống tái nghiện; giúp họ định hướng đúng trong tương lai;

c) Tổ chức cho người cai nghiện tham gia các hoạt động lao động trị liệu nhằm giúp họ hiểu được giá trị của lao động; tổ chức các hoạt động thể thao, giải trí.

2. Hoạt động giáo dục, phục hồi hành vi, nhân cách và lao động trị liệu phải được thực hiện xen kẽ trong suốt thời gian cai nghiện.

Điều 26. Dạy nghề, tạo việc làm cho người cai nghiện1. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với các cơ sở

dạy nghề của địa phương để tổ chức truyền nghề, dạy nghề và tạo việc làm cho người cai nghiện.

2. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn cấp xã theo điều kiện, khả năng của doanh nghiệp có trách nhiệm tiếp nhận người cai nghiện ma túy để tổ chức truyền nghề, dạy nghề và tạo việc làm cho người cai nghiện.

Điều 27. Đánh giá kết quả cai nghiện tại gia đình, cộng đồng1. Trong thời gian cai nghiện theo quyết định, tổ công tác tổ chức xét

nghiệm chất ma túy đột xuất hoặc định kỳ; phối hợp với tổ trưởng tổ dân cư và gia đình, người giám hộ đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch cai nghiện.

6Created by Thanh An - 6 -Thanh An Page 65/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/20136

Page 7: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

Căn cứ vào kết quả xét nghiệm, quá trình theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch cai nghiện cá nhân của người nghiện, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã cấp “Giấy chứng nhận hoàn thành thời gian cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng”.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công an hướng dẫn đánh giá kết quả cai nghiện và cấp “Giấy chứng nhận hoàn thành thời gian cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng”.

Điều 28. Trách nhiệm của người nghiện ma túy, gia đình người nghiện ma túy

1. Người nghiện ma túy có trách nhiệm:a) Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia lao

động, học tập, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, quy ước của thôn, làng, ấp, bản, đơn vị dân cư nơi mình cư trú;

b) Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về chuyên môn, kế hoạch cai nghiện cá nhân;

c) Hàng tháng phải báo cáo với người được phân công trực tiếp giúp đỡ về tình hình điều trị, cai nghiện, kết quả và sự tiến bộ của mình;

d) Phải có mặt khi ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu; nếu vắng mặt mà không có lý do chính đáng, thì ủy ban nhân dân cấp xã triệu tập đến trụ sở ủy ban nhân dân yêu cầu làm kiểm điểm về hành vi vi phạm đó;

đ) Đóng góp chi phí cai nghiện theo quy định.2. Gia đình người nghiện ma túy có trách nhiệm:a) Chăm sóc, quản lý, theo dõi, giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn người

nghiện ma túy sử dụng trái phép chất ma túy hoặc có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội;

b) Phối hợp với tổ công tác, cán bộ tổ công tác được phân công giúp đỡ người cai nghiện trong việc hỗ trợ, giúp đỡ người nghiện ma túy thực hiện kế hoạch cai nghiện, xóa bỏ mặc cảm, quyết tâm cai nghiện, tái hòa nhập cộng đồng.

Điều 29. Chế độ hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng

1. Đối với người tự nguyện cai nghiện ma túy: Hỗ trợ một lần tiền thuốc điều trị cắt cơn nghiện ma túy cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, người chưa thành niên, người thuộc diện bảo trợ xã hội, người khuyết tật.

2. Đối với người cai nghiện ma túy bắt buộc: Hỗ trợ tiền thuốc hỗ trợ điều trị cắt cơn nghiện ma túy, tiền ăn trong thời gian cai nghiện tập trung cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, người chưa thành niên, người thuộc diện bảo trợ xã hội, người khuyết tật.

Điều 30. Những quy định về đi lại, thay đổi nơi cư trú đối với người cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng

6Created by Thanh An - 7 -Thanh An Page 75/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/2013 7

Page 8: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

1. Trong thời gian cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng, khi tình trạng sức khoẻ đã phục hồi, người cai nghiện có thể vắng mặt tại nơi cư trú nếu có lý do chính đáng, trừ trường hợp đang trong giai đoạn cắt cơn, giải độc. Mỗi lần vắng mặt không được quá ba mươi ngày, số thời gian vắng mặt không được vượt quá một phần hai tổng số thời gian cai nghiện theo quyết định của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã và phải tuân theo quy định sau đây:

a) Trong trường hợp vắng mặt tại nơi cư trú đến hai mươi ngày, thì phải báo cáo trưởng công an cấp xã.

b) Trong trường hợp vắng mặt tại nơi cư trú từ trên hai mươi ngày thì phải làm đơn xin phép ghi rõ lý do, thời gian và nơi đến kèm theo ý kiến của tổ trưởng tổ công tác và được chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú đồng ý. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã nơi người cai nghiện cư trú phải gửi văn bản đến chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ đến lưu trú để phối hợp theo dõi, quản lý và hỗ trợ người cai nghiện;

c) Người cai nghiện có trách nhiệm báo cáo trưởng công an cấp xã hoặc chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình đến lưu trú biết. Khi hết thời hạn lưu trú, phải có xác nhận của trưởng công an cấp xã hoặc chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã về thời hạn lưu trú và việc chấp hành pháp luật tại nơi đến lưu trú.

2. Thời gian người cai nghiện vắng mặt tại nơi cư trú được tính vào thời hạn chấp hành quyết định, nếu người đó không vi phạm pháp luật tại địa phương nơi đến lưu trú; nếu có vi phạm hoặc vắng mặt mà không báo cáo hoặc không được sự đồng ý của trưởng công an cấp xã hoặc chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú thì thời gian vắng mặt không được tính vào thời hạn chấp hành quyết định.

3. Trong trường hợp vì các lý do chính đáng như thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, đi học, có việc làm ổn định hoặc các lý do chính đáng khác mà tạm trú ở địa phương khác, thì người cai nghiện phải làm đơn đề nghị có ý kiến của tổ trưởng tổ công tác gửi chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã nơi người cai nghiện cư trú xem xét, giải quyết:

a) Trường hợp người cai nghiện thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, thì chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã làm văn bản đề nghị và gửi toàn bộ hồ sơ của người cai nghiện cho chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó sẽ đến cư trú để tiếp tục quản lý, giáo dục;

b) Trường hợp người cai nghiện đi học, có việc làm ổn định hoặc các lý do chính đáng mà tạm trú ở địa phương khác, thì chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã làm văn bản đề nghị chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó lưu trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc để tiếp tục quản lý, giúp đỡ họ.

… Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (đã ký) (www.moj.gov.vn)

6Created by Thanh An - 8 -Thanh An Page 85/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/20138

Page 9: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

KẾ HOẠCH THỰC HIỆNCHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG VÀ KIỂM SOÁT MA TÚY Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM

2030 TRONG LĨNH VỰC CAI NGHIỆN MA TÚY VÀ QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN GIAI ĐOẠN 2012 - 2015

(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/QĐ-LĐTBXH ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Phần thứ nhất

CÔNG TÁC CAI NGHIỆN MA TÚY VÀ QUẢN LÝ SAU CAI GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 VÀ DỰ BÁO TÌNH HÌNH NGHIỆN MA TÚY GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

I. Một số kết quả đạt được trong công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai giai đoạn 2006 - 2010

Thực hiện Quyết định số 49/2005/QĐ-TTg ngày 10/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch tổng thể phòng, chống và kiểm soát ma túy đến năm 2010”, trong giai đoạn 2006 - 2010, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các địa phương trong cả nước xây dựng và triển khai các kế hoạch hoạt động nhằm hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra, sau 5 năm triển khai đã đạt được một số kết quả sau:

1. Công tác xây dựng văn bản: Tham mưu đề xuất với Quốc hội, Chính phủ ban hành Luật sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống ma túy - Chương Cai nghiện ma túy và 6 Nghị định của Chính phủ, 2 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến công tác cai nghiện phục hồi; đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành theo thẩm quyền 17 văn bản hướng dẫn thi hành các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Số người được cai nghiện ma túy và quản lý sau cai: Trong giai đoạn 2006 - 2010, cả nước đã tiếp nhận cai nghiện cho 250.000 lượt người, bằng 170,4% so với người nghiện có hồ sơ quản lý (trung bình mỗi đối tượng được cai nghiện 1,7 lần), tăng 43.090 người so với giai đoạn 2001 - 2005, trong đó:

- Các trung tâm cai nghiện trong cả nước đã tiếp nhận cai nghiện cho 169.007 lượt người, vượt 70,4% so với chỉ tiêu đề ra theo Quyết định số 49/2005/QĐ-TTg, chiếm 67,6% tổng số người nghiện được cai, tăng 28.142 người so với giai đoạn 2001 - 2005.

- Các địa phương trong cả nước đã tổ chức cai nghiện tại gia đình, cộng đồng cho 80.994 lượt người chiếm 32,4% tổng số người được cai nghiện.

- Công tác dạy văn hóa, dạy nghề và quản lý sau cai: Các trung tâm đã tổ chức dạy văn hóa cho 16.261 học viên, dạy nghề cho 30.697 học viên; tổ chức quản lý sau cai bằng hình thức hỗ trợ vay vốn, tạo việc làm cho 15.382 người.

3. Công tác đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các trung tâm - chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội: Thực hiện mục tiêu đến năm 2010,

6Created by Thanh An - 9 -Thanh An Page 95/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/2013 9

Page 10: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

trên 80% người nghiện ma túy được cai nghiện tại trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội, trong giai đoạn 2006 - 2010, toàn quốc đã đầu tư xây dựng mới 40 trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội, nâng cấp 46 trung tâm, nâng tổng số 83 trung tâm từ năm 2005, đến năm 2010 là 123 trung tâm, tăng khả năng tiếp nhận từ 30.000 - 40.000 người lên 55.000 - 60.000 người, bằng 39,6% so với số người nghiện có hồ sơ quản lý, tăng 57,1% khách hàng tiếp nhận so với năm 2005; Trong đó, 115 trung tâm trực thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, 8 trung tâm do lực lượng thanh niên xung phong quản lý.

4. Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự: Hệ thống tổ chức, cán bộ được củng cố, kiện toàn, đến năm 2010, cả nước có 37 Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội, tăng 16 Chi cục so với năm 2005; 13 Phòng phòng chống tệ nạn xã hội và 13 đơn vị lồng ghép vào Phòng bảo trợ xã hội; tại mỗi quận, huyện công tác phòng, chống tệ nạn xã hội đều do phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn và quản lý, 100% xã phường, thị trấn có cán bộ làm công tác Lao động - Thương binh và Xã hội. Tại các trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội có 5.794 cán bộ.

5. Thực hiện xã hội hóa công tác cai nghiện: Đến năm 2010, có 19 trung tâm cai nghiện do tư nhân thành lập còn hoạt động và các trung tâm đã tổ chức cai nghiện cho 6.320 đối tượng. Việc thực hiện xã hội hóa chủ yếu huy động được sự tham gia đóng góp công sức của cán bộ các ban, ngành, đoàn thể, khu dân cư, già làng, trưởng bản trong vận động tham gia cai nghiện, giáo dục, quản lý sau cai; các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp hỗ trợ học nghề, tạo việc làm hoặc sự tham gia đóng góp tiền ăn của người cai nghiện.

6. Xây dựng và duy trì các mô hình cai nghiện có hiệu quả: Nhiều mô hình cai nghiện có hiệu quả đã được xây dựng và duy trì, như: Mô hình quản lý sau cai tại trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh; mô hình cai nghiện 3 giai đoạn của tỉnh Tuyên Quang; mô hình cai nghiện tại cộng đồng và quản lý sau cai của tỉnh Sơn La; mô hình cai nghiện tại xã, cụm xã và quản lý sau cai tại câu lạc bộ sau cai, kết hợp với hỗ trợ vốn giải quyết việc làm cho người sau cai gắn với hộ gia đình, cho đồng bào dân tộc vùng cao ở huyện Mường Khương (Lào Cai); mô hình trung tâm cai nghiện cấp huyện; mô hình do ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội giúp người nghiện cai nghiện và tái hòa nhập cộng đồng, thực hiện tại các thành phố, tỉnh đồng bằng; mô hình cai nghiện tự nguyện tại các trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội, mô hình thí điểm điều trị chống tái nghiện bằng Natroxone; mô hình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone.

II. Một số nguyên nhânQua 5 năm thực hiện Quyết định số 49/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng

Chính phủ, mặc dù các mục tiêu, chỉ tiêu về cơ bản đã đạt và vượt kế hoạch đề ra, tuy nhiên, cũng còn một số nguyên nhân dẫn đến chất lượng, hiệu quả cai nghiện và quản lý sau cai nghiện chưa cao, cụ thể:

6Created by Thanh An - 10 -Thanh An Page 105/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/201310

Page 11: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

1. Về nhận thức: Nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ về nghiện ma túy và cai nghiện ma túy của không ít cán bộ, đặc biệt là một số cán bộ có trách nhiệm tham mưu về công tác cai nghiện dẫn đến sự quan tâm, đầu tư chưa đủ mạnh, thiếu đồng bộ hoặc chỉ chú trọng một số mặt của công tác cai nghiện, thậm chí giao khoán cho cơ sở mà thiếu kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ kịp thời.

2. Về hệ thống văn bản pháp luật, chế độ chính sách:Hệ thống văn bản về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện chưa

thực sự thống nhất giữa các văn bản như: Luật Phòng, chống ma túy, Luật Phòng, chống HIV/AIDS, Pháp lệnh Xử lý hành chính…

Một số quy định nhưng khó thực hiện như thiếu chế tài quy định về khai báo tình trạng nghiện, xác định người nghiện, đăng ký hình thức cai nghiện, trường hợp không nơi cư trú nhất định, cơ quan có trách nhiệm xác định người nghiện, tiêu chuẩn đánh giá tái nghiện…

Chế độ, chính sách cho người cai nghiện và sau cai chủ yếu ở mức thấp, đặc biệt là chế độ tiền ăn, tiền thuốc cho điều trị ở trung tâm chưa khuyến khích hình thức cai nghiện tự nguyện; cơ chế khuyến khích xã hội hóa còn thiếu cụ thể.Chế độ chính sách cho cán bộ còn hạn chế, tính chất công việc phức tạp, áp lực công việc khi làm việc với người nghiện ma túy, người nhiễm HIV… do đó lượng cán bộ làm việc trong lĩnh vực cai nghiện ma túy và quản lý sau cai thiếu ổn định.

3. Chất lượng cai nghiện và quản lý sau cai: Nhiều tỉnh, thành phố tăng thời gian chữa trị cho người cai nghiện tại trung tâm nhưng nội dung, chất lượng chưa cao. Các hoạt động y tế trong trung tâm chưa đầy đủ, chủ yếu là cắt cơn giải độc, điều trị ARV, việc phòng ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội như bệnh lao, điều trị ARV, việc phòng ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội như bệnh lao, viêm gan… còn hạn chế. Tư vấn là biện pháp chủ yếu trong chữa trị, cai nghiện nhưng chưa được đầu tư phù hợp về cán bộ, thời gian, cơ sở vật chất, chế độ chính sách. Hoạt động dạy nghề chủ yếu kết hợp phục vụ lao động trị liệu, để bù đắp tiền ăn, nghề được dạy trong trung tâm không phù hợp với nhu cầu tìm việc làm tại cộng đồng. Lao động trị liệu chiếm nhiều thời gian và hoạt động ở trung tâm, từ đó dẫn đến việc học viên sau khi hoàn thành cai nghiện tại trung tâm trở về cộng đồng tái nghiện từ 70 - 80%.

Đối với cai nghiện tại gia đình và cộng đồng, nhiều địa phương chưa thực hiện, hoặc nếu có thì chỉ thực hiện giai đoạn cắt cơn; rất ít địa phương thực hiện các biện pháp hỗ trợ đồng bộ về y tế, tâm lý, xã hội, tỷ lệ tái nghiện 85 - 95% đối với các địa phương chỉ thực hiện giai đoạn cắt cơn.

Công tác quản lý, tạo việc làm cho người nghiện sau cai chưa được thực hiện đúng mức, ít thực hiện các kỹ năng chuyên môn cụ thể, phù hợp, chủ yếu là quản lý hành chính và nhắc nhở; hoặc quá chú trọng việc cho đối tượng chuyển sang quản lý sau cai tại trung tâm, hoặc chưa tổ chức quản lý sau cai tại trung tâm. Quản lý sau cai tại cộng đồng ít gắn với hỗ trợ tư vấn dự phòng tái nghiện,

6Created by Thanh An - 11 -Thanh An Page 115/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/2013 11

Page 12: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

tổ chức các hoạt động nhóm và hướng dẫn, cung cấp các dịch vụ tạo việc làm. Tỷ lệ người nghiện sau cai được hỗ trợ vốn, tạo việc làm rất thấp chỉ chiếm 6,13% tổng số người được cai nghiện.

4. Công tác đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị: Cơ sở vật chất tại các trung tâm nói chung, đặc biệt là trang thiết bị y tế, trang thiết bị dạy nghề còn thiếu và lạc hậu, nhiều trung tâm chưa có phòng sinh hoạt văn hóa, phòng tư vấn, hầu hết trung tâm chưa có hệ thống xử lý chất thải, đặc biệt chất thải y tế theo quy định của Bộ Y tế; thiếu khu cách ly dành cho những người mắc bệnh truyền nhiễm hoặc khu cách ly không đảm bảo tiêu chuẩn quy định. Chưa có quy hoạch tổng thể về hệ thống trung tâm trong toàn quốc, hệ thống trung tâm trong toàn quốc thiếu sự thống nhất, mỗi trung tâm xây dựng theo tiêu chuẩn định mức kinh tế, kỹ thuật khác nhau. Cai nghiện cộng đồng chưa được đầu tư phù hợp về cơ sở vật chất và các chi phí cần thiết, do vậy nhiều địa phương khó khăn trong tổ chức các hoạt động cai nghiện tại cộng đồng.

Kinh phí đầu tư cho hoạt động cai nghiện tại trung tâm và cộng đồng còn rất hạn hẹp, kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống ma túy hầu như không xuống tới xã phường, kinh phí hỗ trợ cai nghiện và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai còn rất hạn chế; chỉ một số ít tỉnh, thành phố bố trí từ ngân sách địa phương.

5. Về cán bộ: Hệ thống cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý còn hạn chế: Cả nước hiện có 1.471 cán bộ, trong đó biên chế 35,9%, kiêm nhiệm 55,1% và hợp đồng, cộng tác viên là 9%; ngoài ra còn có 9.673 cộng tác viên kiêm nhiệm làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội tại các xã, phường, thị trấn trong toàn quốc.

Chất lượng cán bộ tại các trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội chưa cao: Các trung tâm có 5.794 cán bộ, trong đó 1.334 biên chế; 4.062 hợp đồng dài hạn và ngắn hạn; trình độ đại học, cao đẳng chiếm 24%; trung cấp chiếm 25%; sơ cấp và không qua đào tạo chiếm 41%; cán bộ chưa được đào tạo chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ của trung tâm chiếm 50%. Phần lớn cán bộ làm công tác cai nghiện và quản lý sau cai ít được đào tạo một cách bài bản, chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ nên chất lượng công việc còn chưa cao.

6. Việc lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội với cai nghiện và quản lý sau cai, kết nối nguồn lực, phối hợp, điều phối liên ngành còn hạn chế: Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, của các bộ, ngành có liên quan chưa chú trọng lồng ghép các chương trình an sinh xã hội, nông thôn mới, y tế cộng đồng phòng chống HIV/AIDS với chương trình cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện, đặc biệt là phối hợp giữa cơ quan y tế, lao động thương binh xã hội trong tổ chức các hoạt động cai nghiện tại trung tâm, gia đình, cộng đồng; chưa kết nối các dịch vụ hỗ trợ người cai nghiện và sau cai nhằm tạo thêm nhiều nguồn lực hỗ trợ người cai nghiện, đa dạng hóa

6Created by Thanh An - 12 -Thanh An Page 125/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/201312

Page 13: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

các dịch vụ và tăng khả năng tiếp cận của người cai nghiện đến các nguồn lực xã hội.

7. Tính chất nghiện ma túy, tình hình nghiện ma túy vẫn phức tạp và hạn chế trong dự báo:

Theo Tổ chức Y tế thế giới và các chương trình can thiệp giảm tác hại của các tổ chức quốc tế, nghiện ma túy là một bệnh não bộ, tái diễn. Việc chữa trị cho mục tiêu cai bỏ hoàn toàn đang là một thách thức. Bên cạnh tính chất là bệnh nghiện, người nghiện ma túy còn vi phạm trật tự xã hội nên rất khó khăn cho công tác cai nghiện. Đồng thời sự phân biệt đối xử với người nghiện vẫn phổ biến trong cộng đồng, bản thân người nghiện còn thiếu quyết tâm, gia đình người nghiện chịu gánh nặng về kinh tế - xã hội về người thân sử dụng ma túy. Bên cạnh đó, những hiểu biết và quan điểm mới về nghiện ma túy và điều trị cai nghiện ma túy, các bằng chứng về điều trị, cai nghiện ma túy hiệu quả của quốc tế vẫn còn rất hạn chế trong hệ thống thông tin, trao đổi về cai nghiện ở Việt Nam.

Đến hết 30/6/2011 cả nước có 149.900 người nghiện có hồ sơ quản lý. Người nghiện ma túy đã xuất hiện 63/63 tỉnh, thành phố; khoảng 90% quận, huyện, thị xã và gần 60% xã, phường, thị trấn trên cả nước. Gần 50% người nghiện ma túy ở độ tuổi dưới 30, trong khi năm 1995 tỷ lệ này chỉ khoảng 42%. Tỷ lệ nam giới nghiện ma túy là 95,93%. Khoảng 87% người nghiện ma túy tổng hợp và các loại tân dược chiếm 5,5% (trong đó tiêm chích gần 50%).

Theo khảo sát của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có gần 38% người nghiện ma túy đã từng có tiền án, tiền sự. 53% có trình độ giáo dục từ trung học cơ sở trở xuống, 62% không có nghề nghiệp ổn định, bên cạnh tình hình sử dụng ma túy phức tạp nêu trên thì việc dự báo tình hình nghiện ma túy và xu hướng nghiện ma túy còn hạn chế, làm cho công tác hoạch định chính sách về cai nghiện và quản lý sau cai nghiện còn gặp nhiều khó khăn, mang tính chất xử lý tình huống.

III. Dự báo tình hình nghiện ma túy1. Dự báo người nghiệnTheo dự báo của Bộ Công an, trong các năm qua, bình quân số người

nghiện ma túy tăng đều theo từng năm từ 3 - 5%. Do đó, dự báo số người nghiện ma túy ở nước ta từ nay đến năm 2015 có xu hướng tăng vì tình trạng tái nghiện và phát sinh người nghiện mới, cụ thể như sau:

- Năm 2012: Khoảng 165.000 người nghiện.- Năm 2013: Khoảng 173.000 người nghiện.- Năm 2014: Khoảng 181.000 người nghiện.- Năm 2015: Khoảng 190.000 người nghiện.Đặc biệt, trong xu hướng tăng đó, tình trạng nghiện ma túy tổng hợp sẽ

tăng lên đáng kể và dự kiến đến năm 2015 trong số 190.000 người nghiện có khoảng 30.000 người nghiện ma túy tổng hợp, vì:

6Created by Thanh An - 13 -Thanh An Page 135/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/2013 13

Page 14: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

- Một bộ phận người nghiện ma túy nhóm thuốc phiện (chủ yếu là hêrôin) đã nhận biết rõ tác hại của việc sử dụng loại ma túy này, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm khác nên đã chuyển sang sử dụng ma túy tổng hợp, đồng thời người sử dụng ma túy tổng hợp ít thấy tác hại trực tiếp của sử dụng ma túy nhóm gốc thuốc phiện nhưng lại chưa thấy tác hại của ma túy tổng hợp và đặc biệt là ma túy tổng hợp dễ sử dụng, cất giấu, vận chuyển…

- Ma túy tổng hợp được cung cấp từ nguồn vận chuyển từ nước ngoài vào và sản xuất trong nước, trong khi hêrôin phải vận chuyển từ nước ngoài vào.

- Do ảnh hưởng của tình hình sử dụng ma túy tổng hợp ở các nước trong khu vực tăng rất nhanh trong những năm gần đây, như: Thái Lan, Lào, Trung Quốc… nên đã có tác động tiêu cực đến giới trẻ của nước ta hiện nay.

2. Người nghiện ma túy tham gia chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone: Hiện tại, đã có 9 tỉnh, thành phố triển khai 30 điểm với gần 5.000 bệnh nhân đang được điều trị, dự kiến đến năm 2015 chương trình sẽ điều trị cho khoảng 80.000 người nghiện ma túy trong cả nước (còn khoảng 110.000 người nghiện ma túy sẽ tham gia các chương trình cai nghiện và quản lý sau cai).

Phần thứ haiKẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG

VÀ KIỂM SOÁT MA TÚY Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRONG LĨNH VỰC CAI NGHIỆN MA TÚY VÀ QUẢN LÝ SAU

CAI NGHIỆN GIAI ĐOẠN 2012 - 2015I. Mục tiêu, chỉ tiêu1. Mục tiêua) Nâng cao trách nhiệm cá nhân, gia đình và toàn xã hội để chủ động

phòng ngừa và giải quyết tình trạng nghiện ma túy. Tăng cường nhận thức về nghiện ma túy, cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy cho cán bộ các cấp, các ngành có liên quan để có sự quan tâm, đầu tư thỏa đáng về công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhằm góp phần ngăn chặn, giảm cơ bản tệ nạn nghiện ma túy và giảm đến mức thấp nhất các tác hại của nghiện ma túy đến sức khỏe, gia đình, xã hội.

b) Tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, xã hội, việc làm, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cai nghiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người cai nghiện.

c) Tăng cường hiệu quả kinh tế - xã hội của chương trình cai nghiện.2. Chỉ tiêu cụ thể:a) Tổ chức cai nghiện cho 90% người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý

(khoảng 180.000 lượt người) mà không thuộc diện đối tượng tham gia chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone; đảm bảo ít nhất 50% người nghiện được cai nghiện tại cộng đồng; hàng năm tăng

6Created by Thanh An - 14 -Thanh An Page 145/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/201314

Page 15: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

10% số người nghiện tự nguyện tại các trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội.

b) 100% số người tham gia cai nghiện ma túy có nhu cầu được tư vấn học nghề và 70% có nhu cầu được đào tạo nghề và 30% có nhu cầu được tạo việc làm.

c) 100% người đã hoàn thành cai nghiện tại trung tâm được quản lý sau cai với các hình thức quản lý, tư vấn, giám sát phù hợp.

d) Giảm tỷ lệ tái nghiện từ 10 - 15% so với hiện nay.e) 100% cán bộ làm công tác quản lý, trực tiếp làm công tác cai nghiện,

quản lý sau cai tại Trung ương và địa phương được tập huấn, đào tạo, nâng cao năng lực.

f) 100% các tỉnh, thành phố sắp xếp, quy hoạch lại hệ thống trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội theo hướng quy mô vừa và nhỏ, đúng tiêu chuẩn về định mức kinh tế - kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ cai nghiện; kết nối với việc cung cấp dịch vụ ngoài cộng đồng; củng cố khu vực cai nghiện tự nguyện.

II. Nội dung hoạt động, phân công và thời gian thực hiện...III. Giải pháp thực hiện1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự chỉ đạo của chính

quyền các cấp và sự tham gia tích cực của các đoàn thể, tổ chức xã hội và cộng đồng trong việc thực hiện các chính sách, pháp luật về phòng, chống ma túy nói chung, công tác cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai nghiện nói riêng.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, xác nhận rõ trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền đoàn thể, gia đình và bản thân người nghiện trong việc chấp hành pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước về cai nghiện phục hồi.

3. Hoàn thiện chính sách, pháp luật: Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hệ thống chính sách pháp luật về cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai nghiện, xây dựng các cơ chế, chính sách đa dạng hóa hình thức, biện pháp tổ chức cai nghiện, phù hợp với các đặc điểm, nhu cầu của người nghiện như cai bắt buộc, cai tự nguyện, tham gia cai nghiện bán trú, cai tại gia đình, tại cộng đồng, điều trị giảm hại; tính hiệu quả toàn diện của công tác cai nghiện; có chính sách xử lý phù hợp với người sử dụng ma túy có hành vi vi phạm an ninh trật tự xã hội; xây dựng các chính sách, chế độ đặc thù cho công tác cai nghiện khu vực biên giới.

4. Chú trọng thực hiện các biện pháp xã hội hóa công tác cai nghiện phục hồi và quản lý sau cai nghiện dựa vào cộng đồng: Phát động toàn dân phòng ngừa tệ nạn xã hội và vận động người nghiện ma túy tham gia các chương trình cai nghiện phù hợp; huy động nguồn lực tại chỗ để hỗ trợ người cai nghiện, giúp đỡ người sau cai có việc làm ổn định cuộc sống; hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện, các cơ sở hoạt động theo hình thức mở; xây dựng chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp

6Created by Thanh An - 15 -Thanh An Page 155/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/2013 15

Page 16: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

tại cơ sở sản xuất sau cai tại cộng đồng; thực hiện đa dạng, hình thức huy động sự tham gia, đóng góp của người dân, gia đình, cộng đồng cho công tác cai nghiện và quản lý sau cai.

5. Tăng cường phối hợp, lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội với công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai: Lồng ghép công tác cai nghiện, phục hồi, dạy nghề, tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy với các cuộc vận động lớn và các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, trên cơ sở đưa các chỉ tiêu, nhiệm vụ về dạy nghề, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo; an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người cai nghiện ma túy và người sau cai nghiện ma túy vào hoạt động của các chương trình, dự án về dạy nghề, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trên từng địa bàn.

6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết: Xây dựng các cơ sở dữ liệu về người nghiện ma túy, các chỉ số giám sát, đánh giá, các chỉ tiêu báo cáo về công tác cai nghiện phục hồi, quản lý sau cai, định kỳ đánh giá hiệu quả công tác cai nghiện, điều chỉnh nội dung, biện pháp phù hợp nhằm không ngừng nâng cao kết quả, hiệu quả công tác cai nghiện phục hồi.

7. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cai nghiện phục hồi, tranh thủ sự giúp đỡ về chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm và sự hỗ trợ về tài chính, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài trợ quốc tế; chủ động xây dựng và thực hiện các dự án hỗ trợ kỹ thuật về cai nghiện phục hồi và hỗ trợ can thiệp phòng ngừa, điều trị giảm hại cho người nghiện ma túy lây nhiễm HIV... (phapluat.tuoitre.com.vn)

Để phòng chống ma túy một cách thiết thực, bền vữngThực tiễn công tác phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm ở nước ta đã

và đang đặt ra nhiều vấn đề về lý luận, pháp lý, chính sách và mô hình thực tế cần nghiên cứu để có những chủ trương, quyết sách đúng đắn nhằm chỉ đạo công tác này phù hợp với điều kiện mới. Hiện nay, quan điểm phổ biến của các nhà khoa học quốc tế cho rằng nghiện ma túy là một dạng bệnh mãn tính đặc biệt liên quan đến cơ chế của não bộ, hiện chưa có phương thức cai nghiện hiệu quả và cần đối xử với người nghiện ma túy như những bệnh nhân. Tuy vậy, ở nước ta, nhiều năm qua, nghiện ma túy đã chính thức bị coi là tệ nạn xã hội cần phải loại trừ và người nghiện ma túy bị bắt buộc đưa vào trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động - xã hội (gọi tắt là trung tâm 06), chịu quản lý như giam giữ và bị xã hội kỳ thị nặng nề.

Gần đây, quan điểm về nghiện ma túy đã có những thay đổi quan trọng, tiếp cận gần hơn với các quan điểm quốc tế. Cụ thể, Luật Phòng chống ma túy, Luật Hình sự năm 2008 đã hạ mức tàng trữ ma túy từ vi phạm pháp luật xuống thành vi phạm hành chính; Luật Phòng chống ma túy sửa đổi đã ghi nhận "sử

6Created by Thanh An - 16 -Thanh An Page 165/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/201316

Page 17: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

dụng ma túy là vấn đề xã hội và người sử dụng ma túy cần được điều trị, không bị xử phạt". Mặc dù vậy nhưng nhận thức, quan điểm của lãnh đạo các cấp, các ngành; thái độ của cộng đồng đến hệ thống chính sách liên quan chưa theo kịp và chuyển biến đồng bộ với tư tưởng đổi mới quan trọng nêu trên. Người nghiện ma túy vẫn tiếp tục bị kỳ thị, bị bắt buộc đưa vào các trung tâm 06 với các quy trình cai nghiện cũ, người tái nghiện được coi là không tiến bộ và tiếp tục bị quản lý sau cai tại các trung tâm 06 từ 01 đến 02 năm hoặc bị giám sát chặt chẽ tại cộng đồng địa phương.

Các mô hình cai nghiện đang được thực hiện tại Việt Nam nhiều năm (cai nghiện bắt buộc và tự nguyện tại trung tâm 06, cai nghiện tại cộng đồng và gia đình) tuy đã đạt được một số chỉ tiêu, góp phần ổn định trật tự an ninh, xã hội nhưng thực tế đã chứng minh là không hiệu quả và theo mô hình quản lý hơn là điều trị. Các mô hình trên chủ yếu thực hiện theo quy trình cắt cơn giải độc "chay" hoặc có sự hỗ trợ của thuốc an thần kinh, Cedemex, Bông sen... từ 7 đến 10 ngày mà không có giải pháp chữa trị bệnh nghiện cũng như các bệnh khác có liên quan của bệnh nhân. Thời gian còn lại của bệnh nhân trong 2 năm tại các trung tâm 06 chủ yếu là "lao động trị liệu" giản đơn với các nghề không sử dụng được sau này (dán lông my, khâu bóng, đóng gạch, làm hàng mã...) mà thực chất là để tạo nguồn thu cho trung tâm và bù chi phí bữa ăn.

Báo cáo của nhiều địa phương trước UBQG Phòng chống ma túy, mại dâm và HIV/AIDS đã chạy theo thành tích, không nhìn thẳng vào sự thật khi khẳng định các mô hình trên là hiệu quả, tỷ lệ tái nghiện thấp (có nơi báo cáo tỷ lệ này chỉ trên 20%) do chỉ tiêu cai nghiện, giảm tỷ lệ tái nghiện đã được HĐND tỉnh phê duyệt. Trong khi đó, trên thực tế, tỷ lệ tái nghiện khi áp dụng các mô hình cai nghiện hiện nay là trên 90% (trừ một số bệnh nhân mới chớm nghiện và có quyết tâm cao của cá nhân cũng như gia đình).

Chương trình Methadone đã được áp dụng thí điểm từ năm 2008, đến tháng 12 năm 2012 đã mở rộng ra 12 địa phương với 43 cơ sở điều trị cho khoảng 12 nghìn bệnh nhân nghiện. Kết quả bước đầu cho thấy, chương trình Methadone có hiệu quả cao trong điều trị nghiện heroin (các bệnh nhân đã dần từ bỏ được Heroin) cũng như có hiệu quả rõ rệt về kinh tế - xã hội. Sức khỏe thể chất và tinh thần của bệnh nhân tăng lên, số bệnh nhân vi phạm giảm (từ 40 xuống còn 3%), số người có việc làm tăng rõ rệt. Theo báo cáo của các Sở Lao động - Thương binh Xã hội, chi phí 1 năm cho các bệnh nhân nghiện tại trung tâm 06 khoảng 25 triệu đồng/năm, trong khi chi phí đối với bệnh nhân điều trị bằng Methadone chỉ trên 5 triệu đồng. Hơn nữa, số cán bộ/bệnh nhân tại cơ sở điều trị Methadone thấp hơn nhiều so với tại trung tâm 06 (hiện nước ta có

6Created by Thanh An - 17 -Thanh An Page 175/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/2013 17

Page 18: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

khoảng 121 trung tâm 06 với trên 6000 nhân viên, bình quân 50 nhân viên/trung tâm và 2 trung tâm/địa phương).

Chủ trương mở rộng Chương trình Methadone là đúng hướng, được tất cả các địa phương hoan nghênh và cho rằng quy mô bình quân 250 bệnh nhân một cơ sở điều trị Methadone là phù hợp. Tuy vậy, mục tiêu đến năm 2015 sẽ điều trị cho khoảng 80 nghìn bệnh nhân nghiện là khó thực hiện bởi thực tế hiện nay còn tồn tại nhiều khó khăn vướng mắc. Trên địa bàn cả nước chưa chủ động được nguồn thuốc Methadone. Kế hoạch đến năm 2010 sản xuất được Methadone nhưng đến nay chưa triển khai. Nghị định số 96/2012 về điều trị nghiện chất ma túy bằng chất Methadone thay thế đến tháng 11/2012 mới được ban hành nhưng đến nay chưa có thông tư hướng dẫn thực hiện (còn 11 điểm Bộ Y tế và Bộ Tài chính cần hướng dẫn) nên chưa triển khai được ở các địa phương. Để điều trị Methadone cho 80 nghìn bệnh nhân cần tới 320 cơ sở điều trị nhưng hiện tại mới chỉ có 60 cơ sở. Kế hoạch chuẩn bị và đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn cho các cơ sở điều trị Methadone cũng như các chương trình xã hội hóa chủ trương này chưa được triển khai.

Ngoài ra, công tác đấu tranh phòng, chống ma túy thời gian qua mặc dù đã thu được nhiều kết quả nhưng tình hình buôn bán, vận chuyển, sản xuất chất ma túy vẫn diễn ra ngày càng phức tạp với quy mô ngày càng lớn, thủ đoạn ngày càng tinh vi, tỷ lệ người nghiện ngày càng trẻ hóa và việc sử dụng ma túy tổng hợp ngày càng gia tăng. Trong khi đó, lực lượng phòng, chống ma túy còn mỏng, phải đối phó, ngăn chặn nguồn cung và nguồn cầu cũng như việc lập hồ sơ đưa những người nghiện ma túy đi cai nghiện bắt buộc phải qua nhiều khâu thủ tục nên thời gian dàn trải. Gần đây, chi phí hỗ trợ đánh án sản xuất, buôn bán, vận chuyển ma túy đã bị cắt cũng ảnh hưởng đến công tác này. Mặt khác, Luật Xử phạt hành chính thời gian gần đây đã quy định các trường hợp liên quan đến tàng trữ, sử dụng ma túy hoặc tái nghiện cần phải xem xét tại tòa án ma túy cấp quận, huyện nhưng việc triển khai hệ thống tòa án này và việc phân định nó với hệ thống tòa án hiện hành vẫn chưa có quy định cụ thể và chưa được triển khai.

Để công tác phòng, chống ma túy thực sự mang lại hiệu quả, góp phần ổn định an ninh, chính trị xã hội bền vững, trước hết cần thống nhất nhận thức, quan điểm về đánh giá tình hình, các nguy cơ tiềm ẩn, chủ trương và biện pháp chủ yếu phòng chống ma túy phù hợp với tình hình thực tế. Trên cơ sở đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong lãnh đạo các cấp, các ngành; mở đợt tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng... tạo sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp xã hội để phổ biến những kiến thức khoa học và định hướng chuẩn xác của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề này;

6Created by Thanh An - 18 -Thanh An Page 185/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/201318

Page 19: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

đồng thời lồng ghép nội dung này với các chương trình mục tiêu quốc gia có liên quan.

Nội dung tuyên truyền phải phù hợp với thực tế, tránh bệnh thành tích, chỉ rõ các nguy cơ tiềm ẩn, những giải pháp cấp bách cần triển khai. Trong đó, chú trọng các nội dung như: Tác hại của ma túy nói chung và đặc biệt là ma túy tổng hợp; nghiện ma túy là vấn đề xã hội và người nghiện ma túy là bệnh nhân, cần được điều trị, không bị xử phạt dưới mọi hình thức; Chương trình Mehthadone của Chính phủ, hiệu quả của việc điều trị nghiện bằng Methadone, lộ trình triển khai và điều kiện tham gia Chương trình; thực trạng và những nguy cơ tiềm ẩn tác động đến tính bền vững của việc nghiện ma túy... Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật, chính sách liên quan để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ; ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn để luật pháp, chính sách sớm đi vào cuộc sống. Đó là: Sửa đổi Nghị định 135, Nghị định 56, Nghị định 94 theo tinh thần điều trị nghiện theo hướng tự nguyện với hình thức nội và ngoại trú, bãi bỏ hình thức cai nghiện bắt buộc; bỏ chỉ tiêu cai nghiện, xóa nghiện, thay bằng chỉ tiêu điều trị nghiện và giảm bệnh nhân HIV; bãi bỏ hình thức quản lý sau cai vì bệnh nhân nghiện ma túy chưa khỏi có quyền được tiếp tục điều trị; thay đổi quy trình cai nghiện 5 bước hiện nay bằng quy trình điều trị nghiện ma túy; hỗ trợ dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đào tạo nghề có chứng chỉ, tạo việc làm... để đạt kết quả bền vững. Hơn nữa, cần sớm ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định 96/2012 về điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.

Ngoài ra, tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa việc điều trị nghiện ma túy bằng việc xây dựng "Đề án tổng thể huy động nguồn lực trong nước để đấu tranh phòng chống HIV, ma túy, mại dâm" trong thời gian tới. Trong đó, nguồn ngân sách Nhà nước cần được chủ động cân đối để bù đắp phần tài trợ nước ngoài bị giảm sút, hướng vào các mục tiêu trọng điểm ưu tiên, tập trung vào việc đào tạo nguồn nhân lực, thuốc chữa bệnh những lĩnh vực không xã hội hóa được hoặc sử dụng để thu hút các nguồn lực khác. Chú trọng nguồn vốn Ngân sách của các địa phương, nguồn từ Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế, nguồn hỗ trợ của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân, sự đóng góp chi trả của các gia đình bệnh nhân. Sớm chủ động xây dựng "Đề án xã hội hóa việc tổ chức điều trị nghiện ma túy" trong đó cần tổng kết việc thí điểm xã hội hóa thực hiện chương trình Methadone để tiếp tục mở rộng, tiến hành thí điểm xã hội hóa hoạt động của các trung tâm 06 hiện hành cũng như các hoạt động điều trị nghiện tại cộng đồng và gia đình gắn với việc thực hiện chương trình điều trị nghiện bằng Methadone theo hướng tự nguyện, thân thiện và nhân văn. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực đáp ứng đủ yêu cầu chuyên môn về y tế, tư vấn tâm lý, xã hội cho các

6Created by Thanh An - 19 -Thanh An Page 195/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/2013 19

Page 20: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

chương trình điều trị nghiện cũng như đổi mới toàn diện công tác cai nghiện theo hướng tập trung chủ yếu cho điều trị bệnh nghiện và các bệnh có liên quan, tư vấn tâm lý và hỗ trợ dạy nghề có cấp chứng chỉ với ngành nghề phù hợp để người nghiện có thể tìm kiếm được việc làm sau hoặc đang trong quá trình điều trị. Nguyễn Khắc Định Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (Tạp chí Lao động và xã hội số 451)

CÔNG TÁC CAI NGHIỆN MA TÚY - NHỮNG TỒN TẠI, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

Mặc dù Nhà nước đã ban hành một hệ thống các quy định pháp luật tương đối đầy đủ về công tác cai nghiện phục hồi nhưng trong thực tế triển khai thực hiện công tác vẫn còn nhiều tồn tại, điển hình như:

Công tác quản lý người nghiện còn mang tính hành chính, chưa quan tâm đầy đủ đến nhu cầu cá nhân của người nghiện, một số cán bộ ngại trách nhiệm hoặc thiếu gần gũi với người cai nghiện. Hoạt động tư vấn, nâng cao động lực cho người nghiện ít được chú trọng.

Môi trường, cảnh quan ở một số trung tâm chưa được cải thiện theo hướng thân thiện, gần gũi gây nên những ức chế về tâm lý cho người nghiện và gia đình họ.

Công tác quản lý lâu dài dựa vào cộng đồng để dự phòng tái nghiện chưa được quan tâm đúng mức nên tỷ lệ tái nghiện còn cao.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới các tồn tại trong công tác cai nghiện tại Việt Nam thời gian qua, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu như:

Nhận thức của một bộ phận cán bộ về nghiện ma túy và công tác cai nghiện ma túy chưa thực sự đầy đủ, dẫn đến hạn chế trong chỉ đạo, đầu tư và tổ chức thực hiện công tác cai nghiện phục hồi.

Đội ngũ cán bộ làm công tác cai nghiện chưa được đào tạo bài bản, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân. Việc tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ còn nhiều hạn chế.

Đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị cho các trung tâm cai nghiện chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, trang thiết bị nghèo nàn.

Chính sách, chế độ hỗ trợ cho cán bộ còn chưa phù hợp dẫn tới khó khăn trong việc thu hút cán bộ chuyên môn, đặc biệt cán bộ y tế tới làm việc tại các trung tâm cai nghiện. Chính sách hỗ trợ về tài chính cho người cai nghiện tại trung tâm cũng còn chưa đáp ứng được nhu cầu.

Công tác cai nghiện tại gia đình, tại cộng đồng chưa được quan tâm đầu tư đúng mức về vật chất, cán bộ và chính sách. Nhiều năm trước, kinh phí cho các hoạt động cai nghiện tại cộng đồng chủ yếu từ nguồn huy động đóng góp từ

6Created by Thanh An - 20 -Thanh An Page 205/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/201320

Page 21: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

các nguồn ngoài ngân sách. Cán bộ vừa thiếu, vừa không được đào tạo bài bản, thiếu bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ dẫn tới hạn chế khả năng thực hiện các biện pháp chuyên môn trong cai nghiện.

Sự kỳ thị, phân biệt, đối xử với người nghiện còn phổ biến trong cộng đồng dân cư làm hạn chế khả năng tiếp cận các dịch vụ cai nghiện và tái hòa nhập cộng đồng của người nghiện ma túy. Số người nghiện gia tăng nhanh với sự phức tạp về các loại ma túy sử dụng gây khó khăn cho công tác tổ chức cai nghiện tại gia đình, cộng đồng và trung tâm.

Những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân đã đầu tư nhiều công sức cho công tác cai nghiện và đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên đây là một lĩnh vực rất khó khăn, cần dựa vào kinh nghiệm, bằng chứng thực tiễn và các kết quả nghiên cứu khoa học về nghiện ma túy và cai nghiện ma túy để đưa ra biện pháp cai nghiện hiệu quả, toàn diện và lâu dài.

Trước hết, cần nhận thức rõ nghiện ma túy là một bệnh mãn tính, khả năng tái nghiện cao, chịu nhiều tác động từ các yếu tố: Cá nhân, gia đình, việc làm, bạn bè, xã hội… Vì vậy, việc điều trị cho người nghiện ma túy phải sử dụng đồng bộ các giải pháp y tế, tâm lý, xã hội theo một quy trình lâu dài và có sự tham gia thống nhất của các sở ban ngành, đoàn thể, cộng đồng, các địa phương đặc biệt là quyết tâm từ bản thân người nghiện và gia đình họ.

Nghiện ma túy gắn với nguy cơ cao về lây nhiễm HIV và các hành vi vi phạm trật tự xã hội, vì vậy các biện pháp điều trị nghiện ma túy với cách tiếp cận giảm thiểu tác hại cần phải được quan tâm thực hiện cho các nhóm đối tượng phù hợp.

Các biện pháp cơ bản cần phải triển khai, thực hiện quyết liệt trong thời gian tới như: Rà soát hệ thống trung tâm cai nghiện để quy hoạch, điều chỉnh trên nguyên tắc không mở rộng thêm các trung tâm, chuyển dần từ quy mô lớn sang quy mô vừa và nhỏ, từ khép kín sang mở rộng, tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ điều trị nghiện cho người nghiện ma túy, giảm số đối tượng cai bắt buộc, tăng số người cai nghiện tự nguyện; Đẩy mạnh đầu tư cho chương trình cai nghiện tại cộng đồng về cán bộ, cơ sở vật chất, kinh phí, cơ chế chính sách. Tạo điều kiện cho nhiều người nghiện ma túy tham gia cai tự nguyện, tại gia đình, xã phường. Xóa bỏ tình trạng cắt cơn nghiện đơn thuần, kết hợp điều trị nghiện bằng dược lý với các hoạt động tư vấn, dạy nghề, tạo việc làm, chăm sóc y tế, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng, giám sát sau cai nghiện. Triển khai thí điểm các mô hình cai nghiện mới như trung tâm mở, tại cộng đồng, mô hình điều trị duy trì - thay thế bằng Methadone; Tổ chức khảo sát tình hình và đánh giá xu hướng lạm dụng các chất gây nghiện tại Việt Nam làm cơ sở xây dựng chiến lược về điều trị nghiện ma túy; Rà soát và nghiên cứu sửa đổi các quy định pháp luật chưa phù hợp với thực tế tình hình, đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật liên quan đến công tác cai nghiện và giảm hại lây nhiễm HIV.

Bên cạnh đó cần tăng cường công tác thông tin, truyền thông giáo dục trong cộng đồng nhằm nâng cao hiểu biết về ma túy và tác hại của nó, xóa bỏ kỳ

6Created by Thanh An - 21 -Thanh An Page 215/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/2013 21

Page 22: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

thị và phân biệt đối xử với người nghiện. Nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp có liên quan về nghiện ma túy và điều trị nghiện ma túy; tăng cường năng lực cho cán bộ làm công tác cai nghiện phục hồi thông qua việc xây dựng và triển khai các chương trình bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ về điều trị nghiện ma túy, đồng thời chuẩn hóa và đưa nội dung đào tạo về điều trị nghiện ma túy vào giáo trình đào tạo cho sinh viên ngành công tác xã hội. Thanh Hải (www.lamdong.gov.vn - Ngày 02/01/2013

TĂNG CƯỜNG NGUỒN LỰC PHÒNG CHỐNG MA TÚY, MẠI DÂM

Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 101/TB-VPCP về kết luận của ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2013.

Chủ đề công tác của năm 2013 được Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm xác định là “Toàn dân phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS với các biện pháp tổng hợp, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đề ra”.

Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm xác định 5 nhiệm vụ trọng tâm của năm 2013 là tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, triển khai thực hiện có hiệu quả các chiến lược, chương trình, kế hoạch đã đề ra. Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về công tác phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm của các cấp, các ngành, các địa phương và toàn thể nhân dân cần thường xuyên được đẩy mạnh, đặc biệt trong giới trẻ, trong trường học...

Ủy ban Quốc gia, ban chỉ đạo các cấp đẩy mạnh phối hợp liên ngành, tăng cường kiểm tra tại các địa phương còn yếu kém, có nhiều khó khăn vướng mắc trong triển khai thực hiện. Kế hoạch phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm cần được lồng ghép với các chương trình, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội khác.

Bên cạnh đó, các địa phương tăng cường huy động các nguồn lực, nhất là nguồn lực tài trợ quốc tế, nguồn lực xã hội, nguồn lực tại các địa phương. Đặc biệt, các ngành, các cấp, các địa phương tập trung phòng chống ma túy qua biên giới, ma túy tổng hợp, chất ma túy mới, quản lý tiền chất và triệt xóa tái trồng cây có chứa chất ma túy; đẩy mạnh thực hiện Chương trình điều trị Methadone; đổi mới công tác cai nghiện ma túy theo hướng điều trị tự nguyện, chuyển đổi mô hình các trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội...

Phó Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành. Bộ Công an xây dựng văn bản hợp nhất Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 và Luật Sửa đổi, bổ sung năm 2008 theo Pháp lệnh Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật để

6Created by Thanh An - 22 -Thanh An Page 225/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/201322

Page 23: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đánh giá, báo cáo việc thực hiện 3 công ước quốc tế về phòng, chống ma túy, 15 năm thực hiện Hiệp định hợp tác song phương Việt Nam - Thái Lan; tham mưu với Ủy ban Quốc gia tổ chức Hội nghị “Bàn giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn sử dụng và mua bán ma túy tổng hợp”. Bên cạnh đó, ngành cần thường xuyên tập trung mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm ma túy trên các tuyến, địa bàn trọng điểm...

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, đề xuất trình Quốc hội xem xét đưa vào chương trình để xây dựng Luật Cai nghiện; nghiên cứu, đề xuất trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Phòng chống mại dâm; xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện “Dự án nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và nghiên cứu triển khai, ứng dụng các thuốc, phương pháp y học trong điều trị và phục hồi chức năng cho người nghiện ma túy” theo quy định...

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan ban hành hướng dẫn, triển khai thực hiện Nghị định quy định về điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan đẩy mạnh Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone; tổ chức đánh giá, báo cáo Thủ tướng Chính phủ...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đẩy mạnh huy động, quản lý sử dụng các nguồn vốn ODA, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý đầu tư đối với các dự án đầu tư phát triển trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, tổ chức, địa phương liên quan triển khai phương án xã hội hóa công tác phòng, chống HIV/AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm, chú trọng khuyến khích các mô hình công - tư để tăng cường huy động kinh phí; bảo đảm kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho các hoạt động phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS…

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động việc xóa bỏ cây có chứa chất ma túy và hướng dẫn xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng thay thế; thường xuyên rà soát, báo việc tái trồng cây có chứa chất ma túy theo quy định...

Đánh giá về công tác phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm năm 2012, kết luận nêu rõ kết quả đạt được chưa thực sự bền vững. Kinh phí cho hoạt động còn thiếu; tội phạm và tệ nạn ma túy vẫn chưa giảm nhiều; dịch HIV/AIDS vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; tệ nạn mại dâm vẫn diễn biến phức tạp; công tác quản lý cai nghiện, quản lý sau cai nghiện, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết.

Nguyên nhân chủ quan của những tồn tại đó là do chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật còn mang tính hình thức, chưa duy trì thường xuyên, liên tục, chưa phù hợp với đặc điểm từng đối tượng nên hiệu quả chưa

6Created by Thanh An - 23 -Thanh An Page 235/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/2013 23

Page 24: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

cao. Nhận thức của các cấp, các ngành về công tác phòng chống AIDS và tệ nạn ma túy, mại dâm chuyển biến chậm.

Thêm vào đó, việc triển khai thực hiện các cơ chế chính sách, văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề này còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi thực tiễn. Việc phân bổ, huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực, kể cả các nguồn tài trợ nước ngoài trong lĩnh vực phòng chống AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa đạt hiệu quả cao.

Cùng với đó, hội đồng nhân dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa có Nghị quyết và dự toán ngân sách năm 2013 cho công tác phòng chống AIDS và tệ nạn ma túy, mại dâm... (vanbanphaply.thv.vn – Ngày 10/3/2013)

TRÍCH: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 32-KH/TU VỀ PHÒNG CHỐNG VÀ KIỂM SOÁT

MA TÚY NĂM 2012, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP NĂM 2013

...I. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO...II. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC (đến ngày 31/12/2012)1. Công tác tuyên truyền, vận động1.1. Tổ chức các hội nghị: Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ phòng, chống ma túy

trong từng thời điểm, các cấp ủy đã lãnh đạo tổ chức hội nghị đánh giá tình hình, kết quả và quán triệt các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh để thống nhất nhận thức, thông suốt tư tưởng và đồng thuận trong triển khai thực hiện. Kết quả trong năm 2012, toàn tỉnh đã thực hiện 02 đợt tổ chức hội nghị từ tỉnh đến cơ sở, tổ chức được 127 lớp tập huấn chuyên đề công tác phòng chống ma túy với 12.947 lượt người tham gia.

1.2. Công tác tuyên truyền, cổ động: Các ban ngành, đoàn thể đã chủ động xây dựng kế hoạch tập trung tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm trong từng giai đoạn cụ thể, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn như: Các huyện, thành phố tổ chức đồng loạt ra quân phòng chống ma túy nhân ngày 26/6; thực hiện cuộc vận động toàn dân tham gia phòng chống ma túy tại địa bàn trọng điểm về ma túy (Huổi Một - Sông Mã); tổ chức cuộc thi viết tìm hiểu về công tác phòng chống ma túy trong lực lượng đoàn viên thanh niên.

Tỉnh đã mở và duy trì chuyên mục phòng chống tệ nạn ma túy và phòng chống HIV/AIDS trên Báo Sơn La, phát hành vào ngày thứ 3 hàng tuần và chuyên

6Created by Thanh An - 24 -Thanh An Page 245/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/201324

Sơn La với công tác phòng chống ma túy

Page 25: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

mục trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, phát 02 tuần/lần vào tối thứ 7 và sáng chủ nhật. Tổ chức được 182 lễ ra quân mít tinh, tuyên truyền cổ động với 436.279 lượt người tham gia; phát 2.079 tin, bài, 536 chuyên trang, chuyên mục, 800.000 tờ rơi; tổ chức 38 cuộc thi với 104.595 lượt người tham gia; dựng nhiều panô, áp phích, băng rôn; cổ động bằng xe thông tin văn hóa 25 buổi về công tác phòng chống ma túy.

2. Kết quả thực hiện các nội dung trong công tác phòng chống ma túy2.1. Công tác phát giác và xét nghiệm, kết luận người nghiện ma túy: Thực

hiện các đợt phát giác và duy trì thường xuyên việc phát giác người nghiện, tái nghiện ma túy, trong năm 2012 toàn tỉnh có 6.222 người bị phát giác liên quan đến sử dụng, tái sử dụng các chất ma túy, qua xác minh có 1.220 người nghi sử dụng, nghi tái sử dụng chất ma túy, trong đó có 530 người đã có tên trong danh sách quản lý (tái nghiện) và 682 người nằm ngoài danh sách (bổ sung mới). Đã xét nghiệm, kết luận 1.151 người mắc nghiện, trong đó có 243 người đã loại ra khỏi danh sách nhưng tái nghiện phải bổ sung trở lại để quản lý, có 549 người có năm bắt đầu nghiện ma túy từ năm 2007 đến nay (năm 2007 có 39 người, năm 2008 có 46 người, năm 2009 có 69 người, năm 2010 có 131 người, năm 2011 có 179 người, năm 2012 có 85 người); có 285 người tự nhận qua tư vấn, 143 người tự nhận sau khi kiểm tra bằng test thử, 121 người bị bắt quả tang khi đang sử dụng.

2.2. Công tác hỗ trợ cắt cơn nghiện, cai nghiện và quản lý sau hỗ trợ cắt cơn nghiện, cai nghiện tại gia đình và cộng đồng

Số người nghiện ma túy trong danh sách quản lý tại thời điểm ngày 01/01/2012 là 9.671 người: Trong năm 2012 bổ sung 1.151 người (trong đó có 243 người đã loại ra khỏi danh sách nhưng tái nghiện phải bổ sung trở lại để quản lý gồm 99 người tù về, 116 người hoàn thành dứt điểm quy trình cai nghiện, 28 người đã chuyển khỏi địa bàn) và loại khỏi danh sách quản lý 2.135 người (255 người tử vong, 235 người chuyển khỏi địa bàn đủ điều kiện, 256 người kết án trên 2 năm tù, 1.389 người hoàn thành dứt điểm quy trình cai nghiện); đến ngày 31/12/2012 có 8.687 người nghiện ma túy trong danh sách quản lý, giảm 985 người so với cuối năm 2011, trong đó có 2.637 người đang cai nghiện tại cơ sở Nhà nước quản lý chiếm 30,36%; 25 người chuyển khỏi địa bàn dưới 24 tháng chiếm 0,29%; 83 người chưa cai tái nghiện chiếm 0,96%; 09 người không đủ sức khỏe hỗ trợ cắt cơn bằng thuốc hướng thần chiếm 0,10%; 07 người chưa hỗ trợ cai nghiện chiếm 0,08%; 860 người trốn, về chữa bệnh, về việc hiếu chưa quay lại trung tâm thực hiện quy trình cai nghiện chiếm 9,9%; 5.066 người đang quản lý tại gia đình, cộng đồng không tái nghiện chiếm 58,32% (đã cấp giấy chứng nhận hoàn thành quy trình cai nghiện cho 3.047 người); tỷ lệ người nghiện ma túy đang kiểm soát được (không tái nghiện) tại thời điểm 31/12/2012 là 94,13%.

6Created by Thanh An - 25 -Thanh An Page 255/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/2013 25

Page 26: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

Đã đưa cơ sở điều trị Methadone vào hoạt động tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS (từ tháng 10/2012); đến nay đã tiếp nhận điều trị cho 56 người trên địa bàn thành phố (trong đó có 01 người tự bỏ liều, 07 người bị công an bắt) có thời gian nghiện ma túy lâu năm và nghiện nặng.

2.3. Đưa người nghiện ra khỏi danh sách quản lýThực hiện Hướng dẫn 803/HD-LĐTBXH ngày 12/12/2007 của Sở Lao

động - Thương binh và Xã hội, năm 2012 các huyện, thành phố đã đưa 2.135 người nghiện ra khỏi danh sách quản lý, nâng tổng số người nghiện đã loại ra khỏi danh sách quản lý là 12.125 người, chiếm 58,26% số người đã được kết luận mắc nghiện ma túy (trong đó có 2.420 người tử vong, 1.633 người chuyển khỏi địa bàn, 2.001 người thành án trên 2 năm tù, 6.071 người hoàn thành dứt điểm quy trình cai nghiện từ 24 tháng trở lên). Có 243 người đã loại ra khỏi danh sách nhưng tái nghiện phải bổ sung trở lại để quản lý gồm 99 người tù về, 116 người hoàn thành dứt điểm quy trình cai nghiện, 28 người đã chuyển khỏi địa bàn.

3. Hoạt động của các trung tâm giáo dục lao độngTừ ngày 01/01/2012 đến ngày 31/12/2012, các trung tâm giáo dục lao

động đã tiếp nhận 2.542 lượt học viên vào cai nghiện (1.917 học viên vào mới; 223 học viên trốn, 334 học viên về chữa bệnh, 68 học viên về việc hiếu thu gom lại) và ra khỏi trung tâm 2.475 học viên, trong đó có 1.392 học viên hoàn thành chương trình cai nghiện, 211 học viên trốn (số học viên trốn chưa quay lại là 428 học viên), 318 học viên cho về chữa bệnh (số học viên về chữa bệnh hết thời gian chưa quay lại 359 học viên), 67 học viên về việc hiếu (số học viên về việc hiếu hết thời gian chưa quay lại 25 học viên), 487 học viên ra khác.

Cơ sở quản lý sau cai thuộc Trung tâm Giáo dục Lao động tỉnh đã tiếp nhận và quản lý sau cai cho 303 học viên (thành phố 01, Mai Sơn 21, Yên Châu 04, Mộc Châu 131, Phù Yên 01, Thuận Châu 03, Quỳnh Nhai 06, Sông Mã 132, Sốp Cộp 04) nâng tổng số lượt học viên vào cơ sở quản lý sau cai lên 532 học viên. Kết quả quản lý trong kỳ có 01 học viên hoàn thành, 06 học viên trốn, 25 học viên về chữa bệnh, 06 học viên về việc hiếu, 11 học viên ra khác; hiện nay đang quản lý 467 học viên, 17 học viên trốn, 27 học viên về chữa bệnh, 08 học viên về việc hiếu chưa quay lại.

Đến ngày 31/12/2012, đang cai nghiện, quản lý sau cai cho 2.569 học viên chiếm 89,5% khả năng thu dung, trong đó: Trung tâm Giáo dục Lao động tỉnh 1.578 học viên (1.111 học viên cai nghiện, 467 học viên quản lý sau cai) đạt 105,2%; Trung tâm Giáo dục Lao động cấp huyện: Mai Sơn 136 học viên đạt 90,7%; Phù Yên 43 học viên đạt 35,8%; Thành phố 158 học viên đạt 63,2%; Thuận Châu 109 học viên đạt 72,7%; Bắc Yên 30 học viên đạt 30%; Sông Mã 133 học viên đạt 133%; Mường La 80 học viên đạt 80%; Sốp Cộp 85 học viên

6Created by Thanh An - 26 -Thanh An Page 265/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/201326

Page 27: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

đạt 85%; Mộc Châu 104 học viên đạt 104%; Quỳnh Nhai 64 học viên đạt 64%; Yên Châu 49 học viên đạt 49% khả năng thu dung.

4. Công tác đấu tranh với tội phạm ma túy4.1. Công tác đấu tranh triệt xóa điểm tệ nạn ma túy: Tỉnh đã duy trì tổ

chức các đợt và duy trì thường xuyên việc tố giác tội phạm ma túy. Kết quả, toàn tỉnh đã tố giác 5.085 người nghi buôn bán ma túy, qua xác minh có 218 người liên quan đến buôn bán, trong đó có 83 điểm 182 đối tượng.

Từ ngày 01/01/2012 đến 31/12/2012 các lực lượng chức năng đã bắt giữ 729 vụ, với 1.067 đối tượng phạm tội về ma túy, giảm 82 vụ, 134 đối tượng so với năm 2011, trong đó có 72 điểm, 136 đối tượng, giảm 62 điểm, 82 đối tượng so với năm 2011; có 822 đối tượng hoạt động lưu động chiếm 76,8% số đối tượng bị bắt (192 đối tượng là người tỉnh khác, nước khác); 157 đối tượng bị bắt tại địa bàn các xã biên giới; 893 đối tượng thuộc diện nghiện ma túy chiếm 83,46%; 151 đối tượng có tiền án, tiền sự chiếm 14%; đã bắt giữ và vận động ra đầu thú 27 đối tượng phạm tội về ma túy bị truy nã, trong đó vận động 14 đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm về tội phạm ma túy ra đầu thú; tang vật thu giữ 67.874,53g hêrôin; 1.376,24g ma túy đá; 12.857,07g thuốc phiện; 23.380 viên ma túy tổng hợp; 15 xe ô tô; 275 xe máy; 01 quả lựu đạn; 10 khẩu súng (gồm 07 súng quân dụng), 405 viên đạn các loại và một số tang vật khác. Tổng hợp từ ngày 17/3/2006 đến 31/12/2012 đã bắt giữ 5.954 vụ, 9.180 đối tượng phạm tội ma túy; trong đó đã triệt xóa 2.145 điểm, bắt giữ 3.341 đối tượng bán lẻ hoặc tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

Theo báo cáo của lực lượng chức năng trên địa bàn toàn tỉnh hiện còn 46 điểm, 48 đối tượng đang có biểu hiện hoạt động tại 34 tổ bản của 27 xã, thị trấn thuộc địa bàn 07 huyện.

4.2. Công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án ma túyTừ ngày 01/01/2012 đến ngày 31/12/2012 các cơ quan điều tra đã khởi tố,

điều tra 702 vụ với 895 bị can phạm tội về ma túy; Viện Kiểm sát nhân dân đã truy tố 712 vụ, với 904 bị can; Tòa án nhân dân đã xét xử 679 vụ với 898 bị cáo, tăng 33 vụ, 61 bị cáo so với năm 2011 (trong đó xét xử lưu động 206 vụ, 262 bị cáo, tăng 35 vụ, 30 bị cáo so với năm 2011). Kết quả đã kết án tử hình 12 bị cáo chiếm 1,34%, tù chung thân 29 bị cáo chiếm 3,23%, tù giam từ 15 đến 20 năm 96 bị cáo chiếm 10,69%, tù giam từ 7 năm đến dưới 15 năm 124 bị cáo chiếm 13,81%, tù giam từ 2 đến dưới 7 năm 626 bị cáo chiếm 69,71%, tù giam dưới 2 năm 11 bị cáo chiếm 1,22%. Công tác giải quyết, xét xử các vụ án đều đảm bảo đúng quy định của pháp luật, các vụ án hình sự đều xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật không bỏ lọt tội phạm, không xét xử oan người vô tội và không để án tồn đọng kéo dài.

5. Công tác phòng chống tái trồng cây thuốc phiện: Đã phát hiện và phá nhổ 17,63 ha diện tích tái trồng cây thuốc phiện (tăng 2,19 ha so với năm 2011)

6Created by Thanh An - 27 -Thanh An Page 275/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/2013 27

Page 28: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

tại 07 huyện (Mộc Châu, Bắc Yên, Phù Yên, Mường La, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Sốp Cộp), 16 xã, 35 bản; chủ yếu ở một số xã như xã Sam Kha - Sốp Cộp 06 ha, Mường Lạn - Sốp Cộp 3,97 ha, Suối Tọ - Phù Yên 2,21 ha, Mường Cai - Sông Mã 2,48 ha, Háng Đồng - Bắc Yên 1,67 ha…; bắt và xử lý đối với 04 hộ, 05 người vi phạm, còn lại hầu hết là các diện tích vô chủ; phạt tiền 03 người với 10,5 triệu đồng.

6. Công tác rà soát, bàn giao địa bàn sạch điểm tệ nạn ma túy cho chính quyền cơ sở quản lý: Đến ngày 31/12/2012, ủy ban nhân dân cấp huyện đã chủ trì bàn giao địa bàn 143 xã, phường, thị trấn cho ủy ban nhân dân cấp xã quản lý (tăng 12 xã so với năm 2011); ủy ban nhân dân cấp xã đã chủ trì bàn giao địa bàn 3.084 tổ bản cho chính quyền tổ bản quản lý (tăng 97 tổ bản so với năm 2011); kết quả quản lý có 35 tổ bản (chiếm 1,08%) và 23 xã phường (chiếm 13,14%) để phát sinh, tái phát 24 điểm tệ nạn ma túy. Hiện tại còn 33 xã và 159 tổ bản đã được làm sạch điểm tệ nạn ma túy đang tiếp tục chỉ đạo bàn giao; còn 34 tổ bản thuộc 27 xã, thị trấn còn điểm tệ nạn ma túy.

7. Công tác xây dựng đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma túyTừ cơ sở đến tỉnh đã thực hiện rà soát, đánh giá đơn vị đạt tiêu chuẩn

không có ma túy, đơn vị cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma túy năm 2012 đảm bảo đúng quy trình và Quyết định số 2379/QĐ-UBND ngày 05/11/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Kết quả đến hết năm 2012, toàn tỉnh có 4.204/5.552 đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma túy chiếm 75,72% tổng số đơn vị toàn tỉnh, giảm 2,78% so với năm 2011 (trong đó có 45/204 xã, giảm 09 xã so với cuối năm 2011; 2.115/3.290 tổ bản, giảm 139 tổ bản so với cuối năm 2011; 1.051/1.062 cơ quan, doanh nghiệp; 789/792 trường học; 204/204 trạm y tế); 494/5.552 đơn vị cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma túy chiếm 8,9% tổng số đơn vị toàn tỉnh (36/204 xã; 451/3.290 tổ bản; 05 cơ quan, doanh nghiệp; 02 trường học). Như vậy hết năm 2012 đã có 4.689/5.552 đơn vị đạt, cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma túy chiếm 84,62% tổng số đơn vị toàn tỉnh (giảm 1,89% so với năm 2011), trong đó có 39,71% tổng số xã, phường, thị trấn (81/204 xã); 77,99% tổng số tổ bản (2.566/3.290 tổ bản); 99,44% tổng số cơ quan, đơn vị (1.056/1.062 cơ quan đơn vị); 99,87% tổng số trường học (791/792 trường học) và 100% trạm y tế (204/204 trạm y tế). Năm 2012 tăng 266 đơn vị đạt (12 xã, 245 tổ bản, 03 cơ quan đơn vị, 04 trường học, 02 trạm y tế), 166 đơn vị cơ bản (12 xã, 154 tổ bản); tụt loại 611 đơn vị, trong đó từ đạt xuống cơ bản 182 (09 xã, 166 tổ bản, 05 cơ quan, đơn vị, 02 trường học), từ đạt xuống không đạt 250 đơn vị (11 xã, 232 tổ bản, 06 cơ quan, đơn vị, 01 trường học), từ cơ bản xuống không đạt 179 đơn vị (21 xã, 158 tổ bản).

8. Công tác phân loại xã, phường, thị trấn; bản, tiểu khu, tổ dân phố liên quan đến tệ nạn ma túy

6Created by Thanh An - 28 -Thanh An Page 285/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/201328

Page 29: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

Căn cứ vào các tiêu chí của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Quyết định số 2379/QĐ-UBND ngày 05/11/2012 (theo tiêu chí quy định của Bộ Công an) đến cuối năm 2012: Có 30/204 xã, phường, thị trấn (chiếm 14,7%) và 27/3.290 tổ bản (chiếm 0,82%) là địa bàn trọng điểm loại 1 về tệ nạn ma túy; có 26/204 xã, phường, thị trấn (chiếm 12,75%) và 12/3.290 tổ bản (chiếm 0,36%) là địa bàn trọng điểm loại 2 về tệ nạn ma túy; có 32/204 xã, phường, thị trấn (chiếm 15,69%) và 46/3.290 tổ bản (chiếm 1,40%) là địa bàn trọng điểm loại 3 về tệ nạn ma túy; có 35/204 xã, phường, thị trấn (chiếm 17,16%) và 639/3.264 tổ bản (chiếm 19,42%) là địa bàn có tệ nạn ma túy; 81/204 xã, phường, thị trấn và 2.566/3.290 tổ bản là địa bàn không có tệ nạn ma túy (đang được đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận là đơn vị đạt hoặc cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma túy năm 2012).

9. Tình hình quản lý, cấp phát kinh phí phục vụ công tác phòng chống ma túy năm 2012: Tổng dự toán chi cho công tác phòng chống ma túy năm 2012 được duyệt là 103,344 tỷ đồng (Chương trình mục tiêu Trung ương giao là 11 tỷ đồng); đến ngày 31/12/2012, ngân sách địa phương đã cấp phát 103,344 tỷ đồng thực hiện nhiệm vụ phòng chống ma túy, trong đó: Kinh phí xây dựng cơ bản 5,3 tỷ đồng; cấp cho hoạt động của trung tâm giáo dục lao động 42,4 tỷ; thực hiện chính sách cai nghiện 12,11 tỷ; hỗ trợ triệt xóa tội phạm ma túy 10,950 tỷ; hỗ trợ xét xử lưu động 439 triệu đồng; hỗ trợ xây dựng các đơn vị không có ma túy 5,05 tỷ; hỗ trợ công tác quản lý sau cai, nghiên cứu... 3,57 tỷ; hỗ trợ tuyên truyền, tổ chức cuộc thi 2,7 tỷ; hoạt động của ban chỉ đạo 03 các cấp 4,5 tỷ (trong đó: Ban Chỉ đạo 03 Tỉnh ủy 920 triệu, ban chỉ đạo 03 cấp huyện 1,6 tỷ, ban chỉ đạo 03 cấp xã 2,9 tỷ); hoạt động của ban chỉ đạo 50 cấp huyện 660 triệu; hỗ trợ các đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma túy năm 2011 là 14,79 tỷ để thực hiện các giải pháp tiếp tục giữ vững đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma túy.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG...IV. NHIỆM VỤ NĂM 2013  Các cấp, các ngành, đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch số

62-KH/TU ngày 28/12/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy năm 2013, trọng tâm là:

1. Tiếp tục đổi mới hình thức tổ chức tuyên truyền sâu rộng về công tác phòng, chống ma túy để mở rộng nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, chiến sỹ các lực lượng vũ trang và nhân dân về tác hại, hiểm họa của ma túy góp phần chủ động phòng và chống ma túy từ cơ sở. Duy trì và nâng cao chất lượng chuyên mục phòng chống ma túy, HIV/AIDS trên Báo Sơn La, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực Tây Bắc; nghiên cứu, lựa chọn các hình thức tuyên truyền phù hợp tác động mạnh mẽ đến nhận thức của cán

6Created by Thanh An - 29 -Thanh An Page 295/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/2013 29

Page 30: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

bộ, đảng viên và nhân dân trong công tác phòng chống ma túy. Biểu dương, nhân điển hình những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; gương cá nhân vượt khó cai nghiện thành công; những kinh nghiệm quý trong công tác phòng, chống ma túy.

2. Duy trì thường xuyên công tác phát giác và giải quyết kịp thời tất cả những người nghiện, tái nghiện; kiểm soát không để phát sinh người nghiện ma túy mới trong năm 2013; hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ tái nghiện; đưa những người nghiện nặng sử dụng thay thế bằng thuốc Methadone; quản lý chặt chẽ người sau hỗ trợ cắt cơn, cai nghiện; hỗ trợ, tạo việc làm, giải quyết việc làm cho những người cai được nghiện chưa có việc làm ổn định ở địa bàn chọn làm điểm; tập trung giải quyết dứt điểm số học viên trốn, cho về chữa bệnh, về việc hiếu hết thời gian theo quy định không quay trở lại trung tâm; xem xét trách nhiệm, xử lý đối với các cá nhân, tập thể trung tâm để học viên trốn, cho về chữa bệnh, việc hiếu không đúng quy trình, quy định; trách nhiệm của các đơn vị trong công tác phối hợp thực hiện việc thu gom, cưỡng chế học viên đang trốn, tái nghiện trên địa bàn. Xây dựng, thực hiện Đề án "Sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động các trung tâm giáo dục lao động của tỉnh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020".

3. Thường xuyên tố giác đối tượng có biểu hiện hoạt động phạm tội về ma túy, điểm tệ nạn ma túy; rà soát, răn đe và đấu tranh kiên quyết với tội phạm ma túy, triệt xóa tất cả các điểm tệ nạn ma túy; làm trong sạch địa bàn, bàn giao cho chính quyền cơ sở quản lý không để phát sinh, tái phát điểm tệ nạn ma túy. Đẩy mạnh công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đối với các vụ án ma túy; tổ chức xét xử lưu động các vụ án ma túy để tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa chung và răn đe đối tượng có biểu hiện vi phạm.

4. Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc thẩm lậu ma túy qua biên giới, nhất là các địa bàn đã được xác định nằm trên tuyến trọng điểm, thu hẹp dần các địa bàn có tệ nạn ma túy; thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quản lý chặt chẽ địa bàn nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các đối tượng lợi dụng địa bàn của tỉnh để hoạt động buôn bán ma túy. Tập trung cao lãnh đạo và chặt chẽ trong phối hợp để thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 12, Kế hoạch số 09, Đề án phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị xã Lóng Luông huyện Mộc Châu và xã Huổi Một huyện Sông Mã.

5. Đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển cây, con; bảo quản, bao tiêu sản phẩm; từng bước giảm nghèo nhanh và bền vững, nâng cao đời sống cho nhân dân ở vùng có nguy cơ tái trồng cây thuốc phiện; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nắm bắt tình hình, phát hiện và kiên quyết triệt phá những diện tích trồng cây thuốc phiện và các loại cây có chứa chất ma túy.

6Created by Thanh An - 30 -Thanh An Page 305/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/201330

Page 31: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

6. Tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả Đề án giữ vững và xây dựng đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma túy và cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma túy giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 2593/QĐ-UBND ngày 08/11/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh: Tổ chức ký cam kết và thực hiện nghiêm túc bản cam kết giao ước thi đua đã ký về giữ vững, xây dựng các đơn vị cấp xã, tổ bản, cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma túy; xây dựng gia đình không có ma túy. Giữ vững và xây dựng được 90% số xã, phường, thị trấn, tổ bản đạt tiêu chuẩn không có ma túy và cơ bản đạt tiêu chuẩn không có ma túy trong năm 2013. Thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc quản lý, sử dụng kinh phí phòng chống ma túy, nhất là kinh phí hỗ trợ cấp xã và tổ bản đạt tiêu chuẩn không có ma túy và cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma túy.

7. Tập trung nguồn lực, lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết các địa bàn trọng điểm về ma túy; xây dựng kế hoạch phân công lực lượng, bố trí nguồn lực giải quyết tệ nạn ma túy tại các địa bàn trọng điểm về ma túy năm 2012 đã được đánh giá, phân loại theo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

8. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát nắm bắt tình hình kịp thời từ cơ sở để tăng cường, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các sở ban ngành đoàn thể các cấp trong công tác phòng chống ma túy.

9. Duy trì hoạt động có hiệu quả của ban chỉ đạo 03 các cấp; thực hiện kiện toàn, nâng cao năng lực công tác, hoạt động có hiệu quả của bộ phận chuyên trách ban chỉ đạo 50 các cấp trong công tác phòng chống ma túy, HIV/AIDS; giải quyết kịp thời những đề nghị, kiến nghị, khó khăn vướng mắc của cơ sở; thực hiện kiểm tra, giám sát nắm bắt tình hình công tác phòng chống ma túy ở cơ sở thường xuyên.

10. Thực hiện Quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về quy định trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng trong công tác phòng, chống ma túy và xem xét trách nhiệm đảng viên khi có người thân trong gia đình vi phạm liên quan đến tệ nạn ma túy.

(Trích Báo cáo số 211-BC/TU ngày 16 tháng 01 năm 2013 của Tỉnh ủy Sơn La - Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch số 32-KH/TU về phòng, chống và kiểm soát ma túy năm 2012; nhiệm vụ giải, pháp năm 2013)

Trích: KẾ HOẠCH

TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG VÀ KIỂM SOÁT MA TÚY NĂM 2013

Thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị; Quyết định số 1203-QĐ/TTg ngày 31/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

6Created by Thanh An - 31 -Thanh An Page 315/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/2013 31

Page 32: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2012 - 2015; Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 07/3/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy giai đoạn 2011 - 2015. Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy năm 2013, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU1. Mục đích1.1. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc tư tưởng chỉ đạo “tập trung, thống nhất,

toàn dân, toàn diện, kiên trì phòng chống ma túy”, phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và khẩu hiệu hành động “Toàn dân đoàn kết xây dựng bản, tiểu khu, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị và gia đình không có ma túy”; nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong công tác phòng, chống ma túy.

1.2. Thường xuyên nắm chắc tình hình, phát hiện kịp thời những hạn chế, nguyên nhân, đề ra các giải pháp đột phá, phù hợp với thực tiễn, trọng tâm là: duy trì công tác tuyên truyền; kiểm soát không để phát sinh người nghiện ma túy mới; hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ tái nghiện; tăng cường công tác quản lý và hỗ trợ tạo việc làm, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện; kiên quyết đấu tranh với tội phạm, triệt xóa tất cả các điểm tệ nạn ma túy, ngăn chặn có hiệu quả việc thẩm lậu ma túy qua biên giới; bàn giao địa bàn sạch về ma túy cho chính quyền các cấp quản lý; phòng chống tái trồng cây có chứa chất ma túy; tập trung giải quyết địa bàn trọng điểm về tệ nạn ma túy, giữ vững và xây dựng đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma túy.

2. Yêu cầu2.1. Cấp ủy các cấp lãnh đạo tổ chức tổng kết công tác phòng chống ma

túy năm 2012 và triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2013 theo Kế hoạch số 61-KH/TU ngày 28/12/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

2.2. Huy động cả hệ thống chính trị các cấp và toàn dân tích cực tham gia, thực hiện nghiêm túc, toàn diện công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy tại bản, tiểu khu, tổ dân phố, xã, phường, thị trấn, cấp huyện và các cơ quan, đơn vị, trường học; bám sát những nội dung trọng tâm, chú trọng nội dung trọng điểm theo chỉ đạo của tỉnh gắn với từng giai đoạn cụ thể, bảo đảm việc vận hành các giải pháp phòng chống ma túy đồng bộ, hiệu quả.

II. NỘI DUNG1. Nhiệm vụ chung1.1. Tiếp tục tổ chức tuyên truyền sâu rộng về công tác phòng chống ma

túy, trọng tâm là các chủ trương, chính sách mới của Trung ương, của tỉnh, pháp luật phòng chống ma túy để mở rộng, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, chiến sỹ các lực lượng vũ trang và nhân dân về tác hại, hiểm họa của ma

6Created by Thanh An - 32 -Thanh An Page 325/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/201332

Page 33: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

túy góp phần chủ động phòng và chống ma túy từ cơ sở; biểu dương, nhân điển hình những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; gương cá nhân vượt khó cai nghiện thành công; những kinh nghiệm quý trong phòng, chống ma túy.

1.2. Duy trì thường xuyên công tác phát giác và giải quyết kịp thời tất cả những người nghiện, tái nghiện; kiểm soát không để phát sinh người nghiện ma túy mới; hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ tái nghiện; đưa những người nghiện nặng sử dụng thay thế bằng thuốc Methadone; quản lý chặt chẽ người sau hỗ trợ cắt cơn, cai nghiện; hỗ trợ tạo việc làm, giải quyết việc làm cho những người cai được nghiện chưa có việc làm ổn định ở địa bàn chọn làm điểm.

1.3. Thường xuyên tố giác đối tượng có biểu hiện hoạt động phạm tội về ma túy, điểm tệ nạn ma túy; rà soát, răn đe và đấu tranh kiên quyết với tội phạm ma túy, triệt xóa tất cả các điểm tệ nạn ma túy; làm trong sạch địa bàn, bàn giao cho chính quyền cơ sở quản lý không để phát sinh, tái phát điểm tệ nạn ma túy. Đẩy mạnh công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đối với các vụ án ma túy; tổ chức xét xử lưu động các vụ án ma túy để tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa chung và răn đe đối tượng có biểu hiện vi phạm.

1.4. Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc thẩm lậu ma túy qua biên giới, thu hẹp dần địa bàn có tệ nạn ma túy, nhất là các địa bàn đã được xác định nằm trên tuyến trọng điểm; thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quản lý chặt chẽ địa bàn nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các đối tượng lợi dụng địa bàn của tỉnh để hoạt động buôn bán ma túy.

1.5. Đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển cây, con; bảo quản, bao tiêu sản phẩm; từng bước giảm nghèo nhanh và bền vững, nâng cao đời sống cho nhân dân ở vùng có nguy cơ tái trồng cây thuốc phiện; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nắm bắt tình hình, phát hiện và kiên quyết triệt phá những diện tích trồng cây thuốc phiện và các loại cây có chứa chất ma túy.

1.6. Triển khai, thực hiện có hiệu quả Đề án giữ vững và xây dựng đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma túy và cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma túy giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 2593/QĐ-UBND ngày 08/11/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh: Tổ chức ký cam kết và thực hiện nghiêm túc bản cam kết giao ước thi đua về giữ vững, xây dựng xã, phường, thị trấn, bản, tiểu khu, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học đạt tiêu chuẩn không có ma túy; xây dựng gia đình không có ma túy.

1.7. Tập trung nguồn lực, lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết các địa bàn trọng điểm về ma túy. Thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc quản lý, sử dụng kinh phí phòng chống ma túy, nhất là kinh phí hỗ trợ cấp xã và tổ bản đạt tiêu chuẩn không có ma túy và cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma túy.

1.8. Duy trì có hiệu quả hoạt động của ban chỉ đạo 03 các cấp; thực hiện kiện toàn, nâng cao năng lực công tác, hoạt động có hiệu quả của bộ phận

6Created by Thanh An - 33 -Thanh An Page 335/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/2013 33

Page 34: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

chuyên trách ban chỉ đạo 50 các cấp trong công tác phòng chống ma túy, HIV/AIDS; giải quyết kịp thời những đề xuất, kiến nghị, khó khăn vướng mắc của cơ sở; thực hiện kiểm tra, giám sát nắm tình hình công tác phòng chống ma túy ở cơ sở thường xuyên.

2. Một số nhiệm vụ cụ thể2.1. Duy trì, nâng cao chất lượng chuyên mục phòng chống và kiểm soát

ma túy, phòng chống HIV/AIDS trên Báo Sơn La, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; nghiên cứu, lựa chọn các hình thức tuyên truyền phù hợp, tác động mạnh đến nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong công tác phòng chống ma túy.

2.2. Thực hiện quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng trong công tác phòng chống ma túy và xem xét trách nhiệm đảng viên khi có người thân trong gia đình vi phạm liên quan đến tệ nạn ma túy.

2.3. Tổ chức thực hiện điểm cơ chế chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm, tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy tại phường Quyết Tâm, phường Chiềng Cơi và xã Hua La - Thành phố Sơn La.

2.4. Xây dựng kế hoạch phân công lực lượng, bố trí nguồn lực tập trung giải quyết tệ nạn ma túy tại các địa bàn trọng điểm về ma túy đã được phân loại theo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

2.5. Thực hiện giải quyết dứt điểm số học viên trốn, cho về chữa bệnh, về việc hiếu hết thời gian quy định không quay trở lại trung tâm; xem xét và xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể ở các trung tâm để học viên trốn, cho về chữa bệnh, việc hiếu không đúng quy trình, quy định; trách nhiệm của các đơn vị trong việc phối hợp thực hiện thu gom, cưỡng chế người tái nghiện, học viên đang trốn trên địa bàn. Thực hiện đề án “Sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động các trung tâm giáo dục lao động của tỉnh đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2020”.

2.6. Tập trung cao cho công tác lãnh đạo và thực hiện Kế hoạch SH09, Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 19/02/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Đề án phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu; xã Huổi Một huyện Sông Mã.

2.7. Tiếp tục thực hiện điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone trên địa bàn thành phố Sơn La và triển khai nhân diện trên địa bàn toàn tỉnh.

2.8. Giữ vững và xây dựng được hơn 90% số xã, phường, thị trấn, tổ bản đạt tiêu chuẩn không có ma túy và cơ bản đạt tiêu chuẩn không có ma túy.

2.9. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát nắm bắt tình hình từ cơ sở để tăng cường, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các sở, ban ngành, đoàn thể các cấp trong công tác phòng chống ma túy....

6Created by Thanh An - 34 -Thanh An Page 345/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/201334

Page 35: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

(Trích Kế hoạch số 62-KH/TU ngày 28/12/2012 của Tỉnh ủy Sơn La - Kế hoạch tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy năm 2013)

CHỈ THỊVỀ VIỆC CẤM TÀNG TRỮ, MUA BÁN, VẬN CHUYỂN, TRAO ĐỔI, SỬ DỤNG TRÁI PHÉP

HOẶC CHIẾM ĐOẠT CÂY THUỐC PHIỆNNgày 22/11/2012, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Chỉ thị số

02/2012/CT-UBND về việc cấm tàng trữ, mua bán, vận chuyển, trao đổi, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt cây thuốc phiện. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị này.

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương, chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh, các cơ quan chức năng đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, kiểm tra, xử lý việc tái trồng cây thuốc phiện trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy nhiên, thời gian gần đây tình trạng tái trồng cây thuốc phiện tại một số địa phương diễn biến khá phức tạp; nhất là ở một số xã vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới hoặc địa bàn giáp ranh với các huyện, tỉnh lân cận... Mặc dù phần lớn diện tích tái trồng cây thuốc phiện đã bị phát hiện và triệt phá nhưng đã xuất hiện tình trạng tàng trữ, vận chuyển, mua bán, trao đổi, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt các bộ phận cây thuốc phiện (thân, rễ, lá, hạt, hoa, quả, nhất là việc sử dụng các bộ phận cây thuốc phiện để ngâm rượu). Việc xử lý hành vi phạm tội, vi phạm về trồng cây thuốc phiện và tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt quả cây thuốc phiện đã được quy định trong Bộ luật Hình sự, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định của Chính phủ; các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán, trao đổi, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt thân, rễ, lá, hạt, hoa cây thuốc phiện chưa có chế tài xử lý cụ thể gây lúng túng cho cơ quan chức năng trong ngăn chặn nguyên nhân dẫn đến trồng cây thuốc phiện, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phòng, chống ma túy ở địa phương, gây bức xúc trong dư luận nhân dân.

6Created by Thanh An - 35 -Thanh An Page 355/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/2013 35

Page 36: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

Để giải quyết tình trạng trên, UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; chủ tịch UBND huyện, thành phố; UBND xã, phường, thị trấn; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn toàn tỉnh tổ chức quán triệt và tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung:

1. Cấm tàng trữ, mua bán, trao đổi, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt các bộ phận của cây thuốc phiện dưới mọi hình thức; rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm khêu gợi sự ham muốn của người khác để sử dụng trái phép các bộ phận của cây thuốc phiện.

2. Khi phát hiện các hành vi tàng trữ, mua bán, trao đổi, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt các bộ phận của cây thuốc phiện đều phải tiến hành lập biên bản hành vi vi phạm, tịch thu tang vật để tiêu hủy, điều tra làm rõ nguồn gốc tang vật, động cơ, mục đích vi phạm phục vụ công tác xử lý theo quy định của pháp luật.

a) Trong mọi trường hợp, khi thu giữ tang vật là các bộ phận của cây thuốc phiện hoặc đã được chế biến trong các dung dịch khác mà cơ quan chức năng nghi là có chứa chất ma túy thì đều phải trưng cầu giám định, xác định hàm lượng Morphine trong dung dịch để tính trọng lượng của chất ma túy;

b) Đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt quả của cây thuốc phiện, nếu đủ trọng lượng thì truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;

c) Đối với cán bộ, công chức vi phạm thì cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp phải tổ chức kiểm điểm, xử lý người vi phạm theo Điều 78, Điều 79 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Khoản 6, Điều 10 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ;

d) Đối với viên chức vi phạm thì cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp phải tổ chức kiểm điểm, xử lý người vi phạm theo Điều 52 Luật Viên chức năm 2010;

e) Đối với học sinh, sinh viên vi phạm thì cơ sở giáo dục đào tạo quản lý trực tiếp phải tổ chức kiểm điểm, xử lý học sinh, sinh viên vi phạm theo quy chế quản lý học sinh, sinh viên của cơ sở giáo dục đào tạo;

f) Đối với cán bộ chiến sỹ trong lực lượng vũ trang vi phạm phải bị xử lý theo quy định của ngành;

g) Đối với các hộ gia đình, bản, tiểu khu, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị có người vi phạm thì xem xét trách nhiệm và không được công nhận là “Gia đình văn hóa”, “Tổ, bản, tiểu khu văn hóa”, “Cơ quan, đơn vị văn hóa” hàng năm;

h) Người nước ngoài có hành vi vi phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành;

i) Đối với tang vật khi bị phát hiện là các loại rượu ngâm từ các bộ phận của cây thuốc phiện mà mục đích của chủ sở hữu là để kinh doanh thì giao cho

6Created by Thanh An - 36 -Thanh An Page 365/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/201336

Page 37: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

lực lượng quản lý thị trường, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tiến hành xử lý theo Nghị định số 06/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu và thuốc lá và các văn bản hướng dẫn thi hành; trường hợp chủ sở hữu có mục đích khác (làm quà tặng, cho, sử dụng...) thì tịch thu và tiêu hủy.

3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh, đơn vị lực lượng vũ trang; chủ tịch UBND huyện, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng ở địa phương, UBND xã, phường, thị trấn đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên, cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang, người lao động và nhân dân không trồng cây thuốc phiện, không tàng trữ, mua bán, trao đổi, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt cây thuốc phiện dưới mọi hình thức; phối hợp với cơ quan công an và các cơ quan chức năng kiểm tra chặt chẽ, phát hiện và xử lý nghiêm đối với các hành vi nói trên trong phạm vi lĩnh vực công tác, địa bàn phụ trách.

Phải xác định đây là một nhiệm vụ quan trọng của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, tổ chức xã hội, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở và thân nhân, gia đình người có hành vi vi phạm, nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn ma túy; xây dựng đời sống văn hóa ở tổ, bản, khu dân cư, xã, phường, thị trấn.

4. Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tư pháp, Báo Sơn La, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh và các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên, cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang và nhân dân trên địa bàn tỉnh thấy được hậu quả tác hại xấu của việc sản xuất, chế biến, tàng trữ, mua bán, trao đổi, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt cây thuốc phiện.

5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân không tàng trữ, mua bán, trao đổi, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt các bộ phận của cây thuốc phiện dưới mọi hình thức.

6. Công an tỉnh chỉ đạo công an huyện, thành phố tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm. Công an tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, theo dõi và định kỳ báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả thực hiện Chỉ thị.

Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; chủ tịch UBND huyện, thành phố; UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thực hiện Chỉ thị này; định kỳ sơ kết, tổng kết theo chỉ đạo của cấp, ngành mình báo cáo gửi về UBND tỉnh (qua Công an tỉnh tổng hợp) để chỉ đạo. (Báo Sơn La số 5129 – Ngày 15/1/2013)

6Created by Thanh An - 37 -Thanh An Page 37

5/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/2013 37

Page 38: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

NHỮNG KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU TRONG PHÒNG, CHỐNG MA TÚY

Năm 2005, tệ nạn ma túy ở tỉnh ta đã trở thành vấn đề xã hội bức xúc, gây mất trật tự và an toàn xã hội ở nhiều địa phương, đơn vị. Trước thực trạng đó, ngày 7/1/2006, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Kết luận số 03-KL/TU về tăng cường công tác phòng, chống ma túy. Sau 7 năm tổ chức thực hiện đã đạt được kết quả quan trọng.

Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống ma túy theo Kết luận 03 (được gọi tắt là Ban chỉ đạo 03 Tỉnh ủy) đã tập trung nghiên cứu ban hành hệ thống cơ chế, chính sách đồng bộ, sát với tình hình thực tiễn của tỉnh. Nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, chiến sỹ các lực lượng vũ trang và toàn dân trong đấu tranh phòng, chống tệ nạn và tội phạm ma túy được nâng lên rõ rệt. Các địa phương, cơ quan, đơn vị đã phát động được phong trào toàn dân phát giác người nghi nghiện ma túy; kiên trì cai nghiện cho những người mắc nghiện hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ tái nghiện và không phát sinh người nghiện mới. Duy trì thường xuyên việc toàn dân tham gia tố giác tội phạm ma túy. Đặc biệt, cấp ủy, chính quyền chỉ đạo lực lượng chức năng phối hợp kiên quyết đấu tranh với tội phạm ma túy, nhất là ở khu vực biên giới. Đến ngày 31/1/2013, có 8.601 người đang quản lý sau cai

nghiện, không tái nghiện đạt 93,95%. Từ ngày 17/3/2006 đến 31/1/2013 đã bắt giữ 6.046 vụ, 9.300 người phạm tội về ma túy; xây dựng được 4.698 đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma túy, tăng 25% so với năm 2005.

Tuy nhiên, công tác PCMT là nhiệm vụ phức tạp; kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu. Đến năm 2011 trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số địa bàn phức tạp như các xã Lóng Luông, Vân Hồ, Chiềng Sơn, Chiềng Xuân (Mộc Châu); xã Huổi Một (Sông Mã). Ngày 19/2/2012, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 12-CT/TU để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai cuộc vận động nhằm triệt xóa các đường dây và điểm phức tạp về ma túy, trọng điểm là trên địa bàn 4 xã của huyện Mộc Châu. Sau hơn một năm triển khai cuộc vận động nhằm đấu tranh triệt xóa đường dây mua bán, vận chuyển và điểm phức tạp về ma túy trên địa bàn 4 xã của huyện Mộc Châu, đạt được kết quả quan trọng: Đã lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành kế hoạch chi tiết các bước để tổ chức thực hiện đồng bộ từ tỉnh, huyện đến xã, bản và hộ gia đình; tổ chức các hội nghị, các buổi biểu diễn văn nghệ, khám, chữa bệnh... động viên, nắm tình hình và trực tiếp đến từng hộ gia đình tuyên truyền, vận động. Thực hiện việc gọi hỏi, lập biên bản; ký cam kết đối với những người bị tố giác, phát giác liên quan đến ma

6Created by Thanh An - 38 -Thanh An Page 385/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/201338

Page 39: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

túy. Tập trung giải quyết người nghiện, tội phạm ma túy chặt chẽ theo quy trình, quy định. Thực hiện trao đổi, phối hợp thường xuyên với tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào) trong đấu tranh phòng chống ma túy thẩm lậu qua biên giới.

Thời gian tới tỉnh tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về công tác PCMT; kịp thời biểu dương, nhân điển hình những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, những kinh nghiệm trong công tác PCMT. Duy trì thường xuyên công tác phát giác, kiên trì và giải quyết kịp thời tất cả những người nghiện, tái nghiện ma túy; quản lý chặt chẽ sau hỗ trợ cắt cơn, cai nghiện; sử dụng có hiệu quả việc thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone; quản lý chặt chẽ người sau hỗ trợ cắt cơn cai nghiện; tăng cường quản lý tạm trú, tạm vắng. Thực hiện việc hỗ trợ, tạo việc làm, giải quyết việc làm cho những người sau cai nghiện; thực hiện Đề án “Sắp xếp, đổi mới, nâng

cao hiệu quả hoạt động các trung tâm GD-LĐ của tỉnh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”. Vận động toàn dân thường xuyên tố giác đối tượng có biểu hiện hoạt động phạm tội về ma túy, điểm tệ nạn ma túy; rà soát, răn đe và đấu tranh kiên quyết với tội phạm ma túy. Vận động giao nộp vũ khí vật liệu nổ; vận động đối tượng truy nã ra đầu thú; nắm chắc các đối tượng và đường dây buôn bán ma túy để xây dựng phương án, chuyên án đấu tranh kiên quyết với tội phạm ma túy, nhất là ngăn chặn có hiệu quả việc thẩm lậu ma túy qua khu vực biên giới; củng cố phong trào quần chúng, hệ thống chính trị tại địa bàn xã Lóng Luông, Vân Hồ, Chiềng Xuân, Chiềng Sơn (Mộc Châu) và các địa bàn liên quan... góp phần đẩy lùi ma túy ra khỏi cộng đồng, vì sự phát triển và bình yên của nhân dân.

Mạnh Cường(Báo Sơn La số 5164

Ngày 19/3/2013)

-----------------------------

Một số điểm nhấn về tình hình ma túy thế giớiTình trạng tái trồng cây thuốc phiện và gia tăng sản xuất bất hợp pháp các

chất gây nghiện dạng Amphetamine (ATS), đặc biệt là Methamphetamine là hai vấn đề đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng ở khu vực Đông và Đông Nam châu Á hiện nay.

Về tình hình sản xuất và buôn bán ma túy bất hợp pháp6Created by Thanh An - 39 -Thanh An Page 39

5/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/2013 39

Bạncó

biết?

Page 40: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

Trong 5 năm qua, sản xuất bất hợp pháp Methamphetamine và Ecstasy (với quy mô nhỏ hơn nhiều so với Methamphetamine), đã gia tăng đáng kể ở Đông và Đông Nam châu Á. Năm 2010, có tổng cộng 442 cơ sở điều chế ATS bất hợp pháp đã bị triệt phá, con số đó năm 2006 là 83. Như vậy đã tăng lên gấp 5 lần. Trung Quốc, Myanmar và Phillipine tiếp tục là những nước giữ mức sản xuất cao nhất trong khu vực. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số lượng lớn cơ sở điều chế ATS đã bị triệt phá ở Campuchia, Indonesia và Malaysia - những nước vốn chỉ là nước trung chuyển buôn bán ATS. Bên cạnh đó, một số cơ sở điều chế methamphetamine quy mô nhỏ cũng đã bị triệt phá ở Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam.

Buôn bán Methamphetamine đã gia tăng đáng kể ở khu vực trong vài năm qua. Số lượng thu giữ Methamphetamine dạng viên được sản xuất tại Myanmar và phần lớn trong số đó được vận chuyển sang thị trường các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Công (gồm các nước: Campuchia, Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam), hiện đã tăng lên gấp 4 lần từ 32 triệu viên năm 2008 lên khoảng 136 triệu viên năm 2010.

Số lượng thu giữ Methamphetamine dạng tinh thể vẫn duy trì ổn định ở khu vực trong 5 năm qua. Tuy nhiên năm 2010, lượng Methamphetamine tinh thể bị thu giữ là 6,9 tấn, tăng 44% so với năm 2009 (4,8 tấn). Bên cạnh đó, lượng thu giữ và sử dụng Methamphetamine tinh thể cho thấy xu hướng gia tăng ở những thị trường khá mới mẻ như Việt Nam và Thái Lan. Từ 2007, tỷ trọng Methamphetamine tinh thể trong tổng số Methamphetamine bị thu giữ ở Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Methamphetamine tinh thể phần lớn bị thu giữ ở các tỉnh phía Nam, còn dạng viên lại chủ yếu bị thu giữ ở phía Bắc và được vận chuyển từ Myanmar qua Lào vào Việt Nam.

Theo báo cáo mới công bố của Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) tại Băng Cốc, gieo trồng thuốc phiện ở Đông Nam Á đã tăng gấp đôi từ 2006. Trong đó sản lượng sản xuất ở Myanmar chiếm phần lớn và gia tăng không ngừng trong 5 năm qua. Năm 2011 sản lượng của khu vực tăng 16% so với năm trước.

Giá thuốc phiện ở Lào và Thái Lan cao, còn ở Myanmar giá cả tăng vọt đã hấp dẫn nông dân gieo trồng. Ở những vùng trồng thuốc phiện của quốc gia này vẫn còn thiếu các chương trình phát triển thay thế tạo kế sinh nhai mới và chưa đảm bảo được hòa bình và an ninh cho người dân. Với khoảng 35% các hộ gia đình đang phải vật lộn tự nuôi sống mình, khan hiếm lương thực do thiếu tiền đã khiến người nông dân gieo trồng thuốc phiện.

Gia tăng gieo trồng thuốc phiện cộng thêm gia tăng buôn bán Methamphetamine và các loại ma túy bất hợp pháp khác đang ngày càng đe dọa vấn đề an sinh trong khu vực. Số liệu về tình hình thuốc phiện đang phản ánh hệ quả của một hướng đi sai lầm của cộng đồng quốc tế đó là thiếu sự quan tâm tới

6Created by Thanh An - 40 -Thanh An Page 405/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/201340

Page 41: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

tình hình sản xuất và buôn bán ma túy bất hợp pháp ở Đông Nam Á trong nhiều năm qua.

Theo kết quả khảo sát mới công bố gần đây của UNODC, với diện tích gieo trồng 43.600 ha năm 2011, tăng 14% so với 2010, Myanmar tiếp tục là nước có diện tích gieo trồng thuốc phiện lớn nhất ở Đông Nam Á và đứng thứ hai trên thế giới sau Afghanistan. Năm 2011 là năm thứ 5 liên tục gia tăng tình trạng gieo trồng thuốc phiện ở Myanmar, tăng gấp đôi so với 2006. Gieo trồng thuốc phiện ở Lào là 4.100 ha, tăng 37% trong năm 2011.

Theo số liệu báo cáo gieo trồng ở Thái Lan giảm 217 ha tương đương 25%. Trong khi gieo trồng thuốc phiện ở Lào vốn vẫn duy trì ở mức thấp trong thập kỷ qua, song đang có những dấu hiệu đáng lo ngại sẽ gia tăng đáng kể. Ước tính theo kết quả khảo sát tổng giá trị sản xuất thuốc phiện ở cả 3 nước ước đạt 319 tỷ đô la Mỹ, tăng 46% so với 2010 (đạt 219 triệu đô la Mỹ). Ước tính giá trị gieo trồng thuốc phiện ở Myanmar đạt 275 triệu đô la Mỹ, tăng 56% so với 2010 (đạt 177 triệu đô la Mỹ). Giá thuốc phiện ở Myanmar là 450 đô la Mỹ/kg, tăng 48% so với 2010 (giá đạt 305 đô la Mỹ/kg). Con số này phản ánh một lượng cầu thuốc phiện rất lớn từ các nước láng giềng. Mức giá cao và đang gia tăng của thuốc phiện ở Myanmar khiến việc gieo trồng trở thành một nguồn thu hấp dẫn. Kết quả khảo sát cũng cho thấy là an ninh lương thực là một vấn đề trọng yếu đối với cả các vùng trồng và không trồng thuốc phiện ở các khu vực được khảo sát.

Phương thức, thủ đoạn mới của các nhóm tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia

Mặc dù sản xuất Methamphetamine bất hợp pháp trong khu vực đang có xu hướng chuyển dịch về gần các thị trường tiêu thụ, các nhóm tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia từ châu Phi và Cộng hòa Hồi giáo Iran đã tham gia vận chuyển Methamphetamine vào Đông và Đông Nam Á trong những năm qua. Vận chuyển Methamphetamine (chủ yếu ở dạng tinh thể, nhưng cũng có cả dạng lỏng) bởi các nhóm tội phạm từ Cộng hòa Hồi giáo Iran chính là mối nguy cơ lớn cho cả khu vực từ giữa năm 2009 cho tới nay. Methamphetamine được vận chuyển thẳng vào khu vực từ Iran hoặc qua châu Âu và Trung Đông. 

Malaysia đã bắt 228 đối tượng người Iran kể từ 2009 đang vận chuyển lẻ Methamphetamine tinh thể vào Malaysia và tiếp tục quá cảnh sang các nước khác bằng đường hàng không. Nhật Bản có báo cáo đã bắt giữ được 135 đối tượng quốc tịch Iran. Tương tự, các nước khác cũng có báo cáo bắt giữ đối tượng người nước này là Thái Lan (100 người) và Indonesia (52 người). Ngoài ra các cơ quan thực thi pháp luật của Nhật Bản, Malaysia và Thái Lan cũng có báo cáo số liệu về các đối tượng người Iran tổ chức sản xuất Methamphetamine. Methamphetamine có nguồn gốc từ Iran có độ tinh khiết rất cao (99%

6Created by Thanh An - 41 -Thanh An Page 415/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/2013 41

Page 42: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

Methamphetamine) và thường được bán với giá thấp hơn Methamphetamine được sản xuất trong khu vực.

Các tổ chức tội phạm châu Phi vốn chủ yếu tham gia vận chuyển Cocain và Heroin, thì nay cũng đã chuyển sang buôn bán ATS. Chúng luôn thay đổi và sử dụng phương thức thủ đoạn hết sức tinh vi. Các nhóm châu Phi tham gia vận chuyển Methamphetamine tinh thể và Ecstasy vào Indonesia đã biến Campuchia thành trung tâm giao dịch tài chính và phân phối ma túy bất hợp pháp vào Indonesia. Lượng Methamphetamine bị thu giữ và được vận chuyển từ châu Phi vào Nhật Bản tăng từ 7,4% năm 2009 lên 36% năm 2010. Số đối tượng vận chuyển lẻ ma túy người châu Phi bị bắt ở Malaysia gần như tăng gấp đôi, từ 35 năm 2009 lên 65 năm 2010, trong đó có 50 đối tượng người Nigeria. Để tránh bị phát hiện, các tổ chức buôn bán ma túy châu Phi đã đổi phương thức, sử dụng đối tượng vận chuyển lẻ từ các nước Trung Đông, Đông Âu và châu Á, đồng thời đa dạng hóa các tuyến vận chuyển.

Ở Philippines, 23 đối tượng người nước ngoài có liên quan tới các tổ chức buôn bán ma túy gốc Phi đã bị bắt giữ trong năm 2010. Các đối tượng vận chuyển lẻ ma túy gốc Phi cũng bị bắt giữ tại Campuchia, Trung Quốc và Thái Lan. Trong khu vực, các nhóm buôn lậu ma túy thường thuê những người phụ nữ nước sở tại vận chuyển ma túy, tuy nhiên cũng đang có những dấu hiệu cho thấy các nhóm này đang vận chuyển với số lượng ma túy ngày càng lớn vào khu vực qua đường biển và đường hàng không. Các tổ chức buôn bán ma túy châu Phi, đặc biệt từ Tây Phi tiếp tục lấy Việt Nam làm mục tiêu cho các hoạt động buôn bán Methamphetamine, Cocain và Heroin vào Việt Nam và quá cảnh Việt Nam sang các thị trường khác trên thế giới.

Buôn bán và sử dụng Ketamine, một chất gây ảo giác thường được sử dụng chủ yếu trong thuốc thú y, đang là vấn đề của một số nước trong khu vực. Ketamine không nằm trong danh mục kiểm soát của quốc tế, khiến chất này bị thất thoát và sử dụng rộng rãi ở nhiều nước. Ở Hồng Kông và Trung Quốc, những người sử dụng Ketamine chiếm khoảng 38% trong tổng số đối tượng sử dụng ma túy năm 2010 và chiếm 84% trong tổng số đối tượng sử dụng ma túy dưới độ tuổi 21. Năm 2010, theo báo cáo sử dụng Ketamine đã gia tăng ở Trung Quốc, Malaysia và Việt Nam. Lượng Ketamine bị thu giữ trong năm 2010 là 5,7 tấn, giảm 17%. Tuy nhiên, con số này thực tế sẽ cao hơn nhiều do báo cáo của một số nước lại xếp Ketamine vào chung nhóm “các loại ma túy khác” hoặc “ma túy tổng hợp” hoặc không báo cáo số liệu do chất này không có trong danh mục kiểm soát của quốc tế. Trung Quốc chiếm khoảng 86% lượng Ketamine bị thu giữ năm 2010 trong cả khu vực và cùng với Ấn Độ trở thành hai nước nguồn lớn nhất về cung cấp Ketamine.

  Cao Hoàng Long (phongchongmatuy.com.vn - Ngày 10/01/2013)

6Created by Thanh An - 42 -Thanh An Page 425/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/201342

Page 43: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

CẢNH BÁO LOẠI MA TÚY MỚI

Loại ma túy này có tên gọi "Spice" hoặc "K2" rất phổ biến với thanh thiếu niên tại Mỹ được bán trong các cửa hàng dược phẩm như là một loại hương liệu, dùng để hút thay thế cần sa một cách hợp pháp. Do không có những cảnh báo cần thiết, nên người sử dụng không nhận thức được những hiểm nguy mà họ đang phải gánh chịu khi sử dụng loại thuốc này.

K2/Spice là một hỗn hợp các loại thảo mộc khô, gia vị và hoa phun với các hợp chất tổng hợp hoặc hóa học tương tự như THC (Tetrahydrocannabinol) được tìm thấy trong cần sa và được bán như loại hương liệu (để hít). Nó còn có các tên khác như Pep Spice, Spice Sliver, Spice vàng, Spice Kim cương, Genie, Ice và Fire khói, Sence, Skunk, Yucatan cháy, Orange Rồng khói, Black Mamba, Genie, Blaze, Red X Dawn, và Zohai và được phân biệt trên nhãn mác của sản phẩm và các dấu hiệu khác như màu sắc, hương vị.

Tùy thuộc vào hợp chất tổng hợp và nhãn hiệu thương mại cụ thể, K2/Spice có tác động mạnh gấp 4 đến 100 lần so với chất THC có trong cần sa và thường được dùng để hút, nhưng cũng có thể được trộn lẫn với thức ăn hoặc đồ uống.

Người sử dụng loại K2/Spice nên biết rằng nhiều quốc gia đã cấm sử dụng loại thảo dược này. Mặc dù hút thuốc lá hương liệu là hợp pháp theo quy định pháp luật của Mỹ, tuy nhiên cơ quan kiểm soát thuốc DEA (Drug Enforcement Administration) đã đưa nó vào diện các chất hóa học cần quan tâm. Nhiều thành phố và các quận đã hình sự hóa việc hút thuốc hoặc sở hữu nó một cách bất hợp pháp. Nó cũng đã bị cấm trong khu vực liên minh EU.

Tại sao K2/Spice lại nguy hiểm?Có thể khẳng định K2/Spice là rất nguy hiểm vì có chứa độc tính của chất

JWH-018. Loại thảo mộc này chưa bao giờ được thử nghiệm trên người và cũng không được FDA chấp thuận. Trên bao gói sản phẩm cũng đã cảnh báo rõ “Không sử dụng cho người”.

Chất JWH-018 và nhiều “anh em họ” của nó như HU-210/211, JWH-073 và CP47/4497 được tìm thấy trong những gói thuốc dạng K2/Spice có cấu trúc hóa học được biết đến như tác nhân gây ung thư.

K2/Spice được cho là hợp pháp (theo luật hiện hành), nên nó không bị các cơ quan chức năng giám sát lưu hành, sử dụng và dễ dàng mua tại các cửa hàng dược và ngay cả trên mạng internet. Đa số người dùng tin rằng nó là thảo mộc tự nhiên và an toàn cho sức khỏe. Họ đã không nhận biết ảnh hưởng độc hại của K2/Spice lên cơ thể mình trong một thời gian dài, đó là khoảng thời gian cơ thể tích tụ chất độc.

6Created by Thanh An - 43 -Thanh An Page 435/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/2013 43

Page 44: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

K2/Spice có giá khá rẻ so với cần sa. Nó được bán với giá khoảng 600.0000 - 800.000VNĐ (30 đến 40USD) cho mỗi ba túi gram (khoảng bằng 3 gói đường).

Cho đến nay, không ai được biết về quá trình trao đổi chất (tương tác) của các chất hóa học trong các loại thuốc K2/Spice với các chất khác (đồ dùng hàng ngày), do đó dễ dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc quá liều.

Tác hại của việc sử dụng K2/Spice lên con người là gì? Các triệu chứng của việc sử dụng ma túy tổng hợp này bao gồm ảo giác,

kích động mạnh, nhịp tim tăng cao đến mức nguy hiểm (có thể lên đến 150) và huyết áp tăng đột biến (có thể lên đến 200/100), tăng nhịp hô hấp (thở gấp), giãn tĩnh mạch, tê/cảm giác như kiến bò, da rất nhợt nhạt, nôn mửa, gây tâm lý hoảng sợ và trong một số trường hợp gây co giật, hôn mê/bất tỉnh.

Tác hại của K2/Spice đã được ghi nhận qua số liệu tại các bệnh viện và những người thực thi pháp luật trong hơn 352 vụ việc trên toàn nước Mỹ.

Tiến sĩ Anthony Scalzo (Giáo sư khoa chất độc tại Đại học St. Louis) cho biết: Trong một tháng, ông chứng kiến gần 30 trường hợp thanh thiếu niên có biểu hiện bị ảo giác, kích động nghiêm trọng, nhịp tim/huyết áp cao, nôn mửa và run rẩy/co giật là hậu quả của việc hút thuốc K2/Spice. Điều làm cho K2/Spice (và các dẫn xuất khác Spice) trở nên rất nguy hiểm là tác dụng phụ của nó ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch và hệ thống thần kinh trung ương của người sử dụng.

Tháng 12/2010, diễn viên hài Travis Lipski (39 tuổi) thừa nhận hút thuốc K2 trước khi lái xe đã đâm vào ba người đi bộ và va vào nhiều chiếc xe khác gần Pike Place Market ở Seattle. Một cuộc xét nghiệm đã chỉ ra rằng Lipski đã bị ảnh hưởng bởi K2 mà anh ta dùng trước đó. Xét nghiệm máu cũng xác định loại thuốc này trong hệ thống tuần hoàn của anh ta tại thời điểm đó.

Tháng 10/2011, Brandon Rice (13 tuổi) ở Pennsylvania đã qua đời sau nhiều tháng nằm viện cấy ghép phổi. Em đã hút thuốc K2 và phổi bị đốt cháy nghiêm trọng. Các bác sĩ đã làm tất cả những gì có thể nhưng tổn thương là quá nhiêm trọng và cơ thể của em từ chối lá phổi mới.

Một thanh niên 18 tuổi ở Indianola, bang Lowa nhiều năm hút thuốc K2 đã trở nên lo âu, tuyệt vọng và cho rằng cuộc sống là "địa ngục" và đã tự sát bằng súng.

Ba thanh thiếu niên ở Roswell, GA đã được nhập viện sau khi sử dụng Spice. Một thiếu niên đã có một phản ứng nghiêm trọng với thuốc, dẫn đến sưng não.

Hãy ra tay trước khi quá muộnCăn cứ vào mức độ nguy hiểm do các cuộc điều tra chỉ ra, nhiều nước

như Đức, Pháp, Chile, Ba Lan, Nga, Hàn Quốc, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Áo và Anh đã đưa Spice vào diện bị cấm. Tuy nhiên, hiện nay ở Mỹ mới có 11 bang thông

6Created by Thanh An - 44 -Thanh An Page 445/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/201344

Page 45: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

qua việc cấm sử dụng K2/Spice, 7 bang khác cũng đang xem xét việc cấm loại chất này. Hiện nay không có cách nào để kiểm soát việc sử dụng của K2/Spice, vì nó không phải là một loại thuốc trong diện bị cấm theo luật định, nên thuốc này vẫn là hợp pháp ở nhiều nước. Điều này cần phải được thay đổi. Phụ huynh, giáo viên và các nhà lập pháp cần phải nhận thức được thuốc này có nguy cơ gây tổn hại cho cuộc sống của con em.

Để ngăn chặn việc sử dụng K2/Spice là trao đổi, cảnh báo về các nguy hiểm của K2/Spice với giới trẻ. Điều cha mẹ nên làm là thường xuyên kiểm tra con trẻ để sớm phát hiện chúng đang sử dụng K2/Spice hay không. My Quỳnh (www.anninhthudo.vn - Ngày 23/9/2012)

Cảnh báo từ các loại ma túy ngoạiSau những nghiên cứu về mối liên hệ giữa Methamphetamine (hợp chất

chủ yếu trong ma túy đá) và chứng rối loạn tâm thần nhiều tay chơi đã bắt đầu tránh xa thứ ma túy nguy hiểm này. 

Tại một số tỉnh phía Nam trào lưu sử dụng các loại ma túy nhập khẩu đang manh nha phát triển. Một số loại ma túy đã xuất hiện ở Việt Nam nhưng trước đây không cạnh tranh được với Heroin như Cocain nay lại bắt đầu xâm nhập lớp trẻ cùng một số loại ma túy mới như “muối Mỹ”, Mephedrone… Để bạn đọc hiểu thêm về tác hại các loại ma túy mới này chúng tôi xin giới thiệu các tài liệu nghiên cứu về chúng.

Muối Mỹ, chất gây ảo giác kinh hoàngLà một chất bột gần giống tinh thể muối, gọi là muối Mỹ nhưng chủ yếu

sản xuất tại Trung Quốc, còn ở Mỹ nó được gọi là “muối tắm”. Đầu năm 2011, bác sĩ Jeffrey J.Narmi không tin vào mắt mình khi chứng kiến tại Trung tâm Y tế Pottsville (Pennsylvania), có nhiều người được đưa đến khoa cấp cứu trong tình trạng kích động và điên loạn khiến bệnh viện phải huy động cả một đội nhân viên đến để giữ yên họ. Những người đó đã dùng một thứ ma túy được gọi là "muối tắm", và đối với một vài người trong số họ, những liều thuốc tẩy cực mạnh cũng không thanh lọc được. "Họ thực sự điên loạn" - bác sĩ Narmi kể lại. "Muối tắm" bắt đầu lan tràn ở Mỹ từ năm 2010 và đã phổ biến đến mức các bác sĩ phải lên tiếng báo động về tác hại cực kỳ nguy hiểm và lâu dài của loại ma túy này. Người dùng bằng cách hít, hút hay tiêm nó vào cơ thể. Hiện thời đã có 28 bang cấm bán loại "muối tắm" này, bởi vì trước khi cấm, người ta có thể mua nó trong siêu thị và cửa hiệu dưới tên Aura, Ivory Wave, Loco-Motion hay Vanilla Sky với giá từ 25 đến 50USD mỗi gói 50mg. Người dùng nó sẽ gặp các tai biến tương tự như với các loại ma túy gây ảo giác.

6Created by Thanh An - 45 -Thanh An Page 455/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/2013 45

Page 46: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

"Muối tắm" chứa Mephedrone và MDPV, những hóa chất có trong cây qat, một loại chất kích thích xuất xứ từ bán đảo Arập và Trung Phi nhưng bị cấm tại Mỹ. Những chất này tương tự như cần sa tổng hợp mà mới đây đã gây ra hàng loạt ca cấp cứu nghiêm trọng. 

Giám đốc Mark Ryan của Trung tâm Cai nghiện Louisiana cũng tỏ ra lo lắng: "Nếu tổng hợp các tác hại của Amphetamine, Cocaine, PCP, LSD, Ecstasy, bạn sẽ có thứ mà một số bệnh nhân đang gặp phải, đó là muối tắm". Trước khi xuất hiện tại Mỹ, "muối tắm" đã hoành hành ở Anh và bị cấm từ tháng 4/2010. Phần lớn loại ma túy này được sản xuất tại Trung Quốc và Ấn Độ, nơi mà các xí nghiệp hóa chất không bị kiểm soát chặt chẽ.

Một loại thuốc - ma túy: Mephedrone Loại biệt dược Mephedrone, được phép sử dụng trong điều trị, còn được

gọi là M-cat hoặc meo meo gần đây thu hút nhiều sự chú ý của dư luận nước Anh bởi vì nó có liên quan tới một loạt các ca tử vong sau khi sử dụng loại thuốc này.

Loại chất gây nghiện này đang ngày càng trở nên phổ biến và chiếm vị trí thứ tư ở Anh sau cần sa, Ecstasy và Cocaine. Hiện nhiều nhà hoạt động xã hội ở Anh đang vận động hành lang pháp lý để chính phủ nước này đưa Mephedrone vào danh mục thuốc cấm.

Mephedrone được chiết xuất từ lá của loài cây khát, còn có tên khoa học là Catha edulis, có chủ yếu ở Đông Phi cũng là một loại thực vật có chứa các chất gây nghiện. Thành phần của nó có chứa chất gây nghiện Cathinon. Chúng độc hại hơn thuốc phiện tới 500 lần. Còn Mephedrone hay đúng hơn là 4-Methylmethcathinone một dạng tổng hợp phổ biến nhất từ Cathinon. Nó thường được sản xuất dưới dạng bột trắng hay dạng viên nang để uống trực tiếp. Phần lớn hợp chất này được sản xuất bởi các công ty dược phẩm ở Trung Quốc cung cấp cho thị trường châu Âu với giá khoảng 4.000 bảng/kg. Các đại lý trực tuyến bán lẻ cho người tiêu dùng với giá vào khoảng 10 - 15 bảng mỗi gram và có giảm giá với số lượng lớn. Theo kinh nghiệm của những người đã từng sử dụng đăng tải trên các trang trực tuyến trong một cuộc khảo sát xã hội cho thấy Mephedrone có tác hại tương tự như Amphetamine hay Ecstacy. Nó bao gồm các biểu hiện như gây hưng phấn, cảm giác dồi dào sinh lực hơn, cởi mở hơn, nói nhiều hơn nhưng mắt trở nên mờ hơn, có thể gây ảo giác, dễ nổi giận, ra mồ hôi nhiều, nhịp tim tăng và ham muốn tình dục cũng tăng. Nó được cảnh báo là sẽ trở nên nguy hiểm hơn khi dùng kết hợp với rượu hoặc các loại thuốc khác nhưng chưa có một chương trình khoa học cụ thể nào chứng minh mối nguy hiểm này. Tuy nhiên đã xác định chắc chắn Mephedrone đã trực tiếp gây ra cái chết cho nhiều người.

Mephedrone đang ngày càng trở nên phổ biến ở các quốc gia Thụy Điển, Phần Lan, Israel, Anh, Ai-len và Úc. Nó được nhắc tới lần đầu tiên trên các diễn đàn trên mạng thế giới vào tháng 4/2007. Một tháng sau đó, cảnh sát Pháp công

6Created by Thanh An - 46 -Thanh An Page 465/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/201346

Page 47: + Nghị định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia …thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_08/ttso62013.doc · Web viewc) Kế hoạch cai nghiện cá nhân của

Tránh xa ma túy, trở về cộng đồng

bố xác nhận thông tin nó đã có mặt tại nước này. Israel, Thụy Điển, Phần Lan, Đức và Hà Lan đã đưa ra luật cấm buôn bán và sử dụng Mephedrone. Một số thị trường châu Á như Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan... thuốc meo meo cũng đã có mặt và được rao bán rất nhiều trên các diễn đàn trực tuyến. Mỹ cũng đã ban bố lệnh cấm đối với một hợp chất gây nghiện tương tự meo meo là MDMA. Việt Nam cũng đã xuất hiện Mephedrone trong cộng đồng tay chơi ở TP. Hồ Chí Minh nhưng chưa phổ biến vì nguồn cung còn hạn chế. Tuy nhiên cần cảnh giác với loại ma túy nguy hiểm này.

Cocain, quen mà lạTrong vòng 1 năm gần đây, bột Cocain lại bắt đầu được vận chuyển tới

Việt Nam, bằng con đường mới. Đó là giấu trong các gói bưu phẩm gửi qua đường bưu điện. Văn phòng Interpol Việt Nam xác nhận, đã có ít nhất 2 vụ vận chuyển Cocain qua đường bưu điện từ nước ngoài vào Việt Nam. 

Cocain được chiết xuất từ lá của cây côca, một loại cây bụi, có tên khoa học là Erythroxylon coca, thường mọc thành bụi hoặc thân mộc ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới (ở độ cao từ 500 đến 2.000 mét trên mực nước biển). Theo tài liệu của Ủy ban Phòng chống ma túy, các nhà khoa học cũng nhận thấy tác dụng gây nghiện, gây hoang tưởng bộ phận rất mạnh của Cocain. Bột Cocain có thể dùng qua đường hít (có tác dụng sau 1 - 3 phút và kéo dài khoảng 30 phút), sử dụng qua đường tiêm chích cùng Hêrôin, một số người còn dùng bột Cocain pha cùng rượu để uống. Bởi vậy, Cocain được xếp vào nhóm ma túy và bị luật pháp của hầu hết quốc gia ngăn cấm tàng trữ, mua bán, vận chuyển và sử dụng trái phép.

Đại diện Văn phòng Interpol Việt Nam  đã cảnh báo, Cocain hiện nay còn khá xa lạ ở Việt Nam. Nhưng, qua các vụ việc được phát hiện, cho thấy đã có dấu hiệu được vận chuyển bất hợp pháp vào nước ta. Đại đa số người nghiện tại Việt Nam hiện nay chưa từng biết đến loại ma túy mới này. Nhưng nếu không ngăn chặn kịp thời thì khi Cocain vào được Việt Nam, nó rất dễ trở thành "món" mới, kích thích trí tò mò của một bộ phận dân chơi đua đòi và trở thành một loại ma túy phổ biến, gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Việt Long (www.anninhthudo.vn – Ngày 24/02/2013)

6Created by Thanh An - 47 -Thanh An Page 475/16/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 6/2013 47