19
SKKN: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua một số bài ở môn Sinh hoc 7 TÊN ĐỀ TÀI : GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA MỘT SỐ BÀI Ở MÔN SINH HỌC 7 **************************************** PHẦN I: MỞ ĐẦU I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : 1. Cơ sở lý luận: Trong xã hội hiện đại ngày nay, với sự phát triển của nhiều công nghệ, đòi hỏi con người phải có khả năng thích ứng cao,có khả năng tự giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Thực tế giáo dục của nước ta từ nhiều năm nay cho thấy học sinh Việt Nam rất thông minh, khả năng tiếp thu kiến thức nhanh và vững chắc, trên các đấu trường olimpic quốc tế, học sinh Việt Nam đã giành được thứ hạng cao ở nhiều môn học khác nhau, cụ thể có nhiều học sinh đạt học sinh giỏi quốc tế ở các môn như Vật lí, Sinh học.Thế nhưng kiến thức thực tế để hội nhập trong cuộc sống thì học sinh ở nước ta còn hạn chế so với các nước phát triển. Thực tế cho thấy nhiều học sinh, sinh viên có kiến thức vững chắc, có bằng cấp hạng ưu nhưng khả năng giao tiếp ứng xử không tốt, hạn chế trong việc hợp tác nắm bắt cơ hội để phát triển bản thân nên những em này cũng khó đi đến sự thành công trong cuộc sống.Hoặc đáng lo hơn nữa là nhiều học sinh được trang bị kiến thức một cách đầy đủ khi ngồi trên ghế nhà trường nhưng khi gặp phải một tình huống rủi ro bất ngờ trong cuộc sống các em không có kĩ năng ứng phó để tự cứu mình được là do KĨ NĂNG SỐNG còn hạn chế nên nhiều hậu quả đau lòng đáng tiếc xảy ra, như trường hợp của 8 nữ sinh chết đuối ở An Mỹ -Mỹ Đức-Hà Nội ngày 12- 9-2012 vừa qua để lại nỗi ám ảnh và trăn trở cho bao bậc phụ huynh và thầy cô giáo.Đối với học sinh lớp 7, sau một năm học ở môi trường THCS các em đã hiếu động hơn rất nhiều, nghịch ngợm và thiếu cẩn thận và bắt đầu thích tụ tập khám phá những điều mới lạ.Ở tuổi này,sự ứng xử chưa tốt trong sinh hoạt tập thể dễ dẫn tới bất đồng, gây gỗ nhau thậm chí đánh nhau.Thế nên nếu chỉ chú trọng đến Năm học: 2012 - 2013

A/ TÊN ĐỀ TÀI: · Web view-Gỡ một chân ngực có kèm theo lá mang ra quan sát ,thảo luận nêu:-có xung động: khi lông rung động--> dòng nước ra và đem

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: A/ TÊN ĐỀ TÀI: · Web view-Gỡ một chân ngực có kèm theo lá mang ra quan sát ,thảo luận nêu:-có xung động: khi lông rung động--> dòng nước ra và đem

SKKN: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua một số bài ở môn Sinh hoc 7

TÊN ĐỀ TÀI: GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA MỘT SỐ BÀI Ở MÔN

SINH HỌC 7****************************************

PHẦN I: MỞ ĐẦUI.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : 1. Cơ sở lý luận:

Trong xã hội hiện đại ngày nay, với sự phát triển của nhiều công nghệ, đòi hỏi con người phải có khả năng thích ứng cao,có khả năng tự giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Thực tế giáo dục của nước ta từ nhiều năm nay cho thấy học sinh Việt Nam rất thông minh, khả năng tiếp thu kiến thức nhanh và vững chắc, trên các đấu trường olimpic quốc tế, học sinh Việt Nam đã giành được thứ hạng cao ở nhiều môn học khác nhau, cụ thể có nhiều học sinh đạt học sinh giỏi quốc tế ở các môn như Vật lí, Sinh học.Thế nhưng kiến thức thực tế để hội nhập trong cuộc sống thì học sinh ở nước ta còn hạn chế so với các nước phát triển. Thực tế cho thấy nhiều học sinh, sinh viên có kiến thức vững chắc, có bằng cấp hạng ưu nhưng khả năng giao tiếp ứng xử không tốt, hạn chế trong việc hợp tác nắm bắt cơ hội để phát triển bản thân nên những em này cũng khó đi đến sự thành công trong cuộc sống.Hoặc đáng lo hơn nữa là nhiều học sinh được trang bị kiến thức một cách đầy đủ khi ngồi trên ghế nhà trường nhưng khi gặp phải một tình huống rủi ro bất ngờ trong cuộc sống các em không có kĩ năng ứng phó để tự cứu mình được là do KĨ NĂNG SỐNG còn hạn chế nên nhiều hậu quả đau lòng đáng tiếc xảy ra, như trường hợp của 8 nữ sinh chết đuối ở An Mỹ -Mỹ Đức-Hà Nội ngày 12- 9-2012 vừa qua để lại nỗi ám ảnh và trăn trở cho bao bậc phụ huynh và thầy cô giáo.Đối với học sinh lớp 7, sau một năm học ở môi trường THCS các em đã hiếu động hơn rất nhiều, nghịch ngợm và thiếu cẩn thận và bắt đầu thích tụ tập khám phá những điều mới lạ.Ở tuổi này,sự ứng xử chưa tốt trong sinh hoạt tập thể dễ dẫn tới bất đồng, gây gỗ nhau thậm chí đánh nhau.Thế nên nếu chỉ chú trọng đến giáo dục kiến thức cho học sinh mà ít chú ý đến kĩ năng sống thì chúng ta sẽ tạo ra một thế hệ còn thụ động và ngay cả tự bảo vệ bản thân mình cũng chưa làm được. Do đó GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG cho học sinh là việc làm rất cần thiết nên bản thân tôi chọn đề tài: GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA MỘT SỐ BÀI Ở SINH HỌC 7. 2. Cơ sở thực tiễn:Đề tài này hướng đễn những kĩ năng sống rất thiết thực, giúp các em học sinh biết giải quyết vấn đề thông qua sự việc,biết xử lí các tình huống liên quan đến nội dung bài học, thực tiễn cuộc sống và sản xuất , qua đó có kĩ năng nhận diện vấn đề và giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo, các em sẽ biết lắng nghe tích cực, biết hợp tác trong nhóm học, thực hành, biết đảm nhận trách nhiệm và quản lí thời gian khi làm việc, biết tự bảo vệ bản thân phòng tránh một số bệnh và dịch bệnh, biết giao tiếp ứng xử,tư duy phê phán những hành vi xâm phạm môi trường tự nhiên, biết phòng tránh rủi ro khi tham quan thiên nhiên...Những kĩ năng này sẽ giúp các em gắn bài học với thực tiễn cuộc sống và rất cần cho các em suốt cả cuộc đời sau này.Trong chương trình sinh hoc 7 có nhiều bài cần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh như;

Năm học: 2012 - 2013

Page 2: A/ TÊN ĐỀ TÀI: · Web view-Gỡ một chân ngực có kèm theo lá mang ra quan sát ,thảo luận nêu:-có xung động: khi lông rung động--> dòng nước ra và đem

SKKN: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua một số bài ở môn Sinh hoc 7

Bài 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật Nguyên sinh.Bài11: Sán lá ganBài 13: Giun ĐũaBài 21: Vai trò và đặc điểm chung của thân mềmBài 23: thực hành Mổ và quan sát Tôm sôngBài Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá, lưỡng cư, Bò Sát, Chim và thú….

II) NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI: Đề tài này được thực hiện dựa trên phạm vi những kĩ năng sống cơ bản cần giáo dục cho học sinh ở bộ môn Sinh học mà Bộ Giáo dục đã triển khai trong năm học 2011-2012 vừa qua, giới hạn trong đề tài này đề cập đến những kĩ năng sống cơ bản cần giáo dục cho học sinh ở bộ môn Sinh học lớp 7 để các em có ý thức trong việc kĩ năng sống cho bản thân và cho mọi người.

III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:*Cơ sở lí luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp của đề tàia. Đối với giáo viên Giáo dục phổ thông nước ta những năm vừa qua đã được đổi mới về mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học gắn với 4 mục tiêu: học để biết, học để làm, học để tự khẳng định, học để cùng chung sống, mà thực chất là một cách tiếp cận kĩ năng sống.Trong quá trình giảng dạy hầu hết giáo viên chúng ta đều mong muốn học sinh của mình tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất, có khả năng vận dụng, sáng tạo trong cuộc sống, do vậy chúng ta chú trọng việc truyền tải kiến thức nhiều hơn,chúng ta còn nghĩ rằng hoc sinh sẽ biết cách vận dụng mà chưa trang bị tốt cho các em những kĩ năng sống cần thiết.Nội dung giáo dục kĩ năng sống ở đề tài này sẽ giúp giáo viên hướng dẫn, định hướng để hình thành cho học sinh những kĩ năng sống cần thiết b. Đối với học sinh Lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách,giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động. Đặc biệt trong bối cảnh cơ chế thị trường như hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, phải đương đầu với những khó khăn, thử thách, những áp lực tiêu cực.Nếu không dược giáo dục kĩ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào những hành vi tiêu cực, bạo lực, lối sống ích kỉ, lai căng,thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc...chính là vì các em thiếu những kĩ năng giao tiếp,thương lượng, ra quyết định từ chối, kĩ năng kiên định...Vì vậy việc giáo dục kĩ năng cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng, biết ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hoà và lành mạnh.

Năm học: 2012 - 2013

Page 3: A/ TÊN ĐỀ TÀI: · Web view-Gỡ một chân ngực có kèm theo lá mang ra quan sát ,thảo luận nêu:-có xung động: khi lông rung động--> dòng nước ra và đem

SKKN: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua một số bài ở môn Sinh hoc 7

IV) CƠ SỞ VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:1) Các bước tiến hành- Thu thập tài liệu, xử lí tài liệu về vai trò của kĩ năng sống đối với học sinh.Xác định các địa chỉ có khả năng vận dụng để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh- Tìm hiểu học sinh các lớp khối 7 giảng dạy và tham khảo ý kiến đồng nghiệp- Tiến hành thực nghiệm trên lớp- Khảo sát, đối chứng, rút ra những bài học kinh nghiệm Tóm lại: thực hiện việc chuẩn bị từ soạn giảng đến phương pháp giảng dạy lên lớp phù hợp với việc giáo dục các kĩ năng sống liên quan đến từng nội dung từng bài học 2) Thời gian tạo ra giải pháp: Từ năm học 2011-2012 đến nay

PHẦN II: KẾT QUẢI. THỰC TRẠNG TRONG VIỆC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở MỘT SỐ BÀI SINH HỌC 7:Nhiệm vụ của đề tài này là tập hợp các kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh trong phân môn sinh học lớp 7, điều tra thực trạng học sinh ở các lớp 7 trong năm học vừa qua để xem cách mà các em giải quyết một vấn đề, một câu hỏi hay một tình huống như thế nào, cách các em trình bày ý kiến của mình trước tập thể, hay phản ứng của các em trước những thực trạng xã hội liên quan đến bộ môn...Từ đó giáo viên sẽ tìm ra phương pháp giảng dạy để trang bị cho các em những kĩ năng sống một cách tốt nhất.

II. NỘI DUNG-GIẢI PHÁP MỚI:1. Thuyết minh tính mới:- Tính kế thừa:Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đã được giáo dục nước ta đề cập đến trong những năm gần đây .Đặc biệt giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đã được Bộ giáo dục và đào tạo xác định là một trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông.Năm học 2011-2012 vừa qua ,Bộ giáo dục đã triển khai việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào chương trình giảng dạy đối với các môn ngữ văn, địa lí, sinh học, trong đó phân môn sinh học khối 6,7,8,9 đều được hướng dẫn giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.- Tính mới: Tuy có hướng dẫn những kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh bằng địa chỉ tích hợp kĩ năng sống ở từng bài, tuy nhiên việc hướng dẫn ở tài liệu còn chung chung, chưa thể áp dụng cho từng tình huống riêng biệt, chưa phân tích đi vào chiều sâu cụ thể.Với những nội dung hướng dẫn, tôi đã vận dụng phân tích cụ thể từng kĩ năng và vận dụng đi vào thực tế soạn và giảng dạy qua một số bài của phân môn Sinh học 7.

Tóm lại điểm mới của dề tài này là xác lập, hệ thống các địa chỉ có thể vận dụng, định ra cách giáo dục các kĩ năng sống một cách cụ thể.

Năm học: 2012 - 2013

Page 4: A/ TÊN ĐỀ TÀI: · Web view-Gỡ một chân ngực có kèm theo lá mang ra quan sát ,thảo luận nêu:-có xung động: khi lông rung động--> dòng nước ra và đem

SKKN: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua một số bài ở môn Sinh hoc 7

1.1 Kĩ năng tìm kiếm xử lí thông tin khi đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, vật mẫu để thu nhận kiến thức:Đây là kĩ năng cần giáo dục cho học sinh trong tất cả các bài của phân môn sinh hoc 7.Vì kiến thức về cấu tạo của các nhóm, ngành động vật được thể hiện hầu hết trong tranh ảnh ở sách giáo khoa. Để học sinh làm tốt kĩ năng này giáo viên cần thực hiện tốt khâu chuẩn bị thiết bị,tranh,vật mẫu đầy đủ ,phân công học sinh chuẩn bị tranh ảnh vật mẫu liên quan đến nội dung bài học.Tiếp theo là khâu lên lớp,khi tìm hiểu một đại diện động vật nào đó, cần xác định rõ chủ đề cần tìm kiếm thông tin( về cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản...)Sau đó hướng cho học sinh tập trung chú ý những điểm trên tranh hoặc vật mẫu ( về hình dạng,về màu sắc, về điểm khác biệt so với động vật lớp trước...) hướng dẫn các em sắp xếp thông tin thu thập được, so sánh, đối chiếu lí giải các thông tin này từ đó các em sẽ rút ra kiến thức về cấu tạo,di chuyển, sinh sản hay về điểm tiến hoá của động vật lớp sau so với động vật lớp trước.Ví dụ: Tiết 22, bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của thân mềm+ Phần chuẩn bị: GV cần có tranh H 21 tr 71 có màu kết hợp vật mẫu vỏ trai, vỏ ốc, mai mực , yêu cầu hs chuẩn bị :ôn lại đặc điểm cấu tạo, tập tính của các đại diện trai, ốc, mực.

Năm học: 2012 - 2013

Page 5: A/ TÊN ĐỀ TÀI: · Web view-Gỡ một chân ngực có kèm theo lá mang ra quan sát ,thảo luận nêu:-có xung động: khi lông rung động--> dòng nước ra và đem

SKKN: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua một số bài ở môn Sinh hoc 7

+ Khâu lên lớp: TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức12 phút

(5 phút)

HĐ 1: Đặc điểm chung của ngành thân mềm- yêu cầu hs sử dụng kiến thức đã học và thực hành về thân mềm, hãy nêu nhận xét về tính đa dạng của thân mềm? TB- Nhấn mạnh: dù đa dạng và thích nghi rộng nhưng cơ thể thân mềm vẫn có những đặc điểm chung -> đưa ra H 21 ở trên. Yêu cầu hs quan sát, tìm những điểm giống nhau giữa 3 đại diện trên tranh, chú ý vào màu sắc được làm màu nổi( vàng, nâu,trắng sáng,nền xám ), sau đó thảo luận nhóm hoàn thành bảng 1 trang 72 ( KNS)

-Nhận xét, chuẩn xác

H: từ nội dung bảng hãy rút ra những đặc đặc điểm chung của ngành thân mềm? (TB)

- Xử lí kiến thức cũ, rút ra câu trả lời thân mềm rất đa dạng về cấu tạo, môi trường sống, tập tính

- Quan sát tranh, chú ý vào điểm nhấn GV hướng dẫn: phần tô màu vàng, màu nâu màu xám và màu trắng sáng trên tranh- Thu thập thông tin quan sát, thảo luận hoàn thành bảng 1/ 72

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung- Từ những điểm giống nhau giưa các đại diện thân mềm -> Rút ra các đặc điểm chung:Thân mềm, không phân đốt, có khoang áo phát triển, có vỏ đá vôi ( riêng mực tiêu giảm)- Vì mực có lối sống bơi nhanh dưới nước,cơ thể cần nhẹ nên vỏ đá vôi tiêu giảm chỉ còn lại mai

I.Đặc điểm chung của ngành thân mềm

Trai, sò, mực, ốc… có môi trường sống, lối sống rất khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là: thân mềm. không phân đốt, có vỏ đá vôi, mực tiêu giảm,có khoang áo, cơ quan di chuyển thường đơn giản.

Năm học: 2012 - 2013

Các đặc điểm

Nơi sống

Lối sống Kiểu vỏ đá vôi

Đặc điểm cơ thể k/áopháttriển

Thânmềm

K.pđốt

Phânđốt

1.Trai sông2.Sò3.Ốcsên4.Ốcvặn

5.Mực

Nước ngọtNướclợCạnNướcngọtBiển

Vùi lấp

Vùi lấpBò chậmBò chậm

Bơi nhanh

2manhvỏ

2mảnh vỏ1 vỏ xoắn1 vỏ xoắn

Có vỏ tiêu giảm thành mai

XXXXX

XXXXX

XXXXX

Page 6: A/ TÊN ĐỀ TÀI: · Web view-Gỡ một chân ngực có kèm theo lá mang ra quan sát ,thảo luận nêu:-có xung động: khi lông rung động--> dòng nước ra và đem

SKKN: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua một số bài ở môn Sinh hoc 7

H: Vì sao ở mực vỏ đá vôi tiêu giảm ( K) trong khoang áo.

1.2.Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực và chia sẻ thông tin, thương lượng, ra quyết định trong hoạt động nhóm: Kĩ năng này được hình thành trong quá trình hoạt động nhóm,tổ. Để thực hiện tốt giáo dục kĩ năng này giáo viên cần.- Chuẩn bị: Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm ở các lớp giảng dạy phân chia nhóm học và thực hành và giữ cố định các nhóm này trong năm học, phân công nhóm trưởng, nhóm phó. Việc phân chia nhóm cần chú ý đến chỗ ở gần nhau, vị trí ngồi gần nhau để thuận lợi cho việc phân công nhiệm vụ, chia sẻ thông tin. Vị trí ngồi khi thảo luận nhóm nên sắp xếp hs giỏi ngồi giữa, xung quanh là hs trung bình và yếu, ngoài cùng là hs khá, và khi thảo luận thì các em nên ngồi quay mặt đối diện nhau.( thưòng thì bố trí mỗi nhóm 2 bàn dài từ 6-8 học sinh).GV bộ môn kết hợp với GV chủ nhiêm tập huấn cho nhóm trưởng biết quản lí thời gian, biết thương lượng giữa các thành viên trong nhóm và ra quyết định để chốt lại nhiệm vụ.- Lên lớp: lệnh giáo viên đưa ra cho hoạt động nhóm phải dứt khoát,mang tính có vấn đề kích thích học sinh suy nghĩ, tìm tòi chứ không nên đưa lệnh mà câu trả lời đã nhìn thấy rõ ở sách giáo khoa, GV cũng cần qui định thời gian thảo luận cho các em biết tính toán thời gian.Trong quá trình thảo luận cần quan sát, theo dõi, hỗ trợ kịp thời cho một số nhóm nếu học sinh làm chưa tốt.Khi giao nhiệm vụ cho nhóm, giáo viên yêu cầu các thành viên trong nhóm cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.Khi một cá nhân của nhóm chia sẻ ý kiến của mình thì các thành viên còn lại trong nhóm phải chú ý lắng nghe, sau đó mới đưa thông tin phản hồi mà không vội đánh giá , tới lượt cá nhân khác nêu ý kiến của mình để bổ sung hoặc thay đổi ý kiến vừa rồi thì các cá nhân còn lại cũng lắng nghe.Cuối cùng các em đi đến thống nhất ý kiến khi nhiều thành viên trong nhóm cùng thống nhất với ý kiến của một cá nhân nào đó. Ví dụ: Ở tiết 26, bài 25: Hoạt động tìm hiểu tập tính của nhện, giáo viên đưa lệnh:Khi rình mồi,nếu có sâu bọ sa lưới, lập tức nhện hành động ngay theo các thao tác sắp xếp chưa được hợp lí dưới đây :

1. Nhện hút dịch lỏng ở con mồi 2. Nhện ngoạm chặt mồi, chích nọc độc 3. Tiết dịch tiêu hoá vào cơ thể mồi 4. trói chặt mồi rồi treo vào lưới để một thời gian Với các gợi ý trên, hãy thảo luận và sắp xếp theo thứ tự hợp lí của tập tính săn mồi ở nhện Nhiệm vụ này mỗi thành viên trong nhóm sẽ có cách sắp xếp hợp lí theo ý riêng của mình,giáo viên điều khiển để các em tranh luận có tính thuyết phục đồng thời phải biết lắng nghe ý kiến các bạn trong nhóm.Một vài cá nhân nêu lên ý kiến sắp xếp của mình, các cá nhân còn lại lắng nghe, sau đó các em sẽ biết chia sẻ thông tin đồng ý với bạn hay phản hồi bằng cách sắp xếp hợp lí khác rồi trình bày quan điểm của mình. Khi mà tất cả các thành viên trong nhóm cùng đồng tình với một cách sắp xếp nào đó thì các em thống nhất ghi kết quả thảo luận theo thứ tự đúng 2,4,3,1.

1.3.Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm và quản lí thời gian khi thực hành:Chương trình sinh học 7 có khá nhều bài thực hành giải phẫu, vì vậy cần làm tốt kĩ năng này.Đảm nhận trách nhiệm là khả năng thể hịên sự tự tin, chủ động và ý thức cùng chia sẻ công việc với các thành viên khác trong nhóm. GV cần:

Năm học: 2012 - 2013

Page 7: A/ TÊN ĐỀ TÀI: · Web view-Gỡ một chân ngực có kèm theo lá mang ra quan sát ,thảo luận nêu:-có xung động: khi lông rung động--> dòng nước ra và đem

SKKN: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua một số bài ở môn Sinh hoc 7

- Chuẩn bị :Phân chia nhóm, tập huấn cho nhóm trưởng và các thành viên trong nhóm dựa trên điểm mạnh, điểm hạn chế của các thành viên trong nhóm để phân công nhiệm vụ, tìm thêm sự giúp đỡ của các cá nhân khác để hoàn thành nhiệm vụ.GV hướng dẫn nhóm trưởng lập bảng phân công và ước lượng thời gian thực hành,ví dụ:

Nội dung công việc Người thực hiện Thời gian1………..2...........3..............

- Thực thi lên lớp :Trong các tiết thực hành sau khi nêu yêu cầu và giao nhiệm vụ cho nhóm, tổ, GV cần ấn định thời gian cho mỗi hoạt động và buộc học sinh

phải chú ý đến thời gian để hoàn thành nhiệm vụ thực hành ( quan sát hình dạng ngoài, mổ để quan sát cấu tạo trong...) nếu nhóm nào vi phạm vượt quá thời gian qui định thì kết quả thực hành sẽ không được tính.Như vậy khi nhận nhiệm vụ nhóm trưởng sẽ nhanh chóng phân công nhiệm vụ theo khả năng của từng thành viên,mỗi thành viên trong nhóm sẽ sắp xếp công việc mình cần làm và ước lượng sao cho đúng thời gian và tốc độ công việc mình phải hoàn thành, dưới sự phân công của nhóm trưởng và quản lí của giáo viên,các thành viên trong nhóm nhanh chóng thực hiện phần công việc của mình được phân công để cùng hoàn thành công việc của nhóm đạt kết quả và đúng thời gian qui định. Đồng thời GV c ần theo sát các nhóm trong từng thao tác để hỗ trợ các em. Ví dụ: trong bài thực hành tiết 24: Thực hành: Mổ và quan sát tôm sông

Năm học: 2012 - 2013

Page 8: A/ TÊN ĐỀ TÀI: · Web view-Gỡ một chân ngực có kèm theo lá mang ra quan sát ,thảo luận nêu:-có xung động: khi lông rung động--> dòng nước ra và đem

SKKN: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua một số bài ở môn Sinh hoc 7

TL Hoạt động của GV Hoạt động của hs Kiến thức

12 ph út

Hoạt động 1: Mổ và quan sát mang tômGV hưỡng dẫn thao tác mẫu mổ mang tôm theo hình ( chú ý nâng tấm giáp và cắt tránh ảnh hưởng đến mang tôm)- Y êu c ầu c ác nh óm m ổ mang t ôm trong 3 phútGV đến từng nhóm hỗ trợGV Yêu cầu các nhóm dùng lúp quan sát mang tômGV hướng dẫn HS gỡ một chân ngực có kèm theo lá mang, quan s át:-> Thảo luận: ( 4 phút)-Lá mang có đặc điểm gì phù hợp với chức năng hô hấp ?- Chú thích vào hình vẽ thay cho các con số H21.1A và 21.1B

- Nhận xét, chuẩn xác

Hoạt động 1: Quan sát cấu tạo mang tôm- Thực hiện theo phân công của nhóm trưởng

Đặt tôm lên khay mổ, ghim đinh ghim và mổ theo hình 23.1 SGK

-Gỡ một chân ngực có kèm theo lá mang ra quan sát ,thảo luận nêu:-có xung động: khi lông rung động--> dòng nước ra và đem thức ăn + O2 --> miệng-thành túi mang mỏng: tiếp nhận O2 --> mạch máu dày đặc trên lá mang-bám vào gốc chân ngực: khi chân vận động --> lá mang dao động thích nghi chức năng trao đôi khí- Đại diện nhóm trình bày

I. Quan sát cấu tạo mang tôm

2. lá mang3. bó cơ4. đốt gốc chân ngực

- Bài 11: SÁN LÁ GANGiáo viên cần giáo dục cho học sinh trong ăn uống không bị nhiễm sán bằng cách: Không ăn gỏi sống, ăn các thức ăn đã nấu chín và giáo

dục cho học sinh vòng đời phát triển của sán lá gan để các em biết cách phòng, tránh theo sơ đồ hình 11.2: Vòng đời sán lá gan như sau:

Năm học: 2012 - 2013

Công việc Người thực hiện

Thời gian

-Ghim cố định tôm- Mổ mang tôm tách chân ngực- Dùng lúp quan sát vị trí, đặc điểm của mang tôm- hoàn thành thảo luận

Bạn ABạn B

Cả nhóm

Cả nhóm

1 phút2 phút

2 phút

4 phút

Page 9: A/ TÊN ĐỀ TÀI: · Web view-Gỡ một chân ngực có kèm theo lá mang ra quan sát ,thảo luận nêu:-có xung động: khi lông rung động--> dòng nước ra và đem

SKKN: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua một số bài ở môn Sinh hoc 7

- Bài 13: GIUN ĐŨA- Cho học sinh biết kỹ năng sống để tránh các bệnh về giun như: Giun kim, giun đũa, vòng đời giun đũa ở cơ thể người như hình 14.3 trong

SGK.- Vòng đời giun kim ở trẻ em để học sinh tránh được các bệnh về giun đặc biệt là giun kim.

- Bài 56:CÂY PHÁT SINH GIỚI ĐỘNG VẬT+ Cần hình thành cho học sinh hình 56.3: Sơ đồ cây phát sinh giới động vật để các em có kỹ năng phân biệt trong cuộc sống gồm:

1. Động vật nguyên sinh2. Ruột khoang3. Giun dẹp4. Giun tròn5. Giun đốt6. Thân mềm7. Chân khớp8.Động vật có xương sống

1.4. Kĩ năng tự bảo vệ bản thân a.Kĩ năng tự bảo vệ bản thân để phòng tránh một số bệnh do sinh vật kí sinh gây ra:Trong chương trình sinh học lớp 7 có những nội dung tìm hiểu về các loại động vật nguyên sinh và động vật kí sinh gây bệnh cho người.( tiết 6,tiết 11,12,13,14) Đối với các bài học này,GV cần :- Chuẩn bị: thông tin tác hại nghiêm trọng của những bệnh này, lệnh cho phần thảo luận đề xuất biện pháp cần rõ, dứt khoát.- Lên lớp: Yêu cầu hs nghiên cứu kĩ và nêu được nơi chúng có thể kí sinh trong cơ thể,tác hại của chúng đối với cơ thể, vòng đời, dinh dưỡng, sinh sản của chúng.từ đó GV nêu lên câu hỏi: Qua các đặc điểm sinh học của chúng,em thấy cần làm gì để các loài sinh vật kí sinh này không kí sinh được trong cơ thể chúng ta? HS sẽ thảo luận đề xuất các biện pháp phòng tránh.GV tiếp tục thông tin cho học sinh thấy những tác hại ghê ghớm của những bệnh do sinh sinh vật kí sinh trong cơ thể gây ra để các em thấy rằng mình cần phải làm gì để bảo vệ bản thân trước nguy cơ đóVD: ở tiết 6: trùng sốt rét và trùng kiết lị: GV yêu cầu HS hoạt động nhóm phân biệt trùng sốt rét và trùng kiết lị về nơi kí sinh, kích thước, cách dinh dưỡng, vòng đời, tác hại. Sau khi học sinh đã thực hiện các kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực, chia sẻ thông tin và tự tin trình bày, GV yêu cầu cá nhân nêu rõ con đường xâm nhập của chúng vào cơ thể để đề ra biện pháp phòng tránh,HS sẽ nêu được trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hoá, cần ăn chín uống sôi để phòng tránh chúng kí sinh, còn trùng sốt rét xâm nhập do muỗi anophen truyền vào máu,từ đó nêu lên biện pháp phòng tránh là tiêu diệt muỗi anophen,không để nước tù đọng, phát quang bụi rậm, ngủ phải mắc màn...GV phân tích H6.4: sinh sản của trùng sốt rét ở máu người để học sinh thấy sự nguy hiểm của trùng sốt rét, và bản thân tự biết cách cần làm gì để bảo vệ mình không bị nhiễm bệnh

Năm học: 2012 - 2013

Page 10: A/ TÊN ĐỀ TÀI: · Web view-Gỡ một chân ngực có kèm theo lá mang ra quan sát ,thảo luận nêu:-có xung động: khi lông rung động--> dòng nước ra và đem

SKKN: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua một số bài ở môn Sinh hoc 7

Ở tiết 12 “Giun đũa” sau khi học sinh đã nêu được các thông tin về nơi kí sinh, tác hại của giun đũa, khả năng hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều,có thể chui vào ống mật... học sinh sẽ nhận thấy đây là loài sinh vật kí sinh gây nguy hiểm cho người.GV tiếp tục cung cấp thông tin về tỉ lệ nhiễm giun đũa ở nước ta rất cao, tiếp tục cho các em tìm hiểu vòng đời của giun đũa, và đưa lệnh:qua vòng đời ấy em hãy thảo luận đề xuất các biện pháp ngăn không cho trứng hoặc ấu trùng của giun đũa vào cơ thể, hoặc ngăn không cho chúng kí sinh trong cơ thể .Yêu cầu hs lập một bản đồ tư duy trong nhóm ,thiết lập các biện pháp phòng tránh nhiễm giun.Các em sẽ lập được 2 nhánh về phía cá nhân và cộng đồng: cá nhân ăn chín uống sôi, không ăn rau sống, giữ gìn vệ sinh cá nhân (rửa tay trước khi ăn, tắm nước sạch..)còn cộng đồng phải giữ vệ sinh môi trường cho tốt, tiêu diệt ruồi nhặng, không tưới rau bằng phân tươi. ..

b .Kĩ năng tự bảo vệ bản thân phòng chống rủi ro trong quá trình tham quan thiên nhiênTrong hoạt động tham quan thiên nhiên để đề phòng những rủi ro có thể gặp phải như bị vắt, đỉa bám vào chân, bị rắn cắn, bị trượt chân té ngã,bị dính sâu ngứa...Trước hết GV cần giáo dục cho hs việc trang bị cho bản thân mình mũ, áo, giày, ủng, găng tay.Sau đó cần giáo dục cho các em biết tự ứng phó và phải bình tĩnh xử lí tốt khi mình hoặc bạn mình gặp rủi ro.Chẳng hạn khi bị đỉa, vắt bám thì dùng thuốc xịt hoặc nước bọt làm chúng rơi ra, hoặc khi bị rắn cắn thì phải garo gần vết thương, nặn bớt máu ở vết thương ra để đề phòng rắn độc rồi chuyển đi viện...1.5. Kĩ năng tư duy phê phán những hành vi làm suy giảm tính đa dạng sinh học,phê phán những hành vi buôn bán, săn bắt động vật quí hiếm Giáo viên cần cho hs phân tích một cách khách quan ,toàn diện về tính đa dạng sinh học ở các loại môi trường khác nhau, về tình hình suy giảm tính đa dạng sinh học, về nguy cơ tuyệt chủng của một số động vật quí hiếm.Sau đó yêu cầu các em thu thập các nguyên nhân làm suy giảm tính đa dạng sinh học,nguyên nhân làm cho một số loài đứng trước các cấp độ nguy cấp hoặc đe doạ tuyệt chủng,biết sắp xếp thông tin từ nhiều nguồn thông tin đại chúng đã được biết, xác định bản chất của vấn đề là hoạt động của con người dẫn tới sự suy giảm tính đa dạng sinh học và đe doạ nhiều động vật quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.Từ đó các em biết nhận định mặt hạn chế của vấn đề, phê phán những hành vi khai thác rừng trái

Năm học: 2012 - 2013

Page 11: A/ TÊN ĐỀ TÀI: · Web view-Gỡ một chân ngực có kèm theo lá mang ra quan sát ,thảo luận nêu:-có xung động: khi lông rung động--> dòng nước ra và đem

SKKN: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua một số bài ở môn Sinh hoc 7

phép, săn bắt, mua bán,vận chuyển động vật trái phép,hay hành vi đốt rừng làm rẫy, tàn phá môi trường sống tự nhiên của động thực vật và biết tuyên truyền những điều này trong cộng đồngVí dụ khi dạy bài “Đa dạng sinh hoc” - tiết 61, ở Hoạt động 2 “Nguy cơ suy giảm và bảo vệ đa dạng sinh học”, GV trình chiếu các slide về nạn phá rừng, khai thác lâm sản không hợp lí, du canh du cư, xây dựng đô thị, săn bắt ,buôn bán động vật hoang dã, sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu..... học sinh quan sát và nêu được những nguyên nhân làm suy giảm tính đa dạng sinh học. Sau đó giáo viên phát phiếu học tập cho mỗi cá nhân thăm dò hành động của các em trong một số tình huống sau

Tình huống Hành động của bản thânThấy những chai thuốc trừ sâu, bệnh vứt vương vãi trên đồng ruộngMột xe tải đi qua có nhiều tiếng kêu của những con vật lạ trên xeMột người họ hàng mới khoe nhung hươu tốt vừa muaMột số người ở xóm em hàng ngày vào rừng đốn củiBạn em rủ em làm ná đi bắn chim

Gọi một số cá nhân trình bày nội dung phiếu của mình. Thông qua việc phê phán những hành vi trên các em còn biết cách xử lí những tình huống mà bản thân có thể làm được để góp phần bảo vệ môi trường2. Khả năng áp dụng Từ thực tế giảng dạy phân môn sinh học khối 7 trong năm học 2011-2012- Với các bài “Trùng kiết lị và trùng sốt rét” ( tiết 6) , Sán lá gan ( tiết 11), Một số giun dẹp khác, đặc điểm chung của ngành giun dẹp (tiết 12), Giun đũa ( tiết 13), Một số giun trong khác, đặc điểm chung của ngành giun tròn ( tiết 14) 90% học sinh trong khối đã thực hiện tốt việc nêu lên những biện pháp để bảo vệ bản thân tránh nguy cơ bệnh tật do các sinh vật này kí sinh và trong bài kiểm tra 45 phút ( tiết 18) tỉ lệ các em làm tốt câu hỏi này trong phần tự luận vận dụng đạt 95%, trong khi đó tỉ lệ này ở năm 2010-2011 đạt 80%- Trong hoạt động thảo luận nhóm ở hầu hết các bài kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực, chia sẻ thông tin đạt được ở các lớp như sau:

7A 1: 6/6 nhóm làm được ; 7A2: 5/6 nhóm làm được Tỉ lệ chung đạt 91,7%

- Trong các bài thực hành, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm và quản lí thời gian nhìn chung các em làm được, mức độ đạt được ở các lớp: 7A1 : 5/6 nhóm 7A2 :4/6 nhóm Tỉ lệ chung đạt 83,3%

Năm học: 2012 - 2013

Page 12: A/ TÊN ĐỀ TÀI: · Web view-Gỡ một chân ngực có kèm theo lá mang ra quan sát ,thảo luận nêu:-có xung động: khi lông rung động--> dòng nước ra và đem

SKKN: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua một số bài ở môn Sinh hoc 7

- Đa số các em đã mạnh dạn, tự tin hơn khi trình bày trướ tổ, nhóm và trước lớp một câu hỏi của GV hay nhiệm vụ chung của nhóm,cá nhân nào trong nhóm cũng có thể trình bày , dù ít hay nhiều.Trong khi năm học 2010-2011 thì các em còn đùn đẩy tách nhiệm này cho nhóm trưởng- Hầu hết học sinh bước đầu đã có kĩ năng thu thập xử lí thông tin quan sát tranh ảnh sách giáo khoa, vật mẫu để thu nhận kiến thức ở tất cả các bài- Thông qua phiếu thăm dò, nhận thấy 92% học sinh đã làm tốt việc phê phán, lên án những hành vi xâm phạm môi trường tự nhiên, xâm phạm các loài động vật hoang dã và biết tuyên truyền trong cộng đồng để cùng bảo vệ tính đa dạng của động vật.Như vậy đề tài được thực hiện có hiệu quả và có khả năng áp dụng rộng rãi.3.Lợi ích kinh tế xã hội: Khi áp dụng đề tài này trong thực tế giảng dạy đã mang lại những lợi ích nhất định: học sinh biết cách làm việc theo nhóm, các thành viên trong nhóm hợp tác có hiệu quả để cùng giải quyết một nhiệm vụ giáo viên giao cho, khả năng xử lí tìm kiến thức nhanh chóng hơn,biết biểu đạt suy nghĩ của mình một cách mạch lạc.Vì vậy giáo viên sẽ có điều kiện để tổ chức cho học sinh của mình nhiều hình thức học tập tích cực nhất trong mỗi tiết học. Học sinh được hình thành những kĩ năng cơ bản này trong nhà trường thì khi các em bước ra đời sống và hội nhập sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, các em sẽ biết nắm bắt cơ hội,biét hợp tác, giải quyết tình huống tốt. Như vậy chúng ta đã góp phần tạo ra những thế hệ trẻ phát triển toàn diện hơn trong tương lai.

PHẦN III: KẾT LUẬN1)Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải phápĐể giáo dục tốt các kĩ năng trên, giáo viên cần thực hiện tốt các công việc sau:

- Hiểu rõ các kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh THCS và nắm vững những kĩ năng cần giáo dục cho học sinh trong mỗi bài học.- Đề ra phương pháp phù hợp để thực hiện lồng ghép giáo dục kĩ năng sống mà liên quan đến nội dung bài học và điều kiện từng lớp.- Nắm chắc khả năng của từng học sinh để có thể hướng dẫn các em hợp tác tốt trong hoạt động nhóm cũng như đảm nhận trách nhiệm trong thực hành.- Chuẩn bị đầy đủ tranh ảnh, vật mẫu, đoạn phim, phiếu học tập liên quan đến nôi dung bài học và cũng yêu cầu học sinh chuẩn bị để thực hiện tốt việc xử lí thông tin thu thập kiến thức.- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi mở giúp học sinh tự tin khi trình bày, cũng như chuẩn bị tốt các phiếu thăm dò ý kiến giúp các em có thể dễ dàng đề xuất những biện pháp bảo vệ bản thân, bảo vệ môi trường.- Giải quyết tốt các tình huống các em chưa ứng xử tốt,trong nhóm xảy ra bất đồng quan điểm dẫn tới tranh luận gay gắt.- Đánh giá nhóm,cá nhân sau cuối mỗi bài,có tuyên dương nhóm, cá nhân tốt, phê bình nhóm,cá nhân chưa tốt, và đánh giá thực hành bằng con điểm. 2)Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp Khi vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào thực tế giảng dạy, đa phần học sinh được hình thành các kĩ năng nói trên.Với các kĩ năng này, lên học chương trình Sinh học lớp 8, lớp 9 các em được tiếp tục phát triển với mức độ cao hơn dần dần các em trở thành một thế hệ có kĩ năng sống tốt

Năm học: 2012 - 2013

Page 13: A/ TÊN ĐỀ TÀI: · Web view-Gỡ một chân ngực có kèm theo lá mang ra quan sát ,thảo luận nêu:-có xung động: khi lông rung động--> dòng nước ra và đem

SKKN: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua một số bài ở môn Sinh hoc 7

Rộng hơn nữa, khi gia nhập cộng đồng, những kĩ năng sống được hình thành qua môn học sinh học lớp 7 này sẽ giúp các em tự tin, năng động, vận dụng, sáng tạo mà không xa rời thực tiễn.Do đó kinh nghiệm này có thể vận dụng và phát triển không chỉ ở môn Sinh học lớp 7 mà có thể nhân rộng,triển khai ở các khối lớp khác.

3)Đề xuất, kiến nghị Thiết bị dùng cho bộ môn sinh hoc 7 còn ít để phục vụ cho việc xử lí thông tin tìm kiến thức, đặc biệt là bộ tranh cấu tạo các đại diện,việc giáo viên và học sinh cùng tự làm các tranh giải phẫu khiến mất quá nhiều thời gian, cấp trên cần có kế hoạch cấp thêm tranh phù hợp cho các tiết còn thiếu tranh. Trong những năm trước đây, để đảm bảo an toàn cho học sinh nên tổ, nhóm bộ môn chúng tôi chỉ thực hiện các tiết tham quan thiên nhiên trong phạm vi sân, vườn trường, vì vậy việc quan sát và thu thập mẫu còn nhiều hạn chế.Vậy tôi mong lãnh đạo trường, ngành bố trí cho chúng tôi tổ chức cho mỗi lớp một buổi tham quan thiên nhiên địa điểm đồng ruộng hoặc ven rừng , chân đồi ..( 3 tiết trong chương trình) với sự kết hợp giám sát của một giáo viên nữa trong tổ.

Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân trong quá trình dạy học phân môn sinh học 7 cũng như trao đổi học hỏi thêm ý kiến của một số đồng nghiệp cùng giảng dạy.Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các đồng chí trong nhóm,tổ, lãnh đạo để kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn và áp dụng rộng rãi trong dạy học cho học sinh THCS một cách hiệu quả nhất.

Người thực hiệnDUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

Nguyễn Thị Huyền Bích

Nhận xét, đánh giá của PGD_ĐT Huyện Phù Cát……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Năm học: 2012 - 2013