13
GV: Hoàng Thu Hà – Trường THCS Bắc Sơn BÀI GIẢNG: TIẾT 17: THÂN TO RA TỪ ĐÂU? STT Nội dung Phương pháp Mô tả hoạt động Chuẩn bị Thời gian 1 Khởi động Trò chơi: Tôi bảo 1. Chơi trò chơi: Tôi bảo. 2. Phạt trò chơi bằng cách: Múa, hát tùy chọn. 3. Dẫn vào chủ đề * Hướng dẫn cách chơi: - GV hô: “Tôi bảo tôi bảo” - HS hỏi: “Bảo gì bảo gì” - GV nói: “Tôi bảo các bạn vỗ tay 2 cái” - HS: Vỗ tay 2 lần - Khi GV hô “tôi bảo” thì người chơi phải làm theo. Nếu như HS không nói “tôi bảo” mà người chơi làm thì sẽ bị phạt. GV giới thiệu nội dung bài học: Trong quá trình sống cây không những cao lên mà còn to ra. Vậy thân to ra nhờ bộ phận nào? Thân cây gỗ trưởng thành có cấu tạo như thế nào? Để biết được cô trò mình cùng nghiên cứu nội dung bài học ngày hôm nay. 5’

Bài 19. Thân to ra do đâu_Hoàng Thu Hà_THCS Bắc Sơn

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bài 19. Thân to ra do đâu_Hoàng Thu Hà_THCS Bắc Sơn

GV: Hoàng Thu Hà – Trường THCS Bắc SơnBÀI GIẢNG: TIẾT 17: THÂN TO RA TỪ ĐÂU?

STT Nội dung

Phương pháp

Mô tả hoạt động Chuẩn bị Thời gian

1 Khởi động

Trò chơi: Tôi bảo

1. Chơi trò chơi: Tôi bảo.2. Phạt trò chơi bằng cách: Múa, hát tùy chọn.3. Dẫn vào chủ đề* Hướng dẫn cách chơi: - GV hô: “Tôi bảo tôi bảo”- HS hỏi: “Bảo gì bảo gì”- GV nói: “Tôi bảo các bạn vỗ tay 2 cái”- HS: Vỗ tay 2 lần- Khi GV hô “tôi bảo” thì người chơi phải làm theo. Nếu như HS không nói “tôi bảo” mà người chơi làm thì sẽ bị phạt.GV giới thiệu nội dung bài học:Trong quá trình sống cây không những cao lên mà còn to ra. Vậy thân to ra nhờ bộ phận nào? Thân cây gỗ trưởng thành có cấu tạo như thế nào? Để biết được cô trò mình cùng nghiên cứu nội dung bài học ngày hôm nay.

5’

2 Tầng phát sinh.

Hoạt động cá nhân, nhóm, trò chơi

Giáo viên chia lớp học thành 4 nhóm:GV: Chiếu 15.1 và 16.1, yêu cầu hs quan sát tìm ra sự khác nhau: Cấu tạo trong thân trưởng thành và thân non.HS xác định trên hình ảnh:- Ở thân trưởng thành có tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ mà thân non không có.

Hình 15.1, 16.1TLPT số 1Băng dính, bút dạ, giấy A1

15’

Page 2: Bài 19. Thân to ra do đâu_Hoàng Thu Hà_THCS Bắc Sơn

GV: Theo em nhờ bộ phận nào mà thân cây to ra được?( Vỏ, trụ giữa, cả vỏ và trụ giữa?) HS: Cả vỏ và trụ giữa.GV chiếu Slide hình ảnh về 2 tầng phát sinh (TLPT số 1)GV hướng dẫn HS xác định vị trí 2 tầng phát sinh bằng cách:GV: Dùng dao cạo cho bong lớp vỏ màu nâu để lộ phần màu xanh---> HS xác định là: Tầng sinh vỏ.GV: Dùng dao khía sâu đến lớp gỗ tách khẽ lớp vỏ này ra thấy nhớt --> HS xác định là: Tầng sinh trụ.GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK. GV chiếu Slide hình ảnh cấu tạo thân cây trưởng thành (TLPT số 1), HS quan sát: HĐ cá nhân theo 2 câu hỏi SGK/51:- Vỏ cây to ra nhờ bộ phận nào?- Trụ giữa to ra nhờ bộ phận nào?HS: HĐ (2’) lần lượt trả lời, nhận xét lẫn nhau.Giáo viên nhận xét đưa ra đ/á chuẩn: - Vỏ to ra nhờ sự phân chia các tế bào của mô phân sinh tầng sinh vỏ. - Trụ giữa to ra nhờ sự phân chia các tế bào của mô phân sinh tầng sinh trụ.GV: Các em đã biết vỏ to ra nhờ tầng sinh vỏ. Trụ giữa to ra nhờ tầng sinh trụ. Để biết vị và chức năng của 2 tầng này cô cùng cả lớp chơi 1 trò chơi:- Trò chơi: Trợ lí của tôi* Hướng dẫn cách chơi: 

Page 3: Bài 19. Thân to ra do đâu_Hoàng Thu Hà_THCS Bắc Sơn

Bước 1: - 1 người đóng vai trò là quản lí Nhiệm vụ: Chọn cho mình hai trợ lí để giúp việc Phân công nhiệm vụNhóm 1 :Tầng sinh vỏ Nhóm 2 : Tầng sinh trụ- 2 Trợ lí : Mỗi nhóm chọn 1 người Nhiệm vụ : giao việc cho các thành viên của nhóm mình (một nửa tìm hiểu về chức năng một nửa tìm hiểu về vị trí của tầng phát sinh)- Các thành viên trong nhóm tìm hiểu vấn đề được phân công ghi Bước 2 : -Mỗi trợ lí đánh giá chung các thành viên trong tổ, chọn 2 thành viên xuất sắc nhất trong nhóm lên đứng -> báo cáo kết quả của nhóm mìnhBước 3 : Đánh giá hai trợ lí ( tuyên dương - phê bình) GV: Đưa ra đ/á chuẩn.Đặc điểm Tầng sinh vỏ Tầng sinh trụ

-Vị trí

-Chức năng

- Nằm trong lớp thịt vỏ- Sinh ra phía ngoài lớp vỏ, phía trong lớp thịt vỏ

- Nằm giữa mạch rây và mạch gỗ- Sinh ra phía ngoài lớp mạch rây, phía trong lớp mạch gỗ

GV yêu cầu HS rút ra kết luận: -Thân gỗ to ra do sự phân chia các tế bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụGDMT :Giáo dục học sinh không nên bóc vỏ cây ảnh hưởng đến tầng phát sinh vỏ, trụ giúp cây phát triển tốt

Page 4: Bài 19. Thân to ra do đâu_Hoàng Thu Hà_THCS Bắc Sơn

3 Vòng gỗ hàng năm

Quan sát Giáo viên chiếu hình ảnh giới thiệu: Vòng gỗ hàng năm (TLPT số 2)HS quan sát kết hợp thông tin thảo luận trả lời câu hỏi:1. Vòng gỗ hàng năm là gì?2. Vì sao vòng gỗ có màu sáng hoặc sẫm.Đại diện các nhóm lên gắn và trình bày kết quả của nhóm mình, các nhóm còn lại đưa ra nhận xét. - Giáo viên nhận xét chốt kiến thức trên Slide và đưa ra đáp án:1. Do cây hấp thụ được nhiều thức ăn tầng sinh trụ tạo được nhiều mạch gỗ gọi là vòng gỗ hàng năm.2. Về mùa mưa, cây hấp thụ được nhiều thức ăn, tầng sinh trụ tạo ra nhiều mạch gỗ to, có thành mỏng, xếp thành 1 vòng dày, màu sáng.+ Về mùa khô, ít thức ăn, các tế bào gỗ sinh ra ít hơn, bé hơn, có thành dày, xếp thành 1 vòng mỏng, màu sẫm.GV liên hệ em cho biết nhân dân ta thường trồng cây vào mùa nàoddeer cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất?HS: Trả lời, nhận xét.GV nhận xét, KL: Trồng cây vào mùa mưa thời tiết thuận lợi giúp cây hấp thụ nhiều thức ăn sẽ tăng trưởng tốt hơn mùa khô.GV: Vậy muốn xác định tuổi của cây ta làm thế nào?HS: Đếm số vòng gỗ có thể xác định được tuổi của cây GV chiếu Slide H16.3 SGK, HD h/s đếm số vòng gỗ cho biết tuổi của cây.

TLPT số 2Bút dạ, giấy A4. Băng dính

H16.3

10p

4 Dác và ròng

GV chiếu hình yêu cầu HS quan sát hình vẽ, thân cây gỗ già cưa ngang cho biết có mấy miền? (TLPT số 3)HS: XĐ được 2 miền: ( Dác và ròng)

TLPT số 3Giấy A4, bút, băng dính

5p

Page 5: Bài 19. Thân to ra do đâu_Hoàng Thu Hà_THCS Bắc Sơn

GV chiếu H 16.2 hướng dẫn HS q/s kết hợp đọc thông tin SGK.GV: Phát giấy A4, bút, băng dính…HS: Hoạt động nhóm: So sánh dác và ròng theo bảng sau:

Dác Ròng

- Màu sáng, nằm ngoài- Gồm tế bào mạch gỗ vận chuyển nước, muối khoáng- Mềm hơn, hay bị mối mọt

- Màu thẫm, nằm trong- Gồm tế bào chết, vách dày, nâng đỡ cây- Rắn chắc hơn, chịu lực tốt, ít mối mọt

GV mở rộng: Khi làm cột nhà làm trụ cầu người ta sử dụng phần nào của gỗ?HS: Sử dụng phần ròngGV: Khi sử dụng gổ cần đúng thời kỳ, tránh khai thác bừa bãi.Hs cho thêm các ví dụ về công dụng của gỗ và các biện pháp bảo vệ .GV chiếu Slide hình ảnh gỗ dung trang trí, điêu khắc, XD công trình...GV: Vậy muốn có gỗ để có vật liệu làm nhà, cầu hay vật dụng bằng gỗ khác thì chúng ta phải làm gì?HS: Chúng ta phải tích cực trồng cây gây rừng,bảo vệ chăm sóc cây, không bẻ cành đu cây, không bóc vỏ cây, không trèo lên cây để chơi làm tróc vỏ cây....GV liên hệ: Theo em tiêu chuẩn nào để sử dụng gỗ hợp lí dựa vào cấu tạo cây?HS: Sử dụng đúng thời kì, không khai thác tràn lan bừa bãi, dẫn đến

Page 6: Bài 19. Thân to ra do đâu_Hoàng Thu Hà_THCS Bắc Sơn

rừng biến thành đất đồi trọc, lũ lụt, hạn hán, Đv mất nơi sinh sống...Giáo viên tổng kết bài họcQua ND bài học này các em thấy được cây rừng có vai trò rất quan trọng với sự sống trên trái đất nó điều hòa khí O2 và CO2 trong không khí, tổng hợp chất hữu cơ nuôi sống SV. Do vậy mỗi chúng ta cần tích cực trồng, chăm sóc, bảo vệ cây. Khi khai thác sử dụng đúng thời kì, tránh khai thác bừa bãi, phải biết lựa chọn gỗ tốt để sử dụng và có biện pháp phục hồi, trồng mới khi khai thác sử dụng

5 Củng cố *) Củng cố:GV chiếu Slide củng cố bài học bằng BĐTD: *) Hướng dẫn: - Học bài,trả lời câu hỏi SGK- Trả lời câu hỏi 4 * SGK.- Mỗi nhóm chuẩn bị 2 cốc, 2 bông hoa hồng trắng,1 cành cây bóc vỏ. Mạch rây sau 2 tuần hoặc 1 tháng.- Đọc “Em có biết ?”- Đọc, tìm hiểu trước bài 17 “Vận chuyển các chất trong thân” (tập làm thí nghiệm)

BĐTD 5p

Page 7: Bài 19. Thân to ra do đâu_Hoàng Thu Hà_THCS Bắc Sơn

Hình 15.2, 16.1:

Tài liệu phát tay số 1:

Page 8: Bài 19. Thân to ra do đâu_Hoàng Thu Hà_THCS Bắc Sơn

Tài liệu phát tay số 2:

Hình 16.3:

Page 9: Bài 19. Thân to ra do đâu_Hoàng Thu Hà_THCS Bắc Sơn

Tài liệu phát tay số 3:

Bản đồ tư duy: