228
1 BNông nghip và Phát trin Nông thôn Tng cc Lâm nghip ----------------- Báo cáo dán Điu tra đánh giá tình trng bo tn các loài thc vt rng nguy cp, quý hiếm thuc danh mc nghđịnh 32/2006/NĐ-CP theo vùng sinh thái” Đơn vthc hin: Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm nghip Vin Điu tra Quy hoch Rng Hà Ni, tháng 12 năm 2010

B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

  • Upload
    vannhi

  • View
    235

  • Download
    7

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

1

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Tổng cục Lâm nghiệp -----------------

Báo cáo dự án

“Điều tra đánh giá tình trạng bảo tồn các loài thực vật rừng

nguy cấp, quý hiếm thuộc danh mục nghị định 32/2006/NĐ-CP theo vùng sinh thái”

Đơn vị thực hiện:

Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm nghiệp

Viện Điều tra Quy hoạch Rừng

Hà Nội, tháng 12 năm 2010

Page 2: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

2

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Tổng cục Lâm nghiệp -----------------

Báo cáo dự án

“Điều tra đánh giá tình trạng bảo tồn các loài thực vật rừng

nguy cấp, quý hiếm thuộc danh mục nghị định 32/2006/NĐ-CP theo vùng sinh thái”

Đơn vị thực hiện:

Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm nghiệp

Viện Điều tra Quy hoạch Rừng

Thành viên thực hiện dự án:

Phạm Quốc Hùng, Nguyễn Huy Dũng, Nguyễn Quốc Dựng, Lê Đức Thanh,

Lê Mạnh Tuấn, Nguyễn Mạnh Hùng, Trần Văn Hổ, Nguyễn Thị Hằng

Hà Nội, tháng 12 năm 2010

Page 3: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

3

Mục lục

Đặt vấn đề ...................................................................................................................1

Phần I: Tổng quan về chính sách và thực trạng quản lý thực vật nguy cấp quý

hiếm ở Việt Nam.........................................................................................................3

1. Văn bản chính sách......................................................................................................... 3 2. Các loài thực vật nguy cấp quý hiếm trong Nghị định 32/2006 CP ....................... 4 Phần II: Mục tiêu, đối tượng và phương pháp........................................................8

1. Mục tiêu ............................................................................................................................... 8 2. Đối tượng và phạm vi điều tra.......................................................................................... 8 3. Nội dung và phương pháp............................................................................................... 9 3.1. Nội dung điều tra............................................................................................................ 9 3.2. Phương pháp ............................................................................................................... 10 3.2.1. Chuẩn bị và kế thừa tài liệu .................................................................................... 10 3.2.2. Phương pháp điều tra thực địa............................................................................. 11 3.2.3. Tổng hợp, phân tích số liệu xây dựng báo cáo................................................... 15

Phần III: Kết quả điều tra, đánh giá ......................................................................18

1. Phân bố các loài thực vật nguy cấp quý hiếm tại các VQG và KBT ...................... 18 2. Tình trạng quản lý bảo vệ và các hoạt động buôn bán thực vật nguy cấp quý

hiếm................................................................................................................................... 20 2.1. Bảo vệ nguyên vị (insitu).......................................................................................... 20 2.2. Bảo tồn chuyển vị (Exitu) ............................................................................................. 21 2.3 Hoạt động khai thác buôn bán thực vật nguy cấp quý hiếm.............................. 23

3. Đặc điểm và tình trạng các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm ............................. 26 Phần IV: Kết luận và đề xuất..................................................................................92

1. Kết luận ............................................................................................................................... 92 2. Đề xuất................................................................................................................................ 93 2.1. Một số giải pháp quản lý các loài thực vật nguy cấp quý hiếm ......................... 93 2.2. Bổ sung cho danh mục các loài thực vật trong Nghị định 32............................. 94

Tài liệu tham khảo....................................................................................................99

Phụ Lục 1: Danh sách các chuyên gia tham gia vào dự án ................................101

Phụ lục 2: Mô tả đặc điểm các loài thực vật nguy cấp quý hiếm.......................102

Phụ lục 3: Danh lục thực vật nguy cấp quý hiếm theo Nghị định 32 tại một số

khu rừng đặc dụng .................................................................................................196

Phụ Lục 4: Bản đồ phân bố một số loài thực vật quy cấp quý hiếm...............2222

Page 4: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

4

Bảng chỉ dẫn theo tên khoa học Abies delavayi fansipanensis 30, 107 Fibraurea tinctoria 79, 177 Afzelia xylocarpa 63, 151 Fokienia hodginsii 48, 131 Anoectochilus spp 41, 121 Garcinia fagraeoides 69, 161 Asarum spp 61, 147 Glyptostrobus pensilis 33, 112 Berberis julianae 35, 113 Keteleeria davidiana 90, 195 Berberis wallichiana 37, 114 Keteleeria evelyniana 49, 133 Calocedrus macrolepis 45, 127 Lilium brownii 85, 188 Calocedrus rupestris 47, 129 Markhamia stipulata 62, 149 Cephalotaxus mannii 44, 125 Nervilia spp 88, 193 Cinnamomum balansae 75, 169 Panax bipinnatifidum 58, 143 Cinnamomum glaucescens 76, 171 Panax stipuleanatus 59, 144 Cinnamomum parthenoxylon 77, 173 Panax vietnamensis 60, 145 Codonopsis javanica 68, 159 Paphiopedilum spp 42, 123 Coptis chinensis 39, 118 Pinus dalatensis 50, 134 Coptis quinquesecta 40, 119 Pinus krempfii 51, 136 Coscinium fenestratum 78, 175 Pinus kwangtungensis 31, 108 Cunninghamia konishii 54, 140 Polygonatum kingianum 86, 190 Cupressus torulosa 26, 102 Pseudotsuga brevifolia 91, 195 Cycas spp 56, 142 Pterocarpus macrocarpus 73, 167 Dalbergia cochinchinensis 70, 163 Sindora siamensis 66, 155 Dalbergia oliveri 72, 165 Sindora torulosa 67, 157 Dalbergia torulosa 38, 116 Stephania spp 80, 179 Dendrobium nobile 87, 192 Taiwania cryptomerioides 27, 104 Diospyros salletii 38, 115 Taxus chinensis 53, 138 Disporopsis longifolia 84, 186 Taxus wallichiana 32, 110 Erythrophloeum fordii 65, 153 Thalictrum foliolosum 81, 182 Excentrodendron torulosa 82, 184 Xanthocyparis vietnamensis 28, 105

Page 5: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

5

Bảng chỉ dẫn theo tên Việt Nam

Bách Đài Loan 27, 104 Lim xanh 65, 153 Bách hợp 85, 188 Mun sọc 38, 115

Bách vàng 28, 105 Nghiến 82, 184

Bách xanh 45, 127 Pơ mu 48, 131

Bách xanh đá 47, 129 Re xanh phấn 76, 171

Bình vôi 80, 179 Sa mộc dầu 54, 140

Cẩm lai 70, 163 Sâm Ngọc Linh 60, 145

Cây một lá 88, 193 Sâm vũ diệp 58, 143

Đẳng sâm 68, 159 Sưa 38, 116

Đỉnh tùng 44, 125 Tam thất hoang 59, 144

Du sam 49, 133 Tế tân 61, 147

Giáng hương 73, 167 Thạch hộc 87, 192

Gõ đỏ 63, 151 Thiết đinh 62, 149

Gù hương 75, 169 Thiết sam giả lá ngắn 91, 195

Gụ lau 67, 157 Thổ hoàng liên 81, 182

Gụ mật 66, 155 Thông Đà Lạt 50, 134

Hinh đá vôi 90, 195 Thông đỏ bắc 53, 138

Hoàng đàn 26, 102 Thông đỏ nam 32, 110

Hoàng đằng 79, 177 Thông lá dẹt 51, 136

Hoàng liên chân gà 40, 119 Thông nước 33, 112

Hoàng liên gai 35, 113 Thông Pà cò 31, 108

Hoàng liên Trung Quốc 39, 118 Trắc 70, 163

Hoàng mộc 37, 114 Trai lý 69, 161

Hoàng tinh hoa trắng 84, 186 Tuế 56, 142

Hoàng tinh vòng 86, 190 Vân Sam Phan xi păng 30, 107

Lan hài 42, 123 Vàng đắng 78, 175

Lan kim tuyến 41, 121 Vù hương 77, 173

Page 6: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

6

Lời cảm ơn

Để có được báo cáo dự án này chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Tổng cục

Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã ủng hộ, giúp đỡ trong

suốt quá trình thực hiện dự án. Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các

Chi cục kiểm lâm, Văn phòng FFI, IUCN, Ban quản lý các khu rừng đặc dụng,

Ban quản lý các khu rừng phòng hộ, chính quyền và nhân dân địa phương, nơi

chúng tôi đã tiến hành điều tra thực địa để thu thập thông tin cho báo cáo dự án.

Nhóm đánh giá cũng xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến ông Vũ Văn Dũng, Phan Kế

Lộc, Nguyễn Tiến Hiệp, Nguyễn Tập, Trần Ngọc Hải, Nguyễn Thành Mến, Trần

Duy Hưng, Phùng Văn Phê, Lê Cảnh Nam, Chu Dũng, Đỗ Xuân Cẩm, Nguyễn

Văn Hạnh đã trao đổi thông tin quý giá trong suốt quá trình thực hiện dự án.

Nhóm tác giả

Page 7: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

1

Đặt vấn đề

Lãnh thổ Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới bán cầu bắc và có chứa nhiều hệ

sinh thái rừng. Trong những năm nửa cuối của thế kỷ 20, diện tích rừng của Việt

Nam đã có những biến động đáng kể; chất lượng rừng và giá trị đa dạng sinh học

đã và đang bị suy giảm.

Trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam đã có những giải pháp nhằm bảo vệ rừng,

bảo vệ giá trị đa dạng sinh học. Một trong những giải pháp quan trọng là việc

thành lập hệ thống các khu rừng đặc dụng trên phạm vi toàn quốc. Ngày 8 tháng 9

năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ban hành chỉ thị

số 194-CT về việc thành lập hệ thống rừng đặc dụng với 73 khu, và được chia làm

3 loại: vườn quốc gia (VQG), khu bảo tồn (KBT) thiên nhiên và khu rừng văn hoá

lịch sử và môi trường. Ngày 17 tháng 9 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã có

quyết định số 192/2003/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược quản lý hệ thống khu bảo

tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010. Hệ thống này có tổng diện tích gần 2,5

triệu hécta chiếm khoảng 7% diện tích tự nhiên toàn quốc với 126 khu rừng đặc

dụng, trong đó có 27 VQG, 49 khu dự trữ thiên nhiên, 13 khu bảo tồn loài/nơi cư

trú và 37 khu bảo tồn cảnh quan. Đến tháng 12 năm 2009, số lượng VQG của Việt

Nam là 30 khu.

Bên cạnh sự ra đời của hệ thống các khu rừng đặc dụng, Chính phủ cũng đã ban

hành các quy định về việc bảo tồn và phát triển các loài động thực vật quý hiếm.

Ngày 17 tháng 1 năm 1992, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành

Nghị định số 18-HĐBT về việc quy định danh mục động thực vật rừng quý hiếm

và chế độ quản lý bảo vệ. Nghị định này đã chia các loài thực vật quý hiếm thành 2

nhóm. Nhóm IA gồm 13 loài và nhóm loài thực vật bị nghiêm cấm khai thác với

mục đích thương mại. Nhóm IIA gồm 19 loài và nhóm loài thực vật bị hạn chế

khai thác sử dụng. Ngày 22 tháng 4 năm 2002, Chính phủ có ban hành Nghị định

48/2002/NĐ-CP về việc sửa đổi bổ sung danh mục thực vật, động vật hoang dã

quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 18/HĐBT. Ngày 30 tháng 3 năm 2006,

Chính phủ lại tiếp tục ban hành Nghị định 32/2006NĐ-CP về quản lý thực vật

Page 8: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

2

rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Nghị định 32 đã quy định nhóm IA gồm

15 loài và nhóm loài thực vật, nhóm IIA gồm 37 loài và nhóm loài thực vật cần

được bảo vệ. Như vậy, số lượng loài và nhóm loài được quy định trong nghị định

qua các thời kỳ tăng lên. Điều này cũng cho thấy áp lực càng ngày càng lớn tới các

loài thực vật quý hiếm của Việt Nam.

Tuy nhiên, từ khi các Nghị định 18, 48 và 32 ra đời cho đến nay, chưa có một

chương trình điều tra, đánh giá tình trạng bảo tồn loài và nhóm loài thực vật rừng

quý hiếm trên quy mô toàn quốc. Để nắm được thực trạng bảo tồn và làm cơ sở để

xuất các giải pháp quản lý, việc điều tra tình trạng quản lý, bảo vệ các loài thực vật

nguy cấp, quý hiếm thuộc danh mục Nghị định 32/2006/NĐ-CP là rất cần thiết. Dự

án này sẽ tập trung đánh giá tình trạng phân bố, tình hình quản lý, khai thác, buôn

bán và thị trường của chúng. Đây sẽ là một trong những cơ sở quan trọng cho

chiến lược bảo tồn và phát triển các loài thực vật nguy cấp quý hiểm của Việt

Nam.

Page 9: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

3

Phần I Tổng quan về chính sách và thực trạng quản lý thực vật nguy cấp quý hiếm

ở Việt Nam

1. Văn bản chính sách

Việt Nam đã có những cam kết và hành động cụ thể để quản lý, bảo tồn và phát

triển nguồn tài nguyên động thực vật hoang dã. Điều này được thể hiện bằng một

loạt các văn bản, chính sách đã ra đời. Ba mốc quan trọng nhất trong lĩnh vực bảo

tồn của Việt Nam là sự ra đời của Nghị định 18/HĐBT (1992), Nghị định

48/2002/NĐ-CP (2002) và Nghị Định 32-CP (2006). Nghị định 18/HĐBT nhằm

thực hiện Điều 19 của Luật bảo vệ rừng năm 1991. Nghị định này quy định danh

mục các loài động thực vật rừng quý hiếm cần được bảo vệ. Đây là nghị định đầu

tiên có định nghĩa về các loài quý, hiếm và các loài động vật hoang dã thông

thường ở Việt Nam. Năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 48/2002/NĐ-

CP để sửa đổi, bổ sung danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành

theo Nghị định 18/HĐBT và chế độ quản lý bảo vệ. Việc ban hành và thực hiện

Nghị định này đã đem lại nhiều cơ hội tồn tại cho nhiều loài động thực vật hoang

dã. Ví dụ, trước năm 1992, nhiều loài cây lấy gỗ bị khai thác kiệt, do không có

chính sách và cơ chế quản lý, bảo vệ. Sau khi Nghị định 18/HĐBT được ban

hành rất nhiều các vụ việc liên quan đến việc khai thác, buôn bán và sử dụng các

loài quí hiếm được quy định trong Nghị định đã bị xử phạt, truy tố theo đúng quy

định. Tuy nhiên, Nghị định này cũng còn một số vấn đề tồn tại. Ví dụ, việc điều

tra giám sát các loài quy định trong Nghị định (Điều 5; 6) cũng chỉ được thực

hiện một phần ở các khu rừng đặc dụng mà không được thực hiện ở các khu rừng

khác, nơi có các loài đó phân bố. Do thiếu các tư liệu và thông tin cần thiết, việc

thực thi Nghị định cũng gặp nhiều khó khăn. Ví dụ, việc nhận dạng các loài thực

vật quý hiếm, đặc biệt các sản phẩm của chúng là rất khó khăn đối với hầu hết

các cơ quan thực thi như kiểm lâm, hải quan, công an và quản lý thị trường. Hầu

như chưa có tài liệu nhận dạng hoặc hỗ trợ nhận dạng nào được xuất bản để trợ

giúp cho việc thực thi Nghị định. Việc xử phạt cũng gặp rất nhiều khó khăn. Ví

Page 10: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

4

dụ, vi phạm đối với các loài động vật thường được quan tâm hơn là đối với các

loài thực vật, mặc dù chúng đều có tên trong cùng một nhóm của Nghị định. Để

khắc phục hạn chế trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Đây

là Nghị định mới nhất được ban hành nhằm thay thế Nghị định 18/HĐBT và

Nghị định 48/2002/NĐ-CP để phù hợp với Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng

(2004). Về cơ bản, Nghị định 32/2006/NĐ-CP đã được soạn thảo kỹ lưỡng hơn,

các quy định đã được nêu rõ ràng, đặc biệt các quy định để thực thi. Tuy nhiên,

việc thực thi Nghị định cũng gặp các vấn đề tương tự như Nghị định 18/HĐBT.

Ví dụ, không có hướng dẫn nhận dạng các loài được quy định trong Nghị định,

đặc biệt là các sản phẩm. Việc tiến hành xử phạt các vụ vi phạm theo Nghị định

32/2006/NĐ-CP cũng gặp khó khăn vì khó định giá được các loài quý hiếm, do

đó không áp dụng được mức độ xử phạt hoặc truy cứu trách nhiệm thích hợp.

Ngày 1 tháng 7 năm 2009 luật đa dạng sinh học của Việt Nam chính thức có hiệu

lực. Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được luật đa dạng sinh học ưu tiên bảo

vệ, lưu giữ và bảo quản lâu dài. Luật đa dạng sinh học là một bước tiến quan

trọng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các hoạt động bảo tồn và phát triển giá trị

đa dạng sinh học của Việt Nam.

2. Các loài thực vật nguy cấp quý hiếm trong Nghị định 32/2006 CP Nghị định 32/2006 CP được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 3 năm

2006 nhằm quy định các loài động thực vật nguy cấp quý hiếm cần được bảo vệ.

Theo Nghị định này, các loài thực vật được chia thành 2 nhóm; nhóm Ia là nhóm

thuộc diện nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, nhóm IIa là

nhóm bị hạn chế khai thác sử dụng. Nhóm Ia có 15 loài và nhóm loài thực vật;

nhóm IIa có 37 loài và nhóm loài.

Page 11: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

5

Biểu 1: Danh mục thực vật nguy cấp quý hiếm thuộc Nghị định 32-CP

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Nhóm Ia

1 Hoàng đàn Cupressus torulosa 2 Bách Đài Loan Taiwania cryptomerioides 3 Bách vàng Xanthocyparis vietnamensis 4 Vân Sam Phan xi păng Abies delavayi fansipanensis 5 Thông Pà cò Pinus kwangtungensis 6 Thông đỏ nam Taxus wallichiana (T. baccata wallichiana) 7 Thông nước (Thuỷ tùng) Glyptostrobus pensilis 8 Hoàng liên gai (Hoàng mù) Berberis julianae 9 Hoàng mộc (Nghêu hoa) Berberis wallichiana

10 Mun sọc (Thị bong) Diospyros salletii 11 Sưa (Huê mộc vàng) Dalbergia torulosa 12 Hoàng liên Trung Quốc Coptis chinensis 13 Hoàng liên chân gà Coptis quinquesecta 14 Các loài Lan kim tuyến Anoectochilus spp. 15 Các loài Lan hài Paphiopedilum spp.

Nhóm IIa 1 Đỉnh tùng (Phỉ ba mũi) Cephalotaxus mannii 2 Bách xanh (Tùng hương) Calocedrus macrolepis 3 Bách xanh đá Calocedrus rupestris 4 Pơ mu Fokienia hodginsii 5 Du sam Keteleeria evelyniana 6 Thông Đà Lạt (Thông 5 Đà Lạt) Pinus dalatensis 7 Thông lá dẹt Pinus krempfii 8 Thông đỏ bắc (Thanh tùng) Taxus chinensis 9 Sa mộc dầu Cunninghamia konishii

10 Các loài Tuế Cycas spp. 11 Sâm vũ diệp (Vũ diệp tam thất) Panax bipinnatifidum 12 Tam thất hoang Panax stipuleanatus 13 Sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam) Panax vietnamensis 14 Các loài Tế tân Asarum spp. 15 Thiết đinh Markhamia stipulata 16 Gõ đỏ (Cà te) Afzelia xylocarpa 17 Lim xanh Erythrophloeum fordii 18 Gụ mật (Gõ mật) Sindora siamensis 19 Gụ lau Sindora torulosa 20 Đẳng sâm (Sâm leo) Codonopsis javanica 21 Trai lý (Rươi) Garcinia fagraeoides 22 Trắc (Cẩm lai nam) Dalbergia cochinchinensis 23 Cẩm lai (Cẩm lai bà rịa) Dalbergia oliveri

(D. bariensis, D. mammosa) 24 Giáng hương (Giáng hương trái to) Pterocarpus macrocarpus 25 Gù hương (Quế balansa) Cinnamomum balansae 26 Re xanh phấn (Re hương) Cinnamomum glaucescens 27 Vù hương (Xá xị) Cinnamomum parthenoxylon 28 Vàng đắng Coscinium fenestratum

Page 12: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

6

29 Hoàng đằng (Nam hoàng liên) Fibraurea tinctoria (F. chloroleuca) 30 Các loài Bình vôi Stephania spp. 31 Thổ hoàng liên Thalictrum foliolosum 32 Nghiến Excentrodendron torulosa (Burretiodendron

torulosa) 33 Hoàng tinh hoa trắng (Hoàng tinh

cách) Disporopsis longifolia

34 Bách hợp Lilium brownii 35 Hoàng tinh vòng Polygonatum kingianum 36 Thạch hộc (Hoàng phi hạc) Dendrobium nobile 37 Cây một lá (Lan một lá) Nervilia spp.

Các loài thực vật được nêu tên trong Nghị định này đa dạng về dạng sống và có

nhiều giá trị/công dụng khác nhau:

- Những loài có giá trị làm thuốc đang bị khai thác kiệt trong tự nhiên như: sâm

ngọc linh (Panax vietnamensis), thông đỏ nam (Taxus wallichiana), tam thất

hoang (Panax stipuleanatus), hoàng liên gai (Berberis julianae), các loài bình vôi

(Stephania spp.), hoàng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia) và hoàng tinh

vòng (Polygonatum kingianum),

- Những loài cho tinh dầu làm hương liệu và dược phẩm, đã và đang bị săn

lùng ráo riết như: vù hương (Cinnamomum parthenoxylon), gù hương (C.

balansae),

- Nhưng loài cho gỗ quý, có giá trị kinh tế cao trên thị trường (bán theo kg)

như: sưa (Delbergia torulosa), trắc (D. cochinchinesis), cẩm lai (Dalbergia

oliveri), mun sọc (Diospyros spp.) và giáng hương (Pterocarpus macrocarpus),

- Những loài có ý nghĩa về tính đặc hữu, phân bố hẹp và có giá trị trong bảo tồn

nguồn gen như: bách đài loan (Taiwania cryptomerioides), bách vàng

(Xanthocyparis vietnamensis), vân sam phan xi pănng (Abies delavayi ver.

Fansipanensis), thủy tùng (Glyptostrobus pensilis), hoàng đàn (Cupressus

torulosa),

- Những loài cho gỗ tốt được sử dụng trong xây dựng và đồ mộc đang bị khai

thác nghiêm trọng sẽ dẫn đến tuyệt chủng trong tự nhiên như: lim xanh

(Erythrophleum fordii), pơ mu (Fokienia hodginsii), thiết đinh (Markhamia

Page 13: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

7

stipulata), gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), gụ mật (Sindora siamensis), gụ lau (Sindora

torulosa) và trai lý (Garcinia fagraeoides),

- Những loài cho hoa đẹp, có giá trị làm cảnh, đặc hữu đang bị khai thác hủy

diệt trong tự nhiên như: các loài lan hài (Paphiopedilum spp.), các loài tuế

(Cycas spp.) và thạch hộc (Dendrobium nobile).

Việc xây dựng danh mục các loài thực vật quý hiếm, nguy cấp thiên nhiều về ý

nghĩa khoa học. Các yếu tố khai thác, buôn bán, sử dụng được đánh giá nhẹ hơn.

Ví dụ, trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP, nếu xét theo tiêu chí bị khai thác, sử

dụng và buôn bán quá mức, thì một số loài không bị ảnh hưởng do các nguyên

nhân này như: bách Đài Loan (Taiwania cryptomerioides), bách vàng

(Xanthocyparis vietnamensis), vân sam Phan Xi Păng (Abies delavayi

fansipanensis), thông Pà Cò (Pinus kwangtungensis); đỉnh tùng (Cephalotaxus

mannii), du sam (Keteleeria evelyniana), thông Đà Lạt (Pinus dalatensis) và

thông lá dẹt (P. krempfii). Bên cạnh đó, việc đưa các loài đã tuyệt chủng trong

thiên nhiên vào danh mục bảo vệ là chưa hợp lý và không cần thiết, vì việc đưa

các loài này vào danh mục cũng không có tác dụng bảo tồn, mà trái lại, có thể

gây một số cản trở đối với việc phát triển gây nuôi, nhân giống phục vụ bảo tồn

hoặc phát triển kinh tế. Những loài đã được coi là tuyệt chủng hoặc không bị đe

dọa do khai thác, buôn bán thì chỉ nên dừng ở mức đưa vào Sách Đỏ để nhằm

mục đích cảnh báo.

Page 14: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

8

Phần II

Mục tiêu, đối tượng và phương pháp

1. Mục tiêu

Mục tiêu lâu dài

Bảo tồn và phát triển các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm trong tự nhiên, đồng thời

cũng phục vụ mục tiêu bảo tồn các nguồn gen quý cho nghiên cứu khoa học và khai

thác sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.

Mục tiêu trước mắt

- Đánh giá tình trạng bảo tồn của các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm trong Nghị

định 32,

- Cung cấp các thông tin cần thiết để phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ và phát

triển các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm,

- Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo bảo tồn ngoài tự nhiên, cũng như việc khai

thác, sử dụng bền vững.

2. Đối tượng và phạm vi điều tra

Đối tượng

Các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm quy định trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP.

Phạm vi điều tra

Phạm vi điều tra được xác định trên toàn quốc. Tuy nhiên, dựa vào điều kiện thời

gian, các nguồn lực, dự án này chỉ tập trung vào một số phạm vi cụ thể như sau:

- Hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam, trong đó chủ yếu là các VQG và

KBT thiên nhiên.

Page 15: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

9

+ Các Vườn quốc gia: Hiện nay, Việt Nam có 30 VQG là nhưng nơi có giá trị

về đa dạng sinh học, và cũng là các trung tâm bảo tồn các loài thực vật nguy

cấp, quý hiếm. Trong khuôn khổ của dự án này, 19 VQG đại diện cho các

vùng sinh thái được lựa chọn để điều tra (xem phụ lục 2),

+ Các KBT thiên nhiên: Đến thời điểm tháng 12 năm 2008, Việt Nam có 60

KBT thiên nhiên. Đây cũng là nơi lưu giữ các loài thực vật nguy cấp quý

hiếm trong tự nhiên. Trong khuôn khổ của dự án này, 20 KBT thiên nhiên

tiêu biểu có giá trị đa dạng sinh học cao và đại diện cho các vùng sinh thái

của Việt Nam được lựa chọn để điều tra.

- Các điểm bên ngoài các khu rừng đặc dụng (rừng phòng hộ, rừng sản xuất, cơ sở

buôn bán) có các hoạt động bảo tồn, gây trồng, khai thác, sử dụng và buôn bán

các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm.

3. Nội dung và phương pháp

3.1. Nội dung điều tra

(1) Điều tra tình trạng bảo tồn nội vi (in situ)

Điều tra, đánh giá loài thực vật nguy cấp, quý hiếm quy định trong Nghị Định 32

ở các VQG và KBT về các nội dung sau:

+ Tình trạng quần thể của một số loài có phạm vi phân bố hẹp và số lượng cá

thể ít (nội dung này cho một số loài có số lượng cá thể ít có thể ước tính

được),

+ Tình hình khai thác sử dụng,

+ Tình trạng trong Nghị định và trong sách đỏ Việt Nam, 2007 và IUCN, 2010,

+ Đánh giá một số loài đang bị đe dọa nguy cấp và nếu cần thiết sẽ được đề

xuất vào danh sách của Nghị định 32.

(2) Điều tra, đánh giá tình trạng bảo tồn ngoại vi (ex situ)

Page 16: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

10

- Điều tra, đánh giá tình trạng bảo tồn ngoại vi một số loài nguy cấp, quý hiếm

tại các vườn thực vật, các vườn sưu tầm cây gỗ và các khu nghiên cứu thực

nghiệm.

- Đánh giá tình trạng gây trồng và phát triển một số loài thực vật trong Nghị

định 32.

(3) Điều tra tình trạng khai thác, buôn bán, thị trường của một số loài có giá trị

kinh tế cao nằm trong danh mục Nghị định 32 ngoài các khu đặc dụng.

(4) Đề xuất các giải pháp quản lý các loài thực vật nguy cấp quý hiếm, chủ yếu

là bảo tồn nội vi và ngoại vi. Lựa chọn những địa điểm thích hợp để bảo tồn

các loài nguy cấp, quý hiếm.

(5) Đề xuất bổ sung một số loài nguy cấp, quý hiếm (nếu có).

(6) Xây dựng bản đồ phân bố một số loài thực vật nguy cấp, quý hiếm cho một

số khu rừng đặc dụng đại diện theo vùng sinh thái và bản đồ phân bố tập

trung một số loài trong toàn quốc.

3.2. Phương pháp

3.2.1. Chuẩn bị và kế thừa tài liệu

a. Chuẩn bị tài liệu và bản đồ

Thu thập tài liệu và bản đồ:

- Thu thập các tài liệu liên quan đến các loài thực vật nguy cấp quý hiếm như

danh mục các loài trong Nghị định 32.

- Thu thập tài liệu nghiên cứu khu hệ thực vật ở các KBT thiên nhiên và VQG.

- Thu thập các loại bản đồ phân bố thực vật nguy cấp, quý hiếm ở các VQG và

KBT thiên nhiên.

- Thu thập các loại bản đồ thảm thực vật, bản đồ kiểm kê tài nguyên rừng ở các

VQG và KBT thiên nhiên.

Đánh giá tài liệu và bản đồ:

Page 17: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

11

- Đánh giá sơ bộ toàn bộ tài liệu và bản đồ hiện có để xác định giá trị sử dụng

và tham khảo, tìm ra những điểm cần phải tiến hành điều tra đánh giá.

b. Chuẩn bị về kỹ thuật (chủ yếu sử dụng phương pháp chuyên gia)

Sử dụng phương pháp chuyên gia, cụ thể là thành lập nhóm chuyên gia gồm các nhà

khoa học về thực vật, sinh thái thực vật để chuẩn bị các nội dung kỹ thuật sau:

- Xác định thành phần loài đưa vào điều tra, phân làm 3 hạng:

+ Các loài dễ xác định, dễ thu thập thông tin,

+ Các loài có thể xác định và thu thập thông tin,

+ Các loài khó xác định, khó thu thập thông tin.

- Xác định các địa điểm điều tra cũng được phân chia làm 3 hạng: khu vực

phân bố tập trung, khu vực phân bố trung bình và khu vực phân bố ít các loài

trong Nghị định 32.

- Tập huấn cho cán bộ điều tra và thống nhất các biện pháp kỹ thuật thực hiện.

- Xây dựng kế hoạch chi tiết điều tra thực địa.

c. Chuẩn bị về tổ chức

- Trình duyệt đề cương kỹ thuật,

- Tổ chức tổ công tác điều tra,

- Thống nhất các biện pháp kỹ thuật điều tra.

3.2.2. Phương pháp điều tra thực địa 3.2.2.1. Các bước thực hiện

- Tổ chức phân công các nhóm điều tra ngoại nghiệp theo các danh sách và kế

hoạch chi tiết được thảo luận từ phương pháp chuyên gia.

- Các nhóm tới địa phương làm việc với các cơ quan lâm nghiệp, môi trường

(Kiểm lâm, Lâm nghiệp, ban quản lý các khu rừng đặc dụng), các đơn vị điều

tra lâm nghiệp tại địa phương để thu thập tài liệu hiện có về tình hình điều tra,

Page 18: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

12

các đề tài nghiên cứu, tình trạng khai thác và buôn bán các loài nguy cấp, quý

hiếm; lựa chọn các chuyên gia địa phương them gia tư vấn và trực tiếp điều

tra tình trạng các loài trong Nghị định 32.

- Cùng với các chuyên gia, các nhà thực vật địa phương làm việc với các ban

quản lý và điều tra thực địa ở các VQG, các KBTthiên nhiên và các điểm điều

tra khác.

- Sau khi hoàn tất công tác điều tra ngoại nghiệp, tiến hành phân tích tài liệu,

xây dựng báo cáo, tổ chức hội thảo chuyên gia, hội nghị nghiệm thu.

3.2.2.2. Phương pháp thực địa

Phương pháp chuyên gia địa phương, phương pháp điều tra theo tuyến thực vật, điều

tra phỏng vấn tại cơ sở khái thác chế biến, các điểm khai thác, buôn bán thực vật

nguy cấp quý hiếm được sử dụng trong dự án này.

a. Phương pháp chuyên gia địa phương

- Làm việc với các chuyên gia lâm nghiệp, bảo tồn thiên nhiên, tài nguyên và

môi trường ở địa phương, đặc biệt là các cán bộ chuyên môn của các chi cục

kiểm lâm, các ban quản lý rừng đặc dụng để thảo luận về:

+ Thành phần loài trong Nghị định 32 có mặt tại địa phương từ đó sơ bộ xác

định phân bố các loài trên bản đồ cho từng khu rừng đặc dụng (bản đồ phân

bố lý thuyết),

+ Phân bố của một số loài trong các khu rừng đặc dụng và những điểm quan

trọng khác,

+ Tình trạng bảo vệ, khai thác, sử dụng, buôn bán và vận chuyển các loài trong

Nghị định 32.

- Tiến hành phỏng vấn người dân, thợ sơn tràng, thầy lang sử dụng cây thuốc

và những người sử dụng thực vật khác để thu thập thông tin về phân bố quân

thể của các loài quý hiếm có giá trị kinh tế cao và tình hình khai thác sử dụng.

Page 19: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

13

b. Kiểm tra thực địa theo tuyến

- Tuyến điều tra thực vật được thiết kế tại các khu rừng đặc dụng để kiểm tra

các thông tin đã được thảo luận với các chuyên gia địa phương về một số nội

dung bảo tồn in situ như phân bố, tình hình quản lý, khai thác, sử dụng,

- Các tuyến được bố trí điển hình trên các kiểu sinh cảnh được dự đoán có khả

năng xuất hiện các loài trong Nghị Định 32 có mặt trong từng khu vực. Ví dụ

như khi điều tra tình trạng bảo tồn loài bách xanh (Calocedrus macrolepis-

thường phân bố trên sườn núi ở độ cao 700 đến 1500m, trong kiểu rừng

thường xanh á nhiệt đới núi thấp, hoặc Pơ Mu (Fokienia hodginsii)-thường

chỉ phân bố trên các sườn dốc ở độ cao từ 1000-2000m trong các kiểu rừng á

nhiệt đới hỗn giao cây lá rộng cây lá kim, hay loài Trắc (Dalbergia

cochinchinensis)-thường phân bố ở độ cao dưới 900m trong kiểu rừng chuyển

tiếp giữa rừng nhiệt đới thường xanh và rừng nửa rụng lá, tuyến sẽ được bố trị

tại các sinh cảnh của chúng để điều tra,

- Tùy theo diện tích của các VQG và KBT thiên nhiên mà thiết kế các tuyến

điều tra. Bình quân mỗi khu rừng đặc dụng tiến hành điều tra trên 10 tuyến,

mỗi tuyến dài 1 km, quan sát sang hai bên, mỗi bên 5m. Sử dụng các phương

pháp sau để đánh giá:

+ Cùng với các chuyên gia trung ương và chuyên gia địa phương tiến hành

kiểm tra các thông tin về sự xuất hiện của các loài nguy cấp, quý hiếm, quan

hệ sinh thái trong khu hệ thực vật, tình trạng khai thác các loài này trên tuyến

điều tra,

+ Dùng máy định vị GPS hoặc bản đồ địa hình 1/50.000 để xác định phân bố

của các loài nguy, cấp quý hiếm trên các tuyến điều tra vào bản đồ thảm thực

vật rừng của các VQG và KBT thiên nhiên.

Page 20: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

14

MẪU BIỂU THỐNG KÊ LOÀI THEO TUYẾN

Tuyến:........................

Địa điểm:.................................

Kiểu rừng chính:..................................

Độ cao:....................... Độ dốc:..................... Hướng dốc:.......................

Ngày điều tra:......................................... Người điều tra:............................

TT Tên cây Dạng

sống

Phẩm

chất

Độ cao

phân bố

Dấu vết và tình trạng bị tác

động

- Trong quá trình chuyển quân điều tra trong rừng, chú ý sự xuất hiện của các loài

thực vật nguy cấp quý hiếm.

- Quan sát tình trạng tái sinh trên tuyến điều tra. Bình quân quan sát kỹ khoảng 1/3

chiều dài tuyến, đặc biệt chú ý xung quanh gốc cây mẹ. Dưới gốc cây mẹ có thể

lập các ô tái sinh 25m2 để đánh giá tình trạng tái sinh. Ghi chép tình trạng cây tái

sinh theo cấp chiều cao (đối với các loài cây gỗ), nguồn gốc và phẩm chất.

BIỂU ĐIỀU TRA CÂY TÁI SINH TỰ NHIÊN THEO TUYẾN Tuyến số:......... Địa điểm................. Trạng thái rừng....................... Người đo đếm……………Ngày đo đếm…………..

Cấp chiều cao (m) Nguồn gốc Tái sinh Sinh trưởng

TT Loài cây <0,5 0,6-

1,0 >1,1-1,5 >1,5 Hạt Chồi Tốt T.b xấu

……… ………

…...

……… ……

….

Ghi chú: Cấp chiều cao chỉ sử dụng cho các loài cây gỗ

Page 21: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

15

c. Phương pháp phỏng vấn

- Thảo luận với các Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Lâm nghiệp, các trạm Kiểm lâm về

tình hình khai thác, sử dụng, buôn bán và vận chuyện các loài nguy cấp, quý

hiếm. Ngoài ra, tìm hiểu tình trạng bảo tồn ex situ các loài trong Nghị định 32 ở

địa phương như tình hình nghiên cứu ở các vườn thực vật, vườn giống, rừng

giống, và các khu rừng thực nghiệm,

- Thảo luận với các ban quản lý VQG và KBT thiên nhiên về tình trạng khai thác

và buôn bán các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm. Đồng thời tìm hiểu về tình

trạng bảo tồn ex situ tại các vườn thực vật ở các khu rừng đặc dụng,

- Làm việc với các lâm trường quốc doanh (công ty lâm nghiệp) và các cơ sở kinh

doanh lâm nghiệp khác để bổ sung thông tin về phân bố, tình hình quản lý các

loài thực vật nguy cấp, quý hiếm ngoài các khu rừng đặc dụng,

- Tiến hành điều tra các điểm khai thác trong rừng và các điểm buôn bán thực vật

nguy cấp quý hiếm để đánh giá tình trạng của chúng,

- Tiến hành phỏng vấn các cơ sở chế biến, xuất khẩu các sản phẩm từ các loài thực

vật nguy cấp, quý hiếm, kết hợp làm việc với các tổ chức phi chính phủ, tổ chức

buôn bán gỗ quốc tế để đánh giá tình hình thị trường.

3.2.3. Tổng hợp, phân tích số liệu xây dựng báo cáo

Phân tích kế thừa tài liệu

- Kế thừa có chọn lọc toàn bộ các tài liệu và bản đồ như Sách đỏ, Cây rừng

Việt Nam (Vietnam Forest Trees), tài liệu nghiên cứu về khu hệ thực vật ở

các VQG và các KBT thiên nhiên, bản đồ phân bố thực vật nguy câp, quý

hiếm,

- Các tài liệu này có thể thu thập ở các cơ quan trung ương như các Viện

nghiên cứu, Cục Kiểm lâm, Cục Lâm nghiệp, các Trường Đại học có các

khoa về lâm nghiệp, sinh học; các cơ quan địa phương như các Chi cục Kiểm

lâm, Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Bảo vệ thực vật, các Đoàn điều tra cấp

Page 22: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

16

tỉnh, các VQG và KBTthiên nhiên; các tổ chức phi chính phủ về bảo tồn thiên

nhiên tại Việt Nam.

Phân tích tài liệu xây dựng báo cáo

Phương pháp chuyên gia được sử dụng để phân tích tài liệu xây dựng báo cáo. Các

chuyên gia thảo luận theo nhóm để phân tích tình trạng phân bố, đặc tính sinh thái,

tình trạng bảo tồn của các loài thực vật trong Nghị định 32 theo các nội dung:

- Phân tích, xây dựng danh lục các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm cho các vườn

quốc gia và KBTthiên nhiên phân theo loài, chi, họ, lớp.

BIỂU DANH LỤC CÁC LOÀI THỰC VẬT NGUY CẤP QUÝ HIẾM

Mức độ đe dọa TT Tên Việt Nam Tên khoa học

Xếp hạng

NĐ 32 Phân bố

SĐ VN IUCN

Ghi chú: Sử dụng thang phân loại của sách đỏ Việt Nam 2007 và IUCN (2010) để

phân hạng mức độ đe dọa

- Tập hợp tài liệu thu thập được tiến hành phân tích tình trạng quần thể của một số

loài chủ yếu:

+ Ước lượng quần thể một số loài chủ yếu thông qua phương pháp nội suy từ

các tuyến điều tra thực vật và các thông tin chuyên gia. Phương pháp này chỉ

sử dụng đối với một số loài có số lượng cá thể ít,

BIỂU ƯỚC LƯỢNG QUẦN THỂ LOÀI

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Số cá thể Phạm vi phân bố

Page 23: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

17

+ Đánh giá tình trạng biến động của các quần thể thông qua các tài liệu thu thập

được (sử dụng các tài liệu cũ nếu có).

- Phân tích đánh giá tình trạng khai thác, sử dụng và buôn bán cũng như thị

trường của các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm,

- Phân tích tình hình quản lý, bảo vệ các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm trong

toàn quốc,

- Phân tích xây dựng các giải pháp quản lý thích hợp đối với các loài thực vật

nguy cấp, quý hiếm,

- Cùng với các chuyên gia phân tích đề xuất các loài thực vật nguy cấp, quý

hiếm cho Nghị định 32 (nếu có).

BIỂU MẪU ĐỀ XUẤT THÊM CÁC LOÀI THỰC VẬT NGUY CẤP QUÝ HIẾM

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Đề xuất xếp

hạng

Phân bố

- Hội thảo chuyên gia lấy ý kiến góp ý dự thảo báo cáo dự án tình trạng bảo tồn

các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm thuộc Nghị định 32.

Phương pháp xây dựng bản đồ

- Sử dụng các phần mềm của GIS để xây dựng bản đồ phân bố các loài nguy cấp

quy hiếm tỷ lệ 1/1.000.000. Dùng phương pháp chuyên gia để phân tích đánh giá

đưa các loài cần thiết vào bản đồ phân bố. Các số liệu đầu vào của phân bố các

loài thực vật được phân tích về tọa độ, độ cao và địa danh.

Page 24: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

18

Phần III

Kết quả điều tra, đánh giá

1. Phân bố các loài thực vật nguy cấp quý hiếm tại các VQG và KBT

Theo kết quả điều tra tại 39 khu rừng đặc dụng, các trạm thực nghiệm, các khu

rừng giống, các vườn cây dược liệu và các điểm nóng về khai thác, chế biến,

buôn bán lâm sản trên toàn quốc, số lượng các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm

bước đầu được thống kê cho từng khu được thể hiện trên biểu 01. Danh mục chi

tiết các loài được thể hiện trong phần phụ lục 2.

Biểu 02: Số lượng loài nguy cấp quý hiếm tại một số khu rừng đặc dụng

Vùng TT Tên khu rừng Số loài

KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN 1 Hang Kia - Pà Cò 16 2 Ngọc Sơn - Ngổ Luông 11 TÂY BẮC

3 Sốp Cộp 8 VƯỜN QUỐC GIA

1 Ba Bể 16 2 Hoàng Liên 23 3 Tam Đảo 11

4 Xuân Sơn 20 KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN 1 Hữu Liên 9 2 Na Hang 18 3 Tây Côn Lĩnh 22

ĐÔNG BẮC

4 Thần Sa - P.Hoàng 15 VƯỜN QUỐC GIA

1 Ba Vì 10 2 Cát Bà 10 3 Cúc Phương 10

KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN

ĐỒNG BẰNG SH

1 Vân Long 4 VƯỜN QUỐC GIA

1 Bạch Mã 12 2 Phong Nha Kẻ Bàng 9

BẮC TRUNG BỘ

3 Pù Mát 5

Page 25: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

19

Vùng TT Tên khu rừng Số loài

4 Vũ Quang 13 KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN 1 Đakrông 15 2 Phong Điền 13 3 Ngọc Linh 12 4 Sông Thanh 8

KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN 1 Bà Nà - Núi Chúa 7

NAM TRUNG BỘ 3 Krông Trai 6

VƯỜN QUỐC GIA 1 Bidoup-Núi Bà 25 2 Chư Mom Rây 12 3 Kon Ka Kinh 8 4 Yok Đôn 11 5 Chư Yang Sin 15

KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN 1 Ea Sô 5 2 Ea Ral 1

TÂY NGUYÊN

3 Trấp Ksơ 1 VƯỜN QUỐC GIA

1 Bù Gia Mập 14 2 Cát Tiên 9 3 Núi Chúa 8 4 Phước Bình 7

KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN 1 Bình Châu Phước Bửu 8

ĐÔNG NAM BỘ

2 KBT và di tích lịch sử Vĩnh Cửu- Đồng Nai

10

Trong số các khu rừng đặc dụng đã được điều tra đánh giá trong khuôn khổ của

dự án này, các khu Ea Ral và Trấp Ksơ được thành lập với mục đích để bảo tồn

duy nhất loài thông nước, và chúng tôi cũng không phát hiện được loài nào khác

ngoài loài thông nước ở 2 KBT trên. Một số khu rừng đặc dụng khác như VQG

Ba Bể, VQG Hoàng Liên, VQG Bi Doup-Núi Bà, VQG Xuân Sơn và KBT Hang

Kia-Pà Cò có số lượng các loài nguy cấp quý hiếm khá lớn (trên dưới 20 loài).

Đây là những nơi có chứa giá trị đa dạng sinh học cao, đã được nghiên cứu khá

đầy đủ về khu hệ động thực vật và cần phải có chương trình cụ thể để bảo tồn

Page 26: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

20

những loài nguy cấp quý hiếm (cả nội vi và ngoại vi), đặc biệt là những loài có

nguy cơ bị tuyệt chủng cao. Các khu rừng đặc dụng còn lại đều có khoảng 3-10

loài nguy cấp quý hiếm cần được bảo tồn và phát triển trong ND-32.

2. Tình trạng quản lý bảo vệ và các hoạt động buôn bán thực vật nguy cấp quý hiếm

2.1. Bảo vệ nguyên vị (insitu)

Việt Nam đã và đang quan tâm nhiều đến vấn đề bảo tồn loài và giá trị đa dạng

sinh học. Năm 1986, Chính phủ Việt Nam đã ra quyết định thành lập một hệ

thống 87 khu bảo tồn được gọi là các khu rừng đặc dụng, trong đó có 56 Vườn

quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên, 31 khu rừng văn hoá, lịch sử, môi trường

với tổng diện tích khoảng 1.169.000ha chiếm 5,7% diện tích đất rừng. Từ đó đến

nay, hệ thống các khu rừng đặc dụng được bổ sung thêm cả về số lượng và diện

tích. Hiện nay, hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam có tổng diện tích gần 2,5

triệu hécta chiếm khoảng 7% diện tích tự nhiên toàn quốc với 126 khu rừng đặc

dụng, trong đó có 30 VQG, 49 Khu dự trữ thiên nhiên, 13 Khu bảo tồn loài/nơi

cư trú và 37 Khu bảo tồn cảnh quan.

Trong số các khu rừng đặc dụng, nhiều nơi được thành lập với mục đích để bảo

tồn loài thực vật nguy cấp, quý hiếm như: VQG Ba Bể để bảo tồn loài nghiến,

đinh; VQG Ba Vì để bảo tồn loài bách xanh, mỡ hải nam; VQG Bến En để bảo

tồn lim xanh; VQG Hoàng Liên để bảo tồn các loài cây thuốc và pơ mu; VQG Pù

Mát để bảo tồn loài sa mộc dầu, pơ mu; KBT Earal và Trấp Ksơ để bảo tồn loài

thông nước và VQG York Đôn để bảo tồn các loài cây họ dầu.

Nhìn chung, những loài thực vật được bảo tồn tương đối tốt trong hệ thống các

khu đặc dụng. Tuy nhiên, hiện tượng khai thác đơn lẻ (từng cây), bất hợp pháp

vẫn xảy ra ở một số nơi, vào một thời điểm nhất định, đặc biệt đối với một số loài

có giá trị kinh tế cao (sưa, sâm vũ diệp, tam thất hoang, sâm ngọc linh và gõ đỏ).

Page 27: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

21

2.2. Bảo tồn chuyển vị (Exitu)

Bảo tồn chuyển vị là cách thức di chuyển đối tượng bảo tồn khỏi vị trí mà chúng

tồn tại. Thường cách thức này được áp dụng đối với những đối tượng có nguy cơ

bị đe dọa và tuyệt chủng cao, những loài đặc biệt quý hiếm trong tự nhiên. Với

hình thức này, đối tượng bảo tồn có thể được lưu giữ trong ngân hàng gien, bảo

tàng hoặc cũng có thể di chuyển đối tượng cần bảo tồn đến vị trí, địa điểm phù

hợp hơn. Việt Nam đã xây dựng được hệ thống các Vườn thực vật, lâm phần bảo

tồn nguồn gen cây rừng, vườn cây thuốc để bảo tồn các loài quý hiếm. Có nhiều

loài cây rừng bản địa đã được nghiên cứu và đưa vào gây trồng thành công.

Bảo tồn chuyển vị đã đóng góp đáng kể cho cho hoạt động bảo tồn các loài thực

vật đã và đang bị diệt chủng ngoài tự nhiên.

(1) Các khu rừng thực nghiệm

Các khu rừng thực nghiệm bao gồm các vườn cây gỗ, vườn thực vật, vườn sưu

tập cây rừng và các lâm phần bảo tồn nguồn gen cây rừng. Theo hệ thống phân

hiện hành, rừng thực nghiệm, nghiên cứu khoa học được xếp trong hệ thống các

khu rừng đặc dụng. Theo kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng năm 2006, Việt

Nam có 17 khu rừng thực nghiệm với tổng diện tích là 8.516 ha. Một số khu rừng

thực nghiệm điển hình như: Vườn cây gỗ Trảng Bom (huyện Thống Nhất, tỉnh

Đồng Nai) có 155 loài thực vật, Thảo cẩm viên Sài gòn với hơn 100 loài cây,

vườn cây gỗ của Trạm thí nghiệm Lâm sinh Lang Hanh (huyện Đức Trọng, tỉnh

Lâm Đồng), vườn cây gỗ Mang Lin (thành phố Đà Lạt), Vườn Bách Thảo Hà

Nội cũng là nơi lưu giữ hàng trăm loài cây, trong đó có nhiều loài cây quý hiếm.

(2) Vườn cây thuốc

Hiện nay có một số vườn cây thuốc đã được thành lập, ngoài ra còn có hệ thống

các vườn cây thuốc của các hộ gia đình làm nghề thuốc nam và thuốc bắc. Hệ

thống vườn cây thuốc cũng là nơi lưu giữ bảo tồn và phát triển những loài cây có

Page 28: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

22

giá trị trong đó có nhiều loài trong Nghị Định 32-CP. Dưới đây là một số vườn

cây thuốc hiện có:

Trạm cây thuốc Sa Pa (Viện Dược liệu-Bộ Y tế), đã sưu tập được 63

loài ở độ cao 1.500 m, trong đó có nhiều loài quý hiếm như: hoàng liên gai

(Berberis julianae), hoàng liên bắc (Coptis chinensis), sâm vũ diệp (Panax

bipinnatifidus) và tam thất hoang (Panax stipuleanatus).

Trạm cây thuốc Tam Đảo đã sưu tập được 175 loài, ở độ cao 900 m.

Trạm cây thuốc Văn Điển (Hà Nội) có 294 loài.

Vườn trường Đại học Dược Hà Nội có 134 loài.

Vườn Học Viện Quân Y có 95 loài.

Trung tâm giống cây thuộc Đà Lạt có 88 loài ở độ cao 1500 m.

Trung tâm Sâm Việt Nam có 6 loài (trong đó có sâm ngọc linh).

(3) Ngân hàng giống

Hiện nay, ngành nông nghiệp-lâm nghiệp Việt Nam có 4 cơ quan có kho bảo

quản lạnh: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Viện Khoa học Kỹ

thuật Nông nghiệp miền Nam, Trường Đại học Cần Thơ và Viện Cây lương thực

và Thực phẩm. Các kho lạnh đều quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, mới đạt yêu

cầu bảo quản ngắn hạn và trung hạn, chưa có kho đạt tiêu chuẩn bảo quản dài

hạn. Các ngân hàng gen này mới chỉ tập trung bảo quản nguồn gen của các loài

cây nông nghiệp và cây cao su.

Nhận xét về hoạt động bảo tồn ngoại vi ở Việt Nam có một số tồn tại được phân

thành các nhóm như sau:

- Thiếu quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết. Hệ thống các vườn thực vật,

vườn cây gỗ, lâm phần bảo tồn nguồn gen cây rừng hiện có thường được quy

hoạch, thiết kế chưa có hệ thống, chưa có tính chất chuyên đề, chuyên sâu hay

đại diện cho từng vùng sinh thái và trên phạm vi toàn quốc.

Page 29: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

23

- Hoạt động sưu tập chưa chú ý tới các loài quý hiếm; chưa có vườn thực vật

nào lưu trữ được hơn 500 loài (không kể các loài thực vật tự nhiên có sẵn trong

quá trình quy hoạch).

- Năng lực chuyên môn của cán bộ làm công tác bảo tồn còn hạn chế.

- Vấn đề bảo tồn ex situ chưa được quan tâm đúng mức trong các chủ trương

chính sách về bảo tồn thiên nhiên. Cho đến nay mới chỉ có một số văn bản như:

Quyết định 225/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về giống cây trồng,

giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp có nói đến vườn thực vật; Quyết định

86/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch tổng thể hệ thống

bảo tàng tự nhiên Việt Nam đến năm 2020. Chưa có các văn bản hướng dẫn cụ

thể để thực hiện các hoạt động bảo tồn ngoại vi.

- Các loài thực vật nguy cấp quý hiếm trong Nghị định 32 chưa được quan tâm

bảo tồn đúng mức trong hệ thống bảo tồn chuyển vị. Một số nơi do thiếu kinh phí

hoạt động nên các hoạt động bảo tồn và phát triển các loài thực vật nguy cấp quý

hiếm bị lãng quên.

2.3 Hoạt động khai thác buôn bán thực vật nguy cấp quý hiếm

Thực trạng khai thác, buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp động, thực vật hoang

dã ở Việt Nam là vấn đề phức tạp. Trong giai đoạn từ năm 2006, mỗi năm có gần

50.000 tấn thực vật hoang dã bị khai thác và buôn bán bất hợp pháp (Theo Cục

kiểm lâm -Việt báo số 28/2/2006). Hiện nay, Việt Nam có 5 điểm nóng về buôn

bán động thực vật hoang dã, gồm Nghệ An, Hà Nội, TP. HCM, Quảng Ninh và

Lạng Sơn (TRAFFIC-2010). Đây là những khu vực trọng điểm tập kết động thực

vật hoang dã để vận chuyển sang Trung Quốc tiêu thụ.

Nếu chỉ đề cập đến thực vật, tình trạng các loài bị nguy cấp ngày càng tăng về số

lượng và mức độ đe dọa trong khoảng 15 năm trở lại đây. Trong Sách Đỏ Việt

Nam 1996, Việt Nam có 24 loài thực vật thuộc diện nguy cấp thì đến Sách Đỏ

2004, Việt Nam có 191 loài, và Sách Đỏ 2007 đã liệt kê 196 loài (trong đó có 45

loài rất nguy cấp). Ngoài việc số lượng loài bị đe dọa đã tăng lên đáng kể, mức

Page 30: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

24

độ bị đe dọa ở cấp cao nhất cũng tăng thêm. Một số lượng lớn các loài trước đây

còn được xếp trong thứ hạng sắp nguy cấp thì nay đã phải chuyển sang thứ hạng

nguy cấp. Các mối đe dọa chính đối với các loài thực vật nguy cấp quý hiếm vẫn

là: khai thác ráo riết, mất môi trường sống và một số loài có khả năng tái sinh

thấp.

Theo mục đích và mức độ khai thác, buôn bán sử dụng, các loài thực vật nguy

cấp quý hiếm được phân chia thành các nhóm sau:

- Những loài cho giá trị kinh tế đặc biệt, đã bị săn lùng ráo riết trong nhưng năm

2006, 2007, 2009, 2010 (hiện nay tạm lắng xuống) như: sưa (khoảng 8 tỷ

đồng/m2), hoàng đàn, thủy tùng (khoảng 300 triệu đồng/m2).

- Những loài cho gỗ, có giá trị cao đang bị săn lùng bào gồm các loài: gõ đỏ, trắc,

cẩm lai, lim xanh, nghiến, mun. Trong 6 tháng đầu năm 2010, lực lượng kiểm

lâm Lạng Sơn đã thu giữ được 9.386 cục thớt nghiến. Trong năm 2008, lực lượng

kiểm lâm của Vườn quốc gia Yok Đôn phát hiện hơn 250 vụ khai thác gỗ trái

phép với gần 650 cây gỗ thuộc nhóm quý hiếm như cẩm lai, giáng hương. Trong

quý I và quý II năm 2010, lực lượng kiểm lâm VQG Bù Gia Mập đã phát hiện

khối lượng gỗ gõ đỏ và cẩm lai bị khai thác trộm ước tính hơn 200 m2.

- Những loài cho sản phẩm dược liệu có giá trị cao trên thị trường, có vùng phân

bố hẹp đang bị săn lùng ráo riết: sâm ngọc linh, sâm vũ diệp, tam thất hoang,

hoàng liên gai, lan một lá, lan kim tuyến. So với các loài cây gỗ, những vụ khai

thác vận chuyển những loài này ít bị bắt giữ và xử lý trước pháp luật do quy mô

khai thác và số lượng bị bắt giữ ít. Bên cạnh đó các lực lượng chức năng cũng ít

chú ý tới nhóm loài phi gỗ này. Tình trạng người dân vào rừng thu hái các loài

trên vẫn xảy ra, ngay cả trong các khu rừng đặc dụng. Các hoạt động vào rừng

khai thác sâm ngọc linh, sâm vũ diệp, hoàng liên gai diễn ra ngoài tầm kiểm soát

của cơ quan chức năng. Ngày 23/10/2010, Vườn sâm ngọc linh ở xã Măng Rí

(Tu Mơ Rông, Kon Tum) đã bị mất trộm hơn 1300 cây sâm ngọc linh.

Page 31: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

25

- Những loài bị săn lùng với mục đích làm cảnh: các loài lan hài, thạch hộc,

bách xanh, đỉnh tùng và các loài tuế. Tuy các loài này bị khai thác chỉ ở một số

địa phương nhất định, nhưng số lượng cá thể bị lấy ra khỏi rừng cũng tương đối

lớn. Ví dụ, xung quanh vùng đệm VQG Ba Vì số lượng cây bách xanh được xuất

bán ở các vườn ươm cũng đến hàng vạn cây. Các loài lan hài rất dễ tìm mua ở

các chợ cây cảnh lớn của Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn

khác.

- Những loài khác trong danh mục NĐ-32 tuy không bị khai thác rầm rộ và

buôn bán trên quy mô rộng lớn nhưng vẫn bị khai thác đơn lẻ ở từng địa phương.

Theo đánh giá của TRAFFIC, số vụ buôn bán trái phép bị phát hiện, bắt giữ chỉ

chiếm 10% tổng số vụ trên thực tế. Nếu tình trạng này không được ngăn chặn,

Việt Nam sẽ có nguy cơ mất mát không thể thay thế về đa dạng sinh học, nguồn

gien; một số loài thực vật hoang dã sẽ biến mất khỏi tự nhiên.

Page 32: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

26

3. Đặc điểm và tình trạng các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm

(1) Hoàng Đàn

Cupressus torulosa D. Don, 1825.

Tên khác: Hoàng đàn chi lăng

Họ: Hoàng đàn - Cupressaceae

Phân bố: Phân bố ở Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam, trước kia hoàng đàn

được phát hiện ở Cao Bằng (Thạch An), Lạng Sơn (Bắc Sơn, Chi Lăng, Hữu

Lũng), Tuyên Quang (Na Hang). Hiện nay, hoàng đàn chỉ còn được bắt gặp ở

KBT Hữu Liên, Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.

Công dụng: Tinh dầu hoàng đàn được sử dụng trong dược liệu và hương liệu.

Gỗ hoàng đàn được sử dụng làm đồ mỹ nghệ.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Hoàng đàn được xếp vào nhóm nguy cấp

(E) trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 và nằm trong nhóm Ia của Nghị Định 32-CP.

Hiện nay, hoàng đàn gần như tuyệt chủng trong tự nhiên, hiện còn khoảng vài

chục cá thể ở KBT Hữu Liên, Lạng Sơn. Các cá thể trong tự nhiên còn rất ít,

thường xuyên bị đe dọa bởi lửa rừng và khai thác bất hợp pháp. Nguy cơ bị tuyệt

chủng trong tự nhiên rất cao. Gỗ bán rất đắt. Giá trên thị trường tại thời điểm

tháng 6/2010 tại địa phương là 1-1,5 triệu đồng/kg. Giá bán một cây con có thể

làm cảnh từ 1,5-2 triệu đồng/cây. Ngoài ra, lửa rừng và khả năng tái sinh thấp

cũng là yếu tố làm cho kích thước quần thể loài suy giảm nhanh chóng. Loài

được người dân nhân giống, trồng thử nghiệm tại địa phương.

Số lượng quần thể: Theo nhiều nguồn tài liệu trước đây, hoàng đàn có ở tỉnh

Cao Bằng (Thạch An), Lạng Sơn và Tuyên Quang. Theo điều tra hiện nay, hoàng

đàn chỉ còn được bắt gặp ở KBT Hữu Liên (xã Hữu Liên, Yên Thịnh và Vạn

Page 33: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

27

Linh), tỉnh Lạng Sơn, với 27 cá thể trong tự nhiên. Chiều cao trung bình của các

cá thể trong tự nhiên từ 2 đến 5 m và đường kính gốc từ 3-16 cm. Ngoài ra còn

có khoảng 100 cây (hai năm tuổi) được người dân gây trồng tại địa phương và

trong đó có khoảng 40 cá thể (gây trồng) có đường kính D1,3 > 10 cm tại khu

vực trạm gác rừng xã Hữu Liên.

(2) Bách đài loan

Taiwania cryptomerioides Hayata, 1906.

Synonym: Taiwania flousiana Gaussen, 1939.

Tên khác: Bách tán đài loan

Họ: Bụt mọc-Taxodiaceae

Phân bố: Phân bố ở Đài Loan, Tây nam Trung Quốc, Đông bắc Miến Điện và

Bắc Việt Nam. Ở Việt Nam, được phát hiện ở KBT thiên nhiên Văn Bàn, tỉnh

Lào Cai và xã Nậm Có, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái.

Công dụng: Gỗ tốt, được sử dụng để lợp nhà, đồ gỗ, làm quan tài (Trung Quốc).

Cây được cho là có chứa hoạt chất chống ung thư; loài có giá trị về bảo tồn

nguồn gen.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Trên thế giới, bách đài loan nằm trong danh

sách đỏ của IUCN 2009 ở tình trạng sắp nguy cấp (VU). Ở Việt Nam, bách đài

loan được xếp vào nhóm rất nguy cấp (CR) trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 và

nằm trong nhóm Ia của Nghị Định 32-CP. Mối đe dọa lớn nhất hiện nay là sự

thay đổi về môi trường sống như các hoạt động phát đốt làm bãi chăn thả gia súc

và cháy rừng. Việc khai thác gỗ sử dụng tại địa phương cũng góp phần làm suy

giảm số lượng cá thể của loài này. Do tái sinh tự nhiên kém nên số lượng cây non

rất ít.

Page 34: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

28

Số lượng quần thể: Ở Việt Nam có hai quần thể duy nhất ở xã Liêm Phú, huyện

Văn Bàn, tỉnh Lào Cai và xã Nậm Có, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái. Mỗi

quần thể có khoảng 150-200 cá thể.

Biểu 03: Vị trí quần thể và số lượng cá thể bách đài loan trong tự nhiên

TT Đơn vị hành chính Tọa độ/vị trí Số lượng cá thể

1 Xã Liêm Phú, huyện Văn

Bàn, tỉnh Lào Cai

210 56’ B

1040 19’ Đ

Khoảng 130 cây

2 Xã Nậm có, huyện Mù

Căng Chải, tỉnh Yên Bái

210 47’ B

104013’ Đ

Khoảng 200 cây

Loài đang được bảo tồn tốt trong trong KBT Hoàng Liên-Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

và tại hai thôn Lùng Cúng, Phình Ngài, xã Nậm Có, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào

Cai. Trung tâm Bảo tồn Thực vật hợp tác với Hội Nông dân xã Nậm Có và cộng

đồng cũng đã trồng trồng thử nghiệm thành công 202 cây tại diện tích 6 hecta

rừng tự nhiên của địa phương.

(3) Bách vàng

Xanthocyparis vietnamensis Fajon & N. T. Hiep, 2002.

Tên khác: Ché; bách vàng việt

Họ: Hoàng đàn-Cupressaceae

Phân bố: Bách vàng là loài đặc hữu của Việt Nam. Bách vàng lần đầu tiên được

phát hiện vào tháng 10 năm 1999 ở phía Tây bắc của huyện Quản Bạ (tỉnh Hà

Giang) trên núi đá vôi (Vũ Văn Cần và cộng sự 1999). Ở Việt Nam chỉ được phát

hiện ở xã Cán Tỉ, Bát Đại Sơn và Thanh Vân (Quản Bạ), Sính Lủng, Hố Quáng

Phìn (Đồng Văn), Sủng Trà (Mèo Vạc) tỉnh Hà Giang.

Page 35: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

29

Công dụng: Gỗ bền và có mùi thơm.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Trên thế giới, bách vàng được xếp vào diện

rất nguy cấp (CR) trong danh sách đỏ của IUCN năm 2009. Ở Việt nam, bách

vàng được xếp vào nhóm rất nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 và nằm

trong nhóm Ia của Nghị Định 32-CP. Mối đe dọa lớn nhất là khai thác làm củi,

lửa rừng và sinh cảnh sống bị thu hẹp; tái sinh tự nhiên kém.

Số lượng quần thể: Có bốn quần thể đã được phát hiện ở Việt Nam. Loài cực kỳ

hiếm và giới hạn trong một vùng hạn chế (khoảng 82 km2). Các quần thể này đều

thuộc địa giới hành chính của tỉnh Hà Giang.

Biểu 04: Vị trí và số lượng quần thể, cá thể bách vàng trong tự nhiên

TT Đơn vị hành chính Tọa độ/vị trí Số lượng cá thể

1

Xã Cán Tỷ, Bát Đại Sơn và

Thanh Vân của Khu BTTN

Bát Đại Sơn, huyện Quản

Bạ, tỉnh Hà Giang

23o04’ Vĩ Bắc 104o54’ Kinh Đông

561 cây trưởng

thành

2 Xã Sính Lủng, huyện Đồng

Văn, tỉnh Hà Giang

23012’ vĩ Bắc 105017’ kinh Đông

30 cây trưởng

thành

3 Xã Hố Quáng Phìn, huyện

Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

23010’ vĩ Bắc

105015’ kinh Đông

4 cá thể non cao

khoảng 2-3 m

4 Xã Sủng Trà, huyện Mèo

Vạc, tỉnh Hà Giang

23010’ vĩ Bắc

105018’ kinh Đông

8 cá thể cao

khoảng 5 m

Loài này được quản lý trong Khu BTTN Bát Đại Sơn và được nhân giống trồng

thử nghiệm tại địa phương vào năm 2005. Hiện tại các cây trồng sinh trưởng và

phát triển tốt, đạt tới độ cao từ 0,5 tới 2,3 mét. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt

Page 36: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

30

Nam cũng đã tiến hành đề tài nghiên cứu nhân giống bách vàng bằng phương

pháp giâm hom; kết quả nghiên cứu rất khả quan với tỷ lệ ra rễ tới 83%.

(4) Vân sam phanxipang

Abies delavayi fansipanensis (W. C. Cheng et L. K. Fu) Farjon et Silba, 1990.

Tên khác: Vân sam hoàng liên sơn

Synonym: Abies delavayi var. nukiangensis auct. non. Farjon & Silba,

1990: N. T. Hiep & J. E. Vidal, 1996.

Họ: Thông-Pinaceae

Phân bố: Có ở Ấn Độ (Arunachal Pradesh), Miến Điện, Việt Nam (núi

Phanxipang), Trung Quốc (Vân Nam, Tây Tạng ở độ cao 2400-4300m). Ở Việt

Nam, loài mới chỉ được phát hiện ở núi Fanxipang, tỉnh Lào Cai.

Công dụng: Gỗ được dùng trong xây dựng; vỏ cây dùng để chiết xuất tannin.

Loài có giá trị về nguồn gen hiếm.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Vân sam phanxipang được xếp vào nhóm có

nguy cơ thấp (lower risk) trong danh sách đỏ của IUCN 2009. Ở Việt Nam, vân

sam phanxipang được xếp vào diện sắp nguy cấp (VU) trong Sách đỏ Việt Nam

2007 và nằm trong nhóm Ia của Nghị Định-32 CP. Lửa rừng là mối đe dọa đối

với loài; hoạt động du lịch trên dãy Hoàng Liên Sơn cũng ảnh hưởng trực tiếp

hoặc gián tiếp tới sinh cảnh sống của loài.

Số lượng quần thể: Việt Nam có một quần thể duy nhất nằm trong VQG Hoàng

Liên, tỉnh Lào Cai với số cá thể trưởng thành dưới 1000. Loài được bảo tồn

tương đối tốt tại VQG Hoàng Liên; hiện chưa có bảo tồn chuyển vị đối với loài

này.

Page 37: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

31

(5) Thông pà cò

Pinus kwangtungensis Chun ex Tsiang, 1948.

Tên khác: Thông năm lá pà cò

Họ: Thông-Pinaceae

Phân bố: Có ở Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu và Hải Nam)

và Việt Nam (Mai Châu-Hòa Bình, Trùng Khánh-Cao Bằng). Thường gặp ở các

tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La, Hòa Bình và Thanh Hóa.

Công dụng: Gỗ dùng làm nhà; nhựa dùng làm hồ dán. Loài có giá trị về nguồn

gen hiếm của Việt Nam.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Trên thế giới, thông pà cò chưa được IUCN

xếp hạng trong danh sách đỏ. Ở Việt Nam, thông pà cò được xếp vào nhóm sắp

nguy cấp (VU) trong Sách đỏ Việt Nam 2007 và nằm trong nhóm Ia của Nghị

Định 32- CP. Mối đe dọa lớn nhất là khai thác gỗ, khả năng tái sinh trong tự

nhiên kém, môi trường sống bị thu hẹp.

Số lượng quần thể: Chỉ có vài quần thể được bắt gặp ở Việt Nam.

Biểu 05: Vị trí và số lượng quần thể, cá thể thông pà cò trong tự nhiên

TT Đơn vị hành chính Tọa độ/vị trí Số lượng cá thể

1

KBT Hang Kia-Pà Kò,

tỉnh Hòa Bình

Tập trung ở tiểu khu

130, khoảng 400 cây,

ngoài ra còn phân bố

rải rác trong KBT.

Khoảng 500 cây

trưởng thành

2 Xã Đức Hồng, huyện

Trùng Khánh, Cao

Chưa xác định

được số lượng

Page 38: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

32

Bằng

3 KBT Xuân Nha, Sơn

La

Chưa xác định

được số lượng

Loài được bảo vệ tương đối tốt tại các khu rừng đặc dụng, ít bị khai thác vì mục

đích lấy gỗ.

(6) Thông đỏ nam

Taxus wallichiana Zucc. 1843.

Synonym: Taxus baccata L. Subsb. Wallichiana Pilg. 1903.

Tên khác: Sam hạt đỏ lá dài, thông đỏ lâm đồng, thông đỏ hymalaya

Họ: Thông đỏ-Taxaceae

Phân bố: phân bố ở Đông Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Ấn Độ, Nêpan,

Indonexia và Philippines. Trước kia, thông đỏ nam được cho là có ở Đà Lạt, Nha

Trang, Đăk Lăk, Ninh Thuận, ở Trung Bộ và có cả ở Bắc Bộ. Hiện nay, loài này

được biết chắc chắn chỉ còn tồn tại ở Núi Voi, huyện Đức Trọng, khu vực Cổng

trời và Đa Nhim, huyện Lạc Dương và thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng).

Công dụng: cây có chứa hoạt chất chống ung thư (10-deacetylbaccatine III).

Loài có giá trị nguồn gen quý hiếm và dược liệu.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Trên thế giới thông đỏ nam chưa được

IUCN xếp hạng do thiếu dẫn liệu. Ở Việt Nam, thông đỏ nam được xếp vào

nhóm sắp nguy cấp (VU) trong Sách đỏ Việt Nam 2007 và nằm trong nhóm Ia

của Nghị Định 32- CP. Sinh cảnh sống bị đe dọa do đốt nương làm rẫy; bị khai

thác trái phép rất mạnh. Cây sinh trưởng chậm, khả năng cạnh tranh kém hơn các

loài cây cùng hỗn giao; số lượng cá thể trong quần thể ít, do vậy khả năng thu

hẹp số lượng trong tương lai rất rõ ràng. Yếu tố di truyền: Hoa đơn tính khác gốc,

Page 39: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

33

khả năng tái sinh tự nhiên kém. Nhiều cây già cỗi sâu bệnh, rỗng ruột dễ bị đổ do

gió bão.

Số lượng quần thể: Ở Việt Nam, hiện nay, thông đỏ nam còn phân bố rải rác ở

một số nơi trong tỉnh Lâm Đồng như: Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương và

thành phố Đà Lạt. Các quần thể thông đỏ thường có kích thước nhỏ (1-2 ha), số

cây trong quần thể khoảng 20 cây; quần thể lớn nhất không quá 100 cây. Theo

thống kê sơ bộ, số lượng cá thể thông đỏ tại các khu vực trên khoảng 300 cây.

Biểu 06: Vị trí và số lượng quần thể, cá thể thông đỏ nam trong tự nhiên

TT Đơn vị hành chính Tọa độ Số lượng cá thể

1 Núi Voi, huyện Đức Trọng,

tỉnh Lâm Đồng

Tiểu khu 277 Khoảng 100 cây

2 Khu vực Hồ Tiên, huyện

Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng

Tiểu khu 324, 325 Khoảng 50 cây

3 Xuân Thọ, TP Đà Lạt 5 cây

4 Cổng Trời, huyện Lạc

Dương, tỉnh Lâm Đồng

Tiểu khu 101, 102,

103 và 124

Khoảng 20 cây

Tại tỉnh Lâm Đồng, thông đỏ được thu thập và trồng bảo tồn ở Măn- Lin, TP Đà

Lạt. Các nơi khác chưa có các biện pháp cụ thể. Nhìn chung, hiệu quả tương đối

tốt.

(7) Thông nước

Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, 1873.

Synonym: Thuja pensilic Staunton

Tên khác: Thủy tùng

Họ: Bụt mọc-Taxodiaceae

Page 40: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

34

Phân bố: Loài phân bố ở Trung Quốc (Quảng Châu) và Việt Nam (Đăk lăk). Ở

Việt Nam, thông nước hiện chỉ còn gặp ở huyện Krông Búk (xã Chư Nê và Buôn

Hồ), Ea H’Leo (xã Ea Ral) và Krông Năng (Ea Ho), tỉnh Đăk Lăk.

Công dụng: Gỗ mịn, có mùi thơm, chịu được mối mọt được dùng làm đồ mỹ

nghệ, nhạc cụ, đồ gỗ gia dụng. Rễ xốp, nhẹ có thể dùng làm li e, phao. Loài có

giá trị khoa học và bảo tồn, được coi như là hóa thạch sống của ngành hạt trần-

xuất hiện cách đây khoảng 10 triệu năm.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Trên thế giới, thông nước được xếp vào diện

nguy cấp (EN) trong danh sách đỏ của IUCN 2009. Ở Việt Nam, thông nước

được xếp vào nhóm rất nguy cấp (CR) trong Sách đỏ Việt Nam 2007 và nằm

trong nhóm Ia của Nghị Định 32- CP. Mối đe dọa lớn nhất là tình trạng khai thác

bất hợp pháp, do có tin đồn rằng thông nước chữa được bách bệnh, nhất là bệnh

ung thư. Các chủ kinh doanh đồ gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cho biết giá thu

mua gỗ thông nước rất cao, khoảng 100 triệu đồng/m3 (năm 2009). Tại thời điểm

tháng 10/2010 giá bán 1m3 khoảng 50-60 triệu đồng loại đẹp và 20-30 triệu đồng

loại thường. Một cặp lộc bình có chiều cao 1,6 m, đường kính 45-50 cm cũng có

giá từ 60 triệu đồng trở lên. Chính vì vậy, người người đổ xô đi săn lùng cây

thông nước.

Số lượng quần thể: Chỉ phân bố tập trung ở tỉnh Đăk Lăk. Có 6 quần thể với số

lượng cá thể rất ít như sau:

Biểu 07: Số lượng cá thể và quần thể thông nước trong tự nhiên

TT Đơn vị hành chính Tọa độ Số lượng cá thể

1

KBT Earal, huyện Ea

H’leo, tỉnh Đăk Lăk

13º13’54’’ Vĩ Bắc

108º11’03’’ Kinh

Đông (tiểu khu 70)

210 (50 cá thể

trưởng thành)

2 Buôn Rah, xã Chư Nê, 13º04’53” Vĩ Bắc 10

Page 41: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

35

huyện Krông Búc, tỉnh

Đăk Lăk

108º16’01” Kinh

Đông

3

KBT TrấpKsor, huyện

Krong Năng, tỉnh Đăk Lăk

12059’07 Vĩ Bắc

108017’02’’ Kinh

Đông

28 (25 cây trong

KBT và 3 cây

trong đất của

dân)

4

Trường Hà 1, xã Ea Hồ,

huyện Krông Năng, tỉnh

Đăk Lăk

13059’59’’ Vĩ Bắc

108017’26’’ Kinh

Đông

1

5

Trường Hà (2), xã Ea Hồ,

huyện Krông Năng, tỉnh

Đăk Lăk

12059’59’’ Vĩ Bắc

108017’26’’ Kinh

Đông

3

6

Xã Buôn Hồ, huyện Krông

Buk, tỉnh Đăk Lăk

12056’07’’ Vĩ Bắc

108016’57’’ Kinh

Đông

1

Tỉnh Đắk Lắk đã thành lập hai khu bảo tồn loài thông nước, gồm khu bảo tồn

rộng 49 ha ở xã Ea Ral (huyện Ea H’Leo) và khu Trấp K’Sor (huyện Krông

Năng) có diện tích 61,6 ha. Trường đại học Đà Lạt đã nghiên cứu tạo cây con

bằng tế bào mô và chuyển cho hạt Kiểm lâm Krông Năng 10 cây; đến nay chưa

có đánh giá khả năng sinh trưởng. Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm lâm sinh

(Viện KHLN) đã thử nghiệm nhân giống bằng 3 phương pháp: mô tế bào, ghép

gốc và giâm hom. Hoạt động khai thác, săn lùng gỗ thủy tùng hiên nay vẫn còn

rất phức tạp.

(8) Hoàng liên gai

Berberis julianae Schneid. 1913

Tên khác: Hoàng liên gai lá nhỏ, hoàng liên ba gai, hoàng mù

Họ: Hoàng liên gai-Berberidaceae

Page 42: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

36

Phân bố: Hoàng liên gai được coi là loài đặc hữu của Trung Quốc, nhưng được

trồng làm cảnh ở nhiều nơi trên thế giới như: Cộng hòa Séc, Cộng hòa liên bang

Đức, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Ở Việt Nam, hoàng liên gai được phát hiện mọc

ở Sa Pa (tỉnh Lào Cai), trên độ cao 1600m (thị trấn Sa Pa, xã Sa Pả, xã Tả Phìn,

xã Tả Giàng Phình (huyện Sa Pa), Trung Lèng Hồ (huyện Bát Xát) tỉnh Lào Cai).

Công dụng: Loài có giá trị guồn gen qúy hiếm, rễ và thân có chứa berberin,

dùng làm thuốc chữa bệnh đường ruột. Loài có giá trị guồn gen qúy hiếm, rễ và

thân có chứa berberin, dùng làm thuốc chữa bệnh đường ruột.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Hoàng liên gai không nằm trong danh sách

đỏ của IUCN nhưng thuộc nhóm đang nguy cấp (EN) trong Sách Đỏ Việt Nam

2007 và nằm trong nhóm Ia của Nghị Định 32-CP. Số lượng cá thể đang bị suy

giảm nghiêm trọng, giảm tới 80% trong khoảng 10 năm trở lại đây. Nguyên nhân

do phá rừng, do khai thác ồ ạt để bán làm thuốc, đặc biệt trong những năm 2008

đến 2010. Tại chợ Sa Pa, sản phẩm được bán dưới tên cây Mật gấu. Giá bán 1 kg

tại địa phương khoảng 15.000 đồng.

Số lượng quần thể: Là loài đặc hữu, phân bố hẹp, chỉ phân bố tự nhiên ở vùng

Sa Pa (Lào Cai). Nơi cư trú hiện nay, ước tính, khoảng < 10 km2, chủ yếu tập

trung ở xung quanh thị trấn Sa Pa, xã Bản Khoang (huyện Sa Pa), xã Trung Lèng

Hồ (huyện Bát Xát). Số lượng cá thể hiện còn rất ít, khoảng 50-100 cá thể/quần

thể.

Các biện pháp bảo tồn tại chỗ (insitu) hiện nay tỏ ra không có hiệu quả vì hoàng

liên gai vẫn bị khai thác ồ ạt và sản phẩm vẫn được bày bán phổ biến ở chợ địa

phương. Tại vườn cây thuốc của Viện Dược liệu tại Sa Pa loài này đã trồng, tuy

nhiên cần phải tăng cường số lượng cá thể nhiều hơn nữa mới đảm bảo được hoạt

động bảo tồn ngoại vị (exsitu). VQG Hoàng Liên đã phối hợp với dự án Oxfarm

Page 43: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

37

Anh để nhân giống và giao cho các hộ gia đình trong khu vực để gây trồng. Hiệu

quả bước đầu đạt được là tốt.

(9) Hoàng mộc

Berberis wallichiana DC. 1824.

Tên khác: Nghêu hoa, tiểu la hán, hoàng mù

Họ: Hoàng liên gai-Berberidaceae

Phân bố: Loài phân bố ở Ấn Độ, Nê Pan, Trung Quốc, Miến Điện và Việt Nam.

Ở Việt Nam, hoàng mộc được phát hiện mọc ở Sa Pa, Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) trên

độ cao 1500-1600m ở khu vực Sa Pa (Ô Quý Hồ, Bản Khoang, Núi Hàm Rồng,

Trung Chải) và Xã Trung Lèng Hồ huyện Bát Xát.

Công dụng: Loài có giá trị guồn gen qúy hiếm, rễ và thân có chứa berberin,

dùng làm thuốc chữa bệnh đường ruột

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Hoàng mộc không nằm trong danh sách đỏ

của IUCN nhưng thuộc nhóm nguy cấp (EN) trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 và

nằm trong nhóm Ia của Nghị Định 32-CP. Số lượng cá thể đang bị suy giảm

nghiêm trọng, giảm tới 80% trong khoảng 10 năm trở lại đây. Nguyên nhân do

phá rừng, do khai thác ồ ạt để bán làm thuốc, đặc biệt trong những năm 2008 đến

2010.

Số lượng quần thể: Là loài đặc hữu, phân bố hẹp, chỉ phân bố tự nhiên ở vùng

Sa Pa (Lào Cai), chủ yếu tập trung ở khu vực Ô Quý Hồ, Bản Khoang, Núi Hàm

Rồng, Trung chải và xã Trung Lèng Hồ. Ước tình còn < 250 cá thể trong mỗi

quần thể trong tự nhiên.

Các biện pháp bảo tồn tại chỗ (insitu) hiện nay tỏ ra không có hiệu quả vì hoàng

liên gai vẫn bị khai thác ồ ạt và sản phẩm vẫn được bày bán phổ biến ở chợ địa

Page 44: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

38

phương. VQG Hoàng liên đã phối hợp với dự án Oxfarm Anh để nhân giống

được khoảng 5000 cây con và giao cho các hộ gia đình trong khu vực để gây

trồng. Hiệu quả bước đầu đạt được là tốt.

(10) Mun sọc

Diospyros salletii Lec.

Tên khác: Thị bóng, thị salét

Họ: Thị-Ebenaceae

Phân bố: có ở Quảng Nam, Thửa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Bình.

Công dụng: Gỗ quý (đen như sừng) dùng để đóng đồ gia dụng, làm đồ mỹ nghệ.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Mun sọc được xếp trong nhóm IIa của Nghị

định 32.

Số lượng quần thể: còn thiếu thông tin về loài, cần điều tra bổ sung thêm

(11) Sưa

Dalbergia torulosa Prain, 1901

Tên khác: Sưa trắng, huê mộc vàng, trắc thối, huỳnh đàn

Họ: Đậu-Fabaceae

Phân bố: loài phân bố ở Trung Quốc (Hải Nam) và Việt Nam. Ở Việt Nam, loài

có vùng phân bố tự nhiên từ Ninh Bình tới Gia Lai.

Page 45: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

39

Công dụng: loài cho gỗ quý dùng để đóng đồ, làm đồ mỹ nghệ (bán theo kg). Gỗ

có mùi thơm đặc biệt. Loài có giá trị kinh tế cao, đang bị săn lùng mạnh trên thị

trường.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Trên thế giới, sưa được xếp vào diện sắp

nguy cấp (VU) trong danh lục đỏ của IUCN 2009. Ở Việt Nam, sử được xếp vào

diện sắp nguy cấp (VU) trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 và nằm trong nhóm Ia của

Nghị Định-32 CP. Cây sưa hiện đang bị đe dọa rất nghiêm trọng trong tự nhiên

do giá thu mua gỗ sưa trên thị trường rất cao (bán theo kg, kể cả dăm gỗ và mùn

cưa). Giá bán 1 kg gỗ tại thị trường tự do ở vùng công ty lâm nghiệp Trạm Lập

(Gia Lai), năm 2006 là 1 triệu đồng.

Số lượng quần thể: sưa được cho là có vùng phân bố tự nhiên từ miền Bắc vào

đến tận Gia Lai. Tuy nhiên, trong các hoạt động điều tra ngoài tự nhiên của dự án

này, không có một cá thể trưởng thành nào được bắt gặp trong rừng tự nhiên.

Hiện nay, sưa được trồng rất nhiều để làm bóng mát tại các thành phố, thị xã

(Vườn Bách Thảo một số tuyến phố ở Hà Nội) và trong các vườn của hộ gia

đình, công ty lâm nghiệp và các khu vườn thực vật của các khu rừng đặc dụng.

Còn rất ít cá thể trưởng thành trong tự nhiên. Tuy nhiên, sưa được trồng làm

cảnh, cây bóng mát và trong vườn rừng của các hộ gia đình (do có giá trị kinh tế

cao) trên toàn quốc. Trên địa bàn của các quận nội thành Hà Nội hiện còn khoảng

700 cây sưa.

(12) Hoàng liên trung quốc

Coptis chinensis Franch. 1897.

Tên khác: Hoàng liên, hoàng liên bắc, hoàng liên chân gà

Họ: Mao lương-Ranunculaceae

Page 46: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

40

Phân bố: Có ở Trung Quốc (Tứ Xuyên, Qúi Châu, Hồ Nam, Hồ Bắc, Triệt

Giang và Nam Thẩm Dương) và Việt Nam. Ở Việt Nam loài có ở huyện Sa Pa

(Ô Quý Hồ, Bản Khoang, Trạm Tôn, trên đường đi Phan Si Phăng), tỉnh Lào Cai

và Quản Bạ (xã Thái An), tỉnh Hà Giang.

Công dụng: Rễ và thân có chứa berberin, dùng làm thuốc chữa bệnh đường ruột.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Trên thế giới, hoàng liên trung quốc không

nằm trong danh sách đỏ của IUCN-2009. Ở Việt Nam, hoàng liên trung quốc

được xếp vào mức độ nguy cấp (CR) trong sách đỏ Việt Nam 2007 và nằm trong

nhóm Ia của Nghị Định-32. Mối đe dọa lớn nhất là môi trường nơi sống bị thu

hẹp và sâm hại; khai thác trái phép thường xuyên. Quần thể đã bị suy giảm ước

tính trên 90% tính từ thời điểm năm 2000.

Số lượng quần thể: hiện được phát hiện ở xã Thái An, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà

Giang và huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai, tuy nhiên số lượng cá thể chưa ước tính

được. Cây thường mọc bám trên đá, trên gốc cây gỗ hoặc lớp thảm mục, dưới tán

rừng ở đỉnh núi, trên đai cao khoảng 1700 m (Thái An); 2600 – 2800 m (Hoàng

Liên Sơn).

Hiện này chưa xác lập được điểm bảo tồn in situ; đã từng thu thập về trồng bảo

tồn ex situ nhưng cây sinh trưởng phát triển kém (Sa Pa).

(13) Hoàng liên chân gà

Coptis quinquesecta W. T. Wang, 1957.

Tên khác: Hoàng liên

Họ: Mao lương-Ranunculaceae

Page 47: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

41

Phân bố: Có ở Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam (Sa Pa-Lào Cai). Ở Việt Nam,

hoàng liên chân gà phân bố ở VQG Hoàng Liên (tỉnh Lào Cai), ở độ cao trên

1600 m của dãy núi Phanxipang.

Công dụng: Thân và rễ được dùng làm thuốc chữa đau mắt đỏ, tiêu chảy, kiết lỵ.

Trong thân, rễ có chứa hoạt chất berberin. Loài có giá trị về nguồn gen quý.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Trên thế giới, hoàng liên chân gà không

nằm trong danh sách đỏ của IUCN-2009. Ở Việt Nam, hoàng liên chân gà được

xếp vào mức độ nguy cấp (CR) trong sách đỏ Việt Nam 2007 và nằm trong nhóm

Ia của Nghị Định-32.

Số lượng quần thể: Chỉ có phát hiệ duy nhất ở VQG Hoàng Liên, tuy nhiên số

lượng cá thể chưa được điều tra chi tiết.

Hiện này chưa xác lập được điểm bảo tồn in situ; đã từng thu thập về trồng bảo

tồn ex situ nhưng cây sinh trưởng phát triển kém (Sa Pa).

(14) Lan kim tuyến

Anoectochilus spp.

Họ: Lan-Ochidaceae

Theo Averyanov (2008), Việt Nam đã phát hiện được 7 loài Lan kim tuyến thuộc

chi Anoectochilus, trong đó loài A. roxburghii này có giá trị thương mại xuất

khẩu cao nhất, gấp hàng chục lần các loài khác. Việc phân biệt các loài ngoài

thực địa đòi hỏi phải có kiến thức phân loại nhất định, và chỉ có ý nghĩa về khoa

học. Trên thực tế người dân khai tất cả những loài thuộc chi Anoectochilus để

đem bán. Trong khuôn khổ của báo cáo này, chúng tôi xin mô tả đặc điểm nhận

biết của loài Anoectochilus roxburghii.

Page 48: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

42

Phân bố: Có ở Nhật Bản, Ấn Độ, Nêpan, Xri Lanca, Trung Quốc, Lào, Việt

Nam. Ở Việt Nam loài này được bắt gặp từ Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Vĩnh

Phúc, Hà Tây, Quảng Trị, Kon Tum và Gia Lai.

Công dụng: Loài có giá trị làm cảnh và làm thuốc, đang trở nên hiếm

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Ở Việt Nam loài này được xếp vào cấp đang

nguy cấp (E) và tất nằm trong nhóm Ia của Nghị Định-32. Mối đe dọa lớn nhất là

khai thác hủy diệt (cả cây) để bán ra nước ngoài. Giá bán trên thị trường từ

300.000-500.000 đồng/kg tươi.

Số lượng quần thể: Phân bố ở hầu khắp các tỉnh có rừng của miền Bắc và miền

Trung; mọc thành đám nhỏ rất rải rác dưới tán rừng thường xanh trên đai cao

dưới 1600 m. Ước tính diện tích phân bố hiện nay khoảng 30.000 km2 và diện

tích nơi sống khoảng 1500 km2.

Biện pháp bảo tồn tại chỗ không hiệu quả. Người dân vẫn vào rừng thu hái với

khối lượng lớn. Tình trạng bảo tồn ở một số khu rừng đặc dụng có tốt hơn ở

ngoài khu rừng đặc dụng. Chưa có bảo tồn chuyển vị.

(15) Các loài lan hài

Paphiopedilum spp.

Họ: Lan-Ochidaceae

Các loài lan hài (Paphiopedilum spp) là một nhóm đặc biệt của họ lan. Đặc điểm

nhận dạng bởi hoa có một cánh hoa hình túi ở giữa, giống chiếc hài. Ở Việt Nam,

hiện có 23 loài lan hài được phát hiện trong tự nhiên (Averyanov, 2008), đều

thuộc chi Paphiopedilum. Nhiều loài lan hài của Việt Nam thuộc dạng rất hiếm

và có tính đặc hữu hẹp như: lan hài mốc (Paphiopedilum micranthum), lan hài

xanh (P. malipoense), lan hài henri (P. henryanum), và lan hài trắng (P.

Page 49: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

43

hangianum). Cũng giống như các loài lan kim tuyến, việc nhận biết các loài lan

hài tại hiện trường cần phải có một kiến thức nhất định về phân loại thực vật.

Công dụng: Lan hài cho hoa đẹp, dùng để làm cảnh.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Các loài lan hài đều nằm trong nhóm IA của

Nghị Định 32-nghiêm cấm khai thác, buôn bán vì mục đích thương mại. Lan hài

không chỉ có giá trị về mặt thâm mỹ, khoa học, mà còn có giá trị kinh tế cao vì

thế các loài lan hài đã sớm bị săn tìm và thu hái vì mục đích thương mại. Nguy

cơ bị tuyệt chủng cao. Năm 1992, lan hài được thu mua với giá lúc đầu khoảng 1

- 3 USD/1kg; năm 1995 tăng lên 10 USD/1kg. Hiện nay có thể dễ dàng tìm mua

lan hài tại các chợ hoa ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà

Nẵng.

Số lượng quần thể: Nhìn chung, lan hài còn tồn tại rất ít trong vùng phân bố tự

nhiên, phần lớn ở những vách núi hiểm trở, khó tiếp cận. Năm loài loài lan hài

thuộc dạng rất hiếm, có tính đặc hữu hẹp được mô tả dưới đây.

Biểu 08: đặc điểm quần thể của một số loài lan hài

TT Tên loài Số lượng quần thể

Diện tích nơi sống Địa điểm

1 Lan hài hằng

(P.hangianum)

25 <0.5 km2 Bắc Kạn, Tuyên

Quang

2 Lan hài henri (P.

henryanum)

6 5 km2 Hà Giang, Bắc Kạn,

Phú Thọ

3 Lan hài mốc (P.

micranthum)

12 10 km2 Hà Giang, Cao

Bằng, Bắc Kạn,

Tuyên Quang

4 Lan hài xanh

(P.malipoense)

14 10 km2 Hà Giang, Bắc Kạn,

Sơn La, Lạng Sơn

Page 50: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

44

Hòa Bình, Thanh

Hóa, Quảng Bình

Còn rất ít trong tự nhiên. Được gây trồng tại hầu hết các vườn lan ở ngoại thành

Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

(16) Đỉnh tùng

Cephalotaxus mannii Hook. f., 1886.

Synonym: Cephalotaxus hainanensis H. L. Li, 1953.

Tên khác: Phỉ ba mũi, phỉ lược bí

Họ: Đỉnh tùng-Cephalotaxaceae

Phân bố: Có ở Ấn Độ, Trung Quốc (Hải Nam), Mianma, Thái Lan và Việt Nam.

Ở Việt Nam, đỉnh tùng đã được phát hiện ở Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Cao

Bằng, Hoà Bình, Hà Nội (VQG Ba Vì), Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế,

Kon Tum, Gia Lai và Lâm Đồng (Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng).

Công dụng: Gỗ đỉnh tùng có chất lượng cao, chịu mối mọt, được sử dụng làm đỗ

gỗ cao cấp, đồ mỹ nghệ và cán công cụ. Hạt có dược tính. Vỏ được dùng chữa

sốt (đảo Hải Nam-Trung Quốc). Loài có giá trị nguồn gen hiếm.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Trên thế giới, đỉnh tùng được xếp vào diện

sắp nguy cấp (VU) trong danh sách đỏ của IUCN-2009. Ở Việt Nam, đỉnh tùng

được xếp vào mức độ sắp nguy cấp (VU) trong sách đỏ Việt Nam 2007 và nằm

trong nhóm IIa của Nghị Định 32-CP. Đỉnh tùng đã bị khai thác lấy gỗ và làm

thuốc. Tỷ lệ nảy mầm của hạt rất cao nhưng số lượng cá thể trưởng thành rất

thấp. Số lượng cá thể còn rất ít, nếu sinh cảnh sống bị thay đổi, loài có nguy cơ bị

tuyệt chủng.

Page 51: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

45

Số lượng quần thể: Đỉnh tùng được ghi nhận với các quần thể nhỏ ở các khu

rừng đặc dụng như: VQG Ba Vì, VQG Bạch Mã, khu BTTN Pù Luông, VQG

Chư Mom Ray và VQG Bì Đúp (Lâm Đồng).

Biểu 09: Vị trí và số lượng quần thể, cá thể đỉnh tùng trong tự nhiên

TT Đơn vị hành chính Tọa độ/vị trí Số lượng cá thể

1

VQG Ba Vì (Hà Nội) Quanh đỉnh Tản Viên 20 (cây lớn nhất

có DBH = 54,3

cm)

2 VQG Bi Đúp (Lâm Đồng) Sườn núi Voi, huyện

Đức Trọng

100 cây

3

VQG Chư Mom Rây (Kon

Tum)

Sườn tây của đỉnh Chư

Mom Rây, tiểu khu

644

Rất ít (chỉ gặp 2

cá thể tái sinh

trong quá trình

điều tra)

4 VQG Bạch Mã (Thừa

Thiên Huế)

Chưa xác định

5 KBT Pù Huống (Nghệ An) Chưa xác định

Các cá thể trưởng thành được bảo vệ khá tốt trong các khu rừng đặc dụng có

phân bố đỉnh tùng. Cây mạ trong tự nhiên có thể bị thu hái vì mục đích thương

mại (cây cảnh).

(17) Bách xanh

Calocedrus macrolepis Kurz, 1873.

Synonym: Libocerdrus macrolepis (Kurz) Benth. & Hook. f. 1880.

Tên khác: Tùng hương, pơ mu giả, trắc bách diệp núi

Họ: Hoàng đàn-Cupressaceae

Page 52: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

46

Phân bố: Có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan và Việt Nam. Ở Việt

Nam bách xanh được phát hiện ở Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hòa

Bình, Nghệ An, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Khánh Hòa và Ninh Thuận.

Công dụng: Gỗ có vân đẹp, thớ thẳng, chịu mối mọt, dễ gia công và được sử

dụng cho xây dựng, đồ gỗ gia dụng, đồ gỗ văn phòng và đồ mỹ nghệ. Gỗ còn

được dùng làm hương liệu và chiết tinh dầu. Cây còn được trồng làm cảnh.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Trên thế giới, bách xanh được xếp vào diện

sắp nguy cấp (VU) trong danh sách đỏ của IUCN-2009. Ở Việt Nam, bách xanh

được xếp vào mức độ nguy cấp (EN) trong sách đỏ Việt Nam 2007 và nằm trong

nhóm IIa của Nghị Định 32- CP. Mối đe dọa lớn nhất là khai thác gỗ làm cho

sinh cảnh sống của bách xanh bị thu hẹp; lửa rừng và hoạt động khai thác gỗ, cây

làm cảnh.

Số lượng quần thể: Bách xanh được ghi nhận có ở các vùng núi đá vôi của miền

Bắc và phân bố vào đến tận Đăk Lăk, Lâm Đồng, Khánh Hòa và Ninh Thuận.

Các quần thể đã ghi nhận được ở một số địa phương như: VQG Chư Yang Sin

(Đăk Lăk), Hòn Bà (huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa), Thác Prem (Lâm Đồng),

núi Bi Đúp (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng), thác Cam Ly (TP. Đà Lạt, Lâm

Đồng).

Biểu 10: Vị trí và số lượng quần thể, cá thể bách xanh trong tự nhiên

TT Đơn vị hành chính Tọa độ/vị trí Số lượng cá

thể

1 VQG Ba Vì, Hà Nội Đỉnh Tản viên, Vua 900-

1000 m) Khoảng 500

2 VQG Bi Đúp, Lâm Đồng Chưa xác định

3 KBT Sốp Cộp, Sơn La Tiểu khu 678, núi Pú Pha Khoảng 200

Page 53: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

47

Lanh (độ cao 1000 m)

4

KBT Hang Kia-Pà Cò,

Hòa Bình

Tập trung ở tiểu khu 130

và 138 và mọc rải rác

trên toàn KBT

Khoảng 380

Các quần thể bách xanh nằm trong các khu rừng đặc dụng đều được bảo vệ khá

tốt. Các quần thể khác nằm ngoài khu rừng đặc dụng (rừng phòng hộ, rừng sản

xuất) có thể bị tác động nhất định. Bách xanh còn được trồng làm cảnh trong

nhân dân.

(18) Bách xanh đá

Calocedrus rupestris Aver., H.T. Nguyen & L.K. Phan1, 2008.

Tên khác: Bách xanh đá vôi

Họ: Hoàng đàn-Cupressaceae

Phân bố: Đây là loài đặc hữu của Việt Nam. Theo dự đoán có thể sẽ còn gặp ở

nam Trung Quốc và bắc Lào. Ở Việt Nam, loài này thường được bắt gặp ở KBT

Bát Đại Sơn (Hà Giang) và VQG Phong Nha (Quảng Bình). Điểm phân bố chuẩn

của Bách xanh đá ở gần làng Nà Bồ, ở độ cao 650�800 m trên mặt biển, thuộc

xã Liêm Thủy, huyện Nà Rì, ở phần cực đông nam của tỉnh Bắc Kạn, giáp ranh

với các tỉnh Thái Nguyên và Lạng Sơn.

Công dụng: Loài cho gỗ quí có vân đẹp, thớ thẳng, chịu mối mọt và dễ gia công.

Được sử dụng trong xây dựng, làm bàn tủ, đồ gỗ và đồ mỹ nghệ cũng như làm

hương.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Loài nằm trong nhóm IIa của Nghị Định 32-

CP và có giá trị về bảo tồn nguồn gen. Mối đe dọa chính bao gồm: khai thác lấy

1 Loài mới được phát hiện và mô tả năm 2004, được công bố chính thức năm 2008

Page 54: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

48

gỗ và lấy nhựa; sinh cảnh sống bị thu hẹp; số lượng cá thể trong một quần thể

thường rất thấp (<100). Tái sinh trong tự nhiên kém vì hạt bị côn trùng ăn.

Số lượng quần thể: Đã phát hiện được 15 quần thể ở Việt Nam phân bố từ Hà

Giang đến Quảng Bình. Số lượng cá thể hiện chưa thống kê được.

Biểu 11: Địa điểm phân bố loài bách xanh đá

Tỉnh Huyện Xã Vĩ độ Kinh độ Hà Giang Quản Bạ Bát Đại Sơn 23 09' 104 60' Hà Giang Quản Bạ Cán Tỷ 23 05’ 105 02’ Hà Giang Quản Bạ Cán Tỷ 23 05' 105 03' Hà Giang Quản Bạ Thái An 23 00' 105 06' Hà Giang Quản Bạ Thanh Vân 23 07' 105 01' Ha Giang Yên Minh Lao Và Chải 23’07' 105’08' Hà Giang Mèo Vạc Pải Lung 23 15' 105º22’ Cao Bằng Nguyên Bình Yên Lạc 22 44' 105 20' Bắc Kạn Na Rì Liêm Thủy 21 57' 106 05' Sơn La Yên Châu Mường Lựm 21º01’ 104º31’ Sơn La Mộc Châu Vân Hồ 20º46’ 104º48’ Hòa Bình Mai Châu Hang Kia 20º44' 104º54' Hòa Bình Đà Bắc Đoàn kết 20º54' 105º04' Nghệ An Con Cuông Bình Chuân 19 18' 104 54' Quảng Bình Bố Trạch Tân Trạch 17º24' 106º13'

Bách xanh đá được bảo vệ khá tốt tại các khu rừng đặc dụng như: KBT Bát Đại

Sơn (Hà Giang), KBT Hang Kia-Pà Cò (Hòa Bình), VQG Phong Nha-Kẻ Bàng

(Quảng Bình).

(19) Pơ mu

Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et H. Thomas, 1911.

Tên khác: Mạy vạc, hòng, mạy long lanh

Họ: Hoàng đàn-Cupressaceae

Page 55: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

49

Phân bố: Có ở Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Ở Việt Nam, pơ mu phân bố ở

các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Bắc Kạn,

Phú Thọ, Hoà Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên�Huế, Kon Tum, Gia Lai,

Đắc Lắc, Lâm Đồng, Ninh Thuận và Khánh Hoà.

Công dụng: Gỗ tốt được dùng làm nhà, lợp mái nhà, làm đồ gỗ và đồ mỹ nghệ.

Loài cho tinh dầu có giá trị.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa:Trên thế giới, pơ mu được xếp vào nhóm có

nguy cơ thấp (Lower risk) trong danh sách đỏ của IUCN-2009. Ở Việt Nam, pơ

muđược xếp vào mức độ nguy cấp (EN) trong sách đỏ Việt Nam 2007 và nằm

trong nhóm IIa của Nghị Định 32-CP. Mối đe dọa lớn nhất là khai thác gỗ để

đóng đồ, xuất khẩu (trước kia).

Số lượng quần thể: pơ mu phân bố từ miền Bắc cho đến tận Khánh Hòa, Lâm

Đồng. Với vùng phân bố rộng như vậy nên có thể dễ dàng gặp pơ mu ở các đai

cao trên 800 m. Một số khu rừng đặc dụng còn nhiều pơ mu như: VQG Hoàng

Liên (Lào Cai), KBT Văn Bàn (Lào Cai), KBT Tây Côn Lĩnh (Hà Giang), KBT

Hang Kia-Pà Cò (Hòa Bình), VQG Pù Mát (Nghệ An), VQG Bạch Mã (Thừa

Thiên Huế), VQG Kon Ka Kinh (Gia Lai), VQG Bi Đúp (Lâm Đồng). Tại các

khu rừng đặc dụng nói trên, pơ mu có mật độ khoảng 100-150 cá thể (đường kính

ngang ngực > 10cm)/ha ở những nơi phân bố tập trung.

Pơ mu được bảo vệ tốt tại các khu rừng giống (Kỳ Sơn-Nghệ An, Văn Bàn-Lào

Cai) và tại các khu rừng đặc dụng. Tuy nhiên những cây có đường kính lớn, có

giá trị thương mại vẫn thường bị khai thác lén lút.

(20) Du sam

Keteleeria evelyniana Mast., 1903.

Synonym: Keteleeria roulettii (A. Chev.) Flous, 1936.

Page 56: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

50

Tên khác: Ngo tùng, mạy hinh, du sam núi đất

Họ: Thông-Pinaceae

Phân bố: Có ở Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Ở Việt Nam, du sam phân bố ở

Điện Biên, Sơn La (Xuân Nha, Chiềng Ve, Chiềng Sinh, Chiềng Ngân), Hòa

Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Kon Tum, Đăk Lăk, Lâm Đồng (Núi

Voi, Đức Trọng), Khánh Hòa và Ninh Thuận.

Công dụng: Gỗ tốt, chịu mối mọt, được dùng làm nhà, đồ gỗ.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Trên thế giới, du sam được xếp vào nhóm

có nguy cơ thấp (Lower risk) trong danh sách đỏ của IUCN-2009. Ở Việt Nam,

du sam được xếp vào mức độ sắp nguy cấp (VU) trong sách đỏ Việt Nam 2007

và nằm trong nhóm IIa của Nghị Định 32-CP. Loài hạt trần khá hiếm gặp ở Việt

Nam. Mối đe dọa lớn nhất của du sam là mất môi trường sống và dịch sâu róm.

Số lượng quần thể: Tại chân núi Voi (Đức Trọng, Lâm Đồng) còn một cây du

sam có đường kính tới 2m và nhiều cây tái sinh rải rác; dọc đường vào khu du

lịch Suối Vàng (Đà Lạt) còn khá nhiều cá thể du sam có đường kính 20-40 cm;

khoảng 100 cá thể đường kính 50-80 cm mọc tương đối tập trung tại khu vườn

thực vật Chiềng Sinh (Sơn La); ngoài ra du sam còn mọc rải rác tại một số địa

điểm khác trong tỉnh Sơn La và cần được điều tra bổ sung thêm.

(21) Thông đà lạt

Pinus dalatensis Ferre, 1960.

Tên khác: Thông năm lá

Họ: Thông-Pinaceae

Page 57: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

51

Phân bố: Thông đà lạt là loại đặc hữu hẹp chỉ có ở Việt Nam và Lào (Phía nam

của KBT Nakai Nam Theun). Ở Việt Nam, thông đà lạt có ở Thừa Thiên Huế

(VQG Bạch Mã), Kon Tom (Ngọc Linh, dãy núi Ngọc Áng- huyện Kon Plông),

Gia Lai (VQG Kon Ka Kinh, công ty lâm nghiệp Măng Yang), Đăk Lăk (Chư

Yang Sin), Lâm Đồng (Bi Đoup), Ninh Thuận (Phước Bình).

Công dụng: Gỗ có giá trị tương tự như gỗ thông ba lá (Pinus kesiya). Cây có thể

được trồng làm cảnh.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Trên thế giới, thông đà lạt chưa có trong

danh sách đỏ của IUCN-2009 do thiếu dẫn liệu. Ở Việt Nam, thông đà lạt nằm

trong nhóm IIa của Nghị Định 32-CP. Mối đe dọa lớn nhất là nơi sống bị xâm hại

do làm đường giao thông và đốt nương làm rẫy, mở rộng đất nông nghiệp; bị

khai thác trái phép.

Số lượng quần thể: có khoảng 10 quần thể thông đà lạt đã được phát hiện ở Việt

Nam, nằm rải rác ở các khu rừng đặc dụng như: VQG Chư Yang Sin, VQG Kon

Ka Kinh ở các tiểu khu 434, 433, 104, trên đai cao 900-1500 m, mật độ khoảng

100 cây (d1,3>10 cm)/ ha. VQG Bi Dup (Lâm Đồng), tiểu khu 127B có một quần

thể gần như thuần loài, (khoảng 1-2 ha); tại các tiểu khu 89, 90 và 91, thông đà

lạt phân bố rãi rác từ chân đồi đến đỉnh đồi với mật độ khoảng 100 cây/ha.

Hiện nay, các quần thể thông đà lạt tương đối ổn định, ít bị tác động.

(22) Thông lá dẹt

Pinus krempfii H. Lecomte, 1921.

Synonym: Ducampopinus krempfii (Lec). A. Chev.

Tên khác: Thông hai lá dẹt, ngo rí, thông sri

Họ: Thông-Pinaceae

Page 58: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

52

Phân bố: Loài mới chỉ được phát hiện ở Việt Nam; là loài đặc hữu hẹp của Việt

Nam, lá dẹp khác hẳn với các loài khác trong chi (Pinus), phân bố tập trung chủ

yếu trong lâm phần quản lý của VQG Bidoup-Núi Bà huyện Lạc Dương –

tỉnh Lâm Đồng và một số khu vực giáp ranh giữa VQG Bidoup – Núi Bà với

VQG Chư Yang Sin (ĐăkLăk), Công ty Lâm nghiệp Khánh Hòa (Khánh Hòa)

và VQG Phước Bình (Ninh Thuận).

Công dụng: Gỗ có đặc điểm tương tự như gỗ thông đà lạt. Loài được coi như có

hóa thạch sống của thực vật cổ; có giá trị về bảo tồn nguồn gen.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Thông lá dẹt nằm trong nhóm IIa của Nghị

Định 32-CP. Mối đe dọa lớn nhất là mất sinh cảnh sống do khai thác rừng; tái

sinh kém dẫn đến thiếu lớp cây kế cận. Việc mở đường giao thông qua khu vực

phân bố của loài này cũng là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm

về số lượng.

Số lượng quần thể: Phân bố trong kiểu rừng hỗn giao cây lá rộng cây lá kim,

với diện tích trên 50.000 ha (trong đó khoảng 14.000 ha ở VQG Bidoup Núi

Bà, 10.000 ha thuộc xã Đa Chay, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng; 750 ha

thuộc khu vực Cổng Trời-xã Lát, huyện Lạc Dương). Riêng VQG Bi Doup

Núi Bà có khoảng 30 tiểu quần thể, mỗi quần thể có số lượng cá thể trưởng

thành dưới 250. Trong vùng phân bố tập trung nhất, mật độ trung bình khoảng

20 cây/ha. Nhìn chung thông hai lá dẹt có phân bố không liên tục, mà ngắt

quãng, khoảng cách ngắt quãng khá lớn (100 - 200m).

Loài vẫn đang bị đe dọa vì số lượng cá thể/quần thể đang suy giảm trong khoảng

10 năm trở lại đây. Năm 2010, VQG Bidoup Núi Bà đã bắt đầu tiến hành xây

dựng mô hình trồng rừng để bảo tồn và phát triển bền vững loài thông lá dẹt ở

Lâm Đồng. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cũng đã tiến hành thu thập

Page 59: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

53

hạt, cây con để gây trồng thử nghiệm tại trạm Lâm sinh Măng Linh (Đà Lạt), tuy

nhiên kết quả còn hạn chế.

(23) Thông đỏ bắc

Taxus chinensis (Pilg.) Rehder, 1919.

Synonym: Taxus baccata L. Subsp. cuspidata Silb. & Zucc. var. chinensis

Pilger, 1903; Taxus wallichiana var. chinensis (Pilg.) Florin, 1948.

Tên khác: Thông đỏ, sam hạt đỏ lá ngắn

Họ: Thông đỏ-Taxaceae

Phân bố: Có ở Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam, loài này được bắt gặp ở

các tỉnh Sơn La, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hòa Bình và Thanh Hóa.

Công dụng: Gỗ màu đỏ, mịn, chịu nước. Loài có giá trị về nguồn gen quý. Hạt

có 60% dầu béo dùng để chữa giun đũa, tiêu thực và có chứa hoạt chất chữa ung

thư.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Trên thế giới, thông đỏ bắc được xếp vào

nhóm có nguy cơ thấp (Lower risk) trong danh sách đỏ của IUCN-2009. Ở Việt

Nam, thông đỏ bắc được xếp vào mức độ sắp nguy cấp (VU) trong sách đỏ Việt

Nam 2007 và nằm trong nhóm IIa của Nghị Định 32-CP. Mối đe dọa lớn nhất là

khả năng tái sinh trong tự nhiên rất kém (hầu như không gặp cây tái sinh trong

quá trình điều tra).

Số lượng quần thể: Có 7 quần thể thông đỏ bắc đã được ghi nhận ở Việt Nam.

Số lượng cá thể trong quần thể là rất thấp. Thông tin cụ thể như sau:

Page 60: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

54

Biểu 12: Vị trí và số lượng quần thể, cá thể thông đỏ bắc trong tự nhiên

TT Đơn vị hành chính Tọa độ/vị trí Số lượng cá thể

1 KBT Sốp Cộp, Sơn La

Phân bố rải rác trong

KBT ở đai cao 600-

1000 m

< 500

2 KBT Hang Kia-Pà Cò Tiểu khu 130, trên đai

cao 800-1200 m < 100

3 VQG Hoàng Liên, Lào Cai

San Sả Hồ, Bản

Khoang, đường lên

đỉnh Phanxipăng

40 cá thể trưởng

thành

4 KBT Bát Đại Sơn, Hà Giang

Phân bố rải rác <100

5 Xã Mường Lựm, Yên Châu, Sơn La

Phân bố rải rác trên

đai cao 600 m < 50

6 Xã Xuân Trường, Bảo Lạc, Cao Bằng

Phát hiện được 6

cá thể

Loài được bảo vệ khá tốt trong các khu rừng đặc dụng do không phải là đối

tượng bị khai thác, săn lùng ở địa phương. Đã có một số dự án được xây dựng để

bảo tồn loài trong tự nhiên như: Dự án bảo tồn đa dạng sinh học tại xã Thài Phìn

Tủng (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) do quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ từ

năm 2003 hỗ trợ nhân giống và phát triển loài này.

(24) Sa mộc dầu

Cunninghamia konishii Hayata, 1908.

Synonym: C. lanceolata (Lamb.) Hook. var. konishii (Hayata) Fujita,

1932; C. kawakami Hayata, 1915.

Tên khác: Ngọc am, sa mộc quế phong

Page 61: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

55

Họ: Bụt mọc-Taxodiaceae

Phân bố: Có ở Đài Loan, Lào và Việt Nam. Ở Việt Nam, sa mộc dầu được phát

hiện ở Hà Giang (Tây Côn Lĩnh), Thanh Hóa (Xuân Liên, Thường Xuân) và

Nghệ An (Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong và Quỳ Châu).

Công dụng: Gỗ chịu mối mọt và dễ gia công, được sử dụng làm nhà ở (tại địa

phương) và làm quan tài.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Trên thế giới, sa mộc dầu được xếp vào

nhóm sắp nguy cấp (VU) trong danh sách đỏ của IUCN-2009. Ở Việt Nam, sa

mộc dầu được xếp vào mức độ sắp nguy cấp (VU) trong Sách Đỏ Việt Nam 2007

và nằm trong nhóm IIa của Nghị Định 32-CP. Số lượng cá thể ít, phân bố rải rác;

khai thác lấy gỗ và sinh cảnh sống bị thay đổi.

Số lượng quần thể: Có 10 quần thể đã được ghi nhận ở Việt Nam.

Biểu 13: Vị trí và số lượng quần thể, cá thể sa mộc dầu trong tự nhiên

TT Đơn vị hành chính Tọa độ/vị trí Số lượng cá thể

1 Núi Pha Luông, xã Chiềng Sơn, Mộc Châu, Sơn La

104 34’ Vĩ Bắc

21 13’ Kinh Đông <10

2 Xã Na Mèo, Quan Sơn, Thanh Hóa

104°41’Vĩ Bắc

20°17’ Kinh Đông <10

3 Xã Bát Mọt, Thường Xuân, Thanh Hóa

104°59’ Vĩ Bắc

19°59’ Kinh Đông <100

4 Xã Hạnh Dich, Quế Phong, Nghệ An

104 50' Vĩ Bắc

19 05' Kinh Đông <50

5 Quỳ Hợp, Nghệ An 104 51' Vĩ Bắc <20

Page 62: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

56

19 23' Kinh Đông

6 Núi Phu Luông, Pù Huống, Nghệ An

104 51' Vĩ Bắc

19 24' Kinh Đông <10

7 Xã Mường Típ, Kỳ Sơn, Nghệ An

104 23' Vĩ Bắc

19 17' Kinh Đông <10

8 Xã Tam Hợp, Tương Dương, Nghệ An

104º21’ Vĩ Bắc

19º05’ Kinh Đông <500

9 Xã Châu Khê, Con Cuông, Nghệ An

104 40' Vĩ Bắc

19 00' Kinh Đông <100

10 VQG Pù Mát, Nghệ An Tiểu khu 787, 794,

795, 798, 835 và 813 768

11 KBT Pù Hoạt, Thanh Hóa Chưa xác định

Sa mộc dầu được bảo vệ khá tốt ở các khu rừng đặc dụng như: KBT Xuân Liên

(Thanh Hóa), KBT Pù Huống, Pù Hoạt và VQG Pù Mát (Nghệ An).

(25) Các loài tuế

Cycas spp.

Họ: Tuế-Cycadaceae

Việt Nam hiện có 25 loài tuế. Tuế phân bố từ Bắc đến Nam, ở rừng thứ sinh và

rừng nguyên sinh. Tuế là đối tượng bị khai thác, có lúc rộ lên, có lúc trầm lắng,

để làm cảnh và xuất ra nước ngoài (bất hợp pháp). Việc phân loại tuế đến loài đòi

hỏi phải có kiến thức và kinh nghiệm, vì vậy nhận biết chính xác tất cả các loài

tuế ngoài tự nhiên là một công việc khó khăn. Trong khuôn khổ của dự án này,

chúng tôi xin tập trung nghiên cứu tình trạng quần thể một số loài tuế thường bị

khai thác và có nguy cơ tuyệt chủng cao.

- Tuế sơ va liê (Cycas chevalieri)

Page 63: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

57

Số lượng quần thể: thường mọc trong rừng thường xanh, ven đồi hoặc ven sông

ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. Có 3 quần thể với tổng số

cá thể ước tính khoảng 10.000 trên diện tích nơi sống hiện nay khoảng 100 km2.

Mối đe dọa: Khai thác làm cảnh (buôn bán) và mất sinh cảnh sống. Hồ chứa

nước nhà máy thủy điện Rào Quán, Hương Sơn, Hà Tĩnh sẽ làm ngập một số

diện tích của quần thê thiên tuế chevalier tại địa phương.

Tình trạng bảo tồn: Mặc dù một vài quần thể vẫn bị khai thác trồng làm cảnh và

buôn bán trong nước, nhưng do còn các quần thể với số lượng cá thể lớn ở các độ

cao khác nhau, khả năng tái sinh tốt, nên loài này ít bị đe dọa tuyệt chủng.

- Thiên tuế đồi (Cycas collina)

Số lượng quần thể: Có bốn quần thể phân bố trong vùng Tây Bắc trên một vùng

khoảng 3500 km2. Tổng diện tích nơi sống khoảng 200 km2. Cây thường mọc

trong rừng thường xanh, nửa rụng lá, trảng cây bụi, rừng tre nứa trên sườn núi

dốc hay thung lũng. Tổng số cá thể ước tính khoảng 10.000.

Mối đe dọa: Bị khai thác làm cảnh và mất sinh cảnh sống

Tình trạng bảo tồn: Loài Cycas collina có vùng phân bố rộng tại Việt Nam

(3500 km2) và dự đoán phân bố tới cả Lào với số lượng cá thể ước tính 10.000.

Nhiều quần thể lớn vẫn còn trong tự nhiên và khả năng tái sinh tự nhiên tốt. Loài

này có giá trị làm cảnh không cao nên ít bị khai thác.

- Thiên tuế lá dài (Cycas dolichophylla)

Số lượng quần thể: Có 2 quần thể phân bố từ Hà Giang tới Thanh Hóa. Loài này

thường mọc ở sườn núi, thung lũng, ven suối dưới tán rừng ẩm thường xanh mưa

mùa hoặc trảng cây bụi. Số lượng cá thể ước tính khoảng 10.000 trong một vùng

phân bố khoảng 18.000 km2.

Page 64: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

58

Mối đe dọa: Khai thác làm cảnh, mất sinh cảnh sống (làm thủy điện, đường giao

thông, khai thác gỗ củi)

Tình trạng bảo tồn: Loài này bị khai thác nhiều để làm cảnh vì cây có thân to,

thẳng và lá đẹp. Tuy nhiên loài này có ba quần thể đang được bảo vệ tốt tại khu

BTTN Na Hang, VQG Cúc Phương và Bến En và khả năng cho hạt, tái sinh tự

nhiên tốt ngoài tự nhiên.

(26) Sâm vũ diệp

Panax bipinnatifidum Seem. 1868.

Synonym: Aralia bipinnatifida (Seem.) C. B. Clarke, 1879;

Panax pseudoginseng var. bipinnatifidus (Seem.) H. L. Li, 1942.

Tên khác: Vũ diệp tam thất, tam thất lá xẻ, tam thất hoang, trúc tiết nhân sâm

Họ: Ngũ gia bì-Araliaceae

Phân bố: Có ở Ấn Độ, Nê Pan, Trung Quốc và Việt Nam. Loài rất hiếm gặp ở

Việt Nam, dùng làm thuốc tăng lực, đang bị săn lùng mạnh để làm thuốc và xuất

khẩu.Huyện Sa Pa (núi Hàm Rồng, xã Tả Phìn, xã Bản Khoang, Tả Giàng

Phình), Bát Xát (xã Trung Lèng Hồ), tỉnh Lào Cai.

Công dụng: Làm thuốc bổ, chữa thiếu máu, xanh xao, gầy yếu nhất là đối với

những phụ nữ sau khi đẻ. Còn có tác dụng kích thích sinh dục và được dùng

trong điều trị vô sinh: ngày 5- 6g dạng thuốc bột hoặc rượu thuốc.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Sâm vũ diệp không có mặt trong trong danh

sách đỏ của IUCN-2009 nhưng thuộc nhóm rất nguy cấp (CR) trong sách đỏ

Việt Nam 2007 và nằm trong nhóm IIa của Nghị Định 32-CP. Loài có sinh cảnh

sống rất hẹp, chỉ có ở khu vực Trạm Tôn, Bản Khoang (VQG Hoàng Liên) và

Page 65: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

59

đang bị săn lùng mạnh. Giá tại thời điểm tháng 12 năm 2009 tại Sa Pa là 2 triệu

đồng/kg.

Số lượng quần thể: Chỉ có ở VQG Hoàng Liên (Lào Cai); hiện nay chỉ còn rất ít

trong tự nhiên. Chưa thống kê được tình trạng quần thể-cần có nghiên cứu chi tiết

hơn.

Bảo tồn trong tự nhiên không hiệu quả. Tại thời điểm tháng 3-4/2010 đã bị săn

lùng cạn kiệt tại dãy Hoàng Liên Sơn. Đã thiết lập được 1 điểm bảo tồn in situ ở

vùng đệm VQG Hoàng Liên bao gồm 60 cá thể trưởng thành của cả 2 loài Sâm

vũ diệp và Tam thất hoang từ năm 2001. Đến tháng 3/2010 đã bị khai thác trộm:

- Đã từng thu thập trồng bảo tồn exsitu tại vườn Trạm cây thuốc Sa Pa (Viện

Dược liệu). Năm 2008, do di chuyển Trạm sang địa điểm khác, số cá thể hiện còn

lại ít.

(27) Tam thất hoang

Panax stipuleanatus H.T.Tsai et K.M.Feng, 1975.

Tên khác: Tam thất rừng, sâm tam thất, bỉnh biên tam thất, phan xiết

Họ: Ngũ gia bì – Araliaceae

Phân bố: Có ở Trung Quốc và Việt Nam. Loài có phân bố hẹp ở Việt Nam. Xuất

hiện ở huyện Sa Pa (núi Hàm Rồng-thị trấn Sa Pa và xã Tả Phìn) và huyện Bát

Xát (xã Trung Lèng Hồ), tỉnh Lào Cai.

Công dụng: Loài có giá trị là nguồn gen quý, dùng làm thuốc bổ máu, tăng lực.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Tam thất hoang không có mặt trong trong

danh sách đỏ của IUCN-2009 nhưng thuộc nhóm rất nguy cấp (CR) trong sách

đỏ Việt Nam 2007 và nằm trong nhóm IIa của Nghị Định 32-CP. Loài có sinh

Page 66: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

60

cảnh sống rất hẹp, chỉ có ở dãy Hoàng Liên Sơn (VQG Hoàng Liên) và đang bị

săn lùng mạnh để làm thuốc.

Số lượng quần thể: Chỉ có ở VQG Hoàng Liên (Lào Cai) và xã Trung Lèng Hồ

huyện Bát Xát; hiện nay chỉ còn rất ít trong tự nhiên. Chưa thống kê được tình

trạng quần thể-cần có nghiên cứu chi tiết hơn.

Cùng tình trạng với loài sâm vũ diệp. Biện pháp bảo tồn trong tự nhiên không

hiệu quả. Tại thời điểm tháng 3-4/2010 đã bị săn lùng cạn kiệt tại dãy Hoàng

Liên Sơn.

(28) Sâm ngọc linh

Panax vietnamensis Ha et Grushv., 1985.

Synonym: Panax schinseng var. japonicum auct., non Makino.

Tên khác: Sâm khu năm, thuốc dấu

Họ: Ngũ gia bì - Araliaceae

Phân bố: Loài đặc hữu hẹp của Việt Nam, có phân bố ở Kon Tum (đỉnh Ngọc

Linh), Quảng Nam (Trà My, Trà Lĩnh, Trà Giang) và Lâm Đồng (núi Langbian).

Công dụng: Củ làm thuốc bổ, phục hồi sức khỏe và chữa các bệnh về suy nhược

cơ thể, thần kinh và một số bệnh khác. Lá dùng làm trà uống.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Sâm ngọc linh không có mặt trong trong

danh sách đỏ của IUCN-2009 nhưng thuộc nhóm nguy cấp (EN) trong sách đỏ

Việt Nam 2007 và nằm trong nhóm IIa của Nghị Định 32-CP. Loài phân bố hẹp,

đang bị khai thác mạnh; giá bán 3 triệu đồng/100 g (tươi) tại thị trấn Đăk Glêi và

xã Mường Hoong. Các hoạt động thu mua diễn ra nay tại địa phương (vùng lõi

KBT).

Page 67: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

61

Số lượng quần thể: Chỉ phân bố duy nhất ở vùng núi Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum,

Quảng Nam), tập trung ở tiểu khu 84, 86,87, 94, 98, 95, 91, 93; rất ít gặp trong tự

nhiên.

Sâm ngọc linh còn được gây trồng trên quy mô lớn xung quanh chân núi Ngọc

Linh. Từ năm 1997 đã có 3 đơn vị (Công ty dược phẩm và Đầu tư thiết bị y tế,

Lâm trường Ngọc Linh, Sở KHCN tỉnh Gia Lai) đầu tư để phát triển sâm ngọc

linh với diện tích trên 6000 m2. Từ năm 2001-2004, dự án “nghiên cứu hoàn

thiện công nghệ sản xuất giống, kỹ thuật trồng và quy hoạch phát triển cây sâm

tại Kon Tum” đã đưa 62.000 cây giống từ Quảng Nam về trồng tại xã Ngọc Lây

(Kon Tum). Hiện nay, tổng diện tích sâm ngọc linh được gây trồng tới 10 ha với

hàng vạn cây, được đầu tư bởi các công ty, đơn vị nghiên cứu và cả các hộ dân

địa phương.

(29) Các loài tế tân

Asarum spp.

Tên khác: Hoa tiên, tế tân, thổ tế tân

Họ: Aristolochiaceae – Nam mộc hương

Theo các tài liệu đang được sử dụng rộng rãi như: Danh lục các loài Thực vật

Việt Nam (Anon), Cây Cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ), Địa lý thực vật (Lê Trần

Chấn) ở Việt Nam chi Asarum có 7 loài: Asarum balansae, A. blumei, A.

caudigerum, A. glabrum, A. petelotii, A. reticulatum và A. wulingense.

Phân bố: Lai châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, Ba Vì Hà Nội, Vĩnh Phúc, Sapa-Lào

Cai, Hoà Bình, Vĩnh Phú, Tuyên Quang, Hà Giang, Quảng Bình, Cát bà-Hải

Phòng, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Thái Nguyên.

Công dụng: dùng làm thuốc bổ.

Page 68: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

62

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: trong 7 loài tế tân ở Việt Nam, có 3 loài

nằm trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 (A. balansae-EN; A. caudigerum –VU; A.

glabrum-VU). Tất cả các loài tế tân đều nằm trong nhóm IIA của Nghị định 32-

CP. Mối đe dọa lớn nhất hiện nay là do tình trạng khai thác quá mức để làm

thuốc dẫn đến suy giảm nghiêm trọng trong tự nhiên. Tuy nhiên, tế tân phát triển

khá tốt trong các khu rừng đặc dụng do được bảo vệ khỏi các hoạt động khai

thác.

Số lượng quần thể: Chưa xác định được số lượng cá thể chi tiết đến từng loài;

cần có thêm điều tra chi tiết đến từng loài trong vùng phân bố của chúng.

(30) Thiết đinh

Markhamia stipulata (Wall.) Seem. Ex Schum. Var. kerii Sprague, 1919.

Synonym: M. Caudafelina (Hance) Sprague, 1919.

Tên khác: Đinh, rọt mèo, đôi mương

Họ: Đinh - Bignoniaceae

Phân bố: Có ở Trung Quốc, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Ở Việt Nam, thiết đinh

được phát hiện ở Lạng Sơn (Chi Lăng), Thái Nguyên (Đại Từ), Phú Thọ, Hoà

Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Khánh Hoà

(Nha Trang).

Công dụng: Cây cho gỗ quí, rất cứng, không bị mối mọt, được dùng trong xây

dựng và đóng đồ.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Thiết đinh nằm trong nhóm sắp nguy cấp

của Sách Đỏ Việt Nam 2007 và nhóm nằm trong nhóm IIa của Nghị Định 32-CP.

Loài cho gỗ quý, nằm trong nhóm tứ thiết (đinh, lim, sến táu). Do giá trị gỗ trên

Page 69: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

63

thị trường cao nên thiết đinh bị săn lùng mạnh trong tự nhiên để lấy gỗ. Bên cạnh

đó, khả năng tái sinh kém cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình

trạng suy giảm nhanh chóng số lượng quần thể/cá trong tự nhiên.

Số lượng quần thể: Rất ít gặp trong tự nhiên, chỉ còn cây tái sinh với đường

kính nhỏ. Một số thông tin đã điều tra được ở một số khu rừng đặc dụng:

Biểu 14: Vị trí và số lượng quần thể, cá thể thiết đinh trong tự nhiên

TT Đơn vị hành chính Tọa độ/vị trí Số lượng cá thể

1 KBT Hữu Liên, Lạng Sơn

Thung giếng, thung

đinh, thung đắn, thung

phi

Rất hiếm cây

trưởng thành

2 KBT Thần Sa-Phượng Hoàng

Bà Ná Một vài cây tái

sinh (rất hiếm)

3 KBT Na Hang Bản bung, Côn nôn

3 cá thể trên

tuyến 7 km (rất

hiếm)

4 VQG Ba Bể Xã Nam Cường 2-5 cây/ha

Loài này còn được trồng ở vườn thực vật ở một số khu rừng đặc dụng: VQG Ba

Vì < 200 cây; VQG Cúc Phương, VQG Bù Gia Mập, VQG Kon Ka Kinh.

(31) Gõ đỏ

Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib, 1912.

Synonym: Pahudia xylocarpa Kurz, 1876.

Tên khác: Cà te, hổ bì

Họ: Vang - Caesalpiniaceae

Page 70: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

64

Phân bố: Có ở ở Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt

Nam. Ở Việt Nam, gõ đỏ được bắt gặp ở Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng

và các tỉnh miền Đông nam bộ.

Công dụng: Gỗ cứng, rất bền, thường được dùng đóng bàn ghế, giường tủ, đồ

chạm trổ cao cấp. Những u gỗ trên thân có vân xoáy rất đẹp.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Trên thế giới, gõ đỏ được xếp vào nhóm

nguy cấp (EN) trong danh sách đỏ của IUCN-2009. Ở Việt Nam, gõ đỏ được xếp

vào mức độ nguy cấp (EN) trong sách đỏ Việt Nam 2007 và nằm trong nhóm IIa

của Nghị Định 32-CP. Loài cho gỗ cứng, có vân đen rất đẹp, thuộc nhóm gỗ quý,

đang bị săn lùng mạnh. Giá gỗ năm 2010 tại thị trường tự do từ 20-100 triệu/m3,

tùy thuộc vào chất lượng và kích thước gỗ.

Số lượng quần thể: Có thể bắt gặp trong rừng tự nhiên của các tỉnh Tây Nguyên,

Đông Nam Bộ, và duyên hải Nam Trung Bộ. Kết quả điều tra ở một số khu rừng

đặc dụng như sau:

Biểu 15: Vị trí và số lượng quần thể, cá thể gõ đỏ trong tự nhiên

TT Đơn vị hành chính Tọa độ/vị trí Số lượng cá thể

1 VQG Bù Gia Mập,

Bình Phước

Phân bố tập trung ở TK

1,3,5,6,7,9,22,24

5-10 cá thể/ha

(trưởng thành)

2

VQG Cát Tiên, Đồng

Nai

Phân bố tập trung ở tiểu

khu:7,8,18,17,18,19,38,27,3

7,26. Phân bố ít hơn

34,35,43,50

5-10 cá thể/ha

3 KBT Vĩnh Cửu, Đồng

Nai Phân bố rải rác <100

4 KBT Bình Châu Tiểu khu 30 (chỉ có cây tái sinh nhỏ trong tự nhiên)

Trồng được 200 ha hỗn

Page 71: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

65

Phước Bửu, Bà Rịa

Vũng Tàu

giao; 150 cây/ha

5 KBT Easo, Đăk Lăk

Rải rác trong KBT 2-5 cây trưởng

thành/ha

VQG York Đôn, Đăk

Lăk

Rải rác trong rừng khộp (các

tiểu khu: 291, 278 dọc suối,

đỉnh Chư Hua 286, 238,

409, 405; phân bố nhiều tại

các TK 253, 408 )

5-10 cây/ha

(tại TK 253,

408)

Hiện nay không còn những cây lớn trong rừng sản xuất, những cây có đường

kính >30 cm trở lên chỉ còn tồn tại trong các khu rừng đặc dụng. Tuy nhiên, gõ

đỏ vẫn bị khai thác trộm ngay tại các KBT và VQG.

(32) Lim xanh

Erythrophloeum fordii Oliv. 1883.

Tên khác: Lim

Họ: Vang - Caesalpiniaceae

Phân bố: Loài đặc hữu của Bắc Việt Nam, mọc tự nhiên ở nhiều tỉnh miền Bắc

như Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang,

Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng

Nam và Quảng Ngãi; được trồng thành rừng vào tận Bình Định.

Công dụng: Gỗ rất bền, được dùng trong xây dựng công trình thuỷ lợi, cầu cống,

đóng tàu thuyền, làm ván sàn, tà vẹt, đóng đồ trong gia đình.

Page 72: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

66

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Loài nằm trong nhóm IIa của Nghị Định

32-CP, cho gỗ quý có giá trị cao trên thị trường. Mối đe dọa lớn nhất là khai thác

gỗ không bền vững và suy thái rừng, mất sinh cảnh sống trong tự nhiên.

Số lượng quần thể: Dễ dàng bắt gặp lim xanh ở vùng phân bố tự nhiên (Bắc Bộ

vào đến Quảng Nam); được trồng ở nhiều nơi và trồng ở Bình Định (dự án trồng

rừng KfW6).

Tình trạng bảo tồn: số lượng quần thể và cá thể nhiều (cả tự nhiên và rừng

trồng), tuy nhiên những cá thể có đường kính >1m rất hiếm gặp.

(33) Gụ mật

Sindora siamensis Teysm. ex Miq., 1867.

Synonym: Sindora cochinchinensis Baill. 1871.

Tên khác: Gõ mật

Họ: Vang- Caesalpiniaceae

Phân bố: Có ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia và Việt Nam. Ở Việt Nam,

gụ mật phân bố ở các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Ninh Thuận,

Bình Thuận, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu.

Công dụng: Loài cho gỗ quý. Gỗ cứng, màu hồng có vân nâu, dùng đóng đồ

dùng gia dụng cao cấp như bàn ghế, tủ, giường, sập, đồ tiện khắc và xây dựng.

Vỏ giàu tannin.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Trên thế giới, gụ mật được xếp vào nhóm có

nguy cấp (lower risk) trong danh sách đỏ của IUCN-2009. Ở Việt Nam, gụ mật

được xếp vào mức độ nguy cấp (EN) trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 và nằm

trong nhóm IIa của Nghị Định 32-CP. Loài cho gỗ quý và bị khai thác mạnh.

Page 73: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

67

Hiện nay, loài này không (ít) bị khai thác lấy gỗ; giá gỗ tại Bù gia mập: 10

triệu/m3, tại York Đông 12 triệu/m3, tại Krông Năng giá từ 8-10 triệu/m3).

Số lượng quần thể: Gặp phổ biến ở vùng phân bố tự nhiên (Gia Lai-Đồng Nai).

Ví dụ ở KBT Vĩnh Cửu (Đồng Nai) có nơi có mật độ khoảng 8 cây (d1.3 = 15-

15)/ha; ở VQG York Đôn (Đăk Lăk) gụ mật phân bố đều trong Vườn và mọc xen

kẽ cùng các loài dầu đồng, căm xe, cà chít với mật độ khoảng 10 cây/ha.

Loài có thể phát triển nếu được bảo vệ tốt. Tuy nhiên những cây có đường kính >

1m thường bị khai thác lấy gỗ.

(34) Gụ lau

Sindora torulosa A. Chev. ex K. et S. S. Larsen, 1980.

Tên khác: Gụ, gụ biển, gõ, gõ sương

Họ: Vang - Caesalpiniaceae

Phân bố: Có ở Campuchia và Việt Nam. Ở Việt Nam, gụ lau phân bố ở các tỉnh

Quảng Ninh (Uông Bí, Yên Lập), Bắc Giang, Nghệ An (Qùy Châu, Nghĩa Đàn),

Hà Tĩnh (Kỳ Anh), Quảng Trị (Vĩnh Linh), Thừa Thiên Huế (Hương Điền) và

Quảng Nam - Đà Nẵng, và Khánh Hòa (núi Hòn Hèo).

Công dụng: Gỗ tốt, không bị mối mọt hay mục, hơi có vân hoa, được dùng trong

xây dựng, đóng thuyền hay đồ dùng gia đình cao cấp như sập, tủ chè. Vỏ cây cho

tannin.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Trên thế giới, gụ lau chưa được xếp vào

danh sách đỏ của IUCN-2009 vì thiếu thông tin. Ở Việt Nam, gụ lau được xếp

vào mức độ nguy cấp (EN) trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 và nằm trong nhóm IIa

Page 74: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

68

của Nghị Định 32-CP. Loài cho gỗ quý và bị khai thác mạnh. Giá gỗ xẻ tại thị

trường (cửa khẩu Cầu Treo, Hà Tĩnh) khoảng 10 triệu đồng/m3.

Số lượng quần thể: Các cây trưởng thành còn rất ít trong tự nhiên; phần lớn các

cây được gặp trong quá trình điều tra là cây tái sinh. Ngoài ra, gụ lau được trồng

nhiều trong các Vườn thực vật của các khu rừng đặc dụng; VQG Phong Nha-Kẻ

Bàng đã ươm hạt và trồng thành công 300 cây (năm 2010).

(35) Đẳng sâm

Codonopsis javanica (Blume) Hook. f., 1885.

Synonym: Campanumoea javanica Blume, 1826.

Tên khác: Phòng đẳng sâm

Họ: Hoa chuông - Campanulaceae

Phân bố: Có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Indonexia và

Việt Nam. Ở Việt Nam, đẳng sâm mọc rải rác ở các tỉnh miền núi phía Bắc như:

Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng và

Lạng Sơn. Ở phía Nam chỉ được phát hiện ở cao nguyên Langbian (tỉnh Lâm

Đồng) và xung quanh chân núi Ngọc Linh (Đắc Glây - Kon Tum và Quảng Nam

- Đà Nẵng).

Công dụng: Cây thuốc qúy, được sử dụng phổ biến trong y học dân tộc. Rễ củ

phơi khôn làm thuốc chữa ho, chữa vàng da do thiếu máu và bệnh về thận.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Đẳng sâm được xếp vào mức độ sắp nguy

cấp (VU) trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 và nằm trong nhóm IIa của Nghị Định

32-CP. Loài có giá trị là cây thuốc quý, bị khai thác mạnh.Trước kia đẳng sâm bị

khai thác nhiều, kích thước quần thể giảm. Hiện nay do không có thị trường nên

mức độ và quy mô khai thác giảm nhiều.

Page 75: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

69

Đẳng sâm còn được bắt gặp khá nhiều ở ven rừng, nương rẫy bỏ hoang của vùng

phân bố tự nhiên; khó xác định chính xác số lượng quần thể cũng như kích thước

quần thể vì chúng mọc rải rác trong vùng sinh cảnh.

Loài có thể phát triển bền vững nếu có phương thức quản lý sử dụng hợp lý.

(36) Trai lý

Garcinia fagraeoides A. Chev., 1918.

Tên khác: Trai, Rươi

Họ: Bứa - Clusiaceae

Phân bố: Có ở Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam, trai lý chỉ phân bố ở miền

Bắc như Cao Bằng (Ba Bể), Lạng Sơn (Bắc Sơn, Hữu Lũng), Thái Nguyên, Hòa

Bình, Bắc Giang, Ninh Bình (Cúc Phương), Nghệ An (Quỳ Châu) và Quảng

Bình.

Công dụng: Gỗ cứng, màu vàng, khó gia công, được dùng trong xây dựng đóng

tàu thuyền và chạm khắc.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Trai lý thuộc nhóm nguy cấp (EN) trong

Sách Đỏ Việt Nam 2007 và thuộc nhóm IIa của Nghị Định 32-CP. Loài đặc hữu

của Nam Trung Hoa và Bắc Việt Nam, đang bị khai thác mạnh. Khả năng tái sinh

kém trong tự nhiên cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm

về số lượng quần thể/cá thể.

Số lượng quần thể: Trai lý còn được bắt gặp khá nhiều trong vùng phân bố tự

nhiên. Một số thông tin về loài đã thu thập được như sau:

Page 76: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

70

Biểu 16: Vị trí và số lượng quần thể, cá thể trai lý trong tự nhiên

TT Đơn vị hành chính Tọa độ/vị trí Số lượng cá thể

1 KBT Hữu Liên, Lạng Sơn Tiểu khu 1,2, 3 5-10 cây/ha

2 KBT Thần Sa-Phượng Hoàng, Thái Nguyên

Phân bố rải rác trong toàn khu 2-3 cây/ha

3 VQG Ba Bể, Bắc Kạn Rải rác trong toàn VQG 5-7 cây/ha

4 KBT Na Hang, Tuyên Quang

Rải rác, tập trung nhiểu ở Khau Tinh 1-2 cây/ha

5 KBT Hang Kia-Pà Cò, Hòa Bình Tiểu khu 129, 160 Khoảng 500 cây

6 KBT Ngọc Sơn Ngổ Luông, Hòa Bình

Tập trung nhiều ở xã Ngọc Sơn, Ngọc Lâu và Tự Do

Khoảng 8000 cây

7 VQG Cúc Phương, Ninh Bình

Rải rác trên các vách đá hiểm trở Khoảng 1000 cây

8 VQG Hoàng Liên Bản Hồ, Lao Chải, Tả Van 1-2 cây/ha

Được bảo tồn khá tốt ở các khu rừng đặc dụng. Tuy nhiên những cây có đường

kính lớn rất ít do đã bị khai thác lấy gỗ.

(37) Trắc

Dalbergia cochinchinensis Pierre, 1898.

Tên khác: Cẩm lai nam bộ

Họ: Đậu - Fabaceae

Phân bố: Có ở Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở Việt Nam, trắc phân

bố từ Quảng Nam - Đà Nẵng (Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn)

trở vào Nam đến Tây Ninh (Tân Biên), Đồng Nai (Thống Nhất) và Kiên Giang;

tập trung nhất ở Kon Tum (Đắc Tô, Sa Thầy) và Gia Lai (K’Bang).

Công dụng: Gỗ quí, màu đỏ tươi, thớ mịn, vân đẹp. Gỗ trắc có giá trị kinh tế

cao, được dùng để đóng đồ gia dụng cao cấp.

Page 77: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

71

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Trên thế giới, trắc được xếp vào nhóm sắp

nguy cấp (VU) trong danh sách đỏ của IUCN-2009. Ở Việt Nam, trắc được xếp

vào mức độ nguy cấp (EN) trong sách đỏ Việt Nam 2007 và nằm trong nhóm IIa

của Nghị Định 32-CP. Loài cho gỗ quý và đang bị khai thác mạnh. Gần đây nhất,

tháng 10/2010 khu rừng đặc dụng Đăk Uy (Đăk Hà, Kon Tum), nơi còn lưu giữ

khối lượng lớn gỗ trắc của Việt Nam (khoảng 700 ha) đã bị nhiều đối tượng vào

khai thác trộm. Trong năm 2010, tổng số vụ khai thác trộm gỗ trắc đã bị bắt giữ

tại Khu rừng đặc dụng này lên tới 74 vụ. Giá bán 20-30 triệu đồng/m3.

Số lượng quần thể: Trắc gần như bị khai thác cạn kiệt trong các khu rừng sản

xuất và rừng phòng hộ; hiện chỉ còn cây tái sinh và cây sâu bệnh không có giá trị

kinh tế. Một số khu rừng đặc dụng sau đây hiện còn lưu trữ một số lượng trắc

tương đối lớn.

Biểu 17: Vị trí và số lượng quần thể, cá thể trắc trong tự nhiên

TT Đơn vị hành chính Tọa độ/vị trí Số lượng cá thể

1 KBT Ea So: Tập trung nhiều các tiểu khu phía tây nam bảo tồn: 625,619,614,612,611,616,617.

5-7 cây/ha

2 VQG York Đôn Tập trung nhiều ở TK: 448, 287, 281, 425, 418, 426, 258,

Khoảng 40 cây có D1.3 > 5 cm ở TK 409 và 410

3 VQG Chư Mom Rây

Rải rác trong rừng, tập trung nhiều ở TK 592, 593, 648

4 VQG Kon Ka Kinh Rải rác trong VQG 1-3 cây/ha 5 VQG Cát Tiên Rải rác trong VQG 5-10 cây/ha

Ước tính trong khoảng 5-10 năm trở lại đây số lượng cá thể trắc suy giảm từ 50-

60% trên toàn quốc. Đã có nhiều dự án trồng trắc trong tự nhiên như: dự án trồng

rừng cây bản địa 661 tại VQG Chư Mom Rây với 205 ha hỗn giao (mật độ 300-

400cây/ha).

Page 78: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

72

(38) Cẩm lai

Dalbergia oliveri Gamble ex Prain 1897.

Synonym: Dalbergia bariaensis Pierre, 1898; D. mammosa Pierre, 1898.

Tên khác: Cẩm lai bà rịa

Họ: Đậu – Fabaceae

Phân bố: Có ở Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở Việt

Nam, cẩm lại có nhiều ở các tỉnh tỉnh phía Nam như: Kon Tum (Sa Thầy), Gia

Lai, Đắk Lắk (Ea Súp, Đắc Min, Gia Nghĩa, Lắc), Khánh Hòa (Ninh Hòa), Lâm

Đồng (Bảo Lộc), Ninh Thuận (Ninh Sơn), Bà Rịa - Vũng Tàu (Xuyên Mộc),

Đồng Nai (Thống Nhất, Tân Phú, Vĩnh Cửu), Bình Dương (Phước Long, Đức

Phong), Tây Ninh (Tân Biên).

Công dụng: Gỗ rất quý, cứng, thớ mịn, khá dòn, dễ gia công, mặt cắt nhẵn, dễ

đánh bóng, được dùng để đóng đồ gia dụng cao cấp và đồ tiện khảm.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Trên thế giới, cẩm lại được xếp vào nhóm

nguy cấp (EN) trong danh sách đỏ của IUCN-2009. Ở Việt Nam, cẩm lai được

xếp vào mức độ nguy cấp (EN) trong sách đỏ Việt Nam 2007 và nằm trong nhóm

IIa của Nghị Định 32-CP. Loài cho gỗ quý và đang bị khai thác mạnh.

Số lượng quần thể: Cẩm lai hiện rất hiếm trong tự nhiên, chỉ gặp những cây

trưởng thành ở các khu rừng đặc dụng. Tình trạng quần thể ở một số khu rừng

đặc dụng như sau;

Biểu 18: Vị trí và số lượng quần thể, cá thể cẩm lai trong tự nhiên

TT Đơn vị hành chính Tọa độ/Vị trí Số lượng cá thể

1 VQG Bù Gia Mập, Phân bố đều trong toàn 2-4 cây/ha (d1,3

Page 79: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

73

Bình Phước vườn, tập trung ở TK

1,3,5,6,7,9,22 và 24

= 30-60 cm

2 VQG Cát Tiên, Đồng

Nai

Tập trung ở Nam Cát Tiên

và Cát Lộc, ở tiểu khu:

17,27,26,36,7,8,18,19,497,

498 và 504

10-13 cây/ha

3 KBT Vĩnh Cửu, Đồng

Nai

Phân bố các tiểu khu 117,

122, 127, 136.

Còn rất ít, một

vài cá thể (02 cá

thể D1,3>40 cm)

4 KBT Bình Châu-

Phước Bửu

Phân bố rải rác trong KBT,

tập trung nhiều ở TK

22,25.

5 cây/ha (cây có

d1,3<15 cm)

5 VQG Kon Ka Kinh,

Gia Lai

Phân bố rải rác 5-10 cây/ha (chỉ

còn cây tái sinh

d1,3<20 cm)

6 KBT Easo, Đăk Lăk Phân bố rải rác trong BT 2-3 cây/ha

Loài đang bị săn lùng rất mạnh, chỉ gặp những cá thể trưởng thành ở các khu

rừng đặc dụng. Tuy nhiên, những cây có đường kính >30 cm thường xuyên là

mục tiêu của hoạt động khai thác bất hợp pháp.

(39) Giáng hương

Pterocarpus macrocarpus Kurz, 1874.

Synonym: Pterocarpus cambodianus (Pierre) Gagnep. 1916;

Pterocarpus pedatus (Pierre) Gagnep, 1916.

Tên khác: Giáng hương, giáng hương trái to

Họ: Đậu - Fabaceae

Page 80: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

74

Phân bố: Có ở Myanmar, Thai Lan, Lào, Philippines và Việt Nam. Ở Việt Nam,

giáng hương phân bố ở các tỉnh Kon Tum (Sa Thầy), Gia Lai (K’Bang, Chư

Prông, Mang Yang, An Khê), Đắc Lắc (Đắc Min, Ea Súp ), Phú Yên (Sơn Hòa),

Bình Dương (Phước Long, Đức Phong), Đồng Nai (Tân Phú, Vĩnh Cửu), Tây

Ninh (Tân Biên), Bình Phước (Bù Gia Mập).

Công dụng: Gỗ cứng, vân hoa rất đẹp, ít nứt nẻ không bị mối mọt, dùng trong

xây dựng và đóng đồ dùng cao cấp như bàn, ghế, tủ, giường. Nhựa có thể dùng

làm thuốc nhuộm màu đỏ.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Ở Việt Nam, gián hương được xếp vào mức

độ nguy cấp (EN) trong sách đỏ Việt Nam 2007 và nằm trong nhóm IIa của Nghị

Định 32-CP. Loài cho gỗ quý được sử dụng để đóng đồ gỗ. Mối đe dọa lớn nhất

là khai thác gỗ để làm đồ mộc.

Số lượng quần thể: Có thể gặp trong vùng phân bố tự nhiên (Quảng Nam-Đồng

Nai), tuy nhiên những cá thể trưởng thành còn rất ít, chỉ gặp trong các khu rừng

đặc dụng.

Biểu 19: Vị trí và số lượng quần thể, cá thể giáng hương trong tự nhiên

TT Đơn vị hành chính Tọa độ/Vị trí Số lượng cá thể

1

VQG Bù Gia Mập, Bình

Phước

Phân bố đều trong

toàn vườn, tập trung

ở TK 1,3,5,6,7,9,22,

24 và 26

1-2 cây/ha

2 VQG Cát Tiên, Đồng Nai Phân bố rải rác 1-2 cây/ha

3

KBT Vĩnh Cửu, Đồng Nai Tại TK 119, 120 Còn rất ít, một

vài cá thể có

D1,3 > 40 cm

Page 81: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

75

4

KBT Bình Châu-Phước

Bửu

Tập trung tại các tiểu

khu 22,23

1-2 cây (chỉ còn

cây tái sinh d1,3

<15 cm)

5

VQG Kon Ka Kinh, Gia Lai Còn nhiểu ở phía

Đông của VQG, tiểu

khu: 88, 92, 81, 85

20-30 cây/ha. Có

cây D1,3 > 150

cm.

Được bảo vệ tương đối tốt ở mốt số khu rừng đặc dụng. Được gây trồng trong

vườn thực vật ở một số khu rừng đặc dụng trong vùng phấn bố tự nhiên.

(40) Gù hương

Cinnamomum balansae Lecomte, 1913.

Tên khác: Vù hương, quế ba lan xa

Họ: Re - Lauraceae

Phân bố: Là loài đặc hữu của Việt Nam, có ở Núi Ba Vì (Hà Nội), VQG Cúc

Phương (tỉnh Ninh Bình).

Công dụng: Trong thân và lá có tinh dầu quý. Hạt chứa dầu béo. Gỗ tốt không bị

mối mọt, có mùi long não nên được ưa chuộng để đóng các đồ gia dụng.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Ở Việt Nam, gù hương được xếp vào mức

độ sắp nguy cấp (VU) trong sách đỏ Việt Nam 2007 và nằm trong nhóm IIa của

Nghị Định 32-CP. Mối đe dọa lớn nhất là khai thác để chưng cất tinh dầu. Tất cả

các vật liệu như thân, rễ, cành lá đều có thể đem chưng cất tinh dầu vì thế loài có

nguy cơ tuyệt chủng rất cao. Hiện nay do không còn nguyên liệu nên cũng không

còn hoạt động chưng cất tinh dầu.

Page 82: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

76

Số lượng quần thể: Còn rải rác vài cá thể trong rừng ở vùng phân bố tự nhiên,

chủ yếu là cây tái sinh.

Biểu 20: Vị trí và số lượng quần thể, cá thể gù hương trong tự nhiên

TT Đ/vị hành chính Tọa độ/Vị trí Số lượng cá thể

1 VQG Ba Vì, Hà

Tây

Sườn tây Đỉnh Vua 5 cá thể (d1,3 < 20

cm)

2

VQG Thần Sa-

Phượng Hoàng

Phân bố tập trung ở các xã:

Thần Sa, Cố đường, Thượng

Lung, Sảng mộc, Ninh

Tường (xóm Ngọc Sơn 2)

100-200 cá thể (chỉ

toàn cây tái sinh)

3 KBT Hang Kia-Pà

Phân bố rải rác trong KBT 2-3 cá thể/50ha (chỉ

còn cây tái sinh chồi)

4 VQG Cúc Phương Rải rác trong VQG < 60 cây

Loài rất hiếm gặp trong tự nhiên, ngay cả trong các khu rừng đặc dụng. Loài

cũng được trồng để bảo tồn tại các vườn thực vật của các khu rừng đặc dụng. Ví

dụ: VQG Ba Vì, VQG Tam Đảo, VQG Cúc Phương.

(41) Re xanh phấn

Cinnamomum glaucescens (Nees.) Meissn.

Tên khác: Re dầu, xá xị, gù hương

Họ: Re – Lauraceae

Phân bố: các tỉnh miền Bắc vào đến Quảng Nam.

Công dụng: Gỗ dùng để đóng đồ gia dụng, chưng cất tinh dầu làm hương liệu.

Page 83: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

77

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Loài nằm trong nhóm IIa của Nghị Định 32,

có nguy cơ bị tuyệt chủng cao do bị khai thác để chưng cất tinh dầu.

Số lượng cá quần thể: chưa rõ, cần có điều tra bổ sung thêm.

(42) Vù hương

Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meissn., 1864.

Synonym: Laurus parthenoxylon (Jack) Meisn. 1864;

Cinnamomum simondii Lecomte, 1913.

Tên khác: Gù hương, re hương, re dầu, xá xị, co chấu

Họ: Re - Lauraceae

Phân bố: Có ở Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia và Việt Nam. Cao Bằng (Trùng

Khánh), Quảng Ninh (Quảng Hà, Hà Cối). Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Bình,

Quảng Trị (Đồng Chè), Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Đã Nẵng.

Công dụng: Gỗ tốt không bị mục, dùng trong xây dựng và đóng đồ dùng gia

đình. Lá, gỗ thân và nhất là gỗ, rễ chứa tinh dầu có giá trị. Hạt chứa nhiều dầu

béo.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Vù hương chưa được IUCN xếp hạng trong

danh lục đỏ vì thiếu dẫn liệu nhưng nằm trong nhóm rất nguy cấp (CR) trong

Sách Đỏ Việt Nam, 2007 và trong nhóm IIa của Nghị Định 32-CP. Khai thác để

chưng cất tinh dầu. Tất cả các vật liệu như thân, rễ, cành lá đều có thể đem chưng

cất tinh dầu vì thế loài có nguy cơ tuyệt chủng rất cao. Hiện nay do không còn

nguyên liệu nên cũng không còn hoạt động chưng cất tinh dầu.

Page 84: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

78

Số lượng quần thể: tình trạng tương tự như gù hương (Cinnamomum balansae),

còn rải rác vài cá thể ở vùng phân bố tự nhiên, chủ yếu là cây tái sinh.

Biểu 21: Vị trí và số lượng quần thể, cá thể vù hương trong tự nhiên

TT Đơn vị hành chính Tọa độ/Vị trí Số lượng cá thể

1 VQG Tam Đảo Rải rác toàn VQG Khoảng 1000 cây, chủ yếu

cây tái sinh (d1,3 <15 cm)

2 KBT Tây Côn Lĩnh,

Hà Giang

Phân bố rải rác

trong toàn KBT

1-2 cá thể/50 ha (chỉ còn

cây tái sinh)

3 KBT Ngọc Sơn-Ngổ

Luông, Hòa Bình

Phân bố rải rác 2-3 cây/50 ha (d1,3<15 cm)

Loài được bắt gặp rất ít trong tự nhiên, được trồng ở các vườn thực vật của các

khu rừng đặc dụng và một vài cây trong vườn rừng của các hộ gia đình.

(43) Vàng đắng

Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr. 1822.

Synonym: Menispermun fenestratum Gaertn. 1788;

Coscinium usitatum Pierre, 1885.

Tên khác: Tơ rong

Họ: Tiết dê - Menispermaceae

Phân bố: Có ở Ấn Độ, Xrilanca, Lào, Campuchia, Malaixia và Việt Nam. Từ vĩ

tuyến 16 trở vào Nam: Quảng Nam - Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai,

Đắc Lắc, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai và Tây

Ninh.

Công dụng: Loài có giá trị làm thuốc. Toàn thân chứa berberin (một kháng sinh

thực vật qúy), đặc biệt trong thân già và rễ có 3 % berberin.

Page 85: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

79

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa:Vàng đắng nằm trong nhóm sắp nguy cấp

(VU) trong Sách Đỏ Việt Nam, 2007 và trong nhóm IIa của Nghị Định 32-CP.

Loài này trước kia bị khai thác mạnh để chiết xuất Berberin. Hiện nay số lượng

quần thể còn rất ít, nên không bị thu mua trên quy mô lớn. Cần có biện pháp bảo

tồn nhân giống cho loài.

Số lượng quần thể: mọc rải rác dưới tán rừng thứ sinh của vùng phân bố tự

nhiên (Tây nguyên, Nam Trung bộ và Đông Nam bộ); khó xác định chính xác có

bao nhiêu quần thể.

(44) Hoàng đằng

Fibraurea tinctoria Lour.

Họ: Tiết dê-Menispermaceae

Phân bố: Có ở Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Miến Điện, Căm Pu Chia, Malaixia,

Philippine, Indonexia và Việt Nam. Ở Việt Nam, loài phân bố ở Nghệ An, Hà

Tĩnh, Quảng Nam, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước.

Công dụng: Dùng để làm thuốc (các hoạt chất trong hoàng đằng là alcaloid mà

chất chính là palmatin 1-3,5%, jatrorrhizin, columbamin và berberin).

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Loài năm trong nhóm IIa của Nghị Định 32-

CP. Loài này trước kia bị khai thác mạnh để chiết xuất Berberin. Hiện nay không

còn bị đe dọa do không bị thu mua. Hoàng đằng có thể tái sinh phục hồi tốt trong

tự nhiên nếu không bị khai thác hủy diệt.

Số lượng quần thể: mọc rải rác dưới tán rừng thứ sinh của vùng phân bố tự

nhiên; khó xác định chính xác có bao nhiêu quần thể. Tuy nhiên, số lượng cá thể

Page 86: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

80

còn tương đối lớn trong vùng phân bố tự nhiên; thường xuyên gặp trên các tuyến

điều tra.

(45) Bình vôi

Stephania spp.

Họ: Tiết dê-Menispermaceae

Ở Việt Nam đã ghi nhận được 6 loài bình vôi. Bình vôi là cây thân thảo mọc leo,

sống nhiều năm; rễ củ to nhỏ bất quy tắc. Lá đơn nguyên; hệ gân chân vịt. Cây

mọc dưới tán rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh, trên các vách đá. Loài có chứa

hoạt chất Rotunda, dùng để làm thuốc an thần. Trong khuôn khổ của dự án,

chúng tôi chỉ tập trung vào nghiên cứu đặc điểm phân bố và tình trạng quần thể

của hai loài: (1) bình vôi núi cao (Stephania brachyandra) và (2) bình vôi hoa

đầu (Stephania cepharantha).

Bình vôi núi cao

Phân bố: Có ở Trung Quốc (Vân Nam) và Việt Nam (Sa Pa-tỉnh Lào Cai, xã

Bình Lư-Phong Thổ, Lai Châu).

Công dụng: Là nguồn nguyên liệu thuốc qúy hiếm. Rễ củ có L-

tetrahydropalmatin dùng làm thuốc an thần chữa đau thần kinh.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Loài hiếm, thuộc mức độ hiếm (R) trong sách

đỏ Việt Nam 2007 và nằm trong nhóm IIa thuộc Nghị Định 32-CP. Cả hai quần

thể (Lai Châu và Lào Cai) đã bị suy giảm mạnh, ước tính trên 50%, do quan sát

thấy việc khai thác các loài Bình vôi tại vùng Sa Pa (Lào Cai) và Phong Thổ (Lai

Châu) năm 2002 giảm 3-4 lần so với năm 1992. Ước tính diện tích nơi sống (các

Page 87: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

81

khu rừng có Bình vôi núi cao mọc tự nhiên) ở huyện Sa Pa (Lào Cai) và Phong

Thổ (Lai Châu) không vượt quá 500 km2.

Số lượng quần thể: Hiện chưa xác định chính xác số lượng cá thể tại Lai Châu

và Lào Cai, cần có nghiên cứu chi tiết để xác minh.

Bình vôi hoa đầu

Phân bố: Có ở Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Ở Việt Nam, loài này được

phát hiện có ở Quảng Ninh (Cẩm Phả) và Hòa Bình (xã Dân Chủ, huyện Kỳ

Sơn).

Công dụng: Rễ củ được dùng làm thuốc an thần, gây ngủ; dùng làm thuốc thanh

nhiệt, giải độc, tiêu phù. Loài có giá trị là nguồn gen hiếm, mới được phát hiện ở

Việt Nam.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Loài có mức độ sắp nguy cấp (VU) trong

Sách Đỏ Việt Nam và nằm trong nhóm IIa của Nghị Định 32. Diện tích nơi sống

ước tính < 10 km2, số lượng cá thể suy giảm do bị khai thác (cùng với các loài

bình vôi khác).

Số lượng cá thể/quần thể: Hiện chưa biết chính xác số lượng cá thể ở 2 quần thể

nêu trên; cần có dự án riêng biệt để điều tra quần thể của loài này.

(46) Thổ hoàng liên

Thalictrum foliolosum DC. 1818.

Tên khác: Hoàng liên

Họ: Mao lương – Ranunculaceae

Page 88: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

82

Phân bố: Có ở Apganixtan, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam. Ở Việt

Nam, thổ hoàng liên phân bố ở Lai Châu (xã Bình Lư-huyện Phong Thổ; xã Tả

Ngảo, Tả Phìn, Hồng Thu-huyện Sìn Hồ), Sơn La, Lào Cai (xã Tả Phìn, Tả

Giàng Phình-huyện Sa Pa) và Hà Giang (thị trấn Phó Bảng, xã Phố Là-huyện

Đồng Văn).

Công dụng: Thân rễ có chứa berberin. Theo kinh nghiệm dân gian, có thể dùng

làm thuốc chữa bệnh đường ruột, mụn nhọt, thanh nhiệt. Loài là nguồn gen qúy,

hiếm đối với Việt Nam.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Loài nằm trong nhóm sắp nguy cấp (VU)

Sách Đỏ Việt Nam, 2007 và thuộc nhóm IIa trong Nghị Định 32-CP. Mối đe dọa

lớn nhất của loài là môi trường sống bị đe dọa do hoạt động phát đốt làm nương

rẫy. Trong vòng 5-10 năm trở lại đây, số lượng cá thể đã suy giảm trên 50%.

Số lượng quần thể: Có khoảng 3-4 quần thể ở vùng phân bố tự nhiên đã nêu ở

trên; số lượng cá thể/quần thể cần được điều tra ở một dự án chi tiết hơn.

Loài đã được thu thập về trồng tại vườn thuốc của Trạm cây thuốc Sa Pa (Viện

Dược liệu) và Trung tâm giống cây trồng vật nuôi Phó Bảng (Hà Giang) để bảo

tồn chuyển vị.

(47) Nghiến

Excentrodendron torulosa (Gagnep.) Chang & Miau, 1978.

Synonym: Burretiodendron torulosa (Gagnep.) Kosterm. 1960;

Pentace torulosa A. Chev. 1918;

Parapentace torulosa Gagnep. 1943, nom. inval.

Tên khác: Nghiến đỏ, kiêng đỏ, kiêng mật

Họ: Đay - Tiliaceae

Page 89: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

83

Phân bố: Có ở Trung Quốc (Quảng Tây và Vân Nam) và Việt Nam. Ở Việt

Nam, nghiên phân bố ở Cao Bằng (Hạ Lang, Trùng Khánh, Quảng Hoà, Thạch

An, Ba Bể), Quảng Ninh, Sơn La (Mộc Châu), Lạng Sơn (Bắc Sơn, Hữu Lũng,

Tuyên Quang (Chiêm Hoá), Bắc Kạn (Chợ Đồn, Na Rì), Hà Bắc và Hoà Bình.

Công dụng: Gỗ rất tốt, dùng làm thớt, đóng thuyền, làm bệ máy và trong xây

dựng.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Loài nằm trong nhóm nguy cấp (EN) trong

Sách Đỏ Việt Nam, 2007 và thuộc nhóm IIa trong Nghị Định 32-CP. Gỗ bền,

được dùng trong xây dựng. Mối đe dọa lớn nhất đối với loài nghiến là khai thác

lấy gỗ xây dựng và xuất sang Trung Quốc (bât hợp pháp).

Số lượng quần thể: Số lượng còn khá lớn, có nơi mọc gần như thuần loại, tập

trung nhiều ở vùng Hữu Liên (Lạng Sơn), Na Rì, Chợ Đồn (Bắc Kạn), Phong

Quang (Hà Giang), Na Hang (Tuyên Quang).

Biểu 22: Vị trí và số lượng quần thể, cá thể nghiến trong tự nhiên

TT Đ/vị hành chính Tọa độ/Vị trí Số lượng cá thể

1 KBT Kim Hỷ,

Bắc Kạn

Xã Cao Sơn, Vũ Muộn Mọc gần như thuần

loài trên diện tích

1000 ha

2 VQG Ba Bể, Bắc

Kạn

Phân bố đều trên toàn vườn 100 cây/ha

3 KBT Na Hang,

Tuyên Quang

Phân bố đều trên toàn KBT 50 cây/ha

4 KBT Hữu Liên,

Lạng Sơn

Phân bố đều trên toàn KBT 50 cây/ha

5 KBT Thần Sa- Phân bố đều 20 cây/ha (chỉ còn ở

Page 90: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

84

Phượng Hoàng,

Thái Nguyên

vùng sâu, núi đá)

6 KBT Hang Kia-

Pà Cò, Hòa Bình

Phân bố rải rác trong KBT;

tập trung nhiều ở tiểu khu 137

100 cây/ha

7 KBT Ngọc Sơn-

Ngổ Luông, Hòa

Bình

Tập trung nhiều nhất ở xóm

Bo xã Ngổ Luông.

6000 cây

8 KBT Hoa Lư,

Ninh Bình

Rải rác trong KBT 10 cây/ha (cây tái

sinh)

Còn tương đối nhiều trong tự nhiên; vẫn đang bị khai thác ở quy mô nhỏ (bất

hợp pháp). Trong 6 tháng đầu năm 2010, lực lượng kiểm lâm Lạng Sơn đã thu

giữ được 9.386 cục thớt nghiến.

(48) Hoàng tinh hoa trắng

Disporopsis longifolia Craib, 1912.

Synonym: Polygonatum laoticum Gagnep. 1934.

Tên khác: Hoàng tinh cách, hoàng tinh lá mọc cách

Họ: Tóc tiên – Convallriaceae

Phân bố: Có ở Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Ở Việt Nam, loài này

phân bố ở Cao Bằng (huyện Bảo Lạc, Trùng Khánh, Hà Quảng, Quảng Hòa),

Lạng Sơn (huyện Bắc Sơn, Tràng Định), Yên Bái (Mù Căng Chải, Văn Chấn),

Lai Châu (Sìn Hồ, Phong Thổ), Lào Cai (Mường Khương, Bắc Hà, Bát Xát, Sa

Pa), Hà Giang (Quản Bạ, Vị Xuyên), Sơn la (Mộc Châu, Yên Châu), Hòa Bình

(Đà Bắc, Lạc Thủy), Phú Thọ (Thanh Sơn), Hà Tây (Ba Vì), Tuyên Quang (Na

Hang), Thái Nguyên (Võ Nhai).

Công dụng: là một vị trong các đơn thuốc điều trị bệnh lao phổi, cơ thể suy

nhược.

Page 91: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

85

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Loài nằm trong nhóm sắp nguy cấp (VU)

Sách Đỏ Việt Nam, 2007 và trong nhóm IIa Nghị Định 32-CP. Loài có giá trị làm

thuốc. Hiện không có mối đe dọa nào. Người dân chỉ khai thác thác với mục đích

làm thuốc tại cộng đồng. Ở nhiều vùng, người dân không biết loài cây này.

Số lượng quần thể: Gặp khá phổ biến dưới tán rừng lá rộng thường xanh từ Hà

Giang đến Quảng Bình.

Biểu 23: Vị trí và số lượng quần thể, cá thể hoàng tinh hoa trắng trong tự nhiên

TT Đơn vị hành chính Tọa độ/Vị trí Số lượng cá thể

1 VQG Ba Vì, Hà Tây Phân bố đều trên Vườn 10-15 khóm/ha

2 KBT Sốp Cộp, Sơn La Gặp nhiều ở Phú Căm, Pu

Cóp Mương.

Mật độ trên tuyến: 1

khóm/ 200 – 300 m.

3 KBT Thần Sa-Phượng

Hoàng, Thái Nguyên

Rải rác trong KBT; tập trung

nhiều ở khu Nà Ruộc

20-30bụi/ha (Nà

Ruộc)

4 KBT Na Hang, Tuyên

Quang

Rải rác trong KBT 10-20 bụi/ha

5 VQG Xuân Sơn Rải rác trong VQG 10-20 bụi/ha

6 VQG Hoàng Liên Rải rác xung quanh VQG Rất ít gặp (có thể bị

khai thác mạnh)

Bảo tồn tốt trong tự nhiên, đặc biệt tại các khu rừng đặc dụng như KBT Thần Sa-

Phượng Hoàng (Thái Nguyên), VQG Ba Bể (Bắc Kạn), KBT Na Hang (Tuyên

Quang), VQG Ba Vì (Hà Nội), KBT Sốp Cộp (Sơn La), KBT Hang Kia-Pà Cò

(Hòa Bình), VQG Cúc Phương (Ninh Bình).

(49) Bách hợp

Lilium brownii Baker, 1885.

Synonym: Lilium brownii var. colchesteri wils. ex Stapf. 1921.

Page 92: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

86

Tên khác: Tỏi rừng, bá hợp

Họ: Hành - Liliaceae

Phân bố: Có ở Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam, loài này phân bố ở Cao

Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai.

Công dụng: Chữa ho nhiều do lao, thổ huyết, mệt mỏi, hồi hộp; loài còn có giá

trị nguồn gen quý để lai tạo giống hoa ly mới.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Loài được xếp vào nhóm nguy cấp (EN)

trong Sách Đỏ Việt Nam, 2007 và trong nhóm IIa Nghị Định 32-CP. Ở khu vực

Hoàng Liên Sơn, loài này còn được người dân địa phương thu hái hoa để bán cho

khách du lịch.

Số lượng quần thể: Chưa xác định được chính xac số lượng quần thể, cần có

điều tra riêng biệt.

(50) Hoàng tinh vòng

Polygonatum kingianum Coll. ex Henrsl. 1890.

Tên khác: Cây cơm nếp, hoàng tinh hoa đỏ, hoàng tinh lá mọc vòng

Họ: Tóc tiên - Conrallariaceae

Phân bố: Có ở ở Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Ở Việt Nam, loài này phân bố ở

Lào Cai (huyện Sa Pa: thị trấn Sa Pa, xã Tả Phìn), Sơn La (huyện Bắc Yên: xã Tà

Xùa), Lai Châu (huyện Sìn Hồ: xã Tả Ngảo, Tả Phìn, Tả Sũ Chồ, Phăng Xu Lin);

(huyện Phong Thổ: Bình Lư), Yên Bái (huyện Mù Căng Chải: xã Chế Cu Nha),

Hà Giang (huyện Quản Bạ: xã Thái An); (huyện Đồng Văn: xã Phố Là, xã Sủng

Là và) và Kon Tum (huyện Đăk Glei: xã Mường Hoong).

Page 93: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

87

Công dụng: là một vị thuốc trong các đơn thuốc chữa lao phổi, suy nhược cơ thể

(như hoàng tinh hoa trắng).

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Loài thuộc nhóm IIA trong Nghị Định 32-

CP và trong nhóm sắp nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam, 2007. Cây thuốc quý,

đang bị khai thác mạnh trong tư nhiên và có nguy cơ bị tuyệt chủng. .

Số lượng quần thể: loài phân bố rải rác ở trên đai cao 1000-1800 m thuộc các

tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang; chưa xác định

chính xác số lượng cá thể.

Số lượng cá thể ước tính suy giảm 50% trong mười năm trở lại đây. Loài đã được

thu thập về trồng bảo tồn ex situ tại vườn Trạm cây thuốc Sa Pa (Viện Dược

liệu); cây trồng đã ra hoa quả, hạt giống thu được gieo đã mọc được cây con.

Chưa có biện pháp cụ thể để bảo tồn insitu.

(51) Thạch hộc

Dendrobium nobile Lindl.1830

Synonym: D. lindleyanum Griff.. 1851.

Tên khác: Hoàng thảo dẹt, hoàng thảo đùi gà

Họ: Lan - Orchidaceae

Phân bố: Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, Hà Nội (Ba Vì),

Tuyên Quang, Hà Giang, Nghệ An, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đồng Nai.

Công dụng: Cây cho hoa đẹp nên được trồng làm cảnh và được dùng để làm

thuốc.

Page 94: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

88

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Loài nằm trong nhóm IIA của Nghị Định

32-CP và thuộc nhóm nguy cấp (EN) trong Sách Đỏ Việt Nam, 2007. Loài có giá

trị làm cảnh đẹp và đang bị săn lùng mạnh và ngày càng trở nên hiếm.

Số lượng quần thể: Thạch hộc có vùng phân bố hầu khắp trên cả nước. Tuy

nhiên, rất hiếm trong tự nhiên, ngay cả những khu rừng đặc dụng được bảo vệ

nghiêm ngặt. Hiện chúng còn rải rác trong rừng tự nhiên, rất khó xác định số

lượng quần thể cũng như cá thể.

Số lượng quần thể và cá thể suy giảm mạnh trong 10 năm trở lại đây. Hiện còn

rất ít trong tự nhiên, thường bắt gặp ở những trạng thái rừng ít bị tác động. Chưa

có hoạt động bảo tồn tại chỗ cũng như chuyển vị.

(52) Cây một lá

Nervilia spp.

Tên khác: Thanh thiên quỳ, chân trâu, lan một lá

Họ: Lan - Orchidaceae

Ở Việt Nam chi Nervilia có 6 loài: Nervilia aragoana, N. crispata, N. fordii, N.

plicata, N. prainiana và N. infundibulifolia.

Phân bố: Lan một lá phân bố ở hầu khắp các tỉnh miền núi của Viêt Nam:

Quảng Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước, Gia Lai, Kon Tum,

Đăk Lắk, Lào cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Kan, Thái

Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Phú Thọ, Hà Tây.

Công dụng: Lá làm thuốc giải độc, nhất là ngộ độc nấm; dùng nó làm thuốc bồi

dưỡng cơ thể, thuốc bổ và mát phổi, chữa lao phổi, ho; dùng để đắp lên các chỗ

đau nhức hoặc đắp mụn nhọt các vết lở.

Page 95: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

89

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Các loài lan một lá nằm trong nhóm IIa của

Nghị Định 32 CP, là đối tượng hạn chế khai thác, sử dụng. Mối đe dọa lớn nhất

hiện nay vẫn là vấn đề thu hái hủy diệt; tuy nhiên giá bán trên thị trường khoảng

10.000 đồng/kg và phân bố rải rác nên không phải là đối tượng bị khai thác ráo

riết.

Số lượng quần thể: Chi Nervillia còn dễ dàng bắt gặp trong các sinh cảnh mà

chúng thường sống.

Biểu 24: Vị trí và số lượng quần thể, cá thể lan một lá trong tự nhiên

TT Đơn vị hành chính Tọa độ/Vị trí Số lượng cá

thể

1 KBT Hữu Liên Thung Giếng, Thung Hải,

Thung Ván

1-3bãi nhỏ (2

m2)/ha

3 KBT Na Hang, Tuyên

Quang

Rải rác trong KBT Rất ít gặp

5 KBT Thần Sa-

Phượng Hoàng, Thái

Nguyên

Rải rác trong KBT (núi đất)

5-10 bãi nhỏ

(1-2 m2)/ha

6 KBT Hang Kia-Pà

Cò, Hòa Bình

Mọc rải rác trong rừng, gặp

được nhiều hơn ở các tiểu khu

129, 160.

Khoảng 1000

cá thể

8 VQG Cát Tiên, Đồng

Nai

Rải rác trong rừng, tập trung

nhiều ở khu vực cây Gõ Bác

Đồng

2-5 bãi (1-2

m2)/ha

9 VQG Hoàng Liên Rải rác trong VQG, khu vực

Trạm Tôn, Sín Chải, đường lên

đỉnh Phanxipang.

5-10 bãi nhỏ

(1-2 m2)/ha

Page 96: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

90

Lan một lá được bảo tồn tương đối tốt tại các khu rừng đặc dụng; ở một số địa

phương người dân không khai thác loài này.

(53) Hinh đá vôi (loài mới bổ sung) Keteleeria davidiana (Bertrand) Beissn

Synonym: Keteleeria calcatea W.C. Cheng et L.K. Fu;

K. davidiana var.calcarea (W.C. Cheng et L.K. Fu). Silba.

Tên khác: Du sam đá vôi, hinh núi đá, tô hạp đá vôi, thông đá trắng

Họ: Thông-Pinaceae

Phân bố: Có ở Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Tây) và Việt Nam (Bắc Kạn, Cao

Bằng, Hà Giang).

Công dụng: Gỗ tốt được dùng trong xây dựng, đóng đồ. Cây có dáng đẹp có thể

trồng làm cảnh; có giá trị nguồn gen quý.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Loài nằm trong nhóm rất cấp (EN) Sách Đỏ

Việt Nam, 2007. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, kích thước quần thể suy giảm

tới ≥ 90% do bị khai thác và mất môi trường sống, tái sinh hạt kém. Vùng phân

bố hiện nay ước tính dưới 100 km2, bị chia cắt nghiêm trọng. Nơi cư trú ước tính

dưới 10 km2.

Số lượng quần thể: Hiện nay có 2 quần thể được ghi nhận ở Kim Hỉ (Bắc Kạn),

kích thước quần thể ước tính chỉ còn dưới 50 cá thể trưởng thành.

Page 97: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

91

(54) Thiết sam giả lá ngắn (loài bổ sung thêm)

Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975.

Synonym: Pseudotsuga sinensis Dode var. Brevifolia (W. C. Cheng & L. K. Fu)

Farjon & Silba. 1990.

Tên khác: Thiết sam giả lá ngắn, Thông núi đá, Súa cứng (Mông)

Họ: Thông-Pinaceae

Phân bố: Có ở Trung Quốc (Quý Châu, Quảng Tây) và Việt Nam có ở các tỉnh

vùng đông bắc như Bắc Kạn (Na Rì), Cao Bằng (Nguyên Bình, Trà Lĩnh, Hạ

Lang, Bảo Lạc), Hà Giang (Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc) .

Công dụng: Gỗ tương đối tốt được dùng trong xây dựng, đóng đồ.

Tình trạng bảo tồn và mối đe dọa: Loài nằm trong nhóm sắp nguy cấp (VU)

Sách Đỏ Việt Nam, 2007. Trong 10 năm trở lại đây, kích thước quần thể suy

giảm tới trên 50%. Diện tích nơi cư trú hiện nay < 2000 km2, bị chia cắt.

Số lượng quần thể: Mọc rải rác trên các đỉnh núi đá vôi ở vùng Đông Bắc, có

chỗ mọc gần như thuần loài (Kim Hỉ).

Page 98: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

92

Phần IV

Kết luận và đề xuất

1. Kết luận

Các loài thực vật nguy cấp quý hiếm trong Nghị định 32, bao gồm 52 loài và

nhóm loài, là những loài có giá trị cao về kinh tế, khoa học, bảo tồn nguồn gen và

cũng là đối tượng bị tác động mạnh, dễ có nguy cơ bị tuyệt chủng trong tự nhiên.

Dựa trên kết quả điều tra ban đầu của các loài thực vật nguy cấp quý hiếm theo

ND-32 trên toàn quốc, đặc biết trú trọng đến các khu rừng đặc dụng được thiết

lập với mục đích để bảo tồn loài, chúng tôi có kết luận như sau:

1. Nhóm loài bị khai thác mạnh đang có nguy cơ sắp biến mất trong tự nhiên (7

loài và nhóm loài) như: hoàng đàn, sưa, thông nước, sâm ngọc linh, sâm vũ diệp,

tam thất hoang, các loài lan hài và thạch hộc.

2. Nhóm loài do có vùng phân bố hẹp, số lượng quần thể/cá thể nhỏ nhưng ít bị

khai thác vì mục đích thương mại cũng có nguy cơ bị tuyệt chủng do bị mất môi

trường sống (9 loài) như: bách vàng, bách đài loan, vân sam phanxipang, thông

đỏ bắc, thông đỏ nam, thông pà cò, đỉnh tùng, bách xanh và bách xanh đá.

3. Nhóm loài có số lượng cá thể tương đối lớn, vùng phân bố rộng nhưng do giá

trị kinh tế cao nên đang bị săn lùng rất mạnh (bất hợp pháp) sẽ dẫn tới nguy cơ

suy giảm nghiêm trọng về số lượng cá thể trưởng thành (8 loài) như: gõ đỏ, cẩm

lai bà rịa, trắc, mun, trai lý, lim xanh, vù hương và gù hương.

4. Nhóm loài có vùng phân bố rộng bị khai thác nhiều nhưng vẫn còn nhiều khả

năng tái sinh phục hồi nếu được quản lý tốt như (5 loài và nhóm loài): các loài

lan một lá, hoàng đằng, vàng đắng, đẳng sâm, các loài tế tân, các loài bình vôi.

5. Một số loài có giá trị thương mại lớn, rất khó gặp trong tự nhiên, nhưng được

thuần dưỡng, gây trồng tại các vườn cây cảnh, vườn rừng của các hộ gia đình

Page 99: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

93

(công ty nhỏ). Đối tượng này hiện chưa được và rất khó điều tra cụ thể số lượng

như: các loài lan hài, thạch hộc và sưa.

6. Hiện trạng bảo tồn chuyển vị cho một số loài gặp khó khăn về tái sinh, có

nguy cơ bị tuyệt chủng cao trong tự nhiên chưa đạt về quy mô và hiệu quả. Các

hoạt động này phần lớn dưới hình thức các dự án nhỏ được tài trợ bởi các tổ chức

quốc tế hoặc từ chính phủ Việt Nam. Cần có một chương trình bảo tồn ngoại vi

với quy mô quốc gia đối với những loài thực sự nguy cấp.

7. Các nghiên cứu về nhân giống theo phương pháp sinh dưỡng (cả nuôi cấy

mô) cho một số loài còn hạn chế, chưa thể áp dụng rộng rãi.

8. Công tác bảo tồn tại chỗ có hiệu quả ở một số khu rừng đặc dụng, nhưng chưa

thực sự ngăn chặn được tình trạng khai thác bất hợp pháp.

9. Tình trạng khai thác, sử dụng, buôn bán các loài nguy cấp quý hiếm vẫn diễn

ra mặc dù theo luật định thì các hoạt động này bị cấm. Tại một số khu rừng đặc

dụng đã hình thành nên các vườn ươm (trong dân) để nhân giống, kinh doanh các

loài thực vật thuộc nhóm Ia.

2. Đề xuất

2.1. Một số giải pháp quản lý các loài thực vật nguy cấp quý hiếm

Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị như sau:

- Cần tăng cường đầu tư cho chương trình bảo tồn tại chỗ (in-situ) và chuyển

chỗ (ex-situ) ở các vườn quốc gia và các khu bảo tồn; có chương trình đào tạo

đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác bảo tồn chuyên sâu hơn để có khả

năng giám sát đa dạng sinh học nói chung và các loài nguy cấp nói riêng; ưu

tiên nguồn lực đầu tư nâng cấp các vườn sưu tập thực vật có đủ dung lượng cá

thể của các loài đang có nguy cơ bị đe doạ hoặc bị tuyệt chủng để đảm bảo

Page 100: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

94

công tác bảo tồn, lưu giữ nguồn gen, đồng thời tạo cảnh quan du lịch góp

phần nâng cao nhận thức bảo tồn các loài này đối với cộng đồng. Đồng thời

phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng quy chế thống nhất quản lý

vùng đệm, xây dựng một số mô hình vườn rừng, trồng cây phân tán đến từng

hộ gia đình theo hướng bảo tồn nông trại (on-farm) một số loài cây quý hiếm

bị đe doạ có giá trị cao.

- Cần hoàn thiện hệ thống chính sách quốc gia về bảo tồn và phát triển động

thực vật hoang dã nhằm thực hiện bảo tồn và phát triển ngoài thiên nhiên mà

vẫn đảm bảo được các lợi ích chính đáng của cộng đồng về thu nhập, sinh kế.

- Sớm xem xét việc xây dựng mới một chính sách về quản lý, bảo vệ và buôn

bán cho các loài thực vật hoang dã. Nếu có định hướng và quản lý tốt, việc

gây trồng các loài thực vật hoang dã có giá trị cao co thể là một nghề kinh

doanh đem lại thu nhập cho địa phương góp phần xóa đói giảm nghèo, cải

thiện đời sống cho người dân sinh sống ở vùng miền núi và cũng dùng biện

pháp này như một công cụ để thúc đẩy sự hợp tác của cộng đồng trong việc

bảo vệ quần thể các loài bị khai thác quá mức ở địa phương.

2.2. Bổ sung cho danh mục các loài thực vật trong Nghị định 32

Đối với những loài có số lượng cá thể còn quá ít trong tự nhiên, không còn đủ

khả năng tái sinh tự nhiên, thì nên đưa ra khỏi danh mục 32 để tạo hành lang

pháp lý cho các hoạt động nhân giống, gây trồng trong nhân dân nhằm nâng cao

số lượng cá thể. Vì thực tế, việc đưa các loài này vào danh mục cũng không có

tác dụng bảo tồn, mà trái lại, có thể gây một số cản trở đối với việc phát triển

gây nuôi, nhân giống phục vụ bảo tồn hoặc phát triển kinh tế. Những loài đã

được coi là tuyệt chủng hoặc gần tuyệt chủng thì chỉ nên dừng ở mức đưa vào

Sách Đỏ để nhằm mục đích cảnh báo. Ví dụ, trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP,

có các loài sâm ngọc linh (Panax vietnamensis), hoàng đàn (Cupressus torulosa)

là những loài được coi là tuyệt chủng ngoài thiên nhiên thì nên đưa ra khỏi Nghị

định 32.

Page 101: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

95

Cần có tiêu chí toàn diện (khoa học, mức độ khai thác buôn bán, Tình trạng bảo

tồn và mối đe dọa trạng suy giảm quần thể) để xem xét các loài trong Nghị định

32. Một số loài trong Nghị định này bị chi phối nhiều bởi ý nghĩa khoa học. Ví

dụ, trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP, nếu xét theo tiêu chí bị khai thác, sử dụng

và buôn bán quá mức, thì một số loài không bị ảnh hưởng do các nguyên nhân

này như: bách Đài Loan (Taiwania cryptomerioides), bách vàng (Xanthocyparis

vietnamensis), vân sam Phan Xi Păng (Abies delavayi fansipanensis), thông Pà

Cò (Pinus kwangtungensis); đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii), du sam

(Keteleeria evelyniana), thông Đà Lạt (Pinus dalatensis) và thông lá dẹt (P.

krempfii).

Đối với một số loài khác do quần thể còn khá nguyên vẹn và không bị tác động,

khả năng tái sinh tự nhiên tốt và có vùng phân bố rộng (đẳng sâm, hoàng đằng và

vàng đắng) thì không cần thiết phải đưa vào danh mục cần bảo vệ để tạo cơ sở

cho các hoạt động kinh doanh và quàn lý bền vững các loài trên.

Dựa trên thực trạng quần thể loài, đặc điểm sinh học, phân bố, tình trạng suy

giảm quần thể và mức độ khai thác sử dụng, buôn bán trên thị trường và các tiêu

chí phân hạng cho các loài nguy cấp quý hiếm (phụ lục 1), chúng tôi đề xuất bổ

sung và đưa ra một số loài trong danh mục Định 32 như sau:

Biểu 24: Đề xuất các loài thực vật cần bổ sung, chuyển hạng và đưa ra khỏi Nghị

định 32

TT Tên loài Tên khoa học Đưa ra 32

Đưa vào 32

Chuyển hạng Ghi chú

Nhóm Ia 1 Hoàng đàn Cupressus

torulosa x Số lượng cá thể

còn quá ít trong tự nhiên

2 Vân sam Phanxipang

Abies delavayi fansipanensis x

Quần thể còn khá nguyên ven,

không bị khai thác

Page 102: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

96

3 Sâm ngọc linh

Panax vietnamensis

x

Số lượng cá thể còn quá ít trong tự

nhiên, các hoạt động gây trồng rất

phổ biến Nhóm IIa

1 Thông đỏ bắc Taxus chinensis Ia

2 Tam thất hoang

Panax stipuleanatus Ia

3 Đẳng sâm (Sâm leo)

Codonopsis javanica x

Giá trị không lớn, phân bố rộng và

tái sinh mạnh

4 Trắc (Cẩm lai nam)

Dalbergia cochinchinensis Ia

5 Cẩm lai (Cẩm lai bà rịa)

Dalbergia oliveri(D. bariensis, D.

mammosa) Ia

6 Hoàng đằng Fibraurea tinctoria x

Đang được sử dụng với khối

lượng lớn trong dược liệu

7 Vàng đắng Coscinium fenestratum x

Đang được sử dụng với khối

lượng lớn trong dược liệu

Một số loài bổ sung

1 Hinh đá vôi Kateleeria davidiana

Ia

2 Thiết sam giả lá ngắn

Pseudotsuga sinensis

Ia Tái sinh kém

3 Các loài hoàng thảo Dendrobium spp. IIa

Ghi chú:Một số luận điểm giải thích cho việc chuyển hạng, bổ sung và đưa một

số loài ra khỏi danh mục ND-32

Trên cơ sở nội dung của biểu (24), một danh lục mới cho các loài thực vật nguy

cấp quý hiếm nhằm hoàn thiện hơn cho danh mục trong Nghị định 32 được đề

xuất ở biểu (25). Danh mục thực vật mới đề xuất, về cơ bản, đáp ứng các nguyên

tắc và tiêu chí (phụ lục 1) và nhận được sự đồng thuận cao của các nhà khoa học

trong hội thảo khoa học tại cơ sở.

Page 103: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

97

Biểu 25: Danh mục các loài thực vật nguy cấp quý hiếm mới thay thế cho

danh mục trong Nghị Định 32/2006/CP (đề xuất)

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Nhóm Ia 1 Tam thất hoang Panax stipuleanatus 2 Bách Đài Loan Taiwania cryptomerioides 3 Bách vàng Xanthocyparis vietnamensis 4 Thông đỏ bắc (Thanh tùng) Taxus chinensis 5 Thông Pà cò Pinus kwangtungensis 6 Thông đỏ nam Taxus wallichiana (T. baccata

wallichiana) 7 Thông nước (Thuỷ tùng) Glyptostrobus pensilis 8 Hoàng liên gai (Hoàng mù) Berberis julianae 9 Hoàng mộc (Nghêu hoa) Berberis wallichiana

10 Trắc (Cẩm lai nam) Dalbergia cochinchinensis 11 Cẩm lai (Cẩm lai bà rịa) Dalbergia oliveri

(D. bariensis, D. mammosa) 12 Hinh đá vôi Kateleeria davidiana 13 Thiết sam giả lá ngắn Pseudotsuga sinensis 14 Mun sọc (Thị bong) Diospyros salletii 15 Sưa (Huê mộc vàng) Dalbergia torulosa 16 Hoàng liên Trung Quốc Coptis chinensis 17 Hoàng liên chân gà Coptis quinquesecta 18 Các loài Lan kim tuyến Anoectochilus spp. 19 Các loài Lan hài Paphiopedilum spp. Nhóm IIa 1 Đỉnh tùng (Phỉ ba mũi) Cephalotaxus mannii 2 Bách xanh (Tùng hương) Calocedrus macrolepis 3 Bách xanh đá Calocedrus rupestris 4 Pơ mu Fokienia hodginsii 5 Du sam Keteleeria evelyniana 6 Thông Đà Lạt (Thông 5 Đà Lạt) Pinus dalatensis 7 Thông lá dẹt Pinus krempfii 8 Sa mộc dầu Cunninghamia konishii 9 Các loài Tuế Cycas spp.

10 Sâm vũ diệp (Vũ diệp tam thất) Panax bipinnatifidum 11 Các loài Tế tân Asarum spp. 12 Thiết đinh Markhamia stipulata 13 Gõ đỏ (Cà te) Afzelia xylocarpa 14 Lim xanh Erythrophloeum fordii 15 Gụ mật (Gõ mật) Sindora siamensis

Page 104: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

98

16 Gụ lau Sindora torulosa 17 Trai lý (Rươi) Garcinia fagraeoides 18 Giáng hương (Giáng hương trái to) Pterocarpus macrocarpus 19 Gù hương (Quế balansa) Cinnamomum balansae 20 Re xanh phấn (Re hương) Cinnamomum glaucescens 21 Vù hương (Xá xị) Cinnamomum parthenoxylon 22 Các loài Bình vôi Stephania spp. 23 Thổ hoàng liên Thalictrum foliolosum 24 Nghiến Excentrodendron torulosa

(Burretiodendron torulosa) 25 Hoàng tinh hoa trắng (Hoàng

tinh cách) Disporopsis longifolia

26 Bách hợp Lilium brownii 27 Hoàng tinh vòng Polygonatum kingianum 28 Các loài lan hoàng thảo Dendrobium spp. 29 Cây một lá (Lan một lá) Nervilia spp.

Theo bản danh mục mới đề xuất thì số loài nguy cấp quý hiếm thuộc nhóm IA là

19 loài và nhóm loài, tăng thêm 4 loài so với danh mục của Nghị định

32/2006/CP (15 loài); số loài và nhóm loài thuộc nhóm IIA là 29 loài, giảm đi 8

loài so với danh mục Nghị định 32/2006/CP (37). Tổng số loài và nhóm loài

trong bản danh mục mới đề xuất là 48 loài và nhóm loài.

Page 105: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

99

Tài liệu tham khảo

1. Averyanov và cộng sự (2008): Lan hài Việt Nam. Nxb Giao thông Vận tải, TP

Hồ Chí Minh.

2. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (2007): Sách Đỏ Việt Nam - Phần 2: thực vật, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, Việt Nam.

3. Bộ NN và PTNT (2003): Các văn bản pháp quy về quản lý và bảo vệ rừng.

NXB Nông nghiệp, Hà Nội, Việt Nam. 4. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2004): Kế hoạch hành động quốc gia về

tăng cường quản lý buôn bán động, thực vật hoang dã đến năm 2010. NXB Lao động, Hà Nội, Việt Nam.

5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006): Hệ thống văn bản pháp luật Việt

Nam (http://www.chinhphu.vn). 6. Cục Kiểm lâm (2007): Báo cáo thông kê các vụ vi phạm về lâm sản và động

vật hoang dã trong toàn quốc. Hà Nội, Việt Nam. 7. Lê Thị Xuân, M. Shemluck & Mai Văn Trì (1996): Cây Thông đỏ Lâm Đồng,

một nguồn nguyên liệu quí để sản xuất thuốc chữa ung thư nhómtaxoid. TCHoá học 34 (1): 80�81.

8. Lê Trần Chấn (1999): Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam. NXB

Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 9. Nguyễn Đức Tố Lưu, Phillip Ian Thomas, 2004: Cây lá kim Việt Nam. Nhà

xuất bản Thế giới, Hà Nội. 10. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2004: Các loài cây lá kim ở Việt Nam. Nhà xuất bản

Nông nghiệp, Hà Nội. 11. Nguyễn Hoàng Nghĩa, Nguyễn Văn Thọ, 2005: Kết quả giâm hom Vù hương

phục vụ bảo tồn nguồn gen cây rừng. Tạp chí Nông nghiệp &PTNT, 16/2005, 72-73.

12. Nguyễn Hoàng Nghĩa, Trần Văn Tiến, 2002: Kết quả nhân giống Bách xanh,

Pơ mu, Thông đỏ tại Lâm Đồng. Tạp chí Nông nghiệp &PTNT, số 6/2002, 530-531.

13. Nguyễn Tập (2006): Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2006. Tạp chí Dược liệu, tập 36

Page 106: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

100

14. Nguyễn Tiến Hiệp và cộng sự, 2004: Thông Việt Nam nghiên cứu hiện trạng và bảo tồn. Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội.

15. Phạm Hoàng Hộ (2003): Cây cỏ Việt Nam, Quyển I, II và III. NXB Trẻ, TP Hồ

Chí Minh. 16. Phan Kế Lộc & Nguyễn Tiến Hiệp (1997): Các loài hạt trần của Việt Nam

bị đe doạ tiêu diệt và sự có mặt của chúng trong các khu bảo tồn. TC Lâm nghiệp, 1:18�20.

17. Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Hiệp (1999): Có hay không Cunninghamia konishii

Hayata mọc hoang dã ở Việt Nam và tên khoa học của sa mộc dầu là gì?. Tuyển tập Hội thảo khoa học về Bắc dãy Trường Sơn. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

18. Tô Văn Thảo, Nguyễn Đức Tố Lưu & Nguyễn Tiến Hiệp (2004). Đánh giá

hiện trạng bảo tồn và nhân giống bằng giâmhomloài Bách vàng ở Hà Giang. TC NN&PTNT 1 (37): 116�119.

19. Trần Ngọc Hải, Phạm Thanh Hà (2008): Sổ tay hướng dẫn nhận biết một số

loài thực vật rừng quý hiếm ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 20. Võ Văn Chi và Trần Hợp (1999-2001): Cây cỏ có ích ở Việt Nam (tập 1 và tập

2). Nxb Giáo dục, Hà Nội, Việt Nam. 21. Vũ Văn Cần, Vũ Văn Dũng, Lê Văn Chẩm (1999): Phát hiện một loài mới

thuộc họ Hoàng đàn-Cây Ché Thunja quanbaensis sp. nov. vùng núi đá vôi tỉnh Hà Giang. Tạp chí bảo vệ và phát triển bền vững rừng và đa dạng sinh học trên núi đá vôi của Việt Nam. Viện Điều tra quy hoạch rừng tr. 12-13.

22. Vũ Văn Dũng và cộng sự (2009): Vietnam Forest Trees (tái bản lần thứ 2).

NXB Lao động xã hội.

23. Nguyen Tien Hiep & Phan Ke Loc. 1997. THE CYCADS OF VIETNAM (species composition, distribution, ecology, utilization, threatened status and conservation). Proc. NCST Vietnam, 9, 2: 91-99.

Page 107: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

101

Phụ Lục 1: Danh sách các chuyên gia tham gia vào dự án

1. Ông Vũ Văn Dũng, chuyên gia thực vật và bảo tồn, Viện Điều tra Quy hoạch

rừng.

2. GS.TS. Phan Kế Lộc, chuyên gia thực vật, Trung tâm bảo tồn thực vật, Viện

Khoa học Việt Nam.

3. TS. Nguyễn Tiến Hiệp, Trung tâm Bảo tồn thực vật, Viện Khoa học Việt Nam

4. TS. Nguyễn Tập, phòng tài nguyên thực vật, Viện Dược liệu, Bộ Y tế.

5. Ông Trần Ngọc Hải, chuyên gia thực vật, giảng viên trường đại học Lâm nghiệp ,

Xuân Mai, Hà Nội.

6. TS. Nguyễn Thành Mến, Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm lâm sinh Lâm

Đồng.

7. Ông Trần Duy Hưng, chuyên gia thực vật, giảng viên trường đại học Lâm nghiệp

, Xuân Mai, Hà Nội.

8. Ông Phùng Văn Phê, chuyên gia thực vật, giảng viên trường đại học Lâm nghiệp,

Xuân Mai, Hà Nội.

9. Ông Lê Cảnh Nam, giám đốc VQG Bidoup-Núi Bà, Lâm Đồng.

10. Ông Chu Dũng, nguyên phó chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Nghệ An.

11. Ông Đỗ Xuân Cẩm, chuyên gia thực vật, giảng viên Đại học Huế.

12. Ông Nguyễn Văn Hạnh, Phó giám đốc VQG Hoàng Liên, Tỉnh Lào Cai.

Page 108: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

102

Phụ lục 2: Mô tả đặc điểm các loài thực vật nguy cấp quý hiếm

(1) Hoàng đàn Cupressus torulosa D. Don, 1825.

Tên khác: Hoàng đàn chi lăng Họ: Hoàng đàn - Cupressaceae

Hình thái: Cây gỗ nhỡ, thường xanh, cao 15-20m, đường kính ngang ngực 40-60

cm. Vỏ màu xám nâu, bong mảng; cành chia nhánh trên cùng một mặt phẳng. Có

hai loại lá: lá trưởng thành và lá chưa trưởng thành. Lá trưởng thành hình vảy,

ôm sát vào cành, xếp đối hình chữ thập. Lá chưa trưởng thành hình dùi, mọc

vòng, thường xuất hiện ở cành non. Nón đơn tính cùng gốc. Nón đực màu vàng

nhạt, dài 4-5 mm. Nón cái hình cầu mang 6 -8 vảy hình khiên.

Đặc điểm sinh học: Thường mọc ở độ cao 400-600 m (Hữu Liên), trên đất

phong hóa từ đá vôi, nơi có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh, nhiệt độ trung

bình năm khoảng 220 C, lượng mưa 1500 mm/năm (Hữu Liên). Trong tự nhiên

chúng thường mọc cùng với một số loài: thích bắc bộ (Acer tonkinense), hợp

hoan (Albizia kalkora), nghiến (Excentrodendron tonkinense), và lòng mang lá

cụt (Pterospermum truncatolobatum).

Page 109: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

103

Hoàng Đàn (Cupressus torulosa)

(3)

Quả hoàng đàn

Ảnh: Lê Mạnh Tuấn

Hoàng đàn trong tự nhiên tại KBT Hữu Liên. Ảnh: Lê Mạnh Tuấn

Hoàng đàn được trồng tại KBT Hữu Liên. Ảnh: Lê Mạnh Tuấn

Page 110: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

104

(2) Bách đài loan Taiwania cryptomerioides Hayata,1906.

Tên khác: Bách tán đài loan

Synonym: Taiwania flousiana Gaussen, 1939.

Họ: Bụt mọc-Taxodiaceae

Hình thái: Cây gỗ lớn, cao tới 40 m, đương kính tới 1,2 m. Thân tròn thẳng; tán

hình tháp rộng. Vỏ màu nâu đỏ, nứt dọc. Lá có có hai dạng: lá già dạng vảy, dài 8

mm, có lỗ khí ở hai mặt; lá non thường dài hơn lá già, mầu xanh nhạt.

Đặc điểm sinh học: Mọc ở độ cao 1800-2100 m, trên đất phong hóa từ granit,

nơi có nhiệt độ trung bình năm khoảng 13oC, lượng mưa trên 3000 mm/năm.

Loài này thường mọc cùng với pơ mu (Fokienia hodginsii). Lửa rừng được coi là

nhân tố sinh thái để bách đài loan tái sinh. Tái sinh không thường xuyên.

Bách đài loan (Taiwania cryptomerioides)

Nguồn ảnh: Wikipedia.org

Page 111: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

105

(3) Bách vàng

Xanthocyparis vietnamensis Farjon & N. T. Hiep, 2002.

Tên khác: Ché; bách vàng việt

Họ: Hoàng đàn-Cupressaceae

Hình thái: Cây gỗ nhỡ, cao tới 10 m, đường kính ngang ngực tới 50 (-80) cm;

tán có hình tháp nhọn khi non và trở nên rộng, dẹt khi trưởng thành; thân thẳng

hơi xoắn vặn; vỏ màu nâu đỏ, nứt dọc. Cây có ba dạng lá: lá non hình mũi mác,

mọc vòng trên cành non; lá chuyển tiếp hình mũi mác và lá trưởng thành hình

vảy mọc đối, xếp thành mặt phẳng. Nón quả đơn tính cùng gốc. Nón cái mọc ở

nách lá, gần đầu cành. Mỗi nón cái mang 7-9 hạt. Hạt có cánh mầu nâu đỏ.

Đặc điểm sinh thái: Mọc rải rác trong rừng nguyên sinh, ở đai cao khoảng 1000

m; nơi có nhiệt độ trung bình năm 14-18oC, lượng mưa 2000-2400 mm/năm. Cây

thường mọc cùng với thiết sam giả (Pseudotsuga sinensis), kim giao đá (Nageia

fleuryi), thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri), thông đỏ bắc (Taxus chinensis)

và dẻ tùng (Amentotaxus sp.). Tái sinh trong tự nhiên gặp khó khăn.

Page 112: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

106

Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis)

(4)

Hình thái lá, thân và cây tái sinh Ảnh: Tô Văn Thảo

Page 113: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

107

(4) Vân sam phanxipang

Abies delavayi Franch. subsp. fansipanensis (Q. P. Xiang & al.) Rushforth, 1999.

Tên khác: Vân sam hoàng liên sơn

Synonym: Abies delavayi var. nukiangensis auct. non. Farjon & Silba,

1990: N. T. Hiep & J. E. Vidal, 1996.

Họ: Thông-Pinaceae

Hình thái: Cây gỗ lớn, cao tới 30 m. Cành nhỏ, nhẵn, thường có lông màu vàng.

Chồi cành hình trứng được bao bọc hoàn toàn. Lá dài 1-4 cm, rộng 0,1-0,3 cm;

đầu lá chẻ đôi nông và mép hơi có răng cưa. Mặt dưới lá có hai dải lỗ khí màu

trắng mốc. Lá mọc dày đặc ở đầu cành. Nón quả đơn tính cùng gốc. Nón cái hình

trứng, dài 6-10 cm, mang nhiều vảy hình tam giác hay hình quạt. Mỗi vảy mang

2 hạt màu nâu. Hạt có cánh.

Đặc tính sinh thái: Thường mọc trên các sườn dốc hoặc đỉnh dông, ở độ cao

2600-3000 m, nơi có nhiệt độ trung bình năm 9-11oC với lượng mưa 2.500-3.500

mm/năm. Loài thường được phát hiện ở trạng thái rừng nguyên sinh, hỗn giao,

hoặc thường mọc cùng với loài thiết sam núi đất (Tsuga dumosa) trong trạng thái

rừng tre trúc. Cây con tái sinh không chịu bóng.

Vân sam phanxipang (Abies delavayi)

(5)

Ảnh: Nguyễn Văn Hạnh cung cấp

Page 114: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

108

(5) Thông pà cò

Pinus kwangtungensis Chun ex Tsiang, 1948.

Tên khác: Thông năm lá pà cò

Họ: Thông-Pinaceae

Hình thái: Cây gỗ lớn cao 15-20 m, đường kính 50-70 cm; thân thường có rêu

phủ bên ngoài; tán xòe rộng. Bẹ lá có chứa 5 lá; lá hơi cong, dài 4-7 cm, rộng 1-

1,2 mm, mép có răng cưa. Nón đơn tính cùng gốc; nón quả dài 6-7 cm, đường

kính 4-5 cm; mỗi nón mang khoảng 20-35 vảy; mặt vảy hình thoi. Hạt hình bầu

dục, có cánh mỏng ở đầu.

Đặc điểm sinh thái: Thường mọc trên các dông, đỉnh núi đa vôi, ở độ cao 900-

1400 mm, nhiệt độ trung bình năm 14-20oC, lượng mưa lớn hơn 1200 mm/năm.

Thường mọc thành đám thuần loài trong rừng nguyên sinh, hoặc mọc xen lẫn với

các loài thiết sam giả (Pseudotsuga sinensis) pơ mu (Fokienia hodginsii), thông

tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri), kim giao núi đá (Nageia fleuryi), đỉnh tùng

(Cephalotaxus mannii) và thông đỏ bắc (Taxus chinensis). Loài gặp khó khăn

trong tái sinh tự nhiên. Cây con không chịu bóng.

Page 115: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

109

Thông pà cò (Pinus kwangtungensis)

Nón và cành thông pà cò Ảnh: Phùng Văn Phê

Page 116: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

110

(6) Thông đỏ nam

Taxus wallichiana Zucc. 1843.

Synonym: Taxus baccata L. Subsb. Wallichiana Pilg. 1903.

Tên khác: Sam hạt đỏ lá dài, thông đỏ lâm đồng, thông đỏ hymalaya

Họ: Thông đỏ-Taxaceae

Hình thái: Cây gỗ lớn, đường kính ngang ngực đạt tới 160 cm, cao tới 30 m. Lá

hình dải, hơi cong hình chữ S, mọc xoắn ốc, gốc vặn, xếp thành 2 dãy bên cành.

Lá dài 3-4 cm rộng 2 cm; đầu lá nhọn. Thông đỏ nam là loài đơn tính khác gốc.

Quả có đườnng kính 1 cm, khi chín có mầu đỏ, có chứa hạt mầu nâu sẫm. Đường

kính hạt khoảng 7 mm.

Đặc điểm sinh thái: Thường mọc thành các quần thể nhỏ trong rừng nguyên

sinh lá rộng thường xanh hoặc rừng hỗn giao, ở độ cao 900-1600 m, nơi có nhiệt

độ trung bình năm 15-21oC, lượng mưa trên 1500 mm/năm. Thông đỏ nam

thường mọc hỗn giao với các loài cây lá kim khác như: đỉnh tùng (Cephalotaxus

mannii), bạch tùng (Podocarpus imbricatus), hồng tùng (Dacrydium pierrei),

thông tre (Podocarpus neriifolius), thông hai lá dẹt (Pinus krempfii) và các loài

cây lá rộng thuộc họ dẻ, re, ngọc lan, sim, đỗ quyên.

Page 117: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

111

Thông đỏ nam (Taxus wallichiana)

(9)

Ảnh: Nguyễn Thành Mến

Page 118: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

112

(7) Thông nước

Glyptostrobus pensilis (Staunt) K. Koch, 1873.

Synonym: Thuja pensilis Staunt. 1979.

Tên khác: Thủy tùng

Họ: Bụt mọc-Taxodiaceae

Hình thái: Cây gỗ lớn, rụng lá vào mùa khô, cao tới 30 m, đường kính ngang

ngực tới 100 cm. Tán hình tháp nhọn khi còn non và xòe rộng khi già. Vỏ dày,

hơi xốp, nứt dọc, màu nâu xám. Gốc hơi có bạnh vè. Rễ khí sinh mọc quanh gốc.

Lá có hai dạng: lá dinh dưỡng dài 0,6-2,3 cm, hình mũi dùi (cành non); lá hình

vảy mọc trên cành sinh sản. Nón đơn tính cùng gốc. Nón cái hình trứng. Mỗi vảy

mang 2 hạt dài 5-6 mm; hạt có cánh dài 3 mm.

Đặc điểm sinh thái: Cây thường mọc trong vùng đầm lầy, trên độ cao 550-750

m, nơi có nhiệt độ trung bình năm 22-24oC, lượng mưa 1300-1800 mm/năm.

Loài thường mọc cùng với các loài trâm (Syzygium spp.), dầu trà beng

(Dipterocarpus obtusifolius). Loài gặp khó khăn trong tái sinh bằng hạt (chưa

gặp tái sinh trong tư nhiên).

Thông nước (Glyptostrobus pensilis)

(8)

Quả và và lá thông nước

Page 119: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

113

(8) Hoàng liên gai

Berberis julianae Schneid. 1913.

Tên khác: Hoàng liên gai lá nhỏ, hoàng liên ba gai, hoàng mù

Họ: Hoàng liên gai-Berberdiaceae

Hình thái: Cây bụi, cao 2-3 m; thân và rễ có màu vàng đậm; cành có gai-được

chia làm 3 nhánh. Gai mọc dưới nách lá. Lá mọc vòng-3 đến 7 chiếc; phiến lá

cứng, thuôn dài; mép lá có răng cưa nhỏ. Hoa màu vàng nhạt, mọc thành cụm ở

nách lá. Quả khi chín có mầu đen; mỗi quả có một hạt.

Đặc điểm sinh thái: Là loài chịu bóng, thường mọc dưới tán rừng, nơi có nhiều

cây gỗ nhỏ, trên núi đá vôi, ở đai cao trên 1500 m.

Hoàng liên gai (Berberis julianae)

(9)

Nguồn ảnh: Sổ tay nhận biết thực vật nguy cấp quý hiếm

Page 120: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

114

(9) Hoàng mộc

Berberis wallichiana DC. 1824.

Tên khác: Nghêu hoa, tiểu la hán, hoàng mù

Họ: Hoàng liên gai-Berberidaceae

Hình thái: Cây bụi trườn, cao 2-3 m; thân và rễ có mầu vàng đậm. Thân phân

nhiều cành và có gióng dài. Gai phân 3 nhánh và mọc dưới các vòng lá. Lá thuôn

dài, mọc từ 3-5 cái theo vòng; mép lá có răng cưa; đầu lá nhọn sắc. Hoa màu

vàng, mọc thành cụm ở nách lá. Quả mọng, khi chín có mầu tím đen. Mỗi quả có

một hạt.

Đặc điểm sinh thái: Loài chịu bóng hoặc có thể hơi ưa sáng, thường mọc dưới

tán rừng hoặc trên nương rẫy ở đai cao 1600 m, nơi có khí hậu mát quanh năm.

Hoàng mộc (Berberis wallichiana)

(11) (112)

(10)

Nguồn ảnh: Sổ tay nhận biết thực vật nguy cấp quý hiếm

Page 121: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

115

(10) Mun sọc

Diospyros salletii Lec.

Tên khác: Thị bóng, thị salét

Họ: Thị-Ebenaceae

Hình thái: Cây gỗ nhỏ, cao khoảng 12m; vỏ màu xám đen; cành non màu xanh

sau chuyển dần sang đen. Lá đơn, mọc cách, xếp hai bên thành một mặt phẳng,

dài 7-10 cm, rộng 2-4 cm; gân lá 8-10 đôi. Hoa mọc đơn độc ở nách lá. Quả hình

cầu, đường kính 2,5 cm. Mỗi quả mang 8 hạt.

Đặc điểm sinh thái: Mọc rải rác dưới tán rừng thường xanh, trên đai cao 600-

900 m; cây chịu bóng, chiếm tầng dưới của tán rừng.

Mun sọc (Diospyros salletii)

(11) Ngu�n �nh: S� tay nh�n bi�t th�c v�t nguy c�p quý hi�m (12)

Nguồn ảnh: Sổ tay nhận biết thực vật nguy cấp quý hiếm

Page 122: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

116

(11) Sưa

Dalbergia torulosa Prain, 1901.

Synonym: Dalbergia boniana Gagnep. 1913.

Tên khác: Sưa trắng, huê mộc vàng, trắc thối, huỳnh đàn

Họ: Đậu-Fabaceae

Hình thái: Cây gỗ trung bình hay lớn, cao 15-20 m, đường kính ngang ngực 50-

70 cm, rụng lá về mùa đông. Vỏ cây mầu xám; thịt vỏ vàng; cành non màu xanh.

Lá kép lông chim một lần lẻ, mang 7-17 lá chét. Lá chét hình bầu dục; gốc lá

tròn. Mặt trên của lá xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt. Nách lá có lá kèm hình dải.

Cụm hoa hình chùy, mọc ở nách lá; tràng hoa màu trắng. Quả đậu, dài 5-7 cm,

rộng 2-2,5 cm. Mỗi quả mang 1-2 hạt hình thận.

Đặc điểm sinh thái: Chịu bóng khi nhỏ, khi lớn thì ưa sang. Loài thường mọc rải

rác trong rừng lá rộng thường xanh, thích hợp nơi đất ẩm, tầng đất dầy.

Page 123: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

117

Sưa (Dalbergia torulosa)

Lá và thân Ảnh: Trần Ngọc Hải

Hình thái và vỏ cây Ảnh: Phạm Quốc Hùng

Page 124: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

118

(12) Hoàng liên trung quốc

Coptis chinensis Franch. 1897.

Tên khác: Hoàng liên, hoàng liên bắc, hoàng liên chân gà

Họ: Mao lương-Ranunculaceae

Hình thái: Cây thảo sống nhiều năm. Thân rễ màu vàng, thường phân nhánh. Lá

có cuống, dài 10 – 25 cm, mọc tập trung ở gốc. Phiến lá mỏng, chia thành 3 thùy

chính, mép khía răng không đều; thùy giữa gần giống hình tam giác cân, xẻ thùy

thứ cấp hình lông chim, 2 thùy bên giống nhau, chia thành hai thùy sâu không

đều, có cuống ngắn hơn thùy giữa. Cụm hoa gồm 3 - 5 cái, mọc trên một cuống

chung, dài tới 25 cm. Hoa nhỏ, màu vàng. Lá đài 5, hình trứng hẹp; tràng 5. Nhị

nhiều. Bầu nhỏ, 6 - 9 ô, quả hạch, dài 6 - 8mm, có cuống. Hạt 6 - 12, nhỏ.

Đặc điểm sinh thái: Mọc bám trên đá, trên gốc cây gỗ hoặc lớp thảm mục, dưới

tán rừng ở đỉnh núi; độ cao khoảng từ 1700 (Thái An); 2600 – 2800 m (Hoàng

Liên Sơn). Cây ưa bóng, ưa ẩm, khí hậu mát quanh năm (thuộc vùng núi cao),

thường mọc thành đám nhỏ rải rác dưới tán rừng.

Hoàng liên trung quốc (Coptis chinensis)

Ảnh: Nguyễn Văn Hạnh cung cấp

Page 125: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

119

(13) Hoàng liên chân gà

Coptis quinquesecta W. T. Wang, 1957.

Tên khác: Hoàng liên

Họ: Mao lương-Ranunculaceae

Hình thái: Cây thân thảo sống nhiều năm. Thân rễ màu vàng nâu, phân nhánh,

khi già có thể bị rỗng ruột. Phiến lá mỏng dai, xẻ 5 thùy gần như hình chân vịt;

thùy giữa lớn hơn các thùy bên. Mép lá có răng cưa không đều. Cuống lá dài 10 -

35cm, mọc tập trung 3 - 6 cái ở gốc. Cụm hoa gồm 2 - 3 cái, mọc tập trung trên

một cuống chung dài tới 30 cm. Hoa nhỏ màu vàng xanh. Lá đài 5, hình mác

rộng, đầu nhọn dần; cánh hoa nhỏ hơn đài, hình thìa, có tuyến. Nhị nhiều. Bầu

nhiều ô, quả hạch, có cuống. Hạt nhiều, nhỏ, màu nâu đen.

Đặc điểm sinh thái: Loài chịu bóng, ưa ẩm, nơi có khí hậu mát quanh năm. Cây

thường mọc thành những đám nhỏ dưới tán rừng, trên thảm mục trong hốc đá có

rêu và nhiều mùn, dưới tán rừng kín thường xanh.

Page 126: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

120

Hoàng liên chân gà (Coptis quinquesecta)

(13) (14)

Ảnh: Trần Ngọc Hải

Page 127: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

121

(14) Lan kim tuyến

Anoectochilus spp.

Họ: Lan-Ochidaceae

Hình thái: Là loài thân thảo, bò trên mặt đất, cao 10-20 cm, phần non có lông

thưa. Lá hình trứng; gốc lá tròn. Phiến lá dài 3-4 cm, rộng 2-3 cm; mặt trên có

màu nâu thẫm, có dải vàng xanh ở giữa; gân mầu hồng nhạt. Mặt dưới lá có màu

hồng nhạt. Cuống lá có bẹ, ôm lấy thân. Cụm hoa màu hồng, dài 5-7 cm, mang 5-

10 hoa. Quả dài khoảng 1 cm, có lông thưa.

Đặc điểm sinh thái: Mọc rải rác trong rừng núi đá vôi, nơi ẩm, dọc theo khe

suối, ở độ cao 300 - 1000 m. Cây ưa bóng, kị ánh sáng trực tiếp.

Page 128: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

122

Lan kim tuyến (Anoectochilus spp)

Lan kim tuyến (Anoectochilus roxburghii ) Ảnh: Phan Kế Lộc

Lan kim tuyến (Anoectochilus sp.) Khe nước trong, Quảng Bình Ảnh: Lê Mạnh Tuấn

Page 129: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

123

(15) Các loài lan hài

(Paphiopedilum spp.)

Họ: Lan-Ochidaceae

Các loài lan hài (Paphiopedilum spp) là một nhóm đặc biệt của họ lan. Đặc điểm

nhận dạng bởi hoa có một cánh hoa hình túi ở giữa, giống chiếc hài. Ở Việt Nam,

hiện có 23 loài lan hài được phát hiện trong tự nhiên (Averyanov, 2008), đều

thuộc chi Paphiopedilum. Nhiều loài lan hài của Việt Nam thuộc dạng rất hiếm

và có tính đặc hữu hẹp như: lan hài mốc (Paphiopedilum micranthum), lan hài

xanh (P. malipoense), lan hài henri (P. henryanum), và lan hài trắng (P.

hangianum). Cũng giống như các loài lan kim tuyến, việc nhận biết các loài lan

hài tại hiện trường cần phải có một kiến thức nhất định về phân loại thực vật.

Page 130: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

124

Các loài lan hài (Paphiopedilum spp.)

Lan hài hen ry (P. henryanum) Ảnh: Phan Kế Lộc

Lan hài mốc (P. micranthum) Ảnh: Phan Kế Lộc

Lan hài hen ry (P. hirsutissimum var. esquirolei) VQG Ba Bể Ảnh: Lê Mạnh Tuấn

Page 131: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

125

(16) Đỉnh tùng

Cephalotaxus mannii Hook. f. 1886.

Synonym: Cephalotaxus hainanensis H. L. Li, 1953.

Tên khác: Phỉ ba mũi, phỉ lược bí

Họ: Đỉnh tùng-Cephalotaxaceae

Hình thái: Cây gỗ trung bình hay lớn, cao khoảng 20-30m, đường kính ngang

ngực 50-110 cm. Vỏ bong mảng, có màu hồng. Cành mọc đối, xòe ngang. Lá

hình dải, hơi cong, dài 1,5-3,5 cm, rộng 3-4,5 mm, xếp thành mặt phẳng, thành 2

hàng, dạng răng lược bí. Mặt trên màu lục sẫm; mặt dưới có 2 dẫy lỗ khí màu

trắng lam. Nón đực mọc chụm 8-10 cái. Nón cái hình tròn hay hình trứng, mọc

đơn lẻ ở nách lá, thành cụm 3-5 cái. Mỗi nón mang 9-10 vảy; mỗi vảy mang 2 hạt

hình trứng. Hạt dài 2,5-3,5 mm, rộng 1-1,5 mm.

Đặc điểm sinh thái: Cây mọc rải rác thành từng đám nhỏ ở độ cao 500�2000 m,

trong rừng nguyên sinh, thường xanh, lá rộng nhiệt đới gió mùa núi thấp, nơi có

nhiệt độ trung bình năm 13�21oC, lượng mưa >1500 mm/năm; thường mọc cùng

với kim giao núi đất (Nageia wallichiana), thông đỏ nam (Taxus wallichiana),

thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius) và thông nàng (Dacrycarpus

imbricatus). Tái sinh trong tự nhiên tốt; thường gặp rất nhiều cây mạ dưới gốc

cây mẹ.

Page 132: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

126

Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii)

Đỉnh tùng ở VQG Ba Vì Ảnh: Phạm Quốc Hùng

Page 133: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

127

(17) Bách xanh

Calocedrus macrolepis Kurz, 1873.

Synonym: Libocerdrus macrolepis (Kurz) Benth. & Hook. f. 1880.

Tên khác: Tùng hương, pơ mu giả, trắc bách diệp núi

Họ: Hoàng đàn-Cupressaceae

Hình thái: Cây gỗ lớn, cao tới 25 m, đường kính ngang ngực tới 80-100 cm.

Thân thường vặn. Vỏ màu nâu đen, nứt dọc. Cây phân cành sớm; cành nhỏ nằm

trên cùng một mặt phẳng. Lá hình vảy, xếp đối hình chữ thập, áp sát trên cành.

Nón đực và nón cái cùng gốc.

Đặc điểm sinh thái: Cây mọc thành từng đám nhỏ trong rừng nguyên sinh

thường xanh hỗn giao nhiệt đới gió mùa núi thấp, ở độ cao 800 – 1500 m, nơi có

nhiệt độ trung bình năm 15�20oC, lượng mưa trên 1500 mm/năm. Loài thường

mọc cùng với thông nàng (Dacrycarpus imbricatus), hoàng đàn giả (Dacrydium

elatum) và du sam núi đất (Keteleeria evelyniana). Tái sinh bằng hạt dưới tán

rừng tốt. Cây con ưa sáng, thường chết sau 5 năm nếu không được mở tán rừng.

Page 134: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

128

Bách xanh (Calocedrus macrolepis)

Bách xanh-VQG Ba Vì Ảnh: Pham Quốc Hùng

Page 135: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

129

(18) Bách xanh đá

Calocedrus rupestris Aver., H.T. Nguyen & L.K. Phan2, 2008.

Tên khác: Bách xanh đá vôi

Họ: Hoàng đàn-Cupressaceae

Hình thái: Bách xanh đá cao tới 25 m, đường kính ngang ngực tới 1 m. Vỏ có

nhiều ống dẫn nhựa lớn. Gỗ vàng nhạt, không có mùi. Các cành nhỏ xếp trên một

mặt phẳng, dàn trải và lớn dần, dẹt, nối rõ với nhau. Loài này được phân biệt với

bách xanh (C.macrolepis) bởi chóp lá tù hoặc tù rộng, nón hạt hình trứng rộng có

4 vảy, kích thước 4–5 (�6) x 2,5–3 (�3,5) mm với cuống nón rất ngắn, dài 0,5–1

(�1,5) mm, có 6–8 (�12) vảy tù; các vảy nón có hạt có chóp gần tròn, lõm vào

trong, bề mặt nhám, tương đối phẳng và không có núm lồi.

Đặc điểm sinh thái: Bách xanh đá thường mọc trên dông núi đá vôi, ở độ cao

650–700 m, nơi có nhiệt độ trung bình năm khoảng 20oC, lượng mưa trên 1500

mm/năm, thường mọc trong kiểu rừng á nhiệt đới núi thấp, rừng thường xanh lá

rộng, lá kim, mọc cùng với các loài khác như: bách vàng (Xanthocyparis

vietnamensis), thiết sam giả (Pseudotsuga sinensis), thiết sam núi đá (Tsuga

chinensis), thông đỏ bắc (Taxus chinensis), du sam núi đá (Keteleeria davidiana)

trong rừng nguyên sinh. Rất hiếm gặp cây tái sinh.

2 Loài mới được phát hiện và mô tả năm 2004, được công bố chính thức năm 2008

Page 136: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

130

Bách xanh đá (Calocedrus rupestris)

(19)

Ảnh: Phan Kế Lộc

Page 137: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

131

(19) Pơ mu

Fokienia hodginsii (Dunn.) A. Henry & H. Thomas, 1991

Synonym: Cpressus hodginsii Dunn, 1908.

Tên khác: Mạy vạc, hòng, mạy long lanh

Họ: Hoàng đàn-Cupressaceae

Hình thái: Cây gỗ lớn, thân thẳng, cao tới 30 m và đường kính ngang ngực tới

150 cm. Vỏ màu xám, nứt dọc. Lá hình vảy, xếp đối chữ thập trên cành. Hình

dạng lá biến đổi tuỳ theo tuổi của cây và của cành. Trên cành non, lá thường xòe

ra; trên cành già hoặc cành mang nón quả, lá nhỏ hơn và mọc sát vào cành. Mặt

trên của lá có màu xanh; mặt dưới của lá có phấn trắng. Nón đơn tính cùng gốc.

Nón đực hình trứng, mọc ở nách lá. Nón cái hình cầu (đường kính 1,6-2,2 cm),

mọc ở đầu cành. Mỗi nón cái mang 5-8 đôi vảy hình khiên; mỗi vảy mang 2 hạt.

Hạt có 2 cánh không đều nhau. Nón quả khi chín có màu nâu đỏ.

Đặc điểm sinh thái: Pơ mu mọc gần như thuần loài trên các dông núi đá vôi

hoặc núi đất, có khi mọc từng cá thể hoặc thành các đám nhỏ rải rác trên các

sườn núi trong rừng nguyên sinh lá rộng thường xanh nhiệt đới gió mùa núi thấp

và núi trung bình, trên đai cao 800-1500 m, nơi có nhiệt độ trung bình năm

13�20oC, lượng mưa trên 1800 mm/năm. Pơ mu thường mọc cùng với các loài

hoàng đàn giả (Dacrydium elatum), thông đà lạt (Pinus dalatensis) và thông lá

dẹt (P. krempfii), sa mộc dầu (Cunninghamia konishii), bách đài loan (Taiwania

cryptomerioides) và thông pà cò (Pinus kwangtungensis). Tái sinh tự nhiên tốt;

cây con không chịu bóng.

Page 138: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

132

Pơ mu (Fokienia hodginsii)

Hình ảnh Thân, lá và nón

Pơ mu – KBT Sốp Cộp Ảnh: Lê Đức Thanh

Pơ mu – KBT Tây Côn Lĩnh Ảnh: Lê Mạnh Tuấn

Page 139: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

133

(20) Du sam

Keteleeria evelyniana Mast. 1903.

Synonym: Keteleeria roulettii (A. Chev.) Flous, 1936.

Tên khác: Ngo tùng, mạy hinh, du sam núi đất

Họ: Thông-Pinaceae

Hình thái: Cây gỗ lớn, thân thẳng, cao tới 35 m, đường kính 80-100 cm. Vỏ màu

nâu nhạt hay nâu đỏ. Cành non có lông. Lá hình dải, dài 3-6 cm, rộng 0,2-0,4 cm,

mọc chụm ở đầu cành, xếp thành 2 dãy. Nón đơn tính cùng gốc. Nón đực dài 1-

1,5 cm mọc thành chùm ở gần đầu cành. Nón cái hình trụ, dài 12-20 cm, đường

kính 3-6 cm, mọc đơn lẻ. Mỗi nón cái mang nhiều vảy; mỗi vảy mang 2 hạt có

cánh ở đỉnh.

Đặc điểm sinh thái: Cây mọc ở trong rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh ở độ cao

1000-1600 m, nơi có nhiệt độ trung bình năm 18-22oC, lượng mưa trên 1500

mm/năm. Loài thường mọc cùng với pơ mu (Fokienia hodginsii), bách xanh

(Calocedrus macrolepis), kim giao núi đất (Nageia wallichiana), thông nàng

(Dacrycarpus imbricatus), thông tre (Podocarpus neriifolius) và đỉnh tùng

(Cephalotaxus mannii). Tái sinh tự nhiên tốt; cây mạ không chịu bóng.

Du sam (Keteleeria evelynian)

Thân, lá và nón quả du sam Ảnh: Vương Duy Hưng

Page 140: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

134

(21) Thông đà lạt

Pinus dalatensis Ferre, 1960.

Tên khác: Thông năm lá

Họ: Thông-Pinaceae

Hình thái: Cây gỗ lớn, cao tới 30 m, đường kính 90 cm. Tán hình nón. Vỏ nứt

dọc, bong mảng lớn khi già. Lá mọc tập trung ở đầu cành. Mỗi bẹ có 5 lá hình

kim. Lá dài 6-11 cm. Nón đơn tính cùng gốc. Nón cái hình trụ, dài 5-10 cm,

đường kính 2,5-4 cm, mang 20-50 vảy. Nón khi chín có màu xám đen. Hạt màu

nâu, có cánh ở đỉnh.

Đặc điểm sinh thái: Tham gia vào tầng vượt tán trong rừng nguyên sinh ở độ

cao 1000-2600 m, nơi có nhiệt độ trung bình năm 16-21oC, lượng mưa trên 1800

mm/năm. Thông đà lạt thường phân bố trong kiểu rừng hỗn giao cây lá rộng và lá

kim với độ tàn che từ 06-0,8. Thông đà lạt thường mọc với các loài thông lông gà

(Podocarpus imbricatus), hồng tùng (Dacrydium pierrei), pơ mu (Fokienia

hodginsii), thông tre (Podocarpus neriifolius), thông lá dẹt (Pinus krempfii) và

các loài cây lá rộng thuộc họ Dẻ, Long não, Đỗ quyên. Tái sinh tự nhiên tốt; cây

non không chịu bóng.

Page 141: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

135

Thông đà lạt (Pinus dalatensis)

Ảnh: Nguyễn Thành Mến

Page 142: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

136

(22) Thông lá dẹt

Pinus krempfii H.Lecomte, 1944.

Synonym: Ducampopinus krempfii (Lec). A. Chev.

Tên khác: Thông hai lá dẹt, ngo rí, thông sri

Họ: Thông-Pinaceae

Hình thái: Cây gỗ lớn, cao tới 30 m, đường kính tới 150 cm. Tán lá rộng, hình

rẻ quạt. Lá dẹt, hình lưỡi kiếm. Mỗi bẹ mang hai lá. Lá ở cây non dài 10-15 cm;

lá trên cây trưởng thành dài 4-5 cm. Nón đơn tính cùng gốc. Nón đực hình trụ.

Nón cái hình trứng, mọc đơn lẻ, dài 4-9 cm, rộng 3-7 cm. Mặt vảy nón cái lồi,

hình thoi và có gờ ngang ở giữa. Hạt có cánh ở đầu.

Đặc điểm sinh thái: mọc thành từng đám trong rừng nguyên sinh trên độ cao

600-1600 m, nơi có nhiệt độ trung bình năm 14-20oC, lượng mưa trên 1200

mm/năm. Loài thường mọc cùng với thiết sam giả (Pseudotsuga sinensis), pơ mu

(Fokienia hodginsii), thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri), đỉnh tùng

(Cephalotaxus mannii) và thông đỏ bắc (Taxus chinensis). Khó tái sinh trong tự

nhiên; cây con không chịu bóng.

Page 143: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

137

Thông lá dẹt (Pinus krempfii)

(22)

Ảnh: Lê Cảnh Nam

Page 144: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

138

(23) Thông đỏ bắc

Taxus chinensis (Pilg) Rehd. 1919.

Synonym: Taxus baccata L. Subsp. cuspidata Silb. & Zucc. var. chinensis

Pilger, 1903; Taxus wallichiana var. chinensis (Pilg.) Florin, 1948.

Tên khác: Thông đỏ, sam hạt đỏ lá ngắn

Họ: Thông đỏ-Taxaceae

Hình thái: Cây gỗ nhỡ, cao 15-20 m, đường kính ngang ngực 40-60 cm. Vỏ màu

nâu, nứt dọc. Lá hình dải, đầu hơi cong, mọc xoắn, xếp thành hai dãy. Hoa đơn

tính khác gốc, mọc đơn lẻ ở nách lá. Hạt hình tròn dẹt, có vỏ giả hình chén. Vỏ

khi chín có màu đỏ.

Đặc điểm sinh thái: thường mọc rải rác trong rừng nguyên sinh trên núi đá vôi,

ở độ cao 900-1500 m, nơi có nhiệt độ trung bình năm 15-20oC, lượng mưa 1300

mm/năm. Loài thường gặp trong quần xã thiết sam giả (Pseudotsuga sinensis),

thông pà cò (Pinus kwangtungensis), pơ mu (Fokienia hodginsii), thông tre lá

ngắn (Podocarpus pilgeri) và kim giao núi đa (Nageia fleuryi). Tái sinh tự nhiên

rất ít.

Page 145: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

139

Thông đỏ bắc (Taxus chinensis)

(23)

Hình ảnh thân, lá và nón thông đỏ KBT Hang Kia Pà Cò Ảnh: Lê Đức Thanh

Page 146: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

140

(24) Sa mộc dầu

Cunninghamia konishii Hayata, 1908.

Synonym: C. lanceolata (Lamb.) Hook. var. konishii (Hayata) Fujita,

1932; C. kawakami Hayata, 1915.

Tên khác: Ngọc am, sa mộc quế phong

Họ: Bụt mọc-Taxodiaceae

Hình thái: Cây gỗ lớn, cao tới 40 m, đường kính ngang ngực tới 200 cm. Vỏ

màu đỏ, nứt thành vảy mỏng. Lá hình mác, đầu hơi cong, có 2 giải phấn ở hai

mặt, mép có răng cưa, mọc tập trung ở đầu cành. Nón quả gần tròn, khi chín có

màu hơi đỏ. Hạt có cánh.

Đặc điểm sinh thái: Mọc rải rác thành từng đám nhỏ (1-7 cá thể) trong rừng

nguyên sinh ở độ cao 960 � 2000 m, nơi có nhiệt độ trung bình năm 13�19oC,

lượng mưa trên 1500 mm/năm. Loài thường mọc cùng với pơ mu (Fokienia

hodginsii), kim giao núi đất (Nageia wallichiana) và thông nàng (Dacrycarpus

imbricatus). Tái sinh tự nhiên kém.

Page 147: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

141

Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii)

(29)

Ảnh Sưu tầm Sa mộc dầu – Trồng vườn nhà Ảnh : Lê Mạnh Tuấn

Page 148: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

142

(25) Các loài tuế

Cycas spp.

Họ: Tuế-Cycadaceae

Việt Nam hiện có 25 loài tuế. Tuế phân bố từ Bắc đến Nam, ở rừng thứ sinh và

rừng nguyên sinh. Tuế là đối tượng bị khai thác, có lúc rộ lên, có lúc trầm lắng,

để làm cảnh và xuất ra nước ngoài (bất hợp pháp). Việc phân loại tuế đến loài đòi

hỏi phải có kiến thức và kinh nghiệm, vì vậy nhận biết chính xác tất cả các loài

tuế ngoài tự nhiên là một công việc khó khăn. Trong khuôn khổ của dự án này,

chúng tôi xin tập trung nghiên cứu tình trạng quần thể một số loài tuế thường bị

khai thác và có nguy cơ tuyệt chủng cao.

Hình ảnh một số loài Tuế Ảnh: Lê Mạnh Tuấn

Page 149: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

143

(26) Sâm vũ diệp

Panax bipinnatifidum Seem. 1868.

Synonym: Aralia bipinnatifida (Seem.) C. B. Clarke, 1879;

Panax pseudoginseng var. bipinnatifidus (Seem.) H. L. Li, 1942.

Tên khác: Vũ diệp tam thất, tam thất lá xẻ, tam thất hoang, trúc tiết nhân

sâm, Ngật đáp thất.

Họ: Ngũ gia bì-Araliaceae

Hình thái: Cây thân thảo sống lâu năm; thân củ, nhiều đốt, mọc ngầm dưới đất.

Lá kép chân vịt, gồm 2-3 lá mọc vòng. Mỗi lá kép có 5-7 lá chét. Lá chét hình

thuôn, xẻ thùy lông chim, mép có răng cưa. Hoa tự tán, mọc ở đỉnh thân. Quả

hình cầu, màu đỏ thẫm khi chín và đỉnh có chấm đen.

Đặc điểm sinh thái: Mọc dưới tán rừng thường xanh trên núi cao 1600-2200 m,

ở nơi có nhiều mùn.

Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidum)

Nguồn ảnh: Dayhoctructuyen.org

Page 150: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

144

(27) Tam thất hoang

Panax stipuleanatus H.T.Tsai et K.M.Feng, 1975.

Tên khác: Tam thất rừng, sâm tam thất, bỉnh biên tam thất, phan xiết.

Họ: Ngũ gia bì – Araliaceae

Hình thái: Cây thân thảo sống nhiều năm, có một thân khí sinh cao khoảng 50

cm. Thân củ mọc ngầm dưới đất. Lá kép chân vịt, có 6-8 lá chét. Lá chét hình

mác. Cuống lá dài 5-15 cm. Mỗi cây mang 3-6 lá kép. Hoa tự tán, mọc ở đỉnh

thân. Mỗi hoa có 5 cánh. Quả hình cầu, khi chín mầu đỏ. Mỗi quả mang 2-3 hạt.

Đặc điểm sinh thái: Dưới tán rừng kín thường xanh ẩm, trên núi cao; độ cao:

1600 – 2200 m

Tam thất hoang (Panax stipuleanatus)

(30)

Nguồn ảnh: Dayhoctructuyen.org

Page 151: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

145

(28) Sâm ngọc linh

Panax vietnamensis Ha & Grushv. 1985.

Synonym: Panax schinseng var. japonicum auct., non Makino.

Tên khác: Sâm khu năm, thuốc dấu

Họ: Ngũ gia bì - Araliaceae

Hình thái: Cây thân thảo sống lâu năm, mang 1-4 thân khí sinh trên mặt đất.

Thân rễ mập, đường kính 3,5 cm, đôi khi phần cuối thân rễ có một củ hình cầu.

Lá mọc vòng, mỗi vòng có 4 (ít khi 3, 5,6) lá kép chân vịt. Mỗi lá kép có 5 (ít khi

6 - 7) lá chét hình trứng ngược hoặc hình mác, dài 8 – 14 cm, rộng 3 – 5 cm, mép

có răng cưa. Cuống cụm hoa dài 25 cm, gấp 1,5 - 2 lần chiều dài cuống lá,

thường mang một tán đơn độc ở tận cùng, đôi khi có thêm được 1 - 4 tán phụ

hoặc hoa đơn độc. Hoa có 5 cánh, 5 nhị. Quả chín màu đỏ thường có một chấm

đen ở đỉnh quả. Mỗi quả có một hạt hình thận, đôi khi có 2 hạt hình cầu hơi dẹt.

Đặc điểm sinh thái: Cây ưa ẩm, mọc rất rải rác dưới tán rừng thường xanh ẩm,

ở độ cao 1700 - 1900 m, trên đất có nhiều mùn. Nhiệt độ trung bình ở vùng có

sâm mọc tự nhiên từ 15 đến 18oC, độ ẩm 90%, lượng mưa khoảng 3.000 mm

/năm. Mùa hoa tháng 4 - 6, mùa quả chín tháng 7 - 8. Cây tái sinh bằng hạt và

bằng các đoạn thân rễ.

Page 152: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

146

Sâm ngọc linh (Panax vietnamensis)

Hình ảnh thân, lá và củ sâm ngọc linh Nguồn ảnh: fdlserver.wordpress.com

Page 153: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

147

(29) Các loài tế tân

Asarum spp.

Tên khác: Hoa tiên, tế tân, thổ tế tân

Họ: Aristolochiaceae – Nam mộc hương

Theo các tài liệu đang được sử dụng rộng rãi như: Danh lục các loài Thực vật

Việt Nam (Anon), Cây Cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ), Địa lý thực vật (Lê Trần

Chấn) ở Việt Nam chi Asarum có 7 loài: Asarum balansae, A. blumei, A.

caudigerum, A. glabrum, A. petelotii, A. reticulatum và A. wulingense.

Đặc điểm hình thái: Cây thân thảo, sống nhiều năm, cao 10 – 20 cm. Thân rễ

tròn, có đốt ngắn, thường phân nhánh, mang nhiều rễ con, vò nát có mùi thơm

đặc biệt. Lá mọc so le, có 2 - 6 lá, cuống có lông, phiến lá dày, hình tim tròn đến

tim thuôn dài, dài 10 - 12cm, rộng 6 - 8cm, có lông cả 2 mặt, ở mặt trên còn có

những túm lông ngắn, mép nguyên. Hoa 1 - 2 cái, mọc riêng lẻ ở kẽ lá hoặc ở

ngọn, hoa có cuống, thường mọc cong lên. Quả phát triển trong bao hoa tồn tại,

bên ngoài có những hàng lông chạy dọc. Mùa hoa tháng 3 - 5, mùa quả tháng 5 -

7.

Sinh thái: Cây thường mọc dưới tán rừng kín lá rộng thường xanh, nơi có tầng

thảm mục dầy; mọc trên khu vực có độ dốc lớn, hay những bãi bằng phẳng. Phần

lớn các loài phân bố chủ yếu các tỉnh phía bắc, nơi có núi đất-đá xen kẽ, trên đai

cao 500-700 m.

Page 154: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

148

Trầu tiên (Asarum glabrum)

(55)

Asarum glabrum – VQG Ba Vì Ảnh: Phạm Quốc Hùng

Page 155: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

149

(30) Thiết đinh

Markhamia stipulata (Wall.) Seem. Ex Schum. Var. kerii Sprague, 1919.

Synonym: M. Caudafelina (Hance) Sprague, 1919.

Tên khác: Đinh, rọt mèo, đôi mương

Họ: Đinh - Bignoniaceae

Hình thái: Cây gỗ lớn, cao 10 – 25 m, đường kính ngang ngực 60 – 80 cm. Vỏ

dày màu xám. Cành non có lông dày màu nâu. Lá kép lông chim một lần, dài 30

– 40 cm, mang 7 - 11 lá chét. Lá chét hình trứng, lúc non có lông ở mặt dưới, gân

bên 9 - 11 đôi. Cụm hoa hình chùm, thường 4 - 10 hoa; cuống cụm hoa có lông

dày. Đài hình mo, dài 5 cm, có lông ở phía ngoài. Tràng màu vàng, dài 9 cm.

Quả khô tự mở, hơi dẹt, dài 40 – 50 cm, rộng 3 – 4 cm, phủ lông dày màu nâu.

Hạt dài 5 cm, có cánh.

Đặc điểm sinh thái: Mọc rải rác trong rừng nhiệt đới thường xanh, mưa mùa ẩm,

ở đai thấp. Loài thường mọc cùng với các loài gội nếp (Aglaia gigantea), de bầu

(Cinnamomum obtusifolium). Mùa hoa quả vào tháng 10 - 4. Tái sinh bằng hạt.

Tái sinh trong tự nhiên tốt. Cây non chịu bóng.

Page 156: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

150

Thiết đinh (Markhamia stipulata)

Hình thái thân, hoa và lá – KBT Na Hang Ảnh: Lê Mạnh Tuấn

Page 157: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

151

(31) Gõ đỏ

Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib, 1912.

Synonym: Pahudia xylocarpa Kurz, 1876.

Tên khác: Cà te, hổ bì

Họ: Vang - Caesalpiniaceae

Hình thái: Cây gỗ lớn, rụng lá, cao tới 30 m, đường kính thân 80 – 100 cm. Vỏ

màu xám, sần sùi, trên mặt có nhiều lỗ màu nâu. Lá kép lông chim chẵn với 3 tới

5 đôi lá chét hình trái xoan. Lá chét dài 5 – 6 cm, rộng 4 - 5cm, mặt dưới màu lục

nhạt. Hoa tập hợp thành chùy, dài 10 – 12 cm. Tràng màu màu hồng dài 5 – 12

cm, mặt trong có lông. Quả đậu to, gần như không có cuống, dài 15 cm, rộng 6 –

9 cm, dày 2 – 3 cm, hoá gỗ khi già, màu nâu thẫm. Hạt 7 - 8, nằm ngang, hình

trứng dài 25 – 30 mm, dày 18 – 24 mm, màu nâu thẫm hay đen, gốc có áo hạt

cứng màu da cam.

Đặc điểm sinh thái: Loài ưa sáng, mọc trong rừng thường xanh hay rừng nửa

rụng lá, tập trung ở độ cao 500 – 700 m (có khi đến 1000 m). Trong tự nhiên, gõ

đỏ thường mọc cùng với bằng lăng (Lagerstroenlia sp.), giáng hương

(Pterrocapus macrocarpus), cẩm lai bà rịa (Dalbergia oliveri), Trắc (Dalbergia

cochinchinensis) và gụ mật (Sindora siamensis). Tái sinh bằng hạt tốt ở nơi có

nhiều ánh sáng. Cây rụng lá vào tháng 12, ra lá non vào đầu tháng 1, có hoa vào

tháng 3 - 4, quả chín vào tháng 10 - 11.

Page 158: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

152

Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa)

Hình thái thân, quả và lá gõ đỏ - VQG Cát Tiên Ảnh: Phạm Quốc Hùng

Ảnh: Trần Ngọc Hải

Page 159: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

153

(32) Lim xanh

Erythrophloeum fordii Oliv. 1883.

Tên khác: Lim, Thiết lim.

Họ: Vang - Caesalpiniaceae

Hình thái: Cây gỗ lớn, cao 20 – 25 m, đường kính ngang ngực tới 120 cm. Thân

tròn, thẳng; tán lá dày, xòe rộng. Vỏ ngoài màu nâu đỏ có nhiều lỗ bì, khi già

bong vảy lớn. Lá kép lông chim hai lần lẻ, 3 - 4 đôi cuống thứ cấp, mỗi cuống 9 -

13 lá chét. Lá chét mọc cách, hình trái xoan, có mũi nhọn đuôi tròn, gân con nổi

rõ cả hai mặt. Cụm hoa chùm kép, dài 20 – 30 cm. Hoa nhỏ nhiều, màu trắng

vàng. Quả dài khoảng 20 cm, rộng 3 – 4 cm. Hạt dẹt, màu nâu đen, có rãnh tròn

quanh hạt.

Đặc điểm sinh thái: Cây chịu bóng khi nhỏ, ưa sáng khi trưởng thành. Cây ưa

đất sét hoặc sét pha, sâu dày, thường chiếm ưu thế trong tổ thành loài (có khi tới

70%). Lim xanh ra hoa vào tháng 4-5, quả vào tháng 10-11. Tái sinh hạt tốt. Có

khả năng tái sinh chồi, nhưng sinh trưởng kém.

Page 160: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

154

Lim xanh (Erythrophloeum fordii)

Thân lim xanh-VQG Tam Đảo Ảnh: Phạm Quốc Hùng

Page 161: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

155

(33) Gụ mật

Sindora siamensis Teysm. Ex Miq. 1867.

Synonym: Sindora cochinchinensis Baill. 1871.

Tên khác: Gõ mật

Họ: Vang- Caesalpiniaceae

Hình thái: Cây gỗ lớn, rụng lá, cao 30 – 35 m, đường kính thân 80 – 100 cm. Lá

kép lông chim một lần chẵn. Lá chét 3 - 4 đôi, hình bầu dục, dài 4 - 9cm, rộng 3 -

4,5cm, có lông ngắn rải rác ở mặt trên. Cuống lá chét dài 4 – 5 mm. Cụm hoa

chùy, dài 10 – 25 cm. Cánh hoa 1, màu đỏ - vàng nhạt, dài 7 mm. Quả đậu dẹt,

hình bầu dục rộng, rộng 4,5 - 8 (-10) cm, phủ gai thưa. Mỗi quả có 1 – 3 hạt;

đường kính hạt 1,5 – 2 cm.

Đặc điểm sinh thái: Cây ưa sáng, mọc rải rác trong rừng thường xanh và nửa

rụng lá, trên đai cao không quá 900 m. Gụ mật thường mọc cùng với giáng

hương quả to (Pterocarpus macrocarpus), gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), cẩm lai bà

rịa (Dalbergia oliveri) và một số loài cây lá rộng khác. Cây ra hoa tháng 2-3, quả

thang 4-8. Tái sinh tự nhiên tốt.

Page 162: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

156

Gụ mật (Sindora siamensis)

Hình thái thân, lá và quả gụ mật – KBT & Di Tích - Mã Đà Ảnh: Phạm Quốc Hùng

Page 163: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

157

(34) Gụ lau

Sindora torulosa A. Chev. ex K. & S. S. Larsen, 1980.

Tên khác: Gụ, gụ biển, gõ, gõ sương

Họ: Vang - Caesalpiniaceae

Hình thái: Cây gỗ lớn, rụng lá, cao 25 – 35 m, đường kính thân 60 – 100 cm.

Thân tròn, phân cành sớm. Vỏ màu xám nâu, bong mảng. Lá kép lông chim một

lần chẵn. Lá chét 4 - 5 đôi, hình bầu dục, dài 6 – 12 cm, rộng 3,5 – 6 cm, nhẵn.

Cuống lá chét khoảng 5 mm. Cụm hoa hình chùy, dài 10 – 15 cm, phủ đầy lông

nhung màu hung vàng. Cánh hoa 1 (-3), dài khoảng 8 mm. Quả đậu, gần tròn hay

hình bầu dục rộng, dài 7 cm, rộng khoảng 4 cm với một mỏ thẳng, không phủ

gai. Mỗi quả có 1 hạt (ít khi 2-3).

Đặc điểm sinh thái: Cây ưa sáng khi trưởng thành, chịu bóng khi non, mọc rải

rác trong rừng thường xanh, trên đai cao không quá 700 m, nơi đất tốt, tầng dày

và thoát nước. Gụ lau thường mọc cùng với lim xanh (Erythrophloeum fordii),

trám trắng (Canarium album) và nang (Alangium ridley). Cây tái sinh tự nhiên

tốt, cả bằng hạt và bằng chồi. Ra hoa tháng 5-6, quả chín tháng 10-11.

Page 164: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

158

Gụ lau (Sindora torulosa)

(35)

Hình thái thân, lá

Ảnh: Trần Ngọc Hải

Hình thái cây tái sinh – VQG Phong Nha Kẻ Bàng Ảnh: Lê Mạnh Tuấn

Page 165: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

159

(35) Đẳng sâm

Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. 1855.

Synonym: Campanumoea javanica Blume, 1826.

Tên khác: Phòng đẳng sâm

Họ: Hoa chuông - Campanulaceae

Hình thái: Dây leo thảo, sống nhiều năm. Toàn thân có nhựa mủ trắng, nhất là

bộ phận non và lá. Rễ củ hình trụ dài, phân nhánh, nạc. Lá mọc đối, có cuống,

phiến lá mỏng, hình tim hoặc gần hình trứng, dài 2 – 5 cm, rộng 1,5 - 3,5 cm,

mép khía răng cưa nguyên. Mặt trên lá màu xanh nhạt; mặt dưới màu trắng xanh.

Hoa mọc đơn lẻ mọc ở kẽ lá, hình chuông, màu trắng, hoặc hơi vàng, họng có

vân tím. Tràng hoa chia thành 5 thùy tam giác nhọn. Quả nang, có núm, khi chín

màu tím đen. Hạt nhiều, nhỏ, màu vàng nâu.

Đặc điểm sinh thái: Mọc ở ven rừng, nương rẫy đã bỏ hoang lâu ngày, trảng cỏ

tranh trên đai cao trên 700 m ở miền Bắc và 1300 m ở phía Nam. Cây ưa ẩm,

sáng và có thể chịu bóng, ưa mọc nơi đất tốt nhiều mùn. Cây thường leo lên các

loại cây cỏ khác. Có một số nơi mọc tương đối tập trung, nhưng không trở thành

cây ưa thế. Mùa hoa tháng 1 - 5, mùa quả chín tháng 6 - 9. Tái sinh tự nhiên tốt.

Page 166: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

160

Đẳng sâm (Codonopsis javanica)

(36)

Đẳng sâm – KBT Ngọc Linh – Kon Tum Ảnh: Lê Mạnh Tuấn

Ảnh: Vietnam Creature

Page 167: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

161

(36) Trai lý

Garcinia fagraeoides A. Chev. 1918.

Tên khác: Trai, Rươi.

Họ: Bứa - Clusiaceae

Hình thái: Cây gỗ lớn thường xanh, cao đến 20 – 25 m, đường kính thân 70- 80

cm. Vỏ màu xám thẫm, bong mảng; thịt vỏ hơi hồng, có nhựa mủ vàng. Cành con

gần tròn-phân cành ngang. Lá hình bầu dục dài hay hình mác ngắn, lúc non màu

tím đỏ, khi trưởng thành mặt dưới có màu vàng lục, dài 10 – 15 cm, rộng 5 – 6

cm, đầu có mũi nhọn, có 5 - 7 đôi gân bậc hai nồi rõ mặt dưới.

Đặc điểm sinh thái: Cây ưa sáng nhưng mọc chậm, mọc rải rác trong rừng

thường xanh mưa mùa ẩm, trên núi đá vôi, trên đai cao không quá 900 m. Trai lý

thường mọc cùng với nghiến (Burretiodendron hsienmu), kháo (Phoebe

cuneata), sảng (Sterculia lanceolata) và đại phong tử (Hydnocarpus

anthelmintica). Ra hoa tháng 4; quả chín tháng 9. Tái sinh tự nhiên kém do hạt

khó nảy mầm.

Page 168: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

162

Trai lý (Garcinia fagraeoides)

Hình thái thân, lá và cây tái sinh Trai lý Ảnh: Lê Mạnh Tuấn

Page 169: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

163

(37) Trắc

Dalbergia cochinchinensis Pierre, 1898.

Synonym: D. cambodiana Pierre, 1898.

Tên khác: Cẩm lai nam bộ

Họ: Đậu - Fabaceae

Hình thái: Cây gỗ lớn, thường xanh (rất ít khi rụng lá), cao 25 – 30 m, đường

kính thân đến 60 cm (có khi đến 120 cm). Vỏ ngoài màu vàng nâu, nút dọc, có

khi bong từng mảng lớn. Lá kép lông chim một lần lẻ, dài 12 – 23 cm, mang 5 - 9

lá chét hình trái xoan. Lá chét ở tận cùng thường to nhất (dài 6 cm, rộng 2,5 – 3

cm); các lá chét khác dài khoảng 3,5 – 5 cm, rộng 2,2 - 2,5 cm. Cụm hoa hình

chùy ở nách lá, dài 7 – 15 cm, thưa. Hoa màu trắng. Quả đậu rất mảnh, thuôn dài,

gốc thót mạnh, đỉnh nhọn, dài 5 – 6 cm, rộng 1 - 1,1cm, thường chứa 1 hạt màu

nâu (ít khi 2 hạt).

Đặc điểm sinh thái: Cây ưa sáng khi trưởng thành, chịu bóng khi non, chịu hạn.

Cây mọc rải rác, có khi thành từng đám nhỏ trong rừng thường xanh hay nửa

rụng lá trên đai cao không quá 600 m (có lúc lên đến 1.000 m). Mùa hoa tháng 5

- 7, mùa quả chín tháng 9 - 12. Mức tăng trưởng trung bình. Tái sinh bằng hạt và

bằng chồi. Tái sinh chồi rất mạnh. Cây con xuất hiện nhiều ở ven rừng, ven

đường đi, chỗ đất trống, hầu hết có nguồn gốc chồi rễ.

Page 170: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

164

Trắc (Dalbergia cochinchinensis)

Nguồn ảnh: vncreatures.net

Nguồn ảnh: natureloveyou.sg Ảnh: Phạm Quốc Hùng

Page 171: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

165

(38) Cẩm lai

Dalbergia oliveri Gamble ex Prain, 1897.

Synonym: Dalbergia bariaensis Pierre, 1898; D. mammosa Pierre, 1898.

Tên khác: Cẩm lai bà rịa

Họ: Đậu – Fabaceae

Hình thái: Cây gỗ lớn, thường xanh, cao đến 20 - 25 m, đường kính thân 50 – 60

cm, phân cành thấp. Vỏ màu xám, điểm đốm trắng hay vàng, không nứt nẻ; thịt

vỏ có mùi sắn dây. Lá kép lông chim một lần, dài 15 - 18 cm, có 11 - 13 lá chét.

Lá chét thuôn, dài 3 – 5 cm, rộng l,5 - 2,5 cm. Cụm hoa chùy mọc ở nách lá và

đầu cành. Hoa nhỏ, màu lam nhạt. Quả đậu dẹt, dài khoảng 12 cm, rộng 2,5 cm,

hơi thắt eo ở chỗ có hạt. Mỗi quả có 1 hạt (ít khi 2). Hạt hình thận dẹt, dài 9 mm,

rộng 6 mm, màu đen nhạt.

Đặc điểm sinh thái: Cây ưa sáng, mọc rải rác hoặc thành từng đám 5 - 10 cây

trong rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, hay rừng khộp ở đai cao dưới 800 m,

thườn mọc cùng với các loài bằng lăng (Lagerstroenia sp.), sao đen (Hopea

odorata), vên vên (Anisoptera cochinchinensis), chiêu liêu (Terminalia sp.) và

chò sót (Schima superba). Mùa hoa tháng 12 - 1, mùa quả chín tháng 2 - 4. Cây

sinh trưởng rất chậm đến trung bình. Tái sinh rải rác do hạt khó nảy mầm. Loài

đang bị săn lùng rất mạnh, chỉ gặp những cá thể trưởng thành ở các khu rừng đặc

dụng. Tuy nhiên, những cây có đường kính >30 cm thường xuyên là mục tiêu của

hoạt động khai thác bất hợp pháp.

Page 172: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

166

Cẩm lai (Dalbergia oliveri)

(38)

(39)

Hình thái quả, lá cẩm lai – KBT và Di tích Vĩnh Cửu

Ảnh: Lê Mạnh Tuấn

Ảnh Sưu tầm

Mẫu tiêu bản ảnh KBT và Di tích VĨnh Cửu

Page 173: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

167

(39) Giáng hương

Pterocarpus macrocarpus Kurz, 1874.

Synonym: Pterocarpus cambodianus (Pierre) Gagnep. 1916;

Pterocarpus pedatus (Pierre) Gagnep, 1916.

Tên khác: Giáng hương, giáng hương trái to

Họ: Đậu - Fabaceae

Hình thái: Cây gỗ lớn, thân thẳng, gốc có bạnh vè, rụng lá, cao 25 – 35 m,

đường kính thân 70 – 90 cm. Vỏ màu xám, bong những vảy lớn không đều hay

hơi nứt dọc, có nhựa mủ đặc màu đỏ tươi chảy ra khi bị chém. Lá kép lông chim

một lần lẻ, dài 15 – 25 cm, mang 9 - 11 lá chét. Lá chét hình bầu dục thuôn hay

hình trứng thuôn, dài 4 – 11 cm, rộng 2 – 5 cm. Cụm hoa hình chùy mọc ở nách

lá, phủ lông màu nâu, dài 5 – 9 cm. Hoa màu vàng nghệ, có cuống dài và nhiều

lông, mùi rất thơm. Quả tròn, đường kính 5 – 8 cm, dẹt, có mũi cong về phía

cuống, màu vàng nâu. Giữa quả có 1 hạt, xung quanh có cánh.

Đặc điểm sinh thái: Cây ưa sáng, chịu hạn, mọc trong rừng nhiệt đới nửa rụng

lá, hay ở rừng khộp (Diperocapaceae), ít khi xuất hiện trong rừng thường xanh, ở

độ cao dưới 800 m. Loài thường mọc cùng với với một số loài cây lá rộng khác

như gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), muồng đen (Cassia siamea) bằng lăng

(Lagerstromia sp.), dầu trai (Dipterocarpus itricatus), chiêu liêu (Terminalia

sp.). Cây ra hoa vào tháng 1-4, quả tháng 4-6. Tái sinh hạt kém, sinh chồi mạnh.

Page 174: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

168

Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus)

(40)

(39)

Giáng hương quả to – VQG Bù Gia Mập Ảnh: Lê Mạnh Tuấn

Mẫu tiêu bản ảnh giáng hương quả to KBT và Di tích Mã Đà

Hình thái quả giáng hương– VQG Bù Gia Mập

Ảnh: Lê Mạnh Tuấn

Page 175: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

169

(40) Gù hương

Cinnamomum balansae Lecomte, 1913.

Tên khác: Quế balansa

Họ: Re - Lauraceae

Hình thái: Cây gỗ lớn, thường xanh, cao tới 30 m, đường kính thân 70 - 90 cm.

Cành nhẵn, màu hơi đen khi khô. Lá hình trứng, mọc cách, dài 9 – 11 cm, rộng 4

– 5 cm, thót nhọn về hai đầu, gân bậc hai 4 - 5 đôi. Cuống lá dài 2 – 3 cm, nhẵn.

Cụm hoa chùy mọc ở nách lá, dài 4 – 5 cm, phủ lông ngắn màu nâu, cuống hoa

dài 1 – 3 mm, phủ lông. Quả hình cầu, đường kính 8 – 10 mm, đính trên đế hoa

hình chén.

Đặc điểm sinh thái: Mọc trong rừng thường xanh mưa mùa ẩm, trên núi đất hay

núi đá vôi, ở độ cao 100 - 600 m, trên đất thoát nước và nhiều mùn, cùng với một

số loài cây khác như chò chỉ (Parashorea chinensis) re (Cinnamomum iners) và

sấu (Dracontomelum sp.). Tái sinh trong tự nhiên rất kém.

Page 176: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

170

Gù hương (Cinnamomum balansae )

Thân và lá Gù hương-VQG Ba Vì

Ảnh: Phạm Quốc Hùng

Page 177: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

171

(41) Re xanh phấn

Cinnamomum glaucescens (Nees). Meissn.

Tên khác: Re dầu, xá xị, gù hương

Họ: Re – Lauraceae

Hình thái: Cây gỗ nhỡ, cao 10-25 m, đường kính thân 50 cm. Vỏ màu nâu. Lá

hình trứng, đầu có mũi tù, gốc hình nêm, dài 6-14 cm, rộng 5-7 cm, mọc cách

hoặc gần đối, có 3 gân gốc. Cụm hoa viên trùy, có phủ lông. Quả mọng, hình

cầu. Đế quả có màu tím đen khi chín.

Đặc điểm sinh thái: Mọc ở rừng thường xanh mưa ẩm trên đai cao 300-900 m.

Page 178: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

172

Re xanh phấn (Cinnamomum glaucescens)

(42)

Hình thái thân, lá re xanh phấn Ảnh: Trần Ngọc Hải

Page 179: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

173

(42) Vù hương

Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn. 1864.

Synonym: Laurus parthenoxylon (Jack) Meisn. 1864;

Cinnamomum simondii Lecomte, 1913.

Tên khác: Gù hương, re hương, re dầu, xá xị, co chấu

Họ: Re - Lauraceae

Hình thái: Cây gỗ trung bình hoặc lớn, cao 20-25(-45) m, đường kính thân 60-

70 cm, gốc phình to và đôi khi có bạnh vè. Vỏ ngoài màu nâu, nâu xám, thường

nứt dọc và bong mảng. Thịt vỏ có màu nâu đỏ nhạt. Lá đơn nguyên, mọc so le,

hình trứng hay hình bầu dục thuôn, dài 5-15 cm, rộng 2,5-8 cm, đầu có mũi nhọn,

ngắn, gân bên 3-8 đôi. Cuống lá dài 1,2-3 cm. Cụm hoa dạng chuỳ hay tán, mọc

ở đầu cành hay nách lá; mỗi cụm mang khoảng 10 hoa. Quả mọng, hình cầu,

đường kính 0,6-1cm; đế hình chén, có khía răng, khi chín màu xanh vàng hoặc

tím đen.

Đặc điểm sinh thái: Cây ưa sáng khi trưởng thành, chịu bóng khi non, mọc

trong rừng thường xanh ở đai cao dưới 700 m; ra hoa tháng 3-6, mùa quả tháng

6-10. Tái sinh chồi khỏe.

Page 180: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

174

Vù hương (Cinnamomum parthenoxylon)

Hình thái lá, quả và thân vù hương

Nguồn ảnh: en.wikipedia.org

Nguồn ảnh: stewartia.net

Nguồn ảnh: agrobiosolution.blogspot.com

Page 181: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

175

(43) Vàng đắng

Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr. 1822.

Synonym: Menispermun fenestratum Gaertn. 1788;

Coscinium usitatum Pierre, 1885.

Tên khác: Tơ rong

Họ: Tiết dê - Menispermaceae

Hình thái: Dây leo thân gỗ, mặt cắt ngang thân và rễ có màu vàng. Phiến lá hình

trứng, lá mọc so le, có 3 - 5 gân, mặt trên màu xanh lục thẫm, mặt dưới có lông

trắng bạc, dài 15 – 30 cm, rộng 10 – 20 cm. Cuống lá dài, đính vào trong của

mép phiến lá. Hoa nhỏ, đơn tính, màu trắng đến phớt tím, tụ hợp thành chùm xim

ngắn ở nách lá (thường thấy ở những đọn thân đã rụng lá). Cụm hoa đực trông

như một cái đầu nhỏ đính trên cuống, dài 1 – 4 cm. Mỗi nách có 10 - 20 cụm hoa

mọc sát nhau. Chùm quả dài 10 – 15 cm, có 20 - 30 quả xếp sát nhau. Quả hạch

hình cầu, đường kính 2 - 2,5 cm, vỏ quả có lông mịn, thịt quả màu vàng, vị đắng.

Đặc điểm sinh thái: Cây mọc hoang trong rừng, nơi đất có độ mùn cao. Mùa hoa

quả tháng 1 - 5. Cây tái sinh bằng chồi từ gốc, sau khi thân cây bị chặt.

Page 182: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

176

(Coscinium fenestratum)

(43)

Hình thái thân, lá vàng đắng – VQG Cát Tiên Ảnh: Phạm Quốc Hùng

Page 183: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

177

(44) Hoàng đằng

Fibraurea tinctoria Lour.

Tên khác: Vàng giang, Dây nam hoàng, Hoàng liên nam.

Họ: Tiết dê-Menispermaceae

Hình thái: Dây leo gỗ nhỏ, sống nhiều năm; mặt cắt ngang thân có mầu vàng. Lá

hình trứng hay hình mác, hai mặt nhẵn; hệ gân 3 gân gốc; cuống lá dài, cong ở

gốc và đỉnh cuống. Cụm hoa hình chùy, phân nhánh, dài 30-40 cm. Hoa đơn tính.

Quả hình trái xoan, khi chín có màu vàng, có mùi thơm. Đường kính quả 1,5 cm.

Đặc điểm sinh thái: Sống dưới tán rừng thường xanh (nguyên sinh và thứ sinh)

trên đai cao <300 m.

Page 184: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

178

Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria)

(45)

Hình thái thân, lá và quả Ảnh: Nguyễn Bá Thanh cung cấp

Page 185: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

179

Bình vôi

Stephania spp.

Họ: Tiết dê-Menispermaceae

Ở Việt Nam đã ghi nhận được 6 loài bình vôi. Bình vôi là cây thân thảo mọc leo,

sống nhiều năm; rễ củ to nhỏ bất quy tắc. Lá đơn nguyên; hệ gân chân vịt. Cây

mọc dưới tán rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh, trên các vách đá. Loài có chứa

hoạt chất Rotunda, dùng để làm thuốc an thần. Trong khuôn khổ của dự án,

chúng tôi chỉ tập trung vào nghiên cứu đặc điểm phân bố và tình trạng quần thể

của hai loài: (1) bình vôi núi cao (Stephania brachyandra) và (2) bình vôi hoa

đầu (Stephania cepharantha).

Bình vôi núi cao: Loài cây thảo sống nhiều năm, rễ củ to, hình dạng không nhất

định. Thân leo, dài khoảng 2 - 3 m. Toàn thân, lá, hoa, không lông. Lá đơn, mọc

cách, lá có cuống dài đính trong cuống lá hình khiêm. Phiến lá hình trứng nhọn

hoặc tam giác tròn, chóp lá nhọn sắc, gốc lá bằng hoặc hơi lồi, mép lá nguyên.

Gân chính xếp dạng chân vịt xuất phát từ chỗ đính của cuống lá. Hoa đơn tính

khác gốc. Cụm hoa cái do 8 - 9 xim tán nhỏ, cuống ngắn, xếp chặt thành dạng

đầu. Quả hình trứng ngược, dẹt 2 bên, dài 0,7 - 0,8cm, rộng 0,6 - 0,7cm. Hạt hình

trứng ngược, cụt đầu, có lỗ hình trứng đảo ở giữa, trên lưng có 4 hàng gai có đầu

phồng to thành dạng mũ đinh, chưa thấy cây đực.

Đặc điểm sinh thái: Sống trong rừng thứ sinh ẩm trên núi đất, ở độ cao 1400 m.

Cây ưa sáng, ẩm, gặp ở nơi có khí hậu mát, nhiệt độ cao nhất là 270 C. Cây mọc

đơn độc trong quần thể thực vật khác

Page 186: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

180

Bình vôi hoa đầu: Cây thân thảo sống lâu năm. Rễ củ dạng cầu. Lá đơn, mọc

cách, cuống lá dài xấp xỉ phiến lá. Phiến lá dạng tam giác đến gần tròn, dài và

rộng khoảng 5- 1cm, chóp lá có đỉnh tròn hoặc nhọn sắc, thường có một gai rất

nhỏ, ngắn. Gốc lá bằng hoặc hơi lõm, gân 9 - 11 xuất phát từ chỗ đính củ cuống

lá thành hình chân vịt. Hoa đơn tính khác gốc. Cụm hoa đực và hoa cái đều dạng

đầu, do nhiều xim tán có cuống rất ngắn hợp thành, đỉnh cuống cụm hoa phồng

to hoặc có đế dạng đĩa. Hoa nhỏ gần như không cuống. Hoa đực có 6 lá đài xếp 2

vòng, mỗi vòng 3, đều, hình thìa, cánh hoa màu vàng cam, hình quạt tròn cong

dạng vỏ hến. Nhị dính thành cột nhỏ, cao khoảng 3 mm, bao phấn dính thành đĩa,

6 ngăn. Hoa cái có một đài, 2 cánh hoa, đính cùng một phía của hoa, lá đài hình ô

van tròn hoặc hình trứng, cánh hoa màu vàng cam, hình quạt tròn, cong dạng vỏ

hến. Bầu hình trứng, núm nhụy 4-5 thùy dạng sợi hoặc hình dùi. Quả hình trứng

ngược, dài 0,7cm, rộng 0,5cm, hơi dẹt 2 bên. Hạt hình móng ngựa tròn dẹt,

không có lỗ thủng ở giữa, trên lưng hạt có 4 hàng vân hạt, mỗi hàng 15 - 16 hạt.

Phân bố: Có ở Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Ở Việt Nam, loài này được

phát hiện có ở Quảng Ninh (Cẩm Phả) và Hòa Bình (xã Dân Chủ, huyện Kỳ

Sơn).

Đặc điểm sinh thái: Cây sống trong rừng thứ sinh, trên núi đá vôi, độ cao 100 -

700 m. Cây mọc bám vào đá, nhưng có thể mọc ở rừng núi đất. Cây ưa sáng, ẩm,

nhưng cũng có khả năng chịu được nắng hạn, cũng như chịu bóng râm.

Page 187: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

181

Bình vôi (Stephania spp.)

(46)

Hình thái lá ngoài tự nhiên, Ảnh: Nguyễn Mạnh Tuấn

Bình vôi nhị ngắn (Stephania brachyandra) Ảnh: Sách đỏ Việt Nam

Page 188: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

182

(46) Thổ hoàng liên

Thalictrum foliolosum DC. 1818.

Tên khác: Hoàng liên

Họ: Mao lương – Ranunculaceae

Hình thái: Cây thảo sống nhiều năm, cao 40 – 70 cm, thường mọc thành khóm.

Thân hình trụ, có đốt, nhẵn; thân rễ có thịt màu vàng, rễ chùm nhiều, cứng. Lá

kép, thường lá kép 3 lần lông chim, cuống lá dài, lá chét mỏng, gần hình tròn

hoặc bầu dục, mép khía. Cụm hoa hình chùy, phân nhánh. Hoa nhiều, nhỏ, màu

trắng xanh pha tím. Quả nhỏ, thuôn, nhọn cả 2 đầu, có mỏ và nhiều vân dọc.

Đặc điểm sinh thái: Cây ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, mọc rải rác xen lẫn

với các loài cỏ hoặc cây bụi khác hoặc còn sót lại ở bờ các nương rẫy, trên đai

cao 1500 - 1600 m. Mùa hoa tháng 7 - 9, mùa quả chín tháng 9 - 11. Tái sinh từ

hạt hoặc từ thân rễ. Phần thân trên mặt đất có thể lụi vào mùa đông. Mùa xuân,

nhiều chồi mọc lên từ thân rễ.

Page 189: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

183

Thổ hoàng liên (Thalictrum foliolosum)

(47)

Thổ hoàng liên VQG Hoàng Liên

Ảnh: Nguyễn Văn Hạnh cung cấp

Page 190: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

184

(47) Nghiến

Excentrodendron torulosa (Gagnep.) Chang & Miau, 1978.

Synonym: Burretiodendron torulosa (Gagnep.) Kosterm. 1960;

Pentace torulosa A. Chev. 1918;

Parapentace torulosa Gagnep. 1943, nom. inval.

Tên khác: Nghiến đỏ, kiêng đỏ, kiêng mật

Họ: Đay - Tiliaceae

Hình thái: Cây gỗ thường xanh, cao 30 - 35 m, đường kính thân 70 – 90 cm. Vỏ

màu nâu xám, bong mảng. Lá hình trứng rộng, dài 10 – 12 cm, rộng 7 – 10 cm,

mép nguyên, gân gốc 3. Cuống lá dài 3 - 5 cm. Hoa đực có đường kính 1,5 cm.

Cánh hoa 5, dài 1,3 cm. Quả khô tự mở, dài 3 – 4 cm, đường kính 1,8 cm.

Đặc điểm sinh thái: Cây ưa sáng, sinh trưởng chậm, mọc rải rác hay thành đám

nhỏ trong rừng thường xanh, trên núi đá vôi, ở đai cao dưới 700 m. Loài thường

mọc cùng với trai (Garcinia fagraeoides), chò xanh (Terminalia myriocarpa),

mun (Diospyros mun) và bứa (Garcinia oblongifolia). Cây ra hoa vào tháng 3-4,

ra quả tháng 8-10. Tái sinh tốt trong tự nhiên.

Page 191: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

185

Nghiến (Burretiodendron torulosa)

(48)

Hình thái lá, thân nghiến-KBT Hang Kia Pà Cò Ảnh: Phùng Văn Phê

Page 192: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

186

(48) Hoàng tinh hoa trắng

Disporopsis longifolia Craib, 1912.

Synonym: Polygonatum laoticum Gagnep. 1934.

Tên khác: Hoàng tinh cách, hoàng tinh lá mọc cách

Họ: Tóc tiên – Convallriaceae

Hình thái: Cỏ sống lâu năm, có thân rễ thành chuỗi. Thân khí sinh cao 0,6 - 1 m.

Lá mọc cách, hình phiến hình mác, đầu nhọn dài, dài 10 - 20 cm, rộng 2,5 - 6 cm.

Cụm hoa mọc ở nách lá, có 5 - 7 hoa. Hoa màu trắng, bao hoa hợp thành sống

chia 6 thùy ở miệng. Quả chín màu trắng, xốp.

Đặc điểm sinh thái: Mọc rải rác dưới tán rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa

mùa ẩm, ở đai cao 100 - 1200 m, trên đất ẩm, có nhiều mùn. Mùa hoa tháng 4 - 3,

mùa quả chín tháng 10. Tái sinh bằng hạt và thân rễ.

Page 193: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

187

Hoàng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia)

Hình thái quả, lá hoàng tinh hoa trắng-VQG Ba Vì Ảnh: Phạm Quốc Hùng

Page 194: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

188

(49) Bách hợp

Lilium browni var. Viridulum Baker, 1885.

Synonym: Lilium brownii var. colchesteri wils. ex Stapf. 1921.

Tên khác: Tỏi rừng, bá hợp

Họ: Hành - Liliaceae

Hình thái: Cây thảo có thân hình màu trắng ngà, có khi màu hồng. Thân cứng

màu lục bóng có khi điểm hay nhuốm màu đỏ, nhẵn. Lá rải rác ở ngọn, nhẵn,

hình mũi mác ngược, nhọn 2 đầu, có 3-9 gân. Cụm hoa ở ngọn có 2-6 hoa to,

hình phễu màu trắng. Lá bắc nom như lá. Bao hoa đài 14-16cm, có các mảnh

ngoài nhuốm đỏ hay màu lục, thót dài thành móng, các mảnh trong đốm đỏ, mép

vàng, có đỉnh cong ra ngoài. Nhị 6, ngắn hơn các mảnh bao hoa, chỉ nhị hình

giùi, bao phấn hình trái xoan hay thuôn. Quả nang, dài 5-6 cm có 3 ngăn chứa

nhiều hạt nhỏ.

Đặc điểm sinh thái: Cây mọc ở trảng cỏ hay dưới tán rừng cọ.

Page 195: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

189

Bách hợp (Lilium brownii)

(50)

Hình thái củ, hoa và lá cây bách hợp

Nguồn ảnh: mdidea.com

Page 196: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

190

(50) Hoàng tinh vòng

Polygonatum kingianum Coll. ex Hemsl. 1890.

Tên khác: Cây cơm nếp, hoàng tinh hoa đỏ, hoàng tinh lá mọc vòng

Họ: Tóc tiên - Conrallariaceae

Hình thái: Cây cỏ loại sống lâu năm. Thân rễ mập mọc ngang, chia đốt, có khi

phân nhánh, hơi lõm, thỉnh thoảng có sẹo lõm, đường kính vết thân có thể tới 2

cm, thân củ mẫm màu vàng trắng, chiều dài từ 25-35 cm, rộng 6-7 cm. Thân khí

sinh mọc đứng nhẵn bóng cao 1-1,5m. Lá hẹp không cuống, mọc vòng 5-10 lá.

Đầu lá có mũi nhọn dài, quăn lại. Hoa màu đỏ, mọc rủ xuống ở kẽ lá, mỗi cuống

mang 2 hoa hình ống dài 8-15mm.

Đặc điểm sinh thái: Cây mọc hoang ở vùng núi xứ lạnh có độ cao hơn 1.200 m

chỗ đất ẩm mát, nhiều mùn, dưới tán rừng, nơi ít ánh sáng.

Page 197: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

191

Hoàng tinh vòng (Polygonatum kingianum)

(51)

Ảnh: Trần Ngọc Hải

Page 198: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

192

(51) Thạch hộc

Dendrobium nobile Lindl. 1830.

Synonym: D. lindleyanum Griff.. 1851.

Tên khác: Hoàng thảo dẹt, hoàng thảo đùi gà

Họ: Lan - Orchidaceae

Hình thái: Loài phong lan, thân cao 20-30 cm, long dài 2-3 cm. Thân hơi dẹt, có

màu vàng xanh. Lá hình mác dài, đỉnh xẻ hai thùy không đều nhau, dài 6-8 cm,

rộng 2-2,5 cm, mọc thành hai dãy bên thân, tồn tại trên thân 2 năm. Hoa mọc

thành chùm, từ 2-3 hoa trên một cụm, mọc trên thân nơi còn lá. Đường kính hoa

4 cm; 3 cánh hoa, màu tím pha hồng. Hoa có mùi thơm. Quả hình thoi dài.

Đặc điểm sinh thái: Mọc trong rừng lá rộng thường xanh, ẩm, trên đai cao 300-

1500 m, hoặc mọc trong rừng trên núi đá vôi. Cây chịu bóng, ưa ẩm, tái sinh tốt

bằng chồi.

(52)

Nguồn ảnh: sổ tay nhận biết thực vật nguy cấp quý hiếm

Page 199: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

193

(52) Cây một lá

Nervilia spp.

Tên khác: Thanh thiên quỳ, chân trâu, lan một lá

Họ: Lan - Orchidaceae

Ở Việt Nam chi Nervilia có 6 loài: Nervilia aragoana, N. crispata, N. fordii, N.

plicata, N. prainiana và N. infundibulifolia.

Hình thái: Cây thân thảo sống lâu năm, thân ngắn, có củ tròn màu trắng, kích

thước củ biến động từ 0,5-2cm, mọc sâu dưới mặt đất từ 3-5cm. Cây chỉ có một

lá hình tim, gân lá hình cung xuất phát từ gốc lá, ra hoa trước sau đó tàn bắt đầu

ra lá. Số lượng hoa biến động từ 2 – 20 chiếc, tuỳ thuộc vào từng loài cụ thể, quả

hình thoi có múi trông giống quả khế.

Sinh thái: Các loài Nervilia thường mọc dưới tán rừng kín lá rộng thường xanh

trên núi đất hoặc núi đá, nơi có tầng thảm mục dầy, bề mặt đất khá bằng. Độ cao

phổ biến từ 50 – 500 m so với mực nước biển, mọc thành từng đám nhỏ từ 0,5-

4m2 đôi khi lớn hơn. Tuy nhiên theo Phạm Hoàng Hộ loài N. infundibulifolia

sống dưới tán rừng khộp Đắk Lắk.

Page 200: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

194

Cây một lá (Nervilia spp.)

Nervilia aragoana – VQG Cát Tiên

Ảnh: Lê Mạnh Tuấn

Nervilia sp. – VQG Yook Đôn Ảnh: Lê Mạnh Tuấn

Page 201: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

195

(53) Hinh đá vôi (loài mới bổ sung) Keteleeria davidiana (Bertrand) Beissn

Synonym: Keteleeria calcatea W.C. Cheng et L.K. Fu;

K. davidiana var.calcarea (W.C. Cheng et L.K. Fu). Silba.

Tên khác: Du sam đá vôi, hinh núi đá, tô hạp đá vôi, thông đá trắng

Họ: Thông-Pinaceae

Hình thái: Gỗ lớn, thường xanh, cao 25-30 m, đường kính ngang ngực tới 100

cm. Tán lá hình tháp. Chồi phủ nhiều lông màu nâu. Lá mọc xoắn ốc, gốc vặn và

xếp thành 2 dãy trên một mặt phẳng. Phiến lá dai 2-5 cm, rộng 0,25-0,4 cm. Đầu

lá tù, cụt hay lõm. Nón đực hình trụ, tập hợp thành cụm mọc ở đầu cành hay nách

lá. Nón cái mọc đơn độc hay từng đôi ở đầu cành hay nách lá. Vảy hạt trưởng

thành hình tim. Hạt hình thuôn, có cánh màu nâu sáng ôm lấy một bên.

Đặc điểm sinh thái: Mọc rải rác dưới tán rừng rậm nhiệt đới thường xanh, trên

sườn núi đá vôi ở đai cao 400-600 m.

(54) Thiết sam giả lá ngắn (loài bổ sung thêm)

Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975.

Synonym: Pseudotsuga sinensis Dode var. Brevifolia (W. C. Cheng & L. K. Fu)

Farjon & Silba. 1990.

Tên khác: Thiết sam giả lá ngắn, Thông núi đá, Súa cứng (Mông)

Họ: Thông-Pinaceae

Hình thái: gỗ nhỡ, cao 10-12 m, vỏ màu nâu, nứt dọc. Cành non mầu nâu đỏ, có

lông tơ và chuyển sang màu nâu xám ở độ tuổi 2-3. Lá mọc xoắn ốc, xếp thành

mặt phẳng trên cành, dài 0,7-1,5 cm, rộng 2-3 mm. Nón hình trứng, dài 3,7 – 6,5

cm, rộng 3,4 cm

Đặc điểm sinh thái: thường mọc trên đai cao 500-1500 m, trên núi đá vôi.

Page 202: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

196

Phụ lục 3: Danh lục thực vật nguy cấp quý hiếm theo Nghị định 32 tại một số khu rừng đặc dụng

1. KBT Hang Kia - Pà Cò tỉnh Hòa Bình

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN2007

Nghị định 32

NHÓM IA:

I Ngành Thông - Pinophita

1 Pinus kwangtungenssis Thông pà cò Pinaceae- Thông VU A1a,c,d, B1+2b,c,e IA

II Ngành mộc lan - Magnoliopsida 2 Anoectochilus setaceus Lan kim tuyến Orchidaceae- Lan EN A1a,c,d IA

NHÓM IIA:

I Ngành Thông - Pinophita

3 Fokienia hodginsii Pơ mu Cupressaceae __ Hoàng đàn EN A1a,c,d IIA

4 Calocedrus macrolepis Bách xanh Cupressaceae- Hoàng đàn

EN A1a,c,d, B1+2b,c IIA

5 Taxus chinensis Thông đỏ bắc Taxaceae- Thông đỏ

VU A1 a,c, B1+2b,c IIA

6 Cycas hoabinhensis Tuế hoabinh, Thiên tuế Cycadaceae - Tuế VU A1a,c IIA

II Ngành mộc lan - Magnoliopsida

7 Markhamia stipulata Đinh Bignoniaceae __Đinh VU B1+2e IIA

8 Garcinia fagraeoides Trai lý, Rươi, Trai Clusiaceae __ Bứa EN A1c,d IIA

9 Cinnamomum balansae Gù hương, Quế balansa

Lauraceae- Long não VUA1c IIA

10 Cinnamomum parthenoxylon Vù hương, Re hương, Xá xị

Lauraceae-Long não CR A1a,c,d IIA

11 Excentrodendron tonkinense Nghiến Tiliaceae __ Đay EN A1a-d+2c,d IIA

12 Disporopsis longifolia Hoàng tinh hoa trắng

Convallariaceae-Tóc tiên VU A1c,d IIA

13 Nervilia fordii Lan một lá Orchidaceae __ Lan EN A1d+2d IIA

14 Stephania cepharantha Bình vôi hoa đầu Menispermaceae - Tiết dê EN A1a,b,c,d IIA

15 Stephania dielsiana Củ dòm Menispermaceae - Tiết dê VU B1+2b,c IIA

16 Fibraurea tinctoria Hoàng đằng Menispermaceae - Tiết dê - IIA

Page 203: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

197

2. KBT Ngọc Sơn - Ngổ Luông tỉnh Hòa Bình

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN2007

Nghị định 32

NHÓM IA:

II Ngành ngọc lan - Magnoliophida

1 Anoectochilus calcareus Kim tuyến đá vôi Orchidaceae-Lan EN A1d IA

NHÓM IIA:

I Ngành Thông - Pinophita 2 Cycas sp. Thiên tuế Cycadaceae-Tuế - IIA

II Ngành ngọc lan - Magnoliophida

3 Markhamia stipulata Thiết đinh Bignoniaceae-Đinh VU B1+2e IIA

4 Garcinia fagraeoides Trai lý Clusiaceae-Bứa EN A1c,d IIA

5 Cinnamomum balansae Gù hương Lauraceae-Long não VUA1c IIA

6 Fibraurea tinctoria Hoàng đằng Menispermaceae-Tiết dê

VU A1b,c,d IIA

7 Stephania cepharantha Bình vôi Menispermaceae-Tiết dê

EN A1a,b,c,d IIA

8 Excentrodendron tonkinense Nghiến Tiliaceae-Đay EN A1a-

d+2c,d IIA

9 Disporopsis longifolia Hoàng tinh hoa trắng

Convallariaceae-Tóc tiên VU A1c,d IIA

10 Polygonatum kingianum Hoàng tinh vòng Convallariaceae-Tóc tiên EN A1c,d IIA

11 Dendrobium nobile Thạch hộc Orchidaceae-Lan EN B1+2b,c IIA

3. KBT Sốp Cộp tỉnh Sơn La

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN 2007

Nghị định 32

NHÓM IA: II Ngành ngọc lan - Magnoliophida

1 Paphiopedilum gratrixianum Lan hài cánh vàng Orchidaceae-Lan CR A1a,c,d+2d IA

2 Paphiopedilum hiepii Lan hài hiệp Orchidaceae-Lan - IA 3 Paphiopedilum henrynianum Lan hài henri Orchidaceae-Lan - IA

NHÓM IIA:

I Ngành Thông - Pinophita

1 Calocedrus macrolepis Bách xanh Cupressaceae-Hoàng đàn

EN A1a,c,d, B1+2b,c IIA

Page 204: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

198

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN 2007

Nghị định 32

2 Keteleeria evelyniana Du sam núi đất Pinaceae-Thông VU A1a,c,d IIA 3 Cycas sp. Thiên tuế Cycadaceae-Tuế - IIA II Ngành ngọc lan - Magnoliophida 4 Markhamia stipulata Đinh Bignoniaceae-Đinh VU B1+2e IIA

5 Excentrodendron tonkinense Nghiến Tiliaceae-Đay EN A1a-d+2c,d IIA

4. VQG Ba Bể tỉnh Bắc Kạn

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Sách Đỏ VN 2007

Nghị định 32

NHÓM IA:

II Ngành ngọc lan - Magnoliophida 1 Anoectochilus setaceus Kim tuyến to Orchidaceae-Lan EN A1a,c,d IA 2 Anoectochilus elwesii Lan sứ bắc Orchidaceae-Lan - IA 3 Paphiopedilum concolor Hài đốm đỏ Orchidaceae-Lan - IA

4 Paphiopedilum hirsutissimum var. esquirolei

Hài henri Orchidaceae-Lan - IA

NHÓM IIA:

I Ngành Thông - Pinophita 5 Cycas brachycantha Tuế brachycantha Cycadaceae-Tuế VU A1a,c IIA II Ngành ngọc lan - Magnoliophida

6 Asarum sp. Hoa tiên Aristolochiaceae-Nam mộc hương - IIA

7 Markhamia stipulata Đinh Bignoniaceae-Đinh VU B1+2e IIA

8 Codonopsis javanica Đảng sâm Campanulaceae-Hoa chuông

VU A1a,c,d+2c,d IIA

9 Garcinia fagraeoides Trai lý Clusiaceae-Bứa EN A1c,d IIA

10 Stephania brachyandra Bình vôi nhị ngắn Menispermaceae-Tiết dê

EN A1d, B1+2e IIA

11 Stephania dielsiana Củ dòm Menispermaceae-Tiết dê VU B1+2b,c IIA

12 Stephania hernandifolia Dây mối Menispermaceae-Tiết dê - IIA

13 Stephania rotunda Bình vôi Menispermaceae-Tiết dê - IIA

14 Excentrodendron tonkinense Nghiến Tiliaceae-Đay EN A1a-d+2c,d IIA

15 Disporopsis longifolia Hoàng tinh hoa trắng

Convallariaceae – Tóc tiên VU A1c,d IIA

16 Dendrobium nobile Hoàng thảo Orchidaceae-Lan EN B1+2b,c IIA

Page 205: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

199

5. VQG Hoàng Liên tỉnh Lào Cai

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN 2007

Nghị định 32

NHÓM IA:

II Ngành ngọc lan - Magnoliophida 1 Berberis julianae Hoàng liên gai Berberidaceae-

Hoàng liên EN A1c,d, B1+2b,c,e IA

2 Berberis wallichiana Hoàng mộc Berberidaceae-Hoàng liên

EN A1c,d, B1+2b,c,e IA

3 Coptis chinensis Hoàng liên trung quốc

Ranunculaceae-Mao lương

CR A1d, B1+2b,c IA

4 Coptis quinquesecta Hoàng liên chân gà

Ranunculaceae-Mao lương

CR A1d, B1+2b,c IA

5 Anoectochilus brevistylus Giải thuỳ vòi ngắn Orchidaceae-Lan - IA 6 Anoectochilus chapaensis Giải thuỳ sapa Orchidaceae-Lan EN A1d IA 7 Anoectochilus lanceolatus Giải thùy thon Orchidaceae-Lan - IA 8 Anoectochilus setaceus Kim tuyến tơ Orchidaceae-Lan EN A1a,c,d IA 9 Anoectochilus siamensis Giải thùy xiêm Orchidaceae-Lan - IA

10 Anoectochilus sikkimensis Giải thùy sikkim Orchidaceae-Lan - IA 11 Paphiopedilum henryanum Lan hài henry Orchidaceae-Lan - IA

NHÓM IIA:

II Ngành ngọc lan - Magnoliophida 12 Panax bipinnatifidum Sâm vũ diệp Araliaceae - Ngũ

gia bì CR A1a,c,d, B1+2b,c,e IIA

13 Panax stipuleanatus Tam thất hoang Araliaceae-Ngũ gia bì

CR A1c,d, B1+2b,c,e IIA

14 Asarum balansae Tế hoa Aristolochiaceae-Nam mộc hương

EN A1c,d, B1+2b,c IIA

15 Asarum caudigerum Biến hóa Aristolochiaceae-Nam mộc hương VU A1a,c,d IIA

16 Asarum glabrum Hoa tiên Aristolochiaceae-Nam mộc hương VU A1c,d IIA

17 Asarum reticulatum Tế hoa mạng Aristolochiaceae-Nam mộc hương - IIA

18 Codonopsis javanica Đẳng sâm Campanulaceae-Hoa chuông

VU A1a,c,d+2c,d IIA

19 Stephania hernandiifolia Dây mối Menispermaceae-Tiết dê - IIA

20 Stephania tetrandra Phòng kỷ Menispermaceae-Tiết dê - IIA

21 Lilium brownii Bạch huệ núi Bách hợp Liliaceae-Hành EN A1a,c,d IIA

22 Polygonatum kingianum Hoàng tinh vòng Convallariaceae – EN A1c,d IIA

Page 206: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

200

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN 2007

Nghị định 32

Tóc tiên 23 Dendrobium nobile Thạch hộc Orchidaceae-Lan EN B1+2b,c IIA

6. VQG Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách đỏ VN 2007

Nghị định 32

NHÓM IA:

II Ngành ngọc lan - Magnoliophida 1 Dalbergia torulosa Sưa Fabaceae-Đậu - IA 2 Anoectochilus calcareus Kim tuyến đá vôi Orchidaceae-Lan EN A1d IA 3 Anoectochilus chapaensis Giải thuỳ sapa Orchidaceae-Lan EN A1d IA

4 Dendrobium nobile Thạch hộc Orchidaceae-Lan EN B1+2b,c IA

5 Paphiopedilum concolor Lan hài đốm Orchidaceae-Lan - IA

6 Paphiopedilum gratrixianum Vệ hài trang trí Orchidaceae-Lan CR A1a,c,d+2d IA

NHÓM IIA:

I Ngành Thông - Pinophita

7 Fokienia hodginsii Pơ mu Cupressaceae-Hoàng đàn EN A1a,c,d IIA

II Ngành ngọc lan - Magnoliophida

8 Erythrophloeum fordii Lim xanh Caesalpiniaceae-Vang - IIA

9 Cinnamomum balansae Gù hương Lauraceae-Long não VUA1c IIA

10 Coscinium fenestratum Vàng đắng Menispermaceae-Tiết dê - IIA

11 Fibraurea tinctoria Hoàng đằng Menispermaceae-Tiết dê - IIA

Page 207: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

201

7. VQG Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN 2007

Nghị định 32

NHÓM IA:

II Ngành ngọc lan - Magnoliophida 1 Anoectochilus calcareus Kim tuyến đá vôi Orchidaceae-Lan EN A1d IA 2 Anoectochilus setaceus Lan kim tuyến Orchidaceae-Lan EN A1a,c,d IA

NHÓM IIA:

II Ngành ngọc lan - Magnoliophida

3 Asarum petelotii Hoa tiên Aristolochiaceae-Nam mộc hương - IIA

4 Asarum caudigerum Thổ tế tân, Biến hoá, Aristolochiaceae-_ Nam mộc hương VU A1a,c,d IIA

5 Markhamia stipulata Đinh

Bignoniaceae – Đinh VU B1+2e IIA

6 Codonopsis javanica Đảng sâm Campanulaceae-Hoa chuông

VU A1a,c,d+2c,d IIA

7 Garcinia fagraeoides Trai lý, Rươi, Trai. Clusiaceae-Bứa EN A1c,d IIA

8 Cinnamomum balansae Gù hương, Lauraceae- Long não VUA1c IIA

9 Fibraurea tinctoria Hoàng đằng

Menispermaceae-Tiết dê - IIA

10 Fibraurea tinctoria Hoàng đằng Menispermaceae-Tiết dê - IIA

11 Excentrodendron tonkinense Nghiến, Kiêng đỏ Tiliaceae- Đay EN A1a-

d+2c,d IIA

12 Disporopsis longifolia Hoàng tinh hoa trắng

Convallariaceae-Tóc tiên VU A1c,d IIA

13 Nervilia fordii Thanh thiên quỳ, Lan một lá Orchidaceae-Lan EN A1d+2d IIA

14 Stephania dielsiana Củ dòm Menispermaceae-Tiết dê VU B1+2b,c IIA

15 Stephania japonica Thiên kim đằng Menispermaceae-Tiết dê - IIA

16 Stephania longa Lõi tiền Menispermaceae-Tiết dê - IIA

27 Stephania rotunda Bình vôi Menispermaceae-Tiết dê - IIA

18 Stephania sinica Bình vôi tán ngắn Menispermaceae-Tiết dê - IIA

19 Stephania hernandiifolia Dây mối Menispermaceae-Tiết dê - IIA

20 Dendrobium nobile Thạch hộc Ochidaceae-Phong lan EN B1+2bc IIA

Page 208: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

202

8. KBT Hữu Liên tỉnh Lạng Sơn

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN2007

Nghị định 32

NHÓM IA:

I Ngành Thông - Pinophita

1 Cupressus torulosa Hoàng đàn Cupressaceae – Hoàng đàn CR A1a,d IA

NHÓM IIA:

I Ngành Thông - Pinophita 2 Cycas sp. Thiên tuế Cycadaceae-Tuế - IIa II Ngành ngọc lan - Magnoliophida

3 Markhamia stipulata Đinh

Bignoniaceae - Đinh VU B1+2e IIA

4 Codonopsis javanica Đảng sâm Campanulaceae-Hoa chuông

VU A1a,c,d+2c,d IIA

5 Garcinia fagraeoides Trai lý Clusiaceae – Măng cụt EN A1c,d IIA

6 Stephania spp. Bình vôi Menispermaceae-Tiết dê - IIa

7 Excentrodendron tonkinense Nghiến Tiliaceae - Đay EN A1a-

d+2c,d IIA

8 Dendrobium nobile Thạch hộc Ochidaceae-Phong lan EN B1+2b,c IIA

9 Nervilia fordii Thanh thiên quỳ, Lan một lá Orchidaceae-Lan EN A1d+2d IIA

9. KBT Na Hang tỉnh Tuyên Quang

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ 2007

Nghị định 32

NHÓM IA:

I Ngành ngọc lan - Magnoliophida 1 Anoectochilus calcareus Kim tuyến đá vôi Orchidaceae-Lan EN A1d IA 2 Anoectochilus daoensis Giải thùy tam đảo Orchidaceae-Lan - IA

3 Paphiopedilum malipoense var. malipoense Hài malipô Orchidaceae-Lan - IA

4 Paphiopedilum micranthum Lan hài hoa nhỏ Orchidaceae-Lan EN A1

a,c,d+2d, B1+2e

IA

NHÓM IIA:

I Ngành Thông - Pinophita 5 Cycas dolichophylla Tuế Cycadaceae-Tuế - IIA

Page 209: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

203

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ 2007

Nghị định 32

II Ngành ngọc lan - Magnoliophida

6 Asarum balansae Tế hoa balansê Aristolochiaceae- Mộc hương

EN A1c,d, B1+2b,c IIA

7 Asarum glabrum Tế tân Aristolochiaceae-Nam mộc hương VU A1c,d IIA

8 Markhamia stipulata Thiết đinh Bignoniaceae-Đinh VU B1+2e IIA

9 Erythrophloeum fordii Lim xanh Caesalpiniaceae-Vang - IIA

10 Codonopsis javanica Đẳng sâm Campanulaceae-Hoa chuông

VU A1a,c,d+2c,d IIA

11 Garcinia fagraeoides Trai lý Clusiaceae-Bứa EN A1c,d IIA

12 Cinnamomum glaucescens Re xanh phấn Lauraceae - Long não - IIA

13 Fibraurea recisa Hoàng đằng Menispermaceae-Tết dê - IIA

14 Stephania japonica Lõi tiền Menisearmaceae-Tiết dê - IIA

15 Stephania rotunda Bình vôi Menisearmaceae-Tiết dê - IIA

16 Stephania sinica Bình vôi tán ngắn Menisearmaceae-Tiết dê - IIA

17 Excentrodendron tonkinense Nghiến Tiliaceae-Đay

EN A1a-d+2c,d IIA

18 Polygonatum kingianum Hoàng tinh vòng Convallariaceae-Tóc tiên EN A1c,d IIA

10. KBT Tây Côn Lĩnh tỉnh Hà Giang

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN2007

Nghị định 32

NHÓM IA:

I Ngành Thông - Pinophita

1 Cupressus torulosa Hoàng đàn Cupressaceae-Hoàng đàn CR A1a,d IA

II Ngành ngọc lan - Magnoliophida 2 Dalbergia torulosa Sưa Fabaceae – Đậu - IA

3 Coptis chinensis Hoàng liên trung quốc

Ranunculaceae-Mao lương

CR A1d, B1+2b,c IA

4 Coptis quinquesecta Hoàng liên chân gà

Ranunculaceae-Mao lương

CR A1d, B1+2b,c IA

5 Anoectochilus sectaceus Blume Kim tuyến Ochidaceae - Lan EN A1a,c,d IA

NHÓM IIA:

Page 210: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

204

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN2007

Nghị định 32

I Ngành Thông - Pinophita

6 Fokienia hodginsii Pơ mu Cupressaceae- Hoàng đàn EN A1a,c,d IIA

7 Cunninghamia konishii Sa mộc dầu Taxodiaceae- Bụt mọc

VU A1a,d,C1 IIA

II Ngành ngọc lan - Magnoliophida

8 Panax bipinnatifidum Sâm vũ diệp Araliceae – Ngũ gia bì

CR A1a,c,d, B1+2b,c,e IIA

9 Asarum balanca Biến hóa Aristolochiaceae- Mộc thông

EN A1c,d, B1+2b,c IIA

10 Asarum caudigerum Thổ tế tân Aristolochiaceae- Mộc thông VU A1a,c,d IIA

11 Markhamia stipulata Đinh Bignoniaceae - Đinh VU B1+2e IIA

12 Codonopsis javanica Đẳng sâm Campanulaceae- Hoa chuông

VU A1a,c,d+2c,d IIA

13 Garcinia fagraeoides Trai lý Clusiaceae- Măng cụt EN A1c,d IIA

14 Cinnamomum balansae Gù hương Lauraceae – Long não VUA1c IIA

15 Cinnamomum parthenoxylon

Re hương Vù hương Lauraceae-Long não CR A1a,c,d IIA

16 Fibraurea recisa Hoằng đằng Menispermaceae- Tiết dê - IIA

17 Stephania rotunda Bình vôi Menispermaceae- Tiết dê - IIA

18 Stephania tetrandra Phòng kỷ Menispermaceae- Tiết dê Chưa xếp IIA

19 Stephania longa Lõi tiền Menispermaceae- Tiết dê IIA

20 Excentrodendron hsienmu Nghiến Tiliaceae - Đay EN A1a-d+2c,d IIA

21 Disporopsis longifolia Hoàng tinh hoa trắng

Convallaricaceae – Tóc tiên VU A1c,d IIA

22 Nervilia fordii Lan một lá Ochidaceae - Lan EN A1d+2d IIA

11. KBT Thần Sa-Phượng Hoàng tỉnh Thái Nguyên

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN2007

Nghị định 32

NHÓM IA:

II Ngành ngọc lan - Magnoliophida 1 Paphiopedilum spp Lan hài Orchidaceae-Lan - IA 2 Anoectochilus sp1 Kim tuyến Orchidaceae-Lan - IA

Page 211: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

205

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN2007

Nghị định 32

NHÓM IIA:

I Ngành Thông - Pinophita 3 Cycas sp. Thiên tuế Cycadaceae-Tuế - IIA II Ngành ngọc lan - Magnoliophida

4 Asarum spp. Hoa tiên Aristolochiaceae-Nam mộc hương - IIA

5 Markhamia stipulata Đinh Bignoniaceae-Họ Chùm ớt VU B1+2e IIA

6 Erythrophloeum fordii Lim xanh Caesalpiniaceae-Vang - IIA

7 Codonopsis javanica Đẳng sâm Campanulaceae-Hoa chuông

VU A1a,c,d+2c,d IIA

8 Garcinia fagraeoides Trai lý Clusiaceae – Măng cụt EN A1c,d IIA

9 Cinnamomum parthenoxylon Gù hương Lauraceae - Re CR A1a,c,d IIA

10 Stephania spp. Bình vôi Menispermaceae-Tiết dê - IIa

11 Fibraurea tinctoria Hoàng đằng Menispermaceae-Tiết dê - IIA

12 Excentrodendron tonkinense Nghiến Tiliaceae - Đay EN A1a-

d+2c,d IIA

13 Disporopsis longifolia Hoàng tinh hoa trắng

Convallaricaceae – Tóc tiên VU A1c,d IIA

14 Dendrobium nobile Thạch hộc Orchidaceae-Lan EN B1+2b,c IIA 15 Nervilia fordii Lan một lá Ochidaceae - Lan EN A1d+2d IIA

12. VQG Ba Vì thành phố Hà Nội

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN2007

Nghị định 32

NHÓM IIA:

I Ngành Thông - Pinophita

1 Calocedrus macrolepis Bách xanh Cupressaceae-Hoàng đàn

EN A1a,c,d, B1+2b,c IIA

2 Cephalotaxus mannii Đỉnh tùng Cephalotaxaceae-Đỉnh tùng

VU A1,c,d,B1+2b,c IIA

II Ngành ngọc lan - Magnoliophida

3 Asarum balansae Tế hoa Aristolochiaceae-Nam mộc hương

EN A1c,d, B1+2b,c IIA

4 Asarum caudigerum Biến hóa Aristolochiaceae-Nam mộc hương VU A1a,c,d IIA

5 Asarum glabrum Hoa tiên Aristolochiaceae- VU A1c,d IIA

Page 212: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

206

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN2007

Nghị định 32

Nam mộc hương 6 Markhamia stipulata Thiết đinh Bignoniaceae-Đinh VU B1+2e IIA

7 Codonopsis javanica Đẳng sâm Campanulaceae-Hoa chuông

VU A1a,c,d+2c,d IIA

8 Cinnamomum balansae Gù hương Lauraceae-Long não VUA1c IIA

9 Disporopsis longifolia Hoàng tinh hoa trắng

Convallaricaceae- Tóc tiên VU A1c,d IIA

10 Dendrobium nobile Thạch hộc Orchidaceae-Lan EN B1+2b,c IIA

13. VQG Cát Bà tỉnh Hải Phòng

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN2007

Nghị định 32

NHÓM IA:

II Ngành ngọc lan - Magnoliophida 1 Dalbergia torulosa Sưa Fabaceae-Đậu - IA 2 Paphiopedilum concolor Lan hài đốm Orchidaceae-Lan - IA

NHÓM IIA:

II Ngành ngọc lan - Magnoliophida 3 Markhamia stipulata Thiết đinh Bignoniaceae-Đinh VU B1+2e IIA

4 Sindora torulosa Gụ lau Caesalpiniaceae-Vang EN A1a,c,d+2d IIA

5 Garcinia fagraeoides Trai lý Clusiaceae-Bứa EN A1c,d IIA 6 Cinnamomum balansae Gù hương Lauraceae-Long não VUA1c IIA

7 Stephania hernandiifolia Dây mối Menispermaceae-Tiết dê - IIA

8 Stephania longa Lõi tiền Menispermaceae-Tiết dê - IIA

9 Stephania rotunda Bình vôi Menispermaceae-Tiết dê - IIA

10 Nervilia fordii Thanh thiên quỳ Orchidaceae-Lan EN A1d+2d IIA

14. VQG Cúc Phương tỉnh Ninh Bình

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN2007

Nghị định 32

NHÓM IA:

II Ngành ngọc lan - Magnoliophida 1 Paphiopedilum concolor Lan hài đốm Orchidaceae-Lan - IA 2 Paphiopedilum Tiên hài Orchidaceae-Lan VU IA

Page 213: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

207

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN2007

Nghị định 32

hirsutissimum A1c,d+2a,d

NHÓM IIA:

II Ngành ngọc lan - Magnoliophida 3 Markhamia stipulata Thiết đinh Bignoniaceae-Đinh VU B1+2e IIA

4 Codonopsis jica Đảng sâm Campanulaceae-Hoa chuông

VU A1a,c,d+2c,d IIA

5 Cinnamomum balansae Gù hương Lauraceae-Long não VUA1c IIA

6 Stephania japonica Dây lõi tiền Menispermaceae-Tiết dê - IIA

7 Stephania longa Lõi tiền Menispermaceae-Tiết dê - IIA

8 Stephania rotunda Bình vôi Menispermaceae-Tiết dê - IIA

9 Dendrobium nobile Thạch hộc Orchidaceae-Lan EN B1+2b,c IIA

10 Nervilia aragoana Chân trâu xanh Orchidaceae-Lan VU B1+2b,c,e IIA

15. KBTTN Vân Long tỉnh Ninh Bình

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN2007

Nghị định 32

NHÓM IIA:

I Ngành Thông - Pinophita

1 Cycas brachycantha Tuế lá rộng Cycadaceae-Tuế VU A1a,c IIA

2 Cycas miquelii Tuế gai ít Cycadaceae-Tuế - IIA II Ngành ngọc lan - Magnoliophida

3 Stephania japonica Lõi tiền Menispermaceae-Tiết dê - IIA

4 Stephania sinica Bình vôi trung hoa Menispermaceae-Tiết dê - IIA

16. VQG Bạch Mã tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN2007

Nghị định 32

NHÓM IA:

II Ngành ngọc lan - Magnoliophida 1 Dalbergia torulosa Sưa Fabaceae-Đậu - IA 2 Paphiopedilum

appletonianum Vệ hài appleton Orchidaceae-Lan VU B1+2b,c,e IA

3 Paphiopedilum callosum Vân hài Orchidaceae-Lan - IA 4 Anoectochilus chapaensis Giải thuỳ sapa Orchidaceae-Lan EN A1d IA

Page 214: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

208

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN2007

Nghị định 32

NHÓM IIA:

II Ngành ngọc lan - Magnoliophida 5 Sindora siamensis Gụ mật Caesalpiniaceae-Vang EN

A1a,c,d IIA

6 Sindora torulosa Gụ lau Caesalpiniaceae-Vang EN A1a,c,d+2d IIA

7 Dalbergia cochinchinensis Trắc Fabaceae-Đậu EN A1a,c,d IIA

8 Cinnamomum parthenoxylon Vù hương Lauraceae-Long não CR

A1a,c,d IIA

9 Coscinium fenestratum Vàng đắng Menispermaceae-Tiết dê - IIA

10 Stephania dielsiana Củ dòm Menispermaceae-Tiết dê

VU B1+2b,c IIA

11 Disporopsis longifolia Hoàng tinh hoa trắng

Convallaricaceae- Tóc tiên VU A1c,d IIA

12 Dendrobium nobile Thạch hộc Orchidaceae-Lan EN B1+2b,c IIA

17. VQG Phong Nha Kẻ Bàng tỉnh Quảng Bình

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN2007

Nghị định 32

NHÓM IA:

II Ngành ngọc lan - Magnoliophida 1 Dalbergia torulosa Sưa Fabaceae-Đậu - IA 2 Anoectochilus setaceus Kim tuyến tơ Orchidaceae-Lan EN A1a,c,d IA

3 Paphiopedilum appletonianum Vệ hài Orchidaceae-Lan VU

B1+2b,c,e IA

4 Paphiopedilum callosum Vân hài Orchidaceae-Lan - IA

5 Paphiopedilum villosum Kim hài Orchidaceae-Lan EN B1+2b,c,e IA

NHÓM IIA:

I Ngành Thông - Pinophita

6 Calocedrus rupestris Bách xanh đá Cupressaceae-Hoàng đàn

EN A1a,c,d, B1+2b,c IIA

7 Fokienia hodginsii Pơ mu Cupressaceae-Hoàng đàn EN A1a,c,d IIA

II Ngành ngọc lan - Magnoliophida

8 Codonopsis javanica Đẳng sâm Campanulaceae-Hoa chuông

VU A1a,c,d+2c,d IIA

9 Dendrobium nobile Hoàng thảo Orchidaceae-Lan EN B1+2b,c IIA

Page 215: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

209

18. VQG Pù Mát tỉnh Nghệ An

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN2007

Nghị định 32

NHÓM IA:

II Ngành ngọc lan - Magnoliophida 1 Dalbergia torulosa Sưa Fabaceae-Đậu - IA

NHÓM IIA:

I Ngành Thông - Pinophita 2 Fokienia hodginsii Pơ mu Cupressaceae-Hoàng

đàn EN

A1a,c,d IIA

3 Cunninghamia konishii Sa mộc dầu Taxodiaceae- Bụt mọc VU A1a,d,C1 IIA

II Ngành ngọc lan - Magnoliophida 4 Stephania rotunda Bình vôi Menispermaceae-Tiết

dê - IIA

5 Stephania rotunda Bình vôi Menispermaceae-Tiết dê - IIA

19. VQG Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN2007

Nghị định 32

NHÓM IA:

II Ngành ngọc lan - Magnoliophida

1 Anoectochilus chapanensis Gagnep. Giải thuỳ sa pa Orchidaceae – Phong

lan EN A1d IA

2 Anoectochilus lylei Rolfe ex Downies. Lan sứa Orchidaceae – Phong

lan - IA

3 Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl. Giải thuỳ roxbur Orchidaceae – Phong

lan - IA

NHÓM IIA:

I Ngành Thông - Pinophita

4 Fokienia hodginsii Dunn Pơ mu Cupressaceae – Hoàng đàn

EN A1a,c,d IIA

5 Keteeleria davidiana Mast Du sam núi đất Pinaceae - Thông VU A1a,c IIA

6 Cycas brachycantha Warb. Tuế brachycantha Cycadaceae – Tuế VU

A1a,c IIA

II Ngành ngọc lan - Magnoliophida

7 Asarum caudigerum Hance Biến hoa Aristolochiaceae – Nam mộc hương

VU A1a,c,d IIA

8 Erythrophloeum fordii Oliv. Lim xanh Caesalpiniaceae –

Vang - IIA

Page 216: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

210

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN2007

Nghị định 32

9 Cinnamomum balansae Lecomte. Gù hương Lauraceae – Long não VU A1c IIA

10 Cinnamomum parthenoxylon Meissn. Re hương Lauraceae – Long não CR

A1a,c,d IIA

11 Fibraurea tinctoria Lour. Hoàng đằng Menispermaceae – Tiết dê - IIA

12 Stephania longa Lour. Bình vôi Menispermaceae – Tiết dê - IIA

13 Dendrobium nobile Lindl. Thạch hộc Orchidaceae – Phong lan

EN B1+2b,c IIA

20. KBT Đakrông tỉnh Quảng Trị

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN2007

Nghị định 32

NHÓM IA:

I Ngành Thông - Pinophita 1 Cycas chevalier Tuế sơ va liê Cycadaceae – Tuế - IIA 2 Anoectochilus elwesii Kim tuyến Orchidaceae - lan - IA 3 Anoectochilus lylei Giải thuỳ Orchidaceae – lan - IA 4 Anoectochilus roxburghii Lan kim tuyến Orchidaceae – lan - IA

5 Anoectochilus setaceus Lan kim tuyến Orchidaceae - lan EN A1a,c,d IA

NHÓM IIA:

II Ngành ngọc lan - Magnoliophida

6 Asarum balansae Trầu tiên thảo Aristolochiaceae – Nam mộc hơng

EN A1c,d, B1+2b,c,e IIA

7 Erythrophleum fordii Lim xanh Caesalpiniaceae – Vang - IIA

8 Sindora torulosa Gụ lau Caesalpiniaceae – Vang

EN A1a,c,d+2d IIA

9 Cinnamomum glaucescens Re xanh phấn Lauraceae – Long não - IIA

10 Cinnamomum parthenoxylon Gù hương Lauraceae - Re CR

A1a,c,d IIA

11 Coscinium fenestratum Vằng đắng Menispermaceae – Tiết dê - IIA

12 Fibraurea tintoria Hoàng đằng Menispermaceae – Tiết dê - IIA

13 Stephania japonica Lõi tiền Menispermaceae – Tiết dê - IIA

14 Stephania longa Dây lõi tiền Menispermaceae – Tiết dê - IIA

15 Stephania rotunda Bình vôi Menispermaceae – Tiết - IIA

Page 217: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

211

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN2007

Nghị định 32

21. KBT Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN2007

Nghị định 32

NHÓM IA:

II Ngành ngọc lan - Magnoliophida 1 Anoectochilus elwesii Kim tuyến Orchidaceae - lan - IA 2 Anoectochilus lylei Giải thuỳ Orchidaceae – lan - IA 3 Anoectochilus roxburghii Lan kim tuyến Orchidaceae – lan - IA 4 Anoectochilus setaceus Lan kim tuyến Orchidaceae - lan EN A1a,c,d IA

NHÓM IIA:

I Ngành Thông - Pinophita 5 Cycas immersa Thiên tuế chìm Cycadaceae – Tuế - IIA II Ngành ngọc lan - Magnoliophida

6 Erythrophleum fordii Lim xanh Caesalpiniaceae – Vang - IIA

7 Sindora torulosa Gụ lau Caesalpiniaceae – Vang

EN A1a,c,d+2d IIA

8 Cinnamomum glaucescens Re xanh phấn Lauraceae – Long não - IIA

9 Cinnamomum parthenoxylon Gù hương Lauraceae - Re CR A1a,c,d IIA

10 Coscinium fenestratum Vằng đắng Menispermaceae – Tiết dê - IIA

11 Fibraurea tintoria Hoàng đằng Menispermaceae – Tiết dê - IIA

12 Stephania japonica Lõi tiền Menispermaceae – Tiết dê - IIA

13 Stephania rotunda Bình vôi Menispermaceae – Tiết dê - II

22. KBTTN Ngọc Linh tỉnh Kon Tum

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách đỏ VN2007 Nghị định 32

NHÓM IA:

II Ngành ngọc lan - Magnoliophida 1 Anoectochilus lylei Kim tuyến lyle Orchidaceae-Lan - IA 2 Anoectochilus spp. Kim tuyến Orchidaceae-Lan - IA

Page 218: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

212

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách đỏ VN2007 Nghị định 32

NHÓM IIA:

I Ngành Thông - Pinophita

3 Cephalotaxus mannii Đỉnh tùng Cephalotaxaceae- Đỉnh tùng

VU A1,c,d,B1+2b,c IIA

4 Keteleeria evelyniana Du sam Pinaceae-Thông VU A1a,c,d 5 Pinus dalatensis Thông đà lạt Pinaceae-Thông - IIA 6 Cycas immerse Tuế chìm Cycadaceae-Tuế - IIA II Ngành ngọc lan - Magnoliophida

7 Panax vietnamensis Sâm ngọc linh Araliaceae – Ngũ gia bì

EN A1a,c,d, B1+2b,c,e IIA

8 Cinnamomum balansae Gù hương Lauraceae-Long não VUA1c IIA

9 Codonopsis javanica Đẳng sâm Campanulaceae-Hoa chuông VU A1a,c,d+2c,d IIA

10 Coscinium fenestratum Vàng đắng Menispermacea-Tiết dê VU A1a,c,d IIA

11 Fibraurea tinctoria Hoàng đằng Menispermacea-Tiết

dê - IIA

12 Stephania pierrei Dây đồng tiền Menispermaceae-Tiết dê - IIA

23. KBT Sông Thanh tỉnh Quảng Nam

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN2007

Nghị định 32

NHÓM IA:

II Ngành ngọc lan - Magnoliophida 1 Anoectochilus sectaceus Kim tuyến Ochidaceae - Lan EN A1a,c,d IA

NHÓM IIA:

II Ngành ngọc lan - Magnoliophida 2 Erythrophloeum fordii Lim xanh Caesalpiniaceae - Vang - IIA

3 Sindora torulosa Gụ lau Caesalpiniaceae-Vang EN A1a,c,d+2d IIA

4 Dalbergia cochinchinensis Trắc Fabaceae – Đậu EN A1a,c,d IIA

5 Cinnamomum balansae Gù hương Lauraceae - Re VUA1c IIA

6 Cinnamomum parthenoxylon

Re hương, Vù hương Lauraceae - Re CR A1a,c,d IIA

7 Excentrodendron tonkinense Nghiến Tiliaceae - Đay EN A1a-

d+2c,d IIA

8 Dendrobium nobile Thạch hộc Ochidaceae - Lan EN B1+2bc IIA

Page 219: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

213

24. KBT Bà Nà-Núi Chúa, Đà Nẵng

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN2007

Nghị định 32

NHÓM IA:

II Ngành ngọc lan - Magnoliophida 1 Anoectochilus chapaensis Giải thuỳ sapa Orchidaceae-Lan EN A1d IA

NHÓM IIA:

II Ngành ngọc lan - Magnoliophida 2 Markhamia stipulata Đinh Bignoniaceae-Đinh VU B1+2e IIA 3 Sindora torulosa Gụ lau Caesalpiniaceae-Vang EN

A1a,c,d+2d IIA

4 Dalbergia cochinchinensis Trắc Fabaceae-Đậu EN A1a,c,d IIA

5 Coscinium fenestratum Vàng đắng Menispermaceae-Tiết dê - IIA

6 Stephania dielsiana Củ dòm Menispermaceae-Tiết dê

VU B1+2b,c IIA

7 Dendrobium nobile Thạch hộc Orchidaceae-Lan EN B1+2b,c IIA

25. KBT Krông Trai

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN2007

Nghị định 32

NHÓM IIA:

I Ngành Thông - Pinophita 1 Cycas spp. Tuế Cycadaceae - IIA II Ngành ngọc lan - Magnoliophida

2 Afzelia xylocarpa Gõ đỏ Caesalpiniaceae-Vang EN A1c,d IIA

3 Sindora siamensis Gụ mật Caesalpiniaceae-Vang EN A1a,c,d IIA

4 Dalbergia cochinchinensis Trắc, Cẩm lai nam bộ Fabaceae-Đậu EN

A1a,c,d IIA

5 Dalbergia oliveri Cẩm lai bà rịa Fabaceae-Đậu EN A1a,c,d IIA

6 Pterocarpus macrocarpus Giáng hương Fabaceae-Đậu EN A1a,c,d IIA

Page 220: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

214

26. VGQ Bidoup-Núi Bà tỉnh Lâm Đồng

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN2007

Nghị định 32

NHÓM IA:

I Ngành Thông - Pinophita

1 Cephalotaxus mannii Đỉnh tùng Cephalotaxaceae-Đỉnh tùng

VU A1,c,d,B1+2b,c IA

2 Keteleria evelyniana Du sam núi đất Pinaceae-Thông VU A1a,c,d IA 3 Taxus wallichiana Thông đỏ nam Taxaceae-Thông đỏ VU A1a,c IA II Ngành ngọc lan - Magnoliophida 4 Anoectochilus calcarues Kim tuyến đỏ Ochidaceae-Lan EN A1d IA 5 Anoectochilus lyei Lan sứa Ochidaceae-Lan IA 6 Anoectochilus setaceus Kim tuyến tơ Ochidaceae-Lan EN A1a,c,d IA 7 Dendrobium nobile Thạch hộc Ochidaceae-Lan EN B1+2b,c IA

8 Paphiopedilum appletonianum Vệ hài Ochidaceae-Lan VU B1+2b,c,e IA

9 Paphiopedilum callosum Vân hài Ochidaceae-Lan - IA

10 Paphiopedilum delenatii Hài đỏ Ochidaceae-Lan CR A1c,d+2d, B1+1b,c,e IA

11 Paphiopedilum villosum Kim hài Ochidaceae-Lan EN B1+2b,c,e IA

NHÓM IIA:

I Ngành Thông - Pinophita

12 Calocedrus macrolepis Bách xanh Cupressaceae-Hoàng đàn

EN A1a,c,d, B1+2b,c IIA

13 Fokienia hodginsii Pơ mu Cupressaceae-Hoàng đàn

EN A1a,c,d A1a,c,d IIA

14 Pinus dalatensis Thông đà lạt Pinaceae-Thông - IIA 15 Pinus krempfii Thông lá dẹt Pinaceae-Thông - IIA 16 Cycas michotzii Tuế lá chẻ Cycadaceae-Tuế VU A1a,c IIA II Ngành ngọc lan - Magnoliophida 17 Markhamia stipulata Đinh Bignoniaceae-Đinh VU B1+2e IIA

18 Sindora siamensis Gụ mật Caesalpiniaceae-Vang EN A1a,c,d IIA

19 Codonopsis javanica Đẳng sâm Campanulaceae-Hoa chuông

VU A1a,c,d+2c,d IIA

20 Cinnamomum balansae Gù hương Lauraceae-Long não VU A1c IIA

21 Cinnamomum glaucescens Re xanh phấn Lauraceae-Long não - IIA

21 Cinnamomum parthenoxylon Vù hương Lauraceae-Long não CR A1a,c,d IIA

23 Fibraurea tinctoria Hoàng đằng Menispermacea-Tiết dê - IIA

24 Stephania hernandiifolia Dây mối Menispermacea-Tiết - IIA

Page 221: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

215

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN2007

Nghị định 32

25 Stephania rotunda Bình vôi Menispermacea-Tiết dê - IIA

27. VQG Chư Mom Rây, tỉnh Kon Tum

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ 2007 Nghị Định 32

NHÓM IA:

II Ngành ngọc lan - Magnoliophida

Paphiopedilum delenati Hài đỏ Orchidaceae - Lan CR A1c,d+2d, B1+2b,c,e

IA

NHÓM IIA:

I Ngành Thông - Pinophita

1 Cephalotaxus mannii Đỉnh tùng Cephalotaxaceae-Đỉnh tùng

VU A1,c,d,B1+2b,c IIA

2 Cycas micholitzii Tuế lá xẻ Cycadaceae – Tuế VU A1 a,c IIA 3 Cycas siamensis Tuế thái lan Cycadaceae – Tuế - IIA II Ngành ngọc lan - Magnoliophida

4 Sindora torulosa Gụ lau Caesalpiniaceae-Vang

EN A1a,c,d+2d IIA

5 Dalbergia cochinchinensis Trắc, Trắc bộ Fabaceae-Đậu EN A1a,c,d IIA

6 Dalbergia oliveri (D. bariaensis, D. mammosa)

Cẩm lai Fabaceae – Đậu EN A1a,c,d IIA

7 Pterocarpus macrocarpus

Dáng hương quả to Fabaceae – Đậu EN A1a,c,d IIA

8 Coscinium fenestratum Vàng đắng Menispermaceae-Tiết dê - IIA

9 Stephania sp. Bình vôi Menispermaceae-Tiết dê

- IIA

10 Nervilia aragoana Lan một lá Ochidaceae-Lan VU B1+2b,c,e IIA 11 Nervilia plicata Lan một lá Ochidaceae-Lan - IIA

28. VQG Kon Ka Kinh tỉnh Gia Lai

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN2007

Nghị định 32

NHÓM IA:

II Ngành ngọc lan - Magnoliophida 1 Anoectochilus lylei Kim tuyến Orchidaceae-Lan - IA

Page 222: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

216

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN2007

Nghị định 32

NHÓM IIA:

II Ngành ngọc lan - Magnoliophida

2 Asarum petelotii Tế hoa petelot Aristolochiaceae-Nam mộc hương - IIA

3 Afzelia xylocarpa Gõ đỏ Caesalpiniaceae-Vang EN A1c,d IIA

4 Dalbergia cochinchinensis Trắc Fabaceae-Đậu EN A1a,c,d IIA

5 Cinnamomum parthenoxylon Vù hương Lauraceae-Long não CR

A1a,c,d IIA

6 Coscinium fenestratum Vàng đắng Menispermaceae-Tiết dê - IIA

7 Fibraurea tinctoria Hoàng đằng Menispermaceae-Tiết dê - IIA

8 Stephania pierrei Bình vôi trắng Menispermaceae-Tiết dê - IIA

29. VQG York Đôn, tỉnh Đắk Lắk

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ 2007 Nghị Định 32

NHÓM IIA:

I Ngành Thông - Pinophita 1 Cycas aff. elongata Tuế Cycadaceae – Tuế - IIA 2 Cycas micholitzii Tuế lá xẻ Cycadaceae – Tuế VU A1 a,c IIA II Ngành ngọc lan - Magnoliophida

3 Markhamia stipulata Thiết đinh lá bẹ Bignoniaceae-Đinh VU B1+2a IIA

4 Afzelia xylocarpa Gõ đỏ Caesalpiniaceae -Vang

EN A1c,d IIA

5 Sindora siamensis Gõ mật, gụ mật Caesalpiniaceae-Vang EN A1a,c,d IIA

6 Dalbergia cochinchinensis Trắc Fabaceae-Đậu EN A1a,c,d IIA

7 Dalbergia oliveri (D.

bariaensis, D. mammosa)

Cẩm lai Fabaceae – Đậu EN A1a,c,d IIA

8 Pterocarpus macrocarpus

Dáng hương quả to Fabaceae – Đậu EN A1a,c,d IIA

9 Cinnamomum parthenoxylum Vù hương Lauraceae- Long

não CR A1a,c,d IIA

10 Fibraurea tinctoria Hoàng đằng Menispermaceae-Tiết dê - IIA

Page 223: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

217

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ 2007 Nghị Định 32

11 Nervilia sp. Lan một lá Ochidaceae-Lan - IIA VQG Chư Yang Sinh

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ 2007

Nghị Định 32

NHÓM IA:

I Ngành Thông - Pinophita

1 Keteleeria evelyniana Du sam Pinaceae - Thông VU

A1a,c,d

IA

II Ngành ngọc lan - Magnoliophida

2 Paphiopedilum delenati Hài đỏ Orchidaceae - Lan

CR A1c,d+2d, B1+2b,c,e

IA

NHÓM IIA:

I Ngành Thông - Pinophita

3 Calocedrus macrolepis Bách xanh Cupressaceae – Hoàng đàn

EN A1a,c,d, B1+2b,c

IIA

4 Fokienia hodginsii Pơ mu Cupressaceae – Hoàng đàn

EN A1a,c,d

IIA

5 Pinus dalatensis Thông đà lạt Pinaceae - Thông - IIA 6 Cycas aff. elongata Tuế Cycadaceae – Tuế - IIA 7 Cycas micholitzii Tuế lá xẻ Cycadaceae – Tuế VU A1 a,c IIA 8 Cycas siamensis Tuế thái lan Cycadaceae – Tuế - IIA II Ngành ngọc lan - Magnoliophida

9 Afzelia xylocarpa Gõ đỏ Caesalpiniaceae -Vang

EN A1c,d IIA

10 Sindora torulosa Gụ lau Caesalpiniaceae-Vang

EN A1a,c,d+2d

IIA

11 Dalbergia oliveri (D.

bariaensis, D. mammosa)

Cẩm lai Fabaceae – Đậu EN

A1a,c,d

IIA

12 Pterocarpus macrocarpus

Dáng hương quả to Fabaceae – Đậu EN

A1a,c,IIA

Page 224: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

218

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ 2007

Nghị Định 32

d

13 Cinnamomum parthenoxylum Vù hương Lauraceae- Long

não

CR A1a,c,d

IIA

14 Codonopsis javanica Đẳng sâm Campanulaceae-Hoa chuông

VU A1a,c,d+2c,d

IIA

15 Stephania hernandiifolia Dây mối Menispermaceae-

Tiết dê - IIA

30. KBT Ea Sô tỉnh Đắk Lắk

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN2007

Nghị định 32

NHÓM IA:

II Ngành ngọc lan - Magnoliophida

1 Afzelia xylocarpa Gõ đỏ Caesalpiniaceae-Vang EN A1c,d IIA

2 Sindora siamensis Gụ mật Caesalpiniaceae-Vang EN A1a,c,d IIA

3 Dalbergia cochinchinensis Trắc, Cẩm lai nam bộ Fabaceae-Đậu EN

A1a,c,d IIA

4 Dalbergia oliveri Cẩm lai bà rịa Fabaceae-Đậu EN A1a,c,d IIA

5 Pterocarpus macrocarpus Giáng hương Fabaceae-Đậu EN A1a,c,d IIA

31. KBT Earal, tỉnh Đắk Lắk

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN2007

Nghị định 32

NHÓM IA:

I Ngành Thông - Pinophita

1 Glyptostrobus pensilis Thông nước, Thủy tùng

Taxodiaceae CR IA

32. KBT Trấp Ksơ, tỉnh Đắk Lắk

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN2007

Nghị định 32

NHÓM IA:

I Ngành Thông - Pinophita

Page 225: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

219

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN2007

Nghị định 32

1 Glyptostrobus pensilis Thông nước, Thủy tùng

Taxodiaceae CR IA

33. VQG Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN2007

Nghị định 32

NHÓM IIA:

I Ngành Thông - Pinophita 1 Cycas circinalis Thiên tuế tròn Cycadaceae -Tuế - IIA 2 Cycas sp. Tuế Cycadaceae -Tuế - IIA II Ngành ngọc lan - Magnoliophida 3 Markhamia stipulata Thiết đinh lá bẹ Bignoniaceae-Đinh VU B1+2a IIA

4 Afzelia xylocarpa Gõ đỏ Caesalpiniaceae-Vang EN A1c,d IIA

5 Sindora siamensis Gõ mật Caesalpiniaceae-Vang EN A1a,c,d IIA

6 Dalbergia cochinchinensis Trắc Fabaceae-Đậu EN A1a,c,d IIA

7 Dalbergia oliveri Cẩm lai Bà Rịa Fabaceae-Đậu EN A1a,c,d IIA 8 Pterocarpus macrocarpus Giáng hương Fabaceae-Đậu EN A1a,c,d IIA

9 Coscinium fenestratum Vàng đắng Menispermaceae-Tiết dê - IIA

10 Fibraurea tinctoria Hoàng đằng Menispermaceae-Tiết dê - IIA

11 Stephania sp. Lan một lá Ochidaceae-Lan - IIA 12 Nervilia crispata Lan một lá Ochidaceae-Lan - IIA 13 Nervilia prainiana Lan một lá Ochidaceae-Lan - IIA 14 Nervilia sp. Lan một lá Ochidaceae-Lan - IIA

34. VQG Cát tiên tỉnh Đồng Nai, Bình Phước

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN2007

Nghị định 32

NHÓM IIA:

II Ngành ngọc lan - Magnoliophida

1 Afzelia xylocarpa Gõ đỏ Caesalpiniaceae-Vang EN A1c,d IIA

2 Sindora siamensis Gõ mật Caesalpiniaceae-Vang

EN A1a,c,d IIA

3 Dalbergia cochinchinensis Trắc Fabaceae-Đậu EN A1a,c,d IIA

Page 226: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

220

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN2007

Nghị định 32

4 Dalbergia oliveri Cẩm lai Bà Rịa Fabaceae-Đậu EN A1a,c,d IIA

5 Pterocarpus macrocarpus Giáng hương Fabaceae-Đậu EN A1a,c,d IIA

6 Coscinium fenestratum Vàng đắng Menispermaceae-Tiết dê - IIA

7 Dendrobium nobile Thạch hộc Ochidaceae-Lan EN B1+2b,c IIA

8 Nervilia aragoana Lan một lá Ochidaceae-Lan VU B1+2b,c,e IIA

9 Nervilia plicata Lan một lá Ochidaceae-Lan - IIA

35. VQG Núi Chúa tỉnh Ninh Thuận

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN2007

Nghị định 32

NHÓM IIA:

I Ngành Thông - Pinophita

1 Cycas pectinata Tuế lược, Thiên tuế Cycadaceae -Tuế VU

A1a,c,d, B1+2b,c,e

IIA

2 Cycas circinalis Thiên tuế tròn Cycadaceae -Tuế - IIA 3 Cycas micholitzii Thiên tuế lá chẻ Cycadaceae -Tuế VU A1a,c IIA II Ngành ngọc lan - Magnoliophida

4 Afzelia xylocarpa Gõ đỏ Caesalpiniaceae - Vang EN A1c,d IIA

5 Sindora siamensis Gõ mật Caesalpiniaceae-Vang

EN A1a,c,d IIA

6 Dalbergia cochinchinensis Trắc Fabaceae – Đậu EN A1a,c,d IIA

7 Pterocarpus macrocarpus Dáng hương trái to Fabaceae-Đậu EN A1a,c,d IIA

8 Stephania longa Lõi tiền Menispermaceae-Tiết dê - IIA

36. VQG Phước Bình tỉnh Ninh Thuận

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN2007

Nghị định 32

NHÓM IIA:

I Ngành Thông - Pinophita 1 Cycas siamensis Thiên tuế Cycadaceae-Tuế - IIA II Ngành ngọc lan - Magnoliophida 2 Markhamia stipulata Thiết đinh lá bẹ Bignoniaceae-Đinh VU IIA

Page 227: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

221

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN2007

Nghị định 32

B1+2a

3 Afzelia xylocarpa Gõ đỏ Caesalpiniaceae - Vang

EN A1c,d IIA

4 Sindora siamensis Gõ mật Caesalpiniaceae-Vang EN A1a,c,d IIA

5 Dalbergia cochinchinensis Trắc Fabaceae-Đậu EN A1a,c,d IIA

6 Pterocarpus macrocarpus Giáng hương Fabaceae-Đậu EN A1a,c,d IIA

7 Calocedrus macrolepis Bách xanh Cupressaceae-Hoàng đàn

EN A1a,c,d, B1+2b,c

IIA

37. KBT Bình Châu Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN2007

Nghị định 32

NHÓM IIA:

I Ngành Thông - Pinophita 1 Cycas sp. Tuế Cycadaceae -Tuế - IIA II Ngành ngọc lan - Magnoliophida

2 Afzelia xylocarpa Gõ đỏ Caesalpiniaceae-Vang EN A1c,d IIA

3 Sindora siamensis Gõ mật Caesalpiniaceae-Vang EN A1a,c,d IIA

4 Dalbergia cochinchinensis Trắc Fabaceae-Đậu EN A1a,c,d IIA

5 Dalbergia oliveri Cẩm lai Bà Rịa Fabaceae-Đậu EN A1a,c,d IIA 6 Pterocarpus macrocarpus Giáng hương Fabaceae-Đậu EN A1a,c,d IIA

7 Coscinium fenestratum Vàng đắng Menispermaceae-Tiết dê - IIA

8 Stephania sp. Bình vôi Menispermaceae-Tiết dê - IIA

38. KBT Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN2007

Nghị định 32

NHÓM IIA:

I Ngành Thông - Pinophita 1 Cycas circinalis Thiên tuế tròn Cycadaceae -Tuế - IIA

2 Cycas inermis Thiên tuế không gai Cycadaceae -Tuế - IIA

Page 228: B Nông nghi Tổng cục Lâm nghiệpvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/1627BCTV32 final.pdf · 1 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tổng cục Lâm nghiệp

222

TT Tên Latin Tên Việt Nam Họ Thực vật Sách Đỏ VN2007

Nghị định 32

II Ngành ngọc lan - Magnoliophida 3 Markhamia stipulata Thiết đinh Bignoniaceae-Đinh VU B1+2a IIA

4 Afzelia xylocarpa Gõ đỏ Caesalpiniaceae-Vang EN A1c,d IIA

5 Sindora siamensis Gõ mật Caesalpiniaceae-Vang EN A1a,c,d IIA

6 Dalbergia oliveri Cẩm lai Bà Rịa Fabaceae-Đậu EN A1a,c,d IIA 7 Pterocarpus macrocarpus Giáng hương Fabaceae-Đậu EN A1a,c,d IIA

8 Coscinium fenestratum Vàng đắng Menispermaceae-Tiết dê - IIA

9 Fibraurea tinctoria Hoàng đằng Menispermaceae-Tiết dê - IIA

10 Stephania japonica Dây mối Menispermaceae-Tiết dê - IIA

Phụ Lục 4: Bản đồ phân bố một số loài thực vật quy cấp quý hiếm