16
Stand: 23.12.2013 Erstellt von: Ines Wimmer, FP 4330 Trang 1 Báo Cáo Kết QuHi tho Nhân rng Tài liu Giáo dục Môi trường và Trin vng Tích hp Tài liu Giáo dục Môi trường ĐBSCL trong khuôn khổ các tnh thuộc chương trình ICMP/CCCEP Cần thơ, ngày 11-12 tháng 12 năm 2013 Ni dung 1. Mục đích Hội thảo 2. Cấu trúc Hội thảo 3. Một số kết quả đạt được 4. Các đề xuất 5. Đề xuất thiết lập chỉ số đo lường 6. Phụ lục

Báo Cáo Kết Quả H ả ộng Tài liệu Giáo dục Môi trường và ... · biểu đã tích cực đóng góp ý kiến xây dựng cho hội thảo được thành công

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Stand: 23.12.2013 Erstellt von: Ines Wimmer, FP 4330 Trang 1

Báo Cáo Kết Quả

Hội thảo Nhân rộng Tài liệu Giáo dục Môi trường và

Triển vọng Tích hợp Tài liệu Giáo dục Môi trường ở

ĐBSCL trong khuôn khổ các tỉnh thuộc chương trình

ICMP/CCCEP

Cần thơ, ngày 11-12 tháng 12 năm 2013

Nội dung

1. Mục đích Hội thảo

2. Cấu trúc Hội thảo

3. Một số kết quả đạt được

4. Các đề xuất

5. Đề xuất thiết lập chỉ số đo lường

6. Phụ lục

Stand: 23.12.2013 Erstellt von: Ines Wimmer, FP 4330 Trang 2

Mục đích Hội thảo

Hội thảo nhằm giới thiệu các bộ tài liệu giáo dục môi trường (GDMT) với các Sở Giáo dục và

Đào tạo các tỉnh thuộc chương trình CCCEP. Trong thời gian vừa qua, mỗi tỉnh đã tự biên soạn

bộ tài liệu GDMT riêng của mình. Chính vì thế, hội thảo nhằm mục đích khởi động quá trình hài

hòa các bộ tài liệu với nhau. Để thực hiện được quá trình này, cần thiết phải có hội thảo để chia

sẻ phương pháp tiến hành biên soạn các bộ tài liệu GDMT giữa các tỉnh với nhau.

Một cách gián tiếp, hội thảo còn có mục tiêu khuyến khích tăng cường sự hợp tác trong quá trình

biên soạn các bộ tài liệu GDMT ở các tỉnh thuộc chương trình CCCEP. Sự hợp tác này từ các Sở

GD&ĐT, các giáo viên biên soạn và các nhân viên GIZ. Do đó, các thành phần này đã được mời

đến tham dự hội thảo. Danh sách tham dự đính kèm trong phần phụ lục.

Cấu trúc của Hội thảo

Chương trình hội thảo chi tiết được đính kèm ở phần phụ lục. Ngày thứ Nhất, tập trung vào phần

giới thiệu về các bộ tài liệu từ các tỉnh. Trong đó, các đại biểu sẽ tham quan góc trưng bày tài

liệu từ các tỉnh bạn. Song song với việc tham quan góc trưng bày, các đại biểu sẽ được giới thiệu

về tiến trình thực hiện, ví dụ như thành phần tham gia và mất bao lâu để hoàn tất bộ tài liệu.

Ngày thứ Hai, các đại biểu làm việc nhóm theo từng tỉnh. Trong nhóm, họ phân tích các bộ tài

liệu từ các tỉnh bạn phù hợp với mục đích sử dụng của tỉnh mình. Mục tiêu của phương pháp làm

việc nhóm này là tăng cường tính hiệu quả của các hoạt động biên soạn bộ tài liệu GDMT để

phục vụ cho các tỉnh trong chương trình CCCEP. Để đạt được mục tiêu này, các nhóm thảo luận

xoay quanh các câu hỏi như sau:

Các bộ tài liệu GDMT đã biên soạn có phù hợp với chương trình tích hợp của tỉnh bạn?

Có phần nào trong bộ tài liệu cần được điều chỉnh không?

Nếu có, việc điều chỉnh này sẽ được thực hiện như thế nào và mất bao lâu?

Các bộ tài liệu sẽ được tích hợp như thế nào trong các trường học ở tỉnh bạn?

Làm thế nào để các giáo viên giảng dạy làm quen với các bộ tài liệu?

Một số kết quả đạt được

Tất cả các tỉnh thuộc chương trình CCCEP đều tham gia hội thảo lần này. Đây là lần đầu tiên hội

thảo về tích hợp GDMT có sự tham gia đầy đủ nhất về thành phần và số lượng đại biểu từ các

tỉnh (Sở GD&ĐT, giáo viên chuyên môn các cấp và cán bộ GIZ). Trong suốt hội thảo, các đại

biểu đã tích cực đóng góp ý kiến xây dựng cho hội thảo được thành công cũng như đánh giá cao

các ý kiến đóng góp từ các đồng nghiệp khác.

Một số kết quả đạt được từ các tỉnh được đính kèm trong phần phụ lục và có thể tóm tắt chúng

dựa trên kết quả làm việc của các nhóm như sau:

Stand: 23.12.2013 Erstellt von: Ines Wimmer, FP 4330 Trang 3

Bộ tài liệu

Các bộ tài liệu đã biên soạn từ các tỉnh trong chương trình CCCEP đều phù hợp với hoạt

động tích hợp GDMT trong chương trình chính khóa và bổ sung lẫn nhau Có nhiều ý kiến phản hồi khác nhau đối với cuốn sổ tay về Vệ sinh do tỉnh Sóc Trăng

biên soạn. Một chủ đề được đa số các đại biểu thống nhất là quan trọng. Tuy nhiên, đề

mục cuốn sổ tay này dường như đã được Bộ GD&ĐT phát hành với nội dung khá hoàn

chỉnh. Nội dung của bộ tài liệu dành cho bậc tiểu học (tỉnh Kiên Giang) và bậc trung học cơ sở

và trung học phổ thông (tỉnh Bạc Liêu) cần phải được hài hòa.

Một chủ đề chưa được biên soạn trong các bộ tài liệu là tình trạng ô nhiễm (bao gồm cả

trong phát triển ứng dụng kỹ thuật mới)

Bộ tài liệu nên được đăng tải lên trang mạng nhằm chia sẻ với mọi người. Đồng thời

không nên in đồng loạt các bộ tài liệu cho từng giáo viên vì việc này không thân thiện với

môi trường. Hội thảo cần mời các giáo viên đủ ba cấp học từ các tỉnh khác tham dự vì một số tỉnh chỉ

cử các giáo viên hoặc là ở bậc tiểu học, hoặc ở bậc trung học cơ sở. Ý kiến đề xuất nên

mang các bộ tài liệu về tỉnh nhà cho các giáo viên chuyên trách không thể tham dự hội

thảo hôm nay (giáo viên tiểu học ở tỉnh Bạc Liêu, giáo viên trung học cơ sở ở tỉnh Kiên

Giang), để họ có cơ hội đóng góp xây dựng nội dung hài hòa các bộ tài liệu.

Tập huấn

Các nhóm đối tượng sau đây nên được trang bị lớp tập huấn: Sở GD&ĐT, Sở Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phòng GDĐT Sẽ tốt hơn nếu có thể giám sát được quá trình tích hợp bộ tài liệu. Hoạt động giám sát và

đánh giá sẽ cho phép phân tích được lớp tập huấn mang lại hiệu quả như thế nào Bộ tài liệu có thể được giới thiệu với các trường thông qua các cuộc họp thường kỳ của

giáo viên, và Sở GD&ĐT có thể hỗ trợ tiến trình này. Ý kiến đề xuất

Về tổng thể sẽ rất hữu ích nếu anh Phúc từ văn phòng GIZ Bạc Liêu, sẽ đóng vai trò như người

đầu mối điều phối các hoạt động liên quan đến hoạt động tích hợp GDMT cho tất cả các tỉnh.

Bộ tài liệu

Các tỉnh có những đặc điểm không hoàn toàn khác biệt như mọi người nghĩ. Vì thế, đại biểu từ

các tỉnh đều đề xuất sẽ biên soạn bộ tài liệu có thể dùng chung cho các tỉnh. Như vậy, bộ tài liệu

chung này nên được điều chỉnh lại thích hợp với các điều kiện của cả vùng ĐBSCL.

Hơn thế nữa, các tài liệu đã biên soạn thể hiện sự bổ sung lẫn nhau khá hài hòa vì mỗi bộ tài liệu

tập trung vào nhóm đối tượng khác nhau, với phương pháp tiếp cận khác nhau.

Kiên Giang: Tiểu học

An Giang: Kế thừa trên nền tảng bộ tài liệu cho bậc tiểu học từ Kiên Giang

Stand: 23.12.2013 Erstellt von: Ines Wimmer, FP 4330 Trang 4

Sóc Trăng: Sổ tay nguồn kiến thức cơ bản cho giáo viên – cung cấp kiến thức hơn là

phương pháp sư phạm.

Bạc Liêu: Trung học cơ sở và trung

học phổ thông

Cà Mau: Tùy vào sự cam kết đối với

hoạt động tích hợp GDMT, hiện tại

chưa có bộ tài liệu nào được biên

soạn.

Vì vậy, việc biên soạn bộ tài liệu mới hài hòa

tất cả các phần đã đề cập trên đây là điều dễ

thực hiện. Bộ tài liệu nên được thiết kế đồng

bộ như bộ tài liệu từ tỉnh Bạc Liêu (xem ảnh

minh họa)

Bảng sau đây cung cấp cái nhìn tổng quan về các bước cần thiết để tiến hành quá trình hài hòa bộ

tài liệu.

Bậc tiêu học Kiên Giang và An Giang

1. Điều chỉnh bộ tài liệu phù hợp với đặc điểm của các tỉnh (thuộc

chương trình CCCEP) ở ĐBSCL

2. Cơ cấu các tài liệu biên soạn theo cấu trúc dựa trên bậc học khác

nhau (tham khảo tài liệu của Bạc Liêu)

3. Chọn các hình ảnh minh họa từ tất cả các tỉnh cho việc biên soạn

bộ tài liệu mới

4. Thiết kế bộ tài liệu mới theo dạng tài liệu xếp như bộ của Bạc

Liêu. Sử dụng các hình ảnh minh họa từ các tỉnh.

Bậc THCS Bạc Liêu

1. Điều chỉnh bộ tài liệu phù hợp với đặc điểm của các tỉnh (thuộc

chương trình CCCEP) ở ĐBSCL

2. Tích hợp tài liệu về biến đổi khí hậu của tỉnh Sóc Trăng với cuốn

tài liệu giáo dục môi trường Việt Nam của tỉnh Bạc Liêu biên soạn

3. Điều chỉnh ba bộ tài liệu của tỉnh Sóc Trăng về:

Biến đổi khí hậu (kết hợp với cuốn giáo dục môi trường

Việt Nam do tỉnh Bạc Liêu biên soạn)

Rừng ngập mặn

Vệ sinh

Theo đặc điểm của các tỉnh trong chương trình CCCEP.

4. Chọn các hình ảnh minh họa từ tất cả các tỉnh cho việc biên soạn

bộ tài liệu mới

5. Thiết kế bộ tài liệu mới theo dạng tài liệu xếp trong bìa cứng như

bộ của Bạc Liêu. Sử dụng các hình ảnh minh họa từ các tỉnh.

Stand: 23.12.2013 Erstellt von: Ines Wimmer, FP 4330 Trang 5

Trên cơ sở các nguồn hỗ trợ của chương trình CCCEP có hạn và chương trình dự án bước vào

giai đoạn kết thúc vào tháng 8 năm 2014, vì vậy đề xuất ưu tiên trước cho hoạt động điều chỉnh

và biên soạn bộ tài liệu cho cấp trung học cơ sở. Bộ tài liệu này cũng đã được thiết kế theo dạng

xếp trong bìa cứng để phân phối cho các tỉnh. Sự tiện lợi của việc thiết kế này là cho phép điều

chỉnh tài liệu theo mục đích sử dụng của từng tỉnh.

Ngoài ra, bộ tài liệu cần được đăng tải lên trang mạng để mọi người có cơ hội sử dụng. Đồng

thời không nên in đồng loạt các bộ tài liệu cho từng giáo viên vì việc này không thân thiện với

môi trường.

Hội thảo cần mời các giáo viên đủ ba cấp học từ các tỉnh khác tham dự vì một số tỉnh chỉ cử các

giáo viên hoặc là ở bậc tiểu học, hoặc ở bậc trung học cơ sở. Ý kiến đề xuất nên mang các bộ tài

liệu về tỉnh nhà cho các giáo viên chuyên trách không thể tham dự hội thảo hôm nay (giáo viên

tiểu học ở tỉnh Bạc Liêu, giáo viên trung học cơ sở ở tỉnh Kiên Giang), để họ có cơ hội đóng góp

xây dựng nội dung hài hòa các bộ tài liệu.

Tập huấn

Để chắc chắn rằng các bộ tài liệu được sử dụng đúng cách, cần phải có các buổi giới thiệu tài

liệu trong các trường học. Có hai phương pháp thực hiện được xem xét đề xuất cho công tác này.

Cách thứ nhất là cách dễ và ít tốn kém hơn để thực hiện, cách thứ hai là cách tập trung vào chiều

sâu hơn.

1) Cuộc họp thường kỳ của giáo viên: Bộ tài liệu sẽ được giới thiệu lồng ghép với các

buổi họp thường kỳ của giáo viên. Sở GD&ĐT có vai trò hỗ trợ hoạt động này, đồng thời

nên có sự tham dự của các đại diện từ Sở NN&PTNT cùng với các Ban ngành đoàn thể

khác.

2) Tổ chức hội thảo một ngày: Hội thảo sẽ được tổ chức trong thời gian một ngày cho các

cán bộ BGH của các trường và một giáo viên phụ trách các môn học như Sinh học, Giáo

dục công dân và môn Địa lí. Hội thảo này sẽ do các nhóm huấn luyện viên thực hiện và

dự án sẽ chi trả các chi phí cho nhóm này theo qui định tài chánh của GIZ. Ví dụ, sẽ tổ chức ba cuộc hội thảo cho 60 cán bộ giáo viên tham dự là cán bộ BGH các

trường và các giáo viên phụ trách của ba môn học (Sinh học, Giáo dục công dân và Địa

lí). 60 giáo viên này sẽ phân theo ba nhóm môn học do mình phụ trách, vì vậy mỗi nhóm

sẽ gồm 10 giáo viên cùng làm việc với nhau. Cách làm này sẽ giúp các nhóm thu được

kết quả theo mong muốn của họ. Đề xuất việc thiết lập chỉ số đo lường

Để xác định được mức độ hiệu quả của các hoạt động hội thảo giới thiệu về bộ tài liệu, một số đề

xuất về thiết lập các chỉ số đo lường như sau:

Bộ tài liệu GDMT trong các tỉnh thuộc chương trình CCCEP sẽ được hài hòa cho phù

hợp với đặc điểm của ĐBSCL.

80% các trường tham gia hội thảo nhận được bộ tài liệu về GDMT

Stand: 23.12.2013 Erstellt von: Ines Wimmer, FP 4330 Trang 6

50% cán bộ giáo viên là BGH của các trường tham dự hội thảo giới thiệu bộ tài liệu

GDMT sẽ triển khai công tác giới thiệu về bộ tài liệu GDMT tại trường của họ công tác.

Sở GD&ĐT 3 tỉnh có ý kiến đề xuất (mỗi hai tháng) về hoạt động lồng ghép GDMT vào

trường học (Cán bộ BGH nhà trường và giáo viên phụ trách chuyên môn).

70% giáo viên phụ trách chuyên môn các môn Địa lí, GDCD và Sinh học từ các trường

tham gia trong hội thảo cải thiện được kỹ năng giảng dạy sử dụng phương pháp tích hợp

GDMT.

50% học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 của các trường có cán bộ giáo viên tham gia hội thảo

được nâng cao kiến thức về GDMT.

Stand: 23.12.2013 Erstellt von: Ines Wimmer, FP 4330 Trang 7

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC I

Danh sách đại biểu tham dự hội thảo

STT HỌ & TÊN CƠ QUAN

1 Võ Thanh Giang Sở GD&ĐT Bạc Liêu

2 Phạm Minh Tiến GV trường THPT Bạc Liêu

3 Phùng Thị Hà GV trường THCS Bạc Liêu

4 Sơn Thành Phúc Cán bộ GIZ Bạc Liêu

5 Stefanie Gendera Cán bộ GIZ Bạc Liêu

6 Phú Phúc Nhân Cán bộ GIZ Bạc Liêu

7 Cao Thanh Hùng Sở GD&ĐT Kiên Giang

8 Trần Thanh Tòng GV trường tiểu học Kiên Giang

9 Lê Anh Huy GV trường tiểu học Kiên Giang

10 Huỳnh Hữu To Cán bộ GIZ Kiên Giang

11 Trần Bá Duy Sở GD&ĐT Sóc Trăng

12 Võ Thi Minh Thương GV THPT Sóc Trăng

13 Phan Thị Mỹ Duyên Sở GD&ĐT Sóc Trăng

14 Nguyễn Anh Dũng Cán bộ GIZ Sóc Trăng

15 Võ Thanh Liêm Sở GD&ĐT Cà Mau

16 Lê Thanh Liêm Sở GD&ĐT Cà Mau

17 Nguyễn Thị Hồng Thuỵ Cán bộ GIZ Cà Mau

18 Minh Bảo Trân Sở GD&ĐT An Giang

19 Nguyễn Minh Huấn GV tiểu học An Giang

20 Võ Văn Dũng Phòng GDĐT An Giang

21 Nguyễn Vĩnh Đạt GV tiểu học An Giang

22 Đoàn Thị Mỹ Hòa Cán bộ GIZ An Giang

23 Ines Wimmer Văn phòng GIZ Đức

Stand: 23.12.2013 Erstellt von: Ines Wimmer, FP 4330 Trang 8

PHỤ LỤC II

Chương trình Hội thảo ngày 11 - 12.12.2013

Thời gian Nội dung hội thảo

Chịu trách nhiệm

Ngày 1: 11/12/2013

14.00 -14.30 Chào đón đại biểu và khai mạc hội thảo

Bà Ines Wimmer

(Trụ sở GIZ)

14:30 - 15:00

Trình bày

Tổng quan về bộ tài liệu Giáo dục Môi

trường ở các tỉnh của chương trình

ICMP/CCCEP

Bà Stefanie Gendera (Điều phối viên

Nhận thức môi trường của chương

trình ICMP/CCCEP)

15:00 - 15:15 Nghỉ giải lao

15:15 -16:15

Tham quan góc trưng bày tài liệu

Trưng bày tất cả các tài liệu

Tham quan các gian trưng bày để giới

thiệu các tài liệu, bao gồm phương

pháp, nhóm đối tượng và nội dung

Các tỉnh (Sở GDĐT và GIZ của các tỉnh

trong chương trình ICMP/CCCEP)

16:15 - 17:00 Ý kiến phản hồi/ Thảo luận Bà Ines Wimmer

(Trụ sở GIZ)

18.00 Ăn tối

Ngày 2

12.12.2013

08:00 - 08:30 Chuẩn bị cho làm việc nhóm Bà Ines Wimmer

(Trụ sở GIZ)

08.30 - 09.30 Làm việc nhóm: Hoạt động nhân

rộng

Sở GDĐT và GIZ ở các tỉnh trong

chương trình ICMP/CCCEP

09:30 - 09:45 Nghỉ giải lao

09:45 - 11:30 Làm việc nhóm: Hoạt động nhân

rộng

Sở GDĐT và GIZ ở các tỉnh trong chương

trình ICMP/CCCEP

11.30 - 13.30 Nghỉ ăn trưa

13:30 - 14:45 Làm việc nhóm: Tầm nhìn cho đến

08/2014

Sở GDĐT và GIZ các tỉnh chương trình

ICMP/CCCEP

14.45 - 15.00 Nghỉ giải lao

15:00 - 16:00 Phản hồi và trình bày/Thảo luận cuối

cùng

Bà Ines Wimmer

(Trụ sở GIZ)

16:00 Kết thúc

Stand: 23.12.2013 Erstellt von: Ines Wimmer, FP 4330 Trang 9

PHỤ LỤC III

Kết quả báo cáo của các nhóm làm việc theo tỉnh

TỈNH SÓC TRĂNG

1 Các chủ đề môi trường tỉnh Sóc Trăng quan tâm:

Biến đổi khí hậu

Rừng đước ngập mặn

Nguồn nước và nước sạch vệ sinh

Ô nhiễm từ trang trại gia súc, gia cầm (heo và gà nuôi theo dạng công nghiệp)

Ô nhiễm không khí (trên các đường phố)

Vận chuyển các loại sản phẩm thủy hải sản và nguyên liệu thô

Lốc xoáy

Nước ngập (thủy triều lên)

Xâm nhập mặn

Sóc Trăng đã biên soạn ba bộ tài liệu dành cho giáo viên về biến đổi khí hậu, rừng ngập mặn và

nguồn nước và nước sạch vệ sinh. Chúng tôi cho rằng các chủ đề còn lại có thể lồng ghép vào bộ

tài liệu “Các vấn đề về môi trường tổng thể tỉnh Sóc Trăng”. Giống như các bộ tài liệu kia,

chúng tôi không đặt ra mục tiêu sẽ cung cấp cho giáo viên giáo trình giáo khoa theo kiểu chính

thống vì họ không sử dụng các bộ tài liệu như một cuốn sách cho từng môn học nhất định. Thay

vào đó, chúng tôi sẽ cung cấp cho các giáo viên những kiến thức về môi trường và để họ tự lựa

chọn tích hợp vào các môn học tùy thời gian và bài học nào họ thấy phù hợp.

2 Các tài liệu có thể được điều chỉnh và sử dụng ở tỉnh Sóc Trăng:

GIZ Sóc Trăng đã biên soạn ba bộ tài liệu dành cho giáo viên cấp THCS và THPT. Vì vậy,

chúng tôi có thể sử dụng các tài liệu cho tiểu học từ các tỉnh khác. Tài liệu dành cho giáo viên về

“Thông tin biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học và rác thải” và “Các hoạt động trong lớp” từ tỉnh

Kiên Giang (hoặc An Giang) có thể bổ sung nguồn thông tin hữu ích cho các giáo viên bậc tiểu

học.

Bộ tài liệu này chỉ cần thay đổi một số nội dung và hình ảnh minh họa thể hiện đặc trưng của

tỉnh Sóc Trăng. Ví dụ, có thể hoàn chỉnh phần thông tin về biến đổi khí hậu để trang bị kiến thức

toàn diện về biến đổi khí hậu/điều kiện khí hậu v.v. hoặc có thể thay các hình ảnh từ tỉnh Kiên

Giang (hoặc tỉnh An Giang) bằng hình ảnh minh họa của tỉnh Sóc Trăng. Với phần thông tin về

đa dạng sinh học, có thể thay đổi nội dung và hình ảnh minh họa cho phù hợp với các loài động

vật sinh sống ở tỉnh Sóc Trăng.

Như đã đề cập, bộ tài liệu của tỉnh Sóc Trăng chỉ nhằm mục đích cung cấp kiến thức cơ bản cho

các giáo viên về các vấn đề liên quan đến môi trường; vì nhu cầu của giáo viên là làm sao

chuyển tải kiến thức của họ đến học sinh một cách hiệu quả trong giới hạn của một tiết học. Vì

vậy, tỉnh Sóc Trăng cũng có thể xem xét mô hình áp phích do tỉnh Bạc Liêu thiết kế để xây dựng

bộ áp phích cho giáo viên nhằm phục vụ công tác giảng dạy học sinh về các chủ đề môi trường

liên quan.

Stand: 23.12.2013 Erstellt von: Ines Wimmer, FP 4330 Trang 10

Nếu các cố vấn trưởng thông qua các kế hoạch này, một số hoạt động sau đây sẽ được thực hiện:

Công tác thay đổi và điều chỉnh nội dung bộ tài liệu cho bậc tiểu học có thể sẽ được thực

hiện và hoàn thành từ tháng tư đến tháng tám năm 2014. Kế hoạch thực hiện sẽ do tư vấn

đảm nhiệm vì Sở GD&ĐT không có thời gian để tự thực hiện.

Một hội thảo dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng tư hoặc tháng năm, năm 2014 với sự

tham dự của các đại diện là giáo viên đã tham dự lớp tập huấn giới thiệu về ba bộ tài liệu

của tỉnh Sóc Trăng, nhằm lấy ý kiến cho việc phát triển bộ áp phích phục vụ trong công

tác giảng dạy học sinh liên quan đến các đề tài về biến đổi khí hậu, rừng ngập mặn và

nguồn nước và nước sạch vệ sinh.

Nhằm giúp các giáo viên hiểu hơn về bộ tài liệu, tỉnh Sóc Trăng có thể tổ chức hội thảo, lớp tập

huấn hoặc lập trang mạng đăng tải các thông tin được chọn lọc trước cho các giáo viên.

Nhằm hỗ trợ các giáo viên trong công tác giảng dạy thêm hiệu quả, các hình ảnh minh họa như

áp phích và phim ảnh sẽ được sử dụng. Giáo viên có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ này

trong bài giảng, trong giờ sinh hoạt lớp hoặc buổi sinh hoạt toàn trường vào đầu tuần.

Sở GD&ĐT sẽ thành lập Ban Giáo dục Môi trường bao gồm các đại diện giáo viên chuyên môn

từ cấp tiểu học đến cấp THPT. Các hoạt động về GDMT sẽ được thông qua Ban GDMT và các

giáo viên phụ trách các môn học như Địa lí, GDCD, Sinh học, Vật lí, Kỹ thuật và môn Hóa học

cũng nên được trang bị kiến thức về lồng ghép các chủ đề về GDMT vào các môn giảng dạy của

họ.

Chưa có xác nhận từ cố vấn trưởng hoặc từ Ban chuyên trách bậc tiểu học của Sở GD&ĐT về số

lượng bộ tài liệu có nhu cầu in. Tuy nhiên, tỉnh Sóc Trăng có 307 trường tiểu học, nên về lí

thuyết thì mỗi trường sẽ cần ba bộ tài liệu.

Số lượng áp phích về chủ đề biến đổi khí hậu, rừng ngập mặn và nguồn nước và nước sạch vệ

sinh tương đương với 567 trường x 5 bộ = 2.835 bộ áp phích.

TỈNH CÀ MAU

1. Các chủ đề về môi trường nên lồng ghép vào chương trình tích hợp GDMT tỉnh Cà Mau:

- Rừng ngập mặn

- Đa dạng sinh học

- Chất thải

- Nguồn nước: Nước ngầm, nước mặt và ô nhiễm nước.

- Biến đổi khí hậu: Sạt lở, xâm nhập mặn, nước biển dâng và khí hậu thất thường.

- Các bộ tài liệu tiềm năng về tích hợp GDMT cho tỉnh Cà Mau

2. Vì thời gian còn lại của giai đoạn 1 của dự án chỉ là 8 tháng, nhóm tỉnh Cà Mau lựa chọn tích

hợp GDMT ở cấp THCS và THPT. Các bộ tài liệu tỉnh Cà Mau có thể kế thừa chọn lọc từ các

tỉnh khác được phân thành ba mục:

- Hướng dẫn tích hợp vào giáo trình giảng dạy: Sử dụng bộ tài liệu do tỉnh Bạc Liêu biên soạn

các môn Sinh học, Địa lí và GDCD cho cả hai cấp THCS và THPT.

- Bộ công cụ hỗ trợ dạy học:

Stand: 23.12.2013 Erstellt von: Ines Wimmer, FP 4330 Trang 11

- Sử dụng bộ tài liệu từ tỉnh An Giang gồm cuốn 2 (Các hoạt động trong giờ học, tài liệu cho giáo

viên) và cuốn 3 (Nguồn tài liệu dành cho giáo viên). Mặc dù các bộ tài liệu này thiết kế cho bậc

tiểu học, một số trò chơi và tranh ảnh minh họa có thể hữa ích cho giáo viên bậc THCS và

THPT khi cần thiết.

- Thông tin tham khảo dành cho giáo viên:

- Sử dụng ba cuốn sổ tay của tỉnh Sóc Trăng bao gồm: (1) Biến đổi khí hậu, (2) Rừng ngập mặn

và (3) Nước, chất thải và vệ sinh.

Liên quan đến chủ đề tái chế, nên sử dụng nội dung của chương “Chất thải và tái chế” trong cuốn

1 (Thông tin dành cho giáo viên) của tỉnh An Giang để bổ sung vào cuốn sổ tay của tỉnh Sóc

Trăng.

Về đa dạng sinh học, cần thiết phải cập nhật các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng của tỉnh Cà

Mau (cùng phối hợp thực hiện với Sở NN&PTNT) dựa trên các thông tin có sẳn trong chương

“Đa dạng sinh học” trong cuốn 1 (Thông tin dành cho giáo viên) do tỉnh An Giang biên soạn1

3. Nội dung cần điều chỉnh

- Đa dạng sinh học: Cập nhật thêm các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng ở tỉnh Cà Mau

- Rừng ngập mặn: Bổ sung thêm thông tin về rừng ngập mặn ở tỉnh Cà Mau

- Biến đổi khí hậu: Bổ sung tình hình sạt lở hiện nay ở Cà Mau

- Thành phần tham gia vào quá trình điều chỉnh?

4. Sở NN&PTNT Cà Mau: Có vai trò cung cấp thông tin về đa dạng sinh học, rừng ngập mặn và

hiện trạng sạt lở ở Cà Mau.

5. 4 tỉnh còn lại: Gửi các văn bản điện tử để tiện cho công tác điều chỉnh.

6. Sở GD&ĐT Cà Mau: Thực hiện việc điều chỉnh và sửa lỗi.

7. Số lượng ấn phẩm cần in:

Có 350 trường THCS và THPT ở tỉnh Cà Mau.

- Nếu dự án có đủ nguồn kinh phí, đề nghị mỗi trường sẽ được cung cấp một bộ tài liệu như đề

cập ở phần 2. Riêng cuốn sổ tay từ tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau cần số lượng tương đương với 350

trường x3 môn học/trường = 1.050 bộ.

- Nếu nguồn kinh phí hạn chế, chỉ cần 10 bộ tài liệu cho Sở GD&ĐT và 9 phòng GDĐT. Đối với

các trường có thể sử dụng phiên bản điện tử hoặc qua trang mạng hoặc gửi trực tiếp qua thư

điện tử.

8. Kế hoạch hành động

- Sau Tết: Tạp huấn cho 40 giáo viên (bao gồm giáo viên nồng cốt và các chuyên viên). Sẽ mời

các tập huấn viên trong nhóm 6 giáo viên biên soạn bộ tài liệu của tỉnh Bạc Liêu (3 môn học,

mời 2 giáo viên cho mỗi môn học từ cấp THCS và THPT, lãnh đạo Sở GD&ĐT Bạc Liêu và

GIZ Bạc Liêu cùng tham dự).

Stand: 23.12.2013 Erstellt von: Ines Wimmer, FP 4330 Trang 12

- Từ giữa tháng Hai đến giữa tháng Ba, 2014: Sở NN&PTNT Cà Mau sẽ hoàn tất việc cung cấp

thông tin như đã đề cập.

- Từ giữa tháng Ba đến giữa tháng Tư, 2014: Sở GD&ĐT Cà Mau sẽ bổ sung nội dung cho các

bộ tài liệu phù hợp.

- Từ giữa tháng Tư đến cuối tháng Tư, 2014: Nhận các phản hồi từ 9 phòng GDĐT của huyện.

- Từ đầu tháng Năm đến cuối tháng Năm, 2014: Sở GD&ĐT Cà Mau hoàn tất công đoạn chỉnh

sửa bản thảo và chuyển cho GIZ Cà Mau để tiến hành in.

- Năm học 2014 -2015: Bắt đầu sử dụng bộ tài liệu về tích hợp GDMT cho tỉnh Cà Mau.

9. Quá trình tích hợp GDMT

- Tích hợp GDMT vào mỗi bài giảng dựa trên kế hoạch bài giảng của tỉnh Bạc Liêu đã được Bộ

GD&ĐT cho phép sử dụng.

- Đối với các nội dung chưa thể tích hợp được vào chương trình giảng dạy chính khóa, nên tổ

chức giới thiệu thêm trong các hoạt động ngoại khóa.

- Sở GD&ĐT sẽ triển khai các hoạt động chiến dịch về bảo vệ môi trường hàng năm để học sinh

tham dự.

- Tổ chức các hoạt động tham quan đến công viên quốc gia và vùng quản lí rừng.

10. Cơ quan và cá nhân tiếp cận với tài liệu tích hợp GDMT

- Cơ quan: Sở GD&ĐT, Phòng GDĐT, Đoàn Thanh niên, Ban phụ huynh học sinh.

- Các cá nhân: Các giáo viên được tập huấn hướng dẫn cách sử dụng dưới sự giám sát của Sở

GD&ĐT và phòng GDĐT

11. Các kênh tiếp cận

- Trang mạng chương trình tích hợp GDMT của các tỉnh.

- Qua các cuộc họp chuyên môn hàng tháng

- Kiểm tra hoạt động tích hợp GDMT định kỳ.

- Tổ chức hội thảo để đánh giá hoạt động tích hợp GDMT và chia sẻ kinh nghiệm giữa các giáo

viên với nhau (cần nhà tài trợ tổ chức).

- Tổ chức tháng điểm dạy giỏi cho các giáo viên thực hiện việc tích hợp GDMT (cần nhà tài trợ

tổ chức)

TỈNH BẠC LIÊU

1. Xác định chủ đề quan trọng về môi trường ở tỉnh Bạc Liêu

- Hệ sinh thái vùng ngập mặn ven biển

- Hệ sinh thái vùng nước lợ và ngọt nội đồng

Liên quan đến những thế mạnh kinh tế và đời sống của người dân tỉnh Bạc Liêu:

Nguồn tài nguyên thủy sản và diêm nghiệp

2. Các chủ đề, vấn đề phù hợp với chương trình tích hợp GDMT

- Đất

- Nguồn nước

- Đa dạng sinh học (rừng ngập mặn và sinh vật biển)

- Khí hậu

Stand: 23.12.2013 Erstellt von: Ines Wimmer, FP 4330 Trang 13

Quá trình giảng dạy tập trung vào:

- Tình trạng hiện hành

- Nguyên nhân (khách quan và chủ quan)

- Hậu quả

- Giải pháp

Liên hệ đến việc phát triển bền vững của Bạc Liêu, Việt Nam và thế giới Nhu cầu

nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.

3. Các tài liệu phù hợp với tỉnh Bạc Liêu:

- Bộ tài liệu THCS và THPT do Bạc Liêu biên soạn

- Bộ tài liệu tiểu học: Bộ tài liệu do tỉnh Kiên Giang biên soạn (có chọn lọc và chỉnh sửa

cho phù hợp với tỉnh Bạc Liêu).

4. Có thể sử dụng được ở tỉnh Bạc Liêu?

- Các tài liệu đã đề cập ở phần 3

- Cuốn “Một ngày khám phá rừng” và các tài liệu của các tỉnh bạn (cho mục đích tham

khảo)

5. Các tài liệu dễ dàng điều chỉnh phù hợp với yêu cầu sử dụng của tỉnh Bạc Liêu?

- Bộ tài liệu do tỉnh Kiên Giang biên soạn cho bậc tiểu học

6. Phân tích vì sao các tài liệu lựa chọn phù hợp với tỉnh Bạc Liêu:

- Bộ tài liệu GDMT của tỉnh Bạc Liêu được biên soạn kỹ càng dựa trên cơ sở thực tế của

địa phương và trải qua nhiều lần lấy ý kiến đóng góp chi tiết từ các đồng nghiệp giàu

kinh nghiệm và được thẩm định, tư vấn từ Bộ GD&ĐT.

- Bộ tài liệu do Bạc Liêu biên soạn dành cho bậc THCS và THPT, nên còn thiếu bộ tài liệu

dành cho bậc tiểu học.

- Bộ tài liệu bậc tiểu học của tỉnh Kiên Giang: Về mặt địa lí Kiên Giang có nhiều nét tương

đồng với Bạc Liêu.

7. Một số nội dung từ tài liệu của Kiên Giang biên soạn cần phải được điều chỉnh cho phù

hợp với tỉnh Bạc Liêu?

- Điều chỉnh, bổ sung những đặc điểm đặc trưng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên

nhiên và môi trường tỉnh Bạc Liêu bao gồm vườn chim Bạc Liêu, hệ sinh thái ngập mặn

và các ưu thế của tỉnh Bạc Liêu.

- Sắp xếp lại cấu trúc và nội dung theo nhóm khối lớp cho phù hợp với đối tượng, lứa tuổi

và khả năng tiếp thu của học sinh.

8. Kế hoạch và thời gian điều chỉnh bộ tài liệu:

Bắt đầu triển khai từ tháng Hai, 2014 và hoàn thành bản thảo vào tháng Tám, 2014. Cụ

thể như sau:

Tháng Hai: Thành lập Ban biên soạn, điều chỉnh nội dung bộ tài liệu

Tháng Ba & Tư: Triển khai thực hiện điều chỉnh nội dung tài liệu

Tháng Năm & Sáu: Hội thảo, lấy ý kiến đóng góp và chỉnh sửa.

Tháng Bảy: Thẩm định và phê duyệt

Tháng Tám: Hoàn chỉnh nội dung, in ấn và triển khai tập huấn sử dụng tài liệu

mới.

Stand: 23.12.2013 Erstellt von: Ines Wimmer, FP 4330 Trang 14

9. Thành phần tham gia quá trình điều chỉnh tài liệu?

- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện gồm Sở GD&ĐT Bạc Liêu và GIZ Bạc Liêu

- Người trực tiếp thực hiện điều chỉnh tài liệu: Chuyên viên Sở GD&ĐT và các giáo viên

cốt cán tiểu học

10. Số lượng ấn phẩm?

- 3,200 bộ tài liệu cho tiểu học

11. Quá trình tích hợp thực hiện như thế nào?

- Thường xuyên thực hiện việc lồng ghép trong giờ chính khóa

- Hình thức thực hiện: Lồng ghép tích hợp trong dạy học chính khóa, và lồng ghép với các

hoạt động ngoại khóa.

- Kiểm tra, đánh giá

12. Thành phần tiếp cận và thực hiện việc tích hợp GDMT?

- Sở GD&ĐT Bạc Liêu

- Các trường: BGH, giáo viên và học sinh

- Các cơ quan, ban ngành có liên quan: Phối hợp và hỗ trợ công tác thực hiện

13. Các kênh tiếp cận?

- Trang mạng GDMT tỉnh Bạc Liêu

- Địa chỉ email của nhóm điều phối viên dự án GIZ

- Các lớp tập huấn và hội thảo

TỈNH KIÊN GIANG

1. Xác định chủ đề quan trọng về môi trường ở tỉnh Kiên Giang

- Rác thải

- Biến đổi khí hậu

- Đa dạng sinh học

- Bảo vệ rừng ngập mặn, rừng tràm và rừng gỗ lớn

- Bảo tồn biển: San hô và thảm cỏ biển

- Bảo vệ nguồn nước

- Ô nhiễm không khí

- Vệ sinh và giáo dục vệ sinh cá nhân

2. Các chủ đề, vấn đề phù hợp với chương trình tích hợp GDMT

a. Biến đổi khí hậu

- Ảnh hưởng của biến đối khí hậu ở Việt Nam, vùng ĐBSCL và tỉnh Kiên Giang

- Ô nhiễm: đất, nước, không khí và rác thải

- Hành động của con người đối với biến đổi khí hậu

b. Bảo tồn đa dạng sinh học:

- Vai trò và tầm quan trọng của rừng đối với môi trường

- Bảo vệ rừng ngập mặn

- Bảo tồn san hô và thảm cỏ biển

- Bảo tồn các loài quí hiếm

Stand: 23.12.2013 Erstellt von: Ines Wimmer, FP 4330 Trang 15

c. Vấn đề vệ sinh và giáo dục vệ sinh cá nhân, GD bảo vệ môi trường:

- Kiến thức về môi trường

- Kỹ năng và hành vi

- Thái độ và tình cảm

3. Các tài liệu phù hợp và có thể sử dụng ở tỉnh Kiên Giang?

- Tài liệu của Kiên Giang (bậc tiểu học)

- Tài liệu của Bạc Liêu biên soạn

- Tài liệu của Sóc Trăng

4. Các tài liệu dễ dàng điều chỉnh phù hợp với yêu cầu sử dụng của tỉnh Kiên Giang?

- Cả hai bộ tài liệu của Bạc Liệu và Sóc Trăng điều có thể điều chỉnh cho phù hợp với Kiên

Giang và chung cho cả ĐBSCL.

- Một số ý kiến cho hai bộ tài liệu như sau:

+ Đối với tài liệu của tỉnh Bạc Liêu thì tài liệu tích hợp cần nêu rõ “Tích hợp GDMT

trong môn…cấp THCS”

+ Đối với tài liệu của tỉnh Sóc Trăng: điều chỉnh thành “Vấn đề vệ sinh nói chung và cụ

thể về GDVS cá nhân”. Có thể bỏ hẳn phần vệ sinh và nên sử dụng tài liệu có sẳn của Bộ

GD&ĐT (Vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường)

5. Phân tích vì sao các tài liệu lựa chọn phù hợp với tỉnh Kiến Giang

- Vấn đề môi trường là vấn đề chung mà ngành giáo dục đã và đang chỉ đạo thực hiện

trong ngành.

- Các tỉnh trong chương trình CCCEP đều thuộc khu vực ĐBSCL, do đó các vấn đề môi

trường rất gần gũi và liên quan với nhau.

- Hiện nay trong các trường phổ thông chưa có các bộ tài liệu GDMT

6. Các phần cần điều chỉnh?

- Đã đề cập trong phần 4

7. Kế hoạch và thời gian điều chỉnh bộ tài liệu:

Bắt đầu triển khai từ tháng Một đến tháng Năm, 2014. Cụ thể như sau:

Tháng Một: Hội thảo lần 1 giới thiệu tài liệu THPT

Tháng Hai: Sở GD&ĐT tham vấn với GIZ về kết quả hội thảo

Tháng Ba - Tư: Bắt đầu điều chỉnh tài liệu

Tháng Năm: Hội thảo lần 2

Tháng Sáu - Tám: In ấn

Sau tháng Tám, 2014: Triển khai tập huấn sử dụng tài liệu mới.

Lưu ý: CCCEP + GIZ phải có văn bản gửi Sở GD&ĐT về việc phổ biến tài liệu GDMT

và chương trình tích hợp ở vùng ĐBSCL

8. Thành phần thực hiện công tác điều chỉnh?

- Bao gồm Sở GD&ĐT, GIZ và các nhà tư vấn

9. Số lượng ấn phẩm cần?

- Tiểu học: 8,500 bộ

Stand: 23.12.2013 Erstellt von: Ines Wimmer, FP 4330 Trang 16

- Trung học cơ sở: 6,000 bộ

- Trung học phổ thông: 4,000 bộ

10. Quá trình tích hợp?

- Tích hợp trong hoạt động ngoại khóa

- Tích hợp phần phù hợp nhất vào trong bài học trong giờ chính khóa

11. Thành phần thực hiện việc tích hợp?

- Sở GD&ĐT, Phòng GD ĐT và các trường

- Giáo viên giảng dạy bộ môn và giáo viên phụ trách các hoạt động ngoại khóa

12. Kênh tiếp cận với chương trình tích hợp GDMT?

- Sở GD&ĐT sẽ có văn bản chỉ đạo

- Sở GD&ĐT phối hợp với GIZ tổ chức tập huấn hướng dẫn sử dụng tài liệu cho các cán

bộ quản lí và giáo viên

- Các kênh thông tin khác để giới thiệu và phát hiện