32

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/Bong_end13.pdf2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/Bong_end13.pdf2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu
Page 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/Bong_end13.pdf2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu

Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thươngcó nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Pháp lệnh về Bảo vệ người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá,Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh tự vệ.

Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quảcho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp vàngười tiêu dùng.

Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởngBộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

� Thúc đẩy tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả � Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng trước

những hành vi hạn chế cạnh tranh� Chống các hành vi phản cạnh tranh � Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng� Hỗ trợ cho ngành sản xuất trong nước phòng, chống các vụ

kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài.

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG

BỘ CÔNG THƯƠNG

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

CỤC QUẢN LÝCẠNH TRANH

Lãnh đạo Cục

Ban Điều tra vụ việchạn chế cạnh tranh

Ban Điều tra và xử lýcác hành vi cạnh tranh

không lành mạnh

Ban Giám sát và quảnlý cạnh tranh

Ban Xử lý chống bánphá giá, chống trợ cấp

và tự vệ

Ban Hợp tác quốc tế

Trung tâm Thông tincạnh tranh

Trung tâm Đào tạođiều tra viên

Văn phòng

Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh

Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng

Ban Bảo vệ người tiêu dùng

Page 3: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/Bong_end13.pdf2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu

BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

Của Cục Quản lý cạnh tranh

Giấy phép xuất bản số 61/GP-XBBTCấp ngày 3/12/2009

Phát hành vào ngày 20 hàng tháng

CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢNBẠCH VĂN MỪNG

BIÊN TẬP VIÊNVŨ BÁ PHÚ, NGUYỄN THÀNH HẢI,

PHAN CÔNG THÀNH, NGUYỄN VĂN THÀNH, BÙI VIỆT TRƯỜNG, NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

HỘI ĐỒNG CỐ VẤNTRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mạiPGS. TS. LÊ DANH VĨNH

Thứ trưởng Bộ Công ThươngGS. TS. HOÀNG ĐỨC THÂN

Đại học Kinh tế Quốc dân PGS. TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT

Viện Nhà nước và Pháp luật TS. BÙI NGUYÊN KHÁNH

Viện Nhà nước và Pháp luật TS. HỒ TẤT THẮNG

Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam TS. VŨ THÀNH TỰ ANH

Giám đốc phụ trách nghiên cứuChương trình giảng dạy kinh tế Fulbright

TS. NGUYỄN HỮU HUYÊNBộ Tư pháp

Cộng tác viên ở nước ngoàiLÊ THÀNH VINH, Nghiên cứu sinh chuyên ngành Luật

ĐH Monash, AustraliaDANIEL VANHOUTTE, Đại học Tự do, Bỉ

Tổ chức sản xuất và phát hànhTRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID)

25 Ngô Quyền - Hà NộiĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303

Đại diện tại TP. Hồ Chí MinhSố 159 Kí Con, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

ĐT: (08) 3914 6297 * Fax: (08) 3914 6298 Email: [email protected]

Phát hành tạiCông ty phát hành báo chí Trung ương

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chấtlượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email: [email protected]

Thư Ban biên tậpĐất nước đang chuyển mình, chào năm cũ, hiên ngang đón mùa

xuân mới với những vận hội mới!Mùa xuân này có nhiều ý nghĩa đặc biệt: đưa nước ta bước vào

năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 theo Nghị quyết Đại hội Đảng X, năm tiến hành Đại hội Đảngbộ các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng, năm kỷniệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, cũng là năm có nhiềungày kỷ niệm và nhiều sự kiện quốc tế lớn được tổ chức ở Việt Nam.

Vì vậy, trong thông điệp đầu năm của Thủ tướng Chính phủNguyễn Tấn Dũng đã xác định “…việc thực hiện thắng lợi Kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội năm 2010 và hoàn thành Kế hoạch 5 năm2006 - 2010, tạo tiền đề thuận lợi cho việc thực hiện Chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 không chỉ là trách nhiệmchính trị của mỗi cán bộ, đảng viên mà còn là đòi hỏi chính đáng củanhân dân cả nước…”

Nhằm thực hiện nhiệm vụ quan trọng đặt ra trong năm 2010, tạiThông điệp đầu năm, Thủ tướng xác định trọng tâm năm 2010 là “...tập trung mọi giải pháp để giữ ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiệnđể từng bước tái cấu trúc nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh…”với nguyên tắc cơ bản của điều hành kinh tế vĩ mô là “…phải tôntrọng các quy luật của kinh tế thị trường…”, các quy luật này gồm cảquy luật cạnh tranh, việc xây dựng, hoàn thiện chính sách cạnh tranh,giám sát thực hiện chính sách cạnh tranh và những nỗ lực nhằm tạolập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về cạnh tranh, thông điệp củaThủ tướng có ý nghĩa quan trọng: nó vừa là những tín hiệu cho thấysự quan tâm của người đứng đầu Chính phủ về vấn đề này, vừa đặtra những nhiệm vụ cấpbách, nặng nề, quan trọng, có ý nghĩa với nềnkinh tế và cả xã hội.

Trong năm qua, Cục Quản lý cạnh tranh đã nhận được rất nhiềusự quan tâm ủng hộ của Lãnh đạo các cấp, các ngành và các đốitượng trong xã hội nhờ đó đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Bảntin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin thay mặt tập thể Lãnh đạo,Công chức Cục Quản lý Cạnh tranh trân trọng gửi tới Lãnh đạo cáccấp, các ngành và toàn thể độc giả lời cảm ơn sâu sắc nhất. Đồngthời, mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp, cácngành để Cục hoàn thành nhiệm vụ đặt ra với kết quả cao nhất.

Nhân dịp năm mới Ban biên tập bản tin Cạnh tranh và người tiêudùng xin gửi tới các đồng chí Lãnh đạo và toàn thể quý độc giả lờichúc tốt đẹp nhất về sức khoẻ, hạnh phúc, sự an khang thịnh vượng.

BAN BIÊN TẬP

Page 4: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/Bong_end13.pdf2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu

V C A4 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 13 - 2010

Trong số này BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

5 HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

9 VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

13 TRANG QUỐC TẾ

18 GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

22 HỎI ĐÁP

25

26 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

29 HOẠT ĐỘNG KỲ TỚI

30 TẢN MẠN

HƯỚNG TỚI MẠNG LƯỚI CẠNH TRANH QUỐC GIA

23 PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH

Page 5: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/Bong_end13.pdf2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu

V C A 5CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 13 - 2010

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

Hội nghị “ Tổng kết hoạt động Cục Quản lý cạnh tranh năm 2009,phương hướng, nhiệm vụ năm 2010”

Ngày 15/01/2010, tại Hội trường Nhà Vòm, 21Ngô Quyền, Hà Nội, Cục Quản lý cạnh tranhđã tổ chức Hội nghị “Tổng kết hoạt động của

Cục Quản lý cạnh tranh năm 2009 và phươnghướng, nhiệm vụ năm 2010”.

Thay mặt lãnh đạo Bộ, Thứ trưởng Bộ CôngThương Lê Danh Vĩnh đã đến dự Hội nghị. Về phíaCục Quản lý cạnh tranh có Cục trưởng Cục quản lýcạnh tranh Bạch Văn Mừng, các Phó Cục trưởngcùng toàn thể các cán bộ của Cục Quản lý cạnhtranh.

Thay mặt lãnh đạo Cục, Phó cục trưởng TrầnAnh Sơn đã trình bày báo cáo tổng kết hoạt độngcủa Cục năm 2009. Báo cáo tổng kết nhấn mạnhvai trò và sự cần thiết của hoạt động tuyên truyềnphổ biến, và hướng dẫn việc thực thi văn bản phápluật đến các đối tượng trong nền kinh tế. Báo cáocũng nêu ra một số định hướng về hoạt động củaCục trong năm 2010 và các giải pháp cần thiết đểthực hiện được các mục tiêu đặt ra. Trong đó, chútrọng đến công tác phòng vệ thương mại và đâytiếp tục là ưu tiên trong hoạt động của Cục 2010.

Tập thể lãnh đạo và toàn thể công chức Cục đãchia sẻ những thành quả đạt được và những khókhăn, vướng mắc tồn tại trong các hoạt độngchuyên môn của Cục trong năm 2009, đồng thời

đưa ra những ý kiến đề xuất để đạt hiệu quả caohơn trong năm tới.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Lê Danh Vĩnhcho rằng với những đặc điểm mang tính đặc thùcủa Cục Quản lý cạnh tranh, bên cạnh những kếtquả đã đạt được, Cục cần tăng cường công tácthông tin tuyên truyền; thiết lập và mở rộng cácmối quan hệ trong nước và ngoài nước; phối hợphoạt động với vác cơ quan và tổ chức khác trongcác hoạt động điều tra.

Kết thúc Hội nghị, Cục trưởng Bạch Văn Mừngđã nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm của Cục trongnăm 2010 là hoàn thành dự thảo và trình Chínhphủ thông qua Luật bảo vệ quyền lợi người tiêudùng. Theo Cục trưởng, cuộc khủng hoảng tàichính đang dần được khắc phục, tình hình kinh tếcải thiện tạo điều kiện phát triển hoạt động xuấtnhập khẩu, tất yếu đi kèm với sự cạnh tranh khốcliệt trên thị trường, do vậy các cơ quan quản lý cầncó sự chuẩn bị về các phương án bảo đảm cho cácdoanh nghiệp có một môi trường cạnh tranh lànhmạnh trong thời gian tới.

Hội nghị tổng kết năm 2009 kết thúc thànhcông. Toàn thể cán bộ, công chức, viên chức Cụcquản lý cạnh tranh nhất trí và quyết tâm thực hiệntốt kế hoạch và nhiệm vụ đề ra cho năm 2010.

PHẠM HÀ

Page 6: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/Bong_end13.pdf2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu

Trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợkỹ thuật và nâng cao năng lựcthực thi luật và chính sách cạnh

tranh của Việt Nam” - giai đoạn 2 doCơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản(JICA) tài trợ, từ ngày 12 đên ngay 15tháng 12 năm 2009, Cục trưởng CụcQuản lý cạnh tranh đã sang thăm vàlàm việc với một số cơ quan có liênquan của Nhật Bản.

Ngày 13/12/2009, Cục trưởng CụcQLCT đã có buổi làm việc với ngàiTazuhiko Takeshima - Chủ tịch Uỷ Ban

Thương mại lành mạnhNhật Bản (JFTC).

Tại buổi làm việc, Lãnhđạo hai cơ quan cạnhtranh đã trao đổi tình hìnhtriển khai thực thi phápluật cạnh tranh của mỗibên. Cục trưởng Cục QLCT(VCA) đã thông báo chongài Chủ tịch của JFTC kếtquả các hoạt động phốihợp giữa hai cơ quan trongthời gian vừa qua, đặc biệtcảm ơn sự hỗ trợ tích cựccủa JFTC như cử chuyên

gia thường trú sang công tác tại Cục,cử cán bộ sang trao đổi kinh nghiệmvà đào tạo tại các khóa tập huấn, hộithảo do Cục tổ chức.

Trên cơ sở Hiệp định đối tác kinhtế Việt Nam - Nhật Bản được ký kếtvào ngày 25 tháng 12 năm 2008 vàbắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng10 năm 2009 cũng như kết quả cáchoạt động hợp tác giữa hai cơ quantrong thời gian vừa qua, Lãnh đạo haicơ quan đã thống nhất sẽ đẩy mạnhcác hoạt động hợp tác giữa hai cơ

quan trong thời gian tới góp phần tạođiều kiện thuận lợi cho các doanhnghiệp hai nước đầu tư và phát triểnhoạt động kinh doanh.

Trước mắt, JFTC sẽ đề nghị JICAgia hạn dự án hỗ trợ kỹ thuật cho CụcQuản lý cạnh tranh thêm 2 năm 2011-2012, trong đó sẽ tập trung đào tạonguồn nhân lực cho các cán bộ trẻcủa Cục Quản lý cạnh tranh.

Bên cạnh đó, Cục trưởng CụcQLCT cũng đã vui mừng thông báocho Chủ tịch JFTC về việc năm 2010Cục QLCT sẽ là Chủ tịch của NhómCông tác về cạnh tranh của ASEAN(AEGC). Chủ tịch JFTC chúc mừng ViệtNam đồng thời bày tỏ sẵn sàng cử cáccán bộ tham gia các chương trình, hộinghị, hội thảo, đối thoại về luật vàchính sách cạnh tranh giữa các cơquan cạnh tranh trong khu vựcASEAN.

Nhân dịp này, Cục trưởng CụcQLCT đã mời Chủ tịch JFTC bố trí thờigian sang thăm và làm việc với các cơquan cạnh tranh Việt Nam trong năm2010. Chủ tịch JFTC đã vui vẻ nhận lời.

PHẠM HÀ

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

V C A6 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 13 - 2010

Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh làm việc với Chủ tịch ỦyBan Thương mại lành mạnh Nhật Bản (JFTC)

Hội thảo góp ý Dự thảo 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Ngày 13 tháng 01 năm 2010, tạiTrung tâm Hội nghị Quốc tế,Hà Nội, Cục Quản lý cạnh

tranh, Bộ Công Thương phối hợp vớiVụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủđã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về Dựthảo 3 Luật bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng.

Đến dự và chỉ đạo Hội thảo cóông Kiều Đình Thụ- Phó chủ nhiệmVăn phòng Chính phủ, ông Lê DanhVĩnh - Thứ trưởng Bộ Công Thươngcùng đại diện của các bộ, cơ quanngang bộ, các tổng công ty, các hiệphội, tổ chức và các đơn vị truyềnthông.

Tại Hội thảo, ông Bạch Văn Mừng- Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh,Phó trưởng Ban soạn thảo, Tổ trưởngTổ biên tập đã giới thiệu tóm tắt nộidung Dự thảo 3 của Luật bảo vệquyền lợi người tiêu dùng cũng nhưcác công việc đã thực hiện trong quátrình xây dựng Dự thảo và đưa ra cácvấn đề cần xin ý kiến của đại biểu.

Trong phần thảo luận, nhiều đạibiểu đánh giá cao sự chuẩn bịnghiêm túc của Ban soạn thảo cũngnhư nội dung Dự thảo 3 của Luật,các đại biểu cũng đã thẳng thắntranh luận, đưa ra ý kiến phân tích,đánh giá về một số nội dung trongDự thảo Luật như: tên gọi của Luật,đối tượng điều chỉnh Luật, khái niệmngười tiêu dùng, vấn đề trách nhiệmsản phẩm và vấn đề hợp đồng theomẫu. Đặc bịêt, các đại biểu tham dựHội thảo rất quan tâm đến cácphương thức giải quyết tranh chấpgiữa người tiêu dùng và thươngnhân. Đây là một vấn đề hết sức bứcxúc hiện nay và cần giải quyết trongLuật Bảo vệ quyền lợi người tiêudùng. Có ý kiến cho rằng, xuất pháttừ vị trí yếu thế của người tiêu dùngvới thương nhân nên phải có nhữngphương thức giải quyết tranh chấpphù hợp đảm bảo nhanh gọn, hiệuquả và tiết kiệm. Vì vậy, các phươngthức giải quyết tranh chấp như đề

cập trong Dự thảo là cần thiết. Tuynhiên, cũng có ý kiến cho rằng, mốiquan hệ giữa người tiêu dùng vàthương nhân là một quan hệ dân sựbình thường, vì vậy, việc giải quyếttranh chấp giữa họ sẽ được điềuchỉnh bởi các quy định của pháp luậtvề tố tụng dân sự.

Phát biểu bế mạc Hội thảo, Thứtrưởng Lê Danh Vĩnh đánh giá caonhững ý kiến đóng góp của đại biểutại Hội thảo này, tất cả các ý kiếnđóng góp sẽ được Ban soạn thảo, Tổbiên tập nghiên cứu nghiêm túc vàtiếp thu vào Dự thảo trước khi trìnhChính phủ.

Theo kế hoạch, Dự thảo sẽ trìnhChính phủ cho ý kiến vào kỳ họpthường kỳ tháng 3/2010, sau đótrình Quốc hội lấy ý kiến lần đầu tạikỳ họp thứ 7, tháng 5/2010 và sẽđược Quốc hội biểu quyết thôngqua tại kỳ họp thứ 8 vào tháng10/2010.

TÙNG BÁCH

Page 7: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/Bong_end13.pdf2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu

V C A 7CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 13 - 2010

Ngày 17 tháng 12 năm 2009, tạihội trường Sở Công Thươngtỉnh Thái Bình, Cục Quản lý

cạnh tranh đã phối hợp với Sở CôngThương tỉnh Thái Bình tổ chức Hộithảo “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngvà Bán hàng đa cấp”. Tham gia hộithảo có Đại diện Cục Quản lý cạnhtranh: TS. Vũ Thị Bạch Nga - TrưởngBan Bảo vệ người tiêu dùng; ông BùiTrung Thướng - Chuyên viên BanĐiều tra và xử lý các hành vi cạnhtranh không lành mạnh; đại diệnlãnh đạo Sở Công Thương: ông VũQuang Tuấn - Phó Giám đốc thườngtrực; ông Đào Văn Hoan Phó Giámđốc - Chi Cục trưởng Chi cục Quản lýthị trường, đồng thời là Trưởng Banvận động thành lập Hội Bảo vệquyền lợi người tiêu dùng tỉnh TháiBình, ông Nguyễn Văn Hoàng -Trưởng phòng Quản lý Thương mại;đại diện Ủy ban Nhân dân tỉnh TháiBình, Sở Y tế, Chi Cục Quản lý thịtrường và đại diện các phòng banchuyên môn của Sở, các huyện củaThái Bình, đại diện các cơ quan thôngtấn tại Thái Bình cũng đến dự và đưatin về Hội thảo.

Hội thảo đã nghe ông NguyễnVăn Tuấn báo cáo về tình hình pháttriển kinh tế của tỉnh Thái Bình trongnăm 2009 và những vấn đề đặt ra đốivới công tác Bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng và bán hàng đa cấp.

Tiếp đến TS. Vũ Thị Bạch Nga đãtrao đổi về pháp luật cũng như thựctiễn công tác bảo vệ người tiêu dùng.Bà Nga nhấn mạnh công tác bảo vệngười tiêu dùng có liên quan đếnmọi đối tượng trong xã hội. Do đó,vấn đề bảo vệ người tiêu dùng thuộctrách nhiệm chung của nhà nước, cácBộ, các ngành nên cần được sự chú ýđặc biệt của các cấp lãnh đạo địaphương. Bà Nga mong rằng Ủy ban

Nhân dân tỉnh Thái Bình sẽ sớm cóchỉ thị về công tác bảo vệ người tiêudùng để công tác bảo vệ người tiêudùng sẽ ngày một hiệu quả hơn. Bêncạnh đó, Sở Công Thương tỉnh TháiBình cần nâng cao hơn nữa công tácquản lý nhà nước như: công tác phổbiến tuyên truyền pháp luật về bảovệ người tiêu dùng, tiếp tục phối hợpvới các ban ngành có liên quan đểthanh kiểm tra chất lượng hàng hóa,phân công ít nhất một người để xử lý

công tác giải quyết khiếu nại, tố cáocho người tiêu dùng….

Ông Bùi Trung Thướng cho biếthoạt động bán hàng đa cấp đã xuấthiện tại Việt Nam từ những năm1998, 1999. Đến năm 2005, LuậtCạnh tranh và các văn bản hướngdẫn thi hành đã chính thức côngnhận hoạt động này ở Việt Nam. Tínhđến hết tháng 10 năm 2009 đã có 45doanh nghiệp được cấp giấy đăng kýtổ chức bán hàng đa cấp, trong đó có

Hội thảo “Bảo vệ quyền lợi người tiêudùng và Bán hàng đa cấp”

Page 8: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/Bong_end13.pdf2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu

V C A8 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 13 - 2010

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

13 doanh nghiệp đã ngừng hoạtđộng. Các sản phẩm được đăng ký tổchức bán hàng đa cấp là thực phẩmchức năng, mỹ phẩm, đồ dùng cánhân và đồ gia dụng. Cả nước có trên450 nghìn người tham gia bán hàngđa cấp, doanh số bán hàng năm 2008đạt khoảng 1.200 tỷ đồng. Bên cạnhnhững kết quả đã đạt được hoạtđộng bán hàng đa cấp còn bộc lộnhững hạn chế nhất định như cònmột số doanh nghiệp thực hiện cáchành vi bán hàng đa cấp bất chính vàthực hiện các hành vi vi phạm phápluật khác. Tính đến hết tháng 11 năm2009, Cục Quản lý cạnh tranh đã raquyết định xử phạt đối với các côngty thực hiện hành vi bán hàng đa cấpbất chính với tổng số tiền phạt lên tớigần 2 tỷ đồng. Trong năm 2008Thanh tra Sở Công Thương thànhphố Hồ Chí Minh cũng đã xử phạt cáccông ty bán hàng đa cấp vi phạm cácquy định của pháp luật về hàng hoákinh doanh hoặc không thực hiệnđúng các quy định đối với hoạt độngbán hàng đa cấp với số tiền phạt trên

275 triệu đồng. Do đặc thù hoạtđộng của phương thức bán hàng nàynhư các công ty thường bán hàng tạinhững địa điểm không phải là địađiểm bán lẻ thường xuyên, bán hàngtheo kiểu truyền miệng nên cơ quannhà nước có thẩm quyền tại địaphương rất khó kiểm tra giám sát vàxử lý các hành vi vi phạm.

Hiện nay, để quản lý hoạt độngbán hàng đa cấp đã có một số văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Cạnh tranh, Nghị định số110/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 vềquản lý hoạt động bán hàng đa cấp,Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày30/9/2005 quy định về xử lý vi phạmtrong lĩnh vực cạnh tranh, Thông tưsố 19/2005/TT-BTM ngày 08/11/2005hướng dẫn trình tự, hồ sơ thủ tục cấpGiấy đăng ký tổ chức bán hàng đacấp, Nghị định số 06/2008/NĐ-CPngày 16/01/2008 quy định về xử lý viphạm trong hoạt động Thương mại.

Tại Hội thảo, TS. Vũ Thị Bạch Ngavà ông Bùi Trung Thướng đã trả lờimột số thắc mắc của các đại biểu về

pháp luật bảo vệ người tiêu dùng vàthực tiễn trong công tác quản lý hoạtđộng bán hàng đa cấp như: làm thếnào để giải quyết khiếu nại ngườitiêu dùng, kinh nghiệm quản lý cácdoanh nghiệp bán hàng đa cấp…

Kết thúc Hội thảo, ông Đào VănHoan cảm ơn TS. Vũ Thị Bạch Nga vàông Bùi Trung Thướng về các kinhnghiệm quý báu trong vấn đề bảo vệngười tiêu dùng và bán hàng đa cấp.Đây là hai vấn đề nổi cộm tại TháiBình trong thời gian gần đây, hoạtđộng bán hàng đa cấp tuy mới xuấthiện ở Thái Bình nhưng diễn biến rấtphức tạp, đã gây ra rất nhiều khókhăn cho Sở trong việc quản lý cũngnhư bảo vệ quyền lợi người tiêudùng. Hy vọng đầu năm 2010 HộiBảo vệ người tiêu dùng tỉnh Thái Bìnhsẽ được cấp có thẩm quyền cho phépthành lập, để từ đó Hội sẽ cùng vớicác cơ quan nhà nước có thẩm quyềnthực hiện tốt công tác bảo vệ ngườitiêu dùng tại địa phương, ông Hoannhấn mạnh.

MINH TRANG

Khóa đào tạo kỹ năng điều tra các vụ việc hạn chế cạnh tranh

Tham gia khóa học gồm cácđiều tra viên cạnh tranh, cáccán bộ chuyên viên trong

Cục Quản lý cạnh tranh và các cánbộ, chuyên viên của một số cơquan hữu quan khác.

Mục đích của khóa đào tạo làđể nâng cao kỹ năng điều tra chocác điều tra viên bao gồm từ việclập kế hoạch điều tra, thu thậpchứng cứ và bổ sung các kiến thứcliên quan cần thiết khác đối vớimột điều tra viên như kiến thức vềpháp luật nói chung và pháp luậtvề cạnh tranh nói riêng.

Khóa đào tạo do các chuyêngia đầu ngành của USFTC và CụcQuản lý cạnh tranh giảng dạy. Bêncạnh việc trang bị kiến thức, kỹnăng điều tra các vụ việc hạn chếcạnh tranh, khóa đào tạo cũng làcơ hội để cho các học viên traođổi, học hỏi những kinh nghiệmxử lý những vụ việc hạn chế cạnhtranh trong lĩnh vực này từ cácchuyên gia của USFTC.

T.THÚY

Trong thời gian từ ngày 18 đến ngày 20/01/2010 tạithành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Cục Quản lýcạnh tranh - Bộ Công Thương phối hợp với Ủy banThương mại Liên bang Hoa Kỳ (viết tắt là USFTC) tổchức Khóa đào tạo “ Kỹ năng điều tra các vụ việc hạnchế cạnh tranh”.

Page 9: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/Bong_end13.pdf2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu

V C A 9CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 13 - 2010

Việt Nam phản đối quyết định gia hạn áp thuế chống bán phá giá giàymũ da của Liên minh Châu ÂuNgày 22/12/2009, Hội đồngChâu Âu đã ra quyết định chínhthức về việc gia hạn áp thuếchống bán phá giá thêm 15tháng đối với giày mũ da xuấtkhẩu của Việt Nam và TrungQuốc vào thị trường Châu Âu kểtừ ngày 3/1/2010.

Ngày 23/12/2009, Bộ CôngThương đã phối hợp với BộNgoại giao tổ chức buổi họp

báo để phản đối quyết định nói trêncủa Hội đồng Châu Âu.

Vụ kiện bắt đầu từ tháng 5/2005khi Liên đoàn công nghiệp giày ChâuÂu khởi kiện đối với giày mũ da nhậpkhẩu từ Việt Nam và Trung Quốc với33 mẫu sản phẩm. Sau thời gian điềutra, tháng 10/2006, Uỷ ban Châu Âuđã ra quyết định chính thức với mứcáp thuế chống bán phá giá đối vớigiày có mũ da của Việt Nam là 10%.Thời hạn áp dụng các biện pháp nàylà 2 năm kể từ tháng 10/2006.

Sau thời hạn áp dụng thuế chốngbán phá giá trong 2 năm (2006 -2008), kể từ tháng 10/2008 đến nayUỷ ban Châu Âu tiến hành rà soát ápthuế chống bán phá giá. Ngày 19/11vừa qua, tại cuộc họp của Uỷ ban tưvấn chống bán phá giá để lấy ý kiếncủa các nước thành viên của liênminh Châu Âu đối với vấn đề này, 15trên 27 nước thành viên Châu Âu bỏphiếu phản đối đề xuất tiếp tục giahạn áp thuế chống bán phá giá đốivới mặt hàng giày mũ da nhập khẩutừ Việt Nam của Uỷ ban Châu Âu. Mặcdù vậy, Ủy ban Châu Âu vẫn không

thay đổi quan điểm và đã đệ trình lênHội đồng Châu Âu đề xuất gia hạn ápthuế chống bán phá giá thêm 15tháng đối với mặt hàng giày mũ danhập khẩu vào Liên minh Châu Âu từViệt Nam và Trung Quốc.

Căn cứ đề xuất của Uỷ ban ChâuÂu, ngày 22/12 vừa qua, Hội đồngChâu Âu đã tổ chức bỏ phiếu lấy ýkiến của các nước thành viên ChâuÂu về vụ việc này và đã ra quyết địnhchính thức về việc gia hạn áp thuếchống bán phá giá thêm 15 tháng đốivới giày mũ da xuất khẩu của ViệtNam kể từ ngày 3/1/2010.

Tại buổi họp báo nêu trên, Thứtrưởng Bộ Công Thương Lê DanhVĩnh đã khẳng định: Các doanhnghiệp kinh doanh giày dép Việt Namkhông bán phá giá, việc Uỷ ban ChâuÂu xác định mặt hàng giày mũ da củaViệt Nam bán phá giá là không kháchquan, không công bằng và khôngphản ánh đúng bản chất vụ việc.

Cũng theo Thứ trưởng Lê DanhVĩnh, mặt hàng giày mũ da xuất khẩucủa Việt Nam không gây ra thiệt hại vàcũng không phải là nguyên nhân gâythiệt hại cho ngành công nghiệp giàyChâu Âu, ngành công nghiệp giày ViệtNam đã phải chịu những thiệt hại nặngnề do việc áp thuế chông bán phá giácủa Uỷ ban Châu Âu, trong 9 thángnăm nay, tổng kim ngạch giày dép củaViệt Nam vào Châu Âu ước đạt 1,6 tỷUSD, giảm 11,2% so với năm 2008.

Bản thân việc tiếp tục áp dụngbiện pháp chống bán phá giá cũngkhông nhằm phục vụ cho lợi íchchung của cộng đồng Châu Âu, trong

đó có lợi ích chính đáng của chính cácdoanh nghiệp Châu Âu đang đầu tư,kinh doanh trong ngành giày dép tạiViệt Nam, các nhà nhập khẩu, các nhàphân phối, bán lẻ, các nhà cung cấpdịch vụ hậu cần, nguyên vật liệu tại thịtrường Châu Âu, đặc biệt là quyền lợichính đáng của người tiêu dùng ChâuÂu. Mặt khác việc áp dụng biện phápchống bán phá giá đi ngược lại vớichính sách tự do hoá thương mại củaliên minh Châu Âu; không phù hợpvới sự phát triển tốt đẹp của quan hệkinh tế - thương mại song phươnggiữa Việt Nam và cộng đồng Châu Âu

Cũng tại cuộc họp báo này, ngườiphát ngôn Bộ Ngoại giao bà NguyễnPhương Nga nêu rõ: Ngày 22/12, Hộiđồng Châu Âu đã quyết định gia hạnáp thuế chống bán phá giá thêm 15tháng đối với giày mũ da xuất khẩucủa Việt Nam vào thị trường Châu Âu.Việt Nam rất bất bình trước quyếtđịnh này. Đây là một quyết địnhkhông công bằng, không hợp lý,không phản ánh đúng thực tế hoạtđộng sản xuất kinh doanh mặt hàngnày tại Việt Nam, đi ngược lại tinhthần tự do hoá thương mại mà Liênminh Châu Âu vẫn thúc đẩy. Quyếtđịnh này ảnh hưởng bất lợi tới nhữngngười lao động nghèo tại một quốcgia đang phát triển còn nghèo nhưViệt Nam, gây thiệt hại cho các doanhnghiệp nhập khẩu, phân phối, bán lẻvà người tiêu dùng Châu Âu. Quyếtđịnh này cũng làm giảm hiệu quả cácnỗ lực của Châu Âu trong hợp tác vớiViệt Nam xoá đói giảm nghèo.

CHI MAI

VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

Page 10: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/Bong_end13.pdf2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu

V C A10 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 13 - 2010

VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

Nhìn lại hoạt động phòng vệ thương mại củaViệt Nam trong năm 2009vào Việt Nam; Phối hợp với các bộngành liên quan thu thập thông tin,xây dựng hệ thống dữ liệu về mặthàng kính nổi phục vụ công tác điềutra; tổ chức tham vấn (công khai, nộibộ...), lấy ý kiến các bên liên quan vềvụ việc và phân tích, đánh giá tổngthể về vụ việc, báo cáo Lãnh đạo BộCông Thương ra quyết định tiến hànhđiều tra và quyết định cuối cùng (dựkiến cuối tháng 12/2009 hoặc tháng2/2010);

2/ Hỗ trợ doanh nghiệp,ngành hàng tổ chức khángkiện các vụ kiện đối vớihàng hóa xuất khẩu của ViệtNam

* Vụ kiện chống bán phá giá vàchống trợ cấp đối với mặt hàng túiđựng hàng hóa bán lẻ bằng sợi poly-ethylene (PRCBs) của Hoa Kỳ.

Ngày 21 tháng 4 năm 2009, DOCđã ban hành Quyết định điều tra

chính thức vụ kiện chống bán phá giávà chống trợ cấp đối với mặt hàng túiđựng hàng hóa bán lẻ bằng sợi poly-ethylene của Việt Nam xuất khẩu vàothị trường Hoa Kỳ.

Trong quá trình trước, trong vàsau khi có quyết định điều tra vụ việc,Cục Quản lý cạnh tranh đã chủ động,chủ trì và phối hợp với các bên liênquan như Thương vụ Việt Nam tạiHoa Kỳ, Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Hiệphội Nhựa thành phố Hồ Chí Minh, cácBộ Ngành, các đơn vị có liên quan đểthu thập thông tin, tiến hành thẩmtra tại chỗ... để tiến hành các thủ tụcliên quan tới vụ kiện.

* Vụ kiện Ủy ban Châu Âu tiến hànhrà soát cuối kỳ mặt hàng giày mũ da.

- Chủ trì, phối hợp với Hiệp hội Dagiày Việt Nam, Vụ thị trường Châu Âutheo dõi, phân tích thông tin, diễnbiến, báo cáo và đề xuất Lãnh đạo Bộ,Lãnh đạo Chính phủ các bước đi cụthể trong quá trình xử lý vụ việc;

- Chủ trì, phối hợp với Vụ thịtrường Châu Âu, Hiệp hội Da giày ViệtNam, Thương vụ và Đại sứ quán ViệtNam tại các nước Châu Âu tổ chứcvận động hành lang Ủy ban Châu Âuvà các nước thành viên Liên minhChâu Âu;

- Chủ động cung cấp thông tin,viết bài về vụ việc đăng tải trên cácphương tiện truyền thông đại chúngnhằm tạo sức ép dư luận thuận lợicho Việt Nam.

* Vụ kiện Canada kiện chống bán phá giá đối với giày không thấm nước.

Tháng 2/2009, Cơ quan điều traCanada đã ra quyết định điều trachống bán phá giá mặt hàng giày cóđế cao su không thấm nước của ViệtNam. Trong vụ việc này, Cục Quản lýcạnh tranh đã chủ động, tích cực hỗtrợ doanh nghiệp liên quan tham giaquá trình điều tra của Cơ quan điềutra Canada.

Hoạt động phòng vệ thươngmại năm 2009 đối mặt vớinhiều vụ kiện từ Mỹ, EU,.. liên

quan tới nhiều mặt hàng xuất khẩucó thế mạnh của Việt Nam, điển hìnhnhư vụ EU rà soát cuối kỳ đối với giàymũ gia, Canada kiện chống bán phágiá đối với giày không thấm nước,Hoa Kỳ kiện chống bán phá giá vàchống trợ cấp đối với mặt hàng túiđựng hàng hóa bán lẻ bằng sợi poly-ethylene, … và đặc biệt, lần đầu tiênViệt Nam đã chủ động điều tra, ápdụng biện pháp tự vệ đối với mặthàng kính nổi nhập khẩu vào ViệtNam.

1) Tổ chức điều tra, ápdụng biện pháp tự vệ đối vớimặt hàng kính nội nhậpkhẩu vào Việt Nam, cụ thể:

VCA đã hướng dẫn và tiếp nhậnđơn yêu cầu điều tra áp dụng biệnpháp tự vệ của các doanh nghiệp sảnxuất trong nước đối với mặt hàngkính nổi của nước ngoài nhập khẩu

Page 11: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/Bong_end13.pdf2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu

V C A 11CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 13 - 2010

Với sự tích cực của Cục Quản lýcạnh tranh và các bên liên quan (Hiệphội, Thương vụ tại Canada, các nhànhập khẩu...), tháng 9/2009, Cơ quanđiều tra Canada đã ra quyết địnhchính thức KHÔNG áp thuế chốngbán phá giá đối với giày và đế giàycao su không thấm nước của ViệtNam xuất khẩu vào thị trườngCanada.

* Các vụ việc khác- Ngoài ra, hiện nay Cuc Quan ly

canh tranh đang tiếp tục hỗ trợ cácdoanh nghiệp có liên quan xử lýnhiều vụ việc đã xảy ra trước đây (vídụ như vụ kiện của Hoa Kỳ đối vớimặt hàng tôm đông lạnh, cá tra -basa, lò xo không bọc của Việt Namxuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ; cácvụ kiện liên quan đến ốc-vít, ống thépkhông rỉ... tại thị trường EU) và 04 vụviệc điều tra chống bán phá giá vàđiều tra về tự vệ khác bắt đầu từ năm2009, cụ thể như sau:

+ 01 vụ việc chống bán phá giá từThổ Nhĩ Kỳ: điều hòa nhiệt độ (vụ việcđang trong quá trình điều tra);

+ 01 vụ việc chống bán phá giá từẤn Độ: đĩa ghi DVD (hiện nay vụ việcnày đang trong quá trình điều tra);

+ 01 vụ việc điều tra về tự vệ của

Ấn Độ: thép cán nóng (hiện nay vụviệc đã có kết luận sơ bộ, dự kiến Cơquan điều tra Ấn Độ sẽ không ápthuế tự vệ đối với mặt hàng này);

+ 01 vụ việc điều tra chống bánphá giá từ Peru: giày vải (Cơ quanđiều tra của Peru thông báo tiến hànhđiều tra lại vụ việc).

3/ Đàm phán, vận động,giải trình kinh tế thị trường

Theo chỉ đạo của Thủ tướngChính phủ và Lãnh đạo Bộ CôngThương, việc đàm phán, giải trình,vận động các nước công nhận ViệtNam có nền kinh tế thị trường là mộttrong những nội dung quan trọngcủa Việt Nam trong quá trình hộinhập, tham gia vào các thể chế kinhtế khu vực và quốc tế. Do đó, nộidung đàm phán, giải trình, vận độngkinh tế thị trường là một trong các nộidung chuyên môn chính của Cucquan ly canh tranh trong năm 2009.

Thông qua các Hoạt động của TổCông tác liên ngành, Nhóm công tácvới EU về kinh tế thị trường, Nhóm côngtác về kinh tế thị trường và phòng vệthương mại với Hoa Kỳ, Diễn đàn đốithoại Việt - Nhật về kinh tế thị trườngcủa Việt Nam, VCA đã chủ động thamgia đàm phán, vận động giải trình đểcác nước, khu vực công nhận Việt Namlà một nền kinh tế thị trường.

4/ Giải quyết tranh chấp- Nghiên cứu giải pháp tranh chấp

theo cơ chế giải quyết tranh chấp củaWTO liên quan đến các vụ việc chốngbán phá giá, chống trợ cấp và tự vệtrong hoạt động Thương mại quốc tế.

Chủ động tích cực phối hợp vớiTrung tâm tư vấn luật WTO.

Bên cạnh đó, Cục Quản lý cạnhtranh đã chủ động và tích cực phốihợp với các vụ Chính sách thươngmại đa biên và các Bộ/ Ngành, cơquan để từ đó nghiên cứu, xây dựngnội dung góp ý, phương án và thamgia Đoàn đàm phán và các Quy tắc(rules negotiation) của Chính phủ Việtnam tại các phiên họp tại WTO đểtrao đổi , thảo luận về các nội dungchỉnh sửa, bổ sung của các quy địnhcủa Hiệp định WTO về chống bán phágiá (ADA), Hiệp định trợ cấp và cácbiện pháp đối kháng (ASCM) và Quyđịnh về trợ cấp nghề cá tại Vòng đàmphán Doha.

LÊ SỸ GIẢNG

EU chính thức giahạn thời gian ápđặt thuế chốngbán phá giá đối vớigiày da Việt Nam

Ngày 22-12, Liên minh ChâuÂu (EU) đã bỏ phiếu chínhthức thông qua đề xuất

của Ủy ban Châu Âu (EC) kéo dàithêm 15 tháng thời hạn áp thuếchống bán phá giá đối với giàymũ da nhập khẩu của Việt Namvà Trung Quốc.

Theo thông tin ban đầu, có10 quốc gia đã bỏ phiếu ủng hộquyết định gia hạn này, 04 quốcgia bỏ phiếu trắng, vẫn được tínhlà ủng hộ quyết định gia hạn và13 quốc gia bỏ phiếu chống.

Việc gia hạn áp đặt thuếchống bán phá giá lần này nhằmđảm bảo cạnh tranh cho 8000công ty sản xuất giày da ChâuÂu, chủ yếu là các công ty nhỏphía nam Châu Âu. Biện phápbảo hộ thương mại này đã giúpEU thu hẹp thị phần xuất khẩugiầy dép của Việt Nam và TrungQuốc từ 35,5% năm 2005 xuốngcòn 28,7% trong vòng 12 thángtính tới tháng 6 năm 2008. Trongđó, thị phần của Trung Quốcgiảm còn 18,5%, con số này trướcđây là 22,9%; thị phần của ViệtNam giảm chỉ còn 10,2%, con sốnày trước đó là 12,6%.

Quyết định gia hạn thuế nàysẽ có hiệu lực vào đầu tháng 1năm 2010. Mức thuế mà EC ápđặt với giày dép nhập khẩu từViệt Nam là 10% và Trung Quốclà 16,5%.

LÊ SỸ GIẢNG

Page 12: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/Bong_end13.pdf2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu

V C A12 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 13 - 2010

VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

Ngoài ra trong năm 2009, Cục tiếptục điều tra 03 vụ việc liên quan đếnhành vi bán hàng đa cấp bất chính đãđược Cục trưởng ra quyết định điềutra từ năm 2008 và đã ra quyết địnhxử lý 03 vụ việc này với số tiền phạt là320 triệu đồng, nâng tổng số tiềnphạt nộp ngân sách nhà nước củanăm 2009 là 941 triệu đồng.

So với năm 2008, số lượng vụ việccạnh tranh không lành mạnh đượcCục tiếp nhận trong năm 2009 tănglên đáng kể so với năm 2008. Bêncạnh đó, các hành vi vi phạm về cạnhtranh không lành mạnh được Cục xửlý trong năm 2009 cũng đa dạng hơnso với năm 2008. Trong năm 2008, cáchành vi cạnh tranh không lành mạnhbị xử lý chủ yếu tập trung vào cáchành vi bán hàng đa cấp bất chính và

quảng cáo thì đến năm 2009, bên cạnh các hành vi này, Cục cũng đã tiếpnhận và xử lý các hành vi gièm pha doanh nghiệp khác, khuyến mại nhằmcạnh tranh không lành mạnh…

Nhìn chung, trong năm 2009, một mặt, Cục đã nỗ lực cố gắng phốihợp với các đơn vị liên quan trong việc tăng cường công tác tuyên truyềnphổ biến pháp luật để nhằm hạn chế số lượng vụ việc vi phạm pháp luậtvề cạnh cạnh tranh không lành mạnh, đồng thời cũng phối hợp với cáccơ quan có thẩm quyền liên quan xử lý nghiêm minh các trường hợp viphạm pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh nhằm góp phần làmmôi trường kinh doanh lành mạnh hơn.

LÊ VĂN THÁI (tổng hợp)

Trong năm 2009, Cục Quản lý cạnh tranh đã tiếp nhận tổngsố 19 vụ việc liên quan đến hành vi cạnh tranh không lànhmạnh, trong đó có 14 vụ việc đã ra quyết định điều tra theo

trình tự tố tụng cạnh tranh. Trong số 14 vụ việc này, có 08 vụviệc do Cục Quản lý cạnh tranh khởi xướng điều tra và 06 vụviệc do doanh nghiệp nộp hồ sơ khiếu nại, cụ thể như sau:

+ 05 vụ việc liên quan đến hành vi quảng cáo nhằm cạnhtranh không lành mạnh

+ 03 vụ việc liên quanđến hành vi bán hàng đa cấpbất chính

+ 03 vụ việc liên quanđến hành vi khuyến mạinhằm cạnh tranh không lànhmạnh

+ 03 vụ việc liên quanđến hành vi gièm pha doanhnghiệp khác

Trong số 14 vụ việc đượctiến hành điều tra, Cục đã kếtthúc điều tra 12 vụ việc còn02 vụ việc vẫn đang trongquá trình điều tra. Trong số12 vụ việc được kết thúc điềutra có 01 vụ việc được Cụctrưởng quyết định đình chỉđiều tra do không có vi phạmLuật Cạnh tranh và 11vụ việcđã được Cục trưởng ra quyếtđịnh xử lý với số tiền phạt lêntới 621 triệu đồng.

Tổng hợp các vụ việc cạnh tranh không lànhmạnh được Cục Quản lý cạnh tranh điều travà xử lý trong năm 2009

Page 13: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/Bong_end13.pdf2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu

V C A 13CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 13 - 2010

Hoạt động M&A đầu năm 2010

TRANG QUỐC TẾ

Nhìn chung, hoạt động sápnhập và mua lại trên thế giớitrong năm 2009 có chiều

hướng đi xuống, nhưng tổng giá trịcác vụ sáp nhập được công bố cũngđạt con số 3,6 nghìn tỷ USD, giảm15% so với năm 2008, các hoạt độngM&A trên Thế giới trong quý IV năm2009 chứng kiến sự gia tăng đáng kểtăng 46% đạt giá trị bằng 739,6 tỷUSD.

Mặc dù 2010 đã chỉ mới bắt đầu,nhưng do kinh tế có những dấu hiệutích cực về sự phục hồi nên hoạtđộng M&A đã cho thấy một sốthương vụ lớn đã và đang diễn ra:

1.Tập đoàn dượcphẩm Novartis mualại Alcon với giá

0 tỷ USD.Tập đoàn dược phẩm Thụy Sĩ No-

vartis ngày 7/4/2009 đã xúc tiến việcmua lại công ty Alcon lớn nhất thế

giới trong lĩnh vực chăm sóc mắt từtập đoàn thực phẩm đồng hươngNestle với giá gần 40 tỷ USD, nhằmthúc đẩy danh mục chăm sóc sứckhoẻ của tập đoàn.

Theo thoả thuận, Novartis sẽ mua24,85% cổ phần của Alcon với giákhoảng 11 tỷ USD, và bỏ ngỏ quyềnmua 52% trong Alcon từ Nestle vớigiá 28 tỷ USD trong thời gian từ tháng1/2010 đến tháng 7/2011. Số cổ phầncòn lại trong Alcon hiện đang đượcgiao dịch trên Sở giao dịch Chứngkhoán Niu Yoóc.

Novartis nhận định việc mua lạiAlcon sẽ giúp tập đoàn gia tăng triểnvọng phát triển trong dài hạn, có khảnăng tiếp cận lớn hơn với thị trườngchăm sóc mắt đang phát triển nhanh- lĩnh vực mà trong năm qua, Novartisvẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầucủa bệnh nhân và đạt doanh thukhoảng 25 tỷ USD. Theo Chủ tịchkiêm Tổng giám đốc Novartis, Daniel

Vasella, thương vụ này sẽ thúc đẩyhơn nữa chiến lược của Tập đoàntrong việc tiếp cận tới các lĩnh vực cótốc độ tăng trưởng cao trên thịtrường chăm sóc sức khoẻ, trong khicân đối lại các nguy cơ vốn có.

Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Nestle, Peter Brabeck-Letmathe, nhậnđịnh thương vụ trên phản ánh camkết của Nestle trong việc đảm bảo sựlớn mạnh mang tính chiến lược vàmột giải pháp hấp dẫn về mặt tàichính cho cả Nestle và Alcon.

Theo nhà phân tích OlivierMueller thuộc Credit Suisse, thươngvụ này mang ý nghĩa rất tích cực đốivới Nestle, bởi tập đoàn đang tiếp tụctập trung vào lĩnh vực kinh doanhthực phẩm và đồ uống. Trong khi đó,nhà phân tích Thomas Kaufmann,cũng thuộc Credit Suisse, lưu ý rằnghoạt động kinh doanh của Alconcũng rất phù hợp với danh mục đầutư của Novartis.

Page 14: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/Bong_end13.pdf2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu

V C A14 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 13 - 2010

TRANG QUỐC TẾ

2.Nestlé mua lạihoạt động kinhdoanh pizza đông

lạnh từ Kraft Foods Tập đoàn Nestlé toàn cầu đã đồng

ý mua lại hoạt động kinh doanh bánhpizza đông lạnh của Kraft Foods tại thịtrường Mỹ và Canada với 3,7 tỉ USD .

Thương vụ này có sự tham gia củacác thương hiệu DiGiorno, Tomb-stone, California Pizza Kitchen, Jack’svà Delissio. Việc mua lại hoạt độngkinh doanh bánh pizza đông lạnh từKraft Foods sẽ xây dựng một cột trụchiến lược mới trong danh mục đầutư vào thực phẩm đông lạnh củaNestlé tại thị trường Mỹ và Canada,nơi mà Nestlé đã và đang dẫn đầu vềthực phẩm chế biến sẵn với các nhãnhiệu nổi tiếng như Stouffer's, LeanCuisine, Buitoni, Hot Pockets và LeanPockets.

Dù chỉ đang chiếm một phần nhỏở lĩnh vực pizza đông lạnh nhưng việcmua lại thương quyền này sẽ đưaNestlé đứng vào vị trí dẫn đầu tronglĩnh vực pizza đông lạnh, cũng như sẽđẩy mạnh hơn các hoạt động sảnxuất, kinh doanh pizza hiện tại củaNestlé ở thị trường Châu Âu. Đó cũnglà lẽ tự nhiên khi Nestlé tập trung vàoviệc cung cấp các thực phẩm đônglạnh giàu dinh dưỡng, có lợi cho sứckhỏe, cao cấp và tiện dụng trong việcphân phối đến người tiêu dùng trên

toàn thế giới. Giao dịch này đang chờthêm quyết định phê duyệt cuốicùng của Mỹ và Canada, dự kiến sẽhoàn thành vào năm 2010.

Hiện nay, với doanh số tiêu dùngkhoảng 37 tỉ USD, Mỹ đang là thịtrường tiêu thụ bánh pizza lớn nhấtthế giới. Và với doanh số khoảng 2,1 tỉUSD trong năm 2009, Kraft Foodsđang đứng đầu về ngành hàng kinhdoanh bánh pizza đông lạnh và đạttăng trưởng ở mức hai con số tại Mỹvà Canada trong bốn năm qua. Cácthương hiệu DiGiorno và CaliforniaPizza Kitchen được định hướng pháttriển ở những phân khúc cao cấp,mang đến cho người tiêu dùng và giađình nhiều sự lựa chọn thay thế thúvị, chẳng hạn, có thể thưởng thứcpizza bên ngoài hoặc ngay tại nhàthông qua dịch vụ giao hàng tận nơi.Theo đó, các nhãn hàng mạnh khácnhư Tombstone và Jack's cũng đượcNestlé mua lại trong vụ nhượngquyền này. Hơn nữa, Delissio cũngđang là thương hiệu pizza đông lạnhhàng đầu ở Canada.

3.Trong một thỏathuận khác Appleđã mua lại Công ty

phân phối điện thoại diđộng không dây Quattro vớitrị giá 275 triệu USD.

Thông tin được đăng ngày 5/1

trên trang web của Quattro cho biếtApple đã mua lại Công ty quảng cáodi động Quattro Wireless.

Thông báo có chữ ký của ôngAndy Miller, Phó Chủ tịch phụ tráchlĩnh vực quảng cáo di động của Appleviết: “Chúng tôi xin gửi đến các bạnmột thông tin ly kỳ rằng Apple đãmua lại Quattro... Giờ đây, các hoạtđộng và dịch vụ mà các bạn nhậnđược từ Quattro Wireless sẽ khôngthay đổi”.

Quattro có Q Elevation, một nềntảng dịch vụ quảng cáo, tìm kiếm vàphân tích có thể giúp các nhà quảngcáo tìm hiểu và tiếp cận các kháchhàng sử dụng di động. Nền tảng nàycó thể sử dụng để nhắm đến cácchiến dịch quảng cáo dựa trên cácthông số về số lượng khách hàng, vịtrí, thời gian trong ngày và các yếu tốkhác.

Theo ông Adam Waterous, ngườiđứng đầu ngân hàng đầu tư toàn cầuScotia Capital đưa ra nhận xét về triểnvọng M&A trong năm 2010 sẽ tăngtrong nửa đầu của năm 2010, đặc biệtlà ở Châu Á, Bắc Mỹ. Nửa đầu của năm2010 là một khoảng thời gian tạo điềukiện thuận lợi cho các thương vụ M&Athành công do tình hình kinh tế Thếgiới bắt đầu có xu hướng chuyển biếnrõ rệt, tương lai M&A sẽ tăng mạnhhơn vào trong quý IV năm 2010.

VŨ HƯƠNG

Page 15: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/Bong_end13.pdf2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu

V C A 15CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 13 - 2010

Theo ông John M. Simpson, luậtsư bảo vệ người tiêu dùng của tổchức Consumer Watchdog, tương laicủa ngành quảng cáo trên điện thoạidi động là mối lo ngại đáng kể nhất.“Rõ ràng là Google đang giữ vị tríthống lĩnh trên thị trường quảng cáotrực tuyến” theo như ông phát biểutrên tờ E-commerce Times. “Hiện tạicông ty này đang nắm giữ 71% thịphần trên thị trường tìm kiếm thôngtin trực tuyến. Bản thân Admod cũngđang giữ vị trí số 1 trên thị trườngquảng cáo trên điện thoại di động.Do vậy, nếu hai công ty hợp lại sẽ dẫnđến thị trường phi cạnh tranh là mộtđiều dễ hiểu.

Tuy nhiên, Google tỏ ra rất lạcquan khi phát biểu rằng không cóchứng cứ chứng minh người tiêudùng có thể bị hại bởi thương vụnày. Hơn nữa, dịch vụ của Googlecung cấp hiện nay vẫn còn miễn

phí và nó vẫn thường xuyên đem đến nhiều dịch vụ mới trên thịtrường.

Google có thể đang suy nghĩ đơn giản tương tự như vụ mua lạiDouble Click của hãng này trước đây. Vụ mua lại AdMod của Google sẽlà vụ mua bán đắt nhất kể từ vụ mua lại DoubleClick giá trị 3,2 tỉ USD -từng mất nhiều thời gian để được thông qua hơn là hãng này mongđợi.

NGÂN AN

Hai tổ chức bảo vệ người tiêu dùng ConsumerWatchdog và Digital Democracy lo sợ việc mua lạiAdMob của Google sẽ gây hậu quả đáng kể trongtương lai không xa. Hậu quả không chỉ là khả năngđộc quyền xảy ra dẫn đến giảm sức cạnh tranh trênthị trường mà quảng cáo trên điện thoại di độngcòn có nguy cơ gây hại đến khách hàng.

Kế hoạch của Google mua lại hãng quảng cáo trên điệnthoại di động AdMod giá trị 750 triệu USD được thôngbáo tháng trước đang phải đối mặt với sự phản đối của

hai tổ chức bảo vệ người tiêudùng là Consumer Watchdogvà Digital Democracy. Haihãng này đã yêu cầu Ủy banThương mại Liên Bang HoaKỳ (FTC) cản trở vụ mua bánnày với biện luận rằng nó sẽhạn chế đáng kể sự cạnhtranh trên thị trường quảngcáo trên điện thoại di động,có hại cho người tiêu dùng,các hãng quảng cáo và cáccông ty phát triển ứng dụng.

Trong bức thư gửi tớiGoogle tuần trước, FTC yêucầu được biết thêm thông tinvề thương vụ này trước khiđưa ra quyết định cuối cùng.Đó là lý do chính thương vụnày chưa được thông qua.

CƠ QUAN BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG THẾ GIỚIPHẢN ĐỐI VỤ MUA LẠI ADMOD CỦA GOOGLE

Page 16: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/Bong_end13.pdf2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu

V C A16 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 13 - 2010

TRANG QUỐC TẾ

Sau khi nhận được các ý kiến bày tỏ mốiquan ngại từ phía Phòng Thương mạiLành mạnh Vương quô c Anh (OFT),Apple Inc đã đồng ý thay đổi các điềukhoản và điều kiện của họ theo hướngrõ ràng và công bằng hơn đối với ngườitiêu dùng.

Các hợp đồng của Apple đưa ra các điềukhoản áp dụng cho người tiêu dùng muasản phẩm từ Apple và kho dữ liệu số

iTunes và tải phần mềm từ trang web. OFT đãxác định các điều khoản trong các thỏa thuậnnày gây ra các mối quan ngại theo Điều khoảnkhông lành mạnh trong Quy định Hợp đồngngười tiêu dùng 1999 (UTCCRs). Tiếp theo cáccuộc thảo luận với OFT, Apple đã đồng ý sửa lạicác điều kiện mẫu để đảm bảo rằng:

- Không chối bỏ trách nhiệm pháp lý đối vớicác sản phẩm lỗi hoặc sai quy cách mô tả;

- Phù hợp với quyền lợi của người tiêu dùngtheo Quy định Bán hàng;

- Được soạn thảo bằng ngôn ngữ minhbạch, dễ hiểu;

- Không có khả năng cho phép thay đổi cáchthực hiện đối với sản phẩm và giá cả sau khi hợpđồng được ký kết.

OFT cho biết: “Hợp đồng hoặc các điềukhoản sử dụng giữa một công ty và người tiêu

dùng, cho dù họ nhận trực tuyến hoặc thôngqua văn bản giấy thì đều phải rõ ràng, côngbằng và dễ hiểu. Trong đó, điều quan trọng làngười tiêu dùng được cung cấp các thông tinminh bạch và chính xác về các quyền lợi của họtrong trường hợp có điều gì không đúng xảy ra.Chúng tôi đã làm việc chặt chẽ với Apple để đảmbảo những thay đổi này và chúng tôi tin tưởngsẽ cải thiện được sự tin tưởng và minh bạch chongười tiêu dùng”.

Lưu ý:1. Nếu bạn không chắc chắn về quyền của

mình, “Người tiêu dùng trực tiếp” là dịch vụ tưvấn do OFT quản lý sẽ đưa ra các thông tin và lờikhuyên đối với các vấn đề tiêu dùng.

2. Các điều khoản Không lành mạnh trongQuy định hợp đồng tiêu dùng (UTCCRs) nhằmbảo vệ người tiêu dùng chống lại các điều khoảnmẫu trong các hợp đồng mà họ thực hiện vớithương nhân. OFT cùng với một số cơ quan kháccó thể đề ra các hành động pháp lý để ngănchặn việc sử dụng các điều khoản đó. UTCCRs cóthể bảo vệ người tiêu dùng khỏi các điều khoảnlàm giảm các quyền theo luật định hoặc phổbiến của họ và tránh khỏi các điều khoản tìmcách áp đặt gành nặng không công bằng lênngười tiêu dùng và trên các nghĩa vụ thuộc cácquy tắc thông thường của pháp luật

VŨ HƯƠNG

Apple chấp thuận thay đổi các điều kiện vàđiều khoản của hợp đồng với khách hàng

Page 17: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/Bong_end13.pdf2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu

V C A 17CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 13 - 2010

Hoạt động phòng vệ thương mại của Newzealandtrong năm 2009

1. Các hoạt động phòng vệ thương mại đối với hàng hóanước ngoài trong năm 2009

* Các vụ điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp được tiến hành là 11vụ, trong đó không có trường hợp nào liên quan tới Việt Nam.

(Chi tiết xin tham khảo tại địa chỉ: http://www.med.govt.nz/templates/Stan-dardSummary_13567.aspx)

Mô tả hàng hóa Thời gian áp dụng thuế

Đào đóng hộp từ Nam phi Ngày 12/2/2013

Một số sản phẩm văn phòng phẩm từ Malaysia Ngày 12/9/2012

Đào đóng hộp từ Hy lạp Ngày 18/11/2014

Một số sản phẩm từ sữa từ Trung Quốc vàMalaysia Ngày 8/10/2012

Thép dây mạ kẽm từ Malaysia Ngày 17/11/2014

Thép dây mạ kẽm từ Nam phi Ngày 18/8/2013

Chổi quét sơn từ Trung Quốc Ngày 16/3/2014

Thuốc uống paracetamol từ Ai len Ngày 30/3/2010

Bê tông đúc sẵn từ Thái lan Ngày 11/9/2011

Đào ngâm Ngày 21/8/2011

Thanh sắt gia cường từ Thái Lan Ngày 17/11/2014

2. Những điều chỉnh vềchính sách của Newzealandvề chống bán phá giá, tự vệvà trợ cấp

Điều chỉnh Luật Quyền tự vệ tạmthời (TSA) ban hành năm 1987: tờtrình sửa đổi luật được công bố ngày3/7/2006 và thời hạn chót đối với cácgóp ý vào ngày 4/9/2006.

Các quyết định được thực hiệnbởi nội các vào tháng 4/2007 lại nằmngoài những kiến nghị do tờ trìnhsửa đổi luật đưa ra và các quyết địnhchính tập trung vào các vấn đề: NewZealand nên duy trì các thể chế về tựvệ của WTO; đưa ra những hướngdẫn đối với việc quyết định việc ápdụng một biện pháp tự vệ có xuấtphát từ lợi ích của xã hội; Quyền củaBộ trưởng Bộ Thương mại trong ápdụng một mức thuế tự vệ tạm thờiriêng và cuối cùng và quyền của Bộtrưởng Bộ thương mại được mởrộng, được tự quyết định mức thuếtự vệ; Kéo dài khung thời gian từ 30 ngày làm việc lên 75 ngày làm việcđể hoàn tất một điều tra tự vệ hoặc thêm 85 ngày nữa khi một biệnpháp tự vệ tạm thời được đưa ra(những nội dung đề xuất điều chỉnhđối với TSA kể cả khung thời gianxem xét lại, tham khảo tại địa chỉ:http://www.med.govt.nz/templates/ContentTopicSummary_20591.aspx).

3. Khả năng khởi kiện đốivới hàng hoá xuất khẩu củaViệt Nam

Khả năng khởi kiện đối với hànghóa Việt Nam tại thị trường là thấp, docó sự khác biệt về chủng loại và thịhiếu giữa hàng hoá sản xuất trongnước, với hàng nhập khẩu từ ViệtNam. Mặt khác, chủng loại hàng xuấtkhẩu của Việt Nam tập trung vào cácmặt hàng nông sản là những mặthàng hiện chịu sự cạnh tranh khámạnh từ hai đối thủ lớn là Trung Quốcvà Úc ngay trên thị trường nên khảnăng hàng Việt Nam bị khởi kiện dophá giá là thấp.

(Nguồn: Thương vụ Việt Nam tạiNewzealand)

Page 18: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/Bong_end13.pdf2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu

V C A18 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 13 - 2010

GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

2. Những tồn tại, hạn chếMặc dù đã đạt được những thành

tựu đáng ghi nhận như trên nhưngnhìn chung công tác bảo vệ ngườitiêu dùng vẫn còn bộc lộ một số hạnchế như:

Thứ nhất, công tác bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng chưa thực sự thuhút được sự quan tâm của toàn xãhội, đặc biệt là của các cấp Lãnh đạo,do vậy việc triển khai công tác bảo vệngười tiêu dùng còn nhiều khó khăncả về nhân lực và kinh phí. Lực lượngcán bộ làm công tác bảo vệ ngườitiêu dùng tại các địa phương đa số làcán bộ kiêm nhiệm, vừa thiếu về sốlượng vừa thiếu kinh nghiệm nênhoạt động hiệu quả không cao, đặcbiệt là hệ thống các cơ quan ở địaphương. Nhiều nơi công tác bảo vệngười tiêu dùng không được triểnkhai một cách có hệ thống và thậm

chí là bị lãng quên. Đây chính là mộttrong những lý do quan trọng để lýgiải cho thực trạng kém hiệu quảtrong hoạt động bảo vệ người tiêudùng ở Việt Nam hiện nay.

Thứ hai, các vụ việc liên quan đếnngười tiêu dùng ngày càng tăng cả vềsố lượng, quy mô, phạm vi lẫn mứcđộ vi phạm. Đặc biệt trong điều kiệnkhoa học, kỹ thuật phát triển, nhiềuloại hàng hóa, dịch vụ mới ra đời nhưmua bán qua mạng, dịch vụ viễnthông…kèm theo đó là những hànhvi lừa dối tinh vi, xảo quyệt vi phạmquyền lợi người tiêu dùng cũng xuấthiện ngày càng nhiều. Nhiều vụ việcxảy ra đã không được giải quyết kịpthời nên quyền và lợi ích hợp phápcủa người tiêu dùng không được bảovệ. Điều này không những không bảovệ được các quyền và lợi ích hợppháp của người tiêu dùng mà còn

NHÌN LẠI 10 NĂM THỰC HIỆNPHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNGBẠCH NGA

(Tiếp theo kỳ trước)

Page 19: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/Bong_end13.pdf2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu

V C A 19CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 13 - 2010

khiến người tiêu dùng mất lòng tinvào pháp luật, vào hoạt động của cáccơ quan chức năng. Các tổ chức, cánhân coi thường pháp luật, tháchthức Cơ quan bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng.

Thứ ba, mặc dù đã có Pháp lệnhBảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vànhiều văn bản quy định liên quan(Luật Cạnh tranh, Luật Thương mại,Luật Chất lượng sản phẩm, hànghoá…) nhưng chưa thực thi có hiệuquả, chưa có chế tài đủ mạnh đểngăn chặn, xử phạt, bồi thường thỏađáng cho người tiêu dùng. Đặc biệtchưa có cơ chế xử lý riêng đối với cáckhiếu nại của người tiêu dùng do vậychưa khuyến khích, tạo điều kiện đểngười tiêu dùng tự bảo vệ mình hoặckhiếu nại các hành vi vi phạm quyềnlợi người tiêu dùng.

Thứ tư, hệ thống các tổ chức bảovệ người tiêu dùng hoạt động hiệuquả không cao, thậm chí không cóhiệu quả do những khó khăn về mặtnhân lực và tài chính. Tiếng nói củacác tổ chức bảo vệ người tiêu dùngtrong các vụ việc liên quan đến người

tiêu dùng vẫn chưa được thể hiện rõnét, các tổ chức này chưa thực sự là tổchức đại diện quyền lợi cho ngườitiêu dùng.

Thứ năm, sự phối hợp của các cơquan, tổ chức trong công tác bảo vệngười tiêu dùng chưa được thực hiệntốt. Nhiều vụ việc liên quan đếnngười tiêu dùng thuộc chức năngnhiệm vụ của nhiều ngành nhưng sựphối hợp để giải quyết không chặtchẽ, thường xuyên mạnh ai nấy làmvừa gây lãng phí, chồng chéo hoặc cónhững vụ việc lại bị bỏ qua. Do vậy,công tác bảo vệ người tiêu dùng chưađạt được kết quả cao.

Thứ sáu, công tác tuyên truyền,phổ biến, giáo dục pháp luật mặc dùđã được chú ý nhưng vẫn chưa đếnđược mọi tầng lớp người tiêu dùng.Hình thức, nội dung tuyên truyền vẫncòn nhiều hạn chế nên người tiêudùng thiếu thông tin, thiếu kiến thứcvà kỹ năng tiêu dùng cũng như hiểubiết về pháp luật bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng để có thể tự bảo vệmình.

Như vậy, bên cạnh những thànhtựu đạt được, hệ thống pháp luật vềbảo vệ người tiêu dùng Việt Namcũng như công tác bảo vệ người tiêudùng trong thời gian qua vẫn còn bộclộ những hạn chế cần khắc phục.Trong thời gian tới chúng ta cần cóbiện pháp hoàn thiện pháp luật vềbảo vệ người tiêu dùng cũng nhưnâng cao hiệu quả hoạt động côngtác bảo vệ người tiêu dùng để đảmbảo cho người tiêu dùng Việt Namđược sống trong một môi trường antoàn, lành mạnh.

II. Kiến nghị, đề xuấtĐể công tác bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng đáp ứng được yêucầu của công tác bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng trong giai đoạn mới,cần thực hiện đồng bộ một số biệnpháp sau:

1. Củng cố, hoàn thiện hệ thốngpháp luật

Cần tập trung và khẩn trương xâydựng, trình cấp có thẩm quyền banhành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêudùng, Luật An toàn thực phẩm... cùngcác văn bản quy định chi tiết, hướngdẫn thực hiện các đạo luật này, tạolập một hệ thống pháp luật về bảo vệngười tiêu dùng hoàn chỉnh, thốngnhất, tạo điều kiện thuận lợi cho côngtác bảo vệ người tiêu dùng trong giaiđoạn mới.

2. Tăng cường công tác đào tạo,tuyên truyền, phổ biến, giáo dụcpháp luật về bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng

Một nhóm đối tượng có ảnhhưởng rất quan trọng tới công tácbảo vệ quyền lợi người tiêu dùng lạichưa được tập trung đào tạo, tuyêntruyền, đó là đội ngũ cán bộ làm côngtác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngtại địa phương. Thực tế cho thấy, ởnhững địa phương có đội ngũ cán bộ,nhất là cán bộ Lãnh đạo, ý thức đượctầm quan trọng của việc bảo vệquyền lợi người tiêu dùng đối với sựổn định của xã hội, sự phát triển củakinh tế, thì công tác bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng của địa phương đóchắc chắn phát triển. Ngược lại, địaphương nào có đội ngũ cán bộ chưaý thức được tầm quan trọng của việcbảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đốivới sự phát triển kinh tế - xã hội củađịa phương, thì công tác bảo vệquyền lợi người tiêu dùng của địaphương đó chưa thể phát triển. Vì vậy,song song với việc tiếp tục đẩy mạnhcông tác tuyên truyền, phổ biến, giáodục pháp luật về bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng đối với hai nhóm đốitượng chủ yếu là người tiêu dùng vàtổ chức, cá nhân kinh doanh hànghóa, dịch vụ, cần phải chú trọngtuyên truyền, phổ biến, giáo dụcpháp luật về bảo vệ quyền lợi người

Page 20: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/Bong_end13.pdf2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu

GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

V C A20 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 13 - 2010

tiêu dùng cho đội ngũ cán bộ chínhquyền địa phương, vì đây là nhóm đốitượng đặc biệt, có vai trò quyết địnhtới sự phát triển của công tác bảo vệquyền lợi người tiêu dùng ở địaphương.

3. Khẩn trương củng cố, kiệntoàn Bộ máy Bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng, tăng cường đào tạo, bồidưỡng đội ngũ cán bộ thực hiệncông tác bảo vệ quyền lợi người tiêudùng

Mặc dù bộ máy bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng đã được thiết lập ởTrung ương và địa phương, nhưngthực tế còn chưa đáp ứng được yêucầu. Hầu như chưa một địa phươngnào có bộ phận chuyên trách côngtác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.Tại nhiều địa phương còn chưa cóđược một cán bộ hoặc chuyên viênchuyên trách công tác bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng mà mới chỉ là cánbộ kiêm nhiệm. 1/2 số tỉnh, thànhphố trên cả nước chưa thành lậpđược tổ chức bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng.

4. Cần nhanh chóng bổ sung độingũ cán bộ thực hiện công tác bảo vệquyền lợi người tiêu dùng; tăngcường đào tạo, bồi dưỡng nhằmnâng cao kiến thức chuyên môn,trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán

bộ thực hiện công tác bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng

Xây dựng đội ngũ cán bộ thựchiện công tác bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng đủ về số lượng và tinhthông về chuyên môn nghiệp vụ, đápứng được yêu cầu của công tác bảovệ quyền lợi người tiêu dùng tronggiai đoạn mới.

Thiết lập, hoàn thiện cơ chế phốihợp, kết hợp; tăng cường hoạt độngchỉ đạo, hướng dẫn địa phương thựchiện công tác bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng.

Để làm tốt công tác bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng, không thể mộtcơ quan riêng rẽ nào có thể đảmnhiệm được mà cần có sự phối hợpchặt chẽ, thường xuyên, có tráchnhiệm của các cơ quan chức năng vớinhau cũng như với các tổ chức xã hội,đoàn thể... Do vậy, trong thời gian tớicần củng cố và phát triển các mốiquan hệ sẵn có giữa Cơ quan bảo vệquyền lợi người tiêu dùng với các Bộ,ngành có liên quan, với chính quyềnđịa phương các cấp, và với các Tổchức Bảo vệ quyền lợi người tiêudùng; xây dựng quy chế phối hợp, kếthợp giữa các cơ quan, tổ chức có liênquan mật thiết trong việc thực hiệncông tác bảo vệ quyền lợi người tiêudùng; hoàn thiện cơ chế phối hợp,

kết hợp giữa các lực lượng có nhiềuliên quan trực tiếp tới công tác bảo vệquyền lợi người tiêu dùng (như lựclượng Quản lý thị trường, lực lượngTiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng,lực lượng An toàn vệ sinh thựcphẩm...).

5. Phải thiết lập một cơ chế giảiquyết tranh chấp của người tiêudùng với tiêu chí: nhanh, gọn và íttốn kém nhất. Để đạt được mục tiêunày cần xã hội hoá cao độ hoạt độnggiải quyết tranh chấp của người tiêudùng

Trong thời gian tới sẽ xúc tiếnthành lập các Trung tâm tư vấn và giảiquyết tranh chấp của người tiêudùng.

6. Tăng cường hoạt động thanhtra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luậtvề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;thiết lập cơ chế giải quyết tranhchấp của người tiêu dùng

Cần tăng cường hoạt động thanhtra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luậtvề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.Thường xuyên tiến hành các đợtthanh tra, kiểm tra cần thiết nhằmbảo đảm việc thực hiện các quy địnhcủa pháp luật về bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng. Phát hiện kịp thời vàxử lý nghiêm minh các hành vi viphạm theo quy định của pháp luật.

Page 21: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/Bong_end13.pdf2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu

V C A 21CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 13 - 2010

Hà Tĩnh thúc đẩy công tác bảo vệ người tiêu dùng

Trong thời gian qua, Hà Tĩnh đãđạt được nhiều thành tựu nổibật về kinh tế - xã hội, đời sống

của người dân không ngừng đượcnâng cao. Sự phát triển của kinh tếđã mang lại cho người tiêu dùng HàTĩnh có nhiều cơ hội mua, sử dụnghàng hoá, dịch vụ với giá cả hợp lývà chất lượng ngày càng cao. Tuynhiên, bên cạnh đó, người tiêudùng Hà Tĩnh cũng phải đối mặt vớinhiều hành vi gian lận, ảnh hưởngđến quyền lợi của người tiêu dùngnhư: gian lận trong đo lường, cácloại hàng giả, hàng nhái, hàng kémchất lượng… Đứng trước tình hìnhđó, UBND tỉnh Hà Tĩnh mà trực tiếplà Sở Công Thương Hà Tĩnh đã thựchiện nhiều biện pháp để bảo vệquyền lợi người tiêu dùng Hà Tĩnhđặc biệt là thúc đẩy việc thành lậpHội bảo vệ người tiêu dùng Hà Tĩnh.

Đây thực sự là một tin tốt đối vớingười tiêu dùng Hà Tĩnh thể hiện sựquan tâm của các cấp chính quyềnđối với công tác này.

Sau một thời gian vận động,cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn củaCục Quản lý cạnh tranh và Hội Tiêuchuẩn Bảo vệ người tiêu dùng ViệtNam, Hội Bảo vệ người tiêu dùng HàTĩnh đã chính thức được thành lập.

Ngày 14 tháng 12 năm 2009,Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêudùng Hà Tĩnh tổ chức Đại hội đạibiểu lần thứ nhất để công bố Quyếtđịnh của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việcthành lập Hội, thông qua Điều lệHội và bầu Ban chấp hành Hộinhiệm kỳ 2009 - 2014. Đại diện củaBan Bảo vệ người tiêu dùng và Hộitiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêudùng Việt Nam đã tham gia Đại hộinày.

Phát biểu chỉ đạo Đại hội ÔngVõ Kim Cự, Phó Chủ tịch UBND tỉnhHà Tĩnh khẳng định tầm quan trọngcủa công tác bảo vệ người tiêudùng hiện nay và đánh giá cao vị trí,vai trò của Hội bảo vệ người tiêudùng trong công tác này đồng thờihứa sẽ tạo điều kiện tốt nhất để Hộihoạt động. Ông Võ Kim Cự cũng chỉđạo các huyện, thị xã và thành phốthuộc tỉnh phải thành lập các Chihội bảo vệ người tiêu dùng chậmnhất là trong Quý I năm 2010.

Hy vọng rằng với tinh thần củaĐại hội, Hà Tĩnh sẽ trở thành mộttrong những địa phương đi đầu vềcông tác bảo vệ người tiêu dùng vàngười tiêu dùng Hà Tĩnh sẽ đượcbảo vệ tốt hơn các quyền và lợi íchhợp pháp của mình.

THÙY LINH

Ngày 06 tháng 01 năm 2010, tạiTrung tâm Hội nghị tỉnh TháiBình đã diễn ra Đại hội thành

lập Hội bảo vệ quyền lợi người tiêudùng tỉnh Thái Bình. Tham gia Đại hộicó đại diện Cục Quản lý cạnh tranh: T.SVũ Thị Bạch Nga - Trưởng Ban Bảo vệngười tiêu dùng; Đại diện Ủy bannhân dân tỉnh Thái Bình: ông PhạmVăn Ca - Phó Chủ tịch Ủy ban nhândân tỉnh Thái Bình; ông Đào Văn Hoan:Trưởng Ban vận động thành lập Hội–Phó Giám đốc Sở Công Thương đồngthời là Chi Cục trưởng Chi cục Quản lýthị trường tỉnh Thái Bình; Đại diện của

Đại diện Hội tiêu chuẩn và bảo vệngười tiêu dùng VINASTAS cùng đạidiện các Sở, ban ngành trong tỉnh, cáchuyện của Thái Bình; Đại diện cácdoanh nghiệp và Đại diện các cơ quanthông tấn tại Thái Bình cũng đến dựvà đưa tin về Đại hội.

Tại Đại hội, ông Đào Văn Hoancho biết ngày 28 tháng 9 năm 2009,Giám đốc Sở Công Thương Thái Bìnhcó quyết định số 134/QĐ-SCT về việccông nhận Ban vận động thành lậpHội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.Vào ngày 30 tháng 12 năm 2009, Ủyban nhân dân tỉnh Thái Bình đã ban

hành quyết địnhcho thành lập Hội,Hội hiện có 108 tổchức, cá nhân đăngký tham gia làthành viên sáng lậpHội bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùngtỉnh Thái Bình. Ngày06 tháng 01 năm2010, Sở CôngThương tỉnh TháiBình và Ban vận

động thành lập Hội bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng tổ chức Đại hộithành lập Hội bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng tỉnh Thái Bình. Kể từ đây,ngày 06 tháng 01 trở thành ngàytruyền thống của Hội bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng tỉnh Thái Bình.

Ông Hoan nhấn mạnh sẽ tậptrung tuyên truyền về tôn chỉ, mụcđích vai trò của Hội, xây dựng chuyênmục “Tiếng nói người tiêu dùng” trênsóng Đài phát thanh – truyền hìnhtỉnh Thái Bình hàng tháng, và chuyêntrang “Thị trường và người tiêu dùng”trên báo Thái Bình để tuyên truyềncho Hội, nâng cao ý thức tự bảo vệcủa người tiêu dùng. Ông Hoan cũngcho biết Hội sẽ phối hợp hoạt độngvới các cơ quan quản lý nhà nướcchuyên ngành để bảo vệ quyền lợihợp pháp, chính đáng của người tiêudùng.

Đại Hội thành công tốt đẹp với100% đại biểu đồng ý thông qua Dựthảo Nghị quyết Hội bảo vệ ngườitiêu dùng tỉnh Thái Bình và Đoàn chủtịch Hội.

MINH TRANG

Đại hội thành lập Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Thái Bình

Page 22: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/Bong_end13.pdf2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu

V C A22 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 13 - 2010

HỎI ĐÁP VỀ HẠN CHẾ CẠNH TRANH

>> Câu hỏi 1: Hệ thống cơquan thực thi Pháp lệnhchống bán phá giá bao gồmnhững cơ quan nào?

✓ Trả lờiĐiều 7 Pháp lệnh chống bán phá

giá quy định Chính phủ thống nhấtquản lý nhà nước về chống bán phágiá đối với hàng hóa nhập khẩu vàoViệt Nam; thành lập và quy định tổchức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ vàquyền hạn cụ thể của cơ quan chốngbán phá giá thuộc Bộ Thương mại (Bộ Công Thương ) gồm Cơ quan vàHội đồng xử lý vụ việc chống bán phágiá (Hội đồng xử lý).

>> Câu hỏi 2: Những thỏathuận hạn chế cạnh tranhnào bị cấm?

✓ Trả lờiTheo quy định tại Điều 9 Luật

Cạnh tranh, các thỏa thuận hạn chếcạnh tranh sau đây bị cấm khi các bêntham gia thỏa thuận có thị phần kếthợp trên thị trường liên quan từ 30%trở lên.

- Thỏa thuận ấn định giá hànghóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặcgián tiếp;

- Thỏa thuận phân chia thị trườngtiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa,cung ứng dịch vụ;

- Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểmsoát số lượng, khối lượng sản xuất,mua, bán hàng hóa, dịch vụ;

- Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹthuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;

- Thỏa thuận áp đặt cho doanhnghiệp khác điều kiện ký kết hợpđồng mua, bán hàng hóa, dịch vụhoặc buộc doanh nghiệp khác chấpnhận các nghĩa vụ không liên quanmột cách trực tiếp đến đối tượng củahợp đồng.

Những thỏa thuận hạn chế cạnhtranh sau đây sẽ bị cấm thực hiện màkhông cần xét đến thị phần củadoanh nghiệp và không được miễntrừ:

- Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm,không cho doanh nghiệp khác thamgia thị trường hoặc phát triển kinhdoanh;

- Thỏa thuận loại bỏ khỏi thịtrường những doanh nghiệp khôngphải là các bên của thỏa thuận;

- Thông đồng để một hoặc cácbên của thỏa thuận thắng thầu trongviệc cung cấp hàng hóa, cung ứngdịch vụ.

>> Câu hỏi 3: Tổ chức, cánhân nước ngoài hoạt độngtrên lãnh thổ Việt Nam cóchịu sự điều chỉnh của Pháplệnh Bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng hay không?

✓ Trả lờiTheo Điều 6 Pháp lệnh Bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng: “Tổ chức,cá nhân nước ngoài hoạt động trênlãnh thổ Việt Nam phải thực hiện cácquy định của pháp luật Việt Nam vềbảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trừtrường hợp điều ước quốc tế màCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namký kết hoặc tham gia có quy địnhkhác”.

Như vậy tổ chức, cá nhân nướcngoài hoạt động trên lãnh thổ ViệtNam cũng phài chịu sự điều chỉnhcủa Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng.

VIỆT TRƯỜNG

Page 23: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/Bong_end13.pdf2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu

V C A 23CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 13 - 2010

Theo Quyết định này Tập đoàn hóa chất ViệtNam là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100%vốn điều lệ, có tư cách pháp nhân.

Vốn điều lệ của tập đoàn là 8000 tỷNgành nghề kinh doanh chính là Đầu tư kinh

doanh vốn nhà nước; sản xuất, kinh doanh phânbón, thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất cơ bản, hóachất tiêu dùng; công nghiệp hóa chất, hóa dược,hóa dầu; công nghiệp chế biến cao su; côngnghiệp khai thác mỏ.

Ngoài ra Tập đoàn hóa chất còn kinh doanhcác ngành nghề liên quan như kinh doanh máymóc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho ngànhcông nghiệp hóa chất; đào tạo nguồn nhân lựcchất lượng cao và các ngành nghề khác theo quyđịnh của pháp luật

Theo Quyết định có 10 công ty con do Tậpđoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ, 17 công ty condo Tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, 16công ty liên kết do Tập đoàn nắm giữ dưới 50%vốn điều lệ.

1. Quyết định số 2180/QĐ-TTg ngày 23 tháng 12 năm 2009 thànhlập Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

Tập đoàn Viễn thông quân đội làdoanh nghiệp kinh tế quốc phòng100% vốn nhà nước, có tư cách phápnhân.

Vốn điều lệ của Tập đoàn là50.000 tỷ.

Ngành nghề kinh doanh chínhcủa tập đoàn là kinh doanh các dịchvụ viễn thông, viễn thông - côngnghệ thông tin trong nước và nướcngoài; khảo sát, thiết kế, tư vấn, lắpđặt, bảo dưỡng các công trình viễnthông - công nghệ thông tin; sảnxuất, kinh doanh xuất nhập khẩu,cung ứng vật tư, thiết bị viễn thông -công nghệ thông tin.

Ngòai ra, Tập đoàn còn kinhdoanh các ngành nghề khác như đầutư tài chính, kinh doanh vốn và dịchvụ ngân hàng; truyền thông và nộidung thông tin; thương mại điện tửvà dịch vụ kho vận; đầu tư và kinhdoanh bất động sản; các ngành nghềkhác theo quy định của pháp luật vàtheo Quyết định của Thủ tướng Chínhphủ.

Tập đoàn có 5 công ty là đơn vịhạch toán phụ thuộc, 6 công ty condo Tập đoàn sở hữu trên 50% vốnđiều lệ và các công ty khác do Tậpđoàn sở hữu dưới 50% vốn điều lệ.

2. Quyết định số 2079/QĐ-TTg ngày 14 tháng 12 năm 2009 thànhlập Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông quân đội

HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

Page 24: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/Bong_end13.pdf2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu

V C A24 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 13 - 2010

HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

- Về tổ chức hệ thống đại lý kinhdoanh xăng dầu:

Hệ thống đại lý kinh doanh xăngdầu là một bộ phận của hệ thốngphân phối xăng dầu của thươngnhân đầu mối, gồm các tổng đại lý vàđại lý bán lẻ xăng dầu.

Thương nhân đầu mối trực tiếpthiết lập hệ thống đại lý bán lẻ xăngdầu hoặc thiết lập hệ thống đại lý bánlẻ xăng dầu thông qua tổng đại lý.Thương nhân đầu mối chỉ được bánxăng dầu dưới hình thức đại lý chocác thương nhân là tổng đại lý, đại lýthuộc hệ thống phân phối của mìnhtheo đúng hợp đồng đại lý đã ký kết

Tổng đại lý chỉ được bán xăng dầudưới hình thức đại lý cho các thương

nhân là đại lý thuộc hệ thống phânphối của mình. Tổng đại lý chỉ đượcký hợp đồng đại lý bán lẻ xăng dầucho 01 thương nhân đầu mối.

Thương nhân là đại lý chỉ được kýhợp đồng làm đại lý bán lẻ xăng dầucho 01 thương nhân đầu mối hoặccho 01 thương nhân là tổng đại lý.

- Về giá xăng dầu:Theo Quy chế này, thương nhân

đầu mối quy định giá bán cho đại lývà giá bán lẻ áp dụng tại cửa hàngbán lẻ thuộc hệ thống phân phối củamình. Giá bán lẻ là cơ sở xác định giábán và thù lao cho các đại lý.

Giá bán lẻ được thương nhân đầumối quy định bằng văn bản dưới hìnhthức quyết định và phải gửi cho các

đơn vị trong hệ thống phân phốixăng dầu của mình trước thời điểmgiá có hiệu lực thi hành; đồng thời gửivề Sở Công Thương nơi thương nhânđầu mối có hệ thống phân phối đểkiểm tra, giám sát.

3. Thông tư số 36/2009/TT-BCT ngày 14 tháng 12 năm2009 ban hành quy chế đại lý kinh doanh xăng dầu

Ngày 02 tháng 12 năm 2009 củaBộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn ban hành Thông tư số75/2009/TT-BNNPTNT kèm theo 4Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điềukiện an toàn vệ sinh thực phẩm trongsản xuất Nông sản bao gồm:

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: cơsở chế biến cà phê - điều kiện đảmbảo vệ sinh an toàn thực phẩm Kýhiệu: QCVN 01 - 06: 2009/BNNPTNT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: cơ

sở chế biến chè - điều kiện đảm bảovệ sinh an toàn thực phẩm Ký hiệu:QCVN 01 - 07: 2009/BNNPTNT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: cơsở chế biến điều - điều kiện đảm bảovệ sinh an toàn thực phẩm Ký hiệu:QCVN 01 - 08: 2009/BNNPTNT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: cơsở chế biến rau quả - điều kiện đảmbảo vệ sinh an toàn thực phẩm Kýhiệu: QCVN 01 - 09: 2009/BNNPTNT

4. Thông tư số 75/2009/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vềđiều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất Nông sản

5. Thông tư số 242/2009/TT-BTC nhằm hướng dẫn thi hành quy chế quản lý tài chínhcủa công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp

Bộ Tài chính vừa ban hành Thôngtư số 242/2009/TT-BTC nhằm hướngdẫn thi hành quy chế quản lý tàichính của công ty nhà nước và quảnlý vốn nhà nước đầu tư vào doanhnghiệp.

Theo Thông tư, để tránh các côngty trong tập đoàn đầu tư chéo lẫnnhau, thậm chí “con” đầu tư vào “mẹ”,thông tư trên quy định, các công tycon không được đầu tư góp vốn vàocông ty mẹ. Công ty con, doanhnghiệp phụ thuộc không được gópvốn mua cổ phần của các đơn vịtrong cùng tập đoàn, tổng công ty.

Cũng theo thông tư, các tập đoàn,tổng công ty nhà nước không đượctự ý vay vốn làm cho hệ số nợ phải trảtrên vốn điều lệ vượt quá 3 lần đối vớicông ty có hội đồng quản trị hoặcvượt quá vốn điều lệ đối với công tykhông có hội đồng quản trị mà phảibáo cáo đại diện chủ sở hữu nhà nướcxem xét quyết định.

Để tránh nợ nần chồng chất,thông tư cũng quy định công ty nàokhông được phép huy động vốn vượtmức trên nhưng liên tục hai năm cóhệ số nợ phải trả vượt vốn điều lệ balần thì phải chuyển nhượng các

khoản đầu tư tài chính, đa dạng hóasở hữu các đơn vị thành viên, thu hồivốn đầu tư vào các lĩnh vực ngoàingành kinh doanh chính....

Thông tư cũng nêu rõ, nếu tài sảncố định mới công ty nhà nước đầu tưkhông mang lại hiệu quả nhưphương án ban đầu, công ty phảinhượng bán tài sản, không có khảnăng thu hồi đủ vốn đã đầu tư dẫn tớikhông trả được nợ vay thì phải làm rõtrách nhiệm của những người có liênquan để báo cáo đại diện chủ sở hữuxử lý theo quy định của pháp luật.

CÔNG THÀNH

Page 25: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/Bong_end13.pdf2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu

V C A 25CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 13 - 2010

chính sách cạnh tranh khác nhau.Phần hai giới thiệu chính sách cạnhtranh tại các nước đang phát triển.Phần ba đề cập tới chính sách cạnhtranh tại Việt Nam.

Bài nghiên cứu cho thấy tác giả đãdành nhiều tâm huyết và thời gian,mang tính thực tiễn cao trong việcxây dựng và thực thi Luật cạnh tranhtại Việt Nam trong thời gian tới.

Buổi tọa đàm dự kiến sẽ được tổchức trong tháng 3/2010 tại trụ sởCục Quản lý cạnh tranh - 25 NgôQuyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội.

Thư đăng ký tham dự cũng nhưmọi ý kiến đóng góp cho buổi tọa đàm xin gửi về địa chỉ sau:

Trung tâm Thông tin cạnh tranh - Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ CôngThương.

Phụ trách tọa đàm: Anh Bùi Việt Trường.Email: [email protected]Điện thoại: 0422. 205.305 (máy lẻ: 102)ĐT di động: 0985 809 798

LÊ DUY

Tiếp theo thành công các chương trình tọa đàm năm 2009,tọa đàm năm 2010 sẽ dự kiến được tổ chức trong tháng3 với chủ đề: “Chính sách cạnh tranh nhìn từ góc độ quốc

gia đang phát triển”. Đây là đề tài nghiên cứu của Thạc sỹ BùiNguyễn Anh Tuấn - chuyên viên Cục Quản lý cạnh tranh - BộCông Thương.

Cạnh tranh và chính sáchcạnh tranh đã và đang đượcrất nhiều người nghiên cứu.Hiện nay có rất nhiều cáchtiếp cận khác nhau về vấn đềnày. Trong bài nghiên cứucủa mình, tác giả Bùi NguyễnAnh Tuấn trình bày Chínhsách cạnh tranh dưới góc độcác quốc gia đang phát triển.Bài nghiên cứu được tác giảchia làm ba phần. Phần đầucó tựa đề Cạnh tranh vàchính sách cạnh tranh trongđó mô tả các cách tiếp cậnkhác nhau về cạnh tranhtrong đó mỗi cách tiếp cậnvề cạnh tranh đề xuất những

Giới thiệu tọa đàm cạnh tranh tháng 3/2010

HƯỚNG TỚI MẠNG LƯỚI CẠNH TRANH QUỐC GIA

Page 26: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/Bong_end13.pdf2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu

Trong thương mại quốc tế, biệnpháp tự vệ là việc tạm thời hạnchế nhập khẩu đối với một hoặc

một số loại hàng hoá khi việc nhậpkhẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặcđe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọngcho ngành sản xuất trong nước. Biệnpháp tự vệ chỉ được áp dụng đối vớihàng hoá, không áp dụng đối vớidịch vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ.

Mỗi nước thành viên Tổ chứcThương mại Thế giới (WTO) đều cóquyền áp dụng biện pháp tự vệ,nhưng khi áp dụng thì họ phải bảođảm tuân theo các quy định của WTO(về điều kiện, thủ tục, cách thức ápdụng biện pháp tự vệ).

Trong khuôn khổ Hiệp định GATTnăm 1994, các biện pháp tự vệthương mại được định nghĩa là: “Mọibiện pháp nhằm đối phó với một tình

trạng khẩn cấp, trong một khoảng thờigian xác định, có nội dung thực hiệncác biện pháp ngoại lệ được coi là hợppháp của chế độ pháp lý thông thườngvà cho phép quay trở lại áp dụng mộtcách toàn bộ chế độ pháp lý thôngthường này trong một thời gianngắn”[1].

Điều XIX của Hiệp định GATT chophép áp dụng các biện pháp tự vệ vớicác điều kiện hết sức nghiêm ngặt,chẳng hạn như phải chứng minhthiệt hại nghiêm trọng, xảy ra trongmột thời gian dài, được áp dụngkhông mang tính phân biệt đối xử vớicác quốc gia nhập khẩu.

Để “lách” các điều kiện hết sứcngặt nghèo như trên, trên thực tế cácnước xuất khẩu và các nước nhậpkhẩu thường ký kết với nhau cácthỏa thuận gọi là “thỏa thuận hạn chế

V C A26 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 13 - 2010

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Các biện pháp tự vệ thương mại trong WTOvà Pháp luật Việt NamTS. NGUYỄN HỮU HUYÊNBộ Tư pháp

Page 27: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/Bong_end13.pdf2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu

Thứ nhất, về bản chất, các biệnpháp tự vệ thương mại là các ngoại lệcủa nguyên tắc đối xử quốc gia và đốixử tối huệ quốc-hai nguyên tắc nềntảng xương sống của WTO. Quánhiều ngoại lệ sẽ phá vỡ nguyên tắc,do đó ngoại lệ phải được quy định vàáp dụng trong thực tiễn một cáchchặt chẽ ;

Thứ hai, các biện pháp tự vệthường dẫn đến hệ quả làm phát sinhcác tranh chấp thương mại quốc tế,do đó việc áp dụng nó phải hết sứcchặt chẽ, tránh các nguy cơ phiền toáicó thể phát sinh.

Các nước thành viên WTO khi xâydựng pháp luật nội địa về biện pháptự vệ có nghĩa vụ tuân thủ cácnguyên tắc nói trên của WTO. Các vụkiện, việc điều tra và áp dụng biệnpháp tự vệ trên thực tế được tiếnhành theo pháp luật nội địa của từngnước nhập khẩu, phù hợp với quyđịnh liên quan của WTO.

Theo quy định của WTO thì mộtnước nhập khẩu chỉ có thể áp dụngbiện pháp tự vệ sau khi đã tiến hànhđiều tra và chứng minh được sự tồntại đồng thời của các điều kiện sau:

• Hàng hoá liên quan được nhậpkhẩu tăng đột biến về số lượng;

• Ngành sản xuất sản phẩm tươngtự hoặc cạnh tranh trực tiếp với hànghoá đó bị thiệt hại hoặc đe doạ bịthiệt hại nghiêm trọng;

• Có mối quan hệ nhân quả giữahiện tượng nhập khẩu tăng đột biếnvà thiệt hại hoặc đe doạ thiệt hại nóitrên.

Một điều kiện chung là tình trạngnói trên phải là hệ quả của việc thựchiện các cam kết trong WTO của cácthành viên mà họ không thể thấyhoặc lường trước được khi đưa ra camkết.

Song song với các điều kiệnchung này, một số nước khi gia nhậpWTO phải đưa ra những cam kếtriêng liên quan đến biện pháp tự vệ.Trường hợp của Việt Nam, không córàng buộc hay bảo lưu nào lớn về cácbiện pháp tự vệ này, do đó việc ápdụng biện pháp tự vệ ở Việt Nam đốivới hàng hóa nước ngoài, nếu có, sẽtuân thủ đầy đủ các quy định củaHiệp định SG.

Khác với trường hợp các vụ kiệnchống bán phá giá hay chống trợ cấp,WTO không có nhiều quy định chi tiếtvề trình tự, thủ tục kiện áp dụng biệnpháp tự vệ. Tuy nhiên, Hiệp định về

Biện pháp tự vệ của WTO có đưa ramột số các nguyên tắc cơ bản mà tấtcả các thành viên phải tuân thủ, ví dụ:

• Đảm bảo tính minh bạch (Quyếtđịnh khởi xướng vụ điều tra tự vệ phảiđược thông báo công khai; Báo cáokết luận điều tra phải được công khaivào cuối cuộc điều tra…)

• Đảm bảo quyền tố tụng của cácbên (các bên liên quan phải đượcđảm bảo cơ hội trình bày các chứngcứ, lập luận của mình và trả lời cácchứng cứ, lập luận của đối phương);

• Đảm bảo bí mật thông tin (đốivới thông tin có bản chất là mật hoặcđược các bên trình với tính chất làthông tin mật không thể được côngkhai nếu không có sự đồng ý của bênđã trình thông tin);

• Các điều kiện về biện pháp tạmthời (phải là biện pháp tăng thuế, vànếu kết luận cuối cùng của vụ việc làphủ định thì khoản chênh lệch dotăng thuế phải được hoàn trả lại chobên đã nộp; không được kéo dài quá200 ngày…)

Trên thực tế, một vụ điều tra ápdụng biện pháp tự vệ thường đi theotrình tự sau đây:

- Đơn yêu cầu áp dụng biện pháptự vệ của ngành sản xuất nội địa nướcnhập khẩu;

- Khởi xướng điều tra; - Điều tra và công bố kết quả điều

tra về các yếu tố tình hình nhập khẩu;tình hình thiệt hại; mối quan hệ giữaviệc nhập khẩu và thiệt hại;

- Ra Quyết định áp dụng hoặckhông áp dụng biện pháp tự vệ

Cần lưu ý rằng việc điều tra và ápdụng biện pháp tự vệ, mặc dù cónhiều yếu tố giống một trình tự tốtụng tư pháp (một vụ kiện tại tòa án)nhưng đây bản chất là một thủ tụchành chính, do một cơ quan hànhchính nước nhập khẩu tiến hành, đểxử lý một tranh chấp thương mại giữacác nhà xuất khẩu nước ngoài (vềnguyên tắc là từ tất cả các nước đangxuất khẩu hàng hóa liên quan vàonước nhập khẩu) và ngành sản xuấtnội địa liên quan của nước nhậpkhẩu. Việc này được thực hiện trongkhuôn khổ pháp luật nội địa nướcnhập khẩu và về nguyên tắc không

V C A 27CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 13 - 2010

[1] GROX (J), Trade policy of European Community, Nhà xuất bản Feduci, 1980, trang 112.

[2] GROX (J), Trade policy of European Community, Nhà xuất bản Feduci, 1980, trang 156.

tự động” nhằm hạn chế việc xuấtkhẩu một số sản phẩm. Về mặt pháplý, các thỏa thuận này đi ngược hoàntoàn với nguyên tắc minh bạch vàkhông phân biệt đối xử trong WTO vìnó nhằm vào một số quốc gia cụ thể.Để khắc phục tình trạng trên, Điều 22Hiệp định về các biện pháp tự vệtrong WTO (Hiệp định SG) quy địnhnhư sau :

“Một quốc gia thành viên chỉ đượcáp dụng dưới mọi hình thức các biệnpháp khẩn cấp liên quan đến nhậpkhẩu các sản phẩm cụ thể, như đã đượcquy định tại Điều XIX của Hiệp địnhGATT năm 1994 nếu như các biện phápđó phù hợp với quy định tại Điều nàycủa Hiệp định. Ngoài ra, mọi quốc giathành viên không được áp dụng cácbiện pháp hạn chế tự động việc xuấtkhẩu, dàn xếp thương mại hoặc mọibiện pháp tương tự khác trong xuấtkhẩu và nhập khẩu hàng hóa”.

Theo các học giả của Hoa Kỳ vàEU[2] , sở dĩ điều chỉnh pháp luật vềcác biện pháp tự vệ thương mại chặtchẽ như trên bởi mấy lý do sau đây :

Page 28: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/Bong_end13.pdf2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu

V C A28 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 13 - 2010

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

phải là công việc giữa các Chính phủ(Chính phủ các nước xuất khẩu vàChính phủ nước nhập khẩu).

Tuy nhiên, do vấn đề này đã đượcràng buộc bởi các nguyên tắc bắtbuộc có liên quan trong Hiệp định SGcủa WTO nên các thành viên có thểthông qua WTO để xử lý nhữngtrường hợp nước nhập khẩu tiếnhành điều tra mà vi phạm WTO.

Được sử dụng để “đối phó” vớihành vi thương mại hoàn toàn bìnhthường (không có hành vi vi phạmpháp luật hay cạnh tranh không lànhmạnh) nên về hình thức, việc áp dụngbiện pháp tự vệ bị coi là đi ngược lạichính sách tự do hoá thương mại củaWTO. Tuy vậy, đây là biện pháp đượchợp pháp hoá trong khuôn khổ WTO(với các điều kiện chặt chẽ để tránhlạm dụng). Lý do là trong hoàn cảnhbuộc phải mở cửa thị trường và tự dohoá thương mại theo các cam kếtWTO, các biện pháp tự vệ là một hìnhthức "van an toàn" mà hầu hết cácnước nhập khẩu là thành viên WTOđều mong muốn. Với chiếc van này,nước nhập khẩu có thể ngăn chặntạm thời luồng nhập khẩu để giúpngành sản xuất nội địa của mìnhtránh những đổ vỡ trong một sốtrường hợp đặc biệt khó khăn.

Được thừa nhận trong thươngmại quốc tế nhưng lại đi ngược lạimục tiêu “tự do hoá thương mại”, biệnpháp tự vệ là một công cụ “phải trảtiền”. Điều này có nghĩa là các nướcđược phép áp dụng nó bảo vệ ngànhsản xuất của nước mình nhưng phải“trả giá” cho những thiệt hại mà biện

pháp này gây ra cho các nhà sản xuấtnước ngoài (như một hình thức cânbằng cam kết thương mại với nướckhác). Cụ thể, nước áp dụng biệnpháp tự vệ phải bồi thường thươngmại cho các nước có hàng hoá bị ápdụng biện pháp tự vệ theo các điềukiện nhất định. Nếu nước này khôngtuân thủ, WTO cho phép các nướcliên quan được áp dụng biện pháp trảđũa.

Hệ thống văn bản pháp luật củaViệt Nam về các biện pháp tự vệ baogồm:

� Pháp lệnh về tự vệ trong nhậpkhẩu hàng hoá nước ngoài vào ViệtNam;

� Nghị định 150/2003/NĐ-CP quyđịnh chi tiết thi hành Pháp lệnh về tựvệ trong nhập khẩu hàng hoá nướcngoài vào Việt Nam;

� Nghị định 04/2006/NĐ-CP vềviệc thành lập và quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chứccủa Hội đồng xử lý vụ việc chống bánphá giá, chống trợ cấp và tự vệ;

� Nghị định 06/2006/NĐ-CP vềviệc quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của CụcQuản lý cạnh tranh.

Theo các văn bản trên, thì CụcQuản lý cạnh tranh - Bộ Công Thươngchịu trách nhiệm điều tra, trình kếtquả điều tra và đề xuất cách thức xử lýcho cơ quan có thẩm quyền; Hộiđồng xử lý vụ việc tự vệ - Bộ CôngThương xem xét, nghiên cứu kết quảđiều tra của Cục Quản lý cạnh tranh,thảo luận và kiến nghị Bộ trưởng Bộ

Công Thương về cách thức xử lý; Bộtrưởng Bộ Công Thương quyết địnhcó hoặc không áp dụng biện pháp tựvệ.

Hệ thống văn bản pháp lụât ViệtNam trong lĩnh vực này được đánhgiá là khá đồng bộ, đảm bảo tươngthích với các quy định của WTO. Tuynhiên, trên thực tế, xuất phát từ việcViệt Nam là một thị trường hàng hoágiá rẻ do giá nhân công thấp, nguồntài nguyên khá dồi dào nên chúng tathường là “bị đơn” trong các vụ kiệnchống bán phá giá hoặc hạn chếnhập khẩu tại Hoa Kỳ và EU.

Trong năm 2009, lần đầu tiên ViệtNam đã chủ động điều tra để ápdụng biện pháp tự vệ đối với mặthàng kính nổi nhập khẩu. Hiện tại,các cơ quan chức năng đang tiếnhành các thủ tục cần thiết để đưa raphán quyết cuối cùng đối với vụ việcnày.

Một vấn để nổi cộm ở nước tahiện nay là vấn đề hàng lậu giá rẻ từTrung Quốc xâm nhập thị trường nộiđịa, nhưng đó lại là một phạm trùkhác (chống buôn lậu và gian lậnthương mại).

Tuy nhiên, việc ban hành các vănbản pháp luật nói trên không phải làkhông có tác dụng, vì:

- Thứ nhất, giúp hoàn thiện bảnchào pháp lý của Việt Nam để có thểđược kết nạp trở thành thành viênthứ 150 của WTO;

- Thứ hai, phòng ngừa và tạo cơ sởpháp lý cần thiết để giải quyết các vụviệc có thể xảy ra trong tương lai.

Page 29: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/Bong_end13.pdf2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu

V C A 29CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 13 - 2010

HOẠT ĐỘNG KỲ TỚI

Tên hoạt động: Diễn đàn cạnh tranhtoàn cầu (OECD)Thời gian: 18-19/2/2010Nội dung: Phổ biến tài liệu hướng dẫndo OECD xuất bản, nghiên cứu sâu vấnđề thông đồng trong đấu thầuThành phần/Dự án: VCAĐịa điểm: Pháp

Tên hoạt động: Tham dự Hội thảo Dự ánluật bảo vệ người tiêu dùngThời gian: thứ 4, ngày 13/01/2010Nội dung: Hội thảo về dự án Luật bảo vệngười tiêu dùng và các vấn đề cần thảoluậnThành phần/Dự án: Phó Chủ nhiệm KiềuĐình Thụ - Văn phòng Chính phủ , ôngBùi Ngọc Thuần - Vụ trưởng Vụ Pháp luật,ông Bạch Văn Mừng - Cục trưởng CụcQuản lý cạnh tranh, và các đại biểu kháccùng đến tham dự.Địa điểm: Hà Nội.

Tên hoạt động: Tham dự Cuộc họp lầnthứ 9 của Diễn đàn cạnh tranh toàn cầuThời gian: 18-19/2Nội dung: Tổng kết các hoạt động củaOECD về cạnh tranh; Tổng quan về Luật vàChính sách cạnh tranh của Braxin; Đào tạovề các vấn đề liên quan đến cạnh tranhtrong Đầu tư côngThành phần/Dự án: OECD/VCAĐịa điểm: Pháp

Tên hoạt động: Khóa đào tạo kỹnăng điều tra các vụ việc hạn chếcạnh tranhThời gian: 18-20/1/2010Nội dung: Quy trình điều tra chuẩncủa một vụ việc hạn chế cạnh tranh,phân tích một vụ việc giả định…Thành phần/Dự án: VCA, Hội đồngcạnh tranh, các cơ quan hữu quanĐịa điểm: Hạ Long

Tên hoạt động: Đối thoại cấp cao ASEAN lần 2Thời gian: 24-25/2/2010Nội dung: Trao đổi thông tin, kinh nghiệm,chính sách giữa các thành viên AEGC và giữaAEGC với bên ngoàiThành phần/Dự án: VCA, các nước ASEANĐịa điểm: Malaysia

Page 30: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/Bong_end13.pdf2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu

V C A30 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 13 - 2010

TẢN MẠN

Ngày Tết cổ truyền, nhà nhà aicũng lo toan sửa soạn đón Tếtsao cho thật tươm tất. Đặc biệt

đối với người miền Bắc, món bánhchưng luôn là đề tài để nhắc đến đầutiên trong chuối câu chuyện Tết nhấtđang đến rất gần.

Người lớn hay hỏi nhau, năm naynhà làm nhiều bánh chưng hay ít? Góisớm hay muộn? Nhân bánh thế nào?Trẻ con thường quan tâm xem chúngcó thể được tham gia gói bánhkhông, và sản phẩm của chúngthường là những chiếc bánh nhỏ xinhxinh, gói rồi luộc, rồi chờ đợi đến lúcchín...

Trong tất cả các khâu từ chọn lá,đo đạc khuôn, chuẩn bị gói cho đếnkhi hoàn tất, trẻ con bao giờ cũngthích nhất khâu ngồi trông nồi bánh.Ở quê, mỗi gia đình thường gói nhiềubánh, cho vào một cái nồi lớn, chấtcủi đun thâu đêm, đến sáng hôm saulà mùi bánh chín đã lan tỏa ấm nồng,hòa vào không khí Tết một cách rộnràng. Trong đêm trông lửa nồi bánhchưng, đám trẻ thường nướng đủ thứcủ mà chúng thích: nướng ngô, khoai,sắn và đặc biệt là chúng chờ nhữngcái bánh chưng nhỏ nhắn do chính

tay mình được gói. Bánh nhỏ thườngchín trước, và khi vừa được vớt ra khỏinồi, khói còn bốc nghi ngút, chúng đãrất thích thú được thưởng thức sảnphẩm của chính mình... Cái cảm giácsung sướng đó thật sự đáng nhớ, vàcó lẽ ai đã từng được qua cái thờikhắc tuổi thơ ấy chắc chắn sẽ khôngthể nào quên được.

Nhiệm vụ trông nồi bánh chưngcũng không phải đơn giản, nếu ngủquên mất mà không chất lại củi là cóthể sẽ làm hỏng nồi bánh. Mùa đông,những ngày cuối năm thường lạnh,nên dù có phải thức cả đêm vì nồibánh chưng thì ai được giao nhiệmvụ này cũng rất thích thú.

Khi bánh chín, người lớn trong giađình sẽ vớt ra để trên cái mẹt, xếpngay ngắn cho ráo nước, và dùngkhăn lau thật sạch những cặn bọtbám trên lá. Có gia đình cẩn thận còndùng lá rong sống gói lại ra bên ngoàicho đẹp và buộc lại bằng một thứ lạtgiang màu đỏ nhìn rất ấm cúng vàmang đậm không khí ngày Tết dântộc, trang trọng và đầy đủ. Nhữngchiếc bánh sau khi luộc xong, khôngai được phép ăn trước khi để lên bànthờ tổ tiên, mời các cụ về hưởng

trước, sau đó mới là con cháu. Còn nữa, khi chuẩn bị lễ đến nhà

trưởng họ, hay lễ ông bà, lễ quê nội,quê ngoại cũng không thể thiếubánh chưng dù quà lễ có to đến mấyđi chăng nữa. Đó là tục lệ, và cũng lànét văn hóa bao đời nay của ngườiViệt.

Ngày Tết đang cận kề và đâu đóngoài chợ đã nghe xôn xao mùa lárong về, những bà những mẹ đi chợđã bắt đầu để tâm đến việc chuẩn bịgạo, đậu, lá cho việc gói bánh chưngngày Tết. Những sự xôn xao, háo hứcấy có lẽ chỉ còn ở những chợ quê màthôi. Ở phố, nếp sống công nghiệpkhiến cho những người bận rộnkhông có thói quen gói bánh chưngTết mà sẽ đi mua bánh làm sẵn. Cũngđầy đủ tươm tất, nhưng Tết đã kémthú vị đi rất nhiều, và không khí Tết cổtruyền cũng đang mất dần đi ở phốthị. Trẻ con ở phố đôi khi cũng thiệtthòi, rằng không biết đến khi nào mớiđược biết đến một điều vô cùng thúvị liên quan đến Tết cổ truyền, đó lànhững câu chuyện xung quanh nồibánh chưng ngày Tết.

HẢI LƯU

Bánh chưng ngày tết

Page 31: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/Bong_end13.pdf2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu

CHỨC NĂNG & NHIỆM VỤ� Chủ trì xây dựng và quản lý hệ

thống thông tin dữ liệu về cạnh tranh,chống bán phá giá, chống trợ cấp, ápdụng biện pháp tự vệ và bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng; tổ chức lưu giữ vàbảo quản hồ sơ vụ việc đã được VCADvà các cơ quan có thẩm quyền khác xửlý để phục vụ cho công tác chuyênmôn của VCAD;

� Cung cấp thông tin trong nướcvà quốc tế phục vụ cho công tác quảnlý, điều hành, xây dựng pháp luật vàhoạch định chính sách của VCAD;

� Chủ động phát triển các hoạtđộng dịch vụ thông tin phục vụ yêucầu của các cơ quan quản lý nhà nước,các tổ chức, cá nhân trong và ngoàinước theo quy định của pháp luật vàchỉ đạo của Cục trưởng;

� Phối hợp với các đơn vị liênquan để biên tập và phát hành các ấnphẩm định kỳ giới thiệu, tuyên truyềnvề quản lý cạnh tranh, bảo vệ ngườitiêu dùng, các biện pháp chống bánphá giá, chống trợ cấp, áp dụng cácbiện pháp tự vệ và các hoạt độngkhác của Cục;

� Xây dựng và duy trì Hệ thốngQuản lý tri thức của VCAD;

� Tham gia hỗ trợ và phối hợp vớicác đơn vị thuộc Cục trong công tácnghiên cứu, phân tích thông tin vụviệc theo chỉ đạo của Cục trưởng;

�Thực hiện các hoạt động hợp tácquốc tế trong phạm vi được phâncông.

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANHLuôn vượt sự mong đợi của bạn

Trung tâm Thông tin cạnh tranh (CCID) là một đơn vị sự nghiệp thuộc CụcQuản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương, được thành lập theo quy định tại Nghị địnhsố 06/2006/ND-CP ngày 09/01/2006 của Chính phủ.

BỘ CÔNG THƯƠNG

Cục Quản lý cạnh tranh (VCAD)

Trung tâm Thông tin cạnh tranh(CCID)

Phòng Phát triển dịch vụthông tin & dữ liệu

Phòng Tổng hợp & Quan hệ công chúng

Phòng Thông tin Bảo vệ ngườitiêu dùng

Bản tin Cạnh tranh & Ngườitiêu dùng

Phòng Thông tin Phòng vệthương mại

Phòng Thông tin Cạnh tranh

CƠ CẤU TỔ CHỨC

25 Ngô Quyền, Hoàn KiếmHà Nội, Việt Nam

Tel: (84.4) 2220 5305Fax: (84.4) 2220 5303

Email: [email protected]

Ảnh: H.N. Các cán bộ trẻ của CCID

Page 32: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/Bong_end13.pdf2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu

Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục Quản lýcạnh tranh, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, thực hiện chức năng giúp Cụctrưởng Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụcho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợcấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng.

Cùng với Trung tâm Thông tin cạnh tranh, Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơnvị sự nghiệp trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh.

Hiện tại, Trung tâm Đào tạo điều tra viên có 01 Giám đốc, 02 Phó giám đốc cùngđội ngũ cán bộ tại Các Phòng chuyên môn.

Trung tâm Đào tạo điều tra viên có tên giao dịch tiếng Anh là: Competition TrainingCenter (CTC).

Thông tin liên hệ:Trung tâm Đào tạo điều tra viên (CTC)Địa chỉ: Số 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà NộiĐiện thoại: 04 - 2220 5010

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ĐIỀU TRA VIÊN