27
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG ======o0o====== BÁO CÁO ĐỒ ÁN 2 Đề tài: Thu phát RF và ứng dụng của RF để thu nhiệt độ đọc được từ cảm biến nhiệt độ. Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Anh Quang SV thực hiện : MSSV 20101558 : Nguyễn Hữu Hòa MSSV 20101514 : Nguyễn Đình Hiếu MSSV 2010 1544 : Vũ Quý Hiệp

BaoCao_Doan2

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Thu phát RF

Citation preview

Page 1: BaoCao_Doan2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

======o0o======

BÁO CÁO ĐỒ ÁN 2Đề tài: Thu phát RF và ứng dụng của RF để thu nhiệt

độ đọc được từ cảm biến nhiệt độ.

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Anh Quang

SV thực hiện :

MSSV 20101558 : Nguyễn Hữu Hòa

MSSV 20101514 : Nguyễn Đình Hiếu

MSSV 20101544 : Vũ Quý Hiệp

MSSV 20102658 : Lê Quang Hoa

Hà Nội, 1/2014

Page 2: BaoCao_Doan2

MỤC LỤC

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH........................................................................................................2PHỤ LỤC BẢNG SỐ LIỆU................................................................................................2I. Giới thiệu về module RF...................................................................................................3

1.1 Khái niệm, chức năng module RF..............................................................................31.2 Ứng dụng module RF trong thu phát dữ liệu.............................................................4

II. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động module RF....................................................................52.1 Bộ phận phát RF.........................................................................................................52.2 Bộ phận thu RF...........................................................................................................62.3 Một số dạng điều chế tín hiệu....................................................................................6

III. Tìm hiểu, chế tạo module RF.........................................................................................63.1 Sơ lược về IC CC1101 tranceiver..............................................................................63.2 Thông số đặc tính của CC1101..................................................................................93.3 Module RF CC1101.................................................................................................11

IV.Chương trình giao diện đọc nhiệt độ.............................................................................124.1 Hình ảnh giao diện................................................................................................124.2.Chức năng giao diện chương trình...........................................................................13

V. Ứng dụng và kết quả thực nghiệm tích hợp module RF ...............................................135.1 Sơ đồ bên phát và bên thu của hệ thống...............................................................135.2 Board mạch truyền thông.........................................................................................145.3 Sơ đồ nguyên lý,mạch in layout của bộ thu phát.....................................................165.4 Kết quả thực nghiệm................................................................................................18

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................18

1

Page 3: BaoCao_Doan2

PHỤ LỤC HÌNH ẢNHHình 1. Hình ảnh module RF CC1101.................................................................................3Hình 2. Sơ tổng quan hệ thống thu phát...............................................................................4Hình 3. Sơ đồ khối bộ phận phát RF....................................................................................5Hình 4. Sơ đồ khối bộ phận thu RF......................................................................................6Hình 5. Sơ đồ khối chức năng và giao tiếp của CC1101.....................................................7Hình 6. Sơ đồ nguyên lý module RF sử dụng CC1101.........................................................7Hình 7. Hình ảnh module RF CC1101 tần số 433MHz......................................................12Hình 8.Giao diện chương trình..........................................................................................12Hình 9.Sơ đồ bên phát RF..................................................................................................13Hình 10 . Sơ đồ bên thu RF................................................................................................14Hình 11.Hình ảnh vi điều khiển MSP430G2553................................................................14Hình 12.Sơ đồ chân chức năng vi điều khiển MSP430G2553...........................................15Hình 13.Sơ đồ board mạch truyền thông...........................................................................16Hình 14.Sơ đồ nguyên lý mạch bên phát............................................................................16Hình 15.Sơ đồ mạch in.......................................................................................................17Hình 16.Mạch hoàn chỉnh..................................................................................................17

PHỤ LỤC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 1. Sơ đồ chân chức năng của CC1101......................................................................10Bảng 2. Thông số năng lượng của CC1101.......................................................................11Bảng 3. Các mức độ nhạy thu module RF CC1101 tại tần số 433MHz.............................12Bảng 4. Thông số hoạt động module RF dùng CC1101.....................................................12

2

Page 4: BaoCao_Doan2

I. Giới thiệu về module RF.

1.1 Khái niệm, chức năng module RF.

Sóng RF (Radio Frequence) có tần số nằm trong khoảng 3KHz ÷ 300GHz được sử

dụng rộng rãi trong các thiết bị điều khiển từ xa do đặc tính truyền nhận tốt trong nhiều

điều kiện môi trường khác nhau.

Hình 1. Hình ảnh module RF CC1101.

Các mạch điện tử có chức năng thu, phát tín hiệu vô tuyến tần số nằm trong dải UHF

để truyền dữ liệu gọi là module RF. Tần số sóng mang của mạch RF thường dao động

xung quanh các giá trị 315MHz, 433MHz, 868MHz và 915MHz. Mạch RF được phân

chia theo chức năng làm ba loại cơ bản: module phát (Transmitter), module nhận

(Receiver) và module truyền nhận (Transceiver). Thực chất, module truyền nhận gồm cả

hai module thu và phát riêng biệt. Vì vậy, bộ thu phát transceiver hoạt động ở chế độ song

công, có khả năng đồng thời truyền và nhận tín hiệu và được sử dụng phổ biến trong

nhiều hệ thống thực tế. Nguyên lý hoạt động của bộ phận phát RF là truyền sóng vô tuyến

tương ứng với các lệnh nhị phân. Bộ phận thu RF được điều khiển nhận và giải mã tín

hiệu.

Công suất phát sóng của module RF khá nhỏ, từ vài miliwatt đến vài watt nhưng lại có

khả năng truyền nhận thông tin không cần trong tầm nhìn thẳng (LOS) như các phương

pháp sóng hồng ngoại, ... và tỉ lệ lỗi tín hiệu đường truyền của module RF khá thấp, dưới

1%. Vùng hoạt động của hai bộ thu phát RF khi có vật cản khoảng từ 50 mét đến vài trăm

mét, trong điều kiện lý tưởng về môi trường và thiết bị thì khoảng cách truyền nhận thông

tin có thể lên tới vài chục ki lô mét.

3

Page 5: BaoCao_Doan2

Với nhiều ưu điểm như trên, hiện nay module RF được sử dụng rộng rãi trong các ứng

dụng thực tiễn:

- Giám sát phương tiện từ xa.

- Hệ thống cảnh báo không dây.

- Ứng dụng cảm biến thông minh.

- Hệ thống tự động không dây trong nhà.

- Điều khiển từ xa trong công nghiệp.

- Điều khiển robot từ xa.

- …

Trong bài viết này sẽ đề cập đến ứng dụng bộ thu phát RF trong việc thu phát dữ liệu

đọc từ cảm biến nhiệt độ

1.2 Ứng dụng module RF trong thu phát dữ liệu.

Ngoài ưu điểm truyền thông chất lượng tốt như đã nêu ở phần trên, module RF còn có

nhiều đặc điểm phù hợp để tích hợp trong hệ thống thu phát dữ liệu. Thứ nhất, bộ thu phát

có tần số sóng mang UHF có bước sóng siêu ngắn từ 10cm ÷ 1m nên kích thước anten

nhỏ (xấp xỉ bước sóng).Thứ hai, việc giao tiếp giữa vi điều khiển trên board mạch trung

tâm với module RF cũng khá đơn giản bằng các chuẩn giao tiếp nối tiếp không đồng bộ

UART hoặc chuẩn SPI.

4

Page 6: BaoCao_Doan2

Hình 2. Sơ đồ tổng quan hệ thống thu phát

II. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động module RF.

Một bộ thu phát tranceiver bao gồm cả bộ phát (transmitter) và bộ thu (receiver). Để

đơn giản trong việc tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ thu phát RF, phần này

sẽ trình bày tách riêng hai khối thu và phát.

2.1 Bộ phận phát RF.

Hình 3. Sơ đồ khối bộ phận phát RF.

Nguồn tín hiệu số chứa thông tin cần truyền giữa hai thiết bị được tạo ra từ vi điều

khiển hoặc các tín hiệu đóng ngắt dòng điện một chiều bằng công tắc được đưa vào khối

transducer. Transducer có chức năng chuyển đổi năng lượng điện thành năng lượng sóng

điện từ và tiếp tục được khuếch đại tín hiệu khi đi qua khối Audio amplifier. Tín hiệu

mang thông tin ở dạng sóng điện từ đưa qua bộ điều chế sẽ thay đổi các thông số của tín

hiệu sóng mang. Khối dao động trong mạch phát tín hiệu RF tạo ra sóng mang có tần số

lớn từ hàng chục đến hàng trăm MHz hoặc vài GHz. Với tần số lớn như vậy, thạch anh

tạo dao động rất hiếm và đắt tiền, nhưng có thể dùng thạch anh giá trị nhỏ rồi thực hiện

nhân tần nhưng phương pháp này khá phức tạp. Ngoài ra, để tạo dải tần hoạt động rộng,

người ta cũng dùng mạch dao động cộng hưởng LC làm mạch dao động nội, điển hình là

mạch dao động ba điểm điện dung Colpitts. Sóng điện từ đi qua bộ nhân tần thì đưa ra

khuếch đại năng lượng phát và cuối cùng anten truyền tín hiệu ra môi trường bên ngoài.

5

Page 7: BaoCao_Doan2

2.2 Bộ phận thu RF.

Hình 4. Sơ đồ khối bộ phận thu RF.

Sau khi anten tại bộ thu RF nhận được tín hiệu sóng từ bộ phát, tín hiệu vô tuyến được

đưa qua bộ khuếch đại tạp âm thấp LNA để khôi phục biên độ của sóng… Bước tiếp theo,

tín hiệu mang tin được khuếch đại một lần nữa bới Audio amplifier và bộ transducer sẽ

chuyển hóa tín hiệu dạng sóng điện từ về tín hiệu số đưa vào thiết bị nhận.

2.3 Một số dạng điều chế tín hiệu.

Trong bộ phận phát RF, tín hiệu mang tin được tiến hành điều chế có mục đích để chọn

một phổ tần thích hợp cho việc truyền thông tin. Ở đầu thu, bộ giải điều chế sẽ dựa vào sự

thay đổi thông số của sóng mang và tái tạo lại tín hiệu mang tin ban đầu. Trong các mạch

RF hiện nay phổ biến dùng các dạng điều chế số: CW, PSK, ASK, QAM…

III. Tìm hiểu, chế tạo module RF.

Sau đây sẽ trình bày đặc tính và mạch nguyên lý của module RF sử dụng IC CC1101

của hãng Texas Instrument do nhóm đã tìm hiểu,

3.1 Sơ lược về IC CC1101 tranceiver.

IC chuyên dụng trong mạch thu phát sóng radio CC1101 là phiên bản sau của IC

CC1100. CC1101 có thể được cấu hình, sử dụng như CC1100 và tương thích với các

chương trình đã viết đối với CC1100. CC1101 là một IC tranceiver có đầy đủ các khối

chức năng của bộ thu và bộ phát RF:

6

Page 8: BaoCao_Doan2

Hình 5. Sơ đồ khối chức năng và giao tiếp của CC1101.

Sơ đồ nguyên lý của một module RF hoàn chỉnh có kết nối với anten thu nhận tín hiệu.

Anten có điện trở 50 ôm hoặc 75 ôm để phối hợp trở kháng với mạch RF và có chiều dài

một phần tư hoặc nửa bước sóng:

Hình 6. Sơ đồ nguyên lý module RF sử dụng CC1101.

STT Tên chân Kiểu chân Mô tả

7

Page 9: BaoCao_Doan2

1 SCLK Digital Input Đầu vào xung clock

2 SO(GDO1)

Digital Output Đầu ra dữ liệu, tùy chọn là đầu ra chung khi CSn = 1

3 GDO2 Digital Output

Đầu ra số sử dụng cho mục đích chung: Test tín hiệu Tín hiệu trạng thái FIFO Xóa chỉ số kênh Đầu ra clock, chia từ XOSC Đầu ra dữ liệu nhận tuần tự

4 DVDD Nguồn (Số) 1.8V – 3.6V, cung cấp nguồn cho ngoại vi số và lõi điều chỉnh điện áp số

5 DCOUPL Nguồn (Số) 1.6V – 2.0V, cung cấp nguồn kỹ thuật số cho decoupling

6 GDO0(ATEST) Digital I/O

Đầu ra số sử dụng cho mục đích chung: Test tín hiệu Tín hiệu trạng thái FIFO Xóa chỉ số kênh Đầu ra clock, chia từ XOSC Đầu ra dữ liệu nhận tuần tự Đầu vào dữ liệu truyền tuần tự

Cũng được sử dụng như I/O kiểm tra tương tự để thử nghiệm.(Sử dụng làm tín hiệu đồng bộ truyền nhận trong ứng dụng này)

7 CSn Digital Input Chip select

8 XOSC_Q1 Analog I/O Chân 1 của bộ dao động thạch anh, hoặc nguồn dao động ngoài

9 AVDD Nguồn(Tương tự) 1.8 - 3.6 V nguồn tương tự

10 XOSC_Q2 Analog I/O Chân 2 của bộ dao động thạch anh

11 AVDD Nguồn(Tương tự) 1.8 - 3.6 V nguồn tương tự

8

Page 10: BaoCao_Doan2

12 RF_P RF I/O

Tín hiệu RF đầu vào tích cực đến LNA trong receive mode Tín hiệu RF đầu ra tích cực từ PA trong transmit mode

13 RF_N RF I/O

Tín hiệu RF đầu vào tiêu cực đến LNA trong receive mode Tín hiệu RF đầu ra tiêu cực từ PA trong transmit mode

14 AVDD Nguồn(Tương tự) 1.8 - 3.6 V nguồn tương tự

15 AVDD Nguồn(Tương tự) 1.8 - 3.6 V nguồn tương tự

16 GND Ground Nối đất

17 RBIAS Analog I/O Điện trở ngoài để tham chiếu dòng

18 DGUARD Nguồn Nguồn cho bộ cô lập nhiễu kỹ thuật số

19 GND Ground Gnd cho bộ cô lập nhiễu kỹ thuật số

20 SI Digital Input Đầu vào dữ liệu

Bảng 1.Sơ đồ chân chức năng của CC1101

3.2 Thông số đặc tính của CC1101.

Hiệu suất hoạt động của RF:

Độ nhạy:

-116 dBm tại 0.6 kBaud, 433MHz, tỉ lệ lỗi gói tin 1%.

-112 dBm tại 1.2 kBaud, 868MHz, tỉ lệ lỗi gói tin 1%.

Dòng tiêu thụ thấp: 14.7 mA tại module phía thu, tốc độ Baud là 1.2 kBaud, 868

MHz.

Công suất đầu ra có thể lập trình lên tới: +12 dBm.

Tốc độ truyền dữ liệu lập trình được: 0.6 ÷ 600 Kbps.

Dải tần số: 300 ÷ 348 MHz, 387 ÷ 464 MHz và 779 ÷ 928 MHz.

9

Page 11: BaoCao_Doan2

Các tính năng tương tự:

- Hỗ trợ 2-FSK, 4-FSK, GFSK, MSK cũng như ASK/OOK.

Các tính năng số:

Hỗ trợ linh hoạt cho định hướng gói hệ thống, hỗ trợ phát hiện từ đồng bộ, kiểm tra

địa chỉ, chiều dài gói linh hoạt, và xử lý CRC tự động.

Giao tiếp SPI hiệu quả, tất cả các thanh ghi có thể lập trình chỉ với 1 “burst”

transfer.

Đầu ra số RSSI.

Có thể lập trình băng thông bộ lọc kênh.

Công suất tiêu thụ:

Dòng tiêu thụ 200 nA ở chế độ ngủ.

Thời gian khởi động nhanh: mất 240 µs chuyển từ chế độ ngủ sang chế độ truyền

hoặc nhận.

64 bytes dữ liệu riêng cho FIFO truyền và nhận.

Một số thông số năng lượng điện:

Tham Số Kiểu Đơn

vị Trạng thái

Dòng tiêu

thụ tại 433M

Hz

16.0 mA Receive mode, 1.2 KBaud, thanh ghi thiết lập tối ưu hóa dòng cấp, đầu vào tại giới hạn độ nhạy

15.0 mA Receive mode, 1.2 KBaud, thanh ghi thiết lập tối ưu hóa dòng cấp, đầu vào cao hơn giới hạn độ nhạy

15.7 mA Receive mode, 38.4 KBaud, thanh ghi thiết lập tối ưu hóa dòng cấp, đầu vào tại giới hạn độ nhạy

15.0 mA Receive mode, 38.4 KBaud, thanh ghi thiết lập tối ưu hóa dòng cấp, đầu vào cao hơn giới hạn độ nhạy

17.1 mA Receive mode, 250 KBaud, thanh ghi thiết lập tối ưu hóa dòng cấp, đầu vào tại giới hạn độ nhạy

15.7 mA Receive mode, 250 kBaud, thanh ghi thiết lập tối ưu hóa dòng cấp, đầu vào cao hơn giới hạn độ nhạy

29.2 mA Transmit mode, công suất đầu ra +10dBm

10

Page 12: BaoCao_Doan2

Bảng 2.Thông số năng lượng của CC1101.

Độ nhạy thu tại 433MHz:

1. Tốc độ 0.6 kBaud, tối ưu độ nhạy, MDMCFG2.DEM_DCFILT_OFF=0(GFSK, tỉ lệ lỗi gói tin 1%, chiều dài 20 bytes, độ lệch 14.3 kHz, 58 kHz băng thông bộ lọc kênh số)

Độ nhạy thu: -116 dBm2. Tốc độ 0.6 kBaud, tối ưu độ nhạy, MDMCFG2.DEM_DCFILT_OFF=0 (GFSK, tỉ lệ lỗi gói

tin 1%, chiều dài 20 bytes, độ lệch 5.2 kHz, 58 kHz băng thông bộ lọc kênh số)

Độ nhạy thu: -112 dBm

3. Tốc độ 38.4 kBaud, tối ưu độ nhạy, MDMCFG2.DEM_DCFILT_OFF=0(GFSK, tỉ lệ lỗi gói tin 1%, chiều dài 20 bytes, độ lệch 20 kHz, 100 kHz băng thông bộ lọc kênh số)

Độ nhạy thu: -104 dBm

4. Tốc độ 250 kBaud, tối ưu độ nhạy, MDMCFG2.DEM_DCFILT_OFF=0(GFSK, tỉ lệ lỗi gói tin 1%, chiều dài 20 bytes, độ lệch 127 kHz, 540 kHz băng thông bộ lọc kênh số)

Độ nhạy thu: -95dBm

Bảng 3. Các mức độ nhạy thu module RF CC1101 tại tần số 433MHz.

3.3 Module RF CC1101.

Module RF của nhóm thiết kế thiết lập các thông số như sau:

Tần số sóng mang 433 MHz

Công suất đầu ra RF 12 dBm

Băng thông bộ lọc kênh nhận 540 KHz

Tốc độ truyền dữ liệu 250 Kbps

Độ rộng kênh 200 KHz

Điều chế MSK

CRC Có

Chiều dài gói 255 bytes

Kiểm tra địa chỉ Không

Địa chỉ thiết bị 0 Bảng 4. Thông số hoạt động module RF dùng CC1101.

11

Page 13: BaoCao_Doan2

Tần số sóng mang của module RF được thiết lập bởi giá trị của các linh kiện trong

mạch nguyên lý. Các thông số khác như công suất phát, tốc độ truyền, mã điều chế, chiều

dài gói có thể thay đổi bởi mã lệnh trong vi điều khiển giao tiếp với RF.

Hình 7. Hình ảnh module RF CC1101 tần số 433MHz.

IV.Chương trình giao diện đọc nhiệt độ

4.1 Hình ảnh giao diện

Hình 8.Giao diện chương trình

12

Page 14: BaoCao_Doan2

 

4.2.Chức năng giao diện chương trình

Chọn cổng COM để kết nối Thiết lập tốc độ Baudrate cho giao tiếp UART Nhận dữ liệu từ cổng COM hiển thị giá trị nhiệt độ từ bên thu truyền vê Có thể cho phép truyền dữ liệu text từ máy tính này qua máy tính khác,có

thể mở rộng khi có nhiều dữ liệu đọc từ nhiều cảm biến .Ta sẽ truyền dữ liệu điều khiển tới các sensor phát,rồi có thể chọn được 1 sensor bất kỳ và đọc dữ liệu từ nó

V. Ứng dụng và kết quả thực nghiệm tích hợp module RF .

Bộ thu phát thực hiện chức năng chính là truyền nhận dữ liệu nhiệt độ được đọc từ

cảm biến bên phía phát,bên thu sau khi đọc được dữ liệu bên phát gửi về sẽ xử lý và

truyền lên máy tính qua giao tiếp RS232,hiển thị nhiệt giá trị nhiệt độ lên trên giao diện

chương trình

5.1 Sơ đồ bên phát và bên thu của hệ thống.

Khối vi xử lý sẽ đọc dữ liệu từ sensor và xử lý ,đưa dữ liệu nhiệt độ hiển thị lên

LCD và đẩy dữ liệu lên modul RF thực hiện quá trình truyền nhiệt độ về bên thu

Hình 9.Sơ đồ bên phát RF

Mạch bên phía thu sẽ đọc nhiệt độ truyền qua RF từ phía phát truyền về sau đó gửi dữ

liệu đó qua giao tiếp UART(RS232) lên máy tính rồi hiển thị lên chương trình giao

diện

13

Sensor Mạch MCU Module RF 433MHz

Hiển thị lên LCD

Page 15: BaoCao_Doan2

  

Hình 10. Sơ đồ bên thu RF.

5.2 Board mạch truyền thông.

Mạch truyền thông sử dụng vi điều khiển MSP430 G2553, đây là dòng vi xử lý tiết

kiệm năng lượng, phù hợp trong các ứng dụng yêu cầu hiệu năng hoạt động vừa phải.

Hình 11.Hình ảnh vi điều khiển MSP430G2553

Các đặc điểm của vi điều khiển MSP430 G2553:

20 chân, trong đó có 14 chân chức năng.

Dải điện áp hoạt động: 1.8V ÷ 3.6V.

Năng lượng thấp:

- Chế độ hoạt động: 230µA, 1GHz, 2.2V.

- Chế độ ngủ: 0.5µA.

- Chế độ tắt (RAM vẫn duy trì hoạt động): 0.1µA.

Tần số hoạt động tối đa: 16MHz.

14

Module RF 433 MHz Mạch MCU Modul RS232 Hiển thị lên PC

Hình 10 . Sơ đồ bên thu RF.

Page 16: BaoCao_Doan2

Bộ nhớ: Flash 16KB, RAM 512B.

Hai khối Timer 16 bits.

Các chuẩn giao tiếp: UART, SPI, I2C.

8 kênh ADC 10 bits.

Hình 12.Sơ đồ chân chức năng vi điều khiển MSP430G2553

Mạch vi điều khiển G2553 gồm vi điều khiển và ba khối giao tiếp với ngoại vi. Khối

UART to USB là khâu trung gian để giao tiếp giữa vi điều khiển và máy tính. Khối này

sử dụng PL2303HX là IC chuyên dụng giao tiếp với vi điều khiển bằng chuẩn UART và

giao tiếp với máy tính qua cổng USB. Khối thứ hai là khối thu phát tín hiệu RF sử dụng

CC1101 giao tiếp với vi điều khiển qua giao tiếp SPI. Cuối cùng để thuận tiện trong quá

trình thử nghiệm và hoạt động của mạch truyền thông phải có thêm một khối LCD 16x2

dùng hiển thị kết quả.

15

Page 17: BaoCao_Doan2

Mạch nguyên lý chi tiết từng khối trong board mạch điều khiển được trình bày ở phần

phụ lục của tài liệu này.

5.3 Sơ đồ nguyên lý,mạch in layout của bộ thu phát

Hình 14.Sơ đồ nguyên lý mạch bên phát

16

Hình 13.Sơ đồ board mạch truyền thông

Page 18: BaoCao_Doan2

Hình 15.Sơ đồ mạch in.

`

Hình 16.Mạch hoàn chỉnh

17

Page 19: BaoCao_Doan2

5.4 Kết quả thực nghiệm.

Thí nghiêm thu phát dữ liệu đọc từ cảm biến với các tần số thử nghiệm lần lượt là Bảng 5 .Số liệu đo đạc tại các tần số

Tần số Công suất phát Tầm nhìn thẳng Vật cản

433MHz 0dbm 150m 20m

433MHz 10dbm 200m 20m

433MHz 12dbm 250 25m

868MHz 10dbm Không ổn định Không ổn định

433MHz , 868MHz

Kết Luận

18

Bảng 5.Số liệu thu thập kiểm tra cự ly thu phát RF

Page 20: BaoCao_Doan2

Trong thời gian thực hiện đồ án với sự giúp đỡ tận tình của thầy chúng

em đã hoàn thành được đồ án.Qua đồ án 2 này chúng em đã thu được

rất nhiều kiến thức về thực tế cũng như có khả năng đọc tài liệu ,kỹ năng

làm việc nhóm và cả kỹ năng đọc và dịch tiếng anh trong datasheet.Đề

tài rất hay nhưng trong thời gian làm đồ án có hạn chúng em chỉ hoàn

thành được công việc được giao chứ chưa thể phát triền được thêm đề

tai.Sau đồ án này chúng em vẫn sẽ tiếp tục mở rộng đề tài và mong một

ngày nào đó có thể ứng dụng đề tài trong cuộc sống.Lời cuối em xin

chúc thầy mạnh khỏe ,thành công trong công việc cũng như cuộc sống .

19

Page 21: BaoCao_Doan2

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đồ án môn học kỹ thuật thu phát – Hoàng Phước Tuyên.

2. RF designe guide – Peter Vizmuller.

3. http://www.dientuvietnam.net/forums/

4. http://www.ti.com/product/cc1101

20