21
LIÊN MINH CHIẾN LƯỢC NGA – TRUNG QUỐC: CÁC QUAN ĐIỂM SAI LẦM VÀ SỰ THẬT TÀI LIỆU DỊCH TLD-12 Alexander Korolev Một ấn phẩm của VEPR

CÁC QUAN ĐIỂM SAI LẦM VÀ SỰ THẬTvepr.org.vn/upload/533/20150518/TLD-12.pdf · 2015-05-18 · tích về những rào cản đối với một liên minh trong tương lai

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CÁC QUAN ĐIỂM SAI LẦM VÀ SỰ THẬTvepr.org.vn/upload/533/20150518/TLD-12.pdf · 2015-05-18 · tích về những rào cản đối với một liên minh trong tương lai

LIÊN MINH CHIẾN LƯỢC NGA – TRUNG QUỐC:

CÁC QUAN ĐIỂM SAI LẦM VÀ SỰ THẬT

Lưu Dục Huy

TLD #03

TÀI LIỆU DỊCH TLD-12

Alexander Korolev

Một ấn phẩm của VEPR

Page 2: CÁC QUAN ĐIỂM SAI LẦM VÀ SỰ THẬTvepr.org.vn/upload/533/20150518/TLD-12.pdf · 2015-05-18 · tích về những rào cản đối với một liên minh trong tương lai

ii

Liên minh Chiến lược Nga – Trung Quốc:

Các quan điểm Sai lầm và Sự thật1

Alexander Korolev 2

Biên dịch: Nguyễn Phú Quốc3

Hiệu đính: Đỗ Thiện4

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là của (các) tác giả và không nhất

thiết phản ánh quan điểm của dịch giả hoặc VEPR và VCES.

1 Nguồn: “The Strategic Alignment between Russia and China: Myths and Reality”, The Asan Forum, May

04,2015. Toàn văn có thể truy cập tại địa chỉ: http://www.theasanforum.org/the-strategic-alignment-between-

russia-and-china-myths-and-reality/ 2 Trung tâm về châu Á và Toàn cầu hóa, Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu tại Đại học Quốc gia

Singapore (NUS) 3 Cộng tác viên Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES) 4 Cộng tác viên Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES)

© 2015 Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES)

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR)

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tài liệu dịch TLD-12

Phạm Nguyên Trường dịch

TÁC PHẨM DỊCH DC-21

Nguyễn Đôn Phước dịch

TÁC PHẨM DỊCH DC-20

Page 3: CÁC QUAN ĐIỂM SAI LẦM VÀ SỰ THẬTvepr.org.vn/upload/533/20150518/TLD-12.pdf · 2015-05-18 · tích về những rào cản đối với một liên minh trong tương lai

TLD-12

1

Những suy nghĩ về khả năng Trung Quốc và Nga cùng tạo ra một liên minh chiến lược chính

thức để đối phó với sự thống trị đơn cực của Mỹ không phải là một thông tin mới mẻ, vốn đã

xuất hiện từ đầu những năm 1990. Tuy nhiên, chiến lược “Xoay trục sang châu Á” của Mỹ,

những tham vọng mới của Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ, chiến lược “hướng về phương

Đông” rất đáng chú ý của Nga, mối quan hệ Nga-Mỹ và rộng hơn là Nga-phương Tây suy giảm

do hậu quả từ cuộc khủng hoảng Ukraine gần đây, tất cả đã tạo nên một môi trường địa chính

trị phức tạp, làm nhen nhóm trở lại các cuộc tranh luận giữa các nhà tư vấn chính sách lẫn các

học giả về triển vọng hình thành một liên minh chiến lược Nga-Trung.

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại thuộc viện Duma Quốc gia (Hạ viện-NHĐ) Nga Alexei

Pushkov tuyên bố: "Hoa Kỳ đang đối diện rủi ro vì những sai lầm lớn trong chính sách đối

ngoại khi cùng lúc làm phật lòng hai cường quốc lớn trên thế giới.... Đối với Hoa Kỳ, Nga là

kẻ thù, còn Trung Quốc là kẻ thù tiềm năng. Nhưng quá trình đối đầu với cả hai cường quốc

lớn đó là một chiến lược sai lầm."1 Một số nhà phân tích người Nga cũng lập luận,"Mỹ không

thể dừng việc kiềm chế Trung Quốc. Mỹ cũng không thể ngừng kiềm chế Nga. Mỹ không thể

dừng lại việc đẩy Trung Quốc và Nga vào một liên minh mới về chính trị lẫn quân sự"2. Tại

Trung Quốc, nơi mà cho tới thời gian gần đây vẫn duy trì quan điểm chính thức là "không liên

kết" (bu jiemeng zhengce), thì giờ đây một số học giả có sức ảnh hưởng đã bắt đầu cùng đưa

ra các lời kêu gọi thống nhất về một chiến lược liên minh toàn diện với Nga, thông qua cách

luận điểm được thể hiện trong các ấn phẩm nội bộ của Trường Đảng Trung ương thuộc Đảng

Cộng sản Trung Quốc: "Các mối quan hệ chiến lược Nga-Trung chính là các mối quan hệ trọng

yếu nhất"3, đồng thời trên các phương tiện khác, (các học giả Trung Quốc – NHĐ) cho rằng

"Trung Quốc sẽ không thể lái thế giới từ đơn cực sang lưỡng cực trừ khi nước này tạo ra một

liên minh chính thức với Nga."4 Mới đây, John Mearsheimer (giáo sư Hoa Kỳ về khoa học

chính trị tại đại học Chicago, Mỹ - NHĐ) đã chỉ trích chính sách của Mỹ đối với Nga "ngay từ

đầu là một chiến lược ngu xuẩn" vì khiến cho Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau hơn, đi

ngược lại với lợi ích của Mỹ5. Song song với các cuộc thảo luận được hâm nóng về triển vọng

của một liên minh Nga-Trung là sự nổi lên của những quan niệm sai lầm lạc hậu về mối quan

hệ Nga-Trung, vốn dựa trên những hiểu biết thiếu cặn kẽ về Nga, Trung Quốc và các mối quan

hệ giữa hai nước này, trở thành nền tảng hùng biện mang tính định kiến của nhiều người khi

đánh giá về cơ hội xuất hiện một liên minh (giữa Nga và Trung Quốc).

Dưới đây, tôi sử dụng bằng chứng để làm rõ bốn quan điểm sai lầm phổ biến được đưa ra

như những rào cản đối với một liên minh tiềm năng.

Page 4: CÁC QUAN ĐIỂM SAI LẦM VÀ SỰ THẬTvepr.org.vn/upload/533/20150518/TLD-12.pdf · 2015-05-18 · tích về những rào cản đối với một liên minh trong tương lai

TLD-12

2

Ý niệm sai lầm đầu tiên chính là việc cho rằng: vì nước Nga hậu Xô Viết yếu hơn nhiều

so với Trung Quốc, nên bất kỳ liên minh nào giữa hai nước này cũng sẽ bất cân đối, giống như

một "khối không đồng đều". Điều này không nằm trong lợi ích của Nga, và do đó, Nga bất đắc

dĩ mới gia nhập vào một liên minh như thế.

Quan điểm hoang đường thứ hai đề cập về vấn đề nhân khẩu học, làm sống lại “yellow

peril” bogeyman (“ông kẹ da vàng nguy hiểm”), câu chuyện gần như đã bị lãng quên ở Nga.

Theo câu chuyện này, nếu Nga và Trung Quốc quá gần nhau, các khu vực có ít dân cư của Nga

như vùng Viễn Đông và Siberia sẽ bị người Trung Quốc, vốn đang sống trong một quốc gia

quá tải về dân số, âm thầm cát cứ. Nga rõ ràng không mong muốn điều này, và do đó sẽ không

thể tạo ra một liên minh.

Quan điểm thứ ba cho rằng sự phụ thuộc kinh tế quá mức của Nga đối với Trung Quốc

khiến nước này đánh mất đi các mối quan hệ với các nước châu Á khác. Mối quan hệ thân thiết

quá mức với Trung Quốc sẽ biến Nga thành một nhà cung cấp năng lượng phụ thuộc nước này,

và trong kịch bản xấu nhất, sự phụ thuộc đó có thể tạo ra các áp lực ly tâm mạnh mẽ trong lòng

nước Nga, thậm chí dẫn đến hệ lụy chính phủ Nga mất kiểm soát tại các vùng lãnh thổ kém

phát triển ở phía đông. Do đó, rất khó để Nga liên minh với Trung Quốc.

Quan điểm sai lầm thứ tư chính là việc cho rằng giữa Trung Quốc và Nga không hề có

lòng tin.Bởi vì họ không tin tưởng lẫn nhau, nên liên minh này khó trở thành hiện thực.

Cả bốn quan điểm trên xuất hiện với nhiều dạng thức, sắc thái khác nhau trong các phân

tích về những rào cản đối với một liên minh trong tương lai. Một số quan điểm nghe có vẻ

thuyết phục vì chúng dựa trên tiền đề hoàn cảnh địa lý, kinh tế, xã hội và nhân khẩu học của

các khu vực, trong đó có đường biên giới chung Nga-Trung.Tuy nhiên, khi kiểm chứng một

cách chặt chẽ, có thể thấy rằng cả bốn “quan điểm hoang đường” đều thiếu nền tảng thực

nghiệm vững chắc.

Quan điểm sai lầm thứ nhất: Quyền lực suy giảm của Nga và sự không liên

kết với Trung Quốc

Nga luôn bị đánh giá là một quốc gia yếu kém hoặc đang suy thoái. Điển hình, gần đây khi đưa

ra bình luận về khả năng liên minh Nga-Trung, Joseph Nye cho rằng Nga không thể quản lý

được một liên minh thực sự với Trung Quốc, và một trong những lý do để chứng minh cho lập

luận này chính là "Quyền lực kinh tế và quân sự của Nga hiện đang suy giảm, trong khi Trung

Quốc thì lại bùng nổ."6 Hơn nữa, ông còn lập luận rằng Nga đang lo lắng về "ưu thế lực lượng

Page 5: CÁC QUAN ĐIỂM SAI LẦM VÀ SỰ THẬTvepr.org.vn/upload/533/20150518/TLD-12.pdf · 2015-05-18 · tích về những rào cản đối với một liên minh trong tương lai

TLD-12

3

quân sự thông thường của Trung Quốc" (over China’s conventional military superiority), và

sự mất cân bằng quyền lực giữa Nga-Trung Quốc là lý do khiến Nga không mong muốn một

liên minh quân sự bền chặt với Trung Quốc7. Các lập luận này có thể bị bác bỏ bởi lẽ sự tương

quan yếu kém hay sức mạnh không phải là yếu tố quyết định việc hình thành liên minh. Hầu

hết các liên minh quân sự đều không cân xứng về tương quan sức mạnh giữa các nước thành

viên. Tất cả các nước đồng minh của Mỹ đều yếu thế hơn so với nước này nhưng trái lại, các

đồng minh rất hữu ích cho sự bá quyền toàn cầu của Mỹ, và hơn nữa, các nước đồng minh

không mong muốn rút khỏi liên minh.Tuy nhiên, sức mạnh của Nga trước Trung Quốc đã thay

đổi như thế nào trong suốt thập kỷ vừa qua? Có phải Nga đang rơi vào tình trạng suy thoái trầm

trọng?

Chỉ cần nhìn lướt qua các dữ liệu cũng đủ để khẳng định quan điểm cho rằng sức mạnh về

kinh tế và quân sự của Nga "bị suy giảm" là sai lầm. Nước Nga hậu Xô Viết đã đạt được tiến

bộ đáng kể cả về kinh tế lẫn quân sự, bất chấp việc nhiều người không tin rằng Nga là một

cường quốc đang lên. Biểu đồ 1 cho thấy những thay đổi trong GDP và chi tiêu quân sự của

Nga. Bên cạnh giai đoạn tám năm suy thoái sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, Nga đã phát

triển ấn tượng và vững chải trong suốt mười bốn năm qua. Năm 1999, GDP của Nga giảm

xuống còn 196 tỷ USD; đến năm 2013 con số này đạt mức 2,1 ngàn tỷ USD, tăng gấp 11 lần.

Chi tiêu quân sự của Nga trong năm 2013 là 88 tỷ USD, tăng 14 lần so với con số 6,47 tỷ USD

vào năm 1999.

Page 6: CÁC QUAN ĐIỂM SAI LẦM VÀ SỰ THẬTvepr.org.vn/upload/533/20150518/TLD-12.pdf · 2015-05-18 · tích về những rào cản đối với một liên minh trong tương lai

TLD-12

4

Biểu đồ 1: Sự phát triển quân sự và kinh tế của Nga hậu Xô Viết

Nguồn: World Bank; SIPRI Military Expenditure Database

Nga cũng không hề suy giảm sức mạnh trong tương quan với các nước khác. Biểu đồ 2

cho thấy chi tiêu quân sự của các quốc gia thành viên khối BRIC (các nền kinh tế mới nổi, gồm

Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc – NHĐ) từ năm 1991. Nga đứng dưới cả Ấn Độ và Brazil

vào cuối những năm 1990, nhưng lại vượt qua ở giai đoạn tiếp theo của thế kỷ. Theo một báo

cáo của SIPRI (Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm - NHĐ), trong năm 2014 ngân

sách quân sự của Nga khoảng 2,5 nghìn tỷ rúp, trong đó Nga xếp hạng thứ ba trên thế giới sau

Hoa Kỳ và Trung Quốc. Từ năm 2008, ngân sách quân sự của Nga đã tăng trưởng 31%, vượt

qua Anh và Ả Rập Xê Út. Hơn 16 năm qua, ngân sách quân sự của Nga đã tăng gần 14 lần.

Xem xét tương quan, trong năm 1999, ngân sách quân sự của Trung Quốc lớn hơn gấp 3,2 lần

so với Nga (20,56 tỷ USD và 6,47 tỷ USD), nhưng vào năm 2013, con số này đã giảm xuống

còn 2,2 lần (188,46 tỷ USD và 86,84 tỷ USD). Vì vậy, không thể khẳng định rằng sức mạnh

của Nga đã bị suy giảm dù là tương đối hay tuyệt đối. Nếu vấn đề tương quan quyền lực tương

đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành liên minh, thì một liên minh Nga-Trung hiện nay

có lẽ càng khả thi hơn so với cách đây 10-15 năm, bởi vì trái với tuyên bố cho rằng Nga đang

suy yếu liên tục, quyền lực của nước này ngày càng tăng tiến nhanh chóng.

Page 7: CÁC QUAN ĐIỂM SAI LẦM VÀ SỰ THẬTvepr.org.vn/upload/533/20150518/TLD-12.pdf · 2015-05-18 · tích về những rào cản đối với một liên minh trong tương lai

TLD-12

5

Biểu đồ 2: Chi tiêu quân sự của nước thành viên khối BRIC (tỷ USD)

Nguồn: SIPRI Military Expenditure Database

Một khía cạnh khác quan trọng trong các mối quan hệ Nga-Trung chính là việc Nga là

nước xuất khẩu lớn các loại vũ khí công nghệ cao. Tầm quan trọng của điều này là không thể

chối cãi, nhất là khi sự thiếu thốn các công nghệ quân sự tiên tiến đã trở thành gót chân Achilles

đối vị thế siêu cường của Trung Quốc, là căng nguyên khiến chính phủ nước này thất vọng.

Mặc dù các hoạt động xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc đang tăng trưởng, nhưng nước này

vẫn thiếu công nghệ quân sự tiên tiến, và vũ khí của Nga vẫn là một "chén thánh" (holy grail)

đối với Trung Quốc. Lợi thế so sánh chất lượng về công nghệ quân sự của Nga trong tương

quan với Trung Quốc đã giúp nâng cao đáng kể vị trí của Nga trong mối quan hệ song phương,

làm giảm lợi thế về số lượng vũ khí của Trung Quốc vốn không nhất thiết phải đồng nghĩa với

khả năng tạo ra sức mạnh.

Luận điểm cuối cùng cần ghi nhớ chính là Nga đang sở hữu số lượng, chất lượng các loại

vũ khí hạt nhân ngang ngửa, và thậm chí còn tốt hơn ở một số khía cạnh so với Hoa Kỳ. Câu

chuyện về năng lực hạt nhân tầm cỡ toàn cầu vẫn là câu chuyện của riêng hai nước. Hơn nữa,

nước Nga vẫn là quốc gia độc tôn trong việc đảm bảo được khả năng đánh trả Hoa Kỳ. Sẽ là

sai lầm khi cho rằng trong thế giới thời kì hậu chiến tranh lạnh, Mỹ mạnh đến mức không nước

nào có thể đe dọa được. Nếu như năng lực hạt nhân của Liên Xô có thể ngăn chặn Hoa Kỳ hiệu

quả trong thời đại Chiến tranh Lạnh, thì hiện nay vũ khí hạt nhân của Nga được hiện đại hóa

đáng kể, tiếp tục đủ sức chống lại Mỹ. Các cơ sở dự trữ hạt nhân của Nga và Mỹ vẫn là nhân

tố bảo đảm rằng các binh sĩ Mỹ sẽ không bao giờ bắn vào lính Nga và ngược lại trong một cuộc

Page 8: CÁC QUAN ĐIỂM SAI LẦM VÀ SỰ THẬTvepr.org.vn/upload/533/20150518/TLD-12.pdf · 2015-05-18 · tích về những rào cản đối với một liên minh trong tương lai

TLD-12

6

xung đột quân sự trực tiếp. Sở hữu năng lực hạt nhân đủ để chống đối Hoa Kỳ, Nga sẽ không

cảm thấy khó khăn khi hợp tác với Trung Quốc, một đất nước có năng lực hạt nhân lạc hậu hơn

so với cả Hoa Kỳ và Nga.

Quan điểm sai lầm thứ hai: Nhân tố nhân khẩu học chính là rào cản đối với

liên minh Nga-Trung.

Một mối lo ngại khác có thể làm suy yếu tiềm năng hình thành một liên minh Nga-Trung chính

là vấn đề nhân khẩu học. Thực trạng dân số quá đông đúc của Trung Quốc so với lượng dân cư

thưa thớt của Nga, đặc biệt ở vùng lãnh thổ Viễn Đông, thường xuyên xuất hiện trong các ấn

phẩm sách, báo, tạp chí. Một số ấn phẩm đề cập đến khả năng một lượng lớn dân chúng sẽ di

cư từ Trung Quốc8. Các ấn phẩm khác khắc họa nên một bức tranh đáng sợ về sự tiêu vong bản

sắc dân tộc, đe dọa tính toàn vẹn lãnh thổ của Nga, đồng thời tình trạng “Hán hóa trầm trọng"

(creeping sinicization) có thể xảy ra bởi có quá nhiều người Trung Quốc và quá ít người Nga

sinh sống dọc theo đường biên giới Nga-Trung9. Theo Nye, một trong những vấn đề chính yếu

cản trở sự hình thành của một liên minh chính thức Nga-Trung là tỷ lệ dân số sáu triệu người

Nga trên 120 triệu người Trung Quốc sống tại khu vực phía Đông Siberia10. Những học giả

khác viết rằng Nga miễn cưỡng trong việc hình thành một liên minh với Trung Quốc bởi nước

này “bị suy giảm về dân số" (demographically in decline), và lo ngại rằng tình trạng di cư

không được kiểm soát của các công dân Trung Quốc vào khu vực có dân cư thưa thớt tại vùng

Viễn Đông và Siberia của Nga, dẫn đến nguy cơ các khu vực này bị Trung Quốc lấn át11.

Nếu xem xét vấn đề kỹ càng hơn thì quan điểm cho rằng nhân khẩu học là vấn đề khiến

Nga lo lắng khi hình thành liên minh với Trung Quốc đã phá sản. Trước hết, sự suy giảm dân

số của Nga hiện nay không còn đúng nữa; mà thay vào đó xu hướng đã bị đảo ngược từ cuối

những năm 2000. Trong năm 2009, dân số Nga đã phát triển, tăng thêm 23.300 người12. Năm

2012, dân số của nước này tăng thêm 292.400 người13. Trong năm 2013, tổng tỷ suất sinh của

Nga đạt 1.707 trẻ em trên một phụ nữ, xếp vào loại cao nhất tại khu vực phía Đông, phía Nam

và miền Trung của châu Âu14; xu hướng suy giảm dân số đã bị đảo ngược, tăng trưởng dân số

tự nhiên đã bắt đầu diễn ra15. Biểu đồ 3 phản ánh xu hướng nhân khẩu học trong dài hạn của

Nga, phủ định quan niệm cho rằng dân số nước Nga đang bị suy giảm.

Page 9: CÁC QUAN ĐIỂM SAI LẦM VÀ SỰ THẬTvepr.org.vn/upload/533/20150518/TLD-12.pdf · 2015-05-18 · tích về những rào cản đối với một liên minh trong tương lai

TLD-12

7

Biểu đồ 3: Biến động dân số tại Nga

Nguồn: Calculated based on data from ROSSTAT http://www.gks.ru/

Nếu nhìn vào khoảng cách nhân khẩu học giữa các khu vực biên giới của Nga và Trung Quốc,

thì tình hình không hề căng thẳng như bức tranh được khắc họa, và cũng không có lý do gì để

dự báo rằng dân cư của Trung Quốc sẽ di cư ào ạt đến vùng Viễn Đông của Nga. Bảng 1 so

sánh mật độ dân số ở các tỉnh biên giới của Trung Quốc (cột đầu tiên) với các tỉnh/khu vực

biên giới tương ứng của Nga và Mông Cổ (một quốc gia Trung-Đông Á giáp với Liên bang

Nga về phía bắc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về phía nam, phía đông và phía tây – NHĐ)

(xem cột thứ hai). Cột thứ ba thể hiện tỷ lệ giữa mật độ dân số của một tỉnh Trung Quốc với

một tỉnh biên giới tương ứng ở Nga và Mông Cổ. Mật độ trung bình của hai vùng krai và oblast

của Nga giáp với Trung Quốc thấp hơn 17,83 lần so với các tỉnh Trung Quốc giáp biên giới

với Nga. Đối với trường hợp của Mông Cổ, đất nước có chung đường biên giới dài với Trung

Quốc, thì con số này là 32,9 lần. Khoảng cách dân số giữa các tỉnh Mông Cổ và Trung Quốc

giáp biên còn lớn hơn nhiều.Trung Quốc cho đến nay vẫn chưa có biểu hiện mong muốn chiếm

lấy các tỉnh của Mông Cổ (một nhà nước hầu như không có khả năng tự vệ), có dân cư thưa

thớt hơn cả Nga. Nếu Trung Quốc không chiếm các lãnh thổ biên giới của Mông Cổ, vậy lý do

gì thúc đẩy Trung Quốc tiến hành chiếm lấy lãnh thổ của một siêu cường hạt nhân? Hơn nữa,

Bảng 3 cho thấy Trung Quốc đã có sẵn một “Siberia” của riêng mình – khu vực Tây Tạng và

Thanh Hải-với mật độ dân số thấp hơn 60 và 20 lần so với các tỉnh Cát Lâm và Hắc Long

Giang, giáp biên với Nga. Sự mất cân bằng dân số tự nhiên không phải là một điều kiện cần và

đủ để vấn đề di cư diễn ra.

Page 10: CÁC QUAN ĐIỂM SAI LẦM VÀ SỰ THẬTvepr.org.vn/upload/533/20150518/TLD-12.pdf · 2015-05-18 · tích về những rào cản đối với một liên minh trong tương lai

TLD-12

8

Bảng 1: So sánh mật độ dân số các khu vực giáp biên giới (người/km2)

Nguồn: World Bank Provincial level data are from various sources, including provincial statistical reports.

Trái với các giả định cho rằng Trung Quốc sẽ bành trướng về dân số, các xu hướng nhân

khẩu học ở quốc gia này hiện đã và đang bước vào giai đoạn tỷ lệ sinh rất thấp.Vào đầu những

Page 11: CÁC QUAN ĐIỂM SAI LẦM VÀ SỰ THẬTvepr.org.vn/upload/533/20150518/TLD-12.pdf · 2015-05-18 · tích về những rào cản đối với một liên minh trong tương lai

TLD-12

9

năm 1990, tổng tỷ suất sinh vượt mức 2.14, bằng với mức tỷ sinh thay thế16. Vào cuối năm

1990, tổng tỷ suất sinh đạt 1.8, và vào năm 2011 con số này là 1,5, thấp hơn nhiều so với Hoa

Kỳ, Vương quốc Anh, và Pháp17. Theo kết quả điều tra dân số lần thứ sáu của Trung Quốc, tại

các thành phố lớn, tổng tỷ suất sinh đã giảm xuống còn 0,88, một trong những tỷ suất sinh thấp

nhất trên thế giới. Mức thấp nhất 0,14 trong toàn bộ lịch sử tỷ suất sinh của con người đã được

ghi nhận vào năm 2000 trong khu đô thị của Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang, giáp biên giới

với Nga18. Các chuyển biến mạnh mẽ này gây ra tình trạng lão hóa dân số nhanh chóng. Trong

những năm tới, Trung Quốc sẽ cần đến lực lượng dân số trong độ tuổi lao động ở lại (phụng

sự) đất nước.

Quan trọng nhất, nghiên cứu gần đây về các mô hình di cư cho thấy rằng người Trung

Quốc không đến Nga và vùng Viễn Đông của Nga với số lượng lớn. Hầu hết những người di

cư đều trở về nhà sau khi thị thực hoặc giấy phép lao động của họ hết hiệu lực. Đây chính là

trường hợp điển hình trong giai đoạn đầu những năm 2000, khi dân số của Nga giảm xuống và

Trung Quốc còn là nước nghèo; thậm chí tình hình này vẫn kéo dài cho đến hiện nay, khi xu

hướng giảm dân số ở Nga đã bị đảo ngược và mức sống ở Trung Quốc đã được cải thiện nhiều

hơn. V.Ya. Portyakov trong một loạt các bài viết nghiên cứu về sự di dân của người Trung

Quốc sang Nga đã bác bỏ một cách thuyết phục vấn đề quy mô di cư19. Thực trạng người Trung

Quốc di cư sang Nga đã bị thổi phồng bởi giới phương tiện truyền thông thiếu trách nhiệm, và

các chính trị gia địa phương của Nga – những người cố gắng dựng lên một thành trì chính trị

bằng cách vẽ ra một bức tranh, trong đó họ (các chính trị gia) đang chống lại mối đe dọa Trung

Quốc. Một nhà báo người Nga đã nhận định nội hàm của hiện tượng này như sau: "Nga không

phải là một vùng đất hứa cho những người Trung Quốc mong muốn định cư ở đó, trong khi

các chuyến đi tới Nga đơn giản chỉ là một nhu cầu mang tính cưỡng bách về kinh tế20."

Portyakov chứng tỏ rằng Nga không phải là một điểm đến ưu tiên cho những người di cư Trung

Quốc. Lực lượng những tiếng nói đại diện có trách nhiệm trong cộng đồng hàn lâm Nga, những

người không bao giờ tự bịa ra các “mối đe dọa”, đang ngày càng tăng lên. Mọi người đều đồng

ý rằng người nhập cư Trung Quốc không hề có tác động đáng kể đến tình hình nhân khẩu ở

vùng Viễn Đông Nga, và khi được quản lý đúng cách thì nơi đây có thể trở thành lợi ích địa

chính trị của Nga. Các quan điểm thiếu căn cứ, và những khuôn khổ mang tính áp đặt về hiện

tượng di cư Trung Quốc sang Nga đang dần biến mất, trong khi sự hiểu biết đầy đủ về bản chất

của việc di cư tạm thời đang dần được hình thành21.

Page 12: CÁC QUAN ĐIỂM SAI LẦM VÀ SỰ THẬTvepr.org.vn/upload/533/20150518/TLD-12.pdf · 2015-05-18 · tích về những rào cản đối với một liên minh trong tương lai

TLD-12

10

Quan điểm sai lầm thứ ba: Sự phụ thuộc quá mức của Nga vào Trung Quốc

Quan điểm này là sự tiếp nối của một câu chuyện đã cũ về nước Nga, đặc biệt là khu vực Viễn

Đông, trở nên quá phụ thuộc vào Trung Quốc, và thậm chí tệ hại hơn là trở thành một nhà cung

cấp năng lượng lệ thuộc của Trung Quốc. Mankoff đã viết, "Những tham vọng của Nga trong

việc trở thành một người chơi quan trọng đang bất cân đối với sự phụ thuộc ngày càng tăng

của nước này đối với Trung Quốc."22 Trong khi đó, Rozman tin rằng "Suy cho cùng chiến lược

tối đa hóa đòn bẩy của Nga tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương và phát triển vùng Viễn Đông

của Nga cũng chỉ dẫn tới việc Nga trở thành một nhà cung cấp tài nguyên phụ thuộc vào Trung

Quốc."23 Do đó, chiến lược xoay trục sang châu Á của Nga, thực tế chỉ giới hạn tại Trung Quốc,

chứ không phải cả khu vực châu Á rộng lớn. Đây có thể chính là nút thắt đối với liên minh

Nga-Trung vì "có những lo ngại rằng việc xuất khẩu vật liệu thô cùng với tài nguyên khác cho

Trung Quốc, Nga sẽ ngày càng trói chặt mình vào mối quan hệ bán thuộc địa."24 Quan điểm

sai lầm này xuất hiện mỗi khi mối quan hệ Nga-Trung phát triển và hai nước bước vào giai

đoạn hợp tác mới.

Thực tế là các đối tác thương mại ổn định lớn nhất của Nga vẫn là EU. Hầu hết 50% ngoại

thương của Nga là với EU, trong khi Trung Quốc chiếm khoảng hơn 10%. Cho đến thời điểm

hiện tại, không còn là bí mật về việc tài nguyên thiên nhiên vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong xuất

khẩu của Nga sang EU. Như vậy, nếu nói Nga là một "nhà cung cấp năng lượng bị phụ thuộc"

vào nước nào đó, thì đó sẽ phải là châu Âu, chứ không phải Trung Quốc. Nếu Nga đã và đang

có thể quản lý các mối quan hệ thương mại bất cân xứng với châu Âu qua nhiều thập kỷ (thậm

chí sự kiện xung đột Ukraine), thì tại sao lại cho rằng một mô hình tương tự trong mối quan hệ

với Trung Quốc sẽ là vấn đề? Bằng chứng thuyết phục nhất là phép so sánh về sức nặng tương

quan của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc trong ngoại thương của vùng Đặc khu Liên bang

Viễn Đông Nga (RFEFD) – khu vực mà theo nhiều người dự đoán không thể tránh khỏi trở

thành một thuộc địa tài nguyên của Trung Quốc. Như minh họa rõ ràng trong Bảng 4, ngoại

thương của RFEFD thực sự phụ thuộc vào Hàn Quốc nhiều hơn so với Trung Quốc. Con số

xuất khẩu từ RFEFD sang Trung Quốc nhỏ hơn rất nhiều so với xuất khẩu tới Nhật Bản hay

Hàn Quốc, và tỷ lệ trên vẫn không tăng lên trong vòng 8 năm qua. Điều này phủ định hoàn

toàn quan niệm sai lầm cho rằng khu vực này đang trở thành một thuộc địa năng lượng của

Trung Quốc.Dẫu có là thuộc địa năng lượng, thì khu vực này thuộc về Hàn Quốc và Nhật Bản,

chứ không phải Trung Quốc.

Page 13: CÁC QUAN ĐIỂM SAI LẦM VÀ SỰ THẬTvepr.org.vn/upload/533/20150518/TLD-12.pdf · 2015-05-18 · tích về những rào cản đối với một liên minh trong tương lai

TLD-12

11

Bảng 4: Phần đóng góp của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc trong ngoại thương

của FREFD (%)

Nguồn:Far Eastern Branch of Federal Custom Service of Russia

Khi nói về thỏa thuận 400 tỷ đô la khí đốt và tác động của nó đối với quan hệ Nga-Trung

gần đây, đặc biệt xét ở khía cạnh ai đang phụ thuộc vào ai, là không hề rõ ràng bởi vì Trung

Quốc với Nga đều bị ràng buộc qua lại như nhau. Đây cũng là một sự thay đổi mang tính chiến

lược đối với Trung Quốc-một dấu hiệu khẳng định không chỉ Nga đang từng bước tiếp cận

Trung Quốc một cách nghiêm túc, mà chính Trung Quốc cũng đang làm điều tương tự đối với

Nga. Để thực hiện con đường khí đốt từ Nga sang Trung Quốc, cả hai nước đã cùng cam kết

phát triển một mạng lưới ống dẫn hiệu quả có giá trị lên đến hàng trăm tỷ USD. Khi triểu khai,

hệ thống ống dẫn sẽ được cố định, và hai bên cam kết sử dụng hệ thống này và thực hiện một

loạt các nghĩa vụ chung đối với nhau. Các cam kết cơ sở hạ tầng mang tính dài hạn như vậy sẽ

không bao giờ bị chính phủ hai nước xem nhẹ; cả hai nước đều cam đoan về độ tin cậy với đối

tác, và sẵn sàng tìm thỏa hiệp - một tín hiệu tích cực cho những kết nối trong tương lai.

Buôn bán vũ khí giữa hai nước là lĩnh vực mà Trung Quốc phụ thuộc vào Nga, chứ không

phải theo chiều ngược lại. Trung Quốc không phải là thị trường lớn về vũ khí của Nga, nhưng

đối với Trung Quốc, Nga là nguồn cung cấp chủ chốt về phần cứng quân sự tiên tiến.Bảng 5

cho thấy xu hướng chuyển giao vũ khí quốc tế. Vũ khí của Nga chiếm hơn 60 % tổng số nhập

khẩu thiết bị quân sự của Trung Quốc, trong khi vai trò của thị trường Trung Quốc đối với xuất

khẩu vũ khí của Nga chỉ chiếm 11%. Trong trường hợp Nga quyết định cắt giảm xuất khẩu

sang Trung Quốc, nước này sẽ mất đi 11% doanh thu, trong khi đó Trung Quốc sẽ phải mất

Page 14: CÁC QUAN ĐIỂM SAI LẦM VÀ SỰ THẬTvepr.org.vn/upload/533/20150518/TLD-12.pdf · 2015-05-18 · tích về những rào cản đối với một liên minh trong tương lai

TLD-12

12

61% lượng hàng hóa vũ khí mua được. Nếu nói về sự phụ thuộc của Nga vào thị trường bên

ngoài, thì có lẽ thị trường Ấn Độ quan trọng hơn cả vì nó chiếm tới 40 % của tổng xuất khẩu

của Nga.

Bảng 5: Xuất khẩu vũ khí từ Nga sang Trung Quốc và Ấn Độ (%)

Nguồn:SIPRI, Trends in International Arms Transfer

Trái với nhiều quan điểm, sự phụ thuộc quá mức của Nga, đặc biệt là vùng lãnh thổ Viễn

Đông vào Trung Quốc, đã không còn là quan niệm phù hợp với thực tế. Một khi hai nước quyết

định hình thành một liên minh chính thức, sự phụ thuộc quá mức không phải là một vấn đề cản

trở.

Quan điểm sai lầm thứ tư: Không đủ lòng tin giữa Trung Quốc và Nga

Quan niệm hoang đường thứ tư chính là việc cho rằng thiếu "niềm tin" trong quan hệ Trung-

Nga. Vai trò của “lòng tin” – một khái niệm mơ hồ - đã được nhiều nhà bình luận quan hệ Nga-

Trung nói chung và cơ hội hình thành một liên minh nói riêng, nhấn mạnh. Một số người đề

cập tới "nội hàm việc giao dịch trong mối quan hệ Trung-Nga" và cho rằng "quan hệ Trung-

Nga thiếu sự tin tưởng và được đặc tả bởi sự cạnh tranh, đặc biệt ở khu vực mà hai nước tiếp

giáp nhau".25 Những người còn lại lập luận rằng "bất chấp một loạt các lợi ích chung trong bối

cảnh toàn cầu, có một sự thiếu thốn căn bản về niềm tin chiến lược giữa hai nước (Trung Quốc

và Nga)."26 Có những người còn tranh luận xa hơn: "Ở châu Á, Nga không tin bất kỳ nước nào,

và ngược lại cũng không được bất kỳ ai tin tưởng."27

Page 15: CÁC QUAN ĐIỂM SAI LẦM VÀ SỰ THẬTvepr.org.vn/upload/533/20150518/TLD-12.pdf · 2015-05-18 · tích về những rào cản đối với một liên minh trong tương lai

TLD-12

13

Thực tế là chính sách của các nước được định hình dựa trên yếu tố tiên quyết là lợi ích

quốc gia chứ không phải sự tin cậy."Niềm tin" giữa các quốc gia trong nền chính trị quốc tế

không hề chắc chắn. Sự trao đổi qua lại dựa trên lợi ích chung chính là điều cốt lõi của bất kỳ

liên minh nào; mức độ trùng lắp các lợi ích này đóng vai trò quyết định có xuất hiện “niềm tin”

hay không. Một liên minh giữa hai nước không phải một cuộc hôn nhân giữa hai người - niềm

tin đóng một vai trò rất quan trọng. Niềm tin không bao giờ đóng một vai trò quyết định trong

việc định hình chính sách đối ngoại của các quốc gia. Tương tự như Nga, Hoa Kỳ và Trung

Quốc cũng không tin tưởng bất kỳ nước nào và không được bất kỳ ai tin tưởng. Liên minh xuất

hiện và biến mất theo hoàn cảnh quốc tế. Trung Quốc là một đồng minh của Liên Xô trong

những năm 1950. Tuy nhiên, vào những năm 1970, xuất hiện một mối liên kết giữa Trung

Quốc và Hoa Kỳ. Trong những năm 1980, Trung Quốc công bố một chiến lược không liên

minh, khác với Nga luôn luôn có các đồng minh. Hoa Kỳ là quốc gia đi đầu trong việc chống

lại quốc gia Xã hội Chủ nghĩa thời kì Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, như một số học giả nhận

rất tường minh, làm thế nào để có thể giải thích sự kiện Nixon, người từng là đối thủ nặng ký

của chủ nghĩa xã hội, lại có quan hệ thân thiết với Trung Quốc thời kỳ chủ tịch Mao Trạch

Đông và lạnh nhạt với Đài Loan, một đồng minh chống Cộng trung thành của nước Mỹ? Tại

sao Carter, một người ủng hộ lý tưởng nhân quyền, nhắm mắt làm ngơ để Trung Quốc vi phạm

quyền con người, và nêu cao mối quan hệ Mỹ-Trung? Tại sao Reagan, một người chiến đấu

chống Cộng sản, lại khôi phục hợp tác quân sự Mỹ-trung? Và điều gì đã khiến Clinton nhanh

chóng tách rời mối quan hệ Đãi ngộ Tối huệ quốc của Trung Quốc với tình trạng vi phạm nhân

quyền của nước này?28 Có phải đó là niềm tin tưởng bùng phát đột ngột của Mỹ dành cho

Trung Quốc hay không?

Khi các điều kiện để thành lập một liên minh cân bằng đã chín muồi, các quốc gia sẽ không

xa xỉ đến mức theo đuổi sở thích chủ quan của họ và đặt mối quan hệ của họ vào thứ được gọi

là "niềm tin". Quan hệ Nga-Trung đã có những thăng trầm trong suốt quá trình lịch sử lâu dài

của họ, nhưng không có bất kỳ ảnh hưởng nào xuất phát từ ý niệm niềm tin và ngờ vực.Giống

như nhiều quốc gia khác, Trung Quốc và Nga không cần tin lẫn nhau để hình thành nên một

liên minh phục vụ cho các mục đích nhất định và sau đó giải thể một khi tình hình quốc tế thay

đổi.Ngay cả khi chúng ta chấp nhận giả định “lòng tin” là quan trọng trong việc hình thành liên

minh, thì không có lý do gì để nhận định lòng tin đang là vấn đề trong mối quan hệ Trung-Nga.

Hai bên đã bắt đầu tương tác với nhau trước khi Hoa Kỳ trỗi dậy trên bản đồ thế giới, và có

một ý nghĩa địa chính trị nhất định khi cả hai nước giúp đỡ quốc gia láng giềng khổng lồ của

mình. Gần đây, theo như nhiều học giả ghi nhận, Putin và Tập Cận Bình trông như bạn bè, và

Page 16: CÁC QUAN ĐIỂM SAI LẦM VÀ SỰ THẬTvepr.org.vn/upload/533/20150518/TLD-12.pdf · 2015-05-18 · tích về những rào cản đối với một liên minh trong tương lai

TLD-12

14

mức độ tin cậy giữa họ cao hơn hẳn so với thế hệ lãnh đạo trước đây của hai nước. Theo

Alexander Gabuev: “Ông Putin tin tưởng Ông Tập nhiều hơn so với bất kỳ nhà lãnh đạo Trung

Quốc nào trước đó và bất kỳ nhà lãnh đạo hiện tại nào của phương Tây," và "sự chân thành mà

ông Putin cảm nhận được từ ông Bình đã giúp Kremlin điều chỉnh nhiều chính sách đối với

Trung Quốc vốn đã giậm chân tại chỗ trong suốt hơn một thập kỷ."29 So với các hệ thống chính

trị phân cấp, trong hệ thống chính trị tập quyền như Trung Quốc và Nga, sự tin tưởng cá nhân

giữa các nhà lãnh đạo có thể tạo ra tác động lớn hơn cho chính sách ngoại giao.

Đồng thời, các cuộc điều tra dư luận gần đây ở Nga đã chứng minh, cái nhìn của người

Nga đối với Trung Quốc đã cải thiện đáng kể.Hơn 60% thường dân Nga xem các mối quan hệ

Nga-Trung là thân thiện.30 Hơn nữa, sự thay đổi sang quan điểm tích cực của Nga dành cho

Trung Quốc đã diễn ra từ lâu, trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng Ukraine và sự suy giảm trong

mối quan hệ Nga - phương Tây. Các trung tâm nghiên cứu dư luận đã ghi nhận động thái nhận

thức tích cực trong mối quan hệ Nga-Trung Quốc ít nhất kể từ năm 2006.31 Điều này khẳng

định sự biến mất của khái niệm "mối đe dọa mang tên Trung Quốc" vốn phức tạp trong xã hội

Nga.Ngày nay, đa số công chúng (của Nga) coi Trung Quốc là một nhà nước thân thiện và tin

rằng một Trung Quốc mạnh hơn không phải là một mối đe dọa cho Nga. Có lý do để tìn rằng

những xu hướng này sẽ tạo điều kiện hợp tác Nga-Trung Quốc phát triển toàn diện.

Kết luận

Mục đích chính của bài phân tích này không phải để chứng minh rằng Trung Quốc và Nga sẽ

sớm hòa nhập và phát triển thành mối quan hệ liên minh. Điều này còn phụ thuộc vào nhiều

yếu tố, mà một trong số đó chính là chính sách của Mỹ đối với cả hai nước. Khi các nhà hoạch

định chính sách Mỹ càng nhận thức rõ ràng về động thái xích lại gần nhau đang diễn ra giữa

Nga-Trung, Hoa Kỳ có khả năng sẽ bắt đầu cố gắng chia rẽ Trung Quốc và Nga, và thật khó

để dự đoán kết quả của các chính sách đó. Thay vào đó, mục đích của phân tích này là phủ định

các quan điểm máy móc và những định kiến về mối quan hệ Nga-Trung, những thứ mà theo

nhiều người quan sát, sẽ có thể trở thành rào cản trong việc hình thành một liên minh. Như đã

chứng minh, cả bốn quan điểm nói trên đều huyễn hoặc và không phù hợp với thực tế. Chúng

là những yếu tố tạo nên một "ma trận” trái chiều mang tính phổ biến khi nghĩ đến các mối quan

hệ Nga-Trung.

Page 17: CÁC QUAN ĐIỂM SAI LẦM VÀ SỰ THẬTvepr.org.vn/upload/533/20150518/TLD-12.pdf · 2015-05-18 · tích về những rào cản đối với một liên minh trong tương lai

TLD-12

15

Tài liệu trích dẫn

1 “Confronting Both Russia and China ‘Strategic Mistake’ for US – Russian,” Lawmaker

http://en.ria.ru/world/20140421/189291820/Confronting-Both-Russia-and-China-Strategic-

Mistake-for-US-.html

2 ANALYSIS: US Containment Policy Pushes Russia, China Together

http://en.ria.ru/world/20140421/189366921/ANALYSIS-US-Containment-Policy-Pushes-

Russia-China-Together.html

3 Yan Xuetong, “Zhonge zhanlue guanxi zui youshi zhi yiyi,” Zhengdang ganbu cankao,

No. 4, 2013, 31-32.

4 Xuetong Yan, “The Weakening of the Unipolar Configuration,” in Mark Leonard, ed.,

China 3.0 (European Council on Foreign Relations, 2012), 112-118.

5 See the interview with John Mearsheimer by Nikkei Asian Review “US, China heading

toward face-off,” http://asia.nikkei.com/magazine/20150326-Singapore-after-

Lee/Viewpoints/US-China-heading-toward-face-off-says-Mearsheimer

6 Joseph Nye, “A New Sino-Russian Alliance?” Project Syndicate, January12, 2015

http://www.project-syndicate.org/commentary/russia-china-alliance-by-joseph-s–nye-2015-

01, accessed 2 April 2015.

7 Ibid.

8 Gilbert Rozman, “The Russian Pivot to Asia,” The Asan Forum, Vol. 2, No. 6

(November-December 2014) http://www.theasanforum.org/the-russian-pivot-to-asia/ accessed

4 April 2015.

9 Marlene Laruelle, “Russia’s National Identity and Foreign Policy toward the Asia-

Pacific,” The Asan Forum, January 24, 2014, 10. Joseph Nye, “A New Sino-Russian Alliance?”

10 Joseph Nye, “A New Sino-Russian Alliance?”

11James D.J. Brown “Ukraine and the Russia-China Axis,” The Diplomat, April 2, 2015,

http://thediplomat.com/2015/04/ukraine-and-the-russia-china-axis/ accessed April 3, 2015.

Page 18: CÁC QUAN ĐIỂM SAI LẦM VÀ SỰ THẬTvepr.org.vn/upload/533/20150518/TLD-12.pdf · 2015-05-18 · tích về những rào cản đối với một liên minh trong tương lai

TLD-12

16

12 Rosstat 2009, http://www.gks.ru/bgd/free/b10_00/IssWWW.exe/Stg/d01/7-0.htm

accessed April 4, 2015.

13 Rosstat 2012, http://connection.ebscohost.com/c/articles/85653155/russian-population-

rises-by-292-400-2012-rosstat, accessed April 5, 2015.

14 “Russian Birth Rate above Regional Average,” Euromonitor International

http://blog.euromonitor.com/2013/02/russian-birth-rate-above-regional-average.html,

accessed April 8, 2014.

15 Rosstat http://www.gks.ru/bgd/free/B13_00/IssWWW.exe/Stg/dk12/8-0.htm

16 Alexander Korolev “The Demographically Uncertain Foreign Policy of Today’s China,”

Russian International Affairs Council, March 7, 2013.

http://russiancouncil.ru/en/inner/?id_4=1505#4, accessed April 5, 2015.

17 World Bank

18 H.K.M, Terrell, Fertility in China in 2000: A County Level Analysis. (Unpublished

Master of Science dissertation, Texas A&M University, 2005).p. 52.

19 Vladimir Portyakov, “The Russian vector in global Chinese migration,” Far Eastern

Affairs, 2006. No 1, 47-64.

20 Vitali Kurennoi, “Threat from the East or Mechanism for Delivering Goods?”

Politicheskii zhurnal, No. 27 (August 15, 2004), pp. 70-73.

21 Russia’s current immigration laws and their enforcement are very strict, and there are

simply no channels through which the Chinese could sneak into Russia in large numbers and

“quietly occupy” Russian territories.

22 Jeffrey Mankoff, “US Perspective,” The Asan Forum, July 25, 2014,

http://www.theasanforum.org/us-perspective-3/ accessed April 5, 2015.

23 Gilbert Rozman, “The Russian Pivot to Asia.”

24 James D.J. Brown, “Ukraine and the Russia-China Axis.”

25 Jeffrey Mankoff, “US Perspective.”

26 Valerie Niquet, “French Perspective,” The Asan Forum,July 25, 2014,

http://www.theasanforum.org/french-perspective/ accessed April 6, 2015.

Page 19: CÁC QUAN ĐIỂM SAI LẦM VÀ SỰ THẬTvepr.org.vn/upload/533/20150518/TLD-12.pdf · 2015-05-18 · tích về những rào cản đối với một liên minh trong tương lai

TLD-12

17

27 Sergey Radchenko, “Multilateralism in Northeast Asia – 3,” The Asan Forum,

http://www.theasanforum.org/multilateralism-in-northeast-asia-3/ accessed April 6, 2014

28 Zhang Ruizhuang, American Foreign Policy Motives: National Interest vs. Ideology,

Unpublished PhD dissertation, University of California, Berkeley, 1997.

29 Alexander Gabuev, “Russia’s Policy towards China: Key Players and the Decision-

making Process,” The Asan Forum, March 5, 2015, http://www.theasanforum.org/russias-

policy-towards-china-key-players-and-the-decision-making-process/, accessed April 6, 2015.

30 Levada-Center, population survey “Vneshnepoliticheskie vragi i dryz’ia Rossii,”

September 26-29, 2014, http://www.levada.ru/21-10-2014/vneshnepoliticheskie-vragi-i-

partnery-rossii, accessed December 12, 2014.

31 FOM survey “Otnosheniia mezhdu Rossiei i Kitaem,” April 5-6, 2014,

http://fom.ru/Mir/11460#, accessed December 14, 2014.

Page 20: CÁC QUAN ĐIỂM SAI LẦM VÀ SỰ THẬTvepr.org.vn/upload/533/20150518/TLD-12.pdf · 2015-05-18 · tích về những rào cản đối với một liên minh trong tương lai

GIỚI THIỆU DỰ ÁN BIÊN DỊCH TÀI LIỆU HỌC THUẬT

VỀ KINH TẾ VÀ CHIẾN LƯỢC TRUNG QUỐC

Mọi ý kiến đóng góp và trao đổi xin vui lòng gửi tới:

Ms.Nguyễn Thị Thanh Tú Email: [email protected]

Hotline: 0906 069 196

Mục đích

Dự án Biên dịch tài liệu học thuật về Kinh tế và Chiến lược Trung Quốc là một dự án phi

chính trị, phi thương mại và phi lợi nhuận do Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc

thuộc VEPR (VCES) tổ chức thực hiện nhằm mục đích cung cấp, phát triển nguồn học liệu

có giá trị, cập nhật những thông tin kịp thời và có hệ thống, đồng thời cung cấp những nhận

định sâu sắc về chuyên ngành nghiên cứu kinh tế và chiến lược Trung Quốc bằng tiếng Việt,

góp phần thúc đẩy việc học tập, nghiên cứu các vấn đề về Trung Quốc tại Việt Nam.

Hoạt động chính

Hoạt động chính của Dự án Biên dịch tài liệu học thuật về Kinh tế và Chiến lược của

Trung Quốc là biên dịch sang tiếng Việt và xuất bản trên website của mình các tài liệu mang

tính học thuật bằng tiếng Trung, tiếng Anh về các vấn đề của Trung Quốc, trong đó chủ yếu

là về lĩnh vực kinh tế, chiến lược.

Nguồn tài liệu này chủ yếu là các bài báo trên các tập san quốc tế, các chương sách, tài

liệu hội thảo khoa học hoặc các tài liệu tương ứng, đã được xuất bản bởi các nhà xuất bản,

các trường đại học và viện nghiên cứu có uy tín trên thế giới.

Dự án ưu tiên biên dịch và xuất bản:

Các bài viết mang tính nền tảng đối với lĩnh vực Kinh tế và Chiến lược của Trung

Quốc;

Các bài viết có nhiều ảnh hưởng trong lĩnh vực này;

Các bài viết liên quan trực tiếp hoặc có ảnh hưởng, hàm ý gián tiếp đến Việt Nam;

Các bài viết được đông đảo độc giả quan tâm.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Trang chủ VEPR: www.vepr.org.vn

Thông tin thêm về dự án: Đang cập nhật

Danh mục các bài đã xuất bản: Đang cập nhật

Theo dõi Dự án trên Facebook:

https://www.facebook.com/DuAnBienDichKinhTeChienLuocTQ

Page 21: CÁC QUAN ĐIỂM SAI LẦM VÀ SỰ THẬTvepr.org.vn/upload/533/20150518/TLD-12.pdf · 2015-05-18 · tích về những rào cản đối với một liên minh trong tương lai

NHỮNG TÁC PHẨM DỊCH KHÁC

DC-22 Quyền lực bị kìm hãm: Nguồn gốc những nghi ngờ chiến lược

chung trong quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc, David M. Lampton, Nguyễn Thu

Thủy dịch, Vũ Minh Long hiệu đính.

DC-21 Hai mươi ngộ nhận về thị trường, Tom G. Palmer, Phạm Nguyên

Trường dịch.

DC-20 Phỏng vấn Esther Duflo: Khi kinh tế học phát triển được thử thách

trên thực địa, Nguyễn Đôn Phước dịch.

DC-19 Kinh tế học và Tri thức, Kreidrich A. von Hayek, Đinh Tuấn Minh dịch.

DC-18 Cuộc khủng hoảng kinh tế là khủng hoảng về lý thuyết kinh tế, Paul

Alan Kirman, Nguyễn Quang A dịch.

NHỮNG TÁC PHẨM DỊCH KHÁC

TLD-08 Đông Nam Á: Dưới cái bóng của Trung Quốc

TLD-09 Mười sáu nỗi sợ hãi: Tâm lý chiến lược của Trung

Quốc

TLD-10 Hợp đồng khí đốt Trung Quốc – Nga: Bối cảnh và ý

nghĩa với việc mở rộng mối quan hệ

TLD-11 Tầm nhìn và hành động Thúc đẩy cùng xây dựng

Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa

trên biển thế kỷ XXI

LIÊN HỆ

Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES)

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR)

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Địa chỉ: Phòng 707, Nhà E4

144 Xuân Thủy, Cầu Giấy

Hà Nội, Việt Nam

Tel: (84-4) 3 754 7506 -704/714

Fax: (84-4) 3 754 9921

Email: [email protected]

Website: www.vepr.org.vn

Bản quyền © VCES 2015