15
1 BẢN THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNING I. Th«ng tin c¸ nh©n - Tác giả : Huỳnh Thị Thu Trang - Trường: THPT Đức Trí – TX Tân Châu An Giang - Email: [email protected] - Tên bài ging E-Learning : Ai đã đặt tên cho dòn sông? (Hoàng PhNgc Tường) - Môn: Ngvăn Lp: 12 Tiết PPCT : 47 II. PHẦN THUYẾT MINH 1. Lý do chọn phần mềm Sự bùng nổ công nghệ thông tin và khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự nghiệp phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, nếu muốn giáo dục phổ thông đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì đội ngũ giáo viên nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng công nghệ thông tin và các trang thiết bị dạy học hiện đại để phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và tạo hứng thú học tập của học sinh. Ngoài hình thức giáo dục trực tiếp trên lớp học, các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp..v..v. thì học trực tuyến đang là một hình thức mới và được nhiều người hưởng ứng và áp dụng bởi tính chủ động về mặt thời gian và phong phú hình thức học tập, học sinh tự học, tự nghiên cứu và nắm được nội kiến thức của bài tốt. Đáp ứng nhu cầu cần thiết cho việc học tập của các em học sinh t rong giai đoạn này. Bộ GD&ĐT đã khuyến khích mọi giáo viên ở các cấp học mở rộng hình thức dạy – học cho học sinh bằng khả năng đào tạo áp dụng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy như M.PowerPoint, Violet, Lecture maker, Adobe captivate, Adobe presenter, Ispring...v..v. Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm và thế mạnh vượt trội của nó, đặc biệt là áp dụng những tính năng vượt trội của một số phần mềm vào việc thiết kế bài giảng điện tử E Learning đáp ứng chuẩn quốc tế. Qua nghiên cứu, thực hành, sử dụng một số phần mềm để làm giáo án áp dụng trong giảng dạy. Tôi thấy phần mềm Adobe presenter có ưu điểm tốt và dễ sử dụng nên tôi quyết định chọn phần mềm Adobe presenter để thiết kế bài giảng của mình. Tôi muốn tận dụng, kết hợp khả năng thiết kế bài giảng một cách mềm dẻo của Powerpoint. Adobe presenter giúp chuyển đổi các bài trình chiếu Powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có thể câu hỏi tương tác (quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation), và tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên nghiệp. Adobe Presenter đó biến Powerpoint thành cụng cụ soạn bài giảng E-Learning, có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, tự suy nghĩ có thể ghi lại lời giảng, bài giải hình ảnh bạn giảng bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khỏc qua flash, có thể đưa bài giảng lời giảng trực tuyến …Bài giảng điện tử E-Learning được đưa trực tiếp vào hệ thống Moodle (mã nguồn mở) quản lý tài nguyên và quản lý học tập. Phần mềm này như là một add-in tích hợp với MS PowerPoint, một ứng dụng được hầu hết các giáo viên nắm bắt và sử dụng trong các tiết dạy có ứng dụng CNTT.

BẢN THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNINGangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/4__Thuyet_minh69.pdf · vận dụng kiến thức để thực hành các bài tập

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BẢN THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNINGangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/4__Thuyet_minh69.pdf · vận dụng kiến thức để thực hành các bài tập

1

BẢN THUYẾT MINH

BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNING

I. Th«ng tin c¸ nh©n

- Tác giả : Huỳnh Thị Thu Trang

- Trường: THPT Đức Trí – TX Tân Châu – An Giang

- Email: [email protected]

- Tên bài giảng E-Learning : Ai đã đặt tên cho dòn sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

- Môn: Ngữ văn Lớp: 12 Tiết PPCT : 47

II. PHẦN THUYẾT MINH

1. Lý do chọn phần mềm

Sự bùng nổ công nghệ thông tin và khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh

mẽ vào sự nghiệp phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, nếu

muốn giáo dục phổ thông đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước thì đội ngũ giáo viên nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học theo

hướng vận dụng công nghệ thông tin và các trang thiết bị dạy học hiện đại để phát huy mạnh

mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và tạo hứng thú học tập của học sinh. Ngoài hình thức

giáo dục trực tiếp trên lớp học, các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp..v..v. thì học trực tuyến

đang là một hình thức mới và được nhiều người hưởng ứng và áp dụng bởi tính chủ động về

mặt thời gian và phong phú hình thức học tập, học sinh tự học, tự nghiên cứu và nắm được nội

kiến thức của bài tốt. Đáp ứng nhu cầu cần thiết cho việc học tập của các em học sinh trong

giai đoạn này. Bộ GD&ĐT đã khuyến khích mọi giáo viên ở các cấp học mở rộng hình thức

dạy – học cho học sinh bằng khả năng đào tạo áp dụng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào

giảng dạy như M.PowerPoint, Violet, Lecture maker, Adobe captivate, Adobe presenter,

Ispring...v..v. Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm và thế mạnh vượt trội của nó, đặc biệt là

áp dụng những tính năng vượt trội của một số phần mềm vào việc thiết kế bài giảng điện tử E

– Learning đáp ứng chuẩn quốc tế.

Qua nghiên cứu, thực hành, sử dụng một số phần mềm để làm giáo án áp dụng trong

giảng dạy. Tôi thấy phần mềm Adobe presenter có ưu điểm tốt và dễ sử dụng nên tôi quyết

định chọn phần mềm Adobe presenter để thiết kế bài giảng của mình. Tôi muốn tận dụng, kết

hợp khả năng thiết kế bài giảng một cách mềm dẻo của Powerpoint. Adobe presenter giúp

chuyển đổi các bài trình chiếu Powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh

(narration), có thể câu hỏi tương tác (quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển

dẫn dắt chương trình (animation), và tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên nghiệp.

Adobe Presenter đó biến Powerpoint thành cụng cụ soạn bài giảng E-Learning, có thể tạo bài

giảng để học sinh tự học, tự suy nghĩ có thể ghi lại lời giảng, bài giải hình ảnh bạn giảng bài,

chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm

nào khỏc qua flash, có thể đưa bài giảng lời giảng trực tuyến …Bài giảng điện tử E-Learning

được đưa trực tiếp vào hệ thống Moodle (mã nguồn mở) quản lý tài nguyên và quản lý học tập.

Phần mềm này như là một add-in tích hợp với MS PowerPoint, một ứng dụng được hầu hết các

giáo viên nắm bắt và sử dụng trong các tiết dạy có ứng dụng CNTT.

Page 2: BẢN THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNINGangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/4__Thuyet_minh69.pdf · vận dụng kiến thức để thực hành các bài tập

2

2. Mục tiêu của việc xây dựng các bài giảng:

- Giúp người học hiểu bài dễ tiếp thu kiến thức bài học qua những hình ảnh trực quan

sinh động. Đồng thời tự kiểm tra kiến thức mà mình nắm được qua bài học. Từ đó, biết cách

vận dụng kiến thức để thực hành các bài tập đọc hiểu.

- Giúp người học có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc, đáp ứng được các nhu cầu trong quá

trình học tập.

- Ưu việt trong thích ứng các hoàn cảnh học tập và tạo ra các điều kiện để người học có

thể tự học ở các thời điểm khác nhau, không bị ràng buộc về không gian, thời gian cũng như

mọi hoàn cảnh khác nhau.

3. Các công cụ được sử dụng: - Phần mềm Adobe Presenter 7

- Hỗ trợ chèn âm thanh và video vào Adobe Presenter: QuickTime

- Hỗ trợ đọc file video có đuôi .flv trong Windows Media Player: K-Lite Codec 9.30

- Phần mềm phục hồi các thư mục bị ẩn trong USB: Total Commander 7.5 (không cần cài đặt)

- Phần mềm chuyển định dạng audio, video: Win FF

- Phần mềm chuyển định dạng video sang flash .swf: Free Video to Flash Converter

- Phần mềm cắt video: FreeVideoCutter

- Chia sẻ file có dung lượng lớn qua Google Drive hoặc http://skydrive.live.com.

- Chụp ảnh màn hình: FastStone Capture (Chup anh man hinh)

- Thu âm: Mp3EditorforFree (Thu am thanh).rar

2.2. Kĩ năng Multimedia: - Các slide đều có sử dụng Audio để giảng bài và hướng dẫn giúp người học sử dụng đa kênh

trong học tập (nghe, xem, thực hành…)

- Có hình ảnh, video clips minh họa nội dung kiến thức bài học.

- Đóng gói theo chuẩn SCORM, AICC của thể lệ quy định. Sản phẩm thân thiện khi sử dụng

trong môi trường học tập online hoặc offline rất phù hợp trong tình hình học tập hiện nay của Việt

Nam.

2.3. Nội dung các câu hỏi của GV: Hệ thống các câu hỏi trong bài giảng mang tính gợi mở kích thích người học qua hệ thống

tương tác tích cực để khắc sâu và củng cố nội dung bài học. Các câu hỏi được xây dựng nhằm kích

thích tính động não của người học, thực hiện phương châm lấy người học làm trung tâm, chú

trọng tính chủ động.

3. Tóm tắt bài giảng

STT Nội dung trình chiếu

Mục tiêu và ý tưởng thiết kế

Slide 1:

Giới thiệu

thông tin

giáo viên

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỸ LAURENCE S’TING

Cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử e-Learning

Bài giảng :

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?

(Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Giáo viên: Huỳnh Thị Thu Trang

Chương trình Ngữ Văn 12

Gmail: [email protected]

Điện thoại: 0939.118.939

Trường THPT Đức Trí

Thị xã Tân Châu

Tỉnh An Giang

Tháng 01/2017

- Trang mở đầu giới thiệu những

thông tin liên quan đến giáo viên

và tên bài giảng, kết hợp với âm

thanh bài hát

Page 3: BẢN THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNINGangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/4__Thuyet_minh69.pdf · vận dụng kiến thức để thực hành các bài tập

3

Slide 2:

Giới thiệu

bài giảng

Giáo viên thuyết minh để dẫn dắt

vào bài học kèm theo hình ảnh về

sông Hương xứ Huế

Slide 3:

Hình ảnh

sông

Hương với

những địa

danh

Cho học sinh xem những hình

ảnh sông Hương với những địa

danh được nhắc đến trong bút kí

để tạo cảm hứng học tập cho học

sinh. Hình ảnh có kèm đoạn nhạc

Dòng sông ai đã đặt tên?

Slide 4:

Giới thiệu

tác giả

I/. Tìm hiểu chungTiết PPCT: 47

1/. Tác giả

- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức

yêu nước, có vốn hiểu biết sâu rộng trên

nhiều lĩnh vực (lịch sử, địa lí, văn hoá).

Ông được đánh giá là “một trong những nhà

văn viết kí hay nhất nước ta” (Nguyên Ngọc)

- Ông là nhà văn chuyên viết về bút kí với

đề tài khá rộng lớn.

Giới thiệu những nét chính về

cuộc đời tác giả có ghi âm lời

giảng

Slide 5:

Giới thiệu

tác giả

I/. Tìm hiểu chungTiết PPCT: 47

1/. Tác giả

Nét đặc sắc trong phong

cách nghệ thuật của Hoàng Phủ

Ngọc Tường: Sự kết hợp nhuần

nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình,

giữa nghị luận sắc bén với tư duy đa

chiều được tổng hợp từ vốn kiến

thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực, lối

viết hướng nội, súc tích, mê đắm và

tài hoa .

Giới thiệu phong cách nghệ thuật

của tác giả có ghi âm lời giảng

Slide 6:

Câu hỏi

tương tác

Dòng nào nêu chính xác nhất về tác giả Hoàng

Phủ Ngọc Tường?

Đúng rồi! Bấm vào chỗ bất kì

để tiếp tục

Sai rồi! Bấm vào chỗ bất kì để

tiếp tục

You answered this correctly!

Your answer:

The correct answer is:

You did not answer this question

completelyBạn hãy hoàn thành câu hỏi

mới đi tiêp1Trả lờiTrả lời XóaXóa

A) Là nhà văn gốc Huế, chuyên viết về bút kí

B) Là nhà văn gốc Quảng Trị, chuyên viết về tùy bút

C) Là nhà văn sinh ra và lớn lên ở Huế, chuyên viết về bút kí

D) Là nhà văn sinh ra và lớn lên ở Quảng Trị, chuyên viết về

tùy bút

Học sinh thực hiện câu hỏi tương

tác để kiểm tra khả năng nắm ý

chính về tác giả.

Page 4: BẢN THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNINGangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/4__Thuyet_minh69.pdf · vận dụng kiến thức để thực hành các bài tập

4

Slide 7:

Giới thiệu

tác phẩm

I/. Tìm hiểu chung

1/. Tác giả

2/. Tác phẩm

“Ai đã đặt tên cho dòng

sông” là bài bút kí xuất sắc được

viết tại Huế năm 1981, in trong tập

sách cùng tên.

Tiết PPCT: 47

Bài kí có 3 phần, đoạn trích

SGK gồm phần thứ nhất và đoạn

kết, tập trung nói về cảnh quan thiên

nhiên sông Hương, sự gắn bó của

con sông với lịch sử và văn hoá của

xứ Huế. Qua đó nhà văn bộc lộ niềm

tự hào tha thiết, sâu lắng dành cho

dòng sông Hương, cho Xứ Huế thân

yêu và cũng là cho đất nước.

Giới thiệu xuất xứ và nội dung

chính của đoạn trích có ghi âm lời

giảng và bìa sách minh họa

Slide 8:

Đoạn clip thuyết minh về văn bản Thuyết minh nội dung chuyển thể

từ văn bản sách giáo khoa từ đầu

đến “tiếng gà..”

Slide 9:

Bản đồ

thủy trình

sông

Hương

Rừng Trường Sơn

Ngã ba Tuần

Điện Hòn Chén

Nguyệt Biều

Lương Quán

Ngoại ô

Kim Long

Cồn Hến

Cồn Giã Viên

Bao Vinh

Sử dụng bản đồ để giới thiệu thủy

trình sông Hương và những địa

danh được nhắc đến trong văn

bản. Từ đó, giáo viên định hướng

bố cục cho học sinh cho học sinh

tìm hiểu đoạn trích. Có ghi âm lời

giảng

Slide10 : 1/. Thủy trình sông Hương

a/. Sông Hương trong mối quan hệ với rừng già Trường Sơn

Rừng già Trường Sơn

I/. Tìm hiểu chungTiết PPCT: 47

Định hướng cho học sinh cảm

nhận vẻ đẹp sông Hương ở

thượng nguồn, trong mối quan hệ

với rừng già Trường Sơn. Có ghi

âm lời giảng

Slide 11: Đoạn clip phóng sự sông Hương ở

thượng nguồn

Slide 12:

Đọc hiểu

văn bản

- Sông Hương là “bản trường ca của rừng già” với tiết tấu

trầm bổng:

+ Khi thì “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”, lúc thì

“mãnh liệt vượt qua ghềnh thác”, khi thì “ cuộn xoáy như

cơn lốc vào những đáy vực sâu”

Cảm nhận chi tiết “Sông Hương

là bản trường ca của rừng già”

với những chi tiết được khai thác

từ văn bản có ghi âm lời bài

giảng.

Page 5: BẢN THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNINGangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/4__Thuyet_minh69.pdf · vận dụng kiến thức để thực hành các bài tập

5

Slide 13:

Đọc hiểu

văn bản

- Sông Hương là “bản trường ca của rừng già”

+ Khi thì “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”, lúc thì “mãnh liệt vượt

qua ghềnh thác”, khi thì “ cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực

sâu”

+ Nhưng cũng có lúc “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài

chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”

Cảm nhận chi tiết “Sông Hương

là bản trường ca của rừng già”

với những chi tiết được khai thác

từ văn bản có ghi âm lời bài

giảng.

Slide 14:

Đọc hiểu

văn bản

- Sông Hương như “cô gái Di - gan phóng khoáng và

man dại” với một “bản lĩnh gan dạ” và một “tâm hồn tự do

trong sáng”

Cảm nhận chi tiết “Sông Hương

là bản trường ca của rừng già”

với những chi tiết được khai thác

từ văn bản có ghi âm lời bài

giảng.

Slide 15:

Đọc hiểu

văn bản

1/. Thủy trình sông Hương

a/. Sông Hương trong mối quan hệ với rừng già Trường Sơn

- Sông Hương là “bản trường ca của rừng già”

- Sông Hương như “cô gái Di - gan phóng khoáng và

man dại”

- Khi ra khỏi rừng già, Sông Hương chế ngự sức mạnh bản

năng và nhanh chóng mang vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành

“người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở”

II/. Đọc-hiểu văn bản

=> Biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, liên tưởng, nhân

hóa; sử dụng dày đặc các tính từ giàu sắc thái biểu cảm

→ Sông Hương như một người con gái của núi rừng tự

nhiên hoang dại, tràn đầy sức sống mãnh liệt và đầy cá

tính

Cảm nhận chi tiết “Sông Hương

là bản trường ca của rừng già”

với những chi tiết được khai thác

từ văn bản. Đồng thời chốt lại các

biện pháp pháp nghệ thuật có ghi

âm lời bài giảng.

Slide 16: Hãy nối những đáp án đúng:

Sông Hương Vẻ đẹp ở thượng nguồn

A. vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ

B. rầm rộ, mãnh liệt qua

những cuộn xoáy

C. tâm hồn tự do và bản lĩnh

gan dạ

B Sông Hương là bản trường

ca của rừng già

C Sông Hương là cô gái

Digan

A Sông Hương là người mẹ

phù sa của vùng văn hóa

xứ sở

Đúng rồi! Bấm vào chỗ bất kì

để tiếp tục

Sai rồi! Bấm vào chỗ bất kì để

tiếp tục

You answered this correctly!

Your answer:

The correct answer is:

You did not answer this question

completelyBạn hãy hoàn thành câu hỏi

mới đi tiêp1

Trả lờiTrả lời XóaXóa

Học sinh thực hiện câu hỏi tương

tác để kiểm tra khả năng nắm ý

cơ bản về vẻ đẹp sông Hương ở

thượng nguồn.

Slide 17: Sông Hương trong mối quan hệ với rừng già

Trường Sơn mang vẻ đẹp hoang dại và đầy

cá tính. Đúng hay sai?

Đúng rồi! Bấm vào chỗ bất kì

để tiếp tục

Sai rồi! Bấm vào chỗ bất kì để

tiếp tục

You answered this correctly!

Your answer:

The correct answer is:

You did not answer this question

completelyBạn hãy hoàn thành câu hỏi

mới đi tiêp1Trả lờiTrả lời XóaXóa

A) Đúng

B) Sai

Học sinh thực hiện câu hỏi tương

tác để kiểm tra khả năng nắm ý

cơ bản về vẻ đẹp sông Hương ở

thượng nguồn.

Page 6: BẢN THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNINGangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/4__Thuyet_minh69.pdf · vận dụng kiến thức để thực hành các bài tập

6

Slide 18: II/. Đọc-hiểu văn bản

1/. Thủy trình sông Hươnga/. Sông Hương trong mối quan hệ với rừng già Trường Sơnb/. Sông Hương trong mối quan hệ với thành phố Huế:

Định hướng cho học sinh cảm

nhận vẻ đẹp sông Hương ở

thượng nguồn, trong mối quan hệ

với thành phố Huế có ghi âm lời

giảng

Slide 19: Đọan clip phóng sự về thủy trình sông

Hương ở kinh thành Huế

Slide 20: Hoàng Phủ Ngọc Tường đã ví von hành trình về với

cố đô Huế của sông Hương là:

Đúng rồi! Bấm vào chỗ bất kì

để tiếp tục

Sai rồi! Bấm vào chỗ bất kì để

tiếp tục

You answered this correctly!

Your answer:

The correct answer is:

You did not answer this question

completelyBạn hãy hoàn thành câu hỏi

mới đi tiêp1

Trả lờiTrả lời XóaXóaThử lại!

A) cuộc tìm kiếm những vẻ đẹp đặc sắc của thiên nhiên

B) cuộc tìm kiếm người yêu trong mộng

C) cuộc tìm kiếm những di tích văn hóa lịch sử

D) cuộc tìm kếm có ý thức người tình nhân đích thực

Học sinh thực hiện câu hỏi tương

tác để kiểm tra khả năng quan sát

và theo dõi đoạn clip phóng sự

vừa xem

Slide 21:

Giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, sông Hương là:

Đúng rồi! Bấm vào chỗ bất kì

để tiếp tục

Sai rồi! Bấm vào chỗ bất kì để

tiếp tục

You answered this correctly!

Your answer:

The correct answer is:

You did not answer this question

completelyBạn hãy hoàn thành câu hỏi

mới đi tiêp1

Trả lờiTrả lời XóaXóa

A) người thiếu nữ xinh đẹp, tràn đầy sức sống

B) người con gái tuyệt trần nằm ngủ giữa những cánh đồng

C) người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng

D) người thiếu nữ đẹp dịu dàng với tâm hồn trong sáng

Học sinh thực hiện câu hỏi tương

tác để kiểm tra khả năng quan sát

và theo dõi đoạn clip phóng sự

vừa xem

Slide 22:

1/. Thủy trình sông Hươnga/. Sông Hương trong mối quan hệ với rừng già Trường Sơnb/. Sông Hương trong mối quan hệ với thành phố Huế:

- Trước khi trở thành “Người tình dịu dàng và chung

thuỷ của cố đô”, toàn bộ thuỷ trình của dòng sông tựa

như một cuộc tìm kiếm có ý thức người tình nhân đích

thực của người con gái trong một câu chuyện tình yêu

nhuốm màu cổ tích

Cảm nhận những chi tiết được

khai thác từ văn bản có ghi âm lời

bài giảng.

Slide 23: Trước khi gặp kinh thành Huế, Sông Hương là

“người gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa

đầy hoa dại” được người tình mong đợi đến đánh thức.

Biện pháp tu từ nhân hóa gợi vẻ đẹp dòng sông

thêm lãng mạn, tình tứ

Cảm nhận những chi tiết được

khai thác từ văn bản có ghi âm lời

bài giảng.

Page 7: BẢN THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNINGangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/4__Thuyet_minh69.pdf · vận dụng kiến thức để thực hành các bài tập

7

Slide 24: Khi ra khỏi núi, sông Hương đã đi qua những

địa danh nào?

Đúng rồi! Bấm vào chỗ bất kì

để tiếp tục

Sai rồi! Bấm vào chỗ bất kì để

tiếp tục

You answered this correctly!

Your answer:

The correct answer is:

You did not answer this question

completelyBạn hãy hoàn thành câu hỏi

mới đi tiêp1

Trả lờiTrả lời XóaXóa

A) Ngã ba Tuần, núi Ngọc Trản, điện Hòn Chén

B) Bãi Nguyệt Biều, Lương Quán; đồi Vọng Cảnh, Tam Thai,

Lựu Bảo

C) Dãy đồi phía tây nam thành phố, chùa Thiên Mụ; lăng

tẩm đền đài

D) Tất cả những địa danh trên

Slide 25: Khi ra khỏi núi, sông Hương mang một vóc dáng mới,

một sức sống mới đầy khao khát tuổi xuân

“sông Hương chuyển dòng liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm”

Cảm nhận những chi tiết được

khai thác từ văn bản có ghi âm lời

bài giảng.

Slide 26: Khi ra khỏi núi, sông Hương mang một vóc dáng mới,

một sức sống mới đầy khao khát tuổi xuân

“sông Hương chuyển dòng liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm”

Cảm nhận những chi tiết được

khai thác từ văn bản có ghi âm lời

bài giảng.

Slide 27: Rồi vượt qua “lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản

để sắc nước trở nên xanh thẫm”

Và như thế sông Hương tiếp tục “trôi đi giữa hai dãy

đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột

ngột khi qua Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo”

Với dòng chảy lững lờ “mềm như tấm lụa”

Cảm nhận những chi tiết được

khai thác từ văn bản có ghi âm lời

bài giảng.

Slide 28:

Sớm xanh

Trưa vàng Chiều tím

Dòng sông mềm

mại khi đi qua những dãy

đồi tây nam thành phố thì

ánh lên những mảng

phản quang nhiều màu

sắc tuyệt đẹp

Cảm nhận những chi tiết được

khai thác từ văn bản có ghi âm lời

bài giảng.

Page 8: BẢN THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNINGangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/4__Thuyet_minh69.pdf · vận dụng kiến thức để thực hành các bài tập

8

Slide 29: Rồi lại mang vẻ đẹp “trầm mặc” như “triết lí”

như “cổ thi” khi qua những “lăng tẩm đồ sộ”, qua

những rừng thông u tịch…

Cảm nhận những chi tiết được

khai thác từ văn bản có ghi âm lời

bài giảng.

Slide 30: Trong hành trình về với cố đô, sông Hương đã dâng tặng

cho Huế những vẻ đẹp rất riêng. Đó là:

A) Những đường con uốn lượn mềm như tấm lụa

B) Dòng nước trong leo lẻo

C) Dòng chảy lững lờ như điệu slow tình cảm

D) Sắc nước phản quang độc đáo: sớm xanh - trưa vàng - chiều tím

E) Vẻ đẹp kín đáo trầm mặc, triết lí, cổ thi

F) Sự vui tươi, đầy sức sống

G) Câu A, D, E đúng

H) Tất cả các câu trên đều đúng

Đúng rồi! Bấm vào chỗ bất kì

để tiếp tục

Sai rồi! Bấm vào chỗ bất kì để

tiếp tục

You answered this correctly!

Your answer:

The correct answer is:

You did not answer this question

completelyBạn hãy hoàn thành câu hỏi

mới đi tiêp1

Trả lờiTrả lời XóaXóa

Học sinh thực hiện câu hỏi tương

tác để kiểm tra khả năng ghi nhớ

bài học

Slide 31: 1/. Thủy trình sông Hươnga/. Sông Hương trong mối quan hệ với rừng già Trường Sơnb/. Sông Hương trong mối quan hệ với thành phố Huế

- Trong hành trình về với cố đô, sông Hương đã dâng tặng

cho Huế những vẻ đẹp rất riêng:

+ Những đường cong uốn lượn mềm như tấm lụa

+ Sắc nước phản quang độc đáo: sớm xanh – trưa vàng –

chiều tím

+ Vẻ đẹp kín đáo trầm mặc, triết lí, cổ thi

Sông Hương được phản chiếu bằng những kiến

thức về văn hóa, lịch sử, văn học, địa lí. Dưới ngòi bút của

ông, sông Hương hiện lên vừa kiều diễm, vừa cổ kính

và mang đậm vẻ đẹp của cố đô Huế.

Chốt lại nội dung và các biện

pháp pháp nghệ thuật được sử

dụng trong văn bản có ghi âm lời

bài giảng.

Slide 32:

- Sông Hương là “bản trường ca của rừng

già”

- Sông Hương như “cô gái Di - gan phóng

khoáng và man dại”

- Sông Hương là “người mẹ phù sa của một

vùng văn hoá xứ sở” Thượng nguồn

Ngoại vi TP Huế

- Ra khỏi núi: chuyển dòng liên tục

- Khi qua Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu

Bảo: con sông “mềm như tấm lụa”

- Khi qua dãy đồi Tây Nam: phản quang nhiều

màu sắc “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”

- Khi qua lăng tẩm đền đài: sông hương mang

vẻ đẹp “trầm mặc như triết lí, cổ thi”

Hệ thống hóa lại kiến thức tiết

học có kèm đoạn nhạc

Slide 33:

Các tài

liệu tham

khảo.

1. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên) – Lã Nhâm Thìn (chủ

biên phần Văn) – Bùi Minh Toán (chủ biên phần tiếng Việt)

– Lê A (chủ biên phần Làm văn), Ngữ văn 12tập 1, NXB

Giáo dục, 2009.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện chuẩn

kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12, NXB Giáo dục Việt

Nam, 2010.

3. www.kenhvanhoc.vn

4. www.ungdungcongnghedayhoc.vn

Các tài liệu tham khảo để sử dụng

trong bài giảng

Page 9: BẢN THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNINGangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/4__Thuyet_minh69.pdf · vận dụng kiến thức để thực hành các bài tập

9

Slide 34:

Lời cảm

ơn

Lời cảm ơn và kính chúc sức

khỏe các vị đại biểu, các thầy cô

cùng toàn thể các em học sinh

III. KẾT LUẬN

Trên đây là toàn bộ bản thuyết minh cho bài giảng E- Learning của tôi. Trong bài giảng

chúng tôi đã khai thác các nội dung, phương pháp dạy học như: giảng giải, trực quan, phân

tích, thực hành, thảo luận..v..v

Qua cách học này đã tạo cho các em hứng thú học tập. Các em nắm bắt được bài học một

cách dễ dàng, các em có thể học bất cứ lúc nào. Hình thức học này mang tính chất mở, thoải

mái thông qua bài hát và trò chơi cũng như các câu hỏi trắc nghiệm được đánh giá bằng điểm

số giúp học sinh tư duy và ghi nhớ bài tốt hơn. Qua sự hướng dẫn của giáo viên các em có thể

tự tìm tòi và khai thác kiến thức.

Để bài giảng của nhóm chúng tôi được tốt hơn nữa chúng tôi rất mong được sự góp ý, đánh

giá về chuyên môn và cụng nghệ để chúng tôi có thể xây dựng một bài giảng điện tử hay hơn,

hiệu quả hơn nữa.

Xin chân thành cảm ơn!

Tân Châu, ngày 07 tháng 02 năm 2017

Người thực hiện

Huỳnh Thị Thu Trang

Page 10: BẢN THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNINGangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/4__Thuyet_minh69.pdf · vận dụng kiến thức để thực hành các bài tập

10

I. Mức độ cần đạt:

1. Kiến thức:

- Vẻ đẹp độc đáo, đa dạng của sông Hương và tình yêu, niềm tự hào của tác giả đối với

dòng sông quê hương, xứ Huế thân thương và đất nước.

- Lối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh và nhịp điệu ; nhiều so sánh,

liên tưởng mới mẻ, bất ngờ, thú vị, nhiều ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ được sử dụng tài tình.

2. Kĩ năng: Đọc – hiểu thể kí văn học theo đặc trưng thể loại.

3. Thái độ: Đồng cảm, trân trọng với tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng của tác giả

dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước. 4. Kĩ năng sống: Tự nhận thức về sự gắn bó của mỗi cá nhân với quê hương đất nước.

II. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh: - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu tham khảo về tác phẩm,

tranh ảnh về sông Hương kết hợp với ĐDDH sẵn có.

- Học sinh: soạn bài theo yêu cầu giáo viên.

III. Phương pháp: Tổ chức giờ học bằng phương pháp đọc hiểu, vấn đáp, phân tích, phát

hiện, nêu vấn đề, thảo luận nhóm…

IV. Tiến trình dạy học

1. Kiểm tra bài cũ : (5p)

- Hình tượng con sông Đà hùng vĩ được miêu tả như thế nào qua bút pháp tài hoa của tác

giả? Hình tượng con sông Đà trữ tình được thể hiện qua những câu văn như thế nào?

- Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?

2. Bài mới

Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (5p)

Huế là điểm hẹn của lịch sử. Nơi đây từng là kinh thành của một triều đại phong kiến

hùng mạnh và lâu dài. Huế chứa trong mình những chiều sâu văn hóa, những bề dày lịch sử,

những vẻ đẹp của tình người. Khi không còn là kinh thành của triều đại, thì Huế vẫn là điểm

đến của du khách khắp mọi vùng miền trên đất nước. Mỗi địa danh, mỗi di tích trên xứ sở này

đều chứa đựng một chiều sâu văn hóa với vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ rất riêng.

Nói tới Huế, ai cũng mặc nhiên nhớ tới dòng Hương Giang ngọt ngào và duyên dáng

nằm trọn trong lòng cố đô. Huế và sông Hương là tao ngộ vững bền muôn thuở. Sông Hương

cho Huế nguồn nước và cuộc sống. Huế cho sông Hương những vẻ đẹp tinh hoa của mình: ánh

sáng, màu sắc, hương thơm và tình người. Huế làm cho sông Hương trở thành nỗi nhớ của hết

thảy những ai một lần đến Huế. Có thể nói, Huế và sông Hương như hai nửa cuộc đời của

nhau. Chính vì vậy, khi các nghệ sĩ viết về Huế bao giờ cũng gắn liền với hình ảnh con sông

Hương trữ tình thơ mộng. Trong đó có HPNT – một nhà thơ, nhà văn hóa dân tộc đã dành một

tình yêu dạt dào tha thiết với mảnh đất cố đô. Những trang kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường hầu

như chỉ dành riêng cho vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam mà mà đặc biệt là mảnh

đất cố đô Huế. Mảnh đất quê hương xứ sở với dòng Hương Giang dịu dàng đằm thắm đã khơi

được những cảm xúc sâu thẳm trong cõi lòng người nghệ sĩ tài hoa này.

Hoạt động của GV và HS Nội dung lưu bảng

Hoạt động 2: (10p) HƯỚNG DẪN HỌC SINH I. Tìm hiểu chung

Văn học

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG ? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Page 11: BẢN THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNINGangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/4__Thuyet_minh69.pdf · vận dụng kiến thức để thực hành các bài tập

11

TÌM HIỂU CHUNG

GV: Dựa vào phần tiểu dẫn trong sách giáo

khoa em hãy trình bày vài nét chính về tác giả?

=> HS phát biểu; GV chốt

GV: Cho biết thể loại và xuất xứ tác phẩm?

=> HS trả lời, GV chốt ý và mở rộng thêm cảm

hứng sáng tác của tác giả.

- Sử dụng ĐDDH sẵn có: GV cho HS xem một

vài tranh ảnh liên quan đến sông Hương

GV: cho HS xem đoạn clip giới thiệu hình

ảnh sông Hương (1 phút) để dẫn nhập vào bài bút

kí: sông Hương có vẻ đẹp độc đáo chỉ thuộc

về một TP duy nhất: TP Huế

GV: cho HS xem lược đồ thủy trình sông

Hương định hướng chia bố cục phân tích vẻ

đẹp của con sông

Hoạt động 3: (45p) HƯỚNG DẪN HỌC SINH

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

GV cho HS xem clip sông Hương ở thượng

nguồn.

GV đặt vấn đề cho HS tìm ý: Sông Hương

nhìn từ cội nguồn là dòng chảy có mối quan hệ

sâu sắc với dãy Trường Sơn. Trong mối quan hệ

này, sông Hương đã được tác giả liên tưởng

bằng những hình ảnh nào? Tác giả đã sử dụng

những biện pháp nghệ thuật gì? Qua những chi

tiết đó, cho thấy sông Hương ở thượng nguồn

mang một vẻ đẹp như thế nào ?

=> HS tìm ý từ SGK và trình bày; GV diễn

giảng, chốt ý.

GV cho HS xem clip sông Hương ở ngoại vi

TP Huế.

GV dẫn dắt chuyển ý: Phần đầu bút kí HPNT có

viết “Sông Hương và TP của nó gợi cho tôi hình tượng

một cặp tình nhân lí tưởng trong Truyện Kiều: tìm kiếm và

đuổi bắt, hào hoa và đam mê, thi ca và âm nhạc, nó gắn

bó với nhau trong tình yêu muôn thuở” Khơi nguồn

cảm hứng cho tác giả khi đến với S.Hương: liên tưởng về

mối tình của Thúy Kiều và Kim Trọng với tình yêu chân

thành, đích thực. Trong tình yêu đích thực, người ta vừa

được dâng tặng vẻ đẹp vừa khám phá hoàn thiện chính

mình Khi ra khỏi rừng già, S.Hương đã dâng tặng cho

Huế những vẻ đẹp ntn và nó sẽ khám phá chính mình ra

sao?

GV đặt vấn đề cho HS tìm ý:

? Bằng ngòi bút tài hoa của mình, nhà văn đã vẽ

nên hình ảnh sông Hương như thế nào khi nó còn

ở "giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại" ?

1. Tác giả: - HPNT là một trí thức yêu nước, nhà văn

gắn bó mật thiết với xứ Huế, có vốn hiểu biết

sâu rộng trên nhiều lĩnh vực

- Ông chuyên về bút ký, là một trong mấy

nhà văn viết ký hay nhất của văn học ta hiện

nay (Nguyên ngọc)

- Sáng tác của ông luôn có sự kết hợp nhuần

nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, nghị luận

và tư duy đa chiều với một lối hành văn

hướng nội, súc tích, mê đắm, tài hoa.

2. Tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Viết tại Huế năm 1981, in trong tập sách

cùng tên. Tác phẩm gồm ba phần, đoạn trích

thuộc phần thứ nhất.

II. Đọc-hiểu văn bản:

1/. Thủy trình của sông Hương:

a. Sông Hương ở thượng nguồn: từ đầu

đến dưới chân núi Kim Phụng

- Sông Hương là “bản trường ca của

rừng già” với sức sống mạnh mẽ, dữ dội

nhưng cũng đầy thơ mộng:

+ Khi thì “rầm rộ giữa bóng cây đại

ngàn”, lúc thì “mãnh liệt vượt qua ghềnh

thác”, khi thì “ cuộn xoáy như cơn lốc

vào những đáy vực sâu”

+ Nhưng cũng có lúc “dịu dàng và say

đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ

của hoa đỗ quyên rừng”

- Sông Hương như “cô gái Di - gan

phóng khoáng và man dại” với một “bản

lĩnh gan dạ” và một “tâm hồn tự do trong

sáng”

- Khi ra khỏi rừng già, Sông Hương chế

ngự sức mạnh bản năng và nhanh chóng

mang vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở

thành “người mẹ phù sa của một vùng

văn hoá xứ sở”

=> Sông Hương vùng thượng nguồn

mang vẻ đẹp hoang dại và đầy cá tính.

b. Sông Hương ở ngoại vi thành phố

Huế:

- Trước khi gặp kinh thành Huế, Sông

Hương là “người gái đẹp ngủ mơ màng

Page 12: BẢN THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNINGangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/4__Thuyet_minh69.pdf · vận dụng kiến thức để thực hành các bài tập

12

? Khi ra khỏi núi, dòng chảy của sông Hương có

được miêu ta như thế nào?

? Dòng chảy của sông Hương trở nên sống động

khi qua những địa danh khác nhau của xứ Huế.

Em hãy tìm và chứng minh đều đó?

? Qua đó, hãy rút ra nhận xét về bút pháp của

HPNT khi viết về đoạn này? Từ đó, em cảm nhận

được vẻ đẹp gì của sông Hương?

=> HS thảo luận 2 phút theo nhóm 2 học sinh,

sau đó đại diện nhóm trình bày; GV nhận xét,

diễn giảng và chốt ý bằng lược đồ thủy trình ở

ngoại vi TP Huế kèm theo hình ảnh minh họa.

* GV bình giảng: - Dù chảy trong dư vang TS nhưng sông Hương đã trở

thành con sông của xứ sở, của những tên đất, tên người

chứa những bề sâu văn hóa. Nó đổi dòng liên tục bởi cái

xứ sở chập chùng những địa danh vừa lạ lùng vừa hư ảo:

ngã ba Tuần, điện Hòn Chén, núi Ngọc Trản, bãi Nguyệt

Biều- Lương Quán, chùa Thiên Mụ, Vọng Cảnh, Tam

Thai, Lựu Bảo.

- Trong cái nhìn tinh tế và lãng mạn của tác giả, toàn bộ

hành trình của dòng sông tựa như một cuộc tìm kiếm có ý

thức của người con gái đi tìm người tình nhân đích thực

trong câu chuyện tình yêu nhuốm màu cổ tích. Trong cuộc

tìm kiếm đó, sông Hương đã dâng tặng cho Huế những vẻ

đẹp rất riêng:

+ Vẻ đẹp đặc trưng với dòng chảy lững lờ “mềm như tấm

lụa”, với màu nước nhạy cảm với ánh sáng luôn thay đổi

theo từng thời điểm trong ngày

+ Vẻ đẹp kín đáo trầm mặc như triết lí, cổ thi khi uốn lượn

quanh những rừng thông u tịch ..

- Như vậy, sông Hương được phản chiếu bằng những kiến

thức về văn hóa, lịch sử, văn học, địa lí. Dưới ngòi bút của

ông, sông Hương hiện lên vừa kiều diễm, vừa cổ kính và

mang đậm vẻ đẹp của cố đô Huế.

GV cho HS xem clip sông Hương ở trong lòng

TP Huế.

GV: - Ngay khi chạm với giây phút đầu tiên hội ngộ

với Huế, lập tức sông Hương đã có cảm xúc hoàn

toàn mới. Đó là cảm xúc gì?

- Dòng chảy của sông Hương trong lòng TP Huế

mang vóc dáng như thế nào?

- Sông Hương còn dâng tặng cho Huế sự sâu

lắng trong dòng chảy của mình. Tìm chi tiết

chứng minh điều đó?

=> HS suy nghĩ, trả lời; GV nhận xét, diễn giảng

và chốt ý bằng lược đồ thủy trình ở trong TP Huế

kèm theo hình ảnh minh họa.

giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”

được người tình mong đợi đến đánh thức.

- Nhưng khi ra khỏi núi, sông Hương

bừng lên sức sống và niềm khao khát tuổi

xuân trong sự “chuyển dòng liên tục”, rồi

“vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn

mình theo những đường cong thật mềm”

để gặp TP tương lai của nó.

- Từ ngã ba Tuần, sông Hương vẫn đi

trong dư vang của TS với sắc nước xanh

thẫm.

- Có lúc sông Hương “mềm như tấm lụa”

khi qua Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo.

- Có khi ánh lên những phản quang nhiều

màu sắc “sớm xanh, trưa vàng, chiều

tím”khi qua những dãy đồi núi phía tây

nam TP.

- Rồi lại mang vẻ đẹp “trầm mặc” khi

qua bao lăng tẩm, đền đài cho đến lúc

bừng sáng, tươi tắn và trẻ trung khi gặp

“tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga”

=> Sông Hương hiện lên với vẻ đẹp vừa

kiều diễm vừa cổ kính và mang đậm vẻ

đẹp của cố đô Huế.

c. Sông Hương khi đến giữa thành phố

Huế:

- Khi gặp thành phố Huế, sông Hương

như tìm thấy chính mình “vui tươi hẳn

lên giữa những bãi xanh biếc của ngoại ô

Kim Long” dòng chảy kéo một nét thẳng

đầy cá tính “ theo hướng tây nam – đông

bắc”, rồi “uốn một cánh cung rất nhẹ

Page 13: BẢN THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNINGangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/4__Thuyet_minh69.pdf · vận dụng kiến thức để thực hành các bài tập

13

* GV bình giảng: - Sông Hương khi chảy vào TP Huế như đã tìm thấy chính

mình với những dòng chảy tinh tế làm nên vẻ đẹp cổ kính

của cố đô.

- Tác giả đã sử dụng những hình ảnh liên tưởng so sánh

đầy ấn tượng: phía cuối con đường...chiếc cầu trắng...như

những vàng trăng non Cây cầu với dáng hình đặc biệt

được ví như vành trăng non đã lột tả đúng cái đẹp độc đáo

của nó: sự thanh mảnh, dịu dàng, thơ mộng của sông

Hương, của xứ Huế.

- Sông Hương đến gần với Huế chỗ Cồn Giã Viên thì thấy

nó có những đường con thật mềm và đã được so sánh nhìn

nhận như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu. So

sánh này thật là độc đáo, tài hoa. Tác giả lấy cái khá mơ

hồ nhưng lại gợi được sự liên tưởng: cô gái ấy thuận tình

nhưng lại không nói ra vì còn e lệ nét đẹp tình tứ, kín

đáo.

- Vẻ đẹp của dòng sông không chỉ được phát hiện và diễn

tả trong cách sắc thiên nhiên mà còn được nhìn nhận qua

sự trải nghiệm của tác giả. Tác giả đã liên tưởng đến sông

Xen của Pari, sông Đa-nuýp của Bu-đa-dét và đặc biệt là

sông Nê-va để thấy được nét đẹp riêng của sông Hương.

Đó là “điệu chảy lặng lờ khi ngang qua TP”. Qua cách

cảm nhận âm nhạc, sông Hương đẹp như điệu slow chậm

rãi, sâu lắng, trữ tình như một người tình dịu dàng và

chung thủy.

- Chính cái khoảng khắc chùng chình không chảy ấy đã

làm sông Hương “trở thành người tài nữa đánh đàn lúc

đêm khuya”, đã sản sinh và dâng tặng một nền âm nhạc cổ

điển riêng cho Huế.

GV phát vấn kết hợp với lược đồ thủy

trình: - Trước khi từ biệt Huế, sông Hương đã uốn một

đường cong sang thị trấn nào? Khúc quanh đột

ngột đó cho thấy tâm trạng của sông hương lúc

này ra sao?

- Đến đây, sông Hương đã khám phá ra vẻ đẹp

gì của mình mà lúc ở thượng nguồn nó chưa biết

đến?

=> HS suy nghĩ, trả lời; GV chốt ý, diễn giảng.

* GV bình giảng: Cuộc chia tay của sông Hương

với TP Huế như cuộc chia li lưu luyến của đôi

tình nhân, đi chưa nỡ phải vội quay lại gặp nhau

lần cuối. Tác giả gọi đó là “nỗi vấn vương” với

một chút “lẳng lơ kín đáo của tình yêu”. Nhà văn

đã hình dung sông Hương như nàng Kiều trở lại

tìm Kim Trọng để nói lời thề trước khi đi xa. Đây

là một phát hiện độc đáo mang màu sác văn

chương. Hương Giang đã đẹp lại còn đẹp hơn ,

trọn vẹn hơn trong cảm nhận của người đọc.

sang đến Cồn Hến” khiến dòng sông

mềm hẳn đi.

- Khi ngang qua thành phố, sông Hương

“chảy lững lờ” với những đường nét tinh

tế và đẹp như điệu slow sâu lắng, trữ tình

dành riêng cho Huế trở thành “người

tài nữa đánh đàn lúc đêm khuya” để dâng

tặng cho Huế nền âm nhạc cổ điển độc

đáo.

=> Sông Hương như người tình đằm

thắm, dịu dàng và sâu lắng.

d. Sông Hương trước khi từ biệt Huế: - Sông Hương lưu luyến ra đi giữa màu

xanh biếc của tre trúc nhưng rồi như sực

nhớ có “điều gì chưa kịp nói” nên nó “đột

ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông

tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc

thị trấn Bao Vinh cổ xưa” khúc quanh

bất ngờ như một “nỗi vấn vương” với

một chút “lẳng lơ kín đáo của tình yêu”.

- Trong cái nhìn tình tứ của tác giả, cuộc

chia tay của sông Hương với tp.Huế như

cuộc chia li lưu luyến của đôi tình nhân,

“như nàng Kiều trong đêm tình tự...trở

lại tìm Kim Trọng để nói một lời thề

trước khi về biển cả”

=> Sông Hương là người tình chung thủy

2/. Vẻ đẹp của sông Hương nhìn từ góc

độ lịch sử và thi ca

a. Trong lịch sử: sông Hương mang vẻ

đẹp của một bản hùng ca ghi dấu bao

chiến công oanh liệt của dân tộc.

- Là dòng sông biên thùy xa xôi ghi dấu

những thế kỉ vinh quang của thời đại các

vua Hùng.

- Là dòng Linh Giang oai hùng qua

những thế kỉ trung đại trong sách Dư địa

chí của Nguyễn Trãi.

- Là dòng sông từng soi bóng kinh thành

Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn

Page 14: BẢN THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNINGangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/4__Thuyet_minh69.pdf · vận dụng kiến thức để thực hành các bài tập

14

GV: Trong ls và trong đời thường, sông

Hương đã hiện lên với những vẻ đẹp đáng trân

trọng và đáng mến. Nhà văn đã phát hiện và lí

giải về những vẻ đẹp đó của Hương giang như

thế nào?

=> HS suy nghĩ, trả lời; GV chốt ý, diễn giảng.

GV: Vì sao sông Hương lại có thể trở thành

dòng sông của thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận

cho người nghệ sĩ?

=> HS suy nghĩ, trả lời; GV chốt ý, diễn giảng.

GV: Văn phong của HPNT có điểm gì nổi bật

trong tác phẩm này?

=> HS suy nghĩ, trả lời; GV chốt ý, diễn giảng.

GV: Đánh giá những giá trị của tác phẩm về

nội dung, nghệ thuật?

=> HS phát biểu; GV nhận xét, chốt ý.

Hoạt động 4: (10p)

HỆ THỐNG KIẾN THỨC ĐÃ TÌM HIỂU

QUA BÀI HỌC

* Củng cố: Nêu cảm nhận của em về dòng sông

Hương khi đọc qua bài tùy bút của HPNT.

* Tích hợp: GV học sinh tự nhận thức về sự gắn

bó của mỗi cá nhân với quê hương đất nước.

* GV yêu cầu HS phát biểu phần ghi nhớ SGK

Huệ.

- Là dòng sông sống hết mình với lịch sử

bi tráng của thế kỉ XIX.

- Chứng kiến thời đại của CM tháng Tám

bằng những chiến công rung chuyển và

tiếp tục có mặt trong những năm tháng bi

hùng nhất của lịch sử đất nước sau này.

b. Trong đời thường: Sau những biến cố,

thăng trầm của lịch sử, S.Hương trở về

với cuộc sống bình thường mang vẻ đẹp

giản dị của một “người con gái dịu dàng

của đất nước”

c. Trong thi ca: S.Hương là nguồn cảm

hứng bất tận cho các thi nhân.

- Sông Hương là cái nôi của nền âm nhạc

dân gian và cổ điển Huế.

- Sông Hương không bao giờ lặp lại mình

trong cảm hứng của thi nhân: Nguyễn

Du, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá

Quát, Tản Đà, Tố Hữu.

III. Tổng kết:

1/. Nghệ thuật:

- Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế

và tài hoa .

- Ngôn từ phong phú, gợi hình, gợi cảm;

câu văn giàu nhạc điệu.

- Các biện pháp nghệ thuật : ẩn dụ, nhân

hóa, so sánh được sử dụng một cách hiệu

quả ....

2/. Ý nghĩa văn bản: Thể hiện những

phát hiện, khám phá sâu sắc và độc đáo

về sông Hương, bộc lộ tình yêu tha thiết,

sâu lắng và niềm tự hào lớn lao của nhà

văn đối với dòng sông quê hương, đối với

xứ Huế thân thương.

Hoạt động 5: Tự học có hướng dẫn (10 phút)

Bài: NHỮNG NGÀY ĐẦU CỦA NƯỚC VIỆT NAM MỚI

Thao tác 1: (2 phút) GV hướng dẫn HS tìm những ý chính về đại tướng Võ Nguyên

Giáp và hòa cảnh viết tập hồi kí. HS lắng nghe, ghi nhận gợi ý của GV.

Page 15: BẢN THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNINGangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/4__Thuyet_minh69.pdf · vận dụng kiến thức để thực hành các bài tập

15

Định hướng:

- Võ Nguyên Giáp sinh năm 1911, quê ở Quảng Bình. Ông là nhà lãnh đạo kiệt xuất của

CMVN.

- Đoạn trích “Những ngày đầu của nước Việt Nam mới” là chương XII của tập hồi kí

“Những năm tháng không thể nào quên” (do nhà văn Hữu Mai thể hiện theo lời kể của đại

tướng Võ Nguyên Giáp)

Thao tác 2: (8 phút) GV hướng dẫn HS đọc và rút ra nội dung văn bản . HS lắng

nghe, ghi nhận gợi ý của GV.

Định hướng:

- Những khó khăn ban đầu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, những quyết sách

đúng đắn và sáng suốt của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Mối quan hệ khăng khít giữa đất nước và nhân dân, giữa lãnh tụ và quần chúng.

- Cảm hứng tự hào, giọng văn chân thành, giản dị. Từ đó biết trân trọng những năm

tháng đầy khó khăn và vinh quang của đất nước.

Hoạt động 6: Hướng dẫn tự học và soạn bài mới (5p)

* Hướng dẫn HS tự học:

- Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?. Viết cảm nghĩ về đoạn văn

anh (chị) yêu thích nhất.

- Tìm và phân tích những cách ví von, so sánh độc đáo của Hoàng Phủ Ngọc Tường

trong đoạn trích.

* Soạn bài mới: Quá trình văn học và phong cách văn học

- Trình bày khái niệm văn học và phong cách văn học? VD minh chứng.

- Những qui luật chung tác động đến quá trình văn học?

- Thế nào là trào lưu văn học? Tìm hiểu các trào lưu VH trên thế giới?