72

BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014
Page 2: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

2

Page 3: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

PHẠM THỊ VIỆT NGADoanh nhân

TGĐ CÔNG TY CP DƯỢC HẬU GIANG:“MUỐN THÀNH CÔNG CẦN PHẢI CÓ TRÍ TUỆ & LÒNG QUẢ CẢM…”

3

Page 4: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

GS. LÊ MINH NGỌCNGUYÊN CT. HĐQT TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

Page 5: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNGThành viên HĐQT Giám đốc Phát Triển Thị Trường Quốc Tế Công ty CP Kềm Nghĩa

Doanh Nhân

Page 6: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

PHẠM QUANG VINH“ĐẠI DIỆN TIÊU BIỂU

CHO THẾ HỆ DOANH NHÂN TRẺ”

DOANH NHÂN TRẺ

P. TGĐ CÔNG TY CP MÍA ĐƯỜNG CẦN THƠ

Page 7: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

NGUYỄNVĂN VIỆT

CT. HĐTV – Hiệu Trưởng Trường Trung Cấp Chuyên Nghiệp Bà Rịa, Ủy viên

HĐQT Trường Đại Học Bà Rịa Vũng Tàu

DOANH NHÂN TRẺ

Page 8: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHCHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢNGiám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Thanh HươngBIÊN TẬP: Nguyễn Văn Sướng - Sửa bản in: Thành Nam

Chủ biên: Trần Thành Mai

Hội đồng cố vấn: - GS. Tiến sĩ Võ Tòng Xuân - PGS. Tiến sĩ Nguyễn Thị Hòe - Tiến sĩ Trần Quý Thanh - Nhà Giáo. Doanh nhân Trần Công Cảnh - Tiến sĩ Trần Nguyễn Thi Bình - Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hà - GS. Lê Minh Ngọc - Doanh nhân Võ Quốc Thắng. CT. HĐQT Đồng Tâm Long An

Trưởng ban nội dung: Nguyễn Quang MinhThực hiện nội dung: Thanh Trần, Uyên Trang, Đức Tài, Quốc Huỳnh, Thanh Bình, Công Danh, Thế Việt, Vy Oanh, Hạ Vy, Phương Thảo, Ngọc Chắc, Thu Thủy, Thiên Hương

Họa sỹ thiết kế: Trần Văn, Anh Thư, Doanh Nhan GroupNhiếp ảnh gia: Thanh Tân, Ngọc Hải

Liên hệ thông tin: Quang Minh - 08. 6676 4358Email: [email protected]

Văn phòng phát hành: Doanh Nhân Group: Tòa nhà APCO - 21/5 Trường Sơn, P. 4, Q. Tân Bình, TP. HCM105 Trần Văn Dư, P. 13, Q. Tân Bình, TP. HCM14A Trịnh Hoài Đức, Quận Đống Đa, Hà NộiĐiện thoại: 08. 6676 4359 - Fax: 08. 35472163Nhà Sách Tổng Hợp 162 Nguyễn Thị Minh Khai, Q. 1, TP. HCM

ĐT: 38225340 - Fax: 38222726 - Email: [email protected]à Sách Tổng Hợp 286 - 88 Nguyễn Tất Thành, Q. 4, TP. HCMWebsite: www.tapchidoanhnhanvietnam.vn In 12.500 bản, khổ 20.3 x 27cm tại Công Ty TNHH IN TUẤN VŨSố 2 Đường D3, P. 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCMGiấy đăng ký xuất bản số: 1041 - 2014/CXB/01-108/THTPHCMQĐXB số: 1276/QĐ-TH TPHCM - 2014 Ngày 10/10/2014ISBN: 978 - 604 - 58 - 2368 - 2, In xong nộp lưu chiểu tháng 10/2014.Bản quyền Doanh Nhân Việt Nam cấm in sao với mọi hình thức nếu chưa có được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan chủ quản.

Được tin giới Công - Thương đã đoàn kết lại thành “Công - Thương cứu quốc đoàn” và gia nhập vào Mặt trận Việt Minh, tôi rất vui mừng. Hiện nay “Công - Thương cứu quốc đoàn”’ đương hoạt động để làm nhiều việc ích quốc lợi dân, tôi rất hoan nghênh và mong đợi nhiều kết quả tốt.

Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà, thì giới Công - Thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng. Chính phủ nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới Công - Thương trong công cuộc kiến thiết này.

Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng. Vậy tôi mong giới Công - Thương nỗ lực và khuyên các nhà công nghiệp và thương nghiệp mau mau gia nhập vào “Công - Thương cứu quốc đoàn” cùng đem vốn vào làm những công cuộc ích quốc lợi dân”.

Thư Bác HồGỬI CÁC GIỚI CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM “…giới Công - Thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng.” Bác Hồ viết trong thư gửi giới Công thương năm 1945.

Ngày 13/10/1945, sau khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa non trẻ vừa ra đời được hơn một tháng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết một bức thư gửi cho giới công thương Việt Nam. Trong bức thư này Bác Hồ đã nhấn mạnh vai trò to lớn của giới công thương trong công cuộc kiến thiết đất nước. Ngày 13 tháng 10 ấy sau này đã trở thành ngày Doanh Nhân Việt Nam. Nhân ngày Doanh Nhân Việt Nam 13/10/2014, chúng tôi trân trọng trích đăng lại bức thư này của Bác.

“CÙNG CÁC NGÀI TRONG GIỚI CÔNG - THƯƠNG

Hồ Chủ tịch chụp ảnh với giới Công Thương Việt Nam. Nguồn: Ảnh tư liệu (vnf.vn)

Hồ Chí Minh

8

Page 9: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

13

14

50

51

52

56

60

62

64

66

18

20

24

26

30

34

38

40

42

DOANH NHÂN PHẠM THỊ VIỆT NGA: “MUỐN THÀNH CÔNG CẦN PHẢI CÓ TRÍ TUỆ & LÒNG QUẢ CẢM…”

TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ: PHẢI RÕ MỤC TIÊU CỤ THỂ

DOANH NHÂN NGUYỄN NAM PHƯƠNG: SÁNG MÃI“BẢN LĨNH” PHỤ NỮ VIỆT

DỰ THẢO CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ: CÓ “ĐÚNG” VÀ CÓ “TRÚNG”?

DOANH NHÂN HUỲNH QUANG ĐẤU: “NGƯỜI TIÊN PHONG” ĐƯA RAU QUẢ VIỆT ĐI KHẮP NĂM CHÂU

THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU: KỲ VỌNG SỰ MINH BẠCH

DOANH NHÂN NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG: “VAI PHỤ” SAU THÀNH CÔNG CỦA KỀM NGHĨA

HỢP TÁC XÃ: CẦU NỐI KHÔNG THỂ THIẾU CỦA CHUỖI GIÁ TRỊ

GIÁO SƯ LÊ MINH NGỌC: SỰ NGHIỆP GẮN LIỀN VỚI CỐNG HIẾN CHO ĐẤT NƯỚC

CHO TRỒNG BẮP BIẾN ĐỔI GEN: NGÀNH CHĂN NUÔI ĐƯỢC GÌ?

DOANH NHÂN VŨ NGỌC SINH: KHÚC BIẾN TẤU TỪ “TRÍ TUỆ” TỚI “TÂM HỒN”

NGHỊ QUYẾT 19/NQ-CP: CẢI CÁCH TỪ BÊN TRONG BỘ MÁY HÀNH CHÍNH

WB: KINH TẾ VIỆT NAM VẪN TĂNG TRƯỞNG DƯỚI TIỀM NĂNG

DOANH NHÂN PHẠM QUANG VINH: ĐẠI DIỆN TIÊU BIỂU CHO THẾ HỆ DOANH NHÂN TRẺ

BÁN LẺ TRƯỚC LÀN SÓNG NGOẠI: LẺ LOI MỘT CON ĐƯỜNG?

DOANH NHÂN NGUYỄN VĂN VIỆT: CHUYỆN MỞ LỐI GIÁO DỤC CỦA MỘT DOANH NHÂN TRẺ

MẢNH GHÉP CUỐI CÙNG

THẮM ĐẬM NGHĨA TÌNH ĐỒNG HƯƠNG...

PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI UÔNG CHU LƯU TIẾP ĐOÀN ĐẠI BIỂU DOANH NHÂN VIỆT NAM TIÊU BIỂU

60 NĂM GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ, CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG GẶP MẶT CHIẾN SĨ CÁCH MẠNG BỊ ĐỊCH BẮT TÙ ĐÀY ĐANG SINH SỐNG TẠI HÀ NỘI

46

9

Page 10: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

TIN TỨC - ĐẦU TƯ

CẦN CÓ BỘ LUẬT RIÊNG CHO VAMC

TĂNG MỨC VAY VỐN CHO CÁC HỘ NGHÈO THEO NGHỊ QUYẾT 30A

GIẢM THÊM 5 NGÀNH NGHỀ CẤM ĐẦU TƯ KINH DOANH

Trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 31 UBTV Quốc hội, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, nhấn mạnh để hoạt động hiệu quả, cần phải có quy định pháp lý đặc thù hơn cho VAMC, tiến tới cần có một bộ luật riêng cho VAMC và nâng cao năng lực tài chính cho VAMC.

Bên cạnh đó, NHNN cũng đề xuất Chính phủ nâng cao năng lực tài chính cho VAMC từ mức 500 tỷ đồng hiện nay lên 2.000 tỷ đồng, tuy mức vốn này so với mục tiêu mua 200.000 tỷ đồng nợ xấu đến năm 2015 là con số quá nhỏ bé.

Hộ nghèo tại 61 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP sẽ được tăng mức vay vốn tối đa từ 5 triệu đồng lên 10 triệu đồng/hộ để mua giống gia súc, gia cầm, thủy sản hoặc phát triển ngành nghề.Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 28/2014/

TT-NHNN quy định chi tiết về chính sách cho vay ưu đãi lãi suất theo chương trình hỗ trợ các huyện nghèo tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ.

Theo đó, các hộ nghèo trên địa bàn các huyện nghèo được vay vốn ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để mua giống gia súc, gia cầm, thủy sản hoặc phát triển ngành nghề với mức vay tối đa là 10 triệu đồng/hộ; lãi suất vay bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo trong từng thời kỳ. Thời gian áp dụng lãi suất ưu đãi là 3 năm kể từ thời điểm hộ nghèo bắt đầu nhận vốn.

Như vậy, quy định mới tăng mức vay tối đa và tăng thời gian áp dụng lãi suất ưu đãi cho hộ nghèo tại 61 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP.

Thông tư cũng quy định, đối với các khoản vay theo Thông tư số 06/2009/TT-NHNN, phát sinh trước ngày 31/12/2013 và đang còn dư nợ tại NHCSXH tiếp tục được thực hiện theo hợp đồng tín dụng đã ký kết phù hợp với quy

định của pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng. Việc vay vốn ưu đãi theo quy định tại Quyết định 2621/QĐ-TTg và Thông tư này được thực hiện sau khi hết thời hạn vay vốn và hộ nghèo trên địa bàn các huyện nghèo hoàn thành nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng trên.Đối với các khoản vay đúng hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Thông tư số 06/2009/TT-NHNN phát sinh từ ngày 31/12/2013 đến trước ngày Thông tư này có hiệu lực, NHCSXH thống kê và thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP và Thông tư 06/2009/TT-NHNN.Đối với các khoản vay theo Quyết định 2621/QĐ-TTg phát sinh từ ngày 21/12/2013 đến trước ngày Thông tư này có hiệu lực, NHCSXH tiếp tục thực hiện theo Quyết định 2621/QĐ-TTg. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 02/10/2014.

So với dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) được đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận đầu tháng 9 vừa qua, số ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh đã giảm gần một nửa, ở dự thảo mới nhất vừa được gửi xin ý kiến đại biểu ngày 29/9.

10

Page 11: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, theo kết quả rà soát, hiện có 51 lĩnh vực, ngành, nghề, hàng hóa, dịch vụ cấm đầu tư, kinh doanh quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật và 386 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại 391 văn bản pháp luật.Sau khi xem xét, cân nhắc, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thu hẹp lại còn 6 ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và 322 ngành, nghề nhà nước độc quyền hoặc phải có giấy phép kinh doanh, chấp thuận hoặc xác nhận trước khi tiến hành hoạt động.

Dự thảo luật cũng quy định rõ 80 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không cần giấy phép, chấp thuận hoặc xác nhận trước khi tiến hành hoạt động.Các ngành nghề cấm đầu tư kinh

doanh được thể hiện tại một điều của dự thảo luật còn các ngành nghề khác đều được liệt kê tại phụ lục ban hành kèm theo luật. Như vậy, góp ý ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện chỉ quy định trong luật chứ không nên giao Chính phủ định kỳ công bố danh mục cụ thể, sau khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội của nhiều vị đại biểu đã được tiếp thu.

Ngoài Luật Đầu tư (sửa đổi), không ai được quy định về ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh và đầu tư kinh doanh có điều kiện nữa cũng là nhấn mạnh của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khi cho ý kiến tại hội nghị đại biểu chuyên trách ngày 9/9 vừa qua. Sau khi chỉnh sửa, các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh còn lại là: mua bán người, xác người, mô, bộ phận cơ thể người; mại

dâm; các hoạt động liên quan đến sinh sản vô tính trên người. Bên cạnh đó là các chất ma túy, các loại hóa chất bảng bị cấm kinh doanh theo quy định tại phụ lục ban hành kèm theo luật.

Ngành nghề tiếp theo bị cấm kinh doanh là mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã thuộc phụ lục 1 Công ước CITES và mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I theo quy định tại phụ lục 3 ban hành kèm dự thảo luật.

Trong các ngành nghề được đưa ra khỏi danh mục cấm có kinh doanh vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng.

Kinh doanh văn hóa phẩm xâm phạm an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, kinh doanh các loại pháo, hàng giả, các mặt hàng độc hại xâm hại đến tính mạng, sức khỏe con người… cũng không còn ở danh mục cấm. Theo dự kiến, dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp khai mạc vào ngày 20/10 tới đây.

(Tổng hợp)

11

Page 12: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

TIN TỨC - ĐẦU TƯ

CHÍNH THỨC ÁP THUẾ CHỐNG PHÁ GIÁ THÉP KHÔNG GỈ NHẬP KHẨU

TỪNG BƯỚC THƯƠNG MẠI HÓA CÁC SẢN PHẨM KHCN

DỆT MAY HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU XUẤT KHẨU 25 TỶ USD

Việt Nam chính thức áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội, ở dạng cuộn hoặc tấm nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Loan với thuế suất cao nhất là 37%.Quyết định 7896 của Bộ Công Thương có hiệu lực từ ngày 5/10, áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm. Đó là thép không gỉ cán nguội, ở dạng cuộn hoặc tấm với độ dày nhỏ hơn hoặc bằng 3,5mm, được ủ hoặc được xử lý nhiệt bằng phương pháp khác và ngâm hoặc được cạo gỉ để loại bỏ tạp chất dư thừa trên bề mặt của thép không gỉ.Theo Quyết định này, doanh nghiệp Đài Loan bị đánh thuế cao nhất, mức thuế áp cho Yuan Long Stainless Steel Corp lên tới 37,29%. Đối với Trung Quốc, mức thuế chống bán phá giá dao động từ 4,64 đến 6,87%, Indonesia là 3,07% và Malaysia 10,71%.Thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng trong vòng 5 năm kể từ ngày Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá có hiệu lực. Sau một năm kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, các bên liên quan có quyền yêu cầu rà soát thuế chống bán phá giá theo quy định tại Điều 24 Pháp lệnh 20.

Thép không gỉ nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu được ứng dụng vào ngành công nghiệp sản xuất đồ gia dụng như bồn rửa bát, đồ nội thất dạng ống, hệ thống nước nóng, bồn tắm và những vật dụng khác. Các bộ phận của xe hơi, vật liệu xây dựng, dụng cụ làm bếp, bộ đồ ăn...

Những đề án KHCN có tính ứng dụng cao sẽ được sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế để hoàn thiện mô hình kinh doanh.Ngày 4/10, Bộ KH&CN tổ chức “Ngày hội đầu tư” (Demo Day Summer 2014), tạo điều kiện cho 9 nhóm khởi nghiệp thuộc Đề án “Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam” gặp gỡ trực tiếp và tìm kiếm cơ hội từ các nhà đầu tư, quỹ đầu tư trong nước và quốc tế.Chín doanh nghiệp tham gia thuyết trình bao gồm: Astro Telligent (cung cấp phần mềm quản lý tuyển dụng cho các doanh nghiệp), CSK.Ltd (cung cấp giải pháp quảng cáo qua email), Chomp (cung cấp giải pháp quảng cáo dựa trên mạng xã hội), Tech Elite (hỗ trợ tổ chức sự kiện), VnPlay (cung cấp nền tảng phân phối nội dung truyền hình trên Internet và thiết bị di động), Lozi (mạng xã hội chia sẻ địa điểm ăn uống), LoanVi

và Viet Creative. Trong số này, có 3 công ty có sản phẩm đang hoạt động trên thị trường là VnPlay, Lozi và Tech Elite.“Ngày hội đầu tư” đã thu hút sự quan tâm, chia sẻ kinh nghiệm của nhiều tổ chức lớn trong và ngoài nước như Ngân hàng Quốc tế VIB, Angle Lab (Hoa Kỳ), Quỹ đầu tư mạo hiểm IDG, Quỹ đầu tư Venture Partner (Hoa Kỳ),…Mục tiêu của Đề án “Thương mại hóa công nghệ theo mô hình mẫu Thung lũng Silicon tại Việt Nam” nhằm thu hút vốn đầu tư mạo hiểm để phát triển hệ thống doanh nghiệp KHCN thành công.DN phải có sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, mô hình, chiến lược kinh doanh khả thi và có đội ngũ đủ năng lực thực hiện. Đồng thời tạo môi trường để thu hút chất xám, đầu tư thuận lợi, kết hợp nguồn vốn ngân sách để thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm tư nhân, đặc biệt từ nước ngoài.

Tập đoàn dệt may Việt Nam cho biết, ngành dệt may sẽ xuất khẩu từ 24,5-25 tỷ USD, vượt kế hoạch 0,5-1 tỷ USD, mức độ tăng trưởng 15-16%.9 tháng đầu năm dệt may đã xuất khẩu được 17,2 tỷ USD giá trị, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, dệt may đã xuất siêu khoảng 6,2 tỷ USD do giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu là 11 tỷ USD.Trong đó, nhiều thị trường truyền thống vẫn giữ được nhịp tăng trưởng cao như Mỹ (15%), EU (19%), Nhật Bản (14%) và Hàn Quốc (32%). Hơn nữa, nhiều thị

12

Page 13: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho biết, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm quản lý việc sử dụng và lưu giữ con dấu. Việc thay con dấu bằng chữ ký, chữ ký điện tử sẽ được tiếp tục nghiên cứu, áp dụng khi đủ điều kiện thích hợp.Liên quan đến cải cách thủ tục hành chính về con dấu của doanh nghiệp, báo cáo nêu rõ, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự án luật bỏ quy định về cấp con dấu cho doanh nghiệp và để doanh nghiệp tự quyết định về hình thức và nội dung con dấu. Theo dự thảo luật, con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu. Trường hợp giao dịch với các đối tác không sử dụng dấu thì doanh nghiệp Việt Nam cũng không bắt buộc sử dụng dấu mà các bên giao dịch xác định giá trị pháp lý văn bản căn cứ vào chữ ký của người có thẩm quyền giao dịch. Song, doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Quy định chi tiết về đăng ký con dấu và việc chuyển giao thông tin quản lý con dấu sau khi dự án luật có hiệu lực đối với con dấu đã được cấp theo quy định pháp luật hiện hành được giao Chính phủ quy định.Như đã thông tin, giữa tháng 9 vừa qua, Thủ tướng cũng đã chỉ đạo Bộ Công an nghiên cứu sửa đổi quy định về quản lý con dấu theo hướng cho phép doanh nghiệp chủ động tự khắc dấu, thông báo sử dụng con dấu, tiến tới thay con dấu bằng chữ ký, chữ ký điện tử.

CHƯA THỂ BỎ QUY ĐỊNH DOANH NGHIỆP PHẢI CÓ CON DẤU

(Tổng hợp)

trường đã được mở rộng thêm như dự kiến sẽ xuất khẩu được sang Trung Quốc 2,2 tỷ USD, Canada 800 triệu USD và Nga 300 triệu USD.Một tín hiệu khá tích cực là các doanh nghiệp đã bắt đầu đa dạng hóa nguồn cung cấp nguyên phụ liệu. Ấn Độ đã thay thế Trung Quốc trở thành nhà cung cấp bông đứng thứ 2 sau Mỹ cho Việt Nam. Theo đó, 9 tháng qua Việt Nam đã nhập khẩu 550 nghìn tấn bông với giá trị khoảng 1,1 tỷ USD. Trong đó gần một nửa là nhập khẩu từ thị trường Mỹ, còn nhập từ Ấn Độ đạt giá trị 300 triệu USD.Theo đại diện của Tập đoàn dệt may Việt Nam, đơn hàng của các doanh nghiệp trong ngành khá dồi dào. Dự kiến trong năm nay, toàn ngành sẽ xuất khẩu từ 24,5-25 tỷ USD, vượt kế hoạch 0,5-1 tỷ USD, đạt mức độ tăng trưởng 15-16%.Trước đó vào ngày 2/10, trong buổi làm việc với Bộ Công Thương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng với triển vọng hoàn thành 3 FTA với EU, Hàn Quốc và Liên minh Thuế quan Nga-Belarus-Kazakhstan vào cuối năm nay, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ có cơ hội rất lớn.Theo đó, nếu FTA với EU đi vào thực hiện thì chỉ riêng mặt hàng dệt may vào thị trường này sẽ tăng

thêm tới 12 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. Người đứng đầu Chính phủ nhận định, xuất khẩu dệt may thêm 1 tỷ USD, đất nước sẽ có thêm 250.000 việc làm mới.

Với tập quán, thói quen sử dụng con dấu và điều kiện hạ tầng kỹ thuật của Việt Nam, trong thời gian tới vẫn cần giữ quy định về doanh nghiệp phải có con dấu riêng.Quan điểm này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu tại báo cáo tiếp thu, chỉnh lý, giải trình dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) vừa được gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội. Quá trình góp ý hoàn thiện dự thảo luật, một số ý kiến đề nghị bỏ quy định về doanh nghiệp phải có con dấu nhằm giảm phiền hà cho doanh nghiệp. Gần đây, nhiều quốc gia đã thực hiện không dùng con dấu trong hoạt động của doanh nghiệp. Giải trình ý kiến này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nêu thực tế ở một số nước, việc xác định giá trị pháp lý văn bản giao dịch của doanh nghiệp chỉ cần căn cứ vào chữ ký của các bên giao dịch.Mặt khác, hiện nay chữ ký số cũng đã được sử dụng và qua tham vấn, đại diện của Công ty Tài chính quốc tế (IFC) thuộc Nhóm Ngân Thế giới cho biết, nếu tiến hành cải cách quy định về con dấu như trên, xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam sẽ tăng lên nhiều bậc. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng trong thời gian tới vẫn cần giữ quy định về doanh nghiệp phải có con dấu riêng, như lập luận đã nêu ở đầu bài viết.

13

Page 14: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

SỰ KIỆN DOANH NGHIỆPB.A FURNITURE - BOUTIQUE ART

PVCOMBANK CHO VAY MUA ÔTÔ CHỈ 6%/NĂM

GAL CHÍNH THỨC TÁCH RA ĐỘC LẬP THÀNH CÔNG TY AN THUẬN PHÁT

Nhằm đem lại cho khách hàng của B.A Furniture - Boutique Art niềm vui được sở hữu sản phẩm nội thất cao cấp vào “thời điểm vàng mùa xây dựng - nội thất”, Boutique Art thực hiện chương trình khuyến mãi duy nhất trong năm 2014 với các mức giảm giá vô cùng hấp dẫn. Giảm giá từ 10% đến 50% cho tất cả các sản phẩm của đồ gỗ nội thất B.A – Boutique Art, từ ngày 01/10 đến hết ngày 31/10/2014.

Ngân hàng PVcomBank đang triển khai chương trình cho vay lãi suất cực thấp chỉ 6%/năm cho khách hàng mua ôtô.

Mức lãi suất này được áp dụng cho 6 tháng đầu tiên. Ngân hàng cam kết sẽ hỗ trợ lãi suất hấp dẫn trong các tháng tiếp theo trên cơ sở lãi suất tiết kiệm tại PVcomBank cộng với biên độ thấp, cạnh tranh nhất trên thị trường. Hồ sơ vay vốn đơn giản, thủ tục nhanh chóng và giải ngân trong vòng 24 giờ kể từ khi hồ sơ được phê duyệt.

Ngày 1/10, tại trụ sở Công ty An Thuận Phát đã diễn ra buổi công bố GAL chính thức tách ra độc lập là Công ty An Thuận Phát. Cơ cấu mới gồm An Lạc là cổ đông lớn và các cổ đông tư nhân bên ngoài.Năm 2009 GAL bắt đầu xuất hiện trên thị trường Tp.HCM với khởi nguồn là phòng kinh doanh nội địa. Năm 2011 GAL tiếp tục mở rộng thị trường các tỉnh miền Nam, Hà Nội và tham gia các sự kiện lớn của giới trẻ: Hoa Học Trò, Hot Vteen… Năm 2012 GAL có mặt tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam với 6 cửa hàng trực thuộc và gần 100 đại lý. Ngày 1/10/2014 quyết định chuyển giao cho HĐQT mới với nhiệm vụ mới: kinh doanh và phát triển thương mại.Định hướng kinh doanh, khách hàng mục tiêu là giới trẻ và tập trung khai thác tối đa phân khúc “trung bình - khá”. Đối tác sản xuất là Alsimex và An Thành., LTD.

hân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -

10/10/2014), ngày 2/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự buổi gặp mặt 400 chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày từ hơn 30 nhà tù trong cả nước vào thời kỳ đấu tranh giành độc lập cho Tổ quốc hiện đang sinh sống tại Hà Nội.

Cùng dự có đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội. Đại diện chiến sĩ bị địch bắt tù đày Hà Nội đã ôn lại kỷ niệm một thời đấu tranh trung dũng kiên cường, chống lại chế độ nhà tù thực dân, đế quốc. Bị giam giữ tại nhiều nhà tù “địa ngục trần gian” thời bấy giờ như Hỏa Lò, Sơn La, Phú Quốc, Kon Tum, Chín Hầm, Phú Lợi, Chí Hòa... với ý chí kiên trung hướng về Đảng, cách mạng các chiến sĩ đã vượt lên các thủ đoạn tra tấn tàn ác, dụ dỗ xảo quyệt, làm thất bại âm mưu của kẻ thù, biến nhà tù thành trường học cách mạng, không ngừng bồi dưỡng phẩm chất. Dưới sự lãnh đạo của đảng bộ nhà lao, nhiều cuộc đấu tranh tay không của những người tù đã được tổ chức thành công, buộc địch phải chùn bước và nể sợ. Nhiều chiến sĩ đã vượt ngục trở về với nhân dân, đồng chí, tiếp tục tham gia cống hiến cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong cuộc sống hiện thời, các chiến sĩ cách mạng tiếp tục nêu cao gương sáng, động viên thế hệ trẻ, tích cực tham gia các hoạt động chính quyền đoàn thể, xây dựng Thủ đô văn minh hiện đại.

Tự hào về truyền thống cách mạng, đại diện các chiến sĩ cách mạng cũng bày tỏ vui mừng trước những đổi thay về đời sống kinh tế xã hội của Thủ đô sau ngày giải phóng, mong muốn được đóng góp nhiều hơn cho đất nước. Các đại biểu cũng băn khoăn trăn trở trước những tồn tại như đạo đức lối sống bị xuống cấp, giá trị tinh hoa ngàn đời của Thủ đô văn hiến đứng trước nguy cơ mai một... làm ảnh hưởng đời sống người dân, cản trở sức phát triển,

N

14

Page 15: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

THÔNG TIN CHÍNH SÁCH

60 NĂM GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔChủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp mặt chiến sĩ cách mạng

bị địch bắt tù đày đang sinh sống tại Hà Nội

giảm vị thế trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa Hà Nội. Nhắc lại những bài học lịch sử của một thời cả dân tộc đoàn kết đứng lên kháng chiến, các đại biểu mong muốn tinh thần bất khuất tự cường tiếp tục được phát huy trong sự nghiệp xây dựng phát triển và hội nhập quốc tế. Bày tỏ tình cảm kính yêu trân trọng với các chiến sĩ cách mạng, thay mặt Đảng bộ thành phố Hà Nội, đồng chí Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy mong muốn các chiến sĩ cách mạng bằng kinh

nghiệm, uy tín của mình tiếp tục cống hiến cho Thủ đô. Đảng bộ và nhân dân Hà Nội nguyện đoàn kết vượt qua thách thức, xây dựng Thủ đô xứng đáng với sự hy sinh, mong đợi của các chiến sĩ.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước thăm hỏi động viên các thế hệ cựu tù chính trị, tù binh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã biểu dương công lao của chiến sĩ cách mạng yêu nước, đã chịu nhiều hy sinh mất mát, góp phần xương máu vào thắng lợi chung

của dân tộc. Ghi nhớ những tấm gương kiên trung bất khuất của những người con ưu tú của dân tộc, Chủ tịch nhấn mạnh, những cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất trong nhà tù của thực dân đế quốc không chỉ là mặt trận chiến đấu đầy khắc nghiệt, hiểm nghèo mà là bộ phận quan trọng của cách mạng dân tộc. Vui mừng gặp lại những người đồng chí tuổi đã cao nhưng tinh thần và ý chí cách mạng không hề suy giảm, Chủ tịch nước mong muốn các chiến sĩ cách mạng tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền nhân dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở và pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn nhằm khắc phục bệnh hình thức, xa dân, phòng chống tham nhũng lãng phí, làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên thực sự là công bộc của dân, thực hiện thật tốt Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch nước đề nghị các Bộ, ngành, thành phố Hà Nội tiếp tục chăm lo nhiều hơn cho các chiến sĩ cách mạng, đề xuất những cơ chế, chính sách hợp lý nhằm thực hiện tốt chính sách đền ơn đáp nghĩa.

Chủ tịch nước gặp mặt đại biểu đại diện các thế hệ chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày.

Hoàng Giang - TTXVN

15

Page 16: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

CẦN PHẢI CÓ TRÍ TUỆ & LÒNG QUẢ CẢM…”

“MUỐN THÀNH CÔNG

Luôn gây ấn tượng với gương mặt phúc hậu, nụ cười đằm thắm, nữ doanh nhân Phạm Thị Việt Nga - Tổng Giám đốc Công ty CP Dược Hậu Giang đã chứng

tỏ bản lĩnh, tài trí và tâm đức của một trong 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á. Nhân kỷ niệm 10 năm ngày Doanh nhân Việt Nam, chúng tôi đã có dịp

trao đổi với bà nhằm giúp độc giả, nhất là những doanh nhân nữ hiểu hơn về những giá trị mà người phụ nữ tài đức vẹn toàn này đã gây dựng.

Quang Minh

- DNVN: Xin chào bà, bà vui lòng cho biết những thành quả đã đạt được trong thời gian qua và mục tiêu chiến lược của Dược Hậu Giang trong thời gian tới có gì nổi bật?- DN Phạm Thị Việt Nga: Hiện nay, có thể nói Dược Hậu Giang là doanh nghiệp dẫn đầu ngành công nghiệp Dược Việt Nam về sản lượng cũng như chất lượng. Công ty đạt tất cả các tiêu chuẩn về Thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP), Thực hành bảo quản kho tốt (GSP), Thực hành phòng thí nghiệm tốt (GLP), hệ thống quản lý chất lượng đạt ISO 9001 phiên bản 2000, phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp theo tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025:2001. Sản phẩm 18 năm liền được người tiêu dùng bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao, và mới đây nhất DHG Pharma vinh dự đứng vị trí thứ 5 trong top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2014 do Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức và được trao kỷ niệm chương vinh danh Doanh nghiệp 3 năm liên tiếp lọt vào bảng xếp hạng. Hệ thống phân phối của DHG Pharma sâu và rộng khắp 63/63 tỉnh, thành trong cả nước và hiện có 12 công ty con phân phối, 25 chi nhánh,

TRÒ CHUYỆN CÙNG DOANH NHÂN

16

Page 17: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

67 nhà thuốc/quầy thuốc tại các bệnh viện, đã cung cấp được những sản phẩm chất lượng, hiệu quả đến tận tay người tiêu dùng. Bên cạnh đó, công ty cũng đã mở rộng thị trường xuất khẩu như: Moldova, Ukraina, Myanmar, Mông cổ, Nigeria, Singapore, Nga, Campuchia, Lào, Jordan.... và sẽ tiếp tục xuất khẩu sang các nước Philippines, Hong kong, Sri Lanka, Dominica, Yemen, Malaysia, Bắc Triều Tiên, Iran. Tuy nhiên, thành quả nhiều nhưng khó khăn và thách thức cũng rất lớn. Nhiệm vụ tiếp theo của chúng tôi là phải vươn rộng ra nhiều hơn nữa thị trường quốc tế, bên cạnh đó còn phải đối phó với áp lực cạnh tranh của các hãng dược nước ngoài khi thị trường mở cửa hoàn toàn nhờ các Hiệp định WTO 2007, Hiệp

định AFTA 2005…

- DNVN: Thưa bà, trong sự nghiệp của mình đã bao nhiêu lần bà phải thay đổi chiến lược kinh doanh để vượt bão?-DN Phạm Thị Việt Nga: Mỗi một ngày trôi qua, doanh nghiệp nào cũng phải có thay đổi, bản thân Dược Hậu Giang cũng như cá nhân tôi cũng phải thay đổi, chỉ có một điều duy nhất mà bản thân tôi cũng như nhiều lãnh đạo khác không thay đổi đó là trách nhiệm với cổ đông đã đặt niềm tin vào mình, với người lao động, với xã hội,… Làm được điều đó, tôi tin rằng bất cứ người lãnh đạo nào cũng sẽ được cộng đồng tôn trọng, quý mến, từ đó, nhất định sẽ thành công.

- DNVN: Mọi người ưu ái gọi bà

là “Nữ tướng thời mở cửa”, “Bông hoa thép trên thương trường” bà nghĩ sao về những lời khen tặng mà mọi người dành cho bà?- DN Phạm Thị Việt Nga: Tôi nghĩ hình ảnh đúng nhất mà mọi người nghĩ đến ngay khi nhắc đến tôi đó là người phụ nữ chân chất, có phần hơi lam lũ, giống nông dân hơn là doanh nhân (cười). Đối với tôi, nhận được sự ưu ái, quan tâm từ mọi người đó là niềm hạnh phúc, rất đáng trân quý và từ đó phấn đấu hơn nữa. Tôi quan niệm mình làm trong ngành dược nên phải lấy cái tâm làm gốc. Tâm không chỉ là tâm huyết với nghề mà còn là tâm đức đối với người bệnh, với đồng nghiệp và cộng đồng. Và tôi tâm niệm là làm bất cứ việc gì mà xuất phát từ tâm ắt sẽ thành công, nhất là đối với những người làm

17

Page 18: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

nghề dược thì “Làm thật và làm bằng cái Tâm của mình - có như thế mới bền được”.

- DNVN: Bà đánh giá vai trò của Doanh nhân trong sự phát triển của một đất nước, cụ thể là ở Việt Nam như thế nào?- DN Phạm Thị Việt Nga: Doanh nhân có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của đất nước, nền kinh tế của một đất nước có mạnh thì mới được thế giới công nhận. Sinh thời, Bác Hồ cũng đã đánh giá cao vai trò của đội ngũ doanh nhân như: “…giới công thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng”. Như vậy, Bác đã xác định rõ nhiệm vụ xây dựng kinh tế là nhiệm vụ của doanh nghiệp, doanh nhân. Ngày nay, lời dạy đó của Bác Hồ vẫn còn nguyên giá trị, giới doanh nhân Việt Nam đang cống hiến tài năng, trí tuệ và tâm huyết của mình cho xây dựng doanh nghiệp, góp phần xây dựng đất nước.

- DNVN: Một trong những hành động ý nghĩa của doanh nhân ngày nay đó là thường tham gia nhiều công tác xã hội, đây được xem là một cách chia sẻ với cộng đồng. Bà cũng là người rất thường xuyên tham gia các hoạt động vì cộng đồng, xin bà chia sẻ thêm về vấn đề này?- DN Phạm Thị Việt Nga: Hoạt động vì cộng đồng của Dược Hậu Giang hay cá nhân tôi đều mang hai ý nghĩa: “Nên cho đi” bởi có cho thì mới có nhận, có thể mình không nhận lại bằng vật chất hoặc được đền ơn ngay lập tức nhưng đó là những niềm vui vô hình mà bạn không chạm vào được. Ý nghĩa thứ hai đó là tôi sinh ra trong một gia đình cách mạng,

ược Hậu Giang tiền thân là Xí nghiệp quốc doanh Dược phẩm 2/9

được thành lập ngày 02/9/1974 tại tỉnh Cà Mau. Sau 40 năm phát triển, doanh thu bán hàng của Công ty liên tục tăng và luôn dẫn đầu ngành công nghiệp dược Việt Nam. Năm 2013, bât châp khủng hoang kinh tê, công ty vẫn tiêp tục tăng trưởng về doanh thu: doanh thu từ dược phẩm tự san xuât năm 2013 đạt 3.005 tỷ đồng, chiêm với 11% thi phần thuốc san xuât trong nước. Theo môt báo cáo của IMS Health, công ty 5 năm liền đưng thư 3 sau 2 tập đoàn lớn thê giới tại thi trương Việt Nam.

Hệ thống phân phối của Công ty hiện có 12 Công ty con, 25 chi nhánh, 67 quầy thuốc - nhà thuốc tại bệnh viện trên ca nước. Mỗi Công ty con và Chi nhánh đều có kho hàng đạt tiêu chuẩn GDP.

Dược Hậu Giang đã được trao tặng nhiều danh hiệu cao quý như: Huân chương lao đông hạng Ba (1988), Huân chương lao đông hạng Nhì (1993), Anh hùng lao đông (Thơi kỳ 1991 - 1995), Huân chương lao đông hạng Nhât (1998), Huân chương đôc lập hạng Ba (2004), Bằng khen Thập niên chât lượng 1996 - 2005 (2005), Hàng Việt Nam chât lượng cao, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng CNXH và Bao vệ tổ quốc (2006-2007), Huân chương đôc lập hạng Nhì (2010),…

tham gia kháng chiến từ năm 14 tuổi, trong chiến tranh được nhiều người dân che chở, giúp đỡ học hành vì vậy, khi hòa bình có điều kiện phát triển kinh tế, tôi giúp đỡ những người còn khó khăn coi như là một món nợ mà tôi phải trả cho nhân dân. Tôi luôn tâm niệm một điều rằng làm từ thiện điều cốt yếu không phải là tiền, mà là ở ý nghĩa của việc làm sẽ giáo dục cho thế hệ trẻ tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

- DNVN: Xin cảm ơn bà về những chia sẻ trên, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 chúc bà luôn dồi dào sức khỏe, thành công và hạnh phúc, chúc cho Công ty Dược Hậu Giang luôn hoàn thành sứ mạng: “Luôn luôn cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, thỏa mãn ước vọng vì một cuộc sống khỏe đẹp hơn”.

D

18

Page 19: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014
Page 20: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

CHÍNH SÁCH KINH TẾ

TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ: PHẢI RÕ MỤC TIÊU CỤ THỂ

uy nhiên, kết quả giám sát của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội lại cho thấy,

GDP có tăng nhưng so với kế hoạch 5 năm sẽ không hoàn thành mục tiêu đề ra. Những lo lắng về “tốc độ” cũng như kết quả của công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế đã được nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề cập, phân tích trong phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ngày 1/10.

“NGẠI” CỔ PHẦN HÓA

Nhìn lại quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu thừa nhận có tâm lý “ngại” cổ phần hóa, tái cấu trúc hoạt động của tổng giám đốc các công ty, tập đoàn nhà nước. “Thực chất, doanh nghiệp biết là việc phải làm, phải sắp xếp lại nhưng đây là việc rất mệt mỏi nên có chuyện né tránh” - Thứ trưởng Trần Văn Hiếu cho biết. Đánh giá sâu hơn, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn

Văn Giàu nhận xét: Thời gian qua, cân đối cung cầu hàng hóa bảo đảm; cân đối lương thực tiếp tục thực hiện tốt mục tiêu an ninh lương thực; cán cân vãng lai, cán cân thanh toán tổng thể thặng dư liên tục 3 năm liền, nhưng vẫn còn ngổn ngang những việc chưa làm được. Điển hình là một số địa phương vẫn nhận thức chưa đầy đủ về tái cơ cấu, đồng nhất tái cơ cấu với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cá biệt, có nơi còn chưa phê duyệt đề án tái cơ cấu kinh tế để tạo đà cho các cơ quan liên quan thực hiện mà chỉ ban hành đề án theo lĩnh vực cụ thể; chưa chấp hành đầy đủ về bố trí vốn. Đặc biệt là tình trạng điều chỉnh quyết định đầu tư dự án diễn ra phổ biến, việc phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ chưa có lộ trình rõ ràng. Đáng lo ngại hơn, tốc độ tăng năng suất lao động Việt Nam còn thấp so với mục tiêu kế hoạch đề ra và thuộc nhóm năng suất lao động thấp nhất ở khu vực Châu Á - Thái

Bình Dương... Từ kết quả giám sát, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhận định: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011-2015 sẽ không đạt mục tiêu đề ra theo Nghị quyết của Quốc hội (6,5-7%) mà khả năng thực hiện chỉ đạt khoảng 5,8%. Sụt giảm này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến việc thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Trước bức tranh còn màu xám, nhiều đại biểu dự phiên thảo luận đặt câu hỏi: Phải chăng động lực và năng lực cải cách của nền kinh tế ít nhiều đang bị suy yếu?

KHÔNG THỂ VỘI VÀNG

Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu khẳng định không hẳn như lo ngại của một số ĐBQH. Chuyển đổi cơ cấu cả nền kinh tế cần có thời gian. Thực tế, chúng ta bắt tay vào tái cơ cấu doanh nghiệp từ sau khi có nghị quyết của Đảng, của Quốc

T

20

Page 21: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

MỨC TĂNG TRƯỞNG NGÀY CÀNG ỔN ĐỊNH, CHO THẤY DẤU HIỆU PHỤC HỒI CỦA NỀN KINH TẾ. ĐÂY LÀ ĐÁNH GIÁ CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VỀ THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ CÔNG, DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC (DNNN) VÀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THEO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011 - 2015.

hội. Đến nay, việc thực hiện mới 2 năm, chưa kể thời gian đầu triển khai bị chậm so với dự kiến bởi còn phải nghiên cứu, làm báo cáo, lập đề án. Nếu chỉ nhìn ở con số 36 doanh nghiệp đã sắp xếp lại thì có thể lo lắng, nhưng cần hiểu đó là giai đoạn “dò đường”. Sắp tới, Thứ trưởng Trần Văn Hiếu kiến nghị, tái cơ cấu doanh nghiệp phải tiến hành ở cả thị trường chứng khoán, bảo hiểm. Tất cả các tập đoàn, tổng công ty sau cổ phần hóa đều phải lên sàn chứng khoán, công khai minh bạch hoạt động, thu hút vốn. Về phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thứ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, quan điểm của Bộ với Đoàn giám sát không có gì mâu thuẫn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, mức tăng trưởng kinh tế ngày càng ổn định và tăng dần, nhưng Đoàn giám sát khẳng định so với kế hoạch 5 năm sẽ không hoàn thành mục tiêu GDP tăng trưởng bình quân 6,5 - 7% là không sai. “Căn cứ nghị

quyết của Quốc hội, điều hành lạm phát cố gắng ở mức dưới 7%. Hiện, chỉ số này ở xung quanh mức 5%, giúp ổn định vĩ mô. Song, có mặt trái thì doanh nghiệp hoạt động khó khăn…” - Thứ trưởng Nguyễn Chí Dũng lý giải. Cùng chung quan điểm, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đánh giá, các kiến nghị trong báo cáo giám sát rất sát thực. Tuy nhiên, tái cơ cấu là một quá trình thường xuyên, liên tục. Đối với ngành ngân hàng quan trọng là phải bảo đảm an toàn hệ thống trong tầm kiểm soát. Giai đoạn đầu của tái cơ cấu, Ngân hàng Nhà nước tích cực xử lý nợ xấu bằng nhiều biện pháp khác nhau. Hiện tượng ngân hàng thương mại gặp khó khăn thanh khoản, các ngân hàng cạnh tranh chạy đua lãi suất đã giảm.

PHẢI RÕ TRÁCH NHIỆM

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của

Quốc hội Nguyễn Đình Quyền phân tích, tái cơ cấu là đổi mới mô hình hoạt động. Quan trọng là cần đánh giá kỹ hiệu quả hoàn thiện về chính sách, đổi mới mô hình như: Việc thành lập Công ty Mua bán nợ xấu, tái cơ cấu Vinalines, Vinashin. Hay, Quốc hội khóa trước đã có ý kiến nhận định nền kinh tế của chúng ta nhỏ bé thế mà cứ ra ngõ là gặp ngân hàng. Bây giờ, qua quá trình tái cơ cấu, kết quả thế nào? Cũng theo ông Nguyễn Đình Quyền, vấn đề cần quan tâm là làm gì để thúc đẩy tái cấu trúc doanh nghiệp, trách nhiệm của từng cấp trước những thiếu sót trong quá trình tái cơ cấu thế nào? Đáng lẽ, kết quả giám sát cũng phải chỉ rõ vấn đề này để từ đó tìm giải pháp tháo gỡ triệt để. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý đề nghị ngành ngân hàng phải làm rõ Công ty Mua bán nợ xấu hoạt động thế nào, thiếu cơ chế gì, tại sao mua 56.000 tỷ đồng nợ xấu nhưng mới bán được có 1.600 tỷ đồng. “Hình như chúng ta rất ngại nói về trách nhiệm, nặng nhất cũng chỉ phê bình là chưa thể hiện quyết tâm cao” - ông Phan Trung Lý phân tích. Cho ý kiến về những vấn đề nêu trên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý Đoàn giám sát “gia công” thêm báo cáo, bởi “trách nhiệm phải rõ mới chuyển biến”. Báo cáo giám sát cũng phải phân tích đầy đủ kết quả đạt được về tình hình tái cơ cấu, những mặt hạn chế và chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến các hạn chế này. Với các bộ, ngành, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu, cần làm rõ từ nay đến năm 2015 đặt ra mục tiêu tái cơ cấu cụ thể như thế nào? Chủ trương, giải pháp nào để triển khai? “Nên bỏ công thức viết là cơ bản tán thành với báo cáo giám sát. Nếu không sẽ rất khó thực hiện”- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói.

HÀ PHONG - HANOIMOI

21

Page 22: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

PHỤ NỮ VIỆT

Sáng mãi

“BẢN LĨNH”Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, vươn lên bằng một ý chí thép, ý chí giàu truyền thống cách mạng, chị đã trở thành một nữ doanh nhân bản lĩnh,

thành đạt với khởi đầu là một phụ nữ “chân chất”. Câu chuyện về chị luôn mang đến nhiều cảm xúc cho người nghe: xúc động, ngưỡng mộ xen lẫn

yêu thương, quý trọng, người phụ nữ được ví như “ngọn hải đăng” trên biển ấy là doanh nhân Nguyễn Nam Phương - Tổng Giám đốc Công ty TNHH

MTV Lan Anh.

BÔNG HỒNG VÀNG BẢN LĨNH

Tên tuổi nữ doanh nhân Nguyễn Nam Phương gắn liền với nhiều lĩnh vực như sản xuất nước uống tinh khiết đóng chai, kinh doanh nhà hàng sân vườn, sản xuất gạch các loại, kinh doanh bất động sản… Trong những năm qua, chị đã đạt được nhiều thành tích từ việc sản xuất, kinh doanh và điều hành doanh nghiệp. Chị đã được các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương trao tặng nhiều giải thưởng cao quý như: 2 năm liền đạt giải Ba Ngọn Hải Đăng và 3 năm liền đạt giải Bông Hồng Vàng, được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba…Chị sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng, bố là Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam từng trải qua hai cuộc kháng chiến khốc liệt. Ngày vào

Nam lập nghiệp, hành lý chị mang theo vỏn vẹn chỉ là mấy bộ đồ. Không tiền, không nghề nghiệp, chị làm đủ việc để đắp đổi qua ngày. Chị từng đi bán nước chè xanh, làm thuê làm mướn đủ mọi nghề. Đến năm 1993, chị bắt tay vào kinh doanh, với số vốn ít ỏi chị đã mở quán ăn kinh doanh ngành ăn uống. Ông trời không phụ lòng người đã cho chị cơ hội kinh doanh phát triển dần dần để chị có tiền nuôi con ăn học. Và chị đã tích cóp từng đồng, dành dụm để mở rộng kinh doanh và tạo dựng gia đình an cư lập nghiệp. Chị chọn nơi sinh sống ổn định là xã Hòa Long, TP. Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sau những năm tháng bươn trải nhiều nơi ở Bình Phước, TP. Hồ Chí Minh.Năm 2006, nhận thấy cơ hội đã đến, chị mạnh dạn kinh doanh nước uống tinh khiết, sản xuất

nông nghiệp. Lúc đầu chị thuê đất của các hộ dân để canh tác sau đó chị mua luôn để sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn, mở trang trại chăn nuôi. Nhờ làm nông nghiệp giỏi chị đã được Trung ương Hội Nông dân trao tặng giải thưởng Trâu Vàng Đất Việt (nông dân sản xuất, chăn nuôi giỏi). Công việc sản xuất, kinh doanh của chị không ngừng phát triển, đến năm 2007, chị đã đầu tư thêm nhà hàng ăn uống và kinh doanh bất động sản.Hơn 15 năm lập nghiệp, quãng thời gian không phải là dài so với lịch sử phát triển của một công ty nhưng là khoảng thời gian chị nếm trải đủ những cung bậc cảm xúc khác nhau của một đời người. Đó là những giọt nước mắt đắng cay khi thất bại và những nụ cười mãn nguyện của thành công. Có thể nói, sự nghiệp vững vàng của chị hôm nay là cả

TRÒ CHUYỆN CÙNG DOANH NHÂN

Quang Minh

22

Page 23: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

23

Page 24: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

một quá trình dài nỗ lực làm việc không biết mệt mỏi. Thậm chí, có lần bị ốm phải nhập viện mổ, chị giấu không cho ai biết vì sợ mọi người lo lắng, nhất là mẹ già.Nhìn những lớp bằng khen, giấy khen mà các cấp, các ngành trao tặng cá nhân cũng như tập thể Công ty Lan Anh mới hiểu hết được những việc làm thiết thực mà chị và tập thể đơn vị đang miệt mài đóng góp cho đời. Từ năm 2000 đến năm 2008 chị liên tục có tên trong danh sách 36 nữ doanh nhân tiêu biểu của cả nước vinh dự được trao giải thưởng Bông hồng vàng do phòng Công nghiệp Việt Nam tổ chức, Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng trao tặng giải thưởng cho những nữ doanh nhân có thành tích xuất sắc trong kinh doanh và có nhiều đóng góp cho cộng đồng. 3 năm liền doanh nghiệp của chị đã vinh dự được trao tặng giải Đồng “Ngọn hải đăng” của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 3 năm liền đạt giải thưởng Trâu Vàng Đất Việt do Trung ương Hội Nông dân trao tặng. Đặc biệt, giải thưởng cao quý nhất là Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước trao tặng cho chị. Tiếp tục duy trì và giữ vững vị thế trong các giải thưởng uy tín, từ đó đến nay, chị tiếp tục là một trong những Bông hồng vàng tỏa sáng, Top 15 nữ doanh nhân nhiều năm liền đạt cúp Bông hồng vàng được trao kỷ niệm chương “Vì sự phát triển doanh nghiệp”, và Công ty TNHH MTV Lan Anh tiếp tục nhận được giải Đồng danh hiệu “Ngọn hải đăng” tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu..

CHO ĐI LÀ NHẬN LẠI

Đi lên từ gian khó nên chị Phương đồng cảm với những

người nghèo, kém may mắn. Hàng năm, chị cùng công ty thực hiện nhiều chương trình từ thiện, trao học bổng cho sinh viên nghèo, xây nhà tình nghĩa, sửa chữa sân trường, trồng cây xanh bóng mát để các em học sinh học tập tốt hơn… Chị tâm sự: “Trong kinh doanh, cần chú trọng cái tâm, cái đức”, vì vậy, công ty chị đã thực hiện một số dự án như xây dựng 343 căn nhà hỗ trợ bán cho người có thu nhập thấp trả chậm trong vòng 5 năm, tạo công ăn việc làm cho người lao động, lo chốn ăn ở cho người khó khăn. Hiện nay, Công ty TNHH MTV

Lan Anh mạnh dạn tiếp tục đầu tư xây dựng 152 căn nhà ở xã hội tại dự án Lan Anh 1 mở rộng. Với quy mô 20.000m2 xây dựng dạng nhà liền kề thấp tầng, nhà ở theo tiêu chuẩn nhà ở xã hội 70m2 và dưới 70m2/căn, toàn bộ diện tích đầu tư đều thuộc quyền sở hữu của công ty, tạo sự an tâm tin tưởng cho khách hàng mua nhà... Vị trí nằm ở khu vực đắc lợi, cách bệnh viện Tỉnh chỉ 600m và trung tâm hành chính 2km, nằm gần khu vực chợ, trường học.. chắc chắn rằng dự án sẽ thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Giá trị mỗi căn nhà từ

TRÒ CHUYỆN CÙNG DOANH NHÂN

24

Page 25: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

540 – 580 triệu đồng. Được ngân hàng ký hợp đồng cam kết với Công ty hỗ trợ khách hàng vay mua nhà theo gói “30 nghìn tỷ” dành cho người mua nhà xã hội. Với lãi suất ưu đãi khoảng 5% mỗi năm, thời gian vay tối đa trong 15 năm, khách hàng chỉ cần trả trước cho Công ty 20-30% giá trị căn nhà, phần còn lại được ngân hàng cho vay... nhằm tạo điều kiện tốt nhất dành cho khách hàng có nhu cầu. Nhà ở xã hội của Công ty Lan Anh được xây dựng theo thiết kế hiện đại, vững chắc, thuộc cấp 4A, với cấu trúc 1 phòng khách, 2 phòng ngủ, 1 bếp, 1 vệ sinh, sân trước và sau, tường riêng, móng riêng, trần thạch cao.. bên cạnh đó hệ thống cây xanh vỉa hè thoáng mát.. sổ hồng riêng từng căn, trao tay khách hàng. Khách hàng có thể yên tâm tận hưởng những giá trị của cuộc sống. Ông Võ Thành Kỳ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết: Các dự án của Công ty Lan Anh góp phần phát triển kinh tế - xã hội đối với xã Hòa Long và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Cũng chính từ những đóng góp cho sự phát triển của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong nhiều năm qua và uy tín của doanh nghiệp, Công ty Lan Anh

Nữ doanh nhân bản lĩnh, kiên cườngMột thuở chuyên cần gây dựng nghiệp

San sẻ với đời nhận niềm vuiHải Đăng Nam Phương luôn soi sángBông hồng luôn nở sắc Vàng tươi…

đã đầu tư hoàn thành nhiều dự án mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Do vậy, khi Công ty Lan Anh gặp khó khăn đã được Chính phủ, các bộ ngành và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hỗ trợ doanh nghiệp qua lại nhà ở thương mại thành nhà ở xã hội.Ngoài chuyện kinh doanh, với chị, lúc này tài sản lớn nhất là những đứa con. Chúng là điểm tựa, là động lực để chị làm việc. “Mặc dù thương con nhưng tôi không mong muốn để lại tài sản hay tiền bạc mà để lại cho chúng cách sống, cách nghĩ, trở thành người có ích cho xã hội. Nhiều lúc bận công việc nhưng tôi cố gắng tranh thủ thời gian để ở bên con, lắng nghe và động viên con…”.Không chỉ giỏi kinh doanh, chị còn có một tấm lòng vàng luôn hướng về cộng đồng, và chắc chắn

sau những thăng trầm đã trải qua nữ doanh nhân Nguyễn Nam Phương sẽ còn tiến xa hơn nữa trên thương trường, góp sức xây dựng quê hương.

Công trình nhà ở xã hội của Công ty Lan Anh

Trụ sở mới của Công ty Lan Anh

Phối cảnh mặt bằng Dự án nhà ở xã hội của Công ty Lan Anh

CÔNG TY TNHH MTV LAN ANHSố 1, Khu dân cư Lan Anh 1, Đường Võ Văn Kiệt, Ấp Tây, Xã Hòa Long, TP. Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa - Vũng TàuĐT: 064 3742 921 - Website: www.lananhbrvt.com

25

Page 26: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

CHÍNH SÁCH LIÊN KẾT

DỰ THẢO CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ:CÓ “ĐÚNG” VÀ CÓ “TRÚNG”?

à một trong những doanh nghiệp Việt Nam “hiếm hoi” được lọt vào “mắt

xanh” của các tập đoàn lớn khi trở thành nhà cung ứng linh kiện cho Canon và Samsung, song theo ông Trần Anh Vương, Giám đốc Công ty Thép Bắc Việt, trong suốt gần 5 năm làm công nghiệp hỗ trợ(CNHT), DN vẫn không nhận được hỗ trợ nào mà phải tự “vật lộn” để sống. CAM PHẬN CHẦU RÌA “Chúng tôi có nhiều kinh nghiệm đau thương về CNHT vì làm suốt 4, 5 năm nay mà không được hỗ trợ gì. Năm 2009 khi làm dự án, lãi suất thị trường là 10%, Chính phủ đưa chính sách kích cầu ưu đãi 4%, nhưng cũng chỉ được 1 năm thì lãi suất lên 20%, lãi suất cứ như vậy bị thả nổi. Nhiều DN lao đao, rất khó khăn, nhiều dự án, thậm chí dự án lớn, như dự án ô tô là bị sập. Giờ chúng tôi vẫn phải vật lộn với lãi suất lên đến 24%”, ông Vương nói.Thiếu chính sách hỗ trợ thiết thực đã khiến cho các DN CNHT khó nâng cao được năng lực để đáp ứng được các yêu cầu cao của các tập đoàn sản xuất lớn. Theo bà Đào Thị Thu Huyền, Chánh văn phòng cấp cao Công ty Canon Việt Nam, dù đã gửi nhiều danh mục linh kiện cần nội địa hóa đến các DN trong nước, cũng như tổ chức nhiều hội chợ, triển lãm để thu hút DN song

vẫn chưa đạt được kết quả. Từ những thiết bị phụ trợ như linh kiện điện, bán dẫn và thiết bị kết nối, lò xo, hay các nguyên vật liệu như nhựa và thép cuộn, đến các sản phẩm phụ trợ thông thường như… băng dính, nhà sản xuất này cũng phải nhập khẩu từ nước ngoài do DN trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu. Trước thông tin trên, ông Mai Văn Đáng, Giám đốc Công ty TNHH Mai Văn Đáng, bày tỏ nỗi bức xúc khi cho rằng, DN nội địa không đến mức “quá tệ” khi không làm nổi cái ốc vít hay băng keo, bởi có nhiều DN còn sản xuất được linh kiện xuất khẩu đi nước ngoài. Vấn đề ở chỗ, các DN FDI khi đầu tư vào Việt Nam đã kéo theo cả “anh em họ hàng” nên dù có các hội thảo kết nối, thì DN nội cũng

luôn bị “từ chối khéo”. Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Ô tô Trường Hải, thì cho biết khi đầu tư vào Việt Nam, FDI thường kéo theo các nhà sản xuất, từng là đối tác đã nắm bí quyết công nghệ, trong khi các chính sách liên kết lại chưa tạo được tính lan tỏa từ khối này. Thực tế này khiến cho các DN trong nước vẫn không có đủ sức để “chen chân” vào chuỗi cung ứng. Theo các DN, không thiếu các chính sách hỗ trợ cho ngành này, song có một thực tế là việc thực thi và triển khai các ưu đãi, hỗ trợ của Chính phủ hiện vẫn còn nhiều bất cập. Theo bà Lê Thị Thanh Hằng, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất phụ tùng ô tô xe máy Hưng Yên, thẳng thắn nhìn nhận những ưu đãi đối với CNHT trong thời gian

L

26

Page 27: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

THIẾU CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CÙNG NHỮNG BẤT CẬP TRONG QUÁ TRÌNH THỰC THI ĐANG KHIẾN CHO CÁC DOANH NGHIỆP (DN) HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ PHẢI TỰ “VẬT LỘN” SONG VẪN “NẰM NGOÀI”

CHUỖI GIÁ TRỊ CUNG ỨNG VỚI CÁC TẬP ĐOÀN LỚN. DO ĐÓ, DỰ THẢO PHÁT TRIỂN CNHT ĐƯỢC BỘ CÔNG THƯƠNG ĐƯA RA ĐÃ DÀNH ĐẾN 30.000 TỶ ĐỒNG VỐN ƯU ĐÃI CHO CNHT ĐANG ĐẶT RA KỲ VỌNG SẼ TẠO NÊN “CÚ HÍCH”

CHO NGÀNH CÔNG NGHIỆP XƯƠNG SỐNG NÀY.

ÔNG CAO QUỐC HƯNGTHỨ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

BÀ TRƯƠNG THỊ MỸ BÌNH THÀNH VIÊN BAN SOẠN THẢO DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH

ÔNG NGUYỄN VĂN TRÍ - CÔNG TY ĐIỆN TỬ 4B

CẦN CHÍNH SÁCH THIẾT THỰC HƠNNhiều năm qua, Chính phủ đã có định hướng cho ngành, nhưng việc hỗ trợ như thế nào thì cần sự tham vấn của DN và các nhà hoạch định chính sách nhằm tạo ra sự lan tỏa chung. Do đó, tất cả những ý kiến đóng góp sẽ được cân nhắc để bổ sung, nhằm hoàn thiện Dự thảo. Ban soạn thảo sẽ tập trung vào các biện pháp nhằm hỗ trợ về công nghệ, quản trị sản xuất, tiếp cận khách hàng…

Dự thảo hiện dành nguồn vốn 30.000 tỷ đồng để đầu tư cho lĩnh vực này, bổ sung một số ưu đãi về thuế thu nhập DN cũng như các quy định về đầu tư xây dựng cụm công nghiệp hỗ trợ nhằm thu hút các tập đoàn đa quốc gia cung cấp linh kiện và vật liệu toàn cầu đầu tư vào Việt Nam. Những chính sách này hy vọng sẽ thúc đẩy DN phát triển. Song chúng ta cũng phải chấp nhận cạnh tranh về chất lượng, về giá cả theo các cam kết quốc tế.

Chính sách của Chính Phủ cũng không thể “ép” DN nội địa hóa, khiến cho năng lực khoa học công nghệ quốc gia yếu dần, số lượng DN trẻ tham gia vào lĩnh vực này cũng giảm dần. Do đó, chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam sẽ hướng mạnh đến các ngành công nghiệp chế tạo, nhưng nếu không quyết liệt sẽ không đạt được mục tiêu về công nghiệp hóa vào năm 2020.

Chưa có chính sách phù hợp khuyến khích DN nội tham gia vào chuỗi cung ứng, mà đang dàn trải. Đã là tham gia CNHT thì được ưu đãi như nhau, nhưng để trở thành nhà cung ứng linh kiện cho các hãng lớn, phải đầu tư nhiều hơn. Chính phủ cần xác định rõ số DN này và có chính sách khác biệt hơn.

Hy vọng chính sách có thể đi vào thực tế, chứ như DN chúng tôi chục năm rồi cũng chưa bao giờ mơ tới, hay “sờ” được vào ưu đãi. Do đó, trong dự thảo không phân biệt ngành miễn là theo phạm vi điều chỉnh tất cả DN sản xuất CNHT sẽ có ý nghĩa lớn. Song tôi băn khoăn là dự thảo này áp dụng cho các dự án mới hay dự án đã hoạt động thì chưa nêu rõ trong dự thảo.

CẦN CÓ CHÍNH SÁCH KHÁC BIỆT

CẦN QUYẾT LIỆT TRONG THỰC HIỆN

qua quá dàn trải, khi ngành nào cũng là mục tiêu nên “chẳng DN nào nhận được hỗ trợ gì. Đơn cử như Quyết định 12 về chính sách phát triển một số ngành CNHT, chưa quy định rõ danh mục sản phẩm nào được ưu tiên mà chủ yếu là cơ chế xin cho, thiếu gì thì đề xuất. LO LẶP LẠI KỊCH BẢN CŨ? Bà Trương Thị Mỹ Bình, thành viên tổ soạn thảo Nghị định CNHT (Viện Chiến lược phát triển công nghiệp, Bộ Công Thương), cũng thừa nhận các chính sách phát triển CNHT hiện có nhiều bất cập. Đơn cử như Quyết định 1483 quy định 6 nhóm hàng được ưu đãi là quá rộng, chưa tập trung vào những ưu đãi cụ thể. Hay với Quyết định 12, chỉ có duy nhất một DN được hưởng ưu đãi, song lại là DN nước ngoài chứ không phải DN Việt Nam. Thực tế này cho thấy, chính sách phát triển CNHT vẫn chưa nắm “trúng” và “đúng” đối tượng với những yêu cầu sát thực tiễn. Do đó, với dự thảo mới được Bộ Công Thương đưa ra, nhiều DN lo ngại rằng nếu không có những hướng dẫn cụ thể, thì “kịch bản” cũ của ngành CNHT sẽ bị lặp lại. Tỏ ra khá vui mừng với những điểm mới trong dự thảo mới, song ông Vương cho rằng các chính sách đưa ra vẫn “chưa tới”. Đơn cử như chính sách thuế cho

DN sản xuất CNHT, vẫn chưa sát với thực tiễn nhu cầu phát triển của DN. Hay nội dung thành lập Quỹ đầu tư CNHT, với số vốn lên đến 30.000 tỷ đồng, song theo mục tiêu chương trình Quốc gia, chỉ có 500 DN được tiếp cận và hình thành, 200 DN cung ứng cho DN nước ngoài, và chỉ ít DN được tiếp cận ưu đãi. Hoặc với chính sách hỗ trợ đào tạo nhân lực, ông Vương cho rằng không nên đưa lại các chính sách hỗ trợ như trước đây, mà cần nghiêng về từng đối tượng và đúng mục đích để DN được hưởng ưu đãi thiết thực. Dẫn ra câu chuyện phải “chạy vạy” khắp nơi để đi xin ưu đãi, khi xin được thì dự án đã xong, ông Dương cho rằng các chính sách cần tạo thuận lợi cho DN về mặt thủ tục hành chính. Như với phí chuyển giao công nghệ, cần các tiêu chí xác định cụ thể cũng như thủ tục; chi phí đào tạo không có mặt bằng chung nên đánh giá như thế nào; hoặc chính sách thuế, những DN được ưu đãi như Trường Hải, sẽ được hưởng chính sách như thế nào khi Nghị định mới được thực thi? Với một thực trạng như hiện tại, theo các chuyên gia về DN, ngành CNHT chỉ có thể phát triển khi các chính sách được hiện thực hóa và tập trung, chính sách sát với các vấn đề cụ thể mà DN đang cần, thì CNHT mới đạt được hiệu quả cao.

Theo Cẩm An (TBKD)

27

Page 28: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

HUỲNH QUANG ĐẤUCT. HĐQT - TGĐ CÔNG TY CP RAU QUẢ THỰC PHẨM AN GIANG

DOANH NHÂN

“NGƯỜI TIÊN PHONG”Đưa rau quả Việt đi khắp năm châu

ĐƯỢC ĐỀ CỬ ĐẢM NHẬN LÈO LÁI CON THUYỀN ANTESCO TRONG THỜI ĐIỂM LÀM ĂN THUA LỖ ĐẾN MỨC KIỆT QUỆ NHƯNG NHỜ BẢN LĨNH, KHẢ NĂNG NHẠY BÉN VỚI THỊ TRƯỜNG VÀ BIẾT TẬN DỤNG THẾ MẠNH RAU QUẢ CỦA QUÊ HƯƠNG, ÔNG HUỲNH QUANG ĐẤU ĐÃ TỪNG BƯỚC KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN, ĐƯA DOANH NGHIỆP ANTESCO TRỞ THÀNH MỘT TRONG BỐN DOANH NGHIỆP ĐỨNG ĐẦU TRONG LĨNH VỰC RAU QUẢ ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU. BẢN THÂN ÔNG CŨNG TRỞ THÀNH MỘT DOANH NHÂN THÀNH ĐẠT VỚI BÀI HỌC VỀ TINH THẦN KHÔNG KHUẤT PHỤC TRƯỚC KHÓ KHĂN, ÔNG ĐÃ XUẤT SẮC LÀ MỘT TRONG 18 NGƯỜI VỪA ĐƯỢC TRAO TẶNG GIẢI THƯỞNG EY - BẢN LĨNH DOANH NHÂN LẬP NGHIỆP 2014.

TỪ CẬU BÉ MỒ CÔI ĐẾN TẤM GƯƠNG DOANH NHÂN TIÊU BIỂU

Nhìn vào cơ ngơi và địa vị hiện nay của doanh nhân Huỳnh Quang Đấu ít ai biết được rằng ông đã từng trải qua tuổi thơ đầy gian khó, do chiến tranh nên cha mẹ mất sớm (cha hy sinh khi mẹ còn mang thai), không có nhà ở nên ông phải sống nhờ Bà ngoại và cậu ở chùa và những hang đá núi dưới làn bom rơi đạn lạc đánh phá ác liệt của chiến tranh, bữa cơm tương chao cũng không có, chỉ muối ớt, rau rừng. Ngày đất nước giải phóng, cậu bé 17 tuổi ấy lại miệt mài học bổ túc văn hóa để có hành trang vào đời với bao ước mơ, khát vọng. Để có thêm thu nhập, ông Huỳnh Quang Đấu thuở ấy học thêm nghề may, tranh thủ học bổ túc văn hóa, tốt nghiệp cấp III và tốt nghiệp cử nhân kinh tế - khoa quản trị kinh doanh.

Được nhận vào làm việc trong Công ty Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp An Giang, chàng cử nhân trẻ luôn làm tròn trách nhiệm, tích cực phấn đấu, chứng tỏ năng lực và bản lĩnh. Rất nhanh chóng, ông được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc, rồi Giám đốc Công ty Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp An Giang vào năm 1988. Nhưng ít ai biết được chiếc ghế Giám đốc được coi là “ghế nóng” bởi trước đó công ty kinh doanh thua lỗ nặng nề, hàng hóa tồn kho không bán được, 03 quỹ đều âm. Vị trí mới là nơi thử thách bản lĩnh của ông thời trai trẻ. Để vượt qua được tình cảnh ngặt nghèo ấy, ông đã kiên trì đi gõ cửa các ngân hàng xin vay vốn, nhưng đều nhận được những cái lắc đầu. Từ đó ông hiểu rằng, để thuyết phục ngân hàng, bản thân Công ty phải lột xác và ông

TRÒ CHUYỆN CÙNG DOANH NHÂN

THANH TRẦN

28

Page 29: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

bắt tay vào vạch ra kế hoạch, chuyển hướng kinh doanh chi tiết cụ thể, thực hiện từng hợp đồng nhỏ, rồi mới dần dần tìm hợp đồng lớn hơn. Cuối cùng, những nỗ lực của ông cũng được ngân hàng nhận ra và công ty có thêm vốn để hoạt động sản xuất.Lúc bấy giờ hoạt động của công ty chỉ hạn chế trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp, bán các mặt hàng phân bón, máy móc. Ông nghĩ một lúc nào đó các sản phẩm ấy sẽ đến ngưỡng, bão hòa, trong khi khu vực ĐBSCL rất phong phú các sản phẩm nông nghiệp, từ rau củ đến trái cây các loại, nên năm 1993 ông bàn với các cộng sự tìm hướng khai thác. Sản

xuất kinh doanh bằng cách xây dựng nhà máy chế biến rau quả. Sự chuyển hướng kinh doanh đã mang lại hiệu quả: các sản phẩm bắp non, đậu nành, khóm (dứa), xoài, thanh long…đông lạnh được xuất khẩu sang các thị trường EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Antesco tạo dựng được thương hiệu, có chỗ đứng trên thương trường, chinh phục được sự tín

nhiệm của khách hàng.

CHIẾN LƯỢC ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM

Thành công chưa bao lâu sóng gió lại nổi lên, công ty rơi vào khó khăn vì dự trữ 10.000 tấn phân bón phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, theo chỉ đạo của UBND tỉnh An Giang, sau khi dự trữ giá phân xuống giá nên bị lỗ hơn 10 tỷ đồng. UBND tỉnh hứa bằng văn bản nếu dự trữ phân bón bị lỗ UBND tỉnh An Giang cấp bù lỗ nhưng do ngân sách khó khăn nên công ty không được bù lỗ do dự trữ phân bón. “Tôi đã nhiều lần ứa nước mắt, định xin từ chức, nhiều người khuyên giải thể công ty. Nhưng nghĩ mình là Giám đốc, phải đứng mũi chịu sào. Làm sao có vốn để kinh doanh trong khi mình vẫn còn nợ ngân hàng? Không chỉ mất vốn, công ty còn gặp khó về nguồn nguyên liệu; sản phẩm của công ty bị các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan cạnh tranh.”, ông kể lại. Và rồi với ông, con người đầy bản lĩnh ấy đã quyết liệt đương đầu với khó khăn bằng cách thương thảo gia hạn nợ với ngân hàng với lời hứa làm ra đồng lãi nào mang trả nợ đồng nấy, hợp tác với nông dân bằng cách cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm khi nông dân thu hoạch. Dần dần ông đã xoay chuyển con thuyền Antesco vượt qua sóng gió.

Năm 2000, Antesco thực sự vượt qua khó khăn và từ đó trở thành thương hiệu tiếng tăm. Hiện nay công ty có gần 70 sản phẩm rau quả chế biến được xuất qua các thị trường khó tính như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Và cũng trong năm 2000, ông cho xây dựng tiếp nhà máy thứ hai với dây chuyền công nghệ được nhập khẩu từ châu Âu và Mỹ. Tháng 9-2014, công ty khởi công xây dựng nhà máy chế biến rau quả thứ ba tại khu công nghiệp Bình Long, huyện Châu Phú với công suất 10.000 tấn/năm.

Khi đã tạo dựng được thương hiệu trong ngành hàng rau quả đông lạnh, doanh nhân Huỳnh Quang Đấu chưa cảm thấy hài lòng mà vẫn tiếp tục chinh phục thị trường trong và ngoài nước bằng việc khai thác thế mạnh về thủy sản của ĐBSCL. Thế là Antesco có thêm các sản phẩm chế biến từ cá linh như cá linh kho mía, kho lạt, sốt cà và mắm cá linh chưng đóng hộp. Các món ăn dân dã này trở thành

29

Page 30: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

sản phẩm độc đáo, được bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao, sản phẩm được bán ra trong và ngoài nước.

Doanh nhân Huỳnh Quang Đấu còn được ví là doanh nhân biến rác thải thành tiền khi sản xuất thức ăn chăn nuôi bò sữa dạng viên và thân cây bắp ủ chua từ các phế liệu rau quả như các loại vỏ bắp, đậu, khóm… Mỗi năm Antesco xuất khẩu 2.500 tấn thức ăn chăn nuôi bò sữa sang Nhật Bản, Hàn Quốc đạt kim ngạch 750.000USD.

Với những thành tích nổi bật trong kinh doanh, Doanh nhân Huỳnh Quang Đấu và Antesco đã được Đảng và nhà nước tặng thưởng nhiều bằng khen, huy chương cao quý như: Huân chương Lao Động Hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) về doanh nhân tiêu biểu khối doanh nghiệp địa phương, Huy hiệu “Doanh Nhân vì sự phát triển nông thôn Việt Nam”, Chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh nhiều

năm liền, Kỷ niệm chương vì sự nghiệp thương mại, “Cúp Thánh Gióng” Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, Bằng khen của Bộ Lao Động và Thương binh xã hội, Giải thưởng Chất lượng Việt Nam, Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt nhiều năm liền, Giải thưởng “Bông lúa vàng Việt Nam”, Bằng khen của Bộ công an về thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, Giải thưởng “Hàng Việt Nam chất lượng cao”…

TRI ÂN CUỘC ĐỜI

Bên cạnh việc phát triển doanh nghiệp, ông không quên trách nhiệm với xã hội bằng cách tặng bò, tặng đồ dùng sinh hoạt gia đình cho những nông dân sản xuất nguyên liệu chất lượng tốt, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, bệnh tật, cấp học bổng cho con em nông dân và công nhân làm việc tại nhà máy. Đặc biệt là cha mẹ cán bộ công nhân lao động từ 75 tuổi trở lên, hàng năm ông điều tổ chức cho đoàn đến tặng quà và chúc mừng Vu Lan với các cụ, ông còn trích

một phần tiền lương của mình để giúp đỡ cho những gia đình khó khăn, các cháu tật nguyền. Doanh nhân có tấm lòng hảo tâm cho rằng tuổi thơ của ông nghèo khổ, không nơi nương tựa nên khi có điều kiện, ông muốn được góp phần cùng xã hội chăm lo cho những hoàn cảnh khó khăn như thời thơ ấu ông được bà ngoại và bà con láng giềng nuôi dưỡng. Ông Đấu chia sẻ: “Trong sự thành đạt của một doanh nhân luôn có sự góp sức của nhiều người. Nhưng sự thành đạt ấy chỉ bền vững khi tạo được lợi ích cho xã hội”.Với bản lĩnh kiên cường cùng tinh thần luôn chinh phục những tầm cao mới chắc chắn doanh nhân Huỳnh Quang Đấu sẽ tiếp tục đưa con tàu Antesco chở rau quả Việt Nam đến với khắp năm châu. Nhân dịp ngày Doanh nhân Việt Nam 13-10, ông gửi lời tri ân đến tất cả đến bạn bè doanh nhân, đồng nghiệp và những người nông dân đã cùng ông sát cánh xây dựng Antesco phồn thịnh như hiện nay.

30

Page 31: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014
Page 32: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

Kỳ vọng sự minh bạchTHỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU:

Từ nhiều năm nay, việc điều hành giá xăng dầu luôn là tâm điểm thu hút sự quan

tâm của dư luận xã hội. Mỗi khi giá xăng tăng thì những câu chuyện liên quan đến

đến mặt hàng thiết yếu này lại được bàn tán và trở thành đề tài “nóng” của đại bộ phận người dân. Không

khó để lý giải vấn đề này bởi thực tế là mỗi lần xăng tăng giá sẽ ảnh hưởng trực

tiếp đến túi tiền của họ. Điệp khúc tăng nhanh, giảm

chậm của giá xăng đã trở nên quá quen thuộc và công

luận luôn đòi hỏi tính minh bạch trong điều hành giá

xăng dầu và đây cũng là tiêu chí mà các cơ quan quản lý

hướng tới.

NGUYÊN NHÂN TĂNG GIÁ VÀ LỖI NHỊP

Đã có những thời điểm việc điều hành giá xăng dầu tăng, giảm liên tục đã gây những ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của người dân cũng như hoạt động kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp. Lý giải vấn đề này, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết, hiện nay giá xăng dầu trong nước phụ thuộc rất nhiều vào giá xăng dầu thế giới do chúng ta nhập khẩu lượng xăng dầu thế giới chiếm đến 70%. Do vậy, việc hình thành giá dựa trên giá xăng dầu thế giới để làm tham chiếu điều hành giá xăng dầu trong nước. Bên cạnh đó, Nhà nước có quy định giá cơ sở để xác định giá điều hành giá xăng dầu trong nước, trong giá cơ sở gồm rất nhiều các chi phí cấu thành ví dụ đối với giá nhập khẩu, các loại thuế, phí khác hình thành nên giá

xăng dầu trong nước. Xăng dầu là mặt hàng nằm trong danh mục bình ổn giá theo quy định của Luật giá và các quy định của Chính phủ. Do vậy, Nhà nước cần có sự quản lý và điều tiết giá xăng dầu theo quy định của Chính phủ. Đáng chú ý là Nhà nước sẽ quyết định giá cơ sở và tần suất điều hành giá, biên độ điều chỉnh để doanh nghiệp, người dân cũng như cơ quan quản lý cùng giám sát và điều hành giá xăng dầu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, lâu nay dư luận vẫn luôn đặt câu hỏi với việc giá xăng luôn tăng nhanh giảm chậm và giá xăng trong nước thì luôn lạc nhịp với giá xăng thế giới. Lý giải vấn đề này nhiều chuyên gia cho rằng, việc tính giá cơ sở dựa vào chu kỳ bình quân 30 ngày như hiện nay chính là điểm cần tháo gỡ và việc tính giá cơ sở dựa vào chu kỳ 15 ngày sẽ hợp lý hơn và sẽ dần khắc phục những tình trạng trên. Theo

CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ

THANH TRẦN - TTXVN

32

Page 33: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

NGHỊ ĐỊNH 83/2014 VỀ KINH DOANH XĂNG DẦU VỪA ĐƯỢC CHÍNH PHỦ BAN HÀNH THAY THẾ CHO NGHỊ ĐỊNH 84 HIỆN HÀNH VỚI NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH GIÁ XĂNG DẦU ĐƯỢC KỲ VỌNG LÀ SẼ MINH BẠCH CÔNG THỨC HÌNH THÀNH GIÁ, QUẢN LÝ CHẶT VIỆC TĂNG, GIẢM GIÁ, GÓP PHẦN BẢO ĐẢM QUYỀN LỢI CỦA NHÀ NƯỚC, DOANH NGHIỆP VÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG.

Kỳ vọng ởNGHỊ ĐỊNH 83/2014

ông Nguyễn Tiến Thỏa, Tổng thư ký Hội thẩm định giá Việt Nam, chu kỳ tính giá nên là 15 ngày sát chu kỳ tính giá thì sẽ bám sát được diễn biến của giá thị trường thế giới và sẽ hạn chế được việc giá thế giới giảm mà giá trong nước lại tăng và ngược lại. Đồng tình với quan điểm này, ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho rằng, việc tính giá theo chu kỳ 15 ngày đầu sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn, cơ quan quản lý nhà nước sẽ quản lý tốt hơn và đặc biệt là người dân có thể nắm rõ hơn thông tin về giá. Dưới góc nhìn của cơ quan quản lý nhà nước, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cũng cho rằng, liên quan đến việc giá trong nước và thế giới luôn lạc nhịp các cơ quan chức năng cũng đã xem xét rất kỹ nguyên nhân tại sao mặc dù đã điều hành rất đúng theo quy định của Chính phủ. Ông Tuấn cho biết, việc tính bình quân giá 30 ngày theo chu kỳ tính giá và tần suất điều chỉnh giá là 10 ngày, do vậy sẽ có độ trễ nhất định và vẫn bị hiểu nhầm là tăng nhanh, giảm chậm. Vấn đề này sẽ được khắc phục khi Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu vừa được Chính phủ ban hành sẽ quy định tần suất điều chỉnh giá là 15 ngày và tính giá bình quân cũng là 15 ngày có hiệu lực thi hành.

ĐỔI CƠ CHẾ HƯỚNG TỚI SỰ MINH BẠCH

Để khắc phục những bất cập trong hoạt động kinh doanh xăng dầu thời gian qua, ngày 3/9/2014, Chính phủ

đã ban hành Nghị định số 83 thay thế cho Nghị định 84 và mọi hoạt động kinh doanh xăng dầu sẽ được thực hiện theo nghị định mới kể từ ngày 1/11/2014. Theo đánh giá của các chuyên gia, Nghị định đưa ra một số điểm mới trong cơ chế điều hành giá xăng dầu, được kỳ vọng là sẽ minh bạch công thức hình thành giá, quản lý chặt việc tăng, giảm giá... qua đó góp phần bảo đảm quyền lợi của 3 bên liên quan là: Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết, Nghị định 84 cơ bản đã thực hiện tốt chức năng Nhà nước điều hành, quản

lý về giá. Tuy nhiên, trên cơ sở một số tồn tại, Liên bộ Tài chính và Công Thương đã trình Chính phủ để sửa đổi, bổ sung. Theo đó, với Nghị định mới được ban hành, việc điều hành giá sẽ có một số điểm khác biệt đáng chú ý như việc giảm tính bình quân giá theo quy định Nghị định 84 từ 30 ngày xuống còn 15 ngày, rồi nâng tần suất điều hành giá từ 10 ngày lên 15 ngày. Bên cạnh đó, sẽ công khai, minh bạch hơn về giá cơ sở, trong Nghị định mới quy định rõ, trách nhiệm của các Bộ ngành là công khai giá cơ sở. Một điểm mà theo ông Tuấn là rất đáng chú ý là câu chuyện liên quan đến quỹ bình ổn giá, theo đó, quỹ bình ổn được trích lập tại các ngân hàng để giám sát. Trước đây, việc điều hành giá là Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công thương thì tới đây sẽ đảo lại là do Bộ Công Thương điều hành phối hợp với Bộ Tài chính. Điểm nữa, theo quy định Nghị định 83, sẽ giảm biên độ điều chỉnh giá từ 7% xuống còn 3% để cho doanh nghiệp chủ động

Ảnh: TTXVN

33

Page 34: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

Điều này sẽ tạo ra sự linh hoạt trong giá bán xăng dầu, nghĩa là thị trường sẽ có nhiều giá bán lẻ khác nhau.“Đó là điểm mới và rất hay, doanh nghiệp sẽ tự do điều chỉnh giá, đừng nên can thiệp mốc thời gian sẽ càng gây khó cho doanh nghiệp, người tiêu dùng được quyền lựa chọn mua của doanh nghiệp này hay doanh nghiệp khác” ông Ruệ nhấn mạnh. Xoay quanh câu chuyện về việc doanh nghiệp được tự điều chỉnh giá có thể hiểu như sau, nếu như trước đây giá xăng dầu chỉ ở mức 20.000 đồng/lít thì doanh nghiệp được quyền quyết định giá ở mức 7%, có nghĩa họ có quyền điều chỉnh giá khoảng 1.500 đồng/lít. Tuy nhiên, nay giá xăng đã lên tới khoảng 25.000 đồng/lít, nếu vẫn giữ mức trên, doanh nghiệp có quyền tăng đến khoảng 2.000 đồng/lần/lít. Theo các chuyên gia, việc điểu chỉnh giá theo nghị định mới sẽ phù hợp với khả năng chấp nhận của nền kinh tế và bản thân người dân sẽ được lợi khi giá thế giới biến động, chỉ phải chịu mức tăng giá khoảng 500-600 đồng/lít/lần và không bị tăng giá sốc. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Nghị định 83 có nhiều điểm mới, thông tư hướng dẫn cần cụ thể thì nghị định này mới thực sự đi vào cuộc sống. Một số ý kiến cho rằng, tới đây liên bộ Tài chính - Công thương cần một thông tư liên tịch, tránh chồng chéo hoặc mâu thuẫn với nhau. Thực tế cho thấy, xăng dầu luôn là mặt hàng thiết yếu và việc Chính phủ kiên định mục tiêu thực hiện giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước là hoàn toàn hợp lý. Mọi sự thay đổi đều hướng tới mục tiêu minh bạch hơn cho thị trường nhạy cảm này. Và dù có sự thay đổi thì việc điều hành giá xăng dầu cần phải đảm bảo lợi ích vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đồng thời ưu tiên lợi ích của người tiêu dùng trước, sau đó đến lợi ích của DN rồi đến Nhà nước.

SỰ KIỆN DOANH NGHIỆPhơn. Khoảng từ 3-7% Nhà nước sẽ xem xét điều hành và trên 7% sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ để áp dụng các biện pháp bình ổn giá. Đây là một điểm mới nhằm tránh tác động của việc tăng, giảm giá ảnh hưởng tới đời sống của người dân. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, Nghị định 83 có rất nhiều điểm mới căn bản, tạo điều kiện để thị trường xăng dầu Việt Nam vận hành theo cơ chế thị trường, theo đúng tinh thần chỉ đạo xuyên suốt của Thủ tướng Chính phủ là phải đưa thị trường xăng dầu Việt Nam tiệm cận với thị trường xăng dầu khu vực và thế giới. Theo ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam điểm mới đáng chú ý mà các doanh nghiêp hết sức quan tâm đó là việc, trước đây chỉ có 3 đối tượng tham gia thị trường: đại lý, tổng đại lý và cửa hàng bán lẻ thì tới đây có thêm 2 đối tượng nữa tham gia là thương nhân phân phối và thương nhân nhận quyền. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân phân phối không kém gì đầu mối kinh doanh xăng dầu, chỉ có kém là không được nhập khẩu nhưng được mua xăng dầu từ nhiều đầu mối và tự quyết định giá.Thương nhân nhận quyền có quyền nhận quyền bán lẻ của thương nhân phân phối khác để phân phối bán lẻ. Đây được xem là điểm mới tiến bộ bởi nó tạo ra sự cạnh tranh. Vẫn liên quan đến câu chuyện về giá, ông Ruệ nhìn nhận, trước đây theo Nghị định 84, giá do doanh nghiệp quyết định nhưng thực tế là do cơ quan quản lý quyết định. Còn theo quy định tại Nghị định 83 thì không chỉ doanh nghiệp là đầu mối quyết định giá mà thương nhân phân phối cũng được tự quyết định về giá nếu biên độ dao động giá dưới 3%. Nghĩa là cứ biến động 1-3% thì doanh nghiệp điều chỉnh giá, có thể có những doanh nghiệp tăng hoặc giảm 1% họ đã điều chỉnh, hoặc có những doanh nghiệp khi tăng, giảm đến 2 hoặc 3% họ mới điều chỉnh.

ATZ HEALTHY LIFE & YANKEE CANDLE KHAI TRƯƠNG TẠI PHÚ MỸ HƯNG.Vào ngày 01/10/2014, công ty Khỏe Đẹp chính thức khai trương showroom Yankee Candle thứ 2 và showroom ATZ Healthylife thứ 12 tại tầng 4, trung tâm thương mại Crescent Mall, Tôn Dật Tiên, Phú Mỹ Hưng, Quận 7, TP. HCM.

Tiếp nối thành công sau khi khai trương cửa hàng Yankee Candle đầu tiên vào tháng sáu vừa qua, nằm trong chiến lược phát triển và mở rộng hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ, với mục tiêu nâng cao thị phần, tạo điều kiện khách hàng tiếp cận sản phẩm dễ dàng hơn. Công ty Khỏe Đẹp chính thức khai trương showroom Yankee Candle thứ 2 và showroom ATZ Healthylife thứ 12 tại tầng 4, trung tâm thương mại Crescent Mall, Tôn Dật Tiên, Phú Mỹ Hưng, Quận 7, TP. HCM vào ngày 01/10/2014.

34

Page 35: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014
Page 36: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

“VAI PHỤ”SAU THÀNH CÔNG CỦA KỀM NGHĨA

Chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Thu Hương, Ủy viên HĐQT Công ty Cổ phần Kềm Nghĩa, thành viên HĐQT, Giám đốc Phát triển Thị trường Quốc tế, vào những ngày cận kề Ngày Doanh nhân Việt Nam để tìm hiểu về chị, một nữ doanh nhân có tiếng trên thương trường, một người phụ nữ luôn có mặt trong các hoạt động từ thiện. May mắn được chị mời đến nhà riêng, chúng tôi mới

thấy hết sự khéo léo từ bàn tay người phụ nữ xứng danh “giỏi việc nước, đảm việc nhà” khi cùng chồng gây dựng nên thương hiệu Kềm Nghĩa nổi tiếng và một gia đình hạnh phúc.

“Sau lưng người đàn ông thành công luôn có bóng hình một người phụ nữ”, câu nói ấy rất đúng với gia đình anh Nguyễn Minh Tuấn – Chủ tịch HĐQT – kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Kềm Nghĩa và chị Nguyễn Thị Thu Hương bởi chính chị là người đã chung sức cùng chồng xây dựng và phát triển nên thương hiệu Kềm Nghĩa như ngày nay. Nhớ lại cách đây hơn 30 năm, sau khi lập gia đình, anh Tuấn đã chọn nghề mài kềm làm kế sinh nhai. Sau những tháng ngày miệt mài học nghề anh đã quyết định mở tiệm mài kềm làm riêng với cơ nghiệp ban đầu chỉ là một cái tủ nhỏ ở vỉa hè đường Lê Thánh Tôn. Thời gian đầu chưa có nhiều khách, chị đã nghĩ ra một cách rất hiệu quả để hỗ trợ chồng đó là cắt những tấm giấy từ tập vở thành những miếng hình chữ nhật ghi thông tin “Nghĩa mài kềm, kéo”

và địa chỉ để gởi đến từng tiệm tóc có thợ làm móng nhằm giới thiệu nơi mài kềm của anh. Chị gọi vui đó là tấm “danh thiếp” cũng như hoạt động tiếp thị đầu tiên của Kềm Nghĩa. Nhờ vậy mà chiếc tủ mài kềm nhỏ của anh Tuấn ngày càng có nhiều khách tìm đến, với tay nghề khéo léo và sự uy tín khi phục vụ từng khách hàng, anh thợ mài kềm đó đã làm nhiều người tin tưởng. Khi tích cóp được số vốn nho nhỏ, anh chị thuê được một cửa hàng để vừa kinh doanh phụ liệu ngành chăm sóc móng và tóc vừa mài kềm. Lúc này, chị vừa giúp anh quán xuyến cửa hàng, vừa chăm lo cho những đứa con còn thơ dại. Sau bao nhiêu nỗ lực cùng nhau, đến năm 1992, khi đã có đủ vốn và đủ năng lực, vợ chồng chị đã thành lập xưởng sản xuất Kềm Nghĩa đầu tiên với tên gọi “Nghĩa Sài Gòn”...

Ngày nay, trong vai trò Giám đốc Phát Triển Thị Trường Quốc Tế của công ty CP Kềm Nghĩa, nữ doanh nhân Nguyễn Thị Thu Hương thường xuyên bận rộn với những chuyến công tác tại nhiều nước trên thế giới để giao dịch và giới thiệu sản phẩm. Với 18 nhãn hiệu hàng hóa, 5 kiểu dáng công nghiệp với trên 60 sản phẩm các loại như kềm, bấm móng, kéo, giũa, nhíp... , sản phẩm của Kềm Nghĩa đã có mặt tại các thị trường lớn như Mỹ, Ý, Đức, Pháp, Úc, Canada, Nhật, Trung Quốc,...Khi đã chinh phục được các thị trường lớn và “khó tính”, bằng uy tín đó, Kềm Nghĩa đang lập kế hoạch mở rộng mạng lưới phân phối ở phân khúc thị trường cao cấp tại Hàn Quốc, Philippines, Singapore... Kể về con đường xuất ngoại của sản phẩm Kềm Nghĩa, bà Thu Hương nở nụ cười đôn hậu: “Thật ra Kềm Nghĩa nhờ uy

QUANG MINH

TRÒ CHUYỆN CÙNG DOANH NHÂN

36

Page 37: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

Chị Nguyễn Thị Thu HươngThành viên HĐQT, Giám đốc Phát Triển Thị Trường Quốc Tế Công ty CP Kềm Nghĩa

37

Page 38: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

tín - hữu xạ tự nhiên hương và cả may mắn nữa nên con đường xuất ngoại ít tốn kém, đạt hiệu quả cao. Đó là vào những năm đầu thế kỷ XXI, ở Mỹ rộ lên nghề “nail” (làm móng), phần lớn người Việt ở Mỹ làm nghề này, khi về Việt Nam được người thân giới thiệu sử dụng Kềm Nghĩa nên cảm thấy hài lòng. Trở về Mỹ, họ mang theo sản phẩm Kềm Nghĩa và dần dần sản phẩm của công ty có chỗ đứng ở thị trường nước ngoài”.

Thành công nối tiếp thành công, năm 2008, thương hiệu NghiaBeauty được thành lập - chuyên phân phối các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp; và sau đó năm 2010, thương hiệu nước sơn móng cao cấp O’Beauty cũng được ra mắt. Chị chia sẻ: “ba mươi năm trước, khi bắt đầu cùng ông xã khởi nghiệp, tôi không tưởng tượng được rằng Kềm Nghĩa sẽ phát triển đến quy mô như hiện nay. Trong suốt quá trình lập nghiệp, cũng có những lúc thật sự khó khăn, hai vợ chồng phải động viên nhau rất nhiều, và động lực để chúng tôi tiếp tục lạc quan bước về phía trước đó chính là lực lượng lao động của công ty, đến nay đã hơn 2.000 người, những con người luôn tận tụy và nỗ lực đồng hành cùng Kềm Nghĩa vượt qua những lúc khó khăn nhất”.

Dù giữ vị trí quan trọng và bận rộn với nhiều trọng trách tại Công ty nhưng người ta vẫn thường thấy chị xuất hiện với hình ảnh giản dị, gần gũi trong các hoạt động xã hội như tài trợ xây dựng những cây cầu bê tông thay thế cho những cây cầu khỉ ở vùng sâu vùng xa, ủng hộ các quỹ học bổng, quỹ từ thiện, xây nhà tình thương, phát cơm từ thiện tại các bệnh viện và trung tâm bảo trợ xã hội, cứu trợ đồng bào bị thiên tai, hiến máu nhân đạo, phát thuốc cho đồng bào dân tộc thiểu số... Dù là miền Trung bão lũ hay miền Tây sông nước đi lại khó khăn chị vẫn thường xuyên đến để giúp đỡ, sẻ chia với người dân nghèo. Những chuyến đi từ thiện của chị đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng những người đồng hành và người dân nơi chị đến thăm. Tranh thủ được ít ngày làm công việc xã hội đầy ý nghĩa, chị lại quay về trong vai trò của một nữ doanh nhân với bộn bề công việc cần chị giải quyết.

Khi được hỏi về bí quyết thành công, chị chia sẻ: “Thật ra tôi không có bí quyết gì ngoài cái tâm của một người phụ nữ Việt, thuần chất Á Đông. Khi khởi nghiệp với rất nhiều khó khăn, tôi luôn ủng hộ và đứng phía sau chồng với niềm tin “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”; khi công ty đã đi vào hoạt động ổn định, bên cạnh việc hỗ trợ chồng phát triển thị trường Quốc tế, tôi luôn cố gắng làm “hậu phương” vững chắc cho chồng, chăm sóc gia đình chu đáo; khi gia đình đã êm ấm, hạnh phúc tôi lại mong muốn mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh bằng những hoạt động từ thiện đầy ý nghĩa. Bởi tôi tâm niệm, cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi những gì mình làm mang lại hạnh phúc cho những người thân yêu, cho cộng đồng và góp phần làm cho cuộc đời này được tốt đẹp hơn”.

38

Page 39: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014
Page 40: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

cầu nối không thể thiếu của chuỗi giá trịHỢP TÁC XÃ

THỜI GIAN QUA, CHÚNG TA CHỨNG KIẾN KHÔNG ÍT CẢNH

NÔNG DÂN KHÓC RÒNG VÌ NÔNG SẢN RỚT GIÁ, Ế THỪA VÌ KHÔNG AI TIÊU THỤ. CÁCH PHÁT TRIỂN

SẢN XUẤT MANG TÍNH TỰ PHÁT, MẠNH AI NẤY LÀM ĐÃ MANG

ĐẾN NHIỀU THIỆT THÒI CHO NÔNG DÂN. PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT GẮN VỚI TIÊU THỤ NÔNG SẢN TRONG ĐÓ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HTX

ĐANG ĐƯỢC CHÍNH PHỦ, BỘ NN&PTNT KHUYẾN KHÍCH.

hanh long đổ cho bò ăn, rau xanh cho lợn, dưa hấu chảy nước vì ùn tắc tại cửa khẩu biên giới…là cảnh tượng không mấy xa lạ với nông dân Việt Nam những năm

qua. Cách đây hơn chục năm, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 80/2002/QĐ-Ttg về khuyến khích tiêu thụ nông sản qua hợp đồng. Tuy nhiên, cũng từng đấy năm nông dân vẫn gần như tự bơi

trong sản xuất cũng như tìm đầu ra để tiêu thụ sản phẩm.

HIỆU QUẢ TỪ NHỮNG MÔ HÌNH Tại Hội thảo: “Vai trò của HTX tham gia chuỗi giá trị trong liên kết sản xuất” diễn ra cuối tuần qua, Ts. Lê Đức Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ NN&PTNT), cho biết: Ngay cả những mặt hàng XK chủ lực như gạo,

CHÍNH SÁCH LIÊN KẾT

T40

Page 41: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

cà phê, chè, rau quả, chế biến gỗ… tỷ lệ tiêu thụ qua hợp đồng chỉ chiếm từ 3 - 5%. Như vậy có thể thấy liên kết 4 nhà trong tiêu thụ nông sản còn rất lỏng lẻo. Các DN vẫn thường dựa vào lực lượng thương lái để thu mua nông sản, còn ít DN quan tâm phát triển liên kết làm ăn trực tiếp với nông dân. Chính vì vậy nông dân thường xuyên đối mặt với cảnh được mùa mất giá.

Để khắc phục tình trạng liên kết 4 nhà lỏng lẻo, khuyến khích hình thành liên kết theo chuỗi giá trị nông sản, ngày 25/10/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 62/2013/QĐ-Ttg khuyến khích phát triển liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn (CĐL). Ths. Trần Xuân Long, Trưởng phòng Quản lý XK gạo - Cục XNK

(Bộ Công Thương), cho biết hiện nhiều địa phương vùng trọng điểm lúa ĐBSCL và nhiều địa phương thuộc các tỉnh miền Trung, miền Bắc đang đẩy mạnh xây dựng CĐL và các mô hình sản xuất, liên kết tiêu thụ lúa gạo. Việc này đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực cho cả nông dân lẫn DN. Tại ĐBSCL, tham gia liên kết giúp nông dân tăng thu nhập nhờ tăng năng suất, giảm chi phí, hạ giá thành sản xuất, lợi nhuận nông dân thu được cao hơn từ 3 - 5 triệu đồng/ha so với phương thức sản xuất cá thể truyền thống. Mô hình liên kết trong sản xuất cũng được HTX Cổ Đông - Sơn Tây (Hà Nội) thực hiện khá hiệu quả. Ông Trần Văn Chiến, Chủ nhiệm HTX Cổ Đông - Sơn Tây, chia sẻ trước đây HTX này từng liên kết với DN, nhưng chỉ là hợp đồng chăn nuôi gia công và mua bán đầu vào, đầu ra với sự thỏa thuận theo thị trường, mọi liên kết chưa được chia sẻ bình đẳng nên chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bước sang năm 2014, HTX đã ký kết tham gia vào chuỗi liên kết với Công ty Cộng đồng Green Food Hà Nội với nguồn cung đầu vào do công ty này cung cấp, bảo đảm giá thấp hơn từ 3 - 5% và thu mua đầu ra cao hơn 1 - 3% so với giá thị trường đã giúp người chăn nuôi có lợi nhuận. Hiện đã có 90 trang trại trong đó 50 trang trại lợn, 40 trang trại gà được hai bên ký hợp đồng liên kết, cho thu nhập cao hơn từ 20 - 30% so với chăn nuôi khác. Dự kiến, năm 2015 sẽ chuyển 50 - 70% trang trại còn lại của HTX vào chuỗi liên kết này. LIÊN KẾT THEO NGUYÊN TẮC THỊ TRƯỜNG Từ những mô hình thực tế trên cho thấy trong bối cảnh nền nông nghiệp đang chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ nhằm tiến lên nền sản xuất hiện đại, an toàn, bền vững thì việc xây dựng

và phát huy mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi là hướng đi đúng đắn, trong đó không thể thiếu vai trò của HTX trong chuỗi giá trị này. Bà Phạm Thị Trầm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đông Hoàng (huyện Đông Hưng, Thái Bình) cho rằng thắt chặt các mối liên kết “4 nhà” là cơ hội rất lớn để khắc phục những yếu kém trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó cần phát huy được vai trò HTX dịch vụ nông nghiệp phải thực sự là cầu nối, giúp DN và nông dân hợp tác, ký kết hợp đồng liên kết sản xuất. Khi nông dân có vướng mắc trong hợp đồng với DN thì HTX phải đứng ra hướng dẫn họ làm các thủ tục cần thiết để người dân bán được nhiều sản phẩm cho DN với giá có lợi. Thực tế, muốn DN đầu tư vào phát triển nông nghiệp, cần phải tổ chức lại sản xuất nông nghiệp một cách khoa học, hợp lý từ nông dân, HTX, các DN thu mua và tiêu thụ sản phẩm. Nhiều chuyên gia nhận định, để việc liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được thuận lợi thì việc xây dựng cơ chế liên kết không thể chỉ dùng biện pháp hành chính mà cần theo nguyên tắc điều tiết của thị trường, gắn với động lực lợi ích của các bên tham gia. Phương châm là chia sẻ rủi ro, hài hòa lợi ích, trách nhiệm rõ ràng, giữ chữ tín và xây dựng được sự tin tưởng lẫn nhau giữa các bên trong quan hệ liên kết.Trong xây dựng mục tiêu và động lực cụ thể phải đảm bảo người nông dân giảm được chi phí đầu tư, giảm sức lao động, tăng thu nhập. DN giảm chi phí giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm. Theo Ts. Lê Đức Thịnh, “vấn đề cốt lõi trong liên kết là DN, HTX và nông dân phải ngồi với nhau, bàn về kế hoạch cụ thể về chiến lược, kế hoạch, dự đoán những rủi ro…để có biện pháp kịp thời trong việc sản xuất hàng hóa”.

Mô hình Cánh đồng mẫu lớnẢnh: Minh họa

Theo Thu Hường (TBKD)

41

Page 42: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

Sự nghiệp gắn liền vớiCỐNG HIẾN CHO ĐẤT NƯỚC

Nổi tiếng trên nhiều báo chí trong nước và quốc tế nhưng khi gặp thầy Lê Minh Ngọc – một doanh nhân, nhà giáo lỗi lạc của Việt Nam chúng tôi thấy khác hẳn với những suy nghĩ trước đó về một người thành công hẳn sẽ khó gần gũi và hào nhoáng thì thực tế lại là một người rất đỗi thân quen, từng hành động, từng lời nói rất gần gũi, bình dị. Dù đã về hưu nhưng thầy vẫn là một tấm gương sáng trong

ngành giáo dục và ngành kinh doanh bởi những phương thức kinh doanh, triết lý răn dạy con người, nhất là thế hệ trẻ của thầy vẫn còn nguyên giá trị.

ên tách trà, chúng tôi một già, một trẻ hàn huyên tâm sự về

câu chuyện xoay quanh cuộc đời thầy. Thầy giáo Lê Minh Ngọc sinh 1937, tại Thừa Thiên - Huế, lớn lên trong một gia đình cách mạng, thầy sớm thừa hưởng những giá trị truyền thống của gia đình. Năm 13 tuổi thầy đã tham gia vào cách mạng. Sau đó được cử đi du học tại Trung Quốc, kể từ đó thầy bắt đầu cuộc chinh phục nền tri thức nhân loại. Khi về nước, thầy nhận trọng trách dạy tiếng Nga tại trường Gia Lâm, Hà Nội, rồi chuyển qua làm cán bộ nghiên cứu ở Viện Triết học. Đến năm 1975, thầy chuyển vào TP. HCM và trở

thành nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Xã hội. Thầy Lê Minh Ngọc được nhiều người biết đến như một Đảng viên làm kinh tế giỏi, áp dụng những kiến thức khoa học kỹ thuật, trí tuệ tuyệt vời, từ mảnh đất hoang hóa đại ngàn nơi núi rừng Tây nguyên heo hút sao 3 năm làm việc miệt mài đã biến thành hàng trăm hecta trang trại xanh thẳm, ông thu lợi từ việc đầu tư vào kinh doanh nhiều tỷ đồng nhưng ông vẫn tiếp tục dấn thân vào sự nghiệp giáo dục chia sẻ với chúng tôi ông bộc bạch về những nặng nợ với giáo dục và cốt cách nhân văn đó chính là điều ông tâm huyết. Với tôi giáo dục không thể

đông điếm bằng tiền bạc hay của cải vật chất”, sản phẩm của giáo dục là Đức, Tài, Trí, nó có thể để lại cho muôn đời. Giáo dục đã dạy cho ông biết suy nghĩ tích cực như thế. Ông nói: “Giáo duc là việc làm lâu dài, đòi hỏi người thầy có tâm và đủ lực”. Đầu tư vào giáo dục, tôi muốn góp phần nhỏ của mình để đào tạo ra những sinh viên đủ Đức, đủ Tài, đó là khác vọng của người làm thầy. Có thể khẳng định qua kết quả được đánh giá từ ngành xã hội học của Trường Đại học Văn Hiến mà thầy cùng tập thể cán bộ giáo viên của nhà trường dày công vun đắp. Nhằm vào thực tế và nhu cầu cao của xã hội, học tập kết hợp với thực

QUANG MINH

B

CÂU CHUYỆN DOANH NHÂN

42

Page 43: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

tiễn đã giúp nhiều sinh viên bước ra từ ngôi trường này tìm được công việc và hướng đi đích thực.Mỗi ngày trôi qua, con người lại già hơn một chúc nhưng ở thầy vẫn còn toát lên sự trẻ trung, lạc quan trong cuộc sống, trong công việc. Dù đã đến tuổi nghĩ ngơi nhưng thầy vẫn hằng ngày lên lớp giảng dạy, coi đây là một thú vui, một duyên nợ với ngành giáo dục. Chúng ta, những thế hệ học trò, mong thầy luôn luôn mạnh khỏe, để mãi mãi là tấm gương soi sáng, là điểm tựa vững chắc trên bước đường tương lai.

Giáo sư Lê Minh Ngọc

43

Page 44: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

CHO TRỒNG BẮP BIẾN ĐỔI GEN:NGÀNH CHĂN NUÔI ĐƯỢC GÌ?

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VỪA CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN SINH HỌC CHO BẮP (NGÔ) BIẾN ĐỔI GEN (BĐG) MON 89034 CỦA CÔNG TY TNHH DEKALB VIỆT NAM (THUỘC TẬP ĐOÀN MONSANTO CỦA MỸ). NHƯ VẬY, CHỈ MỘT THỜI GIAN NGẮN NỮA THÔI GIỐNG BẮP NÀY SẼ ĐƯỢC TUNG RA THỊ TRƯỜNG. NGÀNH CHĂN NUÔI (BAO GỒM CẢ SẢN XUẤT THỨC ĂN VÀ CHĂN NUÔI) VIỆT NAM ĐƯỢC GÌ TỪ CUỘC CHƠI NÀY?

ĐƯỢC GÌ?

Trước đó, ngày 11 - 8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp giấy đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm đối với bốn giống bắp BĐG, gồm NK 603, MON 89034 của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam và MIR162 và Bt11 của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam. Phía những người ủng hộ cho rằng trồng bắp BĐG sẽ giúp Việt Nam chủ động được nguồn

nguyên liệu phục vụ cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi (bảy tháng đầu năm 2014 nhập khẩu bắp của Việt Nam đạt trên 2,6 triệu tấn, trị giá gần 690 triệu đô la Mỹ, tăng gần 140% về lượng và gần 89% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái), góp phần tạo điều kiện đưa ngành chăn nuôi phát triển theo. Xét khía cạnh Việt Nam đang thiếu và phải nhập hàng triệu tấn bắp/năm để phục vụ cho ngành chăn nuôi, rõ ràng việc

đưa cây bắp BĐG (ưu thế đặc biệt là năng suất cao hơn hẳn so với bắp lai truyền thống) vào sản xuất là quyết định đúng. Ngoài ra, tại một hội nghị gần đây, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết 20 năm qua, ngành chăn nuôi luôn duy trì được mức tăng trưởng khá cao, khoảng 6-8%/năm, đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.Theo ông Dương, có được kết quả

Rất khó xác định được lợi ích kinh tế thật sự cho Việt Nam nếu cây bắp biến đổi gen được phát triển trong nước.

CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ

44

Page 45: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

CHO TRỒNG BẮP BIẾN ĐỔI GEN:

trên là nhờ ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi luôn duy trì được mức tăng trưởng 10-13%/năm, đưa Việt Nam thành quốc gia đứng đầu ASEAN và đứng thứ 12 thế giới về sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp được sản xuất ra (năm 2013 sản xuất được khoảng 17 triệu tấn). Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, khi nhìn vào thực trạng ngành chăn nuôi và ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi mà phần lớn các doanh nghiệp, tập đoàn

lớn của nước ngoài (FDI) “làm mưa làm gió”, câu hỏi được đặt ra là: “Việt Nam đang tìm gì trong chiến lược phát triển cây bắp BĐG?”. Thực tế, theo số liệu thống kê của Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cả nước hiện chỉ có khoảng 50 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi FDI đang hoạt động, chiếm 25% số doanh nghiệp cả nước (200 doanh nghiệp) nhưng nắm giữ đến 65 - 70% thị trường cả nước. Trong khi đó, đối với ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, phần lớn thị phần đã rơi vào tay của CP (Thái Lan), Japfa (Indonesia), Emivest (Malaysia)...Cụ thể, thống kê của Cục Chăn nuôi, cho biết doanh nghiệp FDI hiện chiếm trên 70% thị phần gà công nghiệp của cả nước, trong đó riêng CP chiếm khoảng 50% thị trường trứng gà và 30% thị trường thịt gà công nghiệp và khoảng 7% thị trường thịt heo của cả nước... Với thực trạng được nêu ở trên, rõ ràng rất khó xác định được lợi ích kinh tế thật sự cho Việt Nam nếu cây bắp BĐG được phát triển trong nước theo như quyết định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

ĐIỀU GÌ SẼ ĐẾN VỚI VIỆT NAM?

Vào tháng 9 - 2012, tạp chí khoa học Food & Chemical Toxicology (Mỹ) đã đăng tải kết quả nghiên cứu của nhà sinh học phân tử người Pháp Gilles- Eric Séralini thuộc Đại học Caen (Normandy, Pháp), cho thấy chuột được nuôi bằng bắp BĐG NK603 suốt hai năm liên tiếp đã mắc bệnh ung thư, dù sau đó có một số thông tin cho rằng kết quả nghiên cứu này chưa có bằng chứng xác thực. “Theo tôi được biết, trên thế giới hiện chưa có bất kỳ bằng chứng cụ thể nào cho thấy con người sử dụng cây trồng BĐG có ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên, cũng không có bằng chứng cho thấy an toàn”, PGS. TS. Nguyễn Ngọc Đệ, Phó trưởng khoa Phát triển nông thôn, trường Đại học Cần Thơ, cho biết. Trong khi đó, nếu được phép trồng và sử dụng để làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, thì có một điều chắc chắn sẽ xảy ra, đó là gia súc, gia cầm sẽ tiêu thụ thức ăn có thành phần làm từ cây trồng BĐG. Vậy điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe con người, nếu kết quả nghiên cứu của nhà sinh học phân tử Gilles-Eric Séralini là đúng? Trao đổi với phóng viên, ông Đệ cho biết trên thế giới hiện có hai quan điểm đối với cây trồng

45

Page 46: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

BĐG, bên ủng hộ, bên phản đối, dẫn đầu trường phái phản đối là các nước Liên hiệp châu Âu (EU), cho rằng việc sử dụng thực phẩm BĐG là mối nguy rất lớn đối với sức khỏe con người, do đó họ phản đối nhập khẩu và sử dụng thực phẩm BĐG, kể cả trực tiếp và gián tiếp. “Chúng ta là quốc gia xuất khẩu nông sản, cho nên việc sản xuất cây BĐG dù chỉ để sử dụng cho chăn nuôi thôi cũng có thể tạo ra phản ứng dây chuyền, đặc biệt là ở các nước EU - những quốc gia phản đối cây BĐG”, ông Đệ cho biết. Xét ở một vài khía cạnh nào đấy, rõ ràng việc trồng bắp BĐG chưa hẳn là một lựa chọn đúng cho sự phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt Việt Nam là quốc gia có lợi thế về xuất khẩu nông sản (theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản cả nước 8 tháng đầu năm 2014 đạt 20,22 tỉ đô la Mỹ, tăng gần 12% so với cùng kỳ năm ngoái). Chính vì vậy, ông Phạm Văn Quỳnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cần Thơ, cảnh báo cần có những nghiên cứu sâu hơn về cây trồng BĐG.

TS. Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam, cho rằng một số người lo ngại việc sử dụng và trồng giống bắp biến đổi gen (BĐG) do các tập đoàn đa quốc gia cung cấp sẽ dẫn đến độc quyền, áp đặt giá bán tăng cao cũng là điều hợp lý.

Tuy nhiên, theo ông Hàm, đầu những năm 90 của thế kỷ trước, khi Việt Nam chưa có công nghệ sản xuất giống bắp lai, lúc đó ngành nông nghiệp trong nước cũng mạnh dạn cho các công ty giống của nước ngoài vào. “Thời điểm đó, cũng từng có lo ngại xảy ra độc quyền vì trong nước không có công nghệ đó. Thế nhưng, thực tế chẳng những việc lo ngại đã không xảy ra mà còn thúc đẩy việc nghiên cứu bắp lai trong nước phát triển và cuối cùng Việt Nam cũng làm chủ được công nghệ sản xuất giống bắp lai”, ông cho biết.

Theo ông Hàm, ngay cả khi Việt Nam đã làm chủ được công nghệ sản xuất giống bắp lai rồi, thì hiện nay các doanh nghiệp trong nước cũng chỉ mới chủ động được khoảng 30% giống, 70% còn lại vẫn phải do các công ty đa quốc gia cung cấp nhưng cũng không hề có độc quyền xảy ra.

Theo ông Hàm, tương tự đối với công nghệ BĐG, nó sẽ giúp nông dân làm giảm chi phí thuốc trừ sâu (bắp kháng sâu đục thân), tăng năng suất. Thế nhưng, nếu công ty cung cấp giống bắp BĐG vì độc quyền mà tăng giá bán giống, hay nói cách khác cái tăng của năng suất và giảm chi phí thuốc trừ sâu vẫn không bù được so với chi phí tăng giá của hạt giống, tức thu nhập sản xuất bắp BĐG không bằng bắp lai truyền thống. “Đương nhiên, nông dân sẽ bỏ công nghệ mới (bắp BĐG) quay về công nghệ cũ (bắp lai)”, ông Hàm cho biết.

KHÔNG LO ĐỘC QUYỀN GIỐNG BẮP BIẾN ĐỔI GEN

THEO TRUNG CHÁNH (TBKTSG)

CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ

46

Page 47: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

www.dhgpharma.com.vn

www.atad.vn

www.nhakhoakythuatcaokimyen.ovr.vn

www.muabaninox.com

www.phuoctoanhung.com

www.hbcr.vn www.artseed.vn

www.viettien.com.vn

www.giangnam.net www.atzhealthylife.com.vn

www.exson.com.vn

www.hoanngoc.com

www.casuco.com.vnwww.antesco.com

www.nguyenthanhhuong.com.vn

www.captreovungtau.vnwww.phatthanhelevator.com

www.viettien.com.vn

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG

CÔNG TY TNHH SX - TM ĐỨC THỊNH

CÔNG TY TNHH PHƯỚC TOÀN HƯNG

CÔNG TY CP XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH ĐỊA ỐC HÒA BÌNH TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN

CÔNG TY TV TK XD & TM GIANG NAM CÔNG TY TNHH KHỎE ĐẸP

PTH

ELEVATOR

Page 48: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

TRÒ CHUYỆN CÙNG DOANH NHÂN

48

VŨ NGỌC SINHGIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH SX TM

THỰC PHẨM NGỌC BẢO TRÂN

KHÚC BIẾN TẤU TỪ “TRÍ TUỆ” TỚI “TÂM HỒN”Hẹn gặp ông rất nhiều lần nhưng lần nào ông cũng “khất” với câu nói rất chân tình “có vẻ như tôi nhiều việc quá”. Nhưng duyên cớ đã giúp chúng tôi gặp được ông trong một ngày gần đây. Điều ấn tượng đầu tiên về ông là phong thái điềm đạm, lịch lãm của một

doanh nhân thành đạt, đa tài nhưng có chút sâu lắng trong từng câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp. Tất cả khắc họa nên chân dung doanh nhân Vũ Ngọc Sinh - Giám đốc

Công ty TNHH SX TM Thực phẩm Ngọc Bảo Trân.

Thương hiệu cháo Doremi do Công Ty TNHH SX TM Thực phẩm Ngọc Bảo Trân sản xuất là một trong những thương hiệu uy tín nhất và liên tục được khách hàng bình chọn là Cháo Dinh Dưỡng chất lượng cao, an toàn và tiện lợi hàng đầu trên thị trường Việt Nam. Với hệ thống hàng trăm Cửa hàng và Đại lý bán lẻ rộng khắp Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Long An, thị phần của Công ty Ngọc Bảo Trân đã chiếm lĩnh 2/3 thị trường bán lẻ về cháo dinh dưỡng. Đứng trước những thành công ấy không ít người đã phải trầm trồ và ngưỡng mộ

doanh nhân Vũ Ngọc Sinh - người sáng lập thương hiệu cháo dinh dưỡng Doremi. Và người ta đặt ra hàng loạt câu hỏi rằng tại sao một người đàn ông lại có thể làm nên điều kì diệu đó.

Ngược dòng về quá khứ, cách đây 18 năm khi Vũ Ngọc Sinh còn

là một cái tên rất đỗi bình thường và bản thân ông chưa được gọi là doanh nhân. Có lẽ sẽ ít ai tránh khỏi việc “ôn nghèo kể khó” nếu như đã từng trải qua một quá khứ không mấy êm ả, sướng vui. Vì thế, một cây bút như tôi thiết nghĩ có lẽ không cần trau chuốt, cầu kỳ và chi tiết những ngày tháng

QUANG MINH

Page 49: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

49

“khởi nghiệp” nhiều khó khăn với nhiều trạng thái vui buồn. Nhưng với ông - doanh nhân Vũ Ngọc Sinh thì dù tôi có cố gắng “chọn câu, chọn từ” gọt giũa để diễn tả sao cho gãy gọn thì vẫn không có ngôn từ nào có thể giãi bày được hết, bởi có chăng phải “khởi hành” từ những ký ức mới thấy được Vũ Ngọc Sinh của ngày hôm nay đang “sống cho điều gì và vì điều gì”. Mỗi con người nói chung và mỗi doanh nhân nói riêng đều có cách dựng nghiệp của riêng mình và cũng có nhiều kỳ tích khác nhau, thành công phải đến từ những ý tưởng sáng tạo, ý chí tự chủ, nghị lực bẩm sinh, sự kiên nhẫn và hi vọng. Ở doanh nhân Vũ Ngọc Sinh, ông có cách tạo nghiệp riêng của mình. Chọn cháo dinh dưỡng làm sản phẩm để kinh doanh là một bước đi liều lĩnh nhưng cũng đầy vinh quang trong sự nghiệp của vị doanh nhân này. Ông luôn mong muốn thực hiện sứ mệnh là “Cung cấp bữa ăn cho bé qua những sản phẩm đạt tiêu chuẩn về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. Làm hài lòng khách hàng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ đồng nhất trên toàn hệ thống”. Đó cũng là cách để ông chia sẻ một phần khó khăn với các bà mẹ đang chăm sóc con nhỏ vốn rất bận rộn, nhất là các bé biếng ăn. Từ đó, ông đã mạnh dạn thành lập Công ty Ngọc Bảo Trân với thương hiệu cháo dinh dưỡng

Page 50: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

TRÒ CHUYỆN CÙNG DOANH NHÂN

50

Doremi. Với tầm nhìn chiến lược, trí tuệ và bản lĩnh cộng thêm một chút “liều” ông đã biến một thương hiệu non trẻ trở nên nổi tiếng suốt 18 năm qua, được người tiêu dùng đón nhận. Dưới sự điều hành của ông, Công ty Ngọc Bảo Trân hoạt động tốt qua các năm theo tiêu chí “Nghiêm túc trong công việc - Chất lượng trong từng sản phẩm”. Chính vì vậy, nhiều năm bản thân ông và công ty đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng của các Bộ ngành Trung ương và các hiệp hội trong và ngoài nước tặng thưởng nhiều giải thưởng có giá trị như: Cúp Vàng Thương Hiệu: Tôn vinh Thương Hiệu - Sản Phẩm Vì Sức Khỏe

Cộng Đồng, Giải Vàng Chất Lượng An Toàn Thực Phẩm, 100 Thương hiệu sản phẩm tiêu biểu ứng dụng khoa học và công nghệ, Cúp Vàng Sản Phẩm, Dịch Vụ Xuất Sắc, Đạt giải Trusted Brand - Chứng nhận thương hiệu Uy Tín và Chất lượng 7 năm liền, Cúp vàng Tuyên Dương Thương hiệu sản phẩm Uy tín - Chất Lượng, Cúp Rồng Vàng Việt Nam… Dù bận rộn trong công việc của người điều hành cao nhất công ty nhưng doanh nhân Vũ Ngọc Sinh vẫn nhiệt tình trong các hoạt động từ thiện xã hội. Luôn mong muốn được giúp đỡ những người còn khó khăn hơn mình, bất cứ khi nào điều kiện thuận lợi, vị giám đốc có trái tim nhân ái như

ông lại lên đường đi giúp đỡ trẻ em nghèo, người già neo đơn, người khuyết tật… Có thể nói con đường phát triển của Ngọc Bảo Trân gắn liền với những bước chân bền bỉ của vị doanh nhân ấy. Dù có thể còn nhiều khó khăn đang chờ ông phía trước, nhưng với bản lĩnh và nghị lực mạnh mẽ, ông vẫn lèo lái con tàu Ngọc Bảo Trân vượt qua để chinh phục những bến bờ thành công mới với định hướng sẽ trở thành doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực thực phẩm với quy mô lớn hơn gấp nhiều lần. Chia tay ông rồi, chúng tôi vẫn còn vấn vương về một vị thuyền trưởng đầy bản lĩnh này.

Page 51: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014
Page 52: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

CẢI CÁCH TỪ BÊN TRONG BỘ MÁY HÀNH CHÍNHNGHỊ QUYẾT 19/NQ-CP:

Những nỗ lực của Chính phủ trong việc cải cách thể chế kinh tế thời gian qua cùng với sự kiên trì thực hiện những giải pháp nhằm tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi tăng trưởng, thể hiện qua các Nghị quyết điều hành của Chính phủ, các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ đang mang lại kết quả thực tế.Mặc dù còn khoảng cách giữa kết quả thực hiện và kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp, nhưng đột phá từ bên trong bộ máy hành chính bằng Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ có ý nghĩa rất quan trọng trong điều kiện hệ thống pháp luật về kinh doanh còn nhiều bất cập hiện nay. Thật vậy, thực hiện mục tiêu cải cách thể chế kinh tế - một trong ba đột phá chiến lược được đề ra trong Chiến lược 10 năm phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020, ngày 18/3/2014 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, trong đó xác định: “Trong giai đoạn 2014-2015 tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, giảm chi phí hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan hành chính Nhà nước. Phấn đấu đến hết năm 2015 đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN-6…”. Theo Nghị quyết trên, Chính phủ tập trung vào 8 nhóm vấn đề, với

các chỉ tiêu rất cụ thể, yêu cầu cả bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương phải thực hiện, bao gồm những thủ tục liên quan đến giai đoạn doanh nghiệp gia nhập thị trường; quá trình hoạt động của doanh nghiệp như thuế, hải quan, thủ tục xuất nhập khẩu, tiếp cận tín dụng; thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp và liên quan đến việc bảo vệ quyền sở hữu của nhà đầu tư… Sau 6 tháng thực hiện nhiều nội dung trên đã được các bộ, ngành cụ thể hoá mục tiêu theo lộ trình cải cách các quy định về thủ tục và trách nhiệm của cơ quan thực thi, nhưng tác động thực tế vào cuộc sống còn chậm, trong đó có nguyên nhân vướng những quy định từ các đạo luật. Ví dụ, vấn đề kinh doanh có điều kiện với hàng trăm quy định liên quan đến nội dung của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các Luật chuyên ngành, nếu không sửa đổi thì khó có thể tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia thị trường.

Do thời gian thực hiện còn ngắn và còn vướng mắc nhiều quy định khác của hệ thống pháp luật, nhưng dù sao thì Nghị quyết 19/NQ-CP đã thể hiện quyết tâm của Chính phủ cải cách chất lượng công vụ bên trong bộ máy hành chính vận hành từ Trung ương đến địa phương thuộc thẩm quyền của Chính phủ, nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, góp phần nâng cao cạnh tranh quốc gia trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, tác động của Nghị quyết 19/NQ-CP chỉ có ý nghĩa xử lý bước đầu tính trì trệ của bộ máy hành chính, nên để giải quyết từ gốc của vấn đề, cần hoàn thiện các đạo luật có liên quan đến yêu cầu bảo đảm quyền tự do kinh doanh của công dân theo hiến định (Điều 33 Hiến pháp); cải cách nền hành chính công; tài chính công, chế độ công vụ; xây dựng nền hành chính phục vụ. Với chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội khóa XIII còn rất nhiều đạo luật cần được thông qua trong một năm rưỡi tới, liên quan đến cải cách thể chế kinh tế, quan hệ dân sự; mà hiện nay đang đòi hỏi phải có quan điểm hệ thống, tính đồng bộ của pháp luật. Để thực hiện chức năng “nhà nước kiến tạo”, hệ thống pháp luật phải tạo lập môi trường kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng cùng với nền hành chính phục vụ. Đây là vấn đề thách thức trong đổi mới tư duy về cải cách thể chế kinh tế. Từ Nghị quyết 19/NQ-CP chúng ta hy vọng đến một bước đột phá trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường Việt Nam; mở ra cơ hội phát triển trong giai đoạn mới.

TS Trần Du Lịch

TS Trần Du Lịch

SỰ KIỆN - QUY ĐỊNH

52

Page 53: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

tiền tệ, nhưng cho vay chính sách này vẫn bị cản trở do các bảng cân đối của ngân hàng và nhu cầu yếu của khu vực nội địa. WB cảnh báo ngày càng nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nội địa đóng cửa hoặc dừng hoạt động. Trong bảy tháng đầu năm nay có 37.600 doanh nghiệp nội đóng cửa hoặc dừng hoạt động, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, tăng trưởng bán lẻ - một chỉ số cho thấy sức mua của khu vực tư nhân, giảm xuống 5,7% trong tháng Sáu do lòng tin của người tiêu dùng giảm sút. Tỷ lệ đầu tư tư nhân nội địa trên GDP đứng ở mức 10,7% trong quí 1 năm nay, thấp hơn so với con số 13,9% hồi năm 2010.

VẪN TĂNG TRƯỞNG DƯỚI TIỀM NĂNGWB: KINH TẾ VIỆT NAM

SỰ KIỆN - ĐÁNH GIÁ

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn còn khiêm tốn trong năm nay, và dự báo sẽ tiếp tục dưới mức tiềm năng, Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo.

Tại cuộc họp báo sáng nay (6/10) về Báo cáo cập nhật khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, WB cho rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ước tính khoảng 5,4% trong năm nay và khó có thể vượt qua 5,5% trước năm 2016. Về ngắn hạn, tình trạng tăng trưởng này là hệ lụy của cầu nội địa rất yếu; và về dài hạn, tăng trưởng bị cản trở bởi hàng loạt yếu tố cơ cấu như doanh nghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng, sự méo mó chính sách đang tiếp tục cản trở đầu tư của tư nhân trong nước, thiếu hụt kỹ năng, và khoảng cách về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hậu cần thương mại. Trả lời câu hỏi của tại buổi họp báo, yếu tố nào quyết định tăng trưởng hiện nay của nền kinh tế Việt Nam khi mà vốn FDI vào Việt Nam không tăng, đầu tư trong nước yếu ớt, và tín dụng nhỏ giọt, ông Sandeep Mahajan, Chuyên gia kinh tế trưởng của WB khẳng định đó là đầu tư nước ngoài. Ông nói: “Việt Nam đang chịu quy trình phát triển hai tốc độ. FDI giảm đi nhưng mức đầu tư FDI vẫn cao, khu vực này vẫn là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng. Hiệu quả xuất khẩu cũng gắn nhiều với hiệu quả của khu vực này. Tăng trưởng

xuất khẩu vẫn đạt khoảng 15% trong năm nay vì vậy khu vực này vẫn là khu vực thúc đẩy.”Trong khi đó, theo ông Sandeep Mahajan, sản xuất công nghiệp, đặc biệt là từ khu vực nội địa, vẫn là điểm yếu. “Khu vực tư nhân nội địa chưa có khởi sắc, chưa có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế”, ông nói. “Vì vậy, có hai tốc độ phát triển trong nền kinh tế Việt Nam. Niềm tin khu vực nội địa vẫn chưa tăng, tiêu dùng nội địa vẫn chưa tăng. Điều này tiếp tục là yếu tố kìm hãm tăng trưởng kinh tế”, ông nói. Trong báo cáo, WB ghi nhận ổn định kinh tế vĩ mô năm 2014 tiếp tục được củng cố với lạm phát thấp, và tài khóa ngoại bảng cải thiện. Tăng trưởng kinh tế chậm hơn đã giúp nới lỏng chính sách

Ông Sandeep Mahajan. Ảnh TH

TBKTSG

53

Page 54: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

ĐẠI DIỆN TIÊU BIỂUCHO THẾ HỆ DOANH NHÂN TRẺ

Xuất sắc trải qua ba vòng bình chọn chặt chẽ với nhiều tiêu chí như tổng tài sản, tổng doanh thu, nộp ngân sách, lợi nhuận sau thuế, vai trò đóng góp của cá nhân trong doanh nghiệp, tính sáng tạo, đóng góp cho địa phương và cộng đồng… doanh nhân Phạm Quang Vinh đã vinh dự là đại diện duy

nhất trong số các doanh nhân trẻ của tỉnh Hậu Giang được chọn để trao giải thưởng Sao Đỏ - 100 doanh nhân trẻ tiêu biểu năm 2014 của cả nước.

QUANG MINH- VY OANH

hành tích này không chỉ là niềm tự hào của cá nhân ông mà còn là niềm tự hào của toàn

thể cán bộ, công nhân viên Công ty CP Mía đường Cần Thơ (CASUCO) trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Ông được coi là tấm gương tiêu biểu, đại diện cho thế hệ doanh nhân trẻ Việt Nam trí tuệ, năng động, luôn khát khao vươn lên, đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước. Ông đã cùng với Ban điều hành đưa Công ty CASUCO trở thành một trong những doanh nghiệp mía đường làm ăn có hiệu quả đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước .Doanh nhân Phạm Quang Vinh – Phó Tổng Giám đốc CASUCO là một trong những doanh nhân xuất sắc của Đồng bằng sông Cửu Long vinh dự nhận giải thưởng 100 Doanh nhân trẻ Việt Nam tiêu biểu 2014. Giải thưởng Sao Đỏ - 100 Doanh nhân trẻ tiêu biểu là giải thưởng do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức, nhằm khen thưởng, tôn vinh những cá nhân là doanh nhân trẻ có nhiều đóng góp cho doanh nghiệp và xã hội. Giải thưởng ra đời năm 1999 và ngay lần đầu tiên tổ chức đã nhận được

Ông Phạm Quang Vinh P. TGĐ Công ty CP Mía Đường Cần Thơ

CÂU CHUYỆN DOANH NHÂN

T

54

Page 55: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

sự ủng hộ của xã hội, đặc biệt là sự hưởng ứng tích cực của giới doanh nhân, doanh nghiệp.

Để có được vinh dự ấy, ông đã cùng với các thành viên trong Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc Công ty CASUCO kề vai sát cánh vì một mục tiêu chung đưa doanh nghiệp đi lên, ổn định sản xuất, đảm bảo công ăn việc làm cho cán bộ, công nhân lao động, đảm bảo được lợi ích cho các cổ đông và tạo được đầu ra ổn định cho cây mía ĐBSCL. Và kết quả của quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ ấy đã được đền đáp bằng những thành công ngọt

ngào như chính sản phẩm đường của công ty CASUCO sản xuất ra.

Công ty CASUCO – tiền thân là Doanh nghiệp nhà nước và đã được chuyển thành Công ty cổ phần từ tháng 4 năm 2005. Qua thời gian hoạt động, với sự lãnh đạo sáng suốt của Hội đồng quản trị, CASUCO đã không ngừng lớn mạnh, chất lượng sản phẩm luôn ổn định, thu nhập cán bộ, công nhân viên năm sau cao hơn năm trước. Trước xu thế hội nhập kinh tế trong khu vực và toàn thế giới, Hội đồng quản trị Công ty đã xác định mục tiêu chiến lược kinh doanh là phải tiếp tục đầu tư

chiều sâu vào cơ sở vật chất hiện có nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh .

Một trong những sự kiện đánh dấu bước phát triển của Công ty là tháng 12 - 2013 Công ty đã khánh thành dây chuyền sản xuất đường tinh luyện 350 tấn/ngày tại Nhà máy đường Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang), chính thức chào bán sản phẩm mới – ĐƯỜNG TINH LUYỆN RE. Đánh giá về sự kiện này, Phó Tổng Giám đốc CASUCO kiêm Giám đốc Nhà mày đường Phụng Hiệp, ông Phạm Quang Vinh cho biết: “Tổng vốn đầu tư

55

Page 56: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

công nghệ mới chế biến đường tinh luyện RE là 140 tỷ đồng. Đây là nhà máy đường thứ 2 ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất đường tinh luyện (RE).” Dây chuyền thiết bị chế biến đường RE do CASUCO đầu tư được lựa chọn áp dụng theo công nghệ tiên tiến nhất hiện nay với chi phí sản xuất thấp, giảm thiểu chất thải và đáp ứng được các tiêu chí khắt khe về chất lượng sản phẩm. Quyết định đầu tư của CASUCO được các nhà kinh doanh đường trong nước nhận định là kịp thời và đúng lúc. Sản phẩm đường RE kỳ vọng sẽ đáp ứng tốt hơn về yêu cầu VSATTP, đáp ứng được yêu cầu về sản phẩm đường tinh luyện cho ngành chế biến thực phẩm, dược phẩm trong nước và đạt tiêu chuẩn đường xuất khẩu. Sản phẩm đường RE được đánh giá cao hơn đường RS vì tồn trữ an toàn hơn, khắc phục tình trạng giảm phẩm chất trong quá trình bảo quản. Ứng dụng công nghệ sản xuất mới còn giúp CASUCO tăng tổng thu hồi, hạ giá thành sản phẩm và giảm thiểu các chất thải gây ô nhiễm môi trường sinh ra trong quá trình sản xuất.

Luôn nỗ lực điều hành doanh nghiệp, doanh nhân Phạm Quang Vinh đã cùng những thành viên trong Hội đồng quản trị đưa CASUCO thành một doanh nghiệp mía đường tiêu biểu về ứng dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày như: Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008/ ISO 9001:2008; Hệ thống quản lý môi trường phù hợp với tiêu chuẩn TCVN ISO 14001: 2010/ISO 14001:2004; Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 22000:2007/ISO 22000:2005. Sản phẩm của Công ty cũng đáp ứng được tiêu chuẩn TCVN 7968:2008 và TCVN 6958:2001. Công ty đã được trao tặng nhiều danh hiệu, giải thưởng cấp quốc gia như: Hàng Việt Nam chất lượng cao nhiều năm liên tục, Cúp vàng chất lượng, Sao vàng đất Việt, Giải thưởng chất lượng quốc gia, …. Với nền tảng vững mạnh về cơ sở vật chất, nhân lực, nguyên liệu, thị trường và chiến lược kinh

doanh phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, đặc biệt với sự lãnh đạo, điều hành của Hội đồng quản trị trong đó có doanh nhân Phạm Quang Vinh, Công ty CASUCO chắc chắn sẽ có sức mạnh vượt trội để phát triển bền vững và đưa thương hiệu, sản phẩm tiến xa hơn nữa trong khu vực và vươn tầm quốc tế. Những doanh nhân năng động, sáng tạo bản lĩnh, dám nghĩ dám làm, luôn hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, xây dựng thương hiệu hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện xã hội từ thiện như doanh nhân Phạm Quang Vinh sẽ là những tấm gương tiêu biểu của thế hệ doanh nhân mới, tạo động lực để doanh nghiệp bứt phát trong thời gian tới.

CÂU CHUYỆN DOANH NHÂN

56

Page 57: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014
Page 58: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

LẺ LOI MỘT CON ĐƯỜNG?BÁN LẺ TRƯỚC LÀN SÓNG NGOẠI:

Các doanh nghiệp (DN) bán lẻ Việt Nam đang được ví như gái “quá lứa lỡ thì” vừa kém xuân, vừa đuối sức. Nhiều chuyên gia lo ngại, nếu không sớm “bật đèn xanh” cho DN nội được kết hôn với các hãng ngoại, cũng như có chính sách “đối xử” công bằng hơn, thì nguy cơ DN nội bị loại ra khỏi cuộc cạnh tranh không cân sức trên thị trường bán lẻ Việt Nam là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Khẳng định có không ít DN bán lẻ của Việt Nam hiện đều đang kinh doanh “lỗ”, ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Phú Thái, phân tích để đầu tư một cửa hàng tiện lợi bán 24 giờ, cần số vốn ban đầu ít nhất lên đến 100.000 USD. YẾU ĐỦ ĐƯỜNG, DN NỘI LỖ “KÉP” Đáng chú ý là để hoạt động hiệu quả, các DN phải xây dựng ít nhất 300 điểm bán mới có thể… hòa vốn. Trong khi cả nước hiện có khoảng từ 500 – 700 cửa hàng tiện lợi, chia cho hàng chục thương hiệu, DN sở hữu nhiều nhất cũng chỉ có khoảng hơn 100 cửa hàng. Do đó, ông Đoàn cho rằng hầu hết các DN kinh doanh cửa hàng tiện lợi hiện đều chịu “lỗ kép”, không chỉ lỗ do kinh doanh mà còn lỗ do lãi vay quá cao.Trên thực tế, nhiều khi giữ được mức lỗ “chịu được” như các DN kinh doanh cửa hàng tiện lợi lại là… niềm mơ ước đối với DN kinh doanh siêu thị. Bởi các DN này không chỉ lỗ mà còn phải đối diện với nguy cơ… vỡ nợ. Vị đại diện của Tập

đoàn Phú Thái chỉ ra thực tế là có những DN vay đến vài nghìn tỷ để đầu tư chuỗi hệ thống 4 – 5 siêu thị nên không thể có lãi.Nhìn nhận bức tranh bán lẻ, ông Đoàn cho rằng hiện chỉ có Saigon Co.op là nhà bán lẻ nội lớn nhất đang kinh doanh có lãi, với mức lãi lên đến 1.000 tỷ đồng/năm (tương đương 50 triệu USD). Song thành tích này cũng không “thấm tháp” vào đâu với DN ngoại, như WalMart – gã khổng lồ trong ngành bán lẻ cũng đang “nhòm ngó” Việt Nam, lãi một quý đã lên đến 50 tỷ USD. Do đó, các chuyên gia lo ngại rằng chỉ cần những ông lớn như WalMart trích một phần nhỏ trong số lãi của họ để đầu tư vào Việt Nam, thì các DN nội cũng đủ để “tan tác”.Không chỉ yếu vốn, công nghệ quản trị và kỹ năng xây dựng thương hiệu đang là những “gọng kìm” kẹp chặt các DN bán lẻ nội. Ông Đoàn kể câu chuyện bị “choáng ngợp” khi sang thăm hệ thống cửa hàng tiện lợi ở Nhật Bản, khi có đến hàng nghìn điểm bán, mỗi ngày có hàng nghìn chuyến xe vận chuyển hàng hóa đến các hệ thống.

Ảnh: minh họa

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG

58

Page 59: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

Ngoài ra, sự “yếu thế”

về thương hiệu cũng khiến cho các DN bán lẻ khó có thể cạnh tranh với DN ngoại. Điển hình như với Metro, do có “tiếng” hơn hẳn nên có thể dễ dàng đàm phán “mua rẻ” với nhà cung cấp, sản xuất và “bán rẻ” cho người tiêu dùng.Thiếu vốn, thiếu công nghệ và không thể cạnh tranh bằng thương hiệu, các DN nội đã “nghèo còn eo” lại thêm “tủi phận” khi đang bị “đối xử” thiếu công bằng với nhà giàu. Đến nỗi, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (ARV), phải “kêu” lên rằng DN bán lẻ nội không cần ưu đãi gì, mà chỉ “xin” công bằng và minh bạch thông tin để cạnh tranh bình đẳng hơn.Dẫn chứng về thực tế này, bà Loan cho biết nhiều địa phương đang “trải thảm đỏ” ưu tiên cho DN ngoại với hàng loạt các chính sách ưu đãi về thuế, thuê đất, phí… Trong khi được ưu ái đủ đường,

nhiều DN ngoại còn báo

lỗ, không đóng thuế thu nhập DN trong nhiều năm, như trường hợp của Metro. BẠO VÌ TIỀN, NGOẠI LẤN SÂU “Chỉ cần DN nội 2 năm không đóng thuế, đã đứng ngồi không yên, đằng này Metro 11 năm không đóng thuế, lại còn tự ý bán lẻ trong khi chỉ được bán buôn, hay xây dựng trung tâm lớn, “chình ình” nằm ngay giữa trung tâm thành phố… mà không hề hấn gì. Đó là sự bất công đối với các DN bán lẻ nội địa, đã yếu sức lại còn chịu nhiều thiệt thòi trong một cuộc chiến không cân sức”, bà Loan bức xúc.Cùng chung nỗi niềm trên, ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc khu vực miền Bắc của SaigonCo.op, tỏ ra khá lo ngại trước tình trạng DN bán lẻ ngoại đang cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường. Như với Metro, giấy phép một đằng, song lại kinh doanh một nẻo khi các gian hàng của hãng này đang cho thấy

Chưa có DN bán lẻ Việt Nam nào để ý hoặc bỏ công ra nghiên cứu thị trường đầy đủ, bài bản và thực sự có số liệu thống kê chuẩn. Nên không có quy hoạch và luôn đi sau DN ngoại. Thời gian qua mới chỉ có các DN nước ngoài đầu tư nghiên cứu thị trường, thói quen người tiêu dùng. Chúng ta có lợi thế là người nhà - am hiểu chính người Việt, quen thị trường mà chúng ta không thể nghiên cứu được, phải dùng, phải “học mót” của nước ngoài. Đây chính là sự bị động của DN bán lẻ Việt Nam.Ts. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM)

Ảnh: minh họa

59

Page 60: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

họ bán lẻ chứ không phải bán sỉ như đã đăng ký.“Các chính sách quản lý hiện đang có độ vênh, nên rất cần các cơ quan quản lý xây dựng một sân chơi bình đẳng, công bằng cho các DN, tránh chuyện để ngoại chèn ép nội”, ông Dũng nói. Trong khi các DN ngoại sở hữu nhiều khu đất vàng, được thoải mái kinh doanh ở phần “ngon” nhất của thị trường, là những khu trung tâm thành phố, có sức mua lớn, thì những DN nội lại phải “vạc khúc xương”. Như trường hợp của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), khi mỗi năm phải hoàn thành hơn 400 chuyến hàng đưa về nông thôn. Ông Nguyễn Tiến Vượng, Phó Tổng giám đốc Hapro, đặt câu hỏi: “Tại sao DN nước ngoài không làm mà chỉ tập trung vào chỗ có sức mua của người dân?”. Được biết, những chuyến hàng này dù đã được Nhà nước hỗ trợ lãi vay ưu đãi, song cũng tiêu tốn khá nhiều tiền của và công sức của DN.Theo cam kết quốc tế, nhiều chính sách bán lẻ đang dần “nới” ra cho các DN ngoại rộng đường làm ăn. Như vừa rồi, chính sách cho nhà đầu tư nước ngoài có vốn dưới 45% hoặc có các cơ sở bán lẻ dưới 500m2 không phải kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT), hoặc được miễn áp dụng quy định đối với một số mặt hàng không được phép phân phối như lúa gạo, đường, thuốc lá, sách báo…Theo bà Loan, quy định này sẽ mở đường cho các DN ngoại lấn sân kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện lợi, cửa hàng nhỏ chuyên doanh, tức là “đánh” trực diện vào hệ thống cửa hàng chuyên doanh, siêu thị nhỏ như SatraFood, CoopFood, Fivimart… Đặc biệt, sang năm 2015, khi thị trường mở cửa hoàn toàn, DN bán lẻ ngoại mở rộng đầu tư nhiều hơn, sẽ càng tạo nên sức ép lớn cho DN nội.Theo ông Đoàn, dù có phải nghiên cứu 10 năm nữa, bán lẻ Việt cũng không thể theo kịp DN ngoại, nên con đường “khả quan nhất” là liên doanh, liên kết để học hỏi. Do đó, Nhà nước cần “bật đèn xanh” để cho các DN được sớm chọn đối tác liên doanh khi còn có thể, trước khi thị trường mở cửa hoàn toàn. Tuy nhiên, theo ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, việc tự doanh hay liên doanh là lựa chọn của từng DN, song nếu liên doanh, DN cần phải rất cảnh giác và “tính kỹ” để tránh trường hợp vốn của DN nội teo tóp dần và có nguy cơ bị thôn tính.

2.000 TỶ ĐỒNG HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa Quyết định ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo đó, vốn điều lệ của Quỹ do ngân sách nhà nước cấp là 2.000 tỷ đồng. Ngân sách nhà nước cấp đủ vốn điều lệ cho Quỹ trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày có quyết định thành lập (29/9/2014), hai năm đầu tiên mỗi năm cấp 500 tỷ đồng, năm thứ ba cấp 1.000 tỷ đồng. Quỹ hoạt động theo mô hình tổ chức tài chính nhà nước, thực hiện nguyên tắc tự chủ về tài chính, không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn. Quỹ được miễn nộp các loại thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Theo Quyết định, Quỹ có nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước giao, nguồn vốn trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật Việt Nam để tạo nguồn vốn hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quỹ cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu vay vốn đáp ứng các điều kiện cho vay của Quỹ thông qua phương thức ủy thác cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam hoặc các ngân hàng thương mại, thực hiện theo nguyên tắc các ngân hàng tự quyết định TCKD

60

Page 61: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

VINH DANH 5 DOANH NHÂN XUẤT SẮC ĐẠT GIẢI THƯỞNG BẢN LĨNH DOANH NHÂN LẬP NGHIỆP VIỆT NAM

cho vay và chịu rủi ro tín dụng đối với các dự án cho vay.

CHO VAY TỚI 30 TỶ ĐỒNG/ DỰ ÁN

Quyết định quy định rõ điều kiện cho vay từ nguồn vốn của Quỹ. Theo đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có dự án, phương án sản xuất-kinh doanh khả thi thuộc Danh mục các lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ của Quỹ; Doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu tham gia dự án, phương án sản xuất kinh doanh tối thiểu 20% và phải đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện dự án, phương án sản xuất – kinh doanh… Mức vốn cho vay đối với mỗi dự án, phương án sản xuất- kinh doanh tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của từng dự án, phương án đó (không bao gồm vốn lưu động) nhưng không quá 30 tỷ đồng. Thời hạn cho vay được xác nhận phù hợp với khả năng thu hồi vốn, khả năng trả nợ của người vay và điều kiện cụ thể của từng dự án, phương án sản xuất-kinh doanh nhưng tối đa không quá 7 năm. Trường hợp đặc biệt, đối với những dự án có chu kỳ sản xuất dài, cần thời hạn vay vốn lớn hơn, Quỹ báo cáo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định thời hạn cho vay nhưng không quá 10 năm.

THÔNG TIN CHÍNH SÁCH

Đây là giải thưởng do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chủ trì và phối hợp đồng tổ chức với EY để tôn vinh những doanh nhân xuất sắc đại diện cho bản lĩnh Doanh nhân Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Cuộc bình chọn đã diễn ra trong 9 tháng với 6 tiêu chí đánh giá là Tinh thần doanh nhân, Khả năng tài chính, Tầm nhìn chiến lược, Tư duy đổi mới, Ảnh hưởng cộng đồng và toàn cầu, và cuối cùng là tính chính trực. Tại Lễ trao giải 18 doanh nhân được vinh danh, Ban Tổ chức bình chọn ra 5 doanh nhân xuất sắc nhất đại diện cho tinh thần doanh nhân chân chính và đổi mới – những con người có tầm nhìn chiến lược, có khả năng biến khát vọng thành hiện thực và đóng góp cho xã hội những giá trị tốt đẹp đã được vinh danh, đó là: - Bà Phạm Thị Việt Nga – Tổng Giám đốc CTCP Dược Hậu Giang - Ông Huỳnh Quang Đấu – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CTCP Rau quả Thực phẩm An Giang - Ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hoa Sen - Ông Nguyễn Trọng Khang – Chủ tịch HĐQT và TGĐ Tập đoàn công nghệ MK- Ông Phan Quốc Công- Tổng giám đốc CTCP Hàng Gia Dụng Quốc tế ICP

61

Page 62: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

CHUYỆN MỞ LỐI GIÁO DỤCCỦA MỘT DOANH NHÂN TRẺ

Phát triển sự nghiệp ở tuổi 21, hiện đang giữ nhiều trọng trách trong cộng đồng doanh nghiệp trẻ Việt Nam nhưng dường như doanh nhân này không thôi khao khát vươn tới

những chân trời mơ ước của mình. Anh là người dám ước mơ và biết cách biến ước mơ thành hiện thực. Có những giấc mơ khi trở thành hiện thực vẫn khiến cho những người từng biết anh không khỏi ngỡ ngàng. Như việc anh vừa là một doanh nhân vừa là một

trong những người khai phá một lối đi riêng trong nền giáo dục Việt Nam. Bản thân hoạt động trong lĩnh vực giáo dục Công nghệ thông tin và chính sách xã hội hóa giáo dục do anh tham gia thực hiện vẫn còn khá lạ lẫm với số đông nhưng lại được những phụ

huynh cho con theo học yêu quý, trân trọng và theo đuổi.

ó là doanh nhân trẻ Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch Hội đồng thành viên – Hiệu Trưởng Trường Trung Cấp

Chuyên Nghiệp Bà Rịa - Ủy viên HĐQT Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu – Phó Chủ tịch thường trực Hội Doanh Nhân Trẻ Bà Rịa - Vũng Tàu, Ủy viên Đoàn chủ tịch Hội Doanh Nhân trẻ Việt Nam. Đảm nhiệm rất nhiều trọng trách, nhiều người bảo anh tham việc nhưng anh lại tự nhận mình “chỉ làm trong khả năng và cảm hứng của mình”. Gặp anh sẽ thấy điều anh nói là đúng. Đặc biệt, khi anh chia sẻ những vấn đề thiết yếu của “sự nghiệp trồng người” mới thấy rõ lòng đam mê không giới hạn của anh.

Trên cương vị nhà quản lý giáo dục theo xu hướng hiện đại, anh Nguyễn Văn Việt đánh giá cao vai trò của công nghệ thông tin trong công cuộc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Công nghệ thông tin là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Chính vì thế, theo anh, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định sự phát triển công nghệ thông tin của đất nước.

Đ

Doanh nhân trẻ Nguyễn Văn Việt – CT. HĐTV – Hiệu trưởng Trường Trung Cấp Chuyên Nghiệp Bà Rịa - Ủy viên HĐQT Trường Đại Học Bà Rịa - Vũng Tàu

TRÒ CHUYỆN CÙNG DOANH NHÂN

62

Page 63: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Trường Trung Cấp Chuyên Nghiệp Bà Rịa, Hiệu trưởng Nguyễn Văn Việt đã có những chính sách đổi mới theo hướng hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho giáo viên và học sinh, sinh viên. Cụ thể, về nhân lực thầy chú trọng công tác nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên bởi vì đây là lực lượng nòng cốt, quyết định chất lượng giáo dục; về cơ sở vật chất thầy đầu tư đổi mới hệ thống trang thiết bị; đặc biệt, thầy chú trọng đổi mới tư duy dạy và học, hướng đến đào tạo ra đội ngũ trí thức đúng với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, nắm bắt nhu cầu lao động thực tế của doanh nghiệp để nhà trường có hướng đào tạo cho phù hợp. Các em học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp tại trường được trang bị đầy đủ kiến thức chung, kiến thức chuyên ngành và kỹ năng làm việc. Chính môi trường giáo dục chú trọng kỹ năng, thực hành thực tế, bám sát nhu cầu xã hội đã giúp các em tự tin bước vào đời.

Nhìn lại chặng đường nỗ lực thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục, đưa công nghệ thông tin vào phổ biến trong giáo dục, thầy Nguyễn Văn Việt cảm thấy mình đi đúng hướng, phù hợp với xu thế giáo dục trong khu vực và trên thế giới.

Bên cạnh vai trò là nhà quản lý giáo dục, thầy Nguyễn Văn Việt còn được biết đến là một doanh nhân trẻ tiêu biểu có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam. Anh là tấm gương điển hình cho thế hệ trẻ học tập về những nỗ lực trong quá trình làm giáo dục cũng như sự nhiệt tình, trách nhiệm đối với công tác phát triển Hội doanh nhân trẻ. Anh luôn tích cực trong các hoạt

động của Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và của Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam. Trong vai trò Hiệu trưởng Trường Trung cấp Chuyên Nghiệp Bà Rịa - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Doanh nhân Trẻ tỉnh, doanh nhân Nguyễn Văn Việt đã có nhiều chính sách, hoạt động tích cực cho công tác giáo dục và hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên. Anh thường xuyên đến giao lưu, tư vấn những vấn đề mà sinh viên quan tâm hiện nay như: kinh nghiệm làm việc, vấn đề thực tập, công tác tuyển dụng nhân sự, các yếu tố cần thiết của một nhà kinh doanh… Qua đó, giúp học sinh, sinh viên nhà trường có những định hướng nghề nghiệp và xây dựng niềm tin, tác phong làm việc chuyên nghiệp trong tương lai. Anh cũng thường xuyên trao những học bổng cho sinh viên nghèo vượt khó tại địa phương.

Nhìn lại chặng đường sự nghiệp, tuy trải qua nhiều khó khăn nhưng doanh nhân Nguyễn Văn Việt đã đạt được những thành công nhất định minh chứng là những danh hiệu, giải thưởng cao quý được lãnh đạo Đảng và Nhà nước khen tặng như: Thanh niên tiên tiến miền Đông Nam Bộ, Bằng khen của Thủ tướng Vì sự nghiệp giáo dục,… Đặc biệt, anh đã xuất sắc trở thành 1 trong 100 doanh nhân trẻ tiêu biểu Việt Nam nhận giải thưởng Sao Đỏ năm 2014. Đó là niềm vinh hạnh và trân quý đối với bản thân anh cũng như cơ quan nơi anh đang công tác và địa phương. Chắc chắn những thành tích ấy sẽ là động lực lớn để doanh nhân trẻ Nguyễn Văn Việt không ngừng phấn đấu, góp phần phát triển ngành giáo dục và kinh tế địa phương và đất nước.

Trần Thanh - Uyên Trang

63

Page 64: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Mảnh ghép cuối cùngTừ năm 2007, cổ phiếu ngân hàng chưa biết thế nào là phục hồi. Những tưởng thế đã là toa sau chót của đoàn tàu, hóa ra không phải. Cổ phiếu vận tải biển mới là loại chứng khoán rớt sâu và chìm nghỉm, giống như miếng ghép cuối cùng đã vỡ, khiến bức tranh thị trường không thể hoàn thiện được.

Giờ đây, khi kinh tế chạm đáy và có dấu hiệu ra khỏi suy thoái, mảnh vỡ ấy xuất hiện chất keo dính kết và có thể lành lặn lại. Không phải tất cả các doanh nghiệp vận tải biển đều đã cầm hơi, song một số bắt đầu phát đi tín hiệu sống sót.

LỢI NHUẬN GỘP ĐÃ DƯƠNG

Chi nhánh Vietcombank TPHCM đã bán cho VAMC 98,9 tỉ đồng nợ

xấu là khoản vay dành cho Công ty cổ phần Vận tải và Thuê tàu biển (VST-Hose) mấy năm trước. Chi nhánh cũng đã tái cơ cấu, chuyển khoản tín dụng ngắn hạn này sang thành dài hạn cho VST. VST không phải là doanh nghiệp vận tải biển duy nhất được hưởng lợi từ chính sách tái cơ cấu nợ và giảm lãi suất. Các chủ nợ, kể cả ngân hàng nước ngoài, đã đồng loạt gia hạn thời gian trả nợ cho các công ty vận tải biển, đi kèm

những khoản đảo nợ được giảm lãi suất đáng kể. Đây là yếu tố nặng ký giúp vận tải biển có cơ hội toan tính một sự phục hồi trước khi thị trường hàng hải quốc tế qua khỏi khủng hoảng. Nhờ đó, cộng thêm với sự “thắt lưng buộc bụng” giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí bảo dưỡng, duy tu tàu... lần đầu tiên tính từ năm 2011, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của nhiều công ty đã dương. Theo báo cáo tài chính bán niên soát xét 2014, khoản lợi nhuận trên của Công ty cổ phần Vận tải biển Vinaship (VNA-Hose) sáu tháng đầu năm đạt 17,3 tỉ đồng so với mức lỗ cùng kỳ 8,2 tỉ đồng. Đối với Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (VOS-Hose) khoản lợi nhuận đó còn tăng ấn tượng, dương 75,8 tỉ đồng từ mức lỗ 39,4 tỉ đồng cùng kỳ. Đáng nói là các đơn vị vận tải biển đã thoát ra khỏi tình trạng bán tàu để sống. Một phần vì những tàu cần bán đã bán xong, những khoản nợ gay cấn đã được trả ngân hàng. Họ đang giữ lại những con tàu có chất lượng và một phần trong số tàu này đã có thu đủ bù chi.

CÓ GÌ ĐỂ HY VỌNG?

Một trong những đặc điểm của vận tải biển là sử dụng vốn vay ngân hàng lớn để đầu tư đội tàu. Vốn tự có của hầu hết các doanh nghiệp trong ngành đều thấp, nên thậm chí cả vốn lưu động họ cũng dựa vào các tổ chức tín dụng. Thời hoàng kim, các công ty ngoài kinh doanh vận tải biển, còn tham gia mua bán tàu. Hoạt động buôn

Hiện nay, các doanh nghiệp vận tải biển ít nhiều đã cân đối được dòng tiền để trả lãi vay ngân hàng.

64

Page 65: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

bán tàu đã từng mang lại cho họ những khoản lợi nhuận mà các ngành nghề khác ganh tỵ. Đã thế, vận tải biển còn phải bỏ ra những khoản chi phí không nhỏ hàng năm cho bảo dưỡng tàu. Lúc ăn nên làm ra, chi phí duy tu không là gì, nhưng khi thị trường ế ẩm, nó đã bào mòn lợi nhuận doanh nghiệp. Một vấn đề khác của các công ty vận tải biển là khấu hao to đùng. Thị trường càng khó khăn, các công ty càng phải khấu hao nhanh để đưa các tàu về điểm hòa vốn. Sự cộng hưởng của ba điểm trên tạo thành gánh nặng, là lý do giải thích vì sao đến giờ lợi nhuận sau thuế của nhiều doanh nghiệp vẫn âm.

VẬY CÓ GÌ ĐỂ HY VỌNG?

Thứ nhất, sự thua lỗ đang tụt giảm với tốc độ nhanh. VNA sáu tháng đầu năm nay chỉ còn lỗ 24,7 tỉ đồng so với mức 68,5 tỉ đồng nửa đầu năm ngoái. Con số tương tự với VOS là 85,4 tỉ đồng và 196 tỉ đồng; với VST là 63,6 tỉ đồng và 147,6 tỉ đồng. Nên nhớ là cùng thời gian đó VOS đã phải trả 86,7 tỉ đồng lãi vay ngân hàng, còn VNA trả 17,7 tỉ đồng. Nói một cách khác, nếu không phải trả lãi vay, lợi nhuận của họ đã có thể dương. Một ngân hàng hỗ trợ nhiều cho vận tải biển thừa nhận hoạt động kinh doanh cốt lõi của các công ty đã tốt hơn hẳn và nếu các tổ chức tín dụng có thể cân đối nguồn để hạ lãi suất thêm, ngành này sẽ phục hồi. Thứ hai, tỷ giá ổn định đang là cứu tinh cho các công ty. Vận tải biển “chết lâm sàng” trong những năm 2008-2011 khi tỷ giá được điều chỉnh tăng tới tám lần. Từ

năm ngoái, hạch toán chênh lệch tỷ giá đã giảm mạnh. Thí dụ VOS đã sử dụng tỷ giá 21.295 đồng/đô la Mỹ để quy đổi nợ vào ngày 30-6-2014. Hiện nay tỷ giá hối đoái đã thấp hơn mức quy đổi và VOS sẽ có lợi trong sáu tháng cuối năm. Thứ ba, áp lực nợ ngắn hạn đang ở mức tối thiểu do đã được đảo nợ sang dài hạn. Nợ ngắn hạn của VNA còn 168 tỉ đồng trên tổng nợ 794 tỉ đồng; của VOS còn 143 tỉ đồng/2.974 tỉ đồng; của VST 196,6 tỉ đồng/2.084,6 tỉ đồng. Ngoài ra, giá trị tài sản cố định trên thực tế của vận tải biển đang cao hơn đáng kể so với tổng nợ (dù đã khấu hao nhanh). Mặt bằng giá tàu quốc tế hiện đang ở đáy. Khi giá tàu phục hồi, giá trị tài sản là các đội tàu của các công ty sẽ biến động theo chiều hướng tích cực.

THỊ GIÁ CHÂN TƯỜNG

Một chủ nợ ngân hàng cho biết đang trông chờ những giải pháp mà Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị lên trên nhằm tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực vận tải biển. Ông tỏ ra lạc quan khi dự báo năm sau một số công ty sẽ bắt đầu có lợi nhuận trở lại. Ít nhất trước mắt các doanh nghiệp này đã ít nhiều cân đối được dòng tiền để trả lãi

vay ngân hàng. Giới đầu tư đã loại bỏ cổ phiếu vận tải biển khỏi danh mục một thời gian dài. Trên sàn chúng không còn được để ý tới. Cả năm nay, khi VN-Index “bò” dần về ngưỡng 600 điểm, các loại cổ phiếu tăng giá cao thấp, cổ phiếu vận tải biển vẫn trong vùng đáy và thị giá đã ở chân tường: VOS 4.000-5.000 đồng; VNA 3.000-3.500 đồng; VST 2.500-3.000 đồng, chưa bằng một phần ba đến một nửa giá trị sổ sách. VNA có giá trị sổ sách gần 9.400 đồng, trong khi giá ngày 26-9-2014 là 3.200 đồng/cổ phiếu, thanh khoản cạn kiệt kéo dài do người nắm giữ đã không còn muốn bán ra ở mức giá hiện tại. VNA được đánh giá có điều kiện thuận lợi để có lãi trong nửa cuối năm nay. Thứ gì bị nén quá lâu theo kiểu lò xo, sẽ bật mạnh. Doanh nghiệp vận tải biển rất có thể là một dạng như thế. Phát triển kinh tế biển không thể nào thiếu vận tải biển. Và với những chuyển động tổng thể chung theo chiều đi lên của VN-Index, cổ phiếu vận tải biển sẽ là mảnh ghép cuối cùng còn sót lại của bức tranh thị trường chứng khoán.

TBKTSG ONLINE

65

Page 66: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

Trung tuần tháng 7 - 2014, Ban chấp hành Hội liên lạc đồng hương Quảng Nam - Đà Nẵng tại Bình Phước đã tổ chức buổi họp mặt đồng hương, đến dự có ông Đinh Xuân Thu - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, Nguyễn Văn Đẩu - Ủy viên Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng - Chủ tịch Hội đồng hương Đà Nẵng tại TP. HCM, lãnh đạo các ban ngành của tỉnh Bình Phước và gần một ngàn đồng hương Quảng Nam - Đà Nẵng tại Bình Phước. Tại buổi họp mặt, ông Trần Công Cảnh - Chủ tịch Hội đồng hương Quảng Nam - Đà Nẵng tại Bình Phước báo cáo những thành tích

đã đạt được trong thời gian qua của hội cũng như những phương hướng hoạt động trong thời gian tới.

Hội đồng hương Quảng Nam - Đà Nẵng tại Bình Phước đã trở thành mái nhà chung cho các thành viên đồng hương tham gia sinh hoạt, gặp gỡ trao đổi chia sẻ những kinh nghiệm xây dựng gia đình phát triển kinh tế bền vững. Hội còn là nơi những thành viên đồng hương giúp đỡ nhau vượt qua những khó

khăn cùng nhau phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.Mục đích cao cả và lớn nhất của hội là công tác xã hội, cũng trong tại buổi họp mặt, đại diện hội đã trao quà và nhiều xuất học bổng cho cách em học sinh từ cấp 1 đến cấp 3, các em là những em học sinh giỏi gia đình nghèo và hơn 300 phần quà cho các cụ già neo đơn. Đặc biệt hội và nhiều đồng hương Quảng Nam - Đà Nẵng còn trao quà và hiện vật bằng tiền mặt gần 30 triệu đồng cho em Vũ Kiều

Hải Hòa là học sinh bị tật nguyền học giỏi 10 năm liền, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Với tinh thần yêu nước luôn hướng về quê hương biển đảo, thay mặt hội đồng hương ông Trần Công Cảnh đã trao tặng số tiền trên 20 triệu đồng cho ông Đinh Xuân Thu - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam gửi đến các chiến sĩ ngày đêm gìn giữ vùng biển thiêng liên của Tổ quốc.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Đinh

THẮM ĐẬM NGHĨA TÌNH ĐỒNG HƯƠNG...

Ông Đinh Xuân Thu - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Ông Nguyễn Văn Đẩu - Ủy viên Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng - Chủ tịch Hội đồng hương Đà Nẵng tại TP. HCM

HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI

66

Page 67: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

Xuân Thu và ông Nguyễn Văn Đẩu có đôi lời chúc mừng gửi đến hội và bà con đồng hương Quảng Nam - Đà Nẵng tại Bình Phước với lời nhắn nhủ hội cố gắng làm tốt hơn nữa trong những năm tiếp theo để xứng đáng với vai trò của hội cũng như là chỗ dựa tinh thần của bà con đồng hương Quảng Nam - Đà Nẵng tại Bình Phước.

THẮM ĐẬM NGHĨA TÌNH ĐỒNG HƯƠNG...

Ông Trần Công Cảnh - Chủ tịch Hội đồng hương Quảng Nam - Đà Nẵng tại Bình Phước

Ông Trần Châu Khanh - Chủ tịch Hội Đồng Hương Quảng Nam tại TP. HCM

67

Page 68: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

TIẾP ĐOÀN ĐẠI BIỂU DOANH NHÂN VIỆT NAM TIÊU BIỂU

NGÀY 4/10, TẠI TRỤ SỞ VĂN PHÒNG QUỐC HỘI, PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI UÔNG CHU LƯU ĐÃ TIẾP THÂN MẬT ĐOÀN ĐẠI BIỂU DOANH NHÂN TIÊU

BIỂU CỦA CÂU LẠC BỘ CÁC NHÀ CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM.

áo cáo với Phó Chủ tịch Quốc hội, ông Đặng Văn Thanh - Chủ tịch Câu lạc bộ các nhà

Công Thương Việt Nam cho biết: Câu lạc bộ các nhà Công Thương Việt Nam đã tập hợp và thu hút được hàng trăm thành viên là các doanh nghiệp lớn, nhỏ trong toàn quốc. Những năm qua, các doanh nghiệp, doanh nhân là hội viên của Câu lạc bộ đã khẳng định vị thế, bản lĩnh trí tuệ và gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể trong hoạt động kinh doanh, góp phần trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Phát biểu tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu ghi nhận và đánh giá cao các doanh nhân tiêu biểu của Câu lạc bộ các

nhà Công Thương Việt Nam đã vượt lên khó khăn, thách thức để tiếp tục duy trì, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả; thực hiện tốt chương trình xóa đói giảm nghèo, nhân đạo, từ thiện, giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động. Phó Chủ tịch Quốc hội khẳng định: Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị và chính bản thân mỗi doanh nghiệp, doanh nhân. Nhà nước đã và đang hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền sở hữu, bình đẳng, tự do kinh doanh của doanh nhân theo quy định của pháp luật; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và ban hành các chính sách mới

nhằm tạo môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho doanh nghiệp, doanh nhân; đồng thời khuyến khích doanh nhân làm giàu chính đáng cho bản thân và xã hội. Trong bối cảnh nền kinh tế đang dần phục hồi nhưng chưa thực sự vững chắc, mức độ cạnh tranh ngày càng quyết liệt, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu lưu ý: Các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam phải chủ động, sáng tạo nắm bắt thị trường, tái cơ cấu doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, mô hình quản trị, nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ gìn uy tín trong kinh doanh để trụ vững và từng bước phát triển vững chắc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu

Trần Thanh - TTXVN

B

CHÍNH PHỦ ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NHÂN

68

Page 69: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

www.dongtam.com.vn

www.d2d.com.vn

www.nemkimcuong.vn

www.apu.edu.vn

www.tedsaigon.com

www.tonphuongnam.com.vn www.vinamilk.com.vn

www.boutique-art.com.vn

www.lethanh.com.vn www.lananhbrvt.com

www.tamcachnhiet6m.vn

www.bidrico.com.vn

www.thp.com.vnwww.daidung.com.vn

www.bichchi.com.vn

www.sotico.com.vnwww.comay.asia

DAI DUNG METALLIC MANUFACTURE CONSTRUCTION & TRADE CORPORATION

www.hoasengroup.vn

CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÔNG TIỀN

CÔNG TY TNHH TM - XD LÊ THÀNH

CÔNG TY TNHH TẤM CÁCH NHIỆT

D2DCÔNG TY CỔ PHẦN PHAT TRIÊN ĐÔ THI CÔNG NGHIÊP SÔ 2

LE THANH

TÔN PHƯƠNG NAM - Che chở mọi công trình

Page 70: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014
Page 71: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

71

Page 72: BÁO DOANH NHÂN VIỆT NAM SỐ THÁNG 10/2014

72