26
HI/ĐÁP VQUY TC BIÊN MC AACR2, DDC, TIÊU ĐỀ CHĐỀ VÀ MARC 21 LEAF-VN nhn được nhng câu hi vbiên mc bao gm Quy tc biên mc Anh-MAACR2, Khung phân loi DDC và MARC 21. Chúng tôi đã trli trc tiếp cho người hi, và xin tng hp li và niêm yết trên trang nhà ca Hi LEAF-VN để các đồng nghip khác dù không gi câu hi, nhưng nếu có cùng mt thc mc cũng có thxem và hc hi tnhng bài trli này Ngày 31-3-2011 Lâm Vĩnh Thế Phm ThL-Hương HI/ĐÁP K7 HI 1: Thư vin em đang tiến hành làm đề mc chđề, và hin chưa có bng đề mc chđề (ĐMCĐ) ca Vit Nam, thành ra thư vin em hin đang làm để ĐMCĐ và kim soát da vào Btđin tkhóa - khoa hc và công ngh(BTKKHCN) ca Trung tâm thông tin tư liu khoa hc và công nghquc gia. Xin hi Ch: 1- Khi biên mc gp chđề không đựợc kim soát (chđề tdo) thì nên để 650 chth2 là 4 hay để trường 653 cho thut ngchđề không kim soát. 2– Biu ghi hin ti để ĐMCĐ trường 650 chthi 7 và trường con 2 là BTKKHCN. Vi d: 650 7 \a Hàn đin \v Lun văn \2 BTKKHCN 650 7 \a Máy tính \2 BTKKHCN - Khi gp vn đề này em đã hi chuyên gia VN và được tư vn như sau : + Chđề có kim soát thì để trường 650; và + Chđề không được kim soát / Công ckim soát không có tnày thì để vào trường 653 Theo chhin ti thư vin em nên để thế nào cho chun hơn? - 1 -

Hỏi/Đáp kỳ 7

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Hỏi/Đáp kỳ 7

HỎI/ĐÁP VỀ QUY TẮC BIÊN MỤC AACR2, DDC, TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ VÀ MARC 21

LEAF-VN nhận được những câu hỏi về biên mục bao gồm Quy tắc biên mục Anh-Mỹ AACR2, Khung phân loại DDC và MARC 21. Chúng tôi đã trả lời trực tiếp cho người hỏi, và xin tổng hợp lại và niêm yết trên trang nhà của Hội LEAF-VN để các đồng nghiệp khác dù không gửi câu hỏi, nhưng nếu có cùng một thắc mắc cũng có thể xem và học hỏi từ những bài trả lời này Ngày 31-3-2011 Lâm Vĩnh Thế Phạm Thị Lệ-Hương

HỎI/ĐÁP KỲ 7

HỎI 1: Thư viện em đang tiến hành làm đề mục chủ đề, và hiện chưa có bảng đề mục chủ đề (ĐMCĐ) của Việt Nam, thành ra thư viện em hiện đang làm để ĐMCĐ và kiểm soát dựa vào Bộ từ điển từ khóa - khoa học và công nghệ (BTKKHCN) của Trung tâm thông tin tư liệu khoa học và công nghệ quốc gia.

Xin hỏi Chị:

1- Khi biên mục gặp chủ đề không đựợc kiểm soát (chủ đề tự do) thì nên để ở 650 chỉ thị 2 là 4

hay để ở trường 653 cho thuật ngữ chủ đề không kiểm soát.

2– Biểu ghi hiện tại để ĐMCĐ ở trường 650 chỉ thi 7 và trường con 2 là BTKKHCN. Vi dụ: 650 7 \a Hàn điện \v Luận văn \2 BTKKHCN

650 7 \a Máy tính \2 BTKKHCN

- Khi gặp vấn đề này em đã hỏi chuyên gia ở VN và được tư vấn như sau :

+ Chủ đề có kiểm soát thì để ở trường 650; và

+ Chủ đề không được kiểm soát / Công cụ kiểm soát không có từ này thì để vào trường 653

Theo chị hiện tại thư viện em nên để thế nào cho chuẩn hơn?

- 1 -

Page 2: Hỏi/Đáp kỳ 7

- 2 -

3-Nếu một biểu ghi có thể để cả 2 trường 650 và 653 không? khi mục đích đang làm là ĐMCĐ. Sau này khi rút trong CSDL ra tất cả các từ không được kiểm soát nhưng có tần suất sử dụng nhiều hoặc là thuật ngữ được chấp nhận thì sẽ bổ sung vào công cụ kiểm soát và từ đó trở đi chủ đề đó khi biên mục sẽ được để ở 650.

TRẢ LỜI 1: Chúng tôi xin hoan hô ý kiến của các bạn từ TV ở Hanoi v/v bắt đầu làm TĐCĐ tiếng Việt cho Thư Viện của các bạn dựa trên những tài liệu đang có tại thư viện này, để góp phần xây dựng một bộ khung TĐCĐ tiếng Việt cho VN như Thư Viện ĐH Khoa Học Tự Nhiên, TP HCM và Thư viện Khoa Học Tổng Hợp TPHCM đã/đang làm, cho dù đã có quyết định chung sau cuộc Hội thảo năm 2009 đã có sự thống nhất trong cả nuớc về việc xây dựng Bộ TĐCĐ VN và TVQG nhận đảm trách, rồi bây giờ lại ngưng không làm gì cả với lý do “thiếu kinh phí” . Việc làm của các bạn trong vấn đề này cũng là những bước mà LC đã làm hơn 100 năm trước để tạo ra cuốn TĐCĐ LC, 2009 ấn bản, (6 quyển) ngày nay. Thủ tục này được LC gọi là “LITERARY WARRANT” (NGUYÊN TẮC DỰA TRÊN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SƯU TẬP) mà tác giả Lâm Vĩnh-Thế đã ghi trong tài liệu CD : Hệ Thống Tiêu Đề Chủ Đề của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ / Lâm Vĩnh-Thế và Phạm Thị Lệ-Hương. Great Falls, VA : LEAF-VN, 2009 do Thư Viện Quốc Gia ấn hành và cung cấp miễn phí cho hai khóa huấn luyện về Hệ Thống TĐCĐ LC trong năm 2009. Xin coi tài liệu này ở trang 7, trên web của LEAF-VN ở địa chỉ URL này: http://leaf-vn.org/MucLuc-HuanLuyen-LCSH.html Xin có lời khuyên: Bất cứ lúc nào có thắc mắc về MARC 21 hay AACR2 biên mục viên cần phải tham khảo tài liệu chính gốc bằng tiếng Anh, bởi vì có khi dịch giả tiếng Việt hiểu sai và diễn dịch theo ý mình nên làm cho độc giả bị hiểu sai theo [sẽ đề cập vấn đề này ở phần dưới đây]

Theo MARC 21 bản tiếng Anh ở website này của LC như tôi chép lại một phần sau đây vì

chỉ cần giải thích đúng với câu hỏi của bạn: http://www.loc.gov/marc/bibliographic/bd650.html

Trong cách dùng của cụm từ gọi là “Tiêu đề chủ đề” dịch từ cụm từ tiếng Anh là “Subject

Headings” (viết tắt là SH) thì phải hiểu đó là “thuật ngữ có kiểm soát” – KHÔNG có vấn

đề "Chủ đề có kiểm soát và Chủ đề không có kiểm soát"; chỉ có vấn đề các từ được dùng làm

Tiêu đề là có kiểm soát hay không có kiểm soát.

Theo Từ điển trực tuyến Online Dictionary for Library and Information Science / by Joan M. Reitz (http://www.abc-clio.com/ODLIS/odlis_s.aspx), thì ta có định nghĩa sau đây: subject heading

The most specific word or phrase that describes the subject, or one of the subjects, of a work, se-lected from a list of preferred terms (controlled vocabulary) and assigned as an added entry in the bibliographic record to serve as an access point in the library catalog…. [Một từ hay cụm từ cụ thể nhất mô tả chủ đề, hay một trong các chủ đề, của một tác phẩm, được chọn ra từ một danh mục những từ chọn lọc (từ vựng có kiểm soát) và được sử dụng như là một dẫn mục phụ [tiểu dẫn phụ, tiêu đề bổ sung] trong một biểu ghi thư tịch để đóng vai trò của một điểm truy dụng trong một mục lục thư viện.”]...

Page 3: Hỏi/Đáp kỳ 7

Căn bản của hai trường dưới đây của MARC 21 là: - 650: Tiêu Đề có kiểm soát (gọi là Tiêu đề phụ/TĐ bổ sung chủ đề - Thuật ngữ đề tài (Subject added Entry – Topical term)) gọi chung là Tiêu đề chủ đề - Đề tài - 653: Tiêu Đề không có kiểm soát (gọi là “Thuật ngữ chỉ mục – không kiểm soát) Index Term - Uncontrolled). Trường 653 được dùng để ghi những thuật ngữ không được trích ra từ những bảng TĐCĐ có kiểm soát Vì vậy: các từ ghi vào 650 với chỉ thị 2 là 4 VẪN phải là TĐ có kiểm soát (vì đã ghi vào đây là : trường 650 tức là Trường dành cho TĐCĐ có kiểm soát), nhưng biên mục viên KHÔNG biết nguồn của nó nên không thể ghi ra được (source not specified); nếu biết nguồn thì phải Chỉ thị 2 là số 7 và sau đó thêm trường con $2 với tên của nguồn. Nguồn gốc của chủ đề hay thuật ngữ bàn dưới đây với chỉ thị thứ 2 là số 7 và mã trường con là số $2 HỎI 2: Biểu ghi hiện tại để ĐMCĐ ở trường 650 chỉ thi 7 và trường con \2 là BTKKHCN. Vi dụ: 650 7 \a Hàn điện \v Luận văn \2 BTKKHCN

650 7 \a Máy tính \2 BTKKHCN

- Khi gặp vấn đề này em đã hỏi chuyên gia ở VN và được tư vấn như sau :

+ Chủ đề có kiểm soát thì để ở trường 650; và

+ Chủ đề không được kiểm soát / Công cụ kiểm soát không có từ này thì để vào trường 653

Theo chị hiện tại thư viện em nên để thế nào cho chuẩn hơn?

TRẢ LỜI 2:

Theo MARC 21 ở URL này: http://www.loc.gov/marc/bibliographic/bd6xx.html

TRƯỜNG 650 - TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ ĐỀ TÀI [HAY ĐỊA DANH ĐƯỢC DÙNG LÀM DẪN TỐ CHO ĐỀ TÀI] - CÓ MÃ TRƯỜNG CON/PHỤ VỚI CHỈ THỊ THỨ 2 LÀ SỐ 7 VÀ MÃ NGUỒN CỦA TĐCĐ LÀ $2. [Về giải thích của trường con số $2 xin xem phía dưới mục tiếng Anh của MARC 21 này.]

650 - Subject Added Entry-Topical Term (R) MARC 21 Bibliographic - Full

October 2007

- 3 -

First Indicator Level of subject # - No information provided 0 - No level specified 1 - Primary 2 - Secondary

Second Indicator Thesaurus 0 - Library of Congress Subject Headings 1 - LC subject headings for children's literature 2 - Medical Subject Headings 3 - National Agricultural Library subject author-ity file 4 - Source not specified 5 - Canadian Subject Headings 6 - Répertoire de vedettes-matière 7 - Source specified in subfield $2

Page 4: Hỏi/Đáp kỳ 7

FIELD DEFINITION AND SCOPE Subject added entry in which the entry element is a topical term. Topical subject added entries may consist of general subject terms includin-names of events or objects. Subject added entries are assigned to a biblio-graphic record to provide access according to generally accepted thesaurus-building rules (e.g., Library of Congress Subject Headings (LCSH), Medical Subject Headings (MeSH)). Field 650 may be used by any institution assign-ing subject headings based on the lists and authority files identified in the sec-ond indicator position or in subfield $2 (Source of heading or term). A title (e.g., Bible and atheism), a geographic name (e.g., Iran in the Koran), or the name of a corporate body (e.g., Catholic Church and humanism) used in a phrase subject heading are also recorded in field 650.

Second Indicator - Thesaurus Subject heading system or thesaurus used in constructing the subject heading. 0 - Library of Congress Subject Headings Subject added entry conforms to and is appropriate for use in the Library of Congress Subject Headings (LCSH) and the Name authority files that are maintained by the Library of Con-gress.Conforms to LCSH is defined as:

headings (or headings and subdivisions) found in the LC authority files (including name authorities), or in the latest edition of LCSH, including the latest microfiche, printed version, CD-ROM, and supplements;

headings constructed following AACR2; headings found in the LC authority files, the latest edition of LCSH, or constructed follow-

ing AACR2 to which is added a free-floating or regular subdivision according to the rules stated in the Subject Cataloging Manual: Subject Headings, particularly subdivi-sions listed in the pattern lists, and geographic subdivisions formulated and applied ac-cording to the rules in the manual;

…. 4 - Source not specified Subject added entry conforms to a controlled list that cannot be identified by second indicator val-ues 0-3, 5-6 or by a code in subfield $2. Field 653 (Index Term-Uncontrolled) is used to record terms that are not derived from controlled subject heading lists. [4-Nguồn không được xác định:

Subfield Codes

Main term portion $a - Topical term or geographic name entry ele-ment (NR) $b - Topical term following geographic name entry element (NR) $c - Location of event (NR) $d - Active dates (NR) $e - Relator term (R) $4 - Relator code (R) Subject subdivision portion $v - Form subdivision (R) $x - General subdivision (R) $y - Chronological subdivision (R) $z - Geographic subdivision (R)

Control subfields $0 - Authority record control number (R) $2 - Source of heading or term (NR) $3 - Materials specified (NR) $6 - Linkage (NR) $8 - Field link and sequence number (R)

- 4 -

Page 5: Hỏi/Đáp kỳ 7

Tiêu đề chủ đề dung từ bảng danh mục có kiểm soát nhưng không thể định bằng chỉ thị số 0-3, 5-6 hay bằng mã trường con $2. Trường 653 (Thuật ngữ dùng làm chỉ mục – không kiểm soát) được dùng để ghi những thuật ngữ không được trích ra từ những bảng TĐCĐ có kiểm soát]

....

7 - Source specified in subfield $2 Subject added entry conforms to a set of subject heading system/thesaurus building rules. The identifying code is given in subfield $2.

■ SUBFIELD CODES

$0 - Authority record control number See description of this subfield in Appendix A: Control Subfields. $2 - Source of heading or term MARC code that identifies the source list from which the subject added entry was assigned. It is used only when the second indicator position contains value 7 (Source specified in subfield $2). Code from: Subject Heading and Term Source Codes. <<< [xem giải thích ]

Giải thích: Trong trường 650 của MARC 21, phần giải thích gọi là “Field Definition and

Scope” [Định nghĩa và phạm vi của của trường] …“Field 650 may be used by any institution

assigning subject headings based on the lists and authority files identified in the second indicator

position or in subfield $2 (Source of heading or term). [Trường 650 có thể được cơ quan thiết lập

ra đề mục chủ đề dựa trên danh mục và hồ sơ có thẩm quyền được xác định bằng chỉ thị thứ hai

hay trong mã trường con $2

■ MÃ TRƯỜNG CON (SUBFIELD CODES ) [bàn ở đây là $2]

$0 ….

$2 - Nguồn gốc của Tiêu đề [CĐ] hay thuật ngữ [dùng làm TĐ]

Mã của MARC được trích từ danh sách thuật ngữ được sử dụng như là tiêu đề phụ/tiêu đề bổ sung. Nó chỉ được dùng khi chỉ thị thứ 2 [trong trường dành cho TĐCĐ] là số 7 (Nguồn gốc được ghi ở mã trường con [ở cuối TĐCĐ] này là $2). Nhấn nút chuột vào tên của kết nối này (Source specified in subfield $2). Code from: Subject Heading and Term Source Codes. <<< thì sẽ có URL này : http://www.loc.gov/standards/sourcelist/subject.html Bạn sẽ nhìn thấy Danh sách những mã dành cho những bộ Từ khoá được chấp nhận - cần phải đọc kỹ và tìm tài liệu trong danh mục này thì mới thấy Bộ TK của VN với tên là: “Khung đề mục hệ thống thong tin khoa học và kỹ thuật quốc gia (Hà Nội : Viện Thông Tin Khoa Học Và Kỹ Thuật Trung Ương”, có mã (code) xếp theo vần ABC từ trên xuống dưới là kdm để mà đặt vào sau mã trường con số $2 >>> $2kdm >>> Không thể tùy tiện mà đặt các chữ tắt theo ý mình vào đây được Subject Heading and Term Source Codes http://www.loc.gov/standards/sourcelist/subject.html - 5 -

Page 6: Hỏi/Đáp kỳ 7

Subject Source Codes [Nguồn gốc của Tiêu đề ] aass

"Asian American Studies Library subject headings" in A Guide for establishing Asian American core collections. (Berkeley, CA: Asian American Studies Library, University of California, Berke-ley)

aat Art & architecture thesaurus (Los Angeles, CA: Getty Research Institute, Getty Vocabulary Pro-gram)

…..

kaa Kasvatusalan asiasanasto (Jyväskylä: Kasvatustieteiden tutkimuslaitos)

kao KVINNSAM ämnesordsregister = KVINNSAM subject headings (Göteborg: Göteborgs univer-sitetsbibliotek, Kvinnohistoriska samlingarna)

kaunokki Kaunokki: kaunokirjallisuuden asiasanasto (Helsinki: BTJ Kirjastopalvelu)

kdm Khung dê muc hê thông thông tin khoa hoc và ky thuât quôc gia (Hà Nôi: Viên Thông Tin Khoa Hoc Và Ky Thuât Trung Uong)

Theo chỉ dẫn của MARC 21 ở mục này thì ký hiệu ghi cuối của trường 650 #7 có trong thí dụ sẽ phải thay $2BTKKHCN là $2kdm Vi dụ của các bạn nêu trong thư: 650 7 \a Hàn điện \v Luận văn \2 BTKKHCN 650 7 \a Máy tính \2 BTKKHCN

Thì phải đổi lại là:

650 #7 $a Hàn điện $v Luận văn $2kdm 650 #7 $a Máy tính $2kdm

Ghi chú:

(a) Vì mấy dịch giả của bản Việt ngữ về MARC 21 đã KHÔNG làm việc dịch cho đầy đủ [đã bỏ

qua cái kết nối (link) quan trọng mà tôi đánh dấu màu đỏ <<< ở trong mục Subfield Codes

phía trên (tr.5)], dẫn tới việc giải thích về các MÃ NGUỒN (Source Codes) phải lấy ra từ đâu,

nên các biên mục viên ở Việt Nam đã KHÔNG BIẾT việc này để mà tìm ra lời giải thích của

MARC 21 tiếng Anh, bởi vậy tôi luôn luôn khuyến khích các bạn đọc bản tiếng Anh để biết

nhiều chi tiết lẫn lời giải thích rõ ràng hơn bản tiếng Việt là vậy.

(b) Trong web của MARC 21 người ta dùng dấu $ với số Ả-rập để chỉ các nhãn trường dành cho

Tiểu phân mục như là $v $x, $y, $z hoặc có trong biểu ghi MARC 21 của thư viện lại dùng

dấu thẳng đứng ( | ) trước số 2 thay vì dấu $2 thì em áp dụng cách nhấn nút Shift trên bàn phím

bên tay trái, rồi nhấn nút gạch chéo ngược (Shift+ \2) thành ra |2.

- 6 -

Page 7: Hỏi/Đáp kỳ 7

(c) Trong tài liệu Truy Dụng ThôngTin Theo Chủ Đề / Lâm Vĩnh Thế. LEAF-VN, 2010, tr. 46- 49 mục 5.1.3. Ứng dụng theo lối Diện Cho Đề Mục Chủ đề (FAST: Faceted Application of Subject Terminology) của OCLC cũng có ghi các thí dụ ở trường 650 #7 và mã trường con $2 cho fast (tr.48-49) http://leaf-vn.org/TruyCapThongTinTheoChuDe-LVThe-Final-9-2010.pdf ]

TRƯỜNG 650 #4 (CHỈ THỊ THỨ 2 LÀ SỐ 4) -TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ [CÓ KIỂM SOÁT] VÀ NGUỒN GỐC CỦA TĐCĐ KHÔNG ĐƯỢC XÁC ĐỊNH [CHỈ THỊ THỨ 2 LÀ SỐ 4] / HAY TRƯỜNG 650 #7 TĐCĐ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH [CHỈ THỊ THỨ 2 LÀ SỐ 7 VỚI MÃ TRƯỜNG CON LÀ $2]:

650 - Subject Added Entry-Topical Term (R) MARC 21 Bibliographic - Full

October 2007

First Indicator Level of subject # - No information provided 0 - No level specified 1 - Primary 2 - Secondary

Second Indicator Thesaurus 0 - Library of Congress Subject Headings 1 - LC subject headings for children's literature 2 - Medical Subject Headings 3 - National Agricultural Library subject authority file 4 - Source not specified 5 - Canadian Subject Headings 6 - Répertoire de vedettes-matière 7 - Source specified in subfield $2

Thí dụ: Nếu bạn muốn dùng LCSH dịch sang tiếng Việt chẳng hạn, thì dùng trường 650 #0 cho LCSH tiếng Anh, và trường 650 #4 cho tiếng Việt vì cho dù nó là dịch từ LCSH nhưng đó KHÔNG phải là một bộ TĐCĐ chính thức của LC làm ra [tức là nguồn gốc của nó không được xác định]. Thí dụ:

650 #0 $a Vietnamese language $x Diatlects $v Dictionaries. 650 #4 $a Việt ngữ $x Phương ngữ $v Tự điển

Đây là trường hợp mà tôi đang dùng LCSH, dịch nó sang tiếng Việt, và tôi dùng chương trình tích hợp thư viện iLiB ở bên Mỹ này cho một thư viện mà tôi đang giúp tổ chức thư viện theo tiêu chuẩn của thư viện Mỹ [AACR2, LCSH và MARC 21] để tạo ra một cơ sở dữ liệu biên mục cho thư viện này. Nếu bạn dùng trường 650 với chỉ thị thứ 2 là số 7 [dành cho nguồn của TĐCĐ được xác định

trong mã trường con $2 ở cuối của phần TĐCĐ này], thí dụ: bạn dùng Khung đề mục hệ thống

thông tin khoa học và kỹ thuật quốc gia, thì bạn cần ghi mã trường con $2 với cái mã nguồn

của Khung đề mục này là kdm như mấy thí dụ nêu phía trên.

- 7 -

Page 8: Hỏi/Đáp kỳ 7

650 #7 $a Hàn điện $v Luận văn $2kdm 650 #7 $a Máy tính $2kdm

HỎI 3: Khi làm biên mục một tài liệu và vì VN chưa có bộ Tiêu đề chủ đề thì khi triển khai trường 650, luôn luôn phải có bộ LCSH làm công cụ phải không Cô? Nhưng nếu thư viện nghèo họ không mua được, họ vào xem biểu ghi của LC tại web này: http://catalog.loc.gov để copy nguyên si trường 650 bằng tiếng Anh dùng tạm có được không Cô? và họ có nên lặp thêm một trường 650 rồi tự dịch sang tiếng Việt.

TRẢ LỜI 3:

Công cụ dùng cho biên mục viên trong thư viện bên Bắc Mỹ này (Mỹ và Canada) đa số các thư viện dù là TV công cộng hay TV ĐH họ dùng LCSH và LCC, còn thư viện trường học họ dung Sears SH và DDC. Những công cụ này có thể được in trên giấy, có thể dùng trực tuyến, nên các thư viện bên này có thể lựa chọn mà mua theo ý của họ.

Vì VN chưa có bộ TĐCĐ tiếng Việt như tôi viết trong phần trả lời câu hỏi số 1, nếu thư viện của bạn muốn dùng Bộ TĐCĐ của LC (LC Subject Headings) mà không có tiền mua, thì nên dùng bản online miễn phí của LC ở địa chỉ URL này: http://id.loc.gov/authorities/ để mà tìm kiếm, hoặc nếu bạn muốn vào OPAC của LC và nếu thấy sách mà bạn đang cần làm biên mục cũng giống như sách mà LC đã làm biên mục rồi, bạn cũng có thể hạ tải (download) biểu ghi MARC của LC về máy của bạn [nếu chương trình tích hợp thư viện mà bạn đang dung có đặc trưng này] rồi từ đó bạn làm hiệu đính phần LCSH của trường 650 #0 sang tiếng Việt cũng được NHƯNG phải nhớ là dung chỉ thị thứ hai là số 4 thay vì số 0 đấy [vì đây là bản dịch tiếngViệt về LCSH của thư viện mà bạn đang làm việc chứ KHÔNG PHẢI là bộ TĐCĐ của LC].

HỎI 4: Nếu một biểu ghi có thể để cả 2 trường 650 và 653 không? khi mục đích đang làm là ĐMCĐ.

TRẢ LỜI 4: Tại Việt Nam, bạn không dung LCSH [trường 650 #0] nhưng bạn vẫn có thể dung trường 650 #4 song song với trường 653 được, nhưng khi dung trường 653 này cũng như trường 650, bạn cần phải tuân thủ những chỉ dẫn và những quy tắc của MARC 21 đã ghi trên trang web của nó ở địa chỉ URL này: http://www.loc.gov/marc/bibliographic/bd653.html

TRƯỜNG 653 ## THUẬT NGỮ DÙNG LÀM CHỈ MỤC - KHÔNG KIỂM SOÁT 653 - Index Term-Uncontrolled (R)

- 8 -

Second Indicator Type of term or name # - No information provided 0 - Topical term 1 - Personal name 2 - Corporate name 3 - Meeting name 4 - Chronological term 5 - Geographic name 6 - Genre/form term

First Indicator Level of index term # - No information provided 0 - No level specified 1 - Primary 2 - Secondary

Page 9: Hỏi/Đáp kỳ 7

Trong phần chỉ dẫn các chỉ thị và mã trường con ở trường 650 #4 của MARC 21, bạn thấy họ ghi Chỉ thị thứ hai là số 4: Nguồn không được xác định: Tiêu đề chủ đề dùng từ bảng danh mục có kiểm soát nhưng không thể định bằng chỉ thị số 0-3, 5-6 hay bằng mã trường con $2. Trường 653 (Thuật ngữ dung làm chỉ mục – không kiểm soát) được dùng để ghi những thuật ngữ không được trích ra từ những bảng TĐCĐ có kiểm soát [4 - Source not speci-fied :Subject added entry conforms to a controlled list that cannot be identified by second indica-tor values 0-3, 5-6 or by a code in subfield $2. Field 653 (Index Term-Uncontrolled) is used to record terms that are not derived from controlled subject heading lists.] Bạn cũng có thể dùng cả hai trường 650 #4 và 653 hay thêm cả 650 #0 [dành riêng cho LCSH] cùng trong một biểu ghi của thư viện bạn đang làm, không có vấn đề miễn sao chương trình tích hợp thư viện mà bạn đang dùng nó hỗ trợ cho việc hiển thị những trường này trên OPAC ĐÚNG theo chuẩn của thư viện [chẳng hạn như chuẩn AACR2, MARC 21, LCSH], để độc giả KHÔNG BỊ HIỂU SAI THỨ TỰ CỦA NHỮNG TĐCĐ CHÍNH (main Subj. Headings) VÀ CÁC TIỂU PHÂN MỤC (sub-divisions) có trong một TĐCĐ với những TPM khác nhau, do ở sự việc gây ra bởi những người cố vấn cho người làm lập trình cuả chương trình tích hợp thư viện mà một số TV VN đang dùng không hiểu rõ ràng về quy tắc của TĐCD LC/MeSH, v.v. . thí dụ dưới đây tôi đã thấy trong thư viện VN: Thí dụ: cuốn sách cần có 1 TĐCĐ địa danh là chính (và số phân loại được cấp cho sách nhờ TĐCĐ chính này), được biên mục viên ghi ở trường 651, sau đó có thêm trường 600 dành cho tên người, vì chương trình hiện giờ của các TVVN đã được các lập trình viên lập ra theo thứ tự nhãn trường nhỏ đứng trước nhãn trường lớn, cho nên khi hiển thị trên OPAC, TĐCĐ tên người nhập vào trường 600 lại đứng trước TĐCĐ chính ghi ở trường 651. Tương tự như thế đối với TĐCĐ có nhiều tiểu phân mục (TPM) đi kèm, tuỳ theo từng trường hợp, TPM có thể là $t Tên tác giả /Nhan đề đồng nhất kèm theo sau, dưới hình thức Tên/nhan đề, $v TPM hình thức $x TPM đề tài, $y TPM thời gian, $z TPM địa lý … việc dùng những nhãn trường con này cần phải tuân thủ quy tắc về tiêu chuẩn của LCSH, MARC 21, được biên mục viên đặt vào sau TĐCĐ chính, không thể để máy lọc lựa theo ABC của nhãn trường con được. Thí dụ:

650 #0 $a Vietnam $x History $y Nguyễndynasty, 1802-1945 $x Anecdotes [650 #0 $a Việt Nam $x Lịch sử $y Triều Nguyễn, 1802-1945 $x Giai thoai]

thì khi nhìn trên OPAC thông tin đã bị đảo lộn như sau:

650 #0 $a Vietnam $x History $x Anecdotes $y Nguyễn dynasty, 1802-1945 [650 #0 Việt Nam -- Lịch sử -- Giai thoai --Triều Nguyễn, 1802-1945.] [Ghi chú: Các chương trình tích hợp thư viện của VN đã không làm theo đúng chuẩn MARC 21 để khi nhập tin và cần dùng các chỉ thị cũng như các nhãn trường con, biên mục viên phải hiểu rõ MARC 21 và LCSH để nhập các chỉ thị, các nhãn trường con theo đúng chuẩn của nó và nhất là không thể để máy [đúng ra là người lập trình] áp đặt việc lọc lựa (sorting) tự động theo số thứ tự nhỏ rồi tới lớn của nhãn trường (tags), theo thứ tự ABC của nhãn trường con (subfield codes), vì thế những thông tin đi sau những nhãn trường con sẽ không thể hiện đúng vị trí của nó trên OPAC được. Có thể đây là đòi hỏi của thư viện VN nào đó khi đặt mua chương trình này,không để ý/hay không biết rành về LCSH, và MARC 21, nên đòi hỏi lập trình viên phải viết chương trình sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng tại thời điểm đó, nên bây giờ du nhập TĐCĐ vào thư viện chúng ta mới gặp trở ngại này?]

- 9 -

Page 10: Hỏi/Đáp kỳ 7

- 10 -

Thư viện ĐH Cornell, có ghi cả TĐCĐ LC (650 #0), TĐCĐ tiếng Pháp (Répertoire de vedettes-matière) dùng cho TV của Canada (650 #6), MeSH (650 12) và MeSH(650 22) Họ dùng hệ thống biên mục chia sẻ của OCLC với TĐCĐ là LCSH, RVM, MeSH, và số phân loại của LC, của NLM,v.v…

Thí dụ nêu ra ở đây là của thư viện ĐH Cornell, có ghi cả TĐCĐ LC (650 #0), TĐCĐ tiếng Pháp (Répertoire de vedettes-matière (RVM)) dùng cho TV của Canada (650 #6), MeSH (650 12) và MeSH (650 22) - họ dùng hệ thống biên mục chia sẻ của OCLC với TĐCĐ là LCSH, MeSH, và số phân loại của LC, của NLM,v.v…

Page 11: Hỏi/Đáp kỳ 7

HỎI 5: Cuốn sách " ôn tập toán lý hóa", khi phân loại thì đưa vào ký hiệu toán học 510 (field 082, nhưng khi định chủ đề thì có 2 ý kiến; + biểu ghi sẽ có 3 fields chủ đề: toán, lý, hóa; +nhưng cũng có ý kiến chỉ cho vào một field 650 là khoa học tự nhiên, em tán đồng ý kiến lập 3 chủ đề TRẢ LỜI 5: Ý kiến của bạn về việc cho 3 Tiêu đề chủ đề (TĐCĐ) Toán, Vật Lý và Hoá học cho tài liệu mà bạn nêu trong thí dụ hiển nhiên là đúng. Còn số phân loại DDC 510 dành cho Toán học cũng chỉ là tượng trưng cho vị trí của sách trên kệ sách mà thôi vì trong vấn đề cung cấp số phân loại người làm biên mục cần phải thẩm định nội dung của sách mà cung cấp MỘT số phân loại cho phù hợp với chủ đề quan trọng thứ nhất trong một chuỗi chủ đề của sách này thôi. Nguyên tắc của biên mục (BM) mô tả theo AACR2 và BM chủ đề theo LC Subject head-ings hay theo Sears SH là tạo điểm truy dụng (Access point) thuộc chủ đề cho độc giả càng chi tiết càng tốt, vậy thì khi có cuốn sách có 3 chủ đề như TOÁN, V ẬT LÝ v à HOÁ HỌC thì khi cung cấp tiêu đề chủ đề (TĐCĐ) thì cần cung cấp cả 3 TĐCĐ này là Toán học (Mathematics), Vậy lý học (Physics) và Hoá học (Chemistry) và cho thêm tiểu phân mục (subject subheading hay subdi-vision) là $v Vấn đề và bài tập, v.v… ($v Problems & excercises, etc.) để bổ nghĩa cho chủ đề chính. Thí dụ: Nhan đề của sách ghi dưới đây về cuốn bài tập cho môn Toán căn bản và Đại số học thì chủ đề của nó sẽ được cung cấp là Toán (Mathematics) và Đại số học (Algebra):

- 11 -

Biểu ghi của cuốn sách: Basic math & pre-algebra workbook for dummies / Mark Zegarelli có 3 TĐCĐ là: 650 #0 $a Arithmetic $v Prolems, exercises, etc. [650 #0 $a Số học $v Vấn đề và bài tập, v.v…] 650 #0 $a Mathematics $v Prolems, exercises, etc. [650 #0 $a Toán học $v Vấn đề và bài tập, v.v…] 650 #0 $a Algebra $v Prolems, exercises, etc. [650 #0 $a Đại số học $v Vấn đề và bài tập, v.v…]

Page 12: Hỏi/Đáp kỳ 7

Nhưng nếu sách chỉ nói đến hai chủ đề đặc thù như Đại số học (Algebra) và Hình học (Geometry) thì chúng ta lại không cần cho chủ đề rộng hơn nó là Toán học (Mathematics), như thí dụ của cuốn sách sau đây: Algebra and geometry / Alan F. Beardon

- 12 -

Biểu ghi của cuốn sách: Algebra and geometry / Alan F. Beardon có TĐCĐ là: 650 #0 $a Algebra [650 #0 $a Đại số học ] 650 #0 $a Geometry. [650 #0 $a Hình học.]

HỎI 6: Nguyên tắc phân loại của DDC, đối với tài liệu văn học, là phân theo NGÔN NGỮ TÀI LIỆU, như vậy cuốn "Ngục trung nhật ký" của Hồ Chí Minh, hay các tài liệu của cha ông ta như Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, ...đều viết bằng chữ Hán, vậy phải phân loại mấy tài liệu này vào VĂN HỌC TRUNG QUỐC à?

TRẢ LỜI 6: Không phải như vậy: Như đã nêu trên, nguyên tắc biên mục (BM) mô tả theo AACR2 và BM chủ đề theo Tiêu đề chủ đề của LC (TĐCĐ LC = LCSH = Library of Congress Subject Head-ings) hay TĐCĐ Sears (Sears List of SH) chỉ là cung cấp các điểm truy dụng cần thiết ngõ hầu giúp cho độc giả tìm tài liệu có trong thư mục dễ dàng và nhanh chóng đáp ứng nhu cầu tìm tin của độc giả. Còn về Phân loại thì để cung cấp một số phân loại duy nhất (dùng DDC hay LCC) phù hợp với chủ đề quan trọng nhất mà biên mục viên đã cho TĐCĐ đầu tiên cho tài liệu đang làm biên mục.

Page 13: Hỏi/Đáp kỳ 7

Về môn loại Văn học nói chung hay Văn học Việt Nam nói riêng, cho dù được viết bằng ngôn ngữ nào chăng nữa: Việt ngữ [theo mẫu tự ABC như bây giờ hay theo Chữ Nôm], Hoa ngữ [ngày xưa gọi là Hán ngữ], Pháp ngữ, hay Anh ngữ, v.v… thì nó vẫn được coi là VĂN HỌC VIỆT NAM chứ sao lại cho là VĂN HỌC TRUNG HOA? [trừ khi có tài liệu là thuộc Văn học Trung Hoa / văn học Pháp được dịch sang tiếng Việt thì MÔN LOẠI của tài liệu này là VĂN HỌC TRUNG HOA/hay PHÁP]ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT LÀ KHÔNG THỂ PHÂN LOẠI TÀI LIỆU VĂN HỌC THEO NGÔN NGỮ TÀI LIỆU như bạn ghi trong câu hỏi của bạn. Số phân loại DDC dành cho Văn học tổng quát là 800 và Văn học Việt Nam 895.9 Nếu tài liệu viết về chủ đề NGÔN NGỮ (language) tổng quát với số DDC là 400 và 495.9 Ngôn ngữ vùng Đông Nam Á châu như Việt Nam là 495.922 Thí dụ: cuốn sách dưới đây là biểu ghi của Thư viện Quốc Hội Mỹ dành cho tác phẩm của Nguyễn Trãi, được dịch sang Anh ngữ, được LC cho số phân loại DDC, ấn bản thứ 22 là số 895.9/2211 (trong trường 082) và số phân loại LC là PL4378.9.N54776 A2 2010 (trong trường 050), như thế hiển nhiên là tác phẩm văn học Việt Nam thời xưa dù viết bằng chữ Hán, Nôm hay bây giờ được dịch sang chữ “quốc ngữ [theo mẫu tự La-tinh ABC] được làm biên mục mô tả, BM chủ để và cung cấp số phân loại thuộc chủ đề là VĂN HỌC VIỆT NAM CHỨ KHÔNG PHẢI THEO NGÔN NGỮ. Thí dụ: Nhan đề sách sau đây có trong LC với biểu ghi MARC 21 như sau:

Beyond the court gate : selected poems of Nguyen Trai / edited and translated by Nguyen Do and Paul Hoover

- 13 -

Biểu ghi MARC 21 của LC cho sách Beyond the court gate : selected poems of Nguyen Trai / edited and translated by Nguyen Do and Paul Hoover với - số phân loại LC là PL4378.9.N5476 A 2 2010 (số Cutter N5476 cho Nguyễn Trãi; - số phân loại DDC ấn bản 22 là 859.9/2211

Page 14: Hỏi/Đáp kỳ 7

Cuốn sách Thơ Chữ Hán lê Thánh Tông bằng chữ Hán và Nôm [trường 546 dành cho ngôn ngữ của văn bản, được ghi như vậy, cũng được LC xếp vào số phân loại dành cho Văn Học Việt Nam: PL4378.9 … [xem tr.18] và trường 246 phiên âm Hán/Hoa ngữ sang mẫu tự La-tinh gọi là Pinyin [Li Sheng Tsung Han tzu shih = Lê Thánh Tông Hán Tự Thi]

Về cuốn Ngục Trung nhật ký của tác giả Hồ Chí Minh mà bạn nêu ra trong thí dụ của bạn, chúng ta thử tìm trên OPAC của LC với nhan đề đồng nhất của sách này với phiên âm Pinyin là “Yu Zhong ri ji” để nhận được tất cả ấn bản của sách dù được viết với bất cứ ngôn ngữ nào, thì thấy liệt kê 14 cuốn sách với nhan đề Yu Zhong ri ji [Ngục Trung Nhật Ký], nhưng với 3 số phân loại khác nhau: 9 cuốn có số Văn học Trung Hoa PL2764-PL2880 [PL2764.O115 số Cutter là chữ cái thứ hai trong “Họ” Hồ của tác giả là .O115], 1 cuốn có số về tiểu sử nhân vật HCM DS560.72.H6 và 1 cuốn về chíến tranh Việt Nam DS557.A7. Có thể là LC đã nhầm khi làm biên mục cho cuốn sách này ngay từ đầu vì thấy tác giả sống tại Trung Hoa (năm 1942) làm thơ bằng chữ Hán, và họ không thay đổi số phân loại của nó nữa?

Thơ Chữ Hán lê Thánh Tông bằng chữ Hán và Nôm được LC xếp vào số phân loại dành cho Văn Học Việt Nam: PL4378.9 … (trường 050)

- 14 -

Page 15: Hỏi/Đáp kỳ 7

- 15 -

DS560.72.H6 : là số phân loại dành cho tiểu sử của nhân vật HCM.

PL2764.O 115 : là số phân loại dành cho văn học Trung Hoa, với số Cutter O115 dành cho chữ cái thứ hai của Họ tác giả là Hồ

Page 16: Hỏi/Đáp kỳ 7

Trích Classification Web (Bảng Phân Loại LC trực tuyến [có trả lệ phí]: http://classificationweb.net/ Sô PL2764 dành cho Văn học Trung Hoa

Trích Classification Web (Bảng Phân Loại LC trực tuyến [có trả lệ phí]: http://classificationweb.net/ Số DS560.72.H6 dành cho Lịch sử Việt Nam, tiểu sử nhân vật Hồ Chí Minh

- 16 -

Page 17: Hỏi/Đáp kỳ 7

Tuy nhiên nếu chúng ta tìm trên OPAC của LC dưới tên tác giả HCM, chúng ta lại thấy có sách về văn học, thí dụ cuốn Thơ Chữ Hán (ngoài Nhật ký trong tù) lại được LC xếp vào số phân loại dành cho Văn học Việt Nam là: PL4378.9.H5...

- 17 -

Về văn học Việt Nam, xin xem Bảng Phân Loại LC ở trang 18 kế tiếp.

Page 18: Hỏi/Đáp kỳ 7

Trích Classification Web (Bảng Phân Loại LC trực tuyến [có trả lệ phí]: http://classificationweb.net/ Số phân loại PL4378.9 dành cho Văn học Việt Nam

HỎI 7: Có phải khi dùng MARC 21, trường 490 để mô tả tùng thư, thường phải triển khai thêm trường 830? TRẢ LỜI 7:   LUÔN LUÔN PHẢI  THAM  KHẢO  CHỈ  DẪN MARC  21  HAY  AACR2/CAACR2  để mà áp dụng cho đúng. Khi bạn đọc các chỉ dẫn về trường này sẽ thấy tùy theo nó có chỉ thị thứ nhất là 0 hay là 1 . Nếu là 1 thì cần thêm trường 830 để làm một điểm truy dụng (tức là them một TĐ phụ/bổ sung (added entry) cho cho tên của tùng thư đã viết khác với tên đó trong trường 490 1. Lưu ý: trường 440 bây giờ không dùng nữa.

490 - Series Statement (R)

MARC 21 Bibliographic - Full October

Second Indicator Undefined # - Undefined

First Indicator Series tracing policy 0 - Series not traced >>>[không làm tiêu đề phụ cho tùng thư] 1 - Series traced >>> [làm tiêu đề phụ cho tùng thư]

Subfield Codes

$a - Series statement (R) $l - Library of Congress call number (NR) $v - Volume/sequential designation (R)

$x - International Standard Serial Number (R) $3 - Materials specified (NR) $6 - Linkage (NR) $8 - Field link and sequence number (R)

- 18 -

Page 19: Hỏi/Đáp kỳ 7

Trích MARC 21 (http://www.loc.gov/marc/bibliographic/bd490.html) vầ trường 490 : Chỉ dẫn về trường 490 với chỉ thị thú nhất là 0 thì không làm TĐ phụ/bổ sung cho tên tùng thư —nếu có chỉ thị thứ nhất là 1 thì phải làm một TĐ phụ/bổ sung cho tên tùng thư ở trường 830 ...

- 19 -

HỎI 8: Em nhìn thấy biểu ghi dưới đây trên OPAC của UCLA, em có thắc mắc in hỏi chị: Nếu em làm BM cho sách này thì [xin xem biểu ghi nơi tr. 20] : - Em có nên triển khai thêm trường 740 cho từng truyện ngắn như The waltz of the chamber pot = Vũ điệu của cái bô / Nguyễn Quang Thân -- The house with no men = Nhà không có đàn ông … được ghi trong trường 505 hay không?

Page 20: Hỏi/Đáp kỳ 7

000 01778cam a2200313Ia 450

001 4310678

005 20080101044140.0

008 970710s1997 ctua 000 1 eng d

035 __ |a (OCoLC)37270750

035 __ |9 07-ART-8322

035 __ |a ucoclc37270750

035 __ |a 4310678

040 __ |a OUN |c OUN |d LAS |d CLU

041 1_ |a engvie |h vie

090 __ |a PL4378.8 |b .L58 1997

049 __ |a CLUR

245 00 |a Literature news : |b nine stories from the Việt Nam Writers Union newspaper, Báo văn nghê / |c selected and translated with introductions and illustrations by Rosemary Nguyen ; edited by Dan Duffy.

260 __ |a New Haven, CT : |b Yale University Council on Southeast Asia Studies, Yale Center for International and Area Studies, |c 1997.

300 __ |a 192 p. : |b ill. ; |c 26 cm.

490 1_ |a Lạc Việt ; |v 16

505 0_ |a The waltz of the chamber pot = Vũ điệu của cái bô / Nguyễn Quang Thân -- The house with no men = Nhà không có đàn ông / Dạ Ngân -- Habitation = Cư trú / Trần Trung Chính -- Thanh Minh / Nguyễn Quang Thân -- The blanket of scraps = Những mảnh vụn / Ngô Ngọc Bội -- The village that slid away = Làng lở / Lê Văn Thảo -- The creator’s joke = Đùa của tạo hóa / Phạm Hoa -- The seal of Sirius = Thiên lang a�n / Kim Sa Trung -- A final farewell to nineteen roosters = Vĩnh biệt mười chín con sà tro�ng / Nguyễn Quang Lập.

546 __ |a Parallel texts in Vietnamese and English.

700 1_ |a Nguyen, Rosemary.

700 1_ |a Duffy, Dan. 710 2_ |a Yale University. |b Southeast Asia Studies.

730 0_ |a Báo văn nghệ.

830 _0 |a Lạc Việt series ; |v no. 16.

910 __ |a cpk 000518/l |a bas 000216

910 __ |a MARS

TRẢ LỜI 7 : Tùy theo chương trình tích hợp thư viện do công ty nào làm ra, nếu nó có “làm chỉ mục” (Indexing) [không dịch là “đánh chỉ số”] cho trường 505 : Nội Dung - thì nhờ vào việc làm chỉ mục này khi tìm trên OPAC với những nhan đề của từng truyện được liệt kê trong trường 505 thì không cần làm thêm trường 740, vì nhờ đó mà độc giả tìm dưới tên từng truyện một cũng sẽ tìm thấy. Nhưng nếu nó không làm chỉ mục cho trường 505 này thì bạn làm thêm trường 740 cho từng nhan đề của từng truyện cũng tốt thôi vì tạo thêm ra những điểm truy dụng khác nữa cho độc giả dùng. HỎI 8 : Khi mô tả phim TV QH Mỹ mô tả khác với TV UCLA, mình nên theo cách nào? Biểu ghi phim nói ở đây là phim 5 tập, vậy có cần mô tả mỗi tập phim mỗi biểu ghi không ?

- 20-

Page 21: Hỏi/Đáp kỳ 7

TRẢ LỜI 8: Khi bạn tìm trên OPAC của thư viện QH Mỹ, hay của TV ĐH UCLA, bạn nên luôn luôn để ý trường số 040 (cataloging source = nguồn biên mục) trên biểu ghi theo MARC 21 xem có hai, ba hay trên bốn, v.v.. chữ cái viết tắt là DLC [tức là mã của TVQH Mỹ, hay COO hay NIC là mã của TV ĐH Cornell, CLU mã của TV ĐH UCLA, v.v.. Nếu thấy có mã ở trường 040 ## $a DLC $c DLC tức là biểu ghi nguyên thủy do TVQH Mỹ làm biên mục. Thí dụ: Biểu ghi biên mục do thư viện LC làm được coi như là có phẩm chất tốt nhất trong cộng đồng thư viện Mỹ, vì họ thường xuyên làm việc kiểm phẩm (quality control) của các biên mục viên LC. Công ty OCLC đã mua băng từ (tape) biên mục MARC của LC để nhập vào hệ thống thư mục chia sẻ của họ để cho hàng ngàn TV hội viên dùng. Về việc làm mô tả từng tập [của một bô 5 tập] thì tôi thấy KHÔNG CẦN THIẾT, vì thông tin chung cho bộ phim này đã được mô tả đầy đủ với cả phần TĐCĐ [nếu có] thì sao biên mục viên lại mất thêm thì giờ làm mô tả thêm cho từng tập 1, 2… 5 ? Nếu là một bộ sách có nhiều tập, thí dụ bộ Tổng tập văn học Việt Nam (42 quyển), các thư viện bên Mỹ này họ cũng không làm biên mục mô tả cho từng tập một, mà chỉ cần làm tổng quát, rồi nếu cần ghi thêm vào trường 505 NỘI DUNG tên của 42 tập đó. Nếu nó có nhan đề riêng cho từng tập thì có thể cho nhan đề của từng tập vào trường 740, Thí dụ biểu ghi của LC:

040 __ |a DLC |c DLC |d SJP |d JTZ |d NLC |d OCLCQ |d CLU |d UtOrBLW

Relevance: LC Control No.: 2001306058 LCCN Permalink: http://lccn.loc.gov/2001306058 000 01081cam a2200265 a 450 001 12334207 005 20010712142155.0 008 010227s2000 vm a f001 0 vie 035 __ |a (DLC) 2001306058 906 __ |a 7 |b cbc |c origode |d 2 |e ncip |f 20 |g y-gencatlg 925 0_ |a acquire |b 1 shelf copy |x policy default 955 __ |a wj07; yk06 03-23-01; yj04 04-27-01; yj12 to BCCD 04-30-01 |e yk12 2001-07-12 to BCCD 010 __ |a 2001306058 040 __ |a DLC |c DLC 042 __ |a lcode 043 __ |a a-vt--- 050 00 |a PL4378 |b .T665 2000 245 00 |a Tổng tập văn học Việt Nam : |b trọn bô 42 tập có chỉnh lý và bô sung. 260 __ |a Hà Nội : |b Nhà xuất bản Khoa học xã hội, |c [2000- 300 __ |a 42 v. : |b ill. ; |c 24 cm. 500 __ |a At head of title: Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia. 650 _0 |a Vietnamese literature |x History and criticism. 710 2_ |a Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (Vietnam) 985 __ |e ODE-jk 991 __ |b c-GenColl |o am |p 000007100675A CALL NUMBER: PL4378 .T665 2000 FT MEADE Copy 1 -- Request in: Asian Reading Room (Jefferson LJ150) - STORED OFFSITE -- Status: Not Charged

- 21 -

Page 22: Hỏi/Đáp kỳ 7

- 22 -

HỎI 9: Ở trong vùng thông tin trách nhiệm nếu có trên 3 tác giả thì em có thể ghi tên tác giả đầu tiên ...[và những người khác] hoặc tên tác giả đầu tiên... [et al.]. Theo em cả hai cách đó đều đúng vì trong qui tắc 1.1F5 có ghi...(hoặc những từ tương đương bằng ngôn ngữ không phải Latinh). Do đó em dịch từ [et al.] thành [và những người khác]. Thế nhưng ở cơ quan em mọi người lại bảo AACR2 thống nhất dùng cụm từ [et al.] chứ không dịch ra thành [và những người khác]. Cô làm ơn cho em câu trả lời với ạ. TRẢ LỜI 9: Theo ý kiến của tôi, khi các bạn có thắc mắc gì về Quy tắc biên mục AACR2, các bạn nên coi lại bản dịch tiếng Việt / hay tiếng Anh của cả hai [phiên bản rút gọn và toàn văn], cũng như các sách hướng dẫn áp dụng Quy Tắc Biên Mục AACR2 như CD Cẩm Nang Hướng Dẫn Sử Dụng Bộ Quy Tẳc Biên Mục Anh-Mỹ Rút Gọn, 1988, do Hội LEAF-VN làm và biếu cộng đồng Thư viện VN trong những năm qua, để tìm hiểu cách giải thích và cách áp dụng Quy tắc nào cho phù hợp với hoàn cảnh của biên mục Việt Nam. Bằng cứ trên sách Bộ Quy Tắc Biên Mục Anh-Mỹ Rút Gọn, 1988 của Michael Gorman, do Lâm Vĩnh-Thế và Phạm Thị Lệ-Hương dịch, LEAF-VN xuất bản năm 2002, tôi xin trả lời những thắc mắc của bạn: 1/ Về việc dùng cụm từ ... [và những người khác] hay ... [và những tập thể khác] thay cho cụm từ chữ La-tinh là ... [et al] đều để trong hai dầu ngoặc vuông, đã được tác giả M. Gorman minh xác ngay trong đoạn cuối của Phần I : Mô Tả (tr. 8) như sau đây: “Nếu bạn đang làm công tác biên mục trong một quốc gia hay một vùng không sử dụng tiếng Anh, bạn hãy thay thế những chữ viết tắt hay các từ Anh ngữ quy định trong các quy tắc này bằng các chữ viết tắt hay các từ bằng ngôn ngữ của bạn. Tuy nhiên, bạn không nên dịch những dữ kiện mà bạn đang chuyển biên từ tài liệu đang được làm biên mục.” 2/ Khi nào dùng cụm từ ...[ et al] hay ... [và những người khác] hay ... [và những tập thể khác] : Coi Quy tắc 1F5 (tr.20) “1F5. Nếu một minh xác về trách nhiệm nêu ra tên nhiều hơn ba người hay ba tập thể, loại bỏ tất cả, chỉ giữ lại tên được nêu ra đầu tiên. Chỉ rõ việc loại bỏ các tên đó bằng ba dấu chấm “ ... ” và thêm vào cụm từ [và những người khác] (cho trường hợp liên quan đến các tác giả cá nhân) hoặc [và những tập thể khác] (cho trường liên quan đến các tác giả tập thể). London consequences : a novel / edited by Margaret Drabble and B.S. Johnson ; the work also of Paul Ableman ... [và những người khác] (minh xác thứ nhì nêu ra tên của mười lăm người khác)

3/ Trong đĩa CD Cẩm Nang Hướng Dẫn Sử Dụng Bộ Quy Tẳc Biên Mục Anh-Mỹ Rút Gọn, 1988, Phần A.4.2. Trên ba tác giả [hoặc coi trên website của Hội LEAF-VN] : http://www.leaf-vn.org/CamNang-CAACR2/Phan-1-I-A-4-Tren%203TacGia-67-91.pdf ] Chúng tôi đã nêu lên những thí dụ cụ thể để độc giả theo đó mà áp dụng vào cách làm biên mục

Page 23: Hỏi/Đáp kỳ 7

khi gặp khó khăn hay nghi ngờ trong việc nên/không nên áp dụng Quy tắc nào cho tình huống đang gặp (thí dụ ghi nơi trang 71) HỎI 10: Em muốn hỏi cô một vấn đề : Theo em thì quan niệm và khái niệm về biên mục tài liệu của ngày xưa và ngày nay có khác nhau. Biên mục ngày xưa chỉ là việc mô tả và tổ chức hệ thống mục lục. Ngày nay thì bao gồm tất cả các khâu nhằm phục vụ cho việc tìm tin hiện đại, đúng không cô?Em không có từ điển chuyên ngành TV nên em cũng không biết "biên mục tài liệu" được định nghĩa như thế nào? Theo thày Lâm Vĩnh Thế thì dùng cụm từ "Tiêu để đề mục" chuẩn hơn là "Tiêu đề chủ đề". TRẢ LỜI 10: Vấn đề biên mục xưa và nay đâu có khác nhau về mục đích? nó vẫn là tạo điều kiện cho độc giả tìm kiếm tài liệu có trong thư viện xuyên qua việc dùng thẻ thư mục (catalog card) hay qua OPAC, với sự áp dụng của công nghệ thông tin như bây giờ thì việc truy dụng thông tin được nhanh hơn, tiện lợi hơn xưa vì các điểm truy dụng theo AACR2 được sử dụng nhiều hơn là dùng lối thẻ thư mục và nhờ giao diện Web mà các TV sử dụng bây giờ trên thế giới thì độc giả ngồi ở đâu cũng truy cập vào OPAC của thư viện được, có khi họ còn cho hạ tải (download) biểu ghi MARC 21 của tài liệu họ có để mình dung, đỡ phải làm biên mục nguyên thuỷ nữa [như LC, TV UCLA, Cornell, v.v..]. Đó là lợi điểm do công nghệ thông tin giúp mình làm việc biên mục nhanh, tiện lợi để phục vụ độc giả dùng OPAC của thư viện mình là vậy. Về thuật ngữ TTTV, vì VN chưa có một từ điển chuẩn nào về ngành này, do đó mạnh ai người đó dịch theo ý mình, bởi thế mới có vấn đề LUNG TUNG trong việc dùng thuật ngữ nào cho đúng. GS Lâm Vĩnh-Thế và chúng tôi ở ngoài VN cũng như một số bạn đồng nghiệp ở phía Nam VN bây giờ đều dùng từ "Tiêu đề đề mục" cho từ tương đương tiếng Anh là "Subject Head-ings" (SH) vì chúng tôi dùng SH quen từ thập niên 1970 ở trong Nam rồi. Xin coi bai tham luận về SH của GS Lâm Vĩnh Thế ở URL này trên website cua Hội LEAF-VN: http://leaf-vn.org/LCSH-LamVinhThe-Rev.pdf . Sau khoá Hội thảo năm 2009 ở VN về vấn đề thiết lập Bộ TĐ Chủ đề cho VN, thuật ngữ Subject Headings trong tiếng Anh đã được thống nhất tại VN và gọi là Tiêu đề chủ đề, bởi thế khi soạn tài liệu huấn luyện về LC Subject Headings để giảng dạy tại VN vào cuối năm 2009, chúng tôi (Lâm Vĩnh-Thế và Phạm Lệ-Hương) đã tuân thủ quyết định chung này và thay đổi thuật ngữ dùng trong tài liệu CD do TVQG phân phối miễn phí tại hai khóa huấn luyện cuối năm 2009 là vậy. [xin coi: http://leaf-vn.org/MucLuc-HuanLuyen-LCSH.html ] Như thế bạn thấy là thuật ngữ của ngành nào cũng cần phải cập nhật và nhất quán, để mọi người trong ngành hay ngoài ngành làm quen và sử dụng nó một cách chính xác được. Tôi đã viết ở trên là tại VN thuật ngữ còn LUNG TUNG lắm là vì vậy. Về vấn đề Tự điển chuyên ngành: 1- Tiếng Việt : chúng tôi đã dịch cuốn ALA Từ điển giải nghĩa Thư viện học và tin học Anh Việt. 1996 (- http://leaf-vn.org/ALA-Gloss-Intro-VN.pdf -) - in ra và phân phối miễn phí ở VN từ năm 1996, hiện nay tôi chỉ còn ít cuốn ở Saigon mà thôi. Từ điển này do Hội TV Mỹ in năm 1989 lâu quá rồi mà họ không cập nhật nữa. Thuật ngữ chúng tôi dịch vào thời điểm đó nó không thống nhất với thuật ngữ dùng bây giờ, tuy nhiên nếu nguời trong ngành TVTT đọc thì vẫn hiểu nó.

- 23 -

Page 24: Hỏi/Đáp kỳ 7

Cataloging: Those activities performed in the preparation of bibliographic records for a catalog. Tổng kê: Những công tác nhằm thực hiện các kí lục thư tịch [tức là các biểu ghi thư tịch theo lối dùng bây giờ] 2- Từ điển tiếng Anh trực tuyến miễn phí: Online Dictionary for Library and Information Sci-ence / by Joan M. Reitz, có tại URL này: http://lu.com/odlis/index.cfm Cataloging The process of creating entries for a catalog. In libraries, this usually includes bibliographic de-scription, subject analysis, assignment of classification notation, and activities involved in physi-cally preparing the item for the shelf, tasks usually performed under the supervision of a librarian trained as a cataloger. British spelling is cataloguing. See also: cataloging agency, Cataloging and Classification Section, cataloging-in-publication, centralized cataloging, cooperative cataloging, copy cataloging, descriptive cataloging, encoding level, and recataloging.  Làm biên mục: Tiến trình tạo ra những biểu ghi cho một mục lục [của một tài liệu]. Trong thư viện, việc này thường bao gồm mô tả thư tịch, phân tích chủ đề, cung cấp số phân loại, và những hoạt động khác liên quan đến việc sửa soạn tài liệu để xếp lên kệ/giá sách, công tác này thường được một quản thủ thư viện chuyên nghiệp gọi là biên mục viên giám sát. Từ này được đánh vần theo tiếng Anh [dùng tại nuớc Anh và các nuớc trong khối Liên hiệp Anh] là Cataloguing. Xem thêm …. [Xin coi thêm bài viết cua GS Lâm Vĩnh Thế về “Tầm quan trọng của công tác biên mục” (trang 2) trong bài: “Tiêu đề đề mục trong công tác biên mục và hệ thống LCSH” http://leaf-vn.org/LCSH-LamVinhThe-Rev.pdf ] HỎI 11: Tôi hiện đang công tác tại thư viện một trường quốc tế tại Việt Nam. Tôi không phải là người học chuyên ngành thư viện mà chỉ tự tìm tòi và học hỏi qua sách vở cũng như kinh nghiệm của người đi trước. Nay tôi có 2 thắc mắc, thành thật kính mong được giải đáp để hỗ trợ công việc của tôi. 1-Hiện thư viện trường tôi đang sử dụng hệ thống Dewey để phân loại sách. Theo tham khảo trên mạng tôi thấy có 1 dãy số riêng dành cho những cuốn sách về tiểu sử của các nhân vật nổi tiếng, xin tham khảo trang web bên dưới. http://www.sbac.edu/~media/bio_dewey_num.html . Nếu sắp xếp theo thứ tự này thì sẽ giúp ích nhiều cho các em học sinh tìm sách trường tôi, vì có 1 môn học riêng về những nhân vật nổi tiếng. Tuy nhiên, tôi không rõ cách sắp xếp theo trang web trên có được công nhận không? Và nếu có, ban quản trị có thể cho tôi xin bản Dewey chi tiết hơn về mục số 920 này không? Vì có nhiều nhân vật không nằm trong những phân loại có sẵn của trang web trên ví dụ như Ann Frank hay các nhà thám hiểm. 2-Về việc để tên tác giả. Có những cuốn sách do 1 nhóm biên soạn vd :bộ tài chính, bộ tài nguyên…Vậy cho tôi xin phép hỏi là ở phần ghi tên tác giả ta sẽ giữ y nguyên tên của nhóm biên soạn đó chứ? Và ở mục Call number thì sẽ ghi thế nào. VD: Có phải bộ tài nguyên thì Call number sẽ là BO không?

- 24 -

Page 25: Hỏi/Đáp kỳ 7

TRẢ LỜI 11: Xin lưu ý bạn về tôn chỉ của Hội LEAF-VN như sau: “Hội LEAF-VN là một hội thiện nguyện với chủ trương chính yếu là "chuyển giao công nghệ = transfer of technology." Hội làm việc với các cơ quan và hội đoàn chủ quản về thư viện của VN, giới thiệu (qua việc chuyển ngữ và huấn luyện sử dụng) các chuẩn quốc tế về thư viện.” Trong hơn 10 năm nay, Hội LEAF-VN đã cộng tác với TV Quốc Gia, ĐH Quốc Gia Hà Nội để mở những khoá huấn luyện chuyên nghiệp tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh để giúp các cán bộ ngành Thư viện TT trau dồi và nâng cấp kiến thức chuyên môn của những cán bộ này, họ là những người đã tốt nghiệp ngành thư viện TT, từ các trường đào tạo chuyên ngành này như là Đại Học Văn Hóa, hay ĐH Quốc gia ở Hanoi hay TPHCM, và họ đang đảm nhận công tác tại các thư viện của họ trên toàn quốc. Như thế kiến thức về nghiệp vụ của họ đã có sau những năm học về ngành này (4 năm): học về biên mục mô tả và biên mục chủ đề, phân loại, tham khảo, v.v…Bạn đã cho chúng tôi biết bạn không học ngành thư viện vì thế rất khó cho chúng tôi khi phải trả lời thư của bạn, vì những kiến thức chuyên môn như Biên mục (cataloging) và Phân loại (Classification) không thể hấp thu trong vài giờ hay qua điện thư như thế này. Để làm việc chuyên môn thư viện, chúng tôi nghĩ là bạn cần phải có những công cụ để làm việc thư viện theo chuẩn của ngành này là:

Sách Quy Tắc về Biên mục chuẩn : Bộ Quy Tắcc Biên Mục Anh-Mỹ Rút Gọn, 1988 của Michael Gorman đã được chúng tôi (Lâm Vĩnh-Thế và Phạm Thị Lệ-Hương) dịch sang tiếng Việt và phân phối miễn phí cho các thư viện VN xuyên qua Thư Viện Quốc Gia năm 2002. Bạn nên đến các thư viện gần nơi bạn cư ngụ (là nơi nào tôi không rõ, vì bạn không cho biết bạn ở nơi nào?), chẳng hạn TVQG ở 32 Tràng Thi Hanoi, TV Khoa Học Tổng Hợp ở 69 Lý Tự Trọng, TPHCM, Đai Học Khoa học Tự Nhiên ở 227 đường Nguyễn Văn Cừ, Quân 5, TPHCM , ĐH Thái Nguyên, Cần Thơ, An Giang, Huế, Đà Nẵng, v.v.. mà hỏi mượn và sao lại đĩa CD Cẩm Nang Hướng Dẫn Sử Dụng Bộ Quy Tắc Biên Mục Anh Mỹ Rút gọn, 1988 – trong đó có thêm Bộ Quy Tắc BM AMRG – CD này phát hành miễn phí năm 2004 – [vì vấn đề bản quyền của Hội TV Hoa Kỳ (ALA) nên chúng tôi không thể niêm yết Bộ Quy tắc biên mục này trên website của Hôi được] và khi đọc Cẩm Nang hướng dẫn... , bạn sẽ hiểu sự khác biệt giữa Mô Tả (Description) và Điểm Truy Cập (Access point) và phải tuân thủ những quy tắc này khi làm biên mục mô tả (descriptive cataloging) để có thể quyết định dùng tên cá nhân (personal name), tên tập thể (corporate name) làm điểm truy cập chính (Access point). Cẩm Nang này được chúng tôi niêm yết trên website của Hội LEAF-VN: http://leaf-vn.org/AACR2-CamNang.html và những bài Hỏi/Đáp v/v áp dụng Quy Tắc biên mục như thế nào. Câu hỏi của bạn về tên tập thể như Bộ Tài Nguyên, Bộ Tài Chính, v.v.. bạn tìm trong Câm Nang ở mục Tên Tập Thể (là cơ quan chính phủ) sẽ thấy cách áp dụng ra sao.

Khung Phân Loại Thập Phân Dewey, rút gọn, ấn bản 14, do Thư Viện QG dịch, in và phát hành năm 2006 và bán cho cộng đồng TV, bạn gửi thư đến TVQG mà mua cuốn sách này. Giá bán bao nhiêu tôi không rõ. Ba bản tóm lược của Khung DDC đã được chúng tôi dịch và niêm yết trên website của Hội LEAF-VN từ năm 1999, bạn có thể coi ở URL nay: http://leaf-vn.org/ddc21expandUVN.htm và những đường kết nối (links) dẫn đến những bản tóm luợc của DDC. Về câu hỏi của bạn nên xếp các sách loại tiểu sử như thế nào, và bạn đã tham khảo website của một thư viện chuyên về tài liệu đa phương tiện (media) – theo ý kiến riêng của tôi, nếu thư viện bạn là loại nhỏ thì chỉ cần làm biên mục mô tả, và tiêu đề chủ đề, và không nên cho số phân loại cho tài

- 25 -

Page 26: Hỏi/Đáp kỳ 7

liệu về tiểu sử — nên để riêng các sách tiểu sử vào sưu tập tiểu sử (biography col-lection) như cách làm của đa số các thư viện công cộng của Mỹ ở bên này, và dùng HỌ của tác giả làm số tác giả, thí dụ Anne Frank thì dùng chữ F là chữ cái đầu của họ tác giả cộng thêm vài số nữa (gọi là số Cutter) – theo Bảng số Cutter 4 số của OCLC cho hạ tải miển phí [xem website cua Hội LEAF-VN có kết nối đến Bảng Số Cutter này http://www.leaf-vn.org ] – Về tên tác giả không phải là cá nhân, mà là một cơ quan chính phủ, hay hội đoàn tư thì được gom vào cụm từ gọi là “tác giả tập thể” (corporate body). TD: Bộ Tài nguyên Môi trường, Hội Thư Viện Việt Nam, v. v... Chúng tôi không có bộ DDC 22 toàn văn trong tay, và vì vấn đề bản quyền nên chúng tôi không thể cung cấp cho bạn về số môn loại chi tiết của 920 dành cho tiểu sử tác giả như bạn yêu cầu. Bạn nên đến TVQG ở Hanoi, hay T V KHTH, TV ĐH Khoa Học ở TP HCM, các TV ĐH lớn ở VN là những nơi tôi biết họ dùng Bộ DDC toàn văn và DDC rút gọn, rồi tham khảo nơi các cán bộ chuyên môn tại nơi đó để biết cách họ làm ra sao.

Bộ Tiêu đề Chủ đề do TV Khoa Học Tổng Hợp TP HCM vừa phát hành tháng 10/2010, bạn liên lạc với họ để mua mà dùng. Giá bán 400 ngàn, giảm 20% nếu mua truớc hạn 30/10/2010. Cuối năm 2009 Hội LEAF-VN cũng đã làm 2 khoá huấn luyện về Tiêu Đề Chủ Đề của TV Quốc Hội Mỹ tại Hanoi và TP HCM, tài liệu giảng dạy và các bài Hỏi/Đáp cũng đã được niêm yết trên trang nhà của LEAF-VN:

http://leaf-vn.org/MucLuc-HuanLuyen-LCSH.html MARC 21 : nếu thư viện của bạn đã làm tự động hóa thì cần phải học/biết tiêu chuẩn

MARC 21 để nhập thông tin vào chương trình tích hợp thư viện mà TV của bạn đang dùng. Tài liệu về MARC 21 có thể coi ở địa chỉ này trên website của LEAF-VN:

http://leaf-vn.org/MARC-2021.pdf - Bản dịch MARC 21 này trên giấy cũng đã do Trung Tâm TTTL và Công Nghệ QG ở Hanoi bán, và nó cũng đã được niêm yết miễn phí trên trang nhà của Thư Viện Quốc Gia. Bảng sô Bảng số tác giả [số Cutter] 4 số của OCLC được hạ tải miễn phí tại địa chỉ

URL này: http://www.oclc.org/dewey/support/program/instructions.htm, theo đó bạn có thể dung để cho số tác giả theo Họ hay theo Tên tập thể được, tuy nhiên vì họ Nguyễn của VN khá đông, do đó số Cutter sẽ dài dần dần, và bạn cần nhắc nhở độc giả là trước số Cutter này luôn luôn có “ẩn” dấu chấm thập phân nên các số đi sau mẫu tự đầu tiên của tác giả là số thập phân. Thí dụ

- Nguyễn, Du có số Cutter là .N4995 - Nguyễn, Công Trứ số Cutter là .N4994 - Bộ Giáo dục và Đào tạo có số Cutter là: .B6301 - Bộ Tài nguyên Môi trường, có số Cutter là .B6305

Ngoài những công cụ nêu trên, bạn cần theo dõi hoạt động chuyên ngành thư viện của Việt Nam, để mà ghi danh làm hội viên và tham dự các lớp huấn luyện chuyên ngành của Chi Hội Thư viện Đại Học phía Nam (VILASAL) (nếu bạn cư ngự ở miền Nam, hay Liên chi hội Thư viện ĐH phiá Bắc ở ĐH. QG Hanoi nếu bạn cư ngự ở miền Bắc) địa chỉ Chi hội VILASAL này đặt tại Thư Viện ĐH Khoa Học TPHCM, đó là 1 cơ quan bất vụ lợi giúp các đồng nghiệp ngành TVTT học hỏi, trau dồi thêm kiến thức của mình. Họ thường niêm yết các thông tin trên báo in hay điện tử gọi là Thư Viện – Công Nghệ Thông Tin tại website của họ : http://www.glib.hcmus.edu.vn/news_vi/ .

— HẾT —

- 26 - LHP-4-1-2011