23
Nội dung bài học 1.Khái niệm Một số vấn đề cần giải thích 2.Kết cấu cán cân thanh toán quốc tế 2.1 Cán cân vãng lai 2.2 Cán cân vốn và tài chính 2.3 Cán cân dự trữ chính thức

Cán cân thanh toán quốc tế

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Cán cân thanh toán quốc tế

Nội dung bài học1.Khái niệm Một số vấn đề cần giải thích2.Kết cấu cán cân thanh toán quốc tế 2.1 Cán cân vãng lai 2.2 Cán cân vốn và tài chính 2.3 Cán cân dự trữ chính thức

Page 2: Cán cân thanh toán quốc tế

a. Cán cân thanh toán quốc tế (The balance of payment viết tắt BoP) BoP là một bảng báo cáo thống kê, tổng hợp có hệ thống phản ảnh tất cả các giao dịch kinh tế giữa những người cư trú và người không cư trú trong một thời kì nhất định

BoP có ảnh hưởng rất lớn đến chính sách ngoại hối, chính sách kinh tế và chính sách tiền tệ của một quốc gia

Page 3: Cán cân thanh toán quốc tế

b. Người cư trú gồm: các cá nhân, các hộ gia đình, các công ty, các nhà chức trách và các tổ chức quốc tế

c. Người cư trú cần phải hội tụ đủ hai tiêu chí:- Thời hạn cư trú phải từ một năm trở lên- Và có nguồn thu nhập trực tiếp từ quốc gia mình cư

trú- Như vậy, những người không hội tụ đủ đồng thời cả

hai tiêu chí này được gọi là người không cư trú

Page 4: Cán cân thanh toán quốc tế

Đối với công ty đa quốc gia sẽ là người cư trú đồng thời tại nhiều quốc gia. Do đó, để tránh trùng lặp thì chỉ có các chi nhánh của công ty đặt tại nước sở tại mới được coi là người cư trú.

Đối với các tổ chức quốc tế như IMF, WB, UN…được xem là người không cư trú đối với mọi quốc gia, tức ngay cả với quốc gia mà tổ chức đóng trụ sở. VD: IMF đóng trụ sở tại Mỹ, nhưng những khoản đóng góp vào IMF của chính phủ Mỹ vẫn ghi chép trong BP của Mỹ như những khoản giao dịch đối với người không cư trú

Page 5: Cán cân thanh toán quốc tế

Đối với khách du lịch nước ngoài và những người nước ngoài khác được xem là người không cư trú nếu thời gian lưu trú tại nước sở tại dưới 1 năm

Đối với Việt Nam, khái niệm người cư trú và người không cư trú được qui định trong Pháp lệnh ngoại hối 2005

Page 6: Cán cân thanh toán quốc tế

BP gồm 2 bộ phận:2.1 Cán cân vãng lai (Current Balance):

phản ánh các khoản thu và chi mang tính thu nhập, nghĩa là các khoản thu chi này phản ánh việc chuyển giao quyền sở hữu về tài sản giữa người cư trú và người không cư trú. Các khoản thu phản ánh tăng tài sản quốc gia thuộc quyền sở hữu, các khoản chi phản ánh giám tài sản thuộc quyền sở hữu

2.2 Cán cân vốn (Capital balance): phản ánh các khoản thu và chi liên quan đến tài sản có và tài sản nợ, nghĩa là các khoản thu chi này phản ánh sự chuyển giao quyền sử dụng về tài sản giữa người cư trú và người không cư trú.

Page 7: Cán cân thanh toán quốc tế

a. Cán cân thương mại (Trade balance)

b. Cán cân dịch vụ (Services balance)c. Thu nhập ròng (Income balance)d. Chuyển giao vãng lai một chiều

(Current Transfers)

Page 8: Cán cân thanh toán quốc tế

Khái niệm: CCTM là bảng đối chiếu giữa tổng giá trị hàng xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một thời kì nhất định

CC này còn được gọi là cán cân hữu hình vì nó phản ánh khoản thu từ xuất khẩu và các khoản chi nhập khẩu mà các hàng hóa này lại có thể quan sát bằng mắt thường khi di chuyển qua biên giới

Page 9: Cán cân thanh toán quốc tế

Các nhân tố ảnh hưởng đến CCTM:- Tỷ giá: khi tỷ giá tăng, tức đồng nội tệ

giảm giá so với ngoại tệ sẽ làm giá trị hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm, kích thích tăng khối lượng xuất khẩu

- Lạm phát: Với các nhân tố khác không đổi, nếu tỷ lệ LP trong nước cao hơn nước ngoài sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa nước này trên thị trường quốc tế, do đó lamg cho khối lượng hàng xuất khẩu giảm

Page 10: Cán cân thanh toán quốc tế

- Thu nhập của người không cư trú: khi thu nhập của người không cư trú tăng làm tăng cầu xuất khẩu của người không cư trú, do đó làm tăng giá trị xuất khẩu bằng nội tệ và bằng ngoại tệ

Page 11: Cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân dịch vụ bao gồm: các khoản thu, chi từ các hoạt động dịch vụ về vận tải, du lịch, bảo hiểm, bưu chính, viễn thông, hàng không, ngân hàng, thông tin, xây dựng và các hoạt động dịch vụ khác giữa người cư trú và người không cư trú

Page 12: Cán cân thanh toán quốc tế

Thu nhập của người lao động: là các khoản tiền lương, thưởng và các khoản thu nhập khác do người không cư trú trả cho người cư trú và ngược lại

Thu nhập về đầu tư: là các khoản thu từ lợi nhuận đầu tư trực tiếp, Lãi từ đầu tư vào các giấy tờ có giá và các khoản lãi đến hạn phải trả của các khoản vay giữa người cư trú và người không cư trú.

Page 13: Cán cân thanh toán quốc tế

Bao gồm: các khoản viện trợ không hoàn lại, quà tặng, quà biếu và các khoản chuyển giao bằng tiền, bằng hiện vật cho mục đích tiêu dùng do người không cư trú chuyển cho người cư trú và ngược lại

Nhân tố chính ảnh hưởng đến cán cân này: là lòng tốt, tình cảm và mối quan hệ giữa người cư trú và người không cư trú

Page 14: Cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân vốn và tài chính phản ánh toàn bộ các chi tiêu và giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú về chu chuyển vốn trông các lĩnh vực• Đầu tư trực tiếp vd: nguồn vốn FDI đầu

tư vào Việt Nam• Đầu tư vào giấy tờ có giá vd: mua cổ

phiếu, trái phiếu, tín phiếu…….• Vay và trả nợ nước ngoài• Cho vay và thu hồi nợ từ nước ngoài• Chuyển giao vốn một chiều• Các hình thức đầu tư khác làm tăng tài

sản có hoặc giảm tài sản nợ

Page 15: Cán cân thanh toán quốc tế

Tùy theo mục đích sử dụng mà cán cân vốn và tài chính có thể được kết cấu theo các tiêu thức khác nhau:2.2.1) Nhằm mục đích thông kêa) Cán cân vốn bao gồm

• Đầu tư trực tiếp• Đầu tư vào giấy tờ có giá• Đầu tư khác

• Chuyển giao vốn• Giao dịch phi tài chính và phi sản xuất

b) Cán cân tài chính

Page 16: Cán cân thanh toán quốc tế

2.2.2) Nhằm mục đích phân tích kinh tế Kết cấu cán cân này như sau

• Cán cân vốn dài hạn: ghi chép luồng vốn dài hạn(kì hạn một năm trở lên) chảy vào hoặc chảy ra của một quốc gia• Cán cân vốn ngắn hạn: Ghi chép các nguồn vốn ngắn hạn ( có kì hạn một năm ) chảy vào hoặc chảy ra khỏi một quốc gia • Chuyển giao vốn một chiều: Gồm các khoản cho, tặng,viện trợ không hoàn lại và các khoản nợ được xóa

Page 17: Cán cân thanh toán quốc tế

2.3 Cán cân dự trữ chính thức

• Khoản mục dự trữchính thức còn được gọi là tài khoản dự trữ chính thức,bao gồm: vàng tiền tệ,ngoại hối, quyền rút vốn đặc biệt, dự trữ tại IMF và có tài sản nước ngoài khác

• Khi số dư tài khoản vãng lai và tài khoản vốn là âm thì NHTƯ phải rút từ quỹ dự trữ ngoại hối, vay 

NHTƯ nước ngoài  hoặc  IMF để  bù  đắp (ghi  dấu 

dương trong cán cân thanh toán)• Tóm lại, giá trị của tài khoản dự trữ chính th

ức đúng  bằng với kết quả của

cán cân tổng thể nhưng  ngược dấu

Page 18: Cán cân thanh toán quốc tế

Phần mở rộng

1) Đánh giá cán cân tổng thể của Việt Nam quý I, quý II/2012

2) Bảng tổng hợp cán cân thanh toán của Việt Nam năm 2013 do IMF công bố

Page 19: Cán cân thanh toán quốc tế

1) Đánh giá cán cân tổng thể của Việt Nam quý I, quý II/2012

Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trong quý I và quý II/2012 như sau

Page 20: Cán cân thanh toán quốc tế

Đánh giá của các Giám đốc Điều hành Các Giám đốc Điều hành (GĐĐH) hoan nghênh

Chính phủ Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong ổn định nền kinh tế trong vòng 2 năm qua, nhưng lưu ý rằng Việt Nam sẽ phải đối mặt với các rủi ro lớn trong và ngoài nước trong giai đoạn tới. Theo đó, các GĐĐH nhấn mạnh sự cần thiết phải tránh nới lỏng vị thế chính sách tại giai đoạn bước ngoặt này, và cần thúc đẩy cải cách cơ cấu.

Các GĐĐH khuyến khích NHNN tiếp tục tập trung đạt được lạm phát thấp và ổn định, hỗ trợ neo tỷ giá, và tăng dự trữ ngoại hối. Trong ngắn hạn, các GĐĐH cho rằng có ít cơ hội để NHNN tiếp tục cắt giảm lãi suất do việc này có thể khiến NHNN gặp phải rủi ro về uy tín trong việc chống lạm phát. Nói chung, các GĐĐH cho rằng có thể củng cố hơn nữa khuôn khổ chính sách tiền tệ bằng cách dựa nhiều hơn vào các công cụ thị trường và thông tin nhiều hơn cho công chúng về các chính sách trong tương lai

Page 21: Cán cân thanh toán quốc tế

2) Bảng tổng hợp cán cân thanh toán của Việt Nam năm 2013 do IMF công bố

• Việt Nam đã lấy lại được sự ổn định kinh tế vĩ mô trong năm qua, nhưng nền kinh tếđang phát triển với hai

tốc độ• Các nhà chức trách đã đạt được những tiến bộ

đáng kể trong ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế những yếu tố nhạy cảm trong khu vực ngân hàng và thúc

đẩy cải cách trong khu vực DNNN• Tuy nhiên, khu vực tài chính và DNNN vẫn là

nguồn rủi ro chính

Bối cảnh

Page 22: Cán cân thanh toán quốc tế

PHỤ LỤCCác thuật ngữ quan trọng trong bài“Người cư trú” và “không cư trú” : được quy định tại khoản 2 và 3 thuộc điều 3 trong Nghị định 164/1999/NĐ-CP, ngày 16 tháng 11 năm 1999 của chính phủ về quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt NamĐể trở thành người cư trú của một quốc gia cần hội đủ đồng thời hai tiêu chí:-Thời hạn cư trú từ 12 tháng trở lên-Có nguồn thu nhập từ quốc gia nơi cư trúNhững người không hội đủ đồng thời hai tiêu chí nêu trên đều trở thành người không cư trú.Trong thực tế cần chú ý:-Các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế, Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế Giới…là người không cư trú đối với bất kì quốc gia nào-Các đại sứ quán, căn cứ quân sự nước ngoài, các lưu học sinh, khách du lịch…không kể thời hạn cư trú là bao nhiêu đều là người không cư trú đối với nước đến và là người cư trú đối với nước đi.-Đối với các công ty đa quốc gia sẽ là người cư trú đồng thời tại nhiều quốc gia. Do đó, để tránh trùng lặp thì chỉ các chi nhánh của công ty đặt tại nước nào thì được coi là người cư trú của nước đó

Page 23: Cán cân thanh toán quốc tế

IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế (tiếng anh: International Monetary Fund, viết tắt IMF) là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng theo dõi tỷ giá hoái đối và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. Trụ sở chính của IMF đặt ở Washington D.C., thủ đô của Hoa Kỳ.FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.NFSC: Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (National Financial Supervisory Commission - NFSC/www.nfsc.gov.vn) là một cơ quan có chức năng tham mưu, tư vấn cho Thủ tướng chính phủ Việt Nam trong điều phối hoạt động giám sát thị trường tài chính quốc gia (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm); giúp Thủ tướng Chính phủ giám sát chung thị trường tài chính quốc gia. Ủy ban này được thành lập ngày 3/3/2008 theo quyết định của Thủ tướng