28
1 Quan điể m của các nhà kinh điển chnghĩa Mác về tôn giáo. Ý nghĩa của nó trong thời đại ngày nay : Lun văn ThS/ Trn ThThúy Ngọc ; Ngd. : TS. Đỗ Lan Hin . - H. : ĐHKHXH & NV, 2009 . - 101 tr. + CD-ROM + tóm tt 1. Tính cấp thiết của đề t ài Bắt đầu từ thế kỷ XVII trở đi, ở phương Tây xuất hiện nhiều nhà tri ết gia như Descartes, Kant, Hegel, Huserl, Keerkegaard, Heidegger, đặc biệt l à Nietzsche mu ốn xây dựng một kỷ nguy ên mới cho tri ết học con người, kỷ nguyên c ủa chủ nghĩa nhân bản triệt để, ch ống lại ý niệm về thi ên chúa, về linh hồn bất tử, về thế giới sau khi ch ết, coi đó l à nh ững ý tưởng hạn hẹp đầy ti ên ki ến của hệ thống si êu hình học, hệ thống thần học trước đấy. Và tuyên bố thượng đế đã chết. Song, nhi ều kỷ nguyên đ ã qua sau l ời tuyên b ố thượng đến đã ch ết, tôn giáo không chết cái chết tự nhi ên c ủa nó mà th ậm chí c òn phát tri ển hơn, phức tạp hơn, khiến các học giả tốn không biết bao nhiêu gi ấy mực để bàn lu ận tranh c ãi tôn giáo là gì? Nó có vai trò gì trong đời sống xã h ội khiến nó có thể trường tồn đến như vậy? Các nhà tri ết học phương Tây hiện đại cũng trở lại nghi ên c ứu tôn giáo, h ọ không thoả mãn với các quan điểm truyền thống về tôn giáo, đặc biệt quan điểm của họ về tôn giáo dường như đối lập l ại các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo. Họ không xem tôn giáo là một h ình thái của ý thức xã h ội, không xem tôn giáo l à loại tư bi ện về những gì thoát ra kh ỏi tư duy khoa học… mà xem tôn giáo là t ồn tại xã h ội, l à hi ện thực. Và d ự báo, thế k ỷ XXI l à th ế kỷ của tôn giáo và của sự xung đột giữa các nền văn hoá - tôn giáo. Từ đó, họ cho r ằng, nhiều quan điểm về tôn giáo của chủ nghĩa Mác không c òn đúng trong thời đại ngày nay, đặc biệt l à d ự báo của các nh à kinh điển về một xã h ội tương lai có th ể xoá bỏ được tôn giáo. Trong tình hình nh ư vậy, việc t ìm hi ểu một cách đầy đủ và h th ống các quan điểm của C.Mác, PhĂngghen, V.I.Lênin v ề tôn giáo

1 Quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác về tôn ...repositories.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/39276/1/TT_V_L2_01500.pdf · cho triết học con người,

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

Quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác về tôn giáo. Ý nghĩa của nó trong thời đại ngày nay : Luận văn ThS/ Trần Thị Thúy Ngọc ; Ngd. : TS. Đỗ Lan Hiền . - H. : ĐHKHXH & NV, 2009 . - 101 tr. + CD-ROM + tóm tắt

1. Tính cấp thiết của đề tài Bắt đầu từ thế kỷ XVII trở đi, ở phương Tây xuất hiện nhiều

nhà triết gia như Descartes, Kant, Hegel, Huserl, Keerkegaard, Heidegger, đặc biệt là Nietzsche muốn xây dựng một kỷ nguyên mới cho triết học con người, kỷ nguyên của chủ nghĩa nhân bản triệt để, chống lại ý niệm về thiên chúa, về linh hồn bất tử, về thế giới sau khi chết, coi đó là những ý tưởng hạn hẹp đầy tiên kiến của hệ thống siêu hình học, hệ thống thần học trước đấy. Và tuyên bố thượng đế đã chết.

Song, nhiều kỷ nguyên đã qua sau lời tuyên bố thượng đến đã chết, tôn giáo không chết cái chết tự nhiên của nó mà thậm chí còn phát triển hơn, phức tạp hơn, khiến các học giả tốn không biết bao nhiêu giấy mực để bàn luận tranh cãi tôn giáo là gì? Nó có vai trò gì trong đời sống xã hội khiến nó có thể trường tồn đến như vậy?

Các nhà triết học phương Tây hiện đại cũng trở lại nghiên cứu tôn giáo, họ không thoả mãn với các quan điểm truyền thống về tôn giáo, đặc biệt quan điểm của họ về tôn giáo dường như đối lập lại các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo. Họ không xem tôn giáo là một hình thái của ý thức xã hội, không xem tôn giáo là loại tư biện về những gì thoát ra khỏi tư duy khoa học… mà xem tôn giáo là tồn tại xã hội, là hiện thực. Và dự báo, thế kỷ XXI là thế kỷ của tôn giáo và của sự xung đột giữa các nền văn hoá - tôn giáo. Từ đó, họ cho rằng, nhiều quan điểm về tôn giáo của chủ nghĩa Mác không còn đúng trong thời đại ngày nay, đặc biệt là dự báo của các nhà kinh điển về một xã hội tương lai có thể xoá bỏ được tôn giáo.

Trong tình hình như vậy, việc tìm hiểu một cách đầy đủ và hệ thống các quan điểm của C.Mác, PhĂngghen, V.I.Lênin về tôn giáo

2

là một việc làm cần thiết, trước hết là để khẳng định những luận điểm về tôn giáo của các ông là sự vận dụng một cách khoa học những nguyên lý của triết học duy vật biện chứng trong việc lý giải nguồn gốc, bản chất của tôn giáo. Thứ đến, sau khi nghiên cứu đầy đủ những quan điểm của chủ nghĩa Mác về tôn giáo, những người mác xít cần phải phát triển, bổ sung và hoàn thiện nó trong điều kiện hiện nay – khi tôn giáo và thời đại đã có nhiều thay đổi mà sinh thời C.Mác và Ph.Ăngghen chưa thể dự đoán được.

Tôn giáo và công tác tôn giáo luôn là một vấn đề lớn của bất kỳ một dân tộc nào có sự hiện hữu của nó, nhất là hiện nay, tôn giáo, tín ngưỡng đang có xu hướng diễn biến phức tạp. Song, để có một chính sách đúng đối với tôn giáo cần phải có lý luận đúng. Lý luận đúng là lý luận phải gắn liền với thực tiễn, đi sát với thực tiễn và luôn cập nhật với những diễn biến, biến đổi của thực tiễn. Do vậy, các thế hệ mác xít kế tiếp sự nghiệp của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin trước hết cần phải nắm chắc lý luận của chủ nghĩa Mác về tôn giáo, bổ sung những “cơ sở lịch sử cụ thể” cho lý luận ấy và vận dụng lý luận đó một cách linh hoạt trong hoàn cảnh thực tế của đất nước mình.

Với những lý do trên, chúng tôi thấy việc nghiên cứu quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác về tôn giáo là một việc làm cần thiết. Do đó, chúng tôi chọn đề tài “Quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác về tôn giáo. Ý nghĩa của nó trong thời đại hiện nay” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ Triết học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu tôn giáo, nhất là nghiên cứu các quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác về tôn giáo cũng như sự vận dụng của Đảng ta được rất nhiều tác giả, tác phẩm, các công trình bàn bạc, nghiên cứu một cách nghiêm túc. Trước hết, cuốc sách C.Mác – Ph.Ăngghen về vấn đề tôn giáo của Nguyễn Đức Đạt (chủ biên) nhà xuất bản khoa học xã hội, xuất bản năm 1999; trong tác phẩm này tác giả đã tuyển chọn những ý kiến của C.Mác và Ph.Ăngghen về tôn giáo; sưu tập và trích lục những tác phẩm và những đoạn văn viết về tôn giáo trong C.Mác –

3

Ph.Ăngghen toàn tập. Những ý kiến của hai ông về tôn giáo vừa có tính nguyên tắc, đúng đắn, vừa mang tính chất sắc bén với những luận điểm và hành vi phản cách mạng, phản khoa học. Tiếp đến, cuốn sách Mác, Ăngghen, Lênin, bàn về tôn giáo và chủ nghĩa vô thần sách tham khảo của nhà xuất bản Chính trị quốc gia, xuất bản năm 2001. Cuốn sách được dịch từ bản tiếng Trung Quốc. Cuốn sách tập hợp những tác phẩm và những ý kiến chủ yếu của Mác, Ăngghen, Lênin và một số ý kiến của Xtalin về vấn đề lý luận tôn giáo; chính sách đối với tôn giáo, chủ nghĩa vô thần và chủ nghĩa duy vật, quan hệ giữa chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo. Bên cạnh đó, tác phẩm còn có trích một số luận điểm có tính chất nền tảng: Bản chất và nguyên nhân tồn tại của tôn giáo, ảnh hưởng xã hội và mất đi của tôn giáo, lý luận chủ nghĩa duy vật mác xít và chủ nghĩa vô thần, thái độ và chính sách của Đảng vô sản đối với tôn giáo. Năm 2005, tập thể tác giả TS. Đỗ Minh Hợp, TS.Nguyễn Anh Tuấn, TS.Nguyễn Thanh, Th.S Lê Hải Thanh xuất bản cuốn sách Tôn giáo lý luận xưa và nay, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, trong chương II của phần thứ nhất tập trung nghiên cứu các tiêu đề lịch sử triết học của tôn giáo học, trình bày quan điểm các nhà triết học tiền bối trong lĩnh vực tôn giáo. Cuốn sách Quan điểm của C.Mác – Ph.Ăngghen – V.I.Lênin Hồ Chí minh về tôn giáo và sự vận dụng của Đảng cộng sản của TS.Hồ Trọng Hoài, TS.Nguyễn Thị Nga, xuất bản năm 2006 đã trình bày những quan điểm cơ bản của các nhà kinh điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh về tôn giáo và sự vận dụng sáng tạo những tư tưởng cơ bản của chủ tịch Hồ Chí Minh về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Tác phẩm kinh điển: Nghiên cứu về tôn giáo được trình bày trong C.Mác – Ph.Ăngghen toàn tập, các tập 1, 2, 3, 20, 21, 23, 42.. và trong V.I.Lênin toàn tập, các tập 11, 12, 17, 29, 37, 38…

Liên quan điến chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, có rất nhiều tác giả và các công trình khoa học nghiên cứu GS.Đặng Nghiêm Vạn, năm 2001 với cuốn Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam do Nxb Chính trị Quốc gia xuất bản, có phần bàn về

4

đặc trưng tôn giáo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và phần nói về chính sách tôn giáo (phần 6). Năm 2002 có công trình cấp nhà nước của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nghiên cứu về tình hình tôn giáo ở nước ta để phục vụ cho công tác quản lý Tổng quan Đề tài cấp Nhà nước – Tình hình và xu hướng tôn giáo ở Việt Nam hiện nay – Những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý và lãnh đạo. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và xu hướng biến động của tôn giáo trên thế giới và Việt Nam, công trình đã đưa ra phương hướng và kiến nghị nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với tôn giáo trong thời kỳ hiện nay. Năm 2005, Đỗ Quang Hưng viết cuốn sách Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam: lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia. Cuốn sách này đã nêu rõ những ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đối với quá trình phát triển tư duy lý luận của Đảng ta về tôn giáo và chỉ ra những nội dung cơ bản của vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta từ năm 1920 cho đến nay.

Một số bài trong các Tạp chí, Tập san: Tôn giáo, thuốc phiện của nhân dân và sự phản kháng chống lại khốn cùng thực tại – Các quan điểm của Mác và Lênin – Sergio Vuscovic Roto (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 2, 2000); Karl Marx và Friedrich Engels với vấn đề xã hội học tôn giáo – Jean Paul Willaime (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1, 2002); Quan điểm của C.Mác – Ph.Ăngghen về lao động bị tha hoá và sự tha hoá của tôn giáo – Trương Hải Cường (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 6, 2001); Quan niệm của Hêraclít về linh hồn, Thượng đế và thái độ của ông đối với tôn giáo – PGS.TS. Đặng Hữu Toàn (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 4, 2002); Lutvích Phoiơbắc bàn về tôn giáo – Th.s. Nguyễn Hoài Sanh (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 3, 2000); Ph.Ăngghen về tôn giáo. Những di sản quý giá – PGS.TS Nguyễn Đức Lữ (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5, 2004); Quá trình đổi mới nhận thức về vấn đề tôn giáo và việc hoàn thiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới – Th.s. Trần Thanh Giang (Tạp chí Triết học, số 9, 2008); VI.Lênin bảo vệ và phát triển tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về

5

tôn giáo – TS. Lê Đại Nghĩa (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 2, 2002); Từ quan điểm duy vật lịch sử của C.Mác xem xét vấn đề tôn giáo ở nước ta – TS. Ngô Hữu Thảo (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 4, 2004); Tôn giáo Việt Nam – GS. G.Condominas (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 2, 2003). Tập chuyên khảo giáo trình Triết học Mác-Lênin dùng cho học sinh, sinh viên chuyên Triết của các trường Đại học, Cao đẳng đã trình bày các quan điểm về tôn giáo của các nhà kinh điển với tính chất là giáo trình giảng dạy Bộ môn Chủ nghĩa Vô thần Khoa học.

Các công trình nghiên cứu về tôn giáo như: tôn giáo – một hình thái ý thức xã hội của Nguyễn Hoài Sanh, năm 1999. Hay Chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về tôn giáo hiện nay: một số vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn thạc sỹ của Đào Duy Tùng, năm 2006. Do có xuất phát điểm khác nhau nhưng chưa có luận án nào tìm hiểu một cách hệ thống các vấn đề tôn giáo mà C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã đề cập và liên hệ với thực trạng tôn giáo hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Trong trình độ cho phép với năng lực và trình độ, chúng tôi cố gắng hoàn thành bản luận văn của mình cho sự đóng góp nhỏ bổ sung vào các công trình đi trước nghiên cứu về tôn giáo.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Tôn giáo là một đề tài rộng lớn và là đối tượng của nhiều học

giả quan tâm. Luận văn tập trung nghiên cứu quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác về tôn giáo trên cơ sở kế thừa, phê phán các quan điểm trước Mác khi đề cập, nghiên cứu về tôn giáo. Diễn biến tôn giáo ngày nay quá phức tạp, có nhiều thay đổi so với thời đại của các nhà kinh điển. Trên cơ sở đó vận dụng quan điểm của các nhà kinh điển về tôn giáo trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn hiện nay, đồng thời liên hệ với tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.

4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn. Làm rõ quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin

về tôn giáo trên cơ sở đó, chỉ ra và luận giải ý nghĩa của những quan điểm này trong thời đại ngày nay.

6

Để đạt được mục đích trên, luận văn phải thực hiện những nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa các quan điểm trước Mác về tôn giáo, nêu lên được bối cảnh lịch sử để hình thành các quan điểm tôn giáo.

Thứ hai, phân tích làm rõ các quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về tôn giáo.

Thứ ba, nêu lên ý nghĩa và sự vận dụng của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác trong hoạt động nhận thức và thực tiễn tôn giáo trong điều kiện hiện nay.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn: dựa trên những nguyên lý triết học mác

xít khi nghiên cứu về tôn giáo. Phương pháp nghiên cứu của luận văn: kết hợp lôgíc và lịch sử;

phân tích và tổng hợp. Kết hợp nghiên cứu văn bản với nghiên cứu thực tế lịch sử. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn góp phần trình bày một cách có hệ thống những quan

điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác về tôn giáo. Từ đó nêu nên ý nghĩa, giá trị của những quan điểm khoa học về tôn giáo, đồng thời mạnh dạn chỉ ra những điểm còn hạn chế trong lý thuyết về tôn giáo của các ông trong điều kiện hiện nay.

7. Ý nghĩa của luận văn Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm

đến vấn đề triết học tôn giáo và làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy về chuyên ngành tôn giáo học.

8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 2 chương, 4 tiết và 9 tiểu tiết

7

NỘI DUNG Chương 1

QUAN ĐIỂM CỦA CÁC NHÀ KINH ĐIỂN CHỦ NGHĨA MÁC VỀ TÔN GIÁO

1.1 Quan điểm của các nhà triết học trước Mác về tôn giáo Ngay từ thời cổ đại, tôn giáo đã được các nhà triết học quan tâm

nghiên cứu, như Anaximen (khoảng 588 - 525 TCN), Hêraclít (khoảng 544 - 478 TCN), Đêmôcrít ( khoảng 460- 370 TCN) đã coi một dạng vật chất cụ thể như không khí, lửa, nguyên tử là nguồn gốc và bản chất chung của mọi vật, thần thánh cũng chỉ là sản phẩm được sinh ra từ một bản nguyên vật chất, cũng có nguồn gốc vật chất. Hay Kxênôphan (khoảng 570 - 478 TCN) là người đầu tiên có quan điểm đúng đắn rằng: Không phải tôn giáo sáng tạo ra con người mà tôn giáo và các vị thần là kết quả sáng tạo của con người. Chính con người đã sáng tạo ra các vị thần theo sự tưởng tượng của mình. Luycơrêtiúyt (99 - 55 TCN) là nhà tư tưởng xuất sắc thời La Mã cổ đại cho rằng tôn giáo là thứ nô dịch và hạ thấp con người. Thần thánh chính là do trí tưởng tượng của con người đẻ ra.

Đầu thế kỷ XV, thời Trung cổ giai cấp phong kiến và các giáo hội nắm quyền thống trị, tôn giáo chính là kẻ thù của con người, kẻ thù của khoa học và là lực lượng kìm hãm sự phát triển của tri thức con người trong suốt mấy trăm năm. Tuy nhiên, sự thống trị của tôn giáo, đặc biệt là Thiên chúa giáo cũng có ảnh hưởng to lớn với sự phát triển của triết học thời Phục hưng. Dưới lớp vỏ thần học, nhiều nhà tư tưởng như Nicôlai Kuzan, Lépnít đã xây dựng nhiều quan niệm triết học tích cực. Tuy nhiên, các quan niệm thần học và tôn giáo nhìn chung vẫn là một trở ngại lớn đối với sự phát triển của triết học và khoa học thời Phục hưng và Cận đại. Trong thời kỳ phục hưng, tôn giáo là đối tượng trực tiếp và chủ yếu của sự phê phán. Phê phán tôn giáo cũng chính là phê phán các thế lực đang kìm hãm sự phát triển của tư tưởng nhân loại. Đấu tranh xoá bỏ tôn giáo là để giải phóng nhân loại khỏi sự thống trị trực tiếp của nhà thờ, đưa con người trở lại vị trí trung tâm, giải phóng con người và khoa học khỏi

8

ảnh hưởng của tôn giáo. Có thể kể ra một số đại biểu tiêu biểu như Lêôna Đơvanhxi, Tômát Morơ, Nicôla Côpecních… Họ là những người đã có công lớn trong việc đưa ra những tư tưởng về đấu tranh chống tôn giáo, đề cao tri thức và con người. Triết học duy vật thời phục hưng được bắt đầu phục hồi và phát triển ở ý, với những tên tuổi của các nhà triết học như Pietơrô Pômpônatxi (1462 - 1524), Nicôlai Côpécních (1473 - 1543), Gioócđanô Brunô (1548 -1600), Galilêô Galilê (1564 - 1542), Lêôna Đơvanhxi ( 1452 - 1519)… là những nhà triết học duy vật, đấu tranh chống lại Giáo hội. Họ đều xem tôn giáo, thần thánh là kết quả của sự lừa dối của giới tu sĩ và sự tưởng tượng sai lầm của con người. Trong thời kỳ này,tư tưởng chống tôn giáo đã tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử tư tưởng nhân loại, mở ra một thời kỳ phát triển mới cho triết học và khoa học. Trên cơ sở đó, các nhà triết học đã đề cao tư tưởng giải phóng con người - một quan điểm tiến bộ mang đậm tính nhân văn. Với việc kế thừa một cách xuất sắc những thành tựu của thời kỳ phục hưng, các nhà duy vật Tây Âu thế kỷ XVII, XVIII đã tạo ra một bước chuyển biến mới đối với sự phê phán tôn giáo một cách toàn diện bằng cách đề cao chủ nghĩa duy vật vô thần. Các nhà duy vật thời kỳ này không thừa nhận sự tồn tại của đấng sáng thế, họ đã tấn công vào nhà thờ và Kitô giáo chỉ ra những tác hại của tôn giáo. Tôn giáo là nguyên nhân của mọi tệ nạn xã hội. Họ yêu cầu tách tôn giáo ra khỏi nhà nước, tách thần học khỏi triết học và khoa học, chống lại tất cả các hình thức và tính chất mê tín, giáo điều nhưng lại đề cao lý trí thuần tuý. Một vài người trong số học đã bước đầu đưa ra lý giải về nguồn gốc lịch sử, xã hội và tâm lý của tôn giáo. Hôn bách nhiệt liệt ca ngợi chủ nghĩa vô thần, chống lại mọi hình thức của niềm tin tôn giáo. Tômát Hôpxơ (1588 - 1679), Vônte (1694 - 1778), Điđrô (1713 - 1784), Hônbách (1723 - 1751) là những đại biểu nổi tiếng của chủ nghĩa duy vật Anh, Pháp thế kỷ XVII. Theo các ông, gốc rễ của tôn giáo là sự sợ hãi do ngu dốt đẻ ra. Tuy nhiên, tôn giáo cần thiết cho nhà nước, là công cụ để mọi người tuân theo các chuẩn mực của nhà nước nhưng nhà thờ phải phục tùng nhà nước chứ không phải nhà nước phục tùng nhà thờ. Do chưa có quan điểm duy vật trong việc

9

xem xét các vấn đề xã hội nên các nhà khai sáng Pháp và triết học duy vật Anh khó có thể giải thích một cách đúng đắn nguồn gốc phát sinh và phát triển của tôn giáo. Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, triết học cổ điển Đức lại đánh dấu một bước phát triển lớn trong tư duy nhân loại, tuy nhiên triết học cổ điển Đức lại lùi một bước trong sự phê phán tôn giáo so với triết học Tây Âu trước đó.I. Cantơ - người sáng lập ra nền triết học cổ điển Đức, đã giành nhiều tác phẩm chuyên sâu cho việc khảo cứu tôn giáo, trước hết là tác phẩm “Tôn giáo chỉ trong khuôn khổ của lý tính”. Ý niệm Thượng đế đối với ông vẫn là sự thống nhất tuyệt đối của mọi hiện tượng và Thượng đế tuy không phải là đối tượng của nhận thức về mặt lý thuyết nhưng là một đòi hỏi của lý trí thực tiễn và là hiện thực. Theo Cantơ, nên nói là người này có niềm tin này hay niềm tin khác chứ không nên khẳng định là họ tin theo tôn giáo này hay tôn giáo khác. Cantơ đề cao vai trò của Thiên Chúa giáo, coi đó là tôn giáo chân chính, hoàn hảo trước hết là biến thể Tin lành giáo.

Đến Hêghen (1770 - 1831). Ông muốn hoà giải triết học với thần học. Theo Hêghen, Chúa là cơ sở trong triết học tôn giáo. Khái niệm về tôn giáo thể hiện chỉ có tôn giáo là tri thức tuyệt đối chân thực. Chúa thể hiện là cái chân lý tuyệt đối, vạn vật đều bắt đầu từ nó và quay về nó, vạn vật đều phụ thuộc vào nó và ở bên ngoài nó thì không một cái gì có tính độc lập đích thực. Chúa là cái chung tự nó và cho nó, bao hàm vạn vật và đem lại cho vạn vật tính ổn định. Tôn giáo không phải là sản phẩm của ý thức chủ quan, nó là sản phẩm của tinh thần Chúa chứ không phải là khám phá của con người, là kết quả tác động của Chúa đến con người và là hoạt động của Chúa trong con người.

Năm 1835, F. Stơrauxơ đã viết tác phẩm “Cuộc đời Giêsu - biên khảo và phê phán”. Tác phẩm này đã hoài nghi Giêsu, hoài nghi nguồn gốc thần thánh của tôn giáo. Nhưng Stơrauxơ mới chỉ tạo ra tiền đề mà không đi tiếp nốt con đường mà ông đã mở. Brunô Bauơ ( 1809 - 1882) là một nhà vô thần rất hăng hái. Ông thậm chí không chấp nhận có một Giêsu nào cả trong lịch sử và kết luận rằng tất cả những câu chuyện có trong kinh Tân ước đều là sản phẩm hư cấu của các nhà văn Kitô giáo. Công lao chính của các nhà triết học trong phái Hêghen trẻ là phê phán

10

không thương tiếc tất cả những gì có hơi hướng tôn giáo mà không thể tiến xa hơn các bậc tiền bối trong việc giải thích nguồn gốc tâm lý và kinh tế xã hội của tôn giáo. Khi vấn đề được đặt ra là cần phải vượt qua tôn giáo thì họ mắc phải hạn chế tìm đến con đường giải thoát hết sức duy tâm hoặc tìm đến một thứ tôn giáo khác, tôn giáo của tình yêu con người.

L.Phoiơbắc (1804 1872) cho rằng: Con người là cái cao quý nhất mà tạo hoá có được. Ông phê phán Hêghen quan niệm con người một cách trừu tượng và thần bí, coi đó là một lực lượng siêu nhiên sáng tạo ra hiện thực. Nhưng hạn chế lớn nhất của ông là khi phê phán hệ thống duy tâm của Hêghen, Phoiơbắc phủ nhận luôn cả phương pháp biện chứng, thành tựu vĩ đại nhất trong triết học Hêghen. Năm 1841, tác phẩm “Bản chất của Kitô giáo” của Phoiơbắc ra đời và ngay lập tức có một ảnh hưởng rất lớn. C.Mác đã nhiệt liệt chào đón cuốn sách này và cho rằng sự ra đời của nó “về thực chất đã kết thúc sự phê phán tôn giáo”(1) Trước đó, người ta nhìn tôn giáo như một cái gì đó ở bên ngoài áp đặt vào con người. Vì thế, người ta đã nhìn thấy trong tôn giáo những điều xấu xa nhưng lại không thấy con người, vai trò con người lu mờ. Trong tác phẩm “Bản chất của Cơ đốc giáo”, ông đã đưa ra nhận định mang tính duy vật và được coi là luận điểm có tính chất nền tảng: “Không phải Thượng đế sinh ra con người mà trái lại, con người đã tạo ra Thượng đế theo hình ảnh của mình. Con người suy nghĩ ra sao, tâm tư của họ như thế nào thì Thượng đế của họ đúng như vậy. Con người có bao nhiêu giá trị thì Thượng đế của họ cũng có bấy nhiêu, không hơn. Như vậy, con người đã phản ánh bản chất thật của mình vào Thượng đế và tôn giáo.Thượng đế giờ đây trở thành khách thể của con người, nằm ngoài con người và đến lượt nó, con người nhắm mắt phục tùng với một tinh thần hoàn toàn thụ động các Thượng đế do con người sinh ra. Theo Phoiơbắc, đó chính là bản chất đích thực của tôn giáo.Tôn giáo xuất hiện không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên mà có nguyên nhân trong chính đời sống của con người Con người đã tôn sùng chính bản chất của mình mà không biết bởi các bản chất đó đã

(1) Nguyễn Đức Sự (chủ biên) (1999), C.Mác – Ph.Ăngghen bàn về vấn đề tôn giáo, Viện nghiên cứu tôn giáo, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr208

11

bị đẩy ra ngoài mình và bị thần thánh hoá. Tôn giáo được sinh ra bởi con người và nhằm thoả mãn khát vọng bất tử của họ, hình ảnh Thượng đế không phải là bất biến mà luôn biến đổi do sự biến đổi của điều kiện lịch sử xã hội. Đây là một quan điểm tích cực nhưng vẫn mang tính trừu tượng và sau này đã bị các nhà triết học mácxít phê phán. Điều đáng lưu ý là Phoiơbắc coi điều cần thiết cho sự phê phán tôn giáo là không thừa nhận ở con người có những tình cảm tôn giáo bẩm sinh. Tôn giáo xuất hiện trong quá trình lịch sử. Đây là quan điểm rất tiến bộ chứng tỏ ông đã tiến gần đến quan điểm lịch sử, cho dù mới chỉ mang tính tự phát, mầm mống. Ông chưa nhìn thấy được nguồn gốc xã hội của tôn giáo, do tình trạng người bóc lột người, tính chất đối kháng của giai cấp nảy sinh tôn giáo. Theo Ph.Ăngghen, L.Phoiơbắc không hề muốn xoá bỏ tôn giáo, ông muốn hoàn thiện nó, ngay cả triết học cũng hoà tan vào tôn giáo. Đóng góp của ông đó là sự phê phán tôn giáo tuy đã kết thúc về cơ bản, nhưng điều quan trọng nhất sau đó là chuyển sang phê phán xã hội tư sản Đức còn đeo nặng tàn dư phong kiến thì L.Phoiơbắc không có đóng góp gì. L.Phoiơbắc đã không biết biến sự phê phán “trời” thành sự phê phán “đất”, nghĩa là phê phán pháp lý chính trị, những quan hệ xã hội tư sản nói chung. Cuối cùng, L.Phoiơbắc rơi vào duy tâm. Từ chỗ muốn thủ tiêu tôn giáo; ông lại “ hoàn thiện tôn giáo”, giống như các nhà “ Hêghen trẻ” khác, L.Phoiơbắc chưa có quan điểm thực tiễn. Đây là hạn chế lớn nhất và là hạn chế chung của các nhà triết học trước Mác. 1.2. Những luận điểm cơ bản của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác về tôn giáo 1.2.1. Tôn giáo là sự tự ý thức đã bị tha hoá của con người Luận điểm cơ bản và cũng là nền tảng đầu tiên của C.Mác và Ph.Ănghen về tôn giáo đó là: Tôn giáo là sự tha hóa của nhận thức con người về thế giới và về chính bản thân mình, hay nói chính xác, tôn giáo là tự ý thức đã bị tha hóa của con người. Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về tôn giáo đã hình thành một cách giải thích tôn giáo từ chủ đề tha hóa. C.Mác so sánh những hiện tượng trong lĩnh vực thế giới tôn giáo mờ ảo với sự sùng bái hàng hóa. Khi sản

12

phẩm lao động trở thành hàng hóa, những ảo tưởng phủ lên nó, tính chất thần bí của hàng hóa không phải do giá trị sử dụng sinh ra, mà bắt nguồn từ bản thân hình thức của hàng hóa. Trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế- triết học 1844”, C.Mác đã so sánh và đặt sự tha hóa của lao động trong quan hệ với sự tha hóa của người công nhân đặt trong sự so sánh với tôn giáo: “Người công nhân càng phát tiết ra trong lao động thì thế giới xa lạ khách quan do bản thân anh ta sáng tạo ra đối diện với anh ta lại càng mạnh, bản thân anh ta, thế giới bên trong của anh ta lại càng nghèo đi. Trong tôn giáo tình hình cũng hoàn toàn giống như vậy. Con người hiến cho thần thánh càng nhiều, thì cái mà bản thân anh ta còn giữ lại càng ít” (2) Khi nghiên cứu sự tha hóa của tôn giáo, C.Mác và Ph.Ăngghen đã so sánh với lao động bị tha hóa. Nếu lao động bị tha hóa dẫn tới thế giới do lao động tạo ra trở thành xa lạ với con người, trở thành cái thống trị con người, thì ở sự tha hóa của tôn giáo tình hình tương tự cũng như vậy; vì thần thánh vốn là sản phẩm của con người, do con người sáng tạo ra nhưng nó quay trở lại thống trị con người.Điều đó có nghĩa, lao động bị tha hóa cũng như tôn giáo đều làm nghèo đi cái bản chất người bằng cách làm giàu cho đối tượng xa lạ khác và lại bị chính đối tượng xa lạ ấy thống trị trở lại, sự giống nhau đều có nguồn gốc trong những hoạt động xã hội con người. Bởi có những căn nguyên xã hội của sự giống nhau giữa lao động bị tha hóa và tôn giáo, vì thế mà C.Mác thường đưa ra sự so sánh để nói về tính tương đồng giữa lao động bị tha hóa và tôn giáo. Tức là, đối với C.Mác, tôn giáo là sản phẩm của con người, là sản phẩm của sự tưởng tượng đầu óc con người rồi sản phẩm đó lại thuộc về một thực thể khác, thuộc về Thượng đế, thần linh hay ma quỷ và trở lên xa lạ, đối lập, thống trị lại con người. Xuất phát từ quan điểm lịch sử, C.Mác đã chứng minh: Con người chỉ sáng tạo ra tôn giáo khi khả năng tư duy trừu tượng đạt đến trình độ nhất định nào đó, khi năng lực nhận thức và cải tạo thế giới của con người tăng lên, khi điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội thay đổi thì tôn giáo cũng biến đổi theo. Suy cho cùng thì không phải bản thân giới tự nhiên sinh ra tôn giáo mà là sự hạn chế của con người với giới (2) C.Mác và Ph.Ăngghen (1982), tuyển tập 6 tập, t.1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 111

13

tự nhiên, do sự phát triển hạn chế của lực lượng sản xuất, trước hết là công cụ lao động. Đây là một trong những nguồn gốc xã hội của tôn giáo.Con người không lý giải được nguyên nhân của thân phận nghèo đói và nô lệ của mình là xuất phát từ tư hữu, họ chỉ còn biết tìm lối thoát ở tôn giáo Sự sợ hãi cũng tạo ra thần linh, sự lệ thuộc của con người vào giới tự nhiên, nỗi sợ hãi, thất vọng và khổ đau, cô đơn và bất hạnh thất vọng... cũng là những nguyên nhân làm nảy sinh tôn giáo. Sự ra đời, tồn tại của tôn giáo một mặt phản ánh trình độ phát triển tư duy, điều kiện sống của con người; mặt khác nó phản ánh nhu cầu, khát vọng được cứu giúp họ. 1.2.2. Giải phóng con người khỏi sự tha hóa của tôn giáo. Đối với C.Mác. Ph.Ănghen, nhiệm vụ của lịch sử và triết học vẫn là phải giải phóng con người khỏi sự tha hoá tôn giáo. Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, L.Phoiơbắc hầu như ông không đóng góp được gì trong việc phê phán xã hội tư sản Đức, theo cách nói của C.Mác và Ph.Ăngghen đó là “phê phán trời”. Còn việc đáng quan tâm bây giờ là “phê phán đất”- điều mà cả L.Phoiơbắc và các nhà phê phán trước đây chưa đạt được. L.Phoiơbắc đã không hiểu được rằng vấn đề cơ bản được đặt ra là phải tiêu diệt được cái thế giới trần tục đó về mặt lý luận và thực tiễn. Trước C.Mác, mọi sự phê phán đều chỉ dừng lại ở bản thân tôn giáo, còn cơ sở cho tôn giáo nảy sinh và tồn tại người ta chưa hề phê phán. Theo C.Mác, đấu tranh chống tôn giáo là đấu tranh chống cái điều kiện xã hội từ đó nảy sinh các quan niệm tôn giáo. Cái điều kiện xã hội bi đát ấy, chính là xã hội phong kiến Phổ lỗi thời. Lúc bấy giờ, là cuộc sống khổ cực của nhân dân và các tầng lớp dưới C.Mác thấy rằng cần phải phê phán, xoá bỏ cái cội rễ về mặt xã hội của tôn giáo. C.Mác đã khắc phục được hạn chế mà các nhà phê phán tiền bối của ông không phát hiện ra: Muốn xoá bỏ tôn giáo, trước hết phải xoá bỏ những điều kiện để nảy sinh ra tôn giáo. Đối với C.Mác và Ph.Ăngghen chưa bao giờ nghĩ rằng, các biện pháp hành chính cưỡng bức lại có thể xoá bỏ được ý thức tôn giáo, chừng nào cái mảnh đất màu mỡ ấy- tức hiện thực bi đát, chế độ người bóc lột người chưa bị xoá bỏ thì chừng ấy ý thức tôn giáo vẫn còn tồn tại.

14

Với C.Mác và Ph.Ăngghen, vấn đề quan trọng đặt ra không phải là phê phán tôn giáo mà là phê phán cơ sở trần tục của tôn giáo. 1.2.3 Tôn giáo tự tiêu vong

Dù tôn giáo đã, đang và sẽ tồn tại lâu dài trong xã hội, nhưng Ph.Ăngghen thừa nhận tôn giáo chỉ là phạm trù lịch sử mà thôi. Và đến một giai đoạn lịch sử nào đó, như Ph.Ăngghen dự báo, khi con người không chỉ mưu sự mà còn định đoạt cho thành sự thì khi đó, các sức mạnh xa lạ cuối cùng hiện vẫn đang phản ánh có tính chất tôn giáo sẽ mất đi; cùng với nó, bản thân sự phản ánh có tính chất tôn giáo sẽ mất đi, vì khi đó sẽ không còn gì để phản ánh nữa. Sự tiêu vong của tôn giáo mà các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác đề cập là ở “giai đoạn cao của CNCS cùng với sự tiêu vong cơ sở xã hội của nó”, còn trong CNXH tôn giáo vẫn tồn tại. Tôn giáo chỉ thực sự mất đi khi nào cơ sở vật chất của nó không còn nữa, khi mà cái thế giới trần tục sản sinh ra tôn giáo đã được cải tạo triệt để bằng con đường cách mạng. Ph.Ăngghen đã đề cập đến ba điều kiện tiêu vong của tôn giáo:

Một là, xoá bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và thực hiện chế độ chiếm hữu xã hội về tư liệu sản xuất.

Hai là, xã hội sử dụng tư liệu sản xuất một cách có kế hoạch. Ba là, mưu sự tại nhân, thành sự cũng tại nhân. C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng sự phát triển của xã hội cuối

cùng sẽ làm mất đi tôn giáo. Có nghĩa trong xã hội dựa trên chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa, khi khoa học phát triển con người đã nhận thức và giải mã được bí ẩn của tự nhiên, xã hội, lẽ thông thường như trước đây họ sẽ sáng tạo ra một thứ tôn giáo mới để thống trị họ, thì họ lại vứt bỏ, xoá bỏ mọi tôn giáo đi. 1.2.4. Quan điểm của V.I.Lênin về thái độ của các Đảng cộng sản và công nhân đối với tôn giáo

Vấn đề tôn giáo, vấn đề đấu tranh chống tôn giáo về mặt ý thức hệ, vấn đề thái độ của Đảng mác-xít đối với tôn giáo…thường xuyên giữ một vị trí quan trọng trong các tác phẩm của Lênin. Lênin có nhiều bài viết về tôn giáo. Tháng 12 năm 1905, Người viết: “Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo”, đăng trên báo Đời sống mới, đến tháng 5 năm 1909, Người viết “Về thái độ của Đảng công nhân đối

15

với tôn giáo” đăng trên báo Người vô sản. Tháng 6 năm 1909, Người viết “Thái độ của giai cấp và của các đảng phái đối với tôn giáo và giáo hội” đăng trên báo Người dân chủ- Xã hội. Trong các bài viết này Lênin tiếp tục làm rõ tư tưởng của chủ nghĩa Mác về tôn giáo. Lênin đã làm sâu sắc thêm và cụ thể hoá nhiều vấn đề mà C.Mác và Ph.Ăngghen chưa có điều kiện nghiên cứu. Về nguồn gốc xã hội của tôn giáo, Lênin nhấn mạnh: “Sự áp bức đối với quần chúng lao động về mặt xã hội, tình trạng có vẻ hoàn toàn bất lực của họ trước những thế lực mù quáng của chủ nghĩa tư bản đang hàng ngày hàng giờ gây ra cho những người lao động bình thường những nỗi thống khổ cực kỳ ghê gớm, những đau thương thật là khủng khiếp, nhiều gấp nghìn lần so với những biến cố phi thường như chiến tranh, động đất…đó là nguồn gốc sâu xa nhất hiện nay của tôn giáo”(3) . Bởi vậy, giải quyết vấn đề tôn giáo phải xuất phát, gắn liền với cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản, ông coi sai lầm lớn nhất và tệ hại nhất mà một người mác-xít có thể mắc phải, là tưởng rằng chỉ bằng giáo dục chủ nghĩa Mác là có thể làm cho quần chúng bừng tỉnh khỏi giấc mê tôn giáo, mà phải tuyên truyền chủ nghĩa vô thần bằng những việc lấy trong đời sống thực tế. Lênin đã khẳng định: Giai cấp vô sản tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của quần chúng. Do đó, các Đảng cộng sản cần xác định, đoàn kết tập hợp quần chúng không phân biệt tín ngưỡng tôn giáo, không xúc phạm, không tuyên chiến với tôn giáo, vạch rõ sự lợi dụng tôn giáo của giai cấp thống trị và các thế lực thù địch. Theo Lênin, cần phải tạo nên một cảnh cực lạc ngay trên trái đất. Cần phải tuyên truyền chủ nghĩa vô thần trong quần chúng một cách sinh động, cụ thể, tôn trọng tín ngưỡng của quần chúng, không ngăn cản, cấm đoán bằng mệnh lệnh hành chính. Lênin đã bước đầu hiện thực hoá tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, giải quyết thành công vấn đề tôn giáo trong quá trình giành và giữ chính quyền Xô Viết, để từ đó tập hợp lực lượng cách mạng, vô hiệu hoá sự lợi dụng tôn giáo của kẻ thù, góp phần không nhỏ vào thành công Chủ nghĩa xã hội tháng Mười Nga. VI.Lênin đề cập đến vấn đề tôn giáo trong điều kiện của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đã diễn (3) VI.Lênin (1979), toàn tập, t.11, Nxb Tiến bộ Matxcơva, tr 515

16

ra trong hiện thực, việc bảo vệ quan điểm của chủ nghĩa Mác về tôn giáo đặt ra cấp bách gắn liền với bảo vệ thành quả cách mạng. Vì thế, trong tư tưởng của Lênin, tính chiến đấu, tính phê phán đặc biệt quyết liệt. Đóng góp mới của ông là nghiên cứu sâu thêm nguồn gốc nhận thức của tôn giáo, đồng thời ông cũng là người đề cập nhiều đến vấn đề chiến lược, sách lược của Đảng công nhân trong cuộc đấu tranh giải phóng nhân loại khỏi ý thức tôn giáo

17

Tiểu kết chương 1 Ngay từ thời Hy Lạp- La Mã Cổ đại, vấn đề tìm hiểu nguồn gốc

và bản chất của tôn giáo đã được đặt ra. Trước khi chủ nghĩa Mác ra đời, sự phê phán tôn giáo chưa thoát khỏi chủ nghĩa duy tâm. Có nghĩa là cái hiện thực xã hội - cơ sở của sự tồn tại của tôn giáo, về thực chất chưa hề bị phê phán.

Với C.Mác và Ph.Ăngghen, sự phê phán tôn giáo đã mang một chất mới, đạt đến một trình độ mới là phê phán xã hội hiện thực, các điều kiện đã nảy sinh tôn giáo. Đến V.I.Lênin, chủ nghĩa vô thần còn là vấn đề ý thức hệ, là thái độ của một Đảng Cộng sản, một nhà nước Công - Nông đối với tôn giáo trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, những nghiên cứu của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về tôn giáo chủ yếu là dựa trên cơ sở phê phán Kitô giáo. Vì thế, khi vận dụng quan điểm của các ông đòi hỏi những người mác-xít phải nghiên cứu các tôn giáo phương Đông, việc tìm hiểu các sắc thái tâm linh phương Đông… sẽ có nhiều điểm cụ thể hoá, bổ sung mới vào những ý kiến quý báu mà C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã để lại cho chúng ta.

18

Chương 2 Ý NGHĨA VÀ SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TÔN GIÁO CỦA

C.MÁC, PH.ĂNGGHEN, V.I.LÊNIN TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN TÔN GIÁO TRONG ĐIỀU KIỆN

HIỆN NAY. 2.1. Ý nghĩa phương pháp luận và nhận thức luận khi vận dụng quan điểm của các nhà kinh điển về tôn giáo hiện nay. 2.1.1 Ý nghĩa phương pháp luận.

Chúng tôi rút ra mấy vấn đề mang ý nghĩa phương pháp luận khi vận dụng quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin trong hoạt động nhận thức và thực tiễn về tôn giáo trong điều kiện hiện nay như sau:

Thứ nhất, tôn giáo mà các nhà kinh điển đề cập đến là tôn giáo của người phương Tây, chủ yếu là đạo Kitô. Do đó, nhiều luận điểm của các ông về tôn giáo không hoàn toàn đúng với tôn giáo của người phương Đông

Thứ hai, để hiểu rõ quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.lênin về tôn giáo một cách toàn diện chúng ta phải xem xét toàn bộ những luận điểm của các ông về tôn giáo trong các tác phẩm của họ.

Thứ ba, mỗi luận điểm của các ông phải được gắn trong văn mạch và hoàn cảnh của tác phẩm, mới thấy được tính đặc thù, tính phổ biến trong quan điểm tôn giáo của các ông.

Thứ tư, tìm hiểu quan điểm tôn giáo của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.lênin phải thấy được quan điểm tôn giáo của các ông xuất phát từ yêu cầu lý luận và thực tiễn nào.

Thứ năm, những quan điểm về tôn giáo của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.lênin mới chỉ tiếp cận từ góc độ thế giới quan, từ góc độ ý thức hệ. Cách nhìn đó có phần hạn chế vì đã lược bỏ đi rất nhiều đặc điểm riêng quan trọng của tôn giáo.

Thứ sáu, thời đại ngày nay đã có nhiều thay đổi, do vậy,nghiên cứu quan điểm về tôn giáo của các ông phải trên tinh thần: lịch sử, quan điểm biện chứng và cần bổ sung hoàn chỉnh.

Thứ bảy, C.Mác và Ph.Ănghen đã vận dụng quan điểm triết học duy vật biện chứng vào việc lý giải nguồn gốc, bản chất, chức năng...của tôn giáo.

19

2.1.2 Ý nghĩa nhận thức luận. Thời đại ngày nay đã có nhiều thay đổi, diễn biến tôn giáo cũng

thay đổi theo, tôn giáo trở nên phức tạp. Con người ngày nay có thể ít quan tâm đến những vấn đề thần học, tín lý nhưng họ vẫn đam mê và tìm đến tôn giáo, đặc biệt trong những ngày thiêng liêng nhất của cuộc đời thì con người lại tin tưởng và bấu víu vào tôn giáo nhiều khi hơn cả những lời hứa hẹn thế tục. Từ cuối thế kỷ 19 đến nay, với sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học kỹ thuật những tưởng tôn giáo sẽ tiêu vong và chết cái chết tự nhiên của nó, nhưng không, tôn giáo ngày càng phát triển. Họ không xem tôn giáo là một hình thái của ý thức xã hội, mà xem tôn giáo là tồn tại xã hội, là hiện thực. Tôn giáo là thực hành, nó liên quan đến hành vi, sự đức hạnh, lối sống của con người. Như vậy, tôn giáo là một cái gì đó rất hiện thực, rất cụ thể, gần gũi, đơn xơ chứ không phải là những triết lý, giáo lý trừu tượng và siêu hình.

Vận dụng những quan điểm của các nhà kinh điển về tôn giáo, trong nhận thức về tôn giáo trong điều kiện hiện nay cần lưu ý mấy điểm sau:

a. Chủ nghĩa Mác cho rằng, tôn giáo là sự tha hoá của nhận thức con người hay là sự tự ý thức đã bị tha hoá của con người. Luận điểm trên vẫn hoàn toàn đúng khi chúng ta tiếp cận tôn giáo từ góc độ thế giới quan, nhân sinh quan và xem nó là một trong những hình thái của ý thức xã hội cần phê phán. Nhưng nếu chỉ coi tôn giáo là một hình thái của ý thức xã hội cần bị phê phán về mặt triết học và khoa học thì vô hình chung, chúng ta đã loại bỏ đi nhiều đặc điểm riêng quan trọng khác của tôn giáo và nghiên cứu tôn giáo chưa đầy đủ và toàn diện.

b. Xét về khía cạnh tâm lý, tôn giáo không chỉ là hạnh phúc hư ảo nhất thiết cần phải được “giải phóng”

c. không phải bất cứ tôn giáo nào cũng là công cụ tinh thần của giai cấp thống trị nhằm nô dịch con người trong vòng ngu muội và ách áp bức. Tôn giáo cũng góp phần không nhỏ đối với sự phát triển cộng đồng và sự tiến bộ chung của nhân loại.

d. Khi xem xét tôn giáo các ông cũng đặt nó trong tư cách là một thế giới quan cần phê phán, không để tâm đi sâu vào nghiên cứu

20

khía cạnh tình cảm, tâm linh, văn hoá của tôn giáo mà chính các ông đã là những người đặt nền móng

e. Các nhà kinh điển cũng đã dự đoán tôn giáo sẽ đi đến chỗ tự tiêu vong. Hai ông chỉ có thể đưa ra những kiến giải tổng quát bao hàm những nét lớn trên tầm về tương lai của tôn giáo và cơ sở xã hội cần thiết cho sự tiêu vong của tôn giáo. Còn sự giải đáp rõ ràng, chi tiết, cụ thể về tương lai của tôn giáo, trong những tình huống phức tạp của chủ nghĩa xã hội hiện thực trong thế kỷ XX và diễn biến phức tạp của tôn giáo trong thế kỷ XX, thì hai ông còn để ngỏ. Vì thế, nhiệm vụ của những nhà lý luận mác-xít kế tục sự nghiệp của hai ông là phát huy, cụ thể hoá, bổ sung những kiến giải của hai ông về tương lai của tôn giáo, nhất là trong giai đoạn có nhiều biến động tôn giáo phức tạp như hiện nay. Thực tế, chứng tỏ rằng hiện nay vấn đề cơ sở tồn tại của tôn giáo và điều kiện tiêu vong của tôn giáo trở nên phức tạp, khó luận giải. Khi mà điều kiện kinh tế các nước, đời sống vật chất về cơ bản được nâng lên, nhưng con người vẫn không tránh khỏi nỗi bất hạnh, đau khổ vì bệnh tật hiểm nghèo, sự ra đi của người thân, do đó tôn giáo không thể dễ dàng mất đi. Xã hội hiện đại ngày nay với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật nhưng tôn giáo không hề bị thu hẹp và giảm sút đi, thậm chí còn phát triển hơn nữa. Tôn giáo là một nhu cầu của con người và chính bởi vì là một nhu cầu nên con người ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào cũng đều tạo ra những thần thánh, ma quỷ để thoả mãn nhu cầu của họ

Bản đồ tôn giáo trên thế giới ngày nay có chỗ đậm, chỗ nhạt nhưng nhìn tổng thể thể không hề giảm sút. 2.2. Sự vận dụng của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam trong công tác tôn giáo hiện nay. 2.2.1. Tình hình và đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay * Vài nét về tình hình tôn giáo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Việt Nam là một quốc gia nằm giữa ngã ba của Đông Nam Châu Á, nơi giao lưu của nhiều tộc người, nhiều luồng văn minh, nhiều luồng tôn giáo, và các luồng tư tưởng văn hoá khác nhau, nơi có một vị trí địa - chính trị quan trọng với nhiều tài nguyên phong phú, vì thế trong đời sống tôn giáo nổi trội lên là tục thờ thần đá, thần cây, thần

21

sông nước, thần núi. Bên cạnh các hình thái tôn giáo sơ khai: Tô tem giáo, bái vật giáo, saman giáo các loại ma thuật, đạo phù thủy cho tới các loại hình tôn giáo thế giới hiện đại có tổ chức như Phật giáo, Ki tô giáo, Hồi giáo…Việt Nam có lịch sử lâu đời và nền văn minh hình thành sớm, lại kề bên hai nền văn minh lớn của loài người là Trung Hoa và Ấn Độ, nên tín ngưỡng, tôn giáo có ảnh hưởng sâu đậm từ hai nền văn minh ấy. Người Việt tiếp nhận tôn giáo ngoại lai theo cách riêng của mình, đồng thời là nơi xuất hiện nhiều tôn giáo mới lạ mà chủ yếu là ở đất Nam kỳ.

Hiện nay, theo thống kê của Ban tôn giáo Chính phủ, ở Việt Nam có khoảng 9 triệu tín đồ Phật giáo, 6 triệu tín đồ Công giáo, 2 triệu tín đồ Tin Lành, Hồi giáo, 2,3 triệu tín đồ Cao Đài, 1,3 triệu tín đồ Hòa Hảo. Ngoài các tôn giáo chính, được thừa nhận có tính cách pháp nhân, trước đây là 6 tôn giáo (Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo, Hồi giáo) nay xuất hiện thêm 4 tôn giáo địa phương (Tịnh độ cư sĩ Phật hội, đạo Bà Hai, Phật đường Nam Tông minh sư đạo, Minh lý Đạo - Nam tông miếu). Còn đạo Tứ ân hiếu nghĩa và Bửu sơn kỳ hương được thừa nhận nhưng chưa có tư cách pháp nhân. Ngoài ra, nước ta đã xuất hiện hơn 60 loại hình tôn giáo mới, có nhiều đạo có nhiều tên gọi khác nhau nhưng thực chất chỉ là một, do đó còn lại là 50. Phần nhiều xuất hiện trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc, đa phần các hiện tượng tôn giáo mới có nội dung mang tính chất mê tín dị đoan, mê hoặc các tín đồ nhằm trục lợi gây ra nhiều tác động tiêu cực. Sự xuất hiện của các hiện tượng tôn giáo mới với số lượng lên tới 50 đã làm cho bức tranh tôn giáo ở nước ta vốn đã phức tạp lại càng phức tạp hơn. Ước tính, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 80% dân số có đời sống tín ngưỡng tôn giáo, trong đó có khoảng gần 25% dân số”, “số tín đồ là nông dân của Phật giáo, Thiên chúa giáo đến 80 – 85%, của Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo là 95%, của Tin Lành là 65%”. Và, tín đồ của các tôn giáo khác ở Việt Nam đa số cũng là nông dân.

Tuy có sự du nhập và cùng tồn tại của nhiều tôn giáo nhưng chưa bao giờ xảy ra chiến tranh tôn giáo đa phần tín đồ tôn giáo là người lao động, có tinh thần yêu nước, tinh thần cộng đồng, có quá

22

trình gắn bó với cách mạng, có nhiều đóng góp công sức cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Nhưng tín ngưỡng tôn giáo thần bí, cuồng tín thì đâu đó vẫn xảy ra, nhất là từ khi xuất hiện các hiện tượng tôn giáo mới ảnh hưởng đến niềm tin, đời sống tâm linh của người dân. * Một số đặc điểm cơ bản của tôn giáo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Từ những điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hoá đó có ảnh hưởng lớn đến đặc trưng tôn giáo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay:

Thứ nhất, Người Việt có tinh thần khoan dung tôn giáo, do đó ở Việt Nam tồn tại nhiều loại hình tín ngưỡng tôn giáo khác nhau.

Việt Nam là nơi quần cư của nhiều tộc người khác nhau, vì vậy ở Việt Nam cũng tồn tại rất nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo tuy đa dạng các loại hình tôn giáo nhưng vẫn có những điểm thống nhất chung.

Thứ hai, Các tôn giáo ở Việt Nam có xu hướng hòa nhập mà không hợp nhất

Trải dài theo dòng thời gian, số lượng các tôn giáo có xu hướng gia tăng, theo xu thế không đối đầu, hoà quyện mà không hợp nhất. Những người theo các tôn giáo khác nhau chung sống cùng làng, xã, phường…

Thứ ba, Khó phân biệt được cái thiêng và cái tục Trong tâm thức của người Việt Nam, dường như không có ranh

giới tuyệt đối giữa hai thế giới hư vµ thực. Trong một dòng họ cũng như trong một nóc nhà bao gồm cả người sống và sự thờ cúng người đã khuất.

Thứ tư, Đối tượng thần linh của người Việt là cả nhiên thần và nhân thần

Thứ năm, Tôn sùng các anh hùng dân tộc và những người có công với nước mang đậm tính chất dân tộc

Người Việt rất coi trọng, tôn sùng các anh hùng dân tộc có công trong việc dẹp giặc giữ nước và thần thánh hoá tôn thờ họ như những vị thần thánh.

Thứ sáu, Người Việt có tâm thức tôn giáo bàng bạc Tuy nhiên, họ không quá cuồng tín, quá ham mê đền phủ mà

quên đi cuộc sống nhân sinh, một người có thể theo nhiều tôn giáo

23

khác nhau hoặc sau khoảng thời gian tham dự hành lễ tôn giáo, xếp khăn mũ, họ lại trở về với cuộc sống thường nhật như bao người khác.

Thứ bẩy, Đời sống tôn giáo của người Việt nặng về thực hành, ít chú trọng vào giáo điều

Các tôn giáo vào Việt Nam cũng đã phần nào bị suy giảm tính “bác học” của nó.

Thứ tám, Mẫu tính trong tôn giáo Cũng chính vì là một xã hội thuần nông, nên vai trò của người

phụ nữ rất quan trọng trong gia đình. Thêm nữa, yếu tố âm – đất là yếu tố được coi trọng trong một xã hội nông nghiệp. Âm – mẹ - là biểu tượng của tư duy phồn thực – cầu sự sinh sản, sinh sôi, nảy nở - là yếu tố được coi trọng trong nông nghiệp.

2.2.2. Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chính sách đối với tôn giáo

* Sơ lược về chính sách của Nhà nước ta về tôn giáo trước năm 1990. - Giai đoạn trước 1975 Ngay từ khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng ta đã chú

ý tới vấn đề tôn giáo và vận động quần chúng tôn giáo ngay trong Hiến pháp năm 1946 chương II, mục B ghi rõ “mọi công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng”. Văn kiện Đại hội II của Đảng Lao động Việt Nam tháng 2 năm 1951 có viết “đối với tôn giáo: tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng. Đồng thời nghiêm trị những kẻ lợi dụng tôn giáo mà phản quốc”, quan điểm của Đảng rất rõ ràng, đúng đắn, sáng suốt mà cũng rất mạnh mẽ. Sau năm 1954, tình hình tôn giáo ở hai miền có sự khác nhau và miền Bắc tình hình tôn giáo rất phức tạp. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta ra sắc lệnh 234/SL, ngày 14/6/1955 của Chính phủ về vấn đề tôn giáo, điều 1 đã ghi rõ: “ Chính phủ đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng của nhân dân. Không ai được xâm phạm đến quyền tự do ấy. Mọi người Việt Nam đều có quyền tự do theo hoặc không theo tôn giáo nào”.

- Giai đoạn 1975 - 1990 Hoạt động tôn giáo trong giai đoạn này có nhiều chuyển biến

lớn. Đồng bào các tôn giáo yên tâm tin tưởng vào chính sách tôn giáo

24

của Đảng và Nhà nước. Ngày 11/11/1997, Nghị quyết số 297/CP ra đời, trên cơ sở khẳng định Sắc lệnh 234/SL tiếp tục bổ sung, hoàn thiện đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, đã tạo ra khung pháp lý duy nhất để điều chỉnh các hoạt động tôn giáo trong 14 năm liên tục (1977 - 1991). Tuy nhiên, một số nội dung có biểu hiện chặt chẽ, khắt khe, thậm chí có sự cấm đoán gây tâm lý căng thẳng trong quan hệ giữa một số tín đồ với chính quyền cơ sở. Vận dụng một cách sáng tạo học thuyết Mác-xít về tôn giáo vào hoàn cảnh vào Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh không đặt vấn đề tiêu vong tôn giáo, không cường điệu vô thần - hữu thần, chủ nghĩa duy vật - chủ nghĩa duy tâm. Người nhấn mạnh tự do tín ngưỡng tôn giáo và tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng. Sự sáng tạo vĩ đại của Hồ Chí Minh là Người đã khẳng định nét tương đồng giữa lý tưởng, khát vọng của các tôn giáo chân chính với khát vọng lý tưởng của chủ nghĩa Cộng sản đều phấn đấu vì hạnh phúc của con người.

* Chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam từ 1990 đến nay. Lần đầu tiên trong Nghị quyết 24/TW ngày 16/10/1990 của Bộ

Chính trị đưa ra quan điểm tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân và chính thức đưa vào Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991). Sự khẳng định này tưởng như đơn giản song đó là một bước tiến mới về nhận thức lý luận của Đảng ta. Đây là bước đột phá trong nhận thức của Nhà nước ta về tôn giáo.

Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị được thừa nhận là sự đổi mới tư duy của Đảng về tôn giáo. Chỉ thị 66-CT/TW, ngày 26/11/1990 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị vê tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới. Nghị định số 69/HĐBT, ngày 21/3/1991, tiếp đến chỉ thị số 379/TTg, ngày 23/7/1993 về hoạt động tôn giáo. Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 2/7/1998 của Bộ Chính trị về công tác tôn giáo trong tình hình mới, đến ngày 19/4/1999 của Thủ tướng chính phủ ban hành Nghị định 26/1999/NĐ-CP về các hoạt động tôn giáo, thay thế Nghị định số 69/HĐBT. Ngày 12/3/2003, Đảng ra Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác tôn giáo, có viết: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân

25

tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta”(4). Nghị quyết này là sự tiếp tục của quá trình đổi mới tư duy của Đảng trên lĩnh vực tôn giáo. Chỉ hơn 20 năm, hàng trăm văn bản pháp luật Nhà nước đã được ban hành để điều chỉnh lĩnh vực tôn giáo. Số lượng các văn bản thời kỳ này lớn hơn nhiều lần so với các giai đoạn trước đây, nội dung luôn được chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Từ Nghị quyết 24 năm 1990 đến Nghị quyết số 25, Đảng ta đã ghi thêm một nấc thang mới trong nhận thức lý luận trên lĩnh vực tôn giáo. Ngày 29/6/2004, Chủ tích nước Trần Đức Lương ký Lệnh công bố Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XI, thông qua ngày 18/6/2004. Đây là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất, điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo kể từ sau Sắc lệnh 234/SL ngày 14/6/1955.

Để thực hiện hoá Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo đi vào cuộc sống, Chính phủ đã ra Nghị định số 22/2005/NĐ-CP, ngày 01/3/2005, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.

Ngày 04/02/2005, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg, về một số công tác đối với đạo Tin Lành.

2.2.3. Một số kiến nghị Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện cơ chế thực hiện pháp luật về tôn giáo. Giải quyết vấn đề tôn giáo mang nội dung khoa học, cách mạng,

phải kiên trì, bền bỉ, không nóng vội, chủ quan. Thứ hai, tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy của các cơ quan Nhà nước.

Phân định rõ thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo vừa toàn diện, vừa chuyên trách, vững vàng về chính trị, tinh thông nghiệp vụ, am hiểu tôn giáo và có kiến thức pháp luật.

Thứ ba, tổ chức công tác thông tin pháp luật. Hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ chính sách và pháp luật của nhà nước

Thứ tư, bài trừ mê tín, dị đoan, phòng ngừa, chống truyền đạo trái phép và xây dựng cơ chế quản lý, kinh phí cho công tác tôn giáo. (4) Đỗ Lan Hiền (2004), vấn đề tôn giáo trong triết học Phương Tây hiện đại, Tạp chí Triết học, số 2, tr48

26

Thứ năm, để thực hiện chính sách tôn giáo, tức là có một thái độ ứng xử đúng đắn và phù hợp với vấn đề tôn giáo, trước hết và hơn bao giờ hết là phải đặt việc giải quyết vấn đề tôn giáo trong vấn đề dân tộc.

Nguyên tắc tốt đạo, đẹp đời; sống phúc âm trong lòng dân tộc; Đạo pháp - dân tộc – xã hội chủ nghĩa được đề ra và được đông đảo bà con có đạo cũng như không có đạo hưởng ứng.

Thứ sáu, để giải quyết tốt vấn đề tôn giáo phải đặt nó trong vấn đề văn hoá.

Muốn giải quyết vấn đề tôn giáo dưới góc độ văn hoá, thì giáo dục đóng một vai trò quan trọng; giáo dục tri thức tôn giáo. Có như vậy, người dân mới có được thái độ đúng đắn đối với tôn giáo; tìm thấy tính hướng thiện, tính tích cực và xa lánh những điều mê tín, hủ tục lạc hậu, những hiện tượng tôn giáo có tính chất phản văn hoá.

Thứ bảy, giải quyết vấn đề tôn giáo phải đi đôi với việc chống lợi dụng tôn giáo vào mục đích chống lại Tổ quốc.

27

KẾT LUẬN

Sự xuất hiện lý thuyết khoa học về tôn giáo đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình nhận thức khoa học của loài người về tôn giáo. Chỉ đến khi triết học Mác xuất hiện thì những quan điểm về tôn giáo mới trở thành những quan điểm thực sự khoa học, duy vật và vô thần triệt để. Những quan niệm triết học, khoa học về tôn giáo của C.Mác, Ph.Ăngghen là sự tổng hợp và kế thừa những quan điểm trước đây về tôn giáo, đặc biệt là quan điểm duy vật, vô thần của L.Phoiơbắc về tôn giáo. Hai ông không chấp nhận cái xã hội nô dịch và áp bức con người, càng không chấp nhận bộ máy nhà nước phản động đang sử dụng tôn giáo làm công cụ chống lại nhân dân mà phải được thay thế bằng một nhà nước tiến bộ có sứ mệnh giải phóng con người khỏi mọi xiềng xích thế tục và do đó giải phóng con người khỏi xiềng xích tinh thần của tôn giáo.

Những phát hiện của hai ông về vấn đề tôn giáo theo quan điểm duy vật lịch sử và đứng trên lập trường của giai cấp vô sản đến nay vẫn giữ nguyên giá trị khoa học của nó. Vào lúc sinh thời của C.Mác, Ph.Ăngghen thì chủ nghĩa xã hội chưa xuất hiện và những điều kiện cần thiết cho sự tiêu vong của tôn giáo cũng chưa có, nên hai ông chỉ đưa ra những kiến giải tổng quát về tương lai của tôn giáo còn sự giải đáp chi tiết, cụ thể về tương lai của tôn giáo thì hai ông còn bỏ ngỏ. Đến VI.Lênin, chủ nghĩa vô thần là vấn đề ý thức hệ, là thái độ của một Đảng Cộng Sản, một Nhà nước Công Nông đối với tôn giáo trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta không thể đòi hỏi ở các nhà kinh điển một sự giải đáp dứt khoát và cụ thể vấn đề đó. Nhiệm vụ của những nhà lý luận mác-xít kế tục sự nghiệp của các ông về tương lai của tôn giáo trong xã hội chủ nghĩa hiện thực. Tôn giáo là một hiện tượng xã hội cực kỳ phức tạp, nếu chỉ xem xét tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, sẽ dẫn đến nhấn mạnh tính giai cấp của tôn giáo, không thấy được góc độ văn hoá, tâm linh của tôn giáo. Chúng ta có thể nhận thấy một nghịch lý là sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại không làm cho tôn giáo “tiêu

28

vong”, mà ngược lại, tôn giáo dường như còn ảnh hưởng ngày một lớn đến cuộc sống con người và xã hội hiện đại. Vì vậy, để làm tốt công tác nghiên cứu tôn giáo trong giai đoạn hiện nay, chúng ta phải kiên trì những quan điểm khoa học của các nhà kinh điển của nghĩa Mác về tôn giáo, nhưng phải biết vận dụng sáng tạo những quan điểm khoa học đó nhất là ở Việt Nam hiện nay tồn tại nhiều tôn giáo, chứa đựng nhiều phức tạp. Nhận thức lại phải biết phân tích một cách khoa học từng trường hợp cụ thể, giải thích được vì sao thời đó các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác lại đưa ra những nhận định như vậy về tôn giáo. Có như vậy những người mác-xít mới thực sự làm giàu và củng cố sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa Mác trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là trên lĩnh vực tôn giáo.