31
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐẶNG THỊ NGỌC PHƯỢNG Ý THỨC TỰ DO TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC HÀ NỘI – 2008

Ý THỨC TỰ DO TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17125/1/V_L2_01102.pdf · Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Ý THỨC TỰ DO TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17125/1/V_L2_01102.pdf · Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐẶNG THỊ NGỌC PHƯỢNG

Ý THỨC TỰ DO

TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

HÀ NỘI – 2008

Page 2: Ý THỨC TỰ DO TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17125/1/V_L2_01102.pdf · Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐẶNG THỊ NGỌC PHƢỢNG

Ý THỨC TỰ DO

TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số : 62.22.34.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS. TS. Lê Văn Lân

2. TS. Nguyễn Đức Mậu

HÀ NỘI - 2008

Page 3: Ý THỨC TỰ DO TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17125/1/V_L2_01102.pdf · Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài

MỤC LỤC

Trang PHẦN MỞ ĐẦU

1. Mục đích - ý nghĩa đề tài ................................................................ 1

2. Lịch sử vấn đề ................................................................................ 2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................... 11

4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................. 12

5. Đóng góp của luận án .................................................................. 13

6. Cấu trúc luận án .......................................................................... 14

PHẦN NỘI DUNG

CHƢƠNG 1: Ý THỨC TỰ DO NHƢ LÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH

THƠ MỚI

1.1. Bối cảnh xã hội Việt Nam và những tiền đề hình thành

phong trào Thơ mới ...................................................................... 15

1.1.1. Bối cảnh xã hội - văn hoá đầu thế kỷ XX .................................. 15

1.1.2. Tiền đề hình thành phong trào Thơ mới ................................... 20

1.2. Ý thức tự do trong sáng tạo nghệ thuật ........................................... 30

1.2.1. Ý thức tự do và vai trò của chủ thể con người trong đời sống .. 30

1.2.2. Tự do sáng tạo trong đời sống văn học .................................... 33

1.2.3. Ý thức tự do và vấn đề phát huy cá tính sáng tạo ..................... 36

1.2.4. Ý thức tự do và sự ra đời của Thơ mới .................................... .38

1.3. Thơ mới Việt Nam trong dòng chảy thơ ca

Đông Á đầu thế kỷ XX...................................................................... 49

1.3.1. Ảnh hưởng của tân văn, tân thư trong phong trào Thơ mới ......... 49

1.3.2. Thơ mới trong quan hệ với khu vực Đông Á ............................... 51

CHƢƠNG 2: Ý THỨC TỰ DO VÀ SỰ ĐỔI MỚI NỘI DUNG

CẢM XÚC TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI

2.1. Tự do yêu đƣơng ............................................................................... 61

2.1.1. Đề tài tình yêu trong Thơ mới.................................................... 61

2.1.2. Ý thức tự do tạo nên những cung bậc đa dạng trong tình yêu ...... 65

2.2. Trở về quá khứ với những vẻ đẹp xƣa ............................................. 88

Page 4: Ý THỨC TỰ DO TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17125/1/V_L2_01102.pdf · Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài

2.2.1. Chán ghét thực tại, tự do sống trong thế giới hoài niệm quá khứ ............................................................................ 88 2.2.2. Bộc lộ tình cảm yêu nước thầm kín ............................................ 98

2.3. Khát vọng ra đi - Cuộc tìm kiếm tự do............................................ 104

2.3.1. Ra đi - một ứng xử nghệ thuật trong văn học ........................... 105

2.3.2. Ra đi - con đường thoát ly của các nhà Thơ mới ...................... 106

Chƣơng 3: Ý THỨC TỰ DO VÀ SỰ ĐỔI MỚI CÁC HÌNH THỨC

THỂ HIỆN CỦA THƠ MỚI 3.1. Sự phá vỡ hình thức thể loại ................................................... 118

3.1.1. Thể loại trong văn học trung đại ............................................. 118

3.1.2. Thơ mới - sản phẩm của sự kế thừa và cách tân ....................... 120

3.1.2.1. Sự kế thừa, đổi mới các thể thơ cũ ........................121

3.1.2.2. Nỗ lực và tự do tìm kiếm các thể Thơ mới ............128

3.1.2.3. Thơ văn xuôi - độ nhoè về thể loại.........................143

3.2. Ngôn ngữ ..................................................................................149

3.2.1. Ngôn ngữ thơ đầu thế kỷ XX ................................................... 149

3.2.2. Ngôn ngữ Thơ mới ................................................................ 151

3.2.2.1. Từ ngôn ngữ điệu ngâm đến ngôn ngữ điệu nói ........ 152

3.2.2.2. Giai đoạn đầu (1932-1935) ...................................... 153

3.2.2.3. Giai đoạn (1936-1940) ............................................. 156

3.2.2.4. Giai đoạn cuối (1941-1945) ..................................... 162

3.3 Đổi mới mô hình cú pháp ............................................................... 166

3.3.1. Khả năng kết hợp ngôn từ..... .........................................................166

3.3.2. Các kiểu câu của Thơ mới ......................................................... 170

3.3.3. Hiện tượng chia nhiều khổ thơ, vắt dòng,

chấm câu giữa dòng ............................................................... 174

PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................... 181

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................... 185

TÀI LIỆU THAM KHẢO . ........................................................................186

Page 5: Ý THỨC TỰ DO TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17125/1/V_L2_01102.pdf · Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Mục đích - ý nghĩa đề tài

1.1. Phong trào Thơ mới Việt Nam 1932-1945 với những thành tựu rực rỡ

của nó đã thực sự đem đến cho thi ca Việt Nam một thời đại mới, mở đầu cho

tiến trình hiện đại hoá của thơ Việt còn tiếp tục cho đến ngày nay. Phong trào

Thơ mới được đánh giá là cuộc cách mạng trong thơ ca xuất phát từ sự bùng nổ

của tư duy sáng tạo với sự hội ngộ của hai nền văn hoá - văn học phương Đông

và phương Tây trên cơ sở văn chương Việt, thi pháp Việt.

Ra đời, tồn tại và phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định (1932-

1945), vấn đề tự do cá nhân trong phong trào Thơ mới đã có rất nhiều công trình

đề cập đến, song do những mục đích khoa học cụ thể, các tác giả chưa lưu ý đến

vấn đề này một cách tập trung và hệ thống ý thức tự do như là một động lực chủ

yếu tác động đến sự phát triển của phong trào Thơ mới.

Kế thừa những người đi trước, luận án sẽ đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu ý thức

tự do trong phong trào Thơ mới dưới góc nhìn cá tính sáng tạo bao gồm cả chặng

đường Thơ mới (1932-1945). Thực hiện đề tài này, chúng tôi hy vọng góp phần

bổ sung vào việc nghiên cứu phong trào Thơ mới ở khía cạnh mỹ học sáng tạo.

1.2. Từ khi Thơ mới ra đời cho đến nay, việc nhận thức về Thơ mới đã trải

qua một chặng đường hơn nửa thế kỷ với nhiều bước thăng trầm. Từ thời đổi mới,

mở cửa và hội nhập hiện nay, phong trào Thơ mới đã trở thành đối tượng nghiên cứu

của rất nhiều công trình, chuyên luận, luận án khoa học và đã được đánh giá lại đúng

thực chất của nó.

Tìm hiểu và nghiên cứu phong trào Thơ mới dưới góc độ lý luận và cá

tính sáng tạo về ý thức tự do cho thấy được sự khác biệt giữa thơ mới và thơ

cũ, thấy được sự đóng góp của các nhà thơ trên phương diện nội dung và

nghệ thuật, góp phần khẳng định giá trị của bộ phận thơ từng chịu nhiều

định kiến này. Một mặt, khẳng định ý thức tự do của chủ thể có ý nghĩa hết

sức quan trọng trong việc hình thành cá tính sáng tạo, nội dung cảm xúc,

phong cách nghệ thuật, hình thức thể hiện... Mặt khác, nghiên cứu ý thức tự

Page 6: Ý THỨC TỰ DO TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17125/1/V_L2_01102.pdf · Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài

do sẽ góp phần đáp ứng việc giảng dạy Thơ mới trong trường phổ thông và

đại học ở một chiều sâu mới. Đó là lý do khiến chúng tôi lựa chọn đề tài

nghiên cứu này.

2. Lịch sử vấn đề

Quá trình nghiên cứu Thơ mới chia làm ba chặng đường: trước 1945, từ

1945 đến 1986 và từ 1986 đến nay. Ở mỗi chặng đường, tuy có khác nhau về

hoàn cảnh, nh­ng ®Òu cã những công trình có đóng góp về mặt nội dung và hình

thức của Thơ mới dưới nhiều góc độ. Xa, gần có nhắc đến ý thức tự do trong

Thơ mới, có thể kể đến những công trình sau:

2.1. Trước 1945

Cùng với việc liên tục in Thơ mới, các báo ở hai miền đã cho đăng các bài

"bút chiến" tranh luận thơ cũ - thơ mới, phê bình Thơ mới. Trong các bài viết đó,

vấn đề cá nhân, cái tôi được đề cập đến khá sâu sắc. Qua các bài viết của các tác

giả quan trọng nhất như Tản Đà, Hoài Thanh ở Tiểu thuyết thứ bảy; Lê Tràng

Kiều ở Hà Nội báo; Trịnh Đình Rư ở Phụ nữ tân văn; Thế Lữ, Xuân Diệu ở

Ngày nay; Lê Thanh, Kiều Thanh Quế, Thiếu Sơn, Lam Giang ở Tạp chí Tri

Tân..., ý thức cá nhân, cái tôi trữ tình được nói đến ở sự vận động từ thơ cũ sang

Thơ mới.

Thi Nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài Chân là một công trình

nghiên cứu rất qui mô về Thơ mới có phạm vi bao quát rộng lớn và có chiều sâu.

Với công trình này, chúng ta có thể tìm được những gợi ý quí giá về phương pháp

tiếp cận Thơ mới. Tác giả không chỉ tái hiện quá trình vận động, diện mạo của

Thơ mới mà còn tìm cách lý giải hiện tượng Thơ mới từ nguyên nhân ra đời cho

đến phong cách mỗi nhà thơ. Công trình của Hoài Thanh cho rằng một trong

những nguyên nhân tạo ra Thơ mới, ngoài những nguyên nhân về lịch sử, xã hội,

văn hoá, văn học như lối sống, tư tưởng, tình cảm thì sự xuất hiện của cái tôi trữ

tình đã thể hiện quan niệm cá nhân, tự do cá nhân của con người. Đây là một cách

hiểu hiện tượng Thơ mới có tính khoa học cao, đi sâu vào tâm lý, ý thức của con

người lúc bấy giờ. Tác giả đã khẳng định: "Thơ ta phải mới, mới văn thể, mới ý

tưởng" [162; tr.24]. Ý kiến đánh giá của Hoài Thanh, Hoài Chân đến nay vẫn có

Page 7: Ý THỨC TỰ DO TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17125/1/V_L2_01102.pdf · Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài

giá trị khoa học. Việc tuyển chọn những tác giả, tác phẩm xuất sắc trong hàng

ngàn bài thơ thời ấy còn là nguồn tư liệu quý giá cho những người làm công tác

nghiên cứu Thơ mới.

Trong Nhà văn hiện đại (1942), Vũ Ngọc Phan đã đưa ra ý kiến và nhận

xét về mười nhà thơ. Những ý kiến đó đã chứng minh "những áng Thơ mới từ

những lối thật cũ đến những lối thật mới trong trường thơ hiện đại" [134; tr.653].

Vũ Ngọc Phan đề cập đến sự vận động của Thơ mới trong mối tương quan giữa

thơ cũ và thơ mới. Vấn đề tự do có đề cập đến nhưng còn khái quát, mang tính

nhận định chung.

Việt Nam văn học sử yếu (1943) của Dương Quảng Hàm nêu nguyên

nhân sự ra đời của Thơ mới. Công trình đã đề cập đến sự hình thành ý thức tự do

của "một lối thơ phá bỏ luật lệ của lối thơ cũ và đã được mệnh danh là Thơ mới"

[54; tr.421]. Đây là sự ra đời của một lối thơ: "Các thi gia muốn phá bỏ các luật

lệ nghiêm ngặt ấy để được tự do diễn tình đạt ý" [54; tr.421].

Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài Chân và Nhà văn hiện

đại (1942) của Vũ Ngọc Phan, Việt Nam văn học sử yếu (1943) của Dương

Quảng Hàm đã đề cập đến cái tôi trữ tình, ý thức cá nhân trên cơ sở phân biệt

ranh giới giữa thơ cũ và thơ mới, đồng thời biểu dương những sáng tạo nghệ

thuật của Thơ mới. Như vậy, trước 1945 chưa có công trình nào nghiên cứu ý

thức tự do trong phong trào Thơ mới một cách chuyên biệt, hầu hết chỉ dừng lại

ở những nhận xét chung, có tính khái quát.

2.2. Từ 1945 đến 1986

Từ sau 1945, do hoàn cảnh lịch sử, Thơ mới ít được nghiên cứu rộng rãi.

Nói chung, có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau.

Trong thời kỳ đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền, ở miền Nam, Thơ

mới được đánh giá cao, được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Các công trình:

Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (TB 1998) của Phạm Thế Ngũ, Văn học

sử Việt Nam (1967) của Bùi Đức Tịnh, Từ Thơ mới đến thơ tự do (1967) của

Bằng Giang, Khuynh hướng thi ca tiền chiến (1968) của Nguyễn Tấn Long,

Phan Canh... nhìn nhận ý thức tự do, ý thức cá nhân trong cái nhìn tĩnh tại. Cái tôi

Page 8: Ý THỨC TỰ DO TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17125/1/V_L2_01102.pdf · Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài

cá nhân được đề cập đến ở nhiều phương diện, tuy có lúc bị hiểu sai lệch.

Khuynh hướng thi ca tiền chiến (1968) của Nguyễn Tấn Long, Phan

Canh đã nêu lên những biến chuyển lịch sử của nền văn học Việt Nam trong thế

hệ 1932-1945 và những yếu tố tư tưởng, chính trị, văn học ảnh hưởng đến phong

trào Thơ mới. Chính sự chuyển biến về tư tưởng, về nhận thức đã đem đến một

quan niệm sống, sống tự do, không có gì ràng buộc tình cảm con người: "Tâm

hồn, tình cảm người Việt Nam phải xuất phát từ tâm hồn, từ bản thể của mỗi

người dân Việt Nam họp lại. Mọi ràng buộc sẽ đưa đến giả tạo, khách sáo, thiếu

thành thực” [101; tr.277]. Nhận định của Nguyễn Tấn Long, Phan Canh đã

khẳng định vai trò của tâm lý mới, lối sống mới đối với sự ra đời ý thức tự do

trong Thơ mới.

Từ Thơ mới đến thơ tự do (1967) của Bằng Giang đề cập đến tự do trong

văn học trên phương diện nội dung và hình thức. Đặc biệt, tác giả khảo sát những

hình thức Thơ mới như thể thơ 8 tiếng, thơ tự do. Ý thức đổi mới của các nhà Thơ

mới qua thể thơ tự do khẳng định sự tự do trong sáng tác của thi nhân: “Thơ tự do

cởi mở những ràng buộc còn lại để cất cánh bay cao” [48; tr.103]. Tuy chỉ là

những nét phác hoạ nhưng bài viết này của tác giả là một trong những cứ liệu để

chúng tôi tham khảo khi nghiên cứu ý thức tự do trong phong trào Thơ mới.

Thanh Lãng trong Phê bình văn học thế hệ 1932 (1972) đã nghiên cứu

Thơ mới trong bối cảnh chung của xã hội. Trong chương mở đầu "Đặc tính

chung thế hệ 1932", Thanh Lãng đã nêu lên những đặc điểm chung của nền văn

học mới. Đóng góp của ông trong công trình này là đã tái hiện cuộc tranh luận

thơ cũ - thơ mới, từ đó giúp người đọc thấy được sự ra đời của Thơ mới, giá trị

của Thơ mới do "sự thành hình của một hướng đi mới, một lối sống mới, một lối

cảm xúc mới, một lối viết mới..." [87; tr.29]. Tác giả khẳng định cái tôi cá nhân

ảnh hưởng không nhỏ đối với sự hình thành ý thức tự do.

Có thể nói, những công trình trên đã khẳng định ý thức cá nhân sản sinh

ra tâm lý mới, tư tưởng mới, cái tôi cá nhân, cái tôi tự do đã đóng góp quan trọng

trong sự hình thành Thơ mới.

Ở miền Bắc, do hoàn cảnh lịch sử, việc nghiên cứu Thơ mới giai đoạn này

Page 9: Ý THỨC TỰ DO TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17125/1/V_L2_01102.pdf · Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài

còn ít, sự đánh giá chưa được thoả đáng nhất là về mặt nội dung. Những công

trình tiêu biểu: Phan Cự Đệ với Phong trào Thơ Mới 1932-1945 (1966), Bùi

Văn Nguyên, Hà Minh Đức với Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại (1971)...

Trong cuốn Phong trào Thơ mới 1932-1945 (1966), Phan Cự Đệ đã đánh

giá Thơ mới từ góc nhìn xã hội học. Với công trình này, tác giả khảo sát Thơ

mới trên nhiều mặt: lịch sử Thơ mới, quan điểm mỹ học của các nhà Thơ mới

lãng mạn, con đường bế tắc của chủ nghĩa cá nhân tư sản, yếu tố tích cực và tiến

bộ của Thơ mới. Phan Cự Đệ cho rằng: "Sự xuất hiện của giai cấp tư sản và tiểu

tư sản thành thị là nguyên nhân chính làm cho phong trào "Thơ mới" ra đời" [34;

tr.17]. Sự ra đời của phong trào Thơ mới "là để đáp ứng những nhu cầu tình cảm

của một tầng lớp thanh niên mới" [34; tr.21,22]. Ngoài ra, tác giả còn nhấn mạnh

ảnh hưởng của tư tưởng mỹ học phương Tây hiện đại vào Thơ mới. Mặc dù còn

nặng về phê phán và phủ nhận, nhưng với công trình này, Phan Cự Đệ đã chỉ ra

được ý thức cá nhân chính là mạch ngầm trong tâm thức sáng tạo của mỗi nhà

thơ, đã đề cập đến ý thức cá nhân, khát vọng cởi trói thơ ca, nhưng chỉ ở góc độ

tương đối hạn chế.

Trong Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại (1971), hai tác giả Bùi Văn

Nguyên, Hà Minh Đức đã dành nguyên một chương viết về thể thơ, vần thơ,

nhịp điệu và thanh điệu của Thơ mới. Chính "hình thức thơ thích hợp nên trạng

thái cảm xúc và lối cấu tứ của các nhà Thơ mới phong phú và đa dạng hơn... và

mỗi trạng thái đều mang tính chất cá thể riêng biệt" [120; tr.81]. Đây cũng là một

biểu hiện của ý thức tự do trong sáng tạo của nhà thơ.

2.3. Từ 1986 đến nay

Trong trào lưu đổi mới của đất nước, từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần

thứ VI (1986), nhiều giá trị văn học cũ được xem xét và đánh giá lại một cách

khách quan hơn, khoa học hơn, trong đó có phong trào Thơ mới. Các công trình

chuyên luận riêng về Thơ mới liên tiếp ra đời. Đó là: Con mắt thơ (1992, n¨m

2000 đổi lµ Mắt thơ) của Đỗ Lai Thúy, Thơ mới những bước thăng trầm (1993)

của Lê Đình Kỵ, Một thời đại trong thi ca (1997) của Hà Minh Đức, Phác thảo

quan hệ văn học Pháp với văn học Việt Nam hiện đại (1998) của Hoàng Nhân,

Page 10: Ý THỨC TỰ DO TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17125/1/V_L2_01102.pdf · Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài

Những thế giới nghệ thuật thơ (2001) và Văn học và thời gian (2002) của Trần

Đình Sử...

Trong Con mắt thơ (1992), Đỗ Lai Thúy đặt ra vấn đề ý thức cá nhân trong

Thơ mới. Tác giả cho rằng: “Thơ mới là tiếng nói của tầng lớp trí thức đô thị

mới xuất hiện” [178; tr.12] và “Sự bừng tỉnh của ý thức cá nhân, của cái tôi cá

nhân... là một biểu hiện, một giai đoạn của cái tôi Việt Nam trên “hành trình đau

khổ” của nó” [178; tr.12]. Hơn thế nữa, "Thơ mới đã thể hiện được số phận của

cá nhân" [178; tr.20], thể hiện “khao khát đi đến tình yêu và hưởng thụ hạnh

phúc” [178; tr.68]. Ý thức tự do được đề cập đến ở phương diện ngôn từ, hình

tượng thơ hay ở nội dung biểu hiện, đây là một công trình nghiên cứu làm cơ sở

để chúng tôi tiếp cận đề tài.

Lê Đình Kỵ trong Thơ mới những bước thăng trầm (1993) cho rằng Thơ

mới tôn thờ cá nhân, “mới không chỉ ở hình thức, ở thể cách, mà ở cảm hứng, ở

nội dung” [83; tr.38] và “tự do cá nhân mới lạ nên càng thấy quý, thấy đời dù sao

cũng đáng sống, đáng quý” [83; tr.45]. Vì đứng ở bình diện lịch sử để đánh giá

lại Thơ mới nên công trình không đi sâu vào phân tích văn bản để chỉ ra ý thức

tự do trong phong trào Thơ mới như là một động lực tác động đến cái tôi cá thể.

Cùng với xu hướng nghiên cứu mới của thời đại, tầm quan trọng của ý thức cá

nhân, ý thức tự do, cái tôi trữ tình đã được xác định. Hà Minh Đức trong Một thời đại

trong thi ca (1997) tập hợp nhiều bài viết về một số tác giả tiêu biểu trong phong trào

Thơ mới như: Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Nguyễn Bính, Tế

Hanh, Vũ Hoàng Chương. Tác giả cho rằng: "Thơ mới là tiếng nói thơ ca trăn trở để

tìm đến sự giải phóng bản ngã, nhân tố trọng yếu tạo nên cá tính trong đời, trong thơ"

[44; tr.30,31]. Những bài viết này đã đề cập đến ý thức tự do của thi nhân trên

phương diện nội dung: tình yêu quê hương đất nước, giá trị nhân bản và thơ tình lãng

mạn. Tác giả khẳng định rằng: “Thơ mới đã đem thơ về gần với mạch suy nghĩ gần

gũi của mọi người, con người trong cuộc sống hàng ngày đang vui buồn, yêu đương,

mong ước” [44; tr.54]. Với công trình này, Hà Minh Đức đã đi sâu thể hiện khát vọng

của cái tôi cá nhân, sự tự do bản ngã của con người.

Page 11: Ý THỨC TỰ DO TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17125/1/V_L2_01102.pdf · Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài

Phác thảo quan hệ văn học Pháp với văn học Việt Nam hiện đại (1998)

của giáo sư Hoàng Nhân ít nhiều có nhắc đến ảnh hưởng của phương Tây đặc

biệt là văn học Pháp tới sự thức tỉnh của ý thức tự do của thi nhân: “Văn chương

Pháp vào văn chương Việt Nam cổ điển và hiện đại rung cảm tâm hồn Việt

Nam” [124; tr.172]. Tác giả nhấn mạnh sự ảnh hưởng của văn học Pháp đến Thơ

mới chủ yếu ở bình diện ngôn từ nghệ thuật, cấu trúc câu thơ... khơi nguồn ý

thức tự do trong Thơ mới.

Trong Những thế giới nghệ thuật thơ (2001) và Văn học và thời gian

(2002), Trần Đình Sử nhấn mạnh sự đổi mới của ngôn ngữ thơ gắn với ngữ điệu

của con người hiện đại. Qua công trình này, tác giả khẳng định ngôn ngữ tự do

có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo tâm thế sáng tạo cho thơ ca. Chính ngôn

ngữ Thơ mới “cho phép nhà thơ tự biểu hiện mình toàn vẹn và đầy đặn hơn,

thành thực hơn, tự do hơn. Sức dung chứa của nhãn quan thơ này rất lớn” [157;

tr.103]. Vấn đề khát vọng tự do được tác giả đề cập đến, đó là “khát vọng cới

trói cho thơ ca... khát vọng biểu hiện cái tôi đã được ý thức” [157; tr.104]. Tác

giả còn cho rằng: "Thơ mới đã đem lại câu thơ tự do, giải phóng khỏi niêm, đối,

bằng trắc định sẵn. Câu Thơ mới chủ yếu lấy giọng điệu, ngữ điệu lời nói tự

nhiên làm nền tảng" [158; tr.316]. Đó là biểu hiện ý thức tự do trên phương diện

hình thức.

Ngoài những công trình nói trên còn phải kể đến những chuyên luận đi

sâu vào những bình diện khác nhau của Thơ mới thể hiện ý thức tự do về hình

thức nghệ thuật, giọng điệu... của các nhà thơ. Giọng điệu trong thơ trữ tình

(2002) của Nguyễn Đăng Điệp là một công trình nghiên cứu vấn đề giọng điệu

của thời đại Thơ mới. Mỗi nhà thơ đều tự do lựa chọn những hệ thống hình

ảnh, biểu tượng mô típ riêng để nói lên: “tiếng nói của chủ thể” [40; tr.112].

Theo Nguyễn Đăng Điệp, khi "cái tôi ở trung tâm cảm nhận, thơ ca lãng mạn

giải phóng triệt để cá tính sáng tạo của nghệ sĩ, cho phép sự nảy nở tự do của

các phong cách nghệ thuật" [40; tr.170]. Tác giả cho rằng: "Các nhà Thơ mới

luôn có ý thức nói to lên những cảm nhận, những sợi tơ lòng của bản thân

mình" [40; tr.199].

Page 12: Ý THỨC TỰ DO TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17125/1/V_L2_01102.pdf · Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài

Ba đỉnh cao Thơ mới: Xuân Diệu - Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử (2003)

của Chu Văn Sơn đã giới thiệu ba gương mặt tiêu biểu của Thơ mới: Xuân Diệu

- nhà thơ mới nhất, Nguyễn Bính - nhà thơ quen nhất và nhà thơ lạ nhất là Hàn

Mặc Tử. Ba nhà thơ này là "ba cái kiềng của Thơ mới" [147; tr.4] với "hình

tượng cái tôi là hạt nhân, là mấu chốt" [147; tr.6]. Khát vọng tự do của ba nhà

thơ thể hiện một cách rõ nét qua khát vọng giãi bày: “Tiếng lòng trẻ, nguồn sống

trẻ, điệu sống trẻ” [147; tr.21]. Qua ba gương mặt này, Chu Văn Sơn đã chỉ ra

được ý thức tự do tạo nên các phong cách tiêu biểu của phong trào Thơ mới.

Những cuộc tranh luận văn học nửa đầu thế kỷ XX (2005) của Mã

Giang Lân điểm lại những cuộc tranh luận đầu thế kỷ: Nghệ thuật vị nghệ thuật

hay nghệ thuật vị nhân sinh, Dâm hay không dâm, Truyện Kiều, Tranh luận về

thơ cũ - thơ mới. Qua các cuộc tranh luận, người đọc hiểu rõ hơn quá trình vận

động và phát triển của văn học thời kỳ này. Đặc biệt, cuộc tranh luận về thơ cũ -

thơ mới đã phản ánh “không khí dân chủ tự do ngôn luận báo chí. Mỗi cá nhân

tranh luận được bộc lộ đến tối đa năng lực của mình, chí hướng của mình” [93;

tr.61]. Đó là những gợi mở để chúng tôi khảo sát, tiếp cận với không khí xã hội

tạo nên ý thức tự do mạnh mẽ trong phong trào Thơ mới.

"Sự vận động của cái tôi trữ tình và tiến trình thơ ca” của Vũ Tuấn

Anh (TCVH số 1/1996) khảo sát Thơ mới từ cái tôi trữ tình. Tác giả đã chỉ ra

bản chất, quy luật vận động của cái tôi trữ tình: "Thơ trữ tình biểu hiện khát

vọng của con người nhằm đối diện và khám phá những trải nghiệm tinh thần

của con người trước mọi hiện tượng xã hội và tự nhiên" [2; tr.36]. Chính quan

niệm "cái tôi trữ tình: đó là sự thể hiện một cách nhận thức và cảm xúc đối

với thế giới và con người thông qua lăng kính cá nhân của chủ thể" [2; tr.36]

đã lý giải được ý thức tự do và khát vọng sống của con người cá nhân trong

Thơ mới. "Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính trước cách mạng tháng

Tám" (Đoàn Đức Phương, TCVH số 10/1996) và "Huy Cận với sự cảm nhận

thời gian" (Trần Khánh Thành, TCVH số 10/1996) là sự tiếp cận với từng tác

giả trong phong trào Thơ mới thông qua cái tôi trữ tình, sự bùng nổ của tự do

cá nhân.

Page 13: Ý THỨC TỰ DO TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17125/1/V_L2_01102.pdf · Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài

Nhân kỷ niệm 65 năm phong trào Thơ mới, Tạp chí văn học tổ chức cuộc

gặp mặt và trao đổi ý kiến của những nhà Thơ mới. Các nhà thơ cũng như các

nhà nghiên cứu đã đưa ra những nhận định thật sâu sắc và có giá trị về những

đóng góp của Thơ mới đối với thơ ca dân tộc. Trong cuộc gặp mặt này, các nhà

Thơ mới đưa ra ý kiến của mình về những vấn đề chung quanh "Thơ mới - một

hiện tượng văn học lớn cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu" [127; tr.18]. Nhà thơ Huy

Cận đã khẳng định: "Cái mới quan trọng nhất của Thơ mới là đổi mới cảm xúc

(mode de sentir, mode de penser)", "từ chỗ đổi mới cảm xúc sẽ dẫn đến những

thay đổi trong ngôn từ, thể loại" [125; tr.20] ("Cuộc gặp mặt và trao đổi ý kiến

của những nhà Thơ mới" (Nhân kỷ niệm 65 năm phong trào Thơ mới 1932-

1997), TCVH số 2/1997). Những ý kiến này đem lại cái nhìn độc đáo về sự đổi

mới hình thức, cụ thể trong ngôn từ, thể loại xuất phát từ ý thức tự do.

Ngoài ra, còn có một số luận án nghiên cứu về Thơ mới trong hơn mười

năm trở lại đây. Đó là: Thơ tình Xuân Diệu (1994) của Lưu Khánh Thơ, Thơ

Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8 - 1945 (1995) của Lý Hoài Thu, Thế giới

nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8 - 1945 (1998) của Lê

Quang Hưng, Bản sắc thơ Nguyễn Bính trước cách mạng tháng 8 - 1945 (1998)

của Đoàn Đức Phương, Kết cấu thơ trữ tình (nhìn từ góc độ loại hình) (1999)

của Phan Huy Dũng, Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên (1999) của Hồ Thế

Hà, Quan niệm nghệ thuật trong các tác phẩm của các nhà thơ thuộc phong

trào Thơ mới 1932-1945 (1999) của Nguyễn Thị Hồng Nam, Thi pháp thơ Huy

Cận (2001) của Trần Khánh Thành, Thơ mới nhìn từ giác độ quan hệ văn hoá -

văn học (2007) của Hoàng Thị Huế...

Qua các công trình nghiên cứu về Thơ mới, chúng ta thấy rằng Thơ mới

được nghiên cứu chuyên sâu trên nhiều mặt: quá trình hình thành và phát triển,

những cách tân về hình thức nội dung và nghệ thuật, các nguồn ảnh hưởng đến

Thơ mới (văn học Pháp, thơ Đường, thơ ca dân tộc), cái tôi cá nhân, phong cách

nghệ thuật của các tác giả, hạn chế cũng như những đóng góp của Thơ mới trong

tiến trình hiện đại hoá thơ ca dân tộc. Những công trình trên chú ý đến những

bước thăng trầm của Thơ mới, tự do sáng tác, tự do tư tưởng được đề cập đến ở

Page 14: Ý THỨC TỰ DO TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17125/1/V_L2_01102.pdf · Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài

mức độ khái quát, chưa đi vào chiều sâu: ý thức tự do chính là hạt nhân trung

tâm của phong trào Thơ mới: .

Ngoài các công trình nghiên cứu về Thơ mới còn một số công trình bàn về

ý thức, tự do của con người trong lĩnh vực triết học, văn hoá xã hội... Đó là

những công trình: Ý hướng tính văn chương (1999) của Nguyễn Hoàng Đức,

Lịch sử cá nhân luận (2001) của Alain Laurent (Phan Ngọc dịch), Bàn về tự do

(2005) của John Stuart Mill (Nguyễn Văn Trọng dịch), Tư duy tự do (2006) của

Phan Huy Đường... Những tác phẩm này là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu ý thức

tự do biểu hiện trong văn học và cụ thể trong phong trào Thơ mới.

Nguyễn Hoàng Đức trong Ý hướng tính văn chương (1999) nhấn mạnh

vai trò của tự do trong sáng tạo. Tác giả cho rằng: “Tự do là nền tảng khởi đầu

của sáng tạo, bởi lẽ nó quy định rằng con người có ý thức và ý thức đã sáng tạo”

[46; tr.33]. Tự do là một trong những điều kiện cần và đủ để các nhà thơ sáng

tác. Vấn đề ý thức tự do ở đây được đề cập đến trên phương diện triết học.

“Hạnh phúc hay đau khổ... tất cả, tất cả là do ý thức. Duy nhất và tất cả, tiềm

năng và động năng, ý thức đã vận hành cỗ xe “máu thịt cuộc đời” như một dự

phóng hướng về siêu việt, và cũng tại đây ý thức nhận biết mình” [46; tr.22].

Công trình này là cơ sở để chúng tôi đi sâu nghiên cứu ý thức tự do trong phong

trào Thơ mới ở phương diện khái quát.

Lịch sử cá nhân luận (2001) của Alain Laurent đề cập đến biểu hiện cá

nhân trong thời Cổ đại - Hy La, trong xã hội Trung cổ và cụ thể của cá nhân tự do

trong thời Phục hưng. Theo tác giả đây là biểu hiện của “sự giải phóng cá nhân, có

ý nghĩa hơn bởi những quyền tự do được sống cụ thể cho toàn bộ các cá nhân

sống ở thời đại ấy” [88; tr.38], một cá nhân “có ý thức về chính mình trong một

cuộc sống riêng được phác hoạ” [88; tr.39]. Đặc biệt là quan niệm tự do của cá

nhân con người nửa đầu thế kỷ XIX: “Thời đại tự do cá nhân trị vì đối với họ là

điều duy nhất có thể đem tiến bộ và hạnh phúc cho mọi người” [88; tr.73]. Tuy

không đề cập đến ý thức tự do rõ nét trong văn học nhưng công trình này là tư liệu

quan trọng để chúng tôi tìm hiểu quan niệm tự do của cá nhân con người qua các

thời kỳ trong sự đối sánh giữa phương Tây và phương Đông.

Page 15: Ý THỨC TỰ DO TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17125/1/V_L2_01102.pdf · Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài

Bàn về tự do (2005) của John Stuart Mill đưa ra vấn đề được mọi người

quan tâm, đó là quyền tự do của cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng. Tác

giả cho rằng: “Tự do của mỗi người tìm thấy giới hạn của mình trong tự do của

người khác” [75; tr.9]. John Stuart Mill đề cập đến tự do tư tưởng, tự do tôn giáo,

tự do thảo luận, tự do về sở thích... Tuy không đề cập đến tự do trong lĩnh vực văn

học cụ thể trong phong trào Thơ mới nhưng những vấn đề tác giả đưa ra có tính

thuyết phục: “Con người phải được tự do hình thành ý kiến và tự do bày tỏ ý kiến

không chút giấu giếm” [75; tr.11]. Đó cũng là ý thức tự do của con người nói

chung và của thi nhân nói riêng trong lĩnh vực sáng tác. Theo tác giả, không có ý

thức tự do thì “các năng khiếu con người của họ bị khô héo tàn lụi đi. Họ trở nên

thiếu những khát vọng mạnh mẽ hoặc các niềm vui tự nhiên và thông thường, họ

chẳng có ý kiến hay cảm xúc có bản sắc hay thực sự của riêng mình” [75; tr.141].

Tư duy tự do (2006) của Phan Huy Đường là một công trình triết học

khẳng định quyền tự do của con người: “Tự do là một giá trị trong quan hệ giữa

người với người” [47; tr.11]. Tác giả cho rằng tự do là một yếu tố cần thiết của

con người trong mối quan hệ với vật chất, sự sống và ngay với chính mình. Cuốn

sách này đứng trên phương diện triết học để lý giải tự do của con người. Con

người có tự do là có ý thức về chính mình. Tuy là cái nhìn khái quát về tư duy tự

do của con người, về ý thức cá nhân của mỗi người nhưng đây là cơ sở để chúng

tôi có thể tiếp cận với ý thức tự do biểu hiện trong phong trào Thơ mới.

Các công trình trên đây cho thấy việc nghiên cứu Thơ mới đang cần một

cách tiếp cận mới nhằm phát hiện những tầng nghĩa sâu hơn. Tuy các công trình

trên chưa có công trình nào đề cập đến Thơ mới về ý thức tự do một cách cụ thể,

chuyên biệt nhưng đó là những gợi ý quý báu để chúng tôi vận dụng, tiếp cận ý

thức tự do trong phong trào Thơ mới một cách có hệ thống.

3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Phong trào Thơ mới là một hiện tượng văn học phức tạp, có thể nghiên

cứu phong trào thơ này dưới nhiều góc độ: lịch sử (sự hình thành và phát triển

của Thơ mới), thể loại, ảnh hưởng của văn hoá, văn học phương Tây, phương

Page 16: Ý THỨC TỰ DO TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17125/1/V_L2_01102.pdf · Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài

pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật... Ở đây, luận án đi sâu nghiên cứu ý thức

tự do tập trung biểu hiện qua phương diện nội dung và nghệ thuật dưới góc nhìn

cá tính sáng tạo của nền Thơ mới lãng mạn 1932-1945.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu vấn đề ý thức tự do trong phong trào Thơ mới, chúng tôi tiến

hành khảo sát toàn bộ tác phẩm của phong trào thơ này và tập trung ở một số tác

giả, tác phẩm tiêu biểu có liên quan đến đề tài. Tư liệu khảo sát chủ yếu là bộ

hợp tuyển Thơ mới 1932-1945 tác giả và tác phẩm của Lại Nguyên Ân (NXB

Hội Nhà văn, Hà Nội, 1998) và Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân.

Chúng tôi chọn hai bộ hợp tuyển này để khảo sát bởi những bộ hợp tuyển đã

tập hợp được những bài thơ hay, có giá trị của các tác giả tiêu biểu. Hợp tuyển đã

cung cấp một cách khá toàn diện diện mạo của phong trào Thơ mới từ các tác giả,

tác phẩm điển hình cho đến những tác giả, tác phẩm ít được biết đến. Ngoài ra,

chúng tôi khảo sát, thống kê thêm ở Việt Nam thi nhân tiền chiến của Nguyễn Tấn

Long (NXB Văn học, TB 1996, Hà Nội) và một số tuyển tập của các nhà Thơ mới

tiêu biểu khác.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Sự kết hợp của nhiều phương pháp nghiên cứu là tính tất yếu của một

công trình khoa học. Ở đây, chúng tôi sử dụng những phương pháp chủ yếu sau:

4.1. Thi pháp học, phong cách học

Đây là hai hướng tiếp cận chủ yếu của luận án. Vận dụng thi pháp học

hiện đại và phong cách học để khảo sát các hình thức nghệ thuật của Thơ mới,

chỉ ra những đặc trưng nghệ thuật của một số tác giả nhằm khẳng định những

thành công của Thơ mới trên phương diện ý thức tự do. Hai phương pháp này,

tuy có những mặt khác nhau về hướng khai thác nhưng bổ sung cho nhau một

cách có hiệu quả và đều đi đến mục đích cuối cùng là chỉ ra những biểu hiện ý

thức tự do của các cá tính sáng tạo, các phong cách nghệ thuật trong Thơ mới.

4.2. Phương pháp tổng hợp, liên ngành

Để làm phong phú, sáng tỏ thêm ý thức tự do trên nhiều phương diện,

chúng tôi vận dụng những yếu tố của các phương pháp nghiên cứu văn học

Page 17: Ý THỨC TỰ DO TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17125/1/V_L2_01102.pdf · Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài

khác như: xã hội học, thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp... tập trung xem

xét, hệ thống hoá các vấn đề lịch sử nghiên cứu, hình thức thể loại, thể thơ và

tiến hành so sánh ý thức tự do trong Thơ mới với nền thơ truyền thống dân tộc

và thơ Pháp.

Những phương pháp này sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc nghiên cứu, khảo

sát văn bản, chỉ ra những thủ pháp nghệ thuật, xác định những nét kế thừa và

đổi mới của Thơ mới, phong cách tác giả tiêu biểu... Từ đó thấy được những

nét độc đáo về tâm lý học sáng tạo và vai trò ý thức tự do trong phong trào

Thơ mới.

5. Đóng góp của luận án

5.1. Thơ mới là một hiện tượng văn học lớn, độc đáo của thế kỷ XX.

Nhiều người đã quan tâm, nghiên cứu Thơ mới dưới nhiều góc độ khác nhau.

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp trên, chúng tôi chỉ ra ý thức tự do như là

một biểu hiện quan trọng trong việc hình thành cái tôi cá nhân và tiến trình phát

triển của Thơ mới.

5.2. Lựa chọn và giải quyết đề tài này, luận án là công trình nghiên cứu

chuyên sâu, tập trung nghiên cứu ý thức tự do trong Thơ mới từ góc độ thẩm mỹ.

Từ đó, khám phá cá tính sáng tạo của nhà thơ, sự đa dạng trong nghệ thuật biểu

hiện của Thơ mới.

Luận án góp phần chỉ ra một đặc điểm quan trọng của Thơ mới: ý thức tự

do, đồng thời khẳng định sự tác động của ý thức tự do đến các cách thể hiện, các

hình thức thể hiện trong Thơ mới. Về mặt khoa học, nhu cầu tìm hiểu ý thức tự

do trong phong trào Thơ mới được đặt trong tiến trình chung của văn học Việt

Nam để phát hiện, lý giải một cách có cơ sở khách quan cũng như quy luật vận

động nội tại của thi ca.

5.3. Về mặt phương pháp, luận án gợi ý một lối tiếp cận mới về Thơ mới:

tâm lý học sáng tạo.

Từ những đóng góp trên, luận án là tài liệu tham khảo hữu ích về một hướng

tiếp cận mới đối với một hiện tượng văn học cho những người làm công tác giảng

dạy, nghiên cứu, học tập và những ai quan tâm đến phong trào Thơ mới.

Page 18: Ý THỨC TỰ DO TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17125/1/V_L2_01102.pdf · Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài

6. Cấu trúc luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các công trình, nghiên cứu của

tác giả luận án và Thư mục tài liệu tham khảo, phần nội dung luận án gồm 166

trang, được cấu trúc thành ba chương như sau:

Chương 1: Ý thức tự do như là tiền đề hình thành Thơ mới (45 trang)

Chương 2: Ý thức tự do và sự đổi mới nội dung cảm xúc trong phong trào

Thơ mới (58 trang)

Chương 3: Ý thức tự do và sự đổi mới các hình thức thể hiện của Thơ

mới (63 trang)

Page 19: Ý THỨC TỰ DO TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17125/1/V_L2_01102.pdf · Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Huỳnh Phan Anh (1968), Văn chương và kinh nghiệm hư vô, Nxb Hoàng

Đông Phương, Sài Gòn.

2. Vũ Tuấn Anh (1996), “Sự vận động của cái tôi trữ tình và tiến trình thơ

ca”, Tạp chí Văn học (1), tr.36-39.

3. Vũ Tuấn Anh (Tuyển chọn và giới thiệu) (1999), Chế Lan Viên - tác gia và

tác phẩm , Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Alêcxandr Đôlin (1992), “Thế kỷ bạc của thơ Nhật Bản” (Ngân Xuyên

dịch), Tác phẩm mới (4), tr.34-37.

5. Aristote-Lƣu Hiệp (1999), Nghệ thuật thơ ca - Văn tâm điêu long (Lê Đăng

Bảng, Thành Thế Thái Bình, Phan Ngọc... dịch), Nxb Văn học, Hà Nội.

6. Arnauđôp M. (1978), Tâm lý học sáng tạo văn học (Hoài Lam và Hoài Ly

dịch), Nxb Văn học, Hà Nội.

7. Phạm Đình Ân (1992), “Một hiện tượng, một phong trào, một di sản quý”,

Báo Văn nghệ (14), tr.1-3.

8. Lại Nguyên Ân (1993), “Cuộc cải cách thơ của phong trào Thơ mới và tiến

trình thơ tiếng Việt”, Tạp chí Văn học (1), tr.33-38.

9. Lại Nguyên Ân (Tập hợp và biên soạn) (1998), Thơ mới 1932-1945, Tác

giả và tác phẩm, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

10. Lại Nguyên Ân (1998), “Nói thêm về điểm khởi đầu phong trào Thơ mới”,

Tạp chí Văn học (2), tr.58-62.

11. Bakhtine M. (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư giới

thiệu và dịch), Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.

12. Phạm Quốc Ca (2002), “Ý thức cá nhân trong thơ trữ tình Việt Nam sau

1975”, Tạp chí Văn học (12), tr.48-52.

13. Phan Canh (1999), Thi ca Việt nam thời tiền chiến, Nxb Đồng Nai.

14. Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, Nxb Đại học và Giáo dục

chuyên nghiệp, Hà Nội.

Page 20: Ý THỨC TỰ DO TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17125/1/V_L2_01102.pdf · Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài

15. Huy Cận, Hà Minh Đức (Tái bản 1993), Nhìn lại một cuộc cách

mạng trong thi ca (Sáu mươi năm phong trào Thơ mới), Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

16. Hà Nhƣ Chi (1958), Một thời lãng mạn trong thi ca Việt Nam, Nxb Tân

Việt, Sài Gòn.

17. Mai Ngọc Chừ (1991), Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học,

Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

18. Côvaliôp. A. G (1971), Tâm lý học cá nhân (Tập I) (Phạm Hoàng Gia

dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Nguyễn Văn Dân (1986), “Nghiên cứu sự tiếp nhận văn chương trên quan

điểm liên ngành”, Tạp chí Văn học (4), tr.23-29.

20. Nguyễn Văn Dân (1997), “Dấu ấn phương Tây trong văn học Việt Nam

hiện đại, vài nhận xét tổng quan”, Tạp chí Văn học (2), tr.78-84.

21. Xuân Diệu (1963), Dao có mài mới sắc, Nxb Văn học, Hà Nội.

22. Xuân Diệu (Giới thiệu), Nguyễn Khắc Xƣơng (Sưu tầm chú thích) (1986),

Tuyển tập Tản Đà, Nxb Văn học, Hà Nội.

23. Xuân Diệu (1991), “Bàn về thơ”, Báo Văn nghệ (1618), tr.5.

24. Xuân Diệu (1994), Công việc làm thơ, Nxb Văn học, Hà Nội.

25. Trƣơng Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như một quá trình, Nxb

Khoa học Xã hội, Hà Nội.

26. Lê Tiến Dũng (1994), “Loại hình câu Thơ mới”, Tạp chí Văn học (1),

tr.12-16.

27. Lê Tiến Dũng (1997), “Thơ Xuân Diệu giai đoạn 32-45: cái nhìn nghệ

thuật về thế giới và con người”, Tạp chí Văn học (9), tr.78-84.

28. Phan Huy Dũng (1994), “Thiên nhiên như một biểu hiện của cái tôi trữ

tình trong Thơ mới”, Tạp chí Văn học (6), tr.1-5.

29. Nguyễn Duy Diễn (1957), Luận đề về Tự lực văn đoàn, Thăng Long - Sài Gòn.

30. Trần Thanh Đạm (1994), “Thơ mới (1930-1945) và thơ hôm nay”, Báo

Văn nghệ (45), tr.3.

31. Đặng Anh Đào (1994), Tài năng và người thưởng thức, Nxb Hội Nhà văn,

Hà Nội.

Page 21: Ý THỨC TỰ DO TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17125/1/V_L2_01102.pdf · Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài

32. Đặng Anh Đào (1994), “Văn hoá Pháp và sự gặp gỡ với văn học Việt Nam

1930-1945”, Tạp chí Văn học (7), tr.1-5.

33. Hữu Đạt (1999), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

34. Phan Cự Đệ (1966), Phong trào Thơ mới, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

35. Phan Cự Đệ (1971), Cuộc sống và tiếng nói nghệ thuật, Nxb Văn học, Hà Nội.

36. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hƣợu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung,

Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức (Tái bản 1997), Văn học Việt Nam 1900 -1945,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

37. Phan Cự Đệ (1997), Văn học lãng mạn Việt Nam 1930-1945, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

38. Phan Cự Đệ (1998), Hàn Mặc Tử - tác phẩm, phê bình và tưởng niệm,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

39. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học,

Hà Nội.

40. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Vọng từ con chữ, Nxb Văn học, Hà Nội.

41. Nguyễn Kim Đính (1985), “Một số vấn đề thi pháp của nghệ thuật ngôn

từ”, Tạp chí Văn học (5,6), tr.102-112.

42. Hà Minh Đức (1977), Thực tiễn cách mạng và sáng tạo thơ ca, Nxb Văn

học, Hà Nội.

43. Hà Minh Đức (1995), “Xuân Diệu nói về hai tập “Thơ thơ” và “Gửi hương

cho gió”, Tạp chí Văn học (12), tr.16-17.

44. Hà Minh Đức (1997), Một thời đại trong thi ca, Nxb Khoa học Xã hội,

Hà Nội.

45. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Tái

bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

46. Nguyễn Hoàng Đức (1999), Ý hướng tính văn chương, Nxb Văn hoá dân

tộc, Hà Nội.

47. Phan Huy Đƣờng (2005), Tư duy tự do, Nxb Đà Nẵng.

48. Bằng Giang (1967), Từ thơ mới đến thơ tự do, Nxb Phù Sa, Sài Gòn.

49. Lam Giang, Vũ Tiến Phúc (1967), Hồn thơ tiếng Việt, Nxb Sơn Quang,

Sài Gòn.

Page 22: Ý THỨC TỰ DO TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17125/1/V_L2_01102.pdf · Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài

50. Gluck L. (1995), “Thơ là giọng, là phong cách của tư tưởng”, Tạp chí Sông

Hương (5), tr. 68-71.

51. Gorki M. (1965), Gorki bàn về văn học (Tập I, II) (Cao Xuân Hạo dịch),

Nxb Văn học, Hà Nội.

52. Hồ Thế Hà, Lê Xuân Việt (1993), Thức cùng trang văn, Nxb Thuận

Hoá, Huế.

53. Hồ Thế Hà (1999), Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, Luận án Tiến sĩ,

Trường ĐHKH xã hội và nhân văn Hà Nội.

54. Dƣơng Quảng Hàm (Tái bản 1968), Việt Nam Văn học sử yếu, Trung tâm

Học liệu Sài Gòn xb.

55. Lê Bá Hán (Chủ biên) (1999), Tinh hoa Thơ mới - thẩm bình và suy ngẫm,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

56. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (Tái bản

2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

57. Tế Hanh (1995), “Đời và thơ Xuân Diệu - đôi điều nhớ và cảm nhận”

(Nguyễn Hữu Sơn ghi), Tạp chí Văn học (12), tr.6-8.

58. Lê Thị Đức Hạnh (1991), “Lưu Trọng Lư, người có công đầu trong phong

trào Thơ mới”, Tạp chí Văn học (5), tr.12-14.

59. Lê Thị Đức Hạnh (1999), Mấy vấn đề trong văn học hiện đại Việt Nam,

Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

60. Nguyễn Văn Hạnh (1987), Suy nghĩ về văn học, Nxb Văn học, Hà Nội.

61. Nguyễn Văn Hạnh (1999), “Thi nhân Việt Nam và phương pháp tiếp cận

văn chương”, Tạp chí Văn học (7), tr.39-45.

62. Cao Xuân Hạo (1996), “Quan điểm chủ toàn trong triết học Lão -Trang và

trong cấu trúc luận của phương Tây”, Tạp chí Văn học (1), tr.7-12.

63. Hoàng Ngọc Hiến (1999), Văn học và học văn, Nxb Văn học, Hà Nội.

64. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

65. Đỗ Đức Hiểu (Chủ biên) (1963), Lịch sử văn học phương Tây (Tập I), Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

66. Thái Doãn Hiểu, Hoàng Liên (1997), Thơ tứ tuyệt Việt Nam, Nxb Văn hóa

dân tộc, Hà Nội.

Page 23: Ý THỨC TỰ DO TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17125/1/V_L2_01102.pdf · Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài

67. Loan Văn Hoa (2007), “Hành trình Thơ mới Thái Lan ”, Tạp chí Văn học

(5), tr.81-93.

68. Bùi Công Hùng (2000), Quá trình sáng tạo thơ ca, Nxb Văn hoá Thông

tin, Hà Nội.

69. Hoàng Hƣng (1993), “Thơ mới và thơ hôm nay”, Tạp chí Văn học (2),

tr.21-29.

70. Lê Quang Hƣng (1990), “Cái tôi độc đáo - tích cực của Xuân Diệu trong

phong trào Thơ mới”, Tạp chí Văn học (5), tr.25-39.

71. Lê Quang Hƣng (2002), Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước năm

1945, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

72. Mai Hƣơng (Tuyển chọn và biên soạn) (2000), Tự lực văn đoàn trong tiến

trình văn học dân tộc, Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

73. Trần Đình Hƣợu, Lê Chí Dũng (1988), Văn học Việt Nam giai đoạn giao

thời 1900-1930, Nxb đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.

74. Trần Đình Hƣợu (1995), Đến hiện đại từ truyền thống, Nxb Văn hoá Hà Nội.

75. John Stuart Mill (1994), Bàn về tự do (Nguyễn Văn Trọng dịch), Nxb Tri

thức, Hà Nội.

76. Bích Khê (1983), Thơ Bích Khê, Sở Văn hoá và thông tin Nghĩa Bình.

77. Khrapchencô M. B. (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển

văn học (Lê Sơn, Nguyễn Minh dịch), Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

78. Khrapchencô M. B. (1984), Sáng tạo, Nghệ thuật, Hiện thực, Con người

(Nguyễn Hải Hà, Lại Nguyên Ân, Duy Lập dịch), Nxb Khoa học Xã hội,

Hà Nội.

79. Khrapchenco M.B. (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận

nghiên cứu văn học (Trần Đình Sử tuyển chọn và giới thiệu), Nxb Đại học

Quốc gia, Hà Nội.

80. Kim Yoonshik (1995), “Ba dòng thơ hiện đại Triều Tiên”, Tạp chí Văn học

(10), tr.20-22.

81. Kudơnhêxôp M. và Lukin U. (1957), Tự do sáng tác trong văn nghệ (Huy

Vân dịch), Nxb Sự thật, Hà Nội.

Page 24: Ý THỨC TỰ DO TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17125/1/V_L2_01102.pdf · Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài

82. Lê Đình Kỵ (1969), Đường vào thơ, Nxb Văn học, Hà Nội.

83. Lê Đình Kỵ (1993), Thơ mới - những bước thăng trầm, Nxb Thành phố Hồ

Chí Minh.

84. Cẩm Lai, Trúc Khê (1941), “Thơ - Hát nói”, Tri Tân số 63.

85. Nguyễn Lai (1996), Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

86. Thanh Lãng (1967), Bảng lược đồ văn học Việt Nam (Quyển hạ), Trình

bày và xuất bản, Sài Gòn.

87. Thanh Lãng (1972), Phê bình văn học thế hệ 1932, (tập I, II), Nxb Phong

trào văn hoá, Sài Gòn.

88. Laurent A. (Tái bản 2001), Lịch sử cá nhân luận (Phan Ngọc dịch), Nxb

Thế giới, Hà Nội.

89. Mã Giang Lân (1992), Thơ - Những cuộc đời, Nxb Văn học, Hà Nội.

90. Mã Giang Lân (1995), “Tìm một định nghĩa cho thơ”, Tạp chí Văn học

(12), tr.30-34.

91. Mã Giang Lân (2000), Tìm hiểu thơ, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

92. Mã Giang Lân (2003), “Sự biến đổi thể loại trong thơ Việt Nam thế kỷ

XX”, Tạp chí Văn học (9), tr.19-27.

93. Mã Giang Lân (2005), Những cuộc tranh luận văn học nửa đầu thế kỷ XX,

Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

94. Phong Lê (1994), Văn học và công cuộc đổi mới, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

95. Phong Lê (Chủ biên) (1994), Nhà thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học Xã

hội, Hà Nội.

96. Phong Lê (1997), Văn học trên hành trình thế kỷ XX, Nxb Đại học Quốc

gia, Hà Nội.

97. Lêonchiep A.N. (1989), Hoạt động, Ý thức, Nhân cách (Phạm Minh Hạc,

Phạm Hoàng Gia dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

98. Lê Xuân Lít (2001), Cảm nhận và phê bình văn học, Nxb Đại học Quốc

gia, Hà Nội.

99. Lixêvich I.X. (1994), Tư tưởng văn học cổ Trung Quốc (Trần Đình Sử

dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Page 25: Ý THỨC TỰ DO TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17125/1/V_L2_01102.pdf · Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài

100. Nguyễn Tấn Long (1996), Việt Nam thi nhân tiền chiến (Quyển thượng,

trung, hạ), Nxb Văn học, Hà Nội.

101. Nguyễn Tấn Long, Phan Canh (Sưu tầm và biên soạn) (1968), Khuynh

hướng thi ca tiền chiến, Nxb Sống Mới, Sài Gòn.

102. Phƣơng Lựu (1997), Góp phần xác lập hệ thống quan niệm văn học trung

đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

103. Mác C., Ăngghen F. H., Lênin V.I. (1980), Về văn học nghệ thuật (Tập I),

Nxb Sự thật, Hà Nội.

104. Hoàng Nhƣ Mai (1997), “Chặng đường văn học 1940-1945”, Tạp chí Văn

học (9), tr.9-14.

105. Nguyễn Đăng Mạnh (Sưu tầm, tuyển chọn) (1987), Hợp tuyển thơ văn

Việt Nam, tập V (quyển 1), Nxb Văn học, Hà Nội.

106. Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên) (1987), Một thời đại văn học mới, Nxb

Văn học, Hà Nội.

107. Nguyễn Đăng Mạnh (1990), “Những vấn đề cơ bản của lịch sử văn học

Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay cần được nhìn nhận lại trên tinh thần

đổi mới”, Tạp chí Cửa Việt (10), tr.18-24.

108. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), “Kế thừa truyền thống dân tộc trong đổi mới

thơ ca qua kinh nghiệm lịch sử của phong trào Thơ mới”, Tạp chí Văn học

(11), tr.23-26.

109. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam 1930-

1945, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

110. Nguyễn Thanh Mừng (1992), Bích Khê, Tinh hoa và Tinh huyết, Nxb Hội

Nhà văn, Hà Nội.

111. Nguyễn Thị Hồng Nam (1995), “Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ

Xuân Diệu” (Qua Thơ thơ và Gửi hương cho gió), Tạp chí Văn học (12), tr.23-29.

112. Nguyễn Thị Hồng Nam (1996), “Thời gian nghệ thuật trong Thơ mới 32-

45”, Tạp chí Văn học (6), tr.41- 46.

113. Nguyễn Xuân Nam (1985), Thơ - Tìm hiểu và thưởng thức, Nxb Tác phẩm

mới, Hà Nội.

Page 26: Ý THỨC TỰ DO TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17125/1/V_L2_01102.pdf · Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài

114. Phan Ngọc (1985), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều,

Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

115. Phan Ngọc (1991), “Thơ là gì?”, Tạp chí Văn học (1), tr.18-24.

116. Phan Ngọc (1993), “Ảnh hưởng văn học Pháp tới văn học Việt Nam trong

giai đoạn 1932-1940”, Tạp chí Văn học (4), tr.25-27.

117. Phan Ngọc (1995), Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ văn học, Nxb

Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

118. Phạm Thế Ngũ (Tái bản 1998), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên

(Tập III), Nxb Đồng Tháp.

119. Lữ Huy Nguyên (2000), Hàn Mặc Tử - Thơ và đời, Nxb Văn học, Hà Nội.

120. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (1971), Thơ ca Việt Nam - Hình thức và

thể loại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

121. Phạm Xuân Nguyên (1999), “Khát vọng thành thực”, Tạp chí Văn học (7),

tr.55-60.

122. Vƣơng Trí Nhàn (Biên soạn) (1995), Hàn Mặc Tử hôm qua và hôm nay,

Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

123. Hoàng Nhân (1997), Văn học Pháp, Tập II, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

124. Hoàng Nhân (1998), Phác thảo quan hệ văn học Pháp với văn học Việt

Nam hiện đại, Nxb Mũi Cà Mau.

125. Trần Thị Mai Nhi (1994), Văn học hiện đại, văn học Việt Nam - Giao lưu,

gặp gỡ, Nxb Văn học, Hà Nội.

126. Nhiều tác giả (2006), Kỷ yếu Hội thảo thơ Bích Khê, Hội Nhà văn Việt

Nam - Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ngãi.

127. Nhiều tác giả (1997), “Cuộc gặp mặt và trao đổi ý kiến của những nhà Thơ

mới nhân kỷ niệm 65 năm phong trào Thơ mới 1932-1997”, Tạp chí Văn

học (2), tr.18-25.

128. Nhiều tác giả (2002), Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

129. Nohira Munehiro (1997), “Một số đặc trưng về tinh thần tiên phong của

nhóm Xuân Thu nhã tập”, Tạp chí Văn học (10), tr.70-77.

130. Lê Lƣu Oanh (1985), “Tìm hiểu một quy luật sáng tạo thơ: Liên tưởng”,

Báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (388), tr.2-3.

Page 27: Ý THỨC TỰ DO TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17125/1/V_L2_01102.pdf · Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài

131. Lê Lƣu Oanh (1991), “Sự thức tỉnh những nhu cầu xã hội và cá nhân của

cái tôi trữ tình hiện nay”, Tạp chí Văn học (4), tr.18-22.

132. Lê Lƣu Oanh (1998), Thơ trữ tình Việt Nam (1975-1990), Nxb Đại học

Quốc gia, Hà Nội.

133. Vũ Ngọc Phan (1987), “Xuân Diệu - Nhà thơ tình”, Tạp chí Văn học (1),

tr.89-93.

134. Vũ Ngọc Phan (Tái bản 1989), Nhà văn hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội,

Hà Nội.

135. Hoàng Phê (Chủ biên) (1988), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội,

Hà Nội.

136. Vũ Đức Phúc (1969), “Sự phát triển của chủ nghĩa lãng mạn tư sản ở Việt

Nam và phong trào Thơ mới”, Tạp chí Văn học (5), tr.20-41.

137. Vũ Đức Phúc (1988), “Đặc sắc của thơ Huy Thông”, Tạp chí Văn học (3),

tr.33-34.

138. Nguyễn Đình Phùng (1971), “Vài Đường nét về thi ca”, Nghiên cứu Văn

học số (5), tr.66-73.

139. Phan Diễm Phƣơng (1995), “Thể thơ dân tộc và sự lựa chọn của nền văn

học mới”, Tạp chí Văn học (11), tr.22-24.

140. Đoàn Đức Phƣơng (1996), “Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính trước

Cách mạng tháng Tám”, Tạp chí Văn học (10), tr.62-65.

141. Vũ Quần Phƣơng (1990), Thơ với lời bình, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

142. Vũ Quần Phƣơng (1995), “Thơ tình Xuân Diệu nồng và trẻ”, Tạp chí Văn

học (12), tr.18-22.

143. Lữ Phƣơng (1967), Mấy vấn đề văn nghệ, Tủ sách nghiên cứu và phê bình

văn học, Sài Gòn.

144. Pospelov G.N. (Chủ biên) (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học (Trần

Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Nghĩa Trọng dịch), (Tập I), Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

145. Ac-khan-ghen-xki L. M. (1983), Chủ nghĩa xã hội và nhân cách (Đào Anh

San dịch), (Tập I), Nxb Sách giáo khoa Mác - Lê nin, Hà Nội.

146. Trần Huyền Sâm (2002), Tiếng nói thơ ca, Nxb Văn học, Hà Nội.

Page 28: Ý THỨC TỰ DO TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17125/1/V_L2_01102.pdf · Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài

147. Chu Văn Sơn (2003), Ba đỉnh cao Thơ mới: Xuân Diệu - Nguyễn Bính -

Hàn Mặc Tử, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

148. Nguyễn Hữu Sơn (2001), “Kể chuyện Thế Lữ dẹp loạn thơ”, Thế giới mới

(419), tr.90-93.

149. Nguyễn Hữu Sơn (2006), “Người đương thời Thơ mới bàn về thơ Bích

Khê”, Kiến thức ngày nay (559), tr.11-14, 25-27.

150. Trần Đình Sử (1986), “Nhà thơ Việt Nam hiện đại và mấy vấn đề nghiên

cứu cá tính sáng tạo trong thơ”, Tạp chí Văn học (1), tr.50-55.

151. Trần Đình Sử (1987), Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

152. Trần Đình Sử (1990), “Thử nghĩ về ý thức cá tính trong văn học Việt

Nam”, Báo Văn nghệ (23), tr.7.

153. Trần Đình Sử (1993), “Thơ mới và sự đổi mới thi pháp thơ trữ tình tiếng

Việt”, Tạp chí Văn học (6), tr.11-15.

154. Trần Đình Sử (1996), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

155. Trần Đình Sử (1997) (Dịch và giới thiệu), “Thơ mới Trung Quốc”, Văn

học nước ngoài (5), tr.111-135.

156. Trần Đình Sử (1998), “Một thời đại thi ca trong tư trào nhìn lại Thơ mới”,

Tạp chí Văn học (2), tr.77-80.

157. Trần Đình Sử (2001), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Đại học Quốc

gia, Hà Nội.

158. Trần Đình Sử (2002), Văn học và thời gian, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

159. Vũ Văn Sỹ (2005), Mạch thơ trong nguồn thế kỷ, Nxb Khoa học Xã hội,

Hà Nội.

160. Văn Tâm (1994), “Thể phách thơ Việt Nam - Khát vọng tự do”, Kiến thức

ngày nay (360), tr.3- 8.

161. Hà Công Tài (1996), “Đặc trưng hình thể của ngôn từ thơ ca”, Tạp chí Văn

học (3), tr.44-46.

162. Hoài Thanh, Hoài Chân (Tái bản 2000), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn

học, Hà Nội.

163. Lê Thanh (1941), “Nghiên cứu và bình luận về thể thơ tự do”, Tạp chí Tri

Tân số (16, 18).

Page 29: Ý THỨC TỰ DO TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17125/1/V_L2_01102.pdf · Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài

164. Nguyễn Bá Thành (1996), Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam,

Nxb Văn học, Hà Nội.

165. Nguyễn Bá Thành (1999), Thơ Chế Lan Viên với phong cách suy tưởng,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

166. Trần Khánh Thành (2002), Thi pháp thơ Huy Cận, Nxb Văn học, Hà Nội.

167. Uyên Thao (1968), Thơ Việt hiện đại, Nxb Hoa Tiên, Sài Gòn.

168. Trần Đức Thảo (1996), Tìm cội nguồn ngôn ngữ và ý thức, Nxb Văn hoá

Thông tin, Hà Nội.

169. Nguyễn Ngọc Thiện (Chủ biên) (2002), Tranh luận văn nghệ thế kỷ XX

(tập II), Nxb Lao động, Hà Nội.

170. Lƣu Khánh Thơ (1994), “Cái tôi trữ tình và phương thức biểu hiện cái tôi

tình yêu trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng”, Tạp chí Văn học (10),

tr.24-27.

171. Lƣu Khánh Thơ (1995), “Thơ tình Xuân Diệu trước và sau Cách mạng

tháng 8”, Tạp chí Văn học (9), tr.28-30.

172. Lƣu Khánh Thơ (2005), Thơ và một số gương mặt thơ Việt Nam hiện đại,

Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

173. Bích Thu (2000), “Hàn Mặc Tử - Một hiện tượng độc đáo của thi ca Việt

Nam thế kỷ XX”, Tạp chí Văn học (1), tr.47-56.

174. Lý Hoài Thu (1995), “Nỗi buồn và sự cô đơn trong thơ Xuân Diệu”, Tạp

chí Văn học (5), tr.22-27.

175. Lý Hoài Thu (1997), Thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng 8-1945, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

176. Đỗ Lai Thúy (1998), “Hoàng Cầm, Nguyễn Bính và...”, Tạp chí Văn học

(5), tr.69-72.

177. Đỗ Lai Thúy (1999), Từ cái nhìn văn hoá, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.

178. Đỗ Lai Thúy (Tái bản 2000), Mắt thơ, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

179. Đỗ Lai Thúy (2005), Văn hoá Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hoá, Nxb

Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

180. Phan Trọng Thƣởng (1991), “Ra đi - Như một phẩm chất nghệ thuật và

như một dấu ấn tư tưởng của Đào Tấn”, Tạp chí Văn học (5), tr.27-29+69.

Page 30: Ý THỨC TỰ DO TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17125/1/V_L2_01102.pdf · Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài

181. Phan Trọng Thƣởng (1998), “Thế Lữ - Nghệ sĩ hai lần tiên phong”, Tạp

chí Văn học (7), tr.12-15.

182. Chu Quang Tiềm (1991), Tâm lý văn nghệ (Khổng Đức, Đinh Tấn Dung

dịch), Nxb Thanh niên, Thành phố Hồ Chí Minh.

183. Bùi Đức Tịnh (Tái bản 2002), Những bước đầu của báo chí, tiểu thuyết và

Thơ mới, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

184. Hoàng Trinh (1979), Ký hiệu, nghĩa và phê bình văn học, Nxb Văn học,

Hà Nội.

185. Hoàng Trinh (1992), Từ ký hiệu học đến Thi pháp học, Nxb Khoa học Xã

hội, Hà Nội.

186. Võ Gia Trị (2000), Quy luật văn chương, Nxb Văn hoá Thông tin - Trung

tâm Văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.

187. Lê Dục Tú (1994), “Quan niệm con người cá nhân trong tiểu thuyết Tự lực

Đoàn”, Tạp chí Văn học (4), tr.30-33.

188. Nguyễn Quốc Túy (1995), Thơ mới - Bình minh thơ Việt Nam hiện đại,

Nxb Văn học, Hà Nội.

189. Nguyễn Quốc Túy (1996), “Trở lại mấy ý kiến về phong trào Thơ mới”,

Tạp chí Văn học (5), tr.20-23.

190. Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng (1998), “Nhìn lại Bích Khê”, Văn nghệ (7), tr.5.

191. Chế Lan Viên (1971), Suy nghĩ và bình luận, Nxb Văn học, Hà Nội.

192. Chế Lan Viên (1981), Nghĩ cạnh dòng thơ, Nxb Văn học, Hà Nội.

193. Hoài Việt (1992), Nguyễn Bính, thi sĩ của yêu thương, Nxb Hội Nhà văn,

Hà Nội.

194. Vũ Thanh Việt (Tập hợp và biên soạn) (2000), Thơ mới lãng mạn Việt

Nam - Những lời bình, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

195. Vƣgotxki L.X. (1981), Tâm lý học nghệ thuật (Hoài Lam, Kiên Giang

dịch), Nxb Khoa học Xã hội - Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.

196. Trần Ngọc Vƣơng (1995), “Nhìn văn học 50 năm từ một ngàn năm văn

học”, Tạp chí Văn học (9), tr.10-13.

197. Trần Ngọc Vƣơng (1995), Loại hình học tác giả văn học - Nhà nho tài tử

và văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Page 31: Ý THỨC TỰ DO TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/17125/1/V_L2_01102.pdf · Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, Hoài

198. Nguyễn Vỹ (1967), Văn thi sĩ tiền chiến, Nxb Khai Trí, Sài Gòn.

199. Nguyễn Văn Xuân (1970), Phong trào Duy tân, Lá Bối xuất bản, Sài Gòn.

200. Trần Đăng Xuyền (2003), Nhà văn, hiện thực, đời sống và cá tính sáng

tạo, Nxb Văn học, Hà Nội.

201. Nguyễn Khắc Xƣơng (Sưu tầm và biên soạn) (1997), Tản Đà trong lòng

thời đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

202. Hegel W. F. (2005), Mỹ học (Phan Ngọc dịch), Nxb Khoa học Văn học,

Hà Nội.

TIẾNG NGA

203. Поляков М. (1986), Вопросы - поэтики и художественной семантики

(Những vấn đề thi pháp và ngữ nghĩa nghệ thuật), Издание второе,

дополненное, Советский писатель, Москва.

204. Черкасский Л.E. (1972), Hовая китайская поэзия (20-30-е годы), (Thơ

mới Trung Quốc, những năm 20-30), издательство “Наука” главная

редакчия восточной литературы, Москва.