2
Câu 2: Vì sao nói giáo dục đạo đức cho SV là giáo dục toàn bộ nhân cách SV? Đặt vấn đề cho câu hỏi “ Giáo dục đạo đức sinh viên là giáo dục toàn bộ nhân cách sinh viên”. Về vấn đề này, chúng ta sẽ thắc mắc điểm đầu tiên không phải là giáo dục sinh viên như thế nào, mà ở đây vấn đề nhân cách sinh viên sau khi đào tạo đại học sẽ ra sao. Đó mới chính là kết quả cuối cùng ta cần thu được từ đó ta có thể suy ngược câu hỏi. Đối với một sinh viên, ban đầu khi mới bước vào trường đại học những sinh viên năm một này hầu như chưa được hiểu đầy đủ về môi trường đạo tạo mới của mình. Họ chưa khái niệm về nghề nghiệp mà mình sẽ được đào tạo tại trường. Một ví dụ nhỏ: sinh viên học ngoại ngữ chẳng hạn, thì chỉ có khái niệm vào trường học tiếng nước ngoài. Vậy có cần thiết phải vào đại học thì mới được học ngoại ngữ hay không? Như vậy, bắt đầu từ điểm xuất phát đó, ta phải định hướng nhận thức của sinh viên qua các năm học tiếp theo về mục đích học tập và nghiên cứu tại đại học. Theo các năm học tiếp theo, ngoài kiến thức cần thiết tại giảng đường vốn nhận thức của sinh viên sẽ được tăng thêm thời gian. Nhưng cũng có một lý do mà có thể nói là hầu hết sẽ nghĩ đến: “ Mình bỏ công học, thì ít ra cũng nhận được kết quả gì!!!” Đó là tấm bằng Đại học. Ở đây, ta chỉ phân tích vấn đề nhỏ này để trả lời câu hỏi trên. Có nghĩa phải chăng khi đào tạo đại học chỉ cần cho sinh viên đạt yêu cầu về điểm số có bằng ra trường chính là đào tạo xong một người lao động có trình độ nghiệp vụ. Vậy ta thử đánh giá mức độ nhận thức của một sinh viên năm cuối chuẩn bị ra trường có những phẩm chất gì… Một sinh viên năm cuối, có thể phân cấp theo trình độ học lực nhưng về phẩm chất, nhân cách của họ đều đã trải qua quá trình phát triển trong suốt thời gian học. Tùy theo mỗi con người khác nhau mà có quan niệm khác nhau về bản thân, về trường lớp, xã hội. Nhưng sẽ có điểm chung đó là tính kỷ luật trong học tập, cách giao tiếp xã hội với bạn bè và mọi

Câu 2

Embed Size (px)

DESCRIPTION

g

Citation preview

Page 1: Câu 2

Câu 2: Vì sao nói giáo dục đạo đức cho SV là giáo dục toàn bộ nhân cách SV?

Đặt vấn đề cho câu hỏi “ Giáo dục đạo đức sinh viên là giáo dục toàn bộ nhân cách sinh viên”. Về vấn đề này, chúng ta sẽ thắc mắc điểm đầu tiên không phải là giáo dục sinh viên như thế nào, mà ở đây vấn đề nhân cách sinh viên sau khi đào tạo đại học sẽ ra sao. Đó mới chính là kết quả cuối cùng ta cần thu được từ đó ta có thể suy ngược câu hỏi.

Đối với một sinh viên, ban đầu khi mới bước vào trường đại học những sinh viên năm một này hầu như chưa được hiểu đầy đủ về môi trường đạo tạo mới của mình. Họ chưa khái niệm về nghề nghiệp mà mình sẽ được đào tạo tại trường.Một ví dụ nhỏ: sinh viên học ngoại ngữ chẳng hạn, thì chỉ có khái niệm vào trường học tiếng nước ngoài. Vậy có cần thiết phải vào đại học thì mới được học ngoại ngữ hay không? Như vậy, bắt đầu từ điểm xuất phát đó, ta phải định hướng nhận thức của sinh viên qua các năm học tiếp theo về mục đích học tập và nghiên cứu tại đại học. Theo các năm học tiếp theo, ngoài kiến thức cần thiết tại giảng đường vốn nhận thức của sinh viên sẽ được tăng thêm thời gian. Nhưng cũng có một lý do mà có thể nói là hầu hết sẽ nghĩ đến: “ Mình bỏ công học, thì ít ra cũng nhận được kết quả gì!!!” Đó là tấm bằng Đại học.

Ở đây, ta chỉ phân tích vấn đề nhỏ này để trả lời câu hỏi trên. Có nghĩa phải chăng khi đào tạo đại học chỉ cần cho sinh viên đạt yêu cầu về điểm số có bằng ra trường chính là đào tạo xong một người lao động có trình độ nghiệp vụ. Vậy ta thử đánh giá mức độ nhận thức của một sinh viên năm cuối chuẩn bị ra trường có những phẩm chất gì…Một sinh viên năm cuối, có thể phân cấp theo trình độ học lực nhưng về phẩm chất, nhân cách của họ đều đã trải qua quá trình phát triển trong suốt thời gian học. Tùy theo mỗi con người khác nhau mà có quan niệm khác nhau về bản thân, về trường lớp, xã hội. Nhưng sẽ có điểm chung đó là tính kỷ luật trong học tập, cách giao tiếp xã hội với bạn bè và mọi người xung quanh môi trường học tập, quan trọng hơn là tính tự nhận thức về nghề nghiệp bản thân trong tương lai. Vậy câu hỏi “vì sao giáo dục đạo đức cho sinh viên chính giáo dục nhân cách cho sinh viên” là một câu ẩn dụ về tính đúng đắn của điều này, hay nói nó chính là câu khẳng định. Bởi giáo dục đạo đức ở đây mang ý nghĩa định hướng cho sinh viên về tư tưởng, khả năng nhận thức theo khuôn khổ đặc trưng tại mỗi trường học để từ đó tạo nên nhiều phẩm chất sinh viên khác nhau theo định hướng đó.Giáo dục đạo đức sinh viên bao gồm: giáo dục ý thức và cả giáo dục phẩm chất. Mà đó chính là tạo nên toàn bộ nhân cách của một sinh viên.