133
TRƯỜNG ĐẠI HC LÂM NGHIP KHOA QUN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG ----- ----- KHÓA LUN TT NGHIP NGHIÊN CU MT SĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC NƠI HOÀNG LIÊN GAI (Berberis julianae C.K.Schneid) PHÂN BTI KHU BO TN THIÊN NHIÊN BÁT XÁT, HUYN BÁT XÁT, TNH LÀO CAI NGÀNH: QUN LÝ TÀI NGUYÊN RNG MÃ NGÀNH: 7620211 Giáo viên hướng dn : ThS Phm Thanh Hà Sinh viên thc hin : Trương Trọng Khôi Lp : K61BQLTNR MSV : 1653020468 Khóa hc : 2016-2020 Hà Ni, 2020

ẬN TỐT NGHIỆP

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG

----- -----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC NƠI HOÀNG LIÊN GAI

(Berberis julianae C.K.Schneid) PHÂN BỐ TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN

NHIÊN BÁT XÁT, HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI

NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

MÃ NGÀNH: 7620211

Giáo viên hướng dẫn : ThS Phạm Thanh Hà

Sinh viên thực hiện : Trương Trọng Khôi

Lớp : K61B– QLTNR

MSV : 1653020468

Khóa học : 2016-2020

Hà Nội, 2020

Page 2: ẬN TỐT NGHIỆP

i

LỜI CẢM ƠN

Luận văn tốt nghiệp này được hoàn thành tại Trường Đại học Lâm nghiệp

theo chương trình đào tạo Chính quy, ngành Quản lí tài nguyên rừng khoá 61

(2016 – 2020).

Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được

sự quan tâm, tận tình giúp đỡ của các thầy, cô giáo, các cán bộ công nhân viên

Trường Đại học Lâm nghiệp, khoa Quản lí tài nguyên rừng, Bộ môn Thực vật

rừng. Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ đó.

Sau một thời gian triển khai nghiên cứu khẩn trương và nghiêm túc, đến

nay luận văn tốt nghiệp đã tiến hành đúng kế hoạch. Nhân dịp này, tôi xin tỏ

lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên Th.S Phạm Thanh Hà–người hướng dẫn

khoa học, đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, truyền đạt những

kiến thức quý báu trong suốt thời gian công tác, học tập cũng như trong thời

gian thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tôi xin cảm ơn PGS.TS. Vũ Tiến Thịnh

người đã hỗ trợ kinh phí giúp quá trình thu thập và xử lý một số nội dung của đề

tài. Số liệu khóa luận là một phần trong kết quả nghiên cứu của đề tài “ Nghiên

cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất các giải pháp bảo tồn tại chỗ, bảo

tồn chuyển chỗ một số loài nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu ở Việt Nam ứng phó

biến đổi khí hậu- BĐKH.38/16-20”, thuộc Chương trình KHCN: Khoa học và

Công nghệ ứng phó biến đổi khí hậu, Quản lý Tài nguyên và Môi trường giai

đoạn 2016-2020. Tôi xin chân trọng cảm ơn tập thể chủ trì đề tài đã hỗ trợ trong

quá trình thực hiện khóa luận.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ Ban quản lí Khu bảo tồn thiên

nhiên Bát Xát, UBND xã Trung Lèng Hồ, UBND xã Sàng Ma Sáo, cán bộ kiểm

lâm địa bàn, tổ bảo vệ rừng cùng bà con nhân dân xã Trung Lèng Hồ, xã Sàng

Ma Sáo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi triển khai đề tài cũng như cung

cấp thông tin, số liệu ngoại nghiệp phục vụ cho luận văn tốt nghiệp.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người

thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và

Page 3: ẬN TỐT NGHIỆP

ii

hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Mặc dù đã có sự cố gắng và nỗ lực của bản thân,

xong do thời gian và trình độ còn hạn chế, lại là bước đầu làm quen với công tác

nghiên cứu khoa học nên luận văn tốt nghiệp không tránh khỏi thiếu sót. Để luận

văn tốt nghiệp được hoàn thiện hơn, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ

sung của các thầy cô giáo và bạn bè.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày …. tháng….. năm 2020

Tác giả

Trương Trọng Khôi

Page 4: ẬN TỐT NGHIỆP

iii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i

MỤC LỤC ............................................................................................................ iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TĂT ............................................................................... vi

DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... vii

DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... viiii

ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1

Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 3

1.1. Giới thiệu về loài Hoàng liên gai ................................................................. 3

1.1.1. Tên gọi ...................................................................................................... 3

1.1.2. Đặc điểm hình thái .................................................................................... 3

1.1.3. Đặc điểm vật hậu và sinh thái ................................................................... 4

1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .............................................................. 5

1.2.1. Phân loại và phân bố chi Berberis trên thế giới ........................................ 5

1.2.2. Giá trị sử dụng của cây Hoàng liên gai trên thế giới .............................. 10

1.3. Tình hình nghiên cứu về loài Hoàng liên ở Việt Nam .............................. 11

1.3.1. Giới thiệu về tình hình nghiên cứu loài Hoàng liên gai ở Việt Nam ..... 11

1.3.2. Một số nghiên cứu về loài Hoàng liên gai ở Việt Nam .......................... 12

Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 16

2.1. Mục tiêu nghiên cứu: ................................................................................. 16

2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................. 16

2.3. Quan điểm và cách tiếp cận ....................................................................... 16

2.4. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 17

2.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 17

2.5.1. Công tác chuẩn bị và kế thừa số liệu có chọn lọc .................................. 17

2.5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ............................................................. 18

Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA KHU VỰC

NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 36

3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 36

3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 36

3.1.2. Địa chất và địa hình .................................................................................. 37

3.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn .................................................................... 38

3.1.4. Các nguồn tài nguyên ............................................................................. 40

Page 5: ẬN TỐT NGHIỆP

iv

3.1.5. Thực trạng môi trường ........................................................................... 44

3.2. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội............................................................ 44

3.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội ......................................................... 44

3.2.2. Dân số và lao động.................................................................................... 45

3.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng ........................................................................ 46

3.3. Thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo vệ rừng.................................... 49

3.3.1. Thuận lợi ................................................................................................... 49

3.3.2. Khó khăn ................................................................................................... 50

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 52

4.1. Xác định vị trí phân bố và đặc điểm địa hình nơi bắt gặp Hoàng liên gai

phân bố tại Khu BTTN Bát Xát .......................................................................... 52

4.1.1. Vị trí phân bố ............................................................................................. 52

4.1.2. Đặc điểm địa hình nơi Hoàng liên gai phân bố ......................................... 56

4.2. Đặc điểm cấu trúc lớp phủ thực vật nơi Hoàng liên gai phân bố ................. 57

4.2.1. Một số đặc điểm rừng nơi có Hoàng liên gai phân bố .............................. 58

4.3. Đánh giá các đặc trưng phân bố của loài Hoàng liên gai theo các trạng thái

rừng...................................................................................................................... 63

4.3.1. Ước lượng tổng cá thể Hoàng liên trong khu vực nghiên cứu .................. 63

4.3.2. Đặc điểm sinh trưởng của Hoàng liên gai ................................................. 66

4.3.3. Mật độ Hoàng liên gai theo trạng thái rừng .............................................. 68

4.3.4. Sự thay đổi đặc điểm vật hậu qua các trạng thái rừng .............................. 68

4.4. Các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp đề xuất phục vụ công tác bảo tồn, phát

triển hiệu quả loài Hoàng liên gai tại khu vực nghiên cứu ................................. 70

4.4.1. Những khó khăn và thuận lợi trong việc bảo tồn và phát triển loài Hoàng

liên gai ................................................................................................................. 70

4.5. Một số đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển loài Hoàng liên gai tại địa

phương ................................................................................................................. 71

KẾT LUẬN- TỒN TẠI- KHUYẾN NGHỊ ........................................................ 73

KẾT LUẬN ......................................................................................................... 73

TỒN TẠI ............................................................................................................. 75

KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Page 6: ẬN TỐT NGHIỆP

v

DANH MỤC TỪ VIẾT TĂT

AMPK : Activated protein kinase

GLUT-4 : Glucose transporter type 4

LDL-C : Low densty lipoprotein cholesterol

B. : Berberis

M. : Mahonia

BTTN : Bảo tồn thiên nhiên

UBNN : Ủy ban nhân dân

CHF : Suy tim sung huyết mãn tính

ÔTC : Ô tiêu chuẩn

GPS : Global Positing System

Hvn : Chiều cao vút ngọn

Hdc : Chiều cao dưới cành

Dt : Đường kính tán

D1,3 : Đường kính ở vị trí 1,3 m

Doo : Đường kính gốc

KHCN : Khoa học Công nghệ

BĐKH : Biến đổi khí hậu

Page 7: ẬN TỐT NGHIỆP

vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các tuyến điều tra tại khu vực .................................... 20

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp điều tra phỏng vấn người dân .................................... 32

Bảng 3.1: Đa dạng các taxon thực vật ................................................................. 43

Bảng 4.1 Thông tin về vị trí bắt gặp loài Hoàng liên gai ................................... 54

Bảng 4.2: Bảng thông tin về độ dốc, hướng phơi của các ÔTC nơi có Hoàng liên

gai phân bố .......................................................................................................... 56

Bảng 4.3: Một số thông tin về trạng thái rừng nơi Hoàng liên gai phân bố ....... 58

Bảng 4.4: Một số thông tin về tầng cây gỗ trong các ÔTC ................................ 60

Bảng 4.5: Một số thông tin về tầng cây tái sinh trong các ÔTC ......................... 61

Bảng 4.6: Đặc điểm tầng cây bụi, thảm tươi, thực vật ngoại tầng nơi Hoàng liên

gai phân bố .......................................................................................................... 62

Bảng 4.7: Kết quả ước lượng mật độ, số lượng cá thể Hoàng liên gai theo tuyến

điều tra và theo vùng phân bố ............................................................................. 65

Bảng 4.8: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng của hoàng liên gai ............... 67

Bảng 4.9: Mật độ cây và nhánh Hoàng liên gai tính theo số liệu ÔTC .............. 68

Bảng 4.10: Bảng ghi nhận đặc điểm vật hậu của Hoàng liên gai qua các trạng

thái rừng .............................................................................................................. 69

Page 8: ẬN TỐT NGHIỆP

vii

DANH MỤC MẪU BIỂU

Mẫu biểu 01: ĐIỀU TRA HOÀNG LIÊN GAI THEO TUYẾN ........................ 20

Mẫu biểu 02: ĐIỀU TRA CÂY GỖ TRÊN ÔTC ............................................... 21

Mẫu biểu 03: ĐIỀU TRA CÂY TÁI SINH TRÊN ÔTC .................................... 24

Mẫu biểu 04: ĐIỀU TRA CÂY BỤI THẢM TƯƠI, THỰC VẬT NGOẠI

TẦNG .................................................................................................................. 24

Mẫu biểu 06: ĐIỀU TRA HOÀNG LIÊN GAI TRÊN TUYẾN ........................ 27

Mẫu biểu 07: ĐIỀU TRA HOÀNG LIÊN GAI TRONG ÔTC .......................... 27

Mẫu biểu 05: GHI NHẬN TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG TỚI LOÀI HOÀNG

LIÊN GAI VÀ SINH CẢNH NƠI MỌC ............................................................ 34

Page 9: ẬN TỐT NGHIỆP

viii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG

=================o0o===================

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1. Tên khóa luận tốt nghiệp: ‘‘Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học nơi

Hoàng liên gai (Berberis julianae C.K.Schneid) phân bố tại Khu bảo tồn

thiên nhiên Bát Xát, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai’’.

2. Giáo viên hướng dẫn: ThS PHẠM THANH HÀ

3. Sinh viên thực hiện: TRƯƠNG TRỌNG KHÔI

4. Mục tiêu nghiên cứu:

4.1. Mục tiêu chung

Thông quá việc nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Hoàng liên

gai (Berberis julianae C.K.Schneid ) phân bố tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bát

Xát, góp phần làm cơ sở khoa học để phục vụ công tác bảo tồn và phát triển loài

cây thuốc nguy cấp, quý, hiếm này tại địa phương.

4.2. Mục tiêu cụ thể

Xác định được vị trí phân bố, đặc điểm địa hình, một số đặc điểm cấu trúc

lớp phủ thực vật và đánh giá được các đặc trưng phân bố theo các trạng thái

rừng, các yếu tố ảnh hưởng từ đó đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển

hiệu quả loài Hoàng liên gai (Berberis julianae C.K.Schneid) tại Khu bảo tồn

thiên nhiên Bát Xát.

5. Nội dung

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, trong phạm vi giới hạn của đề

tài, tôi tiến hành một số nội dung cụ thể như sau:

- Xác định vị trí phân bố và đặc điểm địa hình nơi bắt gặp loài Hoàng liên gai

(Berberis julianae C.K.Schneid) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát.

Page 10: ẬN TỐT NGHIỆP

ix

- Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc lớp phủ thực vật nơi có loài Hoàng liên

gai phân bố (Berberis julianae C.K.Schneid) tại khu vực điều tra.

- Đánh giá các đặc trưng phân bố của loài Hoàng liên gai (Berberis julianae

C.K.Schneid) theo các trạng thái rừng tại khu vực điều tra.

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất được một số giải pháp bảo tồn và

phát triển hiệu quả loài Hoàng liên gai (Berberis julianae C.K.Schneid) tại khu

vực nghiên cứu.

6. Kết quả đạt được

- Xây dựng được bản đồ phân bố và xác định được đặc điểm địa hình nơi bắt

gặp loài Hoàng liên gai.

- Xác định được một số đặc điểm cấu trúc lớp phủ thực vật nơi có loài Hoàng

liên gai phân bố tại khu vực điều tra.

- Đánh giá được các đặc trưng phân bố của loài Hoàng liên gai theo các trạng

thái rừng tại khu vực điều tra.

- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất được một số giải pháp bảo

tồn và phát triển hiệu quả loài Hoàng liên gai tại khu vực nghiên cứu.

Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2020

Tác giả

Trương Trọng Khôi

Page 11: ẬN TỐT NGHIỆP

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam một đất nước nhỏ bé về diện tích chỉ khoảng 330.000km2, nhưng

toàn bộ diện tích lãnh thổ lục địa trải dài từ vĩ tuyến 23o24’B đến vĩ tuyến 8o35’

B, nằm trong vành đai nhiệt đới bắc bán cầu tiếp cận gần với xích đạo.Việt Nam

có khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và cận xích đạo. Đồi núi chiếm

ba phần tư lãnh thổ, từ vùng ven biển đến đồng bằng, trung du, cao nguyên,

vùng núi với đỉnh núi cao nhất là Phan Xi Păng cao 3.143 m. Chính điều kiện

địa hình này đã làm cho Việt Nam không chỉ có khí hậu nhiệt đới gió mùa mà

còn có cả khí hậu á nhiệt đới và ôn đới núi cao và có hệ sinh thái rừng của nước

ta đa dạng.

Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), nước ta có khoảng 11.373 loài thực vật

thuộc 2524 chi và 378 họ. Các nhà thực vật học dự đoán con số loài thực vật ở

nước ta còn có thể lên đến 15.000 loài. Trong các loài cây nói trên có khoảng

7.000 loài thực vật có mạch, số loài thực vật đặc hữu của Việt Nam chiếm

khoảng 30% tổng số loài thực vật ở miền Bắc và chiếm khoảng 25% tổng số loài

thực vật trên toàn quốc (Lê Trần Chấn, 1997), có ít nhất 1.000 loài cây đạt kích

thước lớn, 354 loài cây có thể dùng để sản xuất gỗ thương phẩm. Các loài tre

nứa ở Việt Nam cũng rất phong phú, trong đó có ít nhất 40 loài có giá trị thương

mại. Sự phong phú về loài cây đã mang lại cho rừng Việt Nam những giá trị to

lớn về kinh tế và khoa học.

Hiện nay do tác hại của phá rừng nên tính đa dạng sinh học của rừng nhiệt

đới Việt Nam đang trong quá trình suy giảm. Nhiều loài thực vật rừng quý hiếm

đang bị đe doạ có nguy cơ tuyệt chủng như: Bách xanh, Thuỷ tùng, Thông hai lá

dẹt v.v… Không chỉ những loài cây gỗ lớn mà cả nhiều loài cây lâm sản ngoài

gỗ như các loài cây làm thuốc chữa bệnh (dược liệu): Sa nhân, Hà thủ ô đỏ, Sâm

Ngọc Linh, Hoàng liên gai,v.v… cũng ngày càng cạn kiệt. Nhiều hệ sinh thái

rừng nhiệt đới nguyên sinh đang bị khai thác lậu. Phần lớn rừng còn lại hiện nay

Page 12: ẬN TỐT NGHIỆP

2

là rừng thứ sinh nghèo. Bảo vệ rừng là biện pháp cơ bản quyết định đến việc bảo

tồn tính đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam.

Hoàng liên gai (Berberis julianae C.K.Schneid) một loài thuộc chi Berberis

– họ Hoàng liên gai (Berberidaceae). Đây là một loài cây không chỉ có ý nghĩa

về khoa học mà còn có giá trị kinh tế rất cao. Tuy nhiên, giá trị về gỗ của loài

này ít được quan tâm, mà loài được biết đến nhiều hơn với giá trị về mặt dược

phẩm. Từ lâu đời, người dân chưa có nhiều thông tin về loài nên họ chỉ thường

khai thác loài ngoài tự nhiên để phục vụ cho những nhu cầu cá nhân như đun

nước làm nước uống chữa các bệnh về đường ruột, ngâm rượi chữa đau lưng.

Trong khi đó tại Việt Nam, loài Hoàng liên gai (Berberis julianae C.K.Schneid)

chỉ được tìm thấy ở một số đỉnh núi thuộc Sa Pa và xã Trung Lèng Hồ huyện Bát

Xát, tỉnh Lào Cai. Cho thấy mức độ phân bố tự nhiên của loài Hoàng liên gai là rất

hẹp một vấn đề đáng lưu tâm về sự tồn tại của loài này tại Việt Nam. Nhưng trong

những năm gần đây, loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng do bị

khai thác quá mức ngoài tự nhiên và các hình thức khai thác tận diệt của người dân

bởi giá trị kinh tế cao nhất là dưới tán rừng tự nhiên ở xã Trung Lèng Hồ thuộc khu

bảo tồn thiên nhiên Bát Xát – tỉnh Lào Cai, tại đây những nghiên cứu và hiểu

biết về loài này còn trong tình trạng hạn chế. Vì vậy, việc điều tra nghiên cứu

thực trạng phân bố tự nhiên và một số đặc điểm lâm học của loài Hoàng liên gai

tại khu vực là hết sức cần thiết, giúp bổ sung những thông tin quan trọng cho các

chương trình, dự án phát triển và bảo tồn nguồn gen loài thực vật nguy cấp, quý,

hiếm này. Đứng trước nhu cầu thực tiễn đó tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu

một số đặc điểm lâm học nơi Hoàng liên gai (Berberis julianae C.K.Schneid)

phân bố tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai”.

Page 13: ẬN TỐT NGHIỆP

3

Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Giới thiệu về loài Hoàng liên gai (tên khoa học, tên đồng nghĩa, họ thực vật)

1.1.1. Tên gọi

Hoàng liên gai có các tên gọi khác Hoàng mù, Hoàng mộc, cây Mật gấu,

Hoàng liên gai lá nhỏ, hoàng liên ba gai,... có tên khoa học là Berberis juliane

C.K.Schneid thuộc họ Hoàng liên gai (Berberidaceae).

1.1.2. Đặc điểm hình thái

Loài cây bụi, cao 2-3m, gỗ thân và rễ có màu vàng đậm, phân cành nhiều,

có gai dài, chia ba nhánh , mọc dưới các túm lá. Lá mọc vòng 3-7 cái, gần như

không cuống, phiến lá cứng hình thuôn, nhọn 2 đầu, hơi bóng ở mặt trên, dài 3-

9cm, rộng 1,2-2,5cm, mép có răng cưa nhỏ, đều và nhọn.

Hoa nhiều 10-30 cái mọc ở giữa các túm lá. Hoa nhỏ, cuống dài 1-1,3cm,

màu vàng nhạt, mẫu 3. Tổng bao 3 hình mác rộng. Lá đài 6 hình trứng ngược,

xếp thành 2 vòng, những vòng trong lớn hơn vòng ngoài. Cánh hoa 6, nhỏ hơn

đài, hình trứng thuôn, đỉnh lõm, gốc có 2 tuyến nhầy. Nhị 6, nhị ngắn hơn cánh

hoa, bao phấn hình trứng. Bầu hình trụ tròn, hơi phồng ở giữa, chứa 1-2 noãn.

Quả mọng hơi hình bầu dục hoặc hình trứng thuôn, đầu nhuỵ tồn tại rõ, khi chín

màu đen hơi có phấn trắng. Hạt gần hình trụ màu nâu nhạt.

Hình 1.1: Tiêu bản Hoàng liên gai

(nguồn https://science.mnhn.fr/)

Page 14: ẬN TỐT NGHIỆP

4

Hình 1.2: Lá và thân cây Hoàng liên gai

Nguồn: Trương Trọng Khôi

1.1.3. Đặc điểm vật hậu và sinh thái

Theo Sách Đỏ Việt Nam- phần thực vật, Hoàng liên gai có hoa tháng 3-

4, mùa quả tháng 4-10(11). Khối lượng 1000 hạt: 20,12 gam, tỷ lệ nảy mầm của

hạt khi gieo 38,1%, thời gian nảy mầm 38-60 ngày. Cây non nảy mầm từ hạt

trong tự nhiên quan sát được vào tháng 4 và tháng 5. Có khả năng tái sinh sau

khi bị chặt phá. Cây ưa ẩm, chịu bóng khi còn nhỏ, sau ưa sáng, thích nghi với

vùng khí hậu á nhiệt đới núi cao, nhiệt độ trung bình năm khoảng 13°C về mùa

đông rất lạnh quah năm sương mù bao phủ .Thường mọc dải rác ở rừng cây bụi,

và loài trúc ở gần đỉnh núi đá vôi, ở độ cao 2600-2900m.

Page 15: ẬN TỐT NGHIỆP

5

Hình 1.3: Hoa Hoàng liên gai

Nguồn: Trương Trọng Khôi

Phân bố tự nhiên

Ở Việt Nam cây Hoàng liên gai phân bố khá hẹp chỉ mọc dải rác ở Lào

Cai ( Sa Pa: núi Hàm Rồng, Ô Quy Hồ, Bát Xát: xã Trung Lèng Hồ).

Trên thế giới cây Hoàng liên gai chỉ phân bố ở Trung Quốc.

Giá trị sử dụng

Hoàng liên gai là một loài có nguồn gen quý hiếm đối với Việt Nam.

Trong rễ và thân có chứa berberin (3%), dùng làm thuốc chống nhiễm khuẩn

đường tiêu hóa, ỉa chảy, chữa đau mắt đỏ.

Tình trạng

Do phân bố hẹp, số lượng cá thể hiện có không nhiều, điểm phân bố ở

núi Hàm Rồng đã bị tàn phá (còn vài cây). Điểm ở Ô Quý Hồ đang bị đe dọa (gần

nơi khai thác đá). Đã từng bị khai thác thu mua, nguy cơ tuyệt chủng cao.

1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

1.2.1. Phân loại và phân bố chi Berberis trên thế giới

1.2.1.1. Tên gọi và phân loại

Page 16: ẬN TỐT NGHIỆP

6

Hoàng liên gai có tên khoa học là Berberis juliane C.K.Schneid thuộc họ

Hoàng liên gai (Berberidaceae), bộ Mao lương (Ranunculales), lớp Ngọc lan

(Magnoliopsida).

Theo Ying Junsheng et al. (2001), họ Hoàng liên gai (Berberidaceae) có 17 chi

và khoảng 650 loài, chủ yếu phân bố ở vùng miền núi á nhiệt đới và vùng ôn đới

phía Bắc. Riêng ở Trung Quốc, có tới 11 chi và 303 loài. Chi Berberis có gần 500

loài, phân bố ở vùng ôn đới phía Bắc và một số ít ở bán cầu Nam có 215 loài và có

tới 197 loài đặc hữu và 1 loài được giới thiệu ở Trung Quốc.

Trong hệ thống phân loại, Hoàng liên gai được xếp như sau:

Kingdom: Giới Plantae

Division: Ngành Magnoliophyta

Class: Lớp Magnoliopsida

Order: Bộ Ranunculales Mao lương

Family: Họ Berberidaceae Hoàng liên gai

Genus: Chi Berberis

Species: Loài Berberis julianae C.K.Schneid

Tên khoa học đầy đủ của Hoàng liên gai là Berberis julianae C.K.Schneid.

Pl. Wilson. (Sargent) 1(3): 360.1913

được định danh vào năm 1913. Thường gọi là Berberis julianae C.K.Schneid .

Hiện nay tên đồng danh với tên chính thức của loài là Berberis julianae var.

oblongifolia Ahrendt.

1.2.1.2. Phân bố của chi Berberis và loài Hoàng liên gai

Chi Berberis bao gồm khoảng 500 loài cây bụi, gỗ nhỏ thường xanh. Chi

này có quan hệ chặt chẽ với chi Mahonia. Chính vì vậy, nhiều nhà thực vật học

không tán thành việc chấp nhận tên chi Mahonia nên đã xếp chi Mahonia vào

cùng với chi Berberis vì một số loài thuộc hai chi này có thể lai giống với nhau

[34]. Từ chữ Hy Lạp berberi, vỏ sò; các cánh hoa đều lõm, như là một vỏ sò

nhỏ; có người cho là dẫn xuất từ berlerys, tên Ả rập của quả cây Hoàng liên gai.

Cây nhỡ mọc đứng có thân có màu sắc, thường có u sần sùi, có rãnh hay không;

Page 17: ẬN TỐT NGHIỆP

7

có gai hay không. Lá tồn tại hay sớm rụng, màu mận hay không, với mép có gai,

nguyên hay cuốn ngoài. Cụm hoa màu vàng bóng, màu da cam, màu vàng đo đỏ,

hay vàng nhạt, có khi vàng lục. Bầu chứa 1 - 12 noãn. Quả màu đỏ sẫm, hình

cầu, hình bầu dục hay hình trứng, cỡ 6 - 20mm, có khi màu mận.

1.2.1.2.1. Phân bố Hoàng liên gai ở một số quốc gia châu Á:

Trung Quốc:

Trung Quốc được xem là một nước có sự phân bố của họ Hoàng liên gai

(Berberidaceae) và đặc biệt là chi Berberis bởi điều kiện tự nhiên của Trung

Quốc phù hợp với đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các loài trong chi

Berberis. Hai loài mới thuộc chi Berberis đã được tìm thấy tại Trung Quốc được

mô tả và được minh họa. Môi trường sống của nó trong tự nhiên và hoàn cảnh

của bộ sưu tập của nó được mô tả. Ghi chú trồng trọt được đưa ra. Đó là loài

Berberis yingjingensis D. F. Chamb. & Harber được ghi nhận tại tỉnh Tứ Xuyên,

và loài Berberis wuchuanensis Harber and S. Z. được ghi nhận tại Quý

Châu[24].

Theo Ying Junsheng (2001), ở Trung Quốc có tới gần 500 loài thuộc chi

Berberis, trong đó loài Hoàng liên gai (Berberis juliane. C.K.Schneid) xuất hiện

ở sườn, rừng, bụi cây, rừng tre; 1100-2100 m. Quảng Tây, Quý Châu, Hồ Bắc,

Hồ Nam, Tứ Xuyên.

Trong cuốn “Tạp chí lâm nghiệp Quảng Tây”, cũng đã miêu tả họ Hoàng

liên gai(Berberidaceae) có hai chi là chi Berberis có 3 loài và chi Mahonia có 11

loài, loài Hoàng liên gai (Berberis julianae) cũng được miêu tả là loài cây bụi,

thích nghi ở địa hình hơi dốc và có phân bố ở các huyện Thăng Long, Quế Lâm,

Hưng An, Thẩm Dương, Toàn Châu.

Trong cuốn “Landscape Plants of China, Quyển 1”, giới thiệu trong họ

Hoàng liên gai có 2 chi là chi Berberis (33 loài) và chi Mahonia (5 loài), các loài

trong 2 chi đều được mô tả về các đặc điểm hình thái, địa điểm phân bố, địa

Page 18: ẬN TỐT NGHIỆP

8

hình, có ảnh màu minh họa. Loài Hoàng liên gai cũng được ghi nhận và được

miêu tả.

1.2.1.2.2. Phân bố ở các nước trên thế giới

Kết quả nghiên cứu các tài liệu cho thấy, ở Bắc Mỹ, Úc và một số nước

Châu Âu sử dụng các loài cây khác thuộc chi Berberis (họ Berberidaceae) có

hình thái gần giống với loài Hoàng liên gai, do có hoa màu vàng nên được trồng

làm cảnh xung quanh tường nhà, bờ rào hoặc các khoảng trống giữa sân trường.

Một số loài về mùa đông lá chuyển mầu đỏ rất đẹp.

Ahrend (1961) đã công nhận khoảng 500 loài cho Berberis s.s. Chi này có

hai trung tâm đa dạng quan trọng, tương ứng với Eurasia với 300 loài và Nam

Mỹ với 200 loài. Tuy nhiên, theo Landrum (1999), con số này có thể ít hơn, vì

Ahrend đã trích dẫn 60 loài cho Chile và vùng lân cận phía Nam Argentina,

trong khi Landrum chỉ chấp nhận 20 loài.

Orsi (1976), trong nghiên cứu phân loại của mình về loài Berberis của

Argentina, đã trích dẫn 26 loài thuộc chi Berberis với hai trung tâm phân phối

khác nhau: thứ nhất là rừng Tucumano ‐ Salteño ở phía tây bắc với 9 loài

Berberis và thứ hai là thảo nguyên Andean rừng Patagonia ở phía nam. Ở môi

trường sống thứ hai, “Calafate,” hay” Michay”, tên được áp dụng cho nhiều loài

Berberis Patagonia, là những yếu tố rất phổ biến của rừng, thảo nguyên và thảo

nguyên rừng nhiệt đới (Bottini, 2000).

Việc phân loại của chi Berberis vẫn không chắc chắn, mặc dù số lượng lớn

các nghiên cứu được thực hiện. Orsi (1984) đã công nhận 17 loài Patagonia ở

Argentina, trong khi Landrum (1999) đồng nghĩa với một số loài này và chỉ

nhận ra 9 loài. Một ví dụ về điều này là việc đặt B. microphylla G. Forst., B.

buxifolia Lam., B. heterophylla Juss. ex Poir., và B. parodii Công việc dưới B.

microphylla. Và cũng theo nghiên cứu của (Bottini, Premoli & Poggio, 1999) thì

việc xuất hiện của phép lai và, có lẽ một số mức độ xâm lấn trong các vùng

chuyển tiếp đã tạo ra các hình thức trung gian gây khó khăn cho phân loại hình

thái học của các loài trong chi Berberis.

Page 19: ẬN TỐT NGHIỆP

9

J.-H.Keet (2016) cho thấy Châu Phi là nơi sinh sống của ba loài Berberis

(B. holstii Engl., B. hispanica Boiss. & Reut. Và B. vulgaris L.), thì họ

Berberidaceae không xuất hiện tự nhiên ở Nam Phi. Tuy nhiên, do buôn bán cây

cảnh, tổng cộng có 11 loài Berberis, 11 giống và 8 giống lai đã được sử dụng

trong lịch sử và hoặc hiện đang được trồng ở nước này. Tình trạng xâm lấn hiện

tại của hầu hết các loài này vẫn chưa được biết, nhưng hai quần thể Berberis đã

nhập tịch gần đây đã được phát hiện. B. julianae C.K. Schneid. đã được tìm thấy

trong Công viên quốc gia Golden Gate Highlands ở phía đông tỉnh Free State và

B. aristata DC. đã được tìm thấy trong Khu bảo tồn rừng Woodbush ở tỉnh

Limpopo.

Do các đặc điểm hình thái chồng chéo và đa dạng, Berberis là một trong

những chi phức tạp nhất về mặt phân loại. Palynology là một trong những công

cụ phân loại để phân định và xác định các loài phức tạp. Trong nghiên cứu này,

phấn hoa của 10 loài Berberis được phân tích thông qua ánh sáng và kính hiển vi

điện tử quét. Các đặc tính định tính cũng như định lượng (hình dạng phấn hoa,

kích thước, sự hiện diện hoặc không có colpi, chiều dài và chiều rộng colpi, độ

dày exine, trang trí, lớp phấn hoa, khẩu độ và tỷ lệ xích đạo cực) đã được đo. Sự

khác biệt quan sát được trong cả hai đặc điểm định lượng và định tính là quan

trọng trong việc xác định phân loại.

Trong những năm gần đây nhiều kỹ thuật đã được thực hiện để đóng góp

vào kiến thức tốt hơn về các loài trong chi Berberis. Các nghiên cứu về hình

thái, sinh thái, tế bào học và sinh hóa đã cho phép phân định các phân loại này

và quy định về sự phân loại homoploid và polyploid (Bottini et al., 1998, 1999b,

2000a; Bottini, Greizerstein, Poggio, 1999a, 2000a; 2000). Những dữ liệu này

cho thấy B. bidentata, B. trigona và B. darwinii tạo thành một phức hợp lai

đồng nhất, trong đó B. bidentata có nguồn gốc từ lai tạo và lưỡng bội và

homoploid đối với các loài bố mẹ B. darwinii và B. trigona ( Bottini và cộng sự,

2002).

Page 20: ẬN TỐT NGHIỆP

10

1.2.2. Giá trị sử dụng của cây Hoàng liên gai trên thế giới

Chi Berberis được sử dụng rất phổ biến trong hệ thống y học bản địa.

Các alcaloid thu được từ chi này đã được liệt kê và hóa học của các alcaloid mới

đã được thảo luận. Dược lý của berbamine và chiết xuất thô của các loài berberis

cũng được đưa ra.

Hoàng liên gai là nguồn gen quý của thế giới và các nước châu Á. Thân

và rễ có chứa berberin (khoảng 3-5%). Hoàng liên gai là cây dược liệu dùng để

chữa một số bệnh về đường ruột. Tác dụng trị bệnh đã được ghi trong bộ sách

Thần nông bản thảo của Trung Quốc như một loại thuốc được xếp vào hàng

thương phẩm. Ở Trung Quốc người ta dùng hoa, quả, thân của một số loài tương

tự dùng làm thuốc chữa bệnh (Xiuhong Ji et al., 2000).

Zeng XH, Zeng XJ, Li YY (2003) nghiên cứu được thiết kế để đánh giá

hiệu quả và độ an toàn của berberine đối với suy tim sung huyết mãn tính

(CHF). Một trăm năm mươi sáu bệnh nhân mắc CHF. Sau khi điều trị bằng

berberine, đã tăng đáng kể, khả năng tập thể dục, cải thiện chỉ số mệt mỏi khó

thở và giảm tần suất và độ phức tạp của VPC so với nhóm đối chứng. Có sự

giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân được điều trị bằng berberine

trong thời gian theo dõi lâu dài. Chứng loạn nhịp tim không được quan sát, và

không có tác dụng phụ rõ ràng. Do đó, berberine cải thiện chất lượng cuộc sống

và giảm VPC và tử vong ở bệnh nhân CHF.

Jing Yang (2014) và nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu tác dụng và cơ chế

trị đái tháo đường của chiết xuất methanolic của Hoàng liên gai (Berberis

julianae Schneid) gây ra chuột đái tháo đường tuýp 2. Metformin đã được sử

dụng như thuốc kiểm soát tích cực. Lượng thức ăn, trọng lượng cơ thể, glucose

huyết tương, xét nghiệm dung nạp glucose đường uống, xét nghiệm dung nạp

insulin, insulin và hàm lượng lipid trong máu đã được đo. Tác dụng của Hoàng

liên gai đối với sự chuyển vị glucose 4 (GLUT4) trong cơ chế L6 myotubes và

biểu hiện protein GLUT4 trong cơ xương cũng như sự phosphoryl hóa protein

Page 21: ẬN TỐT NGHIỆP

11

kinase hoạt hóa AMP (AMPK) trong gan và cơ bắp đã được kiểm tra. Kết quả in

vitro và in vivo chỉ ra rằng BJSME tăng chuyển dịch GLUT4 lên gấp 1,8 lần và

Hoàng liên gai cải thiện đáng kể dung nạp glucose đường uống và cholesterol

lipoprotein mật độ thấp (LDL-C) của huyết thanh và giảm trọng lượng cơ thể,

glucose và các chất có liên quan đến lipid máu khác. Do đó, Hoàng liên gai

dường như sở hữu những hiệu quả có lợi hứa hẹn cho việc điều trị đái tháo

đường tuýp 2 với cơ chế có thể thông qua kích thích hoạt động AMPK.

Các cây thuốc từ chi Berberis đặc biệt quan trọng trong y học cổ truyền và

giỏ thức ăn của người Iran. Với các loại thực vật khác nhau từ chi Berberis và

tình trạng kinh tế, dinh dưỡng và dược liệu của chúng ở Iran, nghiên cứu này tìm

cách điều tra những phát hiện của các nghiên cứu gần đây về đặc điểm hóa học,

thông số kỹ thuật và cách sử dụng Berberis vulgaris, cơ chế hoạt động phòng

ngừa và điều trị bệnh, sử dụng truyền thống của B. vulgaris, Các kết quả chỉ ra

một cách ngắn gọn rằng B. vulgaris chứa một số lượng lớn các chất hóa học

thực vật bao gồm axit ascorbic, vitamin K, một số triterpenoids, hơn 10 hợp chất

phenolic và hơn 30 ancaloit. Do đó B. vulgaris có thể có tác dụng chống ung

thư, chống viêm, chống oxy hóa, trị đái tháo đường, kháng khuẩn, giảm đau và

chống nôn và bảo vệ gan.

1.3. Tình hình nghiên cứu về loài Hoàng liên ở Việt Nam

1.3.1. Giới thiệu về tình hình nghiên cứu loài Hoàng liên gai ở Việt Nam

Cây Hoàng liên gai (Berberis julianae C.K.Schneid ) được xem là loài

cây quý hiếm ở Việt Nam; cây có giá trị rất lớn về dược liệu: từ rễ và thân có thể

chiết suất berberin dùng làm thuốc chữa bệnh đường ruột, rễ hoặc gỗ thân sắc

uống chữa rối loạn tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, viêm da dị ứng, mẩn ngứa, mụn

nhọt... Do có giá trị nhiều mặt nên loài cây này đã và đang bị khai thác rất nhiều

trong tự nhiên khiến cho loài cây này đang có nguy cơ đe dọa tuyệt chủng.

Theo Sách đỏ Việt Nam (2007) cây Hoàng liên gai vào nhóm nguy cấp

(Endangered) EN _A1 c,d, B1+2b,c,e. Trong nghị định 06/2019/NĐ-CP, thì cây

Page 22: ẬN TỐT NGHIỆP

12

Hoàng liên gai được xếp vào nhóm IA. Thấy được mức độ quan trọng về nguy

cấp, quý, hiếm của loài Hoàng liên gai. Số lượng cá thể đang bị suy giảm

nghiêm trọng, giảm tới 80% trong khoảng 10 năm trở lại đây. Nguyên nhân do

phá rừng, do khai thác ồ ạt để bán làm thuốc, đặc biệt trong những năm 2008

đến 2010.

1.3.2. Một số nghiên cứu về loài Hoàng liên gai ở Việt Nam

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về họ Hoàng liên gai (Berberidaceae)

và loài Hoàng liên gai ở Việt Nam, nhưng đa số chỉ là các công bố mang tính

thống kê hoặc mô tả sơ bộ. Điển hình có các công trình sau:

Sách Đỏ Việt Nam (2007) –Phần thực vật đã thống kê và mô tả 5 loài

Berberis julianae, B. wallichiana, Mahonia bealei, M. japonica và M.

nepalensis (M. annamica).

Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003) thống kê ở Việt Nam có 4 chi với

9 loài, gồm Berberis julianae, B. wallichiana, Epimedium macranthum, E.

sagittatum, Mahonia bealei, M. leptodonta, M. nepalensis, Podophyllum tonkinense và

P. versipelle.

Đỗ Tất Lợi (2006) trong bộ Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam đã thống kê

và mô tả 4 loài làm thuốc thuộc 4 chi gồm Berberis wallichiana, Mahonia

bealei, Podophyllum tonkinense và Epimedium macranthum.

Nguyễn Tập (2007) trong Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam đã

liệt kê 6 loài thuộc 3 chi của họ Berberidaceae được làm thuốc và có nguy cơ bị

tiêu diệt, cần bảo vệ ở Việt Nam, gồm: Berberis julianae, B. kawakami, B.

sargentiana, M. bealei, M. nepalensis và P. tonkinense. Trong đó loài Berberis

julianae là loài mới được bổ sung vào Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2006)

với mức phân hạng CR_B2a,b.

Danh lục cây thuốc Việt Nam (2016) đã thống kê tới 11 loài thuộc họ

Berberidaceae được sử dụng làm thuốc ở Việt Nam gồm Berberis julianae;

Page 23: ẬN TỐT NGHIỆP

13

B. sargentiana; B. kawakami, Epimedium macranthum (E. grandiflorum); E.

sagittatum (E. sinense), Mahonia bealei, M. japonica, M. oiwakensis, M. nepalensis,

Podophyllum versipelle (Dysosma versipellis) và P. tonkinense.

Qua các tài liệu đã công bố ở Việt Nam, số loài thuộc họ Berberidaceae

được thống kê ở Việt Nam có tổng số 20 loài, 4 chi gồm: B. julianae, B.

wallichiana, B. subacuminata, B. sargentiana, B. kawakami và B. hypoxantha;

Mahonia bealei, M. napaulensis, M. japonica, M. oiwakensis, M. subimbricata,

M. jingxiensis, M. duclouxiana, M. hancokiana, M. retinervis, M. klossii, M.

leptodonta; Epimedium macranthum, E. sagittatum; Podophyllum tonkinense, P.

verpespelle.

Nhiều cây thuốc thuộc chi Berberis được sử dụng trong Y học cổ truyền từ

lâu để chữa lành vết thương, sốt, bệnh mắt, vàng da, nôn mửa khi mang thai,

thấp khớp, sỏi thận và sỏi mật, và một số bệnh khác. Thành phần hóa học chính

của các loài trong chi Berberis là các alcaloid, steroid, glycosid, flavonoid,

saponin, terpenoid và đường khử. Các chất chuyển hóa thứ cấp và các alcaloid

(quan trọng nhất là berberin) có tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng vi-rút,

chống tiểu đường và chống khối u. Bài báo này, nêu công dụng làm thuốc của

các loài thuộc chi Berberis hiện có ở Việt Nam được cập nhật đầy đủ nhất từ

trước tới nay. Qua nghiên cứu về chi Berberis L. ở Việt Nam, đã xây dựng khóa

định loại để phân biệt 5 loài đã biết và đã cung cấp thông tin đầy đủ về phân bố,

sinh thái và công dụng làm thuốc của 5 loài thuộc chi Berberis được sử dụng

làm thuốc ở Việt Nam.

Đây là nhóm thực vật có giá trị sử dụng làm thuốc và đang đứng trước

nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng rất lớn do nạn khai thác quá mức và số lượng cá

thể ngoài tự nhiên rất ít, vùng phân bố hẹp. Cần có những nghiên cứu sâu hơn về

nhân giống, trồng trọt và có kế hoạch bảo vệ chúng trong tương lai [40].

Về công tác bảo tồn, các loài thuộc họ Hoàng liên gai có giá trị về nguồn

gen quý hiếm và giá trị sử dụng làm thuốc quan trọng. Cùng với đó là số lượng

Page 24: ẬN TỐT NGHIỆP

14

cá thể ngoài tự nhiên còn rất ít, bị khai thác cạn kiệt, vùng phân bố tự nhiên bị

thu hẹp, nên các đối tượng này đã được đưa vào các tài liệu bảo tồn từ rất sớm,

như Sách Đỏ Việt Nam (1996, 2007); Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam (1996,

2001, 2006 và 2019). Ngoài ra, từ năm 2011 tới nay đã có một số đề tài nghiên

cứu bảo tồn các đối tượng thuộc họ Hoàng liên gai và đã cho những kết quả tích

cực.

Trong thân và rễ cây Vàng đắng (Coscinium usitatum Pierre) hàm lượng

berberin rất cao, ở nước ta đây là nguồn nguyên liệu rất quý để chiết xuất

berberin. Đã có nhiều tài liệu nghiên cứu về phương pháp chiết xuất berberin từ

cây Vàng đắng như phương pháp chiết của Phạm Viết Trang; phương pháp chiết

berberin bằng áp lực nóng của Nguyễn Liêm và nhiều quy trình khác nữa. Tuy

nhiên, các quy trình chiết này vẫn còn một số nhược điểm như: kéo dài thời

gian, tốn nhiều dung môi, hoá chất... và chưa có nhiều công trình nghiên cứu

đầy đủ việc chiết xuất berberin từ cây Hoàng liên gai. Lại Đức Lưu, Đỗ Thị Thu

Hà, Vũ Thị Hằng, Hoàng Thị Giang, Nguyễn Thị Thuỷ, Nguyễn Quang Thạch

(2014), đã tiến hành nghiên cứu hàm lượng berberin từ rễ và thân của cây Hoàng

liên gai được lấy từ Sa Pa khẳng định là hàm lượng Berberin có trong rễ và thân

của cây Hoàng liên gai 2-3 năm tuổi là từ 3.3- 3.6 % chưa đạt mức tối đa như

các tài liệu viết về hàm lượng berberin có trong cây Hoàng liên gai từ 3-5%. Cây

Hoàng liên gai trồng khí canh có thể cho thu hoạch bắt đầu từ tháng thứ 6 sau

trồng. Thu hoạch nhiều lần đối với rễ cây Hoàng liên gai trồng khí canh cho

năng suất cao hơn. Với 3 lần thu hoạch vào tháng thứ 6, thứ 9 và thứ 12 sau

trồng khối lượng rễ tươi đạt 15,69 g/cây, tăng 22,96% so với việc chỉ thu hoạch

1 lần vào tháng thứ 12 sau trồng.

Một số công trình nghiên cứu về thành phần berberin cũng như phương

pháp chiết xuất berberin trong các loài cây thuộc họ Hoàng liên gai (hoàng liên

chân gà, hoàng liên ô rô) nói chung và Hoàng liên gai đã được thực hiện.

Berberin là hoạt chất có trong nhiều loài cây như: Hoàng liên (Coptis teeta),

Hoàng liên gai (Berberis sp.), Hoàng liên ô rô (Mahonia spp.), Hoàng bá

(Phellodendron amurense)... Trong y học dùng berberin làm thuốc chữa đau

Page 25: ẬN TỐT NGHIỆP

15

bụng, đi ngoài, kiết lỵ, viêm ruột... Trong kỹ nghệ người ta còn dùng berberin để

tạo chất màu làm thuốc nhuộm, hoặc làm chất tạo màu trong gia vị và trong đồ

uống có cồn và trong các lĩnh vực khác.

Bước đột phá về nghiên cứu cây Hoàng liên gai về việc nhân giống và phát

triển loài cây nguy cấp, quý, hiếm này. Công nghệ khí canh do Viện Sinh học

Nông nghiệp - Học viện Nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu lần đầu tiên có mặt

tại Việt nam là một bước tiến có tính đột phá. Công nghệ thể hiện tính ưu việt

trong nhân giống và sản xuất những loại cây lấy củ và rễ (Viện Sinh học Nông

nghiệp, 2010), (Lê Tấn Phước, 1996). Việc áp dụng biện pháp mới (công nghệ

khí canh) trong nhân giống và sản xuất sinh khối rễ cây Hoàng liên gai hiệu quả

hơn thay thế cho việc khai thác trong tự nhiên như hiện nay làm nguồn dược liệu

cho sản xuất berberin là một vấn đề rất cần thiết.

Cho đến thời điểm trước khi thực hiện đề tài này, tại Khu BTTN Bát Xát

chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về loài Hoàng liên gai.

Hàng loạt câu hỏi đặt ra như: Đặc điểm sinh thái và hiện trạng phân bố của

Hoàng liên gai ra sao? Khả năng sinh trưởng và hàm lượng berberin trong thân

cây Hoàng liên gai như thế nào? Có khác biệt ở các vùng phân bố khác nhau

không? Việc khai thác, chế biến và thị trường hoá các sản phẩm từ loài cây này

ra sao? Nhận thức của người dân địa phương về việc phát triển loài cây này ở

những khu vực có mà nó phân bố như thế nào v.v..? Nghiên cứu về loài Hoàng

liên gai là một cơ sở cho vấn đề giữ giống với loài cây quý, hiếm này và phát

triển vùng nguyên liệu quý cho khu vực giảm nhẹ áp lực về tính nguy cấp cho

loài cây. Vì vậy, việc thực hiện đề tài “ Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học

nơi loài Hoàng liên gai (Berberis julianae C.K.Schneid) phân bố tại xã Khu

bảo tồn thiên nhiên Bát Xát, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai” góp phần giải

quyết những vấn đề của thực tiễn và là cơ sở khoa học quan trọng phục vụ công

tác quản lí, bảo tồn và phát triển loài cây quý hiếm, đồng thời có thể bổ sung

thêm cây trồng lâm nghiệp có giá trị cho khu vực và góp phần cải thiện đời sống

của người dân vùng cao.

Page 26: ẬN TỐT NGHIỆP

16

Chương 2

MỤC TIÊU, NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu chung:

Phản ánh được một số đặc điểm lâm học khu vực có Hoàng liên

gai(Berberis julianae C.K.Schneid) phân bố tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát

làm cơ sở khoa học phục vụ công tác bảo tồn và phát triển loài cây thuốc quý

hiếm tại địa phương.

Mục tiêu cụ thể

Xác định được vị trí phân bố, đặc điểm địa hình, một số đặc điểm cấu

trúc lớp phủ thực vật và đánh giá được các đặc trưng phân bố theo các trạng thái

rừng, các yếu tố ảnh hưởng từ đó đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển

hiệu quả loài Hoàng liên gai (Berberis julianae C.K.Schneid) tại Khu bảo tồn

thiên nhiên Bát Xát.

2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cơ bản của loài

Hoàng liên gai (Berberis julianae C.K.Schneid ) có phân bố tự nhiên tại Khu

bảo tồn thiên nhiên Bát Xát, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

- Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành trên khu vực có loài Hoàng liên gai phân bố

tự nhiên, thuộc diện tích của Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát, nằm trên địa bàn

2 xã Trung Lèng Hồ và Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

- Thời gian: Từ tháng 2/2020 đến tháng 4/2020.

2.3. Quan điểm và cách tiếp cận

Rừng là một hệ sinh thái có tính ổn định tương đối; các thành phần cấu

thành hệ sinh thái rừng luôn có mối quan hệ chặt chẽ. Vì vậy, mặc dù nội dung

Page 27: ẬN TỐT NGHIỆP

17

của đề tài tập trung nghiên cứu một loài cây trong hệ sinh thái rừng nhưng

không thể tách rời nó khỏi tính thống nhất của cả hệ sinh thái rừng, mà phải đặt

nó trong mối quan hệ tổng hợp với các thành phần khác của hệ sinh thái.

Về cách tiếp cận: Đề tài tiếp cận theo hướng tổng hợp, liên ngành và đa

lĩnh vực, có tính hệ thống từ kế thừa tài liệu, tư liệu, kết quả nghiên cứu ở trong

và ngoài nước có liên quan đến loài Hoàng liên gai. Ứng dụng các phương pháp

điều tra thực địa thông dụng trong lâm nghiệp để nghiên cứu điều kiện lập địa,

sinh trưởng và phát triển của cây Hoàng liên gai.

2.4. Nội dung nghiên cứu

- Xác định vị trí phân bố và đặc điểm địa hình nơi bắt gặp loài Hoàng liên

gai (Berberis julianae C.K.Schneid) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát.

- Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc lớp phủ thực vật nơi có loài Hoàng

liên gai phân bố (Berberis julianae C.K.Schneid) tại khu vực điều tra.

- Đánh giá các đặc trưng phân bố của loài Hoàng liên gai (Berberis

julianae C.K.Schneid) theo các trạng thái rừng tại khu vực điều tra.

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển

hiệu quả loài Hoàng liên gai (Berberis julianae C.K.Schneid) tại khu vực nghiên

cứu.

2.5. Phương pháp nghiên cứu

Công tác chuẩn bị và kế thừa số liệu có chọn lọc

Đối với tất cả các nội dung của đề tài, trước khi thực hiện, tôi tiến hành

thu thập và đọc các tài liệu có liên quan đến loài Hoàng liên gai, các lĩnh vực và

hướng nghiên cứu có liên quan để phục vụ xây dựng đề cương nghiên cứu, kế

hoạch thực địa, tổng hợp số liệu viết tổng quan nghiên cứu cho đề tài.

Các tài liệu tham khảo chính bao gồm các sách chuyên môn trong lĩnh

vực thực vật, lâm sản ngoài gỗ, dược liệu; các tài liệu chuyên môn về điều tra

Page 28: ẬN TỐT NGHIỆP

18

rừng, phân tích và xử lý số liệu thống kê; các công trình, bài báo khoa học đã

được công bố trong và ngoài nước về loài Hoàng liên gai và các loài trong họ

Berberinaceae.

Các tài liệu, báo cáo chuyên ngành của Khu Bảo tồn tiên nhiên Bát Xát, điều

kiện tự nhiên kinh tế, xã hội của Khu bảo tồn và các xã trong khu vực khảo sát.

Kế thừa bản đồ hiện trạng rừng (VN2000) đã số hóa của Khu Bảo tồn

thiên nhiên Bát Xát. Chuẩn bị các dụng cụ điều tra (Máy định vi GPS, thước

dây, thước đo vanh, kéo cắt cành, kẹp tiêu bản, etiket gắn mẫu vật, các dụng cụ

bảo hộ đi rừng…) và thiết kế, in ấn bảng biểu điều tra. Chi tiết các mẫu bảng

biểu sẽ trình bày cụ thể trong phương pháp thực hiện từng nội dung nghiên cứu.

Căn cứ các nội dung nghiên cứu đã thiết lập, dựa trên bản đồ hiện trạng

rừng và các thông tin đã thu thập, trao đổi với cán bộ chuyên trách của Khu bảo

tồn và người dân địa phương, sau khi sơ thám thực địa, tôi tiến hành lập kế

hoạch điều tra tỉ mỉ để thu thập số liệu cho các nội dung nghiên cứu.

2.5.1. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.5.1.1. Phương pháp xác định vị trí phân bố và đặc điểm địa hình nơi bắt gặp

Hoàng liên gai

Để tìm hiểu đặc điểm của khu vực có sự phân bố của loài Hoàng liên gai tại

khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát, từ các thông tin ghi nhận địa điểm phân bố của

loài trong các tài liệu chuyên khảo đã công bố như Sách Đỏ Việt Nam- phần

thực vật, các báo cáo điều tra tài nguyên của Khu Bảo tồn, kết hợp với phỏng

vấn cán bộ Khu bảo tồn, người dân địa phương để xác định các khu vực có khả

năng bắt gặp loài trên thực địa. Quá trình điều tra thực địa cũng như có sự tham

gia của giáo viên hướng dẫn, cán bộ kiểm lâm Khu BTTN Bát Xát, tổ tuần rừng

của Khu bảo tồn là người dân địa phương.

Dựa trên bản đồ hiện trạng rừng, đề tài đã thiết lập 7 tuyến điều tra đi qua

các sinh cảnh, các trạng thái rừng, các điều kiện địa hình khác nhau trong khu

Page 29: ẬN TỐT NGHIỆP

19

vực để tìm kiếm phát hiện loài. Bên cạnh các tuyến đi tới các khu vực chắc chắn

có loài do người địa phương đã bắt gặp, chúng tôi còn thiết lập một số tuyến

khảo sát khác theo các hướng khác nhau tới các sinh cảnh, các trạng thái rừng

khác nhau để kiểm tra sự xuất hiện của loài. Đồng thời trong quá trình đi tuyến,

chế độ ghi track tự động trên GPS được sử dụng để ghi lại và xây dựng sơ đồ

các tuyến đi trên bản đồ hiện trạng đã số hóa của Khu BTTN Bát Xát khi xử lí

nội nghiệp.

Sơ đồ và thông tin các tuyến điều tra cụ thể như sau:

Hình 2.1: Sơ đồ các tuyến điều tra Hoàng liên gai tại khu vực nghiên cứu

Các tuyến điều tra được tổng hợp ở bảng 2.1:

Page 30: ẬN TỐT NGHIỆP

20

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các tuyến điều tra tại khu vực

TT Tuyến Tên tuyến Chiều dài

tuyến(km)

Tọa độ

Đầu tuyến Cuối tuyến

1 1

Từ thôn Trung Hồ lên

tới Cốt 2100m 9.1 E00384429N02488382 E00383060N02490154

2 2

Từ Cốt 2100m lên đỉnh

Ki Quan San 7.6 E00382853N02490104 E00380247N02490304

3 3

Từ Cốt 2500m đi đường

lán Dê lên Cốt 2800m 8.6 E00382297N02489553 E00380650N02489494

4 4 Suối Nậm Pẻn 5.6 E00383052N02490159 E00383052N02490633

5 5 Núi Muối 6.2 E00383082N02490177 E00385368N02490542

6 6

Núi Muối về thôn

Trung Hồ 5.4 E00385418N02490585 E00386449N02488532

7 7

Điểm trường Trà Phà

lên đỉnh Nhìu Cồ San 18.8 E00382894N02497261 E00379848N02498768

Các tuyến từ 1-6 thuộc địa bàn xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát

Tuyến 7 thuộc địa bàn xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát.

Trên tuyến điều tra, tiến hành quan sát ghi nhận sự xuất hiện của loài, chụp ảnh

đặc tả, thu mẫu tiêu bản và thu thập các thông tin theo mẫu biểu 01:

Mẫu biểu 01: ĐIỀU TRA HOÀNG LIÊN GAI THEO TUYẾN

Số hiệu tuyến: ...................................................

Địa danh: ……………………….

Bắt đầu từ: ......................... đến: .......................

Tọa độ điểm đầu: Tọa độ điểm cuối:

Người điều tra: ........................... Ngày điều tra: ...........................

STT Tọa độ gặp

(E/N)

Độ cao so với mực nước

biển (m)

Hướng phơi

Trong đó tọa độ và độ cao tuyệt đối được ghi nhận bằng máy định vị GPS,

hướng phơi xác định bằng địa bàn trên thực địa.

Page 31: ẬN TỐT NGHIỆP

21

Từ thông tin tọa độ các điểm gặp Hoàng liên gai đã ghi nhận (các

waypoint), chúng tôi sử dụng một số phần mềm hỗ trợ xây dựng bản đồ (Excel,

MapSource, Wincmd32, Mapinfo 15.0) để tạo sơ đồ phân bố của Hoàng liên gai

tại khu vực nghiên cứu.

Thông tin về các hướng phơi và tần xuất lặp lại hướng phơi tại các vị trí bắt

gặp loài được tổng hợp để viết báo cáo.

2.5.2.2. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc lớp phủ thực vật

nơi có Hoàng liên gai phân bố

Trên các tuyến khảo sát, tại vị trí có Hoàng liên gai phân bố, chúng tôi đã

thiết lập 07 OTC điển hình tạm thời có diện tích 1.000m2 (25m x 40m), chiều

dài

ÔTC đặt theo hướng đường đồng mức, chiều rộng OTC được cải bằng dựa theo

độ dốc địa hình. Trong OTC lập 5 ODB được bố trí như hình vẽ:

Thu thập các thông tin trong ÔTC theo các mẫu biểu, cụ thể như sau:

● Điều tra tầng cây gỗ

Mẫu biểu 02: ĐIỀU TRA CÂY GỖ TRÊN ÔTC

Page 32: ẬN TỐT NGHIỆP

22

Số ÔTC: ...................... Tọa độ tâm ô:…………….. Độ cao ÔTC:………

Hướng dốc: .......................... Độ che phủ: .....................

Vị trí: ........................... Độ dốc: .................... Ngày điều tra: ............................

Địa danh: ..................... Độ tàn che: ................. Người điều tra: ..........................

Trạng thái rừng: ................................................ Độ cao: ......................................

Toạ độ địa lý:...........................................................................................................

TT Tên phổ thông D1.3 (cm) Hvn (m) Hdc (m) Dtán (m) Vật hậu

Trong đó:

- Phân loại trạng thái rừng được xác định theo thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT

của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định tiêu chí xác định và phân

loại rừng.

- Trạng thái rừng nơi lặp ÔTC được xác định bằng cách chuyển tọa độ tâm ô lên

bản đồ hiện trạng để xác định vị trí và trạng thái rừng tương ứng. Ngoài ra thông

tin cụ thể về trạng thái rừng còn được cập nhật dựa trên thực tế ngoài thực địa.

- Độ tàn che được đo tại 5 điểm bằng phần mềm GLAMA trên smartphone chạy

hệ điều hành android ở độ cao 1,3m và lấy trị số trung bình.

- Độ che phủ xác định bằng trị số trung bình tại 5 điểm đo (4 góc và tâm ô) bằng

phần mềm Canopeo trên smartphone chạy hệ điều hành android.

- Độ dốc trung bình của ÔTC cũng được xác định bằng trị số trung bình đo bằng

địa bàn hoặc phần mềm Angle Meter PRO Plus tại 5 điểm (4 góc và tâm ô) trên

smartphone chạy hệ điều hành android..

- Tọa độ và độ cao ÔTC ghi nhận bằng thiết bị GPS.

Page 33: ẬN TỐT NGHIỆP

23

- Chiều cao vút ngọn (Hvn) xác định bằng thước Blume_Leiss, kết hợp phương

pháp mục trắc chiều cao cho những cây lân cận.

- Xác định chiều cao dưới cành (Hdc) bằng cách sau:

+ Đối với cây mọc ở nơi không hiểm trở, thuận tiện cho việc đi lại, tiến hành đo

từng gốc bằng sào tre có khắc vạch.

- Xác định tình hình sinh trưởng (Phẩm chất) cây tái sinh phân theo 3 mức phẩm

chất (chỉ bao gồm những cây còn sống):

+) Cây phẩm chất tốt (T): cây gỗ khỏe mạnh, thân thẳng, đều, không sâu bệnh,

xanh tốt.

+) Cây phẩm chất trung binh (TB): cây có đặc điểm như thân hơi cong, bị sâu

bệnh nhẹ, có thể có một số khuyết tật nhỏ nhưng vẫn có khả năng sinh trưởng và

phát triển đạt đến độ trưởng thành.

+) Cây phẩm chất xấu (X): là những cây con bị sâu bệnh nặng, cọc còi, yếu, bị

khuyết tật nặng (cong queo, cụt ngọn,..) hoặc sinh trưởng không bình thường,

khó có khả năng tiếp tục sinh trưởng và phát triển đạt đến độ trưởng thành.

- Quan sát đặc điểm vật hậu của tầng cây cao và ghi nhận sự xuất hiện các đặc

điểm trong quá trình sinh trưởng của loài.

● Tầng cây tái sinh

Lập 05 ô dạng bản có kích thước 25 m2 (5x5 m), tiến hành điều tra cây tái

sinh theo các chỉ tiêu: tên loài, chiều cao vút ngọn, chất lượng (tốt: cây khoẻ

mạnh, thẳng, không cụt ngọn, không sâu bệnh; xấu: cây sinh trưởng yếu, sâu

bệnh, cụt ngọn; trung bình: nằm giữa hai loại trên), nguồn gốc cây tái sinh (chồi,

hạt). Kết quả điều tra được ghi vào biểu 03:

Page 34: ẬN TỐT NGHIỆP

24

Mẫu biểu 03: ĐIỀU TRA CÂY TÁI SINH TRÊN ÔTC

ÔTC số: .................. Độ tàn che trên ÔTC: ….. Độ che phủ:……………..

Người điều tra:............................... Ngày điều tra: ..................................

Ô dạng

bản

Tên

loài

Cấp chiều cao Nguồn gốc tái

sinh Sinh trưởng

<0,5m 0,5-

1,0m >1m Hạt Chồi Tốt T.bình Xấu

Trong đó chiều cao cây tái sinh được xác định bằng thước dây đo theo chiều cao

thẳng đứng.

● Điều tra cây bụi, thảm tươi, thực vật ngoại tầng tại ÔTC:

Cũng trên 5 ÔDB đã lập, tiến hành xác định một số chỉ tiêu: loài cây chủ yếu,

độ che phủ bình quân, chiều cao bình quân, chất lượng cây bui, thảm tươi). Kết

quả ghi vào phiếu điều tra theo mẫu biểu 04.

Mẫu biểu 04: ĐIỀU TRA CÂY BỤI THẢM TƯƠI, THỰC VẬT NGOẠI

TẦNG

ÔTC số: ................. Tuyến số: ………….. Diện tích ÔDB: …………

Người điều tra:............................... Ngày điều tra: ...............................

Ô dạng

bản

Tên

loài

Số

cây

hoặc

bụi

Chiều

cao

trung

bình

(cm)

Độ che phủ

trên ÔDB

(%)

Dạng

sống

Tình hình

sinh trưởng

Page 35: ẬN TỐT NGHIỆP

25

Chiều cao trung bình của lớp cây bụi thảm tươi trong ÔDB được xác định

bằng trị số trung bình của 5 điểm đo (4 điểm 4 góc, 1 điểm tâm ô).

Dạng sống của các loài xác định ngay tại thực địa với các cây đã biết tên

hoặc đã thể hiện rõ dạng sống. Những loài chưa chắc chắn sẽ được cập nhật

dạng sống sau khi xác định được tên cây và tra cứu dạng sống theo tài liệu Tên

cây rừng Việt Nam.

Tình hình sinh trưởng của nhóm cây bụi, thảm tươi, thực vật ngoại tầng

cũng được đánh giá theo các cấp độ tốt, trung bình, xấu.

Trong quá trình điều tra trên ÔTC, các loài cây gỗ, cây tái sinh, cây bụi

thảm tươi, thực vật ngoại tầng chưa xác định được thu mẫu tiêu bản, chụp ảnh

đặc tả, gắn số hiệu mẫu, ép trong báo cũ để phục vụ tra cứu ở phần nội nghiệp.

Xử lý nội nghiệp:

- Xác định tên các loài chưa biết: Dựa trên các tài liệu chuyên môn về

thực vật để tra cứu xác định tên loài. Các tài liệu chính bao gồm: Bộ Cây cỏ Việt

Nam của Phạm Hoàng Hộ (3 tập), bộ sách Những cây thuốc và động vật làm

thuốc ở Việt Nam của tập thể tác giả Viện Dược liệu (3 tập), bộ Danh lục thực

vật Việt Nam, Tên cây rừng Việt Nam, các tập Thực vật chí Việt Nam, Thực vật

chí Trung Quốc, Landscape Plants of China (2 tập), Thực vật Quảng Tây (tập 3),

đối chiếu với mẫu tiêu bản lưu online tại các trang web của Royal Botanic

Gardens, Kew; The New York Botanical Garden Virtual Herbarium; Tropicos,

Bảo tàng Paris, cùng một số nguồn tài liệu tra cứu tin cậy khác.

Page 36: ẬN TỐT NGHIỆP

26

Hình 2.2: Công tác xử lí nội nghiệp

Nguồn: Trương Trọng Khôi

- Tính toán các công thức tổ thành, tổng hợp số liệu điều tra trong các

ÔTC:

Tổ thành tầng cây cao và cây tái sinh được tính theo công thức:

𝐾𝑖 = 𝑛𝑖

𝑁× 10

Trong đó:

𝐾𝑖 : hệ số tổ thành tầng cây cao hoặc cây tái sinh.

𝑛𝑖: số cá thể mỗi loài trong ô tiêu chuẩn

𝑁: tổng số cây trong ô tiêu chuẩn

Do thành phần loài khá đơn giản nên toàn bộ các cây điều tra đều được

thể hiện rõ tên trong công thức tổ thành.

Mật độ cây gỗ, cây tái sinh trong ÔTC

Công thức xác định mật độ như sau:

N/ha=𝑛

𝑆Ô×104

Trong đó:

n: là số lượng cá thể của loài hoặc tổng số cá thể trong ÔTC

𝑆ô: diện tích ÔTC (m²)

Page 37: ẬN TỐT NGHIỆP

27

Đối với cây tái sinh, diện tích đã điều tra là tổng diện tích của 5 ÔDB.

2.5.2.3. Phương pháp đánh giá các đặc trưng phân bố của loài Hoàng liên gai

theo các trạng thái rừng tại khu vực điều tra

Trên 7 tuyến điều tra đã thiết lập, chạy dọc theo tuyến tại những nơi bắt

gặp Hoàng liên gai, chúng tôi quan sát bằng mắt thường về 2 bên tuyến để phát

hiện loài, vị trí quan sát đứng tại chỗ trên tuyến khảo sát, người đo đếm số liệu

giữ GPS để ghi track tính tổng chiều dài quãng đường di chuyển, tiến hành thu

thập thông tin về đặc điểm phân bố của loài theo mẫu biểu:

Mẫu biểu 06: ĐIỀU TRA HOÀNG LIÊN GAI TRÊN TUYẾN

Tuyến số:………. Ngày điều tra: …… Người điều tra: ….

STT Tọa độ

(E/N)

Độ cao

tuyệt đối

(m)

Hướng

phơi

Tình hình

sinh trưởng

(T, TB, X)

Mô tả

sinh

cảnh nơi

mọc

Khoảng

cách

vuông góc

từ cá

thể/tâm

đám tới

tuyến (m)

Số lượng

cây phát

hiện được

trong đám

Ghi chú: Nếu chỉ có 1 cá thể thì coi như đám có 1 cây.

Các dụng cụ hỗ trợ gồm có thước dây, máy ảnh để thu thập thông tin.

Trong 7 ÔTC đã thiết, tiến hành quan sát toàn bộ các cá thể Hoàng liên gai và

thu thập các thông tin về Hoàng liên gai theo mẫu biểu:

Mẫu biểu 07: ĐIỀU TRA HOÀNG LIÊN GAI TRONG ÔTC

ÔTC số:

Người điều tra: Ngày điều tra:

STT Hvn Dt Doo Số

nhánh/bụi

Vật hậu

Page 38: ẬN TỐT NGHIỆP

28

Tính toán các chỉ số đặc trưng phân bố của Hoàng liên gai:

Từ số liệu thu thập trên tuyến, chúng tôi tiến hành nhập số liệu và tính toán

các chỉ số ước lượng về mật độ, tổng lượng cá thể Hoàng liên gai theo các tuyến

điều tra, theo từng xã và cho toàn vùng dựa trên phần mềm Distance Sampling.

Một số hình ảnh về quá trình xử lý bằng phần mềm như sau (nguồn xử lý

số liệu Phạm Thanh Hà-Bộ môn Thực vật rừng):

Page 39: ẬN TỐT NGHIỆP

29

Page 40: ẬN TỐT NGHIỆP

30

Page 41: ẬN TỐT NGHIỆP

31

Hình 2.3: Một số hình ảnh được xử lí bằng phần mềm Distance Sampling

Nguồn: Phạm Thanh Hà

Kết quả xử lý số liệu được tổng hợp thành các bảng cho các tuyến, các xã

và cả khu vực khảo sát phục vụ phân tích viết báo cáo.

2.5.2.4. Phương pháp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến loài Hoàng liên gai

và đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển hiệu quả loài Hoàng liên gai

Để xác định các yếu tố ảnh hưởng tới Hoàng liên gai trong khu vực,

chúng tôi áp dụng tổng hợp nhiều phương pháp như nghiên cứu tài liệu về điều

kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực, các báo cáo đánh giá, tổng kết về công

tác quản lý bảo vệ rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát; kết hợp phương

pháp phỏng vấn các đối tượng có liên quan như cán bộ khu bảo tồn, người dân

địa phương, tổ tuần rừng; quan sát các tác động trên thực địa, công tác giáo dục

bảo tồn, hoạt động du lịch… trong quá trình điều tra thực địa.

Phương pháp phỏng vấn: Thông tin về người được phỏng vấn được ghi

vào trong bảng 2.2. Câu hỏi thông tin phỏng vấn theo bảng hỏi ở phần phụ

lục:

Page 42: ẬN TỐT NGHIỆP

32

Thông tin về người được phỏng vấn được ghi vào trong bảng sau:

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp điều tra phỏng vấn người dân

Bảng kết quả điều tra phỏng vấn người dân tại khu vực

TT Tên người phỏng

vấn

Tuổi Dân tộc Nghề nghiệp Địa điểm phỏng

vấn

Ghi chú

1 Trần Quang Chính 27 Kinh Cán bộ kiểm lâm Trung Lèng Hồ Cán bộ

2 Vàng A Sếnh 28 Mông Tổ bảo vệ rừng Trung Lèng Hồ Cán bộ

3 Lý A Páo 31 Mông Tổ bảo vệ rừng Trung Lèng Hồ Cán bộ

4 Lý A Vàng 40 Mông Tổ bảo vệ rừng Trung Lèng Hồ Cán bộ

5 Vàng A Sai 42 Mông Tổ bảo vệ rừng Trung Lèng Hồ Cán bộ

6 Lý A Thà 40 Mông Làm nông Trung Lèng Hồ Người dân

7 Lù Thị Thèn 60 Hà Nhì Người bán hàng Nhìu Cồ San Hộ gia đình

8 Giàng A Hừ 35 Mông Công an thôn Nhìu Cồ San Cán bộ

9 Giàng A Tếnh 40 Mông Bí thư chi bộ thôn Nhìu Cồ San Cán bộ

10 Lầu A De 45 Mông Làm nương thảo quả Nhìu Cồ San Hộ gia đình

11 Vừ A Thào 38 Mông Làm nương thảo quả Nhìu Cồ San Hộ gia đình

12 Vừ A Chứ 37 Mông Tổ bảo vệ rừng Nhìu Cồ San Cán bộ

13 Lý A Vạ 43 Mông Tổ bảo vệ rừng Nhìu Cồ San Cán bộ

14 Vừ A Kỷ 32 Mông Tổ bảo vệ rừng Nhìu Cồ San Cán bộ

Page 43: ẬN TỐT NGHIỆP

33

PHIẾU PHỎNG VẤN CÁ NHÂN VỀ HOÀNG LIÊN GAI TẠI KHU VỰC

NGHIÊN CỨU

Thông tin chung:

Họ tên người được phỏng vấn:

Địa chỉ công tác/ nơi ở:

Nghề nghiệp: Ngày phỏng vấn: Người Phỏng vấn:

Nội dung phỏng vấn:

Xin ông/bà vui lòng cho biết những thông tin sau đây:

Ông/bà có biết loài Hoàng liên gai không? Loài ý thường phân bố ở khu

vực nào? Tên địa phương là gì? Loài cây đó có dạng sống gì?

□ Gỗ □ Bụi □ Dây leo

□ Tre □ Thân Thảo □ Khác

2.Ông (bà) đã từng gặp loài Hoàng liên gai chưa?

A. Có B. Không

3. Loài Hoàng liên gai thường mọc ở đâu? Ở khu rừng nào? Ở độ cao bao

nhiêu?.

4. Mùa hoa, quả chín của loài gặp vào thời điểm nào trong năm?

5. Theo ông (bà), từ trước đến nay thường sử dụng loài Hoàng liên gai để

làm gì? Sử dụng bộ phận nào? Công dụng ra sao?

6. Cách thu hái, chế biến như thế nào?

7. Giá bán của Hoàng liên gai trên thị trường là bao nhiêu?

8. Thường khai thác vào mùa nào trong năm? Cách khai thác?

9. So với mấy năm trước, hiện nay số lượng bắt gặp loài Hoàng liên gai

trên rừng có giảm sút không? Ở mức độ nào?

□ Giảm mạnh □ Giảm trung bình □

Giảm ít

10. Ông/bà có gặp cây con tái sinh của loài trong rừng tự nhiên không?

□ Hay gặp □ Ít gặp □ Rất hiếm gặp

11. Có thể thu hái hạt, cành giống của loài để trồng không? Trồng vào thời

điểm nào trong năm?

12. Có những khó khăn gì để bảo tồn và phát triển loài cây này? Làm thế

nào để khắc phục?

Page 44: ẬN TỐT NGHIỆP

34

Các câu hỏi phỏng vấn được hỏi linh hoạt và có lặp lại để kiểm tra chéo,

đánh giá mức độ tin cậy của thông tin trả lời.

Đánh giá các tác động trên thực địa

Trên các tuyến tiến hành điều tra thu thập các thông tin tác động đến loài

Hoàng liên gai theo mẫu biểu 05:

Mẫu biểu 05: GHI NHẬN TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG TỚI LOÀI HOÀNG

LIÊN GAI VÀ SINH CẢNH NƠI MỌC

STT

Loại tác

động

Mức độ tác

động

Đối tượng tác

động

Mức độ ảnh

hưởng tới Hoàng

liên gai

Từ các kết quả điều tra ngoài thực địa tiến hành tổng hợp số liệu đánh giá

trên các khía cạnh:

Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới loài

Các tác động do tự nhiên

- Thổ nhưỡng

- Khí hậu

- Hướng dốc, độ dốc

- Cấu trúc tầng thứ chèn ép

Các tác động do con người

- Trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tích tực hay tiêu cực đến loài Hoàng

liên gai.

- Tác động tích cực thông qua số liệu kế thừa và phỏng vấn cán bộ quản lí:

+ Các biện pháp kĩ thuật lâm sinh tác động đến loài đó.

+ Các biện pháp tuần tra kiểm soát bảo vệ rừng, tuyên truyền phòng cháy,

chữa cháy rừng.

+ Xử lý các hoạt động vi phạm hành chính .

- Tác động tiêu cực thông qua phỏng vấn:

+ Tình trạng khai thác mua bán trái phép loài Hoàng liên gai không kiểm

soát của người dân tại xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

Page 45: ẬN TỐT NGHIỆP

35

+ Việc chuyển đổi mục đích rừng, các biện pháp kĩ thuật lâm sinh, khai

thác quá mức cây gỗ ảnh hưởng tới cấu trúc rừng.

+ Đốt rừng làm nương rẫy.

2.5.2.5. Phương pháp đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển loài Hoàng liên gai

- Cơ sở để đưa ra giải pháp bảo tồn loài

+ Dựa vào hệ thống văn bản pháp luật về bảo tồn.

+ Dựa vào kết quả nghiên cứu.

+ Dựa vào các văn bản Luật Lâm nghiệp về phương thức bảo tồn loài.

- Kĩ thuật bảo tồn loài: Dựa vào các quy trình, quy phạm của ngành có

liên quan đến bảo tồn như kĩ thuật lâm sinh, sinh thái rừng.

- Các hình thức bảo tồn: Bảo tồn nguyên vị, bảo tồn chuyển vị.

- Các giải pháp đưa ra để bảo tồn loài Hoàng liên gai tại xã Trung Lèng

Hồ, và Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai:

+ Giải pháp về Khoa học- kĩ thuật.

+ Giải pháp về kinh tế- xã hội.

+ Giải pháp về quản lí.

+ Giải pháp về cơ chế, chính sách.

- Hướng phát triển cho loài Hoàng liên gai

+ Cơ sở đưa ra hướng phát triển

+ Kĩ thuật nhân giống

+ Các hình thức nhân giống

+ Phỏng vấn cán bộ và người dân địa phương về các mô hình phát triển

loài Hoàng liên gai.

Page 46: ẬN TỐT NGHIỆP

36

Chương 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI

CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Hình 3.1: Bản đồ phân bố tự nhiên của huyện Bát Xát

Nguồn: KBTTN Bát Xát

Khu BTTN Bát Xát có diện tích 18.637 ha, nằm trên địa giới hành chính

của các xã: Y Tý, Dền Sáng, Sàng Ma Sáo, Trung Lèng Hồ và xã Nậm Pung.

- Có toạ độ địa lý: Từ 22o23’ đến 22o37’ Vĩ độ Bắc

Từ 103o31’ đến 103o43’ Kinh độ Đông

Phạm vi ranh giới Khu BTTN Bát Xát được xác định như sau:

+ Phía Đông giáp: Phần đất còn lại của các xã Trung Lèng Hồ, Sàng Ma

Sáo, Dền Sáng, Nậm Pung (thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) và xã Mường

Hum (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai).

+ Phía Tây giáp: Sín Súi Hồ (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu), xã Hầu

Thầu, Tả Lèng (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) và nước Cộng hòa nhân dân

Trung Hoa.

Page 47: ẬN TỐT NGHIỆP

37

+ Phía Nam giáp: Xã Bình Lư (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu)

+ Phía Bắc giáp: Phần đất còn lại của xã Y Tý (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai).

3.1.2. Địa chất và địa hình

Địa hình Khu BTTN Bát Xát tương đối phức tạp, được kiến tạo bởi nhiều

dải núi cao, chia cắt mạnh, độ dốc lớn (trung bình từ 20-250), có hướng thấp dần

về phía Đông Nam. Điểm cao nhất có độ cao 3.059 m thuộc xã trung Lèng Hồ,

trên ranh giới giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu, điểm thấp nhất có độ cao 700 m,

độ cao trung bình từ 1.200-1.800 m. Cụ thể trong khu vực xây dựng Khu BTTN

Bát Xát, tỉnh Lào Cai có 03 kiểu địa hình chính, như sau:

- Kiểu địa hình núi cao (N1): Có diện tích 15.212,46 (chiếm 81,63% tổng

diện tích khu KBT), phân bố ở độ cao trên 1.700 m, và về phía Tây nam của địa

hình bị chia cắt mạnh, có nhiều đỉnh cao với sườn dốc đứng. Đây là khu vực có

diện tích rừng tự nhiên khá tập trung, có hệ động thực vật phong phú, đa dạng,

đặc trưng cho vùng có hệ sinh thái á nhiệt đới núi cao của miền Bắc Việt Nam.

- Kiểu địa hình núi cao trung bình (N2): Có diện tích 3424,28 ha (chiếm

18,37% tổng diện tích tự nhiên), phân bố ở độ cao từ 700m-1.700m và tập trung

ở phía Trung tâm Khu Bảo tồn. Kiểu này được hình thành trên đá biến chất, chịu

tác dụng xâm thực mạnh, mức độ chia cắt khá phức tạp, độ dốc trung bình trên

300.

- Kiểu địa hình thung lũng (T1) và máng trũng (T2): Có diện tích chiếm

4,2% tổng diện tích tự nhiên của Khu Bảo tồn. Đó là những lòng thung lũng hẹp,

phân bố rải rác trong Khu Bảo tồn, độ cao cũng như độ dốc giảm dần theo chiều

nước chảy của các suối, có nhiều bãi bồi khá bằng phẳng và màu mỡ.

Nền địa hình của hai xã Trung Lèng Hồ và Sàng Ma Sáo được kiến tạo bởi

nhiều dãy núi cao có độ chia cắt lớn, phức tạp nhất là hai mạch núi chính phía

Tây Nam và Đông Nam của xã.

Page 48: ẬN TỐT NGHIỆP

38

Hệ thống suối chính: Suối Tà Lơi là con suối lớn bắt nguồn từ phía Tây Bắc

chảy xuôi theo hướng Đông Bắc đổ ra suối Mường Hum.

Địa hình: Toàn bộ nền địa hình xã Trung Lèng Hồ và Sàng Ma Sáo được

kiến tạo bởi nhiều dải núi cao, nổi bật là hai dải núi chính tạo nên các hợp

thủy: Suối Tà Lơi. điểm cao nhất có độ cao 3.059m, điểm thấp nhất có độ cao

155m.

Kiến tạo địa hình xã Trung Lèng Hồ và xã Sàng Ma Sáo hình thành hai khu

vực. Tuy nhiên, cả hai khu vực (vùng thấp và vùng cao) đều có chung một đặc

điểm: Vùng núi cao độ chia cắt lớn, độ dốc lớn hơn 250 chiếm khoảng 60% tổng

diện tích đất tự nhiên, thung lũng hẹp khe sâu, độ dốc lớn. Vùng thấp là nơi tập

trung các sườn đồi, chủ yếu bà con nhân dân khai hoang và canh tác ruộng ở khu

vực thấp. Địa hình chia cắt mạnh ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông - lâm

nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như đời sống sinh hoạt của người dân.

3.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn

3.1.3.1. Khí hậu

Khu BTTN Bát Xát nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng

do ảnh hưởng của địa hình vùng núi cao, nên khí hậu của khu vực mang tính

chất của khí hậu tiểu vùng cận nhiệt đới và ôn đới ẩm. Mùa nóng từ tháng 5 đến

tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Các đặc trưng cơ bản về

khí hậu của khu vực cụ thể như sau:

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 15,4oC, vào các tháng

mùa hè nhiệt độ trung bình từ 18 ÷ 20oC, vào các tháng mùa đông từ 10 ÷ 12oC.

Nhiệt độ tối cao là 33oC (vào tháng 4, ở các vùng thấp); Nhiệt độ tối thấp tuyệt

đối từ 1 ÷ 2oC. Nhiệt độ thấp từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, trên các đỉnh núi

cao nhiều khi nhiệt độ xuống dưới 0oC và có tuyết rơi. Tổng tích ôn trong năm

từ 7.500 ÷ 7.800oC.

- Chế độ mưa, ẩm: Lượng mưa bình quân năm là 2.819mm, cao nhất

3.838 mm và phân bố không đều qua các tháng; số ngày mưa trung bình năm

199,4 ngày và diễn biến không đều giữa các mùa. Mùa hè mưa nhiều chiếm tới

Page 49: ẬN TỐT NGHIỆP

39

80 ÷ 85% tổng lượng mưa cả năm, mùa đông lạnh có mưa nhỏ. Độ ẩm không

khí tương đối bình quân hàng năm từ 82 ÷ 87%, tháng thấp nhất 74%, cao nhất

trong năm 95%.

- Chế độ nắng: Tống số giờ nắng trung bình năm 1.344 giờ, năm cao

nhất lên đến 1.600 giờ. Số ngày nắng không đều giữa các tháng, mùa hè số giờ

nắng nhiều, tháng 4 hàng năm nắng nhất khoảng từ 180 ÷ 200 giờ, tháng 10 là

tháng nắng ít nhất khoảng từ 30 ÷ 40 giờ. Lượng bốc hơi nước trung bình năm là

865,5mm.

- Chế độ gió: Khu vực nghiên cứu có hai hướng gió chính và được phân

bố theo mùa, mùa hè có gió Tây và Tây Bắc, mùa đông có gió Bắc và Đông

Bắc, tốc độ gió trung bình khoảng 1,1m/s.

- Sương mù, sương muối: Sương mù thường xuất hiện phổ biến trong

năm, đặc biệt vào mùa đông một số nơi có mức độ rất dày. Bình quân trong năm

có khoảng 160 ngày có sương mù; trong năm bình quân có khoảng 6 ngày có

sương muối, nhưng đôi khi có đợt kéo dài từ 3 đến 5 ngày, cao nhất tới 11 ngày.

- Tuyết, mưa đá: Tần suất xuất hiện mưa tuyết từ 2 ÷ 4 lần/năm, những

ngày rét đậm trong mùa đông, nhiệt độ xuống thấp trên các đỉnh cao > 2.500m

thường có tuyết phủ, đôi khi tuyết phủ xuống tới độ cao 1500m. Vào tháng 4, 5

thường có mưa đá, bình quân trong năm từ 2 ÷ 4 lần/năm có mưa đá, đường kính

hạt đá trung bình 1,0 cm và gây nhiều thiệt hại cho rau, màu, hoa cảnh.

3.1.3.2. Thủy văn

Với địa hình Khu BTTN Bát Xát tỉnh Lào Cai hầu hết là núi cao trung

bình, độ dốc lớn và bị chia cắt thành nhiều vùng, đã hình thành nên hệ thống

thủy văn khe, suối lớn nhỏ, với mật độ khe, suối biến động từ (mật độ từ 1-1,2

km suối/km2). Đặc điểm của các con suối có lòng hẹp, sâu, độ dốc khá lớn, vì

vậy tác dụng xâm thực còn rất lớn, về mùa mưa lưu lượng nước lên rất cao dòng

chảy mạnh gây nên hiện tượng sạt lở đất làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống

sinh hoạt, nhất là giao thông đi lại. Tuy nhiên hệ thống suối của các xã trong khu

vực cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống con người, đặc biệt là việc

Page 50: ẬN TỐT NGHIỆP

40

xây dựng phát triển hệ thống kênh mương thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông

nghiệp và là nguồn năng lượng tự nhiên quý giá.

Các suối chính trong khu vực như: Suối Lũng Pô; Suối Sim San bắt nguồn

từ phía Nam dãy núi Nhìu Cồ San; Suối Sín Chải bắt nguồn từ dãy núi Phan Cán

Sử, Mò Phú Chải; Suối Lủng Pặc là nhánh nhỏ của suối Lũng Pô bắt nguồn từ

dãy núi Ma Cheo Va; Suối Tùng Sáng chảy trong địa phận xã khoảng 6,5 km

theo hướng Đông bắc; Suối Dền Sáng bắt nguồn từ dãy núi giáp ranh giữa hai xã

(Dền Sáng Và Y Tý) chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam; Suối Nhìu Cồ San

bắt nguồn từ địa phận xã Sàng Ma Sáo chảy qua địa phận xã Dền Sáng với chiều

dài 1,5 km và đổ ra suối Dền Sáng; Suối Nậm Giàng là nhánh của suối Dền

Sáng bắt nguồn từ dẫy núi Lử Thẩn.

3.1.4. Các nguồn tài nguyên

3.1.4.1. Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ thổ nhưỡng Lào Cai năm 1972, báo

cáo khoa học (đất Lào Cai) do trung tâm khoa học và công nghệ thuộc Viện địa

lý xây dựng năm 2004 và quá trình điều tra khảo sát năm 2003 cho thấy Khu

BTTN Bát Xát gồm có các nhóm đất chính sau:

+ Nhóm đất mùn Alit trên núi cao (Alisols):

Nhóm đất này có diện tích là 14.957,85 ha (chiếm 80,26% tổng diện tích tự

nhiên) và có đặc điểm màu vàng nhạt, màu xám, màu xám vàng. Đất được hình

thành trên độ cao từ 1.700 m trở lên, phân bố hầu hết ở các đỉnh núi cao, có

nguồn gốc phát sinh từ nhiều loại đá mẹ khác nhau. thành phần cơ giới nhẹ, tầng

mùn dầy khoảng 50cm, độ phì tương đối.

Ngoài ra, trong nhóm đất này còn có phân bố rải rác loại đất mùn thô màu

xám ở độ cao từ 2.800m trở lên. Đất được hình thành trong điều kiện khí hậu

lạnh quanh năm rét khô, mùa đông có băng giá, vì vậy đất mang tính ôn đới khá

rõ, thành phần cơ giới nhẹ, do địa hình ở đây quá dốc nên rừng phần lớn vẫn còn

nguyên sinh.

+ Nhóm đất Feralit mùn vàng đỏ trên núi trung bình (Humic Acrisols):

Page 51: ẬN TỐT NGHIỆP

41

Loại đất này có diện tích là 3.373,25 ha (chiếm 18,10 % tổng diện tích tự

nhiên), được phân bố ở độ cao từ (700 - 1.700m) và trên địa bàn hầu khắp các xã

trong khu vực KBT. Đất được phát triển trên đá Mác ma axit, đá biến chất, đá

diệp thạch, đá phiến lẫn sa thạch (đá mẹ chủ yếu là đá Granit,…). Phần lớn

chúng được phân bố ở độ dốc từ 15 ÷ 25°, có nơi trên 300. Tầng đất dày từ 70 –

100 cm, thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ, độ pH từ 4 – 6. Đất có hàm

lượng mùn và đạm ở tầng mặt khá, nghèo lân, nhưng kali trao đổi giàu. Do nằm

ở địa hình cao, dốc, nên dễ bị xói mòn, Ca2+, Mg2+ bị rửa trôi mạnh, đất có

phản ứng chua, độ no bazơ thấp (50%), độ chua thủy phân cao.

+ Các loại đất khác:

Ngoài những loại đất nói trên, trong khu vực đề xuất Khu BTTN Bát Xát,

tỉnh Lào Cai còn có một số loại đất khác với diện tích nhỏ (305,64 ha), phân tán

trong khu vực như:

- Đất thung lũng dốc tụ (Dystric Gleysols): Loại đất này chiếm diện tích

rất nhỏ trong khu vực KBT (chiếm 0,68% diện tích tự nhiên). Đây là loại đất thứ

sinh được hình thành và phát triển trong quá trình rửa trôi và bồi tụ của các loại

đất ở chân sườn hoặc khe dốc, có độ phì phụ thuộc vào các loại đất lân cận, tầng

đất dày, thành phần cơ giới trung bình.

- Đất phù sa ngòi, suối (Dystric Fluvisols): Loại đất này chiếm diện tích rất

nhỏ trong khu vực KBT (chiếm 0,42% diện tích tự nhiên), phân bố dọc theo

suối, được hình thành qua quá trình lắng đọng, bồi tụ lâu đời, loại đất này có độ

phì tự nhiên tùy từng nơi mà rất khác nhau, nhưng nói chung đất có phản ứng

chua đến rất chua, hàm lượng mùn trung bình, đạm tổng số khá, lân và kali

nghèo, tầng đất dày từ 70 – 80cm.

- Núi đá (K): Có diện tích 100,06 ha chiếm 0,54% tổng diện tích tự nhiên

và phân bố chủ yếu ở 02 xã Y Tý và Trung Lèng Hồ.

3.1.4.2. Tài nguyên nước

Khu BTTN Bát Xát có hệ thống suối, khe phân bố khá đồng đều do vậy

nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm trong xã khá phong phú.

Page 52: ẬN TỐT NGHIỆP

42

- Nguồn nước mặt: Hệ thống suối nhỏ và khe nước trên địa bàn là điều kiện để

khai thác nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Tuy nhiên về mùa mưa lưu lượng nước ở các khe suối lên cao gây ra lũ, sạt lở

đất nên ảnh hưởng tới việc đi lại, sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người

dân địa phương.

- Nguồn nước ngầm: Do ảnh hưởng của nền địa hình, độ chia cắt mạnh, độ

dốc lớn nghiêng về suối Nậm Pẻn, tuy nguồn nước mặt khá phong phú nhưng

điều kiện lưu giữ nguồn nước ngầm rất hạn chế. Nhìn chung nguồn nước trên

địa bàn xã cơ bản đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt song cần

được duy trì và nâng cao về trữ lượng cũng như chất lượng nhất là nguồn nước

ngầm, bảo vệ nâng cao trữ lượng nước cần có các giải pháp như trồng rừng,

khoanh nuôi và bảo vệ rừng đầu nguồn, ngăn chặn sự ô nhiễm và các tác nhân

làm phá huỷ nguồn nước.

3.1.4.3.Tài nguyên rừng

Nguồn tài nguyên rừng tương đối phong phú và đa dạng. Rừng tự nhiên

phân bố chủ yếu ở phía tây và tây bắc của xã chủ yếu là rừng giàu và trung bình

có có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất

chống sói mòn rửa trôi, bảo vệ nguồn nước và môi trường sinh thái.

Với các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp trong đó đặc biệt chú trọng

đến trồng và khoanh nuôi phát triển rừng, tương lai ngành lâm nghiệp của xã sẽ cung

cấp nguồn nguyên liệu chế biến lâm sản khá lớn cho địa bàn và khu vực.

Thảm thực vật: Do địa bàn có độ dốc và độ chia cắt lớn, thung lũng hẹp

sâu. Vùng này hệ thực vật thường hỗn giao giữa thực vật nhiệt đới và thực vật

ôn đới, càng lên cao hệ thực vật ôn đới càng chiếm ưu thế, kiểu rừng điển hình

chính ở đây là:

+ Kiểu rừng kín lá rộng lá kim ôn đới núi vừa

+ Kiểu rừng kín thường xanh, ẩm ôn đới núi thấp

+ Kiểu rừng kín thường xanh lá rộng á nhiệt đới núi thấp

Page 53: ẬN TỐT NGHIỆP

43

Bước đầu ghi nhận được 940 thực vật bậc cao có mạch thuộc 550 chi và 156

họ thuộc 6 ngành thực vật.

Bảng 3.1: Đa dạng các taxon thực vật

TT Ngành thực vật Số họ Số chi Số loài

1 Khuyết lá thông – Psilotophyta 1 1 1

2 Thông đất- Lycopodiophyta 2 3 11

3 Cỏ tháp bút – Equisetophyta 1 1 1

4 Dương xỉ - Polypodiophyta 21 55 71

5 Thông – Pinophyta 5 5 5

6 Mộc lan – Magnoliophyta 126 485 851

6.1 Lớp Mộc lan – Magnoliopsida 107 392 684

6.2 Lớp Hành – Liliopsida 19 93 167

Tổng số 156 550 940

Nguồn: Báo cáo chuyên đề hệ thực vật rừng Khu đề xuất BTTN Bát Xát

Khu hệ thực vật ghi nhận tại Bát Xát có 44 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam

và Thế giới 2007. Trong đó, sách đỏ Việt Nam 38 loài và danh lục đỏ Thế giới có 9

loài.

Theo phân cấp tình trạng trong sách đỏ Việt Nam có 6 loài đang bị tuyệt

chủng trầm trọng (Critical Endangered - CR), 17 loài đang bị tuyệt chủng

(Endangered – EN) và 15 loài sắp bị tuyệt chủng (Vulnerable – VU).

Theo phân cấp tình trạng trong danh sách đỏ IUCN, 2007 có, 4 loài sắp bị

tuyệt chủng (VU), 5 loài gần bị đe dọa (Lower Risk - LR).

Hệ động vật: Tại khu vực rừng già còn có một số loài động vật quý hiếm

như chồn vàng, cầy gấm, gà sao và các loài chim, thú khác.

3.1.4.4. Tài nguyên nhân văn

Là khu vực vùng núi cao của huyện Bát Xát, nơi đây chủ yếu là đồng bào

dân tộc H’Mông sinh sống. Đã tạo ra các hình thức hoạt động văn hoá giàu bản

sắc dân tộc ngày càng được duy trì và phát triển. Nhân dân trong xã có tập tục

Page 54: ẬN TỐT NGHIỆP

44

sống sinh hoạt theo họ hàng, làng bản, sống định canh định cư lâu đời, tạo nên

tinh thần đoàn kết dân tộc trong cùng cộng đồng.

3.1.4.5. Tài nguyên du lịch

Là một khu vực vùng núi cao của huyện Bát Xát, chủ yếu là đồi núi có địa

hình hiểm trở và có đỉnh Ki Quan San (Bạch Mộc Lương Tử) cao 3046m, Đỉnh

Nhìu Cồ San cao 2965m, là đỉnh núi cao thứ 2 và thứ 4 của Việt Nam. Nơi đây

có khí hậu trong lành và được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh

đẹp cùng với bản sắc văn hóa dân tộc Mông độc đáo để phát triển du lịch.

Những năm gần đây lượng du khách đến với Trung Lèng Hồ và Sàng Ma Sáo

ngày một nhiều hơn để chinh phục sự hùng vĩ của đỉnh núi Ky Quan San, Nhìu

Cồ San, đường đá cổ Pa Vi.. hay khám phá vẻ đẹp hoang sơ, kỳ thú của những

nét văn hóa đậm bản sắc dân tộc của những thôn bản người Mông và vẻ đẹp

quyến rũ của mùa thu vàng. Hàng năm thu hút hàng nghìn lượt khách đến tham

quan và du lịch. Đến với địa phương khách du lịch rất ưa chuộng những sản

phẩm mang đậm bản sắc dân tộc H’Mông như Khèn mông, sáo mông, những bộ

trang phục truyền thống...

3.1.3.5. Thực trạng môi trường

Đồi núi cao, địa hình bị chia cắt mạnh, tạo ra cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ,

mang đặc trưng của một vùng núi Tây Bắc - Việt Nam. Dân cư sống thành từng

thôn thưa thớt trên các sườn núi. Môi trường thiên nhiên trong sạch, mùa hè thời

tiết mát mẻ, không bị ô nhiễm... Cùng với hệ thống suối, khe và những cánh

rừng đang phát triển mạnh, nguồn nước mặt, nước ngầm, không khí trong sạch,

tạo cho xã Sàng Ma Sáo có lợi thế nhất định về cảnh quan môi trường. Tuy

nhiên trước mắt cũng như lâu dài về sau, phải có giải pháp thích hợp để gìn giữ

sự bền vững, tránh những tác động nguy hại tới môi trường sinh thái. Quá trình

khai thác sử dụng đất đai, đất đai bị xói mòn, sạt lở, rửa trôi ảnh hưởng đến sự

phát triển của thảm thực vật và cân bằng môi trường sinh thái.

3.2. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội

3.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Page 55: ẬN TỐT NGHIỆP

45

Khu BTTN Bát Xát là khu vùng cao của huyện Bát Xát. Cuộc sống của

đồng bào dân tộc tại địa phương gắn với sản xuất nông lâm nghiệp, đặc biệt là

gắn với cây lúa, rừng và đất rừng. Các hoạt động sinh kế truyền thống chính là

khai thác sản phẩm tự nhiên (sản phẩm từ rừng kết hợp canh tác dưới tán rừng

như thảo quả), canh tác lúa nước, nương rẫy, chăn nuôi. Rừng và đất rừng là

nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng đối với sinh kế, cuộc sống của đồng bào

người Hmong. Rừng và đất rừng là nơi chăn thả gia súc. Dưới tán rừng tự nhiên,

từ bao đời nay, cộng đồng người Hmong đã kết hợp trồng cây thảo quả.. Việc

chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp, lâm nghiệp sang các ngành khác còn

chậm, mặt khác chưa phải là khu vực trọng điểm, chưa có các dự án công

nghiệp, dịch vụ đầu tư vào xã. Do vậy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế gặp rất

nhiều khó khăn. Tuy nhiên bước đầu nhân dân trong xã đã hình thành tư tưởng

làm ăn lớn trong quá trình sản xuất nông, lâm ngiệp. Một số hộ đã mạnh dạn đầu

tư vào lĩnh vực như chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, vận tải, chế biến nông lâm

sản, khai thác khoáng sản và hình thành một số trang trại tổng hợp bước đầu đã

thu được kết quả đáng khích lệ góp phần khuối động phong trào chuyển dịch cơ

cấu kinh tế của xã.

3.2.2. Dân số và lao động

Khu BTTN Bát Xát có 2.729 hộ, với 15.029 nhân khẩu và phân bố trên 44

thôn bản; bình quân từ 5 6 người/hộ. Mật độ dân số trung bình là 44,48 người/km2,

nhưng phân bố không đồng đều giữa các xã. Tại các xã có ít diện tích đồi và núi đá thì

mật độ dân số rất cao (xã Y Tý 54,62 người/km2) và ngược lại các xã có nhiều đồi núi

thì mật độ dân số giảm nhiều (xã Trung Lèng Hồ 15,14 người/km2). Tỷ lệ tăng dân số

trung bình năm 2012 trong khu vực 05 xã là 1,82%, bao gồm cả tăng dân số tự nhiên

và tăng dân số cơ học.

Page 56: ẬN TỐT NGHIỆP

46

Bảng hiện trạng dân số và lao động các xã năm 2014

Số TT Tên xã Số hộ

gia đình

Số nhân

khẩu

Số lao

động

(2012)

Mật độ dân số

(người/km2)

1 Y Tý 854 4.727 2.432 54,62

2 Dền sáng 417 2.102 1.313 51,41

3 Sàng Ma Sáo 721 4.234 2.179 57,79

4 Trung Lèng Hồ 426 2.245 1.171 15,14

5 Nậm Pung 311 1.721 1.017 43,45

Tổng cộng 2.729 15.029 8.112 44,48

Nguồn: Thống kê tại uỷ ban nhân dân các xã năm 2014

- Về cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế: Phần lớn lao động trong

ngành nông - lâm nghiệp chiếm 97,71%, còn lại lao động tham gia vào các

ngành kinh tế khác chiếm 2,29% so với tổng số lao động xã hội; Số người trong

độ tuổi đang lao động trong các ngành kinh tế chiếm 95,4%; số còn lại đang đi

học hoặc không có khả năng lao động.

- Về chất lượng lao động: Trong tổng số người trong độ tuổi lao động, số

lao động phổ thông chiếm trên 95%, số còn lại là lao động kỹ thuật và công

chức. Hệ quả không thể tránh khỏi là số lao động dư thừa rời địa phương đi

kiếm việc làm để mưu sinh, không ngoại trừ vào khai thác bất hợp pháp nguồn

tài nguyên rừng trong khu vực.

- Sự phân công lao động xã hội trong khu vực chưa rõ nét và hầu như

chưa có kế hoạch khai thác, sử dụng hợp lý; thời gian sử dụng lao động trong

nông thôn bình quân đạt 189 ngày/năm; lực lượng lao động nhàn rỗi chiếm từ 8

- 10% số lao động hiện có, phần lớn là số học sinh đến tuổi lao động không tìm

được việc làm. Đây là một vấn đề đáng quan tâm trong công tác chuyển đổi cơ

cấu lao động và tạo việc làm thu hút nguồn lao động dôi thừa trong khu vực.

3.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng

3.2.3.1 Cơ sở hạ tầng

Page 57: ẬN TỐT NGHIỆP

47

Theo kết quả điều tra cho thấy, mạng lưới giao thông trên địa bàn 05 xã khu

vực nghiên cứu tương đối đồng đều (mật độ 1,04km/km2) và đã được cải thiện

rất nhiều từ sự hỗ trợ của chương trình 134, 135, chương trình xây dựng nông

thôn mới. Hiện tại, đã có đường ô tô đến được tất cả trụ sở Ủy ban nhân dân các

xã, chủ yếu là đường cấp phối, chất lượng đường rất xấu, đặc biệt là các tuyến

đường giao thông nông thôn (liên xã, liên thôn, nội thôn, nội đồng) chủ yếu là

đường đất, mặt đường nhỏ, vào mùa mưa đi lại rất khó khăn, hiện đang là một

trở ngại lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của

các xã trong vùng và công tác quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên rừng trong

Khu BTTN Bát Xát sau này.

Với hiện trạng hệ thống giao thông trên địa bàn 05 xã trong khu vực, mới

chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc

phòng trên địa bàn. Để tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời

sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trên địa bàn cũng như nâng cao công tác

quản lý bảo vệ Vườn quốc gia, việc đầu tư xây dựng phát triển hệ thống giao

thông là hết sức cần thiết và cấp bách trong những năm tới..

3.2.3.2. Văn hoá thông tin, thể thao

Các hoạt động văn hoá thông tin, thể thao có nhiều đổi mới cả về nội dung

và hình thức hoạt động, phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị kinh tế của địa

phương, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá tinh thần của nhân dân.

Phong trào tuyên truyền xây dựng thôn bản văn hoá, nhằm bài trừ tệ nạn, hủ tục

lạc hậu được đông đảo quần chúng tham gia ủng hộ, luôn duy trì các loại hình

văn hoá dân gian.

3.2.3.3. Giáo dục - đào tạo

Trong những năm gần đây, nhận thức của người dân các trong khu vực

nghiên cứu về giáo dục đào tạo các thế hệ con em họ đã có nhiều thay đổi, hầu

hết số lượng học sinh đến tuổi đi học đều đã được đến trường. Theo số liệu

thống kê năm học 20132014 trên địa bàn các xã: Cấp mầm non có 5 trường, 54

Page 58: ẬN TỐT NGHIỆP

48

lớp, với 1.105 cháu và 87 giáo viên; cấp tiểu học có 6 trường, 133 lớp, với 1.918

học sinh và 186 giáo viên; cấp trung học cơ sở có 5 trường, 31 lớp, với 1.063

học sinh và 101 giáo viên.

Hệ thống trường, lớp và quy mô ngành học, bậc học đã phần nào đáp ứng

được nhu cầu học tập của con em trong vùng; số phòng học được xây dựng kiên

cố chiếm trên 75%, còn lại là nhà cấp 4; Chất lượng giáo dục có nhiều tiến bộ,

năm 2014 tỷ lệ học sinh huy động vào lớp 1 đạt 98,8%, vào cấp 2 đạt 85,8%,

vào cấp 3 đạt 38,1%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ở cấp tiểu học đạt 100%, cấp

trung học cở sở đạt 98,7%; số lượng học sinh khá giỏi các cấp tiếp tục tăng lên

qua các năm. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng phục vụ cho giáo dục trong vùng vẫn còn

thiếu thốn nhiều, đặc biệt là tình trạng thiếu phòng học ở cấp mẫu giáo mầm

non, chất lượng giáo dục chưa cao; thiếu giáo viên được đào tạo chính quy. Tỷ

lệ học sinh bỏ học cấp trung học cơ sở chiếm tới 14,2%. Đối tượng học sinh bỏ

học nhiều tập trung vào con em người Hà Nhì, người H’Mông và người Dao, ở

các thôn bản ở xa khu trung tâm xã.

3.2.3.4. Công tác an ninh- quốc phòng

Công tác an ninh chính trị - xã hội

Trong những năm qua tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

trên địa bàn ổn định, công tác tuần tra kiểm soát được tăng cường, việc nắm bắt

tình hình tạm trú, tạm vắng và tuyên truyền phổ biến pháp luật được đẩy mạnh.

Đảng bộ xã thường xuyên chỉ đạo chính quyền phối hợp với các cơ quan

liên quan nắm chắc tình hình tại các thôn, giải quyết dứt điểm các vụ tranh chấp

đất đai và các mâu thuẫn khác, công tác an ninh cơ sở được đảm bảo tốt không

có các tệ nạn xã hội.

Công tác quân sự quốc phòng

Đảng bộ lãnh đạo xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân gắn với

thế trận an ninh nhân dân. Lãnh đạo Ban chỉ huy quân sự các xã thực hiện tốt

nhiệm vụ quốc phòng gắn với phát triển KT - XH, xây dựng kế hoạch tác chiến

Page 59: ẬN TỐT NGHIỆP

49

trọng điểm để sẵn sàng chiến đấu. Hàng năm mở các đợt huấn luyện theo đúng

kế hoạch của huyện giao, kết quả đều đạt yêu cầu trở lên, trong đó có từ 45%

khá, giỏi. Công tác giao quân, tuyển quân đảm bảo đúng quy định. Chỉ đạo thực

hiện tốt chính sách hậu phương quân đội và phong trào đền ơn, đáp nghĩa.

3.3. Thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo vệ rừng

3.3.1. Thuận lợi

- Luôn nhận được sự tâm chỉ đạo sát sao của Huyện Uỷ, UBND huyện và

Ban quản lí khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát, thực hiện kế hoạch, bảo vệ và phát

triển rừng của huyện nên BQLKBT thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển

rừng xã đã tham mưu tốt cho Đảng ủy, UBND xã quản lý, bảo vệ và phát triển

rừng, PCCCR tại địa phương.

- Để phát huy tốt tinh thần đoàn kết, nhất trí và tạo được sự ủng hộ vào

cuộc thực sự của các ban ngành đoàn thể. Đi đôi với tuyên truyền vận động giáo

dục, thuyết phục nhân dân trong tinh thần tố giác tội phạm về các hành vi vi

phạm trong quản lý bảo vệ rừng và PCCCR ngày càng tốt hơn.

- Trong công tác giao khoán, chăm sóc, bảo vệ rừng đến các hộ gia đình

hoặc nhóm hộ gia đình để bảo vệ, khoanh nuôi, chăm sóc rừng.

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, xây dựng quy ước bảo vệ rừng, tổ

chức ký cam kết bảo vệ rừng; sử dụng lửa an toàn.

- Việc cập nhật, theo rõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn

luôn được thực hiện thường xuyên và có sự thống nhất cáo giữa các ban ngành.

- Thành lập và kiện toàn thường xuyên 01 BCĐ thực hiện kế hoạch bảo vệ

và phát triển rừng từng xã với 70 thành viên và thành lập được 07 tổ đội BVR và

PCCCR; có 01 cán bộ Kiểm lâm phụ trách địa bàn và 01 cán bộ phụ trách lâm

nghiệp để thực hiện công tác BVR và PCCCR tại cơ sở. Đồng thời thực hiện tốt

quy chế phối hợp giữa các lực lượng Công an, Quân sự trong BVR, PCCCR; lập

kế hoạch chỉ đạo cụ thể trong luyện tập, diễn tập PCCCR ở thôn bản;

- Sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ của Hạt Kiểm

lâm huyện Bát Xát, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên về công tác quản lý bảo

Page 60: ẬN TỐT NGHIỆP

50

vệ rừng, phát triển rừng đảm bảo, chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển

rừng, PCCCR. Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Bát Xát thực hiện các hạng

mục xây dựng phát triển rừng như: Bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh

rừng, trồng và chăm sóc rừng trồng theo chỉ tiêu kế hoạch hàng năm được

UBND tỉnh Lào Cai giao. Thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng

bổ sung, bình quân từ 100 ÷ 200 ha/năm; tính đến nay đã trồng rừng mới được

381,34 ha, với các loài cây như: Chè san, Sa mộc, Tống quán sủ.

3.3.2. Khó khăn

- Hiện tại Ban QLKBTTN Bát Xát đã có chế độ trợ cấp cho cán bộ lâm

nghiệp nhưng còn hạn hẹp về kinh phí, do vậy hoạt động về lâm nghiệp của các

xã trong Khu bảo tồn còn một số hạn chế, chưa kịp thời trong việc tham mưu

cho cấp uỷ, chính quyền xã về công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng,

PCCCR tại địa phương.

- Do địa bàn hoạt động rộng các thôn, bản đều có diện tích rừng phân bố

giải rác khắp các thôn; diện tích đất có rừng đa phần ở các khu vực xa khu dân

cư và giáp danh với các xã, Nậm Pung, Mường Hum.....

- Do phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao quen

sống chủ yếu dựa vào rừng, một mặt dân số ngày càng tăng, diện tích ruộng

nước ít nên đồng bào phải luôn luôn canh tác trên diện đất dốc, lên nguy cơ tiềm

ẩn xảy ra cháy rừng là rất cao.

- Việc đầu tư cơ sở vật chất cho công tác PCCCR chưa được các cấp, các

ngành quan tâm chú trọng. Dụng cụ, phương tiện phục vụ cho công tác PCCCR

còn thiếu, dụng cụ thô sơ có sẵn trong nhân dân.

- Tồn tại hiện nay là lực lượng phòng cháy chữa cháy mỏng, trang thiết bị

thiếu thốn nên khi xảy ra cháy rừng, người dân tham gia thường không đủ trang

thiết bị, nên các vụ chữa cháy rừng chưa thật sự mang lại hiệu quả như mong

muốn.

Tóm lại: Điều kiện tự nhiên tại khu vực nghiên cứu thuận lợi cho Hoàng

liên gai phát triển, đặc biệt tại khu vực 2 xã hiện có loài phân bố. Tuy nhiên, do

Page 61: ẬN TỐT NGHIỆP

51

sự phụ thuộc của cộng đồng dân cư vào rừng nên sinh cảnh rừng trong khu vực

chịu tác động lớn, đặc biệt là nguy cơ cháy rừng vào mùa khô rất ảnh hưởng tới

sự tồn tại của loài Hoàng liên gai. Do vậy cần các nghiên cứu toàn diện về nhiều

mặt kinh tế, kỹ thuật, chính sách xã hội… để góp phần bảo tồn loài Hoàng liên

gai tại địa phương.

Page 62: ẬN TỐT NGHIỆP

52

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Xác định vị trí phân bố và đặc điểm địa hình nơi bắt gặp Hoàng liên gai

phân bố tại Khu BTTN Bát Xát

4.1.1. Vị trí phân bố

Thông qua quá trình nghiên cứu và kế thừa tài liệu trước khi tiến hành

điều tra thực tế nhận thấy: Hoàng liên gai là một cây bụi hoặc gỗ nhỏ thuộc họ

Hoàng liên gai và vị trí phân bố của loài này thường ở những độ cao lớn. Trong

quá trình điều tra thực tế và phỏng vấn người dân cũng như cán bộ kiểm lâm tại

khu vực thì chúng tôi tiến hành điều tra tại 2 xã Trung Lèng Hồ và xã Sàng Ma

Sáo có sự xuất hiện của loài Hoàng liên gai. Để thu thập một số thông tin về

loài, phương pháp điều tra tuyến được thực hiện tại hai xã Trung Lèng Hồ và

Sàng Ma Sáo. Bảy tuyến điều tra được thiết kế đi qua các dạng địa hình và độ

cao khác nhau. Trong quá trình thực hiện một số hoạt động điều tra dưới sự hỗ

trợ của GPS 78S, bản đồ hiện trạng cũng như tổ bảo vệ rừng chúng tôi đã xác

định được vị trí nơi có loài Hoàng liên gai phân bố.

Kết quả điều tra, xử lí và tổng hợp số liệu về vị trí bắt gặp loài Hoàng

liên gai trong khu vực thể hiện qua sơ đồ phân bố và bảng 4.1:

Hình 4.1: Sơ đồ vị trí phân bố của Hoàng liên gai tại khu vực điều tra

Page 63: ẬN TỐT NGHIỆP

53

Page 64: ẬN TỐT NGHIỆP

54

Bảng 4.1 Thông tin về vị trí bắt gặp loài Hoàng liên gai

Bảng thống kê tọa độ và độ cao bắt gặp loài Hoàng liên gai

STT Tuyến điều tra Tọa độ

Độ cao

so với

mực

nước

biển(m)

Sinh cảnh

1 2 E00381716 N02489556 2703 Rừng gỗ tự nhiên núi đất phụ hồi

2 2 E00381616 N02489599 2741 Rừng gỗ tự nhiên núi đất phụ hồi

3 2 E00381177 N02489778 2850 Rừng gỗ tự nhiên núi đất phụ hồi

4 2 E00381049 N02489840 2841 Rừng tre nứa

5 2 E00381036 N02489835 2840 Rừng tre nứa

6 2 E00381016 N02489845 2846 Rừng tre nứa

7 2 E00380997 N02489844 2843 Rừng tre nứa

8 2 E00380912 N02489858 2849 Rừng tre nứa

9 2 E00380902 N02489858 2852 Rừng tre nứa

10 2 E00380875 N02489905 2858 Rừng lùn trên núi cao

11 2 E00380809 N02489937 2837 Rừng lùn trên núi cao

12 2 E00380778 N02489953 2836 Rừng lùn trên núi cao

13 2 E00380755 N02489963 2832 Rừng lùn trên núi cao

14 2 E00380697 N02489973 2816 Rừng lùn trên núi cao

15 2 E00380590 N02489971 2815 Rừng lùn trên núi cao

16 2 E00380430 N02490047 2839 Rừng lùn trên núi cao

17 2 E00380415 N02490067 2855 Rừng lùn trên núi cao

18 2 E00380295 N02490108 2921 Rừng lùn trên núi cao

19 2 E00380239 N02490171 2972 Rừng lùn trên núi cao

20 2 E00380237 N02490184 2977 Rừng lùn trên núi cao

21 2 E00380241 N02490188 2981 Rừng lùn trên núi cao

22 3 E00381885 N02488995 2577 Trảng cây bụi

23 3 E00381815 N02488982 2559 Trảng cây bụi

24 3 E00381796 N02488981 2557 Trảng cây bụi

25 3 E00381719 N02488996 2543 Trảng cây bụi

26 3 E00381691 N02488991 2540 Trảng cây bụi

27 3 E00381657 N02488961 2546 Rừng gỗ tự nhiên núi đất nghèo

28 3 E00381636 N02488950 2554 Rừng gỗ tự nhiên núi đất nghèo

29 3 E00381630 N02488944 2553 Rừng gỗ tự nhiên núi đất nghèo

30 3 E00381593 N02488955 2550 Rừng gỗ tự nhiên núi đất nghèo

31 3 E00381574 N02488956 2544 Rừng gỗ tự nhiên núi đất nghèo

32 3 E00381545 N02488954 2537 Rừng gỗ tự nhiên núi đất nghèo

33 3 E00381527 N02488944 2540 Rừng gỗ tự nhiên núi đất nghèo

34 3 E00381514 N02488941 2537 Rừng gỗ tự nhiên núi đất nghèo

35 3 E00381497 N02488947 2526 Rừng gỗ tự nhiên núi đất nghèo

Page 65: ẬN TỐT NGHIỆP

55

36 3 E00381479 N02488944 2524 Rừng gỗ tự nhiên núi đất phục hồi

37 3 E00381645 N02488935 2523 Rừng gỗ tự nhiên núi đất phục hồi

38 3 E00381440 N02488930 2518 Rừng gỗ tự nhiên núi đất phục hồi

39 3 E00381384 N02488960 2508 Rừng gỗ tự nhiên núi đất phục hồi

40 3 E00381362 N02488937 2496 Rừng gỗ tự nhiên núi đất phục hồi

41 3 E00381324 N02488926 2494 Rừng gỗ tự nhiên núi đất phục hồi

42 3 E00381292 N02488914 2493 Rừng gỗ tự nhiên núi đất phục hồi

43 3 E00380821 N02489243 2672 Rừng gỗ tự nhiên núi đất phục hồi

44 3 E00380703 N02489367 2750 Rừng gỗ tự nhiên núi đất phục hồi

45 7 E00380766 N02498588 2516 Đất có cây gỗ tái sinh núi đất

46 7 E00380667 N02498585 2534 Đất có cây gỗ tái sinh núi đất

47 7 E00380214 N02498611 2768 Đất có cây gỗ tái sinh núi đất

48 7 E00380147 N02498649 2788 Đất có cây gỗ tái sinh núi đất

49 7 E00380078 N02498665 2815 Đất có cây gỗ tái sinh núi đất

50 7 E00380031 N02498677 2833 Rừng gỗ tự nhiên núi đất phục hồi

51 7 E00380011 N02498698 2853 Rừng gỗ tự nhiên núi đất phục hồi

52 7 E00379983 N02498724 2870 Rừng gỗ tự nhiên núi đất phục hồi

53 7 E00379947 N02498740 2892 Rừng gỗ tự nhiên núi đất phục hồi

54 7 E00379922 N02498751 2908 Rừng gỗ tự nhiên núi đất phục hồi

Qua sơ đồ phân bố và bảng 4.1 và quá trình điều tra trên 7 tuyến điều tra

cho thấy có 03/07 tuyến bắt gặp được loài Hoàng liên gai và trong 7 ÔTC đại

diện có Hoàng liên gai, nhận thấy rằng: Hoàng liên gai thường nằm ở độ cao rất

lớn từ 2493m đến 2981m, so với tài liệu mô tả về độ cao phân bố của loài từ

2600-2900m (Theo Sách Đỏ thực vật, 2007) thì đây là thông tin cập nhật mới về

phân bố của loài. Số lượng loài ít, phân bố tự nhiên không đều mà mọc thành

từng đám điều này chứng tỏ Hoàng liên gai chỉ phù hợp với một số điều kiện lập

địa và tiểu hoàn cảnh nhất định, giải thích cho sự phân bố khá hẹp của loài.

Tương tự trong quá trình điều tra nhận thấy rằng ở những độ cao thấp hơn hoàn

toàn không tìm thấy sự xuất hiện của loài Hoàng liên gai, điều này cũng có thể

là do các yếu tố tự nhiên cũng như đặc điểm của loài, con người. Hoàng liên gai

là một cây thuốc quý, hiếm nên tình trạng khai thác cũng như các yếu tố tác

động lên sinh cảnh sống của loài đã làm cho loài trở lên hiếm.

Page 66: ẬN TỐT NGHIỆP

56

4.1.2. Đặc điểm địa hình nơi Hoàng liên gai phân bố

Bảng 4.2: Bảng thông tin về độ dốc, hướng phơi của các ÔTC nơi có

Hoàng liên gai phân bố

Bảng thông tin về độ dốc, hướng phơi của các ÔTC

OTC

số Trạng thái rừng Tọa độ tâm ÔTC (E/N)

Độ

cao(m)

Độ

dốc(o)

Hướng

phơi

1 Rừng gỗ tự nhiên

núi đất phục hồi 381734/2489573 2696 23 Đông Nam

2 Đất có cây gỗ tái

sinh núi đất 381047/2489841 2841 32 Tây Nam

3 Đất có cây gỗ tái

sinh núi đất 380694/2489972 2755 20 Tây

4 Rừng gỗ tự nhiên

núi đất nghèo 381800/2488969 2543 34 Nam

5 Rừng gỗ tự nhiên

núi đất nghèo 381630/2488944 2553 27 Đông Nam

6 Rừng gỗ tự nhiên

núi đấtphục hồi 381262/2488911 2488 28 Tây Nam

7 Đất có cây gỗ tái

sinh núi đá 380287/2498668 2721 32 Đông Nam

Từ bảng 4.2 và quá trình điều tra loài Hoàng liên gai được tìm thấy tại 2 xã

Trung Lèng Hồ và Sàng Ma Sáo( Khu BTTN Bát Xát) cho thấy, trong 7 ÔTC

được lập có loài Hoàng liên gai tìm thấy ở độ cao tương đương nhau khoảng từ

2493m trở lên, điều này chứng tỏ rằng sự tái sinh và phát triển của Hoàng liên

gai còn phụ thuộc vào hướng phơi. Hoàng liên gai chủ yếu xuất hiện ở các sườn

núi và đỉnh núi với độ dốc rất lớn từ 20o đến 34o cây mọc chủ yếu ở những nơi

đất nhiều mùn, màu sẫm đen. Loài được bắt gặp với những hướng phơi chính

Đông Nam, Tây Nam, Nam, Tây. Các hướng trên đều là những nơi có sườn đón

gió và chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt lớn, thời gian chiếu sáng thường là lớn

hơn các hướng khác. Trong điều kiện sống khắc nghiệt của loài, tuy số lượng ít

nhưng hướng phơi đã ảnh hưởng rõ rệt đến sự tái sinh cũng như sinh trưởng và

phát triển của loài. Hướng có số lượng cá thể Hoàng liên gai xuất hiện nhiều

nhất là Đông Nam, hướng có số lượng xuất hiện ít nhất là hướng Tây. Các

hướng phơi Đông Bắc, Tây Bắc, Đông, Bắc chưa ghi nhận được sự xuất hiện

của loài.

Page 67: ẬN TỐT NGHIỆP

57

4.2. Đặc điểm cấu trúc lớp phủ thực vật nơi Hoàng liên gai phân bố

Cấu trúc rừng là sự sắp xếp có tổ chức nội bộ các thành phần quần thể thực

vật rừng theo không gian và theo thời gian. Việc nghiên cứu cấu trúc tổ thành

tầng cây cao thông qua tài liệu và việc quan sát cấu trúc ngoài thực tế tạo ra một

cấu trúc định hướng cho việc đề xuất các biện pháp lâm sinh phù hợp.

Cấu trúc phản ánh kết quả của quá trình đấu tranh và thích ứng lẫn nhau

giữa các loài trong rừng. Cấu trúc là đặc điểm “Nổi bật nhất, là tác nhân chi phối

sự tái sinh và diễn thế rừng”( Nguyễn Văn Trương, 1973). Kết quả cuối cùng là

sự biến đổi về thành phần loài, số lượng loài, tính đa dạng thực vật, cấu trúc tầng

thứ, mật độ theo một quy luật tự nhiên, tuần hoàn trong quá trình tiến hóa theo

chiều hướng tiến đến một hệ sinh thái rừng có cấu trúc ổn định nhất và tính đa

dạng sinh học cao nhất. Việc nghiên cứu cấu trúc rừng giúp con người định

lượng hóa, mô hình hóa các quy luật vận động của tự nhiên, mỗi quan hệ giữa

chúng, thông qua đó có thể nghiên cứu, điều tiết có lợi về mặt sinh trưởng, phát

triển của cá thể cũng như quần xã một cách ổn định nhất (Thái Văn Trừng,

1970).

Cấu trúc 2 tầng cây gỗ là đặc trưng của thảm thực vật rừng kín thường

xanh á nhiệt đới núi thấp ở Trung Lèng Hồ và Sàng Ma Sáo. Trong đó:

Tầng ưu thế sinh thái A2: độ tàn che thường từ 45-55%, với các loài cây gỗ ưu

thế là: Sồi phảng, Dẻ cau, Mò roi, Thích lá xẻ, Thích lá quạt, Chắp tay, Dẻ gai

bắc bộ, Trâm trắng, Vỏ sạn, Kháo lá to, Côm tầng, Chân chim, Trâm tía, Thừng

mực mỡ, Tô hạp trung hoa, Giổi lá bạc. Đôi khi ở tầng này còn thấy có mặt của

một số loài quí hiếm như: Pơ mu, Sến mật nhưng còn rất ít. Chiều cao của tầng

A2 từ 15-20 m.

Tầng cây gỗ A3: bao gồm các loài cây của tầng trên còn nhỏ và các loài cây của

tầng dưới như: Cứt ngựa, Nhựa ruồi, Mán đỉa, Mắc niễng, Nanh chuột, Trứng gà

3 gân, Hoa trứng gà, Chè trám, Re hương, Hồi núi, v.v. Chiều cao của tầng A3

từ 8,8-12m.

Tầng cây bụi B: gồm các loài thực vật thuộc các họ Trúc đào, Cà phê, Thầu dầu,

Đậu, Dâu tằm, Họ Cam, họ Tếch, v.v. như Ớt sừng lá nhỏ, Ớt rừng, Lấu, Mua

đất, Bồ cu vẽ, Bọt ếch, Trúc núi và Hoàng liên gai.

Page 68: ẬN TỐT NGHIỆP

58

Tầng cỏ quyết: bao gồm chủ yếu các loài dương xỉ, một số loài cỏ, một số thực

vật họ Cúc, họ Thường sơn, họ Rau dền, họ Gừng, v.v. Điển hình là các loài

Dương xỉ thường, Lòng thuyền, Lụi, Sẹ, Sa nhân, Cỏ chân nhện, Cỏ lá tre,

Thường sơn, Ráng, Guột, Tóc thần vệ nữ, Ráy, Cao cẳng các loại, Trọng lâu,

Chàm núi, Chuối rừng, Mía dò, Cỏ xước, Rau dớn, Quyết lá dừa, v.v.

4.2.1. Một số đặc điểm rừng nơi có Hoàng liên gai phân bố

Bảng 4.3: Một số thông tin về trạng thái rừng nơi Hoàng liên gai phân bố

OTC số Trạng

thái rừng

Độ

tàn

che

Độ che

phủ(%)

Tổ thành tầng

cây gỗ

Tổ thành tầng cây

tái sinh

Các cây bụi, thảm tươi

chủ yếu

1

Rừng gỗ

tự nhiên

núi đất

phục hồi

0,1 70

6.43 Hồng quang

+ 2.14 Màng tang

+ 1.43 Vàng tâm

7.5 Chơn trà sp +

2.5 Sơn trâm sp

Hoàng liên gai, Dớn,

Ban hoa vàng, …

2

Đất có cây

gỗ tái sinh

núi đất

0 100 Vị trí lập ÔTC

không có cây gỗ

Vị trí lập ÔTC

không có cây tái

sinh

Sặt, Hoàng liên gai,

Dớn, Cỏ ba cạnh, Ban

hoa vàng, Bạch chỉ, Hoa

ly sp,

3

Đất có cây

gỗ tái sinh

núi đất

0,5 40

5.21 Vối thuốc

răng cưa + 4.79

Bời lời biến thiên

Vị trí lập ÔTC

không có cây tái

sinh Hoàng liên gai, Sặt, Tai

voi sp

4

Rừng gỗ

tự nhiên

núi đất

nghèo

0 90 Vị trí lập ÔTC

không có cây gỗ

Vị trí lập ÔTC

không có cây tái

sinh

Hoàng liên gai, Sặt, Cỏ

lào, Cỏ ba cạnh,Ban hoa

vàng, Dớn

5

Rừng gỗ

tự nhiên

núi đất

nghèo

0 60 Vị trí lập ÔTC

không có cây gỗ

Vị trí lập ÔTC

không có cây tái

sinh

Hoàng liên gai, Dớn, Cỏ

ba cạnh, Cỏ lào, Quyển

bá đứng

6

Rừng gỗ

tự nhiên

núi

đấtphục

hồi

0,5 30

3,87 Đỗ quyên

hoa trắng + 2,26

Súm lông + 1,29

Nhựa ruồi sp +

1,29 Vối thuốc

răng cưa + 0,97

sp4 + 0,32 Thích

lá xẻ

2,11 Đỗ quyên hoa

trắng + 1,05 Hồi lá

nhỏ + 1,05 Nhựa

ruồi + 1,05 Súm lá

nhỏ + 1,05 Thích lá

đỏ + 0,53 Dẻ gai đỏ

+ 0,53 Đỗ quyên

hoa vàng + 0,53 Đu

đủ rừng + 0,53

Súm lá lớn + 0,53

Súm lông + 0,53

Trứng gà ba gân +

0,53 Vối thuốc răng

cưa

Dớn, Sặt, Thượng nữ,

Quyển bá đứng, Tai

voi,Thông đất, Cỏ ba

cạnh

7

Đất có cây

gỗ tái sinh

núi đá

0 95 Vị trí lập ÔTC

không có cây gỗ

Vị trí lập ÔTC

không có cây tái

sinh

Hoàng liên gai, Sặt,

Thông đất, Cần dại, Ban

hoa vàng, Cỏ lào

Page 69: ẬN TỐT NGHIỆP

59

- Về trạng thái rừng: Từ kết quả thống kê cho thấy, Hoàng liên gai ở khu

vực nghiên cứu chúng phân bố tập trung chủ yếu ở 3 trạng thái rừng là Rừng tự

nhiên núi đất nghèo, Đất có cây gỗ tái sinh núi đá, Đất có cây gỗ tái sinh núi đất.

Đây là các trạng thái rừng thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Khu BTTN

Bát Xát. Trong đó có ÔTC 04, 05 thuộc trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất

nghèo, trong tổng số 7 ÔTC.

Hoàng liên gai là cây ưa sáng, có thể phơi sáng hoàn toàn, ưa ẩm nhưng

có khả năng chịu khô hạn tốt. Chúng còn được bắt gặp xanh tốt trên vị trí mà

toàn bộ lớp thảm tươi, cây bụi xung quanh đã khô héo, nơi có tốc độ gió thổi rất

mạnh. Điều đó chứng tỏ sức chịu đựng tốt với điều kiện ngoại cảnh của loài cây

này.

- Về độ tàn che, độ che phủ: Nơi bắt gặp Hoàng liên gai phân bố có độ

tàn che thấp, dao động từ 0-0,5, độ che phủ từ 30-95%. Thực tế cho thấy, Hoàng

liên gai hầu hết phân bố ở những nơi có độ tàn che rất thấp, từ 0 hoặc 0,1 là chủ

yếu, còn những nơi có độ tàn che trung bình khoảng 0,5 cũng có xuất hiện

Hoàng liên gai nhưng không nhiều, đặc biệt là số lượng cá thể loài rất ít. Hoàng

liên gai phân bố ở những nơi có độ che phủ trung bình từ 60%- 90% là điều kiện

lí tưởng để Hoàng liên gai phát triển. Từ đây thấy được Hoàng liên gai là cây ưa

sáng, sống ở những nơi không cần độ tàn che và thích hợp ở những nơi có độ

che phủ lớn. Điều này cũng gây ra một số bất lợi cho sự tái sinh của loài Hoàng

liên gai vì ở điều kiện độ che phủ lớn khi hạt rơi xuống đất bị ngăn lại bởi lớp

thảm tươi phía dưới. Trong đợt điều tra có thể thấy Hoàng liên gai là bụi cây ưu

thế của khu vực, vì các loài khác thường lụi vào mùa đông còn Hoàng liên gai

vẫn sinh trưởng bình thường, chủ yếu tập chung ở ven đường mòn, sườn đỉnh,

sinh trưởng và phát triển tốt ở những điều kiện khắc nghiệt trong khu vực.

- Về cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ: Kết quả tính toán công thức tổ

thành tầng cây cao theo số cây nơi có Hoàng liên gai phân bố được tổng hợp

trong bảng cho thấy tầng cây gỗ chỉ xuất hiện 03/07 ÔTC thuộc 2 trạng thái

rừng chính là rừng gỗ tự nhiên núi phục hồi và đất có cây gỗ tái sinh núi đất,….

Page 70: ẬN TỐT NGHIỆP

60

Còn 04/07 ÔTC là không có sự xuất hiện của tầng cây gỗ. Thành phần loài cây

gỗ trong công thức tổ thành rất đơn giản, với ưu thế thuộc về các loài cây gỗ nhỏ

như Đỗ quyên hoa trắng, Hồng quang, Màng tang, Vối thuốc răng cưa. Đặc biệt

có sự xuất hiện của loài Vàng tâm- là cây gỗ lớn, quý hiếm theo Sách Đỏ Việt

Nam ở ÔTC 01. Hoàng liên gai trong khu vực chủ yếu bắt gặp theo đám trên các

vị trí đất trống, các khoảng trống trong rừng, trảng cỏ hoặc trảng cây bụi thưa

thớt. Vị trí bắt gặp dưới tán rừng thì số lượng cá thể Hoàng liên gai rất ít và đa

phần cây còn non, nhỏ.

Bảng 4.4: Một số thông tin về tầng cây gỗ trong các ÔTC

OTC

số Trạng thái rừng

Mật độ cây

gỗ(cây/ÔTC) Hvn tb (m)

Hdc tb

(m)

Dt tb Mật độ

(cây/ha)

1 Rừng gỗ tự nhiên núi

đất phục hồi 14 3,96 7,39 1,89 140

2 Đất có cây gỗ tái sinh

núi đất 0 0 0 0 0

3 Đất có cây gỗ tái sinh

núi đất 51 5 15 2,5 510

4 Rừng gỗ tự nhiên núi

đất nghèo 0 0 0 0 0

5 Rừng gỗ tự nhiên núi

đất nghèo 0 0 0 0 0

6 Rừng gỗ tự nhiên núi

đất phục hồi 31 5 8,82 2,66 310

7 Đất có cây gỗ tái sinh

núi đá 0 0 0 0 0

Từ bảng 4.4 có thể thấy nơi phân bố của Hoàng liên gai trong khu vực hầu

hết là những vị trí không có tầng cây gỗ. Chỉ có 3 ÔTC là có tầng cây gỗ, mật độ

cây gỗ khá thấp, chỉ dao động từ 140-530 cây/ha, đường kính D1.3 trung bình từ

7,39-15cm, D tán trung bình dao động từ 1,89-2,66m, Hvn trung bình từ 3,96-

5m, thân thường cong queo do chịu tác động của gió mạnh ở khu vực sườn,

đỉnh. Đặc biệt có những khu vực xuất hiện kiểu rừng lùn trên núi cao mà chúng

tôi đã bắt gặp trong khu vực khảo sát. Đây là điều cần cân nhắc nếu tiến hành

Page 71: ẬN TỐT NGHIỆP

61

lựa chọn vị trí thích hợp cho gây trồng bổ sung Hoàng liên gai của khu vực

trong tương lai.

- Tổ thành tầng cây tái sinh: Từ bảng 4.3 cho thấy tổ thành tầng cây tái

sinh ở các trạng thái rừng rất đơn giản, số loài tái sinh ít, mật độ thấp, đa số là

cây con của các cây tầng trên, ít có loài khác chứng tỏ sự phát tán của các loài

trong khu vực tương đối ổn định, điều này cũng khẳng định ít có sự thay đổi

nhiều trong những năm tới về thành phần loài cây ở tầng trên của rừng. Các loài

chủ yếu xuất hiện trong công thức tổ thành cây tái sinh là Hồi lá nhỏ, Đỗ quyên

hoa trắng, Dẻ gai đỏ, Chơn trà sp, Súm lá nhỏ, Vối thuốc răng cưa,… tuy nhiên

số lượng cá thể cũng không nhiều. Sự cạnh tranh không gian sống giữa các cây

tái sinh và Hoàng liên gai chưa rõ rệt, không gian trống trên bề mặt nơi phân bố

còn nhiều.

Bảng 4.5: Một số thông tin về tầng cây tái sinh trong các ÔTC

OTC số Trạng thái rừng Mật độ cây

gỗ(cây/ÔTC)

Hvn tb

(cm)

Tình hình

sinh trưởng

Mật

độ(cây/ha)

1 Rừng gỗ tự nhiên núi

đất phục hồi 4 100 T 400

2 Đất có cây gỗ tái sinh

núi đất 0 0 0 0

3 Đất có cây gỗ tái sinh

núi đất 0 0 0 0

4 Rừng gỗ tự nhiên núi

đất nghèo 0 0 0 0

5 Rừng gỗ tự nhiên núi

đất nghèo 0 0 0 0

6 Rừng gỗ tự nhiên núi

đất phục hồi 30 90 T 2400

7 Đất có cây gỗ tái sinh

núi đá 0 0 0 0

Qua bảng 4.5 thấy được Hoàng liên gai phân bố ở những nơi ít có tầng cây

gỗ dẫn đến tầng cây tái sinh rất ít. Có 02/07 ÔTC là có sự xuất hiện của tầng cây

tái sinh với mật độ khá thấp từ 400-2400 cây/ha, chiều cao trung bình từ 90-

100cm, chất lượng tái sinh tốt. Nhưng số lượng cây tái sinh có triển vọng ở đây

tương đối cao, những cây tái sinh triển vọng có chiều cao trên 1m và có chất

Page 72: ẬN TỐT NGHIỆP

62

lượng sinh trưởng từ trung bình trở lên, có khả năng tham gia vào cấu trúc tầng

cây cao là rất lớn.

- Về đặc điểm tầng cây bụi, thảm tươi, thực vật ngoại tầng:

Bảng 4.6: Đặc điểm tầng cây bụi, thảm tươi, thực vật ngoại tầng nơi

Hoàng liên gai phân bố

OTC Htb cây bụi

(cm) Tình hình sinh trưởng

Hình thức phân bố

loài Hoàng liên gai

1 43,56 Trung bình Rải rác

2 91,0 Tốt Tập trung thành đám

3 180,0 Xấu

Tập trung thành đám

lớn

4 66,26 Xấu

Tập trung thành đám,

rải rác

5 62,50 Xấu Rải rác

6 33,89 Tốt Rất ít cá thể, rải rác

7 75,34 Trung bình Rải rác

Tầng cây bụi, thảm tươi trong khu vực điều tra chủ yếu sinh trưởng và phát

triển kém đến trung bình ngoại trừ ở ÔTC 06, chiều cao trung bình ở mức từ

33,89cm đến 180 cm, độ che phủ khoảng 75%, chúng đa phần có khả năng phơi

sáng, chịu gió tốt, độ lọt sáng nhiều do độ tàn che thấp hoặc không có. Thành

phần thực vật trong nhóm này cũng rất đơn giản, chủ yếu là các loài cây bụi nhỏ,

thân thảo có khả năng chịu lạnh tốt do ở đai độ cao lớn. Trong đó loài Quyển bá

đứng là loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam.

Lớp cây bụi, thảm tươi này có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra độ ẩm

thích hợp cho Hoàng liên gai. Chúng giúp tích mùn trong các kẽ đã nhờ cành rơi

lá rụng được giữ lại. Việc phân bố của Hoàng liên gai trong khu vực còn rải rác,

với số lượng khá ít, tại vị trí bắt gặp chúng thường mọc co cụm gần nhau với

một số cá thể, đa số cây phân nhiều nhánh. Nguyên nhân có thể loài này cạnh

tranh môi trường sống với các loài cây bụi, thảm tươi khác trong mùa mưa, các

hạt của Hoàng liên gai rơi xuống bị giữ lại ở tầng thảm tươi làm cho quá trình tái

sinh ngoài tán diễn ra kém, khó mở rộng phạm vi phân bố. Các cá thể mới hình

thành do tái sinh dưới tán cây mẹ tạo thành từng đám co cụm.

Page 73: ẬN TỐT NGHIỆP

63

Trong nhóm cây bụi, Hoàng liên gai cũng có thể mọc thành đám thuần

loài hay trên các khoảng đất trống thưa hoặc ít cây bụi. Trong trạng thái Đất có

cây gỗ tái sinh núi đất, lớp thảm của trạng thái chủ yếu là rừng sặt xen lẫn các cá

thể Hoàng liên gai. Còn lại ở trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất phục hồi thì

thấy xuất hiện Hoàng liên gai tái sinh, sở dĩ xuất hiện các cá thể Hoàng liên gai

tái sinh có thể là do những bụi Hoàng liên gai mọc ngoài khu vực trống ở cạnh

đó phát tán hạt tới.

Như vậy có thể thấy Hoàng liên gai phân bố tập trung ở những nơi có tiểu

sinh cảnh với lớp phủ thực vật chủ yếu là các trảng cỏ, trảng cây bụi, rừng sặt,

trên các rừng nghèo kiệt, nơi có điều kiện khí hậu núi cao mát mẻ, nhiều sương

mù, cây có khả năng phơi sáng hoàn toàn, thảm khô dày phân bố dày đặc và lớp

đất đen giàu mùn. Hoàng liên gai ít hoặc không xuất hiện ở những nơi có mật độ

tầng cây gỗ cao.

4.3. Đánh giá các đặc trưng phân bố của loài Hoàng liên gai theo các trạng

thái rừng

4.3.1. Ước lượng tổng cá thể Hoàng liên trong khu vực nghiên cứu

Với diện tích rừng tự nhiên thuộc khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát của xã

Trung Lèng Hồ là 9650,61 ha, xã Sàng Ma Sáo là 2071,3 ha, kết quả phân tích

số liệu bằng phần mềm Distance Sampling thu được như sau:

Hình 4.1: Mô hình xác định xác suất phát hiện loài bằng mắt thường trên

tuyến

Page 74: ẬN TỐT NGHIỆP

64

Kết quả xác xuất phát hiện: p 0.45508 10.56 52.00 0.36838 0.56219

Stratum: 2071.3

Estimate %CV df 95% Confidence Interval

------------------------------------------------------

Sample: 1. 1

Half-normal/Cosine

DS 0.00000

D 0.00000

N 0.00000

Sample: 2. 2

Half-normal/Cosine

DS 3.4335 10.56 52.00 2.7793 4.2416

D 55.566 43.43 19.18 23.292 132.56

N 676.00 43.43 19.18 283.00 1612.0

Sample: 3. 3

Half-normal/Cosine

DS 3.5133 10.56 52.00 2.8440 4.3402

D 41.269 30.44 25.66 22.371 76.133

N 568.00 30.44 25.66 308.00 1048.0

Sample: 4. 4

Half-normal/Cosine

DS 0.00000

D 0.00000

N 0.00000

Sample: 5. 5

Half-normal/Cosine

DS 0.00000

D 0.00000

N 0.00000

Sample: 6. 6

Half-normal/Cosine

DS 0.00000

D 0.00000

N 0.00000419

Sample: 7. 7

Half-normal/Cosine

DS 0.87663 10.56 52.00 0.70962 1.0830

Ước lượng khóm/ha (Ước lượng khoảng 95%)

D 2.6127 36.43 11.90 1.2099 5.6419

Ước lượng cây/ha (Ước lượng khoảng 95%)

N 79.000 36.43 11.90 36.000 170.00

N là số cây trên tuyến

Page 75: ẬN TỐT NGHIỆP

65

Stratum: 9650.61

Estimate %CV df 95% Confidence Interval

------------------------------------------------------

Ước lượng cho từng xã

Estimate %CV df 95% Confidence Interval

------------------------------------------------------

Stratum: 2071.3 (xã Sàng Ma Sáo)

Half-normal/Cosine

DS 0.87663 10.56 52.00 0.70962 1.0830

D 2.6127 10.56 52.00 2.1149 3.2276

N 5412.0 10.56 52.00 4381.0 6685.0

Stratum: 9650.61 (xã Trung Lèng Hồ)

Half-normal/Cosine

DS 1.3249 57.96 0.00 0.46143 3.8043

D 18.288 58.95 0.00 6.2708 53.332

N 0.17649E+06 58.95 0.00 60517. 0.51469E+06

Ước lượng cho 2 xã

Pooled Estimates:

Estimate %CV df 95% Confidence Interval

------------------------------------------------------

DS 1.2457 51.01 5.46 0.37308 4.1593

D 15.518 57.25 5.36 4.0568 59.357

N 0.18190E+06 57.25 5.36 47553. 0.69578E+06

Từ kết quả trên chúng tôi tổng hợp được bảng sau:

Bảng 4.7: Kết quả ước lượng mật độ, số lượng cá thể Hoàng liên gai theo

tuyến điều tra và theo vùng phân bố

Đơn vị khảo sát

Chiều dài

tuyến (cải

bằng) (km)

Mật độ

đám/ha

Mật độ

cây/ha

Tổng số cá thể ước

tính theo đơn vị khảo

sát

Tuyến 1 9,1 0 0 0

Tuyến 2 7,6 3,4335 55,566 676

Tuyến 3 8,6 3,5133 41,269 568

Tuyến 4 5,6 0 0 0

Tuyến 5 6,2 0 0 0

Tuyến 6 5,4 0 0 0

Tuyến 7 18,8 0,87663 2,6127 79

Xã Trung Lèng

Hồ

S=9650,61ha 1,3249 18,288 176490

Xã Sàng Ma Sáo S=2071,3ha 0,87663 2,6127 5412

Cả khu vực điều

tra

S=11721,91ha 1,2457 15,518 181900

Page 76: ẬN TỐT NGHIỆP

66

Như vậy trong 7 tuyến điều tra trải trên khu vực 2 xã thì tuyến số 2 và 3

thuộc xã Trung Lèng Hồ có mật độ đám và mật độ cây Hoàng liên gai bắt gặp

trên tuyến cao hơn khá nhiều so với tuyến số 7 thuộc xã Sàng Ma Sáo. Tổng số

lượng cá thể Hoàng liên gai ước tính có thể bắt gặp theo tuyến cao nhất ở tuyến

điều tra số 2 (Từ Cốt 2100 lên đỉnh Ki Quan San) với 676 cây, tiếp theo là tuyến

số 3 (Từ Cốt 2500m đi đường lán Dê lên Cốt 2800m) và cuối cùng là tuyến 7

(Từ điểm trường Trà Phà lên đỉnh Nhìu Cồ San- xã Sàng Ma Sáo) với lượng cá

thể rất thấp được ước tính là 79.

Theo Sách Đỏ Việt Nam, 2007- phần thực vật, loài Hoàng liên gai ở Việt

Nam chỉ được ghi nhận phân bố tại Lào Cai (Sa Pa: núi Hàm Rồng, Ô Quý Hồ;

Bát Xát: xã Trung Lèng Hồ). Như vậy việc phát hiện Hoàng liên gai có phân bố

ở xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, thuộc diện tích của khu bảo tồn thiên nhiên

Bát Xát là thông tin mới, bổ sung thêm địa điểm phân bố cho loài cây này.

Cũng theo kết quả ước lượng trên thì số lượng cây Hoàng liên gai vẫn tập

trung chủ yếu ở xã Trung Lèng Hồ với 176490 cây, trong khi con số này ở Sàng

Ma Sáo ít hơn rất nhiều. Với tổng lượng cây ước tính cho cả 2 xã có khoảng

181900 cây. Con số này nhỏ hơn tổng số cây ước lượng của 2 xã cộng lại là do

thuật toán đã loại bỏ các sai số khi ước lượng ở diện tích rộng hơn.

Theo thông tin cập nhật hiện nay của nhóm điều tra thì tại Khu Bảo tồn

thiên nhiên Bát Xát cũng mới chỉ có 2 xã trên được phát hiện sự phân bố của

loài Hoàng liên gai, do vậy nếu giả thuyết này là đúng thì đây chính là số lượng

cá thể Hoàng liên gai ghi nhận cho Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát. Tuy vậy,

cần tiếp tục mở rộng điều tra toàn bộ khu bảo tồn thì mới khẳng định được vấn

đề trên.

4.3.2. Đặc điểm sinh trưởng của Hoàng liên gai

Page 77: ẬN TỐT NGHIỆP

67

Bảng 4.8: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng của hoàng liên gai

Bảng tính toán các chỉ số kích thước của loài Hoàng liên gai

STT OTC Trạng thái rừng Hvn(m) Do(cm) Số cây Số nhánh

1 1

Rừng gỗ tự nhiên núi đất

phục hồi 1,7 2 2 9

2 2

Đất có cây gỗ tái sinh núi

đất 0,86 1 11 37

3 3

Đất có cây gỗ tái sinh núi

đất 1,8 2 33 660

4 4

Rừng gỗ tự nhiên núi đất

nghèo 1,64 3,1 20 196

5 5

Rừng gỗ tự nhiên núi đất

nghèo 1,17 1,36 52 419

6 6

Rừng gỗ tự nhiên núi

đấtphục hồi 1 0.5 5 5

7 7

Đất có cây gỗ tái sinh núi

đá 1,2 2 6 20

Qua bảng trên có thể thấy rằng sinh trưởng của các cây Hoàng liên gai ở các

trạng thái rừng có sự khác biệt nhau về các chỉ tiêu sinh trưởng bình quân. Các

các thể Hoàng liên gai thường tập chung ở trạng thái rừng rừng gỗ tự nhiên núi

đất nghèo với kích thước trung bình về chiều cao từ 1,17m đến 1,64m, đường

kính trung bình từ 1,36cm đến 3,1cm, ở trạng thái này thấy được Hoàng liên gai

phân bố nhiều như ÔTC 05 có 52 cây và 419 nhánh và ÔTC 04 có 20 cây, 196

nhánh. Trạng thái rừng gỗ tự nhiên tái sinh núi đất nghèo thường phân bố tại

khu vực thường phân bố từ 2500m đến 2600m tại những độ cao này Hoàng liên

gai thường phân bố đều trên cả trạng thái. Còn ở trạng thái rừng gỗ tự nhiên tái

sinh núi đất phục hồi và đất có cây gỗ tái sinh núi đá thấy được các cá thể Hoàng

liên gai phân bố rải rác trên trạng thái và mọc xem lẫn cùng với Sặt chiều cao

trung bình của Hoàng liên gai ở trạng thái này từ 1-1,7m, đường kính từ 0,5-

2cm. Trạng thái rừng gỗ tái sinh núi đất thì thấy được Hoàng liên gai phân bố

theo từng đám một với chiều cao từ 0,86- 1m, đường kính trung bình từ 1-2cm.

Từ đây có thể thấy được ở các vị trí trạng thái khác nhau thì Hoàng liên gai phân

bố cũng khác nhau.

Page 78: ẬN TỐT NGHIỆP

68

4.3.3. Mật độ Hoàng liên gai theo trạng thái rừng

Từ số liệu thu thập được trong các ÔTC, chúng tôi tính toán mật độ Hoàng

liên gai bắt gặp thực tế tại khu vực có phạm vi ÔTC điều tra. Kết quả cụ thể như

sau:

Bảng 4.9: Mật độ cây và nhánh Hoàng liên gai tính theo số liệu ÔTC

STT Trạng thái rừng Mật độ Hoàng liên gai

Cây/ha Nhánh/ha

1 Rừng gỗ tự nhiên núi đất phục hồi 20 90

2 Đất có cây gỗ tái sinh núi đất 1100 3700

3 Rừng gỗ tự nhiên núi đất nghèo 330 6600

4 Đất có cây gỗ tái sinh núi đá 200 1960

5 Rừng gỗ tự nhiên núi đất nghèo 520 4090

6 Rừng gỗ tự nhiên núi đất phục hồi 50 50

7 Đất có cây gỗ tái sinh núi đá 600 2000

Trung bình 402 2642

Qua bảng 4.9 thấy được Hoàng liên gai phân bố không đồng đều ở các trạng

thái rừng khác nhau. Mật độ phân bố bình quân của Hoàng liên gai là 402

cây/ha, và 2642 nhánh/ha. Trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất nghèo tuyến điều

tra 03 có số cây phân bố lớn nhất ở ÔTC 05 với 52 cây tương đương với 419

nhánh mật độ 4090 nhánh/ha. Trạng thái đất có cây gỗ tái sinh núi đất phân bố

33 cây nhưng có tới 660 nhánh tương đương với 6600 nhánh/ha. Ở trạng thái

rừng gỗ tự nhiên núi đất phục hồi có số lượng cây Hoàng liên gai phân bố thấp

nhất 2 cây tương đương với 9 nhánh mật độ là 90 cây/ha. Như vậy, cây Hoàng

liên gai có sự phân bố tập trung chủ yếu ở các khu vực có độ cao so với mực

nước biển bình quân là từ 2493m-2981m, xuất hiện ở nhiều trạng thái rừng khác

nhau, nhưng tập trung nhiều nhất ở trạng thái rừng nghèo chủ yếu là tầng cây

bụi, thảm tươi và những trạng thái có Sặt mọc kèm theo.

4.3.4. Sự thay đổi đặc điểm vật hậu qua các trạng thái rừng

Vật hậu học là hiện tượng sinh học tự nhiên của các loài thực vật rừng nói

chung và của Hoàng liên gai nói riêng, là hiện tượng biến đổi chu kỳ của sinh

vật theo sự biến đổi có nhịp điệu của thời tiết trong một năm Nghiên cứu đặc

Page 79: ẬN TỐT NGHIỆP

69

điểm vật hậu làm cơ sở để xây dựng kế hoạch cũng như xác định các biện pháp

kỹ thuật lâm sinh thích hợp tác động vào các giai đoạn phát triển của cây rừng

một cách hợp lý nhất nhằm thu được giống có chất lượng tốt nhất.

Bảng 4.10: Bảng ghi nhận đặc điểm vật hậu của Hoàng liên gai qua các

trạng thái rừng

Bảng ghi nhận vật hậu của Hoàng liên gai trong đợt khảo sát tháng 3/2020

STT OTC Trạng thái rừng

Sự xuất hiện của Hoàng liên gai

Mức độ xuất hiện Chồi

non Lá già Hoa

Quả

Non Già

1 1

Rừng gỗ tự nhiên

núi đất phục hồi × × Rải rác

2 2

Đất có cây gỗ tái

sinh núi đất × × × × Rải rác

3 3

Đất có cây gỗ tái

sinh núi đất × × × × Khắp OTC

4 4

Rừng gỗ tự nhiên

núi đất nghèo × × × × × Khắp OTC

5 5

Rừng gỗ tự nhiên

núi đất nghèo × × × × Khắp OTC

6 6

Rừng gỗ tự nhiên

núi đấtphục hồi × × Rải rác

7 7

Đất có cây gỗ tái

sinh núi đá × × Rải rác

Kết quả theo dõi đặc điểm về vật hậu trong đợt điều tra khu vực nghiên

cứu tháng 3 năm 2020 được tổng hợp ở bảng 4.10. Kết quả theo dõi cho thấy,

các pha vật hậu của Hoàng liên gai tại khu vực nghiên cứu phù hợp với các mô

tả trước đây trong tài liệu như Sách đỏ Việt Nam 2007,.. Tuy nhiên có sự biến

động giữa các trạng thái rừng và điều kiện địa hình khác nhau. Như ở trạng thái

rừng gỗ tự nhiên núi đất nghèo lớp phủ thực vật chủ yếu là tầng cây bụi thảm

tươi ở ÔTC 04+05 độ cao khá lớn khoảng 2500 m, nhiệt độ trung bình (260C),

nằm ở những nơi có độ dốc lớn, hướng phơi chủ yếu là Tây và Tây Nam nguồn

lượng nhiệt nhận được nhiều thì các pha vật hậu sớm hơn với các trạng thái rừng

mà có Hoàng liên gia phân bố. Trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất phục hồi thì

thấy được các pha vật hậu muộn hơn so với các trạng thái rừng mà Hoàng liên

Page 80: ẬN TỐT NGHIỆP

70

gai phân bố. Từ đây có thể thấy các đặc điểm vật hậu của loài Hoàng liên gai

phụ thuộc vào trạng thái rừng, độ cao, hướng phơi và độ dốc, đây cũng là tiền đề

để có những nghiên cứu sâu hơn về loài Hoàng liên gai ở các khu vực và địa

điểm có loài phân bố.

4.4. Các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp đề xuất phục vụ công tác bảo tồn,

phát triển hiệu quả loài Hoàng liên gai tại khu vực nghiên cứu

4.4.1. Những khó khăn và thuận lợi trong việc bảo tồn và phát triển loài

Hoàng liên gai

Thuận lợi:

- Được sự quan tâm của các cơ quan quản lí thông qua các đề tài nghiên

cứu về bảo tồn và phát triển các loài cây quý hiếm tại Khu BTTN Bát Xát.

- Ban quản lí khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát đã thực hiện trồng thử

nghiệm mô hình Hoàng liên gai ở trạng thái rừng thứ sinh đang phục hồi tại xã

Y Tý để nghiên cứu thêm về các đặc điểm sinh học cũng như sinh thái của loài

Hoàng liên gai.

- Đã có nhân giống và trồng thử nghiệm thành công bên Vườn quốc gia

Hoàng Liên.

- Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát đã xậy dựng được những tuyến tuần tra

tại khu vực các xã thuộc Khu BTTN và hai xã Trung Lèng Hồ và xã Sàng Ma

Sáo nói riêng, để dễ dàng trong việc kiêm soát và tuần tra rừng.

- Lực lượng tổ bảo vệ rừng hầu như là người dân bản địa tại khu vực nên

thuận tiện trong việc tuần tra rừng cũng như xác định được các tuyến tuần tra

thuận lợi.

- Cây Hoàng liên gai thích nghi tốt với điều kiện môi trường tại khu vực

nghiên cứu trên địa bàn hai xã Trung Lèng Hồ và xã Sàng Ma Sáo minh chứng

là qua điều tra trên các tuyến đã phát hiện quần thể Hoàng liên gai đang tồn tại

và có sự xuất hiện của các cây con tái sinh phù hợp cho loài phát triển và có thể

Page 81: ẬN TỐT NGHIỆP

71

giâm hom, nhân giống trồng tại vườn rừng của người dân giúp người dân tăng

thêm thu nhập vừa bảo tồn được loài Hoàng liên gai.

Khó khăn

- Do địa bàn hai xã Trung Lèng Hồ và xã Sàng Ma Sáo, nằm ở vùng núi

cao của Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát chủ yếu là núi đá vôi, địa hình hiểm trở

khó khăn và khoảng cách đi lại còn khá xa trong việc tuần tra.

- Hiện việc bảo tồn loài nằm chung các hoạt động bảo tồn quản lí rừng,

chưa có hoạt động triển khai riêng với từng loài.

- Nguy cơ cháy rất lớn vào mùa khô do đặc điểm thực bì lớp trảng cỏ khô,

cây bụi dày, độ ẩm thực bì thấp và gió to.

- Việc khai thác trái phép các tài nguyên từ rừng vẫn còn diễn ra.

- Lượng cây con thực tế bắt gặp rất ít, điểm phân bố co cụm cũng là một

nguy cơ đáng lưu tâm tới sự sống còn của loài.

- Hầu như các cá thể loài Hoàng liên gai điều tra được nằm trên tuyến du

lịch đỉnh Ki Quan San và đỉnh Nhìu Cồ San, mặc dù ý thức khách du lich đa

phần tốt, có biển tuyên truyền nâng cao ý thức nhưng nguy cơ bị tác động vẫn

rất lớn, đặc biệt từ cháy rừng do các hoạt động của con người.

- Do loài Hoàng liên gai phân bố ở đai cao thường trên 2500m lên cũng gây

ra những khó khăn về công tác tuần tra và bảo vệ.

- Vẫn còn hiện tượng chăn nuôi gia súc lớn như trâu, bò, dê tác động lên

sinh cảnh sống của loài.

- Trên tuyến điều tra cũng như qua phỏng vấn người dân thì vẫn còn bắt

gặp khách du lịch chặt một số loài quý hiếm như Mã hồ, dân còn khai thác

Hoàng liên gai làm thuốc theo kinh nghiệm.

- Lực lượng tổ bảo vệ rừng vẫn còn thiếu thốn về nhân lực cũng

4.5. Một số đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển loài Hoàng liên gai tại

địa phương

Page 82: ẬN TỐT NGHIỆP

72

Qua quá trình nghiên cứu và kế thừa tài liệu cũng như dựa vào kết quả điều

tra, phỏng vấn kinh nghiệm của người dân cũng như cán bộ kiểm lâm, tổ bảo vệ

rừng về loài Hoàng liên gai tại khu vực hai xã Trung Lèng Hồ và xã Sàng Ma

Sáo. Có thể đề xuất một số giải pháp để bảo tồn loài này như sau:

- Tích cực ngăn chặn sớm các hoạt động khai thác gây ảnh hưởng đến sinh

trưởng phát triển của loài Hoàng liên gai, xử lí nghiêm những trường hợp khai

thác, thu mua gây ảnh hưởng xấu đến tài nguyên.

- Cần phải lập chương trình kiểm kê và xây dựng dữ liệu về Hoàng liên gai

cho toàn vùng để có một cái nhìn chân thực nhất về mức độ nguy cấp của loài.

- Vận động người dân không chặt phá, đốt rừng để làm nương rẫy, trồng

cây lâm nghiệp, cây ăn quả. Nên bảo tồn các cây Hoàng liên gai trong nương

rẫy, vườn nhà, vừa thu hoạch bộ phận của cây vừa bảo tồn loài Hoàng liên gai

nguy cấp, quý, hiếm.

- Cần áp dụng các biện pháp bảo tồn tại chỗ, thực hiện các biện pháp xúc

tiến tái sinh tự nhiên của loài.

- Bảo tồn ngoại vi, đưa loài Hoàng liên gai vào gây trồng ở các địa điểm khác

nhau phù hợp với điều kiện lập địa nằm ngoài vùng bảo vệ nghiêm ngặt. Vừa bảo

tồn và cũng để phát triển và kinh doanh loài với mục đích bảo tồn cũng như cả

mục đích thương mại để giảm áp lực khai thác loài ở trong tự nhiên.

- Tăng cường vai tò của lực lượng chức năng, công tác quản lí lửa rừng,

quản lí khai thác đối với vùng phân bố tự nhiên.

- Phối hợp cùng các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tăng

cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân để người dân hiểu biết rõ

về tác dụng của loài cây này để bảo vệ.

- Ban quản lí khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát cũng như hai xã Trung Lèng

Hồ và xã Sàng Ma Sáo cần quan tâm và hỗ trợ về phương tiện cũng như trang

thiết bị cho tổ bảo vệ rừng cũng như cán bộ kiểm lâm phụ trách tại địa bàn.

- Cùng xây dựng các quy ước thôn bản, cùng khai thác, chia sẻ lợi ích từ

loài Hoàng liên gai một cách hợp lý, công bằng. Giúp bảo tồn loài một cách hiệu

quả nhất trong tự nhiên.

Page 83: ẬN TỐT NGHIỆP

73

KẾT LUẬN- TỒN TẠI- KHUYẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu và điều tra, khảo sát ngoài thực địa, đề tài đã thực

hiện đầy đủ các nội dung theo đề cương của đề tài, từ đó có thể đi đến một số

kết luận:

- Hoàng liên gai phân bố trên địa bàn 2 xã Trung Lèng Hồ và xã Sàng Ma

Sáo của Khu BTTN Bát Xát. Hoàng liên gai thường nằm ở độ cao rất lớn từ

2493m đến 2981m. Số lượng loài ít, phân bố tự nhiên không đều mà mọc thành

từng đám, cho thấy sự phân bố khá hẹp của loài. Hoàng liên gai chủ yếu xuất

hiện ở các sườn núi và đỉnh núi với độ dốc rất lớn từ 20o đến 34o cây mọc chủ

yếu ở những nơi đất nhiều mùn, màu sẫm đen. Hướng có số lượng cá thể Hoàng

liên gai xuất hiện nhiều nhất là Đông Nam, hướng có số lượng xuất hiện ít nhất

là hướng Tây. Các hướng phơi Đông Bắc, Tây Bắc, Đông, Bắc chưa ghi nhận

được sự xuất hiện của loài.

- Hoàng liên gai ở khu vực nghiên cứu phân bố tập trung chủ yếu ở 3 trạng

thái rừng là Rừng tự nhiên núi đất nghèo, Đất có cây gỗ tái sinh núi đá, Đất có

cây gỗ tái sinh núi đất. Hoàng liên gai là cây ưa sáng, có thể phơi sáng hoàn

toàn, ưa ẩm nhưng có khả năng chịu khô hạn tốt. Hoàng liên gai phân bố nơi có

độ tàn che thấp, dao động từ 0-0,5, độ che phủ từ 30-95%. Thậm trí ở những nơi

có độ tàn che rất thấp, từ 0 hoặc 0,1 là chủ yếu. Hoàng liên gai phân bố ở những

nơi có độ che phủ trung bình từ 60%- 90%. Hoàng liên gai là bụi cây ưu thế của

khu vực, vì vào mùa đông còn Hoàng liên gai vẫn sinh trưởng bình thường, chủ

yếu tập chung ở ven đường mòn, sườn đỉnh, sinh trưởng và phát triển tốt ở

những điều kiện khắc nghiệt trong khu vực.

- Hoàng liên gai phân bố ở những nơi có kết cấu tầng cây gỗ khá đơn giản

bị phá vỡ với độ tàn che. Thành phần loài cây gỗ trong công thức tổ thành rất

đơn giản, với ưu thế thuộc về các loài cây gỗ nhỏ như Đỗ quyên hoa trắng, Hồng

quang, Màng tang, Vối thuốc răng cưa. Mật độ cây gỗ khá thấp, chỉ dao động từ

140-530 cây/ha, đường kính D1.3 trung bình từ 7,39-15cm, D tán trung bình dao

Page 84: ẬN TỐT NGHIỆP

74

động từ 1.89-2.66m, Hvn trung bình từ 3.96-5m. Tổ thành tầng cây tái sinh ở

các trạng thái rừng rất đơn giản, số loài tái sinh ít, mật độ thấp từ 400-2400

cây/ha. Tầng cây bụi, thảm tươi trong khu vực điều tra chủ yếu sinh trưởng và

phát triển kém đến trung bình ở mức từ 33,89cm đến 180 cm, độ che phủ

khoảng 75%, chúng đa phần có khả năng phơi sáng, chịu gió tốt, độ lọt sáng

nhiều do độ tàn che thấp hoặc không có.

- Tổng số lượng cá thể Hoàng liên gai ước tính có thể bắt gặp theo tuyến

cao nhất ở tuyến điều tra số 2 (Từ Cốt 2100 lên đỉnh Ki Quan San) với 676 cây,

tiếp theo là tuyến số 3 (Từ Cốt 2500m đi đường lán Dê lên Cốt 2800m) và cuối

cùng lá tuyến 7 (Từ điểm trường Trà Phà lên đỉnh Nhìu Cồ San- xã Sàng Ma

Sáo) với lượng cá thể rất thấp được ước tính là 79. Kết quả ước lượng trên thì số

lượng cây Hoàng liên gai vẫn tập trung chủ yếu ở xã Trung Lèng Hồ với 176490

cây, trong khi con số này ở Sàng Ma Sáo ít hơn rất nhiều. Với tổng lượng cây

ước tính cho cả 2 xã có khoảng 181900 cây.

- Hoàng liên gai ở các trạng thái rừng có sự khác biệt nhau về các chỉ tiêu

sinh trưởng bình quân. Các các thể Hoàng liên gai thường tập chung ở trạng thái

rừng rừng gỗ tự nhiên núi đất nghèo với kích thước trung bình về chiều cao từ

1,17m đến 1,64m, đường kính trung bình từ 1,36cm đến 3,1cm, ở trạng thái này

thấy được Hoàng liên gai phân bố nhiều như ÔTC 05 có 52 cây và 419 nhánh và

ÔTC 04 có 20 cây, 196 nhánh. Còn ở trạng thái rừng gỗ tự nhiên tái sinh núi đất

phục hồi và đất có cây gỗ tái sinh núi đá thấy được các cá thể Hoàng liên gai

phân bố rải rác trên trạng thái và mọc xem lẫn cùng với Sặt chiều cao trung bình

của Hoàng liên gai ở trạng thái này từ 1-1,7m, đường kính từ 0,5-2cm. Trạng

thái rừng gỗ tái sinh núi đất thì thấy được Hoàng liên gai phân bố theo từng đám

một với chiều cao từ 0,86- 1m, đường kính trung bình từ 1-2cm.

- Mật độ phân bố bình quân của Hoàng liên gai là 402 cây/ha, và 2642

nhánh/ha. Trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất nghèo có số cây phân bố lớn nhất

ở OTC 05 với 52 cây tương đương với 419 nhánh mật độ 4090 nhánh/ha. Trạng

thái đất có cây gỗ tái sinh núi đất phân bố 33 cây nhưng có tới 660 nhánh tương

Page 85: ẬN TỐT NGHIỆP

75

đương với 6600 nhánh/ha. Ở trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất phục hồi có số

lượng cây Hoàng liên gai phân bố thấp nhất 2 cây tương đương với 9 nhánh mật

độ là 90 cây/ha.

- Hoàng liên gai ở độ cao khá lớn khoảng 2500 m, nhiệt độ trung bình

(260C), nằm ở những nơi có độ dốc lớn, hướng phơi chủ yếu là Tây và Tây Nam

thì các pha vật hậu sớm hơn với các trạng thái rừng mà có Hoàng liên gia phân

bố. Trạng thái rừng gỗ tự nhiên núi đất phục hồi thì thấy được các pha vật hậu

muộn hơn so với các trạng thái rừng mà Hoàng liên gai phân bố.

TỒN TẠI

- Phạm vi nghiên cứu còn chưa bao trùm toàn bộ Khu bảo tồn thiên nhiên

Bát Xát, mới tập chung trên địa bàn 2 xã. Số lượng tuyến và diện tích điều tra

còn khiêm tốn.

- Đề tài chưa nghiên cứu sâu về thành phần hoá học của cây Hoàng liên

gai làm cơ sở đề xuất sử dụng loài cây này như là cây dược liệu và thực phẩm

quý, hướng tới sản xuất cao thực vật của loài cây này.

- Chưa nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh hóa của cây Hoàng liên gai,

chưa nghiên cứu tính chất cơ lý của gỗ cây Hoàng liên gai.

- Chưa nghiên cứu tính đa dạng di truyền loài Hoàng liên gai làm cơ sở

xác định biến động kiểu gen của loài.

- Chưa nghiên cứu sâu về mối quan hệ giữa loài Hoàng liên gai và các loài

cây khác.

- Nguồn thông tin là phỏng vấn nên số liệu còn bị hạn chế, lượng thông

tin phỏng vấn chưa phong phú.

- Do địa hình hiểm trở và độ dốc rất lớn nên không tránh khỏi những sai sót

về số liệu và khi tiến hành điều tra các ÔTC gặp nhiều khó khăn.

KIẾN NGHỊ

Do trong khuôn khổ chuyên đề tốt nghiệp khóa học nên trong quá trình

tiến hành làm còn một số hạn chế về thời gian cũng như tình độ chuyên môn còn

Page 86: ẬN TỐT NGHIỆP

76

hạn chế, nội dung cũng như các hình thức tiến hành. Do vậy, có một số kiến

nghị như sau:

- Tiếp tục mở rộng địa bàn khảo sát và nội dung nghiên cứu để xây dựng

bộ cơ sở dữ liệu đầy đủ cho loài.

- Tìm kiếm các đề xuất nghiên cứu để hiện thực hóa các giải pháp đã đề

xuất ở trên để góp phần bảo tồn và phát triển loài có hiệu quả.

- Nên thử nghiệm phương pháp nhân giống bằng cách ghép thân với gốc

ghép là các cây con mới được tạo ra < 2 năm tuổi và cành ghép là các chồi ngọn

của cây trưởng thành để tạo ra các cây còn nhỏ nhưng có thể cho hoa, quả đẹp

dùng làm cảnh.

- Cần tiếp tục có giải pháp hỗ trợ để tiến hành khảo nghiệm hậu thế, đăng

ký tiến bộ kỹ thuật trong việc nhân giống và trồng cây Hoàng liên gai, từ đó tiếp

tục nhiệm vụ nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen cây Hoàng liên gai,

góp phần sử dụng bền vững các nguồn gen thực vật quý của Việt Nam.

Page 87: ẬN TỐT NGHIỆP

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2000. Tên cây rừng Việt Nam. NXB Nông

nghiệp.

2. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006. Quyết định số 2366 QĐ/BNN-LN ngày

17/8/2006: Đề án bảo tồn và phát triển LSNG giai đoạn 2006-2020.

3. Đỗ Tất Lợi, 2006. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. In lần thứ 14.

Nhà xuất bản Y học. Hà Nội.

4. Gilmour D.A. và Nguyễn Văn Sản, 1999. Tiềm năng và vai trò LSNG đối

với cuộc sống cộng đồng ở một số vùng đệm của VQG và khu dự trữ thiên nhiên

tại Việt Nam.

5. Lã Đình Mỡi, Nguyễn Thị Thủy và Phạm Văn Thích, 1995. Vấn đề

nghiên cứu và bảo vệ tài nguyên thực vật và sinh thái núi cao Sa Pa.

6. Lại Đức Lưu, Đỗ Thị Thu Hà, Vũ Thị Hằng, Hoàng Thị Giang, Nguyễn

Thị Thuỷ, Nguyễn Quang Thạch, 2014. Sản xuất sinh khối rễ cây hoàng liên gai

làm nguồn dược liệu cho sản xuất berberin bằng công nghệ khí canh. Tạp chí

Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 8: 1266-1273 www.vnua.edu.vn.

7. Lê Đình Khả. 1996-2001. Nghiên cứu chọn tạo giống và nhân giống cho

một số loài cây trồng rừng chủ yếu. Đề tài cấp Nhà nước KHCN 08-04.

8. Ngô Đức Phương, Trường đại học Quốc gia Hà Nội 2019. Nghiên cứu

phân loại họ Hoàng liên gai( Berberidaceae) ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ khoa

học.

9. Nguyễn Bá Hoạt (2002). Nghiên cứu phát triển một số cây thuốc tham gia

chuyển đổi cơ cấu cây trồng huyện vùng cao Sa Pa, Lào Cai. Luận án TS nông

nghiệp.

Page 88: ẬN TỐT NGHIỆP

10. Nguyễn Hải Tuất và Ngô Kim Khôi, 1996. Xử lý thông kê và kết quả

nghiên cứu thực nghiệm trong nông – lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp – Hà Nội.

11. Nguyễn Tập, 2007. Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam. Mạng

lưới Lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam. Tr. 95-96.

12. Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt nam - quyển 1. Nhà xuất bản Trẻ, tr.

325.

13. Phạm Văn Điển, 2005. Bảo tồn và phát triển thực vật cho LSNG. NXB

Nông nghiệp.

14. Trần Khắc Bảo, 1994. Phát triển cây dược liệu ở Lào Cai và Hà Giang.

Tạp chí Dược liệu.

15. Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm nghiệp - Viện Điều tra Quy

hoạch Rừng (2010). Báo cáo dự án “Điều tra đánh giá tình trạng bảo tồn các

loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc danh mục nghị định 32/2006/NĐ-

CP theo vùng sinh thái”.

16. Viện Dược liệu, 1990. Cây thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và

Kỹ thuật, Hà Nội.

17. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ),

2007. Sách đỏ Việt Nam. Phần II – Thực vật. NXB Khoa học Tự nhiên và Công

nghệ, Hà Nội. tr. 129-130.

18. Võ Văn Chi, 2007. Từ điển cây thuốc Việt Nam. NXB Y học.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

19. Harber, J. (2012). Two new Berberis section Wallichianae from western

China. Curtis's Botanical Magazine, 29(2), 112-121.

20. https://www.thieme-connect.de/products/ejournals/abstract/10.1055/s-

0028-1097869

Page 89: ẬN TỐT NGHIỆP

21. J.H.Keetac, M.Jacksonb, D.Cindic, P.J.Du Preezb, B.Visser:

Identification of naturalized and cultivated Berberis species in South Africa.

South African Journal of Botany, Volume 103, March 2016, Page 319

22. Landscape Plants of China, Quyển 1.NXB Lâm nghiệp Trung Quốc.

23. Mohammad Rahimi-Madiseh, Zahra Lorigoini, Hajar Zamani-

Gharaghoshi, Mahmoud Rafieian-Kopaei. Berberis vulgaris: Specifications and

Traditional Uses, Iran J Basic Med Sci, 20 (5), Pages 569-587, May 2017

24. Relationships in Patagonian species of Berberis (Berberidaceae) based

on the characterization of rDNA internal transcribed spacer sequences

25. Viện nghiên cứu lâm nghiệp Quảng Tây, 3/2015. Thực vật Quảng Tây,

Quyển 3, trang 1763. NXB Lâm nghiệp Trung Quốc.

26. Yang J, Zhao P, Wan D, et al. Antidiabetic Effect of Methanolic

Extract from Berberis julianae Schneid. via Activation of AMP-Activated

Protein Kinase in Type 2 Diabetic Mice. Evid Based Complement Alternat Med.

2014;2014:106206. doi:10.1155/2014/106206

27. Ying Junsheng (Ying Tsun-shen) et al. 2001. Berberidaceae. In: Ying

Tsun-shen, ed. Fl. Reipubl. Popularis Sin. 29: 50343.

28. Zeng XH, Zeng XJ, Li YY (2003). Efficacy and safety of berberine for

congestive heart failure secondary to ischemic or idiopathic dilated

cardiomyopathy. The American Journal of Cardiology, 92(2): 173-176

CÁC WEBSITE ĐƯỢC THAM KHẢO

29.http://vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32%20final.p

df

30. http://hcc.viettel.vn/lci-vqghl/da-dang-sinh-hoc/cac-loai-tren-sapa-phan-

si-pan/cac-loai-thuc-vat-mang-ten-sa-pa-phan-si-pan.html

http://www.efloras.org/florataxon.aspx?flora_id=2&taxon_id=103816

Page 90: ẬN TỐT NGHIỆP

31.http://pdf.vnuf.edu.vn/default.aspx?loc=0&id=878013806319671324446021

40336274734261

32. http://www.plant-supplies.com/plants/mahonianepalensis.htm

33. http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=2&ID=3034

34. https://docplayer.vn/181217342-%C4%91%E1%BA%A1i-

h%E1%BB%8Dc-qu%E1%BB%91c-gia-h%C3%A0-n%E1%BB%99i-

tr%C6%A3%E1%BB%9Dng-%C4%91%E1%BA%A1i-h%E1%BB%8Dc-

khoa-h%E1%BB%8Dc-t%E1%BB%B1-nhi%C3%AAn-ng%C3%B4-

%C4%91%E1%BB%A9c-ph%C6%A3%C6%A1ng-nghi%C3%AAn-

c%E1%BB%A9u-ph%C3%A2n-lo%E1%BA%A1i-h%E1%BB%8D-

ho%C3%A0ng-li%C3%AAn-gai-berberidaceae-%E1%BB%9F-

vi%E1%BB%87t-nam-chuy%C3%AAn-ng%C3%A0nh.html

35. https://ipni.org/n/106800-1

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31245889/?from_term=berberis&from_size=2

0&from_pos=11

36. https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0254629915325928

37. https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0254629916000880

38. www.vjol.info/index.php/tcdh/article/view/46606

39. https://science.mnhn.fr/

Page 91: ẬN TỐT NGHIỆP

PHỤ LỤC

Page 92: ẬN TỐT NGHIỆP

Phụ lục 01: Một số bảng biểu

Công thức tổ thành tầng cây cao

Bảng công thức tổ thành tầng cây cao OTC 01

TT Tên loài Kí hiệu Ni Ki

1 Hồng quang HQ 9 6.43

2 Màng tang MT 3 2.14

3 Vàng tâm VT 2 1.43

Bảng công thức tổ thành tầng cây cao OTC 03

TT Tên loài Kí hiệu Ni Ki

1 Vối thuốc răng cưa VT 28 5.21

2 Bời lời biến thiên BL 25 4.79

Bảng công thức tổ thành tầng cây cao OTC 06

TT Tên loài Kí hiệu Ni Ki

1 Súm lông SL 7 2.26

2 Đỗ quyên hoa trắng DQ 12 3.87

3 Sp4 Sp4 3 0.97

4 Nhựa ruồi sp NR 4 1.29

5 Vối thuốc răng cưa VT 4 1.29

6 Thích lá xẻ T 1 0.32

Page 93: ẬN TỐT NGHIỆP

Công thức tổ thành tầng cây tái sinh

Bảng công thức tổ thành cây tái sinh OTC 01

TT Tên loài Kí hiệu Ni Ki

1 Chơn trà sp CT 3 7.50

2 Sơn trâm ST 1 2.50

Bảng công thức tổ thành cây tái sinh OTC 06

TT Tên loài Kí hiệu Ni Ki

1 Chè rừng CR 1 0.33

2 Chè súm CS 1 0.33

3 Chè súm lá lớn CSL 1 0.33

4 Chè súm lá nhỏ CSN 1 0.33

5 Dẻ gai đỏ DG 2 0.67

6 Đỗ quyên hoa trắng DQT 6 2.00

7 Đỗ quyên hoa vàng DQV 1 0.33

8 Đu đủ rừng DD 1 0.33

9 Hồi H 1 0.33

10 Hồi lá nhỏ HN 7 2.33

11 Nhựa ruồi NR 2 0.67

12 Súm S 1 0.33

13 Súm lông SL 2 0.67

14 Thích lá đỏ T 2 0.67

15 Trứng gà ba gân TG 1 0.33

Page 94: ẬN TỐT NGHIỆP

Biểu điều tra loài Hoàng liên gai trên tuyến Biểu điều tra loài Hoàng liên gai theo tuyến

Tuyến số:02

Tọa độ đầu tuyến:E00382853/N02490104

Địa danh: Thôn Trung Hồ- Đỉnh

Ki Quan San Tọa độ cuối tuyến:E00380247/N02490304

Ngày điều tra: 29/2/2020

STT Tên loài Số

lượng

Tọa độ bắt gặp Độ cao tuyệt

đối

Khoảng

cách tới

tuyến(m) E N

1 Hoàng liên gai 2 E00381716 N02489556 2703 0.5

2 Hoàng liên gai 4 E00381716 N02489556 2703 18

3 Hoàng liên gai 1 E00381616 N02489599 2741 2

4 Hoàng liên gai 4 E00381177 N02489778 2850 4

5 Hoàng liên gai 3 E00381049 N02489840 2841 5

6 Hoàng liên gai 2 E00381036 N02489835 2840 0.5

7 Hoàng liên gai 4 E00381016 N02489845 2846 0.5

8 Hoàng liên gai 1 E00380997 N02489844 2846 8

9 Hoàng liên gai 1 E00380997 N02489844 2843 5

10 Hoàng liên gai 1 E00380997 N02489844 2843 7

11 Hoàng liên gai 1 E00380997 N02489844 2843 0

12 Hoàng liên gai 2 E00380912 N02489858 2849 0

13 Hoàng liên gai 20 E00380902 N02489858 2852 0

14 Hoàng liên gai 200 E00380875 N02489905 2858 15

15 Hoàng liên gai 50 E00380430 N02490047 2839 13

16 Hoàng liên gai 30 E00380415 N02490067 2855 10

17 Hoàng liên gai 10 E00380295 N02490108 2921 10

18 Hoàng liên gai 15 E00380239 N02490171 2972 1.5

19 Hoàng liên gai 5 E00380237 N02490184 2977 5

20 Hoàng liên gai 15 E00380241 N02490188 2981 0.5

Page 95: ẬN TỐT NGHIỆP

Biểu điều tra loài Hoàng liên gai theo tuyến

Tuyến số:03

Tọa độ đầu tuyến:E00382297/N02489953

Địa danh: Thôn Trung Hồ, xã

Trung Lèng Hồ Tọa độ cuối tuyến:E00380650/N02489494

Ngày điều tra:

1/3/2020

STT Tên loài Số

lượng

Tọa độ bắt gặp Độ cao

tuyệt đối

Khoảng

cách tới

tuyến(m) E N

1 Hoàng liên gai 30 E00381885 N02488995 2577 1

2 Hoàng liên gai 20 E00381815 N02488982 2559 0.5

3 Hoàng liên gai 15 E00381796 N02488981 2557 20

4 Hoàng liên gai 30 E00381719 N02488996 2543 20

5 Hoàng liên gai 30 E00381691 N02488991 2540 5

6 Hoàng liên gai 1 E00381657 N02488961 2546 5

7 Hoàng liên gai 10 E00381636 N02488950 2554 5

8 Hoàng liên gai 35 E00381657 N02488961 2546 5

9 Hoàng liên gai 42 E00381657 N02488961 2546 6

10 Hoàng liên gai 100 E00381630 N02488944 2553 3

11 Hoàng liên gai 27 E00381593 N02488955 2550 4

12 Hoàng liên gai 15 E00381574 N02488956 2544 2

13 Hoàng liên gai 25 E00381545 N02488954 2537 3

14 Hoàng liên gai 15 E00381527 N02488944 2540 2.5

15 Hoàng liên gai 5 E00381514 N02488941 2537 1

16 Hoàng liên gai 3 E00381497 N02488947 2526 1.5

17 Hoàng liên gai 7 E00381479 N02488944 2524 5

18 Hoàng liên gai 17 E00381645 N02488935 2523 3

19 Hoàng liên gai 8 E00381440 N02488930 2518 2

20 Hoàng liên gai 9 E00381384 N02488960 2508 1

21 Hoàng liên gai 6 E00381362 N02488937 2496 3

22 Hoàng liên gai 7 E00381324 N02488926 2494 4

23 Hoàng liên gai 10 E00381292 N02488914 2493 5

24 Hoàng liên gai 2 E00380821 N02489243 2672 2

25 Hoàng liên gai 1 E00380703 N02489367 2750 0.5

Page 96: ẬN TỐT NGHIỆP

Biểu điều tra loài Hoàng liên gai theo tuyến

Tuyến số:07

Tọa độ đầu tuyến:E00382894/N02497261

Địa danh: Thôn Nhìu Cồ San,

xã Sàng Ma Sáo Tọa độ cuối tuyến:E00379848/N02498768

Ngày điều tra:

4/3/2020

STT Tên loài Số

lượng

Tọa độ bắt gặp Độ

cao

tuyệt

đối

Khoảng

cách tới

tuyến(m) E N

1

Hoàng liên

gai 1 E00380766 N02498588 2516 0.5

2

Hoàng liên

gai 1 E00380667 N02498585 2534 0.5

3

Hoàng liên

gai 3 E00380287 N02498668 2721 3.5

4

Hoàng liên

gai 1 E00380415 N02498668 2659 1.2

5

Hoàng liên

gai 2 E00380214 N02498611 2768 1.1

6

Hoàng liên

gai 6 E00380147 N02498649 2788 2

7

Hoàng liên

gai 7 E00380078 N02498665 2815 2

8

Hoàng liên

gai 13 E00380031 N02498677 2833 3

9

Hoàng liên

gai 15 E00380011 N02498698 2853 2

10

Hoàng liên

gai 20 E00379983 N02498724 2870 3.5

11

Hoàng liên

gai 15 E00379947 N02498740 2892 3.5

12

Hoàng liên

gai 10 E00379922 N02498751 2908 1.5

Page 97: ẬN TỐT NGHIỆP

Biểu điều tra tác động ảnh hưởng tới loài Hoàng liên gai

Biểu 05: Ghi nhận tác động ảnh hưởng tới loài Hoàng liên gai

và sinh cảnh nơi mọc

Tuyến :02 Ngày điều tra:29/2/2020

Địa danh: Thôn Trung Hồ- Trung Lèng Hồ

Người điều tra: Hà, Chính, Khôi, Vình, Páo, Vàng, Sếnh

STT Loại tác động Hình thức tác động Mức độ

tác động

Mức độ ảnh

hưởng tới

Hoàng liên

gai

Vị trí ghi nhận

E N

1 Cây bị chặt Cưa 1 cây Không E00382805 N02490071

2 Cây bị chặt Cưa, dao chặt 4 cây Không E00382759 N02489974

3 Cây đổ Gió, 2 cây Có E00382748 N02489935

4 Cây đổ Gió 1 cây Có E00382705 N02489900

5 Cây Chết ngọn Băng, tuyết 6 cây Không E00382668 N02489861

6 Chè Súm Chặt 1 cây Không E00381734 N02489573

7 Cây bị đổ Tuyết 1 cây Có E00380451 N02490044

8 Đốt củi Khách du lịch chặt 1 cây Có E00380239 N02490295

Page 98: ẬN TỐT NGHIỆP

Biểu 05: Ghi nhận tác động ảnh hưởng tới loài Hoàng liên gai và sinh cảnh nơi mọc

Tuyến :03

Ngày điều

tra:1/3/2020

Địa danh: Thôn Trung Hồ-Trung Lèng Hồ

Người điều tra: Hà, Chính, Khôi, Vình, Páo, Vàng, Sếnh

STT Loại tác động Hình thức tác

động

Mức độ

tác động

Mức độ

ảnh

hưởng

tới

Hoàng

liên gai

Vị trí ghi nhận

E N

1 Cây Sồi Chặt 4 cây Không E00382192 N02489493

2 Cây chết và đang chuẩn

bị chết

Thay đổi môi

trường sống 3 cây Không E00382142 N02489500

3 Cây đổ Thay đổi môi

trường sống 7 cây Không E00381999 N02489316

4 Cây đổ Bị đổ 1 cây Không E00381992 N02489314

5 Cây chết Thay đổi môi

trường sống 1 cây Không E00381875 N02489140

6 Cây chết Thay đổi môi

trường sống 10 cây Không E00381876 N02489091

7 Cây đổ Thay đổi môi

trường sống 1 cây Có E00381881 N02489075

8 Cây Dẻ Bị đổ 3 cây Không E00381119 N02488982

9 Cây đổ Bị đổ 1 cây Có E00381012 N02489048

Page 99: ẬN TỐT NGHIỆP

Biểu 05: Ghi nhận tác động ảnh hưởng tới loài Hoàng liên gai và sinh cảnh nơi

mọc

Tuyến :04 Ngày điều tra:2/3/2020

Địa danh: Khe suối Nậm Pẻn

Người điều tra: Hà, Chính, Khôi, Vình, Páo, Vàng, Sếnh

STT Loại tác

động Hình thức tác động

Mức độ

tác động

Mức độ ảnh

hưởng tới

Hoàng liên

gai

Vị trí ghi nhận

E N

1 Cây đổ Bật gốc 1 cây Không E00382982 N02490246

2 Cây đổ Gió, bật gốc 1 cây Không E00382939 N02490283

3 Cây đổ Bật gốc 1 cây Không E00382911 N02490317

4 Cây đổ Bật gốc 1 cây Không E00382881 N02490330

5 Táu Bật gốc 4 cây Không E00382860 N02490331

6 Bị chặt Chặt 5 cây Không E00382745 N02490366

7 Cây đổ làm trong rùng 1 cây Không E00382701 N02490389

8

Làm vườn

ươm thảo

quả

Chặt 100m Không

E00382691 N02490377

9 Cây đổ Đổ gãy 1 cây Không E00382463 N02490366

10 Cây đổ Bị đổ 1 cây Không E00382328 N02490434

11 Cây đổ Bật gốc 1 cây Không E00382179 N02490585

12 Cây đổ Bị đổ 1 cây Không E00382163 N02490626

13 Cây đổ Bị đổ 1 cây Không E00382070 N02490775

14 Cây đổ Bật gốc 1 cây Không E00382007 N02490725

15 Cây đổ Bị đổ 1 cây Không E00381881 N02490691

Page 100: ẬN TỐT NGHIỆP

Biểu 05: Ghi nhận tác động ảnh hưởng tới loài Hoàng liên gai và sinh cảnh nơi mọc

Tuyến :07 Ngày điều tra:4/3/2020

Địa danh: Điểm trường Trà Phà- Nhìu Cồ San

Người điều tra: Hà, Chính, Khôi, Vình, Páo, Vàng, Sếnh

STT Loại tác động Hình thức tác động

Mức độ

tác

động

Mức độ

ảnh

hưởng tới

Hoàng

liên gai

Vị trí ghi nhận

E N

1 Cây đổ Bị cháy đổ 1 cây Không E00381247 N02497892

2 Vết vận xuất gỗ Vết vận chuyển 2 cây Không E00381272 N02497913

3 Cây bị chặt Bị chặt 3 cây Không E00381365 N02498004

4 Cây đổ Bị chặt 1 cây Không E00381391 N02498143

5 Táu Bị gãy 1 cây Có E00381099 N02498366

6 Bị chặt Chặt 1 cây Không E00381081 N02498386

7 Sặt bị chặt Bị phát quang 1 cây Có E00381049 N02498398

8 Cây chết Môi trường sống thay

đổi 1 cây Không

E00381049 N02498398

9 Cây bị chặt Bị chặt 1 cây Có E00380945 N02498436

10 vàng tâm Bị chặt 1 cây Không E00380945 N02498436

11 Vàng tâm Bị chết môi trường thay

đổi 1 cây Không

E00380623 N02498594

12 Cây chết Băng, tuyết 1 cây Không E00380454 N02498652

13 Đám rừng sặt bị

đào Rúi đào

1 cây Có

E00380272 N02498655

Page 101: ẬN TỐT NGHIỆP

Kết quả phỏng vấn người dân về Hoàng liên gai

Bảng kết quả điều tra phỏng vấn người dân

Bảng kết quả điều tra phỏng vấn người dân tại khu vực

TT Tên người

phỏng vấn

Tuổi Dân

tộc

Nghề nghiệp Địa điểm

phỏng vấn

Ghi chú

1 Trần Quang

Chính

27 Kinh Cán bộ kiểm lâm Trung Lèng Hồ Cán bộ

2 Vàng A Sếnh 28 Mông Tổ bảo vệ rừng Trung Lèng Hồ Cán bộ

3 Lý A Páo 31 Mông Tổ bảo vệ rừng Trung Lèng Hồ Cán bộ

4 Lý A Vàng 40 Mông Tổ bảo vệ rừng Trung Lèng Hồ Cán bộ

5 Vàng A Sai 42 Mông Tổ bảo vệ rừng Trung Lèng Hồ Cán bộ

6 Lý A Thà 40 Mông Làm nông Trung Lèng Hồ Người

dân

7 Lù Thị Thèn 60 Hà

Nhì

Người bán hàng Nhìu Cồ San Hộ gia

đình

8 Giàng A Hừ 35 Mông Công an thôn Nhìu Cồ San Cán bộ

9 Giàng A Tếnh 40 Mông Bí thư chi bộ thôn Nhìu Cồ San Cán bộ

10 Lầu A De 45 Mông Làm nương thảo

quả

Nhìu Cồ San Hộ gia

đình

11 Vừ A Thào 38 Mông Làm nương thảo

quả

Nhìu Cồ San Hộ gia

đình

12 Vừ A Chứ 37 Mông Tổ bảo vệ rừng Nhìu Cồ San Cán bộ

13 Lý A Vạ 43 Mông Tổ bảo vệ rừng Nhìu Cồ San Cán bộ

14 Vừ A Kỷ 32 Mông Tổ bảo vệ rừng Nhìu Cồ San Cán bộ

Page 102: ẬN TỐT NGHIỆP

PHIẾU PHỎNG VẤN CÁ NHÂN VỀ HOÀNG LIÊN GAI TẠI KHU VỰC

NGHIÊN CỨU

Thông tin chung:

Họ tên người được phỏng vấn: Trần Quang Chính

Địa chỉ công tác/ nơi ở: Ban quản lí Khu BTTN Bát Xát- Cán bộ kiểm lâm địa

bàn xã Trung Lèng Hồ

Nghề nghiệp: Kiểm lâm Ngày phỏng vấn: 28/02/2020

Người phỏng vấn: Trương Trọng Khôi

Nội dung phỏng vấn:

Xin ông/bà vui lòng cho biết những thông tin sau đây:

1. Ông/bà có biết loài Hoàng liên gai không? Loài ý thường phân bố ở khu

vực nào? Tên địa phương là gì? Loài cây đó có dạng sống gì?

- Có, thường phân bố những nơi vùng núi cao như Sa Pa và Bát Xát

- Tên địa phương là mật gấu

□ Gỗ √ Bụi □ Dây leo

□ Tre □ Thân Thảo □ Khác

2.Ông (bà) đã từng gặp loài Hoàng liên gai chưa?

√Có B. Không

3.Loài Hoàng liên gai thường mọc ở đâu? Ở khu rừng nào? Ở độ cao bao

nhiêu?.

- Loài này thường mọc ở những nơi trống có trảng cỏ cây bụi

- Thường mọc ở độ cao 2800m trở lên

4. Mùa hoa, quả chín của loài gặp vào thời điểm nào trong năm?

- Mùa hoa khoảng từ tháng 1 đến tháng 3

- Mùa quả từ tháng 4 đến tháng 10

5. Theo ông (bà), từ trước đến nay thường sử dụng loài Hoàng liên gai để làm

gì? Sử dụng bộ phận nào? Công dụng ra sao?

- Loài Hoàng liên gai thường được lấy về đun nước làm nước uống khi bị đi

ngoài

- Bộ phận được sử dụng là lá và thân

Page 103: ẬN TỐT NGHIỆP

6.Cách thu hái, chế biến như thế nào?

- thường thì chặt cả cây đem về

- chặt nhỏ đoạn thân ra và đem phơi khô dùng dần

7. Giá bán của Hoàng liên gai trên thị trường là bao nhiêu?

- Giá khá thấp chỉ khoảng 20.000-35.000 đồng/1 kg tươi

8. Thường khai thác vào mùa nào trong năm? Cách khai thác?

- Thường khai thác vào cuối năm khoảng tầm từ tháng 10 đến tháng 12

9. So với mấy năm trước, hiện nay số lượng bắt gặp loài Hoàng liên gai trên

rừng có giảm sút không? Ở mức độ nào?

□ Giảm mạnh √ Giảm trung bình □ Giảm ít

10. Ông/bà có gặp cây con tái sinh của loài trong rừng tự nhiên không?

□ Hay gặp √ Ít gặp □ Rất hiếm gặp

11. Có thể thu hái hạt, cành giống của loài để trồng không? Trồng vào thời điểm

nào trong năm?

- Có thể thu hái hạt để đem trồng, cây tái sinh hạt tốt

- Thường trồng vào tháng 2

12. Có những khó khăn gì để bảo tồn và phát triển loài cây này? Làm thế nào để

khắc phục?

- Hiện nay nhiều người thì biết đến công dụng của loài và cũng như một số

người dân vẫn còn chưa biết hết tác dụng của loài

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân.

Page 104: ẬN TỐT NGHIỆP

PHIẾU PHỎNG VẤN CÁ NHÂN VỀ HOÀNG LIÊN GAI TẠI KHU VỰC

NGHIÊN CỨU

Thông tin chung:

Họ tên người được phỏng vấn: Lý A Vàng

Địa chỉ công tác/ nơi ở: Tổ trưởng tổ bảo vệ rừng thôn Trung Hồ, xã Trung Lèng

Hồ

Nghề nghiệp: Làm nông, tuần rừng Ngày phỏng vấn: 28/02/2020

Người phỏng vấn: Trương Trọng Khôi

Nội dung phỏng vấn:

Xin ông/bà vui lòng cho biết những thông tin sau đây:

1. Ông/bà có biết loài Hoàng liên gai không? Loài ý thường phân bố ở khu

vực nào? Tên địa phương là gì? Loài cây đó có dạng sống gì?

- Có, thường phân bố những nơi cao như đường lên đỉnh Ki Quan San

- Tên địa phương là cây lính

□ Gỗ √ Bụi □ Dây leo

□ Tre □ Thân Thảo □ Khác

2.Ông (bà) đã từng gặp loài Hoàng liên gai chưa?

√Có B. Không

3.Loài Hoàng liên gai thường mọc ở đâu? Ở khu rừng nào? Ở độ cao bao

nhiêu?.

- Loài này thường mọc ở những nơi trống có trảng cỏ cây bụi và mọc xen lẫn

với Sặt

- Thường mọc ở độ cao 2800m trở lên

4. Mùa hoa, quả chín của loài gặp vào thời điểm nào trong năm?

- Mùa hoa khoảng từ tháng 1 đến tháng 3

- Mùa quả từ tháng 4 đến tháng 10

5. Theo ông (bà), từ trước đến nay thường sử dụng loài Hoàng liên gai để làm

gì? Sử dụng bộ phận nào? Công dụng ra sao?

- Loài này được ngâm rượi chữa đau lưng

- Bộ phận được sử dụng là thân

Page 105: ẬN TỐT NGHIỆP

6.Cách thu hái, chế biến như thế nào?

- Thường thì chặt cả cây đem về

- Chặt nhỏ đoạn thân ra ngâm rượi hoặc đem phơi khô dùng dần

7. Giá bán của Hoàng liên gai trên thị trường là bao nhiêu?

- Giá khá thấp chỉ khoảng 15.000-20.000 đồng/1 kg tươi

8. Thường khai thác vào mùa nào trong năm? Cách khai thác?

- Thường khai thác vào cuối năm khoảng tầm từ tháng 10 đến tháng 12

9. So với mấy năm trước, hiện nay số lượng bắt gặp loài Hoàng liên gai trên

rừng có giảm sút không? Ở mức độ nào?

□ Giảm mạnh √ Giảm trung bình □ Giảm ít

10. Ông/bà có gặp cây con tái sinh của loài trong rừng tự nhiên không?

□ Hay gặp √ Ít gặp □ Rất hiếm gặp

11. Có thể thu hái hạt, cành giống của loài để trồng không? Trồng vào thời điểm

nào trong năm?

- Có thể thu hái hạt để đem trồng, cây tái sinh hạt tốt

- Thường trồng vào tháng 2

12. Có những khó khăn gì để bảo tồn và phát triển loài cây này? Làm thế nào để

khắc phục?

- Loài thường mọc thành từng đám và phân bố ở những nơi cao và xa nên

rất khó khăn cho việc quản lí.

Page 106: ẬN TỐT NGHIỆP

PHIẾU PHỎNG VẤN CÁ NHÂN VỀ HOÀNG LIÊN GAI TẠI KHU VỰC

NGHIÊN CỨU

Thông tin chung:

Họ tên người được phỏng vấn: Vàng A Sếnh

Địa chỉ công tác/ nơi ở: Thành viên tổ bảo vệ rừng thôn Trung Hồ, xã Trung

Lèng Hồ

Nghề nghiệp: Làm nương, tuần tra rừng Ngày phỏng vấn: 29/02/2020

Người phỏng vấn: Trương Trọng Khôi

Nội dung phỏng vấn:

Xin ông/bà vui lòng cho biết những thông tin sau đây:

1. Ông/bà có biết loài Hoàng liên gai không? Loài ý thường phân bố ở khu

vực nào? Tên địa phương là gì? Loài cây đó có dạng sống gì?

- Có, thường phân bố những nơi vùng núi cao như bên Trung Lèng Hồ và Nhìu

Cồ San

- Tên địa phương là cây Lính

□ Gỗ √ Bụi □ Dây leo

□ Tre □ Thân Thảo □ Khác

2.Ông (bà) đã từng gặp loài Hoàng liên gai chưa?

√Có B. Không

3.Loài Hoàng liên gai thường mọc ở đâu? Ở khu rừng nào? Ở độ cao bao

nhiêu?.

- Loài này thường mọc ở ven đường đi lên đỉnh Ki Quan San

- Thường mọc ở độ cao 2700m trở lên

4. Mùa hoa, quả chín của loài gặp vào thời điểm nào trong năm?

- Mùa hoa khoảng từ tháng 1 đến tháng 3

- Mùa quả từ tháng 4 đến tháng 10 thậm trí tháng 11

5. Theo ông (bà), từ trước đến nay thường sử dụng loài Hoàng liên gai để làm

gì? Sử dụng bộ phận nào? Công dụng ra sao?

- Loài này thường được lấy về ngâm rượi

- Bộ phận được sử dụng là thân và rễ

Page 107: ẬN TỐT NGHIỆP

- Công dụng chữa đau lưng, nhức xương

6.Cách thu hái, chế biến như thế nào?

- chặt nhỏ đoạn thân ra và đem phơi khô dùng dần

7. Giá bán của Hoàng liên gai trên thị trường là bao nhiêu?

- Lâu nay không thấy thương lái thu mua

8. Thường khai thác vào mùa nào trong năm? Cách khai thác?

- Thường khai thác vào cuối năm khoảng tầm từ tháng 10 đến tháng 12

9. So với mấy năm trước, hiện nay số lượng bắt gặp loài Hoàng liên gai trên

rừng có giảm sút không? Ở mức độ nào?

□ Giảm mạnh √ Giảm trung bình □ Giảm ít

10. Ông/bà có gặp cây con tái sinh của loài trong rừng tự nhiên không?

□ Hay gặp √ Ít gặp □ Rất hiếm gặp

11. Có thể thu hái hạt, cành giống của loài để trồng không? Trồng vào thời điểm

nào trong năm?

- Có thể thu hái hạt để đem trồng, cây tái sinh hạt tốt

- Thường trồng vào dịp sau tết

12. Có những khó khăn gì để bảo tồn và phát triển loài cây này? Làm thế nào để

khắc phục?

- Hiện nay nhiều người thì biết đến công dụng của loài và cũng như một số

người dân vẫn còn chưa biết hết tác dụng của loài

- Một phần là do cây có gai lên người dân hay phá đi.

Page 108: ẬN TỐT NGHIỆP

PHIẾU PHỎNG VẤN CÁ NHÂN VỀ HOÀNG LIÊN GAI TẠI KHU VỰC

NGHIÊN CỨU

Thông tin chung:

Họ tên người được phỏng vấn: Lý A Páo

Địa chỉ công tác/ nơi ở: Thành viên tổ bảo vệ rừng thôn Trung Hồ, xã Trung

Lèng Hồ

Nghề nghiệp: Làm nương, tuần rừng Ngày phỏng vấn: 29/02/2020

Người phỏng vấn: Trương Trọng Khôi

Nội dung phỏng vấn:

Xin ông/bà vui lòng cho biết những thông tin sau đây:

1. Ông/bà có biết loài Hoàng liên gai không? Loài ý thường phân bố ở khu

vực nào? Tên địa phương là gì? Loài cây đó có dạng sống gì?

- Có, thường phân bố những nơi vùng núi cao như đường lên đỉnh Ki Quan San,

Nhìu Cồ San

- Tên địa phương là cây Lính

□ Gỗ √ Bụi □ Dây leo

□ Tre □ Thân Thảo □ Khác

2.Ông (bà) đã từng gặp loài Hoàng liên gai chưa?

√Có B. Không

3.Loài Hoàng liên gai thường mọc ở đâu? Ở khu rừng nào? Ở độ cao bao

nhiêu?.

- Loài này thường mọc ở ven đường đi hoặc những nơi trống

- Thường mọc ở độ cao 2800m trở lên

4. Mùa hoa, quả chín của loài gặp vào thời điểm nào trong năm?

- Mùa hoa khoảng từ tháng 1 đến tháng 3

- Mùa quả từ tháng 4 đến tháng 10

5. Theo ông (bà), từ trước đến nay thường sử dụng loài Hoàng liên gai để làm

gì? Sử dụng bộ phận nào? Công dụng ra sao?

- Loài Hoàng liên gai thường được lấy về đun nước làm nước uống khi bị đi

ngoài

Page 109: ẬN TỐT NGHIỆP

- Bộ phận được sử dụng là lá và thân

6.Cách thu hái, chế biến như thế nào?

- thường thì chặt cả cây đem về

- chặt nhỏ đoạn thân ra và đem phơi khô dùng dần

7. Giá bán của Hoàng liên gai trên thị trường là bao nhiêu?

- Giá khá thấp chỉ khoảng 15.000-20.000 đồng/1 kg tươi

8. Thường khai thác vào mùa nào trong năm? Cách khai thác?

- Thường khai thác vào cuối năm khoảng tầm từ tháng 10 đến tháng 12

9. So với mấy năm trước, hiện nay số lượng bắt gặp loài Hoàng liên gai trên

rừng có giảm sút không? Ở mức độ nào?

□ Giảm mạnh □ Giảm trung bình √Giảm ít

10. Ông/bà có gặp cây con tái sinh của loài trong rừng tự nhiên không?

□ Hay gặp √ Ít gặp □ Rất hiếm gặp

11. Có thể thu hái hạt, cành giống của loài để trồng không? Trồng vào thời điểm

nào trong năm?

- Có thể thu hái hạt để đem trồng, cây tái sinh hạt tốt

- Thường trồng vào tháng 2

12. Có những khó khăn gì để bảo tồn và phát triển loài cây này? Làm thế nào để

khắc phục?

- Chưa có biện pháp khai thác hợp lí

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân.

Page 110: ẬN TỐT NGHIỆP

PHIẾU PHỎNG VẤN CÁ NHÂN VỀ HOÀNG LIÊN GAI TẠI KHU VỰC

NGHIÊN CỨU

Thông tin chung:

Họ tên người được phỏng vấn: Giàng A Hừ

Địa chỉ công tác/ nơi ở: Công an thôn Nhìu Cồ San

Nghề nghiệp: Công an viên Ngày phỏng vấn: 4/03/2020

Người phỏng vấn: Trương Trọng Khôi

Nội dung phỏng vấn:

Xin ông/bà vui lòng cho biết những thông tin sau đây:

1. Ông/bà có biết loài Hoàng liên gai không? Loài ý thường phân bố ở khu

vực nào? Tên địa phương là gì? Loài cây đó có dạng sống gì?

- Có, thường phân bố những nơi cao như đỉnh Nhìu Cồ San

- Tên địa phương là mật gấu

□ Gỗ √ Bụi □ Dây leo

□ Tre □ Thân Thảo □ Khác

2.Ông (bà) đã từng gặp loài Hoàng liên gai chưa?

√Có B. Không

3.Loài Hoàng liên gai thường mọc ở đâu? Ở khu rừng nào? Ở độ cao bao

nhiêu?.

- Loài này thường mọc ở những nơi trống có trảng cỏ cây bụi

- Thường mọc ở độ cao 2600m trở lên

4. Mùa hoa, quả chín của loài gặp vào thời điểm nào trong năm?

- Mùa hoa khoảng từ tháng 2 đến tháng 3

- Mùa quả từ tháng 4 đến tháng 10

5. Theo ông (bà), từ trước đến nay thường sử dụng loài Hoàng liên gai để làm

gì? Sử dụng bộ phận nào? Công dụng ra sao?

- Loài Hoàng liên gai thường được lấy về đun nước để tắm cho trẻ nhỏ, làm

nước uống khi bị đi ngoài

- Bộ phận được sử dụng là lá và thân

6.Cách thu hái, chế biến như thế nào?

Page 111: ẬN TỐT NGHIỆP

- Chặt cả cây đem về

- Đem phơi khô dùng dần

7. Giá bán của Hoàng liên gai trên thị trường là bao nhiêu?

- Giá khá thấp chỉ khoảng 20.000-25.000 đồng/1 kg tươi

8. Thường khai thác vào mùa nào trong năm? Cách khai thác?

- Thường khai thác vào cuối năm khoảng tầm từ tháng 10 đến tháng 12

9. So với mấy năm trước, hiện nay số lượng bắt gặp loài Hoàng liên gai trên

rừng có giảm sút không? Ở mức độ nào?

□ Giảm mạnh √ Giảm trung bình □ Giảm ít

10. Ông/bà có gặp cây con tái sinh của loài trong rừng tự nhiên không?

□ Hay gặp √ Ít gặp □ Rất hiếm gặp

11. Có thể thu hái hạt, cành giống của loài để trồng không? Trồng vào thời điểm

nào trong năm?

- Có thể thu hái hạt để đem trồng

- Thường trồng vào tháng 3-4

12. Có những khó khăn gì để bảo tồn và phát triển loài cây này? Làm thế nào để

khắc phục?

- Chủ yếu người dân là các dân tộc thiểu số nên phụ thuộc vào rừng

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân tạo công ăn việc làm cho

người dân.

Page 112: ẬN TỐT NGHIỆP

PHIẾU PHỎNG VẤN CÁ NHÂN VỀ HOÀNG LIÊN GAI TẠI KHU VỰC

NGHIÊN CỨU

Thông tin chung:

Họ tên người được phỏng vấn: Lý A Thà

Địa chỉ công tác/ nơi ở: Người thôn Trung Hồ, xã Trung Lèng Hồ

Nghề nghiệp: Làm nông Ngày phỏng vấn: 29/02/2020

Người phỏng vấn: Trương Trọng Khôi

Nội dung phỏng vấn:

Xin ông/bà vui lòng cho biết những thông tin sau đây:

1. Ông/bà có biết loài Hoàng liên gai không? Loài ý thường phân bố ở khu

vực nào? Tên địa phương là gì? Loài cây đó có dạng sống gì?

- Có, thường phân bố những nơi vùng núi cao như bên Sa Pa và Bát Xát

- Tên địa phương là mật gấu

□ Gỗ √ Bụi □ Dây leo

□ Tre □ Thân Thảo □ Khác

2.Ông (bà) đã từng gặp loài Hoàng liên gai chưa?

√Có B. Không

3.Loài Hoàng liên gai thường mọc ở đâu? Ở khu rừng nào? Ở độ cao bao

nhiêu?.

- Loài này thường mọc ở những nơi trống có trảng cỏ cây bụi

- Thường mọc ở độ cao 2800m trở lên

4. Mùa hoa, quả chín của loài gặp vào thời điểm nào trong năm?

- Mùa hoa khoảng từ tháng 1 đến tháng 3

- Mùa quả từ tháng 4 đến tháng 10

5. Theo ông (bà), từ trước đến nay thường sử dụng loài Hoàng liên gai để làm

gì? Sử dụng bộ phận nào? Công dụng ra sao?

- Loài Hoàng liên gai thường được lấy về đun nước làm nước uống khi bị đi

ngoài, lấy về ngâm rượi

- Bộ phận được sử dụng là lá và thân

6.Cách thu hái, chế biến như thế nào?

Page 113: ẬN TỐT NGHIỆP

- Chặt cả cây đem về

7. Giá bán của Hoàng liên gai trên thị trường là bao nhiêu?

- Giá khá thấp chỉ khoảng 15.000-20.000 đồng/1 kg tươi

8. Thường khai thác vào mùa nào trong năm? Cách khai thác?

- Thường khai thác quanh năm

9. So với mấy năm trước, hiện nay số lượng bắt gặp loài Hoàng liên gai trên

rừng có giảm sút không? Ở mức độ nào?

□ Giảm mạnh √ Giảm trung bình □ Giảm ít

10. Ông/bà có gặp cây con tái sinh của loài trong rừng tự nhiên không?

□ Hay gặp √ Ít gặp □ Rất hiếm gặp

11. Có thể thu hái hạt, cành giống của loài để trồng không? Trồng vào thời điểm

nào trong năm?

- Có thể thu hái hạt để đem trồng

- Trồng vào dịp sau tết

12. Có những khó khăn gì để bảo tồn và phát triển loài cây này? Làm thế nào để

khắc phục?

- Hiện nay nhiều người thì biết đến công của nó

- Nâng cao hiểu biế cho người dân.

Page 114: ẬN TỐT NGHIỆP

PHIẾU PHỎNG VẤN CÁ NHÂN VỀ HOÀNG LIÊN GAI TẠI KHU VỰC

NGHIÊN CỨU

Thông tin chung:

Họ tên người được phỏng vấn: Lù Thị Thèn

Địa chỉ công tác/ nơi ở: Thôn Nhìu Cồ San, xã Sàng Ma Sáo

Nghề nghiệp: Bán hàng Ngày phỏng vấn: 24/03/2020

Người phỏng vấn: Trương Trọng Khôi

Nội dung phỏng vấn:

Xin ông/bà vui lòng cho biết những thông tin sau đây:

1. Ông/bà có biết loài Hoàng liên gai không? Loài ý thường phân bố ở khu

vực nào? Tên địa phương là gì? Loài cây đó có dạng sống gì?

- Có, thường phân bố những nơi vùng núi cao như Sa Pa và Bát Xát

- Tên địa phương là mật gấu

□ Gỗ √ Bụi □ Dây leo

□ Tre □ Thân Thảo □ Khác

2.Ông (bà) đã từng gặp loài Hoàng liên gai chưa?

√Có B. Không

3.Loài Hoàng liên gai thường mọc ở đâu? Ở khu rừng nào? Ở độ cao bao

nhiêu?.

- Loài này thường mọc ở những nơi trống có trảng cỏ cây bụi

- Thường mọc ở độ cao gần đỉnh Nhìu Cồ San

4. Mùa hoa, quả chín của loài gặp vào thời điểm nào trong năm?

- Mùa hoa khoảng từ tháng 1 đến tháng 3

- Mùa quả từ tháng 4 đến tháng 10

5. Theo ông (bà), từ trước đến nay thường sử dụng loài Hoàng liên gai để làm

gì? Sử dụng bộ phận nào? Công dụng ra sao?

- Loài Hoàng liên gai thường được lấy về đun nước làm nước uống khi bị đi

ngoài

- Bộ phận được sử dụng là lá và thân

6.Cách thu hái, chế biến như thế nào?

Page 115: ẬN TỐT NGHIỆP

- Chặt cả cây đem về

- Chặt nhỏ đoạn thân ra và đem phơi khô dùng dần

7. Giá bán của Hoàng liên gai trên thị trường là bao nhiêu?

- Giá khá thấp chỉ khoảng 20.000-30.000 đồng/1 kg khô

8. Thường khai thác vào mùa nào trong năm? Cách khai thác?

- Thường khai thác vào cuối năm khoảng tầm từ tháng 10 đến tháng 12

9. So với mấy năm trước, hiện nay số lượng bắt gặp loài Hoàng liên gai trên

rừng có giảm sút không? Ở mức độ nào?

□ Giảm mạnh √ Giảm trung bình □ Giảm ít

10. Ông/bà có gặp cây con tái sinh của loài trong rừng tự nhiên không?

□ Hay gặp √ Ít gặp □ Rất hiếm gặp

11. Có thể thu hái hạt, cành giống của loài để trồng không? Trồng vào thời điểm

nào trong năm?

- Có thể thu hái hạt để đem trồng

- Thường trồng vào tháng 2 âm lịch

12. Có những khó khăn gì để bảo tồn và phát triển loài cây này? Làm thế nào để

khắc phục?

- Người dân chưa quan tâm đến giá trị của loài

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân.

Page 116: ẬN TỐT NGHIỆP

PHIẾU PHỎNG VẤN CÁ NHÂN VỀ HOÀNG LIÊN GAI TẠI KHU VỰC

NGHIÊN CỨU

Thông tin chung:

Họ tên người được phỏng vấn: Vừ A Chứ

Địa chỉ công tác/ nơi ở: Tổ trưởng tổ bảo vệ rừng thôn Nhìu Cồ San, xã Sàng

Ma Sáo

Nghề nghiệp: tuần rừng, trưởng thôn Ngày phỏng vấn: 04/03/2020

Người phỏng vấn: Trương Trọng Khôi

Nội dung phỏng vấn:

Xin ông/bà vui lòng cho biết những thông tin sau đây:

1. Ông/bà có biết loài Hoàng liên gai không? Loài ý thường phân bố ở khu

vực nào? Tên địa phương là gì? Loài cây đó có dạng sống gì?

- Có, thường phân bố những nơi vùng núi cao như Sa Pa và Bát Xát

- Tên địa phương là cây Lính

□ Gỗ √ Bụi □ Dây leo

□ Tre □ Thân Thảo □ Khác

2.Ông (bà) đã từng gặp loài Hoàng liên gai chưa?

√Có B. Không

3.Loài Hoàng liên gai thường mọc ở đâu? Ở khu rừng nào? Ở độ cao bao

nhiêu?.

- Loài này thường mọc ở những nơi trống có trảng cỏ cây bụi

- Thường mọc ở độ cao 2600 trở lên

4. Mùa hoa, quả chín của loài gặp vào thời điểm nào trong năm?

- Mùa hoa khoảng từ tháng 1 đến tháng 3

- Mùa quả từ tháng 4 đến tháng 10

5. Theo ông (bà), từ trước đến nay thường sử dụng loài Hoàng liên gai để làm

gì? Sử dụng bộ phận nào? Công dụng ra sao?

- Loài Hoàng liên gai thường được lấy về đun nước làm nước uống khi bị đi

ngoài và tắm cho trẻ nhỏ

- Bộ phận được sử dụng là lá và thân

Page 117: ẬN TỐT NGHIỆP

6.Cách thu hái, chế biến như thế nào?

- Thường thì chặt cả cây đem về

- Đem phơi khô dùng dần

7. Giá bán của Hoàng liên gai trên thị trường là bao nhiêu?

- Giá khá thấp chỉ khoảng 20.000-35.000 đồng/1 kg khô

8. Thường khai thác vào mùa nào trong năm? Cách khai thác?

- Thường khai thác vào cuối năm khoảng tầm từ tháng 10 đến tháng 12

9. So với mấy năm trước, hiện nay số lượng bắt gặp loài Hoàng liên gai trên

rừng có giảm sút không? Ở mức độ nào?

□ Giảm mạnh √ Giảm trung bình □ Giảm ít

10. Ông/bà có gặp cây con tái sinh của loài trong rừng tự nhiên không?

□ Hay gặp √ Ít gặp □ Rất hiếm gặp

11. Có thể thu hái hạt, cành giống của loài để trồng không? Trồng vào thời điểm

nào trong năm?

- Có thể thu hái hạt để đem trồng, cây tái sinh hạt tốt

- Thường trồng vào tháng 2

12. Có những khó khăn gì để bảo tồn và phát triển loài cây này? Làm thế nào để

khắc phục?

- Hiện nay nhiều người thì biết đến công dụng của loài và cũng như một số

người dân vẫn còn chưa biết hết tác dụng của loài

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân.

Page 118: ẬN TỐT NGHIỆP

PHIẾU PHỎNG VẤN CÁ NHÂN VỀ HOÀNG LIÊN GAI TẠI KHU VỰC

NGHIÊN CỨU

Thông tin chung:

Họ tên người được phỏng vấn: Lý A Vạ

Địa chỉ công tác/ nơi ở: Tổ bảo vệ rừng thôn Nhìu Cồ San, xã Sàng Ma Sáo

Nghề nghiệp: tuần rừng Ngày phỏng vấn: 04/03/2020

Người phỏng vấn: Trương Trọng Khôi

Nội dung phỏng vấn:

Xin ông/bà vui lòng cho biết những thông tin sau đây:

1. Ông/bà có biết loài Hoàng liên gai không? Loài ý thường phân bố ở khu

vực nào? Tên địa phương là gì? Loài cây đó có dạng sống gì?

- Có, thường phân bố những nơi vùng núi cao như Sa Pa và Bát Xát

- Tên địa phương là cây Lính

□ Gỗ √ Bụi □ Dây leo

□ Tre □ Thân Thảo □ Khác

2.Ông (bà) đã từng gặp loài Hoàng liên gai chưa?

√Có B. Không

3.Loài Hoàng liên gai thường mọc ở đâu? Ở khu rừng nào? Ở độ cao bao

nhiêu?.

- Loài này thường mọc ở những nơi trống có trảng cỏ cây bụi

- Thường mọc ở độ cao 2600 trở lên

4. Mùa hoa, quả chín của loài gặp vào thời điểm nào trong năm?

- Mùa hoa khoảng từ tháng 1 đến tháng 3

- Mùa quả từ tháng 4 đến tháng 10

5. Theo ông (bà), từ trước đến nay thường sử dụng loài Hoàng liên gai để làm

gì? Sử dụng bộ phận nào? Công dụng ra sao?

- Loài Hoàng liên gai thường được lấy về đun nước làm nước uống khi bị đi

ngoài và tắm cho trẻ nhỏ

- Bộ phận được sử dụng là lá và thân

6.Cách thu hái, chế biến như thế nào?

Page 119: ẬN TỐT NGHIỆP

- Thường thì chặt cả cây đem về

- Đem phơi khô dùng dần

7. Giá bán của Hoàng liên gai trên thị trường là bao nhiêu?

- Giá khá thấp chỉ khoảng 20.000-35.000 đồng/1 kg khô

8. Thường khai thác vào mùa nào trong năm? Cách khai thác?

- Thường khai thác vào cuối năm khoảng tầm từ tháng 10 đến tháng 12

9. So với mấy năm trước, hiện nay số lượng bắt gặp loài Hoàng liên gai trên

rừng có giảm sút không? Ở mức độ nào?

□ Giảm mạnh √ Giảm trung bình □ Giảm ít

10. Ông/bà có gặp cây con tái sinh của loài trong rừng tự nhiên không?

□ Hay gặp √ Ít gặp □ Rất hiếm gặp

11. Có thể thu hái hạt, cành giống của loài để trồng không? Trồng vào thời điểm

nào trong năm?

- Có thể thu hái hạt để đem trồng, cây tái sinh hạt tốt

- Thường trồng vào tháng 2

12. Có những khó khăn gì để bảo tồn và phát triển loài cây này? Làm thế nào để

khắc phục?

- Hiện nay nhiều người thì biết đến giá trị của loài nên khai thác về bán

- Chưa hiểu hết về công dụng của loài.

Page 120: ẬN TỐT NGHIỆP

PHIẾU PHỎNG VẤN CÁ NHÂN VỀ HOÀNG LIÊN GAI TẠI KHU VỰC

NGHIÊN CỨU

Thông tin chung:

Họ tên người được phỏng vấn: Vừ A Kỷ

Địa chỉ công tác/ nơi ở: Tổ bảo vệ rừng thôn Nhìu Cồ San, xã Sàng Ma Sáo

Nghề nghiệp: tuần rừng, làm nương Ngày phỏng vấn: 04/03/2020

Người phỏng vấn: Trương Trọng Khôi

Nội dung phỏng vấn:

Xin ông/bà vui lòng cho biết những thông tin sau đây:

1. Ông/bà có biết loài Hoàng liên gai không? Loài ý thường phân bố ở khu

vực nào? Tên địa phương là gì? Loài cây đó có dạng sống gì?

- Có, thường phân bố những nơi vùng núi cao như đỉnh Nhìu Cồ San và bên

Trung Lèng Hồ

- Tên địa phương là cây Lính

□ Gỗ √ Bụi □ Dây leo

□ Tre □ Thân Thảo □ Khác

2.Ông (bà) đã từng gặp loài Hoàng liên gai chưa?

√Có B. Không

3.Loài Hoàng liên gai thường mọc ở đâu? Ở khu rừng nào? Ở độ cao bao

nhiêu?.

- Loài này thường mọc ở những nơi trống có trảng cỏ cây bụi, ven đường đi

- Thường mọc ở độ cao 2600 trở lên

4. Mùa hoa, quả chín của loài gặp vào thời điểm nào trong năm?

- Mùa hoa khoảng từ tháng 1 đến tháng 3

- Mùa quả từ tháng 4 đến tháng 10

5. Theo ông (bà), từ trước đến nay thường sử dụng loài Hoàng liên gai để làm

gì? Sử dụng bộ phận nào? Công dụng ra sao?

- Loài Hoàng liên gai thường được lấy về ngâm rượi hoặc đun nước uống

- Bộ phận được sử dụng là lá và thân

6.Cách thu hái, chế biến như thế nào?

Page 121: ẬN TỐT NGHIỆP

- Chặt cả cây đem về

- Đem phơi khô dùng dần

7. Giá bán của Hoàng liên gai trên thị trường là bao nhiêu?

- Giá khá thấp chỉ khoảng 20.000-35.000 đồng/1 kg khô

8. Thường khai thác vào mùa nào trong năm? Cách khai thác?

- Thường khai thác vào cuối năm khoảng tầm từ tháng 10 đến tháng 12

9. So với mấy năm trước, hiện nay số lượng bắt gặp loài Hoàng liên gai trên

rừng có giảm sút không? Ở mức độ nào?

□ Giảm mạnh √ Giảm trung bình □ Giảm ít

10. Ông/bà có gặp cây con tái sinh của loài trong rừng tự nhiên không?

□ Hay gặp √ Ít gặp □ Rất hiếm gặp

11. Có thể thu hái hạt, cành giống của loài để trồng không? Trồng vào thời điểm

nào trong năm?

- Có thể thu hái hạt để đem trồng

- Thường trồng vào tháng 2

12. Có những khó khăn gì để bảo tồn và phát triển loài cây này? Làm thế nào để

khắc phục?

- Hiện nay nhiều người thì biết đến công dụng của loài và cũng như một số

người dân vẫn còn chưa biết hết tác dụng của loài

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân.

Page 122: ẬN TỐT NGHIỆP

PHIẾU PHỎNG VẤN CÁ NHÂN VỀ HOÀNG LIÊN GAI TẠI KHU VỰC

NGHIÊN CỨU

Thông tin chung:

Họ tên người được phỏng vấn: Lầu A De

Địa chỉ công tác/ nơi ở: thôn Nhìu Cồ San, xã Sàng Ma Sáo

Nghề nghiệp: Làm nương Ngày phỏng vấn: 04/03/2020

Người phỏng vấn: Trương Trọng Khôi

Nội dung phỏng vấn:

Xin ông/bà vui lòng cho biết những thông tin sau đây:

1. Ông/bà có biết loài Hoàng liên gai không? Loài ý thường phân bố ở khu

vực nào? Tên địa phương là gì? Loài cây đó có dạng sống gì?

- Có, thường phân bố những nơi vùng núi cao như ở Sàng Ma Sao và Trung lèng

Hồ, Bát Xát

- Tên địa phương là cây Lính

□ Gỗ √ Bụi □ Dây leo

□ Tre □ Thân Thảo □ Khác

2.Ông (bà) đã từng gặp loài Hoàng liên gai chưa?

√Có B. Không

3.Loài Hoàng liên gai thường mọc ở đâu? Ở khu rừng nào? Ở độ cao bao

nhiêu?.

- Loài này thường mọc ở những nơi trống có trảng cỏ cây bụi

- Thường mọc ở độ cao 2600 trở lên

4. Mùa hoa, quả chín của loài gặp vào thời điểm nào trong năm?

- Mùa hoa khoảng từ tháng 1 đến tháng 3

- Mùa quả từ tháng 4 đến tháng 10

5. Theo ông (bà), từ trước đến nay thường sử dụng loài Hoàng liên gai để làm

gì? Sử dụng bộ phận nào? Công dụng ra sao?

- Loài Hoàng liên gai thường được lấy về đun nước uống và đắp các vết

thương hở

- Bộ phận được sử dụng là lá và thân

Page 123: ẬN TỐT NGHIỆP

6.Cách thu hái, chế biến như thế nào?

- Thường thì chặt cả cây đem về

- Đem phơi khô dùng dần

7. Giá bán của Hoàng liên gai trên thị trường là bao nhiêu?

- Giá khá thấp chỉ khoảng 20.000-30.000 đồng/1 kg khô

8. Thường khai thác vào mùa nào trong năm? Cách khai thác?

- Thường khai thác vào cuối năm

9. So với mấy năm trước, hiện nay số lượng bắt gặp loài Hoàng liên gai trên

rừng có giảm sút không? Ở mức độ nào?

□ Giảm mạnh √ Giảm trung bình □ Giảm ít

10. Ông/bà có gặp cây con tái sinh của loài trong rừng tự nhiên không?

□ Hay gặp √ Ít gặp □ Rất hiếm gặp

11. Có thể thu hái hạt, cành giống của loài để trồng không? Trồng vào thời điểm

nào trong năm?

- Có thể thu hái hạt để đem trồng

- Thường trồng vào các tháng sau tết

12. Có những khó khăn gì để bảo tồn và phát triển loài cây này? Làm thế nào để

khắc phục?

- Hiện nay nhiều người thì biết đến công dụng của loài và cũng như một số

người dân vẫn còn chưa biết hết tác dụng của loài

- Tạo điều kiện công ăn việc làm cho nhân dân.

Page 124: ẬN TỐT NGHIỆP

PHIẾU PHỎNG VẤN CÁ NHÂN VỀ HOÀNG LIÊN GAI TẠI KHU VỰC

NGHIÊN CỨU

Thông tin chung:

Họ tên người được phỏng vấn: Vừ A Thảo

Địa chỉ công tác/ nơi ở: thôn Nhìu Cồ San, xã Sàng Ma Sáo

Nghề nghiệp: Làm nương Ngày phỏng vấn:

04/03/2020

Người phỏng vấn: Trương Trọng Khôi

Nội dung phỏng vấn:

Xin ông/bà vui lòng cho biết những thông tin sau đây:

1. Ông/bà có biết loài Hoàng liên gai không? Loài ý thường phân bố ở khu

vực nào? Tên địa phương là gì? Loài cây đó có dạng sống gì?

- Có, thường phân bố những nơi vùng núi cao như Sa Pa và Bát Xát

- Tên địa phương là cây Lính

□ Gỗ √ Bụi □ Dây leo

□ Tre □ Thân Thảo □ Khác

2.Ông (bà) đã từng gặp loài Hoàng liên gai chưa?

√Có B. Không

3.Loài Hoàng liên gai thường mọc ở đâu? Ở khu rừng nào? Ở độ cao bao

nhiêu?.

- Loài này thường mọc ở những nơi ven đường đi

- Thường mọc ở độ cao 2600m trở lên

4. Mùa hoa, quả chín của loài gặp vào thời điểm nào trong năm?

- Mùa hoa khoảng từ tháng 1 đến tháng 3

- Mùa quả từ tháng 4 đến tháng 11

5. Theo ông (bà), từ trước đến nay thường sử dụng loài Hoàng liên gai để làm

gì? Sử dụng bộ phận nào? Công dụng ra sao?

- Được lấy về đun nước làm nước uống khi bị đi ngoài và tắm cho trẻ nhỏ

- Bộ phận được sử dụng là lá và thân

6.Cách thu hái, chế biến như thế nào?

Page 125: ẬN TỐT NGHIỆP

- Thường thì chặt cả cây đem về

- Đem phơi khô dùng dần

7. Giá bán của Hoàng liên gai trên thị trường là bao nhiêu?

- Giá khá thấp chỉ khoảng 25.000-35.000 đồng/1 kg khô

8. Thường khai thác vào mùa nào trong năm? Cách khai thác?

- Thường khai thác vào cuối năm khoảng tầm từ tháng 10 đến tháng 12

9. So với mấy năm trước, hiện nay số lượng bắt gặp loài Hoàng liên gai trên

rừng có giảm sút không? Ở mức độ nào?

□ Giảm mạnh √ Giảm trung bình □ Giảm ít

10. Ông/bà có gặp cây con tái sinh của loài trong rừng tự nhiên không?

□ Hay gặp √ Ít gặp □ Rất hiếm gặp

11. Có thể thu hái hạt, cành giống của loài để trồng không? Trồng vào thời điểm

nào trong năm?

- Có thể thu hái hạt để đem trồng,

- Thường trồng vào tháng 2 âm

12. Có những khó khăn gì để bảo tồn và phát triển loài cây này? Làm thế nào để

khắc phục?

- Hiện nay nhiều người thì biết đến công dụng của loài và cũng như một số

người dân vẫn còn chưa biết hết tác dụng của loài

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân.

Page 126: ẬN TỐT NGHIỆP

Phụ lục 02: Một số hình ảnh

MỘT SỐ TRẠNG THÁI RỪNG KHU VỰC ĐIỀU TRA

Hình 1: Rừng gỗ tự nhiên núi đất

nghèo

Hình 2: Rừng gỗ tự nhiên núi đất phục

hồi

Nguồn: Trương Trọng Khôi Nguồn: Trương Trọng Khôi

Hình 3: Đất có cây gỗ tái sinh núi đất Hình 4: Đất có cây gỗ tái sinh núi đá

Nguồn: Trương Trọng Khôi Nguồn: Trương Trọng Khôi

Page 127: ẬN TỐT NGHIỆP

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA TRÊN THỰC ĐỊA

Hình 5: Điều tra trong ODB

Nguồn : Trương Trọng Khôi

Hình 6: Điều tra tầng cây gỗ

Nguồn: Trương Trọng Khôi

Page 128: ẬN TỐT NGHIỆP

MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT QUÝ HIẾM BẮT GẶP TRÊN CÁC TUYẾN

ĐIỀU TRA HOÀNG LIÊN GAI

Hình 7: Bạch chỉ (Angelica dahurica) Hình 8: Hoa tiên (Asarum glabrum)

Nguồn: Trương Trọng Khôi Nguồn: Trương Trọng Khôi

Hình 9: Quyển bá đứng:

(Selaginellia tamariscina)

Hình 10: Hoàng liên ô rô lá dày

(Mahoni bealii)

Nguồn: Trương Trọng Khôi Nguồn: Trương Trọng Khôi

Page 129: ẬN TỐT NGHIỆP

Hình 11: Sâm cau (Peliosanthes teta) Hình 12: Dần tòong (Gynostemma

pentaphyllum)

Nguồn: Trương Trọng Khôi Nguồn: Trương Trọng Khôi

Page 130: ẬN TỐT NGHIỆP

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC TÁC ĐỘNG NGOÀI THỰC ĐỊA KHU

VỰC HOÀNG LIÊN GAI PHÂN BỐ

Hình 13: Cây gỗ bị khai thác Hình 14: Cây đổ bị tận thu

Nguồn: Trương Trọng Khôi Nguồn: Trương Trọng Khôi

Hình 15: Trồng thảo quả dưới tán rừng

Nguồn: Trương Trọng Khôi

Page 131: ẬN TỐT NGHIỆP

Hình 16: Cây bị đổ do gió

Nguồn: Trương Trọng Khôi

Hình 17: Rác thải do khách du lịch

Nguồn: Trương Trọng Khôi

Page 132: ẬN TỐT NGHIỆP

MỘT SỐ HÌNH ẢNH NGOÀI THỰC ĐỊA

Hình 18: Phỏng vấn người dân địa

phương

Hình 19: Phỏng vấn cán bộ KBTTN

Bát Xát

Nguồn: Trương Trọng Khôi Nguồn: Trương Trọng Khôi

Hình 20: Điều tra Hoàng liên gai trên tuyến

Nguồn: Trương Trọng Khôi

Page 133: ẬN TỐT NGHIỆP

Hình 20: Đoàn điều tra thực địa

Nguồn: Trương Trọng Khôi

Hình 22: Điều tra Hoàng liên gai tại khu vực đỉnh Ki Quan San

Nguồn: Trương Trọng Khôi