27
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TP.HCM LỚP: QT9-K34 NHÓM THỰC HIỆN: 1. Vy Thụy Chi 2. Hồ Thị Mỹ Tiên 3. Nguyễn Quang Toản 4. Nguyễn Trung Dũng TIỂU LUẬN LUẬT KINH TẾ NHỮNG RÀO CẢN TRONG VIỆC ĐẶT TÊN DOANH NGHIỆP

Tiểu luận luật kt những rào cản trong việc đặt tên doanh nghiệp

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tiểu luận luật kt   những rào cản trong việc đặt tên doanh nghiệp

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TP.HCM

LỚP: QT9-K34

NHÓM THỰC HIỆN:

1. Vy Thụy Chi2. Hồ Thị Mỹ Tiên3. Nguyễn Quang Toản4. Nguyễn Trung Dũng

TIỂU LUẬN LUẬT KINH TẾ

NHỮNG RÀO CẢN TRONG VIỆC ĐẶT TÊN DOANH

NGHIỆP

Page 2: Tiểu luận luật kt   những rào cản trong việc đặt tên doanh nghiệp

I. Các quy định về đặt tên doanh nghiệp: 1. Các quy định của pháp luật:

Theo luật doanh nghiệp 2005, quy định về việc đặt tên doanh nghiệp được quy định ở các điều khoản như sau:

Điều 31. Tên doanh nghiệp

1. Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố sau đây:

a) Loại hình doanh nghiệp;

b) Tên riêng.

2. Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

3. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 32, 33 và 34 của Luật này, cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp. Quyết định của cơ quan đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng.

Điều 32. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Page 3: Tiểu luận luật kt   những rào cản trong việc đặt tên doanh nghiệp

Điều 33. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp

1. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

2. Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp tại cơ sở của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

3. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

Điều 34. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn

1. Tên trùng là tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

2. Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:

a) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;

b) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu “&”;

c) Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

d) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

đ) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái tiếng Việt ngay sau

Page 4: Tiểu luận luật kt   những rào cản trong việc đặt tên doanh nghiệp

tên riêng của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là công ty con của doanh nghiệp đã đăng ký;

e) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

g) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bằng các từ “miền bắc”, “miền nam”, “miền trung”, “miền tây”, “miền đông” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là công ty con của doanh nghiệp đã đăng ký.

2. Một số tiêu chí trong việc đặt tên doanh nghiệp: Ngắn gọn: một tên doanh nghiệp dài rất khó nhớ dẫn đến bất tiện trong

các giao dịch khách hàng, đối tác và đặc biệt là các đối thủ của bạn có thể nhòm ngó đến phần tên riêng của bạn.

Có thể phát âm được: không nên lựa chọn tên doanh nghiệp từ những chữ cái không thể phát âm được, vì nó cũng rất khó nhớ và không thể bảo hộ như một nhãn hiệu, trừ trường hợp bạn chứng minh và đề nghị chứng nhận nó là một nhãn hiệu nổi tiếng mà thôi.

Có ý nghĩa: bạn hãy nghĩ đến từ và những cụm từ có mối quan hệ với nhau mà có thể gợi nên cảm giác mà bạn mong muốn. Tham khỏa các cách dịch theo kiểu Ai Cập và Latin của những từ đó, thậm chí tham khảo nghĩa của nó theo các ngôn ngữ khác. Sau đó tìm các từ có điểm lien quan đến các từ đã chọn.

Có sự khác biệt: hãy kiểm tra xem tên doanh nghiệp mà bạn đã chọn đã được doanh nghiệp nào đăng kí nhưn một nhãn hiệu chưa? Việc làm này để đảm bảo rằng chưa có ai sử dụng cái tên đó (làm nhãn hiệu hang hóa) trong lĩnh vực kinh doanh như bạn. Tiếp theo hãy kiểm tra xem tên doanh nghiệp mà bạn chọn có trùng hay gây nhầm lẫn với tên thương mại (tên công ty) của doanh nghiệp khác đã đăng kí hay không. Vì một điều đơn giản, nếu trùng hay nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng kí thì cơ quan đăng kí kinh doanh sẽ từ chối việc cấp đăng kí kinh doanh với cái tên như vậy cho bạn.

Có khả năng bảo hộ nhãn hiệu như một hàng hóa :

Page 5: Tiểu luận luật kt   những rào cản trong việc đặt tên doanh nghiệp

Tránh những cái tên gợi tả những đặc điểm chung bởi chúng khó nhớ và gần như không trở thành một thương hiệu.

Tránh những tên riêng, tên lãnh tụ …vì chúng không có khả năng bảo hộ như một nhãn hiệu.

Tránh những cái tên miêu tả theo nghĩa đen những sản phẩm hay dịch vụ.

Tránh những cái tên mang tính địa lí bởi vì ngoài lí do khó nhớ, bạn sẽ gặp khó khăn nếu quyết định chuyển địa điểm hay mở rộng mạng lưới kinh doanh.

Còn khả năng đăng kí tên miền: thương mại điện tử ngày càng trở nên phổ biến, nhu cầu giao dịch qua mạng internet là không thể phủ nhận cho một thương hiệu lớn. Hãy kiểm tra tên doanh nghiệp mà bạn lựa chọn còn có khả năng đăng kí tên miền hay không.

3. Một số lưu ý trong việc đặt tên doanh nghiệp:

Chọn một cái tên hay trong ngữ cảnh quảng cáo toàn cầu không những là điều cần thiết mà còn là sự kết hợp giữa tính hợp pháp và khả năng ngôn ngữ. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn xây dựng một thương hiệu đẹp. Nhưng để có một cái tên doanh nghiệp hay thì cũng cần phải cân nhắc kĩ lưỡng giữa khoa học và nghệ thuật. Dưới đây là một vài lời khuyên của các nhà quản lí trong quá trình đặt tên cho doanh nghiệp.

a. Những điều không nên làm: Không nên mê miệt với cái tên nào đó trong thời gian đầu của quá trình. Tên

nên được loại bỏ liên tục trong quá trình sàn lọc hợp pháp, phạm vi nghiên cứu, thử nghiệm ngôn ngữ…

Không nên có quá nhiều người tham gia vào việc chọn tên, chỉ nên có vài người có năng lực với hiểu biết chắc chắn về mục tiêu của công ty. Tránh chọn tên theo hội đồng nhưng quyết định cuối cùng được thực hiện do các nhóm nhỏ.

Nhanh chóng xử lí, làm tốt việc đặt tên ở những nước khác nhau hay trên toàn cầu. Thời gian cho phép phải cân bằng với việc mở đầu và sửa chữa những lỗi phát sinh gây ra bởi sau khi giới thiệu sẽ tốn kém hơn nhiều.

Hãy quan tâm đến những tên miền đã có nhưng không phát triển, nếu bạn là một phần của công ty lớn và phạm vi ảnh hưởng của cái tên sau khi được

Page 6: Tiểu luận luật kt   những rào cản trong việc đặt tên doanh nghiệp

bạn chọn không nên để người sở hữu hiện tại biết là bạn đang tìm mua cái tên đó. Hãy để bên thứ ba thay mặt bạn đàm phán và để tự bạn phân biệt cho đến khi sở hữu được nó. Cân nhắc phiên bản lựa chọn. Ví dụ bạn tạo một trang web mới được gọi là kênh hay là channel.com được chọn bạn có thể đưa ra lựa chọn như Channelweb.com hoặc nhiều cái tên phù hợp hơn .

b. Những điều nên làm:

Cân nhắc chiến lược lâu dài cho cái tên mà bạn đang tạo dựng.

Cân nhắc cái tên mới có phù hợp với cơ cấu công ty hay hệ thống chi nhánh của bạn hay không? Cái tên đó có làm chủ được chi nhánh đó hay không. Phân loại quan hệ mà cái tên mới đó sẽ thiết lập với các chi nhánh đã có trước đó có nằm trong hồ sơ của bạn hay không?

Cân nhắc những thứ đã thật sự cố định với tiềm năng liên quan đến việc kiến tạo, đăng kí và phân biệt tên mới. Những chi phí này là những phần hợp pháp để đảm bảo cái tên này hiện hữu, đăng kí hợp pháp để bảo vệ cái tên mới này trong các cấp độ khác nhau và một khi đã được tạo ra nên xây dựng thành một tài sản có giá trị.

Đưa ra tiêu chí xác định tên như thế nào để cái tên đó có khả năng như: kết nối đặc tính chi nhánh, dễ dàng dịch qua ngôn ngữ khác, sở hữu tên đúng và được xác định trên toàn thế giới, được bảo vệ, phạm vi chi phối, nhãn hiệu…

Bỏ thời gian tiến hành kiểm tra ngôn ngữ với người bản xứ, tìm kiếm những nghĩa tương tự mà sát với mục tiêu của công ty, tìm kiếm những cái tên có cách đọc na ná có thể đưa đến các mục tiêu của công ty hoặc tồi tệ hơn là cản trở công việc của công ty, xem xét tất cả những vấn đề trong việc phát âm tên mới trong các ngôn ngữ khác nhau để phù hợp với mục tiêu mà công ty đề ra, cân nhắc các xung đột tiềm ẩn với tên chính ở các nước khác nhau mà tại đó bạn đang có kế hoạch hoạt động.

II. Những ví dụ thực tiễn trong thực hiện: 1. Tên doanh nghiệp phải phát âm được

Page 7: Tiểu luận luật kt   những rào cản trong việc đặt tên doanh nghiệp

Theo Tổ công tác và thi thành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, vấn đề đặt tên doanh nghiệp được ghi nhận là một trong những vướng mắc khi triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp 2005.

Câu chuyện tên riêng của doanh nghiệp tưởng chừng đơn giản, song hóa ra nó lại không hề đơn giản, dù việc đặt tên doanh nghiệp tại Luật Doanh nghiệp 2005 và các quy định có liên quan đã khá rõ ràng và cụ thể.

Vì, nếu bạn đang trong quá trình thành lập doanh nghiệp và đặt tên cho doanh nghiệp của mình là OXM, Vinasin, T&G,…thì việc đăng ký thành lập doanh nghiệp của bạn sẽ không thành công vì tên doanh nghiệp không có nghĩa. Hay, nếu bạn đặt tên là TONY, hay EROS thì cũng tương tự, trừ khi bạn chuyển thành tương ứng TÔ NY và Thần Tình Yêu.

Bởi, theo quy định của Luật Doanh nghiệp “Tên doanh nghiệp phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố…”.

2. Tên doanh nghiệp phải được viết bằng tiếng việt

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài muốn sử dụng tên bằng tiếng nước ngoài thì chỉ được dùng tên của công ty mẹ. Chính vì quy định này mới nảy ra những tình huống dễ gây “cười” khi có những tên nước ngoài dịch sang tiếng Việt Nam hoàn toàn không mang một ý nghĩa nào: Công ty Hậu cần quyền lực (Power Logistics Corporation), Công ty Chuyên nhân tạo (Artifial Pro Inc.), Công ty Sản xuất phim bạc (Silver Production), v.v…

Ông Trần Anh Đức, thành viên của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, dẫn chứng thêm, khi một số doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư tại Tp.HCM, Sở Kế hoạch và Đầu tư của thành phố đã không tiếp nhận hồ sơ mà yêu cầu phải đổi tên doanh nghiệp lại bằng tiếng Việt và cũng yêu cầu tên tiếng Việt đã đổi phải phát âm được.

Ví như, trường hợp của công ty TNHH ACE EMB phải đổi tên thành Thêu Châu Á, song vẫn không được chấp nhận với lý do đã có 18 doanh nghiệp trên địa bàn Tp.HCM có tên Châu Á, nên tên riêng của doanh nghiệp bị trùng và buộc phải thay đổi tiếp. Hay, Công ty TNHH Juno Việt Nam phải đổi tên thành Công ty TNHH Vệ Nữ Việt Nam.

Page 8: Tiểu luận luật kt   những rào cản trong việc đặt tên doanh nghiệp

“Những yêu cầu này là không hợp lý và gây khó khăn cho nhà đầu tư”, ông Trần Anh Đức nhận xét.

Ông Lê Nết, Giám đốc Công ty Luật LCT, ý kiến rằng việc đặt tên doanh nghiệp cốt sao cho dễ nhớ, ăn sâu vào tâm trí người tiêu dùng là mục đích tối hậu của nhà đầu tư. “Như vậy, việc buộc đặt tên bằng tiếng Việt là quy định hình quá hình thức gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp”, ông Lê Nết nhận xét.

Trong khi đó, các nước láng giềng đều cho phép doanh nghiệp sử dụng tiếng nước ngoài để đặt tên nhằm nâng cao khả năng hội nhập, như Lenovo, Haier, Chery (Trung Quốc), Lucky Goldstar, sau này là LG (Hàn Quốc), Sony (Nhật Bản), v.v…

Theo Tổ công tác, những quy định trong Luật Doanh nghiệp về đặt tên doanh nghiệp là khá rõ ràng và cụ thể. Việc dẫn tới tình trạng một vấn đề đơn giản là đặt tên riêng của doanh nghiệp lại trở thành vướng do ở một số địa phương cán bộ đăng ký kinh doanh vẫn chưa thống nhất nhận thức và hiểu đúng, hoặc hiểu một cách khá cứng nhắc về “tên viết bằng tiếng Việt.

“Thậm chí, một số địa phương do nhận thức không đúng về yêu cầu đặt tên doanh nghiệp, áp dụng máy móc mà nhiều doanh nghiệp đã không thể đăng ký được để hoạt động kinh doanh”, một thành viên của Tổ công tác cho hay.

Một vấn đề khác liên quan đến tên riêng của doanh nghiệp là việc bảo hộ tên doanh nghiệp. Theo quy định hiện nay, tên hộ kinh doanh được bảo hộ trong phạm vi quận, huyện; còn tên doanh nghiệp tư nhân, trách nhiệm hữu hạn, cổ phần và hợp danh được bảo vệ trong phạm vi của tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp kinh doanh.

Vì sự bảo hộ trong phạm vi tỉnh, thành phố, nên dẫn tới có quá nhiều doanh nghiệp cùng tên giữa các tỉnh, thành phố, ví như ở Hải Phòng có công ty Hasico, ở Hà Nội cũng có công ty Hasico. Theo một số ý kiến thì không nên để tình trạng trên tái diễn vì việc kiểm soát các doanh nghiệp trùng tên là điều không quá khó, trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay.

Page 9: Tiểu luận luật kt   những rào cản trong việc đặt tên doanh nghiệp

Ông Phạm Duy Nghĩa (Đại học Luật) đề xuất, Phòng Đăng ký kinh doanh và Cục Sở hữu trí tuệ có thể phối hợp với nhau để bảo hộ tên thương mại toàn quốc cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có nhu cầu, ngược lại doanh nghiệp phải nộp phí ban đầu và phí duy trì tên hàng năm.

3. Quan niệm của cơ quan đăng ký kinh doanh

Một số cơ quan đăng ký kinh doanh hiện nay cho rằng mọi hình thức chữ Latin không có dấu và không phải tên riêng truyền thống của người Việt thì đều được xem là tiếng nước ngoài, cụ thể là tiếng Anh.

Do đó, doanh nghiệp hoặc là phải đổi lại tên khác hoặc phải chuyển nghĩa ra tiếng Việt nếu tên đó có nghĩa bằng tiếng Anh.

Ông Nguyễn Đình Cung, người tham gia soạn thảo cả hai Luật Doanh nghiệp, cho rằng cách vận dụng như trên là quá máy móc và vô lý. “EROS, AWARD SHIPPING, TONY..., có chữ nào là không viết được bằng tiếng Việt? Và đây là tên riêng của doanh nghiệp, mà đã là tên riêng thì không thể buộc doanh nghiệp phải chuyển nghĩa. 

Cách vận dụng luật như trên của các cơ quan đăng ký kinh doanh rõ ràng đang gây trở ngại không nhỏ cho việc hội nhập của doanh nghiệp.

Từ 1-6, cởi trói trong đặt tên doanh nghiệp

Ngày 15-4, Chính phủ ban hành Nghị định 43 về đăng ký doanh nghiệp, thay cho nghị định về đăng ký kinh doanh hiện nay.

Nghị định này đưa ra một số quy định mới theo hướng có lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều băn khoăn rằng nghị định mới nhưng mà khác với quy định trong Luật Doanh nghiệp thì có được áp dụng nghị định hay không?

Chấp nhận tên tiếng nước ngoài

Theo Điều 31 Luật Doanh nghiệp (năm 2005) thì tên doanh nghiệp “phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được”. Chính vì quy định này mà lâu nay cơ quan đăng ký kinh doanh và doanh nghiệp đều phải chấp nhận tình trạng tên doanh nghiệp chỉ được đặt bằng tếng Việt và các chữ tiếng Việt đó phải có nghĩa.

Page 10: Tiểu luận luật kt   những rào cản trong việc đặt tên doanh nghiệp

Nghị định 43 thì lại cho phép “tên doanh nghiệp viết được bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được”.

Một cán bộ quản lý về đăng ký kinh doanh cho biết việc cho phép chèn thêm các chữ cái như vừa nêu đồng nghĩa với việc chấp nhận tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài. Đương nhiên, đặt tên theo tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Ả Rập... thì không thể vì các loại chữ này nằm ngoài bảng chữ cái. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện cũng đang soạn thảo thông tư nhằm hướng dẫn cụ thể hơn việc sử dụng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và bốn chữ cái mở rộng nêu trên. Thông tư này sẽ được ban hành kịp với hiệu lực của Nghị định 43 (ngày 1-6).

Cán bộ quản lý này cũng cho rằng một khi đã hội nhập kinh tế quốc tế thì phải chấp nhận ngôn ngữ quốc tế. Không có lý gì bắt doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam phải dịch tên của họ sang tiếng Việt. Nếu bắt thế thì Microsoft chẳng lẽ lại phải lấy tên là “Siêu nhỏ và mềm” hay sao? Bắt dịch như thế còn gây thêm hậu quả là mất đi thương hiệu mà bấy lâu doanh nghiệp đó gầy dựng. Nếu đã cho phép doanh nghiệp nước ngoài để tiếng nước ngoài trong tên thì cũng nên chấp nhận việc tên doanh nghiệp Việt Nam bằng tiếng nước ngoài.

Luật đóng, nghị định mở

Về vấn đề liệu việc “mở rộng” của Nghị định 43 có mâu thuẫn với Luật Doanh nghiệp hay không, cán bộ quản lý này khẳng định đã rà soát rất kỹ các văn bản liên quan và từ điển tiếng Việt. Từ đó không nhất thiết phải hiểu gò bó “viết được bằng tiếng Việt” là như thế nào! Nhờ đó, cũng không thể nói Nghị định 43 trái với Luật Doanh nghiệp. Hơn nữa, ông cũng cho rằng điều quan trọng là tên doanh nghiệp là một đối tượng để nhà nước quản lý doanh nghiệp mà thôi, gò bó quá thì cũng không giúp ích gì cho việc quản lý, mà mở rộng ra thì rất thuận lợi cho doanh nghiệp, tại sao lại không mở. Chính vì lý do này mà khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình dự thảo nghị định cho Chính phủ xem xét thì các thành viên Chính phủ đều chấp nhận!

Page 11: Tiểu luận luật kt   những rào cản trong việc đặt tên doanh nghiệp

Hiện nay, khi doanh nghiệp đặt tên doanh nghiệp (bằng tiếng Việt) mà có sử dụng từ ngữ trái thuần phong mỹ tục thì cơ quan đăng ký kinh doanh cũng có thể rà soát được nghĩa của những từ này và không cho phép doanh nghiệp sử dụng. Nếu cho phép đặt tên bằng tiếng nước ngoài thì liệu có khả năng “lọt sổ” một số từ ngữ tiếng nước ngoài trái thuần phong mỹ tục hay không? Cán bộ quản lý này cho biết cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ lập hệ thống công nghệ thông tin để rà soát tên doanh nghiệp. Trong trường hợp cần thiết thì cơ quan đăng ký kinh doanh có thể xin ý kiến của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch về việc tên doanh nghiệp có trái thuần phong mỹ tục hay không. Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ có quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận tên này và đây sẽ là quyết định cuối cùng.

Tên sẽ không trùng trong toàn quốc

Nghị định 43 quy định từ đầu năm 2011, việc đặt tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc. Trong thời gian chưa áp dụng quy định này thì vẫn thực hiện như lâu nay là không đặt tên trùng trong phạm vi tỉnh, thành.

4. Thuần phong mỹ tục

Công ty TNHH "Em yêu"?

Quy định về việc đặt tên DN "không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc" cũng gặp nhiều phiền phức. Tại TP.HCM khi có DN đề nghị tên riêng là "Trà sữa tình nhân", "Cà phê tình yêu", thậm chí... "Em yêu" thì cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ biết thuyết phục họ đặt tên khác chứ "không có cơ sở để không cấp đăng ký kinh doanh".

Nhưng có rất nhiều trường hợp tên DN rất... chướng hoặc gây phản cảm đã được cơ quan đăng ký kinh doanh chấp nhận, như DN tư nhân Trần Văn Cu (Tây Ninh), Công ty TNHH Ái Ân (Thừa Thiên - Huế)...

Về trường hợp các công ty đặt tên có chữ An Nam, nhiều người cho rằng như thế là vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá của dân tộc vì chữ "An Nam" là cách gọi

Page 12: Tiểu luận luật kt   những rào cản trong việc đặt tên doanh nghiệp

của phong kiến phương Bắc và thực dân Pháp ngày xưa đối với nước ta, nhưng qua thống kê, hiện nay cũng có ít nhất 7 công ty, DN có tên này.

III. Giải pháp:

Các trở ngại trong đặt tên doanh nghiệp tại Việt Nam 

1- Đối với doanh nghiệpa. Đối với quy định “Tên doanh nghiệp phải phát âm được”

- Nếu như bạn muốn đặt tên doanh nghiệp của minh là OXM thì bạn gặp trở ngại với quy định này.

- Đối với quy định nay những doanh nghiệp phải tránh đặt tên như vậy.

b. Tên doanh nghiệp phải được viết bằng tiếng Việt

Khi muốn đặt tên cho doanh nghiệp mình có một cái tên nghe Tây hoá bạn có thể sử dụng “ sức mạnh của dấu chấm” như công ty “b.e.s.t” đã làm. Họ giải thích cho cái tên này là ghép từ tên của các thành viên, và bạn đã biết làm gì rồi chứ !?

2- Đối với nhà nước

    Cần phải đưa ra những quy định về việc đặt tên phải chi tiết, cụ thể, có những chế tài cho việc giải quyết tranh chấp và phải thoáng hơn trong đặt tên như các nước láng giềng chúng ta đã và đang làm:

          - Trong các quy định hiện nay theo cá nhân chúng tôi nghĩ trái phong tục tập quán là một quy định quá chung khó thực hiện và nó gây rất nhiều điều dở khóc dở cười của doanh nghiệp cũng như nhà thi hành luật.

          - Nghị định 43 chính phủ là một bước tiến trong việc quy định trong đặt tên cho doanh nghiệp:

                   + Ngày 1-6-2010 nghị định cởi trói cho doanh nghiệp, họ có thể đặt tên doanh nghiệp mình bằng tiếng anh. Tránh những cứng nhắc của nhân viên đăng ký kinh doanh.

                   + Nghị định 43 thì lại cho phép “tên doanh nghiệp viết được bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được”.

                   +Từ năm 2011 thì tên doanh nghiệp sẽ được bảo hộ trên toàn quốc.

IV. Tìm hiểu thêm:

Page 13: Tiểu luận luật kt   những rào cản trong việc đặt tên doanh nghiệp

Nghệ thuật đặt tên công ty

Tên công ty được ví là “tiếng kêu" của công ty nhằm lôi kéo sự chú ý của người tiêu dùng. Bạn có thể bắt gặp khắp nơi đủ loại tên công ty – trên báo chí, quảng cáo, truyền hình hay Internet và tất cả đều thu hút sự quan tâm của mọi người.

Trong các hệ thống tìm kiếm, mỗi cái tên sẽ cố gắng để át tiếng kêu của những cái tên khác, bởi vì tất cả đều muốn được đứng cao hơn trong danh

sách kết quả.

Khi việc đặt tên bắt đầu chiếm vị trí quan trọng trong kinh doanh, thì mỗi tên gọi đều cần tỏ ra mạnh mẽ, độc đáo, liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, làm lay động giác quan người nghe/đọc, có khả năng thu hút sự quan tâm rộng rãi, đồng thời phải có âm sắc lôi cuốn. Vì thế, bạn không bao giờ nên nghĩ đến việc sử dụng những cái tên phát âm quá phức tạp hay những cái tên mà lý trí khó chấp nhận.

Tên công ty cần phải xuất hiện bất ngờ trong suy nghĩ của người tiêu dùng, khi họ sắp ra những quyết định mua sắm, nếu không, cái tên đó hoàn toàn vô dụng. Và khi đó, doanh số bán hàng của bạn sẽ chịu thiệt hại trực tiếp. Khi có một cái tên lạ tai, bạn lập tức nhận ra ngay, ví dụ như Sony, Panasonic, Telus, Celestica … và lý trí của bạn sẽ xem xét, phân tích chúng, cũng như xếp cho chúng một vị trí riêng biệt trong hàng loạt những thông điệp đơn điệu bình thường khác. Khi tên công ty có tính chất bao quát với những từ như “tổng” hay “liên hiệp”, chẳng hạn như United Systems hay General Insurance, nó hay rơi vào khuynh hướng bị gạt bỏ và lãng quên. Các từ ngữ và khái niệm bạn vẫn sử dụng hàng ngày ít khi gây ra những phản ứng tích cực. Các con số cũng vậy – lý trí có khuynh hướng không ghi nhớ con số, những nét vạch chéo, gạch ngang, biểu đồ và một vài ký hiệu khác. Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy, chỉ những tên gọi hiếm, độc đáo, đơn giản nhưng phải đủ mạnh mẽ mới có cơ hội sống sót và trở thành huyền thoại. Trong hoạt động kinh doanh, thông thường tên công ty chỉ là một từ duy nhất. Nếu là 2 từ - sự thành công của nó không có gì đảm bảo. 3 từ - công ty khó mà tồn tại. 4 từ thì sao? Có lẽ bạn không nên lập công ty làm gì cả. Bên cạnh đó, nếu có hàng chục công ty khác cũng đang sử dụng chính những từ đó trong cùng lĩnh vực với bạn, thì tên công ty bạn sẽ chìm nghỉm giữa đám đông.

Một lời khuyên hữu ích dành cho bạn: hãy đưa tên công ty bạn vào hệ thống tìm kiếm trực tuyến. Nếu kết quả là hàng trăm công ty khác đã sử dụng cái tên tương

Page 14: Tiểu luận luật kt   những rào cản trong việc đặt tên doanh nghiệp

tự, thì tất cả công sức và tiền bạc mà bạn đổ vào quảng cáo đã trở nên vô nghĩa. Điều này cũng giải thích tại sao văn phòng của bạn luôn thưa thớt khách hàng, trang web của bạn ít người ghé thăm… Bạn đừng quên rằng một cái tên công ty chỉ được đánh giá là “tốt” khi nó có thể bắt chiếc máy tính tiền của bạn làm việc.

Hơn 1 ngàn dự án đã phải thất bại chỉ trong vòng một năm qua, trong đó có thể kể đến những cái tên như Kozmo, Gazoontite, Boo.com và Marchfirst. Chỉ riêng Marchfirst (vừa có nghĩa là “ngày 1 tháng 5”, vừa là “đi trước tiên”) thì lại chẳng dính dáng gì đến ngày tháng, cũng không phải là ngày khởi đầu hoạt động của công ty. Có lẽ điều này liên quan đến cái tên đã được đăng ký trước đó là Aprilfirst (ngày 1 tháng 4). Người tiêu dùng không hiểu chủ ý của cái tên, và sự đa nghĩa đó đã đẩy công ty đến chỗ phá sản. Vậy có thể không quá lời, nếu nói rằng cái tên đã chơi một vố đau, thậm chí trả thù, khi nó bị làm cho phức tạp, rối rắm không cần thiết.

Và dưới đây là những điều bạn cần lưu ý khi đặt tên cho công ty mình:

“PAN” hay “PROPAL”? Cái tên công ty cần phải hướng đúng đến trọng tâm của lĩnh vực kinh doanh mà bạn đang tham gia. Khách hàng tiềm năng có thể tìm đến các đối thủ cạnh tranh của bạn chỉ vì lý do là tên công ty bạn na ná tên hàng chục công ty khác. Hoặc giả cái tên của bạn rất khó nhớ, chỉ đơn giản vì khó đọc, viết cho chính xác, dẫn đến việc khó khăn trong khi đưa cái tên này vào hệ thống tìm kiếm. Ví dụ, enonymous.com - thay chữ “a” bằng “e”: khó nhớ và dễ nhầm; geotele.com – hay là bạn đang muốn tìm từ geotel? 2way.com – có quá nhiều cách viết; fastv.com – fas-tv hay fast-v? csonet.com – phát âm không thuận.

Sự đa nghĩa: Cái tên được lý giải theo những cách khác nhau trong các nhóm khách hàng khác nhau, mà hậu quả của nó sẽ là hình ảnh công ty bị lu mờ và méo mó một cách nghiêm trọng. Ví dụ, macsleep: đối với nhiều người, cái tên này có điều gì đó gợi nhớ đến McDonald’s; còn thinktankworldwide.com có nghĩa là gì? Ý nghĩa của B2E.com cũng không dễ đoán.

Cuộc khủng hoảng có tính chất tiến hóa: Khi cái tên đang sử dụng không thể hiện được nguồn gốc và ý tưởng mới, bạn sẽ nghĩ đến việc đưa ra một cái tên mới và bạn sẽ có thể rơi vào mớ bòng bong của những cái tên. Chẳng hạn, accipiter.com, mesomorphosis.com, CIT… thật tối nghĩa, còn efdex lại không phải là FedEx, eBreviate – thật kinh hoàng mỗi khi phải phát âm, i2 – nhiều cách viết, trong khi thông điệp lại thiếu rõ ràng.

Dạy dỗ mọi người: là khi bạn phải hướng dẫn người tiêu dùng đọc, viết và phát

Page 15: Tiểu luận luật kt   những rào cản trong việc đặt tên doanh nghiệp

âm chính xác tên gọi của công ty bạn, giải thích xuất xứ của nó. Tuy nhiên, thay vì thúc đẩy kinh doanh, bạn lại dạy mọi người cách hành xử mỗi khi đối mặt với cái tên của bạn. Cách làm này không có tác dụng, ví dụ Gekko/Gyco, Atto/Auto, Clarity/Clarica. Hay equipp.com với chữ “p” dư thừa để làm gì? bellzinc.com là công ty điện thoại hay khai mỏ? eWanted.com – ai bị truy nã (wanted trong tiếng Anh nghĩa là “bị truy nã”), vì lý do gì?

Tính quốc tế: Liệu tên công ty bạn có gặp trở ngại khi dịch ra tiếng nước ngoài, có trở nên vô nghĩa, ngớ ngẩn hay mang nghĩa bất lịch sự không?. Ví dụ phocuswright.com – ai viết vậy? clickmango.com không được chấp nhận ở Thái Lan.

Chủ sở hữu: Nếu bạn không nắm vững các quy định về thương hiệu, hoặc bạn không có một tên miền mang ý nghĩa nghiêm túc, thì bạn có thể rơi vào những tình huống tệ hại. Tất cả công sức của bạn sẽ phải tập trung để giải thích, tạo ra sự khác biệt, và cuối cùng là bạn chỉ quảng cáo cho đối thủ của mình. snowball.com, living.com, thirsty.com, go.com, eve.com đều là sự đầu tư vô nghĩa cho việc đặt tên.

Thanh minh, biện hộ: Bạn không cần bắt buộc nhân viên thực hiện thêm một nhiệm vụ nữa là giải thích cái tên công ty, mỗi lần họ đưa danh thiếp cho ai đó. ebolavirus.com - loại virus này có lây lan không? wetnose.com - ồ, cám ơn, khách hàng sẽ tự xoay sở được mà không cần đến danh thiếp của bạn!

Để không phải rơi vào những tình huống dở khóc, dở cười, bạn hãy nhớ tuân thủ 3 “quy tắc vàng” là: không sao chép những cái tên nổi tiếng hay đang được chú ý, không thổi phồng ý nghĩa của cái tên và hãy đăng ký bảo hộ cho tên công ty mình. Việc tên công ty bạn có thể vươn ra toàn cầu được hay không sẽ phụ thuộc vào việc bạn có tuân thủ các quy định của việc đặt tên không.

Cho sản phẩm của mình một cái tên (branding) là việc giới thiệu sản phẩm dưới nhiều hình thức và phạm vi khác nhau, từ chiều dọc đến chiều ngang, từ trong ra ngoài và từ trí tuệ đến tinh thần, nhưng khi việc đặt tên liên quan đến quá trình đặt tên cho công ty (naming), thì tên sản phẩm dường như đứng ngoài cuộc. Việc đặt tên cho công ty có thể so sánh với một phép thuật, còn đặt tên thương hiệu là trò phù thủy. Nếu tên gọi của bạn có phép thuật, thì với một vài trò phù thủy, bạn có thể lôi kéo và thôi miên khán giả. Ngược lại, bạn sẽ bị bỏ qua với những màn trình diễn tầm thường.

(Theo Bwportal)

Page 16: Tiểu luận luật kt   những rào cản trong việc đặt tên doanh nghiệp

Khi đặt tên cho một doanh nghiêp người ta thường chú ý đến những vấn đề sau:

1. Dễ dùng: tên thương hiệu có dễ hiểu không? Đánh vần, viết, đọc hoặc ám chỉ đến đều gì đó? Tên thương hiệu phải dùng từ ngôn ngữ học rõ ràng dễ hiểu để lưu hành trên thị trường. Ví dụ: Sony, Microsoft, Telus

2. Độc nhất và mạnh mẽ: có phải tên được lấy từ cấu trúc alpha, để tạo nên nhãn hiệu hiện diện trên thế giới. Mạnh mẽ nhưng cũng rất thân thiện, cái tên này hoạt động như một phép thuật, trong khi cạnh tranh tĩnh. Ví dụ: Intel Panasonic, 3M

3. Thật thích đáng: tên thương hiệu đã chứa đựng tính chất và loại hình kinh doanh trong đó chưa, và có khả năng truyền đạt mục tiêu tiếp thị không? Nó có đáng tin cậy và tôn trọng, và phù hợp giống như đeo một đôi găng tay vừa vặn. Ví dụ: PlayStation, DirtDevil, HeliJet, Technovision, khi nhìn thấy Sony là nghĩ tới âm thanh và Telus đại diện cho viễn thông.

4. Quyền sở hữu: tên thương hiệu đã được chọn làm nhãn hiệu lưu hành hợp pháp trên thị trường thế giới và có bản quyền sở hữu chưa? Đôi khi chỉ đăng kí ở một nuớc thôi chưa đủ. Ít hơn 5% tập đoàn có quyền bảo vệ toàn cầu, số còn lại ngại đăng kí ở nhiều nước trên thế giới chỉ vì cái tên.

Cái mà những cá nhân hay tổ chức gặp phải khi thành lập và đặt tên doanh nghiệp chính là quyền sở hữu.

Các công ty hay gặp phải tranh chấp về tên công ty hay tên thương hiệu của một sản phẩm ở chính quốc gia của mình hay khi thâm nhập vào thị trường quốc tế.

Không chỉ dừng lại ở đó,tên của một công ty hay một thương hiệu còn gặp phải nhiều rào cản như là việc đối chiếu ý nghĩa của nhãn hiệu trong những ngôn ngữ khác, đặc biệt là ngôn ngữ tại thị trường mục tiêu.

Sáng tạo tên thương hiệu là quá trình đòi hỏi sự nghiên cứu và thẩm định thương hiệu đó dưới nhiều góc độ khác nhau. Ngoài việc đảm bảo các yếu tố như tính độc đáo, dễ nhớ, khả năng liên tưởng…một yêu cầu không kém phần quan trọng là việc đối chiếu ý nghĩa của nhãn hiệu trong những ngôn ngữ khác, đặc biệt là ngôn ngữ tại thị trường mục tiêu. Thoả mãn yêu cầu này không phải là chuyện dễ, ngay cả

Page 17: Tiểu luận luật kt   những rào cản trong việc đặt tên doanh nghiệp

các công ty tên tuổi có bề dày kinh nghiệm trên thế giới cũng từng vấp phải “sự cố”…

Hãng GM (General Motor) của Mỹ đặt tên loại xe mới ra đời của mình là NOVA. Trong tiếng Anh, nghĩa của từ này là “sao mới hiện”- một cái tên khá ấn tượng và có ý nghĩa. Tuy  nhiên trong tiếng Tây Ban Nha, thật không may NOVA lại có nghĩa là “does not go” (không chạy!). Hãng này còn tiếp tục gặp phiền toái khi nhãn hiệu Buick LaCrosse cho loại xe hơi dự tính bán trên thị trường Canada lại là tiếng lóng ám chỉ một hành động có tính riêng tư của thanh  niên vùng Quebec. Hậu quả là hãng phải đình lại kế hoạch khuếch trương sản phẩm này và đầu tư một cái tên mới thay thế.

Hãng Suzuki cũng từng phải đối mặt với nhiều ý kiến thắc mắc về tên của nhãn hiệu xe máy Smash. Trong các nghĩa tiếng Anh, Smash còn có nghĩa là sự đập vỡ, tiếng va đập. Khách hàng vốn đặc biệt nhạy cảm với vấn đề này nên chắc cũng không khỏi băn băn khoăn khi lựa chọn Smash làm phương tiện đi lại.

Cùng cảnh ngộ trục trặc vì tên nhãn hiệu là hãng đồ uống nổi tiếng thế giới Coca-cola. Hãng này đã được một bài học khi sản phẩm đồ uống Urge của họ tại Thuỵ Ðiển bị trùng với tên họ (surname) của một số gia đình tại đây.  Kết quả là hãng đã phải hứng chịu một sự phản đối kịch liệt vì các gia đình này không muốn tên họ của mình bị gắn với loại đồ uống làm từ cam quýt của hãng.

Vấn đề rắc rối về ý nghĩa của nhãn hiệu như một số trường hợp vừa nêu cho thấy việc đối chiếu nhãn hiệu trong ngôn ngữ khác là việc làm thiết yếu trước khi quyết định khuếch trương sản phẩm mang nhãn hiệu đó. Một nhãn hiệu  thường tiềm ẩn trong mình cả các yếu tố văn hoá, cho nên sự dị biệt về ý nghĩa của nhãn hiệu tại một môi trường khác trong một chừng mực nào đó chính là sự xung đột về văn hoá. Sự xung đột này không chỉ gây thiệt hại về tài chính của công ty mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của nhà sản xuất và sự trung thành của người tiêu dùng đối với sản phẩm.

Quả là việc đặt tên cho một nhãn hiệu không hề đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ.  Một thương hiệu có giá trị và sức sống lâu bền không những phải dễ nhớ, dễ

Page 18: Tiểu luận luật kt   những rào cản trong việc đặt tên doanh nghiệp

đọc,  độc đáo và ấn tượng… mà còn phải có tính hài hoà về văn hoá- tức là có khả năng giữ nguyên giá trị và ý nghĩa ban đầu trong bất kỳ một môi trường nào. Tuy nhiên đạt được điều này không dễ, trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp cần phải có sự trợ giúp của các nhà văn hoá, ngôn ngữ cùng sự hợp tác của các chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp trong lĩnh vực này .

Hiện nay có một số cá nhân tổ chức thành lập công ty và lấy tên thương hiệu nổi tiếng để dễ dàng tham gia thị trường và đôi khi còn mang trong đó ý định đánh lừa người tiêu dùng…đã từng có thời gian các loại sản phẩm của unilever bị xâm phạm nghiêm trọng về quyền sở hứu khi các cơ sở sản xuất bột giặt, nước rửa chén ở Hà Tây( nay thuộc Hà Nội) nhái thương hiệu một cách trắng trợn, cũng có những vụ việc khi thành lập công ty người thành lập vẫn chưa nắm vững về điều luật nên vô tình xâm phạm quyền sở hữu dẫn đến việc vi phạm pháp luật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Giáo trình luật kinh tế- 1 số văn bản pháp luật

- 1 số trang web, báo mạng…- Các bài viết liên quan đến kinh doanh, kĩ năng của người quản trị…