42
BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH Khoa Tài chính doanh nghiệp BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP LẦN 1 Đơn vị thực tập : Công ty Cổ phần Trúc Thôn Sinh viên Thực tập : Nguyễn Thị Ngọc Anh Lớp : CQ48/11.08 Giáo viên hướng dẫn: NGND.PGS.TS Nguyễn Đăng Nam

BCTT lần 1.docx

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BCTT lần 1.docx

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

Khoa Tài chính doanh nghiệp

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

LẦN 1

Đơn vị thực tập : Công ty Cổ phần Trúc Thôn

Sinh viên Thực tập : Nguyễn Thị Ngọc Anh

Lớp : CQ48/11.08

Giáo viên hướng dẫn: NGND.PGS.TS Nguyễn Đăng Nam

Hà Nội, 2014

Page 2: BCTT lần 1.docx

GVHD: NGND.PGS.TS Nguyễn Đăng Nam Báo cáo thực tập lần 1

MỤC LỤC

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty................................2

1.2. Tổ chức hoạt động kinh đoanh của công ty........................................3

1.2.1. Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm chủ yếu.............................3

1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý công ty....................................................5

1.2.4. Tổ chức bộ máy quản lý Tài chính – Kế toán...............................8

1.2.5. Đặc điểm hoạt động kinh doanh....................................................9

1.2.5.1. Quy trình kỹ thuật sản xuất một số sản phẩm chủ yếu.........9

1.2.5.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật..........................................................12

1.2.5.3. Tình hình cung cấp vật tư.....................................................13

1.2.5.4. Thị trường tiêu thụ và vị thế cạnh tranh của công ty..........13

1.2.5.5. Lực lượng lao động...............................................................15

PHẦN 2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY...........15

2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty..................................................................................................15

2.1.1. Những thuận lợi trong quá trình hoạt động của công ty............15

2.1.2. Những khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty...........16

2.2. Khái quát tình hình tài chính của công ty trong hai năm 2012 và năm 2013..............................................................................17

2.2.1. Tình hình quản trị tài chính của công ty.....................................17

2.2.3. Tình hình biến động nguồn vốn của công ty năm 2012 và 2013…………………………………………………...…21

2.2.4. Tình hình biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty năm 2012 và 2013...............................................................22

2.2.5. Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu trong năm 2012 và 2013........24

2.3. Nhận xét sơ bộ về tình hình tài chính của công ty...........................25

Nguyễn Thị Ngọc Anh – CQ48/11.08 1

Page 3: BCTT lần 1.docx

GVHD: NGND.PGS.TS Nguyễn Đăng Nam Báo cáo thực tập lần 1

PHẦN 1: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ THỰC TẬP:

1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty:

Tên đầy đủ của công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TRÚC THÔN

Tên giao dịch: Truc Thon Joint Stock Company.

Tên viết tắt là: Truc Thon JSC.

Địa chỉ: Cộng Hoà - Chí Linh - Hải Dương.

Điện thoại: (0320).3.882.243

Fax: (0320)3.883.163

Email: [email protected]

Website: tructhon.com.vn

Vốn điều lệ: 55.000.000.000 VNĐ, tương đương 5.500.000 cổ phần,

mệnh giá một cổ phần là 10.000 VNĐ.

Cơ cấu cổ đông:

Tổng Công ty Thép Việt Nam: 688.180 cổ phần

Đặng Ngọc Minh: 9.500 cổ phần

Phạm Quốc Hưng: 40.100 cổ phần

Vũ Hồng Quang: 46.000 cổ phần

Hoàng Hữu Tám: 84.990 cổ phần

Vũ Trọng Thước: 77.200 cổ phần

676 cổ đông khác: 816.130 cổ phần

Quá trình hình thành phát triển:

Công ty cổ phần Trúc Thôn, tiền thân là Mỏ đất chịu lửa Trúc Thôn

thuộc Công ty Gang thép Thái Nguyên, được thành lập ngày 25/11/1964 theo

Quyết định của Bộ Công nghiệp nặng và ngày 25/11 hàng năm được chọn là

ngày Truyền thống của Công ty. Từ 1964 1968 Mỏ tiến hành khai thác đất

chịu lửa chủ yếu phục vụ Công ty Gang thép Thái Nguyên. Từ năm 1968

1970 do chiến tranh phá hoại ác liệt của đế quốc Mỹ ở Miền Bắc, Mỏ phải

Nguyễn Thị Ngọc Anh – CQ48/11.08 2

Page 4: BCTT lần 1.docx

GVHD: NGND.PGS.TS Nguyễn Đăng Nam Báo cáo thực tập lần 1

ngừng sản xuất bàn giao cơ sở vật chất cho quân đội để làm nhiệm vụ trực

chiến. Năm 1971 Mỏ trở lại sản xuất, năm 1975 tiếp nhận phân xưởng khai

thác quặng sét trắng thuộc Mỏ cao lanh Kinh Môn thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ

và Mỏ Bô xít Lỗ Sơn thuộc Bộ Công nghiệp nặng.Từ năm 1980 Mỏ được đầu

tư công nghệ sản xuất gạch chịu lửa và đất đèn. Từ năm 1999 Mỏ trở thành đơn

vị hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam và đổi tên là Công

ty Vật liệu chịu lửa và khai thác đất sét Trúc Thôn. Năm 2000 Công ty đầu tư Nhà

máy gạch ốp lát Sao Đỏ công suất 2 triệu m2/ năm với tổng mức đầu tư gần 80 tỷ.

Tháng 7/2003 Nhà máy cho ra đời sản phẩm gạch men mang thương hiệu

RedStar nâng doanh thu của Công ty từ gần 12 tỷ lên trên 100 tỷ. Tháng

1/2006 Công ty cổ phần Trúc Thôn được thành lập trên cơ sở cổ phần hoá

doanh nghiệp nhà nước Công ty Vật liệu chịu lửa Trúc Thôn theo Quyết định số

3008/QĐ- BCN ngày 26/9/2005 của Bộ Công nghiệp. Giấy đăng ký kinh doanh

số 0403000366 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương cấp ngày 30/12/2005.

Hiện nay, công ty có 3 đơn vị thành viên trực thuộc: Nhà máy gạch ốp lát Sao

Đỏ, Mỏ đất sét chịu lửa và công ty TNHH một thành viên Vật liệu chịu lửa.

Trong đó, công ty trực tiếp quản lý điều hành Nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ và

Mỏ đất sét chịu lửa. Còn công ty TNHH một thành viên Vật liệu chịu lửa thì

hoạt động như một đơn vị độc lập, chỉ chịu sự quản lý chung từ công ty.

Các Công ty liên kết: Công ty cổ phần Khoáng sản Thành Công: KCN

Đầm Hồng, Yên Bái; Công ty cổ phần Đôlômít Việt Nam: Đường Mật

Sơn, Phường Đông Vệ, TP Thanh Hoá.

1.2.Tổ chức hoạt động kinh đoanh của công ty:

1.2.1. Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm chủ yếu:

Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu:

Khai thác, chế biến đất chịu lửa, đất sét trắng, quặng Đô lô mít;

Nguyễn Thị Ngọc Anh – CQ48/11.08 3

Page 5: BCTT lần 1.docx

GVHD: NGND.PGS.TS Nguyễn Đăng Nam Báo cáo thực tập lần 1

Sản xuất, mua bán vật liệu chịu lửa và vật liệu xây sựng các loại;

Sản xuất, kinh doanh đất đèn, hồ điện cực, fero các loại;

Kinh doanh các sản phẩm kim loại; các vật tư, nguyên liệu phục vụ

ngành Thép và gốm sứ; dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, khách sạn.

Sản phẩm chủ yếu: Gạch Redstar: Gạch lát, gạch ốp, gạch chân tường;

Đất sét Trúc Thôn: đất sét, bột sét; Vật liệu chịu lửa Sao đỏ: gạch chịu

lửa, đất đèn, vữa xây.

1.2.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh: Các đơn vị thành viên: 3 đơn vị

Công ty TNHH một thành viên Vật liệu chịu lửa: Sản xuất kinh doanh

vật liệu chịu lửa, vật liệu xây dựng; sản xuất đất đèn, hồ điện cực, fero;

sản xuất vữa xây công nghiệp, bột chịu lửa các loại; xây dựng công

trình dân dụng.

Nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ: Nhà máy có diện tích mạt bằng trên 3 ha

được xây dựng trong khuôn viên công ty tại Cộng Hòa, Chí Linh, Hải

Dương. Nhà máy sản xuất, cung cấp đồng bộ gạch ốp, gạch lát, gạch

trang trí các loại theo tiêu chuẩn châu Âu cho thị trường trong nước và

một số nước trên thế giới.

Mỏ đất sét chịu lửa: Nằm tại Cộng Hòa, Chí Linh, Hải Dương. Đây là

một trong 13 mỏ cung cấp nguyên liệu cho Công ty Gang thép Thái

Nguyên. Hiện nay, sản phẩm chủ yếu của Mỏ là đất sét chịu lửa, đất sét

trắng nguyên khai, chế biến đất sét trắng khô và bột đất sét các loại.

Hiện nay, công ty trực tiếp quản lý điều hành Nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ và

Mỏ đất sét chịu lửa. Còn công ty TNHH một thành viên Vật liệu chịu lửa thì

hoạt động như một đơn vị độc lập, chỉ chịu sự quản lý chung từ công ty.

1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý công ty

Nguyễn Thị Ngọc Anh – CQ48/11.08 4

Page 6: BCTT lần 1.docx

GVHD: NGND.PGS.TS Nguyễn Đăng Nam Báo cáo thực tập lần 1

Bộ máy quản lý công ty được tổ chức và hoạt động theo sơ đồ khái quát sau.

Sơ đồ 1.2.3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Cổ phần Trúc Thôn:

Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của từng bộ phận:

Đại hội đồng cổ đông: Cơ quan quyết định cao nhất của công ty, đại

hội đồng cổ đông quyết định nhiệm vụ của năm tài chính mới, quyết

định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Nguyễn Thị Ngọc Anh – CQ48/11.08 5

CHỦ TỊCH CÔNG TY

PHÒNG TIÊU THỤ

GIÁM ĐỐC KINH DOANH

CTY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VẬT

LIỆU CHỊU LỬA SAO ĐỎ

NHÀ MÁY GẠCH ỐP LÁT SAO

ĐỎ

MỎ ĐẤT SÉT CHỊU

LỬA

CTY CP ĐÔLÔMIT VIỆT NAM (VIDOMI)

CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG

SẢN THÀNH CÔNG

(PROMINE)

PHÒNG TỔ CHỨC - HÀNH

CHÍNH

PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ

TOÁN

PHÒNG KẾ HOẠCH –

KINH DOANH

PHÒNG KỸ

THUẬT

GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ

PHÓ TGĐ THƯỜNG TRỰC

GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT

TỔNG GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SOÁTHỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

ĐẠI DIỆN VỐN TẠI CTY LIÊN KẾT

Page 7: BCTT lần 1.docx

GVHD: NGND.PGS.TS Nguyễn Đăng Nam Báo cáo thực tập lần 1

Hội đồng quản trị: Bao gồm 7 thành viên; là cơ quan quản lý tập thể

của công ty; có quyền nhân danh công ty quyết định mọi vấn đè liên

quan tới mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề của Đại hội

đồng cổ đông; có quyền bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm chức danh Tổng

giám đốc.

Ban kiểm soát: Bao gồm 3 thành viên; là tổ chức thay mặt cổ đông để

kiểm soát mọi hoạt dộng kinh doanh, quản trị điều hành của công ty.

Tổng giám đốc: Phụ trách chung các mặt hoạt động của công ty và trực

tiếp điều hành các lĩnh vực công tác sau: Tài chính - Kế toán - Thống

kê; tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, đào tạo, khen thưởng; đầu tư,

xây dựng cơ bản; vật tư; giá cả; quản lý vốn và người đại diện tại các

doanh nghiệp khác; công tác đối ngoại.

Phó tổng giám đốc thường trực: Chỉ đạo, điều hành theo phân cấp và

chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, HĐQT, pháp luật về các lĩnh

vực được phân công phụ trách, bao gồm: công tác hành chính văn

phòng, y tế; công tác chính trị tư tưởng; an ninh quốc phòng, bảo vệ, tự

vệ; công tác phòng chống lụt bão; văn hóa, xã hội, đời sống; thi đua, kỷ

luật; công tác đoàn thể; công tác đối nội; các nhiệm vụ khác khi được

Tổng giám đốc ủy quyền.

Giám đốc nhân sự: Tham mưu và chịu trách nhiệm trước Tổng giám

đốc, HĐQT về công tác tuyển dụng, quản lý, đào tạo nguồn nhân lực để

đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty; kiêm

trưởng phòng Tổ chức – hành chính; các nhiệm vụ khác do Tổng giám

đốc giao.

Giám đốc kinh doanh: Chỉ đạo, điều hành, chịu trách nhiệm trước Tổng

giám đốc, HĐQT, pháp luật về các lĩnh vực được phân công phụ trách,

gồm: tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh; công tác tiêu thụ

Nguyễn Thị Ngọc Anh – CQ48/11.08 6

Page 8: BCTT lần 1.docx

GVHD: NGND.PGS.TS Nguyễn Đăng Nam Báo cáo thực tập lần 1

sản phẩm, kinh doanh thương mại; các nhiệm vụ khác do Tổng giám

đốc ủy quyền kiêm trưởng phòng kế hoạch kinh doanh công ty.

Giám đốc sản xuất: Chỉ đạo, điều hành và chịu trách nhiệm trước Tổng

giám đốc, HĐQT, pháp luật về các lĩnh vực được phân công phụ trách,

bao gồm: điều hành sản xuất toàn công ty; khoa học kỹ thuật; sáng

kiến, tiết kiệm; an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh

côngnghiệp; các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc ủy quyền.

Phòng Tổ chức – Hành chính: Tổ chức nhân sự, lao động, tiền lương;

đào tạo phát triển nguồn nhân lực; chế độ chính sách đối với người

lao động; hành chính, văn phòng, bảo vệ, Y tế; công tác Đảng, Đoàn;

thanh tra, pháp chế; thi đua, khen thưởng, kỷ luật; thư ký Công ty;

các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao.

Phòng Kỹ thuật: Quản lý kỹ thuật, công nghệ, thiết bị; quản lý cơ sở vật

chất kỹ thuật như đất đai, nhà xưởng, kho tàng, bến bãi, nhà cân, …;

quản lý chất lượng; công tác an toàn, bảo hộ lao động, phòng chống cháy

nổ, lụt bão; sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, sáng kiến tiết kiệm;

công tác đầu tư phát triển.

Phòng Tài chính – Kế toán: Công tác quản lý tài chính, hạch toán kế

toán, thống kê; các nghiệp vụ khác do Tổng Giám đốc giao; quản lý sử

dụng có hiệu quả tài sản, nguồn nhân lực Công ty giao; chấp hành điều

lệ Công ty; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

Phòng Kế hoạch kinh doanh – Tiêu thụ: Công tác kế hoạch ngắn, dài

hạn; điều độ sản xuất, cung ứng vật tư nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng,

thiết bị phục vụ cho sản xuất theo phân cấp; tiếp thị và tiêu thụ gạch ốp

lát các loại và các sản phẩm của Công ty; tạo mẫu gạch ốp lát cho Nhà

máy gạch ốp lát sản xuất; kinh doanh thương mại theo giấy phép đăng

ký kinh doanh của Công ty; thương hiệu; thu đòi công nợ; các nhiệm

Nguyễn Thị Ngọc Anh – CQ48/11.08 7

Page 9: BCTT lần 1.docx

GVHD: NGND.PGS.TS Nguyễn Đăng Nam Báo cáo thực tập lần 1

vụ khác do Tổng Giám đốc giao; quản lý sử dụng có hiệu quả tài sản

nguồn nhân lực Công ty giao.

1.2.4. Tổ chức bộ máy quản lý Tài chính – Kế toán:

Công ty Cổ phần Trúc Thôn tổ chức bộ máy tài chính kế toán theo hình

thức tập trung. Với hình thức này, phòng Tài chính – Kế toán của công ty là

một bộ máy kế toán duy nhất của đơn vị thực hiện tất cả các giai đoạn của

khâu hạch toán ở mọi phần hành kế toán, từ khâu thu nhận ghi sổ, đến khâu

xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo, phân tích và tổng hợp tài chính.

Hình 1.2.4.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy tài chính – kế toán của công ty

Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận:

Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng Tài chính – Kế toán: phụ trách

chung, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của kế toán trưởng và trưởng

phòng Tài chính – Kế toán; tham mưu, đề xuất việc quản trị vốn, quản

trị tài chính; trực tiếp phụ trách công tác kế toán tổng hợp, giá thành,

tiêu thụ, kế toán chi tiết; kiểm tra công tác thống kê, kế toán; chịu trách

nhiệm trước Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị về tài chính, kế toán.

Nguyễn Thị Ngọc Anh – CQ48/11.08 8

KẾ

TO

ÁN

TR

ƯỞ

NG KẾ TOÁN TỔNG HỢP KIÊM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

KẾ TOÁN TIỀN MẶT KIÊM LƯƠNG

KẾ TOÁN NGÂN HÀNG

KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ CÔNG NỢ

KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN

KẾ TOÁN VẬT TƯ VÀ GIÁ THÀNH

THỦ QUỸ

Page 10: BCTT lần 1.docx

GVHD: NGND.PGS.TS Nguyễn Đăng Nam Báo cáo thực tập lần 1

Kế toán tổng hợp – Tổ trưởng nhiệm vụ: lập các báo cáo theo quy định;

quản lý tài sản cố định; tổng hợp, phân tích giá thành; hướng dẫn công

tác kế toán, kiểm tra đối với các đơn vị thành viên; kiểm tra công tác kế

toán đối với đơn vị góp vốn; quản lý phần mềm kế toán; điều hành

phòng khi phụt trách phòng đi vắng.

Kế toán tiền mặt – kiêm tiền lương: theo dõi tài khoản tiền mặt, tạm

ứng, công nợ phải thu khác; quản lý quỹ: xã hội từ thiện, phòng chống

bão lụt, quỹ khen thưởng, phúc lợi; quản lý tiền lương, ăn ca, bảo hiểm

xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn; tổng hợp chi phí phân

xưởng, chi phí quản lý, chi phí bán hàng; phối hợp phân tích giá thành.

Kế toán ngân hàng: quản lý tài khoản tiền gửi ngân hàng, các khaonr

đầu tư, các khoản cho vay, trích trước; hoạt động tài chính và các hoạt

động khác; thanh toán quốc tế; lập kế hoạch thu chi tài chính; phối hợp

phân tích giá thành.

Kế toán tiêu thụ và công nợ: kế toán tiêu thụ và quản lý thanh toán

công nợ với người mua; quản lý kho thành phẩm, hàng hóa; quản trị

kinh doanh thương mại, tài chính; quyết toán các loại thuế, phí;…

Kế toán xây dựng cơ bản và thống kê tổng hợp: quyết toán các công

trình xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên toàn công

ty; thống kê tổng hợp; kinh doanh tài chính.

Kế toán vật tư và giá thành: theo dõi vật tư, quản lý công nợ với người

bán, các khoản chi phí trả trước; kê khai thuế đầu vào; quản trị giá

thành sản phẩm và phân tích nguyên nhân tăng giảm giá thành.

Thủ quỹ: thủ quỹ; phối hợp giữ hộ các quỹ của công đoàn, Đoàn thanh

niên; theo dõi công tác vật tư của phòng.

1.2.5. Đặc điểm hoạt động kinh doanh:

1.2.5.1. Quy trình kỹ thuật sản xuất một số sản phẩm chủ yếu:

Nguyễn Thị Ngọc Anh – CQ48/11.08 9

Page 11: BCTT lần 1.docx

GVHD: NGND.PGS.TS Nguyễn Đăng Nam Báo cáo thực tập lần 1

Quy trình sản xuất gạch men:

Hình 1.2.5.1.1: Sơ đồ quy trình sản xuất gạch men:

Trách nhiệm Công đoạn

Nguyễn Thị Ngọc Anh – CQ48/11.08 10

Thủ kho, phòng Kế hoạch kinh doanh

KTV & CNVH - Nhà máy

CNVH – Nhà máy

CNVH – Nhà máy

KTV & CNVH - Nhà máy

KTV & CNVH - Nhà máy

KTV & CNVH - Nhà máy

KTV & CNVH - Nhà máy

CNVH - Nhà máy

CNVH - Nhà máy

CNVH - Nhà máy KCS Công ty

CNVH - Nhà máy KCS Công ty

Thông kê PXSX - Nhà máyThủ kho gạch men - Nhà máy KCS Công ty

Đất sét, fenspat, đôlômít, các nguyên liệu khác

Cân phối liệu theo đơn

Nghiền ướt

Sấy phun

Ép tạo hình

Sấy đứng

Tráng men

In hoa

Lưu chứa gạch mộc

Sấy Modun

Nung

Phân loại, đóng gói sản phẩm

Nghiệm thu, nhập kho

Nghiền men ướt

Page 12: BCTT lần 1.docx

GVHD: NGND.PGS.TS Nguyễn Đăng Nam Báo cáo thực tập lần 1

Chú thích: KTV &CNVH: Kỹ thuật viên và công nhân vận hành.

PXSX: Phân xưởng sản xuất. KCS: Viết tắt của Kiểm tra Chất lượng Sản

phẩm: bộ phận (phòng, ban) kiểm tra việc tuân thủ quy trình công nghệ, kỹ

thuật và chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.

Diễn giải lưu đồ:

Chuẩn bị nguyên liệu: Căn cứ vào nhu cầu thực tế sản xuất tại Nhà

máy, phòng Kế hoạch kinh doanh lên kế hoạch và thực hiện mua vật tư,

nguyên liệu. Vật tư, nguyên liệu nhập về được kiểm tra trước khi nhập

kho, lưu kho và đưa vào sử dụng. Sau khi tiếp nhận vật tư, nguyên liệu

kỹ thuật viên, CNVH tiến hành cân phối liệu theo đơn và nạp vào máy

nghiền bi ướt.

Nghiền nguyên liệu: Phối liệu sau khi được nạp vào máy nghiền,

CNVH triển khai vận hành thiết bị theo hướng dẫn vận hành. Hồ sau

khi nghiền được CNVH kiểm tra thông số công nghệ theo hướng dẫn,

đạt yêu cầu kỹ thuật thì xả hồ liệu xuống bể chứa.

Sấy phun: Sau khi hồ được ủ dưới bể đảm bảo thời gian từ 8h đến 12h

và yêu cầu kỹ thuật hồ, CNVH mới được cho sấy phun. Bột sau sấy

được đưa vào các Silô chứa.

Ép tạo hình và sấy mộc: Bột sau sấy phun được ủ trong các Silô chứa

đảm bảo yêu cầu kỹ thuật được chuyển sang công đoạn ép tạo hình và

đồng thời thực hiện quá trình sấy mộc. Mộc sau ép và sau sấy được

kiểm tra theo hướng dẫn.

Tráng men- in hoa trang trí: Sản phẩm mộc sau khi ra khỏi sấy đứng

đảm bảo các thông số công nghệ tiến hành chuyển sang công đoạn

tráng men (được tráng 2 lần men) và in hoa trang trí từ 1 đến 3 lần theo

yêu cầu sản phẩm cần trang trí.

Nguyễn Thị Ngọc Anh – CQ48/11.08 11

Page 13: BCTT lần 1.docx

GVHD: NGND.PGS.TS Nguyễn Đăng Nam Báo cáo thực tập lần 1

Lưu chứa gạch mộc và sấy modul: Bán sản phẩm sau tráng men xếp

vào xe goòng lưu chứa gạch được đưa qua máy sấy modul. Gạch sau

sấy Modul được dỡ đưa vào lò nung.

Nung sản phẩm: Bán sản phẩm được đưa vào lò nung với chu kỳ nung

từ 40 - 50phút, nhiệt độ nung tối đa 1180o C và được CNVH lò nung

giám sát, kiểm tra chặt chẽ về thời gian và nhiệt độ nung khuyết tật sản

phẩm nhằm điều chỉnh sao đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

Phân loại sản phẩm: Sản phẩm sau khi ra khỏi lò nung được phân loại

qua hệ thống máy phân loại kích thước và mặt phẳng, riêng bề mặt

gạch từng viên một được kiểm soát bởi con người vạch mực đánh dấu

trên từng viên.

Đóng hộp và nhập kho: Sản phẩm sau phân loại được công nhân đóng

hộp xếp lên kệ gỗ và đóng đai kiện sản phẩm. Sản phẩm hoàn thiện sau

đai kiện được tiến hành nhập kho thành phẩm.

1.2.5.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật:

Công ty có một cơ sở vật chất về Văn phòng làm việc từ Công ty đến

các đơn vị thành viên, với tổng diện tích sử dụng 1.300 m2 được đầu tư

nâng cấp hàng năm.

Nhà xưởng sản xuất Công ty chiếm diện tích 3.700 m2 chủ yếu được

đầu tư xây dựng từ sau năm 1990, đặc biệt là nhà xưởng sản xuất gạch

ốp lát có diện tích lớn theo quy mô nhà công nghiệp.

Các công trình phụ trợ được khép kín liên hoàn trong khuôn viên sản

xuất phù hợp trong hiện tại và phát triển mở rộng trong tương lai gần.

Hệ thống kho chứa sản phẩm gạch ốp lát gồm 02 kho với tổng diện tích

5.500 m2, được làm bằng khung thép tiền chế lợp mái tôn đầu tư xây

dựng từ năm 2003, sức chứa 450.000 hộp, tương ứng khoảng 40 ngày

sản xuất.

Nguyễn Thị Ngọc Anh – CQ48/11.08 12

Page 14: BCTT lần 1.docx

GVHD: NGND.PGS.TS Nguyễn Đăng Nam Báo cáo thực tập lần 1

Phương tiện vận tải: Tập trung các thiết bị ô tô phục vụ cho công

tác vận chuyển hàng hóa chủ yếu là nguyên liêu công ty mua vào

và bán ra thông qua các phương thức khác nhau.

Dây chuyền công nghệ: Dây chuyền sản xuất gạch ceramic được đầu tư

đồng bộ hiện đại được nhập từ Châu âu (Italya) giá trị 80 tỷ đồng, gồm

các cụm thiết bị chính sau: Máy nghiền bi - hệ thống tháp sấy phun -

silô chứa liệu - máy ép thủy lực 2.500 tấn - máy sấy đứng - dây chuyền

tráng men, in lưới - hệ thống xe phà, dỡ tải - Lò nung thanh lăn 110 m -

Máy phân loại - đóng gói.

Công ty có cơ sở vật chất tương đối so với các công ty hiện nay tại Việt

Nam, công ty mới đưa vào dây chuyền sản xuất hiện đại, đây chính là lợi thế

lớn giúp công ty tạo ra sản phẩm chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh.

1.2.5.3. Tình hình cung cấp vật tư:

Các loại nguyên vật liệu dùng trong công ty: Đất đen, hồ điện cực, fero

các loại; vật liệu chịu lửa và vật liệu xây dựng các loại; đất sét, quặng

Đolomit, cao lanh; các vật tư , nguyên liệu phục vụ ngành thép và gốm sứ.

Các loại nguyên vật liệu này chủ yếu được khai thác trong nước, chỉ có

một số ít được nhập khẩu từ nước ngoài nên thị trường đầu vào khá ổn định.

Hơn nữa nguồn nguyên vật liệu này hầu hết là các nguyên vật liệu tại chỗ

được khai thác từ mỏ đất Trúc Thôn tại Cộng Hòa, Chí linh, Hải Dương (ngay

tại vị trí sản xuất kinh doanh của công ty) nên nguyên vật liệu đầu vào được

cung cấp một cách liên tục, không gây gián đoạn cho sản xuất, tiết liệm thời

gian và chi phí vận chuyển, bảo quản. Giá cả nguyên vật liệu đầu vào thấp và

ổn định tạo thuận lợi lớn cho việc tiết kiệm chi phí sản xuất, ổn định giá thành

và tạo điều kiện cung cấp vào thị trường những sản phẩm có chất lượng cao,

Nguyễn Thị Ngọc Anh – CQ48/11.08 13

Page 15: BCTT lần 1.docx

GVHD: NGND.PGS.TS Nguyễn Đăng Nam Báo cáo thực tập lần 1

giá cả cạnh tranh, góp phần quan trọng vào việc nâng cao vị thế cạnh trnah

của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế.

1.2.5.4. Thị trường tiêu thụ và vị thế cạnh tranh của công ty:

Công ty cổ phần Trúc Thôn hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực vật liệu xây dựng xây dựng nên sản phẩm mang đặc điểm là sản xuất hàng loạt.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của công ty phát triển rộng

khắp trong cả nước nhưng tiêu thụ mạnh và có nhiều chi nhánh của

công ty tham gia trong quá trình cung cấp sản phẩm vẫn là các thành

phố lớn gắn với vùng kinh tế trọng điểm là:

Miền Bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Thanh Hóa;

Miền Trung: Bắc miền Trung như Nghệ An đến Thừa Thiên Huế, Nam

miền Trung từ Đã Nẵng, đến Bình Định;

Miền Nam: thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Bình Dương.

Các sản phẩm trong lĩnh vực này được cung cấp chủ yếu bởi đại lý cấp

1, từ cấp 1 triển khai đi cấp 2 và các đơn vị xây dựng.

Khách hàng thường xuyên của công ty:

Khối các đơn vị sản xuất: Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên, xi

măng Hoàng Thạch, nhà máy thép Sông Công, công ty gạch Thạch

Bàn, Cosenco Long Hậu…;

Khối các công ty thương mại: Công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ

VINDAS, công ty Giai Hà, doanh nghiệp Kiên Cường, công ty TNHH

Thương mại Thành Nam…

Các đối thủ của công ty:

Sản phẩm nhập khẩu từ các nước châu Âu như Itali: (cạnh tranh về

chất lượng sản phẩm);

Sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc: (Cạnh tranh về giá);

Nguyễn Thị Ngọc Anh – CQ48/11.08 14

Page 16: BCTT lần 1.docx

GVHD: NGND.PGS.TS Nguyễn Đăng Nam Báo cáo thực tập lần 1

Sản phẩm của các doanh nghiệp khác trong nước: Một số đối thủ cạnh

tranh trong nước của Công ty là: Công ty gạch ốp lát Hà Nội, công ty

cổ phần gạch TOCO, tập đoàn gạch men Vĩnh Phúc, công ty gạch

Long Hầu, nhà máy gạch MIKADO, Catalan. Chất lượng và giá sả

phẩm của công ty này với Trúc Thôn là khá tương đồng.

1.2.5.5. Lực lượng lao động:

Tính đến ngày 31/12/2013, công ty có tổng số lao động là 575 người,

trong đó lao động trực tiếp là 510 người, lao động gián tiếp là 65 người. Số

lượng lao động ở công ty tương đối ổn định qua các năm. Nhiều cán bộ công

nhân viên đều có trình độ đại học, kỹ sư trở lên: 02 thạc sĩ, 60 cử nhân, 13 cao

đẳng, còn lại là trung cấp và công nhân kỹ thuật. Tất cả đều là những người

có năng lực, kinh nghiệm và nhiệt tình với công việc.

Người lao động trong công ty đều có hợp đồng lao động theo đúng luật

lao động và được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định hiện hành của pháp

luật về Luật lao động và các khoản trợ cấp, thưởng, được đóng bảo hiểm y tế,

bảo hiểm xã hội…

PHẦN 2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY

1.1. Những thuận lợi,khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty:

Công ty Cổ phần Trúc Thôn là một trong nhưng công ty có bề dày lịch

sử trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh VLXD ở Việt Nam. Trong quá trình 50

năm xây dựng và phát triển, đội ngũ nhân lực của công ty liên tục được mở

rộng về quy mô cũng như trình độ tay nghề. Đội ngũ kỹ sư, công nhân trẻ,

năng động, có trình độ tay nghề kết hợp với trang thiết bị máy móc hiện đại

đã tạo nên những sản phẩm có chất lượng cao. Vì thế mà sản phẩm của công

ty luôn được khách hàng đánh giá cao. Công ty đã khẳng định sự lớn mạnh,

thương hiệu và uy tín đến các đơn vị trong ngành.

Nguyễn Thị Ngọc Anh – CQ48/11.08 15

Page 17: BCTT lần 1.docx

GVHD: NGND.PGS.TS Nguyễn Đăng Nam Báo cáo thực tập lần 1

1.1.1. Những thuận lợi trong quá trình hoạt động của công ty:

Chính sách, chủ trương của Nhà nước: Thời gian tới Nhà nước vẫn chú

trọng đến khôi phục và phát triển ngành vật liệu xây dựng và có các

chính sách ưu đãi, khuyến khích thúc đẩy ngành vật liệu xây dựng thoát

khỏi khó khăn. Do đó triển vọng phát triển ngành của Công ty trong

thời gian tới là khá ổn định.

Nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng đang có dấu

hiệu khởi sắc đáng kể tạo thuận lợi lớn cho sản xuất và tiêu thụ vật liệu

xây dựng tăng trưởng và phát triển.

Sau một thời gian thị trường bất động sản chỉ tập trung vào xây thô giờ

đã đến lúc cần hoàn thiện. Đây chính là nhân tố quan trọng thúc đẩy

nhu cầu những sản phẩm vật liệu hoàn thiện xây dựng (như gạch men)

Lãi xuất thị trường trong những năm gần đây đã giảm đáng kể làm cho

chi phí sử dụng vốn giảm, giúp cho công ty dễ dàng tiếp cận và huy

động vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Lạm phát cũng đang có xu hướng giảm khiến giá cả nguyên vật liệu

đầu vào ổn định tạo điều kiện cho công ty dễ dàng và chủ động hơn

trong việc quản lý chi phí đầu vào.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm: do sản phẩm của công ty đảm bảo về cả

chất lượng và mẫu mã, nhận được sự ủng hộ, đánh giá cao của các bạn

hàng nên nhu cầu về sản phẩm của Công ty khá lớn. Hơn nữa, do nền

kinh tế khó khăn, thu nhập của người dân giảm nên nhu cầu sử dụng

VLXD nhập khẩu giảm đáng kể => tạo điều kiện lớn trong việc gia

tăng tiêu thụ sản phẩm, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường.

1.1.2. Những khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty:

Mức độ cạnh tranh gia tăng: Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế, hội nhập

với khu vực và quốc tế làm tăng sức ép cạnh tranh trong hoạt động sản

xuất kinh doanh của Công ty.

Nguyễn Thị Ngọc Anh – CQ48/11.08 16

Page 18: BCTT lần 1.docx

GVHD: NGND.PGS.TS Nguyễn Đăng Nam Báo cáo thực tập lần 1

Năm 2014, kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, lĩnh vực xây dựng nói

chung và vật liệu xây dựng nói riêng không phải là ngoại lệ. Công ty đã

và đang phải đối mặt với những thách thức như nợ lớn, hàng tồn kho

nhiều, thiếu nguồn vốn để đầu tư, hoàn thiện dự án…

Lãi suất ngân hàng dù đã giảm mạnh, nhưng vẫn ở mức cao, gây không

ít khó khăn trong việc đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh

và đầu tư của công ty=>công ty vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp

cận nguồn vốn vay ngân hàng, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn.

Tâm lý chuộng đồ ngoại vẫn còn tồn tại nhiều trong đại bộ phận người

dân gây không ít khó khăn cho công ty trong việc tiếp cận thị trường.

1.2. Khái quát tình hình tài chính của công ty trong hai năm 2012 và

năm 2013.

1.2.1. Tình hình quản trị tài chính của công ty:

Tình hình đầu tư vào hoạt động SXKD, hoạt động tài chính:

Trong thời gian vừa qua, công ty đang tiến hành đầu tư cho dự án nhà máy

vật liệu chịu lửa và đầu tư mua sắm động cơ 110KW-1500 nhằm góp phần

nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ sản xuất.

Tình hình doanh thu và chi phí tài chính năm 2013 của công ty như sau:

Doanh thu tài chính: Lãi tiền gửi, tiền cho vay: 39.384.321VNĐ

Cổ tức, lợi nhuận được chia: 6.300.000.000VNĐ

DT hoạt động tài chính khác: 1.462.260.926VNĐ

Tổng cộng: 7.801.645.247VNĐ

Chi phí tài chính: Lãi tiền vay: 12.421.635.400VNĐ

Lỗ chênh lệch tỷ giá thực hiện: 1.640.531.994VNĐ

Chi phí tài chính khác: 1.123.859.363VNĐ

Nguyễn Thị Ngọc Anh – CQ48/11.08 17

Page 19: BCTT lần 1.docx

GVHD: NGND.PGS.TS Nguyễn Đăng Nam Báo cáo thực tập lần 1

Tổng cộng: 15.186.026.757VNĐ

Phương pháp đánh giá lựa chọn dự án đầu tư, phương pháp xác định

chi phí sử dụng vốn: Công ty xác định phương pháp đánh giá lựa chọn

dự án là phương pháp NPV, chi phí sử dụng vốn được xác định là chi

phí sử dụng vốn bình quân WACC.

Tình hình vay nợ và chính sách vay nợ:

Công ty có nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ phải trả, số dư

vay và nợ ngắn hạn luôn lớn gấp nhiều lần so với số dư vay và nợ dài hạn cho

thấy chính sách thiên về nợ ngắn hạn. Điều này làm giảm áp lực về chi phí sử

dụng vốn nhưng cũng tăng rủi ro, giảm khả năng đảm bảo an toàn tài chính

của công ty. Công ty chủ yếu vay từ ngân hàng với hình thức lãi kép, lãi suất

tính theo tháng, vốn gốc trả dần vào cuối kỳ.

Chính sách mua chịu:

Nhìn chung công ty có tỷ

trọng phải trả người bán khá

cao trong cơ cấu nợ ngắn

hạn và đang có xu hướng

tăng

Tình hình vốn chủ sở

hữu và phát hành cổ phiếu (Chi tiết tại mục V.22 Thuyết minh báo cáo

tài chính năm 2013)

Chính sách sử dụng vốn:

Chính sách dự trữ vốn tồn kho: Công ty có xu hướng tăng hàng tồn

kho, trong đó chủ yếu là tồn kho thành phẩm , đồng thời giảm tồn kho

nguyên vật liệu => công ty đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản

Nguyễn Thị Ngọc Anh – CQ48/11.08 18

Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2012

Phải trả người bán (VNĐ) 37.389.237.606 23.142.226.291

Nợ ngắn hạn (VNĐ) 117.254.645.629 113.513.345.057

Tỷ trọng (%) 31,89 20,39

Page 20: BCTT lần 1.docx

GVHD: NGND.PGS.TS Nguyễn Đăng Nam Báo cáo thực tập lần 1

phẩm, hoạt động SXKD gặp nhiều khó khăn, tốn kém chi phí tồn kho

dự trữ. (Số liệu chi tiết tại V.04 Thuyết minh BCTC 2013)

Chính sách bán chịu:

Các khoản phải thu khách hàng của công ty tại thời điểm cuối năm so với

đầu năm 2013 tăng khá mạnh (từ 6.272.891.656 lên 10.517.938.584VNĐ)

cho thấy công ty đang thực hiện chính sách tín dụng thương mại nới lỏng

nhằm tăng cường khả năng tiêu thụ sản phẩm trong bối cảnh thị trường vật

liệu xây dựng ảm đạm như hiện nay.

Chính sách quản lý vốn bằng tiền:

Công ty đang có chính sách tăng lượng vốn bằng tiền đảm bảo khả năng

thanh toán của công ty, giữ uy tín với nhà cung cấp và ngân hàng, tạo điều

kiện chớp được cơ hội kinh doanh tốt và có khả năng thu lợi nhuận cao. (Số

liệu chi tiết tại V.01 Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2013)

Chính sách khấu hao tài sản cố định: Công ty lựa chọn phương pháp

khấu hao TSCĐ theo đường thẳng.

Trích lập các khoản dự phòng:

Công ty chỉ thực hiện trích lập một quỹ dự phòng duy nhất đó là dự phòng

phải thu ngắn hạn khó đòi với mức trích lập là 400 triệu đồng và không thay

đổi giữa các năm => Công ty không chú trọng biện pháp lập dự phòng để

phòng tránh những nguy cơ, rủi ro có thể gặp phải trong tương lai, khả năng

đảm bảo an toàn tài chính của công ty khá thấp, khó đối mặt, xử lý, giải quyết

các rủi ro bất ngờ có thể phát sinh trong tương lai.

Tình hình phân phối lợi nhuận: Do trong hai năm 2012 và 2013 công ty

đều bị thua lỗ, không tạo ra lợi nhuận nên chưa thể phân phối lợi

nhuận, chia cổ tức cho cổ đông; trích lập các quỹ khuyến khích kinh tế.

Nguyễn Thị Ngọc Anh – CQ48/11.08 19

Page 21: BCTT lần 1.docx

GVHD: NGND.PGS.TS Nguyễn Đăng Nam Báo cáo thực tập lần 1

Các biện pháp tài chính để quản trị doanh nghiệp: Công ty sử dụng hệ

thống hạch toán kế toán, các kế hoạch tài chính, dự báo nhu cầu vốn,

trích lập các khoản dự phòng rủi ro, quản trị rủi ro vốn (xác định cơ cấu

vốn tối ưu để tối đa hóa lợi ích các cổ đông), quản trị rủi ro tài chính

(rủi ro về lãi suất, tín dụng, thanh khoản,...)....

Nguyễn Thị Ngọc Anh – CQ48/11.08 20

Page 22: BCTT lần 1.docx

GVHD: NGND.PGS.TS Nguyễn Đăng Nam Báo cáo thực tập lần 1

1.2.2. Tình hình biến động tài sản của công ty năm 2012 và 2013

Bảng 2.1.1: Bảng tình hình biến động tài sản của công ty năm 2012 và 2013

Chỉ tiêu

31/12/2013 31/12/2012 Chênh lệch

Số tiền (đồng)Tỷ

trọng (%)

Số tiền (đồng)Tỷ

trọng (%)

Số tiền (đồng)Tỷ lệ (%)

Tỷ trọng (%)

A - TÀI SẢN NGẮN HẠN

62.769.644.428 33,99 56.391.236.829 29,52 6.378.407.599 11,31 4,47

I. Tiền và các khoản tương đương tiền

2.267.358.148 3,61 2.091.401.122 3,71 175.957.026 8,41 (0,10)

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

- - - - - - -

III. Các khoản phải thu ngắn hạn

14.449.348.338 23,02 9.090.158.843 16,12 5.359.189.495 58,96 6,90

IV. Hàng tồn kho 45.500.286.606 72,49 42.685.829.919 75,70 2.814.456.687 6,59 (3,21)

V. TSNH khác 552.651.336 0,88 2.523.846.945 4,48 (1.971.195.609) (78,10) (3,60)

B - TÀI SẢN DÀI HẠN

121.923.492.011 66,01 134.660.151.167 70,48 (12.736.659.156) (9,46) (4,47)

I. Các khoản phải thu dài hạn

- - - - - - -

II. Tài sản cố định 108.226.386.570 88,77 113.851.878.323 84,55 (5.625.491.753) (4,94) 4,22

III. BĐS đầu tư - - - - - - -

IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

4.200.000.000 3,44 6.800.000.000 5,05 (2.600.000.000) (38,24) (1,60)

V. TSDH khác 9.497.105.441 7,79 14.008.272.844 10,40 (4.511.167.403) (32,20) (2,61)

TỔNG CỘNG TÀI SẢN

184.693.136.439 100,00 191.051.387.996 100,00 (6.358.251.557) (3,33) 0,00

Nhận xét:

Tổng tài sản tại thời điểm cuối năm so với đầu năm giảm khoảng 6.360

triệu đồng tương ứng giảm 3,33% => Quy mô tài sản, quy mô đầu tư của

công ty giảm, khả năng tài chính của công ty đang được thu hẹp.

Tổng tài sản giảm là do TSDH giảm khoảng 12.740 triệu đồng trong

khi TSNH lại tăng khoảng 6.380 triệu đồng. Cơ cấu tài sản biến động theo xu

hướng chú trọng hơn vào TSNH, biểu hiện thông qua việc giảm tỷ trọng

TSDH và tăng tỷ trọng TSNH trong cơ cấu phân bổ vốn. Tuy nhiên TSDH

vẫn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản ( trên 65%) => công ty

Nguyễn Thị Ngọc Anh – CQ48/11.08 21

Page 23: BCTT lần 1.docx

GVHD: NGND.PGS.TS Nguyễn Đăng Nam Báo cáo thực tập lần 1

đang thực hiện chính sách chú trọng đầu tư vào TSDH và đang có xu hướng

gia tăng dần đầu tư vào TSNH.TSNH tăng chủ yếu là do các khoản phải thu

ngắn hạn tăng mạnh hơn 5 tỷ đồng (tăng 58,96%), HTK tăng gần 3 tỷ đồng

(tăng 6,59%) => Công ty đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Công ty đang phải thực hiện chính sách tài chính nới lỏng để thu hút khách

hàng, tăng sản lượng tiêu thụ.

1.2.3. Tình hình biến động nguồn vốn của công ty năm 2012 và 2013

Bảng 2.2.2: Bảng tình hình biến động nguồn vốn của công ty năm 2012; 2013

Chỉ tiêu

Cuối kỳ Đầu kỳ Chênh lệch

Số tiền (đồng)Tỷ

trọng (%)

Số tiền (đồng)Tỷ

trọng (%)

Số tiền (đồng)Tỷ lệ (%)

Tỷ trọng (%)

A - NỢ PHẢI TRẢ 141.519.791.807 76,62 136.424.892.336 71,41 5094899471 3,73 5,22

I. Nợ ngắn hạn 117.254.654.629 82,85 113.513.345.057 83,21 3741309572 3,30 (0,35)

II. Nợ dài hạn 24.265.137.178 17,15 22.911.547.279 16,79 1353589899 5,91 0,35

B -NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

43.173.344.632 23,38 54.626.495.660 28,59 (11453151028) (20,97) (5,22)

I. Vốn chủ sở hữu 43.535.333.117 100,84 54.988.484.145 100,66 (11453151028) (20,83) 0,18

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác

(361988485) (0,84) (361988485) (0,66) 0 0,00 (0,18)

TỔNG NGUỒN VỐN 184.693.136.439 100,00 191.051.387.996 100,00 (6358251557) (3,33) 0,00

Nhận xét:

Tổng nguồn vốn: Cuối năm so với đầu năm 2013, Tổng nguồn vốn

giảm khoảng 6.360 triệu đồng với tốc độ giảm 3,33% => quy mô nguồn vốn

của công ty cuối năm so với đầu năm đã giảm. Điều này là phù hợp với tình

hình kinh tế khó khăn, bất động sản đóng băng như hiện nay.

Cơ cấu nguồn vốn: NPT chiếm tỷ trọng lớn (trên 70%). Cuối năm so

với đầu năm, tỷ trọng Nợ phải trả tăng 5,22% => tỷ trọng NPT cao và có xu

hướng tăng cho thấy mức độ tự chủ về tài chính của Công ty thấp và có xu

hướng giảm, rủi ro tài chính tăng. Đồng thời cho thấy công ty đang thực hiện

Nguyễn Thị Ngọc Anh – CQ48/11.08 22

Page 24: BCTT lần 1.docx

GVHD: NGND.PGS.TS Nguyễn Đăng Nam Báo cáo thực tập lần 1

chính sách tăng huy động vốn từ bên ngoài nhằm tận dụng lợi ích từ đòn bẩy

tài chính khuếch đại ROE.

1.2.4. Tình hình biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công

ty năm 2012 và 2013

Bảng 2.2.3: Bảng tình hình biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận của

công ty trong năm 2012 và 2013

Đơn vị tính: đồng

CHỈ TIÊU Năm 2013 Năm 2012Chênh lệch

Số tiền %

1. DTBH và CCDV 144.017.561.208 101.380.150.530 42.637.410.678 42,06

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 171.321.923 - 171.321.923 100,00

3. DTT về BH và CCDV 143.846.239.285 101.380.150.530 42.466.088.755 41,89

4. GVHB 132.373.467.358 90.292.223.211 42.081.244.147 46,61

5. LN gộp về BH và CCDV 11.472.771.927 11.087.927.319 384.844.608 3,47

6. DTHĐTC 7.801.645.247 4.831.402.690 2.970.242.557 61,48

7. Chi phí tài chính 15.186.026.757 6.389.483.379 8.796.543.378 137,67

Trong đó: CPLV 12.849.369.476 4.871.526.955 7.977.842.521 163,76

8. CPBH 4.649.341.000 3.278.421.608 1.370.919.392 41,82

9. CPQLDN 11.919.277.991 12.132.973.049 (213.695.058) (1,76)

10. LN thuần từ HĐKD (12.480.228.574) (5.881.548.027) (6.598.680.547) 112,19

11. Thu nhập khác 5.379.958.911 3.712.457.300 1.667.501.611 44,92

12. Chi phí khác 3.970.907.123 74.648.397 3.896.258.726 5219,48

13. Lợi nhuận khác 1.409.051.788 3.637.808.903 (2.228.757.115) (61,27)

14. Tổng LNTT (11.071.176.786) (2.243.739.124) (8.827.437.662) 393,43

17. LNST TNDN (11.071.176.786) (2.243.739.124) (8.827.437.662) 393,43

Nguyễn Thị Ngọc Anh – CQ48/11.08 23

Page 25: BCTT lần 1.docx

GVHD: NGND.PGS.TS Nguyễn Đăng Nam Báo cáo thực tập lần 1

Nhận xét:

Từ bảng trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh năm 2013 đã giảm

sút rất mạnh so với năm 2012. Lợi nhuận sau thuế giảm mạnh gần 8.830 triệu

đồng tương ứng với tốc độ giảm 393,43%. Mặc dù doanh thu thuần về bán

hàng và cung cấp sản phẩm năm 2013 so với năm 2012 tăng khá mạnh ( tăng

gần 43 tỷ đồng tương ứng tăng 41,89%). Doanh thu tài chính cũng tăng mạnh

(tăng gần 3 tỷ đồng tương ứng tăng 61,48%). Tuy nhiên, tổng lợi nhuận của

công ty vẫn âm và giảm mạnh như vậy là do chi phí tài chính tăng rất mạnh

137,67%; trong đó chi phí tài chính tăng 163, 76% (nhanh hơn rất nhiều so

với doanh thu tài chính); giá vốn hàng bán tăng 46,61% (nhanh hơn so với tốc

độ tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ) => Công tác quản trị chi

phí của công ty còn nhiều yếu kém. Hơn nữa, chi phí khác lại tăng đột biến

(tăng gần 4 tỷ đồng tương ứng tăng 5219,48%). Chi phí quản lý doanh nghiệp

cũng đã giảm 1,76% cho thấy công ty đã và đang nỗ lực tiết kiệm chi phí

quản lý, cắt giảm nhân sự, tạo bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiệu quả hơn. Tuy

nhiên, nỗ lực này là chưa đáng kể và chưa mang lại tác động tích cực lớn đối

với tình hình khó khăn của nền kinh tế nói chung và công ty nói riêng như

hiện nay.

Trong thời gian tới, Công ty cần có kế hoạch kinh doanh phù hợp hơn,

quản lý và sử dụng tiết kiệm các khoản chi phí để gia tăng lợi nhuận, cải thiện

tình trạng thua lỗ như hiện nay.

Nguyễn Thị Ngọc Anh – CQ48/11.08 24

Page 26: BCTT lần 1.docx

GVHD: NGND.PGS.TS Nguyễn Đăng Nam Báo cáo thực tập lần 1

1.2.5. Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu trong năm 2012 và 2013

Chỉ tiêu31/12/201

331/12/2012 CL

I. Hệ số khả năng thanh toán

1. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 0,535 0,497 0,039

2. Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,147 0,121 0,027

3. Hệ số khả năng thanh toán tức thời 0,019 0,018 0,001

Năm 2013 Năm 2012 CL

4. Hệ số thanh toán lãi vay 0,138 0,539 -0,401

II. Hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản31/12/201

331/12/2012 CL

1. Hệ số cơ cấu nguồn vốn

a. Hệ số nợ 76,62% 71.41% 5,21%

b. Hệ số vốn chủ sở hữu 23,38% 28,59% -5,21%

2. Hệ số cơ cấu tài sản

a. Hệ số đầu tư vào tài sản ngắn hạn 33,99% 29,52% 4,47%

b. Hệ số đầu tư vào tài sản dài hạn 66,01% 70,48% -4.47%

III. Hệ số hiệu suất hoạt động Năm 2013 Năm 2012 CL

1. Số vòng quay hàng tồn kho (vòng) 3,002 2,298 0,704

2. Số vòng quay nợ phải thu (vòng) 12,222 13,141 -0,919

3. Kỳ thu tiền trung bình (ngày) 29,46 27,40 2,06

4. Số vòng quay vốn lưu động (vòng) 2,42 1,946 0,474

5. Kỳ luân chuẩn vốn lưu động (ngày) 148,76 184,99 -36,23

6. Hiệu suất sử dụng vốn cố định 1,006 1,297 -0,291

7. Vòng quay toàn bộ vốn (vòng) 0,767 0,602 0,165

IV. Hệ số hiệu quả hoạt động Năm 2013 Năm 2012 CL

1. Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) -7,70% -2,21% -5,49%

2. Tỉ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) 0,94% 1,56% -0,62%

3. Tỉ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh -5,89% -1,33% -4,56%

4. Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)

-5,89% -1,33% -4,56%

5. Tỉ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) -22,64% -4,94% -17,7%

V. Hệ số giá trị thị trường Năm 2013 Năm 2012 CL

1. Thu nhập trên một cổ phần thường EPS (VNĐ) -2013 -408 -1605

Nguyễn Thị Ngọc Anh – CQ48/11.08 25

Page 27: BCTT lần 1.docx

GVHD: NGND.PGS.TS Nguyễn Đăng Nam Báo cáo thực tập lần 1

1.3. Nhận xét sơ bộ về tình hình tài chính của công ty

Những kết quả đạt được:

Nhìn chung công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc điều chỉnh lại quy mô

vốn cũng như cơ cấu vốn. Quy mô vốn kinh doanh thu hẹp là hợp lý trong

tình hình kinh tế khó khăn, bất động sản đóng băng như hiện nay. Hơn nữa

công ty đã thực hiện chính sách tăng đầu tư vào tài sản ngắn hạn, giảm đầu tư

vào tài sản dài hạn nhằm tăng khả năng thanh khoản, tăng tốc độ luân chuyển

vốn. Các hệ số hiệu suất hoạt động của công ty hầu hết đều đang có xu hướng

tăng đã cho thấy dấu hiệu tích cực trong quản trị tài chính của công ty, góp

phần tiết kiệm vốn cho công ty. Các hệ số thanh toán của công ty mặc dù còn

thấp nhưng đều đã được cải thiện đáng kể và có xu hướng tăng lên. Đây là

một bước đi hết sức đúng đắn để tăng khả năng đảm bảo an toan tài chính,

đưa công ty thoát khỏi khủng hoảng, giảm nguy cơ phá sản của công ty.

Những hạn chế, tồn tại:

Hệ số nợ cao và có xu hướng tăng tạo áp lực thanh toán lớn cho công ty,

giảm khả năng đảm bảo an toàn tài chính. Hơn nữa, tình hình sản xuất kinh

doanh không tốt khiến công ty bị thua lỗ, lợi nhuận sụt giảm mạnh. Điều này

cùng với cơ cấu vốn thiên về vốn nợ đã khuếch đại sự sụt giảm của ROE và

EPS. Phần lớn các chỉ tiêu sinh lời của công ty đều âm và có xu hướng ngày

càng giảm. Nguyên nhân một phần là do tác động tiêu cực của tình hình kinh

tế khó khăn chung. Mặt khác là do công tác quản trị chi phí của công ty còn

bộc lộ nhiều yếu kém. Các chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí tài chính đều

tăng mạnh và tăng nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu.

Công ty cần cải thiện hơn nữa công tác quản trị chi phí, đấy mạnh công tác

marketing nhằm tăng sản lượng tiêu thụ, tăng doanh thu. Mặt khác công ty

cần kiểm tra, theo dõi chặt chẽ các khoản phải trả, phải thu, hàng tồn kho

nhằm đảm bảo khả năng thanh toán, thu hồi và đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời.

Nguyễn Thị Ngọc Anh – CQ48/11.08 26