20
SỐ 56 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 03 - 2018 1. Tđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định Pháp lut 4. Tiêu điểm tháng 02/2018 5. Công ty Gemadept 6. Gii pháp qun trLogistics 7. Xu hướng thtrường 8. Câu chuyn Logistics 9. Skin Logistics tháng ti

Bản tin Logistics - GEMADEPT · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 HÀ NỘI DUYỆT ĐỀ ÁN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN LOGISTICS ĐẾN 2025 Ngày 13/02/2018,

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bản tin Logistics - GEMADEPT · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 HÀ NỘI DUYỆT ĐỀ ÁN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN LOGISTICS ĐẾN 2025 Ngày 13/02/2018,

SỐ 56

BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 03 - 2018

1. Từ điển Logistics

2. Khách hàng Logistics

3. Quy định – Pháp luật

4. Tiêu điểm tháng 02/2018

5. Công ty Gemadept

6. Giải pháp quản trị Logistics

7. Xu hướng thị trường

8. Câu chuyện Logistics

9. Sự kiện Logistics tháng tới

Page 2: Bản tin Logistics - GEMADEPT · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 HÀ NỘI DUYỆT ĐỀ ÁN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN LOGISTICS ĐẾN 2025 Ngày 13/02/2018,

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 1

MÔ HÌNH HUB AND SPOKE – PHÁT KIẾN CHUYỂN ĐỔI NGÀNH VẬN TẢI VÀ PHÂN PHỐI

Khái niệm

Mô hình phân phối hub and spoke là một hình thức tối ưu hoá mạng lưới vận tải, trong đó các tuyến vận tải được tổ chức như là một loạt các “spoke” kết nối các điểm xa với một “hub” trung tâm. Các hình thức đơn giản của mô hình phân phối/ kết nối này có thể đối lập với các hệ thống vận tải từ điểm đến điểm (point-to-point), trong đó mỗi điểm đều có tuyến đường trực tiếp tới mọi điểm khác, và đó là phương pháp chính để vận chuyển hành khách và hàng hóa cho đến những năm 1970. Mô hình phân phối hub and spoke được phát triển bởi Delta Airlines năm 1955 và đã cách mạng ngành công nghiệp vận tải logistics sau khi Federal Express minh chứng cho giá trị của khái niệm này vào đầu những năm 1970.

Trong quá khứ, ngành vận tải và phân phối được thực hiện theo các nguyên tắc của các hoạt động điểm đến điểm (point-to-point) hay còn gọi là định tuyến trực tiếp. Khi công nghệ phát triển, lĩnh vực logistics đã tìm ra cách vận chuyển hàng hóa nhanh hơn, tiết kiệm chi phí hơn. Mô hình hub and spoke được sinh ra từ những nỗ lực của ngành trong việc phát triển các mạng lưới hiệu quả hơn. Để hiểu rõ hơn về mô hình hub and spoke, hãy tưởng tượng một bánh xe đạp phức tạp, với “hub” (trung tâm) như là một tâm điểm chiến lược của mạng, và các “spoke” (thanh ray) phát ra để kết nối nó với các điểm từ xa. Chức năng của các hub and spoke khác nhau tùy theo ngành công nghiệp.

Lý do áp dụng mô hình hub and spoke

Trong những năm gần đây, các công ty vận tải đã áp dụng mô hình hub and spoke để tăng tốc độ giao hàng và giảm chi phí. Sử dụng mô hình này, các chuyến vận chuyển thu thập hàng hóa từ điểm ban đầu (các đầu của spoke) và vận chuyển nó trở lại một cơ sở xử lý trung tâm (hub). Các lô hàng sau đó hoặc được lưu trữ, hoặc được phân phối trực tiếp từ trung tâm của mạng lưới. Các công ty quy mô lớn vận hành rất nhiều hệ thống hub and spoke. Một ưu điểm của mô hình hub and spoke là nó đã cải thiện việc theo dõi lô hàng. Khi các gói hàng được vận chuyển trực tiếp từ thành phố nguồn, có quá nhiều tuyến đường kết nối chúng tới một mạng lưới rộng lớn các thành phố khác. Theo dõi việc vận chuyển trong một hệ thống phức tạp như vậy sẽ là một cơn ác mộng trong Logistics. Hơn nữa, vì cần có sự phối hợp tập thể giữa các thành phố, các công ty sẽ cần phải chi tiền cho nhân viên và trang bị cho từng cơ sở. Với mô hình hub and spoke, họ chỉ cần lo lắng cho một trung tâm vận hành logistics duy nhất. Cụ thể, các công ty xe tải tư nhân sử dụng mô hình hub and spoke để sử dụng một nhóm các lái xe và xe tải không chuyên dụng trên diện rộng. Các tài nguyên không chuyên dùng có thể được sử dụng theo những cách khác cho đến khi khách hàng trong khu vực đó yêu cầu dịch vụ của họ.

Ứng dụng của mô hình

Các công ty như Federal Express, UPS, Norfolk Southern và Yellow Freight đã áp dụng thành công mô hình phân phối hub và spoke để đạt được lợi thế cạnh tranh về logistics. Họ đã nhận thấy rằng mô hình phân phối này làm giảm chi phí vận chuyển, cải thiện thời gian chu kỳ và giảm hàng tồn kho. Nhiều công ty khác hiện đang nhận ra rằng tiết kiệm đáng kể về mặt chi phí có thể là kết quả của việc cải thiện quy trình phân phối. Mạng lưới hub and spoke là một hệ thống logistics tích hợp tập trung, được thiết kế để giảm chi phí. Các trung tâm phân phối hub and spoke nhận các sản phẩm từ nhiều nguồn khác nhau, gom các sản phẩm, và gửi trực tiếp đến nơi giao hàng cuối cùng. Các nghiên cứu cho thấy rằng chi phí logistics chiếm từ 10-35% tổng doanh thu của các công ty. Và 60% chi phí logistics thuộc về vận chuyển hàng hoá . Một nghiên cứu của công ty tư vấn PRTM cho thấy các công ty được coi là các tổ chức thực hành tốt nhất trong việc đưa sản phẩm ra thị trường có lợi thế về chi phí chuỗi cung ứng 45% so với trung bình một đối thủ cạnh tranh khác của họ.

Back

TỪ ĐIỂN LOGISTICS 1

Page 3: Bản tin Logistics - GEMADEPT · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 HÀ NỘI DUYỆT ĐỀ ÁN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN LOGISTICS ĐẾN 2025 Ngày 13/02/2018,

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2

VUA TÔM MINH PHÚ VÀ MỤC TIÊU XUẤT KHẨU 800 TRIỆU USD

Thuỷ sản Minh Phú (MPC) - doanh nghiệp dẫn đầu ngành tôm xuất khẩu đang có một năm kinh doanh thuận lợi nhất trong nhiều năm trở lại đây nhờ sự tăng trưởng nhu cầu tăng nhanh ở các thị trường nhập khẩu lớn.

Năm 2017, MPC đạt sản lượng 55.775 tấn, tăng 31,4% so với năm 2016 và hoàn thành 0,86% so với kế hoạch. Kim ngạch xuất khẩu đạt 692,5 triệu USD, tăng 30,5% so với năm 2016 và vượt 1,7% kế hoạch. Tổng doanh số đạt hơn 16.800 tỷ đồng, tăng 40,7% so với cùng kỳ và vượt 6,8% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế đạt 841 tỷ đồng, tăng gần 8 lần so với năm trước.

Bước sang 2018, kế hoạch kinh doanh tham vọng hơn đã được Hội đồng quản trị MPC đề xuất với cổ đông là kim ngạch xuất khẩu hợp nhất đạt 800 triệu USD tăng 15%; sản lượng dự kiến đạt 63.000 tấn tôm thành phẩm, tăng 13%; tổng doanh thu thuần hợp nhất 18.200 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất 990 tỷ đồng, lần lượt tăng 8% và 39% so với kết quả thực hiện năm trước.

Năm 2018, MPC lên kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 700 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng và tiến hành niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE)

Back

KHÁCH HÀNG LOGISTICS 2

Page 4: Bản tin Logistics - GEMADEPT · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 HÀ NỘI DUYỆT ĐỀ ÁN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN LOGISTICS ĐẾN 2025 Ngày 13/02/2018,

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3

HÀ NỘI DUYỆT ĐỀ ÁN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN LOGISTICS ĐẾN 2025

Ngày 13/02/2018, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 814/QĐ-UBND Hà Nội phê duyệt Đề án quản lý và phát triển hoạt động logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025. Theo đó, Hà Nội sẽ tạo điều kiện và phối hợp, hỗ trợ để các hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề phát huy vai trò, thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực doanh nghiệp, chất lượng dịch vụ Logistics.

TỪ 1/4/2018, ĐÀ NẴNG ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT ngày 22/9/2015 của Bộ GTVT quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa và các quy định khác có liên quan theo chỉ đạo của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Kể từ ngày 1/4/2018, TP Đà Nẵng sẽ thực hiện kiểm tra, cấp giấy chứng nhận An toàn kỹ thuật & bảo vệ môi trường phương tiện thuỷ nội địa cho các phương tiện hoạt động trên sông, kênh, rạch, hồ, đầm và vịnh do địa phương trực tiếp quản lý có các đặc trưng gồm: Phương tiện có sức chở người dưới 50 người, phương tiện có trọng tải toàn phần dưới 200 tấn, phương tiện có động cơ có tổng công suất máy chính dưới 135 sức ngựa, phương tiện chuyên dùng (ụ nổi, tàu công trình và các tàu có công dụng đặc biệt có chiều dài thiết kế nhỏ hơn 10 mét).

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GTVT HÀNG KHÔNG ĐẾN 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030

Ngày 23/02/2018, Phó Thủ tướng đã ban hành Quyết định 236/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT hàng không giai đoạn đến 2020, định hướng đến 2030. Theo điều chỉnh được phê duyệt, mục tiêu đến 2030, thị trường vận tải hàng không Việt Nam đứng trong nhóm 4 quốc gia hàng đầu ASEAN về sản lượng vận chuyển; Phát triển đội tàu bay theo định hướng áp dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại; Phát triển hệ thống cảng hàng không với công suất thiết kế đáp ứng nhu cầu vận chuyển và năng lực chuyên chở; Hình thành và phát triển 3 trung tâm vận chuyển hành khách, hàng hóa ngang tầm khu vực ASEAN.

Mục tiêu khác là tổng thị trường vận chuyển hàng hóa tăng trung bình 18%/năm GĐ 2015 - 2020 và 12%/năm GĐ 2020 - 2030. Đến năm 2020, sản lượng thông qua các cảng hàng không đạt khoảng 131 triệu hành khách/năm và 2,2 triệu tấn hàng hóa/năm, công suất thiết kế của các cảng hàng không đạt khoảng 144 triệu hành khách/năm và 2,5 triệu tấn hàng hóa/năm;... Về mạng cảng hàng không, đến năm 2020, khai thác hệ thống 23 cảng hàng không (CHK) gồm 13 CHK quốc nội và 10 CHK quốc tế, trong đó 4 CHK Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Cam Ranh là cửa ngõ quốc tế; được phân bổ theo khu vực quản lý chuyên ngành. Đến năm 2030, khai thác hệ thống 28 CHK gồm 15 CHK quốc nội và 13 CHK quốc tế, trong đó, 5 CHK Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất, Long Thành là cửa ngõ quốc tế.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

BAN HÀNH THÔNG TƯ SỐ 07/2018/TT-BGTVT QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA TÀU BIỂN

Ngày 07/2/2018, Thứ trưởng đã ký ban hành Thông tư số 07/2018/TT-BGTVT quy định về kiểm tra tàu biển. Thông tư gồm 3 Chương, 21 Điều, áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc kiểm tra tàu biển nước ngoài hoạt động trong vùng nước cảng biển Việt Nam.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2018.

QUY ĐỊNH MẪU BIÊN BẢN, QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH HÀNG HẢI

Ngày 22/2/2018, Thứ trưởng đã ban hành Thông tư số 08/2018/TT-BGTVT Quy định mẫu biên bản, mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hàng hải. Thông tư này áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc lập biên bản, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chínhi.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/04/2018.

Back

PHÁP LUẬT – QUY ĐỊNH 3

Page 5: Bản tin Logistics - GEMADEPT · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 HÀ NỘI DUYỆT ĐỀ ÁN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN LOGISTICS ĐẾN 2025 Ngày 13/02/2018,

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4

TIN KINH TẾ

Kinh tế quý I thuận đà tăng trưởng

Theo Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF - Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

- Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong quý I/2018 ước đạt 7,41%- đây là mức tăng trưởng cao nhất trong quý I của nhiều năm trở lại đây và cao hơn mức tăng 5,15% của quý I/2017

- Chỉ số Sản xuất công nghiệp (IIP) của 2 tháng năm ngoái chỉ tăng 2,4% so với cùng kỳ, trong khi đó 2 tháng năm nay, mức tăng đã lên tới 15,2%.

- Xuất nhập khẩu cũng tăng trưởng ấn tượng: 2 tháng đầu 2018, kim ngạch xuất khẩu của cả nước ước đạt gần 34,51 tỷ USD, tăng 25,8% so với cùng kỳ. Với kim ngạch nhập khẩu đạt 34 tỷ USD, tăng 20,04% so với cùng kỳ, cán cân thương mại của Việt Nam đang thặng dư 504 triệu USD, so với năm ngoái, 2 tháng đầu năm, nền kinh tế nhập siêu gần 50 triệu USD.

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

Ngày 8/3/2018, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tên gọi mới sau điều chỉnh một số nội dung của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, với 11 thành viên TPP (gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam) đã được ký chính thức tại Santiago, Chile.

CPTPP sẽ đi vào thực hiện 60 ngày sau khi một nửa số nước tham gia ký hiệp định hoàn tất thủ tục thông qua tại Quốc hội mỗi nước (dự kiến có hiệu lực vào cuối năm 2018 hoặc nửa đầu năm 2019).

CPTPP thúc đẩy xu hướng hợp tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương; giúp Việt Nam tăng mở rộng xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn và thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mà Việt Nam đang có nhu cầu phát triển; gia tăng động lực và tốc độ phát triển kinh tế, cũng như thúc đẩy cải cách thể chế, môi trường đầu tư - kinh doanh thông thoáng, minh bạch. Lợi ích với Việt Nam cũng sẽ tăng lên khi CPTPP mở rộng thành viên. Là thành viên sáng lập, Việt Nam sẽ có lợi thế hơn trong việc bảo vệ các lợi ích của mình.

NGÀNH HÀNG KHÔNG

Hàng không Hải Âu "lấn sân" kinh doanh máy bay

Nguồn tin riêng của Báo Giao thông cho biết, hãng hàng không Hải Âu đang có kế hoạch hợp tác với Công ty Textron Aviation Inc. Đây là một công ty con thuộc Tập đoàn công nghiệp hàng đầu của Mỹ đang sở hữu khá nhiều thương hiệu máy bay như Beechcraft, Cessna và Hawker.

Textron Aviation đã hoạt động hiệu quả trong hơn 90 năm liên tục, cung cấp các dịch vụ và sản phẩm hàng không tổng hợp linh hoạt như huấn luyện viên máy bay quân sự; cung cấp các loại máy bay gồm cả máy bay kinh doanh, máy bay cánh quạt chuyên dụng, máy bay piston hiệu suất cao, trong đó có cả loại máy bay cá nhân cỡ vừa (private jet).

Nhận thấy tiềm năng và nhu cầu tại Việt Nam trong việc sử dụng sản phẩm máy bay cá nhân cỡ vừa, Hàng không Hải Âu đã phối hợp với Textron Aviation tìm hiểu cơ hội nhập khẩu loại máy bay này vào Việt Nam.

TIÊU ĐIỂM THÁNG 2/2018

/2017

/2017

4

Page 6: Bản tin Logistics - GEMADEPT · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 HÀ NỘI DUYỆT ĐỀ ÁN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN LOGISTICS ĐẾN 2025 Ngày 13/02/2018,

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 5

NGÀNH ĐƯỜNG SẮT

Dễ dàng vận chuyển hàng hóa qua đăng ký trên mạng internet Egov

Từ ngày 15/3/2018, CTCP Vận tải đường sắt Hà Nội tổ chức vận chuyển hàng hóa trên các đoàn tàu hàng nhanh chạy suốt Bắc – Nam, phục vụ khách hàng đăng ký trên mạng hành chính điện tử Egov của Công ty. Trong giai đoạn đầu tổ chức bán 1 đôi tàu/tuần, sau khi đi vào ổn định sẽ triển khai đồng loạt các đoàn tàu chuyên tuyến.

Khách hàng không phải ra ga đăng ký cấp xe mà có thể đăng ký thuê vận chuyển hàng hóa tại bất cứ đâu thông qua mạng. Các thông tin về đoàn tàu, số lượng toa xe, chủng loại toa xe, hành trình, thời gian đều được công khai trên mạng. Tùy theo nhu cầu vận chuyển, khách hàng có thể đăng ký mua tối thiểu 1 toa xe và tối đa mua cả đoàn tàu. Khách hàng trả giá cao nhất và sớm nhất sẽ được chọn do hệ thống chọn tự động. Trong giai đoạn đầu, công ty tổ chức bán một đôi tàu/tuần. Sau khi ổn định sẽ triển khai đồng loạt các đoàn tàu chuyên tuyến.

Các thông tin về đoàn tàu, số lượng toa xe, chủng loại toa xe, hành trình, thời gian đều được công khai trên mạng. Hình thức bán hàng mới này được kỳ vọng sẽ tạo ra một sản phẩm dịch vụ lành mạnh, công bằng, hạn chế được các tiêu cực phát sinh, từng bước chuyên nghiệp hóa trong công tác vận tải hàng hóa. Hành trình đoàn tàu chạy 50 giờ.

– Tàu HH7: Xuất phát tại ga Giáp Bát lúc 22h20’ các ngày thứ 6 hàng tuần và kết thúc tại ga Sóng Thần 0h22’.

– Tàu HH8: Xuất phát tại ga Sóng Thần lúc 22h các ngày thứ 2 hàng tuần và kết thức tại ga Giáp Bát 23h59’

Giá vận chuyển sàn (chưa bao gồm thuế GTGT):

– Toa xe G: Khách hàng mua dưới 5 toa xe: 24.450.000 đồng/xe/vòng. Từ 5 toa xe trở lên: 24.200.000 đồng/xe/vòng.

– Toa xe Mc: Khách hàng mua dưới 5 toa xe: 20.400.000 đồng/xe/vòng. Từ 5 toa xe trở lên 20.200.000 đồng/vòng/xe.

NGÀNH VẬN TẢI BIỂN

Sản lượng vận chuyển container có sự khởi đầu mạnh mẽ

Sản lượng vận chuyển container toàn cầu trong tháng Một đã tăng 5,1% , tiếp nối đà tăng trưởng tích cực trên các tuyến từ năm 2017.

Theo các số liệu mới nhất từ Container Trades Statistics cho thấy, sản lượng vận chuyển trong tháng Một năm 2018 đạt 13,8 triệu TEU, tăng so với mức 13,2 triệu TEU trong cùng kỳ năm 2017.

Tăng trưởng sản lượng trên tuyến Châu Á-Bắc Mỹ đạt 14,6%, với sản lượng đạt 1,8 triệu TEU so với mức 1,6 triệu TEU đạt được trong tháng 1 năm 2017.

Sản lượng container trên tuyến Á-Âu tháng Một tăng 1,5%, đạt 1.48 triệu Teu so với 1,46 triệu Teu đạt được trong cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó trên tuyến xuyên Đại Tây Dương, đà tăng trưởng tích cực từ năm ngoái vẫn được tiếp tục cho tới tháng Một năm nay. Nhập khẩu vào Bắc Mỹ từ châu Âu tăng 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái, khi vẫn tiếp tục nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ người tiêu dùng Mỹ.

Tuy nhiên, mặc dù với mức tăng sản lượng như vậy, nhưng các hãng vận chuyển lại không thể đạt được bất kỳ mức tăng giá nào trong tháng Một giữa bối cảnh cạnh tranh gay gắt.

Page 7: Bản tin Logistics - GEMADEPT · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 HÀ NỘI DUYỆT ĐỀ ÁN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN LOGISTICS ĐẾN 2025 Ngày 13/02/2018,

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 6

Vận tải container – xu thế mua bán, sáp nhập vẫn tiếp tục

Trong khi 7 hãng tàu lớn nhất thế giới vừa kết thúc các thương vụ mua bán, sáp nhập và bắt đầu hoàn thiện mạng lưới của họ thông qua ba Liên minh là “2M”, “Ocean Alliance” và “The Alliance” thì tại một hội thảo mới đây ở Long Beach, ông Lars Jensen CEO SeaIntelligence Consulting đã phát biểu “chúng ta vẫn chưa biết đến bao giờ thì cuộc chơi mua bán, sáp nhập mới kết thúc. Nhiều người dự đoán sắp tới sẽ đến lượt Yangming và Evergreen vì chính phủ Đài Loan không thể ủng hộ cả hai hãng, mặc dù cả YMLvà EMC đều khăng khăng bác bỏ thông tin này. Ngoài ra còn phải kể đến Hyundai với sự ủng hộ của chính phủ Hàn Quốc và mong muốn tái cấu trúc đội tàu, họ có thể thâu tóm các hãng tàu trung bình và nhỏ để trở về vị trí cũ trong “Top 10” hãng tàu lớn nhất thế giới. Chúng tôi dự đoán trong thời gian tới sẽ có ít nhất 30 hãng tàu trong danh sách “Top 100” sẽ biến mất do phá sản hoặc bị bán”.

Thị trường cho thuê tàu không bị ảnh hưởng bởi Tết Nguyên Đán

Sự lạc quan của thị trường cho thuê tàu biển đến từ các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, cho thấy sự tiếp tục tăng trưởng của sức khỏe kinh tế toàn cầu, điều này sẽ thúc đẩy thương mại vận tải container. Tuy nhiên, trong một vài tháng tới, khi các tàu cỡ lớn đã được đặt đóng được đưa vào khai thác thì thị trường cho thuê tàu chắc chắn sẽ có sự thay đổi.

APL giới thiệu liên kết tuyến giữa Nhật Bản – Đài Loan và Thái Lan

APL (thuộc CMA CGM Group) đã giới thiệu tuyến dịch vụ hàng tuần kết nối Nhật Bản với Đài Loan và Thái Lan (JTX). Tuyến mới sẽ có vòng quay 4 tuần, sử dụng 4 tàu có trọng tải 1.470 to 1.750 teu và đi qua các cảng: Tokyo, Yokohama, Shimizu, Nagoya, Osaka, Kobe, Keelung, Taichung, Kaohsiung, Hong Kong, Laem Chabang, Bangkok (Phra Khanong), Laem Chabang, Hong Kong, Kaohsiung, Taichung*, Keelung, Tokyo. Tuyến dịch vụ mới dự kiến sẽ hoạt động từ ngày 27/02/2018 từ Tokyo.

Page 8: Bản tin Logistics - GEMADEPT · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 HÀ NỘI DUYỆT ĐỀ ÁN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN LOGISTICS ĐẾN 2025 Ngày 13/02/2018,

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 7

Hãng vận chuyển ONE hợp nhất kết quả kinh doanh vận tải container Quý 4/2017

3 hãng vận tải K Line, MOL và NYK đã thông báo hợp nhất kết quả tài chính đối với mảng kinh doanh vận tại container của mình trong quý 4/2017. Bên cạnh đó, 3 hãng cũng đã dự kiến kế hoạch quý 1/2018 của mình như bảng bên.

SM Line và Namsung gia tăng độ bao phủ Đông Nam Á- Trung Quốc và Hàn Quốc

Các hãng vận tải Hàn Quốc SM Line và Namsung Shipping sẽ gia tăng độ bao phủ của mình tại khu vực Hàn Quốc, Trung Quốc và Đông Nam Á thông qua việc hợp tác trên các tuyến dịch vụ hiện tại, có hiệu lực từ giữa tháng 3/2018.

Evergreen giới thiệu bổ sung tuyến dịch vụ Nội Á

Cuối tháng 1/2018, Evergreen đã giới thiệu 2 tuyến nội Á. Một tuyến sẽ kết nối giữa Trung Quốc và Việt Nam thông qua việc trao đổi chỗ trên Wan Hai 'China-Vietnam service' (CV1). Một tuyến khác sẽ kết nối giữa Trung Quốc và các vùng Eo biển thông qua việc trao đổi chỗ trên các tuyến có cảng cố định 'India East Coast Express 2'. Trong tuyến này, Evergreen sẽ hợp tác khai thác với Wan Hai, Cosco, Interasia Line, OOCL và X-Press Feeders.

Đề xuất mở tuyến vận tải biển trực tiếp Việt Nam - Oman

Ngày 22/03/2018, Bộ trưởng Bộ GTVT đã làm việc với Bộ trưởng Thương mại và công nghiệp Vương quốc Oman về khả năng hợp tác hai bên trong lĩnh vực GTVT. Bộ trưởng Oman cho biết, phía Oman đã thành lập Công ty CP Đầu tư Việt Nam- Oman (VOI) để xúc tiến các hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Hiện VOI đã đầu tư tại Việt Nam với giá trị khoảng 2 triệu USD. Theo Oman, tiềm năng hợp tác thương mại giữa hai nước Việt Nam – Oman rất lớn. Đặc biệt trong xuất khẩu nông sản như gạo, đường, rau củ, trái cây tươi, hoa… từ Việt Nam sang Oman vì hiện Oman không phát triển được nông nghiệp trong khi nhu cầu tiêu dùng rất lớn và phục vụ cho cả việc dự trữ. Ngoài ra, sản phẩm điện tử gia dụng của một số hãng tại Việt Nam như Samsung… rất được ưa chuộng tại Oman.

Tuy nhiên, để xuất khẩu các mặt hàng này, cần thiết lập đường vận chuyển trực tiếp Việt Nam – Oman và ngược lại bằng đường biển để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu, giảm chi phí, đồng thời Oman cũng đề nghị phía Bộ GTVT Việt Nam nghiên cứu, tạo thuận lợi cho phía Oman mở đường bay thẳng Việt Nam – Oman, cũng như đầu tư vào lĩnh vực GTVT đường bộ.

Page 9: Bản tin Logistics - GEMADEPT · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 HÀ NỘI DUYỆT ĐỀ ÁN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN LOGISTICS ĐẾN 2025 Ngày 13/02/2018,

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 8

NGÀNH CẢNG BIỂN

Cảng Tân Vũ chuẩn bị thực hiện dịch vụ trung chuyển hàng hóa

Theo CTCP Cảng Hải Phòng trực thuộc TCT Hàng hải Việt Nam – Vinalines, từ ngày 20/3, Chi nhánh cảng Tân Vũ (Cảng Hải Phòng) có thể tiếp nhận, bốc xếp container hàng hóa trung chuyển và cung cấp dịch vụ bảo quản, lưu kho, bãi cho hàng hóa trung chuyển tại bãi xếp chứa container trung chuyển ở chi nhánh cảng này, có diện tích 1.992 m2.

Cước xếp dỡ hàng hóa trung chuyển bằng 150% cước xếp dỡ container căn cứ theo hợp đồng dịch vụ giữa CTCP Cảng Hải Phòng và khách hàng hoặc theo biểu cước hiện hành của CTCP Cảng Hải Phòng với trường hợp khách hàng không có hợp đồng.

Năm 2018, CTCP Cảng Hải Phòng phấn đấu đạt sản lượng hợp nhất 34,25 triệu tấn; tổng doanh thu hợp nhất 2.210 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất dự kiến 489,4 tỷ đồng. Đồng thời, tiếp tục triển khai các thủ tục đề nghị đầu tư Cảng Lạch Huyện để giữ thị trường và di dời Cảng Hoàng Diệu.

Cảng Đà Nẵng ký Thỏa thuận hợp tác với cảng Kobe (Nhật Bản)

Ngày 2/2/2018, Cục quản lý dự án Cảng & đô thị, chính quyền thành phố Kobe (Cảng Kobe) và Cảng Đà Nẵng đã ký kết một thỏa thuận hợp tác song phương (MOU), đặt nền móng cho những hoạt động trao đổi và hợp tác sắp tới giữa hai bên.

Mục đích của thỏa thuận hợp tác này là để Cảng Đà Nẵng và Cảng Kobe cùng nhau thúc đẩy sự phát triển ổn định và bền vững. Theo nội dung MOU, hai bên sẽ phấn đấu để đạt được lợi ích cho cả hai phía bằng cách theo đuổi sự hợp tác đôi bên, chủ yếu về mặt phát triển nhân lực, thông qua các hoạt động như hỗ trợ tàu, trao đổi thông tin về vận tải biển, viếng thăm trực tiếp lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm,…

Tỉnh Sóc Trăng đề xuất đầu tư Dự án ph c hợp cảng biển nước sâu Mekong

Ngày 12/03/2018, UBND tỉnh Sóc Trăng đã đề nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng bổ sung cảng nước sâu Trần Đề vào Quy hoạch nhóm cảng biển loại I. Tỉnh Sóc Trăng cho biết tỉnh này đã tiếp nhận đề xuất Dự án đầu tư cảng biến nước sâu Mekong (cảng Trần Đề) có tổng mức đầu tư lên tới 6 tỷ USD (tương đương 136.500 tỷ đồng) của tập đoàn International Local Development Consortium – Pháp.

Nhà đầu tư này đề nghị xây dựng Khu phức hợp gồm cụm cảng biển Trần Đề (quy mô đón được tàu 200.000 D T), khu dịch vụ cảng và đô thị; KCN gắn liền với cảng trên diện tích 6.000 ha. Dự án được phân kỳ theo 15 giai đoạn, trong trường hợp được phê duyệt, nhà đầu tư sẽ xây dựng cảng và khu khai thác nội địa trong 7 năm để hoàn thành, đưa vào hoạt động từ năm 2026. Bộ GTVT sẽ có văn bản báo cáo để Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung cảng nước sâu Trần Đề vào quy hoạch cảng biển loại 1A.

Cảng biển nước sâu khu vực Cái Mép – Thị Vải tăng cường năng lực cạnh tranh

Trong những ngày đầu năm mới 2018, cảng CMIT đã hợp tác khai thác với bến sà lan thủy nội địa Hưng Thái có vị trí nằm sát bên cảng CMIT. Cảng Dịch vụ tổng hợp Hưng Thái được đưa vào khai thác giai đoạn 1, với tổng diện tích sử dụng hơn 81.000 m2, chiều dài cầu cảng 250m, có khả năng tiếp nhận 3 sà lan hoặc các phương tiện thủy nội địa cùng một lúc. Giai đoạn đầu sau khi đưa vào khai trương, các bến sà lan này sẽ đảm trách việc tiếp nhận xếp, dỡ một lượng hàng container được chuyên chở bằng sà lan cho CMIT. Hợp tác này được kỳ vọng sẽ giúp CMIT tăng thêm hiệu quả trong khai thác cầu bến, mang lại cơ hội thu hút thêm các tuyến tàu mẹ về xếp dỡ tại cảng CMIT.

Tương tự, cảng container nước sâu Tân Cảng - Cái Mép cũng đã đầu tư thêm 1 cẩu bờ dự kiến cuối năm 2018 sẽ đưa vào hoạt động, sẽ đáp ứng một phần yêu cầu đón tàu lớn hơn (dự báo trong tương lai có thể đón tàu có sức chở đạt tới 26.300 teu, chiều dài 460m, chiều rộng 63,6m, mớn nước 17m).

Page 10: Bản tin Logistics - GEMADEPT · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 HÀ NỘI DUYỆT ĐỀ ÁN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN LOGISTICS ĐẾN 2025 Ngày 13/02/2018,

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 9

NGÀNH LOGISTICS

Việt Nam và 5 nước đạt thỏa thuận kết nối đường bộ

Ngày 15/3/2018, Hội nghị Ủy ban Hỗn hợp lần thứ 6 thực hiện Hiệp định Tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hóa qua lại biên giới 6 nước Tiểu vùng Mekong mở rộng (Hiệp định GMS-CBTA) cấp Bộ trưởng đã diễn ra. Với quyết tâm rất lớn từ các nước thành viên, Hội nghị lần này đã thông qua được Tuyên bố chung và ký kết Bản ghi nhớ “Thu hoạch sớm”; ấn định thời gian bắt đầu triển khai thực hiện kết nối vận tải xuyên biên giới trong Tiểu vùng từ tháng 6/2018. Riêng Myanmar sẽ tham gia thực hiện “Thu hoạch sớm” thông qua việc thực hiện các thỏa thuận - song phương tương tự như Hiệp định CBTA, với các nước láng giềng cho đến năm 2020.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GTVT Việt Nam Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh, Hiệp định GMS-CBTA rất quan trọng trong thúc đẩy hợp tác các nước Tiểu vùng Mekong mở rộng (Việt Nam, Campuchia, Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Myanmar) cả về vận tải và thương mại. Với việc tham gia Hiệp định, hạ tầng kết nối GTVT đã được cải thiện, cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các nước trong khu vực.

Bản ghi nhớ “Thu hoạch sớm” cho phép triển khai có hiệu quả Giấy phép vận tải đường bộ GMS và Sổ theo dõi tạm nhập cho xe thương mại. Đồng thời khuyến khích tất cả các nước GMS tiếp tục nỗ lực để tạo thuận lợi cho vận tải và thương mại trong khu vực, bao gồm việc tăng cường thực hiện mô hình “Một cửa/Một lần dừng” tại các cửa khẩu theo Hiệp định. Cụ thể, các nước thống nhất cho phép mỗi nước thành viên được phát hành tối đa 500 Giấy phép vận tải đường bộ khu vực GMS và Tờ khai tạm nhập tái xuất đối với phương tiện vận tải người và hàng hóa có đăng ký, sở hữu hoặc hoạt động tại quốc gia đó; quy định phương tiện có thể vận chuyển trên tất cả các tuyến đường và qua tất cả các cửa khẩu được nêu trong Nghị định thư 1 của Hiệp định.

Ký biên bản ghi nhớ hợp tác Việt – Hàn lĩnh vực GTVT

Ngày 23/03/2018, Bộ trưởng Bộ GTVT Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng và công nghệ giao thông. Biên bản ghi nhớ gồm 9 khoản với nội dung tập trung vào hợp tác chung trong công tác phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, công nghệ vận tải. Việc hợp tác sẽ được thực hiện bởi các cơ quan, đơn vị cả trong khu vực công và khu vực tư nhân của hai nước.

Hai bên thống nhất tổ chức các cuộc tham vấn và các hoạt động khác như đào tạo chung, hỗ trợ kỹ thuật, tham quan các cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của nhau. Việc hợp tác đó có thể bao gồm: Giao thông đường bộ (bao gồm hợp tác song phương trên tuyến đường cao tốc của Việt Nam); Vận tải đường sắt; Vận tải hàng không; Dịch vụ logistics và bất kỳ lĩnh vực khác nào được quyết định bởi hai bên.

Warburg Pincus bắt tay Becamex IDC lập liên doanh BĐS 200 triệu USD

Quỹ đầu tư tư nhân Mỹ arburg Pincus, vốn đầu tư vào Vincom Retail từ năm 2013, vừa kết hợp với TCT Đầu tư và phát triển công nghiệp – Becamex IDC thành lập một liên doanh với số vốn hơn 200 triệu USD để phát triển chuỗi logistics và bất động sản công nghiệp tại Việt Nam.

Liên doanh có tên CTCP Phát triển công nghiệp B , sẽ tập trung phát triển và vận hành nhà kho và nhà xưởng xây sẵn và xây theo yêu cầu của khách hàng tại các khu kinh tế và công nghiệp chủ chốt ở Việt Nam. Ngoài ra, liên doanh này cũng sẽ xây dựng các bất động sản liên quan đến ngành công nghiệp như trung tâm nghiên cứu, văn phòng chia sẻ, và trung tâm dữ liệu.

Warburg Pincus nhận định, cùng với xu hướng dịch chuyển cơ sở sản xuất từ các thị trường như Trung Quốc sang Việt Nam, cũng như đà tăng trưởng nhanh chóng của nhu cầu trong nước, thị trường logistics và bất động sản công nghiệp Việt Nam vẫn còn chưa phát triển và đang ở điểm sẵn sàng bứt phá.

Page 11: Bản tin Logistics - GEMADEPT · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 HÀ NỘI DUYỆT ĐỀ ÁN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN LOGISTICS ĐẾN 2025 Ngày 13/02/2018,

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 10

Chủ tịch UBNT Tỉnh Thái Bình khảo sát quy hoạch khu dịch vụ cảng logistics thuộc Khu kinh tế Thái Bình

Ngày 23/2/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đã đi kiểm tra, khảo sát quy hoạch khu dịch vụ cảng logistics tại xã Thái Thượng, Thái Thụy, Thái Bình. Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình nhất trí với phương án xây dựng cầu cảng vươn ra biển do đơn vị tư vấn thiết kế và chủ đầu tư đề xuất và yêu cầu các sở, ngành, địa phương liên quan hướng dẫn, phối hợp cùng chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế theo chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm đúng quy định.

Khu dịch vụ cảng logistics có diện tích khoảng 450ha, nằm trong Khu kinh tế Thái Bình. Khi hoàn thành khu dịch vụ cảng logistics sẽ góp phần khai thác tối đa lợi thế của vùng, trở thành điểm đến của các tàu trọng tải lớn, phấn đấu trở thành điểm trung chuyển hàng hóa toàn khu vực đi quốc tế và ngược lại…

Thời gian tới, Thái Bình sẽ tập trung phát triển hệ thống, dịch vụ kho bãi chuyên nghiệp nhằm phục vụ các hoạt động tập kết, lưu giữ, trung chuyển, xếp dỡ, bao bì đóng gói… trong quá trình lưu thông hàng hóa trên thị trường nội địa và xuất nhập khẩu.

Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải sang Nhật Bản

Ngày 25/3/2018, Thaco và APL đã khai trương tuyến hàng hải quốc tế Nhật Bản - Chu Lai và đón chuyến tàu đầu tiên của hãng APL cập cảng Chu Lai.

Trước khi đến Chu Lai, tàu APL - Chu Lai (trọng tải 1.000 TEUs) ghé qua các cảng lớn như Tokyo, Yokohama, Kobe, Shekou. Hàng hóa vận chuyển của tàu đến Chu Lai gồm: linh kiện, phụ tùng các dòng xe Mazda, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và lắp ráp ô tô cho nhà máy Thaco Mazda và nguyên vật liệu phục vụ cho KCN cơ Khí ô tô Chu Lai Trường Hải; tần suất khai thác: 1 chuyến/tuần, với sản lượng Thaco đăng ký tương ứng 400-600 TEUs/tuần.

Việc mở tuyến hàng hải sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển linh kiện, hàng hóa của Thaco từ Nhật Bản (trước đây phải đưa về cảng TP.HCM, sau đó vận chuyển ra Chu Lai), phục vụ nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu, linh kiện phụ tùng của các nhà cung cấp của Mazda Nhật Bản khi đầu tư tại Chu Lai; tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tại Khu Kinh tế mở Chu Lai và khu vực Miền Trung - Tây Nguyên XNK hàng hóa qua cảng, mở ra cơ hội giao thương hàng hóa đến các cảng biển lớn trên thế giới.

Thaco cũng đang lên kế hoạch đầu tư xây dựng thêm 1 cầu cảng mới, đồng thời tỉnh Quảng Nam cũng tiến hành nạo vét luồng sâu đến 11,5m đảm bảo tiếp nhận tàu 50.000 tấn. Sản lượng hàng thông qua cảng năm 2017 đạt 1,7 triệu tấn, tăng 33 % so với năm 2016. Dự kiến, sản lượng năm 2018 đạt 3,1 triệu tấn (tăng 82% so với năm 2017) và 4 triệu tấn vào năm 2020.

Back

Page 12: Bản tin Logistics - GEMADEPT · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 HÀ NỘI DUYỆT ĐỀ ÁN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN LOGISTICS ĐẾN 2025 Ngày 13/02/2018,

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 11

CẢNG NAM HẢI: 10 NĂM – 1 CHẶNG ĐƯỜNG

Cách đây tròn 10 năm, ngày 29/02/2009, Cảng Nam Hải – cảng container đầu tiên của Tập đoàn Gemadept tại khu vực phía Bắc đã chính thức đón con tàu đầu tiên vào khai thác. Sự kiện này trở thành một mốc son quan trọng đánh dấu sự có mặt chính thức của Gemadept tại thị trường khai thác cảng sôi động này. Chỉ 1 năm hoạt động, cảng đã đạt 95% công suất thiết kế và năm 2017 vừa qua, cảng tiếp tục duy trì vị thế vững vàng khi vượt 43% công suất trong khi các cảng khu vực thượng lưu bị sụt giảm sản lượng nặng nề.

Và sau đó cứ đều đặn mỗi 4 năm, cảng Nam Hải Đình Vũ với quy mô lớn gấp 3 lần cảng Nam Hải và cảng Nam Đình Vũ với quy mô lớn gấp 3 lần cảng Nam Hải Đình Vũ đã lần lượt ra đời, tiếp nối thành công và khẳng định định hướng phát triển đúng đắn của Tập đoàn Gemadept tại Hải Phòng.

Nhân kỷ niệm ngày đón chuyến tàu đầu tiên cập cảng Nam Hải, các công ty Gemadept phía Bắc đã cùng nhau tổ chức Giải bóng bàn, Bóng đá chúc mừng, tăng cường sự đoàn kết gắn bó và phối hợp sức mạnh cùng vì một Gemadept vững mạnh và phát triển.

CẢNG NAM ĐÌNH VŨ: 5.000 CONTAINER QUA CẢNG TRONG THÁNG ĐẦU TIÊN KHAI THÁC

Ngày 14/03/2018, trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Anh Tuấn- Giám đốc cảng cho biết, do mới đi vào hoạt động, lượng hàng hóa qua cảng chưa thực sự nhiều, nhưng trong tháng đầu tiên đơn vị đã tiếp nhận làm thủ tục cho 10 tàu hàng với 5.000 container hàng hóa XNK.

“Quá trình làm thủ tục cho hàng hóa XNK tại cảng Nam Đình Vũ chúng tôi nhận được sự phối hợp, hỗ trợ hiệu quả từ Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực II (đơn vị quản lý cảng Nam Đình Vũ-PV) nên hoạt động XNK, thông quan hàng hóa diễn ra thuận lợi”- ông Trần Anh Tuấn cho biết thêm. Cảng container Nam Đình Vũ có quy mô diện tích hơn 65 ha, với 7 bến cảng container và tổng vốn đầu tư 6.000 tỷ đồng do Công ty CP Gemadept đầu tư. Cảng Nam Đình Vũ với mớn nước sâu và khu quay trở rộng, vị trí chiến lược là cửa ngõ ra biển Đông có thể tiếp nhận tàu container với trọng tải 30.000 tấn đầy tải hoạt động trên các tuyến vận tải biển xa.

Cảng Nam Đình Vũ được khởi công xây dựng ngày 9/11/2016. Ngày 4/2/2018, cảng bắt đầu tiếp nhận và làm thủ tục cho những lô hàng XNK đầu tiên. Để giải quyết thủ tục cho hàng hóa XNK và đảm bảo công tác quản lý nhà nước về hải quan tại cảng mới Nam Đình Vũ, lãnh đạo Cục Hải quan Hải Phòng đã phân công Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực II, quản lý, thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa tại đây từ ngày 4/2/2018.

Nguồn: http://www.baohaiquan.vn/Pages/5-000-container-duoc-khai-thac-qua-cang-Nam-Dinh-Vu.aspx

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY LOGISTICS HOẠT ĐỘNG CỦA GEMADEPT 5

Page 13: Bản tin Logistics - GEMADEPT · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 HÀ NỘI DUYỆT ĐỀ ÁN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN LOGISTICS ĐẾN 2025 Ngày 13/02/2018,

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 12

GEMADEPT – CJ HỢP LỰC CÙNG PHÁT TRIỂN

Hợp tác cùng CJ

Tại sự kiện Vietnam Access Day diễn ra từ ngày 13-15/3/2018, Gemadept đã chia sẻ chi tiết về kế hoạch kinh doanh 2018 và các năm tiếp theo. Qua đó, Gemadept nhấn mạnh mối quan hệ hợp tác bình đẳng với Tập đoàn CJ Logistics của Hàn Quốc, đơn vị vừa mua lại 49% và 51% cổ phần tại 2 công ty con của Gemadept là Gemadept Shipping Holdings và Gemadept Logistics Holdings vào tháng 10 vừa qua. Tổng giá trị chuyển nhượng thấp hơn 15% tổng giá trị tài sản của Gemadept.

Tổng giám đốc Gemadept – ông Đỗ Văn Minh – nhấn mạnh: trong liên doanh CJ-Gemadept, Gemadept vẫn nắm quyền quản lý và điều hành. “Tất cả các quyết định của liên doanh đều phải được đồng thuận giữa chúng tôi và đối tác Hàn Quốc. Đây là điều khoản quan trọng nhất trong thỏa thuận giữa hai bên. Nhờ sự am hiểu thị trường trong nước của Gemadept và mối quan hệ sâu rộng với các đối tác nước ngoài, hai bên thống nhất việc Gemadept tiếp tục điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo mọi giao dịch với khách hàng, đối tác không thay đổi”, ông Minh cho biết.

Sau khi ký kết thỏa thuận, Gemadept và CJ đã đặt mục tiêu phát triển cho liên doanh. Cụ thể, CJ Gemadept kỳ vọng tăng gấp đôi lợi nhuận trong vòng 3 năm tới, củng cố vị thế dẫn đầu Bán đảo Đông Dương và trở thành DN hàng đầu ở Đông Nam Á. Theo ông Minh, liên doanh sẽ được hưởng lợi từ mạng lưới toàn cầu của CJ và chuỗi cung ứng quy mô tại Việt Nam của Gemadept. Ông Minh chia sẻ: “Chúng tôi muốn nhanh chóng vươn ra thị trường quốc tế trong lĩnh vực Logistics, vì vậy chúng tôi quyết định hợp tác với đối tác chiến lược. CJ Logistics là một đối tác phù hợp, cùng chia sẻ tầm nhìn tương tự như chúng tôi và sở hữu mạng lưới logistics phủ khắp các châu lục.”

Một điểm lưu ý là lĩnh vực kinh doanh khai thác Cảng và những công ty liên kết về logistics khác của Gemadept vẫn 100% thuộc sở hữu và điều hành của Gemadept.

Hướng đến tương lai

Trong những năm tới, Gemadept đã đặt mục tiêu đẩy mạnh tăng trưởng, mở rộng tại Việt Nam và các nước. Trong đó, trọng tâm là hoàn thiện dự án cảng Nam Đình Vũ tại Hải Phòng (gồm 3GĐ). GĐ1 có diện tích 20 ha đã được hoàn thành vào tháng 1/2018, vốn đầu tư 75 triệu USD, chiều dài cầu bến 440m, năng lực 600.000TEU. Ngày 04/02/2018 vừa qua, Cảng Nam Đình Vũ đã đón chuyến tàu đầu tiên vào làm hàng. Ngay trong tháng 06 năm nay, Gemadept sẽ tiếp tục phát triển GĐ2 của cảng. Tại miền Nam, Cảng Bình Dương cũng sẽ tiếp tục được đầu tư mở rộng trong năm nay.

Một dự án trọng điểm khác của Gemadept là Cảng nước sâu Gemalink tại khu vực Cái Mép-Thị Vải, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Giai đoạn 1 của dự án có diện tích 33ha với vốn đầu tư 325 triệu USD, trong đó CMA CGM S.A. đóng góp 25%, 75% còn lại thuộc sở hữu của Gemadept. Giai đoạn 1 của dự án dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2019 với công suất 1,5 triệu TEU. Khi đưa vào hoạt động, Gemalink sẽ là cảng duy nhất tại khu vực Cái Mép – Thị Vải có khả năng tiếp nhận cỡ tàu 200.000 DWT. Trong thời gian tới, Gemadept sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới cảng, trung tâm phân phối, dịch vụ vận tải và hàng hóa hàng không…nhằm củng cố mạng lưới liên hoàn cảng và logistics. “Chúng tôi nhắm đến mục tiêu xây dựng và không ngừng mở rộng mạng lưới tích hợp cảng và logistics phủ khắp Việt Nam, duy trì vị thế hàng đầu trong các lĩnh vực này,” ông Đỗ Văn Minh chia sẻ thêm.

Về mục tiêu, lợi nhuận từ HĐKD chính của Gemadept trong năm đầu sau hợp tác với CJ dự kiến sẽ tăng trưởng tốt so với cùng kỳ, nhắm đến lợi nhuận trước thuế tăng gấp đôi vào năm 2020.

Tỷ phú arren Buffet đã từng nói: “Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng nhau”. Chúng tôi tin tưởng với sự hợp tác giữa Gemadept và CJ trong lĩnh vực logistics cũng như những mục tiêu phát triển cảng của Gemadept, doanh nghiệp này sẽ tiếp tục có những bước phát triển mạnh và bền vững trong thời gian tới.

Nguồn: http://www.vir.com.vn/gemadept-is-going-regional-with-cj-57365.html Back

Page 14: Bản tin Logistics - GEMADEPT · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 HÀ NỘI DUYỆT ĐỀ ÁN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN LOGISTICS ĐẾN 2025 Ngày 13/02/2018,

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 13

ĐỂ QUẢN LÝ RỦI RO CHUỖI CUNG ỨNG, CHÚNG TA CẦN “TẦM NHÌN”

Tầm nhìn trong chuỗi cung ng – Tại sao không thể bỏ qua?

Chuỗi cung ứng luôn phát triển ngày càng phức tạp, kéo theo đó là chi phí hoạt động ngày một tăng cao. Tầm nhìn chuỗi cung ứng (supply chain visibility) là một yêu cầu không thể thiếu để kiểm soát sự phức tạp và những chi phí đó. Về mặt quản lý rủi ro, tầm nhìn là yếu tố cần thiết để giúp cả doanh nghiệp và chuỗi cung ứng trở nên linh hoạt và mạnh mẽ hơn. Thông qua khả năng hiển thị chuỗi cung ứng toàn diện, các doanh nghiệp có thể:

– Giảm bớt rủi ro

– Phát hiện và làm rõ tác động của các sự kiện bất thường

– Xử lý nhanh chóng các vấn đề có thể xảy ra

Một chuỗi cung ứng với khả năng hiển thị tốt cho bạn khả năng theo dõi các sản phẩm ở mọi giai đoạn của quá trình cho đến khi nó đến được với người tiêu dùng, đồng thời, phát hiện ra bất kỳ rủi ro nào có thể xảy đến trong chuỗi cung ứng. Từ nguồn nguyên liệu tới nhà sản xuất rồi đến khách hàng, tầm nhìn trong chuỗi cung ứng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết có hiệu quả những sự cố và xử lý các tình huống bất thường khác. Khả năng hiển thị của chuỗi cung ứng cũng có thể giúp xác định những vấn đề về mặt cung, cầu sắp xảy ra, qua đó doanh nghiệp có thể hành động để tránh các rủi ro này hoặc sử dụng các kế hoạch dự phòng.

Tầm nhìn chuỗi cung ng toàn diện – Liệu có khả thi hay không?

Theo kết quả Khảo sát toàn cầu của GEODIS năm 2017, hiện nay tầm nhìn trong chuỗi cung ứng đứng thứ ba trong số các chiến lược ưu tiên của 623 chuyên gia trong ngành đến từ 17 quốc gia. Mặc dù có ý nghĩa như vậy, nhưng chỉ có 6% đơn vị được khảo sát khẳng định rằng doanh nghiệp mình đã có tầm nhìn chuỗi cung ứng toàn diện.

Nếu có một cụm từ nào được dùng để mô tả về quản lý chuỗi cung ứng, thì đó chính là tầm nhìn. Mọi người đều muốn đạt được điều đó, nhưng chỉ có một số ít làm được điều này. Trong cuộc tìm kiếm không bao giờ kết thúc này, để có được sự kiểm soát toàn diện, các doanh nghiệp phải hiểu tầm nhìn có ý nghĩa như thế nào một cách rõ ràng, đặc biệt là trong một thế giới mà nhu cầu thị trường và các xu hướng toàn cầu liên tục thay đổi, biến động. Tầm nhìn không chỉ đơn thuần là khả năng biết được hàng hóa của bạn đang ở đâu vào bất kỳ thời điểm nào. Tầm nhìn còn mang ý nghĩa là thông tin có giá trị thực tiễn, có thể chuyển hóa thành hành động để hỗ trợ khách hàng cũng như nhiều mặt của chuỗi cung ứng. Tầm nhìn toàn diện có khả năng cải thiện vận hành và loại bỏ những khâu dư thừa, kém hiệu quả. Những điều sau đây có thể coi như tiền đề để mang lại tầm nhìn toàn diện:

1. Sự giao tiếp cởi mở giữa các bên liên quan

Tầm nhìn có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau đối với các tổ chức khác nhau. Do đó, mọi doanh nghiệp đều phải xác định được mức độ kiểm soát như thế nào là hiệu quả nhất với mình. Một quá trình trao đổi thông tin kỹ lưỡng phải được thiết lập, và tất cả các bên liên quan trong chuỗi cung ứng đều phải được xác định chức năng trong đó.

2. Tin tưởng đối tác của bạn

Khi đã thiết lập một quá trình trao đổi thông tin mở, bạn cũng cần phải tin cậy đối tác của mình. Tầm nhìn toàn diện phụ thuộc nhiều vào việc chia sẻ dữ liệu và thông tin. Điều quan trọng là bạn phải nhận ra vai trò và tin tưởng các doanh nghiệp 3PL, đơn vị chuyên chở hoặc người giao nhận. Sự không tin tưởng giao cho đối tác liên quan dữ liệu quan trọng có thể khiến các bên không đạt được mục tiêu mong muốn.

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ LOGISTICS QUẢN TRỊ LOGISTICS 6

Page 15: Bản tin Logistics - GEMADEPT · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 HÀ NỘI DUYỆT ĐỀ ÁN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN LOGISTICS ĐẾN 2025 Ngày 13/02/2018,

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 14

3. Hiểu khách hàng của bạn

Sự thấu hiểu tất cả các bên liên quan trong chuỗi cung ứng, kể cả khách hàng, sẽ cải thiện đồng thời cả quy trình và kết quả. Thâm nhập, tìm hiểu thông tin, hiểu nhu cầu của khách hàng, hiểu hành vi, thực tiễn kinh doanh… tất cả đều rất hữu ích trong việc cải thiện tầm nhìn chuỗi cung ứng về lâu dài.

4. Đầu tư vào công nghệ

Để thực sự có được tầm nhìn chuỗi cung ứng toàn diện, bạn chắc chắn cần có nền tảng công nghệ tuyệt vời. Đây là kỷ nguyên của CNTT, nhưng nhiều tổ chức không có cấu trúc CNTT hữu hiệu để đảm bảo chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả. Tầm nhìn chuỗi cung ứng liên quan đến tính minh bạch và sự hiểu biết về dữ liệu lớn. Thu thập và làm rõ dữ liệu là điều quan trọng, và sự xác thực, tích hợp dữ liệu đó trong một hệ thống là cách các DN mở đường cho tầm nhìn chuỗi cung ứng toàn diện.

Tầm nhìn Chuỗi cung ng toàn diện cần phải như thế nào?

Tầm nhìn bắt đầu từ kho hàng của bạn. Đây là nơi Hệ thống Quản lý Kho hàng (WMS) và Hệ thống Quản lý Đơn hàng (OMS) phối hợp với nhau để đảm bảo sự kiểm soát hàng tồn kho chính xác. Cách các sản phẩm được liệt kê phụ thuộc vào đặc điểm khác nhau của mỗi DN. Khi các đơn hàng được tạo ra, lượng hàng tồn kho ngay lập tức được điều chỉnh tương ứng. Người giám sát biết chính xác sản phẩm nào đang còn trong tồn kho, được sắp xếp chờ giao và đang được giao cho khách hàng.

Bản đồ thời gian thực Bảng phân tích chuyên sâu

Tầm nhìn phát huy tối đa tầm quan trọng khi hàng hoá đang trên đường. Đó chính là mục tiêu của chúng tôi kể từ những ngày đầu tiên phát triển Abivin vRoute. Chúng tôi muốn mọi người quản lý cung ứng đều an tâm khi biết rằng, nếu có điều gì bất thường xảy ra trên chuỗi cung ứng hoặc với lô hàng, họ sẽ là người đầu tiên được thông báo. Tất cả mọi thứ bạn cần để quản lý đội xe đều được hiển thị trên bản đồ thời gian thực, bao gồm tuyến đường, vị trí của nhà cung cấp, cửa hàng, lái xe, tình trạng giao hàng, bản đồ giao thông, các KPIs, và nhiều hơn nữa.

Hàng ngày, đội xe của bạn phải giao hàng đến hàng trăm, hàng ngàn điểm giao hàng. Việc theo dõi tiến độ giao hàng (hoàn thành, không hoàn thành, hoàn thành một phần và các kết quả khác) có thể gây nhiều khó khăn. Đó là lý do tại sao chúng tôi đưa ra tính năng Chứng cứ giao nhận hàng (Proof of Delivery – POD) trong Abivin vRoute 3.0 để làm cho công việc trở nên đáng tin cậy hơn, cũng như tăng tầm nhìn một cách đáng kể. Các phương pháp POD trong Abivin vRoute 3.0 là kiểm tra qua ảnh chụp, theo dõi hoàn thành nhiệm vụ trên tuyến đường thực tế, OTP. Hàng rào địa lý (geo-fencing) là một chức năng có mục đích đảm bảo người giao hàng thực hiện theo đúng kế hoạch / nhiệm vụ. Để kích hoạt chức năng này, người giám sát / quản lý tạo ra một khu vực “rào chắn” địa lý. Trong trường hợp lái xe vượt ra khỏi khu vực “rào chắn” địa lý, cả người lái xe và người quản lý sẽ tự động được thông báo.

Kết luận

Trong thời đại công nghiệp 4.0, sức mạnh máy tính đang thay đổi cách chúng ta làm việc. Thật dễ dàng để kết hợp công nghệ vào chuỗi cung ứng và đạt được nhiều lợi ích hơn bao giờ hết. Nó không chỉ là một công cụ, mà còn là một người trợ lý cho tất cả những nhà quản lý logistics mong muốn được là một phần của cuộc cách mạng mới.

Back

Page 16: Bản tin Logistics - GEMADEPT · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 HÀ NỘI DUYỆT ĐỀ ÁN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN LOGISTICS ĐẾN 2025 Ngày 13/02/2018,

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 15

NHỮNG PHÂN KHÚC TIỀM NĂNG TRONG THỊ TRƯỜNG LOGISTICS ASEAN

ASEAN đang chứng kiến sự gia tăng của tầng lớp trung lưu với sức mạnh tiêu dùng và sự phát triển của thương mại điện tử, đặc biệt là hình thức mua hàng tiêu dùng trực tuyến B2C. Điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu về Logistics vì người tiêu dùng yêu cầu nhiều sản phẩm và dịch vụ đa dạng hơn trong số rất nhiều lựa chọn khác. Với tăng trưởng GDP khoảng 5,2% trong năm 2017 và 2018, khu vực này đang được hưởng lợi từ các hoạt động đầu tư và xuất khẩu mạnh mẽ hơn, với mức tăng trưởng cao hơn của Brunei, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.

1. Các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng:

Các yếu tố sẽ tăng cường tiềm năng tăng trưởng của các nhà cung cấp dịch vụ logistics tại khu vực này gồm có:

1.1. Thị trường phần mềm chi phí thấp và cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0

Sự thay đổi chiến lược của Trung Quốc đối với tiêu dùng trong nước đã dẫn tới việc chuyển các quy trình sản xuất sang ASEAN nơi vẫn có lợi thế về giá nhân công. Ngoài ra, một số nước ASEAN bắt đầu thể hiện lợi thế về khả năng thiết kế và gia công các phần mềm có chi phí thấp, trong đó có các phần mềm trong lĩnh vực logistics và thương mại điện tử.

Công nghệ số là lĩnh vực mà ASEAN có nhiều tiềm năng nhất, cả với tư cách là người tiêu dùng và nhà sản xuất với dân số hơn 650 triệu người. Theo nhiều chuyên gia quốc tế, các nước ASEAN sẽ được hưởng lợi thế lớn từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nếu biết tận dụng thời cơ.

1.2. Nhu cầu cải thiện hiệu quả các chuỗi cung ng xuyên biên giới

Sự thiếu hụt về nguồn nhân lực có tay nghề, thiếu kiến thức về kỹ thuật và nghiên cứu, phát triển đã dẫn đến sự không hiệu quả trong chuỗi cung ứng và cơ sở hạ tầng logistics của ASEAN. Các giải pháp để tăng hiệu quả là sử dụng dịch vụ logistics chuyên nghiệp thay vì tự tổ chức hoạt động logistics một cách chắp vá, kém hiệu quả. Những lựa chọn trước tiên có thể từ các công ty quốc tế, sau đó là các doanh nghiệp trong ASEAN sớm có biện pháp đổi mới, cải tiến, tạo ra cơ hội thị trường cho dịch vụ logistics phát triển.

1.3. Nhu cầu đối với dịch vụ 3PLs tích hợp

Các nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba (3PLs) cung cấp các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề logistics. Việc thành lập các nhà bán lẻ đa thương hiệu và bán lẻ quy mô lớn trong khu vực đã dẫn đến nhu cầu các nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp để đảm bảo quá trình phân phối nhanh chóng và an toàn. Một số nhà cung cấp dịch vụ nhiều triển vọng phát triển trong khu vực này là Panalpina, Toll, Sinotrans, UPS International, Fedex và Yamato Transport.

Nhu cầu thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập trong khu vực là một cơ hội thị trường khổng lồ cho các công ty logistics có thể thành công trong môi trường ASEAN mở rộng.

2. Một số cơ hội đang nổi lên bao gồm:

2.1. M&A:

Một trong những xu hướng đang lên trong ngành logistics của ASEAN là M&A để tạo ra sự kết hợp giữa các nền tảng logistics của địa phương với nghiệp vụ và kinh nghiệm logistics của quốc tế. Ví dụ, việc mua lại APL Logistics (Singapore) của Kintetsu World Express của Nhật Bản vào năm 2015 (với 1,2 tỷ USD); việc sáp nhập Franklin Templeton PE với Indo-Trans Logistics, một trong 3 công ty logistics hàng đầu của Việt Nam; và việc mua lại Tidiki Logistics của Singapore bởi Yamato Transport

XU HƯỚNG LOGISTICS 7

Page 17: Bản tin Logistics - GEMADEPT · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 HÀ NỘI DUYỆT ĐỀ ÁN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN LOGISTICS ĐẾN 2025 Ngày 13/02/2018,

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 16

của Nhật Bản. Đây là một số hợp đồng M&A trong lĩnh vực logistics có tác động lớn đến tâm lý và sự vận động đến những thị trường logistics chuyên nghiệp.

Với việc nhiều nhà khai thác toàn cầu tập trung vào khu vực ASEAN làm trung tâm sản xuất của họ, các công ty 3PLs có thể cùng nhau vận chuyển, giải phóng mặt bằng và hải quan sẽ tăng lên.

2.2 Dịch vụ xe chở hàng xuyên biên giới (Cross-border trucking)

Với sự ra đời của AEC, các công ty xe tải trong nước có thể vượt qua biên giới quốc tế để cung cấp dịch vụ vận tải liền mạch nối Singapore, Malaysia, Thái Lan, Lào và Việt Nam.

2.3. Dịch vụ OCM (Origin Cargo Management)

Các doanh nghiệp OCM quản lý và cung cấp các chuỗi cung ứng quốc tế ngoài các chức năng như ngăn chặn tình trạng quá tải trong các kho, sắp xếp vận chuyển trong nước, cải thiện tình trạng sẵn có và quản lý kho và cho thuê kho hàng. Nhiều nhà sản xuất toàn cầu như Nike, Adidas và H & M đang mở các nhà máy ở ASEAN, do đó tạo ra cơ hội phát triển ngành logistics chuỗi cung ứng, hoặc ít nhất là dịch vụ vận chuyển cho các doanh nghiệp logistics tại ASEAN.

Với OCM, các công ty logistics có cơ hội nắm bắt toàn bộ chuỗi cung cấp back-end và đạt được giá trị gia tăng cao hơn.

2.4. Hoạt động logistics cho các dự án cơ sở hạ tầng

Với việc đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng và hình thành Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á, các dự án mới sẽ dễ dàng hơn về tài chính. Điều này cũng mở đường cho sự gia tăng của các dự án hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng. Các công ty tham gia vào việc xử lý logistics cho các dự án như cung cấp dịch vụ lắp ráp và tháo gỡ thiết bị, hàng hóa, vật liệu trước và sau khi vận chuyển có thể tận dùng từ sự bùng nổ của các dự án cơ sở hạ tầng này trong ASEAN.

2.5. Logistics cho chuỗi cung ứng lạnh

Với lợi thế sản xuất và xuất khẩu nông thủy sản, logistics cho hàng đông, lạnh ở ASEAN có tiềm năng rất lớn, tuy nhiên phần lớn các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trong lĩnh vực này ở quy mô vừa và nhỏ, thậm chí là các hộ gia đình, các thương nhân không chuyên nghiệp.

Sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ thực phẩm chế biến tại ASEAN dẫn đến những mối quan tâm ngày càng tăng lên về các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, thậm chí cần đáp ứng những tiêu chuẩn rất khắt khe của các thị trường tiêu dùng như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc.... Có rất nhiều cơ hội cho người công ty mới tham gia vào thị trường trong các lĩnh vực như sản xuất xe làm lạnh, cung cấp thiết bị kiểm soát nhiệt độ và tư vấn tổ chức lắp đặt, vận hành dây chuyền hàng đông, lạnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội là không ít thử thách. Những công ty mới đang nhanh chóng tạo ra hàng hóa cuối cùng bằng cách sử dụng các kỹ thuật phân phối chi phí thấp do các nhà sản xuất Trung Quốc và Ấn Độ thực hiện như Taobao. Họ giúp thị trường cạnh tranh sôi động hơn, nhưng cũng có thể dẫn đến cuộc đua về giá kéo theo việc giảm chất lượng dịch vụ và dễ khiến thị trường thiếu đi sự kết nối.

Back

Page 18: Bản tin Logistics - GEMADEPT · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 HÀ NỘI DUYỆT ĐỀ ÁN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN LOGISTICS ĐẾN 2025 Ngày 13/02/2018,

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 17

LOGISTICS CHO NGÀNH TRÁI CÂY XUẤT KHẨU: CÂU CHUYỆN BÁN KINNOW Ở ẤN ĐỘ

Ấn Độ là quốc gia lớn đứng thứ hai về sản xuất rau quả trên thế giới. Tuy nhiên, hiện chỉ có dưới 1% sản lượng rau quả đi qua hệ thống bảo quản lạnh đúng nghĩa. Thực tế cho thấy tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch là 30%, đồng nghĩa với việc lãng phí tài nguyên đất đai, nước, lao động, nông dược, nông cụ.. để sản xuất ra sản phẩm không bán được. Ông Pankaj Mehta, giám đốc điều hành hãng máy lạnh Carrier ở Ấn Độ và Đông Nam Á, đã chia sẻ câu chuyện của một hộ nông dân cung cấp Kinnow (một loại cam) trong gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Từ câu chuyện bán Kinnow ở Ấn Độ…

Kinnow là một đặc sản nổi tiếng ở Abohar, phía Bắc Ấn Độ, có khí hậu mát mẻ. Kinnow được thu hoạch vào tháng 12 đến tháng 3 hàng năm và được bán đi khắp cả nước. Từ tháng 3 trở đi, thời tiết nóng và không thể bán Kinnow do trái cây nhanh chóng hư hỏng, tổn thất cao. Cách bảo quản truyền thống Kinnow là xịt một lớp sáp để hạn chế khả năng ô xy hoá trái cây cũng chỉ giúp tăng thời gian lên 20 ngày so với 10 ngày để sản phẩm tự nhiên. Trong khi đó, nếu được bảo quản lạnh, Kinnow có thể được giữ đến 70 ngày. Duy trì nhiệt độ ổn định ở 4-5 0C và độ ẩm 85-90% là cách tốt nhất để giữ chất lượng trái cây.

Hình 1: Chuỗi cung ứng Kinnow truyền thống

Nhận thấy được giá trị của việc bảo quản lạnh, ông Charaya, chủ một trang trại Kinnow lớn đã quyết định đầu tư nhà cấp đông sơ bộ và xe tải lạnh để giữ được giá trị sản phẩm lâu nhất.

Hình 2: Chuỗi cung ứng Kinnow có bảo quản lạnh

Sau khi triển khai, tỷ lệ tổn thất sản phẩm giảm từ 41% xuống còn 10%, mặt khác, thời gian cung cấp sản phẩm kéo dài đến tận tháng 6, giúp ông Charaya giảm được chi phí tổn thất và tăng thêm doanh thu khi bán sản phẩm ở giai đoạn thị trường có thời tiết nóng, nhu cầu Kinnow tăng cao. Lợi nhuận của việc bán Kinnow sau khi đầu tư hệ thống lạnh tăng gấp 7 lần và đảm bảo tăng trưởng bền vững.

…nghĩ về xuất khẩu trái cây Việt Nam

Việt Nam là quốc gia nhiệt đới giàu tiềm năng về trái cây. Thời gian qua, rất nhiều sự chú ý dành cho ngành rau quả khi giá trị xuất khẩu lần đầu tiên vượt qua dầu thô vào năm 2016 và duy trì “phong độ” tăng trưởng trung bình 30%/năm trong hơn 10 năm. Thậm chí, đã có dự báo năm 2020, giá trị xuất khẩu quả, rau, hoa có thể đạt đến 10 tỷ USD, tức là hơn cả giá trị xuất khẩu dầu thô lúc cao nhất. Trong phiên họp Quốc hội thảo luận vấn đề Kinh tế- Xã hội và ngân sách nhà nước vừa qua, Đại biểu quốc hội Nguyễn Thiện Nhân đã kiến nghị đưa nhóm hàng quả, rau, hoa thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

CÂU CHUYỆN LOGISTICS 8

Page 19: Bản tin Logistics - GEMADEPT · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 HÀ NỘI DUYỆT ĐỀ ÁN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN LOGISTICS ĐẾN 2025 Ngày 13/02/2018,

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 18

Để hiện thực hoá được những con số nói trên sẽ đòi hỏi sự đồng hành lớn của ngành dịch vụ logistics, đặc biệt với nhóm doanh nghiệp liên quan đến bảo quản lạnh. Một số vấn đề cần được quan tâm giải quyết bao gồm:

1. Nhà cấp đông sơ bộ ở vùng trồng chuyên canh: Cần xây dựng khu vực sơ chế tập trung có bảo quản lạnh để giữ giá trị sản phẩm ngay từ đầu ở các vùng trồng chuyên canh. Hiện nay chủ yếu các doanh nghiệp sản xuất rau quả ở Đà Lạt có mô hình nhà sơ chế tập trung. Các khu vực vựa trái cây như ĐBSCL, Tây Nguyên, Tây Bắc.. chưa phổ biến mô hình này.

2. Vận tải lạnh: vận tải lạnh hiện chủ yếu phục vụ cho ngành thuỷ hải sản, trái cây hầu hết vận chuyển bằng xe tải mui bạt. Với trái cây, cách làm phổ biến hiện nay là xe chạy ban đêm để giảm tỷ lệ hư hỏng. Tuy nhiên, về lâu dài, việc vận chuyển lạnh là cần thiết để đảm bảo giá trị hàng hoá.

3. Đảm bảo tiêu chuẩn vi sinh: phương pháp phổ biến nhất hiện nay là chiếu xạ để diệt vi sinh trước khi xuất khẩu. Hiện ở phía Nam Việt nam mới chỉ có nhà máy Chiếu xạ An Phú, Thái Sơn và Sơn Sơn với tổng công suất khoảng 100-120 ngàn tấn/năm sẽ không đủ công suất đáp ứng khi nhu cầu xuất khẩu trái cây tăng lên. Đây là nút thắt cần được gỡ bỏ, hoặc phải có biện pháp đảm bảo vi sinh khác, hoặc phải tăng công suất/số lượng nhà máy chiếu xạ lên.

4. Kho lạnh: hầu hết kho lạnh tập trung quanh khu vực Tp.HCM – Bình Dương – Đồng Nai, rất ít kho lạnh khu vực miền Tây nam bộ, miền Bắc. Phần lớn kho lạnh đang trong tình trạng gần đạt công suất và chủ yếu phục vụ nhóm thuỷ hải sản, thịt đông lạnh do có giá trị cao. Một đặc điểm quan trọng là tính mùa vụ của trái cây sẽ đòi hỏi lượng kho lớn ở một số thời điểm nhất định, nên cần kết hợp uyển chuyển tính mùa vụ của trái cây, thuỷ hải sản để khai thác được diện tích kho lạnh.

5. Truy xuất nguồn gốc: đây là xu hướng gần như bắt buộc để đáp ứng yêu cầu các thị trường cao cấp như Mỹ, Nhật, EU. Tuy việc truy xuất nguồn gốc chủ yếu phải từ doanh nghiệp chế biến nhưng doanh nghiệp logistics cũng cần đảm bảo hệ thống thông tin để quản lý hàng hoá, vận chuyển, giao hàng chính xác.

Sự đồng hành của doanh nghiệp logistics là rất quan trọng để góp phần giảm tổn thất và gia tăng giá trị sản phẩm cho ngành rau quả Việt Nam.

Back

Page 20: Bản tin Logistics - GEMADEPT · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3 HÀ NỘI DUYỆT ĐỀ ÁN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN LOGISTICS ĐẾN 2025 Ngày 13/02/2018,

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 19

CHƯƠNG TRÌNH TRÊN VTV9: VIETNAM LOGISTICS

Thời gian phát sóng: phát sóng lần đầu vào lúc 10g00 sáng Chủ nhật, phát lại vào lúc 11h10’ thứ Hai 8h00 và sáng thứ Tư tuần kế tiếp;

Kênh phát sóng: VTV9

Nhà sản xuất: Đài truyền hình Việt Nam

CHƯƠNG TRÌNH VỀ LOGISTICS TRÊN INFOTV- LOGISTICS VIỆT NAM

Thời gian phát sóng: 20h30 - 20h45 tối thứ Sáu và phát lại lúc 10h30 thứ Bảy hàng tuần

Kênh phát sóng: kênh InfoTV

Nhà sản xuất: VietNam Logistics Media phối hợp InfoTV

HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC VỀ LOGISTICS

Chủ trì: do Thủ tướng chủ trì và Bộ GTVT là cơ quan đã được Thủ tướng giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương, Tài chính và các bộ, cơ quan liên quan tổ chức

Mục đích: bàn giải pháp giảm chi phí, kết nối hiệu quả hạ tầng giao thông

Thời gian: cuối tháng 3/2018

Hình th c: trực tuyến, gồm: đầu cầu Hà Nội và 62 tỉnh, thành trên toàn quốc

HỘI THẢO “LOGISTICS VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: ĐỒNG HÀNH ĐỂ CÙNG PHÁT TRIỂN”

Địa điểm: Hà Nội

Thời gian: 10/04/2018

Mục đích: nhằm trao đổi, tìm nguyên nhân và đề xuất những giải pháp thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của 2 lĩnh vực Logistics và Thương mại điện tử

Đơn vị tổ ch c: Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)

CUỘC THI ẢNH: LOGISTICS VIỆT NAM – NHỮNG GÓC NHÌN – LẦN 1 – NĂM 2018

Ý nghĩa: Khám phá nét đẹp Logistics/ Chuỗi cung ứng Xuất nhập khẩu Việt Nam nhằm phát hiện và khắc họa hình ảnh về con người, cơ sở vật chất, công cụ - công nghệ, nguồn nhân lực... đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ logistics, chuỗi cung ứng – xuất nhập khẩu hàng hóa, để từ đó tìm ra những nét đẹp của ngành, nhằm tôn vinh những đóng góp của ngành logistics đối với nền kinh tế đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu.

Bảo trợ: Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (VAPA) - Hiệp hội DN Dịch vụ Logistics VN (VLA)

Tổ ch c: Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) - Tạp chí Vietnam Logistics Review (VLR)

Đối tượng dự thi: Là những người yêu thích nhiếp ảnh, các nghệ sĩ nhiếp ảnh chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, không phân biệt giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, người Việt Nam hay người nước ngoài đang làm việc và cư trú tại Việt Nam.

Thời gian gửi ảnh: đến hết ngày 25/7/2018

Back

SỰ KIỆN LOGISTICS TRONG CÁC THÁNG TỚI 9

“Money can't buy love, but it improves your bargaining position.”

- Christopher Marlowe (1564- 1593)-