83
THẢO LUẬN LÀ MỘT PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP, GIẢNG DẠY MANG TÍNH SÁNG TẠO VÀ CÓ SỰ LÀM VIỆC KHOA HỌC GIỮA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN TS. Nguyễn Trọng Thóc Trưởng Khoa Lý luận Mác-Lênin Thực hiện Công văn số 11381/BGDĐT-ĐH&SĐH ngày 10/10/2006 và Công văn số 83/BGDĐT-ĐH&SĐH ngày 04/01/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như chủ trương của Đảng ủy và Ban Giám hiệu Nhà trường về việc đổi mới phương pháp giảng dạy và thảo luận các môn khoa học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong Nhà trường chúng ta. Ngay từ học kỳ đầu tiên thực hiện chủ trương trên, vào tháng 5 năm 2007 Khoa Lý luận Mác - Lênin đã tổ chức hội thảo với chủ đề: “Đổi mới phương pháp thảo luận các môn khoa học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ chí Minh” trong Nhà trường. Tại hội thảo khoa học đó, chúng ta có 12 bản tham luận của các giảng viên trong và ngoài trường. Bước đầu tất cả các bài tham luận đó đều đã tập trung làm rõ nhiệm vụ, vai trò vị trí của việc đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong Nhà trường. Các báo cáo cũng đã có sự tổng kết bước đầu những kinh nghiệm thực hiện việc giảng dạy 50% và thảo luận 50% giờ của các môn học. Những kinh nghiệm đầu tiên đó của chúng ta đã được tất cả các giảng viên nghiên cứu, vận dụng nó trong hai học kỳ tiếp theo của năm học 2007-2008 và đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp, nhất là trong việc sử dụng 50% thời lượng môn học cho việc tự nghiên cứu của sinh viên và thảo luận trên giảng đường dưới sự hướng dẫn của các thầy cô. Kính thưa quý vị đại biểu cùng các thầy cô kính mến! Thảo luận là một phương pháp học tập, giảng dạy mang tính sáng tạo và có sự làm việc khoa học giữa giảng viên và sinh viên. Vì vậy, để sinh viên có được kết quả tốt trong quá trình 1

BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

THẢO LUẬN LÀ MỘT PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP, GIẢNG DẠY MANG TÍNH SÁNG TẠO VÀ CÓ SỰ LÀM VIỆC KHOA HỌC

GIỮA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN TS. Nguyễn Trọng Thóc Trưởng Khoa Lý luận Mác-Lênin

Thực hiện Công văn số 11381/BGDĐT-ĐH&SĐH ngày 10/10/2006 và Công văn số 83/BGDĐT-ĐH&SĐH ngày 04/01/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như chủ trương của Đảng ủy và Ban Giám hiệu Nhà trường về việc đổi mới phương pháp giảng dạy và thảo luận các môn khoa học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong Nhà trường chúng ta.

Ngay từ học kỳ đầu tiên thực hiện chủ trương trên, vào tháng 5 năm 2007 Khoa Lý luận Mác - Lênin đã tổ chức hội thảo với chủ đề: “Đổi mới phương pháp thảo luận các môn khoa học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ chí Minh” trong Nhà trường. Tại hội thảo khoa học đó, chúng ta có 12 bản tham luận của các giảng viên trong và ngoài trường. Bước đầu tất cả các bài tham luận đó đều đã tập trung làm rõ nhiệm vụ, vai trò vị trí của việc đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong Nhà trường. Các báo cáo cũng đã có sự tổng kết bước đầu những kinh nghiệm thực hiện việc giảng dạy 50% và thảo luận 50% giờ của các môn học. Những kinh nghiệm đầu tiên đó của chúng ta đã được tất cả các giảng viên nghiên cứu, vận dụng nó trong hai học kỳ tiếp theo của năm học 2007-2008 và đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp, nhất là trong việc sử dụng 50% thời lượng môn học cho việc tự nghiên cứu của sinh viên và thảo luận trên giảng đường dưới sự hướng dẫn của các thầy cô.

Kính thưa quý vị đại biểu cùng các thầy cô kính mến!

Thảo luận là một phương pháp học tập, giảng dạy mang tính sáng tạo và có sự làm việc khoa học giữa giảng viên và sinh viên. Vì vậy, để sinh viên có được kết quả tốt trong quá trình học tập, nghiên cứu các môn khoa học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta cần phải có các phương pháp thảo luận cũng như xây dựng các bước thảo luận một cách hợp lý và khoa học. Sau hơn một năm tổ chức thực hiện, hôm nay chúng ta lại có mặt tại hội thảo này và cũng với chủ đề “Đổi mới phương pháp thảo luận các môn khoa học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ chí Minh” trong Nhà trường. Hội thảo có 12 bản báo cáo của các giảng viên trong khoa và giảng viên thỉnh giảng. Tất cả các báo cáo đều tập trung giới thiệu những kinh nghiệm giảng dạy và thảo luận cũng như những kết quả học tập của sinh viên trong thời gian qua. Thay mặt Ban Chủ nhiệm khoa, tôi kính chúc tất cả các đại biểu cùng các thầy cô sức khỏe. Chúc hội thảo thành công tốt đẹp.

1

Page 2: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP THẢOLUẬN CÁC MÔN KHOA HỌC MÁC - LÊNIN

VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TS. Nguyễn Trọng Thóc

Khoa Lý luận Mác - Lênin

Thực hiện Công văn số 11381/BGDĐT-ĐH&SĐH ngày 10/10/2006 và Công văn số 83/BGDĐT - ĐH&SĐH ngày 04/01/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như chủ trương của Đảng ủy và Ban Giám hiệu Nhà trường về việc đổi mới phương pháp thảo luận các môn khoa học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong Nhà trường. Học kỳ 2 năm học 2006-2007 và học kỳ 1 năm học 2007-2008, tôi đã thực hiện việc đổi mới phương pháp thảo luận hai môn học: môn triết học Mác-Lênin và môn tư tưởng Hồ Chí Minh cho các lớp học đông sinh viên với các năm học khác nhau của các khóa 47, 48 và 49. Bước đầu, kết quả đạt được như sau:

1. Đối với học sinh, sinh viên

- Việc giảng dạy lớp ghép với thời gian giảng lý thuyết trên lớp 50% và 50% còn lại sinh viên tự nghiên cứu và thảo luận dưới sự hướng dẫn của thầy. Phương pháp giảng dạy và học tập này có những ưu điểm và nhược điểm sau:

1.1. Về ưu điểm:

- Tăng khả năng tự chủ trong quá trình học tập và nghiên cứu của sinh viên. Phát huy được tính sáng tạo của sinh viên, lấy người học làm trung tâm.

- Sinh viên phải tự học tập và nghiên cứu nhiều hơn trong quá trình học tập, do đó có điều kiện để nắm được tốt hơn các nội dung của môn học.

- Sinh viên được thảo luận nhiều hơn, nhờ đó mà phát triển được khả năng ăn nói trước tập thể, khắc phục được tính nhút nhát của sinh viên, giúp cho sinh viên tự tin hơn khi phát biểu trước đám đông.

- Nhiều sinh viên biết khai thác thông tin trên mạng internet cho các nội dung thảo luận, do đó bài thảo luận rất tốt. Điều này chứng tỏ rằng nếu sinh viên có thời gian và tích cực hơn trong quá trình học tập thì hiệu quả rất cao.

2

Page 3: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

- Số lượng sinh viên phát biểu khá cao so với phương pháp giảng dạy cũ trước đây là giảng 70%, thảo luận là 30% thì tỷ lệ sinh viên tham gia thảo luận trên lớp chỉ đạt từ 15% đến 30% là cao nhất. Với phương pháp giảng dạy 50% nội dung kiến thức thầy giảng trên lớp, 50% còn lại sinh viên tự nghiên cứu và thảo luận dưới sự hướng dẫn của thầy thì số lượng sinh viên tham gia thảo luận trên lớp đạt được từ 40% đến 85%.

- Trong quá trình thảo luận, tôi sử dụng nhiều phương pháp đan xen nhau. Chẳng hạn, có lúc tôi sử dụng thảo luận nhóm, có lúc thảo luận từng cá nhân với nhau, nhưng chia nhỏ các chủ đề thảo luận ra nhiều nội dung nhỏ khác nhau cho phù hợp với những vấn đề của thực tiễn đất nước và thế giới để sinh viên thảo luận sâu hơn các chủ đề của môn học. Trong thảo luận nhóm có ưu điểm là sinh viên sử dụng trí tuệ tập thể nhờ đó mà nhận thức được sâu sắc hơn chủ đề thảo luận. Nhưng phương pháp này cũng sẽ dẫn đến tình trạng dựa dẫm vào nhau hoặc dồn cho một người có khả năng nói lưu loát để cả nhóm có kết quả tốt hơn, và như vậy là không công bằng với các nhóm khác.

- Do được cho điểm trong quá trình thảo luận nên khuyến khích được rất nhiều sinh viên hăng hái phát biểu. Nhờ đó mà sinh viên có được nhiều điểm tích lũy và cải thiện được kết quả học tập của môn học.

Chẳng hạn, đối với sinh viên nào có được nhiều điểm thảo luận được cộng vào điểm bình quân của điểm kiểm tra và điểm tiểu luận môn học thì chắc chắn điểm tích lũy môn học đó của sinh viên sẽ đạt điểm cao. Vì điểm tích lũy chiếm tỷ lệ là 40% của môn học, nên điểm thi nếu không may sinh viên chỉ đạt điểm thấp thì môn học đó sinh viên vẫn có nhiều khả năng đạt điểm trung bình.

1.2. Hạn chế của phương pháp này:

- Do áp lực của chương trình học với thời gian học rất ngắn, chỉ có 8 tuần học (môn Triết học), lại phải học cả ngày lẫn đêm, ban ngày học, tối thảo luận ngay, nên rất nhiều sinh viên không đủ thời gian để chuẩn bị kịp bài thảo luận cho buổi tối. Vì vậy, nhiều em lên lớp mới chuẩn bị các nội dung thảo luận.

- Do tập trung nhiều vào việc học các môn học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, cho nên ảnh hưởng đến việc học các môn học khác cũng như ảnh hưởng đến việc học các lớp học ngoại ngữ và tin học vào ban đêm của sinh viên.

- Do lớp thảo luận quá đông, nên chất lượng thảo luận không đạt yêu cầu như mong muốn. Sinh viên có tư tưởng dựa dẫm vào nhau khi thảo luận nhóm.

3

Page 4: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

2. Đối với giảng viên có một số vấn đề được đặt ra như sau:

- Đã giảm được sức ép về khối lượng lớp lý thuyết cho mỗi giảng viên.- Nhưng do số lượng sinh viên lớp ghép của các khoa chưa đồng đều, có

những lớp lên đến hơn 200 sinh viên nên rất khó cho giáo viên quản lý lớp. - Các giảng viên đã sử dụng tổng hợp các hình thức thảo luận như: đóng kịch

theo chủ đề của môn học, thảo luận nhóm hay cá nhân nhờ đó mà có hiệu quả hơn.- Trong học kỳ thời gian hướng dẫn sinh viên thảo luận tăng lên rất nhiều.

Mỗi giáo viên chỉ cần dạy ba lớp ban ngày, mỗi lớp được xếp thảo luận hai buổi tối trong một tuần thì tất nhiên tối nào trong tuần giáo viên cũng phải lên lớp tổ chức cho sinh viên thảo luận. Nhất là đối với môn triết học. Bộ môn không đủ giáo viên phụ trách thảo luận. Nếu chia nhỏ lớp thảo luận với mỗi nhóm 50 sinh viên thì không thể huy động được đội ngũ giáo viên cho các nhóm thảo luận ban đêm. Vì vậy, các thầy cô của các bộ môn vẫn phải bố trí thảo luận lớp đông sinh viên từ 70 đến 100 sinh viên; thậm chí cả trên 100 sinh viên làm hạn chế đến kết quả học tập.

- Do phải thảo luận ban đêm nhiều, cho nên các bộ môn rất khó mời giáo viên, trong khi các bộ môn đều thiếu giảng viên. Hơn nữa, do mỗi đêm thảo luận, thời khóa biểu bố trí thảo luận 4 tiết nhưng theo quy chế 25 của Bộ chỉ được tính thanh toán 2 tiết, cho nên rất khó mời giáo viên bên ngoài trường và ngay cả các giáo viên của trường đã nghỉ hưu cũng rất khó mời các thầy hướng dẫn sinh viên thảo luận các lớp đêm. Đó là lý do mà các bộ môn trong khoa không thể chia nhỏ lớp với mỗi nhóm 50 sinh viên, mà phải thảo luận lớp đông.

3. Kết quả sử dụng phương pháp giảng dạy và thảo luận cũ môn triết học Mác – Lênin của học kỳ một năm học 2006-2007

TT LỚP SỐ LƯỢNG SINH VIÊN

YẾU KÉM KHÁ GIỎITRUNG

BÌNHSỐ LƯỢNG

TỶ LỆ %

SỐ LƯỢNG

TỶ LỆ %

1 48 KT-1 124 SV 38/124 30,6% 36/124 29% 33%

2 48 KT-2 101 SV 34/101 33,6% 27/101 26,5% 39,85%

3 48 KT-3 117 SV 38/117 32,5% 34/117 29% 38,55%

4 48 KT-4 117 SV 33/117 28,2% 37/117 31,7% 40,1%

5 48 KT-5 96 SV 20/96 20,8% 39/96 40,6% 38,5%

6 48 NT-2 85 SV 16/85 18,8% 24/85 28% 53,2%

4

Page 5: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

4. Kết quả sử dụng phương pháp giảng dạy và thảo luận mới môn học tư tưởng Hồ Chí Minh đợt I học kỳ hai năm học 2006-2007 khóa 47

TT LỚP SỐ LƯỢNG SINH VIÊN

YẾU KÉM KHÁ GIỎITRUNG

BÌNHSỐ LƯỢNG

TỶ LỆ %

SỐ LƯỢNG

TỶ LỆ %

1 7KD-1 91 SV 2/91 2,2% 36/91 38,4% 59,4%

2 7KD-2 91 SV 4/91 4,4% 40/91 44% 51,6%

3 47CNSH 33 SV Không Không 19/33 58% 42%

5. Kết quả sử dụng phương pháp giảng dạy và thảo luận mới môn triết học Mác-Lênin học kỳ một năm học 2007-2008 của sinh viên khóa 49

TT Lớp

Số sinh viên

Đạt yêu cầu

Khá giỏi

Yếu kém

Điểm 10 tích

lũy

Điểm 9 thi

Điểm tích lũy thay đổi kết quả thi

1 49TC-1 114 SV 88 SV = 77,2%

21 SV = 18,4%

26 SV= 22,8%

11 SV = 9,6%

Không có

12 SV = 10,5%

2 49TC-2 125 SV 101 SV = 80,8%

46 SV = 36,8%

24 SV = 19,2%

Không có

2 SV= 1,6%

3 SV = 2,4%

3 49DN-1 140 SV 121 SV = 86,5%

40 SV = 28,5%

19 SV = 13,5%

2 SV = 1,4%

1 SV = 0,7%

4 SV= 2,8%

4 49DN-2 120 SV 95 SV = 79,2%

32 SV = 26,6%

25 SV = 20,8%

Không có

Không có

17 SV= 14%

5 49KD-1 94 SV 84 SV = 89,4%

27 SV = 28,7%

10 SV = 10,6%

2 SV = 2%

1 SV = 1%

4 SV= 4,2%

6 49KD-2 103 SV 75 SV = 73%

30 SV = 29%

28 SV = 27%

Không có

1 SV= 0,9%

11 SV= 10,6%

7 49QTDL 52 SV 43 SV = 82,7%

13 SV = 25%

9 SV = 17,3%

3 SV= 5,7%

1 SV= 1,9%

2 SV= 3,8%

8 CNT49 36 SV 34 SV = 94,5%

12 SV = 33,3%

2 SV = 5,5%

Không có

1 SV= 2,7%

1 SV= 2,7%

Tổng cộng 784 SV 641 SV = 81,7%

221 SV= 28%

143 SV= 18,2%

18 SV = 2,3%

7 SV = 0,9%

54 SV = 6,9%

5

Page 6: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

* Như vậy, khi sử dụng phương pháp giảng dạy và thảo luận mới đối với sinh viên từ năm thứ hai trở đi, nhất là đối với các lớp đã học xong ba môn học của chủ nghĩa Mác-Lênin thì thuận lợi hơn nhiều so với sinh viên mới vào năm học thứ nhất, học kỳ thứ nhất ở đại học.

6. Về giảng đường và âm thanh cho các lớp dạy đông sinh viên

- Hiện nay, các khu giảng đường phục vụ cho công tác giảng dạy khá hơn trước. Tuy nhiên, một số phòng học ở khu giảng đường G2 về mùa mưa thường có nước chảy vào trong phòng học, giáo viên rất khó đi lại trong quá trình giảng bài. Một số giảng đường ở G1 như phòng 301 và 401, không có rèm chắn nắng ở cửa sổ nên rất nóng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh viên trong học tập.

- Thời khóa biểu cho khóa 49, các trợ lý giáo vụ chưa kết hợp tốt với nhau khi sắp xếp lịch học nên bị trùng giờ giảng của các giáo viên giữa các lớp trong tuần đầu tiên. Thậm chí còn trùng cả phòng học giữa các lớp và các giáo viên với nhau.

7. Những đề nghị đối với nhà trường khi giảng dạy lớp ghép

- Khi xếp thời khóa biểu, đề nghị trợ lý giáo vụ của các khoa phải thống nhất với nhau, không được xếp trùng phòng học.

- Đề nghị Phòng Quản trị thiết bị phải kiểm tra thường xuyên hệ thống máy móc và âm thanh ở các giảng đường. Phải sửa chữa kịp thời khi bị hỏng, nếu không các giáo viên không thể giảng dạy các lớp ghép đông sinh viên được.

- Giáo vụ các khoa khi xếp lịch dạy phải thông báo trước và cụ thể các lớp ghép để các bộ môn thuận tiện bố trí giáo viên giảng dạy.

- Do điều kiện về giảng đường của Nhà trường hiện nay, cho nên không nên bố trí lớp ghép quá đông mà trong đó có đến 4 lớp được ghép lại với gần 300 sinh viên, trong khi đó thì giảng đường chỉ chứa được gần 200 chỗ.

- Không nên bố trí thảo luận ban đêm quá nhiều vì ảnh hưởng đến quá trình tự học tập của sinh viên và các công việc khác của giảng viên.

- Các lớp thảo luận buổi tối cho phép nghỉ giải lao một lần và kết thúc sớm từ 10 đến 15 phút…

- Giáo vụ các khoa không nên bố trí 4 tiết học lý thuyết trên một buổi học cho một lớp./.

6

Page 7: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

Đại tá, Tiến sĩ Lê Huy Tân Trưởng Khoa LL Mác-Lênin, Học viện Hải quân

Sau một năm thực hiện hướng dẫn của Bộ Giaó dục và Đào tạo, cũng như các quy định của Trường Đại học Nha Trang và Khoa Lý luận Mác-Lênin về dạy học theo tỷ lệ 50% lý thuyết, 50% thảo luận, thực hành (tạm gọi tắt là dạy học 50/50). Là một giảng viên tham gia giảng dạy một số môn thuộc bộ môn triết học cho các đối tượng sinh viên Cao đẳng và Đại học, tôi xin được trao đổi một số vấn đề về nội dung và phương pháp tổ chức dạy học môn triết học, nhằm tiếp tục điều chỉnh nội dung phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học đại học trên một số vấn đề sau:

I. Đánh giá khái quát kết quả thực hiện phương pháp giảng dạy 50/50.

Việc tổ chức dạy học chuyển mạnh sang phương pháp thầy định hướng và điều khiển quá trình tự học của trò, phát huy tính tích cực chủ động của người học, để người học tự tiếp cận tri thức, là một định hướng đúng. Thực tiễn dạy học trong năm học cho phép ta khẳng định:

- Người học đã có những chuyển biến tích cực trong phương pháp học tập của mình. Người học cần tiếp thu ở thầy phương pháp, cách tiếp cận nội dung chứ không phải là toàn bộ nội dung bài học. Bước đầu sinh viên đã làm quen với cách tự đi tìm nguồn thông tin từ nhiều kênh, tiếp cận tài liệu và chủ động nghiên cứu, khái quát từ nhiều nguồn tài liệu để tạo thành tri thức của mình.

- Tư duy độc lập sáng tạo và sự tích cực khai thác thông tin của sinh viên được phát huy.

- Bài thi theo phương pháp đề mở cũng đã bộc lộ khả năng suy luận ở một bộ phận sinh viên (nhất là ở bộ phận sinh viên khá)

- Việc tổ chức thảo luận 50% thời gian môn học tạo điều kiện tích cực cho thầy và trò tiếp xúc hiểu biết lẫn nhau. Nhờ đó mà thầy có được điều kiện để đánh giá lực học, trình độ nhận thức và thái độ quan điểm của từng sinh viên.

Như vậy, có thể đánh giá khái quát: Hướng tích cực là cơ bản, nếu tích cực nghiên cứu và rút kinh nghiệm từ quá trình dạy học thì hướng đổi mới này có thể có nhiều khả quan.

7

Page 8: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

Tuy nhiên, phương pháp 50/50 theo tôi còn bộc lộ một số bất cập nếu không có biện pháp khắc phục thì cũng sẽ dẫn đến tình trạng giảm chất lượng dạy học, có thể xem xét ở một số mặt sau đây:

- Một là, tính thiếu lôgíc của bài giảng, phần thầy giảng không có lôgíc liên tục, trong khi sinh viên đọc tài liệu môn triết học tự tìm lôgíc là rất khó. Bài giảng của thầy do thời gian ngắn và phân chia nội dung theo trách nhiệm của thầy và của sinh viên nên lôgíc bài giảng bị chia cắt, khả năng hướng dẫn lôgíc tiếp cận cho người học là rất khó.

- Hai là, việc phân chia nội dung cho sinh viên tự nghiên cứu có nhiều nội dung quá sức so với khả năng khái quát của sinh viên. Đặc biệt hầu hết phần rút ra phương pháp luận của vấn đề được chuyển cho sinh viên tự nghiên cứu là rất khó. Vì vậy, dù có thảo luận nhưng sinh viên vẫn rất lúng túng khi yêu cầu rút ra ý nghĩa trong phương pháp luận. Vì vậy, khi viết bài thi mở, phần mở của sinh viên chỉ loanh quanh về lý luận mà không vươn tới được phần rút ra những vấn đề phương pháp luận thực tiễn cho bản thân.

- Ba là, do bước đầu còn thiếu kinh nghiệm tổ chức, nội dung chưa định hướng được giới hạn mở cho đến đâu để phù hợp với mức độ mở của đề thi nên việc thiết kế và tổ chức các buổi thảo luận vẫn rất khó sát với yêu cầu thi. Bộ đề thi khá rộng và yêu cầu khá cao trong khi sinh viên mới chỉ là học sinh phổ thông lên đại học vài ba tháng chưa có kiến thức thực tiễn xã hội. Vì vậy, đa số các bài viết chỉ dừng ở mức chép lại tài liệu và thêm vài ví dụ nên điểm khá giỏi của sinh viên không nhiều.

Từ đó có thể nhận định: phương pháp 50/50 là rất tích cực nhằm đáp ứng đào tạo nguồn nhân lực của thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Nhưng do điều kiện bảo đảm hạn chế và khả năng, kinh nghiệm tổ chức của người dạy, trình độ của người học môn triết mới từ phương pháp phổ thông lên đại học, môn triết học là môn đầu tiên có tính đặc thù nên phương pháp 50/50 đặt ra nhiều vấn đề cần được quan tâm giải quyết cụ thể hơn.

II. Một số vấn đề đặt ra từ quá trình dạy và học 50/501. Phần lên lớp lý thuyết

Người dạy từ tâm lý, thói quen cũ là dạy đầy đủ, lôgíc bài giảng thực hiện từ đầu đến cuối, nay chuyển thành phương pháp chỉ giới thiệu phần được phân công, lôgíc bài bị bỏ qua dẫn đến thường có một số tình huống xảy ra:

Một là, do không yên tâm khi trình bày vấn đề theo kiểu “nhảy cóc” nên 8

Page 9: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

có xu hướng vẫn giảng cả phần giao cho sinh viên nghiên cứu, tự học, dẫn đến dễ “cháy bài” vì thời gian dành cho lên lớp chỉ còn 50%. Nếu “ôm” cả nội dung toàn bài sẽ không đủ thời gian, mà khi thảo luận lại bị lặp. Do vậy, người dạy cần phải thay đổi quan niệm dạy học từ truyền đạt kiến thức thành hướng dẫn phương pháp, định hướng nội dung cho người học. Cần phải tin vào khả năng tự học của sinh viên, mạnh dạn bỏ qua những phần đã giao cho sinh viên. Tuy nhiên, do giáo trình mới rất cô đọng nên cần giới thiệu thêm những tài liệu tham khảo cho sinh viên.

Hai là, khi không giảng phần nội dung đã quy định cho sinh viên tự nghiên cứu để đến phần tiếp theo, sẽ có một số sinh viên không tích cực nghiên cứu bài ở nhà trước, hoặc có đọc nhưng không hiểu, do vậy, phần giảng tiếp theo sẽ thiếu điều kiện, có những nội dung cần kế thừa phần trước thì phần trước sinh viên lại không nắm được mà thầy lại không giảng lại. Vì vậy, chất lượng nắm lôgic bài của những sinh viên này sẽ không cao. Cần phải có biện pháp kiểm tra để phát hiện và đánh giá điểm thấp với những sinh viên đó nhằm tạo thêm động lực thúc đẩy quá trình tự học ở nhà của sinh viên. Tuy nhiên, do sức ép thời gian nên phương pháp làm phải hết sức linh hoạt nếu không sẽ “cháy bài”.

2. Phần thảo luận

Tuy chia lớp thành hai nhóm thảo luận, nhưng số lượng sinh viên cho mỗi nhóm vẫn còn rất đông. Thường từ 50 đến trên 100 sinh viên cho một nhóm thảo luận. Môn triết học đại học có 90 tiết thì có 45 tiết lý thuyết, 90 tiết thảo luận và tự học, có 14 chương thì phải tổ chức 14 lần thảo luận. Có một số vấn đề xuất hiện khi tổ chức thảo luận như sau:

Thứ nhất, nếu tổ chức thảo luận theo hình thức dạy học nhóm sinh viên sẽ năng động trao đổi, tranh luận trong nhóm và như vậy là được bày tỏ quan điểm nhiều hơn, tuy nhiên cần lưu ý tránh một số tình huống sau:

- Nếu để nhóm tự cử người phát biểu thì bài phát biểu khá hay, do em đó là em học khá và như vậy là lớp sẽ được nghe nhiều quan điểm sâu, rộng, rõ nên chất lượng thảo luận tốt. Tuy nhiên, những em có tư tưởng ỷ lại hoặc tự ti không được phát biểu và thụ động trong học tập. Do vậy, cần kết hợp cho tự xung phong phát biểu và giới thiệu của nhóm với gọi ngẫu nhiên, hoặc nhằm vào em ít phát biểu. Tăng cường nhắc để khi thảo luận nhóm, sinh viên tích cực tranh luận trong nhóm để bày tỏ quan điểm của mình.

9

Page 10: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

- Khi cho hai nhóm cùng tranh luận một vấn đề (nên cho điểm để kích thích) để sinh viên suy nghĩ và lắng nghe để phát hiện sai sót, khiếm khuyết của nhau là rất tốt. Tuy nhiên, để tránh ồn ào và thiếu tập trung của các nhóm khác thì cần dùng hình thức chỉ định các nhóm khác nhắc lại, khái quát các luận điểm của người vừa trình bày.

- Nếu dùng phương pháp cho mỗi sinh viên độc lập chuẩn bị bài để phát biểu mà không trao đổi nhóm thì sự xuất hiện trường hợp sinh viên vào mạng tìm bài, chuẩn bị bài của mình rất kỹ và sau đó chỉ việc đọc bài mà không thảo luận ý kiến cuả người khác. Bài viết thường rất hay, sâu sắc nhưng theo một chiều và đôi khi không bao quát toàn bộ nội dung của bài học mà chỉ thiên về một góc lý luận sâu. Bài viết đó cũng rất tốt nhưng không phù hợp với hình thức thảo luận của sinh viên. Nên dùng việc đó vào nghiên cứu viết tiểu luận, nêu ra một hệ thống nhiều đề tài tiểu luận, hoặc cho sinh viên chọn một trong những đề tài đó để viết tiểu luận, bài tiểu luận sẽ sâu sắc và phong phú đa dạng hơn. Nên nêu những tình huống thực tiễn để vận dụng lý luận, phương pháp luận giải quyết vấn đề sẽ tránh được hiện tượng chép sẵn những bài của người khác từ mạng hoặc khóa trước truyền cho khóa sau.

Thứ hai, vấn đề tổ chức qui trình thảo luận: Dạy học 50/50 sẽ xuất hiện tình huống là lên lớp lý thuyết và thảo luận sẽ không khớp hoàn toàn với nhau. Tiến trình thảo luận giữa hai nhóm thảo luận trong một lớp cũng không đều nhau. Do vậy, việc điều chỉnh cho phù hợp giữa lý thuyết với thảo luận; giữa nhóm thảo luận thứ nhất với nhóm thứ hai là một vấn đề cần quan tâm. Nhất là khi giảng viên giảng nhiều môn, nhiều lớp khác nhau và cường độ cao. Quá trình dạy học vừa qua tôi thấy rằng cần phải bố trí thời gian tương xứng giữa thảo luận và lý thuyết. Tôi dạy có trường hợp giờ lý thuyết đã kết thúc đầu tháng 12 còn thảo luận thì phải đến giữa tháng 01 (sau hơn một tháng mới kết thúc), như vậy sẽ rất khó vì chưa được thảo luận làm rõ những nội dung giao cho sinh viên tự học đã phải chuyển sang dạy lý thuyết ở phần rất xa về nội dung, dẫn đến sai phạm quy luật tư duy.

3. Về thi kết thúc môn học

Đề thi mở là đúng với yêu cầu đào tạo nhân lực của thời kỳ CNH, HĐH. Chỉ có những đề thi mở cho sinh viên tự suy luận, mở rộng kiến thức ngoài giáo trình mới đòi hỏi sự tìm tòi luận giải kiến thức theo cách tích cực sáng tạo của mỗi người. Đề thi mở vừa qua cũng phần nào đáp ứng được yêu cầu đó, đã có nhiều sinh viên viết bài theo cách riêng, có ít nhiều sáng tạo của mình.

10

Page 11: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

Tuy nhiên, kết qủa kỳ thi vừa qua phản ánh một vấn đề: Bộ đề mở triết học có vẻ hơi cao so với sinh viên năm đầu mới rời ghế trường phổ thông 3,4 tháng. Với kiến thức của họ còn khá hạn chế. Môn triết học lại còn là môn trừu tượng - khái quát cao nên khi chuyển hóa thành phương pháp luận giải quyết những vấn đề thực tiễn là hơi khó. Vì vậy, sinh viên chưa thể hiểu rộng, suy luận sâu hơn những gì đã viết trong giáo trình, mà tôi cảm giác giáo trình mới viết rất khái quát, không có ví dụ để sinh viên vận dụng. Nếu những vấn đề đó đã không được đề cập sát trong thảo luận thì sinh viên sẽ khó hình dung. Do vậy, số sinh viên biết mở nội dung rộng hơn giáo trình là chưa nhiều, đa số vẫn trình bày theo kiểu đã trình bày trong giáo trình. Nếu theo qui chế thì phần kiến thức trong giáo trình tối đa không có 40% tổng điểm. Do vậy, điểm khá giỏi vẫn hiếm, nhưng tỷ lệ đạt 5 điểm khá nhiều. Điều đó đi ngược với mục tiêu đề mở là phát huy trí sáng tạo của người học và phân loại lực học của sinh viên tốt hơn.

Trên đây là một số cảm nhận ban đầu và ý kiến trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp sau một thời gian ngắn tham gia dạy học 50/50 mà tôi mạnh dạn nêu lên. Có thể những ý kiến này chỉ là của cá nhân nên chưa đồng thuận với các ý kiến của các đồng nghiệp, xin được thông cảm. Xin chân thành cám ơn./.

MỘT SỐ KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN THẢO LUẬNMÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

11

Page 12: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

ThS. Phạm Quang Huy Bộ môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin

Chủ trương của Nhà trường đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhà trường là một chủ trương đúng đắn. Nhưng đổi mới như thế nào thì cần phải xem xét đặc thù, nội dung của môn học, điều kiện của nhà trường, trình độ của sinh viên. Không thể lấy phương pháp giảng dạy của môn học này, của trường này, của nước này áp đặt, rập khuôn cho môn học khác, trường khác hay nước khác. Đồng thời việc đổi mới này không thể nóng vội, làm một lần, mà đây là quá trình diễn ra liên tục thường xuyên, lâu dài.

Đối với môn Kinh tế học chính trị Mác-Lênin, đổi mới phương pháp giảng dạy của môn học này nên theo hướng phát huy tính tích cực của sinh viên, tự nghiên cứu của sinh viên, loại bỏ tình trạng đọc chép. Đổi mới là để sinh viên hiểu bài hơn, nắm vững được kiến thức cơ bản của môn học. Trong thời gian vừa qua, khi giảng dạy môn Kinh tế học chính trị, tôi đều đã và đang áp dụng phương pháp giảng dạy theo hướng này, chẳng hạn như: tiểu luận, viết thu hoạch, sinh viên thuyết trình, hội thảo, bài tập, thi hùng biện... Vấn đề ở đây là làm cho nó đạt hiệu quả cao hơn trước. Trong bản báo cáo này, tôi tập trung vào một số kinh nghiệm hướng dẫn thảo luận.

Theo tôi khi tổ chức thảo luận cho sinh viên cần sử dụng nhiều hình thức: thuyết trình, bài tập, đố chữ…

Hình thức mà tôi thường hay dùng nhất đó là thuyết trình. Trên cơ sở tham khảo và kế thừa kinh nghiệm của các giáo viên lâu năm trong bộ môn, cũng như sự phát triển của riêng mình, tôi tổ chức thuyết trình như sau:

Vào đầu môn học, tôi chia lớp học ra thành nhiều nhóm nhỏ. Tuỳ theo sĩ số lớp học, mà mỗi nhóm có từ 4 - 8 người. Giáo viên phân công các chủ đề báo cáo cho từng nhóm. Mỗi chủ đề báo cáo, giáo viên đều giới thiệu cho sinh viên các tài liệu tham khảo. Đặc biệt, hướng dẫn rất kỹ sinh viên cách tìm tài liệu tham khảo ở trên mạng internet, lưu ý sinh viên việc loại bỏ hoặc phê phán các tài liệu phản động trên mạng. Chẳng hạn như khi sinh viên dùng công cụ tìm kiếm toàn cầu Google tìm kiếm các tài liệu về kinh tế thị trường, chắc chắn có tài liệu phản động cho rằng kinh tế thị trường và chủ nghĩa tư bản là một, chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường không thể kết hợp với nhau, Việt Nam phát triển kinh tế thị trường là phát triển chủ nghĩa tư bản,…Sau khi tìm kiếm và đọc

12

Page 13: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

các tài liệu tham khảo, các thành viên của mỗi nhóm tự thảo luận với nhau để hình thành một bản báo cáo chung của cả nhóm. Đến giờ thảo luận trên lớp, nhóm được phân công ngồi vào chỗ qui định, cử một đại diện mang bản báo cáo chung của cả nhóm lên thuyết trình trước cả lớp. Trong ngành giáo dục Việt Nam, hiện nay và cả trước đây bị nhiễm một trong những căn bệnh nặng nề. Đó là bệnh độc thoại, đọc chép, nhìn chép. Thầy cứ thao thao bất tuyệt, còn người học cứ cắm cúi chép những điều thầy nói hoặc đọc, mà không dám để học trò đặt câu hỏi. Thậm chí có thầy tay nghề còn yếu thì thường xuyên đứng sát bục giảng để đọc bài giảng cho người học chép. Trong tiếng việt có một cặp từ rất hay là “học hỏi”. Học mà chưa biết hỏi thì chưa phải là học, vì hỏi cũng là một quá trình học. “Học” là một quá trình gồm ba yếu tố: học, hỏi, suy nghĩ. Chính vì vậy, trong giờ thảo luận tôi luôn khuyến khích sinh viên đặt câu hỏi. Báo cáo viên sau khi thuyết trình xong, thì phải trả lời các câu hỏi của sinh viên và giáo viên. Những câu hỏi nào của sinh viên mà lạc đề thì giáo viên kiên quyết loại bỏ. Báo cáo viên trước khi trả lời câu hỏi được quyền tham khảo, trao đổi với các thành viên khác trong nhóm. Câu hỏi nào mà nhóm không trả lời được thì các sinh viên khác hoặc giáo viên trả lời. Sau đó đánh giá và cho điểm. Cuối giờ, giáo viên chốt lại một số vấn đề cơ bản của chủ đề thảo luận.

Trong giờ lý thuyết, khi giảng dạy một số chương, mục của môn học tôi có sử dụng máy chiếu để chiếu bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ ý, video clip để minh họa. Thấy vậy, trong giờ thảo luận, một số nhóm sinh viên đã sử dụng công cụ hiện đại như: máy tính xách tay, máy chiếu để thuyết trình. Khi thuyết trình, bên cạnh việc tham khảo tài liệu, dùng bảng biểu, sơ đồ để minh họa, có nhóm sinh viên còn khai thác các video clip trên mạng để minh họa, làm cho buổi thuyết trình rất thuyết phục và lôi cuốn. Có nhóm sinh viên lớp 49TH đã dùng kiến thức về công thức chung của tư bản, sơ đồ, hình ảnh, video clip khác lý giải về sự vận động của tư bản trong việc sản xuất bộ mạch chủ của công ty Intel. Hoặc có nhóm sinh viên khác đã dùng kiến thức về sản xuất giá trị thặng dư, hình ảnh, video clip lý giải rất hay về bóc lột giá trị thặng dư trong lĩnh vực khai thác và chế tác kim cương ở các nước tư bản.

Trong giờ thảo luận, bên cạnh hình thức thuyết trình, tôi còn dùng bổ sung thêm hình thức giải bài tập ở một số chủ đề thảo luận. Đối với bài tập của môn học, nếu xét thuần túy về phương diện toán học thì rất đơn giản. Phép toán phức tạp nhất cũng chỉ là giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn số. Tuy nhiên muốn giải được những bài toán này, đòi hỏi người học phải nắm vững kiến thức đã học, vận dụng chúng một cách nhuần nhuyễn. Có nhiều bài tập có tính thực

13

Page 14: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

tiễn cao, chẳng hạn những bài tập về tính tỷ suất lợi nhuận, tốc độ chu chuyển của tư bản, hao mòn vô hình, hao mòn hữu hình...Thông qua các bài tập này, sinh viên sẽ nắm vững bài hơn, đồng thời phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học. Nhiều sinh viên rất thích giải bài tập. Và tất cả các bài tập đều có sinh viên giải được, có những cách giải sáng tạo, bất ngờ. Có những bài tập sinh viên trình bày đến bốn cách giải khác nhau. Tôi chưa phải giải bài tập nào cả.

Trong giờ thảo luận, để thay đổi không khí, tôi thỉnh thoảng bỏ ra một vài phút, để sinh viên tham gia trò chơi đố chữ kinh tế chính trị. Đây là hình thức học mà chơi, chơi mà học tạo ra không khí nhẹ nhàng trong giờ học, giảm bớt sự căng thẳng.

Về việc ghép lớp khi giảng lý thuyết và chia ra khi thảo luận thì nhìn chung tôi thấy không khí học tập của sinh viên không có gì khác so với trước, có lẽ vì các lớp ghép do tôi phụ trách đều không quá 120 sinh viên. Tuy nhiên nhiều khoa đã bố trí giờ thảo luận ngay trong tuần đầu tiên học lý thuyết là không hợp lý vì:

- Ngay trong tuần đầu tiên, sinh viên chưa có được giáo trình và tài liệu tham khảo.

- Kiến thức môn học chưa tích lũy được bao nhiêu, nên nếu thảo luận ngay thì hiệu quả rất thấp.

Khoa Kinh tế đã có cách bố trí giờ thảo luận rất hợp lý. Họ thường bố trí giờ thảo luận sau khi học lý thuyết khoảng hai tuần. Sau hai tuần học lý thuyết, sinh viên đã tích lũy được một lượng kiến thức nhất định để có thể thảo luận đạt hiệu quả tốt.

Cuối cùng tôi xin rút ra một số kết luận và đề nghị sau:- Sử dụng đa dạng các hình thức thảo luận với hình thức chủ đạo là nhóm

sinh viên thuyết trình và trả lời câu hỏi.- Tạo điều kiện cho sinh viên tích cực ra câu hỏi trong giờ thảo luận.- Ưu tiên bố trí cả giờ học lý thuyết và thảo luận môn Kinh tế chính trị

vào các phòng học có đầy đủ các phương tiện nghe nhìn.- Bố trí giờ thảo luận sau giờ lý thuyết khoảng hai tuần./.--------------------------------------------Tài liệu tham khảo:Trần Hữu Quang: Hai căn bệnh trong giáo dục, Báo Tuổi trẻ, ngày 24-02-2008, tr. 7

MỘT VÀI SUY NGHĨ SAU MỘT NĂM THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MỚI

14

Page 15: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

ThS. Nguyễn Thị Minh Tâm Bộ môn CNXHKH & TTHCM

Thực hiện công văn 83/BGDĐT – ĐH & SĐH ngày 04/01/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc giảng dạy 50% và thảo luận, tự nghiên cứu của sinh viên 50% thời lượng các môn khoa học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đến nay, Khoa Lý luận Mác – Lênin đã thực hiện được hai học kỳ. Với tư cách là giảng viên giảng dạy cả về lý thuyết và hướng dẫn thảo luận, tôi xin có một vài suy nghĩ trao đổi sau đây:

Bảng 1: Các lớp được phân công giảng dạy năm học 2007 – 2008

STT Lớp lý thuyết Sĩ số Nhóm thảo luận Sĩ số

1 CDN48-2+3 204CDN48-2 110CDN48-3 94

2 48TC1 + 48TMA 15148TC1 9148TMA 60

3 48KD3 + 48TMB 14948KD3 9448TMB 55

4 48QTDL + 48TC2 17748QTDL 8348TC2 94

5 48KD1 112 48KD1 1126 48KTTS + 8TC3A 71 48KTTS+48TC3A 71

7 48KD2 + 48TC3B 15748KD2 99

48TC3B 588 CDN48-1 105 CDN48-1 105

9 CDN49-1 162Nhóm 1 80Nhóm 2 82

10 47LOT + 48LOT 73 47LOT + 48LOT 73

11 48CTU + 48CT 13448CTU 6648CT 68

I. Những ưu điểm của phương pháp giảng dạy mới1. Về phía người dạy

15

Page 16: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

- Với phương pháp này người dạy phải tổng hợp kiến thức, phải tìm tòi những phương pháp hợp lý để hướng đạo cho sinh viên cách tiếp cận, giải quyết một vấn đề đặt ra (khác hẳn với phương pháp diễn giải cũ).

- Trong khi hướng dẫn thảo luận, người hướng biết rất rõ sinh viên đã tiếp thu được những gì (thông tin ngược), và cũng có thể học hỏi được cách tiếp cận một số nội dung từ phía sinh viên.

- Có tâm trạng gần gũi, đồng cảm trân trọng sinh viên hơn khi họ tích cực phát biểu xây dựng bài và có sự động viên là được chia sẻ kiến thức.

2. Về phía người học

- Buộc người học phải tự nghiên cứu tài liệu nhiều hơn và phải đến lớp nghe giảng lý thuyết mới định hướng được vấn đề cần nghiên cứu.

- Giúp cho sinh viên mạnh dạn hơn khi thể hiện sự hiểu biết của mình trước đám đông.

- Làm cho kỹ năng phân tích vấn đề được nâng cao. - Qua phương pháp này sinh viên tự tin vào năng lực của bản thân hơn

(các em thỏa mãn khi ý kiến được tranh luận có kết quả).

II. Nhược điểm1. Về người dạy

- Do lớp quá đông, phòng học chật chội nên khi giảng lý thuyết không quán xuyến hết sinh viên (có lúc giáo viên thử kiểm tra ở phía cuối lớp, thấy sinh viên làm bài tập của các môn học khác).

- Lớp thảo luận cũng rất đông thường là trên 70 sinh viên nên sự quan tâm không được đồng đều.

2. Về người học

- Không ít sinh viên chủ quan cho rằng với phương pháp mới, được sử dụng tài liệu khi thi cử, được phát biểu tự do khi tranh luận nên chủ quan không tích cực tự nghiên cứu, có khi còn quan niệm rằng không cần lên lớp cho nên kết quả thi môn học không cao. (Xem bảng 2):

Bảng 2: Kết quả thi hết môn CNXHKH học kỳ I năm học 2007 – 2008

STT Lớp môn học Sĩ Điểm dưới 5 Điểm 5 – Điểm 7 - 8 Điểm 9 - 10

16

Page 17: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

số 6SL % SL % SL % SL %

1 CDN48-2+3 204 49 24,1 61 29,9 94 46,0 0 02 48TC1 + 48TMA 151 49 32,5 50 33,1 52 34,4 0 03 48KD3 + 48TMB 149 48 32,2 54 36,2 47 31,6 0 04 48QTDL + 48TC2 177 44 24,8 58 32,7 75 42,2 0 05 48KD1 112 30 26,7 41 36,6 41 36,7 0 06 48KTTS + 48TC3A 71 18 25,3 28 39,4 25 35,3 0 07 48KD2 + 48TC3B 157 62 39,4 46 29,2 49 31,4 0 08 CDN48-1 105 41 39,00 33 31,0 30 28,2 1 0,8

- Thời gian tự học của sinh viên ở nhà quá ít vì phải học nhiều môn theo phương pháp này nên chất lượng chưa tốt. Sinh viên thường chuẩn bị qua loa đề cương thảo luận

- Một số không nhỏ sinh viên chỉ mong đến giờ thảo luận để nghe các bạn trình bày quan điểm và nghe giáo viên hướng đạo để ghi chép lại. Nghĩa là còn có nhiều sinh viên có tư tưởng ỷ lại người khác trong quá trình tự học tập và nghiên cứu.

III. Những kiến nghịĐể phương pháp giảng dạy và học tập mới có hiệu quả tốt hơn tôi mạnh

dạn đề nghị như sau:

1. Đối với nhà trường- Cần có những giảng đường rộng hơn để đảm bảo chỗ ngồi cho sinh viên

và có phương tiện phục vụ giảng dạy (loa và micro, Projector… ) tổt hơn để âm thanh rõ ràng. Trong thực tế năm qua nhiều giảng đường tôi được phân công giảng dạy nhỏ hơn so với số lượng sinh viên của lớp.

- Một số bục giảng bằng gỗ nên thay bằng ximăng để tránh tình trạng giáo viên đi lại phát ra tiếng kêu không đáng có (ví dụ: như ở giảng đường G8:201)

- Cho phép buổi thảo luận nghỉ giải lao 1 lần và về sớm hơn 10 phút.- Đề nghị nhà trường kết hợp giữa quy chế 25 và hướng dẫn 83 của Bộ

Giáo dục và Đào tạo nên thống nhất 50% tự học và thảo luận của sinh viên là bao nhiêu và xử lý thời gian như thế nào?

2. Đối với các khoa17

Page 18: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

- Đối với Khoa Lý luận Mác – Lênin: Nên tổ chức một buổi thảo luận gồm các đơn vị có liên quan (giáo vụ các khoa, Phòng Đào tạo) với Khoa Lý luận Mác – Lênin để thống nhất những yêu cầu khi xếp thời khóa biểu.

- Đối với các khoa khi xếp thời khóa biểu theo tôi cần chú ý:+ Không nên xếp lớp quá đông (nhỏ hơn hoặc bằng 150 sinh viên)+ Số lượng lớp ghép tốt nhất là 2 lớp, không nên nhiều hơn.+ Chú ý số lượng sinh viên của lớp với sức chứa của từng giảng đường.+ Khi xếp thời khóa biểu không nên tách rời giờ lý thuyết và giờ thảo luận

mà nên tính gộp chung số giờ lý thuyết và thảo luận cho đủ với một lớp ghép.+ Cần thông báo lớp ghép cho các bộ môn trước khi phân giờ tránh tình

trạng thông báo lớp sinh viên để giúp bộ môn phân giờ chính xác + Không nên xếp lịch học cho sinh viên học cả ngày (sáng học một môn,

chiều học một môn) ví dụ: Lớp ghép 47KTOT + 48KTOT khoa Cơ khí.+ Các môn lý luận Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh không nên xếp

lịch học từ 4 – 5 tiết trong một buổi. + Thời khóa biểu phải dễ hiểu, dễ nhận biết. Trên đây là một đôi điều suy nghĩ từ thực tiễn giảng dạy trong hai học kỳ

vừa qua, rất mong được sự quan tâm của tất cả các quý phòng, khoa, nhà trường để cho việc áp dụng phương pháp dạy mới đối với các môn lý luận Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh có hiệu quả hơn./.

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ THẢO LUẬN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

ThS. Tô Thị Hiền Vinh Bộ môn Kinh tế chính trị

18

Page 19: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

Sự bùng nổ thông tin và phát triển của kinh tế tri thức đã đòi hỏi việc dạy và học môn học Kinh tế chính trị Mác-Lênin cần được đổi mới về phương pháp, nhằm giúp cho sinh viên chủ động nắm bắt nội dung bài giảng, kích thích sinh viên tích cực nghiên cứu, tiếp cận thông tin, tri thức mới, nhằm góp phần tạo ra nguồn nhân lực cho nền kinh tế nước ta.

Về phương pháp giảng dạy, trước đây, giảng dạy môn khoa học này chúng ta sử dụng phương pháp truyền thụ kiến thức theo kiểu độc thoại, nghĩa là giáo viên phải cung cấp kiến thức và thông tin cho sinh viên là chính (hay còn gọi là phương pháp giảng dạy lấy "thầy giáo là trung tâm "), cách giảng dạy này không còn phù hợp. Hiện nay, để giảng dạy Kinh tế chính trị Mác-Lênin đạt hiệu quả cao, cần chuyển sang vận dụng phương pháp "lấy sinh viên làm trung tâm". Trong phương pháp này, sinh viên tự học tập, họ làm chủ quá trình học tập của mình dựa trên những nguồn, những cơ sở khác nhau để nâng cao kiến thức và kỹ năng cần thiết cho bản thân mình.

Để thực hiện phương pháp này, mỗi giáo viên cần tích cực tự bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ là nhiệm vụ hàng đầu cần được quan tâm. Người giáo viên không thể giảng bài có sức thuyết phục và chất lượng cao về những điều không hiểu biết hoặc hiểu biết không sâu sắc. Bên cạnh đó cũng cần cập nhật kiến thức tổng quát, học ngoại ngữ, tin học, sử dụng thành thạo các phương tiện hiện đại để phục vụ cho quá trình nghiên cứu và giảng dạy.

Trước khi lên lớp, giáo viên cần có thời gian chuẩn bị bài kỹ lưỡng, chuẩn bị danh mục tài liệu tham khảo để giới thiệu với sinh viên, chú ý cập nhật những tài liệu với thông tin mới. Để chuẩn bị tốt tài liệu học tập - nghiên cứu cho sinh viên, rất cần đến sự hỗ trợ của thư viện, đặc biệt bộ phận tư liệu của các khoa chuyên ngành; không chỉ chuẩn bị về sách giáo khoa, giáo trình mà còn phải có danh mục nhiều đầu sách tham khảo để phát hành cho sinh viên đáp ứng cho từng môn, từng chuyên đề, từng vấn đề.

Ở lớp, giáo viên nên chủ động tìm hiểu đặc điểm của lớp học, (đối tượng dự học) mong muốn học tập của sinh viên để từ đó giảng dạy cho phù hợp, thỏa

19

Page 20: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

mãn đặc điểm, mong muốn của họ. Đồng thời, chú ý hướng dẫn, giới thiệu nguồn tìm thông tin và những tài liệu tham khảo cho từng vấn đề để tạo điều kiện cho sinh viên có thể tự học tập. Rất lưu ý giáo viên cần có nhận thức đúng về đối tượng giảng dạy, khoa học đã chứng minh được sinh viên đại học có trình độ tư duy lý luận cao, tự giác nắm giữ chân lý cũ và góp phần tìm chân lý mới, họ biết kết hợp học tập, nghiên cứu với hoạt động sản xuất kinh doanh, và họ có thể độc lập, bảo vệ ý kiến, quam điểm của chính mình. Do vậy, trong học tập, nghiên cứu các sinh viên cũng tích cực sáng tạo, cùng góp phần to lớn trong sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung và trong giảng dạy, học tập môn kinh tế chính trị Mác- Lênin nói riêng. Khi nhận được sự tôn trọng và sự tác động của những điều kiện tích cực thì sinh viên luôn muốn được khẳng định giá trị của mình, nếu đến lớp cứ bị giáo viên phê bình sẽ rất ức chế không thể học tốt được.

Khi giới thiệu bài, không nên giới thiệu một cách dàn trải mà tập trung vào những điểm cốt lõi để định hướng cho việc tự nghiên cứu của sinh viên; giáo viên cũng không cần giảng hết mọi vấn đề, điều quan trọng là giúp sinh viên có được phương pháp nghiên cứu đúng đắn. Giáo viên cần chủ động nêu vấn đề, đặt câu hỏi, đưa sinh viên vào những tình hướng cụ thể để khơi dậy tính sáng tạo, tích cực của sinh viên và thông qua đó cũng giúp cho giáo viên kiểm tra được chính xác những kết quả mà sinh viên nắm bắt được. Đặt cho sinh viên những vấn đề để về nhà nghiên cứu trước, sau đó tổ chức thảo luận tại lớp, giáo viên hướng dẫn cho các sinh viên trong lớp tự trao đổi, và chính sinh viên cũng sẽ tích cực nêu ra những vân đề còn bức xúc để cùng nhau thảo luận và rút ra kết luận chung.

Tổ chức thảo luận, trao đổi. Đây là một khâu quan trọng trong quá trình giảng dạy lý luận cơ bản. Nội dung đưa ra thảo luận không chỉ củng cố kiến thức mà còn mở rộng đào sâu kiến thức, không chỉ kiến thức một vài bài mà còn kiến thức tổng hợp, kiến thức chuyên môn; không chỉ có kiến thức lý luận vào thực tiễn làm cho sinh viên nắm vững lý luận của Đảng vào thực tiễn, làm cho sinh viên nắm vững lý luận mà phải coi trọng sự vận dụng lý luận vào thực tiễn nước ta trong từng thời kỳ lịch sử. Trong thảo luận phải đảm bảo tính giáo dục, nâng cao trình độ người học lên một bước mới. Do đó, công tác chuẩn bị của người dạy, người học phải công phu, chu đáo về nội dung. Đây chính là hình thức có thể vận dụng nhiều nhất của người học như: đàm thoại, nêu vấn đề, hoạt động tự

20

Page 21: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

học của sinh viên, phương pháp sử dụng sách và tài liệu tham khảo. Thông qua các chủ đề thảo luận sẽ đòi hỏi sinh viên tự học, tự nghiên cứu, đã kích thích sinh viên phát huy tính tích cực trong học tập, nhất là sinh viên có nhiều cơ hội khai thác sâu sắc lý luận, gắn lý luận với thực tiễn, thể nghiệm các tri thức môn học vào cuộc sống và hoạt động của mình.

Mới vào tôi thường cho sinh viên chuẩn bị câu hỏi thảo luận, đưa ra những vấn đề lớn để sinh viên chuẩn bị ví dụ như: Phân tích quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản? hoặc phân tích công ty cổ phần và thị trường chứng khoán như: vì sao thị trường chứng khoán ở nước ta chưa ổn định? hoặc vì sao nước ta hiện nay xảy ra lạm phát? theo anh (chị) có những giải pháp nào để giảm lạm phát? ... Sau khi ra câu hỏi, tôi luôn giới thiệu tài liệu tham khảo sát với những vấn đề sinh viên thảo luận.

Trước khi thảo luận câu nào tôi thông báo trước cho sinh viên để họ đặt câu hỏi những vấn đề khúc mắc, những vấn đề chưa hiểu rõ thì nộp lại cho lớp trưởng, cuối buổi lớp trưởng đưa lại cho tôi và sau đó tôi về viết ra câu hỏi dưới dạng "hái hoa dân chủ", trong những câu hỏi đó tôi xen những câu hỏi của mình vào , kèm theo những câu hỏi mang tính xã hội, thỉnh thoảng cả những bài hát để buổi thảo luận không nhàm chán và thật sự cách này tôi thấy sinh viên họ rất hào hứng và sôi nổi, vì trước hết tôi lấy tinh thần xung phong và gọi những em học khá kên để lấy khí thế, sau đó tôi gọi những em hay nghỉ học, chểnh mảng trong học tập hoặc ít nói, như vậy tất cả các đối tượng ai cũng phải phát biểu.

Đặc biệt ở các lớp thương mại và tài chính, các em còn tranh nhau xung phong, thỉnh thoảng còn cử các bạn hát hay trả lời và nếu trả lời không được thì phải hát, chính vì lẽ đó buổi thảo luận không nhàm chán và em nào cũng phải chuẩn bị tinh thần để nói. Điều đặc biệt tôi thấy tổ chức thảo luận cách này thì hầu như sinh viên không dám nghỉ học thậm chí còn đông hơn lúc học vì tôi tuyên bố không có mặt là cho điểm 0. Còn trong quá trình thảo luận, em nào trình bày chưa chính xác, tôi lại gọi người khác bổ sung để hoàn thiện lại.

Qua cách thảo luận này nếu tổ chức lớp khoảng hơn 50 sinh viên thì một buổi như vậy hơn một nửa sinh viên phát biểu và trình bày ý kiến của mình, vì một buổi thảo luận 3 tiết cả thầy và trò giải quyết được 15 đến 18 câu hỏi nhỏ và mỗi câu ít nhất là 2 sinh viên phát biểu trao đổi ý kiến của mình, còn nếu đông

21

Page 22: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

quá thì số lượng sinh viên nói trên số lần sẽ ít hơn, như 2 lớp quản trị và tài chính thì lớp tài chính họ làm tốt hơn nhiều vì số sinh viên ít hơn, nên họ sôi nổi hơn, trả lời với tinh thần trách nhiệm tốt hơn./.

GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẢO LUẬN TRONG GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Trương Thị Xuân Bộ môn CNXHKH&TT.HCM

22

Page 23: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học và cao đẳng. Được sự chỉ đạo của Nhà trường, Khoa Lý luận Mác – Lênin và Bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học & Tư tưởng Hồ Chí Minh, tôi đã triển khai áp dụng việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng 50% giờ giảng lý thuyết, 50% giờ thảo luận và giảng dạy cho các lớp học tập trung trong học kỳ I năm học 2007 – 2008. Thông qua quá trình áp dụng việc đổi mới phương pháp giảng dạy này, tôi xin có một số ý kiến đánh giá, đề xuất để nâng cao hơn nữa chất lượng phương pháp thảo luận các nội dung của môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

I. MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THẢO LUẬN

* Các lớp học được áp dụng đổi mới phương pháp giảng dạy:

STT Lớp Sĩ số Ghi chú

1 48TM 115 Thi kết thúc học phần: Đề mở

2 48TC3 92 Thi kết thúc học phần: Đề mở

3 48TC1 106 Thi kết thúc học phần: Đề mở

4 47NL 83 Thi kết thúc học phần: Đề mở

5 CDT8 41 Thi kết thúc học phần: Đề mở

6 48CT 106 Thi kết thúc học phần: Đề mở

7 CN81 94 Thi kết thúc học phần: Đề mở

8 CN82 93 Thi kết thúc học phần: Đề mở

9 CN83 93 Thi kết thúc học phần: Đề mở

Để giảng dạy và thảo luận đạt kết quả cao, trước hết giảng viên cần yêu cầu sinh viên đọc trước bài học và vấn đề thảo luận. Khi bắt đầu dạy một chương (bài), giảng viên nên tóm tắt nội dung của chương đó và nêu ra những vấn đề quan trọng của chương cũng như những vấn đề sẽ thảo luận trên lớp để sinh viên dễ theo dõi bài và chuẩn bị trước khi thảo luận, đồng thời giảng viên chỉ cho sinh viên những tài liệu có liên quan để sinh viên tìm đọc.

23

Page 24: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

Ví dụ: Trước khi giảng chương I, giảng viên nên khái quát như sau: Tất cả chúng ta đều biết Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào mùa xuân năm 1930, nhưng Đảng ta ra đời trong điều kiện lịch sử, chủ quan và khách quan như thế nào thì chưa hẳn chúng ta đã biết. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời không phải là nhẫu nhiên mà là kết quả của quá trình đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, cùng với sự cố gắng của một tập thể người Việt Nam yêu nước. Trong đó người có công đầu quyết định là đồng chí Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh). Hôm nay chúng ta sẽ học chương I: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Viêt Nam để làm rõ điều kiện lịch sử, chủ quan, khách quan và vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong sự ra đời của Đảng. Trong chương này chúng ta cần chú ý những vấn đề sau đây:

Thứ nhất, tại sao Nguyễn Ái Quốc lại chọn con đường cách mạng vô sản là con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam?

Thứ hai, tại sao trước khi thành lập Đảng cần thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?

Thứ ba, vì sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử?

1. Kết hợp thảo luận trong giờ giảng

Trong quá trình giảng bài, giảng viên cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản của chương để tạo nền móng kiến thức cho sinh viên trong giờ thảo luận. Đồng thời, giảng viên cũng nên đặt ra những câu hỏi nhỏ có liên quan trong bài giảng để yêu cầu sinh viên trả lời. Những câu hỏi này thường có tác dụng khơi dậy sự tìm tòi hiểu biết của sinh viên và cũng để giúp sinh viên hiểu bài tốt hơn.

Ví dụ: Khi giảng về các phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cần đặt câu hỏi cho sinh viên làm rõ nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước đó. Điều này sẽ giúp cho sinh viên hình dung ra được con đường cứu nước đúng đắn của Việt Nam là gì? sinh viên sẽ dễ dàng tiếp cận với con đường cứu nước mới mà Nguyễn Ái Quốc tìm ra cùng với tính đúng đắn của con đường cứu nước mới…

Thời gian giảng viên giảng bài cũng là thời gian để sinh viên có sự chuẩn bị cho những vấn đề thảo luận và tìm đọc tài liệu liên quan ngoài giờ lên lớp.

2. Hướng dẫn sinh viên thảo luận

Sau khi kết thúc phần giảng bài của chương, giảng viên chia lớp sinh viên học tập trung thành lớp nhỏ để thảo luận cho đạt hiệu quả cao nhất. Giảng viên

24

Page 25: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

hướng dẫn sinh viên thảo luận trên lớp bằng cách đặt vấn đề và cho sinh viên tự giải quyết. Tuỳ từng lớp và tuỳ từng đối tượng mà có các cách đặt vấn đề khác nhau xoay quanh nội dung thảo luận làm sao cho sinh viên dễ hiểu nhất. Trong quá trình cho sinh viên thảo luận, giảng viên có trách nhiệm hướng sinh viên vào nội dung chính của vấn đề đặt ra và chú ý đến các vấn đề mới phát sinh. Giảng viên khuyến khích cho sinh viên nói lên những suy nghĩ của bản thân về vấn đề đưa ra thảo luận nhưng không để sinh viên đi chệch hướng, sai quan điểm của Đảng và Nhà nước.

Ví dụ: Khi hướng dẫn sinh viên thảo luận vấn đề: Tại sao Nguyễn Ái Quốc chọn con đường cách mạng vô sản là con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam? sinh viên thường đề cập tới các vấn đề sau:

Một là, nếu giai cấp tư sản Việt Nam đủ lớn mạnh về mọi mặt thì Việt Nam có chọn con đường cách mạng vô sản không?

Hai là, nếu Việt Nam chọn con đường cách mạng tư sản thì Việt Nam có phát triển như các nước tư bản trên thế giới không?

Ba là, khi nào chúng ta mới đạt đến CNXH để ở đó con người làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu?,..

Với những câu hỏi như vậy của sinh viên, chứng tỏ trong thâm tâm sinh viên chưa thực sự tin tưởng vào con đường mà chúng ta đã chọn. Vậy nhiệm vụ của giảng viên trong giờ thảo luận là phải hướng sinh viên suy nghĩ có tính tích cực hơn, cố gắng tạo dựng niềm tin trong sinh viên về sự phát triển của đất nước theo con đường XHCN.

Kết thúc buổi thảo luận, giảng viên tổng kết lại nội dung vấn đề đặt ra và giải quyết mọi thắc mắc của sinh viên xung quanh vấn đề đó. Đối với những vấn đề mới phát sinh trong quá trình thảo luận, nếu còn thời gian thì giảng viên hướng dẫn cho sinh viên giải quyết, nếu hết thời gian thì giảng viên định hướng, gợi mở để sinh viên tiếp tục tìm hiểu nhằm phát huy sự nghiên cứu, tính sáng tạo của sinh viên.

3. Đánh giá kết quả thảo luận của sinh viên

Giảng viên không quên ghi nhận những bài phát biểu có hiệu quả của sinh viên trong giờ thảo luận bằng cách cho điểm để khuyến khích sinh viên phát huy hơn nữa khả năng của mình trong những giờ thảo luận sau.

25

Page 26: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

Để đảm bảo sự công bằng cho sinh viên, điểm kiểm tra sẽ bao gồm 4 thành phần: đi học đầy đủ, chuẩn bị bài thảo luận, có ý kiến phát biểu đúng và có tính sáng tạo, bài kiểm tra tại lớp. Như vậy, để kiểm tra sinh viên đi học có đầy đủ không, giảng viên có thể điểm danh hay cho làm bài kiểm tra về một vấn đề nhỏ trong thời gian ngắn. Cho sinh viên tự giác phát biểu và ghi nhận ý kiến đúng để cho điểm, và cuối buổi thảo luận thu bài chuẩn bị của sinh viên về vấn đề thảo luận (đã được dặn trước) để chấm. Việc làm này giúp giảng viên hiểu rõ hơn về tâm tư, tình cảm của sinh viên, cũng như nắm được sinh viên hiểu bài đến đâu để có cách giảng dạy và tiếp cận sinh viên tốt hơn.

Hơn nữa, việc phát huy tính sáng tạo và chủ động của sinh viên là cần thiết nhưng luôn cần đến sự uốn nắn của giảng viên nhất là trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, giảng viên không thể bỏ qua việc quản lý sinh viên của mình, nhưng với một lớp học quá đông thì giảng viên không thể quản lý nổi hoặc sẽ mất rất nhiều thời gian để làm việc này.

* Kết quả thi kết thúc học phần của học kỳ I năm học 2007 – 2008:

STT Lớp Số SV dự thi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu 1 48TM 115 16.5% 48.7% 34.8%

2 48TC3 92 26.0% 50.0% 24.0%

3 48TC1 106 24.5% 44.3% 31.2%

4 47NL 83 26.5% 45.7% 27.8%

5 CDT8 41 12.1% 56.2% 31.7%

6 48CT 106 23.6% 47.2% 29.2%

7 CN81 94 25.5% 60.7% 13.8%

8 CN82 93 29.0% 56.0% 15.0%

9 CN83 93 23.7% 55.9% 20.4%

II. NHỮNG ĐỀ XUẤT CỤ THỂ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẢO LUẬN

1. Về quy mô tổ chức thảo luận

- Lớp học tập trung không nên bố trí quá đông sinh viên, vì với điều kiện giảng đường như hiện nay thì việc bố trí quá đông sinh viên sẽ không có hiệu

26

Page 27: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

quả cho người học. Giảng viên chỉ có thể quản lý được những sinh viên ngồi phía trên còn sinh viên ngồi phía dưới có thể làm việc riêng mà giảng viên không biết được. Số sinh viên cho một lớp học tập trung không nên vượt quá 150 sinh viên.

- Lớp thảo luận chỉ nên sắp xếp dưới 75 sinh viên, vì như vậy mới đảm báo cho sinh viên được lần lượt phát biểu trong các giờ thảo luận.

2. Về thời gian thảo luận

Đề nghị các khoa sắp xếp thời gian và giảng đường cho các lớp học và thảo luận đầy đủ, không nên xếp lịch cụ thể giờ thảo luận cho giảng viên mà nên để cho giảng viên tự chủ giờ thảo luận của mình. Vì sinh viên chỉ có thể thảo luận tốt sau khi đã học xong phần bài giảng và có sự chuẩn bị bài thảo luận kỹ lưỡng, đầy đủ, tránh tình trạng lớp chưa nghe giảng xong đã có lịch thảo luận, và không cho thảo luận lại ảnh hưởng đến thi đua của giảng viên./.

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨCTHẢO LUẬN CHO SINH VIÊN

ThS. Phạm Quang TùngBộ môn Triết học

27

Page 28: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

Trong quá trình áp dụng phương pháp giảng dạy mới, với tỉ lệ 50/50 trong đó 50% số tiết dành cho thảo luận, với cách dạy và học này đòi hỏi bản thân tôi phải tích cực tìm tòi một phương pháp giảng dạy mới, đặc biệt là phương pháp thảo luận sao cho thật hiệu quả. Đối với tôi để có một buổi thảo luận thành công là công việc không dễ, bởi giáo viên không chỉ phải nắm vững lý luận, vận dụng chắc lý luận vào thực tiễn, mà còn phải hướng dẫn sinh viên phương pháp làm việc tập thể hiệu quả, phương pháp suy nghĩ và trình bày một vấn đề thật khoa học. Không chỉ có thế, giáo viên còn phải là người tạo được không khí sôi nổi, thoải mái trong giờ thảo luận, có như vậy các em sinh viên mới dễ dàng trình bày các quan điểm của mình một cách tự tin nhất.

Từ kinh nghiệm giảng dạy của tôi, tôi nhận thấy, với phương pháp truyền thống, tỷ lệ sinh viên tham gia thực tế vào bài giảng chỉ khoảng 20%, nhưng với phương pháp giảng dạy mới, đặc biệt là hình thức cho sinh viên thảo luận đã khắc phục được phần lớn hạn chế của phương pháp cũ, đến 80% sinh viên chủ động tham gia vào bài giảng. Các em đã biết tự suy nghĩ, tự phân tích những vấn đề mà giáo viên đặt ra. Với tôi đó là một thành công trong quá trình giảng dạy. Trong quá trình thảo luận tôi vận dụng linh hoạt nhiều hình thức khác nhau. Sau đây, tôi xin trình bày 2 phương pháp tiêu biểu để các thầy cô tham khảo và đóng góp ý kiến.

I. PHƯƠNG PHÁP HỎI - ĐÁP1. Điều kiện để tổ chức theo phương pháp thảo luận này - Phần lý thuyết sinh viên đã được học và đã chuẩn bị trước ở nhà.- Phòng học có máy chiếu và micro... máy chiếu dùng để công khai điểm

hoặc kết hợp với phương pháp thảo luận thứ 2 là “giải quyết tình huống có vấn đề”, nếu buổi thảo luận cần có sự thay đổi không khí.

- Có thể thực hiện ở một nội dung bài học quan trọng, hoặc một chương...- Sĩ số tối đa khoảng 35 - 40 sinh viên

2. Mục đích của phương pháp

Mục đích của phương pháp này bắt buộc sinh viên phải ôn lại những kiến thức đã học, cùng làm rõ những vấn đề chưa hiểu, nâng cao năng lực tư duy độc lập và làm việc theo nhóm...

3. Công việc của sinh viên trong giờ thảo luận

28

Page 29: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

- Chia nhóm thảo luận ra làm 2 đội: Gọi đội A và đội B trong đó mỗi đội tự bầu ra một người làm nhóm trưởng của đội mình.

- Mỗi thành viên của đội A phải chuẩn bị câu hỏi cho một nội dung đã chỉ định trước. Mỗi thành viên của đội B cũng phải chuẩn bị câu hỏi cho một nội dung khác trong bài học. (Phần này các đội tự chuẩn bị ở nhà)

- Trên lớp, sẽ dành 15 phút đầu cho các trưởng nhóm tập hợp câu hỏi và lọc bỏ các các câu hỏi trùng lặp, và chọn một số câu hỏi tiêu biểu nhất (cần có sự tư vấn của giáo viên). Nhằm tránh tình trạng nhiều câu hỏi không đi vào trọng tâm, lan man, hoặc những câu hỏi chỉ mang tính chất lý thuyết.

- Nhóm A hỏi, nhóm B trả lời và ngược lại. Hình thức hỏi đáp giữa các nhóm được tiến hành xen kẽ. Không phải nhóm A hỏi hết các câu hỏi, sau đó mới đến nhóm B, nếu như vậy sẽ nhàm chán.

4. Công việc của giáo viên

- Quản lý lớp, theo dõi tinh thần làm việc của từng nhóm, đặc biệt là các cá nhân không tham gia vào hoạt động thảo luận để nhắc nhở, hoặc trừ điểm những cá nhân đó.

- Chọn lọc câu hỏi cho đúng trọng tâm, chú ý phần liên hệ thực tiễn.

- Định hướng hoạt động thảo luận của sinh viên, hoặc có gợi ý khi bế tắc.

- Tổng kết và nhận xét những câu hỏi và những câu trả lời của sinh viên, tinh thần làm việc của lớp.

- Cho điểm theo nhóm trực tiếp lên máy chiếu để sinh viên có thế thấy được điểm của mình trong quá trình học tập.

5. Đánh giá hiệu quả mang lại của phương pháp

Trong quá trình thực hiện phương pháp này tôi nhận thấy một số mặt ưu điểm và hạn chế cần phải rút kinh nghiệm như sau:

a. Ưu điểm:

- Sinh viên có sự ganh đua, tranh luận giữa hai nhóm sôi nổi, tạo được không khí hào hứng trong lớp.

29

Page 30: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

- Việc hỏi hoặc trả lời về một nội dung nào đó, đều đòi hỏi người học phải đọc và tìm hiểu về nó, đây là một hình thức bắt buộc sinh viên phải tự học ở nhà và qua đó giúp rèn luyện khả năng tư duy của sinh viên.

- Sinh viên tự suy nghĩ và cùng giải đáp những thắc mắc về nội dung bài học, hình thức này sẽ giúp cho sinh viên nhớ bài học nhanh và lâu hơn.

- Phát huy được tính chủ động của người học, tích cực động não suy nghĩ, vấn đề sinh viên tự giải quyết.

- Sau mỗi buổi thảo luận giảng viên chốt lại vấn đề và công bố điểm công khai trên máy chiếu cho nên sinh viên, để sinh viên biết được kết quả học tập của mình ngay trên lớp qua đó kích thích tinh thần và thái độ học tập của họ.

b. Hạn chế:

- Một số sinh viên không tham gia tích cực vào thảo luận- Quá trình thảo luận có thể bị chệch hướng

c. Khắc phục:- Giáo viên đánh giá nhóm và những sinh viên không tham gia tích cực và

trừ điểm. Qua đó, giáo viên có sự định hướng kịp thời cho sinh viên.

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ1. Điều kiện

- Phần lý thuyết sinh viên đã được dặn chuẩn bị trước ở nhà.- Phòng học có máy chiếu, micro...- Có thể thực hiện ở một nội dung bài học quan trọng, hoặc một chương...- Sĩ số tối đa khoảng 35-40 sinh viên, lớp chia thành nhiều nhóm tuỳ theo

sĩ số, đồng thời bầu ra một trưởng nhóm.

2. Mục đích của phương pháp

- Mục đích của phương pháp này giúp cho sinh viên ôn lại những kiến thức đã học, nâng cao khả năng vận dụng lý luận vào việc phân tích, nhận thức và giải quyết những vấn đề trong thực tiễn.

- Thông qua bài học cung cấp cho sinh viên những kiến thức khác.

3. Công việc của sinh viên- Sinh viên được xem một đoạn phim thời sự ngắn do giảng viên cung cấp. - Sau khi xem phim, trên màn hình sẽ hiện ra câu hỏi của giảng viên.

30

Page 31: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

- Nhiệm vụ của sinh viên là phải vận dụng phần lý luận đã được chuẩn bị trước và những kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của giảng viên đặt ra.

- Sau một khoảng thời gian chuẩn bị, mỗi nhóm sẽ đứng lên trình bày nội dung câu trả lời của mình.

- Nhóm còn lại sẽ đặt ra những câu hỏi chất vấn, hay hỏi những vấn đề mà nhóm kia trình bày mà mình chưa rõ.

4. Công việc của giáo viên

- Yêu cầu giảng viên phải có khả năng khai thác thông tin trên internet hay bằng nhiều công cụ khác nhau như báo chí, truyền hình... sưu tập những bài báo, đoạn phim thời sự về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội phù hợp với từng nội dung bài học.

- Yêu cầu giảng viên phải sử dụng máy tính thành thạo nhất là phần mềm cắt và ghép phim bởi vì một đoạn phim thời sự tải về từ internet chúng ta chỉ có thể lấy một đoạn rất ngắn liên quan đến bài học. Vì vậy giảng viên phải dùng phần mềm chuyên dụng để cắt đoạn mình cần dùng cho buổi thảo luận ra.

- Giảng viên phải kiểm tra kỹ thuật máy móc như máy chiếu, máy tính, hệ thống âm thanh, tránh những trục trặc về kỹ thuật không đáng có làm ảnh hưởng đến sự thành công của buổi thảo luận.

- Quản lý lớp, theo dõi tinh thần làm việc của từng nhóm. - Định hướng cho hoạt động thảo luận của sinh viên, hoặc có gợi ý khi bế

tắc.- Tổng kết và nhận xét những câu hỏi và những câu trả lời của sinh viên,

tinh thần làm việc của lớp.Cho điểm theo nhóm từng buổi thảo luận trực tiếp lên máy chiếu để sinh

viên có thế thấy sự tiến triển trong quá trình học tập của bản thân.

5. Đánh giáa. Ưu điểm: - Sinh viên hào hứng trong quá trình thảo luận, không gây nhàm chán.- Nâng cao hiểu biết, rèn luyện kỹ năng nhận định, phân tích một vấn đề

xã hội.

b. Hạn chế:

- Chỉ áp dụng cho một số nội dung của chương trình học.

31

Page 32: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

- Sau một thời gian sử dụng dễ dẫn đến cạn nguồn phim tư liệu.

III. Điều kiện cụ thể áp dụng 2 phương pháp trên

- Phương pháp 1: Dành cho những chương phương pháp 2 không áp dụng được

- Phương pháp 2: Dành cho những nội dung có tư liệu cụ thể, hoặc thay đổi không khí thảo luận ở lớp.

Trên đây là 2 phương pháp thảo luận tiêu biểu mà tôi đã vận dụng linh hoạt tuỳ từng điều kiện cụ thể. Bản tham luận của tôi đến đây là hết, rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô. Tôi xin chân thành cảm ơn./.

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY LÝ THUYẾT VÀ THẢO LUẬN MÔN HỌC KINH TẾ CHÍNH TRỊ

ThS. Trần Thị Lệ Hằng Bộ môn Kinh tế Chính trị

32

Page 33: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

Nền kinh tế của nước ta đã có những chuyển biến khá toàn diện sau 20 năm đổi mới. Tuy nhiên, giáo dục đại học ở Việt Nam thì vẫn còn ì ạch, tụt hậu so với nhiều nước trong khu vực và tụt hậu xa hơn nữa so với các nước phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng.

Sự trì trệ và yếu kém trong giáo dục đại học của chúng ta hiện nay không chỉ ở một vài khâu mà ở nhiều phương diện. Đội ngũ cán bộ giảng dạy, cơ sở vật chất kỹ thuật, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, hoạt động nghiên cứu khoa học… đều có những vấn đề tồn tại cần tìm cách giải quyết.

Những vấn đề tồn tại trong giáo dục đại học là sự cảnh báo về tính bức bách của công cuộc cải cách giáo dục – đào tạo ở nước ta, nếu chúng ta không muốn tụt hậu. Trường Đại học Nha Trang của chúng ta không nằm ngoài sự cảnh báo này.

Để đổi mới sâu rộng và toàn diện giáo dục đại học, tạo được sự chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả, qui mô, với mục tiêu đến năm 2010 đạt được trình độ tiên tiến ngang bằng trong khu vực, tạo cơ hội vững chắc tiếp cận với trình độ thế giới, chúng ta cần thực hiện quyết liệt và bằng những việc làm cụ thể đó là đổi mới chương trình, mục tiêu đào tạo và phương pháp giảng dạy.

Trước hết, chúng ta cần đổi mới mục tiêu đào tạo, mục tiêu phải mang tính tích cực, khuyến khích người học hướng tới trào lưu tiến bộ khoa học kỹ thuật, gắn lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội, lợi ích dân tộc và vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Mặc dù mục tiêu chỉ là yếu tố định hướng nhưng nếu xác thực thì sẽ có ý nghĩa động lực trong học tập. Ở đây vấn đề xây dựng chuẩn kiến thức đầu ra của quá trình đào tạo (KAS - K: Knowledge, A: Attitude, S: Skill) là rất quan trọng.

Thứ hai, chương trình đào tạo là nền tảng để thực hiện mục tiêu và được đánh giá là khâu đột phá. Vì vậy, phải làm ngay cuộc cách mạng về chương trình giảng dạy. Chúng ta cần xây dựng khung chương trình và đề cương chi tiết cho các học phần một cách hợp lý. Trong đó chúng ta dạy cái mà người học và xã hội đang cần, chứ không phải dạy cái mà người thầy đang có..

Thứ ba, chúng ta cần có thầy giỏi và phương pháp giảng dạy tốt. Đây là yếu tố liên quan đến khâu đột phá. Để có thầy giỏi, ngoài khâu tuyển dụng người tài có kinh nghiệm còn phải coi trọng khâu tái đào tạo để cập nhật kiến thức mới.

33

Page 34: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

Ngoài kiến thức chuyên sâu, người thầy giỏi còn phải định hướng và nghiên cứu khoa học có hiệu quả vì nó là hạt nhân của kiến thức sâu rộng. Có thầy giỏi mới có thể áp dụng các phương pháp giảng dạy tốt.

Nhìn toàn cục đối với trường ta, phương pháp giảng dạy của rất nhiều thầy cô còn sử dụng phương pháp truyền giảng là chủ yếu, người học tiếp thu kiến thức còn thụ động, chưa tạo được tư duy đa chiều, tính sáng tạo còn nhiều hạn chế. Do đó các thầy, cô giáo cần chọn các phương pháp phù hợp trong chuyên môn của mình để truyền tải kiến thức và thu nhận kiến thức có hiệu quả nhất.

Đối với Khoa Lý luận Mác-Lênin, từ những vấn đề nêu trên cùng với việc thực hiện theo yêu cầu của công văn số 11381/83/BGDĐT – ĐH & SĐH ngày 10/10/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và công văn số 83/BGDĐT – ĐH & SĐH ngày 4/1/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo: tất cả các môn lý luận Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ giảng dạy lý thuyết 50% tổng số giờ của mỗi môn còn lại là thảo luận và tự học.

Tiếp thu những vấn đề trên, chúng tôi là giáo viên giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh thấy rằng: để đảm bảo có chất lượng hiệu quả trong giảng dạy thì mỗi chúng tôi phải tự nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, nghiên cứu khoa học, hiểu biết thực tế, tìm tòi thông tin và đặc biệt là thực hiện đổi mới phương giảng dạy.

Nhiệm vụ mà chúng ta làm càng khó khăn và nặng nề hơn, phải giảng dạy như thế nào để sinh viên thích thú, nhiệt tình, sáng tạo trong học tập, tạo được niềm tin cho các em để vượt qua trở ngại ngay trong trường học cũng như ở trường đời. Từ sự trăn trở đó chúng tôi bắt đầu bước vào đổi mới phương pháp giảng dạy và mong rằng sẽ mang lại hiệu quả thiết thực. Những phương pháp mà chúng tôi và các đồng nghiệp đã và đang thực hiện rất đa dạng, tuy nhiên, nó lại có hiệu quả với người này nhưng lại ít hiệu quả với người khác, song, cũng mạnh dạn nêu ra một số phương pháp đã thực hiện như sau:

1. Một số phương pháp giảng dạy và thảo luận đã thực hiện

- Phần chuẩn bị cho giảng dạy và thảo luận môn học gồm có: Giới thiệu chương trình môn học như: số tiết lý thuyết - số tiết thảo luận và tự học; môn học gồm bao nhiêu chương; tài liệu tham khảo (gồm có sách và những thông tin trên mạng, địa chỉ cần tìm); sách giáo khoa và một nguồn tư liệu quí giá có ở thư

34

Page 35: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

viện Trường Đại học Nha Trang… Ngoài ra chúng tôi còn đặt ra một số qui định riêng cho môn học.

- Phương pháp giảng dạy đạt hiệu quả hiện nay đối với người học là phương pháp đối thoại - mô phỏng tình huống và có sự hợp tác của sinh viên. Giáo viên truyền đạt nội dung theo chương trình qui định, hoặc một chủ đề. Sau đó nêu câu hỏi - đồng thời có cả sinh viên cùng đặt câu hỏi, với cách làm như vậy theo chúng tôi: Phương pháp này đã tạo được môi trường dân chủ trong giảng dạy, học tập thông qua trao đổi tranh luận, chọn lọc, đúc kết, tích tụ kiến thức cho người học ngay khi còn học trong trường, đồng thời trang bị cho người học hành trang vào đời.

Cùng với phương pháp tốt cần phải có sự hỗ trợ của thiết bị, công nghệ dạy học và phương tiện học tập gắn kết giữa học với hành, giữa tư duy trừu tượng và trực quan sinh động thì mới đạt hiệu quả cao.

Ngoài ra còn sử dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của sinh viên: lấy người học làm trung tâm là đối tượng, cần phải “lấy cái bất biến ứng với cái vạn biến”. Người thầy gặp người trò học giỏi, có trình độ yêu cầu cao thì người thầy phải tài năng, có trình độ, có phương pháp. Và gồm cả trình độ bản lĩnh, tài năng và cách tiếp cận, cần nắm cốt lõi, nguyên lý và vận dụng thiên biến vạn hóa.

Từ hiểu và nắm được phương pháp này, chúng tôi đã ứng dụng vào chương trình giảng dạy của mình, đặt ra những câu hỏi, đưa ra những câu chuyện có tính hấp dẫn, nêu ra các tình huống, yêu cầu sinh viên phải chuẩn bị bài xêmina ở nhà, khuyến khích, đồng thời phải dùng cả đến biện pháp cưỡng chế, để đòi hỏi sinh viên phải chịu khó suy nghĩ, tìm tòi, chăm chỉ trong học tập. Bởi trong sinh viên ai cũng đều có sở trường riêng, có khi đó là thiên tài ẩn cũng như mỏ vàng không đào không thấy.

Phương pháp này sẽ kích thích, đòi hỏi sinh viên suy nghĩ, tìm tòi, để xem xét cái gì có thể giải quyết được thì họ làm ngay, chưa được hoặc không đúng hôm nay thì mai sẽ khắc phục. Còn nếu đúng thì sinh viên cảm thấy rất vui.

Chúng ta cung cấp thông tin, nhưng khối lượng kiến thức thì có hạn. Trong khi đó sự mong muốn vươn lên của sinh viên trong cuộc đời lại là vô hạn. Vì vậy, phương pháp này sẽ giúp cho sinh viên nâng cao tính hiếu học và khả năng tự học, giúp sinh viên giải quyết các vấn đề một cách khoa học, và các đức

35

Page 36: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

tính quí báu đó sẽ giúp sinh viên sau khi ra trường vẫn còn ham học và có thể tiếp tục học mãi.

Ngoài việc đổi mới mục tiêu, chương trình, phương pháp giảng dạy thì một việc không thể thiếu đó là đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, truyền thống đạo đức văn hóa dân tộc, ý thức trách nhiệm của sinh viên đối với gia đình, nhà trường, xã hội và vận mệnh của dân tộc, để tuổi trẻ gánh vác nhiệm vụ quan trọng là xây dựng và phát triển đất nước.

Trên đây là một số phương pháp giảng dạy trong lớp học mà chúng tôi đã thực hiện trong thời gian qua nó đã mang lại hiệu quả khả quan: Về xung phong phát biểu ở các lớp của khóa học: 48 thuộc khoa kinh tế và khóa 49 KD2; 49DN1; 49CDN1 khi kết thúc môn học: KTCT1 và KTCT2; lịch sử các học thuyết kinh tế, tỷ lệ phát biểu đạt từ 85% - 95% (bao gồm có cả thuyết trình, nêu câu hỏi và trả lời câu hỏi).

2. Cách hướng dẫn và tổ chức thảo luận nhóm

Sau khi đã giảng phần lý thuyết của mỗi chương xong chúng tôi tổ chức cho thảo luận nhóm theo qui định của môn học như sau:

2.1. Trách nhiệm của giảng viên

- Điều kiện cần và đủ của người giảng viên là trình độ chuyên môn phải vũng vàng, hiểu sâu và rộng các vấn đề lý luận - thực tế - thời sự, bình tĩnh, khéo léo, tế nhị và cần có tâm huyết với nghề.

- Nêu chủ đề thảo luận hoặc câu hỏi để sinh viên có sự chuẩn bị trước, giao cho từng tổ chuẩn bị phần của mình. Đồng thời nhắc mỗi tổ còn phải nghiên cứu phần thảo luận của tổ khác để hiểu vấn đề sâu và rộng hơn, để còn nêu câu hỏi và hiểu và vận dụng kiến thức của bài học được tốt hơn.

- Nêu một số qui định như điểm thưởng, điểm phạt, điểm danh và kiểm tra bất thường để đánh giá sự chăm học hay lười biếng của sinh viên. Ngoài ra còn cần cả những qui định mang tính cưỡng chế, hoặc những chế tài thật nghiêm khắc. Điểm thảo luận được tính là một thành phần của điểm kiểm tra.

- Tổ chức lớp đông từ 100-120 sinh viên được chia hai nhóm, mỗi nhóm hai tổ, mỗi tổ từ 25-30 sinh viên. Cử tổ trưởng theo dõi. Còn lớp ghép sĩ số 185 sinh viên cũng chia hai nhóm, mỗi nhóm ba tổ, mỗi tổ 30-35 sinh viên.

- Phần cơ sở vật chất như: phòng học, ánh sáng, micro phải được ổn định và đảm bảo chất lượng. Tài liệu cần được giới thiệu trước cho sinh viên.

36

Page 37: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

2.2. Nhiệm vụ của sinh viên trước và trong giờ thảo luận

- Trước giờ thảo luận: theo chủ đề được giao cho mỗi tổ, sinh viên phải tìm tài liệu, đọc, chuẩn bị bài chu đáo.

- Vào giờ thảo luận:

+ Trước hết các tổ điểm danh và kiểm tra sự chuẩn bị bài của thành viên.

+ Một sinh viên thay mặt cho tổ thuyết trình phần chủ đề được giao.

+ Sinh viên tổ khác nhận xét cái được, cái chưa được của nhóm vừa thuyết trình.

+ Sinh viên tổ khác đặt câu hỏi chất vấn; sinh viên của tổ thuyết trình thay nhau trả lời chất vấn. Qua đó sinh viên sẽ nắm vững hơn phần lý luận và vận dụng tốt hơn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn một cách khoa học. Và chính sự liên hệ thực tế đã tạo nên chất xúc tác, kích thích niềm say mê, sự khám phá của sinh viên, làm cho không khí buổi thảo luận sinh động, hưng phấn, hứng thú hẳn lên, hiểu được bài và vận dụng tốt hơn. Có lúc các nhóm chuẩn bị bài tốt họ còn thách đố nhóm khác “hỏi nữa đi” như ở các lớp 49KD2; 49CBTP1 chẳng hạn.

- Giảng viên cũng cần đặt câu hỏi để nâng sự nhận thức của sinh viên cao hơn và là người cầm lái giải quyết những vấn đề đi lệch hướng, xa chủ đề đang thảo luận, hoặc có những lúc sinh viên tranh luận quá căng thẳng, gay gắt thì cần chấn chỉnh ngay.

- Trong một số chương chúng tôi bắt cả lớp phải chuẩn bị trước, sau đó sẽ có một sinh viên xung phong thuyết trình, tiếp đến giáo viên và sinh viên đặt câu hỏi, sau đó cả lớp tham gia trả lời câu hỏi. Có những phần giao cho một tổ đảm nhiệm từ khâu thuyết trình cho đến trả lời các câu hỏi của các tổ khác, cuối cùng giáo viên giải đáp thắc mắc, bổ khuyết những điều còn thiếu sót, điều chỉnh những lệch lạc và những chỗ sinh viên ngộ nhận và tổng kết lại toàn bộ vấn đề.

- Phương pháp đánh giá là quan trọng, được dùng làm thước đo mức độ lĩnh hội kiến thức của sinh viên và tạo ra sự công bằng tương đối, ghi nhận kết quả học tập của mỗi sinh viên. Dựa trên mức độ tham gia thảo luận của sinh viên, và giữa các nhóm sinh viên, sẽ có các điểm cộng, điểm trừ khác nhau của từng thành viên và của cả nhóm.

* Qua việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy và cách thức tiến hành thảo luận nhóm đã áp dụng, chúng tôi rút ra một số vấn đề như sau:

37

Page 38: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

- Những ưu điểm:

+ Khơi dậy được tính tích cực, ham học và tạo được cho cho sinh viên tính sáng tạo, năng động trong học tập. Sinh viên cảm thấy tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tăng được kỹ năng hùng biện, bắt kịp được kiến thức thực tế, biết cách chủ động tìm kiếp thông tin. Từ đó sinh viên nâng cao được khả năng tư duy và lý luận, giải quyết các vấn đề gặp phải trong thực tế một cách khoa học hơn.

+ Sinh viên đi học đầy đủ hơn, tích cực tham gia đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi không chỉ trong nội dung bài học mà cả vấn đề thực tế, vấn đề thời sự trong nước và quốc tế.

+ Thảo luận giúp sinh viên thể hiện cách suy nghĩ độc lập, thể hiện quan điểm, chính kiến của mình rõ ràng hơn.

- Những hạn chế:

+ Do trước đây sinh viên tiếp xúc với phương pháp dạy và học củ trong thời gian dài, chưa quen với phương pháp mới, nên số sinh viên chưa tự giác còn nhiều. Vì vậy, đã phải dùng đến biện pháp cưỡng chế như phân công cụ thể, phạt điểm, giám sát chặt chẽ đến từng tổ, từng người thì tỷ lệ phát biểu mới tăng lên được 85% - 95%, vẫn chưa thể đạt 100%. Nhưng điều đó không làm chúng tôi vui vì phải dùng đến biện pháp cưỡng chế.

- Nhiều sinh viên còn ỷ lại và ngộ nhận rằng khi thi đề mở thì chỉ cần mở tập, mở sách ra chép nên không đọc bài, không nghiên cứu tài liệu, thiếu tích cực khi thảo luận, mang tính qua loa, đối phó, nhận thức còn hời hợt, mơ hồ.

- Phương tiện phục vụ cho việc dạy và học theo phương pháp mới chưa đầy đủ và chất lượng về âm thanh, ánh sáng còn kém… Chẳng hạn như các giảng đường của tầng 5 thuộc G1, G2, G4...

- Về sách giáo khoa còn nhiều bất cập, sách năm trước và năm sau tái bản có nhiều chỗ sai sót.

- Việc phân giờ theo thời khóa biểu của các khoa còn nhiều bất hợp lý. Ví dụ: có ngày học 5 tiết nhưng sáng chỉ học 2 tiết rồi lớp về, sau đó đến chiều lại học 3 tiết; giảng đường bị xếp trùng với lớp khác phải nghỉ; hoặc giáo viên bị xếp trùng giờ không thể dạy 2 lớp cùng lúc, có lớp chưa học lý thuyết đã xếp thảo luận... Có lớp phải học môn Kinh tế chính trị, môn Chủ nghĩa xã hội khoa

38

Page 39: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

học… liên tục 4 đến 5 tiết một buổi, gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần và thái độ học tập của sinh viên.

3 . Một số ý kiến đề xuất

- Âm thanh và ánh sáng cần có đầy đủ và đảm bảo chất lượng. Ít ra mỗi lớp học theo cách đổi mới và thảo luận này cần có hai micro để tránh tình trạng chờ di chuyển micro, thời gian chờ đợi ăn mất thời gian hữu ích cho việc trao đổi giữa thầy và trò.

- Giáo vụ các khoa cần phân giờ một cách khoa học hơn, tránh tình trạng một buổi thảo luận xếp 5 tiết, không xếp lớp học và thảo luận quá đông.

- Đề nghị phòng chức năng và Khoa Lý luận Mác-Lênin xem xét lại và thực hiện đúng qui định của Bộ Giaó dục & Đào tạo là 50% số giờ của mỗi môn học là dạy lý thuyết, và 50% số giờ còn lại là giờ thảo luận và tự học.

Hiện nay đang áp dụng 50% số giờ thảo luận, với 2 giờ thảo luận qui thành 1 giờ chuẩn, thì mỗi môn học cả giảng viên và sinh viên phải lên lớp 150% tiết (môn 45 tiết thành 67 tiết, môn 60 tiết thành 90 tiết và môn 90 tiết thành 135 tiết). Điều này gây quá tải cho giáo viên, gây khó khăn cho việc xếp lịch của giáo vụ các khoa. Riêng sinh viên thì phải lên lớp quá nhiều, không còn thời gian tự học và chuẩn bị bài cho các môn học khác và cũng không còn thời giờ để bồi bổ thêm kiến thức ngoại ngữ, tin học...

Tóm lại: Nguồn nhân lực có đủ số lượng và chất lượng là rất cần cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, và cho công cuộc hội nhập quốc tế, bởi nó là chủ thể là lực lượng sản xuất cơ bản không thể thiếu. Vì vậy, sự nghiệp đổi mới cần phải được tiến hành khẩn trương, quyết liệt mới đạt được hiệu quả. Nếu chúng ta không tiến hành cải cách mạnh mẽ, nghiêm túc giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng sẽ khó có cơ hội cải thiện vị thế của mình so với các trường khác trong nước, trong khu vực và trên trường quốc tế./.

VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ THẢO LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

Nguyễn Văn Hạnh Bộ môn triết học

Nhân dịp Khoa tổ chức hội thảo về phương pháp thảo luận các môn học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tôi xin đóng góp một số ý kiến cùng các

39

Page 40: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

thầy cô để qua đó chúng ta tìm ra phương pháp tốt nhất cho việc học tập của môn học. Trong học kỳ I năm học 2007 - 2008 vừa qua, tôi được đảm nhận thảo luận một số lớp của khóa 49. Sau đây là một số nhận xét tình hình tổ chức thảo luận diễn ra trong học kỳ vừa qua:

1. Tình hình chung

- Nhìn chung sinh viên khóa 49 mới bước vào môi trường đại học nhưng các em đã nhanh chóng hòa nhập được với phương pháp thảo luận theo nhóm. Các em tỏ ra rất sôi nổi trong quá trình thảo luận, có nhiều sinh viên rất mạnh dạn nói lên suy nghĩ và những quan điểm của mình.

- Về phía giáo viên đã chủ động trong việc chuẩn bị bài cũng như hình thức và phương pháp tổ chức tố nhất cho một buổi thảo luận.

2. Hình thức tổ chức

- Do sĩ số của lớp không giống nhau, đa số là lớp đông nên thường phải chia thành nhiều nhóm, một lớp ít nhất từ 4 đến 6 nhóm, mỗi nhóm từ 10 - 15 người.

- Cho sinh viên chủ đề trước về nhà chuẩn bị- Lên lớp cho 10 - 15 phút các bạn trao đổi và thống nhất lại nội dung thảo

luận.- Mỗi nhóm sẽ cử đại diện lên trình bày, nhiều lúc có thể lấy tinh thần

xung phong hoặc gọi tên.- Sau khi các nhóm trình bày xong thì yêu cầu các nhóm nhận xét và bổ

sung cho nhau. Sinh viên nhóm này có quyền đặt câu hỏi cho các nhóm khác, nếu trả lời tốt sẽ cho điểm, hình thức cho điểm là A,B,C.

- Trong quá trình thảo luận giáo viên luôn định hướng cho sinh viên tập trung vào nội dung chính, tránh tình trạng thảo luận lan man.

- Cuối buổi thảo luận giáo viên sẽ chỉ ra chỗ sai, chỗ thiếu của sinh viên và tổng kết lại nội dung.

3. Ưu điểm

- Phát huy được tính chủ động trong học tập của sinh viên, tạo cho sinh viên phát triển khả năng ăn nói trước đám đông tốt hơn.

- Tạo được sự thoải mái trong quá trình học tập ở trên lớp của sinh viên và hiệ quả mang lại cao hơn.

- Kích thích sinh viên làm quen với kỹ năng tìm và đọc nhiều tài liệu, sinh viên manh dạn hơn trong việc trao đổi bài với giáo viên.

40

Page 41: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

4. Hạn chế

- Chưa phát huy hết tất cả khả năng của sinh viên vì lý do lớp quá đông, thời gian lại ngắn.

- Một số sinh viên tỏ thái độ ỷ lại, không chịu phát biểu, chuẩn bị bài một cách đối phó, khi được gọi lên thì cầm giấy đọc.

- Nhìn chung sinh viên ít đặt câu hỏi cho nhau và cho thầy. Điều này làm cho không khí buổi thảo luận kém sôi nổi.

- Sinh viên đăng ký học lại ít tham gia vì lý do trùng lịch học chuyên ngành

- Thảo luận chủ yếu vào ban đêm nên sinh viên rất mệt mỏi vì buổi chiều đã học 5 tiết, tối lại thêm 4 tiết thảo luận là quá sức đối với sinh viên.

- Giữa thầy thảo luận và thầy giảng lý thuyết không thống nhất được nội dung nên gây khó khăn trong quá trình thảo luận.

- Đề nghị giáo vụ các khoa chuyên ngành không nên xếp lịch thảo luận vào ban đêm./.

TỔ CHỨC LINH HOẠT CÁC BUỔI THẢO LUẬNMÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Đỗ Văn Đạo Bộ môn Kinh tế Chính trị

1. Đặt vấn đề

41

Page 42: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

Một trong những nội dung cơ bản của đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác-Lênin, đó là việc giảng dạy kết hợp với thảo luận, thời lượng chương trình là 50% lý thuyết và 50% thảo luận. Việc đổi mới này không chỉ phù hợp với cách thức đào tạo của đại học, mà qua đây nó phát huy được tính tự học, nghiên cứu và tìm kiếm tài liệu của sinh viên. Việc tổ chức thảo luận sẽ còn giúp sinh viên rèn luyện một số kỹ năng cần thiết phục vụ cho sau này như: kỹ năng trình bày một vấn đề trước đám đông; kỹ năng làm việc theo nhóm; phát huy tính sáng tạo của cá nhân và của tập thể…Cuối cùng, thảo luận sẽ còn tạo tính hứng thú cho người học đối với các môn khoa học Mác-Lênin.

Ý nghĩa và tính tích cực của việc thảo luận môn học là vậy, nhưng nếu như tổ chức các buổi thảo luận không tốt, thì đây sẽ là một cơ hội để sinh viên trốn học, hoặc có mặt tại buổi thảo luận chỉ là để điểm danh đối phó. Vì thế, Khoa tổ chức buổi thảo luận khoa học về “Đổi mới phương pháp thảo luận các môn khoa học Mác-Lênin”, tôi thấy là rất cần thiết và nhất là đối với những giảng viên trẻ như chúng tôi. Vì qua buổi thảo luận này sẽ giúp cho chúng tôi những giảng viên trẻ được trao đổi và học hỏi những kinh nghiệm về tổ chức các buổi thảo luận của các thầy, cô đi trước, nhờ đó mà nâng cao được chất lượng và hiệu quả của các buổi thảo luận.

Chất lượng và hiệu quả của các buổi thảo luận, nó tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng theo tôi, yếu tố chủ quan vẫn là người thầy, cách thức tổ chức buổi thảo luận, đặc điểm của lớp học và đặc biệt là tinh thần học tập của sinh viên. Từ những đặc điểm đó, người thầy sẽ đưa ra một phương pháp và cách thức tổ chức buổi thảo luận phù hợp với lớp học, với môn học và khả năng của thầy. Với tôi, trong thời gian qua, qua những lần học hỏi kinh nghiệm và thực tế lên lớp thảo luận, tôi đã chọn cho mình cách thức tổ chức linh hoạt buổi thảo luận với môn Kinh tế chính trị. Qua tham luận này tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng từ các thầy, cô trong Khoa để tôi ngày càng tổ chức tốt và hiệu quả các buổi thảo luận cho sinh viên.

2. Nội dung cụ thể của việc tổ chức linh hoạt các buổi thảo luận

Hiện nay, một học kỳ chúng ta chia thành 2 đợt học, mỗi đợt học là 8 tuần. Mỗi đợt học, sinh viên phải học từ 3 đến 4 môn học. Vì vậy, sinh viên cũng phải dành nhiều thời gian để học và làm bài tập cho những môn học khác, chứ không phải chỉ tập trung học và chuẩn bị nội dung cho các buổi thảo luận môn Kinh tế chính trị. Để giúp sinh viên không cảm thấy căng thẳng và áp lực cho việc chuẩn bị

42

Page 43: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

nội dung buổi thảo luận, để buổi thảo luận có hiệu quả và gây sự hứng thú với sinh viên, tôi đã tổ chức các buổi thảo luận như sau:

2.1. Ở nửa thời gian đầu của đợt học

Do ở thời điểm này khối lượng bài tập của những môn học khác chưa nhiều, nên sinh viên sẽ có nhiều thời gian để chuẩn bị nội dung cho các buổi thảo luận. Dựa trên đặc điểm này tôi tiến hành tổ chức buổi thao luận như sau:

Lớp học được chia thành từ 4 – 5 nhóm (tuỳ theo sĩ số sinh viên) mỗi nhóm chuẩn bị từ 1 – 2 nội dung thảo luận (tuỳ theo nội dung của từng chương). Tất cả sinh viên đều phải chuẩn bị trước ở nhà bài thảo luận. Đến buổi thảo luận trên lớp, sinh viên sẽ ngồi theo nhóm và thống nhất lại nội dung thảo luận của nhóm mình, sau đó cử người đại diện của nhóm lên trình bày, lần lượt các nhóm khác cũng vậy.

- Ưu điểm của hình thức thảo luận này:

+ Sinh viên chỉ phải chuẩn bị 1 hoặc 2 nội dung thảo luận của nhóm mình, nên bài thảo luận được chuẩn bị kỹ, có sáng tạo và sưu tầm tài liệu, thông tin phục vụ cho nội dung thảo luận, sự hào hứng khi tranh luận trong nhóm.

+ Sau khi mỗi nhóm kết thúc phần trình bày nội dung chuẩn bị của nhóm mình, thì các nhóm khác đưa ra câu hỏi chất vấn, những ý kiến xây dựng bổ sung cho nội dung trả lời từ những thành viên trong lớp.

- Nhược điểm của cách thức này:

+ Một số sinh viên chuẩn bị bài thảo luận sơ sài, chép trong giáo trình và những kiến thức giáo viên giảng trên lớp, không chịu khó sưu tầm tài liệu và thông tin liên quan đến nội dung thảo luận.

+ Trong sinh viên vẫn còn hiện tượng chép bài thảo luận của nhau trong cùng một nhóm mà không có tính tự lực cánh sinh trong học tập.

- Biện pháp khắc phục:

+ Việc đánh giá dựa trên chất lượng bài thảo luận chuẩn bị của mỗi sinh viên, kết hợp với điểm thưởng cho những sinh viên tích cực đóng góp ý kiến xây dựng trong buổi thảo luận.

+ Bên cạnh việc giao câu hỏi chuẩn bị thảo luận theo chương trình của môn học, để tránh hiện tượng chép bài của nhau và đánh giá đúng những bài chuẩn bị công phu, tôi còn ra câu hỏi thảo luận liên quan đến những diễn biến thực tiễn của đời sống kinh tế hiện nay, mà vẫn nằm trong kiến thức của chương trình môn học.

43

Page 44: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

+ Sau buổi thảo luận, thu bài theo nhóm về đánh giá, qua đây sẽ loại bỏ những bài chép của nhau. Buổi thảo luận sau trả lại và công bố những bài chép của nhau để sinh viên rút kinh nghiệm.

2.2. Ở nửa thời gian sau của đợt học

Ở thời điểm này sinh viên phải chuẩn các bài tập của những môn học khác và bước vào ôn thi kết thúc môn học. Nên việc tổ chức thảo luận như thời gian đầu sẽ gây áp lực cho sinh viên và ảnh hưởng đến hiệu quả của buổi thảo luận, do đó tôi lựa chọn cách thức thảo luận sau:

- Lớp vẫn duy trì số nhóm và hình thức thảo luận theo nhóm và mỗi nhóm cũng chỉ chuẩn bị 1 hoặc 2 nội dung thảo luận, nhưng bài chuẩn bị cho buổi thảo luận là của cả nhóm. Đến buổi thảo luận đại diện của nhóm sẽ lên trình bày nội dung chuẩn bị thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác nghe rồi phản biện và đóng góp ý kiến xây dựng.

- Xen kẽ với cách thức thảo luận trên, tôi tiến hành tổ chức buổi thảo luận theo cách thức bốc thăm câu hỏi rồi trả lời tại chỗ. Với kiến thức đã được giáo viên giảng trên lớp của chương học đó, đến buổi thảo luận với những câu hỏi của giáo viên và của sinh viên đã chuẩn bị, khuyến khích sinh viên xung phong lên bốc câu hỏi và trả lời. Những sinh viên còn lại sẽ suy nghĩ và bổ sung cho câu trả lời. Ở cách thức này sinh viên không phải chuẩn bị nội dung thảo luận ở nhà, nó giống như một trò chơi trí tuệ. Yêu cầu của cách thức thảo luận này là giáo viên phải chuẩn bị nhiều câu hỏi, câu hỏi ngắn, rõ ràng và những câu hỏi gắn với thực tiễn.

- Ưu điểm của cách thức này:

+ Tiết kiệm được thời gian để sinh viên còn học và hoàn thành bài tập của những môn học khác.

+ Tạo ra một tâm lý thoải mái cho sinh viên đối với buổi thảo luận.

+ Tạo ra sự sôi nổi, hứng thú trong buổi thảo luận, đồng thời kích thích tư duy, sáng tạo của sinh viên trước những tình huống không chuẩn bị trước.

+ Khuyến khích sinh viên tự đặt ra những vấn đề và cùng nhau giải quyết, đặc biệt là những câu hỏi tình huống và những câu hỏi gắn với thực tiễn cuộc sống.

- Nhược điểm của cách thức này:

+ Có sự ỷ lại của một số thành viên trong nhóm trong việc chuẩn bị nội dung thảo luận cho người khác của nhóm mình.

44

Page 45: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

+ Có nhiều sinh viên vắng mặt trong các buổi thảo luận do không phải chuẩn bị nội dung thảo luận trước.

- Biện pháp khắc phục:

+ Để tránh tình trạng việc tiến hành thảo luận chỉ rơi vào những người đã chuẩn bị, còn những thành viên khác ăn theo. Tôi thực hiện việc chỉ định bất kỳ thành viên trong nhóm lên trình bày nội dung thảo luận của nhóm mình, và chỉ định bất kỳ thành viên trong nhóm lên trả lời những câu hỏi của nhóm khác đặt ra. Nếu thành viên đó trả lời được những câu hỏi của nhóm khác chất vấn, thì nhóm đó sẽ được cộng điểm; còn nếu không trả lời được những câu hỏi xung quanh nội dung nhóm mình chuẩn bị, nhóm đó sẽ bị trừ điểm. Cuối giờ cũng thu bài của các nhóm về đánh giá theo chất lượng chuẩn bị của các nhóm.

+ Với hình thức thảo luận qua bốc câu hỏi trả lời trực tiếp, ngoài biện pháp cộng điểm thưởng cho những sinh viên xung phong và tích cực xây dựng bài. Tôi tiến hành gọi tên lên bốc câu hỏi trả lời. Do số nhóm thảo luận của lớp và số thành viên trong nhóm đã cố định, nên thành viên nào của nhóm không có mặt tại buổi thảo luận đó, tôi sẽ cho điểm không và đánh dấu vắng.

3. Kết luận

Thứ nhất, việc tổ chức linh hoạt các buổi thảo luận như tôi đã trình bày ở trên dựa trên đặc điểm việc tổ chức học tập cho sinh viên theo đợt học ở trường ta, theo đánh giá chủ quan của tôi đã có sự chuyển biến về chất lượng và hiệu quả của các buổi thảo luận. Điều này được thể hiện thông qua chất lượng bài chuẩn bị thảo luận sinh viên thực hiện ở nhà, sự sôi nổi trong các buổi thảo luận, và kết quả cuối cùng là chất lượng của bài thi.

Thứ hai, dù đã hết sức cố gắng tìm mọi cách để cho buổi thảo luận đạt hiệu qua cao, như đánh giá của tôi ở trên, cách thức tổ chức linh hoạt các buổi thảo luận vẫn có những nhược điểm mà chưa thể khắc phục được. Vì vậy tôi rất mong sự đóng góp ý kiến xây dựng từ các thầy cô trong khoa.

Thứ ba, qua buổi hội thảo này tôi cũng xin trình bày một vài suy nghĩ của mình về việc tổ chức thảo luận và cũng rất mong sự chia sẻ của các thầy cô:

- Qua những lần tổ chức thảo luận tôi thấy rằng, chất lượng và hiệu quả của những buổi thảo còn chưa cao là còn phụ thuộc vào tinh thần và thái độ học tập của chính sinh viên. Điều này được thể hiện: Một số sinh viên chuẩn bị bài thảo luận ở nhà rất sơ sài, đối phó, đến lớp chép của bạn, ỷ lại, không tham khảo tài liệu và

45

Page 46: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

khai thác thông tin, vắng mặt trong nững buổi thảo luận. Mặc dù giáo viên đã có những biện pháp hạn chế những trường hợp đó.

- Qua thông tin phản hồi của sinh viên cho biết, sở dĩ có tinh thần với buổi thảo luận như vậy là do, một số sinh viên có suy nghĩ rằng điểm đánh giá của các bài thảo luận chỉ là một cơ số điểm trong thành phần của điểm kiểm tra, cho nên họ chưa thực sự cố gắng và nhiệt tình đối với việc chuẩn bị và tham gia buổi thảo luận, họ tập trung dành thời gian cho môn học khác và tập trung cho những lần kiểm tra là được. Chính với cách suy nghĩ như vậy còn tồn tại trong một bộ phận sinh viên, nên làm cho tinh thần và ý nghĩa của các buổi thảo luận giảm về chất lượng và hiệu quả. Quả thực với lối suy nghĩ như vậy của một bộ phận sinh viên cũng đã phần nào tác động đến nhiệt huyết của người thầy./.

HIỆU QUẢ VÀ THỰC TẾ CỦA VIỆC THẢO LUẬN ĐỐI VỚI MÔN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

Nguyễn Hữu TâmBộ môn triết học

1. Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy 50% lý thuyết, 50% tự nghiên cứu và thảo luận trên lớp.

46

Page 47: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng chuyển quá trình dạy ở bậc đại học thành quá trình tự học của sinh viên có tổ chức và sự hỗ trợ tối ưu của giảng viên. Nhìn chung phương pháp giảng dạy 50% lý thuyết, 50% thảo luận bước đầu đã đạt hiệu quả, phát huy được tính chủ động của sinh viên (lấy người học làm trung tâm). Trên thực tế trong học kỳ 1 năm học 2007-2008 vừa qua thì hiệu quả của việc giảng dạy theo phương pháp đổi mới đã đạt được những hiệu quả đặc biệt trong việc thảo luận của sinh viên.

Tuy là đạt hiệu quả rất cao, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục trong quá trình trình thảo luận. Vấn đề nổi cộm hiện nay là số giờ thảo luận tăng lên so với giờ thực tế. Trong lúc đó lượng giáo viên lên lớp thảo luận không đáp ứng, hơn thế nữa là giáo viên mời giảng thì họ không thích tham gia lên lớp giờ thảo luận vì khối lượng giờ thảo luận lớn. Đây cũng là những hạn chế mà trong học kỳ vừa qua đã bộc lộ.

2. Chất lượng và hiệu quả của 50% thảo luận và tự nghiên cứu của các lớp sinh viên

Chất lượng và hiệu quả của tự nghiên cứu và thảo luận trên lớp rất cao, nhiều sinh viên rất hăng say phát biểu ý kiến riêng của mình. Thế nhưng bên cạnh đó vẫn còn một lượng sinh viên khá đông trong mỗi lớp học vẫn chưa chịu phát biểu, điều này sẽ làm mất cân bằng kiến thức trong lớp học. Tỉ lệ khoảng 30% sinh viên trong lớp, tính bình quân cho tất cả các lớp. Thực tế đã cho thấy trong học kỳ 1 năm học 2007-2008 tỉ lệ điểm thi học kỳ đạt rất cao so với những năm học trước đó.

Nhìn vào bảng dưới đây ta thấy một số vấn đề như sau:

Tên lớp Sĩ số SV phát biểu Tỉ lệ điểm thi HK đạt49CK4 150 35% 87%49CK1 62 40% 88%49CB1 93 35% 85%49CB2 89 40% 88%49CB3 91 20% 74%

49CNSH 75 35% 84%

47

Page 48: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

49NL 37 30% 81%

Lượng sinh viên trong lớp càng ít, khả năng phát biểu của sinh viên trong lớp càng nhiều thì tỉ lệ điểm đạt rất cao.

Có một điều chắc chắn rằng nếu những sinh viên nào mà khai thác mạng internet thường xuyên thì bài thảo luận rất sâu sắc và một số sinh viên được hỏi vì sao không soạn bài thảo luận? thì được trả lời rằng do không có thời gian nhiều để đi thư viện và tự nghiên cứu. Như vậy điều này chứng tỏ rằng, nếu sinh viên có thời gian nhiều thì hiệu quả rất cao.

Vì là lớp ghép nên trong quá trình giáo viên lên lớp do lượng sinh viên quá đông nên giáo viên không quản lý lớp chặt chẽ được, nhiều sinh viên chủ quan không đến lớp nghe giảng lý thuyết nên chất lượng thảo luận vẫn còn kém và chủ yếu đọng lại ở một số sinh viên nghỉ học.

Tỉ lệ học sinh sinh viên thường xuyên tham gia phát biểu cao bao nhiêu thì điểm tiểu luận và điểm thi học kỳ cao bấy nhiêu, có nhiều sinh viên đạt 9.0, tỉ lệ này đạt khoảng 15 %.

3. Một số quan điểm của bản thân đối với việc thảo luận cho sinh viên

Trong điều kiện hiện nay khi công nghệ thông tin đã phát triển và khả năng cung cấp các nguồn tài liệu trên các phương tiện rất thuận tiện. Để phát huy tính chủ động của sinh viên thì cần tạo điều kiện nhiều hơn nữa cho sinh viên tự tìm hiểu tài liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng, không nhất thiết giáo viên và sinh viên lên lớp đủ số giờ thảo luận (khoảng 70% lên lớp). Chúng ta cần phải có kế hoạch cho sinh viên thời gian tự đọc, tự học và tự tìm hiểu tài liệu. Giáo viên hướng dẫn các luồng thông tin cho sinh viên, có như vậy mới phát huy được tính tự chủ của sinh viên (lấy người học làm trung tâm).

Các trợ lý giáo vụ không nên sắp xếp số nhóm thảo luận quá đông trên 80 sinh viên, vì như thế sẽ có nhiều sinh viên không có cơ hội để bày tỏ ý kiến của mình.

Giờ thảo luận trên lớp nên để giáo viên tự chủ động trong thời gian trên lớp, vì lúc thảo luận, có lúc giáo viên và sinh viên không nghỉ giải lao, hoặc nghỉ giải lao có một lần, vì vậy lớp học có thể được nghỉ sớm hơn thời gian quy định.

Trong quá trình thảo luận cần phải lấy những ví dụ sát với thực tế đời thường, không sáo rỗng, một điều quan trong hơn là lấy ví dụ nhằm vào đời sống của sinh viên, không trừu tượng quá, như vậy sinh viên sẽ tiếp xúc một

48

Page 49: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

cách cởi mở, thoải mái hơn trong quá trình học tập, nhờ đó mà có được kết quả học tập cao hơn./.

TỔ CHỨC THẢO LUẬN NHÓM CHO SINH VIÊN KHI HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC MÁC-LÊNIN

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ThS. Lê Hoài Nam Bộ môn: CNXHKH & TTHCM

1. Đặt vấn đề

Thảo luận là một phương pháp học tập, giảng dạy mang tính sáng tạo và có sự làm việc khoa học giữa giảng viên và sinh viên. Vì vậy, để sinh viên có được kết quả tốt trong quá trình học tập, nghiên cứu các môn khoa học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta cần phải xây dựng các bước thảo luận một cách hợp lý và khoa học. Sau gần một năm tổ chức cho các lớp thảo luận môn chủ nghĩa xã hội khoa học, tôi đã thực hiện các bước thảo luận như sau:

2. Một số bước trong tổ chức thảo luận cho sinh viên

Thứ nhất, trong quá trình dạy học các môn khoa học Mác-Lênin Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chương trình khung phần nào là phẩn giảng dạy của

49

Page 50: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

giảng viên phần nào là sinh viên tự học và thảo luận. Để chuẩn bị cho một buổi thảo luận tốt, giảng viên cung cấp cho sinh viên câu hỏi trước, những tài liệu, những thông tin và kiến thức có liên quan đến chủ đề thảo luận để sinh viên đọc và nghiên cứu trước. Và buổi thảo luận chính là cơ hội để sinh viên trình bày ý kiến của mình đối với những gì đã đọc và chuẩn bị trước nội dung để thảo luận . Để có một buổi thảo luận tốt, sôi nổi.

Theo tôi, sinh viên phải chuẩn bị trước những nội dung mà giảng viên đã ra, SV chịu đọc những tài liệu được liên quan đến bài học nêu như không chuẩn bị trước thì sinh viên sẽ không biết cần thảo luận về chủ đề gì hoặc chỉ có thể nói một cách chung chung vì chỉ hiểu vấn đề một cách mơ hồ.

Giảng viên nên yêu cầu sinh viên đưa ra các ý kiến chi tiết và cụ thể, tránh những ý kiến mang tính đại khái và bao quát chung chung. Hơn nữa, những ý kiến như vậy thường chỉ mang tính tổng kết mà không có ý nghĩa thiết thực và thể hiện sự tư duy và tập trung suy nghĩ. Đối với những sinh viên không chịu đọc trước tài liệu, giảng viên có nhiều cách theo tôi có ba cách xử lý:

- Cách xử lý nhân nhượng là dành thời gian để cho sinh viên đọc qua những nội dung quan trọng trước giờ thảo luận (khi mà trong lớp đại bộ phân chưa chuẩn bị ở nhà).

- Thầy cô nên xử lý nghiêm khắc bằng cách không cho những sinh viên đó tham gia buổi thảo luận nữa.

- Cho những sinh viên thuộc diện đó điểm kém

Thứ hai, về tổ chức thảo luận: chúng ta nên chia các lớp học của sinh viên thành các nhóm nhỏ gồm khoảng 5-10 thành viên. Thảo luận trong các nhóm nhỏ tạo cơ hội cho tất cả các thành viên trình bày ý kiến của mình. Hơn nữa, có những sinh viên có năng khiếu trong việc giảng giải lại vấn đề cho người khác và những sinh viên này sẽ trình bày những hiểu biết của mình cũng như giải đáp các thắc mắc của các thành viên trong nhóm. Những vấn đề mà nhóm không thể tự giải quyết mới cần có sự giúp đỡ của giảng viên. Đây chính là một phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm, tạo cho sinh viên tính chủ động và sáng tạo trong học tập.

Với cách làm này, chúng ta có thể thấy được những sai lầm trong cách tiếp cận vấn đề của sinh viên qua cách giải thích của sinh viên hoặc có thể tiếp thu chính những cách giải thích đầy tính sáng tạo và dễ hiểu của họ. Trong quá

50

Page 51: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

trình thảo luận, những sinh viên trả lời tốt, giảng viên cho điểm ngay để khuyến khích sinh viên hăng hái thảo luận nhiều hơn .

Thứ ba, để cho một buổi thảo luận hiệu quả, giảng viên cần có những câu hỏi để sinh viên tham gia tranh luận và tìm câu trả lời. Tuy nhiên, nếu thời gian có hạn và chúng ta cần một khoảng thời gian cuối buổi thảo luận để tổng kết và trả lời các câu hỏi đặt ra lúc ban đầu thì giảng viên có thể yêu cầu mỗi nhóm phụ trách một câu hỏi. Sau khi thời gian thảo luận kết thúc, giảng viên sẽ dành cho mỗi nhóm một khoảng thời gian để trình bày ý kiến. Chúng ta có thể đánh giá câu trả lời và đưa ra đáp án cho câu hỏi ngay sau phần trình bày của mỗi nhóm hoặc thực hiện phần tổng kết này sau cùng.

Thứ tư, có những lúc buổi thảo luận trở nên quá căng thẳng và tất cả các sinh viên các nhóm đều muốn phát biểu ý kiến cùng một lúc, không chỉ là muốn phát biểu trước nhóm mà trước cả lớp và muốn được giảng viên lắng nghe và nhận xét. Trong trường hợp này, tôi chọn cách đơn giản nhất là lắng nghe và góp ý lần lượt cho từng học viên hoặc chia nhóm lại một lần nữa bằng cách xếp những sinh viên có ý kiến giống hoặc gần giống nhau vào cùng một nhóm để họ trao đổi và thống nhất với nhau.

Thứ năm, thảo luận cũng là một kỹ năng quan trọng trong quá trình học tập, cho nên giảng viên cần hướng dẫn các phương pháp thảo luận cho sinh viên. Vì thảo luận không chỉ đơn giản là phát biểu ý kiến và bắt người khác lắng nghe. Điểm mấu chốt là các sinh viên phải biết lắng nghe khi người khác trình bày và chờ đến lượt mình để phát biểu ý kiến. Tất cả mọi người đều có thể có câu trả lời hoặc có ý tưởng và không chắc ý tưởng nào đã là hay nhất và đúng nhất. Giảng viên phải biết sinh viên thu được những gì sau khi thảo luận. Sinh viên cần được học cách ghi chép và tổng kết những ý kiến đã được nghe và thảo luận một cách khoa học để tránh tình trạng “thảo luận xong mà không nắm được gì cả, vào tai này lại ra tai kia”.

Trên đây là những điều bản thân tôi rút ra để có những buổi thảo luận đầy ý nghĩa, tránh tình trạng những buổi thảo luận trở thành những buổi nói chuyện phiếm vô ích./.

51

Page 52: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

MỤC LỤC

1. Thảo luận là một phương pháp học tập, giảng dạy mang tính sáng tạo và có sự làm việc khoa học giữa giảng viên và sinh viên ………………………………….Trang 1

TS. Nguyễn Trọng ThócKhoa Lý luận Mác - Lênin

2. Một số vấn đề đổi mới phương pháp thảo luận các môn khoa học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh………………………………………………………………..Trang 2

TS. Nguyễn Trọng ThócKhoa Lý luận Mác - Lênin

3. Một số phương pháp thảo luận môn Triết học Mác – Lênin…………………Trang 7

Đại tá, Tiến sĩ Lê Huy Tân Học viện Hải quân

4. Một số kinh nghiệm hướng dẫn thảo luận môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin………………………………………………………………………………….Trang 12

ThS. Phạm Quang HuyBộ môn Kinh tế chính trị

5. Một vài suy nghĩ sau một năm thực hiện phương pháp giảng dạy mới……….…………………………………………………………………………Trang 15

52

Page 53: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

ThS. Nguyễn Thị Minh Tâm Bộ môn CNXHKH & TTHCM

6. Đổi mới phương pháp giảng dạy và thảo luận môn Kinh tế chính trị……………………………………………………………………………………...Trang 19

ThS. Tô Thị Hiền Vinh Bộ môn Kinh tế chính trị

7. Góp phần nâng cao chất lượng thảo luận trong giảng dạy môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ……………………………………………………………………….Trang 23

Trương Thị XuânBộ môn CNXHKH &TT.HCM

8. Một số phương pháp tổ chức thảo luận cho sinh viên ……………………...Trang 28

ThS. Phạm Quang TùngBộ môn Triết học

9. Đổi mới phương pháp giảng dạy lý thuyết và thảo luận môn học Kinh tế chính trị…………………………………………………………………………………….. Trang 33

ThS. Trần Thị Lệ HằngBộ môn Kinh tế Chính trị

10. Về đổi mới phương pháp giảng dạy và thảo luận môn Triết học Mác -Lênin………..………………………………………………………………………..Trang 40

Nguyễn Văn HạnhBộ môn Triết học

11. Tổ chức linh hoạt các buổi thảo luận môn Kinh tế chính trị……………….Trang 42

Đỗ Văn ĐạoBộ môn Kinh tế Chính trị

12. Hiệu quả và thực tế của việc thảo luận đối với môn Triết học Mác - Lênin………………………………………………………………………………….Trang 47

Nguyễn Hữu TâmBộ môn Triết học

13. Tổ chức thảo luận nhóm cho sinh viên khi học các môn khoa học Mác – Lênin tại Trường Đại học Nha Trang………………………………………………………..Trang 50

ThS. Lê Hoài NamBộ môn CNXHKH & TTHCM

14. Mục lục…………………………………………………………………………..Trang 53

53

Page 54: BÁO CÁO SƠ KẾT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG …ntu.edu.vn/Portals/96/Bai viet cua CBGD/Khoa Khoa hoc... · Web viewKết quả sử dụng phương pháp giảng dạy

54