3
Hóa vô cơ - phức chất Bài tập phức chất Bài 1. Hãy thiết lập phức hexaaquavanadi(III) và bis(etan-1,2-diamin)đồng(II) bằng thuyết liên kết hóa trị. Cho biết phức hexaaquavanadi(III) có cấu hình bát diện và bis(etan-1,2-diamin)đồng(II) có cấu hình tứ diện. Cho biết màu của các phức này. Bài 2. Hãy trình bày những ưu điểm và những hạn chế của thuyết liên kết hóa trị và phân tích nguyên nhân những hạn chế này. Bài 3. Mô tả việc hình thành các phức dưới đây bằng thuyết liên kết hóa trị: hexacyanoferat(III) ; hexacloroferat(III) Cho biết tính chất từ và màu của chúng. Bài 4. Vẽ sơ đồ năng lượng của phức hexaclorotitanat(IV) và tetraisotiocyanatorhodat(III) (**)theo thuyết trường tinh thể. Cho biết các tính chất từ và màu sắc của phức Bài 5. Tính năng lượng ổn định trường tinh thể của các phức hexacyanoferat(II) và tetraammincrom(II). Bài 6. Cho biết những cấu hình nào của ion kim loại tạo phức có thể cho cả phức bát diện spin cao và cả phức bát diện spin thấp. Bài 7. Dựa vào thuyết trương tinh thể giải thích hiện tượng hợp chất của các nguyên tố chuyển tiếp thường có màu, còn hợp chất của các nguyên tố không chuyển tiếp thường không có màu. Các hợp chất của nguyên tố f thường có màu không? Vì sao? Bài 8. Hãy cho biết theo thuyết orbital phân tử độ bền của phức bát diện hexaflorocobaltat(III) và hexacyanocobaltat(III) liên quan đến những liên kết nào? Bài 9. Hãy rút ra nhận xét về bản chất liên kết trong hợp chất phối trí thông qua các thuyết về phức.

Bai Tap Phuc Chat

Embed Size (px)

DESCRIPTION

các dạng bài tập phức chất

Citation preview

Page 1: Bai Tap Phuc Chat

Hóa vô cơ - phức chất

Bài tập phức chấtBài 1. Hãy thiết lập phức hexaaquavanadi(III) và bis(etan-1,2-diamin)đồng(II) bằng thuyết liên kết hóa trị. Cho biết phức hexaaquavanadi(III) có cấu hình bát diện và bis(etan-1,2-diamin)đồng(II) có cấu hình tứ diện. Cho biết màu của các phức này. Bài 2. Hãy trình bày những ưu điểm và những hạn chế của thuyết liên kết hóa trị và phân tích nguyên nhân những hạn chế này.Bài 3. Mô tả việc hình thành các phức dưới đây bằng thuyết liên kết hóa trị: hexacyanoferat(III) ; hexacloroferat(III)Cho biết tính chất từ và màu của chúng. Bài 4. Vẽ sơ đồ năng lượng của phức hexaclorotitanat(IV) và tetraisotiocyanatorhodat(III) (**)theo thuyết trường tinh thể. Cho biết các tính chất từ và màu sắc của phứcBài 5. Tính năng lượng ổn định trường tinh thể của các phức hexacyanoferat(II) và tetraammincrom(II).Bài 6. Cho biết những cấu hình nào của ion kim loại tạo phức có thể cho cả phức bát diện spin cao và cả phức bát diện spin thấp.Bài 7. Dựa vào thuyết trương tinh thể giải thích hiện tượng hợp chất của các nguyên tố chuyển tiếp thường có màu, còn hợp chất của các nguyên tố không chuyển tiếp thường không có màu. Các hợp chất của nguyên tố f thường có màu không? Vì sao?Bài 8. Hãy cho biết theo thuyết orbital phân tử độ bền của phức bát diện hexaflorocobaltat(III) và hexacyanocobaltat(III) liên quan đến những liên kết nào? Bài 9. Hãy rút ra nhận xét về bản chất liên kết trong hợp chất phối trí thông qua các thuyết về phức.Bài 10. Màu của dung dịch muối hexaaquacrom(II) bị biến đổi nhanh khi để trong không khí, còn khi để cách li hoàn toàn với không khí màu cũng bị biến đổi dần. Giải thích nguyên nhân và viết phương trình các phản ứng xảy ra. Cho biết mối quan hệ giữa độ bền của phức này và cấu trúc electron của ion crom (II).Bài 11. Từ cấu trúc electron của ion on tạo phức, cho so sánh về:

Page 2: Bai Tap Phuc Chat

a)Tính khử giữa hexaammincobalt(II) và hexaaquacobalt(II)b)Tính oxy hóa hexaammincobalt(III) và hexaaquacobalt(III)

Bài 13. Khi khai thác vàng hiện nay người ta vẫn dùng phổ biến phương pháp tách vàng ra khỏi bùn quặng bằng phương pháp oxy hóa vàng khi có mặt dung dịch muối natri cyanide (mặc dù ion cyanide hết sức độc!). Hãy cho biết vai trò của muối natri cyanide trong việc này. Viết phương trình phản ứng. Nếu không muốn dùng muối cyanide do quá độc thì nên đưa ra giải pháp thay thế nào? (bài này có thể làm chung nhau- các số liệu lấy trong các sách hóa vô cơ của GS Hoàng Nhâm, GS Nguyễn Đình Soa và cô Nguyễn Thị Tố Nga)Bài 14. Theo quan điểm acid-base cứng mềm xét khả năng phản ứng giữa các cặp hợp chất sau (trong dung dịch nước):NaF + AuCN ; MgCl2 + Cd(SCN)2 ; Ca(CN)2 + CuClSử dụng các hằng số cân bằng của các phức và tích số tan của các hợp chất kiểm tra lại kết luận của mình. (tự tra cứu lấy các số liệu này- tìm trong các tài liệu nêu trong câu 13).

etan-1,2-diamin viết trong công thức phân tử là en(**) isotiocyanat có công thức NCS- (đầu nối N) còn tiocyanat có công thức SCN- (đầu nối S). (bình thường chỉ có 1 loại ion kể trên thì chúng đều được gọi chung là tiocyanat)