69
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ThS NGUYỄN MỘNG BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Huế - 2011

1giaotrinhbtddsh_2969_2

Embed Size (px)

DESCRIPTION

hay

Citation preview

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

ThS NGUYỄN MỘNG

BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

Huế - 2011

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

Th.S. NGUYỄN MỘNG

BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC (Giáo trình lưu hành nội bộ)

Huế - 2011

1

Mục lục Chương 1. ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ SINH HỌC BẢO TỒN ............................................... 6

1.1. Khái niệm về đa dạng sinh học ......................................................................................... 6

1.1.1. Đa dạng loài ................................................................................................................. 6

1.1.2. Đa dạng di truyền ......................................................................................................... 9

1.1.3. Đa dạng quần xã và hệ sinh thái .................................................................................. 9

1.2. Định lượng đa dạng sinh học .......................................................................................... 11

1.3. Sự phong phú đa dạng sinh học ở một số vùng trên Trái đất ..................................... 12

1.4. Những giá trị của đa dạng sinh học ............................................................................... 14

1.4.1. Những giá trị trực tiếp ................................................................................................ 14

1.4.1.1. Giá trị tiêu thụ ...................................................................................................... 14

1.4.1.2. Giá trị sử dụng cho sản xuất ................................................................................ 14

1.4.2. Những giá trị gián tiếp ............................................................................................... 14

1.4.2.1. Giá trị sử dụng không cho tiêu thụ ...................................................................... 14

1.4.2.2. Giá trị lựa chọn .................................................................................................... 15

1.4.2.3. Giá trị tồn tại ........................................................................................................ 16

1.4.2.4. Những khía cạnh mang tính đạo đức ................................................................... 16

1.5. Khái niệm về sinh học bảo tồn ........................................................................................ 17

Tóm tắt nội dung chương 1 .................................................................................................... 19

Câu hỏi ôn tập chương 1 ........................................................................................................ 20

Tài liệu tham khảo .................................................................................................................. 21

Chương 2. NHỮNG MỐI ĐE DỌA ĐỐI VỚI ĐA DẠNG SINH HỌC ................................. 22

2.1. Sự tuyệt chủng ................................................................................................................. 22

2.1.1. Khái niệm về tuyệt chủng............................................................................................ 22

2.1.1.1. Tuyệt chủng là một quá trình tự nhiên ................................................................ 23

2.1.1.2. Tuyệt chủng do con người gây ra ........................................................................ 24

2.1.2. Nguyên nhân của tuyệt chủng ..................................................................................... 26

2.1.2 1. Suy thoái và mất nơi ở ......................................................................................... 27

2.1.2.2. Biến đổi khí hậu ................................................................................................... 29

2.1.2.3. Ô nhiễm và tải lượng chất dinh dưỡng ................................................................ 30

2.1.2.4. Khai thác quá mức và sử dụng không bền vững ................................................. 32

2.1.2.5. Các loài ngoại lai ................................................................................................. 33

2.1.3. Sự tuyệt chủng hàng loạt (mass extinction) ................................................................ 36

2.1.3.1. Tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ .................................................................. 36

2.1.3.2. Tuyệt chủng hàng loạt ngày nay .......................................................................... 38

2.2. Các loài dễ bị tuyệt chủng ............................................................................................... 39

2

2.2.1. Các loài có vùng phân bố địa lý hẹp .......................................................................... 39

2.2.2. Các loài chỉ tồn tại với một hay vài quần thể ............................................................. 39

2.2.3. Các loài có kích thước quần thể nhỏ .......................................................................... 39

2.2.4. Các loài có quần thể đang suy giảm về số lượng ....................................................... 40

2.2.5. Các loài có mật độ quần thể thấp ............................................................................... 40

2.2.6. Các loài cần một vùng cư trú rộng lớn....................................................................... 40

2.2.7. Các loài có kích thước cơ thể lớn ............................................................................... 40

2.2.8. Các loài không có khả năng di chuyển tốt.................................................................. 40

2.2.9. Các loài di cư theo mùa .............................................................................................. 40

2.2.10. Các loài ít có tính biến dị di truyền .......................................................................... 40

2.2.11. Các loài với nơi sống đặc trưng ............................................................................... 40

2.2.12. Các loài đặc trưng tìm thấy ở môi trường ổn định ................................................... 40

2.2.13. Các loài sống thành bầy đàn .................................................................................... 41

2.2.14. Các loài là đối tượng săn bắn và hái lượm của con người ...................................... 41

Tóm tắt nội dung chương 2 .................................................................................................... 42

Câu hỏi ôn tập chương 2 ........................................................................................................ 43

Tài liệu tham khảo .................................................................................................................. 44

Chương 3. BẢO TỒN Ở CẤP QUẦN THỂ VÀ LOÀI ........................................................... 45

3.1. Những bất cập của quần thể nhỏ ................................................................................... 45

3.1.1. Mất tính biến dị di truyền ........................................................................................... 46

3.1.2. Biến đổi về số lượng cá thể trong quần thể ................................................................ 48

3.1.3. Sự biến đổi môi trường và các thiên tai ..................................................................... 49

3.1.4. Những cơn lốc tuyệt chủng (Extinction vortices) ....................................................... 49

3.2. Quần thể biến thái (Metapopulation) ............................................................................ 50

3.2.1. Khái niệm .................................................................................................................... 50

3.2.2. Quần thể trung tâm, quần thể vệ tinh ......................................................................... 50

3.3. Sinh thái học cá thể (Autecology) ................................................................................... 51

3.3.1. Thu thập thông tin về lịch sử tự nhiên ........................................................................ 52

3.3.2. Quan trắc các quần thể .............................................................................................. 52

3.3.3. Phân tích khả năng tồn tại của quần thể (Population Viability Analysis) ................. 54

3.3.4. Quan trắc dài hạn loài và các hệ sinh thái................................................................. 54

3.4. Sự hình thành, tái lập các quần thể mới ........................................................................ 55

3.4.1. Các tiếp cận cơ bản .................................................................................................... 55

3.4.2. Các chương trình tái lập quần thể và luật pháp ......................................................... 57

3.5. Chiến lược bảo tồn chuyển chỗ ...................................................................................... 57

2.5.1. Vườn thú ..................................................................................................................... 58

3.5.2. Bể nuôi ........................................................................................................................ 59

3

3.5.3. Vườn thực vật và vườn ươm cây ................................................................................. 59

3.5.4. Ngân hàng hạt giống - gene ....................................................................................... 60

3.6. Các cấp độ bảo tồn loài ................................................................................................... 61

3.7. Bảo tồn loài bằng pháp chế ............................................................................................. 64

3.7.1. Các bộ luật Quốc gia .................................................................................................. 64

3.7.2. Các thoả thuận Quốc tế .............................................................................................. 64

Tóm tắt nội dung chương 3 .................................................................................................... 66

Câu hỏi ôn tập chương 3 ........................................................................................................ 67

Tài liệu tham khảo .................................................................................................................. 67

Chương 4. BẢO TỒN Ở CẤP QUẦN XÃ............................................................................... 68

4.1. Các khu bảo tồn ............................................................................................................... 68

4.1.1. Các khu bảo tồn hiện có ............................................................................................. 70

4.1.2. Các khu bảo tồn cộng đồng ........................................................................................ 72

4.1.3. Tính hiệu quả của các khu bảo tồn ............................................................................. 73

4.1.4. Những giá trị và lợi ích của các khu bảo tồn ............................................................. 74

4.1.4.1. Các giá trị sử dụng và lợi ích trực tiếp ................................................................ 75

4.1.4.2. Giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị lựa chọn ........................................................ 76

4.1.4.3. Những giá trị không thể thấy được ...................................................................... 77

4.1.5. Những tồn tại của các khu bảo tồn ............................................................................. 78

4.2. Thiết lập các ưu tiên cho việc bảo vệ ............................................................................. 78

4.2.1. Các phương pháp tiếp cận về loài .............................................................................. 79

4.2.2. Phương pháp tiếp cận quần xã và hệ sinh thái .......................................................... 79

4.2.2.1. Phân tích khiếm khuyết ....................................................................................... 80

4.2.2.2. Các trung tâm đa dạng sinh học .......................................................................... 81

4.3. Các thỏa thuận Quốc tế ................................................................................................... 87

4.3.1. Công ước về Đa dạng Sinh học ................................................................................... 87

4.3.2. Công ước Ramsar ........................................................................................................ 87

4.3.3. Công ước bảo vệ các di sản văn hoá và thiên nhiên Thế giới .................................... 88

4.3.4. Chương trình con người và sinh quyển ...................................................................... 89

4.4. Thiết kế các khu bảo tồn ................................................................................................. 89

4.4.1. Kích thước của khu bảo tồn ........................................................................................ 90

4.4.2. Sinh thái học cảnh quan ............................................................................................. 90

4.4.3. Giảm thiểu các tác động của vùng biên và những tác động gây chia cắt .................. 92

4.5. Quản lý các khu bảo tồn ................................................................................................. 93

4.5.1. Quản lý nơi cư trú....................................................................................................... 93

4.5.2. Con người và việc quản lý vườn Quốc gia ................................................................. 94

4.6. Bảo tồn bên ngoài các khu bảo tồn ................................................................................ 94

4

4.7. Sinh thái học phục hồi (Restoration Ecology) ............................................................... 95

Tóm tắt nội dung chương 4 .................................................................................................... 97

Câu hỏi ôn tập chương 4 ........................................................................................................ 98

Tài liệu tham khảo .................................................................................................................. 99

Chương 5. BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ................. 100

5.1. Phát triển bền vững và bảo tồn .................................................................................... 100

5.2. Các xã hội truyền thống và sự đa dạng sinh học ........................................................ 101

5.2.1. Cộng đồng bản địa và đa dạng sinh học .................................................................. 101

5.2.1.1. Khái niệm về cộng đồng bản địa ....................................................................... 101

5.2.1.2. Vai trò của các cộng đồng bản địa trong bảo tồn đa dạng sinh học .................. 102

5.2.2. Người dân địa phương và chính quyền .................................................................... 104

5.2.3. Đa dạng sinh học và đa dạng văn hóa .................................................................... 105

5.2.4. Một số nguyên lý áp dụng ở các khu bảo tồn và dân địa phương ............................ 106

5.2.5. Một số nghiên cứu điển hình .................................................................................... 106

5.2.5.1. Các đặc điểm chung ........................................................................................... 107

5.2.5.2. Các hoạt động liên quan đến quản lý ................................................................. 107

5.2.5.3. Các xung đột chính ............................................................................................ 108

5.2.5.4. Các bài học rút ra và các thách thức .................................................................. 109

5.3. Những nỗ lực quốc tế trong công tác bảo tồn và phát triển bền vững ..................... 109

5.3.1. Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu ................................................................................. 109

5.3.2. Tài trợ quốc tế và phát triển bền vững ..................................................................... 111

5.3.3. Các ngân hàng phát triển quốc tế và việc suy thoái hệ sinh thái ............................. 112

5.4. Vai trò của các nhà sinh học bảo tồn ........................................................................... 114

Tóm tắt nội dung chương 5 .................................................................................................. 117

Câu hỏi ôn tập chương 5 ...................................................................................................... 118

Tài liệu tham khảo ................................................................................................................ 118

Chương 6. BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM ............................................. 119

6.1. Thực trạng đa dạng sinh học ở Việt Nam ................................................................... 119

6.1.1. Đa dạng hệ sinh thái ................................................................................................. 119

6.1.1.1. Hệ sinh thái trên cạn .......................................................................................... 119

6.1.1.2. Hệ sinh thái biển ................................................................................................ 122

6.1.2. Đa dạng loài ............................................................................................................. 124

6.1.3. Đa dạng nguồn gene ................................................................................................. 125

6.2. Vai trò của đa dạng sinh học Việt Nam ....................................................................... 125

6.3. Suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam ....................................................................... 126

6.4. Nguyên nhân suy thoái đa dạng sinh học .................................................................... 128

6.4.1. Nguyên nhân trực tiếp .............................................................................................. 128

5

6.4.1.1. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất thiếu quy hoạch ........................................... 128

6.4.1.2. Khai thác quá mức và dử dụng không bền vững tài nguyên sinh vật ................ 128

6.4.1.3. Du nhập các loài ngoại lai ................................................................................. 129

6.4.1.4. Ô nhiễm môi trường, cháy rừng và biến đổi khí hậu ......................................... 129

6.4.1.5. Bất cập trong công tác quản lý đa dạng sinh học .............................................. 130

6.4.2. Nguyên nhân sâu xa .................................................................................................. 130

6.4.2.1. Tăng dân số ........................................................................................................ 130

6.4.2.2. Sự di dân ............................................................................................................ 130

6.4.2.3. Sự nghèo đói ...................................................................................................... 130

6.4.2.4. Chính sách kinh tế vĩ mô ................................................................................... 131

6.4.2.5. Chính sách kinh tế cộng đồng: .......................................................................... 131

6.5. Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam .......................................................................... 131

6.5.1. Bảo tồn tại chỗ .......................................................................................................... 131

6.5.2. Bảo tồn chuyển chỗ................................................................................................... 138

6.5.3. Hợp tác quốc tế ......................................................................................................... 139

6.5.4. Những khó khăn trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học ...................................... 141

6.5.5. Các vấn đề ưu tiên .................................................................................................... 142

Tóm tắt nội dung chương 6 .................................................................................................. 145

Câu hỏi ôn tập chương 6 ...................................................................................................... 146

Tài liệu tham khảo ................................................................................................................ 146

6

Chương 1. ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ SINH HỌC BẢO TỒN

1.1. Khái niệm về đa dạng sinh học

Theo định nghĩa của Quỹ Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (World Wildlife Fund)

thì đa dạng sinh học là “sự phồn thịnh của cuộc sống trên Trái đất, là hàng triệu loài

động vật, thực vật và vi sinh vật, là những nguồn gene của chúng và là các hệ sinh thái

phức tạp cùng tồn tại trong môi trường sống”.

Như thế, đa dạng sinh học cần phải được xem xét ở ba mức độ. Đa dạng sinh học ở

mức độ loài bao gồm tất cả sinh vật trên Trái đất từ vi khuẩn đến các loài động vật, thực

vật và nấm. Ở mức nhỏ hơn, đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gene giữa các

loài, khác biệt về gene giữa các quần thể cách ly nhau về địa lý cũng như khác biệt giữa

các cá thể cùng chung sống trong một quần thể. Đa dạng sinh học cũng bao gồm sự khác

biệt trong các quần xã sinh học nơi các loài đang sinh sống, các hệ sinh thái trong đó các

quần xã tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau. Sự khác

biệt giữa đa dạng sinh học ở 3 mức độ khác nhau được thể hiện qua bảng 1.1.

Bảng 1.1. Các mức độ đa dạng sinh học

Đa dạng loài Đa dạng di truyền Đa dạng sinh thái

Giới (Kingdoms) Quần thể (Populations) Sinh đới (Biomes)

Ngành (Phyla) Cá thể (Individuals) Vùng sinh học (Bioregions)

Lớp (Class) Nhiễm sắc thể (Chromosomes) Cảnh quan (Landscapes)

Bộ (Order) Gene Hệ sinh thái (Ecosystems)

Họ (Families) Nucleotide Nơi ở (Habitats)

Giống (Gene ra) Tổ sinh thái (Niches)

Loài (Species)

(Kevin J Gaston and John I Spicer, 2004)

1.1.1. Đa dạng loài

Đa dạng loài bao gồm tất cả loài trên Trái đất. Theo Theo Mayden (1997), có 22

khái niệm khác nhau về loài, dưới đây là một số khái niệm thông dụng:

• Loài hình thái: loài là một nhóm sinh vật giống nhau nhưng khác biệt với các

nhóm khác (Linnaeus);

• Loài sinh học: là nhóm các quần thể tự nhiên có khả năng giao phối với nhau

và cách ly sinh sản với các nhóm khác;

• Loài phả hệ: Loài là một dòng nhỏ nhất từ một tổ tiên chung (de Queiroz &

Donoghue 1990);

• Loài sinh thái: là một nhóm sinh vật chiếm cứ một tổ sinh thái nhỏ nhất, khác

biệt với tổ sinh thái của các nhóm khác trong vùng phân bố (Van Valen 1976).

Đa dạng loài có thể được đo bằng một số cách khác nhau. Hầu hết những cách

này có thể được phân loại thành ba nhóm đo đạt: độ giàu có loài (species richness), sự

7

phong phú loài (species abundance) và sự đa dạng về mặt phân loại hoặc chủng loại

phát sinh (taxonomic hay phylogene tic diversity).

Đo đạt sự giàu có loài bằng cách tính tổng số loài trong một khu vực xác định.

Đo đạt sự phong phú loài là lấy mẫu số lượng tương đối giữa các loài. Một mẫu điển

hình có thể chứa một số loài rất phổ biến, một vài loài ít phổ biến hơn và nhiều loài

quý hiếm.

Đo đạt đa dạng loài đơn giản hóa thông tin về độ phong phú loài và sự phong phú

tương đối thành một chỉ số duy nhất được sử dụng rộng rãi.

Có nhiều chỉ số để đánh giá đa dạng sinh học, trong đó chỉ số Shannon thường

được sử dụng.

Chỉ số đa dạng tính theo Shannon:

Trong đó:

H - chỉ số đa dạng

n - số loài trong quần xã

pi - t số cá thể của loài i trên tổng số cá thể tất cả loài trong quần xã (pi = 0 ~ 1)

Một cách khác là để đánh giá độ đa dạng về phân loại hoặc phát sinh chủng loại,

trong đó xem xét các mối quan hệ di truyền giữa các nhóm loài khác nhau. Những tính

toán này được dựa trên phân tích kết quả trong thứ bậc phân loại thường được đại diện

bởi một 'cây', mô tả mô hình phân nhánh, được cho là tốt nhất, đại diện cho sự tiến hóa

phát sinh chủng loại của các đơn vị phân loại liên quan. Các tính toán khác nhau của

đa dạng về mặt phân loại, nhấn mạnh các đặc điểm phân loại khác nhau và các mối

quan hệ.

Hiện nay, có khoảng 1,7 triệu loài đã được mô tả. Ít nhất là hai lần số đó còn chưa

mô tả, chủ yếu là côn trùng và các nhóm chân khớp khác trong vùng nhiệt đới (Bảng 1.2).

Trên phạm vi toàn Thế giới còn cần rất nhiều nổ lực để có thể hoàn thiện được

danh mục đầy đủ các loài. Mỗi năm các nhà phân loại trên Thế giới mô tả được

khoảng 11.000 loài (chiếm từ 10 đến 30% các loài có trên Thế giới), và như vậy, để có

thể mô tả hết các loài trên Thế giới (ước tính 10 đến 30 triệu loài) dự kiến phải tốn từ

750 năm đến 2.570 năm, trong khi đó có nhiều loài đã bị tuyệt chủng trước khi chúng

được mô tả và đặt tên (Richard B. Primack, 1995).

Kiến thức của chúng ta về số lượng loài là chưa chính xác do nhiều loài khó thấy

còn chưa được phân loại học chú ý.

Một vùng rùng mưa miền núi hẻo lánh nằm giữa Việt Nam và Lào vừa mới được

các nhà sinh học khảo sát trong thời gian gần đây. Một điều kỳ diệu đã xảy ra, tại đây

họ đã phát hiện được 5 loài thú mới cho khoa học đó là Mang lớn (Megamuntiacus

vuquangenesis), Sao La (Pseudoryx nghetinhensis), Bò sừng xoắn Tây Nguyên (Bos

n

1i

ii pln.pH

8

sauveli), Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis) và Mang lá (Muntiacus

rooseveltorum).

Bảng 1.2. Số lượng loài các nhóm sinh vật đã được mô tả

Các nhóm Tên Tiếng Việt các nhóm Số lượng loài

Vertebrates Động vật có xương sống

Mammals Động vật có vú 5.490

Birds Chim 10.027

Reptiles Bò sát 9.084

Amphibians Lưỡng cư 6.638

Fishes Cá 31.600

Tổng 62.839

Invertebrates Động vật không xương sống

Insects Côn trùng 1.000.000

Molluscs Thân Mềm 85.000

Crustaceans Giáp xác 47.000

Corals San hô 2.175

Arachnids Nhện 102.000

Velvet worms Giun móc 165

Horseshoe Crabs Sam 4

Others Các nhóm khác 68.658

Tổng 1.305.250

Plants Thực vật

Mosses Rêu 16.236

Fern and Allies Dương xỉ 12.000

Gymnosperms Hạt trần 1.052

Flowering Plants Thực vật có hoa 268.000

Green algae Tảo lục 4.242

Red algae Tảo đỏ 6.144

Tổng 307.674

Others Các nhóm khác

Lichens Địa y 17.000

Mushrooms Nấm 31.496

Brown algae Tảo nâu 3.127

Tổng 51.623

Tổng các nhóm 1.727.386

(Craig Hilton-Taylor, Caroline M Pollock et al., 2008)

9

1.1.2. Đa dạng di truyền

Thể hiện sự sai khác về di truyền giữa các cá thể trong một quần thể và giữa các

quần thể với nhau.

Đa dạng di truyền trong nội bộ loài thường là kết quả của tập tính sinh sản của

các cá thể trong quần thể. Một quần thể là một nhóm các cá thể giao phối với nhau và

sản sinh ra con cái hữu thụ. Một loài có thể có một hay vài quần thể khác nhau. Một

quần thể có thể chỉ gồm một số ít cá thể hay có thể có hàng triệu cá thể.

Các cá thể trong một quần thể thường rất khác nhau về mặt di truyền. Sự đa dạng

về bộ gene có được do các cá thể có các gene khác nhau, gene là một đơn vị di truyền

cùng với những chromosome được đặc trưng bởi những protein đặc biệt. Các dạng

khác nhau của gene được gọi là allen và những sự khác biệt nảy sinh qua đột biến, là

những sự thay đổi xảy ra trong DNA, đơn vị cấu thành nhiễm sắc thể của cá thể. Sự

khác biệt của các allen trong gene có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh lý của

các cá thể một cách khác nhau.

Tổng số các sắp xếp của gene và allen trong quần thể được coi là quỹ gene (gene

pool), trong khi một tổ hợp nào đấy của gene và allen trong bất kỳ cá thể nào thì được

gọi là kiểu di truyền (geneotype). Kiểu hình (phenotype) của một cá thể nói lên các

đặc điểm về hình thái, sinh lý, sinh hoá là kết quả của biểu hiện kiểu gene trong một

môi trường nhất định.

Sai khác di truyền cho phép các cá thể thích ứng với những thay đổi của môi

trường. Nhìn chung, các loài quí hiếm ít có sự đa dạng di truyền hơn các loài có phân

bố rộng và kết quả là chúng dễ bị tuyệt chủng hơn khi điều kiện môi trường thay đổi.

Hình 1.1. Đa dạng di truyền ở cây ớt và ở người.

1.1.3. Đa dạng quần xã và hệ sinh thái

Đa dạng về hệ sinh thái là thước đo sự phong phú về sinh cảnh, nơi ở, tổ sinh thái

và các hệ sinh thái ở các cấp độ khác nhau. Sự đa dạng này được phản ảnh quan trọng

nhất bởi sự đa dạng về sinh cảnh (biotops), các quần xã sinh vật và các quá trình sinh

thái trong sinh quyển.

10

Đa dạng hệ sinh thái bao gồm sự khác biệt rộng lớn giữa các loại hệ sinh thái, sự

đa dạng của môi trường sống và các quá trình sinh thái xảy ra trong mỗi loại hệ sinh

thái. Xác định tính đa dạng hệ sinh thái khó hơn so với đa dạng loài hoặc đa dạng di

truyền vì 'ranh giới' của các quần xã và hệ sinh thái thường hay thay đổi. Do khái niệm

hệ sinh thái thường biến động và sự thay đổi đó, có thể được áp dụng ở nhiều quy mô

khác nhau, mặc dù đối với mục tiêu quản lý, nó thường được sử dụng rộng rãi đối với

các nhóm quần hợp giống nhau của quần xã, chẳng hạn như khu rừng nhiệt đới, ôn đới

hoặc rạn san hô. Một yếu tố quan trọng trong việc xem xét các hệ sinh thái đó là trạng

thái tự nhiên, các quá trình sinh thái như dòng năng lượng và chu trình nước được bảo

tồn.

Việc phân loại sự đa dạng to lớn của các hệ sinh thái của Trái đất vào một hệ

thống quản lý là một thách thức khoa học lớn, và quan trọng đối với quản lý và bảo tồn

sinh quyển. Ở cấp độ toàn cầu, hầu hết các hệ thống phân loại đã cố gắng để hướng

đến một tiến trình trung gian giữa sự phức tạp của sinh thái quần xã và sự đơn giản của

hệ thống phân loại nơi ở.

Nói chung các hệ thống này sử dụng một sự kết hợp của một định nghĩa các kiểu

nơi ở với sự mô tả khí hậu, ví dụ, rừng nhiệt đới ẩm, hoặc đồng cỏ ôn đới. Một số hệ

thống cũng tích hợp địa lý sinh vật toàn cầu để giải thích các sự khác biệt trong sinh

vật giữa các vùng trên Thế giới, tương tự như đặc điểm của khí hậu và tự nhiên (hình

1.3.).

Đo lường đa dạng sinh thái vẫn còn trong giai đoạn trứng nước. Tuy nhiên, đa

dạng hệ sinh thái là một yếu tố thiết yếu của toàn bộ đa dạng sinh học và nên được

phản ánh trong bất kỳ đánh giá đa dạng sinh học nào.

Hình 1.2. Bảy miền địa lý sinh học Thế giới

11

1.2. Định lượng đa dạng sinh học

Ngoài định nghĩa đa dạng sinh học được chấp nhận bởi nhiều nhà sinh học bảo

tồn, định nghĩa về lượng tính đa dạng sinh học cũng được sử dụng như là một phương

thức để so sánh sự đa dạng tổng thể của các quần xã khác nhau.

Theo như định nghĩa về đa dạng sinh học, rõ ràng là không có một thước đo duy

nhất nào để định lượng đa dạng sinh học một cách đầy đủ. Chúng ta không thể nói lên

tính đa dạng sinh học của một khu vực dù có diện tích lớn hay nhỏ chỉ bằng một con số

duy nhất.

Đa dạng di truyền thường được coi là đơn vị cơ sở của sự sống, tuy nhiên, trong

thực tế, đa dạng loài thường được coi là nhân tố cơ bản của đa dạng sinh học.

Các chỉ số toán học về đa dạng sinh học đã được thiết lập để mô tả sự đa dạng loài

ở các phạm vị địa lý khác nhau. Số lượng loài trong một quần xã hay hệ sinh thái thường

được mô tả là đa dạng .

Khái niệm đa dạng đề cập đến mức độ dao động thành phần loài khi các điều

kiện môi trường thay đổi như thế nào.

Đa dạng áp dụng đối với một vùng địa lý rộng lớn gồm nhiều sinh cảnh và được

định nghĩa là “một t lệ mà ở đấy các loài thêm vào được bắt gặp là những sự thay thế

địa lý trong một dạng nơi ở thuộc các điểm khác nhau”.

Điểm 1: 5 loài Điểm 2 3 loài

Điểm 3: 5 loài Điểm 4 3 loài

Vùng X Vùng Y

Điểm 1 có đa dạng alpha cao hơn điểm 2;

Vùng Y đa dạng beta cao hơn vùng X do có sự chuyển giao các loài trong các điểm

Vùng Y có đa dạng alpha thấp tại các điểm, nhưng các điểm rất khác nhau, do đó mà

đa dạng cũng gamma cao hơn vùng X

Hình 1.3. Đa dạng alpha, đa dạng beta và đa dạng gamma

Đa dạng xuất phát từ một khái niệm phổ biến về sự phong phú của loài (species

richness) và có thể sử dụng để so sánh số lượng loài trong các hệ sinh thái khác nhau.

Có nhiều phương thức khác nhau để định lượng đa dạng sinh học, tuy vậy, độ phong

phú về loài là chỉ số thông dụng nhất để diễn tả đa dạng sinh học vì các lý do sau:

Áp dụng thực tế: độ phong phú về loài đã được minh chứng về khả

năng định lượng trong thực tế, ít nhất là chỉ ra những sự khác biệt về số lượng

12

loài trong một trạng thái nào đó (ví dụ như sự có mặt, sinh sản, trú đông) đối với

một bậc phân loại nào đó trong một diện tích nào đó trong một thời gian nào đó.

Thông tin có sẵn: một số lượng lớn thông tin có sẵn về độ phong phú

của loài. Ngoài ra, các thông tin khác còn có thể lấy ra từ các bộ sưu tập trong các

bảo tàng với hàng triệu mẫu vật cùng với các tài liệu. Đặc biệt là các thông tin

này được đưa vào máy tính để các vùng xa xôi có thể sử dụng.

Tính đại diện: độ phong phú của loài có thể đại diện cho nhiều loại đa

dạng sinh học khác nhau. Nhìn chung, độ phong phú loài càng lớn thì độ đa dạng

di truyền càng cao (đa dạng lớn về gene qua các quần thể), đa dạng về sinh vật

càng nhiều (số lượng cá thể lớn qua các bậc phân loại cao hơn), và đa dạng sinh

thái lớn hơn (từ các đại diện của nhiều tổ sinh thái và nơi ở qua nhiều sinh cảnh)

Ứng dụng rộng rãi: đơn vị loài thường được coi như là đơn vị trong

quản lý, luật pháp, chính trị và truyền thống. Đối với nhiều người sự sai khác về

đa dạng sinh học được coi như là sự sai khác về độ phong phú của loài.

1.3. Sự phong phú đa dạng sinh học ở một số vùng trên Trái đất

Môi trường giàu có nhất về số lượng loài có lẽ ở các rừng nhiệt đới, rạn san hô,

các hồ lớn ở vùng nhiệt đới và ở các biển sâu. Trong các rạn san hô, và các biển sâu,

sự đa dạng sinh học thuộc nhiều ngành và lớp khác nhau. Sự đa dạng trong các biển

sâu nhờ vào diện tích lớn, tính ổn định của môi trường cũng như vào sự biệt hoá của

các loại nền đáy khác nhau.

Đa dạng loài lớn nhất là ở vùng rừng nhiệt đới. Mặc dù rừng nhiệt đới chỉ chiếm

7% diện tích Trái đất, chúng chứa hơn 1/2 loài trên Thế giới. Khoảng 40% loài thực

vật có hoa trên Thế giới (100.000 loài) ở vùng nhiệt đới, trong khi 30% loài chim trên

Thế giới phụ thuộc vào những khu rừng nhiệt đới (Võ Quý, Phạm Bình Quyền et al.,

1999).

Rạn san hô tạo nên một nơi tập trung khác về loài. Các loài san hô bé nhỏ tạo ra

các hệ sinh thái san hô vĩ đại, là vùng biển tương đương với rừng nhiệt đới về sự

phong phú loài và độ phức tạp. Rạn san hô lớn nhất Thế giới là rạn San Hô Lớn (Great

Barrier Reffs) ở bờ biển phía đông nước Úc, có diện tích là 349.000 km2. Rạn san hô

này có hơn 300 loài san hô, 1500 loài cá, 4000 loài thân mềm, 5 loài rùa biển và là nơi

sinh sản của khoảng 252 loài chim. Rạn san hô này chiếm 8% loài cá trên Thế giới

mặc dù chúng chỉ chiếm 0,1% diện tích đại dương.

Đối với hầu hết các nhóm sinh vật, sự đa dạng loài tăng về hướng nhiệt đới. Ví

dụ như Kenia có 308 loài thú, trong khi đó Pháp chỉ có 113 loài mặc dù hai nước này

có cùng diện tích. Sự tương phản này đặc biệt chặt chẻ đối với cây cỏ và thực vật có

hoa: một hecta rừng Amazon ở Peru hay vùng đất thấp ở Malaisia có thể có đến hơn

200 loài cây, trong khi đó ở rừng Châu Âu hay nước Mỹ thì chỉ có khoảng 30 loài

trong cùng diện tích. Kiểu đa dạng của các loài trên đất liền cũng giống như ở biển,

13

Một số lợi ích kinh tế của đa dạng sinh học

Dược phẩm: khoảng ½ các loài thuốc tổng hợp

có nguồn gốc từ thiên nhiên. Các dịch vụ

thương mại về cây thuốc lên đến 60 tỷ USD

năm. 4/5 các loại thuốc mới được giới thiệu trên

phạm vi toàn cầu bắt nguồn từ các sản phẩm tự

nhiên. Tất cả các loại thuốc chống ung thư có

sẵn hiện nay, 42% bắt nguồn từ tự nhiên và

34% là bán tự nhiên.

Giá trị toàn cầu về gỗ năm 2000 là 400 tỷ USD.

Lĩnh vực lâm nghiệp toàn cầu cung cấp sinh kế

và việc làm cho khoảng 60 triệu người, phần lớn

ở nước ở các nước đang phát triển. Khoảng 2,6

tỷ người sử dụng các loại củi đun nấu hằng

ngày từ rừng.

500 triệu người trên Thế giới sống dựa vào các

rạn san hô. Khoảng từ 9 đến 12% nghề các trên

toàn Thế giới trực tiếp vào rạn. Rạn là nơi sinh

sản, nuôi dưỡng và kiếm ăn của nghề cá ngoài

khơi. Du lịch là nguồn lợi chính của rạn san hô.

Bình quân toàn cầu là 184 USD/ mỗi khách du

lịch. Ở khu vực Đông Nam Á, mỗi hecta rạn san

hô thu được từ 231 – 2.700 USD.

Giá trị của rừng ngập mặn khoảng 600 USD/ha

đối với nghề cá. Giá trị dược phẩm của rừng

ngập mặn là 61 USD/ha/ năm. Giá trị bảo vệ

lưu vực của rừng ngập mặn và các vùng đất

ngập nước ước tính khoảng 845 USD/ha/năm ở

Malaysia, ở Hawai khoảng 1.022 USD/ha/năm.

Cá là nguồn protein chính cho khoảng 1 tỷ

người; cá chiếm tối thiểu 20% nguồn protein

cho khoảng 2,6 tỷ người khác. Câu cá giải trí là

nguồn kinh tế quan trong ở nhiều nước. Ở Mỹ,

câu cá giá trí chiếm 21 tỷ, Canada là 5,2 tỷ và

Úc là 1,3 tỷ USD/năm.

Rạn san hô và rừng ngập mặn có thể hấp thu

70-90 năng lượng sóng gió, góp phần bảo vệ

vùng bờ. Các khu bảo tồn có thể tạo ra lợi ích từ

hàng hóa và các dịch vụ sinh thái từ 4.400 đến

5.200 tỷ USD/năm.

nghĩa là cũng gia tăng sự đa dạng loài về phía nhiệt đới. Ví dụ rạn San hô lớn ở Úc,

phía Bắc có 50 giống trong khi phía Nam chỉ có 10 giống san hô.

Có thể nêu một số lý do để giải thích cho việc vùng nhiệt đới có số lượng loài

tăng như sau:

- Lượng bức xạ mặt trời cao,

tạo ra năng suất sinh học lớn, hổ

trợ cho lưới thức ăn rộng;

- Khí hậu khô ẩm của vùng

nhiệt đới đẩy mạnh sự tồn tại và

phát triển của sinh vật cho phép

các loài tương tác với nhau nhiều

hơn tạo ra những tập tính và thích

ứng cho sự tiến hoá và sống còn;

- Khí hậu thuận lợi cho mầm

bệnh và vật ký sinh phát triển,

ngăn chặn sự phát triển quá mức

của loài

- Vùng nhiệt đới cổ và ổn

định về mặt địa chất, cho phép

tiến hoá liên tục.

- Đa dạng về thực vật cho

phép gia tăng sự biệt hoá của

động vật.

Nhân tố lịch sử cũng rất

quan trọng trong việc xác định

kiểu phân bố đa dạng về loài.

Những vùng đất cổ có nhiều loài

hơn các vùng đất mới. Vì các

vùng đất cổ có tuổi địa chất già

hơn nên có nhiều thời gian hơn để

nhận được các loài phát tán từ các

nơi khác và các loài thích nghi

đáp ứng với các điều kiện địa

phương

Sự phong phú về loài cũng

bị ảnh hưởng bởi các biến đổi về

địa hình, khí hậu và môi trường

địa phương. Trong các quần xã

trên cạn, sự giàu có về loài theo

14

xu hướng tăng ở các địa hình thấp, tăng theo lượng bức xạ của mặt trời và tăng theo

lượng mưa. Sự thay đổi lớn về nhiệt độ theo mùa là một nhân tố khác ảnh hưởng nhiều

đến số lượng loài ở vùng ôn đới.

Sự phong phú loài cũng có thể lớn hơn ở những nơi có địa hình phức tạp, để tạo

nên những sự cách ly di truyền, thích ứng địa phương, và sự biệt hoá có thể xảy ra.

Ngoài ra, sự phong phú loài cũng thường gặp ở các vùng không có mùa hơn là các

vùng có mùa rõ rệt (WCMC, 1994).

1.4. Những giá trị của đa dạng sinh học

1.4.1. Những giá trị trực tiếp

1.4.1.1. Giá trị tiêu thụ

Bao gồm các sản phẩm tiêu dùng cho cuộc sống hàng ngày như củi đốt và các loại

sản phẩm khác cho các mục tiêu sử dụng như tiêu dùng cho gia đình và không xuất hiện

ở thị trường trong nước và quốc tế.

Những nghiên cứu về những xã hội truyền thống tại các nước đang phát triển cho

thấy cộng đồng cư dân bản địa khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên xung quanh như

củi đun, rau cỏ, hoa quả, thịt cá, dược phẩm và nguyên vật liệu xây dựng. Trên 5.000

loài được dùng cho mục đích chửa bệnh ở Trung Quốc, Việt Nam và khoảng 2.000

loài được dùng tại vùng hạ lưu sông Amazon.

Một trong những nhu cầu không thể thiếu được của con người là protein, nguồn

này có thể kiếm được bằng săn bắn các loài động vật hoang dã để lấy thịt. Trên toàn

Thế giới, khoảng 100 triệu tấn cá, chủ yếu là các loài hoang dã bị đánh bắt mỗi năm.

Phần lớn số cá này được sử dụng ngay tại địa phương.

1.4.1.2. Giá trị sử dụng cho sản xuất

Là giá bán cho các sản phẩm thu lượm được từ thiên nhiên trên thị trường trong

nước và ngoài nước. Sản phẩm này được định giá theo các phương pháp kinh tế tiêu

chuẩn và giá được định là giá mua tại gốc, thường dưới dạng sơ chế hay nguyên liệu.

Tại thời điểm hiện nay, gỗ là một trong những sản phẩm bị khai thác nhiều nhất từ

rừng tự nhiên với giá trị lớn hơn 100 t đôla mỗi năm. Những sản phẩm lâm nghiệp

ngoài gỗ còn có động vật hoang dã, hoa quả, nhựa, dầu, mây và các loại cây thuốc.

Thế giới tự nhiên là nguồn vô tận cung cấp những nguồn loại dược phẩm mới.

25% các đơn thuốc ở Mỹ có sử dụng các chế phẩm được điều chế từ cây, cỏ,....

1.4.2. Những giá trị gián tiếp

Những giá trị gián tiếp là những khía cạnh khác của đa dạng sinh học như các

quá trình xảy ra trong môi trường và các chức năng của hệ sinh thái là những mối lợi

không thể so đếm được và nhiều khi là vô giá.

1.4.2.1. Giá trị sử dụng không cho tiêu thụ

Khả năng sản xuất của hệ sinh thái: khoảng 40% sức sản xuất của hệ sinh thái

trên cạn phục vụ cho cuộc sống của con người. Tương tự như vậy, ở những vùng cửa

sông, dãi ven biển là nơi những thực vật thu và tảo sinh phát triển mạnh, chúng là

15

mắc xích đầu tiên của hàng loạt chuỗi thức ăn tạo thành các hải sản như trai, sò, tôm

cua,...

Bảo vệ tài nguyên đất và nước: các quần xã sinh học có vai trò quan trọng trong

việc bảo vệ rừng đầu nguồn, những hệ sinh thái vùng đệm, phòng chống lũ lụt và hạn

hán cũng như việc duy trì chất lượng nước.

Điều hoà khí hậu: quần xã thực vật có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều

hoà khí hậu địa phương, khí hậu vùng và ngay cả khí hậu toàn cầu.

Phân huỷ các chất thải: các quần xã sinh học có khả năng phân hu các chất ô

nhiễm như kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các chất thải sinh hoạt khác đang ngày càng

gia tăng do các hoạt động của con người.

Những mối quan hệ giữa các loài: nhiều loài có giá trị được con người khai thác,

nhưng để tồn tại, các loài này lại phụ thuộc rất nhiều vào các loài hoang dã khác. Nếu

những loài hoang dã đó mất đi, sẽ dẫn đến việc mất mát cả những loài có giá trị kinh tế

to lớn.

Nghỉ ngơi và du lịch sinh thái: mục đích chính của các hoạt động nghỉ ngơi là việc

hưởng thụ mà không làm ảnh hưởng đến thiên nhiên thông qua những hoạt động như đi

thám hiểm, chụp ảnh, quan sát chim, thú, câu cá. Du lịch sinh thái là một ngành du lịch

không khói đang dần dần lớn mạnh tại nhiều nước đang phát triển, nó mang lại khoảng

12 t đôla năm trên toàn Thế giới.

Giá trị giáo dục và khoa học: nhiều sách giáo khoa đã biên soạn, nhiều chương

trình vô tuyến và phim ảnh đã được xây dựng về chủ đề bảo tồn thiên nhiên với mục

đích giáo dục và giải trí. Một số lượng lớn các nhà khoa học chuyên ngành và những

người yêu thích sinh thái học đã tham gia các hoạt động quan sát, tìm hiểu thiên nhiên.

Các hoạt động này mang lại lợi nhuận kinh tế cho khu vực nơi họ tiến hành nghiên cứu

khảo sát; nhưng giá trị thực sự không chỉ có vậy mà còn là khả năng nâng cao kiến

thức, tăng cường tính giáo dục và tăng cường vốn sống cho con người.

Quan trắc môi trường: những loài đặc biệt nhạy cảm với những chất độc có thể

trở thành hệ thống chỉ thị báo động rất sớm cho những quan trắc hiện trạng môi

trường. Một số loài có thể được dùng như những công cụ thay thế máy móc quan trắc

đắt tiền. Một trong những loài có tính chất chỉ thị cao là địa y sống trên đá hấp thụ

những hoá chất trong nước mưa và những chất gây ô nhiễm trong không khí. Thành

phần của quần xã địa y có thể dùng như chỉ thị sinh học về mức độ ô nhiễm không khí.

Các loài động vật thân mềm như trai sò sống ở các hệ sinh thái thu sinh có thể là

những sinh vật chỉ thị hữu hiệu cho quan trắc môi trường. (Richard B. Primack, 1995)

1.4.2.2. Giá trị lựa chọn

Giá trị lựa chọn của một loài là tiềm năng của chúng để cung cấp lợi ích kinh tế

cho xã hội loài người trong tương lai. Những chuyên gia về côn trùng tìm kiếm những

loài côn trùng có thể sử dụng như các tác nhân phòng trừ sinh học; các nhà vi sinh vật

học tìm kiếm những loài vi khuẩn có thể trợ giúp cho các quá trình nâng cao năng suất

16

sản xuất; các nhà động vật học lựa chọn các loài có thể sản xuất nhiều protein; các cơ

quan y tế. chăm sóc sức khỏe và các công ty dược phẩm đang có những nổ lực rất lớn

để tìm kiếm các loài có thể cung cấp những hợp chất phòng chống và chữa bệnh cho

con người.

1.4.2.3. Giá trị tồn tại

Con người có nhu cầu được tham quan nơi sinh sống của một loài đặc biệt và

được nhìn thấy nó trong thiên nhiên hoang dã bằng chính mắt mình. Các loài như gấu

trúc, sư tử, voi và rất nhiều loài chim khác lại càng đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của

con người. Giá trị tồn tại như thế luôn luôn gắn liền với các quần xã sinh học của

những khu rừng mưa nhiệt đới, các rạn san hô và những khu vực có phong cảnh đẹp.

1.4.2.4. Những khía cạnh mang tính đạo đức

Mỗi một loài đều có quyền tồn tại: tất cả các loài đều có quyền tồn tại. Trên cơ

sở đó, sự tồn tại của các loài phải được bảo đảm mà không cần tính đến sự phong phú

hay đơn độc hoặc có tầm quan trong đối với con người hay không. Tất cả các loài là

một phần của tạo hoá và đều có quyền được tồn tại như con người ở trên Trái đất này.

Con người không những không có quyền làm hại các loài khác mà còn có trách nhiệm

bảo vệ sự tồn tại của chúng.

Tất cả các loài đều quan hệ với nhau: giữa các loài có một quan hệ chằng chịt và

phức tạp, là một phần của các quần xã tự nhiên. Việc mất mát của một loài sẽ có ảnh

hưởng đến các thành viên khác trong quần xã. Cho nên, chúng ta ý thức được sự cần

thiết bảo tồn các loài, bảo tồn đa dạng sinh học cũng chính là bảo vệ mình.

Con người phải sống trong một giới hạn sinh thái như các loài khác: tất cả các loài

trên Thế giới bị giới hạn bởi khả năng sức tải của môi trường sống. Mỗi một loài sử dụng

nguồn tài nguyên trong môi trường để tồn tại và số loài sẽ bị suy giảm khi những nguồn

tài nguyên này bị hu hoại và cạn kiệt đi. Con người phải hành động rất thận trọng để hạn

chế những ảnh hưởng có hại gây ra cho môi trường tự nhiên. Những ảnh hưởng tiêu cực

không chỉ gây hại đối với các loài mà còn gây hại đến chính bản thân con người.

Con người phải chịu trách nhiệm như những người quản lý Trái đất: nếu như

chúng ta làm tổn hại đến những nguồn tài nguyên thiên nhiên trên Trái đất và làm cho

các loài bị đe dọa tuyệt chủng thì những thế hệ tiếp theo sẽ phải trả giá bằng một cuộc

sống có chất lượng thấp. Do vậy, con người ngày nay phải biết sử dụng các nguồn tài

nguyên một cách khôn ngoan, tránh gây tác hại cho các loài và các quần xã sinh học.

Sự tôn trọng cuộc sống con người và sự đa dạng văn hoá phải được đặt ngang

tầm với sự tôn trong đa dạng sinh học: việc đánh giá cao giá trị đa dạng văn hoá và

Thế giới tự nhiên làm cho con người biết tôn trọng hơn đối với tất cả sự sống phong

phú và phức tạp của nó.

Thiên nhiên có những giá trị tinh thần và thẩm mỹ vượt xa giá trị kinh tế của nó:

trong lịch sử, những nhà sáng lập ra tôn giáo, những nhà thơ, nhà văn, những nghệ sĩ

và nhạc sĩ đã thể hiện những cảm hứng do họ nhận được từ thiên nhiên. Đối với nhiều

17

người, để có được những cảm hứng như thế họ cần phải sống với một môi trường thiên

nhiên hoang sơ, chưa bị tác động bởi con người. Hầu như ai cũng hào hứng và thích

thú khi được chiêm ngưỡng Thế giới nguyên khai hoang dã và những phong cảnh đẹp.

Nhiều người coi Trái đất như là một sản phẩm kỳ diệu của tạo hoá với những điều linh

thiêng cần được tôn trọng theo phong cách riêng.

Đa dạng sinh học là cốt lõi đế xác định nguồn gốc sự sống: hai trong số những

huyền thoại chính của Thế giới triết học và khoa học là sự sống được hình thành như

thế nào và tại sao lại có sự đa dạng sinh học như ngày nay. Hàng ngàn chuyên gia sinh

học tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề này và ngày càng đang tiến dần đến câu trả lời.

Tuy vậy khi các loài bị tuyệt chủng có nghĩa là mất đi những mắc xích quan trọng và

huyền thoại đó khó tìm được lời giải.

1.5. Khái niệm về sinh học bảo tồn

Trên Trái đất, các quần xã sinh vật trải qua hàng triệu năm phát triển đang bị đe

dọa bởi các hoạt động của loài người.

Sự tuyệt chủng hàng loạt ngày nay có thể so sánh với sự tuyệt chủng của các thời

kỳ địa chất trong quá khứ, trong đó hàng chục ngàn, thậm chí hàng triệu loài bị tiêu

diệt do các thảm hoạ tự nhiên, có thể là sự va chạm của các thiên thạch, động đất, hoả

hoạn,...

Nhiều loài đang bị suy giảm một cách nhanh chóng, thậm chí một số loài đang ở

ngưỡng cửa của tuyệt chủng mà nguyên nhân chủ yếu là do săn bắt quá mức, do sinh

cảnh bị phá hủy và do sự xâm nhập của các loài ngoại lai.

Nguy cơ đối với đa dạng sinh học ngày càng tăng do áp lực dân số tăng lên một

cách nhanh chóng cũng như các tiến bộ về khoa học kỹ thuật. Tình trạng này lại càng

trở nên trầm trọng hơn do việc phân phối của cải trên Thế giới không đồng đều, về sự

phân hóa giàu nghèo giữa các nước phát triển và kém phát triển, đặc biệt đối với các

nước nhiệt đới, nơi vốn rất phong phú về loài. Hơn thế nữa, sự đe dọa đối với đa dạng

sinh học do các yếu tố đơn độc chẳng hạn như mưa axit, khai thác gỗ, săn bắn quá

mức,... cùng kết hợp với nhau làm cho tình trạng ngày càng tồi tệ hơn.

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, khác với các cuộc tuyệt chủng hàng loạt đã

xảy ra trong quá khứ, sự tuyệt chủng hàng loạt trong giai đoạn hiện nay có những đặc

trưng như sau:

Xảy ra với tốc độ rất nhanh.

Tác nhân chủ yếu là do con người (không phải bởi các điều kiện tự

nhiên).

Liên quan đến việc mất mát, chia cắt và suy thoái nơi ở.

Không kèm theo sự hình thành loài mới.

Vào đầu những năm 1970, các nhà khoa học đã nhận thức được tình trạng khủng

hoảng của đa dạng sinh học, nhưng không có một diễn đàn hay tổ chức trung tâm để

đối phó với vấn đề đó. Số lượng người suy nghĩ và tiến hành nghiên cứu về vấn đề bảo

18

tồn tăng lên thì cần thiết phải có thông tin cho nhau các phương pháp tiếp cận và ý

tưởng mới. Để có thể thảo luận các mối quan tâm của mình, nhà sinh thái học Micheal

Soulé đã tổ chức Hội thảo Quốc tế đầu tiên về Bảo tồn Sinh học vào năm 1978. Tại

cuộc họp này, với sự tham gia của các nhà bảo tồn động vật hoang dã, các nhà quản lý

động vật, các Viện sĩ,... Soulé đã trình bày một phương pháp tiếp cận liên ngành mới

để cứu giúp các loài thực vật, động vật khỏi cơn sóng tuyệt chủng hàng loạt do con

người gây ra. Sau đó cùng với đồng nghiệp là Paul Ehrlich và Jared Diamond, Soulé

đã phát triển Sinh học bảo tồn thành một ngành khoa học, trong đó kết hợp các kinh

nghiệm về quản lý động vật hoang dã, lâm nghiệp và sinh học nghề cá với các lý

thuyết về sinh học quần thể, di truyền, tiến hoá và địa lý sinh học để phát triển những

phương pháp và tiếp cận mới trong việc bảo tồn loài và các hệ sinh thái.

Sinh học bảo tồn là một nguyên lý khoa học được xây dựng để bảo vệ các loài,

thiết lập các khu bảo tồn mới và cũng cố nâng cấp các vườn quốc gia cũng là để xác

định những loài nào trên Trái đất được bảo tồn cho tương lai.

Sinh học bảo tồn là một khoa học đa ngành (multi-disciplinary), tập hợp được rất

nhiều người và nhiều tri thức thuộc các lĩnh vực khác nhau nhằm khắc phục tình trạng

khủng hoảng đa dạng sinh học hiện nay.

Sinh học bảo tồn bổ sung các nguyên tắc ứng dụng (applied disciplines) bằng

cách cung cấp phương pháp tiếp cận có tính chất lý thuyết tổng thể cho việc bảo tồn đa

dạng sinh học. Sinh học bảo tồn khác với các khoa học khác ở chỗ là bảo tồn một cách

lâu dài toàn bộ quần xã sinh vật là chính, các yếu tố kinh tế thường là thứ yếu.

Về nhiều mặt có thể nói sinh học bảo tồn là một khoa học thiết yếu (crisis

discipline). Các quyết định về vấn đề bảo tồn được đưa ra hàng ngày và thường là với

những thông tin rất hạn chế do thời gian cấp bách. Sinh học bảo tồn cố gắng đề xuất

những giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong điều kiện thực tế

ngày nay.

Từ các khái niệm trên, có thể thấy rằng sinh học bảo tồn có hai mục tiêu: một là

tìm hiểu những tác động tiêu cực do hoạt động của con người gây ra đối với các loài,

quần xã và các hệ sinh thái; hai là để xây dựng các phương pháp tiếp cận để hạn chế

sự tuyệt diệt của các loài và nếu có thể được, cứu trợ các loài đang bị đe dọa bằng

cách đưa chúng hội nhập trở lại các hệ sinh thái đang còn phù hợp với chúng.

19

Tóm tắt nội dung chương 1

Sự đa dạng sinh học trên Trái đất bao gồm tất cả các loài sinh vật trên Trái đất từ

vi khuẩn đến các loài động vật, thực vật và nấm, sự đa dạng về di truyền tồn tại giữa

các cá thể của loài, các quần xã trong đó các loài tồn tại và những sự tương tác của các

quần xã trong hệ sinh thái với môi trường vật lý và hóa học xung quanh.

Hiện nay, có khoảng 1,7 triệu loài đã được mô tả. Ít nhất là hai lần số đó còn chưa

mô tả, chủ yếu là côn trùng và các nhóm chân khớp khác trong vùng nhiệt đới.

Định lượng tính đa dạng sinh học cũng được sử dụng như là một phương thức để

so sánh sự đa dạng tổng thể của các quần xã khác nhau. Số lượng loài trong một quần

xã hay hệ sinh thái thường được mô tả là đa dạng . Khái niệm đa dạng đề cập đến

mức độ dao động thành phần loài khi các điều kiện môi trường thay đổi như thế nào.

Đa dạng áp dụng đối với một vùng địa lý rộng lớn gồm nhiều sinh cảnh. Có nhiều

phương thức khác nhau để định lượng đa dạng sinh học, tuy vậy, độ phong phú về loài

(đa dạng ) là chỉ số thông dụng nhất để diễn tả đa dạng sinh học.

Vùng nhiệt đới có tính đa dạng sinh học cao nhất với rất nhiều loài sinh sống

trong các rừng nhiệt đới, các dãi san hô, các sông hồ và đáy biển sâu. Phần lớn số loài

hiện nay trên Thế giới còn chưa được biết đến, chưa được đặt tên.

Các thành phần của đa dạng sinh học có thể cho những sản phẩm có giá trị kinh

tế trực tiếp phục vụ lợi ích của loài người hay những giá trị kinh tế gián tiếp mà không

phải khai thác hay hủy hoại nguồn tài nguyên đa dạng sinh học.

Giá trị trực tiếp có thể chia thành hai loại: giá trị tiêu thụ và giá trị sản xuất. Giá

trị tiêu thụ bao gồm các sản phẩm tiêu dùng cho cuộc sống hàng ngày như củi đốt và các

loại sản phẩm khác và không xuất hiện ở thị trường trong nước và quốc tế. Giá trị sản

xuất là giá bán cho các sản phẩm thu lượm được từ thiên nhiên trên thị trường như gỗ,

một số sản phẩm ngoài gỗ, các loài hoang dã cung cấp dược phẩm.

Giá trị gián tiếp của đa dạng sinh học bao gồm những giá trị không cho tiêu thụ

như năng suất của hệ sinh thái, chức năng bảo vệ nguồn tài nguyên đất và nước, mối

tương tác qua lại giữa các loài hoang dã, cây trồng và điều hòa khí hậu. Đa dạng sinh

học là một phần của cơ sở xây dựng ngành du lịch sinh thái và nghỉ ngơi. Đa dạng sinh

học cũng có tiềm năng cung cấp những giá trị khác chưa phát hiện nhưng có thể mang

lại lợi ích cho tương lai của xã hội loài người.

Đa dạng sinh học còn có giá trị của sự tồn tại thể hiện trên khoản tiền mà con

người sẵn sàng trả để có thể bảo tồn đa dạng sinh học. Bảo tồn đa dạng sinh học cũng

có thể dựa trên các nền tảng về đạo đức cũng như kinh tế. Một trong những quan niệm

đạo đức lớn là mỗi loài đều có quyền tồn tại. Con người không có quyền tiêu diệt các

loài mà ngược lại phải nỗ lực hành động nhằm bảo vệ các loài.

Sinh học bảo tồn là tổng hợp tri thức của nhiều ngành khoa học, nghiên cứu các

khía cạnh của khủng hoảng, xáo trộn về đa dạng sinh học. Mục tiêu là hạn chế sự mát

20

mát đa dạng sinh học, đặc biệt là sự tuyệt chủng của các loài, sự mất mát các nguồn

gene và hạn chế sự suy thoái các hệ sinh thái.

Câu hỏi ôn tập chương 1

1. Trình bày các mức độ thể hiện đa dạng sinh học về loài.

2. Đa dạng di truyền là gì?

3. Đa dạng di truyền được thể hiện qua các cấp độ nào?

4. Đa dạng sinh thái là gì?

5. Các mức độ thể hiện đa dạng sinh học về mặt sinh thái là gì?

6. Kể tên 5 sinh đới quan trọng ở trên cạn.

7. Định nghĩa về hình thái của loài.

8. Định nghĩa về sinh học của loài.

9. Qu gene (gene pool) là gì?

10. Đa dạng alpha, đa dạng beta, đa dạng gamma là gì?

11. Các vùng có đa dạng sinh học cao nhất là vùng nào?

12. Hãy nêu ba lý do để giải thích tại sao vùng nhiệt đới có số lượng loài lớn nhất.

13. Vì sao ở nơi có địa hình phức tạp sự đa dạng loài lại tăng lên?

14. Vì sao ở những vùng đất cổ sự đa dạng loài lại tăng lên?

15. Trong số hơn 1,7 triệu loài đã được mô tả thì ngành nào, lớp nào có số lượng loài

lớn nhất?

16. Vì sao một số loài động thực vật có thể bị tuyệt chủng trước khi chúng được mô

tả đặt tên?

17. Giá trị trực tiếp cho tiêu thụ của đa dạng sinh học là gì?

18. Giá trị trực tiếp sử dụng cho sản xuất của đa dạng sinh học là gì?

19. Nêu 4 giá trị kinh tế gián tiếp không dùng cho tiêu thụ của đa dạng sinh học.

20. Giá trị lựa chọn của đa dạng sinh học là gì?

21. Hãy nêu 4 khía cạnh mang tính đạo đức về giá trị của đa dạng sinh học.

22. Định nghĩa về sinh học bảo tồn.

23. Mục tiêu của sinh học bảo tồn là gì?

21

Tài liệu tham khảo

1. Kevin J Gaston and John I Spicer (2004). Biodiversity an Introduction, Blackwell

Publishing Company. U.S.A.

2. Richard B. Primack (1995). A Primer of Conservation Biology, Sunderland,

Massachusetts U.S.A.

3. Craig Hilton-Taylor, Caroline M Pollock, et al. (2008). State of the World's Species,

IUCN.

4. Võ Quý, Phạm Bình Quyền, et al. (1999). Cơ sở sinh học bảo tồn, Nhà xuất bản Khoa

học - Kỹ thuật, Hà Nội.

5. WCMC (1994). Priorities for Conservation Global Species Richness and Endemism,

World Conservation Press.

22

Chương 2. NHỮNG MỐI ĐE DỌA ĐỐI VỚI ĐA DẠNG SINH HỌC

2.1. Sự tuyệt chủng

2.1.1. Khái niệm về tuyệt chủng

Khái niệm tuyệt chủng có rất nhiều nghĩa và khác nhau tùy thuộc vào từng bối

cảnh cụ thể. Một loài bị coi là tuyệt chủng (extinct) khi không còn một cá thể nào của

loài đó còn sống sót tại bất kỳ nơi nào trên Thế giới. Nếu như một số cá thể của loài

còn sót lại chỉ nhờ vào sự kiểm soát, chăm sóc, nuôi dưỡng của con người, thì loài này

được coi là đã bị tuyệt chủng trong thiên nhiên hoang dã (extinct in the wild). Trong

hai trường hợp trên, các loài có thể coi như bị tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu

(globally extinct).

Hình 2.1. Chim bồ câu Viễn khách (Ectopistes migratorius), loài được coi là

tuyệt chủng toàn cầu do khai thác quá mức và phá hủy nơi ở

Một loài bị coi là tuyệt chủng cục bộ (locally extinct) nếu như chúng không còn

sống sót tại nơi chúng đã từng sinh sống, nhưng người ta vẫn còn tìm thấy chúng tại

những nơi khác trong thiên nhiên.

Một số nhà sinh học sử dụng cụm từ loài bị tuyệt chủng về phương diện sinh thái

học (ecologically extinct), điều đó có nghĩa là số lượng cá thể loài còn lại ít đến nổi tác

dụng của nó không có chút ý nghĩa nào đến những loài khác trong quần xã.

23

Hình 2.2. Bò rừng Châu Mỹ, loài được coi là tuyệt chủng ngoài thiên nhiên hoang dã

2.1.1.1. Tuyệt chủng là một quá trình tự nhiên

Sự tuyệt chủng loài xảy ra thậm chí không bắt nguồn từ những xáo động to lớn.

Lý thuyết tiến hóa nói rõ rằng một loài có thể bị dồn vào tuyệt chủng do không cạnh

tranh nổi với một loài khác hay do bị ăn thịt. Một loài có thể tiến hóa từ một loài khác

để đáp ứng với những thay đổi của môi trường hay là do sự thay đổi ngẫu nhiên của

quỹ gene. Hiện tại chúng ta cũng không biết đầy đủ những nhân tố xác định sự phồn

thịnh hay suy thoái của một loài, nhưng ít nhất chúng ta có thể khẳng định rằng sự

tuyệt chủng là một hiện tượng nằm trong chu trình vận động của tự nhiên tương tự như

sự hình thành loài.

Nếu tuyệt chủng là một phần trong các quá trình tự nhiên, thì tại sao lại phải suy

nghĩ và quan tâm nhiều đến chuyện mất mát các loài. Câu trả lời nằm trong mối tương

quan về sự tuyệt chủng và hình thành loài. Sự hình thành loài là một quá trình diễn ra

rất chậm, qua sự tích luỹ dần các đột biến và những sự chuyển đổi các allen qua cả

hàng chục ngàn năm thậm chí cả hàng triệu năm. Theo Kirchner và cộng sự (2001),

trung bình Trái đất cần khoảng 10 triệu năm để hồi phục sự đa dạng từ những tuyệt

chủng mang tính toàn cầu. Nếu tốc độ của việc hình thành loài tương đương hay vượt

quá tốc độ tuyệt chủng, sự đa dạng sinh học được duy trì hay tăng lên. Trong lịch sử

các thời kỳ địa chất, đa dạng sinh học tương đối ổn định nhờ sự cân bằng giữa sự hình

thành loài mới và sự tuyệt diệt loài cũ. Tuy nhiên trong những khoảng thời gian ngắn

hơn, tốc độ đa dạng hóa kém hơn nhiều so với tốc độ tuyệt chủng. Điều đó có nghĩa là

sự tiến hóa của sinh giới sẽ không theo kịp với những sự tuyệt chủng nhanh chóng.

24

2.1.1.2. Tuyệt chủng do con người gây ra

Tác động dễ nhận thấy đầu tiên về hoạt động của con người vào t lệ tuyệt chủng

có thể thấy vào sự sa sút các loài thú lớn ở Australia và Nam, Bắc Mỹ vào thời gian mà

con người bắt đầu thống trị hai lục địa này từ hàng ngàn năm trước. Chỉ một thời gian

ngắn sau khi con người đặt chân đến, 74% đến 86% các loài thú lớn, có trọng lượng hơn

40 kg, trong các vùng này bị tuyệt chủng. Nguyên nhân trực tiếp của sự tuyệt chủng này

có thể là do săn bắn, và nguyên nhân gián tiếp là do đốt rừng và khai hoang.

Dựa vào các chứng cứ có sẵn thì khoảng 85 loài thú và 113 loài chim đã bị tuyệt

chủng từ năm 1600, tương ứng với 2,0% các loài thú và 1,3% các loài chim. Trong khi

những con số ban đầu này có vẻ như chưa ở mức báo động thì xu hướng tuyệt chủng

tăng rất nhanh trong khoảng 150 năm lại đây.

Bảng 2.1. Một số nhóm loài tuyệt chủng từ năm 1600

Số loài tuyệt chủng Số loài % tuyệt

chủng Bậc phân loại Đất liền Đảo Đại dương Tổng số

Thú 30 51 4 85 4.000 2,10

Chim 21 92 0 113 9.000 1,30

Bò sát 1 20 0 21 6.300 0,30

Lưỡng thê 2 0 0 2 4.200 0,05

Cá 22 48 0 23 19.100 0,10

Không xương sống 49 48 1 98 1.000.000 0,01

Thực vật có hoa 245 139 0 384 250.000 0,20

Nguồn: (Richard B. Primack, 1995)

T lệ tuyệt chủng của chim và thú vào khoảng 1 loài trong 10 năm trong thời

gian từ 1600 -1700, nhưng t lệ này tăng lên 1 loài/năm trong thời gian từ 1850 -1950.

Sự gia tăng t lệ tuyệt chủng loài là một sự chỉ định về tính nghiêm trọng của vấn đề

đe dọa đa dạng sinh học. Nhiều loài còn chưa bị tuyệt chủng nhưng đã bị hao hụt rất

nhiều do các hoạt động của con người và chỉ tồn tại với số lượng rất thấp. Những loài

này cũng được coi là tuyệt chủng sinh thái và chúng không còn vai trò gì trong tổ chức

quần xã. Tương lai của nhiều loài là không chắc chắn.

Những mất mát của đa dạng di truyền đã được ghi nhận đối với các loài được

thuần hóa. Trong những nguyên nhân trực tiếp của sự suy thoái di truyền cây trồng, sự

mở rộng của nông nghiệp hiện đại, thương mại là nguyên nhân chính, trong đó bao

gồm chuyển đổi sang nền nông nghiệp độc canh. Việc giới thiệu các giống cây trồng

mới, thường gắn liền với nền nông nghiệp thương mại, đã dẫn đến việc thay thế, mất

mát của các giống địa phương.

Khoảng 90% giống cải bắp, ngô, và cà chua đã bị mất trong thời gian gần đây.

10.000 giống lúa mì ban đầu hiện tại ở Trung Quốc đã giảm còn 1.000 giống, ở

Indonesia, khoảng 1.500 giống lúa đã tuyệt chủng trong thời gian qua. Tương tự, 30%

25

của 1.400 giống vật nuôi đã bị tuyệt chủng hoặc bị đe dọa tuyệt chủng. Điều này có

nghĩa rằng cơ sở di truyền mà trên đó hệ thống sản xuất dựa vào đang bị suy thoái

thông qua sự mất mát của các giống cây trồng và vật nuôi địa phương.

Các nguyên nhân khác gây suy thoái di truyền bao gồm phá hủy rừng và đất rừng

ở châu Phi, chăn thả và khai thác quá mức, sử dụng quá mức hoặc mất các loài rừng có

tầm quan trọng kinh tế ở Châu Mỹ La tinh.

Các hệ sinh thái và các nơi ở cũng đạng bị đe dọa và đang bị mất mát ở mức độ

báo động:

Khoảng 2/3 diện tích của 2 trong số 14 khu sinh học trên cạn của Thế giới

và hơn một nửa diện tích của 4 khu sinh học khác đã bị chuyển đổi (chủ yếu

cho nông nghiệp) vào những năm 1990 (Millennium Ecosystem

Assessment, 2005)

Theo Viện Tài nguyên rừng Thế giới (WRI), 1/5 độ che phủ của tất cả rừng

mưa nhiệt đới đã bị mất giữa những năm 1960 và 1990.

50% nơi ở của các vùng đất ngập nước đã bị hu hoại trong vòng 100 năm

qua.

Rừng ngập mặn ven biển trên Thế giới Thế giới là môi trường nuôi dưỡng

quan trọng cho vô số loài cũng đang bị đe dọa, khoảng 50% rừng ngập mặn

đã bị chặt trụi (FAO, 2010).

Khoảng 20% các rạn san hô trên Thế giới đã bị mất và 20% khác đang bị

suy thoái trong mấy thập k cuối của thế k XX (Millennium Ecosystem

Assessment, 2005).

Cuối cùng là do sự mất mát của các loài và hệ sinh thái đã dẫn đến sự thay đổi,

mất mát chưa từng thấy của các dịch vụ sinh thái có giá trị:

Khoảng 60% các dịch vụ sinh thái đang bị suy thoái hay sử dụng không bền

vững bao gồm: làm sạch không khí, điều hoà khí hậu, cung cấp nước sạch,

điều chỉnh mầm bệnh và sâu hại và thụ phấn.

Có sự thay đổi lớn về chu trình dinh dưỡng trong các thập k qua, chủ yếu

do gia tăng lượng phân bón, chất thải của gia súc, chất thải của con người và

đốt cháy sinh khối.

Có một mối liên hệ giữa các dịch vụ sinh thái với các thành phần cơ bản trong

cuộc sống của loài người. Sự thay đổi mất mát các dịch vụ sinh thái sẽ ảnh hưởng

đến cuộc sống con người (hình 2.3.).

Ngoài ảnh hưởng của các dịch vụ sinh thái, các nhân tố môi trường cũng như các

nhân tố kinh tế, xã hội, công nghệ, văn hóa cũng ảnh hưởng đến sự thịnh vượng của

con người. Đến lượt mình, sự thay đổi cuộc sống của con người lại tác động đến các

hệ sinh thái (Assessment Millennium Ecosystem, 2005).

26

CÁC DỊCH VỤ SINH THÁI

Hổ trợ Chu trình

vật chất Hình

thành đất Sức sản

xuất sơ cấp

Cung cấp Thức ăn Nước ngọt Gỗ, sợi Nhiên liệu

Điều hòa Điều hòa khí

hậu Điều hòa lũ lụt Điều hòa dịch

bệnh Lọc nước

Văn hóa Thẩm mỹ Tinh thần Giáo dục Giải trí

ĐA DẠNG SINH HỌC

CÁC THÀNH PHẦN CỦA CUỘC SỐNG

An ninh An toàn cá nhân Tiếp cận tài nguyên Giảm thiểu thảm họa

Tự do chọn lựa và hành

động Cơ hội đạt tới những giá trị

bản thân

Vật chất cơ bản Cuộc sống đầy đủ Đủ chất dinh dưỡng Nhà ở Hàng hóa

Sức khỏe Mạnh khỏe Thoải mái Tiếp cận nước sạch,

không khí trong lành

Các mối quan hệ xã hội Liên kết xã hội Tôn trọng lẫn nhau Giúp đỡ người khác

Hình 2.3. Mối liên hệ giữa các dịch vụ sinh thái và các thành phần cuộc sống

2.1.2. Nguyên nhân của tuyệt chủng

Mối nguy hại chính ảnh hưởng đến đa dạng sinh học có liên quan đến các hoạt

động của con người là: phá hủy, chia cách, làm suy thoái nơi sinh sống; biến đổi khí

hậu; ô nhiễm và xả thải các chất dinh dưỡng, khai thác quá mức và sử dụng không

bền vững và du nhập các loài ngoại lai. Hầu hết các loài bị đe dọa chịu ảnh hưởng của

ít nhất là hai trong số các yếu tố nói trên, những yếu tố này làm cho sự tuyệt chủng sẽ

tiếp diễn nhanh hơn, bất chấp mọi cố gắng nhằm bảo vệ loài. Các mối hiểm hoạ đe dọa

đa dạng sinh học nêu ở trên gây ra do việc sử dụng, khai thác tài nguyên ngày càng

tăng và mức tăng dân số quá nhanh của loài người (Secretariat of the Convention on

Biological Diversity, 2010).

Các mối nguy hại đối với đa dạng sinh học cũng rất khác nhau đối với các hệ

sinh thái và các vùng khác nhau. MEA đã đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nguyên

nhân gây suy thoái đa dạng sinh học trong thời gian qua và xu hướng hiện nay của các

nguyên nhân đó ở một số khu sinh học trên Thế giới (hình 2.4) (Millennium

Ecosystem Assessment, 2005).

Mối liên hệ giữa các dịch vụ ST

và cuộc sống con người

Yếu

Trung bình

Mạnh

Khả năng hòa giải của các yếu tố

Kinh tế - xã hội

Thấp

Trung bình

Cao

27

Thay đổi nơi

B.đ. khí hậu Loài ngoại lai Khai thác quá

mức

Ô nhiễm

Rừng

nhiệt đới

Đ.cỏ

nhiệt đới

Nước

ngọt

Vùng

ven bờ

Biển

Các đảo

Chú thích:

Tác động trong thời gian qua Xu thế hiện nay

Thấp

Vừa

Tác động tiếp tục

Cao

Gia tăng tác động

Rất cao

Tăng tác động rất mạnh

Hình 2.4. Các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học trong 100 năm qua và xu hướng

tác động hiện nay ở một số khu sinh học thế giới

2.1.2 1. Suy thoái và mất nơi ở

Mất mát và suy thoái nơi ở tạo ra áp lực lớn nhất đối với đa dạng sinh học trên

toàn Thế giới. Đối với các hệ sinh thái trên cạn, mất nơi ở chủ yếu do chuyển đổi các

vùng đất hoang dã cho nông nghiệp, hiện chiếm khoảng 30% diện tích đất trên toàn

cầu. Gần đây, trong một số khu vực, nhu cầu về nhiên liệu sinh học đã góp phần thúc

đẩy quá trình này.

Theo Danh sách Đỏ của IUCN, mất nơi ở do nông nghiệp và quản lý rừng không

bền vững là nguyên nhân lớn nhất dẫn các loài đến gần hơn đối với nguy cơ tuyệt

chủng.

Trong giai đoạn từ 2000 đến 2010, hàng năm có khoảng 13 triệu ha rừng bị mất,

so với 16 triệu ha bị mất hàng năm so với thời gian 10 năm trước đó. Điều đó không

chỉ làm suy thoái đa dạng sinh học mà còn góp phần đến 12 – 15% việc ấm lên toàn

cầu do phát thải CO2 vào không khí và ngăn cản quá trình thu giữ carbon (UNEP,

2011).

Sự sụt giảm mạnh của quần thể các loài nhiệt đới phản ánh rõ mất nơi ở của khu

vực này. Theo một nghiên cứu gần đây, việc chuyển đổi rừng cho các đồn điền cọ dầu

28

dẫn đến việc mất 73-83% số loài chim và bướm của hệ sinh thái. Như đã nói ở trên,

các loài chim Đông Nam Á phải đối mặt với nguy cơ đặc biệt cao về tuyệt chủng, bởi

việc chuyển đổi đất rừng thành các đồn điền cọ dầu, do nhu cầu ngày càng tăng về

nhiên liệu sinh học (Secretariat of the Convention on Biological Diversity, 2010).

Phát triển cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như nhà ở, phát triển công nghiệp, hầm mỏ và

mạng lưới giao thông, cũng đóng phần quan trọng trong việc chuyển đổi môi trường

sống trên cạn. Với hơn một nửa dân số Thế giới hiện nay sống ở các đô thị, sự mở

rộng đô thị đã dẫn đến sự biến mất của nhiều nơi ở, mặc dù mật độ dân số cao hơn ở

các thành phố cũng có thể làm giảm các tác động tiêu cực về đa dạng sinh học bởi nhu

cầu chuyển đổi trực tiếp đất cho cư trú của con người ít hơn so với nhiều khu định cư

phân tán.

Sự chia cắt manh mún nơi cư trú của các loài là quá trình mà một khu vực rộng

lớn bị thu nhỏ lại hoặc bị chia cắt thành hai hay nhiều mảnh nhỏ. Những phần này

thường bị cách ly khỏi những phần khác và hình thái cấu trúc cảnh quan bị thay đổi

nhiều. Một mảnh hay một phần của nơi cư trú mới khác biệt với nơi cư trú nguyên

thủy ở hai điểm quan trọng: đó là mảnh của nơi cư trú mới có t lệ giữa phần biên và

diện tích lớn hơn, và tâm điểm của mỗi mảnh của nơi cư trú mới rất gần với phần biên

của mảnh hơn.

Việc phá hủy các nơi cư trú có thể hạn chế khả năng phát tán và định cư của loài.

Tác hại của việc chia cắt nơi cư trú sẽ làm giảm khả năng kiếm mồi của các loài thú.

Ngoài ra nơi cư trú bị chia cắt cũng góp phần làm suy giảm quần thể và dẫn đến sự

tuyệt chủng do quần thể lớn lúc đầu bị chia ra hai hay nhiều quần thể nhỏ.

Sự chia cắt nơi cư trú thành các phần nhỏ đã làm tăng một cách một cách đáng kể

t lệ tương đối của sự tác động đường biên so với diện tích nơi cư trú. Một số tác động

khác quan trọng hơn của đường biên là sự dao động nhiều hơn về ánh sáng, nhiệt độ,

độ ẩm và gió. Việc nơi cư trú bị xé nhỏ, xé lẻ còn làm tăng khả năng xâm nhập của các

loài ngoại lai và bùng nổ số lượng các loài côn trùng địch hại bản địa. Việc nơi cư trú

bị chia cắt cũng làm tăng khả năng tiếp xúc của các loài động, thực vật thuần dưỡng

với các quần thể hoang dã. Các bệnh dịch của các loài thuần dưỡng có thể lây lan rất

dễ dàng sang các loài hoang dã vốn thường có khả năng miễn dịch kém

Đối với các hệ sinh thái nước nội địa, mất mát và suy thoái môi trường sống chủ

yếu bằng cách sử dụng nước không bền vững và thoát nước cho chuyển đổi mục đích

sử dụng đất khác, chẳng hạn như nông nghiệp và định cư. Áp lực lớn đến nguồn nước

là sự tháo nước cho tưới tiêu nông nghiệp, trong đó sử dụng khoảng 70% nguồn nước

ngọt của Thế giới, trong khi nhu cầu nước cho năng lượng, đô thị và ngành công

nghiệp đang nhanh chóng phát triển. Việc xây dựng đập và đê ngăn lũ lụt trên sông

cũng gây ra chia cắt và mất môi trường sống, do chuyển đổi các dòng chảy tự nhiên

vào các hồ chứa, giảm sự liên kết giữa các bộ phận khác nhau của lưu vực sông, và cắt

đứt các con sông khỏi vùng đồng bằng.

29

Trong các hệ sinh thái ven biển, mất môi trường sống được gây nên bởi một loạt

các yếu tố bao gồm một số hình thức nuôi trồng hải sản, đặc biệt là các trang trại tôm ở

vùng nhiệt đới, nơi rừng ngập mặn thường được chuyển thành các ao nuôi. Phát triển

vùng ven bờ như nhà ở, công nghiệp, vui chơi giải trí và giao thông vận tải đã có tác

động quan trọng đến các hệ sinh thái biển, thông qua việc nạo vét, chôn lấp và sự gián

đoạn của dòng chảy, trầm tích và xả thải thông qua việc xây dựng cầu cảng và các rào

cản vật chất khác. Sử dụng các loại lưới cào đáy trong đánh bắt thủy sản thể gây ra

thiệt hại đáng kể môi trường sống dưới đáy biển.

2.1.2.2. Biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đã có tác động đến đa dạng sinh học, và dự kiến sẽ trở thành

một mối đe dọa nghiêm trọng hơn trong những thập niên tới. Mất biển băng Bắc Cực

đe dọa đa dạng sinh học trên toàn bộ sinh đới vùng cực và vùng kế cận. Áp lực liên

quan của quá trình axit hóa đại dương, hậu quả của nồng độ của khí carbon dioxide

cao hơn trong khí quyển, cũng đã được quan sát thấy.

Các hệ sinh thái đã chịu những tác động tiêu cực theo mức độ hiện nay của biến

đổi khí hậu (nhiệt độ bề mặt toàn cầu tăng 0,740C so với thời kỳ tiền công nghiệp), khá

khiêm tốn so với dự kiến những thay đổi trong tương lai (2,4- 6,40C vào năm 2100 nếu

không có hành động giảm thiểu tích cực). Ngoài việc nhiệt độ nóng lên, sự kiện thời

tiết cực đoan thường xuyên hơn và các mô hình thay đổi của lượng mưa và hạn hán dự

kiến sẽ có tác động đáng kể đến đa dạng sinh học.

Tác động của biến đổi khí hậu đối với đa dạng sinh học rất khác nhau ở các vùng

khác nhau của Thế giới. T lệ cao nhất của sự nóng lên đã được quan sát thấy ở vĩ độ

cao, xung quanh bán đảo Nam Cực và Bắc Cực, và xu hướng này được dự báo sẽ tiếp

tục. Việc giảm nhanh chóng về mức độ và độ dày của băng biển Bắc cực, vượt quá dự

báo khoa học gần đây, có ảnh hưởng lớn đến đa dạng sinh học.

Những thay đổi về thời gian ra hoa và di cư cũng như sự phân bố của của các loài

đã được quan sát trên toàn Thế giới. Tại châu Âu, trong vòng bốn mươi năm qua, mùa

phát triển của cây cối đã bắt đầu sớm hơn mức trung bình 10 ngày. Các thay đổi này

có thể thay đổi các chuỗi thức ăn và tạo ra sự lệch pha trong hệ sinh thái, nơi mà các

loài khác nhau đã cùng tiến hóa, phụ thuộc vào nhau. Ví dụ như giữa việc làm tổ và

nguồn thức ăn sẵn có, giữa vật thụ phấn và sự thụ tinh. Biến đổi khí hậu cũng thay đổi

phạm vi của các sinh vật mang bệnh, làm cho các loài gây bệnh tiếp xúc với các vật

chủ mới chưa phát triển khả năng miễn dịch. Môi trường sống nước ngọt và đất ngập

nước, rừng ngập mặn, rạn san hô, Bắc Cực và các hệ sinh thái núi, các vùng đất khô và

ẩm và rừng nhiệt đới là những nơi đặc biệt dễ bị thương tổn bởi biến đổi khí hậu.

Một số loài sẽ hưởng lợi từ biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, theo một đánh giá về các

loài chim ở châu Âu, người ta thấy rằng, trong số 122 loài được đánh giá, thay đổi khí

hậu làm số quần thể của các loài bị suy giảm số lượng lớn gấp 3 lần số quần thể của

các loài tăng số lượng.

30

Các tác động cụ thể của biến đổi khí hậu đối với đa dạng sinh học sẽ phụ thuộc

phần lớn vào khả năng di trú của các loài và khả năng đối phó với điều kiện khí hậu

cực đoan hơn. Các hệ sinh thái thích nghi với các điều kiện khí hậu tương đối ổn định,

và khi những điều kiện này bị phá vỡ, lựa chọn duy nhất cho các loài là thích ứng, di

chuyển hoặc chết.

Dự kiến rằng nhiều loài sẽ không thể theo kịp với tốc độ và quy mô của biến đổi

khí hậu, và kết quả là sẽ tăng nguy cơ tuyệt chủng, cả ở phạm vi địa phương và trên

toàn cầu. Nói chung, biến đổi khí hậu sẽ kiểm tra khả năng phục hồi và khả năng thích

ứng của các hệ sinh thái đối với các thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa. Các hệ sinh

thái thích ứng kém, có nguy cơ đặc biệt cao.

Trong 200 năm qua, các đại dương đã hấp thụ khoảng 1/4 lượng cácbon đioxit

được sản xuất từ các hoạt động của con người. Điều này đã làm cho nước ở các đại

dương (trung bình là hơi có tính kiềm) trở thành có tính axit hơn, hạ thấp giá trị pH

trung bình của nước biển bề mặt là 0,1 đơn vị. Do giá trị pH tính trên thang logarit,

điều này có nghĩa là nước có tính axit hơn 30%.

Tác động đối với đa dạng sinh học là nồng độ axit lớn làm cạn kiệt các ion

cacbonat, đó là vật liệu xây dựng cần thiết cho nhiều sinh vật biển như san hô, trai ốc

và nhiều sinh vật phù du, để xây dựng bộ xương ngoài của chúng. Nồng độ của ion

cacbonat hiện nay thấp hơn bất cứ thời gian nào trong 800.000 năm qua. Những tác

động về đa dạng sinh học đại dương và chức năng hệ sinh thái có thể sẽ nghiêm trọng,

mặc dù thời gian chính xác và phân phối những tác động này là không chắc chắn.

2.1.2.3. Ô nhiễm và tải lượng chất dinh dưỡng

Ô nhiễm từ chất dinh dưỡng (nitơ và phốt pho) và các nguồn khác là một mối đe

dọa liên tục và không ngừng tăng lên đối với đa dạng sinh học trên cạn, nước ngọt nội

địa và hệ sinh thái ven biển.

Quy trình công nghiệp hiện đại chẳng hạn như việc đốt các nhiên liệu hóa thạch

và các hoạt động nông nghiệp, đặc biệt là sử dụng phân bón đã tăng hơn gấp đôi số

lượng nitơ hoạt tính, dạng nitơ kích thích sự phát triển của thực vật, trong môi trường

so với thời kỳ trước công nghiệp. Nói cách khác, con người bây giờ thêm nhiều nitơ

hoạt tính với môi trường hơn so với tất cả các quá trình tự nhiên, chẳng hạn như thực

vật cố định đạm, sét.

Trong hệ sinh thái trên cạn, ảnh hưởng lớn nhất là trong môi trường nghèo dinh

dưỡng, nơi mà một số thực vật được hưởng lợi từ các chất dinh dưỡng được thêm vào,

cạnh tranh với nhiều loài khác và gây ra những thay đổi đáng kể trong thành phần thực

vật.

Lắng đọng nitơ được coi là động lực chính của sự thay đổi các loài trong các hệ

sinh thái ôn đới, đặc biệt là vùng đồng cỏ trên khắp châu Âu và Bắc Mỹ, và mức độ

cao của nitơ cũng đã được ghi nhận ở miền nam Trung Quốc và các vùng Nam và

31

Đông Nam Á. Nitơ cũng tích lũy ở mức độ đáng kể tại các điểm nóng đa dạng sinh

học, với khả năng tác động nghiêm trọng trong tương lai trên nhiều loài thực vật.

Mặc dù các nghiên cứu về tác động của lắng đọng nitơ chủ yếu đến các loài thực

vật, lắng đọng nitơ có thể ảnh hưởng đến đa dạng sinh học động vật do thay đổi thành

phần thức ăn.

Trong nước nội địa và hệ sinh thái ven biển, sự tích tụ của phốt pho và nitơ, chủ

yếu thông qua từ canh tác và nước thải ô nhiễm, kích thích sự phát triển của tảo và một

số dạng vi khuẩn, đe dọa các dịch vụ sinh thái có giá trị trong các hệ thống chẳng hạn

như hồ và các rạn san hô, và ảnh hưởng đến chất lượng nước. Nó cũng tạo ra các

"vùng chết" trong các đại dương (hình 2.5), thường là nơi các con sông chảy ra biển.

Trong các khu vực này, tảo phân hủy sử dụng hết oxy trong nước và để lại những vùng

rộng lớn hầu như không có sinh vật biển. Số lượng các vùng chết được báo cáo gần

gấp đôi mỗi thập k , kể từ những năm 1960, và đến năm 2007 đã đạt khoảng 500 điểm

chết.

Trong khi sự gia tăng tải lượng chất dinh dưỡng là một trong những thay đổi

quan trọng nhất con người đến hệ sinh thái, các chính sách ở một số vùng cho thấy

rằng áp lực này có thể được kiểm soát và theo thời gian, đảo ngược. Trong số các biện

pháp toàn diện nhất để chống ô nhiễm chất dinh dưỡng là Chỉ thị Nitrates của Liên

minh châu Âu.

Hình 2.5. Các điểm chết trên Thế giới từ năm 1910 đến 2010

Nguồn: (Secretariat of the Convention on Biological Diversity, 2010)

32

2.1.2.4. Khai thác quá mức và sử dụng không bền vững

Hoạt động khai thác quá mức và thu hoạch hủy diệt là cốt lõi của các mối đe dọa

đối với đa dạng sinh học và hệ sinh thái của toàn Thế giới. Thay đổi trong quản lý

nghề cá ở một số khu vực đang dẫn đến thực tiễn bền vững hơn, nhưng hầu hết các

ngư trường vẫn cần phải giảm áp lực để phục hồi. Thịt thú rừng săn bắn, cung cấp

một tỷ lệ đáng kể của protein cho nhiều hộ gia đình ở nông thôn, dường như vẫn diễn

ra ở mức không bền vững.

Khai thác quá mức là áp lực lớn đối với hệ sinh thái biển, nghề cá biển tăng gấp

bốn lần sản lượng khai thác từ đầu những năm 1950 đến giữa những năm 1990. Từ đó,

tổng sản lượng đánh bắt đã giảm, bất chấp nỗ lực đánh bắt tăng lên, một dấu hiệu cho

thấy rằng nhiều ngư trường đã vượt quá khả năng phục hồi.

Thương mại toàn cầu đã gia tăng sự tiêu thụ cá ngừ trên toàn Thế giới. Sản lượng

đánh bắt tăng nhanh chóng trong thời gian qua, từ 600.000 tấn những năm 1950 lên

3.100.000 tấn năm 1992, rồi lên đến 4.200.000 tấn năm 2008, làm cho một số loài cá

ngừ gần đến bờ tuyệt chủng (UNEP, 2011).

FAO ước tính rằng hơn 1/4 trữ lượng cá biển đang bị khai thác quá mức (19%),

cạn kiệt (8%) hoặc phục hồi (1%) trong khi hơn một nửa là khai thác đầy đủ. Mặc dù

đã có một số dấu hiệu gần đây rằng các nhà chức trách đang áp đặt những kỳ vọng

thực tế hơn về kích thước đánh bắt một cách an toàn, có khoảng 63% trữ lượng cá

được đánh giá trên toàn Thế giới cần phải hồi phục. Cách tiếp cận sáng tạo để việc

quản lý nghề cá, chẳng hạn như để ngư dân tham gia trong việc duy trì các ngư trường

đánh bắt, đang chứng minh hiệu quả nơi chúng được áp dụng.

Hình 2.6. Buôn bán ngà voi là nguyên nhân chính làm voi suy tàn ở Châu Phi

Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý các loài hoang dã, đánh bắt cá và lâm

nghiệp đã cố gắng xây dựng một phương pháp tính toán mô hình để xác định số lượng

tối đa có thể khai thác được một cách bền vững của các nguồn tài nguyên. Lượng tối

33

đa nguồn tài nguyên có thể khai thác được một cách bền vững là sản lượng có thể thu

hoạch hằng năm tương đương với năng suất mà quần thể tự nhiên sản sinh ra được.

2.1.2.5. Các loài ngoại lai

Các loài ngoại lai xâm hại tiếp tục là một mối đe dọa lớn đối với tất cả các hệ

sinh thái và các loài. Không có dấu hiệu giảm áp lực của các loài ngoại lai về đa dạng

sinh học, mà có một số biểu hiện cho thấy áp lực này đang tăng lên. Can thiệp để kiểm

soát các loài ngoại lai xâm hại đã thành công trong một số trường hợp đặc biệt,

nhưng vấn đề này trở nên nặng nề hơn bởi các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học từ

các loài ngoại lai xâm hại mới.

Phạm vi sống về địa lý của nhiều loài được giới hạn bởi các hàng rào do chính

các yếu tố môi trường và khí hậu tạo ra ngăn cản sự phát tán. Các sa mạc, đại dương,

đỉnh núi, và những dòng sông đều đã ngăn cản sự di chuyển của các loài. Con người

đã làm thay đổi cơ bản đặc tính này bằng việc vận chuyển phát tán các loài trên toàn

cầu. Tại thời kỳ trước cách mạng công nghiệp, con người mang các cây trồng và vật

nuôi từ chỗ này sang chỗ khác khi họ tạo dựng những nơi định cư và các thuộc địa

mới. Ngày nay đã có một lượng lớn các loài do vô tình hay cố ý, được đem đến những

khu vực không phải là nơi cư trú gốc của chúng. Những loài đó đã được du nhập do

các nguyên nhân sau đây:

Sự vận chuyển các container: việc sử dụng các container trong vận chuyển hàng

hóa đã tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các sinh vật ngoại lai. Rõ ràng là các

cảng biển là con đường xâm nhập của nhiều sinh vật lạ, nhưng với việc vận

chuyển bằng containner thì các loài ngoại lai được vận chuyển đến tất cả các

vùng đất trên Thế giới. Các container là môi trường trú ngụ lý tưởng cho các

sinh vật ngoại lai. Chúng có thể ở trong đó vài tuần để rồi sau đó được vận

chuyển đi. Các thanh tra của hải quan cũng rất khó để phát hiện chúng. Các

container chở vỏ xe của Nhật đã mang các loài muỗi Châu Á đến khắp nước

Mỹ, Nam Phi, Tân Tây Lan, Úc và một số nước ở phía Nam Châu Âu.

Nước dằn tàu: nhiều tàu chở hàng được cân bằng nhờ vào việc bơm nước biển

hay nước ngọt vào các thùng nước lớn dùng để dằn tàu. Nước được vận chuyển

như thế bao gồm cả các loài động thực vật sẽ được vận chuyển từ nơi này đến

nơi khác. Đây rõ ràng là con đường xâm nhập chính của các loài sinh vật thủy

sinh. Khoảng 1/3 các loài sinh vật ngoại lai ở Hồ Lớn (Great Lakes) được du

nhập theo con đường này. Năm 1990, Tổng Thống Mỹ, Bush đã ký đạo luật yêu

cầu các nhân viên bảo vệ vùng bờ của Mỹ phải triển khai mạnh mẽ các tiêu

chuẩn liên quan đến việc thải bỏ nước dằn tàu.

Vận chuyển bằng máy bay: vận chuyển hàng không là một phương thức xâm

nhập mới của các loài ngoại lai. Các loài muỗi ở Châu Phi đã xâm nhập vào

Nước Anh qua các khoang hành khách. Các loài rắn đã theo hàng hóa từ đảo

Guam đến Hawaii.

34

Hình 2.7. Rắn Cây Nâu (Boiga irregularis), nguyên nhân chính làm tuyệt

chủng các loài chim ở đảo Guam

Nông, lâm nghiệp: một số cây trồng đã ra ngoài tự nhiên và trở thành vật hại.

Hoạt động nông lâm nghiệp đã gây ra sự lây lan của nhiều loài sâu hại và dịch

bệnh. Khoảng 20 loài cỏ dại được tìm thấy ở khắp mọi nơi và khoảng 40% các

loại bệnh chính trên khắp Thế giới. Chuột và chim sẻ là sinh vật đồng hành ở

các trang trại trên khắp Thế giới.

Nuôi trồng thủy sản: đã gây ra sự lây lan của rất nhiều loài cá, ví dụ như cá rô

phi đã lan rộng ở hầu hết các nước nhiệt đới và á nhiệt đới. Các trang trại nuôi

tôm hiện nay đang làm lay lan các bệnh virus trên khắp Thế giới, các virus này

có thể ảnh hưởng đến chủng quần các đàn cá tự nhiên. Các trại nuôi cá Hồi

(Salmon) cũng đã du nhập các mầm bệnh và các gene lạ.

Phần lớn các loài du nhập không sống được tại những nơi mới đến do môi trường

không phải lúc nào cũng phù hợp với điều kiện sống của chúng. Dù vậy, vẫn có một t

lệ nhất định các loài nhập cư thiết lập được cuộc sống trên vùng đất mới và nhiều loài

trong đó còn vượt trội, xâm lấn các loài bản địa. Các loài du nhập này thậm chí còn

cạnh tranh với các loài bản địa để có được nguồn thức ăn và nơi ở. Các loài du nhập

còn ăn thịt các loài bản địa cho đến khi chúng tuyệt chủng hoặc làm chúng thay đổi

nơi cư trú đến mức nhiều loài bản địa không thể nào tồn tại được nữa.

Tại sao các loài du nhập lại dễ dàng xâm nhập và chiếm lĩnh các nơi cư trú và

thay thế các loài bản địa đến như vậy? Một trong những lý do quan trọng là ở nơi cư

trú mới chưa có các loài thiên địch của chúng như các loài động vật là kẻ thù, các loài

côn trùng và các loài ký sinh, gây bệnh. Các hoạt động của con người đã tạo nên

những điều kiện môi trường không bình thường, như sự thay đổi các nguồn dinh

dưỡng, gây cháy rừng, tăng lượng ánh sáng,... đã tạo cơ hội cho các loài du nhập thích

ứng nhanh hơn và loại trừ được các loài bản địa.

35

Hình 2.8. Cây Mai Dương và trứng ốc Bươu vàng, hai loài ngoại lai gây hại chính ở

nước ta

Trong một ví dụ tiêu biểu của 57 quốc gia nghiên cứu, đã phát hiện hơn 542 loài

ngoại lai, bao gồm cả thực vật có mạch, cá biển và cá nước ngọt, động vật có vú, chim

và động vật lưỡng cư, tác động vào đa dạng sinh học, với mức trung bình là hơn 50

loài mỗi nước. Đánh giá này chắc chắn là chưa đầy đủ, vì nó không bao gồm các loài

ngoài ngoại lai mà các tác động của nó chưa được kiểm tra, và bao gồm các quốc gia

thiếu dữ liệu về loài ngoại lai.

Còn khó để có được một bức tranh chính xác về thiệt hại từ sinh vật ngoại lai

đang tăng hay không, do trong thời gian vừa qua, các nghiên cứu chỉ tập trung vào giải

quyết một số vấn đề, do đó, sự gia tăng nhận thức tác động của các loài ngoại lai có

thể phản ánh phần nào việc nâng cao kiến thức và nhận thức. Tuy nhiên, ở châu Âu,

nơi sự du nhập các loài ngoại lai đã được ghi nhận trong nhiều thập k , số lượng loài

ngoại lai vẫn tiếp tục tăng từ đầu thế k 20. Mặc dù các loài này không hẳn là loài xâm

lấn, nhưng nhiều loài ngoại lai xuất hiện trong một quốc gia có nghĩa rằng trong thời

gian, có thể trở nên loài xâm lấn. Người ta ước tính rằng, có khoảng 11.000 loài ngoại

lai ở châu Âu, khoảng một trong mười loài có các tác động về mặt sinh thái và một t

lệ cao hơn gây thiệt hại về kinh tế. Mô hình thương mại trên toàn cầu cho thấy rằng

36

hình ảnh châu Âu cũng giống như các nơi khác và như một hệ quả, quy mô của vấn đề

các loài ngoại lai xâm hại ngày càng tăng trên toàn cầu.

Mười một loài chim (từ năm 1988), 5 loài động vật có vú (từ năm 1996) và 1 loài

lưỡng cư (từ năm 1980) đã cơ bản giảm được nguy cơ tuyệt chủng do kiểm soát thành

công và diệt trừ các loài ngoại lai xâm lấn.

Nếu không có hành động như vậy, người ta ước tính rằng cơ hội sống sót trung

bình, được đo bằng chỉ số sách đỏ, sẽ tồi tệ hơn 10% đối với các loài chim và gần 5%

đối với động vật có vú. Tuy nhiên, chỉ số Danh sách đỏ cũng cho thấy rằng gần gấp ba

lần nhiều loài chim, gần gấp đôi nhiều loài động vật có vú, và hơn 200 lần đối với các

loài lưỡng cư, đã xấu đi trong cấp độ bảo tồn do phần lớn tăng đe dọa từ sự xâm lấn

của các loài động vật, thực vật hoặc vi sinh vật. Nhìn chung, các loài chim, động vật

có vú và các loài lưỡng cư bị đe dọa do các loài ngoại lai xâm hại. Trong khi các nhóm

khác đã không được đánh giá đầy đủ, người ta biết rằng các loài xâm lấn là nguyên

nhân thứ hai cho sự tuyệt chủng của các loài trai nước ngọt và thường cũng là các loài

đặc hữu. (Secretariat of the Convention on Biological Diversity, 2010)

2.1.3. Sự tuyệt chủng hàng loạt (mass extinction)

Theo các nhà khoa học, tuyệt chủng hàng loạt là những sự kiện tuyệt chủng đã

tác động đến sinh vật trong các môi trường khác nhau, gây ra những mất mát nặng nề

về số lượng trong các bậc phân loại.

2.1.3.1. Tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ

Theo một đánh giá về số loài đã tồn tại trên Trái đất thì có đến 99,9% số loài đã

bị tuyệt chủng. Hay nói một cách khác, số các loài động vật, thực vật, vi sinh vật hiện

có chỉ chiếm 0,1% tổng số loài đã từng sống trên hành tinh.

Có nhiều cách giải thích khác nhau về nguyên nhân của tuyệt chủng hàng loạt

bao gồm các nguyên nhân bên ngoài như tác động của các thiên thạch đến các nguyên

nhân bên trong như núi lửa, thời kỳ băng hà,… đã tác động đến sự thay đổi khí hậu

toàn cầu là tác nhân chính gây ra tuyệt chủng hành loạt.

Trong lịch sử tiến hoá của Trái đất, hầu hết các loài bị mất đi do các thời kỳ tuyệt

chủng, trong đó có 5 thời kỳ tuyệt chủng hàng loạt nghiêm trọng kéo dài trong thời

gian 350 triệu năm. Năm thời kỳ tuyệt chủng hàng loạt này được xác định qua việc

nghiên cứu các dẫn chứng của những thay đổi các hoá thạch động, thực vật.

Dựa vào các hoá thạch, các nhà khoa học đã chúng minh rằng có 5 đợt tuyệt

chủng hàng loạt đã xảy ra trong quá khứ (Hình 2.9.) (Michael J. Jeffries., 1997).

37

Hình 2.9. Các thời kỳ tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ

1. Ordovician cuối (440 triệu năm trước): Khoảng 50% số họ của động vật và 85%

số loài đã bị tiêu diệt trong thời gian này chủ yếu là các loài ở biển.

2. Devonian muộn (365 triệu năm trước): có 30% họ của các loài động vật bị tuyệt

chủng chủ yếu tác động đến các loài ở biển. Thời kỳ này kéo dài từ 500 ngàn đến

15 triệu năm, nguyên nhân do lạnh toàn cầu và giảm oxy trong các tầng nước

nông.

3. Permian cuối (251 triệu năm trước): đây là tuyệt chủng hàng loạt lớn nhất trong

lịch sử với 50% các họ động vật bị tuyệt chủng, khoảng 96% loài sinh vật biển bị

tuyệt chủng trong thời kỳ này. Nguyên nhân do biến động mức nước biển, hoạt

động của núi lửa và thay đổi khí hậu.

4. Triassic cuối (205 triệu năm trước): có 35% họ các loài động vật và khoảng 76%

loài, phần lớn là các loài ở biển, bị tuyệt chủng. Vẫn chưa xác định rõ nguyên

nhân của tuyệt chủng. Sau giai đoạn tuyệt chủng này là sự xuất hiện của khủng

long và các loài thú.

5. Cretaceous cuối (65 triệu năm trước): Trong số 5 sự kiện tuyệt chủng hàng loạt thì

sự kiện được con người biết rõ nhất xảy ra ở k phấn trắng và k thứ ba

(Cretaceous và Tertiary), còn gọi là thời kỳ K/T, với khoảng 60% các loài động

vật bị tuyệt chủng. Đây là thời kỳ các giống động vật biển bị mất trong diện rộng,

tạo ra những thay đổi cơ bản trong các hệ sinh thái trên cạn và sự biến mất của

khủng long. Trong thời kỳ tiến hoá đổi mới này, các loài linh trưởng phát triển

mạnh và loài người (Homo sapiens) xuất hiện. Nguyên nhân là do tác động của

các thiên thạch làm thay đổi khí hậu.

Thời gian phục hồi cho các sự kiện tuyệt chủng trong quá khứ cũng rất dài. Các

nhà khoa học đã tính được rằng, để phục hồi sự đa dạng sinh học cho mỗi lần tuyệt

chủng trong quá khứ cần phải có thời gian phục hồi khoảng vài chục triệu năm (Bảng

2.2).

Số họ

Triệu năm trước

38

Bảng 2.2. Thời gian phục hồi từ các tuyệt chủng trong quá khứ

Thời kỳ tuyệt chủng Thời gian phục hồi (triệu năm)

Ordovician cuối 25

Devonian muộn 30

Permian và Triassic 100

Cretaceous cuối 20

Nguồn: (USAID, 2005)

2.1.3.2. Tuyệt chủng hàng loạt ngày nay

Tuyệt chủng hàng loạt trong giai đoạn hiện nay, hay còn gọi là tuyệt chủng hàng

loạt thứ 6, xảy ra vào k Pleistocent từ hơn 1 triệu năm trước. Đây là thời kỳ có những

biến động lớn về khí hậu toàn cầu, sự dâng cao và hạ thấp mức nước biển cùng với sự

mở rộng vùng phân bố của loài người từ châu Phi, châu Âu, Á đến các vùng khác trên

Thế giới. Đặc tính quan trọng nhất của sự tuyệt chủng trong giai đoạn này liên quan

với sự lan rộng của loài người trên khắp Thế giới, trong đó các loài thú có kích thước

lớn hơn 44 kg, bị tuyệt chủng đến 74 - 86%.

Tuyệt chủng hàng loạt thứ VI có thể chia thành 2 giai đoạn:

Giai đoạn đầu liên quan đến sự phát tán của loài người trên Trái đất và

Giai đoạn hai, cách đây khoảng 10.000 năm trước, liên quan đến hoạt động sản

xuất nông nghiệp của con người.

Nguyên nhân chính là do con người với các hoạt động chuyển đổi cảnh quan,

khai thác quá mức, du nhập các loài ngoại lai và ô nhiễm.

So với các sự kiện tuyệt chủng hàng loạt xảy ra trong quá khứ thì tuyệt chủng

hàng loạt trong giai đoạn hiện nay có nhiều sai khác. Các nhà khoa học cũng đã xác

định các sai khác này và đây là điều quan trọng để chúng ta có thể giải quyết các vấn

đề phải đối mặt ngày nay.

Sai khác nổi bật nhất là trong tuyệt chủng hàng loạt trong giai đoạn hiện nay xảy

ra với tốc độ rất nhanh. Các nhà sinh thái đánh giá rằng chúng ta đã mất hàng trăm

ngàn loài trong vòng 50 năm qua. Các chuyên gia cũng dự báo rằng nếu cứ tiếp tục

theo xu hướng như hiện nay, chúng ta có thể bị mất đi ½ loài sinh vật trong thế k tới.

Ngược lại, tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ xảy ra qua hàng trăm ngàn năm và

trong một số trường hợp là hàng triệu năm. Ngay cả ở thời kỳ tuyệt chủng cuối cùng

trong quá khứ của khủng long, do tác động của các thiên thạch, thì ảnh hưởng của nó

cũng kéo dài trong một thời gian tương đối. Các chứng cứ hoá thạch đã chỉ ra rằng

quần thể của các loài khủng long đã bị kiệt quệ trong hàng ngàn năm.

Nhân tố sai khác tiếp theo của thời kỳ hiện nay đó là số lượng loài có nguy cơ

tuyệt chủng hiện nay lớn gấp nhiều lần số loài trong quá khứ. Lý do đơn giản là vì hiện

nay số loài sinh vật nhiều hơn so với quá khứ. Ví dụ như trước khi xảy ra đợt tuyệt

39

chủng hàng loạt thứ 5 vào khoảng 65 triệu năm trước, thì số loài thực vật có hoa trên

Thế giới chỉ khoảng 100.000 loài, còn hiện nay con số đó đã gần 240.000 loài. Trong

số các loài thú, côn trùng và các sinh vật khác cũng có một sự gia tăng đáng kể về tổng

số loài.

Khác với các cuộc tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ, xảy ra chủ yếu do các

hiện tượng thiên nhiên, tuyệt chủng hiện nay chủ yếu do con người. Cứ 100 loài bị

tuyệt chủng thì có đến 99 loài là do con người. Ngoài ra, theo sau các cuộc tuyệt chủng

hàng loạt trong quá khứ là sự hình thành loài mới để bù đắp cho số loài bị mất đi, còn

sự tuyệt chủng hàng loạt giai đoạn hiện nay không kèm theo sự hình thành loài mới.

Các nhà Cổ sinh vật học cho rằng sau khi khủng long bị tuyệt chủng, ít nhất 5 triệu

năm sau mới có sự cân bằng của sinh vật nhờ vào tiến hoá. Đối với giai đoạn hiện nay

sẽ là một thách thức lớn, bởi vì tuyệt chủng ngày nay liên quan đến tất cả các thứ hạng

chính của loài, trong khi đó ở 65 triệu năm trước, hầu hết các loài thú, chim, lưỡng thê,

và nhiều loài bò sát còn sống sót.

Cuộc sống có khả năng thích ứng rất đáng kinh ngạc, luôn luôn hồi phục sau các

đợt tuyệt chủng, điều đó xảy ra khi mà nguyên nhân của tuyệt chủng biến mất. Mà

nguyên nhân của tuyệt chủng thứ VI là do chính chúng ta, loài người - Homo sapiens.

Điều đó có nghĩa là chúng ta đang tiếp tục trên con đường dẫn đến tuyệt chủng, hoặc

tốt nhất là chúng ta thay đổi hành vi để hướng đến một hệ sinh thái toàn cầu mà chúng

ta là một thành phần trong đó. Điều đó phải xảy ra trước khi cuộc tuyệt chủng thứ VI

được công bố là đã chấm dứt và cuộc sống, một lần nữa, phục hồi.

2.2. Các loài dễ bị tuyệt chủng

Khi môi trường suy thoái do hoạt động của con người, quần thể của các loài sẽ

bị giảm về số lượng, một số loài sẽ bị tuyệt chủng. Các nhà sinh thái học đã nghiên

cứu kiểm chứng và thấy rằng không phải tất cả các loài đều có mức độ dễ tuyệt chủng

như nhau; một số nhóm loài đặc biệt dễ bị tuyệt chủng. Các loài này rất cần được theo

dõi cẩn thận và phải được quản lý với những nổ lực nhằm bảo tồn chúng. Các loài đặc

biệt dễ tuyệt chủng thường nằm trong các nhóm loài sau đây:

2.2.1. Các loài có vùng phân bố địa lý hẹp

Một số loài chỉ xuất hiện trong một hoặc một vài điểm trong vùng phân bố địa lý

hạn hẹp, và nếu như toàn bộ vùng phân bố bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của con

người thì loài đó có thể bị tuyệt chủng.

2.2.2. Các loài chỉ tồn tại với một hay vài quần thể

Bất cứ một quần thể nào của loài cũng có thể bị tuyệt chủng địa phương do một

số nhân tố môi trường. Loài có nhiều quần thể thì ít bị ảnh hưởng bởi sự tuyệt chủng

toàn cầu hơn là loài chỉ có một hoặc một số ít quần thể.

2.2.3. Các loài có kích thước quần thể nhỏ

Các quần thể có kích thước nhỏ thì dễ bị tuyệt chủng cục bộ hơn các quần thể có

kích thước lớn do chúng dể bị tổn thương hơn đối với các thay đổi môi trường và do

chúng bị mất mát các biến dị di truyền.

40

2.2.4. Các loài có quần thể đang suy giảm về số lượng

Chiều hướng của quần thể là sự tiếp tục, vì vậy khi có dấu hiệu chỉ ra sự suy

giảm thì quần thể có thể sẽ bị tuyệt chủng trừ khi những nguyên nhân của sự suy giảm

được xác định và sửa chữa.

2.2.5. Các loài có mật độ quần thể thấp

Một loài có mật độ thấp, chỉ còn lại vài quần thể nhỏ trong mỗi mảnh bị chia cắt

bởi các hoạt động của con người. Trong mỗi mảnh như vậy, với kích thước quá nhỏ

quần thể sẽ khó tồn tại và sẽ dần dần bị mất đi khỏi sinh cảnh.

2.2.6. Các loài cần một vùng cư trú rộng lớn

Các loài mà trong đó mỗi cá thể hay cả bầy đàn cần có một vùng đồng cỏ rộng

lớn thường dễ bị tuyệt chủng khi phạm vi phân bố của chúng bị chia cắt bởi các hoạt

động của con người.

2.2.7. Các loài có kích thước cơ thể lớn

Động vật có kích thước lớn thường đòi hỏi một vùng lãnh thổ lớn, nhu cầu thức

ăn lớn hơn, và dễ bị săn bắt đến tuyệt chủng do con người. Các động vật ăn thịt đứng

đầu trong chuỗi thức ăn thường bị giết do chúng ăn các loài vật nuôi hoặc do chúng là

các đối tượng săn bắn thể thao.

2.2.8. Các loài không có khả năng di chuyển tốt

Các loài không thích ứng được với sự thay đổi môi trường phải di cư đến một nơi

thích hợp hơn, còn nếu không thì phải đối đầu với nạn tuyệt chủng. Các loài không có

khả năng di chuyển thường phải chịu số phận tuyệt chủng một khi môi trường sống

nguyên thu của chúng bị ô nhiễm, bị các loài ngoại lai xâm chiếm hay do điều kiện

khí hậu biến đổi.

2.2.9. Các loài di cư theo mùa

Cuộc sống của các loài có di cư theo mùa thường phụ thuộc vào hai loại hình nơi

cư trú khác hẳn nhau. Nếu như một trong hai nơi cư trú bị phá hu thì loài sẽ không có

khả năng sinh tồn.

2.2.10. Các loài ít có tính biến dị di truyền

Tính biến dị di truyền trong một quần thể cho phép loài thích ứng với môi trường

thay đổi. Các loài ít có hoặc không có tính biến dị di truyền sẽ dễ bị tuyệt chủng hơn.

2.2.11. Các loài với nơi sống đặc trưng

Khi nơi cư trú của loài bị biến đổi, rất có thể nơi cư trú này không bao giờ còn

phù hợp với một số loài cần nơi sống đặc trưng. Ví dụ các loài thực vật sống ở vùng

đất ngập nước cần một mức nước nhất định và thay đổi thường xuyên, chúng thường

dễ bị chết nếu như các hoạt động của con người làm ảnh hưởng đến chế độ thu văn

trong vùng.

2.2.12. Các loài đặc trưng tìm thấy ở môi trường ổn định

Rất nhiều loài thích ứng với môi trường ít có sự biến động như các khu vực nằm

sâu trong các rừng mưa nhiệt đới, hoặc của rừng rụng lá ôn đới. Khi bị con người làm

biến đổi thì nhiều loài bản địa sẽ không có khả năng thích ứng với điều kiện tiểu khí

hậu thay đổi làm cho tốc độ tuyệt chủng của chúng trở nên nhanh hơn.

41

2.2.13. Các loài sống thành bầy đàn

Một số loài động vật sống theo bầy đàn không thể nào tiếp tục tồn tại khi số

lượng quần thể của chúng giảm đến ngưỡng số lượng, vì với số lượng ít này chúng

không còn đủ khả năng săn mồi, giao phối và tự vệ.

2.2.14. Các loài là đối tượng săn bắn và hái lượm của con người

Sự khai thác quá mức có thể làm suy giảm nhanh chóng số lượng các loài có giá

trị kinh tế cao đối với con người.

Các đặc điểm trên đây của các loài có xu hướng dễ bị tuyệt chủng không phải là

những đặc điểm riêng biệt, chúng thường có xu hướng tạo thành từng nhóm đặc điểm.

Ví dụ, các loài kích thước cơ thể lớn thường có mật độ quần thể thấp và địa bàn rộng -

nghĩa là có tất cả các đặc điểm của một loài có xu hướng dễ bị dẫn đến tuyệt chủng.

Bằng cách xác định các đặc điểm làm loài dễ bị dẫn đến tuyệt chủng, các nhà sinh học

bảo tồn có thể dự tính được những việc làm cần thiết nhằm quản lý các loài dễ bị tuyệt

chủng.

42

Tóm tắt nội dung chương 2

Khái niệm tuyệt chủng có rất nhiều ý nghĩa và khác nhau tùy thuộc vào từng bối

cảnh cụ thể. Sự tuyệt chủng có thể ở phạm vi toàn cầu (globally extinct), cục bộ

(locally extinct) hay tuyệt chủng về phương diện sinh thái (ecologically extinct). Hoạt

động của con người đã làm cho nhiều loài tuyệt chủng. Hơn 99% những loài tuyệt

chủng thời cận đại là do con người.

Mối nguy hại chính ảnh hưởng đến đa dạng sinh học có liên quan đến các hoạt

động của con người là: phá hủy, chia cách, làm suy thoái nơi sinh sống; biến đổi khí

hậu; ô nhiễm và xả thải các chất dinh dưỡng, khai thác quá mức và sử dụng không bền

vững và du nhập các loài ngoại lai. Hầu hết các loài bị đe dọa chịu ảnh hưởng của ít

nhất là hai trong số các yếu tố nói trên, những yếu tố này làm cho sự tuyệt chủng sẽ

tiếp diễn nhanh hơn, bất chấp mọi cố gắng nhằm bảo vệ loài.

Tuyệt chủng hàng loạt là những sự kiện tuyệt chủng đã tác động đến sinh vật

trong các môi trường khác nhau, gây ra những mất mát nặng nề về số lượng trong các

bậc phân loại.

Dựa vào các hoá thạch, các nhà khoa học đã chúng minh rằng có 5 đợt tuyệt

chủng hàng loạt đã xảy ra trong quá khứ.

Nguyên nhân của tuyệt chủng hàng loạt bao gồm các nguyên nhân bên ngoài như

tác động của các thiên thạch đến các nguyên nhân bên trong như núi lửa, thời kỳ băng

hà,… đã tác động đến sự thay đổi khí hậu toàn cầu là tác nhân chính gây ra tuyệt

chủng hành loạt.

Tuyệt chủng hàng loạt trong giai đoạn hiện nay, hay còn gọi là tuyệt chủng hàng

loạt thứ 6, xảy ra từ hơn 1 triệu năm trước. Đặc tính quan trọng nhất của sự tuyệt

chủng trong giai đoạn này liên quan với sự lan rộng của loài người trên khắp Thế giới,

trong đó các loài thú có kích thước lớn hơn 44 kg, bị tuyệt chủng đến 74 - 86%.

Khác với các cuộc tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ, xảy ra chủ yếu do các

hiện tượng thiên nhiên, tuyệt chủng hiện nay chủ yếu do con người. Cứ 100 loài bị

tuyệt chủng thì có đến 99 loài là do con người. Ngoài ra, theo sau các cuộc tuyệt chủng

hàng loạt trong quá khứ là sự hình thành loài mới để bù đắp cho số loài bị mất đi, còn

sự tuyệt chủng hàng loạt giai đoạn hiện nay không kèm theo sự hình thành loài mới.

Khi môi trường suy thoái do hoạt động của con người, quần thể của các loài sẽ bị

giảm về số lượng, một số loài sẽ bị tuyệt chủng. Các nhà sinh thái học đã nghiên cứu

kiểm chứng và thấy rằng không phải tất cả các loài đều có mức độ dễ tuyệt chủng như

nhau; một số nhóm loài đặc biệt dễ bị tuyệt chủng. Các loài động vật dễ bị tuyệt chủng

có những đặc điểm như có vùng phân bố hẹp, có ít quần thể, các loài di cư theo mùa,

các loài có giá trị kinh tế đối với con người,...

43

Câu hỏi ôn tập chương 2

1. Giải thích ngắn gọn các khái niệm tuyệt chủng. Nêu ví dụ cho mỗi trường hợp

2. Hãy giải thích ngắn gọn vì sao tuyệt chủng là một quá trình tự nhiên, mà ngày

nay chúng ta phải quan tâm đến vấn đề tuyệt chủng?

3. Các nguyên nhân trực tiếp gây ra tuyệt chủng do con người là gì?

4. Nêu tên các nơi cư trú chính bị phá hu và bị đe doạ do các hoạt động của con

người.

5. Một nơi cư trú bị chia cắt khác biệt với nơi cư trú nguyên thu ở điểm nào?

6. Tác động đến loài của việc nơi cư trú bị chia cắt là gì?

7. Nguyên nhân và tác động của các “vùng chết” trong các vùng nước biển ven

bờ?

8. Nêu lên các nguyên nhân du nhập các loài ngoại lai. Kể tên 3 sinh vật ngoại lai

mà anh, (chị) biết.

9. Vì sao các loài ngoại lai dễ dàng xâm nhập và chiếm lĩnh các nơi cư trú mới?

10. Tuyệt chủng hàng loạt là gì?

11. Đặc điểm quan trọng nhất của tuyệt chủng hàng loạt trong giai đoạn hiện nay

(tuyệt chủng hàng loạt thứ 6) là gì?

12. Tuyệt chủng hàng loạt trong giai đoạn hiện nay khác với tuyệt chủng hàng loạt

trong quá khứ như thế nào?

13. Vì sao các loài có kích thước quần thể nhỏ dễ bị tuyệt chủng hơn các loài có

kích thước quần thể lớn?

14. Vì sao các loài di cư theo mùa dễ bị tuyệt chủng?

15. Vì sao các loài có kích thước cơ thể lớn dễ bị tuyệt chủng?

16. Vì sao các loài sống thành bầy đàn dễ bị tuyệt chủng?

17. Vì sao các loài sống ở môi trường ổn định dễ bị tuyệt chủng?

44

Tài liệu tham khảo

1. Richard B. Primack (1995). A Primer of Conservation Biology, Sunderland,

Massachusetts U.S.A.

2. Millennium Ecosystem Assessment (2005). Ecosystems and Human Well-being:

Biodiversity Synthesis, World Resources Institute, Washington, DC.

3. FAO (2010). Global Forest Resources Assessment 2010., Rome, Italia.

4. Assessment Millennium Ecosystem (2005). Ecosystems and Human Well-being:

Systhesis, Island Press, Washington, DC.

5. Secretariat of the Convention on Biological Diversity (2010). Global Biodiversity

Outlook 3, Montreal, Canada.

6. UNEP (2011). Keeping Track of Our Changing Environment: From Rio to Rio+20

(1992-2012). Division of Early Warning and Assessment (DEWA), United Nations

Environment Programme (UNEP), Nairobi

7. Michael J. Jeffries. (1997). Biodiversity and Conservation, Routledge, London.

8. USAID (2005). Biodiversity Conservation: A guide for USAID Staff and Partners

Island Press, Washington, DC.

45

Chương 3. BẢO TỒN Ở CẤP QUẦN THỂ VÀ LOÀI

Không có một quần thể nào có thể tồn tại mãi mãi. Do những sự thay đổi thời

tiết, sự diễn thế, dịch bệnh, và một loạt các sự kiện khác mà số phận cuối cùng của bất

kỳ quần thể nào là sự tuyệt chủng. Do vậy, vấn đề thực tế là một quần thể sẽ bị tuyệt

chủng nhanh hơn hay chậm hơn và nhân tố nào là nguyên nhân gây ra tuyệt chủng. Do

các loài bị đe doạ được tạo thành bởi một hay một vài quần thể, do đó bảo tồn quần thể

là giải pháp để bảo tồn loài.

3.1. Những bất cập của quần thể nhỏ

Một loài đặc biệt dễ bị tuyệt chủng khi chỉ có một vài quần thể nhỏ. Khi kích

thước quần thể giảm dưới mức nào đó do nơi ở bị mất, bị suy thoái, cắt đoạn hay do bị

con người khai thác quá mức thì quần thể nhanh chóng thu nhỏ lại và đi đến tuyệt

chủng. Sự tuyệt chủng nhanh chóng của các quần thể có kích thước nhỏ đã dẫn đến

khái niệm quần thể tối thiểu của một loài có thể sống được (minimum viable

population - MVP), nói lên số lượng nhỏ nhất của các cá thể trong quần thể nào đó có

khả năng tồn tại qua một quãng thời gian xác định.

Theo Shaffer (1981) “Mỗi quần thể tối thiểu có thể sống được của bất kỳ một

loài nào là một quần thể cách ly nhỏ nhất có 99% cơ hội tiếp tục tồn tại trong suốt

1.000 năm nữa, bất chấp những tác động không lường trước do thiên tai cũng như

những biến động về quần thể, môi trường và di truyền”. Điểm mấu chốt của MVP -

quần thể tối thiểu có thể sống được - là căn cứ theo chỉ số này có thể dự tính số lượng

cá thể cần thiết để bảo tồn một loài.

Muốn có được một ước tính tương đối chính xác về quần thể tối thiểu có thể sống

được của một loài (MVP) thì cần phải có một nghiên cứu cụ thể về động thái số lượng

của quần thể và nghiên cứu phân tích điều kiện môi trường nơi cư trú của chúng. Một

vài nhà khoa học đã khuyến nghị một nguyên tắc chung là cố gắng bảo vệ 500 -1.000

cá thể cho các loài động vật có xương sống bởi vì con số này có vẻ như đủ để bảo tồn

sự biến dị di truyền.

Đối với những loài có độ dao động kích thước quần thể lớn, ví dụ như đối với

một số loài động vật không xương sống và các loài cây hàng năm, thì người ta cho

rằng sự bảo tồn một quần thể gồm khoảng 10.000 cá thể sẽ là một chiến lược đem lại

hiệu quả.

Khi một loài đã có chỉ số quần thể tối thiểu có thể sống được thì có thể ước tính

được diện tích dao động tối thiểu (minimum dynamic area - MDA) cho loài đó. Người

ta đã ước tính được rằng, để bảo tồn những quần thể tối thiểu của các loài thú cần bảo

tồn một diện tích vào khoảng từ 10.000 đến 100.000 ha.

Các quần thể nhỏ dễ bị suy giảm nhanh về số lượng và bị tuyệt chủng cục bộ vì 3

nguyên nhân chính: những vấn đề về mặt di truyền; những dao động về số lượng quần

thể do những biến động ngẫu nhiên trong t lệ sinh và t lệ chết; và những nhiễu động

46

môi trường do những biến đổi về sự bắt mồi, cạnh tranh, dịch bệnh, nguồn thức ăn

cũng như các rủi ro về thiên tai xảy ra bất thường như cháy, lũ lụt hay hạn hán (Võ

Quý, Phạm Bình Quyền et al., 1999).

3.1.1. Mất tính biến dị di truyền

Tính biến dị di truyền có tầm quan trọng đặc biệt vì nó cho phép quần thể sinh

vật thích nghi được với những biến đổi của môi trường. Biến dị di truyền xảy ra do các

cá thể có những dạng gene khác nhau được gọi là allen.

Trong các quần thể nhỏ, tần số xuất hiện của các allen có thể thay đổi một cách

ngẫu nhiên từ thế hệ này sang thế hệ khác mà điều này lại tùy thuộc vào cá thể được

giao phối. Quá trình trên gọi là sự phân ly gene (gene tic drift). Khi một allen có tần

suất xuất hiện thấp trong một quần thể nhỏ thì xác suất mất mát ngẫu nhiên trong từng

thế hệ là đáng kể.

Các quần thể nhỏ mà có sự phân ly di truyền thường mẫn cảm hơn với các ảnh

hưởng có hại đến gene, ví dụ như sự suy thoái do giao phối nội dòng, sự mất tính mềm

dẻo tiến hóa (evolutionary flexibility) và sự suy thoái do giao phối xa. Những yếu tố

nêu trên có thể góp phần làm giảm kích thước quần thể và tăng xác suất loài bị tuyệt

chủng.

Suy thoái do giao phối nội dòng (inbreeding depression): Trong các quần thể lớn

của hầu hết các loài động vật, các cá thể thường không giao phối với các cá thể đồng

huyết tộc gần mình. Sự giao phối nội dòng, ví dụ giữa cha mẹ và con cái, cháu chắt

hay sự tự thụ tinh ở các loài lưỡng tính thường sẽ gây nên sự suy thoái cận dòng được

đặc trưng bởi việc ít con cái, hoặc con cái không khoẻ mạnh hay vô sinh.

Một cách lý giải hợp lý nhất cho sự suy thoái do giao phối nội dòng là nó cho

phép biểu hiện những allen nguy hại được di truyền lại từ cha mẹ.

Suy thoái do giao phối xa (outbreeding depression): Khi một loài trở nên hiếm

hay nơi cư trú của nó bị hủy hoại thì sự giao phối xa - tức là giao phối khác loài - có

thể xảy ra. Những cá thể không có khả năng tìm được những cá thể cùng loài để giao

phối thì có thể giao phối với một loài họ hàng. Kết quả là con cái của chúng thường

yếu hay bất thụ do thiếu sự tương đồng của các nhiễm sắc thể cũng như không có hệ

enzym thích hợp được di truyền từ những cha mẹ khác loài. Hiện tượng đó được gọi là

sự thoái hóa do giao phối xa. Sự suy thoái do giao phối xa cũng có thể là kết quả của

sự giao phối giữa các loài phụ hay giữa các quần thể của cùng một loài.

Mất tính mềm dẻo tiến hóa: những allen hiếm và những tổ hợp allen bất thường tuy

chưa thể hiện ngay những ưu điểm của mình song rất có thể lại vô cùng thích hợp trong

những điều kiện môi trường trong tương lai. Sự suy thoái tính biến dị di truyền trong

những quần thể cực nhỏ có thể sẽ hạn chế khả năng phản ứng của quần thể với những biến

đổi dài hạn của môi trường. Một khi không có đủ tính biến dị di truyền, các loài có thể bị

tuyệt diệt.

47

Kích thước quần thể có hiệu quả (effective population size): cần bao nhiêu cá

thể để có thể duy trì được tính đa dạng sinh học trong một quần thể? Franklin (1980)

cho rằng 50 cá thể có thể là số lượng tối thiểu cần thiết để duy trì tính biến dị di

truyền. Thông qua việc sử dụng các số liệu về t lệ đột biến ở ruồi giấm Drosophila,

Franklin đã gợi ý rằng, trong những quần thể có 500 cá thể, t lệ biến dị di truyền mới

hình thành do đột biến có thể bằng với tính biến dị di truyền bị mất đi bởi kích thước

nhỏ của quần thể. Dãi giá trị này được gọi là nguyên tắc 50/500, tức là các quần thể

cách ly cần phải có ít nhất 50 cá thể và lý tưởng hơn là có 500 cá thể nhằm duy trì tính

biến dị di truyền của quần thể đó.

Nguyên tắc 50/500 không dễ áp dụng trong thực tế vì với giả thiết rằng một quần

thể là tập hợp của N cá thể trong đó tất cả các cá thể đều cùng có khả năng giao phối

và sinh sản. Tuy nhiên, nhiều cá thể trong một quần thể lại không sinh sản được vì

những lý do như tuổi tác, sức khoẻ yếu, vô sinh, suy dinh dưỡng, cơ thể nhỏ bé hoặc

do các cấu trúc xã hội đã cản trở không cho một vài cá thể tìm ra “bạn đời” của mình.

Do những yếu tố nêu trên nên kích thước quần thể có hiệu quả (Ne) của những cá thể

trong độ tuổi sinh sản thường là nhỏ hơn kích thước thực của quần thể (actual

population size). Vì t lệ mất tính biến dị di truyền là dựa vào kích thước quần thể có

hiệu quả nên sự suy thoái tính biến dị có thể rất trầm trọng ngay cả khi kích thước thực

tế của quần thể là khá lớn.

Một quần thể có kích thước hiệu quả nhỏ hơn kích thước thực tế có thể xuất hiện

trong những điều kiện sau:

Tỷ lệ giới tính không tương xứng: do ngẫu nhiên mà quần thể có thể có t lệ

không tương xứng giữa con đực và con cái. Ví dụ, quần thể của các loài đơn giao

(monogamous) như loài ngỗng gồm 20 con đực và 6 con cái thì chỉ có 12 cá thể sẽ

tham gia vào họat động giao phối. Trong trường hợp này, kích thước quần thể có hiệu

quả là 12 chứ không phải là 26.

Ở những nhóm động vật tạp giao khác (polygamuos), ví dụ như ở hải cẩu, một

con đực có ưu thế có thể cai quản một số lượng lớn con cái và ngăn cản không cho các

con đực khác giao phối với những con cái dưới quyền cai quản của nó. Ảnh hưởng của

số lượng không tương xứng giữa con đực và con cái đến kích thước thực Ne có thể mô

tả theo công thức:

Ne =fm

fm

NN

NN

4

Trong đó Nm và Nf là số cá thể đực và cái trong quần thể.

Sự biến động về sản phẩm sinh sản: ở nhiều loài, số lượng con non của từng cá

thể thường có sự khác nhau đáng kể. Điều này càng đúng hơn với thực vật mà trong đó

một số cây chỉ có thể sinh ra một vài hạt trong khi đó có những cây khác lại sinh ra

hàng ngàn hạt. Việc sinh ra một số con cái không đồng đều trong quần thể sẽ dẫn đến

48

sự suy giảm đáng kể của Ne do một số ít cá thể trong thế hệ hiện tại đã tạo nên sự

không cân đối trong quỹ gene của thế hệ tiếp theo.

Những dao động bất thường và những cản trở quần thể: đối với một số loài, kích

thước quần thể dao động đáng kể từ thế hệ này sang thế hệ khác, làm cho kích thước

quần thể có hiệu quả sẽ dao động trong khoảng từ thấp nhất đến cao nhất. Như vậy chỉ

cần một năm có sự suy giảm lớn về số lượng cá thể trong quần thể sẽ kéo theo sự giảm

sút đáng kể của Ne. Nguyên tắc này kéo theo một hiện tượng gọi là cản trở quần thể

(population bottleneck), khi một quần thể bị giảm kích thước nghiêm trọng thì những

allen hiếm trong quần thể sẽ bị mất đi nếu không có cá thể nào mang những allen này

sống sót và sinh sản.

Hình 3.1. Cản trở quần thể xảy ra ở hải cẩu voi ở Phương Bắc

Một loại cản trở đặc biệt thường gọi là hiệu ứng lập đàn (founder effect) sẽ xuất

hiện khi một vài cá thể rời bỏ quần thể lớn để thành lập một quần thể mới. Quần thể

mới này thường có ít tính biến dị di truyền so với quần thể lớn nguyên thủy.

3.1.2. Biến đổi về số lượng cá thể trong quần thể

Trong điều kiện môi trường ổn định lý tưởng, một quần thể sẽ phát triển cho đến

khi đạt mức cao nhất khả năng chịu tải của môi trường. Tới ngưỡng này, t lệ sinh

trung bình trên một cá thể là sẽ ngang bằng với t lệ chết trung bình và sẽ không có sự

thay đổi nào về kích thước của quần thể. Tuy nhiên, trong thực tế, các cá thể của một

quần thể thường không sinh ra một số lượng con cái trung bình mà hoặc là không sinh

sản, hoặc số con cái ít hơn bình quân, hoặc là nhiều hơn bình quân. Chừng nào kích

thước quần thể còn lớn thì trị số trung bình sẽ cung cấp những chỉ số chính xác về hiện

trạng đang tiếp diễn trong quần thể. Tương tự, t lệ chết trung bình trong một quần thể

có thể được xác định thông qua nghiên cứu một số lượng lớn các cá thể trong quần thể.

Cản trở quần thể chỉ

cho phép một số ít cá

thể lọt qua

Quần thể gốc, tần số

xuất hiện allele gốc

Kích thước quần thể

giảm do săn bắn cuối

những năm 1800

Quần thể sống sót có

sai khác tần số allele

và ít đa dạng

Sai khác về tần số

allele phản ảnh ở quần

thể ngày nay

49

Khi kích thước quần thể giảm dưới 50 cá thể, sự khác nhau ở mỗi cá thể về sức

sống được thể hiện bằng t lệ sinh và t lệ chết sẽ gây nên dao động kích thước quần

thể một cách ngẫu nhiên. Nếu kích thước quần thể dao động theo chiều đi xuống trong

một năm nào đó do t lệ chết cao hơn và t lệ sinh thấp hơn so với giá trị trung bình

thì kết quả là quần thể bị thu nhỏ và sẽ trở nên mẫn cảm hơn so với những yếu tố biến

động số lượng trong những năm tiếp theo. Những dao động ngẫu nhiên về kích thước

quần thể theo chiều hướng tăng lên thì cuối cùng sẽ bị giới hạn bởi khả năng chịu tải

của môi trường và sau đó quần thể lại dao động theo chiều đi xuống. Do vậy, mỗi khi

quần thể bị thu nhỏ lại do nơi cư trú bị phá hủy hay bị chia cắt thì sự biến động số

lượng quần thể sẽ trở thành một yếu tố quan trọng và quần thể đó rất dễ bị tuyệt chủng.

Ở nhiều loài động vật, các quần thể nhỏ thường không ổn định do cấu trúc xã hội

bị phá vỡ khi quần thể giảm xuống đến một mức nhất định nào đó. Các đàn động vật

ăn cỏ hay các đàn chim có thể không có khả năng tìm kiếm thức ăn hay tự bảo vệ mình

khi số lượng cá thể trong quần thể của chúng bị giảm xuống đến một mức nhất định.

Những động vật săn bắt mồi theo bầy như chó hoang hay sư tử có thể cần phải có một

số lượng cá thể nhất định nào đó thì mới săn mồi có hiệu quả. Rất nhiều quần thể của

loài động vật sống trong những khu phân bố rộng lớn như gấu hay cá voi có thể sẽ

không tìm được bạn đời cho mình một khi mật độ quần thể ở mức quá thấp. Hiện

tượng này được gọi là hiệu ứng Allee (Allee effect).

3.1.3. Sự biến đổi môi trường và các thiên tai

Những biến đổi ngẫu nhiên về môi trường sinh học và vật lý có thể gây nên

những biến đổi về cấu trúc quần thể của một loài.

Qua các nỗ lực mô hình hoá do Menges (1992) và một số người khác thực hiện

đã cho thấy sự biến đổi ngẫu nhiên về môi trường nói chung có ảnh hưởng quan trọng

hơn so với sự biến động ngẫu nhiên về số lượng quần thể, làm gia tăng t lệ tuyệt

chủng của các quần thể cở vừa và nhỏ. Menges đã đưa các thông số biến đổi môi

trường vào một số mô hình quần thể cây cọ. Trong trường hợp mô hình chỉ xem xét sự

biến đổi về số lượng quần thể thì kết quả đã cho thấy với kích thước nhỏ nhất mà quần

thể có thể tồn tại trong vòng 100 năm là 140 cá thể. Tuy nhiên, khi đưa thêm các yếu

tố biến đổi các thông số môi trường vào thì giá trị này đã tăng lên 380 cá thể.

3.1.4. Những cơn lốc tuyệt chủng (Extinction vortices)

Một quần thể càng nhỏ thì nó càng dễ bị tổn thương bởi những biến đổi về số

lượng, các yếu tố môi trường và các yếu tố di truyền; ảnh hưởng của các yếu tố này có

xu hướng làm cho quần thể giảm kích thước, dần trở nên nhỏ hơn rồi bị tuyệt chủng

với tốc độ được ví như là một cơn lốc tuyệt chủng. Ba yếu tố biến đổi môi trường, biến

động số lượng quần thể và mất tính biến dị di truyền luôn tác động với nhau nên sự thu

hẹp kích thước quần thể do một yếu tố gây ra sẽ làm tăng tính mẫn cảm của quần thể

với các yếu tố khác. Một khi kích thước quần thể đã bị thu nhỏ thì hậu quả thông

50

thường là tuyệt diệt, trừ khi có các điều kiện cực kỳ thích hợp cho sự gia tăng kích

thước quần thể. Những quần thể như thế, đòi hỏi phải có một chương trình quản lý

quần thể và nơi cư trú được tiến hành một cách cẩn thận nhằm giảm bớt những biến

động về số lượng và tác động các yếu tố môi trường, từ đó hạn chế đến mức thấp nhất

những tác động đối với các quần thể nhỏ.

Hình 3.2. Cơn lốc tuyệt chủng

3.2. Quần thể biến thái (Metapopulation)

3.2.1. Khái niệm

Trải qua thời gian, quần thể của một loài có thể bị mất đi do tuyệt chủng cục bộ ở

một vùng nào đó và các quần thể mới có thể sẽ được hình thành ở những vùng thích

hợp gần đó. Hệ thống tạm thời này hay những quần thể biến động số lượng được liên

kết với nhau nhờ sự di nhập được gọi là quần thể biến thái.

Quần thể biến thái là tập hợp các quần thể nhỏ (subpopulations) của một loài

sống biệt lập trong mỗi mảnh nhỏ của nơi cư trú trong một vùng sinh cảnh, tồn tại

được do sự cân bằng giữa tuyệt chủng cục bộ và phục hồi của các quần thể, nhờ vào sự

di nhập các cá thể từ một hoặc một vài quần thể này tới các quần thể khác.

3.2.2. Quần thể trung tâm, quần thể vệ tinh

Các quần thể biến thái thường có một vài quần thể trung tâm và các quần thể vệ

tinh.

Các quần thể mà ở đấy có t lệ gia tăng số lượng cá thể cao, tạo ra một số lượng

cá thể dư thừa được gọi là các quần thể trung tâm hay quần thể gốc (source-

population). Số lượng cá thể dư thừa từ các quần thể trung tâm này, sẽ di nhập vào các

quần thể có t lệ gia tăng số lượng cá thể thấp, thường bị tuyệt chủng cục bộ, được gọi

là các quần thể vệ tinh (hay quần thể suy thoái - sink population). Các quần thể vệ tinh

Quần thể

nhỏ

Giao phối

gần Phân ly di

truyền

Mất biến dị

di truyền

T lệ sinh

thấp

T lệ tử

cao

Quần thể nhỏ

hơn

Giảm sức

sống và khả

năng thích

ứng

51

có thể lớn hơn các quần thể trung tâm, thậm chí có thể có số lượng cá thể lớn hơn,

nhưng do chất lượng nơi cư trú thấp nên các quần thể vệ tinh có thể tuyệt chủng nếu

không có sự di nhập cá thể từ các quần thể trung tâm.

Hình 3.3. Quần thể biến thái

Sự di nhập các cá thể từ quần thể trung tâm tới các quần thể vệ tinh bảo đảm cho

sự tồn tại của quần thể biến thái.

Đối với các quần thể biến thái, sự phá hu nơi cư trú của một quần thể trung tâm

có thể sẽ dẫn đến sự tuyệt chủng của các quần thể vệ tinh, vốn là những quần thể phụ

thuộc nhiều vào quần thể trung tâm. Những nhiễu động do con người tạo ra gây cản

trở cho sự di nhập của các cá thể như rào chắn, đường sá, đập nước,... cũng có thể làm

giảm tốc độ nhập cư giữa các khu vực cư trú khác nhau của loài và từ đó làm giảm,

thậm chí làm mất đi khả năng tái lập quần thể sau khi xảy ra sự tuyệt chủng cục bộ.

3.3. Sinh thái học cá thể (Autecology)

Điểm then chốt để bảo tồn và quản lý một loài hiếm, đang có nguy cơ tuyệt

chủng là phải hiểu biết đầy đủ về mối quan hệ sinh học của loài đó với môi trường

chung quanh và tình trạng quần thể của loài đó. Những thông tin như thế thường được

gọi là lịch sử tự nhiên (natural history), hoặc đôi khi được gọi một cách đơn giản là

Sinh thái học (Ecology), trong khi thực ra theo nguyên tắc khoa học thì việc tìm hiểu

chỉ một loài nào đó sẽ được gọi là Sinh thái học cá thể (Autecology).

Quần thể gốc có nơi ở thích hợp

Quần thể vệ tinh có chất lượng nơi ở thấp

Cá thể sinh vật trong các quần thể

Đường phát tán của các cá thể

52

Dưới đây là các nhóm câu hỏi về sinh thái học cá thể cần được làm sáng tỏ khi

tiến hành thiết kế và thực hiện một cách có hiệu quả những chương trình bảo tồn ở

mức quần thể.

Môi trường: loài này được tìm thấy trong những dạng cư trú nào và diện

tích mỗi nơi cư trú đó là bao nhiêu? Môi trường biến đổi như thế nào qua thời gian và

không gian? Tần suất môi trường bị tác động bởi thiên tai như thế nào?

Sự phân bố: loài được tìm thấy tại đâu trong nơi cư trú? Loài này có di

chuyển và di cư giữa các nơi cư trú, các vùng địa lý trong khoảng thời gian một ngày

hay một năm không? Khả năng tạo thêm nơi cư trú mới của loài ra sao?

Những mối tương tác sinh học: loài cần loại thức ăn gì và các nhu cầu khác

cần có là gì? Những loài cạnh tranh thức ăn và các nhu cầu khác? Có những vật ăn

mồi, sâu hại và các ký sinh trùng nào có tác động đến kích thước quần thể loài?

Hình thái học: với kích thước, hình dạng, màu sắc và bề mặt cơ thể như thế

nào thì cho phép loài tồn tại trong môi trường sinh sống của nó?

Sinh lý học: các cá thể của một loài cần bao nhiêu lượng thức ăn, nước,

muối khoáng và các chất cần thiết khác để có thể tồn tại, sinh trưởng và sinh sản? Mỗi

cá thể sử dụng nguồn nói trên với hiệu suất như thế nào? Loài có thể dễ bị tổn thương

trong các điều kiện khí hậu khắc nghiệt như nóng, lạnh và gió mưa?

Biến động số lượng quần thể: kích thước quần thể có hiện tại là bao nhiêu

và trước đây là bao nhiêu? Số lượng cá thể có ổn định không hay tăng lên hoặc giảm

đi?

Tập tính: từng cá thể có cần hành động như thế nào để loài có thể tồn tại

được trong môi trường sống của mình? Các cá thể của loài giao phối và sinh sản như

thế nào? Các cá thể của loài có quan hệ tương hổ với nhau như thế nào, hợp tác với

nhau hay cạnh tranh?

Di truyền học: những biến đổi về hình thái và sinh lý giữa các cá thể có

phải là do di truyền điều khiển hay không?

3.3.1. Thu thập thông tin về lịch sử tự nhiên

Những thông tin cơ bản cần thiết cho việc bảo tồn một loài hay cho việc xác định

hiện trạng của loài đó có thể thu thập từ 3 nguồn chính:

Tài liệu đã xuất bản

Các tài liệu không công bố

Đi thực địa

3.3.2. Quan trắc các quần thể

Một cách để tìm hiểu tình trạng của một loài quí hiếm nào đó là điều tra số lượng

các cá thể của loài tại thực địa và phân tích các số liệu quan trắc quần thể của nó qua

thời gian. Bằng cách điều tra số lượng cá thể lặp đi lặp lại theo một quãng thời gian

53

nhất định ta có thể xác định được những biến động quần thể theo thời gian. Từ đó

chúng ta biết được những xu hướng lâu dài của quần thể như tăng hay giảm số lượng

cá thể do hoạt động của con người gây ra với những dao động ngắn hạn do thời tiết

hay những hiện tượng tự nhiên không dự đoán trước được gây ra.

- Kiểm kê: đơn giản chỉ là đếm số lượng cá thể có trong quần thể. Bằng cách

kiểm kê lặp lại theo những quãng thời gian nhất định có thể xác định được quần thể đó

là ổn định, tăng lên hay giảm đi về số lượng. Đây là phương pháp ít tốn kém và dễ

làm, để trả lời cho những câu hỏi như hiện tại có bao nhiêu cá thể trong quần thể; trong

suốt quãng thời gian kiểm kê, quần thể này ổn định về số lượng cá thể hay tăng lên

hoặc giảm đi.

- Điều tra: là việc sử dụng phương pháp lấy mẫu lặp lại để ước tính mật độ của

loài trong quần xã. Mỗi vùng sẽ được chia thành nhiều khu vực lấy mẫu và đếm số

lượng cá thể trong mỗi khu vực này. Sau đó các kết quả sẽ được qui về giá trị trung

bình và được dùng để ước tính kích thước thực tế của quần thể. Các phương pháp điều

tra đặc biệt có giá trị khi các pha phát triển trong một chu trình sống của loài là khó

phát hiện, rất nhỏ hoặc không thể hiện, ví dụ giai đoạn hạt của nhiều loài thực vật hay

các giai đoạn ấu trùng của động vật không xương sống.

- Các nghiên cứu về biến động số lượng quần thể: sẽ theo dõi những cá thể đã

biết trong quần thể để xác định tốc độ tăng trưởng, sinh sản và t lệ sống của chúng.

Nghiên cứu này cần bao quát đầy đủ các cá thể thuộc mọi lứa tuổi và mọi kích thước.

Mỗi chuyên ngành có một kỹ thuật riêng để theo dõi các cá thể theo thời gian: các nhà

điểu học thì đeo vòng vào chân chim, các nhà thú học thường đeo biển vào tai động

vật và các nhà thực vật thì gắn biển nhôm vào cây.

Những nghiên cứu về biến động số lượng quần thể có thể cung cấp những thông

tin về cấu trúc tuổi của quần thể. Một quần thể ổn định thường có cấu trúc tuổi đặc

trưng giữa cá thể non, cá thể mới trưởng thành và cá thể già. Nếu vào một giai đoạn

hay lứa tuổi nào đó mà không thấy xuất hiện hay xuất hiện với một số ít cá thể trưởng

thành, đặc biệt vào giai đoạn đầu, thì điều đó là dấu hiệu cho thấy rằng quần thể này

đang có nguy cơ bị suy thoái. Tương tự, nếu gặp một số lượng lớn các cá thể non và cá

thể mới trưởng thành thì đó là đặc điểm thể hiện cho thấy rằng quần thể đang phát

triển ở trong trạng thái ổn định hoặc thậm chí là đang phát triển.

Nghiên cứu biến động số lượng quần thể cũng cho phép phát hiện những đặc

trưng về không gian của loài, một yếu tố rất quan trọng trong việc duy trì khả năng

sống sót đối với các quần thể cách ly. Số lượng các quần thể của loài, sự di chuyển

giữa các quần thể và sự ổn định của các quần thể theo không gian và thời gian đều là

những tiêu chí quan trọng cần xem xét, đặc biệt đối với những loài thường xuất hiện

dưới dạng những quần thể tạm thời hay những quần thể không ổn định được hình

thành do di cư.

54

3.3.3. Phân tích khả năng tồn tại của quần thể (Population Viability Analysis)

Là một phần của việc phân tích số lượng quần thể nhằm xác định xem liệu một

loài có khả năng thích ứng và tồn tại trong môi trường được không. Phân tích khả năng

tồn tại của quần thể là một phương pháp xem xét các yêu cầu khác nhau của một loài

cũng như nguồn lực sẵn có trong môi trường, để từ đó xác định những giai đoạn nhạy

cảm trong lịch sử tự nhiên của loài đó. Phân tích khả năng tồn tại của quần thể là một

việc khá hữu ích trong việc tìm hiểu những ảnh hưởng đến loài quý hiếm do mất nơi

cư trú hay nơi cư trú bị hủy hoại. Mặc dù việc phân tích khả năng tồn tại của quần thể

vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu và phát triển như là một phương pháp dự báo sức

sống và khả năng tồn tại của một loài, và dù nó vẫn chưa có được một phương pháp

luận hay một quy trình thống kê chuẩn, song các phương pháp xem xét loài một cách

hệ thống và toàn diện của nó là sự phát triển tự nhiên của sinh thái học cá thể trong

nghiên cứu lịch sử tự nhiên và những nghiên cứu về biến động số lượng quần thể.

3.3.4. Quan trắc dài hạn loài và các hệ sinh thái

Cần có sự quan trắc dài hạn các quá trình của hệ sinh thái (nhiệt độ, lượng mưa

độ ẩm, tính axít của đất, chất lượng nước, tốc độ chảy của sông suối, xói mòn đất, ...),

các quần xã (số loài có mặt, lượng thực vật che phủ, lượng sinh khối có tại mỗi bậc

dinh dưỡng,...) và số lượng các quần thể (số lượng cá thể của mỗi loài) bởi vì nếu

không làm như vậy khó có thể phân biệt được những dao động bình thường trong năm

với những xu hướng lâu dài.

Một khó khăn trong khi tìm hiểu về sự biến đổi trong các hệ sinh thái là trên thực

tế, các hậu quả thường đến chậm trễ tới vài năm sau khi những nguyên nhân của nó đã

xuất hiện. Ví dụ mưa axít và các thành phần khác của ô nhiễm không khí có thể làm

yếu và giết chết cây cối trong suốt hàng thập k , làm gia tăng sự xói mòn đất và bồi

lắng ở các sông suối gần đó và cuối cùng là khiến cho môi trường nước không còn

thích hợp cho ấu trùng của một loài côn trùng nào đó sinh sống. Trong trường hợp như

vậy, nguyên nhân (ô nhiễm không khí) có thể đã xuất hiện từ hàng thập k trước khi

biểu hiện ảnh hưởng của nó (loài côn trùng bị suy giảm) được phát hiện.

Mưa axít, biến đổi khí hậu toàn cầu, diễn thế thực vật, lắng đọng nitơ và sự xâm

lấn của các loài ngoại lai là những ví dụ điển hình cho các quá trình gây ra những

những biến đổi lâu dài ở các quần xã sinh vật, nhưng các diễn biến này thường bị che

khuất bởi các hiện tượng ngắn hạn. Mặt dù chúng ta đã có những dữ liệu dài hạn từ các

trạm khí tượng, các đợt đếm chim hàng năm, các cánh rừng được đo đạc định kỳ, các

cơ quan chuyên trách theo dõi về nguồn nước, và các bức ảnh cũ về thảm thực vật,

song những nỗ lực quan trắc dài hạn đối với quần xã sinh vật còn rất hạn chế, chưa đủ

cho hầu hết các mục đích bảo tồn. Để cải thiện tình hình trên, nhiều cơ sở nghiên cứu

khoa học đã bắt đầu tiến hành những chương trình quan trắc sự biến đổi sinh thái trong

quãng thời gian hàng thập k và thế k .

55

3.4. Sự hình thành, tái lập các quần thể mới

3.4.1. Các tiếp cận cơ bản

Thay vì chỉ quan sát thụ động sự tiến tới tuyệt chủng của các loài đang nguy cấp,

nhiều nhà sinh học bảo tồn đã bắt đầu xây dựng các cách tiếp cận nhằm bảo vệ những

loài này. Để có thể thực hiện một cách hiệu quả việc thiết lập quần thể mới chúng ta cần

phải hiểu rõ những yếu tố gây nên sự suy giảm các quần thể hoang dã ban đầu và do vậy

loại trừ được những yếu tố đó hoặc chí ít cũng kiểm soát được chúng. Ví dụ nếu một

loài chim đặc hữu đã bị dân địa phương săn bắt ngoài tự nhiên đến mức sắp bị tuyệt

chủng, các khu vực đẻ trứng của chúng thì bị hủy hoại do các hoạt động phát triển và

trứng của chúng bị các loài ngoại lai ăn, thì tất cả những vấn đề nêu trên cần phải được

đề cập đến trong chương trình tái lập quần thể. Nếu chỉ đơn thuần phóng thích các con

chim được nuôi nhân tạo vào tự nhiên mà không trao đổi bàn bạc với người dân địa

phương, về một sự thay đổi trong phương thức sử dụng đất, và việc kiểm soát các loài

ngoại lai sẽ dẫn đến kết quả là sự quay trở lại của tình hình ban đầu “ném đá ao bèo”.

Có 3 cách tiếp cận cơ bản đã được sử dụng để thiết lập quần thể động thực vật mới.

Chương trình tái du nhập (reintroduction program): là cách thả những cá

thể đã được nhân nuôi trong điều kiện nuôi nhốt hay thả những cá thể thu

thập ngoài tự nhiên vào khu vực cư trú cũ của chúng, nơi loài này đã lâu

không còn xuất hiện nữa. Mục đích cơ bản của chương trình này là nhằm

tái tạo một quần thể mới trong môi trường nguyên thủy của nó.

Chương trình mở rộng (augmentation program): là thả các cá thể vào một

quần thể đang tồn tại để làm tăng kích thước quỹ gene của nó. Các cá thể

được phóng thích này có thể là các cá thể hoang dã được bắt giữ ở một nơi

nào đó hoặc chúng là những cá thể được nhân nuôi. Ví dụ điển hình cho

cách tiếp cận này là những con đồi mồi mới nở được nuôi giữ trong những

giai đoạn đầu của sự phát triển, dễ bị thương tổn rồi sau đó mới thả trở lại

vào biển.

Chương trình du nhập (introduction program): trong đó các loài động thực

vật được chuyển đến những khu vực nằm ngoài phạm vi phân bố của chúng

với hy vọng rằng quần thể mới sẽ được hình thành. Cách tiếp cận như vậy có

thể thích hợp khi môi trường nguyên thủy của loài đã bị hủy hoại tới mức

loài không thể tiếp tục tồn tại ở đó, hoặc khi các yếu tố gây suy thoái ban đầu

vẫn còn đó khiến cho việc tái du nhập không thể thực hiện được.

* Những điều cần lưu ý để có dự án thành công

Những động vật được trả lại thiên nhiên có thể đòi hỏi sự quan tâm và hổ trợ đặc

biệt trong quá trình thả cũng như ngay sau khi được thả. Các con vật có thể vẫn được

nuôi ăn và được che chở tại điểm thả trong một thời gian cho đến khi chúng có khả

năng tự tồn tại, hoặc tại điểm thả, chúng lần lượt được thả ra rồi nhốt vào lồng cho đến

56

khi chúng thích nghi được với các điều kiện của khu vực đó mới thôi. Có thể cần thêm

những can thiệp nếu như các con vật có biểu hiện không thể tồn tại, đặc biệt trong thời

kỳ hạn hán hay khan hiếm thức ăn.

Để các dự án tái lập quần thể thành công cần lưu tâm đến khía cạnh tổ chức và

tập tính xã hội của các động vật sau khi chúng được thả ra. Ở ngoài tự nhiên, các động

vật, đặc biệt là các loài thú và một số loài chim thường học hỏi lẫn nhau về môi trường

của chúng và cách giao tiếp xã hội giữa các thành viên trong loài. Những động vật

nuôi thường không có những k năng cần thiết để tồn tại trong môi trường tự nhiên,

chúng thiếu các k năng giao tiếp xã hội cần thiết để tìm kiếm thức ăn, cảm nhận nguy

hiểm, tìm bạn đời và nuôi con. Để vượt qua những trở ngại có tính xã hội này, những

loài vật nuôi cần phải được huấn luyện trước khi thả chúng lại vào môi trường tự

nhiên.

Mối giao tiếp xã hội là một trong những tập tính khó nhất mà con người phải dạy

các loài chim thú nuôi bởi vì chúng ta còn hiểu biết rất ít về sự tinh tế của tập tính xã hội

ở hầu hết các loài. Tuy nhiên, đã có một số thành công trong trong việc xã hội hóa các

loài thú được nhân nuôi. Trong một số trường hợp, con người bắt chước vẻ bên ngoài và

cử chỉ của các con vật hoang dã. Phương pháp này đặc biệt quan trọng khi phải tiếp xúc

với các con non vì chúng cần phải biết cách nhận biết đồng loại chứ không phải là con

người hay những loài nuôi dưỡng chúng. Trong một số trường hợp, những cá thể hoang

dã cùng loài sẽ được dùng làm “hướng dẫn viên” cho các cá thể nuôi. Các con vượn bắt

ngoài tự nhiên đã được nhốt chung với các vượn nuôi để chúng tạo nên các nhóm xã hội

và sau đó chúng sẽ được thả lại vào tự nhiên với hy vọng rằng vượn nuôi sẽ học hỏi

cách sống từ vượn hoang dã.

Việc tái lập các quần xã mới cho các loài thực vật hiếm và có nguy cơ tuyệt diệt có

sự khác biệt về cơ bản so với những nỗ lực tái lập các quần thể động vật có xương sống

trên cạn. Động vật thì có thể phát tán tới các địa điểm mới và chủ động tìm kiếm các vị trí

có điều kiện thích hợp nhất đối với chúng. Trong trường hợp của thực vật thì hạt sẽ được

phát tán tới các địa điểm mới nhờ gió, nước và động vật. Một khi hạt đã rơi xuống đất thì

nó sẽ không chuyển dịch được nữa, kể cả khi vị trí mới thích hợp nhất cho nó chỉ vài ba

centimet. Vị trí này đặc biệt quan trọng đối với sự sinh tồn của thực vật vì nếu điều kiện

môi trường là quá nắng, hoặc quá nhiều bóng râm, quá khô hay quá ẩm ướt đều khiến cho

hạt không nẩy mầm hoặc mầm sẽ chết. Sự nhiễu loạn do cháy có khi cũng là cần thiết để

thiết lập quần thể giống cây con mới ở một số loài.

Nhìn chung, các loài thực vật hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng thường không

tái lập được quần thể bằng cách gieo hạt tại các địa điểm có vẻ như phù hợp với chúng.

Để tăng cơ hội thành công, các nhà thực vật học thường cho hạt nẩy mầm và chăm sóc

cây con trong các điều kiện môi trường ổn định. Chỉ tới khi cây con đã qua giai đoạn

yếu ớt chúng mới được cấy ra môi trường ngoài. Trong một số trường hợp khác, cây

con được bứng từ quần thể hoang dã đang sinh sống (thường quần thể này hoặc đang

57

có nguy cơ bị tuyệt diệt hoặc việc lấy đi một t lệ rất nhỏ sẽ không gây hại gì cho quần

thể), rồi đem cấy vào một nơi khác thích hợp song chưa có quần thể cây này chiếm cứ.

3.4.2. Các chương trình tái lập quần thể và luật pháp

Các chương trình du nhập, tái du nhập, hay mở rộng sẽ ngày càng gia tăng trong

những năm tới khi các cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học xảy ra thường xuyên do

ngày càng nhiều các loài sinh vật bị tiêu diệt trong thiên nhiên. Nhiều dự án tái du

nhập cho các loài có nguy cơ tuyệt chủng sẽ được các kế họach khôi phục chính thức

do chính phủ đề ra thực hiện. Tuy nhiên, các chương trình tái lập quần thể cũng như

các chương trình nghiên cứu chung về các loài có nguy cơ tuyệt chủng đang ngày càng

chịu nhiều tác động của những sắc luật nhằm hạn chế bớt sự chiếm hữu cũng như sử

dụng chúng. Nếu như các quan chức chính phủ thực thi các bộ luật này một cách cứng

nhắc đối với các chương trình nghiên cứu khoa học vốn không phải là mục tiêu cơ bản

của luật, thì công việc nghiên cứu bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng có thể sẽ bị

hạn chế. Các thông tin khoa học mới là rất cần thiết để lập nên những dự án cũng như

để đề xuất các nỗ lực bảo tồn khác. Các nhà sinh học bảo tồn cần phải giải thích về

những lợi ích của các chương trình của họ để các quan chức chính phủ cũng như

quảng đại quần chúng có thể hiểu được, và họ cũng cần giải quyết được những vấn đề

chính đáng của các người nêu trên. Các quan chức chính phủ, những người làm cản trở

cho các dự án khoa học, có thể sẽ làm hại tới các sinh vật mà họ đang cố gắng bảo vệ.

Tuy nhiên, mối nguy hiểm đối với các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng do những

nghiên cứu khoa học chậm trễ và do lập kế hoạch quá thận trọng là không đáng kể nếu

so với sự suy thoái nhanh chóng của đa dạng sinh học trên thực tế mà nguyên nhân

chính là do nơi cư trú bị hủy hoại, do ô nhiễm môi trường, và do khai thác quá mức.

3.5. Chiến lược bảo tồn chuyển chỗ

Chiến lược tốt nhất nhằm bảo tồn đa dạng sinh học là bảo tồn các quần xã và quần

thể ngay trong điều kiện tự nhiên, một phương thức thường được nói đến là bảo tồn tại

chỗ hay bảo tồn nguyên vị (in situ; on-site preservation). Chỉ trong tự nhiên, các loài mới

có khả năng tiếp tục quá trình thích nghi tiến hóa đối với môi trường đang thay đổi trong

các quần xã tự nhiên của chúng. Tuy nhiên, đối với nhiều loài hiếm thì bảo tồn tại chỗ

chưa phải là giải pháp khả thi trong điều kiện những áp lực của con người ngày càng gia

tăng. Nếu quần thể còn lại là quá nhỏ để tiếp tục tồn tại, hoặc nếu tất cả những cá thể còn

lại được tìm thấy ở ngoài khu bảo vệ thì bảo tồn tại chỗ sẽ không có hiệu quả. Trong

những trường hợp này, giải pháp duy nhất để ngăn cho loài khỏi bị tuyệt chủng là bảo tồn

các cá thể trong những điều kiện nhân tạo. Chiến lược này được gọi là bảo tồn chuyển chỗ

hay bảo tồn ngoại vi (ex-situ; off-site preservation). Thực tế có một số loài đã bị tuyệt

chủng ngoài tự nhiên song vẫn đang tồn tại trong các bầy đàn nhân nuôi, chứ không còn

tìm thấy trong dạng hoang dại nữa.

58

Các điều kiện để bảo tồn chuyển chỗ động vật bao gồm vườn thú, trang trại nuôi

động vật, thủy cung và các chương trình nhân giống động vật. Thực vật thì được bảo

tồn trong các vườn thực vật, vườn cây gỗ và các ngân hàng hạt giống.

Bảo tồn chuyển chỗ là một bộ phận quan trọng trong chiến lược tổng hợp nhằm

bảo vệ các loài đang có nguy cơ tuyệt diệt. Bảo tồn chuyển chỗ và bảo tồn tại chỗ là

những cách tiếp cận có tính bổ sung cho nhau. Những cá thể từ các quần thể được bảo

tồn chuyển chỗ sẽ được thả định kỳ ra ngoài thiên nhiên để tăng cường cho các quần

thể được bảo tồn tại chỗ. Nghiên cứu trên các quần thể nuôi nhốt có thể cung cấp cho

ta những hiểu biết về đặc tính sinh học của loài và gợi ra những chiến lược bảo tồn

mới cho các quần thể được bảo tồn tại chỗ. Các quần thể chuyển chỗ mà có thể tự duy

trì quần thể thì sẽ làm giảm bớt nhu cầu phải bắt các cá thể từ ngoài thiên nhiên để

phục vụ mục đích trưng bày hoặc nghiên cứu. Cuối cùng, việc những con vật được nuôi

nhốt và trưng bày sẽ góp phần giáo dục quần chúng về sự cần thiết phải bảo tồn loài

cũng như bảo vệ các thành viên khác của loài đó ngoài tự nhiên. Ngược lại bảo tồn tại

chỗ là không thể thiếu đối với sự sống còn của những loài không thể nuôi nhốt, cũng

như để tiếp tục có các loài mới trưng bày trong các vườn thú, thủy cung hay các vườn

thực vật.

2.5.1. Vườn thú

Các vườn thú, cùng với các trường đại học, các Cục, Vụ phụ trách về sinh vật

hoang dã của Chính phủ và các tổ chức bảo tồn hiện đang nuôi giữ trên 700.000 cá thể,

đại diện cho 3.000 loài thú, chim, bò sát và lưỡng cư. Các vườn thú hầu như chỉ trưng

bày những loài thú lớn đầy quyến rũ như gấu trúc, hươu cao cổ, voi,... trong khi đó có

xu hướng bỏ qua một số lượng không nhỏ các loài côn trùng và động vật không xương

sống khác mà nhóm này tạo thành một bộ phận chủ yếu của động vật giới trên Trái

đất.

Mục tiêu hiện nay của hầu hết các vườn thú lớn là lập được quần thể nuôi của các

loài động vật hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng. Chỉ khoảng 10% trong số 247 loài thú

hiếm được nuôi giữ trong các vườn thú khắp Thế giới là có khả năng tự duy trì quần

thể ở kích thước đủ để bảo tồn tính biến dị di truyền của chúng. Để khắc phục tình

trạng này, các vườn thú và những tổ chức bảo tồn có liên quan đã bắt tay vào xây dựng

cơ sở vật chất và triển khai các công nghệ cần thiết để tạo lập được các bầy đàn có khả

năng sinh sản của các loài quí hiếm và đang có nguy cơ tuyệt diệt, cũng như xây dựng

chương trình và phương pháp mới nhằm tái lập các loài ngoài tự nhiên.

Một loạt các kỹ thuật cũng đang được nghiên cứu và áp dụng nhằm làm tăng t lệ

sinh sản của các loài động vật nuôi. Các kỹ thuật này gồm ấp và vú nuôi, tức là con mẹ

của loài phổ biến nuôi dưỡng con cháu của loài quí hiếm; thụ tinh nhân tạo khi con

trưởng thành tỏ ra không muốn thụ tinh hoặc chúng phải sống trong những điều kiện

khác biệt, ấp trứng nhân tạo trong các điều kiện tốt nhất để trứng nở và cấy phôi tức là

59

cấy trứng đã được thụ tinh của loài quí hiếm vào tử cung của con mẹ thay thế thuộc

loài phổ biến.

3.5.2. Bể nuôi

Để ngăn chặn các hiểm họa đối với các loài thủy sinh, những chuyên gia về cá,

thú biển và san hô làm việc tại các thủy cung hay các bể nuôi đã hợp tác ngày càng

chặt chẽ với các đồng nghiệp tại các Viện nghiên cứu biển, các Cục, Vụ thủy sản của

chính phủ và các tổ chức bảo tồn để xây dựng các chương trình bảo tồn những loài và

quần xã tự nhiên đang được quan tâm. Có khoảng 580.000 cá thể của các loài cá đang

được nuôi giữ trong các bể nuôi mà hầu hết các loài đó là được thu thập ngoài tự

nhiên. Hiện đang có nhiều nỗ lực nhằm phát triển các kỹ thuật gây giống để có thể duy

trì các loài quí hiếm trong bể nuôi, đôi khi có thể thả chúng ra tự nhiên và do đó không

phải bắt giữ những mẫu vật hoang dã.

3.5.3. Vườn thực vật và vườn ươm cây

Vườn thực vật là nơi lưu giữ các quần thể thực vật dễ dàng hơn so với động vật.

Thực vật đòi hỏi sự chăm sóc ít hơn là động vật; nhu cầu về nơi ở của chúng dễ cung

cấp; không cần thiết phải nhốt lại; các cá thể có thể dễ dàng nhân giống hơn; hầu hết là

lưỡng tính, trong đó có khoảng một nửa thành phần loài cần phải được lưu giữ về đa

dạng di truyền. Ngoài ra, hạt giống của nhiều loại cây trong giai đoạn nghĩ, dễ bảo vệ.

Từ những lý do đó, các vườn thực vật là công cụ thật sự quan trọng trong việc lưu giữ

đa dạng loài và di truyền.

Hiện nay có khoảng 2.178 vườn thực vật trên Thế giới thuộc 153 nước, trong đó

có 878 vườn thuộc châu Âu, đã có các bộ sưu tập chính của các loài thực vật, thể hiện

một nỗ lực lớn lao trong việc bảo tồn thực vật.

Các vườn thực vật trên Thế giới hiện nay đang lưu giữ khoảng 6.130.000 cá thể

thuộc 80.000 loài thực vật, trong đó có khoảng 3,5 triệu cây thuộc các nước châu Âu.

Vườn thực vật lớn nhất Thế giới Vườn Thực vật Hoàng gia Anh Quốc tại Kew, có

khoảng 25.000 loài cây đang được gieo trồng.

Về đặc trưng phân loại, khả năng cung cấp của các vườn thực vật là cao hơn. Có

khoảng 72 trong số 110 loài thông được biết được thu thập tại California, một vườn

thực vật ở Nam Phi chiếm khoảng 1/4 số loài của cả nước, một vườn ở California

chiếm 1/3 số loài đặc hữu ở nước Mỹ. Trong đó có trường hợp một loài cây đã bị tuyệt

chủng ở ngoài tự nhiên (Clarkia franciscana) đã được bảo tồn trong vườn thực vật và đã

được tái du nhập vào thành loài đặc hữu sống ở California. Chỉ có 300 đến 400 vườn

thực vật trên Thế giới có thể lưu giữ các mẫu bảo tồn chủ yếu và chỉ 250 vườn trong số

đó được sử dụng làm ngân hàng lưu giữ hạt giống, trong một đánh giá cho rằng các

vườn thực vật có thể cứu được các quần thể của 20.000 loài thực vật tuyệt chủng.

Vai trò quan trọng của các vườn thực vật trong việc bảo tồn đa dạng sinh học đã

được minh họa bởi việc mở rộng mạng lưới của 19 vườn thực vật ở Mỹ với Trung tâm

60

bảo tồn thực vật (CPC). CPC ước tính có 3.000 taxon đặc hữu ở Mỹ bị đe dọa tuyệt

chủng, trong đó hơn 300 loài đang được nuôi cấy ở mạng lưới các vườn.

Sự đóng góp của các vườn thực vật đối với công tác bảo tồn loài mở rộng ra đối

với các loài đang bị đe dọa ngoài hoang dã. Các vườn thực vật cung cấp cây cho

nghiên cứu và nuôi trồng. Chúng cũng là nguồn tài nguyên quan trọng cho việc giáo

dục. Mỗi năm ước tính có khoảng 150 triệu người đến thăm các vườn thực vật.

Vai trò quan trọng của các vườn thực vật có thể dễ dàng được phát triển. Sự mất

cân đối về vị trí địa lý của các vườn thực vật hiện nay, có thể được ngăn ngừa nếu như

các vườn được thiết lập ở các nước nhiệt đới. Trong khi hơn 100 khu vườn được thành

lập và có kế hoạch thành lập trong thập k qua và nhiều trong số đó ở các vùng nhiệt

đới, thì vẫn còn sự mất cân đối địa lý, đặc biệt là khi xem xét về độ phong phú loài ở

các vùng nhiệt đới.

Với các nghiên cứu sâu hơn về các công nghệ bảo quản và với các dữ liệu tốt hơn

về nơi thu thập mẫu vật và lịch sử sinh sản của chúng, các vườn thực vật có thể trở

thành nơi bảo quản tính di truyền quan trọng. Ban thư ký của Hiệp hội Bảo tồn thực

vật của IUCN hiện nay đang phát triển cơ sở dữ liệu máy tính về những sự có mặt của

các loài ở các vườn thực vật để giúp các vườn thu thập các loài còn thiếu. Những nỗ

lực của các vườn thực vật trong việc bảo tồn nguồn giống đang được phối hợp với

chiến lược bảo tồn vườn thực vật của IUCN. Trong việc phối hợp với Ban quốc tề về

Tài nguyên di truyền thực vật (IBPGR, International Board for Gene tic Resources),

IUCN cũng đã cùng phối hợp để đưa ra hướng dẫn về việc thu thập nguồn giống đối

với các loài hoang dã.

Cho đến nay, các vườn thực vật đã không sử dụng hết lợi ích của việc lưu giữ các

loài đang bị đe dọa và bảo tồn nguồn gene. Mặc dù chứa một phần lớn khu hệ thực vật

Thế giới, các vườn có truyền thống không hợp tác về những tri thức bản địa. Nhờ vào

những nỗ lực của các tổ chức và cá nhân, vai trò của vườn trong việc bảo tồn đang

được phát triển nhanh chóng.

3.5.4. Ngân hàng hạt giống - gene

Ngoài việc trồng cây, các vườn thực vật và viện nghiên cứu đã xây dựng bộ sưu

tập về hạt, như là các ngân hàng hạt giống, mà những hạt này đã được thu lượm từ các

cây hoang dại và cây trồng. Hạt của hầu hết các loại cây đều có thể được lưu giữ trong

điều kiện lạnh và khô trong thời gian dài và sau đó cho nẩy mầm. Khả năng tồn tại lâu

dài của hạt đặc biệt có giá trị cho việc bảo tồn chuyển chỗ bởi vì nó cho phép bảo tồn

hạt của nhiều loài quý hiếm bằng kỹ thuật đông lạnh và lưu giữ trong một không gian

nhỏ, chi phí thấp và không cần giám sát nhiều. Hiện nay có hơn 50 ngân hàng hạt

giống trên Thế giới, trong đó có nhiều ngân hàng đặt tại các nước đang phát triển và

được sự điều phối tích cực của Nhóm Tư vấn về Nghiên cứu nông nghiệp Quốc tế

(CGIAR, Consulative Group on International Agricultural Research).

61

Hình 3.4. Cấu trúc các cấp độ bảo tồn loài của IUCN

Đánh giá

Đánh giá đầy đủ

Thiếu số liệu DD

Không đánh giá

(NE)

Bị đe dọa

Tuyệt chủng (EX)

T.c ngoài TN (EW)

Nguy cấp (EN)

Rất nguy cấp (CR)

Dễ tổn thương (VU)

Đe dọa trong tương lai

gần (NT)

Ít quan tâm (LC)

3.6. Các cấp độ bảo tồn loài

Nhằm nêu bật tình trạng của một loài quí hiếm cho mục đích bảo tồn, IUCN đã

xây dựng các cấp độ bảo tồn như dưới đây. Các cấp độ này có vai trò quan trọng ở cấp

quốc gia và quốc tế trong việc hướng sự chú ý vào những loài đang được quan tâm đặc

biệt và trong việc xác định những loài đang bị đe dọa tuyệt chủng cần được bảo vệ

thông qua các cam kết quốc tế như Công ước CITES. (IUCN, 2001)

1. Tuyệt chủng EX (Extinct): là những loài (hay các đơn vị phân loại khác như

phân loài hay chi) không còn thấy tồn tại trong tự nhiên nữa. Những cuộc tìm kiếm tại

những nơi trước đây vốn là quê hương sinh sống cũng như tại những nơi phân bố khác

đều không phát hiện được chúng.

2. Tuyệt chủng trong tự nhiên EW (Extinct in the Wild): là những loài không

còn tồn tại trong tự nhiên vốn là quê hương trước đây, mà chỉ còn tồn tại trong điều

kiện nuôi nhốt.

3. Rất nguy cấp CR (Critically Endangered): là những loài đối diện với nguy cơ

tuyệt chủng rất cao.

4. Đang nguy cấp (Endangered): là những loài có nhiều khả năng bị tuyệt chủng

trong tương lai không xa. Trong số này có cả những loài có số lượng cá thể bị giảm tới

mức loài khó có thể tiếp tục tồn taị nếu như các nhân tố đe dọa cứ tiếp diễn.

5. Dễ bị thương tổn VU (Vulnerable): là những loài có thể bị đe dọa tuyệt chủng

trong tương lai gần vì các quần thể của chúng đang bị thu hẹp kích thước tại khắp mọi

62

nơi thuộc vùng phân bố của loài. Khả năng tồn tại lâu dài của những loài này là không

chắc chắn.

6. Đe dọa trong tương lai gần (Near Threatened): là những loài bị đe dọa, nhưng

không xếp vào các mức nguy cấp hay tổn thương. Mặc dù những loài này chưa phải

đối mặt với những nguy hiểm tức thời song có nguy cơ bị nguy cấp trong tương lai

gần.

7. Ít quan tâm LC (Least Concern): là những loài phân bố rông, mật độ phong

phú.

8. Thiếu số liệu DD (Data Deficient): là những loài có thể thuộc một trong

những cấp bảo tồn nêu trên nhưng do chưa được hiểu biết đầy đủ về mật độ, phân bố,

nên chưa xếp được vào một cấp độ cụ thể nào.

9. Không đánh giá NE (Not Evaluated): là những loài chưa đánh giá theo các

cấp độ của IUCN.

Đã có một sự gia tăng rõ rệt thông tin về phân loại của Danh sách Đỏ của IUCN

trong thời gian qua. Năm 2000, theo Danh sách đỏ của IUCN, trong số 16.507 loài

được đánh giá, có 11.406 được liệt kê là bị đe dọa, trong năm 2004, danh sách đánh

giá là 38.047 loài, trong đó có 15.589 là bị đe dọa, trong năm 2008 danh sách đánh giá

bao gồm 44.838 loài, trong đó có 16.928 đang bị đe dọa, đến năm 2010, số loài được

đánh giá là 52.017 loài, trong đó có 17.934 loài đang bị đe dọa. Mặc dầu vậy, tình

trạng bảo tồn của hầu hết các loài trên Thế giới vẫn còn chưa được biết đến và vẫn có

xu hướng tập trung vào các loài động vật có xương sống trên cạn và thực vật, đặc biệt

là những loài được nghiên cứu đầy đủ về sinh học .

Một số điểm nổi bật trong Danh sách Đỏ của IUCN là:

Khoảng 22% các loài thú Trên Thế giới đang bị đe dọa tuyệt chủng và khoảng

15% loài thú là thiếu dữ liệu.

Gần một phần ba (31%) các loài lưỡng cư đang bị đe dọa tuyệt chủng và 25% là

thiếu dữ liệu.

13,6% các loài chim của Thế giới được coi là bị đe dọa hoặc tuyệt chủng, chim

là một trong những nhóm được biết nhiều nhất với ít hơn 1% được liệt kê là

thiếu dữ liệu;

Lần đầu tiên 845 loài san hô tạo rạn ở vùng nước ấm đã được đưa vào sách đỏ

với hơn một phần tư (27%) loài được liệt kê là bị đe dọa và 17% loài thiếu dữ

liệu;

Tất cả 161 loài cá mú hiện nay được đánh giá, trên 12% các loài này được coi là

thực phẩm sống cao cấp, đang bị đe dọa tuyệt chủng do đánh bắt cá không bền

vững, hơn 30% là thiếu dữ liệu

1.280 loài cua nước ngọt đã được đánh giá, trong đó 16% được liệt kê là bị đe

dọa tuyệt chủng, và hơn 49% thiếu dữ liệu;

63

359 loài cá nước ngọt đặc hữu của châu Âu, với 24% được liệt kê là bị đe dọa

và chỉ có 4% được liệt kê như là thiếu dữ liệu (Jean Christophe Vie', Craig

Hilton-Taylor et al., 2009).

Bảng 3.1. Số lượng loài bị đe dọa của các nhóm sinh vật

Các nhóm Số loài mô

tả

Số loài đánh

giá

Số loài bị

đe dọa

Số loài bị đe

dọa theo %

số loài mô tả

Số loài bị đe

dọa theo % số

loài đánh giá

Đv Có xương sống

Động vật có vú 5.490 5.490 1.130 21% 21%

Chim 10.027 10.027 1.240 12% 12%

Bò sát 9.084 1.672 467 5% 28%

Lưỡng cư 6.638 6.285 1.895 29% 30%

Cá 31.600 6.894 1.771 6% 26%

Tổng 62.839 30.368 6.503 10% 21%

Không xương sống

Côn trùng 1.000.000 3.201 733 0,1% 50%

Thân Mềm 85.000 2.629 1.114 1% 44%

Giáp xác 47.000 2.152 596 1% 35%

San hô 2.175 856 235 11% 27%

Nhện 102.000 33 19 0,02% 56%

Giun móc 165 11 9 5% 82%

Sam 4 4 0 0% 0%

Nhóm khác 68.658 52 24 0,03% 46%

Tổng 1.305.250 8.758 2.730 0,% 31%

Thực vật

Rêu 16.236 101 80 0% 86%

Dương xỉ 12.000 243 148 1% 66%

Hạt trần 1.052 926 371 35% 35%

T. vật có hoa 268.000 11.543 8.084 3% 74%

Tảo lục 4.242 2 0 0% 0%

Tảo đỏ 6.144 58 9 0,1% 16%

Tổng 307.674 12.875 8.692 3% 68%

Các nhóm khác

Địa y 17.000 2 2 0,01% 100%

Nấm 31.496 1 1 0,003% 100%

Tảo nâu 3.127 15 6 0,2% 40%

Tổng 51.623 15 9 0% 50%

Tổng các nhóm 1.727.386 52.017 17.934 1% 34%

Nguồn: IUCN Red list 2010

Các cấp độ bảo tồn loài của IUCN và các cuốn sách đỏ của IUCN và WCMC là

bước đi đầu tiên rất cần thiết trong sự nghiệp bảo tồn các loài trên Thế giới, song khi

sử dụng hệ thống phân hạng này cũng gặp một số khó khăn nhất định.

Ě Trước hết, cần phải nghiên cứu xác định kích thước quần thể và xu hướng

biến động số lượng mỗi một loài khi đã đã đưa vào danh sách. Những nghiên cứu như

vậy có thể sẽ rất khó khăn, tốn kém và mất nhiều thời gian.

64

Ě Thứ hai là một loài cần được nghiên cứu trên toàn bộ khu phân bố của nó,

có thể là sẽ kéo theo những khó khăn trong khâu hậu cần.

Ě Thứ ba, các cấp này hầu hết là không phù hợp với các loài côn trùng nhiệt

đới, là những loài chưa được hiểu biết nhiều về mặt định loại cũng như đặc tính sinh

học, sinh thái học song lại đang bị đe dọa do rừng nhiệt đới đang bị triệt phá nghiêm

trọng.

Ě Thứ tư là các loài thường bị xếp vào loại bị đe dọa tuyệt chủng kể cả khi

người ta đã lâu không còn nhìn thấy chúng, với một giả định rằng nếu có một nghiên

cứu kỹ càng sẽ tìm lại chúng.

3.7. Bảo tồn loài bằng pháp chế

3.7.1. Các bộ luật Quốc gia

Công cụ pháp chế hay luật pháp có thể được áp dụng tại các cấp địa phương,

quốc gia hay quốc tế để bảo vệ tất cả các khía cạnh của đa dạng sinh học. Nhiều bộ

luật quốc gia đã nhằm cụ thể vào việc bảo tồn các loài. Tại nước Mỹ, bộ luật cơ bản

nhằm bảo vệ các loài là luật năm 1973 về Các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng. Bộ

luật này là một hình mẫu cho nhiều quốc gia noi theo tuy rằng việc thực thi nó vẫn còn

nhiều điều tranh cãi.

3.7.2. Các thoả thuận Quốc tế

Việc bảo tồn đa dạng sinh học cần phải được giải quyết ở mọi cấp khác nhau

trong chính phủ của từng quốc gia và giữa các chính phủ. Trong khi các cơ chế kiểm

soát chính hiện có chủ yếu là dựa vào từng quốc gia riêng biệt thì các thỏa thuận quốc

tế đang ngày càng được sử dụng nhiều trong bảo vệ các loài và nơi cư trú. Hợp tác

quốc tế là một điều kiện tiên quyết vì nhiều lý do khác nhau:

Trước hết, các loài thường di chuyển qua các biên giới. Các hoạt động bảo

tồn chim di cư ở phía Bắc Châu Âu sẽ không thể thành công nếu nơi cư trú qua mùa

đông của chim tại Châu Phi bị phá hủy.

Thứ hai, việc buôn bán quốc tế về các sản phẩm sinh học có thể gây nên

hậu quả là sự khai thác quá mức các loài nhằm đáp ứng nhu cầu thương mại. Việc

quản lý và kiểm soát buôn bán đòi hỏi phải cả trên lĩnh vực xuất và nhập khẩu.

Thứ ba, những lợi ích của đa dạng sinh học là có tầm quan trọng quốc tế.

Các quốc gia giàu có thuộc vùng ôn đới được hưởng lợi ích từ tính đa dạng sinh học

của vùng nhiệt đới cần phải sẵn sàng giúp đỡ các nước nghèo khó hơn nhưng đã tham

gia thực hiện việc bảo tồn các nguồn đa dạng sinh học đó.

Cuối cùng, rất nhiều vấn đề của các loài hay các hệ sinh thái bị đe dọa có

qui mô toàn cầu nên đòi hỏi sự hợp tác quốc tế để giải quyết. Những mối đe dọa như

vậy bao gồm đánh bắt thủy sản quá mức, ô nhiễm không khí và mưa acid, ô nhiễm

sông, hồ và đại dương, biến đổi khí hậu toàn cầu và suy thoái tầng ôzôn. Hiệp ước

65

quan trọng nhất trong việc bảo vệ các loài ở qui mô quốc tế là Công ước về buôn bán

các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng (CITES, Convention on International Trade in

Endangered Species) được ra đời năm 1973 cùng với sự ra đời của Chương trình Môi

trường Liên Hiệp Quốc (UNDP). Mục đích của công ước là kiểm soát và hạn chế nạn

buôn bán quốc tế bất hợp pháp các loài động vật, thực vật hoang dã, đảm bảo sự khai

thác bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm thiếu các tác động tiêu cực tới sự cân

bằng đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và sự phát triển kinh tế - xã hội.

Công ước này hiện có 120 nước tham gia. Công ước CITES đưa ra một danh sách

các loài được kiểm soát trong việc buôn bán quốc tế; các quốc gia thành viên đồng ý hạn

chế buôn bán và khai thác có tính hủy diệt các loài này.

Phụ lục I của của Công ước liệt kê 675 loài động vật và thực vật bị cấm buôn bán

hoàn toàn. Còn phụ lục II gồm 3.700 loài động vật và 21.000 loài thực vật có sự kiểm

soát và giám sát trong việc buôn bán quốc tế. Trong số các loài thực vật có cả các loài

được tạo thành do nuôi cấy mô như phong lan, xương rồng, dương xỉ, đồng thời ngày

cũng có nhiều các loài cây lấy gỗ. Trong số các loài động vật, các nhóm được kiểm soát

chặt chẽ gồm vẹt, các loài có kích thước lớn gồm các loài thuộc họ mèo, cá voi, rùa

biển, chim ăn thịt, tê giác, gấu, linh trưởng, các loài được bắt về nuôi trong nhà, sở thú,

thủy cung; các loài được săn bắt để lấy lông, da hay các sản phẩm khác.

Một hiệp ước quốc tế quan trọng khác là Công ước về bảo vệ các loài động vật

di cư, ký năm 1979, mà trọng tâm là các loài chim di cư. Công ước này là một phần bổ

sung quan trọng cho Công ước CITES vì nó đã khuyến khích các nỗ lực quốc tế bảo

tồn các loài chim di cư xuyên biên giới cũng như đã nhấn mạnh các cách tiếp cận trong

việc nghiên cứu, quản lý và kiểm soát săn bắn.

Còn có các thỏa thuận quốc tế khác nhằm bảo vệ các loài sinh vật, đó là:

Ě Công ước về Bảo tồn các loài sinh vật biển vùng Nam Cực

Ě Công ước Quốc tế về kiểm soát cá voi

Ě Công ước Quốc tế về bảo vệ các loài chim và Công ước Benelux về việc

săn bắn và bảo vệ các loài chim

Ě Công ước về đánh bắt và bảo vệ sinh vật trong biển Bantic

Ě Công ước bảo tồn đa dạng sinh học

Nhược điểm của các hiệp ước quốc tế này là sự tham gia tự nguyện; các quốc gia

có thể rút lui khỏi công ước để theo đuổi các lợi ích riêng của họ khi cảm thấy các điều

kiện phải tuân thủ là quá khó khăn. Cần có sự thuyết phục và cả sức ép của quần

chúng để buộc các quốc gia phải thực hiện các điều khoản của công ước và khởi tố

những người vi phạm.

66

Tóm tắt nội dung chương 3

Các quần thể nhỏ có nguy tuyệt chủng hơn các quần thể có kích thước lớn. Kích

thước quần thể tối thiểu của một loài có thể sống được chính là số lượng cá thể cần đủ

để bảo đảm cho quần thể có khả năng sống sót cao trong tương lai gần.

Các quần thể nhỏ dễ bị suy giảm nhanh về số lượng và bị tuyệt chủng cục bộ vì 3

nguyên nhân chính: những vấn đề về mặt di truyền; những dao động về số lượng quần

thể do những biến động ngẫu nhiên trong t lệ sinh và t lệ chết; và những nhiễu động

môi trường do những biến đổi về sự bắt mồi, cạnh tranh, dịch bệnh, nguồn thức ăn

cũng như các rủi ro về thiên tai xảy ra bất thường như cháy, lũ lụt hay hạn hán.

Quần thể biến thái là tập hợp các quần thể nhỏ (subpopulations) của một loài

sống biệt lập trong mỗi mảnh nhỏ của nơi cư trú trong một vùng sinh cảnh, tồn tại

được do sự cân bằng giữa tuyệt chủng cục bộ và phục hồi của các quần thể, nhờ vào sự

di nhập các cá thể từ một hoặc một vài quần thể này (quần thể gốc – source

population) tới các quần thể khác (quần thể suy thoái - sink population).

Để bảo tồn và quản lý một loài hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng là phải hiểu

biết đầy đủ về mối quan hệ sinh học của loài đó với môi trường chung quanh và tình

trạng quần thể của loài đó. Những thông tin như thế thường được gọi là Sinh thái học

cá thể.

Qua quan trắc quần thể của một loài có nguy cơ bị đe dọa, có thể biết được hiện

trạng của loài đó.

Có thể phục hồi các quần thể mới của các loài quý hiếm nhờ vào việc sử dụng

các loài nuôi nhốt. Để tái lập quần thể thành công cần lưu tâm đến khía cạnh tổ chức

và tập tính xã hội của các động vật sau khi chúng được thả ra. Việc tái lập các quần xã

mới cho các loài thực vật hiếm và có nguy cơ tuyệt diệt có sự khác biệt về cơ bản so với

những nỗ lực tái lập các quần thể động vật.

Một số loài có nguy cơ tuyệt chủng ở ngoài thiên nhiên có thể được duy trì ở các

vườn thú, bể nuôi, vườn thực vật, ngân hàng hạt giống,... cách thức này được gọi là

bảo tồn chuyển chỗ hay bảo tồn ngoại vi.

Nhằm nêu bật tình trạng của một loài quí hiếm cho mục đích bảo tồn, IUCN đã

xây dựng 9 cấp độ bảo tồn. Các cấp độ này có vai trò quan trọng ở cấp quốc gia và

quốc tế trong việc hướng sự chú ý vào những loài đang được quan tâm đặc biệt và

trong việc xác định những loài đang bị đe dọa tuyệt chủng cần được bảo vệ.

Các công cụ pháp chế hay luật pháp có thể được áp dụng tại các cấp địa phương,

quốc gia hay quốc tế để bảo vệ tất cả các khía cạnh của đa dạng sinh học. Công ước

CITES đã được ban hành nhằm kiểm soát và quan trắc việc buôn bán quốc tế các loài

có nguy cơ.

67

Câu hỏi ôn tập chương 3

1. Trình bày các lý do làm cho các quần thể nhỏ dễ bị tuyệt chủng.

2. Khái niệm về quần thể tối thiểu của một loài có thể sống được.

3. Vì sao giao phối nội dòng làm cho quần thể dễ bị suy thoái?

4. Vì sao giao phối xa dễ làm cho quần thể dễ bị suy thoái?

5. Kích thước quần thể có hiệu quả thường nhỏ hơn kích thước thực tế vì các lý

do nào?

6. Một loài tạp giao có số lượng con đực là 15, con cái là 60. Hãy tính kích thước

quần thể có hiệu quả.

7. Cơn lốc tuyệt chủng là gì?

8. Hãy nêu 5 trong số các câu hỏi về sinh thái học cá thể cần làm sáng tỏ khi tiến

hành thiết kế và thực hiện một cách có hiệu quả chương trình bảo tồn ở mức

quần thể.

9. Quần thể biến thái là gì?

10. Phân tích khả năng tồn tại của quần thể (PVA) là gì?

11. Các tiếp cận cơ bản để thiết lập quần thể mới là gì?

12. Vai trò của bảo tồn chuyển chỗ trong công tác bảo tồn là gì?

13. Hãy nêu lên các hình thức bảo tồn chuyển chỗ.

14. Vì sao cần phải quan trắc dài hạn loại và các hệ sinh thái?

15. Nêu tên các cấp độ bảo tồn loài của IUCN.

16. Các khó khăn khi sử dụng hệ thống các cấp độ bảo tồn của IUCN.

17. Vì sao cần phải có các thoả thuận quốc tế trong việc bảo tồn loài.

18. Mục đích của công ước CITES là gì?

Tài liệu tham khảo

1. Võ Quý, Phạm Bình Quyền, et al. (1999). Cơ sở sinh học bảo tồn, Nhà xuất bản Khoa

học - Kỹ thuật, Hà Nội.

2. IUCN (2001). IUCN Red List Categories and Criteria: Version 3.1. IUCN Species

Survival Commission., IUCN, Gland, Switzerland and Cambridge, UK. ii + 30 pp.

3. Jean Christophe Vie', Craig Hilton-Taylor, et al. (2009). Wildlife in a Changing

World. An Analysis of the 2008 IUCN Red List of Threatened Species, IUCN, Gland,

Switzerland.