54
Số 13 Tháng 12/2016 Bản tin THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN sẽ biến động ra sao trong 3 tháng cuối năm Ảnh hưởng của GIÁ DẦU đối với TTCK TỔNG KẾT TTCK quý II/2016 NHIỀU NƯỚC CHÂU Á đổ xô mua dầu Iran NHƠN TRẠCH 2 Thị trường điện tại Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng IR Xu thế mới được các Doanh nghiệp Dầu khí quan tâm doanh nghiệp tăng – giảm TOP 5

bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

Số 13Tháng 12/2016 Bản tin

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

sẽ biến động ra sao trong 3 tháng cuối năm

Ảnh hưởng của GIÁ DẦU đối với TTCK

TỔNG KẾT TTCK

quý II/2016

NHIỀU NƯỚC CHÂU Á đổ xô mua dầu Iran

NHƠN TRẠCH 2 Thị trường điện tại Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng

IRXu thế mới được các Doanh nghiệp Dầu khí quan tâm

doanh nghiệp tăng – giảm

TOP 5

Page 2: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

Bản tinSố 13, tháng 12/2016

BAN BIÊN TẬP:

TRƯỞNG BAN:

Hoàng Hải Anh - Giám đốc PSI

PHÓ BAN

Thái Việt Anh - Phó Giám Đốc PSI

THÀNH VIÊN:

Chu Thế Huynh - Phó ban CL&HTCĐCL

kiêm Phó phòng PTCSCK PSI

Đào Hồng Dương - Trưởng phòng TVĐT PSI

Phan Hà Chi - Chuyên viên TCHC PSI

Nguyễn Thùy Linh - Chuyên viên PTCSCK PSI

CHỊU TRÁCH NHIỆM SẢN XUẤT:

Phòng Phát triển chỉ số chứng khoán

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ TIN BÀI:

Nguyễn Thùy Linh

Email: [email protected]

TIN TỨC, SỰ KIỆN 10 sự kiện Dầu khí tiêu biểu

5 sự kiện chứng khoán tiêu biểu quý III/2016

THỜI SỰ NGÀNHIR – Xu thế mới được các Doanh nghiệp Dầu khí quan tâm

Ảnh hưởng của Giá dầu đối với TTCK (kết quả nghiên cứu sự liên quan giữa giá dầu với PVN Index)

Bốn nhiệm vụ trọng tâm cuối năm 2016 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Phóng sự ảnh Chuyến thăm và làm việc của các Nhà đầu tư tại các DN trong bộ chỉ số PVN Index

DOANH NGHIỆP NGÀNH DẦU KHÍ Đạm Cà Mau – Tầm nhìn về phát triển nông thôn mới

PVTrans – Sẽ giảm tỷ lệ vốn của PVN xuống 36%

Nhơn Trạch 2 – Thị trường điện tại Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng

PTSC – Vẫn còn nhiều khó khăn trước mắt

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Tổng kết TTCK Quý III/2016

Thị trường chứng khoán sẽ biến động ra sao trong 3 tháng cuối năm

Ý nghĩa của các Bộ chỉ số ngành trên TTCK

CHỈ SỐ PVN-INDEX (PSI) Bài tổng kết PVN Index

Chỉ tiêu chung các DN ngành Dầu khí

Top 5 doanh nghiệp tăng – giảm

Chỉ số PVN-INDEX

QUỐC TẾ Nhiều nước Châu Á đổ xô mua dầu IranTháng 9 đặc biệt của Chứng khoán Thế giới

MỤC LỤC

3

9

2405

21

13

16

18

20

24

26

27

28

31

33

34

37

38

39

40

50

51

Page 3: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh 9 tháng 2016

Trong 9 tháng qua, PVN đã nỗ lực giữ được nhịp độ sản xuất kinh doanh. Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện nghiêm túc. Toàn PVN đã thực

hiện tiết giảm hơn 7400 tỉ đồng. Công tác chuyển đổi và tái cấu trúc doanh nghiệp; hoạt động khoa học công nghệ và đào tạo được triển khai tích cực. Công tác an toàn môi trường trên các công trình dầu khí được đảm bảo, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ trên các công trình dầu khí được giám sát chặt chẽ và thực hiện nghiêm túc. Công tác an sinh xã hội được triển khai tích cực theo cam kết.

Trong Quý IV/2016, PVN tập trung quyết liệt vào việc thực hiện các giải pháp thường xuyên trong Chương trình hành động năm 2016; Tập trung hoàn thành kế hoạch, chỉ tiêu sản xuất kinh doanh 3 tháng cuối năm và kế hoạch cả năm 2016. Tiếp tục triển khai, chỉ đạo các đơn vị thực hiện công tác tái cấu trúc doanh nghiệp đã được phê duyệt.

Tập đoàn chủ động phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan trong việc triển khai các hoạt động của Tập đoàn tại những khu vực nước sâu xa bờ trên biển, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trên biển. Tăng cường công tác, kiểm tra, giám sát mọi mặt hoạt động của Tập đoàn, chỉ đạo các đơn vị thành viên tự kiểm tra để kịp thời khắc phục các tồn tại nhằm thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch đề ra.

TIN TỨC - SỰ KIỆN Bản tin PVN-INDEX số 12 03

01

Ngày 10/10/2016, tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác sản xuất kinh doanh 9 tháng năm 2016.

PVN hoàn thành chi tiêu 9 tháng 2016

Quý III năm 2016

SỰ KIỆN

TIÊU BIỂU PVN10

Page 4: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

TIN TỨC - SỰ KIỆN Bản tin PVN-INDEX số 12 04

Phê chuẩn Hiệp định Liên Chính phủ về Rusvietpetro và Nghị định thư sửa đổi về Vietsovpetro

Ngày 3/7/2016, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một đạo luật liên bang nhằm phê chuẩn Hiệp định giữa hai Chính phủ Liên bang Nga và Việt Nam về

hợp tác trong các lĩnh vực thăm dò địa chất và khai thác dầu khí ở Nga trong khuôn khổ của liên doanh Rusvietpetro. Đồng thời với Hiệp định Liên Chính phủ về Rusvietpetro, Nghị định thư sửa đổi Hiệp định Liên Chính phủ về việc tiếp tục hợp tác thăm dò địa chất và khai thác dầu khí tại thềm lục địa CHXHCN Việt Nam của Liên doanh Vietsovpetro ngày 27/12/2010 cũng bắt đầu có hiệu lực.

Hai văn bản này đã được Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Quốc vụ khanh-Thứ trưởng Bộ Năng lượng Ông Sen-chiu-rin Yu-ri Pe-tro-vich ký ngày 20 tháng 4 năm 2016 tại Hà Nội. Hiệp định Liên Chính phủ về Rusvietpetro và Nghị định thư sửa đổi về Vietsovpetro đã được các cấp có thẩm quyền hai nước nhanh chóng hoàn thành thủ tục phê duyệt.

Đây là hai công ty liên doanh giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và Công ty cổ phần mở Zarubezhneft của LB Nga. Liên doanh Vietsovpetro được thành lập ngày 19/6/1981 là đơn vị dẫn đầu trong hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam, tính đến nay Liên doanh Vietsovpetro đã khai thác được 220 triệu tấn dầu thô, đưa vào bờ gần 30 tỷ mét khối khí đồng hành, tổng doanh thu trên 74 tỷ Đô la Mỹ, đóng góp gần 47 tỷ Đô la Mỹ cho ngân sách nhà nước.

Việc ký kết và phê chuẩn hai văn bản này thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ nước CHXHCN Việt nam và Chính phủ Liên bang Nga đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Zarubezhneft và chính sách ưu tiên phát triển lĩnh vực năng lượng dầu khí trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, tạo điều kiện quan trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của hai công ty liên doanh.

Liên doanh Vietsovpetro và Rusvietpetro luôn luôn là biểu tượng của mối quan hệ truyền thống mang tính chiến lược giữa Việt Nam và Nga.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam triển khai đầu tư xây dựng các bến cảng tại Nghi Sơn

Sáng ngày 13/7 tại Thanh Hóa, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Nguyễn Hùng Dũng đã làm việc với Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc

triển khai đầu tư bến cảng tại mặt bằng Nhà máy Đóng tàu Nghi Sơn (cũ) thuộc Khu kinh tế Nghi Sơn.

Để đáp ứng yêu cầu về dịch vụ hậu cần cảng biển phục vụ xây dựng Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã đề nghị và được Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp cấp giấy chứng nhận đầu tư để thực hiện dự án Đầu tư xây dựng Khu dịch vụ Dầu khí tổng hợp bao gồm hệ thống kho xưởng, khu hậu cần, khu hậu cần dầu khí, khu sản xuất, chế biến tại địa điểm xây dựng Nhà máy Đóng tàu Nghi Sơn cũ.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có nhiều buổi làm việc với UBND tỉnh về việc triển khai đầu tư phát triển bến cảng tại Dự án này, nhằm đáp ứng nhu cầu xếp dỡ hàng hóa cho cảng Nghi Sơn, với lượng hàng hóa thông qua cảng dự kiến khoảng 22 triệu tấn/năm và đã đồng ý với việc triển khai xây dựng bến cảng cùng với đó có các kiến nghị với UBND tỉnh hỗ trợ hoàn thiện các thủ tục liên quan. Bên cạnh đó, Tập đoàn sẽ nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, phương án triển khai, đề xuất đầu tư đối với dự án này và đề nghị giao cho PTSC Thanh Hóa thực hiện việc triển khai xây dựng bến cảng.

Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Nguyễn Hùng Dũng cam kết hỗ trợ PTSC Thanh Hóa, UBND tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp trong việc triển khai đầu tư bến cảng tại Khu dịch vụ Dầu khí tổng hợp Nghi Sơn đồng thời đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện để thực hiện dự án đúng lộ trình kế hoạch, đảm bảo tiến độ.

02 03

Page 5: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

TIN TỨC - SỰ KIỆN Bản tin PVN-INDEX số 12 05

Hệ thống khí Nam Côn Sơn đạt mốc 70 tỷ m3

Vào lúc 17giờ 1 phút ngày 24/8/2016, Công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn đạt được cột mốc mới trong lịch sử hoạt động với việc tiếp nhận, xử lý và vận chuyển

thành công 70 tỷ m3 khí thông qua Hệ thống khí Nam Côn Sơn.

Công ty Đường ống Khí Nam Côn Sơn (NCSP) – đơn vị thành viên của Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS), được hình thành với mục tiêu vận hành Dự án đường ống khí Nam Côn Sơn là một hợp tác kinh doanh giữa 3 đối tác là PV GAS (góp vốn 51%) và phía nước ngoài gồm Tập đoàn dầu khí Rosneft - Nga (góp vốn 32,67%) và Tập đoàn dầu khí Perenco – Pháp (góp vốn 16,33%). Trong đó, PV GAS giữ vị trí nhà điều hành. Chức năng chính của NCSP là vận hành đường ống vận chuyển khí từ vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất 22 triệu m3 khí/ngày.

Thành tích vận chuyển 70 tỷ m3 khí một lần nữa khẳng định vai trò chiến lược của NCSP trong ngành công nghiệp khí của Việt Nam. Qua hơn 13 năm hoạt động, lượng khí NCSP đã đưa vào bờ chiếm hơn 2/3 sản lượng khí của PV GAS, cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện ở Khu công nghiệp Phú Mỹ và Nhơn Trạch để sản xuất gần 30% sản lượng điện của cả nước, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và tạo ra lợi ích kinh tế to lớn cho các nhà đầu tư và các đối tác.

Kể từ khi đi vào hoạt động, NCSP chưa để xảy ra bất kỳ tai nạn, sự cố đáng tiếc nào ảnh hưởng lớn đến con người, tài sản hay môi trường. Hệ thống được vận hành với độ tin cậy sản xuất gần như tuyệt đối (lớn hơn 99,99%). Trong đó, thành tích đặc biệt đáng lưu ý chính là việc liên tiếp gần 5 năm (từ cuối tháng 10/2011 đến nay), hệ thống duy trì độ tin cậy ở mức 100%. Đây là một chuỗi an toàn cực kỳ ấn tượng, đáng mơ ước của bất kỳ công trình dầu khí tương tự nào trên toàn thế giới.

Những thành công mà NCSP có được trong thời gian qua đến từ nỗ lực của tập thể lãnh đạo và CBCNV công ty, với sự chuyên nghiệp và tinh thần sáng tạo không ngừng trong công việc. Bình quân mỗi năm, tập thể 127 người lao động của công ty tạo ra hơn 250 sáng kiến kỹ thuật có giá trị, đem lại lợi ích hàng triệu USD.

Tạo nên thành công của NCSP, phải kể đến vai trò then chốt của nhà điều hành PV GAS, cùng với sự phối hợp chặt chẽ của các bên trong dây chuyền khí và sự hỗ trợ tích cực từ các cấp chính quyền và người dân địa phương.

Ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh, NCSP còn tham gia tích cực vào các chương trình hỗ trợ phát triển cộng đồng địa phương. Trong những năm qua, các đối tác trong Hợp doanh NCSP đóng góp gần 7,5 triệu USD để triển khai thành công nhiều dự án an sinh xã hội. Riêng 2016, NCSP đã tài trợ hơn 850 triệu đồng cho các dự án an sinh xã hội của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Ghi nhận những thành công và đóng góp của NCSP, Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, địa phương, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, PV GAS, các lực lượng vũ trang, đã trao tặng cho các cá nhân và tập thể NCSP nhiều danh hiệu cao quý, đáng trân trọng, điển hình là: Huân chương Lao Động hạng Nhì, Huân chương Lao Động hạng Ba; Bằng khen và các khen thưởng của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Tập đoàn, PV GAS, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; các giải thưởng “Ngọn Hải đăng Bà Rịa – Vũng Tàu”, giải Doanh nghiệp vì cộng đồng, giải Doanh nghiệp thực hiện tốt công tác PCCC…

Tiếp nối kết quả đã đạt được, NCSP sẽ tập trung vào việc hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm đã được các nhà đầu tư giao phó trong thời gian sắp tới, đặc biệt là sự kiện bảo dưỡng lớn toàn bộ nhà máy năm 2016, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 9/ 9 đến ngày 14/9/2016.

P.V

04

Page 6: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

TIN TỨC - SỰ KIỆN Bản tin PVN-INDEX số 12 06

MNĐ Vũng Áng 1 do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Nlàm chủ đầu tư xây dựng tại xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh với công suất 1.200KW gồm 2 tổ máy có

công suất siêu tới hạn (600MW). Tổ máy số 1 vận hành thương mại vào ngày 01/01/2015, Tổ máy số 2 vận hành thương mại vào ngày 12/5/2015 được đấu nối bằng điện áp 220kV thông qua máy biến áp liên lạc 500/220kV tại trạm truyền tải 500 kV Vũng Áng.

Nhà máy được khởi công từ năm 2009 và cũng đã triển khai ngay việc đàm phán giá và hợp đồng mua bán điện. Nhưng do đặc thù xây dựng khó khăn của NMNĐ Vũng Áng 1, đồng thời ngay khi Nhà máy đi vào vận hành thương mại đã được chuyển giao từ PVN sang PV Power để quản lý vận hành (01/01/2016) nên Hợp đồng mua bán điện của NMNĐ Vũng Áng 1 phải tách thành 2 giai đoạn với 2 chủ thể riêng biệt.

Sau hơn 1 năm đàm phán, giải quyết rất nhiều khó khăn các bên đã thống nhất được giá điện chính thức của NMNĐ Vũng Áng 1 và tiến tới ký kết hợp đồng Mua bán điện.

Phát biểu tại lễ ký, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Nguyễn Sinh Khang khẳng định: “Hợp đồng mua bán điện NMNĐ Vũng Áng 1 đã được PVN, EVN nỗ lực và khẩn trương thực hiện bằng rất nhiều cuộc đàm phán, giải quyết và vượt qua nhiều khó khăn vướng mắc. Trong đó, đáng kể là việc xác định thời hạn chuyển giao chủ thể giữa PVN và PV Power, bổ sung một số điều khoản liên quan đến đầu tư, vận hành trạm phân phối điện 500 kV Vũng Áng 1 do PVN đầu tư và chuyển giao cho EVN… Đây là những vấn đề quan trọng liên quan đến việc xác định giá bán điện của NMNĐ Vũng Áng 1. Với sự nỗ lực của cả 2 phía, sự hỗ trợ và chỉ đạo của Bộ Công Thương, hợp đồng Mua bán điện của Nhà máy nhiệt điện có công suất lớn nhất Việt Nam hiện nay đã được ký kết, chính thức đánh dấu sự gia nhập vào thị trường điện của NMNĐ Vũng Áng 1”.

Ký kết hợp đồng mua bán điện NMNĐ Vũng Áng 1

Khánh thành và bàn giao giàn khoan tự nâng Tam Đảo 05

iàn khoan Tam Đảo 05 có giá trị 230 triệu USD, được Gthiết kế theo mẫu JU-2000E của Friede and Goldman (Hoa Kỳ) với tổng khối lượng là 18.000 tấn; có khả

năng khoan tới mỏ dầu khí với độ sâu 9000m. Giàn Tam Đảo 05 được thiết kế có khả năng chịu được điều kiện khắc nghiệt của môi trường, có thể hoạt động an toàn trong điều kiện bão cực hạn trên cấp 12. Giàn được đăng kiểm bởi đơn vị ABS (Hoa Kỳ).

Với khối thép khổng lồ nặng xấp xỉ 13.699 tấn cùng hàng tấn các thiết bị điện, điện tự động, kiến trúc nội thất, có thể nói Giàn khoan tự nâng Tam Đảo 05 lớn nhất từ trước đến nay (nặng gấp 1,5 lần so với giàn khoan Tam Đảo 03) đã được chế tạo thành công để bàn giao cho chủ đầu tư là Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro. Đây cũng là giàn khoan tự nâng thứ 2 do PV Shipyard thực hiện sau giàn khoan tự nâng Tam Đảo 03 đã được bàn giao cho Vietsovpetro đưa vào sử dụng thành công trong hơn 04 năm qua.

Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Ông Nguyễn Vũ Trường Sơn đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của toàn thể CBNV PV Shipyard đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ đóng mới Giàn khoan Tam Đảo 05 đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ. Ông nhấn mạnh, việc hoàn thành và bàn giao Giàn khoan tự nâng Tam Đảo 05 đã khẳng định ý chí, bản lĩnh của tập thể CBCNV Công ty PV Shipyard, đồng thời đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của CBNV ngành Dầu khí trong quá trình thực hiện Chiến lược tăng tốc phát triển, vươn ra biển lớn đã được Tập đoàn xác định.

Như vậy, sự thành công của dự án Tam Đảo 05 có thể nói đã bước đầu tạo cơ sở để giúp xây dựng một hệ thống các ngành công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp cơ khí biển, đóng tàu - một trong những yếu tố được đánh giá là then chốt để giúp thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế biển của Đảng và Chính phủ. Thành công của dự án cũng khẳng định khả năng mở ra một lĩnh vực mới, tạo ra năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế, tạo tiền đề để mở ra một thị trường xuất khẩu mới khi ngành chế tạo giàn khoan hội nhập toàn diện, tiến tới xuất khẩu giàn khoan ra thị trường khu vực và quốc tế.

05

Ngày 17/8/2016, tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng Công ty Điện lực Dầu khí (PV Power) và Công ty Mua bán điện tổ chức Lễ ký hợp đồng mua bán điện Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Vũng Áng 1.

06

Vào lúc 16 giờ ngày 12/08/2016, tại Công trường Công ty Cổ phần Chế tạo Giàn khoan Dầu khí (PV Shipyard) đã diễn ra Lễ Khánh thành và bàn giao Giàn khoan tự nâng Tam Đảo 05, chính thức đánh dấu sự thành công của quá trình triển khai thi công chế tạo đầy khó khăn, thử thách.

Page 7: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

TIN TỨC - SỰ KIỆN Bản tin PVN-INDEX số 12 07

Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn ký biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Honeywell UOP

Chiều 19/8/2016, tại Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, ông Trần Ngọc Nguyên, Tổng giám đốc Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) và bà Rebecca Liebert, Tổng giám đốc Tập đoàn Honeywell UOP (UOP) của Mỹ đã ký biên bản ghi nhớ (MOU) giữa hai đơn vị.

ây là thành quả không biết mệt mỏi của tập thể ĐCBCNV Công ty BSR khi biết rằng, công tác nhập dầu thô phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết khu

vực miền Trung đầy nắng, gió, bão biển. Từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm, các cơn bão nhiệt đới thường đổ bộ vào miền Trung, có nhiều chuyến dầu phải giãn ngày cập bến. Nhưng do lường trước các nguy cơ từ biển, công tác nhập dầu vẫn diễn ra đúng tiến độ, an toàn cho tàu, phao và nguồn dầu.

Ngày 29/12/2008, BSR đã chính thức tiếp nhận lô dầu đầu tiên bằng tàu Torn Gudrun. Tính đến nay, tổng khối lượng dầu thô tiếp nhận qua Phao rót dầu không bến (SPM) khoảng 46 triệu tấn; chế biến và tiêu thụ khoảng 42 triệu tấn sản phẩm các loại.

Hiện tại, phao SPM có thể tiếp nhận những con tàu có trọng tải 150.000 tấn. Tức là BSR có khả năng tiếp nhận dầu thô từ các khu vực khác nhau trên thế giới như Tây Phi, Địa Trung Hải, Trung Đông… Công việc này vừa tiết kiệm chi phí vận tải, vừa đa dạng hóa nguồn dầu thô giá rẻ ngoại nhập.

Việc nhập thành công 600 chuyến dầu thô giúp NMLD Dung Quất hoạt động liên tục, an toàn, ổn định ở 105% công suất. Qua 8 tháng, Công ty đạt sản lượng sản xuất 4,57 triệu tấn sản phẩm xăng dầu các loại, vượt 17% KH 8 tháng và đạt 78% KH năm; Doanh thu thuần 40,03 nghìn tỷ đồng, đạt 84% KH 8 tháng và đạt 56% KH năm; Nộp NSNN 6,90 nghìn tỷ đồng.

Công tác lựa chọn các chủng loại dầu tương thích với công nghệ của Nhà máy đã được nghiên cứu từ nhiều năm trước. Đến nay, khoảng 10 loại dầu thô có thể đưa vào Nhà máy chế biến. Khi dự án Nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất thành công, không chỉ đa dạng nguồn dầu thô ngoại nhập mà còn nâng cao được tiêu chuẩn khí thải từ EURO 2 lên EURO 5.

Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) nhập thành công chuyến dầu thứ 600

Ngày 26/9/2016, một tin vui đến với Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn là đã nhập thành công chuyến dầu thô thứ 600 cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất với tổng trọng tải khoảng 46 triệu tấn. Dấu mốc này tiếp theo sau sự kiện tháng 9 năm 2014, BSR nhập thành công 400 chuyến dầu thô.

heo MOU, UOP là nhà cung cấp toàn cầu về công nghệ Tlọc hóa dầu, chất xúc tác, các chất hấp phụ cũng như các dịch vụ kỹ thuật và các thiết bị liên quan. UOP là nhà bản

quyền công nghệ của các phân xưởng công nghệ quan trọng của Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất.

BSR tiếp tục tìm kiếm các hỗ trợ kỹ thuật của UOP như giải pháp đảm bảo độ tin cậy công nghệ; Dịch vụ so sánh, đánh giá NMLD Dung Quất so với các nhà máy lọc dầu trên thế giới; Dịch vụ quản lý hệ thống phụ trợ; Dịch vụ quản lý năng lực của nhân viên.

Vừa qua, BSR và UOP cũng đã hợp tác trong chương trình Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật trực tuyến, trong đó UOP cung cấp và đưa ra các tư vấn hàng ngày nhằm tối ưu hóa điều kiện vận hành để nâng cao lợi nhuận chế biến của cụm phân xưởng chế biến Naphtha.

Phát biểu tại lễ ký kết, Tổng giám đốc BSR bày tỏ sự vui mừng vì sự hợp tác truyền thống giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam/BSR với UOP nay lại được đẩy mạnh hơn. Đầu quý II/2017, NMLD Dung Quất tiến hành đợt bảo dưỡng tổng thể lần III và trong năm 2018, 2019, 2020, Nhà máy sẽ thi công các hợp đồng EPC trong dự án nâng cấp, mở rộng; chắc chắn UOP sẽ là địa chỉ tin cậy để cung cấp thêm thiết bị, máy móc cho NMLD Dung Quất.

Biên bản ghi nhớ giữa UOP với BSR là sự kiện tiếp theo sau sự kiện vào tháng 5/2016, Honeywell kí biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác cho ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam. Theo các điều khoản trong bản thỏa thuận, Honeywell sẽ có cơ hội cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các công ty con của tập đoàn cho những dự án đầu tư trong tương lai cũng như hỗ trợ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong thiết kế kĩ thuật, và nghiên cứu tính khả thi về công nghệ và kinh tế trong các dự án của các cơ sở sản xuất.

07 08

Page 8: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

Khối thượng tầng giàn khai thác BK - Thiên Ưng có

khối lượng sau khi giảm tải còn khoảng 4.200 tấn, được lắp đặt bằng tàu Cẩu Asia Hercules III (AHIII Heavy lift) với tải trọng nâng tối đa lên đến 5.000 tấn.

Đây là hạng mục quan trọng nhất trong tổng thể dự án xây dựng giàn BK- Thiên Ưng do hai

phía là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Công ty cổ phần mở AO Zarubezhneft làm chủ đầu tư, Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro là nhà điều hành kiêm tổng thầu.

Sau khi lắp đặt thành công khối thượng tầng giàn khai thác BK – Thiên Ưng, Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro cùng với đơn vị cung cấp tàu cẩu - Liên doanh nhà thầu BOSKALIS – SEC sẽ tiếp tục lắp đặt Khối nhà ở 735 tấn, ngọn đuốc 97 tấn. Sau đó, tàu cẩu Trường Sa của Vietsovpetro thi công lắp đặt máy phát điện chính 155 tấn, máy phát điện sự cố 58 tấn và cụm cung cấp khí nhiên liệu 22 tấn. Công tác thi công, chạy thử theo kế hoạch hoàn thành vào đầu tháng 11 năm 2016.

Với dự án giàn BK - Thiên Ưng, đây là lần đầu tiên Vietsovpetro tự thực hiện tổng thầu dự án xây dựng giàn khai thác khí tại khu vực nước sâu có quy mô lớn nhất, với tỉ lệ nội địa từ khâu thiết kế, mua sắm, chế tạo đạt cao nhất, đánh dấu sự phát triển và lớn mạnh vượt bậc của Liên doanh Việt-Nga trong lĩnh vực này.

Việc hoàn thành công tác hạ thủy và lắp đặt thành công giàn khai thác BK - Thiên Ưng tiếp tục khẳng định những bước phát triển vững chắc của Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro nói chung. Thành quả này tiếp tục nâng cao vị thế Vietsovpetro, chứng minh năng lực quản lý dự án, nguồn lực, trí tuệ, tay nghề cao cùng hệ thống trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng xứng với tầm vóc của một trong những nhà cung cấp dịch vụ uy tín, chất lượng cao tại Việt Nam và khu vực trong lĩnh vực xây lắp dầu khí.

Dự án giàn BK - Thiên Ưng là công trình siêu trường siêu trọng, có tải trọng toàn bộ trên 15 ngàn tấn, được xây dựng để vận chuyển khí từ mỏ Thiên Ưng và khí từ mỏ Đại Hùng ở Lô 04-3. Đây là một trong nhiều dự án liên quan với nhau trong quy hoạch tổng thể phát triển các nguồn khí tại khu vực bể Nam Côn Sơn, trên thềm lục địa phía Nam Việt Nam.

Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 23-11-2003. Chương trình được thực hiện nhằm xây dựng hình ảnh Việt Nam là quốc gia có uy tín về hàng hoá và dịch vụ đa dạng phong phú với chất lượng cao, nâng cao sức cạnh tranh cho các thương hiệu sản phẩm Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế trong quá trình hội nhập.

Chương trình này được Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, ngành triển khai nhằm xây dựng, quảng bá nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý của Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước. Ban tổ chức bình chọn các doanh nghiệp dựa trên các giá trị của chương trình là: Chất lượng, đổi mới, sáng tạo, năng lực tiên phong.

Nhận được danh hiệu uy tín này, doanh nghiệp sẽ được hưởng một số quyền lợi, nhưng cũng đồng nghĩa với việc tự thân doanh nghiệp đã cam kết sẽ liên tục tự hoàn thiện mình, quyết tâm xây dựng và triển khai các chương trình hành động trong doanh nghiệp theo những giá trị của chương trình.

Hai năm một lần, các thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được đánh giá lại. Chỉ những thương hiệu đáp ứng đủ tiêu chí mới được tiếp tục tham gia chương trình. Các đơn vị vi phạm các tiêu chí, quy định của chương trình sẽ không được tiếp tục tham gia.

Việc lựa chọn các thương hiệu sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia cũng là sự cam kết của Chính phủ, Bộ Công Thương và các bộ ngành liên quan, đứng ra bảo trợ cho các thương hiệu sản phẩm có chất lượng và uy tín kinh doanh, nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam tạo chỗ đứng vững vàng trên thị trường trong nước và có điều kiện phát triển thương hiệu của mình ra thế giới.

Vietsovpetro lắp đặt thành công Topside giàn khai thác BK - Thiên Ưng

Ngày 21/09/2016, tại mỏ Thiên Ưng, Lô 04-3 cách TP. Vũng Tàu khoảng 270km, Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro đã tiến hành nâng và lắp đặt thành công khối thượng tầng (Topside) giàn khai thác BK – Thiên Ưng.

PV GAS và PTSC đạt Danh hiệu Thương hiệu Quốc gia 2016

Bộ Công Thương vừa công bố danh sách 88 doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2016. Trong đó,ngành năng lượng và khoáng sản có 2

doanh nghiệp là Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) và Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC).

09 10

TIN TỨC - SỰ KIỆN Bản tin PVN-INDEX số 12 08

Page 9: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

Quý IV, nhiều tổng công ty nhà nước lên kế hoạch IPO

Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và các bộ ngành, nhiều doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang gấp rút triển khai kế hoạch IPO trong quý IV này.

Sau khi hoàn thành cổ phần hóa 10/14 tổng công ty trực thuộc trong năm 2015, Bộ Xây dựng đang tiến hành cổ phần hóa 4 tổng công ty còn lại, bao gồm Tổng công ty Sông Đà; Tổng công ty Đầu tư Phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (IDICO); Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà và đô thị (HUD) và Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM).

Theo kế hoạch từ đầu năm, Tổng công ty Sông Đà, HUD và IDICO dự kiến sẽ hoàn thành cổ phần hóa trong quý II/2016. Riêng VICEM do đang thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu một số nhà máy xi măng nên dự kiến sẽ hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2016 và chính thức chuyển sang công ty cổ phần vào 1/1/2017. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, công tác cổ phần hóa tại các tổng công ty này mới dừng ở bước xác định xong giá trị doanh nghiệp.

Thông tư 115 sẽ đưa hàng loạt “ông lớn” lên sàn

Cũng theo kế hoạch, Tổng công ty Điện lực Dầu khí (PV Power) dự kiến tổ chức IPO trong quý II/2017, tổ chức đại hội đồng cổ đông lần đầu, đăng ký doanh nghiệp, ra mắt công ty cổ phần trong năm 2017. Doanh nghiệp cùng ngành là Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) có kế hoạch IPO giai đoạn 2016-2017

Bên cạnh các ông lớn ngành dầu khí và xây dựng, một doanh nghiệp sáng giá trong lĩnh vực viễn thông cũng được chờ đợi IPO vào cuối năm nay là Mobifone. Được biết, Mobifone đã ký hợp đồng với CTCK Bản Việt để tư vấn cổ phần hóa và đang trong quá trình tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược.

Trên thực tế, Quyết định cổ phần hóa Mobifone đã có từ năm 2005, nhưng sau hàng chục năm, kế hoạch này vẫn chưa được thực hiện. Năm 2014, sau khi tách khỏi Tập đoàn Bưu chính -Viễn thông Việt Nam (VNPT), Mobifone một lần nữa “được lệnh” phải hoàn thành cổ phần hóa ngay trong năm 2015.

5 SỰ KIỆN TIÊU BIỂUTHỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNQuý III năm 2016

01

Hàng loạt doanh nghiệp tên tuổi trong các ngành dầu khí, xây dựng, viễn thông… đang lên kế hoạch thực hiện chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) trong quý IV/2016. Nếu IPO thành công, các doanh nghiệp này sẽ “tự động” lên sàn theo quy định mới tại Thông tư 115/2016/TT-BTC (có hiệu lực từ 1/11/2016).

TIN TỨC - SỰ KIỆN Bản tin PVN-INDEX số 12 09

Page 10: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

HOSE - HNX - VSD ký Biên bản thỏa thuận hợp tác

Các lĩnh vực mà 3 bên sẽ hợp tác gồm: hợp tác trong lĩnh vực chia sẻ thông tin về thị trường, thông tin doanh nghiệp thông tin nhà đầu tư; phối hợp xây

dựng, vận hành các sản phẩn mới; hợp tác trong lĩnh vực phát triển bộ chỉ số; hợp tác các lĩnh vực khác phù hợp vời nhu cầu thực tế của 3 bên.

Việc ký kết MoU này được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao công tác xây dựng và vận hành TTCK về chất lượng dịch vụ, môi trưởng đầu tư, củng cố thêm niềm tin công chúng đầu tư khi 3 đơn vị VSD, HOSE, HNX quyết tâm vì mục tiêu chung của TTCK Việt Nam.

Từ 12/9, HOSE áp dụng nhiều quy chế giao dịch mới

02

Ngày 30/9/2016, tại TP.HCM, Sở GDCK Hà Nội (HNX), Sở GDCK TP.HCM (HOSE) và Trung tâm LKCK Việt Nam (VSD) đã ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác (MoU) giữa HNX và HOSE, VSD nhằm trao đổi chuyên môn, tăng cường hợp tác để thực hiện các mục tiêu chiến lược đề ra của thị trường chứng khoán (TTCK) giai đoạn 2016 - 2020, góp phần nâng cao công tác xây dựng và vận hành TTCK về chất lượng dịch vụ, môi trường đầu tư, củng cố niềm tin của công chúng đầu tư.

03

Từ ngày 12/9, quy chế giao dịch, quy định thời gian giao dịch, biên độ dao động giá, đơn vị giao dịch, loại lệnh áp dụng tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) sẽ có nhiều thay đổi.

Cũng tại buổi lễ ký, Sở GDCK TP.HCM và Sở GDCK Hà Nội đã giới thiệu và công bố thời điểm chính thức triển khai Chỉ số VNX Allshare - chỉ số chung phản ánh biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên cả hai sàn giao dịch. Như vậy, tính từ ngày 24/10/2016, ngoài hai chỉ số tổng hợp VN Index và HNX Index (được xây dựng trên các bộ nguyên tắc riêng của từng Sở), trên TTCK Việt Nam có thêm chỉ số VNX Allshare với điểm chỉ số cơ sở là 1000 điểm sẽ cung cấp thêm chỉ báo thị trường cho nhà đầu tư, góp phần nâng cao tính thống nhất và chuẩn hóa hệ thống chỉ báo cho toàn thị trường, đồng thời tạo chỉ số cơ sở nhằm phát triển các sản phẩm tài chính như phái sinh, quỹ ETF.

Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM vừa có các quyết định về quy chế giao dịch chứng khoán và quy định thời gian giao dịch, biên độ dao động giá, đơn vị giao dịch, loại

lệnh áp dụng tại HOSE nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và tiến tới chuẩn thông lệ chung của quốc tế.

Cụ thể, theo quyết định, HOSE sẽ tăng khối lượng tối đa của một lệnh đặt từ mức 19.990 cổ phiếu/chứng chỉ quỹ lên 500.000 cổ phiếu/chứng chỉ quỹ trên một lệnh đặt. Khối lượng tối thiểu của giao dịch thỏa thuận được giữ nguyên theo quy định cũ là 20.000 cổ phiếu/chứng chỉ quỹ.

Để cung cấp thêm tiện ích cho nhà đầu tư, hỗ trợ thúc đẩy thanh khoản, phù hợp với thông lệ chung của quốc tế, HOSE sẽ áp dụng đơn vị yết giá mới được chia nhỏ hơn so với quy định hiện tại. Cụ thể, với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng:

Mức giá:

Ÿ Từ 10.000 đồng trở xuống- đơn vị yết giá là: 10 đồngŸ Từ 10.000-49.950 đồng- đơn vị yết giá là: 50 đồngŸ Từ 50.000 đồng trở lên- đơn vị yết giá là: 100 đồng

Đối với chứng chỉ quỹ ETF, áp dụng đơn vị yết giá 10 đồng cho tất cả các mức giá.

TIN TỨC - SỰ KIỆN Bản tin PVN-INDEX số 12 10

Page 11: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

Một quỹ ETF mô phỏng chỉ số Vn30 bắt đầu giao dịch tại Seoul từ 1/7

Theo đó, ngày 1-7, Chứng chỉ quỹ ETF KINDEX Vietnam VN30 ETF (Synth) đã được chính thức niêm yết trên KRX với mã chứng khoán 245710 KS. Sau hai tuần giao dịch,

KINDEX Vietnam VN30 ETF (Synth) đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc với khối lượng giao dịch bình quân đạt 408.410 ETF/ngày, nằm trong số những chứng chỉ quỹ ETF được giao dịch nhiều nhất tại KRX. Giá chứng chỉ cũng đã tăng 4,87% kể từ ngày niêm yết, đóng cửa ở mức 10.450 KRW (tương đương khoảng 202.800 VND) vào ngày 14/7.

KINDEX Vietnam VN30 ETF (Synth) mô phỏng theo diễn biến hàng ngày của chỉ số VN30 thông qua cơ chế hoán đổi đầu tư. Chỉ số VN30 được tính toán và quản lý bởi Sở HOSE, là chỉ số giá của 30 công ty niêm yết trên HOSE có giá trị vốn hóa và thanh khoản hàng đầu, được ra mắt thị trường vào ngày 6-2-2012. Đây là lần đầu tiên một chứng chỉ quỹ ETF niêm yết tại nước ngoài mô phỏng theo chỉ số VN30 của HOSE.

KINDEX Vietnam VN30 ETF (Synth) được quản lý bởi Korea Investment Management Co (KIM), là một trong những công ty quản lý quỹ hàng đầu được thành lập vào năm 1974 tại Hàn Quốc. Cùng với KINDEX Vietnam VN30 ETF (Synth), hiện KIM cũng đang quản lý một số quỹ ETF khác đang niêm yết trên KRX như: KINDEX Japan Nikkei 225, KINDEX Kosdaq150 ETF, KINDEX Korean Culture, KINDEX China CSI300 ETF và KINDEX Synthetic ETFs.

Việc chứng chỉ quỹ ETF KINDEX Vietnam VN30 ETF (Synth) nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc đã khẳng định vị thế của chỉ số VN30 không chỉ đối với cộng đồng nhà đầu tư trong nước mà còn đối với nhà đầu tư quốc tế. Trong thời gian tới, HOSE luôn sẵn sàng phối hợp với các công ty quản lý quỹ trong và ngoài nước để triển khai thêm nhiều chỉ số mới cũng như phát triển các sản phẩm để đáp ứng hơn nữa nhu cầu đầu tư và kỳ vọng sẽ có thêm nhiều chứng chỉ quỹ ETF cũng như các sản phẩm cấu trúc khác mô phỏng theo các chỉ số của HOSE được niêm yết tại nước ngoài, góp phần quảng bá hình ảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đối với cộng đồng nhà đầu tư trên thế giới.

Một thay đổi khác đáng chú ý là HOSE sẽ có nhiều quy định mới việc phát hành thêm cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF với giá phát hành bằng giá đóng cửa của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng trước ngày giao dịch không hưởng quyền sau khi đã điều chỉnh các quyền khác (nếu có).

Phát hành cổ phiếu bổ sung theo phương án hoán đổi từ các giao dịch sáp nhập, trả cổ tức/thưởng bằng cổ phiếu quỹ cho cổ đông hiện hữu. Với trường hợp cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đong trả cổ tức/thưởng bằng cổ phiếu quỹ cho cổ đông hiện hữu, HOSE sẽ thực hiện điều chỉnh biên độ dao động giá tại ngày giao dịch không hưởng quyền sau khi có sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Biên độ dao động giá cũng có sự thay đổi, cụ thể trường hợp cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đon g, chưn g chi quy ETF được giao dịch trở lại sau khi bị tạm ngừng giao dịch trên 25 ngày (quy định cũ là 45 ngày), biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đầu tiên được giao dịch trở lại là +/-20% so với giá tham chiếu.

HOSE cũng nghiêm cấm hủy lệnh trong thời gian khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa (ATO) và khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa (ATC), bao gồm cả các lệnh được chuyển từ đợt khớp lệnh liên tục sang.

Cũng theo quy định mới, chứng khoán rơi vào diện bị kiểm soát sẽ chỉ bị hạn chế thời gian giao dịch (chỉ giao dịch vào phiên chiều của ngày giao dịch) cho đến khi có thông báo khác của HOSE thay vì bị tạm ngừng giao dịch tối thiểu 2 ngày cho đến khi có công bố thông tin và có thông báo cho phép giao dịch trở lại của HOSE như quy định cũ.

04

Ngày 18-7, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo về giao dịch của Chứng chỉ quỹ ETF KINDEX Vietnam VN30 ETF (Synth) sau 2 tuần niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc (KRX).

TIN TỨC - SỰ KIỆN Bản tin PVN-INDEX số 12 11

Page 12: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

TIN TỨC - SỰ KIỆN Bản tin PVN-INDEX số 12 12

05

Một loạt doanh nghiệp “khủng long” đang xếp hàng chờ lên sàn

Từ Hancorp, Vissan đến Sabeco, Novaland và Vietjet - những cái tên này thừa sức để thị trường chứng khoán náo động khi họ lên sàn.

Ngày 21/10/2016, gần 81 triệu cổ phiếu Vissan chính thức được giao dịch trên Upcom với giá tham chiếu là 67.000 đồng/cp.

Vissan là một thương hiệu nổi tiếng trong ngành thực phẩm với lịch sử hoạt động hơn 40 năm, hệ thống phân phối rộng lớn và thị phần chiếm ưu thế. Theo bản cáo bạch mới công bố, đối với thực phẩm chế biến khô, Vissan giữ 65% thị phần xúc xích tiệt trùng trong nước, 70% với sản phẩm lạp xưởng và 20% đồ hộp. Với thực phẩm chế biến mát – đông lạnh, Vissan giữ 40% thị phần đối với hàng đông lạnh, 10% thịt nguội và 30% các sản phẩm giò.

Đây cũng là doanh nghiệp được các “ông lớn” ngành thực phẩm tranh giành quyết liệt trong cuộc đua trở thành cổ đông chiến lược trong quý 1 năm nay.

Ngày 20/10 thị trường cũng đón nhận hơn 141 triệu cổ phiếu của một tân binh trên Upcom là Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp, mã: HAN) với giá tham chiếu 12.500 đồng. Là một Tổng công lớn hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, thi công xây lắp và đầu tư bất động sản nhưng với việc Bộ Xây dựng nắm tới 98,83% và báo cáo tài chính bị công ty kiểm toán ngoại trừ nhiều chi tiết liên quan đến công nợ, thì trong phiên giao dịch đầu tiên, thanh khoản của HAN bằng 0 và giá đóng cửa đứng tại tham chiếu.

Đến Sabeco, Habeco, Novaland và Vietjet

Đầu năm 2008, Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn Sabeco đã chào bán hơn 128 triệu cổ phiếu ra công chúng, nhưng chỉ có gần 78,4 triệu cổ phiếu được chào bán thành công với mức giá xấp xỉ 70.000 đồng/cổ phiếu. Tính đến hiện tại, Bộ Công thương vẫn đang là cổ đông lớn nhất, nắm 89,59% vốn điều lệ của Sabeco.

Dù vậy, với vị thế là một ông lớn trong một ngành kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ như bia, Sabeco rất được nhà đầu tư chào đón. Sau khi Bộ Công Thương có văn bản chính thức cho phép Sabeco niêm yết cổ phiếu trên HOSE, giá cổ phiếu này đã tăng vùn vụt trên sàn OTC và hiện đang được mua bán với giá từ 115.000 đồng/cp – 125.000 đồng/cp.

Không chỉ Sabeco, một ông lớn trong ngành bất động sản là CTCP Tập đoàn đầu tư địa ốc Novaland vừa bất ngờ công bố về kế hoạch niêm yết cổ phần, và thời gian cũng rất gần, dự kiến vào tháng 12/2016 dù công ty không tiến hành IPO. Theo công bố, trước khi niêm yết, Novaland sẽ phát hành riêng lẻ cho các nhà đầu tư tài chính có uy tín và tiềm lực. Sau niêm yết, dự kiến tỷ lệ tự do chuyển nhượng cổ phần của doanh nghiệp khoảng 20-25%.

Về phía Vietjet, công ty đã hoãn kế hoạch IPO ở Singapore hoặc Hồng Kông bởi những vấn đề liên quan tới thủ tục pháp lý và quyết định sẽ IPO tại thị trường Việt Nam trước, có thể là trong năm nay. Sau khi niêm yết tại Việt Nam mới xem xét khả năng niêm yết ra nước ngoài tuỳ vào diễn biến của thị trường.

Các ông lớn khác như Tổng công ty hàng không Việt Nam, Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam, Habeco cũng đang thực hiện kế hoạch niêm yết và giao dịch cổ phiếu trên sàn chứng khoán tập trung.

Page 13: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

THỜI SỰ NGÀNHIR – XU THẾ MỚI ĐƯỢC CÁC DOANH NGHIỆP DẦU KHÍ QUAN TÂMKhi thị trường ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp, đặc biệt khi sự cạnh tranh trên thị trường chứng khoán đã bắt đầu và thị trường nhân lực đã thật sự khốc liệt thì tác nhân làm nên sự lớn mạnh của một doanh nghiệp không còn đơn thuần chỉ có Product brand nữa. Chính vì vậy trong những năm gần đây, thị trường liên quan đến dịch vụ tiếp thị và xây dựng thương hiệu tại Việt Nam đã xuất hiện những khái niệm mới, đặc biệt là IR (Investor Relations) – marketing hướng tới Nhà đầu tư.

IR – PHÉP CỘNG CỦA PR & TÀI CHÍNHQuan hệ nhà đầu tư (Investor Relations) là công tác quan trọng trong việc chăm sóc nhà đầu tư và là kênh thông tin hai chiều hiệu quả giữa cộng đồng nhà đầu tư và doanh nghiệp. Hoạt động IR cung cấp thông tin doanh nghiệp cho nhà đầu tư để giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định Mua hoặc Bán cổ phiếu của Doanh nghiệp.

Hoạt động IR trên thế giới bắt đầu từ những năm 1950 trong giai đoạn kinh tế bùng nổ sau Thế chiến II. Tại thời điểm này IR được xem như một phần của bộ phận quan hệ công chúng có trách nhiệm kết nối doanh nghiệp với các nhà đầu tư cá nhân. Kể từ năm 2000, hoạt động IR trên thế giới được coi là sự kết hợp giữa quan hệ công chúng (Public Relations – PR) và yếu tố tài chính của thông tin, khi tính minh bạch ngày càng được coi trọng và các phương thức trao đổi thông tin mới giúp cho thị trừng có thể dễ dàng có phản ứng với diễn biến của doanh nghiệp.

Có thể nói hoạt động IR tại thị trường Việt Nam còn khá mới mẻ, hầu hết các Doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm đúng mức đến việc làm IR một cách chuyên nghiệp để IR trở thành công cụ giúp doanh nghiệp đạt được những kết quả thiết thực, duy trì và phát triển vượt bậc trên thị trường quốc tế.

Một khảo sát cho thấy tại Việt Nam hiện chưa có tới 20% doanh nghiệp niêm yết thực hiện tốt công tác IR. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp niêm yết chưa thực sự hiểu về IR chuyên nghiệp, một số doanh nghiệp chỉ xem công bố thông tin là việc đáp ứng luật hơn là đáp ứng nhu cầu của cổ đông.

Tuy nhiên không thể phủ nhận, IR là một xu thế đã và đang sẽ phát triển mạnh tại Việt Nam, đặc biệt khi việc cổ phần hóa các Doanh nghiệp nhà nước được đưa vào kế hoạch trọng tâm trong vài năm trở lại đây. Và không nằm ngoài xu thế đó, các Doanh nghiệp Dầu khí đang dần chứng tỏ sự quan tâm của mình đối với công tác quan trọng này.

Là một công ty chứng khoán có thế mạnh trong lĩnh vực tư vấn tài chính và tư vấn tái cấu trúc cho các doanh nghiệp, đồng thời nắm bắt được nhanh xu hướng thị trường, hiện nay PSI là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn IR chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam như làm Roadshow, thông điệp đến Nhà đầu tư, tổ chức Hội thảo Nhà đầu tư….

Bản tin PVN-INDEX số 12 13THỜI SỰ NGÀNH

Page 14: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

THỜI SỰ NGÀNHBản tin PVN-INDEX số 12 14

XU THẾ ĐANG ĐƯỢC CÁC DOANH NGHIỆP DẦU KHÍ QUAN TÂM

Trong những năm gần đây, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ về đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước, thị trường đã – đang và sẽ chứng kiến nhiều đợt bán đấu giá cổ phần của doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp ngành dầu khí.

Thông tin cổ phần hóa của các doanh nghiệp Dầu khí năm 2016 đang rất sôi động, từ kế hoạch lên sàn của PV Building và PV Machino đến IPO các “ông lớn” PV Power, PV Oil, BSR.

Tuy nhiên không phải chờ đến giai đoạn này, thực tế chứng minh các DN Dầu khí niêm yết đã có nhiều hoạt động chứng tỏ IR đang được ngành Dầu đặt nhiều “ưu ái”.

Nói đến lĩnh vực này không thể không nhắc tới Đạm Phú Mỹ (PVFCCo – Mã chứng khoán DPM). Với 3 năm liên tiếp lọt Top 5 doanh nghiệp có quan hệ nhà đầu tư tốt nhất thị trường Việt Nam (giải thưởng do Vietstock.vn bình chọn), 4 năm liên tiếp đạt giải thưởng Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam (giải thưởng do Fobers Việt Nam công bố) cùng hàng loạt các hoạt động cung cấp thông tin, tiếp xúc nhà đầu tư, có thể nói DPM chính là đơn vị tiên phong và tích cực nhất trong nhóm các DN Dầu khí niêm yết về hoạt động IR.

Ngay từ những ngày đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán, Ban lãnh đạo DPM đã xác định cần phải ưu tiên và dành nguồn lực tương xứng cho công tác IR và sớm thành lập bộ phận thường trực về công tác IR. DPM là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam thực hiện phát hành Bản tin Nhà đầu tư hàng quý (song ngữ Việt – Anh) để cập nhật thông tin kịp thời về kết quả hoạt động và thông tin ngành tới cổ đông và nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ngoài ra còn có hàng loạt các buổi hội thảo, tiếp xúc Nhà đầu tư được tổ chức thường xuyên và liên tục để cập nhật và tạo niềm tin về sự minh bạch của công ty trên thị trường.

Một Doanh nghiệp họ Đạm khác cũng dành nhiều sự quan tâm cho công tác quan hệ nhà đầu tư đó là Đạm Cà Mau. Mặc dù khởi động chậm hơn DPM, nhưng có thể thấy rõ từ năm 2015 trở đi, các hoạt động IR của Đạm Cà Mau đang được triển khai liên tục và sâu rộng. Thông tin về tinh hình sản xuất kinh doanh, chính sách trả cổ tức, các đợt trùng tu bảo dưỡng nhà máy….thường xuyên được update rộng rãi trên các phương tiện truyền thông.

Đối với DPM, IR tốt giúp tăng sự minh bạch và quan tâm của Nhà đầu tư

Rất nhiều buổi hội thảo, tiếp xúc gặp gỡ nhà đầu tư được DCM tổ chức chuyên nghiệp, tại đây Ban lãnh đạo DCM thường có những chia sẻ chi tiết cụ thể về từng vấn đề Nhà đầu tư quan tâm. Đạm Cà Mau cũng là doanh nghiệp thành lập riêng bộ phận IR và đầu tư tập trung nhân lực cho hoạt động này.

Ngoài DPM và DCM với những hoạt động IR nổi bật, 1 số doanh nghiệp Dầu khí khác cũng chứng tỏ khả năng nắm bắt xu hướng IR trên thị trường, có thể kể đến những cái tên như PTSC (Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí), PVTrans (Tổng công ty CP Vận tải Dầu khí), NT2 (Công ty CP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2), PV Gas (Tổng công ty Khí Việt Nam), PVC (Tổng công ty Dung dịch Khoan và Hóa phẩm Dầu khí – CTCP)… Các doanh nghiệp này đang tích cực cải tiến những hoạt động liên quan đến IR như cải tạo website, tổ chức các buổi gặp gỡ làm việc Nhà đầu tư, tổ chức các buổi Hội thảo cơ hội đầu tư, có các báo cáo và công bố thông tin cập nhật kết quả sản xuất kinh doanh theo quý, theo tháng…

PV Power – cái tên cuối được nhắc đến trong bài viết này cũng đang hứa hẹn nhiều hoạt động IR bùng nổ. Xác định Cổ phần hóa là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của tổng công ty, trong năm 2016, Đảng ủy, HĐTV và Ban Tổng giám đốc PV Power đã chỉ đạo sâu sát, quyết liệt với chủ trương việc gì làm được trước thì thực hiện ngay, đặc biệt là việc cung cấp thông tin liên quan đến tiến trình cổ phần hóa của mình tới các Nhà đầu tư. PV Power cũng đã tổ chức nhiều cuộc tiếp xúc, ký kết thỏa thuận hợp tác với nhiều nhà đầu tư nước ngoài như SK, Kospo. Tohoku, Tan Power… để tham gia vào quá trình IPO và thoái vốn tại các công ty liên kết.

Việc thành lập Bộ chỉ số PVN Index có thể được tính là một bước đi sớm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đối với công tác IR. Mặc dù không được coi là mục đích chính khi bộ chỉ số được ra đời, tuy nhiên sau hơn 4 năm hoạt động (từ tháng 8/2012), Bộ chỉ số đã chứng tỏ vai trò tích cực của mình trong việc làm cầu nối giữa nhà đầu tư và các doanh nghiệp thuộc Ngành. Việc công khai minh bạch thông tin với các nhà đầu tư đã củng cố thêm niềm tin vào triển vọng phát triển của cổ phiếu ngành Dầu khí mặc dù rõ ràng những năm qua là thời điểm vô cùng khó khăn đối với các DN trong ngành.

Một buổi làm việc với Nhà đầu tư của Lãnh đạo DCM vào tháng 10 vừa qua

Page 15: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

Trong 4 năm hoạt động, thông tin về Tập đoàn và các doanh nghiệp thành viên đã được truyền thông thường xuyên đến nhà đầu tư một cách kịp thời thông qua rất nhiều kênh chính thống khác nhau. Trong nước có thể kể đến trang web pvnindex.vn, Báo Đầu tư chứng khoán, kênh truyền hình VTV1. Nước ngoài là trang thông tin PVNindex trên Bloomberg – kênh thông tin tài chính và kinh tế uy tín toàn thế giới. được phát 24/24 giờ bằng tiếng Anh. Qua đó, thông qua Bộ chỉ số PVN Index, các doanh nghiệp niêm yết của PVN có cơ sở dữ liệu đầy đủ và cập nhật để cung cấp đến NDT.

Hội thảo Nhà đầu tư Dầu khí được tổ chức năm2015 với sự tham dự của Lãnh đạo Tập đoàn PVN và Lãnh đạo các Doanh nghiệp trong ngành

Công ty CP Chứng khoán Dầu khí (PSI) là đơn vị được lựa chọn vận hành Bộ chỉ số ngay từ những ngày đầu tiên. Cho đến nay PSI vẫn đang bám sát định hướng phát triển Bộ chỉ số mà Tập đoàn đã đề ra, đó là đưa PVN Index trở thành bộ chỉ số ngành tiêu biểu của Việt Nam, đồng thời trở thành đơn vị trung gian kết nối và cung cấp thông tin cho các Nhà đầu tư.

Ngoài việc xuất bản cuốn Bản tin PVN Index định kỳ theo quý, truyền thông thường xuyên và liên tục trên các kênh chính thống, PSI đã tổ chức và phối hợp tổ chức nhiều buổi hội thảo, tour doanh nghiệp cho Tập đoàn và các Doanh nghiệp trong ngành, gây được tiếng vang và phản hồi rất tích cực từ cả Nhà đầu tư và các doanh nghiệp thực hiện.

Lời Kết

Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư phải được xây dựng dựa trên sự trung thực và hiểu biết lẫn nhau. Thông tin của công ty, dù tốt hay xấy đều phải được công bố cho nhà đầu tư biết. Đây không những là việc tuân thủ pháp luật mà còn là việc xây dựng niềm tin, trấn an nhà đầu tư thông qua việc luôn cung cấp những thông tin chính xác . Nếu công tác IR tốt nhà đầu tư sẽ tiếp tục ở lại cùng doanh nghiệp để vượt qua giai đoạn khó khăn. Hi vọng với tầm nhìn và sự nắm bắt nhanh nhậy, các Doanh nghiệp Dầu khí sẽ đặt nhiều tâm sức hơn nữa vào hoạt động IR, từ đó tạo được sự ủng hộ tích cực của nhà đầu tư và dư luận, là cơ sở để nhà đầu tư gắn bó lâu dài vói doanh nghiệp.

Bản tin PVN-INDEX số 12 15THỜI SỰ NGÀNH

Page 16: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

Diễn biến giá dầu và tác động lên PVN IndexGiá dầu phục hồi kể từ mức thấp kỉ lục

Kể từ mức đáy thấp kỉ lục trong nhiều năm qua, giá dầu đã có sự phục hồi đáng kể trở lại trong quí 2 và quí 3 năm 2016. Các mức giá đóng cửa của brent oil theo từng quí đã tăng từ mức 33,9 USD/thùng từ Q1/2016 lên mức 45,8 USD/thùng vào cuối quí 3. Diễn biến ghi nhận sự tạo đáy của giá dầu thô mặc dù mức giá vẫn còn khá thấp so với trung bình giá của năm 2012 – 2013.

Cung cầu chất đốt lỏng đang dần cân bằng?Một số tổ chức thống kê phân tích cho thấy cân bằng cung cầu chất đốt lỏng toàn cầu đang có xu hướng ổn định dần. Chênh lệch cung – cầu có xu hướng giảm dần từ mức hơn 1,8 triệu thùng/ngày. Về phía nguồn cung, các khu vực có xu hướng giảm mạnh nguồn cung bao gồm Bắc Mỹ, châu Âu, trong khi đó Nga và khối OPEC có mức cung tăng nhẹ. Nguồn cung tăng từ phía OPEC chủ yếu xuất phát từ IRAN sau khi các lệnh cấm được dỡ bỏ. Trong khi đó sức cầu chất đốt lỏng toàn cầu tiếp tục tăng trưởng lên mức gần 97 triệu thùng/ngày, đóng góp tăng trưởng chính đến từ thị trường Mỹ và khu vực ASIAN (Trung QUốc, Ấn Độ).

Các số liệu thống kê cho thấy, nguồn cung hiện đang phụ thuộc rất nhiều về chính sách từ phía Nga và Opec, trong khi đó tăng trưởng tiêu thụ dầu thô lại phụ thuộc nhiều và tình hình kinh tế khu vực ASIA và nền kinh tế Mỹ.

Sản xuất và tiêu thụ chất đốt lỏng toàn cầu Dự báo tiêu thụ chất đốt lỏng toàn cầu

Source: History - Argus

THỜI SỰ NGÀNHBản tin PVN-INDEX số 12 16

140

120

100

80

60

40

20

0

Brent Price (US$/bbl)

Q1/2000

Q1/2001

Q1/2002

Q1/2003

Q1/2004

Q1/2005

Q1/2006

Q1/2007

Q1/2008

Q1/2009

Q1/2010

Q1/2011

Q1/2012

Q1/2013

Q1/2014

Q1/2015

Q1/2016

100989694929088868482

Q1 2011 Q1 2012 Q1 2013 Q1 2014 Q1 2015 Q1 2016 Q1 2017

6543210

-1-2-3

million barrels per day million barrels per day

Implied stock change and balance (right axis)

World production (left axis)

World consumption (left axis)

105100

9590858075706560

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

76543210

-1-2

million barrels per dayprojections

(year over year change, million barrels per day)

Change in China consumption (right axis)Change in U.S. consumption (right axis)Change in other consumption (right axis)Total world consumption (left axis)

Source: Short-Term Energy Outlook, October 2016 Source: Short-Term Energy Outlook, October 2016

Page 17: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

Bản tin PVN-INDEX số 12 17THỜI SỰ NGÀNH

Khu vực OPEC, nơi cung cấp hơn 33% tổng nguồn cung toàn cầu, đang có những diễn biến tương đối phức tạp khiến nhà đầu tư toàn cầu nghi ngờ sự thành công của các thỏa thuận mới đây về tiến trình đóng băng và giảm dần sản lượng. Saudi Arabia chiếm khoảng 33% nguồn cung từ OPEC, thực tế sản lượng chỉ tăng hơn 500.000 thùng/ngày trong năm 2016, chủ yếu đáp ứng cho các nhu cầu tăng thêm từ khách hàng cũ, trong khi IRAN, vốn chỉ cung cấp khoảng hơn 3 triệu thùng/ngày, sau khi lệnh cấm xuất khẩu được dỡ bỏ, nước này đã tăng sản lượng lên gần 3,6 triệu thùng/ngày, bất chấp các thỏa thuận đóng băng sản lượng được OPEC đề xuất. Các chính sách từ phía OPEC và sự đồng thuận tìm tiếng nói chung của khối này cùng với Nga là những tác nhân vô cùng quan trọng tác động trực tiếp tới nguồn cung dầu thô toàn cầu.

Mỹ là quốc gia chiếm hơn 20% sức tiêu thụ chất đốt lỏng toàn cầu, nơi đây đang phụ thuộc nhiều vào sức tăng trưởng của nền kinh tế, vốn dĩ có nhiều yếu tố tác động, đặc biệt liên quan tới chính trị và các chính sách của FED từ nay đến cuối năm. Tiếp theo, Ấn Độ và Trung QUốc là 2 quốc gia thuộc Châu Á, tiêu thụ chất đốt lỏng chiếm hơn 15,5% tổng mức tiêu thụ toàn cầu, đang có nhiều dấu hiệu cho thấy đà tăng trưởng nóng suy yếu. WB dự báo tăng trưởng kinh tế của cả 2 quốc gia này đều sụt giảm khá nhanh trong giai đoạn 2016 – 2019, mặc dù chính phủ Trung Quốc liên tiếp có những biện pháp nới lỏng để tránh việc hạ cánh cứng.

Nguồn cung dầu ở Mỹ đang có xu hướng giảm?

U.S. Baker Hughes Oil Rig Count

Điều gì sẽ ảnh hưởng tới diễn biến giá dầu trong tương lai?

Số giếng khoan sụt giảm mạnh từ 2015 và duy trì mức thấp trong nửa đầu năm 2016, đây là các giếng khoan ngang với khả năng phục hồi sản lượng trong 2017 đang bị nghi ngờ. Cùng với lượng dầu crude cung cấp ra thị trường bị sụt giảm, lượng khí và khí hóa lỏng cũng giảm theo.

Mặc dù là quốc gia tiệu thụ chất đốt lỏng lớn nhất thế giới nhưng lượng cung dầu ra thị trường quốc tế trong giai đoạn 2015 của Mỹ đánh dấu bước giảm kỉ lục, cùng với số lượng giàn khoan thoái trào mạnh.

Đó là những yếu tố tác động mạnh tới cung hoặc cầu dầu thô toàn cầu, ở những nơi cung cấp hoặc tiêu thụ chiếm tỷ trọng rất lớn như đã nêu trên.

Về phía nguồn cung, yếu tố đầu tiên phải kể đến là các thỏa thuận của OPEC, trong đó động thái của Nga và IRAN sẽ là những điểm nhấn quan trọng đối với sản lượng cung cấp ra thị trường toàn cầu. Yếu tố này thường sẽ có tác động gần như ngay tức thì tới giá dầu thô. Trong 2 tháng cuối năm, nhà đầu tư toàn cầu sẽ còn tiếp tục chứng khiến những biến động lớn của giá dầu khi tổ chức này tiếp tục họp vào cuối tháng 11 về vấn đề sản lượng.

Tiếp đó, nhà đầu tư có dấu hiệu quan sát và phản ứng mạnh với số lượng giản khoan và thay đổi tồn kho dầu Mỹ. Điều này gián tiếp phản ánh xu hướng dòng vốn đầu tư và tương lai của nguồn cung dầu đá phiến, dầu cát.

Về phía nhu cầu, tăng trưởng kinh tế, sản xuất công nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp và PMI của các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ sẽ là các yếu tố tác động tương đối mạnh. Dù đã có những dự báo về xu hướng, nhưng trong bối cảnh bất ổn, các con số công bố thực tế có thể tác động mạnh tới xu hướng giá dầu.

Cuối tháng 10, Reuters đã cập nhật dự báo giá dầu 2016-2020 được tập hợp từ 35 tổ chức tài chính, ngân hàng và dự báo trên thế giới. Theo đó, giá dầu Brent và dầu WTI trung bình năm 2016, 2017 hầu như không đổi so với dự báo được đưa ra trước đây, đạt tương ứng 44,78 USD/thùng; 57,08 USD/thùng và 43,46 USD/thùng; 55,22 USD/thùng. Giá dầu Brent, WTI năm 2020 dự báo lần lượt đạt mức 71,18 USD/thùng và 68,32 USD/thùng. Chesapeake Energy dự báo sản lượng tăng cao vào năm 2017, 2018. Nhà sản xuất khí tự nhiên Chesapeake Energy của Mỹ đã có một bản báo cáo điều chỉnh lợi nhuận bất ngờ, hỗ trợ bởi việc giảm chi tiêu và cho biết sẽ tăng mức sản lượng cao hơn để thoát khỏi tình trạng này trong 2 năm tới. Cổ phiếu của công ty cũng sữ giữ ổn định trong năm 2017 khi đã tăng khoảng 9% lên mức 5,8 USD trong thứ 5 vừa qua. Goldman Sachs cho rằng giá dầu có thể rơi xuống 43 USD/thùng vào cuối năm nay do ảnh hưởng bởi những yếu tố vĩ mô, bao gồm cả đồng USD. Ngân hàng Thế giới (World Bank) nâng dự báo giá dầu cho năm 2017 lên 55 USD/thùng sau khi OPEC đạt thỏa thuận hạn chế sản lượng.

1750

1500

1250

1000

750

500

250

0Jan ‘15 Apr ‘15 Jul ‘15 Oct ‘15 Jan ‘16 Apr ‘16 Jul ‘16 Oct ‘16

Page 18: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

Đồng chí Nguyễn Quốc KhánhỦy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối DNTƯ

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn phát biểu tại Hội nghị.

“”

Tại Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 5, nhiệm kỳ 2015-2020 của Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, nhiều nội dung quan trọng đã được thông qua nhằm đảm bảo sự lãnh đạo chỉ đạo quyết liệt, toàn diện mọi mặt hoạt động của Tập đoàn những tháng cuối năm 2016.

Theo Báo cáo kết quả 1 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW (ngày 23-7-2015) của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2035 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tập đoàn, kể từ thời điểm Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035 vào ngày 14-10-2015 đến nay, Tập đoàn đã chủ động phân công, yêu cầu các đồng chí trong Ban Tổng giám đốc theo lĩnh vực được phân công phụ trách, xây dựng chương trình, kế hoạch, triển khai thực hiện Chiến lược; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát; bổ sung, cập nhật những chủ trương, nhiệm vụ mới đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn; đề cao tinh thần chủ động, quyết tâm, đổi mới sáng tạo, bảo đảm chất lượng, hiệu quả; thường xuyên có báo cáo tổng kết để có các định hướng kịp thời cho giai đoạn tiếp theo.

Trong bối cảnh lĩnh vực dầu khí toàn cầu đang ở giai đoạn khủng hoảng nặng nề do giá dầu suy giảm kéo dài, việc quán triệt nội dung cơ bản của Nghị quyết 41 và triển khai thực hiện đòi hỏi phải được tổ chức hết sức bài bản, với tinh thần trách nhiệm rất cao, phải huy động được mọi nguồn lực tổng hợp trong toàn Tập đoàn cùng với sự hỗ trợ kịp thời, hiệu quả của các bộ, ngành mới có thể đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược được giao. Đặc biệt là với các giải pháp, nhiệm vụ như: Hoàn thiện thể chế cho phát triển ngành Dầu khí; xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù riêng cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phát triển; bảo đảm nguồn vốn cho Tập đoàn thực hiện các mục tiêu chiến lược.

Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Quốc Khánh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn nhấn mạnh những nhiệm vụ quan trọng trong chương trình công tác của Đảng bộ Tập đoàn từ nay đến cuối năm 2016, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo 4 nhiệm vụ trọng tâm:

Một là, tiếp tục chỉ đạo việc học tập, quán triệt và xây dựng Chương trình hành động của tập thể và kế hoạch hành động của cá nhân để thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp gắn với thực hiện Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại các Đảng bộ trực thuộc. Đảm bảo xây dựng Chương trình hành động, kế hoạch thực hiện có chất lượng, làm căn cứ để thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và thực hiện.

Trên cơ sở đánh giá kết quả sau 1 năm triển khai, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 23-7-2015 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2035; Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó cần bám sát các cơ quan chức năng để đẩy nhanh việc trình Chính phủ phê duyệt Kế hoạch 5 năm 2016-2020, Kế hoạch tái cấu trúc và Nghị định về điều lệ tổ chức và hoạt động, Nghị định về quản lý tài chính của Tập đoàn. Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2035; kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2017 để trình các cấp có thẩm quyền cũng như đề nghị ban hành sửa đổi về các cơ chế chính sách theo tinh thần Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị.

BỐN NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM cuối năm 2016

THỜI SỰ NGÀNHBản tin PVN-INDEX số 12 18

Page 19: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

Bản tin PVN-INDEX số 12 19THỜI SỰ NGÀNH

Tiếp tục thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc làm việc với Tập đoàn về nhiệm vụ năm 2016, kế hoạch 2016-2020 và tham gia các Tổ công tác của Chính phủ để rà soát các lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn, đề xuất tháo gỡ khó khăn cho Tập đoàn và xử lý các kiến nghị của Tập đoàn đã trình Chính phủ.

Hai là, tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/ĐU ngày 20-01-2016 của Đảng ủy Tập đoàn về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2016, trong đó sản xuất kinh doanh vẫn cần thường xuyên kiểm tra việc tổ chức thực hiện chương trình hành động của Hội đồng Thành viên Tập đoàn, đẩy mạnh thực hiện kế hoạch tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng trong năm 2016, rà soát tối ưu chương trình công tác và chi phí các dự án đang khai thác, rà soát tất cả các yếu tố có ảnh hưởng đến sản lượng khai thác dầu khí năm 2016. Phấn đấu thực hiện khai thác 17 triệu tấn dầu, vượt 1 triệu tấn so với kế hoạch Chính phủ giao.

Chỉ đạo đánh giá thường xuyên các dự án trọng điểm của Tập đoàn, những khó khăn vướng mắc cần kiến nghị giải quyết để đảm bảo kiểm soát chặt chẽ tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư, nhất là các công trình, dự án trọng điểm như các dự án nhà máy điện, chuỗi dự án khí Lô B, Cá Voi Xanh.

Cùng với việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhằm tăng hiệu quả hoạt động của các đơn vị, các đơn vị cung cấp dịch vụ cần rà soát, cơ cấu lại khấu hao, chi phí trong giá dịch vụ để giảm giá thành với mục tiêu hỗ trợ tối đa cho các đơn vị thăm dò khai thác dầu khí. Thực hiện tốt các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch được giao và kế hoạch chung của cả Tập đoàn. Các đơn vị trong lĩnh vực khí, điện, chế biến dầu khí cần tranh thủ các yếu tố thuận lợi từ giá dầu thấp là nguyên, nhiên liệu của các nhà máy để cơ cấu sản phẩm tối ưu nhất trong từng thời điểm, phát huy tối đa công suất, nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà máy.

Tiếp tục chỉ đạo nghiêm túc chủ trương thực hành tiết kiệm, tối ưu hóa nguồn lực theo Nghị quyết 13 ngày 20-10-2015 của Đảng ủy Tập đoàn và chỉ đạo của Tổng giám đốc Tập đoàn thông qua kế hoạch tiết giảm chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2016. Tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, các kiến nghị của đơn vị để hỗ trợ đơn vị vượt qua các khó khăn, ổn định sản xuất. Toàn Tập đoàn phấn đấu đạt chỉ tiêu về tài chính, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước ở mức cao nhất.

Ba là, tiếp tục chỉ đạo thực hiện Đề án tái cơ cấu theo Quyết định số 46 ngày 5-1-2013 và Quyết định 1011 ngày 3-7-2015 của Thủ tướng Chính phủ. Chủ động các kế hoạch để triển khai đề án tái cấu trúc giai đoạn 2016-2020 sau khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch tái cơ cấu giai đoạn 2016-2020 của các đơn vị thành viên. Tập trung chỉ đạo để cổ phần hóa, tái cấu trúc một số đơn vị lớn như PV Power, PV Oil, BSR thành công, đạt hiệu quả cao.

Bốn là, thực hiện Chương trình công tác năm 2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tập đoàn trên tất cả các mặt hoạt động về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng. Đặc biệt, trong đợt sinh hoạt chính trị quán triệt Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và đại hội Đảng bộ các cấp, các cấp ủy lãnh đạo đơn vị, các đoàn thể chính trị - xã hội cần đẩy mạnh tuyên truyền, chú trọng công tác tư tưởng nhằm làm cho toàn thể cán bộ đảng viên, người lao động Dầu khí nắm được tình hình hoạt động mọi mặt của Tập đoàn; đoàn kết, chung sức chung lòng, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi đảng viên và giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong toàn Đảng bộ, tập trung tinh thần, trí tuệ để vượt qua khó khăn, lao động tích cực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự phát triển ổn định của Tập đoàn và không ngừng nâng cao đời sống của người lao động. Đây chính là hành động thiết thực kỷ niệm 55 năm Ngày Truyền thống của ngành Dầu khí Việt Nam (27/11/1961 - 27/11/2016).

Page 20: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

PHÓNG SỰ ẢNHChuyến thăm và làm việc của các Nhà đầu tư tại các Doanh nghiệp thuộc PVN Index

THỜI SỰ NGÀNHBản tin PVN-INDEX số 12 20

Vào 2 ngày 6-7/10 vừa qua, hơn 30 Nhà đầu tư đến từ 22 công ty chứng khoán và các công ty quản lý Qũy hàng đầu của Việt Nam đã tham gia vào chuyến thăm quan và làm việc với các doanh nghiệp niêm yết ngành dầu khí như: Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam ( PVS), Công ty CP Phân bón Dầu Khí Cà Mau ( DCM), Tổng Công ty CP Vận tải Dầu khí (PV Trans), Công ty CP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 ( NT2).

Page 21: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

Chương trình do công ty PSI đã tổ chức cũng nằm trong kế hoạch giới thiệu đến các nhà đầu tư về bộ chỉ số PVN-Index.

“ Đây là dịp hiếm hoi để các lãnh đạo doanh nghiệp gặp trực tiếp các nhà đầu tư ngay tại trụ sở của mình và trực tiếp trả lời các câu hỏi về kế hoạch kinh doanh và về tính minh bạch tài chính” . Ông Bùi Minh Tiến, Tổng giám đốc công ty DCM chia sẻ trong dịp gặp gỡ các nhà đầu tư.

Một trong các nhà đầu tư trong đoàn cũng cho biết, các nhà đầu tư thường nghiên cứu, phân tích và đưa ra quyết định đầu tư , từ những thông tin được công bố. Nhưng lần này, nhiều nhà đầu tư được đặt nhiều câu hỏi khó và trực tiếp nghe lãnh đạo doanh nghiệp trả lời. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư còn trực tiếp sờ vào các ống khói của các doanh nghiệp này.

Dưới đây là những hình ảnh được ghi lại về chuyến gặp gỡ giữa các nhà đầu tư và lãnh đạo doanh nghiệp niêm yết ngành dầu khí:

Bản tin PVN-INDEX số 12 21THỜI SỰ NGÀNH

Trong hai ngày cuối tuần, các nhà đầu tư đến từ 22 Công ty Chứng khoán và các Công ty Quản lý Quỹ đã có những buổi gặp gỡ với những nhân vật quan trọng nhất của các công ty niêm yết ngành dầu khí.

Ông Nguyễn Văn Mậu (Trái) Phó tổng giám đốc PVS trả lời rất nhiều câu hỏi của các nhà đầu tư về chiến lược phát triển và những dự án sắp triển khai của công ty.

Các buổi làm việc luôn có sự tham gia đầy đủ của các Nhà đầu tư

Đại diện PVS ( Phải) trao đổi với một nhà đầu tư bên lề buổi gặp chính thức.

Những thông tin của DCM được các nhà đầu tư nghiên cứu.

Page 22: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

Ông Bùi Minh Tiến (Đứng), Tổng giám đốc công ty DCM nói vui rằng, nhờ chuyến làm việc trực tiếp này mà cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành đầu khi đều tăng trong các phiên gần đây.

Phòng họp hiện đại của DCM có góc nhìn toàn cảnh Khu đô thị Phú Mỹ Hưng giúp buổi gặp gỡ thêm phần nhẹ nhàng. Tại buổi gặp gỡ, những lo lắng thường trực của các nhà đầu tư về tỷ giá đối với khoản vay ngoại tệ, về chiến lược phát triển đều được Ban lãnh đạo DCM trả lời rõ ràng vì tất cả đều nằm trong kế hoạch phát triển của DCM.

Bà Hoàng Hải Anh ( đứng) Giám đốc PSI giới thiệu về bộ chỉ số PVN-Index tới các nhà đầu tư. Theo đó, Bộ chỉ số PVN-Index thuộc sở hữu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế , bao gồm tất cả các đơn vị thành viên PVN niêm yết trên cả 3 sàn chứng khoán HNX, HSX, và UpCOM. PVN-Index được thiết kế theo đầy đủ các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. PVN-Index là bộ chỉ số chứng khoán duy nhất tại VN sử dụng bản quyền phân ngành quốc tế tiêu chuẩn ICB. PVN-Index được quản lý và giám sát bởi Hội đồng chỉ số do PVN thành lập

Ông Nguyễn Đức Thành ( phải) Chủ tịch HĐQT DCM chia sẻ tầm nhìn của ông về phát triển nông thôn mới khiến các nhà đầu tư bị mê hoặc, khiển giờ giải lao vượt thời gian của Ban tổ chức.

THỜI SỰ NGÀNHBản tin PVN-INDEX số 12 22

Page 23: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

Bản tin PVN-INDEX số 12 23THỜI SỰ NGÀNH

Ông Phạm Việt Anh ( trái) Tổng giám đốc PV Trans tự tin nói với các nhà đầu tư về định hướng sắp tới sẽ xem xét việc mua lại hoặc góp vốn vào các công ty vận tải có đội tàu phù hợp với nhu cầu phát triển của PV Trans nhằm chiếm lĩnh thị trường. Bên cạnh đó sẽ giảm tỉ lệ vốn của PVN tại PV Trans xuống 36% thông qua việc bán cổ phần cho các đối tác chiến lược.

Rất nhiều nhà đầu tư quan tâm đến PV Trans vì đơn vị này sở hữu đội tàu hàng lỏng lớn nhất Việt Nam và với tình hình tài chính mạnh nhất so với các công ty vận tải biển khác.

Ông Hoàng Xuân Quốc (thứ hai, trái), Tổng giám đốc NT2 cập nhật tiến độ các dự án mới và cung cấp tới các nhà đầu tư những thông tin khả quan trong quý III của năm 2016.

Ông Hoàng Xuân Quốc ( giữa) Tổng giám đốc NT2 nói rằng, thị trường cung cấp điện chỉ vài %/ năm, nhưng nhu cầu về điện lại tăng 10%/ năm.

Các nhà đầu tư hoàn toàn tin tưởng, vì NT2 đã chuẩn bị rất kỹ những bước đi trong tương lai khi thị trường bán buôn điện cạnh tranh.

Hai nhà đầu tư cười tươi khi có dịp xuống tận nhà máy của các doanh nghiệp niêm yết ngành dầu khí.

Các Nhà đầu tư đã thu được rất nhiều thông tin hữu ích qua chuyến làm việc này

Giá trị cổ phiếu của các doanh nghiệp dầu khí thu hút sự quan tâm rất lớn đối với các nhà đầu tư trong nước và các quỹ đầu tư nước ngoài.

Page 24: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

DOANH NGHIỆP NGÀNH DẦU KHÍ Bản tin PVN-INDEX số 12 24

ĐẠM CÀ MAU Nỗ lực hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2016

ăm 2016 là năm nhiều khó khăn đối với ngành nông Nnghiệp nói chung và ngành phân bón nói riêng; hạn hán và lũ lụt đã tác động nhiều đến đời sống và hoạt

động sản xuất của bà con nông dân. Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC – thương hiệu Đạm Cà Mau) nhận thức được những thách thức, đã và đang triển khai nhiều giải pháp, phát huy sức mạnh tập thể trên nền tảng công nghệ, nỗ lực hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2016 và tăng trưởng bền vững ở các năm tiếp theo.

Mặc dù nhà máy dừng bảo dưỡng 25 ngày trong tháng 8, nhưng sản lượng 9 tháng đầu năm vẫn đạt kế hoạch. Ngoài ra, ngày 6/10, nhà máy đã thực hiện thành công việc nâng công suất lên 110%. Song song với giải pháp tăng công suất, công ty triển khai kinh doanh và phân phối các sản phẩm phân bón khác như DAP, Kali để tối ưu hóa khả năng sinh lời, nâng cao giá trị gia tăng và thực hiện đúng sứ mệnh của công ty là cung cấp giải pháp dinh dưỡng cho cây trồng. Dự kiến trong những tháng cuối năm, công ty tập trung sản xuất để đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất vụ Đông Xuân; phân phối gần 300.000 tấn các loại nhằm tối đa hóa nhu cầu thị trường, tăng doanh thu cho công ty.

PVCFC cũng không ngừng tập trung đầu tư nghiên cứu để cải tiến sản xuất, đưa ra thị trường những sản phẩm mới, phù hợp với định hướng phát triển của nền nông nghiệp nước nhà. Ngoài các sản phẩm ure hạt đục, N.Humate+Te mang thương hiệu Đạm Cà Mau – Hạt Ngọc Mùa Vàng, sắp tới đây, PVCFC tiếp tục cho ra mắt sản phẩm mới với tính năng ưu việt để tiết kiệm phân bón và tăng năng suất cho cây trồng.

Theo đó trong 9 tháng, Đạm Cà Mau đã sản xuất, tiêu thụ trên 570.000 tấn phân đạm, đạt 99% kế hoạch đề ra. Doanh thu đạt gần 3.500 tỷ đồng, đạt 85% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế gần 400 tỷ đồng, đạt 98% kế hoạch. Với kết quả này cùng với những giải pháp đồng bộ về kinh doanh, Đạm Cà Mau tự tin sẽ hoàn thành kế hoạch sản lượng sản xuất và tiêu thụ năm 2016..

Page 25: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

PVIBỨT PHÁ TỪ HIỆU QUẢ DÒNG VỐN ĐẦU TƯ

Ông Bùi Vạn Thuận – Tổng Giám đốc PVI cho biết: Việc đa dạng sở hữu doanh nghiệp với sự tham gia của các cổ đông chiến lược nước ngoài cũng như áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản trị và điều hành doanh nghiệp không chỉ nâng cao tính minh bạch mà còn khai thác hiệu quả dòng vốn đầu tư, tạo bước đột phá về doanh thu và lợi nhuận.

ấy hiệu quả dòng vốn đầu tư, kinh doanh và quyền lợi Lcổ đông làm đầu, 9 tháng năm 2016, dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, PVI tiếp tục khẳng định

được bản lĩnh, sức mạnh hệ thống và sự nhất quán trong việc thực hiện đúng chiến lược phát triển. Bảo hiểm PVI giữ vững vị trí là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ số 1 thị trường Việt Nam.

Lợi nhuận tăng đột biến

”Doanh thu thực hiện 9 tháng toàn PVI đạt 8.301 tỷ đồng, hoàn thành 108,42% kế hoạch và đạt 80,07% kế hoạch năm. Đặc biệt, lợi nhuận trước thuế toàn PVI đạt 1.152 tỷ đồng, hoàn thành 193% kế hoạch và đạt 127,89% kế hoach năm.

Sở dĩ lợi nhuận của toàn PVI tăng đột biến là do Cty đã thực hiện thành công thoái 25% vốn còn lại tại PVI Sun Life cho đối tác Sun Life Assurance Canada, thu về lợi nhuận trên 450 tỷ đồng (tính chung, lợi nhuận ròng đạt được cho cả thương vụ là khoảng hơn 1.000 tỷ đồng – PV).

Triển vọng, doanh thu và lợi nhuận của PVI có thể sẽ tiếp tục tăng mạnh trong quý IV/2016 nếu Cty thực hiện thành công chủ trương chuyển nhượng tòa nhà PVI Tower mà HĐQT PVI đã phê duyệt.

“Năm 2015, PVI đã thực hiện chi trả cổ tức cho các cổ đông theo tỉ lệ chi trả cổ tức lên tới 20% bằng tiền mặt thay vì chi trả cổ tức 9% theo như cam kết tại Đại hội đồng cổ đông 2015. Đây cũng là mức cổ tức cao nhất trong khối các doanh nghiệp bảo hiểm đang niêm yết trên sàn chứng khoán. Với kết quả như hiện tại, dự kiến doanh thu và lợi nhuận năm 2016 sẽ vượt xa kế hoạch đã đề ra. Chúng tôi sẽ tiếp tục chi trả cổ tức 20% bằng tiền mặt năm 2016” – ông Bùi Vạn Thuận, TGĐ PVI cho biết.

Kết quả trên cho thấy, PVI không chỉ phát huy tối đa tiềm năng thế mạnh trong lĩnh vực bảo hiểm mà còn khai thác hiệu quả dòng vốn đầu tư.

Nếu nhìn vào hoạt động đầu tư tài chính, trong vòng 3 năm gần đây, đã mang lại cho PVI gần 2.000 tỷ đồng. Chỉ tính riêng năm 2015, lợi nhuận từ hoạt động này đạt trên 819 tỷ đồng. Đến thời điểm hiện tại tất cả các khoản đầu tư trước đây đều đã được thu hồi và trích lập dự phòng 100%.

“PVI là công ty đại chúng hoạt động theo các quy định của pháp luật về đầu tư, kinh doanh, trên nguyên tắc thị trường lấy hiệu quả đầu tư, kinh doanh và quyền lợi cổ đông làm đầu. Mọi hoạt động đầu tư của PVI đều hết sức minh bạch, tuân thủ những nguyên tắc tài chính vô cùng chặt chẽ và được giám sát chặt bởi một hệ thống kiểm tra, kiểm soát của doanh nghiệp cũng như của chính các cổ đông theo chuẩn mực quốc tế. Điều đó đã mang lại hiệu quả cao trong hoạt động đầu tư” – ông Bùi Vạn Thuận chia sẻ.

Bản tin PVN-INDEX số 12 25DOANH NGHIỆP NGÀNH DẦU KHÍ

Page 26: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

Nâng cao chất lượng tăng trưởng

Khởi đầu từ một công ty bảo hiểm nội ngành của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam với số vốn khiêm tốn là 22 tỷ đồng, tổng tài sản là gần 34 tỷ đồng, doanh thu năm đầu chỉ đạt 60 tỷ đồng, sau 20 năm hoạt động, tổng tài sản của PVI đã tăng gấp 460 lần (đạt 15.495 tỷ đồng năm 2015), vốn chủ sở hữu tăng gấp 306 lần (đạt 6.734 tỷ đồng năm 2015), doanh thu tăng gấp 165 lần (đạt 9.923 tỷ đồng năm 2015). Doanh nghiệp đã thành công trong việc chuyển hoá lợi thế là thành viên của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam thành nguồn lực, sức mạnh.

Trước đó, năm 2006, đơn vị này là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam thực hiện cổ phần hóa trở thành Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam và niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2007 với mã chứng khoán PVI. Chỉ tính riêng việc thực hiện cổ phần hoá đã thu về cho nhà nước hơn 2.000 tỷ đồng.

Đến nay, PVI đã thực hiện thành công tái cấu trúc doanh nghiệp, chuyển đổi hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con. Cơ cấu cổ đông gồm 49% là cổ đông nước ngoài, 51% còn lại, trong đó 35% là vốn của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và các cổ đông là các cá nhân, tổ chức trong nước khác.

Theo đó, Công ty mẹ – Công ty Cổ phần PVI với các cổ đông chiến lược mạnh gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm Talanx của Đức, Quỹ đầu tư Chính phủ Oman (OIF). Các công ty con bao gồm Tổng Công ty Bảo hiểm PVI, Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm PVI và Công ty Cổ phần Quản lý quỹ PVI (PVI AM).

“Với tốc độ tăng trưởng vốn, tài sản và doanh thu là hàng trăm lần, PVI đã khẳng định là định chế tài chính lớn, có uy tín và thương hiệu được quốc tế hóa” – ông Bùi Vạn Thuận nhấn mạnh.

Hiện tại, PVI cũng là doanh nghiệp duy nhất trong lĩnh vực bảo hiểm tại Việt Nam nhiều năm liền được tổ chức xếp hạng quốc tế A.M Best xếp hạng năng lực tài chính của Bảo hiểm PVI ở mức B++ (Tốt) và Tái bảo hiểm PVI ở mức B+ (Tốt).

Ông Bùi Vạn Thuận – TGĐ PVI cho biết: Năm 2016, toàn bộ hệ thống PVI đã và đang hoàn thiện mô hình tái cấu trúc theo chiều sâu và hiệu quả, bao gồm: Tăng vốn điều lệ, mở rộng thị trường gắn với hiệu quả, giữ vững vị trí số 1 thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam và mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế; Tăng vốn điều lệ và tìm cổ đông chiến lược cho Tái Bảo hiểm PVI để nâng cao năng lực, quy mô tài chính, đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh bảo hiểm cho toàn hệ thống.

Chúng tôi tâp trung hoàn thiện mô hình đầu tư của PVI AM nhằm đẩy mạnh và trở thành hoạt động lõi, trụ cột chính trong toàn hệ thống. Đồng thời nâng cao hiệu quả trong công tác quản trị, điều hành, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo tính minh bạch, chuyên nghiệp, phù hợp, kịp thời với những thay đổi trong công tác tái cơ cấu toàn hệ thống. Qua đó nâng mức xếp hạng năng lực tài chính quốc tế. Doanh nghiệp cũng tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển và chuẩn hóa các sản phẩm lõi theo tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với yêu cầu cũng như khả năng chịu rủi ro của từng khách hàng, nâng chất lượng tư vấn và dịch vụ sau bán hàng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ tập trung xây dựng quy chế quản lý thương hiệu tổng thể cho toàn hệ thống, phát triển và nâng tầm thương hiệu PVI trên thị trường trong nước và quốc tế, hoàn thiện chiến lược quản lý và phát triển nguồn nhân lực cho toàn hệ thống PVI giai đoạn 2016- 2020.

Sau 20 năm hình thành và phát triển, PVI đã nhận được nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quý: danh hiệu Anh hùng Lao động; Huân chương Độc lập hạng Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; Forbes Việt Nam vinh danh trong Danh sách “50 Công ty Niêm yết Tốt nhất Việt Nam”; Top 30 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2016 do Brand Finance công bố; thường xuyên nằm trong Danh sách Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, Thương hiệu Mạnh Việt Nam…

DOANH NGHIỆP NGÀNH DẦU KHÍ Bản tin PVN-INDEX số 12 26

Page 27: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

hời gian qua có nhiều các quỹ đầu tư tổ chức trong và Tngoài nước, các công ty chứng khoán mong muốn gặp gỡ Công ty cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2

(NT2) để tìm hiểu và đầu tư.

Mới đây, ngày 07/10/2016, 50 nhà đầu tư thuộc các quỹ đầu tư: Dragon Capital, Vina Capital, Indochina Capital, Brospartners Investment Ltd, Tongyang Asset Management; các công ty quản lý quỹ: Vietfund, Eastspring, Fides, Philip Co, SSi, Bảo Việt, Vietcombank, MB, Vietinbank, Techcombank, PVI, PVFC; công ty quản lý vốn nhà nước SCIC; các công ty chứng khoán: SSI, MBS, VCSC đã đến tìm hiểu, cập nhật hoạt động SXKD của NT2.

Chuyến gặp gỡ NT2 lần này của các quỹ đầu tư nằm trong chuỗi sự kiện thăm và đối thoại với một số doanh nghiệp tiêu biểu ngành Dầu khí tham gia bộ chỉ số PVN - Index.

Trao đổi với các nhà đầu tư, TS. Hoàng Xuân Quốc - Tổng Giám đốc NT2 cho biết NMĐ Nhơn Trạch 2 với công nghệ tiên tiến, trình độ tự động hóa ưu việt, là nhà máy nhiệt điện khí lớn của ngành Dầu khí với công suất 750MW. Toàn bộ nhà máy được vận hành tự động trên hệ thống điều khiển SPPA-T3000 tiên tiến nhất hiện nay.Trong quá trình sản xuất kinh doanh, NT2 chú trọng phát triển bền vững, tập trung vào hoạt động cốt lõi đầu tư và sản xuất điện, tiềm năng phát triển vượt bậc. Bên cạnh đó, đội ngũ quản lý, nhân viên vận hành của NT2 giàu kỹ năng, kinh nghiệm, có định hướng đúng đắn, xây dựng NT2 ngày càng vững mạnh trên thị trường điện và thị trường chứng khoán. Cổ phiếu NT2 dẫn dắt ngành điện, hiệu quả đầu tư cao, khối lượng giao dịch lớn. NT2 thuộc Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam do Forbes bình chọn.

Đây cũng là ưu thế của NT2 trong thị trường điện cạnh tranh, vận hành linh hoạt, hiệu suất cao. NT2 có thể chạy với hệ số phụ tải trung bình trên 80%, có chiến lược chào giá tốt nên sản lượng điện luôn được huy động tối đa. Qua 4 năm vận hành theo thị trường điện (từ 01/7/2012), NT2 luôn xem đây là cơ hội để thực hiện tối ưu quá trình vận hành, nâng cao năng lực quản lý, vận hành, quản trị tốt chi phí sản xuất nhằm gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. NT2 có tổ thị trường điện riêng với các chuyên gia giỏi, có kinh nghiệp trong công tác chào giá. Vì vậy, công suất phát của NMĐ Nhơn Trạch 2 luôn cao hơn so với công suất thiết kế và đạt hiệu quả tốt.

Kết quả sản xuất kinh doanh của NT2 năm 2016 rất khả quan. Chỉ tính riêng Quý III/2016, kết quả của NT2 ấn tượng với lợi nhuận sau thuế là 164,7 tỷ đồng, đạt 238,6% so với Quý III/2015 (69 tỷ đồng); doanh thu là 1.525,3 tỷ đồng đạt 119% so với cùng kỳ năm 2015. Điều này càng có ý nghĩa khi mà trong thời gian từ ngày 05/09/2016 đến ngày 20/09/2016, hệ thống khí Nam Côn Sơn giảm và cắt khí để bảo dưỡng lớn định kỳ 5 năm, NMĐ Nhơn Trạch 2 giảm sản lượng và chạy dầu DO trong thời gian này. Đây là yếu tố đặc thù khách quan của riêng năm 2016. Tuy nhiên việc chạy bằng dầu DO đã giải phòng tồn kho dầu, góp phần làm tăng mạnh dòng tiền trong kỳ. Lũy kế kết quả sản xuất kinh doanh 09 tháng đầu năm 2016, sản lượng điện NT2 phát lên lưới điện quốc gia 4,025 tỷ kWh, đạt 101% so với cùng kỳ năm 2015; lợi nhuận sau thuế là 860,1 tỷ đồng, đạt 124% so với 09 tháng đầu năm 2015. Giá khí trung bình 09 tháng đầu năm 2016 của NT2 trung bình là 3,7 USD/Triệu Btu, giá khí cùng kỳ năm 2015 là 5,46 USD/Triệu Btu.

Trong 9 tháng đầu năm, giá khí đầu vào giảm mạnh, trung bình giá khí 9 tháng đạt mức 3,7USD/Tr.btu, giảm mạnh so với mức 5,46USD/Tr.btu của năm 2015. Đây là cũng là nguyên nhân chính khi doanh thu giảm so với cùng kỳ, nhưng lợi nhuận lại tăng trưởng đạt mức cao so với cùng kỳ năm trước.

Về các dự án đầu tư, Công ty đang tiếp tục làm việc với các cơ quan hữu quan để sớm đưa dự án điện NT3, NT4 bổ sung vào quy hoạch sơ đồ điện VII mở rộng. Theo trao đổi từ lãnh đạo doanh nghiệp, khả năng dự án NT3 sẽ được thực hiện sớm hơn so với quy định trước đây, dự kiến đi vảo hoạt động cuối 2020. Lãnh đạo công ty cũng khẳng định với lợi thế cơ sở hạ tầng có sẵn bao gồm quỹ đất, hệ thống truyền tải, đấu nối thuận lợi và nhân lực có kinh nghiệm, sẵn sàng cho việc triển khai và xây dựng Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Dự án thu hồi và sản xuất CO2 lỏng từ khí thải nhà máy cũng đang trong giai đoạn thẩm định sau khi được đơn vị tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi (FS)

Như vậy, mới 09 tháng đầu năm nhưng lợi nhuận sau thuế NT2 đã vượt 18% kế hoạch năm (728 tỷ đồng). Công ty dự kiến sản lượng điện sản xuất quý IV đạt 1,35 tỷ kWh (khoảng 450 triệu kWh/tháng); doanh thu năm 2016 đạt 6.215 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 1.200 tỷ đồng.

ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ NHƠN TRẠCH 2Nhiều nhà đầu tư tổ chức quan tâm

Bản tin PVN-INDEX số 12 27DOANH NGHIỆP NGÀNH DẦU KHÍ

Page 28: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

Nỗ lực hoàn thành kế hoạch kinh doanhPTSC

ổng Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam - PTSC là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ Tdầu khí tại Việt Nam thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Các loại hình dịch vụ chính PTSC cung cấp hiện nay như:Dịch vụ cơ khí Dầu khí, Dịch vụ kho nổi chứa dầu thô FSO/FPSO, Dịch vụ tàu chuyên ngành dầu khí, Dịch vụ

Khảo sát địa chấn & ROV, Dịch vụ vận chuyển, lắp đặt đầu nối, vận hành và bảo dưỡng CTDK biển và dịch vụ căn cứ cảng trong đó ba mảng dịch vụ đóng góp chính trong cơ cấu doanh thu, lợi nhuận của PTSC trong vài năm trở lại đây là Dịch vụ cơ khí Dầu khí, Dịch vụ kho nổi chứa dầu thô FSO/FPSO, Dịch vụ tàu chuyên ngành dầu khí.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm 2016 còn nhiều thách thức

ổng Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam T- PTSC là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ dầu khí tại Việt Nam thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Các loại hình dịch vụ chính PTSC cung cấp hiện nay như:Dịch vụ cơ khí Dầu khí, Dịch vụ kho nổi chứa dầu thô FSO/FPSO, Dịch vụ tàu chuyên ngành dầu khí, Dịch vụ Khảo sát địa chấn & ROV, Dịch vụ vận chuyển, lắp đặt đầu nối, vận hành và bảo dưỡng CTDK biển và dịch vụ căn cứ cảng trong đó ba mảng dịch vụ đóng góp chính trong cơ cấu doanh thu, lợi nhuận của PTSC trong vài năm trở lại đây là Dịch vụ cơ khí Dầu khí, Dịch vụ kho nổi chứa dầu thô FSO/FPSO, Dịch vụ tàu chuyên ngành dầu khí.

Dịch vụ cơ khí dầu khí là hoạt động đóng góp lớn nhất trong tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận gộp của PTSC. PTSC là đơn vị có năng lực số 1 trong ngành dầu khí lĩnh vực này và là tổng thầu các dự án lớn bao gồm cả trên bờ và ngoài khơi, vớicác dự án đã thự hiện như là Biển Đông 1, Tê Giác Trắng, Sư tử Nâu, Hải Sư Trắng.

Không chỉ dừng lại ở các dự án trong nước, PTSC còn vươn lên tầm thế giới với việc đầu thầu thắng các dự án lớn trên thế giới. PTSC đã thực hiện thành công dự án Herra của ONGC Ấn Độ, Maharajalela ở Brunei và đang thực hiện dự án Ghana Offshore FPSO với giá trị 110 triệu USD hay Daman phase 2 của ONGC. Với kinh nghiệm ngày càng nhiều với các dự án quốc tế,PTSC đang tích cực hơn trong việc đấu thầu các dự án quốc tế và khả năng trúng thầu của PTSC đối với các dự án trong tương lại ngày càng được củng cố.

DOANH NGHIỆP NGÀNH DẦU KHÍ Bản tin PVN-INDEX số 12 28

DV tàu kỹ thuật DK

DV cung ứng tàu chứa & xử lý dầu thô FSO/FPSO

DV khảo sát địa chấn, địa chất ROV

DV căn cứ cảng

DV cơ khí, đóng mới và xây lắp

DV lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng công trình DK biển.

DV khác

3.00%

10.00%

17.00%

8.00%8.00%

9.00%

45.00%

Cơ cấu doanh thu 9 tháng đầu năm 2016

Page 29: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

Hợp đồng

Sư tử trắng

Nhiệt Diện Long Phu

GPP Ca Mau

Amoniac NH3 - NPK Phú Mỹ

Giá trị (Triệu USD)

150

250

250

250

Ở trong nước, hiện tải PTSC cũng đang là tổng thầu các dự án trọng điểm với giá trị hợp đồng lớn như GPP Cà Mau, Amoniac NH3, NPK – Phú Mỹ, Nhiệt Điện Long Phú… Tổng giá trị các dự án hiện tại đang thực hiện là hơn 1 tỷ USD.

Với kế hoạch doanh thu mảng hoạt động cơ khỉ năm 2016 là 10.000 tỷ VND, mảng kinh doanh này sẽ tiếp tục đóng góp lớn vào kết quả kinh doanh của PTSC. Tuy nhiên, cũng như các mảng hoạt động khác của PTSC, doanh thu mảng hoạt động này trong 9 tháng đầu năm nhiều khả năng chỉ hoàn thành 70% kế hoạch năm.

Dịch vụ tàu FSO/FPSO – Ổn định dài hạnHiện tại, PTSC đang sở hữu và đồng sở hữu 5 FSO/FPSO thông qua các công ty liên kết. Không những vậy, PTSC còn cung cấp thêm dịch vụ vận hành, bảo dưỡng, khai thác cho 8 kho nổi trong và ngoài nước và là đơn vị trong nước đứng đầu Việt Nam trong việc làm chủ công nghệ quản lý, vận hành, bảo dưỡng tàu FSO/FPSO.

Hiện tại, 5 tàu FSO/FPSO của PTSC sở hữu qua các liên doanh với đối tác.

Hoạt động của các tàu FSO/FPSO này cũng đem lại nguồn công việc dịch vụ về vận hành, bảo dưỡng khai thác tàu FSO/FPSO.Với đặc điểm là hợp đồng ổn định, kéo dài nhiều năm.mảng dịch vụ tàu FSO/FPSO được coi là mang lại nguồn doanh thu & lợi nhuận ổn định cho PTSC. Doanh thu dự kiến 9 tháng đầu năm của mảng hoạt động này là 2.620 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2015. Đáng lưu ý, việc một số đơn vị khách hàng trì hoãn thanh toán số tiền thuê FSO/FPSO sẽ gây khó khăn về dòng tiền của PTSC để thanh toán các khoản nợ đến hạn cho ngân hàng tài trợ dự án cũng như tiềm ẩn rủi ro vi phạm hợp đồng vay vốn.

Dịch vụ cung ứng tàu chuyên dụng – kết quả kinh doanh sụt giảm mạnhTrong 9 tháng đầu năm 2016, do tác động của giá dầu thô giảm, các nhà thầu cắt giảm chi phí dẫn đến một loạt tàu của PTSC đang có hợp đồng phải giảm giá sâu làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của lĩnh vực dịch vụ này. Bên cạnh đó, phần lớn các dự án dầu khí bị dừng hoặc giãn tiến độ thực hiện dẫn đến nhu cầu dịch vụ ngày càng giảm. PTSC đã tăng cường sử dụng nguồn lực hiện có, hạn chế tàu thuê ngoài nhằm giảm chi phí sản xuất. Tổng số ngày hoạt động của đội tàu PTSC 9 tháng đầu năm là 3.833 ngày, giảm x

Quý IV/2016Nỗ lực hoàn thành kế hoạchTrong Quý IV/2016, nhiều nhiệm vụ trọng tâm được PTSC đưa ra nhằm thực hiện tốt kế hoạch doanh thu dự kiến 3.700 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 157 tỷ đồng.

Việc quản lý và khai thác an toàn, hiệu quả đội tàu dịch vụ chuyên dụng của Tổng Công ty và đội tàu thuê ngoài, cung cấp đáp ứng tối đa nhu cầu tàu dịch vụ, tàu bảo vệ cho thị trường trong nước được đặt lên hàng đầu. Tiếp theo, PTSC cũng đề ra nhiệm vụ triển khai hiệu quả, an toàn, chất lượng và đúng tiến độ các dự án: dự án Sư Tử Trắng, Dự án Daman, Dự án Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1, các gói thầu Dự án Nghi Sơn, Dự án NPK, NH3, GPP Cà Mau, Dự án nạo vét Cảng biển Trung tâm điện lực Duyên Hải – Trà Vinh… khẳng định uy tín và năng lực cung cấp dịch vụ cơ khí dầu khí và công trình công nghiệp. Đối với mảng tàu FSO/FPSO, PTSC tiếp tục quản lý và khai thác an toàn hiệu quả các kho nổi FSO/FPSO, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của khách hàng, thực hiện tốt việc cung cấp nhân sự vận hành tàu cho các tàu FSO Orkid, Thái bình VN, MV12. Mảng căn cứ cảng tập trung tổ chức khai thác an toàn, hiệu quả các căn cứ cảng dịch vụ tổng hợp: cảng dịch vụ dầu khí tổng hợp Phú Mỹ, Bến số 1 – Cảng Dung Quất, Cảng Hòn La (Quảng Bình), Cảng Đình Vũ (Hải Phòng), Cảng Nghi Sơn (Thanh Hóa), Cảng Sơn Trà (Đà Nẵng)…Công tác tiết giảm chi phí cũng được PTSC chú trọng.

Bên cạnh đó, giá dầu thế giới có khuynh hướng hồi phục trở lại đã giảm phần nào sức ép lên các nhà thầu dầu khí và các nhà cung cấp dịch vụ. Theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), giá dầu thô Brent dự báo sẽ ở mức trung bình 44 USD/thùng trong năm 2016 và 52 USD/thùng trong năm 2017. Giá dầu tho WTI cũng được dự báo ở mức tương đương.Tuy nhiên, giá giao dịch hiện tại ở thị trường tương lai và các hợp đồng quyền chọn cho thấy, giới đầu tư có cái nhìn lạc quan hơn về triển vọng của giá dầu.

Với các biện pháp thắt chặt chi phí, quản lý và khai thác hiệu quả các mảng hoạt động và triển vọng lạc quan của giá dầu trong thời gian tới, kế hoạch kinh doanh Quý IV/2016 mà PTSC đặt ra hoàn toàn có thể đạt được.

19% so với cùng kỳ năm trước; số ngày hoạt động của tàu thuê ngoài là 3.857 ngày, giảm 58% so với cùng kỳ năm trước. Trong quá trình triển khai dịch vụ, PTSC còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc đàm phán cung cấp dịch vụ tàu làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ này.Kết quả doanh thu ước thực hiện 9 tháng đầu năm 2016 là 1.572 tỷ đồng, đạt 51% kế hoạch năm và giảm 58% so với cùng kỳ năm 2015.

Do ảnh hưởng của việc sụt giảm giá dầu thô nên công tác đầu tư của PTSC chủ yếu là thực hiện các dự án chuyển tiếp từ năm trước và triển khai nghiên cứu, cập nhật, đánh giá tình hình thị trường đối với các dự án đầu tư trong kế hoạch năm 2016 được phê duyệt như dự án mở rộng cầu cảng PTSC Đình Vũ 20.000 DWT, dự án căn cứ cảng dịch vụ dầu khí tổng hợp Phú Quốc…

Bản tin PVN-INDEX số 12 29DOANH NGHIỆP NGÀNH DẦU KHÍ

Page 30: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất
Page 31: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

TỔNG KẾT TTCK Quý III/2016

Bản tin PVN-INDEX số 12 31THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Tổng quan thị trường:

Diễn biến thị trường Q3/2016

Trong quý III 2016, thị trường nhìn chung vẫn duy trì được xu hướng tăng dài hạn từ cuối tháng 2 cho đến hiện tại. Tại ngày 30/9/2016, VN-Index đóng cửa tại 685.73 điểm, tăng 8,5% trong quý III và tăng 18,30% so với đầu năm còn HNX-Index đóng cửa tại 85.00 điểm, chỉ tăng 0,33% trong quý III và tăng hơn 6,3% kể từ đầu năm. Thị trường trong quý III biến động mạnh do chịu ảnh hưởng từ việc chốt lời và những tác động từ hoạt động cơ cấu ETF vào cuối tháng 9, tuy nhiên lực cầu vẫn duy trì giúp thị trường tiếp tục đạt những đỉnh cao mới với thanh khoản tích cực

700.00

690.00

680.00

670.00

660.00

650.00

640.00

630.00

620.00

610.00

600.00

590.00

90.00

88.00

86.00

84.00

82.00

80.00

78.00

76.00

VN-Index HNX-Index

01-07-16

05-07-16

07-07-16

11-07-16

13-07-16

15-07-16

19-07-16

21-07-16

25-07-16

27-07-16

29-07-16

02-08-16

08-08-16

10-08-16

12-08-16

16-08-16

18-08-16

22-08-16

24-08-16

26-08-16

30-08-16

01-09-16

06-09-16

08-09-16

12-09-16

14-09-16

16-09-16

20-09-16

22-09-16

26-09-16

28-09-16

30-09-16

Page 32: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Bản tin PVN-INDEX số 12 32

Mặt bằng giá của TTCK Việt Nam: Chỉ số P/E tiếp tục tăng lên đỉnh mới

Xu hướng P/E VN-Index trong quý III tăng so với đầu năm. Tại thời điểm kết thúc Q3/2016, chỉ số P/E của VN-Index đạt mức 16.37 còn P/E của HNX-Index đạt mức 10.85. Như vậy P/E của VN-Index đã tăng 44.3 % so với mốc 11,31 đạt được vào cuối năm 2015, trong khi VN-Index chỉ tăng, trong khi VN-Index chỉ tăng 18.42%. Như vậy giá của VN-Index đang tăng nhanh hơn so với tốc độ cải thiện lợi nhuận, điều này cho thấy kỳ vọng của nhà đầu tư đang tăng nhanh hơn trong thời gian qu. Tuy vậy so với các nước trong khu vực châu Á mới nổi như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và Trung Quốc mức P/E của thị trường Việt Nam vẫn tương đối thấp

Tăng trươn g ngan h trong 6T/2016

Trái ngược với 6 tháng đầu năm 2016, nhóm cổ phiếu dầu khí lại giảm trở lại mặc dù giá dầu thế giới vẫn trên đà hồi phục. Trong khi đó nhóm cổ phiếu ngành thép lại ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội so với mặt bằng chung của thị trường chứng khoán khi tăng trưởng trung bình tới gần 25%, biến động tích cực trên được ghi nhận nhờ sự tăng trưởng mạnh của kết quả kinh doanh và các chính sách hỗ trợ ngành. Bên cạnh đó các nhóm ngành khác như Nhựa, Vật liệu xây dựng, dược phẩm, cũng có sự tăng trưởng nhất định nhờ sự cải thiện về hiệu quả kinh doanh

Giao dich khôi ngoai

Khối ngoại vẫn thực hiện mua ròng trong tháng 7, tuy nhiên giao dịch bắt đầu đảo chiều khi họ bán ròng khá lớn trong tháng 8 và cả trong tháng 9. Tổng giá trị bán ròng trong quý III đạt 3.815 tỷ trên HSX và 0.103 tỷ trên HNX. Các mã thu hút được khối ngoại mua ròng nhiều gồm: NT2, PVT, SSI, GAS, DRC, BVH, VND, PVS, BVS, VCG trong khi bán ra mạnh VNM, VIC, VCB, PVD, HBC, HPG, STB, SHB, NTP, AAA

Chỉ số P/E của VN so với các nước trong khu vực tại ngày 30/09

Biểu đồ : Tăng trưởng nhóm ngành trong quý III/2016

Nguồn: Bloomberg, PSI tổng hợp

Giao dịch khối ngoại 9 tháng đầu năm (tỷ đồng)

Nguồn: Bloomberg, PSI tổng hợp

Top cổ phiếu bán ròng (tỷ đồng)

Top cổ phiếu bán ròng (tỷ đồng)

30

25

20

15

10

5

0

HSI Index

LSCX Index

VN Index

TPX Index

SHCOMP Index

SENSEX Index

PCOMP Index

KOSPI Index

JCI In

dex

Nguồn: Bloomberg, PSI tổng hợp

30.00%

25.00%

20.00%

15.00%

10.00%

5.00%

0.00%

-5.00%

-10.00%

-15.00%

-20.00%

Bất động sản

Cao Su

Chứng Khoán

Công Nghệ

Dầu KhíDịch Vụ

Dược Phẩm

Giáo Dục

Khoáng Sản

Năng Lượng

Ngân HàngNhựa

Sản xuất Kinh DoanhThép

Thực Phẩm

Thương Mại

Thủy SảnVận Tải

Vật Liệu Xây Dựng

Xây Dựng

Horizontal (Catagory) Axis

2000

1000

0

-1000

-2000

-3000

-4000

-5000

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9

180160140120100

80604020

0NT2 PVT SSI GAS DRC VND BVH CTG PVS BVS

0

-200

-400

-600

-800

-1000

-1200

-1400

VNM VIC VCB PVD HBC HPG STB PDR KDH SHB

Page 33: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2016 đã đi được ¾ chặng đường với những tín hiệu hết sức tích cực cả về điểm số và thanh khoản. Cụ thể, tại sàn HOSE, VN-Index tăng 22,8%, thanh khoản tăng 24% so với cùng kỳ năm 2015. Tương tự tại sàn HNX, HNX-Index tăng 18,1%, thanh khoản tương đương cùng kỳ năm 2015. Dự báo 3 tháng cuối năm, nhìn về trung và dài hạn, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn có tiềm năng lớn.

Sự kiện Anh bất ngờ quyết định rời khỏi Liên minh Châu Âu (sự kiện Brexit), sự phục hồi của giá dầu lên vùng 50USD/thùng và việc FED không tăng tiếp lãi suất USD trong kỳ hợp tháng 3 và tháng 6/2016 là những yếu tố có ảnh hưởng lớn đối với thị trường thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Sự phục hồi giá dầu đã kéo theo sự hồi phục của hầu hết các chỉ số chứng khoán lớn trên thế giới, Việt Nam cũng được hưởng lợi từ diễn biến này. FED không tăng lãi suất giải tọa áp lực lên giá và là một trong những yếu tố khiến dòng vốn ngoại mua dòng. Không ính giao dịch bán thỏa thuận hơn 3.300 tỷ đồng cổ phiếu VIC, thì khối ngoại đã mua ròng hơn 1.500 tỷ đồng trên HOSE trong 6 tháng đầu năm. Một điểm đáng lưu ý là dòng tiền ngoại chủ yếu đến từ nguồn Pnote mà không phải thông qua các quỹ ETF. Theo thống kế, các quỹ ETF tại Việt Nam đã bị rút ròng hơn 59 triệu USD trong 6 tháng đầu năm, tương đương với giá trị rút ròng trên 1.200 tỷ đồng .

Đặc biệt sự kiện Brexit, mặc dù được dự báo theo hướng tiêu cực và bất ổn khi mà tín hiệu dịch chuyển của dòng tiền tìm nơi trú ẩn an toàn hơn đang ngày càng rõ ràng, thì với thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn nhìn thấy nhiều cơ hội. Dòng tiền sẽ có sự phân hóa rõ nét, các cơ hội đầu tư thực sự tốt tập trung ở các doanh nghiệp bất động sản, khu công nghiệp, cảng biển, dệt may, xây dựng và vật liệu xây dựng….

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương sẽ giúp Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế rộng lớn hơn, hỗ trợ cho tăng trưởng xuất nhập khẩu cũng như thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, qua đó hỗ trợ nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán phát triển. Bên cạnh đó, nỗ lực hoàn thiện các sản phẩm, chính sách về thị trường chứng khoán của cơ quan quản ký sẽ là yếu tốt nền tảng giúp Việt Nam có thể sớm được xem xét nâng hạng thị trường từ nhóm “cận biên” lên nhóm “mới nổi”, giúp thu hút thêm dòng vốn nước ngoài, tăng quy mô giao dịch của khối ngoại cũng như quy mô của nền kinh tế nói chung, các doanh nghiệp niêm yết nói riêng

Mức độ margin trên toàn thị trường thời gian qua đã gia tăng đáng kể, gây áp lực điều chỉnh trong ngắn hạn. Tuy nhiên, điểm tích cực là tỷ trọng margin chủ yếu phân bổ và các cổ phiếu đầu ngành và không có hiện tượng tập trung vào các cổ phiếu penny, cổ phiếu tăng vốn quá nóng. Do đó, nguy cơ sụp đổ thị trường là không quá cao bởi các cổ phiếu đầu ngành luôn có sự phục hồi nhanh chóng sau mỗi đợt điều chỉnh. Bên cạnh đó, việc các CTCK liên tục tăng vốn, phát hành trái phiếu trong thời gian vừa qua đã giúp nguồn tiền ổn định và không quá lo ngại về việc margin “căng cứng”

Cơ hội trong bối cảnh toàn cầu biến động khó lường

Margin không quá đáng ngại, điều chỉnh chỉ diễn ra trong ngắn hạn

BIẾN ĐỘNG CỦA TTCK3 tháng cuối năm Dự báo Tích cực

Bản tin PVN-INDEX số 12 33THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Dự báo tích cực trong những tháng cuối nămXu hướng thị trường sẽ có nhiều điều tích cực hơn là tiêu cực trong những tháng cuối năm, một số chuyên gia còn dự báo VN-Index hoàn toàn có thể vượt qua ngưỡng kháng cự mạnh 690 điểm.

Những yếu tố như tỷ giá ổn định, lạm phát thấp, lãi suất có dấu hiệu giảm sẽ hỗ trợ cho TTCK. Trong đó việc giảm lãi suất có thể kích thích gia tăng dòng tiền vào TTCK trong ngắn và trung hạn. Nhà đầu tư nên cân nhắc trong việc lựa chọn cổ phiếu bởi bối cảnh thị trường năm nay không có sự gia tăng tuyệt đối của các nhóm ngành mà dòng tiền thường chỉ tập trung vào những cổ phiếu đầu ngành.

Những nỗ lực của Chính phủ thông qua các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như duy trì mặt bằng lãi suất thấp, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ mạnh hệ thống doanh nghiệp bằng các chính sách ưu đãi đầu tư, giảm thuế, sử dụng hiệu quả vốn nhà nước cho đầu tư phát triển…. sẽ giúp kinh tế Việt Nam tăng trường tốt trong thời gian tới.

Năm 2016 là một năm bản lề, VN-Index liên tiếp vượt qua các vùng đỉnh cũ của các năm trước để đạt các vùng cao mới, mở ra triển vọng tích cực trong bối cảnh TTCK Việt Nam đang dần tiệm cận với các tiêu chuẩn cao hơn để tiến tới được nâng hạng lên nhóm các TTCK mới nổi. Với nền tảng đó, VN-Index hoàn toàn có cơ hội đạt tới ngưỡng 700-720 điểm trong quý IV/2016 và các ngưỡng cao hơn trong những năm tới.

Page 34: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

rước đây các chỉ số này được tính toán bởi các SGDCK Tđể miêu tả thị trường của họ. Sau này chỉ số được cung cấp bởi các báo chí, công ty tài chính hoặc các nhà cung

cấp chỉ số (Dow Jones, Nikkei, S&P, MSCI, FTSE, STOXX,….) trong nhiều loại, hình thức, phiên bản cho những người sử dụng khác nhau. Vì mục đích minh họa, các nhà cung cấp thường tính toán đến vài trăm ngàn chỉ số.

Chỉ số này được sử dụng bởi: nhà phân tích và nghiên cứu tài chính, nhà quản lý nguồn quỹ đầu tư, nhà bán lẻ hoặc đầu tư chuyên nghiệp, người sử dụng các sản phẩm chứng khoán phái sinh…

Quá khứ hình thànhChỉ số Dow Jones Industrial Average hay còn gọi là chỉ số bình quân công nghiệp, hoặc chỉ đơn giản là chỉ số Dow, được hình thành vào ngày 26 tháng 5, 1896 bởi chủ bút thời báo Wall Street và Charles Dow - người đồng sáng lập công ty Dow Jones & Company. Chỉ số này được đặt theo tên của Dow và 1 trong những người cộng tác kinh doanh của ông, nhà thống kê học Edward Jones. Đây là chỉ số giá bình quân có tỉ trọng (Chỉ số bình quân gia quyền giá) của 30 cấu phần, và sau cùng được điều chỉnh bởi sự kiện tách cổ phiếu.

Vào thập niên sáu mươi, thị trường nước Mỹ có đến cả hàng ngàn cổ phiếu , và phương pháp tính toán này đã không còn thích hợp nữa: tỉ trọng của 1 cổ phiếu trong rổ cổ phiếu nên cân đối với mức vốn hóa trên thị trường. Điều này dẫn đến kỷ nguyên mới của Chỉ số vốn hóa thị trường có tỉ trọng.

Phương pháp này thường được tranh luận bởi Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM). Mục tiêu của nhà đầu tư là tìm ra những cơ hội đầu tư có mức thu lợi cao nhất với 1 mức độ rủi ro nhất định. Mô hình CAPM William Sharp 1964, dựa trên những nhận định đơn giản hóa, đã kết luận rằng danh mục chỉ số vốn hóa thị trường có hiệu quả và tốt nhất. Chỉ số S&P 500 bắt đầu vào ngày 4 tháng 3, 1957 trong hình thức vốn hóa thị trường, và tỉ trọng đã được chuyển sang để tính trên Vốn hóa cổ phiếu tự do giao dịch có điều chỉnh giúp cho người sử dụng có 1 chỉ số đầu tư tốt hơn.

CÁC CHỈ SỐ trên thị trường chứng khoán thế giớiChỉ số cổ phiếu là thước đo giá trị của một danh mục cổ phiếu xác định trên thị trường (châu lục, quốc gia, hoặc ngành). Giá trị đầu tiên thường được xác định là 100 hoặc 1000 ngay từ khi bắt đầu xuất để giúp cho việc so sánh và thực hiện tính toán dễ dàng hơn.

Các loại chỉ sốCác chỉ số cổ phiểu có thể được phân thành 6 loại

Ü Chỉ số đại diện (Benchmark/Representing indexes)

Ü Chỉ số có thể đầu tư được (BlueChips/Tradable/Investable indexes)

Ü Chỉ số kích thước (Size indexes)

Ü Chỉ số ngành (Sector indexes)

Ü Chỉ số chiến lược (Strategy indexes)

Ü Chỉ số chủ đề (Thematic indexes)

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Bản tin PVN-INDEX số 12 34

Page 35: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

Chỉ số đại diện (Benchmark/Representing indexes)

Bao gồm tất cả cổ phiếu của thị trường. Các chỉ số được gọi là chỉ số All-Share, chỉ số Composite hoặc chỉ số Total Market.

Chỉ số S&P US Total Market: bao gồm các cổ phiếu chung được niêm yết trên Sàn GDCK NYSE (bao gồm NYSE Arca), the NYSE Amex, the NASDAQ Global Select Market, the NASDAQ Global Market và the NASDAQ Capital Market (3848 cấu phần kế từ ngày 4 tháng 11, 2011).

Công thức của các chỉ số này được dùng để đo lường tổng giá trị và sự phát triển của thị trường. Trên thực tế, rất khó để đầu tư vào các chỉ số này.

Chỉ số đầu tư hoặc chỉ số có thể giao dịch được (BlueChips/Tradable/Investable indexes)Chỉ số đầu tư được thiết kế tuân theo những mục đích sau:

· Số lượng cấu phần: thấp hơn chỉ số tổng quát, nhưng tính đại diện của thị trường vẫn ở mức cao (trong khoảng 75 và 80% thị trường, chỉ số S&P 500 đại diện cho gần 75% thị trường cổ phiếu Mỹ)

· Kích thước: những chỉ số chính thường bao gồm những công ty có vốn hóa lớn được nhiều nhà phân tích và nghiên cứu tài chính theo dõi, thông tin của các công ty này tốt hơn và đầy đủ hơn những công ty có vốn hóa nhỏ.

· Tính thanh khoản: những nhà quản lý nguồn quỹ chỉ số nên có khả năng mua hoặc bán chỉ số hoặc 1 phần chỉ số trong 1 lần để giảm chi phí giao dịch.

· Cổ phiếu tự do giao dịch (free �oat): từ 2005, tất cả chỉ số có thể đầu tư được đổi sang cổ phiếu tự do giao dịch có tỉ trọng để tránh trường hợp khan hiếm chỉ số, dẫn đến giá mua tăng và giá bán giảm.

· Các chi phí (giao dịch và tái cân bằng): chỉ số đại diện được điều chỉnh cho mỗi sự kiện doanh nghiệp để phản ánh bức tranh thị trường; chiến lược như trên khá tốn kém vì có rất nhiều sự tái cấu trúc thành phần và sau cùng sẽ làm giảm hiệu suất đầu tư cuối cùng. Với chỉ số có thể đầu tư, các sự kiện doanh nghiệp sẽ được nhóm lại và điều chỉnh vào mỗi quý nếu không quan trọng.

· Các quy tắc đặt ra: phương pháp chỉ số nên tuân theo các quy tắc đã đặt ra mà không tính đến sự tồn tại của 1 tiêu chuẩn chủ quan nào. Sự thay đổi chỉ số sau đó sẽ trở nên minh bạch và có thể dự đoán được.

· Dữ liệu quá khứ: 4 hoặc 5 năm dữ liệu quá khứ nên có sẵn giúp cho người sử dụng phân tích trước khi quyết định sử dụng chỉ số hoặc không.

· Luật: 1 vài ràng buộc trong luật đầu tư chứng khoán nên được đưa vào các quy định quản lý chỉ số. Ví dụ như việc giới hạn tỉ trọng ( tỉ trọng lớn nhất của 1 thành phần trong chỉ số không nên cao hơn tỷ số) được sử dụng rộng rãi khắp châu Âu tuân theo chỉ thị Chứng khoán phái sinh châu Âu, và được nhìn nhận như 1 nhãn hiệu 'chất lượng' của các chỉ số.

Một vài ví dụ:Ü Chỉ số S&P 500: được nhìn nhận rộng khắp như 1 tiêu

chuẩn đánh giá tốt nhất của thị trường cổ phiếu có vốn hóa lớn của Mỹ kể từ khi chỉ số được phát hành lần đầu vào năm 1957. Chỉ số có hơn 4.83 ngàn tỉ USD làm chuẩn, với chỉ số tài sản bao gồm khoảng 1.1 ngàn tỉ USD trong tổng số này. Chỉ số cũng bao gồm 500 công ty hàng đầu trong các ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế Mỹ, chiếm khoảng 75% tổng số cổ phiếu Mỹ.

Ü S&P MidCap 400®: cung cấp cho các nhà đầu tư 1 thước đo cho các công ty bậc trung. Chỉ số này chiếm giữ hơn 7% thị trường cổ phiếu Mỹ.

Ü S&P SmallCap 600: chiếm khoảng 3% thị trường cổ phiếu nội địa.

Chỉ số ngành (Sector indexes)Ngày càng có nhiều chỉ số chuyên sâu được tạo ra nhằm theo sát quá trình hoạt động những ngành nhất định trên thị trường. Việc sắp xếp 1 công ty vào 1 nhóm ngành là 1 nhiệm vụ mang đầy tính chuyên môn. Có 2 sự phân chia nhóm ngành chính trên thế giới:

Ü ICB (Industry Classi�cation Benchmark) được dùng bởi FTSE, STOXX, Dow Jones và rất nhiều sở giao dịch chứng khoán.

Ü GICS (Global Industry Classi�cation Standard) được chọn lựa bởi nhà cung cấp chỉ số MSCI và S&P.

ETF (Exchange Traded Fund) là quỹ do các nhà đầu tư góp vốn. Toàn bộ số tiền do các nhà đầu tư góp vốn sẽ được trải đều ra mua một loạt các cổ phiếu của một chỉ số nào đó như S&P 500 hay Nasdaq 100 (chỉ số cổ phiếu thị trường của 100 công ty phi tài chính lớn nhất được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq – lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau NYSE, của Mỹ) hoặc một mã cổ phiếu đại diện cho một loại hàng hóa nào đó, ví dụ như XLB là mã các cổ phiếu thuộc thị trường các loại vật liệu căn bản (Basic Materials) hoặc XLF là mã cổ phiếu của các công ty tài chính (Financial Sector) ...

Trong khi thị trường quỹ ETF ngày càng mở rộng, thị trường của các nhà cung cấp chỉ số cũng bùng nổ cùng với việc cung cấp các sản phẩm mới, đặc biệt là trong các chỉ số chiến lược và chỉ số chủ đề.

Chỉ số chiến lược (Strategy indexes)Chỉ số chiến lược là những chỉ số theo sát hoạt động của 1 chiến lược giao dịch phức tạp. Đến nay, chỉ có các nhà đầu tư chuyên nghiệp sử dụng mới được sử dụng riêng các chỉ số này. Nhưng thông qua các công cụ của quỹ ETF, chỉ số chiến lược có thể được mua hoặc bán lại như 1 cổ phiếu và cũng được sử dụng bởi các nhà bán lẻ. Những chỉ số này cung cấp sự đầu tư thay thế cho các chỉ số vốn hóa có tỉ trọng cổ điển của đất nước, thị trường hoặc ngành. Các chỉ số có dạng Volatility, Dividend, Short, Beta, Alpha... là 1 vài ví dụ của chỉ số chiến lược.

Bản tin PVN-INDEX số 12 35THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Page 36: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

Chỉ số chuyên đề (Thematic indexes)

Chỉ số chuyên đề thì bao quát hơn chỉ số ngành. Các chỉ số bao gồm các chủ đề như Clean Energy (Năng lượng sạch), High Quality (Hàng chất lượng cao), Islamic (Hồi giáo), Sustainability Social Responsibility/SSR (Trách nhiệm xã hội), Luxury (Hàng cao cấp), Enterprise ( Doanh nghiệp), Precious Metals (Kim loại quý), and Global Exchanges...

PVN Index

Giống như các Tập đoàn hàng đầu thế giới như Samsung, Mitsubishi, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam- Petro Vietnam là đơn vị đầu tiên và duy nhất hiện nay tại Việt Nam xây dựng và vận hành một bộ chỉ số chuyên ngành. PVN Index bao gồm 11 chỉ số theo tiêu chuẩn quốc tế: 4 chỉ số đại diện (PVN All Share, PVN All Share Continuous, PVN All Share HSX, PVN All Share HNX), 6 chỉ số ngành (Tiện ích, Dầu khí, Công nghiệp, Tài chính, Dịch vụ khách hàng và Vật liệu cơ bản) và một chỉ số đầu tư (PVN 10).

Mục tiêu của bộ chỉ số này là cung cấp cho các nhà đầu tư trên thị trường những thông tin trung thực và minh bạch về tình hình hoạt động của các thành viên, đơn vị trong Tập đoàn Dầu khí. Bộ chỉ số PVN-Index hiện đang hoạt động theo thời gian thực (real-time) ổn định và chính xác, thông tin về các chỉ số, hoạt động của Tập đoàn và các doanh nghiệp trong Bộ chỉ số được cập nhật thường xuyên trên trang web PVNindex.vn và cổng thông tin Bloomberg.

Hiện tại, bộ chỉ số bao gồm 31 doanh nghiệp được lựa chọn đã niêm yết trên cả HSX và HNX. Trong thời gian tới số thành phần bộ chỉ số sẽ tiếp tục tăng lên khi các doanh nghiệp ngành Dầu khí niêm yết trên sàn được lựa chọn đưa thêm vào bộ chỉ số này, làm phong phú và tăng tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư.

Những chỉ số đại diện được tạo ra với mục đích phản ánh biến động chung cho toàn bộ thị trường riêng biệt nào đó. Chính vì thế, căn cứ đo lường của những chỉ số này được thực hiện dựa trên vốn hóa. Có nhiều phương pháp đo lường theo vốn hóa, nhưng hiện nay phổ biến nhất là đo lường vốn hóa theo giá, đo lường vốn hóa theo tổng lợi nhuận và đo lường vốn hóa theo lợi nhuận ròng.

Phương pháp đo lường của những chỉ số này được căn cứ theo số cổ phiếu tự do giao dịch trên thị trường. Do thành phần của chỉ số này được chọn lọc từ những công ty có vốn hóa lớn, thanh khoản cao nên chi phí cho việc quản lý và theo dõi được giảm đi đáng kể. Tuy nhiên cần phải tính toán và điều chỉnh lại giới hạn tỷ trọng của các loại cổ phiếu thành phần để hạn chế tình trạng lấn át và chi phối bộ chỉ số của các công ty có số lượng cổ phiếu phát hành vượt trội hơn.

Căn cứ đo lường chỉ số (Weighting)Chỉ số đại diện (Benchmark/Representing indexes)

Chỉ số có thể đầu tư được (BlueChips/Tradable/Investable indexes)

Trong giai đoạn đầu, chỉ số đại diện khá có ích trong việc đưa ra 1 bức tranh tổng thế phản ánh thị trường. Sau này, khi thị trường trở nên hoàn thiện thì chỉ số đại diện được thay thế bởi chỉ số giao dịch được.

Trên thị trường cổ phiếu, những chỉ số phổ biến thường là Chỉ số giá. Chỉ số tổng lợi nhuận là chỉ số giá cộng với số cổ tức được tái đầu tư. Những người sử dụng chứng khoán phái sinh (option, futures contracts) sử dụng chỉ số giá. Các nhà quản lý danh mục nắm giữ cổ phiếu và nhận được cổ tức. Vì vậy, họ chọn lựa chỉ số tổng thu nhập, là chỉ số phản ánh tính thực tiễn của việc đầu tư.

Với những nhà đầu tư nước ngoài, việc hoạt động hiệu quả của danh mục nên được điều chỉnh bởi tỉ giá hối đoái. Sự biến đổi tiêu cực của tỉ giá có thể làm cho lợi nhuận mất đi hoặc thâm hụt. Vì thế ngoài chỉ số đồng tiền địa phương như là VND, còn có các phiên bản chỉ số ngoại tệ thông dụng như USD, EUR và JPY.

Cách sử dụng & các phiên bản chỉ sốChỉ số đại diện so với chỉ số giao dịch được (Benchmark vs Tradable)

Chỉ số giá so với chỉ số tổng lợi nhuận (Prices vs Total return)

Chỉ số đồng nội tệ so với chỉ số ngoại tệ đã được chuyển đổi (Currency version)

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Bản tin PVN-INDEX số 12 36

Page 37: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

Bản tin PVN-INDEX số 12 37CHỈ SỐ PVN-INDEX

DIỄN BIẾN PVNINDEX quý III và 9 tháng đầu năm 2016

iếp theo đà tăng của 6 tháng đầu năm, trong quý III, các Tcổ phiếu ngành Dầu khí tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ. Kết thúc quý III.2016, chỉ số PVN Allshare đạt

1.217,64 điểm, tăng thêm 90,65 điểm so với cuối quý II và 428,28 điểm so với thời điểm đầu năm, lần lượt tăng 8,04% và 54,26%. Chỉ số PVN Allshare Continuous cũng tăng thêm 85,69 điểm so với quý II và 403,17 điểm so với đầu năm, tương đương 8,11% và 54,54%.

Trong kỳ này, PVN Allshare HSX tăng thêm 8,36% so với quý II và đạt 1.204,43 điểm, trong khi PVN Allshare HNX tăng thêm 5,84% đạt 770,00 điểm. Nếu tính từ đầu năm, hai chỉ số này lần lượt tăng 62,44% và 6,26%.

Chỉ số PVN 10 gồm 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất của ngành cũng tăng thêm 3,17% trong quý III, đạt 899,73 điểm. Tính từ đầu năm, PVN10 đã tăng 26,25%.

Trong các chỉ số phân ngành, PVN Dầu khí tiếp tục bứt phá mạnh nhất, tăng thêm 10,57% trong quý III, đạt 1.076,50 điểm, GAS tiếp tục là cổ phiếu đóng góp cho sự tăng trưởng này. Tính từ đầu năm, PVN Dầu khí đã tăng 76,73%. Tiếp theo là PVN Công nghiệp với mức tăng 2,72%, và PVN Tiện ích với 2,53%.

Trong khi đó, PVN Dịch vụ tiêu dùng giảm nhiều nhất trong kỳ với 8,80%, còn 720,51 điểm, PVN Tài chính giảm 0,70% và PVN Vât liệu cơ bản giảm 0,23% lần lượt đạt 636,64 điểm và 798,56 điểm.

Trong quý III, tổng khối lượng giao dịch các công ty trong PVNindex đạt 709, 02 triệu cổ phiếu, nâng tổng khối lượng 9 tháng đầu năm lên 2.234,70 triệu cổ phiếu. PVS vẫn tiếp tục là cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất với 118, 23 triệu cổ phiếu, PVD xếp vị trí thứ hai với 105,83 triệu cổ phiếu, PVX và PVTrans ở vị trí tiếp theo với lần lượt 91,78 triệu và 74,38 triệu cổ phiếu.

Kết quả hoạt động kinh doanh quý III đang dần sáng tỏ khi các công ty công bố báo cáo tài chính quý III. Mặc dù chưa công bố báo cáo tài chính chi tiết quý III, tuy nhiên theo thông tin trong lễ sơ kết hoạt động kinh doanh 9 tháng, PVX có lẽ là đơn vị có báo cáo kết quả kinh doanh ấn tượng nhất. Theo đó, trong 9 tháng đầu năm 2016 giá trị sản xuất đạt hơn 9.200 tỉ đồng, tổng doanh thu hơn 7.900 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế hơn 256,8 tỉ đồng, nộp ngân sách nhà nước gần 700 tỉ đồng. Như vậy riêng quý 3/2016, PVX đạt 2.968 tỷ đồng doanh thu tăng 21% so với cùng kỳ và 90,8 tỷ đồng LNTT cao gấp hơn 6 lần cùng kỳ 2015.

Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đối với nhóm cổ phiếu Dầu khí vẫn khá sôi động. Trong kỳ, nhà đầu tư nước ngoài tham gia giao dịch mua vào 98,64 triệu cổ phiếu đạt giá trị 2.598 tỷ đồng, trong khi bán ra 108,07 triệu cổ đạt 2.806 tỷ đồng. Khối lượng bán ròng đạt 9,43 triệu cổ phiếu tương đương 208 tỷ đồng.

Cổ phiếu được khối ngoại giao dịch nhiều nhất là PVS với 57,88 triệu cổ phiếu với mua vào 30,08 triệu cổ, bán ra 27,79 triệu cổ. PVTrans với 39,40 triệu cổ gồm mua vào 23,82 triệu và bán ra 15,58 triệu cổ phiếu. PVD với 33,90 triệu cổ với mua vào 7,00 triệu cổ và bán ra 26,89 triệu cổ phiếu.

Giá trị mua ròng lớn nhất thuộc về NT2 với 153,98 tỷ đồng, tương đương với 4,28 triệu cổ phiếu, PVTrans xếp thứ hai với 138 tỷ đồng, tương đương 8,24 triệu cổ phiếu, GAS xếp thứ ba với 126,94 tỷ đồng tương đương 2,01 triệu cổ phiếu.

Bên bán ròng, giá trị lớn nhất thuộc về PVD với 533 tỷ đồng, tương đương 19,89 triệu cổ phiếu, xếp thứ hai là DPM với 152 tỷ đồng, tương đương 5,49 triệu cổ phiếu và PGD với 31 tỷ đồng, tương đương 0,77 triệu cổ phiếu.

Trong quý IV, PVN Index sẽ được bổ sung thêm 108,3 triệu cổ phiếu từ 8 doanh nghiệp trong ngành. Đây là các doanh nghiệp đã được niêm yết trên sàn trong thời gian qua, nâng tổng số doanh nghiệp trong PVN Index lên 39 đơn vị, cụ thể:

CTCP Bọc Ống dầu khí Việt Nam

CTCP Bao bì Dầu khí

CTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí miền Bắc

CTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí miền Trung

CTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí Đông Nam Bộ

CTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí Tây Nam Bộ

CTCP Bao bì Đạm Phú Mỹ

CTCP CNG Việt Nam

Tên Công ty

PVB

PBP

PMB

PCE

PSE

PSW

PMP

CNG

215.99

40.81

120

100

125

170

42

270

Material

Mã Vốn ĐL (tỷ đồng)

Phân ngành ICBSTT

1

2

3

4

5

6

7

8

Material

Material

Material

Material

Material

Material

Material

Page 38: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

STT Tên công ty Mã CKVốn điều lệ

30/09/2016

Tổng tài sản 6

tháng đầu năm

Thị giá ngày 04/01/2016

Thị giá ngày 30/09/2016

Tăng/giảm giá trong Quý

Vốn hóa thị trường

30/09/2016

Lợi nhuận sau thuế

6 tháng đầu năm

EPS P/E ROA ROE

tỷ đồng tỷ đồng đồng đồng % tỷ đồng tỷ đồng đồng/cp % %

1 Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP

GAS 18,950 59,526 36,200 70,500 95% 133,555.06 3,111.18 3,337 20.8 5.2% 16.4%

2 Công ty cố phần Phân bón Dầu khí Cà Mau

DCM 5,294 13,489 12,700 12,150 -4% 6,432.21 349.33 1,154 10.5 2.6% 6.6%

3 Tổng CTCP Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam

PVS 4,467 25,783 16,700 21,200 27% 9,470.05 688.33 2,803 7.4 2.7% 15.4%

4 Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam

PVX 4,000 14,671 3,100 2,500 -19% 1,000.00 148.45 396 7.6 1.0% 3.7%

5 Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu Khí - CTCP

DPM 3,914 10,378 28,400 28,500 0% 10,828.13 799.00 3,605 8.0 7.7% 20.4%

6 Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu Khí

PVD 3,485

24,100

26,300

26,600

1% 9,258.14 116.47

1,366 19.7 0.5% 3.3%

7CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (PVPower NT2)

NT2 2,849

11,383

26,600

37,900

42% 10,796.80 318.64

4,593 7.6 2.8% 11.2%

8 Tổng CTCP Vận tải Dầu khí PVT 2,814

9,542

10,100

14,450

43% 3,697.14 247.73

1,375 10.3 2.6% 8.8%

9 Công ty Cổ phần PVI PVI 2,342

16,857

25,800

25,500

-1% 5,673.43 139.74

2,400 10.5 0.8% 6.0%

10 CTCP Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí (Petroland)

PTL 1,000

1,653

1,700

2,270

34% 224.42 (26.97)

131 18.2 -1.6% -2.7%

11 CTCP Phân phối khí thấp áp Dầu khí Việt Nam (pvgasd)

PGD 900

2,639

36,200

42,900

19% 3,860.92 195.29

3,105 14.3 7.4% 21.7%

12 Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí

PET 866

4,913

13,200

11,550

-13% 1,000.23 105.03

1,937 5.9 2.1% 12.1%

13 CTCP Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí (PVC-MS)

PXS 600

2,328

11,600

12,900

11% 774.00 73.56

1,562 8.0 3.2% 12.3%

14CTCP Chứng khoán Dầu khí PSI 598

637

8,400

6,500

-23% 388.97 2.52

142 49.3 0.4% 0.4%

15 CTCP Kinh doanh Dịch vụ cao cấp Dầu khí Việt Nam (PVCR)

PVR 531

1,038

3,300

2,300

-30% 119.39 (11.79)

n/a n/a -1.1% -2.2%

16 CTCP Kinh doanh khí hóa lỏng Miền Nam (PV Gas South)

PGS 500

2,286

16,900

16,900

0% 422.49 292.20

6,030 3.0 12.8% 58.4%

17 Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí - CTCP (DMC)

PVC 500

2,235

15,800

10,200

-35% 510.00 (6.22)

39 255.5 -0.3% -1.2%

18 CTCP Vận tải Sản phẩm khí Quốc tế (Gas Shipping)

GSP 300

711

15,600

13,250

-15% 397.50 36.19

1,670 8.03 5.1% 12.1%

19 CTCP Xây dựng Công nghiệp & Dân dụng Dầu khí (PVC-IC)

PXI 300

1,172

5,600

4,400

-21% 132.00 5.11

680.1 6.3 0.4% 1.7%

20 CTCP Kinh doanh khí hóa lỏng Miền Bắc (PV Gas North)

PVG 277

1,350

8,200

7,600

-7% 210.67 10.74

458 16.4 0.8% 3.9%

21 Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế Dầu khí - CTCP

PVE 250

1,200

7,300

7,200

-1% 180.00 6.45

1,020 6.9 0.5% 2.6%

22 CTCP Vận tải Dầu khí Cửu Long (PV Trans - PCT)

PCT 230

352

11,300

9,500

-16% 218.50 19.20

1,007 8.9 5.4% 8.3%

23 Công ty cổ phần Dịch vụ phân phối tổng hợp Dầu khí

PSD 213

1,982

22,500

20,400

-9% 433.78 34.19

3,042 6.8 1.7% 16.0%

24 CTCP Xây lắp Đường ống Bể chứa Dầu khí (PVC-PT)

PXT 200 425 4,800 5,560 16% 111.20 22.91 2,597 1.9 5.4% 11.5%

25 CTCP Đầu tư và Phát triển Gas Đô thị (PVGas City)

PCG 189 321 5,000 4,500 -10% 84.92 0.30 68 66.1 0.1% 0.2%

26CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPS)

PPS 150 3,603 11,000 11,400 4% 171.00 4.43 1,502 7.2 0.1% 3.0%

27 CTCP Tư vấn Điện lực Dầu khí Việt Nam

PPE 20 27 15,800 11,200 -29% 22.40 (0.76) 2,912 3.9 -2.8% -3.8%

28 CTCP Xăng dầu Dầu khí Vũng Áng

POV 100 255 9,500 9,000 -5% 90.00 12.97 1,297 6.9 5.1% 13.0%

29 CTCP Đầu tư Dầu khí Sao Mai - Bến Đình

PSB 500 816 4,700 3,200 -32% 160.00 0.16 3 1,000.0 0.0% 0.0%

30 CTCP Cảng dịch vụ Dầu khí Đình Vũ

PSP 400 690 9,500 10,200 7% 229.50 12.77 718 12.5 1.9% 3.2%

31 CTCP Vận tải Dầu khí Đông Dương

PTT 100 164 3,600 4,700 31% 47.00 3.87 387 11.6 2.4% 3.9%

*POV, PTT kết quả cuối năm 2015

Chỉ tiêu chung các DN Dầu khí

Bản tin PVN-INDEX số 12 38 CHỈ SỐ PVN-INDEX

Page 39: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

STT MãGiá

04/01/2016Giá

30/09/2016Thay đổi % Thay đổi

1 PCG 5,000 4,500 (500) -10%

2 PCT 11,300 9,500 (1,800) -16%

3 PGS 16,900 16,900 - 0%

4 PPE 15,800 11,200 (4,600) -29%

5 PPS 11,000 11,400 400 4%

6 PSD 22,500 20,400 (2,100) -9%

7 PSI 8,400 6,500 (1,900) -23%

8 PVC 15,800

10,200

(5,600)

-35%

9 PVE 7,300

7,200

(100)

-1%

10 PVG 8,200

7,600

(600)

-7%

11 PVI 25,800

25,500

(300)

-1%

12 PVR 3,300

2,300

(1,000)

-30%

13 PVS 16,700

21,200

4,500

27%

14 PVX 3,100

2,500

(600)

-19%

15 DCM 12,700

12,150

(550)

-4%

16 DPM 28,400

28,500

100

0%

17 GAS 36,200

70,500

34,300

95%

18 GSP 15,600

13,250

(2,350)

-15%

19 PET 13,200

11,550

(1,650)

-13%

20 PGD 36,200

42,900

6,700

19%

21 PTL 1,700

2,270

570

34%

22 PVD 26,300

26,600

300

1%

23 PVT 10,100

14,450

4,350

43%

24 PXI 5,600

4,400

(1,200)

-21%

25 PXS 11,600

12,900

1,300

11%

26 PXT 4,800

5,560

760

16%

27 NT2 26,600

37,900

11,300

42%

28 POV 9,500

9,000

(500)

-5%

29 PSB 4,700

3,200

(1,500)

-32%

30 PSP 9,500

10,200

700 7%

31 PTT 3,600 4,700 1,100 31%

STT MãGiá

05/01/2015Giá

30/09/2015Thay đổi % Thay đổi

1 PVC 15,800 10,200 (5,600) -35%

2 PSB 4,700 3,200 (1,500) -32%

3 PVR 3,300 2,300 (1,000) -30%

4 PPE 15,800 11,200

STT MãGiá

04/01/2016Giá

30/09/2016Thay đổi % Thay đổi

1 GAS 36,200 70,500 34,300 95%

2 PVT 10,100 14,450 4,350 43%

3 NT2 26,600 37,900 11,300 42%

4 PTL 1,700 2,270 570 34%

5 PTT 3,600 4,700 1,100 31%

(4,600) -29%

5 PSI 8,400

6,500

(1,900) -23%

5 MÃ GIẢM GIÁ MẠNH NHẤT TỪ ĐẦU NĂM 2016 ĐẾN NAY

5 MÃ TĂNG GIÁ MẠNH NHẤT TỪ ĐẦU NĂM 2016 ĐẾN NAY

Bản tin PVN-INDEX số 12 39CHỈ SỐ PVN-INDEX

Page 40: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

Bản tin PVN-INDEX số 12 40 CHỈ SỐ PVN-INDEX

Page 41: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

Bản tin PVN-INDEX số 12 41CHỈ SỐ PVN-INDEX

Page 42: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

Bản tin PVN-INDEX số 12 42 CHỈ SỐ PVN-INDEX

Page 43: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

Bản tin PVN-INDEX số 12 43CHỈ SỐ PVN-INDEX

Page 44: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

Bản tin PVN-INDEX số 12 44 CHỈ SỐ PVN-INDEX

Page 45: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

Bản tin PVN-INDEX số 12 45CHỈ SỐ PVN-INDEX

Page 46: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

Bản tin PVN-INDEX số 12 46 CHỈ SỐ PVN-INDEX

Page 47: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

Bản tin PVN-INDEX số 12 47CHỈ SỐ PVN-INDEX

Page 48: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

Bản tin PVN-INDEX số 12 48 CHỈ SỐ PVN-INDEX

Page 49: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

Bản tin PVN-INDEX số 12 49CHỈ SỐ PVN-INDEX

Page 50: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

Iran giành được thị phần lớn tại châu Á bởi chính phủ nước này chấp nhận bán dầu thô giá thấp hơn so với nhiều nước khác, ví dụ Saudi Arabia

Chính phù nhiều nước châu Á đang đẩy mạnh mua dầu của Iran, điều đó cho thấy Iran có mỗi quan hệ năng lượng ngày càng chặt chẽ hơn với khu vực này trong bối cảnh nhu cầu của châu Âu đối với dầu Iran đang chững lại.

Theo Wall Streer Journal, từ đầu năm 2016 đến nay, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật và Hàn Quốc đã nhập khẩu mạnh dầu của Iran. Chính phủ Trung Quốc và Ấn Độ thậm chí còn có kế hoạch đầu tư khá nhiều tiền vào các dự án năng lượng tại Iran. Sau nhiều năm ngành năng lượng phát triển trì trệ vì cấm vận, Iran đang cần khoảng 130 tỷ USD đầu tư để phát triển ngành năng lượng.

“Trung Quốc có rất nhiều lợi thế so với các nước khác trong các thỏa thuận năng lượng với Iran. Đơn giản bởi trong suốt nhiều năm Mỹ cấm vận Iran, Trung Quốc vẫn mua dầu Iran. Người Trung Quốc đang nắm cả thị trường dầu Iran trong tay họ”, tổng lãnh sự của Iran tại Hồng Kông và Macao, ông Mehdi Fakheri, nhận xét.

Tính từ khi chính phủ các nước phương Tây ngừng cấm vận Iran vào cuối tháng 1/2016, doanh số bán dầu sang các nước châu Á đóng góp đến 70% tăng trưởng doanh số bán dầu nói chung của Iran. Ở thời điểm tháng 8/2016, Iran khai thác mỗi ngày 3,6 triệu thùng dầu. Chính phủ nước này đặt mục tiêu sẽ nâng mức sản lượng hàng ngày lên hơn 4 triệu thùng dầu.

Trong tháng 8/2016, lượng dầu Ấn Độ nhập từ Iran tăng gấp 3 lần so với 1 năm trước lên mức 576 nghìn thùng/ngày. Cũng trong tháng này, lượng dầu Trung Quốc nhập từ Iran tăng 48% so với cùng kỳ lên mức 749 nghìn thùng/ngày.

Mức tăng trưởng nhập khẩu dầu của Nhật từ Iran trong cùng tháng tăng 45%. Hàn Quốc cũng mua rất nhiều dầu của Iran, lượng mua trong tháng 8/2016 thậm chí tăng gấp đôi so với tháng 8/2015.

Iran giành được thị phần lớn tại châu Á do chính phủ nước này chấp nhận bán dầu thô giá thấp hơn so với nhiều nước khác, ví như Saudi Arabia. Trong năm nay, giá mỗi thùng dầu của Iran bán tại thị trường châu Á rẻ hơn 25 cent/thùng so với đối thủ Saudi Arabia, theo tính toán của chuyên gia phân tích về thị trường năng lượng tại quỹ JBC Energy, ông Eugene Lindell.

Dù vậy, chính phủ Iran cũng không muốn hạ giá bán dầu quá sâu bởi không muốn nhanh chóng làm cạn kiệt nguồn tài nguyên quý giá của nước này. Iran xuất được nhiều dầu sang châu Á còn vì châu Á là nơi tập trung của những thị trường dầu thô tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Nhập khẩu dầu của Trung Quốc tăng trưởng 14% trong năm nay, gần gấp đôi tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu dầu thô Mỹ. Châu Âu cũng nhập khẩu khá nhiều dầu của Iran. Hiện Iran đang bán sang châu Âu mỗi ngày 500 nghìn thùng dầu trong khi cả năm 2015, châu Âu không nhập thùng dầu nào của Iran. Mỹ đã không mua dầu của Iran trong suốt nhiều thập kỷ.

Nhiều nước châu Á đổ xô mua dầu Iran Từ khi phương Tây ngừng cấm vận Iran vào cuối tháng 1/2016, doanh số bán dầu dang các nước châu Á của nước này tăng mạnh

Bản tin PVN-INDEX số 12 50 QUỐC TẾ

Page 51: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất

Một loạt sự kiện quan trọng đã diễn ra trong tháng 9. Chưa kể đến việc từ trước đến nay, tháng 9 luôn là tháng tồi tệ nhất đối với chứng khoán – tháng duy nhất trong năm kể từ 1928 đến nay chỉ số S&P 500 mang lại lợi suất âm cho nhà đầu tư.

Trưởng ban nghiên cứu tiền tệ và lãi suất toàn cầu tại Bank of America Merrill Lynch – David Woo cho rằng nhà đầu tư đang quá tự mãn với khả năng cuộc bầu cử sắp tới sẽ mở đường cho một loạt các chính sách kích thích tài khóa tại Mỹ.

Đầu tiên là ngày 1/9: Sự kiện đầu tiên mở màn cho một tháng “u tối” là báo cáo tiền lương ngành công nghiệp Mỹ sẽ được công bố vào ngày 1/9 (theo giờ Mỹ). Nếu tích cực, có thể nó sẽ bồi đắp cho viễn cảnh tăng lãi suất của Fed vào cuộc họp sắp tới ngày 21/9.

4-5/9: Trong 2 ngày này, khối G20 sẽ có cuộc họp thượng đỉnh tại Trung Quốc. Cuộc họp dự kiến sẽ tập trung vào vấn đề tăng trưởng toàn cầu và các sự kiện ngành tài chính. Vài tháng gần đây một làn sóng nới lỏng chính sách tài khóa xuất hiện giữa các nền kinh tế phát triển trong bối cảnh những kết quả thu được từ các chương trình kích thích suy giảm.

Mặc dù các nhà phân tích không nhìn thấy một bản kế hoạch phối hợp nào ở cấp G20, thị trường sẽ tập trung hơn vào mức hiệu quả của chính sách tài khóa nhằm thúc đẩy tăng trưởng nói chung.

21/9: Quyết định của Fed trong cuộc họp này có sức ảnh hưởng mạnh đến thị trường toàn cầu, đặc biệt là kế hoạch mua bán tài sản tại Anh, Nhật và khu vực đồng tiền chung euro trên thị trường tín dụng và ngoại hối. Cùng ngày, NHTW Nhật Bản cũng sẽ tuyên bố kết quả về chương trình đánh giá chính sách tiền tệ toàn diện. Trong bối cảnh GDP yếu, giảm phát ngoan cố và nguồn trái phiếu có sẵn để mua bán giảm, giới chuyên môn lo lắng BoJ sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất sâu trong vùng âm.

8/9: Ban điều hành ECB sẽ có cuộc họp bàn về các biện pháp kích thích kinh tế sau khi đã bơm vào 80 tỷ EUR, cắt giảm lãi suất xuống dưới 0%. Các nhà phân tích cho biết ECB sẽ phải gia hạn thêm cho chương trình mua sắm tài sản từ tháng 3 lên tháng 9/2017.

15/9: Bank of England sẽ có cuộc họp tiếp theo. Các nhà phân tích dự đoán khả năng NHTW Anh sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất sẽ chỉ có 6,3%. Bên cạnh đó, cuộc họp sẽ tập trung vào những thách thức đối với chương trình mua sắm trái phiếu sau bước khởi đầu đầy thách thức.

26-28/9: Các quốc gia thành viên OPEC sẽ có cuộc họp chính thức tại Algeria. Các nhà phân tích tại Barclays nhận định lời đe dọa duy trì sản lượng như hiện tại ở thời điểm này là đáng tin hơn hết. “Cả các quốc gia thành viên và không thành viên của OPEC đều có nguy cơ sẽ tăng sản lượng. Do đó, một kế hoạch đóng băng ở thời điểm này có thể giúp ngăn cản cung tăng trưởng trong tương lai”.

Ngoài các sự kiện kể trên tháng 9 cũng là thời điểm mà giới phân tích dự đoán sẽ có nhiều thương vụ IPO tại Mỹ nổ ra mặc dù nguồn cung cổ phiếu trong tháng 8 là không bình thường.

THÁNG 9 ĐẶC BIỆT CỦA CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚIVới lịch trình sự kiện dày đặc trong tháng 9, không một loại tài sản nào có thể được cho là tài sản an toàn hoặc hầm trú phi rủi ro cho nhà đầu tư.

Lịch sử cho thấy tháng 9 luôn là thời điểm lợi nhuận S&P 500 đạt âm.

Bản tin PVN-INDEX số 12 51QUỐC TẾ

80%75%70%65%60%55%50%45%40%

1.6%

1.1%

0.6%

0.1%

-0.4%

-0.9%

Jan

Feb

Mar Apr

May Jun

Jul

AugSe

pOctNov Dec

Median Price Returns Positive Returns%

Source: BofAML US Equity & Quant Strategy, S&P, BloombergNote: Based on S&P 500 price returns since 1928

Chart 19: September is seasonally the weakest month of the year

Page 52: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất
Page 53: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất
Page 54: bantin PVN-index print tin PVN/bantin_PVN... · vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất