30
SỐ 54 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 12 - 2017 1. Tđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định Pháp lut 4. Tiêu điểm tháng 11/2017 5. Công ty Gemadept 6. Gii pháp qun trLogistics 7. Xu hướng thtrường 8. Câu chuyn Logistics 9. Skin Logistics tháng ti

Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2 NGÀNH FMCG: DOANH NGHIỆP NỘI PHÁT TRIỂN MẠNH, ĐA QUỐC GIA CHỮNG LẠI Nielsen

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2 NGÀNH FMCG: DOANH NGHIỆP NỘI PHÁT TRIỂN MẠNH, ĐA QUỐC GIA CHỮNG LẠI Nielsen

SỐ 54

BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 12 - 2017

1. Từ điển Logistics

2. Khách hàng Logistics

3. Quy định – Pháp luật

4. Tiêu điểm tháng 11/2017

5. Công ty Gemadept

6. Giải pháp quản trị Logistics

7. Xu hướng thị trường

8. Câu chuyện Logistics

9. Sự kiện Logistics tháng tới

Page 2: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2 NGÀNH FMCG: DOANH NGHIỆP NỘI PHÁT TRIỂN MẠNH, ĐA QUỐC GIA CHỮNG LẠI Nielsen

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 1

LOGISTICS VÀ NỀN KINH TẾ CHIA SẺ

Khái niệm về Kinh tế chia sẻ

Kinh tế chia sẻ (sharing economy hoặc tiêu dùng cộng tác) là một mô hình thị trường lai (ở giữa sở hữu và tặng quà) trong đó đề cập đến mạng ngang hàng dựa trên chia sẻ quyền truy cập vào hàng hóa và dịch vụ (phối hợp thông qua các dịch vụ trực tuyến dựa vào cộng đồng).

Ba yếu tố chính cho phép chia sẻ các nguồn lực cho một loạt rộng rãi các hàng hóa và dịch vụ mới cũng như các ngành mới:

1- Hành vi của khách hàng đối với nhiều hàng hóa và dịch vụ thay đổi từ sở hữu đến chia sẻ.

2- Các mạng xã hội trực tuyến và thị trường điện tử dễ dàng hơn liên kết người tiêu dùng.

3- Các thiết bị di động và các dịch vụ điện tử làm cho việc sử dụng hàng hóa được chia sẻ và các dịch vụ thuận tiện hơn (ví dụ ứng dụng điện thoại thông minh thay vì chìa khóa vật lý).

Nền kinh tế chia sẻ (sharing economy) có ý nghĩa gì đối với logistics?

Nền kinh tế chia sẻ (sharing economy) đã cách mạng hóa cách thức mà mọi người đi lại giữa các nơi – và giờ đây nó bắt đầu chuyển đổi cách thứ mà chúng ta vận chuyển hàng hoá đi khắp nơi trên thế giới.

Mô hình chia sẻ phương tiện (ride-sharing) không chỉ giúp mang lại hiệu quả cho các doanh nghiệp Logistics khi tiết giảm số lượng phương tiện đầu tư mà còn mang đến hiệu quả cho từng chuyến hàng. Về mặt xã hội, Mô hình chia sẻ phương tiện đã dần phát huy vai trò hiệu quả trong việc giải quyết những vấn đề nhức nhối của xã hội như nạn tắc đường hay ô nhiễm không khí, đặc biệt là tại các thành phố lớn hiện này.

Ứng dụng mô hình kinh tế sẻ chia trong Logistics - Uber:

Bảy năm sau khi tung ra dịch vụ đi xe ô tô, Uber giờ đây đang mở rộng sang lĩnh vực hàng hóa – một dấu hiệu của những thay đổi lớn trong ngành logistics.

Sau một chuyến ra mắt nhẹ nhàng ở Texas cách đây vài tháng, Uber Freight hiện đang triển khai tại các khu vực khác của Hoa Kỳ.

Uber hiện đang cung cấp các điều khoản thanh toán hấp dẫn – chỉ có bảy ngày cho tài xế cũng như việc sử dụng một ứng dụng có thể giúp xe của họ luôn có đầy tải, thay vì thực hiện những chuyến quay đầu xe rỗng. Mặc dù những chiếc xe này đã có sức tải 70% hàng hoá vận chuyển ở Mỹ, theo Hiệp hội Vận tải Mỹ, nhưng về mặt lý thuyết, điều này sẽ còn làm tăng năng lực của xe tải hơn nữa.

Các nhà bán lẻ nhỏ hơn sẽ ngày càng tập trung nỗ lực vào giao hàng và xử lý đơn hàng và làm việc chặt chẽ hơn với lĩnh vực logistics để cắt giảm chi phí. Và Uber Freight và các tổ chức tương tự sẽ đóng một vai trò quan trọng ở mảng vận chuyển bằng xe nhỏ của thị trường (dưới 1,5 tấn) với hiệu ứng âm thầm hơn so với các loại xe lớn hơn và bị quản lý ngặt nghèo hơn nhiều.

Những thay đổi này đang diễn ra dựa trên nền tảng của công nghệ đang phát triển nhanh chóng. Và xu hướng sắp tới như các công nghệ mới nổi xung quanh các API dành cho vận tải hàng hóa (Các giao diện chương trình ứng dụng- Application Program Interfaces) và tăng hiệu quả trong môi giới vận tải bằng cách kết hợp tốt hơn các tài xế với các lộ trình sẽ xảy ra trên nhiều phương thức vận tải chứ không chỉ vận tải đường bộ mà còn có vận tải bằng đường biển, đường sắt và hàng không.

Đây là loại phần mềm mà Uber Freight đang sử dụng để giúp tài xế tránh việc đi lại mà không có đủ tải. Nhiều công ty khác cũng đang hoạt động trong lĩnh vực này – bao gồm C.H. Robinson, project44, Cargomatic, Convoy and Traansmission ở Hoa Kỳ (gần đây đã bị ShipLync mua lại), TimoCom và Teleroute ở Châu Âu và LoadMe mới được đưa vào UAE.

Back

TỪ ĐIỂN LOGISTICS 1

Page 3: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2 NGÀNH FMCG: DOANH NGHIỆP NỘI PHÁT TRIỂN MẠNH, ĐA QUỐC GIA CHỮNG LẠI Nielsen

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2

NGÀNH FMCG: DOANH NGHIỆP NỘI PHÁT TRIỂN MẠNH, ĐA QUỐC GIA CHỮNG LẠI

Nielsen đã thực hiện một nghiên cứu với Top 100 doanh nghiệp FMCG đang hoạt động tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đây là những doanh nghiệp chiếm đến 85% tổng doanh số ngành hàng FMCG trong khu vực trong năm 2016.

Trong nghiên cứu này, Nielsen phân tích dựa trên 4 ngành hàng lớn: Thực Phẩm, Nước Giải Khát, SP Chăm sóc Nhà cửa và SP Chăm sóc Cá nhân. Nghiên cứu này không xét đến các sản phẩm Nước uống có cồn và Thuốc lá.

Theo đó:

- Năm 2016: Mặc dù các doanh nghiệp đa quốc gia vẫn chiếm thị phần lớn trong ngành hàng ngành hàng chăm sóc nhà cửa và chăm sóc cá nhân, nhưng xét về tốc độ tăng trưởng thì các doanh nghiệp nội địa đang hoạt động trong hai ngành này lại thể hiện sự tăng trưởng ấn tượng trong năm 2016 với mức tăng 13% và 9%, tương ứng.

- Năm 2017, trong khi các doanh nghiệp đa quốc gia (ĐQG) cho thấy sự trì trệ trong tăng trưởng khi chỉ đạt được 2% tăng trưởng giá trị (so với 5% trong năm 2014), thì các doanh nghiệp nội địa tại Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng tích cực – 7% tăng trưởng giá trị (so với tỉ lệ 5% hai năm trước) và đóng góp đến 42% trong tổng số doanh thu của toàn ngành hàng FMCG.

Khi quan sát kĩ hơn ở mỗi ngành hàng lớn, mỗi ngành hàng đều cho thấy một bức tranh khác nhau. Xét về thị phần, các doanh nghiệp nội địa vẫn đang chiếm ưu thế trong ngành hàng thực phẩm và nước giải khát với tỉ lệ 69% & 45%, theo thứ tự tương ứng.

Back

KHÁCH HÀNG LOGISTICS 2

Page 4: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2 NGÀNH FMCG: DOANH NGHIỆP NỘI PHÁT TRIỂN MẠNH, ĐA QUỐC GIA CHỮNG LẠI Nielsen

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3

CHÍNH THỨC HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN TỰ ĐỘNG TẠI HẢI PHÒNG

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính về việc thí điểm triển khai số vận đơn trên tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và tăng cường công tác quản lý nhà nước về Hải quan, Tổng cục Hải quan đã triển khai thí điểm Hệ thống quản lý Hải quan tự động tại cảng biển từ ngày 15/8/2017 và chính thức đưa vào hoạt động từ ngày 1/12/2017 tại Cục Hải quan TP. Hải Phòng.

Tổng cục Hải quan cho biết, Hệ thống quản lý Hải quan tự động tại cảng biển được triển khai thành công tại Cục Hải quan TP. Hải Phòng là tiền đề để Tổng cục Hải quan mở rộng triển khai trong toàn ngành. Hiện, Tổng cục Hải quan tiếp tục chỉ đạo Cục Hải quan TP. Hải Phòng và các đơn vị chức năng tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống, đồng bộ cùng Hệ thống VNACCS tạo thành chu trình quản lý hải quan xuyên suốt, thống nhất, hiện đại; đồng thời chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành khẩn trương hoàn thành các công tác chuẩn bị để triển khai hệ thống trên toàn quốc từ ngày 01/01/2018 theo đúng kế hoạch đã đề ra.

BỘ GTVT HỌP TÌM CÁCH VỰC DẬY VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN

Ngày 12/12/2017, Bộ trưởng Bộ GTVT đã làm việc với lãnh đạo Cục Hàng hải, Đường thủy nội địa VN, Đăng kiểm VN về cơ chế, chính sách, giải pháp để nâng cao thị phần vận tải đường biển, tàu pha sông biển.

Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu các Cục, Vụ có liên quan rà soát lại các Nghị định, Thông tư xem xét những điểm chưa phù hợp để có những điều chỉnh kịp thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Về logistics, Bộ trưởng yêu cầu Vụ Vận tải phối hợp với các Cục, Hiệp hội, doanh nghiệp để có báo cáo hoàn chỉnh và tổ chức hội nghị toàn quốc trong tháng 3.2018, từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hoạt động logistics, kết nối được các loại hình vận tải, tạo đột phá cho vận tải thủy nội địa và vận tải biển.

Bộ trưởng khẳng định Bộ GTVT ủng hộ hoàn toàn các đề xuất mà Cục Hàng hải, Cục Đường Thủy nội địa nêu ra và yêu cầu các cơ quan liên quan nghiên cứu, báo cáo đề xuất cụ thể hơn về việc giảm thuế cho vận tải thủy, ưu đãi về tiếp cận vốn ngân hàng cho đóng tàu, có cơ chế tài chính khuyến khích cho đào tạo cũng như chế độ đãi ngộ đối với thuyền viên và nguồn nhân lực vận tải thủy nói chung. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vận tải cần liên doanh liên kết với các tập đoàn lớn trong nước để tạo nguồn hàng ổn định, kết nối được các loại hình vận tải khác nhau,….

CỤC ĐƯỜNG THỦY TIẾP NHẬN PHẢN ÁNH VI PHẠM QUA FACEBOOK

Ngày 22/11/2017, Cục ĐTNĐ Việt Nam đã ban hành quy trình xử lý thông báo vi phạm trong lĩnh vực đường thủy. Trong đó, quy định thông tin được phản ánh tới trang facebook "Cục ĐTNĐ và An toàn đường thủy" của Cục ĐTNĐ Việt Nam, qua ứng dụng trên điện thoại di động Viwa Alert sẽ là nguồn tin chính thức được tiếp nhận, phân tích và xử lý theo quy trình chung.

Ngoài ra, 3 kênh tiếp nhận thông tin chính thống khác là: email, điện thoại bàn (0243.8451.888), tin nhắn qua điện thoại di động của Cục (0942.107.474). Theo quy trình chung, các thông tin được phản ánh qua nguồn trên được tích hợp về đầu mối phần mềm Văn phòng điện tử của Cục ĐTNĐ Việt Nam và được phân chia, xử lý tùy theo tính chất thông tin và phạm vi trách nhiệm của các đơn vị trong hệ thống của Cục. Quy trình trên nhằm xác định đúng thẩm quyền, trách nhiệm của từng cấp, bộ phận, đơn vị trong việc xử lý thông tin.

PHÁP LUẬT – QUY ĐỊNH 3

Page 5: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2 NGÀNH FMCG: DOANH NGHIỆP NỘI PHÁT TRIỂN MẠNH, ĐA QUỐC GIA CHỮNG LẠI Nielsen

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4

THÔNG LUỒNG HÀNG HẢI QUY NHƠN SAU 40 NGÀY ÁCH TẮC

Sáng ngày 14/12/2017, Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn ra Thông báo điều kiện khai thác luồng hàng hải Quy Nhơn cho phép tàu có mớn nước 9m ra vào luồng, đạt mức bình thường như trước đây.

Theo đó, từ 13/12, Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn thông báo điều kiện khai thác luồng hàng hải Quy Nhơn trong điều kiện khí hậu thủy văn khu vực bình thường, đây là luồng hàng hải một chiều, được phép đón tàu có chiều dài đến 200 m ra, vào luồng 24/24 giờ. Độ sâu luồng được tính toán là âm 9 m (dự kiến ban đầu 9,5m): Đối với tàu có trọng tải toàn phần nhỏ hơn 30.000 tấn, chân hoa tiêu phải đạt tối thiểu 1 m; đối với tàu có trọng tải toàn phần 30.000 - 50.000 tấn, chân hoa tiêu phải đạt tối thiểu 1,45 m.

Với việc thông luồng hàng hải hiện nay, đảm bảo các tàu hoạt động cơ bản bình thường như trước bão số 12. Trong điều kiện thời tiết bất lợi và trường hợp không nằm trong quy định trên, Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn sẽ quyết định cho từng trường hợp cụ thể.

BỘ GTVT BAN HÀNH MẪU HỒ SƠ ĐẤU THẦU KHAI THÁC CẢNG BIỂN

Ngày 16/11/2017, Bộ GTVT đã Thông tư số 44/2017/TT-BGTVT quy định về mẫu hồ sơ yêu cầu và mẫu hồ sơ mời thầu cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng, cảng cạn được đầu tư bằng vốn Nhà nước, thay thế cho Thông tư số 01/2014 được ban hành trước đó.

Cụ thể, theo quy định mới, mẫu hồ sơ yêu cầu (quy định tại phụ lục I) áp dụng trong trường hợp lựa chọn nhà thầu theo hình thức chỉ định thầu; Mẫu hồ sơ mời thầu (quy định tại phụ lục II) áp dụng trong trường hợp lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế; Mẫu hợp đồng cho thuê (quy định tại phụ lục III) áp dụng đối với tất cả các trường hợp chỉ định thầu và đấu thầu nêu trên.

Thông tư cũng nêu rõ, đối với hợp đồng đã ký thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng trước ngày Thông tư 44 có hiệu lực sẽ vẫn tiếp tục được thực hiện cho đến khi hết hiệu lực của hợp đồng. Đồng thời, việc tổ chức lựa chọn nhà thầu cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng, cảng cạn được đầu tư bằng các nguồn vốn khác sẽ do chủ đầu tư quyết định theo các quy định có liên quan.

Thông tư 44 có hiệu lực từ ngày 1/1/2018.

HẢI PHÒNG ĐIỀU CHỈNH MỨC THU PHÍ CẢNG BIỂN TỪ 1/1/2018,

Từ ngày 1/1/2018, phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng Hải Phòng (phí hạ tầng cảng biển) đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu là hàng lỏng, hàng rời sẽ giảm từ 20.000 đồng/tấn xuống còn 16.000 đồng/tấn (giảm20%).

Tuy nhiên, đây chỉ là 1 trong 4 loại hàng hóa chịu phí được giảm mức phí dịch vụ hạ tầng cảng biển, 3 loại hàng còn lại vẫn giữ nguyên mức phí như trước gồm:

– Hàng tạm nhập tái xuất, hàng chuyển khẩu, hàng gửi kho ngoại quan thu 2,2 triệu đồng/container 20feet hàng khô và 4,4 triệu đồng/container 40feet hàng khô, 2,3 triệu đồng/container 20feet hàng lạnh và 4,8 triệu đồng/container 40feet hàng lạnh, 50.000 đồng/tấn hàng lỏng, hàng rời…

– Hàng quá cảnh, hàng chuyển khẩu thu 500.000 đồng/contaier 20feet và 1 triệu đồng/container 40feet, 50.000 đồng/tấn hàng đóng trong container.

– Hàng hóa nhập khẩu, xuất nhập thu 250.000 đồng/container 20feet và 500.000 đồng/container 40feet, 20.000 đồng/tấn hàng lỏng, hàng rời.

Được biết, sau gần 1 năm thu phí dịch vụ hạ tầng cảng biển, Hải Phòng đã thu được hơn 1.300 tỷ đồng. Số tiền này sẽ được bổ sung ngân sách tái đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng kỹ thuật xã hội, công trình dịch vụ và tiện ích công cộng khu vực cửa khẩu cảng biển Hải Phòng.

Page 6: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2 NGÀNH FMCG: DOANH NGHIỆP NỘI PHÁT TRIỂN MẠNH, ĐA QUỐC GIA CHỮNG LẠI Nielsen

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 5

NGHIÊN CỨU GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI DỰ ÁN CẢNG TỔNG HỢP – CONTAINER CÁI MÉP HẠ

Lấy lý do chậm triển khai, ngày 13-10-2017, Sở Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) đã ban hành quyết định chấm dứt đầu tư dự án Cảng Tổng hợp và Container Cái Mép Hạ (Cảng CMH) và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đã cấp cho CTCP Đóng tàu và Dịch vụ Dầu khí Vũng Tàu (VTSC - vốn nhà nước 48%).

Cho rằng tỉnh BR-VT thu hồi dự án trái pháp luật, VTSC đã có đơn khiếu nại gửi Thủ tướng Chính phủ. Ngày 16-11-2017, Văn phòng Chính phủ đã ra văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực chỉ đạo tỉnh BR-VT khẩn trương kiểm tra, xem xét giải quyết khiếu nại của VTSC; báo cáo quá trình giải quyết việc giao và chấm dứt hoạt động dự án lên Thủ tướng trước ngày 30/12/2017.

BỘ GTVT ỦNG HỘ NGHIÊN CỨU CẢNG NƯỚC SÂU CỬA SÔNG TRẦN ĐỀ

Ngày 22/11/2017, Bộ trưởng Bộ GTVT đã có buổi làm việc với Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND tỉnh Sóc Trăng về tình hình phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tại địa phương.

Lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng đề xuất nghiên cứu kêu gọi đầu tư cảng nước sâu ngoài khơi cửa Trần Đề để địa phương có điều kiện phát huy tiềm năng, lợi thế tự nhiên trong khai thác cảng và vận tải biển, cũng như phục vụ vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng, đề xuất này rất xác đáng, Bộ GTVT hoàn toàn ủng hộ và chỉ đạo các đơn vị của Bộ tính toán phương án nạo vét, khơi thông luồng từ sông ra cửa biển Trần Đề để phương tiện thủy đi lại dễ dàng hơn.

Liên quan đến đề xuất của địa phương về sớm đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi vượt sông Hậu, nối tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, dự án đang được các bộ, ngành triển khai các thủ tục theo chỉ đạo của Thủ tướng. Bộ GTVT tiếp tục tập trung, nỗ lực cùng các bộ, ngành đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.

Cũng tại buổi làm việc, Bộ trưởng chỉ đạo Tổng cục Đường bộ VN sớm nâng cấp, xử lý một số đoạn đường trên QL1A qua Sóc Trăng thường xuyên bị ngập úng, bảo đảm giao thông thông suốt và TTATGT tại địa phương.

QUY TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI TỪ TÀU THUYỀN TẠI CẢNG BIỂN

Ngày 14/11/2017, Bộ GTVT ban hành Thông tư 41/2017/TT-BGTVT về quản lý thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển.

Theo đó, quy trình thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và nước bẩn từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển như sau:

- Doanh nghiệp cảng biển/ Tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ bố trí phương tiện thực hiện thu gom chất thải từ tàu thuyền; vận chuyển, lưu giữ tạm thời và xử lý chất thải theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP và quy định liên quan.

- Sau khi thực hiện thu gom chất thải phải lập Phiếu xác nhận thu gom chất thải từ tàu thuyền theo Mẫu số 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và gửi các bên liên quan để lưu giữ.

- Phương tiện tiếp nhận nước bẩn từ tàu thuyền phải có bích nối tiêu chuẩn để kết nối với bích nối của tàu thuyền;

- Chất thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, nước bẩn thu gom từ tàu thuyền phải được phân loại, lưu giữ tạm thời và vận chuyển bằng các phương tiện, thiết bị theo quy định pháp luật về quản lý chất thải.

Thông tư 41/2017/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.

HỢP TÁC HÀNH LANG KINH TẾ 5 ĐỊA PHƯƠNG VIỆT - TRUNG

Ngày 22/11/2017, Hội nghị Hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố: Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc) lần thứ VIII được tổ chức tại Hải Phòng.

Page 7: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2 NGÀNH FMCG: DOANH NGHIỆP NỘI PHÁT TRIỂN MẠNH, ĐA QUỐC GIA CHỮNG LẠI Nielsen

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 6

Hội nghị đã thống nhất hợp tác trong giai đoạn tiếp theo với nhiều nội dung quan trọng trong 4 nhóm chủ đề chính: kết nối giao thông vận tải và hợp tác phát triển logistics; hợp tác thương mại, đầu tư; hợp tác về du lịch, giáo dục, y tế; hợp tác về tiền tệ và nghiệp vụ bảo hiểm.

Trong việc kết nối giao thông vận tải và hợp tác phát triển logistics, các bên đã thống nhất nỗ lực thực hiện việc hợp tác vận tải hàng hóa, hành khách trực tiếp từ Côn Minh đến Hải Phòng, đề nghị Chính phủ hai nước sớm cho phép nghiên cứu thúc đẩy mở tuyến vận tải hành khách, hàng hóa đường bộ quốc tế từ Côn Minh - Hà Khẩu - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Năm tỉnh, thành phố cũng thống nhất sớm báo cáo về việc xây dựng tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, kết nối tuyến đường sắt khổ lồng 1.435 mm/1.000 mm từ ga Lào Cai (Việt Nam) đến ga Bắc Hà Khẩu (Trung Quốc); thúc đẩy sự phát triển mậu dịch chuyển khẩu, mậu dịch xuyên biên giới và mậu dịch giữa nhân dân các thành phố biên giới trong hành lang kinh tế, nâng cao kim ngạch mậu dịch biên giới và khối lượng hàng vận chuyển xuyên biên giới; phát triển hơn nữa thị trường vận tải bằng container trên hành lang kinh tế, giảm chi phí vận tải của mỗi container, xây dựng bãi tập kết container tại cửa khẩu Hà Khẩu, Lào Cai, kho bãi và trung tâm thông tin logistics.

HỘI ĐỒNG TƯ VẤN CẢI CÁCH TTHC CỦA CHÍNH PHỦ CÓ NHIỆM VỤ VỀ LOGISTICS

Thủ tướng Chính phủ cho phép Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính (TTHC) cùng đơn vị liên quan được tổ chức đoàn ra học tập kinh nghiệm cải cách và hiện đại hóa hoạt động quản lý hành chính, phát triển Chính phủ điện tử tại Pháp, Estonia, Hàn Quốc và Singapore.

Thủ tướng đồng ý với Hội đồng tư vấn, Ban Nghiên cứu kinh tế tư nhân về đề xuất các chính sách cụ thể như: Chính sách thị thực để phát triển du lịch; giải pháp cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; xây dựng, phát triển chính phủ điện tử trên nền tảng dữ liệu dùng chung quốc gia và số hóa nền kinh tế. Các kế hoạch, giải pháp huy động vốn dài hạn hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao; cắt giảm chi phí logistics bằng giải pháp tái quy hoạch logistics bằng đường sắt tốc độ cao Bắc Nam.

Thủ tướng Chính phủ cho phép Hội đồng tư vấn cải cách TTHC cùng đơn vị liên quan tổ chức đoàn ra học tập kinh nghiệm cải cách và hiện đại hóa hoạt động quản lý hành chính, phát triển Chính phủ điện tử tại Pháp, Estonia, Hàn Quốc và Singapore.

Thủ tướng Chính phủ giao Hội đồng tư vấn cải cách TTHC phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2018 các báo cáo chuyên đề về: Phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam.

Bên cạnh tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm cải cách thủ tục hành chính, Thủ tướng giao nhiều nhiệm vụ quan trọng để Hội đồng tư vấn cải cách TTHC triển khai như xây dựng lộ trình cắt giảm chi phí logistics thông qua giải pháp tái quy hoạch hạ tầng logistics, lấy đường sắt tốc độ cao Bắc Nam làm trọng tâm.

BÌNH ĐỊNH BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN LOGISTICS ĐẾN 2025

Ngày 17/11/2017, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 4317/QĐ-UBND về Kế hoạch phát triển dịch vụ logistics tỉnh Bình Định đến năm 2025.

Theo đó, Mục tiêu phát triển dịch vụ logistics với tốc độ tăng trưởng cao và nâng mức đóng góp của dịch vụ logistics, phấn đấu đến năm 2025 tỷ trọng đóng góp trong GDP của dịch vụ logistics nằm trong nhóm cao trong khu vực dịch vụ của tỉnh với tốc độ trung bình dịch vụ logistics đến năm 2020 là 10-12%/năm, đến năm 2025 tăng trên 12%/năm, góp phần thực hiện thắng lợi chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra; Phát triển ngành logistics bền vững, hiệu quả, chất lượng và có giá trị gia tăng cao trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xây dựng hệ thống dịch vụ logistics phát triển năng động, có khả năng cạnh tranh trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước, từng bước phát huy lợi thế của Bình Định trong chuỗi giá trị logistics cả nước; Hình thành chuỗi cung ứng dịch vụ logistics tại vùng miền Trung - Tây Nguyên. Trong đó, các nhà giao nhận, vận tải sử dụng Cảng Quy Nhơn như là cảng cửa ngõ của chuỗi cung ứng dịch vụ logistics vào các nước ASEAN và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; Xây dựng, từng bước hoàn

Page 8: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2 NGÀNH FMCG: DOANH NGHIỆP NỘI PHÁT TRIỂN MẠNH, ĐA QUỐC GIA CHỮNG LẠI Nielsen

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 7

thiện về hạ tầng: cảng biển, kho bãi, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, các trung tâm logistics để phục vụ các dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh; Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ logistics theo hướng tích hợp nhiều dịch vụ với công nghệ hiện đại, chuyên nghiệp. Tập trung phát triển mạnh loại hình dịch vụ logistics bên thứ 3 (3PL), từng bước triển khai loại hình dịch vụ logistics bên thứ 4 (4PL) và thứ 5 (5PL) trên cơ sở phát triển thương mại điện tử và quản lý chuỗi cung ứng hiện đại.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

TỪ NGÀY 01/01/2018 SẼ THAY XĂNG A92 BẰNG XĂNG E5 RON 92

Ngày 10/11/2017, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 4267/QĐ-BCT về sửa đổi tạm thời Quy chế pha màu xăng dầu thương phẩm đính kèm Quyết định 1273/2004/QĐ-BTM . Theo đó, bãi bỏ Khoản 2, 3, 4, Điều 2 Quyết định 1273, cụ thể:

- Bỏ sản xuất Xăng không pha chì RON 83: Màu chỉ định là nâu sẫm, liều lượng màu pha là 7 mg/lít, sản phẩm sau khi pha màu có dạng chất lỏng nâu sẫm.

- Xăng không pha chì RON 90: Màu chỉ định là đỏ, liều lượng màu pha: 5 mg/lít, sản phẩm sau khi pha màu có dạng chất lỏng màu đỏ.

- Xăng không pha chì RON 92: Màu chỉ định là xanh, liều lượng màu pha: 5 mg/lít, sản phẩm sau khi pha màu có dạng chất lỏng màu xanh lá cây.

Thay vào đó là Xăng không pha chì E5 RON 92: Màu chỉ định: xanh; Liều lượng màu pha: 5 mg/lít, sản phẩm sau khi pha màu có dạng chất lỏng màu xanh lá cây.

Quyết định 4267/QĐ-BCT có hiệu lực 01/01/2018.

BỘ GTVT ĐƯA 2 PHƯƠNG ÁN THU PHÍ BOT QL5

Bộ GTVT đã có văn bản báo cáo Thủ tướng các phương án giảm giá tại 2 trạm thu giá BOT Quốc lộ 5. Theo đó:

- Phương án 1 sẽ giảm giá cho chủ phương tiện trong vùng lân cận trạm thu giá Quốc lộ 5. Với phương án này sẽ giảm 100% cho các phương tiện nhóm một (xe dưới 12 chỗ, xe tải dưới 2 tấn và xe buýt công cộng) không tham gia kinh doanh. Giảm 20% với phương tiện của các cơ quan đóng trên địa bàn quanh trạm. Với phương án này, nếu giảm phí trong bán kính khoảng 3km quanh trạm, nguồn thu phí sẽ giảm khoảng 51 tỷ đồng/năm. Nếu giảm trong bán kính 5km, nguồn thu sẽ giảm khoảng 80 tỷ đồng/năm.

- Phương án 2 được Bộ GTVT đưa ra là giảm chung cho tất cả phương tiện qua trạm. Xe nhóm 1 giảm từ 40.000 đồng còn 35.000 đồng hoặc 30.000 đồng, các xe nhóm khác sẽ giảm tương ứng từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng/lượt. Với phương án này, mức thu phí sẽ giảm khoảng 5.000 tỷ đồng so với phương án tài chính của dự án.

Back

Page 9: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2 NGÀNH FMCG: DOANH NGHIỆP NỘI PHÁT TRIỂN MẠNH, ĐA QUỐC GIA CHỮNG LẠI Nielsen

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 8

BỨC TRANH KINH TẾ 11 THÁNG ĐẦU NĂM 2017

So với cùng kỳ 2016:

- Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 9,3%

- Số doanh nghiệp thành lập mới đạt 116 nghìn với vốn đăng ký tăng 41,9%, đứng đầu là nhóm bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô – xe máy

- Kim ngạch xuất nhập khẩu: xuất siêu 2,8 tỷ USD, trong đó kinh tế trong nước nhập siêu 23,4 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 26,2 tỷ USD

+ Kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt 193,8 tỷ USD, tăng 21,1%

+ Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 191,0 tỷ USD, tăng 21%

Các thị trường XNK lớn nhất (tỷ USD) Các địa phương có chỉ số công nghiệp tăng trưởng cao (%)

- CPI bình quân tăng 3,61%

- Vốn FDI đạt kỷ lục với 19,8 tỷ USD đăng ký, tăng 52%. Ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 16 tỷ USD, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2016.

Các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất vào Việt Nam

Tỉnh thành thu hút FDI nhiều nhất (triệu USD)

TIÊU ĐIỂM THÁNG 11/2017

/2017

/2017

4

Page 10: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2 NGÀNH FMCG: DOANH NGHIỆP NỘI PHÁT TRIỂN MẠNH, ĐA QUỐC GIA CHỮNG LẠI Nielsen

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 9

CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018

Ngày 10/11/2017, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 48/2017/QH14 về Kế hoạch phát triển KT- XH năm 2018.

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,5% - 6,7%

- Tổng kim ngạch xuất khẩu (XK) tăng 7% - 8%

- Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch XK dưới 3%

- Tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%

- Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội khoảng 33% - 34% GDP

NGÀNH HÀNG KHÔNG

Cathay Pacific và dự tính chiếm lĩnh Air Hongkong

Sở hữu 60% cổ phần của Air Hong Kong (phần còn lại thuộc về DHL International), trong một tuyên bố, Cathay dự kiến sẽ tăng cổ phần của mình lên 100% sau khi thỏa thuận liên doanh hết hạn vào cuối năm 2018. Hãng máy bay Hoa Kì cho biết sẽ bán 8 chiếc A300-600 cho DHL International trị giá 281.89 triệu USD như một điều kiện để giành quyền kiểm soát Air Hong Kong. Theo dự tính, 5 chiếc máy bay A300-600 được bán vào 31/12/2017 và 3 chiếc còn lại sẽ thuộc về DHL International vào cuối năm sau.

NGÀNH VẬN TẢI BIỂN

Lợi nhuận Q.3 của các hãng tàu đã hồi phục đáng kể

Tỷ suất lợi nhuận trung bình của các hãng vận tải đã cho thấy sự cải thiện rõ rệt trong kết quả kinh doanh quý III trên các tuyến vận tải chính. Tỷ suất lợi nhuận của 11 trong số 16 hãng hàng tàu lớn nhất, đã có báo cáo kết quả của quý vừa qua, qua đạt trung bình 5% trong Q.3, tăng so với 2,8% của Q.2 năm nay và -7,8% của Q.3, 2016.

Kết quả hoạt động Q.3 năm nay là kết quả tốt nhất của các hãng kể từ quý I năm 2015. Ngoài hãng tàu HMM, đã báo cáo lợi nhuận âm -0,6%, tất cả các hãng còn lại đều có tỷ suất lợi nhuận tích cực. Đứng đầu là CMA CGM với biên lợi nhuận 10.0%.

Kết quả trung bình khả năng còn có thể cao hơn nếu Maersk không bị tin tặc tấn công vào cuối tháng 6 khiến cho lợi nhuận Q.3 của hãng này giảm hơn 200 triệu USD. Điều này ảnh hưởng đến kết quả của Maersk, hãng tàu của Đan Mạch là hãng duy nhất trong số các hãng lớn được khảo sát có kết quả quý giảm liên tục. Trong Q.3, tỷ suất lợi nhuận gộp của Maersk là 4,1% với thu nhập từ hoạt động là 254 triệu USD, so với tỷ suất 6% và thu nhập 364 triệu USD trong quý II.

Nhìn chung, kết quả kinh doanh cải thiện chủ yếu do nhu cầu tăng với mức sản lượng trung bình tăng 10,2% trong Q.3 2016 so với cùng kỳ năm ngoái. Một lần nữa, Maersk là hãng tàu duy nhất giảm sản lượng các quý và năm liên tiếp chủ yếu do tị tin tặc tấn công dẫn đến giảm sản lượng trong vài tuần của tháng 7 trong khi các hãng khác đ ều ghi nhận tăng trưởng sản lượng.

COSCO dẫn đầu các hãng tàu ghi nhận trăng trưởng với tổng sản lượng tăng 23% đạt 5,49 triệu Teu trong Q.3, qua mặt Maersk với 5,26 triệu Teu và lần đầu tiên trở thành hãng tàu có sản lượng container cao nhất.

Giá cước trung bình tăng với giá CCFI trung bình tăng 1,9% trong Q.3 so với Q.2 và tăng 21% so với Q.3 năm ngoái. Các hãng có giá cước tăng là CMA CGM, OOCL, Kline và Zim trong khi Maersk, Yang Ming & HMM ghi lại doanh thu trung bình giảm trong quý thứ ba; Hapag-Lloyd ghi nhận giá cước không thay đổi so với Q.2. Các hãng tàu không thể nâng giá cước trong Q.3 bất chấp nhu cầu tăng, giá cước duy trì thấp trong tháng 10 & 11 sẽ ảnh tạo sức ép lên doanh thu Q.4. Chỉ số CCFI trung bình đã giảm 7,4% trong Q.4 so với Q.3 và được dự đoán sẽ tiếp tục giảm trong những tuần tới.

Page 11: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2 NGÀNH FMCG: DOANH NGHIỆP NỘI PHÁT TRIỂN MẠNH, ĐA QUỐC GIA CHỮNG LẠI Nielsen

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 10

CMA CGM dẫn đầu về thu nhập trong Q.3

Trong Q.3, CMA CGM ghi nhận lãi hoạt động cao nhất trong số các hãng tàu lớn với thu nhập từ hoạt động đạt 568 triệu USD, doanh thu đạt 5,702 tỷ USD với mức biên lợi nhuận là 10%.

Kết quả kinh doanh quý 3 của CMA CGM là cao nhất kể từ khi việc sáp nhập với APL hoàn tất vào tháng 6, 2016. Kết quả này được tăng cường bởi sản lượng tăng 11,6% đạt 4,98 triệu Teu; doanh thu trung bình tăng 14,4% lên $ 1,144 / Teu. Sản lượng phục hồi mạnh trên các tuyến thương mại châu Phi và Mỹ Latin, tăng 29% và 16% tương ứng. Sản lượng của CMA CGM trên các tuyến xuyên Thái Bình Dương tăng 17%. Tuy nhiên, hãng này ghi nhận giảm 7% sản lượng tại Vịnh Trung Đông và tiểu lục địa Ấn Độ.

CMA CGM tiết lộ đã đặt hàng 9 chiếc tàu chạy bằng khí hóa lỏng LNG có tải trọng 22,000 TEU với giá 170 triệu USD mỗi chiếc với tổng giá trị 1,53 tỷ USD.

Trong đó, ít nhất 75% sẽ được tài trợ bằng các khoản vay đang được thương lượng. So với thông báo ban đầu của CMA CGM về việc tiếp nhận chiếc tàu đầu tiên vào năm 2019, các chuyến hàng đã được phân phối một chút khi hãng vận chuyển đã chọn LNG. Bây giờ, bảy đơn vị sẽ hoàn thành vào năm 2020 và hai tàu cuối cùng sẽ đi vào dòng vào năm 2021. Trước đây, CMA CGM công bố sẽ tiếp nhận chiếc tàu đầu tiên vào năm 2019, tuy nhiên tiến độ bị trì hoãn khi hãng tàu này chọn nhiên liệu khí hóa lỏng. Theo tiến độ cập nhật, CMA CGM sẽ tiếp nhận 7 tàu vào năm 2020 và 2 tàu còn lại vào năm 2021.

CMA CGM hoàn tất việc mua lại Mercosul Line

Ngày 8/12/2017, CMA CGM công bố hoàn thành việc mua lại Mercosul Line từ Maersk.

Lần đầu tiên được công bố vào ngày 13/6/2017, hợp đồng này nhằm đạt được sự chấp thuận của các cơ quan quản lý chống độc quyền của Brazil về việc Maersk mua lại Hamburg Süd dẫn đến việc kiểm soát Aliança di Navegação, một nhà khai thác dịch vụ vận chuyển ven bờ của Brazil. Việc bán

Page 12: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2 NGÀNH FMCG: DOANH NGHIỆP NỘI PHÁT TRIỂN MẠNH, ĐA QUỐC GIA CHỮNG LẠI Nielsen

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 11

Mercosul phụ thuộc vào việc hoàn thành thành công giao dịch Hamburg Süd của Maersk, diễn ra vào ngày 30/11/2017. CMA CGM và Maersk đã quyết định không tiết lộ công khai giá giao dịch.

Ba trong số bốn chiếc tàu của Mercosul mang cờ Braxin tải trọng 2.500 TEU là một phần của thỏa thuận này và sẽ tiếp tục được Mercosul Line khai thác dưới sự bảo trợ của CMA CGM. Con tàu thứ tư, tàu MERCOSUL MANAUS 2,448 TEU, được Maersk giữ lại và sẽ được đăng ký cờ Singapore dưới sự kiểm soát của Maersk Singapore, đồng thời đổi tên thành MAERSK NAIROBI.

Mercosul Line đang khai thác hai tuyến hàng tuần với đối tác Log Logica, một hãng tàu nội địa của BraZil. Việc mua lại Mercosul Line cho phép CMA CGM tăng cường cung cấp dịch vụ tại Brazil và Nam Mỹ, đặc biệt là các dịch vụ ven bờ và door-to-door, phù hợp với chiến lược của hãng này nhằm phát triển liên kết vùng và các dịch vụ logistics bổ trợ. Mercosul tuyển dụng 130 nhân viên tại các văn phòng ở Santos, São Paulo, Manaus, Recife và Italy.

Mercosul được thành lập vào năm 1996 như là Oceanica AGW và được mua lại bởi P & O Nedlloyd vào năm 1999. Maersk Line đã kế thừa khi mua lại P & O Nedlloyd năm 2005.

Mercosul và Aliança di Navegação cùng nhau kiểm soát trên 70% thị phần vận tải ven bờ của Brazil, theo sau bởi một chỉ một hãng vận chuyển nội địa mang cờ Brazil là LogIn Logistica.

Brussels thông qua việc Cosco mua lại OOCL

Ủy ban Châu Âu đã thông qua kế hoạch mua lại Orient Overseas International Ltd (công ty mẹ của hãng vận tải OOCL) trị giá 6,3 tỷ USD của Cosco Shipping Company.

Sau khi xem xét thỏa thuận, Cơ quan cạnh tranh của EU đã kết luận rằng giao dịch này sẽ không làm tăng mối quan ngại về cạnh tranh do sự có mặt của các đối thủ sau khi sáp nhập, thực tế là công ty này dường như không phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Cosco Shipping Holding trên các tuyến Bắc Âu – Bắc Mỹ

Ủy ban này cũng đã xem xét các tác động của thương vụ trên ở một số thị trường liên quan, đặc biệt là các dịch vụ cảng container và giao nhận vận tải, nhưng họ không tìm thấy những điều đáng lo ngại về sự cạnh tranh.

CSH cũng đã nhận được sự chấp thuận từ cơ quan cạnh tranh Hoa Kỳ và các cổ đông vào 10/2017, cũng như Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước của Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa viện vào tháng 9/2017.

Chỉ còn lại các Cơ quan chống độc quyền, Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia và Cục Quản lý Ngoại hối Trung Quốc là những bên chưa thông qua thỏa thuận này.

Cosco Shipping Holdings đã đồng ý mua lại 100% vốn chủ sở hữu của OOIL trong một hợp đồng chào giá cao với giá 49,2 tỷ đô la Hồng Kông (6,3 tỷ đô la Mỹ) bằng tiền mặt.

TRUNG QUỐC CÔNG BỐ TÀU CHỞ HÀNG CHẠY ĐIỆN ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI

Trung Quốc vừa giới thiệu tàu chở hàng chạy hoàn toàn bằng điện. Con tàu này có thể di chuyển 50 dặm (hơn 80km) với tốc độ tối đa gần 13km/giờ trong 1 lần sạc. Mặc dù có thể chở theo 2.200 tấn hàng hóa trong mỗi chuyến đi, nhưng dung lượng pin của con tàu khó mà đủ để thực hiện các chuyến hàng xuyên Đại Tây Dương. Con tàu mất khoảng 2 giờ để sạc đầy pin – bằng khoảng thời gian cần thiết để dỡ hàng tại một điểm đến. Đây là con tàu điện đầu tiên, vì thế các cảng sẽ phải trang bị các trạm sạc đặc biệt. Cho đến nay, mới chỉ có 2 cảng được nâng cấp như vậy.

Nguồn năng lượng điện được gọi là “xanh” khi việc sản xuất pin và nguồn cấp điện cũng an toàn cho môi trường. Sạc pin cho con tàu bằng lưới điện Trung Quốc hiện nay – phần lớn sử dụng nhiên liệu hóa thạch – chắc chắn sẽ góp phần giảm lượng khí thải carbon. Tuy nhiên, Trung Quốc đang cố gắng giảm tiêu thụ dầu và khí đốt, có nghĩa là động cơ điện sẽ trở nên phổ biến hơn trong những năm tới. Hệ thống pin của con tàu chứa 1.000 gói lithium-ion, có thể được bổ sung thêm nếu chở hàng nặng hơn hoặc cần di chuyển chặng đường dài hơn. Tác động lớn nhất của sự đổi mới này có thể cước phí vận chuyển hàng hóa trên tàu giảm do giá điện rẻ hơn giá xăng dầu. Tuy vậy, con tàu hiện đang được dự định chỉ dùng chủ yếu để vận chuyển than.

Page 13: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2 NGÀNH FMCG: DOANH NGHIỆP NỘI PHÁT TRIỂN MẠNH, ĐA QUỐC GIA CHỮNG LẠI Nielsen

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 12

Vận tải ven biển tăng gần 4 lần, phí thấp

Với lợi thế chi phí chỉ bằng 1/3 đường bộ nên chỉ sau 3 năm triển khai tuyến vận tải ven biển Quảng Ninh - Kiên Giang, sản lượng hàng hóa tàu pha sông biển cấp VR-SB tăng gần 4 lần.

Một năm sau khi tuyến ven biển đầu tiên hoạt động (tháng 7/2014), có gần 600 tàu SB tham gia tuyến với sản lượng vận tải hàng hóa chỉ đạt hơn 6 triệu tấn. Đến năm thứ 2, con số này đã tăng lên hơn 17 triệu tấn và đạt hơn 23 triệu tấn vào năm thứ 3. Như vậy, sản lượng vận tải tăng gần 4 lần (400%) so với năm đầu tiên mở tuyến. Tính đến tháng 10/2017, tổng số có hơn 1.500 tàu SB hoạt động trên tuyến, với tổng sản lượng đạt hơn 46,8 triệu tấn hàng hóa, góp phần từng bước giảm tải cho vận tải đường bộ, thực hiện tốt chiến lược phát triển dịch vụ vận tải, thúc đẩy tái cơ cấu lĩnh vực vận tải, tạo sự kết nối trong vận tải.

Tuyến vận tải ven biển mang lại là giảm tải đáng kể cho đường bộ, tạo sự cạnh tranh trong vận tải trên các chặng xa và giảm chi phí vận tải. Cụ thể, lượng hàng hóa hơn 46,8 triệu tấn được vận chuyển bằng tàu SB trong 3 năm qua, nếu được vận chuyển bằng xe trọng tải 30 tấn, sẽ tương đương với hơn 1,5 triệu lượt xe trên các chặng đường vài trăm kilomet. Điều này cũng giúp giảm thiểu các nguy cơ vô hình về TNGT đường bộ, ô nhiễm môi trường. Còn về chi phí vận tải, giá cước vận tải bằng tàu SB nhưng cũng chỉ bằng khoảng 1/3 đường bộ và rẻ hơn cả tàu biển. Chẳng hạn, chi phí vận chuyển, xếp dỡ một container 40 feet từ Hải Phòng - TP HCM chỉ khoảng 6,5 - 6,7 triệu đồng, trong khi vận chuyển bằng đường bộ có tổng chi phí khoảng 37 triệu đồng (từ kho đến kho).

NGÀNH CẢNG BIỂN

Hải Phòng ước đạt 92 triệu tấn hàng hóa thông qua cảng năm 2017

Theo Cục Thống kê Hải Phòng, hết tháng 11, tổng lưu lượng hàng hóa qua cảng đạt 83,35 triệu tấn, tăng 17,72% so với cùng kỳ 2016. Tổng doanh thu của khối doanh nghiệp cảng trên địa bàn Hải Phòng đạt hơn 4.245 tỷ đồng. Trong khi đó, cả năm 2016, tổng lưu lượng hàng hóa qua khu vực cảng Hải Phòng đạt 78,13 triệu tấn, tăng 14,46% so với năm 2015.

Năm 2017, Thành phố ước tính tổng ượng hàng hóa được vận chuyển qua khu vực cảng Hải Phòng sẽ đạt 92 triệu tấn. Mục tiêu năm 2018, thành phố sẽ đạt 107 triệu tấn hàng hóa thông qua cảng.

Cảng Đà Nẵng ước đạt 8 triệu tấn hàng hóa thông qua năm 2017

Sản lượng hàng hóa thông qua cảng Đà Nẵng trong tháng 11/2017 đạt 712.263 tấn, lũy kế 11 tháng đạt 7.384.287 tấn, tăng 10,79% so với cùng kỳ năm 2016. Sản lượng container tháng 11 đạt 29.633 TEU, lũy kế 11 tháng đạt 317.725 TEU, tăng 09,97 % so với cùng kỳ. Tổng lượt tàu cập cảng trong 11 tháng năm 2017 là 1669 lượt (trong đó container chiếm đến1027 lượt, 61,5 %), tăng 4,71 % so cùng kỳ. Vì vậy, dự kiến Cảng Đà Nẵng sẽ đạt đến tấn hàng thứ 8 triệu, trong đó sản lượng container đạt 350.000 Teus và đưa 2 cầu cảng mới của dự án mở rộng Cảng Tiên Sa GĐ II vào khai thác.

Ngày 10/12/2017, Cảng Đà Nẵng chào đón chuyến tàu đầu tiên mang tên Trường Hải Star 3 của hãng vận tải biển Chu Lai Trường Hải cập bến container Tiên Sa – Cảng Đà Nẵng. Tàu Trường Hải Star 3 được Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải (THACO) đầu tư đưa vào khai thác từ năm 2014 với chiều dài 133m, tải trọng 8.015 DWT, khả năng vận chuyển 657 TEU. Tàu Trường Hải Star 3 cập Cảng Đà Nẵng với lịch trình tuyến như sau: Hồ Chí Minh – Chu Lai – Đà Nẵng – Hồ Chí Minh.

Cảng Cam Ranh đón chuyến tàu đầu tiên về hàng Alumina của TKV

Ngày 24/11/2017, Cảng Cam Ranh đã tiếp nhận Tàu Guo Shun 9, quốc tịch Belize có trọng tải 13.614 DWT vào Cảng để xếp dỡ 12.500 tấn Alumina xuất khẩu sang Hàn Quốc.

Dự án Nhà máy Alumina Tân Rai thuộc tổ hợp Bauxit nhôm Lâm Đồng của Tập đoàn công nghiệp Than và khoáng sản Việt Nam (TKV) đã chạy thử và bắt đầu cho ra sản phẩm Alumina đầu tiên cách đây gần 5 năm.

Page 14: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2 NGÀNH FMCG: DOANH NGHIỆP NỘI PHÁT TRIỂN MẠNH, ĐA QUỐC GIA CHỮNG LẠI Nielsen

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 13

Hơn 100.000 tỷ đồng xây Đặc khu Bắc Vân Phong

Ngày 13/12/2017, UBND tỉnh Khánh Hòa đã họp với các sở, ngành chức năng về đề án đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong (đặc khu Bắc Vân Phong) thuộc tỉnh Khánh Hòa, trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Vạn Ninh.

Về định hướng phát triển, trong Đặc khu Bắc Vân Phong, ở bán đảo Hòn Gốm, đảo Hòn Lớn sẽ phát triển dịch vụ vận tải biển và logistics, dịch vụ thương mại - tài chính; khu vực Cổ Mã - Tu Bông làm dịch vụ du lịch, y tế, giáo dục tiêu chuẩn quốc tế, công nghiệp công nghệ cao; thị trấn Vạn Giã và phía Nam phát triển đô thị và dịch vụ công nghệ cao, du lịch sinh thái; phía Tây Quốc lộ 1 phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao.

UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết từ nay đến năm 2025, dự kiến cần 53.000 tỉ đồng xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Trong đó, xây dựng 9 tuyến đường trục chính, 5 gói đường nội khu với 49 tuyến, xây dựng khoảng 20 km đường sắt từ cảng trung chuyển Vân Phong đến đường sắt Bắc Nam và 2 nhà ga. Bên cạnh đó, xây dựng thêm hệ thống điện 300 km; hệ thống nước lấy từ hồ Hoa Sơn và xây mới hồ Đồng Điền khoảng 95 triệu m3; hệ thống cung cấp nước sạch, xử lý rác, hệ thống liên lạc...

Về đầu tư hạ tầng cho đặc khu, phân kỳ đến năm 2020 cần khoảng 23.000 tỉ đồng, giai đoạn 2021-2025 khoảng 73.000 tỉ đồng. UBND tỉnh sẽ phải huy động từ nguồn vốn ngoài ngân sách, trong đó mời các nhà đầu tư làm dự án theo hình thức BOT, BT, PPP với khoảng 20.000 tỉ đồng.

NGÀNH ĐƯỜNG SẮT

Khai trương tàu container đường sắt Nam Xương – Yên Viên

Ngày 25/11/2017, tại ga Đồng Đăng - Lạng Sơn, Đường sắt Trung Quốc và Đường sắt Việt Nam đã tổ chức đón đoàn tàu chuyên container đầu tiên kết nối giữa hai quốc gia. Đoàn tàu xuất phát ngày 22/11/2017 từ ga Hoàng Cương, thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc và đích đến là ga Yên Viên, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Đoàn tàu gồm 33 container 40’chứa các sản phẩm xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam như nội thất văn phòng, thực phẩm, phụ tùng linh kiện ô tô... Sau khi đến Việt Nam, đoàn tàu sẽ quay về Trung Quốc với các loại hàng hóa xuất sang Trung Quốc là nông sản, khoáng sản, sản phẩm điện tử... Đoàn tàu được làm thủ tục thông quan ở các ga đầu cuối. Tại ga biên giới hai nước, đoàn tàu được làm thủ tục chuyển tiếp hải quan về ga đích.

Việc tổ chức chạy tàu chuyên container trên đường sắt giúp khách hàng rút ngắn được thời gian vận chuyển từ 15 ngày bằng đường biển xuống chỉ còn 4 ngày với thủ tục hải quan nhanh gọn, thuận tiện và đặc biệt là cước phí vận chuyển giảm một nửa so với đường bộ. Dự kiến sau chuyến chạy thử đầu tiên, hai bên sẽ tiến hành chạy đều đặn với tần suất 1 chuyến/tuần sau đó nâng dần lên thành 3 chuyến/tuần.

Đây là kết quả từ hoạt động hợp tác giữa Đường sắt Trung Quốc và Đường sắt Việt Nam trong suốt thời gian vừa qua với đại diện phía ĐSTQ là Công ty TNHH container Đường sắt Trung Quốc (CRCT) và phía Việt Nam là Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại Đường sắt (RATRACO). Trong thời gian tới, hai bên tiếp tục khai trương các đoàn tàu chuyên tuyến đến Việt Nam từ các thành phố khác của Trung Quốc. Hai bên cũng đang nỗ lực kết nối với các khách hàng để tiến hành vận chuyển hàng hóa từ Châu Âu, Nga, các nước Trung Á chuyển tiếp qua Trung Quốc về Việt Nam và ngược lại.

Page 15: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2 NGÀNH FMCG: DOANH NGHIỆP NỘI PHÁT TRIỂN MẠNH, ĐA QUỐC GIA CHỮNG LẠI Nielsen

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 14

NGÀNH LOGISTICS

Australia hợp tác với Việt Nam thành lập Ban Tư vấn đào tạo ngành Logistics

Ngày 14/12, thông qua Chương trình Úc cùng Việt Nam Phát triển Nguồn nhân lực - thuộc Chương trình Hợp tác Phát triển Australia - Việt Nam, Chính phủ Australia hợp tác với Chính phủ Việt Nam ra mắt Ban Tư vấn Đào tạo ngành Logistics nhằm thúc đẩy doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Ban Tư vấn này sẽ học hỏi những kinh nghiệm của Australia trong phát triển giáo dục nghề nghiệp đồng thời điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh của Việt Nam thông qua việc thúc đẩy sự tham gia chủ động hơn của cộng đồng doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Ban Tư vấn sẽ phê chuẩn các tiêu chuẩn kỹ năng nghề đã được thông qua trong “Dự án Giao thông vận tải và Logistics” của APEC do Australia chủ trì và Việt Nam là nước thành viên tham gia. Dựa trên các tiêu chuẩn đó, các trường giáo dục nghề nghiệp sẽ phát triển các chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn phù hợp để đáp ứng nhu cầu lao động của ngành Logistics”.

Ngành Logistics được chọn làm thí điểm, và mô hình này có thể áp dụng cho các ngành khác ở Việt Nam. Sự lựa chọn này dựa trên sự sẵn sàng tham gia của các lãnh đạo ngành, tầm quan trọng của ngành logistics trong phát triển kinh tế của Việt Nam, sự phát triển thương mại giữa Australia và Việt Nam cũng như các tiêu chuẩn nghề được đưa ra trong “Dự án Giao thông vận tải và Logistics”của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC) 2014-2016.

Sau buổi lễ ra mắt sẽ là khóa tập huấn đầu tiên về phát triển chương trình đào tạo dựa trên năng lực thực hiện dành cho các lãnh đạo chuyên môn, các giảng viên cao cấp của một số trường cao đẳng nghề và phòng đào tạo của các doanh nghiệp logistics.

Khóa tập huấn sẽ giúp trang bị những kiến thức, kỹ năng để phát triển chương trình giảng dạy dựa trên năng lực thực hiện cho năm nghề bao gồm nhân viên kho hàng, giám sát kho hàng, nhân viên logistics, giao nhận hàng hóa và xếp dỡ hàng tổng hợp.

USAID hỗ trợ DNVVN liên kết với chuỗi cung ứng toàn cầu

Ngày 07/12/2017, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tiếp Giám đốc Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam (USAID).

Theo ông Michael Greene, USAID đã có sự hợp tác với Việt Nam nhiều năm qua, thông qua các dự án hỗ trợ kỹ thuật về quản trị Nhà nước và phát triển kinh tế. Hiện USAID đang thiết kế 2 dự án hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam gồm hỗ trợ thực hiện chương trình tạo thuận lợi thương mại và hỗ trợ DNVVN Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tổng giá trị của 2 dự án là hơn 50 triệu USD và không hoàn lại.

Chương trình tạo thuận lợi thương mại mong muốn tác động lớn đến dòng thương mại, giảm chi phí thương mại, tạo tác động mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Dự án thực hiện ở cả cấp Trung ương và địa phương với việc đơn giản hóa các chính sách về thương mại xuyên suốt giữa các cơ quan liên quan, hài hòa chính sách thương mại giữa Trung ương và địa phương, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế để thực hiện Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại (TFA) của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Dự án tăng cường liên kết giữa các DNVVN Việt Nam với chuỗi cung ứng toàn cầu hướng đến tạo mối liên kết giữa DN Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để DN Việt có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu; hỗ trợ thực hiện các thay đổi mang tính hệ thống trong quan hệ kinh doanh giữa các DNVVN với các công ty lớn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Những thay đổi này bao gồm sự gia tăng về số lượng và chất lượng các hoạt động kết nối kinh doanh với các DNVVN của Việt Nam với các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Back

Page 16: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2 NGÀNH FMCG: DOANH NGHIỆP NỘI PHÁT TRIỂN MẠNH, ĐA QUỐC GIA CHỮNG LẠI Nielsen

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 15

GEMADEPT- ĐỒNG HÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Ngày 13/12/2017, tại khách sạn GEM, Tập đoàn Gemadept đã long trọng tổ chức Lễ tri ân khách hàng/đối tác. Đến tham dự Lễ tri ân có gần 400 khách mời là đại diện cho các đối tác, các hãng tàu, các hãng hàng không, các công ty Logistics, các nhà XNK, các tổ chức tín dụng,… cùng sự hiện diện của Ban lãnh đạo và đại diện đơn vị, chi nhánh của Tập đoàn Gemadept.

Một chặng đường hơn ¼ thế kỷ đã trôi qua, Gemadept ngày nay đã trưởng thành, lớn mạnh và có vị thế nhất định trên thị trường khai thác cảng và Logistics Việt Nam. Và đồng hành cùng với Gemadept trên mỗi bước đường của từng dự án, trong Nam ngoài Bắc, từ miền ngược đến miền xuôi, từ Logistics đến khai thác cảng,… đều có dấu chân của những người bạn lớn, những đối tác tuyệt vời của Gemadept. Lễ tri ân đã diễn ra trong không khí trang trọng với phần nghi thức tôn vinh, tri ân các khách hàng/đối tác, kết hợp là các tiết mục văn nghệ “cây nhà lá vườn” đầy sắc màu. Bên cạnh đó, nằm trong chuỗi các sự kiện của Lễ tri ân, trong cùng ngày, Tập đoàn đã tổ chức Giải Golf kỷ niệm 27 năm thành lập Gemadept. Giải đấu đã thu hút sự hưởng ứng, nhiệt tình tham gia của rất nhiều khách hàng, đối tác cả trong và ngoài nước với các cuộc tranh tài sôi nổi, gay cấn. Phần thưởng giành cho gôn thủ xuất sắc nhất đã được tôn vinh và trao thưởng tại buổi Lễ tri ân.

27 năm - một khoảng thời gian không quá dài nhưng cũng không phải quá ngắn để nói lên được tất cả những thăng trầm, những vinh quang trên chặng đường đồng hành phát triển cùng Gemadept. Với chủ đề “Gemadept - Đồng hành và Phát triển”, Lễ tri ân năm nay đã thay lời cảm ơn chân thành của Gemadept gửi đến các khách hàng, đối tác, chuyển tải mạnh mẽ thông điệp mong muốn kết nối, xây dựng sợ dây gắn kết giữa Gemadept và những người bạn đồng hành mãi luôn bền chặt, cùng nhau nắm bắt cơ hội, tạo đà tăng trưởng vững mạnh trên bước đường hội nhập phía trước.

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY LOGISTICS HOẠT ĐỘNG CỦA GEMADEPT 5

Page 17: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2 NGÀNH FMCG: DOANH NGHIỆP NỘI PHÁT TRIỂN MẠNH, ĐA QUỐC GIA CHỮNG LẠI Nielsen

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 16

KHỐI GEMADEPT HẢI PHÒNG

6 cần trục giàn RTG đầu tiên đã về đến cảng Nam Đình Vũ

Ngày 06/12/2017, tàu thiết bị Sealink Pacific 330 chở 06 cần trục giàn RTG cho Cảng Nam Đình Vũ đã về đến Hải Phòng và cập bến cảng an toàn.

Đây là những chiếc cần trục giàn RTG nằm trong gói thầu thiết bị tiền phương gồm 6 RTG và 4 cẩu bờ QC hiện đại của giai đoạn 1 - Cảng Nam Đình Vũ. Hiện nay, Gemadept đang hoàn thiện thi công để đưa Cảng vào khai thác ngay trong đầu năm 2018.

Được hãng Mitsui – Nhật Bản sản xuất ngay trong năm 2017, 6 chiếc cần trục giàn RTG thế hệ mới chuyên dùng xếp dỡ container được thiết kế có sức nâng 40/50 tấn, chiều cao gắp hàng 5+1 và chiều ngang xếp lên đến 6 hàng container. Đặc biệt, khi RTG được đầu tư đồng bộ kết hợp cùng với phần mềm quản lý cảng hiện đại CATOS sẽ giúp hoạt động theo dõi, quản lý được chính xác đến từng vị trí container trên bãi, đảm bảo dây chuyền phối hợp giữa tuyến tiền phương và tuyến hậu phương của cảng nhịp nhàng và linh hoạt hơn bao giờ hết, qua đó giúp nâng cao năng lực xếp dỡ, tiếp nhận và quản lý container của cảng.

Với sự chú trọng đầu tư về hạ tầng, trang thiết bị hiện đại, dịch vụ trọn gói tích hợp vượt trội cùng năng lực đáp ứng và tiếp nhận làm hàng an toàn, nhanh chóng đồng thời cho 2 tàu có trọng tải lên đến 30.000 DWT, Cảng Nam Đình Vũ sẽ mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất, là một trong những điểm đến quan trọng của các Hãng tàu tại Hải Phòng trong chuyến hải trình của mình kể từ đầu năm mới 2018.

Cảng Nam Đình Vũ là một trong những dự án trọng điểm của Tập đoàn Gemadept trong năm 2017. Đây là cảng thứ 3 tại Hải Phòng và là cảng thứ 6 trong hệ thống cảng trải dọc chiều dài đất nước của Tập đoàn Gemadept. Với quy mô tổng vốn đầu tư lên đến 300 triệu USD, hệ thống 07 cầu tàu, tổng chiều dài 1,5km, tổng diện tích bãi chứa hàng 65 ha, dự án cảng Nam Đình Vũ có vị trí thuận lợi ra đời sẽ đón đầu xu hướng dịch chuyển nguồn hàng từ khu vực thượng lưu đổ về, tiếp bước thành công và nâng cao hơn nữa vị thế của Tập đoàn Gemadept trên bản đồ khai thác cảng Việt Nam.

Page 18: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2 NGÀNH FMCG: DOANH NGHIỆP NỘI PHÁT TRIỂN MẠNH, ĐA QUỐC GIA CHỮNG LẠI Nielsen

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 17

Khối cảng Gemadept Hải Phòng tiên phong áp dụng Hệ thống CNTT cơ chế Hải quan Một cửa

Ngày 21/09/2015, Công ty CP Cảng Nam Hải Đình Vũ chính thức triển khai chương trình thí điểm Áp dụng Hệ thống CNTT cơ chế Hải quan một cửa quốc gia. Sau đó, từ ngày 09/10/2017, cảng Nam Hải cũng chính thức triển khai thực hiện áp dụng chương trình này tại đây.

Triển khai quy định tại Điều 41, Luật Hải quan 2014 (có hiệu lực từ 1/1/2015), Cục Hải quan Hải Phòng đã đưa ra Đề án về cải cách hoạt động nghiệp vụ giám sát ở cảng biển, trong đó việc xây dựng Hệ thống trao đổi thông tin giữa cơ quan hải quan và cảng là một trong những cải cách nổi bật gắn với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thủ tục hải quan. Đơn vị được Cục Hải quan Hải Phòng lựa chọn triển khai kế hoạch này là Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực III và đơn vị phối hợp và Công ty CP cảng Nam Hải Đình Vũ.

Sau quá trình chuẩn bị tích cực, với sự phối hợp chặt chẽ của Cục CNTT và Thống kê Hải quan cũng như Công ty CP cảng Nam Hải Đình Vũ& cảng Nam Hải, công tác giám sát đối với hàng hóa XNK qua hệ thống CNTT chính thức được triển khai tại Nam Hải Đình Vũ từ 21/09/2015 và tại cảng Nam Hải từ từ 09/10/2017.

Việc triển khai chương trình áp dụng hệ thống giám sát CNTT hải quan là bước đột phá trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng tại cảng Nam Hải Đình Vũ và cảng Nam Hải, giúp nâng cao uy tín, hiệu quả hoạt động kinh doanh, năng lực cạnh tranh của các cảng này. Bên cạnh đó tạo cơ sở cho 02 cảng chủ động trong việc thực hiện chế độ quản lý, thống kê, lưu giữ chứng từ, sổ sách, cung cấp thông tin, số liệu hàng hóa theo quy định của pháp luật và xuất trình, cung cấp cho cơ quan hải quan khi có yêu cầu. Ngoài ra, hệ thống CNTT đảm bảo cho Cảng có đầy đủ thông tin về tình trạng cấp phép thông quan (từ cơ quan Hải quan) đối với từng lô hàng, từng container để cho hàng ra vào cảng theo đúng quy định của pháp luật tránh rủi ro so với thực hiện trao đổi bằng thủ tục giấy…

Trước đó, Cảng Nam Hải ICD của Gemadept cũng đã thực hiện triển khai thực hiện Hải quan điện tử từ ngày 12/10/2017.

Như vậy, sau Nam Hải Đình Vũ, Khối Cảng – ICD của Gemadept là đơn vị thí điểm đầu tiên Đề án kết nối này của Tổng cục HQ & Hải quan tại Thành phố Hải Phòng.

PIP TỔ CHỨC GIẢI TENNIS KỶ NIỆM 22 NĂM THÀNH LẬP

Ngày 29/10/2017, Giải Tennis kỷ niệm 22 năm thành lập Cảng ICD Phước Long được tổ chức với sự có mặt của các vận động viên đến từ các hãng tàu, doanh nghiệp khách hàng đang sử dụng dịch vụ cảng và các cán bộ công nhân viên thuộc Cảng Phước Long.

Giải thể thao là hoạt động nhằm giao lưu, học hỏi, tăng cường thắt chặt mối quan hệ đoàn kết thống nhất và tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa PIP với các khách hàng là hãng tàu, doanh nghiệp XNK, nhân viên hãng tàu và forwarder; đồng thời giúp xây dựng một sân chơi thể hao vui vẻ, rèn luyện thể chất, tích cực và ý thức quyết tâm hưởng ứng các phong trào thể dục, thể thao của Tập thể Cảng Phước Long ICD.

Page 19: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2 NGÀNH FMCG: DOANH NGHIỆP NỘI PHÁT TRIỂN MẠNH, ĐA QUỐC GIA CHỮNG LẠI Nielsen

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 18

GEMADEPT LOGISTICS – THÀNH VIÊN TÍCH CỰC CỦA HIỆP HỘI LOGISTICS VIỆT NAM

Hội nghị thường niên Hiệp Hội Logistics Việt Nam (VLA) vừa diễn ra ngày 1/12/2017 tại Khách Sạn Kim Đô TP HCM với sự tham dự của hơn 200 đại diện các doanh nghiệp trong VLA.

Trong năm 2017, với những đóng góp tích cực trong hoạt động của VLA cũng như nâng cao năng lực của các công ty Logistics Việt Nam, Gemadept đã được vinh danh là 1 trong 5 doanh nghiệp tiêu biểu có nhiều đóng góp cho các hoạt động của Hiệp hội.

Trong năm vừa qua VLA đã tổ chức nhiều sự kiện quan trọng, nhiều hội thảo trong và ngoài nước. VLA tham gia vào việc đề xuất quy hoạch định hướng cho ngành Logistics cả nước phát triển và thực hiện quyết định số 200 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phát triển dịch vụ Logistics trong giai đoạn tới. Kế hoạch hoạt động của VLA năm 2018 là tiếp tục phát triển tăng thêm các doanh nghiệp hội viên cả hội viên FDI, tăng cường công tác đào tạo, mở rộng giao lưu và hợp tác với các hiệp hội ngành nghề khác trong và ngoài nước.

Gemadept là 1 trong 5 Hội viên tiêu biểu của VLA Đại diện các thành viên Hiệp hội VLA

Back

Page 20: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2 NGÀNH FMCG: DOANH NGHIỆP NỘI PHÁT TRIỂN MẠNH, ĐA QUỐC GIA CHỮNG LẠI Nielsen

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 19

THIẾT KẾ CHUỖI CUNG ỨNG THỜI BÁN HÀNG ĐA KÊNH

Các công ty thương mại đang lần lượt chuyển sang hoạt động đa kênh (omnichannel) để có thể hiện diện mọi lúc mọi nơi trên mọi thiết bị đối với người tiêu dùng. Khi đó, chuỗi cung ứng (supply chain) trở thành nhân tố sống còn trong cuộc cạnh tranh.

Thế giới đang bước vào thời kỳ đầu của nền thương mại thông minh, với việc các công nghệ Internet vạn vật (Internet of Things – IoT) và trí thông minh nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) đang dần trở nên phổ biến. Hai đặc điểm của nền thương mại mới là ranh giới giữa thương mại truyền thống và thương mại điện tử mờ dần, và hoạt động kinh doanh thương mại từ chỗ dựa vào mức độ chính xác của các lời phân tích dự báo nay chuyển sang không lệ thuộc vào thủ thuật này.

Ngành bán lẻ hướng đến đa kênh

Thực tế đã chứng minh những tập đoàn thương mại lớn mạnh như Walmart, Target hay Amazon đều phải dựa trên nền móng hậu cần vững chắc, bao gồm cả những dây chuyền cung ứng khổng lồ và các giải pháp quản trị linh hoạt, luôn đáp ứng được sự thay đổi và sự biến động của thị trường. Walmart là tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới, bao gồm 11.527 cửa hàng hiện diện ở 28 quốc gia, sử dụng 2,3 triệu nhân viên để phục vụ cho hơn 260 triệu khách hàng mỗi tuần.

Thật khó tưởng tượng một nước Mỹ không có Walmart khi mà có khoảng 140 triệu người có thói quen đi đến loạt siêu thị này hằng tuần, mà các điểm đến cách nơi ở của họ không quá 20 phút lái xe. Và, để vận hành hệ thống khổng lồ này, từ năm 2014 đến nay, trung bình mỗi năm Walmart đã đầu tư 32 tỉ đô la Mỹ chỉ riêng cho mảng hậu cần (logistics).

Trong thời gian gần đây, “người khổng lồ” thương mại điện tử Amazon đã tiến hành tái cấu trúc hệ thống hậu cần, từ những tổng kho thành những trung tâm hoàn tất đơn hàng (fulfillment centers) và trung tâm phân phối, và đi kèm theo đó là việc tuyển dụng nhân viên rầm rộ. Amazon đang tìm một quốc gia khác để đặt thêm một đại bản doanh, không chỉ vì để giảm chi phí so với đại bản doanh Seattle ở Mỹ mà còn nhắm đến việc tái cấu trúc hệ thống hậu cần vốn đang trải rộng trên nhiều quốc gia khác nhau. The Wall Street Journal cho biết Amazon đang có kế hoạch tuyển dụng thêm 100.000 nhân sự làm việc toàn thời gian để phục vụ cho hai trung tâm tác nghiệp nói trên của tập đoàn.

Trong khi đó, Target đang đẩy nhanh việc xóa dần ranh giới giữa các cửa hàng bách hóa truyền thống và hệ thống phân phối thương mại điện tử. Nhà bán lẻ khổng lồ này đang khẩn trương tái cấu trúc những cửa hàng theo hướng gọn nhẹ hơn, và có thể thực hiện nhiều chức năng của một trung tâm phân phối. Hãng đang lên kế hoạch mở rộng những giải pháp để thêm sự tùy chọn (option) về phân phối hàng hóa và những cửa hàng bán lẻ đều có thêm chức năng giao hàng đến tận nhà cho khách đặt hàng qua mạng. Tờ Fortune cũng dự báo đến cuối năm nay sẽ có khoảng 6.700 cửa hàng bị xóa sổ trên toàn nước Mỹ, một con số khá lớn khi mà vào lúc cao điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 cũng mới chỉ có 6.163 cửa hàng biến mất. Nguyên nhân chính là cuộc tái cấu trúc khâu hậu cần và chuỗi cung ứng nơi các nhà bán lẻ đang đến hồi quyết liệt.

Khi chuỗi cung ứng là nhân tố sống còn của nền kinh tế cũng như của ngành kinh doanh bán lẻ thì hệ thống hậu cần này phải đáp ứng các điều kiện của quá trình chuyển đổi sang toàn kênh, không chỉ những công ty kinh doanh ở mặt đất tung bay lên trời mà cả các công ty thương mại điện tử cũng sà xuống mặt đất. Nền thương mại mới, nền thương mại kết nối và nay là nền thương mại thông minh đang ở thời kỳ tái cấu trúc hệ thống, và những sự dịch chuyển tưởng chừng trái chiều đó thực

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ LOGISTICS QUẢN TRỊ LOGISTICS 6

Page 21: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2 NGÀNH FMCG: DOANH NGHIỆP NỘI PHÁT TRIỂN MẠNH, ĐA QUỐC GIA CHỮNG LẠI Nielsen

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 20

chất là cùng hướng: Tất cả các nhà bán lẻ, đi đầu là những tập đoàn và công ty lớn, buộc phải hiện diện thường trực, không chỉ trên Internet mà cả trên mặt đất, và cả hai phải hoạt động liền lạc với nhau trong hệ sinh thái đa kênh. Điều này có nghĩa là đa kênh không còn là sản phẩm riêng của các chuỗi cửa hàng mặt đất mà là của cả nền thương mại mới, trong đó có cả những công ty thương mại điện tử.

Thay đổi chuỗi cung ứng trong thời kỳ mới

Sự tự động hóa trong ngành bán lẻ đang giết chết việc làm, nhưng thương mại điện tử và trào lưu đa kênh lại được xem là “cỗ máy” tạo ra những việc làm mới, nhiều hơn số công việc bị mất đi, với những khoản thu nhập cũng cao hơn. Điều nghịch lý này được chứng minh bởi những cuộc thống kê và nghiên cứu được thực hiện ở Mỹ. Cụ thể, khi công việc về hành chính, kế toán biến mất thì các trung tâm hoàn thiện đơn hàng và các đơn vị giao nhận lại thông báo các đợt tuyển dụng nhân sự với số lượng lớn. Tiến sĩ Michael Mandel, nhà kinh tế chiến lược tại Viện Chính sách Tiến bộ ở Washington, nhận định quá trình chuyển đổi từ thương mại truyền thống sang thương mại đa kênh cũng đóng góp vào mục tiêu phát triển việc làm cho xã hội.

Để đưa ra lời nhận định không chính thống này, tiến sĩ Mandel đã có cuộc điều tra tại Thung lũng Silicon (Silicon Valley). Ông đã ghi nhận từ tháng 12-2007 đến tháng 5-2017, ngành thương mại điện tử ở Mỹ tạo ra 397.000 việc làm mới, so với 76.000 công việc mất đi nơi các công ty bán lẻ truyền thống. Và điều đặc biệt hơn nữa là mức thu nhập của nhân viên làm trong ngành thương mại điện tử lại cao hơn mức lương bình quân tại các cửa hàng bán lẻ đến 30%. “Thành thực mà nói, kết quả khảo sát này làm cho tôi ngạc nhiên, bởi tôi cũng không nghĩ rằng sẽ như thế”, ông nói.

Nhiều nhà kinh tế đã không tin vào điều phát hiện của Mandel. Nhưng những con số tại Amazon đã chứng minh cuộc điều tra của Mandel là đáng tin cậy. Trong khi Amazon cho biết số nhân viên của họ tại Kentucky lên đến 12.000 người thì Văn phòng Thống kê việc làm tại địa phương lại chỉ ghi nhận 2.640 người, trong khi đó, số công nhân tại các kho chứa hàng lại tăng lên đến 23.000 người. Văn phòng này đã không thể phân biệt kho hàng (warehouses) của các công ty bách hóa với các trung tâm hoàn tất đơn hàng trong thương mại điện tử, và nhầm lẫn nhân viên kho vận với những người làm việc tại các trung tâm phân phối (distribution centers) hàng hóa mua trực tuyến. Nền thương mại đang chuyển sang đa kênh quá nhanh, bao gồm các công ty thương mại lẫn công ty thương mại điện tử, và hệ thống hậu cần cùng chuỗi cung ứng cho hệ thống đó đã thay đổi làm cho các nhà quản lý lúng túng.

Đa kênh đang trở thành một phương thức thương mại mới, giúp phối hợp các kênh bán hàng một cách thống nhất, giúp tăng độ phủ sóng thương hiệu và sự quan tâm đến khách hàng nhiều hơn, không chỉ làm nâng cao giá trị của thương hiệu mà còn thúc đẩy doanh số một cách đáng kể. Sự chuyển mạnh sang đa kênh không chỉ làm thay đổi cấu trúc hạ tầng của nền thương mại mà còn có tác động tích cực đến hệ thống việc làm: thương mại điện tử, thương mại di động và các hình thức bán hàng trên mạng không làm biến mất các nhân viên cửa hàng bách hóa mà đang tạo ra một lớp người lao động mới, mà một số tự trả lương cho mình bằng lợi nhuận kinh doanh cao hơn trong chuỗi cung ứng mới. Tiến sĩ Mandel cũng lý giải rằng trước đây lợi nhuận thuộc về những ông chủ, nhưng trong nền thương mại mới, lợi nhuận được chia đều cho các nhân sự làm việc trong chuỗi cung ứng.

Sự đa kênh hóa nơi các công ty nhỏ

Khi kinh doanh đa kênh trở thành một phương thức thương mại mới thì việc giao hàng trong ngày là một tiêu chí về chất lượng dịch vụ của các công ty bán lẻ, bất kể đó là công ty thương mại điện tử hay công ty thương mại truyền thống. Cuộc cạnh tranh về thời gian giao hàng càng trở nên sôi động khi ngày càng có nhiều nhà bán lẻ quy mô nhỏ (có thể là một tiệm cà phê, tiệm sách báo hay cửa hàng văn phòng phẩm) đưa hàng lên mạng để bán. Họ đang cạnh tranh thị phần với các công ty trực tuyến bằng chính những cơ sở vật chất mà họ đã đầu tư, biến chúng thành những căn cứ hậu cần, những trung tâm hoàn tất đơn hàng và rồi phân phối hàng đến tận tay khách. Nhưng đặc điểm của các hệ thống đa kênh là ít khi nhà bán lẻ tự đầu tư trung tâm phân phối, trái lại ủy thác cho các công ty phân phối chuyên nghiệp và nhờ thế làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Sự chuyên

Page 22: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2 NGÀNH FMCG: DOANH NGHIỆP NỘI PHÁT TRIỂN MẠNH, ĐA QUỐC GIA CHỮNG LẠI Nielsen

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 21

nghiệp của các công ty phân phối như Deliv lôi kéo không chỉ các công ty bách hóa mà cả những công ty thương mại điện tử quy mô nhỏ cùng tham gia để cạnh tranh với các tập đoàn thương mại lớn như Amazon hay Alibaba.

Deliv, một công ty khởi nghiệp (startup) trên nền tảng Internet với tuổi đời năm năm, hiện đang cung cấp dịch vụ giao hàng trong ngày cho hơn 4.000 doanh nghiệp tại 1.400 thành phố ở 33 quốc gia. Sự tăng trưởng nhanh chóng của Deliv chứng tỏ tính hiệu quả của việc nối dài chuỗi cung ứng đến các công ty chuyên nghiệp, và cũng giúp thu hút khách mua sắm tại các cửa hàng. Thay vì tự mang hàng về nhà, khách sau khi chọn hàng sẽ sử dụng phần mềm ứng dụng trên điện thoại để đặt dịch vụ giao nhận và thanh toán trên đó thay vì tại quầy thu ngân.

Deliv chọ biết họ muốn đảm nhận phân khúc cuối cùng trong chuỗi giá trị thương mại nhằm giúp cho các công ty bán lẻ rảnh tay để chuyên chú vào việc kinh doanh, và việc này tạo nên sự tiện ích cho các nhà bán lẻ khi Deliv được tích hợp trên các kênh bán hàng của họ, từ trang web đến các trang mạng xã hội. Deliv hiện diện ở đó như một ứng dụng mà cả người bán và người mua đều cần đến để thực hiện công đoạn cuối cùng là giao hàng. Deliv cũng cho biết họ sắp xếp để giao hàng đúng giờ hẹn và nơi hẹn của người mua hàng, và những gói hàng mà doanh nghiệp gửi cho khách hàng ở một thành phố khác, với thời hạn giao dưới 3 giờ sẽ có phí tối thiểu là 12,5 đô la. Deliv tự tin cho biết năng lực giao hàng trong ngày của họ đã ngang ngửa với chất lượng dịch vụ Amazon Prime, vốn chỉ dành riêng cho những thành viên ưu tiên của Amazon.

Trong hơn 4.000 khách hàng doanh nghiệp của Deliv hiện nay có nhiều tên tuổi lớn, bao gồm cả những công ty thương mại điện tử, các tập đoàn bán lẻ đang triển khai hệ thống đa kênh hữu hiệu như Best Buy, Bloomingdale’s, BloomThat, Fry’s Electronics, K&L Wine Merchants, Office Depot, PetSmart, Macy’s, Plated và The UPS Store. Ngay cả tập đoàn giao nhận hàng đầu của Mỹ là UPS cũng nhận ra thế mạnh của dịch vụ giao hàng trong ngày, và chính họ đã đầu tư vào Deliv nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho mình. Daphne Carmeli, sáng lập viên kiêm Giám đốc điều hành Deliv, nhận định rằng việc giao hàng trong ngày đã trở thành một tiêu chí cho các nhà bán lẻ. Và với Deliv, nhà bán lẻ có thể cung cấp cho khách hàng của họ dịch vụ chất lượng cao mà không phải đầu tư hệ thống phân phối của riêng mình. “Với sự nhanh chóng kịp thời, sự linh hoạt và khả năng hiện diện ở những nơi cần thiết, chúng tôi đang giúp họ cạnh tranh với Amazon”, Carmeli cho biết.

Nói tóm lại, cuộc tái cấu trúc khâu hậu cần và chuỗi cung ứng đang diễn ra rất nhanh, bởi đây là huyết mạch thành công của mỗi doanh nghiệp.

Back

Page 23: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2 NGÀNH FMCG: DOANH NGHIỆP NỘI PHÁT TRIỂN MẠNH, ĐA QUỐC GIA CHỮNG LẠI Nielsen

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 22

NGÀNH 3PL- NHỮNG TỒN TẠI VÀ XU HƯỚNG

Là một phần của Nghiên cứu Logistics hàng năm lần thứ 22, nhóm nghiên cứu xem xét các chủ đề hiện tại trong chuỗi cung ứng liên quan đến các mối quan hệ của người gửi hàng và 3PL. Các chủ đề của năm nay, trong đó có cả ngành 3PL tại Trung Quốc, gồm có quản lý chi phí chuỗi cung ứng, vai trò của logistics trong các hoạt động nhân đạo và chuỗi cung ứng xanh, được xác định thông qua sự tương tác của nhóm nghiên cứu với các chủ hàng và 3PL trong các cuộc thảo luận, phỏng vấn và hội thảo.

Tình hình 3PL tại Trung Quốc

Động lực phát triển 3PL tại Trung Quốc

Sự tăng trưởng liên tục của sự tổng thể kinh tế ở Trung Quốc đã giúp tạo ra nhu cầu đáng kể cho các dịch vụ logistics bên thứ ba (third-party logistics). Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp đã tập trung vào năng lực cốt lõi của mình và đã cải thiện tốc độ đáp ứng thị trường của họ bằng cách thuê ngoài một số hoặc tất cả các hoạt động logistics của họ.

Ngành công nghiệp sản xuất ở Trung Quốc đã có sự chuyển đổi và nâng cấp đáng kể, dẫn đến yêu cầu lớn hơn đối với các dịch vụ logistics chuyên nghiệp. Nhu cầu tiêu dùng cũng tăng lên nhanh chóng, nhu cầu hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), hàng lạnh và hàng ngoại chất lượng cao cũng lớn hơn. Kết quả là các tiêu chuẩn cao hơn đã phát triển về mặt thời gian, chất lượng và an toàn, các dịch vụ logistics chuyên nghiệp, và các năng lực chuỗi cung ứng xuyên biên giới và thương mại điện tử (e-commerce).

Một động lực thúc đẩy khác ở Trung Quốc là sự phát triển tràn lan gần đây của thương mại chuỗi (chain commerce) – một hình thức hoạt động thương mại, trong đó một số cửa hàng trong cùng ngành được liên kết bằng cách bổ sung cổ phần và các công nghệ vận hành để nâng cao tính kinh tế của quy mô.

Theo đó, một số nền tảng thương mại điện tử (e-commerce platform) đã nổi lên, bao gồm Alibaba, Taobao và JD, do đó đã thúc đẩy rất nhiều mô hình kinh doanh như B2B, B2C, C2C và thương mại online-to-offline.

Bên cạnh đó, các chính sách của chính phủ Trung Quốc cũng đã khuyến khích và hỗ trợ sự phát triển của ngành logistics bên thứ ba tại nước này.

Hiện trạng 3PL ở Trung Quốc

Có một số khía cạnh đáng chú ý của tình hình hiện tại về sự phát triển của logistics bên thứ ba, bao gồm quy mô, chủng loại và giá trị.

Quy mô thị trường 3PL Trung Quốc xếp thứ 1 trên thế giới

Theo ước tính của Armstrong & Associates Inc., quy mô thị trường 3PL tại Trung Quốc vào năm 2015 chiếm khoảng 10% chi phí logistics của Trung Quốc. Tổng doanh thu phát sinh trong thị trường 3PL là 162,8 tỷ đô la Mỹ, đứng thứ nhất trên thế giới. Con số này vượt mức của Hoa Kỳ là 1,6 tỷ đô la Mỹ, chiếm 55,7% tổng doanh thu của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, và chiếm 20,6% tổng doanh thu trên toàn thế giới.

Các loại hình doanh nghiệp 3PL đa dạng hơn

Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ 3PL ở Trung Quốc có nguồn gốc từ các doanh nghiệp trong ngành vận tải, kho bãi và đại lý vận tải truyền thống. Một số 3PL được sinh ra từ dịch vụ logistics của các doanh nghiệp sản xuất và cũng có các công ty 3PL được thành lập bằng cách hợp nhất các nguồn lực logistics của một số doanh nghiệp. Ngoài ra, có một số công ty 3PL mới thành lập được phát triển để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường.

Về mặt sở hữu, có nhiều doanh nghiệp 3PL của nhà nước không chỉ có mạng lưới logistics mở rộng và nguồn tài nguyên phong phú ở Trung Quốc mà còn mở rộng ra các thị trường quốc tế để trở

XU HƯỚNG LOGISTICS 7

Page 24: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2 NGÀNH FMCG: DOANH NGHIỆP NỘI PHÁT TRIỂN MẠNH, ĐA QUỐC GIA CHỮNG LẠI Nielsen

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 23

thành các tập đoàn logistics xuyên biên giới. Ngoài ra còn có các doanh nghiệp 3PL nước ngoài đã trở thành những công ty dẫn đầu trong các dịch vụ logistics toàn diện và quản lý chuỗi cung ứng tiên tiến tại Trung Quốc.

Phạm vi dịch vụ được cung cấp bởi các 3PL này khác nhau. Trong khi một số tập trung vào các dịch vụ vận tải hoặc kho bãi, những công ty khác đang mở rộng các chức năng dịch vụ của họ để trở thành nhà cung cấp dịch vụ 3PL toàn diện. Mặc dù phần lớn 3PL ở Trung Quốc chủ yếu dựa vào tài sản, những năm gần đây đã chứng kiến sự gia tăng của các 3PL không có tài sản sở hữu.

Thế mạnh và dịch vụ của ngành 3PL của Trung Quốc

Nghiên cứu cho thấy đã có sự tăng trưởng của các vận hành trên toàn quốc và các mạng lưới thông tin. Liên minh chiến lược đã được phát triển giữa các 3PL và các nhà sản xuất lớn trên toàn cầu. Một số doanh nghiệp 3PL lớn của Trung Quốc đã từng bước mở rộng phạm vi dịch vụ của mình đến các lĩnh vực đa dạng như FMCG, năng lượng, thực phẩm, sản xuất ô tô, ICT và công nghệ cao. Một dịch vụ khác cũng bao gồm ở đây là dịch vụ các giải pháp chuỗi cung ứng một điểm đến (one-stop service) và các dịch vụ tài chính toàn diện bao gồm thanh toán, cung cấp tài chính và quản lý tài sản. Ngoài ra, ngành công nghiệp 3PL của Trung Quốc đã chứng kiến sự tiến bộ rõ rệt trong các dịch vụ chuyên nghiệp và khả năng tùy biến trong các ngành công nghiệp như ô tô, thiết bị gia dụng, chuỗi lạnh, và logistics về kỹ thuật và dự án.

Chuỗi giá trị dịch vụ mở rộng của các công ty 3PL

Các chuỗi giá trị dịch vụ của 3PL tại Trung Quốc tiếp tục mở rộng cả về phía khách hàng (downstream supply chain) và về phía nhà cung cấp (upstream supply chain) trong chuỗi cung ứng để cung cấp các dịch vụ đa dạng, tích hợp và toàn diện cho khách hàng. Dịch vụ vận tải và lưu kho toàn diện vẫn là dịch vụ logistics cơ bản của đa số 3PL. Khi các nhà cung cấp dịch vụ logistics nâng cao năng lực CNTT, họ có thể cung cấp các dịch vụ thông tin logistics có giá trị cho khách hàng của họ. Ngoài ra, ngày càng có nhiều 3PL đang tích cực theo đuổi các dịch vụ logistics giá trị gia tăng như dịch vụ logistics và tài chính và dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng tích hợp cho khách hàng của họ.

Đổi mới trong các mô hình dịch vụ 3PL và các hình thức công nghiệp

Ví dụ về những đổi mới bao gồm:

Một công ty đã xây dựng mô hình kinh doanh “logistics + internet + tài chính” và phát triển một hệ thống vận hành mạng lưới đường cao tốc thông minh ở Trung Quốc.

Công ty thứ hai đã kết nối các cổng trung tâm đường cao tốc ngoại tuyến (offline) với một nền tảng dịch vụ đám mây trực tuyến (online cloud platform). Bằng cách áp dụng ” internet + cơ sở sản xuất + nhà kho/ cửa hàng + cửa hàng phía trước/ nhà máy phía sau”, công ty này đã xây dựng một vòng tròn sinh thái của các ngành công nghiệp thông minh.

Một công ty thứ ba đã phát triển một nền tảng dịch vụ chuỗi cung ứng toàn cầu kết hợp với các dịch vụ chuỗi cung ứng sản xuất, dịch vụ chuỗi cung ứng tiêu dùng, trung tâm mua sắm toàn cầu, các dịch vụ chuỗi cung ứng tích hợp sản phẩm và dịch vụ tài chính chuỗi cung ứng. Những thách thức của 3PL ở Trung Quốc

So với các nước phát triển, Trung Quốc có ít 3PL được biết đến nhiều trên toàn cầu và có tầm ảnh hưởng, ngành công nghiệp 3PL của Trung Quốc thì thấp ở khía cạnh tập trung thị trường. Theo dữ liệu năm 2015 do Armstrong & Associates Inc đưa ra, tổng doanh thu của 3PL lớn nhất ở Hoa Kỳ chiếm 0,91% thị trường 3PL của quốc gia. Để so sánh, chỉ số này của một công ty dẫn đầu ở Trung Quốc chỉ là 0,45%, chứng minh cho mức độ tập trung thị trường thấp hơn nhiều của ngành công nghiệp logistics tại Trung Quốc.

Hầu hết các doanh nghiệp 3PL ở Trung Quốc tập trung chủ yếu vào việc cung cấp cho khách hàng các dịch vụ logistics cơ bản, như vận chuyển và lưu kho. Mặc dù có ưu tiên phát triển các dịch vụ chuỗi giá trị gia tăng, dịch cụ toàn diện từ điểm đầu đến điểm cuối trong chuỗi cung ứng, nhưng những cơ hội đáng chú ý vẫn còn là sự phát triển trong tương lai của dịch vụ logistics cao cấp và các dịch vụ chuỗi cung ứng tích hợp.

Page 25: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2 NGÀNH FMCG: DOANH NGHIỆP NỘI PHÁT TRIỂN MẠNH, ĐA QUỐC GIA CHỮNG LẠI Nielsen

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 24

Chi phí vận hành tương đối cao và khả năng sinh lợi thấp vẫn gây trở ngại cho sự phát triển vững chắc của 3PL tại Trung Quốc.

Xu hướng phát triển của ngành 3PL Trung Quốc

Lưu ý đến số lượng áp đảo của các doanh nghiệp nhỏ và quy mô thị trường thấp của các doanh nghiệp 3PL ở Trung Quốc, một trong ba chủ đề chính trong Kế hoạch phát triển Logistics trung và dài hạn (2014-2020) của nước này là “tập trung vào việc cải thiện quy mô và sự phát triển sâu rộng của các doanh nghiệp logistics”. Do đó, chính phủ phối hợp thúc đẩy các doanh nghiệp logistics lớn lên dưới hình thức cổ phần, sáp nhập và mua lại, và các liên minh.

Nhiều công ty 3PL ở Trung Quốc nhận thức đầy đủ về sức mạnh của Internet, dữ liệu khổng lồ (big data), điện toán đám mây (cloud computing), trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence – AI) và các công nghệ mới nổi khác nhằm tạo điều kiện cho việc chuyển đổi và nâng cấp các mô hình kinh doanh. Một loạt các mô hình logistics tiên tiến về công nghệ, chẳng hạn như “internet + vehicle/goods compatibility”, “internet + cargo agency”, “internet + drop and pull transport”, “internet + contract logistics”, “logistics + internet + finance”, “logistics + internet + big data”, và nhiều thể loại ” internet + ” khác của các mô hình sáng tạo đã và đang nổi lên.

Một lĩnh vực phát triển khác trong tương lai của ngành công nghiệp 3PL của Trung Quốc là sự quốc tế hóa. Khi Sáng kiến về Vành đai và đường bộ (Belt & Road Initiative) – một chiến lược phát triển do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất nhằm tập trung vào kết nối và hợp tác giữa các quốc gia Á – Âu – được triển khai, nó sẽ đem lại những cải tiến lớn về cơ sở hạ tầng, tăng cường quan hệ thương mại giữa các quốc gia, giúp phát triển các hoạt động logistics toàn cầu.

Đáp ứng nhu cầu khách hàng trong khi kiểm soát chi phí chuỗi cung ứng

Các nhà bán lẻ đang sử dụng các chuỗi cung ứng đáng tin cậy và dữ liệu kịp thời đáng tin cậy để giúp giữ hàng tồn kho ở mức thấp, giải phóng vốn và giảm chi phí liên quan đến việc lưu trữ sản phẩm. Niềm tin vào chuỗi cung ứng, thông thường đạt được thông qua tăng khả năng hiển thị (visibility), cho phép các chủ hàng tận dụng tối đa mô hình luân chuyển (flow-through) nơi mà các sản phẩm không bao giờ nghỉ ngơi.

Các chủ hàng đang chuyển từ kho hàng rộng lớn sang các trung tâm nhỏ hơn với mức tồn kho theo nhu cầu và được xây dựng theo đơn đặt hàng, điều này được thực hiện bởi độ tin cậy của chuỗi cung ứng. Các công ty đang nỗ lực để giảm lượng hàng tồn kho trong khi xây dựng nhiều trung tâm phân phối hơn, nhỏ hơn, khiến cho tốc độ, việc lập mô hình chuỗi cung ứng ảo và các quy trình lập kế hoạch dự báo nhu cầu trở nên thậm chí quan trọng hơn.

Cho dù các chủ hàng đang đầu tư vào mạng lưới của họ hoặc dựa vào 3PL, thông tin càng tăng sẽ cho phép các chủ hàng, nhà cung cấp dịch vụ vận tải và logistics tìm ra phương thức vận chuyển tiết kiệm nhất hoặc tránh tăng chi phí cho việc giao hàng nhanh.

Thông tin và tăng cường khả năng hiển thị (visibility) cũng cho phép các chủ hàng và các đối tác 3PL của họ tạo ra một chuỗi cung ứng mang tính phản hồi nhanh, có thể giúp họ đẩy nhanh tốc độ sản phẩm ra thị trường và linh hoạt biến đổi lên xuống dựa trên nhu cầu của thị trường.

Các nhà bán lẻ cũng đang thử nghiệm các giải pháp mới cho việc phân phối chặng cuối (last-mile / final-mile), bao gồm khuyến khích khách hàng nhận các đơn hàng trực tuyến tại cửa hàng với một mức giảm giá. Walmart cung cấp giảm giá cho các mặt hàng trực tuyến trong đó khách hàng mua hàng trực tuyến và đến bất kỳ cửa hàng Walmart nào để nhận hàng.

Walmart cũng đề nghị nhân viên cửa hàng làm nhiệm vụ giao các đơn đặt hàng trực tuyến cho khách hàng vào cuối ca của họ và đang thử nghiệm mô hình ở ba địa điểm.

Logistics ngược (reverse logistics) có thể tốn kém, và một số nhà bán lẻ đang làm việc để giảm thiểu việc khách hàng trả lại.Jet.com cung cấp cho khách hàng một mức giá thấp hơn nếu họ không chọn lựa chọn trả hàng miễn phí. Ben Emmrich, nhà phát triển đối tác chiến lược tại Google Shopping Express và cũng một diễn giả tại hội thảo, cho biết mô hình 3D trong đó người mua sắm có thể xem các mặt hàng trực tuyến và xem các sản phẩm sẽ trông như thế nào trong không gian riêng của họ,

Page 26: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2 NGÀNH FMCG: DOANH NGHIỆP NỘI PHÁT TRIỂN MẠNH, ĐA QUỐC GIA CHỮNG LẠI Nielsen

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 25

chẳng hạn như làm thế nào một món đồ nội thất sẽ phù hợp với kế hoạch cụ thể của khách hàng, có thể giảm thiểu nhu cầu trả lại hàng.

Chuỗi cung ứng nhân đạo và chuỗi cung ứng xanh

Các chuỗi cung ứng nhân đạo thường chứa đựng những điều không chắc chắn cũng như những hạn chế về thời gian và nguồn lực. Thông thường sẽ có ít cảnh báo khi thiên tai xảy ra, mức độ thiệt hại và nguồn lực nào sẽ là cần thiết. Các nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba có thể thu hút công nghệ và chuyên môn của nhân viên để tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng phản hồi nhanh.

Tính bền vững trong chuỗi cung ứng đã và đang tiếp tục được cải thiện, và các sáng kiến xanh đang ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ từ vận chuyển đến kho bãi.

Khi xe tải trở nên sạch hơn, toàn bộ chuỗi cung ứng sẽ trở nên xanh hơn. Các động cơ được nối kết cung cấp cho bạn khả năng giám sát hành vi và hỗ trợ tài xế để giảm các sự kiện phanh cứng hoặc nghỉ không cần thiết, làm tiêu hao nhiên liệu. Các động cơ cũng có thể báo cáo lại khi mã lỗi phát sinh, và bảo trì kịp thời có thể thúc đẩy tiết kiệm nhiên liệu.

Ngoài ra, công nghệ diesel sạch tiếp tục được cải thiện, và Diễn Đàn Công Nghệ Diesel cho biết các động cơ xe tải diesel sạch chiếm 30% thị trường.

Ngành công nghiệp vận tải đường bộ cũng đang đầu tư vào các phương tiện thay thế, bao gồm cả xe chạy bằng khí tự nhiên, pro-pan hoặc điện.

Điện khí hóa đã trở nên nổi bật hơn trong các thiết bị nhà kho, chẳng hạn như xe nâng hàng và xe tải nhỏ, đặc biệt là trong các ứng dụng đặc biệt, vận tải chặng ngắn nhưng nhiều bài học đã được áp dụng cho Xe tải Loại 8. Elon Musk, CEO của Tesla Inc., đã thông báo rằng công ty có kế hoạch công bố xe kéo Loại 8 đầu tiên sử dụng pin vào cuối tháng 10/2017.

Bởi vì công nghệ pin tinh khiết sẽ quá nặng và quá tốn kém đối với các xe kéo Loại 8 trong vận tải chặng dài, nhiều nhà sản xuất đang sử dụng phương pháp tiếp cận vi mô và các phụ kiện hấp dẫn như quạt làm mát, hệ thống trợ lực lái, phanh, quạt nước và hệ thống HVAC.

Các nhà cung cấp dịch vụ logistics cũng đang nỗ lực để tăng hiệu quả trong phân phối chặng cuối (last-mile / final-mile). Tối ưu hóa tuyến đường (route optimization) và khả năng hiển thị trong thời gian thực (real-time visibility) có thể giúp các nhà cung cấp tìm con đường hiệu quả nhất, do đó loại bỏ những kí-lô-mét di chuyển không cần thiết hoặc chạy không tải do tắc nghẽn. Các đổi mới Click-and-collect cũng có thể cắt giảm số kí-lô-mét vận tải cho việc giao hàng.

DHL Express đã tăng số lượng xe đạp mà họ sử dụng để thực hiện giao hàng tại châu Âu. UPS đã tung ra chiếc xe ba bánh trợ giúp bằng điện đầu tiên của mình để phân phối các gói hàng ở Mỹ tại Portland, Oregon vào cuối năm 2016.

Trong nhà kho, các nhà cung cấp logistics và các chủ hàng đang tiết kiệm năng lượng bằng cách đầu tư vào ánh sáng LED và cảm biến chuyển động, sử dụng công nghệ để theo dõi và giảm điện áp, lắp đặt các tấm pin mặt trời trên các tòa nhà.

Vậy là Nghiên Cứu 3PL Logistics hàng năm lần thứ 22 năm 2018 đã khép lại với nhiều chủ đề hiện tại được đưa ra thảo luận hơn so với các năm trước. Nghiên cứu đã tiến triển cả về tầm xa và phạm vi như tỷ lệ tham gia giữa các thành viên và các đơn vị liên kết của các tổ chức đối tác hàng năm của các tổ chức đối tác nghiên cứu logistics bên thứ ba.

Là một phần của quá trình khảo sát năm nay, nghiên cứu thu hút được 580 công ty phản hồi, tăng 65% so với năm ngoái. Các kết quả được đưa ra trong chương “Thực trạng của thị trường 3PL” từ những người dùng hiện tại của các dịch vụ 3PL và 4PL chủ yếu dựa vào dữ liệu thu thập từ những công ty phản hồi ở Bắc Mỹ (68%), Châu Á (9%) và Châu Âu (17%).

Page 27: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2 NGÀNH FMCG: DOANH NGHIỆP NỘI PHÁT TRIỂN MẠNH, ĐA QUỐC GIA CHỮNG LẠI Nielsen

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 26

NĂM 2018 VỚI 7 XU HƯỚNG CHUỖI CUNG ỨNG PHỔ BIẾN

Theo đánh giá vừa mới được công bố của Công ty tư vấn CEL Consulting, dự báo trong năm 2018 các xu hướng chuỗi cung ứng sẽ là sự tiếp diễn của năm 2017 với ảnh hưởng rõ rệt hơn:

Robot sẽ phát triển linh hoạt hơn: Năm 2017 nhiều DN đã triển khai thành công robot và đầu tư phát triển trí tuệ nhân tạo. Robot được ứng dụng trong các lĩnh vực như logistics, bán hàng, dịch vụ… và sẽ tiếp tục được phát triển linh hoạt hơn trong 2018. Nhà máy Apple, Samsung và Foxconn tại Trung Quốc cắt giảm 60 ngàn lao động nhờ ứng dụng robot. Xu hướng “robot hóa” có thể sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam nhanh hơn khi mà chính phủ Trung Quốc đã triển khai “kế hoạch robot 5 năm” với định hướng đưa quốc gia này thành một cường quốc ứng dụng và sản xuất robot hàng đầu thế giới. Trung Quốc hiện đang chiếm khoảng 1/3, sự kiến sẽ tăng lên 40% trong 2019 tổng số robot được sử dụng trên toàn thế giới và tăng trưởng mỗi năm khoảng 30%.

Trong năm 2018, xu hướng đầu tư phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến các quốc gia ĐNA. Thái Lan cho biết chính phủ nước này sẽ đầu tư 6 tỷ USD trong 5 năm tới để phát triển công nghệ robot, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo. Quỹ Nghiên cứu quốc gia Singapore (NRF) sẽ đầu tư 100 triệu USD để tài trợ các dự án phát triển AI. Các ngân hàng tại Philippines và Malaysia như Bank of the Philippine Islands (BPI), BDO Unibank Inc., Al Rajhi Bank, đang tiến hành đầu tư vào AI cho phép nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, tư vấn tài chính và chống rửa tiền. “Làn sóng trí tuệ nhân tạo” sẽ tiếp tục lan đến khu vực Đông Nam Á rất nhanh chóng.

Bài toán an ninh mạng sẽ tiếp tục đòi hỏi lời giải đáp khi mà năm 2017 chứng kiến nhiều lỗ hổng an ninh mạng tai tiếng. Tại Việt Nam và thế giới, virus Wanna Cry cũng đã gây điêu đứng cho nhiều DN khi không chỉ làm tốn kém tiền của mà còn hủy hoại hệ thống dữ liệu thông tin vô giá. Tuy nhiên, những rủi ro về an ninh mạng vẫn không thể ngăn được xu hướng đưa hệ thống ERP lên “đám mây” (cloud). Việc đưa ERP lên đám mây cho phép DN loại bỏ thời gian chờ đợi cập nhật cơ sở dữ liệu, quản lý toàn diện các hệ thống IT trên cùng 1nền tảng và giảm chi phí duy trì 1bộ phận IT.

Crowdsourcing là một trong những xu hướng mới trong ngành sản xuất. Đây là hình thức giao công việc cho một cộng đồng hoặc một nhóm người thông qua một “lời kêu gọi” để tất cả có thể cùng đóng góp thực hiện công việc đó. Công ty GE Appliances vốn là một chi nhánh của General Electrics (GE), nay đã được bán lại cho tập đoàn Haier. Công ty này có một trung tâm phát triển sản phẩm mới nơi mà ý tưởng được xây dựng bằng phương pháp crowdsourcing và những ý tưởng được bình chọn cao nhất bởi các thành viên tham gia sẽ được đưa vào sản suất và thử nghiệm trên thị trường. Những thành viên tham gia “phát minh” ra sản phẩm mới sẽ được thưởng từ 500- 2.500 USD cho mỗi ý tưởng được chọn kèm thêm 0,5% hoa hồng trên doanh số. Sản phẩm có doanh số cao sẽ được đưa vào doanh mục sản phẩm chính thức của GE.

Các nhà sản xuất hiện đang có xu hướng rút ngắn dòng đời sản phẩm và xu hướng này sẽ tiếp diễn trong năm 2018. Việc rút ngắn dòng đời của sản phẩm cho phép DN thường xuyên đưa ra những sản phẩm mới bắt kịp với thị hiếu của người tiêu dùng. Theo Bloomberg, công ty Volkswagen sẽ giảm dòng đời trung bình của sản phẩm từ 5 năm xuống còn 2 năm. Công ty cho biết điều này sẽ giúp họ bán được khoảng 800 ngàn xe tại thị trường Mỹ vào năm 2018, gấp đôi so với 2017.

Xu hướng sản suất “xanh” thân thiện với môi trường. Năm 2017 đã trở thành một trong những mục tiêu chiến lược của các tập đoàn trên thế giới. Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục trong năm 2018. Trung Quốc cũng nhìn thấy cơ hội trở thành một cường quốc cung cấp năng lượng sạch và dự kiến sẽ đầu tư khoảng 360 tỷ USD từ nay cho đến năm 2020 cho năng lượng sạch.

Nhà cung cấp dịch vụ logistics quan tâm hơn đến giải pháp đa kênh (Omni- channel): với đặc điểm cho phép phối hợp các kênh bán hàng một cách thống nhất, tăng độ phủ sóng thương hiệu và nâng cao dịch vụ khách hàng, các DN hiện đang quan tâm đầu tư thử nghiệm mô hình đa kênh (omni- channel). Không kể đến Walmart và Amazon, vốn là những ví dụ điển hình của mô hình này, tại Việt Nam, một số DN sản xuất lẫn bán lẻ lớn cũng đang từng bước thử nghiệm đa kênh với các trang thương mại điện tử của riêng mình như Vinamilk, Lotte Mart, Saigon Co.op.

Back

Page 28: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2 NGÀNH FMCG: DOANH NGHIỆP NỘI PHÁT TRIỂN MẠNH, ĐA QUỐC GIA CHỮNG LẠI Nielsen

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 27

MÔI TRƯỜNG ĐEM LẠI THÀNH CÔNG TẠI GRAB: “Vấn đề của bạn cũng là vấn đề của tôi”

Grab, startup nổi tiếng nhất Đông Nam Á khi “cả gan” đối đầu và đánh bại gã khổng lồ Uber trên một loạt “sân nhà”. Sau chỉ 5 năm kể từ ngày thành lập vào 2012, Grab đã phát triển ấn tượng với hơn 1 triệu tài xế và 45 triệu người dùng tại hơn 50 thành phố. Nhưng khác với Uber, mặc dù phát triển nhanh không kém nhưng Grab đến giờ vẫn âm thầm tăng trưởng với nội bộ cực kỳ ổn định. Vì sao lại thế? Đó chính là nhờ văn hóa công ty tại Grab!

Muốn làm việc tại Grab? Không chỉ giỏi, mà còn phải phù hợp!

Với một thương hiệu như Grab, mỗi ngày công ty này nhận được hàng trăm đơn ứng tuyển từ khắp nơi trên thế giới, và chỉ một số cá nhân đặc biệt mới nhận được lời mời làm việc. Rachel, nhân viên phòng nhân sự tại trụ sở chính Grab Singapore chia sẻ: “Trung bình chỉ có 3% đến 5% ứng viên nhận được thư mời làm việc vì tiêu chuẩn tuyển dụng của Grab cực kỳ khắc khe.”

“Đầu tiên, chúng tôi sẽ tham khảo kinh nghiệm và những dự án thực tế mà ứng viên đã từng hoàn thành. Độ phức tạp của dự án là một yếu tố quyết định,” Rachel nói. “Đội tuyển dụng còn tìm hiểu thêm trang blog hoặc trang cá nhân của ứng viên, các bài thuyết trình cũng như hỏi ý kiến các tên tuổi trong phần tham khảo của thư ứng tuyển.”

Về bằng cấp, Rachel bảo đây chỉ là một yếu tố phụ trong việc xét tuyển ở Grab, vì “rất nhiều ứng viên với bằng cấp tốt thậm chí không vượt qua vòng lọc CV.”

Nhưng trên cả kỹ năng, kinh nghiệm và học vấn đó chính là thái độ của mỗi ứng viên. Đội ngũ tuyển dụng Grab luôn chú tâm phân tích và nhận định xem liệu ứng viên này có phù hợp với văn hóa và các giá trị của công ty hay không.

“Để thành công trong môi trường Grab, chúng tôi tìm kiếm những ứng viên có thể thích nghi nhanh nhất, sở hữu tốt cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, đặc biệt là những cá nhân có quyết tâm cải thiện thực trạng vận tải ở Đông Nam Á.”

Nghe có vẻ khó nhằn? Bạn nên nhớ rằng chỉ có 3-5% ứng viên được tuyển dụng tại Grab.

Tại Grab, kỹ năng, kinh nghiệm và thái độ là những yếu tố tuyển dụng quan trọng, nhưng việc phù hợp với văn hóa công ty sẽ quyết định liệu ứng viên có được mời về làm việc hay không.

“Cho dù ứng viên có giỏi đến mấy, chúng tôi vẫn từ chối họ nếu các đồng nghiệp sẽ cảm thấy khó chịu khi làm việc chung với người này,” Rachel nói thêm. “Chúng tôi luôn chú trọng giữ vững văn hóa công ty tuyệt vời tại Grab!”

Môi trường làm việc tại Grab: “chuẩn” tinh thần khởi nghiệp

Cơ hội phát triển nhanh với nhiều thách thức: Grabber có cơ hội được giải quyết các vấn đề lớn trong khu vực mà chưa ai có thể giải quyết được. Những dự án của Grab luôn có mục đích thay đổi cục diện của cả Đông Nam Á. Đây là những cơ hội rất đặc biệt mà các nhân viên tiếp cận được khi làm việc tại Grab.

Môi trường đa dạng: Grab luôn tuyển dụng những cá nhân phù hợp nhất với công việc, không phân biệt chủng tộc, giới tính, xuất thân hay tôn giáo. Nguyên tắc tuyển dụng này đã giúp Grab trở thành một trong những tập đoàn công nghệ hiếm hoi có gần 50% các nhà quản lý là nữ.

Các cuộc thi cho nhân viên: Vào mỗi quý, Grab sẽ tổ chức cuộc thi “Grabathon” để cho nhân viên của mình có cơ hội phát triển những ý tưởng hay thành hiện thực.

CÂU CHUYỆN LOGISTICS 8

Page 29: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2 NGÀNH FMCG: DOANH NGHIỆP NỘI PHÁT TRIỂN MẠNH, ĐA QUỐC GIA CHỮNG LẠI Nielsen

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 28

Cùng nhau trở thành Grabber: Grab tin vào việc nếu các nhân viên văn phòng của mình có cơ hội đóng vai một tài xế Grab trong một ngày, họ sẽ đem lại các ý tưởng và giải pháp thực tiễn nhất cho tài xế và người dùng. Tất cả nhân viên Grab đều có cơ hội làm tài xế một ngày ngay sau khi gia nhập Grab.

Cổ phiếu: Grabber còn có cơ hội sở hữu một phần cổ phiếu để cùng công ty tận hưởng lợi nhuận mà chính tay họ mang lại.

Trợ cấp sử dụng Grab: Mỗi nhân viên đều có khoảng tiền trợ cấp để sử dụng dịch vụ Grab, ngay cả trong cuối tuần.

Văn phòng mở và thời gian làm việc linh hoạt: Văn phòng của Grab hoàn toàn không có những hộp kín mà thay vào đó là rất nhiều khu vực mở khác nhau, các nhân viên có thể thay đổi chỗ ngồi của mình theo ý muốn. Về giờ làm việc, nhân viên hoàn toàn có thể sắp xếp giờ làm việc của mình sớm hay muộn, quan trọng là vẫn hoàn thành tốt được công việc.

Đồ ăn: Bánh kẹo, nước uống, kem, cà phê và thỉnh thoảng là bia luôn được chất đầy phòng ăn chung của công ty để tiếp năng lượng cũng như giúp nhân viên luôn phấn chấn và tràn đầy động lực.

Trang phục: Tại Grab, bạn chỉ cần mặc đồ thoải mái và không ảnh hưởng tới người khác là được.

Nhưng rất chú trọng đến văn hóa công ty và tác động xã hội

Thật khó để tìm được một công ty mà tất cả mọi nhân viên đều thật sự quan tâm đến những tác động xã hội mà công việc của họ gây ra. Sau một loạt tai tiếng từ Uber, Grab vẫn âm thầm phát triển nhưng vẫn đặt song song hai mục tiêu tăng trưởng bền vững và cải thiện xã hội, chứ không đơn thuần là tăng trưởng bất chấp hậu quả.

Nhưng điều đó không có nghĩa là các thành viên ở Grab không mong muốn phát triển và đem về doanh thu cho công ty. Tại Grab có một câu châm ngôn “Vấn đề của bạn cũng là vấn đề của tôi”, mọi nhân viên đều khao khát đem lại một kết quả tích cực cho cả công ty và các nhà đầu tư. Khác với Uber, kết quả chung của tập thể quan trọng hơn thành tích cá nhân, và vì thế, cả nhóm luôn cùng nhau hợp tác giải quyết vấn đề được đặt ra.

Grab tự nhận mình không phải là một startup phát triển “điên cuồng” nhằm nâng cao định giá của công ty. Các nhà lãnh đạo luôn thúc đẩy một môi trường thân thiện và hỗ trợ lẫn nhau, nhằm đem lại cho tài xế Grab các trải nghiệm tốt nhất có thể, vì họ mới là những người trực tiếp đại diện công ty.

Và qua đó, văn hóa công ty đã thúc đẩy cả tập thể Grab cùng nhau phát triển. Vì suy cho cùng thì “Vấn đề của bạn cũng là vấn đề của tôi”.

Back

Page 30: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2 NGÀNH FMCG: DOANH NGHIỆP NỘI PHÁT TRIỂN MẠNH, ĐA QUỐC GIA CHỮNG LẠI Nielsen

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 29

CHƯƠNG TRÌNH TRÊN VTV9: VIETNAM LOGISTICS

Thời gian phát sóng: phát sóng lần đầu vào lúc 10g00 sáng Chủ nhật, phát lại vào lúc 11h10’ thứ Hai 8h00 và sáng thứ Tư tuần kế tiếp;

Kênh phát sóng: VTV9

Nhà sản xuất: Đài truyền hình Việt Nam

CHƯƠNG TRÌNH VỀ LOGISTICS TRÊN INFOTV- LOGISTICS VIỆT NAM

Thời gian phát sóng: 20h30 - 20h45 tối thứ Sáu và phát lại lúc 10h30 thứ Bảy hàng tuần

Kênh phát sóng: kênh InfoTV

Nhà sản xuất: VietNam Logistics Media phối hợp InfoTV

Back

SỰ KIỆN LOGISTICS TRONG CÁC THÁNG TỚI 9

“The beginning is the most important part of the work.”

- Plato -