142
Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam

Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Báo cáo tiến hành theo dõi định kì các nhóm dễ bị tổng thương tại một số cộng đồng dân cư điển hình nhằm cung cấp các phân tích và đề xuất cho thảo luận chính sách cũng như việc thực hiện các chương trình, dự án của AAV, Oxfam và các đối tác.

Citation preview

Page 1: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam

Page 2: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4
Page 3: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

THEO DÕI NGHÈO THEO PHƯƠNG PHÁP CÙNG THAM GIA TẠI MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG

DÂN CƯ NÔNG THÔN VIỆT NAM

Báo cáo Tổng hợp Vòng 4 năm 2010 - Tháng 5 năm 2011

xã Thuận Hòa (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang)xã Bản Liền (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai)

xã Thanh Xương (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên)

xã Lượng Minh (huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An)xã Đức Hương (huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh)

xã Xy (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị)

xã Cư Huê (huyện Eakar, tỉnh Đắc Lắc)

xã Phước Đại (huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận)xã Phước Thành (huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận)

xã Thuận Hòa (huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh)

Page 4: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4
Page 5: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

5

MỤC LỤC

LỜI TỰA 7

LỜI CẢM ƠN 9

TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ 11

TÓM LƯỢC 15

GIỚI THIỆU 19

Mục tiêu của báo cáo 19

Phương pháp nghiên cứu 20

Phần 1: TỔNG QUAN VỀ DIỄN BIẾN NGHÈO VÀ CÁC NỖ LỰC GIẢM NGHÈO 27

1. Tổng quan về Diễn biến Nghèo nông thôn 281.1 Diễn biến nghèo 281.2 Những thách thức về tình trạng nghèo 311.3 Kết luận: Thay đổi cách tiếp cận trong các chương trình giảm nghèo 37

Phần 2: CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH VỀ GIẢM NGHÈO 39

2. Khoảng cách Giàu - Nghèo 402.1 Chất lượng vốn sinh kế 402.2 Hiệu quả của các chiến lược sinh kế 632.3 Kết luận: Hướng đến giảm khoảng cách giàu nghèo 78

3. Tính dễ bị tổn thương 803.1 Các biến cố và cú sốc làm gia tăng rủi ro 803.2 Các nhóm xã hội đặc thù dễ bị tổn thương 883.3 Các biện pháp chống đỡ rủi ro 923.4 An sinh xã hội 973.5 Kết luận: An sinh xã hội và giảm tính dễ bị tổn thương 101

4. Vấn đề giới 1024.1 Những khác biệt về giới trong gia đình 1024.2 Tính đại diện và tham gia các hoạt động xã hội 1064.3 Kết luận: Bình đẳng giới và giảm nghèo 111

5. Tham gia và trao quyền 1135.1 Sự tham gia của người nghèo vào các chính sách, chương trình, dự án 1135.2 Vai trò của các thiết chế cộng đồng trong việc thúc đẩy sự tham gia của người dân 1285.3 Kết luận: Tăng cường sự tham gia và trao quyền cho người nghèo và cộng đồng nghèo 134

Phần 3: HƯỚNG ĐẾN GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở CÁC VÙNG NÔNG THÔN VIỆT NAM 137

6. Đề xuất thảo luận 1386.1 Nghèo và thể chế giảm nghèo 1386.2 Hướng đến giảm nghèo bền vững ở các vùng nông thôn Việt Nam 139

7. Tài liệu tham khảo 141

Page 6: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4
Page 7: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

7

LỜI TỰA1

Đầu năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều này sẽ mang đến nhiều cơ hội cho Việt Nam, nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức, đặc biệt trong việc đảm bảo chia sẻ lợi ích gia nhập WTO tới mọi người dân, bao gồm cả nhóm người nghèo và dễ bị tổn thương.

Trong bối cảnh đó, ActionAid Việt Nam, Oxfam Anh và Oxfam Hồng Kông, những tổ chức làm việc lâu năm hỗ trợ người nghèo và thiệt thòi nhất ở Việt Nam, cùng với các đối tác địa phương, thực hiện sáng kiến “Theo dõi nghèo theo phương pháp cùng tham gia” từ đầu năm 2007.

Sáng kiến này nhằm mục đích theo dõi hàng năm các kết quả giảm nghèo, gắn với những thay đổi về sinh kế và tiếp cận thị trường của người nghèo và dễ bị tổn thương tại một số cộng đồng điển hình trên cả nước. Chúng tôi mong muốn đóng góp một số khuyến nghị cho thảo luận chính sách tại cấp quốc gia, cũng như cho việc điều chỉnh và thiết kế các chương trình của ActionAid và Oxfam tại Việt Nam.

Chúng tôi hy vọng Quý vị sẽ tìm thấy những điều bổ ích và thú vị trong báo cáo tổng hợp theo dõi nghèo vòng bốn này.

Lê Kim Dung Hoàng Phương Thảo

Quyền Giám đốc Trưởng Đại diện

Oxfam Anh ActionAid Việt Nam

1 Nghiên cứu này có sự đóng góp của nhiều tổ chức và cá nhân. Các ý kiến, quan điểm, kết luận, và đề xuất trình bày trong nghiên cứu này không nhất thiết là quan điểm chính sách của AAV, Oxfam hay tổ chức và nhà nghiên cứu nào có tài liệu được trích dẫn trong báo cáo này.

Page 8: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4
Page 9: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

9

LỜI CẢM ƠN

Báo cáo tổng hợp về theo dõi nghèo nông thôn vòng 4 năm 2010 này là nỗ lực tập thể, và không thể hoàn thành nếu thiếu sự đóng góp quan trọng của rất nhiều người.

Chúng tôi xin cảm ơn lãnh đạo và cán bộ của các tổ chức ActionAid Việt Nam, Oxfam Anh và Oxfam Hồng Kông đã cho những ý kiến quí báu trong suốt các bước thiết kế, triển khai thực địa, hội thảo và viết báo cáo. Một số cán bộ của AAV và Oxfam đã trực tiếp tham gia các chuyến thực địa, đóng góp những kiến thức và kinh nghiệm hữu ích về phương pháp và nội dung nghiên cứu.

Chúng tôi xin cảm ơn sự cho phép và tạo điều kiện thuận lợi của UBND, Sở Ngoại vụ và các sở ban ngành liên quan ở cấp tỉnh và cấp huyện nơi tiến hành đợt theo dõi nghèo này. Chúng tôi xin cảm ơn các thành viên Nhóm nòng cốt theo dõi nghèo ở 9 tỉnh gồm cán bộ sở ban ngành, các tổ chức đoàn thể ở cấp tỉnh và huyện, các cán bộ xã đã phối hợp chặt chẽ, dành nhiều thời gian và nỗ lực để hoàn thành công tác thực địa và viết báo cáo theo dõi nghèo của từng tỉnh. Chúng tôi xin đặc biệt cảm ơn các cán bộ thôn bản đã cùng đi và hỗ trợ tích cực công tác thực địa tại 20 thôn bản tham gia mạng lưới quan trắc nghèo nông thôn. Sự tham gia tích cực và điều phối nhịp nhàng của các đối tác địa phương của AAV và Oxfam gồm các Điều phối viên, cán bộ các Ban Quản lý chương trình phát triển tại các huyện, cán bộ các Tổ chức phi chính phủ trong nước như HCCD và CCD là không thể thiếu để đợt theo dõi nghèo này được thực hiện thành công.

Cuối cùng, chúng tôi xin bày tỏ những lời cảm ơn chân thành nhất tới những người dân nam và nữ, thanh niên và trẻ em tại các thôn bản đã dành thời gian chia sẻ những thuận lợi và khó khăn trong đời sống, những nhận xét, dự định và mong muốn trong tương lai của mình thông qua các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu. Nếu không có sự tham gia tích cực của họ, đợt theo dõi nghèo này không thể thực hiện được.

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người quan tâm2. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

Nhóm tư vấn công ty Trường Xuân (Ageless)

Hoàng Xuân Thành (Trưởng nhóm), cùng với

Đinh Thị Thu Phương

Hà Mỹ Thuận

Đinh Thị Giang

Lưu Trọng Quang

Đặng Thị Thanh Hòa

Nguyễn Thị Hoa

Trương Tuấn Anh

2 Các ý kiến đóng góp có thể gửi cho: anh Hoàng Xuân Thành, Trưởng nhóm tư vấn, Giám đốc Công ty Trường Xuân (Ageless): (04) 39434478 (văn phòng), 091 334 0972 (di động), emai: [email protected]; chị Hoàng Lan Hương, Cán bộ chương trình, Oxfam Anh, (04) 39454362, máy lẻ 118, email: [email protected]; chị Dương Minh Nguyệt, Cán bộ chủ đề Quyền Lương thực, ActionAid Việt Nam, (04) 39439866 máy lẻ 122, email: [email protected].

Page 10: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4
Page 11: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

11

TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ

AAV ActionAid Quốc tế tại Việt Nam

ANTT An ninh trật tự

ASXH An sinh xã hội

BĐKH Biến đổi khí hậu

BHNN Bảo hiểm Nông nghiệp

BHXH Bảo hiểm Xã hội

BHYT Bảo hiểm Y tế

BQL Ban quản lý

CCD Trung tâm Phát triển Cộng đồng tỉnh Điện Biên

CDF Quỹ Phát triển xã/Quỹ Phát triển cộng đồng

Chương trình 134 Chương trình hỗ trợ người nghèo dân tộc thiểu số về đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt (theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương trình 135 Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn (theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương trình 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ), hiện nay là 62 huyện do chia tách địa giới hành chính

Chương trình 661 Chương trình trồng và chăm sóc 5 triệu ha rừng (theo Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ)

CLB Câu lạc bộ

CSHT Cơ sở hạ tầng

CSSK Chăm sóc sức khỏe

ĐBKK Đặc biệt khó khăn

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu long

DN Doanh nghiệp

DTTS Dân tộc thiểu số

HCCD Trung tâm Phát triển Cộng đồng Hà Tĩnh

HĐND Hội đồng Nhân dân

HIV/AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch

HPN Hội Phụ nữ

HTX Hợp tác xã

Page 12: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

12

KH-ĐT Kế hoạch - Đầu tư

KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình

KHKT Khoa học kỹ thuật

KT-XH Kinh tế - Xã hội

LĐ-TB&XH Lao động - Thương Binh và Xã hội

MDGs Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ

MTTQ Mặt trận Tổ quốc

ND Nông dân

Nghị định 02/CP Chính sách phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng Nghị định 20/CP đồng bào dân tộc (theo Nghị định số 02/2002/NĐ-CP ngày 03/1/2002 và Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31/3/1998 của Chính phủ)

Nghị định 67/CP Chính sách Trợ giúp các đối tượng Bảo trợ Xã hội (theo Nghị Nghị định 13/CP định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ, được sửa đổi bổ sung theo Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/2/2010 của Chính phủ)

NHCSXH Ngân hàng Chính sách Xã hội

NHTG (WB) Ngân hàng Thế giới

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

NVS Nhà vệ sinh

NXB Nhà xuất bản

OGB Oxfam Anh

OHK Oxfam Hồng Kông

PCBLGĐ Phòng chống bạo lực gia đình

PCCC Phòng cháy chữa cháy

PCLB Phòng chống lụt bão

PEDC Dự án Giáo dục Tiểu học cho Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (do Ngân hàng Thế giới tài trợ)

PRA Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia

PTCĐ Phát triển cộng đồng

QLRRTT/ GNRRTT Quản lý rủi ro thiên tai/ Giảm nhẹ rủi ro thiên tai

Quyết định 1002 Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (theo Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ)

Quyết định 102 Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn (theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 7/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ)

Page 13: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

13

Quyết định 112 Chính sách hỗ trợ học sinh nghèo (theo Quyết định số Quyết định 101 112/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ, được sửa đổi theo Quyết định số 101/2009/QĐ-TTg ngày 5/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ)

Quyết định 167 Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở (theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ)

Quyết định 1956 Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ)

Quyết định 30 Danh mục các đơn vị hành chính (xã, phường, thị trấn) thuộc vùng khó khăn (theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ)

Quyết định 74 Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho hộ dân tộc nghèo ở Đồng bằng sông Cửu Long (theo Quyết định số 74/2008/QĐ- TTg ngày 9/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ)

Reflect Phương pháp tiếp cận “Giáo dục với Phát triển cộng đồng” (do AAV phối hợp với các đối tác địa phương triển khai thực hiện)

TCTK (GSO) Tổng cục Thống kê

THCS Trung học Cơ sở (cấp 2)

THPT Trung học Phổ thông (cấp 3)

TTHTCĐ Trung tâm học tập cộng đồng

UBND Ủy ban Nhân dân

VHLSS Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam

VSTBPN Vì sự tiến bộ của Phụ nữ

VTNN Vật tư nông nghiệp

XKLĐ Xuất khẩu lao động

WTO Tổ chức Thương mại Thế giới

1 USD ≈ 20.900 VNĐ (tại thời điểm tháng 4/2011)

Page 14: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4
Page 15: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

15

TÓM LƯỢC

Việt Nam tiếp tục đạt được những thành tựu ấn tượng về giảm nghèo được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Trong hai thập kỷ qua, khoảng 30 triệu người Việt Nam đã thoát nghèo, tạo cơ sở vững chắc cho việc hoàn thành sớm mục tiêu giảm nghèo trong số các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) mà Việt Nam đã cam kết.

Tuy nhiên, mức độ giảm nghèo rất không đồng đều giữa các địa bàn dân cư nông thôn. Tình trạng “thiếu ăn” nhất là vào thời điểm giáp hạt, gặp thiên tai dịch bệnh vẫn là một thách thức lớn. Cuộc sống của người dân tại các “lõi nghèo”, “túi nghèo” ở các vùng DTTS miền núi xa xôi, người dân thuộc các nhóm xã hội đặc thù còn nhiều khó khăn. Tâm lý “muốn nghèo” đang khá phổ biến, do có nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo. Hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo còn nhiều nguy cơ dao động quanh ngưỡng nghèo.

Tỷ lệ hộ nghèo đã tăng mạnh tại thời điểm cuối năm 2010 theo chuẩn nghèo thu nhập mới của chính phủ. Những xã nghèo nhất trong mạng lưới nghèo có tỷ lệ nghèo theo chuẩn nghèo mới lên đến 70%, đặt ra thách thức lớn cho các nỗ lực giảm nghèo tại các địa bàn này trong giai đoạn tới.

Các nguồn vốn sinh kế của người nghèo từng bước được cải thiện. Người nghèo có cơ hội tiếp cận tốt hơn với các tiện ích cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, vay vốn, khuyến nông lâm và hỗ trợ xóa nhà tạm... Tuy nhiên khoảng cách giàu nghèo giữa các dân tộc, giữa các vùng miền, giữa hộ khá và hộ nghèo ngay trong một cộng đồng còn lớn, vì nhóm khá giả vẫn có chất lượng nguồn vốn sinh kế tốt hơn, có cơ hội lựa chọn chiến lược sinh kế đem lại hiệu quả thu nhập cao hơn nhóm nghèo.

Thiên tai ngày càng khốc liệt và khó lường là rủi ro lớn nhất ảnh hưởng đến nỗ lực giảm nghèo tại đa số điểm quan trắc trong năm 2010. Giá cả lương thực, thực phẩm và các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu tăng mạnh làm giảm sức mua của người dân, đặc biệt ảnh hưởng đến an ninh lương thực của người nghèo tại các địa bàn không tự sản xuất đủ lương thực. Bên cạnh đó, các rủi ro dịch bệnh, sâu bệnh và các rủi ro cá nhân như già yếu, đau ốm vẫn luôn rình rập; người nghèo còn chịu những rủi ro từ các dự án đầu tư của doanh nghiệp.

Những tiến bộ về bình đẳng giới được thấy rõ cùng với tiến trình giảm nghèo. Tuy nhiên, còn nhiều khía cạnh phụ nữ đang phải chịu những bất lợi, thiệt thòi. Mô hình phân công lao động truyền thống gắn với định kiến về vai trò giới vẫn phổ biến. Nam giới vẫn chiếm ưu thế trong quá trình ra quyết định, trong tiếp cận và sử dụng các nguồn lực, dịch vụ. Tỷ lệ phụ nữ tham chính đã tăng lên trong 4 năm qua, nhưng mức tăng còn rất khiêm tốn và không đồng đều giữa các điểm quan trắc.

Theo cảm nhận của người dân đã có nhiều tiến bộ về mặt tham gia và trao quyền. Người dân đã nắm bắt tốt hơn thông tin về các chính sách, chương trình, dự án nhờ có nhiều kênh thông tin đa dạng, có cơ chế tham vấn, và năng lực của cán bộ cơ sở dần được nâng cao. Nhiều chính sách, chương trình, dự án đã được thiết kế theo hướng tăng cường sự tham gia của người nghèo và cộng đồng nghèo. Tuy nhiên,

Page 16: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

16

vẫn còn có khoảng cách giữa chính sách và thực tế, còn thiếu những cơ chế thực hiện đồng bộ và cụ thể hơn hướng đến sự tham gia và trao quyền thực chất, đi kèm với nâng cao năng lực và tăng cường sự giám sát ở các cấp cơ sở.

Báo cáo tổng hợp vòng 4 này trình bày sâu sắc thêm các khuyến nghị đã nêu trong các báo cáo trước nhằm hướng đến giảm nghèo bền vững ở các vùng nông thôn như sau:

1. Đầu tư chiều sâu theo phương thức trọn gói cho cấp xã và thôn bản trong các chương trình giảm nghèo gắn liền với các hỗ trợ mạnh và liên tục về nâng cao năng lực lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có sự tham gia, năng lực quản lý tài chính và năng lực giám sát cộng đồng. Các đề xuất trong quá trình lập kế hoạch có sự tham gia ở cấp cơ sở cần được tổng hợp và thể hiện trong các kế hoạch cung cấp dịch vụ công cho người dân (nông nghiệp, khuyến nông lâm, giáo dục, y tế, nước sạch…).

2. Thiết kế những chính sách hỗ trợ đặc thù mạnh mẽ hơn cho các nhóm khó khăn đặc thù, chẳng hạn như các nhóm nghèo “kinh niên”, nhóm sống biệt lập, nhóm sống ở vùng thường xuyên chịu thiên tai, nhóm nghèo không có hoặc có ít đất sản xuất, nhóm vướng vào tệ nghiện hút ma túy… Các nghiên cứu, phân tích đặc điểm nhóm đặc thù làm cơ sở cho các chính sách hướng đối tượng tốt hơn cần quan tâm đến tính đa chiều của nghèo, bao gồm cả các tiêu chí thu nhập và tiêu chí phi thu nhập.

3. Rà soát và thiết kế lại các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo theo hướng tăng cường “hỗ trợ có điều kiện” và “hỗ trợ có thu hồi” nhằm thúc đẩy sự chủ động vươn lên của người nghèo. Thực hiện một số chính sách hỗ trợ trực tiếp dưới dạng “dự án hỗ trợ lồng ghép” ở từng xã, từng thôn bản, để đảm bảo phối kết hợp các nguồn lực, làm rõ vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan, giúp chuyển từ cách hỗ trợ theo từng ngành riêng lẻ sang hỗ trợ liên ngành, chuyển từ hỗ trợ một lần sang hỗ trợ theo quá trình nhằm đạt được hiệu quả bền vững.

4. Bổ sung một hệ thống chính sách hỗ trợ dễ tiếp cận đối với hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo. Nghiên cứu điều chỉnh lại chính sách hỗ trợ thẻ BHYT tự nguyện cho hộ cận nghèo. Tiếp tục cho những hộ mới thoát nghèo được hưởng các chính sách ưu đãi về vay vốn và tiếp cận dịch vụ khuyến nông như hộ nghèo trong một thời gian nhất định (2-3 năm).

5. Nâng cao hiệu quả thực hiện một số chính sách hỗ trợ trong Chương trình 30a, như tăng hỗ trợ các yếu tố “phần mềm” (giám sát, tuyên truyền, vận động, cầm tay chỉ việc…) trong các tập huấn và mô hình khuyến nông, nâng cao năng lực cho mạng lưới khuyến nông thôn bản, gắn các lớp học nghề với cơ hội có việc làm sau học nghề tại địa phương, tăng cường thông tin tuyên truyền về XKLĐ, hướng dẫn chi tiết về chính sách giao rừng khoán quản cho thôn bản và nhóm hộ,

Page 17: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

17

thúc đẩy phương thức quản lý rừng cộng đồng, kết nối tốt hơn giữa giao rừng theo Chương trình 661 cũ và Chương trình 30a mới, thực hiện chính sách hỗ trợ khai hoang và cải tạo, phục hóa đất đai phù hợp hơn với đặc điểm của từng địa bàn…

6. Bổ sung vào thiết kế hệ thống ASXH đối với dân cư nông thôn các chế tài về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khi thực hiện các dự án đầu tư. Xây dựng lộ trình và biện pháp cụ thể thực hiện các giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng như một phần của hệ thống ASXH. Hỗ trợ mạnh hơn các giải pháp an sinh phi chính thức theo hướng nâng cao năng lực các thiết chế tự an sinh dựa vào cộng đồng hiện có ở từng thôn bản. Chính sách thí điểm BHNN cần đặc biệt quan tâm đến sự tham gia của hộ nghèo.

7. Thúc đẩy hoạt động của các tổ nhóm cộng đồng có sự tham gia của cả nam giới và phụ nữ (điển hình là mô hình tổ nhóm “xóa mù chữ và PTCĐ – Reflect”) nhằm từng bước nâng cao nhận thức và điều chỉnh hành vi hướng đến bình đẳng giới trong gia đình và cộng đồng. Cải tiến công tác tập huấn, truyền thông về bình đẳng giới theo cách “cầm tay chỉ việc” gắn với những hoạt động cụ thể để phù hợp hơn với những địa bàn DTTS khó khăn. Củng cố và thúc đẩy hoạt động thực chất của các Ban VSTBPN cấp xã, từ lập kế hoạch hoạt động, dự trù ngân sách hàng năm, triển khai lồng ghép giới trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch của từng ban ngành, đến xây dựng và thực hiện kế hoạch tăng cường năng lực cho cán bộ nữ.

8. Tăng cường năng lực cộng đồng thông qua hỗ trợ mạnh hơn cho các thể chế nông thôn hiện có đang thực hiện các chức năng cộng đồng, kinh tế và xã hội và dịch vụ tự giúp có lợi cho người nghèo và các nhóm yếu thế, nhằm thúc đẩy năng lực tham gia và trao quyền, tạo nền tảng cho tiến trình giảm nghèo bền vững ở các vùng nông thôn Việt Nam.

Page 18: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4
Page 19: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

19

GIỚI THIỆU

Mục tiêu của báo cáoViệt Nam đã thay đổi nhanh chóng trong 25 năm qua. Từ chỗ là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo trong những năm gần đây. Năm 1993, có 58,1% dân số Việt Nam thuộc diện nghèo; tỷ lệ này đã giảm xuống còn 14,5% vào năm 20083.

Trong giai đoạn 2007-2012, Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện các chính sách cải cách sâu sắc, toàn diện nhằm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển và giúp những hộ gia đình nghèo còn lại thoát nghèo. Việc trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào cuối năm 2006 là một phần của kế hoạch kinh tế tổng thể đã đánh dấu một chuyển biến quan trọng của Việt Nam nhằm hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Vai trò mới của Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho người dân, đặc biệt là những cộng đồng nghèo và đồng bào DTTS ở khu vực miền núi.

Nhằm theo dõi những thay đổi mà Việt Nam sẽ trải qua trong một vài năm tới, khi thực hiện việc gia nhập WTO và những chuyển biến kinh tế mạnh mẽ xảy ra, một nhóm các tổ chức phi Chính phủ quốc tế gồm ActionAid Việt Nam, Oxfam Anh và Oxfam Hồng Kông đã phối hợp với các đối tác địa phương tại những tỉnh mà các tổ chức có chương trình hỗ trợ để xây dựng một mạng lưới theo dõi tình trạng nghèo có sự tham gia nhằm mục tiêu:

“Tiến hành theo dõi định kỳ đối với các nhóm dễ bị tổn thương tại một số cộng đồng dân cư điển hình, trong bối cảnh gia nhập WTO cùng với các chính sách cải cách của Chính phủ đến năm 2012, nhằm cung cấp các phân tích và đề xuất cho thảo luận chính sách cũng như việc thực hiện các chương trình, dự án của AAV, Oxfam và các đối tác”.

Mục đích của việc theo dõi nghèo lặp lại hàng năm là:

• Cung cấp các thông tin nghiên cứu định tính hữu ích về tình trạng nghèo và phát triển bổ sung cho các số liệu thống kê và điều tra nghèo của nhà nước và các tổ chức.

• Xây dựng một mạng lưới quan trắc “cảnh báo sớm” nhằm xác định những tác động bất lợi đối với người nghèo và dễ bị tổn thương trong bối cảnh gia nhập WTO.

• Nâng cao năng lực địa phương và thúc đẩy sự tham gia của người dân vào quá trình theo dõi nghèo phục vụ công tác giảm nghèo một cách hiệu quả và công bằng.

3 TCTK, "Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2008", NXB Thống kê, Hà Nội, 2010

Page 20: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

20

Phương pháp nghiên cứu

Lựa chọn địa điểm nghiên cứu

Trên cơ sở trao đổi với các đối tác địa phương của AAV và Oxfam, 9 tỉnh đã tham gia vào mạng lưới theo dõi nghèo nông thôn. Tại mỗi tỉnh đã lựa chọn 1 xã điển hình (riêng tỉnh Ninh Thuận chọn 2 xã) để tiến hành theo dõi nghèo. Trong một xã, chọn 2 thôn bản: một thôn bản gần trung tâm xã, có điều kiện thuận lợi hơn; và một thôn bản xa trung tâm xã, có điều kiện kém thuận lợi hơn. Các xã và thôn bản được lựa chọn tham gia mạng lưới quan trắc nghèo nông thôn không nhất thiết phải có chương trình phát triển của AAV/Oxfam. Tổng cộng có 10 xã (gồm 20 thôn bản) tham gia vào mạng lưới quan trắc nghèo nông thôn (xem Bảng 1). Mục tiêu của mạng lưới theo dõi nghèo này không nhằm đưa ra các số liệu thống kê mang tính đại diện, mà nhằm cung cấp các minh chứng định tính và ý kiến chia sẻ của người dân phục vụ cho công tác thảo luận chính sách và xây dựng các chương trình phát triển. Do vậy, các điểm quan trắc được lựa chọn có mục đích, mang tính điển hình về các điều kiện sinh kế và tình trạng nghèo trong tỉnh, đồng thời thể hiện được sự đa dạng giữa các điểm quan trắc.

BẢNG 1. Mạng lưới các điểm quan trắc

Xã Huyện TỉnhCác nhóm

dân tộc chính

Khoảng cách đến

trung tâm

huyện (km)

Xã 135 giai đoạn

2

Thuộc Chương

trình 30a

Tỷ lệ nghèo của xã

cuối năm 2010 (%)

Thuận Hòa Vị Xuyên Hà Giang (HG) Tày, Mông 42 Có Không 62

Bản Liền Bắc Hà Lào Cai (LC) Tày, Mông 28 Có Có 82,7

Thanh Xương Điện Biên Điện Biên

(ĐB) Kinh, Thái 3 Không Không 11,7

Lượng Minh Tương Dương

Nghệ An (NA)

Thái, Khơ Mú 17 Có Có 94

Đức Hương Vũ Quang Hà Tĩnh (HT) Kinh 10 Không Không 52,5

Xy Hướng Hoá Quảng Trị (QT) Vân Kiều 36 Có Không 73,5

Cư Huê Eakar Đắc Lắc (ĐL) Êđê, Kinh 2 Không Không 15,4

Phước Đại Bác Ái Ninh Thuận (NT) Raglai 0,3 Có4 Có 64,2

Phước Thành Bác Ái Ninh

Thuận (NT) Raglai 14 Có Có 77,2

Thuận Hòa Cầu Ngang Trà Vinh (TV)

Khmer, Kinh 2 Không Không 32,7

NGUỒN: Phiếu thông tin cấp xã

Ghi chú: - Tỷ lệ nghèo của xã cuối năm 2010 là theo chuẩn nghèo thu nhập mới của Chính phủ áp dụng cho giai đoạn 2011-2015.

- Bản đồ sử dụng trong các Bảng số liệu của báo cáo này là “Bản đồ nghèo năm 2008” theo số liệu VHLSS 2008. Màu đậm hơn tương ứng với tỷ lệ nghèo của tỉnh cao hơn (theo chuẩn nghèo chi tiêu của TCTK/NHTG). Nguồn: Báo cáo “Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu và Thách thức”, Báo cáo tổng hợp đánh giá nghèo tại Việt Nam giai đoạn 2008-2010, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 10/2010.

4 Xã Phước Đại năm 2007 không nằm trong Chương trình 135 giai đoạn 2, đa số thôn của xã mới được đưa trở lại vào Chương trình 135 giai đoạn 2 từ tháng 10 năm 2008.

Page 21: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

21

Các cộng đồng được lựa chọn là điểm quan trắc nghèo tập trung ở những vùng khó khăn trong cả nước, thể hiện tính đa dạng cao của nông thôn Việt Nam như:

Vị trí địa lý và địa hình: các điểm quan trắc trải dài khắp cả nước từ miền núi phía Bắc, đến Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây nguyên và Đồng bằng sông Cửu long. Các điểm quan trắc có địa hình núi cao (Bản Liền-LC, Lượng Minh-NA, Thuận Hòa-HG), núi thấp (Thanh Xương-ĐB, Đức Hương-HT, Xy-QT, Phước Đại và Phước Thành-NT), cao nguyên (Cư Huê-ĐL) và đồng bằng (Thuận Hòa-TV).

Thành phần các dân tộc: các điểm quan trắc là nơi sinh sống của các dân tộc khác nhau như Kinh, Tày, Thái, Mông, Khơ Mú, Vân Kiều, Êđê, Raglai, Khmer.

Mức độ xa xôi, cách biệt: các điểm quan trắc gồm cả những điểm gần trung tâm huyện và những điểm xa xôi cách trung tâm huyện 30-40 km.

Tình trạng nghèo: gồm những điểm có kết quả tương đối khả quan từ hoạt động giảm nghèo, với tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới ban hành của Chính phủ cho giai đoạn 2011-2015 trên dưới 15% (Thanh Xương-ĐB, Cư Huê-ĐL), và những xã cực nghèo có tỷ lệ hộ nghèo trên 70%.

Trong 10 xã tham gia mạng lưới quan trắc có 9 xã thuộc vùng khó khăn (trừ xã Thanh Xương-ĐB) theo Quyết định 30 của Thủ tướng Chính phủ. Đáng lưu ý, có 4 xã (Bản Liền-LC, Lượng Minh-NA, Phước Đại và Phước Thành-NT) nằm trong Chương trình 30a do Chính phủ ban hành từ cuối năm 2008 nhằm hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững tại 61 huyện nghèo nhất trong cả nước (hiện nay là 62 huyện do chia tách địa giới hành chính).

Một nhóm nòng cốt về theo dõi - đánh giá nghèo của từng tỉnh được thành lập bao gồm 15-25 người:

• Đại diện các cơ quan cấp tỉnh như Sở Ngoại vụ, Sở KH&ĐT, Sở LĐ-TB&XH, Sở NN&PTNT, Ban Dân tộc, Cục Thống Kê, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên.

• Đại diện các cơ quan cấp huyện như phòng LĐ-TB&XH, phòng NN&PTNT, phòng Tài chính Kế hoạch, phòng Thống kê, Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, và các cán bộ hiện trường của các chương trình thuộc tổ chức AAV và Oxfam tại địa phương.

• Đại diện từ các xã, thôn được lựa chọn tiến hành khảo sát.

Nhóm nòng cốt có trách nhiệm trực tiếp tiến hành các công việc theo dõi tình trạng nghèo tại các điểm quan trắc trên địa bàn mình, từ khâu tổ chức, triển khai thu thập thông tin và viết báo cáo thực địa. Nhóm nòng cốt được tập huấn nâng cao năng lực và hỗ trợ kỹ thuật của Nhóm tư vấn công ty Trường Xuân (Ageless) và cán bộ chương trình AAV, Oxfam.

Khung theo dõi: các chủ đề và giả thuyết nghiên cứu

Các nhóm nòng cốt đã xây dựng một khung thu thập thông tin dựa trên 4 câu hỏi chính được gắn với nhau như 4 chủ đề và giả thuyết nghiên cứu. Bản báo cáo này được lập dựa trên 4 chủ đề chính này.

Page 22: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

22

CHỦ ĐỀ 1: Khoảng cách giàu nghèo. Tình trạng nghèo và những bất lợi, thiệt thòi như không hòa nhập, bị “gạt ra ngoài lề”, thiếu cơ hội thường có nguyên nhân là do sự mất cân đối về quyền lực mà người nghèo phải gánh chịu. Khoảng cách giàu nghèo có thể được lượng hoá theo các chỉ tiêu về sự khác biệt trong thu nhập, chi tiêu và tài sản; cũng như dựa trên các đánh giá định tính theo các chỉ tiêu về sự khác biệt trong tiếng nói và tính đại diện, tiếp cận các nguồn lực, dịch vụ và thị trường. Nghiên cứu này giả thuyết rằng trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và đổi mới của Chính phủ, những người có cơ hội học hành tốt hơn, có các kỹ năng cao hơn, những người tiếp cận được các mạng lưới xã hội và các dịch vụ hỗ trợ sẽ vượt lên trên những nhóm khác.

CHỦ ĐỀ 2: Tính dễ bị tổn thương. Người nghèo và các cộng đồng nghèo thường đối mặt với những rủi ro nghiêm trọng và liên tục. Tình trạng nghèo thường gắn với an ninh lương thực kém và sinh kế không ổn định do biến động giá cả thị trường, các cơ hội việc làm không đảm bảo, thiếu các biện pháp an sinh xã hội và thiên tai, dịch bệnh xảy ra thường xuyên. Nghiên cứu này giả thuyết rằng với quy mô sản xuất hàng hoá cao hơn và tiếp cận thị trường tốt hơn, một số người có thể tận dụng các cơ hội thị trường, đương đầu với sự biến động của giá cả cũng như các rủi ro và cú sốc khác. Một số người khác không thể điều chỉnh thì gặp khó khăn hoặc tái nghèo, thậm chí ở dưới mức nghèo.

CHỦ ĐỀ 3: Quan hệ Giới. So với nam giới, phụ nữ nghèo có vai trò và tiếng nói khác biệt. Phụ nữ đối mặt với những thử thách trong phân công lao động, quyền lợi, thảo luận và thỏa thuận với nam giới trong quá trình ra quyết định, tiếp cận các dịch vụ, tham gia các hoạt động của cộng đồng, và giáo dục cho trẻ em. Nghiên cứu này giả thuyết rằng cùng với việc cải thiện chung các điều kiện sống, vai trò của phụ nữ đối với việc ra quyết định, phân công lao động trong gia đình, tham gia các hoạt động xã hội và giáo dục cho trẻ em sẽ được cải thiện đáng kể.

CHỦ ĐỀ 4: Sự tham gia và Trao quyền. Tăng cường vai trò và tiếng nói của người nghèo có ý nghĩa quan trọng đối với việc giúp cho người nghèo có cơ hội và khả năng tiếp cận thông tin, tham gia và làm chủ trong tất cả các giai đoạn phát triển, trong đó bao gồm cả giám sát và đánh giá các dự án và chương trình giảm nghèo ở địa phương. Nghiên cứu này giả thuyết rằng trong bối cảnh kinh tế mới sẽ có rất nhiều thách thức đối với các cơ quan địa phương nhằm đảm bảo sự phân cấp, tham gia, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quá trình quản lý và giám sát các chương trình giảm nghèo bền vững.

Khảo sát lặp lại hàng năm

Điểm khác biệt của sáng kiến theo dõi nghèo này là khảo sát lặp lại hàng năm. Nhóm nòng cốt sẽ quay trở lại đúng những xã và thôn bản đã khảo sát từ vòng trước, thực hiện Phiếu phỏng vấn hộ gia đình với đúng mẫu khảo sát của năm trước, phỏng vấn sâu lặp lại một số hộ gia đình điển hình đã phỏng vấn năm trước, làm lại bài tập phân loại kinh tế hộ với đúng danh sách của năm trước.

Vòng theo dõi nghèo thứ tư này diễn ra từ tháng 8/2010 đến tháng 12/2010. Thời gian khảo sát thực địa theo phương pháp có sự tham gia tại mỗi điểm quan trắc trong khoảng 6-7 ngày. Các công cụ thu thập số liệu chính là:

Page 23: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

23

Phiếu phỏng vấn hộ gia đình: 30 hộ gia đình được lựa chọn tại mỗi thôn bản (tổng cộng là 60 hộ tại 2 thôn bản trong 1 xã) để phỏng vấn lặp lại hàng năm. Kỹ thuật lựa chọn ngẫu nhiên đơn giản (ví dụ như rút thẻ màu) được sử dụng nhằm lựa chọn các hộ gia đình tham gia phỏng vấn. Bảng hỏi tập trung vào tìm hiểu thông tin của các thành viên gia đình, một số chỉ số chung về mức sống, thay đổi sinh kế, ý kiến về tiếp cận các dịch vụ cơ bản, thị trường và sự tham gia của cộng đồng. Đã thực hiện được 600 phiếu phỏng vấn hộ gia đình tại 10 điểm quan trắc, với các số liệu thu được từ 241 hộ nghèo và 359 hộ không nghèo theo chuẩn nghèo của Chính phủ ở thời điểm điều tra. Trong số 600 người trả lời phiếu phỏng vấn có 352 người là nam giới, 248 người là nữ giới; 145 người Kinh, 455 người các DTTS tập trung vào các dân tộc Mông, Thái, Tày, Khơ Mú, Vân Kiều, Ê đê, Raglai và Khmer. Nhóm nòng cốt đã quay lại tất cả những hộ phỏng vấn năm 2009 để duy trì mẫu khảo sát đối chứng. Tuy nhiên, so với mẫu khảo sát 600 hộ năm 2009, sang đến năm 2010 đã phải thay thế 13 hộ do đã thay đổi nơi cư trú hoặc vắng nhà tại thời điểm khảo sát. Để kiểm tra độ tin cậy của số liệu so sánh giữa năm 2010 với các năm trước, nhóm nghiên cứu đã chạy số liệu trong mẫu lặp lại 587 hộ, kết quả không có sự khác biệt đáng kể so với số liệu trong mẫu chung 600 hộ. Số liệu dùng trong báo cáo này là số liệu từ mẫu chung 600 hộ.

Số liệu phỏng vấn hộ chủ yếu được trình bày dưới dạng bảng mô tả (descriptive tabulation), có phân tách hộ nghèo/hộ không nghèo theo kết quả bình xét nghèo tại từng địa bàn ở thời điểm điều tra. Riêng tại Thanh Xương-ĐB và Cư Huê-ĐL không có số liệu phân tách cho riêng hộ nghèo, do số lượng hộ nghèo trong mẫu khảo sát quá nhỏ (chỉ có 4 hộ nghèo trong tổng số 60 hộ khảo sát tại Thanh Xương-ĐB và 6 hộ nghèo trong tổng số 60 hộ khảo sát tại Cư Huê-ĐL). Ngoài ra, một số phân tích hồi qui tuyến tính (linear regression) được thực hiện nhằm tìm hiểu tương quan giữa biến tỷ lệ hộ nghèo và các biến đặc điểm hộ trong mẫu khảo sát tại 20 thôn bản. Phỏng vấn sâu ghi lại câu chuyện điển hình: phỏng vấn sâu 8-10 hộ gia đình nghèo và cận nghèo điển hình trong từng thôn bản để hiểu rõ hơn diễn biến nghèo, những bất lợi và rủi ro của người nghèo, quan hệ giới, tiếng nói của chính người nghèo và mức độ tham gia của họ vào các chương trình, dự án. Đã thực hiện được 694 phỏng vấn sâu đối với các hộ gia đình.   Thảo luận nhóm: được thực hiện với nhóm cán bộ xã, nhóm nòng cốt thôn bản (gồm cán bộ thôn, đại diện các đoàn thể và một số người dân có hiểu biết trong thôn), và với các nhóm dân cư địa phương gồm nhóm nam, nhóm nữ, nhóm nghèo, nhóm trẻ em. Các công cụ đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) như xếp loại kinh tế hộ, đường thời gian, sơ đồ nhân quả, liệt kê và xếp hạng, biểu đồ di chuyển… đã được sử dụng để hiểu hơn về phân hóa giàu - nghèo, tiểu sử cộng đồng, diễn biến sinh kế, bối cảnh rủi ro, phản hồi của người dân về việc thực hiện các chương trình và dự án ở địa phương. Đã thực hiện được 186 cuộc thảo luận nhóm với sự tham gia của 916 người dân, trẻ em và cán bộ cơ sở (xã và thôn bản), trong đó có 515 nam giới và 401 phụ nữ, 294 người Kinh và 622 người các DTTS.   

Page 24: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

24

Phiếu thông tin: cán bộ theo dõi cung cấp các số liệu thống kê về xã và thôn khảo sát. Quan sát và chụp ảnh (xin phép nếu cần thiết) tại thực địa là những công cụ nhằm cung cấp các thông tin bổ sung. Phỏng vấn cán bộ và các bên liên quan: Ngoài các công cụ trên đây, chuyến khảo sát còn thực hiện 30 cuộc phỏng vấn cán bộ các ban ngành cấp tỉnh và huyện, các doanh nghiệp tại 9 tỉnh khảo sát.

Phương pháp kiểm tra chéo thông tin (triangulation) trong nghiên cứu định tính được sử dụng xuyên suốt báo cáo, nhằm cố gắng đưa ra các nhận xét đã được kiểm chứng qua nhiều nguồn thông tin như số liệu báo cáo của địa phương, số liệu phỏng vấn hộ, thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu và quan sát của nhóm nghiên cứu. Báo cáo vòng 4 này tổng hợp các kết quả khảo sát thu được từ 9 tỉnh trong năm 2010, nhấn mạnh vào những thay đổi nhận biết được và những thông điệp chính sách rút ra từ việc xem xét những yếu tố tác động đến diễn biến nghèo tại các điểm quan trắc trong vòng 12 tháng qua 5. Bên cạnh việc phân tích sâu thêm một số vấn đề trọng tâm, báo cáo này vẫn nêu lại vắn tắt những khía cạnh cơ bản của các chủ đề chính về giảm nghèo để đảm bảo đây là một báo cáo độc lập về nghèo nông thôn 6.

Bảng 2 cập nhật các đặc điểm cơ bản tại thời điểm cuối năm 2010 của 20 thôn bản được lựa chọn khảo sát dựa trên phiếu thông tin cấp thôn và kết quả khảo sát hộ gia đình.

5 Các thông tin thứ cấp được trích nguồn riêng. Các thông tin không trích nguồn trong báo cáo này được tổng hợp từ 9 báo cáo theo dõi nghèo thành phần và từ ghi chép thực địa theo dõi nghèo vòng 4 năm 2010 tại 9 tỉnh.

6 Tham khảo Báo cáo tổng hợp vòng 1 “Theo dõi nghèo theo phương pháp cùng tham gia tại một số cộng đồng dân cư nông thôn Việt Nam – Báo cáo tổng hợp”, tháng 11 năm 2008, Oxfam và ActionAid Việt Nam; Báo cáo tổng hợp vòng 2 “Theo dõi nghèo theo phương pháp cùng tham gia tại một số cộng đồng dân cư nông thôn Việt Nam – Báo cáo tổng hợp vòng 2 năm 2008/2009”, tháng 11 năm 2009, Oxfam và ActionAid Việt Nam; và Báo cáo tổng hợp vòng 3 “Theo dõi nghèo theo phương pháp cùng tham gia tại một số cộng đồng dân cư nông thôn Việt Nam – Báo cáo tổng hợp vòng 3 năm 2009”, tháng 4 năm 2010, Oxfam và ActionAid Việt Nam.

Page 25: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

25

BẢN

G 2

. Một

số

đặc

điểm

của

20

thôn

bản

tron

g m

ạng

lưới

qua

n tr

ắc n

ghèo

nôn

g th

ôn

Tỉnh

Gia

ngLà

o Ca

iện

Biên

Ngh

ệ A

nH

à Tĩ

nhQ

uảng

Trị

Đắc

Lắc

Nin

h Th

uận

Trà

Vinh

Huy

ệnVị

Xuy

ênBắ

c H

àĐ

iện

Biên

Tươn

g D

ương

Vũ Q

uang

Hướ

ng H

oáEa

kar

Bác

Ái

Cầu

Nga

ng

XãTh

uận

Hòa

Bản

Liền

Than

h Xư

ơng

Lươn

g M

inh

Đức

Hươ

ngXy

Cư H

uêPh

ước

Đại

Phướ

c Th

ành

Thuậ

n H

Thôn

bản

Mịc

h B

Min

h Ph

ong

Đội

1Kh

u Ch

ư Tủ

ng 1

Đôn

gCh

ăn

nuôi

2Xố

p M

ạtCh

ăm

Puôn

gH

ương

Th

ọH

ương

nTr

oan

ÔXy

La

Đồn

g Tâ

mM

’Hăn

gTà

1M

a H

oaM

a D

úĐ

á Ba

iTh

uỷ

Hoà

Sóc

Chùa

Thôn

135

g/đ

oạn

2Có

CóCó

CóKh

ông

Khôn

gCó

CóKh

ông

Khôn

gCó

CóKh

ông

Khôn

gKh

ông

Khôn

gCó

CóKh

ông

Khôn

g

Địa

hìn

hTh

ung

lũng

Núi

cao

Thun

g lũ

ngN

úi c

aoN

úi th

ấpTh

ung

lũng

Núi

cao

Núi

cao

Núi

thấp

Núi

thấp

Núi

thấp

Núi

thấp

Cao

nguy

ênCa

o ng

uyên

Núi

thấp

Núi

thấp

Núi

thấp

Núi

thấp

Đồn

g bằ

ngĐ

ồng

bằng

Tổng

số

hộ

Thàn

h ph

ần d

ân tộ

c ch

ủ yế

uTà

y (9

8%)

Môn

g (1

00%

)Tà

y (1

00%

)M

ông

(100

%)

Thái

(8

0%)

Kinh

(2

0%)

Kinh

(9

3,5%

)Th

ái

(98%

)Kh

ơ M

ú (9

8,7%

)Ki

nh

(100

%)

Kinh

(1

00%

)Vâ

n Ki

ều

(97,

6%)

Vân

Kiều

(9

9%)

Kinh

(9

5%)

Êđê

(94%

)Ra

glai

(4

7%)

Kinh

(5

2%)

Ragl

ai

(67%

)Ki

nh

(33%

)

Ragl

ai

(95%

)Ra

glai

(9

5%)

Khm

er

(80%

)Ki

nh

(20%

)

Khm

er

(67%

)Ki

nh

(33%

)

Khoả

ng c

ách

đến

trun

g tâ

m x

ã (k

m)

24

213

2,5

40,

412

11,

51,

50,

56,

52

0,6

2,1

0,4

2,7

13

Khoả

ng c

ách

đến

đườn

g ô

tô q

uanh

m g

ần n

hất (

km)

0,5

42

50

00,

412

0,2

0,5

00

00

00

0,1

00

0,6

Khoả

ng c

ách

đến

trạm

y

tế x

ã gầ

n nh

ất (k

m)

24

1,5

151

10,

412

1,2

11,

50,

56,

52

0,5

1,7

0,1

31

2,5

Khoả

ng c

ách

đến

trườ

ng ti

ểu h

ọc g

ần

nhất

(km

)0,

50

20,

22

30,

40,

20,

031,

51,

50,

51

0,1

0,5

0,6

0,2

1,5

0,5

1

Khoả

ng c

ách

đến

trườ

ng T

HCS

gần

nh

ất (k

m)

15

215

2,6

30,

44

11,

71,

50,

53

20,

51

1,2

31,

52,

5

Khoả

ng c

ách

đến

trườ

ng T

HPT

gần

nh

ất (k

m)

1620

3015

65

1726

128

86

7,5

21

114

130,

52,

5

Khoả

ng c

ách

đến

chợ

gần

nhất

(km

)2

42

151

117

261

1,5

2422

,57

20,

51,

714

131

2,5

Bình

quâ

n di

ện tí

ch

đất S

X/ k

hẩu

(m2 )

1000

010

562

N/A

N/A

374

330

1572

318

616

1002

718

9620

N/A

2682

874

1351

2710

1195

363

9771

222

80

Sản

lượn

g LT

bìn

h qu

ân

đầu

ngườ

i/ nă

m (k

g)52

045

030

030

538

080

012

014

730

027

0N

/AN

/AN

/A98

0N

/AN

/AN

/AN

/AN

/A31

5

Ngu

ồn th

u nh

ập

chín

h củ

a th

ônLú

a nư

ớc,

ngô

địa

phươ

ng,

ngô

lai,

chăn

nu

ôi, đ

i là

m th

Lúa

nươn

g,

lúa

nước

, ng

ô đị

a ph

ương

, ch

ăn

nuôi

Chè,

lúa

nước

, ch

ăn

nuôi

Lúa

nươn

g,

lúa

nước

, ng

ô đị

a ph

ương

, ch

ăn

nuôi

Lúa

nước

, đi

làm

thuê

, ng

ô đị

a ph

ương

, sắ

n

Lúa

nước

, trồ

ng

rau

Lúa

nươn

g,

ngô

địa

phươ

ng,

làm

thuê

, ng

ô la

i, ch

ăn

nuôi

Lúa

nươn

g,

ngô

địa

phươ

ng,

chăn

nu

ôi

Lúa

nước

, ng

ô la

i, lạ

c, đậ

u,

chăn

nu

ôi, k

eo

lai, đ

i làm

ăn

xa

Lúa

nước

, ng

ô la

i, lạ

c, đậ

u,

cây

ăn

quả,

keo

la

i, chă

n nu

ôi, đ

i là

m ă

n xa

Sắn

công

ng

hiệp

, lú

a nư

ơng

Sắn

công

ng

hiệp

, lú

a nư

ơng,

ng

ô đị

a ph

ương

Ngô

lai,

cà p

hê,

chăn

nu

ôi, đ

i là

m th

Lúa

nước

, ng

ô la

i, cà

phê

, đi

làm

th

Ngô

địa

ph

ương

, ng

ô la

i, ch

ăn

nuôi

, đi

ều, đ

i rừ

ng, đ

i là

m th

Ngô

, ch

ăn

nuôi

, đi

ều, đ

i rừ

ng,

làm

thuê

, lư

ợm

phân

Lúa

nươn

g,

ngô,

ch

ăn

nuôi

, đi

rừng

, lư

ợm

phân

Ngô

, ch

ăn

nuôi

, đi

rừng

, đi

làm

thuê

, lư

ợm

phân

Lúa

nước

, tô

m, đ

i là

m th

uê,

đi là

m ă

n xa

, buô

n bá

n nh

Lúa

nước

, rau

m

àu, đ

i là

m th

uê,

đi là

m ă

n xa

, buô

n bá

n nh

Tỷ lệ

ngh

èo c

uối

2009

cả

thôn

(%)

36,4

40,9

3775

19,0

2,2

73,0

98,7

25,7

25,5

27,7

36,7

9,4

9,6

3858

,357

,345

,629

,233

,0

Page 26: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

26

(*)

Số li

ệu từ

mẫu

điề

u tr

a ng

ẫu n

hiên

hộ

gia

đình

cuố

i năm

201

0

NG

UỒ

N: P

hiếu

thôn

g tin

cấp

thôn

Tỉnh

Gia

ngLà

o Ca

iện

Biên

Ngh

ệ A

nH

à Tĩ

nhQ

uảng

Trị

Đắc

Lắc

Nin

h Th

uận

Trà

Vinh

Huy

ệnVị

Xuy

ênBắ

c H

àĐ

iện

Biên

Tươn

g D

ương

Vũ Q

uang

Hướ

ng H

oáEa

kar

Bác

Ái

Cầu

Nga

ng

XãTh

uận

Hòa

Bản

Liền

Than

h Xư

ơng

Lươn

g M

inh

Đức

Hươ

ngXy

Cư H

uêPh

ước

Đại

Phướ

c Th

ành

Thuậ

n H

Thôn

bản

Mịc

h B

Min

h Ph

ong

Đội

1Kh

u Ch

ư Tủ

ng 1

Đôn

gCh

ăn

nuôi

2Xố

p M

ạtCh

ăm

Puôn

gH

ương

Th

ọH

ương

nTr

oan

ÔXy

La

Đồn

g Tâ

mM

’Hăn

gTà

1M

a H

oaM

a D

úĐ

á Ba

iTh

uỷ

Hoà

Sóc

Chùa

Hộ

sử d

ụng

điện

% (*

)10

053

100

9310

010

097

4310

010

010

093

100

100

9797

8010

097

93

sử d

ụng

nước

vòi

%

(*)

4750

5350

00

100

633

053

100

00

9357

630

7027

Hộ

có N

VS tự

hoạ

i /

bán

tự h

oại %

(*)

170

60

760

00

6340

07

3317

177

37

2723

Hộ

có ra

dio/

cas

sett

le

% (*

)13

1328

710

103

717

233

010

107

170

1017

17

Hộ

có ti

vi %

(*)

8347

9432

9710

066

1790

8077

6010

087

8370

7377

9787

Hộ

có x

e m

áy %

(*)

5083

5682

9087

4023

6063

5050

8773

5040

3763

4760

Hộ

có đ

iện

thoạ

i % (*

)90

8034

4397

100

520

9380

4047

9060

7050

5043

5077

Hộ

có n

gười

đi l

àm

thuê

gần

nhà

% (*

)23

2319

767

5730

103

730

1310

4333

3313

1750

57

Hộ

có ti

ền g

ửi từ

ng

ười đ

i làm

ăn

xa

% (*

)17

313

00

710

747

503

33

010

107

1057

47

Hộ

có n

guồn

thu

từ

buôn

bán

, dịc

h vụ

%

(*)

103

00

33

30

130

37

1313

77

017

77

Hộ

có b

án s

ản p

hẩm

12

thán

g qu

a %

(*)

6377

7275

8063

1733

8387

5393

9373

6740

7348

2053

Hộ

có m

ua v

ật tư

12

thán

g qu

a %

(*)

9097

8193

7363

100

9393

2050

9360

3737

1021

3357

Hộ

có h

ưởng

lợi t

ừ ho

ạt đ

ộng

KN 1

2 th

áng

qua

% (*

)30

6738

5040

5027

5390

8757

707

2030

2323

477

30

Thàn

h vi

ên h

ộ kh

ông

đi h

ọc %

(*)

815

2144

188

1516

55

3741

623

2736

5750

1811

Thàn

h vi

ên h

ộ ch

ưa

tốt n

ghiệ

p tiể

u họ

c %

(*)

2040

3430

3415

2552

1010

3028

1140

4435

3025

4841

Tỷ lệ

ngh

èo c

uối

2009

tron

g m

ẫu

điều

tra

30 h

ộ (*

)27

2731

8213

080

8333

3743

337

1360

5753

3757

33

Page 27: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

27

PHẦN 1: Tổng quan về Diễn biến Nghèo và Các Nỗ lực Giảm nghèo

Page 28: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam28

1. TỔNG QUAN VỀ DIỄN BIẾN NGHÈO NÔNG THÔN

Báo cáo tổng hợp vòng 3 đã nêu nghèo giảm chậm do đã đi dần vào “lõi” và do những rủi ro mà người nghèo và cộng đồng nghèo gặp phải, cho dù một số nhóm cộng đồng có thể đối phó với những thách thức này tốt hơn các nhóm khác. Báo cáo tổng hợp vòng 4 năm 2010 này sẽ cập nhật diễn biến nghèo, đồng thời nêu bật các thách thức giảm nghèo trong bối cảnh mới khi Việt Nam bước đầu trở thành một nước có thu nhập trung bình.

1.1 Diễn biến nghèoNghèo có tính đa chiều, có thể đo bằng tiêu chí thu nhập (hoặc chi tiêu) và các tiêu chí phi thu nhập. Cho đến nay, tình trạng nghèo tại Việt Nam thường được đo bằng chuẩn nghèo chi tiêu của Ngân hàng Thế giới/Tổng cục Thống kê (NHTG/TCTK) hoặc chuẩn nghèo thu nhập của Chính phủ. Chính phủ đã tăng chuẩn nghèo thu nhập áp dụng trong giai đoạn 2011-2015 khiến tỷ lệ hộ nghèo tăng mạnh ở nhiều nơi.

Theo chuẩn nghèo chi tiêu của NHTG và TCTK

Chuẩn nghèo chi tiêu của NHTG và TCTK chủ yếu được dùng trong nghiên cứu và hoạch định chính sách. Chuẩn nghèo chi tiêu chỉ có một mức, được xây dựng từ năm 1993 và được cập nhật theo biến động giá cả ở các năm có thực hiện Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS). Theo chuẩn nghèo chi tiêu này, Việt Nam tiếp tục tiến trình giảm nghèo ấn tượng được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Trong giai đoạn 1993-2008, tỷ lệ nghèo toàn quốc đã giảm từ 58,1% xuống còn 14,5%, “khoảng cách nghèo” 7 cũng giảm mạnh từ 18,5% xuống còn 3,5%, cùng với nhiều chỉ số tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và cơ sở hạ tầng (giáo dục, y tế, điện, đường, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường…) đã có sự cải thiện đáng kể. Trong hai thập kỷ qua, khoảng 30 triệu người Việt Nam đã thoát nghèo, tạo cơ sở vững chắc cho việc hoàn thành sớm mục tiêu giảm nghèo trong số các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) mà Việt Nam đã cam kết 8.

Bảng 1.1 cho thấy, tốc độ giảm nghèo đã chậm lại đáng kể trong những năm gần đây. Tỷ lệ nghèo ở khu vực nông thôn chỉ giảm nhẹ ở mức bình quân dưới 1 điểm phần trăm mỗi năm trong giai đoạn 2006-2008, so với mức bình quân giảm 3-4 điểm phần trăm mỗi năm trong các giai đoạn trước đó. Tỷ lệ nghèo trong các nhóm DTTS còn ở mức rất cao, ước tính trên 50% vào năm 2008. Nghèo giảm chậm dần và mức giảm nghèo không đồng đều giữa các vùng, các nhóm dân tộc là hai thách thức lớn của mẫu hình tăng trưởng diện rộng có lợi cho người nghèo, và cụ thể của Chương trình 30a hướng đến 62 huyện nghèo nhất và Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015 9.

Nghèo có tính đa chiều, và có nhiều cách đo khác nhau

Việt Nam đã hoàn thành sớm mục tiêu giảm nghèo trong số các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ

Nghèo giảm chậm dần và mức giảm nghèo không đồng đều giữa các vùng, các nhóm dân tộc

7 Chỉ số “Khoảng cách nghèo” được đo bằng mức chênh lệch giữa chi tiêu bình quân của nhóm nghèo so với chuẩn nghèo.8 Nguồn: “Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu và Thách thức”, Báo cáo tổng hợp đánh giá nghèo tại Việt Nam giai đoạn 2008-

2010, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 10/2010.9 Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015 đang được Bộ LĐ-TB&XH soạn thảo.

Page 29: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

29BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 1: Tổng quan về Diễn biến Nghèo và Các Nỗ lực Giảm nghèo

BẢNG 1.1. Tỷ lệ người nghèo tại Việt Nam theo chuẩn nghèo chi tiêu của NHTG và TCTK, giai đoạn 1993–2008 (%)

1993 1998 2002 2004 2006 2008

Cả nước 58,1 37,4 28,9 19,5 16,0 14,5

Thành thị 25,1 9,5 6,6 3,6 3,9 3,3

Nông thôn 66,4 44,9 35,6 25,0 20,4 18,7

Kinh và Hoa 53,9 31,1 23,1 13,5 10,3 9,0

Dân tộc ít người 86,4 75,2 69,3 60,7 52,3 50,3

NGUỒN: - Tổng cục Thống kê, “Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2008”, NXB Thống kê, Hà Nội, 2010.- “Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu và Thách thức”, Báo cáo tổng hợp đánh giá nghèo tại Việt Nam giai đoạn 2008-2010,

Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 10/2010.

Theo chuẩn nghèo thu nhập của Chính phủ

Cứ 5 năm một lần Chính phủ lại ban hành chuẩn nghèo thu nhập mới để tiến hành tổng rà soát hộ nghèo trên toàn quốc, làm căn cứ để thực hiện các chính sách an sinh xã hội phù hợp với mức sống dân cư và diễn biến giá cả trong từng thời kỳ. Chuẩn nghèo của Chính phủ áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 là thu nhập bình quân từ 200 nghìn đồng/người/tháng trở xuống ở khu vực nông thôn và từ 260 nghìn đồng/người/tháng trở xuống ở khu vực thành thị. Theo chuẩn nghèo thu nhập này, Bộ LĐ-TBXH công bố tỷ lệ hộ nghèo toàn quốc năm 2008 là 12,3%, năm 2009 là 11,3%, đến cuối năm 2010 ước tính giảm xuống còn 9,45% 10 - đạt mục tiêu của Chương trình giảm nghèo quốc gia giai đoạn 2006-2010.

Tại các điểm quan trắc, mức độ giảm nghèo rất không đồng đều trong giai đoạn 2006-2010. Một số xã có điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa, có nguồn thu nhập đa dạng (Thuận Hòa-HG, Thanh Xương-ĐB, Xy-QT, Cư Huê-ĐL, Thuận Hòa-TV) đạt tốc độ giảm nghèo khá nhanh, bình quân 4-5% mỗi năm. Ngược lại một số xã thuộc địa bàn miền núi DTTS vùng sâu vùng xa và thường xuyên chịu thiên tai, dịch bệnh (Bản Liền-LC, Đức Hương-HT, Phước Đại và Phước Thành-NT) có mức độ giảm nghèo chậm, bình quân chỉ đạt trên dưới 2% mỗi năm. Cá biệt có xã thường xuyên gặp rủi ro thiên tai dẫn đến mất mùa nương rãy trên diện rộng (Lượng Minh-NA) còn có tỷ lệ nghèo theo chuẩn cũ tăng lên trong 5 năm qua. Tình trạng trên gợi ý rằng việc thiết kế và triển khai các chính sách ứng phó và giảm nhẹ thiên tai chưa đóng góp nhiều cho tiến trình giảm nghèo tại các địa bàn này.

Ở thời điểm cuối năm 2010, Chính phủ đã ban hành chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011-2015, theo đó hộ nghèo ở khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 400 nghìn đồng/tháng trở xuống (ở khu vực thành thị là từ 500 nghìn đồng/tháng trở xuống) 11. Như vậy, chuẩn nghèo thu nhập ở khu vực nông thôn giai đoạn 2011-2015 đã tăng gấp đôi so với giai đoạn 2006-2010.

Theo chuẩn nghèo mới, tỷ lệ hộ nghèo tại các điểm quan trắc ở thời điểm tổng rà soát nghèo cuối năm 2010 đã tăng đột biến. Bảng 1.2 cho thấy, những xã miền núi DTTS vùng sâu vùng xa nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp (Bản Liền-LC, Lượng Minh-NA,

Chương trình giảm nghèo quốc gia 2006-2010 đã đạt mục tiêu

Giảm nghèo rất không đồng đều giữa các điểm quan trắc trong 4 năm qua

Chuẩn nghèo mới của Chính phủ đã tăng gấp đôi so với chuẩn cũ…

10 Nguồn: http://giamngheo.molisa.gov.vn.11 Chỉ thị số 1752/CT-TTg ngày 21/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Chuẩn nghèo mới được chính thức áp dụng từ ngày

01/1/2011 theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Page 30: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam30

Xy-QT, Phước Thành-NT) có tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới rất cao trên 70%. Tại các điểm quan trắc, đa số hộ gia đình được xét không thuộc diện hộ nghèo theo chuẩn mới là những hộ có lương hàng tháng hoặc làm kinh doanh dịch vụ; ngược lại hầu hết hộ gia đình thuần làm nông nghiệp đều thuộc diện nghèo theo chuẩn mới. Việc thực hiện qui định mới “xét nghèo đối với tất cả các hộ đã sinh sống tại địa bàn từ 6 tháng trở lên, không phân biệt tình trạng hộ khẩu hay tình trạng cư trú” cũng khiến tỷ lệ nghèo tăng thêm ở một số nơi.

BẢNG 1.2. Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2005 - 2010 tại các điểm quan trắc (%)

XãDân tộc

chính

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo cũ

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới

2005 2006 2007 2008 2009 2010

Thuận Hòa Tày, Mông 78,7 69,5 58,3 42,8 35,0 62

Bản Liền Tày, Mông 65,9 61,0 60,7 59,9 54,5 82,7

Thanh Xương Kinh, Thái 33,9 22,8 14,7 11,2 8,2 11,7

Lượng Minh Thái, Khơ Mú 77,4 74,7 72,5 78,7 83,6 94

Đức Hương Kinh 39,6 39,6 31,6 40,6 28,4 52,5

XyVân Kiều 81,5 71,1 54 49,8 42,2 73,5

Cư Huê Êđê, Kinh 28,1 24,7 16,8 11,9 8,7 15,4

Phước Đại Raglai 68,8 51,7 44,2 58,4 58,2 64,2

Phước Thành Raglai 74,3 69,2 58,1 56,5 52,8 77,2

Thuận Hòa Khmer, Kinh 41,1 32,7 37,2 33,9 28,5 32,7

NGUỒN: Số liệu rà soát hộ nghèo hàng năm do các xã cung cấp

Nhận thức của người dân về thay đổi cuộc sống

Người nghèo cảm nhận rõ tác động của thiên tai, dịch bệnh, giá cả hàng hóa và thu nhập từ làm thuê đến cuộc sống của họ trong 12 tháng qua. Trong năm 2010, giá bán của hầu hết nông sản chính rất thuận lợi. Sự phục hồi của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới dẫn đến nhu cầu thuê lao động cao.

Bảng 1.3 cho thấy, tỷ lệ người trả lời cảm thấy đời sống của hộ gia đình mình đã “tốt lên” trong 12 tháng qua khá cao tại những điểm quan trắc có nhiều sản phẩm hàng hóa (Bản Liền-LC, Thanh Xương-ĐB, Cư Huê-ĐL), hoặc có tỷ lệ người đi làm ăn xa cao (Thuận Hòa-TV). Ngược lại, những địa bàn có tỷ lệ người trả lời phỏng vấn cho rằng đời sống “kém đi” trong 12 tháng qua khá cao tập trung tại các địa bàn chịu thiên tai nặng nề trong năm 2010 (Lượng Minh-NA, Đức Hương-HT).

Các nhóm DTTS thường cảm nhận cụ thể hơn về điều kiện sống thông qua tình trạng “thiếu ăn” của hộ gia đình (tình trạng “giảm số bữa ăn” hoặc “giảm chất lượng bữa ăn” so với lúc bình thường). Tại các điểm quan trắc hầu như không còn hộ “đói kinh niên”, và tình trạng thiếu ăn đã giảm nhiều trong giai đoạn 2007-2010. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ gặp tình trạng thiếu ăn trong năm 2010 còn khá cao tại các xã miền núi vùng sâu (Lượng Minh-NA, Xy-QT, Phước Đại và Phước Thành-NT). Trong số những hộ thiếu ăn, tỷ lệ hộ cho rằng gia đình mình thiếu ăn “thường xuyên” (một vài tháng trong năm) vào những lúc giáp hạt khá cao tập trung tại các thôn bản có ít ruộng lúa nước, phụ thuộc vào canh tác nương rãy bấp bênh trên đất dốc.

… khiến tỷ lệ nghèo tăng vọt tại các xã miền núi DTTS dựa vào nông nghiệp

Thiên tai, dịch bệnh, giá cả, việc làm thuê, ảnh hưởng mạnh đến cuộc sống người nghèo

Thiên tai nặng nề khiến đời sống người dân bị ảnh hưởng xấu

Tỷ lệ hộ gặp tình trạng "thiếu ăn" đã giảm nhiều, nhưng còn khá cao ở các xã miền núi vùng sâu

Page 31: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

31BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 1: Tổng quan về Diễn biến Nghèo và Các Nỗ lực Giảm nghèo

BẢNG 1.3. Cảm nhận về thay đổi đời sống và tình trạng “thiếu ăn”, 2010 (%)

Đời sống hộ gia đình

trong 12 tháng qua

Tỷ lệ hộ "thiếu

ăn" trong

12 tháng

qua

Tần suất thiếu ăn trong 12 tháng qua (trong số những người thiếu ăn)

Tốt hơn Vẫn vậy Kém điDuy nhất

một lần

Một vài lần

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Thuận Hòa 17 73 10 10 0 80 20 0

Bản Liền 48 28 22 23 0 7 22 71

Thanh Xương 38 48 12 15 0 0 22 78

Lượng Minh 22 33 43 78 0 0 6 94

Đức Hương 30 32 38 23 7 43 36 14

Xy 13 58 27 53 0 56 22 22

Cư Huê 31 47 20 3 0 50 50 0

Phước Đại 23 61 16 63 3 5 41 51

Phước Thành 20 68 10 72 0 5 40 55

Thuận Hòa 31 51 19 2 0 0 0 100

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

Ghi chú: Tần suất thiếu ăn ghi nhận theo mức độ tăng dần: “duy nhất một lần” trong năm, “một vài lần” trong năm, “thỉnh thoảng” - trung bình vài lần trong tháng, và “thường xuyên” - một vài tháng trong năm.

1.2 Những thách thức về tình trạng nghèoBáo cáo tổng hợp vòng 4 này tiếp tục nhấn mạnh một số thách thức chính về tình trạng nghèo đòi hỏi những thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận giảm nghèo nông thôn trong bối cảnh mới.

Xóa dần các “túi nghèo”, “lõi nghèo” trong các nhóm DTTS tại các vùng miền núi xa xôi

Kết quả rà soát nghèo sau 4 vòng theo dõi nghèo (2007-2010) tiếp tục khẳng định khoảng cách lớn về tỷ lệ nghèo giữa một số nhóm DTTS ở các vùng miền núi xa xôi với các nhóm sống ở vùng thấp và đồng bằng có điều kiện tiếp cận thuận lợi hơn đối với các tiện ích cơ sở hạ tầng, thị trường, dịch vụ hỗ trợ sản xuất và dịch vụ xã hội. Giữa các thôn bản, các nhóm dân tộc sinh sống ngay trong cùng một xã cũng có mức độ giảm nghèo rất khác nhau.

Trong số 20 thôn bản khảo sát đến nay đã có sự phân nhóm rõ rệt. Các “túi nghèo”, “lõi nghèo” nổi lên ngày càng rõ trong số các thôn bản người Khơ Mú, Mông, Thái, Raglai ở các vùng miền núi xa xôi với tỷ lệ nghèo cuối năm 2009 trên 40%, thậm chí trên 70% (Hình 1.1). Đa số các thôn bản này có mô hình sinh kế nông nghiệp bấp bênh phụ thuộc vào thời tiết, việc làm phi nông nghiệp chậm phát triển. Đảm bảo an ninh lương thực cơ bản (“đủ gạo ăn”) vẫn là một thách thức của các thôn bản này. Mỗi thôn bản lại có những khó khăn riêng của mình, ví dụ như cách xa đường cái hàng chục km đi lại khó khăn, chưa có điện lưới, thiếu đất ruộng lúa, hoặc thậm chí một bộ phận bị nghiện hút ma túy…

Khoảng cách lớn về tỷ lệ nghèo giữa các nhóm dân tộc ở các vùng miền

Các "lõi nghèo", "túi nghèo" ở các vùng miền núi DTTS xa xôi

Page 32: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam32

HÌNH 1.1. Tỷ lệ hộ nghèo 2006-2009 của 20 thôn khảo sát (%)

0 20 40 60 80 100

Chăn nuôi 2 (Kinh, Thanh Xương-ĐB)

Đồng Tâm (Kinh, Cư Huê-ĐL)

M’Hăng (Êđê, Cư Huê-ĐL)

Pá Đông (Thái, Thanh Xương-ĐB)

Hương Tân (Kinh, Đức Hương-HT)

Hương Thọ (Kinh, Đức Hương-HT)

Troan Ô (Vân Kiều, Xy-QT)

Thuỷ Hoà (Khmer/Kinh, Thuận Hòa-TV)

Sóc Chùa (Khmer, Thuận Hòa-TV)

Mịch B (Tày, Thuận Hòa-HG)

Xy La (Vân Kiều, Xy-QT)

Đội 1 (Tày, Bản Liền-LC)

Tà Lú 1 (Raglai/Kinh, Phước Đại-NT)

Minh Phong (Mông, Thuận Hòa-HG)

Đá Ba Cái (Raglai, Phước Thành-NT)

Ma Dú (Raglai, Phước Thành-NT)

Ma Hoa (Raglai, Phước Đại-NT)

Xốp Mạt (Thái, Lượng Minh-NA)

Khu Chư Tủng 1 (Mông, Bản Liền-LC)

Chăm Puông (Khơ Mú, Lượng Minh-NA)

Tỷ lệ nghèo cuối 2006 (%) Tỷ lệ nghèo cuối 2009 (%)

NGUỒN: Số liệu rà soát hộ nghèo hàng năm do các xã cung cấp

Nhà nước đã và đang có những đầu tư lớn cho các địa bàn khó khăn nhất, như Chương trình 30a hướng đến 62 huyện nghèo, hỗ trợ phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội cho các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn, các Chương trình mục tiêu quốc gia… Tuy nhiên, tại các “túi nghèo”, “lõi nghèo” ở các vùng miền núi DTTS xa xôi đang còn thiếu các chương trình, dự án giảm nghèo với mức đầu tư cao hơn, gồm những giải pháp phù hợp với đặc điểm của từng vùng miền, từng nhóm dân tộc, từng thôn bản và từng hộ gia đình, dựa trên nguyên tắc phân cấp và trao quyền cho cấp cơ sở. Trong đó, việc áp dụng cơ chế đầu tư phân cấp cho cấp xã và thôn bản thông qua hỗ trợ kinh phí trọn gói dưới dạng Quỹ phát triển xã - CDF, nhằm thúc đẩy việc tự quyết định và thực hiện các sáng kiến cộng đồng có lợi cho người nghèo còn hạn chế.

Cơ chế đầu tư phân cấp giúp hình thành các giải pháp giảm nghèo phù hợp với từng địa bàn

Page 33: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

33BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 1: Tổng quan về Diễn biến Nghèo và Các Nỗ lực Giảm nghèo

Kinh nghiệm của nhiều dự án có mục tiêu phát triển và giảm nghèo bền vững ở các địa bàn khó khăn trong thời gian qua cho thấy 12, chính sách đầu tư trọn gói bằng các nguồn tài chính phân cấp sẽ hiệu quả hơn khi được lồng ghép với các hỗ trợ mạnh và liên tục về nâng cao năng lực lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có sự tham gia, quản lý tài chính và theo dõi - giám sát cho cấp xã và thôn bản (Hình 1.2). Cơ chế đầu tư phân cấp sẽ tạo ra sự chủ động cho cấp huyện và các cấp cơ sở trong việc thiết kế các kế hoạch giảm nghèo phù hợp với đặc điểm và nhu cầu cụ thể ở từng địa phương 13. Ngoài ra, các đề xuất trong quá trình lập kế hoạch có sự tham gia ở cấp cơ sở sẽ khả thi hơn khi được phản hồi, tổng hợp trong các kế hoạch ngành của cấp trên, nhất là trong các ngành cung cấp dịch vụ công trực tiếp cho người dân (nông nghiệp, khuyến nông lâm, giáo dục, y tế…).

HÌNH 1.2. Ba trụ cột giúp phát huy hiệu quả của các nguồn tài chính phân cấp

Lập kế hoạch PT KT-XH có sự

tham gia

Theo dõi – giám sát

Năng lực quản lý tài chính

Tài chính phân cấp (quỹ phát triển xã -

CDF)

Xây dựng chính sách đặc thù cho nhóm khó khăn đặc thù

Các nhóm khó khăn đặc thù đang thiếu những chính sách hỗ trợ đặc thù mạnh mẽ hơn. Khác với các chính sách hỗ trợ theo vùng địa lý hướng đến các huyện, xã, thôn bản khó khăn nhất, chính sách hỗ trợ cho nhóm đặc thù sẽ dựa trên các đặc điểm nhóm nhằm đề ra các giải pháp hướng đối tượng tốt hơn. Bàn đến các nhóm khó khăn đặc thù chính là nhấn mạnh đến tính đa chiều của nghèo, bao gồm cả các tiêu chí thu nhập và tiêu chí phi thu nhập. Hiện nay, đa số chính sách của Nhà nước vẫn lấy tiêu chí “nghèo thu nhập” làm căn bản, sẽ có nguy cơ cào bằng trong chính sách hỗ trợ, dẫn đến thiếu nguồn lực hỗ trợ đủ mạnh nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho các nhóm đặc thù. Một số nhóm đặc thù điển hình ở các điểm quan trắc gồm nhóm nghèo kinh niên, nhóm sống biệt lập, nhóm sống ở vùng thường xuyên chịu thiên tai, nhóm nghèo không có hoặc có ít đất sản xuất, nhóm bị nghiện hút ma túy (xem thêm mục 3.2 của Chương 3 - Tính dễ bị tổn thương).

Nâng cao năng lực lập kế hoạch có sự tham gia, quản lý tài chính, theo dõi giám sát là 3 trụ cột giúp nâng cao hiệu quả của nguồn tài chính phân cấp

Phân tích nghèo đa chiều là nền tảng hướng đối tượng tốt hơn đến các nhóm khó khăn đặc thù

12 Tham khảo kinh nghiệm của các dự án hướng đến cải thiện công tác lập, tổ chức thực hiện, theo dõi – đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp xã, và vận hành quỹ phát triển xã tại các tỉnh Hòa Bình, Cao Bằng, Hà Giang, Sơn La, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Nghệ An, Quảng Bình, ĐakNong… do nhiều tổ chức tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật (SIDA, SDC, JICA, GTZ, AusAid, Helvetas, Plan International, OHK…).

13 Xem thêm phần có thể phân cấp trong “Các thể chế hiện đại“, Báo cáo phát triển Việt Nam 2010, Báo cáo chung của các nhà tài trợ tại Hội nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam, 3-4 tháng 12, 2009.

Page 34: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam34

Giảm nhẹ tâm lý phổ biến “muốn nghèo”

Một thách thức rất lớn của chương trình giảm nghèo thời gian tới là giảm nhẹ tâm lý “muốn nghèo” đang rất phổ biến hiện nay. Tại tất cả các điểm quan trắc, người dân đều nói là “được” xét vào hộ nghèo, hầu như không có ai cho rằng mình “bị” xét vào hộ nghèo hoặc “được” xét thoát nghèo. Lý do chính là hiện nay có nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo, như cấp thẻ BHYT, cho vay vốn ưu đãi, cấp cây con giống, hỗ trợ xóa nhà tạm (Quyết định 167), hỗ trợ tiền cho con em đi học mẫu giáo và phổ thông tại các xã ĐBKK (Quyết định 112 và Quyết định 101), hỗ trợ tiền trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn (Quyết định 102).

Trong các tranh luận về mô hình phát triển trên diện rộng có lợi cho người nghèo, đầu tư phát triển thể chế và hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo đều rất quan trọng, gắn liền với hai mặt không tách rời là “phát triển cung” (hỗ trợ gián tiếp cho người nghèo thông qua cải thiện các dịch vụ công và dịch vụ cộng đồng/tự giúp) và “phát triển cầu” (trợ cấp trực tiếp cho người nghèo nhằm tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ). Phát triển thể chế có thể giúp tăng tính tự lực của cộng đồng, giảm tâm lý “muốn nghèo” của người dân. Tuy nhiên, vẫn cần hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo theo cách phù hợp nhằm cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ của họ.

Hiện nay, các hỗ trợ của Nhà nước nhằm phát triển thể chế nông thôn có chức năng cung cấp các dịch vụ cộng đồng, dịch vụ tự giúp có lợi cho người nghèo còn chưa đủ mạnh. Nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo còn thiếu các chế tài chặt chẽ, minh bạch, thiếu các biện pháp bổ trợ kèm theo (“hỗ trợ có điều kiện”) và thiếu các cơ chế thu hồi (“hỗ trợ có hoàn lại”) nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và nâng cao trách nhiệm của người được nhận hỗ trợ. Việt Nam cũng chưa áp dụng các chương trình “cấp tiền mặt có điều kiện” cho hộ nghèo như nhiều quốc gia khác. Bảng 1.4 trình bày đề xuất điều chỉnh một số chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo theo hướng tăng cường hỗ trợ có điều kiện, hỗ trợ theo hướng thị trường nhằm thúc đẩy giảm nghèo bền vững.

Tâm lý “muốn nghèo” xuất phát từ việc có nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo

Hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo cần cân bằng với đầu tư phát triển thể chế nông thôn

Hiện còn thiếu các chính sách hỗ trợ người nghèo theo nguyên tắc hỗ trợ có điều kiện và hỗ trợ có hoàn lại

Page 35: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

35BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 1: Tổng quan về Diễn biến Nghèo và Các Nỗ lực Giảm nghèo

BẢNG 1.4. Cải thiện chính sách “hỗ trợ có điều kiện” cho người nghèo

Loại chính sách hỗ trợ trực tiếp Điều kiện hiện nay Đề xuất cải thiện chính sách

"hỗ trợ có điều kiện"

• Vay vốn tín dụng ưu đãi thông qua NHCSXH (nhiều chính sách khác nhau, với mức ưu đãi khác nhau)

• Qui định chung “sử dụng vốn đúng mục đích đã ghi trong đơn vay vốn” (thực tế khó kiểm soát)

• Tham gia tổ tiết kiệm - tín dụng

• Có nêu yêu cầu “gắn vay vốn với dạy nghề, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công…” (nhưng thiếu cơ chế thực hiện cụ thể)

• Xây dựng qui chế phối hợp cụ thể giữa NHCSXH và các cơ quan dạy nghề, khuyến nông, đoàn thể, địa phương (ví dụ: Thông tư liên tịch giữa NHCSXH và Khuyến nông)

• Cho vay vốn theo Dự án, bao gồm hợp phần tín dụng và hợp phần hỗ trợ kỹ thuật, có các biện pháp giám sát chặt chẽ hiệu quả sử dụng vốn.

• Gắn các mô hình khuyến nông, CLB/tổ nhóm khuyến nông với các Tổ TK-TD.

• Giảm dần các chính sách tín dụng chồng chéo, từng bước tiệm cận lãi suất thương mại.

• Hỗ trợ cây con giống, phân bón, dịch vụ khuyến nông miễn phí cho người nghèo (thông tin, tập huấn, mô hình, cung cấp dịch vụ)

• Thực hiện mô hình trình diễn theo đúng hướng dẫn kỹ thuật

• Cấp tiền sau khi nghiệm thu đảm bảo tỷ lệ cây sống theo qui định (đối với hỗ trợ giống cây lâm nghiệp)

• Ban hành qui chế thu hồi giá trị vật tư đã cấp hoặc chia sẻ kết quả hưởng lợi, tạo “quỹ khuyến nông” hoặc “quỹ quay vòng” để cấp cho các hộ khác, theo thỏa thuận tự nguyện của người dân trong cộng đồng, theo tổ nhóm.

• Hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà vệ sinh, xây chuồng trại chăn nuôi tại các địa bàn ĐBKK (hỗ trợ tiền mặt + cho vay vốn ưu đãi)

• Không qui định rõ về điều kiện sử dụng sau khi được hỗ trợ

• Giải ngân sau khi nhà vệ sinh và chuồng trại chăn nuôi người dân đã bỏ công và vật liệu địa phương để làm và thực tế sử dụng sau thời gian … tháng theo kết quả giám sát của địa phương

• Chỉ hỗ trợ con giống chăn nuôi sau khi đã làm chuồng

• Kết hợp với tuyên truyền, vận động, qui hoạch bãi chăn thả… nhằm cải thiện tập quán sinh hoạt, tập quán chăn nuôi

• Hỗ trợ tiền cho con hộ nghèo học mẫu giáo và phổ thông tại các xã ĐBKK (Quyết định 112 và Quyết định 101)

• Hỗ trợ tiền cho học sinh “theo thời gian học thực tế” (không qui định số ngày học tối thiểu trong tháng)

• Qui định rõ mức độ chuyên cần của học sinh để được nhận hỗ trợ, chẳng hạn “số ngày đi học đạt trên 80 (hoặc 90) %”, có biểu chấm công hàng tháng, gắn với tăng cường tuyên truyền, vận động về giáo dục trẻ em tại cộng đồng và áp dụng phương pháp “lấy trẻ em làm trung tâm“ tại các trường học.

Hỗ trợ mạnh hơn nữa cho nhóm cận nghèo

Hộ cận nghèo là hộ nằm ngay trên ngưỡng nghèo và dễ bị tái nghèo khi gặp rủi ro. Theo qui định hiện nay, hộ cận nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người trong khoảng 130% so với chuẩn nghèo trong từng thời kỳ. Tương ứng với chuẩn nghèo mới giai đoạn 2011-2015, hộ cận nghèo ở khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 401 nghìn đồng đến 520 nghìn đồng/người/tháng. Bảng 1.5 cho thấy, tỷ lệ hộ cận nghèo ở thời điểm cuối năm 2010 theo chuẩn nghèo mới đều ở mức dưới 20% tại tất cả các điểm quan trắc.

Hộ cận nghèo rất dễ quay trở lại vòng nghèo…

Page 36: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam36

BẢNG 1.5. Tỷ lệ hộ nghèo - cận nghèo, 2008 - 2010 (%)

Chuẩn nghèo cũ Chuẩn nghèo mới

Cuối 2008 Cuối 2009 Cuối 2010

Hộ nghèoHộ cận nghèo

Hộ nghèoHộ cận nghèo

Hộ nghèoHộ cận nghèo

Thuận Hòa 42,8 - 35 7,3 62 15

Bản Liền 59,9 10,4 54,5 3,7 82,7 -Thanh Xương 11,2 3,5 8,2 0,6 11,7 6

Lượng Minh 78,7 - 83,6 9,2 94 4,3

Đức Hương 40,6 31,7 28,4 23,6 52,5 19

Xy 49,8 18,9 42,2 26,7 73,5 8,1

Cư Huê 11,9 13 8,7 14 15,4 17,9

Phước Đại 58,4 32,9 58,2 10 64,2 11,9

Phước Thành 56,5 32,7 52,8 16,5 77,2 7,4

Thuận Hòa 33,9 12,1 28,5 19,3 32,7 16,5

NGUỒN: Số liệu rà soát hộ nghèo, cận nghèo do các xã cung cấpGhi chú: (-) không có số liệu.

Báo cáo tổng hợp các vòng trước đã đề xuất hỗ trợ mạnh hơn nữa cho nhóm cận nghèo và mới thoát nghèo, trong bối cảnh rủi ro thiên tai ngày càng khó lường và khốc liệt hơn, dịch bệnh thường trực và nhiều rủi ro khác (như khủng hoảng lương thực và khủng hoảng tài chính toàn cầu). Năm 2010, diễn biến thiên tai còn phức tạp hơn so với năm 2009. Các hộ cận nghèo, mới thoát nghèo sống ở vùng thấp trũng, ngập sâu hoặc sạt lở càng dễ bị tổn thương. Nhóm này thường có nhà cấp 4 bán kiên cố, sinh kế phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp và đi làm thuê, con cái còn nhỏ hoặc đang độ tuổi đi học, tài sản trong nhà còn đơn sơ. Mặc dù đã cố gắng thoát nghèo bằng nỗ lực lớn của bản thân, nhóm hộ này có nhiều nguy cơ tái nghèo sau những cú sốc (Hộp 1.1).

HỘP 1.1. Tái nghèo do gặp rủi ro lũ lụt

Gia đình anh H. 33 tuổi và chị Q. 28 tuổi, có một con 4 tuổi, thuộc diện hộ cận nghèo tại thôn Hương Thọ, xã Đức Hương (Vũ Quang, Hà Tĩnh). Họ là vợ chồng trẻ cưới nhau trong thời gian rời quê đi làm công nhân ở miền Nam. Sau khi lập gia đình họ về quê chắt chiu đồng tiền làm thuê và vay mượn xây được một ngôi nhà cấp 4 để ở. Mới ra riêng, tài sản không có gì nhiều ngoài căn nhà, vợ ở nhà làm ruộng nuôi con còn chồng tiếp tục đi vào Nam làm thuê.

Anh chị sống ở vùng ngập sâu, nước xoáy nên cơn lũ lụt khốc liệt tháng 10 năm 2010 đã xô đổ ngôi nhà cùng số tài sản ít ỏi, cuốn trôi hết lợn gà của gia đình. Sau cơn lụt anh chị trở thành trắng tay. Chỉ trong chốc lát anh chị trở thành hộ nghèo của thôn. Không có nhà ở, không có tài sản gì cộng với nợ nần, vợ chồng anh lại phải bắt đầu một cuộc sống mới với muôn vàn khó khăn, thách thức.

… khi gặp phải rủi ro thiên tai, dịch bệnh và các rủi ro khác

Page 37: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

37BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 1: Tổng quan về Diễn biến Nghèo và Các Nỗ lực Giảm nghèo

Báo cáo tổng hợp vòng 4 này tiếp tục đề xuất có một hệ thống chính sách hỗ trợ dễ tiếp cận đối với hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo khi thiết kế các chương trình giảm nghèo trong thời gian tới.

Hiện nay, có hai chính sách chính hỗ trợ hộ cận nghèo, đó là (i) người thuộc hộ cận nghèo được hưởng chính sách hỗ trợ 50% chi phí mua thẻ BHYT tự nguyện, và (ii) con em hộ cận nghèo được vay vốn ưu đãi khi tham gia học nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học. Thực tế, chỉ có chính sách vay vốn ưu đãi cho con em đi học là dễ tiếp cận đối với hộ cận nghèo. Hơn nữa, hộ có con em là sinh viên thường được bà con thôn bản “ưu tiên” xếp vào diện cận nghèo để được vay vốn ưu đãi. Còn chính sách hỗ trợ mua thẻ BHYT hộ cận nghèo rất ít quan tâm. Tại các điểm quan trắc, số lượng thẻ BHYT bán cho hộ cận nghèo (với mức phí bằng 50% mệnh giá) rất thấp, có nơi không bán được thẻ nào. Tình hình này cho thấy cần điều chỉnh lại chính sách hỗ trợ thẻ BHYT tự nguyện cho hộ cận nghèo. Tại Trà Vinh, do có nguồn của dự án tài trợ nên tỉnh đã hỗ trợ 100% thẻ BHYT cho hộ cận nghèo; chính sách này được người dân rất hoan ngênh. Ngoài ra, những hộ mới thoát nghèo (thường rơi vào hộ cận nghèo) đều có mong muốn tiếp tục được hưởng các chính sách ưu đãi về vay vốn và tiếp cận dịch vụ khuyến nông như hộ nghèo trong một thời gian nhất định (2-3 năm) để tăng cơ hội thoát nghèo bền vững.

1.3 Kết luận: Thay đổi cách tiếp cận trong các chương trình giảm nghèoĐánh giá tổng quan về tình trạng nghèo nông thôn tại các điểm quan trắc trong khuôn khổ theo dõi nghèo vòng 4 năm 2010 cho thấy nghèo nông thôn ngày càng đa dạng, mức độ giảm nghèo rất không đồng đều giữa các địa bàn. Tình trạng “thiếu ăn” nhất là vào thời điểm giáp hạt, gặp thiên tai dịch bệnh vẫn còn khá phổ biến. Chất lượng cuộc sống của người dân tại các “lõi nghèo”, “túi nghèo” ở các vùng DTTS miền núi xa xôi, và người dân thuộc các nhóm gặp khó khăn đặc thù còn chậm được cải thiện. Tâm lý “muốn nghèo” đang khá phổ biến, do có nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo. Hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo còn gặp nhiều khó khăn, cần được hỗ trợ mạnh hơn nữa nhằm hướng đến giảm nghèo bền vững.

Báo cáo tổng hợp vòng 4 này trình bày sâu sắc thêm các khuyến nghị đã nêu trong các báo cáo trước về thay đổi cách tiếp cận trong các chương trình giảm nghèo:

1. Thực hiện đầu tư chiều sâu theo phương thức trọn gói cho cấp xã và thôn bản trong các chương trình giảm nghèo, gắn liền với các hỗ trợ mạnh và liên tục về nâng cao năng lực lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có sự tham gia, năng lực quản lý tài chính và năng lực giám sát cộng đồng nhằm phát huy hiệu quả của các nguồn tài chính phân cấp. Các đề xuất trong quá trình lập kế hoạch có sự tham gia ở cấp cơ sở cần được tổng hợp và thể hiện trong các kế hoạch của cấp trên, nhất là trong các kế hoạch ngành nhằm cải thiện cung cấp dịch vụ công cho người dân (nông nghiệp, khuyến nông lâm, giáo dục, y tế, nước sạch…)

Điều chỉnh chính sách hỗ trợ BHYT cho hộ cận nghèo, hỗ trợ về vay vốn và khuyến nông cho hộ mới thoát nghèo

Các chương trình giảm nghèo cần thay đổi cách tiếp cận phù hợp với đặc điểm nghèo trong bối cảnh mới

Đầu tư trọn gói, đi kèm với lập kế hoạch có sự tham gia, quản lý tài chính và giám sát cộng đồng

Page 38: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam38

2. Thiết kế những chính sách hỗ trợ đặc thù mạnh mẽ hơn cho các nhóm khó khăn đặc thù, chẳng hạn như nhóm nghèo “kinh niên”, nhóm sống biệt lập, nhóm sống ở vùng thường xuyên chịu thiên tai, nhóm nghèo không có hoặc có ít đất sản xuất, nhóm bị nghiện hút ma túy… Các nghiên cứu, phân tích đặc điểm nhóm đặc thù làm cơ sở cho các chính sách hướng đối tượng tốt hơn cần quan tâm đến tính đa chiều của nghèo, bao gồm cả các tiêu chí thu nhập và tiêu chí phi thu nhập.

3. Rà soát lại các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo theo hướng tăng cường “hỗ trợ có điều kiện” chặt chẽ và minh bạch hơn, nhằm giảm tâm lý “muốn nghèo” gắn với sự trông chờ, ỷ lại vào hỗ trợ của Nhà nước. Đồng thời, hỗ trợ mạnh hơn cho các thể chế nông thôn cung cấp các dịch vụ cộng đồng và dịch vụ tự giúp có lợi cho người nghèo.

4. Bổ sung một hệ thống chính sách hỗ trợ dễ tiếp cận đối với hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo. Nghiên cứu điều chỉnh lại chính sách hỗ trợ thẻ BHYT tự nguyện cho hộ cận nghèo. Tiếp tục cho những hộ mới thoát nghèo được hưởng các chính sách ưu đãi về vay vốn và tiếp cận dịch vụ khuyến nông như hộ nghèo trong một thời gian nhất định (2-3 năm) để tăng cơ hội thoát nghèo bền vững.

Chính sách đặc thù cho nhóm đặc thù trên cơ sở phân tích nghèo đa chiều

Tăng cường hỗ trợ có điều kiện nhằm giảm tâm lý muốn nghèo

Hỗ trợ mạnh hơn cho nhóm cận nghèo và mới thoát nghèo nhằm giảm nghèo bền vững

Page 39: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

39

PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

Page 40: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam40

2. KHOẢNG CÁCH GIÀU - NGHÈOBáo cáo tổng hợp vòng 4 này tiếp tục trình bày những hạn chế, bất lợi của người nghèo so với người khá giả về chất lượng vốn sinh kế và hiệu quả của các chiến lược sinh kế, trong đó nhấn mạnh những hạn chế bất lợi của người nghèo về tiếp cận nguồn lực và các dịch vụ cơ bản trong 4 năm qua (2007-2010).

2.1 Chất lượng vốn sinh kế

--- “Có 2-3 con trâu, không nợ gì của Nhà nước, có xe máy, ti vi, có ruộng làm 3-4 tấn thóc, đợi con lớn... Không thế thì không giàu được”

(M.S.L., hộ nghèo tại thôn Khu Chu Tủng 1, xã Bản Liền, Bắc Hà, Lào Cai)

Vốn Nhân lực

Thiếu sức lao động, đông người ăn theo vẫn là bất lợi điển hình của nhóm nghèo so với nhóm không nghèo (Bảng 2.1). Nhóm nghèo “kinh niên” có hoàn cảnh đau ốm, tàn tật, đông con, người già cô đơn, đơn thân nuôi con nhỏ… khiến cho họ khó tự mình kiếm sống, thường phải dựa vào sự giúp đỡ của họ hàng, láng giềng, cộng đồng và sự hỗ trợ của Nhà nước. Tại các điểm quan trắc, lý do thoát nghèo thường được người dân nhắc tới là “con cái lớn lên lao động được” ngược lại lý do rơi vào nghèo thường được dân nhắc tới là ốm đau tốn kém chi phí chữa bệnh và thiếu người làm - cho thấy tầm quan trọng của sức lao động đối với người nghèo.

BẢNG 2.1. Đặc điểm nhân khẩu của hộ gia đình, 2010

Số thành viên trên 60

tuổi

Số thành viên từ 15 -

60 tuổi

Số thành viên dưới

15 tuổi

Hộ có người khuyết tật

(%)

Hộ đơn thân nuôi

con dưới 16 tuổi (%)

Hộ có người nghiện hút

(%)

Hộ nghèo

Hộ không nghèo

Hộ nghèo

Hộ không nghèo

Hộ nghèo

Hộ không nghèo

Hộ nghèo

Hộ không nghèo

Hộ nghèo

Hộ không nghèo

Hộ nghèo

Hộ không nghèo

Thuận Hòa 0,3 0,1 2,8 3,5 1,6 1,4 25 14 0 0 0 0

Bản Liền 0,2 0,6 3,1 4,1 2,5 1,3 9 15 6 0 0 0

Thanh Xương - 0,4 - 2,7 - 1 - 2 - 4 - 4

Lượng Minh 0,4 0,4 3,1 2,9 1,5 1,2 12 0 8 0 33 18

Đức Hương 0,9 0,7 2,3 3,5 0,6 0,8 24 8 0 3 0 0Xy

0,3 0,7 2,6 2,6 2,9 2,3 0 3 9 0 0 0

Cư Huê - 0,2 - 3,4 - 1,3 - 2 - 2 - 0

Phước Đại 0,1 0,3 2,5 3,6 2 1,6 9 20 3 4 0 0

Phước Thành 0,2 0,4 2,8 3,5 1,6 1,5 4 6 0 0 0 0

Thuận Hòa 0,3 0,2 2,9 3,8 1,2 0,8 11 3 7 3 0 0

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

Khoảng cách giàu nghèo bắt nguồn từ những hạn chế bất lợi của người nghèo về tiếp cận nguồn lực và các dịch vụ cơ bản

Hộ nghèo thường thiếu sức lao động

Page 41: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

41BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

Sinh nhiều con là một thách thức lớn đối với công cuộc giảm nghèo. Thiếu đất đai chất lượng tốt và khó trang trải chi phí học hành của con cái là hai hạn chế phổ biến của những hộ sinh nhiều con. Tại những vùng đông người Kinh có tỷ lệ nghèo thấp (Đức Hương-HT, Thanh Xương-ĐB, Cư Huê-ĐL), người dân đã có nhận thức “sinh nhiều con thì khổ” nên tỷ lệ sinh con thứ ba giảm đáng kể. Nhưng tại những vùng miền núi DTTS có tỷ lệ nghèo cao (Thuận Hòa-HG và Bản Liền-LC, Xy-QT, Lượng Minh-NA, Thuận Hòa-TV), do vẫn còn quan niệm sinh con trai để “nối dõi tông đường” nên tình trạng sinh con thứ ba trở lên vẫn diễn ra.

Mối tương quan giữa tình trạng nghèo và số lượng người già trong gia đình không thực sự rõ ràng. Tại một số địa bàn (Bản Liền-LC, Xy-QT, Phước Đại và Phước Thành-NT), số nhân khẩu trên 60 tuổi bình quân trong một hộ gia đình nghèo còn thấp hơn trong hộ gia đình không nghèo. Lý do chính là những cặp vợ chồng trẻ mới tách hộ, có con nhỏ, chưa có tích lũy thường được thôn bản xếp vào loại nghèo. Đa số người già trên 60 tuổi ở vùng nông thôn vẫn tích cực hoạt động kinh tế. Nhiều người già được hưởng lương hưu, trợ cấp người có công, thương bệnh binh… còn có thu nhập hàng tháng cao hơn hẳn so với thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, do đó thường được thôn bản xếp vào loại không nghèo.

Giáo dụcBất lợi về học vấn thường được cán bộ cơ sở và người dân coi là một nguyên nhân gốc rễ của nghèo. Những người khá giả trong cộng đồng thường được mô tả là “nhanh nhạy”, “biết tính toán làm ăn”, “biết áp dụng kỹ thuật”, “chịu khó cho con đi học” - được coi là những hệ quả của học vấn tốt hơn. Học vấn thấp có mối tương quan chặt với tỷ lệ nghèo cao tại các điểm quan trắc. Bảng 2.2 cho thấy, tỷ lệ thành viên hộ đã tốt nghiệp THCS trong nhóm hộ nghèo thấp hơn nhiều so với trong nhóm hộ không nghèo tại tất cả các điểm quan trắc. Tại các xã miền núi có tỷ lệ nghèo cao (Bản Liền-LC, Lượng Minh-NA, Xy-QT, Phước Đại và Phước Thành-NT), tỷ lệ thành viên hộ tốt nghiệp THPT trở lên là cực kỳ thấp.

BẢNG 2.2. Bậc học cao nhất của thành viên hộ từ 6 tuổi trở lên, 2010 (%)

Chưa từng đi học

Chưa tốt nghiệp tiểu học (cấp 1)

Tốt nghiệp tiểu học (cấp 1)

Tốt nghiệp THCS

(cấp 2)

Tốt nghiệp THPT (cấp 3)

trở lên

Hộ nghèo

Hộ không nghèo

Hộ nghèo

Hộ không nghèo

Hộ nghèo

Hộ không nghèo

Hộ nghèo

Hộ không nghèo

Hộ nghèo

Hộ không nghèo

Thuận Hòa 16 7 29 28 36 30 18 28 1 7

Bản Liền 27 20 38 34 20 25 14 20 1 1

Thanh Xương - 6 - 24 - 19 - 35 - 16

Lượng Minh 12 4 40 44 35 13 12 27 1 11

Đức Hương 5 1 12 9 24 10 42 35 17 47Xy

27 30 41 28 20 23 10 14 2 5

Cư Huê - 11 - 26 - 24 - 29 - 11

Phước Đại 26 26 53 29 19 27 2 15 0 2

PhướcThành 57 44 29 30 10 16 4 7 0 3

Thuận Hòa 18 9 52 39 20 28 10 17 1 4 NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

Người già trên 60 tuổi chưa chắc đã nghèo

Bất lợi về học vấn là một nguyên nhân gốc rễ của nghèo

Sinh nhiều con là cản trở đối với công cuộc giảm nghèo ở vùng miền núi DTTS

Page 42: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam42

Hình 2.1 cho thấy, tốt nghiệp THCS chính là “điểm chuyển biến” xuất hiện mối tương quan nghịch giữa tỷ lệ nghèo và học vấn của thành viên hộ tại 20 thôn bản khảo sát. Tốt nghiệp THCS gắn với cơ hội thoát nghèo rõ rệt hơn. Tăng tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS cần là mục tiêu cơ bản của hệ thống giáo dục tại các vùng miền núi DTTS, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho công cuộc giảm nghèo tại các địa bàn này trong thời gian tới.

HÌNH 2.1. Tương quan giữa tỷ lệ nghèo và học vấn của thành viên hộ từ 6 tuổi trở lên tại 20 thôn bản khảo sát, 2010

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

Một số khía cạnh giáo dục nổi lên trong 4 năm qua (2007-2010) tại các điểm quan trắc như sau.

Tỷ lệ trẻ không đi học. Bảng 2.3 cho thấy, trong 4 năm qua tỷ lệ trẻ không đi học trong độ tuổi 6-11 (cấp tiểu học) đã giảm hoặc giữ ở mức rất thấp tại hầu hết điểm quan trắc. Đây là một thành tựu đáng ghi nhận, do có sự hỗ trợ lớn của Nhà nước, sự nhiệt tình vận động trẻ đi học của giáo viên và cán bộ cơ sở, và nhận thức tăng lên của các bậc phụ huynh về giáo dục trẻ em. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ không đi học trong độ tuổi 12-15 (cấp THCS) và độ tuổi 16-20 (cấp THPT trở lên) còn ở mức cao, thậm chí tăng lên ở một số điểm quan trắc thuộc vùng miền núi DTTS.

Chênh lệch về học vấn giữa người nghèo và người khá giả rõ nhất ở bậc THCS

Tỷ lệ trẻ không đi học trong độ tuổi tiểu học rất thấp

Linear Regression

20 40 60 80

0

25

50

75

W WW

W

W

W

WW

WW

W

W

W

W

WW

W

W

W

W

R-Square = 0.24

Linear Regression

0 10 20 30 40

0

25

50

75

WWW

W

W

W

WW

WW

W

W

W

W

WWW

W

W

W

R-Square = 0.15Linear Regression

10 20 30 40

0

25

50

75

WWW

W

W

W

WW

WW

W

W

W

W

WW

W

W

W

W

R-Square = 0.34

Linear Regression

10 15 20 25 30

0

25

50

75

WWW

W

W

W

WW

WW

W

W

W

W

WW

W

W

W

W

R-Square = 0.03

Tỷ lệ

ngh

èo c

uối 2

009

tron

g m

ẫu (%

)Tỷ

lệ n

ghèo

cuố

i 200

9 tr

ong

mẫu

(%)

Tỷ lệ

ngh

èo c

uối 2

009

tron

g m

ẫu (%

)Tỷ

lệ n

ghèo

cuố

i 200

9 tr

ong

mẫu

(%)

Tỷ lệ thành viên hộ chưa đi học/chưa tốt nghiệp TH (%)

Tỷ lệ thành viên hộ tốt nghiệp THCS (%)

Tỷ lệ thành viên hộ tốt nghiệp Tiểu học (%)

Tỷ lệ thành viên hộ tốt nghiệp THPT trở lên (%)

Page 43: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

43BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

BẢNG 2.3. Tỷ lệ trẻ từ 6-20 tuổi không đi học (%)

Xã6-11 tuổi 12-15 tuổi 16-20 tuổi

2007 2010 2007 2010 2007 2010Thuận Hòa 7 5 4 12 13 36

Bản Liền 7 2 20 16 77 77

Thanh Xương 0 0 0 6 44 23

Lượng Minh 6 3 15 25 79 68

Đức Hương 7 0 0 0 26 14

Xy30 8 15 10 71 30

Cư Huê 3 3 21 17 50 64Phước Đại 17 8 17 39 46 55Phước Thành 16 27 34 29 65 73

Thuận Hòa 3 4 33 29 85 75

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

Tại các điểm quan trắc, đại diện hộ gia đình thường viện dẫn nhiều lý do trẻ không đi học 14. Bảng 2.4 cho thấy, 4 lý do phổ biến nhất dẫn đến trẻ không đi học trong mẫu khảo sát là “gia đình không đủ tiền”, “trẻ không thích học nữa”, “ở nhà để giúp bố mẹ” và “học kém”.

BẢNG 2.4. Lý do chính trẻ 6-20 tuổi không đi học, 2010 (%)

Tỷ lệ trẻ 6-20 tuổi không đi

học

Lý do trẻ không đi học (chọn 1 lý do chính)

Trường quá xa

Gia đình không đủ tiền

Không thích

học nữa

Học kém

Ở nhà để giúp bố mẹ

Lý do khác

Thuận Hòa 20 11 4 0 39 39 7

Bản Liền 37 16 35 35 0 12 2

Thanh Xương 10 0 50 33 17 0 0

Lượng Minh 37 0 15 36 26 15 8

Đức Hương 7 0 25 0 25 25 25Xy

14 0 5 53 5 26 11

Cư Huê 33 3 46 33 18 0 0

Phước Đại 30 0 3 52 12 27 6

Phước Thành 43 0 6 70 4 18 2

Thuận Hòa 44 0 35 30 16 19 0

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

Có nhiều lý do dẫn đến trẻ không đi học

14 “Trẻ không đi học” trong mẫu khảo sát bao gồm trẻ chưa từng đi học, trẻ nghỉ học sau khi học hết lớp, hết cấp và trẻ bỏ học giữa chừng. Ngành giáo dục thường thống kế số trẻ bỏ học giữa chừng (so sánh giữa sĩ số vào lớp và sĩ số ra lớp), do đó các con số “trẻ không đi học” ở đây có thể cao hơn các con số của ngành giáo dục.

Page 44: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam44

Những địa bàn có lý do “gia đình không đủ tiền” dẫn đến trẻ bỏ học được nhắc đến nhiều nhất là các xã vùng thấp, đông người Kinh (Thanh Xương-ĐB, Đức Hương-HT, Cư Huê-ĐL, Thuận Hòa-TV). Lý do “gia đình không đủ tiền” tại các xã vùng thấp này thường liên quan đến các chi phí phụ trội cao cho việc học của trẻ từ cấp THCS trở lên, như tiền quần áo đồng phục, tiền học thêm, đóng góp xây dựng trường, đóng quỹ hội phụ huynh học sinh… Trong bối cảnh đó chính sách “xã hội hóa giáo dục“ cần được thiết kế từng bước thận trọng, kèm theo hỗ trợ thỏa đáng cho hộ nghèo, để tránh làm tăng gánh nặng về chi phí giáo dục ở các vùng nông thôn.

Lý do “không thích học nữa” dẫn đến trẻ không đi học được nhắc đến nhiều nhất tại các xã miền núi DTTS nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất trong các điểm quan trắc. “Không thích học nữa” thể hiện tâm lý hành vi của trẻ, trong đó có lý do nhà nghèo và nhiều lý do khác, như: trẻ muốn nghỉ học để lập gia đình sớm hoặc xấu hổ vì học quá tuổi (nhóm Mông ở Bản Liền-LC, Raglai ở Phước Đại và Phước Thành-NT, Vân Kiều ở Xy-QT); trẻ theo bố mẹ đi làm ăn xa (nhóm Khmer ở Thuận Hòa-TV) hoặc theo bố mẹ ở trên rãy núi (nhóm Raglai ở Phước Thành-NT); trẻ có hoàn cảnh éo le như bố mẹ vướng vào nghiện hút ma túy (nhóm Thái ở Lượng Minh-NA), trẻ mất cha hoặc mẹ dẫn đến chán học hoặc phải tự lo cuộc sống sớm. Một số địa bàn miền núi DTTS đã xuất hiện tình trạng trẻ em trai mải chơi game dẫn đến nghỉ học (Phước Đại-NT). Thời điểm chuyển cấp từ tiểu học lên THCS và từ THCS lên THPT có nguy cơ trẻ nghỉ học cao nhất. Tỷ lệ trẻ 16-20 tuổi nghỉ học cao còn liên quan đến sức học kém và tỷ lệ tốt nghiệp THPT thấp.

Đặc biệt, tỷ lệ trẻ em 6-20 tuổi không đi học rất cao trong nhóm người Khmer ở ĐBSCL (44% trong mẫu khảo sát tại xã Thuận Hòa-TV). Trẻ em Khmer thường nghỉ học từ độ tuổi 13-14 trở lên, do ở độ tuổi này trẻ đã có nhiều cơ hội đi làm kiếm tiền phụ giúp cha mẹ, như trẻ em gái đi thành phố làm nghề giúp việc gia đình, trẻ em trai đi coi vịt, coi hồ tôm… cho các gia đình khá giả. Ngành giáo dục và chính quyền địa phương đã chú trọng vận động nhằm giảm tỷ lệ trẻ Khmer bỏ học; tuy nhiên tập tính đi làm thuê lao động phổ thông phổ biến trong nhóm Khmer (thiếu đất sản xuất) khiến cho nhiều bậc phụ huynh chưa thực sự chú trọng đến việc học của con em mình.

Chính sách hỗ trợ tiền cho học sinh thuộc hộ nghèo (theo các Quyết định 112 và 101) đã có tác dụng tích cực đến việc đi học của trẻ, tuy nhiên tại một số địa bàn cũng gây sự so bì giữa trẻ thuộc hộ nghèo và trẻ thuộc hộ cận nghèo (nhưng thực tế đời sống không khá hơn hộ nghèo). Việc cấp phát tiền chậm (cấp theo quí hoặc theo học kỳ, thậm chí để đến năm học sau) cũng gây khó khăn nhất định cho các hộ thực sự nghèo.

Học hành của trẻ em trai và trẻ em gái. Sự bất bình đẳng giới trong giáo dục trẻ em đã giảm đi nhiều. So với năm 2007 thì tỷ lệ trẻ em gái đi học trong năm 2010 đã tăng lên. Bảng 2.5 cho thấy, tỷ lệ trẻ em gái trong độ tuổi 6-20 đang đi học thậm chí còn cao hơn trẻ em trai ở nhiều điểm quan trắc. Các bậc phụ huynh được phỏng vấn, kể cả trong các gia đình nghèo, ít khi biểu thị thái độ thiên lệch giữa cho con trai hay cho con gái đi học. Đây là một dấu hiệu đáng mừng. Các thầy cô giáo thường giải thích trẻ em gái “học chăm hơn”, “ít mải chơi hơn” nên bỏ học ít hơn so với trẻ em trai.

Gánh nặng chi phí cho con đi học rất lớn ở các vùng thấp

“Không thích học nữa” là lý do phổ biến nhất dẫn đến trẻ miền núi DTTS không đi học, với nhiều nguyên nhân phụ khác nhau

Trẻ Khmer không đi học vì có nhiều cơ hội kiếm tiền phụ giúp cha mẹ

Cấp tiền cho học sinh thuộc hộ nghèo có thể gây so bì với trẻ thuộc hộ cận nghèo

Bất bình đẳng giới trong giáo dục trẻ em đã giảm đi nhiều

Page 45: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

45BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

BẢNG 2.5. Tỷ lệ trẻ em trai và trẻ em gái 6-20 tuổi đang đi học, 2010 (%)

Xã6-11 tuổi 12-15 tuổi 16-20 tuổi

Nam Nữ Nam Nữ Nam NữThuận Hòa 100 90 95 77 56 71

Bản Liền 95 100 100 71 18 32

Thanh Xương 100 100 88 100 75 79

Lượng Minh 94 100 86 64 24 41

Đức Hương 100 100 100 100 83 88Xy

87 97 85 95 69 71

Cư Huê 94 100 84 82 25 50

Phước Đại 87 100 47 75 44 46

Phước Thành 72 75 79 67 35 18

Thuận Hòa 94 100 64 80 17 33

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

Mô hình phổ thông dân tộc bán trú. Tại một số điểm quan trắc, mô hình “phổ thông dân tộc bán trú” 15 đã giúp giảm tình trạng bỏ học giữa chừng, tăng tính chuyên cần và tăng chất lượng học tập của học sinh tiểu học và trung học cơ sở, đồng thời huy động được nguồn lực cộng đồng và sự hỗ trợ của các “mạnh thường quân”. Mô hình phổ thông dân tộc bán trú đã khắc phục được một số nhược điểm của mô hình phổ thông dân tộc nội trú chính qui (như số chỉ tiêu học sinh dân tộc nội trú chính qui ít nên con em hộ nghèo khó tiếp cận, trường dân tộc nội trú chỉ có ở cấp huyện nên khoảng cách từ nhà đến trường xa, trẻ phải sống xa nhà trong thời gian dài…).

Chính phủ vừa ban hành chính sách có hiệu lực từ đầu năm 2011 về hỗ trợ tiền ăn, nhà ở cho học sinh bán trú và hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho các trường phổ thông dân tộc bán trú 16 - đây là một động lực rất quan trọng để nhân rộng mô hình này tại các vùng ĐBKK trong cả nước. Tuy nhiên, hiện vẫn còn thiếu chính sách hỗ trợ thêm cho những cán bộ, giáo viên làm nhiệm vụ quản lý học sinh bán trú (ví dụ hỗ trợ thêm 30% mức lương tối thiểu/tháng như tỉnh Hà Giang đang thực hiện).

Chất lượng học tập là vấn đề quan trọng nhưng khó đo lường, trong bối cảnh ngành giáo dục Việt Nam vẫn đang dang dở cuộc vận động “hai không” (“nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”).

Học lực kém thường thể hiện rõ ở cấp THCS và nhất là cấp THPT, khi các yếu kém, dễ dãi từ các cấp học trước tích tụ lại. Theo phản ánh của các thày cô, vẫn còn tình trạng “ngồi nhầm lớp”, chẳng hạn một vài em DTTS dù đã lên đến cấp THCS vẫn chưa đọc, viết thạo tiếng Việt cơ bản. Chất lượng học sinh đầu vào ở cấp THPT thấp

“Phổ thông dân tộc bán trú” là một mô hình giáo dục sáng tạo ở miền núi...

... đã được Chính phủ quan tâm hỗ trợ

Chất lượng học tập khó đo lường

15 Học sinh ở xa không thể đến trường và về nhà trong ngày, ở tại trường hoặc tự lo chỗ ở gần trường trong tuần.16 Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành một số chính sách hỗ trợ học

sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú, có hiệu lực từ ngày 1/1/2011.

Page 46: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam46

ở mức báo động tại một số điểm quan trắc thuộc vùng DTTS nghèo. Điển hình tại trường THPT huyện Bác Ái - Ninh Thuận (một huyện thuộc Chương trình 30a), năm học 2009-2010 có khoảng 90% học sinh Raglai thi vào chỉ được 0,25 điểm cho môn Toán. Trường THPT huyện Bác Ái chỉ có 177 học sinh đăng ký dự thi trong tổng chỉ tiêu nhập học 225 học sinh năm học 2009-2010, do đó hầu hết học sinh dự thi đều được xét tuyển chỉ với điều kiện không có điểm 0 cho một môn dự thi.

Dạy song ngữ. Tại các điểm quan trắc ở vùng DTTS, việc dạy song ngữ (tiếng Việt và tiếng dân tộc bản địa) hầu như chưa được thực hiện. Trong các điểm quan trắc chỉ có xã Cư Huê-ĐL mở 2 lớp dạy tiếng Êđê trong năm học 2010-2011cho các em dân tộc Êđê đang học lớp 3-4, nhưng với tính chất là dạy ngoại khóa để bảo tồn tiếng dân tộc hơn là để giúp các em tiếp thu bài tốt hơn. Các thày cô cho biết, một số em dân tộc Êđê cũng chưa thực sự hứng thú với các lớp học tiếng Êđê mới mở.

Trong khi mở rộng dạy song ngữ gặp nhiều khó khăn, sáng kiến tuyển dụng “nhân viên hỗ trợ giáo viên” người bản địa của dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (PEDC) do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ là một giải pháp thực tiễn giúp khắc phục rào cản về ngôn ngữ cho trẻ DTTS ngay từ khi bước vào lớp 1, giúp huy động trẻ đến trường, làm cầu nối liên kết giữa giáo viên, gia đình và cộng đồng. Thực tế tại các điểm quan trắc có đông trẻ DTTS, nhất là tại các điểm trường lẻ giáo viên thường thay đổi hàng năm, sáng kiến “nhân viên hỗ trợ giáo viên” được nhà trường và cộng đồng đánh giá cao. Dự án PEDC kết thúc vào cuối năm 2010, các “nhân viên hỗ trợ giáo viên” có nguy cơ phải nghỉ việc nếu không có nguồn kinh phí bổ sung. Các thanh niên được tuyển dụng làm “nhân viên hỗ trợ giáo viên” qua phỏng vấn cho biết họ rất muốn tiếp tục làm việc này, và mong được hỗ trợ đi học tiếp để trở về làm nghề giáo viên mầm non, tiểu học. Hỗ trợ duy trì và đào tạo nâng cao đội ngũ “nhân viên hỗ trợ giáo viên” sau khi dự án PEDC kết thúc là một vấn đề chính sách đáng quan tâm hiện nay.

Giáo duc cho người lớn. Không biết tiếng Việt là một đặc trưng của nhiều người nghèo ở các vùng miền núi DTTS. Giống như năm 2009, giữa biến “tỷ lệ đại diện hộ gia đình biết chữ” và biến “tỷ lệ nghèo” tại 20 thôn bản khảo sát trong năm 2010 có tương quan nghịch rõ nét. Tình trạng mù chữ hoặc tái mù chữ trong nhóm phụ nữ DTTS ở độ tuổi 30-35 trở lên vẫn còn khá phổ biến. Bảng 2.6 cho thấy, tỷ lệ phụ nữ biết đọc, biết viết tiếng Việt phổ thông thấp hơn nhiều so với nam giới ở các địa bàn ĐBKK (Bản Liền-LC, Lượng Minh-NA, Xy-QT, Phước Thành-NT).

Báo động chất lượng học sinh đầu vào cấp THPT ở một số vùng DTTS nghèo

Dạy song ngữ giúp trẻ tiếp thu bài tốt hơn...

... nhưng khó thực hiện trên diện rộng.

Hỗ trợ và đào tạo nâng cao đội ngũ "nhân viên hỗ trợ giáo viên" sau khi dự án PEDC kết thúc là một chính sách đáng quan tâm

Không thạo tiếng Việt là đặc trưng của nhiều người nghèo DTTS ở miền núi

Page 47: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

47BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

BẢNG 2.6. Kỹ năng sử dụng tiếng Việt giữa nam và nữ, 2010 (%)

XãNghe nói Đọc Viết

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

Thuận Hòa 100 96 83 96 83 96

Bản Liền 98 92 60 33 60 25

Thanh Xương 100 100 96 83 88 72

Lượng Minh 100 92 80 64 80 60

Đức Hương 100 100 100 100 100 97

Xy98 89 65 11 57 11

Cư Huê 100 100 88 79 88 75

Phước Đại 100 100 70 67 70 67

Phước Thành 96 100 47 27 44 27

Thuận Hòa 100 97 76 69 76 60

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

Không biết chữ dẫn đến nhiều hệ lụy bất lợi cho vai trò và tiếng nói của phụ nữ cả trong gia đình và ngoài xã hội (Hộp 2.1). Trong khi đó, các lớp xóa mù cho người lớn hoặc không được tổ chức, hoặc có tổ chức nhưng hiệu quả chưa cao, có ít người theo học đầy đủ. Phụ nữ được phỏng vấn thường viện dẫn các lý do như “ngại đi học”, “bận việc nhà”… cho việc không tham gia các lớp xóa mù.

HỘP 2.1. Những hệ lụy của phụ nữ Khmer không biết chữ

Tình trạng mù chữ hoặc tái mù chữ còn khá phổ biến trong nhóm phụ nữ Khmer nghèo tại xã Thuận Hòa (Cầu Ngang, Trà Vinh). Nhiều chị em Khmer trên 30-35 tuổi không đọc và viết được tiếng Việt, ngại nói tiếng Việt dù thực tế có thể nói được (do nói chậm, sợ sai, không biết hết các từ), trong đó có cả chị đã từng học lớp xóa mù. Bài tập xếp hạng ưu tiên “các hệ lụy của việc không biết chữ” với nhóm phụ nữ Khmer nghèo ấp Sóc Chùa cho kết quả như sau:

1. Tính toán không nhanh: “Không biết chữ được trả tiền công làm mướn cũng chẳng biết bao nhiêu"

2. Bỏ học, lấy chồng sớm: “Không học thì ở nhà lấy chồng chứ làm gì” 3. Ngại giao tiếp, tự ti: “Không biết chữ sợ nói sai. Thà im đi cho nhanh” 4. Khó tìm việc tốt: “Lao động đồng áng, nhổ cỏ, gặt lúa, làm ô sin đâu cần chữ nghĩa gì” 5. Mù chữ, khó dạy con: “Biết chữ thì đọc sách dạy con, còn không biết chữ thì làm sao mà đọc sách

được. Con nít bây giờ nó học khó lắm” 6. Khó tiếp cận với thông tin: “Biết chữ thì hiểu gì cũng nhanh, chứ không biết chữ thì nghe ngóng

thông tin bập bõm. Đi bệnh viện chẳng biết phòng nào, nhà có tivi cũng chỉ coi hình thôi, không hiểu người ta nói gì”.

Chương trình xóa mù chữ cho người lớn đòi hỏi có phương pháp phù hợp để thúc đẩy động cơ học tập và đảm bảo kết quả xóa mù vững chắc, tránh tái mù chữ. Các TTHTCĐ đã được thành lập tại các xã, có nhiệm vụ tổ chức giáo dục thường xuyên, giáo dục suốt đời cho người dân. Tại một số điểm quan trắc đã có nhiều kinh nghiệm thành công trong áp dụng phương pháp “xóa mù và phát triển cộng đồng - Reflect”

Phụ nữ không biết chữ gặp nhiều hệ lụy bất lợi

Phương pháp "xóa mù và PTCĐ-Reflect" có thể giúp phụ nữ biết chữ và biết kỹ năng sống

Page 48: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam48

gắn với các TTHTCĐ và các tổ nhóm/CLB PTCĐ (Thuận Hòa-TV, Thanh Xương-ĐB, Thuận Hòa-HG). Tuy nhiên, đảm bảo xóa mù thực sự và chống tái mù trong số các học viên Reflect là một vấn đề cần được tiếp tục quan tâm.

Y tế

Tại các điểm quan trắc, đau ốm dẫn đến tốn kém chi phí chữa bệnh và thiếu sức lao động là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến nghèo. Khả năng khám chữa bệnh của người nghèo ở các tuyến huyện, tỉnh còn rất hạn chế, do chi phí phụ trội cao, do thiếu người đi theo chăm sóc… Đây vẫn là khó khăn cố hữu của người nghèo.

Công tác tuyên truyền, vận động về CSSK tại các điểm quan trắc đã có nhiều cải thiện. Mạng lưới y tế thôn bản đã giúp nâng cao nhận thức về CSSK cho người dân. Được cấp thẻ BHYT miễn phí và các đợt khám chữa bệnh miễn phí, đã giúp người nghèo tiếp cận tốt hơn các dịch vụ y tế tại tuyến cơ sở. Tình trạng dựa vào cúng bái khi có bệnh không đến cơ sở y tế đã giảm đáng kể. Tỷ lệ sinh con tại trạm y tế đã tăng lên. Nhờ có công tác tuyên truyền liên tục về y tế và dinh dưỡng, hầu hết người dân được phỏng vấn đã nắm được các thông điệp “ăn chín uống sôi”, “ngủ màn”, “rửa tay trước khi ăn” và các biện pháp tăng cường dinh dưỡng cho trẻ nhỏ.

BẢNG 2.7. Số tháng thiếu ăn thường xuyên và suy dinh dưỡng trẻ em (%)

Số tháng thiếu ăn thường xuyên bình quân (trong số những người

thiếu ăn)

Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng của xã (%)

2007 2010 2007 2010

Thuận Hòa 2,7 2 25 22

Bản Liền 3,3 2,1 50 43

Thanh Xương 2,9 2,4 19 18

Lượng Minh 5,0 6,4 32 21

Đức Hương - 3 19 16

Xy 3,8 1,8 57 50

Cư Huê 3,5 0 20 17

Phước Đại - 4,2 53 43

Phước Thành - 4,5 41 41

Thuận Hòa 5,0 3 21 18

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình, số liệu trẻ SDD do trạm y tế các xã cung cấp

Thực hành dinh dưỡng kém là một biểu hiện cụ thể của tình trạng nghèo. Bảng 2.7 cho thấy, số tháng thiếu ăn thường xuyên của một bộ phận hộ gia đình còn cao, dù đã giảm tại hầu hết điểm quan trắc trong vòng 4 năm qua (2007-2010). Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (thể gày còm) còn rất cao và giảm chậm tại các xã miền núi DTTS vùng sâu, như tại Bản Liền-LC, Xy-QT, Phước Đại và Phước Thành-NT. Do các tập quán cũ khó thay đổi, điều kiện cuộc sống khó khăn nên việc áp dụng các thông điệp y tế và dinh dưỡng của người nghèo còn hạn chế. Thực tế khảo sát cho thấy, chất lượng bữa ăn của người nghèo còn rất kém, thiếu chất tươi và rau xanh.

Đau ốm có thể dẫn đến nghèo

Đã có nhiều cải thiện về y tế cộng đồng tại các điểm quan trắc

Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm chậm tại các xã miền núi DTTS vùng sâu

Page 49: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

49BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

Tình trạng cho con nhỏ ăn dặm sớm, bỏ bú sớm vẫn phổ biến; nhiều bà mẹ sinh con chưa đầy tháng đã cho con ở nhà để đi làm rẫy.

Các hoạt động CSSK tại các vùng thường xuyên bị thiên tai vẫn là một khó khăn lớn. Điển hình tại xã Đức Hương, huyện Vũ Quang-HT chịu hai đợt lũ lụt lịch sử vào tháng 9 và tháng 10 năm 2010 đã ảnh hưởng lớn đến môi trường sống. Vào lúc cao điểm lũ toàn bộ địa bàn bị ngập sâu và chia cắt, phụ nữ và trẻ em không chỉ thiếu thốn về thức ăn, nước uống mà còn phải sinh hoạt trong điều kiện môi trường ô nhiễm. Trẻ dễ bị ho và tiêu chảy vì lạnh và ăn uống không đảm bảo. Nhiều gia đình trong mấy ngày liền chỉ ăn mỳ tôm cho qua bữa. Hầu hết chị em gặp khó khăn trong việc vệ sinh cá nhân trong thời gian gặp lũ. Kết quả của chiến dịch khám phụ khoa sau lũ cho thấy, có tới 53% số phụ nữ Đức Hương đến khám bị viêm nhiễm. Theo con số ước tính của trạm y tế xã, có 70% người dân tại thôn Hương Tân, 10% người dân tại thôn Hương Thọ mắc bệnh đau mắt đỏ sau mùa lũ.

Người dân tại các thôn bản xa xôi tiếp cận các dịch vụ y tế rất hạn chế. Như bản Chăm Puông, xã Lượng Minh-NA cách trạm y tế xã hơn 10km đường sá hiểm trở nên người dân thường phải dựa vào các dịch vụ bán thuốc dạo không đảm bảo chất lượng. Chương trình OHK từ tháng 12 năm 2010 đã hỗ trợ tủ thuốc y tế cho bản Chăm Puông (và cho 3 bản vùng sâu khác của xã Lượng Minh) nhằm giúp người dân nghèo của bản có thể mua các loại thuốc thông thường (chữa cảm mạo, sốt, đau bụng,..) ngay tại y tế bản để chữa bệnh kịp thời và giảm các chi phí đi lại, giảm rủi ro mua phải thuốc kém chất lượng. Nhìn chung, cán bộ và người dân tại thôn hưởng lợi đều đánh giá cao ý nghĩa của tủ thuốc đối với bản. Ban quản lý bản Chăm Puông dự định huy động mỗi hộ đóng góp 10 nghìn đồng để mua bổ sung thuốc cho tủ. Hỗ trợ tủ thuốc y tế tại các bản xa xôi là một ý tưởng tốt, phù hợp với phương châm “nhóm đặc thù cần có giải pháp đặc thù” trong các chương trình giảm nghèo sắp tới.

Vốn Xã hội

Người nghèo thường dựa vào các mối quan hệ cộng đồng và mạng lưới phi chính thức. Tại các điểm quan trắc ở vùng miền núi DTTS, người nghèo khi gặp khó khăn có thể vay một ít lương thực hoặc một ít tiền của các nhà khác trong thôn bản. Khi một gia đình có việc lớn như dựng nhà, cưới xin, tang ma... cả thôn bản cùng chung tay giúp công lao động, gạo, rượu hoặc góp chút ít tiền. Tại nhiều thôn bản vẫn duy trì tốt tập quán mọi người cùng đóng góp hình thành nguồn quĩ để cho những hộ thiếu đói vay, hỗ trợ những hộ có người đau ốm phải đi bệnh viện (như quĩ thóc ở Bản Liền-LC, Lượng Minh-NA, Thuận Hòa-HG; góp tiền hỗ trợ con hộ nghèo mổ tim ở Cư Huê-ĐL); hoặc cùng góp công, vật liệu, tiền để xây dựng, sửa chữa các công trình nhỏ phục vụ lợi ích cộng đồng trong đó người nghèo cũng có lợi (như làm cầu qua suối ở Thuận Hòa-HG, mở rộng đường vào thôn và làm trụ sở thôn ở Thanh Xương-ĐB).

Anh em trong dòng họ có vai trò quan trọng đối với người nghèo. Những hộ khó khăn nhất trong họ thường được họ hàng cho một ít lương thực vào những lúc giáp hạt, giúp công sửa lại nhà, phát dọn nương rãy, hoặc cho nuôi rẽ trâu bò. Trưởng họ và những người lớn tuổi trong họ thường là những người có tiếng nói được người nghèo trong họ nghe theo nhất. Dòng họ còn có vai trò đảm bảo ANTT, khuyến học, vận động con em hộ nghèo đi học.

Thiên tai cản trở các hoạt động CSSK, nhất là cho phụ nữ và trẻ em

Thôn bản vùng sâu tiếp cận dịch vụ y tế khó khăn

Quan hệ cộng đồng và mạng lưới phi chính thức hình thành vốn xã hội của người nghèo

Người nghèo dựa nhiều vào anh em trong dòng họ

Page 50: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam50

Đổi công theo nhóm nhỏ ở các vùng miền núi DTTS vẫn là hình thức hợp tác cộng đồng phi chính thức rất có lợi cho người nghèo, vì thiếu lao động là một đặc trưng của người nghèo. Điển hình là các tổ đổi công làm lúa của người Mông ở xã Thuận Hòa-HG, đổi công thu hoạch sắn của người Vân Kiều tại xã Xy-QT, đổi công làm nương rãy xa của người Êđê ở xã Cư Huê-ĐL… Các yếu tố thị trường có tác động đan xen đến tập quán đổi công. Ở một số nơi, tập quán đổi công giảm vì người khá giả có nhiều đất có xu hướng tăng thuê lao động ngoài. Ngược lại, có nơi tập quán đổi công lại tăng lên khi sử dụng dịch vụ cơ giới. Như tại xã Phước Đại-NT, từ cuối năm 2009 có dịch vụ máy tuốt lúa do Chương trình 135 hỗ trợ nên bà con Raglai đã tăng đổi công gặt lúa để cho kịp một chuyến thuê máy tuốt.

Tại các địa bàn có đông người nghèo đi làm thuê gần nhà hoặc đi làm ăn xa trong khu vực phi chính thức (như tại Thanh Xương-ĐB, Đức Hương-HT, Thuận Hòa-TV), liên kết mạng lưới là không thể thiếu. Người Thái ở Thanh Xương-ĐB thường ra thành phố Điện Biên làm các công việc phụ hồ, bốc vác theo nhóm. Người Kinh ở Đức Hương-HT đi làm ăn xa trong miền Nam (hái cà phê, làm rãy bắp…) cũng theo nhóm, có kết nối thông tin giữa người đi trước và người đi sau. Tại Thuận Hòa-TV, những người Khmer nghèo làm nghề bốc vác vật liệu xây dựng thường liên kết với nhau thành các “băng” 5-10 người theo mối quan hệ họ hàng, xóm giềng trong ấp, để có nguồn công việc ổn định hơn. Ngoài ra, tại các địa bàn miền núi đã hình thành các nhóm thợ mộc, thợ nề chuyên đi làm nhà và các công trình nhỏ cho người dân.

Một số vấn đề nổi lên liên quan đến vốn xã hội của người nghèo tại các điểm quan trắc qua 4 vòng theo dõi nghèo (2007-2010) như sau.

Các chi phí xã hội là mối băn khoăn thường được người nghèo nhắc đến. Tại một số địa bàn vùng thấp (Thanh Xương-ĐB, Đức Hương-HT, Cư Huê-ĐL, Thuận Hòa-TV), tổng các chi phí dưới dạng “tiền mừng” các cuộc đám cưới, đám giỗ, mừng thọ, sinh nhật, thôi nôi… là khá lớn, có nơi đến 2-3 triệu đồng/năm, và đang có xu hướng tăng lên. Đây là một gánh nặng thực sự đối với người nghèo, nhiều người phải đi vay nợ quán, đi hỏi công gặt trước để có tiền mừng. Hơn nữa, phụ nữ thường phải lo tiền bạc, còn người đi dự các lễ đám lại thường là nam giới (Hộp 2.2).

HỘP 2.2. Ba nỗi lo của phụ nữ Khmer nghèo ở xã Thuận Hòa

Người nghèo Khmer ở xã Thuận Hòa, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) thường không có đất sản xuất. Công việc chính của nam giới và phụ nữ Khmer nghèo là đi làm thuê tại chỗ hoặc đi làm ăn xa (đi các tỉnh, lên Thành phố). Thảo luận nhóm phụ nữ Khmer nghèo ấp Sóc Chùa cho biết: “Ba nỗi lo chính của các chị là bệnh, thất nghiệp và đám tiệc”.

--- Đám tiệc ngày càng nhiều: "Hai vợ chồng đi làm không đủ tiền đám cưới, đám giỗ, đám sinh nhật.. Cứ liên tục, có tháng đến 10 đám. Một năm ít nhất là 2-3 triệu. Nếu mình không đi thì mắc cỡ bà con, gặp bà con thì ngại mặt. Có việc gì cũng nhờ bà con hàng xóm nên không có cũng phải đi vay mượn”

--- Thiếu tiền đi hỏi công gặt giá chỉ bằng một nửa: "Bình thường đúng vụ người ta thuê gặt là 100 đến 120 ngàn một công. Mình không có tiền thì đi hỏi công gặt cho người ta. Mình hỏi người ta trước nên người ta chỉ trả có một nửa tiền công là 40 đến 50 ngàn một ngày thôi”

--- Các anh đi dự tiệc, các chị lo tiền: "Cứ đụng đến tiền là vợ phải lo. Ai mời đến dự đám nọ đám kia thì không có tiền vợ cũng phải đi vay mượn để chồng đi nhậu. Chồng không đi vay tiền đâu, chồng ngại chẳng dám vay”.

Đổi công là hình thức hợp tác có lợi cho người nghèo

Liên kết mạng lưới rất quan trọng với người nghèo khi đi làm thuê và đi làm ăn xa

Liên kết mạng lưới rất quan trọng với người nghèo khi đi làm thuê và đi làm ăn xa

Page 51: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

51BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

Tại một số địa bàn miền núi (Xy-QT, Phước Đại và Phước Thành-NT), chi phí cho các phong tục lễ bỏ mả, cúng trời, cúng mùa, cúng bệnh… dù đã giảm nhiều so với trước nhưng vẫn còn lớn. Cúng bái, lễ đám được coi là một phần quan trọng trong sinh hoạt tín ngưỡng của đồng bào miền núi DTTS. Khi nhà ai có đám ma hay lễ cúng, anh em họ hàng và các gia đình quen biết trong thôn bản thường đem tiền hoặc gạo, thịt, rượu, củi đến góp; người nghèo không có gì góp thì có thể đến giúp công. Việc tham dự các sinh hoạt cộng đồng còn là cơ hội để người nghèo có thể nhờ họ hàng, dân làng giúp đỡ giải quyết các khó khăn của mình. Các cuộc vận động “xây dựng đời sống văn hóa mới” nhằm tiết kiệm chi phí cúng bái, đám lễ sẽ hiệu quả hơn khi được thực hiện linh hoạt vì các phong tục cộng đồng cũng là cơ hội tăng vốn xã hội của người nghèo.

Hạn chế về vốn xã hội của những hộ nghèo sống biệt lập. Như đã nêu trong phần 1.2, tại hầu hết các xã khảo sát thường tồn tại một nhóm nghèo sống biệt lập tại nương rãy trên núi cao hoặc ở cách xa trung tâm thôn bản. Tiếng nói và sự tham gia vào các hoạt động cộng đồng của nhóm này khá hạn chế. Nhóm biệt lập này ít nhận được thông tin từ cán bộ thôn bản do ở quá xa ít khi về thôn, cán bộ thôn bản không có điều kiện đến từng nhà, trong khi đường sá đi lại khó khăn và sóng điện thoại không có. Như tại bản Chăm Puông, Lượng Minh-NA, một giải pháp được nhóm biệt lập này đưa ra là bầu một người tổ trưởng không chính thức để thay mặt nhóm tham gia họp thôn, sau đó về phổ biến cho các hộ còn lại.

Định kiến trong cộng đồng thường gặp đối với một số hộ nghèo cá biệt tại các thôn bản, được cán bộ cơ sở và người dân gán cho là “lười lao động”, “không chịu làm ăn”. Khảo sát cho thấy, những hộ nghèo cá biệt thường có điểm xuất phát thấp với những khó khăn đặc thù, như đau ốm thường xuyên, bị khuyết tật, gặp rủi ro trong sản xuất, không có đất, không có trâu bò, không biết chữ... Đa số hộ nghèo cá biệt vẫn đang cố gắng làm ăn để vượt qua những bất lợi của mình, dù những lựa chọn về cách kiếm sống của họ khác với số đông. Ví dụ, người nghèo cá biệt hay bị coi là “lao động không chăm chỉ” khi họ sống dựa vào rừng như kiếm măng, củi (mặc dù hái măng, lấy củi cũng cực kỳ vất vả); khác với nhiều người dựa vào canh tác nông nghiệp. Định kiến của cộng đồng đối với các hộ nghèo cá biệt khiến vốn xã hội của họ thấp, khó hòa nhập với cộng đồng, ít được bà con thôn bản bình xét các khoản hỗ trợ liên quan đến sản xuất, vay vốn ưu đãi… dẫn đến càng khó thoát nghèo hơn.

Người nghèo thường bị gán cho là “nhận thức kém”. Khoảng cách về “nhận thức” giữa hộ nghèo và hộ khá giả rất khó đo lường, nhưng thuật ngữ trừu tượng này thường được cán bộ cơ sở sử dụng để lý giải về thái độ hành vi của một số người nghèo, liên quan đến việc chậm thay đổi tập quán sản xuất (ví dụ thả rông gia súc, trồng lúa không bón phân), ít tham gia các hoạt động cộng đồng (ví dụ ít đi họp thôn) và thậm chí là “ỷ lại”, “rượu chè”… Giống như đã nêu ở trên, nhận xét “người nghèo nhận thức kém” là một định kiến xã hội điển hình, cần được đánh giá rất thận trọng trên nhiều mặt để tránh sự kỳ thị với người nghèo (Hộp 2.3).

Phong tục cúng lễ vừa là gánh nặng chi phí vừa là cơ hội tham gia sinh hoạt cộng đồng của người nghèo

Hộ sống biệt lập thường hạn chế về vốn xã hội và thông tin

Một số hộ nghèo cá biệt còn chịu áp lực định kiến cộng đồng, dù định kiến này có thể sai

"Nhận thức kém" là một khái niệm mơ hồ, không nên gán cho người nghèo

Page 52: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam52

HỘP 2.3. Định kiến xã hội về người nghèo

Gia đình anh N. và chị H. là một hộ nghèo của thôn Hương Tân, xã Đức Hương (Vũ Quang, Hà Tĩnh). Anh chị sống tại một mảnh đất ở cuối thôn, cách trụ sở thôn hơn 1 km. Anh chị trồng cam, chanh trên 5 sào đất vườn, và trồng keo lai xung quanh. Do đất xấu nên cam, chanh và keo lai chậm lớn. Với 4 đứa con nhỏ, sức khỏe yếu nên chị H. phải ở nhà nuôi con và chăm sóc ruộng vườn. Cả 6 miệng ăn trong gia đình trông vào 10 thước ruộng và tiền kiếm được từ việc đi rừng lấy giang, mây của anh N. Cuối năm 2009, anh chị là hộ duy nhất trong thôn không sử dụng điện do ở biệt lập, nhà nghèo không có tiền mua dây kéo điện.

Cán bộ cơ sở và nhiều người dân trong thôn Hương Tân cho rằng, gia đình anh N. nghèo là do “lười nhác”, “uống rượu”. Năm 2009, khi Trung tâm phát triển cộng đồng Hà Tĩnh (HCCD) bày tỏ ý định hỗ trợ kéo điện lưới cho nhà anh N., nhiều người đã phản đối gay gắt vì cho rằng “nhà say sưa, lười lao động, làm được bao nhiêu uống rượu bấy nhiêu, có hỗ trợ cũng thế thôi”. Cán bộ HCCD phải thuyết phục vận động nhiều lần, tổ liên gia và người dân trong thôn mới đồng ý tham gia giúp gia đình anh N. kéo điện.

Định kiến cộng đồng ảnh hưởng lớn đến tâm lý anh chị. Chị H. tâm sự: “Anh không có nghiện rượu hay say sưa, nhậu nhẹt đâu. Chỉ khi nào đi đình đám, bị người ta nói khích là nhà nghèo, nhác, thế này thế khác thì mới về uống mấy chén thôi, không la mắng vợ con đâu… Có người nói này nói nọ, bảo mình nhác nhưng mình có nhác đâu. Anh đi rừng đi rú suốt, mình ở nhà làm vườn, chăm con. Nói thật, mình mà nhác thì không bao giờ có cái vườn này”.

Năm 2010, đời sống gia đình anh N. đã thay đổi tích cực. Anh N. đã chuyển từ đi rừng sang làm hồ, một tháng về đưa cho vợ khoảng 1,5 triệu đồng. Nhờ chương trình chuyển đổi ruộng đất, diện tích ruộng của gia đình tăng lên 1200 mét vuông. Ngoài việc đồng áng, vườn tược, chị N. còn chăn nuôi bò, gà để có thêm thu nhập. Từ năm 2009 vườn cam và chanh đã cho thu hoạch khoảng 1 triệu đồng, dự tính năm 2010 sẽ tăng lên 2 - 3 triệu đồng. Năm 2010, gia đình anh N. được Nhà nước hỗ trợ xóa nhà tạm. Anh chị quyết định tự làm nhà - chồng xây, vợ phụ để tiết kiệm tiền và để chứng tỏ với cộng đồng rằng gia đình mình không lười nhác. Chị H. cho biết “Lúc xây cái nhà này hai vợ chồng tự xây hết. Người ta bảo không làm được đâu nhưng chị bảo anh ấy phải cố để làm, có cái nhà ở cho con đỡ khổ. Mà mình tự xây để vừa đỡ công thợ, vừa để cho người ta nhìn vào mà biết vợ chồng chị không nhác làm”.

Tập quán “chia đều” các khoản hỗ trợ (đối với các loại hàng có thể chia được như gạo, phân, giống cây) cho các gia đình trong thôn bản ở một số địa bàn DTTS vẫn được duy trì theo sự đồng thuận của người dân, mặc dù trong danh sách ký nhận là cấp cho hộ nghèo, hộ thiếu đói. Cách làm này có lợi cho tập quán chia sẻ cộng đồng, nhưng có thể làm giảm hiệu quả của các chính sách hỗ trợ hướng đối tượng, do đó cần được nghiên cứu, biện giải thấu đáo hơn nữa. Một giải pháp có sự hài hòa giữa “chia cho mọi người” và “ưu tiên hộ nghèo” theo thỏa thuận tự nguyện của bà con trong thôn bản, như cách làm của đồng bào Vân Kiều tại xã Xy-QT (Hộp 2.4).

HỘP 2.4. Cách phân chia gạo cứu trợ của bà con Vân Kiều tại xã XyNăm 2010, xã Xy dân tộc Vân Kiều tại huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) gặp hạn nặng, lúa nương và sắn bị chết hơn 50%, số còn lại cho năng suất thấp. Nhà nước đã hỗ trợ 18,3 tấn gạo cứu đói cho bà con. Theo danh sách, gạo được phát cho các gia đình nghèo thiếu ăn. Tuy nhiên khi đưa về thôn, bà con Vân Kiều đã tự nguyện thỏa thuận chia cho mọi người theo nguyên tắc “hộ nghèo được chia nhiều, hộ trung bình và khá được chia ít hơn”. Ví dụ, gạo nhận về được chia theo tỷ lệ “hộ nghèo được 10 lon, hộ trung bình được 5 lon, hộ khá được 2 lon”. Ngoài ra, tại thôn Troan Ô bà con còn đồng ý để lại 2 tạ gạo làm quỹ thôn, để ai bị thiếu ăn thì cấp, để đi thăm người ốm… Cách làm này được bà con trong thôn đồng tình, để thể hiện tính đoàn kết vì xét thấy “những hộ khó khăn, ốm đau vẫn dựa vào cộng đồng”.

Chia đều hàng hỗ trợ là cách chia sẻ cộng đồng, nhưng có thể làm giảm hiệu quả chính sách hướng đối tượng

Page 53: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

53BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

Vốn Tài nguyên

Đất đai

Đất đai là tài sản quan trọng nhất của những hộ thuần làm nông nghiệp. Tại các điểm quan trắc thuộc vùng miền núi DTTS, diện tích đất canh tác nương rãy phụ thuộc vào sức khai phá và thay đổi hàng năm do tập quán luân canh bỏ hóa. Các địa bàn này về nguyên tắc “không thiếu đất” nếu xét theo mật độ dân số. Tuy nhiên, nhóm nghèo gặp bất lợi rõ rệt so với nhóm khá giả về chất lượng đất. Đất sản xuất của hộ nghèo thường ở xa nguồn nước, xa nơi ở, xa đường cái, dốc và bạc màu, nên thường tốn công lao động hơn và cho năng suất kém hơn. Những hộ nghèo mới tách hộ, bố mẹ không có đất để chia cho, thường phải tự phai khá đất xấu ở xa. Những hộ đến sau cũng gặp bất lợi về đất vì những chỗ có nguồn nước làm ruộng đều đã có chủ. Cùng với xu hướng tăng dân số, ảnh hưởng của tái định cư do các công trình thủy điện/thủy lợi, qui định không phát rãy mới và rãy để lâu không dùng, qui hoạch trồng rừng…, áp lực về đất sản xuất tại các vùng miền núi đang tăng lên.

Có hai trường hợp điển hình trong các điểm quan trắc mà người nghèo gặp bất lợi rõ rệt so với người không nghèo về đất ruộng. Thứ nhất là nhóm người Raglai ở Phước Đại-NT. Do tác động của hồ thủy lợi Song Sắt, những hộ có đất ruộng lớn đã tận dụng tốt cơ hội có nước về để làm lúa 2-3 vụ, có lợi thế thoát nghèo hơn hẳn so với những hộ có ít đất ruộng, chỉ trông vào đất rãy núi trồng bắp, đậu, khoai mỳ địa phương bấp bênh. Thứ hai là nhóm người Khmer ở Thuận Hòa-TV. Bảng 2.8 cho thấy, có hơn 60% hộ nghèo trong mẫu khảo sát ở Thuận Hòa-TV không có đất ruộng. Nguyên nhân chính là do bố mẹ không có đất để chia cho, và một phần do gia đình gặp khó khăn phải bán hoặc cầm cố đất 17. Trong số những hộ có đất ruộng, qui mô đất của hộ nghèo chủ yếu từ 2.000 m2 trở xuống, còn qui mô đất của hộ không nghèo thường từ 3.000 m2 trở lên. Đáng lưu ý, xu hướng tích tụ ruộng đất tại ĐBSCL thể hiện rõ trong mẫu khảo sát qua 4 vòng điều tra lặp lại từ 2007 đến 2010: tỷ lệ hộ có diện tích ruộng trên 10.000 m2 đã tăng lên trong nhóm không nghèo.

BẢNG 2.8. Phân bố đất ruộng bình quân theo hộ gia đình tại Thuận Hòa - Trà Vinh, 2007-2010 (%)

  Hộ nghèo Hộ không nghèo Trung bình2007 2010 2007 2010 2007 2010

Không có đất ruộng 59 63 23 24 43 42

Có đất ruộng:> 0 - 500 m2 0 0 0 4 0 3> 500 - 1 000 m2 0 20 0 0 0 6> 1 000 - 2 000 m2 21 40 20 8 21 17> 2 000 - 3 000 m2 36 20 5 12 18 14> 3 000 - 5 000 m2 14 10 20 20 18 17> 5 000 - 10 000 m2 21 10 30 20 27 17> 10 000 m2 7 0 25 36 18 26

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

Hộ khá thường có ưu thế về đất ruộng so với hộ nghèo ở miền núi

Xu hướng tích tụ ruộng đất khá rõ trong 4 năm qua ở điểm quan trắc thuộc ĐBSCL

Chất lượng đất có sự khác biệt rõ giữa hộ nghèo và hộ khá

17 Người Khmer nghèo có tập quán cầm cố đất qui ra vàng. Do giá vàng tăng cao (giá vàng năm 2010 đã tăng gấp 2-3 lần so với năm 2005, và tăng gấp 5-6 lần so với năm 2000 theo giá hiện hành), nên khả năng chuộc lại đất ngày càng khó khăn.

Page 54: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam54

Chương trình 30a hướng đến 62 huyện nghèo nhất đã có các chính sách hỗ trợ về đất sản xuất và đất rừng cho hộ nghèo DTTS. Tại các điểm quan trắc nằm trong Chương trình 30a (Bản Liền-LC, Lượng Minh-NA, Phước Đại và Phước Thành-NT) người dân rất mừng khi được hỗ trợ khai hoang, cải tạo phục hóa đất, được giao rừng sản xuất, giao khoán quản rừng tạo cơ hội có thêm thu nhập. Thực tế khảo sát cho thấy, trong Chương trình 30a cần tính đến đặc thù ở vùng miền núi để các chính sách hỗ trợ đất đai rõ ràng và hợp lý hơn nữa (Hộp 2.5).

HỘP 2.5. Một số khó khăn khi thực hiện chính sách hỗ trợ khai hoang đất, giao rừng khoán quản trong Chương trình 30a

1. Xã Bản Liền (huyện Bắc Hà, Lào Cai): Diện tích đất khai hoang tính như thế nào đối với ruộng bậc thang? Chương trình 30a có chính sách hỗ trợ người dân khai hoang với mức 10 triệu đồng/ha. Tại xã Bản Liền, người Tày và Mông chủ yếu làm ruộng bậc thang. Trong năm 2010, cán bộ xã đã đi đo ruộng khai hoang của dân và trình danh sách lên huyện. Diện tích đo ban đầu là hơn 17 ha. Tuy nhiên, huyện chỉ đạo là chỉ đo “mặt nước” của ruộng bậc thang, không tính bờ. Sau đó cán bộ xã đi đo lại “mặt nước” chỉ được 6 ha, sau khi đã trừ ra một số mảnh ruộng quá nhỏ. Nếu chỉ đo “mặt nước” của ruộng bậc thang thì quá thiệt cho người dân, vì tạo ruộng bậc thang trên đất dốc rất tốn công lao động nhất ở khâu làm bờ và bậc. Nhiều khi bà con phải làm bờ rộng 20-40 cm, xẻ bậc cao 0,5-1m hoặc hơn mà chỉ được một diện tích mặt nước rất nhỏ.

2. Huyện Bác Ái (Ninh Thuận): Ai chịu chi phí đo đạc, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ)? Tại huyện Bác Ái, công tác đo đạc, cấp GCNQSDĐ rất chậm. Đến cuối năm 2010 mới có 43% đất ở và đất nông nghiệp được cấp GCNQSDĐ, không thể hoàn thành trong năm 2010 như mục tiêu đề ra. Lý do chính là chi phí đo đạc tốn kém (trên 2 triệu đồng/ha), phí cấp GCNQSDĐ cũng là một khoản không nhỏ (360 nghìn đồng/1 giấy đơn lẻ, 170 nghìn đồng/1 giấy đồng loạt) mà người dân Raglai nghèo chưa có điều kiện để chi trả. Không có GCNQSDĐ ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người dân như trồng rừng, khai hoang, cải tạo phục hóa đất đai… Chương trình 30a nên bổ sung chính sách hỗ trợ chi phí đo đạc và cấp GCNQSDĐ cho người dân, nhất là người nghèo.

3. Huyện Tương Dương (Nghệ An): Ai làm hồ sơ khoán chăm sóc, bảo vệ rừng? Đến cuối năm 2010, huyện Tương Dương chưa thực hiện việc giao rừng khoán quản cho người dân (chính sách hỗ trợ trong Chương trình 30a là 200 nghìn đồng/ha/năm, kèm theo hỗ trợ gạo cho người nghèo). Lý do là hồ sơ dự án khoán quản rừng chưa lập được (“khoán quản rừng” nằm trong các hạng mục đầu tư, phải có hồ sơ dự án với thiết kế-dự toán được duyệt). Nhóm cán bộ huyện cho biết, dự án khoán quản rừng làm chậm vì thiếu kinh phí làm hồ sơ thiết kế-dự toán, các chủ rừng (các BQL rừng, Lâm trường) cũng chưa thực sự thiết tha với việc này, cán bộ địa chính cấp xã năng lực còn yếu. Đây là một vấn đề cần được giải quyết sớm, sao cho không để vướng mắc về thủ tục ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.

Rừng

Tại các xã miền núi trong số các điểm quan trắc như Thuận Hòa-HG, Bản Liền-LC, Lượng Minh-NA, diện tích đất rừng của nhóm hộ nghèo nhỏ hơn nhiều so với nhóm không nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo được giao rừng tại Bản Liền-LC và Lượng Minh-NA chỉ trên 20%, so với tỷ lệ trên dưới 50% hộ không nghèo được giao rừng. Lý do chính là chương trình giao rừng các năm trước thường ưu tiên hộ (ở gần rừng) có lao động, có nhận thức, có khả năng trồng và bồi bổ rừng - thường là hộ khá hoặc cán bộ thôn bản; trong khi đó hộ nghèo thiếu thông tin hoặc chưa quan tâm đến lợi ích lâu dài từ rừng. Hiện nay hộ nghèo đã quan tâm hơn đến lợi ích từ rừng, nhưng ở nhiều nơi diện tích rừng được qui hoạch để giao cho dân không nhiều. Các BQL rừng, Lâm trường vẫn đang quản lý diện tích rừng rất lớn.

Hỗ trợ khai hoang, phục hóa đất trong Chương trình 30a cần tính đến đặc thù vùng miền

Hộ nghèo ở vùng miền núi có ít đất rừng hơn so với hộ khá giả

Riêng tại các vùng đồng bằng đông người Kinh, diện tích đất và chất lượng đất không có sự khác biệt đáng kể giữa hộ nghèo và hộ khá. Sau đợt chia đất đầu những năm 90, đất ruộng được chia đều theo nhân khẩu cho các hộ gia đình. Tại Đức Hương-HT, sau đợt dồn điền đổi thửa lần 2 năm 2009 hộ không nghèo thậm chí còn có ít đất ruộng hơn hộ nghèo, vì hộ không nghèo thường có con cái lớn đã thoát ly hoặc người già có lương hưu (nên không được chia đất).

Ngay trong cùng một xã, tầm quan trọng của diện tích đất và chất lượng đất đối với chênh lệch giàu nghèo rất khác nhau giữa các thôn bản có các dân tộc khác nhau tập trung sinh sống. Tại Cư Huê-ĐL, kết quả bài tập nhóm “liệt kê, xếp hạng các yếu tố có nhiều khác biệt giữa hộ khá và hộ nghèo” tại một thôn người Kinh và một buôn người Êđê cho thấy, đối với người Kinh diện tích đất và chất lượng đất không được coi là yếu tố quan trọng nhất (mà là sức khỏe, máy móc công cụ sản xuất), còn đối với người Ê Đê thì diện tích đất và chất lượng đất được coi là hai yếu tố quan trọng nhất thể hiện khoảng cách giữa hộ khá và hộ nghèo tại địa bàn (Bảng 2.9).

BẢNG 2.9. Xếp hạng ưu tiên các yếu tố có nhiều khác biệt giữa hộ nghèo và hộ khá ở xã Cư Huê (Eakar, Đắc Lắc)

Thôn Đồng Tâm (người Kinh) Buôn M’Hăng (người Êđê)

1. Sức khỏe2. Máy móc, công cụ sản xuất3. Diện tích đất4. Số người ăn theo5. Cách thức mua bán 6. Tiếng nói, sự tự tin7. Đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi8. Nhận thức, cách làm ăn9. Học vấn của chủ hộ10. Hiệu quả sử dụng các hỗ trợ11. Thuê dịch vụ, thuê lao động12. Tài sản lâu bền: tivi, xe máy, giường tủ13. Học hành của trẻ em14. Nhà cửa

1. Diện tích đất2. Chất lượng đất 3. Nhà cửa4. Máy móc, công cụ sản xuất5. Tài sản lâu bền6. Vay vốn7. Gia súc8. Năng suất cây trồng9. Đầu tư thâm canh10. Áp dụng KHKT11. Cách thức mua bán12. Đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi

NGUỒN: Thảo luận nhóm nòng cốt tại hai thôn buôn xã Cư Huê, tháng 11/2010.

Chính phủ đã có các chính sách hỗ trợ đất cho các hộ nghèo DTTS tại chỗ tại các vùng khó khăn. Tuy nhiên, việc triển khai các chính sách này có nhiều vướng mắc, do quĩ đất có thể canh tác không còn nhiều, giá đất cao khó mua lại để cấp cho hộ nghèo, do các vùng đất còn có thể khai hoang ở rất xa nơi ở… Điển hình tại Thuận Hòa-TV đang thực hiện Quyết định 74 về hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho hộ đồng bào DTTS nghèo ở vùng ĐBSCL. Tuy nhiên tốc độ triển khai Quyết định 74 tại Thuận Hòa-TV rất chậm. Lý do là mức tiền hỗ trợ (không quá 20 triệu đồng/hộ, trong đó Nhà nước cho không 10 triệu đồng và được vay vốn ưu đãi không quá 10 triệu đồng) là nhỏ so với giá đất thực tế; việc giải ngân vốn vay ngân hàng chậm; hộ có đất không muốn bán, khó mua được đất tốt, những hộ muốn bán đất lại thường là hộ nghèo (trái với quy định); không hộ nào chọn phương án hỗ trợ học nghề hay XKLĐ. Hơn nữa, việc từng hộ nghèo mua 1-2 công đất riêng lẻ để canh tác có thể không phù hợp với qui hoạch sản xuất hàng hóa tập trung, đẩy mạnh cơ giới hóa mà địa phương đang thực hiện.

Ở vùng đồng bằng đông người Kinh, diện tích và chất lượng đất giữa các hộ không có khác biệt đáng kể

Diện tích và chất lượng đất ảnh hưởng mạnh hơn đến khoảng cách giàu nghèo trong nhóm DTTS

Triển khai chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào DTTS nghèo còn khó khăn

Page 55: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

55BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

Chương trình 30a hướng đến 62 huyện nghèo nhất đã có các chính sách hỗ trợ về đất sản xuất và đất rừng cho hộ nghèo DTTS. Tại các điểm quan trắc nằm trong Chương trình 30a (Bản Liền-LC, Lượng Minh-NA, Phước Đại và Phước Thành-NT) người dân rất mừng khi được hỗ trợ khai hoang, cải tạo phục hóa đất, được giao rừng sản xuất, giao khoán quản rừng tạo cơ hội có thêm thu nhập. Thực tế khảo sát cho thấy, trong Chương trình 30a cần tính đến đặc thù ở vùng miền núi để các chính sách hỗ trợ đất đai rõ ràng và hợp lý hơn nữa (Hộp 2.5).

HỘP 2.5. Một số khó khăn khi thực hiện chính sách hỗ trợ khai hoang đất, giao rừng khoán quản trong Chương trình 30a

1. Xã Bản Liền (huyện Bắc Hà, Lào Cai): Diện tích đất khai hoang tính như thế nào đối với ruộng bậc thang? Chương trình 30a có chính sách hỗ trợ người dân khai hoang với mức 10 triệu đồng/ha. Tại xã Bản Liền, người Tày và Mông chủ yếu làm ruộng bậc thang. Trong năm 2010, cán bộ xã đã đi đo ruộng khai hoang của dân và trình danh sách lên huyện. Diện tích đo ban đầu là hơn 17 ha. Tuy nhiên, huyện chỉ đạo là chỉ đo “mặt nước” của ruộng bậc thang, không tính bờ. Sau đó cán bộ xã đi đo lại “mặt nước” chỉ được 6 ha, sau khi đã trừ ra một số mảnh ruộng quá nhỏ. Nếu chỉ đo “mặt nước” của ruộng bậc thang thì quá thiệt cho người dân, vì tạo ruộng bậc thang trên đất dốc rất tốn công lao động nhất ở khâu làm bờ và bậc. Nhiều khi bà con phải làm bờ rộng 20-40 cm, xẻ bậc cao 0,5-1m hoặc hơn mà chỉ được một diện tích mặt nước rất nhỏ.

2. Huyện Bác Ái (Ninh Thuận): Ai chịu chi phí đo đạc, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ)? Tại huyện Bác Ái, công tác đo đạc, cấp GCNQSDĐ rất chậm. Đến cuối năm 2010 mới có 43% đất ở và đất nông nghiệp được cấp GCNQSDĐ, không thể hoàn thành trong năm 2010 như mục tiêu đề ra. Lý do chính là chi phí đo đạc tốn kém (trên 2 triệu đồng/ha), phí cấp GCNQSDĐ cũng là một khoản không nhỏ (360 nghìn đồng/1 giấy đơn lẻ, 170 nghìn đồng/1 giấy đồng loạt) mà người dân Raglai nghèo chưa có điều kiện để chi trả. Không có GCNQSDĐ ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người dân như trồng rừng, khai hoang, cải tạo phục hóa đất đai… Chương trình 30a nên bổ sung chính sách hỗ trợ chi phí đo đạc và cấp GCNQSDĐ cho người dân, nhất là người nghèo.

3. Huyện Tương Dương (Nghệ An): Ai làm hồ sơ khoán chăm sóc, bảo vệ rừng? Đến cuối năm 2010, huyện Tương Dương chưa thực hiện việc giao rừng khoán quản cho người dân (chính sách hỗ trợ trong Chương trình 30a là 200 nghìn đồng/ha/năm, kèm theo hỗ trợ gạo cho người nghèo). Lý do là hồ sơ dự án khoán quản rừng chưa lập được (“khoán quản rừng” nằm trong các hạng mục đầu tư, phải có hồ sơ dự án với thiết kế-dự toán được duyệt). Nhóm cán bộ huyện cho biết, dự án khoán quản rừng làm chậm vì thiếu kinh phí làm hồ sơ thiết kế-dự toán, các chủ rừng (các BQL rừng, Lâm trường) cũng chưa thực sự thiết tha với việc này, cán bộ địa chính cấp xã năng lực còn yếu. Đây là một vấn đề cần được giải quyết sớm, sao cho không để vướng mắc về thủ tục ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.

Rừng

Tại các xã miền núi trong số các điểm quan trắc như Thuận Hòa-HG, Bản Liền-LC, Lượng Minh-NA, diện tích đất rừng của nhóm hộ nghèo nhỏ hơn nhiều so với nhóm không nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo được giao rừng tại Bản Liền-LC và Lượng Minh-NA chỉ trên 20%, so với tỷ lệ trên dưới 50% hộ không nghèo được giao rừng. Lý do chính là chương trình giao rừng các năm trước thường ưu tiên hộ (ở gần rừng) có lao động, có nhận thức, có khả năng trồng và bồi bổ rừng - thường là hộ khá hoặc cán bộ thôn bản; trong khi đó hộ nghèo thiếu thông tin hoặc chưa quan tâm đến lợi ích lâu dài từ rừng. Hiện nay hộ nghèo đã quan tâm hơn đến lợi ích từ rừng, nhưng ở nhiều nơi diện tích rừng được qui hoạch để giao cho dân không nhiều. Các BQL rừng, Lâm trường vẫn đang quản lý diện tích rừng rất lớn.

Hỗ trợ khai hoang, phục hóa đất trong Chương trình 30a cần tính đến đặc thù vùng miền

Hộ nghèo ở vùng miền núi có ít đất rừng hơn so với hộ khá giả

Page 56: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam56

Tại các xã miền núi, trồng rừng và chăn nuôi gia súc thường được coi là hai mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế địa phương. Đã có nhiều chính sách hỗ trợ người dân trồng rừng và phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên, trong bối cảnh tập quán thả rông gia súc còn khá phổ biến ở các xã miền núi, hiện có sự mâu thuẫn lớn giữa trồng rừng và chăn nuôi gia súc vì gia súc thả rông (trâu bò, dê) phá rừng mới trồng. Các dự án trồng rừng thường có qui định nghiệm thu cây sống sau 1-2 tháng đạt trên 85% mới giải ngân. Nhưng sau đó đến mùa thả rông gia súc (thường sau mùa gặt) thì tỷ lệ cây sống giảm đi nhiều. Điển hình tại xã Lượng Minh-NA, sau 4 năm thực hiện Qui chế chăn nuôi do huyện ban hành, tình trạng thả rông gia súc vẫn chưa giảm, nhiều hộ được nhận hỗ trợ 1 triệu đồng làm chuồng gia súc nhưng sau đó chuồng để không và hư hỏng dần.

Giao rừng cho người dân theo phương thức khoán chăm sóc, bảo vệ rừng (“giao rừng khoán quản”) là một chính sách ưu việt của Chương trình 30a. Tại xã Phước Đại và Phước Thành-NT, từ năm 2009 đã giao được hơn 1.400 ha rừng khoán quản, theo phương thức giao cho thôn hoặc nhóm hộ. Phương thức giao rừng khoán quản cho thôn hoặc nhóm hộ trong Chương trình 30a hiện nay được cán bộ cơ sở và người dân đánh giá là hiệu quả hơn so với phương thức giao rừng khoán quản cho từng hộ gia đình trong Chương trình 661 trước đây vì đã huy động được vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ rừng (xem thêm Chương 5 về Tham gia và trao quyền).

Tại một số địa bàn miền núi vẫn duy trì được tập quán bảo vệ rừng cộng đồng truyền thống, như các khu “rừng thiêng”, “rừng ma”, “rừng miếu”, “rừng mó nước”... Điển hình là truyền thống của bà con người Mông ở thôn Khu Chu Tủng 1, xã Bản Liền-LC góp thóc hàng năm chi trả cho tổ bảo vệ rừng cộng đồng (đã nêu trong Báo cáo vòng 3). Người nghèo sẵn sàng góp thóc để bảo vệ rừng vì họ có lợi ích rõ ràng từ rừng, như được lấy gỗ, tre, vầu về làm nhà (đăng ký với trưởng thôn theo số lượng nhất định, không được bán). Rừng cộng đồng bao quanh thôn bản còn giúp cải thiện môi trường sinh thái và giữ nguồn nước. Tuy nhiên, tính pháp lý của các diện tích rừng cộng đồng truyền thống này chưa rõ ràng, chưa được sự công nhận chính thức từ các cơ quan chức năng của Nhà nước.

Nguồn lợi tự nhiên

Người nghèo DTTS là nhóm phụ thuộc nhiều nhất vào nguồn lợi tự nhiên. Thu hái măng, củi, mây tre, lá, rau rừng… và đánh bắt cá, thú rừng là nguồn thu nhập quan trọng của nhiều người nghèo, nhất là khi canh tác nương rãy và chăn nuôi gặp rủi ro do thời tiết bất lợi, sâu bệnh và dịch bệnh. Bất lợi của người nghèo là nguồn lợi tự nhiên đang cạn kiệt dần. Điển hình tại Lượng Minh-NA và Phước Đại, Phước Thành-NT, hàng ngày vào rừng lấy măng về bán hoặc trả nợ gạo cho quán là công việc chủ yếu của nhiều phụ nữ và trẻ em DTTS nghèo. Giá măng năm 2010 có tăng lên so với năm 2009 nhưng lượng măng lấy được ngày càng giảm (do nguồn măng giảm, ngày càng phải đi xa vất vả hơn, và do có nhiều người cùng đi lấy măng).

Các bãi chăn thả gia súc là một tài sản quí giá của nhiều cộng đồng DTTS. Cho đến nay các bãi chăn thả chung này chưa được Nhà nước công nhận. Tại Thuận Hòa-HG đã xảy ra tình trạng doanh nghiệp xây dựng thủy điện nhỏ lấn vào bãi chăn thả chung của thôn bản. Mặc dù người dân thôn bản đã sử dụng bãi chăn thả này từ lâu đời, nhưng trên bản đồ địa chính vẫn ghi là “đất chưa sử dụng” nên không được đền bù hoặc qui hoạch bãi chăn thả khác, gây ra những bức xúc trong cộng đồng.

Chăn nuôi gia súc thả rông mâu thuẫn với trồng rừng ở miền núi

Giao rừng khoán quản theo thôn hoặc nhóm hộ phát huy được vai trò của cộng đồng trong bảo vệ rừngCần có biện pháp duy trì và phát huy tập quán bảo vệ rừng cộng đồng truyền thống ở miền núi

Nguồn lợi tự nhiên rất quan trọng với người nghèo, nhưng đang cạn kiệt dần

Các bãi chăn thả chung của cộng đồng cần được thừa nhận và bảo vệ

Page 57: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

57BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

Vốn Tài chính

Người nghèo thường dựa vào 3 nguồn tài chính chủ yếu, đó là vay vốn ưu đãi của NHCSXH, vay từ các quĩ tài chính vi mô, và vay nợ quán.

Vay vốn ngân hàng

Người nghèo tại tất cả các điểm quan trắc hầu như không vay vốn thương mại, do sợ lãi suất cao, thiếu tài sản thế chấp, và do thường bị đánh giá thấp về độ tin cậy tín dụng. Vốn vay tín chấp tại NHCSXH theo các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ là nguồn tài chính lớn nhất của người nghèo. Mức độ tiếp cận vốn vay ngân hàng của hộ nghèo trong mẫu 600 hộ khảo sát lặp lại đã tăng lên: năm 2007 có khoảng 60% hộ nghèo đang vay ngân hàng với qui mô vốn vay trung bình là 9 triệu đồng; đến năm 2010 có khoảng 70% hộ nghèo đang vay ngân hàng với qui mô vốn vay trung bình là 12 triệu đồng. Bảng 2.10 cho thấy, tại các xã miền núi DTTS xã xôi nhất như Bản Liền-LC và Lượng Minh-NA, tỷ lệ hộ nghèo đang vay vốn ngân hàng đã đạt trên 85% trong năm 2010. Qua phản hồi của cán bộ cơ sở và cán bộ NHCSXH, việc sử dụng vốn đúng mục đích, huy động tiết kiệm gắn với các tổ tín dụng - tiết kiệm đã được cải thiện ở một số nơi trong 4 năm qua.

BẢNG 2.10. Vay vốn ngân hàng và mua chịu, nợ quán của hộ gia đình, 2010

Tỷ lệ hộ đang vay vốn ngân hàng (%)

Mức vồn vay NH bình quân (triệu đồng)

Tỷ lệ hộ mua chịu, nợ quán/đại lý (%)

Hộ nghèo Hộ không nghèo Hộ nghèo Hộ không

nghèo Hộ nghèo Hộ không nghèo

Thuận Hòa 56 52 13 10 0 9

Bản Liền 88 48 15 8 21 33

Thanh Xương - 52 - 17 - 11

Lượng Minh 88 82 7 10 29 36

Đức Hương 67 80 26 27 62 64

Xy 39 46 6 12 61 62

Cư Huê - 35 - 10 - 57

Phước Đại 63 44 17 15 66 52

Phước Thành 59 52 12 11 46 52

Thuận Hòa 85 67 7 14 39 42

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

Tỷ lệ hộ vay vốn và qui mô vay vốn ngân hàng của hộ nghèo đã tăng lên trong 4 năm qua

Page 58: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam58

Hiện nay có quá nhiều chính sách tín dụng cho người nghèo. Một hộ nghèo đồng thời có thể vay nhiều món với nhiều mức lãi suất ưu đãi, thời gian ân hạn khác nhau. Sự chồng chéo về chính sách tín dụng dẫn đến khả năng trả nợ của người nghèo bị hạn chế; nhiều trường hợp thực chất chỉ là “đảo nợ” - vay vốn mới để trả nợ cũ, hoặc vay ngoài chịu lãi suất cao để trả nợ ngân hàng sau đó vay tiếp món mới lớn hơn từ ngân hàng để trả nợ ngoài (Hộp 2.6).

HỘP 2.6. Tín dụng chồng chéo, hộ nghèo khó trả nợ

Nhiều hộ gia đình ở thôn Hương Tân, xã Đức Hương (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đang được vay vốn từ nhiều nguồn với các mức lãi suất, thời gian ân hạn khác nhau. Gia đình chị Đ.T., thuộc hộ cận nghèo trong thôn là một trường hợp điển hình. Chồng chị T. làm cán bộ xã, mỗi tháng có lương 1,4 triệu đồng. Chị ở nhà làm 6 sào đất (trồng lúa, lạc, đậu, ngô) và chăn nuôi gia súc, gia cầm, trung bình mỗi năm cho thu nhập khoảng 7 - 8 triệu đồng. Anh chị có ba người con, con lớn đang học đại học năm cuối, con út đang học lớp 9.

Hiện nay, gia đình chị T. đang vay 75 triệu đồng từ nhiều nguồn vốn khác nhau:5 triệu đồng từ quỹ Hội Phụ nữ, hàng tháng trả 250 nghìn đồng cả gốc và lãi 20 triệu từ Chương trình vay vốn ưu đãi cho học sinh, sinh viên (chưa phải trả lãi) 30 triệu từ NHCSXH, lãi suất 0,9%/tháng, hàng tháng trả 270 nghìn đồng tiền lãi 20 triệu từ NHNN, lãi suất 1,45%/tháng, hàng tháng trả 290 nghìn đồng tiền lãi.

Anh chị dùng phần lớn nguồn vốn vay được để lo chi phí học hành và chữa bệnh cho con cái, phần nhỏ dùng để đầu tư cho sản xuất nông nghiệp. Riêng chi phí cho con trai lớn đi học đại học ở Vinh mỗi năm tốn khoảng 16 triệu đồng. Con út bị mắc bệnh về mắt, thường xuyên phải ra Hà Nội chữa trị, từ 2008 đến 2010 đã tốn hơn 20 triệu đồng.

Việc trả nợ của gia đình chị T. gặp nhiều khó khăn. Năm 2008, anh chị phải vay “nóng” quán với lãi suất 0,3%/ngày trong 18 ngày để trả 10 triệu đồng vay từ NHCSXH, sau đó lại vay tiếp 30 triệu từ NHCSXH để trả nợ quán. Hiện nay, tiền lương của chồng chị chỉ đủ để trả lãi vay hàng tháng. Thu nhập từ nông nghiệp không ổn định vì ảnh hưởng của thiên tai. Do đợt lũ cuối năm 2010, toàn bộ gà của gia đình bị nước cuốn trôi, một con bò không đủ thức ăn đã bị chết. Cách trả nợ gốc chủ yếu của gia đình chị T. trong 5 năm tới vẫn là tiếp tục đảo nợ. Chị T. tâm sự “Chị vẫn chỉ hy vọng ở thằng lớn thôi, mong nó ra trường kiếm tiền trả nợ. Nhưng biết răng được, kiếm việc có dễ dàng chi. Chắc trong năm năm nữa chị vẫn phải vay quán đảo nợ thôi”

Tại các điểm quan trắc, mối quan hệ giữa tín dụng và khuyến nông cho người nghèo chưa chặt chẽ. Các tổ tiết kiệm-tín dụng thường vẫn hoạt động độc lập với các tổ nhóm, CLB khuyến nông. Kinh nghiệm của các dự án tài trợ, hoạt động của các TTHTCĐ tại một số điểm quan trắc cho thấy, hiệu quả của tín dụng ưu đãi sẽ tăng lên khi có cơ chế kết hợp chặt chẽ giữa tín dụng với tập huấn, mô hình, thông tin tuyên truyền và các biện pháp hỗ trợ đồng bộ khác.

Vay từ quĩ tài chính vi mô

Tại những địa bàn có nguồn vốn quay vòng do dự án tài trợ, có quỹ của các đoàn thể hoặc có quỹ thôn bản, người nghèo có thể tiếp cận những món vay nhỏ từ vài chục, vài trăm nghìn đến 1-2 triệu đồng với lãi suất tự thỏa thuận. Hội Phụ nữ thường là đoàn thể tích cực nhất trong việc tổ chức các phong trào gây quĩ cho vay quay vòng. Đây là nguồn tài chính vi mô có ích cho phụ nữ nghèo, giúp họ trang trải các khoản chi nhỏ trong gia đình khi cần thiết. Tài chính vi mô thường gắn với hoạt động tổ nhóm, là diễn đàn chia sẻ thông tin, kinh nghiệm sản xuất và giúp đỡ lẫn nhau. Tuy

Quá nhiều chính sách tín dụng có thể dẫn đến hạn chế khả năng trả nợ của người nghèo

Tín dụng và khuyến nông chưa kết hợp chặt chẽ với nhau

Tài chính vi mô có ích cho người nghèo, nhất là phụ nữ nghèo

Page 59: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

59BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

nhiên, các hình thức tín dụng vi mô tại các điểm quan trắc vẫn ở dạng nhỏ lẻ. Nhiều nơi chưa tổ chức được các loại quỹ quay vòng do năng lực và sự chủ động tích cực của cán bộ đoàn thể ở cơ sở còn hạn chế.

Vay nợ quán

Mua chịu quán theo hình thức “vay trước trả sau” rất phổ biến tại các điểm quan trắc, nhất là tại các địa bàn sản xuất hàng hóa phát triển như Đức Hương-HT, Cư Huê-ĐL, các địa bàn miền núi người dân không tự túc được lương thực hoặc sản xuất có tính mùa vụ cao như Xy-QT, Phước Đại và Phước Thành-NT. Việc vay nợ quán rất đa dạng, từ vay gạo, thực phẩm, nhu yếu phẩm, vật tư nông nghiệp đến vay tiền đi lễ đám, đóng tiền học cho con… Phụ nữ thường là người thực hiện việc vay trước trả sau này. Giống như báo cáo các vòng trước đã nêu, hộ nghèo vay trước trả sau luôn chịu bất lợi về giá cả, có nơi phải chịu lãi suất cao đến 3-4%/tháng, không có vị thế mặc cả và có ít lựa chọn. Do đã vay trước nên người dân thường phải bán sản phẩm cho quán để trả nợ ngay sau khi thu hoạch, thường là thời điểm giá bán thấp. Dù vậy, các hàng quán địa phương vẫn là một hệ thống “ngân hàng phi chính thức” mà người nghèo có thể dựa vào khi cần tiền chi tiêu. Tuy nhiên, những hộ nghèo nhất cũng khó vay nợ quán, do các chủ quán lo ngại khả năng trả nợ thấp của những hộ này.

Vốn Vật chất

Tiếp cận các tiện ích cơ sở hạ tầng và sở hữu tài sản gia đình là 2 khía cạnh quan trọng của vốn vật chất của người nghèo đã có nhiều cải thiện trong giai đoạn 2007-2010 tại các điểm quan trắc.

Tiếp cận các tiện ích cơ sở hạ tầng

Các chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng đã tạo ra động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội và giảm nghèo ở các điểm quan trắc. Hầu hết các công trình hạ tầng ở cấp xã đã cơ bản được đầu tư, nâng cấp. Tại các điểm quan trắc đều đã có đường ô tô đi được quanh năm và có điện lưới đến trung tâm xã. Trường học và trạm y tế tại các xã đã và đang được đầu tư kiên cố hóa, bổ sung các công trình phụ trợ. Điển hình về lợi ích nhiều mặt của cơ sở hạ tầng là tại xã Bản Liền-LC. Năm 2010, Bản Liền-LC là xã cuối cùng trong các điểm quan trắc đã được đóng điện lưới (thay cho các máy phát điện nước mini hay hỏng hóc và không sử dụng được vào mùa khô trước đây). Người dân đã tăng cường mua sắm các thiết bị nghe nhìn như ti vi, công cụ sản xuất chạy điện thay lao động thủ công như máy vò, sao chè, máy bơm. Chương trình 135 của xã đã hỗ trợ hộ nghèo một số máy thái thức ăn gia súc chạy điện, giúp giảm gánh nặng lao động cho phụ nữ. Từ khi có điện lưới, việc học hành của trẻ em, họp hành của thôn bản, hoạt động của các đoàn thể cũng thuận lợi hơn.

Cải thiện ấn tượng nhất trong 4 năm qua là sở hữu điện thoại của cả hộ nghèo và hộ không nghèo đã tăng rất mạnh tại tất cả các điểm quan trắc (Bảng 2.11). Điện thoại bàn không dây và điện thoại di động đã trở thành vật dụng phổ biến, đem lại nhiều ích lợi trong việc trao đổi thông tin, hoạt động cộng đồng, mua bán và đi làm thuê, đi làm ăn xa của người dân.

Người nghèo gặp nhiều bất lợi khi giao dịch "vay trước trả sau" với hàng quán địa phương

Tiếp cận tiện ích cơ sở hạ tầng của người nghèo đã có nhiều cải thiện trong 4 năm qua

Người nghèo cũng đã sử dụng điện thoại

Page 60: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam60

Tỷ lệ hộ sử dụng nước vòi và sử dụng nhà vệ sinh tự hoại/bán tự hoại chưa có sự cải thiện mạnh trong 4 năm qua. Tại nhiều nơi, công trình nước sinh hoạt được đầu tư, nhưng hay hỏng hóc do ảnh hưởng bất lợi của địa hình miền núi, hạn hán, bão lũ và do sự tham gia của người dân trong thiết kế, xây dựng, quản lý sử dụng chưa được phát huy đầy đủ… dẫn đến bà con không được sử dụng “nước vòi”. Một số địa bàn không có nguồn nước ngầm còn gặp khó khăn trong việc đào hoặc khoan giếng. Điển hình như tại thôn Chăn nuôi 2, xã Thanh Xương-ĐB, bà con phải dẫn nước kênh mương qua một lớp lọc cát đơn giản về làm nước sinh hoạt, điều kiện vệ sinh rất không đảm bảo.

Các mô hình tự quản đường nước sinh hoạt đã được giới thiệu ở nhiều thôn bản, tuy nhiên hiệu quả rất khác nhau. Có những nơi người dân đóng tiền sử dụng nước rất đầy đủ để chi trả cho tổ quản lý nước (như tại thôn Khu Chu Tủng 1, xã Bản Liền-LC); nhưng cũng có nhiều nơi việc bảo dưỡng, quản lý sử dụng công trình nước bị buông lỏng hoặc chỉ phụ thuộc vào sự nhiệt tình của một vài cá nhân cụ thể (như tại xã Xy-QT). Bài học rút ra từ các điểm quan trắc là: những công trình nước phục vụ gọn 1 thôn bản, người dân được tham gia ngay từ khâu thiết kế, xây dựng thì tổ quản lý nước ở thôn bản hoạt động tốt hơn; ngược lại đối với những công trình liên thôn bản, liên xã thì cần có ban quản lý chuyên nghiệp của cấp xã, huyện.

Tỷ lệ hộ nghèo sử dụng nhà vệ sinh tự hoại/bán tự hoại còn rất thấp ở đa số điểm quan trắc thuộc vùng miền núi DTTS. Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ và cho vay ưu đãi thêm để hộ nghèo xây NVS. Nhưng thực tế rất hiếm hộ nghèo vay thêm để hoàn thiện NVS. Có nơi, nhà thầu xây xong phần bệ NVS, hộ gia đình cũng không làm vách mái, không sử dụng gây lãng phí (như tại Phước Thành-NT). Bài học rút ra là cần trao quyền cho người dân tự làm NVS trên cơ sở đăng ký, chỉ giải ngân phần vốn hỗ trợ sau khi NVS đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng, kết hợp với tuyên truyền, vận động nhằm cải thiện tập quán sinh hoạt của người dân.

Bất lợi của người nghèo không chỉ thể hiện ở tỷ lệ tiếp cận các tiện ích cơ sở hạ tầng, mà quan trọng hơn, còn ở chất lượng tiếp cận các tiện ích đó. Người nghèo có thể được tính là “có điện lưới”, nhưng chất lượng điện không cao (chưa kể tình trạng cắt điện thường xuyên từ giữa năm 2010 trong bối cảnh thiếu điện chung của cả nước), việc sử dụng điện rất hạn chế do ngại tốn tiền, và cũng do trong nhà người nghèo không có nhiều đồ dùng điện (thường chỉ dùng 1 bóng đèn và 1 cái quạt nhỏ). Người nghèo có thể được tính là “dùng nước vòi”, nhưng chất lượng nước kém, hoặc vòi không có nước vào mùa khô. Người nghèo cũng có thể được tính là “có điện thoại”, nhưng thực tế rất ít gọi điện thoại do sợ tốn tiền, thậm chí nhiều chị phụ nữ DTTS không biết gọ i điện thoại. Tình trạng này cho thấy các số liệu thống kê cần quan tâm hơn đến chất lượng tiếp cận tiện ích hạ tầng để phục vụ tốt hơn cho việc lập kế hoạch.

Sở hữu tài sản gia đình

Cải thiện về sở hữu tài sản hộ gia đình là điều dễ nhận thấy nhất. Trong vòng 4 năm từ 2007 đến 2010, tỷ lệ hộ có gia súc, tivi, xe máy trong nhóm nghèo đã tăng mạnh ở hầu hết các điểm quan trắc, mặc dù vẫn thấp hơn nhiều so với tỷ lệ hộ có các tài sản tương tự trong nhóm không nghèo (Bảng 2.12). Khoảng cách giữa hộ nghèo và hộ khá giả ngày càng thể hiện ở giá trị và chất lượng tài sản. Nhìn chung tivi, xe máy của hộ nghèo thường là đồ cũ, rẻ tiền hơn nhiều so với tivi, xe máy của hộ khá giả.

Sử dụng nước vòi và nhà vệ sinh chưa có sự cải thiện mạnh trong 4 năm qua

Quản lý công trình nước dựa vào cộng đồng thuận lợi hơn khi người dân được tham gia ngay từ khâu thiết kế, xây dựng

Hỗ trợ xây nhà vệ sinh cần trao quyền cho người dân hơn nữa

Chất lượng tiếp cận cơ sở hạ tầng của người nghèo còn nhiều hạn chế

Tỷ lệ hộ nghèo có gia súc, ti vi, xe máy đã tăng mạnh trong 4 năm qua

Page 61: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

61BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

Số lượng gia súc bình quân hộ tăng lên trong 4 năm qua tại đa số điểm quan trắc. Tuy nhiên tại một số địa bàn vùng thấp, nhiều đất bằng như Đức Hương-HT, Cư Huê-ĐL và Thuận Hòa-TV xu hướng sử dụng dịch vụ cơ giới đang tăng lên, dẫn đến số lượng gia súc bình quân hộ tại những địa bàn này đã giảm đáng kể.

Chất lượng nhà ở của hộ nghèo đã được cải thiện rõ rệt ở tất cả các điểm quan trắc thuộc vùng DTTS do có chương trình xóa nhà tạm theo Quyết định 167. Cách làm trao quyền cho người dân tự xây nhà với sự giúp đỡ của cộng đồng, sự giám sát của thôn, xã rất được người nghèo hoan nghênh. Một “bất cập” của Quyết định 167 được cán bộ cơ sở phản ánh là: những người nghèo nhất trong cộng đồng trước đây đã được hỗ trợ nhà theo Quyết định 134 (với mức hỗ trợ nhỏ hơn nhiều so với mức hỗ trợ theo Quyết định 167), nay nhà đã xuống cấp sau nhiều năm sử dụng, nhưng không thuộc diện được hỗ trợ theo Quyết định 167.

Số lượng gia súc bình quân hộ ở vùng miền núi đã tăng lênChính sách hỗ trợ xóa nhà tạm đã giúp người nghèo cải thiện nhà ở

Page 62: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam62BẢ

NG

2.1

1. T

ỷ lệ

hộ

sử d

ụng

điện

, nướ

c vò

i, N

VS

và đ

iện

thoạ

i (%

)

BẢN

G 2

.12.

Sở

hữu

tài s

ản c

ủa h

ộ gi

a đì

nh, 2

007-

2010

NG

UỒ

N: P

hỏng

vấn

hộ

gia

đình

NG

UỒ

N: P

hỏng

vấn

hộ

gia

đình

Điệ

nN

ước

vòi

NV

S tự

hoạ

i/ bá

n tự

hoạ

iện

thoạ

i

Hộ

nghè

oH

ộ kh

ông

nghè

oH

ộ ng

hèo

Hộ

khôn

g ng

hèo

Hộ

nghè

oH

ộ kh

ông

nghè

oH

ộ ng

hèo

Hộ

khôn

g ng

hèo

2007

2010

2007

2010

2007

2010

2007

2010

2007

2010

2007

2010

2007

2010

2007

2010

Thuậ

n H

òa80

8187

7580

2541

570

60

910

755

89Bả

n Li

ền31

9480

100

5142

4063

00

47

036

041

Than

h Xư

ơng

--

100

100

--

00

--

3634

--

5598

Lượn

g M

inh

5165

7691

9284

100

730

00

00

210

46Đ

ức H

ương

100

100

100

100

00

03

3833

5262

671

2395

Xy89

9696

9780

7868

760

00

50

2212

57

Cư H

uê-

-98

100

--

00

--

2628

--

5377

Phướ

c Đ

ại83

9489

100

2971

5880

136

1120

046

2880

Phướ

c Th

ành

7582

8397

1433

1730

00

09

026

1364

Thuậ

n H

òa91

9310

097

1867

1233

67

3639

344

4679

Tỷ lệ

hộ

có g

ia s

úc (%

)Số

gia

súc

bìn

h qu

ân h

ộ (c

on)

Tỷ lệ

hộ

có ti

vi (

%)

Tỷ lệ

hộ

có x

e m

áy (%

)

Hộ

nghè

oH

ộ kh

ông

nghè

oH

ộ ng

hèo

Hộ

khôn

g ng

hèo

Hộ

nghè

oH

ộ kh

ông

nghè

oH

ộ ng

hèo

Hộ

khôn

g ng

hèo

2007

2010

2007

2010

2007

2010

2007

2010

2007

2010

2007

2010

2007

2010

2007

2010

Thuậ

n H

òa85

8810

010

01,

82,

32,

82,

520

5054

7120

5044

73Bả

n Li

ền94

9480

962,

83,

16,

26,

114

4244

9314

5844

82Th

anh

Xươn

g-

-16

29-

-1,

61,

6-

-98

98-

-74

88Lư

ợng

Min

h41

6067

822,

72,

53,

44,

813

3352

735

1824

91Đ

ức H

ương

100

8689

901,

41,

62,

11,

944

6289

9725

2957

80

Xy49

5264

781,

92,

84,

43,

849

6176

7314

3964

57

Cư H

uê-

-23

29-

-3,

11,

9-

-10

094

--

8585

Phướ

c Đ

ại79

8389

882,

93,

69,

95,

554

6969

8821

3164

64Ph

ước

Thàn

h64

7475

913,

52,

96,

33,

236

6367

856

3025

67Th

uận

Hòa

2419

4233

2,9

1,2

4,5

2,8

6285

9297

2726

6976

Page 63: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

63BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

2.2 Hiệu quả của các chiến lược sinh kế

Sinh kế Nông nghiệp

Khoảng cách về hiệu quả của các chiến lược sinh kế nông nghiệp giữa nhóm nghèo và nhóm khá giả phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như mô hình canh tác, qui mô sản xuất, đầu tư thâm canh, áp dụng khoa học kỹ thuật và tiếp cận thị trường.

Mô hình canh tác

Mô hình canh tác của nhóm nghèo có nhiều bất lợi so với nhóm khá giả. Người nghèo ở vùng miền núi DTTS thường phụ thuộc vào canh tác nương rãy trên đất dốc, hiệu quả lao động thấp, chịu nhiều rủi ro do thời tiết bất thường và sâu bệnh. Người nghèo cũng phụ thuộc vào thu hái nguồn lợi tự nhiên trong rừng, lao động vất vả trong khi nguồn lợi tự nhiên ngày càng giảm. Ngược lại, người khá giả thường có điều kiện thuận lợi hơn về đất đai, nhân lực, vốn, nắm bắt thông tin thị trường và khả năng chống chịu rủi ro để kết hợp giữa trồng lúa nước, ngô lai, trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày. Hình 2.2 cho thấy, xu hướng các thôn bản có tỷ lệ nghèo càng cao thì càng có nhiều hộ trồng lúa nương, ngô địa phương và đi rừng. Riêng tỷ lệ nghèo có tương quan thuận với tỷ lệ hộ nuôi gia súc, hàm ý rằng các địa bàn nghèo hơn có nhiều người nuôi gia súc hơn. Thực tế, tại các thôn bản có tỷ lệ nghèo thấp ở vùng đất bằng, vùng đông người Kinh đã sử dụng phổ biến các dịch vụ cơ giới thì người dân rất ít nuôi gia súc (như thôn Chăn nuôi 2 xã Thanh Xương-ĐB, thôn Đồng Tâm xã Cư Huê-ĐL).

HÌNH 2.2. Tương quan giữa tỷ lệ hộ nghèo với tỷ lệ hộ có các nguồn sinh kế trong mẫu khảo sát tại 20 thôn bản

Người nghèo ở vùng miền núi canh tác trên đất dốc hiệu quả lao động thấp, chịu nhiều rủi ro do thời tiết và sâu bệnh

Linear Regression

0 25 50 75 100

Tỷ lệ hộ trồng Lúa nương (%)

Tỷ lệ hộ trồng Lúa ruộng (%)

Tỷ lệ hộ trồng Ngô địa phương (%)

Tỷ lệ hộ trồng Ngô lai (%)

Tỷ lệ hộ có thu nhập từ Đi rừng (%) Tỷ lệ hộ nuôi Gia súc (%)

0

25

50

75

W WW

W

W

W

WW

WW

W

W

W

W

WW

W

W

W

W

R-Square = 0.34

Linear Regression

0 25 50 75 100

0

25

50

75

W WW

W

W

W

WW

WW

W

W

W

W

WW

W

W

W

W

R-Square = 0.09

Linear Regression

0 25 50 75 100

0

25

50

75

W WW

W

W

W

WW

WW

W

W

W

W

WWW

W

W

W

R-Square = 0.35

Linear Regression

0 25 50 75 100

0

25

50

75

WWW

W

W

W

WW

WW

W

W

W

W

WW

W

W

W

W

R-Square = 0.19

Linear Regression

0 25 50 75

0

25

50

75

WWW

W

W

W

WW

WW

W

W

W

W

WW

W

W

W

W

R-Square = 0.12

Linear Regression

0 25 50 75 100

0

25

50

75

W WW

W

W

W

WW

WW

W

W

W

W

WW

W

W

W

W

R-Square = 0.11

Tỷ lệ

ngh

èo tr

ong

mẫu

200

9 (%

)Tỷ

lệ n

ghèo

tron

g m

ẫu 2

009

(%)

Tỷ lệ

ngh

èo tr

ong

mẫu

200

9 (%

)Tỷ

lệ n

ghèo

tron

g m

ẫu 2

009

(%)

Tỷ lệ

ngh

èo tr

ong

mẫu

200

9 (%

)

Tỷ lệ

ngh

èo tr

ong

mẫu

200

9 (%

)

Page 64: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam64

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

Khác biệt về mô hình canh tác trước hết xuất phát từ khác biệt về địa hình, khí hậu, tài nguyên có thể hưởng dụng ở từng thôn bản, nhất là khác biệt về chất lượng đất và điều kiện thủy lợi. Trong số các điểm quan trắc, những xã có tỷ lệ nghèo cao nhất cũng là những nơi thiếu đất bằng, thiếu ruộng lúa nước như Lượng Minh-NA, Xy-QT và Phước Thành-NT. Tại những xã này, người nghèo DTTS chủ yếu sống dựa vào canh tác nương rãy trên đất dốc rất bấp bênh, “năm no, năm đói” phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết. Canh tác nương rãy chủ yếu làm bằng tay, tốn công lao động rất lớn cho các khâu “đốt, phát, chọc, trỉa”, làm cỏ, thu hoạch. Tại những cộng đồng DTTS đã “hạ sơn” hoặc “định canh định cư” nhưng người dân vẫn trở về canh tác trên rãy cũ ở trên núi, thời gian đi và về hàng ngày cũng mất đến 3-4 tiếng đồng hồ.

Các hình thức “luân canh”, “xen canh, rải vụ” khá phổ biến tại các vùng miền núi, là cách người DTTS tận dụng đất đai để đa dạng hóa thu nhập và giảm nhẹ rủi ro. Luân canh bỏ hóa vẫn là cách chính của đồng bào DTTS nghèo trong canh tác nương rãy để phục hồi đất. Khó khăn hiện nay là thời gian bỏ hóa ngày càng ngắn do sức ép về đất đai tăng lên. Nhiều kiến thức bản địa ở vùng miền núi DTTS vẫn được duy trì, điển hình là cách cho 3-4 loại giống ngô, đậu, rau vào một hốc đất trên nương rãy của người Mông ở Thuận Hòa-HG (có rau ăn trước, rồi thu hoạch ngô, sau cùng có đậu bám vào thân ngô). Tuy nhiên, các hình thức canh tác “xen canh, rải vụ” dựa vào kiến thức bản địa này chủ yếu nhằm tự cung tự cấp, khó giúp người nghèo DTTS tăng thu nhập đáng kể trong bối cảnh kinh tế thị trường.

Trong khi nhóm nghèo phải vật lộn với các nhu cầu hàng ngày, thì nhóm khá giả có điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa, trồng các cây công nghiệp ngắn ngày và cây công nghiệp dài ngày có khả năng cho thu nhập cao hơn. Trong số các điểm quan trắc, những thôn bản có tỷ lệ nghèo thấp nhất cũng là nơi có điều kiện trồng lúa hàng hóa chất lượng cao (thôn Chăn nuôi 2 thuộc xã Thanh Xương-ĐB, ấp Sóc Chùa thuộc xã Thuận Hòa-TV), trồng rau để bán (thôn Chăn nuôi 2 thuộc xã Thanh Xương-ĐB), trồng bắp lai (thôn Đồng Tâm thuộc xã Cư Huê-ĐL), trồng lạc (thôn Hương Thọ thuộc xã Đức Hương-HT), đậu xanh (thôn Tà Lú 1 thuộc xã Phước Đại-NT), trồng chè (thôn Đội 2 thuộc xã Bản Liền-LC), trồng tiêu và cà phê (thôn Đồng Tâm thuộc xã Cư Huê-ĐL)…

Khác biệt về mô hình canh tác phụ thuộc nhiều vào chất lượng đất và điều kiện thủy lợi

Sử dụng kiến thức bản địa là cách người DTTS tận dụng đất để đa dạng hóa thu nhập và giảm rủi ro

Nhóm khá giả có điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa, kết hợp giữa cây ngắn ngày và cây dài ngày

Chuyển đổi mô hình canh tác ở vùng miền núi DTTS chưa có nhiều đột phá trong 4 năm qua

Linear Regression

0 25 50 75 100

Tỷ lệ hộ trồng Lúa nương (%)

Tỷ lệ hộ trồng Lúa ruộng (%)

Tỷ lệ hộ trồng Ngô địa phương (%)

Tỷ lệ hộ trồng Ngô lai (%)

Tỷ lệ hộ có thu nhập từ Đi rừng (%) Tỷ lệ hộ nuôi Gia súc (%)

0

25

50

75

W WW

W

W

W

WW

WW

W

W

W

W

WW

W

W

W

W

R-Square = 0.34

Linear Regression

0 25 50 75 100

0

25

50

75

W WW

W

W

W

WW

WW

W

W

W

W

WW

W

W

W

W

R-Square = 0.09

Linear Regression

0 25 50 75 100

0

25

50

75

W WW

W

W

W

WW

WW

W

W

W

W

WWW

W

W

W

R-Square = 0.35

Linear Regression

0 25 50 75 100

0

25

50

75

WWW

W

W

W

WW

WW

W

W

W

W

WW

W

W

W

W

R-Square = 0.19

Linear Regression

0 25 50 75

0

25

50

75

WWW

W

W

W

WW

WW

W

W

W

W

WW

W

W

W

W

R-Square = 0.12

Linear Regression

0 25 50 75 100

0

25

50

75

W WW

W

W

W

WW

WW

W

W

W

W

WW

W

W

W

W

R-Square = 0.11Tỷ

lệ n

ghèo

tron

g m

ẫu 2

009

(%)

Tỷ lệ

ngh

èo tr

ong

mẫu

200

9 (%

)

Tỷ lệ

ngh

èo tr

ong

mẫu

200

9 (%

)Tỷ

lệ n

ghèo

tron

g m

ẫu 2

009

(%)

Tỷ lệ

ngh

èo tr

ong

mẫu

200

9 (%

)

Tỷ lệ

ngh

èo tr

ong

mẫu

200

9 (%

)

Page 65: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

65BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

Trong 4 năm qua (2007-2010), tại đa số điểm quan trắc ở vùng miền núi DTTS chưa có nhiều đột phá về chuyển đổi mô hình canh tác. Những thay đổi về cơ cấu cây trồng của đồng bào DTTS nghèo vẫn chủ yếu là những biện pháp tự phát nhằm đối phó với rủi ro về thời tiết, dịch bệnh và giá cả (Bảng 2.13). Riêng một số địa bàn có sự đầu tư về thủy lợi, khai hoang hoặc có hợp đồng canh tác với doanh nghiệp, đã có sự chuyển đổi giảm lúa nương để tăng lúa nước hoặc tăng cây hàng hóa. Điển hình tại Phước Đại-NT, người Raglai đã giảm mạnh lúa nương tăng lúa nước 2-3 vụ từ khi công trình thủy lợi hồ Song Sắt hoàn thành; tại Xy-QT người Vân Kiều đã giảm lúa nương tăng trồng sắn bán cho công ty chế biến tinh bột; tại Bản Liền-LC người Mông đã giảm lúa nương tăng trồng chè bán cho xưởng chế biến chè; tại Cư Huê-ĐL một số hộ đã tăng trồng bông do có hợp đồng với doanh nghiệp. Trong những trường hợp này, người nghèo thường áp dụng chiến lược “lấy ngắn nuôi dài”, như trồng lúa nương xen với chè ở Bản Liền-LC, trồng bông xen với cà phê ở Cư Huê-ĐL (sau 3-4 năm cây dài ngày khép tán thì bỏ cây ngắn ngày).

Hoạt động chăn nuôi gia súc, lợn, gia cầm của người nghèo trong 4 năm qua chịu ảnh hưởng lớn của dịch bệnh và giá cả bất lợi, nên hiệu quả chăn nuôi giảm ở hầu hết các điểm quan trắc. Nuôi tôm ở Thuận Hòa-TV giảm mạnh do bà con thua lỗ nhiều. Riêng nuôi cá phục vụ tiêu dùng tăng ở Bản Liền-LC, nhưng chủ yếu trong số các hộ khá giả có điều kiện đào ao, trữ nước. Hoạt động trồng rừng tăng ở một số nơi, do có chính sách hỗ trợ người nghèo trồng rừng (Chương trình 30a). Tuy nhiên, nuôi gia súc mâu thuẫn với trồng rừng, vì gia súc thả rông phá hoại cây mới trồng.

Hiệu quả chăn nuôi giảm do dịch bệnh và giá cả bất lợi

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

Khác biệt về mô hình canh tác trước hết xuất phát từ khác biệt về địa hình, khí hậu, tài nguyên có thể hưởng dụng ở từng thôn bản, nhất là khác biệt về chất lượng đất và điều kiện thủy lợi. Trong số các điểm quan trắc, những xã có tỷ lệ nghèo cao nhất cũng là những nơi thiếu đất bằng, thiếu ruộng lúa nước như Lượng Minh-NA, Xy-QT và Phước Thành-NT. Tại những xã này, người nghèo DTTS chủ yếu sống dựa vào canh tác nương rãy trên đất dốc rất bấp bênh, “năm no, năm đói” phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết. Canh tác nương rãy chủ yếu làm bằng tay, tốn công lao động rất lớn cho các khâu “đốt, phát, chọc, trỉa”, làm cỏ, thu hoạch. Tại những cộng đồng DTTS đã “hạ sơn” hoặc “định canh định cư” nhưng người dân vẫn trở về canh tác trên rãy cũ ở trên núi, thời gian đi và về hàng ngày cũng mất đến 3-4 tiếng đồng hồ.

Các hình thức “luân canh”, “xen canh, rải vụ” khá phổ biến tại các vùng miền núi, là cách người DTTS tận dụng đất đai để đa dạng hóa thu nhập và giảm nhẹ rủi ro. Luân canh bỏ hóa vẫn là cách chính của đồng bào DTTS nghèo trong canh tác nương rãy để phục hồi đất. Khó khăn hiện nay là thời gian bỏ hóa ngày càng ngắn do sức ép về đất đai tăng lên. Nhiều kiến thức bản địa ở vùng miền núi DTTS vẫn được duy trì, điển hình là cách cho 3-4 loại giống ngô, đậu, rau vào một hốc đất trên nương rãy của người Mông ở Thuận Hòa-HG (có rau ăn trước, rồi thu hoạch ngô, sau cùng có đậu bám vào thân ngô). Tuy nhiên, các hình thức canh tác “xen canh, rải vụ” dựa vào kiến thức bản địa này chủ yếu nhằm tự cung tự cấp, khó giúp người nghèo DTTS tăng thu nhập đáng kể trong bối cảnh kinh tế thị trường.

Trong khi nhóm nghèo phải vật lộn với các nhu cầu hàng ngày, thì nhóm khá giả có điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa, trồng các cây công nghiệp ngắn ngày và cây công nghiệp dài ngày có khả năng cho thu nhập cao hơn. Trong số các điểm quan trắc, những thôn bản có tỷ lệ nghèo thấp nhất cũng là nơi có điều kiện trồng lúa hàng hóa chất lượng cao (thôn Chăn nuôi 2 thuộc xã Thanh Xương-ĐB, ấp Sóc Chùa thuộc xã Thuận Hòa-TV), trồng rau để bán (thôn Chăn nuôi 2 thuộc xã Thanh Xương-ĐB), trồng bắp lai (thôn Đồng Tâm thuộc xã Cư Huê-ĐL), trồng lạc (thôn Hương Thọ thuộc xã Đức Hương-HT), đậu xanh (thôn Tà Lú 1 thuộc xã Phước Đại-NT), trồng chè (thôn Đội 2 thuộc xã Bản Liền-LC), trồng tiêu và cà phê (thôn Đồng Tâm thuộc xã Cư Huê-ĐL)…

Khác biệt về mô hình canh tác phụ thuộc nhiều vào chất lượng đất và điều kiện thủy lợi

Sử dụng kiến thức bản địa là cách người DTTS tận dụng đất để đa dạng hóa thu nhập và giảm rủi ro

Nhóm khá giả có điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa, kết hợp giữa cây ngắn ngày và cây dài ngày

Chuyển đổi mô hình canh tác ở vùng miền núi DTTS chưa có nhiều đột phá trong 4 năm qua

Page 66: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam66

NG

UỒ

N: P

hỏng

vấn

hộ

gia

đình

cán

bộ th

ôn, x

ã

+++

ng m

ạnh

+

Tăng

ít

– –

Giả

m m

ạnh

G

iảm

ít

±

Duy

trì (

hoặc

một

số

tăng

, một

số

giảm

)

? Kh

ông

có (h

oặc

Rất í

t, ch

ỉ có

một

vài

hộ

làm

)

N

guồn

thu

nhập

chí

nh

BẢN

G 2

.13.

Tha

y đổ

i về

các

nguồ

n si

nh k

ế nă

m 2

010

so v

ới n

ăm 2

007

XãLú

a nư

ơng

Lúa

nước

Ngô

(b

ắp)

địa

phươ

ng

Ngô

(b

ắp)

lai

Sắn

(kho

ai

mì)

Đậu

ra

u cá

c lo

ại

Cây

CN

ngắn

ng

ày

Cây

CN d

ài

ngày

Gia

cLợ

n (h

eo)

Gia

cầ

m

Nuô

i cá

, tô

m

Đi

rừng

Trồn

g câ

y LN

Ngh

ề th

ủ cô

ng,

chế

biến

Làm

th

gần

nhà

Đi l

àm

ăn x

a

Buôn

n,

đại l

ý,

dịch

vụ

Thuậ

n H

òa±

++

±+

±±

––

±±

++

–?

±

Bản

Liền

–+

±+

+++

++

+?

+

Than

h Xư

ơng

?+

±±

??

+–

– –

±±

Lượn

g M

inh

±+

–+

±–

??

––

–?

++

+?

Đức

Hươ

ng?

±?

±±

++

–±

±?

±++

Xy–

?+

±?

±–

±–

+?

–?

?

Cư H

uê?

+?

+–

++

++

––

– –

±?

??

–±

±Ph

ước

Đại

– –

–++

+–

+–

– –

±+

±±

––

??

–+

+Ph

ước

Thàn

h–

±±

–±

±?

±+

––

??

–+

±Th

uận

Hòa

?+

?+

+?

+–

––

– –

??

?–

Page 67: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

67BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

Qui mô sản xuất

Tại những địa bàn có mô hình canh tác giữa nhóm nghèo và nhóm khá giả tương tự nhau, qui mô sản xuất sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thu nhập. Như tại xã Xy-QT, bà con dù giàu hay nghèo đều trồng lúa nương để ăn, trồng sắn để bán cho nhà máy chế biến tinh bột; hoặc tại Thuận Hòa-HG, mọi nhà đều trồng lúa, ngô chủ yếu để ăn, và trồng sắn lát khô để bán cho hàng quán/người thu gom. Qui mô sản xuất phụ thuộc vào diện tích đất, lao động, vốn - đều là những yếu tố nhóm khá giả có lợi thế hơn hẳn so với nhóm nghèo.

Tại các vùng đất bằng như Thanh Xương-ĐB, Cư Huê-ĐL và Thuận Hòa-TV, các hộ khá giả có nhiều đất có cơ hội áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất hàng hóa để đảm bảo thời vụ và tiết kiệm chi phí, từ đó có hiệu quả sản xuất cao hơn. Quá trình tích tụ đất đang diễn ra ở một số nơi, khi các hộ khá giả có xu hướng mua lại những miếng đất nhỏ của các hộ nghèo ở xung quanh để tăng qui mô sản xuất, thuận lợi hơn cho cơ giới hóa. Điển hình tại Thuận Hòa-TV, trong năm 2010 các hộ khá giả có nhiều đất đã tăng mạnh việc sử dụng máy gặt liên hợp trong sản xuất lúa do thu hoạch bằng máy tiết kiệm được một nửa chi phí so với thu hoạch thủ công, hao hụt giảm, chất lượng thóc tốt hơn, sau thu hoạch làm đất dễ hơn. Nhóm cán bộ ấp Sóc Chùa, xã Thuận Hòa-TV ước tính đã có khoảng 70% hộ làm ruộng trong ấp đã sử dụng máy gặt liên hợp; còn khoảng 30% hộ không sử dụng máy - thường rơi vào nhóm hộ nghèo có diện tích ruộng nhỏ, ở vị trí riêng lẻ hoặc quá trũng. Xu hướng các năm tới những hộ khá giả có nhiều đất ruộng sẽ tiếp tục tăng sử dụng máy gặt liên hợp, càng làm tăng ưu thế về qui mô đất đai của hộ khá giả so với hộ nghèo. Hơn nữa, việc tăng sử dụng dịch vụ cơ giới làm giảm cơ hội làm thuê lao động thủ công của người nghèo.

Đầu tư thâm canh, áp dụng khoa học kỹ thuật

Tại các điểm quan trắc, nhóm khá giả luôn có lợi thế hơn nhóm nghèo trong đầu tư thâm canh, áp dụng khoa học kỹ thuật do nhóm khá giả có nhiều vốn hơn, có khả năng chống đỡ rủi ro cao hơn, tiếp cận thị trường và tiếp cận các dịch vụ khuyến nông tốt hơn.

Sự khác biệt về hiệu quả sản xuất giữa nhóm khá giả và nhóm nghèo thể hiện rõ đối với những sản phẩm hàng hóa đòi hỏi đầu tư thâm canh cao, như lạc ở Đức Hương-HT, mía ở Phước Đại-NT, bắp lai và cà phê ở Cư Huê-ĐL. Điển hình tại Cư Huê-ĐL, mức đầu tư phân bón để trồng ngô lai và cà phê của người nghèo (chủ yếu ở buôn người Ê Đê) chỉ bằng khoảng một nửa so với người khá giả (chủ yếu ở thôn người Kinh). Những hộ khá giả tại Cư Huê-ĐL còn có điều kiện thay đổi giống ngô thường xuyên, đưa vào sản xuất những giống ngô mới đắt hơn nhưng có thể cho năng suất cao hơn. Do đầu tư ít phân hơn, giống kém hơn nên năng suất ngô của người nghèo chỉ đạt tối đa bằng ba phần tư năng suất ngô của người khá giả, năng suất cà phê của người nghèo chỉ đạt tối đa bằng một nửa năng suất cà phê của người khá giả. Tại Phước Đại và Phước Thành-NT, tình hình cũng tương tự: đa số người nghèo trồng lúa và ngô ít bón phân và phun thuốc nên năng suất chỉ bằng khoảng một nửa so với người khá giả. Trong năm 2010, giá các nông sản chính đều tăng mạnh, trong khi giá phân bón và các vật tư nông nghiệp khác tăng chậm hơn, nên những hộ khá giả chịu đầu tư thâm canh hơn (và có qui mô sản xuất lớn hơn) sẽ đạt hiệu quả cao hơn so với những hộ nghèo.

Hộ khá thường có ưu thế về qui mô sản xuất so với hộ nghèo

Qui mô sản xuất lớn tạo thuận lợi cho dịch vụ cơ giới hóa, đem lại hiệu quả cao hơn

Hộ khá đầu tư thâm canh, áp dụng kỹ thuật nhiều hơn hộ nghèo

Khi giá bán sản phẩm tăng mạnh hơn giá vật tư, đầu tư thâm canh đem lại hiệu quả cao hơn

Page 68: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam68

Tại các điểm quan trắc đã mở nhiều lớp tập huấn khuyến nông cho bà con. Phương pháp tập huấn hiện nay đã có nhiều đổi mới so với 4 năm trước, như ít thuyết giảng, tăng thực hành, tăng tranh ảnh và video. Tập huấn đã được mở tại thôn bản nhiều hơn (thay cho trước đây chủ yếu tập huấn tại xã, mỗi thôn chỉ cử vài người tham dự) nên người nghèo có nhiều cơ hội tham dự hơn. Vấn đề ở một số nơi là có quá nhiều lớp tập huấn, trong khi người nghèo không có điều kiện áp dụng những gì được học. Huyện Bác Ái - Ninh Thuận vào tháng 9 năm 2010 đã phải ra công văn tạm dừng các lớp tập huấn khuyến nông trong Chương trình 30a do chồng chéo với các chương trình khác, hiệu quả tập huấn đối với người nghèo chưa cao.

Mạng lưới khuyến nông thôn bản tại các xã trong Chương trình 30a (Bản Liền-LC, Lượng Minh-NA, Phước Đại và Phước Thành-NT) đã được thành lập, có phụ cấp tương đối thỏa đáng (650 nghìn đồng/tháng ở Phước Đại và Phước Thành-NT) và từng bước phát huy tác dụng. Tuy nhiên, đội ngũ này còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, chưa được tập huấn chuyên sâu về kỹ thuật từng loại cây con, về phương pháp khuyến nông, nên hiện nay mới chủ yếu làm công tác tổ chức các lớp tập huấn, đi thăm đồng phát hiện sâu bệnh và báo cáo số liệu cho cấp xã, chưa chủ động hướng dẫn, tư vấn trực tiếp cho người nghèo để giúp họ nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Mô hình trình diễn là một nội dung khuyến nông quan trọng, là cơ hội “rèn nghề” cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp. Tại các điểm quan trắc trong 4 năm qua (2007-2010) đã có một số mô hình thành công được người dân tự nhân rộng, trong đó chủ yếu là nhóm khá giả, như mô hình lúa chất lượng cao (giống ST5) tại Thuận Hòa-TV, trồng sắn giống mới (giống KM 98-7) tại Xy-QT, phân vi sinh tại Cư Huê-ĐL, ngô lai và lợn Móng Cái tại Thuận Hòa-HG... Ngược lại, “khuyến nông cho người nghèo” vẫn là một câu hỏi khó trong hệ thống khuyến nông. Tại các điểm quan trắc thời gian qua đã thực hiện một số mô hình trực tiếp hướng đến người nghèo, nhưng hầu hết không được người nghèo duy trì hoặc nhân rộng, như mô hình nuôi lợn trắng ở Xy-QT, trồng mây nếp ở Đức Hương-HT, nuôi gà, lúa nước ở Phước Thành-NT, bò vỗ béo ở Thuận Hòa-TV...

Khi so sánh các mô hình thành công với mô hình không thành công, bài học rút ra là: mỗi mô hình khuyến nông đối với người nghèo không đơn thuần là việc giới thiệu một kỹ thuật hay một loại giống với các qui trình “chuẩn” về đầu tư, chăm sóc... mà thực sự là một quá trình vận động người nghèo với nhiều biện pháp tổng hợp tương hỗ lẫn nhau, với sự vào cuộc kiên trì của nhiều bên như khuyến nông, chính quyền, đoàn thể và cộng đồng. Hỗ trợ “phần mềm” (giám sát, tuyên truyền, vận động, cầm tay chỉ việc) rất quan trọng, nhưng tốn công và lâu dài hơn rất nhiều so với hỗ trợ “phần cứng” một lần (hỗ trợ cây con giống, vật tư) trong khuyến nông cho người nghèo (Hộp 2.7).

Khi giá bán sản phẩm tăng mạnh hơn giá vật tư, đầu tư thâm canh đem lại hiệu quả cao hơn

Hiệu quả tập huấn đối với người nghèo chưa cao, còn có sự chồng chéo trong tập huấn

Đội ngũ khuyến nông thôn bản đã được thành lập, nhưng chưa thể hướng dẫn, tư vấn trực tiếp cho người nghèo

Hỗ trợ "phần mềm" quan trọng hơn so với hỗ trợ "phần cứng" trong mô hình khuyến nông cho người nghèo

Page 69: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

69BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

HỘP 2.7. Mô hình bò cho người nghèo: thành công và không thành công

1. Tại xã Thuận Hòa (Cầu Ngang, Trà Vinh) trong năm 2010 được cơ quan khuyến nông hỗ trợ dự án “nuôi bò vỗ béo” cho 27 hộ nghèo. Mỗi hộ được hỗ trợ 50% tiền mua 1 con bò (hỗ trợ tối đa 2,25 triệu đồng, còn lại hộ góp đối ứng) và thức ăn tinh, thuốc tiêm phòng trị giá 750 nghìn đồng. Hộ hưởng lợi được tự đi chọn bò, được tập huấn tại xã, phải cam kết nuôi bò trong ít nhất 3 tháng mới được phép bán.

Mục tiêu của dự án là hỗ trợ người nghèo mua bò đực vỗ béo, nhưng người nghèo đề xuất mua bò cái với lý do “nuôi bò sinh sản thì có thể đẻ được thêm vài con, bán đi có lời hơn” và được dự án chấp nhận. Thực tế, những hộ nhận nuôi bò đều là hộ Khmer nghèo không có đất sản xuất, hàng ngày bận đi làm thuê. Sau khi hết phần thức ăn tinh do dự án hỗ trợ, rất ít hộ đi cắt đủ cỏ về cho bò ăn. Kết quả là bò chậm lớn, một số con bị bệnh, nên đa số bà con đã bán bò đi mà không để sinh sản như đề xuất ban đầu (kể cả bò gầy bán hòa vốn thì hộ gia đình vẫn “lãi” phần dự án hỗ trợ 50% giá mua). Sau 8 tháng triển khai dự án (từ tháng 7/2010 đến tháng 3/2011), đã có 20/27 hộ bán bò và không nuôi lại.

2. Tại huyện Tương Dương (Nghệ An) trong năm 2010 đã thực hiện dự án hỗ trợ bò cho các hộ nghèo, tổng cộng 519 con bò bằng nguồn vốn Chương trình 135. Dự án bò được lồng ghép với chương trình hỗ trợ sinh kế của tổ chức Oxfam Hồng Kông (OHK) theo nguyên tắc: huyện hỗ trợ “phần cứng” gồm giống bò và giống cỏ (từ nguồn Chương trình 135); OHK hỗ trợ “phần mềm” gồm hỗ trợ cán bộ Trạm Thú y và Tổ công tác huyện giám sát chất lượng đầu vào của đàn bò trước khi cấp phát (dịch bệnh, tiêm phòng, sức khỏe và chất lượng con giống), tập huấn kỹ thuật nuôi bò (chăm sóc khi bò ốm, cách trồng cỏ), hỗ trợ cán bộ khuyến nông xã và cán bộ thôn bản tuyên truyền và hướng dẫn cho người nghèo cách làm chuồng trại, theo dõi giám sát chất lượng đàn bò thường xuyên, liên tục trong vòng 1 năm.

Kết quả sau 8 tháng thực hiện dự án (từ tháng 6/2010 đến tháng 2/2011), tập quán chăn nuôi của người nghèo đã cải thiện rõ rêt, hầu hết hộ nhận bò đã làm chuồng, không còn tình trạng thả rông, dịch bệnh giảm hẳn. Mới có 11 con bò bị chết trong tổng số 519 con bò đã cấp, tỷ lệ bò chết giảm mạnh so với trước. Trưởng trạm thú y Tương Dương cho biết “bò chết giảm hẳn so với năm trước, trước chết 10 phần thì năm nay chỉ chết 1 phần thôi”.

Trong công tác khuyến nông tại các vùng miền núi DTTS, các qui trình “chuẩn” trong sản xuất nông nghiệp (thường được áp dụng thành công ở vùng thấp người Kinh) có thể không phù hợp, nếu không điều chỉnh theo hoàn cảnh đặc thù của từng địa bàn và tính đến những kinh nghiệm dân gian, kiến thức bản địa của người dân. Đồng bào DTTS nghèo thường nhìn nhận và áp dụng các thông điệp khuyến nông được giới thiệu theo cách riêng của họ, theo hướng giảm thiểu chi phí vật tư mua ngoài và/hoặc giảm thiểu công lao động. Một ví dụ phổ biến là bà con DTTS nghèo thường dùng giống ngô lai nhưng không bón phân như khuyến nông hướng dẫn, mà tận dụng độ phì của đất rãy mới phát, sau 1-2 vụ độ phì của đất giảm thì chuyển sang dùng giống ngô địa phương, sau 1-2 vụ nữa thì bỏ hóa và chuyển sang phát rãy mới. Đồng bào DTTS không thiếu các sáng kiến dựa trên kiến thức bản địa. Hạn chế của hệ thống khuyến nông là còn thiếu những nghiên cứu, tổng kết các kiến thức bản địa để điều chỉnh các thông điệp khuyến nông cho phù hợp (Hộp 2.8).

Khuyến nông cần nghiên cứu, tổng kết các kiến thức bản địa của đồng bào DTTS

Page 70: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam70

HỘP 2.8. Sáng kiến của người DTTS khi thực hiện mô hình trồng ngô lai

1. Thôn Đá Ba Cái, xã Phước Thành (Bác Ái) trong năm 2010 có một số hộ đồng bào Raglai tham gia mô hình trồng ngô lai theo dự án của Sở KH-CN tỉnh Ninh Thuận. Anh K.C. là một hộ khá trong thôn được tham gia mô hình. Anh đã áp dụng một số kinh nghiệm cá nhân để giúp tiết kiệm công lao động.

Cán bộ tập huấn trồng ngô lai phải sạc cỏ 2 lần, bón phân 2 lần, sạc cỏ trước và bón phân sau. Sau khi bón phân lại mất thêm công lấp đất lên phân. Nếu theo cách làm này, gia đình anh phải tốn khoảng 750 nghìn đồng tiền công lao động trên một héc ta.

Theo kinh nghiệm trồng ngô của bản thân, anh đã áp dụng cách bón phân trước, sau đó sạc cỏ lấp lên phân, chờ sương xuống sẽ làm phân thấm vào đất, nhờ đó tiết kiệm được công lấp phân riêng. Tổng tiền công lao động chỉ hết khoảng 350 nghìn, bằng một nửa so với cách cán bộ hướng dẫn trong lớp tập huấn.

--- “Làm theo mô hình tốn kém lắm, chỉ phù hợp với đồng bằng thôi vì nước nôi đầy đủ, giá vật tư rẻ. Ở đây không có nước, giá vật tư lại cao nên nếu làm theo mô hình thì chỉ nhìn thôi. Chứ còn người dân phải tranh thủ vào thời tiết, nhìn trời để mà trỉa bắp, bón phân” (K.C, thôn Đá Ba Cái, xã Phước Thành)

2. Thôn Mịch B, xã Thuận Hòa (Vị Xuyên, Hà Giang) từ năm 2004 đến nay có nhiều mô hình ngô lai được triển khai. Trong các buổi tập huấn, cán bộ khuyến nông hướng dẫn người dân trồng theo khoảng cách 30 cm x 30 cm, chỉ trỉa mỗi hốc một hạt. Các hộ người Tày đã thực hiện theo đúng hướng dẫn trên nhưng kết quả không cao. Số cây chết nhiều, trồng dặm lại tốn công nhưng tỷ lệ cây có bắp chỉ đạt khoảng 80%. Thân cây cao, yếu, bắp nhỏ, ít hạt.

Cuối năm 2009, khi làm mô hình ngô lai Bioseed 9698 trong Chương trình 135, người dân đã thay đổi cách trồng: (1) Trồng theo khoảng cách 50 cm x 50 - 70 cm. Nguyên nhân là do thôn ở khu vực thung lũng, độ chiếu sáng thấp, trời tắt nắng sớm hơn những nơi khác nên phải trồng thưa để đủ độ sáng cho cây; (2) Mỗi hốc trỉa 2 hạt, tương ứng với việc dãn khoảng cách trồng và do đất ở đây khô. Nếu trồng 2 hạt một khóm thì khi cây này chết sẽ có cây khác thay thế, tránh công đoạn dặm làm cây không có bắp hoặc bắp nhỏ

Nhóm nòng cốt thôn Mịch B cho biết, nhờ sáng kiến trồng thưa và 1 hốc trỉa 2 hạt nên mô hình ngô năm 2009 đạt hiệu quả cao hơn so với những mô hình ngô đã thực hiện trước đó, cụ thể: tỷ lệ gốc ngô cho bắp cao, khoảng 99%; cây thân thấp nhưng khỏe; bắp to, hạt phủ kín bắp, ít hạt lép.

--- “Kỹ thuật trồng được tập huấn chỉ áp dụng một phần thôi vì điều kiện ở đây khác, cứ sao nguyên bản của anh khuyến nông dạy thì không được ăn” (nhóm nòng cốt thôn Mịch B)

Tiếp cận thị trường

Năng lực tiếp cận thị trường góp phần quyết định việc sử dụng các nguồn vốn sinh kế và lựa chọn các chiến lược sinh kế của người nghèo. Xu hướng sản xuất hàng hóa tiếp tục gia tăng và là lợi thế của các hộ khá tại các điểm quan trắc. Hộ nghèo tại các địa bàn miền núi DTTS xa xôi thường ít tham gia thị trường so với hộ khá giả, do họ vẫn dựa nhiều vào canh tác nương rãy truyền thống để phục vụ nhu cầu trong gia đình và không sử dụng vật tư mua ngoài. Hình 2.3 cho thấy xu hướng: ở những thôn bản tỷ lệ hộ có sản phẩm hàng hóa để bán (không tính việc bán những sản phẩm nhỏ lẻ hoặc sản phẩm thu hái trong rừng) và có mua vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc trừ sâu) cao hơn thì tỷ lệ nghèo thấp hơn. Điển hình tại Lượng Minh-NA có tỷ lệ người dân tham gia thị trường thấp nhất cũng là nơi có tỷ lệ nghèo cao nhất trong số các điểm quan trắc.

Mức độ tham gia thị trường tỷ lệ nghịch với tỷ lệ nghèo tại các điểm quan trắc

Page 71: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

71BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

HÌNH 2.3. Tương quan giữa tỷ lệ nghèo và tỷ lệ bán sản phẩm, mua vật tư tại 20 thôn bản khảo sát

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

Tại các thôn bản miền núi DTTS, có một số người Kinh từ dưới xuôi lên tạm trú hoặc ở hẳn làm nghề kinh doanh - dịch vụ, và họ thường là những người khá giả trong thôn. Số người bản địa làm nghề kinh doanh - dịch vụ rất ít, do không có vốn, thiếu mạng lưới bạn hàng, hoặc do không muốn kinh doanh theo cách “vay trước, trả sau“ đối với những người hàng xóm trong cộng đồng dân tộc mình. Những người Kinh khác không mở hàng quán thường biết cách “mua tận gốc, bán tận ngọn“ (tham gia kênh thị trường ít trung gian hơn) có lợi hơn nhiều so với người nghèo DTTS thường mua bán nhỏ lẻ tại chỗ (tham gia kênh thị trường nhiều trung gian hơn). Điều này lý giải một phần tại sao người Kinh thường khá giả hơn người DTTS dù sinh sống trong cùng một xã (như số liệu VHLSS thường chỉ ra).

Riêng tại những địa bàn miền núi có chợ phiên tại chỗ, như ở Bản Liền-LC và Thuận Hòa-HG, đồng bào DTTS thường đi phiên chợ hàng tuần để mua bán và giao lưu, là nét đặc trưng của văn hóa vùng cao. Chợ phiên giúp cho việc tiếp cận thị trường của người nghèo tốt hơn. Tuy nhiên, những người kinh doanh tại các chợ phiên này cũng đa phần là người Kinh.

Từ năm 2010, Chính phủ đã thay thế chính sách trợ cước, trợ giá (Nghị định 20/CP và Nghị định 02/CP) bằng chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn với mức hỗ trợ 80 nghìn đồng/người/năm ở xã khu vực II và 100 nghìn đồng/người/năm ở xã khu vực III (Quyết định 102). Hình thức hỗ trợ có thể bằng tiền hoặc bằng hiện vật. Tại các điểm quan trắc, hầu hết các xã đã áp dụng hình thức hỗ trợ bằng hiện vật: hộ nghèo đăng ký số lượng, chủng loại giống, phân bón (trong tổng mức tiền hỗ trợ theo số khẩu của từng hộ), sau đó xã tổ chức mua và cấp phát cho người dân. Nói chung người nghèo rất hoan nghênh chính sách hỗ trợ trực tiếp mới này, vì trước đây họ ít được hưởng lợi từ chính sách trợ giá, trợ cước (do thiếu tiền mặt, thường phải “vay trước, trả sau“ qua hàng quán địa phương, hoặc do phương thức canh tác truyền thống không sử dụng giống lai và phân bón). Thực tế tại đa số điểm quan trắc mới triển khai chính sách hỗ trợ trực tiếp từ giữa năm 2010, nên vòng theo dõi nghèo này chưa ghi nhận được các ý kiến phản hồi của cán bộ cơ sở và người dân (người dân mới đăng ký, chưa được nhận vật tư). Từ góc độ cán bộ huyện và xã cho biết, có nơi ngân sách tỉnh cấp cho việc thực hiện

Người Kinh làm kinh doanh - dịch vụ thường khá giả hơn người DTTS sinh sống trong cùng một xã

Phiên chợ vùng cao giúp người nghèo tiếp cận thị trường tốt hơn

Chính phủ đã thay thế chính sách "trợ cước trợ giá" bằng chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn

Linear Regression

25 50 75 100

Tỷ lệ hộ có Bán Sản phẩm (%) Tỷ lệ hộ có Mua Vật tư (%)

0

25

50

75

W WW

W

W

W

WW

WW

W

W

W

W

WW

W

W

W

W

R-Square = 0.32 Linear Regression

0 20 40 60 80 100

0

25

50

75

W WW

W

W

W

WW

WW

W

W

W

W

WW

W

W

W

W

R-Square = 0.28

Tỷ lệ

ngh

èo tr

ong

mẫu

200

9 (%

)

Tỷ lệ

ngh

èo tr

ong

mẫu

200

9 (%

)

Page 72: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam72

Quyết định 102 rất chậm, nên huyện phải ưu tiên các xã khó khăn trước (Eakar-ĐL); hoặc có nơi tỉnh chỉ đạo cấp phân bón cho người dân, nhưng giá phân bón cao nên số lượng phân cấp cho từng hộ rất ít - chỉ vài chục kg không đủ để bón ruộng (Phước Đại-NT).

Canh tác theo hợp đồng

Trong bối cảnh sản xuất hàng hóa tăng lên và thị trường đầy biến động, các hình thức canh tác theo hợp đồng có thể giúp các bên trong chuỗi thị trường tạo được mối quan hệ lâu dài các bên cùng có lợi (nông dân, tổ nhóm, HTX, doanh nghiệp) nếu được thiết kế và thực hiện phù hợp. Bảng 2.14 cho thấy, 5 trường hợp canh tác theo hợp đồng tại các điểm quan trắc khá đa dạng về sản phẩm, hình thức liên kết, cách hỗ trợ của doanh nghiệp, cách thức thu mua và xác định giá...

Các trường hợp canh tác hợp đồng được khảo sát tại các điểm quan trắc đều diễn ra khá thuận lợi trong năm 2010. Lý do quan trọng nhất là giá nông sản bình quân trong năm 2010 đều tăng so với năm 2009, điển hình như giá chè tươi tại Bản Liền-LC đã tăng bình quân khoảng 60%, giá sắn tươi tại Xy-QT tăng 70%, giá lúa giống tại Thanh Xương-ĐB tăng 15%.

Sau giai đoạn khủng hoảng tài chính, trong năm 2010 các doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực khai phá thị trường, phối hợp với các chương trình của Nhà nước để hỗ trợ nông dân. Xưởng chè tại Bản Liền-LC thành công lớn trong năm 2010 khi lần đầu tiên xuất khẩu được chè hữu cơ sang châu Âu qua kênh Thương mại Công bằng (Fair Trade) với giá cao, từ đó có điều kiện nâng mạnh giá thu mua chè tươi. Huyện Bắc Hà-LC cũng đã trích nguồn Chương trình 30a mua giống chè bầu, phân vi sinh hỗ trợ người trồng chè. Nhà máy tinh bột sắn tại Hướng Hóa-QT, nơi thu mua sắn của người dân xã Xy-QT, đã giới thiệu khá thành công giống sắn mới KM98-7 cho năng suất cao hơn giống sắn cũ KM94, sản xuất phân vi sinh cấp cho người dân làm mô hình nhằm cải thiện tập quán sản xuất, và tiếp tục phương thức bán gạo đối lưu 2 chiều cho người bán sắn. Huyện Hướng Hóa đã trích nguồn Chương trình 135 kết hợp với hỗ trợ của nhà máy mua giống sắn mới cấp cho người dân để khắc phục nắng hạn. Tại Phước Đại-NT, dự án Khoa học công nghệ nông nghiệp (ADB tài trợ) đã kết hợp với nhà máy đường làm 5 ha mía mô hình trình diễn cho người dân.

Các hình thức canh tác theo hợp đồng luôn phải đối mặt với nhiều thách thức. Điển hình là trường hợp trồng chè hữu cơ ở Bản Liền-LC. Khi xã Bản Liền có điện từ đầu năm 2010, người dân đã tăng mạnh việc mua máy sao chè chạy động cơ để làm chè khô, ảnh hưởng đến việc thu mua chè tươi của doanh nghiệp. Chương trình 30a hỗ trợ phân vi sinh cho người dân trồng chè mới, nhưng do đất trồng chè đã hết, người dân chủ yếu trồng xen, trồng dặm vào diện tích chè hiện có. Phân vi sinh lại có hàm lượng chất vô cơ nếu bón cho chè sẽ mất tính chất chè hữu cơ, có thể làm hỏng những nỗ lực của doanh nghiệp trong 4 năm qua để xuất khẩu chè hữu cơ qua kênh Thương mại Công bằng (Hộp 2.9).

Giá bán sản phẩm tăng giúp canh tác theo hợp đồng thuận lợi

Các doanh nghiệp chế biến và chính quyền địa phương đã có nhiều biện pháp hỗ trợ nông dân tham gia canh tác theo hợp đồng

Tuy nhiên, canh tác theo hợp đồng luôn có nhiều thách thức

Page 73: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

73BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

HỘP 2.9. Chè hữu cơ ở Bản Liền: Cơ hội và Thách thức

Chè Shan được coi là loại cây chủ lực tạo thu nhập và xóa đói giảm nghèo cho người dân tại xã Bản Liền (Bắc Hà, Lào Cai). Tổng diện tích chè năm 2010 của xã Bản Liền là 292 ha, trong đó 285 ha đã cho thu hoạch. Sau 4 năm xây dựng vùng chè hữu cơ, củng cố các tổ nhóm và HTX chè, tìm hướng xuất khẩu cho sản phẩm, lần đầu tiên trong năm 2010 doanh nghiệp chè đã xuất khẩu được gần 3 tấn chè hữu cơ sang thị trường châu Âu qua kênh Thương mại Công bằng. Giá xuất khẩu chè hữu cơ cao hơn hẳn so với chè thông thường, được kênh Thương mại Công bằng thưởng thêm 1 USD/kg để bổ sung vào quĩ phúc lợi của HTX. Nhờ thành công trên thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp đã tăng khoảng 60% giá thu mua chè tươi của người dân (5000 đồng/kg năm 2010, so với 3000-3500 đồng/kg năm 2009), và tăng chế độ thưởng cho người bán chè, cán bộ tổ nhóm, HTX tính theo sản lượng thua mua. Trong năm 2010 doanh nghiệp chè đã mua được khoảng 60% sản lượng chè tươi cả năm của người dân, so với lượng mua khoảng 40% sản lượng chè tươi trong năm 2009.

Bên cạnh những thuận lợi, việc phát triển vùng chè hữu cơ Bản Liền còn nhiều thách thức:

� Từ khi có điện vào đầu năm 2010, hơn 40 hộ đã mua máy sao chè chạy điện để tự làm chè khô bán ra thị trường, gây cạnh tranh mạnh về nguồn nguyên liệu chè tươi với doanh nghiệp chè (nhất là vào các tháng cuối năm khi sản lượng chè tươi giảm và bà con tranh thủ làm chè khô bán Tết)

� Các đồi chè đã đến chu kỳ cải tạo, sẽ có nguy cơ bà con sử dụng phân bón vô cơ và thuốc diệt cỏ làm mất tính chất của chè hữu cơ

� Chương trình 30a hỗ trợ hom giống và phân vi sinh để trồng mới 15 ha chè. Do đất để mở rộng vùng chè đã gần hết, nên bà con chủ yếu trồng xen và trồng dặm vào các đồi chè cũ. Phân vi sinh Sông Gianh hỗ trợ từ nguồn Chương trình 30a lại có hàm lượng chất vô cơ (trên bao bì ghi hàm lượng P2O5 ≥ 1,5%, S ≥ 0,2%). Doanh nghiệp chè đã khuyến cáo với chính quyền địa phương và người dân về nguy cơ này, vì nếu đem bón phân vi sinh có hàm lượng chất vô cơ vào vùng chè hữu cơ sẽ làm hỏng các nỗ lực xây dựng thương hiệu chè hữu cơ Bản Liền trong 4 năm qua.

Page 74: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam74

BẢNG 2.14. Đặc điểm chính của các trường hợp canh tác theo hợp đồng

Chè Shan Tuyết tại Bản Liền-LC

Sắn công nghiệp tại Xy-QT

Mía tại Phước Đại-NT

Bông tại Cư Huê-ĐL

Lúa giống tại Thanh Xương-ĐB

Dân tộc chính tham gia

Tày, Mông Vân Kiều Raglai Kinh Kinh

Đặc điểm sản phẩm

Chế biến để xuất khẩu

Chè hữu cơ, yêu cầu không sử dụng bất kỳ hóa chất độc hại nào

Chế biến thành tinh bộ sắn, xuất khẩu nguyên liệu thô

Hiện tại quảng canh (từng bước phải bón phân cải tạo đất)

Chế biến đường phục vụ nhu cầu nội địa

Yêu cầu thâm canh cao

Làm bông thành phầm phục vụ nhu cầu nội địa

Yêu cầu thâm canh cao, khâu thu hoạch tốn công lao động

Làm lúa giống IR 64 và Bắc Thơm số 7 xác nhận, phục vụ nhu cầu sản xuất tại địa phương

Yêu cầu thâm canh cao

Hình thức liên kết

Nhiều bên (DN, tổ nhóm ND, HTX chè, hộ gia đình)

Tập trung (DN hợp đồng trực tiếp với hộ gia đình)

Tập trung (DN hợp đồng trực tiếp với hộ gia đình)

Tập trung (DN hợp đồng trực tiếp với hộ gia đình)

Tập trung (trại giống ĐB hợp đồng trực tiếp với hộ gia đình)

Vai trò của tổ nhóm ND, HTX

Tổ nhóm ND, HTX chè hướng dẫn kỹ thuật

Không có Không có

Ban NN xã đóng vai trò hỗ trợ

Không có Không có

Hỗ trợ của doanh nghiệp

Tập huấn

Hỗ trợ hoạt động tổ nhóm và HTX

Đăng ký sản phẩm chè hữu cơ, bán qua kênh thương mại công bằng (fair trade)

Tập huấn

Hỗ trợ mô hình giống mới, bón phân vi sinh

Xây dựng tổ nhóm nông dân từ 2009

Bán gạo đối lưu 2 chiều

Ứng trước giống, phân, công chăm sóc

Cử cán bộ hỗ trợ kỹ thuật

Ứng trước phân, thuốc trừ sâu

Cử cán bộ hỗ trợ kỹ thuật

Bán giống nguyên chủng cho người dân theo hình thức trả chậm đến cuối vụ

Cử cán bộ hỗ trợ kỹ thuật

Cách thức thu mua

Mua trực tiếp tại xưởng

Thông báo giá theo từng thời điểm (không có giá sàn)

Đăng ký thu hoạch, có xe nhà máy đến tận rãy

Thông báo giá theo thời điểm (không có giá sàn)

Có xe nhà máy đến tận rãy

Thỏa thuận giá sàn từ đầu vụ

Mua tập trung tại thôn

Thỏa thuận giá sàn từ đầu vụ

Mua tại nhà dân

Thỏa thuận giá sàn từ đầu vụ (cao hơn 5 giá so với lúa thịt ngoài thị trường)

Biến động giá cả Tăng mạnh từ giữa năm 2010

Tăng mạnh vào đầu năm 2010

Ổn định Tăng nhẹ vào cuối năm 2010

Tăng mạnh vào cuối năm 2010

Sự tham gia của người nghèo

Người nghèo tham gia tích cực

Người nghèo tham gia tích cực

Người nghèo thiếu vốn, thiếu lao động ít tham gia

Người nghèo thiếu đất, thiếu lao động ít tham gia

Người nghèo ít tham gia

Thuận lợi Địa bàn biệt lập, thuận lợi cho xây dựng vùng chè hữu cơ có giá trị hơn, giá bán của nông dân sẽ cao hơn

Năm 2010 bán qua kênh thương mại công bằng được hỗ trợ 1USD/kg chè khô, đưa vào quỹ công ích của HTX

Cây chủ lực tạo thu nhập cho người dân ở nơi không trồng được lúa nước

Phong trào đổi công thu hoạch sắn tốt

Có đường mới (khoảng 3 km) vào rẫy cũ do ADB tài trợ

Mô hình sắn giống mới cho năng suất cao hơn

Mía phát triển tốt

Tận dụng được đất bằng mới khai hoang không trồng được lúa nước

Số hộ đăng ký trồng mía tăng lên, diện tích mía năm 2010 tăng gần gấp đôi năm 2009.

Bông đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn ngô (nếu thời tiết tốt)

Người dân có kinh nghiệm thâm canh lúa

Bắc Thơm số 7 là giống lúa chất lượng cao có tiếng ở Điện Biên

Khó khăn Cạnh tranh với bà con tự sao chè khô

Nguy cơ vùng chè hữu cơ bị ảnh hưởng do có điện, đường đi lại

CT 30a hỗ trợ phân vi sinh có chứa hàm lượng chất vô cơ, ảnh hưởng đến vùng chè hữu cơ.

Đất bạc màu, năng suất sắn giảm mạnh

Sâu bệnh

Nắng hạn làm chết sắn mới trồng

Nhà máy hỗ trợ tiền mua giống 50%, dân không góp đối ứng 50% để mua giống mới

Khó mở rộng thêm diện tích sau năm 2010 do không còn đất trống.

Nắng hạn ảnh hưởng đến thời vụ sản xuất. Năng suất mía thấp (25 tấn/ha)

Mưa kéo dài ảnh hưởng đến quá trình ra quả của cây bông, năng suất giảm

Một số hộ không làm theo đúng quy trình hướng dẫn.

Giá lúa biến động nhanh nên giá thu mua của trại giống bị lạc hậu, người dân không bán lúa giống mà chuyển sang bán lúa thịt.

Page 75: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

75BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

Người nghèo khó tham gia các hình thức canh tác hợp đồng đòi hỏi qui mô lớn, trình độ thâm canh cao (mía ở Phước Đại-NT, lúa giống ở Thanh Xương-ĐB) hoặc cần nhiều lao động (bông ở Cư Huê-ĐL). Riêng các cây trồng theo hình thức quảng canh trên đất nương rãy như chè Shan ở Bản Liền-LC và sắn công nghiệp ở Xy-QT người nghèo có cơ hội tham gia. Tính bền vững của các mô hình canh tác hợp đồng cần được xem xét kỹ lưỡng và có các biện pháp bổ trợ thích đáng để tránh gây tác động xấu đến người nghèo. Điển hình như cây sắn công nghiệp ở Xy-QT vừa là cây “xóa đói giảm nghèo” vừa có nhiều nguy cơ đối với người nghèo, do tác động của thoái hóa đất (năng suất sắn giảm mạnh sau một vài vụ), sản xuất độc canh và ảnh hưởng của thời tiết, sâu bệnh (khi giá sắn giảm mạnh trong năm 2008 hoặc nắng hạn kéo dài trong năm 2010) có thể ảnh hưởng đến an ninh lương thực.

Sinh kế phi nông nghiệp

Làm thuê gần nhà

Làm thuê gần nhà (làm thuê trong nông nghiệp, trong các công trình xây dựng, tại các đô thị địa phương và các công việc khác) là nguồn thu nhập rất quan trọng của những người nghèo thiếu đất sản xuất và thiếu tay nghề, là cơ hội phân công hợp lý lao động trong gia đình và đa dạng hóa thu nhập vào những lúc nông nhàn. Bảng 2.15 cho thấy, tỷ lệ hộ có người đi làm thuê gần nhà trong nhóm nghèo cao hơn hẳn so với tỷ lệ tương tự trong nhóm không nghèo tại hầu hết điểm quan trắc. Tiền công làm thuê đã tăng khoảng 2 lần trong giai đoạn 2007-2010, phù hợp với mức tăng chung của giá cả. Bất lợi của làm thuê gần nhà là phụ thuộc vào thời tiết, mùa vụ và tiến độ công trình, công việc không ổn định.

BẢNG 2.15. Tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập từ lao động làm thuê (%)

Đi làm thuê gần nhà Tiền gửi vềtừ người đi làm ăn xa

Hộ nghèo Hộ không nghèo Hộ nghèo Hộ không nghèo

2007 2010 2007 2010 2007 2010 2007 2010

Thuận Hòa 55 44 28 16 5 19 0 7

Bản Liền 3 12 4 15 3 6 4 7Thanh Xương - - 55 63 - - 10 4

Lượng Minh 23 22 24 9 3 8 5 9

Đức Hương 13 5 7 5 25 43 30 51Xy

37 30 32 16 0 0 8 5

Cư Huê - - 45 26 - - 4 2

Phước Đại 58 49 39 12 4 11 3 8

Phước Thành 39 15 25 15 6 4 0 12

Thuận Hòa 74 63 35 46 53 52 39 52

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

Người nghèo khó tham gia canh tác theo hợp đồng

Làm thuê gần nhà là nguồn thu nhập rất quan trọng của người nghèo

Page 76: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam76

Xu hướng tại đa số điểm quan trắc là tỷ lệ hộ có người đi làm thuê gần nhà giảm nhẹ trong 4 năm qua trong cả nhóm nghèo và nhóm không nghèo. Các lý do dẫn đến giảm làm thuê gần nhà khá đa dạng: do các công trình thủy lợi lớn gần nhà đã hoàn thành nên nhu cầu thuê lao động tại chỗ giảm và người dân tập trung làm lúa nước (Phước Đại-NT); do dịch vụ cơ giới hóa tăng làm giảm cơ hội làm thuê trong nông nghiệp của người nghèo (Thuận Hòa-TV); do công việc gùi gỗ thuê bên Lào giảm mạnh vì nguồn gỗ bên Lào cũng ít dần và sự kiểm tra gắt gao hơn của biên phòng, kiểm lâm (Xy-QT); do tăng đi làm ăn xa nên giảm làm thuê gần nhà (Đức Hương-HT, Thuận Hòa-TV); do có chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm và khai hoang, cải tạo ruộng nên người dân tập trung làm việc nhà hơn trước (Thuận Hòa-HG, Phước Thành-NT). Riêng tại Bản Liền-LC, số hộ làm thuê gần nhà bắt đầu tăng do các năm 2009-2010 có nhiều công trình xây dựng được khởi công tại xã.

Vai trò của các trung tâm đô thị địa phương trong việc thu hút lao động từ các địa bàn nông thôn lân cận rất quan trọng. Trong số các điểm quan trắc, Thanh Xương-ĐB và Thuận Hòa-TV là hai xã có tỷ lệ người đi làm thuê gần nhà cao nhất do tận dụng được các cơ hội việc làm tại các trung tâm đô thị địa phương. Tại Thanh Xương-ĐB, bà con người Thái chỉ làm lúa một vụ nên vào lúc nông nhàn, rất đông nam giới ra thành phố Điện Biên chờ việc làm thuê phụ hồ, bốc vác; một số phụ nữ cũng ra thành phố Điện Biên làm nghề phụ bán quán. Do có cơ hội việc làm tại chỗ nên số người đi làm ăn xa tại Thanh Xương-ĐB khá thấp. Tại Thuận Hòa-TV, nam giới và phụ nữ (nam nhiều hơn nữ) người Khmer hàng ngày đi bốc vác vật liệu xây dựng và làm các công việc lao động phổ thông khác ở thị trấn gần đó. Tại Thuận Hòa-TV, những người làm nghề bốc vác vật liệu xây dựng thường liên kết với nhau thành các “băng” 5-10 người theo mối quan hệ họ hàng, xóm giềng trong ấp, để có nguồn công việc ổn định hơn. Trong bối cảnh thiếu đất sản xuất, nhiều người đi làm thuê thì việc hình thành các “băng” là một hình thức hợp tác cộng đồng hiệu quả, giúp tăng vốn xã hội của người nghèo.

Đi làm ăn xa

Như các báo cáo vòng trước đã nêu, đi làm ăn xa đến những thành phố lớn, các tỉnh có nhiều khu công nghiệp và các tỉnh có nhiều trang trại nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn là lựa chọn kế sinh nhai của nhiều người tại các điểm quan trắc vào lúc nông nhàn hoặc muốn thoát ly nông nghiệp. Tuy nhiên, đi làm ăn xa đòi hỏi những điều kiện nhất định về mạng lưới xã hội, học vấn, tiếp cận thông tin, khả năng thích ứng nhanh về lối sống, tác phong làm việc công nghiệp, khả năng chống đỡ rủi ro tại nơi nhập cư. Tại các địa bàn miền núi DTTS tỷ lệ hộ có tiền gửi về từ người đi làm ăn xa tuy đã tăng nhẹ trong 4 năm qua nhưng còn rất thấp (xem Bảng 2.15). Những cản trở về khả năng di chuyển lao động như nêu trên góp phần giải thích cho tỷ lệ nghèo còn cao tại các địa bàn miền núi DTTS.

Trong số các điểm quan trắc, hai địa bàn có đông người đi làm ăn xa nhất là Đức Hương-HT (xã vùng núi thấp người Kinh) và Thuận Hòa-TV (xã vùng đồng bằng đông người Khmer). Bảng 2.16 cho thấy, tại Đức Hương-HT, nam đi làm ăn xa đông hơn nữ; còn ở Thuận Hòa-TV tỷ lệ nam và nữ đi làm ăn xa gần như nhau. Đa số người đi làm ăn xa là thanh niên trẻ chưa có gia đình. Trình độ văn hóa của người đi làm ăn xa tại Đức Hương-HT cao hơn hẳn so với những người đi làm ăn xa tại Thuận Hòa-TV. Nhiều người đi làm ăn xa tại Đức Hương-HT làm việc trong khu vực phi chính thức

Làm thuê gần nhà giảm nhẹ trong 4 năm qua do nhiều nguyên nhân

Các trung tâm đô thị địa phương ngày càng có vai trò quan trọng trong thu hút lao động nông thôn

Đi làm ăn xa đang có xu hướng tăng lên

Những vùng thấp, vùng đông người Kinh có tỷ lệ người đi làm ăn xa cao nhất

Page 77: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

77BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

(làm công nhân xí nghiệp); còn đa số người đi làm ăn xa tại Thuận Hòa-TV làm trong khu vực phi chính thức. Phụ nữ Khmer tại Thuận Hòa-TV thường lên thành phố làm các nghề giúp việc gia đình và phụ giúp bán hàng.

BẢNG 2.16. Đặc điểm của người đi làm ăn xa tại Hà Tĩnh và Trà Vinh, 2010 (%)

Đức Hương-HT Thuận Hòa-TV

Tỷ lệ hộ có người đi làm ăn xa 48 60

Dân tộc của người đi làm ăn xa

Kinh 100 17

Khmer 0 83

Giới tính người đi làm ăn xa

Nam 70 54

Nữ 30 46

Tình trạng hôn nhân

Độc thân 64 64

Có vợ/có chồng 34 35

Khác (góa, ly hôn, ly dị, ly thân) 2 1

Độ tuổi người đi làm ăn xa

Dưới 18 tuổi 2 15

Từ 18 đến 25 tuổi 44 45

Từ 26 đến 35 tuổi 34 27

Trên 35 tuổi 20 13

Học vấn người đi làm ăn xa

Chưa từng đi học hoặc chưa tốt nghiệp Tiểu học (cấp 1) 0 41

Tốt nghiệp Tiểu học (cấp 1) 2 41

Tốt nghiệp THCS (cấp 2) 30 14

Tốt nghiệp THPT (cấp 3) 58 2

Tốt nghiệp Trung cấp, CĐ, ĐH trở lên 10 2

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

Trường hợp của Đức Hương-HT cho thấy mối liên hệ rõ ràng giữa thiên tai/biến đổi khí hậu với di chuyển lao động. Trong vòng 4 năm qua, Đức Hương-HT chịu liên tiếp các cơn bão, lụt nghiêm trọng và bất thường (điển hình là cơn lụt kép ngập sâu toàn xã trong năm 2010). Trong cùng thời gian đó, tỷ lệ hộ có người đi làm ăn xa tại Đức Hương-HT đã tăng mạnh trong cả nhóm nghèo và không nghèo (xem Bảng 2.15). Thu nhập từ nông nghiệp bấp bênh do thiên tai là lực đẩy mạnh cho dòng người đi làm ăn xa. Ngược lại, tiền gửi về từ người đi làm ăn xa là nguồn thu nhập quan trọng cho gia đình, nhất là vào những lúc bão lụt. Mối quan hệ tương hỗ giữa thiên tai/biến đổi khí hậu và di cư ở Đức Hương-HT còn thể hiện ở khía cạnh giới. Nam giới đi

Giữa thiên tai/ biến đổi khí hậu và đi làm ăn xa có mối quan hệ rõ ràng trong 4 năm qua

Page 78: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam78

làm ăn xa nhiều để lại phụ nữ, người già và trẻ em ở nhà, dẫn đến phụ nữ phải gánh vác mọi việc vất vả ở nhà từ cày bừa đến chăm sóc con cái, bố mẹ. Nam giới vắng nhà cũng làm khả năng chống đỡ với bão lụt ở quê nhà bị suy giảm.

Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp

Trong số 20 thôn bản khảo sát thuộc các điểm quan trắc, không thôn bản nào có thế mạnh về ngành nghề chế biến hoặc tiểu thủ công nghiệp truyền thống. Một số hoạt động rèn thủ công, thêu hoa văn quần áo, đan lát của đồng bào DTTS chỉ có tính chất nhỏ lẻ và để tự tiêu dùng.

Một số hoạt động phát triển ngành nghề của các dự án, các đoàn thể đã được triển khai nhưng hiệu quả chưa cao, số lượng người tham gia ít. Như các lớp tập huấn đan địu, đan nón do dự án OGB hỗ trợ ở Bản Liền-LC, hoặc lớp tập huấn đan lát do Hội Phụ nữ tỉnh tổ chức ở Thuận Hòa-TV (có công ty đứng ra cung cấp vật liệu và thu mua sản phẩm) mới chỉ dừng lại ở hoạt động làm thêm ngoài giờ của một số chị phụ nữ với thu nhập khiêm tốn (20-30 nghìn đồng/ngày).

2.3 Kết luận: Hướng đến giảm khoảng cách giàu nghèoVòng theo dõi nghèo tại một số cộng đồng dân cư nông thôn trong năm 2010 tiếp tục cho thấy, các nguồn vốn sinh kế của người nghèo đang từng bước được cải thiện. Người nghèo ngày càng có cơ hội tiếp cận tốt hơn với các tiện ích cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, vay vốn, khuyến nông lâm và hỗ trợ xóa nhà tạm... Tuy nhiên khoảng cách giàu nghèo giữa các dân tộc, giữa các vùng miền, giữa hộ khá và hộ nghèo ngay trong một cộng đồng còn lớn, vì nhóm khá giả vẫn có chất lượng nguồn vốn sinh kế tốt hơn, có cơ hội lựa chọn chiến lược sinh kế đem lại hiệu quả thu nhập cao hơn nhóm nghèo.

Chương trình 30a được triển khai tại một số điểm quan trắc đã đem lại nhiều lợi ích cho người nghèo và cộng đồng nghèo. Tuy nhiên, còn một số mặt cần được cải thiện, như tăng hỗ trợ các yếu tố “phần mềm” (giám sát, tuyên truyền, vận động, cầm tay chỉ việc,…) trong các tập huấn và mô hình khuyến nông, nâng cao năng lực cho mạng lưới khuyến nông thôn bản, gắn học nghề với cơ hội có việc làm sau học nghề tại địa phương, tăng cường thông tin tuyên truyền vè XKLĐ, thực hiện các chính sách hỗ trợ khai hoang và cải tạo, phục hóa đát đai phù hợp hơn với đăc điểm của từng địa bàn…

Tương tự như đã nêu trong báo cáo tổng hợp vòng 3 năm 2009, phù hợp với định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020 của Chính phủ 18, báo cáo này giúp làm rõ thêm hai vấn đề gắn kết với nhau về cải cách thể chế giảm nghèo ở các vùng nông thôn thời gian tới:

Thứ nhất, cần thực hiện một số “chính sách hỗ trợ trực tiếp đối với hộ nghèo, người nghèo” dưới dạng “dự án hỗ trợ lồng ghép” (“dự án phát triển cộng đồng”) ở từng xã, từng thôn bản, để đảm bảo phối kết hợp các nguồn lực, làm rõ vai trò và trách

Tiểu thủ công nghiệp còn kém phát triển ở các điểm quan trắc

Khoảng cách giàu nghèo còn lớn, do chênh lệch về chất lượng vốn sinh kế và hiệu quả chiến lược sinh kế

Việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ Chương trình 30a cần được cải thiện

Cải cách thể chế giảm nghèo là vấn đề trọng tâm

18 Dự thảo lần 6 “Nghị quyết của Chính phủ về Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020”, nguồn: http://giamngheo.molisa.gov.vn/attachments/439_Du%20thao%20NQ%20dinh%20huong%20GN%20(lan%206).doc.

Page 79: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

79BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

nhiệm của các bên liên quan, tránh đầu tư dàn trải và trùng lắp. Ví dụ, không hỗ trợ tín dụng ưu đãi riêng rẽ, mà cần lồng ghép trong một dự án hỗ trợ sinh kế đồng bộ, trong đó có hợp phần về tín dụng và có hợp phần về hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông lâm, khuyến công. Trên cơ sở khảo sát kỹ lưỡng ở từng địa bàn, các dự án hỗ trợ lồng ghép đó có thể có thêm hợp phần về hỗ trợ các thể chế cộng đồng, nâng cao năng lực về lập kế hoạch sử dụng đất, hạch toán kinh tế hộ gia đình, hỗ trợ tiếp cận thị trường… Thực hiện các “dự án hỗ trợ lồng ghép” sẽ giúp chuyển từ cách hỗ trợ theo từng ngành riêng lẻ sang hỗ trợ liên ngành, chuyển từ hỗ trợ một lần sang hỗ trợ theo quá trình. Cách tiếp cận dự án lồng ghép sẽ gắn liền với quá trình nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ xã và thôn bản, tăng cường theo dõi - giám sát dựa vào cộng đồng, nhằm tăng hiệu quả hỗ trợ một cách bền vững.

Thứ hai, cần thực hiện cơ chế “phân cấp quản lý, hỗ trợ kinh phí trọn gói có mục tiêu” gắn liền với tăng cường cung cấp dịch vu công từ cấp huyện để hỗ trợ cho các sáng kiến ở cấp xã, thôn. Đi kèm với kinh phí trọn gói cho cấp cơ sở cần dành một nguồn kinh phí thỏa đáng cho các cơ quan dịch vụ công cấp huyện để hỗ trợ cấp cơ sở thiết kế, triển khai, theo dõi, giám sát nguồn kinh phí trọn gói đó.

Cần tăng cường hỗ trợ lồng ghép, hỗ trợ theo quá trình, giảm hỗ trợ theo từng ngành riêng lẻ và hỗ trợ một lần

Cơ chế phân cấp đầu tư kinh phí trọn gói cho cấp xã, thôn cần gắn liền với tăng cường cung cấp dịch vụ công từ cấp huyện

Page 80: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam80

3. TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG

Các biến cố bất lợi và cú sốc luôn là những thách thức lớn của công cuộc giảm nghèo bền vững. Trong 4 năm qua (2007-2010) người nghèo tại các điểm quan trắc phải chịu nhiều rủi ro liên tiếp. Bảng 3.1 cho thấy, tỷ lệ hộ cảm thấy đời sống gia đình mình kém đi trong năm 2010 còn cao hơn so với tỷ lệ tương tự trong năm 2007 tại đa số điểm quan trắc.

BẢNG 3.1. Tỷ lệ hộ cảm nhận thấy đời sống kém đi so với 12 tháng trước (%)

Cuộc sống kém đi (%)

Lý do chính cuộc sống kém đi trong năm 2010(mỗi người có thể nêu tối đa 3 lý do)

2007 2010 Thiếu vốn

Thiếu lao

động

Thiếu giống mới

Thiếu kỹ thuật sản xuất

Giá cả không thuận lợi

Hệ thống thuỷ

lợi kém

Thiên tai, hạn hán, lũ

lụt

Dịch bệnh,

sâu bệnh

Khác

Thuận Hòa 9 10 17 50 0 2 0 0 17 33 0

Bản Liền 7 22 39 39 8 15 31 15 39 62 0

ThanhXương 8 12 43 43 0 14 14 0 0 57 0

Lượng Minh 33 43 52 52 20 20 16 0 72 48 4

Đức Hương 28 39 4 4 4 0 4 0 87 35 0

Xy

17 27 13 13 19 0 0 0 100 6 0

Cư Huê 25 20 55 55 0 9 36 0 73 27 9

Phước Đại 22 16 33 33 0 0 33 22 33 11 0

Phước Thành 32 10 100 100 0 0 0 20 0 40 0

Thuận Hòa 10 19 18 18 9 9 9 0 9 18 0

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

3.1 Các biến cố và cú sốc làm gia tăng rủi roNăm 2010, rủi ro do thiên tai và dịch bệnh, sâu bệnh là hai yếu tố hàng đầu khiến đời sống của một bộ phận người dân kém đi. Trong khi đó, thiếu vốn và đau ốm thiếu lao động vẫn là những bất lợi thường trực của người dân, làm suy giảm khả năng chống đỡ với rủi ro. Tại một số địa bàn, người dân còn nhắc đến rủi ro trong lao động-việc làm, rủi ro do thực hiện các chương trình-dự án và các rủi ro cá nhân đặc thù.

Thiên tai

Các dấu hiệu của biến đổi khí hậu thể hiện rõ ở các điểm quan trắc, thể hiện qua các hiện tượng thời tiết ngày càng cực đoan, không theo qui luật và khó dự báo. Bảng 3.2 cho thấy, các đợt nắng hạn kéo dài, các đợt bão, lụt, mưa kéo dài bất thường trong năm 2010 đã ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất và đời sống người dân. Trong số 10 điểm quan trắc, 3 xã có tỷ lệ hộ cảm thấy đời sống năm 2010 kém đi so với năm trước cao nhất là Lượng Minh-NA, Xy-QT (do nắng hạn kéo dài) và Đức Hương-HT (do bão lụt nghiêm trọng).

Tỷ lệ hộ cảm thấy đời sống kém đi do gặp rủi ro tăng lên trong 4 năm qua

Thiên tai và dịch bệnh, sâu bệnh là hai rủi ro lớn nhất

Các dấu hiệu của biến đổi khí hậu ngày càng rõ ở các điểm quan trắc

Page 81: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

81BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

BẢNG 3.2. Các dấu hiện của biến đổi khí hậu tại các điểm quan trắc, 2010

Xã Rét đậm rét hại

Mưa kéo dài, bất thường

Bão lụt nặng nề

hơn

Nắng nóng

nặng nề hơn

Hạn kéo dài, bất thường

Nhiễm mặn nặng

nề hơn

Khác (lũ quét, lốc, sạt lở…)

Thuận Hòa - - - X X -

Bản Liền - - - - X - Sạt lởThanh Xương - - - X - - -

Lượng Minh - X - X X - Lốc xoáyĐức Hương - X X X X - Sạt lởXy

- - - X X - -

Cư Huê - X - - - - -

Phước Đại - X X X - - Lũ quét

Phước Thành - X X X - - Lũ quét

Thuận Hòa - - - - X - -

NGUỒN: Phỏng vấn cán bộ xã tại các điểm quan trắc, 2010

Nắng nóng và hạn hán có xu hướng gia tăng ở các điểm quan trắc. Trong năm 2010 có 7/10 xã phải chịu đợt nắng nóng nặng nề và kéo dài, so với 2/10 xã chịu thiên tai tương tự trong năm 2009. Điển hình về tác động bất lợi của nắng hạn kéo dài trong năm 2010 là tại xã Xy-QT. Nắng hạn gay gắt liên tục từ tháng 1 đến tháng 7, là đợt nắng hạn lịch sử kéo dài nhất trong vòng 50 năm nay tại địa phương. Nhiệt độ trung bình từ 37 - 380C, cao điểm lên tới 41 - 420C. Nhóm cán bộ xã Xy cho biết “Nắng hạn mạnh nhất từ 50 năm trở lại đây, hơn cả năm 1998. Trước đây nắng hạn thường kéo dài từ tháng 1 đến cuối tháng 5, đầu tháng 3 đã có mưa. Năm nay nắng kéo dài đến tận tháng 6, tháng 7 mà trời lại không có mưa”. Thu nhập của bà con Vân Kiều tại xã Xy chủ yếu dựa vào cây sắn, nay sắn bị nắng hạn chết trên diện rộng (khoảng 70-80 ha sắn bị chết trong tổng số 200 ha toàn xã), phải trồng lại nhiều lần tốn công lao động. Ước tính năng suất sắn niên vụ 2010-2011 giảm trên 30% so với niên vụ trước do nắng hạn, chưa kể tác động của sâu bệnh và đất bạc màu. Nắng hạn còn làm chết khoảng 50% diện tích lúa nương, chết 70-80% số cây bời lời mới trồng, gây thiếu cỏ cho bò.

Giống sắn không để được do khô hạn kéo dài, nhiều hộ nghèo không có điều kiện mua giống sắn trồng lại đã bỏ một phần đất hoang. Rau xanh rất hiếm do nắng hạn, giá quá đắt người nghèo không có tiền mua. Bữa ăn của hộ nghèo chủ yếu là măng, rau rừng, rất hạn chế về nguồn dinh dưỡng. Nắng hạn làm nước sinh hoạt thiếu trầm trọng thêm. Phụ nữ và trẻ em phải đi gánh nước vất vả từ sông Sê pôn hoặc phải đi đến những khe rất xa để lấy nước về dùng.

Xã Lượng Minh-NA cũng chịu đợt hạn nặng từ tháng 2 đến tháng 7 khiến 220 ha trong tổng số 315 ha lúa nương của xã bị chết. Nhiều hộ gia đình đã phải bỏ hoang đất do không có khả năng tái sản xuất. Tại xã Đức Hương-HT, đợt nắng hạn từ tháng 3 đến tháng 7 cũng ảnh hưởng tới năng suất cây trồng và nước sinh hoạt tại một

Nắng nóng và hạn hán gia tăng, tác động bất lợi đến sản xuất và đời sống của người dân

Nắng nóng và hạn hán ảnh hưởng đến an ninh lương thực của người nghèo

Hạn hán ảnh hưởng mạnh nhất đến canh tác nương rãy của người nghèo

Page 82: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam82

số thôn vùng cao. Năng suất đậu xanh giảm 2 tạ/ha; nhiều giếng bị cạn khô khiến người dân gặp khó khăn về nước sinh hoạt.

Bão lut nặng nề đã tàn phá xã Đức Hương-HT, với hai đợt lũ lụt lịch sử liên tiếp vào tháng 9 và tháng 10 năm 2010. Toàn xã có 798 trong tổng số 913 hộ bị ngập, trong đó 545 hộ bị ngập sâu từ 1- 3 m; 8 căn nhà bị sập, 398 công trình phụ bị hư hỏng nặng; 60% phương tiện thông tin đại chúng và công tơ điện bị ngập nước; 3 điểm trường (18 phòng học) cũng bị ngập. Lũ lụt làm 14 con trâu bò bị trôi mất; 100% số hộ bị ngập nước trôi hết gà, lợn; 18 ha đất sản xuất ven bờ sông bị vùi lấp cát từ 0,5 - 1,5 m. Toàn xã có 1 người bị chết đuối trong quá trình chạy lũ. Những gia đình nghèo thiếu lao động và phụ nữ đơn thân chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão lụt. Đáng lưu ý, những hộ các năm trước ít bị lụt (có tâm lý chủ quan), đến năm 2010 lại bị thiệt hại nặng hơn so với những hộ mọi năm thường bị lụt (do đã chuẩn bị trước). Sau lũ lụt, người dân Đức Hương nhận được nhiều sự cứu trợ của Nhà nước và các nhà hảo tâm trong cả nước. Tuy nhiên, bà con lại phải đối mặt với một khó khăn mới là giá rơm cho trâu bò tăng mạnh, cao điểm đắt bằng giá lúa (Hộp 3.1).

HỘP 3.1. Giá rơm đắt bằng giá lúa do lũ lụt tại xã Đức Hương

Xã Đức Hương (Vũ Quang, Hà Tĩnh) có tổng đàn trâu bò 1798 con, trung bình mỗi hộ gia đình có 2 - 3 con. Người dân tại đây chỉ làm được 1 vụ lúa Đông Xuân, rơm để dùng cho trâu bò ăn trong 4 tháng mùa lạnh (từ tháng 10 - tháng 2 năm sau). Khi mùa lũ đến người dân thường gác rơm lên “chạn” (gác xép trên nóc chuồng bò) để tránh bị ngập nước. Năm 2010 do mực nước lũ quá cao, ước tính khoảng 80% hộ trong xã bị thối, hỏng rơm do lũ. Sau lũ, người dân phải đi mua rơm khô cho trâu bò ăn. Nhận thấy nhu cầu mua rơm khô lớn, một số người của huyện Đức Thọ đã chở rơm đến bán. Do cầu vượt quá cung nên giá rơm đã tăng cao bất thường, “giá rơm đắt hơn giá lúa”. Tại thời điểm tháng 12 năm 2010, giá một xe ngựa chở rơm là 370-400 nghìn đồng, tương đương 5-6 nghìn đồng/kg rơm, và chỉ đủ cho 1 con bò ăn trong 7-10 ngày. Đã có một số bò chết vì lạnh và thiếu thức ăn (6 con riêng ở thôn Hương Tân). Nhiều gia đình phải đi vay tại các quán để lấy tiền mua rơm cho trâu bò. --- “Một nhà có 2 con bò tiền rơm hết 50 nghìn đồng/ngày, một tháng hết 1,5 triệu ”

(Nhóm cán bộ xã Đức Hương)

--- "Xe ngựa mang rơm bán rong từ 3 - 4 giờ sáng, bữa lụt 300 nghìn đồng 1 xe rồi tăng lên 320 nghìn đồng 1 xe, đến giờ là  370 - 400 nghìn đồng 1 xe. Mọi năm bán me lấy tiền trả nợ ốt, nợ ngân hàng. Năm nay bán me để mua rơm…”

(Nhóm nam nghèo thôn Hương Thọ) 

Mưa kéo dài và bất thường xuất hiện nhiều trong 2 năm gần đây. Năm 2010, có 5/10 xã thuộc các điểm quan trắc có mưa kéo dài gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất và đời sống của người dân. Tại Phước Đại-NT, hàng năm mùa mưa thường từ tháng 5 đến tháng 6. Tuy nhiên hai năm gần đây, mưa diễn ra không theo quy luật, mưa lớn vào cuối tháng 6 đầu tháng 7, trùng với thời điểm thu hoạch đậu tương rộ, làm đậu bị thối và mọc mộng nhiều. Tại Cư Huê-ĐL, năm 2010 mưa dầm kéo dài hơn 1 tháng liên tục khiến năng suất cà phê và ngô vụ 2 đã giảm khoảng 30% so với năm trước.

Sâu bệnh, dịch bệnh

Tại hầu hết các điểm quan trắc, năm 2010 không ghi nhận sự bùng phát thành dịch lớn trong các hoạt động sản xuất và chăn nuôi. Riêng tại Cư Huê-ĐL, dịch heo tai

Bão lụt nặng nề tàn phá cơ sở hạ tầng, tài sản của người dân, ảnh hưởng nhiều nhất đến hộ nghèo và phụ nữ đơn thân

Mưa kéo dài và bất thường làm giảm mạnh năng suất cây trồng

Page 83: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

83BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

xanh trên toàn huyện Eakar vào tháng 8/2010 đã gây thiệt hại nghiêm trọng đối với người chăn nuôi heo. Những hộ nuôi heo trong vùng dịch phải tiêu hủy toàn bộ đàn heo sau thời điểm chính thức công bố dịch. Đến tháng 11/2010 hết dịch, toàn xã Cư Huê đã bị mất 1.700 con heo (từ 8.000 con giảm xuống còn 6.300 con). Thiệt hại do dịch heo tai xanh trên toàn huyện Eakar còn lớn hơn nhiều. Theo báo cáo của Phòng NN-PTNT huyện Eakar, qua trận dịch (tính từ 1/7/2010 đến 15/12/2010) đàn heo toàn huyện giảm hơn 41 000 con, số hộ nuôi heo giảm khoảng 1 700 hộ, tổng thiệt hại ước tính gần 66 tỷ đồng. Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ kịp thời với mức hỗ trợ 25 nghìn đồng/kg heo hơi, khá thỏa đáng cho những hộ phải tiêu hủy heo. Tuy nhiên trước thời điểm công bố dịch, những hộ nuôi nhiều heo đã phải tốn kém khá nhiều tiền tiêm thuốc chữa trị cho đàn heo, trọng lượng heo sau thời gian bị bệnh cũng giảm đi. Người nuôi heo thường mua chịu cám chăn nuôi tại các quán, nay heo bị dịch phải tiêu hủy dẫn đến nợ đọng nhiều.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến dịch heo tai xanh bùng phát tại huyện Eakar. Việc kiểm soát lưu hành heo sống giữa các địa phương khó khăn, dẫn đến nguy cơ heo từ nơi khác mang dịch vào. Kiểm soát giết mổ chưa triệt để, ước tính mới có khoảng 30% lượng heo giết mổ tại huyện có đóng dấu kiểm dịch. Chăn nuôi heo chưa có qui hoạch, heo còn nuôi lẫn với khu dân cư tập trung, vệ sinh môi trường không đảm bảo. Cám chăn nuôi công nghiệp được các công ty vận chuyển, điều tiết giữa các tỉnh cũng là một nguy cơ lan truyền dịch. Heo tai xanh là bệnh vi rút, cán bộ thú y cơ sở khi chữa bệnh cho heo không sát trùng, khử trùng đồ nghề đúng cách cũng có thể gây lan truyền dịch. Giống heo nuôi công nghiệp cũng mẫn cảm với bệnh hơn heo địa phương. Đặc biệt, người dân còn chủ quan, ít tiêm phòng cho heo, khi heo bị bệnh thường tìm cách tự chữa, chỉ khi chữa không khỏi mới báo các cơ quan chức năng dẫn đến phát hiện dịch chậm; hoặc khi heo bị bệnh một số người tìm cách bán ngay, góp phần lây lan dịch. Thực tế tại xã Eakar có 5 buôn DTTS trong tổng số 18 thôn buôn của xã không bị dịch heo tai xanh, nguyên nhân quan trọng do bà con nuôi heo số lượng ít, mật độ thấp, không dùng cám công nghiệp.

Thời tiết các năm gần đây biến đổi bất thường là một tác nhân làm tăng sâu bệnh và dịch bệnh tại đa số điểm quan trắc. Tại xã Thanh Xương-ĐB, từ năm 2008 trở về trước, năng suất lúa vụ chiêm thường đạt cao trên 6 tấn/ha. Trong 2 năm 2009-2010, năng suất lúa vụ chiêm chỉ đạt khoảng 5 tấn/ha. Một trong những lý do chính là thời tiết đầu vụ chiêm đã ấm hơn, không rét như những năm trước, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển dẫn tới tình trạng vụ chiêm năng suất giảm. Nắng hạn hoặc mưa lâu ngày cũng làm cho công tác phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi khó khăn hơn. Ngay tại Cư Huê-ĐL, sau khi công bố hết dịch heo tai xanh vào tháng 11/2010, nhiều hộ đã tái đàn để có heo bán dịp Tết. Thời điểm cuối năm trời mưa nhiều nên nguồn bệnh có thể vẫn còn, tiềm tàng nguy cơ cho người nuôi heo.

Đau ốm và thiếu sức lao động

Sức lao động phổ thông là tài sản quan trọng nhất của những người nghèo thiếu đất, thiếu vốn. Đau ốm là rủi ro cá nhân, nhưng những yếu tố bất lợi về điều kiện sống và chế độ dinh dưỡng kém dẫn đến gia tăng rủi ro về sức khỏe cho người nghèo. Bảng 3.3 cho thấy, người dân tại hầu hết điểm quan trắc đều xếp “thiếu lao động” là rủi ro, thách thức lớn nhất của hộ gia đình trong 12 tháng tới. Lý do chính của những hộ cận nghèo hoặc mới thoát nghèo tại các điểm quan trắc bị rơi xuống

Dịch heo tai xanh diễn ra trên diện rộng ở một số nơi

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến dịch heo tai xanh, cần được giải quyết đồng bộ

Thời tiết bất thường làm tăng sâu bệnh và dịch bệnh

Đau ốm, thiếu lao động là một nguyên nhân chính dẫn đến tái nghèo

Page 84: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam84

vòng nghèo thường là do lao động chính trong gia đình bị bệnh nặng dài ngày, dẫn đến tốn tiền chữa bệnh, phải vay nợ lớn hoặc bán trâu bò và tài sản khác, thiếu người làm đồng ruộng ở nhà hoặc đi làm thuê. Tại xã Xy-QT, bệnh tật còn dẫn đến chi phí cúng bái lớn, càng làm kiệt quệ kinh tế của người nghèo nơi đây.

BẢNG 3.3. Rủi ro, thách thức của hộ gia đình trong 12 tháng tới, 2010 (%)

Tiếp cận

nguồn vốn khó

khăn

Thiếu lao

động

Cây, con

giống không

phù hợp

Thiếu kỹ

thuật sản

xuất

Giá cả, thị

trường bất lợi

Hệ thống thuỷ

lợi xuống

cấp

Thiên tai

(hạn hán, lũ

lụt..)

Dịch bệnh,

sâu bệnh

Khác

Thuận Hòa 0 51 14 3 20 14 80 63 0

Bản Liền 10 75 3 13 43 7 30 72 13Thanh Xương 14 81 0 3 51 0 7 70 2

Lượng Minh 44 68 16 8 12 0 76 52 0

Đức Hương 5 80 3 3 20 2 81 37 3Xy

12 73 5 0 45 0 77 12 2

Cư Huê 17 66 2 2 29 2 81 15 5Phước Đại 5 77 0 2 33 11 54 47 0

Phước Thành 5 82 2 2 27 5 62 55 0

Thuận Hòa 14 90 4 0 0 0 21 14 0

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

Hoạt động y tế cộng đồng tại các điểm quan trắc đã có nhiều cải thiện thời gian qua. Tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh, tiêm chủng, tẩm màn… đã được triển khai rộng khắp. Vì vậy trong năm 2010 không ghi nhận trường hợp nào xảy ra dịch bệnh trên người trên diện rộng tại các điểm quan trắc, ngoại trừ một vài đợt bệnh do thời tiết (cảm, nhức đầu, viêm phế quản) vào mùa lạnh và bệnh đường nước (tiêu chảy) vào mùa nắng nóng ở phạm vi hẹp. Điển hình tại Đức Hương-HT, sau cơn bão lụt nghiêm trọng tháng 10/2010, trạm y tế xã đã rất tích cực cùng với người dân tẩy uế, phun thuốc khử trùng tại các vùng bị ngập sâu, phân phối thuốc chữa bệnh nước ăn chân, nấm ngoài da cho bà con; do đó dịch bệnh sau lũ không xảy ra, ngoại trừ việc tăng số phụ nữ mắc bệnh phụ khoa và một số người bị bệnh đau mắt đỏ, tiêu chảy.

Tại xã Xy-QT, dịch sốt rét đã giảm. Năm 2009 toàn xã có 398 ca sốt rét, năm 2010 giảm còn 261 ca, không có trường hợp tử vong. Cán bộ y tế xã, thôn đã tăng cường vận động, thường xuyên đi kiểm tra người dân ngủ màn. Người dân đã có ý thức bảo vệ sức khỏe hơn. Sau đợt dịch sốt rét bùng phát mạnh năm 2009, sang năm 2010 Viện Sốt rét Trung ương và Viện Sốt rét Qui Nhơn đã cử đoàn công tác vào tận xã để khám chữa bệnh sốt rét, tẩm màn, phun thuốc và tuyên truyền cho người dân. Các nguyên nhân khách quan khiến bệnh sốt rét giảm là việc đi rừng gùi gỗ thuê giảm, và thời tiết nắng hạn khiến muỗi ít sinh trưởng. Nhóm nam thôn Troan Ô bình luận “Sốt rét giảm vì có ngủ màn. Mà trời nắng không bị sốt rét, bị bệnh đói bụng…”.

Y tế cộng đồng đã được cải thiện, dịch bệnh trên người ít xảy ra ở các điểm quan trắc

Bệnh sốt rét giảm do áp dụng nhiều biện pháp tổng hợp

Page 85: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

85BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

Giá cả bất lợi

Năm 2010 không có những cú sốc dưới dạng giá “cánh kéo” (giá đầu vào tăng nhanh hơn giá đầu ra) như năm 2008. Giá bán của hầu hết các loại nông sản chính như lúa, ngô, sắn, lạc, chè, cà phê, tiêu, bò… trong năm 2010 đều tăng so với năm 2009 tại tất cả các điểm quan trắc. Những người sản xuất hàng hóa, nhất là những hộ khá có diện tích đất lớn, đều cảm thấy được lợi từ việc giá bán sản phẩm tăng. Giá công lao động làm thuê cũng tăng trong năm 2010 có lợi cho người nghèo.

Thực tế hộ nghèo không được lợi nhiều từ giá bán nông sản tăng, do lượng bán ít, phải bán ngay đầu vụ lúc giá còn thấp, và thường phải bán trả nợ cho quán theo cách “vay trước, trả sau” nên gặp nhiều bất lợi. Tại Cư Huê-ĐL, một số hộ phải “bán non” một phần ngô và cà phê cho quán/đại lý để lấy tiền trước trang trải các chi phí cuộc sống, mua vật tư và lo cho con em ăn học. Giá chốt đối với ngô ở thời điểm 15-30 ngày trước khi thu hoạch thường thấp hơn 400-500 đồng/kg so với giá thị trường. Nhóm nam thôn Đồng Tâm, xã Cư Huê-ĐL cho biết “Nhiều hộ ra chốt giá. Khi ốm đau phải ra chốt giá. Thiếu gạo, thiếu tiền mua phân phải ra chốt giá. Giá chốt giảm 4-5 giá [400-500 đồng/kg] so với giá thị trường”.

Tình trạng tăng giá vật tư nông nghiệp (phân, thuốc, xăng dầu…) trong năm 2010 đã làm giảm hiệu quả sản xuất của người nông dân. Giá lợn giống và giá ngô, cám làm thức ăn cho lợn tăng mạnh. Tại Thanh Xương-ĐB, năm 2010 giá lợn giống tăng gần gấp đôi, giá ngô, cám tăng 40-50% so với năm 2009. Mặc dù giá bán lợn hơi cũng tăng 40-50% trong cùng kỳ, nhưng nuôi lợn cho ăn bằng ngô, cám sau khi trừ chi phí thì không có lãi. Số đầu lợn tháng 11/2010 trên toàn xã chỉ còn 3900 con, giảm 1700 con so với cùng kỳ năm 2009. Hộ nghèo hầu như không dám nuôi lợn vì không kham nổi chi phí đầu vào và lo ngại rủi ro dịch bệnh.

Đặc biệt, giá lương thực tăng mạnh trong năm 2010 đã ảnh hưởng bất lợi đến những hộ nghèo không tự sản xuất đủ lương thực. Điển hình tại xã Xy-QT là nơi người dân chủ yếu bán sắn mua gạo, trong vòng 4 năm từ 2007 đến 2010, giá mua gạo đã tăng trên 50% trong khi giá bán sắn chỉ tăng khoảng 30%, khiến sức mua thực tế của người dân giảm đáng kể. Giá các mặt hàng thực phẩm và vật dụng hàng ngày cũng tăng mạnh trong năm qua, từ gói mì tôm, chai dầu ăn, gói mì chính, cân đường, mớ rau, nhánh tỏi, gói thuốc lá… càng gây khó khăn cho người nghèo.

Rủi ro trong lao động - việc làm

Xuất khẩu lao động. Số người đi XKLĐ tại các điểm quan trắc trong 4 năm qua rất ít. Chỉ có 4/10 xã khảo sát có người đi XKLĐ trong năm 2010 theo kênh chính thức (qua phòng LĐ-TB&XH huyện), trong đó Phước Thành-NT có 3 người, Thanh Xương-ĐB có 2 người, Đức Hương-HT có 3 người. Riêng tại xã Cư Huê-ĐL trong năm 2010 có 7 người đi XKLĐ theo con đường “du lịch” (sử dụng thị thực du lịch, sang nước ngoài làm việc không chính thức). Những người đi theo con đường “du lịch” thường là hộ nghèo và cận nghèo người Kinh, vay ngoài và vay Ngân hàng được một khoản tiền, sang một số nước châu Á làm việc không có hợp đồng với hy vọng có thu nhập cao hơn so với đi XKLĐ chính thức. Rủi ro của những người này rất lớn. Khi gặp đợt kiểm tra của chính quyền sở tại phải đi trốn một thời gian để tránh bị trục xuất, thời gian này người lao động chịu rất nhiều khó khăn.

Giá bán hầu hết nông sản và công lao động tăng trong năm 2010

Tuy nhiên hộ nghèo ít được hưởng lợi từ giá bán nông sản tăng

Giá vật tư tăng khiến nuôi lợn không hiệu quả

Giá lương thực, thực phẩm tăng mạnh gây khó khăn cho người nghèo không tự sản xuất đủ lương thực

XKLĐ theo con đường phi chính thức tiềm ẩn nhiều rủi ro

Page 86: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam86

Đi làm ăn xa là lựa chọn của nhiều người muốn tận dụng lao động vào lúc nông nhàn, muốn có thêm thu nhập cho gia đình hoặc muốn thoát ly nông nghiệp. Tuy nhiên người DTTS tại một số điểm quan trắc đi làm xa nhà có thể bị ép làm việc quá sức, ăn uống kham khổ, thu nhập thấp, thậm chí bị lừa, bị quỵt tiền công.Tại Lượng Minh-NA, năm 2010, có một số người dân sang Lào làm nghề khai thác, vận chuyển gỗ trái phép. Hậu quả là làm việc trong rừng quá vất vả phải bỏ về, không được chút tiền công nào; có người còn bị bắt do vi phạm pháp luật. Tại Phước Đại và Phước Thành-NT, năm 2010 xuất hiện một số đối tượng “cò mồi” chuyên dụ dỗ thanh niên Raglai đi làm xa rồi “nhượng” lại cho chủ trang trại ở Lâm Đồng lấy phí môi giới. Một số em do nhẹ dạ cả tin và thiếu thông tin đã bị các “cò mồi” lợi dụng. Theo thống kê chưa đầy đủ tại xã Phước Đại có 2 em và tại xã Phước Thành có 24 em bị lừa đi làm tại Lâm Đồng. Do bị ép làm việc quá sức và bị ngược đãi, một số em đã bỏ trốn. Có em trốn không được, bị chủ bắt lại và yêu cầu gia đình phải có tiền chuộc mới thả cho về. Một số trường hợp rủi ro khi đi làm ăn xa liên quan đến hành vi lừa đảo, buôn bán người và vi phạm quyền trẻ em có tổ chức cần bị nghiêm trị. Để giảm nhẹ rủi ro cho người dân thiếu thông tin khi đi làm ăn xa, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền và công an ở cả nơi đi và nơi đến, kết hợp với tuyên truyền rộng rãi cho người dân.

Rủi ro do thực hiện các dự án đầu tư

Các dự án đầu tư hướng đến lợi nhuận của doanh nghiệp có thể gây ra những rủi ro lớn cho người dân nếu việc thiết kế, xây dựng, quản lý, vận hành không được làm đúng cách và không đúng với cam kết ban đầu của doanh nghiệp. Tại các điểm quan trắc trong 2 năm qua (2009-2010) nổi lên nhiều trường hợp điển hình về rủi ro này.

Tại xã Thuận Hòa-HG, công trình thủy điện nhỏ SM5 được xây dựng trên diện tích 13 ha của ba thôn Mịch A, Mịch B và Khâu Mèng. Từ khi có công trình thủy điện, một số người dân địa phương có thêm việc làm thuê. Tuy nhiên, do thu hẹp dòng chảy để xây đập thủy điện, nước sông đã tràn vào ruộng ở hai bên bờ sông của một số hộ. Nước sông bị ô nhiễm do chất thải trong quá trình xây dựng làm mất đi nguồn cá tự nhiên. Một số hộ tại thôn Mịch A phải di dời do nằm trong vùng lòng hồ, một số hộ tại hai thôn Mịch A và Minh Phong bị mất đất sản xuất nông nghiệp do nằm trong vùng khai thác đá; theo cán bộ cơ sở và người dân mức đền bù cho các hộ này chưa thỏa đáng.

Cũng tại xã Thuận Hòa-HG, hoạt động khai thác quặng sắt của doanh nghiệp gây ra nhiều hệ lụy bất lợi cho môi trường sinh thái (Hộp 3.2). Từ trường hợp này cho thấy, khai thác tài nguyên qui mô nhỏ ở vùng miền núi cần có những chế tài mạnh và có sự quản lý sâu sát, hiệu quả hơn của các cơ quan chức năng.

Rủi ro trong đi làm ăn xa ngày càng nổi lên rõ nét ở vùng miền núi DTTS

Hai năm qua nổi lên rủi ro do các dự án đầu tư của doanh nghiệp...

... như việc xây dựng các công trình thủy điện nhỏ

... hoặc việc khai thác khoáng sản qui mô nhỏ ở miền núi

Page 87: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

87BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

HỘP 3.2. Rủi ro liên quan đến hoạt động khai thác quặng tại Thuận Hòa

Từ năm 2008, Công ty TNHH ĐS. được UBND tỉnh cấp phép thực hiện dự án khai thác quặng sắt tại xã Thuận Hòa (Vị Xuyên, Hà Giang). Qui mô khai thác đến cuối năm 2010 ngày càng mở rộng. Thôn Lũng Pù thuộc xã Thuận Hòa có 85 hộ, với diện tích đất tự nhiên là 454 ha. Hiện nay bãi khai thác và sơ chế quặng đã giải tỏa, đền bù hơn 50 ha đất sản xuất và đất rừng của gần 40 hộ dân. Dự kiến mỏ quặng còn tiếp tục mở rộng sang thôn Lũng Khỏe B, với diện tích trên 20 ha.

Quặng sắt được vận chuyển sang xã Tùng Bá sơ chế và đưa xuống Hà Giang (sau đó xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc). Xe chở quặng có trọng tải lớn 20 - 30 tấn làm hư hỏng nghiêm trọng những tuyến đường đất và cấp phối ở các thôn Mịch A, Minh Phong, Hòa Sơn.

Trong năm 2010 bể chứa nước thải rửa quặng ở bên xã Tùng Bá đã bị vỡ, gây ô nhiễm nặng nguồn nước. Trong khi đó, cấp huyện và xã hầu như không có thẩm quyền gì trong việc quản lý và xử phạt doanh nghiệp liên quan đến nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

--- “Từ năm 2008 người ta đã vào đây khai thác quặng rồi. Hiện nay, một ngày có hai chuyến vận chuyển quặng, khoảng 8 - 10 xe mỗi chuyến. Mỗi xe chở khoảng 20 - 30 tấn quặng mang đi sơ chế tại xã Tùng Bá sau đó chuyển đi Hà Giang. Đường xe đi qua bị hỏng hết. Mưa thì lầy lội, nắng thì bụi”.

--- “Khai thác quặng sắt ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường sinh thái, đất đai, nguồn nước. Trước đây họ định sơ chế tại đây nhưng dân không cho nên chuyển sang xã Tùng Bá. Vừa rồi bể chứa nước thải quặng sơ chế tại Tùng Bá bị vỡ, nước ô nhiễm khắp nơi, những đoạn sông gần đó đều bị, người tắm bị ngứa, trâu bò uống nước bị chết”.

(Nhóm cán bộ xã Thuận Hòa)

Tại thôn Đồng Tâm thuộc xã Cư Huê-ĐL, các xe tải nặng của doanh nghiệp khai thác đá từ đầu năm 2010 đã làm hơn 500 m đường nhánh tại thôn bị xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khoảng 120 hộ có nhà hoặc nương rãy ở đường nhánh này. Đường cực kỳ lầy lội khiến học sinh, người lớn đi lại rất vất vả. Do đường quá xấu chi phí thuê xe công nông vào chở ngô tăng từ 50-60 nghìn đồng/chuyến lên 180 nghìn đồng/chuyến, nếu bán tại chỗ thì giá giảm 500-700 đồng/kg so với ở mặt đường. Vào những ngày mưa, không phương tiện nào có thể đi được trên đoạn đường này, một số người dân không thu được ngô vì không có xe vào chở dẫn đến ngô bị mốc hoặc mọc mầm.

Một ví dụ nữa là doanh nghiệp làm gạch tuy nen tại bản Pá Đông, xã Thanh Xương-ĐB hoạt động từ cuối năm 2009 đã chặn suối, thay đổi dòng chảy nước dẫn vào ruộng, khiến 5-6 hộ có ruộng ở gần đó từ 2 vụ chỉ còn làm được 1 vụ, rau khó trồng vì thiếu nước tưới. Suối bị chặn dòng chảy nên khi gặp mưa to vào tháng 8/2010, nước dâng lên làm vỡ bờ ao nuôi cá ở gần suối của người dân, cá trôi đi hết.

Các rủi ro khác

Phu nữ bỏ nhà đi là rủi ro mới nổi trong năm 2010 tại xã Lượng Minh-NA. Ước tính bản Xốp Mạt có 5 người (3 người đã có gia đình), bản Chăm Puông có 16 người (3 người đã có gia đình) bỏ nhà đi, tất cả là phụ nữ trong độ tuổi 16-30, hầu hết thuộc hộ nghèo. Đến cuối năm 2010 đã có 3 người ở bản Xốp Mạt và 3 người ở bản Chăm Puông gọi điện thoại về thông báo đã sang Trung Quốc và đã lấy chồng bên đó. Bố mẹ có con gái bỏ nhà đi đều rất lo lắng; những người chồng có vợ bỏ nhà đi tâm lý bị ảnh hưởng nặng nề, con cái bơ vơ vì thiếu mẹ, đời sống gia đình đi xuống rõ rệt. Người dân cho biết việc phụ nữ bỏ nhà đi do có người môi giới, dụ dỗ và dẫn đi. Câu

Xe vận chuyển của doanh nghiệp làm hỏng đường dân sinh

Công trình của doanh nghiệp làm biến đổi dòng chảy

Xuất hiện các dấu hiệu của tội buôn bán phụ nữ qua biên giới, cần làm rõ và nghiêm trị theo pháp luật

Page 88: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam88

chuyện này có dấu hiệu của tội buôn bán phụ nữ qua biên giới, cần được điều tra và nghiêm trị theo pháp luật. Tuyên truyền phổ biến, trợ giúp pháp lý cho người dân cần được quan tâm đặc biệt để ngăn chặn những rủi ro tương tự trong tương lai.

Đào đãi vàng ven suối đang gia tăng ở Lượng Minh-NA. Do năm 2010, lúa nương bị hạn nặng nên nhiều hộ đã bỏ rẫy chuyển sang đào đãi vàng. Bản Xốp Mạt năm 2010 chỉ có 10/37 hộ còn làm rẫy, số còn lại bỏ rẫy vào trong khe đào vàng theo từng nhóm. Đào đãi vàng gây ô nhiễm nguồn nước, làm giảm mạnh nguồn lợi tôm cá, gây sạt lở và không có khả năng tái sản xuất đối với các vạt đất ven suối.

Quy hoạch chậm thực hiện vẫn là rủi ro được người dân tại Thanh Xương-ĐB nhắc đến trong năm 2010, do tình hình chưa có chuyển biến đáng kể so với các vòng khảo sát các năm trước. Mặc dù huyện Điện Biên đã chuyển trung tâm hành chính của huyện về khu qui hoạch, đường sá đang được xây dựng, nhưng khu đất trong qui hoạch của 50 hộ thuộc bản Pá Đông vẫn chưa được đền bù, giải tỏa. Các hộ trong vùng qui hoạch vẫn gặp nhiều khó khăn do không thể tu sửa nhà cửa, không thể đầu tư cây dài ngày; hộ nghèo trong vùng qui hoạch không được nhận hỗ trợ xóa nhà tạm theo Quyết định 167. Tâm lý bất an, không “an cư lạc nghiệp” là cản trở lớn nhất đối với việc cải thiện đời sống của người dân nơi đây.

3.2 Các nhóm xã hội đặc thù dễ bị tổn thươngCác nhóm đặc thù dễ bị tổn thương điển hình tại các điểm quan trắc bao gồm nhóm nghèo “kinh niên”, nhóm sống biệt lập, nhóm sống ở vùng thường xuyên bị thiên tai, nhóm Khmer không có hoặc có ít đất sản xuất, nhóm vướng vào nghiện hút ma túy, và nhóm thuộc các đối tượng trợ giúp xã hội theo Nghị định 67/CP.

Nhóm nghèo kinh niên

Đặc điểm lớn nhất của nhóm nghèo “kinh niên” là thiếu sức lao động, do ốm đau, tàn tật, già yếu cô đơn, đông con nhỏ... Người nghèo kinh niên thuộc các nhóm DTTS thường thiếu đất hoặc đất chất lượng thấp (bạc màu, xa nơi ở, xa nguồn nước), trình độ văn hóa thấp, không biết tiếng Kinh, chủ yếu đi làm thuê thu nhập bấp bênh theo mùa vụ. Một số hộ được thôn bản xếp vào nhóm nghèo kinh niên còn do thiếu ý chí thoát nghèo, vướng vào nghiện hút ma túy, chi tiêu không hợp lý.

Kết quả phân loại hộ tại 20 thôn bản trong năm 2010 cho thấy, đối với các thôn bản miền núi DTTS khó khăn hơn (có tỷ lệ nghèo theo chuẩn cũ từ 25-30% trở lên) thì nhóm nghèo “kinh niên” thường chiếm khoảng 20-40% trong nhóm nghèo; còn đối với các thôn bản vùng thấp thuận lợi hơn (có tỷ lệ nghèo theo chuẩn cũ từ 10% trở xuống) thì nhóm nghèo “kinh niên” chiếm hầu hết trong số hộ nghèo còn lại.

Người nghèo kinh niên lúc bình thường đã thiếu ăn, không có tích lũy, thường dựa vào sự trợ giúp của họ hàng người thân. Do đó, khi gặp rủi ro trong cuộc sống nhóm hộ này càng khó lo lương thực hàng ngày. Người nghèo kinh niên thường không vay vốn vì lo không có tiền trả hoặc cán bộ đoàn thể và tổ trưởng tổ vay vốn không muốn bảo lãnh cho vay vì ngại người thuộc diện nghèo “kinh niên” không biết cách làm ăn, không trả được nợ. Tương tự, người nghèo kinh niên cũng không được các hàng quán cho mua chịu, vì lo nhóm hộ này không có khả năng trả nợ.

Đào đãi vàng ven suối là một vấn nạn về môi trường

Quy hoạch chậm thực hiện tiếp tục gây khó khăn cho người dân trong vùng qui hoạch

Các nhóm xã hội đặc thù cần có chính sách đặc thù

Thiếu lao động là đặc điểm lớn nhất của nhóm nghèo "kinh niên"

Nghèo "kinh niên" chiếm tỷ lệ khá lớn trong nhóm nghèo

Người thuộc diện nghèo "kinh niên" rất khó vay vốn hoặc vay hàng quán

Page 89: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

89BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

Giữa hai nhóm nghèo “kinh niên” và nghèo “tạm thời” cần có cách tiếp cận hỗ trợ khác nhau, trong đó chú trọng chính sách trợ giúp xã hội cho các nhóm nghèo “kinh niên” trong tổng thể hệ thống an sinh xã hội ở nông thôn. Thách thức hiện nay là tiếp tục mở rộng diện bao phủ của chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên và đột xuất (theo Nghị định 67/CP) đến toàn bộ nhóm nghèo “kinh niên” này.

Nhóm sống biệt lập

Tại hầu hết các xã khảo sát, thường tồn tại một nhóm sống biệt lập. Đây là những hộ cực kỳ khó khăn, sinh sống luôn tại nương rãy trên núi cao hoặc ở rải rác cách xa trung tâm thôn bản. Có nhiều lý do dẫn đến việc sống biệt lập, như những hộ đến sau, hộ mới tách, hộ có đất nương rãy ở xa nhưng già cả hoặc đau yếu không đi về hàng ngày được, hộ sống dựa vào rừng…

Những hộ sống biệt lập thường có nhà ở tạm bợ, khó tiếp cận các tiện ích hạ tầng (đường đi nhỏ hẹp, trơn dốc hoặc lầy lội vào mùa mưa, không có điện, không có công trình nước sinh hoạt, xa chợ, xa trường học, xa trạm y tế…), rất dễ gặp rủi ro do thiên tai. Những hộ sống biệt lập thuộc diện nghèo được cấp BHYT nhưng do đường sá đi lại khó khăn cũng hạn chế tiếp cận với dịch vụ y tế. Trẻ em của các hộ sống biệt lập đi học rất khó khăn khi xảy ra thiên tai; một số hộ khắc phục bằng cách gửi con cho người thân ở trung tâm thôn, xã để tiện ăn học. Tiếng nói và sự tham gia vào các hoạt động cộng đồng của nhóm này khá hạn chế. Việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật tới những hộ này cũng khó thực hiện. Cán bộ giáo dục xã Phước Thành-NT chia sẻ “Tư pháp xã chỉ tuyên truyền trên loa đài cấm tảo hôn. Các hộ ở trên núi xa làm sao mà biết được. Ở trên đấy người ta vẫn lấy nhau thôi”.

Phòng chống thiên tai ở từng địa phương cần chú trọng đến nhóm biệt lập, bao gồm các biện pháp thông báo sớm, dự trữ lương thực và nước uống, hỗ trợ trang bị cứu hộ cá nhân, di dời người già và trẻ em kịp thời trước khi thiên tai xảy ra… Giải pháp cơ bản lâu dài là hỗ trợ đồng bộ dưới dạng các tiểu dự án “tái định cư, định canh” đối với các nhóm sống biệt lập để kéo họ tự nguyện về sống gần trung tâm thôn bản, với sự tích cực chủ động của chính quyền và cộng đồng thôn bản.

Nhóm sống ở vùng thường xuyên chịu thiên tai

Hộ nghèo, đông con nhỏ, già cả neo đơn, khuyết tật, ốm đau dài ngày, thương bệnh binh, phụ nữ đơn thân làm chủ hộ, trẻ em sống ở vùng thường xuyên chịu thiên tai là nhóm dễ bị tổn thương nhất và khả năng chống đỡ yếu nhất, dẫn đến chịu rủi ro nhiều nhất của thiên tai (Hộp 3.3).

Nên mở rộng chính sách trợ giúp xã hội đến toàn bộ nhóm nghèo "kinh niên"

Nhóm sống biệt lập gặp nhiều khó khăn

Nhóm sống biệt lập rất dễ gặp rủi ro do thiên tai

Phòng chống thiên tai cần đặc biệt chú ý hỗ trợ nhóm sống biệt lập

Hộ nghèo dễ bị tổn thương và khả năng chống đỡ yếu khi gặp thiên tai

Page 90: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam90

Đi làm ăn xa nhiều làm giảm khả năng chống đỡ thiên tai tại địa bàn xuất cư

HỘP 3.3. Tổng quan về Nhóm có khả năng chống đỡ và Nhóm thiếu khả năng chống đỡ với rủi ro thiên tai tại các địa bàn khảo sát

1. Nhóm có khả năng chống đỡ RRTT thường là nhóm hộ khá giả tại địa phương. Nhóm này thường sống ở các vị trí thuận tiện dễ tiếp cận cơ sở hạ tầng và tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ, có nhà cửa bán kiên cố hoặc kiên cố, trong nhà có đầy đủ các loại tài sản, phương tiện cần thiết như ti vi, xe máy, điện thoại, máy bơm, ghe thuyền… Nhóm hộ này thường có lao động, có sức khỏe, có kiến thức, ít con nhỏ. Một bộ phận trong nhóm này hoạt động kinh doanh-dịch vụ hoặc có lương, phụ cấp thường xuyên.

Nhóm hộ khá giả thường sản xuất với qui mô lớn hơn, đầu tư cao hơn. Mặc dù có khả năng chống đỡ thiên tai tốt hơn, nhóm khá giả vẫn chịu nhiều thiệt hại khi gặp thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán. Hoạt động thương mại, dịch vụ thường bị đình trệ khi có thiên tai. Nhóm hộ khá giả cũng ít được nhận hàng cứu trợ thiên tai hơn so với các hộ nghèo.

Khi gặp thời tiết bất lợi nhóm hộ này thường nhậy bén trong việc chuyển đổi lịch mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Họ có thể vay vốn ngân hàng (từ 20-30 triệu trở lên), vay vật tư từ hàng quán/đại lý để phát triển sản xuất. Ngay cả khi bị thua lỗ trong sản xuất do rủi ro thiên tai, nhóm khá giả có khả năng tái đầu tư nhanh chóng. Họ cũng có điều kiện cập nhật thông tin nên có kiến thức về thiên tai nhiều hơn. Họ thường biết cách chằng chống nhà cửa, đưa đồ đạc lên cao, kịp thời sơ tán khi có bão lũ. Họ thường tích trữ hoặc có sẵn tiền để mua lương thực khi sản xuất bị mất mùa do thiên tai. Họ cũng có điều kiện chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão.

2. Nhóm thiếu khả năng chống đỡ RRTT chủ yếu rơi vào hộ nghèo, đông con nhỏ, già cả neo đơn, khuyết tật, ốm đau dài ngày, thương bệnh binh, phụ nữ đơn thân làm chủ hộ, trẻ em. Nhà cửa của nhóm này thường chất lượng thấp, một số còn ở nhà tạm bợ. Tài sản của nhóm này rất thiếu thốn. Nhóm hộ nghèo thường có ít ruộng, ít cây dài ngày. Một số hộ còn trẻ, có lao động nhưng mới tách hộ nên chưa có tích lũy. Nhóm hộ sinh sống ở khu vực thấp trũng, vùng ven, ngoài rìa xóm, rìa đê bao thường chịu tác động trực tiếp trước tiên của lũ lụt ập về. Nhóm hộ ở các khu vực biệt lập, ở các thôn vùng sâu biên giới thường khó tiếp cận các tiện ích hạ tầng cơ sở, tiếp cận các biện pháp hỗ trợ. Một số hộ còn dựa vào các phong tục cúng bái, thiếu tiền đi bệnh viện nên sức khỏe kém.  

Do sống dựa chủ yếu vào nông nghiệp nên khi thiên tai xảy ra nhóm hộ nghèo không có các nguồn thu nhập khác để chống đỡ và phục hồi sau thiên tai. Đa số hộ nghèo thiếu lương thực giáp hạt, khi gặp thiên tai lại càng khó khăn về đảm bảo lương thực. Khi có bão lụt xảy ra với tốc độ nhanh nhóm hộ này thường thiếu lao động, thiếu phương tiện di dời, hoặc thiếu an toàn nếu ở tại nhà, có thể ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe và tinh thần. Nhóm DTTS nghèo còn gặp nhiều hạn chế trong phòng chống thiên tai do không thạo tiếng Việt, thiếu phương tiện nghe nhìn, tiếp thu thông tin về thiên tai bị hạn chế. Một số hộ còn không muốn di dời nhà cửa khỏi vùng nguy hiểm do tập quán nhà gắn liền với nương rãy, nguồn nước.

Cách chống đỡ với thiên tai phổ biến của nhóm hộ này là cắt giảm chi tiêu lương thực và thực phẩm, vay nợ quán, tăng đi làm thuê tại chỗ. Những hộ có lao động trẻ ở các vùng thấp thường tăng đi làm ăn xa, vừa tận dụng lao động nông nhàn vừa có thêm thu nhập cho gia đình phòng khi gặp thiên tai. Khi người chồng đi làm ăn xa, người phụ nữ ở lại gặp rất nhiều khó khăn trong mùa bão lũ. Đối với các gia đình phụ nữ làm chủ hộ, người phụ nữ rất vất vả, phải đảm nhiệm tất cả mọi công việc kiếm sống, nuôi con và chống đỡ khi thiên tai xảy ra.

Sự quan tâm, hỗ trợ của họ hàng, hàng xóm, chính quyền, đoàn thể địa phương rất quan trọng với nhóm này. Khi gặp rủi ro thiên tai, nhóm này có thể xin hoặc vay một ít lương thực từ các hộ khác trong cộng đồng. Hộ nghèo, già cả, tàn tật, đơn thân… thường được Nhà nước và các nhà hảo tâm ưu tiên phân phát hàng cứu trợ, hỗ trợ sang sửa lại nhà cửa khi gặp rủi ro thiên tai. Hộ nghèo thường vay vốn ưu đãi của NHCSXH (chủ yếu để chăn nuôi gia súc), khi gặp rủi ro thiên tai họ có thể được xét khoanh nợ, dãn nợ hoặc thậm chí xóa nợ.

Page 91: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

91BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

Điển hình về rủi ro thiên tai là trận lụt lịch sử nối tiếp nhau tại Đức Hương-HT vào tháng 10/2010, đã gây thiệt hại lớn về CSHT và tài sản của người dân. Do thanh niên và người trung niên của xã Đức Hương đi làm ăn xa rất đông, người ở nhà đa số là phụ nữ, người già và trẻ em nên rất khó khăn trong việc “chạy lũ”. Thời tiết biến đổi bất thường cũng làm giảm khả năng ứng phó của hộ gia đình (Hộp 3.4).

HỘP 3.4. Nỗi vất vả của phụ nữ khi một mình chống lũ

Chị Đ.T.A, 37 tuổi, ở thôn Hương Thọ, xã Đức Hương (Vũ Quang, Hà Tĩnh) là hộ nghèo có chồng đi làm ăn xa. Vợ chồng chị có ba người con: con trai lớn 13 tuổi và hai cô con gái nhỏ song sinh được 4 tuổi. Hiện nay vợ chồng chị đang sống cùng với mẹ chồng 95 tuổi.

Năm 2010, chồng chị xin nghỉ làm 2 tháng (tháng 7-8) ở công ty giày da ở Lâm Đồng để ở nhà đón lụt. Tuy nhiên, trong 2 tháng đó không có lụt nên anh quay trở vào Nam làm việc hi vọng có thêm chút tiền về đón Tết. Anh vừa đi thì ở nhà có 2 trận lụt liên tiếp xảy ra, đặc biệt là trận lụt lần hai vào khoảng từ ngày 14/10-20/10/2010.

Khi lụt xảy ra, chị để 3 đứa con ở trong nhà, đưa mẹ chồng và mang bò đi tránh lũ trước. Chị trở về nhà lúc trời đã sẩm tối, nước đã lên nhưng vì không biết chèo thuyền nên chị không thể đưa con đi tránh lũ được. Cả đêm mấy mẹ con không ngủ được vì nước lên cao. Đến sáng hôm sau, nước ngập đến 2m trong nhà nên mấy mẹ con phải ôm nhau đứng trên chạn. Lúc 8h sáng, may mắn là anh em họ hàng đến cứu kịp, đưa ra trường cấp 1 tránh lũ.

Mấy ngày đi tránh lũ, 4 mẹ con được nhận hàng cứu trợ, mỳ tôm, nước uống. Tuy nhiên, do chỉ kịp mang quần áo cho con, nên chị không có quần áo để thay, phải mặc quấn áo ướt và dơ bẩn suốt 10 ngày. Sau lũ chị đã bị viêm phụ khoa nặng phải lên bệnh viện tỉnh để chữa.

Hai tháng sau trận lụt, chị vẫn chưa hết xúc động khi kể những gì đã xảy ra. Chị tâm sự “tuy được cảnh báo nguy cơ vỡ đập từ trước nhưng do ở nhà có mẹ già, con nhỏ, không có chồng ở nhà nên trở tay không kịp. Do nước lên quá nhanh nên sáng mai mấy mẹ con suýt chết”.

Đối với nhóm sống ở vùng thường xuyên chịu thiên tai vẫn còn thiếu những biện pháp hỗ trợ đủ mạnh để giúp họ giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Ở cấp độ vĩ mô hiện nay đã có Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020, CTMTQG ứng phó với BĐKH, Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và QLRRTT dựa vào cộng đồng (Quyết định 1002)… Tuy nhiên, nhận thức và năng lực địa phương về “lồng ghép” QLRRTT vào các kế hoạch phát triển KT-XH còn rất hạn chế. Cùng với tăng cường sự tham gia và trao quyền, tăng nguồn đầu tư trọn gói cho cấp cơ sở, lồng ghép các giải pháp công trình và phi công trình QLRRTT vào kế hoạch phát triển KT-XH ngày càng đặt ra bức thiết.

Nhóm Khmer không có hoặc có ít đất sản xuất

Không có hoặc có ít đất sản xuất là khó khăn đặc thù của nhóm Khmer nghèo ở ĐBSCL. Do thiếu đất sản xuất nên công việc chính của những hộ này là đi làm thuê gần nhà và đi làm ăn xa. Khi gặp rủi ro, nhóm hộ nghèo Khmer thường vay họ hàng, láng giềng hoặc quán với số tiền nhỏ rồi đi làm thuê để trả nợ. Xu hướng gia tăng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp đã khiến việc làm thuê tại chỗ ít dần. Xu hướng đi làm ăn xa vì thế ngày càng tăng trong nhóm Khmer nghèo.

Chính phủ đã có Quyết định 74 về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc nghèo tại ĐBSCL, tuy nhiên hiệu quả thực hiện chính sách này tại xã Thuận Hòa-

Lồng ghép GNRRTT vào kế hoạch phát triển KT-XH còn yếu

Người Khmer không có đất sản xuất là một nhóm xã hội đặc thù

Đi làm ăn xa nhiều làm giảm khả năng chống đỡ thiên tai tại địa bàn xuất cư

Page 92: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam92

TV không cao, vì nhiều lý do như đất tốt không ai bán, giá đất quá cao, vốn vay ngân hàng chậm giải ngân, bà con Khmer đã quen đi làm thuê, đi làm ăn xa… Hiện nay địa phương đang lập đề án chuyển đổi từ hỗ trợ đất sản xuất sang hỗ trợ con giống chăn nuôi (bò, lợn), hỗ trợ máy móc làm dịch vụ… nhưng chưa được duyệt. Đáng lưu ý, không có hộ nào chọn phương án hỗ trợ học nghề hoặc XKLĐ. Vấn đề hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc Khmer nghèo cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để có giải pháp phù hợp.

Nhóm nghiện hút ma túy

Tại xã Thanh Xương-ĐB và xã Lượng Minh-NA, nổi lên nhóm nghiện hút ma túy. Tình hình buôn bán ma túy trên 2 địa bàn này vẫn diễn ra phức tạp. Do đường sá được cải thiện, năm 2010 các bản người Khơ Mú ở vùng trong của xã Lượng Minh cũng bắt đầu có người nghiện ma túy. Điển hình là bản Chăm Puông trước đây không hề có người nghiện, thì năm 2010 đã có 3 người phát hiện nghiện chính thức phải tham gia lớp cai nghiện ở xã, và khoảng 7-8 người nữa có dấu hiệu của nghiện ma túy. Đa số hộ gia đình có người vướng vào nghiện hút có cuộc sống rất khó khăn, kinh tế suy kiệt vì người nghiện mang tài sản, tiền bạc lấy tiền mua thuốc. Trong nhóm hộ này, phụ nữ và trẻ em bị ảnh hưởng nặng nề cả về vật chất và tinh thần. Gia đình thiếu lao động chính tạo thu nhập, phụ nữ phải gánh vác công việc vất vả, một số trẻ em nghỉ học sớm để kiếm sống phụ giúp gia đình. Khi người chồng đi trại cai nghiện, gia đình còn mất nhiều chi phí thăm nom.

Các biện pháp cai nghiện tại cộng đồng có ít tác dụng, hầu như 100% người tham gia các đợt cai nghiện ngắn ngày tại 2 xã khảo sát đều tái nghiện. Đây là một vấn đề xã hội nhức nhối, cấn có các biện pháp mạnh mẽ, triệt để hơn nữa.

Nhóm thuộc các đối tượng trợ giúp xã hội theo Nghị định 67/CP

Tại các điểm quan trắc còn có các nhóm thuộc đối tượng trợ giúp xã hội theo Nghị định 67/CP (người tàn tật, trẻ mồ côi, người già, người cao tuổi cô đơn, người đơn thân nuôi con nhỏ…), người bị nhiễm chất độc da cam/điôxin. Cuộc sống của những hộ này thường rất khó khăn, do thiếu lao động, không có khả năng tự kiếm sống hoặc tự chăm sóc bản thân, phụ thuộc vào người thân.

Như đã nêu ở trên, các nhóm đối tượng thuộc Nghị định 67/CP này đồng thời có thể thuộc nhóm nghèo “kinh niên”, hoặc thuộc nhóm chịu rủi ro thiên tai lớn do tính dễ bị tổn thương cao và khả năng chống đỡ hạn chế. Chính sách trợ giúp xã hội theo Nghị định 67/CP và một số chính sách điều chỉnh tăng mức trợ cấp cơ bản, tăng diện được hưởng trợ cấp gần đây đã phần nào giúp nhóm này giảm bớt khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên để nhóm này có một cuộc sống với chất lượng tối thiểu được xã hội chấp nhận, cần có những chính sách hỗ trợ mạnh hơn nữa.

3.3 Các biện pháp chống đỡ rủi ro

Một tỷ lệ khá lớn hộ gia đình trong mẫu khảo sát đã gặp ít nhất một rủi ro ảnh hưởng lớn đến cuộc sống trong 12 tháng qua (Bảng 3.4). Để chống đỡ với các rủi ro, các hộ gia đình phải tự xoay sở tối đa trong phạm vi của mình. Đa số người gặp rủi ro

Triển khai chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho người Khmer nghèo không đất gặp nhiều khó khăn

Phụ nữ và trẻ em bị ảnh hưởng nặng nề khi gia đình có người nghiện hút ma túy

Cần có biện pháp mạnh mẽ hơn để ngăn chặn tệ nghiện hút ma túy

Cần tăng diện hỗ trợ và tăng mức hỗ trợ đối với các nhóm thuộc đối tượng trợ giúp xã hội theo Nghị định 67/CP

Người gặp rủi ro cần được hỗ trợ kịp thời

Page 93: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

93BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

đã nhận được giúp đỡ dưới nhiều hình thức của người thân, hàng xóm, cộng đồng, đoàn thể, chính quyền địa phương, sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức khác.

BẢNG 3.4. Các cách chống đỡ của người dân khi gặp rủi ro, 2010 (%)

Tỷ lệ hộ gặp rủi ro trong

12 tháng

qua

Cách chống đỡ khi gặp rủi ro

Giảm số lượng, chất

lượng dinh

dưỡng bữa ăn

Cho trẻ em thôi

học

Giảm chi phí chăm

sóc sức khỏe, chữa bệnh

Bán tài sản/gia súc, cầm

cố/bán đất

Giảm các chi phí xã hội,

các hoạt động cộng đồng

Nhận được

giúp đỡ của bà

con, đoàn thể, địa phương

Biện pháp khác

Thuận Hòa 40 13 0 0 4 46 25 12

Bản Liền 48 50 23 36 9 18 77 0

ThanhXương 23 36 7 21 21 14 36 0

Lượng Minh 63 66 5 40 18 32 58 0

Đức Hương 90 13 0 8 11 23 89 0Xy

85 71 0 6 0 28 92 0

Cư Huê 42 23 0 12 35 42 16 0

Phước Đại 53 13 0 0 45 0 64 0

Phước Thành 53 3 3 6 41 3 59 0

Thuận Hòa 37 30 20 10 0 70 10 0

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình Ghi chú: Người trả lời có thể lựa chọn nhiều hơn một phương án chống đỡ chủ yếu.

Cách chống đỡ của người dân

Giảm chi tiêu là cách tự chống đỡ phổ biến nhất trong ngắn hạn của người dân trước những rủi ro. Bảng 3.4 cho thấy, phương án giảm chi tiêu phổ biến nhất là cắt giảm chi tiêu cho lương thực, thực phẩm và giảm các chi phí xã hội (ma chay, hiếu hỷ, đám tiệc…). Tại đa số điểm quan trắc, ít người chọn phương án cho trẻ em nghỉ học hoặc giảm chi phí chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh. Tại một số địa bàn (Cư Huê-ĐL, Phước Đại và Phước Thành-NT) bà con nuôi nhiều gia súc, phương án bán gia súc để có tiền chống đỡ rủi ro khá phổ biến. Riêng phương án cầm cố, bán đất khi gặp rủi ro được ít người lựa chọn, vì đối với người nông dân đây thường là phương án cuối cùng “bất đắc dĩ” khi các phương án chống đỡ khác không hữu hiệu.

Có sự khác biệt giữa nhóm hộ khá và hộ nghèo trong cách giảm chi tiêu để chống đỡ với rủi ro tại các điểm quan trắc. Hộ khá thường có tiết kiệm, có thể vay mượn, nên khi gặp rủi ro dù phải giảm chất lượng bữa ăn nhưng họ vẫn có thể đảm bảo có đủ gạo và thực phẩm cơ bản cho bữa ăn. Ngược lại, hộ nghèo không có tích lũy, khó vay mượn, nên thường phải giảm mạnh số lượng và chất lượng bữa ăn ở mức đạm bạc, như ăn độn ngô, sắn, hầu như không có thức ăn tươi… Khi chất lượng bữa ăn giảm, phụ nữ và trẻ em là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tại các điểm quan trắc ở vùng miền núi DTTS, hầu như hộ nghèo nào cũng trồng sắn, ngô địa phương như một cách dự phòng chống đói nếu chẳng may bị mất mùa lúa.

Giảm chi tiêu là cách tự chống đỡ phổ biến nhất khi gặp rủi ro

Hộ nghèo giảm mạnh chất lượng bữa ăn ...

Page 94: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam94

Đa dạng hóa sinh kế bằng cách trồng nhiều loại cây, làm nhiều loại nghề là cách phổ biến của người dân để chống đỡ rủi ro, bổ sung lương thực cho bữa ăn và bù đắp thu nhập do thiệt hại của thiên tai hoặc sâu bệnh, dịch bệnh. Cách đa dạng hóa của người nghèo khi gặp rủi ro thường dựa vào sức lao động phổ thông của họ. Ở vùng miền núi DTTS, người nghèo thường đa dạng hóa thu nhập bằng cách tăng thu hái sản phẩm tự nhiên (vào rừng lấy măng, chay, củi, đót, rau rừng, đào củ mài, bẫy thú, bắt cá…) và đi làm thuê gần nhà. Một số ít người đi làm ăn xa. Tuy nhiên, nguồn lợi tự nhiên ngày càng khan hiếm nên người nghèo vất vả hơn, có thu nhập ít hơn khi làm những việc này.

Tương tự như các năm trước, tăng cường sử dụng tri thức bản địa, quay trở lại canh tác quảng canh truyền thống là chiến lược của bà con DTTS ở nhiều nơi trong bối cảnh rủi ro năm 2010. Trồng xen canh (trồng đậu, rau xen ngô), trồng rải vụ, chia tầng trồng trọt trên đất dốc (tầng đất thấp trồng lúa nước bậc thang, tầng giữa trồng ngô và lúa nương, tầng đất cao trên đỉnh trồng sắn), tăng sử dụng giống địa phương (lúa nếp Mông, ngô nếp, lợn đen) là phản ứng thường gặp của người dân.

Tại các vùng thấp, vùng đông người Kinh, người dân thường tăng đi làm ăn xa, chuyển đổi mùa vụ, luân chuyển giống, chăn nuôi thêm để tăng thu nhập trong bối cảnh rủi ro. Tại Cư Huê-ĐL, một số hộ đã biết trồng ngô trái vụ bằng giống ngắn ngày, lựa chọn giống cà phê dài ngày để tránh mùa mưa kéo dài vào tháng 10-11 hàng năm. Đa số người dân xã Đức Hương-HT đã trồng ngô vụ đông xuân với mật độ dày chỉ để lấy thân và lá ngô làm thức ăn cho gia súc để chống đỡ với tình trạng rơm bị ướt thối hết khi gặp lũ và giá rơm khô tăng cao bất thường sau lũ.

Hộ nghèo thường gặp bất lợi so với hộ khá về khả năng đa dạng hóa. Tại Cư Huê-ĐL, sau khi hết dịch heo tai xanh vào tháng 11/2010, những hộ có điều kiện kinh tế thường tái đàn ngay để có heo bán được giá vào dịp Tết; còn những hộ nghèo và hộ trung bình do không có vốn nên không có khả năng tái đàn. Hoặc tại Xy-QT, sau khi hạn hán kéo dài đầu năm 2010 làm chết sắn trên diện rộng, nhà máy chế biến tinh bột sắn đã hỗ trợ một phần số tiền mua hom giống (nhà máy hỗ trợ 58% chi phí, 42% còn lại người dân tự bỏ tiền trả), nhưng đa số hộ nghèo do không có tiền nên không mua được giống, phải để đất hoang và chuyển sang đi làm thuê, trong khi hộ khá có điều kiện mua giống sắn về tiếp tục trồng.

Hỗ trợ của cộng đồng

Những hỗ trợ trực tiếp, tức thời từ họ hàng, làng xóm, đoàn thể, chính quyền địa phương rất quan trọng đối với người nghèo khi gặp rủi ro. Tại hầu hết điểm quan trắc, biện pháp hỗ trợ phổ biến nhất của cộng đồng đối với người gặp rủi ro là thăm hỏi, động viên tinh thần hoặc chia sẻ thông tin. Các biện pháp phổ biến tiếp theo có sự khác biệt giữa xã miền núi DTTS và xã vùng thấp, vùng đông người Kinh. Ở các xã miền núi DTTS, giúp lương thực (cho không hoặc cho mượn) và giúp công lao động là hai biện pháp hỗ trợ phổ biến. Ở các xã vùng thấp, vùng đông người Kinh (Thanh Xương-ĐB, Đức Hương-HT, Cư Huê-ĐL và Thuận Hòa-TV) là nơi người dân có điều kiện kinh tế hơn, góp tiền hỗ trợ người gặp rủi ro là biện pháp phổ biến bằng sự vận động của đoàn thể và cán bộ thôn xóm (Bảng 3.5).

... tăng đi rừng và đi làm thuê gần nhà

Người dân ở vùng thấp tăng đi làm ăn xa khi gặp rủi ro

Hộ nghèo gặp nhiều hạn chế về khả năng đa dạng hóa so với hộ khá khi gặp rủi ro

Vốn xã hội rất quan trọng với người nghèo khi gặp rủi ro

Page 95: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

95BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

BẢNG 3.5. Các biện pháp giúp đỡ của bà con, xóm giềng, đoàn thể, chính quyền địa phương khi hộ gia đình gặp rủi ro, 2010 (%)

Các biện pháp giúp đỡ khi gặp rủi ro trong 12 tháng qua

Tiền Lương thực

Hiện vật

khác

Công lao

động

Tập huấn, hướng

dẫn cách

làm ăn

Học nghề,

tìm việc làm

Thông tin

Thăm hỏi,

động viên tinh thần

Giúp đỡ

khác

Thuận Hòa 17 33 0 17 0 0 0 67 0

Bản Liền 6 44 0 67 0 0 11 50 0ThanhXương 57 0 0 43 0 0 0 100 0

Lượng Minh 21 92 4 50 13 4 13 76 17

Đức Hương 89 75 21 13 6 0 11 32 0

Xy0 98 2 77 4 0 0 60 0

Cư Huê 60 20 20 60 0 0 40 0 0Phước Đại 10 85 25 50 20 15 10 20 0

Phước Thành 0 53 32 47 0 0 32 26 0

Thuận Hòa 60 60 20 40 0 0 0 0 0

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đìnhGhi chú: Người trả lời có thể lựa chọn nhiều hơn một biện pháp giúp đỡ chủ yếu

Tại nhiều thôn bản ở vùng DTTS, người dân vẫn có truyền thống đóng thóc hoặc đóng tiền, làm rãy chung… để tạo quỹ chung. Quỹ thôn bản có nhiều mục đích, như để chi trả công cho một số chức danh trong thôn, tiếp khách, liên hoan, hỗ trợ các hoạt động phong trào, đoàn thể, cộng đồng (văn nghệ, thể thao, trung thu, ngày đoàn kết toàn dân, ngày lễ theo luật tục…) và đặc biệt là để hỗ trợ những hộ bị thiếu đói giáp hạt, thăm hỏi những hộ có người bị ốm đau hoặc qua đời (Hộp 3.5).

Nhiều thôn bản DTTS vẫn giữ truyền thống cùng nhau chống đỡ rủi ro

Page 96: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam96

HỘP 3.5. Sử dụng quỹ thôn bản để hỗ trợ người gặp rủi ro

Tại nhiều thôn bản thuộc các điểm quan trắc, người dân có truyền thống góp quỹ thôn bản để dùng cho nhiều mục đích chung, trong đó có mục đích hỗ trợ người gặp khó khăn, hoạn nạn. Các hình thức gây quỹ để hỗ trợ người gặp rủi ro khá phong phú:

� Tại thôn Minh Phong, xã Thuận Hòa-HG, mỗi hộ đóng quỹ 70 nghìn đồng/năm (tương đương 1 kg gà/năm). Quỹ thôn được dùng cho trà nước họp thôn, thăm người ốm đau hoặc gặp rủi ro (70-100 nghìn đồng/lần), viếng đám ma.

� Tại thôn Đội 1, xã Bản Liền-LC, hộ mới tách góp quỹ bằng thóc 15 kg/hộ. Quỹ thóc để cho hộ nghèo, thiếu đói vay khi giáp hạt. Năm 2010, quỹ thóc đã được hơn 1 tấn và cho 30 hộ đang vay (mỗi hộ vay 40-50 kg, trả lãi 2 kg thóc/10 kg/năm, riêng vay ma chay không tính lãi). Ngoài ra, thôn còn có quỹ tiền 400 nghìn đồng trích từ các quỹ hội để cho dân vay "nóng" mỗi lần khoảng 50-100 nghìn đồng.

� Tại thôn Chăn Nuôi 2, xã Thanh Xương-ĐB, quỹ thôn do người dân góp theo diện tích ruộng (7,5 kg thóc/1.000 m2), trích lại tiền cho thuê đất 5% của thôn (1,5 tạ/1.000 m2, nộp 80 kg cho xã, 70 kg để làm quỹ), trích lại từ nguồn tiền xã hỗ trợ cho thôn, vận động các doanh nghiệp đóng ở thôn, và vận động người dân góp bổ sung khi có sự kiện. Quỹ hiện có hơn 10 triệu đồng, được sử dụng vào các công việc chung của thôn như tu bổ, nâng cấp công trình, tổ chức trung thu, viếng đám ma, thăm người ốm…

� Tại xã Xy-QT, mỗi thôn lập ra quỹ gạo trích từ số gạo cứu đói Nhà nước cấp, dùng cho các hoạt động chung của thôn, thăm hỏi, hỗ trợ gia đình có người ốm đau. Thôn Troan Ô năm 2010 được hỗ trợ 2,6 tấn gạo, thôn đã trích ra 200 kg làm quỹ gạo thôn.

� Đội sản xuất số 3 thôn Ma Hoa, xã Phước Đại-NT vẫn duy trì 1 ha rãy chung để trồng ngô lai, đậu xanh, đậu ván gây quỹ đội, hiện quỹ có 6,7 triệu đồng. Quỹ sử dụng trong các sinh hoạt họp hành, cho các hộ thành viên mượn khi khó khăn (200-500 nghìn đồng/lần, hộ có người đi bệnh viện được mượn nhiều hơn), hỗ trợ 2 xấp vải liệm, 10 kg gạo và 1 con heo nhỏ khi trong đội có người chết.

Quản lý rủi ro thiên tai 19

Tại các điểm quan trắc còn nhiều hạn chế về quản lý rủi ro thiên tai. Tại các địa bàn chịu ảnh hưởng của bão lụt nặng nề như Đức Hương-HT, công tác “4 tại chỗ” đã được lập kế hoạch nhưng gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, do nhiều nguyên nhân như kế hoạch chưa sâu sát, phương tiện thô sơ và thiếu thốn, thông tin liên lạc bị gián đoạn, lương thực tại chỗ không đảm bảo, và tình trạng thiếu lực lượng nam thanh niên tại chỗ khi lũ tràn về. Nhận thức cộng đồng về phòng chống thiên tai cũng còn nhiều hạn chế (Hộp 3.6).

Đảm bảo "4 tại chỗ" khi gặp thiên tai còn nhiều khó khăn

19 Quản lý rủi ro thiên tai là một hệ thống giải pháp tổng hợp, gồm các biện pháp về thể chế chính sách, biện pháp công trình và phi công trình được tiến hành trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra (gồm các bước: giảm nhẹ, phòng ngừa, ứng phó và phục hồi), nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Page 97: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

97BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

HỘP 3.6. Những Khó khăn trong công tác "4 tại chỗ" tại xã Đức HươngNăm 2010, xã Đức Hương (Vũ Quang, Hà Tĩnh) chịu liên tiếp 2 đợt lũ lụt lịch sử, vào tháng 9 và tháng 10, gây thiệt hại nghiêm trọng tới kinh tế và tài sản người dân. Kế hoạch PCLB hàng năm theo nguyên tắc “4 tại chỗ” của xã Đức Hương đã được lập ra. Nhưng trên thực tế, việc thực hiện kế hoạch PCLB còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.

Chỉ huy tại chỗ: Mặc dù UBND xã đã có kế hoạch PCLB nhưng triển khai gặp khó khăn do chưa dự tính trường hợp lũ lên quá nhanh, mức lũ cao vượt mức lịch sử. Kế hoạch di dời chưa thực tế, do địa điểm di dời quá tải và vị trí di dời trâu bò chưa phù hợp, khiến người dân thường lo lắng chèo thuyền đi về cho bò ăn, dễ xảy ra tai nạn trong mùa lũ.

Lương thực tại chỗ: Chủ động lương thực tại chỗ gặp nhiều khó khăn. Phần lớn người dân chỉ tự sản xuất gạo đủ ăn từ 3 - 5 tháng, do diện tích ruộng ít và chỉ sản xuất được một vụ lúa một năm. Người dân thường phải nợ gạo tại các hàng quán tại địa phương theo hình thức “ăn trước trả sau”.

Phương tiện tại chỗ: Phương tiện thiếu thốn cho công tác cứu hộ. Hiện nay người dân chỉ có thuyền thúng, thuyền nan (chở được 2 - 3 người) di chuyển trong mùa mưa lũ; không có thuyền lớn để chuyên trở gia súc, nông sản tránh lũ; không có áo phao trong mùa lũ. Các thôn không có thuyền lớn, áo phao để cứu hộ trong mùa mưa lũ. Xã Đức Hương được trang bị 2 thuyền cứu hộ trong mùa lũ, nhưng không đủ khi lũ về nhanh. Do phải cắt điện trong mùa mưa lũ nên việc thông báo của chính quyền địa phương cho người dân qua phương tiện thông tin đại chúng không thực hiện được.

Lực lượng tại chỗ: Lực lượng tại chỗ thiếu nghiêm trọng do thanh niên, trung niên tại xã sau vụ gặt đi làm thuê trong miền Nam gần hết. Người ở nhà chủ yếu là phụ nữ, người già, trẻ em gặp rất nhiều khó khăn khi di chuyển tài sản, vật nuôi, lương thực, thực phẩm tránh lũ.

Bên cạnh những khó khăn của công tác “4 tại chỗ”, thiệt hại lũ lụt năm 2010 tại Đức Hương nặng nề hơn còn do tâm lý chủ quan của một bộ phận người dân ở vùng cao các năm trước chưa bị lụt năm nay gặp cơn lụt lịch sử nên không kịp ứng phó.

Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng được Chính phủ nhấn mạnh (Quyết định 1002) trong bối cảnh thiên tai ngày càng khốc liệt, dồn dập và khó lường. Tuy nhiên, tại hầu hết các điểm quan trắc chưa triển khai cụ thể các đề án, nội dung quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng như yêu cầu. Đây là một mảng giải pháp rất quan trọng của các chương trình giảm nghèo bền vững thời gian tới, vì người nghèo, phụ nữ, trẻ em, các nhóm yếu thế chính là những người thiếu khả năng chống đỡ và dễ bị tổn thương nhất khi thiên tai xảy ra.

3.4 An sinh xã hộiHệ thống “an sinh xã hội” (hoặc “bảo trợ xã hội” hiểu theo nghĩa rộng) gồm 3 vòng hỗ trợ: vòng trong cùng là các biện pháp “bảo vệ” thông qua trợ giúp xã hội; vòng tiếp theo là các biện pháp “phòng ngừa” thông qua cơ chế bảo hiểm, vòng ngoài cùng là các biện pháp “nâng cao năng lực” chống đỡ rủi ro và giảm nguy cơ tổn thương, trong đó chú trọng các biện pháp thị trường lao động tích cực.

Tăng cường quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng là yêu cầu cấp thiết

An sinh xã hội gồm nhiều vòng hỗ trợ nhằm giúp người dân thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn

Page 98: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam98

Trợ giúp xã hội

Bảng 3.6 cho thấy, tỷ lệ hộ không nghèo nhận lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công cao hơn nhiều so với hộ nghèo, gợi ý vai trò quan trọng của những khoản thu nhập này trong đời sống người dân nông thôn. Ngược lại, tỷ lệ hộ nghèo được nhận trợ cấp hàng tháng theo Nghị định 67/CP cao hơn nhiều so với hộ không nghèo, phù hợp với các tiêu chí xét hưởng trợ giúp xã hội hiện nay (đa số trường hợp phải thuộc hộ nghèo, trừ người già trên 80 tuổi, trẻ em mồ côi...). Nhưng nhìn chung, diện bao phủ của Nghị định 67/CP còn hẹp, thể hiện ở nhiều điểm quan trắc tỷ lệ hộ trong mẫu khảo sát được nhận trợ giúp xã hội còn thấp. Những nhận xét này trong theo dõi nghèo vòng 4 năm 2010 tương tự như các vòng theo dõi nghèo trước đó.

BẢNG 3.6. Tỷ lệ hộ gia đình có người nhận trợ cấp xã hội, 2010 (%)

Lương hưu Trợ cấp ưu đãi người có công

Trợ cấp nạn nhân CĐDC/điôxin

Trợ cấp theo NĐ 67/CP

Hộ nghèo

Hộ không nghèo

Hộ nghèo

Hộ không nghèo

Hộ nghèo

Hộ không nghèo

Hộ nghèo

Hộ không nghèo

Thuận Hòa 0 0 0 0 6 0 6 2

Bản Liền 3 4 0 0 0 0 0 0

Thanh Xương - 32 - 2 - 0 - 5

Lượng Minh 4 9 0 0 0 0 16 0

Đức Hương 0 13 5 39 0 3 14 3

Xy0 19 4 35 0 3 4 0

Cư Huê - 4 - 0 - 0 - 2

Phước Đại 0 0 3 28 0 12 6 0

Phước Thành 0 3 4 15 4 3 4 0

Thuận Hòa 0 3 0 0 0 0 4 0

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

Chính phủ đã ban hành Nghị định 13/CP, có hiệu lực thi hành từ ngày 13/4/2010 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/CP. Nghị định 13/CP đã tăng mức trợ cấp cơ bản từ 120 nghìn đồng/tháng lên 180 nghìn đồng/tháng, bỏ qui định “thuộc hộ gia đình nghèo” đối với người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ, giảm nhẹ một số qui định đối với người mắc bệnh tâm thần, miễn giảm học phí, cấp sách vở và đồ dùng học tập cho người thuộc diện trợ giúp đang học văn hóa… Theo Luật Người cao tuổi, từ đầu năm 2011 người già từ 80 tuổi trở lên sẽ được nhận trợ giúp xã hội (trước đây qui định là 85 tuổi trở lên). Đây là bước tiến trong chính sách trợ giúp xã hội theo hướng tăng mức hỗ trợ và mở rộng diện hưởng lợi.

Nhìn chung tại các điểm quan trắc, tiền trợ giúp theo Nghị định 67/CP được cấp phát đủ và đến đúng tay người hưởng lợi đã có danh sách. Các hộ gia đình hoàn cảnh khó khăn được phỏng vấn tại các điểm quan trắc rất mừng khi được nhận số tiền trợ giúp thường xuyên, giúp họ trang trải một phần chi phí thiết yếu trong cuộc

Diện bao phủ của các chính sách trợ giúp xã hội theo Nghị định 67/CP còn hẹp

Chính sách mới về trợ giúp xã hội đã mở rộng diện hưởng lợi và tăng mức hỗ trợ

Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên và đột xuất đã giúp người dân đỡ khó khăn

Page 99: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

99BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

sống. Ngoài ra, Nhà nước còn thực hiện rất nhiều đợt trợ giúp đột xuất cho những người, hộ gia đình gặp khó khăn do hậu quả thiên tai, bị đói do thiếu lương thực và gặp khó khăn do các lý do bất khả kháng khác (người bị chết, nhà bị cháy…).

Những hạn chế trong thực hiện Nghị định 67/CP tại các điểm quan trắc thường nằm ở khâu thông tin tuyên truyền và lập danh sách người hưởng lợi. Thông tin về chính sách từ huyện xuống xã, từ xã xuống thôn chậm, nhất là các địa bàn miền núi vùng sâu. Công tác tuyên truyền về Nghị định 67/CP ở các thôn bản còn yếu. Hầu hết trưởng các thôn bản khảo sát chưa nắm rõ các chính sách trợ giúp xã hội theo Nghị định 67/CP, do năng lực có hạn hoặc do không được tập huấn. Một số địa bàn còn bỏ sót nhóm đối tượng “người đơn thân nghèo nuôi con nhỏ” do chưa hiểu rõ chính sách. Việc lập danh sách phụ thuộc nhiều vào một cán bộ xã phụ trách mảng công tác xã hội, trong khi cán bộ này bận nhiều việc, địa bàn xã rộng, địa hình phức tạp đi lại khó khăn, không có kinh phí riêng để thực hiện rà soát, bổ sung danh sách trên toàn xã. Nhiều người dân ở địa bàn miền núi DTTS thiếu các giấy tờ cần thiết như chứng minh thư, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, giấy tờ kháng chiến… nên gặp khó khăn trong quá trình làm thủ tục trợ giúp xã hội.

Bảo hiểm

Tại các điểm quan trắc, người được hưởng lương hưu và các chế độ trợ cấp Bảo hiểm xã hội (BHXH) đều thuộc nhóm làm việc trong khu vực chính thức như cán bộ, viên chức, bộ đội, công nhân trong doanh nghiệp… Nông dân và những người làm trong các khu vực phi chính thức chưa quan tâm đến BHXH tự nguyện, do còn chưa hiểu chính sách và mức đóng còn cao.

Chính sách Bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí cho người nghèo, người DTTS ở địa bàn khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi được triển khai rộng rãi. Đây là chính sách hỗ trợ thiết thực của Nhà nước, rất được người dân tại các điểm quan trắc quan tâm, giúp họ vượt qua những khó khăn khi gặp phải rủi ro ốm đau, bệnh tật.

Mua BHYT tự nguyện đã tăng lên ở một số điểm quan trắc ở vùng thấp, vùng thuận lợi hơn, do người dân ngày càng ý thức được tầm quan trọng của BHYT. Tại Thanh Xương-ĐB, một số người DTTS đã mua BHYT tự nguyện từ năm 2010, vì theo Luật BHYT mới không hỗ trợ BHYT miễn phí cho người DTTS không thuộc vùng khó khăn (Thanh Xương-ĐB không thuộc vùng khó khăn).

Những hạn chế ghi nhận được liên quan đến BHYT trong năm 2010 không khác biệt so với các vòng khảo sát trước. Người nghèo vẫn rất khó khăn trong việc trang trải các chi phí phụ trội khi khám chữa bệnh tại các tuyến trên (gồm cả chi phí đi lại, ở, ăn uống cho người thân đi cùng). Tập quán người DTTS ở một số nơi chưa quan tâm làm giấy khai sinh cho trẻ sau khi sinh, nên việc cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi bị chậm. Hơn nữa, do khoảng cách đi lại xa nên việc làm thủ tục và xin giấy chuyển viện để được thanh toán BHYT đối với người dân miền núi còn khó khăn. Riêng tình trạng thẻ BHYT ghi sai thông tin đã có sự cải thiện đáng kể trong năm 2010, do thẻ BHYT được chuyển cho cơ quan BHXH cấp huyện quản lý (trước đây do BHXH cấp tỉnh quản lý) nên tỷ lệ sai sót giảm. Khi xảy ra tình trạng sai thông tin trên thẻ, cán bộ phụ trách BHYT xã mang lên huyện, sau 15 ngày là có thẻ mới.

Thông tin tuyên truyền và lập danh sách trợ giúp xã hội còn hạn chế

Người dân chưa quan tâm đến BHXH tự nguyện

BHYT miễn phí là chính sách hỗ trợ thiết thực cho người nghèo

Mua BHYT tự nguyện đã tăng lên ở một số nơi

Thực hiện chính sách BHYT còn nhiều hạn chế

Page 100: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam100

Chính phủ mới ban hành chính sách thí điểm BHNN áp dụng từ giữa năm 2011, với các hỗ trợ về phí bảo hiểm cho nông dân 20. Thực hiện BHNN có thể giúp người nông dân bù đắp được thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra. Tuy nhiên, để người nghèo có thể tham gia BHNN là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm.

Chính sách thị trường lao động

Dạy nghề đã được triển khai tại 6/10 xã thuộc các điểm quan trắc trong năm 2010. Ba xã Bản Liền-LC, Đức Hương-HT và Cư Huê-ĐL thực hiện theo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (Quyết định 1956); xã Lượng Minh - NA thực hiện theo Chương trình 30a; hai xã Phước Đại và Phước Thành-NT thực hiện lồng ghép giữa Chương trình 30a và Quyết định 1956. Bốn xã còn lại đang trong giai đoạn khảo sát nhu cầu học nghề của người dân theo Quyết định 1956.

Tại các xã vùng sâu vùng xa, các lớp dạy nghề được tổ chức tại xã để thuận tiện cho học viên. Các xã gần trung tâm, người dân lên học tập tại Trung tâm dạy nghề của huyện. Đối với những xã thực hiện theo Quyết định 1956, học viên được miễn tiền học phí. Học viên thuộc hộ nghèo, DTTS, tàn tật còn được hỗ trợ thêm tiền ăn trưa và tiền đi lại (đối với những người ở xa nơi học trên 15 km). Các văn bản của Chương trình 30a chưa quy định cụ thể về mức hỗ trợ đối với các học viên, nên các huyện tổ chức dạy nghề theo Chương trình 30a tự đề ra định mức hỗ trợ học nghề bằng với mức hỗ trợ tập huấn thông thường (15-20 nghìn đồng/buổi).

Tại các điểm quan trắc, nghề được giảng dạy khá đa dạng như thú y, trồng nấm, nuôi cá, trồng chè, tin học, sửa chữa xe máy, nề mộc... Tuy nhiên, hiệu quả của các khóa dạy nghề chưa cao. Đa số người nghèo vẫn chưa quan tâm đến việc học nghề, do phải lo cuộc sống hàng ngày hoặc thiếu điều kiện để học nghề (ví dụ không biết chữ). Thời gian học nghề ngắn (2-3 tháng), cộng với trình độ hạn chế, nên đa số học viên chưa thạo nghề sau khi hoàn thành khóa học. Một số người đăng ký học nghề chưa phải từ nhu cầu bức thiết, nên đi học không đều, học không thực chất. Một số khóa dạy nghề được chọn chưa thực sự phù hợp với điều kiện cung ứng vật tư tại địa phương. Điển hình là lớp dạy nghề trồng nấm rơm ở Phước Đại-NT, sau khi học xong các học viên Raglai không đủ điều kiện làm do giống nấm bán tại Đồng Nai, chỉ số ít những hộ người Kinh có họ hàng ở xa mới nhờ gửi mua giống được. Riêng đối với một số lớp dạy nghề tiểu thủ công nghiệp, rất ít người học xong tiếp tục hành nghề. Điển hình là lớp dạy thêu truyền thống 2 tháng cho 20 học viên ở bản Lả, xã Lượng Minh-NA. Nhưng hiện nay người dân ít mặc trang phục truyền thống, địa phương cũng chưa có biện pháp nhằm đưa sản phẩm thêu ra thị trường. Kết quả là sau khi lớp học kết thúc (tháng 10/2010), chưa có học viên nào tiếp tục theo nghề.

Xuất khẩu lao động (XKLĐ). Triển khai chính sách hỗ trợ XKLĐ theo Quyết định 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định 71) tại các xã thuộc Chương trình 30a còn gặp nhiều khó khăn. Tại huyện Bác Ái-NT, chính sách XKLĐ đã được phổ biến đến các xã và thôn, nhưng người nghèo hầu như chưa tiếp cận hoạt động này do hạn chế về thông tin, tâm lý e ngại tiếp xúc với bên ngoài và lo ngại rủi ro dẫn đến vay nợ lớn không trả nổi. Đã có chính sách hỗ trợ người XKLĐ

Thí điểm BHNN cần quan tâm đến khả năng tham gia của người nghèo

Dạy nghề đã được triển khai tại nhiều điểm quan trắc

Có nhiều chính sách hỗ trợ cho người nghèo, người DTTS tham gia học nghề

Tuy nhiên, hiệu quả của dạy nghề ở vùng miền núi DTTS chưa cao

20 Quyết định số 315/QĐ-TTg ban hành ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Page 101: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

101BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

gặp rủi ro về sức khỏe (được hỗ trợ 5 triệu đồng và tiền vé về), nhưng còn nhỏ so với số tiền người dân phải vay ngân hàng để làm thủ tục đi XKLĐ (24 triệu, trường hợp đi Malaysia). Tại xã Phước Thành-NT, trong năm 2010 có 3 người đi XKLĐ tại Malaysia theo chính sách hỗ trợ của Quyết định 71, đều là con em của cán bộ xã hoặc hộ khá giả trong xã. Chính sách hỗ trợ người lao động nâng cao trình độ văn hóa để tham gia XKLĐ chưa thực hiện được. Thời gian đào tạo ngoại ngữ trong 2-3 tháng chưa giúp người lao động DTTS có thể giao tiếp cơ bản khi làm việc tại nước ngoài. Chính quyền huyện, xã chỉ quản lý số lượng người tại địa phương đăng ký đi XKLĐ, các phần việc còn lại do công ty dịch vụ lo, nên gặp khó khăn trong việc hỗ trợ các trường hợp XKLĐ bị rủi ro.

3.5 Kết luận: An sinh xã hội và giảm tính dễ bị tổn thươngThiên tai ngày càng khốc liệt và khó lường là rủi ro lớn nhất ảnh hưởng đến nỗ lực giảm nghèo tại đa số điểm quan trắc trong năm 2010. Giá cả lương thực, thực phẩm và các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu tăng mạnh làm giảm sức mua của người dân, đặc biệt ảnh hưởng đến an ninh lương thực của người nghèo tại các địa bàn không tự sản xuất đủ lương thực. Bên cạnh đó, các rủi ro dịch bệnh, sâu bệnh và các rủi ro cá nhân như già yếu, đau ốm… vẫn luôn rình rập. Trong năm 2010 còn nổi lên rủi ro do thực hiện các dự án đầu tư của doanh nghiệp ở một số điểm quan trắc.

Xây dựng các lưới an sinh nhiều tầng, huy động sự tham gia của nhiều bên, nâng cao năng lực tự an sinh của người dân và cộng đồng, hướng tới ASXH toàn dân là một chủ trương lớn của Nhà nước Việt Nam. Hệ thống ASXH ở các vùng nông thôn đang được từng bước hoàn thiện, với những đề xuất mở rộng diện trợ giúp xã hội, nâng mức trợ giúp đảm bảo mức sống tối thiểu, thiết kế một số chính sách ASXH mới (ví dụ chính sách thí điểm BHNN, chính sách việc làm công…).

Các nhận xét trong báo cáo này gợi ý 4 nội dung cần lưu ý trong “Đề án Hệ thống ASXH đối với dân cư nông thôn giai đoạn 2011-2020” do Bộ LĐ-TB&XH chủ trì soạn thảo. Thứ nhất, cần nghiên cứu thêm chính sách hỗ trợ đặc thù cho một số nhóm xã hội đặc thù, trên cơ sở phân tích tính đa chiều của nghèo, bao gồm cả các tiêu chí thu nhập và tiêu chí phi thu nhập. Thứ hai, cần bổ sung chế tài về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như một nội dung ASXH khi thực hiện các dự án đầu tư. Thứ ba, cần lồng ghép vào Đề án ASXH lộ trình và biện pháp cụ thể thực hiện các giải pháp “nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” (thực hiện Quyết định 1002). Thứ tư, cần hỗ trợ mạnh hơn các giải pháp an sinh phi chính thức theo hướng nâng cao năng lực các thiết chế cộng đồng hiện có ở từng thôn bản. Đề xuất thứ ba và thứ tư nhằm phát huy các giải pháp tự an sinh dựa vào cộng đồng cần được đặc biệt quan tâm, vì có thể giúp chia sẻ gánh nặng ngân sách Nhà nước trong việc thực hiện ASXH, và đóng góp vào tiến trình giảm nghèo bền vững ở các vùng nông thôn. Bên cạnh đó, chính sách thí điểm BHNN cần đặc biệt quan tâm đến sự tham gia của hộ nghèo.

Thực hiện chính sách hỗ trợ XKLĐ theo Chương trình 30a còn gặp nhiều khó khăn

Trong bối cảnh ngày càng có nhiều rủi ro...

... nâng cao năng lực tự an sinh, hướng tới ASXH toàn dân đặc biệt quan trọng

Các giải pháp quản lý rủi ro thiên tai và an sinh xã hội, dựa vào cộng đồng cần được khuyến khích và hỗ trợ mạnh hơn nữa

Page 102: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam102

4. VẤN ĐỀ GIỚI

Quan hệ giới thường gắn với văn hóa, những giá trị và khuôn mẫu, định kiến lâu đời của mỗi nhóm dân tộc. Do đó, không có nhiều thay đổi về các vấn đề phân công lao động, ra quyết định trong gia đình giữa nam và nữ trong năm 2010 so với các năm trước tại các điểm quan trắc. Chương này sẽ tập trung hơn vào vấn đề phụ nữ tham chính và hoạt động của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ tại các địa phương.

4.1 Những khác biệt về giới trong gia đình

Phân công lao động trong gia đình

Khảo sát mô hình phân công lao động giữa nam và nữ tại các điểm quan trắc trong năm 2010 cho thấy không có nhiều khác biệt so với các năm trước. Nam giới chiếm ưu thế trong các công việc được coi là việc “nặng”, cần “kỹ thuật”, cần “tính toán” và cần “quan hệ xã hội”. Phụ nữ vẫn là người chịu trách nhiệm chính với các công việc được coi là việc “nhẹ”, việc “vặt” tốn thời gian và không kém phần vất vả trong gia đình. Trong các hộ nghèo, phụ nữ thường là người vất vả nhất trong việc lo toan cuộc sống gia đình.

Cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng như đường sá, điện, nước sinh hoạt… đã giúp phụ nữ giảm bớt thời gian và công sức trong các công việc sản xuất và nội trợ. Điển hình năm 2010, xã Bản Liền-LC có điện lưới quốc gia, nhiều hộ gia đình đã tăng cường sử dụng các máy móc vào hoạt động sản xuất (máy cắt cỏ, máy sao chè), mua đồ dùng điện (nồi cơm điện) nên phụ nữ đỡ vất vả hơn. Tại xã Xy-QT khi có con đường nhựa mới làm từ năm 2009, nam giới đã tích cực dùng xe máy chở củi, chở nước về nhà giúp phụ nữ hơn trước. Riêng nhóm nam giới trẻ dưới 35 tuổi, có hiểu biết đã quan tâm, chia sẻ gánh nặng công việc nội trợ gia đình với phụ nữ.

Phân công lao động trong gia đình giữa nam và nữ có sự khác nhau giữa các địa bàn. Tại các địa bàn vùng sâu vùng xa khó khăn như xã Lượng Minh-NA, Xy-QT và Phước Thành-NT, các khuôn mẫu giới truyền thống vẫn ăn sâu trong nhận thức cộng đồng. Nam giới vẫn được coi là người giữ vai trò trụ cột kinh tế trong gia đình. Còn phụ nữ thường là người đứng sau nam giới làm những công việc “nhỏ nhặt” trong nhà như làm nương, nội trợ, chăm sóc con cái để đàn ông làm những việc “lớn” ngoài nhà. Tại các địa bàn có điều kiện thuận lợi hơn, ở gần thành phố, thị trấn (Thanh Xương-ĐB, Phước Đại-NT) hoặc ở vùng thấp có tính di cư cao (Đức Hương-HT, Thuận Hòa-TV), do có cơ hội giao tiếp và tìm kiếm việc làm bên ngoài nhiều hơn nên vai trò của phụ nữ trong các công việc xã hội cũng được nâng cao hơn.

Ra quyết định trong gia đình

Nam giới vẫn thường là người nắm quyền quyết định chính trong gia đình, ngay cả trong các dân tộc theo chế độ mẫu hệ như Raglai, Êđê (trừ những việc liên quan đến cưới hỏi, thừa kế thì phụ nữ thuộc chế độ mẫu hệ có ưu thế hơn).

Tuy nhiên, tại các điểm quan trắc, nhiều dấu hiệu cho thấy vị thế và tiếng nói của người phụ nữ đã được nâng lên đáng kể. Năm 2010, phụ nữ người Mông ở Thuận

Quan hệ giới ít thay đổi trong thời gian ngắn

Phân công lao động trong gia đình vẫn theo khuôn mẫu truyền thống

Cải thiện CSHT giúp giảm nhẹ gánh nặng lao động của phụ nữ

Cơ hội giao tiếp và tìm kiếm việc làm bên ngoài giúp tăng vai trò của phụ nữ trong các công việc xã hội

Nam giới vẫn chiếm ưu thế trong việc ra quyết định...

Page 103: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

103BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

Hòa-HG, Bản Liền-LC đã mạnh dạn hơn trong việc mua bán. Khảo sát cách đây 4 năm, nam giới người Mông thường là người trực tiếp cầm tiền và thực hiện chi tiêu; nhưng hiện nay nhiều phụ nữ người Mông cũng được giữ tiền và tham gia mua bán. Hoạt động thể thao, văn nghệ do HPN phát động tại Thuận Hòa-HG đã thu hút nhiều chị em người Mông tham gia tích cực; qua đó làm tăng sự tự tin trong giao tiếp xã hội của họ. Với đồng bào Vân Kiều ở xã Xy-QT, trước đây nam giới thường là người giữ tiền nhưng hiện nay, nhiều người đã tin tưởng giao cho vợ những khoản tiền lớn sau khi bán sản phẩm nông nghiệp (sắn, bò, dê). Một số phụ nữ Vân Kiều không chỉ là người “thủ quỹ” mà đã tiến dần sang trở thành người “tự quyết chi tiêu” các khoản sinh hoạt hàng ngày của gia đình không cần phải hỏi ý kiến của chồng như trước. Bản thân một số nam giới Vân Kiều qua phỏng vấn cũng mong muốn trao quyền chi tiêu hàng ngày nhiều hơn cho phụ nữ.

Hôn nhân

Hiện nay, tại các địa bàn khảo sát thuộc vùng miền núi DTTS, việc thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình vẫn còn những bất cập do ảnh hưởng của các yếu tố phong tục, tập quán của đồng bào.

Hiện tượng tảo hôn vẫn tồn tại ở một số địa bàn khảo sát nhưng đã giảm so với trước. Trẻ em gái sau khi kết hôn sớm thường bỏ học (nếu lúc trước còn đang đi học), khi về nhà chồng phải chịu gánh nặng công việc rất lớn. Hôn nhân đa thê vẫn còn xảy ra trong nhóm đồng bào Vân Kiều tại xã Xy-QT. Cán bộ xã Xy cho biết, trong xã có khoảng 14 trường hợp đa thê. Mục đích của việc đàn ông lấy thêm vợ mới thường là muốn có thêm lao động trong gia đình và muốn sinh con trai.

Phong tục “mẹ mất, cha về nhà cũ” của đồng bào Raglai theo chế độ mẫu hệ cũng gây bất lợi cho trẻ em. Theo Luật Hôn nhân và Gia đình, nếu bố hoặc mẹ mất thì người còn lại phải có trách nhiệm chăm sóc con cái. Nhưng đối với đồng bào Raglai, khi người mẹ mất, người cha (do muốn lấy vợ mới, hoặc không muốn chăm sóc con cái) trở về nhà cũ, để lại những đứa trẻ cho gia đình bên vợ. Riêng xã Phước Thành-NT đã có 32 em mồ côi mẹ và bố về nhà cũ, được hưởng chế độ trợ giúp thường xuyên theo nghị định 67/CP.

Xử lý các trường hợp vợ chồng ly hôn hoặc vợ, chồng chết theo luật tục nhiều khi đặt phụ nữ vào vị trí yếu thế. Đối với đồng bào Raglai tại Phước Đại, Phước Thành-NT, người chủ động ly hôn sẽ bị phạt (2-3 con bò). Thực tế khảo sát một số phụ nữ có chồng nghiện rượu, bỏ mặc vợ con, gây bạo lực, mặc dù rất muốn ly hôn nhưng do không có bò để nộp phạt nên đành phải chịu cuộc sống không hạnh phúc. Hoặc phụ nữ Raglai không có con, khi chồng chết (kể cả không đi lấy chồng khác) phải trả lại một phần tài sản cho gia đình nhà chồng (Hộp 4.1). Đối với đồng bào Vân Kiều tại Xy-QT, trường hợp chồng chết người phụ nữ góa muốn lập gia đình với người khác thì phải để lại toàn bộ gia sản cho gia đình chồng cũ.

... Tuy nhiên phụ nữ tại các điểm quan trắc ngày càng có vai trò và tiếng nói hơn trong 4 năm qua

Phong tục, tập quán hôn nhân ở vùng DTTS có thể trái với Luật HNGĐ...

... ví dụ như hiện tượng tảo hôn, đa thê

... hoặc phong tục "mẹ mất, cha về nhà cũ" trong nhóm DTTS theo chế độ mẫu hệ

... hoặc cách xử lý các trường hợp ly hôn ảnh hưởng bất lợi đến quyền của phụ nữ

Page 104: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam104

HỘP 4.1. Chồng chết, gia đình nhà chồng chia tài sản dẫn đến nghèo…

Chị C.T.L 40 tuổi người Raglai ở thôn Đá Ba Cái, xã Phước Thành (Bác Ái, Ninh Thuận) là trường hợp đặc biệt khó khăn do chồng mất, bố mẹ chồng đòi lại tài sản. Chị cho biết, năm 2009 chồng chị mắc bệnh phải đưa đi bệnh viện Phan Rang. Chị phải bán 1 con bò duy nhất của gia đình được 5 triệu và đi vay thêm quán 3 triệu để có tiền chữa bệnh cho chồng. Tuy nhiên, do bệnh quá nặng nên chồng chị đã mất. Gia đình nhà chồng quyết định lấy lại phần đất 0,6 ha trước đây đã cho vợ chồng chị mượn để làm ăn. Gia đình nhà chồng còn đòi 1 con bò trị giá tương đương số hiện vật trước kia nhà trai đã đã dẫn cưới cho nhà gái “mấy con gà, 1 con heo, 1 cái ché”. Chị chỉ có 1 con bò đã bán đi chữa bệnh cho chồng, nên không còn bò để trả. Do đó gia đình nhà chồng đề nghị chị phải trả thế bằng toàn bộ số đất và căn nhà trên rẫy, là tài sản chung của hai vợ chồng, kèm theo “bốn cây gố đào, năm cây xoài, một cây me”. Hiện nay, chị không còn đất sản xuất, chỉ còn tài sản duy nhất là căn nhà ở thôn.

Từ một hộ trung bình khá trong thôn đến nay chị trở thành một hộ nghèo, đời sống khổ cực, sống bằng việc làm thuê. Chị cho biết tiền công làm thuê vài chục nghìn 1 ngày để về đong gạo. Những lúc không đi làm thuê chị lại đi nhặt những “bắp ngô lép” người ta bỏ đi để về nấu ăn “Khi họ thu hoạch hết rồi còn lại những cái bắp lép để lại mình lấy về nấu ăn”.

Những cách giải quyết của đồng bào DTTS trong quan hệ hôn nhân bắt nguồn từ phong tục tập quán từ xa xưa, có những cái “lý” riêng theo cách hiểu của đồng bào, nhưng trái với Luật Hôn nhân và Gia đình. Thực hiện Luật ở các vùng DTTS không thể tách rời việc hiểu sâu sắc phong tục và tập quán địa phương, từ đó có biện pháp xử lý mềm mỏng nhưng kiên quyết đối với những trường hợp xâm hại quyền hợp pháp của phụ nữ và trẻ em, kết hợp với tuyên truyền rộng rãi về Luật.

Bạo lực gia đình

Cán bộ cơ sở và người dân cho biết, bạo lực thể xác vẫn diễn ra, nhưng nhìn chung các vụ việc nghiêm trọng phải có sự can thiệp của xã, thôn đã giảm tại hầu hết điểm quan trắc trong vòng 4 năm qua (2007-2010).

Chính quyền và công an địa phương đã vào cuộc tích cực hơn khi xảy ra bạo lực gia đình. Năm 2010, tại một số địa bàn, công an xã đã nghiêm khắc xử phạt hành chính, phạt tiền đối với người gây bạo lực gia đình (Phước Đại, Phước Thành-NT), kể cả truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những hành vi gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe phụ nữ và trẻ em (Đức Hương-HT). Riêng tại Phước Đại-NT còn phát huy được vai trò “Đường dây nóng” 21 nhằm phát hiện và xử lý nhanh các trường hợp bạo lực gia đình tại các thôn.

Tại một số điểm quan trắc, phụ nữ đã tăng ý thức bảo vệ mình trước các hành vi bạo lực gia đình của chồng. Đây là điểm mới trong năm 2010 so với các năm trước. Một số phụ nữ trẻ đã chủ động khai báo hành vi bạo hành với BQL thôn hoặc với chính quyền xã và được can thiệp kịp thời (Phước Đại, Phước Thành-NT). Một số trường hợp bạo lực thể xác ghi nhận các năm trước đến năm 2010 đã giảm còn do vợ chồng chịu khó làm ăn, kinh tế khá giả hơn. Riêng tại Thuận Hòa-TV, phụ nữ có nhiều cơ hội lên thành phố làm việc, nên nhiều chị em dọa “bỏ luôn lên thành phố không về” cũng khiến cho nam giới lo ngại và hạn chế hành vi bạo hành đối với vợ.

Thực hiện Luật HNGĐ ở vùng DTTS cần hiểu biết sâu sắc phong tục, tập quán của đồng bào

Các vụ bạo lực thể xác nghiêm trọng đã giảm...... do chính quyền và công an đã vào cuộc tích cực hơn

... do phụ nữ đã tăng ý thức bảo vệ mình, do đời sống đi lên

21 Số điện thoại tại trụ sở công an xã có người túc trực 24/24h để người dân báo mỗi khi có trường hợp bạo lực xảy ra để công an xã xuống can thiệp.

Page 105: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

105BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

Hoạt động của các tổ nhóm cộng đồng như “tổ liên gia” ở Đức Hương-HT đã giúp giảm hành vi bạo lực gia đình. Tham gia vào các tổ nhóm cộng đồng, các cặp vợ chồng được tuyên truyền về pháp luật, được các thành viên khác nhắc nhở không để xảy ra tình trạng bạo lực. Tổ liên gia còn thống nhất đề ra mức “xử phạt” đóng quĩ tổ từ 20-30 ngàn đồng đối với những trường hợp nhắc nhở nhiều lần. Việc hình thành mạng lưới các hướng dẫn viên cộng đồng, kết hợp với TTHTCĐ và các tổ nhóm cộng đồng, ở Đức Hương-HT, Thuận Hòa-HG, Thanh Xương-ĐB, Thuận Hòa-TV cũng góp phần giảm bạo lực gia đình (Hộp 4.2).

HỘP 4.2. Hướng dẫn viên cộng đồng và tổ nhóm cộng đồng góp phần làm giảm bạo lực gia đình

Năm 2009, Trung tâm phát triển cộng đồng Hà Tĩnh (HCCD) đã phối hợp với HPN tỉnh, huyện tập huấn cho Tổ Hướng dẫn viên cộng đồng của xã Đức Hương (Vũ Quang, Hà Tĩnh) để tăng cường tuyên truyền về xây dựng gia đình hạnh phúc, hạn chế tình trạng bạo lực. Hướng dẫn viên cộng đồng được lựa chọn trong số các cán bộ xã, thôn nhanh nhẹn, nhiệt tình, có khả năng tuyên truyền. Các hướng dẫn viên thường tuyên truyền vào buổi tối trong cuộc họp của Tổ liên gia, với mức phụ cấp khiêm tốn 15 ngàn đồng/buổi.

HCCD còn phối hợp với địa phương duy trì hoạt động của “CLB không sinh con thứ ba” ở thôn Hương Phố và “CLB gia đình hạnh phúc” tại thôn Hương Thọ thuộc xã Đức Hương. Các CLB này đều mời sự tham gia của cả hai vợ chồng. Tại thôn Hương Thọ, số người tham gia sinh hoạt CLB gia đình hạnh phúc trong năm 2010 đã tăng lên khoảng 10 cặp vợ chồng so với năm 2009, do sinh hoạt của CLB rất vui, học hỏi được kiến thức kỹ thuật sản xuất và các vấn đề xã hội về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình.

Cán bộ cơ sở và người dân tại xã Đức Hương cho biết, nhờ có hoạt động của Tổ liên gia, các CLB và các Hướng dẫn viên cộng đồng, tình trạng bạo lực gia đình trong năm 2010 đã giảm nhiều so với trước.

Tuy nhiên, bạo lực mắng chửi, xúc phạm… còn xảy ra khá phổ biến và bản thân cán bộ cơ sở cũng thường cho rằng đó là những “va chạm nhỏ” trong gia đình. Những hình thức bạo lực tinh thần khác (lạnh nhạt, bỏ rơi, cưỡng ép quan hệ tình dục, ép đẻ con trai, ngăn cản hoạt động xã hội…) khó phát hiện hơn, do đây là vấn đề tế nhị các chị, các anh ít khi bộc lộ với bên ngoài.

Luật Phòng chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) đã có hiệu lực từ giữa năm 2008. Tình trạng bạo lực gia đình còn diễn ra phức tạp, nhiều nạn nhân của bạo lực gia đình chưa được bảo vệ kịp thời, một phần do việc thực hiện Luật còn nhiều hạn chế.

Hiểu biết của cán bộ cơ sở và người dân về Luật PCBLGĐ còn hạn chế, nhất là ở các địa bàn miền núi vùng sâu vùng xa (Bản Liền-LC, Lượng Minh-NA, Xy-QT, Phước Thành-NT) do mặt bằng trình độ văn hóa thấp, tiếp cận thông tin đại chúng khó khăn. Thậm chí, có chị Chủ tịch HPN xã còn chưa đọc qua Luật PCBLGĐ. Hầu hết cán bộ cơ sở vẫn chưa nắm rõ các văn bản dưới luật liên quan đến PCBLGĐ, ví dụ như Nghị định 110/2009/NĐ-CP ra ngày 10/12/2009 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực PCBLGĐ.

... và do tham gia các hoạt động tổ nhóm

Bạo lực tinh thần khó phát hiện hơn, do ít bộc lộ ra bên ngoài

Hiểu biết về Luật PCBLGĐ còn hạn chế

Page 106: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam106

Công tác tuyên truyền về PCBLGĐ chưa sâu rộng và chưa hướng đến đủ đối tượng. Theo Luật PCBLGĐ, có 4 nhóm đối tượng chính cần tuyên truyền là: người có hành vi bạo lực gia đình; nạn nhân bạo lực gia đình; người nghiện rượu, ma túy, đánh bạc; người chuẩn bị kết hôn. Việc tuyên truyền lồng ghép trong các cuộc họp thôn, họp đoàn thể khó đến được đối tượng “chuẩn bị kết hôn” vì chưa phải đại diện hộ gia đình nên không được mời họp, và khó đến được đối tượng “nghiện rượu, ma túy, đánh bạc” vì nhóm này thường ít đi họp. Nhóm nữ thôn Đá Ba Cái, xã Phước Thành-NT nhận xét “Đàn ông hay đánh vợ nó ít đi họp thôn lắm. Nó không đi đâu vì sợ người ta nói cho. Nó chỉ ở nhà uống rượu thôi còn để vợ đi họp”.

Chính phủ đã có chính sách cấp định kỳ báo Phụ nữ Việt Nam cho HPN xã và các Chi hội thôn bản tại các xã ĐBKK (ví dụ tại xã Bản Liền-LC, Lượng Minh-NA, Phước Đại và Phước Thành-NT). Tuy nhiên, việc tuyên truyền các thông tin về PCBLGĐ qua kênh đọc báo còn hạn chế do nhiều phụ nữ DTTS không biết tiếng Kinh.

Bạo lực gia đình bắt nguồn từ bất bình đẳng giới với những định kiến giới từ lâu đời. Nhiều nạn nhân của bạo lực gia đình không muốn công khai vì xấu hổ, ngại họ hàng, dân làng chê cười. Chị chi hội trưởng phụ nữ thôn Hương Tân, xã Đức Hương-HT nhận xét “Gia đình khi có bạo lực không báo chính quyền đâu vì nói sợ người ta cười. Sợ dư luận người ta nói bà này lắm lời vì phụ nữ thường bị coi là lắm chuyện. Kể cả là vợ đúng cũng vẫn mang tiếng”. Tương tự, chị Chủ tịch HPN xã Xy-QT chia sẻ “Phụ nữ Vân Kiều sống cam chịu, đi lấy chồng thì chấp nhận làm ma nhà chồng. Nếu chồng có đánh đập mắng chửi thì cũng giấu, không được nói xấu chồng”.

Việc áp dụng các biện pháp chế tài khi xảy ra bạo lực gia đình còn yếu tại đa số điểm quan trắc. Khi gặp trường hợp bạo lực gia đình, cán bộ xã và thôn thường dừng lại ở biện pháp “nhắc nhở” và “hòa giải” (ít có tác dụng trong nhiều trường hợp), hiếm khi áp dụng biện pháp “ngăn chặn”, “bảo vệ” kịp thời và “xử phạt hành chính” bằng tiền như pháp luật qui định. Ở một số nơi, đối tượng trẻ em là nạn nhân trực tiếp và gián tiếp của bạo lực gia đình còn chưa được bảo vệ và giúp đỡ đầy đủ.

4.2 Tính đại diện và tham gia các hoạt động xã hội

Hiện nay, Đảng và Chính phủ rất quan tâm đến mục tiêu tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các vị trí quản lý công. Trong chỉ thị 37/CT-TW ngày 16/5/1994 nhấn mạnh: “Nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế-xã hội là một yêu cầu quan trọng để thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ, là điều kiện để phát huy tài năng, trí tuệ và nâng cao địa vị của phụ nữ”.

Tại phần lớn địa bàn khảo sát, tỷ lệ phụ nữ tham chính năm 2010 có tăng lên so với năm 2007 nhưng mức tăng còn khiêm tốn và không đồng đều (Bảng 4.1). Căn cứ vào chỉ tiêu “Tỷ lệ phụ nữ tham gia vào Hội đồng Nhân dân xã đạt 20%; cấp Ủy đạt 15%” trong Chiến lược Quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ giai đoạn 2001- 2010, tại 10 xã trong mạng lưới theo dõi nghèo đã thực hiện như sau:

Có 1/10 xã đạt cả hai chỉ tiêu (Phước Đại-NT) Có 4/10 xã hoàn thành một chỉ tiêu (Thuận Hòa-HG, Thanh Xương-ĐB,

Cư Huê-ĐL, Thuận Hòa-TV) Có 5/10 xã không hoàn thành được chỉ tiêu nào (Bản Liền-LC, Lượng

Minh-NA, Đức Hương-HT, Xy-QT, Phước Thành-NT).

Kênh báo chí còn hạn chế do nhiều chị em DTTS không biết tiếng Kinh

Công tác tuyên truyền về Luật PCBLGĐ chưa sâu rộng

Bạo lực gia đình bắt nguồn từ bất bình đẳng giới

Địa phương còn ít áp dụng các biện pháp chế tài đối với các vụ việc bạo lực

Vấn đề phụ nữ tham chính rất được quan tâm...

... Tuy nhiên kết quả thực hiện còn hạn chế

Page 107: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

107BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

Có thể thấy, đa số những xã đã hoàn thành 1 hoặc cả 2 chỉ tiêu phụ nữ tham chính là những xã ở vùng thấp, vùng đông người Kinh (Thanh Xương-ĐB, Cư Huê-ĐL, Thuận Hòa-HG) hoặc ở trung tâm huyện (Phước Đại-NT). Còn đa số những xã miền núi DTTS còn lại chưa hoàn thành các chỉ tiêu này.

BẢNG 4.1. Tỷ lệ phụ nữ tham gia các cơ quan cấp xã, 2007-2010 (%)

Xã Cấp ủy xã HĐND xã UBND xã

2007 2010 2007 2010 2007 2010

Thuận Hòa 20 20 12 12 16 21

Bản Liền 7 5 7 11 7 16

Thanh Xương 7 11 11 21 7 12

Lượng Minh 7 13 10 13 15 29

Đức Hương 7 13 17 17 16 21Xy

11 11 7 7 20 20

Cư Huê 8 24 9 9 24 24

Phước Đại 29 33 25 25 19 21

Phước Thành 13 0 14 14 44 21

Thuận Hòa 23 33 9 9 16 21

NGUỒN: Số liệu do cán bộ Văn phòng và Hội Phụ nữ xã cung cấp, 2007-2010

Định kiến giới còn tồn tại phổ biến là nguyên nhân quan trọng của tỷ lệ phụ nữ tham chính ở cấp cơ sở còn thấp. Tại đa số điểm quan trắc vẫn còn quan niệm, phụ nữ phải chịu trách nhiệm chính trong công việc nội trợ, chăm sóc con cái thay vì tham gia các hoạt động xã hội. Định kiến giới ngay trong gia đình sẽ dẫn đến hành vi không tạo điều kiện cho phụ nữ tham chính. Rất ít phụ nữ vượt qua được áp lực của định kiến giới để làm tròn gánh nặng cả hai vai là công việc gia đình và công việc xã hội (Hộp 4.3). Định kiến giới nặng nề không chỉ tồn tại ở những người DTTS có học vấn hạn chế, mà cả ở những người Kinh có học vấn cao. Một nữ cán bộ huyện đoàn ở Vũ Quang, Hà Tĩnh (nơi 100% là người Kinh) tự nhận xét về sự bất lợi của phụ nữ “Nữ hạn chế về ngoại giao, giao lưu, sức khỏe yếu, khó khăn về hoàn cảnh gia đình. Nam giới thì ngoại giao, giao lưu tốt, sức khỏe tốt, tham gia nhiệt tình các phong trào văn hóa-văn nghệ, chủ động về mặt thời gian và quyền tự quyết cao hơn”.

Định kiến giới là nguyên nhân quan trọng của tỷ lệ phụ nữ tham chính thấp ở các cấp cơ sở

Page 108: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam108

HỘP 4.3. Gánh nặng hai vai của cán bộ nữ khi tham gia công tác xã hội

Chị H.T, Chủ tịch HPN xã Xy (Hướng Hóa, Quảng Trị) là một phụ nữ Vân Kiều năng nổ nhiệt tình trong công việc. Tuy nhiên, chị luôn gặp khó khăn trong việc cân bằng cuộc sống gia đình và công tác xã hội. Chồng chị cũng làm cán bộ xã nên thông cảm với công việc của chị. Tuy nhiên, mẹ chồng chị vẫn còn giữ định kiến về vai trò của phụ nữ, ít giúp chị việc nhà khi chị bận công tác xã hội vì cho rằng "Việc nhà là việc của phụ nữ. Phải hoàn thành việc nhà sau đó mới hoàn thành công việc xã hội".

Chị T. cho biết với đặc thù công tác xã hội thường xuyên phải đi xuống cơ sở, buổi tối lại đi học bổ túc ở A Túc, thỉnh thoảng phải đi tập huấn, công tác ở xa nên mẹ chồng không hài lòng. Những lúc mẹ chồng phàn nàn về công việc của mình chị cảm thấy rất áp lực. Nhiều khi chị bận việc cả ngày nhưng buổi trưa vẫn cố gắng tranh thủ về nấu cơm trưa cho cả gia đình và ăn uống xong lại rửa bát, rồi mới đi làm. Những ngày thứ 7, chủ nhật hoặc mỗi buổi chiều làm việc ở cơ quan về sớm chị lại lên rẫy làm việc. Gánh nặng công việc xã hội và công việc gia đình chị đều phải làm tròn dù biết mình sẽ rất vất vả "Ngày nào không làm công tác xã hội thì phải làm việc gia đình. Vừa làm việc nước, vừa làm việc nhà".

Học vấn hạn chế làm giảm cơ hội tham chính của phụ nữ tại địa phương. Tại các điểm quan trắc, tiêu chuẩn học vấn đặt ra cho người ứng cử vào HĐND thường là phải tốt nghiệp THPT trở lên, riêng những xã miền núi đặc biệt khó khăn (như Lượng Minh-NA, Phước Thành-NT, Bản Liền-LC) phải tốt nghiệp THCS trở lên. Còn theo quy định tiêu chuẩn cán bộ công chức xã, phường, thị trấn 22, những vị trí chủ chốt như Chủ tịch/Phó chủ tịch HĐND, Bí thư/Phó Bí thư thường trực Đảng ủy phải đạt tiêu chuẩn: (i) học vấn tốt nghiệp THPT trở lên; (ii) trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên; (iii) chuyên môn nghiệp vụ phải đạt từ trung cấp trở lên (ngoại trừ vùng miền núi khó khăn thì đạt sơ cấp).

Hiện nay, mặt bằng học vấn của phụ nữ ở nhiều nơi còn thấp, đặc biệt ở vùng miền núi DTTS, dẫn đến phụ nữ ít có cơ hội ứng cử vào các vị trí công. Bảng 4.2 cho thấy, tỷ lệ phụ nữ từ 18 đến 40 tuổi trong mẫu khảo sát chưa từng đi học chiếm tỷ lệ rất cao, ở mức trên 40% tại Phước Thành-NT, Bản Liền-LC và Xy-QT. Chỉ có một số địa bàn ở vùng thấp, có đông người Kinh thì tỷ lệ phụ nữ chưa từng đi học dưới 20%, ví dụ Thanh Xương-ĐB, Thuận Hòa-TV, Thuận Hòa-HG và Đức Hương-HT. Do các lớp xóa mù hiệu quả chưa cao, nên hầu hết các địa bàn khảo sát có thể không đạt được Chỉ tiêu 1 - Mục tiêu 2 của Chiến lược Quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ Nữ giai đoạn 2001 -2010: “phấn đấu xóa mù chữ cho 95% phụ nữ bị mù chữ ở độ tuổi dưới 40 vào năm 2005, và 100% vào năm 2010”. Ngoài ra, tỷ lệ phụ nữ chưa tốt nghiệp tiểu học ở các điểm quan trắc thuộc vùng miền núi DTTS đều chiếm từ 20-40%.

Một nguyên nhân quan trọng khác là mặt bằng học vấn của phụ nữ còn hạn chế

Một tỷ lệ lớn phụ nữ DTTS trong độ tuổi 18-40 chưa từng đi học

22 Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Page 109: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

109BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

BẢNG 4.2. Trình độ học vấn của phụ nữ từ 18-40 tuổi, 2010 (%)

XãChưa từng

đi học

Chưa tốt nghiệp

tiểu học (cấp 1)

Tốt nghiệp

tiểu học (cấp 1)

Tốt nghiệp THCS

(cấp 2)

Tốt nghiệp THPT

(cấp 3)

Trung cấp, cao đẳng,

đại học

Thuận Hòa 15 32 26 21 3 1

Bản Liền 42 33 16 8 1 0

Thanh Xương 17 23 16 28 14 2

Lượng Minh 22 42 26 7 2 1

Đức Hương 8 9 15 40 22 6

Xy 41 33 15 10 1 0

Cư Huê 20 23 22 22 9 3

Phước Đại 34 35 23 7 0 1

Phước Thành 58 24 12 5 1 0

Thuận Hòa 16 41 25 17 1 2

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

Phụ nữ học vấn thấp còn dẫn đến không đủ điều kiện kết nạp Đảng, nên không thể tham gia Cấp Ủy (Hộp 4.4). Trong 4 năm qua, theo chủ trương chuẩn hóa công chức xã của Chính phủ, tại các điểm quan trắc đã có nhiều thanh niên nam nữ DTTS tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học được bố trí làm các chức danh chuyên môn trong UBND xã như văn phòng, thống kê, tư pháp, địa chính, khuyến nông… Những thanh niên này có trình độ văn hóa, chuyên môn đạt yêu cầu, nhưng do còn trẻ, thiếu kinh nghiệm công tác, chưa có uy tín tại địa phương hoặc chưa được kết nạp Đảng nên rất ít người được giới thiệu vào HĐND và Cấp Ủy xã.

HỘP 4.4. Hạn chế của phụ nữ xã Phước Thành khi ứng cử vào Cấp Ủy xã

Xã Phước Thành (Bác Ái, Ninh Thuận) là địa bàn có tỷ lệ phụ nữ tham gia vào Cấp ủy xã thấp nhất trong số những điểm quan trắc. Năm 2010, 11 người được bầu vào Cấp ủy xã nhiệm kỳ 2011-2015 đều là nam giới.

Phước Thành là xã ĐBKK nằm trong Chương trình 30a, nên tiêu chuẩn về trình độ văn hóa tham gia Cấp Ủy chỉ cần tốt nghiệp tiểu học trở lên. Nhưng rất ít cán bộ nữ có uy tín, có kinh nghiệm công tác đạt tiêu chuẩn này. Điển hình là chị Chủ tịch HPN xã - là người có kinh nghiệm, được dân tín nhiệm, nhưng lại chưa học hết tiểu học, chưa được kết nạp Đảng. Một số cán bộ nữ khác đủ điều kiện về học vấn nhưng còn trẻ, làm công tác chuyên môn hoặc chưa có uy tín nên cũng không được đề cử.

--- “Cán bộ nữ tham gia vào Cấp Ủy thấp là do cán bộ nữ không có trình độ. Một số em đi học cấp 3 về nhưng ra trường thường lựa chọn học trung cấp, ngành nghề khác. Đối với những cán bộ cũ, yêu cầu học hết lớp 5 mới được kết nạp Đảng nhưng chị hội trưởng Phụ nữ chưa đủ điều kiện, nên nữ không có ai tham gia Cấp Ủy ” (K.T, Chủ tịch UBND xã Phước Thành).

Phụ nữ học vấn thấp dẫn đến không đủ điều kiện kết nạp Đảng

Page 110: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam110

Hoạt động của Ban vì sự tiến bộ của phu nữ còn yếu kém ở nhiều nơi là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ chưa hiệu quả. Hiện nay, ở tất cả 10 xã trong mạng lưới theo dõi nghèo đều đã thành lập Ban vì sự tiến bộ của Phụ nữ (VSTBPN), gồm Trưởng ban là Chủ tịch/Phó Chủ tịch UBND xã, Phó ban thường trực là Chủ tịch HPN xã và các thành viên là cán bộ đại diện các ban ngành, đoàn thể trong xã, trạm y tế, trường học. Hằng năm hầu hết các xã đều có báo cáo hoạt động của Ban vì sự tiến bộ của Phụ nữ gửi về huyện.

Nhóm cán bộ xã được phỏng vấn của 7/10 xã cho rằng Ban VSTBPN gần như không hoạt động, 3/10 xã Ban có hoạt động nhưng còn mang tính hình thức. Hoạt động của Ban VSTBPN xã yếu vì nhiều lý do, như thiếu sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo xã, năng lực cán bộ còn hạn chế, các thành viên của Ban bận nhiều việc khác, không lập được dự toán ngân sách hoạt động hàng năm…

Nhiệm vụ chính của Ban VSTBPN là tham mưu, lồng ghép các yếu tố bình đẳng giới và lồng ghép chỉ tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ vào kế hoạch kinh tế- xã hội nói chung và các kế hoạch ngành; xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ trong phạm vi địa phương, đề xuất các giải pháp khắc phục bất bình đẳng giới và tăng cường năng lực cho cán bộ nữ. Nhưng hiện nay, hoạt động của Ban (nếu có) chỉ dừng ở việc tổ chức các cuộc họp sơ kết, tổng kết hàng năm. Việc lồng ghép các chỉ tiêu trong Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ vào kế hoạch của địa phương hầu như chưa có. Các ban ngành vẫn xây dựng kế hoạch theo ngành dọc mà chưa quan tâm nhiều đến vấn đề lồng ghép giới. Số liệu tách biệt giới còn ít được quan tâm ở cấp cơ sở (trừ mảng giáo dục và y tế đã có một số số liệu tách biệt giới theo chỉ đạo của ngành dọc).

Hoạt động của Ban VSTBPN thường được coi là trách nhiệm của HPN xã, từ việc tổ chức họp, triển khai hoạt động (nếu có) đến viết báo cáo. Trong khi đó, tại các địa bàn khảo sát ở vùng miền núi DTTS, năng lực của cán bộ HPN xã còn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn trong việc tuyên truyền và tổ chức các hoạt động của HPN cũng như của Ban VSTBPN. Một số nơi, cán bộ HPN còn bận đi học (tại chức), bận việc gia đình hoặc chưa nhiệt tình với công việc (do phụ cấp thấp, hoặc không có phụ cấp đối với chi hội Phụ nữ ở cấp thôn) nên chưa thúc đẩy mạnh hoạt động của HPN và của Ban VSTBPN tại cơ sở (Hộp 4.5).

Ban VSTBPN đã được thành lập ở các điểm quan trắc...

nhưng hầu như không hoạt động, hoặc hoạt động hình thức...

... thường chỉ dừng lại ở việc sơ kết, tổng kết hàng năm

... và thường được coi là trách nhiệm của Hội Phụ nữ xã

Page 111: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

111BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

HỘP 4.5. Năng lực của cán bộ Hội phụ nữ cấp cơ sở còn nhiều hạn chế

Xã Bản Liền (Bắc Hà, Lào Cai) có tỷ lệ phụ nữ tham chính thấp. Một nguyên nhân quan trọng theo ý kiến của cán bộ địa phương là do trình độ năng lực của cán bộ nữ còn hạn chế. Cán bộ HPN đi họp vẫn có tâm lý “ngại nói sai”, tự ti so với nam giới.

--- ‘‘Lúc đi họp ngồi một mình cùng các ông ấy cũng thấy ngại. Ai có ý kiến gì thì nói mình không bao giờ xung phong, mình không bao giờ nói sợ người ta lại bảo là lạc đề. Phân công đi đâu, bảo làm gì thì được nhưng phát biểu thì chịu’’ (Chủ tịch HPN xã Bản Liền).

Trong số các chi hội trưởng chi Hội Phụ nữ của 9 thôn trong xã, 3/9 người không đi học và 6/9 người mới học xong tiểu học. Cán bộ chi hội phụ nữ ở thôn thường bận việc nhà, làm việc không có phụ cấp nên còn thiếu nhiệt tình. Một số chị cán bộ phụ nữ thôn còn quá trẻ, rụt rè và thiếu kinh nghiệm trong công tác hội. Cá biệt có chị còn hay uống rượu, gây mất đoàn kết, không tổ chức họp phụ nữ ở thôn được.

Năng lực của cán bộ HPN còn yếu kém, chưa được cán bộ khác và người dân tín nhiệm, bản thân các chị cũng thiếu tự tin vào chính mình… là thách thức lớn trong việc thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ và tăng tỷ lệ phụ nữ tham chính tại địa phương.

Hiện nay, nhận thức của cán bộ cơ sở và người dân về Luật Bình đẳng Giới còn hạn chế. So sánh giữa Luật Bình đẳng Giới và Luật Phòng chống Bạo lực Gia đình thì Luật Bình đẳng Giới ít được chú ý hơn. Tính chất “vĩ mô” trong nhiều điều khoản của Luật Bình đẳng giới còn khó triển khai tại địa phương, trong bối cảnh năng lực cán bộ cơ sở còn hạn chế và công tác tập huấn, truyền thông về bình đẳng giới, lồng ghép giới chưa rộng rãi, chưa cụ thể. Thực hiện Luật Bình đẳng Giới cần có vai trò rất lớn của UBND cấc cấp, các ban ngành như mặt trận, tư pháp, công an… Tuy nhiên, hiện nay thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các bên nên một số nơi còn coi việc thực hiện Luật Bình đẳng Giới là trách nhiệm của HPN.

4.3 Kết luận: Bình đẳng giới và giảm nghèo

Theo dõi nghèo vòng 4 này tiếp tục cho thấy, bình đẳng giới và giảm nghèo có mối quan hệ qua lại hữu cơ. Những tiến bộ về bình đẳng giới được thấy rõ cùng với tiến trình giảm nghèo. Ngược lại, những hệ lụy của bất bình đẳng giới đang cản trở các nỗ lực giảm nghèo ở nhiều điểm quan trắc.

Quan hệ giới thường gắn với văn hóa, những giá trị và khuôn mẫu, định kiến lâu đời của mỗi nhóm dân tộc. Những chuyển biến về sự cân bằng hơn trong phân công lao động và ra quyết định giữa nam và nữ tại nhiều điểm quan trắc được thấy rõ nhất ở những cặp vợ chồng trẻ, có học vấn, có điều kiện giao tiếp xã hội và tiếp cận thông tin đại chúng nhiều hơn. Cơ sở hạ tầng được cải thiện cũng giúp làm giảm gánh nặng nhiều loại công việc gia đình của phụ nữ. Tham gia phong trào đoàn thể, tham gia các tổ nhóm cộng đồng có thể giúp phụ nữ tự tin hơn, có kiến thức hơn, có tiếng nói và vị thế hơn trong tiếp cận nguồn lực và chia sẻ các quyết định trong gia đình.

Nhận thức về Luật Bình đẳng giới còn hạn chế, lồng ghép giới khó triển khai ở cấp cơ sở

Bình đẳng giới và giảm nghèo có mối quan hệ hữu cơ

Đã có nhiều tiến bộ về bình đẳng giới

Page 112: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam112

Tuy nhiên, còn nhiều khía cạnh phụ nữ đang phải chịu những bất lợi, thiệt thòi. Mô hình phân công lao động truyền thống gắn với định kiến giới vẫn phổ biến. Cách xử lý các vấn đề hôn nhân theo phong tục, tập quán của mỗi dân tộc, trong nhiều trường hợp gây bất lợi cho những quyền chính đáng của phụ nữ và trẻ em. Phụ nữ thường là nạn nhân của bạo lực gia đình. Bất bình đẳng giới trong gia đình sẽ kéo theo bất bình đẳng giới ngoài xã hội. Tỷ lệ phụ nữ tham chính đã tăng lên trong 4 năm qua, nhưng mức tăng còn rất khiêm tốn và không đồng đều giữa các điểm quan trắc. Định kiến về vai trò giới, học vấn thấp, hoạt động yếu của Ban VSTBPN, nhận thức yếu về Luật Bình đẳng Giới… là những yếu tố đang cản trở phụ nữ tham chính nhiều hơn và hiệu quả hơn. Hiện nay, nhiều phụ nữ trẻ người DTTS có học vấn đã làm các chức danh chuyên môn ở cấp xã, nhưng do thiếu kinh nghiệm, chưa có uy tín, nên chưa đủ điều kiện tham gia các cơ cấu lãnh đạo tại địa phương.

Cần thúc đẩy hoạt động của các tổ nhóm cộng đồng có sự tham gia của cả nam giới và phụ nữ (điển hình là mô hình “tổ liên gia”, “CLB PTCĐ” theo cách tiếp cận Reflect tại một số điểm quan trắc) nhằm từng bước nâng cao nhận thức và điều chỉnh hành vi hướng đến bình đẳng giới trong gia đình và cộng đồng.

Công tác tập huấn, truyền thông về bình đẳng giới thời gian qua đã được tăng cường, nhưng cần cải tiến theo cách “cầm tay chỉ việc” gắn với những hoạt động cụ thể phù hợp hơn với những địa bàn DTTS khó khăn.

Củng cố và thúc đẩy hoạt động thực chất của các Ban VSTBPN cấp xã nên là một vấn đề trọng tâm trong thời gian tới, thông qua việc nâng cao kiến thức và kỹ năng về lập kế hoạch hoạt động, dự trù ngân sách hàng năm, triển khai lồng ghép giới trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch của từng ban ngành, đến xây dựng và thực hiện kế hoạch tăng cường năng lực cho cán bộ nữ.

Tuy nhiên, phụ nữ còn chịu nhiều bất lợi, thiệt thòi

Bất bình đẳng giới trong gia đình sẽ kéo theo bất bình đẳng giới ngoài xã hội

Thúc đẩy các hoạt động tổ nhóm cộng đồng, cải tiến công tác tập huấn, truyền thông, và củng cố hoạt động của các Ban VSTBPN ở cấp xã

Page 113: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

113BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo 113

5. THAM GIA VÀ TRAO QUYỀN

Những thay đổi về bản chất nghèo nông thôn trong bối cảnh mới đang đặt ra nhu cầu cải cách thể chế trong các chương trình giảm nghèo, chú trọng tăng cường sự tham gia và trao quyền để từng người nghèo, hộ nghèo và cộng đồng làm chủ quá trình vươn lên phù hợp với văn hóa, bản sắc của mình. Tại các điểm quan trắc đã có những cải thiện rõ rệt về sự tham gia trong năm 2010, tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức.

5.1 Sự tham gia của người nghèo vào các chính sách, chương trình, dự án

Tiếp cận thông tin

Bảng 5.1 cho thấy người dân chủ yếu tiếp nhận thông tin về các chính sách, chương trình, dự án thông qua các kênh trực tiếp, như họp thôn bản và các cuộc họp, sinh hoạt đoàn thể (nhất là họp Hội Phụ nữ). Tiếp đến người dân tiếp nhận thông tin qua các phương tiện nghe nhìn như ti vi, loa đài truyền thanh. Các kênh thông tin trên giấy như báo, tạp chí, tờ rơi, tờ gấp, thông báo, pa nô… ít được người dân quan tâm so với các kênh khác. Thứ tự ưu tiên của các kênh người dân tiếp nhận thông tin cũng giống như 3 vòng khảo sát trước. Thông tin qua tivi ngày càng được người dân ghi nhận nhiều hơn so với các năm trước, thể hiện việc các hộ gia đình đã sở hữu tivi nhiều hơn và chất lượng thông tin trên tivi hấp dẫn, đa dạng hơn.

BẢNG 5.1. Các kênh người dân tiếp nhận thông tin về chính sách, chương trình, dự án, 2010 (%)

Xã Ti viLoa đài truyền thanh

Báo, tạp chí

Các cuộc họp thôn bản

Các cuộc họp, sinh hoạt đoàn thể

Cán bộ trực tiếp đến nhà phổ biến

Tờ rơi, tờ gấp

phát về từng

hộ gia đình

Thông báo, panô treo, dán ở trụ sở, nơi công

cộng

Thuận Hòa 62 7 35 100 70 25 3 55

Bản Liền 63 10 17 95 45 35 13 20

Thanh Xương 98 32 23 97 60 12 3 10

Lượng Minh 18 20 13 97 67 22 20 22

Đức Hương 67 50 15 95 77 35 12 49

Xy 35 7 15 93 68 18 2 2

Cư Huê 82 73 13 95 77 17 5 37

Phước Đại 80 80 23 80 27 37 23 27Phước Thành 72 70 7 80 31 24 9 34

Thuận Hòa 85 40 3 55 37 50 10 25

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

Cải cách thể chế giảm nghèo theo hướng tăng cường tham gia và trao quyền

Người dân tiếp nhận thông tin về chính sách, chương trình-dự án qua nhiều kênh

Page 114: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam114

Họp thôn

Họp thôn vẫn là kênh thông tin trực tiếp quan trọng nhất đối với người dân. Các cuộc họp thường được tổ chức 1 - 2 tháng một lần, đột xuất thì một tháng có thể tổ chức nhiều cuộc họp. Nội dung họp thôn thường xoay quanh việc thông báo các chính sách của Nhà nước, các chương trình, dự án triển khai trên địa bàn thôn, nhắc nhở người dân về các khoản đóng góp, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự trong thôn… Cách thức họp thôn phổ biến vẫn là cán bộ thôn trình bày nội dung các văn bản, chính sách do xã cung cấp (sau khi đi họp ở xã về), người dân nghe và đóng góp ý kiến. Tại một số thôn bản DTTS vùng sâu vùng xa, chính quyền xã đã cử cán bộ đến trực tiếp phổ biến thông tin cho người dân trong các cuộc họp thôn.

Tuy nhiên, tỷ lệ đại diện hộ dân đi họp thôn chỉ đạt khoảng 50-60% ở nhiều điểm quan trắc. Có nhiều nguyên nhân khiến người dân không đi họp thôn, như: người dân bận công việc (làm nương rãy, làm thuê hoặc đi làm ăn xa); một số hộ ở biệt lập hoặc ở trên rãy xa nhà nên ít tham gia họp thôn; một số thôn đông dân nhưng trụ sở nhỏ nên không đủ chỗ họp; cách thức truyền đạt thông tin trong họp thôn chưa thu hút người dân. Ở một số thôn đồng bào DTTS, hộ người Kinh ít tham gia họp thôn do họ bận buôn bán, thường không nằm trong nhóm được hưởng lợi từ các chương trình - dự án nên không muốn đi họp và cách tổ chức họp thôn chưa tạo điều kiện cho họ tham gia (họp thôn nói bằng tiếng dân tộc một số người Kinh không hiểu).

Ở một số nơi, do đã có quy ước “phạt” những hộ không tham gia họp thôn nên người dân đi họp thôn nhiều hơn, ví dụ như xã Thanh Xương-ĐB. Những hộ không tham gia họp thôn mà không có lý do chính đáng sẽ phải nộp tiền vào quĩ thôn, bản Pá Đông là 5 nghìn đồng, thôn Chăn Nuôi 2 là 20 nghìn đồng một buổi. Tỷ lệ tham gia họp thôn cao, khoảng 95-98% tại bản Pá Đông và khoảng 85% tại thôn Chăn Nuôi 2.

Trong các cuộc họp thôn, hộ khá tham gia đóng góp ý kiến nhiều hơn hộ nghèo. Về lý do hộ nghèo ít tham gia ý kiến trong cuộc họp thôn, có sự khác biệt quan điểm giữa cán bộ thôn và người dân. Theo nhóm cán bộ thôn Mịch B (xã Thuận Hòa-HG), nguyên nhân là do người nghèo “ỷ lại”, ngại giao tiếp, ngại nói sai, không biết gì để nói. Một số người dân thôn này lại cho rằng, bên cạnh những nguyên nhân từ bản thân người nghèo, việc cán bộ thôn chưa coi trọng tiếng nói của người nghèo cũng là lý do khiến họ không muốn thể hiện ý kiến (Bảng 5.2).

BẢNG 5.2. Bài tập xếp ưu tiên lý do “tại sao người nghèo ít phát biểu trong cuộc họp” tại thôn Mịch B, xã Thuận Hòa (Vị Xuyên, Hà Giang)

Nhóm cán bộ thôn Nhóm dân (nam nữ hỗn hợp)

1. Ỷ lại “anh ta không phát biểu thì đã có người khác, đằng nào chả được bình bầu hỗ trợ, chính sách thế rồi mà”

2. Không biết gì để nói “ít học, không nói được gì ý nghĩa để mà nói”

3. E ngại nói sai “họ sợ người khác chê cười nếu nói không trúng, nghèo nên thế”

4. Không tự tin trước đám đông “cả đời chả ra khỏi xóm, giao tiếp hạn chế, chẳng dám nói, nói thì run run như bị ai dọa nạt”

1. Không tự tin trước đám đông “họp đông mấy chục người, có người già, người trẻ, có nói cũng chả dám”

2. Ý kiến không được coi trọng “ngày trước anh cũng nói nhiều đấy chứ nhưng các anh ở thôn lơ đi, người làm ăn được cũng nói như mình thì các anh ấy lại hỏi thêm. Sau này ngại, đi họp nhưng không nói”

3. E ngại nói sai “không hiểu biết nhiều, nói sợ bị cười”4. Không biết gì để nói “quanh năm ruộng nương,

mấy khi tìm hiểu gì đâu mà nói được”5. Vị trí ngồi không thích hợp để phát biểu “ghế nào

ngồi quen thì cứ ngồi, mình chọn chỗ từ giữa trở xuống, ngồi đây cũng ngại nói”.

Họp thôn vẫn là kênh thông tin quan trọng nhất đối với người dân

Tỷ lệ đại diện hộ dân đi họp thôn không cao ở nhiều điểm quan trắc

Một số thôn đã áp dụng hình thức «phạt» người không đi họp thôn

Hộ nghèo ít đi họp thôn còn vì ý kiến của họ chưa được coi trọng

Page 115: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

115BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

Họp tổ độiTại một số thôn có số dân đông hoặc địa hình phân tán, các hình thức họp theo tổ, đội tỏ ra khá hiệu quả, như họp tổ liên gia ở Đức Hương-HT, họp đội sản xuất ở Phước Đại-NT, họp “ven” 23 ở Thuận Hòa-TV. Tỷ lệ hộ đi họp tổ đội khá cao, đạt hơn 90%. Họp tổ đội dễ tổ chức hơn so với họp thôn vì số lượng hộ không lớn (trung bình chỉ khoảng 25 - 40 hộ), khoảng cách từ nhà đến nơi họp không xa. Tại các cuộc họp toàn thôn, người nghèo thường ít phát biểu ý kiến do tự ti, sợ nói sai; nhưng tại những cuộc họp tổ đội gồm những người quen biết, sống liền kề và thường cùng tham gia những sinh hoạt chung (làm rãy, hiếu hỉ...) nên hộ nghèo không ngại thể hiện quan điểm, ý kiến riêng. Nhóm nòng cốt thôn Ma Hoa, xã Phước Đại-NT cho biết “Hộ nghèo đi họp thôn chủ yếu là nghe, họ ngại mình không có khả năng ăn nói, trình độ văn hóa thấp hơn và không biết nhiều thông tin. Nhưng khi về Đội sản xuất thì hỏi nhiều, thắc mắc kiến nghị nhiều”.

Ở Thuận Hòa-TV, các buổi sinh hoạt của hội Sằng Khụm hay tại chùa Khmer là một kênh thông tin khá hiệu quả. Chính quyền xã và các hội đoàn thể thường tận dụng kênh thông tin này để đưa thông tin đến với người dân. Các buổi truyền thanh hay phát tờ rơi bằng tiếng Khmer vẫn được duy trì. Tuy nhiên, thanh niên Khmer đi làm ăn xa nhà nhiều, đi chùa làm lễ chủ yếu do người lớn tuổi trong gia đình thực hiện, nên kênh thông tin qua chùa chưa đến được với nhiều thanh niên.

Ti viTi vi là một kênh thông tin quan trọng tại các điểm quan trắc đã có điện lưới. Người dân thường tiếp cận thông tin về chính sách, chương trình dự án qua đài truyền hình tỉnh và những chương trình thời sự, khuyến nông trên Đài truyền hình Việt Nam. Lợi thế của kênh thông tin này là cập nhật, tính bao quát rộng, tính minh họa cao, bên cạnh việc cung cấp thông tin còn có tính giải trí nên dễ thu hút người dân.

Mức độ quan tâm của hộ khá và hộ nghèo đối với kênh thông tin qua tivi cũng khác nhau. Hộ khá thường quan tâm nhiều hơn đến các chương trình khuyến nông do có diện tích đất sản xuất lớn và chăn nuôi qui mô lớn. Hộ nghèo thường chỉ quan tâm đến những chương trình hỗ trợ, ít quan tâm đến các chương trình khuyến nông vì cho rằng mình không có điều kiện để đầu tư sản xuất như hướng dẫn.

Một số địa phương đã có những cách làm sáng tạo để truyền tải thông tin chính sách đến người dân qua kênh ti vi. Điển hình là việc kết hợp giữa huyện Bác Ái với Đài Truyền hình tỉnh Ninh Thuận tổ chức một chương trình truyền hình trực tiếp về Chương trình 30a (Hộp 5.1).

HỘP 5.1. Truyền hình trực tiếp về Chương trình 30a tại Bác Ái

Cuối năm 2009, UBND huyện Bác Ái kết hợp với Đài truyền hình tỉnh Ninh Thuận tổ chức một chương trình truyền hình trực tiếp về Chương trình 30a dài khoảng 120 phút. Trước khi diễn ra chương trình, UBND huyện đã có thông báo đến các xã về thời gian và nội dung phát sóng của chương trình, xã thông báo lại cho người dân qua trưởng thôn và loa truyền thanh. Chương trình được xây dựng theo hình thức tọa đàm với sự tham gia của lãnh đạo huyện Bác Ái. Bên cạnh việc nghe tuyên truyền về Chương trình 30a, người dân được trực tiếp thể hiện những thắc mắc bằng cách gọi điện đến đường dây điện thoại trực tiếp (có phiên dịch tiếng Raglai). Từ những câu hỏi người dân đặt ra, những cán bộ huyện tham gia chương trình đã trực tiếp trả lời. Đây là hình thức thông tin có tính thực tế cao. Tuy nhiên nhiều người dân chưa tiếp cận được thông tin qua chương trình này do nhà không có tivi (tỷ lệ hộ có tivi tại hai xã Phước Đại và Phước Thành chỉ đạt khoảng hơn 70%), thời gian phát sóng vào buổi chiều là lúc nhiều người dân bận đi làm nên không xem được.

Họp tổ, đội tạo cơ hội tham gia nhiều hơn cho hộ nghèo

Kết hợp với chùa là một kênh thông tin hiệu quả ở vùng đồng bào Khmer

Ti vi là một kênh thông tin quan trọng

Hộ khá quan tâm hơn đến các thông tin khuyến nông trên ti vi

23 “Ven” là đơn vị dân cư nhỏ dưới cấp ấp ở các ấp người Khmer, giống như “xóm, đội” ở các thôn người Kinh. Một ấp 200-300 hộ có thể chia thành 5-7 ven theo từng địa bàn dân cư sống tập trung.

Page 116: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam116

Loa truyền thanh

Loa truyền thanh là một trong những kênh thông tin khá hiệu quả về các chính sách, chương trình, dự án do có ưu điểm là gần dân, có thể phát bằng tiếng dân tộc và phát lặp lại nhiều lần. Tuy nhiên, cho đến nay, còn hơn một phần ba trong số 20 thôn bản khảo sát vẫn chưa có loa truyền thanh thôn hoặc chưa tiếp cận được thông tin từ loa truyền thanh xã (Bảng 5.3).

BẢNG 5.3. Thực trạng hoạt động của loa truyền thanh tại các thôn khảo sát

Xã Thôn Có phủ sóng loa truyền thanh xã

Loa truyền thanh thôn

Xã Thuận Hòa (HG)Mịch B – XMinh Phong – –

Xã Bản Liền (LC)Thôn Đội 1 – –Khu Chu Tủng 1 – –

Xã Thanh Xương (ĐB)

Pá Đông – XChăn Nuôi 2 – X

Xã Lượng Minh (NA)Xốp Mạt X XChăm Puông – X

Xã Đức Hương (HT)Hương Thọ X XHương Tân X X

Xã Xy (QT)Troan Ô – +Xy La – +

Cư Huê (ĐL)Đồng Tâm X XM’Hăng X X

Xã Phước Đại (NT)Tà Lú 1 X XMa Hoa X X

Xã Phước Thành (NT)

Ma Dú X +Đá Ba Cái X +

Xã Thuận Hòa (TV)Thủy Hòa – –Sóc Chùa – –

Chú thích: – Không X Có + Có loa nhưng không sử dụng được

Ở một số nơi, hiệu quả sử dụng của loa truyền thanh chưa cao. Cán bộ và người dân coi loa truyền thanh thôn là phương tiện để mời người dân tham gia họp, hỗ trợ hoạt động vui chơi giải trí nhiều hơn là kênh thông tin về các chính sách, chương trình dự án. Loa truyền thanh xã có tần suất phát sóng không đều nên người dân khó theo dõi, tầm phủ sóng hẹp nên nhiều thôn vẫn chưa tiếp cận được.

Nhiều thôn đã được lắp hệ thống loa truyền thanh nhưng hiệu quả sử dụng không cao. Khi hệ thống loa bị hư hỏng, ban quản lý thôn thường trông chờ có dự án cấp mới hoặc đề nghị xã hỗ trợ kinh phí tu sửa. Nhiều thôn chưa có (hoặc có nhưng không thực hiện được) quy chế quản lý hệ thống loa truyền thanh cũng như các tài sản chung khác của thôn, trong đó có việc xây dựng quỹ thôn làm nguồn tiền để sửa chữa hoặc mua mới các vật dụng chung của thôn (với hình thức và số tiền thu quỹ phù hợp với điều kiện kinh tế của người nghèo).

Báo và tạp chí

Rất ít người dân tại các địa bàn khảo sát tiếp cận thông tin về chính sách, chương trình, dự án qua kênh báo, tạp chí. Các thôn bản ở vùng DTTS thường được cấp một số đầu báo nhưng rất ít người đọc. Việc đọc báo trong buổi họp thôn hiếm khi được

Loa truyền thanh có lợi thế do gần dân, phát tiếng dân tộc và phát lặp lại

Một số nơi chưa phát huy hiệu quả của loa truyền thanh...

... hoặc hệ thống truyền thanh bị hư hỏng, chưa được sửa chữa

Còn ít người dân ở vùng DTTS tiếp cận với kênh báo và tạp chí

Page 117: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

117BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

tổ chức. Đa số người dân tại các điểm quan trắc chưa có thói quen đọc sách báo, nhiều người DTTS còn chưa thông thạo tiếng Việt.

Tham gia thực hiện các chính sách, chương trình, dự án

Bảng 5.4 cho thấy, cảm nhận của người dân trong mẫu khảo sát “tham gia tốt hơn” vào việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án tại địa phương trong năm 2010 đã có sự tiến bộ so với năm 2007 tại đa số điểm quan trắc. Cả nhóm nghèo và nhóm không nghèo đều cảm thấy cải thiện về sự tham gia. Đây là một dấu hiệu tích cực, cho thấy người dân ngày càng cảm nhận được vai trò của mình trong các nỗ lực phát triển và giảm nghèo ảnh hưởng trực tiếp đến hộ gia đình và cộng đồng.

BẢNG 5.4. Cảm nhận về sự tham gia của hộ gia đình vào việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án tại xã, thôn trong 12 tháng qua (%)

XãTham gia tốt hơn

Trong đó

Hộ nghèo Hộ không nghèo2007 2010 2007 2010 2007 2010

Thuận Hòa 42 28 30 38 49 25

Bản Liền 18 47 11 49 28 44Thanh Xương 45 43 - - 50 45Lượng Minh 48 32 42 30 57 39Đức Hương 60 48 56 52 61 46

Xy 7 13 11 13 0 14

Cư Huê 17 17 - - 21 19

Phước Đại 15 39 9 29 19 52

Phước Thành 15 18 17 11 14 24

Thuận Hòa 17 29 9 26 28 31

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

Bảng 5.5 cho thấy, bốn lý do chính dẫn đến sự tham gia tốt hơn trong năm 2010 theo cảm nhận của người dân là “thông tin về chính sách rõ ràng, cụ thể hơn”, “năng lực của cán bộ địa phương cao hơn”, “người dân có ý thức quan tâm hơn” và “người dân có cơ hội tham gia ý kiến”. Hiện có nhiều hỗ trợ hướng đến người nghèo và địa bàn nghèo, là động lực quan trọng cho người dân quan tâm hơn đến thông tin về các chính sách, chương trình, dự án. Một số chức danh ở cấp xã đã được chuẩn hóa, một số cán bộ được tăng cường đến xã, nên mặt bằng năng lực cán bộ xã đã được nâng lên đáng kể trong 4 năm qua, từ đó góp phần thúc đẩy sự tham gia của người dân tốt hơn trong việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án.

Người dân cảm nhận tiến bộ về sự tham gia trong 4 năm qua

Có nhiều lý do dẫn đến sự tham gia tốt hơn của người dân

Page 118: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam118

BẢNG 5.5. Lý do “tham gia tốt hơn” trong 12 tháng qua, 2010 (%)

Năng lực của

cán bộ địa

phương cao hơn

Thông tin về chính

sách rõ ràng, cụ thể hơn

Người dân có ý thức

quan tâm hơn

Cấp xã, thôn chủ động hơn

Sự hỗ trợ, theo dõi của

cấp tỉnh, huyện

Người dân có cơ hội tham gia ý kiến

Người dân được tập huấn, bàn bạc, giám sát

nhiều hơn

Thuận Hòa 20 21 42 16 16 68 37

Bản Liền 25 64 61 14 50 36 4

Thanh Xương 58 50 58 12 12 62 31

Lượng Minh 58 53 32 5 42 21 37

Đức Hương 38 66 31 10 10 52 21

Xy50 63 0 50 0 25 13

Cư Huê 90 90 70 10 0 10 10

Phước Đại 57 74 22 13 9 65 30

Phước Thành 64 73 27 27 18 27 46

Thuận Hòa 53 88 12 0 29 47 6

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

Lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Hầu hết các xã khảo sát đang tiến hành lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội xã theo phương pháp truyền thống. Công tác lập kế hoạch chủ yếu do một số cán bộ xã thực hiện, ít có sự tham gia của ban ngành đoàn thể xã và cấp thôn. Nội dung kế hoạch không có nhiều thay đổi hàng năm. Các xã thường nộp kế hoạch lên huyện vào tháng 7 nhưng trên thực tế, các cơ quan cấp huyện còn ít sử dụng bản kế hoạch xã như một nguồn thông tin đầu vào cho bản kế hoạch cấp huyện.

Một số tỉnh với sự hỗ trợ của các chương trình, dự án đang tiến hành đổi mới phương pháp lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp xã, nhằm hoạch định các chương trình đầu tư và cung cấp dịch vụ công gần với nhu cầu của người dân hơn. Năm 2010, xã Lượng Minh-NA đã tiến hành thử nghiệm lập kế hoạch xã theo phương pháp mới. Lập kế hoạch có sự tham gia nhận được sự đồng tình của các ban ngành cấp xã và cấp thôn, giúp chất lượng kế hoạch tốt hơn, nhưng còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Trong thời gian tới cần chuẩn hóa lại quy trình và nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở để công tác lập kế hoạch có hiệu quả tốt hơn (Hộp 5.2).

Lập kế hoạch phát triển KT-XH ở cấp xã rất quan trọng

Phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia đã được áp dụng ở một số địa bàn

Page 119: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

119BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

HỘP 5.2. Lập kế hoạch theo phương pháp mới tại xã Lượng Minh

Từ năm 2010, xã Lượng Minh (Tương Dương, Nghệ An) đã triển khai lập kế hoạch phát triển KT-XH xã theo Hướng dẫn 1132/SKH-TH ngày 8/7/2010 của Sở KH-ĐT tỉnh Nghệ An. Các thành viên Tổ công tác lập kế hoạch xã đã được tập huấn về quy trình lập kế hoạch theo phương pháp mới tại huyện. Trưởng thôn và bí thư chi bộ thôn cũng được cán bộ huyện và Tổ công tác xã hướng dẫn về lập kế hoạch tại cuộc họp ở UBND xã.

Trong quy trình lập kế hoạch theo phương pháp mới, bước thu thập thông tin được tiến hành tại tất cả các thôn và các ban ngành, đoàn thể, đơn vị trong xã. Trong buổi họp thôn, người dân rất tích cực tham gia đóng góp ý kiến. Buổi hội nghị lập kế hoạch xã cũng được hầu hết cán bộ cơ sở đánh giá cao vì huy động được sự tham gia của ban lãnh đạo, cán bộ các ban ngành xã và thôn.

Phương pháp lập kế hoạch mới có nhiều tiến bộ so với phương pháp truyền thống vì có sự tham gia rộng rãi, các đề xuất đều căn cứ từ tình hình thực tế của thôn bản và của các ngành, lĩnh vực trong xã. Tuy nhiên, công tác lập kế hoạch tại Lượng Minh vẫn còn một số tồn tại cơ bản như sau:

� Tại cuộc họp thu thập thông tin ở thôn, các đề xuất được ưu tiên chủ yếu là các công trình CSHT, còn các lĩnh vực văn hóa-xã hội-môi trường và các giải pháp dựa vào cộng đồng (không cần nguồn lực tài chính) chưa được chú ý.

� Các ban ngành chưa nắm vững tư duy lập kế hoạch mới. Cán bộ xã chưa quen sử dụng phần mềm lập kế hoạch.

� Bản kế hoạch xã lập theo phương pháp mới được hoàn thành muộn, vào tháng 9/2010, do đó chưa đóng góp nhiều vào các kế hoạch chung của huyện và các kế hoạch ngành. Bản kế hoạch xã này cũng chưa trở thành tài liệu điều hành của xã, vì đến cuối năm xã lại làm một bản Báo cáo khác để trình HĐND.

Chương trình 30a

Trong số các điểm quan trắc, có 4 xã đang triển khai Chương trình 30a là Bản Liền-LC, Lượng Minh-NA, Phước Đại và Phước Thành-NT. Chương trình 30a bao gồm nhiều chính sách, dự án. Báo cáo này phân tích 2 chính sách nổi bật tại các điểm khảo sát là: hỗ trợ khoán chăm sóc, bảo vệ rừng và hỗ trợ khai hoang, phục hóa, cải tạo đất. Nhìn chung, người dân rất hưởng ứng các chính sách này, tuy nhiên quá trình thực hiện còn những khó khăn hạn chế.

Hỗ trợ khoán chăm sóc và bảo vệ rừng được triển khai tại 2 xã Phước Đại và Phước Thành-NT từ cuối 2009 theo hình thức giao rừng khoán quản cho cộng đồng hoặc nhóm hộ (hai xã Lượng Minh-NA và Bản Liền-LC chưa tiến hành công tác này). Cách triển khai tại mỗi xã có sự khác nhau (Bảng 5.6). So với cách giao rừng cho từng hộ gia đình trong Chương trình 661, cách giao rừng khoán quản cho cộng đồng hoặc nhóm hộ trong Chương trình 301 có cơ hội tăng tinh thần bảo vệ rừng của cộng đồng, dễ huy động cả cộng đồng tham gia ứng cứu khi xảy ra cháy rừng.

Giao rừng khoán quản theo cho cộng đồng hiệu quả hơn giao cho từng hộ

Page 120: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam120

BẢNG 5.6. Giao rừng khoán quản tại hai xã Phước Đại và Phước Thành

Phước Đại Phước Thành

Diện tích

Hơn 800 ha, giao cho hai thôn Ma Hoa và Châu Đắc

Hơn 600 ha, giao cho hai thôn Ma Nai và Suối Lở

Phương thức quản lý

� Giao cho cộng đồng thôn� Xã quản lý tài chính, thôn phân

công người trực và chi trả� Tiền được sử dụng để: trả tiền

trực phòng cháy chữa cháy (60 nghìn/tổ); tiền chữa cháy (20 nghìn/người/lần); trả lương cho đội dân phòng xã (từ tháng 8/2010)

� Giao cho nhóm hộ nghèo, trưởng thôn quản lý việc thực hiện

� Trưởng thôn nhận tiền từ Lâm trường và trực tiếp quản lý

� Tiền dùng để: trả cho người trông coi rừng (25 nghìn/người/ngày); dọn cỏ gianh (50 nghìn/ngày); mua sắm dụng cụ nấu cơm cho người trông rừng; tiền xăng xe cho cán bộ xã xuống hỗ trợ; chi trà nước họp thôn; tiền thừa được phát cho các hộ trực tiếp trực PCCC.

Vai trò của cấp thôn

� Phân công tổ trực PCCC vào mùa khô

� Lập danh sách người tham gia, lên xã lấy tiền chi trả cho người tham gia (10 ngày một lần)

� Tổ chức đội chữa cháy khẩn cấp khi có cháy rừng

� Phân công tổ trực PCCC vào mùa khô

� Trực tiếp chi trả cho người tham gia

� Tổ chức đội chữa cháy khẩn cấp khi có cháy rừng

Kết quả, hạn chế

� Tinh thần bảo vệ rừng được nâng cao

� Tuy nhiên, một số tổ trực không hiệu quả (uống rượu trong khi trực)

� Cháy rừng xảy ra tháng 4/2010

� Tinh thần bảo vệ rừng được nâng cao

� Người trông coi rừng có một khoản thu nhất định (khoảng hơn 300.000 đồng/người/tháng)

� Có tiền trà nước chi cho họp thôn

� Năm 2010 không xảy ra cháy rừng

Cách giao rừng khoán quản có sự khác nhau giữa các địa bàn khảo sát. Tại xã Phước Đại, rừng được giao cho thôn nhưng xã nắm tài chính và chi trả cho thôn theo từng đợt, do lo ngại thôn không có chỗ cất giữ tiền và chi tiêu không đúng mục đích. Cách làm này khiến cán bộ thôn phần nào bị động trong việc phân công người trực và chi trả tiền. Tại xã Phước Thành, rừng được giao cho nhóm hộ, tiền được giao cho trưởng thôn trực tiếp nắm. Trưởng thôn và nhóm hộ nhận trông coi rừng nắm rõ vấn đề tài chính và chủ động trong các khoản chi tiêu. Tuy nhiên, năng lực cán bộ thôn có hạn, quản lý tài chính còn nhiều lúng túng.

Phương thức giao khoán quản rừng cho cộng đồng trong Chương trình 30a hiện nay chưa có hướng dẫn chi tiết, và người dân chưa được hưởng lợi từ củi và lâm sản dưới tán rừng. Do đó, thời gian tới cần xây dựng cơ chế quản lý rừng cộng đồng trong Chương trình 30a nhằm nâng cao vai trò của cộng đồng với việc chăm sóc và bảo vệ rừng, đồng thời tăng được nguồn thu nhập từ rừng của người dân (Hộp 5.3).

Tuy nhiên, cách giao rừng khoán quản khác nhau giữa các địa bàn khảo sát

Nên xây dựng cơ chế quản lý rừng cộng đồng trong Chương trình 30a

Page 121: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

121BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

HỘP 5.3. Xây dựng cơ chế quản lý rừng cộng đồng trong Chương trình 30a

Theo chính sách hỗ trợ khoán chăm sóc, bảo vệ rừng trong Chương trình 30a, ngoài khoản tiền công (200 nghìn đồng/ha/năm), hộ nhận khoán chăm sóc và bảo vệ rừng không được hưởng lợi về củi cũng như lâm sản dưới tán rừng. Tại Phước Đại và Phước Thành (Bác Ái, Ninh Thuận), rừng được giao cho thôn hoặc nhóm hộ quản lý. Việc giao rừng cho cộng đồng vẫn đang vận dụng những quy định về hưởng lợi và nghĩa vụ từ những quy định cho đối tượng là hộ gia đình.

Với cách giao rừng khoán quản như hiện nay, cộng đồng vẫn chỉ là người “trông thuê” rừng cho Nhà nước chứ chưa đóng vai trò làm chủ rừng nên trách nhiệm của cộng đồng chưa cao. Vì vậy, cần xây dựng cơ chế “quản lý rừng cộng đồng” khi giao rừng khoán quản cho cộng đồng, trong đó qui định rõ trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ rừng với cơ chế hưởng lợi từ rừng, để cộng đồng có thêm thu nhập từ củi và lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng, từ đó tăng trách nhiệm bảo vệ rừng. Trong cơ chế quản lý rừng cộng đồng cũng cần hướng dẫn kỹ về cách thức quản lý tài chính, nâng cao năng lực cho cán bộ thôn bản trong tổ chức thực hiện.

Riêng tại xã Lượng Minh-NA, Chương trình 661 đã kết thúc nhưng Chương trình 30a chưa triển khai giao khoán rừng đã ảnh hưởng bất lợi đến việc bảo vệ rừng. Từ năm 1998 – 2007, hai bản Xốp Mạt và Chăm Puông được giao trông coi và bảo vệ rừng theo Chương trình 661 với diện tích 460 ha. Theo Chương trình này, bản Xốp Mạt được nhận 7 triệu đồng/năm, bản Chăm Puông được nhận 14 triệu đồng/năm. Số tiền hỗ trợ được trích một phần vào quỹ bản, một phần hỗ trợ kinh phí hoạt động cho tổ an ninh để bảo vệ rừng, phần còn lại chia cho các hộ gia đình. Người dân các bản có trách nhiệm không phát đốt rãy trong khu vực rừng đã quy hoạch và bảo vệ rừng trước các hành động xâm phạm rừng. Ban quản lý bản đại diện cho cộng đồng quản lý rừng và báo cho kiểm lâm các hành vi xâm phạm.

Từ cuối năm 2007, Chương trình 661 ngừng thực hiện tại xã Lượng Minh. Cho đến cuối năm 2010, chính sách hỗ trợ khoán chăm sóc và bảo vệ rừng theo Chương trình 30a vẫn chưa được triển khai, dẫn đến sự tham gia của người dân trong việc bảo vệ rừng giảm rõ rệt, các hành động chặt phá rừng diễn ra thường xuyên hơn. Nhiều người từ xã bên cạnh đã sang đốt rừng làm nương, người trong thôn chặt gỗ cũng không xin phép trưởng bản và kiểm lâm như trước đây nữa. Hoạt động bảo vệ rừng gặp khó khăn khi không có văn bản quy định trách nhiệm quyền hạn của thôn bản trong việc xử lý các hành vi vi phạm. Ban an ninh thôn bản trước đây có nhiệm vụ trông coi rừng, đi tuần thường xuyên, nhất là vào tháng 4 - tháng 5 thời điểm người dân đốt rãy, nhưng hiện nay gần như không hoạt động do không có kinh phí.

Hỗ trợ khai hoang, phuc hoá, cải tạo đất được triển khai tại 3 xã Bản Liền-LC, Phước Đại và Phước Thành-NT (xã Lượng Minh-NA chưa triển khai nội dung này) với cách làm và kết quả khác nhau.

Theo quy định của Chương trình 30a, các hộ đăng ký diện tích khai hoang, phục hóa với trưởng thôn. Tuy nhiên, người dân địa phương thường tính diện tích nương rãy hoặc ruộng bậc thang theo cách ước lượng khiến việc đo đạc diện tích mất nhiều thời gian. Do số lượng hộ đăng ký khai hoang, phục hóa lớn, cán bộ xã khó kiểm tra kỹ lưỡng diện tích của từng hộ nên một số trường hợp còn sai sót.

Tại Bản Liền-LC, người dân tự khai hoang ruộng bậc thang, xã kiểm tra xác nhận và cấp tiền. Khó khăn là cách cán bộ xã đo diện tích ruộng bậc thang theo “diện tích

Khoán quản rừng theo Chương trình 30a cần tiếp nối Chương trình 661

Xây dựng quy chế quản lý rừng gắn trách nhiệm với quyền lợi của người dân là việc làm lâu dài và liên tục

Đo diện tích khai hoang đối với ruộng bậc thang ở miền núi theo "diện tích mặt nước" chưa hợp lý

Page 122: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam122

mặt nước” chưa hợp lý vì tạo ruộng bậc thang trên đất dốc rất tốn công lao động ở khâu làm bờ và bậc (xem Hộp 2.5 ở Chương 2).

Tại Phước Đại và Phước Thành-NT, việc phục hóa đất do UBND xã làm chủ đầu tư và giao cho nhà thầu thực hiện cày bằng máy. Theo cán bộ huyện và xã, lý do thuê nhà thầu là: diện tích đất cần cải tạo phục hóa phân bố tập trung nên thuê nhà thầu tiến độ sẽ nhanh hơn; thuê nhà thầu sẽ đảm bảo kết quả thực hiện tốt hơn so với để dân tự làm. Nhiều hộ được phỏng vấn cho biết, họ có thể chủ động tự thực hiện việc cải tạo phục hóa đất do gia đình có bò cày, trong khi đó không có nhiều khác biệt giữa cày băng máy với việc cày ủi thông thường nhưng kinh phí cao hơn khoảng 2-3 lần.

Chương trình 135

Năm 2010 là năm cuối thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2. Báo cáo này phân tích 2 hoạt động chủ yếu là hỗ trợ nông cụ và hỗ trợ giống, vật tư không hoàn lại.

Hỗ trợ nông cu trong Chương trình 135 chủ yếu là máy tuốt lúa (Phước Đại-NT, Thuận Hòa-HG), máy cày (Phước Đại-NT), bình phun thuốc sâu, máy thái thức ăn gia súc (Bản Liền-LC)…

Một số loại nông cụ được cấp trong Chương trình 135 đã giúp tăng cơ giới hóa, giảm sức lao động của người dân, như trường hợp máy tuốt lúa tại thôn Tà Lú 1 (xã Phước Đại-NT) và thôn Mịch B (xã Thuận Hòa-HG). Tuy nhiên, một số nông cụ khác đưa về không phát huy hiệu quả, ví dụ như máy cày tại thôn Ma Hoa (xã Phước Đại-NT). So sánh giữa các trường hợp thành công và không thành công, bài học rút ra là hỗ trợ nông cụ cần phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, giao cho người có khả năng vận hành và có sự hỗ trợ, giám sát chặt chẽ của thôn bản (Hộp 5.4).

Nên tăng cường trao quyền cho hộ gia đình tự cải tạo, phục hóa đất

Hỗ trợ nông cụ trong Chương trình 135 cần có sự hỗ trợ, giám sát chặt chẽ của thôn bản

Page 123: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

123BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

HỘP 5.4. Hỗ trợ nông cụ trong Chương trình 135: trường hợp thành công và thất bại tại xã Phước Đại (Bác Ái, Ninh Thuận)

1. Hỗ trợ máy tuốt lúa tại thôn Tà Lú 1 - trường hợp thành công

Năm 2009, Chương trình 135 hỗ trợ cho thôn Tà Lú một máy tuốt lúa (bà con gọi là “máy phụt”). Tà Lú 1 là thôn có diện tích lúa lớn (bao gồm cả lúa ruộng và lúa rãy), lại ở vị trí trung tâm xã nên hoạt động của máy phụt khá hiệu quả. Máy tuốt đã giúp giảm gánh nặng lao động cho phụ nữ. Nếu tuốt 1.000 m2 ruộng lúa bằng đập thủ công phải mất 1-2 ngày, còn dùng máy phụt chỉ tốn 30 - 45 phút. Lúa qua máy tuốt tốt hơn, không bị lẫn nhiều rơm rác, những hạt thóc lép được loại bớt, nên phụ nữ bớt được nhiều công việc quạt thóc, sàng sảy gạo. Việc sử dụng máy tuốt lúa đã thúc đẩy người dân đổi công gặt nhiều hơn để cùng nhau gặt nhanh kịp số lượng lúa đủ chạy một ca máy tuốt. Dịch vụ máy phụt tại Tà Lú 1 hoạt động hiệu quả còn phải kể đến việc giao máy đúng người (anh K.B) biết sử dụng và biết sửa chữa máy, nhiệt tình trong công việc.

2. Hỗ trợ máy cày tay tại thôn Ma Hoa - trường hợp thất bại

Năm 2009, thôn Ma Hoa được nhận máy cày tay do Chương trình 135 hỗ trợ. Máy cày không phù hợp với điều kiện canh tác của thôn Ma Hoa vì ruộng của thôn chủ yếu là ruộng bậc thang, diện tích mỗi ô ruộng nhỏ nên máy cày khó di chuyển. Hơn nữa, chất đất cứng dẫn đến khó cày, tốn nhiên liệu. Vì vậy, mày cày tay không phát huy hiệu quả, người dân trong thôn rất ít thuê máy cày.

Thất bại của mô hình hỗ trợ máy cày tay còn do giao máy không đúng người. Mặc dù có qui chế tổ nhóm gồm 9 người, nhưng thực tế chỉ có 1 người tổ trưởng sử dụng máy và tự chi tiêu khoản tiền dịch vụ thu được, không có sự giám sát của thôn. Khi máy bị hỏng, tổ trưởng không có khả năng tự sửa chữa, không có tiền để thuê thợ sửa vì đã chi tiêu tiền dịch vụ cho các nhu cầu khác của gia đình. Do hoạt động không hiệu quả nên tháng 9/2010, UBND xã đã phải thu hồi lại máy cày.

Một vấn đề thường được nhắc đến khi hỗ trợ máy nông cụ là “hỗ trợ cho tổ nhóm, hay hỗ trợ cho cá nhân?”. Theo qui định trong Chương trình 135 24, máy nông cụ phải được hỗ trợ cho tổ nhóm dùng chung, đảm bảo ít nhất có 50% hộ nghèo tham gia trong tổ nhóm.

Trên thực tế, nhiều tổ nhóm chỉ được thành lập về mặt hình thức. Như trường hợp tổ máy tuốt, tổ mày cày ở Phước Đại-NT, việc quản lý và vận hành máy thực tế được giao “khoán” cho một người (thường là tổ trưởng). Những thành viên khác trong tổ chỉ được giảm giá dịch vụ so với những hộ khác. Sau khi trừ đi chi phí nguyên liệu và sửa chữa, số tiền thu được coi là thu nhập riêng của người quản lý máy. Qui chế sử dụng máy cũng không qui định rõ mức phí dịch vụ cho bà con trong thôn và trách nhiệm đóng góp vào quĩ thôn, dẫn đến thôn ít quan tâm đến hoạt động của tổ máy.

Ngược lại, những trường hợp tổ nhóm hoạt động tốt là do có sự giám sát chặt chẽ của thôn bản. Như trường hợp tổ máy tuốt tại thôn Mịch B, xã Thuận Hòa-HG, Ban quản lý thôn đã họp dân và thông báo việc thành lập tổ máy tuốt lúa gồm 5 người do họp thôn bình xét mỗi năm một lần. Mức tiền công tuốt lúa 80 nghìn đồng/1.000m2 cũng do họp thôn thống nhất. Tổ trưởng có trách nhiệm ghi lại ngày công các thành viên tham gia và diện tích làm được. Hàng tháng, tổ máy báo cáo hoạt động với ban quản lý thôn vào ngày 11. Số tiền thu được chi cho tiền dầu, sửa chữa máy, trả công cho các thành viên tổ nhóm và nộp quỹ thôn (500 nghìn đồng/năm). Sự quản lý chặt chẽ của thôn giúp cho tổ máy phụt duy trì tốt và có đóng góp cho quỹ thôn.

Một số trường hợp nông cụ được cấp cho tổ nhóm, nhưng thực tế do 1 người vận hành và làm dịch vụ

Khi thôn bản có qui chế rõ ràng, các tổ nhóm sử dụng nông cụ hoạt động

24 Máy nông cụ phải được hỗ trợ dưới dạng tổ nhóm dùng chung, quy định tại điểm 1, phần II, Thông tư số 01/2007/TT-BNN ngày 15/1/2007 do Bộ NN-PTNT ban hành.

Page 124: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam124

Hỗ trợ giống, vật tư nông nghiệp cho hộ nghèo phổ biến tại các xã thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2. Hầu hết các hỗ trợ này đều là “không hoàn lại” và “không điều kiện”. Trước khi nhận giống và vật tư, các hộ được đi tập huấn dưới sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông. Tuy nhiên, phương pháp tập huấn chủ yếu vẫn là hướng dẫn lý thuyết tại hội trường xã hoặc nhà cộng đồng thôn, rất ít hoạt động “cầm tay, chỉ việc” trên đồng ruộng nên hiệu quả của các lớp tập huấn chưa cao. Hỗ trợ “cho không” không giúp thúc đẩy tính chủ động của người nghèo. Nhiều nơi, người dân chỉ sử dụng phân bón được cấp mà không bổ sung thêm, sau khi hết hỗ trợ thì không tiếp tục bón phân nữa. Do không có cơ chế giám sát việc sử dụng giống, vật tư nên nhiều hộ đã sử dụng không đúng mục đích như bán đi để lấy tiền chi tiêu.

Mặc dù thừa nhận những hạn chế của hỗ trợ cho không, còn ít địa phương áp dụng chính sách thu hồi giá trị vật tư đã cấp hoặc chia sẻ kết quả hưởng lợi, tạo “quỹ khuyến nông” hoặc “quỹ quay vòng” cấp cho các hộ khác theo thỏa thuận tự nguyện của người dân trong thôn hoặc theo tổ nhóm để nâng cao hiệu quả hỗ trợ giống, vật tư nông nghiệp và tăng cường trách nhiệm, sự chủ động của người được hỗ trợ.

Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở (theo Quyết định 167)

Năm 2010, Chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định 167 (bà con gọi là “nhà 167”) tiếp tục được thực hiện tại hầu hết các điểm quan trắc. Chính sách giao quyền chủ động cho người dân xây nhà, xã giám sát, thôn và cộng đồng hỗ trợ, được người dân đánh giá rất cao. Chất lượng nhà theo Quyết định 167 tốt hơn hẳn nhà theo Quyết định 134 trước đó. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại trong quá trình thực hiện.

Tại Phước Đại và Phước Thành-NT, đa số hộ nghèo chọn cách giao cho nhà thầu xây dựng nhà 167 (nhà thầu do xã chọn giúp). Người dân còn thụ động, hầu như không tham gia gì trong quá trình xây dựng ngoài việc góp công lao động san nền. Sau khi nghiệm thu và đưa vào sử dụng, nhà 167 có thể bị dột, cửa bị hỏng nhưng một số người dân vẫn chờ nhà thầu đến bảo hành dù có khả năng tự sửa chữa. Anh K. ở thôn Tà Lú 1, xã Phước Đại-NT cho biết “Nhà đang bị dột, cửa bị hỏng, gia đình đã kêu lên xã 2-3 lần nhưng vẫn chưa sửa. Nhà có con rể là thợ xây, biết cách xử lý chỗ dột nhưng đã khoán cho nhà thầu nên vẫn chờ chính quyền kêu thợ đến sửa”.

Một số hộ chọn cách tự xây nhà 167 cũng gặp khó khăn do không được ứng trước tiền hỗ trợ và tiền vay ưu đãi từ NHCSXH giải ngân chậm, phải vay mượn bên ngoài chịu lãi suất cao. Một số hộ quá nghèo không có tiền tích lũy, không nhận được nhiều giúp đỡ từ họ hàng và cộng đồng nên không có khả năng xây nhà dù có tên trong danh sách hỗ trợ. Ngoài ra, một số hộ tự xây nhà quá lớn, vượt quá khả năng kinh tế của hộ gia đình dẫn tới việc nợ nần, kinh tế sa sút.

Hoạt động giám sát chất lượng nhà 167 tại một số nơi còn hạn chế. Ban giám sát xã được thành lập gồm phó chủ tịch UBND xã, cán bộ Mặt trận, địa chính, kế toán và các trưởng thôn; trên thực tế công việc giám sát chủ yếu do trưởng thôn phụ trách mà trưởng thôn lại bận nhiều việc. Như tại Phước Thành-NT, việc nghiệm thu nhà tiến hành vào mùa khô nên không phát hiện ra các sai sót, đến mùa mưa mới phát hiện các hiện tượng dột nhà, nứt tường. Nhóm nòng cốt thôn Ma Dú, xã Phước

Hiệu quả của việc hỗ trợ giống, phân bón theo cách "cho không" thường không cao

Nên áp dụng cách "hỗ trợ có thu hồi" đối với vật tư nông nghiệp

Chính sách hỗ trợ xóa nhà tạm được người dân đánh giá cao...

... tuy nhiên, một số nơi người dân còn thụ động, trông chờ

... một số hộ chọn cách tự xây nhà cũng gặp khó khăn

Giám sát chất lượng "nhà 167" ở một số nơi còn hạn chế

Page 125: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

125BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

Thành-NT cho biết “Lúc nghiệm thu trời không mưa nên không ai biết nhà bị dột. Đến mùa mưa mới thấy nhà dột, mưa to thì không ở được, phải đi ra nhà ván ở. Kiểm tra thì thấy nhà bị hụt tôn. Mình đã báo với xã nhưng xã chưa giải quyết gì”.

Trợ giúp pháp lý

Tại các điểm quan trắc, nhu cầu được trợ giúp pháp lý của người dân thường tập trung vào các lĩnh vực đất đai, hôn nhân gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, cho - nhận con nuôi…

Trợ giúp pháp lý theo ngành dọc do ban tư pháp xã chịu trách nhiệm chính. Tại đa số điểm quan trắc, hoạt động trợ giúp pháp lý này còn hạn chế. Nguyên nhân do cán bộ tư pháp xã chưa sâu sát và người dân chưa thực sự quan tâm và đề xuất nhu cầu được trợ giúp. Riêng tại xã Cư Huê-ĐL và Thanh Xương-ĐB, cán bộ tư pháp xã có năng lực, nhiệt tình, hiểu đúng nội dung thông tin người dân cần, nên đã trợ giúp được về pháp lý cho nhiều người dân (Hộp 5.5).

HỘP 5.5. Thực hiện Trợ giúp pháp lý tại xã Cư Huê

Xã Cư Huê (Eakar, Đắc Lắc) thời gian qua đã thực hiện khá tốt hoạt đông trợ giúp pháp lý. Xã đã áp dụng những hình thức trợ giúp pháp lý như sau:

� Tuyên truyền pháp luật thông qua bản tin tư pháp, mỗi tháng một số, mỗi thôn được phát một quyển. Nội dung của bản tin là các điều luật mới bổ sung, hỏi đáp pháp luật. Cách trình bày của bản tin ngắn gọn, dễ hiểu.

� Liên kết giữa ki ốt thông tin và ban tư pháp xã. Người dân ở 7 buôn đồng bào DTTS có nhu cầu thông tin thì tìm đến ki ốt thông tin. Cán bộ ki ốt thông tin sẽ chuyển lên Ban tư pháp xã. Ban tư pháp xã sẽ tìm tài liệu và phản hồi lại.

� Tuyên truyền bằng tờ rơi, tờ gấp. Phòng tư pháp huyện soạn thảo một số tờ rơi, tờ gấp cấp cho Ban tư pháp xã. Năm 2010, đã có 4 lần cấp, mỗi lần cấp cho xã khoảng 400 - 450 tờ. Tờ rơi, tờ gấp được thiết kế đẹp, có hình ảnh sinh động, màu sắc nổi bật. Trong một tờ thường lồng ghép nhiều luật, mỗi luật chỉ trích một đoạn nhỏ có tính tiêu biểu để người dân dễ hiểu.

� Tổ chức các buổi tập huấn, tuyên truyền về kiến thức pháp luật theo liên kết giữa Hội nông dân và Phòng tư pháp huyện. Mỗi thôn cử 7 - 9 người tham gia lớp tập huấn.

� Trợ giúp khi xảy ra sự vụ. Ban tư pháp xã là nơi nhận các đơn thư của người dân và hướng dẫn các thủ tục cần thiết. Cán bộ tư pháp xã cho biết, đa số các trường hợp tìm đến là những vụ ly hôn.

Các hình thức tuyên truyền trên được người dân địa phương đánh giá khá cao. Hoạt động trợ giúp pháp lý được thực hiện tốt là do cán bộ tư pháp xã có trình độ cao (đã tốt nghiệp đại học), nắm chắc những quy định của pháp luật và cơ chế hoạt động của ngành tư pháp. Phòng tư pháp huyện thường xuyên phối hợp, cung cấp thông tin cho ban tư pháp xã. Từ trường hợp xã Cư Huê cho thấy, nâng cao trình độ của cán bộ tư pháp xã và tăng cường sự hỗ trợ của ngành tư pháp sẽ đem lại hiệu quả cao hơn đối với hoạt động trợ giúp pháp lý.

Trợ giúp pháp lý còn là một hoạt động trong Chương trình 135 và Chương trình 30a25. Chương trình 135 hỗ trợ mỗi xã 2 triệu đồng/năm để thành lập CLB trợ giúp

Trợ giúp pháp lý ở cấp cơ sở còn hạn chế

CLB trợ giúp pháp lý chưa được thành lập 25 Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 và Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg ngày 18/8/2010 của Thủ tướng Chính

phủ.

Page 126: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam126

pháp lý và tổ chức các buổi trợ giúp pháp lý lưu động. Thực tế chưa có xã nào trong các điểm quan trắc thành lập CLB trợ giúp pháp lý. Một số xã đã tổ chức được những buổi trợ giúp pháp lý lưu động nhưng hiệu quả chưa cao.

Hầu hết các xã đều lồng ghép tuyên truyền phổ biến pháp luật trong các buổi họp thôn hoặc buổi sinh hoạt đoàn thể. Việc lồng ghép là phù hợp với các xã nghèo DTTS ở vùng sâu, vùng xa vì sử dụng ngôn ngữ bản địa, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian cho cán bộ và người dân địa phương. Tuy nhiên, việc lồng ghép tuyên truyền pháp luật trong các buổi họp thôn còn ít, thường chỉ 1 - 2 cuộc trong năm. Xã chưa cung cấp kinh phí cho các buổi họp thôn có lồng ghép tuyên truyền pháp luật. Hiểu biết về pháp luật của trưởng thôn có hạn nên nội dung trình bày không đầy đủ. Tại trụ sở UBND xã có tủ sách pháp luật nhưng vì nhiều lý do (trình độ học vấn thấp, bận việc, khoảng cách xa) nên các trưởng thôn không thường xuyên sử dụng. Người dân nắm thông tin không vững, rất ít người được phỏng vấn nhớ nội dung pháp luật cơ bản đã được giới thiệu.

Rà soát nghèo

Chính phủ đã ban hành chuẩn nghèo mới cho giai đoạn 2011-2015, theo đó hộ gia đình ở khu vực nông thôn có mức thu nhập bình quân từ 400 nghìn đồng/người/tháng trở xuống được coi là nghèo. Quy trình tổng điều tra hộ nghèo theo chuẩn mới do Bộ LĐ-TB&XH ban hành có qui định đưa toàn bộ các hộ gia đình đã sinh sống trên địa bàn của thôn từ 6 tháng trở lên không phụ thuộc vào tình trạng hộ khẩu (có hay không) và tình trạng cư trú (đăng ký thường trú, tạm trú, thậm chí không đăng ký) vào diện điều tra nghèo. Đây là một qui định tiến bộ, tính đến lợi ích của người di cư.

Việc rà soát nghèo tại các điểm quan trắc vẫn gặp rất nhiều khó khăn tương tự như đã nêu trong báo cáo theo dõi nghèo các năm trước. Người dân vẫn có tâm lý “giấu thu nhập” nhất là các nguồn thu phi nông nghiệp (kinh doanh-dịch vụ, làm thuê, đi làm ăn xa); bà con miền núi thường sản xuất xen canh khó tính chi phí-thu nhập từng loại cây; cán bộ cơ sở còn nể nang, ngại va chạm khi rà soát nghèo, hoặc bị áp lực bởi “chỉ tiêu hộ nghèo dự kiến” của cấp trên…

Tập huấn nghiệp vụ rà soát nghèo đã được tiến hành từ tỉnh xuống huyện và huyện xuống xã, nhưng do thời gian tập huấn ngắn, hệ thống bảng biểu khá phức tạp, năng lực cán bộ cơ sở hạn chế, dẫn đến cách làm của cán bộ cơ sở mỗi nơi một khác, không đúng với hướng dẫn. Cách làm không chuẩn ở cấp cơ sở sẽ có nguy cơ làm sai lệch kết quả rà soát nghèo (Hộp 5.6).

Cần nâng cao năng lực cho trưởng thôn về lồng ghép tuyên truyền pháp luật

Hướng dẫn về rà soát nghèo theo chuẩn nghèo mới đã tính đến người di cư

Những khó khăn cố hữu trong rà soát nghèo vẫn tồn tại

Cán bộ cơ sở ở nhiều nơi còn chưa làm theo đúng hướng dẫn rà soát nghèo

Page 127: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

127BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

HỘP 5.6. Cách tiến hành rà soát nghèo khác nhau giữa các điểm quan trắc

Tại các điểm quan trắc, quá trình rà soát nghèo trên thực tế có nhiều điểm khác biệt so với hướng dẫn nghiệp vụ "chuẩn" của Bộ LĐ-TB&XH, có nguy cơ làm sai lệch kết quả rà soát nghèo:

� Một số thôn bản không đưa những hộ chưa có hộ khẩu và/hoặc chưa đăng ký tạm trú vào diện điều tra nghèo, dù hộ đó đã sinh sống trên địa bàn trên 6 tháng, với lý do "vì sợ thay đổi, lúc ở đây, lúc ở kia, không biết thế nào” (Bản Liền-LC)

� Điều tra viên tự ước tính chi phí sản xuất của hộ gia đình, không căn cứ vào chi phí thực tế của từng hộ, với lý do "tập huấn không hướng dẫn kỹ ghi tổng thu, tổng chi. Lúc đi rà soát là mình tự trừ. Cây bắp thu được xấp xỉ 10 thùng thì mình sẽ trừ đi 3 thùng là chi phí công lao động của người ta. Mình cứ áng chừng như thế…” (Phước Thành-NT)

� Điều tra viên sử dụng biểu "chi phí định mức" đồng nhất do huyện ban hành, không tính cụ thể từng hộ. Ví dụ "định mức" chi phí làm lúa là 40-45% doanh thu (Thanh Xương-ĐB)

� Họp thôn bình xét hộ nghèo chỉ bao gồm cán bộ thôn và một số hộ khá, với lý do "để hộ khá bình xét cho hộ nghèo khách quan hơn" (Thuận Hòa-TV)

� Khoản thu từ trợ cấp xã hội (Nghị định 67/CP) vẫn được tính vào tổng thu của hộ, mặc dù Bộ LĐ-TB&XH đã hướng dẫn là không tính (Cư Huê-ĐL)

� Măc dù có Ban chỉ đạo rà soát nghèo cấp xã gồm một số cán bộ xã và các trưởng thôn, việc điều tra thu nhập hộ gia đình thường chỉ do 1-2 cán bộ xã tiến hành, cán bộ thôn không tham gia hoặc năng lực yếu không tự điều tra được. Khối lượng công việc của điều tra viên quá nhiều dễ dẫn đến sai sót trong điều tra thu nhập (đa số điểm quan trắc).

� Tính cả chi phí tiêu dùng trong thu nhập về tiền lương, tiền công, mặc dù Bộ LĐ-TB&XH đã hướng dẫn là không tính (Phước Đại-NT)

� Không đến từng nhà để tính điểm tài sản/phúc lợi và điều tra thu nhập, mà tập hợp các hộ tại hội trường để hỏi chung, với lý do "tập hợp các hộ trong diện nghèo đến nhà cộng đồng để mình hỏi về mức thu chi của hộ sẽ làm giảm tình trạng các hộ giấu thu nhập” (Phước Thành-NT, Bản Liền-LC, Xy-QT)

� Có những hộ các thành viên cùng ăn, ở chung, chung quỹ thu chi nhưng do tách hộ khẩu nên vẫn được tính là 2 hộ khi rà soát nghèo, ví dụ bố mẹ ở cùng con cái (Cư Huê-ĐL).

Hướng dẫn nghiệp vụ điều tra hộ nghèo của Bộ LĐ-TB&XH đã có cải tiến so với các năm trước về cách tính điểm tài sản/phúc lợi phân theo vùng và dựa trên giá trị để phân loại nhanh hộ gia đình, nhưng cũng còn những bất hợp lý hoặc giải thích không rõ. Ví dụ, khái niệm “nhà kiên cố khép kín”, “nhà kiến cố không khép kín” được hiểu rất khác nhau do không có hướng dẫn thống nhất, chưa kể đặc điểm về nhà ở tại mỗi địa phương cũng khác nhau (nhà sàn cột kê/cột chôn, nhà gỗ tốt/gỗ xấu…).

Cách tính điểm tài sản, phúc lợi trong rà soát nghèo cần được điều chỉnh theo thực tế từng địa phương

Page 128: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam128

5.2 Vai trò của các thiết chế cộng đồng trong việc thúc đẩy sự tham gia của người dân

Các thiết chế cộng đồng tại các điểm quan trắc rất đa dạng. Sự tham gia của người dân ở các mức độ khác nhau (từ mức độ chia sẻ thông tin đến mức độ được trao quyền tự thực hiện các sáng kiến cộng đồng) ở từng thôn bản chịu tác động của các mối quan hệ quyền lực với nhiều bên trong cộng đồng, như trưởng thôn, các đoàn thể, già làng, trưởng họ, các tổ nhóm nông dân…

Báo cáo vòng 4 này tập trung làm rõ đặc điểm và vai trò của các tổ nhóm trong việc thúc đẩy sự tham gia của người dân. Tại mỗi điểm quan trắc có rất nhiều loại hình tổ nhóm. Mỗi tổ nhóm có mục đích, nội dung hoạt động riêng nhằm hỗ trợ các thành viên thông qua thực hiện các chức năng cộng đồng, kinh tế và xã hội. Một tổ nhóm có thể thực hiện nhiều chức năng. Một người dân có thể tham gia nhiều tổ nhóm.

Tổ nhóm có muc đích thực hiện các chức năng cộng đồng

Các tổ nhóm có mục đích thực hiện các chức năng cộng đồng rất đa dạng, như ban giám sát cộng đồng, tổ hòa giải, tổ bảo vệ rừng cộng đồng, tổ phòng chống thiên tai, tổ quản lý đường nước, ban xây dựng thôn, đội sản xuất, tổ tự quản, tổ liên gia... Những loại hình hợp tác cộng đồng phi chính thức này có thể phát huy sự tham gia và trao quyền của người dân trong việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án theo cách phù hợp với phong tục tập quán, điều kiện kinh tế, xã hội của từng thôn bản. Về nguyên tắc, các tổ nhóm thực hiện chức năng cộng đồng có tính bền vững cao, vì dựa trên sự tự nguyện và đồng thuận của người dân, không phụ thuộc vào hỗ trợ tài chính từ bên ngoài, giúp duy trì những chức năng cộng đồng là nhu cầu thực sự của người dân. Điển hình là tổ liên gia ở Đức Hương-HT thực hiện hiệu quả nhiều chức năng cộng đồng, như báo cáo vòng 3 đã nêu (Bảng 5.7).

Các tổ nhóm cộng đồng rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự tham gia của người dân

Các tổ nhóm thực hiện chức năng cộng đồng có tính bền vững cao

Page 129: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

129BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

BẢNG 5.7. So sánh một số loại hình tổ nhóm có chức năng cộng đồng

Đội sản xuất ở thôn Ma Hoa, Phước Đại-NT

Đội sản xuất ở Thuận Hòa-HG và Lượng Minh-NA

Tổ liên gia ở Đức Hương-HT

Lịch sử Hình thành từ cuối những năm 1970 (sau khi người Raglai hạ sơn)

Hình thành từ những năm 1960 (thời kinh tế tập thể, có HTX)

Hình thành từ năm 2005 (do HCCD và huyện Vũ Quang khởi xướng)

Chức năng chính

� Làm rãy chung để gây quỹ (đội 3)�Có quỹ bò cho một số hộ nuôi rẽ (đội 1)�Hòa giải xích mích trong gia đình và giữa các thành viên của đội�Truyền đạt thông tin về chính sách, chương trình dự án từ BQL thôn đến các hộ gia đình�Phản ánh lên thôn các ý kiến của người dân. �Động viên, bảo ban nhau làm ăn�Phân công, đôn đốc các thành viên thực hiện các việc đột xuất� Làm vệ sinh thôn xóm�Thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình có người ốm đau, tang ma

�Hỗ trợ BQL thôn thu một số khoản đóng góp.�Thăm hỏi các gia đình có người ốm đau, tang ma.�Giúp đỡ các gia đình nghèo, khó khăn bằng ngày công và lương thực.�Phân chia công việc khi người dân lao động công ích theo huy động của thôn

�Hòa giải xích mích trong gia đình và giữa các thành viên�Nhắc nhở về giữ gìn anh ninh trật tự�Thăm hỏi các gia đình có người ốm, tang ma�Giúp đỡ những gia đình nghèo, hoàn cảnh khó khăn�Động viên, bảo ban nhau làm ăn.� Làm vệ sinh thôn xóm (nhất là sau đợt bão lụt năm 2010)�Phân công, đôn đốc thành viên thực hiện các việc đột xuất�Bình bầu hộ được nhận hàng cứu trợ�Tham gia ý kiến trong rà soát hộ nghèo�Phản ánh các ý kiến, thắc mắc về các chính sách, chương trình, dự án cho thôn

Quy mô Mỗi đội có khoảng 20 - 30 hộ, bao gồm cả hộ khá và hộ nghèo

Mỗi đội khoảng 20 hộ, bao gồm cả hộ khá và hộ nghèo

Cả xã có 46 tổ, mỗi tổ có từ 7 - 25 hộ ở liền kề, không phân biệt hộ khá, hộ nghèo

Quản lý, hoạt động

Đội trưởng không có phụ cấpHọp 2 lần 1 tháng, và họp khi có việc đột xuất, thường tại nhà đội trưởng

Đội trưởng ở LM không có phụ cấpĐội trưởng ở TH được 2,7 tạ thóc/nămHọp 3-6 tháng 1 lần, và họp khi có việc đột xuất, thường tại nhà đội trưởng

Tổ trưởng và tổ phó TLG được hỗ trợ 100 nghìn đồng/ năm từ quĩ thôn (tùy thôn có điều kiện, như thôn Hương Thọ)Họp hàng tháng luân phiên tại nhà các hộ thành viên

Hỗ trợ Ban quản lý thôn quản lý trực tiếp các đội

Quản lý của trưởng thôn không chặt chẽ

BQL thôn phối hợp chặt chẽ với các tổHCCD lồng ghép hoạt động hỗ trợ vào các tổ liên gia

Khả năng tự duy trì

Vẫn duy trì, nhưng các hoạt động tập thể đang thưa dần

Kém, hoạt động đang thưa dần Duy trì tốt, hoạt động mạnh

Trong các loại tổ nhóm ở thôn bản có chức năng cộng đồng, các “đội sản xuất” phổ biến nhất ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung, là di sản của mô hình kinh tế tập thể từ thập kỷ 1960 và 1970 (đội sản xuất trực thuộc HTX hoặc tập đoàn). Với các thôn bản qui mô nhỏ khoảng 30-50 hộ thì cả thôn bản có thể được tổ chức thành 1 đội sản xuất. Các thôn bản qui mô lớn hơn thì được chia thành một số đội sản xuất.

Vai trò của đội sản xuất ở nhiều nơi đã giảm so với trước. Do không còn kinh tế hợp tác, ruộng nương riêng rẽ, nên các hộ thành viên không còn gắn bó như trước. Hầu

Các đội sản xuất là hình thức tổ nhóm cộng đồng phổ biến

Page 130: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam130

hết đội sản xuất hiện không còn quỹ chung hoặc nương rãy chung, nên khó tổ chức các hoạt động tập thể của đội. Việc bình xét hưởng lợi các chương trình, dự án đều họp ở cấp thôn nên người dân không quan tâm nhiều đến họp đội. Từ khi có khuyến nông viên thôn bản, nhiệm vụ của đội trưởng đội sản xuất lại càng giảm. Trước đây, các buổi họp đội thường là dịp để đội trưởng thông báo về thời vụ gieo trồng, đăng kí giống mới, phân bón… tới các hộ thành viên. Hiện nay, đây là những công việc do khuyến nông viên thôn bản đảm nhiệm. Nhóm nòng cốt thôn Minh Phong, xã Thuận Hòa-HG chia sẻ ““Mấy năm trước không có khuyến nông thôn nên đội sản xuất thường xuyên phải họp, giờ thì đã có anh ta làm rồi nên không cần họp mấy”.

Đối với các thôn bản có tinh thần cộng đồng mạnh, việc tham gia đóng góp bằng ngày công lao động, thóc, vật liệu địa phương, tiền mặt để sửa chữa hoặc xây mới các công trình hạ tầng qui mô nhỏ được người dân rất hưởng ứng. Khi đó, thôn bản sẽ tự bầu ra các ban tự quản để quản lý các khoản đóng góp, phân chia công việc giữa các thành viên, tổ chức thi công, giám sát chất lượng công trình. Nhờ các ban này, thu chi tài chính được công khai minh bạch, giảm tối đa thất thoát, chất lượng công trình được đảm bảo trong phạm vi khả năng tự có của cộng đồng thi công (có thể thuê thêm một vài thợ lành nghề và có sự hỗ trợ kỹ thuật của cán bộ xã). Sau khi công trình hoàn thành thì ban tự quản có thể tự giải tán (và được thành lập lại khi người dân làm công trình khác). Điển hình là “ban xây dựng” ở thôn Chăn Nuôi 2, xã Thanh Xương-ĐB (Hộp 5.7).

HỘP 5.7. Ban xây dựng ở thôn Chăn Nuôi 2

Năm 2010, toàn thể người dân thôn Chăn Nuôi 2, xã Thanh Xương (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) nhất trí xây dựng Nhà văn hóa thôn với tổng kinh phí ước tính khoảng hơn 100 triệu đồng. Số tiền này hoàn toàn do người dân đóng góp, cộng với sự tài trợ thêm của một số doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn.

Trong quá trình xây dựng, một Ban xây dựng của thôn đã được người dân bầu ra để quản lý, giám sát thực hiện công trình. Ban này gồm 9 thành viên, bao gồm trưởng các ban ngành và một số người dân có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng. Ban xây dựng chia thành hai tiểu ban nhỏ: (i) Tiểu ban quy hoạch khuôn viên - dự toán kinh phí: xác định hướng nhà, thiết kế nhà, ước tính kinh phí xây dựng; (ii) Tiểu ban quản lý ngân sách, giám sát thực hiện: quản lý tài chính, mua nguyên vật liệu, trả công thợ, giám sát thợ xây…

Trong thời gian hoạt động, Ban xây dựng thường xuyên thông báo kết quả hoạt động trước toàn dân trong các cuộc họp thôn và chịu trách nhiệm công khai tài chính, giải trình minh bạch sau khi công trình hoàn thiện. Nếu cần biết thông tin về xây dựng nhà văn hóa, người dân có thể hỏi trực tiếp bất cứ thành viên nào của Ban xây dựng.

--- “Mình đã bầu ra ban xây dựng thì yên tâm là cái gì mình đóng góp thì không mất đi đâu được, chỉ phục vụ cho lợi ích chung thôi. Có bất cứ vấn đề gì thì cũng được thông báo…”

(H.B, thôn Chăn Nuôi 2, xã Thanh Xương-ĐB)

Tổ nhóm có muc đích kinh tế

Các tổ nhóm có mục đích kinh tế tập hợp các thành viên có chung một lợi ích hoặc một hoạt động, như tổ vay vốn, tổ tiết kiệm-tín dụng, CLB khuyến nông, tổ vần đổi công, nhóm sở thích (nuôi bò, nuôi dê, nuôi lợn, trồng ngô, trồng chè, trồng sắn, đan lát…), tổ dịch vụ nông nghiệp, tổ quản lý tài sản dùng chung (máy phụt, máy cày,

Các ban tự quản rất hiệu quả trong việc xây dựng và giám sát các công trình hạ tầng qui mô nhỏ

Các tổ nhóm có mục đích kinh tế có thể đem lại lợi ích cho người nghèo

Vai trò của các đội sản xuất đã giảm đi ở nhiều nơi

Page 131: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

131BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

máy sấy nông sản, máy phun thuốc trừ sâu có động cơ…). Loại hình tổ nhóm này có thể giúp các thành viên nâng cao hiệu quả thu nhập so với làm riêng rẽ từng hộ gia đình vì tạo cơ hội chia sẻ kiến thức, chia sẻ lao động và các nguồn lực khác theo mức độ từ thấp đến cao. Điển hình là các tổ vần đổi công rất có lợi cho các thành viên nghèo vào lúc mùa vụ cao điểm (như ở Xy-QT, Thuận Hòa-HG). Xem Bảng 5.8.

BẢNG 5.8. So sánh một số loại hình tổ nhóm có mục đích kinh tế

Tổ chăn thả trâu bò ở Xốp Mạt (Lượng Minh-NA)

Nhóm đổi công

(nhiều địa bàn)

Nhóm sở thích - nhóm thông tin (Cư Huê-ĐL)

Lịch sử Hình thành năm 2009 Từ lâu đời Hình thành năm 2007

Mục đích Lập khu chăn thả trâu bò chung của nhóm

Hỗ trợ lao động lẫn nhau khi mùa vụ

Hỗ trợ phụ nữ các buôn người DTTS về phương pháp trồng trọt, chăn nuôi, tiếp cận với cổng thông tin thủ tục hành chính...

Hoạt động chính

�Các hộ trong tổ cùng làm hàng rào bao quanh và quản lý trâu, bò trong khu chăn thả

�Đi đổi công phát đốt nương, gieo cấy, làm cỏ, gặt, vận chuyển… theo nhóm

2007 - 2009: �Tất cả các nhóm trong xã sinh hoạt chung mỗi tháng một lần �Chia sẻ thông tin, bàn bạc về cách trồng trọt, chăn nuôi

2009 - 2010:� Sinh hoạt riêng từng nhóm nhỏ� Liên kết với ki ốt thông tin để cung cấp kiến thức chăn nuôi, trồng trọt cho người dân.

Quy mô Mỗi tổ khoảng 10 hộ Không cố định �2007 - 2009: 30 người 1 nhóm; thành viên là hộ nghèo�2009 - 2010: khoảng 10 - 20 người 1 nhóm. Hộ khá có thể tham gia.

Lợi ích kinh tế

�Giảm dịch bệnh cho trâu bò (năm 2010, trâu bò tại ba khu chăn thả không bị dịch bệnh)�Hạn chế trâu bò phá hoại nương rãy�Tiết kiệm công lao động chăn dắt cho các hộ gia đình

�Giúp hộ nghèo thiếu lao động khi mùa vụ�Chia sẻ kiến thức giữa các hộ qua hoạt động cùng làm rãy, ruộng chung

�Nâng cao kiến thức sản xuất cho phụ nữ nghèo�Giúp đỡ hộ nghèo có vốn sản xuất

Hỗ trợ Không Không �AAV hỗ trợ vốn quay vòng 5 triệu đồng/hộ�Dự án DANIDA hỗ trợ tài liệu và phụ cấp cho cán bộ ki ốt

Khả năng tự duy trì

Tốt Tốt Hiện vẫn dựa vào hỗ trợ của dự án

Các tổ nhóm có mục đích kinh tế có thể do các chương trình, dự án, đoàn thể hỗ trợ thành lập hoặc do người dân tự thành lập. Tính bền vững của các tổ nhóm do các dự án hỗ trợ thành lập là một vấn đề khó khăn. Nhiều tổ nhóm không còn hoạt động sau khi dự án kết thúc vì các thành viên hết động lực hợp tác, hoặc do tổ nhóm không thể đáp ứng được các nhu cầu đa dạng và ngày càng tăng của các thành viên. Sự tham gia và hưởng lợi thực chất của các hộ nghèo trong các tổ nhóm dự án cũng là một khía cạnh đặc biệt lưu tâm. Ngược lại, các tổ nhóm do người dân thành

Các chương trình, dự án nên dựa vào các tổ nhóm hiện có, thay vì lập ra các tổ nhóm mới

Page 132: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam132

lập thường đáp ứng các nhu cầu hợp tác cơ bản, phát huy được các nguồn lực cộng đồng, có khả năng tự duy trì cao. Điển hình như tổ nhóm ở Lượng Minh-NA dựa trên các bãi chăn thả trâu bò dùng chung của cộng đồng (Hộp 5.8).

HỘP 5.8. Tổ nhóm chăn thả trâu bò tập trung ở bản Xốp Mạt

Nhằm thực hiện Qui chế Chăn nuôi do huyện phát động, bản Xốp Mạt thuộc xã Lượng Minh (Tương Dương, Nghệ An) đã thành lập 3 khu chăn thả trâu bò tập trung. Mỗi khu rộng hơn 10 ha, có sự tham gia của khoảng 7 - 10 hộ. Khu chăn thả hoạt động chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 11 (thời điểm canh tác nương rãy). Các khu chăn thả trâu bò có quy chế hoạt động do BQL bản xây dựng được sự nhất trí của toàn bộ người dân trong bản:

• Cáchộcùnglamhangraobaoquanhkhuchăntha.Môihộtrongtổcưmộtngươiđichătcây làm hàng rào (mỗi lần làm kéo dài từ nửa tháng đến 1 tháng). Khi hàng rào hư hỏng thì tất cả các hộ đi sửa. Từ năm 2011, bản sẽ sửa đổi quy chế, hộ nào có trên 4 con bò sẽ phải cử từ 2 người trở lên đi làm hàng rào.

• Cácthanhviêncùngcótráchnhiệmquanlytrâubotrongkhuchăntha.Khoang2-3ngaycác hộ lại đi thăm trâu bò của gia đình tại bãi chăn thả. Nếu phát hiện thấy thiếu trâu bò sẽ báo cho hộ bị mất, cả tổ cùng đi tìm. Nếu ai phát hiện bệnh tật trên trâu bò thì phải thông báo cho toàn tổ để kịp thời dập bệnh.

Việc hình thành khu chăn thả tập trung với quy chế hoạt động rõ ràng đã có tác động tích cực đến việc chăn nuôi của bản. Dịch bệnh trên trâu bò giảm. Năm 2010, không có con trâu bò của các hộ tham gia tổ nhóm chăn thả bị chết do dịch bệnh. Tình trạng trâu bò phá hoại nương rãy đã giảm hẳn. Các hộ gia đình tiết kiệm được công chăn dắt hàng ngày.

Do nhận thấy lợi ích của tổ nhóm chăn thả tập trung, số hộ tham gia ngày càng đông. Năm 2009, khi mới thành lập, toàn bản chỉ có một nhóm gồm 5 hộ tham gia trong 1 khu chăn thả. Đến cuối năm 2010 đã thành lập 3 khu chăn thả của 3 nhóm với 26 hộ tham gia.

Tổ nhóm có muc đích xã hội

Các tổ nhóm có mục đích xã hội thường bao gồm một nhóm đối tượng cụ thể, nhất là các nhóm khó khăn và yếu thế, như hội đồng hương (của những người di cư), CLB phòng chống HIV/AIDS, CLB bà mẹ nuôi con 6 tháng đầu, CLB xóa mù chữ, tộc họ tự quản, hội Sằn Khụm (đồng bào Khmer)...

Các tổ nhóm xã hội thường không phân biệt hộ khá hay hộ nghèo, hoạt động hiệu quả nhất trong việc chia sẻ và hỗ trợ giữa các thành viên khi gặp khó khăn, giúp nhau khắc phục bất lợi và chống đỡ rủi ro. Điển hình như “hội đồng hương Tứ Kỳ” tại xã Cư Huê-ĐL được thành lập từ năm 2006, nhằm giao lưu, giúp đỡ nhau cả về tinh thần và vật chất giữa những người di cư có quê gốc ở thị trấn Tứ Kỳ-tỉnh Hải Dương. Hội đồng hương Tứ Kỳ hiện có 33 hộ thành viên. Các thành viên trong hội đồng hương cùng đóng quĩ để cho một số thành viên khó khăn vay với lãi suất thấp (chỉ 1%/năm). Hội còn xây dựng quĩ khuyến học, và quyên góp hỗ trợ cho những thành viên gặp hoạn nạn đột xuất.

Câu lạc bộ phát triển cộng đồng (CLB PTCĐ) là một loại hình tổ nhóm xã hội khá đặc thù tại Thanh Xương-ĐB, Thuận Hòa-HG, Đức Hương-HT, Cư Huê-ĐL và Thuận Hòa-TV. Tiền thân của CLB PTCĐ là các nhóm “xóa mù chữ - phát triển cộng đồng” (Reflect) gồm những người không biết chữ theo học các lớp Reflect do chương trình AAV hỗ trợ thành lập. Sau khi qua 2 giai đoạn xóa mù và sau xóa mù, các nhóm Reflect bước vào giai đoạn 3, được tổ chức lại thành các CLB PTCĐ bao gồm khoảng 30 thành viên, chủ yếu là phụ nữ. Các CLB PTCĐ ở thôn bản được kết nối với TTHTCĐ của xã nhằm nâng cao khả năng duy trì hoạt động sau khi dự án kết thúc. Một số

Các tổ nhóm có mục đích xã hội có thể giúp chia sẻ và hỗ trợ các thành viên khi gặp khó khăn

Mô hình CLB PTCĐ, kết nối với TTHTCĐ xã, hoạt động khá hiệu quả

Page 133: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

133BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

CLB PTCĐ đã vượt ra ngoài phạm vi của dự án, thực hiện được nhiều chức năng xã hội, kinh tế và chức năng cộng đồng. Điển hình là CLB “Thuận Thành” của thôn Mịch A - Mịch B, xã Thuận Hòa-HG (Hộp 5.9).

HỘP 5.9. Câu lạc bộ phát triển cộng đồng thôn Mịch A - Mịch B xã Thuận Hòa

Câu lạc bộ phát triển cộng đồng thôn Mịch A - Mịch B được thành lập năm 2008 với tên “Thuận Thành”. Nòng cốt của CLB là những thành viên của lớp Reflect (XMC - PTCĐ) thôn Mịch B hoạt động từ năm 2006 do AAV hỗ trợ. Trong số 30 thành viên có 3 nam và 27 nữ, 9 người Dao và 21 người Tày. CLB họp vào tối thứ 7 hàng tuần với nội dung chính là sinh hoạt văn nghệ, thảo luận về các chuyện làm ăn kinh tế của các gia đình, thăm hỏi sức khỏe, rủi ro trong công việc và cuộc sống của các thành viên. Sau hơn 2 năm hoạt động, CLB đã thực hiện được những chức năng xã hội, kinh tế và cộng đồng như sau:

� Chức năng xã hội: nâng cao dân trí, nâng cao kĩ năng sống cho các thành viên; giúp vợ chồng hiểu và chia sẻ công việc cho nhau; cải thiện đời sống văn hóa tinh thần cho người dân.

� Chức năng kinh tế: cho một số thành viên vay vốn quay vòng, tổng số vốn hiện có là 12 triệu đồng (do chương trình AAV hỗ trợ).

� Chức năng cộng đồng: hòa giải xích mích trong gia đình; động viên, bảo ban nhau làm ăn; thăm hỏi thành viên ốm đau; giúp đỡ các gia đình nghèo, khó khăn.

Hoạt động của CLB “Thuận Thành” khá sôi nổi. Các buổi sinh hoạt có tiền trà nước, có văn nghệ, trao đổi thông tin, cuối năm có liên hoan tổng kết… CLB có sự kết nối thường xuyên với TTHTCĐ xã. Lãnh đạo CLB cũng là cán bộ thôn nên hoạt động của CLB gắn bó chặt chẽ với hoạt động của thôn, việc huy động người dân tham gia vào CLB vì thế cũng dễ dàng hơn.

Nâng cao năng lực cộng đồng là nền tảng của giảm nghèo bền vững ở các vùng nông thôn. Củng cố và phát triển hoạt động các tổ nhóm cộng đồng hiện có tại các thôn bản cần được sự quan tâm hỗ trợ hơn nữa của các chương trình dự án, thay vì thành lập ra các tổ nhóm mới. Đáng lưu ý là sáng kiến của MTTQ đang phát động phong trào xây dựng “dòng họ văn hóa”, “tộc họ tự quản” tại nhiều nơi. Đây là một hướng đi tích cực có lợi cho người nghèo, dù còn gặp không ít khó khăn (Hộp 5.10).

HỘP 5.10. Mô hình "tộc họ tự quản" tại xã Phước Thành

Xây dựng mô hình "tộc họ tự quản” tại xã Phước Thành (Bác Ái, Ninh Thuận) bắt đầu triển khai từ tháng 9/2009. Sự ra đời của mô hình tộc họ tự quản được mong đợi sẽ có vai trò quan trọng đối với cộng đồng như: nâng cao vai trò của dòng họ trong quản trị địa phương và đảm bảo ANTT; giữ gìn văn hoá truyền thống; góp phần nâng cao hiệu quả các chính sách, chương trình - dự án. Tộc họ Chamaléa tại thôn Ma Dú được chọn làm thí điểm, do đảm bảo được các tiêu chí: 50% người trong họ biết chữ; 50% hộ trong họ có khả năng xoá đói nghèo. Tộc họ Chamaéa đứng đầu là ông Chamalea Liếp - một cán bộ lão thành của xã, có khả năng điều hành, biết phong tục tập quán.

--- “Cái này được lắm, mấy năm nay chưa nghe thấy. Trước đây, chỉ là quy mô từng họ nhỏ, Chamaléa có bảy họ nhỏ thì có việc gì thì từng họ nó biết với nhau, giờ tập hợp được tất cả lại với nhau, cùng đoàn kết, trật tự sẽ tốt hơn, thực hiện các chính sách của Nhà nước cũng tốt hơn” (nhóm nòng cốt thôn Ma Dú, xã Phước Thành)

Việc xây dựng mô hình tộc họ tự quản tại địa phương còn gặp một số khó khăn về kinh phí triển khai, do mô hình lồng ghép với hoạt động của MTTQ xã nhưng quỹ của MTTQ rất ít. Người dân bận kiếm sống, vốn quen gắn bó trong gia đình và họ nhỏ của mình nên còn ít quan tâm đến tộc họ, việc tập hợp các hộ tham gia mô hình không dễ dàng. Theo ông Chamalea Liếp, khi mô hình tộc họ đi vào nề nếp sẽ huy động các gia đình đóng quỹ.

Nâng cao năng lực thể chế cộng đồng là nền tảng của giảm nghèo bền vững ở các vùng nông thôn

Page 134: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam134

5.3 Kết luận: Tăng cường sự tham gia và trao quyền cho người nghèo và cộng đồng nghèo

Thúc đẩy sự tham gia và trao quyền cho người nghèo và cộng đồng nghèo là chủ trương lớn của Nhà nước, và ngày càng trở nên quan trọng cho tiến trình cải cách thể chế trong các chương trình, dự án hướng đến giảm nghèo bền vững của Việt Nam.

Trong 4 năm qua (2007-2010), đã có nhiều tiến bộ về mặt tham gia và trao quyền theo cảm nhận của người dân. Người dân đã nắm bắt tốt hơn thông tin về các chính sách, chương trình, dự án nhờ có nhiều kênh thông tin đa dạng, có cơ chế tham vấn, và năng lực của cán bộ cơ sở dần được nâng cao. Thông tin liên lạc, đường sá, cơ sở vật chất… tốt hơn giúp cho các khâu truyền bá và tiếp nhận thông tin tốt hơn. Thời gian qua có nhiều chính sách hỗ trợ cũng giúp người dân quan tâm hơn đến các thông tin liên quan.

Nhiều chính sách, chương trình, dự án đã được thiết kế theo hướng tăng cường sự tham gia của người nghèo và cộng đồng nghèo. Tiến trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp xã theo phương pháp tham gia đang được triển khai ở nhiều địa bàn trong cả nước, gắn với việc cung cấp tài chính phân cấp trọn gói (CDF) nhằm giúp các xã và thôn bản nghèo chủ động hơn trong việc đề xuất và thực hiện các sáng kiến cộng đồng có lợi cho người nghèo.

Các chính sách giao rừng khoán quản và hỗ trợ khai hoang, cải tạo phục hóa đất trong Chương trình 30a đã quan tâm đến sự tham gia của người nghèo và cộng đồng nghèo. Tuy nhiên cần có hướng dẫn chi tiết hơn về giao rừng cho thôn bản và nhóm hộ, thúc đẩy phương thức quản lý rừng cộng đồng, kết nối tốt hơn giữa giao rừng theo Chương trình 661 cũ và Chương trình 30a mới, và giúp người nghèo tận dụng tốt hơn cơ hội tự cải tạo, phục hóa đất.

Vẫn còn có khoảng cách giữa chính sách và thực tế, đòi hỏi thiết kế những cơ chế thực hiện đồng bộ và cụ thể hơn hướng đến sự tham gia và trao quyền thực chất, đi kèm với nâng cao năng lực cho các cấp cơ sở và tăng cường sự theo dõi-giám sát. Các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo cũng cần được rà soát và thiết kế lại theo hướng tăng hỗ trợ có điều kiện, hỗ trợ có thu hồi để giảm tâm lý “muốn nghèo” của người dân, thúc đẩy sự chủ động vươn lên của người nghèo, giảm sự ỷ lại trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước.

Các thiết chế cộng đồng đa dạng đang hoạt động ở hầu khắp các điểm quan trắc trong sáng kiến theo dõi nghèo này. Nhiều loại hình tổ nhóm đang thực hiện tốt các chức năng cộng đồng, kinh tế và xã hội có lợi cho người nghèo và các nhóm yếu thế. Các thiết chế cộng đồng và các loại hình tổ nhóm này cần được sự hỗ trợ của các chính sách, chương trình, dự án nhằm tăng cường năng lực cộng đồng - nền tảng của phát triển và giảm nghèo bền vững ở các vùng nông thôn Việt Nam.

Tăng cường tham gia và trao quyền cho người nghèo, cộng đồng nghèo là nội dung rất quan trọng của cải cách thể chế giảm nghèo

Nhiều chính sách, chương trình, dự án đã tăng cường sự tham gia và trao quyền

Cần thiết kế cơ chế cụ thể và đồng bộ hơn hướng đến sự tham gia và trao quyền thực chất

Chú trọng hỗ trợ các thiết chế cộng đồng nhằm tăng cường năng lực cộng đồng

Page 135: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

135BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo

Sáng kiến theo dõi nghèo nông thôn vòng 4 năm 2010 tiếp tục tìm hiểu diến biến nghèo theo 4 chủ đề trọng tâm là khoảng cách giàu nghèo, tình trạng dễ bị tổn thương, quan hệ giới, tham gia và trao quyền. Một số đề xuất thảo luận được nêu trong báo cáo này, theo hướng làm sâu sắc thêm các đề xuất đã nêu trong các báo cáo trước, hy vọng góp phần gợi mở những thay đổi về cách tiếp cận giảm nghèo bền vững ở khu vực nông thôn trong giai đoạn 2011-2015.

Theo dõi nghèo nông thôn giúp gợi mở về cách tiếp cận giảm nghèo bền vững

Page 136: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4
Page 137: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

137

PHẦN 3: Hướng đến Giảm Nghèo Bền vững ở các Vùng Nông thôn Việt Nam

Page 138: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam138

6. ĐỀ XUẤT THẢO LUẬN

6.1 Nghèo và thể chế giảm nghèo

Việt Nam tiếp tục đạt được những thành tựu ấn tượng về giảm nghèo được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Trong 2 thập kỷ qua, khoảng 30 triệu người Việt Nam đã thoát nghèo, tạo cơ sở vững chắc cho việc hoàn thành sớm mục tiêu giảm nghèo trong số các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) mà Việt Nam đã cam kết.

Tuy nhiên, mức độ giảm nghèo rất không đồng đều giữa các địa bàn dân cư nông thôn. Tình trạng “thiếu ăn” nhất là vào thời điểm giáp hạt, gặp thiên tai dịch bệnh vẫn là một thách thức lớn. Cuộc sống của người dân tại các “lõi nghèo”, “túi nghèo” ở các vùng DTTS miền núi xa xôi, người dân thuộc các nhóm xã hội đặc thù còn nhiều khó khăn. Tâm lý “muốn nghèo” đang khá phổ biến, do có nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo. Hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo còn nhiều nguy cơ dao động quanh ngưỡng nghèo.

Tỷ lệ hộ nghèo đã tăng mạnh tại thời điểm cuối 2010 theo chuẩn nghèo thu nhập mới của Chính phủ áp dụng cho giai đoạn 2011-2015. Những xã nghèo nhất trong mạng lưới quan trắc nghèo có tỷ lệ nghèo theo chuẩn nghèo mới lên đến trên 70%, đặt ra thách thức lớn cho các nỗ lực giảm nghèo tại các địa bàn này trong giai đoạn tới.

Các nguồn vốn sinh kế của người nghèo từng bước được cải thiện. Người nghèo có cơ hội tiếp cận tốt hơn với các tiện ích cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, vay vốn, khuyến nông lâm và hỗ trợ xóa nhà tạm... Tuy nhiên khoảng cách giàu nghèo giữa các dân tộc, giữa các vùng miền, giữa hộ khá và hộ nghèo ngay trong một cộng đồng còn lớn, vì nhóm khá giả vẫn có chất lượng nguồn vốn sinh kế tốt hơn, có cơ hội lựa chọn chiến lược sinh kế đem lại hiệu quả thu nhập cao hơn nhóm nghèo.

Thiên tai ngày càng khốc liệt và khó lường là rủi ro lớn nhất ảnh hưởng đến nỗ lực giảm nghèo tại đa số điểm quan trắc trong năm 2010. Giá cả lương thực, thực phẩm và các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu tăng mạnh làm giảm sức mua của người dân, đặc biệt ảnh hưởng đến an ninh lương thực của người nghèo tại các địa bàn không tự sản xuất đủ lương thực. Bên cạnh đó, các rủi ro dịch bệnh, sâu bệnh và các rủi ro cá nhân như già yếu, đau ốm… vẫn luôn rình rập. Người nghèo còn gặp những rủi ro do thực hiện các dự án đầu tư của doanh nghiệp.

Những tiến bộ về bình đẳng giới được thấy rõ cùng với tiến trình giảm nghèo. Tuy nhiên, còn nhiều khía cạnh phụ nữ đang phải chịu những bất lợi, thiệt thòi. Mô hình phân công lao động truyền thống gắn với định kiến về vai trò giới vẫn phổ biến. Nam giới vẫn chiếm ưu thế trong quá trình ra quyết định, trong tiếp cận và sử dụng các nguồn lực, dịch vụ. Bất bình đẳng giới trong gia đình sẽ kéo theo bất bình đẳng giới ngoài xã hội. Tỷ lệ phụ nữ tham chính đã tăng lên trong 4 năm qua, nhưng mức tăng còn rất khiêm tốn và không đồng đều giữa các điểm quan trắc. Cùng với tiến trình giảm nghèo đã có nhiều tiến bộ về mặt tham gia và trao quyền theo cảm nhận của người dân. Người dân đã nắm bắt tốt hơn thông tin về các chính

Cần cải cách thể chế giảm nghèo do nghèo nông thôn ngày càng đa dạng trong bối cảnh mới...

... do tỷ lệ nghèo đã tăng mạnh theo chuẩn nghèo mới

... do khoảng cách giàu nghèo còn lớn

... do ngày càng có nhiều rủi ro ảnh hưởng đến đời sống người nghèo, cộng đồng nghèo

... do bất bình đẳng giới còn nhiều khó khăn, thách thức

Page 139: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

139BÁO CÁO TỔNG HỢP | PHẦN 3: Hướng đến Giảm Nghèo Bền vững ở các Vùng Nông thôn Việt Nam

sách, chương trình, dự án nhờ có nhiều kênh thông tin đa dạng, có cơ chế tham vấn, và năng lực của cán bộ cơ sở dần được nâng cao. Nhiều chính sách, chương trình, dự án đã được thiết kế theo hướng tăng cường sự tham gia của người nghèo và cộng đồng nghèo. Tuy nhiên, vẫn còn có khoảng cách giữa chính sách và thực tế, đòi hỏi thiết kế những cơ chế thực hiện đồng bộ và cụ thể hơn hướng đến sự tham gia và trao quyền thực chất, đi kèm với nâng cao năng lực và tăng cường sự giám sát ở các cấp cơ sở.

6.2 Hướng đến giảm nghèo bền vững ở các vùng nông thôn Việt Nam

Một số đề xuất thảo luận hướng đến giảm nghèo bền vững ở các vùng nông thôn, nhất là các vùng miền núi DTTS, đã nêu trong các phần của báo cáo này được tổng hợp lại tại đây như sau:

1. Đầu tư chiều sâu theo phương thức trọn gói cho cấp xã và thôn bản trong các chương trình giảm nghèo gắn liền với các hỗ trợ mạnh và liên tục về nâng cao năng lực lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có sự tham gia, năng lực quản lý tài chính và năng lực giám sát cộng đồng. Các đề xuất trong quá trình lập kế hoạch có sự tham gia ở cấp cơ sở cần được tổng hợp và thể hiện trong các kế hoạch cung cấp dịch vụ công cho người dân (nông nghiệp, khuyến nông lâm, giáo dục, y tế, nước sạch…).

2. Thiết kế những chính sách hỗ trợ đặc thù mạnh mẽ hơn cho các nhóm khó khăn đặc thù, chẳng hạn như các nhóm nghèo “kinh niên”, nhóm sống biệt lập, nhóm sống ở vùng thường xuyên chịu thiên tai, nhóm Khmer nghèo không có hoặc có ít đất sản xuất, nhóm vướng vào tệ nghiện hút ma túy… Các nghiên cứu, phân tích đặc điểm nhóm đặc thù làm cơ sở cho các chính sách hướng đối tượng tốt hơn cần quan tâm đến tính đa chiều của nghèo, bao gồm cả các tiêu chí thu nhập và tiêu chí phi thu nhập.

3. Rà soát và thiết kế lại các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo theo hướng tăng cường “hỗ trợ có điều kiện” và “hỗ trợ có thu hồi” nhằm thúc đẩy sự chủ động vươn lên của người nghèo. Thực hiện một số chính sách hỗ trợ trực tiếp dưới dạng “dự án hỗ trợ lồng ghép” ở từng xã, từng thôn bản, để đảm bảo phối kết hợp các nguồn lực, làm rõ vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan, giúp chuyển từ cách hỗ trợ theo từng ngành riêng lẻ sang hỗ trợ liên ngành, chuyển từ hỗ trợ một lần sang hỗ trợ theo quá trình nhằm đạt được hiệu quả bền vững.

4. Bổ sung một hệ thống chính sách hỗ trợ dễ tiếp cận đối với hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo. Nghiên cứu điều chỉnh lại chính sách hỗ trợ thẻ BHYT tự nguyện cho hộ cận nghèo. Tiếp tục cho những hộ mới thoát nghèo được hưởng các chính sách ưu đãi về vay vốn và tiếp cận dịch vụ khuyến nông như hộ nghèo trong một thời gian nhất định (2-3 năm).

... và do còn khoảng cách giữa văn bản và thực tế đối với sự tham gia và trao quyền

Page 140: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam140

5. Nâng cao hiệu quả thực hiện một số chính sách hỗ trợ trong Chương trình 30a, như tăng hỗ trợ các yếu tố “phần mềm” (giám sát, tuyên truyền, vận động, cầm tay chỉ việc…) trong các tập huấn và mô hình khuyến nông, nâng cao năng lực cho mạng lưới khuyến nông thôn bản, gắn các lớp học nghề với cơ hội có việc làm sau học nghề tại địa phương, tăng cường thông tin tuyên truyền về XKLĐ, hướng dẫn chi tiết về chính sách giao rừng khoán quản cho thôn bản và nhóm hộ, thúc đẩy phương thức quản lý rừng cộng đồng, kết nối tốt hơn giữa giao rừng theo Chương trình 661 cũ và Chương trình 30a mới, thực hiện chính sách hỗ trợ khai hoang và cải tạo, phục hóa đất đai phù hợp hơn với đặc điểm của từng địa bàn…

6. Bổ sung vào thiết kế hệ thống ASXH đối với dân cư nông thôn các chế tài về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khi thực hiện các dự án đầu tư. Xây dựng lộ trình và biện pháp cụ thể thực hiện các giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng như một phần của hệ thống ASXH. Hỗ trợ mạnh hơn các giải pháp an sinh phi chính thức theo hướng nâng cao năng lực các thiết chế tự an sinh dựa vào cộng đồng hiện có ở từng thôn bản. Chính sách thí điểm BHNN cần đặc biệt quan tâm đến sự tham gia của hộ nghèo.

7. Thúc đẩy hoạt động cảu các tổ nhóm cộng đồng có sự tham gia của cả nam giới và phụ nữ (điển hình là mô hình “tổ liên gia”, “CLB PTCĐ” theo cách tiếp cận Reflect tại một số điểm quan trắc) nhằm từng bước nâng cao nhận thức và điều chỉnh hành vi hướng đến bình đẳng giới trong gia đình và cộng đồng. Cải tiến công tác tập huấn, truyền thông về bình đẳng giới thời gian qua đã được tăng cường, nhưng cần cải tiến theo cách “cầm tay chỉ việc” gắn với những hoạt động cụ thể để phù hợp hơn với những địa bàn DTTS khó khăn. Củng cố và thúc đẩy hoạt động thực chất của các Ban VSTBPN cấp xã nên là một vấn đề trọng tâm trong thời gian tới, thông qua việc nâng cao kiến thức và kỹ năng về lập kế hoạch hoạt động, dự trù ngân sách hàng năm, triển khai lồng ghép giới trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch của từng ban ngành đến xây dựng và thực hiện kế hoạch tăng cường năng lực cho cán bộ nữ.

8. Tăng cường năng lực cộng đồng thông qua hỗ trợ mạnh hơn cho các thể chế nông thôn hiện có đang thực hiện các chức năng cộng đồng, kinh tế và xã hội và dịch vụ tự giúp có lợi cho người nghèo và các nhóm yếu thế, nhằm thúc đẩy năng lực tham gia và trao quyền, tạo nền tảng cho tiến trình giảm nghèo bền vững ở các vùng nông thôn Việt Nam.

Page 141: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

141

7. TÀI LIỆU THAM KHẢO

“Bảo trợ xã hội”, Báo cáo phát triển Việt Nam 2008, Báo cáo chung của các nhà tài trợ tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, Hà Nội, 6-7 tháng 12, 2007

“Các thể chế hiện đại”, Báo cáo phát triển Việt Nam 2010, Báo cáo chung của các nhà tài trợ tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, Hà Nội, 3-4 tháng 12, 2009

“Điểm lại: Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam”, Báo cáo của Ngân hàng Thế giới, Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, Hà Nội, 3-4 tháng 12, 2009.

“Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu và Thách thức", Báo cáo tổng hợp đánh giá nghèo tại Việt Nam giai đoạn 2008-2010, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 10/2010

"Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2008", Tổng cục Thống kê, NXB Thống kê, Hà Nội, 2010

"Nghị quyết của Chính phủ về Giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020", dự thảo lần 6, Bộ LĐ-TB&XH, 3/2011

Giấy phép XB số : 141-2011/CXB/91-01/VHTT.

Page 142: Báo cáo theo dõi nghèo nông thông - Vòng 4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam