25
SỐ 51 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 9 - 2017 1. Tđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định Pháp lut 4. Tiêu điểm tháng 08/2017 5. Các công ty Logistics 6. Gii pháp qun trLogistics 7. Xu hướng thtrường 8. Skin Logistics tháng ti

Bản tin Logistics - GEMADEPT CORPORATION · cấu trúc này, bộ phận ... đánh giá vòng đời của sản phẩm và dịch vụ. Sự thay đổi căn bản này giúp

Embed Size (px)

Citation preview

SỐ 51

BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 9 - 2017

1. Từ điển Logistics

2. Khách hàng Logistics

3. Quy định – Pháp luật

4. Tiêu điểm tháng 08/2017

5. Các công ty Logistics

6. Giải pháp quản trị Logistics

7. Xu hướng thị trường

8.Sự kiện Logistics tháng tới

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 1

ÁP DỤNG LOGISTICS NGƢỢC VÀO CHUỖI CUNG ỨNG XANH

Logistics ngƣợc

Khái niệm: Logistics ngược là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả dòng chảy của nguyên liệu, bán thành phẩm và thông tin có liên quan từ các điểm tiêu thụ đến điểm xuất xứ, với mục đích thu hồi lại giá trị hoặc xử lý một cách thích hợp. Như vậy, logistics ngược bao gồm toàn bộ những hoạt động logistics của dây chuyền cung ứng, nhưng vận hành theo chu trình ngƣợc lại.

Chức năng: thu hồi lại hàng hóa, tái chế, thay thế và tái sử dụng lại các nguyên vật liệu, làm mới, sửa chữa, thay thế thiết bị hoặc phục hồi sản phẩm bởi các lý do không kiểm soát được như hỏng hóc, tồn kho mùa vụ, thay thế hàng, do lỗi bảo hành hoặc tỷ lệ tồn kho quá cao.

Quy trình: Logistics ngược thường được thực hiện theo 4 giai đoạn:

Tập hợp các sản phẩm không bán được, sản phẩm khuyết tật hay bao bì.

Triển khai bước kiểm tra chất lượng sản phẩm, chọn lọc và phân loại sản phẩm.

Xử lý bằng cách tái sử dụng, bán lại, phục hồi sản phẩm hay chuyển thành rác thải.

Phân phối lại sản phẩm đã phục hồi để đưa sản phẩm vào lại thị trường và chuyển nó cho khách hàng như các hoạt động dự trữ, bán hàng và vận chuyển.

Ý nghĩa: Trong thực tế, việc thu hồi hàng hóa là một vấn đề còn tồn tại của các nhà sản xuất, các trung gian phân phối và các nhà cung cấp dịch vụ logistics nhằm:

Nâng cấp dịch vụ logistics các sản phẩm có khuyết tật để sửa chữa, các sản phẩm đã sử dụng để tháo dỡ hay tái sử dụng một phần, thu hồi và tái sử dụng bao bì.

Giúp thỏa mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng, làm cho vòng quay hàng hóa trở nên nhanh hơn, giải phóng được lượng hàng tồn kho, tạo ra những lợi thế về mặt tài chính cho toàn bộ chuỗi cung ứng

Là một trong những phương thức giúp giảm chi phí, tăng doanh thu và nâng cao dịch vụ khách hàng, từ đó giúp công ty giành được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Chuỗi cung ứng xanh

Khái niệm: Chuỗi cung ứng xanh là quá trình sử dụng đầu vào thân thiện với môi trường và biến các sản phẩm phụ của quá trình sử dụng thành thứ có thể cải thiện hay tái chế được trong môi trường hiện tại.

Chức năng: Quá trình này giúp cho các sản phẩm đầu ra và các sản phẩm phụ có thể được tái sử dụng khi kết thúc vòng đời của chúng và như vậy sẽ tạo ra một chuỗi cung ứng bền vững để giảm chi phí và thân thiện với môi trường.

Quy trình: Để có hiệu quả, chuỗi cung ứng xanh cần được thực hiện trong tất cả các giai đoạn:

Giai đoạn tìm nguồn cung ứng: hợp tác với các nhà cung cấp trong thiết kế các sản phẩm xanh.

TỪ ĐIỂN LOGISTICS 1

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2

Giai đoạn sản xuất: kết hợp việc xem xét khía cạnh môi trường vào công tác thiết kế và phát triển sản phẩm mang lại giá trị “xanh” cho khách hàng, thiết kế bao gói “xanh”, cho đến cải tiến xanh trong quản lý và vận hành kho.

Giai đoạn xuất hàng hóa: xây dựng hệ thống vận tải xanh.

Ý nghĩa:

Những quốc gia, DN và nhà đầu tư có tầm nhìn xa đều có thể đi tiên phong và góp phần quan trọng trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh hơn. Ở góc độ quốc gia, chuỗi cung ứng xanh cùng với khái niệm “mua sắm công xanh” là động lực chủ yếu cho tăng trưởng xanh. Ở góc độ DN, chuỗi cung ứng xanh nằm trong chiến lược đầu tư xanh, tức là tạo ra một mô hình kinh doanh cạnh tranh hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo thân thiện với môi trường và sử dụng hiệu quả nguồn lực sinh thái tự nhiên.

Tích hợp Logistics ngƣợc vào chuỗi cung ứng xanh

Ngoài vấn đề tăng chi phí, thách thức lớn nhất trong quá trình phát triển chuỗi cung ứng bền vững (Sustainable Supply Chain) của DN là đương đầu với những phức tạp mới phát sinh. Nghiên cứu và phát triển các mô hình và quan điểm mới để nắm bắt và giải quyết những phức tạp đó là cần thiết. Chẳng hạn, năm 2012, các tác giả N.Mishra, V.Kumar và F.T.S.Chan đã đề xuất một cấu trúc đa nhân tố cho việc tích hợp logistics ngược vào chuỗi cung ứng xanh. Trong cấu trúc này, bộ phận Logistics ngược phối hợp với các trung tâm phân phối nhằm rà soát các sản phẩm khiếm khuyết hay đã qua sử dụng, phân loại thành các sản phẩm đưa vào tái chế, sử dụng lại hay sử dụng một lần, tiếp tục chuyển vào kho và đưa vào sản xuất. Như vậy, Logistics ngược đóng vai trò một trung tâm điều phối, rà soát bao bì, xử lý chất thải, tiêu thụ nhiên liệu và các yếu tố liên quan ở các bước khác nhau của các quá trình chuyển tiếp, tái chế và tái sản xuất hàng hóa trong chuỗi cung ứng xanh.

Qua cấu trúc này, có thể thấy quan điểm và xu hướng mới mà DN cần quan tâm không chỉ dựa trên khái niệm năng suất mà còn dựa vào đánh giá vòng đời của sản phẩm và dịch vụ. Sự thay đổi căn bản này giúp cải thiện cả quá trình, bằng việc phát triển sản phẩm, tăng cường năng suất và làm thay đổi hình ảnh của công ty trước khách hàng, do đó cải thiện hình ảnh và chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3

THỊ TRƢỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM

Vinmart+

Hiện tại: Vinmart+ tuy là chuỗi cửa hàng nhỏ nhưng chứa gần như đầy đủ các dòng sản phẩm như một siêu thị bình thường, có cả thực phẩm tươi cũng như đồ ăn sẵn và những sản phẩm cần thiết hàng ngày. Lối đi giữa các kệ hàng được thiết kế rộng chưa đầy 1m nhằm tận dụng tối đa không gian bên trong cửa hàng và từ đó có thể chứa được nhiều hàng hóa hơn. Nhà kho được đặt ngay ở tầng 2 của ngôi nhà.

Kế hoạch: Vingroup đang lên kế hoạch tăng số lượng chuỗi này lên 1.500 cửa hàng tính tới cuối năm tài chính này, 3.000 cửa hàng trong năm 2018 và 10.000 cửa hàng trong năm 2019

Central Group Việt Nam

Hiện tại: Đây là một đại gia bán lẻ Thái Lan đang vận hành nhiều thương hiệu tại Việt Nam như siêu thị điện máy Nguyễn Kim, hệ thống siêu thị Big C, thương mại thời trang trực tuyến Zalora, trung tâm mua sắm Robins, cửa hàng đồ thể thao SuperSports, cửa hàng thời trang Marks and Spencer, cửa hàng đồng giá Nhật Bản Komonoya, hệ thống siêu thị Lan Chi Mart... Với hệ thống rộng khắp Thái Lan và mở rộng sang các nước ASEAN, tập đoàn này có tổng tài sản gần 10 tỷ USD.

Kế hoạch: Tập đoàn này sẽ chi 17 tỷ baht (tương đương gần 512 triệu USD) để phát triển thêm các lĩnh vực đang đầu tư tại Việt Nam, cũng như mở rộng các trung tâm mua sắm, kênh bán buôn...

Năm Lĩnh vực Số vốn dự kiến Đầu tƣ

2017 Điện máy Nguyễn Kim 1-2 tỷ baht 30 siêu thị

2018 Siêu thị Big C + Lan Chi Mart 7 tỷ baht 20 siêu thị

2018 Điện máy Nguyễn Kim 20 cửa hàng

2019 - 2021 7-8 tỷ baht

Với việc mạnh tay chi đầu tư tại Việt Nam, đại gia bán lẻ Thái Lan kỳ vọng sẽ đạt doanh thu 35 tỷ baht (tương đương 1,05 tỷ USD) trong năm 2017, và khoản thu này tăng lên 382 tỷ baht (gần 11,5 tỷ USD) trong 5 năm tới.

Aeon Việt Nam

Hiện tại: Đầu năm 2017, Tập đoàn Aeon đã ký kết hợp tác với một doanh nghiệp trong nước là BIM Group để phát triển Dự án Trung tâm thương mại AEON Mall tại quận Hà Đông (Hà Nội). Tại TP.HCM, đang xúc tiến việc triển khai đầu tư trung tâm mua sắm thứ 3 với diện tích đất sử dụng khoảng 10 ha. Tập đoàn Aeon liên tục tăng quyền nắm giữ cổ phần tại 2 hệ thống siêu thị do doanh nghiệp Việt làm chủ là Citimart và Fivimart. Tập đoàn Aeon hiện có hơn 14.000 cửa hàng tại châu Á, trong đó có hơn 11.000 cửa hàng tại Nhật Bản, hơn 2.000 cửa hàng tại các nước ASEAN.

Kế hoạch: Aeon Việt Nam cũng cho biết, tiềm năng của thị trường bán lẻ tại Việt Nam còn rất lớn, nên việc đầu tư, mở rộng hệ thống là việc chắc chắn phải làm. Aeon sẽ tăng tốc đầu tư trong thời gian tới, với kế hoạch mở 2 trung tâm mua sắm mỗi năm. Trong ngắn hạn, đại gia bán lẻ của Nhật Bản sẽ tập trung làm các trung tâm mua sắm tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng…, sau đó mới đến các địa phương khác.

7-Eleven

Hiện tại: Tháng 6/2017, 7-Eleven đã chính thức “ghi danh” vào danh sách những tập đoàn bán lẻ lớn bước chân vào thị trường Việt Nam bằng việc mở cửa hàng đầu tiên tại TP.HCM.

Kế hoạch: Trong năm 2017, 7-Eleven dự kiến mở 20 cửa hàng và sẽ tăng lên 100 cửa hàng trong 3 năm tiếp theo. Sự xuất hiện của 7-Eleven tiếp tục làm nóng thêm sức cạnh tranh khốc liệt vốn đã rất sôi động trên thị trường bán lẻ hiện nay.

KHÁCH HÀNG LOGISTICS 2

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4

TỔNG QUAN CHIẾN LƢỢC ĐƢỜNG DÀI CỦA THẾ GIỚI DI ĐỘNG 2017

Công ty Cổ phần Thế giới Di Động (MWG) đang thực hiện các vụ M&A trong ngành điện máy, dược phẩm để nhanh chóng chạm mục tiêu đầy tham vọng: doanh thu 10 tỉ USD đến 2020.

Bán lẻ thực phẩm

Từ 2018, MWG đặt kỳ vọng nhiều nhất ở mảng này thông qua chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh vì đây là ngành có quy mô gấp 10 lần quy mô của ngành điện máy. Quy mô thị trường thực phẩm thiết yếu và tươi sống ở Việt Nam ước khoảng 50-60 tỉ USD. Chỉ cần cửa hàng Bách Hóa Xanh của MWG chiếm 10% thị phần thì MWG đã có thể hoàn thành một nửa mục tiêu 10 tỉ USD. Nếu người tiêu dùng chuyển hướng tiêu dùng, đến năm 2020, gia tăng gấp đôi quyết định mua sắm ở các kênh hiện tại, cơ hội cho MWG trong bán lẻ thực phẩm càng cao. MWG dự kiến sẽ tăng tốc mở rộng số lượng cửa hàng Bách Hóa Xanh lên khoảng 350 cửa hàng vào cuối năm 2017. Mục tiêu đến năm 2020, chuỗi Bách Hóa Xanh của MWG trong top 3 ngành bán lẻ thực phẩm.

Bán lẻ di động

Trong mảng thương mại điện tử, ngoài 2 trang bán hàng online thegioididong.com và dienmayxanh.com, năm 2016, MWG còn lập vuivui.com, một website thương mại điện tử đa ngành. Khác biệt trong chiến lược phát triển thương mại điện tử của MWG so với các công ty khác là “không đốt tiền”.

Vì thế, ở giai đoạn xây dựng nền móng, doanh thu online còn khiêm tốn, chỉ đạt gần 2.600 tỉ đồng trong nửa đầu năm 2017, tức chiếm 8,3% tổng doanh thu MWG, nhưng theo MWG, online đang có tốc độ tăng trưởng gấp đôi, gấp ba. Trong tương lai, khi MWG có thể tận dụng cơ hội từ mô hình bán hàng đa kênh dành cho nhà bán lẻ có chuỗi offline rộng, theo báo cáo thường niên của MWG, đây sẽ là ngành cất cánh, đóng góp đáng kể vào doanh thu, lợi nhuận cho MWG. Cụ thể hơn, MWG từng lên kế hoạch, vuivui sẽ chiếm 10% tổng doanh thu của MWG đến năm 2020.

Điện máy

MWG sở hữu 404 siêu thị và hiện chiếm giữ khoảng 22% thị phần điện máy cả nước. Nhưng các con số này sẽ còn thay đổi theo chiều hướng tăng mạnh và MWG dự tính đạt đến 25% thị phần điện máy vào cuối năm nay. Để làm được điều này, MWG đang dồn sức đầu tư nhiều nhất cho mở rộng cửa

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 5

hàng điện máy. Tính ra, trong 272 cửa hàng mới mở nửa đầu năm nay của MWG, chuỗi Điện Máy Xanh chiếm hơn một nửa, với 148 siêu thị mới. Mục tiêu trong chiến lược mở rộng cửa hàng điện máy của MWG là nhắm tới con số 52% thị phần trong tay giới kinh doanh điện máy truyền thống.

Ở góc độ mở rộng địa bàn và quy mô, như tiến mạnh ra Bắc, MWG lên kế hoạch M&A ngành điện máy. Trong tháng 8, thông tin MWG mua chuỗi điện máy Trần Anh càng cụ thể hóa hơn bước đi của MWG. Trần Anh hiện dẫn đầu thị phần điện máy miền Bắc và chiếm khoảng 14% thị phần cả nước. Về chuỗi cửa hàng, Trần Anh có 39 cửa hàng điện máy, với khoảng một nửa số cửa hàng đặt tại Hà Nội. Con số này vẫn chưa dừng lại vì trong kế hoạch năm 2017, Trần Anh sẽ mở thêm 10-12 siêu thị. Nếu M&A với Trần Anh, MWG sẽ sớm gia tăng thêm quy mô, độ phủ và thị phần. Theo Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC), nếu sáp nhập xảy ra thì thị phần điện máy toàn quốc của MWG và Trần Anh có thể ngang ngửa với tất cả các chuỗi siêu thị còn lại cũng như tổng thị phần các cửa hàng nhỏ lẻ truyền thống.

Điện máy sẽ thay thế bán lẻ di động để trở thành nguồn đóng góp và động lực tăng trưởng chính cho MWG trong giai đoạn 2017-2018. Thực tế, nửa đầu năm 2017, doanh thu mảng điện máy đã chiếm gần 43% tổng doanh thu MWG. Dự tính, năm 2017, mảng điện máy sẽ đạt đến doanh thu tỉ USD

Mục tiêu của MWG trong năm 2017- Ngành dƣợc trong tầm ngắm

Bán lẻ đa ngành là chiến lược phát triển sắp tới của MWG và Công ty sẽ bán cả dược phẩm. Thị trường phân phối dược chưa có chuỗi cửa hàng nào chiếm đến 20% thị phần. MWG sẽ tham gia bằng cách thức M&A. Theo đó, MWG sẽ ưu tiên những đơn vị có 10-15 cửa hàng, dự kiến mua 20-40% cổ phần với giá khoảng 500 tỉ đồng, sau đó nâng tỉ lệ sở hữu lên 60%. Theo giới đầu tư, Phano Pharmacy và Pharmacity có triển vọng lọt vào tầm ngắm của MWG.

Tham gia bán lẻ dược phẩm theo đường M&A nên MWG có thể sẽ không gặp nhiều khó khăn như thị trường lo ngại. Chiến lược của MWG là tham gia nắm giữ cổ phần chi phối và sẽ dùng các lợi thế, kinh nghiệm đã có để tăng cường hỗ trợ quản trị, thúc đẩy tăng trưởng quy mô, gia tăng vị thế cho các đơn vị sẽ M&A.

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 6

QUY ĐỊNH VỀ HÀNG HÓA TẠM NHẬP, TÁI XUẤT

Ban hành ngày 28/07/2017, Thông tư số 11 2017 TT-BCT của Bộ Công Thương quy định hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính.

Hàng hóa tạm nhập, tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ cửa khẩu tạm nhập cho tới khi hàng hóa thực tái xuất ra nước ngoài; Không chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa. Hàng thực phẩm đông lạnh, hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt, hàng hóa đã qua sử dụng không được phép chuyển loại hình từ kinh doanh tạm nhập, tái xuất sang nhập khẩu để tiêu thụ nội địa.

Thông tư s 11/2017/TT-BCT có hiệu lực ngày 11/09/2017.

QUY ĐỊNH VỀ CHỨC DANH, NHIỆM VỤ THEO CHỨC DANH CỦA THUYỀN VIÊN VÀ ĐĂNG KÝ THUYỀN VIÊN LÀM VIỆC TRÊN TÀU BIỂN VIỆT NAM

Ngày 28/7/2017, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa đã ký ban hành Thông tư số 23/2017/TT-BGTVT quy định về chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam.

Thông tư gồm 4 Chương, 57 Điều, áp dụng đối với thuyền viên làm việc tên tàu biển Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Đối với thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài chỉ áp dụng khi có những quy định cụ thể trong thông tư này.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2017.

QUY CHUẨN VỀ THIẾT BỊ NÂNG TRÊN PHƢƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

Ngày 20/03/2017, Bộ GTVT có Thông tư 09/2017/TT-BGTVT ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về thiết bị nâng trên các phương tiện thủy nội địa.

Theo đó, Quy chuẩn QCVN 96:2016 BGTVT quy định các yêu cầu an toàn kỹ thuật (ATKT) về thiết kế, chế tạo, hoán cải, phục hồi; yêu cầu về chứng nhận ATKT đối với thiết bị nâng trên các phương tiện thủy nội địa.

Các tổ chức và cá nhân thuộc đối tượng áp dụng của Quy chuẩn này gồm:Cơ quan Đăng kiểm Việt Nam; Các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thiết kế thiết bị nâng bao gồm thiết kế cho chế tạo mới, thiết kế hoán cải, phục hồi thiết bị nâng; Các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực chế tạo, sửa chữa, hoán cải và phục hồi thiết bị nâng; Các chủ phương tiện thủy nội địa gồm: các công ty đơn vị và/hoặc cá nhân hoạt động trong lĩnh vực quản lý, khai thác các thiết bị nâng.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 28/09/2017.

LÙI THỜI HẠN ÁP CÔNG ƢỚC NƢỚC DẰN TÀU

Theo Cục Đăng kiểm VN, Công ước quốc tế về Quản lý nước dằn và cặn nước dằn tàu chính thức có hiệu lực từ ngày 8 9 2017, áp dụng đối với tàu biển hoạt động tuyến quốc tế có tổng dung tích từ 400 GT trở lên. Đây được xem là một trong những thách thức lớn đối với chủ tàu VN khi phải trang bị hệ thống xử lý nước dằn và là gánh nặng tài chính cho chủ tàu.

Tuy nhiên, áp lực cho doanh nghiệp chủ tàu đã được giải tỏa một phần khi trong kỳ họp lần thứ 71 từ ngày 3-7 7 2017 của Ủy ban Bảo vệ Môi trường biển (MEPC), IMO đã quyết định lùi thời hạn áp dụng quy định này 2 năm đối với tàu hiện có.

Như vậy, Công ước qu c tế về Quản lý nước dằn tàu có hiệu lực từ ngày 08/09/2019.

PHÁP LUẬT – QUY ĐỊNH 3

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 7

QUY ĐỊNH VỀ NHỮNG DỊCH VỤ CỦA NGÀNH GTVT DO NHÀ NƢỚC ĐỘC QUYỀN

Ngày 17/10/2014, Nghị định số 94 của Chính phủ được ban hành về hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền Nhà nước trong hoạt động thương mại, lĩnh vực GTVT có 4 dịch vụ/hàng hóa thuộc diện Nhà nước độc quyền trong hoạt động thương mại trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

Dịch vụ an toàn hàng hải: vận hành hệ thống đèn biển, hệ thống luồng hàng hải công cộng

Dịch vụ thông tin duyên hải: quản lý, vận hành khai thác hệ thống đài thông tin duyên hải

Bảo đảm hoạt động bay: dịch vụ không lưu, thông báo tin tức hàng không, tìm kiếm, cứu nạn

Hệ thống kết cấu hạ tầng (KCHT) đƣờng sắt quốc gia, đƣờng sắt đô thị (nhà nước đầu tư): quản lý, khai thác hệ thống KCHT đường sắt; không bao gồm bảo trì KCHT đường sắt.

Việc độc quyền Nhà nước trong hoạt động thương mại trên được hiểu là chỉ do cơ quan Nhà nước có quyền thực hiện hoặc giao các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao thực hiện. Các tổ chức, cá nhân, cơ quan Nhà nước hoạt động thương mại trong lĩnh vực độc quyền Nhà nước chịu các biện pháp kiểm soát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật cạnh tranh, giá và các quy định pháp luật liên quan.

Nghị định s 94 của Chính phủ có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2017.

ĐỀ XUẤT THIẾT LẬP TUYẾN HÀNG HẢI, PHÂN LUỒNG GIAO THÔNG

Bộ GTVT đang dự thảo Nghị định về việc công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam.

Việc thiết lập tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam phục vụ cho việc đi qua không gây hại và bảo đảm an toàn hàng hải của tàu thuyền phải phù hợp với pháp luật của Việt Nam, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế khác liên quan đến thiết lập tuyến hàng hải trong lãnh hải mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Tàu thuyền đi qua lãnh hải Việt Nam để vào nội thủy Việt Nam thực hiện hành trình nhƣ sau: Tàu thuyền vận chuyển hàng hóa, hành khách và hành lý hoặc tàu quân sự và các loại tàu thuyền khác không vì mục đích thương mại đi vào cảng biển Việt Nam phải hành trình đúng luồng, tuyến và thực hiện thủ tục tàu thuyền theo quy định.

Tàu thuyền vào nội thủy Việt Nam nhƣng không đến cảng biển Việt Nam trong các trƣờng hợp sau đây, thuyền trưởng phải thông báo ngay cho Cảng vụ Hàng hải khu vực biết về lý do, mục đích tàu thuyền vào nội thủy Việt Nam.

Tàu thuyền, tàu ngầm và các phƣơng tiện đi ngầm khác của nƣớc ngoài phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nƣớc và phải treo Quốc kỳ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở vị trí ngang bằng với quốc kỳ của quốc gia tàu mang cờ, trừ trường hợp được phép của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ của quốc gia mà tàu thuyền đó mang cờ.

Tàu thuyền nƣớc ngoài chạy bằng năng lƣợng hạt nhân hoặc chuyên chở chất phóng xạ, chất độc hại, nguy hiểm có nghĩa vụ:

Mang đầy đủ tài liệu kỹ thuật liên quan tới tàu thuyền và hàng hóa trên tàu, tài liệu về bảo hiểm dân sự bắt buộc

Cung cấp mọi tài liệu liên quan đến thông số kỹ thuật của tàu thuyền cũng như của hàng hóa trên tàu thuyền

Tuân thủ áp dụng biện pháp phòng ngừa đặc biệt, kể cả cấm không được đi qua lãnh hải Việt Nam hoặc buộc phải rời ngay khỏi lãnh hải Việt Nam trong trường hợp có dấu hiệu hoặc bằng chứng rõ ràng về khả năng gây rò rỉ chất độc hại hoặc làm ô nhiễm môi trường.

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 8

THÔNG TIN CHUNG

Xuất nhập khẩu: Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tính trong 8 tháng năm 2017, Việt Nam nhập siêu 2,13 tỷ USD, bằng 1,6% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu

FDI: Vốn FDI 8 TDN 2017 đạt kỉ lục hơn 23 tỷ USD, tăng 45,1% so với cùng kỳ. Ước tính đến ngày 20/8/2017, các dự án FDI đã giải ngân được 10,3 tỷ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): tháng 8 tăng mạnh nhất kể từ đầu năm, bình quân 8 TDN 2017 tăng 3,84% so với bình quân cùng kỳ năm 2016

NGÀNH HÀNG KHÔNG

Vận chuyển hàng hóa của Turkish Cargo “cất cánh” trong nửa đầu năm nay

Ngày 06 09 2017, vận chuyển hàng hóa của Turkish Cargo đã cất cánh. Turkish Cargo đã ghi nhận một tỷ lệ tăng trưởng hai con số về doanh thu hàng hóa trong nửa đầu năm nay, nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường Trung Quốc.

Hãng hàng không có trụ sở tại Istanbul có tổng doanh thu hàng hóa tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái trong 6 tháng đầu năm 2017 đến 580 triệu USD do tăng 26% lượng hàng vận chuyển lên 516.000 tấn. Sự cải thiện về khối lượng và doanh thu có được là nhờ sự tăng trưởng của thị trường Trung Quốc và tăng cường khả năng kết nối với Trung Đông. Tổng quan, vận chuyển hàng hóa của hãng hiện nay cung cấp dịch vụ cho 72 điểm đến trong khi đội tàu chở hàng của hãng là 15 chiếc. Cuối năm 2017, hãng sẽ bổ sung thêm hai chiếc B777F cho toàn bộ đội tàu bay.

14

21.63 20.22 22.75

24.4 23.36

0

5

10

15

20

25

30

2012 2013 2014 2015 2016 8TDN2017

Tỷ USD

0.46

0.23

0.21

0

-0.53

-0.17

0.11

0.92

-0.8

-0.6

-0.4

-0.2

0

0.2

0.4

0.6

0.8

1

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8

TIÊU ĐIỂM THÁNG 08/2017 4

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 9

NGÀNH VẬN TẢI BIỂN

Thị trƣờng vận tải biển một năm sau sự sụp đổ của Hãng tàu Hanjin

Làn sóng M&A

Năm 2016:

- CMA CGM mua hãng tàu Neptune Orient của Singapore\

- Maersk đồng ý mua Hamburg Süd

- 3 công ty vận tải Nhật đồng ý hợp nhất việc kinh doanh vận tải.

Năm 2017

- Hapag – Lloyd AG hoàn thành việc thâu tóm United Arab Shipping Co.

- Cosco Shipping ra điều kiện để mua lại Orient Overseas International của Hồng Kong.

- A.P. Moller - Maersk A S đang trong ti Orient Overseas International của Hồng Kon

Vị thế của những hãng tàu lớn

5 hãng vận chuyển container lớn nhất thế kiểm soát khoảng 60% thị trường thế giới, theo nhà cung cấp dữ liệu Alphaliner.

Từ khi Hanjin sụp đổ, người ta ngàng càng chú trọng đến chất lượng hơn trong ngành vận tải container. Đó là lý do tại sao thị trường ngày càng bị chi phối bởi những người dẫn đầu với những con tàu to lớn và những hãng không có sẽ trở nên ngày càng lạc hậu. Hiện có khoảng 58 con tàu khổng lồ trên thế giới có thể vận chuyển hơn 18.000 container, và số lượng ngày có thể tăng gấp đôi trong 2 năm tới. Khoảng một nửa số tàu mới sẽ được tăng cường bởi các công ty lớn hàng đầu.

Thị trƣờng hồi phục

Năng suất trong ngành công nghiệp vận chuyển container dự kiến sẽ tăng trưởng 3,4% trong năm nay và 3,6% trong năm 2018, theo Crucial Perspective.

Cosco: dự báo sẽ có lợi nhuận trong nửa đầu năm khoảng 1,85 tỷ yuan (276 triệu USD), so với khoản lỗ của năm trước.

SITC: báo cáo lãi trong nửa đầu của năm 2017 tăng 20% so với cùng kỳ năm trước, đạt 85,1 triệu đô la Mỹ

Hapag-Lloyd: báo cáo thua lỗ 46,1 triệu euro (55,2 triệu đô la Mỹ) trong nửa đầu năm 2017, giảm đáng kể so với khoản lỗ 158,5 triệu euro trong cùng kỳ năm ngoái

PIL: Doanh thu của nửa đầu năm tăng 28%, đạt 1,9 tỷ đô la Mỹ, với lợi nhuận đạt 26,4 triệu USD từ khoản lỗ 131 triệu USD trong cùng kỳ

SM Lines: nổi lên từ sự sụp đổ của Hanjin Shipping và mới chỉ thành lập vào tháng 12/2016- đã tăng mạnh năng lực bằng những tàu cũ giá rẻ để tiến gần tới top 20 hãng vận chuyển lớn thế giới

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 10

Việt Nam và Bra-xin ký Hiệp định Vận tải biển

Ngày 11 09 2017, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có buổi hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Braxin.

Kết thúc buổi hội đàm, Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa và Bộ trưởng Aloysio Nunes Ferreira đã cùng ký Hiệp định Vận tải biển giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Liên bang Braxin.

Dự thảo Hiệp định bao gồm 09 Điều, nhằm hỗ trợ tàu thuyền và thuyền viên của hai bên trong việc hoạt động vận chuyển hàng hoá thương mại bằng đường biển giữa hai nước, thông qua đó thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Bra-xin cũng như khẳng định thiện chí của Việt Nam trong việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Bra-xin và coi Bra-xin là một trong những cửa ngõ hàng hải quốc tế quan trọng của Việt Nam ở khu vực Nam Mỹ.

Việt Nam – Ai Cập tăng cƣờng hợp tác trong lĩnh vực hàng hải

Kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ lần thứ 5 diễn ra trong hai ngày 21-22 8 2017, hai bên đã thống nhất được nội dung Biên bản ghi nhớ giữa Bộ GTVT Việt Nam và Bộ GTVT Ai Cập về hợp tác trong lĩnh vực Hàng hải và sẽ tiến tới việc ký chính thức trong dịp Tổng thống Ai Cập sang thăm Việt Nam.

Trục phát triển kinh tế của Ai Cập là hàng hải và đường thủy. Đường bờ biển dài hơn 3.000km, 21 cảng, trong đó 6 cảng chuyên dùng. Dọc kênh đào Suez, mỗi ngày có 50 tàu lớn ra vào.

Với đặc điểm đó cùng kinh nghiệm đóng tàu của Việt Nam, Chủ tịch Đặc khu kinh tế kênh đào Suez kiêm Chủ tịch Cơ quan quản lý kênh đào Suez Mahab Manish bày tỏ mong muốn Việt Nam hợp tác đầu tư nhà máy đóng tàu tại Ai Cập cũng như đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực này cho Ai Cập và cũng sẽ là điểm vào rất tốt nếu Việt Nam muốn mở rộng hợp tác thương mại nói chung, GTVT, hàng hải nói riêng tại châu Phi.

NGÀNH CẢNG BIỂN

Tại Quảng Ninh: Cảng Azov (LB Nga) ký MOU đầu tƣ dự án công nghiệp

Ngày 08 09, CTCP Khu công nghiệp Tiền Phong và cảng Azov (LBNga) đã ký kết bản ghi nhớ (MOU) để phát triển dự án trung tâm sản xuất công nghiệp và cảng biển tại tỉnh Quảng Ninh.

Theo MOU, cho chuyển đổi 100 héc ta đất tại KCN Nam Tiền Phong, tỉnh Quảng Ninh thành trung tâm sản xuất công nghiệp và cảng biển dọc sông Chanh. Nếu Chính phủ Việt Nam chấp thuận, hai bên sẽ phối hợp phát triển dự án cụm công nghiệp Việt - Nga trên diện tích 100ha được chuyển đổi nhằm thu hút các doanh nghiệp Nga đầu tư và mở rộng kinh doanh tại Việt Nam nói chung và tại khu vực miền Bắc và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.

Cảng Azov định đầu tư nằm giữa vùng nước sâu và khu vực sông có mực nước thấp. Do vậy, các nhà đầu tư trong cụm công nghiệp có thể vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy nội địa để giảm tải cho đường bộ.

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến cuối tháng 8-2017, đăng ký đầu tư của các doanh nghiệp Nga tại Việt Nam đạt khoảng 1,026 tỉ đô la Mỹ với 114 dự án đã được cấp phép.

Tại Hải Phòng: Cảng Tân Vũ

Khai thác thêm 2 Cần trục giàn QC 9 và QC 10

Theo CTCP cảng Hải Phòng, 2 cần trục giàn QC phục vụ xếp dỡ tại cầu số 1 cảng Tân Vũ. Cần trục được sản xuất tại Đức, năm 2017 và được đưa vào vận hành chính thức ngày 15 8 2017.

Đây là loại cần trục giàn cầu tàu (QC) chuyên dụng xếp dỡ container, hiện đại nhất hiện nay ở khu vực cảng Hải Phòng:

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 11

Sức nâng: 40 50 tấn

Chiều cao nâng (từ đỉnh đến đáy khung cẩu): 30 m

Độ sâu (lấy hàng dưới mặt ray): 12 m

Chiều ngang: xếp 14 hàng container (xếp cao 6 container trên mặt boong tàu)

Đầu tƣ phần mềm tự động có định vị toàn cầu

Chi nhánh Tân Vũ – Công ty CP cảng Hải Phòng đưa vào sử dụng hệ thống phần mềm chuyên dụng TOS (Terminal Opperating System) thay thế hệ thống quản lý khai thác MIS trước đây. Việc đầu tư này để nâng cao hiệu quả điều hành sản xuất, năng suất, năng lực cạnh tranh và hiệu quả quản lý.

Phần mềm TOS có các tính năng tự động lập kế hoạch cầu bến, xếp dỡ tàu, nâng hạ, dịch chuyển container tại bãi; quản lý vị trí container; kiểm soát hoạt động của cổng cảng; tính cước, trao đổi dữ liệu với khách hàng thông qua kết nối EDI (Electronic Data Interchange).

Toàn bộ hệ thống được vận hành thông qua một trung tâm điều hành, có sự kết nối tới tất cả các điểm hoạt động, đảm bảo việc giám sát và chỉ đạo sản xuất luôn kịp thời theo thời gian thực. TOS cho phép theo dõi tình hình khai thác và điều chỉnh kế hoạch khai thác theo thực tế tại hiện trường. Hệ thống phần mềm này giúp tiếp nhận đăng ký dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng, tính cước phí dịch vụ theo cơ chế một cửa.

Hiện hệ thống TOS của cảng Tân Vũ đã kết nối thành công với hệ thống thông tin của đề án giám sát, kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu qua khu vực kho, bãi, cảng Hải Phòng trên hệ thống thông quan điện tử của cơ quan Hải quan. Bên cạnh đó, công ty cũng đã đầu tư thêm hệ thống mạng nội bộ (LAN), một cặp máy chủ song sinh có đủ công suất và phần mềm có bản quyền trong một toà nhà văn phòng điều hành. Đồng thời, đầu tư thêm 4 cần trục giàn tiến phương chuyên dùng xếp dỡ container, với 2 chiếc vừa đưa vào sử dụng, 2 chiếc còn lại sẽ được lắp đặt trong năm 2018.

Cảng Quy Nhơn ủy thác đầu tƣ 100 tỷ vào Việt Xuân Mới, dự chi 159 tỷ mua 5 bộ cẩu

Cảng Quy Nhơn có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 100 tỷ đồng, là khoản ủy thác quản lý danh mục đầu tư qua Quhoản ủy thác quản lý theo hợp đồng ký ngày 30 11 2016, đầu tư mua cổ phiếu ưu đãi của CTCP Việt Xuân Mới với cam kết lãi suất 8%. Đến cuối quý II 2017, Cảng Quy Nhơn tiếp tục duy trì khoản đầu tư này, chiếm tỷ trọng 16,2% tổng tài sản.

Ngày 23 08, Cảng Quy Nhơn dự kiến sẽ đầu tƣ thiết bị để nâng cao năng lực xếp dỡ, đã ký kết hợp đồng với CTCP Đầu tư Xây lắp Dầu khí IMICO (PVC-IMICO) mua lại hai bộ cẩu đã qua sử dụng QC IC-478 và 1C-525 với khẩu độ ray 18m sau khi hoán cải và 3 bộ cẩu TCM RTGs IC-516/517/519. Giá trị chuyển nhượng bao gồm VAT, lãi trả chậm là 159,42 tỷ đồng.

CTCP Việt Xuân Mới là cổ đông đang giữ 10% cổ phần của CTCP Nhà ga qu c tế Cam Ranh có v n điều lệ 600 tỷ đồng. Ngoài ra, đầu năm 2016, CTCP Việt Xuân Mới được chọn là đ i tác mua 51% cổ phần của Vinalines tại CTCP Cảng Vinalines Đình Vũ và hiện là thành viên trong liên danh 3 nhà đầu tư dự án cao t c Qu c lộ 3 mới đoạn Hà Nội –Thái Nguyên... Đây cũng là đơn vị từng nắm giữ hơn 40% cổ phần của Tổng công ty Chăn Nuôi Vilico (VLC).

Cảng Long An

Ký hợp tác trong chuỗi cung ứng thịt gà sạch

Ngày 09/09/2017, cảng Long An đã ký hợp tác chiến lược với các đối tác trong chuỗi liên kết thịt gà sạch gồm Bel Gà, De Heus, Hùng Nhơn và Koyu & Unitek để tạo ra một chuỗi liên kết gà sạch kết nối toàn diện giữa các bên: cung cấp thức ăn, trang trại, chế biến, xuất nhập khẩu và Cảng.

Đầu tƣ mở rộng cầu cảng số 2

Ngày 09/09/2017, Cảng Long An cũng đã tổ chức lễ khởi công xây dựng cầu cảng số 2. Cầu cảng số 2 dài 210m sẽ gấp rút thi công và hoàn tất trong vòng 10 tháng kể từ ngày khởi công, dự kiến cuối Quý 3 2018 có thể tiếp nhận được tàu trọng tải trên 50.000DWT. Như vậy, tổng chiều dài cầu cảng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 12

số 1 và 2 sẽ là 420m, nằm trong kế hoạch tổng thể gồm 7 cầu cảng có tổng chiều dài cầu bến là 2.600m, có thể tiếp nhận tàu từ 30.000DWT-50.000DWT cùng 5 bến sà làn tiếp nhận tàu tải trọng 2.000DWT.

Công ty Indonesia sẽ xây cảng biển 1 tỷ USD ở miền Nam

Ngày 23 08, công ty PT Intra Asia Indonesia đã ký bản ghi nhớ sơ bộ với đối tác Việt Nam về kế hoạch xây dựng một cảng biển ở miền Nam Việt Nam với giá trị khoảng 1 tỷ USD. Cảng biển này sẽ chủ yếu phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Indonesia, đặc biệt là than đá. Khi cảng này đi vào hoạt động, công suất trung chuyển có thể đạt từ 15 đến 20 triệu tấn than năm, đồng thời sẽ giúp giảm chi phí logistic cho việc nhập khẩu than từ Indonesia.

Việc xây dựng cảng biển này sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của hoạt động xuất khẩu than từ Indonesia sang Việt Nam. Indonesia đặt mục tiêu xuất khẩu khoảng 4,5 triệu tấn than sang Việt Nam trong năm nay.

Westports Malaysia mở rộng bến cảng container

Westports là một hệ thống cảng tổng hợp ở Port Klang với 7 cầu cảng container đang khai thác và 2 cầu cảng đang được xây dựng. Dự án mở rộng sẽ tăng thêm 10 cầu cảng nữa.

Dự kiến đầu tư là 10 tỷ Ringit (tương đương 2,3 tỷ đô la Mỹ) để tăng thêm công suất của cảng.

Đề xuất mở rộng số cầu cảng container từ 10 lên 19 sẽ tăng khả năng xếp dỡ của cảng lên 30 triệu TEU một năm.

Sự chấp thuận của Chính Phủ Malaysia về việc mở rộng cầu cảng phản ánh sự cam kết dành ưu tiên cho Port Klang như một trung tâm tiếp nhận hàng hóa của Malaysia.”

NGÀNH LOGISTICS

Thông xe cầu vƣợt biển Tân Vũ - Lạch Huyện

Ngày 02/09/2017, Thủ tướng đã cắt băng khánh thành cầu vượt công nghiệp điều phối cảng P5 Infrastructure (tổng chiều dài 15,63km), Thủ tướng huyện Cát Hải (Hải Phòng).

Khởi công xây dựng cầu 210 tỷ đồng bắc qua Sông Hiếu, Nghệ An

Dự án: đầu tư xây dựng Cầu Hiếu 2 và đường hai đầu cầu

Thiết kế: chiều dài là 333,5m, bề rộng 18m; Đường hai đầu cầu có chiều dài 664m.

Tổng đầu tƣ: 210,309 tỷ đồng

Thời gian thực hiện: 18 tháng (kể từ ngày hợp đồng BT có hiệu lực)

Địa bàn: tỉnh Nghệ An

Thông xe Dự án Hầm Đèo Cả

Dự án: Hầm Đèo Cả

Địa bàn: Phú Yên – Khánh Hòa

Tổng chiều dài: 4.125 m

Tổng đầu tƣ: hơn 11.000 tỷ đồng

Khánh thành: tháng 10/2017

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 13

Hợp long cầu dây văng 3.000 tỷ, nối hai bờ sông Tiền

Đây là cây cầu lớn thứ hai (cùng với cầu Vàm Cống, nối hai bờ sông Hậu) trong dự án kết nối khu vực trung tâm ĐBSCL

Dự án: Cầu Cao Lãnh

Tổng chiều dài: 02 km, có 6 làn xe

Tổng đầu tƣ: 3.000 tỷ đồng

Chủ đầu tƣ: Tổng công ty Cửu Long

Địa bàn: nối hai bờ sông Tiền

Dự kiến thông xe: cuối năm 2017

Thông cây cầu hơn 330 tỷ nối Việt Nam - Trung Quốc

Sáng 13/9, cầu Bắc Luân 2 chính thức được khánh thành sau một thời gian thi công, nối giữa hai tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Quảng Tây (Trung Quốc).

Dự án xây dựng cầu được phê duyệt theo Quyết định số 3325 QĐ-UBND ngày 6/12/2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh. Mục đích là giảm tải lưu lượng giao thông qua cầu Bắc Luân 1, thúc đẩy hợp tác thương mại - du lịch giữa Quảng Ninh và khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây (Trung Quốc).

Chiều dài cầu phía Việt Nam là 154,5 m; phía Trung Quốc dài 463,5 m, bề rộng cầu 27,7 m, thiết kế 4 làn xe chạy. Tổng mức đầu tư dự án trên 336 tỷ đồng.

Một khu hợp tác kinh tế song phương Việt - Trung tại khu vực đầu cầu Bắc Luân 2 đang được chuẩn bị hình thành, bên cạnh đó là việc kết nối khu cửa khẩu kinh tế quốc tế Móng Cái với khu thí điểm khai phát trọng điểm quốc gia Đông Hưng (Trung Quốc).

Hai nước Việt - Trung hiện cũng đang tiến hành xây dựng cầu Hoành Mô - Động Trung tại khu vực cửa khẩu Hoành Mô - Động Trung.

NGÀNH ĐƢỜNG SẮT

Khởi hành hành trình tàu container lạnh tuyến Bắc – Nam

Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội (HARACO) vừa chạy thử nghiệm đoàn tàu container lạnh xuất phát tại ga Sóng Thần lúc 12 giờ 35 và kết thúc hành trình tại ga Yên Viên lúc 20 giờ ngày 22-8 với tổng thời gian hành trình 55 giờ 25 phút.

Đoàn tàu gồm các toa xe chở 19 container lạnh loại 40 feet, chứa các mặt hàng đông lạnh xuất khẩu từ phía nam ra phía bắc. Đây là một sản phẩm mới của ngành đường sắt nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa đa dạng của thị trường và nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút hàng hóa, hành khách.

Các container hàng đi, về kết thúc hành trình vẫn có thể tiếp tục vận chuyển theo các đoàn tàu khác đi đến ga Lào Cai và ga Đồng Đăng hoặc tiếp chuyển đường bộ ra đến cửa khẩu, các kho của khách hàng và ngược lại. Tại các ga này được trang bị đầy đủ kho bãi, phương tiện xếp dỡ và ô tô đường ngắn để phục vụ khách hàng.

Đoàn tàu container lạnh là một sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa đa dạng của thị trường và nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút hàng hóa, hành khách đến với đường sắt.

Dự kiến từ ngày 01 9 2017; HARACO cùng bên đối tác tổ chức vận chuyển logistic với kế hoạch chạy tàu là: 03 đôi tàu container lạnh 1 tuần. Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 14

IKEA ĐẦU TƢ 212 TRIỆU USD CHO TRUNG TÂM PHÂN PHỐI VÀ LOGISTICS TẠI MALAYSIA

Trung tâm phân phối vùng tại Malaysia rộng 100.000m2 của IKEA sẽ chịu trách nhiệm cho 9.500 lượng hàng tồn kho của hãng này với trị giá lên đến 1.54 tỷ USD. Với cấu trúc và công nghệ được áp dụng, IKEA Malaysia sẽ là top 10 trung tâm phân phối khu vực lớn nhất của tập đoàn IKEA trên toàn cầu. Để phục vụ 12 cửa hàng bán lẻ ở Đông Nam Á, nâng tổng số cửa hàng lên đến 20 vào năm 2026.

Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Quốc tế Malaysia cho biết, “Dự án 212 triệu USD là kết quả từ chương trình cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho Cơ quan Phát triển Đầu tư Malaysia. Đây là cột mốc quan trọng cho IKEA và Malaysia. Quyết định chọn Malaysia là trung tâm phân phối vùng chính là cơ sở hỗ trợ các nhà bán lẻ tại Malaysia, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Philippines và Ấn Độ cũng như góp phần tăng trưởng doanh số chung tại khu vực ASEAN của IKEA”.

CÔNG TY BEST LOGISTICS DỰ KIẾN IPO 1 TỶ USD

Best Logistics - nhà cung cung cấp dịch vụ logistics - đã điều chỉnh số vốn trong đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại New York lên 1 tỷ USD thay vì mức 750 triệu USD đưa ra trong tháng 6 vừa qua

Trong 6 TĐN 2017, doanh thu của Best - còn được biết đến là Best Logistics đã đạt 8,1 tỷ Nhân dân tệ ( tương đương1,23 tỷ USD), tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng trong nửa đầu 2017, công ty này bị lỗ 6,6 triệu Nhân dân tệ (tương đương 95 triệu USD), ít hơn một chút so với một năm trước đó.

Best Logistics được thành lập vào năm 2007 và có 7 công ty con, bao gồm Best Express, Best Freight, Best Supply Chain, Best Cloud, Best Capital, Best Global, Best Store.

Sau 9 năm hoạt động, đến năm 2016, công ty hiện đang vận hàng 4 triệu mét vuông kho hàng và không gian phân phối, hàng chục ngàn nhà phân phối và 660 "trung tâm vận hành đa năng". Ngoài Trung Quốc, Best còn có văn phòng và kho hàng ở Mỹ, Đức, Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Alibaba Group hiện đang là cổ đông lớn nhất của Best, chiếm 23,4% cổ phần. Thế nhưng, tại IDG-Accel China Capital và Cainiao Network - nền tảng hậu cần được thành lập bởi chính Alibaba thì con số cổ phần lại ít hơn rất nhiều, chỉ với 6,2% tại IDG và 5,6% tại Cainiao Network.

Ngay sau khi thành lập, Best đã nhận được khoản đầu tư 15 triệu USD từ Alibaba và Tập đoàn Công nghệ Foxconn. Tháng 9 năm ngoái, công ty này đã huy động được 760 triệu USD từ CITIC Private Equity, Cainiao, CDH Investments, Ngân hàng Đầu tư Phát triển Trung Quốc và Fosun International.

Đầu 2017, Best đã gọi vốn 700 triệu USD với 30 triệu USD đến từ Tập đoàn Tài chính quốc tế.

DAMCO THẤT THOÁT 8 TRIỆU USD TRONG NỬA ĐẦU NĂM 2017

Công ty freight forwarder và dịch vụ Logistics của hãng vận tải Maersk – Damco đã báo cáo tổng doanh thu của mình giảm 8 triệu USD trong nửa đầu năm 2017. Theo đó, lợi nhuận của hãng giảm 12 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái với 1,24 tỷ USD.

Tập đoàn mẹ AP Moller-Maersk (APMM) cho biết khoản lỗ của Damco trong nửa đầu năm nay là hệ quả từ hiện tượng “tuột dốc” của giá cước vận tải biển. Đặc biệt, APMM cũng không thể phủ nhận ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc tấn công không gian mạng mang tên Petya Cyber Attack xảy ra vào ngày 27 tháng 6 vừa qua cũng như vốn đầu tư mạnh mẽ của Damco cho các loại hình dịch vụ và giải pháp mới.

Song, sự thất thoát của Damco một phần đã được bù đắp nhờ chất lượng từ quản lý chuỗi cung ứng và lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không tăng cao đến 6% trong thời gian vừa qua.

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY LOGISTICS 5

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 15

Nhờ vậy mà công ty con của APMM cuối cùng đã có kết quả hòa vốn trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2017, đạt 631 triệu USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy vậy, trong báo cáo kết quả sơ bộ của quý II, APMM cho biết: “Sức ép từ các thị trường cạnh tranh trên tuyến thương mại mà Damco tham gia đã khiến lợi nhuận của công ty này sụt giảm so với năm 2016”

Theo thông tin khả quan từ APMM “Damco dự kiến sẽ phục hồi mức lợi nhuận giao nhận vận tải trong 6 tháng cuối cùng của năm bằng việc cải thiện quá trình định giá và triển khai hệ thống quản lý vận chuyển. Lợi nhuận mang về từ giải pháp quản lý chuỗi cung ứng sẽ tương đương với năm ngoái. Damco chú trọng trong đầu tư vào công nghệ số hóa, cải tiến chất lượng dịch vụ, khai thác mức hiệu quả thương mại và tăng cường doanh số. Song, công ty vẫn tích cực triển khai các biện pháp tiết kiệm chi phí và tối ưu năng suất nhằm cắt giảm chi phí tổng thể một cách hiệu quả nhất.”

DHL TỔ CHỨC “NGÀY HỘI TƢ VẤN NGHỀ NGHIỆP” CHO LÀNG TRẺ EM SOS

Ngày 16-18/08, DHL tổ chức chương trình “Ngày hội Tư vấn nghề nghiệp 2017” cho 40 thanh thiếu niên và 4 giáo viên tại Làng trẻ em SOS, bao gồm các hội thảo tư vấn nghề nghiệp chuyên sâu và các buổi hướng dẫn kỹ năng phỏng vấn chuyên nghiệp.

Đây là năm thứ bảy liên tiếp DHL Việt Nam đã tổ chức chương trình này cho thanh thiếu niên từ Làng trẻ em SOS, một tổ chức phúc lợi trẻ em độc lập và phi chính phủ. Riêng tại TP.HCM, đây là năm thứ tư chương trình được tổ chức. Cũng như các năm trước, “Ngày hội Tư vấn Nghề nghiệp năm 2017” do 4 bộ phận DHL Express, DHL Supply Chain và DHL Global Forwarding, DHL eCommerce đồng tổ chức.

YAMATO 365 EXPRESS CUNG ỨNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG ĐÔNG LẠNH TẠI VIỆT NAM

Thành lập vào cuối tháng 02 2017, Công ty Yamato 365 Express đã chính thức gia nhập thị trường cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng đông lạnh, thực phẩm tươi sống trong nước và từ Nhật về Việt Nam.

Yamato 365 Express cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa; dịch vụ tối ưu nhất cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp; nâng tầm dịch vụ vận chuyển hàng lạnh tại thị trường Việt Nam bằng việc phát huy thế mạnh tiên tiến, kiến thức vận chuyển hàng lạnh tại Nhật Bản của tập đoàn Yamato với hơn 98 năm kinh nghiệm.

Yamato 365 Express xác định xu hướng tiêu dùng của người dân Việt khi trong bối cảnh của một nền kinh tế đang phát triển như vậy nên kéo theo nhóm dân số có thu nhập trung bình tăng lên, ý thức với việc ăn uống an toàn vệ sinh thực phẩm cũng dần cao lên, và nhu cầu với hàng thực phẩm Nhật và nguyên liệu của Nhật Bản đang ngày được chú trọng nhiều hơn.

Hoạt động của Yamato 365 Express được nhiều chuyên gia, người tiêu dùng đánh giá sẽ mang lại giá trị ấn tượng đối với việc vận chuyển hàng lạnh nhỏ lẻ, chất lượng cao. Góp phần vào việc đảm bảo an toàn chất lượng hàng thực phẩm và mở rộng thị trường Takyubin hàng lạnh ở Việt Nam, cung cấp dịch vụ phân phối một cách tối ưu với Khách hàng cá nhân và Khách hàng doanh nghiệp.

VINALINES VÀ RENT-A-PORT (BỈ) KÝ MOU KHAI THÁC CẢNG LẠCH HUYỆN

Ngày 30/08/2017, Vinalines và Công ty Rent-A-Port N.V (Bỉ) đã ký kết biển bản ghi nhớ về khả năng hợp tác trong các dự án bến cảng ngũ cốc chuyên dụng, khu chế biến, hệ thống logistics tại khu vực Lạch Huyện và bến cảng tổng hợp tại Khu vực Đình Vũ, Hải Phòng.

Theo biên bà Công ty Rent-A-Port N.V (Bỉ) đã ký kết biển bản ghi nhớ về khả năng hợp tác trong các dự án bến cảng ngũ cốc chuyên dụng, xây dựng và khai thác một trung tâm logistics với quy mô khoảng 250 ha đối diện khu Bến cảng ngũ cốc để tối ưu hóa hoạt động bốc xếp, lưu kho, chế biến và phân phối ngũ cốc phục vụ cho nhu cầu khu vực.

Xây dựng và khai thác một trung tâm logistics với quy mô khoảng 250 ha đối diện khu Bến cảng ngũ cốc để tối ưu hóa hoạt động bốc xếp, lưu kho, chế biến và phân phối ngũ cốc phục vụ cho nhu cầu khu vực. tổng hợp tại Khu vực Đình Vũ, Hải Phòngdần cao lên, vent-A-Port N.V có thể tham gia đầu

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 16

tư, mua 10% vốn điều lệ của Vinalines khi Vinalines thực hiện cổ phần hóa. Theo đó Rent-A-Port N.V sẽ gắn kết lợi ích lâu dài của mình với Vinalines và hỗ trợ Vinalines sau khi cổ phần hóa trong các lĩnh vực: chuyển giao công nghệ mới; đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao năng lực tài chính và khai thác một trung tâm logistics.

Rent-A-Port N.V. là Công ty chuyên về đầu tư và quản lý cảng thuộc Tập đoàn Ackermans & van Haaren của Vương qu c Bỉ, được thành lập năm 1885 và là một trong những công ty đầu tư lớn nhất đã niêm yết trên sàn chứng khoán Bỉ, với kh i tài sản 2,7 tỷ Euro. Hoạt động chính trong lĩnh vực kỹ thuật và đầu tư thông qua việc phân tích, thiết kế, xây dựng, phát triển và quản lý hạ tầng cảng, Logistics, hàng hải cũng như khu công nghiệp trên phạm vi toàn cầu.

Tại Việt Nam, Rent-A-Port N.V đã đầu tư hơn 200 triệu USD và hiện đang cam kết đầu tư thêm 250 triệu USD vào các dự án cảng và khu công nghiệp thuộc địa phận thành ph Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh trong vòng 10 năm tới.

BƢU ĐIỆN VIỆT NAM (VNPOST) VÀ ĐƢỜNG SẮT (VNR) HỢP TÁC PHÁT TRIỂN LOGISTICS

Ngày 12/09/2017, VNPost và VNR đã thống nhất tại Lễ ký thỏa thuận tăng cường hợp tác để liên kết phát triển chuỗi cung ứng dich vụ đầy vụ tiện ích, chất lượng cao và giá thành cạnh tranh.

VNPost ưu tiên sử dụng dịch vụ vận tải đường sắt của VNR trong vận chuyển các sản phẩm hàng hóa, bưu kiện. Cùng nghiên cứu hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực vận chuyển hàng hoá trọn gói cho khách hàng và lĩnh vực vận chuyển liên vận bằng đường sắt từ Việt Nam sang Trung Quốc.

VNR sẽ hướng tới việc sử dụng các dịch vụ chuyển phát ấn phẩm, tài liệu, hàng hóa trong nước và quốc tế trong hệ thống của Đường sắt Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu sử dụng các dịch vụ Datapost (In ấn, lồng gấp, sản xuất phong bì, bao bì); dịch vụ Phát hành Báo chí của Bưu điện Việt Nam. Lĩnh vực bảo hiểm, VNR sẽ tạo điều kiện kiện để VNPost cung cấp các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ đối với hệ thống cơ sở vật chất và phương tiện do VNR quản lý, sở hữu và các dịch vụ bảo hiểm khác như bảo hiểm hành khách, hàng hóa, tài sản kỹ thuật phòng chống cháy nổ…

GIAOHANGNHANH (GHN) LÊN KẾ HOẠCH VẬ N CHUYỂN XUYÊN BIÊN GIỚI

GiaoHangNhanh (GHN) vừa kỉ niệm 5 năm có mặt trên thị trường logistics Việt Nam với nhiều con số ấn tượng. Nằm trong top 3 sau VNpost, Viettelpost trong thị trường vận chuyển của TMDT, với hơn 8 triệu đơn hàng cùng 45 điểm gửi hàng và hơn 4000 nhân viên trong năm 2016. Mạng lưới phủ rộng khắp 700 quận huyện trên cả nước.

Năm nay, GHN dự kiến đạt hơn 1000 tỷ đồng với 27 triệu đơn hàng và 150 điểm gửi hàng. Hiện tại GHN vẫn đang theo đúng kế hoạch để đạt được con số này. Trong số hàng triệu đơn hàng mỗi ngày của GHN, TMĐT chiếm tỷ trọng khá lớn trong đơn hàng của GHN.

Để lấy thêm được thị phần và đáp ứng chiến lược tăng trưởng trong giai đoạn mới, GHN nhận thấy thương mại xuyên biên giới là xu thế mới và quan trọng trong bán lẻ hiện đại tương lai. GHN sẽ bắt đầu khẳng định vị trí ở thị trường khu vực và quốc tế với các hoạt động vận chuyển xuyên biên giới.

Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của các sàn thương mại điện tử và các đơn vị bán hàng đa kênh, GHN đang xây dựng giải pháp logistic trọn gói từ lưu trữ - xử lý – đóng gói – vận chuyển, mở rộng hệ thống kho bãi, gia tăng phương tiện vận chuyển và các điểm gửi hàng.

GHN xây dựng hệ thống về mảng vận chuyển xuyên biên giới, đối tượng khách hàng kinh doanh trực tuyến, nhằm mang đến sự thuận tiện nhất cho các khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đến Trung Quốc và Mỹ.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 17

HOẠT ĐỘNG GEMADEPT

Gemadept đạt danh hiệu Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam do Forbes VN bình chọn

Ngày 14/09 tại TP.HCM, Forbes Việt Nam đã tổ chức lễ vinh danh 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2017. Đây là lần thứ 5 Forbes Việt Nam thực hiện danh sách này với mục đích lựa chọn và vinh danh những công ty tốt nhất trên sàn chứng khoán, doanh thu, lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng và triển vọng lâu dài trong các ngành kinh tế.

Sự kiện này được tổ chức đồng thời với Diễn đàn Kinh doanh 2017, chủ đề “Đón nhận thế giới đang đổi thay”, trong bối cảnh những biến động chính trị gần đây trên thế giới đang tái định hình cách làm ăn của các quốc gia mà điển hình là sự "đổ vỡ" của TPP khi Mỹ quyết định rút lui, trỗi dậy của những công nghệ mới... đã tạo ra những dịch chuyển của ngành kinh doanh trên toàn thế giới.

Danh sách 50 công ty niêm yết hàng đầu do Forbes Việt Nam bình chọn năm nay chiếm 60% trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM, Hà Nội và chiếm 50% ở cả 3 sàn TP.HCM, Hà Nội và UpCom. Cụ thể, tổng doanh thu đạt 734.82.4612 tỉ đồng, tăng 55% so với năm trước, lợi nhuận đạt 79.461 tỉ đồng tăng 49%. Tổng số vốn hoá tương đương 28% GDP năm 2016.

Tại Lễ trao giải Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2017. Tại buổi lễ, Công ty Cổ phần Gemadept đã được vinh danh trong nhóm ngành dịch vụ Vận tải và Logistics.

Gemadept là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của cả nước được cổ phần hóa và niêm yết trên Thị trường Chứng khoán, luôn kiên định trên con đường xây dựng một thương hiệu uy tín, đáng tin cậy và mang lại những lợi ích không ngừng gia tăng cho người lao động, cổ đông, khách hàng, đối tác, chung tay vì cộng đồng và góp phần vào công cuộc kiến thiết quốc gia. Danh hiệu Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam một lần nữa khẳng định hướng phát triển đúng đắn của Công ty.

Sau miền Tây và Tây Nguyên, GLC chính thức khởi động DC YARA tại miền Bắc

Ngày 16/8/2017 vừa qua, GLC Miền Bắc đã tổ chức lễ khởi động dự án Trung tâm phẩn phối Yara miền Bắc tại DC mới rộng hơn 16.000m2 thuộc Nam Hải ICD của Tập đoàn. Ngay trong ngày khởi động, DC đã tiếp nhận hơn 200 tấn hàng Yara đầu tiên nhập kho.

Yara International ASA (Na Uy) là một trong những công ty sản xuất và kinh doanh phân bón hàng đầu thế giới. GLC đã cung cấp dịch vụ phân phối cho khách hàng lớn này tại các khu vực có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp như khu vực Miền Tây với DC tại Cần Thơ và khu vực Tây Nguyên với DC tại Buôn Ma Thuột, Dak Lak. Với DC tại Nam Hải ICD, một lần nữa, GLC đã khẳng định vai trò của một đối tác quan trọng trong chuỗi cung ứng dịch vụ Logistics của Yara, sẵn sang đồng hành cùng khách hàng phát triển trên khắp mọi miền đất nước.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 18

Dự án PDI tại Long An giai đoạn 2 đi vào khai thác

Tiếp nối thành công của giai đoạn 1 dự án PDI tại Long An được chính thức đưa vào vận hành từ tháng 10 năm ngoái, Công ty liên doanh TNHH Tiếp vận “K”line – Gemadept (KGL) đã khẩn trương mở rộng thêm 01 hecta nhằm tăng cường quy mô cũng khả năng phục vụ các khách hàng mới với nhu cầu tăng cao. Sau gần 4 tháng triển khai thi công, tháng 8 vừa qua, giai đoạn 2 của dự án đã được đưa vao khai thác nâng tổng diện tích hoạt động của bãi lên hơn 3ha với các khách hàng chủ

lực hiện tại là các hãng xe lớn như Isuzu, Mercedes-Benz Việt Nam (MBV), Honda,… Chỉ sau 1

tháng đi vào khai thác giai đoạn 2, dự án PDI đã tỷ lệ lấp đầy hơn 90% công suất thiết kế.

Theo s liệu của Tổng cục Hải quan, tính chung 8 tháng đầu năm nay, lượng nhập khẩu ôtô nguyên chiếc vào Việt Nam đạt khoảng 65.500 chiếc với tổng trị giá 1,39 tỷ USD. Trong đó, ôtô nguyên chiếc các loại nhập khẩu từ Thái Lan có s lượng lớn nhất với 23.800 xe với tổng trị giá 432 triệu USD. Tiếp theo đó là Indonesia và Hàn Qu c. Với lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu xe ô tô từ các qu c gia ASEAN theo cam kết ATIGA năm 2017 giảm còn 30% và năm 2018 giảm về 0%, dự báo, các dòng xe nhập từ ASEAN vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng nhanh và mạnh hơn nữa trong thời gian tới.

Hoạt động của Hải Phòng trong tháng 8

Ngày 4/8/2017, Công ty Cổ phần cảng Nam Hải tổ chức đại Hội công đoàn nhiệm kỳ 2017-2022. Được chọn làm Đại hội điểm của Thành phố, Đại hội Công đoàn công ty cổ phần Cảng Nam Hải được tổ chức vào thời điểm công nhân viên chức - Lao động toàn thành phố phấn khởi, tích cực hưởng ứng phong trào thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Công đoàn các cấp tiến tới Đại hội XIV Công đoàn Thành phố, Đại hội XII Công đoàn Việt Nam.

Đại hội đã kiểm điểm, đánh giá phong trào CNVLĐ và hoạt động công đoàn nhiệm kỳ 2012 - 2017; quyết định mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ hoạt động công đoàn nhiệm kỳ 2017- 2022, tạo tiền đề vững chắc, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIV Công đoàn Thành phố, Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, nhằm xây dựng đội ngũ Cán bộ công nhân viên lao động và tổ chức công đoàn vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước và thành phố. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Công đoàn Công ty CP Cảng Nam Hải nhiệm kỳ 2017 - 2022 gồm 07 đồng chí, để tiếp tục lãnh đạo phong trào công nhân viên lao động và hoạt động Công đoàn, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động.

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 19

SƠMI ROMOOC GIÀN TREO HƠI CHO V

Đây là bài toán dành cho đội ngũ kỹ sư, thiết kế sơmi rơmoóc (SMRM). Giải pháp để đảm bảo hàng hóa luôn được an toàn trong quá trình vận chuyển bằng đường bộ cho đến khi nhập kho. Dù đó là hàng dễ vỡ như gốm sứ, thủy tinh hoặc những mặt hàng có giá trị kinh tế cao như thiết bị điện, linh kiện điện tử, thiết bị y tế… Trong thời gian qua, các SMRM với giàn treo hơi được sản xuất thành công giúp xe vận hành êm dịu, giảm xóc, giảm va đập hàng hóa khi lưu thông trên đường, dù là những đoạn đường xấu.

Hiện tại, có nhiều mẫu SMRM giàn treo hơi phù hợp với nhu cầu vận chuyển đa dạng của khách hàng như: Xương 40 feet 2 trục, Xương 40 feet 3 trục, hoặc SMRM lùn chuyên dụng 45 feet 3 trục.

Ƣu điểm

Vận chuyển rất êm dịu, hạn chế tối đa các dao động gây ảnh hưởng đến hàng hóa.

Giảm hao mòn lốp: do xe vận hành êm dịu, hạn chế sự mài mòn của lốp xe.

Có thể điều chỉnh chiều cao SMRM dao động trong khoảng 100mm.

Tải trọng bản thân nhẹ hơn các loại SMRM khác: 200 - 300kg.

Có thể lắp ráp thêm thiết bị điều chỉnh chiều cao SMRM với khoảng dao dộng lớn để phù hợp với các nhà máy sử dụng băng chuyền hay hệ thống rút hàng tự động.

Ở nước ta, vận tải đường bộ chiếm tới 65% tổng các phương thức vận tải, việc đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng tốt, bền bỉ với giá cả cạnh tranh và chế độ bảo hành vượt trội so với hàng ngoại nhập nhằm xây dựng một thị trường vận tải an toàn, bền vững và uy tín hơn nữa.

CHUỖI CUNG ỨNG “KINH ĐIỂN” CỦA TOYOTA, ĐỐI THỦ NẶNG KÝ NHẤT CỦA VINFAST

Chuỗi cung ứng của Toyota có chi phí tốt nhất thế giới nhưng vẫn giữ được sự hài lòng của khách hàng, chất lượng sản phẩm cao và thời gian hoàn thành ngắn. Duy trì một mức dịch vụ hợp lý, sản phẩm luôn hướng tới khách hàng vào đúng nơi, đúng thời điểm và bổ sung đúng sản phẩm, đúng số lượng và đúng thời gian.

Nhà cung cấp

Toyota tin vào quá trình cùng hợp tác và phát triển với nhà cung cấp để có những đối tác lâu dài và hiệu quả nhất. Nhà cung cấp của Toyota sẽ làm việc trực tiếp với phòng ban phát triển sản phẩm và sản xuất tất cả phụ kiện theo yêu cầu. Giữa nhà cung cấp và Toyota luôn duy trì sự chia sẻ thông tin ở mức cao nhất nhằm giảm thời gian cho giai đoạn thiết kế, phát triển cũng như khi đưa vào sản xuất. Toyota sắp xếp các nhân sự qua hỗ trợ trực tiếp nhà cung cấp để chia sẻ công việc và thậm chí trao đổi các nhân sự lâu năm ở Toyota sang các vị trí cấp cao tại nhà cung cấp. Toyota luôn thiết lập mối quan hệ lâu dài với một nhà cung cấp lớn, gia tăng sự tin tưởng và cam kết hợp tác một cách linh hoạt hơn khi so sánh với quan hệ giữa người mua và người bán thông thường.

Sản xuất

Toyota có một hệ thống các nhà cung ứng trong phạm vi 100 km xung quanh nhà máy. Được cung cấp một mức “sản xuất tối thiểu” để cung cấp cho nhà máy Toyota nguyên liệu đầu vào với giá thành và chất lượng tối ưu nhất. Mô hình sản xuất của Toyota được lên kế hoạch rõ ràng để tối thiểu hóa chi phí và nguyên vật liệu dư thừa. Đặc biệt, Toyota luôn đảm bảo quy trình six sigma để hạn chế mọi nguy cơ có thể xảy ra. Đây là một mô hình sản xuất với chi phí tối thiểu và thời gian phản ứng nhanh nhạy, giúp Toyota có thể nhanh chóng đưa ra sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường.

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ LOGISTICS QUẢN TRỊ LOGISTICS 6

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 20

Phân phối

Về hệ thống đại lý, Toyota có 3 nguyên tắc chính:

Đại lý được toàn quyền quyết định về sản phẩm

Cùng phát triển với đại lý như hai đối tác

Cạnh tranh là yếu tố quan trọng nhất để phát triển.

Toyota đề cao giá trị hợp tác với nhà cung cấp so với giá thành. Nhà cung cấp được tham gia ngay từ quá trình nghiên cứu và phát triển giúp hai bên hoàn toàn linh hoạt với những thay đổi của xu hướng thị trường.

Toyota đổi mới để phát triển. Sau đợt động đất và sóng thần năm 2011 tại Nhật Bản, Toyota ngay lập tức đưa ra các chính sách ngăn ngừa rủi ro thiên tai bằng 3 hướng. Thứ nhất,

Tiêu chuẩn hóa nhiều bộ phận để nhiều nhà cung cấp khác nhau hỗ trợ dễ dàng

Yêu cầu nhà cung cấp dự trữ một lượng tồn kho lớn hơn, đặc biệt là những bộ phận đặc thù và lưu trữ những sản phẩm này tại những nơi an toàn khác nhau

Thành lập từng khu vực sản xuất khép kín riêng, từ thu mua cho đến phân phối để tránh ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi cung ứng.

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 21

QUẢN LÝ LOGISTICS TRÊN NÊN TẢNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY Quản lý năng lực tốt hơn: Trong lĩnh vực logistics, sản xuất và cung ứng, có những xu hướng đặc trưng riêng. Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng đám mây được thiết kế phù hợp với tính chất ngành công nghiệp, phương thức vận tải, giao nhận và đặc tính kho bãi, cùng các quy chuẩn về xuất nhập khẩu, tiết kiệm nguồn lực và cải tiến các quy trình.

Quản lý thời gian tốt hơn: Việc quản lý chuỗi cung ứng bằng đám mây có thể lên lịch và sắp xếp các deadlines hiệu quả hơn vì người quản lý giờ đây đã năm trong tay những dữ liệu cần thiết và có thể cùng một lúc phản ứng với nhiều vấn đề. Phối hợp các nguồn lực từ mọi khâu trong quy trình logistics trong cùng thời gian thực và nhìn thấy những gì đang diễn ra tại một thời điểm nhất định. Hệ thống đám mây có thể xác nhận, kiểm tra hoặc cho phép các phần hoạt động giúp đơn giản hóa việc kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro.

Quản lý chi phí tốt hơn: Chuỗi cung ứng đám mây giúp cho quy trình đặt hàng, quản lý kho và tồn kho, vận tải và hệ thống giá trở nên rộng hơn nên tiết kiệm hơn. Logistics trên nền tảng đám mây là một mô hình “thanh toán khi sử dụng”. Giảm bớt chi phí duy trì và nâng cấp phần mềm. Mô hình liên lạc mới được áp dụng cùng giải pháp đám mây sẽ tiết kiệm thời gian và giảm chi phí gọi điện và xử lý thông tin e-mail.

Đánh giá chất lƣợng hiệu quả hơn: Logistics trên nền tảng đám mây đánh giá thực tế hơn về năng lực mà doanh nghiệp thể hiện. Kiểm soát nhanh và tốt hơn mọi khía cạnh hoạt động sẽ giúp những tiêu chuẩn được đưa ra trở nên rõ ràng hơn. Giải pháp này tương đối dễ thay mới nên sẽ tiết kiệm nhiều nguồn lực hơn khi cần áp dụng những bài học đã rút ra để tránh lặp lại những sai lầm về chất lượng cũ.

Không ngừng cải tiến: Giải pháp điện toán đám mây tiết kiệm hơn khi phải bổ sung những tính năng mới hoặc xóa bỏ những tính năng dư thừa. Ý tưởng mới sẽ thực hiện dễ dàng chỉ với việc thay đổi mã lệnh. Logistics đám mây có vô số công cụ số liệu, không chỉ đơn giản hóa việc báo cáo mà còn chạm tới những lĩnh vực có thể hoặc đang cần cải tiến.

Mô hình liên lạc tốt hơn: Chuỗi cung ứng đám mây giúp xây dựng một cộng đồng có khả năng hợp tác cao. Nhằm đảm bảo tính mạch lạc và đầy đủ của thông tin. Việc truy cập đám mây theo vai trò của người dùng trong chuỗi logistics giúp giải quyết nhanh chóng những vấn đề với nguồn lực thấp nhất. Các hành động được đưa ra sẽ là dành cho các phần tương ứng khác nhau của quy trình.

Quản lý nguồn lực tốt hơn: Mô hình logistics đám mây trở thành hiện thực, đơn giản hóa việc sử dụng nguồi lực hơn để có thể theo dõi các phương tiện vận chuyển, bưu kiện, các gói hàng, theo sát tiến độ vận chuyển và giữ liên lạc với các đối tác kho hàng hoặc để nhận diện những nhà cung cấp lớn, nhà quản lý, chỉ cần một trình duyệt có thể truy cập internet là đủ.

XU HƢỚNG LOGISTICS 7

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 22

THÁI LAN 4.0: NGÀNH BƢU ĐIỆN VÀO CUỘC

Thailand Post, một doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước cung cấp dịch vụ bưu chính ở Thái Lan, vừa

công bố một loạt các sáng kiến hướng tới Bưu điện Thái Lan 4.0, theo sát chương trình Thái Lan 4.0 của Chính phủ.

Bưu điện Thái Lan (Thailand Post) đã lên kế hoạch phát triển hệ sinh thái ngành bưu chính, chuyển phát để trở thành trung tâm logistic của Dự án Hành lang Kinh tế Phía Đông của Chính phủ.

Thailand Post vừa công bố một loạt các sáng kiến hướng tới Bưu điện Thái Lan 4.0, theo sát chương

trình Thái Lan 4.0 của Chính phủ. Điều này bao gồm việc áp dụng công nghệ và đổi mới vào tất cả các quy trình trong hệ thống, trong đó có khâu gửi, phân loại, chuyển tiếp và phân phối nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như từng bước hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số.

Thailand Post sẽ phát triển hệ sinh thái kinh doanh bưu chính và chuyển phát để trở thành trung tâm logistics cho dự án Hành lang Kinh tế Phía Đông (EEC) tại tỉnh Chonburi vào năm 2019 và tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không. Thailand Post đang xem xét ba lĩnh vực để thúc đẩy tăng trưởng thương mại điện tử nội địa:

1. Phát triển nền tảng và chợ điện tử thông qua cổng thông tin thailandpostmart.com bằng cách phát triển nền tảng và chợ điện tử thông qua cổng thông tin thailandpostmart.com, dự kiến sẽ là một thị trường quốc gia

2. E-logistics, nơi Thailand Post sẽ phát triển các kênh phân phối cho các khách hàng TMĐT. Điều này bao gồm các giải pháp thực hiện thực hiện C2C và các dịch vụ trả hàng tại các địa điểm khách hàng chọn

3. Thanh toán điện tử. Thailand Post sẽ phát triển một kênh thanh toán mới để hỗ trợ sử dụng ví điện tử

Một dự án khác là hộp thư thông minh sẽ được sử dụng để cung cấp thông tin du lịch, các cửa hàng sản phẩm địa phương... bằng cách quét mã QR trên điện thoại.

Chủ tịch Thailand Post cho biết, mục tiêu doanh thu của năm 2017 đã được đặt ra là 26 tỷ baht (782 triệu USD). Trong nửa đầu năm nay, lợi nhuận ròng tăng 18% so với cùng kỳ năm trước, nhờ sự tăng trưởng của thương mại điện tử, với mức đóng góp doanh thu lên tới 42%.

Báo Bangkok Post gần đây cũng đã đưa tin, Đường sắt Thái Lan (SRT) và Thailan Post sẽ áp dụng Internet of Things (IoT) và công nghệ blockchain để cải thiện các dịch vụ logistics của họ.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 23

Doanh nghiệp logistics né cuộc chiến về giá qua các thƣơng vụ M&A

Các doanh nghiệp logistics Việt Nam đang chịu áp lực cạnh tranh cao. Việt Nam hiện có hơn 1.300 doanh nghiệp logistics, trong đó, doanh nghiệp nước ngoài chiếm khoảng 3% về số lượng, nhưng lại nắm giữ 70 - 80% thị phần của ngành.

Nguyên nhân doanh nghiệp Việt Nam yếu thế so doanh nghiệp nước ngoài:

Nhiều giới hạn về tiềm lực và khả năng quản lý còn thị trường quá phân mảnh.

Chất lượng dịch vụ rất chênh lệch

Cung cấp dịch vụ rời rạc nên không thể hợp tác với tập đoàn lớn

Hệ thống công nghệ thông tin hiệu quả rất ít

Khi các ông lthông tin hiệu quả rất ít hợp tác với tập đoàn lớnoanh nghiệp nước ngoài chiếm khoảng 3% về số lượng, nhưng lại nắm giữ 70 - 80% thị phần của ngành.với cùng kỳ năm trước, nhờ sự tăng trưởng của thương mại đibiến Việt Nam thành mảnh đất màu mỡ cho các thương vụ M&A.

Xu hướng M&A trong ngành logistics đã diễn ra mạnh mẽ từ năm 2015 trên toàn thế giới. Theo thống kê của CEL Consulting, chỉ trong quý II 2017, tổng giá trị các thương vụ M&A trong ngành logistics tại châu Á đạt 12 tỷ USD, ở châu Âu đạt khoảng 30 tỷ USD.

Trong trường hợp của Việt Nam, M&A là một lựa chọn hợp lý đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Vì những giới hạn trong tỷ lệ cổ phần sở hữu mà những năm trước đây, nên nhiều doanh nghiệp nước ngoài chọn hình thức liên doanh hoặc hợp tác chiến lược.

Tuy nhiên, hiện tại, đã có nhiều phân ngành cho phép doanh nghiệp nước ngoài sở hữu cổ phần với tỷ lệ cao hơn, nên họ không ngại bỏ tiền đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam có tiềm năng. Ngay cả đối với những phân ngành còn giới hạn tỷ lệ sở hữu, với xu hướng kinh tế mở cửa như hiện nay, doanh nghiệp nước ngoài cũng vẫn có thể đầu tư với kỳ vọng dễ dàng tăng vốn đầu tư trong tương lai.

Từ góc nhìn của doanh nghiệp Việt Nam, M&A cung cấp nguồn vốn lớn, tạo cơ hội chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý. Bằng việc đầu tư vào những doanh nghiệp logistics nội địa đang hoạt động tốt, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ nhanh chóng tận dụng mạng lưới sẵn có, cùng nguồn khách hàng và kinh nghiệm vận hành nội địa. Điều này giúp họ giảm được nhiều chi phí gia nhập thị trường so với việc bắt đầu xây dựng từ đầu.

Các ông lớn ngành logistics đang nỗ lực thực hiện M&A để né cuộc chiến về giá. Hiện các hãng tàu biển đang đối mặt với tình trạng thiếu phương tiện, trong khi giá xăng dầu tăng, cước vận tải biển giảm. Nhiều doanh nghiệp lớn theo hướng liên minh và hợp tác với nhau để né các cuộc chiến về giá và giảm độ phân mảnh của phân khúc này.

Ngoài ra, vì ngành logistics rất phân mảnh và nhiều đặc thù, nên việc tìm hiểu và nghiên cứu thị trường một cách toàn diện và thấu đáo sẽ giúp mở ra nhiều cơ hội hợp tác, đồng thời giúp xác định chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn.

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 24

DIỄN ĐÀN ĐẦU TƢ ĐÀ NẲNG 2017

Địa điểm: Trung tâm Hôi nghị và Triển lãm Ariyana Đà Nẵng

Thời gian: từ ngày 29 09 2017 đến 01/10/2017

Nội dung: Hội nghị chính thức và các hội nghị bên lề: Phát triển cơ sở hạ tầng; Bất động sản; Công nghệ cao và công nghiệp phụ trợ; Công nghệ thông tin; Du lịch; Y tế và giáo dục - đào tạo; Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Khởi nghiệp và các hoạt động phụ trợ khác

Đơn vị tham gia: Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo các tổ chức quốc tế, Đại sứ/ Tổng lãnh sự các nước tại Việt Nam, và đại diện của hơn 500 đại biểu là hiệp hội, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

CHƢƠNG TRÌNH TRÊN VTV9: VIETNAM LOGISTICS

Thời gian phát sóng: phát sóng lần đầu vào lúc 10g00 sáng Chủ nhật, phát lại vào lúc 11h10’ thứ Hai 8h00 và sáng thứ Tư tuần kế tiếp;

Kênh phát sóng: VTV9

Nhà sản xuất: Đài truyền hình Việt Nam

CHƢƠNG TRÌNH VỀ LOGISTICS TRÊN INFOTV- LOGISTICS VIỆT NAM

Thời gian phát sóng: 20h30 - 20h45 tối thứ Sáu và phát lại lúc 10h30 thứ Bảy hàng tuần

Kênh phát sóng: kênh InfoTV

Nhà sản xuất: VietNam Logistics Media phối hợp InfoTV

Back

SỰ KIỆN LOGISTICS TRONG CÁC THÁNG TỚI 8

“Choose a job you love, and you will never have to work a day in your life”

- Confucius -

- -