210
Sách giáo khoa Tư pháp quốc tế của đđại học luật Hà nội Sách chuyên khảo về tư pháp quốc tế Tư pháp quốc tế - Lê Thị Nam Giang Tư pháp quốc tế ( 3 tập ) Nguyễn Ngọc Lâm Tư pháp quốc tế Việt nam Đỗ Văn Đại - Tạp chí Tạp chí Thông tin khoa học pháp lý Tạp chí Luật học Tạp chí nghiên cứu pháp lý Văn bản Trong nước Bộ luật dân sự và bộ luật tố tụng dân sự Nghị định 138/2006 hướng dẫn thi hành Luật tương trợ tư pháp Quốc tế Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt nam với các nước ( 14 hiệp định ) TỔNG QUAN VỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ I Khái niệm tư pháp quốc tế Lịch sử ra đời của tư pháp quốc tế : Thế kỷ thứ 5 sau công nguyên, đế quốc La mã tan rã và hình thành nên các quốc gia ở châu Âu cùng với sự phát triển mạnh mẽ các hoạt động giao thương. Trong khi đó, phương Đông vẫn hạn chế việc đi lại, hướng nội, tự cung tự cấp các qui chế pháp lý mới dần dần hình thành, bao gồm 2 qui chế cơ bản Qui chế pháp lý nhân thân chịu sự điều chỉnh của pháp luật của nước đang sinh sống Qui chế pháp lý lãnh thổ phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật sở tại 1

BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

  • Upload
    kim-anh

  • View
    1.774

  • Download
    3

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Sách giáo khoaTư pháp quốc tế của đđại học luật Hà nội

Sách chuyên khảo về tư pháp quốc tế Tư pháp quốc tế - Lê Thị Nam GiangTư pháp quốc tế ( 3 tập ) Nguyễn Ngọc LâmTư pháp quốc tế Việt nam Đỗ Văn Đại -

Tạp chíTạp chí Thông tin khoa học pháp lýTạp chí Luật họcTạp chí nghiên cứu pháp lý

Văn bảnTrong nước

Bộ luật dân sự và bộ luật tố tụng dân sựNghị định 138/2006 hướng dẫn thi hành Luật tương trợ tư pháp

Quốc tếHiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt nam với các nước ( 14 hiệp định )

TỔNG QUAN VỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ

I Khái niệm tư pháp quốc tếLịch sử ra đời của tư pháp quốc tế : Thế kỷ thứ 5 sau công nguyên, đế quốc La mã tan rã và hình thành nên các quốc gia ở châu Âu cùng với sự phát triển mạnh mẽ các hoạt động giao thương. Trong khi đó, phương Đông vẫn hạn chế việc đi lại, hướng nội, tự cung tự cấp các qui chế pháp lý mới dần dần hình thành, bao gồm 2 qui chế cơ bản

Qui chế pháp lý nhân thân chịu sự điều chỉnh của pháp luật của nước đang sinh sốngQui chế pháp lý lãnh thổ phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật sở tại

Vào thế kỷ 19, thuật ngữ tư pháp quốc tế chính thức ra đời ở Mỹ và được sử dụng phổ biến trên thế giới

Tư Quan hệ giữa cá nhân tổ chức, không có sự tham gia của yếu tố quyền lực nhà nước

( Công Quan hệ có sự tham gia của yếu tố quyền lực nhà nước )Pháp LuậtQuốc tế Liên quốc gia, yếu tố nước ngoài

Tư pháp quốc tế là pháp luật về quan hệ giữa các cá nhân tổ chức có yếu tố nước ngoài

1

Page 2: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Một số quốc gia như Úc, Anh, Mỹ không có khái niệm về luật quốc tế mà áp dụng khái niệm Luật xung đột ( conflict of law ) xuất phát từ quan điểm là nhiệm vụ cơ bản nhất của tư pháp quốc tế là giải quyết xung đột pháp luật giữa các hệ thống pháp luật của các quốc giaNhưng trong thực tế, tư pháp quốc tế còn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác bên cạnh nhiệm vụ giải quyết xung đột thuật ngữ tư pháp quốc tế vẫn phổ biến

Tư pháp quốc tế là 1 ngành luật quốc gia ( tuy có tính liên quốc gia ) và luôn luôn gắn liền với 1 quốc gia vẫn nằm trong phạm vi pháp luật của quốc gia Chú ý

Không nên ghép chung công pháp với tư pháp do Đối tượng điều chỉnh là khác nhau : công pháp áp dụng cho các quốc gia, tư pháp áp dụng cho cá nhânLuật quốc tế không giải quyết các vụ việc cho cá nhân đơn lẻ

Ví dụA công dân Việt nam và B công dân Việt nam đang cư trú ở Mỹ. B quyết định đầu tư về Việt nam để kinh doanh bất động sản và nhờ A đứng tên cho các tài sản tại Việt nam. Nhưng sau đó, A đã chiếm đoạt toàn bộ tài sản và B đã khởi kiện. Tòa nào sẽ thụ lý ? Luật no sẽ p dụng ? Nếu B là người nước ngoài ?

II Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế 1 - Đối tượng điều chỉnhLà các quan hệ xã hội ( mà pháp luật nhắm đến để điều chỉnh ) tồn tại khách quan ( khác với quan hệ pháp luật tồn tại theo ý chí của nhà nước ) có những đặc thù riêng : những quan hệ có tính chất dân sự ( tư ) và có yếu tố nước ngoài Tính dân sự

Chủ thể đa phần là cá nhân, pháp nhân, không mang yếu tố công quyềnQuan hệ được xác lập trên nguyên tắc tự do tự nguyện và bình đẳngKhách thể là lợi ích của cá nhân, nhu cầu hàng ngày, gắn liền với đời sống dân sựÝ chí của các bên đóng vai trò quyết định

Chú ý Tính chất của quan hệ được xác định theo chủ thể, cách thức thiết lập quan hệ, mục đích của quan hệ, nội dung của quan hệ

Yếu tố nước ngoàiĐiều 758 luật dân sự 2005 qui định chỉ cần thỏa mãn 1 trong 3 yếu tố sau đây thì được xem là quan hệ có yếu tố nước ngoài

Chủ thể có yếu tố nước ngoài : có thể bao gồm cả nhà nước, Cá nhân 1 bên chủ thể là người nước ngoài hay người Việt nam định cư ở nước ngoài

2

Page 3: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Pháp nhân 1 bên chủ thể là pháp nhân nước ngoài Chú ý Pháp luật Việt nam căn cứ vào nơi đăng ký thành lập là ở nước ngoài để xác định quốc tịch của pháp nhân. Tuy nhiên có quốc gia căn cứ vào nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp để xác định quốc tịch nước ngoài

Quốc gia 1 bên chủ thể không phải là quốc gia sở tại Chú ý Phải phụ thuộc vào sự công nhận của chính quốc gia sở tại cũng như chế định công nhận của luật quốc tế

Khách thể có yếu tố nước ngoàiTài sản hay hành vi liên quan nằm ở nước ngoài

Ví dụ Hợp đồng mua bán ký kết ở nước ngoàiHợp đồng gia công ký ở Việt nam nhưng hoạt động gia công thực hiện ở nước ngoàiHai công dân Việt nam cùng góp tiền mua nhà ở Mỹ và tranh chấp về quyền sở hữu

Sự kiện pháp lý phát sinh hay thay đổi có yếu tố nước ngoàiLà sự kiện làm phát sinh thay đổi chấm dứt quan hệ xảy ra ở nước ngoàiVí dụ Công dân Việt nam du lịch ở nước ngoài gặp nạn và quyết định lập di chúc ở nước ngoài sự kiện chết làm phát sinh quan hệ thừa kế & việc lập di chúc quyết định bản chất của quan hệ thừa kế : theo di chúc vì xảy ra ở nước ngoài nên có yếu tố nước ngoài

Chú ý Nếu không xác định được theo nơi xảy ra sự kiện thì sẽ xác định theo hệ thống pháp luật tác động lên sự việcVí dụ Người du lịch nếu chết trên tàu biển trong vùng biển quốc tế thì sẽ áp dụng hệ thống pháp luật của quốc gia mà tàu mang quốc tịch

Quan hệ lao động, hôn nhân gia đình, thương mại, thừa kế … đều có thể là quan hệ dân sự phạm vi điều chỉnh của tư pháp quốc tế khá rộng và có tính liên hệ với nhiều ngành luật khác trong pháp luật quốc gia

Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế không chỉ bao gồm các quan hệ pháp luật nội dung mà còn điều chỉnh 1 số quan hệ tố tụng, có tính chất đặc thù riêng của tư pháp quốc tế. Ví dụ : công nhận thi hành bản án, tương trợ tư pháp … thuật ngữ Luật xung đột không bao hàm được những nội dung này như thuật ngữ tư pháp quốc tế

Ý nghĩaGíup phân biệt được quan hệ là đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế với quan hệ là đối tượng điều chỉnh của các ngành luật công hay các ngành luật khác trong nước

3

Page 4: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Áp dụng đúng pháp luật để giải quyết chính xác Xác định được thẩm quyền giải quyết của các cơ quan nhà nước

2 - Phương pháp điều chỉnhLà cách thức ngành luật tác động lên các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh nhằm đạt được mục tiêu mong muốn. Mỗi một ngành luật có phương pháp điều chỉnh đặc thù khác nhau. Ví dụ : ngành luật dân sự : thỏa thuận, ngành luật hành chính : mệnh lệnh, ngành luật hình sự : quyền uy phục tùng,

Tư pháp quốc tế có 2 phương pháp điều chỉnh Phương pháp thực chất ( trực tiếp giải quyết vấn đề )

Tư pháp quốc tế tác động lên các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh thông qua các qui phạm pháp luật thực chất ( là qui phạm qui định 1 cách cụ thể cách thức hành xử của các chủ thể liên quan ) được áp dụng phổ biến và là phương pháp điều chỉnh cơ bản của tư pháp quốc tế

Chú ý Phần lớn các qui phạm pháp luật trong nước là qui phạm pháp luật thực chấtVí dụ Hợp đồng dân sự chỉ được xem là hợp pháp khi được lập thành văn bản và được công chứng

Có thể được ghi nhận trong hệ thống pháp luật quốc gia ( qui phạm thực chất thông thường ) Gía trị

ràng buộc chỉ trong phạm vi quốc gia các điều ước quốc tế ( qui phạm thực chất thống nhất ) Gía trị ràng buộc

đối với tất cả các quốc gia liên quan Ví dụ Việc kết hôn giữa chàng trai Việt nam 20 tuổi và cô gái Pháp 18 tuổi là hợp pháp

Ưu nhược điểmPhương pháp này giúp giải quyết hiệu quả, đưa ra được câu trả lời trực tiếp, cụ thể nhưng

Số lượng các điều ước quốc tế ký kết thì chưa nhiều và số lượng qui phạm thực chất trong mỗi điều ước lại không nhiều cơ sở áp dụng còn hạn chế

Không có khả năng thay đổi ứng biến linh hoạt để thích ứng được với tốc độ phát triển của các quan hệ dân sự quốc tế. Ví dụ : khi mục tiêu hạn chế gia tăng dân số không còn nữa thì qui định về lứa tuổi kết hôn sẽ không còn phù hợp

Việc xây dựng, ký kết khá phức tạp, tốn nhiều thời gian, công sứcPhương pháp xung đột ( gián tiếp giải quyết vấn đề )

Tư pháp quốc tế tác động lên các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh thông qua các qui phạm pháp luật xung đột

4

Page 5: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Ví dụ Việc kết hôn tại Việt nam giữa chàng trai Nga 18 tuổi và cô gái Pháp 18 tuổi cũng hợp pháp, nhưng phải viện dẫn thông qua luật hôn nhân gia đình của Việt nam

Có thể được ghi nhận trong hệ thống pháp luật quốc gia ( qui phạm thực chất thông thường ) Gía trị

ràng buộc chỉ trong phạm vi quốc gia. Ví dụ Đa số các qui phạm trong chương 7 bộ luật dân sự là qui phạm xung đột thông thường

các điều ước quốc tế ( qui phạm thực chất thống nhất ) Gía trị ràng buộc đối với tất cả các quốc gia liên quan

Ví dụ Qui phạm trong hiệp định tương trợ và hợp tác tư pháp với Nga là qui phạm xung đột thống nhất

Ưu nhược điểmPhương pháp này có thể giúp các cơ quan có thẩm quyền giải quyết được nhiều vấn đề, có tính thích ứng cao. Việc xây dựng qui phạm xung đột khá đơn giản, hiệu quả, linh hoạt. Không cần nhiều qui phạm xung đột để thích ứng với từng quan hệ cụ thể, thậm chí có thể sử dụng 1 qui phạm xung đột cho một hay nhiều nhóm quan hệ. Nhưng các qui phạm xung đột chỉ giải quyết gián tiếp vấn đề cho các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của tư pháp quốc tế

Hai phương pháp được phối hợp sử dụng đồng thời nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong thực tế : nếu có qui phạm thực chất thì áp dụng để giải quyết trực tiếp, nếu không có thì áp dụng qui phạm xung đột

Chú ý Nếu vấn đề cần giải quyết không được qui định bởi qui phạm thực chất lẫn qui phạm xung đột điều chỉnh thì sẽ áp dụng biện pháp tương tự

III Chủ thể của tư pháp quốc tế1 Khái niệmChú ý Nhà nước cũng có tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự. Ví dụ : di sản không người thừa kế sẽ thuộc về nhà nước, công ty ký kết hợp đồng với nhà nước để thực hiện dự án công

Chủ thể của tư pháp quốc tế là các chủ thể tham gia vào quan hệ mà tư pháp quốc tế điều chỉnh, Chủ thể của tư pháp quốc tế thường thể hiện yếu tố nước ngoài ( 1 bên hay cả 2 bên ) Chủ thể phổ biến của tư pháp quốc tế là các thể nhân và pháp nhân, ngoài ra nhà nước cũng có thể tham gia quan hệ trong những trường hợp cụ thể cá biệt

2 Các nhóm chủ thể của tư pháp quốc tếA Cá nhân – Người nước ngoài

5

Page 6: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Người nước ngoài là người không có quốc tịch của quốc gia sở tại ( nơi cơ quan có thẩm quyền đang giải quyết vấn đề ), bao gồm

Người có quốc tịch nước ngoài ( có thể đa quốc tịch nhưng phải không có quốc tịch Việt nam )Người không có quốc tịch không có liên hệ mật thiết với 1 hệ thống pháp luật của 1 quốc gia nào phải xác định theo các nguyên tắc chung : nơi sinh, nơi sinh sống …

Qui chế pháp lý áp dụng cho người nước ngoài : dựa trên các chế độ đối xử cơ bản như Chế độ tối huệ quốc : Người nước ngoài từ các quốc gia nước ngoài khác

nhau thì được đối xử tương tự nhau Chế độ đãi ngộ như công dân : Hưởng quyền và nghĩa vụ như công dân

của quốc gia sở tại Chế độ có đi có lại : Quốc gia A đối xử tốt với công dân của B tương tự

quốc gia B đối xử tốt với công dân của A, theo nghĩa tích cực Chế độ đãi ngộ đặc biệt : Nhân viên ngoại giao hưởng các quyền và nghĩa

vụ đặc biệt Chế độ báo phục quốc : Cũng chính là nguyên tắc có đi có lại nhưng theo

nghĩa tiêu cực, dùng để trả đũa lẫn nhauChú ý Chế độ tối huệ quốc và đãi ngộ như công dân thường được áp dụng và ghi nhận trong các điều ước quốc tế

Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được luật dân sự 2005 qui định. Ví dụ điều 761 luật dân sự qui định năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài

B Pháp nhân nước ngoàiPháp nhân nước ngoài là pháp nhân không mang quốc tịch Việt nam Quốc tịch của pháp nhân thường được xác định theo

Nơi đăng ký thành lập ở các nước áp dụng luật thành vănNơi đặt trụ sở chính ở các nước áp dụng luật bất thành văn ( Anh, Mỹ )Nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh chính Trung đông

Chú ýCũng có trường hợp quốc gia xác định theo quốc tịch của chủ tịch công ty, người có cổ phần cao nhất.Pháp nhân cũng có thể có nhiều quốc tịch ( nghĩa vụ tăng lên, phải đóng thuế nhiều lần thường lợi bất cập hại, và gây khó khăn trong việc quản lý, xử lý pháp nhân)

Pháp nhân luôn phải chịu tác động đồng thời của 2 hệ thống pháp luật : Pháp luật của quốc gia sở tại Chi phối các hoạt động cụ thể của pháp nhân được tiến hành trên lãnh thổ quốc gia sở tại

6

Page 7: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Pháp luật của quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch Các vấn đề pháp lý của pháp nhân : sáp nhập, chia tách, giải thể phá sản … sẽ do pháp luật của quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch chi phốiChú ý Pháp luật của quốc gia sở tại tuyệt đối không thể can thiệp vào các vấn đề pháp lý của pháp nhân. Trong khi đó pháp luật của quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch có thể chi phối các hoạt động cụ thể của pháp nhân

Qui chế pháp lý áp dụng cho pháp nhân sẽ dựa trên chế độ tối huệ quốc ( # qui chế thương mại bình thường vĩnh viễn )Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được qui định tại điều 765 luật dân sự

C Quốc giaQuốc gia là chủ thể đặc biệt của tư pháp quốc tế: là chủ thể có chủ quyền Pháp luật các nước đều thừa nhận các quyền miễn trừ của quốc gia :

Quyền miễn trừ tư pháp quốc gia không thể bị xét xử bởi bất kỳ tòa án của bất kỳ quốc gia nào

( nếu không có sự đồng ý của chính quốc gia đó ), quốc gia không bị áp dụng các biện pháp pháp lý trong quá trình tố tụng.

Ví dụ phong tỏa tài khoản quốc gia được miễn trừ áp dụng các biện pháp thi hành án

Quyền bất khả xâm phạm về tài sản Không có chủ thể nào được xử lý tài sản quốc gia (nếu không có sự đồng ý

của chính quốc gia đó ) Không có hệ thống pháp luật nào được xử lý ??? ( quốc gia tự xử lý, theo

qui định của pháp luật quốc gia ) Nhằm bảo vệ chủ quyền của quốc gia. Nhưng trong thực tế, quốc gia thường phải từ bỏ 1 hay toàn bộ những quyền trên để có thể thực hiện ký kết, giao dịch

IV Nguồn của tư pháp quốc tế1 Khái niệmVề lý luận chung, nguồn là nơi xuất phát, là nơi chứa đựng Nguồn luật là nơi chứa đựng các qui phạm pháp luật, có thể tồn tại dưới 3 hình thức

Văn bản qui phạm pháp luậtTập quán pháp Tiền lệ pháp được ghi nhận trong các bản án hay phán quyết trước đây

Đặc điểm Nguồn của tư pháp quốc tế là các hình thức chứa đựng các qui phạm và nguyên

tắc được áp dụng để điều chỉnh đối với các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế

Nguồn của tư pháp quốc tế có thể tồn tại trong các văn bản qui phạm pháp luật, tập quán pháp hay tiền lệ pháp

7

Page 8: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là các quan hệ vượt ra khỏi biên giới quốc gia, liên quan đến pháp luật quốc tế

nguồn của tư pháp quốc tế bao gồmĐiều ước quốc tế : Văn bản qui phạm pháp luật Pháp luật quốc gia : có thể tồn tại dưới bất kỳ hình thức nàoTập quán quốc tế : Tiền lệ pháp Các loại nguồn khác

2 Các loại nguồn của tư pháp quốc tếA Điều ước quốc tếLà sự thỏa thuận giữa các quốc gia và các chủ thể của luật quốc tế trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nhằm xác lập các quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế của các chủ thểVí dụ Hiệp định tương trợ tư pháp,

Công ước Viên chứa đựng các qui phạm điều chỉnh các quan hệ thương mại Chú ý Các điều ước quốc tế khi đáp ứng điều kiện có hiệu lực ( qui định trong pháp luật quốc tế và quốc gia, hay trong chính điều ước ) thì sẽ trở thành nguồn của công pháp quốc tế

Để trở thành nguồn của tư pháp quốc tế, các điều ước quốc tế phải đồng thời đáp ứng được 2 điều kiện Điều kiện về nội dung

Các điều ước quốc tế phải nhằm mục đích điều chỉnh hay có nội dung qui định về các nhóm quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế

Ví dụHiệp định tương trợ tư pháp, hiệp định thương mại, đầu tư, điều ước quốc tế đa phương, hiệp định áp dụng cho hợp đồng là nguồn của tư pháp quốc tếHiệp định biên giới trên bộ giữa Việt nam và Trung quốc không là nguồn của tư pháp quốc tế do chỉ điều chỉnh quan hệ về biên giới giữa 2 quốc gia ( quan hệ công pháp quốc tế )

Điều kiện có hiệu lực của các điều ước quốc tế Về chủ thể ký kết : phải là chủ thể của luật quốc tế và phải đúng thẩm quyền được pháp luật ( của quốc gia hay các tổ chức quốc tế ) qui định Về hình thức : phải được lập thành văn bản

Chú ý Điều ước quân tử chỉ là là lời hứa giữa các vua, không được lập thành văn bản nhưng được tự nguyện tôn trọng từng được áp dụng trong lịch sử nhưng hiện nay không còn giá trị

Về nội dung : phải đảm bảo phù hợp với pháp luật quốc tế và các nguyên tắc chung của pháp luật ( tinh thần pháp luật : công bằng hợp lý ) Phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng

8

Page 9: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Điều ước quốc tế với tư cách là nguồn của tư pháp quốc tế sẽ được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ quốc tế trong các trường hợp

Áp dụng cho các quốc gia thành viên của điều ước Các bên chủ thể không là các quốc gia thành viên của điều ước trong quan hệ

cũng có thể thỏa thuận chọn điều ước quốc tế để áp dụng ( khi không trái với pháp luật của các quốc gia liên quan ) thường áp dụng để giải quyết các quan hệ hợp đồng

Chú ý Trong công pháp quốc tế, các quốc gia không phải là thành viên của điều ước vẫn có quyền sử dụng điều ước quốc tế : như là những qui phạm tập quán áp dụng theo thỏa thuận lựa chọn

Điều ước quốc tế là loại nguồn có giá trị pháp lý cao nhất và luôn được ưu tiên áp dụng để xử lý Nếu có sự khác biệt với pháp luật quốc gia thì quốc gia sẽ phải áp dụng các qui định của điều ước quốc tế

Chú ýNgoại lệ là Hoa kỳ không áp dụng ưu tiên điều ước quốc tế trong tư pháp quốc tếTrong công pháp quốc tế, điều ước quốc tế chỉ là loại nguồn cơ bản, không có giá trị cao hơn pháp luật quốc gia

B Pháp luật quốc gia Pháp luật quốc gia được coi là nguồn của tư pháp quốc tế là toàn bộ hệ thống của pháp luật quốc gia, bao gồm tất cả các hình thức nguồn có thể chứa đựng bên trong hệ thống : văn bản, tập quán, án lệPháp luật quốc gia là loại nguồn phổ biến và được áp dụng rất rộng rãi trong tư pháp quốc tế ( do số lượng điều ước quốc tế được ký kết còn giới hạn, khác với pháp luật quốc gia có phạm vi bao quát rất rộng các lĩnh vực khác nhau)Pháp luật quốc gia sẽ được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế trong các trường hợp

Có sự dẫn chiếu của qui phạm pháp luật xung độtDựa vào sự thỏa thuận giữa các bên

Ví dụ Tuy có những trường hợp điều chỉnh đương nhiên như sự áp dụng của pháp luật quốc gia lên cá nhân có quốc tịch, nhưng khi xử lý thực tế vẫn cần có sự cụ thể hóa bằng các qui định trong các qui phạm xung đột để các cơ quan có thẩm quyền áp dụng Các quốc gia không được đương nhiên áp dụng pháp luật của mình để giải quyết

Pháp luật quốc gia là nguồn của tư pháp quốc tế là loại nguồn có giá trị pháp lý cao và được ưu tiên áp dụng sau điều ước quốc tế ( chỉ khi quốc gia là thành viên của điều ước quốc tế )

C Tập quán quốc tếVề nguyên tắc, tập quán là những cách thức xử sự có

9

Page 10: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Tính lịch sử truyền thống hình thành trong 1 thời gian dài Tính ổn định không thay đổi, thường xuyên, lập đi lập lại Được thừa nhận rộng rãi trong 1 khu vực địa lý hay trong 1 cộng đồng nào đóTính hợp pháp phù hợp với các qui định của pháp luật, hay các nguyên tắc chung của pháp luật ( do tập quán thường được áp dụng ở những lĩnh vực mà pháp luật chưa có qui định cụ thể )

Tập quán quốc tế là nguồn của tư pháp quốc tế là những qui tắc xử sự được hình thành lâu đời trong thực tiễn pháp lý quốc tế, được thừa nhận rộng rãi trong 1 cộng đồng hay khu vực địa lý nhất định, được áp dụng ổn định thường xuyên, lập đi lập lại, có nội dung phù hợp với pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế

Chú ý Tập quán trong công pháp quốc tế là cách thức hành xử của các chủ thể luật quốc tế ( quốc gia ) khác với tập quán của tư pháp quốc tế là cách thức hành xử của các chủ thể cá thể trong các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế Ví dụ Hành xử trên biển Đông của các quốc gia là tập quán của công pháp quốc tế Hành xử của các chủ tàu trong khu vực cảng hay vùng biển là tập quán của tư

pháp quốc tếTập quán quốc tế là loại nguồn được áp dụng chủ yếu trong các quan hệ thuộc lĩnh vực thương mại, hàng hải.

Ví dụ Quan hệ pháp luật về sở hữu không áp dụng tập quán mà chỉ áp dụng pháp luật quốc gia mà thôi tránh được sự tùy tiện trong giải quyết Trong khi đó, tập quán phát huy vai trò rất tốt trong lĩnh vực thương mại, hàng hải Do bản chất của các quan hệ pháp luật dân sự khác ( dân sự, hôn nhân, lao động ) có tính chất ổn định và thường nằm trong phạm vi điều chỉnh của các qui định của pháp luật quốc gia do không quá phức tạp. Nhưng các điều kiện trong quan hệ hợp đồng thương mại thường phụ thuộc chủ yếu vào sự thỏa thuận giữa các bên, rất phức tạp, không đưa vào khuôn khổ được Áp dụng tập quán quốc tế sẽ hiệu quả hơn rất nhiềuVí dụ Incoterm giúp hạn chế tranh chấp giữa các bên

Các qui phạm tập quán quốc tế được ghi nhận thường được xem là qui định bổ sung khi pháp luật thực định ( pháp luật thành văn cụ thể ) không có các qui định cụ

thể phải phù hợp với pháp luật, không trái với các nguyên tắc của pháp luật quốc gia

Hay khi các chủ thể trong quan hệ thỏa thuận lựa chọn tập quán để áp dụng thỏa thuận lựa chọn phải phù hợp với pháp luật, không trái với các nguyên tắc của pháp luật quốc gia

Tập quán quốc tế có giá trị pháp lý thấp hơn điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia Thứ tự áp dụng sẽ là qui phạm điều ước – Pháp luật quốc gia – Tập quán quốc tế

10

Page 11: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Chú ý Một số quốc gia phương Tây có thể chấp nhận các học thuyết chính trị pháp lý có thể là nguồn trong giai đoạn đầu tiên nhưng sau đó thì chúng sẽ trở thành án lệ : là loại nguồn quan trọng giúp cho pháp luật ngày càng phát triển hoàn thiệnTuy vậy hiện nay Việt nam vẫn chưa thừa nhận hình thức này

V Mối quan hệ giữa tư pháp quốc tế và các ngành luật khác1 Tư pháp quốc tế và công pháp quốc tếTư pháp quốc tế chính là luật tư quốc tế : Bản chất là luật tư được áp dụng trên phạm vi quốc tế Không có mối quan hệ hữu cơ đương nhiên với công pháp quốc tế ( luật công quốc tế ) mà là 2 mảng riêng biệt

Chú ý Không thể hiểu là luật quốc tế tư : luật quốc tế áp dụng trong lĩnh vực tư do chủ thể luật quốc tế là các quốc gia, không tồn tại mối quan hệ tư giữa các quốc gia

Các điểm tương đồng Đều có tính chất vượt ra khỏi quốc gia ( nhưng ở mức độ khác nhau )

Tư pháp Vừa ra khỏi biên giớiCông pháp Bước vào biên giới quốc gia khác

Cùng sử dụng 1 số loại nguồn : điều ước quốc tế, tập quán Chú ý Điều ước của tư pháp đương nhiên là điều ước của công pháp, nhưng điều ước của công pháp nhưng không Điều ước của tư pháp

Còn lại thì các phương pháp điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh, chủ thể tham gia … đều khác nhau hoàn toàn không có điểm chung cơ bản, không có mối liên hệ hữu cơ

2 - Tư pháp quốc tế với các ngành luật tư trong nước Đối tượng điều chỉnh Trước khi là quan hệ quốc tế thì quan hệ được điều

chỉnh đã phải là đối tượng điều chỉnh của các ngành luật trong nước Phương pháp điều chỉnh các phương pháp điều chỉnh đặc thù của các ngành luật

tư trong nước cũng được tư pháp quốc tế sử dụng phù hợp với các ngành luật tương ứng của các nhóm quan hệ cụ thể

Qui phạm pháp luật Qui phạm đặc thù của tư pháp quốc tế vẫn nằm trong các qui phạm của các ngành luật trong nước

Chủ thể chủ thể của tư pháp quốc tế cũng trước hết là các chủ thể của các ngành luật trong nước, chỉ có thêm yếu tố nước ngoài

Tư pháp quốc tế có mối quan hệ hữu cơ rất chặt chẽ không thể tách rời với các ngành luật tư trong nước, được xây trên nền tảng chung là pháp luật quốc gia các qui phạm pháp luật của tư pháp quốc tế không cần phải tách ra khỏi pháp luật quốc gia (chỉ còn lại các quan hệ tố tụng là độc lập)

11

Page 12: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Chú ý Công pháp nằm trên pháp luật quốc gia còn tư pháp quốc tế nằm trong pháp luật quốc gia không có điểm chung

Kiểm tra Phân tích nội dung và ý nghĩa của các quyền miễn trừ tư pháp dành cho quốc gia khi quốc gia tham gia vào các quan hệ của tư pháp quốc tế. Cho biết quan điểm riêng của anh chị về việc ghi nhận các quyền miễn trừ nàyHãy chứng minh tư pháp quốc tế là 1 ngành luật độc lập và thuộc hệ thống pháp luật quốc gia Chú ý

Để chứng minh là ngành luật riêng, cần phải xác định 4 yếu tố Đối tượng điều chỉnh riêngPhương pháp điều chỉnh riêngNhiệm vụ riêngHệ thống nguồn riêng

CHƯƠNG IIXUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VÀ VẤN ĐỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI

I Xung đột pháp luật1 Khái niệm xung đột pháp luật Xung đột pháp luật là hiện tượng có 2 hay nhiều hệ thống pháp luật cùng có thể áp dụng để điều chỉnh 1 quan hệ của tư pháp quốc tế và giữa các hệ thống pháp luật này có sự khác biệt về các qui định cụ thể khi giải quyết cùng 1 vấn đề pháp lý

Ví dụ Pháp luật Việt nam qui định nam từ 20, nữ từ 18 có thể kết hôn. Nhưng pháp luật Pháp qui định cả nam lẫn nữ từ 18 có thể kết hôn

Hiện tượng xung đột pháp luật có thể phát sinh phổ biến trong rất nhiều nhóm quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế.

Chú ý Tuy nhiên trong 1 số chế định cụ thể cá biệt thì hiện tương xung đột đó không xảy ra

Quan hệ thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ Quan hệ tố tụng tòa án trọng tài

Xung đột pháp luật có tác động tiêu cực nhất định đến cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia liên quan cũng như các chủ thể trong quan hệ được điều chỉnh:

Tòa án phải xác định hệ thống pháp luật phù hợp kéo dài thời gian giải quyết vấn đề

Các bên liên quan phải chờ đợi do vấn đề không thể giải quyết ngay ảnh hưởng việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các bên

12

Page 13: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Chú ý Xung đột pháp luật cũng có tác động tích cực : việc tiếp cận với các khác biệt sẽ giúp các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia liên quan nhận thấy các điểm mạnh yếu của hệ thống pháp luật quốc gia trong tương quan với các hệ thống pháp luật khác trên thế giới, qua đó giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia

Sự khác biệt sẽ chỉ xảy ra giữa các hệ thống pháp luật của các quốc gia ( sẽ giải quyết thông qua việc lựa chọn ) khác với các mâu thuẫn giữa các ngành luật bên trong hệ thống pháp luật của quốc gia ( được giải quyết bằng nguyên tắc luật chung được ưu tiên áp dụng ).

Chú ý Hiện tượng xung đột pháp luật cũng có thể xảy ra trong các nhà nước liên bang, giữa các hệ thống pháp luật của từng bang

2 Nguyên nhân xung đột pháp luậtSự xuất hiện nhiều hệ thống pháp luật cùng có thể áp dụng, đặt trong mối quan hệ tương tác với nhau do bản chất của các quan hệ do tư pháp quốc tế điều chỉnh là có yếu tố nước ngoài, tạo ra khả năng áp dụng nhiều hệ thống pháp luật : điều kiện cần Hiện tượng xung đột pháp luật chỉ có thể xảy ra trong phạm vi các quan hệ được điều chỉnh bởi tư pháp quốc tế

Chú ý Trong các ngành luật công, nguyên tắc chủ quyền và lãnh thổ quốc gia sẽ đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật quốc giaChú ý Không phải trong quan hệ nào của tư pháp quốc tế cũng xảy ra xung đột pháp luật. Ví dụ :

Quan hệ sở hữu trí tuệ do cũng bị chi phối bởi nguyên tắc lãnh thổ : đăng ký sở hữu trí tuệ chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Khi tranh chấp xảy ra ở nước ngoài thì cũng chỉ dẫn chiếu đến việc áp dụng các điều ước quốc tế mà thôi ( chứ không phải luật nước ngoài ) Quan hệ tố tụng do luật tố tụng là luật hình thức, cũng gắn liền với nguyên tắc chủ quyền luôn áp dụng luật của nước có tòa án xét xử, được thực thi để bảo vệ chủ quyền quốc gia

Điều kiện đủ để xung đột pháp luật có thể xảy ra là sự khác biệt giữa các qui phạm cụ thể khi giải quyết các vấn đề cụ thể giúp ích cho việc xác định các phương pháp giải quyết xung đột pháp luật phù hợp

3 Phương pháp giải quyết xung đột pháp luậtDo bản chất của quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài là khách quan, không thể thay đổi việc thay đổi điều kiện cần của xung đột pháp luật là ngoài tầm kiểm soát của các quốc gia. Họ chỉ cố gắng loại bỏ điều kiện đủ bằng cách thay đổi luật và làm mất sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật.

A - Ban hành các qui phạm pháp luật thực chất

13

Page 14: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Để loại bỏ sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật và làm mất đi hiện tượng xung đột pháp luật, các quốc gia tiến hành

Hài hòa hóa pháp luật ( hòa hợp hóa pháp luật ) : tự thay đổi các qui phạm pháp luật thực chất trong hệ thống pháp luật quốc gia tạo ra các qui phạm thực chất giống nhau để giải quyết xung đột

Pháp điển hóa ( bổ sung các qui định còn thiếu ) tạo ra các qui phạm thực chất mới để giải quyết xung đột

Thống nhất hóa ( thông qua việc ký kết các điều ước quốc tế ) tạo ra các qui phạm thực chất thống nhất mới để giải quyết xung đột

Ưu điểm Gỉai quyết được các xung đột pháp luật nhưng lại phụ thuộc vào khả năng thực hiện và triển khai của từng quốc gia : sự khác biệt này sẽ làm hạn chế số lượng điều ước được ký kết và làm chậm lại quá trình chung

B - Ban hành và áp dụng các qui phạm xung độtVí dụ Công ty Việt nam A mua thiết bị của công ty Hàn quốc B, ký kết hợp đồng tại Thái lan, có thỏa thuận áp dụng luật của Trung quốc. Nếu tòa án Việt nam giải quyết xung đột thì sẽ áp dụng luật Trung quốc để xử lý Qui phạm pháp luật xung đột có thể được qui định trong pháp luật quốc gia hay các điều ước quốc tế là biện pháp giải quyết xung đột tối ưu cho việc chọn hệ thống pháp luật : dễ qui định, linh hoạt, áp dụng dễ dàng

Chú ý Qui phạm pháp luật không giải quyết trực tiếp nội dung của quan hệ nên không phải là biện pháp tối ưu để xử lý quan hệ đưa ra kết luận cuối cùng

II Qui phạm pháp luật xung đột1 Khái niệmQui phạm pháp luật xung đột là qui phạm pháp luật qui định nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải quyết các quan hệ pháp luật cụ thể của tư pháp quốc tế ( không qui định nguyên tắc hành xử của các bên mà chỉ trả lời cho câu hỏi luật nào được áp dụng )Qui phạm pháp luật xung đột tác động lên chủ thể đặc biệt là cơ quan có thẩm quyền giải quyết của quốc gia liên quan ( tòa án ) không phải là các bên trong quan hệ dân sự Qui phạm pháp luật xung đột được qui định rải rác trong tất cả các nguồn của tư pháp quốc tế ( tất cả các ngành luật có liên quan đến tư pháp quốc tế ) khác với các qui phạm pháp luật khác thường tập trung trong 1 bộ luật

Qui phạm pháp luật xung đột được qui định chủ yếu và phổ biến trong pháp luật quốc gia : gọi là qui phạm pháp luật trong nước hay qui phạm pháp luật xung đột thông thường. Qui phạm pháp luật xung đột có thể được ghi nhận trong các điều ước quốc tế : qui phạm pháp luật xung đột thống nhất

14

Page 15: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Chú ý Qui phạm pháp luật xung đột sẽ không sử dụng tập quán do tập quán chỉ qui định về cách thức hành xử. Trong khi đó có thể qui phạm pháp luật thực chất có thể sử dụng tập quán

Qui phạm pháp luật xung đột có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau và tùy thuộc vào các tiêu chí đánh giá mà nó có thể được phân ra nhiều nhóm xung đột cụ thể

Dựa vào hình thức qui phạm : Qui phạm xung đột 1 bên sẽ dẫn chiếu đến 1 hệ thống pháp luật duy

nhất và hệ thống pháp luật đó luôn luôn xác định : là pháp luật của quốc gia ban hành qui phạm

Ví dụ khoản 1 điều 769 luật dân sự Qui phạm nhiều bên dẫn chiếu đến 1 hệ thống pháp luật bất kỳ

nào đó, không xác định Ví dụ

Dựa vào tính chất ràng buộc của qui phạm Qui phạm xung đột mệnh lệnh : qui định nguyên tắc áp dụng pháp luật bắt

buộc, không được lựa chọnVí dụ khoản 1 điều 769 luật dân sự

Qui phạm xung đột tùy nghi : chỉ ra các khả năng áp dụng pháp luật và việc xác định hệ thống pháp luật áp dụng sẽ phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể kèm theo

Ví dụ Áp dụng luật giải quyết tranh chấp hợp đồng Dựa vào phạm vi áp dụng qui phạm

Qui phạm pháp luật xung đột về lĩnh vực nhân thân : quốc tịch, nơi cư trú

2 Cấu trúcChú ý

Qui phạm pháp luật luôn luôn có đầy đủ cả 3 bộ phậnGỉa định Điều kiện áp dụngQui định Như thế nàoChế tài Không làm thì bị thế nào

Một qui phạm pháp luật có thể được diễn giải trong nhiều điều luật. Và chỉ điều luật mới có thể khuyết phần giả định

Qui phạm xung đột chỉ bao gồm 2 bộ phận Phạm vi ( # giả định ) bối cảnh điều kiện qui phạm được áp dụng

Hệ thuộc ( # qui định ) chỉ ra nguyên tắc áp dụng pháp luật Ví dụ Dựa trên yếu tố quốc tịch, nơi cư trú, nơi hành vi được thực hiện,

Chú ý Qui phạm xung đột không cần có phần chế tài do qui phạm xung đột không quan tâm đến cách hành xử, thực hiện cụ thể hay xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi của các bên

15

Page 16: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Câu hỏi So sánh qui phạm pháp luật xung đột và qui phạm xung đột

3 Một số hệ thuộc xung đột cơ bảnA Hệ thuộc luật nhân thânLà nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải quyết xung đột pháp luật liên quan đến các quan hệ có yếu tố nước ngoài dựa vào các yếu tố nhân thân của đương sự bao gồm 2 dấu hiệu cơ bản : quốc tịch và nơi cư trú

Hệ thuộc luật quốc tịch của cá nhânVề nguyên tắc, mỗi cá nhân đều có mối quan hệ pháp lý mật thiết với một nhà nước, sẽ được hưởng những quyền và sự bảo hộ của quốc gia, cũng như phải chịu những nghĩa vụ pháp lý mà quốc gia qui định.Nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải quyết xung đột pháp luật liên quan đến các quan hệ có yếu tố nước ngoài dựa trên dấu hiệu quốc tịch Cá nhân mang quốc tịch của quốc gia nào thì sẽ chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật quốc gia đóCác quốc gia châu Âu lục địa với hệ thống luật thành văn thường áp dụng hệ thuộc quốc tịch

Tuy vậy có những trường hợp dấu hiệu quốc tịch không rõ ràngTrường hợp cá nhân không có quốc tịch

Trẻ em sinh của cha mẹ không có quốc tịch sinh ra ở quốc gia áp dụng nguyên tắc huyết thống ) hay Cha mẹ của quốc gia sinh con ở nơi không xác định được Khi cá nhân tự nguyện thôi quốc tịch mà chưa có quốc tịch mớiĐương nhiên mất quốc tịch ( cá nhân không cư trú trong nước 1 thời gian theo pháp luật quốc gia qui định, bị tước quốc tịch )

không áp dụng được hệ thuộc luật quốc tịch mà phải áp dụng các hệ thuộc khác ( nơi cư trú v.v… )Trường hợp đa quốc tịch

Trẻ của cha mẹ thuộc quốc gia áp dụng nguyên tắc huyết thống lại sinh ra ở quốc gia áp dụng nguyên tắc nơi sinhThưởng quốc tịch

Khi đó để xác định hệ thống luật được áp dụng, người ta sẽ Sử dụng thêm mối liên hệ mật thiết để xác định quốc tịch. Ví dụ : quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân chủ yếu của đương sự đa quốc tịch ở đâu thì áp dụng quốc tịch của nơi đóSử dụng thêm mối quan hệ nơi cư trú để xác định quốc tịch. Ví dụ Khi đang xét xử, đương sự đa quốc tịch đang cư trú chủ yếu ở Pháp thì áp dụng luật PhápNếu tất cả những dấu hiệu cụ thể trên vẫn chưa giúp giải quyết được vấn để thì sẽ áp dụng nguyên tắc luật tòa án

16

Page 17: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Hệ thuộc luật nơi cư trúNhững quốc gia coi trọng qui chế lãnh thổ sẽ áp dụng hệ thuộc nơi cư trú : luật áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật sẽ là pháp luật của nơi đương sự cư trúNơi cư trú phải hợp pháp, bảo đảm tính ổn định lâu dài hình thức giấy chứng nhận, giấy phép cư trú lâu dàiCác quốc gia thuộc hệ thống luật án lệ ( Anh Mỹ ) thường áp dụng hệ thuộc luật nơi cư trú

Nếu không xác định được nơi cư trú thìÁp dụng nguyên tắc luật tòa ánÁp dụng luật quốc tịch hay

Nếu nhiều nơi cư trú thì Áp dụng thêm dấu hiệu mối liên hệ mật thiết Áp dụng nguyên tắc luật tòa án

Phạm vi áp dụng của luật nhân thânCác quan hệ liên quan đến yếu tố nhân thân của đương sự nếu có xung đột thì thường áp dụng hệ thuộc luật nhân thân

Đây là hệ thuộc cực kỳ quan trọng do yếu tố nhân thân thường đóng vai trò chủ đạo trong phần lớn các quan hệ tư pháp quốc tế

B Hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhânPháp nhân sẽ được hưởng những quyền và sự bảo hộ của quốc gia, cũng như phải chịu những nghĩa vụ pháp lý mà quốc gia qui định ( thuế, tài chính, trưng dụng trưng thu trang thiết bị cho những trường hợp khẩn cấp … )Pháp nhân mang quốc tịch của quốc gia nào thì đương nhiên sẽ chịu sự điều chỉnh của quốc gia đó.

Quốc tịch của pháp nhân có thể được xác định thông quaNơi đăng ký thành lập ( các quốc gia áp dụng luật thành văn )Nơi đóng trụ sở của pháp nhân ( các quốc gia Anh Mỹ áp dụng luật án lệ )Nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh chính của pháp nhân ( các quốc gia Trung đông áp dụng )

Chú ý Có những trường hợp cá biệt mà quốc tịch của pháp nhân có thể được xác định theo quốc tịch của người đứng đầu pháp nhân

Pháp nhân không thể không có quốc tịch ( trừ trường hợp các tổ chức phản động )Pháp nhân có thể có nhiều quốc tịch

17

Page 18: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Chú ý Pháp nhân đa quốc tịch là trường hợp ít được mong đợi do doanh nghiệp thường phải chịu nhiều nghĩa vụ hơn, nhà nước thường phải quản lý khó khăn hơn, ẩn chức các mâu thuẫn về tài phán ( giải quyết phá sản )

Khi pháp nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ quốc gia sở tại thì việc lựa chọn hệ thống pháp luật để áp dụng sẽ dựa trên sự phân định lĩnh vực tác động

Số phận pháp lý của pháp nhân sẽ do luật quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch quyết định, bao gồm

Thành lập, nguyên tắc tổ chức hoạt độngQuyền và nghĩa vụ đối với nhà nước mà pháp nhân mang quốc tịch : báo cáo tài chính, thuế, …Sáp nhập, giải thể, chia tách,

Các hoạt động kinh doanh cụ thể của pháp nhân được tiến hành trên lãnh thổ của quốc gia sở tại sẽ được điều chỉnh bởi luật quốc gia sở tại

C Luật nơi thực hiện hành vi Nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải quyết xung đột pháp luật liên quan đến các quan hệ có yếu tố nước ngoài sẽ dựa vào nơi hành vi tương ứng trong quan hệ được thực hiện Điều kiện để áp dụng hệ thuộc này là quan hệ phải có hành vi được thực hiện. Các quan hệ cụ thể khác nhau sẽ có các hành vi khác nhau

Quan hệ hợp đồng là hành vi ký kết hợp đồngQuan hệ hôn nhân gia đình là hành vi đăng ký kết hônQuan hệ thừa kế là hành vi lập di chúc

Đây là nguyên tắc chung và sẽ được thể hiện ra các hình thức cụ thể trong các mối quan hệ cụ thể ( tương tự như luật nhân thân )

Quan hệ hợp đồng là luật nơi ký kết hợp đồng Quan hệ hôn nhân gia định là luật nơi đăng ký kết hônQuan hệ thừa kế là luật nơi lập di chúcBồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là luật nơi xảy ra hành vi vi phạm

D Luật do các bên chủ thể tự chọnDựa vào ý chí và sự định đoạt của các bên : Phạm vi áp dụng : quan hệ hợp đồng trong khuôn khổ hợp đồng, giới hạn trong quyền và nghĩa vụ : không được trái các qui định pháp luật ( hình thức )

Các bên chủ thể có quyền lựa chọn hệ thống pháp luật để điều chỉnh nội dung hợp đồng Sự lựa chọn này phải thỏa mãn 1 số yêu cầu thì mới được pháp luật thừa nhân

Không được nhằm mục đích lẫn tránh pháp luật

18

Page 19: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Không được trái với qui định pháp luật quốc gia của các bên, các điều ước quốc tế mà các quốc gia của các bên là thành viên ( Ví dụ Hệ thống pháp luật được lựa chọn phải không có sự khác biệt với các nguyên tắc cơ bản của hệ thống luật quốc gia của các bên )

Hệ thống pháp luật được lựa chọn phải là luật có giá trị pháp lý và có chức năng điều chỉnh

Phải thỏa mãn nguyên tắc tự do tự nguyện cam kết thỏa thuận

E Luật nơi có tài sảnCách thức áp dụng pháp luật dựa vào yếu tố tài sản, khách thể của quan hệ đang được xem xét : tài sản nằm ở đâu thì áp dụng pháp luật ở nơi đó để giải quyết Phạm vi áp dụng Nguyên tắc này được áp dụng cho các quan hệ có liên quan trực tiếp đến tài sản và quyền tài sản : quan hệ sở hữu, quan hệ thừa kế, phân chia tài sản trong hôn nhân gia đình

F Luật nơi thực hiện hợp đồng Dựa vào nơi hợp đồng được thực hiệnPhạm vi Quan hệ hợp đồng Khi các bên không xác định trong hợp đồng hệ thống pháp luật áp dụng để giải quyết mâu thuẫn

G Luật tòa ánDựa vào nơi có tòa án và cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc : tòa án quốc gia nào thì áp dụng pháp luật quốc gia đó để giải quyết

Chú ý Nguyên tắc cơ bản của tố tụng : tòa án quốc gia nào xét xử thì sẽ áp dụng pháp luật tố tụng ( luật hình thức ) của quốc gia đó để giải quyết

Nguyên tắc luật tòa án : xác định luôn luật nội dung của quốc gia có tòa án sẽ được áp dụng để giải quyết quan hệ

Phạm vi áp dụng Khi các nguyên tắc khác để xác định hệ thống pháp luật cho quan hệ tư pháp quốc tế không áp dụng được thì nguyên tắc luật tòa án sẽ được áp dụng rất phổ biến như là 1 nguyên tắc phụ, thay thế Chú ý Pháp từng qui định luật tòa án là 1 nguyên tắc chính

Ngoài ra còn có những luật khác : luật nước người bán, luật nước người mua, …

III Áp dụng pháp luật nước ngoài 1 - Khái niệmÁp dụng pháp luật nước ngoài là việc cơ quan có thẩm quyền của 1 nước vận dụng các qui định cụ thể của pháp luật 1 nước khác để giải quyết các quan hệ cụ thể

19

Page 20: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Nguyên nhânDo đã có qui định cụ thể của pháp luật các nước về các khả năng áp dụng luật nước ngoài

Ví dụ khoản 3 điều 759 luật dân sự 2005 qui định Để giải quyết một quan hệ cụ thể có liên quan gắn bó chặt chẽ với hệ thống pháp luật nước ngoài, đảm bảo hiệu quả điều chỉnh tốt nhất của pháp luật, nhằm bảo vệ tốt nhất cho quyền lợi của các bên liên quan

Ví dụ Năng lực chủ thể của công dân Đức nên do pháp luật Đức điều chỉnh, dù cho đương sự thực hiện hành vi trên lãnh thổ Việt nam là nghĩa vụ của các quốc gia đã tự nguyện cam kết

2 Nguyên tắc và điều kiện áp dụng pháp luật nước ngoàiĐiều kiện áp dụngLuật nước ngoài chỉ có thể được áp dụng khi thỏa mãn cả 3 điều kiện

Để giải quyết các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tếKhi có qui phạm xung đột dẫn chiếu đến ( Hay khi có thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ hợp đồng )Khi luật nước ngoài hay hậu quả của việc áp dụng luật nước ngoài không xâm hại lợi ích hay trật tự pháp lý của quốc gia áp dụng

Ví dụ Chế độ sở hữu đất đai của Việt nam khác với nước ngoài

Nguyên tắc áp dụngĐể đảm bảo việc áp dụng pháp luật nước ngoài là thực sự và mang lại kết quả thì

Pháp luật nước ngoài phải được hiểu giải thích vận dụng theo đúng cách thức và tinh thần như ở quốc gia mà hệ thống pháp luật đó được ban hành ( thể hiện ý chí của nhà nước ban hành, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên

Việc áp dụng pháp luật nước ngoài phải đảm bảo rằng hệ thống pháp luật nước ngoài liên quan đã được áp dụng đầy đủ toàn diện và mang tính hệ thống tránh việc áp dụng các văn bản pháp luật đơn lẻ, áp dụng không đúng với bản chất của luật nước ngoài ( đảm bảo sự phù hợp với các nguyên tắc pháp lý cơ bản, với các ngành luật liên quan do sự tồn tại của hiện tượng không đồng nhất trong các hệ thống pháp luật các nước ) Ví dụ Nguyên tắc im lặng là đồng ý sẽ đòi hỏi phải có các điều kiện kèm theo trong các văn bản pháp luật khác. Gỉai quyết luật thương mại Việt nam cần tham khảo thêm luật dân sự, Hiến pháp …

3 Một số vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài A Lẫn tránh pháp luật

20

Page 21: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Trường hợp các chủ thể liên quan thay đổi các dấu hiệu tình tiết bên trong để hướng đến sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật khác ( có lợi hơn ) thay vì hệ thống pháp luật lẽ ra phải được áp dụng để điều chỉnh Ví dụ Quan hệ thương mại thay đổi hội sở để tránh thuế

Quan hệ hôn nhân công dân Việt nam 16 tuổi sang Mỹ để tiến hành kết hôn Hành vi này tuy mang lại lợi ích trước mắt cho chủ thể liên quan nhưng lại có ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng : làm cho tác dụng điều chỉnh của pháp luật bị vô hiệu luôn bị xem là hành vi bất hợp pháp và các quốc gia thường áp dụng các biện pháp chế tài như phủ nhận, xử lý hành chính, vô hiệu hóa toàn bộ hậu quả pháp lý của hành vi, thậm chí trách nhiệm hình sự Pháp luật nước ngoài sẽ bị từ chối áp dụng trong trường hợp này

B Dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ 3Dẫn chiếu ngược ( Renvoi I )Ví dụ Qui phạm xung đột của pháp luật Việt nam dẫn chiếu đến việc áp dụng hệ thống pháp luật của Anh. Nhưng pháp luật Anh lại có qui phạm xung đột ( luật quốc tịch ) dẫn chiếu ngược về pháp luật Việt nam Tuy thủ tục tố tụng phức tạp hơn nhưng có thể có lợi cho quốc gia có tòa án có thẩm quyền giải quyết Thông thường thì các quốc gia chấp nhận ( hay không dẫn chiếu, và áp dụng luật quốc gia giải quyết trực tiếp )Nguyên nhân Do quan điểm pháp lý của các quốc gia trong việc giải thích về cách thức áp dụng pháp luật nước ngoài Ví dụ Nếu Việt nam chỉ áp dụng các qui phạm luật thực chất của Anh mà thôi thì sẽ không xảy ra hiện tượng dẫn chiếu ngược. Nhưng do Việt nam áp dụng toàn bộ hệ thống pháp luật của Anh, cả qui phạm xung đột lẫn qui phạm thực chất, nên mới có hiện tượng này.

Dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ 3 ( Renvoi II )Ví dụ Qui phạm xung đột của pháp luật Việt nam dẫn chiếu đến việc áp dụng hệ thống pháp luật của Anh. Nhưng pháp luật Anh lại có qui phạm xung đột ( luật nơi cư trú ) dẫn chiếu đến pháp luật Pháp Làm cho trình tự áp dụng pháp luật bị kéo dài Thông thường thì các quốc gia không chấp nhận ( từ chối không áp dụng pháp luật nước thứ 3 )

C Bảo lưu trật tự công cộngLà qui định cho phép các quốc gia sở tại được tuyên bố từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài khi hệ thống pháp luật nước ngoài và việc áp dụng pháp luật nước ngoài xâm

21

Page 22: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

phạm đến trật tự công cộng của quốc gia sở tại Luật nước ngoài sẽ bị từ chối áp dụng và luật quốc gia sở tại sẽ được áp dụng

Khái niệm trật tự công cộngHiện nay khái niệm này mang tính tùy nghi, và khác nhau giữa các quốc gia. Về lý luận, trật tự công cộng là hệ thống các giá trị, lợi ích mà các quốc gia mong muốn và ưu tiên bảo vệ : có thể là trật tự tôn giáo, chính trị, kinh tế, an ninh lợi ích chủ quyền quốc gia hệ, hệ thống các nguyên tắc pháp luật, lại có thể thay đổi theo thời gian

Bản chất của bảo lưu trật tự công cộngMục đích là để bảo vệ lợi ích quốc gia luật nước ngoài bị từ chối là hậu quả của mục đích này

Nhưng trong thực tế, các tòa án rất e ngại việc áp dụng pháp luật nước ngoài thường từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài bằng cách lạm dụng lý do bảo lưu trật tự công cộng

THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN QUỐC GIA ĐỐI VỚI CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

I Khái quát về tố tụng dân sự quốc tế Tố tụng dân sự quốc tế là những trình tự thủ tục tố tụng được thực hiện trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài Điều 405 luật dân sự 2005 qui định về các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, dựa vào yếu tố chủ thể, khách thểNhững trình tự thủ tục tố tụng trong tố tụng dân sự quốc tế luôn diễn ra trong tòa án của quốc gia

Chú ý các tòa án quốc tế chỉ giải quyết các quan hệ quốc tế giữa các quốc gia )Những trình tự thủ tục tố tụng trong tố tụng dân sự quốc tế được qui định trước hết trong pháp luật tố tụng của mỗi quốc gia. Ngoài ra, những trình tự thủ tục tố tụng quốc tế còn được qui định trong các điều ước quốc tế.Những hoạt động tố tụng dân sự quốc tế luôn được diễn ra trong những khuôn khổ pháp lý nhất định để đảm bảo không xâm hại đến lợi ích của quốc gia liên quan nào ( là chủ thể đặc biệt được luật quốc tế bảo vệ, tôn trọng chủ quyền ) Cần phải tôn trọng các nguyên tắc sau

Tôn trọng và bình đẳng chủ quyền quốc gia

22

Page 23: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Chủ quyền quốc gia là tuyệt đối, không thể bị xâm hại hay phân biệt nếu không hoạt động tố tụng dân sự quốc tế đó sẽ bị xem là hành vi vi phạm pháp luật quốc tế

Không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác Là công việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của quốc gia trong lĩnh vực đối nội đối ngoại của quốc gia : như quyền hành pháp lập pháp tư pháp, tự chủ tự quyết trong đường lối đối ngoại

Ví dụ Phán quyết xử lý tài sản quốc gia là vi phạm pháp luật quốc tế Có đi có lại

Qui định cách thức hành xử của quốc gia trên cơ sở tương ứng với cách thức hành xử của quốc gia khác. Tố tụng dân sự quốc tế bao gồm nhiều hoạt động tố tụng : ủy thác tư pháp quốc tế, thi hành phán quyết của tòa án nước ngoài v.v. ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi, hiệu quả của hoạt động tố tụng, khả năng đạt được kết quả cuối cùng

Bình đẳng giữa các bên trong quan hệ tố tụngLà nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hoạt động tố tụng dân sự, cho dù quan hệ có yếu tố nước ngoài hay không nhằm đảm bảo sự bình đẳng về địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ giữa các đương sự. Nếu không thì nguyên tắc tôn trọng pháp chế của hoạt động tố tụng bị phá vỡ làm cho phán quyết không có giá trị pháp lý và không được các quốc gia thừa nhận

Luật tòa ánKhi tòa án của quốc gia thụ lý giải quyết vụ việc thì hệ thống pháp luật tố tụng của quốc gia đó sẽ được áp dụng do trình tự thủ tục tố tụng được các cơ quan tư pháp thực hiện nhằm thực thi quyền tư pháp của quốc gia : là việc cụ thể hóa chủ quyền quốc gia. Nếu áp dụng thủ tục tố tụng nước ngoài sẽ có thể làm xâm hại ảnh hưởng đến chủ quyền của quốc gia

Chú ý Trong quá trình áp dụng biện pháp tư pháp quốc tế có thể có ngoại lệ

Nội dung của bao gồmThẩm quyền xét xử Tương trợ tư phápCông nhận và thi hành phán quyết của các tòa án nước ngoài

II Thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế 1 Khái niệmThẩm quyền xét xử dân sự quốc tế ( không đương nhiên liên quan đến quyền lực, cùng với việc được nhà nước trao cho quyền lực thì cũng là trách nhiệm nghĩa vụ ràng buộc kèm theo không có quyền từ chối xét xử ) là khả năng của pháp luật các quốc gia qui

23

Page 24: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

định cho tòa án của mình có trách nhiệm và nghĩa vụ xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoàiThẩm quyền xét xử dân sự quốc tế trước hết được qui định trong pháp luật tố tụng của các quốc giaXung đột thẩm quyền xét xử là hiện tượng có 2 hay nhiều cơ quan tư pháp của các quốc gia khác nhau cùng có thẩm quyền giải quyết đối với 1 vụ việc dân sự cụ thể tiêu cực

2 Qui tắc xác định thẩm quyền xét xử Là các cách thức các quốc gia đưa ra để giải quyết hiện tượng xung đột thẩm quyền xét xử, phải thể hiện được mối liên hệ giữa nội dung vụ việc và tòa án quốc gia thông qua các dấu hiệuA Qui tắc quốc tịch Cách thức xác định thẩm quyền của tòa án quốc gia trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài dựa trên dấu hiệu quốc tịch của đương sự : đương sự mang quốc tịch của quốc gia nào thì tòa án của quốc gia đó có thẩm quyền giải quyết xuất phát từ quyền tài phán đương nhiên của quốc gia đối với công dân của mìnhCó thể xác định theo nguyên đơn hay bị đơn hay quốc tịch chung (Trong quan hệ hôn nhân gia đình ) của các bên có thể có 2 tòa án có thẩm quyền.

Chú ýNếu đương sự không có quốc tịch không áp dụngNếu đương sự có nhiều quốc tịch thì tất cả các tòa án có quốc tịch đều có thẩm quyền xác định theo nơi đương sự khởi kiện

được áp dụng phổ biến trên thế giới, nhằm xác định thẩm quyền của tòa án trong các vụ việc có yếu tố nước ngoàiLà nguyên tắc riêng đặc thù của tư pháp quốc tế Thường được áp dụng nhằm xác định thẩm quyền của tòa án trong các vụ việc liên quan đến các dấu hiệu nhân thân

Ví dụ Xác định cha mẹ cho con,

B Qui tắc nơi cư trúCách thức xác định thẩm quyền của tòa án quốc gia trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài dựa trên dấu hiệu nơi cư trú của đương sự : Đương sự cư trú ở đâu thì tòa án ở đó có thẩm quyền giải quyết

Chú ý Chủ yếu là xác định theo nơi cư trú của bị đơn cũng được áp dụng phổ biến trong pháp luật trong nước nhằm đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi quá trình tố tụng cũng như khả năng thi hành của bản án.Tuy nhiên trong 1 số trường hợp cá biệt, có thể áp dụng dấu hiệu nơi cư trú của nguyên đơn khi bảo vệ khẩn cấp quyền lợi của nguyên đơn. Ví dụ : xác định cha mẹ cho conQui tắc nơi cư trú chung cũng có thể được áp dụng

Chú ý Phải là nơi cư trú ổn định, hợp pháp và có đầy đủ cơ sở để xác minh

24

Page 25: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Nếu đương sự không có nơi cư trú thì không thể áp dụng được.Nếu có nhiều nơi cư trú thì xác định theo nơi nguyên đơn khởi kiện

C Qui tắc nơi có tài sản Cách thức xác định thẩm quyền của tòa án quốc gia trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài dựa trên dựa trên dấu hiệu nơi tài sản đang tranh chấp tồn tại ( thường là bất động sản ) Ap dụng cho các vụ việc liên quan đến tài sản : tranh chấp về tàisản trong thừa kế, trong hôn nhân, trong ly hôn .v.v.Tài sản này phải là đối tượng của tranh chấp ( không phải là tài sản riêng của mỗi bên )

D Qui tắc nơi hiện diện của bị đơn hay nơi có tài sản của bị đơnCách thức xác định thẩm quyền xét xử của tòa án theo nơi hiện diện của bị đơn tại thời điểm phát sinh quan hệ tố tụng Gíup các cơ quan có thẩm quyền thực hiện các biện pháp tài phán nhanh chóng kịp thời và ngăn ngừa trường hợp bị đơn lẩn trốn khỏi nơi vi phạmChú ý Dấu hiện nơi hiện diện của bị đơn thường không trùng với dấu hiệu nơi cư trú

Cách thức xác định thẩm quyền xét xử của tòa án theo nơi bị đơn có toàn bộ hay phần lớn tài sản đảm bảo cho việc thực hiện quá trình tố tụng và việc thi hành ánChú ý

Tài sản này không đương nhiên là tài sản đang bị tranh chấp Phải đạt được mức độ giá trị nào đó so với nội dung tranh chấp thì mới đủ cơ sở để xác lập thẩm quyền xét xử thường là bất động sản

E Qui tắc về mối liên hệ mật thiếtCách thức xác định thẩm quyền xét xử của tòa án theo mối liên hệ mật thiết giữa các bên đương sự với quốc gia có tòa án giải quyết hay giữa nội dung vụ việc với quốc gia có tòa án giải quyếtMối liên hệ mật thiết rất phong phú đa dạng

Ví dụ Mối liên hệ mật thiết trong quan hệ hợp đồng là nơi ký hợp đồng, nơi thực hiện hợp đồng, nơi đặt trụ sở của nguyên đơn, bị đơn

Dấu hiệu này có thể được sử dụng 1 cách độc lập để xác định thẩm quyền xét xử của tòa án, nhưng cũng có thể sử dụng như là dấu hiệu bổ sung cho các dấu hiệu khác

Chú ý Các quốc gia có thể sử dụng kết hợp các dấu hiệu trong những trường hợp cần thiết

Câu hỏiPhân biệt qui tắc giải quyết xung đột với các hệ thuộc giải quyết xung đột

25

Page 26: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Mối liên hệ giữa hiện tượng xung đột pháp luật và hiện tượng xung đột thẩm quyền xét xử

III Thẩm quyền xét xử của tòa án Việt nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài1 Theo các điều ước quốc tế Nghiên cứu các hiệp định tương trợ tư pháp ( Việt nam đã ký kết 15 hiệp định )

2 Theo pháp luật Việt nam A - Thẩm quyền chung qui định tại điều 410 luật tố tụng dân sự Đặt ra các qui định chung để xác định thẩm quyền : không có tính loại trừ, các quốc gia khác cũng có thể có thẩm quyền xét xử theo những qui định này

Khoản 1 điều 410 luật tố tụng dân sự sẽ xác định tòa án cụ thể nào của Việt nam sẽ có thẩm quyền giải quyết : dựa vào các qui định ở chương 3

Ví dụ : khoản 3 điều 33, điểm c khoản 1 điều 34 luật tố tụng dân sự Việt nam qui định tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoàiChú ý Tòa án cấp huyện có thể có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp đặc biệt : quan hệ hôn nhân gia đình ở khu vực biên giới ( tuy tòa án tỉnh vẫn có thẩm quyền lấy vụ việc lên để giải quyết )

Khoản 2 điều 410 luật tố tụng dân sự sẽ xác định tòa án của quốc gia nào sẽ có thẩm quyền giải quyết

BỊ ĐƠN : Trụ sở của pháp nhân ( qui tắc nơi cư trú ) hay văn phòng đại diện ( qui tắc mối liên hệ mật thiết )

Chú ý Sẽ khó khăn nếu xác định thẩm quyền xét xử theo qui tắc mối liên hệ mật thiết khi bị đơn là pháp nhân : tính khả thi của việc xét xử, thực hiện các thủ tục tố tụng, khả năng thi hành trong thực tế thường chỉ áp dụng khi bị đơn chính là văn phòng đại diện

BỊ ĐƠN : ( qui tắc nơi cư trú ) + ( qui tắc nơi có tài sản ) : tài sản phải có giá trị tương đối lớn, tương xứng với nội dung vụ việc

Chú ý Việt nam không áp dụng qui tắc nơi hiện diện của bị đơn nhằm ngăn chặn việc tội phạm trốn sang Việt nam để lẩn tránh pháp luật : có thể bị tội phạm lợi dụng

NGUYÊN ĐƠN : ( qui tắc nơi cư trú ) cho các quan hệ cấp dưỡng hay xác định cha mẹ mở rộng phạm vi thẩm quyền nhằm bảo vệ nhanh chóng kịp thời các quyền lợi của công dân ( tuy xác định theo bị đơn vẫn được )

Qui tắc mối liên hệ mật thiết Qui tắc quốc tịch kết hợp qui tắc nơi cư trú : phải là quốc tịch chung của cả

nguyên đơn và bị đơn Qui tắc mối liên hệ mật thiết

26

Page 27: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Qui tắc quốc tịch : có thể xác định theo nguyên đơn hay bị đơn Câu hỏi

Trường hợp các bên lựa chọn tòa án ?Qui định thẩm quyền xét xử của Việt nam đủ chưa ?

B - Thẩm quyền riêng qui định tại điều 411 luật tố tụng dân sự Là thẩm quyền riêng và duy nhất chỉ xác định cho tòa án Việt nam và loại trừ thẩm quyền xét xử của các tòa án của các quốc gia khác ( Phán quyết của tòa án nước ngoài sẽ không được công nhận để thi hành tại Việt nam ) Đối tượng xét xử là những quan hệ có mối liên hệ chặt chẽ với nhà nước Việt nam ( cũng là dạng qui định phổ biến trên thế giới )Các vụ dân sự Bất động sản ở Việt nam do bất động sản ở Việt nam là tài sản của nhà nước, có

khả năng tác động trực tiếp đến an ninh quốc gia Hợp đồng vận chuyển mà trụ sở người vận chuyển chính là ở Việt nam

Chú ý Mục đích ban đầu của các nhà làm luật là để hạn chế thiệt hại cho các chủ tàu Việt nam, thúc đẩy sự phát triển của ngành vận tải biển Việt nam Nhưng trong thực tế lại gây khó khăn cho việc thực hiện các thủ tục tố tụng cũng như thi hành phán quyết Để hợp lý thì nên để các bên tự chọn trọng tài để giải quyết vì đây là quan hệ hợp đồng

Ly hôn nếu cả 2 vợ chồng đều cư trú tại Việt nam Để bảo vệ quyền lợi cho công dân Việt nam

Các việc dân sự Năng lực hành vi dân sự do xảy ra trên lãnh thổ Việt nam : có mối liên hệ gắn bó

mật thiết với nhà nước Việt nam, chỉ tòa án Việt nam mới có đủ điều kiện để đánh giáchính xác tình hình thực tế

Tuyên bố mất tích, chết Tuyên bố mất tích

Tài sản trên lãnh thổ Việt nam

Câu hỏiPhân biệt qui tắc giải quyết xung đột với các hệ thuộc giải quyết xung độtMối liên hệ giữa hiện tượng xung đột pháp luật và hiện tượng xung đột thẩm quyền xét xử

BÀI 3ỦY THÁC TƯ PHÁP QUỐC TẾ, CÔNG NHẬN THI HÀNH BẢN ÁN QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI, QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI

27

Page 28: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

I Ủy thác tư pháp quốc tế 1 Khái niệmVề nguyên tắc, các hoạt động tư pháp bị giới hạn bởi qui tắc chủ quyền và lãnh thổ quốc gia. Do vậy, để tiến hành các hoạt động tư pháp trên lãnh thổ nước ngoài thì cần sự giúp đỡ lẫn nhau của các cơ quan tư pháp các nước Ủy thác tư pháp quốc tế là hoạt động tương trợ giúp đỡ lẫn nhau của cơ quan tư pháp các nước trong quá trình thụ lý và giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Đây chỉ là quan hệ giữa các cơ quan tư pháp quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong việc xét xử

Gíup đảm bảo cho các cơ quan tư pháp các nước có thể thực hiện các hoạt động tư pháp một cách có hiệu quả

Tạo điều kiện cho việc xây dựng, duy trì, phát triển các quan hệ quốc tế của các quốc gia có quan hệ chặt chẽ với các quan hệ quốc tế

Hoạt động ủy thác tư pháp có thể gây ra ảnh hưởng bất lợi, xâm hại lợi ích quốc gia cần có các nguyên tắc chi phối hoạt động ủy thác tư pháp

2 Các nguyên tắc cơ bản Tôn trọng và bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia sự bình đẳng giữa các

quốc gia Không can thiệp vào công việc nội bộ nếu ảnh hưởng đến các hoạt động nội

bộ khác thì quốc gia có quyền từ chối Bình đẳng và cùng có lợi

Sự bình đẳng giữa các cơ quan tư pháp trong mối quan hệ ủy thác tư pháp cụ thể, trên tinh thần thiện chí và hợp tácLợi ích đạt được trước hết là cho bên yêu cầu. Bên được yêu cầu qua đó cũng có thể can thiệp, tác động, gián tiếp tham gia, bảo vệ lợi ích của công dân, có thể thiết lập quan hệ hợp tác lâu dài

Có đi có lại : có thể được qui định trong các văn bản qui phạm pháp luật Nguyên tắc luật tòa án : hoạt động ủy thác tư pháp diễn ra trên lãnh thổ quốc gia

nào thì pháp luật của quốc gia đó được áp dụngChú ý Việc thu thập chứng cứ của vụ án có thể tiến hành theo yêu cầu được qui định bởi luật tố tụng nước ngoài là ngoại lệ của nguyên tắc luật tòa án. Phải đáp ứng các điều kiện

Phải có điều ước quốc tế qui địnhChỉ trong phạm vi hoạt đông ủy thác tư pháp được yêu cầuPhải chấm dứt ngay lập tức sau khi giải quyết xong

Qui định tại điều 414 luật tố tụng dân sự, điều 4 luật tương trợ tư pháp

3 Trình tự thủ tục ủy thác tư pháp quốc tế

28

Page 29: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Qui định ở điều 415 – 418 luật tố tụng dân sự và chương 2 luật tương trợ tư pháp, điều 10 -16

Cơ quan ủy thác Cơ quan được ủy thác( Quốc gia ủy thác ) ( Quốc gia được ủy thác )

Giai đoạn 1 Tống đạt hồ sơ ủy thácDo cơ quan ủy thác thực hiệnHồ sơ ủy thác bao gồm 3 loại ( theo mẫu qui định )

Công văn ủy thác : là công hàm Văn bản ủy thác : ghi nhận vụ việc, mô tả yêu cầu chi tiết Tài liệu khác kèm theo : cung cấp thông tin hỗ trợ cho cơ quan được ủy thác tiến hành công việc tốt hơn

Cơ quan chuẩn bị hồ sơ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc ( ngoại trừ tòa án cấp huyện trong các trường hợp đặc biệt )

Hồ sơ ủy thác được tống đạt Thông qua con đường ngoại giao Cơ quan ủy thác - Cơ quan tư pháp trung

ương - Cơ quan ngoại giao quốc gia - Cơ quan ngoại giao của quốc gia được ủy thác - Cơ quan tư pháp nước ngoài - Cơ quan tư pháp nước ngoài cụ thể

Thông qua cơ quan tư pháp trung ương Cơ quan ủy thác - Cơ quan tư pháp trung ương - Cơ quan ngoại giao quốc gia - Cơ quan ngoại giao của quốc gia được ủy thác - Cơ quan tư pháp nước ngoài - Cơ quan tư pháp nước ngoài cụ thể

Thông qua người đại diện đặc biệt ( khi các quốc gia chưa xác lập quan hệ ngoại giao chính thức ) người này chỉ có thể tống đạt hồ sơ mà không được quyền tiến hành trực tiếp các hoạt động tư pháp

Giai đoạn 2 Thẩm định hồ sơDo cơ quan được ủy thác thực hiệnXem xét tính hợp lệ của hồ sơ :

Xem xét trình tự thủ tục yêu cầuThẩm định nội dung của hồ sơXem xét thẩm quyền của chính nó khi thực hiện việc ủy thác tư pháp

Nếu không đạt yêu cầu thì sẽ gởi trả : từ chối ủy thác + phải giải thích cụ thể + thông báo cụ thểNếu chấp nhận bộ hồ sơ thì chuyển sang giai đoạn thực hiện nội dung

Giai đoạn 3 Thực hiện nội dungNếu thành công thì gởi kết quả cho cơ quan đã ủy thác

29

Page 30: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Nếu việc thực hiện không đạt kết quả phải thông báo việc không thực hiện được công việc yêu cầu + giải trình cụ thể lý do

Chú ý Phải giải trình lý do cụ thể đảm bảo tính thiện chí hợp tác của hoạt động, không ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác giữa các quốc gia

II Công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài1 Khái niệmCông nhận thủ tục pháp lý được áp dụng bởi cơ quan có thẩm quyền để thừa nhận giá trị pháp lý và hiệu lực thi hành của các phán quyết của cơ quan tài phán nước ngoài Thi hành trình tự thủ tục trong quá trình triển khai thực hiện các phán quyết của cơ quan tài phán nước ngoài có quan hệ chặt chẽ với việc công nhận : phải có sự công nhận thì mới có việc thi hành, việc thi hành là sự hiện thực hóa cụ thể hóa giá trị pháp lý của sự công nhận,

Chú ý Có thể chỉ cần công nhận mà không cần có sự thi hành. Ví dụ : Việc công nhận giá trị pháp lý của tuyên bố về việc mất năng lực hành vi dân sự của tòa án nước ngoài, phán quyết ly hôn, tuyên bố 1 người đã chết, tình trạng độc thân không cần phải thi hành. Chỉ nhằm xác nhận sự kiện pháp lý chứ không nhằm mục đích thi hành

Bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài Những phán quyết được tuyên từ các vụ việc dân sự và những quyết định dân sự trong các bản án hình sự hành chính; được tuyên án ở nước ngoài

Ví dụ Phần yêu cầu bồi thường thiệt hại trong bản án hình sự cũng được xem là quyết định dân sự

Hiệu lực pháp lý của các phán quyết ( là sản phẩm của việc thực thi chủ quyền quốc gia ) sẽ bị hạn chế trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Nhưng nhu cầu thực thi phán quyết trên lãnh thổ nước ngoài là nhu cầu có thật, nhằm

Đảm bảo việc hiện thực hóa nội dung của bản án, mới bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của đương sự, Đảm bảo hiệu quả của hoạt động tài phán của các cơ quan tư pháp; Sự thể hiện tôn trọng chủ quyền giữa các quốc gia với nhau

Họat động công nhận và thi hành các phán quyết của tòa án nước ngoài là hoạt động đặc thù và có thể tác động đến lợi ích quốc gia : cần phải được thực hiện trong khuôn khổ các nguyên tắc nhất định được qui định điều 343 luật tố tụng dân sự Việt nam.

Phải tuân theo các qui định của pháp luật Việt nam Tôn trọng các cam kết trong các điều ưiớc quốc tếCó đi có lại

30

Page 31: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Công nhận đương nhiên : chỉ áp dụng trong 1 số trường hợp : khi các quốc gia đã cam kết và thỏa thuận rằng phán quyết đương nhiên được công nhận. ( Ngoại trừ khi bản án yêu cầu không được công nhận )

Ngoài ra còn chịu sự ràng buộc chung của pháp luật tố tụng dân sự quốc tế : …

Cách thức công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoàiDo phụ thuộc vào pháp luật quốc gia sở tại nên trình tự thủ tục cụ thể sẽ khác nhau nhưng vẫn có những điểm chung : phân ra

Quốc gia áp dụng hệ thống cấp phát : các quốc gia XHCN, châu Âu lục địa Là hoạt động tư pháp kết hợp với hành chính cơ chế ra quyết định công nhận sẽ thông qua qui trình xin cho : nộp đơn, tổ chức phiên họp để xem xét ( không tổ chức phiên tòa ), ra quyết định Chỉ xem xét hình thức tố tụng của bản án nước ngoài ( xem có đúng trình tự thủ tục tố tụng hay không, đúng thẩm quyền không ), không được phép đánh giá lại sự đúng sai của nội dung phán quyết do nội dung phán quyết là sản phẩm của sự thực thi chủ quyền quốc gia nước ngoài. Ví dụ

Qui định tại khoản 4 điều 355 luật tố tụng dân sự Việt nam Quốc gia áp dụng hệ thống án lệ ( Anh Mỹ ) :

Thực hiện thông qua 1 phiên xử theo thủ tục tố tụng rút gọn ( không phải là các họat động tư pháp mang tính hành chính ) kết quả là một bản án quyết định công nhận hay không giá trị pháp lý của bản án tòa án nước ngoài Ngoài hình thức tố tụng, các tòa án còn có thể xem xét nội dung của bản án dưới góc độ chung : không phải xét xử lại mà chỉ kiểm tra nội dung phán quyết có đảm bảo các nguyên tắc cơ bản như hợp lý, công bằng, không thiên vị, phân biệt đối xử hay không. Nếu có thì sẽ từ chối

Chú ý Điều này không vi phạm nguyên tắc chủ quyền quốc gia do tòa án không xử lại nội dung. Việc xem xét này là cần thiết vì hệ thống pháp luật quốc gia sở tại được xây dựng trên hệ thống hàng ngàn án lệ nên cần phải đảm bảo tính thống nhất của hệ thống các bản án, không được làm đảo lộn trật tự pháp lý của quốc gia sở tại

2 Chế định công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài theo pháp luật Việt nam Trong các điều ước quốc tế, các hiệp định tương trợ tư pháp phải ưu tiên áp dụng các qui định này, là nghĩa vụ pháp lý của quốc gia

Các điều ước quốc tế thường chỉ ghi nhận các qui định mang tính nguyên tắc chung, các thủ tục công nhận và thi hành cụ thể sẽ được pháp luật quốc gia qui định

31

Page 32: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Trong pháp luật Việt nam Phần VI luật tố tụng dân sự Việt nam Thẩm quyền

Tòa án cấp tỉnh ( tòa án cấp huyện chỉ được bổ sung thẩm quyền trong 1 số trường hợp đặc biệt không được xem là có thẩm quyền )Bộ tư pháp không phải là 1 cơ quan tư pháp mà chỉ là 1 cơ quan hành chính, nên không có thẩm quyền xem xét, công nhận, thi hành phán quyết

Trình tự thủ tụcTự nghiên cứu

Các trường hợp từ chối công nhận và thi hành Điều 356 luật tố tụng dân sự qui định Chú ý Cần phải nghiên cứu do

Có thể liên quan đến các đương sự, đến khả năng khiếu nại việc từ chối hay công nhận phán quyết Tương ứng với mỗi căn cứ từ chối là các điều kiện từ chối ẩn chứa bên trong

Khoản 1 Khi bản án chưa có giá trị pháp lý thì đối tượng cần công nhận là giá trị pháp lý của bản án chưa xuất hiện phải là bản án có hiệu lực pháp luật theo pháp luật của tòa án nước ngoài

Khoản 2 Khi đương sự không được triệu tập hợp lệ thì trình tự thủ tục tố tụng đã bị vi phạm nghiêm trọng nên kết quả phán quyết sẽ bị từ chối cần phải tuân thủ đúng thủ tục tố tụng của pháp luật tòa án nước ngoài

Khoản 3 Vụ án thuộc thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt nam khẳng định chủ quyền của Việt nam

Chú ý Việc công nhận các việc dân sự sẽ gây mâu thuẫn với qui định của pháp luật Việt nam cần phải hiểu là không công nhận cả vụ và việc thuộc thẩm quyền riêng biệt

Khoản 4 Khi không là bản án đầu tiên và duy nhất do vi phạm qui tắc áp dụng pháp luật “ pháp luật phải được áp dụng thống nhất “ : các vụ việc chỉ được xét xử duy nhất 1 lần ( khác với nhiều cấp xét xử ) và sẽ chỉ có 1 bản án.

Khi tòa án Việt nam đang thụ lý mà tòa án nước ngoài vẫn tiến hành xử lý thì tòa án nước ngoài đã vi phạm pháp luật quốc tế về thẩm quyền xét xử không công nhận phán quyết

Khoản 5 Đã hết thời hiệu thi hành theo pháp luật của tòa án nước ngoài hay pháp luật Việt nam do giá trị pháp lý của bản án không còn tồn tại

Chú ýNếu chỉ hết thời hiệu theo pháp luật tòa án nước ngoài mà còn thời hiệu theo pháp luật Việt nam từ chối công nhận do giá trị pháp lý của bản án không tồn tại

32

Page 33: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Nếu chỉ hết thời hiệu theo pháp luật Việt nam mà còn thời hiệu theo pháp luật tòa án nước ngoài không được từ chối ngay mà phải xem xét cẩn thận việc công nhận : khi có thể làm đảo lộn trật tự pháp lý của Việt nam thì buộc phải từ chối bằng cách dựa vào khoản 6 điều 356

Khoản 6 Bảo lưu trật tự công cộng

III Công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoàiTham khảo Công ước New York 1958 và các qui định của pháp luật Việt nam Trọng tài ở đây là các tổ chức giải quyết các tranh chấp trong thương mại

Chú ý Bốn phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại là thương lượng đàm phán, trung gian, tòa án, trọng tài

1 Khái niệmQuyết định của trọng tài nước ngoài : khoản 2 điều 342 luật tố tụng dân sự dựa vào chủ thể tuyên : các tổ chức trọng tài qui chế, trọng tài ad hoc

Chú ý Dấu hiệu về nơi tuyên quyết định không có ý nghĩaĐối tượng công nhận là sản phẩm tư nên có những nguyên tắc thực hiện riêng qui định ở điều 343 luật tố tụng dân sự

2 Công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoàiViệt nam là thành viên của công ước New York từ năm 1995Thẩm quyền công nhận Tòa án cấp tỉnh

Trình tự thủ tục Tự nghiên cứu

Trường hợp từ chối Qui định tại điều 370 luật tố tụng dân sự Khoản 1 Khi chính bản thân quyết định trọng tài không đảm bảo yêu cầu

Điểm a Người ký kết thỏa thuận trọng tài không có năng lực Làm mất hiệu lực pháp luật của thỏa thuận trọng tài Thẩm quyền trọng tài không được xác lập Thủ tục tố tụng trọng tài không hợp pháp Quyết định trọng tài bị từ chối.

Do vậy, phải đảm bảo năng lực chủ thể của người ký kết : bao gồm năng lực hành vi dân sự và thẩm quyền ký kết

Điểm b Thỏa thuận trọng tài không có giá trị pháp lý Ngoài năng lực chủ thể của người ký kết, thỏa thuận trọng tài còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác : hình thức, nội dung, nguyên tắc ký kết

Điểm c Không được thông báo việc chỉ định trọng tài viên hay thủ tục giải quyết Trình tự tố tụng trọng tài không đảm bảoĐiểm d Vượt quá thẩm quyền

33

Page 34: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Nội dung thỏa thuận trọng tài sẽ qui định phạm vi tranh chấp qui định phạm vi thẩm quyền của trọng tài

Chú ý Khi các nội dung của quyết định trọng tài có thể phân tách được thì phần trong thẩm quyền trọng tài vẫn được công nhận. Nếu không phân tách được thì phải từ chối toàn bộ quyết định trọng tài

Điểm đ Thành phần trọng tài không đảm bảo, trình tự thủ tục tố tụng không đảm bảo Điểm e Quyết định trọng tài chưa có hiệu lực

Chú ý Do quyết định trọng tài sau khi tuyên có thể bị khiếu nại hay kháng nghị qui trình trọng tài chưa kết thúc

Điểm g Quyết định trọng tài bị hủy hay đình chỉ thi hành hiệu lực pháp lý không còn tồn tại

Do tòa án tuyên bố hủy hay đình chỉ

Khoản 2 Khi xem xét trên quan điểm pháp luật Việt nam Điểm a Khi pháp luật Việt nam không thừa nhận thẩm quyền trọng tài trong lĩnh vực cụ thểĐiểm b Khi việc thi hành quyết định trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt nam

Công ước Viên khoản 2 qui định luật áp dụng đối với các bênPháp luật Việt nam cho phép các bên chọn luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài nhưng điều này là không đúng vì

Hình thứcNăng lực chủ thể Luật quốc tịch qui định Hình thức Luật nơi ký kết thỏa thuận quy định

Nội dung cách thức tiến hành, thẩm quyền trọng tài Luật nơi tiến hành trọng tài Thực hiện quyết định Luật nơi thực hiện quyết định chi phối

Luật chi phối là luật nơi tiến hành trọng tài ( và nơi thực hiện phán quyết ), luật do các bên chọn áp dụng sẽ không có ý nghĩa

Luật do các bên chọn áp dụng sẽ có ý nghĩa đối với xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên thỏa thuận trọng tài chỉ có ý nghĩa xác lập thẩm quyền của trọng tài nên việc chọn luật không có tác dụng

Công ước New York sẽ được ưu tiên áp dụng trước điều 370 luật tố tụng dân sự

34

Page 35: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

CHƯƠNG I QUYỀN SỞ HỮU TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ

I Khái niệm quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế Cơ sở pháp lý

Phần VII bộ luật dân sự 2005Nghị định 138/ Chính phủ Nghị quyết 19/ Quốc hội

Quan hệ sở hữu được nghiên cứu trong tư pháp quốc tế là quan hệ có yếu tố nước ngoài. Tại Việt nam, yếu tố nước ngoài được xác định dựa vào điều 758 bộ luật dân sự 2005, bao gồm 3 yếu tố

Chủ thể có yếu tố nước ngoài ( người nước ngoài hay người Việt nam định cư ở nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, quốc gia khác )

Khách thể có yếu tố nước ngoài ( Tài sản hay hành vi liên quan nằm ở nước ngoài )

Sự kiện pháp lý phát sinh hay thay đổi có yếu tố nước ngoài ( sự kiện làm phát sinh thay đổi chấm dứt quan hệ xảy ra ở nước ngoài )

Nguyên nhân Khi vụ việc về sở hữu có yếu tố nước ngoài làm phát sinh tình trạng cơ quan tư

pháp của các quốc gia liên quan đều có thẩm quyền xem xét vụ việc đó. Trong trường hợp này cần phải xác định tòa án nào trong các tòa án có liên quan sẽ có thẩm quyền giải quyết

Khi quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài làm phát sinh tình trạng pháp luật của hai hay các quốc gia liên quan đều có thể được áp dụng để điều chỉnh quan hệ đó xung đột pháp luật : trong trường hợp này cần phải xác định hệ thống pháp luật nào trong các hệ thống pháp luật liên quan sẽ được áp dụng

Vấn đề công nhận và cho thi hành bản án dân sự của tòa án nước ngoài của trọng tài nước ngoài các vấn đề trên 1 mặt được điều chỉnh bởi pháp luật quốc tế, 1 mặt được điều chỉnh bởi pháp luật quốc gia.

Do đó đòi hỏi phải có 1 ngành luật đặc thù để điều chỉnh các quan hệ có yếu tố nước ngoài, bao gồm cả quan hệ sở hữu

Khác với tư pháp quốc tế, luật dân sự Việt nam nghiên cứu 3 nội dung sau của quyền sở hữu

nội dung của quyền sở hữu : chiếm hữu, sử dụng, định đoạtđiều kiện phát sinh thay đổi chấm dứt quyền sở hữucác hình thức sở hữu

Thẩm quyền giải quyết Thẩm quyền chung : điều 410 bộ luật tố tụng dân sự qui định

35

Page 36: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Chú ý Vấn đề thẩm quyền giải quyết không liên quan đến luật nội dung mà thuộc phạm vi qui định của luật tố tụng

Thẩm quyền riêng biệt : điều 411 luật tố tụng dân sự qui định 2 trường hợp Tranh chấp liên quan đến bất động sản trên lãnh thổ Việt nam : tòa án cũng như pháp luật được áp dụng sẽ là Việt nam Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển không hợp lýVụ án ly hôn với công dân Việt nam và công dân nước ngoài

II Giaỉ quyết xung đột pháp luật của quyền sở hữu 1 Nguyên tắc chung trong việc giải quyết xung đột pháp luật của quyền sở hữu Nguyên tắc “ luật nơi có tài sản “

Mặc dù còn có quan điểm khác nhau nhưng pháp luật các nước đều thừa nhận áp dụng nguyên tắc “ luật nơi có tài sản “ để giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu. Do vậy nguyên tắc này giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu

Vai trò này thể hiện ở các khía cạnh sau Pháp luật các nước đều qui định luật nơi có tài sản được áp dụng nhằm điều

chỉnh điều kiện phát sinh thay đổi chấm dứt quyền sở hữu, nội dung quyền sở hữu Việt nam qui định tại điều 766 khoản 1 luật dân sự 2005

Trường hợp tài sản được xác lập hợp pháp trên cơ sở pháp luật của 1 nước, sau đó được dịch chuyển sang lãnh thổ của nước khác thì quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với tài sản đó được pháp luật của nước sở tại thừa nhận và nội dung của quyền sở hữu phải do pháp luật của nước sở tại qui định

Luật nơi có tài sản được đa số các nước áp dụng nhằm giải quyết xung đột pháp luật về định danh tài sản

Trong 1 số hệ thống pháp luật, luật áp dụng với động sản sẽ khác với luật áp dụng cho bất động sản. Do vậy cần phải xác định hệ thống pháp luật được sử dụng để định danhHầu hết pháp luật các nước đều dựa vào tính chất có thể di dời của tài sản để định danh là động sản hay bất động sản. Tuy vậy vẫn có những khác biệt nhất định

Ví dụ Máy bay, tàu thủy có thể được xem là bất động sảnÝ cho rằng thú rừng là bất động sảnMáy móc nông nghiệp có thể xem là bất động sản

Việt nam qui định việc định danh tài sản tại điều 766 khoản 3 luật dân sự Chú ý Riêng cộng hòa Pháp, luật tòa án sẽ được áp dụng để định danh tài sản

2 Các trường hợp ngoại lệ không áp dụng nguyên tắc “ nơi có tài sản “

36

Page 37: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Tài sản trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ : luật được áp dụng là luật ở quốc gia nơi các đối tượng được bảo hộ vì quyền sở hữu trí tuệ mang tính lãnh thổ

Ví dụ : Quyền tác giả, sáng chế, kiểu dáng, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý,Do tài sản trí tuệ là tài sản vô hình nên quyền sở hữu trí tuệ mang tính lãnh thổChú ý

Về nguyên tắc, quyền tác giả sẽ tự động phát sinh còn việc đăng ký bản quyền chỉ tạo điều kiện thuận tiện cho việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khi có tranh chấp. Quyền tác giả bao gồm quyền dịch thuật, quyền sao chép, quyền phân phốiQuan hệ sở hữu trí tuệ rất phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực như thương mại, dân sự, hành chính, hình sự,

Quyền sở hữu trong lĩnh vực hàng không dân dụng và trong lĩnh vực hàng hải, đặc biệt tàu biển và máy bay. Pháp luật được áp dụng là pháp luật của nước mà tàu biển treo cờ, máy bay mang quốc tịch ( quốc gia nơi đăng ký tàu bay )

Ví dụ : điều 4 luật hàng không qui định nơi tàu bay mang quốc tịch

Tài sản thuộc quyền sở hữu của quốc gia ở nước ngoài vì tài sản của quốc gia được hưởng quyền miễn trừ cho nên về nguyên tắc, tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu của quốc gia được giải quyết bằng con đường ngoại giao

Tài sản của pháp nhân trong trường hợp pháp nhân tổ chức lại hoạt động hay bị đình chỉ hoạt động tại nước ngoài đối với những tài sản này, luật được áp dụng là luật của quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch

3 Tài sản trên đường vận chuyểnNếu tài sản đang trên đường vận chuyển, từ nơi này sang nơi khác trên lãnh thổ của 1 quốc gia luật nơi có tài sản vẫn được áp dụngNếu tài sản đang trên đường vận chuyển, từ nơi này sang nơi khác trên lãnh thổ của 2 quốc gia N, M có chung đường biên giới luật nơi có tài sản vẫn được áp dụng ( do tại điểm nào pháp luật quốc gia N chấm dứt điều chỉnh thì pháp luật quốc gia M sẽ bắt đầu điều chỉnh )Nếu tài sản đang được vận chuyển trên vùng trời vùng biển quốc tế, hay quá cảnh qua quốc gia thứ 3 phức tạp do tùy theo quan điểm mỗi nước mà có thể áp dụng 1 trong các hệ thống pháp luật sau ( do trong trường hợp này, tài sản không có quan hệ gắn bó với nơi có tài sản )

Pháp luật của nước do các bên lựa chọn. Pháp luật của nước nơi gởi tài sản đi

Ví dụ Luật Nga Pháp luật của nơi của nơi tài sản được chuyển đến

Ví dụ khoản 2 điều 766 luật dân sự Việt nam

37

Page 38: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Pháp luật của nước mà phương tiện vận tải mang quốc tịch nếu hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển quốc tế hay đường hàng không quốc tế

Ví dụ Điều 4 luật hàng không dân dụng Việt nam 2006 Pháp luật nơi có tài sản Pháp luật của nước nơi có trụ sở tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh

chấp

4 Qui định của pháp luật Việt nam về quyền sở hữu của người nước ngoài, người Việt nam định cư tại nước ngoàiCơ sở pháp lý

Điều 81 hiến pháp Điều 761 khoản 2 Điều 766 qui định

Quan hệ sở hữu của người nước ngoài tại Việt nam đối với tài sản tại Việt nam sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt nam theo nguyên tắc luật nơi có tài sản Việt nam tuy cam kết đối xử như công dân nhưng trong thực tế vẫn có sự hạn chế rất lớn trong lĩnh vực bất động sản ( tuy trong lĩnh vực động sản có sự khác biệt rất nhỏ )

4 Quyền sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt nam : Được pháp luật Việt nam bảo vệ, bao gồm

Biên pháp bảo đảm vốn và tài sản cho các nhà đầu tư nước ngoài Biên pháp bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ cho các nhà đầu tư nước ngoài Biện pháp bảo đảm thực hiện quyền năng chủ sở hữu

Luật nơi có tài sản sẽ được áp dụng

CHƯƠNG 2 HỢP ĐỒNG TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾPhần 7 bộ luật dân sựCông ước Viên 1980 của LHQ về buôn bán hàng hóa quốc tế ( chương 4 )

I Hợp đồng trong tư pháp quốc tế1 Khái niệm hợp đồng trong tư pháp quốc tếVí dụ :

Thương nhân A quốc tịch Úc, có văn phòng đại diện tại Việt nam, ký hợp đồng mua 1000 tấn sữa nguyên liệu của thương nhân B quốc tịch Việt nam Nếu A không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, B quyết định khởi kiện ra tòa án Việt nam Tòa án Việt nam có thẩm quyền đối với tranh chấp. Cơ sở pháp lý là điều 410 khoản 2 điểm e luật tố tụng dân sự Việt nam

38

Page 39: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Nếu điểm e không phù hợp, thẩm quyền giải quyết tranh chấp của tòa án Việt nam có thể viện dẫn vào việc áp dụng điểm a, b, d, đ khoản 2 điều 410 luật tố tụng dân sự Năng lực hành vi dân sự của thương nhân A được xác định theo khoản 1 điều 762 ( do không có dữ kiện khẳng định việc xác lập hay thực hiện toàn bộ giao dịch tại Việt nam )Nếu tòa án Việt nam có thẩm quyền thì hệ thống pháp luật được áp dụng để xác định thời điểm và nơi giao kết hợp đồng là : Nếu thương nhân Úc đề nghị giao kết hợp đồng thì pháp luật Úc được áp dụng. Nhưng nếu thương nhân Việt nam đề nghị giao kết hợp đồng thì pháp luật Việt nam được áp dụng

Chú ý Pháp luật Việt nam không qui định như thế nào là trụ sở chính Các bên thỏa thuận chọn luật của Úc trong khi tòa án Việt nam được xác định có thẩm quyền giải quyết

Luật thương mại 2005 không qui định yếu tố nước ngoài do bộ luật dân sự 2005 đã đưa ra định nghĩa. Tại Việt nam, yếu tố nước ngoài được xác lập theo điều 758 bộ luật dân sự 2005, căn cứ vào

Quốc tịch của chủ thể Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ xảy ra ở nước ngoài Tài sản liên quan đến quan hệ nằm ở nước ngoài

Hợp đồng trong tư pháp quốc tế là hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài, có thể chia ra 3 loại

Hợp đồng thương mại quốc tế Ví dụ Hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng li xăng

Hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài Ví dụ Hợp đồng mua bán nhằm mục đích tiêu dùng cá nhân

Hợp đồng lao động có yếu tố nước ngoài Phải phân loại nhằm xác định

Thẩm quyền của tòa án giải quyết tranh chấp liên quan hợp đồng ( nhưng không xác định thẩm quyền của trọng tài do đó là các bên lựa chọn )

Hệ thống pháp luật được áp dụng để giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng có yếu tố nước ngoài

Khi nghiên cứu về hợp đồng có yếu tố nước ngoài, tư pháp quốc tế chỉ tập trung vào 3 vấn đề

39

Page 40: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Thẩm quyền của tòa án quốc gia đối với các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng có yếu tố nước ngoài nếu nguyên đơn khởi kiện trại tòa án quốc gia xác định theo điều 410, 411 bộ luật tố tụng dân sự 2004

Hệ thống pháp luật được áp dụng để giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng có yếu tố nước ngoài giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng

Công nhận thi hành bản án, quyết định của trọng tài tòa án nước ngoài tại Việt nam

1.2 Gỉai quyết xung đột pháp luật về hợp đồng 1.2.1 Tư cách chủ thể của các bên ký kết hợp đồng

Một trong các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực là chủ thể giao kết hợp đồng phải hợp pháp : chủ thể giao kết hợp đồng phải hợp pháp phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Trong trường hợp bên giao kết hợp đồng là cơ quan tổ chức thì người ký kết hợp đồng phải có thẩm quyền ký kết theo qui định của pháp luật được áp dụng hay theo Năng lực hành vi dân sự của cá nhân giao kết hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi người đó cư trú hay pháp luật nước nơi người đó có quốc tịch tùy theo quan điểm của mỗi hệ thống pháp luật Ví dụ

Anh Mỹ áp dụng luật nơi cư trú, EU áp dụng luật quốc tịch Luật Singapore qui định công dân có năng lực hành vi dân sự phải đủ 21 tuổi trong khi luật Việt nam chỉ qui định đủ 18 tuổi

Điều 762 luật dân sự Việt nam xác định năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài bằng cách kết hợp cả 2 yếu tố luật quốc tịch và luật nơi thực hiện giao dịchChú ý

Đối với người không có quốc tịch hay có 2 quốc tịch trở lên, việc xác định luật áp dụng phải căn cứ vào qui định tại điều 760 luật dân sự 2005 : pháp luật nơi cư trú hay nơi có quan hệ găn bó về quyền và nghĩa vụ công dân

1.2.2 Gỉai quyết xung đột pháp luật về hình thức của hợp đồng Một số quốc gia cho phép giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế dưới hình thức lời nói hay hành vi

Ví dụ Công ước Viên 1980 qui định chấp nhận hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế dưới hình thức không phải bằng văn bản nhưng cũng cho phép các quốc gia thành viên bảo lưu điều khoản này

Tuy vậy xung đột về hình thức trong thực tế được giải quyết khá dễ dàng : đa số quốc gia áp dụng luật nơi giao kết hợp đồng để xác định hình thức hợp đồng ( do cho rằng khi ký kết hợp đồng các bên đều phải nghiên cứu pháp luật của quốc gia sở tại )

40

Page 41: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Việt nam qui định tại điều 770 luật dân sự 2005 sẽ căn cứ vào nơi giao kết hợp đồng : nhưng nếu hình thức phù hợp với qui định của pháp luật Việt nam thì vẫn công nhận tại Việt nam + hợp đồng liên quan đến việc xây dựng nhà cửa, bất động sản thì sẽ áp dụng luật Việt nam Điều 4 khoản 2 luật hàng không dân dụng 2006 qui định hình thức hợp đồng liên quan đến các quyền của tàu bay phải tuân theo qui định của nước nơi giao kết hợp đồng

1.2.3 Gỉai quyết xung đột pháp luật về thời điểm và nơi giao kết hợp đồng trong trường hợp giao kết vắng mặt

Các hình thức giao kếtTrực tiếp : thời điểm bên sau cùng ký vào hợp đồng. Gían tiếp :

Ví dụ Công ty Mỹ chào hàng “ 300 khăn quàng bằng tơ phù hợp cho các bà với giá USD100, FCA Paris “. Công ty Pháp xác nhận “ 300 khăn cho các bà. 50 xanh, đỏ và lục ngọc. 50 cái vàng, cam đỏ huyết dụ, gửi qua hàng không Pháp với giá USD100, FCA Paris”

Hợp đồng đã được ký kết chưa ? Do không làm thay đổi cơ bản nội dung chào hàng nên xác nhận của công ty Pháp có thể được xem là xác nhận giao kết hợp đồng ( theo qui định của công ước Viên ), nếu công ty Mỹ không phản đối.

Có 2 quan điểm cơ bản trong việc xác định thời điểm và nơi giao kết hợp đồng Thuyết tiếp thu : thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên chào hàng nhận được trả lời xác nhận của bên được chào hàng. Nơi giao kết hợp đồng là nơi cư trú của bên chào hàng Châu Âu và Việt nam áp dụng Thuyết tống phát : thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên được chào hàng gởi trả lời chấp nhận ký hợp đồng cho bên chào hàng. Nơi giao kết hợp đồng là nơi cư trú của bên được chào hàng Hệ thống Anh Mỹ áp dụng

Các quan điểm khác nhau của các nước đã dẫn đến vấn đề xung đột pháp luật về thời điểm và nơi giao kết hợp đồng trong trường hợp hợp đồng được giao kết vắng mặt. Để giải quyết vấn đề trên, các nước ký các điều ước quốc tế, trong đó xác định nguyên tắc xác định thời điểm và nơi giao kết hợp đồng trong trường hợp hợp đồng được giao kết vắng mặt ( ví dụ công ước Viên áp dụng quan điểm của thuyết tiếp thu )Bên cạnh các điều ước quốc tế, các nước còn qui định theo pháp luật các nước.

Các nước theo thuyết tiếp thu, thời điểm và nơi giao kết hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi cư trú của cá nhân hay nơi có trụ sở chính của pháp nhân là bên đề nghị giao kết hợp đồng

41

Page 42: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Các nước theo thuyết tống phát, thời điểm và nơi giao kết hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi cư trú của cá nhân hay nơi có trụ sở chính của pháp nhân là bên được đề nghị giao kết hợp đồng

Việt nam qui định tại điều 771 bộ luật dân sự : Khoản 1 Yếu tố nơi cư trú hay nơi có trụ sở chính Khoản 2 Yếu tố quốc tịch

1.2.4 Gỉai quyết xung đột về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng Nguyên tắc được pháp luật Việt nam và hầu hết pháp luật trên thế giới thừa nhận trong việc xác định pháp luật áp dụng để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng là áp dụng pháp luật của nước do các bên thỏa thuận lựa chọn.

Tại Việt nam, quyền chọn luật của các bên trong quan hệ hợp đồng được ghi nhận tại điều 759 và điều 769 bộ luật dân sự 2005, điều 5 luật thương mại, điều 3 luật hàng hải và điều 5 luật đầu tư. Điều 3 công ước Rôme 1980 cũng qui định tương tự, công ước Viên 1980 pháp luật quốc tế cũng như pháp luật quốc gia đều qui định tương tự, thể hiện sự tôn trọng quyền tự do thỏa thuậnVí dụ : Công ty xuất nhập khẩu Đắc lắc bán 9,000 tấn bột mỳ đã giành quyền chọn tàu chuyên chở

Điều kiện để luật do các bên lựa chọn có hiệu lực Việc chọn luật không trái với điều ước quốc tế mà quốc gia của các bên là

thành viênVí dụ Bên cạnh quyền tự do chọn luật, điều 3 công ước Rôme 1980 qui định luật của nơi có bất động sản sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng

Việc chọn luật và việc áp dụng hệ thống pháp luật được chọn không trái với hệ thống pháp luật quốc gia của các bên. Tại Việt nam nội dung này được thể hiện ở 2 nội dung cơ bản

Các bên chỉ có quyền chọn luật để điều chỉnh các quan hệ mà pháp luật Việt nam cho phép chọn luật

Chú ý : Hiện nay pháp luật Việt nam không cho phép chọn luật để điều chỉnh thời điểm giao kết, tư cách chủ thể, hình thức hợp đồng. Nhưng điều 759 cho phép chọn luật nước ngoài, điều 766 cho phép xác định quan hệ quyền sở hữu, điều 5 luật thương mại, điều 3 luật hàng hải, điều 5 luật đầu tư cho lĩnh vực đầu tư.

Việc áp dụng hay hậu quả của việc áp dụng hệ thống pháp luật được chọn không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt nam sẽ bị từ chối áp dụng nhằm bảo lưu trật tự công cộng

42

Page 43: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Chú ý Điều 5 luật thương mại qui định nội dung pháp luật được chọn không được trái với pháp luật Việt nam. Điều 759 luật dân sự qui định việc chọn pháp luật không được trái với pháp luật Việt nam

Luật được chọn phải là luật thực chất có nghĩa là hệ thống pháp luật do các bên lựa chọn phải có các qui phạm pháp luật thực chất có thể được áp dụng để giải quyết xung đột giữa các bên

Ví dụ Công ty châu Âu ký hợp đồng với công ty Việt nam , thỏa thuận dùng luật châu Âu để giải quyết tranh chấp. Thỏa thuận này về luật thực chất hay bao gồm cả luật thực chất và luật xung đột ? Dựa trên bản chất luật xung đột + Ý chí của các bên trong hợp đồng có thể đưa ra kết luận thỏa thuận này chỉ là thỏa thuận sử dụng luật thực chất Chú ý Tòa án là cơ quan xét xử nhân danh nhà nước các bên không có quyền chọn luật tố tụng. Nhưng trường hợp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, thì các bên có quyền chọn qui tắc tố tụng để áp dụng

Việc chọn luật không nhằm mục đích lẩn tránh pháp luật Phải có thỏa thuận của các bên về việc chọn luật và thỏa thuận đó phải dựa

trên ý chí tự nguyện của các bên

Các nguồn luật có thể lựa chọn Điều ước quốc tế ( trong trường hợp quốc gia của các bên chưa phải là thành

viên ) chỉ có giá trị pháp lý tương đương tập quán quốc tế ( và nội dung phải chứa các qui phạm pháp luật thực chất )

Ví dụ Công ước Viên có chứa các qui phạm pháp luật thực chất nên có thể được chọn. Nhưng công ước Rome chỉ qui định việc chọn luật ( qui phạm xung đột ) nên không thể được chọn

Pháp luật quốc gia của bên bán, bên mua hay bên thứ ba về lý thuyết sẽ dựa trên tính hiệu quả và tính khách quan của hệ thống pháp luật đó nhưng trong thực tế thì không phải vậy

Tập quán quốc tếThời điểm chọn luật áp dụng có thể là trước hay sau khi ký kết hợp đồng Chú ý

Việc các bên chọn luật áp dụng không đồng nghĩa với việc các bên chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Việc các bên chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp không đồng nghĩa với việc các bên chọn luật áp dụng

Nhưng các việc các bên chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lại có ý nghĩa quan trọng đến việc chọn luật áp dụng do tòa án sẽ căn cứ vào qui phạm xung

43

Page 44: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

đột pháp luật trong điều ước quốc tế mà quốc gia mình là thành viên hay qui phạm xung đột pháp luật trong pháp luật quốc gia để chọn luật áp dụng

Ví dụ Nếu các bên không thỏa thuận luật áp dụng, chỉ chọn tòa án Pháp sẽ chọn luật áp dụng dựa trên các qui định trong điều ước quốc tế ( các hiệp định tương trợ tư pháp ) hay pháp luật quốc gia

Pháp qui định chọn pháp luật của nơi có mối quan hệ gắn bó nhất với hợp đồng Việt nam qui định chọn pháp luật của nơi thực hiện hợp đồng

Trong trường hợp các bên trong hợp đồng không thỏa thuận chọn luật áp dụng thì phụ thuộc vào quan điểm của từng hệ thống pháp luật mà luật được áp dụng có thể là

Luật của nước có mối quan hệ gắn bó nhất trong hợp đồng : Liên minh châu Âu (EU) và Anh Mỹ áp dụng nguyên tắc này ( bất động sản )

Luật nơi thực hiện hợp đồng : Việt nam áp dụng Luật nơi giao kết hợp đồng : Italia,

cần dựa vào tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp Điều ước quốc tế ( trừ Nga và Hàn quốc không có qui định chọn luật )Chú ý

Điều 769 luật dân sự qui định ngoại lệ Hợp đồng có đối tượng là bất động sản Hợp đồng được giao kết và thực hiện hoàn toàn tại Việt nam

Trong pháp luật Việt nam không có qui định Trường hợp việc xác định nơi thực hiện hợp đồng, chỉ có qui định xác định nơi thưc hiện nghĩa vụ chính của hợp đồng

1.2.5 Gỉai quyết xung đột pháp luật về chuyển dịch quyền sở hữu và chuyển dịch rủi roA Gỉai quyết xung đột pháp luật về chuyển dịch quyền sở hữuGỉai quyết xung đột pháp luật về chuyển dịch quyền sở hữu hiện nay chỉ được qui định trong pháp luật quốc gia không có điều ước quốc tế hay tập quán quốc tế nào điều chỉnh vấn đề này

B Gỉai quyết xung đột pháp luật về chuyển dịch rủi roĐược điều chỉnh bởi

Điều ước quốc tế : Ví dụ điều 67 ( hợp đồng có vận chuyển người vận chuyển đầu tiên ), 68 ( bán trên đường vận chuyển chuyển rủi ro khi ký kết ) , 69 công ước Viên 1980 của UN về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Tập quán quốc tế : Ví dụ Incoterm qui định các thời điểm chuyển dịch rủi ro trong các điều kiện giao hàng khác nhau là khác nhau

44

Page 45: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Pháp luật quốc gia :

II Quan hệ bồi thường thiệt hại trong hợp đồng có yếu tố nước ngoài1 Khái niệm

Là quan hệ bồi thường trong tư pháp quốc tế là quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài ( xác định theo điều 758 bộ luật dân sự 2005 )

2 Gỉai quyết xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Tùy theo quan điểm các nước, có thể áp dụng pháp luật của nước

Nơi xảy ra hành vi gây thiêt hại : các nước EU áp dụng nguyên tắc này trước ngày 11/1/2009

Nơi phát sinh hậu quả của hành vi gây thiệt hại : áp dụng bởi Pháp, Mỹ và các nước trong EU sau ngày 11/1/2009 ( ngày luật Rome 2 có hiệu lực trên toàn EU )

Kết hợp đồng thời cả 2 nguyên tắc trên điều 773 bộ luật dân sự và điều 4 luật hàng không dân dụng : tòa án có quyền chọn luật ( các bên có quyền chọn hay không thì luật chưa qui định )

Ngoại lệTrường hợp thiệt hại xảy ra ở vùng biển hay vùng trời quốc tế thì luật áp dụng sẽ là luật của phương tiện mang quốc tịch Trường hợp thiệt hại xảy ra ngoài Việt nam mà người gây thiệt hại và người bị thiệt hại là người Việt nam thì pháp luật áp dụng sẽ là pháp luật Việt nam

CHƯƠNG III THỪA KẾ TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ

Phần 7 bộ luật dân sự Các hiệp định tương trợ tư pháp quốc tế

I Khái niệm thừa kế trong tư pháp quốc tếLuật dân sự nghiên cứu các lý luận chung : thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, hàng thừa kế, … khác với tư pháp quốc tế Thừa kế được nghiên cứu trong tư pháp quốc tế là thừa kế có yếu tố nước ngoài. Tại Việt nam, yếu tố nước ngoài trong các quan hệ thừa kế được xác định theo điều 758 bộ luật dân sự, bao gồm 3 yếu tố

Chủ thể Căn cứ xác lập phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ xảy ra ở nước ngoài

Ví dụ Người Việt nam ra nước ngoài làm việc, lập di chúc để lại tài sản ở nước ngoài cho người thân ở Việt nam. Pháp luật nước ngoài qui định rất khác nhau về hình thức của di chúc nên phát sinh xung đột pháp luật

45

Page 46: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Tài sản liên quan đến quan hệ nằm ở nước ngoàiVí dụ Người Việt nam hợp tác lao động và có tài sản ở Nga, nếu không để lại di chúc thì người thừa hưởng ở Việt nam sẽ dựa vào luật nào ? Pháp luật Việt nam sẽ được áp dụng để xác định năng lực lập di chúc. Nếu công dân đó có 2 quốc tịch, thì do Việt nam chỉ xem đó là người Việt nam định cư ở nước ngoài nên pháp luật Việt nam vẫn được áp dụng Hình thức di chúc được xác định theo pháp luật Việt nam hoặc pháp luật Nga

Khi nghiên cứu quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, tư pháp quốc tế tập trung vào 3 vấn đề cơ bản

Xác định thẩm quyền của tòa án quốc gia đối với các vụ việc có yếu tố nước ngoài

Tại Việt nam thẩm quyền của tòa án quốc gia đối với các vụ việc có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều 410 ( thẩm quyền chung ) và điều 411 ( thẩm quyền riêng ) của luật tố tụng dân sự

Xác định hệ thống pháp luật cần được áp dụng nhằm giải quyết các vụ việc thừa kế có yếu tố nước ngoài

Công nhận và thi hành bản án quyết định của tòa án nước ngoài về các vụ việc thừa kế có yếu tố nước ngoài ( không bao gồm quyết định của trọng tài do trọng tài thường không có thẩm quyền giải quyết các vụ việc thừa kế, dân sự. Ngoại lệ là trọng tài Mỹ có thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân gia đình )

II Gỉai quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo các điều ước quốc tế mà Việt nam là thành viên và pháp luật Việt nam 1 Gỉai quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo các hiệp định tương trợ tư pháp

Việc gỉai quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo các hiệp định tương trợ tư pháp đều thừa nhận nguyên tắc chung : công dân của nước ký kết này được hưởng tài sản và các quyền khác trên lãnh thổ của nước ký kết kia theo chế độ thừa kế theo di chúc và theo chế độ thừa kế theo pháp luật . Công dân của bên ký kết này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình có trên lãnh thổ của bên ký kết kia.

Quan điểm này dựa trên 2 nguyên tắc cơ bản Tự do di chúc Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là

phụ nữ và trẻ em

1.1 Gỉai quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúcNăng lực lập thay đổi hủy bỏ di chúc

46

Page 47: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Việc xác định năng lực lập thay đổi hủy bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của bên ký kết mà người để lại di chúc là công dân vào thời điểm lập hay hủy bỏ di chúc

Hình thức của di chúcDo pháp luật của bên ký kết mà người lập di chúc là công dân vào thời điểm lập di chúc hay vào thời điểm người đó chết qui định. Tuy nhiên di chúc cũng xem là hợp lệ nếu đáp ứng yêu cầu của pháp luật của bên ký kết nơi lập di chúc. Và nguyên tắc xác định luật trên cũng được áp dụng trong trường hợp hủy bỏ di chúc linh hoạt

1.2 Gỉai quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật Đối với động sản, pháp luật của bên ký kết mà người để lại di sản thừa kế là công dân vào thời điểm chết sẽ được áp dụng để giải quyết. Đối với bất động sản, pháp luật của bên ký kết nơi có bất động sản sẽ được áp dụng để giải quyết

Ví dụ Người hợp tác lao động tại Nga, chết không để lại di chúc hệ thống pháp luật di sản sẽ được giải quyết theo sau

Bất động sản ở Việt nam Pháp luật Việt nam Bất động sản ở Nga Pháp luật NgaĐộng sản Pháp luật Việt nam

Việc phân chia ( định danh ) động sản, bất động sản phải căn cứ vào pháp luật của bên ký kết nơi có tài sản điều chỉnh

Theo qui định của các hiệp định tương trợ tư pháp, di sản thừa kế là động sản sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tư pháp của bên ký kết mà người để lại di sản là công dân. Đối với bất động sản sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tư pháp của bên ký kết của nơi có bất động sản cho phép tòa án có thẩm quyền sử dụng pháp luật của chính nước mình

2 Gỉai quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật Việt nam 2.1 Gỉai quyết xung đột pháp luật về di chúc

Thừa kế theo di chúc được qui định tại điều 768 bộ luật dân sự 2005 : năng lực lập, thay đổi hủy bỏ di chúc phải theo pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân

Hình thức của di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc. Tuy nhiên nghị định 138 CP qui định nếu di chúc của công dân Việt nam được lập ở nước ngoài mà đáp ứng các yêu cầu của pháp luật Việt nam thì hình thức của di chúc đó cũng được công nhận ở Việt nam

2.2 Gỉai quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật

47

Page 48: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Hiện nay, pháp luật các nước có 2 quan điểm Quan hệ thừa kế thuộc về quan hệ nhân thân ( quan điểm 1 chế định thừa kế

thuật ngữ không chính xác, chỉ sử dụng theo thói quen ) : không phân chia động sản hay bất động sản, chỉ áp dụng luật nhân thân của người để lại di sản để điều chỉnh

Quan hệ thừa kế thuộc về quan hệ tài sản ( quan điểm 2 chế định thừa kế ): phân chia di sản ra động sản và bất động sản áp dụng pháp luật nơi có tài sản cho bất động sản, áp dụng pháp luật nhân thân cho động sản : Việt nam áp dụng

Việc gỉai quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật ở Việt nam được qui định tại điều 767 bộ luật dân sự 2005 : áp dụng quan điểm 2 chế định thừa kế

Động sản : áp dụng pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dânBất động sản : áp dụng pháp luật của nước nơi có tài sản

3 Gỉai quyết vấn đề di sản không người thừa kế3.1 Gỉai quyết vấn đề di sản không người thừa kế theo pháp luật các nước Tư cách hưởng thừa kế

Khi người chết không để lại di chúc hay di chúc vô hiệu : không có người thừa kế hay người thừa kế từ chối nhận di chúc tài sản sẽ thuộc về nhà nước Pháp luật các nước đều qui định di sản không người thừa kế thuộc về nhà nước, tuy nhiên pháp luật các nước qui định khác nhau về tư cách hưởng di sản không người thừa kế của nhà nước.

Pháp luật của hầu hết các nước EU qui định nhà nước hưởng di sản không người thừa kế với tư cách dân sự phải thực hiện nghĩa vụ của người chết trước khi được hưởng tài sản

Pháp luật Hoa kỳ, Pháp qui định nhà nước hưởng di sản không người thừa kế với tư cách chiếm hữu tài sản vô chủ không phải thực hiện nghĩa vụ của người chết mà chỉ đơn thuần chiếm hữu tài sản

Quan điểm khác nhau giữa các nước đã dẫn đến việc giải quyết di sản không người thừa kế có yếu tố nước ngoài tại các nước là khác nhau.

Các nước theo quan điểm nhà nước hưởng di sản không người thừa kế với tư cách thừa kế dân sự thì di sản được chia thành động sản và bất động sản :

Động sản thuộc về nhà nước mà người để lại di sản có quốc tịch hay cư trú tùy theo quan điểm của mỗi hệ thống pháp luật. Bất động sản thuộc về nhà nước nơi có bất động sản đó.

Với quan điểm nhà nước hưởng di sản không người thừa kế với tư cách chiếm hữu tài sản vô chủ thì tài sản nằm tại quốc gia nào sẽ thuộc về nhà

48

Page 49: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

nước nơi có di sản đó mà không phân chia di sản ra động sản và bất động sản.

không sử dụng qui phạm pháp luật xung đột để giải quyết mà chỉ sử dụng qui phạm thực chất nhằm chỉ định trực tiếp chủ sở hữu của di sản không người thừa kế

3.2 Gỉai quyết di sản không người thừa kế theo điều ước quốc tế mà Việt nam ký kếtNguyên tắc được thống nhất ghi nhận là

Đối với động sản ; thuôc về nhà nước của bên ký kết mà người để lại di sản là công dân

Đối với bất động sản : thuộc về nhà nước của bên ký kết nơi có bất động sản đó

Việc phân chia tài sản ra động sản và bất động sản trong trường hợp này phải tuân theo pháp luật của nước nơi có tài sản

3.3 Gỉai quyết di sản không người thừa kế theo pháp luật Việt namĐiều 767 bộ luật dân sự, theo đó

Bất động sản thuộc về nhà nước nơi có bất động sản Động sản thuộc về nhà nước mà người để lại di sản có quốc tịch trước khi

chếtViệc phân chia tài sản ra động sản và bất động sản trong trường hợp này phải tuân theo pháp luật của nước nơi có tài sản Điều 644 qui định việc hưởng di sản không người thừa kế của nhà nước theo tư cách dân sự

CHƯƠNG IV HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

Văn bản tham khảo Nghị định 68/ CP ngày 10/7/2002Nghị định 69/ CP ngày 21/7/2006Nghị định 138 / CP Luật dân sự, tố tụng dân sự

Tự nghiên cứu Quyền nhân thânNhận nuôi con nuôi

I Khái niệm hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài Cơ sở pháp lý

49

Page 50: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Khoản 14 điều 8 luật hôn nhân gia đìnhKhoản 4 điều 10 luật hôn nhân gia đìnhĐiều 758 bộ luật dân sựĐiều 5 nghị định 138 CP

Hôn nhân gia đình Không cho phép ly hôn, quyền và nghĩa vụ

Qui phạm pháp luật xác định Qui phạm phạm viQui phạm hệ thuộc

II Gỉai quyết xung đột về kết hônA Điều kiện kết hônCơ sở pháp lý

Điều 9 luật hôn nhân gia đình qui định về điều kiện kết hôn, điều 10 luật hôn nhân gia đình qui định về các điều kiện cấm kết hôn

Độ tuổi kết hôn tại Việt nam Nam 20 tuổi ( 19 tuổi + 1 ngày )Nữ 18 tuổi ( 18 tuổi + 1 ngày )Các nước trên thế giới qui định rất khác nhau về độ tuổi kết hôn : Trung quốc ( Nam 22 tuổi, nữ 20 tuổi ) Mỹ ( nam 14 tuổi, nữ 12 tuổi ) Anh ( nam 14 tuổi, nữ 14 tuổi ) Pháp ( nam 18 tuổi, nữ 16 tuổi )

Xung đột pháp luật về điều kiện kết hônĐiều 103 luật hôn nhân gia đình giải quyết xung đột về điều kiện kết hôn

Việc kết hôn giữa công dân Việt nam với người nước ngoài phải tuân theo pháp luật của nước mình mang quốc tịch về điều kiện kết hônNếu đăng ký kết hôn tại Việt nam thì phải tuân theo điều kiện kết hôn của pháp luật Việt nam

Nếu việc kết hôn có yếu tố nước ngoài thì phải tuân thủ pháp luật của nước mà mình mang quốc tịch cũng như pháp luật nơi tiến hành đăng ký kết hônVí dụ

Nam Việt nam 22 tuổi thì đủ điều kiện kết hôn tại Việt nam lẫn Trung quốc Nữ Việt nam 18 tuổi nếu kết hôn tại Trung quốc thì không đủ điều kiện do phải tuân thủ qui định của pháp luật Trung quốc về độ tuổi

Sở tư pháp sẽ chứng nhận việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

Cơ sở pháp lýPháp luật Việt nam

Điều 103 luật hôn nhân gia đình

50

Page 51: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Điều 10 nghị định 68 10/72002Điều ước quốc tế

Điều 24 của hiệp định tương trợ tư pháp Việt nam – Nga

Việt nam + Việt nam

Việt nam + Nước ngoài

Nước ngoài + Nước ngoài

Cơ quan có thẩm quyền ở Việt nam

UBND cấp tỉnhPháp luật Việt nam

UBND cấp tỉnhNgười Việt nam tuân theo luật Việt namNgười nước ngoài phải tuân thủ luật Việt nam + luật nước ngoài

UBND cấp tỉnhNgười nước ngoài phải tuân thủ luật Việt nam + luật nước ngoài

Cơ quan ngoại giao Việt nam ở nước ngoài

Chỉ tuân theo pháp luật của Việt nam

Người Việt nam tuân theo luật Việt namNgười nước ngoài phải tuân thủ luật Việt nam + luật nước ngoài

Không điều chỉnh

Cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài

Pháp luật Việt namPháp luật nước ngoài ( Nếu công dân Anh Mỹ thì không phải tuân thủ luật Anh Mỹ do căn cứ vào nơi cư trú )

Người Việt nam tuân theo luật Việt nam + luật nước ngoàiNgười nước ngoài phải tuân thủ luật nước ngoài

Người nước ngoài phải tuân thủ luật nước ngoài

Cơ quan ngoại giao nước ngoài ơ Việt nam

Không điều chỉnh

Người Việt nam tuân theo luật Việt nam + luật nước ngoàiNgười nước ngoài phải tuân thủ luật nước ngoài

Người nước ngoài phải tuân thủ luật nước ngoài

51

Page 52: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Người đa quốc tịch dựa vào khoản 2 điều 760 bộ luật dân sự để xác định luật phải tuân thủỞ vùng sâu vùng xa khu vực biên giới, UBND cấp xã sẽ có thẩm quyền cho phép kết hôn do điều kiện đường sá xa xôi, giao thông

B Hình thức kết hônPhải tuân theo pháp luật của nơi tiến hành đăng ký kết hôn Cơ sở pháp lý

Điều ước quốc tế :Điều 24 khoản 2 hiệp định tương trợ tư pháp Việt nam – Nga

Pháp luật Việt nam :Điều 11 nghị định 68 /CP điều 17, 19 qui định về thời gian

Chú ýĐiều 20 nghị định 68 /CP cho phép thừa nhận hôn nhân được tiến hành hợp pháp ở nước ngoài nhưng chưa tuân thủ hình thức kết hôn của pháp luật Việt nam Trường hợp không tuân thủ điều kiện kết hôn của pháp luật Việt nam ( đa thê ) thì nên cân nhắc việc chấp nhận tùy theo mục đích cụ thể ( bảo lưu trật tự công cộng hạn chế )

Nếu nhằm mục đích ly dị thì nên chấp nhận nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho phụ nữ, trẻ em ( cấp dưỡng ) thể hiện gián tiếp ở điều 20 nghị định 68 / CPNếu chỉ nhằm được xã hội thừa nhận việc kết hôn đa thê thì không nên chấp nhận

Nếu vi phạm điều kiện kết hôn ( điều 9 ) nhưng vào thời điểm yêu cầu đã khắc phục được thì có thể được xem xét chấp nhận điều 20 nghị định 68 / CP Nhưng nếu vi phạm điều kiện cấm kết hôn ( điều 10 ) thì không bao giờ được xem xét

Nếu bị từ chối cho phép kết hôn thì có thể tiến hành khiếu nại theo thủ tục tố tụng hành chính

C Ly hônCơ quan có thẩm quyền

Chỉ có tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn Cơ sở pháp lý

Điều 8 khoản 8 luật hôn nhân gia đình

Việt nam + Việt nam

Việt nam + Nước ngoài

Nước ngoài + Nước ngoài

Cơ quan có thẩm Tòa án nhân dân

52

Page 53: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

quyền ở Việt nam

tỉnh

Cơ quan ngoại giao Việt nam ở nước ngoàiCơ quan có thẩm quyền ở nước ngoàiCơ quan ngoại giao nước ngoài ơ Việt nam

Chú ýĐiều 33 tố tụng dân sự cho phép tòa án huyện có thẩm quyền, trong khi đó khoản 3 điều 102 luật hôn nhân gia đình chỉ cho phép tòa án tỉnh sự khác biệt Pháp luật Việt nam không cho phép ủy quyền để đăng ký kết hôn hay ly hôn nhưng trong thực tiễn vẫn cho phép ủy quyền để tiến hành ly hôn nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của công dân Việt nam

Công nhận ly hôn ở nước ngoài : khoản 2 điều 20 qui định Gỉai quyết xung đột pháp luật trong ly hôn : tham khảo đề cương

CHƯƠNG 5HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ

1.Khái niệm quan hệ hôn nhân và gia đình cĩ yếu tố nước ngoài - Khái niệm quan hệ hôn nhân và gia đình cĩ yếu tố nước ngoài: Điều 8 khoản 14 Luật

hôn nhân và gia đình 2000. - So sánh với quy định tại Điều 758 Bộ luật dn sự - Khi quan hệ hôn nhân và gia đình cĩ yếu tố nước ngoài phát sinh thường làm phát

sinh xung đột pháp luật.

53

Page 54: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

- Xung đột pháp luật được thể hiện trong các quan hệ về kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng đặc biệt là các quyền ti sản, quyền v nghĩa vụ giữa cha mẹ v con ci v cuối cng l cc quan hệ về nuơi con nuơi, gim hộ.

Theo nguyên tắc chung, xung đột pháp luật trong lĩnh vực này được giải quyết bằng cách ký kết các Điều ước quốc tế quốc tế hoặc xây dựng quy phạm xung đột trong pháp luật quốc gia.

2.Giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn 2.1. Giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn theo các Hiệp định tương trợ tư pháp

và theo pháp luật Việt Nam2.1.1. Điều kiện kết hơn2.1.1.1. Theo các Hiệp định tương trợ tư pháp.Nguyên tắc chung: áp dụng luật của nước mà các bên mang quốc tịch để xác định

điều kiện kết hôn. Ngoài ra, một số Hiệp định quy định áp dụng kết hợp với Luật nơi tiến hành kết hôn.

2.2.1.2. Theo php luật Việt Nam.Văn bản pháp luật:- Luật hơn nhn v gia đình Việt Nam năm 2000- Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết một

số Điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hơn nhn v gia đình cĩ yếu tố nước ngoài.

- Thông tư số 07/2002/TT-BTP ngày 16/12/2002 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số Điều của Nghị định số 68/CP quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hơn nhn v gia đình cĩ yếu tố nước ngoài.

- Áp dụng Luật quốc tịch của các bên; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài cịn phải tun theo quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn.

- Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đ được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, phù hợp với pháp luật của nước đó thì được công nhận tại Việt Nam, nếu vào thời điểm kết hôn công dân Việt Nam không vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn.

Trong trường hợp có sự vi phạm pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, nhưng vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn, hậu quả của sự vi phạm đó đ được khắc phục

54

Page 55: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

hoặc công nhận việc kết hôn đó là có lợi cho việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em thì hơn nhn đó cũng được công nhận tại Việt Nam.

*Lưu ý về điều kiện kết hôn:

Chủ thể Nơi đăng kí

Người Việt Nam với nhau

Người Việt Nam với người nước ngoài

Người nước ngoài với nhau.

Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam

Tun theo php luật Việt Nam

VN: tun theo php luật Việt Nam NN: tuân theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước người nước ngoài mang quốc tịch

Tun theo php luật của Việt Nam Tuân theo pháp luật của nước mỗi người mang quốc tịch

Cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài

Tun theo php luật Việt Nam

VN: tun theo php luật Việt Nam NN: tuân theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước người nước ngoài mang quốc tịch

Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài

Tuân theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước nơi đăng kí kết hôn

VN: tun theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nơi tiến hành kết hôn NN: tuân theo pháp luật nơi tiến hành kết hôn.

Cơ quan ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam

Tun theo php luật Việt Nam.

VN: Tuân theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài NN: tun theo pháp luật nước

55

Page 56: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

ngoài

2.1.2. Nghi thức kết hơn2.1.2.1. Theo các Hiệp định tương trợ tư pháp. Nguyên tắc chung: áp dụng pháp luật của nước ký kết nơi tiến hành kết hôn. 2.1.2.2. Theo php luật Việt Nam.Nếu việc kết hôn được thực hiện tại Việt Nam: Luật nơi tiến hành kết hôn được áp

dụng. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của công

dân Việt Nam. Việc đăng kí kết hôn giữa công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với

công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực bin giới với Việt Nam: Uỷ ban nhn dn cấp x nơi thường trú của công dân Việt Nam ở khu vực biên giới thực hiện.

Nếu việc kết hôn được tiến hành ở nước ngoài: cơ quan ngoại giao, lnh sự Việt Nam tại nước tiếp nhận.

Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn được quy định tại mục 1 Nghị định số 68/CP và được cụ thể hoá trong thông tư số 07 của Bộ Tư pháp.

3.Giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn 3.1. Giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn theo các Hiệp định tương trợ tư pháp

và theo pháp luật Việt Nam.3.1.1. Theo các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước.Nếu hai vợ chồng có cùng quốc tịch: áp dụng pháp luật của nước mà các bên mang

quốc tịch. Nếu hai vợ chồng không cùng quốc tịch: áp dụng pháp luật của nước nơi họ thường

trú, nếu không có nơi thường trú chung thì cơ quan có thẩm quyền của nước ký kết no nhận đơn xin ly hôn sẽ giải quyết theo pháp luật của nước đó.

3.1.2. Theo php luật Việt Nam.Được quy định tại Điều 104 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

Lưu ý:

● Trường hợp ly hơn cĩ một bn l cơng dn Việt Nam

Theo Hiệp định tương trợ tư pháp Theo php luật Việt Nam

56

Page 57: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Cả hai đều thường trú tại Việt Nam

Pháp luật nơi thường trú chung của 2 vợ chồng sẽ được áp dụng. Điều 26 khoản 2 HDTTTP giữa Việt Nam và Liên bang Nga: Nu vµo thi ®iĨm gưi ®¬n xin ly h«n mt ngi lµ c«ng d©n cđa Bªn ký kt nµy, cßn ngi kia lµ c«ng d©n cđa Bªn ký kt kia th× ®iỊu kiƯn ly h«n tu©n theo ph¸p lut cđa Bªn ký kt n¬i h thng trĩ.Điều 27 khoản 2 HDTTTP giữa Việt Nam và Lào: Nu vỵ chng c quc tÞch kh¸c nhau nhng cng c trĩ mt Níc ký kt, th× viƯc ly h«n ®ỵc gi¶i quyt theo ph¸p lut cđa Níc ký kt n¬i vỵ chng ® cng c trĩ

Áp dụng pháp luật Việt Nam nếu cả 2 cùng thường trú tại Việt Nam Điều 104 khoản 1: Việc ly hơn giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của Luật này.

Một bên thường trú tại Việt Nam

Pháp luật Việt Nam được áp dụng trừ trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác. Nếu các điều ước quốc tế có quy định khác với pháp luật Việt Nam thì theo cc điều ước quốc tế giữa Việt Nam và các nước thì php luật của nước nơi có tịa n giải quyết vụ việc sẽ được áp dụng.Điều 27 khoản 2 HĐTTTP Việt Nam và Lào: Nu trong thi gian ®a ®¬n xin li h«n, vỵ chng kh«ng cng c trĩ mt Níc ký kt, th× C¬ quan t ph¸p Níc ký kt nhn ®ỵc ®¬n xin li h«n s tin hµnh xÐt xư theo ph¸p lut cđa níc m×nh

Điều 104 khoản 2: Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hơn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo php luật Việt Nam.

Cả hai đều thường trú ở nước ngoài

Pháp luật của nơi thường trú chung của vợ chồng được áp dụng.

Điều 104 luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì khi hai bn khơng thường trú tại Việt Nam vào thời

57

Page 58: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hơn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng

*Nên hiểu nơi thường trú chung của vợ chồng là cùng một nước, chứ không nhất thiết phải cùng số nhà, đường phố (vì khi pht sinh tranh chấp, khả năng ly thân có thể xảy ra)

● Trường hợp ly hôn có hai bên là công dân Việt Nam

Theo Hiệp định tương trợ tư pháp Theo php luật Việt Nam Một bên ở Việt Nam, một bên ở nước ngoài

Pháp luật áp dụng là pháp luật của nước mà hai vợ chồng là công dân. Vậy luật Việt Nam sẽ được áp dụng, không thể áp dụng pháp luật nước ngoài.

Điều 26 khoản 1 HĐTTTTP Việt Nam – Mơng Cổ: §i víi viƯc ly h«n s ¸p dơng ph¸p lut cđa Bªn ký kt mµ vỵ chng lµ c«ng d©n vµo thi ®iĨm ®a ®¬n

Điều 27 khoản 1 HĐTTTTP Việt Nam – Lo Nu vỵ chng c cng quc tÞch th× viƯc ly h«n ®ỵc gi¶i quyt theo ph¸p lut cđa Níc ký kt mµ vỵ chng lµ c«ng d©n.

Php luật Việt Nam không quy định cụ thể là pháp luật của Việt Nam hay pháp luật của nước mà các bên đang cư trú. Nhưng căn cứ vào yếu tố quốc tịch và có 1 bên đang cư trú tại Việt Nam thì p dụng php luật Việt Nam l hợp lý nhất. Vì cc bn cĩ quan hệ gắn bĩ với Việt Nam hơn so với nước ngoài.

Hai bên ở nước ngoài

Pháp luật Việt Nam được áp dụng

Điều 26 khoản 1 HĐTTTP giữa Việt Nam và Ucraina: việc ly hôn

Cả hai cùng cư trú ở một nước hoặc Không cư trú cùng một nước: pháp luật

58

Page 59: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tư pháp và tuân theo pháp luật của bên kí kết mà vợ chồng đều là công dân vào thời điểm đưa đơn ly hôn.

Điều 26 khoản 1 HĐTTTP giữa Việt Nam và Nga: ViƯc ly h«n tu©n theo ph¸p lut vµ thuc thm quyỊn gi¶i quyt cđa C¬ quan tph¸p cđa Bªn ký kt mµ vỵ chng ®Ịu lµ c«ng d©n vµo thi ®iĨm np ®¬n xin ly h«n.

việt nam chưa có quy định cụ thể: pháp luật có thể được áp dụng là pháp luật Việt Nam theo nguyên tắc quốc tịch và pháp luật nước ngoài nơi thường trú chung của hai bên (hoặc pháp luật của nước một bên cư trú có tịa n thụ lý giải quyết) cũng cĩ thể được áp dụng do nguyên tắc nơi cư trú.

● Trường hợp ly hôn khi cả hai bên không là công dân Việt Nam

4.Quan hệ nhn thn v quan hệ ti sản giữa vợ v chồng4.1. Luật được áp dụng để điều chỉnh quan hệ nhn thn v quan hệ ti sản giữa vợ v

chồng theo Hiệp định tương trợ tư pháp - Xác định theo Luật quốc tịch của hai vợ chồng hoặc Luật nơi thường trú cuối cùng

của hai vợ chồng.- Nếu các bên không có nơi thường trú chung, áp dụng pháp luật của nước có tịa n

nhận đơn hoặc tịa n cĩ thẩm quyền giải quyết vụ việc. 4.2. . Luật được áp dụng để điều chỉnh quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa

vợ và chồng theo php luật Việt Nam Pháp luật Việt Nam chưa có quy phạm xung đột quy định cụ thể về vấn đề này. Tuy

nhiên, Điều 104 Luật này quy định khi ly hôn tài sản là bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản.

5.Quan hệ giữa cha mẹ v con ci5.1. Theo Hiệp định tương trợ tư phápViệc xác định pháp luật áp dụng được quy định không thống nhất. Một số hiệp định

quy định pháp luật của nước mà người con mang quốc tịch được áp dụng; một số hiệp định quy định áp dụng pháp luật của nước nơi họ cùng thường trú, một số áp dụng cả hai.

59

Page 60: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

5.2. Theo php luật Việt NamChưa có quy phạm xung đột quy định cụ thể. Tuy nhiên chương 3 Nghị định 68/CP

có các quy phạm thực chất quy định cụ thể về nhận cha, mẹ, con như điều kiện nhận, cơ quan có thẩm quyền giải quyết, trình tự thủ tục giải quyết…

6.Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài6.1. Theo cc Hiệp định tương trợ Việc nhận và hủy bỏ nuôi con nuôi: theo pháp luật của nước ký kết m người nhận con

nuôi mang quốc tịch, ngoài ra cịn kết hợp cc quy tắc khc như luật nơi thường trú. 6.2. Theo php luật Việt Nam Điều kiện của người nhận nuôi con nuôi: được quy định tại Điều 105 Luật Hôn nhân

và gia đình Việt Nam, theo đó Luật nơi cư trú và Luật quốc tịch đ được áp dụng kết hợp- Điều kiện cụ thể đối với người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được quy định

tại khoản 2 Điều 35 Nghị định số 68/Chính phủ- Người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải có đủ điều kiện để

nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 69 của Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam v php luật của nước nơi người đó thường trú.

- Công dân Việt Nam xin nhận trẻ em nước ngoài thường trú tại Việt Nam làm con nuôi phải có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 69 của Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam v php luật của nước mà trẻ em đó có quốc tịch.

Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi là trẻ em Việt Nam được quy định tại Điều 36 Nghị định số 68/CP

Giải quyết xung đột pháp luật về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuơi được quy định tại Điều 105 khoản 2 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.

Lưu ý:

Theo Hiệp định hợp tác nuôi con nuôi

Theo php luật Việt Nam

Điều kiện xin con nuôi

Người xin con nuôi phải tuân thủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Nước nhận và Nước gốc (Điều 10 hiệp định hợp tác nuôi con nuôi Việt Nam –

Theo pháp luật việt nam và pháp luật nước nơi người đó thường trú (điều 37 Nghị định 68/CP)

60

Page 61: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Thụy Sĩ)Độ tuổi được nhận làm con nuôi

… độ tuổi giới hạn cho làm con nuôi do pháp luật của mỗi nước ký kết quy định. (điều 1 hiệp định hợp tác nuôi con nuôi Việt Nam – Pháp)

Điều 36 Nghị định 68/CP

Thủ tục, trình tự nhận nuơi con nuơi

Điều 14 đến điều 20 hiệp định hợp tác nuôi con nuôi Việt Nam – Thụy SỹĐiều 9 đến điều 14 hiệp định hợp tác nuôi con nuôi Việt Nam – Pháp

Theo quy định của pháp luật Việt Nam điều 38 Nghị định 68/CP

Thẩm quyền quy định việc nuôi con nuôi

Việc quyết định cho trẻ em làm con nuôi thuộc thẩm quyền của cơ quan Nhà nước của Nước ký kết m trẻ em đó là công dân. (điều 7 hiệp định hợp tác nuôi con nuôi Việt Nam – Pháp)Quyết định cho trẻ em làm con nuôi thuộc thẩm quyền của các cơ quan của Nước gốc. (điều 11 hiệp định hợp tác nuôi con nuôi Việt Nam – Thụy Sỹ)

UBND Tỉnh nơi có cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, thường trú của cha mẹ đẻ, nơi thường trú của người giám hộ.

Nhận nuôi con nuôi ở cơ quan ngoại giao, lnh sự

Chỉ áp dụng cho trẻ em Việt Nam thường trú tại nước đó. Quy định cụ thể từ điều 52 đến 56 Nghị định 68/CP.

Công nhận việc nuôi con nuôi được tiến hành ở nước

Quyết định về nuôi con nuôi của cơ quan có thẩm quyền của mỗi nước ký kết quy định tại Điều 7 của Hiệp định này được mặc nhiên công nhận cĩ

Việc công dân Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam hoặc trẻ em nước ngoài làm con nuôi đ được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, được công nhận tại Việt Nam, trừ các trường hợp quy

61

Page 62: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

ngoài hiệu lực trn lnh thổ của Nước ký kết kia.Tuy nhiên, việc công nhận có thể bị từ chối, nếu xét thấy việc nuôi con nuôi trái với những nguyên tắc và giá trị cơ bản của Nước ký kết được yêu cầu. Trong trường hợp này, Nước ký kết được yêu cầu thông báo bằng văn bản cho nước ký kết kia; Cc nước ký kết cng nhau bn bạc biện php giải quyết để bảo vệ quyền lợi của trẻ em đ cho lm con nuơi.

định tại Điều 50 của Nghị định này. Việc công nhận được ghi chú vào sổ đăng ký theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch. 

Điều 50: Việc xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi bị từ chối trong các trường hợp sau đây :

1. Người xin nhận con nuôi không đáp ứng đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 37 của Nghị định này.

2. Trẻ em được nhận làm con nuôi không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 36 của Nghị định ny.

3. Có căn cứ để khẳng định việc xin nhận con nuôi là nhằm mục đích mua bán trẻ em, bóc lột sức lao động của trẻ em, xâm phạm tình dục đối với trẻ em hoặc nhằm mục đích trục lợi khác. 

TƯ PHÁP QUỐC TẾ VIỆT NAM VÀ DẪN CHIẾU TRONG LĨNH VỰC HỢP ĐỒNG

Đăng trên tạp chí KHPL 4/2003 ĐỖ VĂN ĐẠI GV Khoa Luật trường Đại học Aix-Marseille III Cộng hịa Php

62

Page 63: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

1. Dẫn chiếu ngược trở lại và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba (gọi chung là dẫn chiếu) là hiện tượng trong đó pháp luật nước ngoài, đ được chỉ định bởi quy phạm xung đột của pháp luật Tịa n để chi phối một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, khước từ quyền chi phối quan hệ này và dẫn ngược trở lại pháp luật Tịa n hay php luật nước thứ ba. Trong Tư pháp quốc tế các nước, việc điều chỉnh hiện tượng dẫn chiếu không thống nhất: Một số nước không chấp nhận dẫn chiếu như Kê-béc (Canada) 1, Ý (trước ngày 31 tháng 5 năm 1995), Bắc Âu, Hy Lạp (BLDS năm 1940), Hà Lan, Brazin (BLDS năm 1942), Ai Cập (BLDS năm 1948), Siry (BLDS năm 1949) v.v…; song một số nước khác lại chấp nhận dẫn chiếu như Pháp, Đức (BLDS năm 1896), Anh, Bỉ, Nhật Bản (BLDS năm 1898), Thụy Điển v.v…2

2. Đối với những nước chấp nhận dẫn chiếu, nguyên tắc thừa nhận dẫn chiếu không hoàn toàn tuyệt đối mà có những ngoại lệ, nhất là trong lĩnh vực hợp đồng. Ví dụ, theo Tịa n tối cao Php 3 v theo Tư pháp quốc tế Đức 4, Ý 5, Anh, Thụy Sĩ, Na Uy 6 dẫn chiếu không được chấp nhận trong lĩnh vực hợp đồng. Tương tự, theo Điều 15 Công ước Roma ngày 19 tháng 6 năm 1980 về quy phạm xung đột thống nhất trong lĩnh vực hợp đồng đối với một số nước châu Âu và Điều 2 Công ước La Hay ngày 7 tháng 6 năm 1995 về hợp đồng mua bán quốc tế động sản, dẫn chiếu cũng không được chấp nhận.

Ở Việt Nam, dẫn chiếu được chấp nhận trong khoản 3, Điều 827 BLDS 7 và khoản 3, Điều 5 Nghị định số 60/CP ngày 6 tháng 6 năm 1997 8 Nhưng khác với những nước nêu trên, không một văn bản nào hiện nay ở Việt Nam phủ nhận dẫn chiếu trong lĩnh vực hợp đồng. Tương tự, dự thảo sửa đổi BLDS có nhiều bổ sung nhưng cũng không đề cập đến vấn đề này 9 Sự khác nhau giữa pháp luật nước ta và pháp luật một số nước nêu trên làm phát sinh câu hỏi: Chúng ta có nên bổ sung, bên cạnh nguyên tắc thừa nhận dẫn chiếu, một ngoại lệ trong lĩnh vực hợp đồng hay không? Trả lời câu hỏi này là nội dung của bài viết 10. Trước khi kiến nghị cụ thể việc điều chỉnh dẫn chiếu trong Tư pháp quốc tế Việt Nam liên quan đến hợp đồng có yếu tố nước ngoài (II), chúng tôi xin trình by hiện tượng dẫn chiếu có thể xảy ra ở Việt Nam trong lĩnh vực này (I). I. Hiện tượng dẫn chiếu trong lĩnh vực hợp đồng ở Việt Nam

3. Theo Điều 834, khoản 2, BLDS Việt Nam, “Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng dân sự được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa thuận khác”. Vậy, pháp luật nước ta phân biệt trường hợp các bên không có thỏa thuận chọn pháp luật cho hợp đồng và trường hợp các bên có thỏa thuận chọn pháp luật cho hợp đồng. Chúng ta lần lượt nghiên cứu hiện tượng dẫn chiếu trong hai trường hợp này.

63

Page 64: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

1. Hiện tượng dẫn chiếu trong lĩnh vực hợp đồng ở Việt Nam khi các bên không có thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng

4. Theo Tư pháp quốc tế nước ta, khi các bên không có thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng cho hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của họ được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng. Nhưng theo Tư pháp quốc tế một số nước, trong trường hợp này, quyền và nghĩa vụ của các bên được xác định theo pháp luật của nước có quan hệ gắn bó nhất với hợp đồng. Ví dụ, theo khoản 1, Điều 4 Công ước Roma ngày 19 tháng 6 năm 1980, trong trường hợp pháp luật điều chỉnh hợp đồng không được các bên thỏa thuận chọn, hợp đồng được chi phối bởi pháp luật của nước mà hợp đồng có quan hệ mật thiết nhất. Sự khác nhau về phần hệ thuộc của quy phạm xung đột điều chỉnh hợp đồng khi các bên không có thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng ở nước ta và ở nước ngoài có thể làm phát sinh hiện tượng dẫn chiếu ở Việt Nam như trường hợp tranh chấp về hợp đồng bảo lnh cĩ yếu tố nước ngoài mà chúng tôi đưa ra sau đây.

5. Ví dụ, cơng ty A Việt Nam v cơng ty B Pháp ký một hợp đồng mua bán. Theo hai bên, pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán là pháp luật Việt Nam. Để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán, bên A yêu cầu có sự bảo lnh của gim đốc công ty B là ông C, bằng tài sản riêng của ông C và, theo hợp đồng bảo lnh, nếu đến thời hạn thanh toán mà bên B vẫn không thanh toán cho bên A, ông C sẽ thanh toán thay cho bên B bằng cách chuyển khoản thông qua một ngân hàng tại Pháp. Do sơ suất, khi thiết lập hợp đồng, các bên không thỏa thuận chọn pháp luật để điều chỉnh hợp đồng bảo lnh. Do khơng được bên B thanh toán, bên A yêu cầu ông C đứng ra thanh toán thay cho bên B trên cơ sở hợp đồng bảo lnh. Vì ơng C khơng cĩ ý định thanh toán nên bên A khởi kiện ông C tại Tịa n Việt Nam. Trước tịa, bn A v ơng C không thống nhất với nhau về pháp luật áp dụng cho hợp đồng bảo lnh. Theo ơng C, php luật điều chỉnh hợp đồng bảo lnh l php luật Php vì theo Điều 834, khoản 2 BLDS Việt Nam, “Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng dân sự được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa thuận khác” trong khi đó nơi thực hiện hợp đồng bảo lnh l ở Php. Bn A, khơng phủ nhận quyền chi phối của php luật Php theo Điều 834 khoản 2 trên, nhưng lý giải thm như sau: Theo thực tiễn xét xử Pháp11, trong trường hợp pháp luật điều chỉnh hợp đồng bảo lnh khơng được các bên thỏa thuận chọn, quyền và nghĩa vụ của họ trong hợp đồng coi như được chi phối bởi pháp luật điều chỉnh hợp đồng chính12 và ở đây là pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán giữa bên A và bên B, tức là pháp luật Việt Nam. Vậy theo bên A, Tư pháp quốc tế Việt Nam cho phép pháp luật Pháp thẩm quyền chi phối hợp đồng bảo lnh nhưng pháp luật nước này khước từ quyền chi phối và dẫn ngược trở lại pháp luật Việt Nam và do đó pháp luật Việt Nam có thẩm quyền chi phối hợp đồng bảo lnh.

Ví dụ trên cho chúng ta thấy hiện tượng dẫn chiếu có thể xảy ra trong lĩnh vực hợp

64

Page 65: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

đồng khi các bên không có thỏa thuận chọn pháp luật của một nước để chi phối quan hệ của họ.

2. Hiện tượng dẫn chiếu trong lĩnh vực hợp đồng ở Việt Nam khi các bên có thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng

6. Về mặt cơ cấu, quy phạm xung đột có hai bộ phận cấu thành: phần phạm vi và phần hệ thuộc 13 Phần phạm vi của một quy phạm xung đột là phần quy định quy phạm này được áp dụng đối với loại quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nào. Phần hệ thuộc là phần quy định chỉ ra pháp luật nước nào được chọn hay ấn định để điều chỉnh, giải quyết loại quan hệ trong phần phạm vi. Sự khác nhau về phần hệ thuộc của quy phạm xung đột ở các nước dẫn đến hiện tượng dẫn chiếu như trình by trong phần số 4 v 5. Nhưng đây không phải là trường hợp duy nhất của hiện tượng dẫn chiếu vì hiện tượng này có thể xảy ra do sự khác nhau về nội dung của phần phạm vi của các quy phạm xung đột. Để minh họa hiện tượng dẫn chiếu này, chúng tôi xin trích một ví dụ liên quan đến thời hiệu khởi kiện.

7. Trong bài viết Xung đột pháp luật về xác định, định danh trong Tư pháp quốc tế Việt Nam 14, chúng tôi có chỉ ra rằng vị trí của thời hiệu khởi kiện trong pháp luật Việt Nam khơng r rng vì nĩ được ghi nhận trong luật tố tụng cũng như trong luật nội dung. Nhưng với dự thảo sửa đổi BLDS, vị trí của thời hiệu khởi kiện đ được định r vì theo Điều 829c của dự thảo “việc xác định thời hiệu khởi kiện đối với quan hệ dân sự phải tuân theo pháp luật của nước đ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ đó”. Đây là một giải pháp hợp lý trong hồn cảnh nước ta hiện nay và theo chúng tôi sẽ được Bộ luật hóa 15 hoặc thừa nhận trong thực tế xét xử 16 thời gian gần đây. Áp dụng giải pháp này, chúng ta có quy phạm sau: Trong lĩnh vực hợp đồng, thời hiệu khởi kiện được điều chỉnh bởi pháp luật của nước đ được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng. Điều đó có nghĩa là nếu các bên có thỏa thuận chọn pháp luật một nước để chi phối hợp đồng, thời hiệu khởi kiện được điều chỉnh bởi pháp luật nước này; nếu các bên không có thỏa thuận chọn pháp luật để chi phối hợp đồng, thời hiệu khởi kiện được điều chỉnh bởi pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng. Nói một cách khác, thời hiệu khởi kiện thuộc phần phạm vi của quy phạm xung đột điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng theo pháp luật Việt Nam.

Trong trường hợp giải pháp thiết lập trong Điều 829c của dự thảo sửa đổi BLDS Việt Nam nêu trên được chấp nhận, thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài được điều chỉnh khác nhau theo pháp luật Việt Nam và theo hệ thống pháp luật Mỹ. Theo hệ thống pháp luật Mỹ, thời hiệu khởi kiện trong một tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài là một vấn đề thuộc phần phạm vi của quy phạm xung đột điều chỉnh tố tụng của Tịa n[1] trong khi đó theo pháp luật Việt Nam đây là một vấn

65

Page 66: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

đề thuộc phần phạm vi của quy phạm xung đột điều chỉnh hợp đồng. Chính sự khác nhau trên dẫn đến hiện tượng dẫn chiếu. Ví dụ Tịa n Việt Nam được yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng giữa bên A Việt Nam và bên B Mỹ, hợp đồng mà trong đó các bên thỏa thuận chọn pháp luật Mỹ để điều chỉnh. Theo pháp luật Việt Nam thời hiệu khởi kiện vẫn cịn v theo php luật Mỹ thời hiệu khởi kiện đ hết, nhưng bên B vẫn khởi kiện bn A v lý giải như sau: Theo pháp luật Việt Nam, thời hiệu khởi kiện được xác định theo pháp luật của nước đ được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng, ở đây là pháp luật Mỹ vì php luật ny được các bên thỏa thuận chọn để điều chỉnh hợp đồng. Nhưng theo Tư pháp quốc tế Mỹ, thời hiệu khởi kiện này là một vấn đề thuộc phần phạm vi của quy phạm xung đột điều chỉnh tố tụng của Tịa n, điều đó có nghĩa là pháp luật Mỹ từ chối quyền chi phối vấn đề thời hiệu khởi kiện và dẫn ngược trở lại pháp luật Việt Nam. Vậy, theo bên B Mỹ, Tư pháp quốc tế Việt Nam cho phép pháp luật Mỹ quyền chi phối vấn đề thời hiệu khởi kiện trong tranh chấp hợp đồng nhưng pháp luật Mỹ từ chối quyền chi phối vấn đề này và dẫn ngược trở lại pháp luật Việt Nam, do đó pháp luật Việt Nam có quyền điều chỉnh thời hiệu khởi kiện tức là thời hiệu khởi kiện vẫn cịn. Nĩi tĩm lại, ví dụ nu trn cho chng ta thấy hiện tượng dẫn chiếu có thể xảy ra ngay cả khi các bên có thỏa thuận chọn pháp luật một nước để chi phối hợp đồng. II. Điều chỉnh hiện tượng dẫn chiếu trong lĩnh vực hợp đồng ở Việt Nam

8. Trong phần I, chúng ta thấy hiện tượng dẫn chiếu có thể xảy ra ở Việt Nam khi các bên có thỏa thuận chọn pháp luật cũng như khi họ không có thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng cho hợp đồng. Chúng ta lần lượt nghiên cứu xem có nên phủ nhận dẫn chiếu trong hai trường hợp trên hay không.

1. Điều chỉnh hiện tượng dẫn chiếu trong lĩnh vực hợp đồng ở Việt Nam khi các bên có thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng

9. Theo chng tơi, khi cc bn cĩ thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng cho hợp đồng thì chng ta khơng nn chấp nhận dẫn chiếu vì cc lý do sau:

Chấp nhận dẫn chiếu sẽ làm đảo lộn những dự tính của các bên khi họ thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng cho hợp đồng. Trong thực tế, ví dụ, khi các bên chọn pháp luật Mỹ để chi phối hợp đồng, thông thường họ chọn các quy phạm thực chất của pháp luật Mỹ để chi phối quan hệ phát sinh từ hợp đồng vì, theo họ, cc quy phạm ny l ph hợp với lợi ích của họ nhất. Nếu chấp nhận dẫn chiếu, chng ta sẽ khơng p dụng những quy phạm thực chất của nước mà các bên đ chọn để chi phối hợp đồng mà áp dụng các quy phạm thực chất của một nước mà các bên không có dự tính sử dụng để chi phối hợp đồng. Trong ví dụ đề cập ở phần số 7, khi chọn pháp luật Mỹ cho hợp đồng, các bên đều có dự tính là quan hệ của họ được điều chỉnh bởi các quy phạm thực chất của pháp luật Mỹ ngay cả đối với thời gian quy định của pháp luật nước này để khởi kiện. Nếu chấp nhận dẫn

66

Page 67: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

chiếu, chúng ta buộc các bên phải tuân theo những quy phạm thực chất của Việt Nam về thời gian khởi kiện, những quy phạm mà các bên trong hợp đồng không có dự tính sử dụng để chi phối quan hệ của họ.

Vậy chấp nhận dẫn chiếu, chúng ta sẽ làm đảo lộn dự tính của các bên trong hợp đồng.

Khi chọn pháp luật áp dụng để chi phối quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng, thông thường các bên chỉ chọn các quy phạm thực chất mà không chọn các quy phạm xung đột của Tư pháp quốc tế nước này. Ví dụ, khi chọn pháp luật Mỹ cho hợp đồng, các bên chọn các quy phạm thực chất của pháp luật nước này để chi phối quan hệ của họ trong hợp đồng và không có ý định chọn các quy phạm xung đột của pháp luật Mỹ. Vậy chấp nhận dẫn chiếu sẽ đi ngược lại ý chí của cc bn trong hợp đồng vì chấp nhận dẫn chiếu l chấp nhận sự chỉ dẫn của quy phạm xung đột nước ngoài 18, tức là chúng ta đ sử dụng quy phạm xung đột mà các bên không muốn sử dụng. Ví dụ, khi chúng ta chấp nhận dẫn chiếu do pháp luật Mỹ thiết lập, chúng ta đ sử dụng quy phạm xung đột của nước này, quy phạm mà các bên trong hợp đồng không có ý định sử dụng.

10. Theo khoản 2, Điều 834 BLDS Việt Nam, quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước mà các bên đ thỏa thuận chọn. Php luật cc nước khác cũng quy định tương tự khi các bên có thỏa thuận chọn pháp luật để chi phối hợp đồng và đây dường như là một quy phạm có tính chất hoàn cầu vì chng tơi chưa thấy pháp luật nước nào quy định khác. Trong thực tế, khi thiết lập quy phạm trên, các nhà lập pháp muốn cho phép các bên trong hợp đồng quyền tự chọn pháp luật của một nước cụ thể để chi phối quan hệ phát sinh từ hợp đồng. Nếu chấp nhận dẫn chiếu khi các bên có thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng cho hợp đồng, chúng ta đi ngược lại với mục đích, tinh thần của quy phạm xung đột thiết lập trong khoản 2 Điều 834 nêu trên. Trong ví dụ ở phần số 7, nếu chúng ta chấp nhận dẫn chiếu, chúng ta buộc các bên phải tuân theo pháp luật Việt Nam, pháp luật mà các bên không muốn áp dụng vào hợp đồng và đồng thời chúng ta gạt bỏ quyền chi phối của pháp luật Mỹ, pháp luật mà các bên muốn sử dụng để điều chỉnh hợp đồng. Điều đó có nghĩa là khi chấp nhận dẫn chiếu chúng ta phủ nhận quyền chọn pháp luật Mỹ để áp dụng cho hợp đồng, quyền mà quy phạm xung đột thiết lập trong Điều 834 khoản 2 nêu trên thừa nhận.

Nói tóm lại, cũng như một số nước châu Âu, chúng ta không nên chấp nhận dẫn chiếu khi các bên có thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng cho hợp đồng. Áp dụng giải pháp này vào ví dụ đề cập trong phần số 7, chúng ta có lời giải đáp sau: Dẫn chiếu của pháp luật Mỹ đến pháp luật Việt Nam không được chấp nhận và lúc đó pháp luật Mỹ sẽ điều chỉnh thời hiệu khởi kiện, tức là thời hiệu khởi kiện đ hết v bn B Mỹ khơng cịn quyền khởi kiện bn A tại Tịa n Việt Nam.

67

Page 68: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

2. Điều chỉnh hiện tượng dẫn chiếu trong lĩnh vực hợp đồng ở Việt Nam khi các bên không cĩ thỏa thuận chọn php luật p dụng

11. Tư pháp quốc tế Pháp cũng như Tư pháp quốc tế một số nước châu Âu tham gia Công ước Roma 1980 không phân biệt trường hợp các bên có thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng cho hợp đồng và trường hợp các bên không có thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng cho hợp đồng: Trong cả hai trường hợp, dẫn chiếu không được chấp nhận. Vậy chúng ta có nên theo Tư pháp quốc tế các nước này không? Theo chúng tôi, chúng ta không nên theo vì những lý do sau đây:

Khi cc bn khơng cĩ thỏa thuận chọn pháp luật, tiêu chí chọn pháp luật để chi phối hợp đồng ở nước ta và ở các nước châu Âu nói trên khác nhau và chính sự khác nhau này mà theo chúng tôi, chúng ta không nên từ chối dẫn chiếu. Khi các bên không có thỏa thuận chọn pháp luật chi phối hợp đồng, xu hướng chung của Tư pháp quốc tế các nước là sẽ chọn pháp luật của nước mà hợp đồng có quan hệ mật thiết. Song tiêu chí cụ thể để đạt được mục đích này lại không giống nhau: Khi các bên không có thỏa thuận chọn pháp luật, ở các nước châu Âu nói trên, tiêu chí xác định pháp luật chi phối hợp đồng là pháp luật của nước mà hợp đồng có quan hệ mật thiết nhất trong khi đó ở nước ta tiêu chí xác định pháp luật chi phối hợp đồng lại là pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng.

12. Nếu sử dụng tiu chí chọn pháp luật của nước mà hợp đồng có quan hệ mật thiết nhất để chi phối hợp đồng và đồng thời chấp nhận dẫn chiếu, chúng ta có thể sẽ áp dụng vào hợp đồng pháp luật một nước có quan hệ ít mật thiết hơn so với pháp luật của nước vừa được chỉ định; điều đó đi ngược lại với mục đích và xu hướng chung vừa nêu trên và chính vì vậy m dẫn chiếu khơng được chấp nhận ở Pháp cũng như trong Công ước Roma ngày 19 tháng 6 năm 1980. Ở Việt Nam, chúng ta có cùng xu hướng và mục đích như các nước châu Âu nói trên nhưng chúng ta lại sử dụng tiêu chí chọn pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng. Thông thường, tiêu chí mà chúng ta sử dụng đem lại kết quả giống như các nước châu Âu nói trên, tức là chúng ta sẽ áp dụng vào hợp đồng pháp luật của nước mà hợp đồng có quan hệ mật thiết nhất, vì php luật của nước nơi thực hiện hợp đồng thông thường là pháp luật của nước mà hợp đồng có quan hệ mật thiết nhất. Tuy vậy, sử dụng tiêu chí chọn pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng đôi khi dẫn đến trường hợp mà theo đó chúng ta cho phép áp dụng pháp luật của nước có quan hệ ít mật thiết với hợp đồng, nhất là khi pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng khước từ quyền chi phối và dẫn chiếu đến pháp luật nước khác. Trong ví dụ đề cập ở phần số 4 và 5, pháp luật của nước có quan hệ mật thiết nhất với hợp đồng bảo lnh khơng phải l php luật Php m l php luật của Việt Nam vì hai lý do sau: Thứ nhất, hợp đồng bảo lnh được ký kết giữa một bn Việt Nam v một bn Php để đảm bảo thực hiện một hợp đồng được thực hiện ở Việt Nam và được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam;

68

Page 69: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

thứ hai, pháp luật Pháp không chấp nhận quyền chi phối hợp đồng bảo lnh v dẫn chiếu đến pháp luật Việt Nam. Vậy, nếu chúng ta phủ nhận dẫn chiếu, chúng ta sẽ không áp dụng pháp luật Việt Nam, tức là phủ nhận áp dụng pháp luật của nước có quan hệ mật thiết với hợp đồng bảo lnh, m p dụng php luật Php, tức l chấp nhận p dụng php luật của nước có quan hệ ít mật thiết với hợp đồng bảo lnh. Điều đó đi ngược lại với tinh thần chung như đ đề cập ở trên của quy phạm mà theo đó, khi các bên không có thỏa thuận chọn pháp luật để chi phối hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của họ được xác định bởi pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng. Do vậy, khi các bên không có thỏa thuận chọn pháp luật để chi phối hợp đồng, chúng ta không nên phủ nhận dẫn chiếu như ở Pháp và ở các nước châu Âu áp dụng Công ước Roma ngày 19 tháng 6 năm 1980. Áp dụng giải pháp này vào ví dụ đề cập trong phần số 5, chúng ta có lời giải đáp sau: Dẫn chiếu của pháp luật Pháp được chấp nhận và pháp luật điều chỉnh hợp đồng bảo lnh l php luật Việt Nam.

13. Tóm lại, hiện tượng dẫn chiếu có thể xảy ra ở Việt Nam trong lĩnh vực hợp đồng khi các bên có thỏa thuận cũng như không có thỏa thuận chọn pháp luật để chi phối hợp đồng. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận chọn pháp luật để điều chỉnh hợp đồng, chúng ta nên phủ nhận dẫn chiếu. Để bảo đảm an toàn pháp lý cho cc chủ thể trong quan hệ dn sự cĩ yếu tố nước ngoài, chúng ta nên luật hóa việc phủ nhận này bằng cách bổ sung vào Điều 834 khoản 2 BLDS Việt Nam đoạn sau: Trong trường hợp các bên có thỏa thuận chọn pháp luật một nước để chi phối hợp đồng, dẫn chiếu không được chấp nhận hoặc trong trường hợp các bên có thỏa thuận chọn pháp luật của một nước để chi phối hợp đồng, pháp luật của nước được chọn chỉ gồm các quy phạm thực chất và không chứa đựng quy phạm xung đột.

Giải pháp này đ được luật hóa ở Đức và được thừa nhận rộng ri trong thực tế xt xử Php m khơng cần luật hĩa bằng một văn bản cụ thể nào 19. Vậy trong khi chờ đợi luật hóa và khi không có văn bản cụ thể, Tịa n tối cao Việt Nam cũng nn thừa nhận giải php ny thơng qua thơng tư hoặc công văn hướng dẫn áp dụng luật như đ lm trong những vấn đề khác 20 hoặc sử dụng một vụ việc cụ thể để làm án lệ 21

1 Điều 3080 BLDS Kê béc (Canada): Xem Tạp chí JDI 1992, tr. 629, bình luận J.G.Gastel.

2 Xem P.Courbe, Tư pháp quốc tế (Pháp), Nxb Armand Colin, 2000, tr. 83; Đoàn Năng, Một số vấn đề lý luận cơ bản về Tư pháp quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, 2001, tr. 98.

3 Xem ví dụ bản n của Phịng dân sự số 1 ngày 11 tháng 3 năm 1997: Tạp chí RCDIP 1997, tr. 702 và tiếp theo, bình luận B. Ancel; Tạp chí JDI 1997, tr. 789 v tiếp theo, bình luận Santa-Croce; Tạp chí Dalloz 1998, tr. 406 v tiếp theo, bình luận Agostini.

69

Page 70: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

4 Điều 3, khoản 2 và Điều 35 khoản 1 BLDS Cộng hịa lin bang Đức (sửa đổi năm 1986): Xem Tạp chí RCDIP 1987, tr. 171 và 182.

5 Điều 2 khoản 1, Luật ngày 31 tháng 5 năm 1995: Xem Tạp chí RCDIP 1996, tr. 176.

6 Xem Y. Loussouarn và P. Bourel, Tư pháp quốc tế (Pháp), Nxb Précis-Dalloz, 2001, xuất bản lần thứ 7, tr. 255.

7 “Nếu pháp luật nước đó (pháp luật nước ngoài được quy định hoặc viện dẫn) dẫn chiếu trở lại pháp luật nước Cộng hịa x hội chủ nghĩa Việt Nam, thì p dụng php luật Cộng hịa x hội chủ nghĩa Việt Nam”. Tương tự, theo Điều 5, Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002, “trong trường hợp pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam thì p dụng php luật về hơn nhn v gia đình Việt Nam”.

8 “Trong trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài theo quy định tại khoản 1 của Điều này, nếu pháp luật của nước đó dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba thì p dụng php luật của nước thứ ba”.

9 Sách báo Tư pháp quốc tế nước ta đều thừa nhận dẫn chiếu nhưng không cho biết có nên phủ nhận dẫn chiếu trong lĩnh vực hợp đồng hay khơng: Xem Gio trình Luật dn sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 1997, tập II, tr. 396; Từ điển luật học, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội, 1999, tr. 128; Bình luận khoa học Bộ luật dn sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, 2001, tập III, tr. 377; Gio trình Tư pháp quốc tế, trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2001, tr. 67 và tiếp theo; Đoàn Năng, sđd, tr. 95 và tiếp theo.

10 Về vai trị của dẫn chiếu trong lĩnh vực xung đột pháp luật về thừa kế, xem Đỗ Văn Đại, Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật trong Tư pháp quốc tế Việt Nam: Tạp chí Khoa học pháp lý, 2003.

11 Ví dụ Tịa thượng thẩm Versailles ngày 6 tháng 2 năm 1991: Tạp chí Dalloz 1992, tr. 174 và tiếp theo, bình luận J.D. Mondoloni; Tạp chí JCP 1992, II, 21972, bình luận F. Osman; Tạp chí RCDIP 1991, tr. 745 v tiếp theo, bình luận P. Lagarde; Tạp chí JDI 1992, tr. 126 v tiếp theo, bình luận J. Foyer – Phịng dn sự số 1 Tịa n tối cao Php ngy 3 thng 12 năm 1996: Tạp chí JCP 1997, II, 22827, bình luận H. Muir Watt.

12 Theo một số chuyên gia Tư pháp quốc tế Pháp, hợp đồng bảo lnh được điều chỉnh bởi pháp luật của nước đ được áp dụng để chi phối hợp đồng chính là vì php luật điều chỉnh hợp đồng chính được coi là pháp luật của nước mà hợp đồng bảo lnh cĩ quan hệ

70

Page 71: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

gắn bĩ nhất.

13 Xem thêm: Từ điển luật học, sđd, tr. 393; Giáo trình Tư pháp quốc tế, sđd, tr. 38; Đoàn Năng, sđd, tr. 65 và tiếp theo.

14 Đỗ Văn Đại, Xung đột pháp luật về xác định, định danh trong Tư pháp quốc tế Việt Nam, Tạp chí Nghin cứu Lập php, thng 10/2002, tr. 53 v tiếp theo.

15 Giải pháp này cũng đ được luật hóa ở Kê-béc (Canada) trong Điều 3131, BLDS: Xem Tạp chí JDI, 1992, tr. 650.

16 Ở Pháp, giải pháp này không được luật hóa nhưng đ được thừa nhận trong thực tế xt xử: Ví dụ, xem bản n của Phịng dn sự số 1, Tịa n tối cao Php ngy 21 thng 4 năm 1971 (Tạp chí JCP, 1971, II, bình luận Level, Tạp chí RCDIP, 1972, bình luận P. Lagarde). Về vai trị của Tịa n trong việc hồn thiện Tư pháp quốc tế Việt Nam: Xem thêm Đỗ Văn Đại, Tư pháp quốc tế và vấn đề xây dựng “quy phạm pháp luật” bởi Tịa n ở Php v Việt Nam, Tạp chí Khoa học php lý, 7 (14)/2002, tr. 45 v tiếp theo.

[1] Hệ thống luật của Mỹ và của Anh có nhiều điểm tương đồng. Nhưng ở Anh, vị trí của thời hiệu khởi kiện trong Tư pháp quốc tế có thay đổi từ Luật năm 1984, có hiệu lực năm 1985 dường như để phù hợp với Công ước Roma ngày 19 tháng 6 năm 1980: Theo pháp luật Anh hiện nay, thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài được điều chỉnh bởi pháp luật của hợp đồng.

18 Dẫn chiếu chỉ xuất hiện khi chúng ta áp dụng quy phạm xung đột pháp luật của Tư pháp quốc tế nước ngoài.

19 Xem phần số 2.

20 Theo Điều 19 khoản 1, Luật tổ chức Tịa n nhn dn ngy 2 thng 4 năm 2002, “Tịa n nhn dn tối cao cĩ những nhiệm vụ v quyền hạn sau đây: Hướng dẫn các Tịa n p dụng thống nhất php luật, tổng kết kinh nghiệm xt xử của cc Tịa n”. Xem tương tự, Luật tổ chức Tịa n nhn dn ngy 3 thng 7 năm 1981, Điều 20, khoản 2 và Luật tổ chức Tịa n nhn dn ngy 6 thng 10 năm 1992, Điều 18, khoản 1.

21 Về vai trị của n lệ ở Việt Nam: Xem Php luật TP. HCM, Việt Nam cần cĩ n lệ (trang web http://vnexpress.net, ngày 19 tháng 4 năm 2002).

Đăng trên tạp chí KHPL 4/2003- theo HCMULAW

71

Page 72: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Nghị định 68/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hơn nhn v gia đình cĩ yếu tố nước ngoài

Ngày 10/7/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 68/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hơn nhn v gia đình cĩ yếu tố nước ngoài. Dưới đây là nội dung Nghị định.

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Hôn nhân và gia đình ngày 09 tháng 6 năm 2000;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình cĩ yếu tố nước ngoài, bao gồm kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài thường trú tại Việt Nam với nhau; công nhận việc kết hôn, ly hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đ được tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

Điều 2. Bảo vệ quan hệ hôn nhân và gia đình cĩ yếu tố nước ngoài

1. Ở nước Cộng hoà x hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền v lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hôn nhân, quan hệ giữa cha mẹ và con, quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, được xác lập hoặc công nhận theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình v Nghị định này, được tôn trọng và bảo vệ phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. 

72

Page 73: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

2. Nghiêm cấm lợi dụng việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi nhằm mục đích mua bán, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ và trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác. 

Nghiêm cấm hoạt động kinh doanh môi giới kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi nhằm mục đích kiếm lời dưới mọi hình thức.  

Điều 3. Thẩm quyền đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi

1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện đăng ký việc kết hơn, nhận cha, mẹ, con, nuơi con nuơi giữa cơng dn Việt Nam với người nước ngoài; giữa người nước ngoài thường trú tại Việt Nam với nhau. 

2. Uỷ ban nhn dn x, phường, thị trấn (sau đây gọi l ủy ban nhn dn cấp x) ở khu vực bin giới thực hiện đăng ký việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định tại Chương V của Nghị định này.  

3. Cơ quan đại diện Ngoại giao, Cơ quan Lnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam) thực hiện đăng ký việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài với người nước ngoài theo quy định của Nghị định này, nếu việc đăng ký đó không trái với pháp luật của nước tiếp nhận.

Điều 4. áp dụng điều ước quốc tế

Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà x hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với Nghị định này, thì p dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 5. áp dụng pháp luật nước ngoài 

Trong trường hợp Nghị định này, văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì php luật nước ngoài được áp dụng đối với việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, nếu hậu quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc của Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam; trong trường hợp pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam thì p dụng php luật về hơn nhn v gia đình Việt Nam.

73

Page 74: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Điều 6. Yêu cầu hợp pháp hoá lnh sự, cơng chứng bản dịch giấy tờ

1. Giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực ở nước ngoài để sử dụng cho việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi theo quy định tại Nghị định này phải được Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam hoặc Bộ Ngoại giao hợp php hố, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Nghị định này.

Giấy tờ do Cơ quan đại diện Ngoại giao, Cơ quan Lnh sự của nước ngoài tại Việt Nam cấp cho công dân nước đó để sử dụng cho việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi tại Việt Nam được miễn hợp pháp hoá lnh sự trn cơ sở nguyên tắc có đi có lại. Bộ Ngoại giao hướng dẫn việc áp dụng nguyên tắc này.

2. Giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt, bản dịch phải được công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 67 của Nghị định này.

Điều 7. Lưu trữ hồ sơ và ghi chú việc kết hôn, ly hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi

1. Hồ sơ đăng ký kết hơn, nhận cha, mẹ, con, nuơi con nuơi, hồ sơ ghi chú việc kết hôn, ly hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi phải được bảo quản và lưu trữ theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch v php luật về lưu trữ. 

2. Trong trường hợp việc đăng ký hoặc ghi ch vo sổ đăng ký việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì ngay sau khi thực hiện việc ghi vo sổ đăng ký, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho ủy ban nhân dân cấp x, nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn của công dân Việt Nam hoặc nơi thường trú của người nước ngoài tại Việt Nam, để theo di, ghi ch hoặc ghi ch tiếp vo sổ hộ tịch của ủy ban nhn dn cấp x theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch. 

3. Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam thực hiện đăng ký việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi theo quy định tại Nghị định ny vo 02 sổ gốc (đăng ký kép) và có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này; định kỳ gửi về nước 01 sổ gốc để Bộ Ngoại giao lưu trữ và thực hiện việc cấp bản sao theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.

Điều 8. Lệ phí

Người xin đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi; người xin ghi chú vào sổ đăng ký việc kết hôn, ly hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi đ được tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài phải nộp lệ phí hộ tịch theo quy định của pháp luật.

74

Page 75: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Điều 9. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm công dân nước ngoài và người không quốc tịch.

2. Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam.

3. Công dân nước ngoài là người có quốc tịch nước ngoài; quốc tịch nước ngoài là quốc tịch của một nước khác không phải là Cộng hoà x hội chủ nghĩa Việt Nam.

4. Người không quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài.

5. Khu vực bin giới bao gồm cc x, phường, thị trấn của Việt Nam có địa giới hành chính tiếp giáp với đường biên giới quốc gia trên đất liền theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 34/2000/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà x hội chủ nghĩa Việt Nam.

6. Khu vực biên giới với Việt Nam bao gồm các đơn vị hành chính của các nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Căm-pu-chia tương đương với x, phường, thị trấn của Việt Nam, có địa giới hành chính tiếp giáp với đường biên giới quốc gia trên đất liền với Việt Nam. 

CHƯƠNG II

KẾT HƠN

Điều 10. Điều kiện kết hôn

1. Trong việc kết hơn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; người nước ngoài cịn phải tun theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn, nếu việc kết hôn được tiến hành trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

2. Trong việc kết hôn giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam, trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mà họ là công dân hoặc thường trú (đối với người không quốc tịch) về điều kiện kết hôn; ngoài

75

Page 76: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

ra, cịn phải tun theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn.

Điều 11. Nghi thức kết hơn

Việc kết hôn phải được đăng ký v do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo nghi thức quy định tại khoản 2 Điều 17 của Nghị định này, nếu đăng ký kết hôn tại Việt Nam hoặc khoản 4 Điều 19 của Nghị định này, nếu đăng ký kết hơn tại Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam; mọi nghi thức kết hơn khc đều không có giá trị pháp lý.

Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì khơng được công nhận là vợ chồng.

Điều 12. Thẩm quyền đăng ký kết hôn

1. Uỷ ban nhn dn cấp tỉnh nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký việc kết hơn giữa cơng dn Việt Nam với người nước ngoài. Trong trường hợp công dân Việt Nam không có hoặc chưa có hộ khẩu thường trú, nhưng đ đăng ký tạm trú có thời hạn theo quy định của php luật về hộ khẩu thì ủy ban nhn dn cấp tỉnh nơi tạm trú có thời hạn của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký việc kết hơn giữa người đó với người nước ngoài. 

Trong trường hợp người nước ngoài thường trú tại Việt Nam xin kết hôn với nhau thì ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của một trong hai bên đương sự thực hiện đăng ký việc kết hơn. 

2. Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam tại nước tiếp nhận nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký việc kết hơn giữa cơng dn Việt Nam với người nước ngoài cư trú tại nước đó.  

Mục 1

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN 

Điều 13. Hồ sơ đăng ký kết hơn 

1. Hồ sơ đăng ký kết hơn của mỗi bn gồm cc giấy tờ sau đây:

a) Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định, có xác nhận chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, của cơ quan có thẩm quyền về việc hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng;

76

Page 77: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Đối với người nước ngoài, việc xác nhận người đó không có vợ hoặc không có chồng có thể bằng một văn bản riêng. Trong trường hợp pháp luật nước ngoài không quy định việc xác nhận vào Tờ khai hoặc cấp loại giấy này thì cĩ thể thay thế bằng việc xc nhận lời tuyn thệ của đương sự về việc không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật nước đó.

b) Giấy xc nhận của tổ chức y tế cĩ thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh tâm thần nhưng chưa đến mức không có khả năng nhận thức được hành vi của mình;

c) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước); Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (đối với người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam ở nước ngoài);

d) Bản sao Sổ hộ khẩu, Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam);

đ) Lý lịch cá nhân theo mẫu quy định.

2. Ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, tuỳ từng trường hợp, đương sự cịn phải nộp giấy tờ tương ứng sau đây:

a) Đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật quốc gia thì phải nộp giấy xc nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngnh cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật quốc gia hoặc không trái với quy định của ngành đó;

b) Đối với người trước đây có vợ hoặc có chồng nhưng đ ly hơn thì phải nộp bản sao bản n, quyết định cho ly hôn đ cĩ hiệu lực php luật;

Trong trường hợp bản án, quyết định cho ly hôn của Toà án hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài thuộc loại phải ghi chú vào sổ theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch thì bản n, quyết định đó phải được ghi chú trước khi nộp hồ sơ.

c) Đối với người trước đây có vợ hoặc có chồng nhưng người vợ hoặc người chồng đó đ chết hoặc bị tuyn bố l đ chết thì phải nộp bản sao Giấy chứng tử của người vợ hoặc người chồng đó.  

77

Page 78: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

3. Giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được lập thành 02 bộ hồ sơ và nộp tại Sở Tư pháp, nếu đăng ký kết hơn tại Việt Nam; lập thnh 01 bộ hồ sơ và nộp tại Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam, nếu đăng ký kết hôn tại Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam.  

Điều 14. Thủ tục nộp, nhận hồ sơ  

1. Khi nộp hồ sơ đăng ký kết hơn, cả hai bn đương sự phải có mặt. Trong trường hợp có lý do khch quan m một bn khơng thể cĩ mặt được thì phải cĩ đơn xin vắng mặt và uỷ quyền cho bên kia đến nộp hồ sơ. Không chấp nhận việc nộp hồ sơ đăng ký kết hơn qua người thứ ba. 

2. Khi nhận hồ sơ đăng ký kết hơn, Sở Tư pháp hoặc Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của các giấy tờ trong hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn đương sự hoàn thiện hồ sơ.

Điều 15. Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn

Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam là 30 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp có yêu cầu cơ quan Công an xác minh theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Nghị định ny thì thời hạn được kéo dài thêm 20 ngày. 

Thời hạn 30 ngày cũng được áp dụng để giải quyết việc đăng ký kết hơn tại Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam. Trong trường hợp có yêu cầu cơ quan hữu quan ở trong nước xác minh theo quy định tại khoản 2 Điều 19 của Nghị định này thì thời hạn được kéo dài thêm 45 ngày. 

Điều 16. Trình tự giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam

1. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp có trách nhiệm:

a) Nim yết việc kết hơn trong 07 ngày liên tục tại trụ sở Sở Tư pháp, đồng thời có công văn đề nghị ủy ban nhân dân cấp x nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn của bên đương sự là công dân Việt Nam, nơi thường trú của người nước ngoài tại Việt Nam niêm yết việc kết hôn đó. Uỷ ban nhân dn cấp x cĩ trch nhiệm nim yết việc kết hơn trong 07 ngy lin tục tại trụ sở ủy ban. Nếu cĩ khiếu nại, tố co về việc kết hơn thì ủy ban nhn dn cấp x phải gửi văn bản báo cáo ngay cho Sở Tư pháp;

78

Page 79: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

b) Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hơn. Trong trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo đương sự kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích mua bán phụ nữ, kết hôn vì mục đích trục lợi khác hoặc xét thấy có vấn đề cần làm r về nhn thn của đương sự hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp tiến hành xác minh, kể cả phỏng vấn các bên đương sự;

c) Báo cáo kết quả thẩm tra và đề xuất ý kiến giải quyết việc đăng ký kết hôn, trình ủy ban nhn dn cấp tỉnh quyết định, kèm theo 01 bộ hồ sơ đăng ký kết hơn.

2. Trong trường hợp xét thấy vấn đề cần xác minh thuộc chức năng của cơ quan Công an thì Sở Tư pháp có công văn nêu r vấn đề cần xác minh, kèm theo 01 bộ hồ sơ đăng ký kết hơn gửi cơ quan Công an cùng cấp đề nghị xác minh.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được công văn của Sở Tư pháp, cơ quan Công an tiến hành xác minh vấn đề được yêu cầu và trả lời bằng văn bản cho Sở Tư pháp.

3. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Sở Tư pháp và hồ sơ đăng ký kết hơn, nếu xt thấy cc bn đương sự đáp ứng đủ điều kiện kết hôn, không thuộc một trong các trường hợp từ chối đăng ký kết hôn quy định tại Điều 18 của Nghị định ny thì Chủ tịch ủy ban nhn dn cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hơn v trả lại hồ sơ cho Sở Tư pháp để tổ chức Lễ đăng ký kết hơn, ghi vo sổ đăng ký việc kết hôn và lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp từ chối đăng ký kết hơn thì ủy ban nhn dn cấp tỉnh cĩ văn bản thông báo cho đương sự, trong đó nêu r lý do từ chối.

Điều 17. Lễ đăng ký kết hôn tại Việt Nam

1. Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hơn, trừ trường hợp có lý do chính đáng mà đương sự có yêu cầu khác về thời gian, nhưng không quá 90 ngày; hết thời hạn này mà đương sự mới yêu cầu tổ chức Lễ đăng ký kết hơn thì phải lm lại thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.

2. Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trang trọng tại trụ sở Sở Tư pháp. Khi tổ chức Lễ đăng ký kết hơn phải cĩ mặt hai bn nam, nữ kết hơn. Đại diện Sở Tư pháp chủ trì hơn lễ, yu cầu hai bn cho biết ý định lần cuối về sự tự nguyện kết hôn. Nếu hai bên đồng ý kết hơn thì đại diện Sở Tư pháp ghi việc kết hôn vào sổ đăng ký kết hơn, yu cầu từng bn ký tn vo Giấy chứng nhận kết hơn, sổ đăng ký kết hôn v trao cho vợ, chồng mỗi người 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

79

Page 80: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

3. Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày tổ chức Lễ đăng ký kết hơn v ghi vo sổ đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều này. Việc cấp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn từ sổ gốc do Sở Tư pháp thực hiện theo yêu cầu của đương sự.

Điều 18. Từ chối đăng ký kết hôn

1. Việc đăng ký kết hôn bị từ chối trong các trường hợp sau đây:

a) Một hoặc cả hai bên đương sự chưa đủ tuổi kết hôn theo pháp luật Việt Nam;

b) Bên đương sự là người nước ngoài chưa đủ tuổi kết hôn theo pháp luật của nước mà người đó là công dân hoặc thường trú (đối với người không quốc tịch);

c) Việc kết hôn không do nam, nữ tự nguyện quyết định;

d) Có sự lừa dối, cưỡng ép kết hôn;

đ) Một hoặc cả hai bên đương sự là người đang có vợ, đang có chồng;

e) Một hoặc cả hai bên đương sự là người mất năng lực hành vi dân sự;

g) Các đương sự là những người cùng dịng mu về trực hệ hoặc cĩ họ trong phạm vi ba đời;

h) Các đương sự đang hoặc đ từng l cha, mẹ nuơi v con nuơi, bố chồng v con du, mẹ vợ và con rể, bố dượng và con riêng của vợ, mẹ kế và con riêng của chồng;

i) Các đương sự cùng giới tính (nam kết hôn với nam, nữ kết hôn với nữ).

2. Việc đăng ký kết hôn cũng bị từ chối, nếu kết quả thẩm tra, xác minh cho thấy việc kết hôn l giả tạo, không nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; kết hôn nhằm mục đích mua bán phụ nữ, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác.

Điều 19. Đăng ký kết hôn tại Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam

1. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam cĩ trch nhiệm:

a) Niêm yết việc kết hôn trong 07 ngày liên tục tại trụ sở Cơ quan;

80

Page 81: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

b) Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hơn. Trong trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo đương sự kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích mua bán phụ nữ, kết hôn vì mục đích trục lợi khác hoặc xét thấy có vấn đề cần làm r về nhn thn của đương sự hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hơn thì Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam tiến hnh xc minh, kể cả phỏng vấn cc bn đương sự;

c) Nếu xét thấy các bên đương sự đáp ứng đủ điều kiện kết hôn, không thuộc một trong các trường hợp từ chối đăng ký kết hôn quy định tại Điều 18 của Nghị định ny thì người đứng đầu Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam ký Giấy chứng nhận kết hơn.

Trong trường hợp từ chối đăng ký kết hơn thì Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam cĩ văn bản thông báo cho đương sự, trong đó nêu r lý do từ chối.

2. Trong trường hợp xét thấy vấn đề cần xác minh thuộc chức năng của cơ quan Công an, Tư pháp hoặc cơ quan hữu quan khác ở trong nước thì Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam cĩ cơng văn nêu r vấn đề cần xác minh gửi cơ quan hữu quan ở trong nước đề nghị xác minh theo chức năng chuyn ngnh.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được công văn của Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam, cơ quan hữu quan ở trong nước tiến hành xác minh vấn đề được yêu cầu và trả lời bằng văn bản cho Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam.

3. Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày người đứng đầu Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam ký Giấy chứng nhận kết hơn, trừ trường hợp có lý do chính đáng mà đương sự có yêu cầu khác về thời gian, nhưng không quá 90 ngày; hết thời hạn này mà đương sự mới yêu cầu tổ chức Lễ đăng ký kết hơn thì phải lm lại thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.

4. Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trang trọng tại trụ sở Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam. Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bn nam, nữ kết hôn. Đại diện Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam chủ trì hơn lễ, yu cầu hai bn cho biết ý định lần cuối về sự tự nguyện kết hôn. Nếu hai bên đồng ý kết hơn thì đại diện Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam ghi việc kết hơn vo sổ đăng ký kết hôn, yu cầu từng bn ký tn vo Giấy chứng nhận kết hơn, sổ đăng ký kết hôn và trao cho vợ, chồng mỗi người 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

5. Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày tổ chức Lễ đăng ký kết hơn v ghi vo sổ đăng ký theo quy định tại khoản 4 Điều này. Việc cấp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn từ sổ gốc do Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam hoặc Bộ Ngoại giao thực hiện theo yu cầu của đương sự.

81

Page 82: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Mục 2

CƠNG NHẬN VIỆC KẾT HƠN, LY HƠN

Đ ĐƯỢC TIẾN HÀNH Ở NƯỚC NGOÀI 

Điều 20. Công nhận việc kết hôn, ly hôn đ được tiến hành ở nước ngoài

1. Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đ được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, phù hợp với pháp luật của nước đó thì được công nhận tại Việt Nam, nếu vào thời điểm kết hôn công dân Việt Nam không vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn.

Trong trường hợp có sự vi phạm pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, nhưng vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn, hậu quả của sự vi phạm đó đ được khắc phục hoặc công nhận việc kết hôn đó là có lợi cho việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em thì hơn nhn đó cũng được công nhận tại Việt Nam.

2. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đ được giải quyết tại Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài thì được công nhận tại Việt Nam, nếu không có đơn yêu cầu không công nhận việc ly hôn đó tại Việt Nam.

3. Việc công nhận kết hôn quy định tại khoản 1 Điều này, việc công nhận ly hôn quy định tại khoản 2 Điều này được ghi chú vào sổ đăng ký theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.  

Mục 3

HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ KẾT HÔN 

Điều 21. Nguyên tắc hoạt động hỗ trợ kết hôn

Hoạt động hỗ trợ kết hôn theo quy định tại Nghị định này phải tuân thủ nguyên tắc nhân đạo, phi lợi nhuận. Nghiêm cấm hoạt động kinh doanh dịch vụ môi giới kết hôn hoặc lợi dụng việc hỗ trợ kết hôn nhằm mua bán phụ nữ, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác.

Điều 22. Điều kiện thành lập Trung tâm hỗ trợ kết hơn

82

Page 83: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ cấp tỉnh trở lên (sau đây gọi là Tổ chức chủ quản) có đủ các điều kiện sau đây được thành lập Trung tâm hỗ trợ kết hôn:

1. Có chương trình, kế hoạch hoạt động nhân đạo, phi lợi nhuận nhằm hỗ trợ việc kết hơn.

2. Có địa điểm, trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho hoạt động của Trung tâm.

3. Có nhân lực bảo đảm cho hoạt động của Trung tâm.

4. Người dự kiến đứng đầu Trung tâm hỗ trợ kết hôn phải là người có đạo đức tốt, có tâm huyết hoạt động x hội, nhn đạo, từ thiện, khơng cĩ tiền n.

Điều 23. Thủ tục đăng ký hoạt động của Trung tâm hỗ trợ kết hôn

1. Trung tâm hỗ trợ kết hôn phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở của Trung tâm. Hồ sơ đăng ký hoạt động của Trung tâm hỗ trợ kết hôn gồm các giấy tờ sau đây:

a) Tờ khai đăng ký hoạt động theo mẫu quy định;

b) Bản sao Quyết định thành lập Trung tâm của Tổ chức chủ quản;

c) Lý lịch cá nhân theo mẫu quy định, Phiếu lý lịch tư pháp của người dự kiến đứng đầu Trung tâm;

d) Giấy tờ chứng minh về địa điểm đặt trụ sở của Trung tâm;

đ) Dự kiến chương trình, kế hoạch hoạt động hỗ trợ việc kết hôn theo nguyên tắc nhân đạo, phi lợi nhuận.

2. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp hoặc từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm hỗ trợ kết hôn. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho Tổ chức chủ quản đ thnh lập Trung tm.

3. Giấy đăng ký hoạt động có thời hạn 05 năm và có thể được gia hạn; thời gian mỗi lần gia hạn không quá 05 năm. Giấy đăng ký hoạt động cấp cho Trung tâm hỗ trợ kết hôn có các nội dung chính sau đây:

a) Tên gọi, địa chỉ trụ sở của Tổ chức chủ quản và của Trung tâm;

83

Page 84: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

b) Họ tên người đứng đầu Trung tâm;

c) Nội dung hoạt động của Trung tâm;

d) Thời hạn hoạt động của Trung tm;

đ) Việc gia hạn, thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động. 

Điều 24. Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm hỗ trợ kết hôn 

1. Trung tâm hỗ trợ kết hôn có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. 

2. Trung tm hỗ trợ kết hơn cĩ quyền: 

a) Giới thiệu, giúp đỡ công dân Việt Nam và người nước ngoài tìm hiểu cc vấn đề về hoàn cảnh cá nhân, gia đình, x hội của cc bn, phong tục, tập qun v cc vấn đề khác có liên quan mà các bên yêu cầu; tạo điều kiện thuận lợi để họ tiến tới hôn nhân tự nguyện, bình đẳng, tiến bộ, một vợ một chồng; 

b) Giúp đỡ các bên hoàn tất hồ sơ đăng ký kết hơn; 

c) Được nhận thù lao để trang trải chi phí hoạt động theo mức do Tổ chức chủ quản quy định cụ thể, bảo đảm nguyên tắc phi lợi nhuận; được thanh toán tiền tàu xe đi lại, tiền lưu trú và các chi phí thực tế hợp lý khác theo thoả thuận với đương sự;

d) Được đề nghị gia hạn hoạt động, thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

3. Trung tm hỗ trợ kết hơn cĩ nghĩa vụ:

a) Tiến hành các hoạt động theo đúng nội dung ghi trong Giấy đăng ký hoạt động;

b) Công bố công khai và thu đúng quy định của Tổ chức chủ quản về mức thù lao để trang trải chi phí hoạt động, bảo đảm nguyên tắc phi lợi nhuận;

c) Giữ bí mật các thông tin, tư liệu về đời tư của các bên theo quy định của pháp luật;

d) Báo cáo định kỳ 06 tháng và hàng năm cho Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động và Tổ chức chủ quản về hoạt động của Trung tâm; báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải thích về những vấn đề liên quan đến hoạt động của Trung tâm khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

84

Page 85: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

đ) Chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động và các cơ quan khác có thẩm quyền về hoạt động của Trung tâm;

e) Chịu sự kiểm tra, quản lý chặt chẽ, thường xuyên của Tổ chức chủ quản;

g) Thực hiện chế độ kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật;

h) Gửi bo co quyết tốn tình hình thu, chi ti chính lin quan đến hoạt động hỗ trợ kết hôn cho Tổ chức chủ quản và Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động;

i) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 25. Gia hạn hoạt động của Trung tâm hỗ trợ kết hôn 

1. Trung tâm hỗ trợ kết hôn chấp hành nghiêm chỉnh các quy định tại Nghị định này được gia hạn hoạt động. Chậm nhất 03 tháng trước khi Giấy đăng ký hoạt động hết hạn, nếu có yêu cầu gia hạn hoạt động thì Tổ chức chủ quản phải cĩ văn bản đề nghị gia hạn gửi Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động của Trung tâm, kèm theo Giấy đăng ký hoạt động v bản bo co về tình hình hoạt động của Trung tâm trong thời gian đ được cấp Giấy đăng ký hoạt động, có xác nhận của Tổ chức chủ quản.  

2. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp quyết định cho gia hạn hoặc từ chối gia hạn Giấy đăng ký hoạt động.  

Trường hợp cho gia hạn, Sở Tư pháp ghi trực tiếp việc gia hạn vào Giấy đăng ký hoạt động và đóng dấu xác nhận. Trường hợp từ chối gia hạn, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho Tổ chức chủ quản có văn bản đề nghị.

Điều 26. Thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm hỗ trợ kết hôn

1. Trong trường hợp Trung tâm hỗ trợ kết hôn có sự thay đổi về tên gọi, địa điểm đặt trụ sở thì phải cĩ văn bản đề nghị ghi chú thay đổi, kèm theo Giấy đăng ký hoạt động gửi Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động.

Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị ghi chú thay đổi, Sở Tư pháp ghi trực tiếp nội dung thay đổi vào Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm và đóng dấu xác nhận.

2. Trong trường hợp có yêu cầu thay đổi người đứng đầu Trung tâm hỗ trợ kết hôn hoặc nội dung hoạt động của Trung tâm thì Tổ chức chủ quản phải có văn bản đề nghị thay đổi, trong đó nêu r mục đích, nội dung và lý do thay đổi, kèm theo Giấy đăng ký hoạt

85

Page 86: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

động gửi Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động của Trung tâm. Nếu thay đổi người đứng đầu Trung tâm thì km theo văn bản đề nghị thay đổi cịn phải cĩ Lý lịch c nhn theo mẫu quy định và Phiếu lý lịch tư pháp của người dự kiến thay thế.

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp xem xét, quyết định cho thay đổi hoặc từ chối thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động.

Trường hợp cho thay đổi, Sở Tư pháp ghi trực tiếp nội dung thay đổi vào Giấy đăng ký hoạt động và đóng dấu xác nhận. Trường hợp từ chối thay đổi, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho Tổ chức chủ quản có văn bản đề nghị.

Điều 27. Chấm dứt hoạt động của Trung tâm hỗ trợ kết hôn

1. Trung tâm hỗ trợ kết hôn chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:

a) Tổ chức chủ quản quyết định giải thể Trung tâm trước thời hạn hoặc hết thời hạn hoạt động của Trung tâm theo Giấy đăng ký hoạt động mà không có đề nghị gia hạn;

b) Hết thời hạn hoạt động theo Giấy đăng ký hoạt động mà không được Sở Tư pháp cho gia hạn;

c) Bị tước quyền sử dụng không thời hạn Giấy đăng ký hoạt động theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, Tổ chức chủ quản phải có văn bản thông báo về việc chấm dứt hoạt động của Trung tâm hỗ trợ kết hôn gửi Sở Tư pháp nơi Trung tâm đăng ký hoạt động, chậm nhất 30 ngy trước ngày chấm dứt hoạt động của Trung tâm. Trung tâm hỗ trợ kết hôn phải nộp lại Giấy đăng ký hoạt động cho Sở Tư pháp nơi đ đăng ký hoạt động trước đây.

3. Trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, Sở Tư pháp hoặc cơ quan khác có thẩm quyền phải gửi cho Tổ chức chủ quản văn bản từ chối gia hạn hoặc quyết định tước quyền sử dụng Giấy đăng ký hoạt động, chậm nhất 30 ngày trước ngày Trung tâm hỗ trợ kết hôn bị buộc chấm dứt hoạt động.

4. Trước ngày chấm dứt hoạt động, Trung tâm hỗ trợ kết hôn có trách nhiệm thanh toán xong mọi khoản nợ (nếu có) với tổ chức, cá nhân khác và giải quyết xong mọi vấn đề có liên quan đến việc chấm dứt hoạt động; báo cáo bằng văn bản cho Tổ chức chủ quản và Sở Tư pháp nơi đ đăng ký hoạt động trước đây.

86

Page 87: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

CHƯƠNG III

NHẬN CHA, MẸ, CON

Điều 28. Điều kiện nhận cha, mẹ, con

1. Việc nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài thường trú tại Việt Nam với nhau theo quy định của Nghị định này chỉ được tiến hành, nếu bên nhận và bên được nhận đều cịn sống vo thời điểm nộp đơn yêu cầu, tự nguyện và không có tranh chấp.

2. Trong trường hợp con chưa thành niên thì mẹ hoặc cha lm thủ tục nhận cha hoặc mẹ cho con. Nếu con chưa thành niên nhưng đ từ đủ chín tuổi trở ln thì việc xin nhận cha hoặc mẹ cho con cịn phải cĩ sự đồng ý của bản thân người con đó.

3. Trong trường hợp người được nhận là con chưa thành niên thì phải cĩ sự đồng ý của mẹ hoặc cha người đó. Nếu người được nhận là con chưa thành niên nhưng đ từ đủ chín tuổi trở lên thì cịn phải cĩ sự đồng ý của bản thân người đó.

4. Con đ thnh nin xin nhận cha, khơng địi hỏi phải cĩ sự đồng ý của mẹ; xin nhận mẹ, không địi hỏi phải cĩ sự đồng ý của cha.

Điều 29. Thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con

1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con công nhận và đăng ký việc người nước ngoài xin nhận công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài thường trú tại Việt Nam là cha, mẹ, con; việc công dân Việt Nam xin nhận người nước ngoài thường trú tại Việt Nam là cha, mẹ, con.

2. Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam tại nước tiếp nhận nơi cư trú của bên công dân Việt Nam công nhận và đăng ký việc người nước ngoài xin nhận công dân Việt Nam cư trú tại nước đó là cha, mẹ, con.

Điều 30. Hồ sơ xin nhận cha, mẹ, con

1. Hồ sơ xin nhận cha, mẹ, con gồm các giấy tờ sau đây:

a) Đơn xin nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;

87

Page 88: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

b) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam ở nước ngoài) của người nhận và người được nhận là cha, mẹ, con;

c) Bản sao Giấy khai sinh của người được nhận là con trong trường hợp xin nhận con; của người nhận cha, mẹ trong trường hợp xin nhận cha, mẹ;

d) Giấy tờ, tài liệu hoặc chứng cứ (nếu có) để chứng minh giữa người nhận và người được nhận có quan hệ cha, mẹ, con;

đ) Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể (đối với công dân Việt Nam thường trú ở trong nước); Thẻ thường trú (đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam) của người được nhận là cha, mẹ, con.

2. Giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này được lập thành 01 bộ hồ sơ và nộp tại Sở Tư pháp, nếu thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con thuộc ủy ban nhn dn cấp tỉnh; nộp tại Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam, nếu thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con thuộc Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam.

Điều 31. Thời hạn giải quyết việc nhận cha, mẹ, con

Thời hạn giải quyết việc nhận cha, mẹ, con là 45 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp hoặc Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp cần xác minh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 hoặc điểm b khoản 1 Điều 33 của Nghị định này thì thời hạn được kéo dài thêm 20 ngày. 

Điều 32. Trình tự giải quyết việc nhận cha, mẹ, con tại Việt Nam 

1. Trong thời hạn 35 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp có trách nhiệm: 

a) Niêm yết việc xin nhận cha, mẹ, con trong 15 ngày liên tục tại trụ sở Sở Tư pháp, đồng thời có công văn đề nghị ủy ban nhân dn cấp x nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết việc xin nhận cha, mẹ, con đó. Uỷ ban nhân dân cấp x cĩ trch nhiệm nim yết việc xin nhận cha, mẹ, con trong 15 ngy lin tục tại trụ sở ủy ban. Nếu cĩ khiếu nại, tố co về việc xin nhận cha, mẹ, con thì ủy ban nhn dn cấp x phải gửi văn bản báo cáo ngay cho Sở Tư pháp. 

b) Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ xin nhận cha, mẹ, con. Trong trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo về việc nhận cha, mẹ, con hoặc xét thấy có vấn đề cần làm r về nhân thân của đương sự hoặc giấy tờ trong hồ sơ xin nhận cha, mẹ, con thì Sở Tư pháp

88

Page 89: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

tiến hành xác minh, kể cả phỏng vấn các đương sự hoặc yêu cầu họ bổ sung giấy tờ cần thiết; 

c) Báo cáo kết quả thẩm tra và đề xuất ý kiến giải quyết việc xin nhận cha, mẹ, con, trình ủy ban nhn dn cấp tỉnh quyết định, kèm theo hồ sơ xin nhận cha, mẹ, con.  

2. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Sở Tư pháp và hồ sơ xin nhận cha, mẹ, con, nếu xét thấy các bên đương sự đáp ứng đủ điều kiện xin nhận cha, mẹ, con thì Chủ tịch ủy ban nhn dn cấp tỉnh ký Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con và trả lại hồ sơ cho Sở Tư pháp để tiến hành trao Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con cho các bên đương sự, ghi vào sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp từ chối công nhận việc nhận cha, mẹ, con thì ủy ban nhn dn cấp tỉnh cĩ văn bản thông báo cho người gửi đơn yêu cầu.

3. Trong thời hạn 07 ngy, kể từ ngy Chủ tịch ủy ban nhn dn cấp tỉnh ký Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con, trừ trường hợp có lý do chính đáng mà đương sự có yêu cầu khác về thời gian, Sở Tư pháp tiến hành trao Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con cho các bên đương sự và ghi vào sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.

Điều 33. Trình tự giải quyết việc xin nhận cha, mẹ, con tại Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam

1. Trong thời hạn 35 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam cĩ trch nhiệm:

a) Nim yết việc xin nhận cha, mẹ, con trong 15 ngày liên tục tại trụ sở Cơ quan;

b) Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ xin nhận cha, mẹ, con. Trong trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo về việc nhận cha, mẹ, con hoặc xét thấy có vấn đề cần làm r về nhn thn của đương sự hoặc giấy tờ trong hồ sơ xin nhận cha, mẹ, con thì Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam tiến hnh xc minh, kể cả phỏng vấn cc đương sự hoặc yêu cầu họ bổ sung giấy tờ cần thiết;

c) Nếu xét thấy các bên đương sự đáp ứng đủ điều kiện xin nhận cha, mẹ, con thì người đứng đầu Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam ký Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con.

Trong trường hợp từ chối công nhận việc nhận cha, mẹ, con thì Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam cĩ văn bản thông báo cho người gửi đơn yêu cầu.

89

Page 90: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày người đứng đầu Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam ký Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con, trừ trường hợp có lý do chính đáng mà đương sự có yêu cầu khác về thời gian, Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam tiến hnh trao Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con cho các bên đương sự và ghi vào sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.

Điều 34. Công nhận việc nhận cha, mẹ, con đ được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài

Bản án, quyết định của Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài về việc nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài được công nhận tại Việt Nam. Việc công nhận được ghi chú vào sổ đăng ký theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.

CHƯƠNG IV

NUƠI CON NUƠI 

Điều 35. Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi

1. Việc cho, nhận trẻ em làm con nuôi chỉ được thực hiện trên tinh thần nhân đạo, nhằm bảo đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ em và tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em.

Nghim cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi nhằm mục đích bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bn trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác.

2. Việc cho người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận trẻ em có quốc tịch Việt Nam (sau đây gọi là trẻ em Việt Nam) làm con nuôi được xem xét giải quyết, nếu Việt Nam và nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú đ ký kết hoặc cng gia nhập điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi.

Việc cho người nước ngoài thường trú tại nước chưa ký kết hoặc chưa cùng gia nhập với Việt Nam điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi chỉ được xem xét giải quyết, nếu xin đích danh trẻ em thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 36 của Nghị định này.

Điều 36. Trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi

1. Trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi phải là trẻ em từ mười lăm tuổi trở xuống. Trẻ em trên mười lăm tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu là trẻ em tàn tật hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

90

Page 91: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Trẻ em chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai người là vợ chồng. Vợ chồng phải là những người khác giới có quan hệ hôn nhân.

2. Trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi bao gồm:

a) Trẻ em đang sống ở các cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại Việt Nam.

b) Trẻ em đang sống tại gia đình, nếu thuộc trường hợp là trẻ em mồ côi, tàn tật hoặc có quan hệ họ hàng, thân thích với người xin nhận con nuôi.

Điều 37. Điều kiện đối với người xin nhận con nuôi

1. Người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải có đủ điều kiện để nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 69 của Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam v php luật của nước nơi người đó thường trú.

Công dân Việt Nam xin nhận trẻ em nước ngoài thường trú tại Việt Nam làm con nuôi phải có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 69 của Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam v php luật của nước mà trẻ em đó có quốc tịch.  

2. Trong trường hợp vợ chồng xin nhận con nuôi thì mỗi người đều phải tuân theo quy định tại khoản 1 Điều này. 

Điều 38. Xác lập việc nuôi con nuôi

Việc người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi; việc công dân Việt Nam xin nhận trẻ em nước ngoài thường trú tại Việt Nam làm con nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này. 

Việc nuôi con nuôi mà không được đăng ký thì khơng được thừa nhận.

Mục 1

THẨM QUYỀN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT

VIỆC ĐĂNG KÝ NUÔI CON NUÔI TẠI VIỆT NAM 

Điều 39. Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi

91

Page 92: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở nuôi dưỡng trẻ em thực hiện đăng ký việc người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam đang sống ở cơ sở nuôi dưỡng đó làm con nuôi.

2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của cha mẹ đẻ của trẻ em thực hiện đăng ký việc người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam đang sống tại gia đình lm con nuơi. Nếu cha mẹ đẻ của trẻ em có nơi thường trú khác nhau thì ủy ban nhn dn cấp tỉnh nơi thường trú của người cha hoặc người mẹ đẻ đang nuôi dưỡng trẻ em đó thực hiện việc đăng ký nuơi con nuơi.

Trong trường hợp trẻ em đang sống với người giám hộ thì ủy ban nhn dn cấp tỉnh nơi thường trú của người giám hộ của trẻ em đó thực hiện đăng ký việc nuơi con nuơi.

Trong trường hợp cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em không có hoặc chưa có hộ khẩu thường trú nhưng đ đăng ký tạm trú có thời hạn theo quy định của pháp luật về hộ khẩu thì ủy ban nhn dn cấp tỉnh nơi đăng ký tạm trú có thời hạn của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ đang nuôi dưỡng trẻ em đó thực hiện đăng ký việc nuơi con nuơi.

Điều 40. Thời hạn giải quyết việc xin nhận con nuôi

1. Thời hạn giải quyết việc xin nhận con nuôi trong trường hợp xin đích danh trẻ em là 120 ngày, kể từ ngày Cơ quan con nuôi quốc tế của Việt Nam thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi là Cơ quan con nuôi quốc tế) nhận đủ hồ sơ hợp lệ của người xin nhận con nuôi. Trong trường hợp phải yêu cầu cơ quan Công an xác minh theo quy định tại khoản 2 Điều 45 của Nghị định này thì thời hạn được kéo dài thêm 30 ngày.  

Trong trường hợp người xin nhận con nuôi chưa xác định được đích danh trẻ em và phải qua thủ tục giới thiệu trẻ em quy định tại Điều 51 của Nghị định này thì thời hạn trn được tính kể từ ngày Cơ quan con nuôi quốc tế nhận được văn bản trả lời đồng ý của người xin nhận con nuôi về trẻ em được giới thiệu.  

2. Thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này không bao gồm thời gian quy định tại khoản 2 Điều 47 của Nghị định này.

Điều 41. Hồ sơ của người xin nhận con nuôi

1. Hồ sơ của người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi gồm các giấy tờ sau đây:

a) Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi theo mẫu quy định;

92

Page 93: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

b) Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ cĩ gi trị thay thế;

c) Giấy php cịn gi trị do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cấp, cho phép người đó nhận con nuôi. Nếu nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú không cấp loại giấy phép này thì thay thế bằng giấy xác nhận có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo pháp luật của nước đó;

d) Giấy xác nhận do tổ chức y tế có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó có sức khoẻ, không bị mắc bệnh tm thần, bệnh truyền nhiễm;

đ) Giấy tờ xác nhận về tình hình thu nhập của người xin nhận con nuôi, chứng minh người đó bảo đảm việc nuôi con nuôi;

e) Phiếu lý lịch tư pháp của người xin nhận con nuôi do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó thường trú cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ.

2. Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này được lập thành 02 bộ hồ sơ, nộp cho Cơ quan con nuôi quốc tế.

Điều 42. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ của người xin nhận con nuôi

1. Trong thời hạn 07 ngy, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người xin nhận con nuôi, Cơ quan con nuôi quốc tế kiểm tra, xem xét toàn bộ hồ sơ.

Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì Cơ quan con nuôi quốc tế thông báo cho người xin nhận con nuôi bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

2. Nếu xét thấy hồ sơ đ đầy đủ và hợp lệ, người xin nhận con nuôi có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 37 của Nghị định này, Cơ quan con nuôi quốc tế có trách nhiệm:

a) Phân loại hồ sơ, ghi vào sổ theo di;

b) Gửi công văn cho Sở Tư pháp để hướng dẫn cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đẻ, người giám hộ của trẻ em làm hồ sơ của trẻ em, nếu người xin nhận con nuôi xin đích danh trẻ em làm con nuôi;

c) Gửi công văn, kèm theo bản chụp đơn của người xin nhận con nuôi cho Sở Tư pháp để tiến hành thủ tục giới thiệu trẻ em theo quy định tại Điều 51 của Nghị định này, nếu người xin nhận con nuôi chưa xác định được đích danh trẻ em cần xin làm con nuôi.

93

Page 94: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Điều 43. Trình tự chuẩn bị hồ sơ của trẻ em được xin đích danh

1. Trong thời hạn 07 ngy, kể từ ngy nhận được công văn của Cơ quan con nuôi quốc tế, Sở Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn cơ sở nuôi dưỡng trẻ em (nếu trẻ em được xin đích danh từ cơ sở nuôi dưỡng) hoặc cha mẹ, người giám hộ của trẻ em (nếu trẻ em được xin đích danh từ gia đình) lm hồ sơ của trẻ em, gồm các giấy tờ quy định tại Điều 44 của Nghị định này.

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được công văn của Sở Tư pháp, nếu đồng ý cho trẻ em lm con nuơi thì người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đẻ, người giám hộ của trẻ em có trách nhiệm hoàn tất 04 bộ hồ sơ của trẻ em và nộp cho Sở Tư pháp.

Điều 44. Hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi

1. Hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi gồm các giấy tờ sau đây :

a) Bản sao Giấy khai sinh của trẻ em;

b) Giấy đồng ý cho trẻ em lm con nuơi quy định tại khoản 3 Điều này;

c) Giấy xc nhận của tổ chức y tế từ cấp huyện trở ln về tình trạng sức khoẻ của trẻ em, trong đó ghi r tình trạng đặc biệt, nếu có;

d) Hai ảnh mầu của trẻ em, chụp tồn thn cỡ 10 x 15 cm hoặc 9 x 12 cm.

2. Ngồi cc giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, tuỳ từng trường hợp, hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi cịn phải cĩ giấy tờ tương ứng sau đây: 

a) Biên bản xác nhận về việc trẻ em bị bỏ rơi, nếu trẻ em đó có nguồn gốc bị bỏ rơi; 

b) Bin bản xc nhận về việc trẻ em bị bỏ lại cơ sở y tế, nếu trẻ em đó có nguồn gốc bị bỏ lại cơ sở y tế; 

c) Bản sao giấy chứng tử của cha, mẹ đẻ của trẻ em, nếu cha, mẹ đẻ của trẻ em đó đ chết hoặc bị tuyn bố l đ chết; 

d) Bản sao bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án tuyên bố cha, mẹ đẻ của trẻ em mất năng lực hành vi dân sự, nếu cha, mẹ đẻ của trẻ em đó mất năng lực hành vi dân sự;

94

Page 95: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

đ) Giấy đồng ý làm con nuôi của bản thân trẻ em, nếu trẻ em được nhận làm con nuôi từ đủ chín tuổi trở lên (giấy này có thể ghi chung vào giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này);

e) Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước); Thẻ thường trú (đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam) của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ đang nuôi dưỡng trẻ em, nếu thuộc trường hợp trẻ em đang sống tại gia đình được xin đích danh làm con nuôi.

3. Sau khi đ được thông báo và nhận thức một cách r rng về hệ quả php lý của việc nuơi con nuơi cĩ yếu tố nước ngoài, những người sau đây có quyền ký giấy đồng ý cho trẻ em lm con nuơi:

a) Người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng có quyền đồng ý cho trẻ em đang sống ở cơ sở nuôi dưỡng làm con nuôi. Trong trường hợp trẻ em cịn cha, mẹ đẻ thì cịn phải cĩ sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ đẻ của trẻ em đó, trừ trường hợp trẻ em đó có nguồn gốc bị bỏ rơi, bị bỏ lại cơ sở y tế hoặc khi trẻ em đó được đưa vào cơ sở nuôi dưỡng đ cĩ giấy của cha mẹ đẻ đồng ý cho con làm con nuôi hoặc cha mẹ đẻ của trẻ em đó mất năng lực hành vi dân sự.

b) Cha mẹ đẻ có quyền đồng ý cho trẻ em đang sống tại gia đình lm con nuơi. Nếu cha hoặc mẹ đẻ của trẻ em đ chết hoặc bị tuyn bố l đ chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chỉ cần sự đồng ý của người kia. Trong trường hợp cả cha và mẹ đẻ của trẻ em đ chết hoặc bị tuyn bố l đ chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì phải cĩ sự đồng ý của người giám hộ của trẻ em đó.

Điều 45. Thủ tục thẩm tra hồ sơ của trẻ em tại địa phương

1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của trẻ em, Sở Tư pháp có trách nhiệm:

a) Kiểm tra toàn bộ giấy tờ trong hồ sơ của trẻ em; nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì yu cầu cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đẻ, người giám hộ của trẻ em bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

b) Thẩm tra về tính hợp pháp của toàn bộ giấy tờ trong hồ sơ của trẻ em;

c) Xc minh, lm r về nguồn gốc của trẻ em;

d) Gửi văn bản báo cáo, kèm theo 01 bộ hồ sơ của trẻ em cho Cơ quan con nuôi quốc tế.  

95

Page 96: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

2. Trong trường hợp xét thấy trẻ em có nguồn gốc không r rng hoặc cĩ vấn đề khác trong hồ sơ của trẻ em cần xác minh thuộc chức năng của cơ quan Công an thì Sở Tư pháp có công văn nêu r vấn đề cần xác minh, kèm theo 01 bộ hồ sơ của trẻ em gửi cơ quan Công an cùng cấp đề nghị xác minh.  

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được công văn của Sở Tư pháp, cơ quan Công an có trách nhiệm xác minh vấn đề được yêu cầu và trả lời bằng văn bản cho Sở Tư php. 

Điều 46. Thủ tục kiểm tra hồ sơ của trẻ em tại Cơ quan con nuôi quốc tế 

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản báo cáo của Sở Tư pháp và hồ sơ của trẻ em, Cơ quan con nuôi quốc tế có trách nhiệm: 

1. Kiểm tra lại tồn bộ cc giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ của trẻ em.  

2. Gửi công văn nêu r ý kiến của mình, km theo 01 bộ hồ sơ của người xin nhận con nuôi cho Sở Tư pháp, nếu xét thấy hồ sơ của trẻ em đ đầy đủ và hợp lệ theo quy định tại Nghị định này và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. 

3. Thông báo cho Sở Tư pháp để yêu cầu cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đẻ, người giám hộ của trẻ em bổ sung, hoàn thiện hồ sơ cho trẻ em, nếu xét thấy hồ sơ của trẻ em chưa đầy đủ, chưa hợp lệ. 

Điều 47. Hoàn tất thủ tục xin nhận con nuôi  

1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được công văn trả lời của Cơ quan con nuôi quốc tế, kèm theo hồ sơ của người xin nhận con nuôi, Sở Tư pháp thông báo cho người xin nhận con nuôi đến Việt Nam để hoàn tất thủ tục xin nhận con nuôi. 

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Sở Tư pháp, người xin nhận con nuôi phải có mặt tại Việt Nam để hoàn tất thủ tục xin nhận con nuôi. Nếu vì lý do khch quan m người xin nhận con nuôi không thể có mặt trong thời gian đó thì phải cĩ văn bản đề nghị Sở Tư pháp cho gia hạn, thời gian gia hạn không quá 60 ngày.  

Người xin nhận con nuôi phải nộp lệ phí và làm bản cam kết về việc thông báo định kỳ 06 tháng một lần (theo mẫu quy định) cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Cơ quan con nuôi quốc tế về tình hình pht triển của con nuơi trong ba năm đầu tiên, sau đó mỗi năm tiếp theo thông báo một lần cho đến khi con nuôi đủ 18 tuổi.

96

Page 97: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

3. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày người xin nhận con nuôi nộp lệ phí và ký bản cam kết thơng bo tình hình pht triển của con nuôi, Sở Tư pháp báo cáo kết quả thẩm tra và đề xuất ý kiến giải quyết việc người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, trình ủy ban nhn dn cấp tỉnh quyết định, kèm theo 01 bộ hồ sơ của trẻ em và 01 bộ hồ sơ của người xin nhận con nuôi.

Điều 48. Quyết định cho nhận con nuôi

1. Việc quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi chỉ được tiến hành sau khi đ hồn tất thủ tục xin nhận con nuơi theo quy định tại Điều 47 của Nghị định này và người xin nhận con nuôi đang có mặt tại Việt Nam để trực tiếp nhận con nuôi.

2. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Sở Tư pháp và hồ sơ kèm theo, nếu xét thấy việc người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi không thuộc trường hợp từ chối đăng ký theo quy định tại Điều 50 của Nghị định này và là biện pháp bảo đảm lợi ích của trẻ em đó, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi và trả lại hồ sơ cho Sở Tư pháp để tổ chức giao nhận con nuôi, ghi vào sổ đăng ký việc nuơi con nuôi và lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp từ chối cho nhận con nuôi thì ủy ban nhn dn cấp tỉnh cĩ văn bản thông báo cho người xin nhận con nuôi và Cơ quan con nuôi quốc tế, trong đó nêu r lý do từ chối.

Điều 49. Giao nhận con nuơi

1. Sở Tư pháp tiến hành việc giao nhận con nuôi trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, trừ trường hợp có lý do chính đáng mà người xin nhận con nuôi có yêu cầu khác về thời gian.

2. Việc giao nhận con nuôi được tổ chức tại trụ sở Sở Tư pháp, với sự có mặt của đại diện Sở Tư pháp; trẻ em được nhận làm con nuôi; bên nhận là cha, mẹ nuôi; bên giao là đại diện cơ sở nuôi dưỡng, nếu trẻ em được xin nhận làm con nuôi từ cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha, mẹ đẻ, người giám hộ của trẻ em, nếu trẻ em được xin nhận làm con nuôi từ gia đình.

Việc giao nhận con nuôi phải được ghi đầy đủ trong Biên bản giao nhận con nuôi theo mẫu quy định, có chữ ký của bn nhận, bn giao v đại diện Sở Tư pháp.

97

Page 98: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

3. Đại diện Sở Tư pháp ghi vào sổ đăng ký nuơi con nuơi v trao Quyết định cho các bên.

Quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi và Biên bản giao nhận con nuôi được làm thành 04 bản chính: 01 bản trao cho bên nhận, 01 bản trao cho bên giao, 01 bản lưu tại Sở Tư pháp và 01 bản gửi cho Cơ quan con nuôi quốc tế.

4. Quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi có hiệu lực kể từ ngày tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ đăng ký nuôi con nuôi. Việc cấp bản sao Quyết định từ sổ gốc do Sở Tư pháp thực hiện theo yêu cầu của đương sự.

5. Sở Tư pháp trao cho cha, mẹ nuôi 01 bộ hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi.

6. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày giao nhận con nuôi, Sở Tư pháp có trách nhiệm gửi cho Cơ quan con nuôi quốc tế các giấy tờ sau đây để theo di chung:

a) Một bản chính Quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi;

b) Một bản chính Bin bản giao nhận con nuơi;

c) Một bản chính giấy cam kết thơng bo về tình hình pht triển của con nuơi;

d) Cc giấy tờ lin quan khc, nếu cĩ, trừ các giấy tờ đ cĩ trong hồ sơ của trẻ em và của người xin nhận con nuôi.

Điều 50. Từ chối đăng ký việc xin nhận con nuôi

Việc xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi bị từ chối trong các trường hợp sau đây :

1. Người xin nhận con nuôi không đáp ứng đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 37 của Nghị định này.

2. Trẻ em được nhận làm con nuôi không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 36 của Nghị định này.

3. Có căn cứ để khẳng định việc xin nhận con nuôi là nhằm mục đích mua bán trẻ em, bóc lột sức lao động của trẻ em, xâm phạm tình dục đối với trẻ em hoặc nhằm mục đích trục lợi khác.

Điều 51. Trình tự giới thiệu v giải quyết cho trẻ em lm con nuơi trong trường hợp xin không đích danh

98

Page 99: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

1. Trong trường hợp người xin nhận con nuôi chưa xác định được đích danh trẻ em cần xin làm con nuôi thì Cơ quan con nuôi quốc tế gửi công văn kèm theo bản chụp đơn của người xin nhận con nuôi cho Sở Tư pháp nơi người xin nhận con nuôi có nguyện vọng để xem xét giới thiệu trẻ em. 

2. Trong thời hạn 15 ngy, kể từ ngày nhận được công văn của Cơ quan con nuôi quốc tế, Sở Tư pháp có công văn đề nghị cơ sở nuôi dưỡng xác định trẻ em có đủ điều kiện, phù hợp với nguyện vọng của người xin nhận con nuôi để giới thiệu làm con nuôi và trả lời bằng văn bản cho Cơ quan con nuơi quốc tế. 

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được công văn đề nghị của Sở Tư pháp, cơ sở nuôi dưỡng có trách nhiệm xác định trẻ em để giới thiệu làm con nuôi và có công văn trả lời kết quả cho Sở Tư pháp. 

3. Trong thời hạn 07 ngy, kể từ ngy nhận được văn bản trả lời của Sở Tư pháp, Cơ quan con nuôi quốc tế có trách nhiệm thông báo cho người xin nhận con nuôi về kết quả việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi.  

4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Cơ quan con nuôi quốc tế, người xin nhận con nuôi phải trả lời bằng văn bản cho Cơ quan con nuôi quốc tế về việc đồng ý hay không đồng ý nhận trẻ em được giới thiệu làm con nuôi. Nếu người xin nhận con nuôi đồng ý thì Cơ quan con nuôi quốc tế có công văn đề nghị Sở Tư pháp hướng dẫn cơ sở nuôi dưỡng làm hồ sơ của trẻ em. 

Trong trường hợp người xin nhận con nuôi từ chối nhận trẻ em đ được giới thiệu thì Cơ quan con nuôi quốc tế có công văn thông báo cho Sở Tư pháp để Sở Tư pháp thông báo lại cho cơ sở nuôi dưỡng. 

5. Trình tự chuẩn bị hồ sơ của trẻ em, giấy tờ trong hồ sơ; thủ tục thẩm tra hồ sơ của trẻ em tại địa phương, tại Cơ quan con nuôi quốc tế; việc hoàn tất thủ tục xin nhận con nuôi, quyết định cho nhận con nuôi và giao nhận con nuôi được thực hiện theo các quy định từ Điều 43 đến Điều 50 của Nghị định này. 

Mục 2

THẨM QUYỀN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VIỆC

NUÔI CON NUÔI TẠI CƠ QUAN NGOẠI GIAO, LNH SỰ VIỆT NAM 

Điều 52. Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi

99

Page 100: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam chỉ giải quyết cho người nước ngoài thường trú tại nước tiếp nhận xin nhận trẻ em Việt Nam cư trú tại nước đó làm con nuôi theo trình tự, thủ tục quy định tại Mục này, nếu trẻ em đó hiện tại không có hộ khẩu thường trú ở trong nước. Trong trường hợp trẻ em Việt Nam được xin nhận làm con nuôi hiện có hộ khẩu thường trú ở trong nước thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết việc đăng ký nuôi con nuôi theo quy định tại Mục 1 của Chương này.

Điều 53. Thời hạn giải quyết việc xin nhận con nuôi

Thời hạn giải quyết việc xin nhận con nuôi tại Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam l 120 ngy, kể từ ngy Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp phải yêu cầu cơ quan hữu quan ở trong nước xác minh theo quy định tại khoản 2 Điều 55 của Nghị định này thì thời hạn được kéo dài thêm 45 ngày.

Điều 54. Hồ sơ xin nhận con nuôi

1. Hồ sơ xin nhận trẻ em Việt Nam cư trú ở nước ngoài làm con nuôi gồm các giấy tờ sau đây: 

a) Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 41; điểm a và điểm d khoản 1 Điều 44 của Nghị định này; 

b) Giấy đồng ý cho trẻ em làm con nuôi của cha mẹ đẻ của trẻ em đó. Trong trường hợp cha hoặc mẹ đẻ của trẻ em đó đ chết hoặc bị tuyn bố l đ chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chỉ cần giấy đồng ý của người kia. Trong trường hợp cả cha và mẹ đẻ của trẻ em đ chết hoặc bị tuyn bố l đ chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì phải cĩ giấy đồng ý của người giám hộ của trẻ em đó; 

c) Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của nước nơi trẻ em được xin nhận làm con nuôi cư trú về tình trạng sức khoẻ của trẻ em, trong đó ghi r tình trạng đặc biệt, nếu có; 

d) Bản cam kết của người xin nhận con nuôi về việc thông báo định kỳ 06 tháng một lần (theo mẫu quy định) cho Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam v Cơ quan con nuôi quốc tế về tình trạng phát triển của con nuôi trong ba năm đầu tiên, sau đó mỗi năm tiếp theo thông báo một lần cho đến khi con nuôi đủ 18 tuổi; 

đ) Giấy tờ chứng minh việc cư trú của trẻ em Việt Nam tại nước ngoài. 

100

Page 101: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

2. Ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, tuỳ từng trường hợp, hồ sơ xin nhận trẻ em Việt Nam cư trú ở nước ngoài làm con nuôi cịn phải cĩ giấy tờ tương ứng quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 44 của Nghị định này.

3. Các giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được lập thành 02 bộ hồ sơ nộp cho Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam.

Điều 55. Thủ tục thẩm tra hồ sơ xin nhận con nuôi

1. Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam cĩ trch nhiệm:

a) Thẩm tra v chịu trch nhiệm về tính hợp php của tồn bộ giấy tờ trong hồ sơ;

b) Xc minh, lm r về nguồn gốc của trẻ em;

2. Trong trường hợp xét thấy trẻ em có nguồn gốc không r rng hoặc cĩ vấn đề khác trong hồ sơ cần xác minh thuộc chức năng của cơ quan Công an hoặc cơ quan hữu quan khác ở trong nước thì Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam cĩ cơng văn nêu r vấn đề cần xác minh gửi cơ quan hữu quan ở trong nước đề nghị xác minh theo chức năng chuyên ngành.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được công văn của Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam, cơ quan Công an hoặc cơ quan hữu quan khác ở trong nước có trách nhiệm xác minh vấn đề được yêu cầu và trả lời bằng văn bản cho Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam.

Điều 56. Quyết định cho nhận con nuôi và giao nhận con nuôi

1. Nếu xt thấy việc xin nhận trẻ em Việt Nam cư trú ở nước ngoài làm con nuôi không thuộc trường hợp từ chối đăng ký theo quy định tại Điều 50 của Nghị định này và là biện pháp bảo đảm lợi ích của trẻ em đó thì người đứng đầu Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam ký Quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Trong trường hợp từ chối cho nhận con nuôi thì Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam thơng bo bằng văn bản cho người xin nhận con nuôi, trong đó nêu r lý do từ chối.

2. Việc giao nhận con nuôi được tiến hành trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày người đứng đầu Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam ký Quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, trừ trường hợp có lý do chính đáng mà người xin nhận con nuôi có yêu cầu khác về thời gian. 

101

Page 102: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

3. Việc giao nhận con nuôi được tổ chức tại trụ sở Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam, với sự cĩ mặt của đại diện Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam; trẻ em được nhận làm con nuôi; bên nhận là cha, mẹ nuôi; bên giao là cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em đó.

Việc giao nhận con nuơi phải được ghi đầy đủ trong Biên bản giao nhận con nuôi theo mẫu quy định, có chữ ký của bn nhận, bn giao v đại diện Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam.

4. Đại diện Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam ghi vo sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao Quyết định cho cc bn.

Quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi và Biên bản giao nhận con nuôi được làm thành 04 bản chính: 01 bản trao cho bên nhận, 01 bản trao cho bên giao, 01 bản lưu tại Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam v 01 bản gửi cho Cơ quan con nuơi quốc tế. 

5. Quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi có hiệu lực kể từ ngày tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ đăng ký nuôi con nuôi. Việc cấp bản sao Quyết định từ sổ gốc do Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam hoặc Bộ Ngoại giao thực hiện theo yêu cầu của đương sự. 

6. Sau khi hoàn tất việc giao nhận con nuôi, Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam cĩ trch nhiệm, thơng qua Bộ Ngoại giao, gửi cho Cơ quan con nuôi quốc tế các giấy tờ sau đây để theo di chung:

a) Một bản chính Quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam lm con nuơi;

b) Một bản chính Bin bản giao nhận con nuơi;

c) Một bộ hồ sơ xin nhận con nuôi;

d) Cc giấy tờ lin quan khc, nếu cĩ. 

Mục 3

CƠNG NHẬN VIỆC NUƠI CON NUƠI

Đ ĐƯỢC TIẾN HÀNH Ở NƯỚC NGOÀI 

Điều 57. Công nhận việc nuôi con nuôi đ được tiến hành ở nước ngoài

102

Page 103: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Việc công dân Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam hoặc trẻ em nước ngoài làm con nuôi đ được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, được công nhận tại Việt Nam, trừ các trường hợp quy định tại Điều 50 của Nghị định này. Việc công nhận được ghi chú vào sổ đăng ký theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch. 

Mục 4

HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC CON NUÔI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Điều 58. Nguyên tắc, điều kiện và hình thức hoạt động của Tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam

1. Hoạt động của tổ chức nước ngoài trong lĩnh vực nuôi con nuôi tại Việt Nam theo quy định của Nghị định này phải tuân thủ nguyên tắc nhân đạo, phi lợi nhuận. Nghiêm cấm hoạt động kinh doanh dịch vụ môi giới con nuôi hoặc lợi dụng việc hỗ trợ xin nhận con nuôi nhằm mua bán trẻ em, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục đối với trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác. 

2. Tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi của nước ngoài (sau đây gọi là Tổ chức con nuôi nước ngoài) được thành lập hợp pháp tại nước đ ký kết hoặc cng gia nhập với Việt Nam điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi, nếu có đủ các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này thì được phép hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức Văn phịng của Tổ chức con nuơi nước ngoài (sau đây gọi là Văn phịng con nuơi nước ngoài) nhằm hỗ trợ, giúp đỡ việc xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. 

3. Tổ chức con nuôi nước ngoài được lập Văn phịng con nuơi nước ngoài tại Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây: 

a) Được cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức được thành lập cho phép hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi tại Việt Nam;

b) Có chương trình, kế hoạch hoặc dự n hoạt động nhân đạo, từ thiện nhằm hỗ trợ việc xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi;

c) Có địa điểm đặt trụ sở Văn phịng tại Việt Nam bảo đảm cho hoạt động của mình;

d) Người dự kiến đứng đầu Văn phịng con nuơi nước ngoài tại Việt Nam phải là người có đạo đức tốt, có tâm huyết hoạt động nhân đạo, từ thiện, không có tiền án.

4. Tổ chức con nuôi nước ngoài chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về mọi hoạt động của Văn phịng con nuơi nước ngoài tại Việt Nam.

103

Page 104: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Điều 59. Hồ sơ xin phép lập Văn phịng con nuơi nước ngoài tại Việt Nam

1. Hồ sơ xin phép lập Văn phịng con nuơi nước ngoài tại Việt Nam của Tổ chức con nuôi nước ngoài bao gồm các giấy tờ sau đây:

a) Đơn xin phép lập Văn phịng con nuơi nước ngoài tại Việt Nam theo mẫu quy định;  

b) Bản sao Điều lệ hoặc văn bản thành lập Tổ chức con nuôi nước ngoài; 

c) Bản sao Giấy phép hoạt động tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi Tổ chức con nuôi nước ngoài được thành lập cấp; 

d) Bản dự kiến về chương trình, kế hoạch hoặc dự n hoạt động nhân đạo, từ thiện nhằm hỗ trợ việc xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi;

đ) Báo cáo tình hình hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi của Tổ chức con nuôi nước ngoài trong hai năm gần nhất, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức đó được thành lập, trong đó nêu r về tình hình thu, chi ti chính lin quan đến hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi. Nếu tổ chức đó đ thực hiện dự án hoặc hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em Việt Nam thì km theo bo co về những hoạt động đ tiến hnh, cĩ xc nhận của cơ quan, tổ chức Việt Nam đ tiếp nhận dự n hoặc hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ đó;

e) Giấy tờ chứng minh về địa điểm đặt trụ sở Văn phịng;

g) Lý lịch cá nhân theo mẫu quy định v Phiếu lý lịch tư pháp của người dự kiến đứng đầu Văn phịng.

2. Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này được lập thành 02 bộ hồ sơ và nộp cho Bộ Tư pháp.

Điều 60. Thủ tục cấp Giấy phép lập Văn phịng con nuơi nước ngoài tại Việt Nam

1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp thẩm tra hồ sơ và có công văn xin ý kiến Bộ Cơng an v ủy ban nhn dn cấp tỉnh nơi dự kiến đặt trụ sở và nơi dự kiến tiến hành các hoạt động của Văn phịng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được công văn của Bộ Tư pháp, Bộ Công an và ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản cho Bộ Tư pháp.

104

Page 105: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến trả lời bằng văn bản của Bộ Công an và ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp xem xét, cấp Giấy phép lập Văn phịng con nuơi nước ngoài tại Việt Nam cho Tổ chức con nuôi nước ngoài, đồng thời có công văn thông báo kèm theo bản sao Giấy phép gửi cho Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở và nơi thuộc địa bàn được phép hoạt động của Văn phịng con nuơi nước ngoài tại Việt Nam để phối hợp quản lý. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Tư pháp thông báo bằng văn bản cho Tổ chức con nuôi nước ngoài gửi đơn.

4. Giấy phép lập Văn phịng con nuơi nước ngoài tại Việt Nam có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp và có thể được gia hạn; thời gian mỗi lần gia hạn không quá 05 năm. Giấy phép lập Văn phịng con nuơi nước ngoài có các nội dung chính sau đây:

a) Tên gọi, địa chỉ nơi đặt trụ sở của Tổ chức con nuôi nước ngoài và của Văn phịng con nuơi nước ngoài tại Việt Nam;

b) Họ tên người đứng đầu Văn phịng;

c) Địa bàn hoạt động của Văn phịng;

d) Nội dung các hoạt động mà Văn phịng được phép tiến hành nhằm hỗ trợ việc xin nhận con nuôi;

đ) Thời hạn hoạt động của Văn phịng;

e) Việc gia hạn, thay đổi nội dung Giấy phép.

Điều 61. Quyền và nghĩa vụ của Văn phịng con nuơi nước ngoài  

1. Văn phịng con nuơi nước ngoài có quyền: 

a) Tiến hành các hoạt động hỗ trợ việc nuôi con nuôi;

b) Thu trụ sở lm việc, tuyển dụng lao động Việt Nam làm việc cho Văn phịng theo quy định của pháp luật; 

c) Tiến hành các hoạt động trợ giúp kỹ thuật, hỗ trợ nhân đạo cho cơ sở nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật; 

d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật. 

2. Văn phịng con nuôi nước ngoài có nghĩa vụ:

105

Page 106: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

a) Chỉ được tiến hành hoạt động theo đúng phạm vi nội dung và địa bàn hoạt động ghi trong Giấy phép;

b) Chấp hnh nghim chỉnh php luật, tơn trọng phong tục tập qun của Việt Nam; 

c) Chịu trách nhiệm đối với việc người nhận con nuôi mà Văn phịng đ hỗ trợ xin nhận con nuơi thực hiện nghim chỉnh cam kết thơng bo về tình hình pht triển của con nuơi theo quy định tại Nghị định này; 

d) Báo cáo định kỳ 06 tháng và hàng năm cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở và nơi thuộc địa bàn được phép hoạt động về tổ chức, nhân sự và hoạt động của Văn phịng; bo co, cung cấp ti liệu hoặc giải thích về những vấn đề liên quan đến hoạt động của Văn phịng khi cĩ yu cầu; 

đ) Chấp hành các quy định của pháp luật Việt Nam về lao động, thuế, kế tốn, thống k; 

e) Gửi bo co quyết tốn tình hình thu, chi ti chính lin quan đến hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi tại Việt Nam cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở và nơi thuộc địa bàn được phép hoạt động; 

g) Chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở và nơi thuộc địa bàn được phép hoạt động và các cơ quan có thẩm quyền khác của Việt Nam về các hoạt động của Văn phịng; 

h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.  

Điều 62. Gia hạn hoạt động của Văn phịng con nuôi nước ngoài 

1. Văn phịng con nuơi nước ngoài chấp hành nghiêm chỉnh các quy định tại Nghị định này được gia hạn hoạt động. Chậm nhất 03 tháng trước khi Giấy phép lập Văn phịng con nuơi nước ngoài hết hạn, nếu có yêu cầu gia hạn thì Tổ chức con nuôi nước ngoài phải có đơn đề nghị gia hạn gửi Bộ Tư pháp, kèm theo bản báo cáo về tình hình hoạt động của Văn phịng con nuơi nước ngoài tại Việt Nam trong thời hạn được cấp phép, trong đó có ý kiến của Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở và nơi thuộc địa bàn được phép hoạt động của Văn phịng con nuơi nước ngoài. 

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp xem xét, tham khảo ý kiến của cc cơ quan hữu quan và quyết định cho gia hạn hoặc từ chối gia hạn.  

Trường hợp cho gia hạn, Bộ Tư pháp ghi trực tiếp việc gia hạn vào Giấy phép và đóng dấu xác nhận, đồng thời có công văn thông báo, kèm theo bản sao Giấy phép đ được gia

106

Page 107: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

hạn gửi Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở và nơi thuộc địa bàn được phép hoạt động của Văn phịng con nuơi nước ngoài để phối hợp quản lý. 

Trường hợp từ chối gia hạn, Bộ Tư pháp thông báo bằng văn bản cho Tổ chức con nuôi nước ngoài gửi đơn. 

Điều 63. Thay đổi nội dung Giấy phép lập Văn phịng con nuơi nước ngoài 

1. Trong trường hợp Tổ chức con nuôi nước ngoài có sự thay đổi về tên gọi của tổ chức, thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính tại nước nơi tổ chức đó được thành lập; thay đổi địa điểm đặt trụ sở của Văn phịng con nuơi nước ngoài tại Việt Nam nhưng vẫn thuộc phạm vi địa bàn của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Văn phịng con nuơi nước ngoài phải có văn bản đề nghị ghi chú thay đổi, kèm theo Giấy phép gửi Bộ Tư pháp.  

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị ghi chú thay đổi, Bộ Tư pháp ghi trực tiếp nội dung thay đổi vào Giấy phép lập Văn phịng con nuôi nước ngoài và đóng dấu xác nhận, đồng thời có công văn thông báo, kèm theo bản sao Giấy phép đ được ghi chú thay đổi gửi Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở và nơi thuộc địa bàn được phép hoạt động của Văn phịng con nuơi nước ngoài để phối hợp quản lý. 

2. Trong trường hợp có yêu cầu thay đổi người đứng đầu Văn phịng con nuơi nước ngoài tại Việt Nam; thay đổi nội dung hoạt động, địa bàn hoạt động, địa điểm đặt trụ sở của Văn phịng con nuơi nước ngoài tại một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác ở Việt Nam thì Tổ chức con nuơi nước ngoài phải có đơn xin thay đổi, trong đó nêu r mục đích, nội dung và lý do xin thay đổi, kèm theo Giấy phép gửi Bộ Tư pháp. Nếu thay đổi người đứng đầu Văn phịng thì km theo đơn xin thay đổi cịn phải cĩ bản Lý lịch c nhn theo mẫu quy định và Phiếu lý lịch tư pháp của người dự kiến thay thế.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin thay đổi nội dung Giấy phép, Bộ Tư pháp xem xét và quyết định cho thay đổi hoặc từ chối thay đổi nội dung Giấy phép.  

Trường hợp cho thay đổi, Bộ Tư pháp ghi trực tiếp nội dung thay đổi vào Giấy phép và đóng dấu xác nhận, đồng thời có công văn thông báo, kèm theo bản sao Giấy phép đ được thay đổi nội dung gửi Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở và nơi thuộc địa bàn được phép hoạt động của Văn phịng con nuơi nước ngoài để phối hợp quản lý.

Trường hợp từ chối thay đổi, Bộ Tư pháp thông báo bằng văn bản cho Tổ chức con nuôi nước ngoài gửi đơn.

Điều 64. Chấm dứt hoạt động của Văn phịng con nuơi nước ngoài

107

Page 108: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

1. Văn phịng con nuơi nước ngoài chấm dứt hoạt động tại Việt Nam trong các trường hợp sau đây:

a) Tổ chức con nuôi nước ngoài xin chấm dứt hoạt động tại Việt Nam trước thời hạn hoặc hết thời hạn Giấy phép lập Văn phịng con nuơi nước ngoài mà không có đề nghị gia hạn; 

b) Tổ chức con nuôi nước ngoài chấm dứt hoạt động tại nước nơi tổ chức đó được thành lập; 

c) Hết thời hạn hoạt động tại Việt Nam theo Giấy phép do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức con nuôi được thành lập cấp mà không được gia hạn; 

d) Hết thời hạn hoạt động tại Việt Nam theo Giấy phép do Bộ Tư pháp cấp mà không được gia hạn; 

đ) Bị tước quyền sử dụng không thời hạn Giấy phép theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

2. Trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, Tổ chức con nuôi nước ngoài phải có văn bản thông báo về việc chấm dứt hoạt động gửi Bộ Tư pháp, chậm nhất 30 ngày trước ngày chấm dứt hoạt động của Văn phịng con nuơi nước ngoài và phải nộp lại Giấy phép lập Văn phịng con nuơi nước ngoài cho Bộ Tư pháp. 

3. Trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này, Bộ Tư pháp hoặc cơ quan khác có thẩm quyền phải gửi cho Tổ chức con nuôi nước ngoài văn bản từ chối gia hạn hoặc quyết định tước quyền sử dụng Giấy phép, chậm nhất 30 ngày trước ngày Văn phịng con nuơi nước ngoài bị buộc chấm dứt hoạt động. 

4. Trước ngày chấm dứt hoạt động, Tổ chức con nuôi nước ngoài, Văn phịng con nuơi nước ngoài có trách nhiệm thanh toán xong mọi khoản nợ (nếu có) với các tổ chức, cá nhân có liên quan tại Việt Nam và giải quyết xong mọi vấn đề có liên quan đến việc chấm dứt hoạt động, báo cáo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở và nơi thuộc địa bàn được phép hoạt động của Văn phịng con nuơi nước ngoài.  

5. Bộ Tư pháp có công văn thông báo về việc chấm dứt hoạt động của Văn phịng con nuơi nước ngoài gửi Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở và nơi thuộc địa bàn được phép hoạt động của Văn phịng con nuơi nước ngoài trước đây.

108

Page 109: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

CHƯƠNG V

ĐĂNG KÝ KẾT HÔN, NHẬN CHA, MẸ, CON,

NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGỒI Ở KHU VỰC BIN GIỚI

Điều 65. Phạm vi áp dụng

1. Chương này quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực bin giới với Việt Nam.

2. Trong trường hợp Chương này không quy định cụ thể thì cc quy định khác của Nghị định này được áp dụng để giải quyết việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới.  

Điều 66. Thẩm quyền đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi

ủy ban nhn dn cấp x, nơi thường trú của công dân Việt Nam ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký việc kết hơn, nhận cha, mẹ, con, nuơi con nuơi giữa cơng dn Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam về đăng ký hộ tịch.  

Điều 67. Miễn thủ tục hợp pháp hoá lnh sự, thủ tục cơng chứng 

1. Giấy tờ do cơ quan, tổ chức của nước láng giềng cấp hoặc công chứng, chứng thực ở nước đó để sử dụng tại Việt Nam vào việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi ở khu vực biên giới theo quy định tại Chương này được miễn hợp pháp hoá lnh sự.

2. Giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này bằng ngôn ngữ của nước láng giềng phải được dịch ra tiếng Việt và có cam kết của người dịch về việc dịch đúng nội dung, không cần công chứng bản dịch.

Điều 68. Lệ phí

Mức thu lệ phí đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới được áp dụng như mức thu lệ phí đăng ký kết hơn, nhận cha, mẹ, con, nuơi con nuơi giữa cơng dn Việt Nam với nhau ở trong nước.

Điều 69. Kết hôn

109

Page 110: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

1. Hai bên nam, nữ xin đăng ký kết hôn phải nộp các giấy tờ sau đây:

a) Công dân Việt Nam phải nộp Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định;

b) Công dân của nước láng giềng phải nộp Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định, có xác nhận chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng đó về việc hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng.

2. Giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này của mỗi bên đương sự được lập thành 02 bộ hồ sơ và nộp tại ủy ban nhân dân cấp x nơi thường trú của công dân Việt Nam ở khu vực biên giới.

3. Khi nộp hồ sơ, đương sự phải xuất trình giấy tờ sau đây:

a) Cơng dn Việt Nam phải xuất trình giấy chứng minh nhn dn bin giới; trong trường hợp không có giấy chứng minh nhân dân biên giới thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh việc thường trú ở khu vực biên giới kèm theo giấy tờ tuỳ thân khác của đương sự để kiểm tra.

b) Công dân nước láng giềng phải xuất trình giấy tờ tuỳ thn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước láng giềng cấp cho công dân nước đó thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam; trong trường hợp không có giấy tờ tuỳ thân này thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh việc thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam kèm theo giấy tờ tuỳ thân khác của đương sự để kiểm tra.

c) Đối với người trước đây đ cĩ vợ hoặc chồng nhưng đ ly hơn hoặc người vợ hoặc người chồng đó đ chết hoặc bị tuyn bố l đ chết thì tuỳ trường hợp cụ thể, đương sự cịn phải xuất trình bản n, quyết định đ cĩ hiệu lực php luật về việc cho ly hơn hoặc giấy chứng tử của người vợ hoặc người chồng đó. 

4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, ủy ban nhân dân cấp x cĩ trch nhiệm thẩm tra hồ sơ và tiến hành niêm yết việc kết hôn trong 07 ngày liên tục tại trụ sở ủy ban. Sau khi đ thẩm tra hồ sơ và niêm yết việc kết hôn, ủy ban nhân dân cấp x có công văn, kèm theo 01 bộ hồ sơ đăng ký kết hơn gửi Sở Tư pháp để xin ý kiến. 

5. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến của ủy ban nhn dn cấp x, Sở Tư pháp xem xét hồ sơ đăng ký kết hơn v cĩ ý kiến trả lời bằng văn bản cho ủy ban nhn dn cấp x. 

110

Page 111: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

6. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến của Sở Tư pháp, ủy ban nhân dân cấp x quyết định việc đăng ký kết hôn và tổ chức Lễ kết hôn như đối với trường hợp đăng ký kết hơn giữa cơng dn Việt Nam ở trong nước với nhau theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch. 

Điều 70. Nhận cha, mẹ, con

1. Hồ sơ nhận cha, mẹ, con gồm các giấy tờ sau đây:

a) Đơn xin nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;

b) Giấy tờ, tài liệu hoặc chứng cứ (nếu có) để chứng minh giữa người nhận và người được nhận có quan hệ cha, mẹ, con.

2. Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này được làm thành 02 bộ hồ sơ và nộp tại ủy ban nhân dân cấp x nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân Việt Nam được nhận là cha, mẹ, con. Khi nộp hồ sơ, đương sự phải xuất trình giấy tờ quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 69 của Nghị định này để kiểm tra.

5. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến của Sở Tư pháp, ủy ban nhân dân cấp x quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con và trao Quyết định cho các bên đương sự như đối với trường hợp nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với nhau ở trong nước theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, ủy ban nhân dân cấp x cĩ trch nhiệm thẩm tra hồ sơ và tiến hành niêm yết việc nhận cha, mẹ, con trong 07 ngày liên tục tại trụ sở ủy ban. Sau khi đ thẩm tra hồ sơ và niêm yết việc nhận cha, mẹ, con, ủy ban nhân dân cấp x cĩ cơng văn gửi Sở Tư pháp, kèm theo 01 bộ hồ sơ để xin ý kiến.

4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến của ủy ban nhn dn cấp x, Sở Tư pháp xem xét hồ sơ xin nhận cha, mẹ, con và có ý kiến trả lời bằng văn bản cho ủy ban nhân dân cấp x.

 

Điều 71. Nuôi con nuôi

1. Công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam muốn nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới làm con nuôi phải làm đơn theo mẫu quy định, trong đó có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng đó về việc đương sự có

111

Page 112: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

đủ điều kiện nuơi con nuơi. Nếu vợ chồng xin nhận con nuơi thì trong đơn phải có chữ ký của cả vợ v chồng.

Kèm theo đơn phải có giấy của cha mẹ đẻ của trẻ em về việc đồng ý cho trẻ em đó làm con nuôi. Trong trường hợp cha hoặc mẹ đẻ của trẻ em đó đ chết hoặc bị tuyn bố là đ chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chỉ cần giấy đồng ý của người kia. Trong trường hợp cả cha và mẹ đẻ của trẻ em đó đ chết hoặc bị tuyn bố l đ chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì phải cĩ sự đồng ý bằng văn bản của người giám hộ của trẻ em đó. Trong trường hợp trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi từ đủ chín tuổi trở lên thì cịn phải cĩ sự đồng ý bằng văn bản của bản thân trẻ em đó.

2. Giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này được lập thành 02 bộ hồ sơ và nộp tại ủy ban nhân dân cấp x nơi thường trú ở khu vực biên giới của trẻ em Việt Nam được xin nhận làm con nuôi. Khi nộp hồ sơ, đương sự phải xuất trình giấy tờ quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 69 của Nghị định này để kiểm tra.

3. Trong thời hạn 15 ngy, kể từ ngy nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, ủy ban nhân dân cấp x cĩ trch nhiệm thẩm tra hồ sơ và tiến hành niêm yết việc xin nhận con nuôi trong 07 ngày liên tục tại trụ sở ủy ban. Sau khi đ thẩm tra hồ sơ và niêm yết việc xin nhận con nuôi, ủy ban nhân dân cấp x cĩ công văn gửi Sở Tư pháp, kèm theo 01 bộ hồ sơ để xin ý kiến.

4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được công văn của ủy ban nhân dân cấp x, Sở Tư pháp xem xét hồ sơ xin nhận con nuôi và có ý kiến trả lời bằng văn bản cho ủy ban nhân dân cấp x.

5. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến của Sở Tư pháp, ủy ban nhân dân cấp x quyết định việc cho nhận con nuôi và tiến hành giao nhận con nuôi như đối với trường hợp đăng ký nuơi con nuơi giữa cơng dn Việt Nam với nhau ở trong nước theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch. 

CHƯƠNG VI

QUẢN LÝ NH NƯỚC VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 

Điều 72. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp

1. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện quản lý nh nước về hôn nhân và gia đình cĩ yếu tố nước ngoài trong phạm vi cả nước, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

112

Page 113: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

a) Soạn thảo, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình cĩ yếu tố nước ngoài;

b) Chỉ đạo, hướng dẫn ủy ban nhân dân cấp tỉnh và phối hợp với Bộ Ngoại giao chỉ đạo, hướng dẫn Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam trong việc thi hnh php luật về hơn nhn v gia đình cĩ yếu tố nước ngoài và nghiệp vụ đăng ký hộ tịch; phổ biến, gio dục php luật về hơn nhn v gia đình cĩ yếu tố nước ngoài;

c) Cấp Giấy phép lập Văn phịng con nuơi nước ngoài và quản lý hoạt động của Văn phịng con nuơi nước ngoài tại Việt Nam;

d) Ban hành thống nhất các mẫu sổ sách, giấy tờ quy định tại Nghị định này;

đ) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình cĩ yếu tố nước ngoài; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

e) Thực hiện thống k tình hình đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;

g) Định kỳ hàng năm báo cáo Chính phủ tình hình thực hiện php luật về hơn nhn v gia đình cĩ yếu tố nước ngoài;

h) Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình cĩ yếu tố nước ngoài.

2. Cơ quan con nuôi quốc tế của Việt Nam thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện chức năng quản lý nh nước trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết cho người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi theo quy định tại Nghị định này.  

Điều 73. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Ngoại giao  

Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện quản lý nh nước về hôn nhân và gia đình cĩ yếu tố nước ngoài, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 

1. Chỉ đạo Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam trong việc thi hnh php luật về hơn nhn v gia đình cĩ yếu tố nước ngoài, về nghiệp vụ đăng ký hộ tịch; trong việc thực hiện cc biện php bảo vệ quyền v lợi ích hợp php của cơng dn Việt Nam ở nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình ph hợp với php luật của nước tiếp nhận và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.  

113

Page 114: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

2. Chỉ đạo Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam thực hiện chế độ thống kê, báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam.

3. Xử lý về đối ngoại những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện cc điều ước quốc tế về hôn nhân và gia đình m Việt Nam đ ký kết hoặc gia nhập.

4. Cấp bản sao từ sổ gốc Giấy chứng nhận kết hôn, Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con, Quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi theo quy định tại Nghị định này.

5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của php luật.

Điều 74. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an

Bộ Công an phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện chức năng quản lý nh nước về hôn nhân và gia đình cĩ yếu tố nước ngoài, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Chỉ đạo, hướng dẫn Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Sở Tư pháp xác minh theo chức năng chuyên ngành các vấn đề được yêu cầu trong hồ sơ đăng ký kết hơn, hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi theo quy định của Nghị định này; cấp Hộ chiếu kịp thời và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam đ được đăng ký kết hơn, cơng nhận l cha, mẹ, con, cho lm con nuơi người nước ngoài xuất cảnh Việt Nam khi có yêu cầu.

2. Chỉ đạo và thực hiện các biện pháp phịng ngừa, đấu tranh chống các hành vi lợi dụng việc kết hôn, giới thiệu trẻ em làm con nuôi nhằm mục đích trục lợi, mua bán, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ và trẻ em, cũng như các hành vi khác vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình cĩ yếu tố nước ngoài.

3. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc xem xét cấp Giấy phép lập Văn phịng con nuơi nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định này; trong việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình cĩ yếu tố nước ngoài.

4. Thực hiện cc nhiệm vụ, quyền hạn khc theo quy định của pháp luật.

Điều 75. Nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

114

Page 115: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cĩ trch nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện quản lý nh nước về hôn nhân và gia đình cĩ yếu tố nước ngoài.  

Điều 76. Nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban nhân dân cấp tỉnh 

1. Uỷ ban nhn dn cấp tỉnh thực hiện quản lý nh nước về hôn nhân và gia đình cĩ yếu tố nước ngoài tại địa phương mình, cĩ nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 

a) Thực hiện đăng ký việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo quy định của Nghị định này;

b) Phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình cĩ yếu tố nước ngoài trong nhân dân;

c) Thực hiện việc thống kê, báo cáo định kỳ 06 tháng và hàng năm cho Bộ Tư pháp về tình hình đăng ký kết hôn, nhận cha mẹ con, nuôi con nuôi v tình hình thực hiện php luật về hơn nhn gia đình cĩ yếu tố nước ngoài ở địa phương mình;

d) Quản lý hoạt động của các Trung tâm hỗ trợ kết hôn, Văn phịng con nuơi nước ngoài trên địa bàn tỉnh.

đ) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình cĩ yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý cc hnh vi vi phạm php luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình cĩ yếu tố nước ngoài theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

e) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

2. Sở Tư pháp giúp ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện quản lý nh nước về hôn nhân và gia đình cĩ yếu tố nước ngoài tại địa phương; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể theo quy định tại Nghị định này. 

CHƯƠNG VII

KHIẾU NẠI, TỐ CO V XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 77. Khiếu nại, tố cáo

1. Tổ chức, c nhân có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức có thẩm quyền trong việc thi hành Nghị định này.

115

Page 116: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

2. Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm quy định của Nghị định này.

3. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố co thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Điều 78. Xử lý vi phạm 

1. Người nào gian dối trong việc khai hồ sơ, giả mạo giấy tờ để xin đăng ký kết hơn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; lợi dụng việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nhằm mục đích trục lợi, mua bán, xâm phạm tình dục, bĩc lột sức lao động đối với phụ nữ và trẻ em; hoạt động môi giới kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trái pháp luật hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình cĩ yếu tố nước ngoài thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gy thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Trung tâm hỗ trợ kết hôn, Văn phịng con nuơi nước ngoài tại Việt Nam có hành vi lợi dụng việc hỗ trợ kết hôn, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nhằm mục đích trục lợi, mua bán, xâm phạm tình dục, bĩc lột sức lao động đối với phụ nữ và trẻ em; hoạt động hỗ trợ kết hôn trái quy định trong Giấy đăng ký hoạt động, hoạt động hỗ trợ việc xin nhận con nuôi trái quy định trong Giấy phép lập Văn phịng con nuơi nước ngoài hoặc có hành vi khác vi phạm quy định của Nghị định này hoặc các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức cảnh co, phạt tiền, ngồi ra, cịn cĩ thể bị tước quyền sử dụng giấy phép, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

3. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan trong việc giải quyết đăng ký kết hơn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trch nhiệm hình sự, nếu gy thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 

CHƯƠNG VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 79. áp dụng Nghị định trong một số trường hợp đặc biệt

1. Các quy định của Nghị định này cũng được áp dụng để giải quyết việc đăng ký kết hơn, nhận cha, mẹ, con, nuơi con nuơi giữa cơng dn Việt Nam với nhau m một bn hoặc

116

Page 117: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

cả hai bn định cư ở nước ngoài. Trong trường hợp công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi thì khơng bị giới hạn về đối tượng trẻ em được nhận làm con nuôi theo quy định tại khoản 2 Điều 36 của Nghị định này.

2. Các quy định về kết hôn của Nghị định này cũng được áp dụng để giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam giữa người nước ngoài thường trú tại Việt Nam với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam hoặc giữa người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam với nhau, nếu họ có yêu cầu.

3. Các quy định về nuôi con nuôi của Nghị định này cũng được áp dụng để giải quyết việc người nước ngoài xin nhận trẻ em không quốc tịch thường trú tại Việt Nam làm con nuôi; việc người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam xin nhận trẻ em Việt Nam hoặc trẻ em không quốc tịch thường trú tại Việt Nam làm con nuôi.

Điều 80. Giấy tờ đối với người không quốc tịch, người có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài

1. Trong trường hợp Nghị định này không quy định cụ thể giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, sử dụng trong việc đăng ký kết hơn, nhận cha, mẹ, con, nuơi con nuơi của người nước ngoài thì đối với người không quốc tịch, người có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài, giấy tờ này được xác định như sau:

a) Đối với người không quốc tịch, là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó thường trú cấp;

b) Đối với người có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài, là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó có quốc tịch đồng thời thường trú cấp; nếu người đó không thường trú tại một trong các nước có quốc tịch thì giấy tờ đó do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó mang Hộ chiếu cấp.

2. Đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, giấy tờ sử dụng trong việc đăng ký kết hơn, nhận cha, mẹ, con, nuơi con nuơi l giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó định cư hoặc Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam ở nước đó cấp.

Điều 81. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 01 năm 2003 và thay thế Nghị định số 184/CP ngày 30 tháng 11 năm 1994 của Chính phủ quy định về thủ tục kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài.

117

Page 118: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Hồ sơ xin kết hôn, công nhận việc kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, công nhận việc nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài đ được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được giải quyết theo quy định của Nghị định số 184/CP ngày 30 tháng 11 năm 1994 của Chính phủ.

Bi bỏ Quyết định số 142/2000/QĐ-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa nước Cộng hoà x hội chủ nghĩa Việt Nam v nước Cộng hoà Pháp. 

2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này. 

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. 

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG 

PHAN VĂN KHẢI đ ký

118

Page 119: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

CHÍNH PHỦ__________

CỘNG HỒ X HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 69/2006/NĐ-CP ______________________________________________

Hà Nội, ngày 21 tháng 7 năm 2006

Nghị địnhSửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP

ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủquy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình

về quan hệ hôn nhân và gia đình cĩ yếu tố nước ngoài________________

Chính phủ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Hôn nhân và gia đình ngy 09 thng 6 năm 2000;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

Nghị định :

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hơn nhn v gia đình cĩ yếu tố nước ngoài như sau:

1. Sửa đổi Điều 1 như sau:

"Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hơn nhn v gia đình cĩ yếu tố nước ngoài, bao gồm kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài thường trú tại Việt Nam với nhau; công nhận việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con,

119

Page 120: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đ được tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài."

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:

"Điều 8. Phí và lệ phí

1. Người xin đăng ký kết hơn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi, ghi chú vào sổ đăng ký việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi đ được tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài phải nộp lệ phí hộ tịch theo quy định của pháp luật.

2. Người xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi theo quy định tại Nghị định này phải nộp phí giải quyết việc nuôi con nuôi. Mức thu phí, chế độ quản lý thu, nộp v sử dụng đối với loại phí này do Bộ Tài chính quy định."

3. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 13 như sau:

"1. Hồ sơ đăng ký kết hơn của mỗi bên phải có các giấy tờ sau đây:

a) Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định;

b) Giấy xc nhận về tình trạng hơn nhn của mỗi bn, do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng.

Trong trường hợp pháp luật của nước mà người xin kết hôn là công dân không quy định cấp giấy xác nhận về tình trạng hơn nhn thì cĩ thể thay giấy xc nhận tình trạng hơn nhn bằng giấy xc nhận lời tuyên thệ của đương sự là hiện tại họ không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;

c) Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;

d) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);

120

Page 121: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

đ) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam).

2. Ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xc nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngnh cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó."

4. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16 như sau:

"1. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp có trách nhiệm:

a) Thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Sở Tư pháp đối với hai bên nam, nữ để kiểm tra, làm r về sự tự nguyện kết hơn của họ, về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chung và mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của nhau.

Việc phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn phải nêu r ý kiến đề xuất của mình v ký tn vo văn bản phỏng vấn;

b) Niêm yết việc kết hôn trong 07 ngày liên tục tại trụ sở Sở Tư pháp, đồng thời có công văn đề nghị ủy ban nhân dân cấp x, nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn của bên đương sự là công dân Việt Nam, nơi thường trú của người nước ngoi tại Việt Nam, thực hiện việc nim yết. ủy ban nhn dn cấp x cĩ trch nhiệm nim yết việc kết hơn trong 07 ngy lin tục tại trụ sở ủy ban, kể từ ngy nhận được công văn của Sở Tư pháp. Trong thời hạn này, nếu có khiếu nại, tố cáo hoặc phát hiện hành vi vi phạm php luật về việc kết hơn thì ủy ban nhn dn cấp x phải gửi văn bản báo cáo cho Sở Tư pháp;

c) Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hơn. Trong trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo đương sự kết hôn thông qua môi giới bất hợp pháp, kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn để mua bán phụ nữ, kết hôn vì mục đích trục lợi khác hoặc xét thấy có vấn đề cần làm r về nhn thn của đương sự hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hơn, Sở Tư pháp tiến hành xác minh làm r;

121

Page 122: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

d) Bo co kết quả phỏng vấn các bên đương sự, thẩm tra hồ sơ kết hôn và đề xuất ý kiến giải quyết việc đăng ký kết hôn, trình ủy ban nhn dn cấp tỉnh quyết định, kèm theo 01 bộ hồ sơ đăng ký kết hơn."

5. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 18 như sau:

"2. Việc đăng ký kết hôn cũng bị từ chối, nếu kết quả phỏng vấn, thẩm tra, xác minh cho thấy việc kết hôn thông qua môi giới bất hợp pháp; kết hôn giả tạo không nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; kết hôn khơng ph hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc; lợi dụng việc kết hôn để mua bán phụ nữ, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác.”

6. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 như sau:

"Điều 19. Đăng ký kết hôn tại Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam

1. Trong thời hạn 20 ngy, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam cĩ trch nhiệm:

a) Thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam đối với hai bên nam, nữ để kiểm tra, làm r về sự tự nguyện kết hơn của họ, khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chung và mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của nhau.

Việc phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn phải nêu r ý kiến đề xuất của mình v ký tn vo văn bản phỏng vấn;

b) Nim yết việc kết hơn trong 07 ngy lin tục tại trụ sở Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam;

c) Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hơn. Trong trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo đương sự kết hôn thông qua môi giới bất hợp pháp, kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn để mua bán phụ nữ, kết hơn vì mục đích trục lợi khác hoặc xét thấy có vấn đề cần làm r về nhn thn của đương sự hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hơn, Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự tiến hnh xc minh lm r;

d) Trong trường hợp xét thấy có vấn đề cần xác minh thuộc chức năng của cơ quan hữu quan ở trong nước thì Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam cĩ cơng văn nêu

122

Page 123: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

r vấn đề cần xác minh gửi Bộ Ngoại giao để phối hợp với các cơ quan hữu quan xác minh theo chức năng chuyên ngành.

Trong thời hạn 20 ngy, kể từ ngy nhận được công văn của Bộ Ngoại giao, cơ quan hữu quan ở trong nước tiến hành xác minh vấn đề được yêu cầu và trả lời bằng văn bản gửi Bộ Ngoại giao để chuyển cho Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam;

đ) Nếu xét thấy các bên đương sự đáp ứng đủ điều kiện kết hôn, không thuộc một trong các trường hợp từ chối đăng ký kết hôn quy định tại Điều 18 Nghị định ny thì người đứng đầu Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam ký Giấy chứng nhận kết hơn.

Trong trường hợp từ chối đăng ký kết hơn, Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam có văn bản thông báo cho đương sự, trong đó nêu r lý do từ chối.

2. Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày người đứng đầu Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam ký Giấy chứng nhận kết hơn, trừ trường hợp có lý do chính đáng mà đương sự có yêu cầu khác về thời gian, nhưng không quá 90 ngày; hết thời hạn này mà đương sự mới yêu cầu tổ chức Lễ đăng ký kết hơn thì phải lm lại thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.

3. Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trang trọng tại trụ sở Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam. Khi tổ chức Lễ đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên đương sự. Đại diện Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam chủ trì hơn lễ, yu cầu hai bn cho biết ý định lần cuối về sự tự nguyện kết hôn. Nếu hai bên đồng ý kết hơn thì đại diện Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam ghi việc kết hơn vo sổ đăng ký kết hôn, yu cầu từng bn ký tn vo Giấy chứng nhận kết hơn, sổ đăng ký kết hôn và trao cho vợ, chồng mỗi người 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

4. Giấy chứng nhận kết hơn có giá trị kể từ ngày tổ chức Lễ đăng ký kết hơn v ghi vo sổ đăng ký theo quy định tại khoản 3 Điều này. Việc cấp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn từ sổ gốc do Cơ quan Ngoại giao, Lnh sự Việt Nam hoặc Bộ Ngoại giao thực hiện theo yu cầu của đương sự.”

7. Sửa đổi Điều 20 như sau:

"Điều 20. Công nhận việc kết hôn đ được tiến hành ở nước ngoài

123

Page 124: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

1. Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đ được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, phù hợp với pháp luật của nước đó thì được công nhận tại Việt Nam, nếu vào thời điểm kết hôn, công dân Việt Nam không vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn.

Trong trường hợp có sự vi phạm pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, nhưng vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn, hậu quả của sự vi phạm đó đ được khắc phục hoặc việc công nhận kết hôn đó là có lợi để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em thì việc kết hơn đó cũng được công nhận tại Việt Nam.

2. Việc công nhận kết hôn quy định tại khoản 1 Điều này được ghi chú vào sổ đăng ký theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch. Trong trường hợp công dân Việt Nam vắng mặt khi làm thủ tục đăng ký kết hơn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì khi cĩ yu cầu cơng nhận việc kết hơn đó tại Việt Nam, Sở Tư pháp tiến hành phỏng vấn các bên kết hôn để làm r sự tự nguyện kết hơn của họ."

8. Sửa đổi, bổ sung Điều 35 như sau:

"Điều 35. Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi

1. Việc cho, nhận trẻ em làm con nuôi chỉ được thực hiện trên tinh thần nhân đạo, nhằm bảo đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ em và tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em.

Nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bn trẻ em hoặc vì cc mục đích khác không phải mục đích nuôi con nuôi; nghiêm cấm lợi dụng việc giới thiệu, giải quyết, đăng ký cho trẻ em làm con nuôi nhằm mục đích trục lợi, thu lợi vật chất bất hợp pháp.

2. Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi được xem xét giải quyết, nếu Việt Nam và nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cùng là thành viên của điều ước quốc tế hai bên hoặc điều ước quốc tế nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi.

3. Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, mà nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú và Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế hai bên hoặc điều ước quốc tế nhiều bên về hợp tác nuôi con

124

Page 125: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

nuôi thì cũng được xem xét giải quyết, nếu người đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cĩ thời gian cơng tc, học tập, lm việc tại Việt Nam từ 06 thng trở ln;

b) Có vợ, chồng, cha, mẹ là công dân Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam;

c) Có quan hệ họ hàng, thân thích với trẻ em được xin nhận làm con nuôi hoặc đang có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được xin nhận lm con nuơi;

d) Đối với người nước ngoài tuy không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này, nhưng xin nhận trẻ em khuyết tật, tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, nạn nhân của chất độc hoá học, nhiễm HIV/AIDS, mắc các bệnh hiểm nghèo khác đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp và trẻ em quy định tại khoản 3 Điều 36 Nghị định này làm con nuôi thì cũng được xem xét giải quyết;

đ) Các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định."

9. Sửa đổi, bổ sung Điều 36 như sau:

"Điều 36. Trẻ em được nhận làm con nuôi

1. Trẻ em được nhận làm con nuôi phải là trẻ em từ mười lăm tuổi trở xuống. Trẻ em từ trên mười lăm tuổi đến dưới mười sáu tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu là trẻ em tàn tật, trẻ em mất năng lực hành vi dân sự.

Trẻ em chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai người là vợ chồng. Vợ chồng phải là những người khác giới có quan hệ hôn nhân.

2. Trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ em đang sống tại các cơ sở nuôi dưỡng được thnh lập hợp php tại Việt Nam, bao gồm:

a) Trẻ em bị bỏ rơi;

b) Trẻ em mồ cơi;

125

Page 126: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

c) Trẻ em khuyết tật, tn tật;

d) Trẻ em mất năng lực hành vi dân sự;

đ) Trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học;

e) Trẻ em nhiễm HIV/AIDS;

g) Trẻ em mắc cc bệnh hiểm ngho khc;

h) Trẻ em khác được tiếp nhận vào cơ sở nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.

3. Trẻ em đang sống tại gia đình cũng được xem xét giải quyết cho làm con nuôi người nước ngoài, nếu thuộc trường hợp trẻ em mồ côi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em mất năng lực hành vi dân sự; trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo khác; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em có quan hệ họ hàng, thân thích với người xin nhận con nuôi hoặc có anh, chị, em ruột đang làm con nuôi của người xin nhận con nuơi.

4. Trẻ em khuyết tật, tàn tật, là nạn nhân của chất độc hoá học, nhiễm HIV/AIDS, mắc bệnh hiểm nghèo khác đang được chữa trị ở nước ngoài, nếu được người nước ngoài xin nhận làm con nuôi thì được xem xét giải quyết."

10. Sửa đổi, bổ sung Điều 41 như sau:

"Điều 41. Hồ sơ của người xin nhận con nuôi

1. Hồ sơ của người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi gồm các giấy tờ sau đây:

a) Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi theo mẫu quy định;

b) Bản sao cĩ cơng chứng hoặc chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú;

126

Page 127: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

c) Giấy php cịn gi trị do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cấp, cho phép người đó nhận con nuôi. Nếu nước nơi người xin nhận con nuôi thường tr khơng cấp loại giấy php ny thì thay thế bằng giấy tờ cĩ gi trị tương ứng hoặc giấy xác nhận có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo pháp luật nước đó;

d) Bản điều tra về tâm lý, gia đình, x hội của người xin nhận con nuôi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cấp;

đ) Giấy xác nhận do tổ chức y tế có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú hoặc tổ chức y tế của Việt Nam từ cấp tỉnh trở lên cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó có đủ sức khoẻ, không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, khơng mắc bệnh truyền nhiễm;

e) Giấy tờ xc nhận về tình hình thu nhập của người xin nhận con nuôi, chứng minh người đó bảo đảm việc nuôi con nuôi;

g) Phiếu lý lịch tư pháp của người xin nhận con nuôi do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó thường trú cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ;

h) Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn đối với người xin nhận con nuôi, trong trường hợp người xin nhận con nuôi là vợ chồng đang trong thời kỳ hôn nhân;

i) Người xin nhận con nuôi thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều 35 Nghị định này, phải có giấy tờ phù hợp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước nơi người đó thường trú cấp để chứng minh.

2. Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này được lập thành 02 bộ hồ sơ.

Trong trường hợp người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi thuộc diện quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định này thì hồ sơ xin nhận con nuôi phải do cơ quan, tổ chức hữu quan có thẩm quyền của nước ngoài hữu quan nộp cho Cơ quan con nuôi quốc tế.

Trong trường hợp người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi thuộc diện quy định tại khoản 3 Điều 35 Nghị định này thì hồ sơ xin nhận con nuôi phải do người xin nhận con nuôi trực tiếp nộp cho Cơ quan con nuôi quốc tế."

127

Page 128: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

11. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 42 như sau:

"1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và phí, Cơ quan con nuôi quốc tế kiểm tra, xem xét toàn bộ hồ sơ.

Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, Cơ quan con nuôi quốc tế thông báo cho người xin nhận con nuôi bổ sung, hoàn thiện hồ sơ."

12. Sửa đổi, bổ sung Điều 44 như sau:

"Điều 44. Hồ sơ của trẻ em được cho lm con nuơi

1. Hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi phải có các giấy tờ sau đây:

a) Bản sao cĩ cơng chứng hoặc chứng thực giấy khai sinh của trẻ em;

b) Giấy đồng ý cho trẻ em lm con nuơi cĩ chữ ký của những người quy định tại khoản 4 Điều này;

c) Giấy xc nhận của tổ chức y tế từ cấp huyện trở ln, xc nhận về tình trạng sức khoẻ của trẻ em;

d) Hai ảnh mầu của trẻ em, chụp tồn thn cỡ 10 x 15 cm hoặc 9 x 12 cm.

2. Đối với trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp, ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi cịn phải cĩ quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng, biên bản bàn giao trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng và giấy tờ tương ứng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đối với trẻ em bị bỏ rơi, phải có bản tường trình sự việc của người phát hiện trẻ em bị bỏ rơi; biên bản về việc trẻ em bị bỏ rơi (có xác nhận của cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương); giấy tờ chứng minh đ thơng bo trên phương tiện thông tin đại chúng (từ cấp tỉnh trở lên) về việc trẻ em bị bỏ rơi sau 30 ngày mà không có thân nhân đến nhận;

128

Page 129: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

b) Đối với trẻ em mồ côi, phải có bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng tử của cha, mẹ đẻ của trẻ em đó;

c) Đối với trẻ em có cha, mẹ là người mất năng lực hành vi dân sự, phải có bản sao được công chứng quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án tuyên bố cha, mẹ đẻ của trẻ em đó mất năng lực hành vi dân sự.

3. Đối với trẻ em đang sống tại gia đình, ngồi cc giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, cịn phải cĩ bản sao được công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ đang nuôi dưỡng trẻ em.

4. Những người sau đây có quyền ký giấy đồng ý cho trẻ em lm con nuơi:

a) Người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại Việt Nam tự nguyện đồng ý cho trẻ em đang sống ở cơ sở nuôi dưỡng làm con nuôi. Trong trường hợp trẻ em cịn cha đẻ, mẹ đẻ thì phải cĩ giấy tự nguyện đồng ý của cha đẻ, mẹ đẻ cho con làm con nuôi, trừ trường hợp quy định tại các điểm a và c khoản 2 Điều này hoặc khi đưa trẻ em này vào cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp, cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em này đ cĩ giấy tự nguyện đồng ý cho con lm con nuơi;

b) Cha đẻ, mẹ đẻ tự nguyện đồng ý cho con đang sống tại gia đình lm con nuơi. Nếu cha hoặc mẹ đẻ của trẻ em đ chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chỉ cần sự đồng ý của người kia. Trong trường hợp cả cha và mẹ đẻ của trẻ em đ chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì phải cĩ giấy tự nguyện đồng ý của người giám hộ của trẻ em đó;

c) Đối với trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên thì phải cĩ giấy đồng ý làm con nuôi của trẻ em đó (có thể ghi chung vào giấy tờ quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này).

5. Đối với trẻ em khuyết tật, tàn tật, nạn nhân của chất độc hoá học, nhiễm HIV/AIDS, mắc bệnh hiểm nghèo khác quy định tại điểm d khoản 3 Điều 35 và Điều 36 Nghị định này thì phải cĩ giấy xc nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế và các quy định pháp luật khác có liên quan; đối với trẻ em mất năng lực hành vi dân sự quy định tại điểm d khoản 3 Điều 35 và Điều 36 Nghị định này thì phải cĩ bản sao được công chứng quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án tuyên bố trẻ em đó mất năng lực hành vi dân sự.”

129

Page 130: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

13. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 Điều 47 như sau:

"2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Sở Tư pháp, người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải có mặt tại Việt Nam để nộp lệ phí cho Sở Tư pháp và hoàn tất thủ tục xin nhận con nuơi. Nếu vì lý do khch quan m người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi không thể có mặt đúng thời hạn trong thời gian đó thì phải cĩ văn bản đề nghị Sở Tư pháp cho gia hạn, thời gian gia hạn không quá 60 ngày kể từ ngày có văn bản của Sở Tư pháp cho phép gia hạn.

Người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải làm bản cam kết về việc thông báo định kỳ 06 tháng một lần (theo mẫu quy định) cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Cơ quan con nuôi quốc tế về tình hình pht triển của con nuôi trong 03 năm đầu tiên, sau đó mỗi năm tiếp theo, thông báo một lần cho đến khi con nuôi đủ mười tám tuổi.

Trong trường hợp vì lý do khch quan m người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi không thể có mặt tại Việt Nam thì cĩ thể ký trước vào bản cam kết (theo mẫu quy định) và ủy quyền bằng văn bản cho Văn phịng con nuơi của nước đó tại Việt Nam thay mặt người nước ngoài xin nhận con nuôi nộp lệ phí và bản cam kết cho Sở Tư pháp để hoàn tất thủ tục xin nhận con nuôi. Người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải cam kết không được từ chối nhận trẻ em đ được giới thiệu cho làm con nuôi.

3. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi hoặc Văn phịng con nuơi nước ngoài tại Việt Nam được người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi ủy quyền, nộp lệ phí và bản cam kết thông báo tình hình pht triển của con nuơi, Sở Tư pháp báo cáo kết quả thẩm tra và đề xuất ý kiến giải quyết việc người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam lm con nuơi, trình ủy ban nhn dn cấp tỉnh quyết định, kèm theo 01 bộ hồ sơ của trẻ em và 01 bộ hồ sơ của người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.”

14. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 79 như sau:

"1. Các quy định của Nghị định này cũng được áp dụng để giải quyết việc đăng ký kết hơn, nhận cha, mẹ, con, nuơi con nuơi giữa cơng dn Việt Nam với nhau, m một bn

130

Page 131: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

hoặc cả hai bn định cư ở nước ngoài. Trong trường hợp công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam quy định tại Điều 36 Nghị định này làm con nuôi thì được xem xét giải quyết mà không bị hạn chế theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Nghị định này.

Trong trường hợp người nước ngoài thường trú ở nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam quy định tại khoản 4 Điều 36 Nghị định ny lm con nuơi thì được xem xét giải quyết theo quy định tại Mục 2 Chương IV Nghị định này như đối với trẻ em không có hộ khẩu thường trú ở trong nước".

15. Bổ sung vào đầu khoản 3 Điều 81 quy định như sau:

"Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành khác có liên quan hướng dẫn thi hành một số quy định về Trung tâm hỗ trợ kết hôn của Nghị định này."

16. Bỏ cụm từ "ly hơn" tại Điều 7 và tiêu đề Mục 2 Chương II Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ.

Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này.

131

Page 132: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. chính phủthủ tướng

Nguyễn Tấn Dũng - Đó kýNơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng;- Thủ tướng, cỏc Phú Thủ tướng Chớnh phủ;- Cỏc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chớnh phủ;- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;- Văn phũng Trung ương và cỏc Ban của Đảng;- Văn phũng Chủ tịch nước;- Hội đồng Dân tộc và cỏc Ủy ban của Quốc hội; - Văn phũng Quốc hội;- Tồ ỏn nhn dn tối cao; - Viện Kiểm sỏt nhn dn tối cao;- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Học viện Hnh chớnh quốc gia;- VPCP: BTCN, TBNC, cỏc PCN, BNC, Website Chính phủ, Ban Điều hành 112, Người phỏt ngụn của Thủ tướng Chớnh phủ, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Cơng bo;- Lưu: Văn thư, VX (5b), Hịa (320 bản).

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 138/2006/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 11 NĂM 2006 QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ

VỀ QUAN HỆ DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

132

Page 133: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị quyết số 45/2005/QH 11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật dân sự;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sù về việc áp dụng pháp luật Việt Nam, pháp luật nước ngoài, điều ước quốc tế và tập quán quốc tế đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoi.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân Việt Nam; cơ quan, tổ chức và cá nhân nước ngoài tham gia vào các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài” là:

a) Các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngồi;

b) Các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động mà các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam, nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt theo pháp luật nước ngoài, phát sinh ở nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

133

Page 134: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

2. “Người nước ngoài” là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch.

3. “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài” là người có quốc tịch Việt Nam và người gốc Việt Nam ®ang cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

4. “Cơ quan, tổ chức nước ngoài” là các cơ quan, tổ chức không phải là cơ quan, tổ chức Việt Nam được thành lập theo pháp luật nước ngoài, bao gồm cả cơ quan, tổ chức quốc tế được thành lập theo pháp luật quốc tế.

5. “Pháp nhân nước ngoài” là pháp nhân được thành lập theo pháp luật nước ngoài.

6. “Giao kết hợp đồng dân sự vắng mặt” là việc giao kết hợp đồng dân sự thông qua phương tiện điện tử hoặc các phương tiện khác mà các bên giao kết hợp đồng không có mặt tại cùng một địa điểm để ký kết hợp đồng.

Điều 4. p dụng php luật dn sự Cộng hồ x hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế

1. Việc p dụng php luật dn sự Cộng hồ x hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế tuân theo quy định tại Điều 759 của Bộ luật dân sự.

2. Trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định tại Phần thứ bẩy của Bộ luật dân sự và quy định của Luật chuyn ngnh khc về cng một nội dung, thì p dụng quy định của Luật chuyên ngành.

3. Trong trường hợp việc lựa chọn hoặc viện dẫn áp dụng pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, thì đương sự có quyền yêu cầu áp dụng hệ thống pháp luật có mối quan hệ gắn bó nhất với đương sự về quyền và nghĩa vụ cơng dn.

Điều 5. Nghĩa vụ chứng minh của đương sự đối với yêu cầu áp dụng pháp luật

Trong trường hợp áp dụng pháp luật đối với người không quốc tịch, người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài theo quy định tại Điều 760 của Bộ luật dn sự hoặc áp dụng pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật khác nhau theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này thì đương sự có nghĩa vụ chứng minh trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về mối quan hệ gắn bó nhất của mình về quyền v nghĩa vụ công dân với hệ thống pháp luật của nước được yêu cầu áp dụng. Trong trường hợp đương sự không chứng minh được về mối quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân của mình đối với hệ thống pháp luật được yêu cầu thì php luật Việt Nam được áp dụng.

Chương II

134

Page 135: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 6. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài

1. Việc áp dụng pháp luật để xác định năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo Điều 761 của Bộ luật dân sự.

Trong trường hợp cá nhân là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, thì năng lực pháp luật dân sự của cá nhân đó được xác định theo các quy định từ Điều 14 đến Điều 16 của Bộ luật dân sự

2. Trong trường hợp người nước ngoài không có quốc tịch hoặc có hai hay nhiều quốc tịch, thì việc p dụng php luật để xác định năng lực pháp luật dân sự của người đó tuân theo quy định tại Điều 760 của Bộ luật dân sự, Điều 5 và khoản 1 Điều 6 Nghị định này.

Điều 7. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài

1. Việc p dụng pháp luật để xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo Điều 762 của Bộ luật dân sự.

Trong trường hợp cá nhân là người nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam, thì năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài đó được xác định theo quy định từ Điều 17 đến Điều 23 của Bộ luật dân sự.

2. Trong trường hợp người nước ngoài không có quốc tịch hoặc có hai hay nhiều quốc tịch, thì việc p dụng php luật để xác định năng lực hành vi dân sự của người đó tuân theo quy định tại Điều 760 của Bộ luật dân sự, Điều 5 và khoản 1 Điều 7 Nghị định này.

Điều 8. Xác định người không có năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dn sự

1. Việc p dụng php luật để xác định người không có năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dn sự tuân theo quy định tại Điều 763 của Bộ luật dân sự.

135

Page 136: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Trong trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, thì việc xc định người đó không có năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tuân theo các quy định từ Điều 21 đến Điều 23 của Bộ luật dân sự.

2. Trong trường hợp người nước ngoài không có quốc tịch hoặc có hai hay nhiều quốc tịch, thì việc p dụng php luật để xác định người đó không có năng lực hành vi dân sự, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tuân theo quy định tại Điều 760 của Bộ luật dân sự, Điều 5 và khoản 1 Điều 8 Nghị định này.

Điều 9. Xác định người bị mất tích hoặc chết

1. Việc áp dụng pháp luật để xác định một người bị mất tích hoặc chết tuân theo quy định tại Điều 764 của Bộ luật dân sự.

Trong trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, thì việc xc định người đó mất tích hoặc chết tuân theo các quy định từ Điều 78 đến Điều 83 của Bộ luật dn sự.

2. Trong trường hợp người bị mất tích hoặc bị coi là chết không có quốc tịch hoặc có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài, thì việc p dụng php luật để xác định người đó bị mất tích hoặc bị chết tuân theo quy định tại Điều 760 của Bộ luật dân sự, Điều 5 và khoản 1 Điều 9 Nghị định này.

Điều 10. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài

1. Việc áp dụng pháp luật để xác định năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài tuân theo quy định tại Điều 765 của Bộ luật dân sự.

2. Trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam, thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài đó được xác định theo quy định tại Điều 86 của Bộ luật dn sự.

Điều 11. Quyền sở hữu ti sản

136

Page 137: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

1. Việc áp dụng pháp luật về quyền sở hữu tài sản tuân theo quy định tại Điều 766 của Bộ luật dân sự.

2. Trong trường hợp xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu tài sản, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản được áp dụng theo pháp luật Cộng hoà x hội chủ nghĩa Việt Nam thì tun theo cc quy định tại Phần thứ hai của Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Điều 12. Thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài

1. Việc p dụng php luật về thừa kế theo pháp luật tuân theo quy định tại Điều 767 của Bộ luật dân sự.

2. Việc xác định một tài sản thuộc di sản thừa kế là bất động sản hoặc động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có di sản thừa kế đó.

3. Trong trường hợp người để lại di sản thừa kế không có quốc tịch hoặc có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài, thì việc xc định pháp luật áp dụng về thừa kế theo pháp luật tuân theo quy định tại Điều 760 của Bộ luật dân sự, Điều 5 và khoản 1, khoản 2 Điều 12 Nghị định này.

Điều 13. Thừa kế theo di chc

1. Năng lực lập, sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc được xác định theo ph¸p luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch. Trong trường hợp người lập di chúc không có quốc tịch hoặc có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài thì việc xác định pháp luật áp dụng về thừa kế theo di chúc tuân theo quy định tại Điều 760 của Bộ luật dân sự và Nghị định này.

2. Hình thức của di chc phải tun theo php luật của nước nơi lập di chúc. Di chúc của người Việt Nam lập ở nước ngoài được công nhận là hợp thức tại Việt Nam, nếu tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức của di chc.

Điều 14. Địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng dân sự vắng mặt

1. Việc áp dụng pháp luật về địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng dân sự vắng mặt tuân theo quy định tại Điều 771 của Bộ luật dân sự.

2. Địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng thông qua phương tiện điện tử mà bên đề nghị giao kết hợp đồng là cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam được xác định theo Luật Giao dịch điện tử và các văn bản php luật khc cĩ lin quan của Việt Nam.

137

Page 138: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Điều 15. Hợp đồng dân sự

1. Việc áp dụng pháp luật về nội dung của hợp đồng dân sự tuân theo quy định tại Điều 769 của Bộ luật dân sự.

2. Việc p dụng php luật về hình thức của hợp đồng dân sự tuân theo quy định tại Điều 770 của Bộ luật dân sự.

3. Trong trường hợp áp dụng pháp luật Cộng hoà x hội chủ nghĩa Việt Nam về nội dung v hình thức hợp đồng dân sự thì tun theo cc quy định tại Mục 7 Chương XVII và Chương XVIII Phần thứ ba của Bộ luật dân sự và các văn bản php luật khc cĩ lin quan.

Điều 16. Giao dịch dân sự đơn phương

Nội dung v hình thức của giao dịch dn sự đơn phương được xác định theo pháp luật của nước nơi bên tự nguyện thực hiện quan hệ giao dịch dân sự đơn phương đó cư trú hoặc nơi người đó có hoạt động kinh doanh chính.

Điều 17. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

1. Việc áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tuân theo quy định tại Điều 773 của Bộ luật dân sự.

2. Trong trường hợp áp dụng pháp luật Cộng hoà x hội chủ nghĩa Việt Nam về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì tun theo cc quy định tại Chương XXI Phần thứ ba của Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Điều 18. Quyền tc giả v quyền lin quan

1. Quyền tỏc giả của cỏ nhn l người nước ngoài, tổ chức nước ngoài được bảo hộ tại Việt Nam theo các quy định từ Điều 736 đến Điều 743 của Bộ luật dn sự, cỏc quy định liờn quan của Luật Sở hữu trớ tuệ, cỏc văn bản phỏp luật khỏc cú liờn quan của Việt Nam và cỏc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viờn.

2. Quyền liên quan đến quyền tác giả của cá nhân, tổ chức nước ngoài được bảo hộ tại Việt Nam theo các quy định tại Điều 744 đến Điều 749 của Bộ luật dân sự, các quy định liên quan của Luật Sở hữu trí tuệ, các văn bản pháp luật khác có liên quan của Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Điều 19. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng

Việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam tuân theo các quy định tại các Điều

138

Page 139: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

750 đến Điều 753 của Bộ luật dân sự, các quy định liên quan của Luật Sở hữu trí tuệ, các văn bản pháp luật khác có liên quan của Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Điều 20. Chuyển giao cơng nghệ có yếu tố nước ngoài

Trong trường hợp các bên không thoả thuận trong hợp đồng về việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên không có quy định điều chỉnh việc chuyển giao công nghệ, thì việc chuyển giao cơng nghệ giữa cá nhân, pháp nhân Việt Nam với cá nhân, pháp nhân nước ngoài, việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài phải tuân theo các quy định từ Điều 754 đến Điều 757 của Bộ luật dân sự, các quy định có liên quan của Luật Chuyển giao công nghệ và các văn bản pháp luật khác có liên quan của Việt Nam.

Điều 21. Thời hiệu khởi kiện

Việc áp dụng pháp luật về thời hiệu khởi kiện tuân theo quy định tại Điều 777 của Bộ luật dân sự.

Chương IIIĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 22. Hiệu lực thi hnh v tổ chức thực hiện

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 60/CP ngày 06 tháng 6 năm 1997 của Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

2. Theo yêu cầu của Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các việc hoặc các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp có trách nhiệm hỗ trợ các cơ quan có yêu cầu trong việc xác định pháp luật được áp dụng và cung cấp các văn bản pháp luật nước ngoài được áp dụng.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

139

Page 140: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

Nguyễn Tấn Dũng

ĐỀ THI HẾT MÔN TƯ PHÁP QUỐC TẾThời gian: 75’ Học viên được sử dụng tài liệuCâu 1: Những nhận định sau đây đúng sai? Tại sao?Khi giải quyết vụ việc dn sự cĩ yếu tố nước ngoài Tịa n chỉ p dụng quy phạm xung đột trong pháp luật nước mình?Khi áp dụng quy phạm xung đột để giải quyết xung đột pháp luật thì quy phạm php luật xung đột sẽ dẫn chiếu đến quy phạm thực chất hoặc quy phạm pháp luật trong nước.Tố tụng cĩ yếu tố nước ngoài là tố tụng áp dụng để giải quyết các quan hệ có yếu tố nước ngoài.Việc áp dụng pháp luật nước ngoài là kết quả của việc áp dụng quy phạm xugn đột để chọn luật áp dụng.Cu 2: Anh A l cơng dn VN, ký hợp đồng lao động với công ty B là công ty VN trong thời hạn 02 năm làm kỹ sư xây dựng cho một công trình xy dựng của cty B đang thi công tại Lào. Trong thời gian đang làm việc tại Lào, anh A gây ra tai nạn giao thông gây thiệt hại cho ô tô do một công dân VN khác đang điều khiển. Ô tô này công dân VN thuê của một chi nhánh hoạt động tại Lào của công ty du lịch có trụ sở chính tại Thái Lan. Cũng trong thời gian công tác tại Lào anh A có thuê một căn nhà để ở, sau đó giữa Anh A và chủ sở hữu nhà phát sinh tranh chấp về tiền thuê nhà và việc anh A gây hư hại một số thiết bị trong nhà. Chủ nhà đ khởi kiện anh A tại Tịa n Lo yu cầu bồi thường thiệt hại. Trong các quan hệ trên, quan hệ nào là quan do Tư Pháp quốc tế VN điều chỉnh? Tại sao? ( Chỉ r yếu tố nước ngoài trong quan hệ đó)Cu 3: Nhận xt v giải quyết tình huống sau đây:A là công dân Hoa Kỳ, thường trú tại VN. A có tài sản gồm nhà ở VN, tiền mặt tại Pháp, ô tô taị Anh. Ngoài ra A cịn cĩ một số cổ phiếu đầu tư tại VN, Trong một chuyến đi công tác tại Nga. A mất do tai nạn ô tô, không kịp để lại di chúc. Hy giải quyết vấn đề thừa kế của A đối với số di sản biết rằng A có vợ và con hiện đang là công dân Hoa Kỳ nhưng tất cả đều từ chối di sản của A.Ch ý : Học vin phải dẫn chứng cụ thể cơ sở pháp lý.

140

Page 141: BAi giang tu phap quoc te hoan chinh2

141