20
SỐ 42 & 43 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 12 & 1/2017 1. Tđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định Pháp lut 4. Tiêu điểm tháng 11+12/2016 5. Các công ty Logistics 6. Gii pháp qun trLogistics 7. Xu hướng thtrường 8. Skin Logistics tháng ti

Bản tin Logistics - GEMADEPT Logistics...Hiểu một cách đơn giản, blockchain là một cuốn sổ cái điện tử, lưu trữ các giao dịch, thỏa thuận, hợp đồng

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bản tin Logistics - GEMADEPT Logistics...Hiểu một cách đơn giản, blockchain là một cuốn sổ cái điện tử, lưu trữ các giao dịch, thỏa thuận, hợp đồng

SỐ 42 & 43

BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 12 & 1/2017

1. Từ điển Logistics

2. Khách hàng Logistics

3. Quy định – Pháp luật

4. Tiêu điểm tháng 11+12/2016

5. Các công ty Logistics

6. Giải pháp quản trị Logistics

7. Xu hướng thị trường

8. Sự kiện Logistics tháng tới

Page 2: Bản tin Logistics - GEMADEPT Logistics...Hiểu một cách đơn giản, blockchain là một cuốn sổ cái điện tử, lưu trữ các giao dịch, thỏa thuận, hợp đồng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 1

BLOCKCHAIN: TIỀM NĂNG CÁCH MẠNG CHUỖI CUNG ỨNG

Hiện nay, chuỗi cung ứng có thể trải dài qua hàng trăm giai đoạn và hàng chục vị trí địa lý, điều này khiến cho việc theo dõi các sự kiện hoặc điều tra sự cố trở nên vô cùng khó khăn.Khách hàng, người mua không có cách đáng tin cậy nào để xác minh và xác nhận đúng giá trị của các sản phẩm, dịch vụ mà họ mua vì sự thiếu tính minh bạch vốn có trên toàn chuỗi cung ứng. Do đó, với công nghệ mới nổi Blockchain hy vọng sẽ khắc phục được các vấn đề của chuỗi cung ứng trong việc mang đến các dữ liệu minh bạch và hiệu quả cho các ngành công nghiệp khác nhau.

Blockchain là gì?

Hiểu một cách đơn giản, blockchain là một cuốn sổ cái điện tử, lưu trữ các giao dịch, thỏa thuận, hợp đồng và bất kỳ dữ liệu gì mà chúng ta cần ghi chép một cách độc lập hay xác minh sự tồn tại của nó.

Sự khác biệt mấu chốt của blockchain so với sổ thường là nó không tồn tại ở một địa điểm cụ thể nào. Nó được phân tán trên hàng trăm, hàng nghìn máy tính khắp thế giới bằng một công nghệ cho phép nhóm các bản ghi số hóa thành từng khối và chuỗi nhờ các thuật toán phức tạp và quá trình mã hóa có sự t ham gia đồng bộ của nhiều máy tính.

Blockchain là hình thức lưu trữ minh bạch tuyệt đối mà mọi cá nhân tham gia đều có quyền truy cập phiên bản đầy đủ. Một khi đã được cập nhật, nó không thể bị thay đổi hoặc xáo trộn mà chỉ có thể bổ sung, và quá trình cập nhật diễn ra đồng thời trên tất cả máy tính trong mạng lưới. Nếu các dữ liệu gốc về giao dịch được thay đổi sau khi mã hóa, chỉ cần có một chữ ký điện tử khác để nhắc nhở toàn mạng lưới về nội dung cần sửa.

Blockchain giúp tăng cường chuỗi cung ứng như thế nào?

Như một “sổ cái” đảm bảo cả tính minh bạch và an ninh, blockchain đang cho thấy những hứa hẹn có thể sửa chữa những vấn đề hiện tại của chuỗi cung ứng. Một ứng dụng đơn giản của blockchain cho chuỗi cung ứng đó là đăng ký việc chuyển hàng hóa trên sổ cái dưới dạng các giao dịch mà sẽ xác định các bên liên quan, cũng như giá cả, ngày, vị trí, chất lượng và trạng thái của sản phẩm và bất kỳ thông tin khác có liên quan đến việc quản lý chuỗi cung ứng.

Quyền truy cập sổ cái phổ biến cho tất cả mọi người làm cho việc truy xuất lại mỗi sản phẩm đến nguồn gốc của nguyên liệu được sử dụng trở nên dễ dàng hơn. Cấu trúc phân cấp của sổ cái sẽ làm cho không bất kỳ một bên nào có thể giữ quyền sở hữu sổ cái và thao tác dữ liệu để phục vụ cho lợi ích của riêng mình. Và bản chất bất biến và được dựa trên mã hóa của các giao dịch sẽ làm việc thỏa hiệp sổ cái gần như không thể. Một số chuyên gia tin rằng blockchain là không thể xâm hại.

Ứng dụng của Blockchain trong quản trị chuỗi cung ứng hiện tại và tương lai

IBM đã tung ra một dịch vụ cho phép khách hàng kiểm tra các blockchain trong một đám mây an toàn và theo dõi các mặt hàng giá trị cao xuyên suốt chuỗi cung ứng phức tạp.

Everledger đang cố gắng sử dụng blockchain để thúc đẩy tính minh bạch trong chuỗi cung ứng kim cương.

Trong tương lai, các blockchain có tiềm năng chuyển đổi chuỗi cung ứng và đột phá hoàn toàn cách vận hành sản xuất, thị trường, thu mua và tiêu thụ hàng hóa hiện tại. Với tính minh bạch, khả năng truy nguyên nguồn gốc và an ninh cho chuỗi cung ứng của Blockchain, nền kinh tế sẽ trở nên an toàn và đáng tin cậy hơn.

Back

TỪ ĐIỂN LOGISTICS 1

Page 3: Bản tin Logistics - GEMADEPT Logistics...Hiểu một cách đơn giản, blockchain là một cuốn sổ cái điện tử, lưu trữ các giao dịch, thỏa thuận, hợp đồng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: CUỘC ĐỔ BỘ CỦA CÁC ĐẠI GIA BÁN LẺ

Chuyển động của thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam

Aeon – AeonEshop

Ngày 1/1/2017, đại gia bán lẻ Aeon (Nhật Bản) chính thức đặt chân vào thị trường TMĐT Việt Nam khi cho ra mắt trang AeonEshop. Hiện, AeonEshop hoạt động chủ yếu tại Tp.HCM và dự kiến sẽ mở rộng khắp Việt Nam trong tương lai. Việt Nam là thị trường thứ 3 mà Aeon mở trang TMĐT sau Nhật Bản và Malaysia.

Lotte – Lotte.vn

Trước đó, tập đoàn bán lẻ lớn của Hàn Quốc Lotte đã cho ra đời sàn TMĐT lotte.vn. Tập đoàn Lotte cho biết, sau khi phát triển hệ thống TMĐT thành công ở Hàn Quốc thì Việt Nam là thị trường mà tập đoàn chọn để phát triển hoạt động này thay vì Trung Quốc và Malaysia. Để đầu tư cho trang TMĐT lotte.vn tại Việt Nam, 3 năm đầu tập đoàn sẽ chi khoảng 25 triệu USD và các năm tiếp theo tùy tình hình mà lượng tiền đầu tư sẽ tăng lên.

Hiện đội ngũ giao hàng trước mắt được thực hiện bởi bên thứ 3, tuy nhiên, từ 2017 trở đi Lotte sẽ xây dựng đội ngũ giao hàng mang thương hiệu Lotte Express.

Central Group – Zalora

Sau khi mua trọn Big C Việt Nam, đại gia bán lẻ Thái Lan Central Group cũng đã nhanh tay cho dừng website C Discount vì kinh doanh kém hiệu quả và chuyển toàn bộ đội ngũ nhân viên vào chung hệ thống vận hành của Zalora để tập trung phát triển – đây là một trong những sàn TMĐT đứng top đầu tại Việt Nam và được Nguyễn Kim mua – đơn vị mà đại gia bán lẻ này đang nắm cổ phần lớn.

Saigon Co.op - CoopHomeShopping

Saigon Co.op không chỉ bán hàng qua hệ thống website CoopHomeShopping mà cuối 2015 đơn vị này cũng bổ sung thêm app mua sắm trực tuyến trên điện thoại di động.

Tiềm năng thị trường TMĐT Việt Nam

- Năm 2015, tổng doanh thu của thương mại điện tử ở nước ta đạt 4,07 tỷ USD (tăng gấp 5 lần so với năm 2012), trung bình tốc độ tăng trưởng của TMĐT là hơn 20%/năm.

- Đến năm 2020, TMĐT Việt Nam được dự báo có thể sẽ đạt doanh thu 10 tỷ USD, chiếm 50% tổng mức bán lẻ hàng hóa của cả nước. Đặc biệt, điểm sáng nhất của TMĐT là tiếp thị trực tuyến, dự kiến đến năm 2020 sẽ đạt được 1,8 tỷ USD.

- Doanh thu TMĐT trong toàn ngành bán lẻ Việt Nam hiện đạt khoảng 3% (tại các thị trường phát triển như Mỹ, Đức… chiếm khoảng 5%).

- Doanh thu tiếp thị trực tuyến tăng từ 26 – gần 330 triệu USD trong giai đoạn 2010 – 2015

- Tốc độ phát triển Internet trên 50%

- Hiện nay, Việt Nam có 600.000 doanh nghiệp có pháp nhân nhưng thực tế có 2,4 triệu đơn vị đang kinh doanh bán lẻ dịch vụ, có 400.000 đơn vị đã kinh doanh qua hình thức online.

Tiềm năng TMĐT của Việt Nam là rất lớn và dự báo sẽ lọt top 20 thị trường TMĐT lớn nhất thế giới vào năm 2020.

Back

KHÁCH HÀNG LOGISTICS 2

Page 4: Bản tin Logistics - GEMADEPT Logistics...Hiểu một cách đơn giản, blockchain là một cuốn sổ cái điện tử, lưu trữ các giao dịch, thỏa thuận, hợp đồng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3

CẢI TẠO XE CHỞ CONTAINER

Theo văn bản số 15274 được Bộ GTVT ban hành ngày 22/12, cho phép các doanh nghiệp, chủ xe được cải tạo sơ mi rơ moóc loại 40 feet được lắp thêm chốt hãm ở vị trí giữa xe để có thể chở được container 20 feet (chỉ cho phép thực hiện đối với sơ mi rơ moóc loại 40 feet, có khối lượng hàng chuyên chở được phép tham gia giao thông từ 30 tấn trở lên). Sơ mi rơ moóc sau khi hoàn thành việc cải tạo phải được kiểm tra, nghiệm thu tại các trung tâm đăng kiểm để được cấp giấy chứng nhận cải tạo theo hướng dẫn của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Thời hạn thực hiện kiểm tra, nghiệm thu đối với sơ mi rơ moóc cải tạo đến hết ngày 31/5/2017.

GIẢM PHÍ QUA TRẠM THU PHÍ TRÁNH TUYẾN BIÊN HÒA TRÊN QL1

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 318/2016/TT-BTC sửa đổi Thông tư số 37/2014/TT-BTC điều chỉnh giảm phí một số loại xe tại trạm thu phí QL1, đoạn tránh TP. Biên Hòa (Đồng Nai). Cụ thể:

Loại xe Mức thu/lượt Mức thu vé tháng Mức thu vé quý

Xe có tải trọng từ 10– 18T, xe container 20’

120.000 đồng 3.6000.000 đồng 9.720.000 đồng

Xe có tải trọng từ 18T trở lên, xe chở container 40’

180.000 đồng 5.400.000 đồng 14.580.000 đồng

Các nhóm xe còn lại thì mức phí vẫn giữ nguyên.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/12/2016

CHẬM NHẤT TRONG QUÝ I-2017, TRIỂN KHAI PHỐI HỢP GIÁM SÁT HÀNG HÓA TẠI TP.HCM

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản thông báo tới Cục Hải quan TP.HCM về lộ trình triển khai thực hiện Điều 41 Luật Hải quan trong việc phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh cảng triển khai quy định về phối hợp thực hiện công tác giám sát hải quan.

Tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 và Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3 hoàn thành chạy thử hệ thống trước ngày 1-1-2017 và chính thức thực hiện từ ngày 1-1-2017. Tại các Chi cục Hải quan khác, Cục Hải quan TP. HCM phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch triển khai và chậm nhất trong quý I-2017 hoàn thành việc chính thức thực hiện.

Hiện nay, công tác phối hợp giám sát hàng hóa đang được thực hiện hiệu quả tại các cảng thuộc Cục Hải quan Hải Phòng.

QUY ĐỊNH MỚI VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG

Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư số 17/2016/TT-BGTVT quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay.

Theo đó, nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa phải có các khu vực làm thủ tục cần thiết theo quy trình phục vụ hành khách, hàng hóa.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/12/2016.

PHÁP LUẬT – QUY ĐỊNH 3

Page 5: Bản tin Logistics - GEMADEPT Logistics...Hiểu một cách đơn giản, blockchain là một cuốn sổ cái điện tử, lưu trữ các giao dịch, thỏa thuận, hợp đồng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4

QUY ĐỊNH MỚI VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VẬN TẢI BIỂN

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 160/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 về điều kiện kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt tàu biển. Cụ thể:

Nội dung DN kinh doanh vận tải biển quốc tế DN kinh doanh vận tải biển nội địa

Về tổ chức quản lý

Có bộ máy quản lý an toàn; an ninh hàng hải; hoạt động kinh doanh, khai thác vận tải biển; bộ phận thực hiện công tác pháp chế

Có bộ phận quản lý hoạt động kinh doanh, khai thác vận tải biển

Về tài chính

Có bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài, mức bảo lãnh tối thiểu là 05 tỷ đồng.

Có bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài, mức bảo lãnh tối thiểu là 500 triệu đồng

Về đội tàu Có tối thiểu 01 tàu biển; nếu tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phải phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành.

Có tối thiểu 01 tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành.

Tổ chức nước ngoài tham gia vận tải nội địa bằng tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phải thành lập liên doanh, trong đó tỷ lệ phần vốn góp của không vượt quá 49% vốn điều lệ.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ 01/07/2017.

QUY ĐỊNH MỚI VỀ MUA, BÁN, ĐÓNG MỚI TÀU BIỂN

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 171/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 quy định về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển.

Nguyên tắc mua, bán, đóng mới tàu biển

Việc mua, bán, đóng mới tàu biển là hoạt động đầu tư đặc thù; quy trình, thủ tục mua, bán, đóng mới tàu biển được thực hiện theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

Tàu biển được mua, bán, đóng mới phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo đảm lao động hàng hải và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Hình thức mua, bán, đóng mới tàu biển

Đặc biệt, Nghị định quy định cụ thể tuổi của tàu biển, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn di động mang cờ quốc tịch nước ngoài đã qua sử dụng đăng ký lần đầu tại Việt Nam thực hiện như sau:

- Tàu khách, tàu ngầm, tàu lặn không quá 10 năm;

- Các loại tàu biển khác, kho chứa nổi, giàn di động không quá 15 năm;

- Tàu chở hóa chất, chở khí hóa lỏng, chở dầu hoặc kho chứa nổi do bộ trưởng GTVT quyết định nhưng không quá 20 năm.

Tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài do tổ chức, cá nhân Việt Nam mua theo phương thức vay mua, thuê mua thì sau thời hạn đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài được đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam nếu tại thời điểm ký kết hợp đồng vay mua, thuê mua có tuổi tàu phù hợp với quy định.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2017.

Page 6: Bản tin Logistics - GEMADEPT Logistics...Hiểu một cách đơn giản, blockchain là một cuốn sổ cái điện tử, lưu trữ các giao dịch, thỏa thuận, hợp đồng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 5

TỪ 1/1/2017, TRIỂN KHAI THU PHÍ HẠ TẦNG CẢNG BIỂN HẢI PHÒNG

UBND quận Hải An (Đơn vị được UBND Tp Hải Phòng giao nhiệm vụ thu phí cảng biển) vừa có thông báo gửi các cơ quan, doanh nghiệp về việc thu phí cảng biển. Theo đó, việc thu phí sẽ tiến hành từ ngày 1/1/2017 với mức phí như sau:

Đơn vị tính: đồng/cont

Loại hàng Container 20 feet Container 40 feet

Hàng tạm nhập, tái xuất, hàng chuyển khẩu, hàng gửi kho ngoại quan

- Hàng khô - Hàng lạnh

2.200.000

2.300.000

4.400.000

4.800.000

Hàng xuất - nhập khẩu 250.000 500.000

Hàng quá cảnh, chuyển khẩu 500.000 1.000.000

Đối với hàng lỏng, hàng rời mức thu phí như sau:

Đơn vị tính: đồng/tấn

Loại hàng Mức phí

Hàng tạm nhập, tái xuất, hàng chuyển khẩu, hàng gửi kho ngoại quan 50.000

Hàng xuất – nhập khẩu 20.000

Hàng quá cảnh, chuyển khẩu 2.000

Về địa điểm thu phí, sẽ có 13 địa điểm được UBND quận Hải An thông báo, điểm đầu sẽ là tòa nhà Thành Đạt, số 3 Lê Thánh Tông, điểm cuối là tầng 1 tòa nhà văn phòng Cảng VIP Green port.

Back

Page 7: Bản tin Logistics - GEMADEPT Logistics...Hiểu một cách đơn giản, blockchain là một cuốn sổ cái điện tử, lưu trữ các giao dịch, thỏa thuận, hợp đồng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 6

NGÀNH HÀNG KHÔNG

Đầu tư 3 trung tâm logistics hàng không

Vietnam Airlines vừa được đồng ý làm chủ đầu tư xây dựng, khai thác 3 trung tâm logistics hàng không tại Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Theo Cục Hàng không Việt Nam, Trung tâm logistics hàng không ngoài việc có đầy đủ tính chất của trung tâm logistics thông thường, còn có nhiều đặc điểm riêng biệt như:

- Các trung tâm này phụ thuộc vào CHK và vận chuyển bằng đường hàng không là chủ yếu.

- Hàng hoá của trung tâm logistics hàng không là những mặt hàng thường có biến động nhanh về giá, giá trị của sản phẩm hay những yêu cầu vận chuyển về thời gian

- Địa điểm của trung tâm logistics hàng không phải nằm trong hoặc gần khu vực CHK

Hai ‘ông lớn’ ngành hàng không đã có cổ đông chiến lược

- Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA) đã hoàn thành đàm phán, ký kết hợp đồng cổ đông chiến lược với hãng All Nippon Airways (Nhật Bản)

- Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đang đàm phán với Tập đoàn Aeróports de Paris, dự kiến ký kết các hợp đồngtrong tháng 3/2017.

NGÀNH VẬN TẢI BIỂN

Zim rời TSA

Zim sẽ rời khỏi TSA (Transpacific Stabilization Agreement)- một thỏa thuận của các hãng vận chuyển container đang khai thác tuyến Á-Mỹ.

TSA đã xác nhận với Llod’s List việc hãng vận chuyển Israeli đã gửi đơn xin ra khỏi thỏa thuận kể từ cuối năm nay. Động thái này đến sau khi hãng tái cấu trúc lại các tuyến vận chuyển để đối phó lại với những thay đổi lớn trong ngành vận chuyển container toàn cầu và việc triển khai một số liên minh mới vào tháng 4 tới. TSA thực hiện tổng hợp các dữ liệu thị trường và các vấn đề liên quan đến giá, bao gồm hầu hết các hãng vận chuyển lớn như Maersk, MSC, CMA CGM, Cosco, Evergreen và Hyundai Merchant Marine. Không có hãng vận chuyển nào của Nhật tham gia TSA.

Mặc dụ Zim rời khỏi TSA, Hãng vẫn duy trì hoạt động trên thị trường Châu Á-Bắc Mỹ và xây dựng lực lượng khách hàng mạnh mẽ trên tuyến Tây Bắc Thái Bình Dương.

HMM sẽ không trở thành thành viên của 2M

Hãng vận chuyển Hàn Quốc sẽ không trở thành một thành viên chính thức của liên minh 2M được thành lập bởi Maersk và MSC, nhưng sẽ có một thỏa thuận hợp tác chiến lược kéo dài 3 năm với họ vềviệc mua và trao đổi chỗ của ba bên. Cùng với đó, Maersk Line và MSC sẽ tiếp quản một số tàu thuê và khai thác của HMM. Sự hợp tác này nằm ngoài phạm vi thỏa thuận chia sẻ tàu 2M của MSC và Maersk Line. Tuy nhiên, nó sẽ cho phép HMM được khai thác mạng lưới 2M. Maersk Line cho biết sự hợp tác này sẽ tạo ra các cơ hội mới, cụ thể là 2M sẽ được khai thác các tuyến vận chuyển của HMM trên tuyến xuyên Thái Bình Dương.

Thỏa thuận dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 4 năm 2017. Các bên cho biết họ dự kiến sẽ thông báo thêm các thông tin về sự thay đổi mạng lưới và lịch tàu vào đầu năm 2017.

Kline và SITC mở thêm tuyến mới Trung Quốc – Việt Nam – Indonesia

- Tên tuyến: China Saigon Indonesia Service - CSI

- Hành trình: Qingdao, Shanghai, Ningbo, HCM, Jakarta, Semarang, Makassar, Xiamen, Qingdao

- Thời gian: 4 tuần

- Số lượng tàu khai thác: 4 tàu 2.500 TEU, trong đó SITC 3 tàu, K Line 1 tàu

- Chuyến tàu đầu tiên: đi từ Qingdao ngày 26/12 với tàu STAR RIVER có trọng tải 2.732TEU.

TIÊU ĐIỂM THÁNG 11 &12/2016 4

Page 8: Bản tin Logistics - GEMADEPT Logistics...Hiểu một cách đơn giản, blockchain là một cuốn sổ cái điện tử, lưu trữ các giao dịch, thỏa thuận, hợp đồng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 7

Vinalines tiếp tục chào bán “cắt lỗ” tàu 71 triệu USD

Vinalines mời khách hàng quan tâm tham gia chào giá cạnh tranh mua tàu biển Vinalines Global, hiện đang neo tại Khu neo cảng Kakinada, Ấn Độ. : Jak Akshay) được Vinalines mua lại vào hồi tháng 1/2008 với giá 71 triệu USD từ Great Eastern Shipping Co. Ltd (Ấn Độ). Tàu này sau đó được giao cho chi nhánh Vinalines TP HCM (VNL-HCM) khai thác. Vinalines đã phải chi ra gần 1,04 triệu USD để trang trải các chi phí và bồi thường cho việc tàu bị bắt giữ tại Trung Quốc. Đến nay, Vinalines Global có tuổi đời khoảng 22 năm, dùng để chuyên chở hàng khô và container.

Trước đó, ngày 5/10, Vinalines cũng đã chào đấu giá tàu Vinalines Global với giá khởi điểm 58,951 tỷ đồng (tương đương 2,64 triệu USD).

Vận tải biển Việt Nam 2016

Tổng sản lượng vận tải do đội tàu biển Việt Nam thực hiện ước tính đạt 123,8 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2015. Trong đó, thị phần vận tải hàng hóa XNK của đội tàu Việt Nam vẫn duy trì ở mức 10-12%. Thị trường XNK của đội tàu biển Việt Nam chủ yếu là các nước Trung Đông, Đông Nam Á, Châu Á, một số ít tàu biển Việt Nam đã xuất đi các nước Đông Âu. Đối với vận tải xuất nhập khẩu hàng khô, đội tàu biển Việt Nam chiếm thị phần khoảng 12%. Hiện đã có tàu chạy thẳng sang thị trường Đông Âu, Trung Đông, Nam Mỹ nhưng với số lượng ít.

NGÀNH CẢNG BIỂN

Sản lượng thông qua cảng Hồng Kông giảm 2,5% trong năm 2016

Sản lượng hàng container thông qua cảng Hồng Kông đạt 19,58 triệu Teu trong năm 2016, giảm 2,5% so với năm 2015 mặc dù tăng trưởng sản lượng trong tháng 12 đạt 2 con số. Đây là lần đầu tiên sản lượng thông qua của cảng giảm xuống dưới mức 20 triệu Teu kể từ năm 2003.

Tháng 12/2016, hai đơn vị khai thác cảng chính tại Hồng Kông là Hutchixon Port Holding và Cosco Shipping Ports hợp tác nhằm tăng cường sự linh hoạt trong kế hoạch khai thác cầu bến.

Cảng Singapore tăng trưởng đều đặn trong năm 2016

Tổng sản lượng hàng hóa thông qua của Singapore năm tăng 3% so với năm 2015, đạt 593,3 triệu tấn. Tuy nhiên, sản lượng hàng container trong năm 2016 vẫn ở mức 30,9 triệu Teu như năm 2015. Sản lượng hàng container đạt đỉnh điểm vào 2014 với mức 33,9 triệu Teu, nhưng giảm trở lại từ đó do lượng hàng xuất khẩu từ Trung Quốc chậm lại và sự sụt giảm của thương mại toàn cầu.

Hơn 456 triệu tấn hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam

Tổng sản lượng 2016

(Triệu tấn)

So với 2015 Hàng container 2016 (Triệu Teus)

So với 2015

Hàng xuất khẩu 109,7 Giảm 2% 5,18 Tăng 10%

Hàng nhập khẩu 143 Tăng 20% 5,17 Tăng 9%

Hàng nội địa 161,1 Tăng 11% 3 Tăng 18%

Tổng cộng 456,3 Tăng 7% 13,36 Tăng 11%

Năm 2016, sản lượng qua cảng Đà Nẵng tăng 13%

Năm 2016 sản lượng hàng hóa qua cảng Đà Nẵng đạt 7,25 triệu tấn, tăng 13% so với năm 2015, trong đó sản lượng container đạt khoảng 320.000 TEU, tăng 24%.

Page 9: Bản tin Logistics - GEMADEPT Logistics...Hiểu một cách đơn giản, blockchain là một cuốn sổ cái điện tử, lưu trữ các giao dịch, thỏa thuận, hợp đồng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 8

Cảng Hải Phòng đón 5 chuyến tàu chuyên dụng RORO chở ô tô nhập khẩu

Sau chuyến hàng đầu tiên vào đầu tháng 10/2016, đến nay đã có 5 chuyến tàu RORO (tàu chuyên dụng chở ô tô và một số hàng hóa đặc thù) chở ô tô nhập khẩu về cảng Hải Phòng.

Năm 2016, sản lượng hợp nhất toàn CTCP Cảng Hải Phòng (bao gồm cả CTCP Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ) thực hiện 35,5 triệu tấn. Năm 2017, Cảng đặt kế hoạch sản lượng hợp nhất đạt 36 triệu tấn.

Cảng Phù Đổng huyện Gia Lâm được thiết kế đón tàu container 800 tấn

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Công văn số 11475/VP-ĐT cho ý kiến về đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cảng Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Theo đó, cảng Phù Đổng tại xã Cổ Bi và Đặng Xá, huyện Gia Lâm là là cảng container và cảng tổng hợp của TP Hà Nội, công suất đến năm 2020 là 2,54 triệu tấn/năm, cỡ tàu 800 tấn.

Chủ trương đầu tư xây dựng cảng Phù Đổng tại huyện Gia Lâm đã được UBND TP chấp thuận giao Công ty cổ phần cảng Container quốc tế Phù Đổng nghiên cứu lập dự án đầu tư.

NGÀNH LOGISTICS

Hải Phòng quy hoạch lại hệ thống Logistics

UBND TP.Hải Phòng đang thực hiện việc lập quy hoạch lại hệ thống logistics trên địa bàn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

Theo Cục Hải quan Hải Phòng, trên địa bàn hiện có số lượng lên trên 100 kho, bãi, cảng là nơi tập kết, kiểm tra hàng hóa XNK và xu thế xin thành lập mới vẫn tăng lên. Trong đó, dọc theo sông Cấm từ bán đảo Đình Vũ đến khu vực cảng Vật Cách có 50 cảng (cả cảng chuyên dùng); 19 địa điểm kiểm tra tập trung, kho hàng lẻ (CFS); 19 kho ngoại quan; 5 địa điểm là kho chứa gas và một số bãi chứa vỏ container, hàng hóa chờ xuất khẩu…

TP.HCM đề xuất làm đường song hành Quốc lộ 50

UBND TP.HCM đã kiến nghị Thủ tướng bổ sung quy hoạch GTVT TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, theo đó đề nghị cho TP làm đường song hành với quốc lộ 50. Lý do, hiện nay tuyến Quốc lộ 50 đang quá tải do luồng hàng hóa từ các KCN, cảng ở Long An, Tiền Giang về TP tăng nhanh.

Đường song hành L 50 được thiết kế cho 6 làn xe với vận tốc 80 km/h, đầu tư bằng nhiều hình thức đối tác công tư PPP kết hợp ngân sách địa phương, dự kiến xây dựng trong giai đoạn 2016-2020.

WB cam kết tài trợ 3 triệu USD nghiên cứu Logistics vùng ĐBSCL

Ngân hàng Thế giới (WB) đã cam kết gói tài trợ gần 3 triệu USD để phát triển nghiên cứu Logistics vùng ĐBSCL. Đồng thời, WB cũng có kế hoạch phát triển logistics của vùng ĐBSCL kết nối với khu vực TP.HCM nhằm đẩy mạnh thông thương, tiết giảm chi phí cho DN. Theo đánh giá, chỉ cần giảm được 1% chi phí logistics, mỗi năm, vùng ĐBSCL sẽ tiết kiệm được hơn 2.000 tỷ đồng.

Cảng Liên Chiểu thành trung tâm logistics

Thủ tướng đã đồng ý quy hoạch phát triển cảng Liên Chiểu thành trung tâm Logistics của cảng Đà Nẵng và đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hoặc các cách thức khác phù hợp. Mục tiêu tới năm 2022 TP sẽ chuyển một phần hàng hóa về cảng Liên Chiểu, giảm tải cho cảng Tiên Sa và từng bước chuyển cảng Tiên Sa thành cảng du lịch.

Page 10: Bản tin Logistics - GEMADEPT Logistics...Hiểu một cách đơn giản, blockchain là một cuốn sổ cái điện tử, lưu trữ các giao dịch, thỏa thuận, hợp đồng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 9

TP.HCM quy hoạch 385 ha tại Hiệp Phước để di dời các cảng nội thành

UBND TP.HCM đã phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung KCN cảng Hiệp Phước tại xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM. Theo đó, khu đất quy hoạch xây dựng KCN cảng Hiệp Phước có quy mô 1.740,66 ha, được phân làm 4 khu:

- Khu 1 (quy mô 311,4ha) bao gồm: các doanh nghiệp di dời ô nhiễm của thành phố, các loại ngành công nghiệp có nhu cầu sử dụng diện tích đất lớn; công nghiệp gắn liền với vận tải thủy (kho, cảng), công nghiệp dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp và công nghiệp phụ trợ.

- Khu 2 (quy mô 651,66ha) quy hoạch cho các ngành công nghiệp có nhu cầu sử dụng diện tích đất lớn và có điều kiện tập trung để xử lý chất thải (khói, bụi, nước), chủ yếu bao gồm: công nghiệp gắn liền với vận tải thủy (kho, cảng) và công nghiệp đóng, sửa chữa tàu thuyền phục vụ ngành đường biển có quy mô lớn.

- Khu 3 (quy mô 392,89ha) là khu công nghiệp tập trung thu hút các ngành công nghiệp - dịch vụ cảng - logistics, các ngành công nghiệp sử dụng kỹ thuật tiên tiến có hàm lượng chất xám cao, công nghệ cao, công nghệ sạch, không gây ô nhiễm môi trường và liên quan đến hàng hải gắn với hoạt động cảng và vận tải cũng như các loại hình dịch vụ cảng logistics.

- Khu 4 (Khu cảng hạ lưu Hiệp Phước với quy mô 384,71ha) là khu cảng phục vụ cho công tác di dời các cảng ở nội thành ra khu vực Hiệp Phước. Phân khu này được quy hoạch với quy mô lớn, hiện đại, làm đầu mối trung chuyển phục vụ khu vực TPHCM, vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long; gắn kết chặt chẽ với Khu công nghiệp Hiệp Phước, với tính chất là khu logistics, hỗ trợ các dịch vụ cảng logistics.

VLA ký kết Thỏa thuận hợp tác với VECOM

Ngày 9/12/2016, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) và Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đã ký kết thỏa thuận hợp tác với những nội dung sau:

- Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp hội viên thực thi đúng quy định của pháp luật về lĩnh vực e-commerce và e-logistics cũng như các lĩnh vực khác có liên quan;

- Tạo khuôn khổ hợp tác cùng có lợi và hướng đến phục vụ cho lợi ích chung của công tác thương mại điện tử vì lợi ích của người tiêu dùng dịch vụ logistics. Qua đó tăng cường sự gắn kết giữa các doanh nghiệp hoạt động logistics trong cả nước và các doanh nghiệp thương mại điện tử.

- Nhằm phát triển các dịch vụ thương mại điện tử và dịch vụ logistics trong cả nước để đáp ứng yêu cầu phát triển, quản lý, kinh doanh, hội nhập quốc tế theo chủ trương và định hướng chung; đồng thời nhằm tăng hiệu quả, giảm chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ thương mại điện tử và logistics, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics nói chung.

Back

Page 11: Bản tin Logistics - GEMADEPT Logistics...Hiểu một cách đơn giản, blockchain là một cuốn sổ cái điện tử, lưu trữ các giao dịch, thỏa thuận, hợp đồng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 10

DHL EXPRESS VIỆT NAM VẬN CHUYỂN MIỄN PHÍ 40 XE LĂN CHO TRẺ EM KHUYẾT TẬT

Công ty DHL Express Việt Nam vừa vận chuyển miễn phí 40 chiếc xe lăn được tài trợ bởi tổ chức Global Mobility từ Guatemala đến cho các em đang điều trị tại Bệnh viện (BV) Phục hồi chức năng Đà Nẵng. Toàn bộ số xe lăn đã được DHL Express nhận từ Guatemala, vận chuyển hàng không, xử lý các thủ tục hải quan, vận chuyển mặt đất và cuối cùng là trao tận tay những chiếc xe lăn ý nghĩa đến các bé tại Bệnh viện.

40 chiếc xe lăn là một lô hàng lớn mà những chiếc máy bay kích cỡ nhỏ vẫn thường bay đến Thành phố Đà Nẵng khó có thể đáp ứng được. Vì vậy, DHL phải nghiên cứu, sắp xếp và liên kết lộ trình hợp lý cho chuyến bay cũng như đảm bảo có đủ không gian cho lô hàng này.

UPS EXPRESS MỞ RỘNG DỊCH VỤ GIAO HÀNG ĐẾN 28 QUỐC GIA MỚI

UPS chính thức thông báo mở rộng dịch vụ giao hàng nhanh dành cho gói nhỏ vào sáng sớm trên toàn cầu - UPS Worldwide Express PlusTM. Bằng cách mở rộng thêm 28 quốc gia mới, bao gồm Việt Nam, và bao phủ nhiều mã bưu chính hơn trên 25 quốc gia hiện hữu, các đơn hàng sẽ được vận chuyển đến 20 trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới nhanh hơn bao giờ hết.

Các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp sản xuất, ô tô, y tế và bán lẻ sử dụng dịch vụ này dành cho các đơn hàng khẩn. Dịch vụ UPS Express Plus cam kết giao hàng đảm bảo vào ngày làm việc tiếp theo trong thời gian sớm nhất là 8.00AM, tuỳ vào địa điểm nhận hàng.

MARUZEN DENSAN VÀ INTERLOG HỢP TÁC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GOM HÀNG LẺ

Ngày 29/11/2016, Công ty Maruzen Densan và Công ty CP Giao nhận Tiếp vận Quốc tế (Interlog) đã ký kết hợp tác chiến lược nhằm tạo nên một tuyến dịch vụ gom hàng lẻ lần đầu tiên tại TBS Logistics Tân Vạn.

Sự hợp tác này tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tập kết hàng hóa tại TBS Logistics Tân Vạn, nối tuyến đi các khu vực khác một cách thông thoáng và dễ dàng, giúp giảm ùn tắc giao thông tại khu vực Cát Lái.

VINGROUP BÁN TOÀN BỘ MẢNG LOGISTICS CHO CÔNG TY NHẬT

Tập đoàn Vingroup vừa tuyên bố sẽ bán toàn bộ cổ phần lên tới 79,96% tại công ty logistics Phat Loc Express, từng được biết đến với thương hiệu Vinlinks.

Về thông tin của bên mua, theo tiết lộ của Nikkei, Vingroup có ký kết thoả thuận ghi nhớ với SG Holdings - công ty mẹ của hãng vận chuyển Nhật Bản là Sagawa Express. Thương vụ này cho thấy rõ phía SG Holdings đang tiến một bước quan trọng nhằm thực hiện tham vọng mở rộng sự hiện diện tại Việt Nam. SG Holdings sẽ thâu tóm Phat Loc Express với giá trị thương vụ lên tới 9 triệu USD. Ngoài số cổ phần do Vingroup nắm giữ, SG Holdings còn mua lại toàn bộ cổ phần của Phat Loc Express từ các đơn vị khác. SG Holdings đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam từ năm 2012 và không ngừng củng cố vị thế của mình trên thị trường.

TÂN CẢNG KHAI TRƯƠNG CẢNG CÁI CUI

Sáng ngày 6/12/2016, cảng Tân Cảng Cái Cui nằm bên bờ sông Hậu (Cần Thơ) thuộc TCT Tân Cảng (SNP) đã chính thức khai trương sau hơn một tháng đón chuyến tàu container đầu tiên vào Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Cảng Tân Cảng - Cái Cui được khai trương giai đoạn 1 với tổng diện tích hơn 7 ha; có 2 kho hàng rộng 6.000 m2, cầu tàu dài 180 m, mớn nước trước bến - 8,5 m; có thể tiếp nhận tàu trọng tải 20.000 DWT.

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY LOGISTICS 5

Page 12: Bản tin Logistics - GEMADEPT Logistics...Hiểu một cách đơn giản, blockchain là một cuốn sổ cái điện tử, lưu trữ các giao dịch, thỏa thuận, hợp đồng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 11

HOẠT ĐỘNG CỦA GEMADEPT

Cảng Gemadept Dung Quất đón thế hệ tàu 70.000 tấn

Sáng ngày 03/12/2016, tàu JR SUMMER quốc tịch Panama đã cập Cảng Quốc tế Gemadept Dung Quất. Với tải trọng 71.120 DWT, tổng chiều dài 228m và rộng 36.5m, JR SUMMER là thế hệ tàu lớn nhất từ trước đến nay cập Cảng và cũng là tàu hàng rời có trọng tải lớn nhất vào khu vực Miền Trung, Việt Nam.

Mặc dù bị ảnh hưởng bởi không khí lạnh với mưa to trên diện rộng, Cảng Gemadept Dung Quất vẫn khẩn trương tổ chức làm hàng cho tàu với năng suất cao và an toàn tuyệt đối, nhanh chóng giải phóng tàu đúng lịch trình. Trong hơn ba ngày, tàu JR Summer đã xếp 45.000 tấn hàng dăm gỗ của Công ty Cổ Phần Nguyệt Anh xuất sang thị trường Trung Quốc.

Đây là chuyến tàu đầu tiên Gemadept Dung Quất hợp tác làm hàng với khách hàng mới Công ty Cổ Phần Nguyệt Anh. Thị phần và địa bàn xuất chính của Nguyệt Anh là ở Cảng Quy Nhơn, Bình Định. Tuy nhiên, sau khi thử nghiệm dịch vụ khai thác cảng của Gemadept Dung Quất, Nguyệt Anh đã quyết định trung chuyển hầu hết lượng hàng dăm gỗ từ Bình Định ra Dung Quất.

Việc một khách hàng lớn nữa tin tưởng lựa chọn Gemadept Dung Quất là đơn vị xuất hàng đã một lần nữa khẳng định uy tín, chất lượng dịch vụ và vị thế của Cảng tại khu vực miền Trung.

Phó Thủ tướng thăm Dự án Trung tâm Mekong Logistics

Trong khuôn khổ Hội nghị thu hút đầu tư, kinh doanh dịch vụ logistics vào vùng ĐBSCL do Bộ Công Thương phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ tổ chức vào ngày 9/1/2017 tại thành phố Cần Thơ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã trực tiếp đến thị sát Dự án Trung tâm Mekong Logistics (thuộc KCN Sông Hậu, Hậu Giang). Đây là một trong những dự án trọng điểm của Tập đoàn Gemadept trong năm 2016.

Hạng mục đầu tiên của dự án là trung tâm phân phối hàng lạnh vừa chính thưc đi vào hoạt động từ quý III/2016 với 47.200 pallet/năm. Từ nay tới quý I/2019, các hạng mục quan trọng khác như hạng mục phân phối hàng khô, cảng container,… sẽ lần lượt hoàn thành và đi vào hoạt động.

Nằm trong khu vực ĐBSCL- vùng có lợi thế về phát triển dịch vụ Logistics lớn của cả nước, Dự án Mekong Logistics đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ các cơ quan ban ngành. Thông qua Hội nghị thu hút đầu tư vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ đã kết luận sẽ có các giải pháp phù hợp, mạnh mẽ để hỗ trợ các doanh nghiệp Logistics, đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ Logistics, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế đất nước và Vùng ĐBSCL giai đoạn 2016 - 2020.

Page 13: Bản tin Logistics - GEMADEPT Logistics...Hiểu một cách đơn giản, blockchain là một cuốn sổ cái điện tử, lưu trữ các giao dịch, thỏa thuận, hợp đồng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 12

Gemadept Logistics lập kỷ lục mới về khai thác hàng hóa, hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinh doanh 2016

Hoạt động vận tải phân phối

Hoạt động vận tải phân phối là một trong những mắc xích quan trọng trong chuỗi cung ứng dịch vụ logistics trọn gói của Gemadept Logistics. Với quy mô 600-800 chuyến xe mỗi ngày, Gemadept Logistics đã, đang và ngày càng mở rộng mạng lưới vận tải hàng hóa ra khắp các khu vực, đáp ứng kịp thời và tốt nhất nhu cầu đang tăng trưởng rất nhanh của tất cả các khách hàng.

Năm 2016, Gemadept Logistics đã không ngừng tích cực tìm kiếm, mở rộng danh mục ngành hàng sang các ngành hàng mới nhiều tiềm năng như điện tử, bán lẻ, ô tô,… bên cạnh các ngành hàng truyền thống trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), kho ngoại quan,… Với sự đầu tư bài bản và tinh thần làm việc chuyên nghiệp, Gemadept Logistics đã gặt hái được những kết quả hoàn toàn xứng đáng, trong đó sản lượng của đội vận tải phân phối đã tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2015.

Hoạt động trung tâm phân phối

Với mạng lưới trung tâm phân phối hơn 20ha đang khai thác trải rộng khắp 9 tỉnh thành: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nội, chỉ tính riêng từ đầu năm đến hết tháng 11 năm nay, tổng sản lượng khai thác của Gemadept Logistics đã đạt hơn 5 triệu khối hàng hoá, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2015. Đây là mức sản lượng kỷ lục mới của hệ thống trung tâm phân phối Gemadept Logistics, khép lại giai đoạn 5 năm 2011-2016 với nền tảng được xây dựng vững chắc và mở ra một giai đoạn phát triển mới với một Gemadept Logistics hội nhập hơn và thành công hơn.

Back

Page 14: Bản tin Logistics - GEMADEPT Logistics...Hiểu một cách đơn giản, blockchain là một cuốn sổ cái điện tử, lưu trữ các giao dịch, thỏa thuận, hợp đồng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 13

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TỪ NHỮNG MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG MỚI

Những phát triển gần đây trong quản lý chuỗi cung ứng mang đến tiềm năng không chỉ cho việc cắt giảm chi phí mà còn khả năng tạo ra doanh thu mới và lợi nhuận cao hơn. Thách thức còn lại là làm sao liên kết các phương pháp mới với nhau để thu được những phần thưởng cạnh tranh của một chuỗi cung ứng đồng bộ.

Rõ ràng rằng một doanh nghiệp muốn tồn tại trong môi trường kinh doanh đang tiến hóa nhanh chóng như hiện nay thì mô hình kinh doanh của họ cũng cần phải thay đổi theo.

Những mô hình tiềm năng về hoàn tất đơn hàng điện tử

Tối đa hoá giá trị của bất kỳ chuỗi cung ứng bao gồm việc đầu tiên là tích hợp (integration) các hoạt động chuỗi cung ứng trong công ty riêng của mình, ví dụ, khiến cho hoạt động bán hàng và logistics hoạt động cùng nhau, với tư duy hướng về khách hàng. Bước thứ hai đòi hỏi sự cộng tác (collaboration) với các nhà cung cấp và khách hàng, ví dụ, chia sẻ dự báo. Cấp độ cuối cùng là đồng bộ hóa (synchronization) chuỗi cung ứng thành một “nhóm” hợp lý, điều hành nó với khả năng liên kết và tối ưu hóa hoàn toàn từ nhà cung cấp đến khách hàng.

Những thay đổi cụ thể mà các công ty đang tiến hành khi họ “di chuyển” dọc theo chuỗi có thể được phân loại thành 4 lĩnh vực chính:

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ LOGISTICS QUẢN TRỊ LOGISTICS 6

Page 15: Bản tin Logistics - GEMADEPT Logistics...Hiểu một cách đơn giản, blockchain là một cuốn sổ cái điện tử, lưu trữ các giao dịch, thỏa thuận, hợp đồng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 14

1. Thiết kế cho chuỗi cung ứng bằng những chuỗi cung ứng (Design for Supply Chain by Supply Chains)

Tạo ra những quy trình phối hợp chéo trong công ty để thiết kế sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường – và có thể được sản xuất một cách nhanh chóng và hiệu quả. Sau đây là những chiến lược để xem xét:

Thiết kế theo nhu cầu khách hàng

Trong chiến lược này, khách hàng trở thành một phần quan trọng hơn bao giờ hết của quá trình thiết kế, làm cho thiết kế phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường.

Ví dụ, Fiat đã lôi kéo một nhóm khách hàng quan trọng vào việc thiết kế ban đầu của thế hệ tiếp theo Fiat Punto. Thông qua một cuộc khảo sát dựa trên Web, 3.000 khách hàng đồng thiết kế một cách hiệu quả một chiếc xe trên màn hình bằng cách chọn từ các phong cách và tính năng. Phần mềm này theo dõi các bước mà khách hàng chọn khi đánh giá và lựa chọn các tùy chọn. Hơn 30.000 trang dữ liệu như vậy đã mang lại cái nhìn sâu sắc về các tiêu chí ưu tiên khác nhau của khách hàng và phong cách và ý tưởng thiết kế mà họ chịu ảnh hưởng trực tiếp.

Thiết kế cộng tác

Một sản phẩm thậm chí được phổ biến rộng rãi trên thị trường cũng sẽ ít thành công về mặt tài chính nếu thiết kế của nó không “thân thiện” với chuỗi cung ứng. Do đó, giảm thiểu sự phức tạp của thiết kế gây ra sự thiếu hiệu quả trong chuỗi cung ứng là một chiến lược khác.

Tận dụng đòn bẩy R&D

Một chiến lược khác nhằm mục đích thu được giá trị nhiều hơn từ các khoản đầu tư R&D. Khi các nhà phát triển của một công nghệ hay tài sản trí tuệ không có sử dụng sáng kiến của họ, các công ty khác vẫn có thể tìm thấy giá trị sử dụng của nó. Thay vì dựa vào các cuộc đàm phán bí mật độc lập, các công ty hiện đang thương mại hóa các sáng kiến thông qua các cổng phát triển.

Trong ngành công nghiệp y sinh, TechEx.com cung cấp một diễn đàn trực tuyến được thiết kế xung quanh 3 loại người tham gia đủ năng lực: chuyên gia cấp giấy phép từ các tổ chức nghiên cứu, các nhà đầu tư mạo hiểm, và các chuyên gia cấp giấy phép công ty có khả năng đưa các phát minh còn trong trứng nước sớm ra thị trường. Hai nhóm sau tạo nên một hồ sơ mật mô tả các cơ hội cấp phép mà họ quan tâm. Sau đó, các cơ quan nghiên cứu, người đang sở hữu công nghệ để cấp phép, mô tả công nghệ của họ ở mức độ mà họ cho là không bí mật. TechEx sau đó thuê các chuyên gia nghiên cứu và cấp giấy phép để kết hợp các cơ hội với các bên có liên quan.

2. Thị trường/Chợ điện tử (E-marketplace)

Sử dụng các thị trường điện tử dựa trên nền tảng web như một cơ chế theo dõi nhanh đối với một nền tảng cung ứng đồng bộ chặt chẽ. Sau đây là những chiến lược có thể xem xét:

Thị trường theo chiều dọc ngành (Industry Vertical Marketplaces)

Một số ngành công nghiệp đang chứng kiến một trào lưu thị trường điện tử theo chiều dọc đang nổi lên, như với TradeRanger trong ngành dầu khí. Trong những ngành khác, chẳng hạn như thực phẩm và bán lẻ, các công ty đa quốc gia lớn cạnh tranh với nhau để trở thành thị trường điện tử chi phối.

Các sàn giao dịch riêng (Private Exchanges)

Một số công ty rất thành công đã thành lập sàn giao dịch riêng của họ. Ví dụ như Dell đã xây dựng Valuechain.dell.com, còn Cisco đã tạo ra eHub nổi tiếng của mình. Điều này mang lại năng lực tổng hợp cho khách hàng và nhà cung cấp của họ và củng cố toàn bộ chuỗi giá trị.

Cộng tác theo chiều ngang của ngành (Horizontal Aggregators)

Cộng tác theo chiều ngang có thể được sử dụng khi các qui định chống cạnh tranh ảnh hưởng đến tích hợp theo chiều dọc (vertical integration) hoặc cách biệt địa lý gây ra những hạn chế về việc đạt được sự bành trướng. Có lẽ cơ hội khả thi nhất cho thị trường điện tử theo chiều ngang chính là

Page 16: Bản tin Logistics - GEMADEPT Logistics...Hiểu một cách đơn giản, blockchain là một cuốn sổ cái điện tử, lưu trữ các giao dịch, thỏa thuận, hợp đồng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 15

hoàn tất đơn hàng (fulfillment), nhưng các công ty cũng tìm kiếm cơ hội trong các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo và quản lý tài sản.

Trong lĩnh vực hoàn tất đơn hàng, thị trường điện tử về vận tải hàng hóa đã và đang phát triển nhanh chóng nhất với hơn 150 sàn giao dịch hoạt động trên toàn cầu. Hầu hết tập trung vào một phương thức vận tải cụ thể, một số khác tập trung vào một ngành công nghiệp hoặc một khu vực địa lý. Ví dụ như ELogistics.com vận hành một sàn giao dịch mua sắm cước vận tải đường bộ trực tuyến, theo đó họ kết hợp yêu cầu của chủ hàng (shipper) với nhà chuyên chở (carrier) hoặc nhà xe.

3. Sản xuất cộng tác (collaborative manufacturing)

Đây là cách phân phối lại tài sản sản xuất và hình thành quan hệ đối tác hợp tác chặt chẽ để đạt được sự linh hoạt hơn trong sản xuất. Sau đây là những chiến lược có thể xem xét:

Tích hợp mang tính giao dịch (Transactional Integration)

Các dữ liệu như thông tin và thay đổi nội dung sản phẩm chảy từ các nhà sản xuất thiết bị gốc (Original equipment manufacturers – OEMs) đến các nhà cung cấp dịch vụ sản xuất điện tử (Electronics manufacturing service – EMS) với rất ít hoặc không có tầm nhìn trong tương lai, khiến cho các nhà cung cấp EMS giữ vai trò bị động. Các công ty OEM sau đó vận hành và đưa ra các quyết định mà không biết rõ sự sẵn có nguyên vật liệu hoặc công suất của các nhà cung cấp EMS. Để đáp lại, các OEM và các nhà cung cấp EMS thường sử dụng đến các nguồn lực bổ sung và quản lý phân quyền tại các giao diện công ty.

Tích hợp mang tính hợp tác (Collaborative Integration)

Rõ ràng rằng sự hợp tác hai chiều là điều cần thiết nhưng nó phải được ủng hộ bởi một quy trình ra cùng quyết định. Ví dụ, một OEM có thể thay thế một thành phần trong Bill of Materials bằng một mặt hàng khác vì nó có sẵn. Tại đây, các đối tác phải làm việc với nhau để xác định thời gian tốt nhất của sự thay đổi, có cân nhắc đến nhu cầu sản phẩm và giảm ở mức chấp nhận được của tồn kho lỗi thời.

Tích hợp mang tính mạng lưới (Networked Integration)

Ngoài các giải pháp giữa các đối tác cá nhân, có một cơ hội tuyệt vời để tái tạo những khả năng xuyên suốt các mối quan hệ khác và đạt được một “hiệu ứng mạng lưới”. Một lợi ích quan trọng đó là hình thức tích hợp này cho phép nhiều đối tác tham gia vào các quyết định lập kế hoạch và thực hiện. Lợi ích thứ hai đó là khi ngày càng nhiều các đối tác sử dụng cùng một bộ công cụ phần mềm. Có các định dạng thông tin và quy trình chuẩn giúp loại bỏ vấn đề giao tiếp không hiệu quả trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

4. Hoàn tất đơn hàng tích hợp/cộng tác (integrated fulfillment)

Đây là một cách tiếp cận toàn diện để quản lý nhiều kênh hoàn tất đơn hàng truyền thống hoặc dựa trên web. Đây là những chiến lược có thể xem xét:

Trì hoãn logistics (Logistics Postponement)

Một chiến lược đó là “hoãn lại” các lô hàng và do đó, tránh các lô hàng có thể trở nên không cần thiết hoặc không thích hợp do nhu cầu thay đổi. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba (3PL) đang đầu tư mạnh vào công nghệ thông tin để xây dựng khả năng này.

Menlo-Logistics, một nhà cung cấp dịch vụ logistics (LSP) tại Mỹ, sử dụng khái niệm “nhà kho di động” (rolling warehouse). Về mặt thông thường, khi vận chuyển sản phẩm từ bờ Tây sang bờ Đông, một chiếc xe tải được xếp lên với số lượng lô hàng xác định cho mỗi điểm đến của nó, mặc dù có thể phải vài ngày chúng mới được dỡ xuống. Trong suốt thời gian đó, nhu cầu có thể thay đổi – một nhà kho có thể muốn nhiều hàng hơn; một chỗ khác có thể muốn ít hơn. Khái niệm mới này sử dụng giao tiếp vệ tinh để thông báo cho người lái xe số lượng có thể được dỡ xuống ở từng địa điểm tại thời điểm xe đến nơi dựa trên các thông tin yêu cầu mới nhất nhận được.

Trao đổi nguồn lực (Resource Exchange)

Page 17: Bản tin Logistics - GEMADEPT Logistics...Hiểu một cách đơn giản, blockchain là một cuốn sổ cái điện tử, lưu trữ các giao dịch, thỏa thuận, hợp đồng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 16

Nếu sản phẩm được lưu trữ ở nhiều địa điểm, các địa điểm này có thể được gộp lại để tạo thành một nguồn tài nguyên ảo. Khi nhận được một đơn đặt hàng, các luồng thông tin có thể xác định vị trí của tồn kho gần nhất trong mạng lưới này. Yêu cầu đặt hàng có thể được chuyển hướng đến địa điểm lưu kho phù hợp và do đó di chuyển luồng hàng hóa.

Ví dụ, Synchronet vận hành một chợ điện tử để trao đổi vận chuyển container. Nếu công ty “A” cần gửi hàng từ Hồng Kông, nhưng chỉ có container rỗng tại San Francisco, nó sẽ được kết hợp với công ty “B” có container rỗng tại Hồng Kông và cần container rỗng ở San Francisco. Một ví dụ khác là một công ty xi măng Hàn Quốc vận hành ở Bờ Đông nhưng phục vụ khách hàng ở BờTây bằng cách hợp tác với một công ty xi măng ở Bờ Tây. Bởi “hoán đổi” đơn hàng, họ tránh được những chi phí cao của việc vận chuyển xi măng.

Tận dụng các chuyến hàng (Leveraged Shipments)

Tận dụng các kênh vật lý hiện có sẵn tại chỗ cho việc phân phối các sản phẩm khác là một chiến lược khác phải kể đến.

ECLine là một start-up của Hàn Quốc cung cấp dịch vụ logistics, phục vụ hơn 70 nhà bán lẻ trực tuyến (e-tailers). Nó đã tuyển mộ được một mạng lưới các nhà cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà đặc biệt phân bổ ở nhiều địa điểm (được gọi là “đại lý” – dealers). Mỗi đại lý được lựa chọn tùy vào sự quen thuộc của họ với một khu vực cụ thể của một thành phố thông qua các lợi ích kinh doanh khác của họ. Các xe tải của ECline lấy hàng tại cơ sở của nhà bán lẻ trực tuyến và giao chúng vào kho của các đại lý. Các đại lý sau đó giao hàng hàng ngày bằng xe máy để cung cấp các gói hàng đến khu phố của mình.

Mô hình kết hợp giữa kinh doanh truyền thống và trực tuyến (Clicks-and-Mortar)

Vì các kênh phân phối (vật lý) hiện tại chỉ mở rộng tới các cửa hàng bán lẻ, việc giao sản phẩm đến tay khách hàng cuối cùng có thể trở nên vô cùng tốn kém. Nhưng nếu người ta có thể dễ dàng truy cập được các cửa hàng bán lẻ hoặc địa điểm tương tự thì có một cách tiếp cận đó là để cho khách hàng tự đi hoàn thành “giao hàng chặng cuối” (nghĩa là tự đến cửa hàng vật lý gần nhất để lấy hàng sau khi đã đặt hàng trực tuyến)

Ví dụ, CVS một chuỗi bán lẻ dược phẩm lớn, đã có hơn 5.000 mặt hàng có thể được mua trực tuyến. Nhưng 65% khách hàng chọn nhận đơn đặt hàng của họ tại các cửa hàng CVS, và vì vậy vấn đề “giao hàng chặng cuối” trở nên dễ dàng hơn nhiều.

5. Kết luận

Quản lý chuỗi cung ứng không còn là tập hợp những quy tắc hoạt động như trước đây nữa. Các ý tưởng và công nghệ mới đã làm mờ ranh giới giữa chức năng và tổ chức. Nhưng mỗi sự tiến hóa chỉ là một mảnh ghép trong một câu đố không ngừng phát triển – một mảnh ghép của mô hình kinh doanh tổng thể. Lời khuyên cuối cùng đó là bạn phải hiểu rõ cách thức làm thế nào công ty bạn có thể tạo ra giá trị trong hiện tại và trong tương lai.

Back

Page 18: Bản tin Logistics - GEMADEPT Logistics...Hiểu một cách đơn giản, blockchain là một cuốn sổ cái điện tử, lưu trữ các giao dịch, thỏa thuận, hợp đồng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 17

ĐÓN ĐẦU 6 XU HƯỚNG LỚN TRONG NGÀNH VẬN TẢI VÀ LOGISTICS

1. Một thế giới “2 tốc độ” (Two-speed world)

Phát triển kinh tế toàn cầu đang tiến triển với “hai tốc độ” khác nhau. Những nền kinh tế mới nổi đang phát triển nhanh chóng, trong khi tăng trưởng ở các nước phát triển lại trì trệ. Sự tăng trưởng nhanh chóng của các nền kinh tế mới nổi sẽ tiếp tục tăng dòng chảy thương mại trong và giữa châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh. Khi tiêu thụ tăng trong các nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng (rapidly developing economies – RDEs), sản xuất cũng sẽ tăng theo. Kết quả là, các công ty từ các nước này sẽ trở thành những người chơi lớn toàn cầu.

Tất cả các phân khúc của ngành vận tải và logistics sẽ được hưởng lợi từ sự gia tăng khối lượng vận chuyển do tốc độ tăng trưởng cao của RDEs. Những người hưởng lợi lớn nhất của sự gia tăng vận chuyển chặng dài toàn cầu sẽ là các công ty trong phân khúc vận tải biển và hàng không cũng như logistics cơ sở hạ tầng và các công ty giao nhận vận tải cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận chuyển chặng dài. Sự phức tạp hơn của chuỗi vận tải cũng sẽ tạo ra nhu cầu cho các dịch vụ tư vấn logistics và logistics hợp đồng.

2. Sự đô thị hóa (urbanization)

Một khi sự di cư quy mô lớn từ nông thôn ra đô thị vẫn tiếp tục, nhiều thành phố lớn sẽ phát triển và tạo ra mô hình nhu cầu mới của người tiêu dùng mà sẽ có ảnh hưởng đến các công ty trong ngành logistics. Các công ty này sẽ cần phải đối phó với sự phức tạp hơn về logistics trong các thành phố và với kỳ vọng ngày một tăng của người tiêu dùng về sự tiện lợi.

Các phân khúc được hưởng lợi nhiều nhất từ sự đô thị hóa là vận tải đường bộ và giao hàng CEP, cũng như các bến bãi nội địa và kho bãi. Các phân khúc logistics hợp đồng (contract logistics) cũng sẽ chứng kiến nhu cầu tăng lên. Các phân khúc khác: vận tải đường sắt và hàng không, cơ sở hạ tầng liên quan sẽ được hưởng lợi ở mức độ thấp hơn bởi vì các công ty logistics cung cấp các kết nối từ điểm này đến điểm khác nhiều hơn giữa các thành phố.

3. Tính bền vững (sustainability)

Các quy định nghiêm ngặt hơn và các trở ngại lớn hơn về nguồn lực làm cho các công ty logistics bắt buộc phải tìm ra những cách mới để giảm tiêu thụ năng lượng. Ngoài ra, nhận thức về các vấn đề phát triển bền vững trong người tiêu dùng được nâng cao sẽ có nghĩa là vận tải “xanh” sẽ có giá trị lớn hơn. Tính bền vững sẽ tạo ra người thắng và kẻ thua trong những phân khúc khác nhau của ngành vận tải và logistics.

Phân khúc vận tải đường sắt sẽ được hưởng lợi, bởi vì phương thức vận tải này được xem là thân thiện với môi trường, cũng như các nhà cung cấp mạng lưới đường sắt có liên quan và các phân khúc khác giúp làm cho vận tải hiệu quả hơn, chẳng hạn như bến bãi nội địa. Vận tải đường hàng không, đường biển và đường bộ sẽ phải đối mặt với gánh nặng ngày càng tăng về tuân thủ các quy định, chẳng hạn như phải nâng cấp hoặc thay thế đội xe/đội tàu để đáp ứng tiêu chuẩn mới về khí thải.

4. Tắc nghẽn cơ sở hạ tầng và sự khan hiếm (infrastructure congestion and scarcity)

Ùn tắc và chi phí liên quan tăng lên sẽ mang lại thêm gánh nặng cho các nhà cung cấp dịch vụ logistics và có khả năng làm gián đoạn cung cấp dịch vụ, chẳng hạn như giao hàng JIT (just-in-time).

Các phân khúc cơ sở hạ tầng logistics sẽ được hưởng lợi, bởi ở những khu vực mật độ khá đông, nơi khách hàng có ít sự lựa chọn hơn, các công ty sẽ có cơ hội để tăng lợi nhuận, trong khi phân khúc logistics vận hành sẽ phải đối mặt với khả năng thị giảm năng lực thị trường. Các phân khúc giao nhận vận tải và logistics hợp đồng vẫn giữ được vị thế, bởi các công ty này kiếm được lợi nhuận cao hơn bằng cách bán lại tải trên các tuyến đường tắc nghẽn. Những công ty có thể sử dụng tầm nhìn rộng lớn của họ để xác định tuyến đường nào sẽ có hạn chế năng lực/tải (capacity) đáng kể nhất, đảm bảo tải trên các tuyến đường và cung cấp cho khách hàng với giá cao. Mảng tư vấn logistics cũng sẽ được hưởng lợi, người chơi cung cấp các giải pháp tiên tiến cho các tuyến đường quy hoạch, giúp khách hàng xác định các nút thắc bất lợi và đạt được hiệu quả cao hơn.

XU HƯỚNG LOGISTICS 7

Page 19: Bản tin Logistics - GEMADEPT Logistics...Hiểu một cách đơn giản, blockchain là một cuốn sổ cái điện tử, lưu trữ các giao dịch, thỏa thuận, hợp đồng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 18

5. Thương mại điện tử (e-commerce)

Sản lượng thương mại đang chuyển dần từ cửa hàng bán lẻ truyền thống sang các nền tảng trực tuyến và di động. Khi người tiêu dùng ngày càng mua nhiều sản phẩm thông qua các dịch vụ phổ biến trên web, các luồng hàng hóa thông qua các mạng lưới giao thông cũng trở nên phức tạp hơn. Giao hàng trực tiếp tận nhà đang dần thay thế cho giao hàng đến các cửa hàng bán lẻ. Các công ty logistics cần phải mở rộng của dịch vụ trọn gói (end-to-end services) và chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh quyết liệt từ các công ty mới chuyên về thực hiện và giao hàng.

Các phân khúc liên quan đến chuyển phát bưu kiện sẽ được hưởng lợi từ sự tăng trưởng liên tục của thương mại điện tử. Những phân khúc này bao gồm không chỉ giao hàng CEP mà còn những người chơi khác, chẳng hạn như các công ty vận tải đường bộ và logistics hợp đồng có khả năng thực hiện giao hàng chặng cuối.

6. Số hóa (digitization)

Xu hướng này ảnh hưởng đến ngành vận tải và logistics theo hai cách:

Đầu tiên, các công ty có cơ hội áp dụng dữ liệu khổng lồ (hay còn gọi là big data) và tự động hóa để nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng và chi phí. Trong nhiều năm qua, các công ty đã gia tăng sử dụng các giải pháp CNTT để theo dõi và truy tìm lô hàng và các phân tích cao cấp (advanced analytics) cho các tuyến đường và tối ưu hóa mạng lưới (network optimization). Họ cũng đã triển khai hệ thống CNTT để thay thế các quy trình giấy tờ như để định giá, đặt chỗ và thanh toán.

Thứ hai, số hóa cho ra đời các mô hình kinh doanh mới. Những mô hình này chủ yếu liên quan đến các giải pháp nền tảng (platform solutions) như các hệ thống quản lý giao thông dựa trên điện toán đám mây (cloud-based), trao đổi cước (freight exchanges) và các dịch vụ giao nhận ảo (virtual-forwarding) đã hiện diện tại các công ty Transporeon, Flexport, Cargomatic, và các công ty khác.

Back

Page 20: Bản tin Logistics - GEMADEPT Logistics...Hiểu một cách đơn giản, blockchain là một cuốn sổ cái điện tử, lưu trữ các giao dịch, thỏa thuận, hợp đồng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 19

CHƯƠNG TRÌNH TRÊN VTV9: VIETNAM LOGISTICS

Thời gian phát sóng: phát sóng lần đầu vào lúc 10g00 sáng Chủ nhật, phát lại vào lúc 11h10’ thứ Hai 8h00 và sáng thứ Tư tuần kế tiếp;

Kênh phát sóng: VTV9

Nhà sản xuất: Đài truyền hình Việt Nam

CHƯƠNG TRÌNH VỀ LOGISTICS TRÊN INFOTV- LOGISTICS VIỆT NAM

Thời gian phát sóng: 20h30 - 20h45 tối thứ Sáu và phát lại lúc 10h30 thứ Bảy hàng tuần

Kênh phát sóng: kênh InfoTV

Nhà sản xuất: VietNam Logistics Media phối hợp InfoTV

Back

SỰ KIỆN LOGISTICS TRONG CÁC THÁNG TỚI 8

"By choosing your path, we choose your destination.”

- Thomas S.Monson -