32

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ …vca.gov.vn/Newsletters/canhtranh5_forWeb.pdf · định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ …vca.gov.vn/Newsletters/canhtranh5_forWeb.pdf · định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành
Page 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ …vca.gov.vn/Newsletters/canhtranh5_forWeb.pdf · định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành

Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thươngcó nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Pháp lệnh về Bảo vệ người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá,Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh tự vệ.

Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quảcho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp vàngười tiêu dùng.

Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởngBộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

� Thúc đẩy tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả � Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng trước

những hành vi hạn chế cạnh tranh� Chống các hành vi phản cạnh tranh � Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng� Hỗ trợ cho ngành sản xuất trong nước phòng, chống các vụ

kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài.

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG

BỘ CÔNG THƯƠNG

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

CỤC QUẢN LÝCẠNH TRANH

Lãnh đạo Cục

Ban Điều tra vụ việchạn chế cạnh tranh

Ban Điều tra và xử lýcác hành vi cạnh tranh

không lành mạnh

Ban Giám sát và quảnlý cạnh tranh

Ban Xử lý chống bánphá giá, chống trợ cấp

và tự vệ

Ban Hợp tác quốc tế

Trung tâm Thông tincạnh tranh

Trung tâm Đào tạođiều tra viên

Văn phòng

Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh

Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng

Ban Bảo vệ người tiêu dùng

Page 3: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ …vca.gov.vn/Newsletters/canhtranh5_forWeb.pdf · định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành

BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

Của Cục Quản lý cạnh tranh

Giấy phép xuất bản số 66/GP-XBBTCấp ngày 3/12/2008

Phát hành vào ngày 20 hàng tháng

TỔNG BIÊN TẬPBẠCH VĂN MỪNG

PHÓ TỔNG BIÊN TẬPVŨ BÁ PHÚ

BIÊN TẬP VIÊNNGUYỄN THÀNH HẢI, PHAN CÔNG THÀNH

NGUYỄN VĂN THÀNH, BÙI VIỆT TRƯỜNGNGUYỄN PHƯƠNG THẢO

HỘI ĐỒNG CỐ VẤNTRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mạiPGS. TS. LÊ DANH VĨNH

Thứ trưởng Bộ Công ThươngGS. TS. HOÀNG ĐỨC THÂN

Đại học Kinh tế Quốc dân PGS. TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT

Viện Nhà nước và Pháp luật TS. BÙI NGUYÊN KHÁNH

Viện Nhà nước và Pháp luật TS. HỒ TẤT THẮNG

Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam TS. VŨ THÀNH TỰ ANH

Giám đốc phụ trách nghiên cứuChương trình giảng dạy kinh tế Fulbright

Cộng tác viên ở nước ngoàiLÊ THÀNH VINH, Nghiên cứu sinh chuyên ngành Luật

ĐH Monash, AustraliaDANIEL VANHOUTTE, Đại học Tự do, Bỉ

Tổ chức sản xuất và phát hànhTRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID)

25 Ngô Quyền - Hà NộiĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303

Đại diện tại TP. Hồ Chí MinhSố 159 Kí Con, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

ĐT: (08) 3914 6297 * Fax: (08) 3914 6298 Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm xuất bảnVŨ BÁ PHÚ

Phát hành tạiCông ty phát hành báo chí Trung ương

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chấtlượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email: [email protected]

Thư Ban biên tậpLuật Cạnh tranh năm 2004 của Việt Nam tại Điều 3, Khoản 4 quy

định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh củadoanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thôngthường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hạiđến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệpkhác hoặc của người tiêu dùng". Theo đó, 09 nhóm hành vi được Luậtquy định là cạnh tranh không lành mạnh bao gồm: Chỉ dẫn gâynhầm lẫn; Xâm phạm bí mật kinh doanh; Ép buộc trong kinh doanh;Gièm pha doanh nghiệp khác; Gây rối hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp khác; Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; Phân biệt đối xửcủa hiệp hội; Bán hàng đa cấp bất chính; Các hành vi cạnh tranhkhông lành mạnh khác. Thẩm quyền điều tra và ra quyết định xửphạt hành chính đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnhthuộc Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương.

Có thể nhận thấy, nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhấttừ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các doanh nghiệp đốithủ cạnh tranh và người tiêu dùng. Trên thực tế, năm 2008, Cơ quanQuản lý cạnh tranh đã điều tra và xử phạt 15 vụ việc vi phạm cáchành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trên cả nước với số tiền phạtlên tới hàng tỉ đồng. Nguồn thông tin để thụ lý hồ sơ các vụ việccạnh tranh đến từ khiếu kiện của các đối thủ cạnh tranh, người tiêudùng, phương tiện truyền thông (quảng cáo, báo chí,…) và nguồnthông tin do Cơ quan quản lý cạnh tranh tự khai thác.

Trong bối cảnh nguồn nhân lực của cơ quan quản lý nhà nướccòn eo hẹp, việc chủ động tố tụng cạnh tranh của các doanh nghiệpcoi là một công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình cònchưa được chú trọng thì sự chủ động của người tiêu dùng và sự hỗtrợ của các cơ quan truyền thông trong việc kịp thời phát hiện cáchành vi có dấu hiệu vi phạm luật cạnh tranh là vô cùng cần thiết vàquan trọng. Trong thời gian qua, các cơ quan truyền thông đã từngbước phát huy tốt vai trò này. Hy vọng trong thời gian tới, các cơquan truyền thông tiếp tục hỗ trợ người tiêu dùng và cơ quan quảnlý nhà nước từng bước nâng cao hiệu quả thực thi Luật Cạnh tranh,góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp vàngười tiêu dùng.

BAN BIÊN TẬP

Ảnh: google.com

Page 4: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ …vca.gov.vn/Newsletters/canhtranh5_forWeb.pdf · định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành

V C A D4 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 5 - 2009

Trong số này BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

5 HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

9 VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

13 TRANG QUỐC TẾ

18 GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

21 HỎI ĐÁP

23

25 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

28 CHÚNG TÔI LÀ AI

29 HOẠT ĐỘNG KỲ TỚI

30 TẢN MẠN

HƯỚNG TỚI MẠNG LƯỚI CẠNH TRANH QUỐC GIA

22 PHÁP LUẬT PHÒNG VỆTHƯƠNG MẠI

Page 5: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ …vca.gov.vn/Newsletters/canhtranh5_forWeb.pdf · định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành

V C A D 5CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 5 - 2009

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

Nhận thấy Công ty Xăng dầuhàng không VINAPCO có dấuhiệu lạm dụng vị trí độc quyền

trên thị trường, VCAD đã chủ động thuthập chứng cứ, tiến hành điều tra vàchuyển kết quả và hồ sơ điều tra sangHội đồng cạnh tranh xử lý.

Trên cơ sở kết quả này, ngày 14tháng 4 năm 2009, Chủ tịch Hội đồngcạnh tranh - Thứ trưởng Bộ CôngThương Lê Danh Vĩnh đã ra Quyết địnhsố 07/QĐ-HĐCT ngày 02 tháng 3 năm2009 về việc thành lập Hội đồng xử lývụ việc liên quan đến hành vi hạn chếcạnh tranh của Công ty VINAPCO doThứ trưởng Bộ Tư Pháp Đinh TrungTụng - Phó Chủ tịch Hội đồng cạnhtranh làm chủ tịch.

Căn cứ kết quả điều trần, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phân tích và xácđịnh VINAPCO đã vi phạm Luật cạnh tranh tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 14 vềcác hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm.

Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh quyết định xử phạt tiền VINAPCO 3,37 tỷđồng và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền về tổ chức quản lý đối vớiVINAPCO và các dịch vụ xăng dầu hàng không, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh.

LÊ DUY

(Theo Ban thư ký Hội đồng cạnh tranh)

Xử phạt VINAPCO 3,37 tỷ đồng đối với hành vi vi phạm vị trí độc quyền

Page 6: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ …vca.gov.vn/Newsletters/canhtranh5_forWeb.pdf · định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành

V C A D6 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 5 - 2009

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

Trong 03 ngày từ 20/4 đến22/4/2009, VCAD và Ủy bancạnh tranh của Tổ chức OECD đã

cùng phối hợp tổ chức khóa đào tạo“Phân tích định lượng trong các vụviệc cạnh tranh” tại khách sạn Melia,Hà Nội. Khóa học có sự tham giagiảng dạy của các chuyên gia nướcngoài giàu kinh nghiệm trong lĩnhvực cạnh tranh như: Ông Arnie Cel-nickers đến từ Ủy ban cạnh tranhOECD, Ông Matthew Weinberg đếntừ Ủy ban Thương mại liên bang HoaKỳ (USFTC) và Bà Sara Ross đến từ Cơquan cạnh tranh Anh. Về phía các họcviên có các cán bộ của VCAD, Hộiđồng cạnh tranh và các tổ chức liênquan.

Hiện nay, trong lĩnh vực quản lýcạnh tranh, bên cạnh phương phápđịnh tính thì phương pháp địnhlượng thường được sử dụng khi cácCơ quan quản lý cạnh tranh tìm hiểunhững vấn đề thực tế cơ bản, quyếtđịnh tiến hành điều tra một vụ việc,xác định vấn đề và xây dựng giảthuyết, thu tập chứng cứ bổ sungnhằm củng cố hoặc bác bỏ giả thuyếtđã đặt ra. Phương pháp định lượng,trong đó có kinh tế lượng dựa trêncác kỹ thuật và suy luận thống kê đểphân tích các dữ liệu được quan sátnhằm đánh giá các lý thuyết kinh tếvà đưa ra dự đoán của các lý thuyếtđó. Phương pháp này đã được sử

dụng khá rộng rãi trong hoạt độngđiều tra của các cơ quan cạnh tranhtại một số nước trên thế giới nhưnglại là vấn đề khá mới ở Việt Nam. Dovậy, mục tiêu chính của khóa học lànhằm trang bị cho các cán bộ của Cơquan cạnh tranh Việt Nam các côngcụ lượng hoá kinh tế cơ bản hỗ trợtrong quá trình điều tra xử lý các vụviệc cạnh tranh, cụ thể là:

- Giúp các học viên có thể làmviệc hiệu quả với các nhà kinh tế họctrong các vấn đề liên quan đếnphương thức định lượng;

- Giúp các học viên đọc và hiểucác phân tích định lượng;

- Giúp các học viên hiểu rõ hơncác phân tích định lượng được sửdụng trong hồ sơ doanh nghiệp nộpcho cơ quan cạnh tranh;

- Giúp các học viên lựa chọnphương pháp phân tích định lượngphù hợp trong khi xử lý các vụ việccạnh tranh;

- Trang bị nền tảng cơ bản choviệc học tập các kỹ thuật định lượngnâng cao phục vụ cho công tácchuyên môn.

Tại khóa học, các học viên đãđược nghe các bài giảng của chuyêngia, trong đó có sự kết hợp giữa phầntrình bày lý thuyết như quy luật cung-cầu, xác định tính co giãn chéo củacầu theo giá, khái niệm và cách xác

định thị trường, xác định thiệt hại tớihạn với các ví dụ thực tiễn và các bàitập tình huống giả định, từ đó giúpcác học viên có sự hình dung và tiếpcận gần hơn với các vụ việc xảy ratrong thực tế. Ngoài ra, các học viêncũng có khoảng thời gian trao đổi vàhỏi ý kiến chuyên gia về một số vấnđề vướng mắc trong quá trình giảiquyết các vụ việc ở Việt Nam, từ đónâng cao khả năng tiếp thu nhữngkiến thức đã được truyền tải.

Thông qua các công cụ này, cácđiều tra viên có được định hướngđúng đắn và cụ thể hơn trong việc:

- Xác định thị trường liên quan;- Xác định mức độ thiệt hại của

các vụ việc cạnh tranh (sáp nhập, hợpnhất);

- Phân tích mức độ cạnh tranh củathị trường;

- Cung cấp bằng chứng làm cơ sởđể xác định các hành vi thoả thuậnhạn chế cạnh tranh;

- Thu thập và quản lý thông tin.Kết thúc khóa học, các học viên

đều nhất trí về việc đạt được phần lớncác mục tiêu đặt ra từ đầu chươngtrình. Khóa học được đánh giá là cầnthiết và có chất lượng trong việc cungcấp một số công cụ phân tích kinh tếhữu ích cho các điều tra viên Việt Namkhi xử lý các vụ việc cạnh tranh.

NGÂN AN

Khóa đào tạo “PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG CÁC VỤ VIỆC CẠNH TRANH”

Page 7: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ …vca.gov.vn/Newsletters/canhtranh5_forWeb.pdf · định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành

VCAD đại diện cho Cơ quan quản lý Cạnh tranh ASEAN tham dự diễn đàn Khu vực Đông Nam Á - OECD lần thứ 2 tại Bangkok - Thái Lanngày 27 - 28/4/2009

Ngày 27-28 tháng 4 vừa qua, VCAD đãđại diện cho Cơ quan quản lý Cạnhtranh các nước thành viên ASEAN

tham dự diễn đàn Khu vực Đông Nam Á –OECD lần thứ 2 tại Bangkok - Thái Lan vớichủ đề “Tăng cường năng lực cạnh tranhthông qua hội nhập vùng”.

Diễn đàn lần này được tổ chức bởiChính phủ hoàng gia Vương quốc Thái Lanvới sự hợp tác của OECD, Ban thư kí ASEANvà Ngân hàng phát triển châu Á. Diễn đàngồm 4 phiên, trong đó có 1 phiên bàn về vaitrò của chính sách cạnh tranh đối với tái cấutrúc kinh tế và giới thiệu về bộ công cụđánh giá chính sách cạnh tranh của OECD.Phiên làm việc này đã cung cấp một cáchtổng quát về những lợi ích mang lại từ việcban hành và thực thi hiệu quả luật và chínhsách cạnh tranh. Qua thực tiễn đã chứngminh cạnh tranh là một nhân tố chủ chốt vàquan trọng giúp kinh tế tăng trưởng hiệuquả.

Bên cạnh đó, diễn đàn cũng giới thiệubộ công cụ đánh giá cạnh tranh mới củaOECD nhằm tìm ra và loại bỏ những trở ngạiđối với cạnh tranh trong nền kinh tế.

Trong khuôn khổ phiên làm việc vềchính sách cạnh tranh, đại diện của VCADđã có phần trình bày giới thiệu hiện trạngvề hợp tác xây dựng và thực thi chính sách,pháp luật cạnh tranh giữa các nước thànhviên ASEAN; kinh nghiệm của Việt Namtrong việc xây dựng và thực thi chính sách,pháp luật cạnh tranh; triển vọng hợp tác xâydựng và thực thi chính sách cạnh tranh giữacác thành viên ASEAN thời gian tới, đồngthời nêu ra triển vọng hợp tác giữa ASEANvà các nước thành viên OECD cũng như bảnthân OECD trong lĩnh vực này.

Đây là diễn đàn quan trọng được tổchức thường niên, quy tụ các nhà nghiêncứu quốc tế cao cấp, các quan chức cao cấpcủa chính phủ (Bộ trưởng Ngoại giao TháiLan, một số Thứ trưởng từ các nước ASEAN,đại sứ của các nước OECD tại Thái Lan,…) vàcác tổ chức kinh tế quốc tế (Tổng thư kíASEAN, Phó Tổng thư kí OECD, ADB,…). Việcđại diện cho cơ quan cạnh tranh các nướctham dự diễn đàn có ý nghĩa quan trọngtrong việc khẳng định và nâng cao vị thếcủa VCAD trong quan hệ hợp tác quốc tế vềcạnh tranh.

AN VŨ

V C A D 7CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 5 - 2009

Trong khuôn khổ hoạt động xây dựng nộidung dự thảo của Luật Bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng, tiến tới trình Chính phủ

vào cuối năm 2009, Ngày 14/4/09 tại trụ sở BộCông Thương đã diễn ra cuộc họp lần thứ 5 Tổbiên tập xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng.

Phát biểu khai mạc cuộc họp, Ông BạchVăn Mừng - Cục trưởng VCAD - Phó trưởngBan soạn thảo xây dựng Luật bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng đã nêu lên một số vấn đề cầnxin ý kiến của các thành viên Tổ biên tập như:đối tượng áp dụng; khái niệm người tiêudùng; giải quyết tranh chấp giữa người tiêudùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hànghoá, dịch vụ và các vấn đề liên quan khác. Cácthành viên Tổ biên tập đã thảo luận và cho ýkiến đối với những vấn đề mà Nhóm thườngtrực xây dựng Luật bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng cần xin ý kiến cũng như những vấnđề khác liên quan đến Dự thảo Luật. Tuynhiên, hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến khácnhau đối với các vấn đề mà Nhóm thườngtrực xin ý kiến; chẳng hạn như: về khái niệm“người tiêu dùng”, hiện nay còn có hai ý kiếnkhác nhau, có ý kiến cho rằng: người tiêudùng bao gồm cả tổ chức và cá nhân tuynhiên cũng có ý kiến khác lại cho rằng ngườitiêu dùng chỉ nên quy định là cá nhân. Cácvấn đề này sẽ được xin ý kiến Ban soạn thảotrong cuộc họp sắp tới.

Phát biểu bế mạc cuộc họp, ông Bạch VănMừng đánh giá cao những đóng góp của cácthành viên Tổ biên tập và khẳng định các ýkiến của các thành viên Tổ biên tập sẽ đượcNhóm thường trực nghiên cứu, tiếp thu vàđưa vào Dự thảo.

VĂN THÀNH

Cuộc họp lần thứ 5, Tổ biên tập xây dựng Luật Bảo vệquyền lợi người tiêu dùng

Page 8: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ …vca.gov.vn/Newsletters/canhtranh5_forWeb.pdf · định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành

V C A D8 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 5 - 2009

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

Trong thời gian gần đây, vấn đề chấtlượng sữa đã trở thành một chủ đề đượccác phương tiện thông tin đại chúng và

dư luận hết sức quan tâm, đặc biệt là sau vụviệc sữa nhiễm melamine được phát hiện tạiTrung Quốc và kết quả khảo sát chất lượngsữa bột tại TP.HCM của Hội Tiêu chuẩn và Bảovệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas). Ngày27/4/2009 tại Hà Nội, Công ty Truyền thôngliên kết kinh doanh Bizlink Media (trực thuộcVinastas) đã tổ chức Toạ đàm “Chất lượng sữavới người tiêu dùng”. Tham dự Tọa đàm, ngoàicác công ty sản xuất, phân phối sữa tại ViệtNam còn có đại diện của các cơ quan, bộngành có liên quan và đông đảo phóng viênbáo chí.

Phát biểu tại buổi toạ đàm, Bà Vũ Thị BạchNga - Trưởng Ban Bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng - VCAD đã nhấn mạnh đến các quyềncủa người tiêu dùng cũng như trách nhiệmcủa các tổ chức, cá nhân kinh doanh hànghoá, dịch vụ. Bà Nga cho rằng, việc đảm bảochất lượng sữa không chỉ là trách nhiệm củanhững người bán hàng mà còn là trách nhiệmcủa nhà sản xuất, nhà phân phối. Bên cạnh đó,Bà Nga cũng nhấn mạnh việc bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng chính là một trong nhữngbiện pháp quan trọng để bảo vệ quyền lợi củachính các doanh nghiệp.

Các đơn vị và cá nhân tham gia đã đánhgiá cao nội dung được thảo luận tại buổi tọađàm và cho rằng buổi tọa đàm mang tínhthiết thực trong bối cảnh chất lượng vệ sinhan toàn thực phẩm nói chung và chất lượngsữa đang trở thành vấn đề được xã hội hết sứcquan tâm. VĂN THÀNH

Toạ đàm “Chất lượng sữa với người tiêu dùng”

Để chuẩn bị cho báo cáo kết quả triển khaicông tác bảo vệ người tiêu dùng của cácđịa phương sau một năm thực hiện theo

Nghị định 55/2008/NĐ-CP, Trong tháng 4/2009,Lãnh đạo VCAD và Ban bảo vệ người tiêu dùngđã làm việc với các Sở Công Thương một số cácTỉnh phía Bắc là: Quảng Ninh, Hải Dương, HưngYên, Tp. Hà Nội.

Nội dung của các buổi làm việc bàn về cácnội dung sau:

- Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ bảovệ người tiêu dùng ở địa phương;

- Tuyên truyền phổ biến pháp luật;- Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại;- Phát triển Hội Bảo vệ người tiêu dùng, bao

gồm hai hoạt động chính:+ Hỗ trợ các Hội đã thành lập;+ Xúc tiến thành lập Hội tại các địa phương

chưa có Hội bảo vệ người tiêu dùng.- Kế hoạch triển khai công tác bảo vệ người

tiêu dùng năm 2009;- Các vấn đề cần kiến nghị với Bộ Công

Thương liên quan tới công tác bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng.

Tiếp theo các buổi làm việc này, dự kiến,trong tháng 5 và tháng 6, VCAD sẽ có các buổilàm việc với Sở Công Thương các tỉnh miềnTrung và miền Nam.

QUANG ĐÔNG

VCAD làm việc với Sở Công Thương các Tỉnh về bảo vệngười tiêu dùng

Page 9: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ …vca.gov.vn/Newsletters/canhtranh5_forWeb.pdf · định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành

V C A D 9CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 5 - 2009

VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

14hngày 15 tháng 4 năm 2009tại trụ sở VCAD, đại diệnBan Bảo vệ người tiêu

dùng – Bà Vũ Thị Bạch Nga đã có cuộc gặpmặt với đại diện Công ty Cổ phần Vật tư Y tếHải Dương. Tại buổi gặp mặt, Ông Long chobiết ngày 03 tháng 4 năm 2009 Công tynhận được thông tin từ đại lý bán hàng tạiCầu Giấy Hà Nội về hiện tượng lọ thuốc cónhiễm bẩn, ngày 04 tháng 4 năm 2009,Công ty thông báo trên toàn quốc về quyếtđịnh thu hồi toàn bộ lô hàng mắc lỗi nêutrên, đồng thời gửi mẫu lên Viện Kiểmnghiệm thuốc Trung ương để kiểm tra.Ngoài ra Công ty tạm ngưng dây truyền sảnxuất thuốc nhỏ mắt cho đến khi có kết luận

chính thức của cơ quan chức năng và camkết sẽ bồi thường toàn bộ cho những thiệthại cho người tiêu dùng do sử dụng sảnphẩm trên, trên cơ sở giám định y khoa.Cho đến nay, Công ty mới thu hồi được 55lọ trên tổng số 19,216 lọ.

Bà Nga cho rằng, những hành động màcông ty đã làm là cần thiết và yêu cầu Côngty Cổ phần Vật tư Y tế Hải Dương tiếp tụcthông báo rộng rãi và việc thu hồi các sảnphẩm nói trên để đảm bảo an toàn sứckhoẻ của người tiêu dùng. Đồng thời, Bà đềnghị Công ty Cổ phần Vật tư Y tế Hải Dươngphối hợp với các cơ quan liên quan xem xétlại quy trình sản xuất cũng như xét nghiệmcác sản phẩm bị lỗi và thông báo kết quảvề cho VCAD.

Với chức năng cơ quan quản lý nhànước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,VCAD khuyến nghị: Trong khi chờ kết luậncủa các cơ quan chức năng, người tiêudùng nếu đã mua sản phẩm thuốc nêu trênthì ngừng ngay việc sử dụng và hãy gửi trảlại nhà sản xuất để thu hồi.

VĂN THÀNH

Nhận được thông tin khiếu nại của khách hàng vàthông tin của các cơ quan báo chí như về tình trạngtrong lọ thuốc nhỏ mắt có rêu của Công ty Cổ phầnVật tư Y tế Hải Dương, Ban Bảo vệ người tiêu dùngVCAD đã mời ông Nguyễn Trường Long, Phó Giámđốc phụ trách chất lượng - đại diện Công ty Cổ phầnVật tư Y tế Hải Dương - về các vấn đề liên quan đếnsản phẩm thuốc bị khiếu nại

Cục Quản lý cạnh tranh (VCAD) khuyến cáo ngườitiêu dùng không sử dụng sản phẩm thuốc có rêu

Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tạiẤn Độ cho biết, Tổng vụ Tự vệ - Bộ Tàichính Ấn Độ có Thông báo số D-

22011/10/2009 ngày 09/4/2009 về việc raquyết định tiến hành điều tra áp dụng biệnpháp tự vệ đối với mặt hàng thépcuộn/tấm/xẻ băng cán nóng (Hot RolledCoils/Sheets/Strips Steel, mã HS 7208) nhậpkhẩu vào Ấn Độ từ Úc, Bỉ, Canada, Trung Quốc,Pháp, Đức, Nhật, Kazakhstan, Hàn Quốc,Malaysia, Hà Lan, Rumani, Nga, Nam Phi, Ả-rập-xê-út, Thụy Điển, Đài Loan, Thái Lan, ThổNhĩ Kỳ, Các tiểu vương quốc Ả-Rập thốngnhất, Anh, Mỹ, Ukraina và Việt Nam.

Theo thông báo này, các bên liên quankhác muốn đăng ký làm bị đơn tự nguyện thìtrong vòng 21 ngày kể từ ngày 09/4/2009phải gửi đơn đăng ký đến Tổng vụ Tự vệ - Bộ

Tài chính Ấn Độ. Theo đó, hạn cuối cùng đểcác bên liên quan khác gửi đăng ký làm bị đơntự nguyện là ngày 29/4/2009.

VCAD đã thông báo tới các doanh nghiệpsản xuất, xuất khẩu mặt hàng nói trên sang thịtrường Ấn Độ để biết và chủ động chuẩn bịđối phó với vụ việc. Trong trường hợp cần biếtthêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ: BanXử lý chống bán phá giá, chống trợ cấp và tựvệ, Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương.

Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà NộiĐiện thoại: (04) 2220 5012; Fax: (04) 2220 5003Email: [email protected] hoặc

[email protected]: www.qlct.gov.vn

SĨ GIẢNG

Tổng vụ Tự vệ - Bộ Tài chính Ấn Độ tiến hành điều tra tự vệ mặt hàng thépcuộn/ tấm/ xẻ băng cán nóng có nguồn gốc xuất xứ từ nhiều nước, trongđó có Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ

Page 10: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ …vca.gov.vn/Newsletters/canhtranh5_forWeb.pdf · định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành

V C A D10 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 5 - 2009

VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

Ngày 20/4/2009, Bộ Thương mạiHoa Kỳ (DOC) ra quyết địnhchính thức điều tra chống bán

phá giá và điều tra chống trợ cấp mặthàng túi PE đựng hàng hóa bán lẻ cónguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam xuấtkhẩu vào thị trường Ấn Độ. Đồngthời, theo quyết định này Hoa Kỳcũng tiến hành điều tra chống bánphá giá mặt hàng nêu trên có nguồngốc xuất xứ từ Đài Loan và Indonesia.

Căn cứ theo Quyết định điều tra,Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ tiến hànhđiều tra phá giá và trợ cấp đối với mặthàng này. Một số thông tin cụ thểnhư sau:

- Mô tả sản phẩm: sản phẩm túiPE đựng hàng hóa bán lẻ bị kiệnthuộc mã HS 3923.21.0085 theo Hệthống mã số hài hòa của Hoa Kỳ(HTSUS).

- Nước thay thế: trong 3 nước bịđơn, chỉ có Việt Nam vẫn bị coi lànước có nền kinh tế phi thị trường(NME) nên Bên nguyên đề nghị sửdụng Ấn Độ là nước thay thế cho ViệtNam.

Hoa Kỳ kiện đồng thời chống bán phá giá và chống trợ cấp mặt hàng túi PEđựng hàng hóa bán lẻ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ

Quốc gia Biên độ phá giáViệt Nam 28,49% - 76,11%

Indonesia 35,47% - 60,24%

Đài Loan 76,25% - 95,81%

Biên độ phá giá mặt hàng túi PE đựng hàng hóa bán lẻ cónguồn gốc từ Việt Nam, Đài Loan và Indonesia

Số liệu thống kê về nhập khẩu mặt hàng túi PE đựnghàng hóa bán lẻ vào Hoa Kỳ

Việt Nam 2006 2007 2008Số lượng (1.000 cái) 3.061.998 7.288.037 7.192.325

Trị giá (đô-la Mỹ) 17.480.448 65.428.966 79.408.688

Indonesia 2006 2007 2008Số lượng (1.000 cái) 1.592.965 3.396.505 2.819.569

Trị giá (đô-la Mỹ) 23.519.266 42.249.578 37.772.433

Đài Loan 2006 2007 2008Số lượng (1.000 cái) 1.593 3.397 2.820

Trị giá (đô-la Mỹ) 17.663.302 38.546.248 51.250.854

(Nguồn: Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (Mã HS 3923.21.0085))

Tiến trình vụ việc: ĐIỀU TRA CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ

ĐIỀU TRA CHỐNG TRỢ CẤP

Sự kiện Thời gian

Ngày nộp đơn khiếu kiện 31/3/2009

DOC khởi xướng tiến hành điều tra 20/4/2009

ITC ra Quyết định sơ bộ 15/5/2009

DOC ra Quyết định sơ bộ 08/9/2009

DOC ra Quyết định cuối cùng 23/11/2009

ITC ra Quyết định cuối cùng 07/01/2010

Ban hành Lệnh áp thuế chống bán phá giá 14/01/2010

Sự kiện Thời gian

Ngày nộp đơn khiếu kiện 31/3/2009

DOC khởi xướng tiến hành điều tra 20/4/2009

ITC ra Quyết định sơ bộ 15/5/2009

DOC ra Quyết định sơ bộ 24/6/2009

DOC ra Quyết định cuối cùng 08/9/2009

ITC ra Quyết định cuối cùng 23/10/2009

Ban hành Lệnh áp thuế đối kháng 30/10/2009CHI MAI

Page 11: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ …vca.gov.vn/Newsletters/canhtranh5_forWeb.pdf · định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành

V C A D 11CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 5 - 2009

Lần đầu tiên, một vụ việc hạnchế cạnh tranh do VCAD thụlý, điều tra được đưa ra xử lý

tại Phiên điều trần. Mức phạt gần4 tỷ đồng áp dụng cho mộtdoanh nghiệp lạm dụng vị trí độcquyền không phải là điều đượcbàn đến nhiều nhất, mà câuchuyện đáng nói ở đây là “cái gaiđộc quyền” đang từng bước đượcnhổ đi - một tín hiệu đáng mừngcho môi trường cạnh tranh củaViệt Nam.

Câu chuyện “các ông độcquyền” ỉ thế mạnh của mình để oép khách hàng không còn là câuchuyện mới, hiếm gặp. Nếu ví các“ông độc quyền” cụm lại là một“con bạch tuộc khổng lồ” thì chặt“vòi bạch tuộc” đâu phải là việc dễdàng. Ở các nước Anh, Mỹ, Nhật,hệ thống quy định Luật Cạnhtranh, Luật Chống độc quyền đãra đời từ thế kỷ trước. Còn ở ta,đến đầu thế kỷ XXI, Luật Cạnhtranh đối với nhiều người, thậmchí doanh nghiệp, Hiệp hội vẫncòn mới mẻ. Vì thế vấn đề thực thi

Luật, đưa các quy định của Luậtvào cuộc sống bước đầu cũng vấpphải không ít khó khăn.

“Vạn sự khởi đầu nan”. Tuynhiên, cái “khởi đầu nan” ấy đối vớidoanh nghiệp và các cơ quanthực thi Luật Cạnh tranh (VCAD vàHội đồng Cạnh tranh) dường nhưđang dần được vượt qua. Sự kiện14/4/2009 vừa qua, khi vụ việcliên quan đến Công ty cổ phầnxăng dầu hàng không (Vinapco)đơn phương ngừng cung cấpnhiên liệu cho hãng hàng khôngJetstar Pacific Airline (JPA) đượcđưa ra xử lý đã đánh dấu bướcngoặt lớn trong công tác điều travà xử lý vụ việc cạnh tranh theođúng quy định của pháp luật.

Vụ việc Vinapco là vụ việc liênquan đến DN 100% vốn nhà nướcnhưng cũng đã được các cơ quanthực thi Luật Cạnh tranh điều travà xử lý một cách hết sức nghiêmtúc, xử phạt đúng người, đúng tội.Tuy hồ sơ vụ việc chưa hoàn toànkhép lại, vì vẫn còn thời gian choVinapco khiếu nại quyết định xử

lý vụ việc, nhưng dù sao sự kiệnnày cũng phản ánh quyết tâm củaViệt Nam trong việc đưa các quyđịnh của Luật Cạnh tranh vàothực tiễn kinh doanh của doanhnghiệp.

Sự kiện ngày 14/04 chính làviệc “trọng tài đã rút tấm thẻvàng” để cảnh cáo doanh nghiệpđộc quyền phạm lỗi. Đó cũng làtấm “biển báo” cho các "ông độcquyền" khác rằng đã đến lúc cầnphải nghiêm túc xem xét và điềuchỉnh hành vi kinh doanh củamình. Ở một khía cạnh khác, cóthể thấy rằng việc xử lý nghiêm vụviệc hạn chế cạnh tranh vừa quađã khẳng định sự công minh củapháp luật Việt Nam nói chung vàpháp luật về cạnh tranh nói riêng.Các doanh nghiệp, đặc biệt lànhững doanh nghiệp “thấp cổ béhọng” hoàn toàn có thể đặt niềmtin vào các quy định của LuậtCạnh tranh và hệ thống cơ quanthực thi Luật trong quá trình bảovệ quyền, lợi ích hợp pháp củamình.

Xóa bỏ độc quyền - cánh cửa cạnh tranh rộng mở

Page 12: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ …vca.gov.vn/Newsletters/canhtranh5_forWeb.pdf · định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành

V C A D12 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 5 - 2009

VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

Bán hàng đa cấp (BHĐC) là một phương thứctiếp thị để bán lẻ hàng hóa thông qua mạnglưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều

nhánh. Hàng hóa được người tham gia tiếp thị trựctiếp cho người tiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc củangười tiêu dùng hoặc một địa điểm khác khôngphải là địa điểm bán lẻ thường xuyên. Người thamgia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng,tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếpthị bán hàng của mình và của người tham gia cấpdưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lướiđó được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp nhận.

Hoạt động bán hàng đa cấp bắt đầu xuất hiệntại Việt Nam từ những năm 1998 - 1999, sau mộtthời gian phát triển mạnh hoạt động đã có nhiềudiễn biến phức tạp, đã xuất hiện dấu hiệu biếntướng thành hoạt động bán hàng đa cấp bất chính.Để có thể phân biệt được đâu là hoạt động bánhàng đa cấp (chân chính) và đâu là biến tướng củamô hình tháp ảo hay mô hình kim tự tháp (PyramidSelling) mà Luật Cạnh tranh năm 2004 của Việt Namgọi là hoạt động bán hàng đa cấp bất chính, dướiđây là một số dấu hiệu để quý vị có thể tham khảo:

- Hãy xem xét công ty đó kinh doanh sản phẩmgì?

Cơ hội để đầu tư kinh doanh là "Sản phẩm". Nếungười ta không có bán cho bạn bất cứ sản phẩm gì,mà chỉ là cơ hội hoặc một “sản phẩm tượng trưng”nào đó, thì đó là một sơ đồ hình tháp ảo. Mô hìnhtháp ảo tức là người gia nhập sau đóng tiền để tạothu nhập cho người gia nhập trước. Tại Việt Nammột số “sản phẩm tượng trưng” này có thể là GM,DV...

- Hãy cảnh giác với những cơ hội làm giàunhanh chóng!

Kinh nghiệm của hàng triệu người trên thế giớiđã chứng minh rằng kiếm tiền trong mạng lưới bánhàng đa cấp đòi hỏi một sự đầu tư thời gian lớncũng như những kỹ năng cá nhân và sự kiên trì.Ngoài sự chăm chỉ và tài năng ra, công việc nàychiếm phần lớn thời gian của mỗi người. Nếu ai đóđem đến cho bạn một cơ hội kinh doanh mà cơ hộiđó được minh hoạ bằng sơ đồ làm giàu chóngvánh, bạn nên đề phòng! Những người duy nhất trởnên giàu có là những kẻ thôi thúc được người khácmua quyền tham gia vào một mạng lưới vô tận.

- Sau khi đã xem xét về công ty và “cơ hội” hoặc

“sản phẩm” công ty kinh doanh, bạn hãy tìm hiếusâu hơn về hàng hóa và mô hình trả thưởng củacông ty đó:

+ Các sản phẩm được bán với mức giá cả đội lênquá cao?

Đôi khi những người sáng lập hình tháp ảo cốđeo mặt nạ che dấu bộ mặt thật của họ bằng việcbán sản phẩm. Nhưng thực tế thì sản phẩm sẽ cógiá cao gấp nhiều lần những sản phẩm tương tựtrên thị trường và như vậy sản phẩm đó khó mà bánlẻ thông thường được, việc bán hàng này sẽ tạo ralượng tiền hoa hồng đủ để doanh nghiệp chia chongười tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp ở cáctầng trên.

+ Những chương trình bán hàng yêu cầu muahàng dự trữ?

Một cơ hội bán hàng đa cấp hợp pháp khôngyêu cầu bạn mua những số lượng hàng dự trữ bấthợp lý nhằm để khởi sự doanh nghiệp của mình.

+ Những chương trình yêu cầu buộc phải muanhững sản phẩm hoặc dịch vụ hỗ trợ hoặc thiết bịngoại vi?

Một vài hình tháp ảo tìm cách che giấu chântướng của họ bằng việc cung cấp công cụ hướngdẫn khởi động việc kinh doanh với giá tối thiểu vàsau đó buộc người đầu tư phải mua những công cụđắt hơn như tài liệu đào tạo hoặc tài liệu hỗ trợ bánhàng.

+ Những công ty không chấp nhận cho "trả lạihàng”?

Cần tránh những kế hoạch kinh doanh mà nộidung các văn bản của họ không đồng ý mua lại mộttỉ lệ hợp lý hàng dự trữ không bán được, hoặcnhững công cụ hướng dẫn kinh doanh không cógiá trị sử dụng trong khoảng thời gian xác định saukhi mua.

+ Những chương trình trả chi phí cho chiêu mộngười mới?

Một cơ hội bán hàng đa cấp hợp pháp sẽ có kếhoạch trả thưởng dựa vào lượng sản phẩm bánđược chứ không phải dựa vào việc tuyển người mới,nếu tiền hoa hồng nhận được chủ yếu từ việc tuyểnđăng ký những nhà phân phối mới chứ không phảilà những sản phẩm được bán, thì doanh nghiệp đócó vẻ là một sơ đồ hình tháp ảo.

TÍCH PHƯỚC

Nhận diện bán hàng đa cấp bất chính

Page 13: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ …vca.gov.vn/Newsletters/canhtranh5_forWeb.pdf · định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành

V C A D 13CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 5 - 2009

tổng doanh số bán lẻ của các công tythành viên thuộc Hiệp hội DSA tại HoaKỳ đạt trên 30 tỷ đô la, với hệ thốngngười phân phối lên đến hơn 15 triệungười, trong đó khoảng 88% là phụ nữ.Các sản phẩm được bán hàng trực tiếptới người tiêu dùng nhiều nhất gồmquần áo và đồ dùng cá nhân, đồ giadụng, sản phẩm chăm sóc sức khoẻ,thiết bị giáo dục và giải trí (sách, videovà đồ chơi),...

Về mặt quy mô thì tập đoàn AmwayCorporation, thành lập năm 1959 có trụsở chính tại thành phố Ada thuộc tiểu

bang Michigan, là một trong những công ty bán hàng trực tiếplớn nhất thế giới với doanh số năm 2007 đạt khoảng 7,1 tỷ đôla Mỹ; hệ thống người phân phối lên đến trên 3 triệu người hoạtđộng tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, và riêngthị trường Châu Á đã đóng góp 70% vào doanh số bán hàngcủa Amway.

TRUNG THƯỚNG

Hiệp hội bán hàng trực tiếp của Hoa Kỳ

Hiệp hội bán hàng trực tiếp (Direct Selling Association -DSA) là Hiệp hội Thương mại quốc gia được thành lậpbởi những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản

xuất và phân phối hàng hoá, dịch vụ trực tiếp tới người tiêudùng, có trụ sở tại số1667 K Street, NW, Suite 1100 WashingtonDC, Hoa Kỳ. Đến nay đã có hơn 200công ty là thành viên của Hiệp hội baogồm cả những công ty lớn có thươnghiệu nổi tiếng như Amway, Avon,Amkey, Agel,…

Sứ mệnh của Hiệp hội là “Để bảo vệ,duy trì và phát huy tính hiệu quả củanhững thành viên mà họ đại diện. Đểđảm bảo rằng tất cả các thành viêntrong Hiệp hội đều có cơ hội được tiếpcận các thông tin và công nghệ phụcvụ cho sự phát triển của ngành bánhàng trực tiếp nhằm cung cấp chongười tiêu dùng những sản phẩm vàdịch vụ tốt nhất".

Theo báo cáo mới nhất, năm 2007

TRANG QUỐC TẾ

Page 14: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ …vca.gov.vn/Newsletters/canhtranh5_forWeb.pdf · định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành

V C A D14 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 5 - 2009

TRANG QUỐC TẾ

Giới thiệuLuật điều chỉnh cạnh tranh không

lành mạnh của cộng hòa Liên BangĐức (UWG) cấm các hành vi thươngmại được xem là không lành mạnh,Luật này đã được sửa đổi hoàn toànmới với mục tiêu hiện đại hóa và đưanó phù hợp với sự phát triển của LuậtEC. Pháp luật điều chỉnh các hành vicạnh tranh không lành mạnh của Đứcra đời từ năm 1909 và đã trải quanhiều kỳ sửa đổi, cơ quan lập phápcủa Đức đã quyết định thông quamột đạo luật hoàn toàn mới với mụctiêu để tăng cường công tác bảo vệngười tiêu dùng, mang lại sự minhbạch hơn của pháp luật liên quan đếncạnh tranh không lành mạnh vàmang lại sự tự do kinh doanh hơn.

Cấu trúc của LuậtLuật điều chỉnh hành vi cạnh

tranh không lành mạnh của Đức baogồm năm Chương và 22 Phần: cácquy định chung (Phần 1-7), các biệnpháp khắc phục (Phần 8-11), trình tựthực thi (Phần 12-15), các quy địnhhình sự (Phần 16-19) và các điềukhoản cuối cùng (Phần 20-22).

Mục tiêu và phạm vi điềuchỉnh của Luật

Luật điều chỉnh hành vi cạnhtranh không lành mạnh hướng vàoviệc bảo vệ người tham gia cạnhtranh, người tiêu dùng, những ngườitham gia thị trường khác và lợi ích của

công chúng nói chung, đảm bảocông bằng trong cạnh tranh.

Các quy định về cạnhtranh không lành mạnh

(1) Các hành vi cạnh tranh khônglành mạnh bị cấm

- Khai thác người tiêu dùng mộtcách bất hợp lý

Các đối thủ cạnh tranh trên thịtrường phải quảng cáo sản phẩm vàdịch vụ của họ theo phương thức màkhông được gây ảnh hưởng bất hợplý đến sự lựa chọn tự do và quyết địnhđộc lập của khách hàng hoặc nhữngngười tham gia thị trường khác bằngcách gây áp lực tâm lý, gây ảnh hưởng

Pháp luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh của Cộng hòa Liên Bang Đức

Page 15: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ …vca.gov.vn/Newsletters/canhtranh5_forWeb.pdf · định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành

V C A D 15CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 5 - 2009

bất hợp lý hoặc không có cơ sở, khaithác sự thiếu nhận thức của ngườitiêu dùng (đặc biệt là trẻ em), tính cảtin…

- Quảng cáo gian dốiQuảng cáo che dấu bản chất thực

nhằm cạnh tranh không lành mạnhbao gồm quảng cáo gian dối hoặcquảng cáo ngầm được thực hiệnthông qua các sự kiện bán hàng,trong các ấn phẩm bán hàng hoặctrên các phương tiện đại chúng khácbao gồm cả internet.

- Khuyến mại, cạnh tranh, rút thămvà trúng thưởng

Pháp luật có quy định cấmkhuyến mại như giảm giá, tiềnthưởng và tặng quà miễn phí nếungười bán không công bố các điềukiện tham gia theo một cách thức rõràng.

- Công kích uy tín của doanhnghiệp

Hành vi cạnh tranh không lànhmạnh theo hình thức này là hành vilàm mất uy tín hoặc bôi xấu hànghóa, dịch vụ, các hoạt động hoặc cánhân hoặc các sự kiện thương mạicủa đối thủ cạnh tranh.

- Khai thác hoặc xâm phạm côngviệc hoặc uy tín của người khác

Khai thác uy tín của người khác,chào hàng hoặc dịch vụ bằng việc bắtchước hay mô phỏng hàng hóa hoặcdịch vụ của đối thủ cạnh tranh nhằmcạnh tranh không lành mạnh gâynhầm lẫn cho khách hàng và xáo trộnthị trường, sao chép tài liệu kỹ thuậtcần thiết để mô phỏng theo phươngthức bất chính.

- Cản trở đối thủ cạnh tranh mộtcách có hệ thống

Cản trở cạnh tranh bằng sự tẩychay, chuyển nhượng khách hànghoặc nhân viên, lạm dụng sức mạnhthị trường về phương diện cầu, cảntrở việc sử dụng tên thương mại,phân biệt đối xử và bán hàng giá rẻcó hệ thống.

- Vi phạm luật điều chỉnh các hoạtđộng bán hàng,

Vi phạm pháp luật điều chỉnh cáchoạt động bán hàng được xem làcạnh tranh không lành mạnh nếu viphạm các quy định pháp luật điềuchỉnh hành vi trên thị trường theo lợiích của những người tham gia thịtrường. Ở đây chỉ áp dụng đối với cácquy định điều chỉnh hành vi thịtrường chứ không phải các quy địnhđiều chỉnh sự gia nhập thị trường.

(2) Quảng cáo gây nhầm lẫnViệc quyết định xem quảng cáo

có gây nhầm lẫn hay không cần phảicân nhắc tất cả các đặc điểm và đặcbiệt là các thông tin liên quan trongquảng cáo về đặc tính của hàng hóahay dịch vụ, giá cả và cách thức tínhgiá và các điều kiện mà hàng hóađược cung ứng hay dịch vụ đượccung cấp,…

(3) Quảng cáo so sánhVề quảng cáo so sánh, Luật điều

chỉnh cạnh tranh không lành mạnh

của Đức đã được xây dựng dựa trênquan điểm Hướng dẫn của EC vềquảng cáo so sánh; theo Phần 6(1)của Luật Quảng cáo so sánh có nghĩalà “quảng cáo mà có thể nhận biếtmột cách rõ ràng”. Quảng cáo so sánhbị cấm khi nó so sánh hàng hóa haydịch vụ không đáp ứng được đúngnhu cầu tương tự hoặc không hướngvào mục đích tương tự; không sosánh một cách khách quan một hoặcnhiều đặc tính quan trọng, đặc tínhliên quan, đặc tính được kiểm chứngvà tính đặc trưng của hàng hóa haydịch vụ hoặc giá của hàng hóa haydịch vụ đó; gây ra sự xáo trộn trên thịtrường giữa người quảng cáo và đốithủ cạnh tranh hoặc giữa nhữnghàng hóa tương ứng của họ hoặcgiữa tên thương mại của ngườiquảng cáo và tên thương mại của đốithủ cạnh tranh; lấy ưu điểm của tênthương mại của đối thủ cạnh tranhmột cách không lành mạnh hoặc làmhư uy tín của tên thương mại của đốithủ cạnh tranh; quảng cáo hàng hóahay dịch vụ được nhái hay mô phỏnghàng hóa hay dịch vụ đã được bảo hộtên thương mại

(4) Gây phiền phức không thể chấpnhận được

Hành vi này có liên quan các hoạtđộng bán hàng trực tiếp (gọi điệnthoại, fax, thư điện tử). Việc tiếp thịbằng thư điện tử, fax hoặc điện thoạiyêu cầu phải có sự đồng ý của ngườinhận. Đây được xem là hành vi cạnhtranh không lành mạnh theo quyđịnh của Luật điều chỉnh hành vithương mại không lành mạnh củaĐức.

(5) Bán hàng và chào hàng đặc biệtPháp luật điều chỉnh hành vi cạnh

tranh không lành mạnh của Đức cấmbán hàng và chào hàng đặc biệtngoài trừ một số trường hợp sau: bánhàng và chào hàng đặc biệt đối vớihàng hóa theo mùa (mùa hè và mùađông), bán hàng nhân ngày kỷ niệm,bán hàng đặc biệt trong trường hợpdoanh nghiệp giải thể,...

TÍCH PHƯỚC

Page 16: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ …vca.gov.vn/Newsletters/canhtranh5_forWeb.pdf · định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành

V C A D16 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 5 - 2009

TRANG QUỐC TẾ

ỞĐài Loan, nhà ở thường đượcbán trước khi xây dựng. Điềunày dẫn đến việc quyết định

mua nhà của người tiêu dùng phụthuộc lớn vào quảng cáo. Vì vậy, ỦyBan thương mại lành mạnh đã xâydựng một loạt các Hướng dẫn “hànhvi phân phối và quảng cáo bất độngsản”. Hướng dẫn này được xây dựngsau khi Ủy Ban đã tham khảo nhữngQuyết định và Hướng dẫn quảng cáobất động sản ở Nhật Bản và HànQuốc. Hơn nữa, Hướng dẫn đã đượctham chiếu qua các thành viên và Ủyviên cuả Ủy Ban thương mại lànhmạnh để công bố ra công chúng.

1. Quảng cáo nhà trongkhu công nghiệp

Nhà trong khu công nghiệp lànhững tòa nhà được xây dựng trênnền đất khu công nghiệp đã đượcphân loại trong quy hoạch vùng,thành phố được sử dụng cho mụcđích công nghiệp. Theo đó, quảngcáo nhà trong khu công nghiệpkhông được gây nhầm lẫn khiếncông chúng hiểu rằng nhà trong khucông nghiệp là một ngôi nhà để ở,một văn phòng hay một khu cửahàng mua sắm.

Quảng cáo nhà trong khu côngnghiệp phải thể hiện rõ ràng khu xâydựng (vùng xây dựng) chỉ sử dụnglàm khu công nghiệp thuộc quyhoạch vùng của thành phố phải baogồm chú thích hoặc minh họa rằngtòa nhà được xây dựng có mục đíchsử dụng làm khu công nghiệp.

Quảng cáo nhà xưởng trong khu

công nghiệp không được sử dụngnhững từ ngữ như “phòng khách”,“phòng ngủ” (phòng ngủ chính),phòng cho trẻ chơi, phòng nghiêncứu, phòng khách, cửa hàng, khumua sắm, phố đi dạo, siêu thị,… gâynhầm lẫn cho người tiêu dùng tưởngrằng tòa nhà có thể được sử dụng đểở hoặc cho mục đích thương mại vàkhông được dùng hình ảnh kèm theođể minh họa hoặc so sánh với mộttòa nhà có mục đích sử dụng để ởkhác.

2. Quảng cáo nhà ở xã hội(chủ đầu tư được hưởng cơchế khuyến khích của Nhànước)

Nhà ở xã hội theo qui định trongpháp luật của Đài Loan là những tòanhà được xây dựng theo Hướng dẫnlưu trú dân sự của cơ quan quản lýngành. Loại hình xây dựng này đượctài trợ và xây dựng trên nền đất củatư nhân theo khuyến khích được quiđịnh trong Hướng dẫn.

Quảng cáo nhà ở xã hội khôngđược phép gây nhầm lẫn cho côngchúng tưởng rằng những căn nhàđược nhà nước tài trợ và trực tiếp xâydựng.

Quảng cáo nhà ở xã hội phải thểhiện rõ tên người đầu tư và xây dựng;ngày và số thứ tự của văn bản khuyếnkhích chính thức được duyệt bởi cơquan chuyên ngành; thủ tục và điềukiện đối với việc mua, các điều kiệnưu đãi và số lượng người tiêu dùng cóthể đáp ứng với điều kiện này.

Quảng cáo nhà ở xã hội không

được che giấu tên người đầu tư vàxây dựng hoặc sử dụng uy tín củaChính phủ (ví dụ: quảng cáo tuyên bốrằng một tổ chức thuộc chính phủnào đó là nhà tài trợ hoặc liên danhxây dựng) và không được gây nhầmlẫn cho người tiêu dùng tưởng rằngkhông có yêu cầu tiêu chuẩn tối thiểunào cho việc mua nhà. Nếu nhà ở xãhội chỉ được xây dựng với một phầnthuộc nhà nước theo chương trìnhkhuyến khích của Chính phủ, lúc đóquảng cáo cũng không được gâynhầm lẫn cho người tiêu dùng tưởngrằng nhà ở đó hoàn toàn của nhànước.

Quy định về quảng cáo nhà và bất động sản trong pháp luật cạnh tranh Đài Loan

Page 17: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ …vca.gov.vn/Newsletters/canhtranh5_forWeb.pdf · định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành

V C A D 17CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 5 - 2009

3. Quảng cáo vị trí khuxây dựng

Quảng cáo nhà ở phải chi tiết rõràng bằng chữ viết hoặc bằng hìnhảnh minh họa vị trí của khu xây dựng.Việc quảng cáo vị trí của tòa nhà đểbán trước khi xây dựng không đượckhác so với khi tòa nhà được hoànthiện.Trong trường hợp vị trí khu xâydựng ở cách xa từ một địa điểm nhấtđịnh (chẳng hạn trường học, côngviên,…) thì quảng cáo không được sửdụng những cụm từ như “gần sát”hoặc “láng giềng liền kề” với nhữngđịa điểm đó.

4. Quảng cáo các điềukiện về giao thông/vận tảitrong mối quan hệ với khuxây dựng

Quảng cáo nhà diễn giải các điềukiện về khoảng cách giao thông phảitính toán khoảng cách này dựa trênđộ dài của quãng đường thực tế. Khidiễn giải điều kiện giao thông hoặckhoảng cách theo thời gian đi bộhoặc thời gian đi bằng xe hơi trongquảng cáo thì thời gian này phải đượctính dựa trên điều kiện giao thôngthông thường.

5. Quảng cáo kích thướccủa tòa nhà

Quảng cáo tòa nhà phải diễn giảirõ khu vực chính của tòa nhà, khutiếp giáp tòa nhà và diễn giải tất cảkhu vực được phân chia của toàn bộtòa nhà. Các thuật ngữ như “kíchthước thực tế”, “kích thước tiện íchcông cộng”, “lợi ích”, “kích thước đượcbán” hoặc là một số thuật ngữ nào đóđược sử dụng trong quảng cáo mộtcách bất hợp lý để diễn giải kíchthước của tòa nhà đều không được sửdụng. Những thuật ngữ này nếuđược sử dụng trong quảng cáo nhàthì phải tuân thủ quy định của Luật vềđăng ký sử dụng đất.

6. Quảng cáo mặt ngoài,thiết kế và vách ngăn củatòa nhà

Từ ngữ và hình ảnh minh họatrong quảng cáo được sử dụng đểdiễn giải mặt ngoài, thiết kế và váchngăn của tòa nhà phải giống như bảnthiết kế mặt bằng và bản thiết kế đãđược cấp phép xây dựng của cơ quanchuyên ngành. Pháp luật về thươngmại lành mạnh của Đài Loan nghiêmcấm quảng cáo những nội dung trênkhác với văn bản đã được duyệt củacơ quan quản lý ngành.

7. Quảng cáo trang thiếtbị của tòa nhà

Khi quảng cáo trang thiết bị củatòa nhà trước khi xây dựng thì phảigiống với những trang thiết bị khi tòanhà được hoàn thành. Chẳng hạn,trong quảng cáo trang thiết bị của tòanhà trước khi xây có diễn giải “lối vàotầng trệt sẽ được trang bị chìa khóathẻ máy tính”, “cầu thang là sản phẩmcủa hãng Mitsubishi, Hitachi hoặcToshiba” thì khi tòa nhà được hoànthiện, trang thiết bị của tòa nhà phảiđúng với nội dung trong quảng cáo.

8. Quảng cáo giá nhàKhi quảng cáo đưa tin về giá cả

của đơn vị nhà được bán theo khunggiá (giá trần và giá sàn), thì khi cácđơn vị nhà này được bán phải nằmtrong khung giá đã được quảng cáo.Trong trường hợp các đơn vị nhàđược bán với các mức giá khác so vớikhung giá được quảng cáo, thì ngườibán sẽ bị vi phạm Luật thương mạilành mạnh.

9. Quảng cáo quang cảnhcủa tòa nhà và tiện ích côngcộng

Khi quảng cáo quang cảnh củatòa nhà trước khi xây chẳng hạn như:đường đi dạo, bể bơi, phòng tập thểdục, vườn, chùa,…và những tiện íchnhư trường học, công viên, khu thểthao, các cơ quan hành chính nhànước,…thì phải giống với thực tế nhưkhi dự án xây dựng được hoàn thành.

Quảng cáo những tiện ích côngcộng trong xây dựng cũng phải đượcdiễn giải rõ ràng ngay cả khi tiện íchđó chưa được hoàn thiện. Chẳng hạnnhư trong quảng cáo có diễn giải là“liền kề là khu quy hoạch để làm côngviên” hoặc nếu quang cảnh của tòanhà tách biệt với khu tiện ích côngcộng thì nội dung này cũng phảiđược diễn giải rõ trong quảng cáo vàkhông được gây nhầm lẫn cho ngườitiêu dùng.

10. Quảng cáo thông tinquan trọng khác

Quảng cáo nhà có diễn giải rằngtòa nhà đã được kiểm tra bởi các cơquan chức năng thuộc tỉnh, quận vàcó giấy phép xây dựng trong khi trênthực tế vẫn chưa nhận được giấyphép sử dụng. Chẳng hạn, khi xâydựng tòa nhà thuộc diện phải xin cấpphép, người xây dựng chưa được cấpphép nhưng trong quảng cáo lại cóđưa thông tin về giấy phép xây dựngvà ghi chi tiết “giấy phép xây dựngsố:…”.

Khi thực hiện quảng cáo nhà,người quảng cáo không được sửdụng uy tín của tổ chức Chính phủhoặc của nhân vật nổi tiếng nào đó.Chẳng hạn như có trường hợp mộtdoanh nghiệp đã tiến hành quảngcáo bằng cách đưa thông tin “xâydựng được giám sát bởi Ủy ban Giaodịch chứng khoán nhà nước”. Với tìnhtiết như vậy, quảng cáo được xem làgian dối và vi phạm pháp luật vềthương mại lành mạnh.

TÍCH PHƯỚC

Page 18: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ …vca.gov.vn/Newsletters/canhtranh5_forWeb.pdf · định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành

V C A D18 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 5 - 2009

GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

1. Sự hình thành và thựctiễn thực hiện các điều kiệnthương mại chung

Trước đây khi nền kinh tế củanước ta chưa phát triển, tình trạnglàm ăn manh mún, nhỏ lẻ và mỗidoanh nghiệp chỉ có một lượngkhách hàng không đáng kể. Tuynhiên, kể từ khi Đảng và Nhà nướcthực hiện chính sách mở cửa kinh tếcùng với xu thế hội nhập và phát triểnđã buộc các doanh nghiệp Việt Namphải “tư duy lại” và họ đã đạt đượcnhững thành công nhất định. Cùngvới sự phát triển kinh tế - xã hội mộtcách nhanh chóng, đời sống củanhân dân cũng không ngừng đượccải thiện, người dân từ nhu cầu “ăn nomặc ấm” dần dần chuyển sang nhucầu “ăn ngon mặc đẹp”, các hàng hoá,dịch vụ xa xỉ cũng được NTD Việt Namđón nhận một cách sôi động. Đã cónhững doanh nghiệp có số lượngNTD lên đến hàng nghìn thậm chí làhàng triệu người nhất là nhữngdoanh nghiệp kinh doanh các hànghóa, dịch vụ thiết yếu đối với NTD vàcác doanh nghiệp lớn khác. Sự thuậntiện của các điều kiện thương mạichung là không phải bàn cãi, tuynhiên, xung quanh vấn đề này cũngcòn nhiều việc đáng quan tâm.

Do NTD không được trực tiếpđàm phán, thỏa thuận các điều

khoản trong các hợp đồng theo mẫucũng như phải chấp nhận các điềukiện thương mại khác một cách bịđộng nên trong nhiều trường hợpNTD gặp phải rất nhiều rủi ro. Thựctiễn công tác bảo vệ NTD cho thấy,NTD có thể bị xâm phạm thông quamột trong các hình thức sau:

Thứ nhất, điều kiện thương mạichung có những quy định nhằm hạnchế, loại bỏ quyền của NTD. Dựa trêncơ sở tự do thỏa thuận, tự do giao kếtcủa pháp luật dân sự mà trong nhiềuhợp đồng theo mẫu, quy tắc bánhàng thương nhân quy định: NTDkhông được khiếu nại sau khi mua, sửdụng hàng hóa, dịch vụ hay hàng đãmang ra khỏi cửa hàng thì không đượctrả lại với bất kỳ lý do gì,... Trong trườnghợp NTD ký vào các bản hợp đồnghay chấp nhận các điều kiện bánhàng như vậy thì các quy định đóđương nhiên có hiệu lực trên thực tế.Tuy nhiên, rõ ràng đây là những điềukhoản hết sức bất lợi cho NTD trongkhi theo các quy định của pháp luật,họ hoàn toàn có quyền thực hiện việckhiếu nại, đổi hàng khi hàng cókhuyết tật,…

Thứ hai, điều kiện thương mại cóquy định nhằm buộc NTD phải gánhchịu những rủi ro bất hợp lý. Các quyđịnh này thường buộc NTD phải chịunhững rủi ro mà lẽ ra họ không phảichịu theo quy định của pháp luật;

Hợp đồng quy định trước các điều kiệnthương mại và những vấn đề đặt ra để bảovệ người tiêu dùng ở Việt Nam

Lời dẫn:Để phù hợp với số lượng

người tiêu dùng (NTD) ngàycàng tăng cũng như tạo thuậnlợi trong hoạt động kinh doanhcủa mình, nhiều doanh nghiệpđặc biệt là các doanh nghiệp cósố lượng khách hàng lớn đã lựachọn giải pháp chung là đưa racác quy định, hợp đồng mẫu,điều kiện bán hàng (sau đâygọi tắt là “điều kiện thương mạichung”) áp dụng cho tất cảkhách hàng của mình. Sẽchẳng có gì để nói nếu các điềukiện thương mại này là hợp lývà đảm bảo được các quyền cơbản của NTD theo quy định củapháp luật, tuy nhiên trên thựctế không phải lúc nào cũng vậyvà NTD Việt Nam vẫn có thể bịvi phạm quyền lợi thông quacác điều kiện thương mạichung này. Vậy vấn đề này thểhiện trên thực tế như thế nào?Các quy định của pháp luậthiện hành đã đủ để điều chỉnhcác hành vi nói trên hay chưa?Trong phạm vi bài viết nàychúng tôi xin đưa ra một sốphân tích cũng như kiến nghịđối với quá trình xây dựng vàhoàn thiện hệ thống pháp luậttại Việt Nam.

Page 19: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ …vca.gov.vn/Newsletters/canhtranh5_forWeb.pdf · định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành

V C A D 19CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 5 - 2009

đồng thời loại trừ trách nhiệm củathương nhân bán hàng hóa, cung cấpdịch vụ phải chịu.

Anh P.C.T ở Hải Phòng rất bức xúcvề việc gia đình anh phải ký hợp đồngcung cấp nước sạch trong đó có điềukhoản về NTD phải chịu phụ phí dothất thoát nước trên đường vậnchuyển. Mặc dù số tiền phải trả khôngphải là lớn lắm, chỉ khoảng vài banghìn đồng nhưng rõ ràng là không thểchấp nhận, việc thất thoát nước trênđường vận chuyển là trách nhiệm củađơn vị cung cấp chứ không phải củaNTD - Anh P.C.T ấm ức! Hay như gầnđây, báo chí phản ánh vụ việc mộtkhách hàng dự định sẽ kiện ngânhàng vì ngân hàng trốn tránh tráchnhiệm trong việc để kẻ gian rút tiềncủa họ từ số tiết kiệm. Vụ việc nhưsau: theo lời NTD, ngày 23/7, chị pháthiện bị mất một sổ tiết kiệm có giá trị60 triệu đồng cùng một số giấy tờ tùythân. Ngay sau đó, chị đã liên lạc vớingân hàng X nơi chị gửi tiền tiết kiệmđể thông báo việc mất thẻ. Bất ngờ,phía ngân hàng cho biết cách đó haingày đã có người dùng giấy chứngminh nhân dân (CMND) của chị để rúttiền và giao dịch đã được chấp nhận.Rất may công an đã bắt được ngườirút tiền thông qua hệ thống cameratheo dõi của ngân hàng. Tuy nhiên,vụ việc chưa dừng lại ở đó, NTD rấtbức xúc khi ngân hàng X chối bỏhoàn toàn trách nhiệm và đổ lỗi choNTD. Lý lẽ mà ngân hàng viện dẫn làtrong quy chế tiền gửi tiết kiệm củangân hàng đã có quy định: Kháchhàng phải cất giữ thẻ tiết kiệm cẩnthận, khi mất thẻ phải thông báo ngaycho ngân hàng bằng điện thoại. Trongvòng 24 tiếng sau khi thông báo bằngđiện thoại, khách hàng phải trực tiếpđến ngân hàng để làm giấy báo mấtthẻ tiết kiệm. Nếu không thông báo kịp

thời, khách hàng phải tự chịu tráchnhiệm về những thiệt hại xảy ra. Ởtrường hợp cụ thể này, do phát hiệnquá trễ nên phải mấy ngày sau kể từlúc mất sổ tiết kiệm, chị Sương mớibáo tin cho ngân hàng. Lúc đi rút tiền,kẻ gian vừa có sổ tiết kiệm, vừa kèmtheo CMND. Do đó, ngân hàng khôngcó lý do gì để từ chối giao dịch. NTDkhông đồng tình với quan điểm củangân hàng. Bởi lẽ, mỗi cá nhân khi gửitiết kiệm đều có đăng ký mẫu chữ kýtại ngân hàng. Khi được cho xemnhững giấy tờ do ngân hàng lưu giữ,chị nhận ra ngay những khác biệt lớngiữa chữ ký của kẻ gian và chữ kýmẫu của chị. Bên cạnh đó, tuy ngườirút tiền có xuất trình CMND nhưngnếu biết đối chiếu, so sánh,... thì nhânviên ngân hàng sẽ dễ dàng phát hiệnngười cầm CMND đó không phải làchủ nhân của sổ tiết kiệm . Vụ việc sẽđược phân xử đúng sai tại Tòa án, tuynhiên, qua vụ việc này có thể thấy rõNTD rất dễ bị “cài bẫy” trước các điềukiện thương mại chung.

Thứ ba, các điều kiện thương mạichung với những thuật ngữ chuyênmôn khó hiểu gây cản trở NTD trongquá trình giao kết và thực hiện giaodịch. Trong nhiều trường hợp NTDkhông thể hiểu được các thuật ngữchuyên môn của các điều kiệnthương mại mà thương nhân đưa ra.Do vậy, họ không hoàn toàn nhậnthức được bản chất của các điềukhoản, điều kiện đó. Vì vậy, khi xảy ratranh chấp, phần thiệt thường thuộcvề NTD. Nhiều người khi đọc các hợpđồng như hợp đồng bảo hiểm, hợpđồng tín dụng, hợp đồng xây dựng,hợp đồng mua bán căn hộ,… khôngthể nào hiểu được những từ ngữ quyđịnh trong hợp đồng đó và do vậy,trong nhiều trường hợp NTD đành“nhắm mắt ký”. Tất nhiên, các thuật

ngữ chuyên môn nhiều khi rất khó đểdiễn tả được một cách thông dụngđể ai cũng hiểu được nhưng cũngkhông ít trường hợp thương nhân cốtình đưa ra những thuật ngữ đónhằm “che mắt” NTD. Rõ ràng NTDcần hết sức cẩn thận khi giao kếtnhững điều kiện thương mại như vậy.

Thứ tư, thương nhân cố tình cảntrở việc tiếp cận điều kiện thương mạichung bằng việc đưa ra các điều kiệnnày dưới những hình thức khôngthuận tiện cho NTD. Nhiều ngườiphàn nàn khi họ phải ký kết các hợpđồng theo mẫu mà trong đó cỡ chữcũng như cách trình bày rất khó đọcđặc biệt là đối với những người caotuổi, người có thị lực kém. Các hợpđồng loại này thường là rất dài, có khilên đến cả chục trang, do vậy trongnhiều trường hợp không thể đọc hếthợp đồng hoặc không đủ “kiên nhẫn”để đọc hết hợp đồng vì hợp đồng cầnphải được ký ngay. Trong trường hợpnày rõ ràng NTD có nguy cơ chịu rủiro rất lớn nếu có tranh chấp phát sinh.

Trên đây chỉ là những trường hợpđiển hình của việc áp dụng các điềukiện thương mại chung trên thực tế.Vấn đề đặt ra là các quy định củapháp luật đã đủ để bảo vệ NTD khigiao kết, thực hiện các điều kiệnthương mại chung này hay chưa?

2. Kinh nghiệm quốc tếPháp luật Bảo vệ quyền lợi NTD ở

nhiều nước trên thế giới quy định rấtrõ về các vấn đề liên quan đến điềukiện thương mại chung áp dụng choNTD đặc biệt là vấn đề hợp đồng theomẫu. Điều 11 Luật Bảo vệ NTD ĐàiLoan quy định, khi doanh nghiệpkinh doanh có ý định đưa ra một hợpđồng theo mẫu thì phải để một thờigian ít nhất là 30 ngày để NTD xemxét lại nội dung của tất cả các điều

Page 20: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ …vca.gov.vn/Newsletters/canhtranh5_forWeb.pdf · định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành

V C A D20 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 5 - 2009

GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

khoản và điều kiện. Đồng thời, Luậtcũng cho phép cơ quan có thẩmquyền ở cấp trung ương có thể xemxét thông báo đến NTD trong mộtthời gian thích hợp để NTD có thểxem xét các điều khoản và điều kiệncủa hợp đồng ở một số ngành. Điều11 cũng quy định: nếu các điều khoảnvà điều kiện trong hợp đồng theo mẫuđược hiểu theo nhiều nghĩa thì phảigiải thích trên cơ sở có lợi cho NTD. Luậtcũng quy định nếu điều khoản củahợp đồng không công bằng đối vớiNTD thì bị coi là vô hiệu.

Luật Bảo vệ NTD của Quebec(Canada) cũng như bản hướng dẫnthực thi Luật đã quy định một cáchchi tiết các vấn đề liên quan đến hợpđồng tiêu dùng theo mẫu. Điều 8,Luật Bảo vệ NTD Quebec khẳng định:NTD có thể đề nghị tuyên bố vô hiệumột hợp đồng hoặc đề nghị giảmnghĩa vụ của mình nếu trong hợp đồngthể hiện rõ sự không cân xứng giữaphần nghĩa vụ tương ứng của các bênmà phần lớn thuộc về NTD hoặc nếunghĩa vụ của NTD là quá nhiều, khônghợp lý. Điều này có nghĩa là một hợpđồng có thể bị tuyên là vô hiệu nếunó chứa đựng những điều khoản gâybất lợi cho NTD về phần nghĩa vụ màNTD phải thực hiện. Tuy nhiên, Luậtkhông coi trong trường hợp này hợpđồng sẽ bị vô hiệu đương nhiên màchỉ bị tuyên là vô hiệu khi có yêu cầucủa NTD. Đây là một quy định bảo vệNTD một cách rõ ràng trong trườnghợp họ thấy những quy định tronghợp đồng là vô lý.

Tại Điều 10, Điều 11 cũng quyđịnh về những điều khoản bị cấm,theo đó: Bất kì quy định nào mà nhờđó một thương nhân được giải phóngkhỏi hậu quả do việc làm của chínhthương nhân hoặc đại diện của thươngnhân đó gây ra và bất kì quy định nàomà nhờ đó một thương nhân có quyềnquyết định đơn phương kết luận là NTDkhông hoàn thành nghĩa vụ đều bịcấm. Như vậy, kể cả khi điều khoảnbất lợi trong hợp đồng chưa gây thiệthại cho NTD cũng như NTD không đềnghị hủy bỏ hoặc tuyên bố vô hiệuhợp đồng nhưng nếu hợp đồng chứanhững nội dung bị cấm (giải phóngnghĩa vụ của thương nhân) thì đều bịcấm. Luật Bảo vệ NTD Quebec cũngquy định rất chi tiết về cách thức trìnhbày hợp đồng theo mẫu, cỡ chữ hợpđồng, màu sắc hợp đồng và thậm chílà loại giấy dùng để in hợp đồng theomẫu.

Một số nước khác như Nhật Bản,Hàn Quốc,…thậm chí còn ban hànhLuật về hợp đồng theo mẫu trong đóđưa ra những quy định rất cụ thể đểbảo vệ NTD khi xác lập giao dịchthông qua hình thức đặc thù này.

3. Quy định của pháp luậtViệt Nam liên quan đến cácđiều kiện thương mại chung

Có thể nói rằng các quy định củapháp luật Việt Nam hiện hành liênquan đến việc bảo vệ NTD khi giaokết, thực hiện các điều kiện thươngmại chung còn rất nhiều hạn chế vàchưa điều chỉnh được các vấn đề phát

sinh trên thực tế. Mặc dù Bộ luật Dânsự đã có một số quy định liên quanđến vấn đề này, ví dụ, Điều 407 cóquy định: Trong trường hợp hợp đồngtheo mẫu có điều khoản không rõ ràngthì bên đưa ra hợp đồng theo mẫu phảichịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó.Trong trường hợp hợp đồng theo mẫucó điều khoản miễn trách nhiệm củabên đưa ra hợp đồng theo mẫu, tăngtrách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợichính đáng của bên kia thì điều khoảnnày không có hiệu lực, trừ trường hợpcó thoả thuận khác. Tuy nhiên, theoquan điểm của chúng tôi thì các quyđịnh của Bộ luật Dân sự là chưa đầyđủ và mang tính chất chung chung,thiếu những quy định cụ thể, trực tiếpbảo vệ quyền lợi NTD khi giao kết,thực hiện các điều kiện thương mạichung.

Như vậy, có thể nói rằng các điềukiện thương mại chung đã, đang vàsẽ được áp dụng một cách phổ biếntrên thực tế. Vì vậy, việc bảo vệ NTDkhi giao kết, thực hiện các điều kiệnthương mại chung là việc làm hết sứccần thiết. Các quy định của pháp luậthiện hành chưa thực sự là công cụ đểbảo vệ NTD liên quan đến vấn đề này.Hy vọng, Luật Bảo vệ quyền lợi NTDtrong thời gian tới sẽ có những quyđịnh cụ thể để NTD Việt Nam thực sựyên tâm khi tham gia giao kết, thựchiện các điều kiện thương mại chungtrên thực tế.

VĂN THÀNH

Page 21: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ …vca.gov.vn/Newsletters/canhtranh5_forWeb.pdf · định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành

V C A D 21CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 5 - 2009

HỎI ĐÁP VỀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

>> Câu 1: Những thỏa thuậnnào được coi là thỏa thuận ngăncản, kìm hãm, không cho doanhnghiệp khác tham gia thị trườnghoặc phát triển kinh doanh?

✓ Trả lờiĐiều 19, Nghị định 116/2006/NĐ-

CP quy định:- Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm,

không cho doanh nghiệp khác thamgia thị trường là việc thống nhấtkhông giao dịch với doanh nghiệpkhông tham gia thỏa thuận hoặccùng hành động dưới một trong cáchình thức sau đây:

+ Yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ kháchhàng của mình không mua, bán hànghóa, không sử dụng dịch vụ củadoanh nghiệp không tham gia thỏathuận;

+ Mua, bán hàng hóa, dịch vụ vớimức giá đủ để doanh nghiệp khôngtham gia thỏa thuận không thể thamgia thị trường liên quan.

- Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm,không cho doanh nghiệp khác pháttriển kinh doanh là việc thống nhấtkhông giao dịch với doanh nghiệpkhông tham gia thỏa thuận hoặccùng hành động dưới một trong cáchình thức sau đây:

+ Yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ các nhàphân phối, các nhà bán lẻ đang giaodịch với mình phân biệt đối xử khimua, bán hàng hóa của doanhnghiệp không tham gia thỏa thuậntheo hướng gây khó khăn cho việctiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệpnày;

+ Mua, bán hàng hóa, dịch vụ vớimức giá đủ để doanh nghiệp khôngtham gia thỏa thuận không thể mởrộng thêm quy mô kinh doanh.

>> Câu 2: Xin cho biết Hành vingăn cản việc tham gia thịtrường của các đối thủ cạnhtranh mới được quy định như thếnào?

✓ Trả lờiTheo quy định tại Điều 31 Nghị

định số 116, ngăn cản việc gia nhậpthị trường của những đối thủ cạnhtranh mới là hành vi tạo ra những ràocản sau đây:

- Yêu cầu khách hàng của mìnhkhông giao dịch với đối thủ cạnhtranh mới;

- Đe dọa hoặc cưỡng ép các nhàphân phối, các cửa hàng bán lẻkhông chấp nhận phân phối nhữngmặt hàng của đối thủ cạnh tranh mới;

- Bán hàng hóa với mức giá đủ đểđối thủ cạnh tranh mới không thể gianhập thị trường nhưng không thuộctrường hợp bán hàng dưới giá thànhtoàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnhtranh.

>> Câu 3: Các hành vi bánhàng hoá, cung ứng dịch vụ dướigiá thành nhằm loại bỏ đối thủcạnh tranh; áp đặt giá mua, giábán hàng hoá, dịch vụ bất hợp lýhoặc ấn định giá bán lại tối thiểugây thiệt hại cho khách hàng; ápđặt điều kiện thương mại khácnhau trong giao dịch như nhaunhằm tạo bất bình đẳng trongcạnh tranh; và ngăn cản việctham gia thị trường của nhữngđối thủ cạnh tranh mới bị xử lýnhư thế nào?

✓ Trả lờiTheo quy định tại các Điều 18, 19,

21 và 23 Nghị định số 120, các hành vibán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dướigiá thành nhằm loại bỏ đối thủ cạnhtranh; áp đặt giá mua, giá bán hànghoá, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn địnhgiá bán lại tối thiểu gây thiệt hại chokhách hàng; áp đặt điều kiện thươngmại khác nhau trong giao dịch nhưnhau nhằm tạo bất bình đẳng trongcạnh tranh; và ngăn cản việc tham giathị trường của những đối thủ cạnhtranh mới bị xử lý như sau:

- Phạt tiền đến 5% tổng doanhthu trong năm tài chính trước nămthực hiện hành vi vi phạm của doanhnghiệp có vị trí thống lĩnh thị trườnghoặc từng doanh nghiệp thuộcnhóm doanh nghiệp có vị trí thốnglĩnh thị trường đó thực hiện hành vi viphạm.

- Phạt tiền từ 5% đến 10% tổngdoanh thu trong năm tài chính trướcnăm thực hiện hành vi vi phạm củadoanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thịtrường đó thực hiện hành vi vi phạm

thuộc một trong các trường hợp sauđây:

+ Hàng hoá, dịch vụ liên quan làcác mặt hàng lương thực, thực phẩm,trang thiết bị y tế, thuốc phũng vàchữa bệnh cho người, thuốc thú y,phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốcbảo vệ thực vật, giống cây trồng, vậtnuôi và các dịch vụ y tế, chăm sóc sứckhoẻ;

+ Doanh nghiệp vi phạm có thịphần trên thị trường liên quan từ 50%trở lên.

- Phạt tiền từ 5% đến 10% tổngdoanh thu trong năm tài chính trướcnăm thực hiện hành vi vi phạm củadoanh nghiệp thuộc nhóm doanhnghiệp có vị trí thống lĩnh thị trườngthực hiện hành vi vi phạm thuộc mộttrong các trường hợp sau đây:

+ Là doanh nghiệp có thị phầntrên thị trường liên quan lớn nhấttrong nhóm doanh nghiệp có vị tríthống lĩnh thị trường;

+ Là doanh nghiệp giữ vai trò tổchức, lôi kéo các doanh nghiệp kháctrong nhóm doanh nghiệp có vị tríthống lĩnh cùng thực hiện hành vi viphạm.

- Ngoài việc bị phạt tiền nêu trên,doanh nghiệp vi phạm còn có thể bịáp dụng một hoặc một số hình thứcxử phạt bổ sung và biện pháp khắcphục hậu quả sau đây:

+ Tịch thu tang vật, phương tiệnđược sử dụng để thực hiện hành vi viphạm bao gồm cả tịch thu toàn bộkhoản lợi nhuận thu được từ việcthực hiện hành vi vi phạm;

+ Buộc loại bỏ những điều khoảnvi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồnghoặc giao dịch kinh doanh liờn quan;

+ Buộc cơ cấu lại doanh nghiệpcó vị trí thống lĩnh thị trường.

PHI BẢO

Page 22: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ …vca.gov.vn/Newsletters/canhtranh5_forWeb.pdf · định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành

V C A D22 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 5 - 2009

HƯỚNG TỚI MẠNG LƯỚI CẠNH TRANH QUỐC GIA

lại vừa là cơ quan tư pháp (còn gọi là cơquan bán tư pháp). Sự kết hợp hai đặctính "hành chính", "tư pháp" là yếu tốđảm bảo cho cơ quan này thực hiện cácchức năng nhiệm vụ của mình.

Bài nghiên cứu đã nêu ra đượcnhững vần đề thiết yếu đối với cơ quanquản lý cạnh tranh hiện nay như về bảnchất pháp lý của cơ quan cạnh tranh,các yêu cầu cơ bản đối với cơ quan cạnhtranh cũng như tiêu chí xây dựng môhình cơ quan quản lý cạnh tranh. Bêncạnh đó, tác giả cũng nêu ra thực trạngcủa cơ quan cạnh tranh Việt Nam hiện

nay, đồng thời đưa ra mốt số khuyến nghị thiết thực nhằm thayđổi mô hình và hoàn thiện cơ cấu của cơ quan cạnh tranh ViệtNam.

PHI BẢO

Diễn đàn cạnh tranh tháng 5

Tiếp theo thành công từ diễn đàn lần trước, diễn đàn cạnhtranh trong tháng 5 sẽ tiếp tục được tổ chức với chủ đề“Bản chất pháp lý và các yêu cầu cơ bản đối với cơ quan cạnh

tranh – Bài học cho Việt Nam”. Đây là nghiên cứu của ông TrịnhAnh Tuấn, hiện đang là Trưởng ban Hợptác quốc tế - Cục Quản lý cạnh tranh –Bộ Công Thương.

Theo học thuyết tam quyền phânlập của Montesquier, quyền lực nhànước được phân thành ba quyền năng:quyền lập pháp (ban hành pháp luật),quyền hành pháp (tổ chức thi hànhpháp luật), quyền tư pháp (xét xử cáctranh chấp). Qua nghiên cứu các môhình các cơ quan cạnh tranh trên thếgiới, nhìn chung cơ quan quản lý cạnhtranh của các nước đều mang tính"lưỡng tính", vừa là cơ quan hành chính

Page 23: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ …vca.gov.vn/Newsletters/canhtranh5_forWeb.pdf · định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành

V C A D 23CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 5 - 2009

Pháp luật chốngcạnh tranh khônglành mạnh là một

trong hai bộ phận cấuthành pháp luật vềcạnh tranh nói chung.Pháp luật chống cạnhtranh không lànhmạnh ngăn chặnnhững mưu toan tạo ra lợi thế khôngchính đáng cho một bên trong tươngquan cạnh tranh, buộc các đối thủcạnh tranh phải tham gia kinh doanhmột cách bình đẳng và công bằng.Chiếu theo một trong những địnhnghĩa về cạnh tranh không lànhmạnh được phổ biến rộng rãi nhất tạiĐiều 10 bis Công ước Paris về bảo hộquyền sở hữu công nghiệp, được bổsung vào Công ước năm 1900 vàđược sửa đổi lần cuối theo Văn bảnStockholm năm 1967, bất kỳ hành vicạnh tranh nào đi ngược lại các thônglệ trung thực, thiện chí trong côngnghiệp hoặc trong thương mại đều làhành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Việc sử dụng các tiêu chí về tậpquán, đạo đức để xác định phạm vimột khái niệm pháp lý sẽ đưa đếnnhững điểm không rõ ràng. Tuynhiên, thông qua thực tiễn thươngmại, các nhà làm luật xác định đượcmột số hành vi luôn luôn bị coi là tạo

ra sự cạnh tranh không lành mạnh.Điều 10 bis Công ước Paris đã đưa ramột danh sách không đầy đủ baogồm ba hình thức cạnh tranh khônglành mạnh đặc biệt bị cấm như sau:

- Mọi hành vi nhằm gây ra sự nhầmlẫn, bằng bất kỳ phương tiện nào, vớicơ sở, hàng hoá hay hoạt động kinhdoanh, thương mại của đối thủ cạnhtranh;

- Những tuyên bố sai trái trongcông việc kinh doanh nhằm làm mấtuy tín của cơ sở, hàng hoá hay hoạtđộng kinh doanh, thương mại của đốithủ cạnh tranh;

- Những chỉ dẫn hoặc tuyên bố sửdụng trong quá trình kinh doanh nhằmlừa dối công chúng về bản chất, quytrình sản xuất, đặc điểm, sự phù hợp vềmục đích, hoặc số lượng của hàng hoá.

Bên cạnh đó, nhiều hành vi kháckhông được Điều 10 bis nhắc tớinhưng được pháp luật hoặc toà án

các nước công nhận làcạnh tranh khônglành mạnh, chẳng hạnnhư các quy định vềgây rối và cản trở kinhdoanh, xâm phạm bímật kinh doanh hoặclợi dụng thành quảđầu tư của doanh

nghiệp, thương nhân khác. Xét mộtcách khái quát, có thể thấy rằng cáchành vi cạnh tranh không lành mạnhcó cùng một bản chất là việc tạo ranhững lợi thế không chính đángtrong tương quan cạnh tranh trên thịtrường, cho dù là trực tiếp công kíchđể hạ thấp vị thế đối thủ xuống haysử dụng thành quả, uy tín của đối thủđể nâng vị thế mình lên. Cạnh tranhkhông lành mạnh cũng có thể là bấtchấp thủ đoạn, thâu tóm khách hàngbằng những biện pháp tiêu cực màcác đối thủ khác từ chối sử dụng, vànhư vậy cũng tạo ra một lợi thếkhông chính đáng. Nguyên tắc cốt lõitrong sự can thiệp của pháp luật vàocạnh tranh không lành mạnh chính làgiữ cho vị thế giữa các đối thủ cạnhtranh trên thị trường bình đẳng, đảmbảo cuộc chơi công bằng, từ đó bảovệ cạnh tranh lành mạnh để nó có thểđem lại lợi ích cho toàn thể cộngđồng.

GIỚI THIỆU VỀ PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

Page 24: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ …vca.gov.vn/Newsletters/canhtranh5_forWeb.pdf · định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành

V C A D24 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 5 - 2009

Luật Cạnh tranh và cácvăn bản hướng dẫn

Khái niệm cạnh tranh không lànhmạnh trong pháp luật Việt Nam lầnđầu tiên được Luật Cạnh tranh đưa ratại Khoản 4 Điều 3: Hành vi cạnh tranhkhông lành mạnh là hành vi cạnhtranh của doanh nghiệp trong quátrình kinh doanh trái với các chuẩnmực thông thường về đạo đức kinhdoanh, gây thiệt hại hoặc có thể gâythiệt hại đến lợi ích của Nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của doanhnghiệp khác hoặc người tiêu dùng.Chiếu theo định nghĩa này, một hànhvi cạnh tranh không lành mạnh cónhững đặc trưng như sau:

- Mục đích của hành vi là mụcđích cạnh tranh hoặc rộng hơn làmục đích lợi nhuận;

- Chủ thể thực hiện là các doanhnghiệp hoạt động trên thị trường.Theo Điều 2 Luật Cạnh tranh, doanhnghiệp được hiểu là mọi tổ chức, cánhân kinh doanh, có nghĩa là baogồm cả các chủ thể kinh doanhkhông đăng ký loại hình doanhnghiệp theo Luật Doanh nghiệp;

- Đặc điểm của hành vi là trái vớicác chuẩn mực thông thường về đạođức kinh doanh, là những quy tắc xửsự chung đã được chấp nhận rộng rãivà lâu dài trong quá trình kinh doanhtrên thị trường;

- Đối tượng bị xâm hại bao gồmba loại khác nhau: Nhà nước, người

tiêu dùng và doanh nghiệp khác.Nhìn chung, định nghĩa về cạnh

tranh không lành mạnh của LuậtCạnh tranh 2004 tương tự với địnhnghĩa của Công ước Paris và phápluật các nước có nền kinh tế thịtrường phát triển trên thế giới.

Luật Cạnh tranh quy định cụ thể09 hành vi cạnh tranh không lànhmạnh từ Điều 40 đến Điều 49 baogồm: Chỉ dẫn gây nhầm lẫn; Xâmphạm bí mật kinh doanh; Ép buộctrong kinh doanh; Gièm pha doanhnghiệp khác;Gây rối hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp khác;Quảng cáo nhằm cạnh tranh khônglành mạnh; Khuyến mại nhằm cạnhtranh không lành mạnh; Phân biệtđối xử của hiệp hội; Bán hàng đa cấpbất chính. Trong số các hành vi này,một số hành vi thể hiện sự xâm hạitrực tiếp đến đối thủ cạnh tranh nhưxâm phạm bí mật kinh doanh, gièmpha, quấy rối doanh nghiệp khác,một số hành vi có thể ảnh hưởng đếnđối thủ cạnh tranh, đồng thời lại viphạm quyền lợi của người tiêu dùngnhư chỉ dẫn gây nhầm lẫn, quảng cáovà khuyến mại nhằm cạnh tranhkhông lành mạnh.

Cuối cùng, Khoản 10 Điều 39 LuậtCạnh tranh quy định các hành vi cạnhtranh không lành mạnh khác theo tiêuchí xác định tại khoản 4 Điều 3 của Luậtnày do Chính phủ quy định. Như vậy,trong trường hợp phát hiện hành vicạnh tranh có biểu hiện không lành

mạnh mới xuất hiện trên thị trườngthì cơ quan quản lý cạnh tranh, cơquan quản lý ngành hay chính cácdoanh nghiệp, hiệp hội trong ngànhcó thể kiến nghị với Chính phủ banhành văn bản điều chỉnh để xử lý viphạm.

Bên cạnh các quy định của phápluật cạnh tranh, hệ thống pháp luậtViệt Nam còn có một số văn bản kháccó liên quan đến việc điều chỉnh hànhvi cạnh tranh không lành mạnh tạicác lĩnh vực cụ thể, đặc biệt liên quanđến sở hữu trí tuệ và xúc tiến thươngmại.

Trong năm 2008, VCAD đã triểnkhai mạnh công tác điều tra và xử lýcác vụ việc cạnh tranh không lànhmạnh theo thủ tục tố tụng cạnhtranh. Số lượng vụ việc đã tăng lênđáng kể (15 vụ việc trong năm 2008so với 04 vụ việc trong năm 2007),trong đó 10 vụ việc do VCAD chủđộng tiến hành điều tra căn cứ theothông tin thu nhận được. VCAD đã raquyết định xử lý vi phạm đối với 08 vụviệc, với tổng số tiền phạt lên tới hơn800 triệu đồng. Công tác điều tra vàxử lý cạnh tranh không lành mạnhgóp phần ổn định môi trường cạnhtranh, đặc biệt trong ngành kinhdoanh đa cấp; mặt khác cung cấpthêm một công cụ pháp lý tích cực đểcác doanh nghiệp và người tiêu dùngbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củamình.

TÍCH PHƯỚC

PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

Page 25: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ …vca.gov.vn/Newsletters/canhtranh5_forWeb.pdf · định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành

Các quy định pháp luật hiệnhành của Việt Nam đã tạo ranhững cơ sở pháp lý cần thiết

cho việc xử lý các hành vi vi phạmquyền SHTT. Theo các quy định hiệnhành, chủ thể bị vi phạm quyền SHTTcó thể áp dụng hay đề nghị áp dụngcác biện pháp dân sự [1], hình sự [2],hành chính [3] hay biện pháp kiểmsoát tại biên giới[4] nhằm bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của mìnhkhi bị xâm phạm.

Ngoài các biện pháp bảo vệquyền nêu trên, ngay từ khi ra đờiNghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày03/01/2000 về bảo hộ quyền sở hữucông nghiệp đối với bí mật kinhdoanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mạivà bảo hộ quyền chống cạnh tranhkhông lành mạnh liên quan tới sởhữu công nghiệp (sau đây gọi tắt làNghị định 54), các chủ thể của quyềnsở hữu công nghiệp (sau đây gọi tắtlà SHCN) đã biết đến một “vũ khí” tựvệ mới, đó là các quy định về bảo hộquyền chống cạnh tranh không lànhmạnh liên quan tới SHCN được quyđịnh tại Chương IV của Nghị định này.

Thật ra, việc sử dụng quyềnchống cạnh tranh không lành mạnhtrong các vụ việc có liên quan đếnSHTT đã được biết đến từ lâu trên thếgiới. Ngay từ năm 1883, trong Côngước Paris về bảo hộ quyền SHCN đãcó các quy định liên quan đến cáchành vi cạnh tranh không lành mạnhtrong lĩnh vực SHCN (Điều 1 và 10bis).Có thể nói, việc có thêm các quy địnhvề cạnh tranh không lành mạnhtrong lĩnh vực SHTT chứng tỏ từ lâucác nhà làm luật đã mong muốn sửdụng nhiều quy phạm khác nhau đểbảo hộ quyền sở hữu, quyền tự dokinh doanh nói chung và quyền SHTTnói riêng. Ngoài ra, các khía cạnhpháp lý của việc áp dụng Luật Cạnhtranh trong SHTT cũng đã đượcnghiên cứu, áp dụng trên thực tế tạirất nhiều nước trên thế giới, thể hiệnsự lo lắng của nhà làm luật đối vớitình trạng vi phạm quyền sở hữu trí

tuệ đang diễn ra ngày một nghiêmtrọng [5].

Ở Việt Nam, tuy Nghị định số 54đã đề cập đến quyền chống cạnhtranh không lành mạnh liên quanđến SHCN, nhưng chỉ đến khi LuậtCạnh tranh số 27/2004/QH11 ngày03/12/2004 bắt đầu có hiệu lực từngày 01/7/2005 vừa qua, với các điềukhoản có liên quan đến cạnh tranh

không lành mạnh nói chung và cạnhtranh không lành mạnh trong lĩnhvực sở hữu trí tuệ nói riêng (các điều39, 40, 41 Luật Cạnh tranh) thì xuấthiện một vấn đề mới cần phải đượcgiải đáp, xét cả về phương diện lýluận và thực tiễn áp dụng pháp luật[6]. Đó chính là việc tồn tại song songhai phương thức kiện dựa trên cơ sởpháp luật cạnh tranh và pháp luật vềSHTT đối với các hành vi vi phạm quyềnSHTT là một sự chồng chéo hay là mộtsự bổ sung cho nhau? Nếu câu trả lời làchồng chéo thì phải chăng cùng mộthành vi vi phạm có thể bị xử lý hai lần(áp dụng đồng thời hai loại chế tài [7];còn nếu câu trả lời là bổ sung thì cầnphân biệt hai phương thức kiện đó nhưthế nào và điều tối quan trọng là ngườibị thiệt hại nên chọn cách thức nào(hiệu quả nhất) để bảo vệ quyền lợi hợppháp của mình khi bị xâm phạm?

Với bài viết này, chúng tôi mongmuốn góp phần giải đáp câu hỏi vừađặt ra. Muốn vậy, trước hết cần làmsáng tỏ bản chất pháp lý của hành vivi phạm quyền SHTT cũng như hànhvi cạnh tranh không lành mạnh (I)trước khi đi vào phân tích vai trò củapháp luật về cạnh tranh không lànhmạnh trong các vụ việc liên quan đếnSHTT (II).

V C A D 25CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 5 - 2009

Phân biệt giữa cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

[1] Bộ luật dân sự 2005 có hiệu lực từ ngày 1/1/2006 cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền SHTT cũngnhư các quyền dân sự khác được quy định tại điều luật có tính nguyên tắc mang tên «Điều 9. Nguyêntắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự».

[2] Bộ luật hình sự 1999, Điều 131 đối với Quyền tác giả và Điều 171 đối với Quyền Sở hữu côngnghiệp

[3] Có thể kể đến Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002, Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày3/6/1999 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN và các văn bản hướng dẫn, Nghị địnhsố 31/2001/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá thông tin và các văn bảnhướng dẫn.

[4] Mục 5 Chương III Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001 được sửa đổi bổ sung theoLuật Hải quan số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005 và Nghị định số 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001về hướng dẫn thi hành Luật Hải quan (Điều 14).

[5] Tham khảo các khía cạnh về cạnh tranh không lành mạnh và giả mạo thương mại trong sáchtiếng Việt của Th.S Nguyễn Hữu Huyên, Luật Cạnh tranh của Pháp và Liên minh Châu Âu, NXB Tưpháp, Hà Nội, 2004, tr.114 ; hay tài liệu tiếng Pháp của : PASSA Jérôme, Contrefaçon et concurrencedéloyale, Litec, Paris 1997.

[6] Cứ xét theo đúng tinh thần các điều khoản của Nghị định 54 (Chương 4) và các điều khoản cóliên đến SHTT trong Luật Cạnh tranh thì có rất nhiều hành vi vừa đồng thời bị coi là vi phạm quyềnSHTT vừa đồng thời bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Ở nước ta, trong nhữngnăm gần đây, tình trạngvi phạm quyền sở hữu trítuệ (sau đây gọi tắt làSHTT) đã trở thành mộtvấn đề nổi cộm, tuy chưacó một con số thống kêchính thức và toàn diệnnào về tình trạng viphạm song qua cácphương tiện thông tinđại chúng có thể thấy sựvi phạm diễn ra ngàycàng phổ biến, mức độtheo chiều hướng trầmtrọng hơn và cách thứcngày càng tinh vi hơn.

Page 26: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ …vca.gov.vn/Newsletters/canhtranh5_forWeb.pdf · định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành

I. Khái niệm hành vi viphạm quyền SHTT và hànhvi cạnh tranh không lànhmạnh

1.Bản chất pháp lý của hành vi viphạm quyền SHTT

Quyền SHTT từ lâu đã được coi làmột dạng của quyền sở hữu tư nhân,ngay từ khi quyền SHTT tồn tại dướichế độ phong kiến tại các nước ChâuÂu như Anh, Pháp hay Cộng hoàVenise thì nó đã được coi là một loại«tài sản» thuộc sở hữu tư nhân mặcdù khi đó quyền SHTT hoàn toàn phụthuộc vào ý muốn chủ quan củangười đứng đầu vương quốc màkhông phải trên cơ sở các quy địnhđược áp dụng chung cho mọi chủ thểnhư ngày nay[8]. Hơn thế, pháp luậtcủa nhiều nước hiện nay còn có xuhướng coi quyền SHTT hơn cả quyềnsở hữu thông thường bởi lẽ, nếu nhưquyền sở hữu một tài sản hữu hìnhcho phép chủ sở hữu có các quyềnnăng như chiếm hữu, sử dụng, địnhđoạt đối với tài sản mà trong phầnlớn các trường hợp trên thực tế, chủsở hữu có thể kiểm soát tài sản mộtcách trực tiếp, thì đối với một «tài sảnvô hình» như sáng chế, giải pháp hữuích, kiểu dáng công nghiệp… mọingười (không nhất thiết là chủ sởhữu) đều có khả năng nắm giữ, sửdụng các đối tượng này khi chúngđược công bố. Bù lại, chủ sở hữu sẽđược Nhà nước dành cho các độcquyền khai thác trong một thời hạnnhất định. Tóm lại, đối với một tài sảnhữu hình, việc bảo hộ được thực hiệnkhông chỉ thông qua các quy địnhcủa pháp luật mà còn thông qua sựkiểm soát trực tiếp của chủ sở hữu đốivới tài sản, còn đối với một tài sản trítuệ, sự bảo hộ nhất thiết phải cầuviện đến sự trợ giúp của pháp luật,bởi tài sản trí tuệ thực chất là thôngtin, mà thông tin thì không một ai cóthể kiểm soát tuyệt đối được.

Như vậy, hành vi vi phạm quyềnSHTT là một dạng của hành vi viphạm quyền sở hữu. Quyền sở hữunào cũng đem lại cho người nắm giữnó những độc quyền nhất định, đốivới một tài sản hữu hình thì đó là 03quyền năng được thừa nhận từ thờiluật La Mã, còn đối với các độc quyềncủa chủ sở hữu tài sản trí tuệ thì bảnchất cũng là các độc quyền như đốivới tài sản hữu hình, sự khác biệt chỉlà phương thức thực hiện các độcquyền cũng như sự giới hạn về thời

gian mà pháp luật dành cho chủ sởhữu.

Xuất phát từ bản chất pháp lý này,khi quyền SHTT bị xâm phạm thì chủsở hữu có thể kiện yêu cầu chấm dứthành vi xâm phạm và đòi bồi thườngthiệt hại (nếu có) như trong các vụkiện dân sự thông thường khác. Việcxác định rõ bản chất hành vi xâmphạm quyền SHTT cũng như mụcđích của việc kiện sẽ là tiêu chí quantrọng khi tiến hành so sánh với bảnchất cũng như mục đích của kiện vềcạnh tranh không lành mạnh.

2. Bản chất pháp lý của hành vicạnh tranh không lành mạnh

Trên thế giới, điều chỉnh pháp luậtđối với hành vi cạnh tranh không lànhmạnh đã bắt đầu từ thế kỷ XIX. TạiĐiều 10 bis của Công ước Paris năm1883 về bảo hộ quyền sở hữu côngnghiệp đã có quy định: “Tạo thànhhành vi cạnh tranh không lành mạnhmọi hành vi đi ngược lại các tập quántrung thực trong lĩnh vực công nghiệphoặc thương mại” [9]. Luật Cạnh tranhnăm 2004 của Việt Nam tại Điều 3Khoản 4 quy định: “Hành vi cạnh tranhkhông lành mạnh là hành vi cạnhtranh của doanh nghiệp trong quátrình kinh doanh trái với các chuẩnmực thông thường về đạo đức kinhdoanh, gây thiệt hại hoặc có thể gâythiệt hại đến lợi ích của Nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của doanhnghiệp khác hoặc của người tiêu dùng".Tiếp theo đó, Điều 39 của Luật Cạnhtranh liệt kê 09 loại hành vi cạnhtranh không lành mạnh, trong đó cóhai dạng hành vi đồng thời là hành vivi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đó là chỉdẫn gây nhầm lẫn và xâm phạm bí mậtkinh doanh.

Như vậy, bản chất pháp lý củahành vi cạnh tranh không lành mạnhchính là mọi hành vi trái với các chuẩnmực trung thực và lành mạnh trongquan hệ thương mại, gây thiệt hạichủ yếu đến doanh nghiệp là đối thủcạnh tranh trên thị trường liên quan.

V C A D26 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 5 - 2009

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

[7] Trong bài viết, chế tài được đề cập đếnđối với hành vi vi phạm quyền SHTT là chế tàidân sự bởi hành vi vi phạm quyền SHTT trướchết là hành vi vi phạm một quyền dân sự. Tuynhiên chế tài được đề cập đến đối với hành vicạnh tranh không lành mạnh lại là chế tài hànhchính (xem Điều 49 khoản 2 Luật Cạnh tranh).

[8] Tham khảo: VIVANT Michel, Le droit desbrevets, Connaissance du droit, Dalloz 2005, 2èédition

[9] Article 10 bis Constitue un acte de concur-rence déloyale tout acte de concurrence contraireaux usages honnêtes en matière industrielle oucommerciale».

Page 27: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ …vca.gov.vn/Newsletters/canhtranh5_forWeb.pdf · định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành

V C A D 27CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 5 - 2009

Theo lý thuyết được thừa nhận rộngrãi ở các nước châu Âu lục địa, thì vềbản chất, hành vi cạnh tranh khônglành mạnh là hành vi vi phạm quyềndân sự; các yếu tố cấu thành của cạnhtranh không lành mạnh giống nhưcác yếu tố cấu thành trách nhiệm dânsự truyền thống, đó là hành vi cạnhtranh không lành mạnh, lỗi, thiệt hại,mối quan hệ nhân quả giữa hành vicạnh tranh không lành mạnh và thiệthại. Trong lĩnh vực sở hữu côngnghiệp, hành vi cạnh tranh không

lành mạnh chủ yếu bao gồm hành vicố tình tạo ra sự nhầm lẫn về cơ sởsản xuất, sản phẩm hoặc hoạt độngkinh doanh của một đối thủ cạnhtranh; viện dẫn hoặc chỉ dẫn tạo nênsự nhầm lẫn trong suy nghĩ của côngchúng về bản chất, phương thức sảnxuất, đặc tính, khả năng ứng dụnghoặc số lượng hàng hoá…[10]. Mụcđích của việc kiện về hành vi cạnhtranh không lành mạnh cũng là buộcchấm dứt hành vi vi phạm và đòi bồithường thiệt hại.

Vậy sự khác nhau giữa hai dạnghành vi nói trên nằm ở đâu?

3. Phân biệt giữa vi phạm quyềnSHTT và cạnh tranh không lành mạnh

Hành vi vi phạm quyền SHTT vàcạnh tranh không lành mạnh nhìn bềngoài có thể có rất nhiều điểm giốngnhau, tuy vậy sự khác nhau giữa hailoại hành vi này xuất phát từ chínhbản chất pháp lý của mỗi loại hành vi.Đó chính là sự khác nhau về phạm viáp dụng, yếu tố chủ thể và yếu tố lỗi.

Một là, về phạm vi áp dụng, chỉ cóthể tạo thành hành vi vi phạm quyềnSHTT khi có một quyền SHTT hợppháp đang được bảo hộ bị xâmphạm. Nói một cách khác đi sẽ khôngcó khái niệm về vi phạm quyền SHTTkhi mà quyền đó không hề tồn tại, vídụ như trường hợp một nhãn hiệukhông đăng ký thì không thể căn cứvào pháp luật về SHTT để bảo vệ khibị xâm phạm. Tuy nhiên, cũng trongtrường hợp này lại hoàn toàn có thểáp dụng Luật Cạnh tranh để điềuchỉnh, theo đó hành vi sử dụng chỉdẫn làm sai lệch nhận thức của kháchhàng về hàng hoá, dịch vụ nhằm mụcđích cạnh tranh là một dạng củahành vi cạnh tranh không lành mạnh,không phụ thuộc vào việc dấu hiệuchỉ dẫn đó đã được đăng ký hay chưa.Từ sự phân tích này có thể thấynhững “đối tượng có liên quan đếnSHTT” thuộc phạm vi áp dụng LuậtCạnh tranh rộng hơn so với pháp luậtvề SHTT. Các đối tượng như khẩu hiệukinh doanh, biểu tượng, bao bì… nếukhông được bảo hộ bằng các quyđịnh riêng về SHTT thì hoàn toàn cóthể tìm thấy cơ sở pháp lý để bảo vệtrong Luật Cạnh tranh.

Hai là yếu tố chủ thể, không thểnói đến hành vi cạnh tranh khônglành mạnh khi mà trên thực tế cácchủ thể không ở trong vị thế “cạnhtranh” với nhau. Cụ thể, chỉ có thể kếtluận về hành vi cạnh tranh khônglành mạnh nếu các chủ thể có hànhvi bị cấm đối với đối thủ cạnh tranh

trên thị trường liên quan, bao gồm thịtrường sản phẩm liên quan và thịtrường địa lý liên quan (Điều 3 Khoản1 Luật Cạnh tranh) [11] theo nguyêntắc được pháp luật các nước thừanhận rằng “Mọi thương nhân trungthực phải có nghĩa vụ thực hiện cácbiện pháp cần thiết để cá biệt hoá sảnphẩm của mình nhằm không gâynhầm lẫn với sản phẩm khác” [12].Trong khi đó, có thể kết luận hành vivi phạm quyền SHTT với bất kỳ chủthể nào vi phạm độc quyền của chủsở hữu đã được pháp luật quy định.Có thể lấy một ví dụ hình tượng nhưmột doanh nghiệp tại Cà Mau đãcopy nguyên vẹn một nhãn hiệu đãđăng ký cho cùng nhóm sản phẩmcủa doanh nghiệp khác có trụ sở vàphạm vi hoạt động tại Cao Bằng. Giảsử rằng hai doanh nghiệp này khôngcó quan hệ cạnh tranh với nhau trênthị trường địa lý liên quan (do ở quáxa nhau), thì chủ nhãn hiệu vẫn hoàntoàn có thể kiện về hành vi vi phạmquyền SHTT nhưng sẽ không thể kiệnvề hành vi cạnh tranh không lànhmạnh.

Ba là yếu tố lỗi, hành vi cạnh tranhkhông lành mạnh là hành vi có lỗi cốý theo pháp luật hiện hành cũng nhưđược ghi nhận từ lâu trong pháp luậtcác nước [13]. Điều 40 của Luật Cạnhtranh chỉ rõ hành vi chỉ dẫn gây nhầmlẫn phải “nhằm mục đích cạnh tranh”,do đó không thể nói tới cạnh tranhkhông lành mạnh khi mà người chủthể không biết mình đang thực hiệnhành vi bị cấm. Đối với lĩnh vực SHTT,lỗi không phải là yếu tố bắt buộc cấuthành hành vi vi phạm. Một khi cácđối tượng của quyền SHTT đã đượcđăng ký theo đúng trình tự pháp luậtquy định thì các chủ thể khác đượcsuy đoán là đã biết tới quyền của chủsở hữu. Do đó, sẽ cấu thành hành vi viphạm quyền SHTT mọi hành vi thuộcđộc quyền của chủ sở hữu quyềnSHTT mà không được chủ sở hữu chophép.

Qua phân tích trên có thể bướcđầu khẳng định việc tồn tại song songhai phương thức kiện dựa trên cơ sởpháp luật cạnh tranh và pháp luật vềSHTT đối với các hành vi vi phạm quyềnSHTT là một sự bổ sung cho nhau. Vấnđề đặt ra, như chúng tôi đã đề cập ởtrên, là người bị thiệt hại nên chọn cáchthức nào (hiệu quả nhất) để bảo vệquyền lợi hợp pháp của mình khi bịxâm phạm?

TS. NGUYỄN HỮU HUYÊN

(Hết phần I)

[10] Điều 10 bis khoản 2 Công ước Paris năm1883.

[11] Điều 3 Luật Cạnh tranh : « … 1. Thị trường liên quan bao gồm thị trường sản

phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan.Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường

của những hàng hoá, dịch vụ có thể thay thể chonhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.

2. Thị trường địa lý liên quan là một khu vực địalý cụ thể trong đó có những hàng hoá, dịch vụ cóthể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranhtương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khuvực lân cận...»

[12] Xem Luật Cạnh tranh của Pháp và Liênminh Châu Âu, Nguyễn Hũu Huyên, trang 130,sách đã dẫn.

[13] Toà phá án thương mại Pháp ngày22/09/1983 (Cass. Com, 22 septembre 1983), ánlệ dẫn trong : PASSA (Jérôme), Marque et con-currence déloyale, JCN Marques – Dessins etModèles, Fasc 7550, Version 3/2003.

Page 28: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ …vca.gov.vn/Newsletters/canhtranh5_forWeb.pdf · định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành

Ban Điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là đơn vị trực thuộc VCAD, được thành lập theo Quyếtđịnh số 27/2006/QĐ-BTM ngày 28 tháng 8 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương). Bancó chức năng, nhiệm vụ giúp Cục trưởng VCAD thực hiện chức năng tổ chức điều tra và xử lý các vụ việc cạnh tranh

liên quan đến các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và quản lý hoạt động bán hàng đa cấp trên phạm vi toàn quốc.Ban Điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động có trình độ chuyên

môn chuyên ngành luật và kinh tế. Các thành viên của Ban đã từng có kinh nghiệm làm việc từ các doanh nghiệp do đócó thể đáp ứng được nhiệm vụ chính trị được giao.

Mục tiêu hoạt động của Ban Điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lànhmạnh là tạo lập và duy trì một môi trường cạnh tranh lành mạnh trong đó cácdoanh nghiệp tham gia thị trường bình đẳng với nhau, qua đó nâng cao phúclợi tiêu dùng. Với phương châm như vậy, nhiệm vụ của chúng tôi là:

• Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đếncạnh tranh không lành mạnh;

• Tổ chức điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh; • Phối hợp với các Sở Công Thương địa phương tổ chức quản lý hoạt

động bán hàng đa cấp trên toàn quốc;• Phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc VCAD xây dựng đội ngũ cán bộ,

nâng cao năng lực hoạt động, tuyên truyền và phổ biến pháp luật cạnh tranh.

Đoàn Tử Tích PhướcSinh năm 1978Cử nhân Luật kinh tế - Đại Học LuậtHà Nội, Thạc sỹ Luật – ĐH Quốc giaHà Nội. Gia nhập VCAD từ năm 2005. Hiệnlà Phó trưởng Ban và là Điều traviên cạnh tranh có nhiều kinhnghiệm.

Tập thể thành viên Ban Điều tra và Xử lý cáchành vi cạnh tranh không lành mạnh - Ảnh: A.V.

BAN ĐIỀU TRA VÀ XỬ LÝ CÁC HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

V C A D28 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 5 - 2009

CHÚNG TÔI LÀ AI ?

Phan Đức QuếSinh năm 1979Cử nhân quan hệ quốc tế- Học việnNgoại giao, Cử nhân kinh tế - Đại họcngoại thương, Thạc sỹ Quản trị kinhdoanh trường Đại Học Latrobe, Aus-tralia. Gia nhập VCAD từ năm 2003,hiện là Phó trưởng Ban và là Điều traviên cạnh tranh có nhiều kinhnghiệm.

Nguyễn Mai HạnhSinh năm 1979Cử nhân tài chính kế toán ĐH Sax-ion Hà Lan, Thạc sĩ MBA trườngGreenwich University, UK. Gianhập VCAD từ năm 2005.

Cao Xuân QuảngSinh năm 1979Cử nhân Luật, Thạc sỹ Luật học- KhoaLuật – ĐH Quốc gia Hà Nội. Gia nhậpVCAD từ năm 2006, trước đó đã từnglàm tư vấn luật và Luật sư. Hiện đanglà điều tra viên cạnh tranh.

Lê Văn TháiSinh năm 1977Cử nhân kinh tế chuyên ngànhkinh tế đối ngoại - Khoa kinh tế -ĐH Quốc gia Hà Nội. Gia nhậpVCAD từ tháng 8 năm 2007, trướcđó đã từng làm việc trong lĩnh vựcXNK.

Bùi Trung ThướngSinh năm 1978Tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dânvà Đại học Ngoại thương. Gia nhậpVCAD từ năm 2006. Trước khi gianhập VCAD đã từng có nhiều nămkinh nghiệm làm việc trong lĩnh vựcXNK. Hiện đang là điều tra viên cạnhtranh.

Page 29: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ …vca.gov.vn/Newsletters/canhtranh5_forWeb.pdf · định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành

V C A D 29CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 5 - 2009

HOẠT ĐỘNG KỲ TỚI

Thời gian: Tháng 5,6Hoạt động: Tổ chức nghiên cứu thịtrường xăng dầu tại Việt NamNội dung: Tổ chức nghiên cứu, khảo sát,đánh giá thị trường xăng dầu tại Việt NamThành phần/dự án: VCAD, Dự án CUTSĐịa điểm: Việt Nam

Thời gian: 01 - 06/Tháng 6Hoạt động: Tổ chức đoàn tham dự Hộinghị của ICN Nội dung: Tổ chức đoàn cán bộ tham dựHội nghị của ICN (Mạng lưới cạnh tranhQuốc tế)Thành phần/dự án: Thứ trưởng Lê DanhVĩnh, Lãnh đạo và chuyên viên của VCAD Địa điểm: Zurich Thụy Sỹ

Thời gian: Tháng 5,6Hoạt động: Hợp tác với ICN về 4 chủ đềtrong luật cạnh tranhNội dung: Thực hiện chương trình hợptác của ICN đối với VCAD thông qua việccung cấp tài liệu, giải thích tham vấn vềcác kết quả nghiên cứu của các Nhómlàm việc của ICN về 4 chủ đề trong luậtcạnh tranh:- Xác định thị trường liên quan;- Vấn đề tập trung kinh tế;- Mô hình cơ quan thực thi;- Chương trình khoan dung.Thành phần/dự án: VCADĐịa điểm: Việt Nam

Thời gian: Tháng 5Hoạt động: Hội thảo xác định lợi ích vàchi phí xây dựng luật và chính sách cạnhtranhNội dung: Cán bộ VCAD tham gia Hộithảo xác định lợi ích và chi phí xây dựngluật và chính sách cạnh tranh. Hội thảo do ADBI và USFTC tài trợThành phần/dự án: VCADĐịa điểm: Malaysia

Thời gian: Tháng 5Hoạt động: Hoàn thiện dự thảo đề án "Xây dựnghệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bánphá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với mặt hàngxuất khẩu có kim ngạch lớn của Việt Nam"Nội dung: Rà soát nội dung và hoàn thiện dự thảođề án "Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm các vụkiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đốivới mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn của ViệtNam"Thành phần/dự án: VCAD, Các Vụ liên quan củaBộ Công ThươngĐịa điểm: Hà Nội

Thời gian: 29-30/Tháng 6Hoạt động: Tham dự hội nghị các nhà lãnh đạocơ quan cạnh tranh Đông ÁNội dung: Cán bộ VCAD tham dự hội nghị các nhàlãnh đạo cơ quan cạnh tranh Đông ÁThành phần/dự án: VCADĐịa điểm: Mông Cổ

Thời gian: Tháng 6Hoạt động: Tham dự Hội nghị quốc tế về luật vàchính sách cạnh tranhNội dung: Cán bộ tham dự Hội nghị quốc tế vềluật và chính sách cạnh tranhThành phần/dự án: VCADĐịa điểm: Đài Loan

Thời gian: 3-5/Tháng 6Hoạt động: Tham dự Khóa đào tạo về lạm dụng vịtrí thống lĩnh thị trường của OECDNội dung: Cán bộ VCAD tham dự Khóa đào tạo vềlạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của OECDThành phần/dự án: VCADĐịa điểm: Hàn Quốc

Thời gian: Tháng 5,6Hoạt động: Làm việc với Sở Công Thương cácTình về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngNội dung: Đánh giá tình hình thực hiện công tácbảo vệ người tiêu dùng tại địa phương; xác địnhkế hoạch cho các hoạt động trong năm 2009 vàcác đề xuất với Bộ Công ThươngThành phần/dự án: VCADĐịa điểm: Một số Tỉnh, Thành phố ở Miền Trung vàMiền Nam

Page 30: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ …vca.gov.vn/Newsletters/canhtranh5_forWeb.pdf · định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành

V C A D30 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 5 - 2009

TẢN MẠN

Người Việt Nam ai cũng nhìn thấy giữa hồ Gươmbàng bạc sương mù quá khứ một câu chuyện nhiềudị bản. Tựu chung là : “Thuở hàn vi, Lê Lợi nhặt được

thanh kiếm cổ quý giá có khắc hai chữ triện THUẬN THIÊN.Ông mang nó bên mình suốt cuộc kháng chiến cam gogiành độc lập cho dân tộc, cởi bỏ ách đô hộ giặc Minh.Ngày thái bình đến, trong một lần ngồi thuyền rồng dungoạn giữa hồ Lục Thủy, rùa thần đã nổi lên đòi Lê Lợi trảlại gươm thiêng”.

Nhìn từ nhiều góc độ dân gian, câu chuyện lung linhtầng tầng lớp lớp vẻ đẹp huyền ảo. Những người kinh việnlại diễn tả cực kỳ đa nghĩa : Trần Quốc Vượng và Vũ TuấnSán (Hà Nội nghìn xưa, Sở Văn Hóa Thông Tin Hà Nội, 1975,tr. 39 - 40) tìm hiểu rất sâu xa ý nghĩa hồ Hoàn Kiếm:

"Sử Lý - Trần hầu như chẳng nói đến hồ Gươm (…). "Chuyện "Trả gươm thần ", người Hà Nội nghe kể đã

nhiều, song ý nghĩa câu chuyện thì chưa mấy ai đào sâutìm hiểu. Trên đại thể, người ta cho truyền thuyết ấy kể việcLê Lợi được gươm thần đề chữ "Thuận Thiên" từ nước : ýtrời trao sứ mệnh cho người anh hùng đứng lên xướngnghĩa cứu dân, giúp nước, quét giặc ngoại xâm. Mười nămkhởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, người anh hùng lên làm vua,đi thuyền trên hồ, trời sai Rùa Vàng hiện lên lấy lại thanhgươm. Chủ đề bất tuyệt : "Chiến tranh và Hòa bình"…

"Thực ra đấy là vang bóng của một mẫu đề thần thoạivà một lễ tiết cổ xưa. Nếu về mặt chính trị - xã hội, thanhgươm là biểu tượng của quyền uy thì về mặt thần thoại-lễthức, thanh gươm là biểu tượng của Tia chớp - Lửa. (…)Nhúng gươm xuống nước là nghi lễ biểu thị sự hòa hợpNước-Lửa, một nghi lễ phồn thực. Lại vì gươm là tượngtrưng của chớp lửa nên nghi lễ nhúng gươm xuống nướccũng là một nghi lễ chống lụt (…).

"Sự tích hồ Gươm - gắn liền với một vị anh hùng lịch sửLê Lợi-là sự diễn tả về mặt thần thoại một lễ nghi cổ xưachung cho cả vùng Đông Nam Á : nghi lễ chống lụt và cầumong sự hài hòa của non nước …".

***Trước thời Lê, hồ gươm vốn là một khu đầm lầy rộng và

không sâu lắm, có cửa thông ra sông Hồng. Có lẽ Lê Lợi đã

cho nạo vét, đắp đập, biến đầm lầy thành một cái hồ rồibắt rùa từ Lam Kinh, Thanh Hoá về thả

Ngược dòng lịch sử ta thấy : Năm 1400, Hồ Quý Lythoán ngôi họ Trần, đổi tên nước và tiến hành cải cách. Tuynhiên sự nghiệp của ông không thành. Một mặt quý tộcTrần nổi lên khắp nơi, cầu viện nhà Minh phục quốc. Lẽnữa là dân Việt mông muội, cứ khư khư thờ vua cũ, khôngcoi họ Hồ ra gì. Năm 1407, nhà Minh triệt được họ Hồ, sátnhập An Nam vào đế quốc Trung Hoa. Năm 1418 Lê Lợikhởi nghiệp. Trong quá trình kháng chiến chống Minhgiành lại độc lập ông đã áp dụng nhiều chính sách quânsự, chính trị rất khôn khéo trên cơ sở biết người biết ta.Việc cầu phong cho Trần Cao làm An Nam quốc vương, gửicống vật và dàn hòa với Minh đế là kế sách nhất thời quantrọng.

Vậy là sau 10 năm đằng đẵng nằm gai nếm mật, Lê Lợilại ở vào vị thế giống Hồ Quý Ly trước đây. Phải chăng vìvậy mà truyền thuyết “Hoàn kiếm” được thêu dệt ?

Nếu các nghiên cứu về rùa đã dẫn hoàn toàn đúng, rõràng Lê Lợi đã ra lệnh hoặc ủng hộ việc ngăn hồ, thả rùa.Do đó không có lý do gì để nghi ngờ Lê Lợi cũng can dựvào cuộc xây dựng màn kịch trả gươm.

Cho dù huyền thoại “hoàn kiếm” ra đời trên bất cứ nềntảng văn hóa nào, mục đích duy nhất và cuối cùng của nóvẫn là hợp thức hóa, chính thống hóa sự ra đời của Lê triều.Hình ảnh rùa thần mang tính chất siêu nhiên, nó là bảnsao của “Thăng long” thời Lý Công Uẩn, và xa lạ với kháiniệm “thiên tử - con trời” trong triết lý Khổng giáo. Điềunày chứng tỏ xã hội Việt Nam khi đó vẫn còn hơi hớm thầnquyền lạc hậu. Để lấy lòng dân, Lê Lợi phải làm cho họ tintưởng rằng mình có sự hậu thuẫn của các lực lượng siêunhiên.

Nếu nhìn nhận lịch sử là sự vận động đa chiều của xãhội, thời điểm ra đời của huyền thoại Hồ gươm chính làbước ngoặt đáng lưu ý. Từ đó về sau, những truyền thuyếthoang đường như vậy vẫn còn xảy ra nhưng ở mức độcường điệu khá thấp, và tác dụng ngày càng hạn hẹp. Nóchỉ ra chiều hướng thượng của dân trí.

TRƯƠNG THÁI DU

Huyền thoại Hoàn Kiếm Ảnh: google.com

Page 31: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ …vca.gov.vn/Newsletters/canhtranh5_forWeb.pdf · định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành

V C A D 31CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 5 - 2009

CHỨC NĂNG & NHIỆM VỤ� Chủ trì xây dựng và quản lý hệ

thống thông tin dữ liệu về cạnh tranh,chống bán phá giá, chống trợ cấp, ápdụng biện pháp tự vệ và bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng; tổ chức lưu giữ vàbảo quản hồ sơ vụ việc đã được VCADvà các cơ quan có thẩm quyền khác xửlý để phục vụ cho công tác chuyênmôn của VCAD;

� Cung cấp thông tin trong nướcvà quốc tế phục vụ cho công tác quảnlý, điều hành, xây dựng pháp luật vàhoạch định chính sách của VCAD;

� Chủ động phát triển các hoạtđộng dịch vụ thông tin phục vụ yêucầu của các cơ quan quản lý nhà nước,các tổ chức, cá nhân trong và ngoàinước theo quy định của pháp luật vàchỉ đạo của Cục trưởng;

� Phối hợp với các đơn vị liênquan để biên tập và phát hành các ấnphẩm định kỳ giới thiệu, tuyên truyềnvề quản lý cạnh tranh, bảo vệ ngườitiêu dùng, các biện pháp chống bánphá giá, chống trợ cấp, áp dụng cácbiện pháp tự vệ và các hoạt độngkhác của Cục;

� Xây dựng và duy trì Hệ thốngQuản lý tri thức của VCAD;

� Tham gia hỗ trợ và phối hợp vớicác đơn vị thuộc Cục trong công tácnghiên cứu, phân tích thông tin vụviệc theo chỉ đạo của Cục trưởng;

�Thực hiện các hoạt động hợp tácquốc tế trong phạm vi được phâncông.

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANHLuôn vượt sự mong đợi của bạn

Trung tâm Thông tin cạnh tranh (CCID) là một đơn vị sự nghiệp thuộc CụcQuản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương, được thành lập theo quy định tại Nghị địnhsố 06/2006/ND-CP ký ngày 09/01/2006 của Chính phủ.

BỘ CÔNG THƯƠNG

Cục Quản lý cạnh tranh (VCAD)

Trung tâm Thông tin cạnh tranh(CCID)

Phòng Phát triển dịch vụthông tin & dữ liệu

Phòng Tổng hợp & Quan hệ công chúng

Phòng Thông tin Bảo vệ ngườitiêu dùng

Bản tin Cạnh tranh & Ngườitiêu dùng

Phòng Thông tin Phòng vệthương mại

Phòng Thông tin Cạnh tranh

CƠ CẤU TỔ CHỨC

25 Ngô Quyền, Hoàn KiếmHà Nội, Việt Nam

Tel: (84.4) 2220 5305Fax: (84.4) 2220 5303

Email: [email protected]

Ảnh: H.N. Các cán bộ trẻ của CCID

Page 32: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ …vca.gov.vn/Newsletters/canhtranh5_forWeb.pdf · định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành

Biên tập, phát hành các tài liệu tham khảo chuyên ngành là mộttrong những nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến chính sách và phápluật về Cạnh tranh, Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và phòng vệthương mại của Cục Quản lý cạnh tranh.

Độc giả có nhu cầu tham khảo xin vui lòng liên hệ với:Trung tâm Thông tin cạnh cạnh (CCID)Địa chỉ: Tầng 6 - 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm - Hà Nội, Việt NamTel: (84.4) 2220 5305 * Fax: (84.4) 2220 5303Email: [email protected] * Website: www.ccid.vn