48
Số 12 Tháng 8/2016 Bản tin UPCoM cuộc chơi hấp dẫn cho TTCK Ngành đạm đối diện với nhiều thách thức Nỗ lực giữ lửa Từ đầu năm đến nay giá dầu duy trì ở mức thấp ngoài dự kiến... Triển vọng kinh doanh các doanh nghiệp ngành Dầu khí trước diễn biến giá dầu thô Tổng thống Nga V.Putin trao Huân chương Hữu nghị Liên bang Nga cho Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Nguyễn Quốc Khánh

bantin PVN-index update31Sep tin PVN/PVN Index_Số 12.pdf · Đảng ủy Tập đoàn và chỉ đạo của Tổng giám đốc Tập đoàn thông qua kế hoạch tiết giảm

Embed Size (px)

Citation preview

Số 12Tháng 8/2016 Bản tin

UPCoM cuộc chơi hấp dẫn

cho TTCK

Ngành đạmđối diện với nhiều

thách thức

Nỗ lực giữ lửa Từ đầu năm đến nay giá dầu duy trì ở mức thấp ngoài dự kiến...

Triển vọng kinh doanh các doanh nghiệp ngành Dầu khí trước diễn biến giá dầu thô

Tổng thống Nga V.Putin trao Huân chương Hữu nghị Liên bang Nga cho Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Nguyễn Quốc Khánh

Bản tinSố 12, tháng 8/2016

BAN BIÊN TẬP:

TRƯỞNG BAN:

Hoàng Hải Anh - Giám đốc PSI

PHÓ BAN

Thái Việt Anh - Phó Giám Đốc PSI

THÀNH VIÊN:

Chu Thế Huynh - Phó ban CL&HTCĐCL

kiêm Phó phòng PTCSCK PSI

Đào Hồng Dương - Trưởng phòng TVĐT PSI

Phan Hà Chi - Chuyên viên TCHC PSI

Nguyễn Thùy Linh - Chuyên viên PTCSCK PSI

CHỊU TRÁCH NHIỆM SẢN XUẤT:

Phòng Phát triển chỉ số chứng khoán

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ TIN BÀI:

Nguyễn Thùy Linh

Email: [email protected]

TIN TỨC, SỰ KIỆNTin tức ngành + vĩ mô + doanh nghiệp dầu khí

Tin tức lĩnh vực TTCK

THỜI SỰ NGÀNHTriển vọng kinh doanh các doanh nghiệp ngành Dầu khí trước diễn biến giá dầu thô

Nỗ lực giữ lửa (Giá dầu 6 tháng đầu năm tiếp tục giảm mạnh, ngành dầu khí đã áp dụng một loạt giải pháp tiết giảm, sang tạo và kết quả đã duy trì khá tốt)

Ngành đạm: thách thức cạnh tranh lớn và cơ hội cho các ông lớn

DOANH NGHIỆP NGÀNH DẦU KHÍ PVT: Tiềm năng tăng trưởng dài hạn tích cực

PGS:Tiếp tục chú trọng phát triển thị trường CNG sau cơ cấu - hứa hẹn cổ tức hấp dẫn

PVG: Tiềm năng tăng trưởng CNG

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Tổng kết TTCK quý II/2016

Khoảng trống T+0

UPCoM: cuộc chơi hấp dẫn cho TTCK (nói về việc sẽ đưa ra tiêu chí phân hạng trên UPCoM và cho phép margin, làm tăng tính hấp dẫn của thị trường)

CHỈ SỐ PVN-INDEX (PSI) Bài so sánh PVN-Index với hiệu quả TTCK nói chung

Chỉ tiêu chung các DN ngành Dầu khí

Top 5 doanh nghiệp tăng – giảm

Chỉ số

QUỐC TẾ Thị trường dầu lửa có thể chao đảo vì Venezuela

Các tỷ phú và những câu nói nổi tiếng

MỤC LỤC

3

8

11

14

20

22

24

27

28

29

31

32

33

35

45

47

1605

14

16

PVN hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu kế hoạch 6 tháng đầu năm

Sáng ngày 12/7 tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã tổ chức Hội nghị Sơ kết hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016.

ụ thể, tổng sản lượng khai thác quy dầu toàn Tập đoàn Cđạt 14,57 triệu tấn, vượt 6,8% so với kế hoạch 6 tháng; sản xuất và cung cấp cho lưới điện quốc gia 10,74 tỉ

kWh; sản xuất đạm đạt 826,5 nghìn tấn; sản xuất xăng dầu toàn Tập đoàn đạt 3,38 triệu tấn, vượt 15,8% kế hoạch 6 tháng.

Tổng doanh thu toàn Tập đoàn đạt 215,6 nghìn tỷ đồng. Nộp ngân sách Nhà nước toàn Tập đoàn đạt 42,2 nghìn tỷ đồng.

Hoạt động khoa học công nghệ và đào tạo được triển khai tích cực công tác an ninh, an toàn dầu khí, an toàn môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ trên các công trình dầu khí được giám sát chặt chẽ và thực hiện nghiêm túc. Công tác an sinh xã hội được tích cực triển khai thực hiện theo cam kết tổng số tiền thực hiện công tác an sinh xã hội 6 tháng đầu năm 2016 đạt 120 tỷ đồng.

TIN TỨC - SỰ KIỆN Bản tin PVN-INDEX số 12 03

Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện nghiêm túc, tất cả các đơn vị thành viên Tập đoàn đã triển khai thực hiện rà soát, tiết giảm chi phí năm 2016 phù hợp với bối cảnh giá dầu và khí giảm. Kết quả 6 tháng đầu năm toàn Tập đoàn đã thực hiện tiết giảm 4.741 tỷ đồng. Công tác triển khai thực hiện đề án tái cấu trúc doanh nghiệp được triển khai thực hiện khẩn trương, nghiêm túc, đảm bảo tiến độ yêu cầu tại Quyết định 46 và Quyết định số 1011 của Thủ tướng Chính phủ.

Cùng với các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Tập đoàn đã phối hợp hiệu quả với các Bộ/ngành liên quan trong việc triển khai các dự án tìm kiếm thăm dò và khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển.

Quý II năm 2016

01

SỰ KIỆN TIÊU BIỂU PVN

10

TIN TỨC - SỰ KIỆN Bản tin PVN-INDEX số 12 04

Bốn nhiệm vụ trọng tâm cuối năm 2016

02

Tại Hội nghị Sơ kết, đồng chí Nguyễn Quốc Khánh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn nhấn mạnh những nhiệm vụ quan trọng trong chương trình công tác của Đảng bộ Tập đoàn trong 6 tháng cuối năm 2016, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo 4 nhiệm vụ trọng tâm:

ột là, tiếp tục chỉ đạo việc học tập, quán triệt và xây Mdựng Chương trình hành động của tập thể và kế hoạch hành động của cá nhân để thực hiện Nghị

quyết Đại hội XII của Đảng và nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp gắn với thực hiện Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại các Đảng bộ trực thuộc. Đảm bảo xây dựng Chương trình hành động, kế hoạch thực hiện có chất lượng, làm căn cứ để thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và thực hiện.

Trên cơ sở đánh giá kết quả sau 1 năm triển khai, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 23-7-2015 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2035; Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó cần bám sát các cơ quan chức năng để đẩy nhanh việc trình Chính phủ phê duyệt Kế hoạch 5 năm 2016-2020, Kế hoạch tái cấu trúc và Nghị định về điều lệ tổ chức và hoạt động, Nghị định về quản lý tài chính của Tập đoàn. Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2035; kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2017 để trình các cấp có thẩm quyền cũng như đề nghị ban hành sửa đổi về các cơ chế chính sách theo tinh thần Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị.

Tiếp tục thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc làm việc với Tập đoàn về nhiệm vụ năm 2016, kế hoạch 2016-2020 và tham gia các Tổ công tác của Chính phủ để rà soát các lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn, đề xuất tháo gỡ khó khăn cho Tập đoàn và xử lý các kiến nghị của Tập đoàn đã trình Chính phủ.

Hai là, tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/ĐU ngày 20-01-2016 của Đảng ủy Tập đoàn về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2016, trong đó sản xuất kinh doanh vẫn cần thường xuyên kiểm tra việc tổ chức thực hiện chương trình hành động của Hội đồng Thành viên Tập đoàn, đẩy mạnh thực hiện kế hoạch tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng trong năm 2016, rà soát tối ưu chương trình công tác và chi phí các dự án đang khai thác, rà soát tất cả các yếu tố có ảnh hưởng đến sản lượng khai thác dầu khí năm 2016. Phấn đấu thực hiện khai thác 17 triệu tấn dầu, vượt 1 triệu tấn so với kế hoạch Chính phủ giao.

Chỉ đạo đánh giá thường xuyên các dự án trọng điểm của Tập đoàn, những khó khăn vướng mắc cần kiến nghị giải quyết để đảm bảo kiểm soát chặt chẽ tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư, nhất là các công trình, dự án trọng điểm như các dự án nhà máy điện, chuỗi dự án khí Lô B, Cá Voi Xanh.

Cùng với việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhằm tăng hiệu quả hoạt động của các đơn vị, các đơn vị cung cấp dịch vụ cần rà soát, cơ cấu lại khấu hao, chi phí trong giá dịch vụ để giảm giá thành với mục tiêu hỗ trợ tối đa cho các đơn vị thăm dò khai thác dầu khí. Thực hiện tốt các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch được giao và kế hoạch chung của cả Tập đoàn. Các đơn vị trong lĩnh vực khí, điện, chế biến dầu khí cần tranh thủ các yếu tố thuận lợi từ giá dầu thấp là nguyên, nhiên liệu của các nhà máy để cơ cấu sản phẩm tối ưu nhất trong từng thời điểm, phát huy tối đa công suất, nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà máy.

Tiếp tục chỉ đạo nghiêm túc chủ trương thực hành tiết kiệm, tối ưu hóa nguồn lực theo Nghị quyết 13 ngày 20-10-2015 của Đảng ủy Tập đoàn và chỉ đạo của Tổng giám đốc Tập đoàn thông qua kế hoạch tiết giảm chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2016. Tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, các kiến nghị của đơn vị để hỗ trợ đơn vị vượt qua các khó khăn, ổn định sản xuất. Toàn Tập đoàn phấn đấu đạt chỉ tiêu về tài chính, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước ở mức cao nhất.

Ba là, tiếp tục chỉ đạo thực hiện Đề án tái cơ cấu theo Quyết định số 46 ngày 5-1-2013 và Quyết định 1011 ngày 3-7-2015 của Thủ tướng Chính phủ. Chủ động các kế hoạch để triển khai đề án tái cấu trúc giai đoạn 2016-2020 sau khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch tái cơ cấu giai đoạn 2016-2020 của các đơn vị thành viên. Tập trung chỉ đạo để cổ phần hóa, tái cấu trúc một số đơn vị lớn như PV Power, PV Oil, BSR thành công, đạt hiệu quả cao.

Bốn là, thực hiện Chương trình công tác năm 2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tập đoàn trên tất cả các mặt hoạt động về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng. Đặc biệt, trong đợt sinh hoạt chính trị quán triệt Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và đại hội Đảng bộ các cấp, các cấp ủy lãnh đạo đơn vị, các đoàn thể chính trị - xã hội cần đẩy mạnh tuyên truyền, chú trọng công tác tư tưởng nhằm làm cho toàn thể cán bộ đảng viên, người lao động Dầu khí nắm được tình hình hoạt động mọi mặt của Tập đoàn; đoàn kết, chung sức chung lòng, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi đảng viên và giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong toàn Đảng bộ, tập trung tinh thần, trí tuệ để vượt qua khó khăn, lao động tích cực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự phát triển ổn định của Tập đoàn và không ngừng nâng cao đời sống của người lao động. Đây chính là hành động thiết thực kỷ niệm 55 năm Ngày Truyền thống của ngành Dầu khí Việt Nam (27/11/1961 - 27/11/2016).

TIN TỨC - SỰ KIỆN Bản tin PVN-INDEX số 12 05

Rosneft sẽ cung cấp dầu khí cho Petrovietnam

03

heo hợp đồng, từ nay tới năm 2040, Rosneft sẽ cung cấp Tcho Việt Nam lượng dầu lên tới 96 triệu tấn. Đây được xem là một trong những hợp đồng lớn nhất từ trước tới

nay, nằm trong chiến lược mở rộng các đối tác tại thị trường châu Á-Thái Bình Dương của Liên bang Nga.

Lễ ký kết được diễn ra trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế quốc tế lần thứ 20 từ ngày 16-18/6 tại thành phố Saint-Peterburg của Liên bang Nga.

Tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga đã ký hợp đồng cung cấp dầu thô với Tổng Công ty dầu Việt Nam PetroVietnam Oil Corporation (PV Oil), công ty con của PetroVietnam.

PVN ký bản ghi nhớ với 2 công ty dầu khí Mỹ

04Ngày 23/ 5, tại Hà Nội, nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Thập, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã ký hai bản ghi nhớ (MOU) với Công ty Dầu khí lớn của Mỹ là Honeywel và Murphy.

Các bên xác định khả năng hợp tác trong các Dự án hợp tác chung (dự án dầu khí, lọc dầu, hóa dầu và các ngành liên quan, bao gồm cả hệ thống điều khiển tiên tiến; phát hiện khí; xử lý và đo lường khí; giám sát và điều khiển ăn mòn, giải pháp phần mềm tiên tiến; an ninh mạng).

Nhóm công tác ban đầu sẽ tập trung vào các điểm hợp tác chính về: Tư vấn chuyên nghiệp (dịch vụ tư vấn hỗ trợ thiết kế kỹ thuật, tính khả thi về kinh tế và kĩ thuật của dự án vv.. ) được thực hiện phù hợp với pháp luật Việt Nam, đảm bảo nguyên tắc công bằng, minh bạch, đem lại hiệu quả kinh tế; Chia sẻ các kinh nghiệm tối ưu nhất trong ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt với các công nghệ đỉnh cao của Honeywell, các công nghệ cho nhà máy lọc dầu và hóa dầu, hệ thống điều khiển tiên tiến, thiết bị dò khí đốt, xử lý khí, an toàn và an ninh cho các cơ sở vật chất, công nghệ về ăn mòn và an ninh mạng.

Với Honeywell

Với Murphy

Bản Ghi nhớ (MOU) ký giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Murphy Exploration & Production Company thể hiện các nguyên tắc và hoạt động cơ bản để các Bên tìm kiếm các cơ hội kinh doanh cùng có lợi.

Phạm vi hợp tác: Phân tích và đánh giá sự quan tâm và các cơ hội hợp tác giữa Petrovietnam và Murphy về các dự án thăm dò khai thác dầu khí tại Việt Nam, Hoa Kỳ và các nước thứ ba; Tiếp tục các hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí trong khuôn khổ các Hợp đồng dầu khí đã được ký kết (Lô 144,145 ở bể Phú Khánh; Lô 11-2/11 ở Bể Nam Côn Sơn và các Hợp đồng khác).

P.V

Nghiệm thu và bàn giao Dự án Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 - Giai đoạn 1

05

Ngày 31/5/2016, Tổng Công ty khí Việt Nam (PV GAS) cùng các đối tác đã tổ chức Lễ Ký nghiệm thu và bàn giao đưa vào sử dụng Công trình Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 – Giai đoạn 1 (phương án by pass).

rước đó, ngày 05/12/2015, dòng khí đầu tiên từ mỏ Đại THùng đã được đưa vào Đường ống dẫn khí NCS2-GĐ1. Đến ngày 14/12/2015, dự án đã hoàn thành chạy thử

liên động có tải (phương án by pass) trong 72h, chính thức đón dòng khí thương mại đầu tiên trong sự vui mừng của tập thể người lao động PV GAS.

Sự kiện trên đánh dấu bước tiến lớn trong ngành công nghiệp Khí Việt Nam nói chung và tiếp nối chuỗi thành công của những dự án do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, PV GAS, Vietsovpetro và các đơn vị trong ngành trực tiếp thực hiện.

Thành công của dự án này là cơ sở hạ tầng quan trọng, đảm bảo cho thành công của các dự án phát triển khai thác các mỏ khí ở bồn trũng Nam Côn Sơn, trong đó có mỏ khí Thiên Ưng do Vietsovpetro làm chủ đầu tư và tự thực hiện, dự kiến sẽ cho dòng sản phẩm khí đầu tiên vào tháng 8-2016. Ngoài ra, dự án này cũng bổ sung nguồn thu cho Vietsovpetro từ dịch vụ vận hành, xử lý và vận chuyển khí đồng hành từ mỏ Đại Hùng qua mỏ Thiên Ưng về Bạch Hổ và đưa vào bờ.

TIN TỨC - SỰ KIỆN Bản tin PVN-INDEX số 12 06

PVU và KOGAS, VPA ký kết thỏa thuận hợp tác

06

gày 19/4 tại TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Dầu khí NViệt Nam (PVU) và Tập đoàn KOGAS (Korea Gas Corporation) đã ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát

triển, đào tạo chuyển giao công nghệ và dịch vụ Pigging cho các dự án trong ngành công nghiệp dầu khí tại Việt Nam. Đồng thời, PVU ký kết phối hợp với Hội Dầu khí Việt Nam (VPA) thực hiện công tác đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực dầu khí.

Theo ông Lê Minh Hồng, trên cơ sở hợp tác tốt đẹp giữa Tập đoàn KOGAS và Hội Dầu khí Việt Nam với PVU trong thời gian qua, với tiềm năng kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm của các Bên tham gia trong lần hợp tác này thì các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và cung cấp dịch vụ sẽ được tiến hành một cách an toàn, hiệu quả, chuyên nghiệp, sớm mang lại các kết quả tốt đẹp và lợi ích cho tất cả các Bên tham gia.

“Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cam kết sẽ dành sự hỗ trợ tối đa cho các hoạt động trong hợp tác này. Và chúc cho mối quan hệ hợp tác giữa Tập đoàn KOGAS, Hội Dầu khí Việt Nam với PVU đạt được nhiều thành công”, ông Lê Minh Hồng khẳng định.

Như vậy việc ký kết thoả thuận hợp tác giữa Tập đoàn KOGAS và PVU, giữa PVU và VPA sẽ là động lực, cơ hội, tạo tiền đề cho PVU mở rộng năng lực nghiên cứu các lĩnh vực khoa học kỹ thuật mới và đủ năng lực cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho các dự án kinh doanh ILI trong ngành công nghiệp dầu khí tại Việt Nam.

PVN: 4 đơn vị lọt top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam

07

ổng giá trị vốn hóa thị trường của 50 công ty này đạt T829.010 tỉ đồng, chiếm 62,14% giá trị vốn hóa của hai sàn HOSE và HNX cộng lại (tính tới ngày 16/5/2016).

Tổng doanh thu đạt 475.546 tỉ đồng, chiếm 37,77% tổng doanh thu toàn thị trường. Tổng lợi nhuận sau thuế của các công ty trong danh sách đạt 53.482 tỉ đồng, chiếm 53,08% tổng lợi nhuận của cả thị trường.

04 đơn vị của PVN trong Top 50 gồm: Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Mã chứng khoán: DPM), Tổng Công ty Khí Việt Nam (GAS), Công ty Cổ phần Điện Nhơn Trạch 2 (NT2), Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí (PVI).

Đây là các công ty có kết quả kinh doanh vượt trội trong ngành, có mức tăng trưởng cao, ổn định và là đơn vị niêm yết có vị thế chủ đạo trên thị trường tài chính với sự minh bạch thông tin, đem lại lợi nhuận rất cao cho nhà đầu tư...

Ngày 30/5, tạp chí Forbes Việt Nam đã công bố danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam thuộc 13 lĩnh vực kể cả đa ngành, trong đó có 04 đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

TIN TỨC - SỰ KIỆN Bản tin PVN-INDEX số 12 07

Dự án NMNĐ Sông Hậu 1: PVC ký kết hợp đồng thầu trị giá gần 470 tỷ đồng

08

iện nay, Tổng công ty PVC đang đẩy nhanh tiến độ Htriển khai thực hiện nhiều hạng mục quan trọng tại dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1. Sau quá trình

nghiên cứu nghiêm túc và chọn lựa kỹ lưỡng căn cứ trên năng lực và kinh nghiệm thực tế của đơn vị thi công, PVC đã quyết định giao gói thầu "Thi công kết cấu thép Nhà turbine Tổ máy số 2 và kết cấu thép hệ thống khử lưu huỳnh” trị giá hơn 340 tỷ đồng cho Công ty PVC-MS và gói thầu “Thi công kết cấu thép kho than” trị giá hơn 127 tỷ đồng cho Công ty PVC-PT.

NMNĐ Sông Hậu 1 là nhà máy nhiệt điện đốt than siêu tới hạn công suất 1.200 MW (gồm hai tổ máy mỗi tổ máy có công suất 600MW). Dự án được khởi công từ giữa tháng 5/2015. Đến nay đã cơ bản hoàn thành các hạng mục nền móng, mặt bằng... đảm bảo tiến độ đề ra. Dự kiến nhà máy sẽ hoàn thành và phát điện thương mại vào năm 2019 với sản lượng điện trung bình 7,8 tỷ kwh/năm.

Đây là dự án trọng điểm thuộc quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và được phép áp dụng cơ chế đặc thù để đầu tư xây dựng các công trình điện cấp bách theo Quyết định 2414/QĐ-TTg ngày 11/12/2013.

Hệ thống khí Nam Côn Sơn đạt mốc 70 tỷ m3

09

ông ty Đường ống Khí Nam Côn Sơn (NCSP) – đơn vị Cthành viên của Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS). Chức năng chính của NCSP là vận hành đường ống vận

chuyển khí từ vùng trũng Nam Côn Sơn vào bờ tại Long Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy Xử lý Khí Nam Côn Sơn có công suất 22 triệu m3khí/ngày.

Thành tích vận chuyển 70 tỷ m3 khí một lần nữa khẳng định vai trò chiến lược của NCSP trong ngành công nghiệp khí của Việt Nam. Qua hơn 13 năm hoạt động, lượng khí NCSP đã đưa vào bờ chiếm hơn 2/3 sản lượng khí của PV GAS, cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện ở Khu công nghiệp Phú Mỹ và Nhơn Trạch để sản xuất gần 30% sản lượng điện của cả nước, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và tạo ra lợi ích kinh tế to lớn cho các nhà đầu tư và các đối tác.

Những thành công mà NCSP có được trong thời gian qua đến từ nỗ lực của tập thể lãnh đạo và CBCNV công ty, với sự chuyên nghiệp và tinh thần sáng tạo không ngừng trong công việc. Bình quân mỗi năm, tập thể 127 người lao động của công ty tạo ra hơn 250 sáng kiến kỹ thuật có giá trị, đem lại lợi ích hàng triệu USD.

Tạo nên thành công của NCSP, phải kể đến vai trò then chốt của nhà điều hành PV GAS, cùng với sự phối hợp chặt chẽ của các bên trong dây chuyền khí và sự hỗ trợ tích cực từ các cấp chính quyền và người dân địa phương.

Ngày 01/6/2016, tại Hà Nội, Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) tổ chức ký hợp đồng thi công hai hạng mục thuộc dự án Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Sông Hậu 1 với tổng giá trị gần 470 tỷ đồng với 2 nhà thầu là Công ty CP Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí (PVC-MS), Công ty CP Xây lắp Đường ống Bể chứa Dầu khí (PVC-PT)

(Petrotimes) - Vào lúc 17giờ 1 phút ngày 24/8/2016, Công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn đạt được cột mốc mới trong lịch sử hoạt động với việc tiếp nhận, xử lý và vận chuyển thành công 70 tỷ m3 khí thông qua Hệ thống khí Nam Côn Sơn.

PVN Thành Lập Ban Tài Chính10Sáng ngày 1/6 tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã tổ chức Lễ công bố các Quyết định thành lập Ban Tài chính và đổi tên Ban Tài chính Kế toán và Kiểm toán thành Ban Kế toán và Kiểm toán.

gày 1/6/2016, HĐTV và Tổng giám đốc Tập đoàn đã Nban hành các Quyết định về công tác cán bộ của Ban Tài chính; Ban Kế toán và Kiểm toán Tập đoàn.

Trong đó, quyết định giao đồng chí Lê Đình Mậu, Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban Tài chính Kế toán và Kiểm toán giữ chức vụ Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban Kế toán và Kiểm toán Tập đoàn; điều động và bổ nhiệm đồng chí Hồ Ngọc Yến Phương, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling) giữ chức vụ Trưởng ban Tài chính Tập đoàn; điều động các Phó trưởng ban Tài chính Kế toán và Kiểm toán Tập đoàn Vũ Thụy Tường và Đinh Thái Hà đến Ban Tài chính Tập đoàn giữ chức vụ Phó trưởng ban; giao các Phó trưởng ban Tài chính Kế toán và Kiểm toán Tập đoàn Phạm Minh Phương, Lương Quốc Dân, Đinh Hoàng Anh giữ chức vụ Phó trưởng ban Kế toán và Kiểm toán Tập đoàn. Các quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

3 cái tên lớn

(ĐTCK) Từ đầu năm đến nay, có 52 cuộc đấu giá cổ phần được thực hiện tại 2 Sở giao dịch chứng khoán. Trong số đó, có không ít cuộc bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của các doanh nghiệp lớn. Kế hoạch lên sàn chứng khoán của các doanh nghiệp này như thế nào?

IPO tháng 4/2016, Tổng công ty 36 - CTCP là một trong những cái tên hiếm hoi đã công bố kế hoạch lên sàn. Cụ thể, Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) lần thứ nhất ngày 25/5 của Tổng công ty 36 - CTCP đã thông qua kế hoạch đăng ký giao dịch cổ phiếu trên UPCoM theo nội dung tờ trình mà Ban chỉ đạo cổ phần hóa Tổng công ty đưa ra. Dự kiến, toàn bộ số cổ phiếu phổ thông sẽ được đăng ký giao dịch trên UPCoM vào tháng 9/2016.

Với CTCP Sách Việt Nam (Savina), sau khi IPO hồi tháng 3, doanh nghiệp này cũng đã quyết định sẽ đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán. Tại ĐHCĐ lần đầu ngày 22/4, tờ trình của HĐQT Savina đã dẫn quy định tại Quyết định 51/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định một số nội dung về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước, tỏ rõ chủ trương sẽ đưa cổ phiếu lên UPCoM trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE) nếu đủ điều kiện. Tờ trình này đã được ĐHCĐ Savina thông qua.

Được biết, trước khi IPO, Savina lựa chọn Tập đoàn Vingroup (VIC) làm nhà đầu tư chiến lược. Việc này góp phần giúp Savina bán hết toàn bộ gần 17 triệu cổ phần đưa ra đấu giá. Sau IPO, hoạt động kinh doanh của Savina dự kiến sẽ có sự thay đổi lớn: 80% doanh thu dự kiến đến từ kinh doanh dự án (giai đoạn 2016 - 2018). Hiện tại, Savina có lợi thế nắm quyền quản lý tại 6 khu đất có vị trí đắc địa tại Hà Nội.

Một doanh nghiệp khác vừa “hứa” lên sàn sau khi IPO là CTCP Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan). ĐHCĐ Vissan ngày 28/5 đã thông qua việc đăng ký giao dịch toàn bộ số lượng cổ phiếu của Công ty trên UPCoM, hoặc niêm yết trên HOSE.

Phiên IPO của Vissan diễn ra ngày 7/3, toàn bộ hơn 11,3 triệu cổ phần được bán với giá bình quân 80.053 đồng/cổ phần, gấp gần 5 lần giá khởi điểm (17.000 đồng/cổ phần). Sau đó, ngày 24/3, Vissan tổ chức phiên bán đấu giá cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, số lượng hơn 11,3 triệu cổ phần (tương đương 14% vốn điều lệ), với giá khởi điểm 80.100 đồng/cổ phần. Kết quả, CTCP Dinh dưỡng Nông nghiệp quốc tế - Anco trúng đấu giá, khi đưa ra mức giá 126.000 đồng/cổ phần.

Ngoài 3 cái tên nói trên và một số doanh nghiệp chưa tổ chức ĐHCĐ, hầu hết doanh nghiệp IPO khác trong nửa đầu năm đều không đề cập đến kế hoạch lên sàn.

CÁC DOANH NGHIỆP LỚN IPO THÀNH CÔNG TRONG 5 THÁNG ĐẦU NĂM

Doanh nghiệp Vốn điều lệ(tỷ đồng)

Số lượngchào bán(triệu CP)

Số lượng trúng giá(triệu CP)

Tỷ lệ trúnggiá (%)

Giá trị(tỷ đồng)

Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam - Công ty TNHH MTV

Công ty TNHH MTV Hanel

Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn

Công ty TNHH MTV Đầu tư Việt Hà

Công ty TNHH MTV Dệt may Gia định

Công ty TNHH MTV Phát triển và Kinh doanh nhà

Tổng công ty Tín Nghĩa

Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ súc sản

Công ty TNHH MTV Sách Việt Nam

Tổng công ty 36 - Công ty TNHH MTV

3.500 24,34

78,23

19,13

14,89

21,58

11,32

18,7

16,7

15,23

4,3

2.241,9

1.926

1.558

866

809,14

769

679,09

627,39

430

24,34 100 246,19

782

39,1

177

133,38

907

188,98

218,77

155,8

64,94

100

20,4

100

64

100

100

100

100

100

78,23

3,9

14,89

21,58

11,32

18,7

16,7

15,23

4,3

IPO nửa đầu năm 201601

5 Quý II năm 2016SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TTCK

TIN TỨC - SỰ KIỆN Bản tin PVN-INDEX số 12 08

Theo thống kê từ Cushman & Wake�eld Việt Nam, trong nửa đầu năm đã có khoảng 10 giao dịch M&A bất động sản hoàn tất, với tổng giá trị giao dịch đạt trên 1,7 tỷ USD. Trong số đó, các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore được coi là những nhà đầu tư tích cực nhất với nhiều thương vụ có giá trị hàng chục triệu USD.

Chỉ tính riêng trong quý II/2016, thị trường đã chứng kiến nhiều thương vụ lớn, như Mapletree Investments (Singapore) liên tiếp bỏ ra 84,9 triệu USD, 39,8 triệu USD, 15,5 triệu USD, 74,9 triệu USD để lần lượt nắm giữ 50% cổ phần tại Kumho Asiana Plaza Office, Kumho Link, Kumho Asiana Plaza Apartments, Intercontinental Asiana Saigon từ Kumho Asiana, hay Keppel Land bỏ ra 93,9 triệu USD để nhận chuyển nhượng 40% Dự án Empire City tại quận 2, TP. HCM…

Nửa đầu năm 2016, thị trường bất động sản chứng kiến hoạt động mua bán, chuyển nhượng (M&A) dự án tăng trưởng vượt bậc cả về số lượng giao dịch, cũng như mức độ đa dạng của các thương vụ.

Sôi động chuyển nhượng dự án nửa đầu năm02

Với các đại gia trong nước, Bitexco gây chú ý với thương vụ mua cổ phần của Công ty Du lịch Hương Giang (Huế)...

Theo đánh giá của các chuyên gia, có thể thấy rằng, chưa bao giờ những thương vụ M&A xuất hiện với tần suất dày đặc đến như vậy. Điều này cho thấy, niềm tin vào thị trường Việt Nam đang ngày càng được củng cố và nâng cao trong con mắt của cả nhà đầu tư cả nội và ngoại.

Một trong các lý do chính được nhiều chuyên gia chỉ ra là nhờ việc Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, như FTA Việt Nam - EU, FTA Việt Nam - Hàn Quốc, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)... và mới đây là Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức vận hành, làm gia tăng sự quan tâm của các nhà đầu tư đến Việt Nam. Đặc biệt, với 60% dân số ở độ tuổi dưới 35, Việt Nam nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài nhắm đến ngành hàng tiêu dùng nhanh.

FED ngày một thận trọng hơn Hoãn tăng lãi suất chưa chắc mang lợi cho cổ phiếu nhiều nước

Sau hai ngày họp, sáng ngày 16/6 (giờ Hà Nội), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định giữ nguyên lãi suất liên bang ở mức 0,25-0,5%. FED cho rằng mặc dù kinh tế có tăng trưởng và tỷ lệ thất nghiệp giảm, số lượng việc làm tăng thêm đã chậm lại rõ rệt. Tiêu dùng của người dân tăng nhưng đầu tư tài sản cố định của doanh nghiệp lại yếu. Lạm phát tiếp tục thấp hơn mục tiêu của FED là 2% hầu hết các khảo sát về kỳ vọng lạm phát trong dài hạn ít có thay đổi trong những tháng trở lại đây.

Trả lời báo chí, Chủ tịch FED Janet Yellen cho rằng: “Thị trường lao động đang có dấu hiệu chậm lại” và “các số liệu kinh tế hiện tại đang trái chiều và vì vậy thận trọng khi điều chỉnh chính sách tiền tệ vẫn là cách tiếp cận phù hợp”.

(TBTCO) - FED đã chính thức hoãn tăng lãi suất USD. Nhiều đánh giá cho thấy, FED đã ngày một thận trọng hơn khi điều chỉnh lãi suất. Tuy nhiên, việc FED trì hoãn nâng lãi suất chưa chắc sẽ mang lại lợi ích rõ rệt cho cổ phiếu các nước, trong đó có Việt Nam.

FED hoãn tăng lãi suất chưa chắc sẽ mang lại lợi ích cho chứng khoán03

Thị trường chứng khoàn toàn cầu giảm sau quyết định của FED. Mối lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu có vẻ như chiếm ưu thế hơn so với sự lạc quan của dòng vốn giá rẻ. Hiện tại, Brexit là mối bận tâm lớn thứ 2 trong tháng 6 mặc dù đây chỉ là cuộc trưng cầu dân ý, không có nghĩa Vương quốc Anh sẽ chắc chắn rời Liên minh châu Âu.

Dòng vốn giá rẻ có thể sẽ có thêm thời gian để đi tìm cơ hội đầu tư. Tuy vậy, ông Nguyễn Đức Hùng Linh - Trưởng Bộ phận Phân tích và tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân, SSI cho rằng, năm nay, dòng vốn này tập trung chủ yếu vào trái phiếu do lo ngại tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại.

Theo thống kê của tổ chức EPFR Global, tính đến 10/6/2016, tổng lượng tiền ròng vào các quỹ đầu tư trái phiếu của thị trường phát triển là +70 tỷ USD, thị trường mới nổi là +5,6 tỷ USD; trong khi tổng lượng tiền ròng rút khỏi các quỹ đầu tư cổ phiếu của thị trường phát triển là -98 tỷ USD, thị trường mới nổi là -8,2 tỷ USD. Do đó, "việc FED trì hoãn nâng lãi suất như vậy chưa chắc sẽ mang lại lợi ích rõ rệt cho cổ phiếu các nước, trong đó có Việt Nam", chuyên gia đến từ SSI cho hay.

TIN TỨC - SỰ KIỆN Bản tin PVN-INDEX số 12 09

Thị trường chứng khoán đã khởi sắc sau sự kiện Brexit04Sự kiện Brexit diễn ra khiến cả thế giới bàng hoàng, liên minh châu Âu EU xáo trộn, nền kinh tế chính trị rơi vào bất ổn. Tuy nhiên sau những khủng hoảng về kinh tế và chính trị do Brexit để lại chứng khoán thế giới đã có khởi sắc.

Thị trường chứng khoán Mỹ đêm ngày 11/7 đã có phiên tăng điểm mạnh, và tiếp tục có xu hướng tích cực từ cuối tuần đầu tháng 7. Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số S&P 500 tăng 0,34%

lên mức cao kỷ lục 2,137.16 điểm. Nasdaq cũng tăng lên ngưỡng cao nhất trong năm nay.

Báo cáo do Bộ Lao động Mỹ công bố tuần trước cho thấy, nền kinh tế hàng đầu thế giới đã tạo thêm 287.000 việc làm mới trong tháng 6, với mức tăng cao nhất trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, dịch vụ khách hàng, thông tin và bán lẻ

Bên cạnh đó chứng khoán châu Âu đã có một phiên tăng điểm ấn tượng kể từ sau khi xảy ra sự kiện Brexit. Theo đó, chỉ số chứng khoán CAC 40 của Pháp và DAX30 của Đức tăng lần lượt hơn 1,7% và 2%. Đáng chú ý, FTSE 100 trên sàn London tăng 92 điểm, tương đương 1,4% sau khi Bộ trưởng Bộ Năng lượng Anh, bà Andrea Leadsome, rút khỏi cuộc đua vào vị trí thủ tướng Anh, để lại ứng viên duy nhất là bà Theresa May.

Ở Việt Nam theo số liệu từ Ủy ban chứng khoán Nhà nước, thị trường chứng khoán 6 tháng đầu năm nay của nước ta cũng đã có nhiều tín hiệu khởi sắc. Chỉ số VN-Index đã tăng 7,5% so với cuối năm 2015. Mức vốn hóa thị trường cũng tăng hơn 11% và đạt 1.512 nghìn tỷ đồng. Đây là những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán.

Công ty Cổ phần đầu tư và tư vấn Hà Long là doanh nghiệp vừa chính thức niêm yết 30 triệu cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM với mã chứng khoán HID. Công ty hoạt động trong lĩnh vực chính là Tư vấn cấp thoát nước và môi trường - xã hội. Ngoài ra, còn góp vốn dự án Tòa văn phòng Mỹ Đình, Hà Nội và các dự án BOT về giao thông và xử lý nước thải ở Cần thơ.

Như vậy, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2016, số lượng công ty niêm yết mới tăng 15 công ty nâng tổng số công ty niêm yết trên HOSE và HNX lên 686 công ty. Đây là 1 tín hiệu hết sức khả quan đối với thị trường chứng khoán trên toàn cầu, đặc biệt là đối với những quốc gia chịu ảnh hưởng nghiệm trọng hậu Brexit.

Chứng khoán sẽ “chuyển mình” trong nửa cuối năm 201605ầu tháng 6, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số Đ1244/QĐ-BTC công bố 18 thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ trong lĩnh vực chứng khoán thuộc

thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài chính.

Cụ thể, các thủ tục được bãi bỏ bao gồm: 5 thủ tục hành chính đã được công bố tại Quyết định số 1905/QĐ-BTC ngày 10/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, 9 thủ tục hành chính đã được công bố tại Quyết định số 1353/QĐ-BTC ngày 30/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Các thủ tục còn lại được bãi bỏ gồm: 3 thủ tục hành chính đã được công bố tại Quyết định số 2854/QĐ-BTC ngày 9/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và 1 thủ tục hành chính đã được công bố tại Quyết định số 1836/QĐ-BTC ngày 5/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Trong khi đó, các cơ quan vận hành thị trường cũng đang có những điều chỉnh nhằm tạo sự minh bạch và hiệu quả hơn trong hoạt động giao dịch. Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã tiến hành xem xét và thực hiện chỉnh sửa Quy tắc Chỉ số HOSE-Index. Dự kiến, việc thay đổi này sẽ chính thức có hiệu lực vào đầu tháng 7/2016.

Cụ thể, HOSE thay đổi công thức đo lường thanh khoản cổ phiếu từ phương pháp bình quân sang phương pháp trung vị và mở rộng thời gian tính từ 6 tháng sang 12 tháng. Việc thay đổi này nhằm hạn chế ảnh hưởng của các giá trị bất thường và gia tăng chất lượng thanh khoản của Bộ chỉ số HOSE-Index.

Thay đổi thứ hai là điều kiện sàng lọc cổ phiếu tự do chuyển nhượng (free-�oat) để tăng tính đại diện của Bộ chỉ số HOSE-Index, đáp ứng điều kiện đặc thù của thị trường Việt Nam. Theo đó, cổ phiếu có tỷ lệ free-�oat lớn hơn 10% tham gia chỉ số (trước là 5%), đồng thời áp dụng điều kiện ngoại trừ đối với những cổ phiếu có tỷ lệ free-�oat từ 10% trở xuống, nhưng có giá trị vốn hóa sau điều chỉnh free-�oat lớn hơn mức trung vị của top 90% giá trị vốn hóa free-�oat của thị trường.

Ngoài ra, cách tính mới cũng thay đổi cách chọn cổ phiếu thành phần của Chỉ số VN30 để tăng độ ổn định và mức đại diện thị trường cho Chỉ số VN30. Để đảm bảo VN30 là chỉ số có thanh khoản cao nhất, các cổ phiếu thành phần của chỉ số này phải đạt chuẩn nhất định về giá trị giao dịch (lớn hơn giá trị tối thiểu của Top 90% giá trị giao dịch của VNAllshare).

Trong khi đó, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cũng đang rốt ráo thực hiện nhiều cải cách mới trong thời gian tới. Trong thời gian còn lại của năm 2016, HNX sẽ tiếp tục đánh giá chất lượng công bố thông tin và sự minh bạch. Hiện tại, HNX đã sửa đổi và cải tiến theo hướng cập nhật các thay đổi pháp lý và các thông lệ tốt trên thế giới và xúc tiến làm việc với đơn vị tư vấn. Ngoài ra, HNX đang nghiên cứu chỉ số chứng khoán xanh ESG (môi trường, xã hội và quản trị công ty) và dự kiến hoàn thiện trong năm 2017.

TIN TỨC - SỰ KIỆN Bản tin PVN-INDEX số 12 10

TÌNH HÌNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNGCỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH6 tháng đầu năm, triển vọng 6 tháng cuối năm. Trong 6 tháng đầu năm, kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành dầu khí nhìn chung tiếp tục bị ảnh hưởng của giá dầu giảm. Giá dầu trong kỳ đã giảm xuống mức thấp trong 9 năm qua khi giảm xuống dưới 30 USD/thùng vào cuối tháng 2.2016. Mặc dù đã tăng trở lại và đang dao động tại mức 45-50 USD/thùng, giá dầu tiếp tục được dự báo sẽ còn nhiều biến động trong thời gian tới.

Kết quả kinh doanh của nhóm các công ty lĩnh vực Dầu và Khí bị ảnh hưởng mạnh nhất do hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp trong linh vực thăm dò khai thác

dầu khí bị giảm mạnh.

Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PVD), Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) là 2 đơn vị cung cấp các dịch vụ kĩ thuật liên quan đến hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí bị ảnh hưởng mạnh nhất. Doanh thu thuần 6 tháng đầu năm của PVD đạt 3.352,2 tỷ đồng, giảm mạnh 59,38% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận trước thuế 167,1 tỷ đồng cũng chứng kiến sự sụt giảm 87,57% so với nửa đầu năm 2015. Hoạt động của PVS cũng bị ảnh hưởng rất lớn, mặc dù vậy lĩnh vực hoạt động của PVS là khá lớn và đa dạng nên tính hỗ trợ lớn hơn, kết quả kinh doanh có sự sụt giảm thấp hơn so với PVD. Cụ thể, doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế của PVS nửa đầu năm lần lượt đạt 9.252,0 tỷ đồng và 834,7 tỷ đồng chỉ giảm 26,02% và 26,41% so với cùng kỳ 2015. Trong 6 tháng cuối năm, tình hình kinh doanh sẽ tiếp tục có nhiều biến động, mặc dù vậy với việc giá dầu có xu hướng ổn định hơn sẽ làm cho hoạt động của PVD và PVS khả quan hơn.

Đối với nhóm công ty liên quan đến lĩnh vực thu gom, sản xuất và phân phối kinh doanh khí, đứng đầu là Tổng Công ty Khí Việt Nam-PVGas, tình hình kinh doanh trong 6 tháng đầu năm đạt kết quả khả quan hơn.

PVGas đạt doanh thu 29.693 tỷ đồng, đạt 54.2% kế hoạch năm và bằng 94.7% cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế đạt 3.934 tỷ đồng, đạt 44.9% kế hoạch năm và bằng 58.3% cùng kỳ năm trước, lợi nhuận trong kỳ đạt thấp so với kế hoạch năm do giá dầu sụt giảm mạnh trong khi kế hoạch lợi nhuận xây dựng trên cơ sở giá dầu ở mức 60 USD/thùng.

Về hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư dự án, trong quý 6 tháng đầu năm 2016, PVGas đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp sản xuất kinh doanh để thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2016 đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Cụ thể:

Ÿ Nghiệm thu và bàn giao đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 – giai đoạn 1 vào cuối tháng 5.2016. Trước đó, ngày ngày 05/12/2015, dòng khí đầu tiên từ mỏ Đại Hùng đã được đưa vào Đường ống dẫn khí NCS2-GĐ1. Đến ngày 14/12/2015, dự án đã hoàn thành chạy thử liên động có tải (phương án by pass) trong 72h, chính thức đón dòng khí thương mại đầu tiên trong sự vui mừng của tập thể người lao động PV GAS.

Ÿ Dự án Nhà máy xử lý khí Cà Mau: hoàn thành 39% khối lượng công việc gói EPC1 (thực hiện thiết kế chi tiết, phát hành tài liệu hoàn thành 94%; công tác mua sắm hoàn thành 43%; thi công hoàn thành 16% khối lượng công việc); các gói thầu khác triển khai theo kế hoạch, tiến độ.

Bản tin PVN-INDEX số 12 11THỜI SỰ NGÀNH

Ÿ Dự án kho chứa LNG 1MMTPA Thị Vải: cập nhật và trình Tập đoàn báo cáo nghiên cứu quy hoạch, mở rộng kho LNG Thị Vải và chờ phê duyệt của Tập đoàn cho phép PV Gas tái khởi động dự án; hoàn thành đàm phán với các đối tác hợp tác đầu tư vào dự án và gửi hồ sơ cho Sở KHĐT Tp.HCM xin thành lập Công ty cổ phần gồm PV Gas, Bitexco và Tokyo Gas, trong đó PV Gas nắm giữ 51% vốn.

Ÿ Dự án nhà máy xử lý khí Cà mau cũng được đẩy mạnh đầu tư với giá trị xây dựng cơ bản dở dang tăng lên mức 2.024 tỷ đồng đến cuối tháng 6.2016.

Ÿ Công ty cũng hoàn thành việc mua lại cổ phần chi phối tại CTCP CNG Việt Nam từ công ty con PVGas South, chuyển từ công ty cháu thành công ty con với tỷ lệ sở hữu đạt 56%.

Ÿ Sản phẩm khí sản xuất và cung cấp:

É Khí đạt 5.520 triệu m3, bằng 105% kế hoạch 6 tháng và bằng 57% kế hoạch năm, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2015.

É Condensate đạt 35.979 tấn, bằng 127% kế hoạch 6 tháng và bằng 63% kế hoạch năm, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2015.

É LPG đạt 612.846 tấn, bằng 119% kế hoạch 6 tháng và bằng 62% kế hoạch năm. Nếu tính cả đơn vị thành viên trừ phần trùng, sản lượng LPG PV Gas cung cấp ra thị trường trong 6 tháng đạt 864.444 tấn.

Nhóm cổ phiếu vật liệu cơ bản gồm CTCP Hóa chất và phân bón Dầu khí (DPM) và CTCP đạm Cà Mau (DCM): giá khí duy trì ở mức thấp tạo điều kiện để cho công ty hoạt động ổn định và hiệu quả hơn.

Đối với DPM, Sản lượng Urea sản xuất đạt 433 nghìn tấn, hoàn thành 54% kế hoạch cả năm, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng Urea kinh doanh đạt 457 nghìn tấn tương đương 55% kế hoạch năm, tăng 5% so với cùng kỳ 2015. Sản lượng UFC 85/AF37 là 4.544 tấn, đạt 34% kế hoạch năm. Doanh thu thuần 6 tháng đầu năm đạt 4.424,4 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 975,9 tỷ đồng.

Đối với DCM, sản lượng sản xuất 6 tháng đầu năm đạt 399 nghìn tấn, hoàn thành 51% kế hoạch cả năm, giảm nhẹ 7% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng Urea tiêu thụ đạt 396 nghìn tấn tương đương 50% kế hoạch cả năm, giảm 10% so với cùng kỳ. Việc tiêu thụ giảm so với cùng kỳ nguyên nhân là do tình hình hạn hán, xâm mặn tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long làm sức tiêu thụ của thị trường bị giảm mạnh. Doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế của DCM nửa đầu năm lần lượt đạt 2.308,5 tỷ đồng và 368,1 tỷ đồng.

Trong 6 tháng cuối năm, tình hình thời tiết đã có phần thuận lợi hơn, với việc giá nguyên liệu đầu vào ở mức thấp, hoạt động sản xuất và kinh doanh của các công ty dự báo tiếp tục được thuận lợi.

Nhóm cổ phiếu ngành tiện ích, bao gồm CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) và CTCP phân phối khí thấp áp Dầu khí Việt Nam (PGD). Giá khí trong kỳ ở mức thấp là lợi thế lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Với NT2, sản lượng điện sản xuất 6 tháng đầu năm đạt 2.762 triệu kwh, hoàn thành 62% kế hoạch năm và tăng nhẹ 0,5% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu bán điện đạt 2.951 tỷ đồng tương đương 49,15% kế hoạch năm và giảm 21,18% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do giá khí nhiên liệu trong kỳ giảm thấp so với kế hoạch đầu năm đặt ra và cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế là 738 tỷ đồng, đạt 96,38% kế hoạch năm và tăng 12,63% so với cùng kỳ năm trước. Trong 6 tháng cuối năm, NT2 tiếp tục có lợi thế để phát điện với công suất lớn khi nhu cầu điện tăng lên, giá khí vẫn duy trì ở mức thấp.

Đối với nhóm Công nghiệp, hoạt động của các công ty trong kỳ vẫn tiếp tục ổn định và có phần tăng trưởng nhẹ. Dẫn đầu là TCT Vận tại Dầu khí Việt Nam-PVTrans với hoạt động ổn định trong lĩnh vực vận tải dầu khí và sản phẩm dầu, khai thác và cung cấp tốt dịch vụ kho nổi cũng như xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển nâng cao năng lực hoạt động đáp ứng nhu cầu mở rộng những năm tới. Doanh thu 6 tháng đầu năm đạt 3.271 tỷ đồng, đã hoàn thành 65% kế hoạch cả năm và tăng 29,2% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế là 298 tỷ đồng, đạt 85.1% kế hoạch năm, có mức tăng 38,0% so với cùng kỳ năm trước.

Trong nhóm xây lắp dầu khí, PVX, PXS, PXT là những đơn vị đang có hoạt động ổn định, tập trung vào những dự án xây lắp dầu khí và nhiệt điện của ngành. Đặc biệt PXT đang có sự hồi phục tốt khi kết quả sản xuất kinh doanh có sự tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Đối với Tổng Công ty Dịch vụ tổng hợp Dầu khí (PET) và các công ty con, tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm cũng gặp những khó khăn nhất định do tình hình chung của ngành. Doanh thu 6 tháng đầu năm của PET đ ạ t 4 . 7 9 8 t ỷ đ ồ n g tương đương 53,3% kế h o ạ c h n ă m , g i ả m

10,6% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế là 128 tỷ đồng, bằng 58,2% kế hoạch năm và giảm 20,5% so với cùng kỳ năm trước.

THỜI SỰ NGÀNHBản tin PVN-INDEX số 12 12

TRIỂN VỌNG 6 THÁNG CUỐI NĂM CỔ PHIẾU NGÀNH DẦU KHÍ TRÊN SÀN

Quan sát biểu đồ PVN 10, là chỉ số mô tả biến động giá của danh mục 10 cổ phiếu thuộc họ dầu khí lớn nhất trên sàn niêm yết, có thể thấy sự đồng pha của PVN 10 với Vn-index. Cuối năm 2014, khi giá dầu sụt giảm từ mức trên 100 USD/thùng xuống tới đáy khoảng 26 USD/thùng thì trong nước chỉ số Vn-index cũng như PVN 10 có sự sụt giảm cùng nhau tuy nhiên mức độ của PVN 10 mạnh hơn nhiều so với chỉ số. Đầu năm 2016, giá dầu hồi phục giúp Vn-index có một sóng tăng giá kéo dài tới tận thời điểm hiện tại. Theo số liệu từ Bloomberg thì P/E và P/B trung bình của thị trường Việt Nam đang ở mức 15,1 và 2,2. Có thể thấy dù tình hình sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm của các doanh nghiệp thuộc tập đoàn nhìn chung gặp khó khăn do tác động của việc giá dầu duy trì ở mức thấp, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn nỗ lực vượt khó, đạt được những kết quả có thể nói là khả quan trong bối cảnh khó khăn, mở ra triển vọng hoàn thành hoặc thậm chí vượt kế hoạch cả năm được đề ra. Trong khi đó mức P/E và P/B của nhiều doanh nghiệp họ dầu khí đã về mức tương đối thấp.

PXS

PGS

PVI

GAS

PVD

PVS

PVT

PVC

DPM

DCM

Mã Giá hiện tại

P/E P/B Yield 2015(%)

EPS 2015

Trailing EPS06/2016

Book Value ROE ROA

12,700

15,900

26,300

60,000

26,300

17,300

15,400

13,100

29,300

11,800

6.97

3.12

9.63

18.02

7.54

6.00

9.85

10.19

7.49

9.22

0.94

0.81

0.89

2.90

0.71

0.75

1.11

0.67

1.34

0.99

23.00%

57.00%

N/a

17.00%

30.00%

12.00%

18.00%

12.00%

25.00%

N/a

1,935

1,409

2,548

4,400

4,102

3,090

1,320

1,790

3,300

1,180

1,160

5,528

2,500

1,596

134

2,880

1,560

1,290

3,910

1,280

13,520

19,600

29,530

20,690

37,170

22,970

13,890

19,690

21,820

11,950

14.40%

27.86%

9.20%

16.00%

10.21%

12.78%

8.51%

8.80%

17.41%

11.36%

5.58%

11.25%

3.70%

11.79%

5.12%

5.74%

3.81%

5.30%

13.63%

4.89%

Ngày cập nhật 08/ 08/ 2016

2014 2015 2016

PVN 10Close

2,000

1,500

1,000

Bản tin PVN-INDEX số 12 13THỜI SỰ NGÀNH

Từ đầu năm đến nay giá dầu duy trì ở mức thấp ngoài dự kiến, đồng thời nhiều khó k h ă n m ớ i n ả y s i n h . Tu y nhiên, các doanh nghiệp ngành dầu khí đã có những nỗ lực vượt bậc, tiết giảm chi phí hiệu quả và tiếp tục duy trì được kết quả kinh doanh khá tích cực, giữ vững vị thế ngành kinh tế quan trọng của đất nước.

Nhận rõ thách thức

gay từ đầu năm, lãnh đạo Tập đoàn và các doanh Nnghiệp trong ngành đã quán triệt tinh thần thép trong làm việc và cống hiến bởi lường trước và ý thức

rất rõ về những thách thức mà ngành dầu khí đang phải đối mặt. Cụ thể, tình hình kinh tế thế giới tuy dự báo sẽ có sự phục hồi nhưng tốc độ phục hồi chậm, ẩn chứa nhiều rủi ro thách thức, đặc biệt là rủi ro về biến động khó lường về chính trị, về thị trường tài chính và giá dầu. Ở trong nước, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của doanh nghiệp còn hạn chế. Việc hình thành cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015 và việc ký kết triển khai thực hiện các hiệp định thương mại tư do TPP, FTA, ngoài lợi ích có thể đem lại cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nhưng cũng tạo ra những thách thức rất lớn, nhất là trong việc phát triển thị trường, tăng khả năng cạnh tranh ở cả thị trường quốc tế và trong nước, đặc biệt là việc chênh lệch thuế nhập khẩu các sản phẩm DO, Jet A1, LPG, Polypropylene theo FTA và sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất dự báo sẽ gây khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.

Đáng chú ý là giá dầu thô dự báo sẽ duy trì ở mức thấp và khó đạt mức như trung bình của những năm 2014, 2015 sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn và dự kiến cả giai đoạn 2016- 2020 giá dầu khó đạt như mức thực tế 5 năm 2011- 2015 (101 USD/thùng).

Tình hình biển Đông dự báo tiếp tục có những diễn biến khó lường, ảnh hưởng đến hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí của Tập đoàn, cũng như ảnh hưởng đến việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư tìm kiếm thăm dò dầu khí ở các lô còn mở của Tập đoàn. Bên cạnh đó còn có một số khó khăn khác như: nguồn thu của Tập đoàn suy giảm; nhiều dự án lớn của Tập đoàn có mức đầu tư cao phải thúc đẩy tiến độ nên sức ép về thu xếp vốn là rất lớn; việc vay vốn từ các tổ chức ECAs của Nga và Mỹ rất khó khăn do trừng phạt kinh tế của các nước EU và Mỹ đối với Nga; việc vay vốn từ các tổ chức tín dụng nước ngoài khác của PVN gặp nhiều khó khăn do các quy định hiện hành chưa đồng bộ và thống nhất.

Ngoài ra, điều kiện triển khai các dự án dầu khí ở trong nước ngày càng khó khăn, do phải triển khai ở vùng sâu và xa bờ trên biển Đông; việc tìm kiếm, triển khai các dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí tốt ở nước ngoài ngày càng khó khăn do phải cạnh tranh trực tiếp với các Tập đoàn/Công ty dầu khí trên thế giới.

NỖ LỰC GIỮ LỬA DẦU KHÍ

THỜI SỰ NGÀNHBản tin PVN-INDEX số 12 14

Chủ động ứng phóNhiều giải pháp nhằm ứng phó với những thách thức trên đã được đặt ra và quyết liệt thực hiện. Trong đó, giải pháp tiết giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm đã thu được kết quả đáng ghi nhận. Từ ngày 20/10/2015, Đảng ủy, Hội đồng thành viên Tập đoàn đã ban hành Nghị quyết số 13–NQ/ĐU về tăng cường tiết kiệm, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; đồng thời bước vào thực hiện kế hoạch năm 2016, ngay từ những ngày đầu năm, HĐTV, TGĐ đã có nhiều văn bản chỉ thị về việc rà soát tiết giảm chi phí...., các đơn vị trong Tập đoàn đã nghiêm túc tổ chức thực hiện

Tổng số tiền các doanh nghiệp đăng ký phấn đấu tiết giảm trong cả năm 2016 là 9.052 tỷ đồng, tăng 4.615 tỷ đồng so với thực hiện năm 2015 (4.437 tỷ đồng). Trong đó, kết quả thực hiện tiết giảm trong 6 tháng đầu năm là 4.741 tỷ đồng, bằng 52,4% so với kế hoạch đề ra cho cả năm. Chi tiết từng lĩnh vực đều có sự chuyển động như giảm chi phí đầu tư đạt 2,04 nghìn đồng, bằng 94,5% kế hoạch năm; từ chi phí vận hành/chi phí quản lý phân xưởng/chi phí quản lý chung đạt 2,03 nghìn tỷ đồng, bằng 55,4% kế hoạch năm; từ chi phí nhiên liệu, nguyên liệu, vật tư, thiết bị năng lượng đạt 396 tỷ đồng, bằng 45,4% kế hoạch năm; từ đàm phán tiết giảm giá vật tư/thiết bị đã ký hợp đồng đạt 196 tỷ đồng, bằng 91% kế hoạch năm; từ giảm chi phí tài chính 20,6 tỷ đồng, bằng 8% kế hoạch…

Việc thường xuyên thực hiện công tác rà soát, tiết giảm chi phí đã có tác động rõ rệt đến hạ giá thành sản xuất các sản phẩm chủ yếu của Tập đoàn. Cụ thể, giá thành khai thác dầu thô giảm 3,2USD/thùng, tương ứng giảm 12% so với mức giá kế hoạch từ đầu năm. Giá thành khí giảm 1,4 USD/Tr BTU, tương ứng giảm 23,7% so với mức giá kế hoạch từ đầu năm; giá thành sản xuất điện giảm 352 đồng/kWh- tương ứng giảm 29% so với mức giá kế hoạch từ đầu năm; giá thành đạm giảm 1,4 triệu đồng/tấn, tương ứng giảm 23% so với mức giá kế hoạch từ đầu năm; giá thành xăng dầu giảm 3,2 triệu đồng/tấn- tương ứng giảm 25,6% so với mức giá kế hoạch từ đầu năm

Nhìn cả quá trình triển khai định hướng trên từ năm 2015, có thể thấy ngành dầu khí đang tái cấu trúc, chủ động đổi mới quyết liệt để nâng cao năng suất lao động và khai thác các nguồn lực một cách hiệu quả nhất. Năm 2015, Tập đoàn đã tiết giảm được 60,4 nghìn tỷ đồng chi phí (trong đó: từ chi phí quản lý là 544 tỷ đồng; từ giảm giá dịch vụ là 5,95 nghìn tỷ đồng và từ cơ cấu lại nhiệm vụ là 53,9 nghìn tỷ đồng), giảm 14% so với tổng chi phí kế hoạch năm 2015 Tập đoàn đã phê duyệt (431,6 nghìn tỷ đồng). Việc đổi mới, cải thiện những cách thức làm việc cũ đã được triển khai tốt ở tất cả các đơn vị. Đơn cử, khối các đơn vị thăm dò khai thác dầu khí (VSP và PVEP, Biển Đông POC) tiết giảm đạt trên 15,65 nghìn tỷ đồng (trong đó từ tiết giảm chi phí quản lý và giảm giá dịch vụ là 5,49 nghìn tỷ đồng và tiết giảm do cơ cấu lại công việc là 10,16 nghìn tỷ đồng), giảm 21% so với tổng chi phí Tập đoàn đã duyệt và chiếm tỷ trọng 26% tổng số tiết giảm chi phí toàn Tập đoàn. Khối các đơn vị sản xuất (PVPower, PVFCCo, PVCFC, BSR) tiết giảm đạt 43,98 nghìn tỷ đồng (chủ yếu từ mục chi phí giá nguyên/nhiên liệu giảm theo giá dầu), giảm 28% so với kế hoạch năm Tập đoàn đã duyệt. Khối các đơn vị dịch vụ như PVS, PVT, PVD tiết giảm đạt 755 tỷ đồng, giảm 0,4% so với kế hoạch Tập đoàn đã duyệt.

Giữ vững vị thế đầu đàn

Với rất nhiều nỗ lực trên toàn bộ các “mặt trận”, kết quả 6 tháng toàn Tập đoàn vẫn đạt mức đáng khích lệ mặc dù giá dầu thô trung bình 6 tháng đầu năm 2016 là 40,5USD/thùng, giảm 20USD/thùng (tương ứng giảm 33,4%) so với mức giá trung bình 6 tháng 2015 (là 60,5USD/thùng). Giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm của Tập đoàn đạt 252,5 nghìn tỷ đồng, vượt 9,1% kế hoạch 6 tháng và bằng 58% kế hoạch năm; góp phần quan trọng vào mức tăng GDP của cả nước. Tổng doanh thu toàn Tập đoàn đạt 215,6 nghìn tỷ đồng, bằng 84% kế hoạch 6 tháng và 42% kế hoạch năm. Trong đó, doanh thu từ bán dầu đạt 60,3 nghìn đồng, bằng 73% kế hoạch; Doanh thu từ các sản phẩm khí, điện, đạm, xăng dầu, Polypropylene, xơ sợi đạt 82,8 nghìn tỷ đồng, bằng 91% kế hoạch. Doanh thu từ các đơn vị dịch vụ đạt 72,4 nghìn đồng, bằng 88% kế hoạch.

6 tháng qua, Tập đoàn cũng đã nộp ngân sách Nhà nước đạt 42,2 nghìn tỷ đồng, bằng 81% kế hoạch 6 tháng và 41% kế hoạch năm.

Theo ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ tịch Tập đoàn, từ nay đến cuối năm 2016, các doanh nghiệp ngành dầu khí phải tiếp tục nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để vượt qua nhiều thách thức . Trong đó, tập trung vào việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhằm tăng hiệu quả hoạt động của các đơn vị. Đồng thời, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ được yêu cầu rà soát, cơ cấu lại khấu hao, chi phí trong giá dịch vụ để giảm giá thành với mục tiêu hỗ trợ tối đa cho các đơn vị thăm dò khai thác dầu khí. Các đơn vị trong lĩnh vực khí, điện, chế biến dầu khí cần tranh thủ các yếu tố thuận lợi từ giá dầu thấp là nguyên, nhiên liệu của các nhà máy để cơ cấu sản phẩm tối ưu nhất trong từng thời điểm, phát huy tối đa công suất, nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà máy.

Tiếp tục chủ trương thực hành tiết kiệm, tối ưu hóa nguồn lực thông qua kế hoạch tiết giảm chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2016. Tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, các kiến nghị của đơn vị để hỗ trợ đơn vị vượt qua các khó khăn, ổn định sản xuất.

Vị chủ tịch cũng nhấn mạnh rằng, dù thị trường rất khó khăn, toàn Tập đoàn sẽ phấn đấu đạt chỉ tiêu về tài chính, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước ở mức cao nhất.

Bản tin PVN-INDEX số 12 15THỜI SỰ NGÀNH

NGÀNH ĐẠM đối mặt với nhiều thách thức

oanh nghiệp và cả cơ quan quản lý có lẽ khó có thể Dlường được ngành phân bón lại phải đối mặt với thách thức kép cả trong và ngoài như những tháng

qua. Thiên tai và sức ép từ hàng nhập khẩu giá rẻ Trung Quốc tràn về đang buộc những doanh nghiệp đầu ngành phải đa dạng hóa lối đi nhằm về đích kế hoạch 2016.

Sức ép hàng ngoại

Trong khi cầu ngành phân bón, trong đó đặc biệt là đạm vẫn đang có dấu hiệu thấp hơn cung thì hàng nhập khẩu giá rẻ Trung Quốc và các nước Asean lại tràn về đang tạo ra thách thức đáng e ngại. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, ước tính khối lượng nhập khẩu phân bón các loại trong tháng 8 năm 2016 đạt 345 nghìn tấn với giá trị 8 triệu USD, đưa khối lượng phân bón nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2016 đạt 2,69 triệu tấn với giá trị đạt 739 triệu USD, giảm 6,5% về khối lượng và giảm 19,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Nhưng trong đó, khối lượngnhập khẩu phân đạm URE lại ước đạt 33 nghìn tấn với giá trị đạt 79 triệu USD, tăng 41,4%về khối lượng và 9,7%về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Nguồn nhập khẩu phân bón chủ yếu vẫn đến từ Trung Quốc với 42,1% tổng khối lượng nhập khẩu mặt hàng này. Đây luôn là thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam. Các thị trường có giá trị tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2015 là thị trường Israel (tăng 4,8 lần về khối lượng và tăng 3,6 lần về giá trị), tiếp theo là thị trường Malaysia (tăng 4,4 lần về khối lượng và tăng 2,9 lần về giá trị), Indonesia (tăng 82% về khối lượng và tăng 32% về giá trị). Theo cam kết hội nhập, tới đây thuế nhập khẩu phân bón sẽ giảm, trước hết với các nước asean , vì thế đây sẽ tiếp tục là thách thức lớn với doanh nghiệp sản xuất phân bón.

Thiên tai khiến cầu giảm

Trong khi hàng ngoại tràn về nhiều thì nhu cầu trong nước lại giảm do ảnh hưởng của thiên tai. Theo ông Bùi Minh Tiến, tình trạng hạn hán tại hầu hết các khu vực (Đông Nam Bộ/Miền Trung-Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Campuchia) và tình trạng xâm nhập mặn tại khu vực Tây Nam Bộ kéo dài suốt 6 tháng đầu năm 2016 dẫn đến nhu cầu tiêu thụ urê giảm mạnh. Giá urê thế giới và trong nước đang ở mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây khiến giá bán urê Đam Ca Mau bình quân 6 tháng đầu năm thâp hơn cun g ky năm 2015. Ngoài ra việc không áp dụng thuế VAT với mặt hàng phân bón làm tăng chi phí ảnh hưởng đến kết quả SXKD.

Không chỉ có Đạm Cà Mau, theo thống kê từ các DN phân bón lớn đang niêm yết, giá phân bón đầu ra của các doanh nghiệp tiếp tục xu hướng đi xuống trong Q2/2016. Đơn cử, giá super Lân và NPK của LAS giảm lần lượt 11% và 4% so với cùng kỳ. Giá ure của DPM trong Q2 ghi nhận mức giảm 3,6% so với Q1/2016 và giảm 16% so với cùng kỳ, NPK Phú Mỹ giảm 2,2% so với cùng kỳ.

THỜI SỰ NGÀNHBản tin PVN-INDEX số 12 16

Nỗ lực vượt khó

Trong bối cảnh thị trường khó khăn như vậy, các doanh nghiệp đã phải nỗ lực áp dụng nhiều giải pháp đổi mới, sáng tạo để duy trì hiệu quả kinh doanh. Theo ông Dương Trí Hội, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo), mặc dù nhu cầu về phân bón sụt giảm do ảnh hưởng của hạn hán, cùng với đó, giá phân bón trong xu hướng giảm, tuy nhiên tính đến hết tháng 7/2016 Nhà máy Đạm Phú Mỹ thuộc PVFCCo đã sản xuất gần 500 ngàn tấn phân đạm cung ứng cho thị trường, hoàn thành 62% kế hoạch năm.

Báo cáo từ PVFCCo cho hay, tính đến tháng 7/2016, tổng sản lượng kinh doanh của PVFCCo đạt 765,6 ngàn tấn phân bón các loại, hoàn thành 67% kế hoạch năm, tăng 4% so với cùng kỳ 2015. Trong đó, sản lượng kinh doanh sản phẩm Đạm Phú Mỹ đạt hơn 524 ngàn tấn, hoàn thành 63% kế hoạch năm, tăng 9% so với cùng kỳ 2015. Có được thành công này một phần bởi Đạm Phú Mỹ đã tiết giảm và thực hiện nhiều giải pháp sáng tạo trong công tác quản lý. Cụ thể, chi phí quản lý, bán hàng giảm 4% so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến đến tháng 9/2017 đơn vị sẽ đạt mốc sản xuất 10 triệu tấn phân bón.

Còn Nhà máy Đạm Cà Mau cũng đã nỗ lực duy trì vận hành an toàn, công suất trung bình 100,6%; Công tác an ninh, an toàn và Phòng chống cháy nổ tại Nhà máy luôn được đảm bảo tuân thủ quy định. Song song đó, Đạm Cà Mau tiếp tục kiện toàn và phát triển hệ thống phân phối, đẩy mạnh tiêu thụ toàn bộ sản phẩm đã sản xuất ra thị trường; đồng thời quán triệt việc thực hành tiết kiệm, tiết giảm chi phí và cắt giảm các hoạt động chưa thực sự cần thiết…

Doanh nghiệp này đã triển khai cuộc thi ý tưởng sáng tạo “Eureka” năm 2016 và đã tiếp nhận hơn 1200 ý tưởng ở nhiều lĩnh vực như: Điện điều khiển; Cơ khí; An toàn môi trường; Công nghệ; Quản lý và Nghiên cứu phát triển… Trong đó có 974 ý tưởng đáp ứng tiêu chí cuộc thi và 579 ý tưởng được ưu tiên đề xuất triển khai, đầu tư và phát triển thành các sáng kiến, sáng chế có giá trị thực tiễn, phục vụ tối đa cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Những chương trình hành động cụ thể đó giúp PVCFC hoàn thành kế hoạch sản xuất và tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2016.

Vượt qua thách thức của thị trường, các doanh nghiệp ngành đạm thuộc hệ thống doanh nghiệp ngành dầu khí đã duy trì tốt hiệu quả sản xuất kinh doanh. Số liệu của PVN cho thấy, sản lượng sản xuất đạm 6 tháng đầu năm đạt 826,5 nghìn tấn, vượt 1,0% kế hoạch 6 tháng và bằng 52,2% kế hoạch năm…

Đa dạng, đổi mới sản phẩm để duy trì vị thế

Không dừng lại ở sản phẩm truyền thống, hai doanh nghiệp đầu ngành phân bón gồm đạm Phú Mỹ, đạm Cà Mau đang nỗ lực đổi mới, đa dạng sản phẩm để duy trì vị thế dẫn đầu, đảm bảo chỉ tiêu kinh doanh đã đề ra. Hiện Đạm Cà Mau đang đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm mới - phân bón cao cấp N.Humate+TE. Sản phẩm này đánh dấu quá trình trưởng thành trong công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm của PVCFC, góp phần đa dạng hóa sản phẩm phân bón chất lượng cao, tạo cơ hội thuận lợi cho bà con nông dân tiếp cận được với các sản phẩm phân bón mới có các đặc điểm và tính năng nổi trội.

Theo chiến lược đã được PVCFC xây dựng, đạm hạt đục sẽ được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào sản xuất nhiều sản phẩm mới có giá trị gia tăng, cung cấp giải pháp dinh dưỡng cho cây phân hữu cơ vi sinh, phân bón phức hợp... Bên cạnh phục vụ nhu cầu trong nước, doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh xuất khẩu, tận dụng các cam kết ưu đãi về thuế từ một loạt hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc, Asean…

Còn Đạm Phú Mỹ, vào giữa tháng 8 vừa qua đã cun g cac đôi tac Nhât Ban la UBE Industries Ltd (UBE) và Sojitz Coporation (Sojitz) ký kết Biên bản ghi nhớ đê nghiên cưu cơ hôi đâu tư xây dưn g Nhà máy Amoniac và các dẫn xuất từ nguồn khí tại khu vực Đông Nam Bộ. Các bên sẽ tiên hanh nghiên cứu tiên kha thi dư an san xuât Amoniac (NH3) tai khu vưc Đông Nam bô, vơi công suât dư kiên tư 1.500 – 2.000 tân/ngay va kha năng chê biên cac dân xuât tư NH3, CO2… Nghiên cưu tiên kha thi đươc thưc hiên trong von g 06 than g kê tư ngay ky. Nhà máy sản xuất NH3 từ khí thiên nhiên tại khu vực Đông Nam bộ trước hết sẽ đáp ứng nhu cầu NH3 ngày càng tăng đê sản xuất cac san phâm ngoài urê như phân DAP, AS, cao su và cac san phâm hóa dầu.

UBE là tập đoàn Nhật Bản lớn, hoạt động trong nhiều lĩnh vực trong đó chuyên sâu về hóa chất và là nhà tiêu thụ NH3 và sản xuất caprolactam (tiên chât cua Nylon) hàng đầu của Nhật Bản. Hiện tại, UBE có nhà máy sản xuất NH3 và Caprolactam tại Nhật Bản, Tây Ban Nha, Thái Lan. Vi vây , triển vọng hợp tác với UBE rất tích cực vì Tập đoàn này tham gia dư an vai tro vưa la nha đâu tư, vưa la nha bao tiêu san san phâm tương lai.

Nếu dự án này đi vào hiện thực, PVFCCo sẽ mở rộng quy mô san xuât va thị phần NH3 lên gâp đôi so vơi hiên tai . Đồng thời, thông qua hợp tác với PVFCCo, Sojitz và UBE se co cơ hôi mở rộng hơn nữa thị phần hóa chất chuyên dụng tại thị trường Việt Nam và khu vực.

Theo Phó Tổng Giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng, trong bối cảnh thị trường phân bón cạnh tranh gay gắt như hiện nay, tập trung đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển, đặc biệt lựa chọn những đối tác có năng lực để cụ thể hóa những ý tưởng, sáng kiến thành những sản phẩm mang lại doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp là hướng đi được Tập đoàn chú trọng và có định hướng tập trung triển khai quyết liệt.

Bản tin PVN-INDEX số 12 17THỜI SỰ NGÀNH

DOANH NGHIỆP NGÀNH DẦU KHÍ Bản tin PVN-INDEX số 12 20

PVT: PVT: Tiềm năng tăng trưởng dài hạn tích cựcTổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu Khí (PV Trans, mã PVT) là đơn vị vận tải dầu khí lớn nhất Việt Nam hiện nay thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). PVTrans cũng là Công ty vận tải biển duy nhất ở Việt Nam có khả năng cung cấp dịch vụ chuyên chở các mặt hàng lỏng bao gồm vận tải dầu thô, các chế phẩm dầu và khí hóa lỏng. Năng lực quản lý vận hành, năng lực tài chính và năng lực vận tải của PVTrans liên tục được củng cố gia tăng trong những năm qua. Hoạt động kinh doanh đang từng bước phát triển mạnh mẽ, hiệu quả hoạt động được cải thiện, tăng lên rõ rệt. Không chỉ tập trung hoạt động vận tải dầu khí trong nước, PVTrans còn tham gia vào các hoạt động cung cấp dịch vụ hàng hải dầu khí, đẩy mạnh hoạt động vận tải hàng rời và tham gia thị trường vận chuyển quốc tế….góp phần giúp PVTrans liên tục duy trì được mức tăng trưởng hiệu quả kinh doanh ấn tượng.

Dịch vụ vận tải

PVTrans là doanh nghiệp duy nhất kinh doanh dịch vụ vận chuyển dầu thô tại Việt Nam. Đội tàu vận tải dầu thô của PVTrans gồm 03 tàu Aframax với tổng năng lực gần 305.000 DWT. Hiện tại, PVTrans đang đảm nhận vận chuyển toàn bộ lượng dầu thô

đầu vào cho Nhà máy Lọc hóa dầu Dung Quất với công suất 6,5 triệu tấn/năm. Đây là lợi thế rất lớn của PVTrans do không phải

cạnh tranh với các đơn vị vận tải khác trong lĩnh vực này.

Không chỉ tham gia vận chuyển dầu thô, PVTrans còn tham gia hoạt động vận chuyển xăng dầu thành phẩm với 7 tàu vận

chuyển chiếm 30% thị phần nội địa và vận tải khí hóa lỏng với 7 tàu LPG, chiếm khoảng 90% thị phần vận tải LPG nội địa. Đây cũng là những mảng kinh doanh đóng góp tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận lớn cho PVTrans.

2.410%

44.761%

8.868%

43.961%

Cơ cấu Doanh thu PVT 6 tháng 2016

10.011%

Cơ cấu Lợi nhuận gộp PVT 6 tháng 2016

2.148%

62.302%25.539%

Vận tải

Dịch vụ FSO/FPSO

Thượng mại

Dịch vụ khác

Kỳ vọng từ các nhà máy lọc dầu mới

Theo kế hoạch phát triển ngành Dầu khí Việt Nam, tổng năng lực lọc hóa dầu của Việt Nam trong giai đoạn 2015 -2025 sẽ tăng từ 6,5 tấn hiện tại lên 48 triệu tấn với 5 dự án mới.

Dự án Công suất Thời gian vận hành dự kiến

NMLD Nghi SơnNMLD Vũng RôNMLD Long SơnNMLD Dung Quất mở rộng NMLD Nam Vân Phong

10 triệu tấn / năm8 triệu tấn/ năm10 triệu tấn / năm10 triệu tấn / năm10 triệu tấn / năm

20172018202020202020

Với lợi thế là Công ty con của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và là Công ty duy nhất trong lĩnh vực vận chuyển dầu thô, dự kiến PVTrans sẽ có bước tăng trưởng đột phá khi đảm nhận một phần khâu vận chuyển cho các nhà máy lọc dầu mới. Trước mắt, trong năm 2017, dự kiến nhà máy lọc dầu Nghi Sơn sẽ đi vào hoạt động, PVTrans sẽ có cơ hội có thể đảm nhiệm vận tải khoảng 25% sản lượng dầu thô cho nhà máy (khoảng 2,5 triệu tấn/năm).

Đa dạng hóa với vận chuyển than

Ngoài các mảng kinh doanh truyền thống, PVTrans cũng bắt đầu tham gia vào vận chuyển than cho các nhà máy nhiệt điện. Trong năm 2015, PVTrans đã vận chuyển gần 1 triệu tấn than cho nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1.

Mặc dù mới chỉ đóng góp một phần nhỏ trong doanh thu lợi nhuận, nhưng đây là một mảng kinh doanh mới đầy tiềm năng. PVTrans dự kiến sẽ vận chuyển than cho nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, bắt đầu đi vào hoạt động trong năm 2017. Ngoài ra, PVTrans cũng đang xây dựng phương án vận chuyển than quốc tế cho Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1, Sông Hậu 1 (dự kiến hoạt động vào năm 2018-2019).

Kết quả kinh doanh khả quan

Mặc dù bị ảnh hưởng bởi giá dầu giảm, các hoạt động kinh doanh chính của PVTrans vẫn ổn định và tăng trưởng. Từ năm 2013 đến nay, doanh thu và lợi nhuận của PVTrans liên tục tăng trưởng đều đặn. Việc giá dầu liên tục sụt giảm khiến hàng loạt doanh nghiệp dầu khí gặp khó khăn, nhưng kết quả kinh doanh của PVTrans trong 6 tháng đầu năm 2016 vẫn khả quan với doanh thu tăng trưởng trung bình 29,2% so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế tăng tương ứng 39,3%. Nhìn chung, trong 6 tháng đầu năm 2016, PVTrans đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận so với kế hoạch đề ra cho những tháng đầu năm trong bối cảnh thị trường vận tải biển vẫn đang trong giai đoạn khó khăn.

Cùng với hiệu quả hoạt động kinh doanh không ngừng được cải thiện, thêm vào đó là chính sách chia cổ tức hấp dẫn, không khó để lý giải vì sao cổ phiếu PVT của PVTrans duy trì được đà tăng giá đều đặn, bất chấp xu hướng thị trường, với mức giá hiện tại cao hơn trên 40% so với thời điểm đầu năm 2016.

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêuQuý I

Doanh thu

LNTT

LNST

1.156

84

68

1.589

122

99

37,3%

45,3%

45,5%

1.468

132

108

1.784

176

143

21,5%

33,3%

32,4%

Bản tin PVN-INDEX số 12 21DOANH NGHIỆP NGÀNH DẦU KHÍ

Tăng trưởng (%)20162015 Tăng trưởng (%)20162015

Quý II

PGS:Phát triển bền vững, tối ưu hóa giá trị cổ đông là mục tiêu ưu tiên của PGS

Đoàn kết, tự tin…trên chặng đường mới”; “chữ tín hôm nay, xây dựng tương lai”, “hợp tác…để phát triển bền vững”…bằng những câu đúc kết, ngắn gọn nhưng bao trọn ý nghĩa, thông điệp, tầm nhìn, thành quả và những giá trị cốt lõi mà Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần kinh doanh Khí miền Nam (PGS) muốn gửi gắm tới cổ đông, NĐT thông qua Báo cáo thường niên (BCTN) năm 2015. Đây cũng là năm thứ 4 liên tiếp BCTN của PGS nằm trong Top 50 BCTN tốt nhất, khẳng định nỗ lực minh bạch hóa thông tin, tôn trọng cổ đông, NĐT của PGS.

Phan Hằng

DOANH NGHIỆP NGÀNH DẦU KHÍ Bản tin PVN-INDEX số 12 22

ối với một doanh nghiệp niêm yết, CBTT minh bạch, Đkịp thời là yếu tố được các NĐT cả trong và ngoài nước coi trọng, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định

đầu tư của họ. Nhận thức được điều này, Ban Lãnh đạo PGS xác định bên cạnh tầm nhìn dài hạn là sự phát triển bền vững của Công ty thì mục tiêu tối ưu hóa giá trị cho cổ đông luôn được Công ty ưu tiên hàng đầu. Theo đó, việc tuân thủ các quy định CBTT, tổ chức các buổi gặp gỡ tiếp xúc NĐT; chủ động trả lời những thắc mắc của NĐT thông qua bộ phận quan hệ NĐT (IR) là công tác thường xuyên tại PGS.

Với tinh thần cầu thị, hướng đến hình ảnh DN quốc tế chuyên nghiệp, PGS cũng đang tiến hành hoàn thiện website, dịch các báo cáo, văn bản sang tiếng Anh để cổ đông nước ngoài tiện theo dõi và nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động Công ty. Một kênh thể hiện sự minh bạch thông tin khác chính là BCTN, được xem như một tài liệu có tính tổng kết giúp NĐT có cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động công ty trong một năm qua. Thông qua BCTN, PGS đã cho người đọc thấy một bức tranh toàn cảnh với những khó khăn, thách thức như giá dầu biến động mạnh, cạnh tranh khốc liệt, tình trạng gian lận thương mại vẫn tiếp diễn gây áp lực cả đầu vào lẫn đầu ra của DN… Tuy vậy, bằng những nỗ lực trong công tác quản lý, sản xuất, phân phối sản phẩm, phát triển thị trường, cũng như sự phối hợp chặt chẽ của HĐQT, Ban lãnh đạo và toàn thể CB.CNV trong Công ty, PGS đã vượt qua những khó khăn để đạt được kết quả đáng khích lệ trong năm 2015. Từ đó, niềm tin của cổ đông, NĐT cũng được củng cố hơn đối với kế hoạch mà công ty xây dựng.

Cụ thể, trong bối cảnh giá dầu thế giới liên tục giảm mạnh và duy trì ở mức thấp tác động đến giá bán điện, đạm, khí thấp áp, CNG khiến các chỉ tiêu doanh thu, LN công ty thấp hơn cùng kỳ nhưng với việc mở rộng thị phần đối với mặt hàng LPG, CNG thì sản lượng bán ra của Công ty vẫn được duy trì ở mức cao hơn chỉ tiêu kế hoạch. Cộng thêm việc đồng lòng, nỗ lực của toàn thể CBCNV trong việc quản lý, tiết giảm chi phí nên các chỉ tiêu vẫn vượt kế hoạch đề ra. Sản lượng LPG đạt 235.714 tấn, vượt 8%; Sản lượng CNG đạt 183,9 triệu m3 vượt 23%. Với mục tiêu phát triển thị phần bán lẻ trong chiến lược phát triển, mức tăng trưởng sản lượng đã cho thấy những dấu hiệu khả quan và hướng đi đúng đắn của Công ty. Kết quả, tổng doanh thu đạt 5.956 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 226,9 tỷ đồng lần lượt vượt 11% và 1% so với kế hoạch. Đáng chú ý, trong năm, Công ty đã ký Hợp đồng cung cấp CNG cho Công ty TNHH Điện tử Sam Sung HCMC CE Complex với công suất 50.000 mmBTU/tháng giai đoạn 1 và giai đoạn 2 là 75.000 mm BTU/tháng. Đây là sự kiện được đánh giá mang tính tích cực, hỗ trợ cho sự tăng trưởng của PGS trong những năm tiếp theo.

Nhằm mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đồng thời tạo sự nhảy bậc trong doanh thu và lợi nhuận trong tương lai, năm 2015, PGS đã tiến hành đầu tư các dự án với tổng vốn đầu tư là 25,5 tỷ đồng, bao gồm mở rộng trạm mẹ CNG Mỹ Xuân 14,67 tỷ đồng; Di dời Kho và trạm chiết nạp LPG Đăk Lăk 10,3 tỷ đồng; Mua sắm thiết bị 0,5 tỷ đồng. Bước sang năm 2016, PGS có 03 dự án chuyển tiếp, 01 dự án khởi công mới và mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh với tổng giá trị thực hiện đầu tư là 140,2 tỷ đồng, trong đó giá trị giải ngân là 105,8 tỷ đồng. Cụ thể di dời Kho và trạm chiết LPG tại Đồng Nai của công ty VTGas dự kiến hoàn thành trong Quý IV/2017; Hoàn thành và đưa vào sử dụng trạm chiết LPG mới tại Cà Mau trong Quý IV/2016; Mở rộng nâng cấp kho và trạm chiết LPG tại Cần Thơ dự kiến hoàn thành trong Quý IV/2016. Đồng thời nâng cấp, cải tạo một số Kho, Trạm chiết LPG và trạm nén CNG để đáp ứng các yêu cầu về an toàn, bảo trì bảo dưỡng công trình và đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Năm 2016, PGS đặt mục tiêu doanh thu 5.108 tỷ đồng, ước lợi nhuận trước thuế 420 tỷ đồng; trong đó, hơn 300 tỷ đồng là lợi nhuận đến từ việc thoái vốn khỏi CNG và hơn 110 tỷ đồng là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi, tiếp tục đảm bảo quyền lợi cổ đông bằng chính sách cổ tức hấp dẫn 30% bằng tiền mặt.

Quý I năm 2016, dù vẫn chịu sự ảnh hưởng từ việc giá dầu giảm, chạm đáy kỷ lục 10 năm trong kỳ dẫn đến giá trung bình bán lẻ giảm so với cuối năm 2015; nhưng bằng sự nỗ lực, nhạy bén trong công tác kinh doanh, đồng thời hoàn tất việc thoái vốn tại Công ty Cổ phần CNG Việt Nam, lãi sau thuế công ty đạt 269 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng, doanh thu PGS đạt 2.050 tỷ đồng, lãi ròng hơn 292 tỷ đồng; tăng mạnh so với con số 82 tỷ đồng cùng kỳ.

Bản tin PVN-INDEX số 12 23DOANH NGHIỆP NGÀNH DẦU KHÍ

PVG:Tiềm năng tăng trưởng CNG

Dưới áp lực cạnh tranh gay gắt của mảng LPG cùng diễn biến sụt giảm giá dầu thô, Công ty cổ phần Khí hóa lỏng miền Bắc (PVGas North, mã PVG) đã bị ảnh hưởng không nhỏ. Tuy nhiên, định hướng phát triển mảng CNG một cách vững chắc được kỳ vọng sẽ là yếu tố tạo nên sức bật về hiệu quả kinh doanh của Công ty trong giai đoạn tới khi giá dầu thô ổn định.

Kinh doanh LPG: vị thế ngành lớnPVGas North là thành viên của tập đoàn dầu khí Việt Nam, chuyên phân phối, kinh doanh LPG tại thị trường phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

Cơ cấu doanh thu

1%

64%31%

Bán Gas Công nghiệp

Bán Gas Lẻ

Vỏ Bình

Khác

4

Cơ cấu đại lý

11%

5%

84%

Hà Nội

Nam Định

Miền Trung

DOANH NGHIỆP NGÀNH DẦU KHÍ Bản tin PVN-INDEX số 12 24

Hoạt động phân phối LPG là hoạt động kinh doanh chính của PVGas North, đóng góp khoảng 95% doanh thu. Công ty thực hiện phân phối hai loại sản phẩm ra thị trường là khí LPG công nghiệp (cung cấp cho các nhà máy, khách hàng công nghiệp) và khí LPG dân dụng (bình 12kg và 45 kg); trong đó, mảng phân phối cho hộ công nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn, đóng góp 64% doanh thu.

Trong bối cảnh thị trường cung cấp LPG dân dụng (LPG bình) và công nghiệp (LPG rời) có sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty tham gia thị trường, với sự góp mặt của các công ty nhiên liệu lớn trên thế giới, PVGas North luôn chiếm thị phần lớn và ổn định tại khu vực miền Bắc và miền Trung. Hiện tại, Công ty vẫn duy trì vị trí dẫn đầu về thị phần ở phía Bắc với 30% thị phần cho thấy lợi thế thương hiệu, uy tín và khả năng cạnh tranh của Công ty.

Theo số liệu công bố, PVGas North có 413 đại lý phân phối khí gas, trải rộng khắc các vùng từ Đà Nẵng trở ra các tỉnh phía Bắc chiếm.

(Nguồn : PVG)

Năm 2015, PVGas North đạt sản lượng 200 nghìn tấn LPG, tăng nhẹ so với năm 2014,vượt 13,6% so với kế hoạch năm 2015, trong đó LPG công nghiệp đạt 145.800 tấn, vượt 19% kế hoạch.

Mặc dù sản lượng bán hàng của Công ty tăng nhẹ, tuy nhiên doanh thu sụt giảm -35,2% do diễn biến giá dầu giảm mạnh khiến cho giá bán lẻ LPG trong nước cũng giảm mạnh. Mặc dù vậy, lợi nhuận gộp lại tăng 17,1%, lên 295 tỷ đồng do PVGas North có hệ thống kho chứa công suất lơn, quy hoạch ở cá vùng thị trường trọng điểm thuận lợi cho công tác điều phối hàng.

Một lợi thế lớn của PVGas North phải kể tới là, so với các đối thủ cạnh tranh, Công ty có nguồn cung cấp LPG từ Nhà máy Lọc hóa dầu Dung Quất, nhà máy Dinh Cố giúp tiết kiệm giá thành, chi phí.

Từ khi đi vào hoạt động cuối năm 2015, PVGas North đã đạt được những kết quả khả quan, phân phối 12,5 triệu m3 CNG trong những tháng cuối năm 2015. Dự kiến trong năm 2016, PVGas North sẽ phân phối khoảng 34,4 triệu m3, tăng gấp 3 lần so với năm 2015.

CNG là một loại nhiên liệu sạch, cạnh tranh. Vì vậy, việc phân phối CNG được kỳ vọng sẽ là động lực tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cho PVG.

Hoạt động CNG: Tiềm năng tăng trưởng lớn

Trong tháng 8/2015, hệ thống khí Tiền Hải – Thái Bình của PV Gas đã đi vào hoạt động. Đây là dự án khí quan trọng đưa khí ngoài khơi bể Sông Hồng vào bờ, cung cấp cho các hộ tiêu thụ công nghiệp tại Khu công nghiệp Tiền Hải bằng mạng lưới tuyến ống khí thấp áp, đồng thời cung cấp cho các hộ ở xa sản phẩm khí nén CNG.

Hệ thống khí này có thể cung cấp khoảng 200 triệu m3 khí trong vòng 20 năm, khí áp thấp phân phối vào khoảng 50-70 triệu m3, còn lại là khí CNG.

(Nguồn : PVG)Công ty cũng liên tục nâng cao năng lực kinh doanh khi mở rộng các hệ thống kho chứa. Hiện tại, mảng LPG của Công ty đang sở hữu các kho chứa tại Hải Phòng, Đình Vũ, Đà Nẵng, Trung Bộ Vũng Áng với tổng sức chứa 9.000 tấn. Trong thời gian tới, PVGas North cùng với trưởng của thị trường tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của dự án kho khí ở Đà Nẵng, với sức chứa 1.500 tấn, và giai đoạn hai của tổng kho khí Đình Vũ – Hải Phòng với sức chứa 4500 tấn, đưa tổng công suất kho chứa của LPG lên tới gần 15.000 tấn, đứng thứ hai tại Việt Nam chỉ sau công ty mẹ PV GAS, giúp công ty có thể chủ động trong việc nhập xuất hàng, nâng cao vị thế cạnh tranh..

(đv: Tấn) KH 2015

LPGLPG Công nghiệpLPG Dân Dụng

176.152122.622

53.530

TH 2015

200.044145.850

54.194

% Vượt

113,6%118,9%101,2%

Công suất kho (Tấn)

PVG PGS ASP PGC MTG

7.385 7.700 3.100 4.200 1.320

(đv: Triệu m3) 2015 Kh2016

Sản lượng CNG 12,50 34,42

205,000200,000195,000190,000185,000180,000175,000165,000160,000

2012 2013 2014 2015

176,311 176,065

197,613200,044

Sản lượng LPG

300.00

290.00

280.00

270.00

260.00

250.00

240.00

230.00

2012 2013 2014 2015

253.89

5.9%

274.816.7%

251.8916.0%

295.0110.8%

12.0%

10.0%

8.0%

6.0%

4.0%

2.0%

0.0%

Lợi nhuận gộp Biên Lợi nhuận gộp

Bản tin PVN-INDEX số 12 25DOANH NGHIỆP NGÀNH DẦU KHÍ

Theo Ban lãnh đạo Công ty, trong năm 2016, mặc dù Công ty kinh doanh thêm sản phẩm mới là khí nén thiên nhiên CNG góp phần làm tăng lợi nhuận gộp quý II so với cùng kỳ, nhưng tình hình giá dầu biến động mạnh, giá CP thế giới giảm sâu, tình hình cạnh tranh về giá kéo dài của các đơn vị kinh doanh bán lẻ từ Đà Nẵng trở ra đã làm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh khí hóa lỏng LPG bán lẻ của PVGas North giảm mạnh.

Như vậy, với diễn biến trên, khi giá dầu thô tăng trở lại, cùng với việc đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống kho, phân phối CNG, kết quả kinh doanh của PVGas North có thể sẽ được cải thiện theo thời gian. Nếu thị trường dầu thô hồi phục, kết quả kinh doanh của Công ty có thể sẽ bật mạnh hơn.

Cuối tháng 7/2016, giá cổ phiếu PVG chỉ ở mức dưới 8.000 đồng, bằng một nửa giá trị sổ sách Công ty. Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh đang được dự báo tích cực trở lại, cơ hội để PVG tăng giá trở lại khá lớn.

Kết quả kinh doanh dự báo triển vọng tốt

Quý I/2016, lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế của PVGas North đều tăng trưởng, với tốc độ tăng trưởng tương ứng là 25% và 20% so với cùng kỳ. Sang quý II/2016, đà tăng trưởng đã bị dừng lại, dẫn tới sụt giảm 58% lợi nhuận trước thuế so với quý I/2016, khiến lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm giảm gần 32% so với cùng kỳ, chủ yếu do phải cạnh tranh để giữ vững thị trường.

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2016

Doanh thu

Lợi nhuận gộp

LNTT

LNST

4.221

252

0

(3)

2.736

295

29

24

-35%

17%

10%

770

71

5

4

601

89

6

5

-22%

25%

20%

37%

2014 2015 %tăng trưởng QI/2015 QI/2016 %tăng trưởng

DTT

GVHB

LNG

LNTT

LNST

657.56

576.36

81.20

5.72

5.42

430.07

395.69

34.37

12.89

12.89

52.90%

45.66%

136.21%

-55.66%

-57.95%

1,194.62

1,072.12

122.50

11.04

10.74

1,298.80

1,239.16

59.64

16.23

14.87

-8.02%

-13.48%

105.40%

-31.99%

-27.75%

Quý II/2016 %tăng trưởng LK 2016 LK 2015 %tăng trưởngChỉ tiêu Quý II/2015

DOANH NGHIỆP NGÀNH DẦU KHÍ Bản tin PVN-INDEX số 12 26

TỔNG KẾT TTCK QUÝ II/2016

hị trường chứng khoán Việt Nam 6 tháng đầu năm 2016 Tđã ghi nhận nhiều dấn ấn thăng trầm. Trước những yếu tố thiếu tích cực từ thế giới kéo dài trong suốt giai đoạn

cuối 2015, đầu 2016 đã khiến áp lực bán tháo diễn ra ở hầu hết các nhóm cổ phiếu, đặc biệt tại nhóm các cổ phiếu vốn hóa lớn đã đẩy thị trường giảm sâu và có lúc VN-Index đã rơi xuống mức thấp nhất 513,82 điểm. Sau đó, thị trường bắt đầu hồi phục và ghi nhận một con sóng lớn trong năm 2016 và lần lượt chinh phục các ngưỡng kháng cự mạnh như 580 điểm, 600 điểm, 630 điểm,... Thị trường chứng khoán đã hồi phục trở lại và tăng trưởng trở lại là nhờ nhiều nguyên nhân như sau:

Ÿ (1) Nền kinh tế vĩ mô trong nước có nhiều cải thiện giúp cho hệ thống doanh nghiệp niêm yết cũng có kết quả kinh doanh khả quan hơn, thống kê kết quả lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết tiếp tục tăng trưởng hơn 12% so với cùng kỳ

Ÿ (2) Sự hồi phục mạnh của giá dầu từ mức đáy 26 USD/thùng lên lại vùng 50 USD/thùng đã kéo theo sự hồi phục của các cổ phiếu dầu khí, nhóm cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thị trường chứng khoán

Ÿ (3) FED đã không tăng tiếp lãi suất USD trong kỳ họp tháng 3 và tháng 6 năm 2016, là yếu tố tích cực không gây áp lực lên tỷ giá VND, và là một trong những yếu tố khiến dòng vốn ngoại mua ròng mạnh trên thị trường Việt . Tính chung 6 tháng đầu năm 2016, mặc dù ghi nhận trạng thái bán ròng hơn 1.800 tỷ trên HSX nhưng chủ yếu là do có giao dịch bán thỏa thuận hơn 3.300 tỷ cổ phiếu VIC, nếu loại giao dịch này ra thì khối ngoại đã mua ròng hơn 1.500 tỷ đồng tại HSX, còn trên sàn HNX họ đã mua ròng gần hơn 740 tỷ đồng. Đặc điểm nổi bất là dòng tiền ngoại vào thị trường Việt Nam trong năm nay đến chủ yếu từ nguồn Pnote mà không phải thông qua các quỹ ETF như các năm trước đây, bởi bản thân các quỹ ETF tại Việt Nam đã bị rút ròng hơn 59 triệu USD trong 6 tháng đầu năm, tương đương với giá trị bị rút ròng là hơn 1.200 tỷ đồng.

Ÿ (4) Chính sách phát triển thị trường chứng khoán từ các cơ quan quản lý đã có tác động tích cực tới xu hướng tăng trưởng của các chỉ số chứng khoán như: Chỉ thị 01 của NHNN, Quyết định 862 của BTC về bảo hộ ngành Thép, Thông tư 06 của NHNN về việc hoãn và giãn tiến độ thực hiện thông tư 36, và hàng loạt chính sách phát triển thị trường UPCOM (QĐ 51 về cổ phần hóa và niêm yết trên upcom, nới biên độ dao động giá tại UPCOM lên +/-15%, ban hành danh sách UPCOM PREMIUM…)

Những ngày cuối tháng 6/2016 thị trường ghi nhận diễn biến bất ngờ từ sự kiện Brexit (Vương Quốc Anh quyết định rời khỏi liên minh Châu Âu EU). Kết quả của sự kiện này là một bất ngờ với thị trường toàn cầu, khiến các chỉ số tài chính toàn cầu giảm mạnh và trong đó các chỉ số chứng khoán Việt Nam cũng biến động mạnh trong tuần cuối tháng 6/2016. Tuy vậy chỉ số VN-Index vẫn kết thúc tháng 6 ở mức 632,26 điểm, tăng 7,5% so với cuối năm 2015 và tăng 22,8% so với mức thấp nhất 513 điểm, thanh khoản tại sàn này đạt khối lượng hơn 14 tỷ cổ phiếu được giao dịch, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2015. Chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 84,72 điểm, tăng 4,9% so với cuối năm 2015 và tăng 18,1% từ mức thấp nhất 72 điểm, thanh khoản tại sàn này duy trì mức tương đương so với cùng kỳ năm 2015 đạt hơn 51 tỷ cổ phiếu được giao dịch. Mức vốn hóa thị trường đạt 1.512 nghìn tỷ đồng, tăng 11,2% so với cuối năm 2015, tương đương 36% GDP.

Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán tiếp tục thể hiện là một kênh huy động vốn lớn của nền kinh tế. Tổng mức huy động trên thị trường chứng khoán thông qua phát hành cổ phiếu (cả phát hành riêng lẻ), đấu giá cổ phần hóa và đấu thầu trái phiếu chính phủ đạt 223 nghìn tỷ (tăng gần 85% so với cùng kỳ năm 2015). Huy động qua phát hành TPCP đạt hơn 180 nghìn tỷ đồng (tăng 120% so với cùng kỳ năm 2015).

Việt Nam

Philippines

Indonesia

Thái Lan

Singapore

Shanghai

S&P 500

10.94%

6.81%

4.15%2.46%

-1.11%-3.71%-2.37%

1.69%

Malaysia

Bản tin PVN-INDEX số 12 27THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

KHOẢNG TRỐNG

T+0

Hào hứng hụt

Cuối năm 2015, khi Thông tư 203/2015 được Bộ Tài chính ban hành, trong đó mở ra cơ chế cho phép triển khai nghiệp vụ T+0 và bán chứng khoán chờ về, giới đầu tư và các công ty chứng khoán đã tỏ rõ thái độ hào hứng. Thị trường tăng cả về điểm số và thanh khoản bởi kỳ vọng về những cải cách đáng kể trong cơ chế giao dịch trên thị trường sau hơn 16 năm vận hành.

Không khó để lý giải tại sao giới đầu tư lại “khát” T+0 đến như vậy. Đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ. Bởi lâu nay, họ dường như bị đối xử không công bằng và thường bị lép vế so với các nhà đầu tư VIP. Đó có thể là việc một số CTCK lớn có sẵn quỹ cổ phiếu phong phú , sẵn sàng cho nhà đầu tư cá mập vay chứng khoán để bán, trong khi chờ chứng khoán về tài khoản. Hoặc có thể là CTCK đứng giữa, tạo cầu nối để các nhà đầu tư thỏa thuận với nhau, giữa những người có sẵn cổ phiếu trong tài khoản mà không có nhu cầu lướt lát với những nhà đầu tư luôn bám sàn và luôn có nhu cầu quay vòng nhanh. Thị trường do vậy khó chơi hơn và nhiều nhà đầu tư đã tận dụng lợi thế được mua bán ngay trong phiên để kiếm lợi, rủi ro với các nhà đầu tư nhỏ lẻ có vẻ như ngày càng tăng.

Nhà đầu tư còn kháo nhau rằng, nếu cơ chế giao dịch mới được áp dụng, vòng quay tiền hàng trên thị trường sẽ gia tăng mạnh mẽ, thanh khoản của hai sàn chắc chắn sẽ cải thiện. Trong quý II, tổng giá trị giao dịch toàn thị trường tăng so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, tổng giá trị toàn thị trường quý II năm nay là 187,7 nghìn tỷ đồng, tăng 37.000 tỷ đồng so với năm ngoái.

Rõ ràng là thị trường đã kỳ vọng và cũng phần nào thể hiện bằng hành động mua bán, tăng tỷ trọng vào kênh chứng khoán của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, sự thận trọng của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi chính thức công bố , giải pháp T+0 chưa thể áp dụng ngay sau khi Thông tư 203/2015 có hiệu lực từ ngày 1/7 đã khiến nhiều nhà đầu tư thất vọng. Họ cho rằng, sự khởi sắc trên thị trường có hay không là phụ thuộc phần lớn vào các nhà tạo lập chính sách, thay vì cứ đổ lỗi cho nhà đầu tư và chất lượng hoạt động doanh nghiệp như lâu nay. Sự vào cuộc thiếu tích cực của nhà quản lý đã dội gáo nước lạnh cho thị trường vốn khá già nua, cũ kỹ về các phương thức giao dịch.

Chính sách được kỳ vọng nhất trong suốt nửa đầu năm 2016 đã không được triển khai như kỳ vọng của thị trường, đó là giao dịch trong ngày (T+0) và bán chứng khoán chờ về khi Thông tư 203/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về giao dịch trên thị trường chứng khoán có hiệu lực từ 1/7/2016.

Ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cho biết, ít nhất đến năm 2017, hai nghiệp vụ này mới được triển khai.

Cái lý của nhà tạo lập chính sáchNhưng cơ quan quản lý thị trường là UBCKNN lại có lý do để thận trọng. Lý giải nguyên nhân chưa thể triển khai cơ chế mới, ông Nguyễn Sơn nói với giới báo chí rằng, để triển khai được giải pháp khá phức tạp này về mặt kỹ thuật, đòi hỏi thời gian, công sức, chi phí đầu tư về hạ tầng kỹ thuật của các bên liên quan, đặc biệt là các CTCK và hệ thống thanh toán, bù trừ tại Trung tâm Lưu ký (VSD).

Bản thân VSD cũng chưa thể khẳng định tự tin kết nối và hỗ trợ giao dịch thông suốt, nếu cáp dụng cơ chế này. Trong khi đó, thực tế năng lực và mức độ đầu tư của mỗi CTCK lại khá xa nhau. Nhà quản lý lo lắng khi các công ty chứng khoán chưa đủ năng lực đáp ứng đồng bộ các yêu cầu về quản trị rủi ro, an toàn hệ thống, thì cơ chế giao dịch mới sẽ là con dao hai lưỡi. Rủi ro sẽ xảy ra cho cả thị trường, nhà đầu tư lẫn các công ty chứng khoán. Trước đây, trong một số sự cố nhầm lẫn về đặt lệnh trên thị trường, VSD không có đủ quỹ cổ phiếu cho CTCK vay, các bên đã buộc phải hủy lệnh và nhà đầu tư không ít lần bức xúc về những sự cố này. Nay cho áp dụng đại trà, hệ thống lại chưa đồng bộ, thông suốt, e ngại có rủi ro không hẳn là không có cơ sở.

Một số thị trường khu vực triển khai các sản phẩm, nghiệp vụ có tính rủi ro cao, họ không loại trừ khả năng đánh đổi dưới hình thức cho thị trường chứng khoán tạm ngưng giao dịch nếu gặp bất ổn, hoặc diễn biến bất lợi, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam rất hãn hữu chuyện này và thậm chí không có chủ trương cho tạm ngưng giao dịch. Do đó, càng phải thận trọng, chặt chẽ hơn trong triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới, lãnh đạo UBCKNN nêu quan điểm.

Mong rõ lộ trình Nhiều nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân cho biết, T+0 và bán chứng khoán chờ về là các nghiệp vụ mà nhà đầu tư đang có nhu cầu sử dụng cao. Những cơ chế này được áp dụng sẽ mang lại lợi ích trực diện, sát sườn hơn nhiều so với các sản phẩm chứng chỉ quỹ ETF, quỹ trái phiếu, quỹ bất động sản, hay tới đây là chứng khoán phái sinh mà UBCKNN đang tập trung triển khai sớm.

Còn nhiều Công ty chứng khoán cho biết, từ rất lâu họ đã đầu tư hệ thống công nghệ và có sự chuẩn bị để sẵn sàng triển khai T+0 và bán chứng khoán chờ về. Hai nghiệp vụ này sẽ giúp thị trường sôi động và mang lại sức sống mới cho các CTCK. Trong đó, những công ty có khả năng tham gia triển khai 2 nghiệp vụ mới ngay từ đầu sẽ có cơ hội gia tăng khách hàng, cũng như doanh thu, lợi nhuận. Theo đó, sự phân hóa trong khối CTCK sẽ diễn ra nhanh hơn, đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc khối trung gian tài chính trên thị trường.

Trong khi cơ chế giao dịch mới chưa được triển khai, nhà đầu tư và CTCK cho rằng, cơ quan quản lý nên có thông tin cụ thể và rõ ràng với thị trường. Các bước chuẩn bị cho việc triển khai cơ chế giao dịch này là gì, với cả CTCK, VSD và nhà đầu tư. Hiện năng lực các bên đến đâu, cần bổ sung gì và sớm nhất hệ thống có thể cho phép chạy thử nghiệm, rồi đến thời điểm chính thức thực thi…

Nếu có thông tin và lộ trình rõ ràng như thế, thị trường sẽ rất minh bạch và các thành viên có lộ trình để chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho thời điểm được áp dụng cơ chế mới. Không thể phủ nhận tính ưu việt của T+0 và bán chứng khoán chờ về, cũng không thể nói rằng, trên thị trường hiện không có tình trạng nhà đầu tư được lách rào bằng những biện pháp kỹ thuật không khéo. Bởi vậy, càng sớm chính danh hóa chuyện áp dụng cơ chế mới một cách đồng bộ, thị trường sẽ gia tăng tính hấp dẫn và đảm bảo công bằng với các nhà đầu tư.

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Bản tin PVN-INDEX số 12 28

ếu như trước đây chỉ có nhà đầu tư tổ chức mới rót tiền vào kênh trái phiếu thì nay đã bắt đầu một phong Ntrào đầu tư mới: trái phiếu hút vốn của nhà đầu tư cá nhân. Xu hướng này được nhận định sẽ còn phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, nếu thị trường chứng khoán vẫn còn rất bấp bênh.

Giới đầu tư nhận vừa nhận được bản chào sơ bộ trái phiếu doanh nghiệp của một công ty chứng khoán lớn dự kiến phát hành trong quí 3/2016 với kỳ hạn hai năm, lãi suất kỳ đầu là 8,5%/năm, lãi suất các kỳ sau thả nổi (trung bình lãi suất tiền gửi trả sau kỳ hạn 12 tháng của bốn ngân hàng Vietcombank, BIDV, Agribank và Vietinbank cộng biên độ 2,2%).

Trước đó trái phiếu của một số doanh nghiệp lớn như Vingroup, Masan, Techcombank cũng đã được CTCK TCBS giới thiệu đến các nhà đầu tư với lãi suất cao hơn 2-3% so với lãi suất tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 12-18 tháng. Nếu như trước đây, CTCK này chỉ phát hành cho các khách hàng ưu tiên của ngân hàng với yêu cầu mỗi trái phiếu có trị giá từ 1 tỷ đồng trở lên, thì nay họ đã bán lẻ rộng rãi, thậm chí chỉ cần 5-10 triệu đồng. Bên cạnh đó, các định chế tài chính còn phối hợp với nhau để tạo thanh khoản cho trái phiếu bằng các điều khoản như mua lại trong kỳ…

Các doanh nghiệp phát hành trái phiếu để tăng vốn đang có xu hướng nhắm đến đối tượng khách hàng là các nhà đầu tư cá nhân, thay vì chỉ tập trung chào bán cho các tổ chức như trước đây. Việc gửi thông tin phát hành trái phiếu qua e-mail rộng rãi đến khách hàng của các công ty chứng khoán, ngân, trong đó so sánh cụ thể lãi suất của trái phiếu chào bán so với các kênh đầu tư khác, cho thấy khách hàng cá nhân nhỏ lẻ là đối tượng được nhắm đến của các sản phẩm này.

So với tiền tiết kiệm và chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp là sản phẩm đứng giữa. tiết kiệm là sản phẩm an toàn nhất, gần như rủi ro rất thấp, nhưng lãi suất lại thấp, còn đầu tư cổ phiếu trên sàn chứng khoán là sản phẩm rủi ro. Trái phiếu doanh nghiệp có lãi suất cao hơn tiền gửi tiết kiệm khoảng 2%/năm và ít rủi ro hơn cổ phiếu. Khách hàng cũng không phải mất quá nhiều thời gian để phân tích doanh nghiệp, bám sàn và lướt lát thường xuyên.

Đó có thể là lý do hấp dẫn nhiều nhà đầu tư. Bằng chứng là, ngân hàng ACB đã phát hành thành công 2.000 tỉ đồng trái phiếu kỳ hạn năm năm, trong đó có 27 nhà đầu tư cá nhân và bảy tổ chức đã tham gia mua. Còn TCBS thì từ đầu năm đến nay đã huy động được tổng cộng gần 8.000 tỷ đồng bằng bán trái phiếu doanh nghiệp cho hơn 3.000 nhà đầu tư cá nhân.

Như đã đề cập, trái phiếu doanh nghiệp có thể coi là sản phẩm đi giữa tiền gửi tiết kiệm và cổ phiếu. Trong bối cảnh hiện nay, kênh đầu tư này tỏ ra có ưu thế bởi nếu mua cổ phiếu để lướt lát kiếm lời, sẽ không dễ lựa chọn, còn trông chờ cổ tức thì ở nhiều doanh nghiệp tưởng là cổ tức 40-50% là rất cao nhưng nếu tính trên thị giá những cổ phiếu này đã rất cao, thì mức cổ tức đó chưa chắc đã bằng tiền gửi tiết kiệm, chưa kể khi hưởng cổ tưvs, giá cổ phiếu trên sàn còn bị điều chỉnh giảm vào ngày chốt quyền. Ông Đặng xuân Minh, tổng giám đốc TCBS nhận định, kênh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp sẽ còn phát triển, tất nhiên nhà đầu tư cần có thời gian để thẩm thấu thông tin và trải nghiệm cũng như cân đối khẩu vị rủi ro của mình. Theo thống kê của Bộ Tài Chính, trong năm 2015, đã có 42.769 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành, trong đó tập trung vào các kỳ hạn từ ba năm trở lên.

Nhưng cũng phải nói lại rằng, trái phiếu không hẳn là kênh an toàn tuyệt đối vì sẽ phụ thuộc vào chất lượng nhà phát hành. Để hạn chế rủi ro thanh toán và rủi ro thanh khoản thì các nhà đầu tư cần lựa chọn trái phiếu của những doanh nghiệp lớn, hiệu quả hoạt động ổn định và có uy tín trên thị trường. Nếu nhà phát hành có cam kết mua lại trái phiếu theo yêu cầu của nhà đầu tư thì rủi ro thanh khoản sẽ giảm. Không bán lại được trên thị trường thứ cấp thì nhà đầu tư có thể bán lại cho tổ chức phát hành khi cần tiền.

Khi kênh đầu tư này phát triển các định chế tài chính trung gian như CTCK sẽ không bỏ qua cơ hội. Họ sẽ là nơi kết nối nhà đầu tư cá nhân với các doanh nghiệp phát hành trái phiếu. So với phí môi giới cổ phiếu trên sàn, mức phí đứng vai trò đại lý phát hành trái phiếu cũng không tồi. Thực tế các nước phát triển đã đi qua cho thấy xu hướng quỹ đầu tư cũng như các công ty đầu tư chuyên nghiệp quản lý tiền cho các nhà đầu tư cá nhân. Việt Nam mới ở giai đoạn đầu của thị trường, sẽ cần thời gian để thị trường vận động theo xu hướng phù hợp trên thế giới. Nhìn sang Malaysia trong vòng khoảng 10 năm thị trường trái phiếu doanh nghiệp của họ tăng từ dưới 1 tỷ đô lên khoảng 50 tỷ USD để thấy những kỳ vọng vào một kênh đầu tư mới sẽ tăng trưởng mạnh mẽ tại Việt Nam không phải là không có cơ sở.

Những con số kinh ngạc Còn nở rộ

TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP CẠNH TRANH VỚI CỔ PHIẾU

Bản tin PVN-INDEX số 12 29THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Bản tin PVN-INDEX số 12 30

DIỄN BIẾN PVN-INDEX quý II và 6 tháng đầu năm 2016

Kết thúc quý II.2016, chỉ số PVN Allshare đạt 1.127 điểm, tăng 337,63 điểm, tương đương mức 42.77% so với đầu năm 2016. Chỉ số PVN Allshare Continuous cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ khi tăng 317,48 điển lên 1.056,72 điểm, tương đương mức tăng 42,95%. Đây là sự phục hồi mạnh mẽ của các cổ phiếu ngành dầu khí trong 6 tháng đầu năm sau khi đã sụt giảm mạnh trong cuối năm 2015. So với VNIndex, các chỉ số ngành dầu khí có mức tăng hơn 4 lần trong kỳ.

PVN Allshare HSX có mức tăng khá mạnh với 370,08 điểm lên 1.111,54 điểm, tương đương tăng 49,91%. Trong khi đó PVN Allshare HNX có mức tăng khiêm tốn với 2,92 điểm lên 727,3 điểm, tương đương tăng 0.40%.

Chỉ số PVN 10 gồm 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất của ngành cũng tăng 159,39 điểm lên mức 872,05 điểm, tương ứng mức 22,37%.

Trong các chỉ số phân ngành, PVN Dầu khí (gồm GAS, PVD, PVS) có mức tăng trưởng mạnh nhất khi tăng 364,44 điểm lên mức 973,55 điểm, tương ứng mức tăng 59,83%. Xếp thứ 2 với PVN Tiện ích cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ khi tăng 330,77 điểm lên mức 1.376,11 điểm, tương ứng 31,64%. PVN Công nghiệp xếp thứ 3 với mức tăng 59,18 điểm lên 608,07 điểm, tương ứng 10.78%.

Các chỉ số phân ngành còn giảm điểm gồm: PVN Vật liệu cơ bản giảm 1,22%, PVN Dịch vụ tiêu dùng giảm 3,12% và PVN Tài chính giảm 1,99%. Tuy nhiên, 3 chỉ số này đã có sự phục hồi khá tốt trong quý II sau khi đã giảm khá mạnh trong quý I.2016

Chỉ số 4-Jan 31-May Thay đổi %Thay đổi

PVN 10

PVN ALL SHARE CONTINUOUS

PVN ALLSHARE PVN ALLSHARE HNX PVN ALLSHARE HSX PVN Vật Liệu Cơ Bản PVN Dịch Vụ Tiêu Dùng PVN Tài Chính PVN Công Nghiệp PVN Dầu Khí PVN Dịch Vụ Tiện Ích

712.66

739.23

789.37

724.61

741.46

810.27

815.42

652.08

548.89

609.12

1,045.40

872.05

1,056.72

1,127.00

727.53

1,111.54

800.42

790.01

639.13

608.07

973.55

1,376.18

159.39

317.48

337.63

2.92

370.08

(9.86)

(25.42)

(12.95)

59.18

364.43

330.77

22.37%

42.95%

42.77%

0.40%

49.91%

-1.22%

-3.12%

-1.99%

10.78%

59.83%

31.64%

Bản tin PVN-INDEX số 12 31CHỈ SỐ PVN-INDEX

STT Mã Tên công ty 4-Jan Giá KLGD Tăng/Giảm P/B P/E Sàn

360.00

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

PVT

PXI

PXS

PXT

PTL

POV

PSB

PSP

PTT

Tổng CTCP vận tải Dầu khí

CTCP Xây dựng công nghiệp & dân dụng dầu khí

CTCP Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí

CTCP Xây lắp Đường ống Bể chứa Dầu khí

CTCP Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí

CTCP Xăng dầu Dầu khí Vũng Áng

Công ty CP Đầu tư Dầu khí Sao Mai Bến Đình

CTCP cảng dịch vụ dầu khí Đình Vũ

CTCP Vận tải Dầu khí Đông Dương

10.1

5.6

11.6

4.8

1.7

9.5

4.7

9.5

3.6

13.8

5.6

12.6

6.9

2.3

9.0

3.6

12.6

4.6

150,054,300

1,445,610

8,909,142

50,883,319

10,254,290

78,284,540

23,938,510

78,936,480

221,000

234,165

2,019,810

52,800

0.99

0.53

0.93

1.91

0.13

0.59

0.31

0.95

0.47

8.85

7.18

6.92

2.64

0.54

6.92

12.86

11.79

HSX

HSX

HSX

HSX

HSX

UpCOM

UpCOM

UpCOM

UpCOM

36.63%

0.00%

8.62%

43.75%

35.29%

-5.26%

-23.40%

32.63%

27.78%

PCG CTCP Đầu tư và phát triển Gas Đô thị 5.0 7.3 0.66 73.00 HNX46.00%

PCT CTCP Vận tải Dầu khí Cửu Long 11.3 10.5 0.97 11.17 HNX-7.08%

PGS CTCP Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Nam 16.9 17.0 0.87 3.33 HNX0.59%

PPE CTCP Tư vấn Điện lực Dầu khí Việt Nam 15.8 13.5 87,700 1.39 4.64 HNX-14.56%

PPS CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Điện lực Dầu khí VN 11.0 11.1 913,500 0.85 7.87 HNX0.91%

PSD CTCP Phân phối Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí 22.5 21.0 7,576,064 1.68 6.89 HNX-6.67%

PSI CTCP Chứng Khoán Dầu khí 8.4 8.0 1,006,210 0.80 57.14 HNX-4.76%

PVC Tổng CTCP Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí 15.8 15.0 64,072,476 0.76 11.63 HNX-5.06%

PVE Tổng công ty Tư vấn và Thiết kế Dầu khí 7.3 7.7 14,112,228 0.63 7.55 HNX5.48%

PVG CTCP Kinh doanh khí hóa lỏng Miền Bắc 8.2 7.8 9,841,401 0.55 14.18 HNX-4.88%

PVI Tổng CTCP Bảo hiểm Dầu khí 25.8 25.1 35,466,159 0.85 11.84 HNX-2.71%

PVR CTCP Kinh doanh Dịch vụ cao cấp Dầu khí VN 3.3 3.1 705,977 0.32 N/A HNX-6.06% PVS Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí 16.7 18.2 234,902,945 0.79 6.32 HNX8.98%

PVX Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí VN 3.1 2.2 160,503,178 0.69 24.44 HNX-29.03%

DCM Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau 12.7 12.8 47,287,700 1.07 10.00 HSX0.79%

DPM Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí 28.4 27.7 57,226,700 1.27 7.08 HSX-2.46%

GAS Tổng Công ty Khí Việt Nam-CTCP 36.2 62.5 93,760,440 3.02 18.77 HSX72.65%

GSP Công ty Cổ phần Vận tải Sản Phẩm Khí Quốc Tế 15.6 14.2 7,013,210 1.14 8.11 HSX-8.97%

PET Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí 13.2 13.0 34,907,430 0.78 6.77 HSX-1.52%

PGD CTCP Phân phối khí thấp áp Dầu khí VN 36.2 48.4 52,660,630 2.99 16.69 HSX33.70%

NT2 CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 26.6 34.7 84,455,110 1.94 8.16 HSX30.45%

PVD Tổng CTCP khoan và dịch vụ khoan Dầu khí 26.3 31.0 213,950,470 0.83 15.20 HSX17.87%

Trong đó cổ phiếu GAS có mức tăng trưởng mạnh nhất khi tăng từ 36.200 đồng lên 62.500 đồng/cổ phần, tương ứng với 72,65%.

Cùng với sự hồi phục về giá, cổ phiếu nhóm ngành dầu khí cũng được giao dịch mạnh hơn trong quý II và 6 tháng đầu năm, khối lượng giao dịch đạt 1.525,68 triệu cổ phần. Cổ phiếu PVS có khối lượng giao dịch nhiều nhất với 234,90 triệu cổ phiếu, tiếp đến là PVD với 213,95 triệu cổ phiếu, PVX xếp thứ 3 với 160,50 triệu cổ phiếu. PVT và NT2 là các cổ phiếu xếp ở vị trí tiếp theo khi lần lượt đạt 150,54 triệu và 84,45 triệu cổ phiếu.

Cổ phiếu NT2 sau khi chuyển sàn sang HSX đã luôn nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong 6 tháng đầu năm của NT2 cũng đạt kết quả kinh doanh rất ấn tượng khi sản lượng điện sản xuất đạt 2.762 triệu kwh, hoàn thành 62% kế hoạch năm, doanh thu đạt 2.951 tỷ đồng, đạt 49.15% kế hoạch năm và lợi nhuận trước thuế đạt 738 tỷ đồng bằng 96.38% kế hoạch năm. Cùng với khối lượng giao dịch tăng lên nằm trong Top 5 cổ phiếu trong ngành, giá cổ phiếu của NT2 cũng tăng ấn tượng với mức tăng 30,45%, khi tăng từ 26.600 đồng lên 34.700 đồng.

Cổ phiếu Dầu khí luôn nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài 6 tháng đạt 377,47 triệu cổ phiếu, trong đó mua vào là 216,39 triệu cổ phần và bán ra 161,08 triệu cổ phần, mua ròng đạt 55,30 triệu cổ phần. Giá trị giao dịch đạt 9.119 tỷ đồng, trong đó mua vào là 5.262 tỷ đồng và bán ra là 3.857 tỷ đồng, giá trị mua ròng đạt 1.405 tỷ đồng.

Cổ phiếu PVS trong nhóm PVN Dầu khí được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhiều nhất trong 6 tháng đầu năm khi đã mua vào 51,45 triệu cổ phiếu và bán ra 36,96 triệu cổ phiếu, tổng cộng mua ròng hơn 12,94 triệu cổ phiếu, kể từ giữa quý II, khối ngoại đã tăng mua vào và hạn chế bán ra. Đến thời điểm hiện tại, khối ngoại đã mua ròng hơn 25,44 triệu cổ phiếu PVS.

PVD xếp thứ hai với khối lượng giao dịch đạt 72,28 triệu cổ phần, khối lượng mua vào và bán ra khá cân bằng khi lần lượt đạt 37,15 triệu và 35,13 triệu cổ phiếu. PVT cũng là cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, xếp ở vị trí thứ 3 với khối lượng mua vào đạt 27,02 triệu cổ phiếu và bán ra 9.39 triệu cổ phiếu, khối lượng mua ròng đạt 18,31 triệu cổ phần.

Bản tin PVN-INDEX số 12 32 CHỈ SỐ PVN-INDEX

Hiện tại giá dầu đang dao động trong biên độ hẹp từ 45-50usd/thùng, cùng với những dự báo khả quan về cung cầu trên thị trường và khả năng phục hồi của giá dầu trong những tháng cuối năm 2016 và sang năm 2017 của các tổ chức nghiên cứu thị trường quốc tế. Cổ phiếu dầu khí tiếp tục là tâm điểm thu hút sự chú ý của nhà đầu tư trên thị trường trong những tháng tới.

0%

50%

100%

150%

200%

250%

300%

350%

400%

PVN Allshare PVN HNX PVN HSX

5 mã giảm giá mạnh nhất từ đầu năm 2016 đến nay

STT Mã Giá04/01/2016

Giá

30/06/2016Thay đổi % Thay đổi

1 PPE 15,800 13,500 (2,300) -15%

2 PSD 22,500 21,000 (1,500) -7%

3 GSP 15,600 14,200 (1,400) -9%

4 PSB 4,700 3,600 (1,100) -23%

5 PVX 3,100 2,200 (900) -29%

TOP 5 Doanh nghiệp tăng - giảm

5 mã tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2016 đến nay

STT Mã Giá04/01/2016

Giá

30/06/2016Thay đổi % Thay đổi

1 GAS 36,200 62,500 26,300 73%

2 PGD 36,200

48,400

12,200

34%

3 NT2 26,600 34,700 8,100 30%

4 PVD 26,300 31,000 4,700 18%

5 PVT 10,100 13,800 3,700 37%

Bản tin PVN-INDEX số 12 33CHỈ SỐ PVN-INDEX

*POV, PTT kết quả cuối năm 2015

STT Tên công ty Mã CK Vốn điều lệ30/06/2016

Tổng tài sản

Thị giá ngày 30/06/2016

Tăng/giảm giá so với đầu năm

Vốn hóa thị trường

30/06/2016

Lợi nhuận sau thuế

từ đầu năm đến hết Qúy

II.2016

EPS P/E ROA ROE

tỷ đồng tỷ đồng đồng % tỷ đồng tỷ đồng đồng/cp % %

1 Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP GAS 19,139.5

59,552.05 62,500 73% 118,399.88 3,136.70 3,330 15.7 5.3% 16.4%

2 Công ty cố phần Phân bón Dầu khí Cà Mau DCM 5,294

13,460.66 12,800 1% 6,776.32 328.42 1,280 10.4 2.4% 6.2%

3 Tổng CTCP Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam PVS 4,467

25,840.17 18,200 9% 8,129.95 671.86 2,880 5.8 2.6% 15.0%

4 Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam PVX 4,000

14,984.10 2,200 -29% 880.00 32.43 90 40.0 0.2% 0.8%

5 Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu Khí - CTCP DPM 3,914

10,376.97 27,700 -2% 10,524.18 799.00 3,910 7.4 7.7% 20.4%

6 Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu Khí PVD 3,484.7

24,062.80 31,000 18% 10,789.56 116.25 2,040 9.1 0.5% 3.3%

7 CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (PVPower NT2) NT2 2,848.7

11,472.07 34,700 30% 9,885.20 695.40 4,250 9.1 6.1% 24.4%

8 Tổng CTCP Vận tải Dầu khí PVT 2,558.6

9,646.99 13,800 37% 3,530.83 242.03 1,560 8.9 2.5% 9.5%

9 Công ty Cổ phần PVI PVI 2,342.4

16,857.30 25,100 -3% 5,584.43 139.74 2,120 9.2 0.8% 6.0%

10 CTCP Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí (Petroland) PTL 1,000

1,744.40 2,300 35% 227.39 (22.79) 4,250 18.6 -1.3% -2.3%

11 CTCP Phân phối khí thấp áp Dầu khí Việt Nam (pvgasd) PGD 900

2,639.04 48,400 34% 4,355.91 195.29 2,900 17.5 7.4% 21.7%

12 Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí PET 866

4,859.31 13,000 -2% 1,125.80 101.85 1,920 5.5 2.1% 11.8%

13 CTCP Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí (PVC-MS) PXS 600

2,329.48 12,600 9% 756.00 75.64 1,820 7.2 3.2% 12.6%

14 CTCP Chứng khoán Dầu khí PSI 598.4

636.18 8,000 -5% 478.73 2.52 140 760.0 0.4% 0.4%

15 CTCP Kinh doanh Dịch vụ cao cấp Dầu khí Việt Nam (PVCR) PVR 531

1,048.26 3,100 -6% 160.91 (1.89) N/A n/a -0.2% -0.4%

16 CTCP Kinh doanh khí hóa lỏng Miền Nam (PV Gas South) PGS 500

2,296.82 17,000 1% 424.99 292.21 5,100 3.3 12.7% 58.4%

17 Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí - CTCP (DMC) PVC 500

2,219.85 15,000 -5% 750.00 (4.02) 1,290 11.0 -0.2% -0.8%

18 CTCP Vận tải Sản phẩm khí Quốc tế (Gas Shipping) GSP 300 768.59 14,200 -9% 426.00 36.97 1,750 8.0 4.8% 12.3%

19 CTCP Xây dựng Công nghiệp & Dân dụng Dầu khí (PVC-IC) PXI 300 1,172.01 5,600 0% 168.00 5.30 780 6.0 0.5% 1.8%

20 CTCP Kinh doanh khí hóa lỏng Miền Bắc (PV Gas North) PVG 277.2 1,346.34 7,800 -5% 216.21 11.41 550 9.6 0.8% 4.1%

21 Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế Dầu khí - CTCP PVE 250 1,155.18 7,700 5% 192.50 6.47 1,020 6.5 0.6% 2.6%

22 CTCP Vận tải Dầu khí Cửu Long (PV Trans - PCT) PCT 230 353.23 10,500 -7% 241.50 15.82 940 13.6 4.5% 6.9%

23 Công ty cổ phần Dịch vụ phân phối tổng hợp Dầu khí PSD 213.3 1,996.40 21,000 -7% 446.87 34.19 3,050 6.1 1.7% 16.0%

24 CTCP Xây lắp Đường ống Bể chứa Dầu khí (PVC-PT) PXT 200 426.36 6,900 44% 138.00 23.13 2,610 4.1 5.4% 11.6%

25 CTCP Đầu tư và Phát triển Gas Đô thị (PVGas City) PCG 188.7 320.565 7,300 46% 137.75 0.30 100 42.4 0.1% 0.2%

26 CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPS) PPS 150 3,416.56 11,100 1% 166.50 4.56 1,410 7.0 0.1% 3.0%

27 CTCP Tư vấn Điện lực Dầu khí Việt Nam PPE 20 28.09 13,500 -15% 27.00 0.82 2,910 5.7 2.9% 4.1%

28 CTCP Xăng dầu Dầu khí Vũng Áng POV 100 254.53 9,000 -5% 90.00 12.97 1,300 6.7 5.1% 13.0%

29 CTCP Đầu tư Dầu khí Sao Mai - Bến Đình PSB 500 816.41 3,600 -23% 180.00 0.16 10 133.3 0.0% 0.0%

30 CTCP Cảng dịch vụ Dầu khí Đình Vũ PSP 400 689.61 12,600 33% 283.50 12.91 980 10.9 1.9% 3.2%

31 CTCP Vận tải Dầu khí Đông Dương PTT 100 164.39 4,600 28% 46.00 3.87 390 9.2 2.4% 3.9%

Vốn điều lệ31/05/2016

Tổng tài sản

Thị giá ngày 04/01/2016

Thị giá ngày 31/05/2016

Tăng/giảm giá trong Quý

Vốn hóa thị trường31/05/2016

Lợi nhuận sau thuếnăm 2015

EPS P/E ROA ROE

tỷ đồng tỷ đồng đồng đồng % tỷ đồng tỷ đồng đồng/cp % %

18,950 59,708.79 36,200 60,000 66% 113,663.88 1,478.89 3,810 15.7 2.5% 7.8%

5,294 13,971.02 12,700 13,300 5% 7,041.02 117.07 1,280 10.4 0.8% 2.2%

4,467 25,938.55 16,700 18,700 12% 8,353.30 244.92 3,250 5.8 0.9% 5.5%

4,000 14,683.25 3,100 2,400 -23% 960.00 10.69 60 40.0 0.1% 0.3%

3,914 10,231.26 28,400

27,500

-3% 10,448.19 412.84

3,710

7.4 4.0% 10.5%

3,485 24,231.98 26,300

31,600

20% 10,998.39 82.03

3,490

9.1 0.3% 2.4%

2,849 11,921.98 26,600

31,600

19% 8,655.87 318.64

3,480

9.1 2.7% 11.2%

2,559 9,688.06 10,100

13,000

29% 3,326.15 99.20

1,460

8.9 1.0% 3.9%

2,342 16,435.28 25,800

25,000

-3% 5,562.18 94.38

2,730

9.2 0.6% 4.0%

1,000 1,736.52 1,700

2,600

53% 257.05 (9.35)

140

18.6 -0.5% -0.9%

900 2,520.63 36,200

46,800

29% 4,211.91 82.35

2,680

17.5 3.3% 9.2%

866 5,025.90 13,200

12,500

-5% 1,082.50 52.13

2,260

5.5 1.0% 6.0%

600 2,061.91 11,600

13,800

19% 828.00 34.03

1,920

7.2 1.7% 5.7%

598 635.03 8,400

7,600

-10% 454.79 0.76

10

760.0 0.1% 0.1%

531 1,052.68 3,300

3,300

0% 171.29 (0.79)

n/a n/a -0.1% -0.1%

500 2,581.19 16,900

17,200

2% 859.98 191.35

5,280

3.3 7.4% 38.3%

500 1,983.57 15,800

14,200

-10% 710.00 5.13

1,290

11.0 0.3% 1.0%

300 733.32 15,600

14,300

-8% 429.00 16.28

1,790

8.0 2.2% 5.4%

300 1,154.54 5,600 5,800 4% 174.00 0.51 960 6.0 0.0% 0.2%

277 1,272.74 8,200 7,800 -5% 216.21 5.25 810 9.6 0.4% 1.9%

250 1,088.84 7,300 8,500 16% 212.50 5.01 1,300 6.5 0.5% 2.0%

230 352.60 11,300 10,200 -10% 234.60 6.20 750 13.6 1.8% 2.7%

213 2,004.51 22,500 19,200 -15% 408.57 19.13 3,130 6.1 1.0% 9.0%

200 332.43 4,800 8,700 81% 174.00 12.53 2,130 4.1 3.8% 6.3%

189 324.755 5,000 7,200 44% 135.86 (0.57) 170 42.4 -0.2% -0.3%

150 3,356.20 11,000 10,600 -4% 159.00 1.41 1,520 7.0 0.0% 0.9%

20 30.69 15,800 17,100 8% 34.20 0.01 3,000 5.7 0.0% 0.0%

100 254.53 9,500 8,700 -8% 87.00 12.97 1,300 6.7 5.1% 13.0%

500 818.40 4,700 4,000 -15% 200.00 (1.28) 30 133.3 -0.2% -0.3%

400 697.54 9,500 11,700 23% 263.25 9.37 1,070 10.9 1.3% 2.3%

100 164.39 3,600 3,600 0% 36.00 3.87 390 9.2 2.4% 3.9%

Bản tin PVN-INDEX số 12 34 CHỈ SỐ PVN-INDEX

Bản tin PVN-INDEX số 12 35CHỈ SỐ PVN-INDEX

Bản tin PVN-INDEX số 12 36 CHỈ SỐ PVN-INDEX

Bản tin PVN-INDEX số 12 37CHỈ SỐ PVN-INDEX

Bản tin PVN-INDEX số 12 38 CHỈ SỐ PVN-INDEX

Bản tin PVN-INDEX số 12 39CHỈ SỐ PVN-INDEX

Bản tin PVN-INDEX số 12 40 CHỈ SỐ PVN-INDEX

Bản tin PVN-INDEX số 12 41CHỈ SỐ PVN-INDEX

Bản tin PVN-INDEX số 12 42 CHỈ SỐ PVN-INDEX

Bản tin PVN-INDEX số 12 43CHỈ SỐ PVN-INDEX

Bản tin PVN-INDEX số 12 44 CHỈ SỐ PVN-INDEX

Thị trường dầu lửa có thể chao đảo vì Venezuala? Venezula là một “rủi ro ngày càng lớn về nguồn cung đối với thị trường dầu lửa trong năm 2017”...

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro trong một lần đi thăm cơ sở dầu lửa của nước này.

Venezuala “Nhân tố bí ẩn” trên thị trường dầu lửa

Tình hình rối ren ngày càng nghiêm trọng ở Venezuela có thể sớm tạo ra những cơn rung lắc trên thị trường dầu lửa toàn cầu.

CNN Money nhận xét, không chỉ chìm sâu trong một cuộc khủng hoảng kinh tế và nhân đạo, Venezuela còn chứng kiến sản lượng dầu thô - nguồn thu ngoại tệ gần như là duy nhất của quốc gia Nam Mỹ này - sụt xuống mức thấp nhất trong 13 năm.

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tiếp tục chuyển xấu, sản lượng dầu lửa của Venezuela thậm chí có thể giảm sâu hơn. Một báo cáo mới đây của Trung tâm Chính sách năng lượng Toàn cầu thuộc Đại học Columbia của Mỹ đã gọi Venezula là một “rủi ro ngày càng lớn về nguồn cung đối với thị trường dầu lửa trong năm 2017”.

Giá dầu thế giới hiện ở mức khoảng 45 USD/thùng, giảm mạnh từ mức khoảng 110 USD/thùng cách đây hai năm. Lý do chính khiến giá dầu giảm là nguồn cung dầu thế giới dư thừa. Tuy nhiên, ranh giới giữa thừa cung và thiếu cung trên thị trường dầu là khá mong manh, và Venezuela hoàn toàn có thể khiến tương quan cung-cầu hiện nay đảo chiều.

Venezuela là “nhân tố bí ẩn” lớn nhất hiện nay trên thị trường dầu lửa - ông Matt Smith, giám đốc phụ trách nghiên cứu thị trường hàng hóa cơ bản thuộc công ty ClipperData, nói. “Nền kinh tế nước này đã không còn nằm trong vòng kiểm soát. Lo ngại nằm ở chỗ sản lượng dầu của Venezuela sẽ sụt sâu hơn nữa”.

Bản tin PVN-INDEX số 12 45QUỐC TẾ

6 tháng đầu năm, xuất khẩu dầu vẫn đi ngang

Venezuela là một nước thành viên của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC). Nhưng trong lúc các nước còn lại trong OPEC đẩy mạnh khai thác dầu, Venezuela lại giảm sản lượng, bất chấp việc nước này sở hữu trữ lượng dầu lửa đã được phát hiện lớn nhất thế giới.

Trong tháng 6, sản lượng dầu của Venezuela là 2,1 triệu thùng/ngày, giảm khoảng 30 % từ mức 3 triệu thùng/ngày vào năm 2008 và giảm khoảng 12 % so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, xuất khẩu dầu của Venezuela trong 6 tháng đầu năm nay đi ngang so với cùng kỳ năm 2015, đồng nghĩa với việc những rắc rối ở Venezuela còn chưa “chạm” đến thị trường dầu lửa toàn cầu.

Venezuela đang đối mặt với thách thức lớn trong việc duy trì mức xuất khẩu dầu như hiện tại. Tập đoàn dầu khí quốc doanh PDVSA của nước này gánh những khoản nợ khổng lồ, trong đó có vài tỷ USD là nợ đáo hạn vào mùa thu năm nay. Nhiều chuyên gia cho rằng PDVSA không thể trả nổi những khoản nợ sắp đến hạn thanh toán đó.

Hai công ty dịch vụ dầu khí hàng đầu của Mỹ là Halliburton và Schlumberger mới đây đã tuyên bố giảm hoạt động ở Venezuela do không được thanh toán đầy đủ. Theo số liệu của Baker Hughes, số giàn khoan dầu của Venezuela đã giảm 1/3 trong vòng 1 năm trở lại đây.

Ngoài ra, do Chính phủ Venezuela không chịu đầu tư cho cơ sở hạ tầng ngành dầu khí, xu hướng dài hạn của sản lượng dầu thô và khí đốt nước này là đi xuống.

Mặc dù vậy, có một số ý kiến cho rằng phần sản lượng dầu mất mát ở Venezuela sẽ nhanh chóng được bù đắp bởi nguồn cung từ Mỹ và các quốc gia khác. Sản lượng dầu của Mỹ hiện nay đã giảm khoảng 800.000 thùng/ngày so với mức đỉnh gần đây, và các công ty dầu lửa của Mỹ có khả năng linh hoạt lớn trong việc phản ứng trước sự thiếu hụt nguồn cung.

Đổi dầu lấy thực phẩm?

Đất nước của những hoa hậu đang chìm vào cơn khủng hoảng thiếu lương thực và thuốc men. Người dân phải xếp hàng hàng giờ bên ngoài siêu thị để mua các nhu yếu phẩm cơ bản như sữa; trứng và bột.

Vào đầu tháng 8/2016, chính phủ Jamaica tuyên bố nước này sẽ cung cấp 4 triệu USD dưới dạng hàng hóa và dịch vụ cho Venezuala. “Bạn có thể nói rằng đó là số hàng hóa và dịch vụ nhằm đổi lấy dầu” – Tiến sĩ Wesley Hughes, Giám đốc điều hành Quỹ phát triển Petrocaribe thuộc Chính phủ Jamaica đã nói vào hôm 2/8.

Venezuala đang chấp nhận hàng hóa như một hình thức thanh toán từ Jamica, một đất nước đang phục hồi từ suy thoái kinh tế.

Thỏa thuận đổi lương thực lấy dầu với Jamaica xuất hiện trong tình trạng thiếu lương thực của Venezuela đã trở nên cực kỳ nghiêm trọng.

Hồi tháng 7, ông Maduro tạm thời mở lại đường biên giới với Colombia, cho phép công dân vượt sang phía bên kia để mua các mặt hàng cơ bản. Giới chức Colombia ước tính, hơn 100.000 người Venezuela đã vượt qua biên giới. Một số đã khóc khi nhìn thấy các kệ hàng trong siêu thị chất đầy đồ.

Theo dự báo của IMF, hiện tại nền kinh tế Venezuela là nền kinh tế tồi tệ nhất thế giới, với mức lạm phát ước tính lên đến 700%. Hàng năm trời chi tiêu bất hợp lý và tình trạng giá dầu xuống thấp trong thời gian gần đây, khiến chính phủ nước này không còn đủ khả năng nhập khẩu lương thực cơ bản.

Bản tin PVN-INDEX số 12 46 QUỐC TẾ

Carlos Slim HeluTỷ phú giàu nhất các châu lục

Ted Turner Chủ tịch Quỹ Liên hiệp quốc

người sáng lập hãng CNN

Ted Turner là cha đẻ của CNN, kênh truyền hình cáp quan trọng nhất ở Mỹ liên tục cập nhật các tin tức và sự kiện đang diễn ra khắp các châu lục và phát sóng 24 giờ suốt các ngày trong tuần. Ông không chỉ là một doanh nhân chiến thắng mà hiện tại là một nhà hảo tâm nổi tiếng với các hoạt động tốt gây quỹ từ thiện, đảm bảo an toàn môi trường, phản đối chiến tranh.

“Tôi vẫn thấy vui khi người ta nói tôi không thể làm được. Chẳng điều gì làm tôi cảm thấy khá hơn, vì trong cả đời tôi, mọi người đều nói tôi sẽ không làm được” là câu nói nổi tiếng của ông.

Richard BransonChủ tịch Công ty Virgin

“Còn gì hữu ích hơn khi của bạn và người thân sẽ tới nơi không hề có ai đặt chân tới. Không có một hình mẫu nào để đi theo, chẳng có gì để sao chép".

Richard Branson là người đàn ông được ngưỡng mộ nhất Châu Âu và được đề cử vào chức thị trưởng London. Trong hơn 30 năm, Richard Branson đã xây dựng Virgin thành thương hiệu thành công nhất thế giới.

Ingvar Kamprad Người sáng lập

hãng bán lẻ nội thất IKEA

“Chỉ những người buồn ngủ mới không mắc sai lầm” - Ingvar Kamprad, người sáng lập hãng bán lẻ nội thất IKEA, người giàu thứ 11 thế giới theo Forbes.

Khối tài sản của Ingvar Kamprad trị giá 31 tỷ USD, ông là tỷ phú giàu thứ 11 trên thế giới những nổi tiếng bởi sự giản dị, luôn đi máy bay hạng thường, hay lui tới nhiều doanh nghiệp hàng chất lượng kém và trang trí nhà bằng trang bị nội thất của Ikea.

Steve Jobs Đồng sáng lập viên, chủ tịch,

và cựu tổng giám đốc điều hành của Apple

“Thời gian của bạn là có hạn, vì thế đừng lãng phí nó sống cuộc đời của những người khác. Đừng để mình vướng vào những giáo điều, suy nghĩ theo những lối mòn mà người khác đã vạch sẵn. Đừng để ý kiến của mọi người át đi tiếng nói sâu thẳm trong tâm hồn bạn. Và quan trọng nhất là hãy tin theo trái tim và trực giác, những thứ biết được bạn thực sự muốn làm gì. Mọi thứ còn lại chỉ là thứ yếu mà thôi”.

Huyền thoại công nghệ Steve Jobs đã cống hiến cả đời cho Apple. Ông là gười có tác động rất hấp dẫn đến các công ty vi tính lớn của Mỹ. Khi đề cập tới Steve Jobs, công chúng đều nghĩ ngay đến các sản phẩm nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của ông như iMac, iPod, iPhone, phim hoạt hình Toy Story.

Warren Buffett Giám đốc

Berkshire Hathaway

"Nguyên tắc số 1: Không bao giờ để mất tiền; Nguyên tắc số 2: Không quên nguyên tắc số 1."

Nhà đầu tư tài ba Warren Buffet hiện giàu thứ 3 các châu lục do Forbes bình chọn, với tổng tải sản ước tính khoảng 50 tỷ USD.

Oprah Winfrey Người dẫn chương trình nổi tiếng,

CEO Oprah Winfrey Network.

“Bạn sẽ trở thành những gì mà bạn tin vào. Vị trí của bạn ngày hôm nay trong cuộc đời xuất phát từ tất cả những gì mà bạn đặt niềm tin”

Oprah Winfrey được mọi người được biết đến với cái tên nữ hoàng truyền thông đại chúng của My, ba được Forbes bình chọn là một trong trong 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới.

NHỮNG ĐẠI TỶ PHÚ TRÊN THẾ GIỚI

VÀ CÁC CÂU NÓI;

BÀI HỌC NỔI TIẾNG

Carlos Slim Helu chi phối toàn bộ một hệ thống viễn thông của Mexico, khối tài sản của ông trị giá 74 tỷ USD, ông được giới trẻ và các tầng lớp những người coi là hình ảnh thần tượng của họ.

Carlos Slim sống khá giản dị, ông giàu có nhưng không bao giờ thích khoe mẽ và phô trương. Một ngày ông hoạt động đúng tới 14 tiếng, thậm chí còn quên ăn mà chỉ hút xì gà.

Carlos Slim Helu có câu nói nổi tiếng: “Khi sống theo nhận xét người khác, bạn có thể tiêu vong”.