20
SỐ 25 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 05- 2015 1. Tđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định Pháp lut 4. Tiêu điểm tháng 04/2015 5. Hoạt động Gemadept Logistics 6. Gii pháp qun trLogistics 7. Xu hướng thtrường 8. Skin Logistics tháng ti

Bản tin Logistics - gemadept.com.vn TIN... · này thể hiện vai trò, trách nhiệm của các công ty trong việc thiết kế lại mô hình hoạt động chuỗi cung

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

SỐ 25

BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 05- 2015

1. Từ điển Logistics

2. Khách hàng Logistics

3. Quy định – Pháp luật

4. Tiêu điểm tháng 04/2015

5. Hoạt động Gemadept Logistics

6. Giải pháp quản trị Logistics

7. Xu hướng thị trường

8. Sự kiện Logistics tháng tới

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 1

E-BUSINESS VÀ SỰ TÍCH HỢP CHUỖI CUNG ỨNGvà sự tích hợp chuỗi cung ứng:

Sử dụng công nghệ Internet mang lại nhiều cơ hội cho công ty mà trước đó chưa được khai thác. Công ty có thể kết nối Internet dễ dàng và chi phí kết nối cũng tương đối ít tốn kém hơn. Với Internet, các công ty có thể gửi và nhận dữ liệu từ những công ty khác có giao dịch. Nhờ sự chia sẻ dữ liệu này, nhiều cơ hội dễ dàng đạt được với hiệu quả cao, gia tăng đáng kể tính phản ứng nhanh phục vụ khách hàng trong chuỗi. Điều này cũng mang lại sự tích hợp tốt hơn trong chuỗi cung ứng.

E-business bao gồm các nguyên tắc và thủ tục mà các công ty thực hiện để thu được lợi ích cao hơn do quá trình tích hợp tốt hơn trong chuỗi cung ứng. E-business là quá trình hoạch định và thực hiện những hoạt động trong chuỗi cung ứng thông qua sử dụng Internet.

Có 4 điểm chính tác động đến E-business, tạo ra sự gia tăng hợp tác lớn mạnh hơn giữa những thành viên trong chuỗi cung ứng:

1. Tích hợp thông tin

Khả năng chia sẻ thông tin có liên quan giữa những công ty trong chuỗi cung ứng. Điều này thể hiện dưới các dạng dữ liệu như doanh số quá khứ, dự báo nhu cầu, trạng thái tồn kho, điều độ sản xuất, công suất sản xuất, khuyến mãi bán hàng và kế hoạch vận tải. Loại dữ liệu này luôn sẵn có, đáp ứng nhanh cho bất kỳ đối tượng nào cần sử dụng dưới hình thức trực tuyến (On-line) có hỗ trợ hay một mạng riêng (Private Net Work).

2. Đồng bộ trong việc lập kế hoạch

Liên quan đến việc các công ty trong chuỗi cung ứng cùng nhau tham gia dự báo nhu cầu và cung cấp bổ sung hàng tồn kho. Nó cũng đồng thời bao gồm sự hợp tác trong thiết kế, phát triển và phân phối sản phẩm mới ra thị trường.

3. Hợp tác trong công việc

Đây là bước tiếp theo khi có sự đồng bộ trong việc lập kế hoạch. Hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục và có sự tác động đáng kể đến chuỗi cung ứng. Đặc điểm này cũng bao gồm hoạt động mua hàng và thiết kế sản phẩm.

4. Mô hình kinh doanh mới

Thông qua Internet, kết quả sự tích hợp trong chuỗi cung ứng có thể hiện rõ ràng hay không? Điều này thể hiện vai trò, trách nhiệm của các công ty trong việc thiết kế lại mô hình hoạt động chuỗi cung ứng để mỗi công ty hoàn toàn tập trung vào những hoạt động chính của mình. Những hoạt động không quan trọng khác có thể thuê ngoài (Outsourcing). Có như thế, những khả năng và phương pháp hiệu quả mới sẽ trở nên khả thi hơn.

Back

TỪ ĐIỂN LOGISTICS 1

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2

UNILEVER VÀ DẤU ẤN 20 NĂM ĐỒNG HÀNH CÙNG VIỆT NAM Ngày 08/04/2015, tại Hà Nội, Công ty Unilever Việt Nam đã tổ chức lễ kỉ niệm 20 năm thành lập, đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển và ghi dấu ấn tại Việt Nam.

Bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1995, Unilever Việt Nam là một trong những doanh nghiệp thành công nhất trong ngành hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam không chỉ trong kết quả kinh doanh xuất sắc mà còn trong những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong suốt 20 năm qua.

20 năm phát triển bền vững tại Việt Nam

Từ khi hoạt động tại Việt Nam, Unilever luôn tăng trưởng ngoạn mục với mức trung bình đạt hai con số. Kết quả ấn tượng nhất đã đến vào năm 2010, khi tổng doanh thu của công ty này đã chiếm ~1%GDP của Việt Nam với hơn 100 DN vệ tinh, cung cấp nguyên vật liệu, phân phối sản phẩm,…

20 năm cam kết phục vụ ngƣời tiêu dùng

Khu liên hợp nhà máy hiện đại của Unilever Việt Nam tại Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá là một trong những cụm nhà máy vận hành hiệu quả nhất của Unilever toàn cầu.

Các nhãn hàng nổi tiếng của Unilever như OMO, Lifebuoy, Sunsilk, Clear, Pond’s, P/S, Lipton, Knorr, VISO, VIM, Sunlight … đã trở thành nhãn hàng gia dụng số 1 Việt Nam.

20 năm đồng hành cùng các SMEs

Với nhiều nhãn hàng được ưa chuộng hàng đầu, trung bình mỗi ngày có khoảng 35 triệu người tiêu dùng trên toàn quốc tiếp cận và sử dụng sản phẩm của Unilever, thông qua mạng lưới phân phối rộng lớn, bao gồm hơn 150 đại lý phân phối, 300.000 cửa hàng bán lẻ.

Unilever đã hợp tác với gần 2.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam trên toàn chuỗi cung ứng

20 năm vì sự thịnh vƣợng của cộng đồng

Unilever đã luôn tiên phong và nỗ lực trong hành trình “Làm điều thiện để kinh doanh tốt” ngay từ những ngày đầu đặt chân vào thị trường Việt Nam, gắn kết các nhãn hàng với sứ mệnh xã hội. Các nhãn hàng Omo, P/S, Lifebuoy, Comfort, Vim, hay Knorr đã thực hiện nhiều chương trình cộng đồng có ý nghĩa như: P/S bảo vệ nụ cười Việt Nam, Rửa tay bằng xà phòng vì một Việt Nam khỏe mạnh của Lifebuoy, Nhà vệ sinh sạch khuẩn của Vim, sân chơi phát triển thể chất trẻ em của Omo, tài chính vi mô tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập của các nhãn hàng Knorr, VISO, Sunsilk... với tổng ngân sách tới hơn 72 tỉ đồng mỗi năm.

20 năm phát triển nhân sự Việt

Xuyên suốt chiến lược phát triển của Unilever trong thập niên qua luôn là hai chữ B là Brand (thương hiệu) và Brain (con người). Công ty luôn tin tưởng rằng nguồn nhân lực là tài sản quý giá, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển và thành công của doanh nghiệp. Với chỉ 57 người vào năm 1995, Unilever Việt Nam hiện có gần 1.500 nhân viên làm việc trên toàn quốc.

Công ty luôn đi đầu trong các chương trình tuyển dụng theo mô hình Nhà lãnh đạo tương lai. Hiện 98% các cấp quản lý và 80% trong ban điều hành Công ty đều là người Việt. Unilever Việt Nam còn xây dựng và phát triển hệ thống lương bổng và chế độ phúc lợi rất cạnh tranh như chế độ bảo hiểm y tế cao cấp “UniKhỏe” cho cả người thân của nhân viên và luôn đồng hành trong suốt cuộc đời họ qua chương trình “Unilever Việt Nam - người bạn đồng hành trong cuộc sống”, quỹ “Hưu trí bổ sung”, “Mái ấm Công đoàn Unilever Việt Nam”. Từ năm 2013 đến nay, Unilever Việt Nam liên tục dẫn đầu danh sách “100 nơi làm việc tốt nhất trong tất cả các ngành nghề” và được bình chọn là Công ty danh tiếng nhất, nơi có cơ hội phát triển và môi trường làm việc tốt nhất.

Back

KHÁCH HÀNG LOGISTICS 2

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU VẬN TẢI ĐƢỜNG THỦY NỘI ĐỊA ĐẾN 2020

Ngày 27/04/2015, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1385/QĐ-BGTVT phê duyệt Đề án tái cơ cấu vận tải đường thủy nội địa đến năm 2020.

Đề án này sẽ do Vụ Vận tải, Vụ Kế hoạch – Đầu tư, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và các Vụ, Ban, Cục có liên quan tổ chức thực hiện, nhằm đạt được những mục tiêu:

Về công tác phát triển vận tải, mục tiêu của đề án là đến năm 2020 phải nâng sản lượng hàng hóa đường thủy nội địa từ 187 triệu tấn/năm lên 356 triệu tấn/năm; nâng thị phần vận tải từ 17,5 % lên 32,4 %; thị phần vận tải hành khách liên tỉnh đạt khoảng 0,17% khối lượng vận tải toàn ngành.

Bên cạnh đó, đề án phấn đấu đến năm 2020 nâng tổng trọng tải phương tiện thủy nội địa chở hàng lên khoảng 26-30 triệu tấn, đồng thời tăng tổng số ghế phương tiện thủy nội địa chở khách lên khoảng 750.000 ghế.

Phát triển vận tải sông pha biển (VR-SB) cũng cần được chú trọng, với mục tiêu có trên 1000 phương tiện SB tham gia hoạt động tuyến sông pha biển vào năm 2020.

Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển vận tải thủy nội địa tại khu vực phía Bắc và phía Nam, đến năm 2020, số lượng phương tiện vận tải thủy các loại sẽ tăng bình quân hàng năm từ 1-3%, trong đó phía Bắc tập trung phát triển phương tiện thủy trọng tải 150-500 tấn, phía Nam tập trung phát triển phương tiện thủy 150-500 tấn và 500-1.000 tấn.

Về phát triển cảng, bến, tuyến vận tải, đề án đặt ra mục tiêu đến năm 2020 phải nâng số lượng cảng hàng hóa hoạt động từ 123 lên 160 cảng và tăng sản lượng hàng hóa thông qua từ 35,4 triệu tấn lên 92 triệu tấn.

Mặt khác, đề án còn tập trung vào công tác xã hội hóa đầu tư xây dựng cảng Phù Đổng thành cảng đầu mối khai thác container vận tải bằng đường thủy nội địa trên tuyến Quảng Ninh-Hải Phòng-Hà Nội, song song với việc cải tạo, nâng cấp 6 tuyến vận tải thủy bao gồm: tuyến vùng hồ Sơn La, tuyến Vũng Tàu-Thị Vải-Sài Gòn-Mỹ Tho-Cần Thơ, tuyến sông Đồng Nai, tuyến kênh Chợ Gạo giai đoạn II, tuyến sông Hàm Luông, tuyến sông Sài Gòn đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi đến cầu Bến Súc.

Bên cạnh đó, để khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư vận tải đường thủy nội địa, Bộ GTVT đã xây dựng một loạt chính sách ưu đãi như hỗ trợ đến 50% lãi suất vay, giảm 30% tiền thuê đất khi đầu tư cảng thủy nội địa mới,…

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 27/04/2015.

SẼ NÂNG CẤP TUYẾN ĐƢỜNG THỦY TP. HCM- CÀ MAU

– –được Viện chiến lược và phát triển giao thông hoàn thiện, có mục tiêu chính là nâng cao vai trò vận tải đường thủy để giảm tải cho vận tải đường bộ.

Theo đề án, tổng khối lượng vận tải hàng hóa đến 2020 dự báo là 93,5 triệu tấn (tăng bình quân 7,7% GĐ 2016-2020), trong đó vận tải đường bộ vận chuyển 25,3 triệu tấn (chiếm 27,10%); vận tải đường thủy nội địa 62,3 triệu tấn (chiếm 66,83%); vận tải sông pha biển 5,67 triệu tấn (chiếm 6,07%).

Do đó, theo Viện chiến lược và phát triển giao thông, ngay từ bây giờ Nhà nước cần có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp chủ cảng, chủ tàu, chủ hàng và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải ven biển, như ưu đãi về đất, thuế, phí, hỗ trợ lãi suất vay vốn tại các tổ chức tín dụng; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cảng container, thiết bị xếp dỡ chuyên dùng.

Bên cạnh đó Nhà nước cũng cần tăng cường xã hội hoá đầu tư, khai thác bến xe hàng, cảng thủy nội địa, cảng biển; đầu tư xây dựng mới một số trung tâm đầu mối gom, phân phối hàng hóa tại các tỉnh Tiền Giang, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, TPHCM...

Các việc cụ thể cần phải thực hiện là nâng cấp tuyến đường thủy TPHCM – Cà Mau cho đoàn sà lan container trên 2.000 tấn lưu thông; nâng cấp tuyến kênh Xà No và tuyến duyên hải đoạn qua Đại

PHÁP LUẬT – QUY ĐỊNH 3

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4

Ngãi – Bạc Liêu – Giá Rai; nâng cấp, cải tạo một số cảng sông quy mô lớn có khả năng xếp-dỡ container tại các vị trí trung tâm để thực hiện chức năng gom, trung chuyển hàng hóa như cảng Bình Long (An Giang), An Phước (Vĩnh Long), Long Bình (TPHCM); xây dựng mới cảng hàng hóa đường thủy nội địa Cai Lậy (Tiền Giang)…

Bên cạnh đó phải phát triển đoàn phương tiện chuyên dùng vận tải container (loại 36, 54, 72, 120 TEU), đồng thời cải thiện khả năng xếp dỡ hàng container trên các tuyến vận tải thủy nội địa, cũng như đẩy nhanh tiến độ giai đoạn 2 Dự án nâng cấp kênh Chợ Gạo, nạo vét, mở rộng luồng lên 80 mét cho sà lan container trên 2.000 tấn lưu thông…

Về đường biển thì khẩn trương đưa tuyến vận tải ven biển Bình Thuận - Kiên Giang vào khai thác kết nối các cảng khu vực TPHCM, Tiền Giang, Cần Thơ, Cà Mau; trước mắt sử dụng loại tàu trên 1.000 DWT, định hướng phát triển đội tàu cỡ 2.000 - 4.000 DWT; cải tạo luồng sông Hậu cho tàu trọng tải 10.000 tấn đầy tải, 20.000 tấn giảm tải lợi dụng thủy triều, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu trên các tuyến vận tải biển khu vực, trực tiếp đến cảng trung chuyển đầu mối.

Ngoài ra, cần hoàn thành dự án kênh Quan Chánh Bố tiếp nhận tàu 10.000 DWT đầy tải, 20.000 DWT giảm tải; cải tạo luồng qua cửa Tiểu, luồng qua cửa Định An tiếp nhận tàu 5.000 DWT- 10.000 DWT; luồng qua cửa Bồ Đề tiếp nhận tàu 3.000 DWT; đầu tư cải tạo cụm cảng Cần Thơ thành cảng đầu mối của vùng; và một số cảng biển có quy mô lớn như cảng Mỹ Tho, cảng Năm Căn... có khả năng tiếp nhận tàu cỡ 4.000 DWT.

Đối với đường bộ, cần tăng cường siết chặt quản lý hoạt động vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện, tập trung kiểm soát và xử lý nghiêm vi phạm tải trọng trên các tuyến Cao tốc TPHCM - Trung Lương, QL1A, QL50, QL61..., nâng cao khả năng vận tải hàng hóa đường bộ để gom hàng đến các cảng đường thủy nội địa tại Cần Thơ, An Giang, Cà Mau, Kiên Giang, và lập quy hoạch hệ thống bến xe hàng và trung tâm phân phối hàng hóa tại các đô thị, các trung tâm sản xuất, tiêu thụ hàng hóa trong vùng để thu gom hàng hóa về các cảng thủy, cảng biển,…

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU VẬN TẢI BIỂN ĐẾN NĂM 2020

Ngày 27/04/2015, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ký Quyết định số 1481/QĐ-BGTVT phê duyệt Đề án Tái cơ cấu vận tải biển đến năm 2020.

Mục tiêu cụ thể của Đề án nhằm phát triển đội tàu biển Việt Nam theo hướng hiện đại, hiệu quả; chú trọng phát triển các loại tàu chuyên dụng có trọng tải lớn. Đến năm 2020, tổng trọng tải đội tàu đạt khoảng từ 6,8 đến 7,5 triệu DWT.

Tái cơ cấu vận tải biển theo hướng chủ yếu đảm nhận vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, tuyến quốc tế, các tuyến ven biển, nhất là vận tải Bắc - Nam, vận tải than nhập khẩu phục vụ các nhà máy nhiệt điện, vận chuyển dầu thô phục vụ các nhà máy lọc dầu, ga, khí hóa lỏng, xi măng.

Nâng cao thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu lên 25 - 30%. Phát triển tuyến vận tải hành khách ven biển, hải đảo. Đến năm 2020, thị phần vận tải hàng hóa là 21,25%, vận tải hành khách là 0,07% so với khối lượng vận tải toàn ngành giao thông vận tải.

Bên cạnh đó, phát triển thị trường vận tải biển bảo đảm khả năng hỗ trợ cho vận tải đường bộ, đường sắt và đường hàng không; nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí vận tải, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, phấn đấu đến năm 2020 giảm 15-20% chi phí hiện tại. Phát triển đồng bộ dịch vụ hỗ trợ vận tải, vận tải đa phương thức, đặc biệt nâng cao chất lượng dịch vụ logistics.

Đồng thời, tăng cường vai trò quản lý nhà nước, đổi mới thể chế chính sách tạo khung pháp lý minh bạch, thông thoáng, cải cách thủ tục hành chính theo hướng tạo điều kiện, tháo gỡ các khó khăn, rào cản, tạo động lực khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển đội tàu biển.

Quyết định cũng nêu rõ các giải pháp tái cơ cấu vận tải biển và quy định trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án này.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 27/04/2015.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 5

QUY ĐỊNH VỀ BÁO HIỆU HÀNG HẢI VÀ THÔNG BÁO HÀNG HẢI

Bộ GGTVT đã ban hành Thông tư số 07/2015/TT-BGTVT quy định về báo hiệu hàng hải và thông báo hàng hải. Thông tư này quy định về đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành báo hiệu hàng hải và thông báo hàng hải trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.

Việc đầu tư xây dựng báo hiệu hàng hải phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với quy hoạch được phê duyệt, các quy định của Thông tư này, pháp luật về đầu tư, xây dựng. Các báo hiệu hàng hải phải được bố trí tại các vị trí cần thiết nhằm bảo đảm an toàn hàng hải. Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng báo hiệu hàng hải theo quy hoạch được phê duyệt.

Căn cứ vào mục đích sử dụng, thông báo hàng hải được phân loại như sau:

1- Thông báo hàng hải về hoạt động của báo hiệu hàng hải;

2- Thông báo hàng hải về các thông số kỹ thuật của luồng hàng hải, vùng nước trước cầu cảng và các khu nước, vùng nước;

3- Thông báo hàng hải về chướng ngại vật nguy hiểm mới phát hiện;

4- Thông báo hàng hải về khu vực thi công công trình trên biển hoặc trên luồng hàng hải;

5- Thông báo hàng hải về công trình ngầm, công trình vượt qua luồng hàng hải;

6- Thông báo hàng hải về phân luồng giao thông hàng hải hoặc hạn chế lưu thông, tạm ngừng hoạt động của luồng hàng hải;

7- Thông báo hàng hải về khu vực biển hạn chế hoặc cấm hoạt động hàng hải;

8- Thông báo hàng hải về các thông tin truyền phát lại, thông tin chỉ dẫn hàng hải liên quan đến hoạt động hàng hải;

9- Thông báo hàng hải về công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2015.

KHAI TRƢƠNG QUY TRÌNH THÍ ĐIỂM CẤP C/O QUA MẠNG

Sáng ngày 14/05/2015, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức lễ Công bố và khai trương quy trình thí điểm cấp C/O qua mạng tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn nhằm góp phần cải cải cách hành chính, hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) qua mạng Internet là một bước tiến quan trọng của Bộ Công Thương trong việc tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại đồng thời đóng góp vào quá trình cải thiện môi trường kinh doanh, giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, qua đó bảo đảm tính công khai, minh bạch nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Thời gian tới đây, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành tiếp tục thực hiện kết nối Hệ thống một cửa quốc gia đối với các thủ tục hành chính khác của Bộ Công Thương nhằm góp phần tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động của các doanh nghiệp.

Trước đó, Bộ Công Thương đã triển khai kết nối cơ chế một cửa quốc gia với Tổng cục Hải quan. Theo đó, cơ quan cấp C/O được truy cập vào kho dữ liệu của hải quan để lấy tờ khai hải quan điện tử cho thủ tục cấp C/O form D (đi các nước ASEAN).

Bộ Công Thương cũng đang đề nghị phía Hải quan cho phép cơ quan cấp C/O được truy cập vào cả dữ liệu điện tử về hóa đơn thương mại hay vận tải đơn để doanh nghiệp không phải nộp bản giấy các giấy tờ này.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 6

SBIC ĐƢỢC GIAO THÍ ĐIỂM PHÁ DỠ TÀU CŨ

Bộ trưởng Bộ GTVT vừa chỉ đạo thành lập Ban Chỉ đạo và thí điểm ngay việc phá dỡ tàu cũ nhằm giải quyết khó khăn cho ngành công nghiệp tàu thủy VN.

Quy hoạch chi tiết các cơ sở phá dỡ tàu cũ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 vừa được trình Cục Hàng hải VN. Cũng liên quan đến vấn đề này, Cục trưởng Cục Hàng hải VN Nguyễn Nhật được Bộ trưởng Đinh La Thăng chỉ định làm Trưởng ban chỉ đạo phá dỡ tàu cũ.

Việc thí điểm, trước mắt được giao cho SBIC. Ngay sau đó, các công ty thành viên của SBIC gồm: Công ty CNTT Đóng tàu Bạch Đằng, Công ty CNTT Đóng tàu Phà Rừng, Công ty CNTT Đóng tàu Nam Triệu cũng được SBIC yêu cầu khẩn trương tổng hợp hồ sơ năng lực cơ sở vật chất, trang thiết bị có khả năng phá dỡ tàu, bố trí tổng mặt bằng nhà máy, cơ sở vật chất, đề xuất phương án phá dỡ tàu và đánh giá tác động môi trường đối với phương án phá dỡ để báo cáo Cục Hàng hải VN trước ngày 27/4/2015.

MỞ RỘNG TRIỂN KHAI CƠ CHẾ MỘT CỬA QUỐC GIA TẠI CẢNG BIỂN QUỐC TẾ

Tổng cục Hải quan vừa có công văn thông báo sẽ chính thức triển khai mở rộng Cơ chế một cửa quốc gia vào lúc 9 giờ ngày 06/05/2015, tại cảng biển quốc tế thuộc các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Theo đó, bắt đầu từ thời điểm trên, toàn bộ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải, giao nhận sẽ thực hiện khai báo thủ tục tàu biển, bao gồm cả bản lược khai hàng hóa điện tử (e-manifest) trên Cổng thông tin một cửa quốc gia tại địa chỉ https:// www.vnsw.gov.vn.

Nếu doanh nghiệp chưa đăng ký tài khoản và chữ ký số để thực hiện khai báo trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, đề nghị tham khảo hướng dẫn thủ tục đăng ký và tải xuống tài liệu hướng dẫn khai báo trên hệ thống từ Cổng thông tin một cửa quốc gia tại địa chỉ https:// www.vnsw.gov.vn. Hoặc tại trang thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan tại địa chỉ https:// www.customs.gov.vn.

QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ

Ngày 15/04/2015, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ký ban hành Thông tư số 10/2015/TT-BGTVT quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô.

Theo đó, Thông tư gồm 4 chương và 30 điều, quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô. Thông tư áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, bao gồm: Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; đơn vị kinh doanh bến xe khách, bến xe hàng, trạm dừng nghỉ; người xếp hàng hóa, chủ hàng; đơn vị cung cấp dịch vụ giám sát hành trình, đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình; các tổ chức, cá nhân có liên quan khác.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2015.

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU VẬN TẢI HÀNG KHÔNG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020

Ngày 27/04/2015, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ký Quyết định số 1495/QĐ-BGTVT phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020” nhằm phát triển thị trường vận tải có cơ cấu hợp lý và phát triển bền vững, nâng thị phần đảm nhận của vận tải hàng không; nâng cao vị trí, vai trò của vận tải hàng không trong hệ thống giao thông vận tải Việt Nam và trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm, vùng sâu, vùng xa, vùng biển đảo.

Tăng tỷ trọng vận tải hàng không trong cơ cấu ngành GTVT

Một trong những mục tiêu quan trọng của Đề án, đó là tăng tỷ trọng vận tải hàng không trong cơ cấu chung của ngành GTVT, đặc biệt trên các hành trình đường dài, quốc tế. Đến năm 2020, vận tải hành khách nội địa chiếm tỷ trọng 3,23%; vận tải hàng hóa nội địa chiếm khoảng 0,04% trong tổng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 7

thể ngành GTVT; tăng thị phần vận tải hành khách quốc tế đối với hàng không Việt Nam lên 45,9%; thị trường vận tải hàng không Việt Nam đứng thứ 5 trong ASEAN.

Phấn đấu đến năm 2020, có hoạt động khai thác quốc tế thường lệ đến toàn bộ các cảng hàng không quốc tế được công bố; tăng tần suất trên các đường bay hiện tại đến toàn bộ các cảng hàng không nội địa với tối thiểu 07 chuyến/tuần, tất cả các hãng hàng không đều có hoạt động khai thác thường lệ trên tất cả các đường bay phục vụ kinh tế - xã hội.

Đến năm 2020, đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam đạt từ 190-210 chiếc; các hãng hàng không truyền thống xếp hạng 4-5 sao theo tiêu chí đánh giá của Skytrax, các hãng chi phí thấp có chất lượng ngang bằng với các hãng hàng không cùng loại trong khu vực; tăng cường các biện pháp kiểm soát giảm tỷ lệ chậm chuyến, hủy chuyến của các hãng hàng không Việt Nam; giảm tỷ lệ không hài lòng của hành khách đối với dịch vụ hàng không qua các năm.

9 nhiệm vụ, giải pháp tái cơ cấu vận tải hàng không đến năm 2020

Chín nhiệm vụ, giải pháp để tái cơ cấu vận tải hàng không đến năm 2020 sẽ tập trung triển khai thực hiện gồm đổi mới thể chế, chính sách và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; nâng cao hiệu quả vận tải hàng không, tăng cường kết nối, phát triển vận tải đa phương thức và logistic; nâng cao chất lượng công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch; khai thác hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông hiện có; nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công và khuyến khích, thu hút đầu tư ngoài ngân sách; đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu và cổ phần hóa các doanh nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ; tăng cường công tác hợp tác quốc tế và phát triển nguồn nhân lực.

Một trong chín giải pháp cần ưu tiên triển khai đó là nâng cao hiệu quả vận tải hàng không, tăng cường kết nối, phát triển vận tải đa phương thức và logistic; theo đó sẽ phát triển đội tàu bay, mở rộng khai thác thị trường hàng không, tăng thị phần vận chuyển của loại hình vận chuyển hàng không chi phí thấp, tiếp tục giảm chi phí/giá thành, phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng trong việc tối ưu hóa các đường bay không lưu, nghiên cứu, phát triển vận tải đa phương thức...

Trong giai đoạn 2015 - 2020, Vietnam Airlines mở các đường bay mới đến Hoa Kỳ (San Francisco, Los Angeles), Ấn Độ (New Delhi, Mumbai), UAE (Dubai), Qatar (Doha), điểm thứ 3 tại Úc (Brisbane, Perth); các đường bay quốc tế thường lệ đi/đến Phú Bài, Cần Thơ. Cùng với đó, Vietnam Airlines và VietJet Air khai thác đội tàu bay chở hàng khai thác các đường bay quốc tế thường lệ, không thường lệ đi/đến từ Việt Nam tới các điểm tại Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Nam Á và châu Âu có thương quyền 5...

Phấn đấu đến năm 2020, đảm bảo các Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng đều có kết nối với hệ thống vận tải đường bộ và dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng, phát triển hoàn chỉnh hệ thống kho vận tại các cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất đáp ứng nhu cầu của dây chuyền logistics.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 27/04/2015.

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 8

NGÀNH HÀNG KHÔNG

Những điều chỉnh mới dự án CHK quốc tế Long Thành

Trên cơ sở phân kỳ đầu tư mới, nhu cầu sử dụng đất cho dự án CHK quốc tế Long Thành là 2.750 ha (chỉ tính diện tích đất cần thiết cho các hạng mục hàng không thiết yếu của CHK, sân bay), không bao gồm diện tích đất cho quốc phòng (khoảng 1.050 ha) và đất dành cho các hạng mục phụ trợ và đầu tư xây dựng khu công nghiệp hàng không (khoảng 1.200 ha). Trong đó, diện tích đất cần thiết cho giai đoạn 1 là 1.165 ha, với kinh phí giải phóng mặt bằng (GPMB) ước tính khoảng 4.042 tỷ đồng. Đến giai đoạn 2, kinh phí GPMB cho diện tích còn lại 1.585 ha, cần khoảng 7.209 tỷ đồng. Tuy nhiên, để đảm bảo tiến độ và tiết kiệm kinh phí, Chính phủ đề nghị GPMB một lần cho 2.750 ha với kinh phí ước tính khoảng 9.540 tỷ đồng.

Việt Nam có thêm hãng hàng không mới

Globaltrans Air sắp trở thành hãng hàng không chung thứ 3 sau Tổng công ty trực thăng Việt Nam, Vasco và Hải Âu.

Phó Thủ tướng Chính phủ vừa ký văn bản số 515/TTg- KTN gửi Bộ GTVT đồng ý cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển chung vì mục đích thương mại cho Công ty cổ phần dịch vụ Globaltrans Air.

Việc cấp phép này cho Globaltrans Air được thực hiện theo đề nghị của Bộ GTVT với sự đồng thuận của các bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao. Phó Thủ tướng giao Bộ GTVT thực hiện việc cấp phép theo đúng quy định của pháp luật.

Đại diện Cục Hàng không VN cho biết Globaltrans Air đã hội đủ các điều kiện để hoạt động kinh doanh hàng không chung. Hãng được thành lập năm 2014 tại TP.HCM với số vốn điều lệ 100 tỷ đồng và đã có hợp đồng mua 2 tàu bay BeechCraft King Air B200 bằng nguồn vốn tự có và vốn tín dụng. Globaltrans Air cũng đã có bộ máy tổ chức khai thác tàu bay, bảo dưỡng với các chức năng, các vị trí phụ trách khai thác, huấn huyện, an toàn – an ninh.

Hiện thị trường kinh doanh hàng không chung mới chỉ có 3 doanh nghiệp Việt Nam đang khai thác là Tổng công ty trực thăng VN, Vasco, Hải Âu.

NGÀNH VẬN TẢI BIỂN

Động thổ dự án BOT đƣờng thủy nội địa đầu tiên

Dự án nâng cấp cầu đường sắt Bình Lợi và luồng sông Sài Gòn vừa được động thổ sáng ngày 28/04/2015 tại TP Hồ Chí Minh với mục tiêu cho tàu hơn 300 tấn ra vào sông Sài Gòn.

Dự án nâng cấp cầu đường sắt Bình Lợi và luồng sông Sài Gòn đến cảng Bến Súc được thực hiện bằng nguồn vốn BOT do liên danh nhà đầu tư Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Đô thị xanh - Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng STD Việt Nam. Tổng mức đầu tư của dự án là 1.302 tỷ đồng trong đó vốn TP HCM hỗ trợ GPMB 156,392 tỷ đồng, vốn tỉnh Bình Dương cho vay không tính lãi là 300 tỷ đồng...

Theo thiết kế, dự án sẽ bao gồm hai hạng mục chính là nâng chiều cao thông thuyền tại cầu đường sắt Bình Lợi lên 7m, đảm bảo cho các phương tiện thủy trọng tải lớn hơn 300 tấn lưu thông thuận tiện và cải tạo 71 km luồng sông Sài Gòn từ cầu đường sắt Bình Lợi đến cảng Bến Súc (huyện Dầu Tiếng, Bình Dương).

TIÊU ĐIỂM THÁNG 04/2015 4

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 9

NGÀNH CẢNG BIỂN

Cảng Đoạn Xá: Kế hoạch kinh doanh năm 2015 tiếp tục sụt giảm, dự kiến chia cổ tức 30%

Năm 2014, công ty đạt 50,08 tỷ đồng lãi trước thuế và LNST gần 40 tỷ đồng, giảm 25,9% so với kết quả năm 2013. Trong năm qua, công ty cũng chi trả cổ tức bằng tiền mặt, tỷ lệ 40%.

Trong năm 2015, HĐQT đã thống nhất kế hoạch sản xuất kinh doanh trình ĐHCĐ với các chỉ tiêu tổng sản lượng 4,1 triệu tấn, tổng doanh thu 160 tỷ đồng, LNTT 40 tỷ đồng, chi trả cổ tức với tỷ lệ 30% và thu nhập bình quân của CBCNV là 9 triệu đồng/người/tháng. Như vậy kế hoạch kinh doanh năm 2015 được ban lãnh đạo đưa ra tiếp tục tụt giảm so với năm trước đó.

Ngoài ra, ban lãnh đạo cũng trình kế hoạch mua phần mềm quản lý container, 2 xe nâng hàng container 45 tấn và 6 xe ô tô đầu kéo, rơ móoc.

Bên cạnh đó, HĐQT cũng thống nhất xin ý kiến ĐHCĐ về việc thoái vốn của Cảng Đoạn Xá tại Công ty CP đầu tư và Thương mại Hàng hải Hải Phòng với số cổ phần là 300.000 cổ phần tương ứng với giá trị là 3.000.000.000 đồng của Công ty CP đầu tư và Thương mại Hàng hải Hải Phòng.

Vinalines đăng ký thoái vốn khỏi Cảng Đoạn Xá

Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam – Công ty TNHH một thành viên (Vinalines) thông báo bán toàn bộ 4.016.250 cổ phiếu DXP củaCTCP Cảng Đoạn Xá tương đương tỷ lệ 51% nhằm mục đích tái cơ cấu.

Phương thức giao dịch là thỏa thuậ ớp lệnh, dự kiến thực hiện từ ngày 07/05/2015 đến 05/06/2015.

Theo Đề án tái cơ cấu đến 2015 được Thủ tướng phê duyệt, từ năm 2012 – 2015, Vinalines sẽ phải thoái vốn tại 37 doanh nghiệp, thực hiện giải thể, phá sản đối với 4 doanh nghiệp.

Tại Hội nghị Tổng kết năm 2014, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2015 đầu năm nay của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông thông báo Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam đã hoàn thiện phương án tái cơ cấu nợ và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Đến cuối tháng 1/2015, Tổng công này đã thực hiện giải thể, dừng hoạt động 05 doanh nghiệp (bao gồm Công ty tư vấn Hàng Hải, Công ty xăng dầu thương mại xăng dầu đường biển, Công ty kinh doanh xăng dầu Vinalines phía bắc, Công ty hàng hải Vinalines Cần Thơ, Trung tâm nhân lực hàng hải Đông Nam Á); sáp nhập 01 DN (Cảng Cần Thơ sáp nhập Cảng Cái Cui); thực hiện thủ tục để phá sản 02 doanh nghiệp (CTCP Vận tải dầu khí Việt Nam và Công ty TNHH MTV Vận tải viễn dương Vinashin); thực hiện thoái vốn khởi 27 doanh nghiệp trong đó thoái vốn triệt để và giảm đầu mối được 22 DN, tổng số tiền thu về 532 tỷ đồng.

Từ đầu năm đến nay, Vinalines đã thực hiện đấu giá phần vốn sở hữu tại Cảng Cam Ranh, CTCP Đầu tư và thương mại Hàng hải Hải Phòng, CTCP Xuất nhập khẩu Cung ứng vật tư hàng hải, CTCP Vận tải và cung ứng xăng dầu, và gần đây nhất là đăng ký bán 1.588.555 cổ phiếu DDM của CTCP Hàng Hải Đông Đô.

Vinalines không muốn bán hết Cảng Hải Phòng

Tổng công ty Hàng hải (Vinalines) vừa hoàn thành đề án phát triển hệ thống cảng biển do doanh nghiệp nắm giữ sau tái cơ cấu. Theo đó, doanh nghiệp đề nghị Bộ Giao thông Vận tải và Chính phủ thoái bớt hoặc toàn bộ vốn góp trong các doanh nghiệp không hiệu quả hoặc tầm quan trọng không cao, nhưng muốn duy trì tỷ lệ 51% tại các cảng có vai trò then chốt.

Danh sách các cảng Vinalines đề xuất Nhà nước chỉ nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ gồm Nghệ Tĩnh, Cam Ranh, Sài Gòn và hai cảng liên doanh Cái Mép, SSIT (Vũng Tàu).Các cảng Quảng Ninh, Phú Mỹ (Vũng Tàu), Khuyến Lương (Hà Nội), có thể thoái vốn toàn bộ.

Tại ba cảng trọng điểm vùng là Đà Nẵng, Cần Thơ, Vinalines Đình Vũ, tổng công ty kiến nghị Nhà nước vẫn nắm giữ 51% vốn điều lệ. Riêng với cảng lớn nhất miền Bắc là Hải Phòng, doanh nghiệp đề xuất tỷ lệ 51-65%.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 10

Cảng Hải Phòng đang là cuộc đua giữa Tập đoàn Vingroup với một quỹ đầu tư nước ngoài đến từ Oman. Sau khi đối tác ngoại cơ bản nhận được sự đồng thuận của các bộ về việc mua lại gần 30% vốn Nhà nước tại đây, Vingroup cũng đề xuất mua với tỷ lệ lên đến 80%.

Với đề xuất giữ lại 51-65% vốn, Vinalines cho rằng đây là là việc làm phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ tại văn bản 10552 cuối năm 2014 về việc bán cổ phần tại Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng. Theo đó, Vinalines sẽ nắm giữ 65% vốn điều lệ.

Năm 2014, Cảng Hải Phòng đạt doanh thu gần 2.000 tỷ đồng, tương đương một năm trước đó, nhưng lợi nhuận đã tăng từ 385 tỷ (2013) lên 443 tỷ đồng.

Cảng Đình Vũ: Kế hoạch kinh doanh năm 2015 sụt giảm

Kết quả kinh doanh năm 2014:

- Sản lượng : 574.635 Teus, tăng 12,1`8% so với cùng kỳ

- Doanh thu : 579,365 tỷ đồng, tăng 10,83% so với cùng kỳ

- LNTT : 242,320 tỷ đồng, tăng 15,53% so với cùng kỳ

- Cổ tức : 30% bằng tiền mặt

Kế hoạch kinh doanh năm 2015:

- Sản lượng : 588.000Teus, tăng 2,4% so với 2014

- Doanh thu : 577,5 tỷ đồng, bằng 99,67% so với 2014

- LNTT : 231 tỷ đồng, bằng 95,3% so với 2014

- Cổ tức : dự kiến trên 20%

- Đầu tư : 8 sơ mi rơ-mooc chuyên dụng chở container trong cảng; 2 đầu kéo; 4 cần trục RTG giai đoạn 2

Viconship (VSC): Quý 1 cả doanh thu và lợi nhuận đều tăng trƣởng mạnh

Kết thúc quý 1/2015, Viconship lãi ròng 57,4 tỷ đồng tăng 21% so với cùng kỳ và hoàn thành 30% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2014 trong khi quý 1 hàng năm thường là quý có tỷ lệ đóng góp doanh thu và lợi nhuận thấp nhất trong năm của VSC

Cảng Đà Nẵng: Giữ đà tăng trƣởng nhanh hàng container

Thống kê CTCP Cảng Đà Nẵng, 4 tháng đầu năm nay, Cảng đón 9 hãng tàu ngoại, cùng nhiều hãng tàu nội địa vào khai thác. Qua đó, tạo đà tăng trưởng nhanh sản lượng hàng hóa thông qua Cảng.

Chỉ tính riêng tháng 4 năm 2015, Cảng Đà Nẵng đạt trên 600.000 tấn, tăng gần 5% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, hàng xuất khẩu đạt gần 240.000 tấn, hàng nhập khẩu đạt hơn 160.000 tấn, hàng nội địa tăng trưởng nhanh.

Lũy kế đến nay, đã có hơn 2 triệu tấn hàng đến Cảng Đà Nẵng, tăng gần 10% so với kỳ năm 2014. Trong đó, hàng container đạt gần 77.000 Teus, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm trước.

Bình Thuận: khởi công xây dựng bến cảng tổng hợp Vĩnh Tân

Sáng 16/04/2015, UBND tỉnh Bình Thuận và CTCP Tập đoàn Thái Bình Dương (Pacific Corporation) sẽ tổ chức Lễ khởi công xây dựng Bến cảng tổng hợp Vĩnh Tân tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

Dự án do Công ty CP Cảng tổng hợp Vĩnh Tân (đơn vị thành viên của Pacific Corporation) làm chủ đầu tư. Tổng mức đầu tư toàn dự án hơn 2.292 tỷ đồng.

Dự án dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 và đưa vào vận hành cuối năm 2016 với hai bến tổng hợp cho tàu đến 30 nghìn DWT, một bến cho tàu công vụ kết hợp cho tàu đến 3 nghìn DWT làm hàng, đáp

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 11

ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa tổng hợp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Bình Thuận, phía Nam Ninh Thuận, một phần Tây Nguyên và các tỉnh lân cận khu vực Nam Trung bộ.

Hơn 290 tỉ đồng làm đƣờng vào cảng Sài Gòn - Hiệp Phƣớc

UBND TP.HCM vừa duyệt dự án đầu tư xây dựng đường D3 kết nối vào cảng Sài Gòn - Hiệp Phước, huyện Nhà Bè theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao).

Tổng chiều dài tuyến đường khoảng 2.370 m cho bốn làn xe, với điểm đầu nối vào đường số 11 hiện hữu (cách Rạch Rộp khoảng 150 m); điểm cuối giáp Rạch Sóc Vàm (ranh dự án Khu công nghiệp Hiệp Phước). Dự án sẽ xây mới hai cầu Rạch Rộp II (dài 300 m) và Mương Lớn II (273 m). Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 hơn 293 tỉ đồng, thực hiện từ năm 2015 đến năm 2016 và do Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Đô thị Ngọc Viễn Đông làm chủ đầu tư.

Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước được xây dựng từ nhiều năm qua nhằm phục vụ di dời cụm cảng Sài Gòn ở quận 4 nhưng tới nay vẫn chưa có đường vào.

Cảng CMIT thử nghiệm trung chuyển quốc tế thành công

Đầu tháng 4-2015, tàu RDO Harmony với chiều dài 261m, trọng tải 55.495 DWT cập cảng CMIT và thực hiện việc chuyển tất cả hàng trên tàu xuống cảng CMIT. Cảng CMIT đã thực hiện dỡ 1.350 container cho tàu RDO Harmony trong vòng 8,7 giờ, đạt năng suất khai thác 41,80 container/giờ/cẩu bờ. Sau khi thực hiện việc dỡ hàng tại Cảng CMIT, tàu RDO Harmony chạy rỗng rời Việt Nam. Ngay sau đó, tàu NYK Fuji (chiều dài 267m, trọng tải 45.000 DWT) cập cảng CMIT thực hiện việc xếp hàng với số lượng 1.444 container, trong đó có 1.079 container là hàng trung chuyển từ tàu RDO Harmony.

Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam có sự kiện xếp dỡ số lượng lớn hàng trung chuyển quốc tế của hai tàu NYK trong tuyến Nội Á.

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 12

THÁNG 04- THÁNG CỦA HÀNH ĐỘNG

Trong tháng 04 vừa qua, hàng loạt hoạt động của Gemadept Logistics trên khắp các mặt trận mà Gemadept Logistics có mặt đã mở đầu cho một quý 2 hừng hực khí thế tiến công, tạo đà tăng trưởng cho một năm 2015 đầy khởi sắc:

Tích cực nối dài danh sách khách hàng

Cũng trong tháng 4/2015, đã có nhiều công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới trong ngành hàng ô tô, điện tử và thực phẩm như LG Electronics, Mercedes-Benz, URC,… lựa chọn Gemadept Logistics như một đối tác chiến lược trong việc cung cấp dịch vụ trọn gói cho mình. Với kinh nghiệm làm việc, mạng lưới kinh doanh trải rộng và đặc biệt là đội ngũ nguồn nhân lực năng động và có chất lượng cao, các dự án hợp tác với các khách hàng mới đã được GLC chú trọng gấp rút triển khai trong thời gian nhanh chóng, đảm bảo đúng cam kết về chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt yêu cầu và mang đến sự hài lòng cho các khách hàng.

Một số hình ảnh trong dự án hợp tác với các khách hàng mới của GLC trong tháng 4/2015

GLC đang kiểm đếm hàng cho Mercedes-Benz GLC đang phân phối hàng cho LG Electronics

Đội hình triển khai tiếp nhận những chuyến hàng

đầu tiên từ URC Những đơn hàng đầu tiên của URC trong

DC An Thạnh

HOẠT ĐỘNG CỦA GEMADEPT LOGISTICS 5

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 13

Khởi công dự án DC3 tại KCN Sóng Thần, tỉnh Bình Dƣơng

Cuối tháng 04 vừa qua, công ty Gemadept Logistics đã khởi công xây dựng DC3 tại KCN Sóng Thần, tỉnh Bình Dương. Nằm trong cụm trung tâm phân phối của Gemadept Logistics tại KCN Sóng Thần, dự án có một vị trí tuyệt đẹp để trở thành một Trung tâm Logistics phân phối hàng hóa.

Dự án có quy mô gần 10.500m2 và hạ tầng hiện đại với 13.000pallet dự kiến sẽ được hoàn thành đưa vào khai thác sau 6 tháng thi công. Với kinh nghiệm điều hành các Trung tâm phân phối lớn tại các trung tâm kinh tế lớn của cả nước cùng chất lượng dịch vụ đã được khẳng định, dự án hứa hẹn sẽ đáp ứng tốt và kịp thời nhu cầu đang rất cao của thị trường.

Một số hình ảnh triển khai xây dựng DC3 tại KCN Sóng Thần, tỉnh Bình Dương

Đầu tƣ xây dựng và phát triển trung tâm cảng và Logistics lớn nhất ĐB Sông Cửu Long

Ngày 19/05/2015, Hội đồng quản trị công ty đã họp và thông qua quyết định đầu tư dự án xây dựng Trung tâm Cảng và Logistics tại Khu công nghiệp Sông Hậu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.

Quy mô xây dựng trung tâm là 15ha với tổng vốn đầu tư của dự án lên tới gần 670 tỷ đồng. Dự án được phát triển dựa trên sự hợp tác giữa hai tập đoàn lớn là Tập đoàn Gemadept với kinh nghiệm khai thác cảng hơn 25 năm cùng mạng lưới cảng, logistics trải khắp cả nước và Công ty cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú - doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất, chế biến và xuất khẩu tôm với thị trường hơn 60 quốc gia và doanh số dự kiến cán mốc 1 tỷ USD vào năm 2015. Với sự hợp tác này, dự án được kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả tích cực khi được vận hành trơn tru và có được nguồn hàng hỗ trợ ngay từ giai đoạn đầu.

Nằm trong chiến lược đẩy mạnh phát triển mạng lưới Logistics của Gemadept tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, dự án chính là đòn bẩy quan trọng tạo sức bật mạnh mẽ để Gemadept bắt đầu hành trình chinh phục thị trường còn rất nhiều tiềm năng này.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 14

Tủ sách chuyên ngành Logistics- Đầu tƣ bền vững cho tri thức

Sau 02 tháng triển khai, cuối tháng 04 vừa qua, Gemadept Logistics đã chính thức khai trương Tủ sách chuyên ngành Logistics của riêng mình.

Với hệ thống dữ liệu hết sức phong phú và đặc trưng, Tủ sách là tập hợp hơn 200 giáo trình các khóa Huấn luyện nội bộ của Gemadept Logistics từ trước đến nay, các tài liệu chuyên ngành quản lý khai thác cảng, vận tải biển, logistics,… Tủ sách ra đời hy vọng sẽ mang đến một công cụ học tập hiệu quả, góp phần trang bị kiến thức chuyên ngành toàn diện cho CBCNV và quan trọng hơn là củng cố văn hóa đọc, giáo dục kỹ năng đọc, kỹ năng khai thác tri thức qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững tri thức của Tập đoàn Gemadept.

Tăng cƣờng kết nối vào cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng Logistics

Ngày , Gemadept Logistics đã chính thức trở thành thành viên của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). Như vậy, tính đến hết tháng 04/2015, Gemadept Logistics đã chính thức trở thành thành viên của các hiệp hội ngành nghề, hiệp hội doanh nghiệp uy tín như:

- Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA)

- Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế (FIATA)

- Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ (AMCHAM)

- Hiệp hội thương mại Châu Âu (EUROCHAM)

- Hiệp hội doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLA)

- Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI)

- Cộng đồng chuyên gia chuỗi cung ứng Việt Nam (VSC)

Có thể thấy, với việc tích cực mở rộng các mối quan hệ hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, Gemadept Logistics đang ngày càng khẳng định vai trò, vị thế của mình trên con đường hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 15

LOGISTICS YÊN VIÊN- TIẾNG GỌI NGÀNH ĐƢỜNG SẮT SAU TRĂM NĂM “NGỦ QUÊN”

Dự án đầu tư kinh doanh Trung tâm đường sắt Logistics Yên Viên của Tổng Cty Đường sắt Việt Nam (VNR) mới đây được ví như tiếng gọi thức tỉnh sau trăm năm “ngủ quên” của ngành đường sắt. Với sức hút đầu tư lớn, dự án hứa hẹn nhiều bước chuyển, đặt viên gạch nền móng cho chủ trương xã hội hoá ngành đường sắt và chiến lược phát triển giao thông vận tải (GTVT) đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Trì trệ, xuống cấp

Đó là thực tế về cơ chế hoạt động lẫn chất lượng dịch vụ của ngành đường sắt Việt Nam bấy lâu nay. Không ít người đặt câu hỏi, tại sao khi sống giữa thời đại công nghiệp, cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông đô thị hiện đại, thế nhưng Việt Nam vẫn có những con đường huyết mạch được lưu thông với “tốc độ”, công nghệ của hàng trăm năm về trước?. Đã đến lúc, ngành đường sắt phải dùng đến từ “xã hội hoá”, phải xoá bỏ độc quyền và phải được đầu tư xây dựng lại. Việc đưa Dự án Đầu tư xây dựng kinh doanh trung tâm đường sắt Logistics Yên Viên vào thời điểm này được cho là việc làm phù hợp.

Thực tế hiện nay, hệ thống kho bãi của Ga Yên Viên chưa được quy hoạch, sắp xếp hợp lý, thao tác bốc xếp thiếu chuyên nghiệp khiến cho doanh nghiệp mất nhiều thời gian vận hành, chi phí tốn kém, do vậy, không thu hút được những khách hàng có nguồn hàng ổn định. Điều này cũng làm giảm thiểu đi vị trí địa lý quan trọng của Ga Yên Viên, nơi trung chuyển, kết nối với các tuyến đường sắt đi các tuyến nội như ga Sóng Thần, Vinh, Đà Nẵng, tuyến quốc tế liên vận là Trung Quốc hay với các cảng biến lớn: Hải Phòng, Cái Lân…

Cũng do nguồn vốn có hạn nên đến nay, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam mới sửa chữa cải tạo được 3.000m2 trên diện tích 17.000m2 bãi hàng container tại ga Yên Viên. Thực tế này cũng khiến hàng chục năm qua, hàng hoá trung chuyển qua ga chỉ đạt gần 1/3 công suất và lượng hàng trung chuyển có xu hướng giảm từ 10 đến 15% mỗi năm.

Cần thiết phải đầu tƣ xây dựng

Trước thực trạng nêu trên, thực hiện đề án vận chuyển container bằng đường sắt nhằm giảm tải cho hệ thống giao thông đường bộ và Đề án kết hợp hài hoà giữa các phương thức vận tải trên tuyến Hải Phòng – Lào Cai do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt phải nâng cao năng lực vận tải, năng lực xếp dỡ cũng như xã hội hoá công tác xếp dỡ và kết nối vận tải đường ngắn tại các ga đầu mối, trong đó có ga Yên Viên, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam đã nghiên cứu đề án Dự án đầu tư xây dựng kinh doanh trung tâm đường sắt Logistics Yên Viên nhằm giảm tải đường bộ, kết nối hiệu quả giữa các tuyến đường sắt và các cảng biển…

Theo dự án này, ngoài những dịch vụ đường sắt cơ bản, trung tâm Logistics Yên Viên sẽ cung cấp những dịch vụ chuyên biệt nhằm đáp ứng yêu cầu đa dạng khác nhau của các khách hàng như cung cấp dịch vụ vận tải đường sắt với các loại hàng nguyên container; quản lý kho hàng; vận tải, chuyển kho; dịch vụ quản lý chuổi cung ứng…

Với mục tiêu tăng tần suất tàu chạy của dịch vụ vận chuyển hàng hoá đường sắt, thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ đường sắt…, việc xây dựng thành công đề án trung tâm Logistics Yên Viên sẽ mang lại những giá trị kinh tế lớn của xã hội thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng của ngành đường sắt, giảm bớt các tác hại của việc xuống cấp hệ thống đường quốc lộ 5 và quốc lộ 18 cũng như giảm bớt sự phụ thuộc vào đường bộ.

Dự án khi đưa vào sử dụng cũng sẽ giảm thời gian thao tác vận hành xếp dỡ hàng tại gia Yên Viên, qua đó, giảm đáng kể thời gian giao nhận hàng đối với chủ hàng cũng như kết nối hiệu quả với các phương tiện giao thông vận tải khác như đường bộ và đường biển.

Để thực hiện đề án này, ngày 20/4, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã có buổi gặp gỡ các nhà đầu tư quan tâm đến các dự án đường sắt. Tại buổi gặp gỡ, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng, để góp phần phát triển kinh tế xã hội cũng như các ngành nghề khác, hạ tầng GTVT phải đi trước mở

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ LOGISTICS 6

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 16

đường. Do vậy, phải hiện đại hóa đường sắt hiện có, nâng tốc độ tàu, chuẩn bị các điều kiện xây dựng tuyến đường sắt đôi… Chính phủ cũng sẽ khuyến khích các thành phần kinh tế và huy động tối đa mọi nguồn lực tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, phương tiện vận tải, kinh doanh vận tải đường sắt theo quy hoạch và đúng quy định của pháp luật.

Với nhiều lợi thế trông thấy, các dự án đầu tư xây dựng đường sắt hiện đang được không ít những ông lớn sẵn sàng bỏ cơ hội đầu tư như Vingroup, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, Công ty liên doanh đường sắt Logistics ITL ...

Bộ trưởng cũng yêu cầu, VNR phải tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu, cổ phần hóa; Xây dựng hoàn chỉnh các đề án để công khai minh bạch thông tin về các dự án kêu gọi nhà đầu tư. Tập trung đến hết quý II/2015, không chỉ có ga Yên Viên mà 2 dự án đầu tư kết cấu hạ tầng theo hình thức xã hội hóa khác của lĩnh vực đường sắt cũng phải được khởi động.

Bộ trưởng cũng chỉ đạo, Bộ và các đơn vị liên quan sẽ tiếp tục rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật… trong lĩnh vực đường sắt. Về huy động nguồn vốn, xây dựng, ban hành cơ chế đặc thù khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và kinh doanh đường sắt theo hình thức Hợp đồng BOT, PPP, BT…

Góp phần thúc đẩy việc phát triển của hoạt động logistic nói chung và hoạt động kinh tế đường sắt nói riêng, hiện Logistics Yên Viên đang được Bộ GTVT xem xét cho phép triển khai theo hình thức BOT và tìm kiếm chủ đầu tư có đủ trình độ, năng lực vào thực hiện. Với vai trò ga đầu mối, kỳ vọng đây sẽ là điểm trung chuyển hiệu quả, đánh dấu sự thay đổi tích cực của ngành được sắt vốn đã lạc hậu, “ngủ quên” từ hàng trăm năm nay.

ANH CÔNG BỐ DỰ ÁN VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG TÀU ĐIỆN NGẦM MAGLEV

Công ty vận tải Mole Solution, Anh Quốc vừa công bố giải pháp vận chuyển hàng hóa…dưới lòng đất, bằng cách sử dụng hệ thống tàu điện ngầm. Giải pháp này dựa vào việc sử dụng các robot xe lửa nhằm vận chuyển hàng hóa, bưu phẩm đến tay khách hàng. Theo tính toán, vận chuyển hàng hóa dưới lòng đất tỏ ra nhanh chóng chóng hơn so với sử dụng xe bưu phẩm như hiện nay, đặc biệt an toàn hơn rất nhiều nếu so sánh với các hình thức khác.

Dự án trên đang nhận được sử ủng hộ mạnh mẽ của chính phủ Anh quốc và sẽ sớm được áp dụng vào các thành phố lớn trong tương lai.

Hãng Mole Solution sẽ áp dụng các robot trên vào hệ thống đường ray đệm từ trường (maglev), hệ thống này đang được sử dụng trên các tàu siêu tốc Shinkansen của Nhật Bản. Việc các đoàn tàu được nâng trên đệm từ trường sẽ giúp cho việc tăng tốc, giảm lực cản, khiến cho hàng hóa sẽ được vận chuyển với tốc độ lớn hơn rất nhiều. Trước mắt, Mole Solution sẽ tiến hành xây dựng hệ thống đường hầm riêng biệt theo các tiêu chuẩn đường sắt đệm từ. Các đường hầm này sẽ được sử dụng liên tục, giúp khách hàng dễ dàng nhận bưu phẩm mà không tốn nhiều thời gian.

Theo thiết kế, các toa tàu sẽ được làm bằng thép với kích thước 1,3×2,4m. Toàn bộ quá trình vận chuyển, cũng như xử lý hàng hóa sẽ được thực hiện tự động, không có bàn tay can thiệp của con người. Hàng hóa tên tàu sẽ được xắp xếp theo tính toán của hệ thống, và được kiếm soát theo tiêu chuẩn tự động, đảm bảo sự nguyên vẹn cho hàng hóa.

Được biết, Bộ Môi trường Anh Quốc đã phê duyệt nhằm tài trợ cho dự án đầy tham vọng trên. Trước mắt, các đoàn tàu sẽ được thử nghiệm tại thành phố Northampton, phía đông Anh quốc.

Theo Giám đốc điều hành của Mole Solutions cho biết, ùn tắc giao thông hiện đang là vấn đề chung của nhiều nước trên thế giới, do vậy đưa một phần khối lượng giao thông xuống lòng đất là điều cần thiết, và nên là xu hướng cho tương lai. Ông cũng cho biết, việc hoạt động của hệ thống trên sẽ hoàn toàn không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người dân. Hãng Mole Solution cũng đang tìm kiếm sự hợp tác từ các tập đoàn vận chuyển lớn trên thế giới như UPS, DHL và FedEx. Tuy nhiên, cần một khoảng thời gian dài để hệ thống trên có thể đi vào hoạt động.

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 17

MỘT LOẠT DỰ ÁN TỶ USD NGẤP NGHÉ VÀO VIỆT NAM Sự suy giảm của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm khiến dư luận không khỏi băn khoăn. Song việc một loạt dự án tỷ USD ngấp nghé vào Việt Nam trong thời gian tới có thể giúp đảo chiều dòng vốn này.

Tờ AJU Business Daily của Hàn Quốc cách đây ít ngày đưa tin rằng, Samsung Display đang cân nhắc chuyển hoạt động sản xuất màn hình LCD từ Hàn Quốc sang Trung Quốc hoặc Việt Nam. Quyết định này được đưa ra sau khi Samsung Display tách LCD và OLED thành hai mảng công nghệ riêng rẽ. Do khâu lắp ráp màn hình LCD vẫn cần nhiều lao động phổ thông, Samsung Display đang tính tới khả năng chuyển các dây chuyền này ra nước ngoài để tiết kiệm chi phí.

Điều đó có nghĩa rằng, Trung Quốc và Việt Nam vẫn là hai phương án đang được cân nhắc. Song từ thực tế đầu tư thời gian qua của Samsung, nhiều khả năng, Samsung Display sẽ lựa chọn Việt Nam. Hơn thế, dựa trên tính toán của Samsung Display về việc “tiết kiệm chi phí”, thì Việt Nam đang có lợi thế hơn hẳn Trung Quốc.

Samsung Display hồi năm ngoái đã đầu tư dự án 1 tỷ USD ở Bắc Ninh để sản xuất các loại màn hình có độ phân giải cao, chuyên cung cấp cho các nhà máy sản xuất điện thoại của Samsung tại Việt Nam và trên toàn cầu. Nhà máy này đã bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 3/2015 và khả năng mở rộng là hoàn toàn có cơ sở. Thêm nữa, với việc trong một văn bản gần đây, UBND tỉnh Bắc Ninh cũng đã nhắc đến chuyện ủy quyền cho Ban quản lý Khu công nghiệp Bắc Ninh đàm phán, ký kết thỏa thuận phát triển Dự án mở rộng của Samsung Display, thì việc Samsung Display chuyển hoạt động sản xuất về Việt Nam xem ra đã gần tới thời điểm có quyết định cuối cùng. Nếu kế hoạch này thành hiện thực, thì sẽ có một khoản vốn đầu tư “khủng” nữa được Samsung Display đổ vào Việt Nam trong thời gian ngắn tới đây. Nói “ngắn” là bởi theo truyền thống, rất nhanh sau khi các thỏa thuận đầu tư được ký kết, Samsung sẽ dốc vốn để triển khai dự án của mình.

Trong khi đó, trong lịch làm việc dày đặc của tuần trước, lãnh đạo tỉnh Bình Định đã có hai cuộc làm việc liên quan đến kế hoạch triển khai Dự án Lọc hóa dầu Victory Nhơn Hội. Theo kế hoạch, tỉnh hy vọng sẽ hoàn tất các thủ tục đầu tư để cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án có quy mô 22 tỷ USD này trong quý II/2015.

Chỉ cần một siêu dự án này được cấp chứng nhận đầu tư, vốn FDI vào Việt Nam đã đảo chiều. Chưa kể, nhiều thông tin cho biết, khả năng trong năm nay, Dự án Nhiệt điện Vân Phong 1 cũng sẽ đi đến hồi kết. Nếu kế hoạch ký hợp đồng BOT được thực hiện vào đầu quý III/2015, thì có thể, năm nay, giấy chứng nhận đầu tư cho Dự án cũng sẽ được cấp. Khi ấy, ít nhất có thêm khoảng 2 tỷ USD vốn FDI đăng ký.

Một động thái khác. Hồi tháng 3/2015, Tập đoàn EUNSAN và OUE (Hàn Quốc) đã đề xuất kế hoạch đầu tư một dự án bất động sản ở khu vực Nhà máy Đóng tàu Ba Son. Với tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới 5 tỷ USD và kế hoạch khởi công vào dịp 2/9/2015, đây sẽ là một dự án FDI tỷ USD tiếp theo đầy hứa hẹn.

Thực tế, trong danh sách các dự án tỷ USD ngấp nghé Việt Nam còn có hàng loạt dự án khác, đặc biệt là các dự án BOT ngành điện. Nói vậy để thấy, chuyện vốn FDI 4 tháng đầu năm vào Việt Nam, bao gồm cả cấp mới và tăng thêm, chỉ đạt 3,722 tỷ USD, bằng 76,7% so với cùng kỳ năm 2014, chỉ mang tính thời điểm.

Một tín hiệu lạc quan, là vốn FDI giải ngân vẫn tiếp tục xu hướng tích cực. Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, 4 tháng đầu năm, ước tính các dự án FDI đã giải ngân được 4,2 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2014.

XU HƢỚNG LOGISTICS 7

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 18

CÔNG NGHIỆP NẶNG CHỜ SỰ THAY ĐỔI TỪ LOGISTICS

Trong các ngành sản xuất kinh doanh, công nghiệp nặng là ngành chịu nhiều sự ảnh hưởng đến từ logistics hơn cả.

Hiệu quả chƣa cao

Các DN logistics Việt Nam phần lớn vẫn còn nhỏ lẻ, đơn nhất, chỉ cung cấp dịch vụ vận tải, lưu kho, lưu bãi và làm thủ tục, giấy tờ liên quan đến hoạt động XNK, vận chuyển hàng hóa. Những DN logistics lớn, cung cấp các dịch vụ trọn gói thường là các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Với thực trạng logistics trong nước như thế, theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) và Bộ Công Thương công bố vào gần cuối năm 2014, chi phí logistics ở Việt Nam chiếm 20,9% GDP, trong đó chi phí cho vận tải chiếm 56%. Đây là lượng chi phí còn rất cao so với các nước phát triển, nơi có chi phí từ 9-15% GDP.

Đối với các DN ngành xi măng, vấn đề về thủ tục, kho bãi hay phân phối không còn đáng ngại bởi nhiều DN xi măng lớn hoàn toàn có thể tự cung cấp hoặc nếu có thuê ngoài cũng khá thuận lợi. Khó khăn lớn nhất của DN xi măng là vận tải dù trên đường bộ, đường sắt hay đường thủy. Theo thống kê mới đây từ Bộ Công Thương, chi phí sản xuất xi măng tăng từ 3-5% do vận chuyển, đây là một con số không hề nhỏ. Nguyên nhân của việc tăng phí trên là do vận tải bằng đường bộ tốn nhiều chi phí bởi chủ trương siết tải trọng phương tiện. Nhận thức được khó khăn này nhưng DN lại chưa thể tận dụng đường thủy hay đường sắt vì năng lực của hai hệ thống giao thông này còn yếu kém, các DN vận tải chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức để phát triển.

Mong chờ thay đổi

Trong logistics còn bao hàm nhiều chức năng khác mà DN Việt Nam chưa biết tận dụng và khai thác. Các DN vẫn chỉ chú trọng logistics ở khâu vận tải mà quên mất vai trò điều tiết hàng hóa, giúp DN thuận lợi hơn trong khâu phân phối, tăng khả năng cạnh tranh. Nguyên nhân vì chưa có nhiều DN logistics có khả năng làm đến 3PL (tích hợp trọn gói), chủ yếu là làm “gia công” một công đoạn nào đấy, đi thuê lại của nhau nên chi phí cho trung gian đổ hết vào đầu DN.

Chính vì thế, ngành công nghiệp nặng của Việt Nam sẽ còn nhiều khó khăn nếu logistics chưa phát triển theo đúng tầm mức của nó, chưa cải thiện được cơ sở hạ tầng, dịch vụ. Để có thể hỗ trợ cho ngành công nghiệp nặng, các doanh nghiệp Logistics cần chú ý khai thác các tuyến vận tải ven biển từ Bắc vào Nam, làm tốt các khâu thủ tục giấy tờ cho logistics và bên cạnh đó, cần có sự thay đổi trong phương thức hoạt động, chuyên nghiệp, dịch vụ chu đáo hơn.

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 19

CHƢƠNG TRÌNH TRÊN VTV9: VIETNAM LOGISTICS

Thời gian phát sóng: phát sóng lần đầu vào lúc 10g00 sáng Chủ nhật, phát lại vào lúc 11h10’ thứ Hai 8h00 và sáng thứ Tư tuần kế tiếp;

Kênh phát sóng: VTV9

Nhà sản xuất: Đài truyền hình Việt Nam

CHƢƠNG TRÌNH VỀ LOGISTICS TRÊN INFOTV- LOGISTICS VIỆT NAM

Thời gian phát sóng: 20h30 - 20h45 tối thứ Sáu và phát lại lúc 10h30 thứ Bảy hàng tuần

Kênh phát sóng: kênh InfoTV

Nhà sản xuất: VietNam Logistics Media phối hợp InfoTV

Back

SỰ KIỆN LOGISTICS TRONG CÁC THÁNG TỚI 8

"The man who does not work for the love of work but only for money is not likely to make money nor find much fun in life.”

- Charles R. Schwab-