210
Chín Sóng Sáng To Carl Johan Calleman 1 Li Ta: Chúng tôi xin gii thiệu độc gitác phẩm “Chín Sóng Sáng To” “Nine Waves of Creation” của tác giCarl Johan Calleman, xut bản năm 2016. Cuốn sách “Chín Sóng Sáng Tạo” của Hc GiTiến Sĩ Carl Johan Calleman là cun sách mi nhất trong năm cuốn sách mà ông viết vchđề lch của người Maya và stiến hóa ca vũ trụ văn minh nhân loại. Nhn thy cun sách hay và hu ích trong vic tu hành nên chúng tôi quyết định dch ra Vit ng. Chúng tôi đã cố gng nhiu lần nhưng chưa liên lạc được vi tác giđể xin phép dch cun sách sang Vit ngữ. Nhưng vì lợi ích chung, chúng tôi quyết định để bn dch này

Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

1

Lời Tựa:

Chúng tôi xin giới thiệu độc giả tác phẩm “Chín Sóng Sáng Tạo” “Nine Waves of

Creation” của tác giả Carl Johan Calleman, xuất bản năm 2016.

Cuốn sách “Chín Sóng Sáng Tạo” của Học Giả Tiến Sĩ Carl Johan Calleman là cuốn

sách mới nhất trong năm cuốn sách mà ông viết về chủ đề lịch của người Maya và sự

tiến hóa của vũ trụ và văn minh nhân loại.

Nhận thấy cuốn sách hay và hữu ích trong việc tu hành nên chúng tôi quyết định dịch

ra Việt ngữ.

Chúng tôi đã cố gắng nhiều lần nhưng chưa liên lạc được với tác giả để xin phép dịch

cuốn sách sang Việt ngữ. Nhưng vì lợi ích chung, chúng tôi quyết định để bản dịch này

Page 2: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

2

trên trang web bachyhuynhde.org để mọi người tham khảo miễn phí, nhưng không được

sử dụng với mục đích thương mại dưới bất kỳ hình thức nào.

Chúng tôi chân thành cám ơn sự đóng góp công sức của cô Viễn Ngân trong việc

dịch thuật và chỉnh sửa bản dịch cho được hoàn hảo.

Trong sách này tác giả đã trình bày một lý thuyết hoàn toàn mới về sự ra đời và phát

triển của vũ trụ chúng ta đang sống dựa trên mô hình của 9 Sóng Sáng Tạo được khắc

trên đá trong lịch của người Maya (lịch Maya hay Mayan calendar) ở Mỹ Châu cách

đây hơn 1300 năm. Lý thuyết này được chứng minh bằng những dữ kiện thu được từ vệ

tinh về bức xạ nền vi sóng vũ trụ (cosmic microwave background radiation – CMBR),

những di tích động vật - thực vật hóa thạch, kiến trúc cổ đại, lịch sử nhân văn, tôn giáo,

chiến tranh, văn hóa của loài người trong 5 ngàn năm qua, cho tới lịch sử phát triển văn

minh hiện đại về cơ học, toán học, tin học, âm nhạc v.v…

Sự kiện lý thú là những biến cố như vậy chẳng hạn như những cuộc thăng trầm của

kinh tế thế giới, sự bùng nổ các thế chiến, sự ra đời của những tôn giáo, sự trổi dậy và

sụp đổ của những đế quốc, cách mạng khoa học hay cách mạng số, v.v.. đều diễn ra

đúng theo như qui trình đã định trong 9 sóng sáng tạo.

Về mặt tâm linh, trong sách này tác giả đã trả lời những câu hỏi khá hóc búa mà xưa

nay ít khi được trả lời thỏa đáng, chẳng hạn như:

1. Vũ trụ ra đời là sự tình cờ ngẫu nhiên hay có mục đích? Nếu có thì mục đích của vũ

trụ hay định mệnh nhân loại là gì?

2. Tại sao các tôn giáo lớn trên thế giới đều ra đời và mang những đặc tính như thế

trong khoảng thời gian cách đây trên 2000 năm?

3. Loài người có cảm nhận về linh hồn từ lúc nào?

4. Tính chất nhị nguyên trong con người bắt đầu từ lúc nào? câu chuyện Adam và Eva

bị đuổi khỏi vườn địa đàng và chu kỳ thăng hoa tâm thức của loài người là gì? Bản ngã

có liên hệ gì tới bán cầu não trái?

5. Bằng cách nào thăng hoa tâm thức nhị nguyên để trở lại tâm lý nhất nguyên, hay trở

về lại vườn địa đàng trong thời đại hoàng kim sắp tới, hậu 2011?

Về mặt chính trị và kinh tế, nhờ am tường về sự vận chuyển của 9 Sóng Sáng Tạo nên

trong cuốn “Mayan Calendar and the Transformation of Consciousnes” xuất bản năm

2000, tác giả đã tiên đoán chính xác về tổng thống của nước Mỹ (hay người lãnh đạo

thế giới) vào chu kỳ năm 2008 sẽ phải là người da màu hay phụ nữ. Quả nhiên tổng

thống Obama người da đen đã đắc cử liên tiếp hai nhiệm kỳ từ 2008 tới 2016. Tác giả

cũng đã tiên đoán đúng biến cố suy sụp kinh tế toàn cầu năm 2008. Trong sách này xuất

Page 3: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

3

bản năm 2016 khi tổng thống Donald Trump vừa mới đắc cử nhưng chưa nhậm chức,

tác giả đã tiên đoán trước về sự suy đồi của những liên bang gồm khối Euro, Khối Liên

Hiệp Anh, và Mỹ, cùng với sự trổi dậy của các cường quốc Á Châu trong số đó có

Trung Quốc và Nga Sô, sự suy đồi của chế độ dân chủ và sự trổi dậy của những lãnh tụ

độc tài thiên về chủ nghĩa dân tộc (nationalism) mà giờ đây 2019 đã lộ rõ ở nhiều quốc

gia, mà rõ nhất là Donald Trump!

Và trong những chương cuối cùng, tác giả bàn rõ về định mệnh nhân loại trong tương

lai là gì và chúng ta cần phải hành xử như thế nào để dự phần vào kế hoạch thiêng liêng

của vũ trụ để đưa nhân loại vào thời kỳ hoàng kim sắp tới, hậu 2011.

Cuốn sách còn chứa đựng nhiều thông tin hấp dẫn khác không thể liệt kê hết ở đây.

Chúng tôi xin dứt lời và xin quí độc giả tha thứ cho những thiếu sót và lỗi lầm trong

vấn đề dịch thuật.

Chúc các bạn may mắn trên con đường tầm đạo,

Thân chào,

Viễn Lưu

July/25/2019

email:[email protected]

Website:bachyhuynhde.org

---oOo---

Page 4: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

4

Mục Lục

Chương Mục Trang

1. Nguồn Gốc của Vũ Trụ. 7

Tình Hình Thế Giới Hiện Tại.

Sự Ra Đời Của Vũ Trụ.

Những Vấn Đề Trong Mô Hình Tiêu Chuẩn Của Thuyết Big Bang.

Giả Thuyết Cây Sự Sống về Nguồn Gốc Vũ Trụ.

Che Giấu Sự Hiện Hữu của Cây Sự Sống.

Nguồn Gốc của Âm Dương.

Mô Hình Ba Chiều (Fractal-holographic) của Vũ Trụ.

Thượng Đế.

2. Chín Sóng Sáng Tạo. 27

Vật Lý Lượng Tử - Tất Cả Là Sóng.

Giao Thoa Sóng và Hình Ba Chiều (3D).

Giải Tầng Số Vũ Trụ.

Sóng Sáng Tạo Thứ Nhất.

Con Số 9 Thiêng Liêng.

Sóng Lịch Mayan.

Chín Tần Số của Sự Biến Đổi.

Sự Giao Thoa của Thông Tin Giác Quan với Sóng Sáng Tạo.

3. Sóng và Linh Xà. 48

Sự Thành Lập và Tiến Hóa của Vũ Trụ.

Máy Sóng Vũ Trụ và Sóng Thứ Nhất.

Sóng Thứ Hai và Cuộc Tiến Hóa Sinh Học.

Phân Cực Giới Tính ở Các Cấp Khác Nhau Trong Vũ Trụ.

Sóng Thứ Ba và Giống Linh Trưởng Lưng Thẳng.

Sóng Thứ Tư và Người Tiền Sử.

Sóng Thứ Năm và Cách Diễn Tả Bằng Dấu Hiệu.

Sóng Thứ Sáu và Óc Suy Luận.

Linh Xà trong Văn Hóa Cổ Đại.

Những Mẫu Giao Thoa Giữa Các Sóng.

Page 5: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

5

4. Cây Sự Sống Trong Cách Trình Bày Cổ Xưa. 72

Bản Đồ Định Mệnh của Nhân Loại.

Vòng Ánh Sáng Hành Tinh.

Sự Đổi Cực của Tâm Trí.

Ký Hiệu Nhị Nguyên.

Hình Học Thiêng Liêng của Tâm Trí Sóng Thứ 6.

Chuyển Tiếp tới Nền Văn Minh.

Nguồn Gốc của Sự Thống Trị và Khuất Phục trong Hình 3D Thiện và Ác.

Gốc Gác của Chế Độ Độc Tài là gì?

5. Ashur, Yahweh, Giáo Hội và Sự Siêu Việt Cuối Cùng của Nhị Nguyên. 95

Cây Sự Sống của Người Assyrian.

Truyền Thống Đạo Chaldean – Do Thái – Kitô.

Câu Chuyện Vườn Địa Đàng trong Sáng Thế Ký.

Thần Yahweh.

Sự Trổi Dậy của Các Tôn Giáo.

Tư Tưởng Độc Thần của Người Do Thái.

Chủ Nghĩa Độc Thần trong Ngày và Đêm của Sóng Thứ 6.

Từ Chúa Jesus đến Giáo Hội Công Giáo La Mã.

Hướng Về Một Thần Học Đa Tầng.

Thượng Đế Vô Thượng.

6. Sóng Thứ 7. 125

Tình Trạng Khó Khăn của Nhân Loại.

Bối Cảnh của Sóng Thứ Bẩy.

Kỷ Nguyên Mới: Sự Toàn Cầu Hóa.

Kỷ Nguyên Mới: Chủ Nghĩa Vô Thần và Giác Ngộ.

Kỷ Nguyên Mới: Khoa Học.

Kỷ Nguyên Mới: Chủ Nghĩa Duy Vật và Công Nghiệp.

Kỷ Nguyên Mới: Sự Bình Đẳng.

Những Chu Kỳ Kinh Tế Toàn Cầu của Sóng Thứ Bảy.

Sự Tăng Tốc của Thời Gian và Khao Khát về Mới Lạ.

7. Tiến Gần Đến Thời Điểm Hiện Tại. 147

Sóng Thứ Tám và Cuộc Cách Mạng Số.

Hình 3D Sóng Thứ Tám và Những Ảnh Hưởng Tới Não Bộ.

Page 6: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

6

Luật Moore’s và Sự Gia Tăng Kinh Tế Bất Bình Đẳng.

Mẫu Tiến Hóa Chung của Những Sóng Sáng Tạo.

Sự Trổi Dậy Của Đông Bán Cầu.

Sự Trở Lại của Phong Trào Tâm Linh.

Tới Tận Sóng Thứ 9.

October/28/2011.

Thay Đổi Lối Tư Duy Về Sự Chuyển Đổi.

8. Sự Ngừng Kích Hoạt của Hình 3D Thiện và Ác. 168

Giai Đoạn Mới Cho Cuộc Sống.

Đi Vào Tương Lai.

Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương.

Sự Suy Thoái của Liên Bang.

Những Phong Trào Di Dân Từ Phương Đông.

ISIL và Bạo Động Ở Trung Đông.

Kinh Tế Thế Giới Sau Sự Chuyển Đổi Sóng.

Quân Bình Bán Cầu với Sóng Thứ 8.

9. Thể Hiện Định Mệnh Nhân Loại qua Sóng Thứ 9. 189

Kỷ Nguyên Hoàn Tất.

Những Quan Niệm Cổ Về Sự Chuyển Đổi Sóng.

Thể Hiện Định Mệnh Nhân Loại Hay Theo Vết Những Chu Kỳ Lập Lại Y Hệt.

Bản Ngã và Siêu Việt Bản Ngã Bằng Sóng Thứ 9.

Trở Nên Một Hiện Thân của Ý Thức Hợp Nhất.

Phương TiệnThực Tế Để Phát Triển Cọng Hưởng Với Sóng Thứ 9.

Mở Lòng Với Đấng Thiêng Liêng.

Mục Đích Của Vũ Trụ.

---oOo---

Page 7: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

7

Chương 1 Nguồn Gốc của Vũ Trụ

Tình hình thế giới hiện tại

Cuốn sách này mô tả những gì mà tôi tin tưởng vào một mô hình mới, sâu sắc và bền

vững về khởi thủy của loài người và các nhân tố tiềm ẩn thúc đẩy mọi mặt của sự tiến hóa,

bao gồm cả những gì đằng sau lịch sử nhân loại. Giống như tất cả các mô hình thực sự mới,

nó được dựa trên những sự kiện và khám phá mới mà có thể thay đổi cách nhìn của chúng

ta về vũ trụ mà ta đang sống. Tuy nhiên mô hình này không chỉ đơn thuần là lý thuyết mà

còn có những hậu quả trực tiếp về cách mà chúng ta hiểu về thế giới ở thời điểm hiện tại và

những gì mà chúng ta có thể làm về nó.

Bây giờ nhân loại đang trải qua - tại thời điểm đang viết (July/2016) - hoàn toàn khác so

với vài năm trước. Tại Mỹ, các vụ giết người tập thể tăng lên gấp nhiều lần và các nhà

Chính Trị đã nói những điều mà trước đây không thể chấp nhận được. Những cảm tưởng

của một cuộc khủng hoảng tinh thần do sự sợ hãi khá rõ ràng, hệ thống luật lệ không còn

giống như trước nữa. Tính hợp lý và trí tuệ dường như có nguy cơ biến mất, những giá trị

cơ bản của tự do và dân chủ bị đe dọa. Ở bên kia đại dương, vùng Trung đông, bọn khủng

bố đang thể hiện sự tàn bạo chưa từng thấy trong nhiều thế kỉ. Bạo lực không có gì là mới

trong lịch sử loài người, nhưng ở thời điểm hiện tại không còn nhận thấy ranh giới cùng với

sự tôn trọng sự sống. Công bằng mà nói, chúng ta đang ở trong một cuộc khủng hoảng văn

minh ghê gớm, bao gồm cả những tôn giáo trên thế giới. Tuy nhiên, gốc rễ của tất cả những

thay đổi này là gì? Hầu hết những câu trả lời mà các nhà bình luận chính trị đề xuất đều chỉ

tới các lý do gần nhất, dựa trên những quan điểm ngắn hạn của các sự kiện. Thay vì như

trên, ở đây chúng ta sẽ tìm những nguyên nhân sâu xa đằng sau mà cho thấy sự tiến hóa

được bắt đầu và sắp đặt như thế nào. Để trả lời điều này, tôi sẽ trình bày một lý thuyết khoa

học về sự tiến hóa của vũ trụ từ vụ nổ Big Bang đến thời điểm hiện tại giải thích được

những gì đang xảy ra trên thế giới ngày nay. Điều đó cũng ngụ ý rằng nhân loại có vận

mệnh mà tất cả chúng ta cần phải kết nối với nếu chúng ta muốn tiến lên một cách thành

công.

Thật ra điều tôi muốn đưa ra là có một chương trình cho sự tiến hóa của vũ trụ. Tôi nghĩ

khó có thể hiểu những gì đang diễn ra ngày nay nếu không thay đổi lối nhìn cũ về sự tiến

hóa của vũ trụ. Trong cuốn sách này, tôi cung cấp một bối cảnh mới để hiểu về lịch sử loài

người - hay là 1 quan điểm lâu dài mà độc giả xưa nay chưa từng nghe. Ít nhất, tôi hy vọng

sẽ giải thích được lý do tại sao thế giới quá khác biệt chỉ trong vài năm qua. Ở cuối cuốn

sách, chương 9, tôi cung cấp những gì tôi tin là những phương tiện cần thiết và hướng dẫn

Page 8: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

8

độc giả có thể dùng nó để tiếp tục đào sâu và thích ứng với định mệnh của nhân loại. Do đó,

ngay trong sự hỗn loạn, chúng ta không nên bỏ lỡ các cơ hội tốt đẹp để thích ứng với mục

đích cao thượng hơn của nhân loại đã mở đường cho chúng ta. Có lẽ sự hỗn loạn có mặt ở

đó là để tạo ra một cơ hội cho một thế giới tốt đẹp hơn nảy mầm. Có thể vì những điều kiện

mới này (được tạo ra bởi sóng sáng tạo thứ 9) mà càng ngày càng có nhiều người bắt đầu

thấy mọi thứ được kết nối với nhau. Có thể đó cũng là lý do bạn đang có trong tay cuốn

sách này.

Theo quan điểm mới này, không ai là bất lực cả. Tuy vậy, có lẽ bạn cần phải kêu gọi

nội tâm và thượng hồn của mình để được hướng dẫn. Và những gì được trình bày ở đây có

thể khác với những tư tưởng vững chắc trong cả khoa học và tôn giáo. Tuy nhiên, tôi có thể

bảo đảm cho độc giả rằng quan điểm trên là hợp lý, và tôi sẽ cố gắng trình bày với một

cách mà không cần có đức tin quá lớn nào cả. Do đó, cuốn sách này được mở đầu với

chương nói về sự ra đời của vũ trụ, qua đó cung cấp một khuôn mẫu mới để hiểu về nguồn

gốc của chúng ta. Trong các chương kế tiếp, chúng tôi sẽ khảo sát như thế nào và tại sao

đời sống trổi lên từ điểm khởi đầu này, cho tới đời sống ngày hôm nay và so sánh điều này

với những chuyện sáng tạo cổ xưa. Bất kể người đọc có đồng ý với kết luận của tôi hay

không, tôi nghĩ không thể chối cãi rằng lý thuyết này phá bỏ được ranh giới giữa những hệ

thống tư tưởng với các ngành mà trước đây dường như hoàn toàn tách biệt. Trong chương 7,

8 chúng ta sẽ quay lại xem xét tình hình hiện tại của chúng ta và hy vọng tới lúc đó độc giả

đã có được một cách hiểu hoàn toàn mới về thế giới. Điều này có thể được dùng để hướng

dẫn tới thời đại hoàng kim mà sẽ đề cập tới ở chương 9 và chương cuối. Chúng ta hãy bắt

đầu bằng cách đạt được một quan điểm mới về nguồn gốc của chúng ta là gì thông qua

những khám phá mới ấn tượng ghê gớm về vũ trụ học

Sự Ra Đời của Vũ Trụ

Trước tiên vũ trụ mà chúng ta đang sống đã ra đời như thế nào? Để trả lời câu hỏi này -

nền tảng cơ bản để hiểu biết mục đích của cuộc sống - tất cả xã hội loài người đều có

những câu chuyện về sự sáng tạo, giải thích cách mà vũ trụ, trái đất đã hiện hữu và bản

thân họ đã được sinh ra như thế nào. Những câu chuyện sáng tạo cổ xưa chủ yếu bao gồm

Thượng đế, các vị thần sáng tạo và đưa ra lý do tại sao họ tạo ra thế giới và loài người. Các

tôn giáo độc thần lớn xem Thượng đế là nguồn gốc duy nhất cho sự hiện hữu của chúng ta.

Trong thế giới Tây phương, câu chuyện sáng tạo phổ biến, ít nhất cho tới thế kỉ 17 - là câu

chuyện sáng tạo trong kinh thánh (thảo luận trong Chương 5). Đã lâu rồi, điều này được

hiểu là thế giới mới chỉ được 6000 năm và tất cả mọi loài, kể cả loài người đã được tạo ra y

Page 9: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

9

như vậy tại thời điểm đó. Tuy nhiên, với lối suy nghĩ mới vào giữa thế kỉ 18 (1700s) (sẽ

được bàn trong chương 5), điều này dần trở nên rõ ràng hơn - đó là vũ trụ thì lâu đời hơn

thế và trái đất hiện tại đã được thành lập, phát triển bởi những qui trình địa chất trên hàng

trăm triệu năm. Bằng chứng hóa thạch về các loài sinh vật đã tuyệt chủng cũng cho biết rõ

là về mặt sinh học nói lên rằng sự tiến hóa đã diễn ra không đồng nhất với quan niệm tất cả

các loài mới chỉ xuất hiện cách đây vài ngàn năm.

Kết quả là, trong khoảng thế kỉ 19, câu chuyện sáng tạo của thánh kinh dần dần bị thất

thế trong giới trí thức và từng bước các giáo lý khác nhau của thánh kinh bị bỏ qua một bên.

Khi điểm khởi đầu của sự tiến hóa dần dần bị đẩy lùi về quá khứ, thì một khoảng trống về

nguồn gốc thật sự của vũ trụ là gì đã hình thành, một khoảng trống mà các nhà khoa học

thay vì các tu sĩ hiện nay đang cố gắng che lấp. Tuy nhiên, trong lúc đời sống trên hành

tinh của chúng ta rõ ràng đã tiến hóa từ rất lâu rồi với bằng chứng về sự tiến hóa trên qui

mô vũ trụ, thì mới đây và khi Einstein đưa ra thuyết tương đối vào 1915, ông ta vẫn dựa

vào mô hình của một vũ trụ không có sự tiến hóa.

Tuy nhiên vào 1920, nhà thiên văn học người Bỉ (cũng là một linh mục) Georges

Lemaitre là người đầu tiên đề xuất lý thuyết mà sau này chính là thuyết Big Bang. Dựa trên

quan sát chuyển động của các thiên hà, ông đã đề xuất lý thuyết mà vũ trụ đang mở rộng ra

và có điểm khởi đầu từ một “nguyên tử” hay “trứng vũ trụ” và phát triển một lý thuyết toán

học cho nguồn gốc của vũ trụ này. Năm 1927, nhà thiên văn học người Mỹ, Edwin Hubble

đã xác nhận tính hợp lý về những tư tưởng của Lemaitre thông qua một nghiên cứu về

red-shift của các thiên hà, một nghiên cứu mà sau đó đã khiến Einstein sửa lại những tiêu

cực trước đó của mình đối với một vũ trụ tiến hóa. Einstein thực tế đã có lúc phải thốt lên

rằng lý thuyết của Lemaitre là một giải thích đẹp và thỏa đáng nhất về sự sáng tạo mà ông

đã từng nghe. Do đó, có một thời điểm lý thuyết nguyên tử nguyên thủy được xem như là

có thể thống nhất khoa học với tôn giáo, và một số nhà khoa học đã chịu lắng nghe lý

thuyết này. Sau đó, vào năm 1951, giáo hoàng XII tuyên bố rằng lý thuyết của Lemaitre là

một minh chứng khoa học cho cách nhìn của giáo hội Công Giáo về sự sáng tạo. Tuy nhiên,

chính Lemaitre đã phản đối lời tuyên bố này, ông cho rằng lý thuyết của mình là trung lập

và không có sự liên hệ hay tương phản nào giữa đức tin và lý thuyết của ông ta. Chúng ta

chỉ có thể suy đoán động cơ của Lemaitre, nhưng có lẽ Lemaitre không muốn làm giới khoa

học xa lánh ông vì lý thuyết của mình (được biết tới từ 1949 là lý thuyết Big Bang) và vì

thế thuyết phục đức giáo hoàng ngừng thảo luận về hậu quả của nó cho sự sáng tạo.

Trớ trêu thay, mặc dù sự thật người khởi đầu của lý thuyết Big Bang lại chính là một

linh mục-con chiên ngoan đạo, nhưng lập trường của Lemaitre đã mở ra một hướng mới để

Page 10: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

10

giải thích nguồn gốc vũ trụ theo chiều hướng duy vật, mà đã chi phối lĩnh vực nghiên cứu

này kể từ ngày đó. Không ít thì nhiều, dần dần cả cộng đồng khoa học cũng bị thuyết

BigBang thu hút, đáng chú ý nhất là qua khám phá về bức xạ nền vi sóng vũ trụ (cosmic

microwave background radiation - CMBR) của Penzias và Wilson vào 1960. Bức xạ nền vi

sóng này là sức nóng sau phát ra từ nhiệt độ khởi đầu ghê gớm của Big Bang khi nhiệt độ

vũ trụ lên đến hàng tỉ độ. Mặc dù kể từ lúc đó, vũ trụ đã nguội đi nhiều, nhưng CMBR vẫn

có thể đo được và cung cấp những thông tin về nhiệt độ được phân phối như thế nào tại thời

điểm vũ trụ được sinh ra. Vì nhiệt độ đo được trong CMBR phù hợp với những gì được dự

đoán, sự khám phá về CMBR tương tự như sự khám phá về sự giãn nở của các thiên hà, đã

chỉ ra sự khởi đầu của vũ trụ là bắt đầu từ một điểm ở trong quá khứ xa xôi. Big Bang được

nhìn nhận như vụ nổ lớn mà không có nguyên do nào cả, và ngay cả các nhà khoa học cũng

sẽ nhìn lối giải thích như vậy là quá đơn giản. Đây là yếu điểm của quan điểm này.

Theo sau sự khám phá về CMBR, một mô hình tiêu chuẩn về vũ trụ học đã được phát

triển trong cộng đồng khoa học, mô tả cách mà sau tiếng nổ Big Bang, không gian-thời gian

đã nổi lên theo cách inflationary (phồng ra), các sơ hạt, các lực thiên nhiên, cũng như các

thiên hà, tinh tú và các hành tinh ra đời. Những chi tiết của mô hình này quá phức tạp cho

phần lớn độc giả, và thuyết Big bang được trình bày bởi các học đường đã trở thành một

lựa chọn thế tục so với những câu chuyện sáng tạo trong quá khứ. Nó đã bị lấy ra tất cả

những gì không đo lường được, và cũng không có cả đấng sáng tạo hay mục đích. Theo

hướng này, khoa học chính thống đã đưa đến một cái nhìn về thế giới hiện hữu mà không

có lý do nào khác hơn là có một vụ nổ lớn vào khoảng 15 tỉ năm trước. Hay theo lời của

nhà đọat giải Nobel, Steven Weinberg, người đã viết một cuốn sách nổi tiếng về thuyết Big

Bang có tiêu đề là: The First Three Minutes, “càng hiểu biết hơn về vũ trụ thì càng thấy nó

vô nghĩa”. Một cách tự nhiên, ngay cả khi mà đại đa số nhân loại vẫn tin vào một quyền

năng cao hơn tạo ra vũ trụ và chính họ, thì sẽ rất khó khăn cho một người cực kì thông

minh để có thể bỏ qua một lý thuyết như thuyết Big Bang mà đã có nhiều dẫn chứng khảo

sát và chấp nhận của khoa học. Do đó chúng ta phải đối mặt với một câu hỏi quan trọng:

Chúng ta chỉ là sản phẩm của một vụ nổ khổng lồ, hay có điều gì không ổn trong cách khoa

học chính thống đã diễn giải về sự ra đời của vũ trụ.

Điều cần phải chỉ ra là, hầu hết các nhà vũ trụ học làm việc với thuyết Big bang trong

50 năm qua đã mang một khuynh hướng vô thần và duy vật, và họ đã tìm cách sáng tạo ra

một mô hình vũ trụ quan mà ở đó Thượng đế có thể bị loại ra ngoài, và những bước tiến

hóa của vũ trụ có thể được giải thích bằng những chuỗi của các sự kiện xảy ra một cách

tình cờ. Điều này không có nghĩa là họ đang tạo ra những dữ liệu giả, nhưng nó có nghĩa là

Page 11: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

11

họ nhìn vào thực trạng qua một bộ lọc mà làm họ ngoảnh đi, không nhìn vào những dấu vết

kiến thức mà có thể chỉ ra sự hiện hữu của một năng lực duy tâm cao hơn. Vì vậy chẳng có

gì ngạc nhiên khi phần lớn người ta đã cảm nhận thuyết Big Bang xung đột với thuyết một

thiết kế thông minh của vũ trụ. Thật kì lạ là có rất ít cuốn sách về tâm linh hay những tư

tưởng mới lạ quan trọng chịu bàn về nguồn gốc của vũ trụ, mặc dù điều này là tối quan

trọng để hiểu chúng ta là ai và tại sao lại hiện hữu ở đây.

Những Vấn Đề trong Mô Hình Tiêu Chuẩn

của Thuyết Big Bang

Ở đây, tôi muốn nói rằng chính tôi không thắc mắc về những nguyên lý chính của thuyết

Big Bang hay khoảng 15 tỉ năm trước đã có một điểm khởi đầu của vũ trụ. Để rồi chúng ta

sẽ thấy, có nhiều vấn đề rất nghiêm trọng với lối diễn giải chính thức cho thuyết Big bang

và những dữ kiện tích lũy, đặc biệt là gần đây, càng làm lộ rõ hơn. Một vấn đề rõ ràng

trước mắt là thế giới đã hình thành từ tiếng nổ đầu tiên thì không giống như kết quả của

một vụ nổ thông thường. Đọc sách này, làm thế nào bạn có thể sanh ra từ một vũ trụ nóng

tới hàng tỉ độ như vậy? Thế giới mà chúng ta đang sống trong đó thật ra rất có cấu trúc, cả

ở mức vĩ mô của vũ trụ với thiên hà, hệ thống tinh tú và các hành tinh. Khoa học chính

thống giải thích sự xuất hiện của những cấu trúc như vậy là do những biến động ngẫu nhiên

và chính sự sống được xem như một hiện tượng vô tình xuất hiện trên hành tinh chúng ta

và rồi tiến hóa qua những đột biến ngẫu nhiên. Điều này có thể như vậy được không? Trên

thực tế, trong các mô hình vật lý và sinh học hiện đại, sự sống vẫn được xem là một biến cố

xảy ra tình cờ từ những định luật vật lý và hóa học hơn là lý do vì có sự hiện hữu của vũ trụ.

Tuy nhiên, cảm nhận thông thường cho chúng ta biết rằng một hiện tượng vô cùng khó hiểu

và phức tạp như một con người không thể nào là kết quả của một vụ nổ vô định hướng, và

vì thế chúng ta phải đặt câu hỏi: làm thế nào mà vũ trụ trở nên có cấu trúc như thế?

Một vấn đề tổng quát thứ hai liên quan đến mô hình tiêu chuẩn của vũ trụ là các nhà

thiên văn học đã khám phá ra những tinh tú trong các thiên hà thì không tuân theo qui luật

vật lý Newton, mà ngày càng rời xa nhau với vận tốc gia tăng. Điều này khiến họ đưa ra đề

xuất là 95% vật chất của vũ trụ tồn tại ở hai dạng không rõ hình thức là: “dark matter” (vật

chất tối) và “dark energy” (năng lượng tối), mặc dù không có bằng chứng trực tiếp chứng

minh hai thực thể này thực sự tồn tại. Các tư tưởng trừu tượng dựa trên những mô hình

toán học thay vì các quan sát thực tế như bây giờ đang được sử dụng để chắp vá cho mô

hình mà đang đổ bể ở mặt bìa. Mặc dù các nhà thiên văn học tự khen mình vì đã giải thích

Page 12: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

12

được những hiện tượng bằng mô hình tiêu chuẩn của họ, nhưng nó khó có thể được coi là

một thành công khi mà 95% vật chất của vũ trụ không thể lý giải được trong mô hình này.

Do đó có nhiều lý do để tự hỏi là mô hình với khả năng giải thích ít ỏi này có thể tồn tại

được bao lâu nữa? Rõ ràng điều này cũng đặt ra những câu hỏi đánh dấu cho nhiều vấn đề

khác mà mô hình này được cho là đã giải thích, bao gồm cả sự ngẫu nhiên có ý định về sự

ra đời của vũ trụ. Một số nhà vũ trụ đại diện cho khoa học cũng công nhận rằng ngành khoa

học này đang ở trong cơn khủng hoảng và chúng ta có thể sắp tiếp cận với sự thay đổi cả

nguyên mô hình.

Để xét tính hợp lý của lý thuyết đương thời về nguồn gốc vũ trụ, có thể đầu tiên chúng

ta nên nghiên cứu những dữ kiện đã thu thập được. Nguồn thông tin chính mà chúng ta

hiện có về nguồn gốc vũ trụ là CMBR đã được bàn ở trên. CMBR phản ảnh sự phân bố

nhiệt độ tại thời điểm khoảng 300,000 năm sau Big Bang (xảy ra khoảng 15 tỉ năm trước)

và những dữ kiện đó của CMBR thực sự cung cấp hình ảnh ban sơ về vũ trụ (sự so sánh

này giống như việc nói về hình ảnh của một đứa trẻ mới ra đời được 12 tiếng đồng hồ). Về

mặt thời gian, đây là khoảng gần nhất về điểm khởi đầu của vũ trụ mà hiện giờ chúng ta có

thể đo bởi vì ánh sáng không hiện hữu trước đó. Và do đó, CMBR là quan trọng nếu chúng

ta muốn tìm hiểu về bản chất vũ trụ tại điểm khởi đầu của nó.

Mãi cho đến thế kỉ 21, ý kiến phổ thông nhất là vũ trụ ở cấp vĩ mô thì không có cấu trúc,

ý tưởng này được soạn thảo trong cái gọi là nguyên lý vũ trụ. Lý thuyết này nói rằng ở cấp

vĩ mô, vũ trụ là đồng nhất và đẳng hướng có nghĩa là mọi hướng đều như nhau. Đây là một

nguyên lý hay giả định mà dựa vào đó phần lớn vật lý hiện đại và đặc biệt là thuyết tương

đối đều dùng để làm cơ sở. Nếu nguyên lý vũ trụ đúng như các lý thuyết gia hy vọng thì vũ

trụ ở thời điểm ban sơ mà được đo bởi CMBR cũng phải không có cấu trúc hoặc những

hướng được chọn. Tuy nhiên giả định này phải được kiểm chứng, và do đó vệ tinh COBE

được phóng lên năm 1989 để đo bức xạ vi sóng và vạch ra sự phân bố của nó trong vũ trụ.

Vệ tinh COBE (Hình 1.1a) đã phát hiện ra sự có định hướng (không đồng đều) trong sự

phân bố nhiệt độ vũ trụ của CMBR nhưng không có những yếu tố cấu trúc rõ ràng mà có

thể được dùng để giải thích các khía cạnh khác nhau về sự tiến hóa của vũ trụ. Điều này đã

hỗ trợ cho niềm tin của đa số trước đây là vũ trụ ở cấp vĩ mô thì đồng nhất và đẳng hướng,

trong khi đó các định hướng đã tìm thấy thì chỉ là xuất hiện tình cờ trong tự nhiên mà thôi.

Do đó, nguyên lý vũ trụ dường như đã được chấp nhận. Tuy nhiên, nhận thấy rằng, mức độ

đo của COBE (resolution-mức phân giải) là tương đối thấp, vì vậy câu hỏi còn lại vẫn là:

nếu có một vệ tinh có thể đo được nhiệt độ của CMBR với độ phân giải cao hơn thì nó còn

đúng như thế hay không?

Page 13: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

13

Hình 1.1

Giả Thuyết Cây Sự Sống về Nguồn Gốc Vũ Trụ

Từ quan điểm của riêng tôi, đã từng nghiên cứu về vũ trụ cổ đại và đặc biệt là của người

Maya thì dường như vũ trụ nên có một Cây Sự Sống (Tree of Life) hay Cây Thế Giới

(World Tree) tại trung tâm của nó. Phải có lý do gì đó để làm cho toàn thể vũ trụ nối kết

với nhau và có định hướng như thế. Thế mà, dựa vào một phần những dữ liệu đo được từ

vệ tinh COBE đã nói ở trên, vào thời điểm đang viết cuốn sách: “Solving The Greatest

Mystery of our Time: The Mayan Calendar (2001)”, tôi phải thừa nhận rằng không có bằng

chứng rõ rệt nào là có một cây sự sống tại trung tâm vũ trụ, dù rằng đây là giáo lý chính

của nhiều tín ngưỡng cổ. Dù sao đi nữa, vì những Cây Sự Sống,Trees of Life (hay axis

mundi), có thể được nhận diện như là trục quay ở tại mức hành tinh và thiên hà, nên hợp lý

để cho rằng có một cây sự sống hiện hữu ở mức mà bao gồm toàn thể vũ trụ. Trong cuốn

“The Mayan Calender and The Transformation of Consciousness (2004)”, tôi đã lập một

giả thuyết về sự hiện hữu của một cột sống vũ trụ. Nhưng tầm nhìn và các ý tưởng là một

chuyện còn bằng chứng lại là một chuyện khác. Thậm chí sau đó, tôi đã nhận ra rằng bằng

Page 14: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

14

chứng vẫn còn thiếu. Sự bức xạ về nhiệt độ từ Big Bang đo bằng vệ tinh COBE về cơ bản

là phù hợp với ý niệm cho rằng vũ trụ thì phân bố đồng nhất lúc ban sơ. Điều này đã chứng

thực quan điểm đồng thuận trong cộng đồng khoa học là vũ trụ ban sơ thì không có cấu

trúc.

Tuy nhiên vào năm 2003, cách đo CMBR mới bằng vệ tinh đã được sử dụng công cụ

mới là WMAP (Wilkinson Microwave Anisotropy Probe) mà có thể cung cấp dữ liệu về sự

phát quang từ Big Bang chính xác hơn nhiều. Thật bất ngờ, khi dữ liệu từ WMAP được

phân tích bằng toán học, thì có một trục và các vùng nhiệt độ khác nhau đã được phát hiện,

những phát hiện đó đã được Ma Tegmark và đồng nhiệp công bố năm 2004. Những vùng

này được sắp xếp giống như những đường vân của trái banh bóng rổ mà đã xác định hướng

của trục qua vũ trụ ban sơ (h.1.2). Katharine Land và Joao Magueijo của đại học Oxford

sau đó đã xác minh những phát hiện này trong bài viết “The axis of evil” - một tên gọi

không hay mà có dính líu tới chính sách đối ngoại của tổng thống Bush. Tuy nhiên cái tên

này vẫn được sử dụng, một phần vì nó hào nhoáng và một phần vì khám phá này dường

như có thể gây nhiều rắc rối cho thuyết vũ trụ đương thời. Như là ở trong hình của WMAP

(hình giữa của h.1.2), vũ trụ ban sơ chẳng những không đồng nhất mà lại được sắp xếp như

một cục bò viên nằm trên một cây tăm. Tâm của cục bò viên dường như có vẻ giống tâm

của vũ trụ, nằm ở hướng của chòm sao xử nữ. Thật lạ kì, cái trục vĩ đại này mà hiện hữu tại

tầng của siêu thiên hà (thiên hà chỉ là một hạt bụi trong ý này) thì nằm trong mặt phẳng của

hình Elip mà có hướng song song với hướng xuân phân thu phân của quĩ đạo trái đất. Mặc

dù điều này có thể chỉ là một sự tình cờ, nhưng cũng có thể là hành tinh của chúng ta đã

được định hướng với cột sống vũ trụ mà đã cho sự sống xuất hiện và chúng ta đang ở một

vị trí đặc biệt trong vũ trụ.

Page 15: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

15

Hình 1.2

Như đã thấy, sự khám phá ra nhiệt độ sau tiếng nổ của Big Bang đã sắp theo một trục

tọa độ thì rất đáng được chú ý, và căn cứ theo thuyết vũ trụ học đương thời, vũ trụ này

được cho là đã hiện hữu một cách tình cờ và không thể có những cấu trúc ở tại cấp vĩ mô

(mà có thể chỉ ra rằng có một đấng tạo hóa đằng sau). Lẽ tự nhiên, sự hiện hữu của một

trục như thế sẽ tạo ra hằng loạt câu hỏi về những giả định trong giới khoa học chính thống,

với những hậu quả tiềm tàng sâu rộng cho môn vũ trụ học, sự khám phá trục này được vấn

nạn ngay từ đầu. Tuy nhiên chẳng bao lâu sau, các nghiên cứu khác đã được thực hiện và

đã xác nhận sự hiện hữu của trục này trong những cách ấn tượng: đầu tiên là sự phân cực

ánh sáng từ quasars <các ngôi sao sắp nổ> (một trong những thiên thể lớn, sáng nhất và

nặng nhất phát ra số lượng lớn sóng radio) bị ảnh hưởng bởi vị trí của nó gần trục này. Một

điều thú vị trong nghiên cứu đặc biệt này là sự phân cực dường như tạo thành thế xoay tuộc

vít thuận chiều quanh trục này, và những nhà biên khảo đưa ra một giải thích về sự kiện

này là toàn bộ vũ trụ xoay quanh một vật mà vật đó chính là trục chính của vũ trụ. Điều

giải thích này thì đồng bộ với tư tưởng là vũ trụ như một tổng thể, là một lốc xoáy quay

tròn tạo ra bởi một trục cột sống và nó đã xuất hiện ngay từ thuở ban đầu. Tiến Sĩ Michael

Longo của Đại Học Michigan, nghiên cứu gia về sự xoay của thiên hà sóng xoáy (xoay

thuận hay nghịch) trong vũ trụ, đã tìm ra một khám phá ấn tượng thứ hai. Ông ta tìm thấy

một đường thẳng chia hai loại thiên hà xoáy thuận hay nghịch thẳng hàng với trục cột sống

đã được khám phá trong phần nghiên cứu của WMAP (h.1.2), do đó tạo ra một hiệu ứng

tương tự.

Những phát hiện liên quan đến cột sống vũ trụ thì rất thú vị vì những điều này có thể là

một phần quan trọng trong cấu trúc và sự tiến hóa của toàn vũ trụ. Hiệu ứng tương tự có thể

cũng chỉ ra một mức phân cực cơ bản của vũ trụ. Cuối cùng, vũ trụ này phải có cấu trúc cơ

Page 16: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

16

bản và cột sống vũ trụ (Cosmic Axis) có lẽ là một phần để tạo nên cấu trúc cơ bản này. Để

hỗ trợ tư tưởng này, việc nghiên cứu tính quay thuận-nghịch chiều của các thiên hà đã được

thực hiện một cách độc lập với nghiên cứu của WMAP và không thể bị bóp méo bởi bất kì

hình ảnh nào từ trái đất của chúng ta, hay là thiên hà Milky Way. Do đó, Longo kết luận

rằng, cái trục chính cho vũ trụ được xác định rõ ràng ở mức tương đương 170Mpc có nghĩa

là một sự vi phạm nhỏ nhưng đáng chú ý cho định luật vũ trụ và cho tính đối xứng Lorentz,

và do đó vi phạm cả thuyết tương đối của Einstein. Nếu Longo đúng, thì những dữ kiện của

ông chỉ ra một vũ trụ mà đã được phân cực ngay từ đầu bởi cột sống vũ trụ, dẫn đến sự chia

tách của các thiên hà là quay trái hay phải từ góc nhìn riêng của chúng ta. Điều này ám chỉ

một khả năng là cột sống vũ trụ tạo ra tính chất nhị nguyên cơ bản của toàn vũ trụ.

Hơn thế nữa, nếu khuynh hướng quay thuận-nghịch chiều và trục quay của các thiên hà

liên quan trực tiếp đến cột sống vũ trụ, thì điều này có nghĩa là sự hình thành của các thiên

hà không phải là kết quả của sự biến động ngẫu nhiên làm cho nó quay như vậy. Thay vào

đó, sự quay của các thiên hà thì liên quan trực tiếp đến sự quay của cột sống vũ trụ và có lẽ

đã xuất hiện nhờ sự cộng hưởng với điều này. Điều này có nghĩa là tất cả các thiên hà trong

vũ trụ được kết nối với cột sống vũ trụ và cũng được kết nối với nhau. Nếu các thiên hà

khác nhau trong vũ trụ tuy không độc lập mà vẫn duy trì sự nối kết với cấu trúc phân cực

được tạo ra bởi cột sống vũ trụ, thì điều này cũng hỗ trợ cho tư tưởng: sự tiến hóa của các

thiên hà này cũng phải được kết nối và đồng bộ hóa với nhau, và điều này có thể rất quan

trọng cho sự tiến hóa của sự sống. Tuy nhiên khía cạnh quan trọng nhất của khám phá này

là sự hiện hữu của cột sống vũ trụ đã chỉ ra rằng vũ trụ đã có cấu trúc từ thuở ban sơ, mà

đã tạo ra những câu hỏi nghi ngờ về tư tưởng ngẫu nhiên hay sự xuất hiện vũ trụ không có

mục đích gì cả mà đang được khoa học chấp nhận.

Điều mà nói vũ trụ có phương hướng đầu tiên rất là khó chấp nhận được khi chúng ta

lớn lên với một cái nhìn về vũ trụ là không có trên và dưới, với các thiên hà dường như trôi

nổi trong không gian mà không có liên kết với cái gì khác. Một yếu tố về cấu trúc như là

cột sống vũ trụ cũng có vẻ mâu thuẫn với quan điểm của Carl Sagan là: hành tinh của

chúng ta là một hạt bụi cô đơn trong bóng đêm vũ trụ. Dù sao đi nữa, theo quan điểm đang

dần lộ ra và những bằng chứng sẽ được cung cấp cho điều này trong thời gian sắp tới, toàn

bộ vũ trụ với tất cả các thiên hà có một cấu trúc bao quát với phương hướng xuất phát từ

cột sống vũ trụ.

Dựa trên những phát hiện mà tôi đã viết trong cuốn The Purposeful Universe (2009), đã

đề ra một lý thuyết mới để thêm vào sự lựa chọn lý thuyết của Darwin và quan điểm chung

của cộng đồng khoa học về sự tiến hóa của vũ trụ. Sau đó tôi đã xác định trục ma quỉ (Axis

Page 17: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

17

of Evil) là cây sự sống của người xưa và đặc biệt là của người Maya mà vũ trụ học có tiến

trình thời gian của họ đã đóng một phần rất quan trọng. Điều đáng chú ý là, kể từ khi cột

sống vũ trụ được khám phá trong bức xạ vi sóng ban đầu, tôi đã rút ra kết luận là: không

phải vụ nổ Big bang tạo ra cây sự sống mà sự xuất hiện của cây sự sống đã tạo ra vụ nổ

Big bang. Dựa trên mô hình này, ta chẳng những có thể hiểu tại sao và cách nào mà các

hằng số tự nhiên đã đặt những giá trị cụ thể mà còn cả tại sao những phương cách tiến hóa

vĩ mô của các loài sinh vật cũng dựa trên những mẫu sóng này. Dường như việc khám phá

ra trục ma quỉ giống như là sự khai sơn phá thạch và nhờ đó nhân loại giờ đây đang bắt đầu

khám phá lại về Cây Sự Sống, và có thể một số bước ngoặt sẽ đưa tới sự thống nhất giữa

khoa học và tâm linh.

Che Giấu Sự Hiện Hữu của Cây Sự Sống

Từ từ chúng ta sẽ thấy sự hiện hữu của trục trung tâm vũ trụ tại điểm khởi đầu có những

hậu quả rất sâu sắc và ngay tức thì về cách mà chúng ta hiểu những gì đang xảy ra trên thế

giới ngày nay. Nó cũng lập tức chạm đến câu hỏi về bản chất của Thượng Đế và vũ trụ được

tạo ra như thế nào. Thế mà việc khám phá ra cột sống vũ trụ đã không được phổ biến tới công

chúng một cách xứng đáng và chuyện này thì rất rõ ràng. Đây là trường hợp mà một khám

phá có thể phá vỡ lý thuyết đang được chấp nhận, mà có lẽ tốt nhất cho những người trung

thành với lý thuyết này là che đậy nó lại bằng cách giả vờ rằng nó chẳng có gì quan trọng cả.

Với những ngành khoa học đã trưởng thành vững vàng (established) thì sẽ rất khó chịu nếu có

sự thay đổi về cách lý luận, tuy nhiên, trong trường hợp này những hậu quả thì rất nghiêm

trọng bởi vì nó sẽ ảnh hưởng đến quan điểm của chúng ta về nguồn gốc vũ trụ. Khám phá như

thế sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi ngành khoa học và điều này là quá lớn để cộng đồng khoa

học có thể chấp nhận được.

Vì vậy cột sống vũ trụ đã hầu như bị lãng quên trong các bài viết phổ thông về vũ trụ

học (ngoại trừ một tờ báo độc lập, The Principle, mà rất nhiều các nhà khoa học tham dự

sau đó đã từ bỏ tờ báo này). Việc cố tình lơ là tầm quan trọng của trục này vẫn xảy ra ngay

cả khi có những dữ kiện mới đo được về CMBR bằng vệ tinh Planck được công bố năm

2013 (h.1.1c). Vệ tinh này có độ đo chính xác cao hơn nhiều so với dữ kiện thâu được từ

WMAP và đã xác định sự khám phá trước đây về sự hiện hữu của Trục Ma Quỉ (Axis of

Evil). Thêm nữa, phương pháp đo của vệ tinh Planck hoàn toàn khác với cách đo của vệ

tinh WMAP, điều này chứng tỏ rằng sự có mặt của trục vũ trụ không phải do sai sót của

dụng cụ đo. Theo lời của Geoge Efstathiou - một thành viên của nhóm làm việc này:

“chúng ta có thể tin chắc rằng những sự kiện bất thường này không phải do khí thải của

thiên hà hay những hiệu ứng dụng cụ gây lên, vì cả hai dụng cụ đều cho kết quả như nhau”.

Page 18: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

18

Căn cứ vào điều này, bạn có lẽ đã mong đợi các nhà khoa học trong ngành tuyên bố công

khai rằng: một trong những nguyên lý quan trọng nhất mà khoa học đã dựa vào trên 400

năm qua - là nguyên lý vũ trụ - nay phải được bỏ đi.

Vậy mà khoa học vẫn ôm lấy tư duy mô hình cũ của sự ngẫu nhiên và vô lý. Wikipedia

- thường biểu thị quan điểm chính của khoa học - đã đề cập đến trục vũ trụ là “trục ma quỉ”

dưới “những dị thường khác”: “Những khảo sát gần đây với kính thiên văn Planck - nhạy

hơn rất nhiều so với WMAP và có độ phân giải góc lớn hơn - đã xác nhận sự hiện hữu của

Trục Ma Quỉ (Axis of Evil). Vì hai công cụ khác nhau cùng ghi lại một bất thường thì lỗi

của công cụ (ngoại trừ các tác nhân bên ngoài) có thể bị loại trừ. Sự trùng hợp ngẫu nhiên

là một lời giải thích có thể chấp nhận được. Trưởng khoa học gia từ WMAP, Charles. L.

Bennett đã gợi ý sự trùng hợp ngẫu nhiên và tâm lý của con người có dính líu trong việc

giải thích hiện tượng này, “tôi thật sự cho là có một chút ảnh hưởng tâm lý ở đây, mọi

người thì muốn tìm kiếm những thứ khác thường.”

Sự mong muốn che đậy những khám phá có tính cách khoa học thể hiện rất rõ ràng

trong bài viết này trên Wikipedia. Với người ngoài cuộc, nó có vẻ lạ kỳ là khoa học thể

hiện sự tiêu cực như thế đối với một khám phá dường như vô hại, gắn mác cho nó là Trục

Ma Quỉ (Axis of Evil) và bỏ qua những dữ kiện thực sự bằng cách gọi nó là “hiệu ứng tâm

lý”. Thái độ này đã được duy trì mặc dù thực tế các nghiên cứu đã được thực hiện và kiểm

định toán học bởi nhiều nhóm các nhà khoa học từ các viện nghiên cứu rất uy tín và cả hai

họa đồ liên tiếp bằng vệ tinh với độ phân giải tăng dần vẫn chỉ ra trục Cột Sống vũ trụ này.

Dù vậy, việc xác minh bằng vệ tinh Planck về sự hiện hữu của trục Cột Sống vũ trụ đã

xác nhận sự hiện hữu của nó và đã mở ra một nghiên cứu mới, tăng thêm chiều hướng tới

vai trò tối quan trọng về cách sắp xếp của vũ trụ. Chẳng hạn một nghiên cứu gần đây (2016)

đã chỉ ra các dòng phản lực phát ra từ các lỗ đen thì có xu hướng dọc theo trục Cột Sống vũ

trụ, thêm vào các nghiên cứu đã tồn tại cho thấy rằng trục này là nhân tố chính trong sự tạo

ra không gian thời gian của vũ trụ. Điều này có nghĩa là các lỗ đen được kết nối với trục vũ

trụ, và chúng ta quay trở lại chủ đề là cuối cùng toàn bộ vũ trụ được kết nối với Cột Sống

vũ trụ.

Nguồn Gốc của Âm Dương

Một nghiên cứu khác không kém phần quan trọng đã chỉ ra rằng Cột Sống vũ trụ (Axis

of Evil) đã chia vũ trụ ra làm hai, các vùng bầu trời với những số lượng lớn khác nhau về

các thiên hà và quasars (ngôi sao sắp nổ). Trong một nửa bầu trời được chia bằng mặt

Page 19: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

19

phẳng xuyên qua trái đất, tác giả A.K.Singal đã tìm thấy 33 quasars và nửa kia thì chỉ có 15

quasars. Ông kết luận: nếu chúng ta gom hết lại những bất cân đối về sự phân bố của các

quasars và thiên hà trong mẫu 3CRR trên bầu trời, thì xác suất xuất hiện tình cờ theo đúng

sự sắp xếp như vậy giảm xuống còn 2*10^-5. Những bất đối xứng này được tạo ra dọc theo

trục vũ trụ mà sau đó phân chia vũ trụ ra thành bán cầu sáng và tối (ít nhất là khi nói về các

quasars như là nguồn bức xạ), với trái đất nằm ở vị trí rất đặc biệt: mặt phẳng phân chia các

bán cầu này. Trong một nghiên cứu khác về sự so sánh những bán cầu vũ trụ, các tác giả

kết luận: “Kết quả của chúng tôi cho thấy vũ trụ căn bản là không đồng nhất với một trục ở

giữa có hướng chỉ về hướng lưỡng cực của CMBR”. Đây rõ ràng là thuật ngữ chuyên môn,

nhưng “căn bản không đồng nhất” nghĩa là vũ trụ ở cấp vĩ mô được chia thành hai bán cầu

sáng và tối, ít nhất là khi nói tới các phát xạ radio, và đó là trục Cột Sống vũ trụ phân tách

hai bán cầu này. Tối thiểu đối với tôi, hình ảnh mà hiện giờ hiện lên về vũ trụ và nguồn gốc

của nó thực sự làm tôi đảo điên, bởi vì về căn bản nó khác quá nhiều với những gì chúng ta

được dạy và kinh nghiệm của chúng ta về bầu trời đêm. Khi chúng ta nhìn vào trời đêm, có

vẻ như các ngôi sao được phân bố tương đối đều. Tuy nhiên nếu chúng ta giới hạn mình

vào những ngôi sao có tầng số radio lớn không thể thấy bằng mắt, thì nó chỉ ra rằng bức xạ

phát ra chia bầu trời thành hai bán cầu sáng và tối khác nhau. Điều này làm chúng ta nhớ

lại những nguyên lý vũ trụ của người xưa giải thích về sự xuất hiện của tính nhị nguyên

(lưỡng nghi).

Những phát hiện này ngụ ý rằng cái trục (tôi thích dùng tên Cột Sống vũ trụ) đã giới

thiệu tính lưỡng nghi tại cấp vĩ mô của vũ trụ, mà đã tạo ra hai từ trường bức xạ riêng biệt.

Thực tế chúng ta có thể nói một nửa bán cầu sáng là dương, và nửa tối là âm, chia cách bởi

Cột Sống vũ trụ là yếu tố căn bản của nhị nguyên, mà thực sự đã tràn ngập khắp vũ trụ và

phản ánh sự khác biệt vật lý giữa hai bán cầu (h1.3). Từ từ chúng ta sẽ thấy, tính lưỡng

nghi có lẽ đã đóng vai trò quan trọng trong sự tiến hóa của vũ trụ và chính là nguồn gốc của

khái niệm nhị nguyên. Tôi thừa nhận rằng từ trước đến giờ tôi vẫn xem tính chất âm dương

là siêu hình, nhưng những dữ liệu này đã gợi ý đối cực này là căn bản để cho biết vũ trụ

được tạo ra như thế nào về mặt vật lý. Do đó, một cái nhìn về thế giới đang nổi lên mà

trong đó sự phân biệt giữa siêu hình và hữu hình bắt đầu biến mất.

Page 20: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

20

Hình 1.3

Điều tôi muốn đề cập ở đây là bằng chứng sắp tới mà tôi đã đề xuất trong cuốn “The

Purposeful Universe” là cây Sự Sống có thể được ví như hệ tọa độ ba chiều. Do đó, cây Sự

Sống không chỉ là một cái trục mà còn là một khoảng không gian trong ba chiều và có thể

hiện hữu dưới nhiều hình dạng khác phức tạp hơn. Một báo cáo liên quan đến vấn đề này

đã được xuất bản trên tạp chí Nature (2014), cũng đã ám chỉ sự hiện hữu của cây Sự Sống ở

tại trung tâm vũ trụ. Báo cáo này mô tả một mô phỏng (simulation) bằng computer dựa trên

khối dữ liệu lớn nhất về thiên thể đã từng được nghiên cứu. Bằng cách này, sự tiến hóa của

vũ trụ từ 12 triệu năm sau vụ nổ Big Bang đến hiện tại đã được mô phỏng. Đáng chú ý là

nghiên cứu này cho thấy, tại điểm khởi đầu, toàn bộ vũ trụ xuất hiện như một cây Sự Sống

(h 1.4) mà sau này phát triển thành một bó có nhiều nhánh. Một đoạn video ngắn mô phỏng

sự tiến hóa của vũ trụ có trên internet và tôi khuyến khích bạn đọc nên xem nó.

Page 21: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

21

Hình 1.4

Đáng chú ý là mô phỏng này đã được công bố trên tạp chí Nature - tạp chí khoa học uy

tín nhất, bởi vì điều này có nghĩa là dữ liệu của nó đã được kiểm duyệt rất nghiêm ngặt.

Thế mà, dường như những nhà khoa học liên quan đã không thể thấy trọn vẹn hình ảnh của

cây Sự Sống, mà đối với một người khảo sát công tâm thì rất rõ ràng. Kết luận rút ra từ

hàng loạt khám phá này - đi từ việc WMAP xác định trục Ma Quỉ (Axis of Evil) đến sự xác

minh bằng vệ tinh Planck cho tới những khảo cứu để chỉ ra vai trò của cây Sự Sống có ở

trong cấu trúc của vũ trụ - thì khác xa với thuyết được cho là cấu tạo bởi vụ nổ ngẫu nhiên

gọi là Big Bang, tất cả sự tiến hóa của vũ trụ là kết quả của sự xuất hiện trục Cột Sống vũ

trụ (a Cosmic Axis) mà người xưa gọi là cây Sự Sống (Tree of Life) và từ trục này mà vũ

trụ mới có cấu trúc như ngày nay.

Thật thú vị là cây sự sống, mà sự hiện hữu của nó đã được tôi tiên đoán trước khi nó

được khám phá, đã được tìm thấy tại cấp vĩ mô của vũ trụ và bằng chứng ngày càng nhiều

để hỗ trợ cây Sự Sống thực sự đóng một vai trò quan trọng chính trong sự sắp xếp vũ trụ.

Page 22: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

22

Những phát hiện này cho phép chúng ta tạo ra một cái nhìn tổng thể về vũ trụ, giải thích sự

xuất hiện và sự tiến hóa của sự sống một cách có ý nghĩa và cung cấp cơ sở để thống nhất

khoa học và tâm linh. Tuy nhiên, tôi không nghĩ rằng những sự khám phá gần đây, với

những hậu quả to lớn tùy theo cách nhìn của chúng ta vào vai trò của mình trong sự kiện

lớn, đã nhận được sự chú ý xứng đáng tương xứng. Do đó, công chúng chưa biết đến sự

kiện Cột Sống vũ trụ, một bộ phận phổ biến trong vũ trụ quan của những dân tộc cổ xưa, đã

được xác minh bằng các kĩ thuật khoa học hiện đại. Cho nên theo quan điểm của tôi, Big

Bang không phải là một vụ nổ ngẫu nhiên. Thay vào đó là một sự kiện có nhiều từng lớp,

và trong chương tiếp theo chúng ta sẽ thấy sự tiến hóa liên tục của vũ trụ được tạo ra như

thế nào qua sóng sáng tạo phát ra từ cây Sự Sống (Tree of Life).

Nói cách khác, sự thành lập vũ trụ bắt đầu tại Big Bang với một âm ba (rung động, làn

sóng) nghĩa là một sóng đã phát ra từ trục này. Hay như đã nói trong Kinh Thánh: “In the

beginning was the word” (thuở ban đầu là một tiếng hay một âm thanh) <John 1.1>. Trục

mundi mà từ đó phát ra những sóng sáng tạo với kích thước tầm đường kính của vũ trụ, có

lẽ đã lập thành những hình âm-ba ba chiều (vibrational holograms) để tạo nên những nhà

khảo sát tỉnh thức mà cộng hưởng với những làn sóng này trong khắp vũ trụ. Chính sự khởi

đầu của sóng sáng tạo trong cây Sự Sống vũ trụ đã làm cho sự tiến hóa vũ trụ có thể hiểu

được và có ý nghĩa.

Tóm lại, trong thập kỉ qua những dữ liệu đưa ra đã đánh đổ chẳng những Nguyên Lý vũ

trụ mà cả cách nhìn vũ trụ là vô hướng và tình cờ trong thiên nhiên. Ngày nay chúng ta biết

những điều về sự ra đời của vũ trụ có mang nhiều ý nghĩa để hiểu sự sống trên trái đất đã

tiến hóa như thế nào. Từ những khám phá gần đây, có thể rút ra ba kết luận đáng chú ý.

1. Toàn bộ vũ trụ từ lúc khởi thủy đã được sắp xếp theo sự liên hệ với một trục vũ trụ

chính giữa (a Central Cosmic Axis) có lẽ gồm cả sự sắp xếp không gian thời gian, và được

các nền văn minh cổ đại gọi là cây Sự Sống (Tree of Life).

2. Vụ nổ Big Bang không tạo ra cây Sự Sống. Thay vào đó sự xuất hiện của cây Sự

Sống đã tạo ra vụ nổ Big Bang, không gian thời gian, sự giãn nở lạm phát của vũ trụ

(inflationary expansion), và sự xuất hiện sau đó của các thiên hà, hệ thống ngôi sao và đời

sống mà chúng chứa đựng.

3. Trục vũ trụ sanh ra cực đối xứng âm/dương trong khắp vũ trụ. Trái đất nằm trên mặt

phẳng phân chia âm dương của vũ trụ.

Page 23: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

23

Mô Hình Ba Chiều (Fractal-holographic) của Vũ Trụ

Hình học có trước sáng tạo, nó tương đương với trí tuệ của Thượng

đế .. .Geometry is God himself

Johannes Kepler, Harmonices Mundi (1618)

Cần phải chỉ ra rằng, Cột Sống vũ trụ không phải là một “vật” cấu tạo bằng vật chất,

mà là nguồn hình học của không gian thời gian mà qua đó vật thể của vũ trụ được sắp

xếp thành. Cây Sự Sống là tên gọi cho một hình dạng đặc biệt của hình học thuần túy và

là nền tảng cho cấu trúc vũ trụ. Khi hình học này được kích hoạt tại thời điểm vũ trụ ra

đời, thì cấu trúc và ảnh hưởng của hình học này nằm trong năng lượng phát ra của Big

Bang, đã cung cấp cơ sở cho sự tiến hóa của sự sống. Bạn có thể nói rằng đấng Thiêng

Liêng (Divine) đã tự hiển lộ như là hình học thuần túy, đã sáng tạo qua những hiệu ứng

của Hình Học này có trong năng lượng phát ra từ Big Bang. Hình học của cây Sự Sống

là nhân tố chính sắp xếp không gian thời gian của vũ trụ, và chính nó qua sự kích hoạt

và rung động ban đầu mà máy tiến hóa của vũ trụ bắt đầu chuyển động. Trong các

chương tiếp theo, từ cây Sự Sống này, các sóng liên tục phát ra làm phát sinh những

hình âm ba ba chiều (vibrational holograms) mà đã hình thành các khía cạnh vật chất và

tinh thần của sự sống trên khắp vũ trụ. Khi chúng ta nói về việc biểu hiện mục đích của

sự sáng tạo này, cuộc thảo luận dựa trên sự hiểu biết rằng điều này đã bắt đầu với việc

kích hoạt một hình học vô cùng mạnh mẽ, có ảnh hưởng cao nhất mà từ đó sự tiến hóa

liên tục của vũ trụ có thể hiểu được.

Sự sống của vũ trụ chỉ có thể trổi lên và duy trì nếu nó được tạo ra bởi quá trình đồng

bộ hóa ở nhiều mức độ khác nhau. Các hệ thống thiên hà, hệ mặt trời, hoặc các hành

tinh trông có vẻ tự chủ phần nào, nhưng thật ra tất cả chuyển động của chúng đều đồng

nhịp với chu trình tiến hóa để duy trì sự sống. Sự đồng bộ hóa các hệ thống khác nhau

của vũ trụ diễn ra bởi vì Cột Sống vũ trụ đã được tái tạo ở nhiều tầng thấp hơn, như đã

được bàn luận chi tiết trong cuốn “The Purposeful Universe”. Mỗi một tầng có một cây

- một hệ tọa độ được tạo ra từ hình học thuần túy (h1.5) - tại lõi của nó và những cây

này thì dính chùm với cột sống vũ trụ theo mô hình là thành phần thì phụ thuộc vào

tổng thể. Sự sáng tạo vũ trụ do đó phụ thuộc vào sự phối hợp và đồng bộ hóa các hình

học của cây Sự Sống ở các mức độ khác nhau. Do đó, để hiểu sự tiến hóa của sự sống

trong vũ trụ thì cần có cái mà ta gọi là mô hình fractal-holographic, mà theo đó những

Page 24: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

24

tầng khác nhau của nó được nối kết theo cách là cái nhỏ phản ánh cái lớn (ngoài sao

trong vậy, tiểu vũ trụ, đại vũ trụ đồng nhất thể (giống nhau)).

Hình 1.5

Điều quan trọng cần lưu ý trong hình 1.5 là cây Sự Sống vũ trụ đã được thảo luận trong

chương này thể hiện cho mức bao quát nhất của vũ trụ và là cái mà hình học của mọi tầng

thấp hơn cuối cùng được kết nối với nhau. Điều này có nghĩa là tất cả sự sống trong vũ trụ,

bao gồm cả những gì chúng ta gọi là sự sống ngoài trái đất trong các thiên hà hay những

ngôi sao khác, cuối cùng cũng tìm thấy nguồn gốc và sự phát triển của nó dựa trên những

âm ba phát ra từ cùng một cây Sự Sống vũ trụ. Mô hình được gọi là 3D

(fractal-holographic), vì vũ trụ không chỉ là một hình 3D lớn (hình laser 3 chiều) mà là một

hệ thống phân cấp hologram lồng vào nhau, ở tại những tầng thấp hơn cũng có cây Sự

Sống ở tại trung tâm của nó. Nhờ sự hiện hữu của cây sự sống ở nhiều tầng khác nhau mà

Page 25: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

25

có fractal và holographic. Mỗi tầng có một số mức độ độc lập nhất định khi ranh giới của

những hệ thống khác nhau này được xác định bởi hình tướng của những cây Sự Sống tại

mỗi tầng.

Mô hình fractal-holographic có nghĩa là những gì diễn ra ở mức độ con người (hoặc

từng bộ phận) tùy thuộc rất lớn vào các hệ thống như các thiên hà và thái dương hệ cao cấp

hơn hệ thống của chúng ta (cơ thể người), và như chúng ta sẽ thấy, các sóng sáng tạo ảnh

hưởng đến các tầng khác nhau một cách đồng bộ. Tương tự, những gì xảy ra ở tầng vi mô

của các tế bào hay nguyên tử được xác định bằng bối cảnh do con người tạo ra. Các tầng

khác nhau hoặc các hệ thống nhỏ nằm trong vũ trụ được kết nối với nhau theo cách này đã

được xác minh rõ ràng trong các cuốn sách trước đây của tôi. Mô hình giải thích cách thay

đổi đang diễn ra trong những hệ thống nhỏ khác nhau được đồng bộ hóa với tổng thể để tạo

ra một vũ trụ mà chúng ta đang trải nghiệm. Vì vậy, vũ trụ không hình thành bằng sự hợp

lại của các nguyên tử một cách nhẫu nhiên, nó không được tạo ra bằng cách thu gọn từ

dưới lên trên. Các hệ thống của sự sống tại mọi tầng được tích hợp như các phần trong tổng

thể, và các nguyên tắc sắp xếp vũ trụ hoạt động từ trên xuống dưới dựa vào sóng sáng tạo

phát ra từ cây Sự Sống vũ trụ, mà đảm bảo rằng sự gắn kết của nó luôn được duy trì.

Thượng Đế (God)

Những gì mà các truyền thống cổ xưa nói về cây Sự Sống sẽ được thảo luận sau, nhưng

chúng ta nên lưu ý rằng trong một số truyền thống này, cây Sự Sống được xem như là đấng

sáng tạo. Nếu chúng ta thực sự chịu nhìn cây sự sống là đấng Thiêng Liêng mà thể hiện ra

hình học thuần túy thì chúng ta có thể giải thích ba quan điểm truyền thống quen thuộc về

đấng Thiêng Liêng (Divine) đó là: Đấng Thiêng Liêng không thuộc về vật chất, Đấng

Thiêng Liêng ở khắp mọi nơi, và Đấng Thiêng Liêng là vô hình. Thượng đế không phải là

vật chất thì phù hợp với hình học của cây Sự Sống bởi vì bản chất của Thượng đế không

phải là vật chất. Hình học thuần túy cũng hiện hữu ở khắp mọi nơi thông qua hệ thống phân

cấp của các cây sự sống mà trong đó mô hình fractal-holographic được tạo thành (h1.5). Do

đó, nếu Đấng Thiêng Liêng được thể hiện qua hình học này thì ngài thực sự cũng hiện hữu

ở khắp mọi nơi. Mỗi chúng sinh, bao gồm cả chúng ta, cũng được tạo ta bởi hình học này,

và vì vậy nếu cây Sự Sống là đấng Sáng Tạo (Creator) thì nó cũng là vô hình. Quan điểm

này cũng phù hợp với ý tưởng chung về bản chất của Thượng Đế (God), cụ thể là Thượng

Đế ở trong mọi người. Một ý niệm tôn giáo phổ biến thứ tư, cụ thể là con người được tạo ra

trong hình dáng của Thượng Đế, cũng phù hợp với mô hình này. Nếu trong hình 1.5 tại góc

Page 26: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

26

độ vũ trụ chúng ta gán cây Sự Sống là Đấng Thiêng Liêng, thì chúng ta có thể hiểu rằng

hình thể của con người chỉ là phản ảnh của Đấng Thiêng Liêng tạo ra từ hình ảnh của chính

mình.

Có lẽ đấng Sáng Tạo không nằm ngoài cây Sự Sống, điều này làm cho chúng ta có thể

hiểu tại sao người xưa quá chú trọng vào sự thờ phụng cây này. Một Đấng Sáng Tạo mang

hình dáng của Cột Sống vũ trụ của hình học thuần túy đã đưa chúng ta vào tâm điểm của

cuộc xung đột giữa khoa học và tôn giáo ngày hôm nay. Trái ngược với những người tiên

phong lớn về khoa học, bắt đầu với Kepler và ngay cả Einstein, các khoa học gia ngày nay

phần lớn là chống lại tôn giáo và đang cố che đậy mọi thứ mà có thể chỉ ra được sự hiện

hữu của một thiết kế vũ trụ thông minh. Trọng tâm của các nhà khoa học ngày nay là đo

lường các khía cạnh hiện thực của vật chất và phủ nhận sự hiện hữu của mọi thứ khác. Bởi

vì Đấng Sáng Tạo bản chất không phải là vật chất, mà là hình học thuần túy như trong mô

hình được trình bày ở đây, cần phải hiểu rằng sự hiện hữu của Đấng Sáng Tạo sẽ không

bao giờ được chứng minh bằng các phép đo lường như vậy. Câu nói Đấng Thiêng Liêng

không có cách nào đo lường được đồng nghĩa với câu Đấng Thiêng Liêng là vô hình.

Tuy vậy, điều này rõ ràng không có nghĩa là Đấng Sáng Tạo thì không hiện hữu. Điều

chúng ta có thể thấy qua những khám phá mới của vũ trụ học là thực sự có một hình học

thuần túy, mà ảnh hưởng đáng kể đến sự hiện hữu về mặt vật lý và dẫn dắt sự tiến hóa của

vũ trụ. Nếu chúng ta cho hình học thuần túy này là cây Sự Sống hoặc Thượng Đế, thì

chúng ta có thể hiểu được thực tại và phần tâm linh của thực tại thực sự được liên kết với

phần vật chất bằng cách nào dù rằng chúng khác nhau. Đấng Thiêng Liêng thì phải dựa vào

thực thể vật chất để biểu hiện sự sáng tạo của mình, nhưng không bao giờ là thực thể vật

chất, và thực thể đó không thể hiện hữu nếu không có Đấng Thiêng Liêng. Điều này có lẽ

không phải là bằng chứng cho sự hiện hữu của Thượng Đế, và có lẽ không thể có được vì

bản chất vô hình của Đấng Thiêng Liêng. Tuy nhiên, đó là một cách nhìn để thấy khoa học

và tâm linh đã liên hệ với nhau như thế nào theo cách mà chúng có thể cùng tồn tại và đều

có vị trí riêng của mình. Khoa học và tâm linh không bài trừ nhau mà bổ sung cho nhau.

Khoa học có ý nghĩa chỉ có thể được tạo ra với một sự hiểu biết về tâm linh, mặt khác

không có khoa học thì tâm linh có thể mất đi phần lớn nền tảng của nó.

---oOo---

Page 27: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

27

Chương 2: Chín Sóng Sáng Tạo

Vật Lý Lượng Tử - Tất Cả là Sóng

Cho đến cuối thế kỉ 19, hầu hết các nhà vật lý đều tin rằng thế giới được tạo thành từ

vật chất rắn dưới dạng các hạt không phân chia được gọi là nguyên tử. Nói chung mọi

người cũng tin rằng họ đang sống trong một vũ trụ đặc mà tuân theo các luật toán học đã

biết. Nhưng sau đó, giống như thế kỉ của chúng ta đã bắt đầu với những khám phá ấn tượng

về nguồn gốc vĩ mô của vũ trụ, thế kỉ 20 bắt đầu với những khám phá ấn tượng về vi mô,

mà sẽ mãi mãi thay đổi khoa học vật lý.

Trong những năm đầu tiên của thế kỉ 20, sự rắn đặc rõ ràng của vật chất đã bị phá vỡ

bởi các thí nghiệm được thực hiện bởi Max Planck (black-body radiation <bức xạ> 1900)

và Einstein (hiệu ứng quang điện 1905) đã đưa đến sự ra đời của một kỉ nguyên mới về vật

lý lượng tử. Những thí nghiệm này là những bước đầu tiên mà qua đó những người tiên

phong như Max Planck, Einstein, Niels Bohr, Werner Heisenberg, và Erwin Schrodinger

đã bước vào thế giới của vũ trụ hạt và trong những thập niên đầu của thế kỉ 20, đã phát

triển các khái niệm cơ bản của vật lý lượng tử. Theo đề xuất của mô hình nguyên tử của

Niels Bohr năm 1913 (h 2.1a), sự hiện hữu của các hạt electron, proton, neutron đã được

xác minh, và quan niệm về sự không phân chia được của nguyên tử không còn đúng nữa.

Khi vật chất được nghiên cứu trên các qui mô ngày càng nhỏ, thì những vật thể đã hoạt

động như lượng tử (quanta), hay các gói năng lượng, mà có thể được mô tả hay định lượng

theo công thức nổi tiếng E=mc2 của Einstein, vì vậy vật lý cũ về vật chất rắn đặc biến mất.

Một trong những khái niệm đáng chú ý nhất của vật lý lượng tử được thúc đẩy bởi một

số thí nghiệm là lưỡng tính sóng-vật thể của sự vật. Điều này có nghĩa là các hạt cơ bản,

chẳng hạn như photon, và electron cũng là các sóng và năng lượng của nó có thể được xác

định bằng tần số của chúng. Tùy thuộc vào cách đặt thí nghiệm, vật chất có thể được xem

như thành phần của các hạt hoặc sóng. Chẳng hạn, các nguyên tử có thể được xem như một

hạt nhân được bao quanh bởi các electron di chuyển theo quĩ đạo tròn giống như các hành

tinh trong hình 2.1a. Nhưng mô hình được ưa chuộng là hình 2.1b, nơi mà các electron

không hoạt động như các hạt tại các vị trí có thể xác định được, mà hiện ra như đám mây

electron, hoặc các dạng sóng, mà xác định các đặc tính hóa học của các loại nguyên tử khác

nhau.

Trong mô hình sau, các khối xây dựng cơ bản của vật chất, chẳng hạn như trong trường

hợp này là các electron, có thể được xem là sóng mà vị trí chính xác trong không gian

Page 28: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

28

không thể xác định được. Chúng chỉ tồn tại như những tiềm năng. Theo đó, vị trí của các

electron trong nguyên tử thực sự không có vị trí cố định như trong hình 2.1a. Thay vào đó,

chúng nên được mô tả như những đám mây electron, phản ảnh các xác suất khác nhau của

một electron tồn tại ở một vị trí nhất định trong đám mây này. Thật là ngạc nhiên, như thế

thì elcectron và các hạt khác không phải là các hạt rắn đặc có vị trí được xác định rõ ràng

trong không gian và thời gian. Chỉ khi có một nhà quan sát chú tâm mới có thể mang lại sự

biến dạng hàm sóng (wave function collapse), điều này khiến cho electron hoạt động và có

thể đo được như một hạt rắn.

Hình 2.1

Sự biến dạng hàm sóng này có những hậu quả cho những gì xảy ra khi bộ não con

người nhận được một lượng tử, chẳng hạn như lượng tử dưới dạng sóng ánh sáng điện từ.

Chúng ta không thực sự nhìn thấy điều này dưới dạng mà nó tồn tại: giống như làn sóng.

Thay vào đó, khi lượng tử đang được chúng ta quan sát thì các hàm sóng biến dạng và được

biến đổi thành tín hiệu điện làm phát sinh một trải nghiệm trong não bộ, chẳng hạn như

màu vàng. Một hậu quả đáng chú ý của điều này là chúng ta không bao giờ cảm nhận được

thực tại hoàn toàn như nó hiện hữu - dưới dạng sóng - và điều này có thể khiến chúng ta tự

hỏi không biết chúng ta trải nghiệm nó chính xác đến mức nào.

Dù rằng hiện nay vật lý lượng tử đã được chấp nhận, dưới nhánh vật lý này chúng ta có

thể dễ dàng hiểu tại sao các nhà khoa học như Einstein đã đặt nhiều câu hỏi liên quan đến

cách nhìn thế giới. Ông nổi tiếng với câu nói “Cơ học lượng tử chắc chắn là đúng, nhưng

một giọng nói bên trong tôi nói rằng đó chưa phải là thực đúng”. Lý thuyết nói rất nhiều

nhưng thực sự không đưa chúng ta đến gần hơn với bí mật của Thượng Đế thêm chút nào.

Tôi cỡ nào đi nữa cũng tin rằng Thượng đế không chơi trò chơi thảy xí ngầu. Nói cho cùng,

Page 29: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

29

tất cả chúng ta có thể đặt câu hỏi liên quan đến kinh nghiệm chung về vũ trụ từ đâu ra nếu

chúng ta chỉ có một từ trường xác xuất và bất định.

Tôi tin rằng Einstein nói là ông ta khó có thể dung hòa được mô hình xác suất của

thuyết lượng tử với khái niệm về một vũ trụ mạch lạc có mục đích và hướng đi cũng như là

có một nguồn trí tuệ. Để dung hòa được điều này, tôi tin rằng vật lý lượng tử giờ đây phải

được thiết lập lại trong một khung cảnh mới và rộng hơn của 9 sóng sáng tạo phát ra từ cấu

trúc của Cột Sống vũ trụ đã được mô tả trong chương trước. Điều này có nghĩa là những

quá trình xác suất và bất định đang diễn ra tại tầng nguyên tử như trong hình 1.5 phải phụ

thuộc theo các sóng Sáng Tạo mà đã tạo ra cấu trúc của vũ trụ cũng như con người chúng

ta.

Điều này ngụ ý là hãy đem thuyết lượng tử vào trong một lý thuyết sóng rộng lớn hơn.

Trong lúc thuyết lượng tử trong phạm vi vật lý được công nhận thường chỉ giới hạn trong

thế giới nguyên tử hoặc nhỏ hơn và chỉ áp dụng cho phổ sóng điện từ, nghiêm túc mà nói

lượng tử ám chỉ đến bất kì thứ gì mà có thể được lượng tử hóa, và chúng ta sẽ sớm thấy các

sóng sáng tạo đáp ứng tiêu chí này. Vì lý dó này, tôi sẽ xem phần nghiên cứu căn bản về

các sóng sáng tạo như là thuyết lượng tử, bởi vì chúng có những tần số chính xác và riêng

biệt. Theo cách này, chúng ta có thể hiểu câu nói “Tất cả đều là sóng” cũng có ý nghĩa khi

nói đến vũ trụ vĩ mô. Do đó, với sự mở rộng thuyết lượng tử vào dải tần số mới của

fractal-holographic thì rõ ràng là Thượng Đế không thảy hạt xí ngầu. Bằng cách kết hợp

các sóng mà trục vũ trụ phát ra vào trong khuôn khổ khoa học này, nên chúng ta có thể mở

mang tầm hiểu biết về sự hiện hữu của mình. Từ quan điểm này, chúng ta sẽ hiểu hơn về

việc mình từ đâu đến, chúng ta hiện giờ (2016) đang ở đâu trên chặng đường tiến hóa của

vũ trụ, và vũ trụ muốn dắt chúng ta đi theo hướng nào.

Giao thoa sóng và Hình Ba Chiều (3D)

Một đặc tính quan trọng của sóng, đặc biệt là các mẫu giao thoa sóng, là chúng có thể

chứa đựng thông tin. Tính chất này được sử dụng trong tất cả các công nghệ truyền thông

hiện đại như radio, TV, mobile phone, v.v.…. Khi sóng đến trạm thu, chẳng hạn như TV,

một thực tại mà chúng ta có thể trải nghiệm bằng các giác quan của mình được dựng lại

trên màn hình từ các mẫu giao thoa truyền đi bởi các sóng phát.

Hình 3D (holography) là một ví dụ về cách mà các mẫu giao thoa sóng có thể được

dựng lại để tạo ra một thực tại vật lý. Về mặt kĩ thuật, một hình 3D được tạo thành theo hai

Page 30: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

30

bước. Đầu tiên, chùm laser (tạo ra ánh sáng của một bước sóng cụ thể) được phân chia

(h2.2) sao cho một chùm tia không bị cản trở tới phim thu âm, trong lúc chùm tia còn lại bị

phản xạ lại bởi vật muốn chụp. Khi hai chùm tia kết hợp với nhau trên film 3D mà tại đó

chúng được tụ lại, thì một mẫu giao thoa được tạo ra mà có tất cả các thông tin về kích

thước và hình dạng của vật muốn chụp.

Sau đó, thông tin này được lưu trữ trên phim 2D như một mẫu giao thoa của hai chùm

tia. Để tạo ra một hình ảnh 3D của quả táo, thì một chùm ánh sáng được hướng vào phim

cho kết quả là một hình 3D mà có thể chiếu vào trong khoảng không. Hầu hết chúng ta đã

từng thấy các hình 3D như vậy, mà ở đó chúng ta có thể thấy được chiều sâu và những góc

cạnh phía sau được in lại trên mặt phẳng 2 chiều, nhưng có lẽ đây cũng là một mô hình mà

vũ trụ được tạo ra trên bình diện lớn.

Hình 2.2

Mặc dù mẫu giao thoa sóng như vậy không có ý nghĩa gì cả, nhưng thông tin chứa đựng

bên trong nó thì có thể có ý nghĩa. Những thông tin này, cũng như khả năng truyền thông

tin qua các làn sóng sẽ được quan tâm chủ yếu ở đây. Điều này cho ta một thí dụ về cách

các mẫu giao thoa sóng có thể tái tạo cái nhìn về thực tại mà chúng ta có thể trải nghiệm dù

không nhìn thấy nó trực tiếp. Do đó, các mẫu sóng trong trường lượng tử có thể cung cấp

một thực tế thiết yếu tiềm ẩn vô hình tới thực tại mà chúng ta trải nghiệm, và mô hình này

Page 31: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

31

tạo nên một nguyên tắc quan trọng trong suốt cuốn sách này. Hình 3D hiện ra trong óc ta

được xem như là các phép chiếu được tạo ra bởi các mẫu sóng trong trường lượng tử.

Chúng tạo ra những phép chiếu này chỉ vì lý do đơn giản là chúng ta tỉnh thức và có thể

làm biến dạng các hàm sóng.

Nguyên lý holographic để tạo ra hình 3D trong không gian được nhà vật lý lý thuyết

David Bohm đề xuất làm cơ sở cho mô hình 3D của vũ trụ. Tương tự, nhà nghiên cứu về

não bộ Karl Pribram đã so sánh tâm trí loài người như hình 3D. Điều này quan trọng ở đây

vì chúng ta sẽ chứng minh một mô hình 3D mà cho thấy tâm trí con người được tạo ra bởi

cây Sự Sống. Một cuốn sách hay thảo luận về hậu quả của những khám phá của họ là The

Holographic Universe của Michael Talbot, và một chuỗi các video thông tin trên YouTube

có cùng tên. Gần đây, nhà vật lý Leonard Susskind cũng đề xuất ý tưởng là toàn bộ vũ trụ

là một hình 3D được tạo ra từ mặt phẳng 2 chiều, hoặc vùng ranh giới, của vũ trụ. Đây là

một ý tưởng trừu tượng hấp dẫn nhưng đã để lại nhiều vấn đề không có câu trả lời, chẳng

hạn: Ai đã thiết kế mặt phẳng hai chiều? Theo quan điểm của tôi, điều thiếu sót ở đây là

nguồn gốc của các sóng mà tạo ra các hình 3D tràn ngập vũ trụ. Tôi xác nhận nguồn gốc

này là Cột Sống vũ trụ và hình 3D mà nó truyền đi được phát sóng bằng sóng sáng tạo bên

ngoài dải tần số bình thường.

Giải Tầng Số Vũ Trụ

Sự đột phá của vật lý lượng tử trong thế kỉ 20 trong nhiều cách đã hòa tan vào nhân loại,

và ngày càng có nhiều người mô tả trải nghiệm của mình bằng tần số và sóng mà họ cộng

hưởng. Thuật ngữ lượng tử đã tiến vào ngôn ngữ hàng này trong lỗi diễn tả như “I like his

vibes – tôi thích sụ rung động của anh ấy”, “chúng ta ở các bước sóng hoàn toàn khác nhau

- we were at completely different wavelengths”, và “tất cả đều phụ thuộc vào tần số - It all

depends on the frequency”. Nhờ biết rằng theo vật lý lượng tử, thế giới mà chúng ta đang

sống không phải là rắn đặc hay có thực như đã từng nghĩ. Một số người cũng đặt câu hỏi

triết học về bản chất tối thượng của thực tại là gì? Vậy thì có thể nào có một từ trường sóng

tiềm ẩn không những xác định cách mà vũ trụ tiến hóa mà còn tạo ra các trải nghiệm của

chúng ta về thế giới hay không? Nếu vậy thì bản chất của từ trường sóng là gì? Điều này có

lẽ là sự hiểu biết mà Einstein đang hy vọng.

Từ vật lý, chúng ta biết có một vài dạng sóng khác nhau mà có thể được chọn làm sóng

sáng tạo. Có các sóng điện từ bao phủ toàn bộ quang phổ từ sóng vô tuyến tới tia gamma.

Cũng có sóng cơ học, chẳng hạn như sóng biển, hoặc sóng âm lan truyền qua không khí,

Page 32: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

32

mà mang đến cho chúng ta những trải nghiệm khác nhau về âm thanh. Ngoài ra còn có

sóng hấp dẫn (gravitational wave) mới được phát hiện gần đây. Một trong những tính chất

đặc trưng của sóng là chúng có tần số, và ở đây chúng ta sẽ đặc biệt nghiên cứu phổ điện từ

trong phương diện này.

Hình 2.3

Một trong những thành công của khoa học thế kỉ 20 là sự tích hợp nhiều loại bức xạ

điện từ khác nhau trong cùng một khuôn khổ lý thuyết. Tuy nhiên, nghiên cứu trong thế kỉ

vừa qua cũng chỉ ra rằng một phần quang phổ mà chúng ta có thể trải nghiệm bằng các giác

quan chỉ là một phần rất nhỏ trong quang phổ này, (đó là nói ánh sáng trong phạm vi khả

kiến). Hiện cũng tồn tại một phạm vi rộng hơn của quang phổ mà chúng ta chỉ có thể đo

lường và phát hiện với sự trợ giúp của công nghệ. Các tần số trong phạm vi kĩ thuật này tạo

thành cơ sở cho những phát minh chẳng hạn như mobile phone, radio, TV. Cái mà ít người

biết được là phạm vi quang phổ sử dụng ngày hôm nay chỉ giới hạn bằng 1/3 quang phổ

điện từ trên lý thuyết. Trong lý thuyết những bước sóng lớn có độ dài tới đường kính của

vũ trụ là hoàn toàn có thể được. Đường kính này hiện được ước tính trong phạm vi 100 tỉ

năm ánh sáng (1027

m) nhưng tại thời điểm ngay sau vụ nổ Big bang, trục Cột Sống vũ trụ

có chiều dài trong phạm vi 1 tỉ năm ánh sáng.

Do đó, nguyên tắc chung là bạn chỉ có thể đo được sóng nếu nó có bước sóng trong

phạm vi của dụng cụ mà bạn đang sử dụng để phát hiện ra nó, ví dụ như antenna. Bởi vì nó

Page 33: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

33

không thực tiễn để xây dựng các antenna có kích thước cỡ thái dương hệ, hay thiên hà tối

thiểu với trình độ khoa học kĩ thuật ngày nay, do đó chúng ta đơn giản không biết gì về bản

chất của những sóng có bước sóng rất dài, hoặc vai trò của những sóng này có trong sự

thành lập của vũ trụ.

Chúng ta sẽ sớm nghiên cứu về tần số của các sóng sáng tạo, nhưng điều quan trọng cần

lưu ý là thực tế chúng nằm ngoài phạm vi tần số mà con người có thể phát hiện hoặc điều

khiển trực tiếp. Điều này rất quan trọng và chính nó đã giải thích tại sao chúng ta chưa

khám phá ra những sóng này bằng các dụng cụ hiện tại. Trong chương tiếp theo, chúng ta

sẽ lần lượt xem xét 9 sóng sáng tạo, và chúng ta sẽ thấy rằng chúng có thể được phân loại

thành một dạng hình thái học (hoặc sinh hoặc), cũng như một phạm vi tâm thần.

Hãy nhìn xem, sự khám phá về quang phổ điện từ đã mở mang kiến thức về vũ trụ và

nâng cao sức mạnh công nghệ như thế nào thì có thể suy ra rằng những tần số mà chúng ta

chưa bắt được có thể đóng vai trò quan trọng trong sự hoạt động của vũ trụ. Sự sắp xếp các

cấu trúc thiên văn qui mô lớn dọc theo Cột Sống vũ trụ thực tế có thể phụ thuộc vào các

tương tác trung gian bằng các bước sóng rất dài. Phạm vi tần số lý thuyết của bức xạ điện

từ lớn hơn rất nhiều so với những gì mà chúng ta có thể trải nghiệm trực tiếp bằng giác

quan hoặc thậm chí đo bằng các công nghệ hiện đại.

Sóng Sáng Tạo Thứ Nhất

Tuy nhiên, không có loại sóng nào đã nói như ở trên, ngay cả sóng điện từ, mà có thể

tạo ra sự gắn kết trong vũ trụ. Thay vào đó, điều mà tôi đề nghị là một cấu trúc vũ trụ mà

căn bản là kết quả của sự giao thoa với các sóng sáng tạo. Các sóng sáng tạo là những sóng

dẫn (carrier waves) cho các hình 3D rung động, sắp đặt cấu trúc của thực tại bằng những sự

sắp xếp của các đường thẳng và đường thẳng góc phát sinh ra từ cột sống vũ trụ. Các sóng

này được đặt trong hình 2.3 cùng với các sóng của phổ điện từ để dễ dàng so sánh tần số và

bước sóng của chúng với sóng điện từ, nhưng điều này không có nghĩa là sóng sáng tạo là

sóng điện từ.

Do đó, sự hiểu biết về sóng sáng tạo của chúng ta có những lỗ hổng. Những gì chúng ta

biết về sóng sáng tạo là tần số và tính phân cực của chúng, và không thể phủ nhận rằng

điều này là nền tảng vững chắc để nghiên cứu sâu hơn. Tuy nhiên, chúng ta không biết môi

trường nào mà sóng này di chuyển (nếu có), hay với vận tốc nào ngay cả khi tôi giả định

rằng sóng này di chuyển với vận tốc ánh sáng. Mặc dù sóng sáng tạo có thể có những đặc

Page 34: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

34

tính quan trọng chung, chẳng hạn với sóng âm hay sóng điện từ, nhưng tôi tin rằng sóng

sáng tạo thuộc về một lớp sóng khác căn bản hơn để tổ chức vũ trụ so với những loại sóng

khác. Để phục vụ cho mục đích này, các sóng sáng tạo cung cấp hình học thuần túy cho tất

cả các tầng vũ trụ. Tôi tin rằng, các nghiên cứu trong tương lai sẽ mô tả những sóng này rõ

ràng hơn bằng toán học và vật lý. Thêm nữa, tôi tin rằng điều cần nhất trong lúc này là

truyền đạt kiến thức rằng những làn sóng này thực sự tồn tại và mang nhiều ý nghĩa nhất

đối với con người để nghiên cứu khi muốn tìm hiểu về lý do tại sao nhân loại ở đây, và sẽ

đi về đâu.

Rồi độc giả có thể hỏi: bằng chứng cho sự hiện hữu của các làn sóng với chu kì hàng tỉ

năm ánh sáng là gì nếu không có cách nào có thể trực tiếp đo được chúng? Câu trả lời (sẽ

thấy trong các chương sau) là chúng ta vẫn có thể đo được một vài hiệu ứng của chúng, và

trong khi những điều này phần lớn dựa trên kho tàng kiến thức hiện đại của nhân loại thì

chúng tôi còn nhận được sự giúp đỡ sâu sắc từ những người cổ đại - đã chỉ ra 9 tầng của vũ

trụ, và luôn cả 9 làn sóng sáng tạo.

Do đó, sóng đầu tiên của hệ thống lịch Maya (h2.4) với tần số thấp nhất đã bắt đầu từ

thời điểm xuất hiện cây Sự Sống (vụ nổ Big Bang) khoảng 16.4 tỉ năm trước, và kể từ đó

đã hoàn thành 13 hablatuns, mỗi hablatun kéo dài 1.26 tỉ năm. Sóng này là một hàm sine

thay đổi giữa các đỉnh và các thung lũng (còn gọi là Ngày và Đêm), và một chu kì kéo dài

1.26*2 = 2.52 tỉ năm, và nếu sóng này được truyền đi với tốc độ ánh sáng thì điều này có

nghĩa là một bước sóng là 2.52 tỉ năm. Do đó, theo ước tính của TS. Longo, bước sóng của

sóng đầu tiên có kích thước trong phạm vi trục vũ trụ là 0.5 tỉ năm ánh sáng tại thời điểm

của CMBR. Do đó, có một sự hợp lý giữa bước sóng của sóng đầu tiên với đường kính của

trục vũ trụ, mà đã cho thấy rằng Cột Sống vũ trụ có thể chính là antenna đã phát ra sóng

này.

Như sẽ thấy trong hình 2.4, những điểm khởi đầu của hai Ngày cuối cùng cho ra những

sự sống đơn giản đầu tiên của trái đất, các tế bào prokaryotic (3.8 tỉ năm trước), tiếp theo là

các tế bào eukaryotic (1.5 tỉ năm trước) mà dần lên tới những bước tiến hóa lớn nhất được

biết trong chu kì tiến hóa sinh học. Nên để ý rằng, tân học thuyết Darwin (neo-Darwinist

model) mà được khoa học chấp nhận chưa bao giờ giải thích những sự tiến hóa (thăng hoa)

nhảy vọt kiểu này xảy ra như thế nào. Nếu vậy thì những bước tiến hóa quan trọng nhất của

đời sống tế bào (mà những sự tiến hóa sinh học khác đều dựa vào đó) trên hành tinh này

xảy ra tại những điểm thay đổi quan trọng (khi những Ngày bắt đầu) trong sóng đầu tiên

này là Tình Cờ sao? Thay vào đó, tôi đề nghị rằng hình 3D xác định giới hạn của một tế

bào (khí hình cầu của tế bào) đã mang lại sự sống trên trái đất đúng vào lúc đúng khởi đầu

Page 35: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

35

ngày thứ 6 của sóng đầu tiên, và theo sau đó là một dạng tế bào tiến hóa hơn khi ngày thứ 7

bắt đầu. Các hình 3D tạo ra những thực thể này có thể đã tồn tại ngay từ điểm khởi đầu của

sóng khi Cột Sống vũ trụ xuất hiện, nhưng chỉ với những hành tinh có điều kiện lý - hóa

thích hợp, chẳng hạn như trái đất, nổi lên từ 4.5 tỉ năm trước mà hình 3D có thể cho ra các

đời sống sinh vật.

Hình 2.4

Tất cả 9 sóng sáng tạo trong hệ thống lịch này có bước sóng dài hơn đáng kể so với

những gì mà chúng ta có thể đo được trực tiếp. Tuy nhiên, nhờ những kiến thức sâu rộng

mà hiện có về cách xác định thời điểm của những biến cố đã xảy ra trong dòng tiến hóa của

vũ trụ mà chúng ta vẫn có thể xác minh được sự hiện hữu của những sóng sáng tạo. Điều

này sẽ trở nên rõ ràng hơn trong chương 6, 7 khi chúng ta khảo cứu sâu hơn về các giai

đoạn lịch sử gần đây.

Nếu sóng sáng tạo đầu tiên thực sự bắt đầu từ vụ nổ Big bang thì cụm từ “Vào thuở ban

đầu là một tiếng” (in the beginning was the word) (hay nói cách khác là sự rung động, hoặc

một bộ sóng rung động với tần số riêng biệt) thực sự có ý nghĩa, đã bắt đầu quá trình tiến

hóa của vũ trụ cho đến tận thời điểm hiện tại và xa hơn nữa. Nếu thật như vậy, thì chúng ta

nên nhận ra rằng chúng ta đã có một nguồn gốc ở trong sự ra đời của vũ trụ, và vì vậy

chúng ta có thể nhìn thế giới ngày nay không phải là sản phẩm của một tiến trình ngẫu

nhiên mà là kết quả của một tiến trình có mục đích và phương hướng. Do đó tôi đề nghị

rằng vũ trụ được sắp đặt và thiết kế để đi qua một số giai đoạn cho tới ngày hôm nay và

Page 36: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

36

giai đoạn được tạo ra bởi sóng đầu tiên là giai đoạn đầu tiên. Trước khi tiếp tục khảo sát về

8 sóng còn lại, chúng ta cần nghiên cứu vai trò đặc biệt mà số 9 có ở trong những tập tục cổ

xưa.

Con Số 9 Thiêng Liêng

Dù rằng chúng ta biết nhiều về vũ trụ hơn người xưa,

Nhưng dường như họ biết những điều thiết yếu hơn chúng ta

Vaclav Havel

Một phần kiến thức cơ bản của chúng ta về sóng sáng tạo là họ đã liệt thêm vào con số

9. Đây thực sự là thông tin thu được từ các học thuyết vũ trụ cổ đại, mà trong đó số 9 giữ

vai trò trọng tâm. Trong các truyền thống tôn giáo và tâm linh khác nhau, số 9 thường đươc

xem như là con số biểu hiện cho sự hoàn thành (đắc đạo), và trong hệ thập phân đang được

sử dụng trên thế giới hiện nay, số 9 là chữ số đơn hoàn thành. Nguồn gốc của số 9 như là

một cơ sở cho hệ thống đếm của chúng ta có thể được tìm thấy trong nền văn hóa Indus

Valley đầu tiên, khoảng 3100 BC, là một trong những nền văn minh đầu tiên xuất hiện trên

hành tinh của chúng ta và đã phát triển một hệ thống đo lường toán học. Ngày nay, số 9 vẫn

được tôn kính trong Ấn độ giáo (Hindu), và được coi là một con số hoàn thiện, hoàn thành

và thiêng liêng. Trong đạo Hindu và Phật giáo cùng nhiều truyền thống tâm linh phương

đông khác, số 108 (9*12) cũng là con số thiêng liêng nhất.

Ở Trung Quốc (TQ) cổ đại cũng vậy, số 9 được coi là con số đặc biệt, vì nó là chữ số

đơn cao nhất. Ở TQ, số 9 thường được gắn liền với con rồng, sức mạnh tâm linh của thần

thoại TQ. Con rồng TQ thường có 9 đặc tính và 117 vảy (9*13), trong đó có 81 vảy dương

(9*9), và 36 vảy âm (9*4). (Đáng chú ý là, điều này cho biết tỉ lệ giữa dương và âm, 81/36

= 2.25, giống hệt với tỉ lệ giữa các quasars 33/15=2.2, được tính ở hai bên của trục vũ trụ

như đã đề cập trong chương 1). Hơn nữa, có 9 loại rồng, và đáng chú ý là trong bối cảnh

nghiên cứu sóng ở đây, 9 sóng là 9 rồng con của rồng mẹ vũ trụ. Số 9 cũng được nhìn nhận

là con số của Hoàng đế, là đại diện cho thiên đàng tại thế. Người TQ đã phát triển một hệ

thống phân cấp để xác định có bao nhiêu con rồng trên áo của mình. Hoàng đế thì mặc áo

có 8 trong số 9 con rồng hiển lộ. Tuy nhiên, tất cả các quan chức cấp cao dưới hoàng đế

phải có đủ 9 con rồng ẩn nấp, trong khi đó, các quan chức cấp dưới chỉ được phép mặc áo

choàng với 5 hoặc 8 con rồng, tất cả phải được che bọc bằng áo choàng. Điều này cho

Page 37: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

37

chúng ta thấy rằng trong thần thoại cổ đại TQ, con rồng thứ 9 (sóng) có một kết nối đặc

biệt với thiên đàng. Cũng có 9 luật xã hội chính, 9 bậc quan chức, 9 nghi lễ thiêng liêng,

các ngôi chùa 9 tầng, tất cả đã góp phần vào bức tranh vũ trụ quan 9 tầng đã ăn sâu vào

tiềm thức người TQ cổ đại.

Hình 2.5

Ở Ai Cập cổ đại, Ennead - một nhóm 9 vị thần, Atum, Shu, Tefnut, Geb, Nut, Osiris,

Isis, Set, và Nephthys - được tôn thờ ở thành phố Heliopolis. Trong nhóm này, thần tự sáng

tạo Atum còn gọi là Ra là người nổi bật nhất. Trước khi các vị thần được phân loại, Atum

đã tự sinh ra Shu - không khí, và Tefnut - nước. Sau đó, Shu và Tefnut (không khí và nước)

lấy nhau, sanh ra Geb - Trái đất, và Nut - bầu trời đêm. Các con của Geb và Nut, anh em

Osiris và Set, chị em Isis và Nephthys lần lượt lấy nhau. Ennead thể hiện một câu chuyện

sáng tạo, với các khía cạnh khác nhau của vũ trụ tuần tự đi vào sự tồn tại thông qua việc

sinh ra 9 vị thần khác nhau.

Bây giờ chúng ta có thể đi từ TQ, Ai Cập đến địa điểm khác trên thế giới, tới bắc Âu,

cũng chỉ thấy rằng tổ tiên Viking của tôi cũng có cái nhìn về 9 thế giới mà là các nhánh của

cây Sự Sống tỏa ra. Vũ trụ được chia thành 3 tầng, mỗi tầng có 3 thế giới, tổng cộng là 9

thế giới. Tầng cao nhất là thế giới của Asgard, nhà của Aesir, những vị thần gods;

Vanaheim, nhà của Vanir - một nhóm các vị thần cổ đại; và Alfheim, nhà của các thiên

Page 38: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

38

thần. Tầng giữa là Midgard, nơi ở của con người; Jotunheim, nhà của những người khổng

lồ; và Svartalfheim, nhà của yêu tinh. Tầng thấp nhất là Nidavellir, nhà của người tí hon;

Helheim, thế giới của người chết; và Muspelheim, nhà của gã khổng lồ lửa và ác quỉ. Vũ

trụ quan này nghe có vẻ giống như là trong tiểu thuyết giả tưởng (và quả thật vậy, nó đã

hình thành cơ sở của nhiều mẫu chuyện loại này), và vì lý do này nên nó bị coi là chuyện

giải trí. Tuy nhiên, đó chỉ là một cách diễn tả khác về chủ đề vũ trụ có 9 tầng, hay 9 thế giới,

được kết nối với cây Sự Sống. Tôi đề nghị rằng “những thế giới” này là tiếng vọng của các

hình 3D khác nhau từ trục Cột Sống vũ trụ, và 4 hướng vũ trụ trong hình 2.6 có liên quan

đến phương hướng của vũ trụ mà hiện giờ chúng ta đã biết nó tồn tại như đã đề cập trong

chương 1.

Hình 2.6

Trong các chương sau, tôi sẽ cố gắng giải thích những thế giới này trong truyện thần

thoại xưa bằng cách để người ngày nay có thể hiểu được. Tuy nhiên, nên biết rằng tư tưởng

về 9 tầng, hay 9 sóng sáng tạo đã rất phổ biến trong thời cổ đại. Thêm vào ví dụ khác, trong

truyền thống Celtic, số 9 là con số trung tâm, và sự hiện hữu của 9 sóng đã được nói thẳng

ra. Người Aztec thì có 9 thế giới vô hình, và người Hopi thì có 9 vũ trụ. Số 9 cũng là một

con số thiêng liêng của nhiều tôn giáo trên thế giới hiện nay. Trong Do Thái giáo, 9 cánh

cửa mở ra phần thiêng liêng nhất của đền thờ ở Jerusalem, và trong lễ Hanukkah có 9 ngọn

nến trên giá đỡ, trong đó 1 ngọn nến được dùng để thắp sáng 8 cái còn lại. Trong Kitô giáo,

có 1 hệ thống phân cấp gồm 9 tầng hợp xướng của các thiên thần; trong khi theo lịch hồi

Page 39: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

39

giáo, Ramadan là tháng thứ 9. Dựa trên những sự kiện này về số 9, thật là khó để tin rằng

con số 9 không đóng vai trò cơ bản gì trong sự cấu thành vũ trụ.

Khi khảo cứu vai trò như vậy, chúng ta nên lưu ý rằng, những nền văn hóa nói về sự

hình thành vũ trụ có 9 tầng đã không có liên hệ gì với nhau, và do đó vũ trụ quan của

những nền văn hóa này ắt phải phát triển một cách độc lập. Điều này cho thấy rằng vũ trụ

quan 9 tầng là một sự thật mà đã được trải nghiệm bởi loài người trên toàn cầu từ TQ ở

phương Đông, cho đến Maya ở phương Tây, với châu Âu, Ấn độ, và nhiều nơi khác ở giữa.

Những gì mà tôi đang nói ở đây là loài người trên toàn cầu đã tải xuống các hình 3D được

tạo ra bởi các sóng phát ra từ Cột Sống vũ trụ, mà đã làm cho họ nhận thức được 9 tầng vũ

trụ.

Mặc dù có sự phù hợp này, vũ trụ quan 9 tầng từ các truyền thống khác nhau đương

nhiên phải có một chút khác biệt vì những hình 3D này thì phải phụ thuộc vào văn hóa và

dân tộc đã tải nó xuống nên dẫn đến các cách diễn giải khác nhau. Tuy nhiên, không thể

chối cãi rằng một chủ đề chung đã xuyên suốt tất cả các truyền thống cổ xưa là: vũ trụ được

cảm nhận như được tổ chức phân cấp thành 9 thế giới, thế giới ngầm, hoặc các tầng, được

tạo ra bởi những con rồng hoặc linh xà. Đặc biệt là trong truyền thống TQ và Bắc Âu, 9 làn

sóng cũng có giá trị khác nhau, và ngay cả Hoàng đế TQ cũng tự gắn mình với làn sóng thứ

9. Điều này dĩ nhiên gây ra sự tò mò về 9 sóng, và đặc biệt là những thông tin mà sóng thứ

9 mang theo. Những hình 3D (holograms) nào do sóng sanh ra đã hướng dẫn loài người tạo

ra những cái mà họ gọi là những thế giới khác nhau?

Quan điểm mà tôi trình bày ở đây không phải là những huyền thoại cổ xưa theo đúng

nghĩa đen như một số thành viên của các truyền thống đã khẳng định. Một vài khía cạnh

của các huyền thoại này có thể thực sự chỉ là những chuyện thần thoại. Nhưng đối với tôi

những huyền thoại này không phải là những ý tưởng điên rồ vô căn cứ như theo cái nhìn

của người đời. Quan điểm của tôi là, những điểm chung về thực tại có thể thấy được một

mặt dựa trên những phép đo lường hiện đại, và một mặt khác là dựa trên trực giác và trải

nghiệm của người xưa về những thế giới cao hơn. Tôi tin rằng, các điểm chung giữa những

huyền thoại khác nhau này quá rõ rệt đến nỗi nó gợi ý đến sự hiện hữu của một chân lý

tiềm ẩn mà đã bị lãng quên từ lâu nay.

Người xưa sống trong thế giới khác người ngày nay, và được trải nghiệm thực tại qua

hình 3D khác hơn so với chúng ta hiện nay, hình 3D của họ thì dễ dàng hơn để hiểu thực tại

qua những giấc mơ và báo mộng. Bất kể, dường như có thể có một sự thống nhất giữa quan

điểm của người xưa và người nay khi công nghệ tân tiến đã xác minh sự hiện hữu của cây

Page 40: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

40

Sự Sống đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ quan cổ xưa. Tôi nghĩ rằng, khi chúng ta đi

sâu vào thế giới quan này thì sự thật này cần phải được khôi phục.

Sóng Lịch Mayan

Nền văn hóa cổ đại của người Maya là nền văn hóa mà chúng ta có thể học được nhiều

về con số 9 và 9 làn sóng. Như chúng ta đã thấy, đây không phải là nền văn hóa duy nhất

nhận ra 9 tầng tiến hóa vũ trụ, mà hầu như tất cả đều nhận ra. Tuy nhiên, người Maya là

dân tộc duy nhất trên hành tinh đã phát triển hệ thống lịch để lập biểu đồ 9 làn sóng mà tạo

nên các tầng này. Do đó, một điều đáng chú ý là khả năng của con người hiện đại để tạo ra

một vũ trụ quan tổng thể và thống nhất được khoa học với tâm linh thì phải phụ thuộc trực

tiếp vào tri thức được truyền lại từ người châu Mỹ bản địa. Không có dân tộc nào trên hành

tinh của chúng ta làm lịch mà mô tả sự chuyển động của các sóng với những tần số cao dần.

Không giống như những lịch khác, các sóng này không dựa trên các quan sát thiên văn

trong hệ mặt trời địa phương của chúng ta mà dựa trên sơ đồ sáng tạo vũ trụ ở tầng vĩ mô.

Rất quan trọng trong vấn đề này, người Maya đã viết lại rõ ràng rằng những sóng lịch

mà họ tôn thờ đã nảy sinh từ cây Sự Sống, và chúng mang năng lượng ảnh hưởng đến đặc

thù của các thời đại khác nhau. Ngay lập tức, chúng ta có thể thấy kết nối này trong hình

2.4, nơi sóng đầu tiên bắt đầu từ vụ nổ Big Bang với sự ra đời của trục Cột Sống vũ trụ hay

cây Sự Sống. Sự kết nối với cây Sự Sống cũng được nói trực tiếp ở chữ khắc trong

Palenque, mô tả biến cố phát sinh sóng thứ 6 (the Long Count): “người cha đầu tiên gây

dựng cây thế giới” để cho “ánh sáng có thể đi vào. Rồi kế tới là Định Ngôi Trời Đất

(Raised-up Sky-Place), Chia 4 phương 8 hướng (Eight-House_Partition), thiêng liêng nhất

là Căn Nhà Phương Bắc (House in the North). Rồi thì theo quan điểm của họ, sóng thứ 6

trong 9 sóng phát ra từ cây Sự Sống (cây thế giới) và sanh ra một hình 3D tám hướng với

kích thước toàn cầu. Qua các ảnh hưởng của hình 3D này với các đường thẳng và đường

vuông góc mà con người cộng hưởng với nó bắt đầu tạo ra một thực tại mới vào điểm bắt

đầu của sóng thứ 6 như đã được thảo luận trong cuốn: In the Global Mind and The Rise of

Civilization. Chính cấu trúc hình học của hình 3D sóng thứ 6 đã tạo ra óc suy luận để từ đó

làm nảy sinh nền văn minh. Tuy nhiên, những dòng chữ điêu khắc trong Palenque không

phải là ví dụ duy nhất về lịch Maya với cây Sự Sống, mà chủ đề này còn lặp lại trong

những mật mã còn sót lại của người Maya.

Page 41: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

41

Ngay cả khi người Maya chỉ dùng một trong những sóng (the Long count hay sóng thứ

6) để định tuổi những pyramid (kim tự tháp) của họ hay những biến cố lịch sử của họ, họ

cũng nhìn chín sóng như là một (9 tầng thuộc về 1, xét cả 8 cái còn lại) và có cùng cấu trúc.

Chúng ta thấy rõ ràng là những pyramid quan trọng nhất đã được xây dựng tại trung tâm

Chichen Itza (h 2.7), Palenque, và Tikal- có 9 tầng. Những pyramid này là vũ trụ quan

được cắt trong đá, đã đặt những con sóng trong một bối cảnh chung để kết nối người Maya

với những khía cạnh khác của vũ trụ quan 9 tầng.

Những kim tự tháp có sân thượng, với bậc thang ở trung tâm, tượng trưng cho sự tiến

hóa của vũ trụ giống như leo lên những bậc thang cao dần lên. Mỗi tầng được phát triển bởi

một chuyển động sóng, mà được biểu tượng bởi con linh xà có cánh (được người Aztec gọi

là Quetzalcoutl và người Maya gọi là Kukulcan). Tại thời điểm xuân phân, và thu phân,

con linh xà này giống như là đang hạ xuống từ kim tự tháp ở Chichen Itza bằng việc tạo

thành một mẫu sóng gồm 7 vùng sáng và 6 vùng tối (giống như 7 đỉnh và 6 thung lũng

trong hình 2.4). Điều này cũng tình cờ phản ảnh chuyển động sóng mà sách Sáng Thế Ký

đã đề cập đến như 7 ngày 6 đêm trong sự sáng tạo thế giới của Thượng đế. Con linh xà là

một biểu tượng của bất kỳ làn sóng thiêng liêng nào, và như thế được xem là nhân vật

mang đến nền văn minh, lịch và những thứ khác. Con rắn này còn có tên là Nine Winds (có

thể là sự chuyển động của 9 sóng được xem như là gió tâm linh). Do đó, trong vũ trụ quan

của người Maya, 9 chuyển động sóng đã phát triển thành 9 tầng sáng tạo, và con linh xà là

biểu tượng cho mỗi làn sóng này. Kim tự tháp ở Chinchen Itza được xây dựng để thờ

phụng 9 làn sóng (hay gió) của thần Kukulcan (con linh xà), tất cả phát ra từ trung tâm vũ

trụ (tượng trưng bởi ngôi nhà trên đỉnh). Giống như các truyền thống cổ xưa khác, những

con sóng này được xem như là lực sống: con rắn, rồng, hay những vị thần linh.

Page 42: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

42

Hình 2.7

Giống như người Maya, các dân tộc cổ xưa khác cũng nhìn 9 tầng khác nhau (hay

những con sóng mà đã tạo ra họ) như được kết nối và là một phần của tổng thể. Chẳng hạn,

9 con rồng trong vũ trụ quan của người Trung Quốc (TQ) đều được kết nối với con rồng vũ

trụ, và 9 thế giới của người Viking đều kết nối với cây sự sống như 9 vị thần vĩ đại ở

Assyria. Trong thế giới quan của người Maya, 9 thế giới ngầm (underworlds) được xem

như là một tổng thể gắn liền với vị thần sáng tạo Bolon Yookte K’uh. Theo tiếng Anh, tên

này nghĩa là “Nine-support-deity (vị thần 9 đức)”, hay là “Nine-step-temple (ngôi đền 9

bậc)”. Điều này cho thấy rằng, chúng ta đang nhìn vào một hệ thống của 9 sóng sáng tạo

liên kết với nhau.

Đáng chú ý là khoảng 1300 năm trước người Maya đã khắc một dòng chữ tại

Tortuguero để mô tả những gì sẽ xảy ra khi baktun thứ 13 của Long Count hoàn thành

trong thời đại của chúng ta. Điều này nghĩa là thần Bolon Yookte K’uh sẽ là nhân chứng

trong chính biểu chương của ông ta. Điều này không còn nghi ngờ gì nữa, nghĩa là sau

Oct/28/2011, tất cả 9 sóng đều xuất hiện, bởi vì thần Bolon Yookte K’uh là thần của toàn

bộ 9 sóng. Nói cách khác, tại thời điểm hiện tại, không còn bất kì giới hạn nào đối với các

mẫu giao thoa mà có thể được tạo ra từ 9 sóng.

Sự thay đổi trong năm 2011 được mô tả bằng đài tưởng niệm Tortuguero là một bước

ngoặt lớn trong sự tiến hóa mà đã mất 16.4 tỉ năm để hoàn thành. Bởi vì chúng ta hiện đã

vượt qua giai đoạn thay đổi này, nên khoa học và tâm linh có thể được thống nhất ở mức độ

Page 43: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

43

sâu hơn so với trước đây. Chúng ta đã đi đến chỗ mà tất cả khả năng của sự sáng tạo này có

thể trở thành hiện thực, và bây giờ chỉ còn tùy thuộc vào nhân loại (ít nhiều vẫn còn đang

trong trạng thái mơ màng) quyết định định-mệnh của mình dựa trên những tiềm năng của 9

sóng. Tôi khẳng định, một khía cạnh quan trọng trong việc hoàn thành định mệnh này là

chúng ta cần hiểu được vũ trụ quan 9 tầng của người xưa và học cách tạo ra sự cộng hưởng

đặc biệt với làn sóng thứ 9 tức sóng hoàn tất mà hướng tới mục tiêu của tất cả sự sáng tạo

đã đề ra. Đây là một sự kiện mà cho đến nay rất ít người có thể nhận ra, một phần vì thiếu

kiến thức, và một phần vì sóng thứ 9 mới chỉ bắt được trong thời gian gần đây, kể từ năm

2011. Như thế, càng phát triển khả năng cộng hưởng với sóng này thì càng có cơ hội lớn

hơn để tạo ra hòa bình và thịnh vượng lâu dài trên hành tinh của chúng ta.

Chín Tần Số của Sự Biến Đổi

Trong các chương sau, chúng ta sẽ khảo cứu lần lượt từng sóng và một số ảnh hưởng

mà các sóng đã có trong đời sống con người. Sau đó chúng ta sẽ sử dụng tần số và bước

sóng của chúng làm công cụ để tăng cường sự hiểu biết của chúng ta về mô hình

fractal-holographic và chương trình vũ trụ. Để dễ dàng thực hiện điều này, tôi sẽ cung cấp

một số thông tin cụ thể về 9 thế giới mà có lẽ là một phần của thế giới quan của nhiều - nếu

không nói là tất cả - các nền văn hóa cổ xưa. Để bắt đầu, 9 làn sóng của hệ thống lịch Maya

đã được liệt kê trong hình 2.8, cùng với thời gian, bước sóng, tần số, và thời gian kích hoạt

tương ứng trên hành tinh của chúng ta.

Sóng đầu tiên (h2.4) đã được kích hoạt tại vụ nổ Big Bang, tạo ra nền tảng cho 8 tầng

cao hơn của kim tự tháp. Các sóng mới và cao hơn (mỗi sóng có tần số cao hơn gấp 20 lần

so với sóng trước đó) có thể truy cập tại các điểm thời gian được hiển thị trong cột bên phải,

cho đến khi chúng ta đạt đến làn sóng thứ 9 ở đỉnh kim tự tháp (h2.8). Điều này nghĩa là tất

cả 9 sóng không thể truy cập được tại điểm khởi đầu của sự sáng tạo. Chỉ bây giờ, thời đại

của chúng ta, Mar/9/2011, thì toàn bộ 9 sóng đều có mặt và hoạt động song song. Trong

h2.9, một số từ khóa cơ bản được đưa ra để mô tả các loại hiện tượng được tạo ra bởi mỗi

trong 9 tầng được liệt kê trong hình 2.8.

Trong cột 2 hình 2.8, chúng ta tìm thấy tên của các nửa chu kì sóng bằng tiếng Maya:

baktun, katuns, tuns, … Người Maya đã nhận ra các phần khác nhau của sóng - gồm đỉnh

và thung lũng, mà tương ứng với Ngày và Đêm – đã ảnh hưởng khác nhau đến cuộc sống

của họ. Do vậy, người Maya đã không đặt tên cho toàn chu kì sóng, mà chỉ đặt tên cho bán

chu kì (h2.10). Trong các cuốn sách trước đây của tôi - nơi mà những hậu quả của sự thay

Page 44: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

44

đổi giữa Ngày và Đêm đã được tả chi tiết ở nhiều mức độ khác nhau - tôi đã sử dụng thuật

ngữ này của người Maya.

Hình 2.8

Page 45: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

45

Hình 2.9

Hình 2.10

Page 46: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

46

Bởi vì sóng được trình bày ở đây, nên tôi sẽ sử dụng các thuật ngữ về bước sóng và tần

số. Do đó, các đơn vị thời gian của lịch Maya ở trong cột 2 h2.8 thể hiện một nửa bước

sóng, trong khi đó bước sóng đầy đủ trong cột 3 thì được tính theo đơn vị năm ánh sáng.

Tôi cũng muốn lặp lại rằng phạm vi bước sóng của 9 sóng này thì không nằm trong giới

hạn thông thường, như chúng ta có thể thấy ở bên trái của h2.3. Do đó, ngay cả sóng có

bước sóng ngắn nhất (sóng thứ 9) với bước sóng 0.1 năm ánh sáng thì có chiều dài bằng

đường kính của hệ thống thái dương hệ (Giả định rằng những sóng sáng tạo cũng giống

như sóng điện từ hay sóng hấp dẫn mà có vận tốc ánh sáng).

Cột thứ 4 trong h2.8 chỉ đơn giản là cung cấp các giá trị nghịch đảo của các bước sóng

và do đó cho ra các tần số khác nhau của 9 sóng sáng tạo. Những gì chúng ta có thể thấy từ

cột này là mỗi sóng có tần số lớn gấp 20 lần (bước sóng ngắn hơn 20 lần) so với sóng bên

dưới. Khi chúng ta leo lên (cách nói ẩn dụ) các tầng cao hơn của chùa hay kim tự tháp, thì

tần số sẽ tăng lên. Hệ thống phân cấp này, nơi mà các tần số mới cao hơn được kích hoạt

theo một chương trình toán học chính xác đã tạo ra gia tốc rõ ràng cho sự tiến hóa của vũ

trụ cho đến thời điểm hiện tại. Vì vậy, cho đến nay, các chương trình sáng tạo vũ trụ đã

được tăng tốc, và loài người chúng ta đã có kinh nghiệm về thời gian tăng tốc.

Sự Giao Thoa của

Thông Tin Giác Quan với Sóng Sáng Tạo

Các sóng trong hình 2.8 và 2.9 cũng tạo thành các mẫu giao thoa với nhau. Đặc biệt là

ngày nay, khi tất cả các sóng đã xuất hiện, thì khó có thể có người mà chỉ cộng hưởng với

một sóng. Bất kì người nào cũng đều được tạo ra bằng một mẫu giao thoa của các sóng, và

như chúng ta sẽ thấy trong chương 4, thì tâm trí của người đó sẽ được tạo ra bởi sự tổng

hợp hoặc bán phần của các hình 3D khác nhau. Ngay cả khi chúng ta có thể chỉ ra được

một hiện tượng mà do một sóng tạo thành (như được chỉ ra trong h2.9) và theo sau đó là

các hiện tượng như là kết quả do một sóng tạo ra, thì đó vẫn chỉ là một trong những mẫu

giao thoa đã tạo ra biến đổi trong sự sáng tạo. Những mẫu giao thoa này tạo ra đủ loại

chúng sinh như chúng ta sẽ thấy sau này, sự khác biệt về tinh thần và tâm linh giữa cá nhân

con người và văn hóa nhân loại.

Ngoài các mẫu giao thoa giữa 9 làn sóng, con người chúng ta còn tiếp xúc với một

lượng thông tin khổng lồ ở dạng sóng, đặc biệt là dưới dạng ánh sáng khả kiến từ môi

trường trực tiếp của chúng ta. Ngay lúc này, ánh sáng mà chiếu vào bạn từ mặt trời hoặc từ

Page 47: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

47

đèn là lượng tử mà góp phần hình thành những trải nghiệm bên trong bạn cùng với các tín

hiệu điện từ được tạo ra trong bộ óc bằng sóng âm mà lỗ tai cảm nhận. Con người phần lớn

cảm nhận những tần số này bằng giác quan của mình. Thoáng qua, những thông tin thu

được từ các giác quan dường như chỉ gồm những nội dung chính về cuộc sống của chúng ta.

Một số người sẽ nói rằng, những tần số này là tất cả những gì mà chúng ta có thể trải

nghiệm và vì thế chối bỏ mọi thứ khác.

Do vậy, tôi đề nghị rằng 9 sóng Sáng Tạo tạo ra một bối cảnh cơ bản hơn cho cuộc sống

của chúng ta, và thông qua đó chúng ta có thể kết nối với Cội Nguồn (Source). Những sóng

chính này tạo ra cái sườn mà trong đó những tần số hằng ngày thuộc phạm vi khả kiến và

khả thính được có ý nghĩa. Một lượng tử của ánh sáng khả kiến tự mình nó thì không có ý

nghĩa. Ý nghĩa có được là nhờ chín làn sóng và các hình học 3D tạo nên, lý do là những

sóng này phát ra từ Cội Nguồn và do đó có các hình 3D cung cấp nội dung và nền tảng để

giải thích thông tin mà chúng ta thu được nhờ các giác quan. Do đó, ngay cả khi 9 sóng có

tần số trong phạm vi mà không thể cảm nhận bằng 5 giác quan, nhưng toàn bộ cơ thể của

chúng ta vẫn cộng hưởng với chúng, và chúng vẫn có thể tạo ra bản chất thật của chúng ta

như là biểu hiện của Thiêng Liêng (Divine). Vì tần số rất thấp nên tôi tin rằng, ít nhất là

tiềm thức của chúng ta biết rằng chúng bắt nguồn từ Cội Nguồn hay trục Cột Sống vũ trụ.

Có lẽ, cái cảm giác mà nhiều người có về sóng này giống như được bề trên tiếp dẫn sẽ tạo

thành một kinh nghiệm trong họ về việc được đấng thiêng liêng hướng dẫn và đưa họ vào

một đường hướng nhất định trong cuộc sống qua ảnh hưởng của sóng. Tôi cũng đề nghị

rằng sự cộng hưởng của chúng ta với các sóng khác nhau có thể đóng vai trò quyết định

đến chất lượng cuộc sống; sau cùng, 9 sóng Sáng Tạo tạo ra bản chất của chúng sinh, cuộc

sống, và kết nối chúng ta với Cội Nguồn.

Chín làn sóng này cũng có thể giải thích được sự bí ẩn của việc đồng bộ hóa, một hiện

tượng được mô tả bởi nhà tâm lý học người Thụy Sĩ Carl Jung về những sự trùng hợp có ý

nghĩa và đáng chú ý. Những trải nghiệm như vậy, đôi khi có vẻ như ảo thuật, có thể không

phải là kết quả từ những tần số trong phạm vi bình thường của môi trường chúng ta. Tuy

nhiên, chúng có thể được giải thích bằng sự giao thoa giữa các sóng mang một ý nghĩa sâu

sắc hơn. Sự đồng bộ hóa thường liên quan đến một số người khác nhau mà có thể cộng

hưởng với cùng tần số từ một trong 9 sóng Sáng Tạo. Do đó, 9 sóng có thể đóng góp đáng

kể để giải thích không chỉ sự đồng bộ hóa mà còn cả một loạt các hiện tượng huyền bí mà

đã thách thức sự hiểu biết của con người về thế giới dựa trên 5 giác quan. Cuối cùng, điều

này chẳng có gì đáng ngạc nhiên, vì chúng ta đang khảo cứu một trường sóng mà là nền

tảng cho sự tiến hóa của vũ trụ.

Page 48: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

48

Chương 3: Sóng và Linh Xà

Sự Thành Lập và Tiến Hóa của Vũ Trụ

Thế giới đầu tiên là không gian vô biên mà chỉ hiện hữu trong đấng sáng tạo, Taiowa. Thế giới này

không có thời gian, hình dạng và sự sống, ngoại trừ trong tâm trí của Đấng Sáng tạo. Sau đó, đấng

sáng tạo vô hình tạo ra hữu hình ở Sotaknang - người mà Ngài gọi là cháu trai và là người mà Ngài

đã tạo ra như đại diện của mình để thành lập 9 vũ trụ.

Hopi Creation Story

Trong các chương trước, chúng ta đã thấy 9 sóng sáng tạo có các tần số khác nhau, và

đóng vai trò quan trọng trong sự sáng tạo. Bốn sóng thấp nhất nằm trong dải tần số mà

chúng ta có thể gọi là sinh thái học, hay sinh học, vì nó phục vụ để tạo ra hình thái (hình

dạng hoặc dạng) của sinh vật học. Mặt khác, bốn sóng cao nhất nằm trong dải tần số mà

chúng ta gọi là tinh thần. Sóng thứ 5 nằm ở ranh giới giữa hai dải tần số chính này (h2.3)

và có những đặc tính điển hình của cả hai. Do đó, một cách tương tự, nếu có sự khác biệt

về chất lượng trong các hiệu ứng của các dải tần số khác nhau, chẳng hạn như phổ điện từ,

vi sóng, tia UV, ánh sáng khả kiến, etc,… thì cũng có sự khác biệt về chất lượng giữa dải

tần số của 4 sóng thấp nhất và 4 sóng cao nhất trong 9 làn sóng. Mặc dù các sóng sinh học

và tinh thần thuộc về các dải tần số khác nhau, nhưng có ý nghĩa để khảo cứu chúng trong

bối cảnh chung vì các sóng được kích hoạt tuần tự theo một trình tự nghiêm ngặt.

Trong chương này, tôi sẽ tóm tắt từng phần một, vai trò của 6 sóng đầu tiên, sẽ khảo sát

ngắn gọn về các làn sóng này để giải thích từng bước một về sự sống từ lúc Big bang cho

tới lúc bắt đầu có nền văn minh ngày nay. Trong các chương sau, tôi sẽ thảo luận rộng rãi

hơn về 3 sóng có tần số cao nhất và cách mà những sóng này đưa chúng ta đến thời điểm

hiện tại và tương lai. Cách nghiên cứu lịch sử này trong bối cảnh phổ quát hoàn chỉnh hơn

thì đôi khi được gọi là “big history”. Nó dựa trên tiền đề là tất cả các hình thức tiến hóa

khác nhau là một phần của quá trình hợp nhất, mặc dù các hình thức này trong quá khứ đã

được khảo cứu bởi nhiều ngành khác nhau. Sự thảo luận về 6 sóng thấp chỉ được đưa ra

ngắn gọn ở đây, bởi vì những sóng này đã được bàn luận nhiều trong cuốn The Purposeful

Universe (từ sóng đầu tiên đến sóng thứ 4) và cuốn The Global Mind and The Rise of

Civilization (sóng 5,6), mà tôi muốn giới thiệu cho những độc giả muốn tìm hiểu sâu rộng

hơn.

Theo tôi hiểu, sự tiến hóa vũ trụ ở bậc vĩ mô bắt đầu khi trục Cột Sống vũ trụ sinh ra

từ trứng vũ trụ và tiếp đó phát sinh ra vụ nổ Big Bang. Sự xuất hiện đột ngột của trục cây

Sự Sống dẫn đến sự phồng lên và giãn nở của vũ trụ. Như vậy, sự xuất hiện trục Cột Sống

Page 49: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

49

vũ trụ có trước (primary) và vụ nổ Big Bang là sau (secondary); sự kiện đầu đã trở thành

điểm khởi đầu của sự kích hoạt một dãy các sóng phát ra từ trục Cột Sống vũ trụ theo một

lịch trình đã định. Quan điểm về nguồn gốc và sự tiến hóa liên tục của vũ trụ này rõ ràng

khác với mô hình khoa học, nơi mà tất cả mọi thứ bắt đầu từ một vụ nổ ngẫu nhiên, và tiếp

theo là một loạt các biến cố tình cờ đáng chú ý để cuối cùng dẫn đến sự sống hiện tại trên

hành tinh chúng ta. Mô hình khoa học này thiếu lời giải thích mạch lạc cho cách thức và lý

do tại sao sự tiến hóa của vũ trụ bắt đầu và các hệ thống khác biệt của sự sống trổi lên như

thế nào. Quan điểm khoa học này còn ngụ ý rằng sự tiến hóa của sự sống chỉ là một hiện

tượng địa phương, chứ không phải là hiện tượng toàn vũ trụ theo quan điểm của tôi.

Phần lớn các nhà khoa học ngày nay có quan điểm về sự sáng tạo khác so với người

xưa. Quan điểm của người xưa chủ yếu bắt đầu với một đấng sáng tạo hay một cái gì đó

không có hình tướng, bao gồm nước, hơi nước, hay không gian vô tận, nhưng luôn luôn có

một điểm khi mà sự sáng tạo diễn ra qua việc bắt đầu của sự phân tách, thường dẫn đến sự

phân cực âm dương, vì điều này mà thế giới của chúng ta ngày nay được sinh ra. Câu

chuyện Ai Cập về Ennead là một ví dụ về sự sáng tạo như vậy: đầu tiên chỉ có thần

Amun-Ra tự sinh, sau đó ông sinh ra Shu (không khí) và Tefnut (nước-độ ẩm), Shu và

Tefnut chia thành hai giới, và từ những thứ này mà cái một ban đầu đã sinh thành nhiều thứ

khác. Những gì được ngụ ý trong câu chuyện sáng tạo này là sự ra đời của tính nhị nguyên,

giống như cây Sự Sống trong vụ nổ Big Bang như đã được chỉ ra trước đây.

Việc từ một sinh hai, hay hữu hình sinh ra từ vô hình như vậy có thể vượt ngoài tầm

hiểu biết của chúng ta. Tuy nhiên, tôi nghĩ chúng ta phải nhận ra rằng đây chính xác là

những gì đã xảy ra, và nếu không có nó thì sẽ không có bất kì lời giải thích nào thỏa đáng

cho sự xuất hiện và tiến hóa của sự sống. Lúc ban đầu khi một sanh hai có thể là nghịch lý

tối thượng và có lẽ vì lý do này mà sự hiện hữu của chúng ta sẽ luôn có những khía cạnh bí

ẩn và không thể nắm bắt được. Tuy nhiên, sự xuất hiện tính nhị nguyên từ nhất nguyên là

một bước cần thiết để một cái mới được tạo ra. Ngày nay, các nhà vật lý đã cố tình bỏ qua

nghịch lý này, và thực tế là sự phân tách ban đầu hay sự sáng tạo bị thiếu trong công thức

hiện tại của thuyết Big Bang có thể là lý do tại sao lý thuyết này không thể giải thích sự

tiến hóa liên tục của vũ trụ cho đến cấu trúc hiện có ngày nay, mà chỉ giải thích một cách

rất phân tán và rời rạc.

Máy Sóng Vũ Trụ và Sóng Thứ Nhất

Page 50: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

50

Tuy nhiên, sự xuất hiện trục Cột Sống vũ trụ trong biển năng lượng vô hình sẽ giải

thích thỏa đáng cho sự xuất hiện của các hiện tượng khác nhau. Sự tiến hóa liên tục của

những hiện tượng này có thể được giải thích nếu nó được điều khiển bởi các làn sóng phát

ra từ trục vũ trụ. Nếu cho rằng trục Cột Sống vũ trụ sinh ra tính âm dương trong vũ trụ, thì

đây là một sự khởi đầu có thể tưởng tượng được cho những sức ép để thúc đẩy vũ trụ tiến

hóa. Đây không chỉ là suy đoán, bởi vì bây giờ chúng ta biết rằng một cực đối xứng thực sự

hiện hữu trên bầu trời radio giữa hai bán cầu của vũ trụ được xác định bởi trục Cột Sống vũ

trụ. Nếu không có sự phân cực thì sẽ không có sức ép và sự chuyển tiếp. Mặt khác, nếu sự

đối xứng phân cực này được tạo ra bởi trục Cột Sống vũ trụ mà phát ra 9 sóng, thì 9 sóng

này khi được phát ra khắp vũ trụ có thể tạo ra các hình 3D âm dương, và từ đó sẽ bắt đầu

quá trình tiến hóa ở nhiều tầng lớp của vũ trụ.

Sóng Đầu Tiên có tần số 12.5*10-18

Hz và bước sóng khoảng 2.5 tỉ năm ánh sáng, và

tạo ra bước tiến hóa đầu tiên của vũ trụ (h2.8). Sự sống của các tế bào đơn, các con vi trùng

ban đầu, và cao hơn sau đó là các tế bào nhân chuẩn (eukaryotic cells) xuất hiện khá đột

ngột khi hai ngày cuối cùng của sóng đầu tiên bắt đầu. Song song với điều này, các thiên hà,

hệ thống tinh tú, và các hành tinh có thể tiềm ẩn sự sống cũng xuất hiện. Làn sóng này

được kích hoạt cách đây 16.4 tỉ năm, hơi khác so với ước tính 13.8 tỉ năm cho tuổi của vũ

trụ mà hiện nay được hầu hết các nhà vật lý ủng hộ. Khi xem xét lý do tại sao hai điểm thời

gian này khác nhau, điều quan trọng cần nhớ là ước tính không chỉ phụ thuộc vào độ chính

xác của phép đo mà còn phụ thuộc vào các giả định cơ bản của các mô hình toán học được

sử dụng. Mặc dù 13.8 tỉ năm là con số dựa vào những dữ liệu đo được của vệ tinh WMAP,

nhưng cả hai 16.3 và 16.5 tỉ năm được đưa ra như là lựa chọn thay thế dựa trên các giả định

khác. Một sự thay đổi mô hình cơ bản trong vật lý có thể không xa lắm, và tuổi chính xác

của vũ trụ có thể thực sự là 16.4 tỉ năm. Một khi các nhà khoa học vẫn dùng những giả

thuyết chưa được chứng minh rõ ràng như vật chất tối, hay năng lượng tối, thì tôi tin rằng

tất cả những sự tính toán dựa trên những dữ kiện như thế thì không nên tin tưởng cho lắm.

Lý thuyết tôi đang phát triển ở đây nhìn vũ trụ từ quan điểm tiến hóa của sự sống và

thấy sự xuất hiện của các vật thể thiên văn như một phần của một quá trình. Tiền đề là sự

hiện hữu của sự sống không phải là một biến cố tình cờ mà chính là lý do để vũ trụ tồn tại

đầu tiên. Tiền đề này xung đột trực tiếp với vật lý ngày nay mà nhằm mục đích thành lập

các phương trình để mô tả sự hoạt động của các vấn đề đã qua nhưng không được thành

công cho lắm và cố gắng mô tả những hiện tượng của sự sống bằng phương thức này.

Ngược lại, việc nghiên cứu tiếp tục các sóng ở đây sẽ dựa vào khả năng kích hoạt và dịch

chuyển của chúng phù hợp với các bước quan trọng trong sự tiến hóa của đời sống sinh học

Page 51: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

51

và sự phát triển của nó vào lĩnh vực tâm trí.

Sóng Thứ Hai và Cuộc Tiến Hóa Sinh Học

Sóng thứ 2 với tần số cao hơn 20 lần so với sóng đầu tiên đã được kích hoạt và tới trái

đất khoảng 820 triệu năm trước, hoặc có thể sớm hơn. Sóng thứ 2 đã chuyển đổi các tế bào

đơn thành các sinh vật đa bào, chẳng hạn như động vật và thực vật. Bước sóng của nó là

126 triệu năm, trong hình 3.1 chúng ta có thể thấy cách thức xuất hiện của lớp các sinh vật

có liên quan đến các đỉnh của sóng thứ 2.

Hình 3.1

Dựa vào h3.1, tôi nghĩ thật công bằng khi nói rằng sự xuất hiện của lớp các loài sinh vật

mới thì trùng hợp với sự bắt đầu của những Ngày (đỉnh) trong sóng này. Do đó, có thể kết

luận rằng sóng thứ hai là yếu tố chính trong sự tiến hóa của các loài động vật trên hành tinh

của chúng ta (và cả thực vật mặc dù không để chúng trong hình). Không giống như thuyết

Darwin, mô hình sóng này giải thích hoàn hảo về những bước nhảy lớn đột ngột trong sự

tiến hóa, chẳng hạn như vụ nổ Cambrian (h3.1) khi một loạt các loài mới đột nhiên xuất

hiện. Thực tại – điều này đã được công nhận từ lâu bởi ngay cả những người tôn sùng chủ

thuyết Darwin - là tiến hóa sinh học diễn ra trong những bước nhảy đột ngột, mang lại

những thay đổi lớn, và hàm sóng giải thích điều này. Những gì chúng ta có thể thấy ở đây

là những bước nhảy tiến hóa này gần như ăn khớp với sự bắt đầu của những ngày trong

sóng thứ 2, trái ngược với ý tưởng của những người theo thuyết Darwin mới

Page 52: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

52

(neo-Darwinists) là các loài sinh vật được tạo ra bằng sự phân tán một cách vô định, hên

xui của chuỗi DNA. (Quan điểm này cho rằng các loài sinh vật xuất hiện tại những thời

điểm ngẫu nhiên, nhưng rõ ràng không phải như vậy). Quan điểm của người Ki-Tô giáo cơ

bản - tin rằng không có sự tiến hóa và tất cả các loài đã được tạo ra “như vậy” khoảng 6000

năm trước - rõ ràng là không phù hợp với chuyển động của sóng trong hình 3.1. Trong mô

hình sóng được phát triển ở đây, không có sự xung đột giữa sự tiến hóa và sự sáng tạo. Sự

tiến hóa sinh học của các loài được xem như một khía cạnh của sự sáng tạo vũ trụ.

Không chỉ có sự xuất hiện của lớp các sinh vật mới mà còn cả sự tuyệt chủng của các

loài sinh vật đều theo đúng với những sự thay đổi của Sóng Thứ Hai. Điều này có thể được

minh họa bởi sự thay đổi lớn nhất từ trước tới nay, sự tuyệt chủng Permian-Triassic xảy ra

250 triệu năm trước, trong một Đêm mới đã giết chết 97% các loài thủy tộc đã từng tồn tại

trước đó. Bốn lần tuyệt chủng lớn nhất thật sự phù hợp với các điểm thay đổi giữa Ngày và

Đêm trong sóng này. Một sự tuyệt chủng nổi tiếng khác là của loài khủng long khoảng 65

triệu năm trước, đã diễn ra ở gần lúc bắt đầu của một Ngày và mở đường cho sự thống trị

của các loài động vật xuất hiện, có vú, bậc cao. Sự tuyệt chủng này rất có thể được gây ra

do va chạm của thiên thạch, và do đó được xem như là một tai nạn tình cờ. Nhưng chỉ vì nó

được gây ra bởi một thiên thạch, không có nghĩa là loại trừ khả năng sự kiện này xảy ra

trong một bối cảnh rộng hơn của mô hình fractal-holographic của vũ trụ, một bối cảnh có

mục đích để hỗ trợ sự gia tăng của các loài động vật có vú.

Hình 3.1 minh họa cách Sóng Thứ 2 (thực tế là tất cả các sóng) tạo ra sự tiến hóa thông

qua một chuyển động xoắn ốc. Các sóng này không phải là những chu kì tạo ra các hiện

tượng giống hệt nhau mỗi khi một Ngày mới bắt đầu. Những chu kì như vậy không phải là

sự tiến hóa mà chỉ đi vòng vòng không có định hướng. Với di chuyển xoắn ốc, mỗi Ngày

mới có nghĩa là một lớp các động vật cao cấp hơn sẽ xuất hiện. Như một ví dụ về cách các

loài sinh vật tiến bộ hơn xuất hiện, chúng ta có thể xem xét sự phân cực giữa não trái và

não phải tăng lên như thế nào với mỗi Ngày mới. Trong nửa đầu của sóng thứ hai, các động

vật đa bào đầu tiên không phải lúc nào cũng có một phân cực trái-phải được xác định trong

cấu trúc cơ thể của chúng, và chúng cũng có hệ thần kinh kém phát triển. Tuy nhiên, trong

nửa sau của sóng, một lớp các loài sinh vật như cá, bò sát, và động vật có vú xuất hiện với

cơ thể và não bộ đối xứng, cùng với sự phân cực ngày càng tăng của các chức năng của hai

bên não bộ. Sự phân cực này trở thành đáng chú ý nhất trong các động vật có vú cao cấp

hơn trong Ngày thứ 7. Tuy nhiên, mục đích của cuốn sách này không phải để trình bày chi

tiết về sự tiến hóa sinh học vì điều này đã được bàn nhiều trong cuốn The Purposeful

Universe (2009). Điều cần để ý là không có gì ngẫu nhiên trong quá trình nói trên, và hình

Page 53: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

53

3.1 thể hiện điều này. Bởi vì trong khoa học về sóng âm (science of cymatics), tần số có thể

tổ chức vật chất theo các mẫu hình học, chúng ta có thể hiểu những lớp của các loài sinh

vật khác nhau xuất hiện như thế nào với sự hình thành của các sóng sáng tạo.

Phân Cực Giới Tính ở Các Cấp Khác Nhau Trong Vũ Trụ

Một khía cạnh khác của sự tiến hóa sinh học mà chúng ta nên để ý đến trong biểu đồ

của sóng thứ 2 (h3.1) là sự phân chia thành hai giới tính khác nhau. Sự phân chia này đặc

biệt quan trọng vì nó là một phần của những câu chuyện sáng tạo, và chúng ta có thể thắc

mắc nó đã xảy ra như thế nào. Trong Sóng Đầu Tiên các tế bào đơn không sinh sản bằng

cách giao hợp, và do đó sóng này không tạo ra sự phân chia giới tính. Sự xuất hiện của hai

giới tính được tạo ra bởi Sóng Thứ Hai, trong đó có một phân cực ngày càng sâu sắc được

phát triển giữa chúng với mỗi Ngày mới, như được chỉ ra trong hình 3.1. Quá trình sóng

này tạo ra hai giới tính khác nhau được thể hiện cả về diện mạo bên ngoài và vai trò của

chúng trong sinh sản và sự chăm sóc con cái. Trong tất cả những vấn đề này, sự khác biệt

ngày càng gia tăng trong suốt quá trình của Sóng Thứ 2 khi những Ngày mới bắt đầu. Dần

dà, quá trình này dẫn đến sự xuất hiện của các loài động vật có vú cao cấp hơn, có sự khác

biệt rõ rệt về hình tướng của giới tính và vai trò của chúng trong việc chăm sóc con cái, mà

đôi khi mẹ chăm sóc cho con trong một thời gian dài sau khi sinh.

Thật thú vị, sự phân chia thành hai giới tính này phát triển song song với sự phân chia

chức năng của hai bán cầu não. Điều này cho thấy rằng có một sự tiến hóa ẩn tàng đằng sau

đối với mối quan hệ khác biệt giữa hai bán cầu não của hai giới tính. Lời giải thích cho

những phát triển song song này về các bán cầu não và sinh học giới tính có thể được tìm

thấy trong sự phân cực được tạo ra bởi trục Cột Sống vũ trụ, phân tách hai giới tính trong

sự cộng hưởng với nó. Do đó, toàn bộ khái niệm về sự hấp dẫn giới tính có thể hiểu được

như là một mong muốn để hàn gắn lại sự phân chia này. Xét kỹ, chúng ta cũng có thể hiểu

tại sao con linh xà là biểu tượng của khả năng sinh sản và sức mạnh tình dục: linh xà tượng

trưng cho những làn sóng, và những làn sóng đó rõ ràng có liên quan đến việc phân chia

giới tính và sự sinh sản.

Dường như sự phân tách diễn ra vào lúc bắt đầu của những Ngày của Sóng Thứ 2, và ở

một số tầng khác của vũ trụ nữa. Quả thật là có bằng chứng cho thấy sự tiến hóa của các

loài sinh vật trên Trái đất song song với các hệ thống lớn hơn trong vũ trụ. Trong thiên hà

của chúng ta, các ngôi sao, bao gồm cả thái dương hệ di chuyển lên xuống thông qua mặt

phẳng xích đạo của thiên hà theo một chuyển động hình sin với bước sóng 124 triệu năm

Page 54: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

54

(h3.2). Bước sóng này nằm trong phạm vi sai số về đo lường giống như Sóng Thứ Hai vậy,

và chúng ta có thể giả định rằng chuyển động hình sin của thái dương hệ có nguồn gốc từ

Sóng Thứ Hai. Chuyển động này rất có thể được tạo ra bởi sự phân cực của thiên hà thành

Bắc và Nam bán cầu gây ra bởi sự cộng hưởng của mặt phẳng xích đạo với trục Cột Sống

vũ trụ. Hơn nữa, chúng ta nên để ý rằng chuyển động quay của thái dương hệ xung quanh

tâm của thiên hà được gọi là năm thiên hà cỡ 250 triệu năm thì trùng khớp với hai chu kì

của sóng thứ hai (h3.2) (mặt trời quay quanh thiên hà hết 250 triệu năm). Lý do chuyển

động của những ngôi sao trong thiên hà khác với những gì mong đợi nếu chỉ có một lực

hấp dẫn, có lẽ do một phần bị ảnh hưởng của Sóng Thứ Hai. Hãy xem, vì sự chuyển động

của các ngôi sao trong thiên hà là lý do mà một số nhà vật lý đã đưa ra giả thuyết về sự

hiện hữu của vật chất tối (dark matter), thì chúng ta có thể nhận ra rằng giả thuyết này mơ

hồ và thiếu căn cứ tới cỡ nào.

Hình 3.2

Page 55: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

55

Một chuyển động sóng song song khác khá rõ ràng là các chuyển động tách lục địa của

các bán cầu Tây và Đông trên hành tinh của chúng ta. Sự phân tách cuối cùng giữa các khối

lục địa này đã bắt đầu từ 65 triệu năm trước, khi Bắc Đại Tây dương mở ra. Tình cờ, điều

này cũng trùng với sự xuất hiện của loài động vật có vú cao cấp, mà các chức năng bán cầu

não sau đó “tách ra” theo qui luật ngoài sao trong vậy. Sự phân cực với bước sóng dài 126

triệu năm như vậy dường như xảy ra song song ở nhiều tầng khác nhau của vũ trụ: thiên hà,

hành tinh, và sinh vật. Nhiều khả năng, chúng cũng xảy ra chính xác trong giai đoạn với

các biến đổi của mã DNA, mà tuân theo sự thay đổi tổng thể trong sinh vật do sóng sáng

tạo gây ra.

Chuyển động sóng trong hình 3.1 phản ảnh trực tiếp sự phân cực diễn ra đồng thời tại

nhiều tầng khác nhau của vũ trụ vào mỗi Ngày mới. Có thể là những chuyển động này theo

mô hình fractal-holographics kể từ hồi trục Cột Sống Vũ Trụ mới phân giới tính, đã tạo ra

các xung nhịp đều đặn cùng pha sóng (phase) với nhau tại nhiều tầng khác nhau của vũ trụ.

Trong chương 1, chúng ta đã thấy cách một hiệu ứng phản chiếu của trục Cột Sống vũ trụ

tạo ra sự xoay thuận/nghịch chiều trong thiên hà. Ở đây, chúng ta cũng thấy hình ảnh phản

chiếu được tạo ra giữa hai bán cầu của thiên hà, của hành tinh, và các bán cầu não của sinh

vật. Cho nên trục Cột Sống vũ trụ rõ ràng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các đối

xứng phản chiếu trong vũ trụ, nhưng bởi vì một trong hai bán cầu này thường có ưu thế

(dominant), nó cũng tạo ra một cực: như sự đối xứng trong vũ trụ ở tần số radio mà đã nói

trước đây. Sự phân cực như vậy giữa các bán cầu xảy ra song song ở nhiều tầng khác nhau

và có mục đích để đồng bộ hóa một số quá trình tiến hóa với tần số của Sóng Thứ Hai.

Theo đó, sự tiến hóa không phải là quá trình được tiến hành độc lập, chẳng hạn như các

tầng của thiên hà, trái đất, các loài sinh vật, và chuỗi DNA của chúng. Thay vào đó, trong

vũ trụ này, sóng sáng tạo có các hiệu ứng song song ở nhiều tầng khác nhau phù hợp với

mô hình fractal-holographic. Điều này có hai phần quan trọng. Đầu tiên, sự tiến hóa sinh

học trên hành tinh của chúng ta (hay bất kì hành tinh nào khác) bắt nguồn từ cấp vũ trụ,

chứ không phải là quá trình xảy ra ở tại trái đất mà tách biệt với phần còn lại của vũ trụ. Sự

tiến hóa là một quá trình toàn vũ trụ được điều phối bởi sóng phát ra từ cây Sự Sống vũ trụ.

Thứ hai, các quá trình tiến hóa tại các tầng khác nhau là tất cả các phần của một quá trình

thống nhất. Chẳng hạn, để tạo ra một sinh vật có vú và môi trường sống của nó, thì cần một

sự phối hợp của các chuyển động sóng ở mức toàn vũ trụ, thiên hà, hành tinh, và các loài

sinh vật.

Lối nhìn này về vũ trụ và sự tiến hóa của sự sống thì tương phản với khoa học bởi vì

khoa học từ chối mục đích và hướng tiến hóa. Trong thế giới quan của các nhà khoa học

Page 56: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

56

ngày nay, vụ nổ Big Bang là một biến cố tình cờ, cũng như việc tạo ra mặt trăng từ một va

chạm, hay sự xuất hiện của các lục địa hoàn hảo cho cuộc sống trên cạn, hoặc sự xuất hiện

của các loài sinh vật, v.v.. thì càng thêm điên đảo. Trong mô hình được trình bày ở đây, các

sóng phát ra từ trục Cột Sống vũ trụ có các hiệu ứng song song ở nhiều tầng khác nhau, mà

được đồng bộ hóa để tạo ra một hướng định trước cho sự tiến hóa, mà không có gì là ngẫu

nhiên trong quá trình này. Như ta sẽ thấy, vũ trụ được thiết kế để tạo ra con người (hay các

loài sinh vật tương tự).

Sóng Thứ Ba và Giống Linh Trưởng Lưng Thẳng

Sóng thứ 2 phát triển các loài sinh vật theo mẫu hình sóng rõ ràng, tạo ra bộ não ngày

càng lớn hơn (so với kích thước cơ thể) và phân cực sâu sắc hơn ở giữa hai bán cầu não (có

lẽ là phản ánh tính nhị nguyên âm dương vốn có của vũ trụ) đã đề cập trong chương 1,

cũng như sự phân chia thành 2 giới tính. Thêm nữa, Sóng Thứ 3 trên hành tinh của chúng

ta được kích hoạt cách đây 41 triệu năm trước và có bước sóng 6.4 triệu năm, đã tạo ra một

sự thay đổi đáng kể: nó biến đổi một động vật có vú 4 chân thành động vật hai chân đứng

thẳng. Từ thay đổi này, Sóng Thứ 3 mang đến một hình học mới, loài khỉ đầu tiên xuất

hiện.

Như ta có thể thấy trong hình 3.3, mức độ tiến hóa sinh học này được phát triển theo

mô hình giống như sóng, trong đó các loài sinh vật lưng thẳng rõ rệt hơn xuất hiện vào

những NGÀY mới. Tuy nhiên, hóa thạch của các loài được phát triển bởi Sóng Thứ 3 thì

không đầy đủ, vì vậy sự tiến hóa của sóng này thì khó theo dõi hơn so với các sóng khác.

Như có thể thấy trong hình 3.3, quá trình tiến hóa mà Sóng Thứ 3 bao trùm không chỉ có

những khoảng trống, mà một số hóa thạch chỉ được tìm thấy vào các Ngày tương ứng. Mặc

dù điều này không hoàn toàn đi sát đúng với làn sóng, nhưng những mẫu hóa thạch không

đầy đủ này trở thành vấn nạn cho bất cứ lý thuyết tiến hóa nào chứ không phải chỉ với lý

thuyết này.

Do đó, Sóng Thứ 3 đã đẩy sự tiến hóa lên đến một con khỉ tiên tiến đi bằng hai chân, có

đôi tay không bận bịu, và có thể sử dụng được các dụng cụ, không giống như các loài trước

đó. Đây là những bước chuyển tiếp quan trọng để tiến hóa lên loài người. Có thể nói rằng

sự tiến hóa tới giống Australopithecines, một ví dụ về Lucy nổi tiếng được khám phá bởi

Donald Johanson, là một bước cần thiết để tiến tới các loài sinh vật như con người chúng ta,

loài mà có thể phát triển nền văn minh công nghệ. Tuy nhiên, Australopithecines là biểu

Page 57: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

57

hiện cao nhất của làn Sóng Thứ 3 đã diệt chủng từ lâu, nhưng được coi là giống người hơn

so với những con vượn, tinh tinh, hay khỉ đột ngày nay.

Hình 3.3

Sóng Thứ Tư và Người Tiền Sử

Sóng thứ 4, cao nhất trong phạm vi tầng số morphogenetic, đã chuyển loài

Australopithecines thành các loài thuộc giống Homo. Sóng này được kích hoạt cách đây

2.05 triệu năm và có bước sóng là 320,000 năm. Sóng Thứ 4 có mục đích để phát triển các

loài sinh vật có khả năng sử dụng và tạo ra các dụng cụ, một khả năng được coi là tính

năng chính để phân biệt giữa người và loài vật. Quá trình tiến hóa của sóng này bắt đầu

bằng loài người Homo Habilis (loài người cổ nhất) biết làm dụng cụ, được khám phá bởi

ông Leakey nổi tiếng ở Kenya. Trong các bước tiến hóa, quá trình này tiếp tục tiến đến loài

người chúng ta, Homo sapiens (h3.4), mà những người đầu tiên được định tuổi khoảng

160,000 năm trước. Điều này phù hợp rất chính xác với sự bắt đầu của Ngày thứ 7 của

Sóng Thứ 4. Nhìn chung, sự xuất hiện của các loài người tiền sử khác nhau thì rất phù hợp

với các Ngày của sóng này.

Điểm nổi bật nhất trong sự tiến hóa lần này qua các giống người Homo (h3.4)) là sự gia

tăng đáng kể kích thước não bộ. Các nhà khoa học thường nói rằng, tốc độ tăng trưởng kích

thước não bộ từ loài Homo Habilis 500cc cho tới Homo sapiens 1500cc chỉ trong vòng 2

triệu năm thì thật đáng chú ý. Quá trình tiến hóa rất phức tạp này thì khác với cách tiến hóa

mất 2 tỉ năm để tiến hóa từ vi khuẩn đến các tế bào cao hơn. Tuy nhiên, tốc độ tiến hóa của

Page 58: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

58

loài người chỉ là một tình huống khó xử nếu bạn là một người theo thuyết Darwin và tin

rằng sự tiến hóa được thúc đẩy với tốc độ chậm bởi những đột biến ngẫu nhiên.

Hình 3.4

Trong lý thuyết được trình bày ở đây, mỗi làn sóng theo hệ thống của người Maya thì

có tần số có hơn 20 lần so với sóng trước đó, và kết quả là tần số tiến hóa đã tăng lên 8000

lần kể từ sóng đầu tiên (phát triển các đơn bào) cho đến Sóng Thứ 4 (phát triển não bộ con

người). Do đó, Sóng Thứ 4 tạo ra loài người đã thúc đẩy sự tiến hóa sinh học ở tốc độ cao

hơn nhiều so với những sóng tạo ra các loài sinh vật đơn giản hơn.

Chúng ta cũng nên nhớ rằng, mỗi trong 9 sóng là một phần của hệ thống thống-nhất,

trong đó mỗi tầng là một sự chuẩn bị để tầng tiếp theo được kích hoạt. Mặc dù các sóng

khác nhau đóng vai trò riêng biệt - mang đến hiện tượng hiện hữu mà chưa bao giờ được

kích hoạt trước đó (như được chỉ ra trong h2.9) – nhưng chúng hình thành một khối mà một

làn sóng mới không thể bắt đầu cho đến khi những mục tiêu căn bản của sóng trước được

hoàn thành. Vì lý do này, tần số và thời gian kích hoạt của chúng phải phù hợp với các mối

quan hệ toán học chính xác hỗ trợ quá trình sáng tạo thống nhất.

Trong hình 3.5, 4 làn sóng trong phạm vi hình thái học (morphogenetic) của quang phổ

được trình bày trong các mức độ đo khác nhau để có thể nhận ra sự song song giữa 7 bước

(NGÀY) trong các sóng khác nhau. Kết quả cuối cùng của mỗi sóng sau đó trở thành điểm

khởi đầu của sóng tiếp theo, luôn luôn có tầng số cao hơn 20 lần, và phát triển một khía

cạnh mới về hình học của các loài sinh vật. Chẳng hạn, Sóng Thứ 2 không thể bắt đầu phát

triển các động vật đa bào 800 triệu năm trước cho đến khi sóng đầu tiên tạo ra sự sống đơn

Page 59: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

59

bào cao hơn trên Trái đất khoảng 1.5 tỉ năm trước (xem thêm h2.4), bởi vì những đơn bào

này là những điểm khởi đầu cần thiết cho sự tiến hóa của các sinh vật đa bào bằng Sóng

Thứ 2. Trong Sóng Thứ 3, loài linh trưởng đã xuất hiện khoảng 41 triệu năm trước, nhưng

điều này không thể xảy ra cho đến khi Sóng Thứ 2 trước tiên dẫn tới việc tạo ra các loài

động vật có vú cao hơn từ 63 triệu năm trước. Quá trình tiến hóa sinh học được hoàn thành

bởi sự xuất hiện của loài người ở Sóng Thứ 4, đó là điều mà vũ trụ phải làm theo kế hoạch

đã được soạn sẵn.

Bây giờ, khi chúng ta tiếp tục khảo cứu về sự chuyển hóa của phần tinh thần (mental)

và tâm linh (spiritual) mà những sóng cao hơn tạo ra trong con người, chúng ta có thể thấy

rằng sự chuyển hóa này cũng xảy ra theo đúng qui luật như trong hình 3.5. Do đó, biểu

tượng của vận mệnh loài người giống như mình leo lên đỉnh của kim tự tháp được tạo bởi 9

sóng, việc trèo lên mà không cho phép nhảy vọt và những sóng thấp là nền tảng cho sự tiến

hóa của tâm thức.

Hình 3.5

Page 60: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

60

Sóng Thứ Năm và Cách Diễn Tả Bằng Dấu Hiệu

Bây giờ chúng ta sẽ xem xét Sóng Thứ 5, có tần số giữa các phạm vi sinh học và tinh

thần (h2.3), mà làm cho nó trở thành trung điểm của vũ trụ học 9 tầng. Sóng này được kích

hoạt cách đây 102,500 năm và có bước sóng là 15,800 năm. Nó đã biến đổi loài người

Homo sapiens thành một loài sinh vật biết sử dụng dấu hiệu, mà theo như chúng ta đã biết

con người chưa biết sử dụng dấu hiệu cách đây trên 100,000 năm. Như ta có thể thấy trong

hình 3.6, sự kích hoạt của sóng thứ 5 đã tạo ra các bước quan trọng trong quá trình chuyển

đổi này, từ đó chúng ta có thể thấy loài Homo sapiens đã trải qua một sự thay đổi đáng kể

về nhận thức của nó và bắt đầu biết về lãnh vực tâm linh ở điểm khởi đầu của sóng này.

Hình 3.6

Một biểu tượng về sự nhận thức thay đổi này là khi loài người biết mai táng người chết

vào lúc bắt đầu của Sóng Thứ 5. Điều này có nghĩa là một cảm nhận về đời sống sau cái

chết đã xuất hiện và có thể ngay cả khái niệm về linh hồn. Cho dù những suy đoán như vậy

có đúng không thì chúng ta cũng không bao giờ biết chắc chắn, nhưng ít nhất con người tại

thời điểm này đã nhận biết về cái chết. Thêm nữa, sản phẩm nghệ thuật đầu tiên được cho

là xuất hiện ở thời gian này, dựa trên việc khám phá ra địa điểm làm đồ màu đất ở Nam Phi

khoảng 100,000 năm trước. Không có di tích nghệ thuật thực sự được kiếm ra trong thời

điểm này, ngoại trừ việc làm ra những màu để tô điểm cho mình và diễn tả cảm nghĩ bằng

hình tượng. Kết hợp với nhau, những phát hiện từ lúc khởi đầu của Sóng Thứ 5 chỉ ra rằng

loài người cổ Homo sapiens sau đó trở nên biết hướng nội và ít giống động vật hơn. Dù

rằng loài người cộng hưởng với Sóng Thứ 5 không có óc suy luận, nhưng những dữ kiện đã

Page 61: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

61

chỉ ra rằng họ đã bắt đầu có cảm nhận về linh hồn, biết đồng cảm, và có thể bắt đầu cảm

nhận sự hiện hữu của một lực tâm linh lớn hơn.

Không lâu sau khi bắt đầu làn Sóng Thứ 5, chúng tôi tìm thấy một mảnh nghệ thuật lâu

đời nhất (70,000 năm trước) trên hành tinh của chúng ta, một con rắn từ Botswana (h3.7)

dường như là một phần của nơi thờ phụng. Hình ảnh con trăn khổng lồ trong nghệ thuật thờ

phụng cổ nhất rất đáng chú ý trong việc nghiên cứu của chúng ta về các chuyển động sóng,

bởi vì có vô số dấu hiệu đã được vẽ lên trên vảy của con trăn, làm ta nhớ lại mối quan tâm

của người Trung Quốc, hay Maya về vảy của những con rồng hay con rắn Plumed ở tại

Chichen Itza (h2.7). Đối với người Trung Quốc và người Maya, các vảy biểu thị sự thay

đổi giữa các khoảng thời gian khác nhau của các sóng - Ngày và Đêm- và do đó mang ý

nghĩa tiên tri. Đáng chú ý là những người ở Botswana từ 70,000 năm trước đã cảm nhận

được sự thay đổi giống như sóng về thời gian và dùng biểu tượng là vảy của con rắn để

diễn tả.

Từ lâu trước khi con người bắt đầu suy nghĩ về sự hiện hữu của một hay nhiều vị thần,

hay một con đường dẫn đến sự giác ngộ, có lẽ họ đã tạo ra những nghi thức thờ cúng đối

với con linh xà. San Bushmen có thể được cho là nền văn hóa lâu đời nhất trên Trái đất, mà

tổ tiên của họ tạo ra con linh xà này, họ nói rằng họ là hậu duệ của một con trăn khổng lồ,

mà trong vũ trụ quan của họ là một vị thần sáng tạo. Người dân ở Amazon cũng có quan

điểm tương tự là con người được tạo ra bởi một con trăn khổng lồ (great Anaconda). Lúc

đầu, điều này có vẻ khó để chấp nhận, nhưng nếu chúng ta nhận ra rằng những con linh xà,

con trăn khổng lồ, hay con Anaconda là một cách diễn tả cách con người cảm nhận được

Sóng Thứ 5 thì rất là có lý. Như đã thấy ở đây, tất cả chúng ta, cùng với người Bushmen là

hậu duệ của những làn sóng, và cách duy nhất để các dân tộc cổ đại cụ thể hóa sức mạnh

của sóng sin là sử dụng biểu tượng của con linh xà.

Page 62: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

62

Hình 3.7

Một điều song song quan trọng khác đối với loài trăn khổng lồ này có thể được tìm thấy

ở một trong những nền văn hóa lâu đời nhất trên thế giới - người Aborigines - sống ở Úc

châu khoảng 50,000 năm trước. Với một vài khác biệt nhỏ, những nhóm người này đã xem

cầu vồng (giống như hình con rắn) như là vị thần sáng tạo. Ý tưởng về đi theo làn sóng và

chấp nhận sức mạnh tâm linh của sóng mà chúng ta sẽ bàn trong chapter 9 thì không có gì

mới lạ mà thật ra đã có từ xưa rồi. Con rắn này có thể đã được xem như đấng sáng tạo, bởi

vì nói cho cùng những thay đổi giống như sóng này có thể là những sự kiện thuộc về một

thế giới khác mà loài người chưa được trải nghiệm. Chúng ta có thể nói rằng họ cộng

hưởng với những sóng mà là nền tảng cho sự hiện hữu của chúng ta.

Gần đây hơn là Drachenloch Altar (h3.6), đã khám phá ở Thụy Sĩ ngày nay, xác nhận

rằng loài người ở lúc bắt đầu của Sóng Thứ 5 (50,000 năm trước) đã nhận thức được những

chuyển động giống như sóng giữa Ngày và Đêm. Trên bàn thờ, 7 hộp sọ gấu được đặt nhìn

ra cửa động và do đó tượng trưng cho ánh sáng, trong khi 6 lỗ lõm được đục trong đá đằng

sau động nơi đặt những sọ gấu tượng trưng cho bóng tối. Điều này rất phù hợp với chuyển

động sóng 7 Ngày 6 Đêm cho đến thời điểm hiện tại, như được chỉ ra trong hình 3.6.

Page 63: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

63

Phải thừa nhận rằng, chỉ có một ví dụ như vậy thì chưa đủ để kết luận sự việc dựa trên

bằng chứng mặc dù những nơi này là nơi thờ phụng cổ nhất mà chúng ta biết đến. Tuy

nhiên, có thể chúng phản ánh các biểu tượng có ý nghĩa rộng rãi hơn, và tôi cho rằng vai

trò của các dạng sóng và các biểu tượng cổ xưa của chúng dưới dạng những con rồng hay

rắn đã bị hiểu lầm hoàn toàn, và tầm quan trọng của chúng hoàn toàn bị đánh giá thấp bởi

người hiện đại. Tôi tin rằng luân lý cũng như trí tuệ đầu tiên của loài người đã được truyền

cảm hứng từ sóng Sáng Tạo, và vì vậy chúng ta không nên ngạc nhiên nếu con người nhìn

loài rắn như là các vị thần.

Sự đột phá nghệ thuật trong phương diện diễn tả nội tâm ở mức độ lớn trong Sóng Thứ

5 chỉ đến vào Ngày Thứ 5 (h3.6) dưới dạng những bức tranh trong hang động, chủ yếu về

động vật như là nguồn cảm hứng mà xuất hiện lần đầu tiên cách đây khoảng 40,000 năm,

có nhiều ở Châu Âu nhưng cũng xuất hiện ở Úc châu. Sự vắng mặt của các bức tranh mới

vào Ngày thứ 6 có thể liên quan đến Kỉ Băng hà (Ice Age), có thể đã ngăn chặn sự sáng tạo

nghệ thuật hoặc phá hủy kết quả của nó. Sau sự gián đoạn này, nghệ thuật vẽ trên đá với

hình người xuất hiện vào Ngày Thứ 7, sau đó có thể được xem như là biểu hiện cao nhất

của sóng này. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau, một làn sóng mới bắt đầu ảnh hưởng vào mặt

tâm linh cũng như diễn tả tư tưởng của con người thời kì đồ đá (Neolithic man).

Sóng Thứ Sáu và Óc Suy Luận

Sóng Thứ 6 là sóng đầu tiên trong phạm vi tần số tinh thần được kích hoạt (h2.3). Sóng

này được kích hoạt vào 3115 TCN với bước sóng 788 năm. Có thể nói rằng, sự kích hoạt

Sóng Thứ 6 là quan trọng nhất trong lịch sử loài người. Sóng Thứ 6 đã biến đổi loài người

ở Sóng Thứ 5 từ chỗ biết diễn tả bằng cách ra dấu cho đến biết sử dụng óc lý luận. Chỉ sau

khi nội dung của Sóng Thứ 6 được tải xuống, thì nền văn minh loài người mới bắt đầu. Để

chứng minh sự trỗi dậy của các nền văn minh với sự kích hoạt của Sóng Thứ 6, các niên

lịch của các hiện tượng ban đầu khác nhau liên quan với các nền văn minh đã được tóm tắt

trong hình 3.8. Mặc dù một số niên lịch này cần được xét lại, nhưng hình ảnh tổng thể khá

là rõ ràng cho thấy rằng sự xuất hiện của nền văn minh là rất trùng hợp với sự khởi đầu của

Sóng Thứ 6 vào năm 3115 TCN.

Mặc dù tại những niên lịch này, những dấu hiệu về nền văn minh đầu tiên thì rất mơ hồ,

nhưng những gì nổi bật nhất là sự phù hợp tổng thể của chúng. Các nền văn minh mà hàm

ý là văn hóa dựa trên đời sống đô thị với hệ thống văn tự lần đầu tiên xuất hiện trên Trái đất

Page 64: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

64

là ở Ai Cập, Trung Đông, và Ấn Độ. Rõ ràng, những nền văn minh này đã xuất hiện một

cách độc lập; thí dụ mọi người đều biết rằng chữ viết của những nền văn minh này hoàn

toàn khác biệt. Những kim tự tháp cũng xuất hiện tại thời điểm này và gần như đồng thời

tại nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Mặc dù các nền văn hóa đã tạo ra các kim tự tháp ở

Peru và Mông Cổ, hoặc những di tích vĩ đại ở British Isles không tạo thành các nền văn

minh lâu dài, nhưng rõ ràng đó là những sự kiện thay đổi lớn ở tại những nơi này vào thời

điểm Sóng Thứ 6 bắt đầu. Có thể nó không phải là sự tình cờ mà cả lịch của người Maya và

Hindus đều bắt đầu gần thời điểm này.

Hình 3.8

Thực tế là nền văn minh trên Trái đất đột nhiên xuất hiện với rất ít sự chuẩn bị từ lâu đã

là một bí ẩn đối với các nhà sử học. Trong phạm vi mô hình vật chất cũ, thì sự xuất hiện

đột ngột của nó thực sự khó mà giải thích. Nhiều nhà nghiên cứu của những ngành khác đã

tin rằng phải có một số nền văn minh khác sớm hơn những nền văn minh mà chúng ta thực

sự biết. Nhưng nếu chúng ta nhận ra rằng nền văn minh loài người là kết quả của sự thay

đổi tâm thức gây ra bởi Sóng Thứ 6, thì không có lý do gì để cho rằng phải có nền văn

minh khác tồn tại trước đó. Sự kích hoạt Sóng Thứ 6 cũng sẽ giải thích tại sao con người ở

những nơi rất xa nhau như Peru, Ai Cập, Mông Cổ, Mesopotamia lại đột nhiên xây dựng

các kim tự tháp.

Page 65: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

65

Hình 3.9

Lời giải thích thẳng thắn nhất cho sự xuất hiện đột ngột của các nền văn minh là con

người đột nhiên bắt đầu tải về một hình 3D mới mà tạo ra óc suy luận (h3.9) như là một

phần của mô hình hình học fractal-holographic của vũ trụ. Một loạt các hiện tượng khác

nhau xuất hiện trong các nền văn hóa khác nhau tại cùng một khoảng thời gian là có thể do

cảm nhận mới về thực tại, một cấu trúc mới của thực tại thông qua ảnh hưởng của hình học

3D này, mà không giống như hình 3D của Sóng Thứ 5 được xác định bởi các đường thẳng

và đường thẳng góc. Bản chất của hình 3D này đã tràn ngập vào chúng ta thông qua sự

cộng hưởng với trái đất (h3.9), đã được thảo luận nhiều trong cuốn The Global Mind and

The Rise of Civilization. Cũng cùng một cách như các sóng có tần số thấp hơn đột ngột tạo

ra các tiến hóa sinh học, thì một làn sóng với tần số cao hơn đột nhiên kích hoạt óc suy luận.

Bản chất toàn cầu của hình 3D mới này là lý do khiến các nền văn minh xuất hiện độc lập

và gần như đồng thời ở 3 nơi khác nhau trên thế giới. Nền văn minh thì không tạo ra óc suy

luận, mà thay vào đó óc suy luận được kích hoạt từ Sóng Thứ 6 đã tạo ra nền văn minh.

Việc tải về các hình 3D mới chỉ là sự khởi đầu của một quá trình để phát triển sâu rộng

toàn cầu của Sóng Thứ 6. Cuốn The Global Mind and The Rise of Civilization đã thảo luận

nhiều ví dụ nói về cách mà Sóng Thứ 6 từng bước phát triển các khía cạnh khác nhau về

tâm trí loài người. Hình 3.10 cho thấy cách mà những Ngày của Sóng Thứ 6 đã phát triển

hình học và toán học. Sự tiến hóa này bắt đầu với việc lần đầu tiên sử dụng các con số và

bảng tính nhân ở Mesopotamia, Ai Cập, và Ấn độ, với hình học hoàn hảo của các kim tự

tháp là một minh chứng rõ ràng.

Page 66: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

66

Hình 3.10

Thông qua một loạt các bước, quá trình tiến hóa này tiếp tục ở châu Âu với sự bùng nổ

sáng tạo về toán học trong suốt đầu thế kỉ 17 như là kết quả của bình minh Ngày thứ 7

trong Sóng Thứ 6. Trong bước cuối cùng này (Ngày thứ 7), óc suy luận (bộ óc mới bên trái

của hình 3D trong h3.9) đã tạo nên sự thay đổi ghê gớm đó là một cuộc cách mạng khoa

học (h3.10). Sau điểm thay đổi vào năm 1617, luật toán học đầu tiên của vật lý đã được xây

dựng từ các công trình của Galileo và Kepler. Thật khó để tưởng tượng những gì trên thế

giới ngày nay sẽ như thế nào nếu không có ai đưa ra ý tưởng rằng có luật toán học của

thiên nhiên.

Những gì được đề xuất ở đây là sự xuất hiện của nền văn minh được gây ra bởi sóng

Cột Sống vũ trụ, Sóng Thứ 6, sóng này mang đến một hình học 3D mới, mà từ đó tạo ra

mối liên hệ mới với thực tại bên ngoài. Kết quả là óc suy luận không có xuất xứ trên Trái

đất, mà có thể có gốc gác từ trên Trời, hay là người không gian. Điều này không có nghĩa

là có bất kì sự can thiệp trực tiếp nào từ người ngoài hành tinh. Thay vào đó, để phù hợp

với vũ trụ học 9 tầng và người xưa thường nghĩ rằng con người có nguồn gốc từ “Trời”, tôi

khẳng định một làn sóng của sự chuyển đổi phát ra từ trục Cột Sống vũ trụ là lời giải thích

đẹp nhất cho sự xuất hiện đột ngột của các nền văn minh trên Trái đất.

Linh Xà trong Văn Hóa Cổ Đại

Có 3 linh xà, khi Thần Mặt Trời (Heart of Sky) đến gặp Thần Rắn (Sovereign Plumps

Serpent) lúc mà sự sống bắt đầu được tạo dựng: Nó sẽ được gieo mầm như thế nào? Nảy

sinh như thế nào? Ai sẽ là người trưởng dưỡng?

Page 67: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

67

Đã từ lâu, đây là một vấn nạn cho các nhà nhân chủng học và những học trò của huyền

môn học là tại sao con rắn lại đóng vai trò nổi bật trong các nghi lễ và hệ thống tín ngưỡng

của những nền văn hóa cổ đại. Như đã thấy từ việc tìm ra nghi lễ với con rắn ở Botswana,

vai trò này đã có ngay từ ban đầu của văn hóa loài người. Tôi tin rằng có hai lý do để giải

thích tại sao vai trò nổi bật này của con rắn lại được xem như một điều bí ẩn. Một là, theo

quan điểm của người hiện đại, con rắn không phải là con vật lanh lợi nhất hay là con vật

có trí khôn và kiến thức. Nó chỉ là một loài bò sát hoạt động chủ yếu bằng bản năng, và

không có tính thân thiện, trí thông minh của loài động vật có vú.

Lý do thứ hai là, người hiện đại bây giờ mới bắt đầu nhận thấy (một phần nhờ ở vật lý

lượng tử) chúng ta đang sống trong một biển sóng mà tạo ra những gì mà chúng ta có thể

trải nghiệm được thực tại của hình học 3D. Những làn sóng phát ra từ trục Cột Sống vũ trụ,

ngay cả khi nếu chúng ta không thấy chúng bằng các giác quan thì ít nhất chúng ta có thể

nhận ra sức mạnh và nguồn gốc linh thiêng của chúng bằng tiềm thức. Những gì đã được

dẫn chứng ở chương này là các sóng với các tần số nằm ngoài phạm vi thông thường đã

tồn tại và đóng vai trò quyết định cho sự tiến hóa của vũ trụ. Người xưa rõ ràng không hiểu

về các sóng bằng những thuật ngữ vật lý, nhưng họ hiểu bằng những con rắn mà tượng

trưng cho những biểu tượng huyền bí của sức mạnh thiêng liêng. Họ cảm nhận thực tại một

cách khác chúng ta, đôi khi còn thông minh hơn vì họ bị chi phối bởi những hình 3D tinh

thần khác với chúng ta bây giờ.

Tuy nhiên, một sự thật là con rắn là biểu tượng rất quan trọng cho sức mạnh và tiên tri

trong những nền văn hóa cổ đại. Nó được gắn liền với sự sinh sản, ma thuật tình dục, tính

nhị nguyên, trí tuệ, kiến thức, và sự thù hận; nếu không được chỉ ra thì không ai gán những

đặc tính trên cho con rắn. Như chúng ta đã lưu ý, mặc dù những đặc tính không tự nhiên ở

trên đã gán cho con rắn, nhưng người San Bushmen vẫn tin rằng họ là hậu duệ của một con

trăn khổng lồ - mà được coi là đấng tạo hóa. Tương tự, người Aborigines ở Úc coi con rắn

cầu vồng là đấng tạo hóa. (Chữ Rainbow, cầu vồng, có lẽ để nói rằng con rắn đến từ trời,

như là sóng sáng tạo).

Con rắn là một con vật lâu đời, huyền bí nhất, và đóng vai trò lớn hơn so với những vai

trò của một con vật theo nghĩa thông thường. Tôi tin rằng, cuối cùng chúng ta ở đây đã tìm

thấy lý do cho tầm quan trọng của những huyền thoại về con rắn, như tôi đã chỉ ra, con rắn

là hình ảnh tự nhiên nhất để tượng trưng hay đại diện cho chuyển động của sóng sin. Nếu

không như vậy, thì thật khó để hiểu tại sao người Bushmen và người Aborigine ở Úc lại

nhìn vị thần tối cao - đấng sáng tạo - của họ như là con rắn. Có vẻ như rõ ràng là, ở Sóng

Page 68: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

68

Thứ 5 con người đã biết được việc có các làn sóng, và họ đã mường tượng và trải nghiệm

nó như những con rắn.

Sự tôn thờ con rắn hay sóng sáng tạo có lẽ trở nên rõ ràng hơn với Sóng Thứ 6. Như các

đoạn văn ở trang 82 từ cuốn sách Popol Vuh được gọi là kinh điển của người Maya, con

rắn có cánh Plumed Serpent đã được coi như vị thần tối cao của họ. (Plumed hay Feathered

có lẽ đề cập đến cái gì đó đang bay trên bầu trời, ví dụ như sóng). Con rắn Plumed, người

Aztecs gọi là Quetzalcoatl, người Maya gọi là Kukulcan được coi là đã mang đến nền văn

minh và lịch. Vì lý do này, vị thần này có thể là biểu tượng của làn Sóng Thứ 6 hơn là Sóng

Thứ 5. Dựa trên những kinh nghiệm của họ về các chuyển động sóng, những người bản xứ

châu Mỹ đã thấy các nền văn minh đến và đi theo con rắn Plumed Serpent. Đối với những

người hiện đại “sự biến mất” của người Maya hay người Toltecs có thể là một bí ẩn, nhưng

đối với những người đã nhận thức được đầy đủ về sức mạnh của các làn sóng thì sự biến

mất của các nền văn hóa đơn giản chỉ là một vấn đề của con rắn Plumed lột xác và tiếp tục

di chuyển. Như chúng ta sẽ thấy, những người châu Mỹ bản xứ xưa đã tiên đoán đúng về

điều này.

Ở Trung Hoa cổ đại, có một điều thú vị song song với vai trò của con rắn Quetzalcoatl

như là vị thần mang đến nền văn minh. Đó là người anh hùng huyền thoại (hay Thần) Phục

Hi (Fuxi) cùng với em gái song sinh Nữ Oa (Nuwa) (h3.11) được cho là những người đã

mang đến nền văn minh cho loài người. Phục Hi mang đến thước vuông (square), Nữ Oa

mang đến compa (compass), các công cụ có liên quan rất nhiều tới hình 3D thẳng của Sóng

Thứ 6 (h3.9). Không ngờ những công cụ này rất hữu dụng để xây dựng các kim tự thác, bắt

đầu từ lúc Phục Hi và Nữ Oa xuất hiện vào đầu Sóng Thứ 6. Phục Hi và Nữ Oa xuất hiện

với một làn sóng mà không chỉ mang lại công nghệ mà còn cả sự phân chia lý tính âm

dương. Tuy nhiên, điều thú vị nhất về truyện huyền thoại của cặp đôi này có lẽ là phần

chân của họ giống con rắn. Do đó, vai trò của cặp đôi này giống hệt vai trò của thần rắn

Quetzalcoatl. Họ tượng trưng cho Sóng Thứ 6, tạo ra các hình 3D rectilinear, mang đến nền

văn minh. Trong khi những người hiện đại phải cần tới vật lý lượng tử để có ngôn ngữ diễn

tả những thay đổi này, thì người xưa đã hòa cảm với những làn sóng và trải nghiệm trực

tiếp với những hiệu ứng của sóng.

Page 69: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

69

Hình 3.11

Trong các nền văn hóa cổ đại nhất, con rắn đóng vai trò nổi bật trong huyền thoại.

Chẳng hạn, ở phía trước vương miện của các Pharaoh ở Ai Cập có một con rắn, có lẽ là để

hướng dẫn tâm linh, và nữ tu sĩ cao cấp của dòng tu Oracle of Delphi có tên là Pythia, có lẽ

vì nghệ thuật tiên tri cần đến những kiến thức về năng lượng của các sóng vũ trụ. Thay vì

khảo sát tất cả các nền văn hóa mà xem trọng con rắn có lẽ tốt hơn là nên hỏi có nền văn

hóa nào tồn tại mà không xem con rắn là một năng lực tâm linh đặc biệt hay không?

Những Mẫu Giao Thoa Giữa Các Sóng

Tuy nhiên, con người không chỉ cộng hưởng với mỗi sóng một lần mà cộng hưởng với

nhiều sóng cùng một lúc khi những sóng Sáng Tạo này hoạt động song song với nhau.

Chẳng hạn, sự kích hoạt Sóng Thứ 6 vào 3115 TCN không có nghĩa là con người dừng

Page 70: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

70

cộng hưởng với Sóng Thứ 5. Mà thay vào đó, con người bắt đầu cộng hưởng với mẫu giao

thoa của Sóng Thứ 5 và Sóng Thứ 6. Từng bước một, khi con người cộng hưởng với các

Ngày của Sóng Thứ 6, thì ảnh hưởng của sóng này vượt trội hơn hẳn, còn ảnh hưởng của

Sóng Thứ 5 thì giảm đi. Khi điều này xảy ra, thì óc suy luận của con người trở nên mạnh

mẽ hơn theo thời gian, và đặc biệt là với mỗi Ngày mới của Sóng Thứ 6, hầu hết các biểu

hiện của động vật trong huyền thoại thừa hưởng từ Sóng Thứ 5 dần dà biến mất bao gồm cả

sự thờ phụng con rắn.

Những người xưa đã không nhận thức được rằng họ đã cộng hưởng với mẫu giao thoa

của 2 sóng. Người Sumer - loài người cổ đại nhất đã biết được biểu tượng của 2 con rắn

quấn vào nhau tượng trưng cho sự giao thoa của hai sóng (h3.12). Tên của thực thể được

mô tả, Ningizzida, nghĩa là Thần Cây “Lord of the Good Tree” ngụ ý rằng nền văn minh sơ

khai này đã xem cây sự sống không chỉ quí báu mà còn như Đấng trị vì. Y hiệu (caduceus)

(biểu tượng 2 con rắn quấn vào nhau) biểu tượng cho mẫu giao thoa của các sóng phát ra từ

trục Cột Sống vũ trụ, hay cây Sự Sống, vẫn là một y hiệu được duy trì cho tới tận ngày nay.

Hình 3.12

Người ta đã cho rằng, y hiệu hay biểu tượng như trong hình 3.12 có thể là tượng trưng

cho chuỗi xoắn kép của DNA, nhưng không có lý do gì để tin rằng người cổ đại đã biết gì

về nó, ngoài ra chuỗi xoắn kép không có trục (staff) hay cái cây (good tree) tại chính giữa,

mà trục là phần quan trọng nhất trong những lối trình bày cổ xưa về biểu tượng xoắn kép.

Tuy nhiên, chúng tôi có lý do để tin rằng người xưa đã nhận thức được về những sóng sáng

tạo và do đó biểu tượng con rắn được phổ biến rộng rãi cho các làn sóng này. Sự kết nối

của staff - cái trục với con rắn thì phổ thông trong những nền văn hóa cổ xưa. Cây trượng -

staff của thánh Moses và Aaron có thể biến thành con rắn và thực hiện các phép lạ lùng là

những ví dụ cho kết nối này. Do đó, tôi nghĩ rằng nguồn gốc thực sự của y hiệu, hay con

rắn quấn quanh cột là một biểu tượng của các sóng phát ra từ trục Cột Sống vũ trụ. Những

Page 71: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

71

người có sự tiếp xúc mạnh mẽ với trục vũ trụ (như đã thấy trong chương 1, là đấng sáng tạo)

cũng có thể phát ra sóng sáng tạo, được biểu tượng bằng con rắn. Vì vậy, ngay cả khi người

xưa không biết gì về DNA, nhưng có thể họ biết nhiều hơn người hiện đại về những mối

quan hệ cơ bản mà theo đó vũ trụ được tạo ra.

Tuy nhiên, rất là tự nhiên nếu chúng ta hỏi tại sao một biểu tượng của mẫu giao thoa

của hai sóng khác nhau lại trở thành y hiệu trong suốt thời gian rất dài, thậm chí ngay cả

khi ý nghĩa ban đầu của nó đã bị mất đi. Giả sử rằng những người Mesopotamians mà đã

tạo ra y hiệu đã cảm nhận được mẫu giao thoa của Sóng Thứ 5 và Sóng Thứ 6, thì tôi nghĩ

chúng ta nên nhận ra rằng sự biến đổi mà con người đã trải qua khi họ bắt đầu tải xuống

Sóng Thứ 6, có lẽ phải rất khó khăn và kéo họ theo đủ mọi hướng khác nhau. Sự quân bình

trước đó đã biến mất, và bây giờ mọi người rất có thể bị giằng xé giữa cách sống tự nhiên

trong làn Sóng Thứ 5 và lối sống theo óc suy luận của Sóng Thứ 6. Như chúng ta sẽ thấy

trong chương kế tiếp, với lối sống của óc suy luận thì có thể có một số hậu quả tiêu cực cho

nhiều người. Tôi nghi ngờ lý do mà mẫu giao thoa của 2 sóng trở thành y hiệu là vì con

người lúc đó đã nhận ra việc kháng cự lại ảnh hưởng của Sóng Thứ 5 hay Sóng Thứ 6 sẽ

không dẫn đến sự an lạc. Thái độ như vậy sẽ chỉ tạo ra xung đột giữa 2 cách sống trong một

cá nhân. Thay vào đó, sự hài hòa và hồi phục phải được tạo ra bằng cách tích hợp hai sóng

và các mẫu giao thoa của chúng mà y hiệu tượng trưng.

Tóm lại, dựa trên những gì chúng ta biết từ thời tiền sử, kinh nghiệm về con rắn, hay

làn sóng là nhận thức đầu tiên mà con người kinh nghiệm về một thế giới khác. Chúng ta

có thể theo dõi kinh nghiệm này từ lúc ban đầu của Sóng Thứ 5, khi loài người xuất hiện từ

trạng thái giống như loài vật vì đã chịu ảnh hưởng của Sóng Thứ 4. Cũng khá hợp lý khi

cho rằng mối quan hệ này với con rắn (những gì trong thực tế là một làn sóng bắt nguồn từ

cây sự sống) là cơ sở đầu tiên cho đạo đức. Có lẽ nó cũng là trí tuệ đầu tiên để đưa con

người vượt lên cuộc sống hàng ngày chỉ gồm toàn là tranh đấu hay trốn chạy. Giống như

người xưa đã học cách tạo ra cộng hưởng với Sóng Thứ 5 và Thứ 6, chúng ta phải có kiến

thức về 9 sóng sáng tạo, và tạo ra cộng hưởng với chúng trong thời đại của chúng ta. Việc

tạo ra cộng hưởng là một hiện tượng đã có kể từ khi loài người đầu tiên có văn hóa và được

phổ biến rộng rãi trong những người xưa cho đến khi chúng bị lu mờ bởi tinh thần hiện đại.

---oOo---

Page 72: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

72

Chương 4

Cây Sự Sống Trong Cách Trình Bày Cổ Xưa

Như chúng ta đã thấy, vũ trụ quan 9 tầng thực tế có ở khắp trong các nền văn hóa

truyền thống trên trái đất, và những chuyển động thiêng liêng của sóng được tượng trưng

bằng những con rắn hay con rồng cũng như vậy. Tuy nhiên, khảo cứu của chúng tôi bắt đầu

với sự khám phá gần đây về Cây Sự Sống Vũ Trụ (the Cosmic Tree of Life), và chúng tôi

tiếp tục xác minh vũ trụ được tạo ra bởi một dãy các sóng phát ra từ cây Sự Sống này. Tuy

vậy, chỉ có một vài ví dụ được đưa ra để cho thấy những nền văn hóa cổ đã nhìn nhận Cây

Sự Sống như thế nào, đó là một “huyền thoại” phổ biến mà bằng cách này hay cách khác có

thể tìm thấy ở hầu hết mọi nơi trên Trái đất. Theo lẽ tự nhiên, mối quan tâm của chúng ta

về Cây Sự Sống ngày càng trở nên lớn hơn một khi biết đó không phải là ảo tưởng, và đây

là lý do để khám phá những chi tiết bổ sung về vai trò và chức năng của nó mà chúng ta có

thể thu được từ những truyền thống xưa.

Những biểu tượng sớm nhất về Cây Sự Sống được tìm thấy ở vùng Mesopotamia

(Trung Đông) từ đầu thiên niên kỉ thứ 3 TCN. Trong chương trước, chúng ta đã thấy một

trong những hình ảnh (h3.12) mà trong đó nền văn hóa này đã miêu tả cây thiêng liêng như

một trục, thường được gọi là trục Mundi, với hai con rắn quấn xung quanh nó. Trong hình

này, cái trục đã xác định bên trái và bên phải là các hình ảnh phản chiếu của nhau. Đây là

những biểu tượng điển hình cổ xưa về Cây Sự Sống (h4.1c và h5.1), và có nền tảng trong

sự tiến hóa ở cấp vĩ mô của vũ trụ. Tại những mức thấp hơn của mô hình

fractal-holographic, chúng ta đã thấy cách mà những hình ảnh phản chiếu về các bán cầu

được tạo ra ở mức thiên hà, hành tinh, và sinh vật. Do đó, hiệu ứng phản chiếu của Cây Sự

Sống là rõ ràng cả trong huyền thoại xưa và từ bằng chứng thực nghiệm về cách mà vũ trụ

được tạo ra.

Khía cạnh khác của Cây Sự Sống trong niềm tin của người Sumerian là sự hiện hữu

của các làn sóng mà được tượng trưng bởi những con rắn phát ra từ cây này. Những làn

sóng này đã bắt đầu với Sóng Đầu Tiên có bước sóng một tỉ năm ánh sáng, mức sóng này

là phù hợp với trục Cột Sống vũ trụ tại thuở ban đầu trong sự tiến hóa của vũ trụ. Trên

Sóng Số 1 này là một dãy các sóng mà mỗi sóng có tần số cao hơn gấp 20 lần sóng trước

đó đã được kích hoạt, và từ đó sự biến đổi của các mẫu giao thoa được hình thành. Trong

các chương tiếp theo, chúng ta sẽ tiếp tục tiến lên những tầng sáng tạo cao hơn, cuối cùng

dẫn tới làn sóng liên quan nhất với chúng ta hiện nay, làn sóng thứ 9. Và trước tiên, chúng

ta cần hiểu thêm về các mẫu giao thoa được hình thành như thế nào, và quan trọng nhất là

Page 73: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

73

những loại hình 3D nào được tạo ra trong con người qua sự cộng hưởng với những làn

sóng khác.

Nếu chúng ta tiếp tục quá trình lịch sử, chúng ta sẽ tìm thấy từ thiên niên kỉ thứ 2 TCN

những hình ảnh về Cây Sự Sống có mặt trong toàn bộ những nền văn minh cổ xưa trải dài

từ Ấn độ tới Ai cập và cho tới Hy lạp (h4.1). Các nhà vua thường không chỉ giữ gìn Cây Sự

Sống mà con mang theo một nhánh bên mình để tượng trưng rằng họ có phần trong đó, và

vương quyền của họ thông qua cây này có nguồn gốc thiêng liêng. Tin-tir-ki là cái tên xưa

nhất của Babylon nghĩa là “Chỗ của cây sự sống” “The place of the tree of life”. Người Ai

cập cũng có một câu chuyện chi tiết về Cây Sự Sống, mà trung tâm của câu chuyện là ở

thành phố của Heliopolis. Theo họ, cây sự sống đại diện cho trụ cột thế giới, hay trục

Mundi, trung tâm của vũ trụ mà các thiên đàng giống như xoay quanh đó - một tư tưởng

tương tự như trục ma quỉ của khoa học hiện đại (axis of evil). Hơn nữa, các vị thần Ennead

(9 vị thần) đã được đề cập trước đó được cho là đã xuất hiện từ Cây Sự Sống. Trong bối

cảnh hiện tại của chúng ta, có lẽ điều quan trọng nhất đối với việc xây dựng vũ trụ của

người Ai cập là Cây Sự Sống được coi là nắm giữ kiến thức về một kế hoạch thiêng liêng.

Điều này gom lại thành một bản đồ định mệnh mà đã hiện hữu từ khi thế giới được tạo ra.

Theo các chương trước, tất cả các khía cạnh của sự sáng tạo có thể được qui cho các sóng

của sự tiến hóa phát ra từ Cây Sự Sống có vẻ như để chứng thực cho quan điểm này của

người Ai cập cổ đại.

Một hình ảnh đặc biệt của Cây Sự Sống, với một Cây bổ sung về Kiến thức Thiện và

Ác, đã trở nên có ảnh hưởng to lớn khi được mang vào các tôn giáo của Kitô giáo và Hồi

giáo, là câu chuyện sáng tạo của người Do thái, mà sẽ được thảo luận trong chương tiếp

theo. Cũng có những biểu tượng ngoài đời thực của cây sự sống, như ở Scandinavia, nơi

mà cây tro được tôn vinh là hiện thân sống của Yggdrasil, và những ví dụ khác có thể được

tìm thấy trên khắp thế giới từ Maori tới Maya (h4.1a-c). Thường thường những cây mà có

những đặc điểm đặc biệt chẳng hạn như cây kauri và cây ceiba thì được xem như là biểu

tượng của Cây Sự Sống Vũ Trụ. Cây kauri (h4.1a) có thân cây ấn tượng, và cây ceiba

(h4.1b) có sự khác biệt là đôi khi có rễ ở bốn hướng và các nhánh thì vuông góc với thân

cây. Ngay cả ngày nay, những người làm rừng người Maya sẽ không động đến cây ceiba

khi chặt phá rừng.

Page 74: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

74

Hình 4.1a,b

Do có nhiều nền văn hóa khác nhau tôn thờ Cây Sự Sống, đôi khi bị ngăn cách bởi

những đại dương, nên khá rõ ràng là biểu tượng thiêng liêng của cây thiêng liêng đã không

được lan truyền qua ngã dân gian. Đúng hơn, mọi người khắp nơi trên thế giới trong thời

đại này đã có một kinh nghiệm trực tiếp về Cây Sự Sống, và dựa trên điều này họ đã miêu

tả nó trong nghệ thuật và đôi khi là văn tự của họ. Như thường lệ với cách diễn tả những

biểu tượng cổ xưa, có một vài khác biệt trong cách trình bày. Không giống như thời đại của

chúng ta, họ không thể gửi ra ngoài một vệ tinh để có được một hình ảnh về trục vũ trụ.

Thay vào đó, các nền văn hóa khác nhau đã nhận thức được về những khía cạnh của Cây

Sự Sống thông qua sự cộng hưởng trực tiếp với nó. Nhưng, như đã lưu ý về biểu tượng con

rắn, sự thật sẽ bị bóp méo phần nào tùy thuộc vào tâm trí của người tải thông tin.

Page 75: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

75

Hình 4.1c

Cây Sự Sống, con rắn, và số 9 có mặt ở khắp nơi trong thế giới quan của những xã hội

cổ xưa. Những điểm chính của vũ trụ quan chung này hiện đang được khôi phục và tìm

hiểu bởi vì chúng phù hợp với dữ kiện của khoa học hiện đại. Nếu chúng ta nhìn chúng

theo đúng cách, như các khía cạnh của lý thuyết vật lý quantum-holographic thì sự hiện

hữu của những hiện tượng này là có lý và như ta sẽ thấy, chúng có thể giải thích được

những gì đang xảy ra tại thời điểm hiện nay. Vì mô hình này miêu tả một bức tranh mạch

lạc từ vũ trụ quan cổ đại, do đó hợp lý để tiếp tục cuộc khảo cứu dựa trên niềm tin của

người Ai cập là Cây Sự Sống nắm giữ kiến thức về kế hoạch thiêng liêng và tạo nên một

bản đồ định mệnh cho nhân loại.

Bản Đồ Định Mệnh của Nhân Loại

Trong số 9 sóng sáng tạo phát ra từ Cây Sự Sống, thì 4 sóng cao hơn (từ sóng thứ 6 đến

sóng thứ 9) khác nhau ở hai khía cạnh quan trọng cho phép giải thích tại sao mỗi sóng tạo

ra một thực tại và trải nghiệm thực tại khác nhau, như chúng ta đã thấy trong các ví dụ ở

chương trước. Một khía cạnh đã được tóm tắt trong hình 2.8 là tần số của các sóng mà đã

đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiến hóa sinh học hướng tới các loài cao

hơn thì cũng tạo ra trải nghiệm về sự tăng tốc của thời gian trong thời gian gần đây. Một

khía cạnh khác là hình học và đặc biệt là sự phân cực các hình 3D của các sóng cao hơn

(h4.2). Mỗi lần khi một làn sóng mới trong dải tần số tinh thần được kích hoạt trên Trái đất,

thì loài người lại bắt đầu tải xuống một hình 3D mới vào tâm trí. Mỗi sóng tạo ra một hình

3D khác nhau, từ đó tạo ra một khuôn khổ để cảm nhận được thực tại. Những hình 3D

được tải xuống từ Cội Nguồn là Cây Sự Sống đã tạo ra những phản ứng căn bản của chúng

Page 76: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

76

ta về đời sống. Đáng chú ý sau đó, những sự đổi chiều của hai cực cuối cùng lại diễn ra

không phải do những hiện tượng siêu hình, mà là tính nhị nguyên sẵn có, hay “tính bất

đẳng hướng vốn có” “inherent anisotropy” được phát hiện gần đây trong vũ trụ (chương 1).

Bốn cực khác nhau của tâm trí thể hiện trong hình 4.2 thì tương ứng với mỗi hướng trong

“4 hướng vũ trụ” (không giống như 4 hướng trên Trái đất) được thể hiện trong Cây Sự

Sống ở hình 2.6. Tại thời điểm kích hoạt sóng mới có tần số cao hơn, các hình 3D mới dựa

trên mỗi trong 4 hướng vũ trụ sẽ được tạo ra cùng với những thực tại mới cho loài người.

Hình 4.2

Những ảnh hưởng của hình 3D khác nhau trong hình 4.2 sẽ được nghiên cứu kĩ lưỡng

trong các chương sau, nhưng tóm lại, tùy thuộc vào làn sóng mà bạn cộng hưởng mà một

hình 3D cụ thể sẽ xây dựng tâm trí và nhận thức về thực tại của bạn. Hậu quả là cái gì mà

chúng ta trải nghiệm và tạo ra thế giới bên ngoài sẽ phụ thuộc vào sóng mà chúng ta cộng

hưởng. Chẳng hạn, nhờ những hình 3D khác nhau đã cho chúng ta một lời giải thích tại sao

thế giới quan của người xưa (dựa trên Sóng Thứ 6) lại khác với chúng ta (dựa trên Sóng

Thứ 7 và 8) và tại sao người hiện đại đã tạo ra một thế giới rất khác biệt. Loài người hiểu

được thế giới nhờ dựa trên những thông tin họ nhận được thông qua bộ lọc cụ thể mà hình

3D cung cấp. Hơn nữa, nếu chúng ta cộng hưởng với một sóng cụ thể và một hình 3D

Page 77: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

77

tương ứng, thì chúng ta sẽ thu hút những người và hoàn cảnh phù hợp với những điều kiện

này. Tiếp theo, chúng ta cũng có xu hướng tạo ra một thực tại phù hợp với một hình 3D cụ

thể và thường chống lại bất cứ điều gì mà có vẻ không phù hợp với điều này. Do đó, thực

tại bên ngoài được tạo ra theo nguyên lý trong sao ngoài vậy.

Trong nhiều mặt khác, các hình 3D này mà mỗi hình liên kết với một sóng với một tần

số cụ thể, cũng cung cấp lời giải thích cho các mối quan hệ xã hội cơ bản đã thay đổi như

thế nào trong quá trình lịch sử của nhân loại: loài người đã phóng chiếu sự đối xứng của

hình 3D vào thế giới và tạo nên thực tại xã hội tương xứng với nó. Ở dạng đơn giản, hình

4.2 cho thấy thời gian kích hoạt của các hình 3D khác nhau chi phối tâm trí loài người,

cũng như những hậu quả xã hội rộng lớn của các hình 3D này. Những hình 3D của Sóng

Thứ 5, 7, và 9 có khuynh hướng tạo ra xã hội quân bằng, ngược lại những hình 3D của

Sóng Thứ 6 và 8 (nơi mà thực tại được nhận thức thông qua một phân cực trái-phải) thì có

khuynh hướng để tạo ra thực tại xã hội bất quân bằng. Rộng hơn, lịch sử nhân loại có thể

được hiểu từ sự thay đổi giữa các phân cực khác nhau của các hình 3D trong hình 4.2.

Trong những cuốn sách trước, tôi đã mô tả các phân cực thay đổi trong tâm trí loài người

đã quyết định lịch sử như thế nào. Do đó, hầu hết những sự thay đổi cơ bản trong tâm trí

loài người diễn ra như kết quả của sự kích hoạt các sóng mới.

Theo quan điểm của tôi, hình 4.2 là bản đồ quan trọng nhất trong cuốn sách này: từ đó,

chúng ta có thể hiểu một cách rộng rãi là làm thế nào mà tâm trí loài người thay đổi qua

thời gian cũng như các hình 3D nào mà chúng ta có thể cộng hưởng với tại thời điểm hiện

tại. Thật thú vị, nếu nhìn vào chuỗi các hình 3D trong hình này, thì chúng ta có thể thấy

rằng trong quá trình tiến lên các sóng cao hơn, loài người đã đi từ giai đoạn đại đồng

(unity) trong Sóng Thứ 5 đến giai đoạn phân chia (separation) được tạo ra bởi sự xuất hiện

của các bộ lọc tối của Sóng Thứ 6, 7 và 8, sau đó là sự trở lại giai đoạn đại đồng của Sóng

Thứ 9. Tư tưởng về sự trở lại hợp nhất với thượng đế thì rất phổ thông trong nhiều tôn giáo

(gồm cả các dòng Abrahamic) và các truyền thống tâm linh, và có lẽ đây là lần đầu tiên các

sóng ngày hôm nay có thể cung cấp một lời giải thích hợp lý cho điều này.

Chúng ta có thể thấy sâu hơn rằng các bộ lọc của các hình 3D, tuy là chúng xuất hiện

phân cực khi được nhìn riêng rẽ, nhưng theo thời gian nó sẽ đều nhau để hai bên bán cầu

não trái và phải nhận được cùng một lượng ánh sáng từ các hình 3D. Người ta gọi sự thay

đổi tâm thức do các làn sóng này thăng hoa là “nâng tần số của mình lên” hay “bước vào

trạng thái tâm thức cao hơn”. Chuyển động xoắn ốc thông qua các phân cực mà là một

phần của sự thăng hoa này có thể cũng được xem như sự tăng lên của năng lượng

Kundalini. Các khái niệm từ Ấn độ đề cập đến một kích hoạt giống như con rắn của một lò

Page 78: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

78

xo dọc theo cột xương sống. Cùng quan điểm của người Ai cập xưa về Cây Sự Sống, tôi

gọi hình 4.2 là Bản Đồ Định Mệnh của Nhân Loại. Việc tiến lên Sóng Thứ 9, và đăng tải về

một hình 3D không có đầu lọc hay tính nhị nguyên thì sẽ giúp cho sự hoàn tất của định

mệnh loài người.

Bởi vì có một sự tương ứng giữa các hình 3D trong hình 4.2 và tần số của chúng, nên

bây giờ chúng ta có thể hiểu nguồn gốc của những câu nói hàng ngày như “being on the

same wavelength” hay “resonating with someone” để biểu thị sự hòa hợp. Các tần số được

nói đến trong các câu nói như vậy rõ ràng không đề cập đến ánh sáng và âm thanh có thể

nghe và nhìn thấy được, mà là sự tương đồng sâu sắc hơn nhiều giữa hai người mà tải

xuống cùng một hình 3D. Nói chung, theo nghĩa đen, những người có tâm trí được định

hình bởi cùng 1 hình 3D trên cùng một bước sóng và cộng hưởng với nhau là bởi vì họ

nhìn thế giới qua cùng một bộ lọc. Sự cộng hưởng như vậy với cùng một bước sóng sẽ tạo

ra sự đồng bộ hóa. Loài người trong sự cộng hưởng với cùng một sóng hoặc các mẫu giao

thoa đặc biệt giữa các sóng khác nhau có thể vô tình được tham gia trong cùng một quá

trình và vì vậy được trải nghiệm sự đồng bộ hóa.

Hình 4.3

Page 79: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

79

Vòng Ánh Sáng Hành Tinh

Làm thế nào mà Cây Sự Sống lại sinh ra các phân cực khác nhau cho các hình 3D trong

hình 4.2 và tại sao lại làm chúng thay đổi? Để trả lời câu hỏi này, trước tiên chúng ta cần

nhận thức rằng có một sự cộng hưởng với hình 3D giữa Trái Đất và loài người: cực

trái-phải của tâm trí loài người được tạo ra từ sự cộng hưởng với cực tây-đông của Trái Đất.

Do đó, bán cầu phía tây trong tất cả các sóng là chủ yếu trong sự cộng hưởng với bán cầu

não trái (h3.9). Tương tự, bán cầu phía đông là chủ yếu trong sự cộng hưởng với bán cầu

não phải. Như đã thảo luận đầy đủ trong cuốn The Global Mind and the Rise of Civilization,

tâm trí loài người không có nguồn gốc trong bộ não mà có trong các hình 3D, mà trung

gian gần nhất là Trái đất. Hình 4.3 cho thấy một biểu đồ phức tạp hơn về các hình 3D của

các sóng cao hơn so với hình 4.2, và nó cũng cho thấy những ảnh hưởng của các hình 3D

đối với Trái Đất.

Từ những quan điểm khác nhau, các cột trong hình 4.3 cho thấy những phân cực của các

hình 3D khác nhau tác động lên trái đất như thế nào. Nếu chúng ta nhìn vào những cực của

các hình 3D từ phía Bắc Cực (cột 1), thì chúng ta có thể thấy rằng sự thay đổi giữa chúng

được diễn ra bởi sự thay đổi 90o xung quanh trục Bắc Cực (polar axis). Do đó, cứ mỗi lần

một sóng mới được kích hoạt trên trái đất, thì phân cực của các hình 3D lại thay đổi 90o ,và

như được thấy trong cột 2 và 3, điều này được phản chiếu ở tầng mức trái đất. Lần lượt,

những sự thay đổi này được phản ảnh trong các hình 3D áp đặt lên loài người (cột 4) trong

sự cộng hưởng với trái đất. Biết rằng các sóng phát ra từ trục Cột Sống Vũ Trụ nhưng

những sự thay đổi này trong phân cực xung quanh trục Trái Đất được tạo ra từ sự cộng

hưởng với trục Cột Sống Vũ Trụ phù hợp với mô hình fractal-holographic trong hình 1.5.

Nói cho cùng, những sự phân cực của các hình 3D có gốc gác từ những sự cộng hưởng

khác nhau với tính nhị nguyên nguyên thủy của vũ trụ có ở trong Cây Sự Sống như đã thảo

luận trong chương 1.

Tuy nhiên, việc hỏi tại sao Cây Sự Sống trải qua Vòng Ánh Sáng Hành Tinh (Planetary

round of Light) này được phản ảnh trong tâm trí toàn cầu và tâm trí cá nhân con người, thì

cũng giống như hỏi tại sao có vụ nổ Big Bang hay tại sao có Cây Sự Sống vậy. Chúng ta đã

thấy (trong chương 1) có bằng chứng là trục Cột Sống Vũ Trụ tạo ra các chuyển động xoắn

ốc và ảnh hưởng đến các cực trong vũ trụ, và vì vậy chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu nó

(Vòng Ánh Sáng Hành Tinh, Planetary round of Light) cũng thể hiện theo cách này. Hậu

quả của trải qua Vòng Ánh Sáng Hành Tinh (Planetary round of Light) mà chúng ta sẽ thấy

nhiều hơn về sau là: không chỉ loài người sẽ phát triển các công nghệ khác nhau mà còn trở

nên ngày càng tỉnh thức (self-aware).

Page 80: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

80

Như đã thảo luận trong chương trước, sự cộng hưởng chung của nhân loại với Trái Đất

là lý do để con người ở những nơi khác nhau trên thế giới phát triển vũ trụ quan 9 tầng mà

có liên hệ với nhau. Tư tưởng trở lại giai đoạn đại đồng (hợp nhất, unity) mà phổ biến trong

nhiều tôn giáo và truyền thống tâm linh thì có vẻ là kết quả của cùng một sự cộng hưởng.

Tâm trí toàn cầu tạo ra một cộng hưởng chung giữa con người từ các nơi khác nhau trên thế

giới, những người này sau đó nhận thông tin mà được lọc bởi cùng một hình 3D. Từ đó, họ

đưa ra kết luận tương tự về thế giới và định mệnh của nó. Sự kiện mà những suy nghĩ cá

nhân của chúng ta được tạo ra thông qua sự cộng hưởng chỉ với một hình 3D toàn cầu thực

sự là một yếu tố gắn kết mạnh mẽ cho đời sống xã hội trên Trái Đất. Nếu không có sự cộng

hưởng với cùng một hình 3D, thì có lẽ tâm trí chúng ta phải khác nhau nhiều tới mức chúng

ta không thể hiểu được người nào khác, và các cấu trúc xã hội có thể đã không xuất hiện

trên Trái đất.

Sự cộng hưởng chung với Trái Đất không chỉ ảnh hưởng đến lối tư duy của loài người

mà còn cả thế giới bên ngoài do họ tạo ra. Chẳng hạn, sự cộng hưởng chung với Sóng Thứ

6 là lý do mà loài người ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới đã bắt đầu xây dựng những

kim tự tháp tại cùng một thời điểm. Như đã đề cập trong chương trước và đã khai triển rộng

rãi trong cuốn The Global Mind and Rise of Civilization, các khía cạnh khác nhau của nền

văn minh (h3.8) đầu tiên xuất hiện cùng một lúc và không phụ thuộc vào những nơi khác

nhau trên thế giới khi Sóng Thứ 6 được kích hoạt vào 3115 TCN. Sau đó loài người ở mọi

nơi đã cộng hưởng với cùng một hình 3D, mà đã tạo ra óc suy luận, từ đó tạo ra các nền

văn minh.

Sự Đổi Cực của Tâm Trí

Nên để ý rằng các phân cực được chỉ ra trong hình 4.2 và 4.3 là những cực chi phối

suốt ban Ngày, trong khi đó vào ban Đêm thì các hình 3D không được bật sáng (h2.10).

Khi những làn sóng phát sinh những hình 3D này trải qua các Ngày (peak) và Đêm (valley),

thì nhận thức của loài người về thực tại thay đổi một cách tương ứng để sự thay đổi tinh

thần diễn ra. Đó là qui tắc chung của các sóng sáng tạo này mà trong suốt ban Ngày các

hình 3D được kích hoạt. Trong thời gian này, hiện tượng mới mà được đưa vào tâm trí loài

người thì được thể hiện với cường độ mạnh nhất. Mặt khác, trong Đêm, các hình 3D bị

ngưng kích hoạt nên có ít sự sáng tạo hơn. Những ví dụ nói về cách chuyển đổi từ Ngày

qua Đêm hay ngược lại đi theo một mẫu trình như vậy đã được trình bày trong chương

trước. Trong đó, các bước chuyển tiếp điển hình xảy ra tại thời điểm khởi đầu trong Ngày

của các sóng.

Page 81: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

81

Mô hình thay đổi cực của tâm trí này có thể giải thích được rất nhiều chuyện liên quan

đến lịch sử loài người. Chẳng hạn, nó giúp chúng ta xác định vai trò của hai bán cầu não

trong con người ở những thời đại khác nhau và những biến đổi khác nhau ở cấp hành tinh.

Nó cũng quyết định ai tiếp xúc được với ánh sáng thiêng liêng và ai không tiếp xúc được

với ánh sáng qua bộ lọc tối. Nó cho chúng ta biết loài người thiên về khuynh hướng thống

nhất, hay xung đột và nhiều điều khác nữa. Nhìn chung, con người không nhận thức được

rằng tâm trí của họ đang bị chi phối bởi những làn sóng này và các hình 3D cụ thể mà họ

tạo ra. Như đã nói trong cuộc thảo luận về vật lý lượng tử, những làn sóng thì không thể

nhìn thấy trực tiếp bằng mắt và chỉ trình bày một thực tại có phần nào bị che giấu. Kết quả

là, chúng ta coi nhận thức của mình về thực tại là điều hiển nhiên và nghĩ rằng việc nhìn

thế giới qua một hình 3D cụ thể cho chúng ta một sự thật khách quan duy nhất. Những bộ

lọc này đối với chúng ta như nước đối với cá: nó là trung gian duy nhất mà chúng ta biết.

Nếu chúng ta bị mắc kẹt với một bộ lọc cụ thể và chỉ có thể nhìn thấy thực tại thông qua bộ

lọc này, thì tâm trí của chúng ta sẽ bị đóng lại. Mẫu người sáng tạo là những người có khả

năng cộng hưởng với các mẫu giao thoa, và có lẽ sự cộng hưởng như vậy với một mẫu giao

thoa là điều mà Cây Sự Sống của người Sumerian (h3.12) ám chỉ đến. Tuy nhiên, theo thời

gian, những ảnh hưởng tương đối của các sóng khác nhau thay đổi và làm phát sinh nhiều

mẫu giao thoa khác nhau dẫn đến các hình 3D hỗn hợp.

Vì vậy không có gì là vĩnh cửu hay không thể thay đổi được trong “bản chất con người”.

Thay vào đó, con người thì khác nhau rất nhiều giữa các thời đại phụ thuộc vào sóng và các

mẫu giao thoa mà họ cộng hưởng chủ yếu. Sự khác nhau về tâm trí giữa một họa sĩ vách đá

thời Upper Paleolithic từ 40,000 năm trước (Sóng Thứ 5), một người họa sĩ thời Ai cập thời

sơ khai từ 5000 năm trước (Sóng Thứ 6), và một họa sĩ thời nay (Sóng Thứ 8) không thể

giải thích bằng sự khác nhau trong DNA của họ được. Sự khác nhau của họ được xác định

bởi các hình 3D và các mẫu giao thoa, từ đó sự suy nghĩ của họ đã được tạo thành. Theo đó,

mỗi hình 3D và các mẫu giao thoa giữa các sóng tạo ra một loại cụ thể về “bản chất con

người”.

Ký Hiệu Nhị Nguyên

Như đã nói, hình 3D của Sóng Thứ 6 (h3.9) đóng vai trò đặc biệt vì nó là hình đầu tiên

phát ra từ sóng nằm trong dải tần số tinh thần của quang phổ (h2.3). Vì lý do này, hình học

của nó sẽ được dùng như là điểm khởi hành cơ bản cho sự tiến hóa liên tục của tâm trí loài

người, ngay cả khi các hình 3D của các tầng cao hơn được cộng thêm vào đó. Do đó, hình

3D của Sóng Thứ 6 cung cấp cốt lõi của “óc suy luận” và vì vậy đã có một ảnh hưởng lâu

dài trong quá trình lịch sử của nhân loại. Ngược lại, Sóng Thứ 5 (h4.2) thì không tạo ra các

Page 82: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

82

bộ lọc, do đó loài người trong thời kì này không bị che mờ và có thể tiếp xúc trực tiếp với

thiên nhiên và đấng Thiêng Liêng. Thực tại này đã thay đổi một cách đặc biệt khi sóng thứ

6 được kích hoạt và một hình 3D mới được tải xuống (h3.9).

Hình 4.4 cho ta thấy một vài thí dụ về cách mà người xưa đã biểu tượng hóa hình 3D

mới được tạo ra bởi Sóng Thứ 6. Mặc dù những người hiện đại có xu hướng xem những

hình này là biểu tượng vô nghĩa được tạo ra mà không có lý do gì cả, nhưng bây giờ chúng

ta có thể bắt đầu hiểu rằng những người xưa đã mô tả các biểu tượng nguyên mẫu này như

sự phản ảnh của hình 3D mới mà tạo ra thực tại văn minh mới của họ. Những biểu tượng

hình học này rất quan trọng vì chúng làm rõ những thực tại mới mà con người đang trải

qua.

Bất chấp sự khác biệt trong các chi tiết của chúng, những biểu tượng này có chung các

đặc điểm thiết yếu, một phân cực sáng-tối và phân vùng thành 8 vùng năng lượng bởi hình

học compass rose. Kí hiệu hunab-ku trong hình 4.4a có nguồn gốc từ người Aztec và được

tìm thấy trong Codex Magliabecchiano. Kí hiệu dinger trong hình 4.4b là lâu đời nhất trong

3 biểu tượng và có thể truy ra được từ cuối thiên niên kỉ thứ 4 TCN trong nền văn hóa của

người Sumerian. Người Sumerian rõ ràng đã sử dụng kí hiệu này để biểu thị sự thiêng liêng,

vì trong chữ viết tượng hình của họ, kí hiệu dinger luôn luôn được đặt bên cạnh tên của các

vị thần. Thật vậy, nó là hình 3D phát ra từ Cây Sự Sống, vì tất cả các kí hiệu này là bắt

nguồn từ hình học thẳng góc của Cột Sống Vũ Trụ. Cuối cùng, biểu tượng bát quái (bagua)

của phương đông đã trở thành biểu tượng nổi tiếng nhất trên thế giới về tính nhị nguyên

(âm-dương). Một triết lý sâu rộng đã được phát triển xung quanh lý âm dương, và những sự

diễn giải về (I Ching trigrams) đồ hình Kinh Dịch xung quanh điều này bắt nguồn từ thuở

ban đầu của nền văn minh Trung Quốc.

Hình 4.4

Page 83: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

83

Cả 3 kí hiệu này đều cùng chứng tỏ rằng hình 3D mới của Sóng Thứ 6 có thể tải xuống

từ Cực Đông (Far East) sang Cực Tây (Far West), và có thể được xem như là những ví dụ

về hình học thiêng liêng. Hình học thiêng liêng ở đây có nghĩa là hình học bắt nguồn từ

Cây Sự Sống. Bởi vì loài người tại thời điểm đó biết rằng hình học thiêng liêng là một phần

của hình học 3D mà hình thành nên sự hiện hữu của họ, nó đã được sử dụng như một cách

để thăng hoa trình độ tâm linh. Lưu ý rằng những biểu tượng trong hình 4.4 không phải là

cách duy nhất để trình bày hình học thiêng liêng của hình 3D. Nhiều khía cạnh phức tạp

hơn như Hoa Sự Sống (Flower of Life) có thể được thêm vào. Khía cạnh quan trọng nhất

của hình 3D được diễn tả như hình một chữ thập 4 hướng ở giữa một vòng tròn.

Bây giờ có lẽ là lúc để chỉ ra rằng trong lý thuyết này thực sự không còn sự phân biệt

giữa cõi vật chất và siêu hình. Các biểu tượng trong hình 4.4 và đặc biệt là biểu tượng âm

dương mà được biết đến nhiều nhất thường được coi là siêu hình và thuộc về cõi khác cõi

vật chất. Tuy nhiên, khái niệm siêu hình bây giờ đã mất đi ý nghĩa của nó khi lý âm dương

thực sự thuộc cùng quang phổ của những hiện tượng vật chất; tuy nhiên nó nằm ở phần của

quang phổ mà không nhìn thấy được bằng mắt thường.

Hình Học Thiêng Liêng của Tâm Trí Sóng Thứ 6

Nếu chúng ta khảo sát tỉ mỉ các biểu tượng của hình 3D sóng thứ 6 trong hình 4.4, thì

chúng ta sẽ thấy rằng cả ba đều phản ánh những khía cạnh quan trọng nhất của hình 3D.

Khía cạnh đầu tiên là sự hiện hữu của một vòng tròn bao ngoài, thứ hai là cấu trúc 8 vùng

(bao gồm cả cây thập tự), và thứ ba là phần sáng-tối (âm-dương). Cả ba khía cạnh của hình

3D đều bắt nguồn từ cây Sự Sống và có hệ quả quan trọng cho tư duy của những người đã

tải nó xuống. Vòng tròn bao ngoài này tạo ra sự gắn kết, mang lại cho người ta cảm tưởng

như chỉ có một bộ óc mà xử lý mạch lạc tất cả các thông tin từ thế giới tần số. Chúng ta có

thể nghĩ bao hình này như một vòng hào quang tạo cho tâm trí chúng ta những ranh giới và

sự thống nhất để chúng ta hoạt động trong thế giới như những cá thể riêng biệt. Theo cách

này, chúng ta trải nghiệm sự liên tục của cuộc sống, hay nói theo cách khác, chúng ta trải

nghiệm về bản thân mình hôm nay cũng giống như hôm qua.

Khía cạnh chung thứ hai của ba biểu tượng hình 3D này là được chia thành 8 hướng mà

phân chia nhận thức của chúng ta về thực tại thành những tầng khác nhau, được xác định

bởi các đường thẳng và đường thẳng góc. Trong khía cạnh này, kí hiệu bát quái của người

Trung Quốc có thể là tiên tiến nhất khi 8 cung của nó cũng xác định những tầng năng lượng

khác nhau. Sự chia cung của thực tại cho ra những gì mà chúng ta gọi là óc suy luận, và

Page 84: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

84

nhiều ví dụ về cách thức các khả năng khác nhau của tâm trí phát ra từ cấu trúc này đã

được thảo luận trong cuốn The Global Mind and the Rise of Civilization. Các đường thẳng

và đường thẳng góc được tái tạo lại trong tâm trí những người đã tải về hình 3D này đã trở

thành hệ thống tham chiếu bên trong cho mọi việc họ đã làm, gồm cả việc sáng tạo nghệ

thuật. Cấu trúc suy luận của thực tại mà hình 3D này cung cấp tạo thành nền tảng cho các

nền văn minh.

Trong cuốn The Global Mind and the Rise of Civilization, nhiều ví dụ về sự phát triển

của nghệ thuật chỉ là sự phản chiếu của bộ óc trong Sóng Thứ 6. Ở đây chỉ có một ví dụ

đơn giản để diễn giải ảnh hưởng này của hình học thẳng góc: nghệ thuật được tạo ra trước

khi hình 3D của Sóng Thứ 6 được tải xuống (h4.5a) về cơ bản thì khác với nghệ thuật mà

được tạo ra sau đó (h4.5b). Do đó, khung cảnh từ vương quốc Ai cập mới vào 1500 TCN

(được tạo ra sau khi tải xuống hình học 3D mới) có cấu trúc gồm nhiều đường thẳng đứng

và đường nằm ngang hơn so với nghệ thuật trong hang đá từ 40,000 năm trước của người

Altamia (được tạo ra trước khi hình 3D được tải xuống). Những đường thẳng và đường

thẳng góc, hay những kí hiệu như trong hình 4.4 thì không kiếm được ở bất kỳ đâu trong

thiên nhiên (ngoại trừ trong hình học thuần túy của Cây Sự Sống), và cũng không tìm thấy

trong nghệ thuật thời kì đồ đá Paleolithic; chúng không xuất hiện ở bất kì lãnh vực nào

trong nghệ thuật cho đến khi bắt đầu Sóng Thứ 6, khi sự thay đổi cho phép sự cộng hưởng

với những đường này. Không đáng ngạc nhiên khi chúng ta thấy trong hình 3.10, chỉ từ

thời điểm này thì hình học và toán học mới bắt đầu phát triển trong các nền văn minh sơ

khai. Hình học chỉ xuất hiện khi tâm trí loài người tải về một hình 3D với một cấu trúc hình

học.

Page 85: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

85

Hình 4.5

Khía cạnh chung thứ 3 của các biểu tượng trong hình 4.4 là lý âm-dương và phân cực

sáng tối giữa hai bên trái phải của hình 3D. Tính nhị nguyên của tâm trí trong Sóng Thứ 6

gần như chắc chắn đóng vai trò quan trọng đối với sự xuất hiện của công nghệ trong các

nền văn minh sơ khai. Việc nhìn thế giới qua một phân cực như vậy cũng cho phép loài

người tạo ra những sự khác biệt. Tâm trí nhị nguyên về cơ bản là để đưa ra một sự phân

chia rất rõ rệt đối với nhận thức của chúng ta về thực tại, và nhờ đó chúng ta có khả năng

phát triển các dạng công nghệ khác nhau. Nếu không có tính nhị nguyên thì tâm trí sẽ

không có sự phân biệt để tách kim loại khỏi quặng hay làm ra đồng từ đồng và thiếc (h3.8).

Nếu không có sự xuất hiện của ngành luyện kim, phụ thuộc vào khả năng của chúng ta để

phân chia kim loại thành các loại khác nhau, thì ngày nay chúng ta đã không có xe hơi,

máy bay, hay computer. Lý do mà chúng ta không tìm thấy bất kì ứng dụng hệ thống nào

của công nghệ hay luyện kim trước khi Sóng Thứ 6 bắt đầu vào năm 3115 TCN chỉ đơn

Page 86: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

86

giản là vì loài người trước đó không có óc nhị nguyên để phân biệt và tách rời các khía

cạnh khác nhau của thực tại.

Nói cách khác, tâm trí nhị nguyên đứng sau những phân chia cơ bản trong đời sống xã

hội và tôn giáo của những nền văn minh sơ khai. Sự xuất hiện của chế độ quân chủ và

những trung tâm quyền lực trùng hợp với việc tải xuống tư duy toàn cầu nhị nguyên. Loại

bất quân bình này được tạo ra, chẳng hạn như những người cầm quyền thì xem vua thuộc

về thiêng liêng còn người bình thường thì không, đã gây ra sự rạn nứt sâu sắc trong xã hội

loài người, mà đôi khi có hình thức nô lệ. Thông qua lăng kính mà tâm trí nhị nguyên mới

cung cấp, một số người như vua, quí tộc và linh mục sẽ được coi là danh giá hơn và được

xếp vào hạng “good” (ánh sáng, dương), trong khi những người khác chẳng hạn như những

người bình thường, nông dân và nô lệ sẽ được coi là ít giá trị và thuộc hạng “Evil” (tối, âm).

Hậu quả xã hội của tính nhị nguyên này tạo thành các khía cạnh rắc rối nhất của thực tại

bên ngoài được tạo ra bởi hình 3D thiện và ác. Theo quan điểm xã hội, tính nhị nguyên này

có những hậu quả mà nhiều người trong chúng ta ngày nay sẽ coi là tiêu cực. Rõ ràng là có

một mối liên hệ trực tiếp giữa sự phân cực của hình 3D thiện và ác với sự bất quân bình

của xã hội và kinh tế (h4.2). Khi người ta tải xuống hình 3D này thì họ sẽ có xu hướng tự

động tái tạo lại chẳng những là bất bình đẳng mà đôi khi còn cả những hành động tàn nhẫn

và xấu xa. Bởi vì tính nhị nguyên trong thực tế bắt nguồn từ cách Cây Sự Sống tạo ra vũ trụ,

cho nên sự bất bình đẳng và việc sử dụng quyền lực không giới hạn có thể được coi là hợp

pháp.

Chuyển Tiếp tới Nền Văn Minh

Như đã gợi ý trong chương trước, việc chuyển tiếp từ sự cộng hưởng với Sóng Thứ 5

sang Sóng Thứ 6 có thể không dễ dàng như vậy. Có vẻ như ở những khu vực mà có điều

kiện chín mùi cho chuyện này như: Ai cập, Anatolia, Mesopotamia, và Ấn độ, người ta đã

nô nức bắt đầu tạo ra các nền văn minh vào khoảng 3115 TCN (h3.8). Cuối cùng, họ đã trải

nghiệm nền văn minh như một món quà từ những vị thần, và bởi vì món quà này có nguồn

gốc thiêng liêng nên đương nhiên họ phải phát triển nó. Thế mà cùng lúc đó con người ở

thời đại này cũng đã chuyển đổi từ cái mà người Hopi gọi là một lòng qua hai lòng, khi mà

tính nhị nguyên của hình 3D bằng tâm trí đã tách con người thành hai. Việc tải xuống hình

3D của Sóng Thứ 6 cũng có nghĩa là một sự trải nghiệm về sự tách biệt từ thiên nhiên cũng

như từ Thiêng Liêng, mà trở thành khởi đầu cho một cuộc xung đột được nhận thức từ lâu

giữa con người và Thượng đế.

Page 87: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

87

Trong cuốn The Global Mind and The Rise of Civilization, tôi đã thảo luận rộng rãi về

các khía cạnh tích cực của sự trổi dậy của nền văn minh. Ở đây tôi cố gắng làm rõ những

mặt tiêu cực của nền văn minh. Nền văn minh đó có cả mặt tích cực và tiêu cực, được mô

tả rõ ràng bởi người Sumerian, khi mà các vị thần Enki và Inanna của họ được cho là người

mang đến những món quà của nền văn minh gọi là Me. Me cũng bao gồm những đặc điểm

như “sự giả dối” và “thù hằn”, nhưng những món quà của nền văn minh là thiêng liêng và

huyền bí nên chúng không bị nghi ngờ. Điều này cũng phù hợp với lý thuyết mới về nguồn

gốc của sự độc ác cũng như bất công trong xã hội mà được trình bày ở đây. Lý thuyết này

bao gồm một cách hoàn toàn mới để tiếp cận sự cải thiện của loài người bằng cách nhận

thức được nguồn gốc của tính nhị nguyên trong tâm trí con người và thăng hoa tính nhị

nguyên này thông qua việc tạo ra sự cộng hưởng với các sóng ở những tầng cao hơn.

Bởi vì những sự phân chia này được gây ra bởi những thay đổi nội bộ từ việc tải xuống

hình 3D Sóng Thứ 6, nên tất cả các mối quan hệ của loài người đều bị ảnh hưởng bởi nó.

Sự phóng chiếu tính nhị nguyên của hình 3D mới này vào đời sống xã hội mà đã tồn tại

hàng ngàn năm trước trong xã hội săn bắn - hái lượm ắt hẳn đã gây ra những đau khổ và

bằng nhiều cách đã phá hủy những lối sống cũ và mạng lưới bộ lạc của họ. Rất có thể,

chúng ta sẽ không bao giờ biết chắc được người ta đã trải qua như thế nào trong thời đại cổ

sinh và thời kì đồ đá, nhưng gần nhất chúng ta có thể biết là nhìn vào một số nền văn hóa

bản địa như San Bushmen hay thổ dân Úc, một trong số họ vẫn đang sống cuộc sống săn

bắn - hái lượm. Một ví dụ hư cấu đầy cảm hứng về một nền văn hóa như vậy là người Navi

trong bộ phim Avatar, những người đang cố gắng hết sức để bảo vệ Cây Sự Sống yêu dấu

của họ.

Những nền văn hóa cổ đại mà không chỉ có người Ai cập đã nói về thời đại hoàng kim

trước thời đại của họ gọi là Zep Tepi hay “lần đầu tiên”. Tôi không nghĩ rằng thời đại

hoàng kim này nên được hiểu là tiến bộ hơn về công nghệ, vì có vẻ như sự tiến bộ như vậy

thì đòi hỏi một tư duy nhị nguyên. Thay vào đó, nó có thể có nghĩa là một thời kì khi loài

người mà trước khi tải xuống bộ óc của Sóng Thứ 6 thì đã ở trong trạng thái hợp nhất với

Thiêng liêng mà không có sự tách biệt. Nói chung, các nền văn hóa săn bắn - hái lượm thì

bình đẳng và hòa bình hơn so với những nền văn hóa dựa trên cuộc sống đô thị (đó là định

nghĩa của nền văn minh), và hòa bình rất có thể là chuẩn mực trước khi hình 3D Thiện và

Ác được tải xuống.

Trước khi nghiên cứu những thay đổi thực sự xảy ra trong mối quan hệ của con người

do sự chia cách nhị nguyên được tạo ra bởi hình 3D Sóng Thứ 6, tôi cần chỉ ra rằng 9 sóng

sáng tạo không phải là những sóng duy nhất ảnh hưởng đến nhận thức của chúng ta về thực

Page 88: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

88

tại. Thế giới tần số cũng bao gồm tiền sóng, mà mục đích là chuẩn bị cho con người về sự

thay đổi xảy ra khi bất kì sóng nào trong 9 sóng được kích hoạt. Các tiền sóng mang cùng

những hình 3D như các sóng đích thực, nhưng những hình 3D của chúng không thể hiện rõ

ràng. Tiền sóng hùng cường nhất của Sóng Thứ 6 bắt đầu từ 10,250 năm trước (8240 TCN)

và vì vậy có thời gian gấp 2 lần thời gian của Sóng Thứ 6 cho đến thời điểm hiện tại.

Những tiền sóng khác của sóng thứ 6 bắt đầu từ 51,250 năm trước và 25,600 năm trước, có

thời gian tương ứng bằng 1/2 và 1/4 thời gian của Sóng Thứ 5 theo thứ tự. Mặc dù những

tiền sóng chỉ được đề cập thoáng qua ở đây nhưng chúng đóng vai trò chuẩn bị rất quan

trọng. Chúng ta có thể nhận thấy rằng 51,250 năm trước tương ứng với thời điểm khi loài

người bắt đầu đa dạng hóa những công cụ của họ, và điều này có thể được coi là một làn

sóng chuẩn bị sớm không chỉ cho ngành nông nghiệp 10,250 năm trước mà còn cả cho nền

văn minh 5,125 năm sau đó.

Do đó, sự bắt đầu của Tiền Sóng Thứ 6 trùng hợp với sự bắt đầu của nền văn minh

nông nghiệp và thời kì đồ đá, nơi mà văn minh chưa xuất hiện cho tới khi Sóng Thứ 6 thực

sự bắt đầu. Tuy nhiên, các hiện tượng mà tiền Sóng 6 và Sóng Thứ 6 mang lại đều có điểm

khởi đầu ở trong Sóng Thứ 5 và được tạo ra từ các mẫu giao thoa với Sóng Thứ 5. Dù gì đi

nữa, những sóng này có nghĩa là Hình 3D Thiện và Ác đã được tải xuống bằng 2 bước, mà

song song với những tiến bộ về vật chất và công nghệ dẫn đến sự gia tăng phân cực của

tính nhị nguyên.

Hình 4.6

Page 89: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

89

Nguồn Gốc của Sự Thống Trị và Khuất Phục

Trong Hình 3D Thiện và Ác

Từ nay về sau tôi sẽ gọi Hình 3D Thiện và Ác là hình 3D Sóng Thứ 6, một trong những

hậu quả của hình 3D Sóng Thứ 6 là sự xuất hiện của chế độ nô lệ, mà là biểu hiện rõ ràng

của sự thống trị và khuất phục. Chế độ nô lệ được biết là đã có trong tất cả các nền văn

minh lớn đầu tiên, và những ví dụ sớm nhất về luật pháp được xem như là một thể chế. Vì

những nền văn minh này là sản phẩm của hình 3D Thiện và Ác, nên chế độ nô lệ có thể đã

được tạo ra bởi nó. Tuy nhiên, chế độ nô lệ được tin là đã có trước nền văn minh và có gốc

gác từ thời kì đồ đá sơ khai, điều này có thể là kết quả của việc tải xuống tâm trí nhị

nguyên chuẩn bị của thời kì tiền sóng thứ 6 (h4.6). Chúng tôi thừa nhận là không biết chính

xác khi nào chế độ nô lệ bắt đầu và do đó phải xem xét giả thuyết là chế độ nô lệ được gây

ra bởi hình 3D thiện và ác như chưa được chứng minh.

Tuy nhiên, những gì chúng tôi biết là vào thời kì chế độ quân chủ đầu tiên, chẳng hạn

như ở Ai cập đã xuất hiện vào khoảng 3100 TCN, xã hội đã bị tách biệt rõ rệt thành các

tầng lớp khác nhau với những đặc quyền khác nhau, và giai cấp nô lệ đã hình thành. Những

vua chúa, cùng với hầu hết những người cai trị trong các nền văn minh sơ khai được coi là

thần thánh và đại diện cho một ý chí hay mệnh lệnh thiêng liêng. Những người bình thường

và nô lệ cũng là một phần của mệnh lệnh thiêng liêng. Sự phân cực bộ óc của Sóng Thứ 6

hầu hết tự động tạo ra một sự phân chia giữa giai cấp cai trị và giai cấp bị trị vì nó gồm một

nửa sáng và một nửa tối. Sự phóng chiếu ánh sáng này ra thế giới bên ngoài dẫn đến sự

thành lập các giai cấp khác nhau, trong đó có giai cấp nô lệ.

Tính nhị nguyên của Hình 3D Thiện và Ác có nghĩa là các xã hội văn minh sơ khai

trong Sóng Thứ 6 vì nhu cầu sẽ tái tạo một sự bất bình đẳng sâu sắc và một hệ thống quyền

lực tách biệt rõ rệt giữa những người cai trị và kẻ bị trị. Vào thuở ban đầu của sóng, vì ít

nhất con người cũng nhận ra rằng tính nhị nguyên có nguồn gốc từ thiêng liêng nên họ coi

sự kiện này như là chuyện được trời ban xuống. Sau đó, từ khoảng năm 550 TCN, tôi tin

rằng hình 3D đã ăn sâu vào tâm trí con người đến nỗi mà nó trở thành bản chất thứ 2 của họ;

họ đã không biết được rằng bản chất này không phải là của chính họ.

Sự hiện hữu của Hình 3D Thiện và Ác giải thích loại tâm lý nô lệ mà đặc trưng cho loài

người trong hầu hết 5100 năm qua của nền văn minh. Sự hợp pháp của những nhà lãnh đạo

và thống trị của họ không chỉ được truyền bá bởi những người cai trị, mà những người bị

trị cũng có cùng tư tưởng này và cho rằng đó là tự nhiên và thế giới nên được chia ra thành

hai loại, người thống trị và kẻ bị trị. Mặc dù có những cuộc nổi dậy của nô lệ trong thời cổ

Page 90: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

90

đại và khởi nghĩa nông dân ở châu Âu thời trung cổ, nhưng cuối cùng các cuộc khởi nghĩa

này đều bị thất bại, bởi vì mục đích của họ không phù hợp với Hình 3D Thiện và Ác. Vào

thời điểm đó, tất cả mọi người, kể cả những người nổi loạn đã cộng hưởng với hình 3D

Thiện và Ác, và đã hòa nhập với nó. Ngay cả khi một cuộc nổi dậy thành công, thì những

người nô lệ hay nông dân sau đó sẽ sớm tái tạo lại một sự phân chia mới giữa người cai trị

và người bị trị, bởi vì những người nổi dậy không thể thay đổi hoặc vượt qua hình 3D nhị

nguyên. Với sự sở hữu một tư duy nhị nguyên như vậy, họ sẽ luôn luôn tái tạo một xã hội

có giai cấp với một bộ mặt mới trên ngai vàng. Điều mà có lẽ góp phần vào sự bền bỉ của

các xã hội phân chia giai cấp này là cho dù loài người có tìm kiếm theo bất kỳ hướng nào

thì họ cũng sẽ chỉ thấy và phát huy sự tách biệt giữa người cai trị và kẻ bị trị.

Điều này cho chúng ta biết là không có cuộc cách mạng nào chỉ nhằm mục đích thay đổi

những biểu hiện bên ngoài của tâm trí mà có thể thành công, và lịch sử thế giới gần đây đã

chứng minh điều này. Không thể có thay đổi lâu dài về xã hội được nếu nó không được

thúc đẩy bởi những người đã thay đổi tư duy ở mức sâu sắc và không bị chi phối bởi tính

nhị nguyên của Hình 3D Sóng Thứ 6 này. Nói cách khác, cấu trúc cơ bản và tính nhị

nguyên của tư duy vẫn không thể thay đổi được một khi nó được duy trì bởi sự cộng hưởng

với một sóng nhất định. Do đó, một hình 3D được mang theo bởi một sóng như vậy thì có

sức mạnh to lớn trong việc hướng dẫn chúng ta tạo ra và tái tạo lại một thực tại nào đó. Nếu

chúng ta muốn thay đổi thế giới bên ngoài theo cách lâu dài thì chúng ta phải thăng hoa

tính nhị nguyên của tâm trí chúng ta. Bởi vì thực tại bên ngoài cùng các mối quan hệ xã hội

của nó và khoa học kĩ thuật cuối cùng chỉ là sự phản chiếu của thế giới nội tâm chúng ta,

các mối quan hệ nhị nguyên giống nhau sẽ luôn có xu hướng tái tạo lại khi chúng ta tải

xuống cùng một hình 3D. Điều này cũng cho chúng ta biết rằng để đến phạm vi mà chúng

ta muốn mọi thứ thay đổi thì chúng ta cần phải hiểu biểu đồ định mệnh nhân loại và những

gì chúng ta có thể làm để thăng hoa tính nhị nguyên của bộ óc, mà có nguồn gốc từ sự cộng

hưởng với tính nhị nguyên của toàn thể vũ trụ. Phần lớn điều này chưa được nhận ra như là

một vấn đề và nhân loại như một tổng thể chắc chắn chưa nhận thức được điều này.

Ngoài sự bất bình đẳng xã hội đã đề cập ở trên, thì chiến tranh là một hiện tượng có khả

năng bắt nguồn từ tâm trí nhị nguyên xung đột vốn có được tạo ra bởi Hình 3D Thiện và

Ác. Sự đàn áp là một hậu quả trực tiếp của tư duy nhị nguyên, và chiến tranh thường là

công cụ để thiết lập và thi hành thói quen này. So với chế độ nô lệ, thời gian xuất hiện của

nó có thể dễ xác định hơn, vì theo như dự kiến nó sẽ để lại dấu vết sâu sắc hơn trong hồ sơ

khảo cổ học. Để bắt đầu, chúng ta có thể nhận thấy rằng các bức tranh hang đá từ thời cổ

sinh (Paleolithic) - trước khi tải xuống Hình 3D Thiện và Ác - không thấy bất kì dấu hiệu

Page 91: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

91

của chiến tranh nào. Phát hiện sớm nhất mà có thể là dấu hiệu của chiến tranh là một nghĩa

trang trên biên giới Sudan và Ai cập, khoảng 14,000 năm trước. Tuy nhiên, ngay cả từ thời

đồ đá mới (Neolithic) (sau khi tải xuống Hình 3D Tiền Sóng Thứ Sáu 10,250 năm trước,

h4.6), thì các thị trấn thông thường không có hàng rào bảo vệ và được xây dựng ở những

vùng đất chẳng hạn như những thung lũng phì nhiêu, nên rất khó phòng thủ nếu bị tấn công.

Hơn nữa, các đồ chôn cất và hài cốt thường không cho thấy sự hiện diện của chiến tranh

trong thời kì này. Điều này có lẽ ám chỉ rằng ngay sau khi kích hoạt Tiền Sóng 6, thì chiến

tranh vẫn là một hiện tượng bất thường, mà có thể nó không tồn tại. Chiến tranh có tổ chức

và chắc chắn dựa trên vũ khí làm bằng đồng chỉ xuất hiện sau năm 3000 TCN, có khả năng

là kết quả của việc kích hoạt Hình 3D Thiện và Ác. Bộ óc nhị nguyên trở nên dễ tiếp cận

vào thời điểm đó, dần dần sau đó tạo ra một nhận thức mà người cai trị của ta và người của

phe ta là “tốt” (đáng để chiến đấu cho), còn những người khác, kẻ thù, thì là xấu (đáng để

chiến đấu chống lại và giết chết). Bởi sự cần thiết, Hình 3D Thiện và Ác đã tạo ra sự xung

đột giữa con người, mà mỗi nhóm có mục đích khuất phục người khác, là những người mà

được cảm nhận qua bộ lọc tối.

Thêm vào đó, các đô thị và văn hóa chữ viết là những dấu hiệu của nền văn minh ở tại

thời điểm này đã trở thành nền tảng để phân biệt giai cấp rõ rệt: Những người ở thành thị

càng ngày càng được nuôi ăn bởi những người trồng trọt ở nông thôn, và những người có

khả năng đọc và viết sẽ tiếp cận được với kiến thức và quyền lực - cái mà không phải dành

cho tất cả mọi người. Tương tự, các tu sĩ thường có kiến thức như vậy và họ được cho là

tiếp xúc gần hơn với các vị thần linh, sẽ trở thành một tầng lớp thượng lưu trong bối cảnh

được cung cấp bởi Hình 3D Thiện và Ác. Thực tế, tất cả các cấu trúc xã hội mà xuất hiện

xung quanh hiện tượng được tạo ra từ sự cộng hưởng với Sóng Thứ 6 (h3.8) sẽ tự tạo ra các

mối quan hệ xã hội dựa trên tính nhị nguyên, và theo nhiều cách các cấu trúc này đã tồn tại

đến thời đại của chúng ta.

Gốc Gác của Chế Độ Độc Tài Là Gì?

Câu hỏi về nguồn gốc của chế độ độc tài may mắn thay hiện đang trở thành một chủ đề

của cuộc thảo luận này. Một người lãnh tụ đã nổi lên như thế nào và tại sao sự việc lại được

chấp nhận rộng rãi như vậy? Tìm hiểu nguyên nhân của sự bất bình đẳng xã hội, chính trị,

và kinh tế là một trong những điều quan trọng nhất mà chúng ta có thể làm tại thời điểm

hiện tại. Cái gì là nguồn gốc của bạo lực, và tại sao một số người lại thống trị người khác?

Điều cho thấy trong khảo cứu này là không có cái gì gọi là “bản chất con người” cả. Các

mối quan hệ xã hội bị ảnh hưởng sâu sắc bởi những hình 3D mà con người tải xuống ở

Page 92: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

92

những tần số khác nhau (h4.2). Trong những chương tiếp theo, chúng ta sẽ thấy những ảnh

hưởng này đã thay đổi theo thời gian như thế nào.

Nếu là như vậy, và tôi tin là như vậy, thì chúng ta có thể hiểu sâu sắc rằng không có gì

gọi là lực xấu xa và những hành động ác độc mà con người đôi khi phạm phải chỉ là kết

quả của một hình 3D cụ thể mà họ đã tải xuống. Bạn có thể nói rằng có một số bước nhất

định trong việc leo lên tầng số 9 của kim tự tháp có tác dụng phụ tiêu cực. Những dân tộc

cổ xưa dường như đã nhận thức được rằng tính nhị nguyên này có nguồn gốc ở bên ngoài

mình, khi họ vật lộn với nó trong những câu chuyện sáng tạo của mình. Tuy nhiên, trong

thời đại của chúng ta, nhận thức này phần lớn đã bị mất, và nhiều người có lẽ đã tin rằng

tính nhị nguyên là một phần vốn có trong bản chất của chúng ta.

Để suy ngẫm sâu hơn về những hậu quả của tính nhị nguyên của Hình 3D Sóng Thứ 6,

chúng ta có thể bắt đầu bằng cách tự hỏi chúng ta đã nhận thức thực tại như thế nào với bộ

lọc 3D nhị nguyên này áp dụng cho cái nhìn bên trong chúng ta? Nếu các biểu tượng trong

hình 4.4 thực sự là biểu tượng của tâm trí, thì bộ lọc phân cực này trên thực tế sẽ định hình

tất cả những trải nghiệm của chúng ta và tô màu tất cả những thông tin từ thế giới xung

quanh chúng ta. Nếu bộ lọc phân cực được coi là có nguồn gốc thiêng liêng, thì ảnh hưởng

của nó sẽ còn mạnh mẽ hơn. Ngay cả khi loài người sau khi kích hoạt Sóng Thứ 6 có thể

“thấy” bộ lọc này (hay ít nhất là trải nghiệm nó rõ ràng tới mức họ sẽ tạo ra các biểu tượng

của nó), thì vẫn có lý do để tin rằng sau này nó sẽ trở thành bản chất thứ 2 của con người.

Loài người sau đó sẽ có khuynh hướng tin rằng thế giới thực sự là cái gì mà được cảm nhận

thông qua bộ lọc nhị nguyên này.

Tính nhị nguyên của Sóng Thứ 6 trong dạng hiện tại bây giờ là kì thị chủng tộc, kì thị

giới tính hay tương tự, do đó không thể tự nhiên có ý tưởng trong đầu mà không có nguyên

do của nó. Theo lẽ tự nhiên, có thể có những lý do cá nhân tại sao những thái độ như vậy bị

mắc kẹt trong một cá nhân cụ thể, nhưng lý do tư duy nhị nguyên tồn tại trong nhân loại

ngay từ đầu là vì dư lượng của sự cộng hưởng với Sóng Thứ 6, mà đã chi phối loài người

từ lâu. Do đó, trái với những gì mà hầu hết mọi người nói, tôi không tin rằng sự phân chia

xã hội thành các tầng lớp thống trị và bị trị có nguồn gốc chủ yếu ở các loại mô hình đào

tạo và giáo dục xã hội mà con người nhận được. Mặc dù, đào tạo xã hội đóng một vai trò,

nhưng nhiều nhất chỉ là củng cố và mã hóa sự phân cực đã hiện hữu trong tư duy nhị

nguyên. Do đó, trong chế độ độc tài, nguyên nhân chính của nó được tìm thấy trong Hình

3D Thiện và Ác, và có nhiều lý do khiến hình 3D này có sức mạnh như vậy. Nếu không có

hình 3D nhị nguyên toàn cầu thì bây giờ chúng ta không được sống trong nền văn minh.

Thêm nữa, những người Sumerian có thể là những người đầu tiên cộng hưởng với Sóng

Page 93: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

93

Thứ 6 và tạo ra nền văn minh, họ đã thấy không chỉ những tiến bộ thực tế mà còn cả sự ác

cảm thù hằn đi kèm với nó. Tôi tin rằng điều quan trọng với chúng ta ngày hôm nay là nên

hiểu rằng không phải nền văn minh đã tạo ra sự thù hằn. Thay vào đó, chính Hình 3D

Thiện và Ác đã tạo ra cả những tiến bộ kĩ thuật và những mặt tiêu cực của nền văn minh.

Tôi nghĩ chúng ta cũng nên nhận ra rằng loài người chẳng có quyền hạn gì đối với việc

thiết kế các hình 3D (và thậm chí càng ít hơn so với tính nhị nguyên vốn có của vũ trụ).

Tuy nhiên, như chúng ta sẽ thấy, trong tư duy đa tầng mà hiện nay có sẵn, chúng ta có thể

lựa chọn việc cộng hưởng với sóng nào.

Một lý do khác cho sức mạnh của hình 3D là từ sớm loài người đã nhận ra rằng nó bắt

nguồn từ nguồn gốc của Cây Sự Sống và vì thế có thể được hợp thức hóa như là một phần

của máy tạo hóa. Kết quả là những người thuộc giai cấp thống trị có thể tự cho mình là

những người có sứ mệnh thiêng liêng của biểu hiện bên ngoài của hình 3D này. Hơn nữa,

bởi vì loài người đã cảm nhận tính nhị nguyên là từ Cây Sự Sống, nên họ dễ dàng trở nên

cuồng tín về quan điểm của họ và luôn bảo vệ các tôn giáo hay hệ thống xã hội dựa trên

tính nhị nguyên. Thông qua sự kết hợp của các yếu tố này, một trật tự xã hội đã được củng

cố.

Nhiều người đã tích hợp Hình 3D Thiện và Ác đến mức họ tin rằng có một cuộc xung

đột mãi mãi giữa các lực thiện và ác trong vũ trụ. Những quan niệm như vậy được giới

truyền thông ủng hộ thông qua các bộ phim nổi tiếng như Stars Wars và Lord of The Rings.

Quan niệm về một cuộc xung đột mãi mãi như vậy khiến con người tuyệt vọng vì không có

cách nào để chấm dứt cuộc xung đột này. Mặc dù những bộ phim như vậy mang tính giải

trí, nhưng chúng lại âm thầm truyền đi một thông tin tệ hại. Tương tự cũng có thể nói về

các quan niệm tôn giáo, đáng chú ý là trong KiTô giáo và Hồi giáo có một thế lực ma quỉ

độc lập (independent force of evil). Các thuyết âm mưu trong thời hiện đại đã thay thế chữ

ma quỉ bằng những chữ như reptilians hay Anunnaki như là nguồn gốc của tội ác trong

nhân loại. Tôi thấy những giải thích như vậy hời hợt và thiếu cơ sở nghiên cứu thực tế.

Phần lớn những tư tưởng này chỉ là sự phản chiếu của Hình 3D Thiện và Ác và giúp tái tạo

lại loại nhị nguyên mà những người đề xướng ra thuyết âm mưu nhằm mục đích chống lại.

Tôi tin rằng những tư tưởng như vậy là rất yếm thế và chỉ làm cho con người thêm mất

hy vọng. Thay vào đó, cái mang lại hi vọng và hướng đi khả thi cho tương lai là việc nhận

ra rằng Hình 3D Thiện và Ác chỉ là một bước trong quá trình đi lên tới sự thống nhất của

hình 3D Sóng Thứ 9. Bằng sự tiến lên trong tỉnh thức với cái biết toàn bộ về những sự thay

đổi liên quan đến, thì ta mới có thể dự phần vào bản đồ định mệnh của nhân loại. Cuối

cùng, Hình 3D Thiện và Ác đã cho chúng ta nền văn minh và một nhận thức về bản thân

Page 94: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

94

mà không thể kiếm được ở nơi khác, ngay cả với những suy nghĩ của mình. Bất kì hình 3D

nào của tâm trí cũng đều mạnh hơn nhiều so với những suy nghĩ của chúng ta, bởi vì hình

3D là cái chọn lọc và sắp xếp những suy nghĩ này. Tuy nhiên, một hình 3D chẳng hạn như

Hình 3D Thiện và Ác có thể được thăng hoa và bị bỏ lại khi chúng ta biểu lộ bản đồ định

mệnh của nhân loại.

---oOo---

Page 95: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

95

Chương 5

Ashur, Yahweh, Giáo Hội và Sự Siêu Việt Cuối Cùng của

Nhị Nguyên

Bây giờ chúng ta đã thấy sự đàn áp và khuất phục xuất hiện trong xã hội như là kết quả

của việc tải xuống Hình 3D Thiện và Ác được tạo ra bởi Sóng Thứ 6. Một điều đáng chú ý

là lịch sử sự qui phục của phái nữ dường như diễn ra song song với chế độ nô lệ và chiến

tranh. Không có bằng chứng nào về khảo cổ từ thời Paleolithic (với tâm trí sóng thứ 5

không bị bộ lọc, h4.2) mà cho thấy rằng phụ nữ ở vị trí thấp hơn so với đàn ông. Ngược lại,

những bức tượng nữ được tìm thấy ở thời đại này chỉ ra rằng phụ nữ có thể được coi trọng

hơn đàn ông. Những bức tượng có hình người lâu đời nhất được biết đến là tượng nữ thần

tình yêu từ Hohle Fels và Lion women, cả hai đều có khoảng 40,000 năm trước và được

tìm thấy ở Đức ngày nay thì đều là nữ giới. Nhưng sau khi tải xuống Tiền Sóng 6 (h4.6)

khoảng 10,000 năm trước và với sự trổi dậy của ngành nông nghiệp (xem trong cuốn The

Global Mind and The Rise of Civilization), thì người đàn ông trở thành người nắm quyền.

Phần còn lại là, như họ nói, câu chuyện của đàn ông, và ít nhất là cho đến thế kỉ 21 CE, đàn

ông là giới thống trị trong các đấu trường kinh tế và chính trị.

Sự thay đổi vai trò từ thống trị qua bị trị của phụ nữ đã xảy ra như thế nào? Như tôi đã

gợi ý ở trên, lời giải thích tốt nhất có lẽ là Hình 3D Sóng Thứ 6 đóng vai trò để phát triển

xã hội phụ hệ. Thực tế là sự khuất phục của phụ nữ, chế độ nô lệ, và chiến tranh dường như

có tương quan với Sóng Thứ 6 (và Tiền Sóng 6) cho thấy rằng tất cả đều là kết quả của

hình 3D mới đang trổi dậy. Trong cuốn sách rất hay The Alphabet versus the Goddess,

Leomard Shlain chỉ ra rằng trong các nền văn hóa Địa trung hải cổ đại, mỗi khi chữ viết

xuất hiện thì sự thờ phượng nữ thần bị đẩy ra. Bản thân điều này là một tranh luận lớn về

tại sao phụ nữ trở nên phục tùng đàn ông khi hình 3D Sóng Thứ 6 che khuất Sóng Thứ 5.

Bởi vì chúng ta biết rằng chữ viết đi kèm với Sóng Thứ 6 (h3.8), điều này có nghĩa là Sóng

Thứ 6 đã giết chết chế độ mẫu hệ, tượng trưng cho sự khuất phục của phụ nữ.

Tuy nhiên, chúng ta nên nhận thức rằng tính nhị nguyên giữa đàn ông và đàn bà (hay

giữa các sắc tộc khác nhau) không phải là cái gì hiện hữu sẵn có ở thực tại bên ngoài. Đàn

ông và phụ nữ đơn giản là những loại khác nhau của loài người với những năng lượng tâm

linh khác nhau, và cách duy nhất mà mối quan hệ áp bức hay xung đột giữa họ có thể xảy

ra là thông qua sự phản chiếu của tâm trí nhị nguyên. Do đó, Hình 3D Thiện và Ác không

làm thay đổi thực tại bên ngoài, mà chỉ thay đổi nhận thức của loài người về nó. Hậu quả là,

Page 96: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

96

nếu không vì tâm trí nhị nguyên thì sẽ không có sự xung đột hay đàn áp trong các mối quan

hệ của con người. Tuy vậy, sức mạnh của Hình 3D Sóng Thứ 6 đã khiến phụ nữ bị đàn ông

đàn áp từ lâu. Hơn thế nữa, sự đàn áp này thường được hợp thức hóa bởi các thuyết tôn

giáo cho rằng điều này nằm trong chân lý cao hơn. Câu chuyện Adam và Eva trong Vườn

Địa Đàng là một học thuyết như vậy.

Cây Sự Sống của Người Assyrian

Như đã nói trước đó, biểu tượng lâu đời nhất của Cây Sự Sống được tìm thấy ở

Mesopotamia, và một hình vẽ sơ khai của người Sumerian về “thần cây - lord of the good

tree” (cũng được gọi là cây của sự thật) được chỉ ra ở hình 3.12. Cây sự sống có lẽ đã liên

tục đóng vai trò quan trọng ở Mesopotamia ngay cả khi các nền văn minh ở đó đã thay đổi

từ Sumerian tới Akkadian, Babylonian, và Assyrian. Có lẽ sự thật là người Assyrians với

quân sự hùng mạnh nhất trong các vương quốc Mesopotamia, đã phát triển mạnh nhất về

sự thờ phượng Cây Sự Sống. Chẳng hạn, hàng trăm bức phù điều được biết đến từ vương

quốc này đều là hình nhà vua ôm cây sự sống (thường là hình 5.1 với hình ảnh phản chiếu

của chính mình). Đương nhiên, điều này có ảnh hưởng chính trị là nhà vua thông qua sự

nối kết với Cây Sự Sống đã hợp thức hóa cho sự cai trị của mình và vì vậy muốn mọi người

đều thấy điều này. Thế mà, rất lạ là, trong các tài liệu của người Assyrian không tìm thấy

bất kì lời giải thích rõ ràng nào về Cây Sự Sống thật sự là gì.

Page 97: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

97

Hình 5.1

Sự thiếu vắng thông tin này tạo thành một bí ẩn. Có thể là sự hiện hữu của cây sự sống

quá rõ ràng đối với người Assyrian đến mức không cần phải đưa ra lời giải thích. Cũng có

thể cây sự sống quá thiêng liêng đến nỗi nó không được phép nói ra hay viết xuống. Một

khả năng khác mà tôi cho là có lý nhất đó là kiến thức thực sự về Cây Sự Sống được giữ bí

mật trong lòng mọi người. Khi xem xét điều này, chúng ta nên để ý là kiến thức về Cây Sự

Sống Kabbalistic của truyền thống Do Thái từ lâu chỉ được dạy riêng cho những người đàn

ông đã có vợ và trên 40 tuổi và được giữ bí mật với hầu hết mọi người cho đến khi nó bị lộ

ra chỉ vài trăm năm trước đây và đã trở thành một phần của Hermetic Kabbalism. Sự sở

hữu kiến thức về Cây Sự Sống của người Assyrian mà rất có thể là nguồn gốc của Cây Sự

Sống Kabblistic, tương tự có thể được xem là rất quan trọng đến nỗi nó trở thành đặc quyền

của một số người.

Để cung cấp một sự hiểu biết hiện đại về Cây Sự Sống của người Assyrian, tôi muốn

trích dẫn từ bài báo của Benjamin Daniali.

Cây Sự Sống của người Assyrian là một kiến thức thiêng liêng. Cây Sự Sống là một trí

tuệ cổ xưa. “Đó là con đường để loài người trở thành một con người hoàn hảo”. Cái Cây là

cây cầu nối giữa thế giới với Thượng đế và Thiên Đàng của ông ta. Nó là một cái thang để

trèo lên bằng đời sống khổ hạnh (bằng tu hành) và là một dụng cụ để nhận quyền năng và

Page 98: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

98

kiến thức thiêng liêng. “Cây Sự Sống thường đại diện cho các lực đằng sau Sự Sáng Tạo ở

tất cả các tầng từ vi mô đến vĩ mô”. Tầm quan trọng của Cây được nhìn nhận ở thế giới cổ

đại giữa người Assyrian và Ai cập. Sau đó, người Do thái đã thừa hưởng khái niệm về Cây

Sự Sống, rõ ràng từ Babylon, đã sửa đổi một chút và hình thành Giáo Lý Thiêng Liêng

trong Kabbalah, một pháp tu bí mật của đạo Do Thái gọi là “Ghabel Alahah” trong tiếng

Anh có nghĩa là “chấp nhận Thượng Đế/nhận từ Thượng Đế”.

Nhiều tư tưởng loại này đã cộng hưởng mạnh mẽ với những gì được đề cập trong cuốn

sách này. Do đó, Cây Sự Sống được mô tả như con đường để trở thành một người hoàn hảo,

và đáng chú ý là để trở thành như vậy thì chúng ta phải trèo lên một cái thang. Ngoài ra,

như đã được mô tả trong mô hình fractal-holographic, Cây Sự Sống biểu hiện sự sáng tạo ở

tất cả các tầng từ vĩ mô tới vi mô. Thế mà, đối với các học giả, điều bí ẩn là Cây Sự Sống

của người Assyrian (xuất hiện trong rất nhiều bức phù điều ở Assyria) muốn nói lên điều gì

và tại sao nó được coi là tâm điểm của sự thờ phượng như vậy? Trong cuốn sách này, tôi đã

đề xuất rằng Cây Sự Sống không phải là ảo tưởng mà là cái gì đã hiện hữu ngay từ đầu, và

rất nhiều điều bí ẩn đã được giải đáp. Tuy nhiên, một số khía cạnh nhất định về vai trò của

Cây Sự Sống trong tôn giáo thì dường như vẫn còn bí ẩn. Nhưng may mắn thay, có thông

tin gián tiếp về điều này. Dựa theo đây, giáo sư Simo Parpola, một nhà nghiên cứu về văn

minh Assyria ở đại học Helsinki, đã tái tạo lại Cây Sự Sống của người Assyrian (h5.2a)

dựa trên 9 vị thần cùng những phẩm chất và các con số liên quan đến họ.

Để có thể phân tích Cây Sự Sống của người Assyrian trong h5.2a, tôi sẽ sử dụng hình

ảnh của hình 3D sóng thứ 6 (h5.2b) để so sánh. Như ta đã biết, hình 3D này đã tạo ra nền

văn minh thông qua việc chiếu sáng vào não trái và để não phải nằm trong bóng tối. Trong

hình 5.2b, phía bên phải của đầu theo cái nhìn của chúng ta (là não trái từ mô hình) tương

ứng với cột bên phải trong cây sự sống ở hình 5.2a và ngược lại cho phía bên trái của đầu.

Cột giữa trong hình 5.2a thì tương ứng với trục vũ trụ, cũng được phản ảnh theo đường

thẳng đứng qua mặt trong hình 5.2b. Dựa vào Cây Sự Sống của người Assyrian đã xây

dựng lại theo cách này, tôi khẳng định rằng trên thực tế đây là một cách trình bày khác của

Hình 3D Thiện và Ác, mà được xây dựng chi tiết hơn so với hình 3D ở

Sumer/Mesopotamia đã chỉ ra trong hình 4.4b. Sự song song với biểu tượng dingir 8 hướng

này sẽ trở nên rõ ràng hơn nếu chúng ta nhìn vào Ishtar ở trung tâm của hình 5.2a như là

điểm kết nối với 8 vị thần khác.

Page 99: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

99

Hình 5.2

Trong cây ở hình 5.2a, các vị thần ở cột trung tâm là Anu, cha của các vị thần và là chủ

của thiên đàng, Ishtar, nữ thần tình yêu, và Nergal-thần chết, ba vị thần ở cột trung tâm giữ

cân bằng cho trục Mundi (so sánh với h3.12). Điều thú vị là các vị thần ở cột phải (tương

ứng với ánh sáng trong hình 5.2b) luôn có trị số cao hơn các vị thần ở bên cột trái, điều này

hàm ý những vị thần đó có giá trị hơn. Các vị thần bên cột trái là Sin, thần mặt trăng,

Shamash, thần mặt trời, và Adad, thần thời tiết, hay còn gọi là những thần thiên nhiên.

Quay trở lại cột bên phải, chúng ta thấy Ea (được gọi là Enki bởi người Sumerian); Marduk

và Nabu là những vị thần đại diện cho nền văn minh của não trái. Thần Ea ở trên cùng

thường được miêu tả như dục vọng quá độ và được liên kết với sức mạnh nam giới. Vị thần

này cũng có vai trò quan trọng như là người giữ những món quà của nền văn minh. Về thần

Marduk, người mà sau này trở thành vị thần nổi bật nhất trong các vị thần ở Babylon, có

thể được biết đến nhiều nhất vì đã giết chết Tiamat, một nữ thần nguyên thủy hay còn gọi

là Mẹ đất. Tiamat đôi khi cũng được xem là thần rắn, và chúng ta có thể thấy chiến thắng

này của Marduk thì song song với việc Yahweh nguyền rủa con rắn trong chuyện về vườn

địa đàng. Nabu trở thành thần của văn tự, dần dần tiếp quản vai trò này từ nữ thần Nidaba.

Ban đầu, Nabu là minister (bộ trưởng) của Marduk nhưng sau đó trở thành người nhiếp

chính đứng đầu của các vị thần.

Đây là sự hiểu biết của người Assyrian về Cây Sự Sống, và nó cho chúng ta biết Cây

Sự Sống đã được cảm nhận như thế nào trong Sóng Thứ 6 mà các biểu tượng của hình 4.4

không thể nói được. Qua sự phân tích này, chúng ta có thể thu được nhiều chi tiết hơn về

Hình 3D Thiện và Ác để có thể hiểu rõ ràng hơn về những gì ảnh hưởng đến con người tại

thời điểm này. Chẳng hạn, hình của Cây Sự Sống này cho chúng ta biết rằng các vị thần ở

Page 100: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

100

não trái được xem là những người thống trị (dựa trên những trị số của họ). Trái ngược với

các vị thần thiên nhiên ở phía đối diện, những vị thần ở bên não trái cũng chịu trách nhiệm

mang nền văn minh đến cho nhân loại (và quả thực óc trái đã làm điều này). Những vị thần

này rất nam tính và hạ bệ những nữ thần trọng yếu khác mà có thể giữ những chức vị của

các nam thần. Chắc chắn câu chuyện Marduk giết chết Tiamat là một huyền thoại quan

trọng tượng trưng cho sự chuyển đổi sang sự thống trị của nam giới đã diễn ra trong Sóng

Thứ 6.

Người ta nói rằng người Assyrian đã xem vị thần tối cao của họ, Ashur, như là tổng thể

của 9 vị thần, và hình 5.2a giúp chúng ta hiểu được tại sao người Assyrian xưa đã cảm

nhận vị thần này như vậy. Hay nói đúng hơn, cảm nhận về sự Thiêng Liêng đã bị lệch đi

như thế nào sau khi người Assyrian phóng chiếu Hình 3D Thiện và Ác lên đó. Sự Thiêng

Liêng này được xem như bị chi phối bởi sức mạnh nam tính có các trị số cao nhất; và vai

trò của sức mạnh nữ tính, Ishtar, thì giữ cho mọi người kết nối với nhau. Một lần nữa, 9 vị

thần vĩ đại ở trong cây sự sống hình 5.2a rất có thể là các khía cạnh hay phẩm chất của Anu,

người đang bay lơ lửng trên cây trong hình 5.1. Theo cách giải thích này, người Assyrian

đã cho rằng Anu là vị thần tối thượng mà đã giết chết các nữ thần trong quá khứ (ngoại trừ

Ishtar). Có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi người Assyrian được cho là những người tàn

ác nhất thời cổ đại. Julian Jaynes suy đoán rằng họ đã trở nên như vậy khi họ mất liên lạc

trực tiếp với các vị thần cá nhân của họ, điều mà họ thường làm trong thời gian trước đó, và

vì vậy họ đã trở nên tuyệt vọng. Sự mất mát này có lẽ trùng hợp với việc chuyển tiếp để tin

vào một vị thần duy nhất và vị thần mà họ hướng tới là Anu, vị thần thường được thể hiện

là thần chiến tranh với cây cung và mũi tên, đương nhiên trông rất là đáng sợ.

Truyền Thống Đạo Chaldean – Do Thái – KiTô

Từ quan điểm của lịch sử thế giới, các mẫu chuyện về Cây Sự Sống của người

Assyrian rất thú vị vì một số lý do khác nhau. Một là Assyria có thể là vương quốc hùng

mạnh cuối cùng xuất phát từ vùng Mesopotamia - Trung đông (không kể sự hồi sinh ngắn

ngủi của đế chế Babylon). Quĩ đạo của họ hướng về chủ nghĩa độc thần, sau đó có thể được

coi là sự hoàn tất của nền văn minh cổ đại này, mà lịch sử của nền văn minh này có từ điểm

khởi đầu của Sóng Thứ 6. Một lý do khác để chú ý đến Assyria là trong lịch sử của các tôn

giáo, vùng Mesopotamia đôi khi được xem là điểm khởi đầu của các truyền thống

Chaldean, Do Thái, và Kitô giáo. Israel và Judea thực tế đã thuộc về Assyria vào cuối thế

kỉ thứ 7 TCN trước khi bị Babylon giam cầm, mà trong đó người Do Thái vẫn ở lại đó cho

đến giữa thế kỉ thứ 6. Ngay cả xứ Chaldean, nơi xuất xứ ông tổ Abraham, không giống như

Page 101: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

101

là Assyria và Babylon, cả ba nền văn hóa đều là một phần của Mesopotamia và vì vậy đã

có cùng những niềm tin về thế giới và các vị thần. Thực ra, trong thế giới cổ đại, các nền

văn hóa này chỉ có một đối thủ là Ai cập, và hiển nhiên là người Do Thái sống dưới những

đế chế Mesopotamia trong một thời gian dài như vậy có lẽ đã mượn những tư tưởng tôn

giáo quan trọng của họ. Không có gì là bí mật khi những câu chuyện trong sách sáng thế kí,

chẳng hạn như Noah và cái tàu của ông ta đã có nguồn gốc từ những niềm tin của

Mesopotamia. Đây là mối liên kết không rõ ràng về quá khứ, và có thể thông qua điều này,

cây sự sống của người Assyrian đã ảnh hưởng đến không chỉ Do Thái giáo mà cả Kitô và

Hồi giáo.

Điều này không có nghĩa là người Do Thái chỉ đơn giản sao chép các quan điểm phổ

biến ở xứ Mesopotamia. Tuy nhiên, rất có thể họ được cung cấp kiến thức trong lúc bị giam

cầm, mà nếu họ cộng hưởng với nó thì sẽ sửa đổi kiến thức này và từ đó tạo ra một biến thể

mới xung quanh vị thần Yahweh của họ. Nếu bạn cho rằng họ chỉ bịa ra hoặc sao chép kiến

thức này mà không có bất kì cảm nhận thực sự nào của chính họ thì bạn sẽ hoàn toàn sai.

Chủ đề trọng tâm của cuốn sách này là hiện tượng Cây Sự Sống là sự thật và tính nhị

nguyên mà nó tạo ra có thể đã được cảm nhận trực tiếp ở lúc đầu của Sóng Thứ 6. Tuy

nhiên, đã có những biến thể văn hóa trong cảm nhận này được thể hiện, chẳng hạn như tôn

giáo của người Do thái thì khác với của Assyrian. Có lẽ đúng nhất là, quan điểm về Cây Sự

Sống ở vùng Mesopotamia, dù có được ăn sâu vào người Assyrian hoặc Babylon hay

không đều đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc Yahweh (vị thần của Do Thái) được người Do

thái cảm nhận và tái tạo lại.

Chẳng còn hoài nghi gì nhiều, Cây Sự Sống của người Assyrian (h5.2) chính là bản

gốc, mà từ đó người Do thái sau này đã phát triển thành Cây Sự Sống Kabbalistic. Quan

điểm ban đầu của người Do thái về Thiêng liêng có thể tương tự như quan điểm về Cây Sự

Sống của người Assyrian (h5.2a) và sự thống trị của phái nam mà điều này thể hiện. Điều

này có nghĩa là Yahweh cũng là một sự phóng chiếu của Hình 3D Thiện và Ác, và do đó

cũng có sự bất cân bằng giống như của người Assyrian và Babylon. Mặc dù thừa nhận đây

là một sự tái tạo, nhưng nó hợp lý và có sức mạnh giải thích mạnh mẽ cho lịch sử liên tục

của các tôn giáo thuộc giòng Abrahamic.

Câu Chuyện Vườn Địa Đàng trong Sáng Thế Ký

Điều này dẫn chúng ta tới cuốn sách Sáng Thế Kí (Book of Genesis) và quan điểm của

kinh thánh về Cây Sự Sống. Theo niên đại của thánh kinh, sách Sáng Thế Ký có thể được

Page 102: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

102

viết sớm nhất là vào 1500-1000TCN, nhưng các học giả ngày nay tin rằng cuối cùng nó

được gom lại thành sách vào khoảng 500 TCN. Bởi vì điều này đã xảy ra sau khi người Do

thái trở về đất của mình sau khi bị người Babylon cầm tù, chúng ta phải nghiêm túc xem

xét về những luật pháp của xứ Mesopotamia và tư tưởng về Cây Sự Sống có ảnh hưởng đến

sách Sáng Thế Ký này như thế nào. Tuy nhiên, Sáng Thế Kí trong Torah (Do Thái) hay

Ngũ kinh của Kinh Thánh Kitô (Pentateuch of the Christian Bible) thì chứa nhiều phần

khác nhau. Đầu tiên là sự mô tả về cách Thượng Đế tạo ra thế giới, thì tương tự với nhiều

mẫu chuyện từ các phong tục khác nhau và do đó không gây mâu thuẫn. Nó cũng truyền

đạt kiến thức quan trọng là sự sáng tạo diễn ra trong 7 Ngày 6 Đêm (nếu chúng ta đếm cả

ngày nghỉ). Đây thực sự là nhịp điệu của sự sáng tạo mà đã được xác minh trong chương 3

(với điều kiện là chúng ta tin tưởng những làn sóng đã dắt chúng ta tới ngày hôm nay).

Phần thứ 2 của sách Sáng Thế Ký kể về Adam và Eva ở trong vườn địa đàng và việc họ bị

trục xuất khỏi đó có nhiều nghi vấn mà chúng ta sẽ xem xét ở đây. Các phần sau của Sáng

Thế Kí nói về lịch sử của người Do thái và sẽ không được đề cập ở đây (tuy nhiên, đọc

trong cuốn The Global Mind and The Rise of Civilization sẽ nói về trận đại hồng thủy và

con thuyền của Noah).

Hình 5.3

Page 103: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

103

Nói gọn lại, câu chuyện về Vườn Địa Đàng bắt đầu với việc Adam và Eva đang sống ở

thiên đường trong sự hòa bình với tất cả các loài động vật và thần Yahweh. Trong vườn có

hai cây đặc biệt được đề cập đến là Cây Sự Sống và Cây Kiến Thức Thiện Ác. Thần

Yahweh nói với họ rằng họ có thể ăn trái của tất cả các loại cây ngoại trừ Cây Kiến Thức

Thiện Ác. Một con rắn xuất hiện và dụ dỗ Eva ăn trái của cây này, và sau đó cô ta dụ dỗ

Adam làm theo. Sau khi ăn trái cây này, cảm nhận của họ về bản thân thay đổi, họ nhận ra

“họ đang khỏa thân”. Thần Yahweh xuất hiện và nguyền rủa họ vì họ đã ăn loại trái cây

này, và như một hình phạt họ đã bị trục xuất khỏi vườn địa đàng. Đáng chú ý là con rắn

cũng bị nguyền rủa. Như một hình phạt, Adam sẽ phải chịu cực khổ suốt cuộc đời và Eva

sẽ phải sanh con trong đau đớn như tất cả những người phụ nữ sau này. Thần Yahweh đóng

cửa khu vườn bằng một thanh kiếm rực lửa với một gợi ý mơ hồ rằng một lúc nào đó nó có

thể được mở ra.

Khỏi cần giải thích, đây không phải là một khu vườn có thực. Vườn Địa Đàng là một

phép ẩn dụ cho trạng thái tâm thức thống nhất, được phản ánh trong sự thống nhất với động

vật và thiên nhiên cũng như giữa các giới tính. Adam và Eva chỉ cảm nhận bản thân họ tách

biệt sau khi ăn trái cấm và thấy rằng “họ đã khỏa thân”. Họ cũng đã cảm nhận sự hợp nhất

với Thượng đế trước khi họ ăn trái cấm, họ có thể nói chuyện tự nhiên với thần Yahweh.

Dựa trên những gì chúng ta đã học được ở đây về Cây Sự Sống và những con rắn phát ra từ

đó, tôi diễn giải câu chuyện như một phép ẩn dụ cho sự chuyển đổi từ hình 3D này sang

hình 3D khác. Con rắn tượng trưng cho Sóng Thứ 6 mang theo Hình 3D Thiện và Ác, mà

đưa ra tính nhị nguyên và đánh dấu sự kết thúc trải nghiệm sự thống nhất của Sóng Thứ 5.

Sự chuyển đổi từ hình 3D của Sóng Thứ 5 sang Sóng Thứ 6 có nghĩa là loài người đã đến

giai đoạn cảm nhận bản thân như tách biệt với cả Thiêng Liêng và thiên nhiên.

Về hai cây trong phép ẩn dụ này, đã có một cuộc tranh luận về việc chúng là một cây

hay hai cây riêng biệt. Giải pháp mà tôi đề nghị cho vấn đề khó khăn này là thực sự chỉ có

một Cây Cột Sống Vũ Trụ, mà từ đó các sóng về sinh học và tinh thần trong phạm vi quang

phổ phát ra (h2.3). Cây Kiến Thức Thiện Ác trong kinh thánh sau đó chỉ là một biểu hiện

đặc biệt của một trong các hình 3D trong các làn sóng này, hình 3D của Sóng Thứ 6. Do đó,

Cây Kiến Thức cũng được xem là Cây Sự Sống, nhưng hình 3D của nó có tần số khác, và

vì vậy cây trước đó được mô tả hoàn toàn khác. Con rắn như là một biểu tượng của Sóng

Thứ 6 tìm cách thể hiện nó thông qua chuyện Adam và Eva ăn trái cấm, thực ra đó chính là

Hình 3D Thiện và Ác. Việc ăn trái cấm đơn giản nghĩa là việc tải xuống hình 3D Sóng Thứ

6, với tất cả những hậu quả của nó, bao gồm nhiều khía cạnh của kiến thức cũng như tính

nhị nguyên.

Page 104: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

104

Khái niệm về “Sự Sụp Đổ” (the Fall) (sự kiện này đôi khi được gọi như vậy) thật sự

phản ảnh sự thay đổi trong tâm thức mà đã hình thành bởi việc tải xuống hình 3D Sóng

Thứ 6. Đây thực sự là một “Sự Sụp Đổ” theo nghĩa là một sự chấm dứt từ trạng thái thống

nhất trước đó, nhưng nó cũng là một sự thăng hoa lên một tần số cao hơn, mà cho phép loài

người tạo ra nền văn minh. Sau này những diễn giải của đạo Do Thái, Kito đã háo hức đổ

lỗi cho loài người, và đặc biệt là phụ nữ cho sự “Sụp đổ” này, và vì vậy đã không nhận ra

được một khía cạnh của việc tải xuống Sóng Thứ 6 là sáng tạo ra nền văn minh, mà bản

thân nó là một bước tiến tích cực.

Hình 5.4

Câu chuyện về sự chuyển đổi từ thế giới nhất nguyên sang thế giới nhị nguyên, chẳng

hạn như trong Sáng Thế Kí, là một mẫu chuyện mà nhiều dân tộc cùng cộng hưởng. Truyền

thuyết Trung Hoa về Phục Hi và Nữ Oa (h3.11), cặp đôi giống con rắn đã mang đến nền

văn minh, là một mẫu chuyện và câu chuyện của người Maya về cặp song sinh anh hùng

bắn hạ con chim két Seven Macaw từ trên cây là một mô tả khác về sự kết thúc của nhất

nguyên. Con chim két, trong câu chuyện này trong cuốn sách Popol Vuh, là biểu tượng của

Ngày thứ 7 của Sóng Thứ 5 và sự hợp nhất của nó. Trong khi con chim két đang đậu trên

cây sự sống thì nó đã bị Hunahpu (Hun Ahau = một ánh sáng) bắn hạ bằng cách sử dụng

một ống thổi với sự giúp đỡ của người anh em song sinh Xbalanque (X = nữ tính, Balam =

Jaquar, một con báo đen): hai biểu tượng cho tính nhị nguyên của Sóng Thứ 6, mà sẽ thay

thế sau sự thống nhất của Sóng Thứ 5. Thật ra những câu chuyện trong sách Popol Vuh, sự

chuyển đổi từ hình 3D này sang hình 3D khác được mô tả như người Maya đã thấy sự thay

đổi như là một phần của kế hoạch vũ trụ, và những thay đổi này đã không bị lên án. Giữa

người Maya và những thổ dân Mỹ khác, con rắn, chẳng hạn như Quetzalcoatl, đã được vinh

danh vì mang đến nền văn minh.

Page 105: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

105

Khi chúng ta xem xét những huyền thoại chuyển đổi từ các nền văn hóa khác hơn Do

Thái, nơi mà loài người không bị lên án, chúng ta có thể tự hỏi có gì sai với việc tìm hiểu

về kiến thức hoặc kiến thức về thiện và ác và tại sao nó lại bị coi là một “tội lỗi”. Bộ không

rõ ràng sao, khi nhân loại thăng hoa thì chúng ta phải tìm hiểu kiến thức, bao gồm cả luân

lý và đạo đức. Sự chuyển đổi giữa các làn sóng và tần số khác nhau của sự tiến hóa chính là

cách thức làm cho sự sống trên trái đất (cũng như khắp nơi trong vũ trụ) tiến hóa. Nếu

Yahweh là Đấng sáng tạo, thì tại sao ông ta lại trừng phạt những người tìm cách hoàn thiện

bản thân bằng cách chuyển đổi sang những trạng thái tâm trí cao hơn? Thông qua sự phỉ

báng về việc Eva và Adam ăn trái cấm của thần Yahweh, họ đã bị đặt vào tình huống: “ăn

hay không ăn cũng đều bị lỗi”. Và nếu Cây Sự Sống là biểu hiện của đấng Sáng Tạo, thì

thần Yahweh là ai? Dường như điều đặc biệt nhất trong câu chuyện về vườn địa đàng giữa

những câu chuyện về sự sáng tạo của thế giới là một tội lỗi, hình phạt, và khái niệm về tội

lỗi đã đặt lên cho loài người, và đặc biệt là người phụ nữ thông qua “tội lỗi” của Eva. Tuy

nhiên, trớ trêu thay, đây là câu chuyện sáng tạo đã trở nên phổ biến nhất từ việc chấp nhận

bởi các tôn giáo khác.

Tôi nghi ngờ rằng nguồn gốc của những nguyền rủa trong câu chuyện này là cái nhìn

về Thượng đế của người Assyrian mà thiên vị về nam tính thì đang núp bóng sau những

hành động của Yahweh. Yahweh trong câu chuyện Vườn Địa Đàng thì tương tự như Ashur

trong cây sự sống của người Assyrian. Tuy nhiên, bất kể ảnh hưởng của Ashur như thế nào,

thì Yahweh chỉ là một sự phóng chiếu của Hình 3D Thiện và Ác bởi giới tu sĩ Do thái. Tác

giả của câu chuyện Vườn Địa Đàng rất có thể có mục tiêu phụ hệ và bảo thủ vì chính họ đã

bị chi phối bởi hình 3D này. Chúng ta cũng phải hiểu rằng phụ nữ từ lâu đã bị chinh phục

bởi hình 3D này khi sách Sáng Thế Kí được viết ra. Câu chuyện về Vườn Địa Đàng về cơ

bản chỉ là để hợp thức hóa hoàn cảnh hiện có của người phụ nữ.

Những hậu quả của huyền thoại nguyên thủy này về nguồn gốc của loài người đã lan

rộng và phần lớn là tiêu cực. Nếu chúng ta cho rằng câu chuyện này được dựng lên vào

khoảng trước giữa Sóng Thứ 6 bởi một nhóm tu sĩ Do thái, thì chúng ta có thể hiểu mục

đích của nó là chính trị, hay nói cách khác, một hình thức để khẳng định quyền lực. Đó là

để kềm kẹp mọi người, đặc biệt là phụ nữ và để đổ lỗi cho họ vì đã học hỏi kiến thức mới,

tận hưởng tình dục, và tham gia vào những hoạt động khác mà đi kèm với sự tò mò về cuộc

sống và ăn trái cây của sự sáng tạo. Học thuyết về tội Tổ Tông - mặc dù được phát minh

sau đó bởi ông cha Augustine (430CE) - thì trực tiếp dựa trên lời nguyền về Eva trong Sáng

Thế Ký. Khái niệm về tội Tổ tông dù ngớ ngẩn đến thế nào thì trong nhiều thế kỉ qua đã

Page 106: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

106

được các nhà thờ Thiên chúa giáo sử dụng, và đặc biệt là giáo hội công giáo để hạ thấp phụ

nữ.

Thần Yahweh

Bởi vì kinh điển Do thái cổ đã được đưa vào Cựu Ước của Kinh thánh Kitô giáo, thần

Yahweh - ngay cả khi ông ta là một vị thần chiến tranh dữ tợn, ít nhất là được mô phỏng

theo Ashur và Marduk - đã được phổ biến trở thành một hình tượng cho Thượng đế phải

giống như thế nào. Quan điểm này đã chiếm ưu thế trong thời điểm hiện đại vì thần

Yahweh có ảnh hưởng lớn đến không chỉ Do thái giáo mà cả Kitô và Hồi giáo. Hơn một

nửa nhân loại ngày nay thuộc về các tôn giáo dòng Abrahamic, mà tất cả các tôn giáo này

rõ rệt thừa hưởng những đặc điểm của Yahweh trong định nghĩa của họ về Thượng Đế.

Trên thực tế, những đặc điểm này là những sự phóng chiếu của Hình 3D Thiện và Ác nhằm

củng cố những cấu trúc quyền lực của các tôn giáo này. Moses, hoàng tử Ai cập được cho

là người đã dẫn dắt dân tộc Do Thái từ nô lệ trở về quốc gia của họ và nhận được 10 điều

răn của Thượng Đế trên đoạn đường đó, có phải là một người có trong lịch sử hay không,

đã là một câu hỏi. Không có tài liệu của Ai cập nào chứng thực câu chuyện này cả, và vì

vậy nó có thể đơn giản dùng để che đậy nguồn gốc Lưỡng Hà của Yahweh, mà trong số

những nam thần thì Yahweh là người phổ thông nhất so với những vị thần Ai Cập.

Trong kinh thánh, thần Yahweh tự đặt cho mình tính chất đố kị, và việc ông ta nguyền

rủa con rắn có thể là một biểu hiện của sự đố kị này. Như ta đã thấy, con rắn là biểu tượng

đầu tiên của kinh nghiệm loài người về sức mạnh ở một cõi khác. Yahweh sau đó có thể coi

con rắn như một đối thủ, giống như Marduk đối với Tiamat - hơn nhiều người hiện đại có

thể hiểu - và lời nguyền rủa con rắn của Yahweh hỗ trợ quan điểm này. Trong Sáng Thế Kí,

con rắn được gọi là “con vật ranh mãnh nhất”. Như chúng ta hiện biết, con rắn là biểu

tượng của làn sóng tiến hóa và sự tiến bộ có định hướng mà loài người phải trải qua. Sự

nguyền rủa con rắn (để khuyến khích Adam và Eva tìm hiểu kiến thức) thực sự có nghĩa là

việc nguyền rủa sự tiến hóa và tiến bộ, phù hợp với mong muốn của chế độ phụ hệ bảo thủ,

cho dù là người Lưỡng Hà (Mesopotamian) hay Do thái. Bằng cách nguyền rủa con rắn,

thần Yahweh cố gắng kềm kẹp nhân loại và đặc biệt là phụ nữ trong trạng thái mặc cảm tội

lỗi vì việc chấp nhận và ủng hộ sự tiếp tục tiến hóa của sáng tạo. Thần Yahweh (hoàn toàn

trái ngược với sách Popol Vuh, h5.4) nguyền rủa những gì đã xảy ra theo kế hoạch thiêng

liêng, cụ thể là sự chuyển đổi từ mức tiến hóa này sang mức tiến hóa khác. Thật ra, việc ăn

trái cây từ Cây Kiến Thức Thiện và Ác là việc làm đúng cho loài người. Thay vì tạo điều

kiện cho sự chuyển đổi từ thế giới của hình 3D này sang thế giới khác, thì dường như thần

Yahweh lại làm cho nó trở nên khó khăn hơn.

Page 107: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

107

Tại thời điểm câu chuyện về Vườn Địa Đàng được viết ra, tác giả của nó có thể đã bị

thuyết phục rằng Yahweh là Đấng Thiêng Liêng Tối Cao (the Divine All That Is). Bởi vì

Hình 3D Thiện và Ác thực sự phát ra từ Cội Nguồn (Source) và đã được cảm nhận như vậy,

có lẽ chỉ có một nhận thức mơ hồ rằng các hình 3D sau này đã thay đổi. Mặc dù những

người theo đạo Cơ Đốc trong Tân Ước đã xác định lại mối quan hệ của con người với

Thượng đế, so với trong Cựu Ước, thì Thượng đế vẫn được xem là Yahweh. Trong những

thế kỉ đầu tiên sau công nguyên, đã có nhiều cuộc thảo luận giữa những Linh mục trong

nhà thờ về việc có nên đưa Cựu ước với Yahweh vào Kinh Thánh hay không. Thế mà sức

mạnh của Hình 3D Thiện và Ác ghê gớm đến độ đánh bại những lời chỉ trích, và nhà thờ

như là một tổ chức đã chấp nhận ông Ashur mơ hồ là Thượng Đế. Mặc dù ngày nay không

cần thiết để tiết lộ nguồn gốc của Ashur trong Hình 3D Thiện và Ác (vì ông ta không có tín

đồ trực tiếp trong thế giới hiện đại) nên Yahweh vẫn là một biểu tượng của hình 3D này và

vẫn tác động sâu sắc đến thế giới của chúng ta.

Trước khi thảo luận điều này, tôi nghĩ điều quan trọng là phải nhận ra rằng trong thế

giới cổ đại nhiều vị thần ở cấp bộ lạc và quốc gia là thần chiến tranh. Thần Yahweh của

người Do thái không phải là vị thần duy nhất có những đặc điểm như vậy. Tuy nhiên, ông

ta là người duy nhất còn tồn tại đến thời điểm này. Ông ta đã trở thành hình mẫu về

Thượng Đế cho cả 3 tôn giáo thuộc dòng Abrahamic, và dường như đây là một quan điểm

hạn chế và có động cơ chính trị. Hậu quả là, khi những người vô thần ngày nay tranh luận

chống lại sự hiện hữu của Thượng Đế, họ thường chống lại những khái niệm về Thượng Đế

bắt nguồn từ Yahweh. Hơn nữa, phần lớn các cuộc xung đột tôn giáo hiện nay ở vùng

Trung Đông khởi nguồn từ quan điểm về Thượng Đế là sự đố kị và của những người lên án

những kẻ không theo Ông. Đây là một nhận thức mà có lẽ sẽ không bao giờ tạo ra sự hòa

bình cho dù các tín đồ trung thành của tôn giáo dòng Abrahamic có nói gì đi nữa. Ngược

lại, khái niệm về một vị thần dữ tợn và những luật lệ mà bạn phải tuân theo có khuynh

hướng chặn lại con đường đi đến hòa bình lâu dài. Vì lý do này, nhận thức rất mạnh mẽ từ

Sóng Thứ 6 vẫn đang ảnh hưởng đến thế giới.

Sự Trổi Dậy của Các Tôn Giáo

Nếu Yahweh không phải là Đấng Thiêng Liêng Tối Cao (Divine All That Is) mà là một

phần nhận thức nhị nguyên của Thượng Đế thì tại sao sau đó ông ta lại trở nên ảnh hưởng

lớn đến như vậy. Câu trả lời là Hình 3D Thiện và Ác, vì bản chất nhị nguyên của nó ủng hộ

tư tưởng những người có quyền lực trên những người khác. Chúng ta đã thấy điều này từ

Page 108: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

108

sự xuất hiện của chế độ nô lệ và chiến tranh trong chương trước. Sự khuất phục là một hậu

qủa phổ biến của sự cộng hưởng với Sóng Thứ 6 và vì vậy không có nghĩa là do người

Assyrian hay Do thái tạo ra. Dù sao đi nữa, với đặc tính này của thời đại, như chúng ta đã

thấy, tính nhị nguyên của nó có ảnh hưởng sâu sắc đến các loại thần mà loài người đã nhận

ra và có liên quan đến.

Đặc biệt là sau khoảng giữa của Sóng Thứ 6 năm 551 TCN, loài người đã bắt đầu

thành lập các tôn giáo và các hệ thống tư tưởng xung quanh những vị thần này. Tại thời

điểm này, khi tiền sóng của Sóng Thứ 7 được kích hoạt thì một trong những thay đổi tư

tưởng quan trọng nhất đã xảy ra. Trên toàn cầu, chủ nghĩa cá nhân (bao gồm cả bản ngã) đã

xuất hiện. Các sử gia gọi thời kì này là Axial Age. Hình 3D mà mọi người tải xuống đã

thay đổi theo cách mà sự trực tiếp tiếp xúc với cõi âm (spirit worlds) (cảm nhận của Sóng

Thứ 5) đã biến mất. Thay vào đó là các tôn giáo, hệ thống tư tưởng thần học và đạo đức.

Đương nhiên, vì con người đã bị cắt đứt với thế giới tâm linh, vì vậy họ có khuynh hướng

phụ thuộc vào một tôn giáo dựa trên những kinh nghiệm của một nhà tiên tri hay một người

sáng lập tôn giáo.

Hình 5.5

Sự tiếp xúc trực tiếp mà loài người trước đây có với một loạt các thực thể tâm linh,

chẳng hạn như các vị thần thành phố, thần bộ lạc, thần cá nhân, bán thần, những anh hùng

Page 109: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

109

huyền thoại, linh hồn động vật, v.v.. đã trải qua một sự thay đổi lớn vào khoảng 550 TCN

khi các tôn giáo với các học thuyết, hay ít nhất là các hệ thống tư tưởng phức tạp bắt đầu

xuất hiện (h5.5). Chúng ta có thể thấy những ảnh hưởng của sự thay đổi này trên tất cả các

lục địa khi toàn bộ tinh thần và tâm lý của con người trải qua sự thay đổi mạnh mẽ này

trong khoảng thời gian rất ngắn. Các nền văn hóa khác nhau đã thay đổi mối quan hệ của

họ với Thiêng liêng, và thành lập các tôn giáo mới để giải thích cho những cảm nhận mới

của họ về điều này. Do đó, ở Trung Mỹ, đây là thời điểm mà Tzolkin xuất hiện lần đầu tiên

(550 TCN). Ở Trung Quốc, những người thầy thông thái như Khổng Tử (551-479 TCN) và

Lão Tử (thế kỉ 6 TCN) bắt đầu dạy đạo. Ở Ấn độ, đức Phật (563, 552) và Mahavina

(599-527), người sáng lập ra đạo Jainism xuất hiện, cả hai đã đề xuất con đường dẫn đến

giác ngộ. Các sử thi vĩ đại của Mahabharata và Bhagavad-Gita cũng được biên soạn, và

niềm tin vào sự luân hồi cũng được thiết lập tại thời điểm này. Một tôn giáo quan trọng

khác nổi lên vào thời điểm đó là nhị nguyên Thánh hỏa giáo - Zoroastrianism (550-523

TCN) ở Ba Tư, vào thời điểm đó là cường quốc lớn nhất thế giới. Pythagoras (570-495

TCN) đã bắt đầu dạy về sự hài hòa của các khối cầu.

Tất cả các hệ thống tư tưởng tôn giáo này đã xuất hiện trong vòng 50 năm kể từ khoảng

giữa của Sóng Thứ 6, là một sự thay đổi thể hiện trên qui mô lớn. Bởi vì tính cách toàn cầu

của sự thay đổi này, nên khá rõ ràng là tất cả các tôn giáo mới và triết học mới này là phản

ảnh của sự thay đổi ở tầng tâm trí toàn cầu mà gần như là sâu sắc ngay tại điểm khởi đầu

của Sóng Thứ 6 (h3.8).

Tại điểm giữa này cả người Lưỡng hà và người Ai cập, những cái nôi của nền văn

minh cổ xưa, đã bị đế quốc Ba tư chinh phục (550-330 TCN). Việc mà những nền văn

minh cổ này không còn giữ được truyền thống cũ của họ nữa là một sự xác nhận rằng sự

thay đổi này đã tạo ra một cái gì đó cơ bản mới trong mối quan hệ của loài người với tâm

linh. Kinh nghiệm trực tiếp về tâm linh, mà có lẽ đã chiếm ưu thế đặc biệt ở Ai cập đã được

thay thế bằng các tôn giáo trừu tượng hơn. Kết quả là, các nền văn minh cổ nhất trên trái

đất được thành lập vào lúc đầu của Sóng Thứ 6 bởi các “vị thần” đã đi đến hồi kết thúc. Do

đó, có một phần của cuộc xung đột giữa tâm linh dựa trên những kinh nghiệm cá nhân và

tôn giáo. Lĩnh vực tư tưởng mới được tạo ra tại khoảng giữa của sóng thứ 6 không còn tiếp

xúc được với thế giới bán quỉ thần cổ xưa của Lưỡng Hà và Ai Cập. Sau khi Ba tư chinh

phục các nền văn hóa này thì họ bị chinh phục bởi Alexander Đại Đế, khi nền văn hóa hàng

đầu của Địa Trung Hải rõ ràng đã di chuyển sang phía tây tới Hy Lạp và La Mã, là những

nền văn hóa mang đầy chủ nghĩa cá nhân.

Page 110: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

110

Có vẻ nghịch lý, sự trổi dậy của các tôn giáo trên toàn thế giới thì trùng với sự ra đời

của cá nhân tự ý thức, mà đáng chú ý là ở Hy lạp. Đây chính là điểm kết thúc của cuốn

sách của Julian, The Origin of Consciousness in the Breakdown of the Bicameral Mind,

thực sự là chỉ sau điểm thay đổi này khoảng 550 TCN mà chúng ta biết về những nhân vật

như Plato, Arixtotle, hay Solon, những người mà chúng ta có thể tưởng tượng bắt tay và

cùng thảo luận. Thales của xứ Miletus (624-546 TCN), đôi khi được gọi là nhà toán học

đầu tiên hay người phương tây đầu tiên cũng xuất hiện ở thời điểm này.

Tôi ở đây sẽ không đi sâu vào chủ đề lớn về tính chất cá nhân của con người vì nó nằm

ngoài trọng tâm chính của chương này. Tuy nhiên, tôi cảm thấy đó là một điều tốt khi biết

rằng những người đầu tiên mà tự giác, tự lực, có thể đưa ra quyết định cho mình mà không

cần phải dựa vào thần linh, đã xuất hiện vào thời điểm này. Chủ nghĩa cá nhân gần như

chắc chắn có cùng nguồn gốc với các hệ thống tôn giáo, khi loài người tại thời điểm này đã

mất liên lạc trực tiếp với thế giới tâm linh mà họ đã có trước đây, và vì vậy những gì mà

chúng ta gọi là tư tưởng tây phương (Western mind) đã bắt đầu.

Tư Tưởng Độc Thần của Người Do Thái

Đó là một phần của sự thay đổi toàn cầu về tâm thức, dẫn đến việc tạo ra các tôn giáo

có tổ chức, mà người Do Thái đã phát triển chủ nghĩa độc thần của họ. Những vị tu sĩ Do

Thái trở lại sau khi bị giam cầm ở Babylon khoảng 550 TCN đã phát triển một nền thần

học mà có thể làm cơ sở cho một nhà nước thần quyền. Mục đích là để Yahweh trở thành

người lãnh đạo tối cao của Do Thái và dân chúng phải phụ thuộc vào các phán quyết của

ông ta. Tại thời điểm của sự thay đổi này, điều rất quan trọng là Deutero-Isaiah (second

Isaiah), người đã viết phần sau của Cuốn Sách Isaiah (Book of Isaiah) cũng đưa ra quan

điểm rằng Yahweh là vị Thượng Đế duy nhất của toàn nhân loại (và không chỉ của người

Do thái). Chính điều này đã cung cấp một bước tiến quan trọng về chủ nghĩa độc thần có

thể trở thành một tôn giáo toàn cầu. Điều quan trọng là nhận ra rằng các bước khác nhau

trong sự thành lập của các tôn giáo không phải chỉ đơn giản xuất hiện một cách ngẫu nhiên

mà do sự thay đổi của các sóng sáng tạo đã làm nền tảng cho cảm nhận của chúng ta về

thực tại và đấng Thiêng Liêng.

Vào thời đại này ở Do Thái, không phải nhà vua mà là thần Yahweh là người được cho

là đã ban bộ luật 10 điều răn cho Moses (the law of the Ten Commandments). Trong chế độ

thần quyền mà đã thành lập, giới tu sĩ quyết định những chuyện quan trọng, và nhà vua trở

nên phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà tiên tri mà Yahweh gửi xuống. Các công dân đã tuân

theo điều luật của Yahweh, bởi vì nếu một người hay nhiều người đi chệch khỏi luật này,

Page 111: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

111

thì sự trừng phạt của Yahweh sẽ rất là khủng khiếp. Khi quốc gia Do Thái mắc kẹt với

những điều luật này, họ trở thành một nhóm chọn lựa cô lập, mà người ngoài khó có thể gia

nhập vào nhóm, và những cuộc hôn nhân ngoài cộng đồng Do Thái không được tán thành .

Điều này khiến cho người Do Thái tách rời khỏi dòng chính của nhân loại và có thể giải

thích thái độ thù địch thường xuyên được thể hiện với họ. Thực tế họ đã tự cho mình là

giống dân được Thượng Đế lựa chọn, và tuân theo những luật lệ riêng của chính họ. Thật

dễ dàng để thấy sự song song của nền thần quyền này với chế độ giáo hoàng ở Âu Châu

thời trung cổ, hay luật Sharia của Hồi giáo.

Một lần nữa, có phải Yahweh (sau này là người đã ảnh hưởng rất lớn đến quan điểm về

“Thượng Đế” là ai trong Kitô giáo và Hồi giáo) thật sự là Đấng Thiêng Liêng Tối Cao (the

Divine All That Is)? Câu chuyện Vườn Địa Đàng thực sự chỉ ra rằng Yahweh là một sự

phóng chiếu của Hình 3D Thiện và Ác, và bằng suy luận Cây Sự Sống của người Assyrian

cũng vậy. Chúng ta cũng nên lưu ý rằng những luật của Moses chỉ tạo ra những sự tách biệt

– người trong sạch và kẻ có tội, người Do thái và không phải người Do thái. Luật Moses

với 613 điều răn, trong đó có 10 điều răn nổi tiếng, dường như nhiều lần để duy trì chính

xác những sự tách biệt như vậy đúng như mong đợi từ sự phóng chiếu của hình 3D nhị

nguyên.

Một số điều răn này có thể được cho là phục vụ trật tự xã hội, còn một số khác thì

không. Chẳng hạn điều răn thứ 4, “bạn không được phép vẽ ra hình ảnh của Chúa”, là một

điều không cần thiết cho hoạt động hòa bình xã hội. Mặc dù nhiều hệ phái Kitô giáo không

tuân theo điều này, nhưng Do Thái và Hồi Giáo thì vẫn tuân theo. Tại sao có luật lệ như

vậy? Có thể cho rằng con người thì không thể tạo ra hình ảnh chính xác về đấng Thiêng

Liêng. Đúng vậy, nhưng mặt khác, không có văn bản hay lời nói nào trong kinh Torah mà

có thể mô tả chính xác hình ảnh của Thượng Đế. Vậy tại sao một luật được đặt ra đặc biệt

để chống lại những ảnh tượng này. Một phần của lý do có thể là do sự đố kị được chiếu lên

đấng Thiêng Liêng, nhưng một phóng chiếu quan trọng hơn có lẽ là óc nhị nguyên trái phải

của Hình 3D Thiện và Ác. Đối với lập luận này, chúng ta nên nhớ rằng, về tổng thể, khả

năng ngôn ngữ của con người dù nói hay viết thì đều được trung gian bởi não trái (đó là lý

do tại sao một người bị tổn thương não trái thì có thể sẽ không nói được). Mặt khác những

hình ảnh lại được trung gian qua não phải. Do đó, qui tắc chống lại hình ảnh thiêng liêng

thực sự là một luật chống lại việc giao tiếp với đấng Thiêng Liêng qua não phải. Hơn nữa,

việc chỉ cho phép thông tin bằng văn tự về God sẽ loại trừ đáng kể những người không thể

đọc hay viết, điều này cũng cho phép một vị tu sĩ nam kiểm soát sự kết nối của người khác

với đấng Thiêng Liêng mà không cần dựa vào trực giác của não phải. Vì vậy điều răn thứ 4

Page 112: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

112

đã giới hạn kết nối trực tiếp với Thiêng liêng qua não phải để quan điểm về Thượng Đế sẽ

được hình thành bởi não trái. Tất cả những điều này có vẻ phù hợp với quan điểm rằng

Yahweh là một nhận thức về Thiêng Liêng thông qua Hình 3D Thiện và Ác.

Bởi vì loài người ở khắp nơi tại thời thời điểm đó đều bị chi phối bởi hình 3D này, nên

không có gì đáng ngạc nhiên về điều này cả, và tôi muốn nói rằng đây không phải là để

tranh cãi về niềm tin của người Do thái. Nhiều tôn giáo và triết học đã xuất hiện ở khoảng

giữa của sóng thứ 6, chẳng hạn như Thánh hỏa giáo và Nho giáo cũng rõ ràng thể hiện tính

nhị nguyên. Bởi vì quan điểm của người Do thái về thiêng liêng sau này đã ảnh hưởng sâu

sắc đến cả Kitô và Hồi giáo (tên của Moses được nhắc lại tới 502 lần trong kinh Qur’an,

nhiều hơn bất cứ người nào), nên những ảnh hưởng của thuyết độc thần Do thái cũng rất

quan trọng trong thế giới hiện đại. Thay vì khuyến khích mọi người xây dựng mối quan hệ

của mình với đấng Thiêng Liêng, thì các tôn giáo dòng Abrahamic lại làm ngược lại. Cuối

cùng, những giới hạn này đến từ ranh giới vốn có trong Hình 3D Thiện và Ác, điều này đã

khiến mọi người phóng chiếu tính nhị nguyên lên thế giới và đây là điều mà chúng ta ngày

nay cần phải nhận thức rõ.

Chính trong bối cảnh các hệ thống tôn giáo trổi dậy và sự ra đời của chủ nghĩa cá nhân

diễn ra trong thời đại Axial khoảng 550 TCN mà tôi tin tưởng rằng chúng ta có thể hiểu sự

thành công của Yahweh khi được coi là Thượng Đế trên qui mô rộng hơn. Cuối cùng, sự

thay đổi ở điểm giữa của sóng thứ 6 có gốc gác từ các mẫu giao thoa của các sóng, mà tạo

ra một hình 3D với ít ánh sáng thiêng liêng hơn cả Hình 3D Thiện và Ác. Điều thú vị đáng

chú ý là các tôn giáo có tổ chức đã không xuất hiện bởi sự gia tăng tiếp xúc với Thiêng

Liêng mà ngược lại. Những tôn giáo trổi dậy bởi vì một sóng mới, tiền sóng của Sóng Thứ

7, phát ra từ trục Cột Sống Vũ Trụ, đi vào trái đất, và điều này đã bắt đầu làm lu mờ những

tiếp xúc tâm linh trực tiếp mà loài người đã có trước đây.

Chủ Nghĩa Độc Thần trong Ngày và Đêm của Sóng Thứ 6

Tới đây độc giả có thể hỏi: lịch sử của vũ trụ có liên quan gì đến vũ trụ

fractal-holographic? Tất cả đều liên quan. Lịch sử của các tôn giáo gần như là một sản

phẩm của sự di chuyển của Sóng Thứ 6 và bao gồm toàn bộ truyền thống của Chaldean -

Do Thái - Kitô giáo. Hình 3D mà có hiệu lực trong các Ngày của Sóng Thứ 6 thì có xu

hướng ưu tiên cho chủ nghĩa độc thần ở bên óc trái như chúng ta có thể thấy ở hàng trên

của hình 5.6. Vào ban Ngày thì hình 3D phân cực với bộ lọc sáng tối nhẹ đã chi phối, trong

khi đó vào ban Đêm thì bộ lọc ngừng làm việc. Những giai đoạn thuộc về các Ngày, như

Page 113: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

113

chúng ta có thể thấy trong cuốn The Global Mind and The Rise of Civilization, cũng là thời

gian thiên về sự nổi lên của các nền văn minh mới. Do đó, cùng một hình 3D đã làm phát

sinh cả tôn giáo và nền văn minh. Thời gian của các Đêm thường dẫn đến sự sụp đổ của

những nền văn minh, và đây là lý do tại sao nhiều nền văn minh cổ đã biến mất.

Những sự thay đổi này giữa Ngày và Đêm của sóng thứ 6 đã giải thích cho phần lớn sự

thăng hoa thần học của các tôn giáo Chaldean - Do thái - Kitô. Các bước tiến bộ của chủ

nghĩa độc thần và cũng là sự bành trướng của nó trên thế giới cũng đã diễn ra trong các

Ngày, bởi vì đây là khi ánh sáng mới đi vào để truyền cảm hứng cho những người tôn sùng

chủ nghĩa này. Bởi vì ánh sáng bị giới hạn ở một nửa não bộ, cho nên đó là một nhận thức

hạn chế về Thiêng Liêng đã xuất hiện từ sự phát triển này.

Hình 5.4

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, đặc biệt là trong nửa đầu của Sóng Thứ 6 thì khó để phân

biệt được đâu là sự thật lịch sử, và trong khi niên lịch của Abraham và Moses trong Thánh

kinh (h5.6, hàng trên) có thể phù hợp với các Ngày, nhưng lịch sử của họ lại rất khả nghi.

Hơn nữa, không phải lúc nào cũng dễ dàng xác định những thay đổi tôn giáo đã diễn ra vào

lúc đầu của các đêm của nửa đầu Sóng Thứ 6. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là hai Đêm cuối

cùng - khi chúng ta có những dữ liệu chính xác - bắt đầu bằng việc xuất hiện giáo điều về

Tội tổ tông (430 CE) và sự Inquisition (1231 CE). Do đó, có lẽ thần học mà được phát triển

trong Đêm thì có thể có những đặc tính rất khác biệt so với Ngày. Về phần Hồi giáo thì bắt

đầu vào điểm giữa của Đêm Thứ 5 (632 CE), và vì vậy giai đoạn phát triển mạnh nhất của

nó là vào các Đêm của Sóng Thứ 6.

Page 114: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

114

Từ Chúa Jesus đến Giáo Hội Công Giáo La Mã

Con đường liên tục từ chủ nghĩa độc thần Do thái đến thông điệp của Chúa Jesus cho

đến việc thành lập giáo hội Công Giáo và sau đó là sự cải cách của Tin Lành thì rất phức

tạp ngay cả khi nó bị điều hòa trực tiếp bởi sự lên hoặc xuống của các sóng sáng tạo. Sự

xuất hiện của Chúa Jesus ở Do thái vào đầu của kỉ nguyên hiện tại, rao giảng về một vị

Thượng Đế của từ bi và bác ái, rõ ràng đã đưa ra một thách thức lớn cho giới tu sĩ của dòng

Jehovah hay Yahweh, mà ít nhất một phần dựa trên sự thống trị và sợ hãi. Ở khía cạnh

quan trọng, sự dạy dỗ của Chúa Jesus khác với tất cả các tín ngưỡng (không chỉ của người

Do Thái) của thời gian trước, nhấn mạnh đến sự tha thứ hơn là sự trả thù. Thế giới có thể

nói rằng không còn giống như xưa nữa kể từ sau thông điệp của Chúa Jesus, và hy vọng

rằng một mối giao hảo đầy lòng yêu thương hơn giữa con người và Thiêng Liêng được xuất

hiện.

Sau khi Chúa Jesus bị đóng đinh vào năm 31- 32 CE, thì thông điệp của Ngài đã bắt

đầu lan rộng ra khỏi Do thái. Một số nhóm khác nhau tự coi mình là những người thừa kế

di sản của Chúa Jesus, và thế giới tại thời điểm đó dường như chuyển hướng theo một chủ

nghĩa độc thần rộng rãi hơn. Một phong trào nổi lên xung quanh người em của Chúa Jesus,

James, người đứng đầu nhà thờ ở Jerusalem; một phong trào khác, có lẽ là một hội thánh,

đã phát triển xung quanh vợ của Chúa Jesus, Mary Magdalene, sau đó hình thành khuynh

hướng bí truyền (Gnostic tendency); và một phong trào khác nữa, đặc biệt là của nhiều

giống người khác nhau, được hình thành xung quanh Paul. Với đại hội công giáo ở

Jerusalem vào năm 50, nhóm của Paul thì không tuân theo luật của Moses, nghĩa là nam

hội viên của cộng đồng công giáo không cần phải cắt bao qui đầu (nghĩa là hội viên không

cần phải là người Do thái), và do đó tôn giáo đã mở rộng hơn cho người La Mã.

Tôi nghĩ điều quan trọng là hiểu sự xuất hiện của các xu hướng này trong bối cảnh của

Ngày thứ 5 trong Sóng Thứ 6 vào năm 40 CE (xem dòng dưới hình 5.6). Sự trổi dậy và sụp

đổ của đế quốc La Mã, một nền văn minh rất quan trọng trong lịch nhân loại trong hình vẽ

này đã được phóng đại để có thể thấy chi tiết như là một hàm số của các giai đoạn tăng dần

và giảm dần của Ngày này. Trong giai đoạn tăng dần của Ngày Thứ 5, 40 – 237 CE, Pax

Romana (La Mã), là đế chế đang trong thời kì mở rộng và chưa ổn định. Trong nửa đầu của

Ngày thứ 5, chính quyền La Mã vẫn thờ các vị thần của họ, bao gồm cả chính Hoàng đế, và

thường đàn áp Cơ Đốc giáo. Đến giữa Ngày thứ 5 thì mọi thứ đã thay đổi. Đế chế La Mã đã

cho thấy những dấu hiệu đầu tiên của sự tan rã với cuộc khủng hoảng ở thế kỉ thứ 3. Từ

điểm giữa này (237 CE) trở đi, việc bảo vệ biên giới và duy trì sự thống nhất của đế quốc

Page 115: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

115

rộng lớn này ngày càng khó khăn, mà sau đó đôi khi được cai trị đồng thời bởi nhiều

Hoàng đế.

Giai đoạn đi xuống đã chứng kiến các cuộc tấn công của những bộ lạc ăn cướp người

Đức, cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của đế chế La Mã ở phía tây vào đầu của Đêm thứ 5.

Thời gian sau đó, nền kinh tế La Mã rơi vào suy sụp, và những gì diễn ra sau cuộc tấn công

dữ dội của người Huns được gọi là thời kì Đen Tối (Dark Age) của châu Âu. Các cấu trúc

quốc gia tập trung hầu như không tồn tại, và rất ít những di sản văn hóa có thể tìm thấy ở

thời kì này. Đêm Thứ 5 này đã chấm dứt cho thế giới cổ đại, và thời kì đen tối kéo dài đến

đầu Ngày thứ 6, vào đầu thế kỉ thứ 9. Tại thời điểm đó, đế chế Charlemagne đã biến thành

phôi thai của các quốc gia mới như Pháp và Đức, mà sẽ sớm được nhiều người theo sau,

cuối cùng dẫn tới sự trổi dậy của nền văn minh châu Âu.

Bởi vì những hình 3D liên tục thay đổi giữa Ngày và Đêm (h5.6), nên nhận thức của

con người về Thiêng liêng không thể không thay đổi. Nói chung, song song với các điều

kiện chính trị đang thay đổi, khi các nền văn minh trổi dậy hay sụp đổ theo Ngày và Đêm,

thì các tôn giáo cũng như vậy. Đôi khi, như trong trường hợp của Ngày Thứ 5 đã đề cập ở

trên, chúng ta có thể theo dõi chi tiết sự thay đổi về thần học từ gian đoạn đi lên 40-237 CE

với chuyện người Cơ Đốc giáo thấy được Vương Quốc của Thượng Đế (Kingdom of God)

như sắp xảy ra. Ánh sáng đến sau đó đã tạo ra một kì vọng về một Vương Quốc mới, đặc

biệt là trong số những người Do Thái độc thần. Nếu không có nền tảng năng lượng này thì

sẽ không có sự nhiệt tình nào để Vương Quốc của Thượng Đế (Kingdom of God) có thể

được tạo ra, và do đó có lẽ có rất ít người quan tâm đến thông điệp của Chúa Jesus ở bất cứ

nơi đâu. Khi Chúa Jesus bắt đầu giảng dạy vào khoảng gần Ngày Thứ 5 thì ông đã cảm

nhận được luồng năng lượng thăng hoa này. Vì vậy, những nhóm dựa trên lời giảng dạy

của Chúa Jesus mới tồn tại, và một tôn giáo mới được ra đời, mặc dù điều này sẽ trở nên rõ

ràng hơn vào giữa Ngày Thứ 5 rằng Vương Quốc của Thượng đế chưa được thể hiện trong

thời gian đó.

Page 116: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

116

Hình 5.7

Sau giai đoạn ban đầu này, giáo hội do Paul thành lập dần trở nên có tổ chức vững chắc

hơn, với một hệ thống các giám mục do các Cha ở Rome và Alexandria lãnh đạo. Các cha

đã lập nên những giáo lý khác nhau và bắt đầu quyết định những cuốn sách nào sẽ được

mang vào thành phần của Thánh Kinh. Marcion (h5.7) cho rằng thần Yahweh trong cựu

ước không phù hợp với Thượng Đế đầy từ bi của Jesus và không nên đưa vào Kinh Thánh.

Nhóm giáo lý bí truyền (The Gnostics) đã tẩy chay Yahweh và xem ông ta như là đấng

sáng tạo trái ngược với đấng Thiêng Liêng thuần khiết mà họ tôn thờ. Điều này cho chúng

ta biết rằng, ngay cả khi một hình 3D cụ thể chi phối một thời đại, thì vẫn sẽ có những biến

thể trong cảm nhận về tâm linh và những lý thuyết thần học được thành lập. Tuy nhiên,

cuối cùng những Cha ủng hộ việc kết hợp Cựu Ước vào Tân Kinh Thánh đã chiếm thế

thượng phong, và điều này đã được thuyết phục vào đầu thế kỉ thứ 3 CE (có nghĩa là nội

dung của nó đã được nhà thờ chấp nhận và tận hiến). Điều này đã tạo ra suy nghĩ là

Yahweh và Thượng Đế của Chúa Jesus là như một.

Đáng chú ý là hai khuynh hướng, sự tan rã của đế chế La Mã và sự xuất hiện của hệ

thống phân cấp giáo hội, đã phát triển song song trong giai đoạn đi xuống của Ngày thứ 5.

Hội thánh Kitô giáo sau đó đã phát triển thành quyền lực thế giới thông qua các cha và

giám mục của nhà thờ để trở thành cánh tay tôn giáo của đế chế La Mã. Khi hoàng đế

Constantine được cải vào đạo Kitô và hợp pháp hóa tôn giáo vào năm 313, thì các khuynh

hướng đã hội tụ. Sự cải đạo của Constantine có lẽ là sự nỗ lực tuyệt vọng để duy trì sự

Page 117: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

117

thống nhất của đế chế, mà thủ đô sau đó đã được chuyển đến Constantinople khi thành phố

Rome đã trong giai đoạn suy tàn. Tại Hội Đồng Nicaea đầu tiên năm 325, một bản hiến

chương thống nhất đã được chấp nhận và nhà thờ Kitô giáo đã trở thành một khối đồng

nhất mà trong đó thần học của Paul chi phối.

Những sách không phù hợp với thần học này đã bị đốt bỏ. Hoàng đế Constantine được

biết là đã nói về Arius, người lãnh đạo thần học khác với ông ta, như sau: “nếu bất kì cuốn

nào được viết bởi Arius được tìm thấy thì nó sẽ bị đốt, để không chỉ những lời dạy đồi bại

của hắn tan biến mà cả những kí ức về hắn cũng biến mất”. Chúng ta có thể chắc chắn rằng

sắc lệnh này không phải là duy nhất. Trong triều đại của hoàng đế Theodisius, thư viện

Alexandria đã bị thiêu rụi vào năm 391, có lẽ cũng với một động cơ tương tự. Do đó, chúng

ta có thể hiểu rằng những cuốn sách phản ảnh quan điểm những người theo chúa Jesus ban

đầu, chẳng hạn như Gnostics đã biến mất, và lý do duy nhất mà một số cuốn sách còn tồn

tại đến bây giờ là vì chúng đã được cất giấu.

Tại thời điểm Sóng Thứ 6 chuyển sang Đêm năm 434, Augustine đã đưa ra lý thuyết về

tội Tổ Tông (đáng chú ý là dựa trên câu chuyện Vườn Địa Đàng), khi Giáo Hội Công Giáo

đã trở thành quyền lực chính trị kế nghiệp đế chế La Mã. Vào khoảng thời gian này, hình

ảnh đau khổ của chúa Kitô trên thập tự giá trở nên phổ biến. Mặc dù vào đầu Ngày Thứ 5,

sức mạnh của ma quỉ bị xem thường bởi các cha nhà thờ, là những người tin vào sự chiến

thắng cận kề của Thượng Đế, Augustine sẽ trở thành người quyền lực trong Đêm thứ 5, khi

Kitô giáo thích nghi với năng lượng mới này.

Tuy nhiên, cần phải nói rằng trong thời kì Đen Tối (Dark Age) sau đó, giáo hội công

giáo vẫn duy trì một số khía cạnh của văn minh La mã. Những gì hình thành sau này, ít

nhất là ở Châu Âu, là một biến thể của thần quyền mà đã được kiến tạo bởi các tu sĩ Do

Thái thuở ban đầu. Giáo hoàng đã trở thành trung tâm quyền lực thần quyền lớn nhất mà tất

cả các Kitô hữu đều phụ thuộc vào. Do đó, trong thời trung cổ, tất cả các triều đại hoàng

gia châu Âu đều nhận vương miện từ đức giáo hoàng, và vì vậy đã trở nên phụ thuộc vào

ông ta để được công nhận. Nếu không có sự công nhận này thì một triều đại sẽ không được

xem là hợp pháp, và vì vậy Vatican sau đó đã được coi là một quyền lực cao hơn quyền lực

thế tục. Các hoàng đế, chẳng hạn như Charlemagne và Otto đại đế, người sáng lập ra Holy

Roman Empire, đã được chính đức giáo hoàng đội vương miện cho. Cấu trúc quyền lực

mới nổi chỉ là một sự phóng chiếu của Hình 3D Thiện và Ác, và chủ nghĩa độc thần mà

xuất phát từ Do Thái giáo thì rất phù hợp với điều này.

Page 118: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

118

Những người thắng cuộc trong cuộc tranh giành quyền lực chính trị trong nhà thờ

Kitô giáo đã cổ súy một thần học mà rất khác biệt với hầu hết những người theo Chúa Jesus

ban đầu, theo lời của Simcha Jacobovici và Barrie Wilson trong cuốn The Lost Gospel:

“nâng cao một thần học về sự giải thoát khác biệt rõ rệt với thần học mà chúng ta được

thừa hưởng từ Paul và những người theo ông ta. Đó là thần học dựa trên cuộc hôn nhân của

chúa Jesus chứ không phải là cái chết của Ngài; vào những giây phút vui vẻ chứ không

phải là sự đau khổ của Ngài”. Nhiều thế hệ sau chiến thắng của thần học Paul, người phụ

nữ đã bị Giáo Hội Công Giáo chê bai và cho tới ngày nay họ bị cấm giữ những chức vụ

trong giáo hội. Bởi vì Eva bị coi là chịu trách nhiệm cho Tội Tổ Tông, nên tất cả phụ nữ

đều bị kết án như nhau (dựa trên qui luật cùng giống), và giáo hội công giáo La Mã trong

nhiều thế kỉ đã khinh miệt phụ nữ. Điều này có vẻ như trái ngược với thông điệp của Chúa

Jesus và thực sự sẽ phản lại bất kì chơn đạo nào.

Thần học thắng cuộc hầu hết dựa trên tư tưởng là loài người sinh ra là đã có tội, dựa

trên câu chuyện về Vườn Địa Đàng, và Chúa Jesus “chết vì tội lỗi của chúng ta”. Chúa

Jesus được xem là bị Thượng Đế hy sinh để chữa lành vết rạn nứt đã xuất hiện giữa

Thượng Đế và loài người như là kết quả của việc ăn trái cấm từ Cây Kiến Thức Thiện và

Ác. Khỏi cần nói cũng thấy rằng tư tưởng này không phải bắt nguồn từ Chúa Jesus mà từ

Giáo Hội Cơ Đốc sau này. Chúng ta có thể thấy gốc rễ của thần học này ở một vị thần

trừng phạt được thừa hưởng từ Cựu Ước và tận cùng là ở vùng Lưỡng Hà. Với logic này,

Giáo Hội Công Giáo đã tập trung vào sự đau khổ của chúa Kitô hơn là một thần học về

cuộc sống lạc quan.

Hướng về Một Thần Học Đa Tầng

Một cách tự nhiên, các thần học thay đổi song song với các Ngày và Đêm của Sóng

Thứ 6 đã làm nảy ra một số câu hỏi, chẳng hạn như loài người chúng ta có thể biết về

Thiêng Liêng như thế nào và mục đích của sự sáng tạo này là gì? Một thần học có thể vững

chắc tới cỡ nào nếu những thần học này do con người phát triển đã bị ảnh hưởng sâu sắc

bởi hình 3D chi phối chúng qua thời gian? Những gì tôi lập luận ở đây là Thượng Đế trong

Thánh Kinh, và rộng hơn là Thượng Đế của các tôn giáo dòng Abrahamic, về cơ bản chỉ là

một sự phóng chiếu của Hình 3D Thiện và Ác lên đấng Thiêng Liêng, trong đó ngụ ý rằng

nó đã trở thành một phần của cấu trúc quyền lực cai trị. Nhưng sau đó chúng ta có thể hỏi

rằng liệu những thần học có thể khác gì hơn hay không. Có một sự lựa chọn nào khác

không? Bất kể câu trả lời của chúng ta là gì đối với những câu hỏi như vậy, nếu bây giờ

chúng ta tiếp tục leo lên kim tự tháp 9 tầng để hoàn thành vận mệnh của nhân loại, thì

Page 119: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

119

chúng ta cần phải hiểu ở mức sâu sắc hơn những gì đã xảy ra để giải tỏa những quan điểm

của chúng ta từ quá khứ mà có thể cản trở sự thăng hoa này.

Từ quan điểm về 9 tầng sáng tạo, sự thay đổi của các Ngày và Đêm của Sóng Thứ 6

không chỉ tạo ra sự bất ổn về thần học mà còn tạo ra những chủ nghĩa tôn giáo khác nhau.

Một thần học bao dung sẽ cần phải tính đến những gì được tạo ra từ tất cả 9 sóng, và nhận

ra mối quan hệ tương ứng với Thiêng Liêng. Do đó, khi chúng ta xem xét rằng có 5 sóng

khác nhau, và mỗi sóng cho một hình 3D cơ bản khác nhau vào tâm trí chúng ta (h5.8), thì

mọi thứ trở nên phức tạp hơn, bởi vì mỗi trong số đó tạo ra một mối quan hệ cụ thể với cội

nguồn. Từ h5.8 chúng ta cũng có thể hiểu rằng mỗi một hình 3D tạo ra một khuôn mẫu cho

các loại thần học mà được phát triển trong một thời kì nhất định. Những sóng và hình 3D

tương ứng đã được kích hoạt liên tục và thông qua các mẫu giao thoa mà chúng tạo với

nhau, các sóng đã góp phần vào sự biến thể đáng kể của các tôn giáo và các quan điểm hiện

hữu trên trái đất trong 5000 năm qua. Nhưng nếu loài người phát triển quan điểm của họ

với Thiêng Liêng dựa trên những hình 3D khác nhau, thì làm thế nào mà chúng ta có thể

cho là chỉ một trong số đó là đúng?

Trước khi trả lời câu hỏi này, tôi muốn tìm hiểu sơ qua về các hình 3D khác nhau trong

h5.5 và những hậu quả của chúng đối với nhận thức của loài người về Thiêng Liêng. Trong

Sóng Thứ 5, đi ngược lại 100,000 năm, mối quan hệ của con người với Thiêng Liêng dựa

trên sự cộng hưởng trực tiếp với nhất nguyên. Có lẽ, dưới ảnh hưởng của Sóng Thứ 5 thì

không có sự xung đột giữa thế giới tâm linh và loài người vì con người ở trong trạng thái

tâm thức vĩnh cửu như những gì mà ngày nay chúng ta gọi là trạng thái tiếp xúc với vô hình

(shamanic state). Sóng Thứ 5 đã tạo ra một tâm thức nhất nguyên, mặc dù đời sống vật chất

rất thấp, nhưng chúng ta có thể ví nó với đời sống của Vườn Địa Đàng mà không có sự

phân chia.

Page 120: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

120

Hình 5.8

Hình 3D của Sóng Thứ 6 và óc suy luận mà nó sinh ra đã thay đổi điều này, và loài

người dần trở nên tách biệt với thiên nhiên, với đồng loại, và Thiêng Liêng kể từ 3115 BCE

trở đi. Tất cả các tôn giáo lớn hiện nay đều là sản phẩm của Sóng Thứ 6 và được dựa trên

hình 3D nhị nguyên của nó. Hầu hết các tôn giáo này đều có đặc điểm của Thượng Đế phán

xét hoặc các vị thần, và một cuộc xung đột giữa Thượng Đế và loài người. Cuộc xung đột

như vậy được cảm nhận qua không chỉ trong các tôn giáo giòng Abrahamic mà còn ở các

tôn giáo chẳng hạn như đức tin của người Maya và Aztecs, có thể tế người để làm vui lòng

thần thánh.

Cũng như vậy ở Đông Phương, những ảnh hưởng của tính nhị nguyên trong hình 3D

Sóng Thứ 6 là rất hiển nhiên. Trong triết lý âm dương cổ đại của Trung quốc, tính nhị

nguyên không chỉ là về thiện và ác, mà nó còn ảnh hưởng đến những khía cạnh khác nhau

của đời sống, chẳng hạn như các quan hệ giới tính. Tính nhị nguyên của biểu tượng âm

dương (h4.4c) có thể được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau. Một là có thể xem âm

dương là hai lực có thể hài hòa với nhau, hoặc là nhìn chúng như bị tách rời mãi mãi bởi

tính nhị nguyên vốn có trong sự hiện hữu của chúng ta. Những quan điểm khác nhau như

vậy là cốt lõi của hai giáo lý triết học tôn giáo quan trọng nhất ở Trung quốc: nho giáo và

đạo giáo. Trong khi Đạo giáo chủ trương chúng ta nên đi vào bên trong và tránh suy nghĩ

nhị nguyên, thì Nho giáo chủ trương chúng ta nên học để trở thành người tốt trong xã hội.

Dù gì chăng nữa, cả hai giáo lý đều nhìn thấy tính nhị nguyên của tâm trí loài người (mà ở

Page 121: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

121

đây chúng ta gọi là Hình 3D Thiện và Ác) chỉ là một thực tế cuộc sống mà con người phải

học cách đối phó.

Như chúng ta sẽ thấy trong chương kế tiếp, Sóng Thứ 7 về cơ bản là để tạo ra chủ

nghĩa vô thần. Một cách nghịch lý, đây thực sự là một mối quan hệ đặc biệt với Thiêng

Liêng về phương diện xấu (bóng tối) ngay cả khi không phải lúc nào nó cũng được coi là

xấu. Hình 3D này được kích hoạt năm 1775, khi kỉ nguyên kĩ nghệ mở ra một dạng mới về

sự sáng tạo, và trọng tâm của nhiều sự sáng tạo chuyển ra khỏi tôn giáo. Không có tôn giáo

lớn nào xuất hiện kể từ khi hình 3D này được kích hoạt. Mặt khác, sóng thứ 8 được kích

hoạt năm 1999 đã tìm cách trở lại mối quan hệ với tâm linh dựa trên tính nhị nguyên nhưng

theo chiều ngược lại với sóng thứ 6. Sự thay đổi ánh sáng qua bên não phải đã tạo ra một

nền tâm linh toàn diện và nhẹ nhàng hơn. Thông thường, phong trào New Age và các triết

lý chiết trung xuất hiện dưới ảnh hưởng của sóng này thường là những biểu hiện của tâm

linh mà không có sự chấp nhận về Đấng Thiêng Liêng. Sóng Thứ 9 với tâm thức nhất

nguyên cuối cùng đã đem lại cho loài người một mối quan hệ trực tiếp với Thiêng Liêng

(bổn tâm) mà không bị giới hạn nhận thức.

Khi nói đến làm thế nào chúng ta có thể tạo ra một nền thần học nhất nguyên dựa trên

tất cả những hình 3D khác nhau này, tôi nghĩ rằng trước tiên chúng ta nên để ý rằng những

hình 3D này không phải được tạo ra một cách ngẫu nhiên. Thay vào đó, những hình 3D

khác nhau quả thật tạo thành những phần khác nhau của cấu trúc tổng thể, mà cho phép

chúng được kích hoạt tại những thời điểm chính xác theo logic đã đặt sẵn như chúng ta đã

thấy trong chương 3. Một thần học đa tầng, nơi mà những hậu quả của các hình 3D ở các

tầng được nghiên cứu thì nên đặt trên sự hiểu biết là những hình 3D này là những thành

phần trong một tổng thể. Cũng rất quan trọng để nhận ra rằng các thần học khác nhau là

những bước để tiến lên những tầng có tần số cao hơn.

Những gì trong quá khứ thường được gọi là thần học thì hầu như bị giới hạn ở Sóng

Thứ 6 và tập trung ở các tôn giáo được tạo ra bởi sự phóng chiếu của hình 3D nhị nguyên

óc trái. Từ quan điểm được phát triển ở đây, theo nhu cầu, điều này sẽ dẫn tới một cái nhìn

rất hạn chế về đấng Thiêng Liêng, về cơ bản đó chỉ là cảm nhận về đấng Thiêng Liêng

thông qua một nửa bán cầu não. Ngay cả ngày nay, đặc biệt là ở những khu vực trên thế

giới mà Hình 3D Thiện và Ác được tải xuống đầu tiên - khu vực từ Ai cập đến Pakistan

hiện nay – những thần học nhị nguyên đã ăn rất sâu vào con người, và chừng nào chúng

còn được duy trì thì sẽ rất khó có hòa bình ở đó. Đối với vấn đề hòa bình này, điểm quan

trọng nhất của tính nhị nguyên này cần vượt qua là sự khuất phục của phụ nữ. Nếu điều này

không xảy ra thì khó có thể tiến lên Sóng Thứ 8, sóng mà có cực ngược lại và theo nguyên

Page 122: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

122

tắc thiên về phụ nữ. Sóng Thứ 8 là bước cần thiết để leo lên Sóng Thứ 9, là làn sóng cuối

cùng dẫn tới sự biểu lộ vận mệnh của nhân loại.

Thượng Đế Vô Thượng

Một thần học đa tầng phải là một thần học thống nhất dựa trên việc nhận ra rằng có

một trí tuệ thống nhất đằng sau tất cả những quan điểm khác nhau của loài người về đấng

Thiêng Liêng. Ngay cả khi chúng ta dùng quan điểm về Cây Sự Sống và các sóng mà nó

phát ra cũng chỉ giống như những qui luật tự nhiên, mà vì có một lý do nào đó khó giải

thích đã đưa thế giới đến ngày hôm nay, đối với tôi ít nhất, nó có vẻ hợp lý hơn khi cho

rằng có một vị Thượng Đế cho tất cả (One Divine All That Is), và trong chương I, tôi đã

thảo luận về cách mà chúng ta có thể hiểu điều này. Và đấng Thiêng Liêng này đã vượt ra

ngoài tất cả những quan điểm mà con người đã tạo ra thông qua ảnh hưởng của các hình

3D của 9 sóng. Việc mà chúng ta đã bắt đầu cộng hưởng với Sóng Thứ 9 cho biết rằng cuối

cùng chúng ta có thể phát triển và thực hành một thần học tổng thể.

Tư tưởng về có một đấng Thiêng Liêng mà không có giới hạn và không có gì cao hơn

thì không phải là mới. Trước đó, nhóm Gnostic, một nhóm khá lớn trong Kitô giáo vào thế

kỉ thứ 2 và có lẽ đã xuất hiện từ phong trào đầu tiên xung quanh Mary Magdelene, đã giữ

quan điểm rằng có một vị Thượng Đế còn cao hơn cả Thượng Đế trong Cựu Ước. Chúng ta

biết khá nhiều về các quan điểm của nhóm Kitô giáo đầu tiên này từ Thư viện Nag

Hammadi, một bộ sách gồm 13 cuốn được tìm thấy ở Ai cập vào năm 1945. Nhóm Gnostic

cho rằng có sự hiện hữu của một đấng Thiêng Liêng mà hoàn hảo ở mọi phương diện và

đứng đầu trên tất cả các thế giới về sự thánh thiện. Một trong những cuốn sách này, The

Secret Book of John (Cuốn sách Bí mật của John), có một câu chuyện sáng tạo mà được

cho là chính Chúa Jesus nói ra. Thật thú vị, điều này rất khác với câu chuyện trong sách

Sáng Thế Ký, trong đó chúa Jesus tuyên bố chính ông là người đã khiến Adam và Eva ăn

trái cấm. Hơn nữa, cũng trong cuốn sách này, Yahweh và cha ông ta, Yaldabaoth, không

được coi là Thượng Đế Tối Cao mà chỉ là những vị thần của địa phương. Lời tuyên bố của

Yahweh trong Cựu Ước là ông là một vị thần đố kị và không có vị thần nào khác ngoài ông

ta thì ở trong câu chuyện sáng tạo này đã bị chúa Jesus phản đối bằng những lời sau đây:

“vì lời tuyên bố này của Yahweh, ông ta tỏ ý với các thiên thần đi theo ông ta là còn có một

vị thần khác. Vì nếu không có vị thần nào khác thì Yahweh đố kị với ai?”

Page 123: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

123

Tôi không nói rằng những bài giảng đầu tiên này của Kitô giáo cho rằng (như tôi nói)

Yahweh, cũng như Ashur và Marduk chỉ là những sự phóng chiếu của một hình 3D đặc

biệt từ Đấng Thiêng Liêng. Tuy nhiên, những lời giảng này cho chúng ta biết rằng từ 2000

năm trước đã có một số nhóm Kitô giáo cho rằng Thượng Đế thực sự thì lớn hơn các vị

thần của thuyết độc thần mà các tôn giáo giòng Abrahamic tôn sùng. Theo Chúa Jesus (ít

nhất là được viết trong cuốn Bí Mật của John), có một Thượng Đế chân thật (one true God)

đã tạo ra một loạt các thời đại, mỗi thời đại là một sự phản ảnh mặt âm - dương của vị

Thượng đế này. Thần học mở rộng này có vẻ gần với mô hình 3D được phát triển ở đây.

Nói cách khác, khi Chúa Jesus nói về đấng Duy nhất, rất có thể đó là đấng Tạo Hóa mà tự

biểu lộ mình như Cây Sự Sống, như đã đề cập trong chương I, thì khác với “Thượng Đế”

theo nghĩa phóng chiếu của bản ngã con người.

Một nền thần học rõ ràng hơn so với nền thần học mà chúng ta đang có bây giờ thì có

lẽ phải dựa trên sự sáng suốt là mỗi hình 3D trong Biểu đồ Định Mệnh tạo ra một phép

chiếu đặc biệt, một tính nhị nguyên âm-dương nếu bạn muốn nói, lên Thiêng Liêng. Nói

cách khác, tất cả các tôn giáo đã được tạo ra dựa trên các sóng mà loài người cộng hưởng

với tại một thời điểm đặc biệt. Dựa trên điều này, một thần học hay một đức tin vào đặc

tính của Thượng Đế đã được phát triển trong thực tiễn và lý thuyết. Theo quan điểm này,

bản chất của Thiêng liêng tối cao thực sự lớn hơn và bao quát hơn nhiều so với một

Thượng Đế được tạo ra chỉ dựa trên sự phân cực của Sóng Thứ 6. Thật ra, một thần học về

đấng Thiêng Liêng tối cao có lẽ vượt quá giới hạn so những gì có thể mô tả trong kinh sách,

hoặc có thể mường tượng bằng trí óc. Có lẽ chúng ta chỉ có thể biết điều đó thông qua kinh

nghiệm trực tiếp.

Đấng tối cao là Nguồn gốc của tất cả những hình 3D khác nhau và thần học tương ứng,

và từ đó chúng ta có thể hiểu rằng không có lý do gì để bị mắc kẹt vào một lý thuyết và từ

chối tất cả những thứ khác một cách cuồng tín. Bởi vì sự đơn giản mà điều này đã tạo ra mà

nhiều người ngày nay không muốn sử dụng chữ “Thượng Đế” cho kinh nghiệm của họ về

Thiêng Liêng. Lý do có lẽ không chỉ là chữ này đã được sử dụng để hỗ trợ vô số các

chương trình nghị sự chính trị và chế độ phụ hệ, và ngày nay vẫn được sử dụng để phán xét,

kết tội, và đóng dấu lên người theo cách của thần học cổ xưa. Lý do sâu xa hơn có thể là

khái niệm về “Thượng Đế” vốn đã phản ảnh một quan niệm hạn chế, chứ không phản ánh

ai là đấng tối cao. Đấng tối cao như nhóm Gnostics đã nói, không phải là khái niệm giống

như Thượng Đế của các tôn giáo dòng Abrahamic.

Điều quan trọng là phải nhận ra rằng các hình 3D tô mầu cho nhận thức của chúng ta về

một đấng Thiêng Liêng là những phần của một tổng thể và tất cả chúng đều đại diện cho

Page 124: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

124

các bước tiến trong sự thăng hoa này. Có một phần được công nhận trong các tôn giáo

dòng Abrahamic mà chúng ta đang phải đối mặt với sự thăng hoa như vậy. Chẳng hạn,

theo Do Thái giáo, người ta tin rằng, tùy theo hành động của loài người, chúng ta sẽ trở lại

Vườn Địa Đàng, cũng được cho là thời đại Messianic, vào khoảng 225 năm sắp tới. Nhưng

làm thế nào điều này có thể xảy ra và tại sao nó được tiên tri nếu không có một quá trình

mà có thể dẫn đến sự trở lại như vậy? Một cách thức để trở lại vườn địa đàng được cung

cấp ở đây dưới dạng trèo lên tới Hình 3D Sóng Thứ 9 (h5.8). Tuy nhiên, để điều này có thể

xảy ra thì thực sự phụ thuộc vào hành xử của nhân loại. Để loài người có thể trở lại Vườn

Địa Đàng mà đó là định mệnh của họ, thì có lẽ một thần học bao quát hơn những thần học

hiện đang thống trị thế giới cần được phát triển. Một trong những câu cuối của sách Khải

Huyền trong Kinh Thánh Kitô cũng chỉ ra một hướng tương tự: “những người được ban

phước là những người làm theo lời răn của Thượng Đế, họ có thể có quyền về với Cây Sự

Sống và có thể đi qua cánh cổng để vào thành phố (vườn địa đàng)” [Rev 22:14, dịch từ

Thánh King James, 2000]. “Quyền về với cây sự sống” có lẽ có nghĩa là có phần trong

Thiêng liêng và có thể trở lại trạng thái hợp nhất.

---oOo---

Page 125: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

125

Chương6: Sóng Thứ Bảy

Tình Trạng Khó Khăn của Nhân Loại

Tất cả lịch sử, như chúng ta hiện đang bắt đầu thấy là một sản phẩm của các chuyển

động sóng với tần số rất thấp. Với bản chất của những sóng này, không có gì đáng ngạc

nhiên là tại sao con người thỉnh thoảng cảm thấy bản thân như đang bị kiểm soát bởi một

sức mạnh cao hơn hoặc cảm thấy rằng họ không làm chủ được cuộc sống của mình. Và như

chúng ta đang bắt đầu thấy, có rất nhiều sự thật về quan điểm như vậy. Qua nhiều thế kỉ,

con người đã cảm nhận những hình 3D như thể hiện ý muốn của Thượng Đế. Như một hậu

quả, nếu họ thấy những sự kiện mà được tạo ra bởi các sóng này là tích cực thì xem như là

được Thượng Đế ban phước, còn nếu họ thấy là tiêu cực thì coi như là bị trừng phạt.

Bất kể chúng ta cảm nhận về tiến trình của những biến cố này như thế nào, thì dường

như chúng là một phần của quá trình có ý nghĩa ở tầng cao hơn. Những gì mà đã định để

xảy ra ở qui mô lớn hơn thực sự được xác định bởi các hình 3D mà loài người được các

sóng sáng tạo ban tặng. Những gì chúng ta có thể thấy qua mô hình 3D lượng tử là các sự

kiện trong đời sống của chúng ta là một phần của một kế hoạch lớn hơn nhiều, đó là Biểu

Đồ Định Mệnh của nhân loại. Những gì xảy ra trong đời sống của chúng ta, chúng ta giữ

vai trò gì trong sự thăng hoa này? phần lớn chỉ là chức năng của các sóng mà chúng ta đang

cộng hưởng với. Có lẽ, nếu chúng ta chấp nhận sự thật này thay vì sống trong ảo tưởng

rằng cuộc sống hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của mình, thì chúng ta sẽ có thể giải quyết

một cách thực tế hơn về một số vấn đề lớn của thế giới.

Chẳng hạn, sự khao khát quyền lực - rất điển hình của Sóng Thứ 6 - có thể bắt nguồn

từ sự thất vọng tiềm ẩn là con người không thể kiểm soát được cuộc sống của chính mình.

Để xóa tan khao khát này, chúng ta phải thấu hiểu nhân loại đã bất lực như thế nào khi thiết

kế vận mệnh của mình. Theo thế giới quan xuất hiện từ mô hình 3D lượng tử, chính

Thượng Đế tối cao đã tạo ra hướng tiến hóa ở cấp vĩ mô cho vũ trụ. Điều này ảnh hưởng

qua các sóng mà nó tạo ra cho các sinh vật trên khắp vũ trụ, bao gồm cả hành tinh của

chúng ta. Có lẽ sự bất lực của chúng ta đã dẫn đến việc tạo ra các vị thần giống như

“Thượng Đế” của tôn giáo dòng Abrahamic, mà ít nhất là những quyền năng nào đó để qua

đó chúng ta có thể liên kết với. Và tuy nhiên, sức mạnh này là một ảo tưởng theo nghĩa là

nó bị giới hạn chỉ trong một tầng sáng tạo. Việc tuân thủ một hệ thống đức tin như vậy hiện

đang trở thành một vấn đề lớn cho nhân loại vì nó ngăn chặn tiến trình hình thành định

mệnh của nhân loại, mà tiến trình này vượt xa hơn cả việc thực thi quyền lực đối với người

khác.

Page 126: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

126

Hình 3D Thiện và Ác đã đóng vai trò cốt yếu đối với nền văn minh của nhân loại, và

nhận thức của cá nhân. Tuy nhiên, trong hai chương trước, bên cạnh hình ảnh một vị

Thượng Đế như là người thực thi quyền lực, gây ra sợ hãi, thì những hình 3D còn là nguồn

gốc của chế độ nô lệ, chiến tranh và sự thần phục của phụ nữ. Điều này có thể đã khiến

nhân loại nhìn vào chỗ sai để giải quyết những vấn đề mà đang gây khó khăn cho họ. Nếu

những vấn đề này thực sự bắt nguồn từ các hình 3D phát ra từ Cây Sự Sống, thì để có được

hòa bình và công lý lâu dài trên Trái đất, chúng ta bắt buộc phải quay lại với hình 3D.

Chúng ta cần giải quyết nguyên nhân gốc rễ, đó là tần số mà chúng ta cộng hưởng với, thay

vì những ảnh hưởng của nó, vốn chỉ là những triệu chứng của một hành tinh mà như đang

bị bệnh. Chừng nào chúng ta còn là một tập thể con người, qua các tôn giáo hay bằng cách

khác, đang sử dụng sức mạnh của Hình 3D Thiện và Ác, thì chúng ta sẽ chỉ càng cách xa

định mệnh thực sự của nhân loại.

Tôi tin rằng, khi giải quyết vấn đề này, bước đầu tiên là phải nhận ra sự tiến hóa của vũ

trụ được thiết kế trên qui mô lớn như thế nào. Nếu chúng ta không hiểu làm thế nào điều

này được điều khiển bởi các sóng khác nhau và được tạo ra bởi các hình 3D cho chúng ta,

thì chúng ta sẽ không thể thảo luận làm thế nào để giải quyết thành công các vấn đề của thế

giới. Trước khi đi sâu vào vấn đề này, tôi nghĩ cần phải nhìn kĩ hơn vào vai trò linh hoạt

của các sóng sáng tạo, và sự giao thoa giữa chúng đã đóng vai trò định hình đời sống của

loài người.

Bối Cảnh của Sóng Thứ Bẩy

Sức mạnh của một làn sóng trong việc định hình sự hiện hữu của loài người sẽ đặc biệt

rõ ràng sau khi một hình 3D mới sẵn sàng để truy cập từ một làn sóng mới được kích hoạt

với tần số cao hơn. Sau đó sóng này bắt đầu hình thành các mẫu giao thoa với các sóng đã

được kích hoạt trước đó, dẫn tới một loạt các đặc tính mới lạ. Sự kiện này được thể hiện rất

rõ ràng vào khoảng thời gian Sóng Thứ 7 được kích hoạt vào July/24/1755. Mặc dù ở đây

tôi đưa ra một ngày chính xác cho việc khi nào sóng này bắt đầu ảnh hưởng tới sự sống trên

trái đất, nhưng điều này không có nghĩa là thế giới đã thấy một sự thay đổi mạnh mẽ vào

ngày đặc biệt này. Thay vào đó, bạn có thể nói rằng, trong 20 năm sau đó, thế giới hiện đại

đã bắt đầu xuất hiện. Sóng Thứ 7 có chu kì 39.4 năm (một vòng đầy đủ Ngày và Đêm), và

do đó sự thay đổi giữa Ngày và Đêm (và ngược lại) cứ diễn ra sau mỗi 19.7 năm. Do đó,

sóng này có tần số cao gấp 20 lần so với Sóng Thứ 6.

Như với tất cả các sóng, Sóng Thứ 7 có một tiền sóng, và hai sóng này đã tạo mẫu giao

thoa với Sóng Thứ 6 (h6.1). Ngày thứ 7 của Sóng Thứ 6, bắt đầu từ năm 1617 và kết thúc

Page 127: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

127

vào năm 2011, đặc biệt đã tạo ra mẫu giao thoa với tiền Sóng Thứ 7 (1498) và Sóng Thứ 7

(1755). Về lịch sử châu Âu, (và tại sao châu Âu có vai trò đặc biệt đã được giải thích trong

cuốn The Global Mind and The Rise of Civilization), những năm 1498, 1617, và 1755

(chính xác nhất có thể đo được) thì phù hợp với điểm khởi đầu của phong trào Phục Hưng,

Cách Mạng Khoa Học, và Khai Sáng theo thứ tự. Khỏi cần nói, ba mốc thời gian đều có

hàm nghĩa sự thay đổi mô hình có tầm tối quan trọng.

Hình 6.1

Những người được sinh ra trước lúc kích hoạt Sóng Thứ 8 năm 1999 hoặc Tiền Sóng Thứ

8 năm 1986 thì đã được sinh ra trong Sóng Thứ 7 này. Nói cách khác, đối với nhiều người

đang sống ngày nay, làn Sóng Thứ 7 là sóng có tần số cao nhất vào thời điểm mà họ được

sinh ra, và đối với những người trong số chúng ta (mà sinh vào thời gian này) thì có mối

quan hệ cá nhân trực tiếp đối với sóng này hơn là Sóng Thứ 6 hay những sóng thấp hơn.

Rồi điều này có nghĩa là, đặc biệt đối với những người sống ở khu vực công nghiệp hóa

của thế giới trong thời gian mà nó phát huy nhất, thì tần số và hình 3D của Sóng Thứ 7 đã

tạo ra cách tiếp cận cơ bản của họ đối với cuộc sống và sự hiểu biết về cuộc sống. Mặc dù

các hình 3D của Sóng Thứ 5, và Thứ 6 là nền tảng quan trọng để chống lại làn Sóng Thứ 7

trổi dậy, nhưng Sóng Thứ 7 có khả năng đã cung cấp khung ý thức thúc đẩy con người sinh

ra trong thời kì này và cho họ động lực chính để sống cuộc sống của mình.

Từ góc độ nghiên cứu những biểu hiện của các sóng khác nhau trong đời sống nhân

loại, Sóng Thứ 7 thể hiện những ưu thế rõ rệt. Điều quan trọng nhất là việc xác định

niên lịch của những sự kiện khác nhau được chính xác hơn nhiều. Điều này trái ngược

với Sóng Thứ 5, nơi mà bằng chứng khảo cổ học rất khan hiếm, và cả ở nửa đầu sóng

Page 128: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

128

thứ 6, nơi mà những niên hiệu bị mang tiếng là không chắc chắn đúng. Vào thời kì đầu

của Sóng Thứ 6, những câu chuyện không phải lúc nào cũng là thần thoại, và ngay cả

khi chúng không phải là thần thoại, thì chúng ta luôn không biết được chính xác lúc nào

chúng diễn ra. Khung thời gian của Sóng Thứ 7 bắt đầu từ 1755 không bị ảnh hưởng

nào đáng kể với những khó khăn như vậy, và chúng ta thường biết chuyện gì đã xảy ra,

nơi mà nó xảy ra, và rất quan trọng là từ quan điểm nào nó được thành lập, khi nào nó

xảy ra. Sự gia tăng độ chính xác trong các niên lịch sẽ cho phép chúng ta thấy ảnh

hưởng của các sóng sáng tạo thực sự đa dạng như thế nào.

Chúng ta đã nghiên cứu một số khía cạnh chung của Sóng Thứ 7, thí dụ như nó tạo

ra xu hướng hướng tới sự bình đẳng (h4.2) và vô thần (h5.8), và những sự thay đổi này

được gây ra bởi hình 3D mới mà nay có thể truy cập được. Khi một hình 3D mới được

kích hoạt, nó dần bắt đầu chi phối các hình 3D sẵn có, và dựa trên các mẫu giao thoa

của các sóng, một hình 3D đặc biệt riêng được tạo ra, mà sẽ sắp đặt lối suy nghĩ của con

người. Tuy nhiên, mẫu giao thoa sẽ bị ảnh hưởng bởi các pha dịch chuyển của các Ngày

và Đêm của các sóng, và do đó luôn ở trong trạng thái thay đổi liên tục, đặc biệt là khi

có mặt của những sóng có tần số cao hơn. Làn sóng mới, trong trường hợp này là Sóng

Thứ 7, luôn có tần số cao hơn và đại diện cho sự mới lạ và thu hút bất kì ai muốn trở

thành một phần của việc tạo ra những thời đại mới, và nhiều người muốn như vậy vì họ

cảm thấy rằng sự mới lạ bắt nguồn từ đấng Sáng Tạo (the Source). Điều này vẫn đúng

dù khi hình 3D bị “tô đen lại” và thực sự ngăn chặn sự cảm nhận của con người về đâ ng

tối cao. Dù gì đi nữa, sự hiện hữu của các mẫu giao thoa được tạo ra bởi các làn sóng

cũng mang nghĩa là không thể có hai người có cùng suy nghĩ hoặc có cùng cách nhìn về

thế giới. Tất cả chúng ta đều có sự cộng hưởng riêng biệt với các sóng khác nhau phát

ra từ Cây Sự Sống.

Do đó, như đã đề cập, ngay cả khi một sóng mới và cao hơn được kích hoạt, thì những

sóng thấp hơn luôn luôn là nền tảng đối nghịch lại những sóng cao hơn. Điều này có

nghĩa là, chẳng hạn trong trường hợp các tôn giáo đã được thảo luận rộng rãi ở đây,

ngay cả khi xu thế trong Sóng Thứ 7 tập trung vào thế giới vật chất, như sản xuất và

tiêu thụ hàng hóa, thì những tôn giáo bắt nguồn từ Sóng Thứ 6 vẫn tồn tại. Tuy nhiên,

với hình 3D đã bị bôi đen, những tín đồ trung thành của các tôn giáo nói chung đã phai

mờ trong thế kỉ 19 và 20, có nghĩa là càng có ít người hơn có thể cảm nhận được thế

giới tâm linh. Tuy nhiên, không phải là hình 3D mới đã xóa bỏ và thay thế những gì đã

được tạo ra bởi hình 3D cũ. Thay vào đó, thế giới mới được cấu tạo trên thế giới cũ và

được biến đổi do kết quả của các mẫu giao thoa mà hai sóng đã tạo ra với nhau.

Page 129: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

129

Kỷ Nguyên Mới: Sự Toàn Cầu Hóa

Những sự mới lạ của Sóng Thứ 7, giống như với tất cả các sóng, rất dễ dàng nhận ra

trong giai đoạn đầu của sóng, có thể nói chung là đều nằm trong các chủ đề chính của

toàn cầu hóa, chủ nghĩa vô thần, chủ nghĩa duy vật, công nghiệp hóa và bình đẳng.

Chúng ta sẽ xem xét từng chủ đề một trong 260 năm qua, những ảnh hưởng của hình

3D mới này đã biến đổi thế giới thành như ngày hôm nay.

Tôi sẽ bắt đầu với sự toàn cầu hóa. Trong những cuốn sách trước, tôi đã gọi Sóng Thứ

7 là Planetary Underworld, bởi vì dưới ảnh hưởng của nó, đời sống đã thay đổi đáng kể

từ quốc gia cho tới toàn cầu. Cho đến thời điểm này, cuộc sống thuộc về khuôn khổ của

các quốc gia. Những sự kiện quan trọng nhất đánh dấu sự thay đổi này đối với nhận

thức toàn cầu có thể đã diễn ra trong kỉ nguyên của các khám phá địa lý, mà được bắt

đầu thông qua việc kích hoạt Tiền Sóng 7 vào năm 1498. Columbus đã đi thuyền với

thủy đoàn của mình đến Mỹ năm 1492 và Vasco da Gama đã tìm thấy tuyến đường biển

từ châu Âu đến Ấn độ vào năm 1498. Quan trọng nhất là Ferdinand Magellan và Juan

Sebastian del Cano đã đi vòng quanh trái đất vào 1519-1522, đã cung cấp bằng chứng

cuối cùng rằng trái đất là hình cầu.

Vào khoảng thời gian Sóng Thứ 7 thực sự bắt đầu vào 1755, bản đồ của hầu như tất cả

các bờ biển trên thế giới đã được hoàn thành bởi thuyền trưởng Cook. Kết quả là, một

mạng lưới giao dịch toàn cầu đã được thiết lập. Song song với sự mở rộng địa lý này,

một sự thay đổi tinh thần đã diễn ra theo hướng toàn cầu. Việc gắn một người thuộc vào

một quốc gia, cũng như một tôn giáo chỉ là sản phẩm của hình 3D Sóng Thứ 6. Một

cách để nhận ra sự thay đổi diễn ra vào đầu sóng thứ 7 là mọi người ở mức nào đó đã bị

ngắt kết nối với không chỉ tôn giáo của họ mà cả với quốc gia của họ bởi hình 3D mới.

Vào khoảng giữa 1700s, điều này thể hiện ở sự xuất hiện của đô thị, những cá nhân đôi

khi trung thành với lý tưởng của mình hơn là với quốc gia. Một ví dụ là tướng quân

người Pháp Lafayette, người mà đã vì lý tưởng của mình để đấu tranh cho cách mạng

Mỹ. Những ví dụ khác là những nhân vật nổi bật của phong trào khai sáng, như Valtane

và Rousseau, những người phải chạy trốn khỏi đất nước bản địa vì lý tưởng cấp tiến của

mình.

Ý tưởng về một lợi ích chung cho toàn nhân loại mà không bị giới hạn bởi các ràng

buộc quốc gia cũng xuất hiện trong thời đại này. Một ví dụ là dự án hợp tác khoa học

đầu tiên của thế giới, với mục tiêu xác định khoảng cách của trái đất với mặt trời vào

Page 130: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

130

dịp sao kim đi qua vào năm 1761 và 1769. Dự án này bao gồm 151 quan sát viên tại 77

trạm khác nhau (bao gồm cả trạm Captain Cook ở Tahiti) ở nhiều quốc gia, bao gồm cả

Anh và Pháp, mà trong thời gian đó phần lớn là cạnh tranh và chiến tranh với nhau. Về

mặt khoa học, dự án này có thể không thành công, nhưng ý tưởng cho việc thỉnh thoảng

hợp tác của các quốc gia đã được thiết lập. Đây là một sản phẩm của hình 3D mới, làm

giảm đi tư tưởng về quyền sở hữu thuộc về quốc gia.

Ở đây chúng ta có thể thấy rằng thời kì quốc gia là một sự sáng tạo của tâm trí thuộc

Sóng Thứ 6, mà không biến mất một cách dễ dàng khi sóng thứ 7 được kích hoạt.

Không phải tất cả mọi người trên hành tinh đột nhiên đột trở thành công dân toàn cầu,

nhưng ranh giới giữa các quốc gia và thuộc địa khác nhau đã mất đi một phần sức mạnh

trong các đấu trường nhất định như khoa học, thương mại và trao đổi ý tưởng. Dần dần

theo thời gian, ngay cả khi các quốc gia vẫn tồn tại (ít nhất cho đến 2011) để duy trì

danh tính của mình, thì tất cả loài người trong Sóng Thứ 7 đã trở thành một phần của

khuôn khổ toàn cầu, nơi mà những gì xảy ra ở một địa điểm cũng có những ảnh hưởng

quan trọng đến mọi nơi khác.

Điểm cần để nhận ra là những thay đổi này đã không “tự nhiên xảy ra”. Chúng xảy ra

tại thời điểm khi một hình 3D mới, mà không có bản chất nhị nguyên, có thể được tải

xuống (h6.2b), và điều này cung cấp cho loài người một bộ lọc tối để qua đó họ cảm

nhận thế giới. Bởi vì bộ lọc này không tạo ra ranh giới rõ ràng theo cách mà Hình 3D

Thiện Ác đã làm, nên khi loài người chiếu hình 3D lên thực tại bên ngoài họ, họ không

áp đặt giới hạn riêng biệt giữa các quốc gia như trước đây. Như ta đã thấy, chính vì lý

do này mà thế giới hiện tại, mặc dù có bản chất vật chất, là một bước tiến so với tình

trạng thế giới trước khi kích hoạt sóng mới này.

Kỷ Nguyên Mới: Chủ Nghĩa Vô Thần và Giác Ngộ

Bước tiến này đã xảy ra bởi hình 3D của Sóng Thứ 7 đã che khuất ánh sáng thiêng

liêng của Sóng Thứ 6, và do đó có ít nhận thức về những gì đang diễn ra về mặt tâm

linh. Không giống như thuở đầu của Sóng Thứ 6, nơi mà tạo ra nhiều biểu tượng trên

toàn thế giới, một vài biểu tượng còn sót lại phản ánh sự thay đổi trong hình 3D so với

Sóng Thứ 7. Có một đại diện đáng chú ý của người Maya về sự thay đổi hình 3D trong

sách của Chilam Balam mà đề cập tới một trong những tiền sóng của Sóng Thứ 7 và

lãnh chúa của 13 Katuns (13 thời kì). Trong tài liệu kèm theo, nó nói về việc những vị

lãnh chúa mà là các hình 3D cho các thời kì khác nhau, bị “che mắt” - nghĩa là họ và

Page 131: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

131

loài người đang tải xuống những hình 3D này sẽ không thể nhìn thấy ánh sáng thiêng

liêng.

Hình 6.2

Trong chương trước đã chỉ ra rằng một tiền sóng của Sóng Thứ 7 đã được kích hoạt

vào năm 551 TCN, và sự mất kết nối sau đó với Thượng Đế không chỉ dẫn đến sự xuất

hiện của các tôn giáo mà cả chủ nghĩa cá nhân. Khi hình 3D trong hình 6.2b có thể tải

xuống được vào thời kì tiền sóng bắt đầu vào năm 1498, tương tự nó cũng dẫn tới chủ

nghĩa cá nhân ở mức cao hơn của thời kì Phục Hưng (the Renaissance). Như một phần

của chủ nghĩa cá nhân này, cải cách của Luther bắt đầu từ 1517 đã phát triển một tín

ngưỡng Kitô giáo rất khác. Sau khi kích hoạt Sóng Thứ 7 vào năm 1755, chủ nghĩa cá

nhân càng được nhấn mạnh hơn nữa. Một thí dụ điển hình về chủ nghĩa cá nhân trong

thời kỳ này là bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ, vốn đã tách rời khỏi triết lý trước đó, và

nhấn mạnh quyền cá nhân bằng những lời sau: “chúng ta tôn trọng những sự thật này là

hiển nhiên, rằng mọi người đều bình đẳng như nhau, Tạo hóa đã ban tặng những quyền

mà không thể thay đổi, trong đó có quyền được Sống, quyền Tự Do, và Mưu Cầu Hạnh

Phúc”. Những từ này sẽ không thể tưởng tượng được trước năm 1755, và càng không

thể tưởng tượng được vào năm 1498, khi mà phần lớn quyền hạn đều thuộc về những

người cai trị.

Song song với xu hướng về chủ nghĩa cá nhân, có lẽ lần đầu tiên trong khoảng 1500

năm qua đã xuất hiện những người rất vô thần hoặc những người không theo Kitô giáo,

Page 132: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

132

đặc biệt trong thời kì Khai Sáng của Pháp thì gồm có Voltaire, Diderot, và La Mattrie.

Cuốn sách vô cùng phổ biến của La Mattrie L’Homme Machine (Machine Man) đã đi

xa tới mức cho rằng loài người không có linh hồn mà chỉ là những cỗ máy. Trong bối

cảnh nhà thờ vẫn còn đang thống trị, ý tưởng này có lẽ được cho là phóng khoáng, và

trong thời đại này lần đầu tiên chúng ta bắt đầu thấy những gương mặt tươi cười trong

các bước chân dung (h6.3). Những hậu quả của hình 3D mới cũng là những ý tưởng mà

thần quyền và thế quyền nên tách biệt, và mọi người nên có quyền tự do về tôn giáo. Sự

tách biệt giữa thần quyền và thế quyền đã trở thành hiện thực qua các cuộc cách mạng

Pháp và Mỹ, và một làn sóng của thuyết chống giáo hội đã quét qua châu Âu. Và rồi,

trong suốt làn Sóng Thứ 7, sự quan tâm đến các tôn giáo đã giảm đi rõ rệt, ít nhất là ở

châu Âu, nhưng gần đây hơn là ở Hoa Kỳ. Dưới ảnh hưởng của hình 3D tối tăm này,

không có tôn giáo lớn nào xuất hiện, và ngay cả những người được cho là rất ư tâm

linh, thì trọng tâm đời sống phần lớn đã chuyển sang giá trị vật chất.

Hình 6.3

Như vậy thời kì khai sáng (Enlightenment) thực sự là thời kì đen tối

(endarkenment)? Tất cả điều này phụ thuộc vào những giá trị mà quan trọng đối với

bạn. Rõ ràng, nó là thời kì tăm tối về mặt cảm nhận tâm linh trực tiếp về Thiêng liêng

(như ta sẽ thấy sau, điều này hiện đang bắt đầu thay đổi trong Sóng Thứ 8, thứ 9). Theo

quan điểm của riêng tôi, nhiều bước tiến quan trọng đã xảy ra trong một thời kì ngắn

sau năm 1755 đủ để có thể coi thời kì này là thời kỳ Khai Sáng. Việc xem xét sự thay

đổi của hình 3D chính yếu là thành phần của một mẫu các sóng phát ra từ Cây Sự Sống

và do đó là một phần của kế hoạch thiêng liêng (h4.2), chúng ta cũng có thể tự hỏi liệu

có phải Thượng Đế thực sự muốn ruồng bỏ những người thiếu lòng tin hay muốn trừng

phạt họ, như đôi khi các tín đồ tôn giáo dòng Abrahamic đã từng tuyên bố. Những ý

Page 133: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

133

tưởng như vậy dường như không có ý nghĩa gì cả, bởi vì nếu con người leo lên thang và

trở về để hợp nhất với đấng Thiêng Liêng trong Sóng Thứ 9, thì họ cũng cần phải vượt

qua tầng mà đã ngắt đứt họ với đấng Thiêng Liêng. Một cách nghịch lý, đôi khi một

người vô thần lại có thể phục vụ cho kế hoạch thiêng liêng tốt hơn là một nhà truyền

giáo mà tuyên truyền sự sợ hãi. Mặt tốt đẹp của Sóng Thứ 7 không chỉ là nó làm phát

triển nền văn minh hơn nữa, đặc biệt là về mặt vật chất, mà còn làm cho con người tự

do và tự chủ hơn.

Kỷ Nguyên Mới: Khoa Học

Tôi cảm thấy, những gì được thực hiện bởi cái được gọi là bản thân tôi thì

được thực hiện bởi cái lớn hơn trong tôi.

Jame Clerk Maxwell

Cuộc cách mạng khoa học được bắt đầu qua các tác phẩm của Kepler là Galilei vào

khoảng đầu Ngày thứ 7 của Sóng Thứ 6 vào năm 1617 (h6.1), cùng với sự bùng nổ của

các lý thuyết toán học mới (h6.3). Tại thời điểm này, trước khi kích hoạt bộ lọc tối của

Sóng Thứ 7, thì không có nhà khoa học nào xem công việc của mình có xung đột với

các tôn giáo, và những người tiên phong này chủ yếu quan tâm đến cách mà Thượng Đế

tạo ra vũ trụ. Điều mới lạ là họ đã sử dụng những sự quan sát và thí nghiệm cũng như

các công cụ toán học để khám phá các mô hình tiềm ẩn của thiên nhiên: định luật

Kepler về quĩ đạo của hành tinh (xuất bản năm 1619) là các định luật toán học đầu tiên

về thiên nhiên. Hầu hết chúng ta ngày nay nhìn một hành tinh vào bầu trời đêm sẽ

không nảy ra ý tưởng rằng chuyển động của nó có thể được mô tả bằng một công thức

toán học, vậy mà đây là những gì mà Kepler đã tìm thấy. Điều này có thể khiến chúng

ta nhận ra sự thay đổi mô hình này quan trọng như thế nào. Ý tưởng sử dụng toán học

để mô tả các chuyển động trong thiên nhiên sau đó đã được Newton khái quát hóa trong

cuốn sách Principia năm 1684, mà trong đó trình bày luật hấp dẫn. Nếu sự kết nối giữa

hiện tượng vật lý và toán học không thực hiện được, thì thế giới hiện đại của khoa học,

công nghệ, và công nghiệp hóa đã không xuất hiện.

Page 134: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

134

Hình 6.4

Những gì xảy ra tại điểm khởi đầu của Sóng Thứ 7 vào năm 1755 với hình 3D sơn

tối là một mối quan hệ mới cho thế giới, và từ điều này, chủ nghĩa vô thần đã nói trong

phần trước cũng đóng một vai trò quan trọng. Những người mà nhìn thấy ánh sáng của

hình 3D Sóng Thứ 6 vẫn có thể coi trái đất và thiên nhiên là một điều gì đó thiêng liêng

không thể đụng chạm. Chỉ khi hình 3D bóng tối của Sóng Thứ 7 đi vào và thay đổi

nhận thức của con người về thế giới thì thiên nhiên mới được coi là một cái gì đó có thể

chấp nhận được để biến đổi bằng các phương pháp khoa học và công nghiệp.

Điểm thứ hai được minh họa đặc biệt rõ ràng trong hình 6.4 (hàng dưới) với sự phát

triển các nghiên cứu về điện từ. Điện hầu như không nhận được bất kì sự chú ý nào của

các nhà nghiên cứu cho đến khi tải xuống hình 3D của Sóng Thứ 7. Chỉ trong vài năm

ngắn ngủi trước khi hình 3D được tải xuống các phương pháp tạo ra điện được phát

triển dưới hình thức của những cái lọ Leyden,và năm 1752, Benjamin Franklin đã cung

cấp một bằng chứng rằng sấm sét là một hiện tượng điện. Vì vậy trước khi Sóng Thứ 7

bắt đầu, con người không thể thử nghiệm với điện hoặc thậm chí phân biệt rõ ràng điện

là một hiện tượng của thiên nhiên. Có lẽ do sấm sét và các hiện tượng lẻ tẻ khác của

điện và từ nên các hiện tượng này được xem như thuộc về thế giới khác (ví dụ thần

Thor của Na Uy hay các thần sấm sét khác tạo ra nó). Dù sao đi nữa, chỉ khi bộ lọc của

Sóng Thứ 7 được tải xuống, các nhà nghiên cứu mới bắt đầu xem nó như là một hiện

tượng mà loài người có thể thử nghiệm, khai thác và hiểu được. Hầu hết những đột phá

trong lĩnh vực điện từ đã diễn ra trong khoảng thời gian các Ngày của sóng này và đôi

khi, chẳng hạn như trường hợp của phương trình Maxwell xuất hiện đúng vào điểm

khởi đầu của Ngày.

Page 135: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

135

Đôi khi một lý thuyết sẽ không có bước đột phá cho đến khi tính hợp lệ và hữu ích

của nó trong khoa học được chứng minh trong thực tế. Các thí nghiệm quan trọng thiết

lập giai đoạn vật lý lượng tử đã được Planck và Einstein thực hiện vào 1900 và 1905

tương ứng, và thuyết tương đối của Einstein cũng được công bố vào năm sau. Tuy

nhiên, chỉ với mô hình nguyên tử của Bohr vào năm 1913 và việc xác minh thực tế về

lý thuyết tương đối tổng quát vào 1919 thì những lý thuyết này mới được chấp nhận

rộng rãi. Trong Ngày thứ 5, theo đề xuất của Bohr, vật lý lượng tử đã ra đời từ một loạt

các khám phá dẫn đến phương trình Schorodinger vào 1929. Ở đây người đọc có thể để

ý một sự song song thú vị với những gì chúng ta tìm thấy khi nghiên cứu về thuyết độc

thần trong chương trước, cụ thể là sau khi có sự chuẩn bị từng bước của hiện tượng

trong những Ngày trước đó, thì bước đột phá thực sự diễn ra vào Ngày thứ 5.

Rõ ràng từ hình 6.4, sự thay đổi mô hình trong khoa học không xảy ra tại các thời

điểm ngẫu nhiên. Thay vào đó, chúng được điều hòa một cách cơ bản bởi những thay

đổi trong tâm trí loài người mà diễn ra vào đầu những Ngày của Sóng Thứ 7. Một cách

tự nhiên, có thể lập luận rằng hình 6.4 có thể bao gồm một số khám phá khoa học và lý

thuyết đột phá khác, và có thể một vài phát hiện cũng được thực hiện trong các Đêm.

Nhưng nhìn chung, tôi tin chắc rằng những điều này sẽ được coi là ít quan trọng hơn so

với những gì diễn ra trong những Ngày. Hầu hết, nếu không nói là tất cả, các sử gia

khoa học sẽ đồng ý rằng lý thuyết điện từ của Maxwell cũng như thuyết tương đối tổng

quát và vật lý lượng tử có tác động mạnh nhất trong thời gian được nghiên cứu ở đây.

Bởi vì hình 3D bóng tối mới của Sóng Thứ 7 thực sự bắt nguồn từ Cội Nguồn,

Source, nên chúng ta không ngạc nhiên khi một số nhóm người, đặc biệt là trong nhóm

các nhà khoa học và những kẻ hoài nghi, đôi khi nhìn khoa học với sự đố kị giống như

các tín đồ của các tôn giáo hữu thần. Đôi khi điều này xuất hiện với hình thức chối bỏ

sự tồn tại của bất cứ thứ gì mà không quan sát hay đo lường được. Chắc chắn khoa học

là phương thức suy nghĩ trong suốt Sóng Thứ 7, và nhiều nhà khoa học có những khám

phá quan trọng đã báo cáo rằng họ đã được hướng dẫn tới những khám phá của mình

bằng một sức mạnh lớn hơn bản thân, như được trích dẫn trong đoạn trích từ trang 169

của Janes Cleark Maxwell.

Kỷ Nguyên Mới: Chủ Nghĩa Duy Vật và Công Nghiệp

Tuy nhiên, sự thay đổi ấn tượng nhất trong đời sống loài người mà Sóng Thứ 7

mang lại là sự ra đời của công nghiệp trên qui mô lớn – cuộc Cách Mạng Công Nghiệp

Page 136: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

136

(Industrial Revolution). Như đã nói ở trên, cuộc cách mạng này trong thời kì đầu vào

năm 1755 phần lớn đã xảy ra thông qua sự tương tác liên tục với khoa học. Đôi khi một

số đột phá trong khoa học, chẳng hạn như sự hiểu biết về điện, dẫn đến một loạt các

phát minh và sự thay đổi lớn trong cuộc sống hàng ngày của con người. Nhưng thông

thường những vấn đề thực tế chẳng hạn như làm thế nào để giao tiếp ở khoảng cách xa,

hay cung cấp phương tiện giao thông, đã thúc đẩy khoa học đi theo những hướng mới

và tìm ra giải pháp mới. Cuối cùng, một mối quan hệ mới của loài người với thiên nhiên

mà trong đó làn sóng này được coi là một nguồn tài nguyên chứ không phải là một hiện

tượng bí ẩn và tâm linh đã được kích hoạt bởi hình 3D mới.

Một bước quan trọng mà được thực hiện ở đầu Sóng Thứ 7 là sự ra đời của nhiên

liệu hóa thạch (fossil fuel, dầu lửa) mà chưa từng được sử dụng trước đó. Sự khởi đầu

thực sự của thời đại công nghiệp thường được đánh dấu bằng sự phát minh ra động cơ

hơi nước vào 1769, điều đó có nghĩa là một nguồn năng lượng đã sẵn sàng cho phép

máy móc chạy trên qui mô lớn trong các nhà máy. Bởi vì vị trí của các nhà máy không

còn bị lệ thuộc vào nguồn nước nữa, nên toàn bộ các khu công nghiệp đã được xây

dựng. Thời đại công nghiệp cũng có thể bắt đầu ở Anh và Scotland trong Ngày đầu tiên

của Sóng Thứ 7 khi máy kéo sợi Jenny, máy kéo sợi tự động, được phát minh vào 1764.

Sau đó, máy Jenny và các máy móc khác làm trong ngành dệt may bắt đầu được sử

dụng bằng động cơ hơi nước trong các nhà máy lớn.

Hình 6.5

Một yếu tố quan trọng cho công nghiệp hóa là con người, nguyên liệu thô, và hàng

hóa có thể được vận chuyển đến và đi từ các mỏ và các nhà máy. Trong hình 6.5, chúng

Page 137: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

137

ta có thể thấy rằng, ngay sau khi động cơ hơi nước của Jame Watt được phát minh, thì

ông Cugnot người Pháp đã phát minh ra xe hơi nước nhưng không hữu ích lắm cho việc

vận chuyển công cộng. Tuy nhiên, từng bước một trong những Ngày kế tiếp, động cơ

hơi nước được sử dụng để vận chuyển hàng hóa trên cả đất liền và biển. Vào giữa Ngày

thứ 4, xe hơi được phát minh bởi Daimler và Benz ở Đức mà lần đầu tiên đã cho phép

một phương tiện giao thông cá nhân hiệu quả dựa trên nhiên liệu hóa thạch. Năm 1913,

khi Ngày thứ 5 bắt đầu, dây chuyền lắp ráp xe hơi được ra đời tại nhà máy Henry Ford

ở Dearborn, Michigan. Một ngoại lệ đáng chú ý so với qui luật tất cả các phát minh lớn

được tạo ra trong các Ngày là phát minh ra máy bay của anh em nhà Wright vào 1904,

mà gần với điểm giữa của một Đêm. (Tôi sẽ gọi đây là một ngoại lệ mà chứng minh qui

luật đã đặt ra).

Song song với sự phát triển của các phương tiện giao thông là việc sử dụng các

nguồn năng lượng khác nhau. Ở Hoa Kỳ, than là nguồn chính để tạo ra điện, tiếp theo là

khí tự nhiên (natural gas), với năng lượng hạt nhân và thủy điện là các nguồn khác – tất

cả các khám phá mới đều dựa trên hình 3D mới. Không còn gì nghi ngờ là những khám

phá quan trọng đều xảy ra vào các Ngày. Chẳng hạn, trong Ngày thứ 4, động cơ/máy

phát điện (1873), bóng đèn (1875), và máy ghi âm (1876) đều được phát minh khi hệ

thống điện sử dụng công cộng hoàn thành. Trong Ngày thứ 5, một loạt các máy móc gia

dụng như máy hút bụi, tủ lạnh và thiết bị nhà bếp đã được phát minh, và giai đoạn này

được thiết lập để tiêu thụ hàng loạt những thứ này trong Ngày thứ 6.

Hình 6.6

Một lĩnh vực công nghệ có sự tiến hóa phù hợp gần như hoàn toàn với chuyển động

của Sóng Thứ 7 là ngành viễn thông (telecommunication) (h6.6); hầu như không thay

Page 138: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

138

đổi, những đột phá để đưa ra các kĩ thuật mới đều diễn ra vào những điểm đầu Ngày

của Sóng Thứ 7. Từng bước một, các kĩ thuật tiên tiến và linh hoạt hơn, đi từ ý tưởng

tạo ra một máy điện báo đến sự ra đời của các website trên Internet (tại CERN vào

tháng 8 năm 1991), đã được thúc đẩy bởi các Ngày mới của sóng. Có lẽ điều này đã xảy

ra bởi vì viễn thông liên quan rất nhiều đến năng lực của điện – một công nghệ mà là

chức năng trực tiếp của Sóng Thứ 7.

Chúng ta cũng nên xem xét hiện tượng khám phá đồng thời và độc lập trong bối

cảnh này: chẳng hạn Alexander Graham Bell đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế điện

thoại chỉ vài giờ trước đối thủ của mình, Elisha Gray. Sự đồng bộ như vậy khó có thể

coi là một sự tình cờ ngẫu nhiên. Thật ra, chính sự thể hiện của sóng quyết định “thời

điểm thích hợp” cho một phát minh mới được thực hiện. Tuy nhiên, khi các cá nhân

khác nhau cộng hưởng với cùng một sóng thì họ có thể đưa ra cùng một phát minh tại

cùng một “thời điểm thích hợp”. Sức mạnh đồng bộ hóa của các sóng này là một yếu tố

rất quan trọng cần phải biết. Điều đó không nhất thiết là một thứ phải được phát minh

chính xác cùng một lúc. Điều này cũng có nghĩa là hằng loạt những phát minh, có thể

được qui về cùng một hình 3D, đã xuất hiện trong một khoảng thời gian đã định. Ví dụ

như sự bắt đầu phát sóng radio như thế nào (1910-1913), nhạc jazz (1914), bức tranh

trừu tượng đầu tiên (Kandinsky 1913), và việc sản xuất dây chuyền lắp ráp xe hơi (1913)

cùng nhau mở ra kỉ nguyên của thời hiện đại khi Ngày thứ 5 của Sóng Thứ 7 bắt đầu.

Những hiện tượng nảy mầm khác nhau đều liên quan đến nguồn gốc chung của chúng

trong một hình 3D đặc biệt. Trong vũ trụ fractal-holographic, mọi thứ phát triển theo

một lịch trình mà được xác định bởi những làn sóng.

Kỷ Nguyên Mới: Sự Bình Đẳng

Như đã được gợi ý trong hình 4.2, bởi vì hình 3D Sóng Thứ 7 thiếu sự phân cực cơ

bản giữa âm và dương nên cũng sẽ mang lại sự bình đẳng cho nhân loại, ít nhất là trong

một số khía cạnh nhất định. Đây cũng là một thông điệp của Jean – Jacgues Rousseau’s

Discourse sur l’Inegalite (Điều Chỉnh về sự Bất Bình Đẳng) được xuất bản năm 1755.

Nếu đúng là chế độ nô lệ, chiến tranh, và sự khuất phục của phụ nữ trong Sóng Thứ 6 là

sản phẩm của tính nhị nguyên, thì những hiện tượng này đáng ra phải trở nên ít nổi bật

hơn trong Sóng Thứ 7. Điều tương tự cũng đúng với các chế độ quân chủ, và chúng ta

đã thấy rằng sự quản lý giáo hội của mọi người nói chung bắt đầu giảm dần. Các quá

trình sâu sắc như vậy không thể tự nhiên xuất hiện qua đêm và không nhất thiết phải

Page 139: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

139

phát triển cùng tốc độ ở mọi nơi. Tuy nhiên, cho đến năm 2011, đã có một xu hướng

chung về dân chủ trên toàn thế giới, như chúng ta có thể thấy trong hình 6.7.

Hình 6.7

Do đó, một trong những thay đổi rõ ràng nhất diễn ra là cách điều hành chính phủ

của các quốc gia. Kể từ khi Sóng Thứ 6 bắt đầu vào năm 3115 TCN, các quốc gia đã

được hình thành xung quanh các quốc vương, những người mà ít nhiều có quyền lãnh

đạo tuyệt đối. Ban đầu, chẳng hạn như ở Ai Cập thời các Pharaoh, những lãnh chúa tự

coi mình là các vị thần, sau đó là đại diện của các vị thần, và cuối cùng là cai trị bằng ân

sủng của Thượng Đế. Cho đến khi bắt đầu làn Sóng Thứ 7 vào năm 1755, Thụy Sĩ, Anh,

và Hòa Lan là những quốc gia châu Âu duy nhất có một số kinh nghiệm về nền cai trị

cộng hòa, và chỉ có Anh và Thụy Điển có các đảng chính trị khác nhau trong quốc hội

của họ. Tuy nhiên, chỉ có một tỉ lệ nhỏ dân số đủ điều kiện để bỏ phiếu, và dưới ảnh

hưởng của tính nhị nguyên Sóng Thứ 6, chế độ quân chủ dường như là hình thức cai trị

tự nhiên duy nhất.

Với sự bắt đầu của Sóng Thứ 7 và hình 3D mới của nó, hệ thống điều hành chính

phủ này đã bị thách thức, mở đầu là cuộc Cách Mạng Mỹ (American Revolution), nơi

mà thuộc địa phản đối sự cai trị của vua Anh Quốc và thiết lập một hệ thống dân chủ và

cộng hòa. Ngay cả khi nô lệ và phụ nữ bị loại khỏi quyền bình đẳng ở Hoa Kỳ tại bước

đầu, thì hệ thống điều hành mới này dù sao đi nữa cũng là một đột phá đáng kể so với

quá khứ. Không lâu sau đó, cuộc Cách Mạng Pháp năm 1789 đã dẫn đến sự sụp đổ của

chế độ quân chủ ở quốc gia lớn nhất Châu Âu, và theo thời gian tất cả các chế độ quân

Page 140: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

140

chủ trên thế giới đã được thay thế bởi chế độ cộng hòa (ngày nay chỉ còn một số ít các

nước tồn tại chế độ quân chủ nhưng phần lớn đều không có thực quyền).

Để thảo luận về cách mà Sóng Thứ 7 mang nền cộng hòa và dân chủ đến phần lớn

các nơi trên thế giới thì phải mất cả cuốn sách. Như trong trường hợp của các quá trình

khác mà chúng ta đã nghiên cứu trong chương này, đó là Ngày thứ 5 đã mang lại sự

thay đổi lớn nhất theo hướng này. Tại điểm khởi đầu của sự thay đổi này, các đế chế

độc tài như Trung Hoa, Ottoman, Nga, Đức và Áo đều đã sụp đổ. Ở một số quốc gia

mới, các nền dân chủ xuất hiện và phát triển rộng rãi hơn ở Bắc và Tây Âu, mà trong

năm 1920 cũng bao gồm quyền bầu cử của phụ nữ. Quá trình dân chủ hóa sau đó lên

đến đỉnh điểm với sự chuyển biến sâu rộng sang các hệ thống cai trị pháp lý vào khoảng

đầu của Ngày thứ 7. Liên Xô sau đó đã sụp đổ, và đồng thời phần lớn các khu vực

Đông Âu, Mỹ latin và Nam Phi đều có được quyền tự do mới cùng với sự thay đổi về

chế độ cai trị.

Ý tưởng về một bộ lọc cho ánh sáng tâm linh thoạt nghe có vẻ giống như một yếu tố

tiêu cực đối với đời sống con người. Nhưng hóa ra, ít nhất theo quan điểm của riêng tôi,

mọi thứ phức tạp hơn nhiều. Với sự ra đời của bộ lọc này vào 1755, không chỉ có

những lý tưởng về dân chủ mà còn cả những lý tưởng thường được gọi là nhân bản. Các

nhóm người mà trước đây đã bị áp bức và đối xử với rất ít sự tôn trọng chẳng hạn như

tù nhân, nô lệ, những người bị bệnh tâm thần, phụ nữ và trẻ em, giờ đây đã bắt đầu

được đối xử nhân đạo. Cho đến 1750, hầu như không có tiếng nói nào chống lại việc

buôn bán nô lệ, nhưng vào năm 1807, Anh quốc đã cấm nó và tiếp tục cấm chế độ nô lệ

trên toàn đế quốc Anh vào năm 1833. Cuối cùng, Hoa Kỳ đã làm theo vào năm 1865.

Đôi khi phải trải qua một cuộc chiến tranh để có sự thay đổi tiến bộ, như trong trường

hợp Nội Chiến Hoa Kỳ, đã dẫn đến việc giải phóng nô lệ. Tương tự, sự thay đổi sang

nền dân chủ ở Châu Âu chủ yếu phụ thuộc vào Thế Chiến Thứ Nhất để mang đến sự

sụp đổ của các nền quân chủ chuyên chế.

Trên thực tế, tất cả những sự thay đổi này có thể được xem là đi theo hướng bình

đẳng hơn trong xã hội, và bộ lọc tối của Sóng Thứ 7 không nhất thiết có nghĩa là xấu xa.

Thực tế, phần lớn đời sống con người đã được nhân bản hóa, và rất có thể lý do là tính

nhị nguyên của bộ lọc trước đó đã được thăng hoa. (Bộ lọc không thực sự biến mất. Khi

một bộ lọc mới xuất hiện, nó hợp nhất với bộ lọc đã có và biến thành một thể thống

nhất mới). Dưới bộ lọc nhị nguyên trong Sóng Thứ 6, con người có xu hướng nghĩ rằng

có một lực tốt và một lực xấu trong vũ trụ, và do đó họ nhất thiết phải tìm kiếm những

người mà có vẻ là tốt – thông qua mặt sáng của bộ lọc – và những người khác sẽ được

Page 141: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

141

xem là xấu xa. Nếu ai đó giống như một kẻ dị giáo hoặc nô lệ, được nhìn qua mặt tối

của bộ lọc, thì người đó sẽ được hiểu là một biểu hiện của lực xấu trong vũ trụ. Dĩ

nhiên, nếu ai đó bị coi là xấu xa, thì sẽ không có lý do hay khả năng nào để đối xử từ bi

hay nhân đạo với họ. Đây là lý do tại sao có quá nhiều sự tàn ác trong Sóng Thứ 6 và

cũng là lý do tại sao khi bộ lọc của nó dần được thay thế bằng bộ lọc Sóng Thứ 7, thì

con người có xu hướng nhìn thế giới khác đi và mở lòng ra tới sự bình đẳng.

Tôi không có ý định trình bày ở đây như thể tất cả các vấn đề đã được giải quyết bởi

Sóng Thứ 7, nhưng để chỉ ra rằng hình 3D mới của nó đã tạo ra các qui trình mà theo

quan điểm của tôi đã đi đúng hướng. Mặc dù, ngay cả khi phần lớn những qui trình đó

chưa được hoàn thành. Điều đáng chú ý là sự bình đẳng ở đây được tạo ra theo kiểu

bình đẳng hiện sinh để mọi người, bất kể chủng tộc, giới tính, hay tôn giáo, được có

quyền bình đẳng. Ít nhất điều này đã trở thành lý tưởng được tuyên xưng, mà bản thân

nó là một bước tiến. Tuy nhiên, sự thay đổi này đối với sự bình đẳng hiện sinh chưa

nhất thiết xen vào lĩnh vực kinh tế. Chúng ta sẽ quay trở lại vấn đề này khi nghiên cứu

Sóng Thứ 8, nhưng bây giờ nên xem xét những hậu quả kinh tế của Sóng Thứ 7.

Những Chu Kỳ Kinh Tế Toàn Cầu của Sóng Thứ Bảy

Để bắt đầu, sự toàn cầu hóa tạo ra bởi Sóng Thứ 7 đã dẫn đến sự bành trướng quan

trọng của thị trường thương mại thế giới về tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ. Tại lúc

bắt đầu làn sóng này, chúng ta khó có thể nói về một nền kinh tế toàn cầu theo nghĩa mà

nó tồn tại như ngày hôm nay, trong đó mỗi quốc gia phụ thuộc vào quốc gia khác cho

sự thịnh vượng kinh tế của mình. Tuy nhiên, bản chất toàn cầu của những đổi mới kĩ

nghệ trong Sóng Thứ 7 cũng tạo ra một nền kinh tế toàn cầu. Hơn nữa, nếu sự phát triển

kĩ nghệ trong Sóng Thứ 7 đi theo sự lên xuống của các Ngày và Đêm, thì điều này có

thể có nghĩa là nền kinh tế thế giới sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ làn sóng này. Do đó,

nếu một Ngày là khoảng thời gian của sự đổi mới kĩ nghệ và những ngành khác, thì bất

cứ khi nào một Ngày mới bắt đầu, bạn sẽ mong đợi một sự phát triển của nền kinh tế

khi các sản phẩm mới có mặt sẵn sàng cho mọi người với số lượng lớn. Kết quả là,

GDP và khối lượng thương mại cũng được dự kiến là sẽ tăng trưởng. Ngược lại, nếu

những giai đoạn về Đêm mà được đặc trưng bởi sự suy giảm tốc độ sáng tạo, thì chúng

ta sẽ phải có những giai đoạn suy thoái hay khủng hoảng về kinh tế.

Page 142: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

142

Hình 6.8

Tất nhiên, các cuộc khủng hoảng kinh tế có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, và

đặc biệt là trong nửa đầu của sóng, nền kinh tế thế giới bị giới hạn đến mức chỉ có

những thành phố riêng lẻ bị ảnh hưởng. Một cuộc khủng hoảng không nhất thiết phải

lan rộng trên toàn thế giới. Trong nửa sau của sóng nền kinh tế thế giới phát triển rất

mạnh như mong đợi dựa trên những sáng chế mới trong các Ngày. Do đó, Ngày thứ 5

mang đến thời kỳ 1920s, Roaring Twenties, Ngày thứ 6 là thời kì tăng trưởng kéo dài

của thập niên 50, 60; và Ngày thứ 7 là giai đoạn tăng trưởng rất nhanh, đặc biệt là dựa

trên ngành viễn thông vào thập niên 90. Ngược lại, sự khởi đầu của Đêm thứ 4 đã

chứng kiến một cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng Panic năm 1893. Tuy nhiên, điều

này không là gì so với Cuộc Đại Suy Thoái, mà bắt đầu từ vụ sụp đổ chứng khoán ở

New York vào 1929 và năm tồi tệ nhất của nền kinh tế thế giới là 1933, lúc bắt đầu của

Đêm thứ 5. Phần đầu của Đêm thứ 6 không tạo ra tình trạng thất nghiệp hàng loạt ở qui

mô tương tự; tuy nhiên, cuộc khủng hoảng năng lượng bắt đầu từ 1973 đã trở thành

điểm khởi đầu cho một thời kì tăng trưởng chậm, đặc biệt là so với Ngày thứ 6. Tóm lại,

trong nửa phần sau của sóng, Ngày rõ ràng có nghĩa là sự đi lên và Đêm rõ ràng là sự

suy thoái của nền kinh tế thế giới.

Sự Tăng Tốc của Thời Gian và Khao Khát về Mới Lạ

Chúng ta đã nhìn qua một số hiện tượng gây ra bởi cách con người nhận thức về thế

giới và nghiên cứu những điều này có thể liên quan đến Sóng Sáng Tạo thứ 7 như thế

nào. Sau đó chúng ta có thể thấy rằng một số hiện tượng nhất định có sự phù hợp gần

Page 143: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

143

như hoàn hảo với các chuyển động sóng, thêm vào thực tế là có thể kết nối một cách

hợp lý các hiện tượng này với sự thay đổi được đề xuất trong hình 3D từ Sóng Thứ 6

sang Sóng Thứ 7. Những phong trào tiến hóa khác nhau từ giữa thập niên 70 cho đến

nay được cho là do sự thay đổi của hình 3D. Tuy nhiên, cũng có những khía cạnh nhất

định của Sóng Thứ 7 được giải thích rõ nhất bằng tần số tăng gấp 20 lần so với Sóng

Thứ 6. Tôi sẽ kết thúc chương này bằng một cuộc thảo luận về điều này, vì việc tăng

tốc thời gian có thể phù hợp với sự hiểu biết của chúng ta về sự thay đổi sang sóng có

tần số cao hơn, chẳng hạn như các Sóng Thứ 8, Sóng Thứ 9.

Hình 6.9

Sự trải nghiệm của con người về thời gian và tốc độ thay đổi cuộc sống phụ thuộc

trực tiếp vào tần số của các sóng mà chúng ta cộng hưởng. Các Sóng Thứ 5, Thứ 6, và

Thứ 7 được vẽ cùng cường độ trong hình 6.9 đã cho phép chúng ta hiểu sự khác biệt về

tần số và những sóng này đã ảnh hưởng đến nhận thức của con người về thời gian và

cuộc sống ở các thời đại khác nhau như thế nào.

Theo như chúng ta có thể nói, người thời kì Băng Hà, sống dưới ảnh hưởng của

Sóng Thứ 5, nơi mà Ngày và Đêm chỉ thay đổi sau mỗi 8000 năm, đã không cảm nhận

được sự thay đổi liên tục trong cuộc sống của họ hay của các thành viên trong bộ lạc

của họ. Cách họ mặc đồ hoặc tô điểm cho bản thân không thay đổi rõ rệt qua hàng ngàn

năm, khi anh có thể mặc áo da gấu cả cuộc đời mà không bị lỗi mốt. Mặc dù có thể có

những thảm kịch về sự sinh tồn hàng ngày, nhưng bản chất của những thảm kịch này

Page 144: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

144

không thay đổi nhiều theo thời gian.

Với làn Sóng Thứ 6, thì tầng số tăng rõ rệt vì Ngày và Đêm sẽ thay đổi sau mỗi

394.4 năm. Cuộc sống sẽ bắt đầu trải qua sự thay đổi ở một tốc độ cao hơn, và nhìn lại

chúng ta có thể thấy rằng các nền văn minh và tôn giáo vươn lên và sụp đổ một cách

đều đặn. Những người sống trong Sóng Thứ 6 đã thay đổi đáng kể thói quen của họ

theo thời gian, và chẳng hạn được biết đến rằng thời trang quần áo ở châu Âu thời trung

cổ sẽ thay đổi khoảng 10 năm một lần hoặc lâu hơn. Với Sóng Thứ 7, tần số tăng nhanh

hơn nữa, và khi mức tiêu thụ hàng loạt phát triển vào những thập niên 50, 60 ở một số

nơi trên thế giới (với xu hướng tăng trưởng kinh tế vào Ngày thứ 6), hiện tượng “bắt

kịp Joneses” đã trở nên phổ biến rộng rãi, và bộ sưu tập thời trang được được trình diễn

một năm 2 lần. Thời trang vì thế đã thay đổi thường xuyên hơn gấp 20 lần so với Sóng

Thứ 6, điều này phù hợp với thực tế là tần số của Sóng Thứ 7 cao hơn 20 lần so với

Sóng Thứ 6.

Khi Sóng Thứ 8 và Thứ 9 được kích hoạt sau đó vào các năm 1999 và 2011, với các

chu kì sóng ngắn hơn nhiều so với cuộc đời con người – 720 và 36 ngày – ngành công

nghiệp thời trang đã không còn có thể tăng số lượng bộ sưu tập một cách tương ứng

nữa. Thay vào đó, những gì nổi lên với làn Sóng Thứ 8 là hiện tượng kiệt sức, mà trong

đó tốc độ thay đổi từ nhiều mặt khác nhau và sự thiếu khả năng để theo kịp điều này

đôi khi đã dẫn đến triệu trứng bệnh hoạn cho thể chất và tinh thần. Do sự gia tăng tần

số này, cho đến năm 2011, một cảm nhận chung của con người là thời gian đã tăng tốc.

Tần số của mỗi sóng cũng ảnh hưởng đến thế giới quan của con người. Chẳng hạn,

tần số của Sóng Thứ 6 quá thấp nên mọi người không nhận thức được rằng họ là một

phần của quá trình tiến hóa. Trong suốt thời gian đó, con người không nghĩ rằng thế

giới đã phát triển sau một cuộc tiến hóa lâu dài, mà thay vào đó, họ tin rằng (ít nhất là

những người theo Kitô giáo) Thượng Đế đã tạo ra thế giới khoảng 6000 năm trước. Tuy

nhiên, với Sóng Thứ 7, một sự tăng tốc rõ rệt của sự thay đổi đã diễn ra. Ngay từ khi

bắt đầu vào năm 1755, Immanuel Kant trong cuốn Universal Natural History and

Theory of Heaven đã có ý tưởng rằng thế giới có lẽ đã có từ hàng trăm triệu năm trước,

hoàn toàn trái ngược với Kinh Thánh. Vào điểm giữa của Sóng Thứ 7, hai lý thuyết tiến

hóa quan trọng đã được đề xuất, một là về sinh học của Charles Darwin, và một là về

kinh tế xã hội của Karl Marx (người mà ngay cả khi họ truyền tụng, cũng chưa bao giờ

gặp). Như thích hợp với Sóng Thứ 7, cả hai lý thuyết này đều dựa trên thế giới quan

duy vật, trong đó các nguyên nhân gây ra sự tiến hóa được cho là có bản chất vật chất.

Page 145: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

145

Ngay cả khi chúng ta hiện giờ có thể nhận ra rằng cả hai lý thuyết đều sai khi xác định

yếu tố gây ra sự tiến hóa, thì chúng đều thực sự đúng khi coi sự tiến hóa là một thực tế.

Những lý thuyết của Karl Marx đã có ảnh hưởng to lớn tới chính trị vào thế kỉ XX. Vấn

đề ở đây là sự tiến hóa bao trùm thế giới quan chỉ có thể xuất hiện với tần số gia tăng

của Sóng Thứ 7, mà đã khiến con người cảm nhận trực tiếp rằng họ là một phần của

quá trình tiến hóa. Cuối cùng, lần đầu tiên, chu kì sóng 39.4 năm của Sóng Thứ 7 nằm

trong phạm vi của một đời người.

Những hình thức thay đổi của nhạc khiêu vũ thịnh hành cung cấp bằng chứng trực

tiếp hơn về việc tần số gia tăng của Sóng Thứ 7 vào những Ngày khác nhau, như được

chỉ ra trong hình 6.10, đã ảnh hưởng đến con người như thế nào. Chúng ta có thể thấy

rằng trong nửa đầu của sóng, nhạc waltz với nhịp 3 bước tương đối chậm là hình thức

nhảy phổ biến nhất hơn xa các điệu nhảy khác. Vào lúc đầu của Ngày thứ 5, những

người Mỹ gốc Phi châu đã sáng tạo ra nhạc jazz dựa trên sự nhấn lệch (syncopes). Điều

này đã làm tăng tốc nhịp điệu của nhạc khiêu vũ, và trong thời kì Roaring Twenties,

nhạc Charleston còn tăng nhịp hơn nữa. Năm 1952, đúng vào lúc bắt đầu của Ngày thứ

6, thuật ngữ rock’n’roll đã được phổ thông, và tiếp tục trong Ngày đó là âm nhạc có

nhịp điệu cao dẫn tới thời đại của nhạc Pop, và Rock vào thập niên 60. Một sự thay đổi

cuối cùng trong nhịp điệu của nhạc khiêu vũ đã xuất hiện năm 1991, đó là nhạc techno

xuất hiện vào lúc đầu của Ngày thứ 7. Những sự thay đổi căn bản trong nhịp điệu của

nhạc khiêu vũ thịnh hành gần như hoàn toàn phù hợp với sự khởi đầu của những Ngày

trong Sóng Thứ 7. Điều này cho chúng ta biết rằng những sóng sáng tạo không chỉ ảnh

hưởng đến tâm trí chúng ta và những gì chúng tạo ra cũng ảnh hưởng đến cơ thể chúng

ta. Tần số gia tăng của Sóng Thứ 7, mà ngay cả khi nó chỉ được cảm nhận ở mức tiềm

thức, đã biểu hiện ở các hình thức nhạc khiêu vũ với nhịp điệu ngày càng nhanh hơn.

Một lần nữa, mọi thứ không phải lúc nào cũng như vậy, và đáng chú ý là, những xu

hướng này đều xuất hiện từ những sóng sáng tạo tiềm ẩn.

Page 146: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

146

Hình 6.10

Sóng Thứ 7 có thể là bài thử tốt nhất để kiểm chứng mối tương quan giữa các sự

kiện lịch sử với sự thay đổi Đêm Ngày trong các sóng, bởi vì sóng này không đi ngược

quá xa về quá khứ để việc xác định niên lịch trở nên khó khăn. Thêm nữa, tần số của nó

không quá cao đến nỗi trở nên khó khăn để kết nối các sự kiện với sự thay đổi trong

sóng, chẳng hạn như Sóng Thứ 8, và 9. Do đó, nói chung, ít nhất là trong nửa sau của

sóng thứ 7, những sáng chế mới gần như luôn luôn tương quan với sự khởi đầu của

những Ngày.

---oOo---

Page 147: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

147

Chương 7

Tiến Gần Đến Thời Điểm Hiện Tại

Sóng Thứ Tám và Cuộc Cách Mạng Số

Điều đáng chú ý là những sóng khác nhau đã khơi dậy những cuộc cách mạng quan

trọng trong lịch sử nhân loại. Sóng Thứ 6 khởi xướng nền văn minh hay cuộc cách mạng

kim tự tháp; Sóng Thứ 7 khởi xướng cuộc cách mạng công nghiệp; và Sóng Thứ 8, mà

chúng ta sẽ xem xét sau đây, khởi xướng cuộc cách mạng số. Với làn Sóng Thứ 8 và

cuộc cách mạng tương ứng của nó, chúng ta đang tiến gần tới thời đại của chính mình và

đang leo thêm một bước nữa trên Biểu Đồ Định Mệnh của Nhân Loại (h4.2). Phần lớn

những gì đã viết ra cho đến nay là để chuẩn bị cho độc giả một quan điểm mới về thời đại

của chúng ta. Những gì tranh luận ở đây mà chúng ta gọi là thực tại là những mẫu giao

thoa của sóng, mà về cơ bản chúng ta không biết đến nhưng nó đóng vai trò quyết định

cho tất cả sự tiến hóa. Do đó, nếu chúng ta muốn hiểu nhân loại đang ở đâu tại thời điểm

này và bản đồ định mệnh sẽ dẫn chúng ta đi về đâu, thì cần phải thấy những từ trường

sóng này đã diễn ra như thế nào trong quá khứ.

Sóng Thứ 8 được kích hoạt vào năm 1999 (h7.1), và tiền sóng của nó được kích hoạt

vào năm 1986. Bất cứ ai đọc cuốn sách này đều đã trực tiếp cảm nhận những ảnh hưởng

của Sóng Thứ 8, và những người sinh sau năm 1999 đã thực sự sống và dự phần trong

sóng này. Tuy nhiên, ngay cả khi nó trùng hợp với thời đại của chúng ta, nhưng trong

một số trường hợp thì Sóng Thứ 8 khó theo dõi hơn so với những sóng thấp hơn. Tần số

của nó cao đến nỗi mà (mỗi Ngày hoặc Đêm chỉ dài 360 ngày và cả chu kì sóng có 720

ngày) rất khó theo dõi những thay đổi phát sinh qua từng Ngày hoặc từng Đêm, như có

thể làm với những sóng có tần số thấp hơn. Tần số cao hơn này mang đến cho Sóng

Thứ 8 chu kì ngắn hơn đáng kể so với đời người, đó là lý do tại sao rất nhiều người

trong thế kỉ XXI đã cảm nhận thời gian nhanh hơn. Tất nhiên trong thực tại thì không

có sự tăng tốc thời gian, nhưng có sự gia tăng tần số của các sóng sáng tạo nên con

người cảm nhận như có một sự tăng tốc thời gian. Chỉ có hệ thống ghi lại chu kì của 9

sóng mới có thể giải thích tại sao cảm nhận sự tăng tốc thời gian này lại trở nên phổ

biến như vậy.

Page 148: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

148

Hình 7.1

Sóng thứ 8 mang đến hình 3D nhị nguyên mới (h7.1) với phân cực ngược lại với

Sóng Thứ 6. Trong Sóng Thứ 8, không phải não trái mà là não phải thu được ánh sáng,

và điều này sẽ đem tới những hậu quả cho thời đại mà sóng muốn khai báo. Trong

nhiều lĩnh vực khác, tính nhị nguyên mới này đã phát triển công nghệ thông tin và đặc

biệt là Internet, đã phát triển mạnh mẽ ở khắp nơi trong thế kỉ XXI. Internet đã mở rộng

đến mức đời sống của chúng ta dường như diễn ra bên trong máy tính: nếu bạn không

sống trong thế giới mạng thì bạn thực sự không tồn tại. Các lĩnh vực khác đã bị ảnh

hưởng rõ rệt bởi hình 3D mới là mối quan hệ giữa giới tính và giữa các bán cầu của

hành tinh và sự xuất hiện của một nền tâm linh sâu sắc hơn.

Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc khám phá cuộc cách mạng số và điều này được kết

nối với hình 3D mới của Sóng Thứ 8 như thế nào. Theo một nghĩa nào đó, Internet là

một hiện tượng hoàn thiện trong chuỗi những tiến bộ dài về ngành viễn thông được tạo

ra bởi Sóng Thứ 7 (h6.6). Tuy nhiên, không có hiện tượng nào trước đây của những

Ngày bị ảnh hưởng rõ rệt bởi công nghệ thông tin hay cuộc cách mạng số. Internet xuất

hiện là do Sóng Thứ 8 và tiền sóng của nó tạo ra mẫu giao thoa với Sóng Thứ 7. Điểm

khởi đầu phù hợp nhất với Internet có lẽ là bài đăng đầu tiên từ một website của CERN

tại Geneva vào tháng 8/1991. Đây được coi là một phương tiện trao đổi thông tin mới

giữa các tổ chức khoa học, nhưng chẳng bao lâu sau đó thì con người và các doanh

nghiệp ngày càng quan tâm hơn.

Page 149: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

149

Tuy nhiên, Internet trở nên thực sự tương tác chỉ sau khi Sóng Thứ 8 bắt đầu vào

năm 1999. Sau đó các doanh nhân bắt đầu nhìn thấy tiềm năng thương mại của Internet.

Một số người đã xem cuộc cách mạng số song song với cuộc cách mạng công nghiệp và

đúng như vậy, vì có một nghĩa sâu sắc hơn cho giải thích này trong sự song song của

hai sóng sáng tạo. Quan trọng nhất, phương tiện truyền thông xã hội đã ra đời, đặc biệt

là Facebook, tính đến tháng 11/2015 đã có hơn 1.5 tỉ người dùng. Năm 1999, ứng dụng

công nghệ thông minh cho nhà ở và xe hơi cũng bắt đầu được dự tính, và gần đây điều

này đang phát triển vào Internet of Things. Do đó, cuộc cách mạng số không có nghĩa là

chỉ giới hạn trong Internet, toàn bộ các kĩ thuật cho robot hóa và tự động hóa đã xuất

hiện nhờ thành quả của nó. Nhiều người cảm nhận thế giới của công nghệ thông tin như

ma thuật, như thể nó không đến từ chính chúng ta mà được tạo ra ở mức độ sáng tạo

cao hơn.

Những thay đổi to lớn trong lối sống của chúng ta, mà ảnh hưởng đến hàng tỉ người,

có liên quan đến hình 3D mới của Sóng Thứ 8 như thế nào? Để trả lời điều này, trước

tiên chúng ta phải hiểu nguồn gốc của số hóa. Đầu tiên chúng ta nên để ý rằng hình 3D

đi kèm với Sóng Thứ 8 có bản chất nhị nguyên. Trong tính nhị nguyên này có một sự

song song với Sóng Thứ 6, như đã thấy trong hình 3.8 và 3.10, đó là sự ra đời của con

số và toán học đầu tiên. Đây không phải là một sự tình cờ. Bởi vì việc đếm số bắt đầu

với tính nhị nguyên, mọi người không thể đánh số thứ tự trước khi họ tải xuống tâm trí

nhị nguyên. Chỉ khi loài người khoảng 5000 năm trước phóng chiếu hình 3D Sóng Thứ

6 lên thế giới thì họ mới có thể đếm được. Nếu chúng ta xem xét hình 3D nhị nguyên

với phân cực âm-dương, thì chúng ta có thể lưu ý rằng đó là bản chất nhị phân; mặt

sáng được liên kết với số 1 và mặt tối liên kết với số 0 giống như hệ nhị phân được sử

dụng trong máy tính. Trong thực tế, thế giới lần đầu tiên được số hóa khoảng 5000 năm

trước thông qua hình 3D Sóng Thứ 6. Một lần nữa nguyên lý trong sao ngoài vậy có vẻ

áp dụng cho mọi thứ mà con người thể hiện thế giới bên ngoài. Tương tự, khi hình 3D

Sóng Thứ 8 được kích hoạt năm 1999, tất cả các hiện tượng mà loài người có thể

nghiên cứu bắt đầu được số hóa. Có lẽ chúng ta không biết việc đếm số và toán học đã

đóng vai trò chưa từng thấy đối với xã hội loài người bởi vì hình 3D nhị nguyên mới

của Sóng Thứ 8. Điều này có gốc gác từ trong phân cực đơn giản đến với con người từ

Cây Sự Sống khi Sóng Thứ 8 tới trái đất vào năm 1999.

Lý do mà người ta không phát minh ra điện thoại thông minh (smart phones) và

những sản phẩm tương tự 5000 năm trước là vì tất cả những quá trình liên quan tới trí

não loài người phải được phát triển theo từng bước. Chỉ mãi sau này, với Sóng Thứ 7,

Page 150: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

150

khi con người có thể sử dụng điện, rõ ràng là một điều kiện tiên quyết cho cách mạng

số trong thời đại của chúng ta. Nhưng vì hình 3D Sóng Thứ Bảy không có tính nhị

nguyên nên cuộc cách mạng số theo nghĩa hiện đại đã không hiển lộ cho tới khi hình

3D Sóng Thứ 8 có thể truy cập được. Thật thú vị để nhận ra loài người đã phát triển

những bước tiến hóa như thế nào trong sự leo lên kim tự tháp 9 tầng và thường với một

lý luận có vẻ như đã được định sẵn. Mỗi một bước là để chuẩn bị cho bước tiếp theo, và

không thể bỏ qua bước nào. Như tôi đã chỉ rõ trong chương trước, mọi thứ - cho dù là

hình thức cai trị, phát triển kỹ nghệ, hay những điệu khiêu vũ – đều phát triển theo lịch

trình và xuất hiện đúng lúc. Trong trường hợp này, Sóng Thứ 7 dẫn dắt tới sự xuất hiện

của Internet vào Ngày thứ 7 của sóng, để chuẩn bị thế giới cho bước tiếp theo trong

Sóng Thứ 8. Tiền sóng cũng đã chuẩn bị cho bước này vì máy vi tính cá nhân (personal

computers) đã hiện diện trước khi Internet ra đời.

Hình 3D Sóng Thứ Tám và Những Ảnh

Hưởng Tới Não Bộ

Thực tế là tính nhị nguyên của hình 3D Sóng Thứ 8 thiên về não phải đã gây ra vài

hậu quả đặc biệt trong cuộc cách mạng số. Thứ nhất, não phải thì trực quan, toàn diện

hơn, thiên về kết nối và giờ đây đã nhận được ánh sáng. Những đặc tính như vậy có tác

dụng rất nhiều tới không chỉ với việc sử dụng trực quan các sản phẩm kỹ thuật của cách

mạng số mà còn với cả sự xuất hiện của các mạng xã hội trên Internet khi hình 3D mới

được kích hoạt. Bạn không cần phải có một trí tuệ lý luận sắc bén để sử dụng điện thoại

thông minh; bạn có thể dùng nó một cách khá trực giác, vì đây là sản phẩm của Sóng

Thứ 8.

Một hậu quả khác của sự thay đổi sang não phải là sự chuyển tiếp từ sử dụng văn

bản sang hình ảnh. Trước đó như đã đề cập trong Sóng Thứ 6, mà thiên về não trái, chữ

viết đã được phát minh, và vì vậy những kinh thánh được xem là linh thiêng và quan

trọng. Một số lớn người hiện nay đang giao tiếp bằng video thay vì viết. Với Internet

tương tác và sự sử dụng rộng rãi của máy ảnh trong điện thoại thông minh, là những sản

phẩm của Sóng Thứ 8, chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi về thông tin được cung

cấp rộng rãi dưới dạng hình ảnh. Phần lớn chúng ta giao tiếp bằng cách trao đổi hình

ảnh hoặc phim ảnh, qua Internet hoặc smart phone. Những đoạn Video đang dần thay

thế các văn bản, đây là một hậu quả của sự thay đổi sang não phải qua hình 3D mới.

Hơn thế nữa, những kỹ nghệ hiện đang được sử dụng trên toàn thế giới. Chẳng hạn một

Page 151: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

151

phần tư tổng số người sử dụng Internet thì sống ở Trung Quốc, gấp đôi số lượng người

dùng ở Hoa Kỳ.

Còn một hậu quả nữa của sự thay đổi sang não phải về cách viết chữ đang được diễn

ra. Mãi cho tới gần đây, chữ viết (ít nhất là đối với người thuận tay phải) được thực hiện

bằng tay phải, là sản phẩm của hình 3D Sóng Thứ 6 liên kết với óc trái. Điều này giải

thích cho một phần sức mạnh mà chữ viết đã có, đặc biệt là trong kinh sách tôn giáo.

Những văn bản viết được cho là có hiệu lực hơn lời nói. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện

tại chữ viết tay đã biến mất và con người đã thay thế nó bằng bàn phím mà họ viết bằng

cả hai tay trong lúc xem màn hình (là một loại hình ảnh). Điều này có nghĩa là hiện giờ,

sau khi tải xuống hình 3D Sóng Thứ 8, cả hai bán cầu não đều hoạt động theo một chu

trình. Sự cân bằng mới này giữa hai bán cầu não cuối cùng chỉ là phản ánh của sự cân

bằng đã được tạo ra bởi hình 3D của Sóng Thứ 6 và Thứ 8. Do đó, sự chuyển đổi não

bộ từ trái qua phải đã diễn ra như là kết quả của hình 3D mới, mà từ đó một sự cân bằng

nội tâm mới được tạo ra. Những gì diễn ra ở thế giới bên ngoài, như trong trường hợp

này là cách chúng ta viết, phản ánh sự cân bằng của hình 3D đã đến với chúng ta từ các

sóng sáng tạo phát ra từ trục vũ trụ.

Những cân nhắc như vậy giúp chúng ta hiểu rằng sau khi tải xuống hình 3D Sóng

Thứ 8, thì cuộc cách mạng số là một sản phẩm của tâm trí nhị nguyên được tạo ra bởi

những thay đổi này. Tuy nhiên, tuyên bố này đi ngược lại với hầu hết những gì các nhà

nghiên cứu về não bộ nói, cụ thể là trí óc con người trái ngược với máy vi tính, nó thiên

về bản chất thiên nhiên hơn. Quan điểm này dựa trên sự hiểu lầm rằng tâm trí có nguồn

gốc từ bộ óc con người. Thay vào đó, như ta đã thấy ở đây, nó có nguồn gốc từ hình 3D

phát ra từ Cây Sự Sống, mà đã tạo ra một tâm trí số. Thật ra, nếu tâm trí con người

không có đặc tính số, thì cuộc cách mạng số đã không bao giờ diễn ra. Đúng là máy vi

tính đang thực hiện các qui trình số, nhưng luôn luôn là bộ óc con người phải nghĩ ra

cách để những thông tin đa dạng được số hóa, chỉ có tâm trí số của con người mới có

thể thực hiện những nhiệm vụ như vậy.

Luật Moore’s và Sự Gia Tăng Kinh Tế Bất Bình Đẳng

Cuộc cách mạng số đã có nhiều hậu quả, không chỉ với lĩnh vực khoa học mà còn cả

với xã hội và kinh tế. Một khía cạnh của điều này là mối đe dọa lớn do sự gia tăng bất

bình đẳng về kinh tế đặt ra, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, và với mức độ thấp hơn hầu hết trên

khắp thế giới ở những nơi phát triển kĩ nghệ. Ở Hoa Kỳ, 95% tổng thu nhập trong

khoảng thời gian giữa 2009 – 2012 rơi vào 1% dân số giàu nhất. Mặc dù năng suất đã

Page 152: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

152

tăng đáng kể trong khoảng thời vừa qua, nhưng phần lớn không nhận được sự tăng

lương trong thực tế kể từ đầu thập niên 70. Như ta sẽ thấy, sự bất bình đẳng này liên

quan rất nhiều đến cuộc cách mạng số. Trước khi tìm hiểu điều này xảy ra như thế nào,

(ngoại trừ các lý do chính trị rõ ràng), chúng ta nên để ý rằng sự bất bình đẳng này là

một biểu hiện của hình 3D nhị nguyên trong Sóng Thứ 8 (h4.2).

Mặc dù về nguyên tắc, Internet đã phục vụ dân chủ hóa luồng thông tin bằng cách

cho phép mọi người trình bày ý tưởng của mình, nhưng số hóa cũng đứng đằng sau các

qui trình mà trên qui mô lớn sẽ đe dọa sự tồn tại của một số lượng lớn công việc, điều

này có thể tạo ra ngày càng nhiều sự bất bình đẳng hơn. Sự số hóa đã đe dọa công ăn

việc làm và tạo ra sự bất bình đẳng như thế nào? Cuốn sách xuất sắc Rise of The Robots

của Martin Ford giải thích sự bất bình đẳng đã có nguồn gốc như thế nào trong cuộc

cách mạng số. Trong cuốn sách của ông, Ford đưa ra một số điểm quan trọng dựa trên

kiến thức sâu rộng về kinh tế cũng như robot và khoa học máy tính. Ford viết rằng bởi

vì Luật Moore (qui định rằng sức mạnh tính toán tăng gấp đôi cứ sau 18 đến 24 tháng),

robot sẽ ngày càng đảm nhận nhiều công việc, hay ít nhất là có được tiềm năng để làm

việc đó. Kết quả là, sức lao động công nhân sẽ ngày càng phân tán và giảm giá trị, do

đó sự giàu có sẽ ngày càng tập trung trong tay những người có vốn đầu tư vào robot.

Khi robot học cách thực hiện các nhiệm vụ ngày càng tinh vi hơn, chúng sẽ thay thế

không chỉ các công việc lặp đi lặp lại mà cả những công việc đòi hỏi bằng cấp cao hoặc

kĩ năng chuyên môn hoặc đào tạo. Chẳng hạn như, Ford đề cập đến người đo phóng xạ

quang tuyến, những người phải cần đến 13 năm đào tạo để học cách giải thích các hình

ảnh y học, giờ đây họ thấy mình bị thay thế bởi máy vi tính có khả năng giải thích

nhanh và đáng tin cậy hơn. Một phần lớn lực lượng lao động, bao gồm cả những người

có trình độ đại học, có nguy cơ bị thay thế bởi robot. Có rất ít lĩnh vực kinh doanh, bao

gồm giao dịch chứng khoán trên Wall Street chưa bị ảnh hưởng bởi phát triển này. Bởi

vì số lượng nhiệm vụ ngày càng tăng bây giờ có thể được thực hiện với chi phí thấp hơn

và tốt hơn bởi robot, nên sự suy thoái kinh tế kế tiếp có thể dẫn đến tình trạng thất

nghiệp hàng loạt mà người ta sẽ không thể tìm lại được công việc cũ.

Kịch bản tiềm năng này tương phản với trí tuệ thông thường của các nhà kinh tế học

mà dựa trên lý thuyết của mình về loại chu kì kinh tế tăng trưởng và suy thoái điển hình

của Sóng Thứ 7 (h6.8). Trí tuệ thông thường, cho rằng nếu máy móc thay thế nhân

công thì sẽ tạo cơ hội để người lao động có công việc khác, và đôi khi còn tiên tiến và

hào hứng hơn. Luddites, nhóm trong những ngày đầu của công nghiệp hóa ở Anh (sóng

thứ 7), những người này xem máy móc tự động trong ngành dệt may là kẻ thù của mình,

Page 153: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

153

được coi là một ví dụ về lối suy nghĩ sai lầm. Tuy nhiên, điều mà các nhà kinh tế này

không nhận ra là làn Sóng Thứ 7 không còn thống trị nền kinh tế nữa. Làn Sóng Thứ

8 với hình 3D nhị nguyên đã trở thành yếu tố thúc đẩy, và cuộc cách mạng số không tạo

ra việc làm trên qui mô lớn.

Ford lập luận rằng có nhiều yếu tố trong cuộc cách mạng số hiện đang làm cho tình

hình trở nên khác biệt so với những thời điểm trước đó. Tôi tin là ông ta đúng. Toàn bộ

lập luận về công nghệ luôn phát triển để tạo ra việc làm mới rất có thể có giá trị trong

Sóng Thứ 7, nhưng có những lý do vững chắc để tin rằng Sóng Thứ 8 hiện đang hủy bỏ

các qui trình tạo việc làm này khi robot trở nên ngày càng hiệu quả hơn và sức mạnh

tính toán tiếp tục tăng lên. Tôi nghĩ rằng điều quan trọng cần phải biết là Sóng Thứ 8 đã

không tạo ra bất cứ phát minh mới vĩ đại nào, chẳng hạn như xe hơi, tủ lạnh, hay

telephone về nguyên bản thì đều là sản phẩm của Sóng Thứ 7. Thay vào đó, công nghệ

thông tin đang được áp dụng cho các phát minh hiện có, mà sau đó theo những cách

khác nhau được robot hóa và tự động hóa. Khi các phát minh quan trọng xuất hiện

trong Sóng Thứ 7, thì các công việc được tạo ra, trong khi các phát minh số hóa trong

Sóng Thứ 8 về bản chất lại khiến các công việc biến mất và thay thế nhân công bằng

robots.

Nếu thực sự một cuộc khủng hoảng kinh tế mới xảy ra và chủ sở hữu của các tập

đoàn lớn quyết định thay thế con người bằng robots trên qui mô lớn, thì có khả năng

điều này sẽ dẫn đến một bất bình đẳng cực đoan hơn về giàu nghèo và thu nhập tập

trung ở 1% dân số giàu nhất. Nếu một cuộc khủng hoảng như vậy xảy ra trên thế giới,

hoặc ít nhất là phần công nghệ tiến bộ của nó, thì các chính phủ sẽ phải đối mặt với một

vấn đề chính trị nan giải: một mặt, robot sẽ có thể giải phóng con người khỏi sự bắt

buộc phải làm việc, nhưng điều này chỉ có thể xảy ra khi có một sự tái phân phối lớn về

thu nhập. Mặt khác, nếu robot được phép thay thế lực lượng lao động của con người

trên qui mô lớn, thì sẽ không có ai trả tiền cho các sản phẩm mà robot tạo ra. Rất có thể

một cuộc đấu tranh quyền lực dữ dội sẽ nổi lên xung quanh những vấn đề này, mà bây

giờ chúng ta chỉ có thể nhìn thấy mầm mống của nó. Trong khi một cuộc khủng hoảng

như vậy chưa xảy ra, nhưng điều quan trọng là cần phải hiểu rõ những rủi ro tiềm ẩn

của nó.

Bây giờ chúng ta có thể bắt đầu hiểu nguồn gốc của sự gia tăng bất bình đẳng trong

Sóng Thứ 8, mà có gốc gác từ hình 3D nhị nguyên của nó. Làn sóng này có lẽ cũng

cung cấp lời giải thích cho nguồn gốc của định luật Moore. Người ta thường nói rằng

định luật Moore (mô tả sức mạnh của máy vi tính tăng theo thời gian) không phải là

Page 154: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

154

luật tự nhiên theo nghĩa thông thường. Tuy nhiên, điều này làm cho khó hiểu tại sao nó

lại chính xác như vậy. Cái mà tôi đề nghị thực sự là Sóng Thứ 8 với chu kì sóng 24

tháng (trong phạm vi dự đoán của Luật Moore) đang tạo ra một cầu thang cong hình

chữ S mô tả sự gia tăng về khả năng của máy vi tính. Mỗi lần có một Ngày mới của

Sóng Thứ 8 hay một Ngày của tiền sóng 8, thì có một sự gia tăng gần gấp đôi về khả

năng của máy vi tính. Nếu điều này đúng thì định luật Moore có thể không phải là luật

tự nhiên theo nghĩa thông thường mà có gốc gác từ tần số của sóng phát ra từ Cây Sự

Sống.

Mẫu Tiến Hóa Chung của Những Sóng Sáng Tạo

Những sóng sáng tạo, gồm cả Sóng Thứ 8, đều phát triển theo một nhịp điệu và khuôn

mẫu đồng nhất. Trong những cuốn sách trước, Tôi đã mô tả rất nhiều về một khuôn

mẫu chung của những sóng này tới tận Oct/28/2011. Trong khuôn mẫu này, 7 Ngày và

6 Đêm đầu tiên của mỗi sóng đều có những đặc tính chung trong những khoảng thời

gian tương ứng với nhau trong các sóng. Cũng thế trong cuốn sách này, Tôi đã nhiều

lần chỉ ra, thí dụ, vai trò đặc biệt của Ngày Thứ 5 trong quá trình tiến hóa của một sóng.

Vai trò đặc biệt này tiêu biểu bằng sự ra đời của KiTô giáo trong Sóng Thứ 6 (chapter 5)

và sự ra đời của thời hiện đại mới trong Sóng Thứ 7 (chapter 6). Hai hiện tượng có vẻ

khá khác nhau, nhưng ngày Thứ 5 là giai đoạn đột phá của bất kể sóng nào mà chúng ta

đang khảo nghiệm (xem hình 7.2). Tuy nhiên tiếp theo Ngày Thứ 5 là Đêm Thứ 5, mà

trong trường hợp của Sóng Thứ 6, còn gọi là thời đại Đen Tối của Âu Châu (Dark Ages

of Europe), đã biến thành một giai đoạn tàn phá. Vài hiện tượng quan trọng của Ngày

Thứ 5 và Đêm Thứ 5 trong 8 sóng thấp nhất được để trong hình 7.2 (lý do mà Sóng Thứ

9 không đề cập trong hình là vì tầng số quá cao của nó). Nên để ý rằng, trong bảng này

thời gian của Ngày hoặc Đêm khác nhau rất nhiều giữa các sóng (xem hình 2.8). Trong

Sóng Thứ 1, thời gian Thái Dương Hệ xuất hiện là 1.26 tỉ năm trong lúc điện thoại

iPhones trong Sóng Thứ 8 xuất hiện trong Ngày chỉ có độ dài một năm.

Nói cách khác, có một khuôn mẫu đột phá – tiêu hủy chung cho tất cả các sóng;

trong mọi sóng, Ngày và Đêm Thứ 5 có vài trò ngang ngửa trong những tiến trình tiến

hóa. Trong cột đầu tiên bên trái của hình 7.2, chúng ta thấy ở vùng Mesoamerica

(Trung Mỹ) nơi những sóng này tạo ra cơ sở cho nghệ thuật tiên tri, hai thời kỳ này

được cai trị bởi Quetzalcoatl và Tezcalipoca, thần ánh sáng và thần bóng tối tương ứng.

Những thần này mô tả những đặc trưng trong thời đại tương ứng của mình. Khi xem sét

Page 155: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

155

về sự ra đời của Ki Tô Giáo, chúng ta có thể thấy tôn giáo này xuất hiện trong Ngày

Thứ 5.

Hình 7.2

Trong thời kỳ Đen Tối (Dark Ages) tiếp theo trong Đêm Thứ 5, thông điệp của Chúa

Jesus lại có một nội dung hoàn toàn khác hẳn với nội dung thuở ban đầu. Tương tự, sự

đột phá tới thời kỳ Hiện Đại mà xảy ra vào đầu Ngày Thứ 5, nhưng trong Đêm Thứ 5,

bắt đầu vào năm 1933, được thay thế bởi một giai đen tối mới kéo dài khoảng 20 năm,

bắt đầu với sự trổi dậy của Hitler ở Đức vào năm 1933.

Tôi để biểu đồ này ở đây (một biểu đồ chi tiết để ở trong cuốn The Global Mind and

the Rise of Civilization) vì hai lý do. Một là để ủng hộ thêm cho lời tuyên bố là có một

điểm khởi đầu chung cho 9 Sóng Sáng Tạo. Ngay cả khi hiện tượng các sóng tạo ra đều

khác nhau thì sự tiến hóa của chúng vẫn đi theo một mẫu chung, ít nhất cho tới

Oct/28/2011. Lý do khác là tầng số của Sóng Thứ 8 thì quá cao đến nỗi mà rất khó để

ghi lại những sự kiện quan trọng trong bước tiến hóa của nó một cách chi tiết. Mặc dù

điều này không chắc chắn nhưng Tôi nghĩ rằng hiện tượng đặc trưng nhất của Ngày và

Đêm Thứ 5 của Sóng Thứ 8 thì khá rõ ràng: Phát minh về iPhone năm 2007 nổi bật

trong thời đại Số Hóa do Sóng Thứ 8 đem lại, và bạn có thể xem nó như là bước đột

phát chính của sóng này. Trong khi nghe có vẻ lạ kỳ khi ta so sánh sự ra đời của iPhone

với sự xuất hiện của Ki Tô Giáo hoặc của nền dân chủ, thật ra có sự song song với nhau

trong đó. Mỗi sóng có mục đích đặc biệt và vì thế chỉ hợp lý là Sóng Thứ 8, mà đem

đến cuộc cách mạng số, đã hiện lộ sản phẩm iPhones trong Ngày Thứ 5. Đối nghịch lại,

Đêm Thứ 5 của Sóng Thứ 8 đã đưa thế giới tới bờ vực thẳm của khủng hoảng kinh tế

với sự sụp đổ của nhiều nhánh nhà băng ở Wall Street và Great Reccesion (Cuộc Khủng

Hoảng Kinh Tế Lớn Toàn Cầu). Có thể nói rằng cuộc khủng hoảng kinh tế lần này

không có cùng cường độ hủy diệt giống như cuộc khủng hoảng vào thời kỳ Đen Tối của

Page 156: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

156

Sóng Thứ 6 hay Thứ 7. Một mặt khác, với tầng số phát triển cao của Sóng Thứ 8, nên

cuộc khủng hoảng không thể kéo dài được.

Để chứng minh thêm là cuộc Khủng Hoảng Kinh Tế Toàn Cầu (Great Recession) đã

bị gây ra bởi Đêm Thứ 5 của Sóng Thứ 8, Tôi muốn chỉ rằng trong cuốn The Mayan

Calendar and the Transformation of Consciousness, xuất bản bởi Bear and Company

năm 2004, Tôi đã tiên đoán rất chính xác khi cuộc khủng hoảng kinh tế này sẽ xảy ra

dựa trên một hệ thống giống như ở trong hình 7.2. Tôi đã nhiều lần quả quyết là một

cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ phải xảy ra vào Đêm Thứ 5 của sóng này mà bắt đầu vào

ngày Nov/19/2007. Kết quả là, Cuộc Khủng Hoảng Kinh Tế Toàn Cầu (the Great

Recession) đã được những kinh tế gia cho là đã bắt đầu vào December 2007, chỉ hai

tuần lễ sau so với thời điểm tôi tiên đoán. Tôi là một trong số vài người đã tiên đoán

được một cuộc khủng hoảng sắp sửa xảy ra, mà theo tôi biết, Tôi còn là người độc nhất

đã tiên đoán điều này rất sớm và chính xác ngày biến cố giờ xảy ra. Điều tiên đoán này,

có lẽ là điều tiên đoán về kinh tế chính xác nhất từ trước tới nay, mà có thể kiểm chứng

được bởi bất cứ ai mà đọc cuốn sách đó. Đáng chú ý, điều tiên đoán này không dựa

trên sự phân tích chi tiết về tình trạng của nền kinh tế mà tôi không đủ thẩm quyền để

làm, mà chỉ dựa trên sự giả định là cùng mẫu tiến hóa trong tất cả sóng cũng phải được

lập lại trong Sóng Thứ 8.

Sự Trổi Dậy của Đông Bán Cầu

Có vài khía cạnh khác của Hình 3D Sóng Thứ 8 đáng để thảo luận trong chương

này. Một là sự trổi dậy về tầm quan trọng trong nền kinh tế thế giới của những cường

quốc Á Châu, đặc biệt là Trung Quốc. Hai là sự trổi dậy của phụ nữ ở nhiều nơi trên thế

giới, ba là sự trổi dậy của một nền tâm linh mới (a new spirituality). Sự thay đổi đa

dạng trong Sóng Thứ 8 một lần nữa cho thấy những ảnh hưởng của một sóng cụ thể thật

sự thay đổi như thế nào. Tương tự như Sóng Thứ 7 với hình 3D là nguồn gốc của chủ

nghĩa vô thần, những thăng trầm của kinh tế, điện lực, di chuyển công cộng, nghành

viễn thông, nền dân chủ, sự hủy hoại môi trường, và nhiều điều khác, mà vài điều có

thể xem là tương phản. Mặc dù phần lớn chúng ta dễ bề kết luận cho một sóng là “Tốt”

hoặc “Xấu”, nhưng sự việc không đơn giản như vậy. Chúng ta chỉ có thể nói là Biểu Đồ

Định Mệnh dường như hướng lên tới một điều gì tốt đẹp.

Một ảnh hưởng có vẻ như tương phản của Sóng Thứ 8 là sự liên quan giữa việc

trổi dậy của các cường quốc Á Châu với sự trổi dậy của phụ nữ. Tuy nhiên, như chúng

ta thấy trong hình 4.3, và như đã được bàn và giải thích nhiều trong cuốn The Global

Mind and the Rise of Civilization, có một sự liên hệ trực tiếp giữa những ảnh hưởng của

Page 157: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

157

hình 3D ở cấp hành tinh và loài người. Do đó, nguồn gốc của sự phân cực trái-phải mà

chi phối tâm trí con người thì luôn luôn là phân cực tây-đông mà chi phối ở mức độ

hành tinh. Nếu Đông Bán Cầu được thiên vị thì óc phải của con người cũng được thiên

vị bởi hình 3D Sóng Thứ 8. Một thiên vị về Đông Bán Cầu đã rõ ràng, ít nhất là ở mặt

kinh tế, là Trung Quốc đã đặc biệt trở thành một cỗ máy quan trọng cho sự kinh doanh

về mặt sản xuất của thế giới kể từ khi Sóng Thứ 8 bắt đầu vào năm 1999. Số lượng ghê

gớm về ngoại tệ mà Trung Quốc đã tích tụ được tạo ra sức mạnh có thể ảnh hưởng tới

nền kinh tế của các quốc gia khác. Nga Sô, một cường quốc phía Đông, cũng đã khôi

phục lại được phần nào sức mạnh đã mất kể từ khi Liên Bang Sô Viết sụp đổ.

Vì sự trổi dậy của những cường quốc Á Châu là do bởi hình 3D của Sóng Thứ 8

thiên về não phải, nên quyền lực của nữ giới do vậy cũng sẽ gia tăng. Sự trổi dậy của

phụ nữ thì không được bàn đến trong Sóng Thứ 7, ngay cả khi điều này thật sự bắt đầu

với sóng này và là một biểu hiện của sự bình đẳng. Chẳng hạn phụ nữ đã đóng những

vai trò quan trọng vào thuở ban đầu của nước Mỹ (Edenton Tea Party, 1774) và cuộc

Cách Mạng Pháp. (Sự lật đổ của chế độ quân chủ Pháp là cuộc biểu tình của phụ nữ ở

Versailles năm 1789, the Women’s March on Versailles in 1789). Điều đáng chú ý về

những sự kiện này là đó là những lần đầu tiên trong lịch sử mà phụ nữ đã đóng vai trò

chính trị trong khả năng của mình.

Trong suốt thời kỳ Sóng Thứ 7, từng bước một phụ nữ tiếp tục đã đạt quyền bình

đẳng, ít nhất một cách hợp pháp, ở Tây Bán Cầu (New Zealand là quốc gia đầu tiên cho

phụ nữ quyền bỏ phiếu vào năm 1893). Dần dà, phụ nữ đã tiến vào những lãnh vực xã

hội mà trước đây chỉ dành cho nam giới. Nhìn chung, hình 3D của Sóng Thứ 7 đã là

động lực đằng sau sự phát triển này bởi vì bản chất của sóng là không nhị nguyên và đã

ngăn chận hình 3D của Sóng Thứ 6 mà thiên về sự thống trị của nam giới. Khi Sóng

Thứ 8 với tính nhị nguyên thiên về phụ nữ được kích hoạt, những quyền phụ nữ đã tiến

triển một cách nhanh chóng ở vài nơi cụ thể trên thế giới. Tại Thụy Điển, phụ nữ hiện

tại chiếm 2/3 tỉ số các bằng tốt nghiệp học đường, và quốc gia có một chính phủ với đa

phần là phụ nữ. Ở những thành phố lớn tại Mỹ, phụ nữ dưới 30 tuổi đã kiếm được

lương bổng hơn đồng nghiệp nam cùng tuổi kể từ năm 2000, và ít có dấu hiệu cho thấy

xu hướng này có thể đảo ngược. Đây là những sự thay đổi có thể có ảnh hưởng lâu dài

tại nhiều nơi khác trên thế giới.

Cũng vào thời điểm này, ngoài phi đạo đức, sự bạo động đối với phụ nữ thừa hưởng

từ Sóng Thứ 6 còn là một nguyên do lớn cho sự bất bình đẳng. Đáng chú ý ở Trung

Đông, nơi các tôn giáo thuộc dòng Abrahamic có rễ má sâu nhất, thì tình trạng này còn

Page 158: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

158

tồi tệ hơn cho phụ nữ vì đôi khi do những phản ứng từ hình 3D mới. Tuy nhiên, nói

chung hình 3D Sóng Thứ 8 thiên về phụ nữ. Dù rằng sự tái lập quân bình sẽ phải mất

thời gian, nhưng không có gì có thể ngăn cản nó tạo ra những hậu quả lâu dài trên cùng

chiều hướng. Theo tôi việc gán những sự tiến bộ về quyền lợi của giới đồng tính nam

nữ như là những hàm số của cùng sự thay đổi trong hình 3D là đúng. Suy cho cùng, sự

đàn áp của những nhóm này có nguồn gốc trong chế độ phụ hệ tạo ra bởi Sóng Thứ 6,

và khi hình 3D Sóng Thứ 8 có tính nhị nguyên đối nghịch, thì nó có xu hướng bài trừ

lẫn nhau.

Có lẽ chúng ta cũng để ý thấy rằng sự kích hoạt của hình 3D Sóng Thứ 8 đã xảy ra

trong một bối cảnh khác hơn với sự kích hoạt của Sóng Thứ 6. Ảnh hưởng của Sóng

Thứ 8 thì phức tạp hơn bởi vì hình 3D Sóng Thứ 8 tạo ra những ảnh hưởng dựa trên nền

tảng của những sóng thấp hơn và đã tạo ra những mẫu giao thoa phức tạp giữa chúng.

Khi hình 3D Sóng Thứ 6 được kích hoạt khoảng 5000 năm trước, thì kết quả là sự trổi

dậy của nhiều loại thống trị và khuất phục khác nhau. Ở thời điểm hiện tại, hình 3D

Sóng Thứ 8 phần nào đã ảnh hưởng làm quân bình những dạng khuất phục đó. Như

chúng ta đã thấy ở trước, có thể là nghịch lý nhưng nó vẫn tạo ra một sự bất bình đẳng

về kinh tế dựa trên sự số hóa. Nên những ảnh hưởng của hình 3D Sóng Thứ 8 đôi khi

nghe có vẻ nghịch lý là vì như thế.

Sự Trở Lại của Phong Trào Tâm Linh

Thêm vào những ảnh hưởng nhiều mặt của Sóng Thứ 8 là sự trổi dậy của phong trào

tâm linh. Ánh sáng phía bên não phải trong Sóng Thứ 8 đã tạo ra sự chuyển đổi tới lối

suy nghĩ toàn diện và việc tôn kính phẩm chất âm của hai giới tính. Một thay đổi đáng

chú ý gây ra bởi Sóng Thứ 8, và tiền Sóng 8, là sự xuất hiện của một thể hiện mới về

tâm linh dựa trên những đặc tính này. Nền tâm linh này có một đặc tính chiết trung

(triết học sâu sắc) và xuất hiện đặc biệt trong những quốc gia thuộc chủng tộc

Anglo-Saxon và ở Âu Châu. Phụ nữ đã đóng vai trò quan trọng nhất trong việc khơi dậy

nền tâm linh này, đúng như những gì bạn mong đợi, bởi vì nó được dựa trên Sóng Thứ

8. Sự bừng tỉnh này có một đặc tính khác hẳn với nền tôn giáo thống trị bởi nam giới

của Sóng Thứ 6, mà chủ yếu dựa vào kinh sách. Do đó, phong trào mới này không dựa

nhiều vào chữ nghĩa mà dựa vào kinh nghiệm tâm linh trực tiếp.

Phong trào tâm linh mới này có nhiều dấu hiệu của sự trở về, một sự trở về của

Đấng Thiêng Liêng vượt hẳn những giới hạn của quan niệm về Thượng Đế trước đây.

Page 159: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

159

Sự xoay chiều xoắn ốc của những bộ lọc (hình 4.3) tạo thành một tầng lớp (Sóng Thứ 7)

ngăn chận kinh nghiệm về đấng thiêng liêng. Sự liên tục của một loạt các tín ngưỡng

tâm linh do đó bị chặn đứt bởi điều này. Kết quả của lối suy nghĩ này là, khi ánh sáng

một lần nữa trở lại qua Sóng Thứ 8 và tiền Sóng 8, những người tầm đạo đã truy tìm và

kiếm được nguồn cảm hứng tâm linh về phương Đông và những tín ngưỡng bản địa, mà

có liên kết với não phải. Bởi vì sự đứt đoạn với Đấng Thiêng Liêng trong Sóng Thứ 7,

nên tâm linh và những hiện tượng siêu hình bị bỏ qua và coi như là phi lý không chỉ bởi

những người hoài nghi mà còn bởi phần đông dân chúng. Mặt khác, bạn có thể lập luận

rằng cũng nhờ chính sự đứt đoạn với Nguồn Cội mà đã tạo ra sự thức tỉnh

(Self-awareness) để hỗ trợ cho nền tâm linh của tương lai, khi nhân loại tái tạo lại sự

hợp nhất với Đấng Thiêng Liêng. Sự Tỉnh Thức (Self-awareness) thì cần thiết cho bất

cứ ai muốn leo lên đỉnh của kim tự tháp 9 tầng và có được sự liên lạc trực tiếp với Đấng

Thiêng Liêng không cần qua trung gian chẳng hạn như tu sĩ, đạo sư vì đôi khi lại biến

thành lực cản.

Một điểm khởi đầu quan trọng của nền tâm linh mới là “Harmonic Convergence”, đã

xảy ra vào năm 1987 vào điểm khởi đầu của tiền Sóng 8. Kể từ đó những tôn giáo dựa

trên kinh điển bị từ chối bởi vì nó dựa trên hình 3D não trái của Sóng Thứ 6 và không

phù hợp với hình 3D não phải của Sóng Thứ 8. Nó cũng phủ nhận sự giới hạn và ý

niệm nhị nguyên là chỉ có một con đường đúng, và thay vào đó chấp nhận một giải đáp

chiết trung, truy tìm ngẫu hứng từ hằng loạt những nền tâm linh khác nhau. Hậu quả là

nó đã mang vào nghệ thuật đồng bóng và tín ngưỡng bản địa mà gần gũi với nền tâm

linh của Sóng Thứ 5.

Như tôi đã nói, chủ nghĩa vô thần đã bắt đầu phát triển rộng rãi dưới ảnh hưởng của

Sóng Thứ 7 và hình 3D đen tối của nó. Kết quả là, ít nhất ở bên Châu Âu, nhà thờ đã từ

từ trở nên trống vắng. Nhưng bởi vì Hoa Kỳ là một quốc gia phương Tây đã thiên về

ánh sáng của Hình 3D Thiện và Ác (hình 4.2) nên những nhà thờ Tin Lành vẫn chìm

sâu trong Sóng Thứ 6. Một cách tình cờ, chúng ta cũng có thể gọi hình 3D này là hình

3D của Sự Đàn Áp Tây Phương (The Hologram of Western Dominance). Chỉ tới lúc

gần đây, có lẽ là bởi vì sự kích hoạt của hình 3D Sóng Thứ 8 mà chủ nghĩa vô thần đã

bắt đầu mọc lên ở Hoa Kỳ. Thật là thú vị khi ánh sáng Sóng Thứ 8 bắt đầu đổ xuống

Đông Bán Cầu thì sự gia nhập nhà thờ Ki Tô giáo đã gia tăng một cách đáng kể ở Trung

Quốc, đến nỗi mà số lượng nhà thờ hiện nay đã vượt qua tổng số lượng nhà thờ ở Âu

Châu. Do đó, sự trổi dậy của Ki Tô Giáo ở Trung Quốc và nền tâm linh thiên về trực

giác ở phương Tây đã có nguồn gốc trong cùng một hình 3D.

Page 160: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

160

Nhiều loại ảnh hưởng khác nhau tạo ra bởi Sóng Thứ 8 có vẻ như là hoang tưởng –

từ sự số hóa tới sự trổi dậy của nền tâm linh trực giác. Những ảnh hưởng này rất đa

dạng bởi vì chúng là sản phẩm của không chỉ tính nhị nguyên của hình 3D này mà còn

có phần tính nhị nguyên đặc biệt riêng của nó, kèm theo với khía cạnh ánh sáng, tầng số

tăng tốc, và sự giao thoa với những sóng khác. Do đó khó mà tiên liệu đợc những sự

phát triển khác nhau có thể nẩy mầm. Sự đa dạng này cũng là lý do tại sao đời sống

chúng ta ở Sóng Thứ 8 khá khác biệt. Mặc dù có sự phức tạp và đa dạng này nhưng

nguồn gốc của mọi sự thay đổi thì lại khá đơn giản: sự chuyển đổi của hình 3D.

Tới Tận Sóng Thứ 9

Bên cạnh những thay đổi mang tới từ Sóng Thứ 8, Sóng Thứ 9 hiện cũng đã được

kích hoạt (hình 7.3) vào ngày March/09/2011, và tiền sóng 9 đã bắt đầu vào

July/18/2010 (cũng là ngày của Conscious Convergence). Hình 3D của Sóng Thứ 9

không có bộ lọc, nên mang đến một quan điểm về thế giới đại đồng. Điều đáng chú ý là

Sóng Thứ 9 đã hoàn tất Biểu Đồ Định Mệnh Nhân Loại và đóng vai trò trọng tâm trong

chương cuối của cuốn sách này. Sóng Thứ 9 là sóng cao nhất và có tầng số cao nhất, vì

chu kỳ chỉ dài 36 ngày với NGÀY và ĐÊM dài 18 ngày thông thường.

Vì Sóng Thứ 9 có tầng số cao như thế nên trong cuốn sách The Mayan Calendar and

the Transformation of Consciousness, Tôi đã tiên đoán rằng nó sẽ tạo ra một mức độ

thay đổi cao hơn cho bất kỳ người nào đã từng trải nghiệm trước đây. Quả thật, đã có

một sự kiện lớn xảy ra chỉ hai ngày sau khi được kích hoạt, March/11/2011, một trận

động đất lớn 9.0 với sóng thần đã đánh vào Fukushima gây ra sự khủng hoảng nguyên

tử mà đưa nước Nhật tới sát bờ thảm họa. Chuyện này có liên quan tới sự kích hoạt của

Sóng Thứ 9 không? Để trả lời câu hỏi này đòi hỏi một khảo nghiệm hoàn toàn mới. Tuy

nhiên, chúng ta thấy trong hình 4.3 là khi sự kích hoạt của hình 3D mới xảy ra ở qui mô

toàn cầu thì có thể có những hậu quả về địa chất. Một tiền lệ trước trận động đất ở

Fukushima là trận động đất đã tiêu hủy Lisbon vào năm 1755 mà có cùng cường độ và

xảy ra chỉ vài tháng sau khi Sóng Thứ 7 bắt đầu.

Nhưng động đất ở Fukushima không phải là biến cố độc nhất xảy ra khi Sóng Thứ 9

được kích hoạt. Một phong trào biểu tình lớn chống lại chính quyền khắp thế giới xuất

hiện (hình 7.4 chỉ những nơi biểu tình). Phong trào Mùa Xuân Ả Rập (Arab Spring) bắt

đầu và kéo dài nguyên năm, người biểu tình nổi lên khắp thế giới, gồm có phong trào

the Occupy Movement ở nước Mỹ và tại nhiều nước khác.

Page 161: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

161

Hình 7.3

Tại Ai Cập và Tunisia, những cuộc cách mạng bắt đầu từ tiền sóng thì thành công,

và tới khi sóng chính được kích hoạt thì chiến tranh bắt đầu bùng nổ tại Syria và Lybia.

Lúc đầu, những người biểu tình thì thế tục và ôn hòa, trên đường phố của Cairo và

Damascus khẩu hiệu chính đơn giản chỉ là “một, một, một” “one, one, one”. Đây là để

công nhận sự hợp nhất căn bản (hay là tâm thức hợp nhất) của những phong trào này

mà trong đó những sự khác biệt về tôn giáo và chủng tộc được bỏ qua (ví dụ giữa Hồi

Giáo và KiTô Giáo). Ở Ai Cập, phụ nữ cũng đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách

mạng lật đổ Mubarak. Sóng Thứ 9 đã bắt đầu đúng y như chúng ta mong đợi từ một

sóng đem lại một tâm thức hợp nhất vào thế giới nhị nguyên.

Sự xảy ra đồng thời của những biến cố ấn tượng khi Sóng Thứ 9 được kích hoạt thì

thật là ghê gớm. Hai tuần sau khi kích hoạt, tuần báo Newsweek viết tựa đề ở tờ bìa là

“Tận Thế Đã Tới” “Apocalypse Now”. Giới truyền thông đơn giản thấy khó có thể

tường thuật một lúc nhiều câu chuyện liên tục khác nhau. Tôi đã viết trước từ lâu về

điều này trong cuốn The Mayan Calendar and the Transformation of Consciousness

(2004, trang 216): “Tâm thức giác ngộ xuất phát từ the Universal Underworld (tức là

Sóng Thứ 9) sẽ từng nhịp đẩy vào nhân loại theo dạng sóng của the Thirteen Heavens

mà có chu kỳ chỉ 234 ngày. Điều này phản ảnh một sự thay đổi về tầng số của năng

lượng thiên giới (heavenly energies) vượt qua rất xa tất cả những gì mà con người đã

từng trải nghiệm.” Có vẻ ít nhất là tờ báo Newsweek đã đồng tình với nhận xét này.

Page 162: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

162

Sự chồng chất biến cố thật sự xảy ra là kết quả của sự gia tăng tần số 20 lần khi

Sóng Thứ 9 là sóng có tầng số cao nhất được kích hoạt. Những phong trào biểu tình

chống lại chính phủ, gồm cả những cuộc đảo chánh ở nhiều quốc gia, tiếp tục diễn ra

trên thế giới trong suốt năm 2011. Cũng có những gì mà bạn đã mong đợi khi tấm màn

che thình lình bị gỡ ra (hình 7.4) hoặc là nói cách khác, khi hình 3D về hợp nhất của

Sóng Thứ 9 được cộng thêm vào hình 3D nhị nguyên của Sóng Thứ 8. Sự thống trị của

những nhà băng và độc tài mà tâm thức Sóng Thứ 8 đã cho là tự nhiên thì bây giờ với

tâm thức hợp nhất của Sóng Thứ 9 đã bị xem như là bất công và đàn áp.

Hình 7.4

Vào cuối năm 2011, chỉ vài ngày sau chu kỳ 234 ngày, báo Time đã quyết định

trao giải cho “Người Biểu Tình” (The Protester) là “Người Của Năm” (Person of the

Year) như là phản ảnh về tinh thần của năm ấy. Sự quyết định không trao giải thưởng

cho một cá nhân nào trong nhiều nhóm biểu tình này cũng là một đặc tính của Sóng

Thứ 9, vì họ đều có mục đích tốt chung cho tất cả chứ không phải phục vụ cho vài

nhóm đặc biệt hay những lãnh tụ mới nào. Rõ ràng là tất cả những hành động này nổi

lên bởi vì một số người đã bắt đầu cộng hưởng với tâm thức hợp nhất của Sóng Thứ 9.

Một hướng đi tuyệt diệu về chính trị và kinh tế chẳng hạn như phong trào the Occupy

Movement. Thay vì đại diện cho những nhóm quyền lợi đặc biệt, phong trào này nhắm

tới lợi ích tốt đẹp nhất cho tất cả mọi người. Đây cũng là điều mà bạn mong đợi từ một

khuôn mẫu tâm thức không nhị nguyên và cho phép bạn nhận ra là mọi sự kiện đều có

liên kết với nhau. Tạm thời ít nhất thì lối suy nghĩ về trật tự thế giới tạo ra bởi tâm thức

Page 163: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

163

nhị nguyên được thăng hoa sau khi Sóng Thứ 9 được kích hoạt. Nếu việc theo dõi biến

cố từng NGÀY trong Sóng Thứ 8 đã là khó bởi vì tầng số cao thì điều này càng đúng

hơn với Sóng Thứ 9 vì 7 NGÀY 6 ĐÊM tới tận Oct/28/2011 của nó chỉ dài 234 ngày

thông thường. Hiện giờ thì dễ dàng để hoài nghi và nói rằng chẳng có gì xảy ra cả, bởi

vì sự nhiệt thành theo dõi biến cố trong 234 ngày đó sẽ không kéo dài hơn sau ngày

Oct/28/2011. Song, sự thật là một triết học chính trị mới đã xuất hiện với Sóng Thứ 9,

dù ở Cairo hay ở New York. Tôi nghĩ điều rất quan trọng cần phải biết là thậm chí nếu

những phong trào tạo ra bởi sự kích hoạt của Sóng Thứ 9 có tàn lụi thì điều này cũng

không bác bỏ sự hiện hữu của chúng. Trong khoảng thời gian từ Mar/09 tới

October/28/2011, chúng ta có vài thông tin cần lưu ý về những hiệu ứng quan trọng của

hình 3D mà Sóng Thứ 9 mang theo.

Hình 7.5

Page 164: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

164

OCTOBER 28,2011

Ngày October 28, 2011, là ngày mà toàn bộ 9 sóng đã hoàn tất 7 NGÀY 6 ĐÊM.

Mọi sóng cũng được đồng bộ hóa khi tất cả sóng đều ở cùng Ngày Thứ 7 trong ngày đó.

Đó là ngày mà con rồng vũ trụ trong thần thoại Trung Hoa đã đi qua 9 x 13 =117 vẩy,

và khi 9 x 12 =108 sự biến thể của thần Shiva trong thần thoại Ấn Độ hoàn tất. Có lẽ rõ

ràng hơn là theo sự hiểu biết của người Mayan, đó là thời điểm khi đấng khai sáng của

9 tầng sáng tạo là Bolon Yooket K’uh sẽ xuất hiện hoàn toàn. Tuy vậy điều làm cho tôi

và nhiều người khác ngạc nhiên là những đoàn biểu tình bắt đầu khựng lại sau khi đạt

tới điểm hoàn tất và đồng bộ. Phong Trào Mùa Xuân Ả Rập đã mất gần hết những nồng

nhiệt của thuở ban đầu và dần dà bị đổi màu do xung đột nội bộ Hồi Giáo cũng như là

những dấu hiệu rạn nứt trong vài nước có ảnh hưởng bởi phong trào này. Phong Trào

Occupy đã tàn lụi sau khi tuyên bố “sẽ làm tê liệt chính quyền” (shut down the system)

vào ngày Oct 28. Năm kế tiếp 2012 là một năm yên bình không có biến động lớn. Vào

ngày Dec/21/2012, mà theo các nhà khảo cổ và nghiên cứu tử vi cho là ngày cuối cùng

chấm dứt lịch Mayan, đã không có gì xảy ra cả. Về phần tôi, dù rằng tôi đã tiên đoán

chính xác biến cố khủng hoảng kinh tế vào cuối năm 2007 và sự tăng tốc của tầng số

xảy ra vào Mar/09/2011 (và do đó đã kiểm chứng ngày Oct/28/2011 đúng là ngày thay

đổi) nhưng Tôi phải chấp nhận rằng những gì xảy ra sau ngày này không phải là điều

tôi đã mong đợi. Sự thay đổi trên nhiều mặt thì khó hiểu và phức tạp.

Chuyện gì đã xảy ra vậy? Tôi đã lầm lỗi hay ít nhất là vì trình độ kém cỏi của mình

trong việc giải thích sự sáng tạo này hoạt động như thế nào nên đã không hiểu rõ toàn

diện những gì sẽ xảy ra khi các sóng hoàn tất chu kỳ 7 Ngày 6 Đêm của nó. Lỗi không

phải là do Tôi đã rơi vào cái bẫy về lịch Mayan chấm dứt vào ngày Dec/12/2012 của

các nhà khảo cổ, và rồi đặt ra vài lý do tại sao người Mayan đã chọn ngày này. Không

phải là tôi đã tính toán sai về lịch hay không nhận ra được đặc tính của 9 tầng. Tuy

nhiên, trong các bài viết của tôi tiên đoán về sự chấm dứt của những hệ thống này dựa

trên bản tánh nhị nguyên đã quá lạc quan, và tôi đã khá ngây thơ về khoảng thời gian

mà trong đó những sự thay đổi lâu dài cho loài người có thể xảy ra. Nói tóm lại, lỗi của

tôi là đã cố gắng thu nhỏ việc leo thang lên tầng thứ 9 trong khuôn khời gian kéo dài tới

Oct/28/2011, và điều này là sai.

Page 165: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

165

Thay Đổi Lối Tư Duy về Sự Chuyển Đổi Sóng

Vì tôi dần dà nhận ra được những giới hạn này trong sự hiểu biết của mình về giai

đoạn hậu chuyển đổi của sóng, nên tôi cảm thấy cần phải suy nghĩ lại về những tài liệu

Mayan và những gì người ta nói về sự chuyển đổi này trong thời đại chúng ta. Rồi điều

tôi tìm thấy là những quan điểm khác nhau của những học giả về lịch Mayan giải thích

thời gian về Long Count (Cách tính thời gian của lịch Mayan) rất mâu thuẫn với nhau.

Ông Michael Coe, giáo sư Đại Học Yale, đã cho rằng lịch Long Count của người

Mayan cổ đại (mà ở đây còn có tên của Sóng Thứ 6) chỉ giới hạn trong 13 baktuns, và

đa số những nhà nghiên cứu về Mayan đã đồng ý với quan điểm này. Ông ta tin rằng

một chu kỳ mới của 13 baktuns sẽ bắt đầu từ ngày 21 hoặc 23 tháng 12 năm 2012, và

đây là quan điểm đã lan truyền khắp thế giới (cũng như là lời bình luận của ông ta –

chẳng dựa vào đâu – là Long Count (Lịch Mayan) sẽ chấm dứt với một cách ồn ào

“with a bang”, đây chính là khởi đầu về quan điểm tận thế thiên niên kỷ của lịch

Mayan). Tuy nhiên, đã từ lâu trong cuốn Palenque đã có Long Count tính ngày tới 4100

năm vào tương lai. Dựa trên điều này và sự khảo sát về kinh điển Mayan cổ điển, nhà

nghiên cứu Mayan Mark Van Stone đã chỉ ra rằng thực sự chẳng có bằng chứng trong

sách cổ nói rằng Long Count chỉ giới hạn trong 13 baktuns. Thay vào đó những nhà

nghiên cứu sách Palenque đã xem Long Count liên tục tới 20 baktuns, hoặc có thể hơn

nữa.

Do đó, năm 2011 (hoặc 2012 theo các nhà khảo cổ) sẽ không phải là năm kết thúc

của lịch Long Count, và giống như mọi sóng, Sóng Thứ 6 vẫn tiếp tục tiến vào tương lai

sau điểm chuyển đổi này. Ngày chuyển đổi này đã được xem là quan trọng tới mức

người Mayan cổ đại đã khắc vào đá ở Tortuguero khoảng 1,400 năm trước nói rằng

Bolon Yookte K’uh, vị thần 9 bước, sẽ xuất hiện toàn diện và điều này quá rõ ràng nên

không thể không nhận ra được. Một câu hỏi được đặt ra là tại sao họ xem ngày này

quan trọng tới như vậy nếu nó không phải là ngày kết thúc? Như Tôi hiện giờ thấy, câu

trả lời là người Mayan cổ đại không xem sự chuyển đổi này quan trọng bởi vì nó là

ngày kết thúc, mà bởi vì đấy là thời điểm đặc biệt duy nhất khi tất cả 9 sóng được kích

hoạt và đồng bộ hóa, là điều mà chưa bao giờ xảy ra trước đây trong lịch sử vũ trụ.Thật

vậy, năm 2011 là lần đầu tiên khi toàn bộ 9 sóng có thể cộng hưởng với nhau, và vì lý

do này nó là một thời điểm quan trọng.

Page 166: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

166

Không có sóng nào thật sự chấm dứt vào năm 2011, và theo ngôn ngữ của lịch

Mayan, chúng ta hiện đang ở trong baktun 14 (tức Đêm Thứ 7), trong một Long Count

vô hạn (Sóng Thứ 6). Tám sóng kia tương tự tiếp tục mà không kết thúc. Kết quả là,

không hề có sự gián đoạn trong sự phát triển của các sóng, và không có lý do để tin

rằng có những biến cố bất ngờ, ví dụ như tận thế hoặc là sự ra đời bất thình lình của

một thế giới mới, sẽ xảy ra vào ngày của sự chuyển đổi. Thế giới đã thay đổi trong ngày

Oct/28/2011, giống như nó đã thay đổi trong tất cả những ngày chuyển đổi khác trong

lịch Mayan, và có lẽ đây là sự chuyển đổi quan trọng hơn bao lần trước, nhưng nó

không phải là một bước nhảy vọt vượt ngoài những chuyển động định sẵn của các sóng.

Dựa vào những chi tiết này ta có thể phác họa 9 sóng sẽ phát triển trong tương lại như

thế nào sau năm 2011 Thời điểm thay đổi và sự đồng bộ hóa vào ngày Oct/28/2011, quả

thật là một ngày rất quan trọng trong lịch sử vũ trụ. Nó không quan trọng theo nghĩa mà

Tôi và nhiều người khác đã nghĩ trước đây, nhưng nó đã sắp đặt (như chúng ta sẽ thấy

sau) một nền tảng mới cho sự hiện hữu của chúng ta, và Tôi cho đó là một sự thay đổi

sâu sắc trong tâm thức mà không ai có thể hoàn toàn tiên đoán được kết quả của nó.

Khả năng của con người để cọng hưởng với Sóng Thứ 9 chưa được thể hiện hoàn toàn,

và quá trình tiến hóa lên tới đỉnh của kim tự tháp 9 tầng chưa hoàn tất bởi nhiều người

và chắc chắn là phần lớn nhân loại chưa làm được. Nói chung, sự chuyển đổi của sóng

Hình 7.6

Page 167: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

167

chưa đồng hóa toàn diện và chỉ một phần thiểu số đã khai triển được sự cọng hưởng với

Sóng Thứ 9. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại có thể truy cập 9 sóng

mà chẳng còn gì ngăn cản được sự leo lên tới đỉnh của kim tự tháp, tối thiểu là ở tầng

lượng tử.

---oOo---

Page 168: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

168

Chương 8

Sự Ngừng Kích Hoạt của Hình 3D Thiện và Ác

Giai Đoạn Mới Cho Cuộc Sống

Mãi cho tới ngày Oct/28/2011, những sóng mới và tiền sóng với tầng số cao hơn và

những hình 3D mới được kích hoạt theo thứ tự và đã cho ánh sáng tiến vào nhiều hơn

(xem hình 7.6). Trong thực tế vào lúc cuối của chu kỳ, tức là trong khoảng thời gian từ

Oct/11 tới 28, 2011 thì tất cả các sóng đều ở phần Ngày. Trong thực tế, điều này đánh

dấu sự hoàn thành của một chu kỳ tiến hóa dài 16.4 tỉ năm, và không có gì đáng ngạc

nhiên khi nhiều người trong lúc tham dự phong trào biểu tình toàn cầu thấy được những

cơ hội mới. Có thể điều này sẽ tạo ra một hình thức mới, dân chủ hơn để làm chính trị

mà trong đó những nhà độc tài, tỉ phú, và những cơ xưởng lớn không còn quyết định

mọi chuyện.

Dù có ý thức hay không có ý thức thì Kinh Nghiệm trong sự kích hoạt tuần tự của

những tầng số cao hơn ở trong những người thiên về tâm linh đã tạo nên những mong

đợi về một sự bùng nổ huyền bí vào lúc lịch Mayan kết thúc, khi mà tất cả mọi thứ,

đúng vậy tất cả mọi thứ, đột nhiên thay đổi từ ngày này qua ngày khác. Một tâm thức

thăng hoa sẽ ngay lập tức thay thế và sắp xếp lại thế giới cho tốt đẹp hơn, hay ít nhất

nhiều người tin như vậy. Nhưng điều này đã không hoàn toàn xảy ra, và Tôi nghĩ là

chúng ta bây giờ có thể tạm nói chắc rằng điều này cũng không phải là kế hoạch vũ trụ

đã được thiết kế. Do đó, không có sự gián đoạn vào ngày Oct/29/2011. Như mọi sóng

đã làm, chín sóng Sáng Tạo vào ngày này vẫn tiếp tục và tiến vào giai đoạn Đêm. Nói

cách khác, những qui luật thiên nhiên chẳng hạn như những gì được tạo ra từ Cột Sống

Vũ Trụ thì không thay đổi (bất dịch). Tuy nhiên mặc dù không có sự gián đoạn những

sự chuyển đổi của 9 sóng sẽ tạo nên một khung cảnh cho một trường năng lượng hoàn

toàn mới. Những sóng này chưa hề được hoàn toàn kích hoạt trước đây và đặc biệt là sự

kích hoạt của Sóng Thứ 9 cơ bản là mới. Đây là giai đoạn mới mà chúng ta đang sống

và sẽ khảo sát nó trong chương này.

Ngay cả khi không có “sự nổ bùng huyền bí”, theo sau sự kích hoạt của Sóng Thứ 9

vào ngày Mar/09/2011 đã cho những tín hiệu rõ ràng về hướng đi mà sóng này (sóng

cuối cùng và có tầng số cao nhất) sẽ dẫn dắt nhân loại trong thời gian tới. Sóng Thứ 9

Page 169: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

169

được thiết kế để đưa chúng ta thoát khỏi không chỉ sự thống trị của những chủ nhà băng

và các nhà độc tài mà cả chủ nghĩa quốc gia và cuồng tín tôn giáo. Nếu những khuynh

hướng này không được rõ ràng ngay sau khi sự chuyển đổi sóng vào ngày Oct/28/2011,

thì đây không phải do Sóng Thứ 9 mà do sự chuyển đổi sóng đồng thời của những sóng

thấp hơn đã ảnh hưởng tới thế giới, và chúng ta đang khảo sát trong chương này.

Kết quả là, thế giới vào thời điểm hiện tại (2016) đã xuất hiện nhiều mâu thuẫn. Một

mặt, về tôn giáo, Giáo Hội La Mã sau sự chuyển đổi sóng, lần đầu tiên trong lịch sử đã

có một Giáo Hoàng, Pope Francis (lên ngôi năm 2013), đã loại bỏ những giáo điều có

khuynh hướng gây chia rẽ và kết tội. Sự chuyển đổi Giáo Hội Công Giáo theo chiều

hướng hợp nhất hiển nhiên không phải là một sự thay đổi có thể xảy ra trong một đêm

nhưng dù sao cũng đang xảy ra với tốc độ rất nhanh, và tốc độ này thì không thể tưởng

được nếu không có Sóng Thứ 9 làm căn bản. Mặt khác, khi chúng ta nhìn về Trung

Đông, chúng ta thấy những tội ác gây ra dưới danh nghĩa tôn giáo nhiều ở mức độ chưa

từng thấy. Lời giải thích cho những xu hướng mâu thuẫn này là tất cả 9 sóng hiện nay

lần đầu tiên hoạt động song song với nhau, và con người trải nghiệm thực tại và hành

xử như thế nào căn bản phụ thuộc vào những sóng nào họ cọng hưởng được. Một số

người cọng hưởng được với Sóng Thứ 9 và có thể thật sự trải nghiệm được sự hợp nhất

với đấng Thiêng Liêng, trong lúc những kẻ khác, người mà chủ yếu cọng hưởng với

Sóng Thứ 6, có thể ở một chỗ rất tối bởi vì hiện giờ sóng này đã đi vào giai đoạn ĐÊM.

Sự chuyển đổi sóng vào năm 2011 do đó đã không gây ra một sự thay đổi đột ngột mà

ảnh hưởng tới mọi người theo cùng một cách. Thay vào đó, sự sáng tạo đã tiến hóa song

song trong nhiều tầng khác nhau – có thể gọi là đa chiều – và vì thế cách một người trải

nghiệm thực tại thì phụ thuộc vào những sóng mà họ cọng hưởng.

Sau sự thay đổi sóng vào năm 2011, các sóng đã tạo nên một mẫu giao thoa mới

không giống trước đây, khi sóng sau được cộng với những sóng trước mà đã được kích

hoạt (xem hình 6.9 và 7.6). Thay vì tình trạng cũ đã tạo ra cảm giác dồn dập thì những

sóng khác nhau sau sự chuyển đổi chỉ tiếp tục dao động theo đường lối trong hình 8.1.

Do đó ngay sau ngày Oct/29/2011, toàn bộ sóng đi vào giai đoạn ĐÊM chỉ là hậu quả

hợp lý của sự thật là trước khi có sự thay đổi này thì mọi sóng đang ở trong giai đoạn

NGÀY. Một vài sóng này sẽ không trở lại giai đoạn NGÀY trong một thời gian rất lâu.

Điều này thật sự có nghĩa là một sân khấu mới đã được tạo ra cho cuộc sống.

Để hiểu sân khấu mới là gì, chúng ta nên biết là những gì xảy ra trong giai đoạn

ĐÊM thì rất là khác so với giai đoạn NGÀY. Trong lúc NGÀY là giai đoạn của sự sáng

Page 170: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

170

tạo và tiến triển thì ĐÊM là giai đoạn của nghỉ ngơi, phối hợp, và đôi khi còn là phá

hủy. Với dữ kiện này, mẫu giao thoa trong hình 8.1 đã nói gì với chúng ta về tương lai?

Khi trả lời câu hỏi này, Tôi nghĩ điều quan trọng là phải có trình độ cao khi sử dụng

hình 8.1 để tiên đoán tương lai. Mẫu giao thoa trong hình cho thấy những tiềm năng

đương thời không phải là những gì sẽ thật sự thể hiện. Trong mẫu giao thoa của hình

8.1, một người tỉnh thức có thể chọn hàm sóng và tải xuống hình 3D của bất kỳ sóng

nào, và tùy thuộc vào hình 3D mà họ tải xuống, những kiểu tiến hóa khác nhau sẽ được

thể hiện. Để vấn đề thêm phức tạp tôi sẽ

Hình 8.1

cho thí dụ sau, sự kiện đang xảy trong thời gian gần thường là phản ứng tới những gì

mà khuynh hướng lâu dài sẽ tạo ra và đôi khi còn có thể hoàn toàn trái ngược với

khuynh hướng này nữa. Cho nên phần lớn những gì đang xảy ra bây giờ có thể là những

phản ứng (thể hiện bởi những người cọng hưởng với những sóng thấp hơn) đối với

những thay đổi lâu dài mà Sóng Thứ 9 sẽ đem lại.

Đi Vào Tương Lai

Với trình độ tâm trí này, chúng ta sẽ xét kỹ hơn về mẫu giao thoa chi phối thế

giới và giải thích thế nào về bối cảnh mới này theo mô hình 3D. Việc đầu tiên đáng chú

ý là tại thời điểm những sóng khác nhau sẽ trở về lại giai đoạn NGÀY. Từ hình 8.1

Page 171: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

171

chúng ta có thể hiểu rằng điều này xảy ra theo một chương trình chính xác, được xác

định bởi những độ dài khác nhau của những ĐÊM trong những sóng khác nhau.

Sóng Thứ 6, như trong hình 8.1, sau sự chuyển đổi vào ngày Oct/28/2011 thì đã trên

đường tiến vào một ĐÊM dài và sẽ chỉ trở lại NGÀY vào năm 2406, trong khi đó Sóng

Thứ 7 sẽ trở lại NGÀY vào July/2031. Những điểm trở về NGÀY của Sóng Thứ 6 và 7

không thể nhìn thấy trong mô hình của hình 8.1 vì chúng quá xa về tương lai. Tuy nhiên,

Sóng Thứ 8 với chu kỳ sóng tương đối ngắn 720 ngày sẽ trở lại NGÀY vào

Oct/23/2012, và đã liên tục chuyển đổi giữa NGÀY và ĐÊM kể từ đó. Sóng Thứ 9 vì

tầng số cao hơn nên đã trở lại NGÀY vào Nov/16/2011. Do đó dường như có một sự

khác biệt cơ bản giữa Sóng Thứ 6 và 7 vì không trở lại NGÀY trong thời gian gần,

trong lúc Sóng Thứ 8 và 9 với tầng số cao tại thời điểm đang viết (July/9/2016) lại ở

vào ĐÊM thứ 9 và NGÀY thứ 55 tương ứng. Tóm lại, dù rằng trong tương lai gần,

những NGÀY của hai sóng cao nhất có thể truy cập được, nhưng sự chuyển đổi lâu dài

(hiện tượng của sóng) của ĐÊM trong Sóng Thứ 7 và đặc biệt Sóng Thứ 6 sẽ không

xuất hiện trong một thời gian dài sắp tới.

Những gì hiển lộ như là kết quả của mẫu giao thoa mới này khi mọi sóng chạy song

song với nhau chỉ là một hình thức cạnh tranh giữa các sóng khác nhau khi quyết định

sóng nào có ảnh hưởng mạnh nhất. Theo ý tôi, cách độc nhất để nhân loại tồn tại là con

người phải thăng hoa qua Sóng Thứ 6 và leo lên tới điểm có thể cọng hưởng với Sóng

Thứ 9. Theo đường hướng này, một nhân tố quan yếu cho tương lai chúng ta là cách

con người tỉnh thức như thế nào với những sóng mà họ cọng hưởng với. Người ta

thường cho rằng chìa khóa của tương lai là sự tỉnh thức, nhưng vấn đề thực sự là phải rõ

ràng chi tiết hơn về điều này. Nâng cao tâm thức nghĩa là nhận thức được những tầng số

nên cọng hưởng để tải xuống những hình 3D về sự hợp nhất.

Từ sự phân tích ngắn gọn này, chúng ta nên hiểu rằng thế giới hiện đang hoạt động

dưới nhiều tiền đề khác nhau so với trước khi có sự chuyển đổi sóng. Trong trường hợp

trước khi có sự chuyển đổi sóng thứ 9 này, những sóng với tầng số cao và cao hơn

(chẳng hạn như trong hình 6.9) được tự động kích hoạt và trực tiếp cho ra mục đích và

chiều hướng phát triển. Vai trò lựa chọn tỉnh thức giữa những hình 3D nay trở nên

quan hơn bao giờ hết, bởi vì chẳng còn sóng nào nữa để chờ đợi. Do đó, chúng ta cần

phải chọn lựa giữa những sóng mà đã sẵn sàng và đang hoạt động. Tôi đã chỉ ra những

tiềm năng tích cực về lâu dài của Sóng Thứ 9. Tuy nhiên ở đây Tôi sẽ bàn về những hậu

quả tiêu cực ngắn hạn của sự thay đổi vào ĐÊM của Sóng Thứ 6. Điều chúng tôi ám chỉ

ở đây chính là sự ngừng kích hoạt của Hình 3D Thiện và Ác.

Page 172: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

172

Sự suy thoái của Sóng Thứ 6 về ĐÊM có thể là một phần của sự chuyển đổi sóng

xảy ra vào Oct/29/2011, có nghĩa là dù Sóng Thứ 9 tiếp tục hoạt động với tầng sóng cao

sau ngày này nhưng điều này bị dìm đắm bởi những ảnh hưởng đặc biệt của Sóng Thứ

6 và 7 khi chuyển vào ĐÊM cùng một lúc. Chỉ có một số rất nhỏ dân số thế giới cọng

hưởng được với Sóng Thứ 9 vào lúc này, và khi hoàn cảnh mới này xuất hiện, nhóm

nhỏ này không đủ lực để chống lại những ảnh hưởng ĐÊM của những sóng khác. Nhờ

vậy mà từ năm 2012 đến giữa năm 2014 đã không có nhiều biến cố lớn trên thế giới.

Chỉ trong năm 2015 khi tầng số cao của Sóng Thứ 9 mạnh trở lại giống như hồi mới

kích hoạt vào năm 2011, và chỉ tại lúc này những biến cố quan trọng trên thế giới lại

xảy ra với nhịp độ cao vì ảnh hưởng của Sóng Thứ 9. Một phần của sự yên lặng trong

2011 và 2014 được giải thích bằng chính sự thay đổi triền miên của hoàn cảnh mới,

nghĩa là ngay cả với những người chẳng biết gì về sự thay đổi đang diễn ra ở bên trong

vẫn phải bị thay đổi để thích hợp với một từ trường mới, rộng lớn và bất ngờ của sự

sáng tạo. Chúng ta đều có phản ứng ngược lại với giác quan về sự việc đang diễn ra, và

vì thế ĐÊM sẽ mang lại thái độ về đời sống khác với NGÀY. Nếu tất cả sóng chuyển về

ĐÊM, thì hiển nhiên mọi người phải sửa đổi phần nào. Nếu chúng ta lúc này không

chắc chắn về những năng lượng (tánh chất của sóng) thì chúng ta sẽ do dự trong hành

động, và đây chính là tình trạng chung của thế giới mãi cho tới năm 2014. Kể từ đó

trở đi mẫu giao thoa trong hình 8.1 đã hòa nhập và đưa ra một cơ sở có ý nghĩa hơn cho

những gì đang xảy ra.

Mẫu trong hình 8.1 cho phép chúng ta hiểu được phần nào tình trạng về những tiềm

năng và xu hướng có thể xảy ra. Tuy nhiên điều quan trọng là phân biệt được những

hậu quả lâu dài của những sóng cao hơn mà không bao giờ ngừng nghỉ so với những

ảnh hưởng ngắn hạn tạo ra bởi những giai đoạn suy thoái vào ĐÊM của Sóng Thứ 6 và

7. Tôi tin rằng càng sớm hiểu biết về giai đoạn tiến hóa này của nhân loại rất khác với

những giai đoạn trước, càng sớm phân tích và tìm hiểu, thì càng dễ dàng hơn để chúng

ta có thể đưa ra một kịch bản mới để tiến về tương lai và hành động một cách thích hợp

hơn.

Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương

Nếu những NGÀY của Sóng Thứ 6 đã dẫn đến sự thống trị của Tây Phương thì điều

tất yếu để hỏi là sự chuyển đổi hiện tại của sóng này vào giai đoạn ĐÊM có đưa đến

việc chấm dứt sự thống trị này không? Mới nhìn qua sự chấm dứt thống trị của Tây

Phương như thế (ngầm hiểu ở đây là sự thống trị của Mỹ Quốc – Anh Quốc) có lẽ còn

Page 173: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

173

lâu lắm! Mỹ Quốc có sức mạnh quân sự hơn hẳn mọi quốc gia khác, GDP lớn hơn mọi

quốc gia khác, và chẳng hạn như toàn bộ công ty phần cứng phần mềm trong kỹ nghệ vi

tính đều là của Mỹ. Nhưng điều mà tôi đang nghĩ ở đây là những quá trình cốt tủy được

dẫn dắt bởi những sóng sáng tạo và cụ thể là Sóng Thứ 6 (đã là nguồn gốc cho sự

Thống Trị Tây Phương).

Nếu Sóng Thứ 6 bây giờ đã đi vào ĐÊM thì câu hỏi quan trọng là chuyện gì đã xảy

ra ở Tây Phương vào lần trước lúc Sóng Thứ 6 đi vào ĐÊM, tức là vào khoảng năm

1223. Những liên quan trực tiếp đến Bắc Mỹ Châu (North America) là sự tàn lụi gần

như đồng thời của các nền văn minh người Da Đỏ Mỹ Châu đã trổi lên trong giai đoạn

NGÀY trước đó. Do đó, trong sự kết nối với việc chuyển đổi sóng này, những trung

tâm đô thị ở Cahokia (sau 1250), Tula (1179 hay là 1224), Chichen Itza (1224 hoặc

sau 1250), Chaco Canyon (sau 1140), và Mesa Verde (1285) đều bị bỏ hoang. Theo

những nguồn tin địa phương cổ xưa thì sự bỏ hoang của những trung tâm đô thị ở

Mexico là kết quả trực tiếp của sự chuyển đổi sóng đã xảy ra gần thời điểm này. Điều

này được diễn tả như thế nào? Nói về sự tàn lụi của Chichen Itza thì thần rắn Plumed

Serpent đã được cho là rời bỏ thành phố này để tới Mayapan, sự kiện này là kết nối trực

tiếp của việc chuyển đổi từ NGÀY qua ĐÊM. Tuy thế, vẫn còn có thắc mắc là những

trung tâm xa hơn ở phía bắc bị ảnh hưởng bởi sự chuyển tiếp này ngay lập tức hay là từ

từ tàn lụi vài chục năm sau. Những thành phố này vào thời đó là những trung tâm đô thị

lớn nhất Bắc Mỹ Châu. Thí dụ, Cahokia xưa là Illinois ngày nay đã có dân số khoảng

40,000 trước khi tàn lụi. Bắc Mỹ Châu kể từ ngày ấy chưa hề có lại một thành phố với

số dân như vậy cho tới khi dân số của Philadelphia đạt được vào năm 1780.

Để định niên lịch chính xác cho sự tàn lụi của các nền văn minh này thì khá khó

khăn. Ít nhất đối với tôi, rõ ràng lý do tối hậu để các trung tâm đô thị chính ở Bắc Mỹ

châu bị bỏ hoang là do sự chuyển đổi từ NGÀY qua ĐÊM của Sóng Thứ 6 (mà được

biểu tượng bởi thần rắn Plumed Serpent). Điều đáng chú ý là sự giải thích khác biệt

giữa tài liệu của người Mayan và Toltec (theo ý tôi thì gần với sự thật hơn) so với lời

của những nhà khảo cổ. Trong lúc lời giải thích trước nhấn mạnh về sức mạnh của

Quetzalcoalt và sự chuyển đổi sóng mà thần này đem lại, thì lời giải thích sau qui sự tàn

lụi này do những yếu tố vật chất. Những nhà khảo cổ tân tiến đã cho thần Plumed

Serpent là tưởng tượng, và theo tôi thì họ không biết những nguyên do thật sự của sự

trổi dậy và sụp đổ của nền văn minh. Thay vào đó họ gán cho sự tàn lụi của những

trung tâm văn minh này là do chiến tranh, mất mùa, hạn hán, thay đổi tôn giáo, hoặc

những yếu tố khác. Từ quan điểm hình 3D lượng tử, thay vào đó bây giờ chúng ta có

Page 174: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

174

thể hiểu rằng sự suy thoái của mọi nơi này là do sự chuyển sóng vào ĐÊM (và sự hủy

kích hoạt của hình 3D nhị nguyên thiên về Tây Phương), và các yếu tố vật lý được xem

như yếu tố phụ.

Tuy nhiên như chúng ta biết, sự sụp đổ của những thành phố này không phải là sự

chấm dứt của nền văn hóa địa phương. Thổ dân Mỹ vẫn còn tồn tại, và cuối cùng những

nền văn hóa mới lại trổi dậy, chẳng hạn như nền văn minh Aztecs, nhưng dù sao đi nữa

một sự chuyển đổi đáng chú ý dường như đã xảy ra bởi vì sự chuyển đổi sóng vào ĐÊM.

Áp dụng kết quả này vào tình trạng hiện giờ của chúng ta, có thể kết luận rằng nếu

chúng ta muốn có phần trong sự chuyển đổi vào Sóng Thứ 8 và 9 (mà chỉ hai sóng này

có thể cung cấp ánh sáng trong thời gian sắp tới) và loại văn hóa do hai sóng này tạo ra

thì chúng ta nên phác họa kế hoạch cho phù hợp. Có một rủi ro thật sự là những nhà

chính trị mà hoàn toàn không hiểu gì về sự thật tiềm ẩn này thì sẽ âm thầm tạo ra sự sụp

đổ về xã hội, chính trị, kinh tế, địa lý tại Mỹ Quốc vào thời điểm khi hình 3D Thiện và

Ác không còn hoạt động nữa. Điều cần thiết cho thời điểm hiện tại sau sự chuyển đổi

sóng năm 2011 là một kế hoạch lâu dài, không dựa trên sự cạnh tranh với các quốc gia

khác mà là sự chuyển tiếp tới một nền văn minh dựa trên tâm thức trực giác (feminine)

và hợp nhất của Sóng Thứ 8 và 9 tương ứng. Chúng ta nên biết rằng Sóng Thứ 6 hiện

đang ở vào giai đoạn mới bắt đầu của một chu kỳ ĐÊM dài và điều này là bình thường

khi những ảnh hưởng kề cận thì trái ngược với những ảnh hưởng lâu dài.

Muốn hiểu sự suy tàn dài hạn của khối Tây Phương tại điểm khởi đầu của ĐÊM hiện

tại thì cũng nên nghiên cứu những biến cố đã xảy ra khi một NGÀY mới của Sóng Thứ

6 bắt đầu vào năm 1617. Đó chính là NGÀY mà kết thúc vào năm 2011. NGÀY mới

bắt đầu năm 1617 đã đánh dấu sự trổi dậy của tính lý luận và cuộc cách mạng khoa học,

mà phù hợp với lý luận tôi áp dụng ở đây, đã ít nhất đang bị đào thải một phần. Cũng

vào thời gian này, tại lúc đầu của NGÀY thứ 7, chúng ta đã thấy bắt đầu sự thống trị

của Tây Phương – một hậu quả hợp lý của sự kích hoạt hình 3D toàn cầu có xu hướng

này (hình 4.3). Tuy nhiên sự thống trị của Tây Phương cũng như là sự tồn tại của liên

bang (nation-state) không phải là những hiện tượng vĩnh cửu, mà ngược lại tùy thuộc

trực tiếp vào sự chuyển đổi chu kỳ của sóng. Kết quả của sự chuyển đổi chu kỳ hiện tại

là những hệ thống chính trị hiện đang chuyển sang những đường hướng khác với những

gì chúng ta đã biết trong 400 năm qua.

Không phải ai cũng rằng 400 năm thống trị của Tây Phương đã trùng hợp khá chính

xác với một NGÀY của Sóng Thứ 6. Do đó sự thống trị Tây Phương là một ảnh hưởng

trực tiếp của hình 3D chi phối Trái Đất trong khoảng thời gian này (hình 4.3). Một biểu

Page 175: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

175

hiện của điều này là vào lúc đầu NGÀY thứ 7 của Sóng Thứ 6 năm 1617, Pháp và Hòa

Lan, và quan trọng nhất về lâu dài là Anh Quốc đã trở thành những cường quốc thực

dân. Người hành hương đã tới Massachusetts (Mỹ) để khai sáng thuộc địa lâu dài đầu

tiên năm 1620, và trong suốt thế kỷ 19 Anh Quốc đã trở thành trung tâm của một đế chế

mà có câu “Mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh”, và ở đây khoảng một phần

năm dân số thế giới đã sống. Nếu chúng ta thêm vào những nước thuộc địa như Tây

Ban Nha và Bồ Đào Nha, cũng như các nước Pháp, Hòa Lan, Đức, và Bỉ, thì tỉ số người

thống trị bởi các quốc gia Tây Âu sẽ còn lớn hơn thế nữa. Sau Thế Chiến I và II, nước

Mỹ, một quốc gia thành lập bởi thuộc địa Anh cũ và ở về phía Tây xa hơn, đã qua mặt

trở thành một cường quốc thống trị thế giới. Do đó con người ngày nay đã sống cả đời

họ trong một bối cảnh của một gia đình những quốc gia dưới sự thống trị của Tây

Phương.

Trước năm 1617, không có tiền lệ là Tây Phương sẽ dẫn đầu hay thống trị phần còn

lại của thế giới. Vào lúc đầu của sự chuyển đổi sóng trước đó, 1223, thí dụ Đế Quốc

Mông Cổ xuất phát từ Phương Đông đã vươn lên thống trị thế giới, một đế quốc có lẽ là

lớn nhất thế giới từ trước tới nay. Với sự ngưng kích hoạt hiện tại của hình 3D Sóng

Thứ 6 thì Tây Phương có thể sẽ không thể tiếp tục duy trì sự ưu việt lâu dài, dù rằng

Tây Phương có lẽ sẽ quay lại dạng thống trị vào khoảng năm 2406. Điều này dĩ nhiên

sẽ có ảnh hưởng sâu sắc tới nước Mỹ, mà đã là biểu tượng chính cho sức mạnh Tây

Phương trong thời gian gần đây.

Vì thế chúng ta có thể đặt câu hỏi là có những dấu hiệu rõ ràng nào về thời kỳ thống

trị của Tây Phương sắp sửa kết thúc chưa? Tôi khẳng định là “Có” cho câu hỏi này.

Nhóm The Union of the Crowns, khi Anh Quốc (England), Tô Cách Lan (Scotland) và

Ái Nhĩ Lan (Ireland) có cùng một vua, được thành lập năm 1603 và đã được xem như là

một nền tảng chính trị mà Đế Quốc dựa vào đó trong suốt giai đoạn từ 1617-2011. Sau

cuộc chuyển đổi sóng vào năm 2011, nền tảng này đã bắt đầu yếu dần. Đã có một cuộc

trưng cầu dân ý (nhưng thất bại) cho độc lập của Tô Cách Lan năm 2014, và sự cam kết

rời khỏi khối Cộng Đồng Âu Châu của Anh, Brexit, vào năm 2016. Chuyện này dường

như là đặt nền tảng cho sự tan rã của khối the Union of the Crowns trong thời gian sắp

tới, và tại thời điểm nào đó những ảnh hưởng tan rã của sự kiện này có lẽ sẽ lan rộng

hơn về phía Tây, tới nước Mỹ.

Với quan điểm này Tôi thấy điều đáng chú ý là lục quân Mỹ đã được đưa ra khỏi

Iraq vào Dec/2011, chỉ một tháng sau sự chuyển đổi sóng, đây là một biến cố có lẽ là

quan trọng nhất ngay sau sự chuyển đổi sóng vào ngày Oct/28/2011. Trong lúc một số

Page 176: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

176

người cho rằng đây chỉ là kết thúc của một cuộc chiến tranh bình thường khác mà Mỹ

Quốc đã có từ hồi Thế Chiến II, nhưng Tôi nghĩ nó còn hơn thế nữa. Việc rút quân

khỏi Iraq có lẽ là một biến cố quân sự ngang hàng với những trận chiến quyết định

trong lịch sử nhân loại cỡ như Tours, Waterloo, hoặc là Stalingrad – nói cách khác, một

kết quả quân sự mà sẽ định nghĩa mối quan hệ quyền lực lâu dài cho tương lai. Rõ ràng

là lằn ranh để tham gia một cuộc chiến tranh toàn diện trên thế giới của Mỹ đã được

nâng lên một cách đáng kể. Tình huống mới này được dựa trên sự phân bố mới của ánh

sáng trên qui mô toàn cầu (hình 4.3) và vượt xa hơn những quyết định chính trị bình

thường. Thông thường tác nhân thay đổi thì không biết tại sao mình đang tham dự trong

công trình đem tới sự thay đổi cụ thể. Sự suy thoái của cường quốc Tây Phương phản

ảnh khuynh hướng lâu dài như thế bây giờ đã trở nên rõ ràng.

Mặc dầu sự thay đổi quyền lực này có thể tạo ra hy vọng cho một sự quân bình mới

trên thế giới nhưng phản ứng quốc tế rõ nhất ngay sau đó là những cường quốc Phương

Đông, ISIL và Nga Sô – mỗi nước có phương cách riêng – và có lẽ sau nữa là Trung

Quốc, đang bước vào để trám lỗ hổng mà Mỹ đã để lại. Chính nước Mỹ là nhân chứng

cho những phản ứng của xu hướng suy thoái vào giai đoạn ĐÊM dưới dạng hùng biện

siêu tự đại của những ứng cử viên tổng thống và những vụ án giết người vì kỳ thị màu

da hoặc là những cuộc tàn sát tập thể bằng súng (mass shootings) gây ra bởi những kẻ

ăn sâu chủ nghĩa tự tôn (supremacy). Phần lớn những người ở Mỹ và những nơi khác

cũng phải tuân theo sự thay đổi năng lượng dù họ không biết nó hiện hữu. Người Maya

và Toltecs từ lâu đã biết là thần Plumed Serpent sắp sửa ra đi, nhưng sự nhận thức

tương ứng này hiện không còn tồn tại. Sự thay đổi căn bản năng lượng này tạo ra bởi sự

ngừng kích hoạt của hình 3D Sóng Thứ 6 sẽ thể hiện bằng cách này hay cách khác bất

cần chúng ta nghĩ như thế nào. Cá nhân tôi, tôi cảnh giác về việc kết thúc của sự thống

trị Tây Phương, nhưng mặt khác tôi biết rằng nếu thế giới được quân bình và thật sự cởi

bỏ vũ khí thì sự chi phối của hình 3D Thiện và Ác bắt buộc phải chấm dứt.

Sự Suy Thoái của Liên Bang

Một hậu quả khác của việc ngừng kích hoạt hình 3D Sóng Thứ 6 là dấu hiệu tan rã

của liên bang. Người hiện đại xem thường về liên bang và xem điều này là một khuôn

quản trị hiển nhiên. Tuy thế, liên bang, giống như sự thống trị Tây Phương, chỉ là sản

phẩm của NGÀY cuối cùng trong Sóng Thứ 6 và là một kết quả của những sự thay đổi

đã xảy ra ở Tây Bắc Âu Châu khi NGÀY này bắt đầu. Do đó, mãi cho tới 1617, những

Page 177: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

177

nước Âu Châu được cai trị bởi những triều đại do các quốc vương cầm đầu. Trong số

đó, có Hoàng Đế La Mã Thiêng Liêng là quan trọng nhất, người mà tất cả quốc vương

khác phải phục tòng. Những quốc vương xem quốc gia họ cai trị như là đất đai của

mình được Thượng Đế ban cho. Với Tiền Sóng Thứ 7 đã có mặt (được kích hoạt vào

1498), hệ thống cai trị này đã bị lung lay, đặc biệt với sự cải tiến của Luther vào 1517

(Đạo Tin Lành). Nhiều triều đại đã bỏ Vatican, mặc dù đại đế (Đức Giáo Hoàng) vẫn là

tâm điểm của đường lối cũ. Trong NGÀY thứ 7 của Sóng Thứ 6, hoặc một thời gian

ngắn sau đó, Hòa Lan đã thành lập nước cộng hòa (republic) từ việc tranh đấu giành

độc lập từ Tây Ban Nha, và Anh Quốc đã trải qua một thời gian bị cai trị bởi nghị viện

với Cromwell. Hai sự kiện này đã cho thấy quốc gia không cần phải bị cai trị bởi triều

đại hoàng gia. Ở Thụy Điển, chế độ quân chủ vẫn tồn tại, nhưng những cơ quan chính

phủ, dùng ngôn từ hiện đại, trở nên tự trị và không bị cai trị trực tiếp bởi nhà vua.

Những thay đổi này đều hướng tới một liên bang hiện đại, mà trong đó nhà vua thuộc

về quốc gia hơn là quốc gia thuộc về nhà vua.

Cuộc Chiến Tranh 30 năm (1618-1648), một cuộc chiến tàn phá ghê gớm nhất trong

lịch sử Âu Châu, đã thực sự chấm dứt sự cai trị của Hoàng Đế La Mã Thiêng Liêng (the

Holy Roman Emperor) với nhiều quốc vương trong vùng đất của Đức Quốc. Hòa Ước

The Westphalian Peace Treaty năm 1648 đã kết thúc cuộc chiến này và được xem như

là sự ra đời của liên bang hiện đại. Đây là hội nghị quốc tế đầu tiên trên thế giới, và

những quốc gia tham dự trên nguyên tắc đã xem các quốc gia khác là bình đẳng. Mỗi

quốc gia từ nay có chủ quyền để chọn lựa hệ phái Ki Tô Giáo. Sự thay đổi lớn lao này

vào thuở đầu trong NGÀY thứ 7 của Sóng Thứ 6 đã tạo ra cấu trúc cho liên bang hiện

đại. Liên bang là một sản phẩm của NGÀY này và sẽ không vững chắc như thế vào

ĐÊM. Mãi sau này vào nửa sau của thế kỷ 20, những thuộc địa của các quốc gia Âu

Châu đã được độc lập, những quốc gia mới này cũng chấp nhận đi theo mô hình liên

bang hơn là cấu trúc của luật lệ (đôi khi rừng rú) mà họ đã từng có trước khi bị trở

thành thuộc địa.

Bởi vì nguồn gốc của liên bang là trong NGÀY của Sóng Thứ 6 nên chúng ta có

nhiều lý do để tin rằng hiện nay chúng ta đang ở vào ĐÊM nên cấu trúc này có thể suy

yếu và ngay cả tan rã. Sự thay đổi đều có cơ hội và rủi ro. Mặt khác, có cơ hội cho một

thế giới không còn bị chia thành những liên bang mà thường cạnh tranh và đôi khi còn

có chiến tranh với nhau nữa; một thế giới không có biên cương như đã được hình dung

bởi phi hành gia Edgar Mitchell trên chuyến bay trở về Trái Đất từ Mặt Trăng. Mọi thứ

về hợp tác toàn cầu có thể được hình dung trong một thế giới không có liên bang. Mặt

Page 178: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

178

khác, sự kết thúc của liên bang cũng có thể (như chúng ta đã thấy ở Somalia, Libya, và

Syria) dẫn đến tình trạng hỗn loạn vô chính phủ với những quốc gia tàn lụi vì chiến

tranh giữa phe phái nội bộ.

Lịch sử Âu Châu gần đây đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi sự suy tàn của liên bang, mà

có thể là vì sự chuyển đổi từ NGÀY qua ĐÊM của Sóng Thứ 6. Như đã nói ở trên liên

bang hiện đại đã ra đời ở nơi này của thế giới và sự chuyển đổi qua ĐÊM đã có những

hậu quả quan trọng cho hệ thống cai trị. Đa phần những quốc gia Âu Châu hiện nay là

thuộc vào Liên Đoàn Âu Châu (The European Union) và phần lớn cũng thuộc vào khối

Âu Châu (Eurozone). Điều này đã làm suy yếu những liên bang trước đây mà hiện nay

không còn mạnh mẽ như xưa nữa. Dù rằng mỗi nước vẫn có hệ thống thuế riêng, nhưng

những thành viên trong khối Âu Châu (EU) hiện nay đã hòa nhập sâu tới nỗi khó mà

phân biệt được, thí dụ như khi anh vượt biên giới giữa Hòa Lan và Đức Quốc. Sự hòa

nhập mạnh mẽ này, với liên bang nhượng bộ hầu hết những quyền hạn của các thành

viên, đã được tăng cường với việc ký kết hòa ước Maastricht Treaty năm 1992 và việc

ra đời đồng tiền Euro khi Sóng Thứ 8 bắt đầu vào Jan/1999. Khi chúng ta bàn về một

sóng có chu kỳ dài như Sóng Thứ 6, thì nên nhìn vào những thay đổi mà nó ảnh hưởng

trong khoảng thời gian 20 năm xung quanh lúc thay đổi, và trong khung thời gian như

vậy sẽ thấy sự suy thoái của liên bang Âu Châu khá rõ ràng.

Sự suy thoái của liên bang do từ ĐÊM của Sóng Thứ 6 dường như tại thời điểm hiện

tại (2016) đang tạo ra phản ứng dưới dạng gia tăng chủ nghĩa dân tộc trong nhiều quốc

gia Âu Châu. Biểu hiện rõ ràng ngay lập tức về điều này có lẽ là sự rút lui của Liên

Hiệp Anh ra khỏi khối Âu Châu, EU, (Brexit), nhưng sự thúc đẩy cho độc lập của

Scotland và Catalonia có cùng nguồn gốc. Tương tự, trong nhiều nước khác, chẳng hạn

như Đông Âu, những đảng dân tộc (nationalist parties) đã nổi lên có khuynh hướng

chống lại sự nhập cư hay là thiên về sự độc lập của lãnh thổ. Ở Mỹ, tư tưởng của Donal

Trump về việc xây dựng bức tường chống lại Mexico phản ảnh chính xác tâm trạng này.

Tuy nhiên Tôi thì tin rằng sự trổi dậy hiện thời về chủ nghĩa ly khai và dân tộc là một

phản ứng gây ra bởi sự suy thoái của liên bang, nhưng không phải là hướng đi lâu dài

của thế giới. Khi Sóng Thứ 6 chuyển qua ĐÊM, liên bang mà được thành lập vào

NGÀY thì sẽ dần dần yếu đi, nhưng như là một phản ứng của điều này, đặc biệt là

người già (rất rõ ràng trong phiếu bầu Brexit) đã phản ứng trở nên chủ nghĩa dân tộc

hơn trong hệ tư tưởng.

Chúng ta có thể thấy sự chuyển đổi của Sóng Thứ 6 ở thời điểm hiện tại có thể có cả

những hậu quả tích và tiêu cực. Những tiềm năng mà thật sự biểu hiện thì không được

Page 179: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

179

sắp đặt trước bởi những mẫu giao thoa của sóng mà thực ra phụ thuộc vào sự lựa chọn

của chúng ta, như những cá nhân và tập thể. Rồi thì điều này lại phụ thuộc vào sự hiểu

biết (tỉnh thức) của chúng ta về những mẫu giao thoa này. Để nghiên cứu điều này hàm

nghĩa phải có một lối tiếp cận hoàn toàn mới về chiến lược cho tương lai so với quá khứ.

Với sự hiểu biết về vai trò của những mẫu giao thoa, chúng ta nên nhận ra là thái độ

phản ứng đối với những biến cố xảy ra trên thế giới thì thật là vô ích mà chúng ta biết

đang hiện hữu, bao gồm những gì tạo ra bởi Sóng Thứ 8 và 9.

Những Phong Trào Di Dân Từ Phương Đông

Sự di dân lớn vào Âu Châu là một hậu quả khác của sự chuyển đổi qua ĐÊM đã

xảy ra sau sự chuyển đổi sóng vào 2011 và đặc biệt 2015. Ở Châu Âu có đường chia

đôi trái đất chạy xuyên qua Rome và Berlin dọc theo đường đông kinh tuyến 12, phân

chia trái đất thành Bán Cầu Đông và Bán Cầu Tây. Khởi thủy của đường này, mà đã

đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Châu Âu, đã được giải thích sâu rộng trong cuốn

The Global Mind and the Rise of Civilization. Để chứng minh điều này, trong những

cuốn sách trước tôi đã để những bản đồ giống như trong hình 8.2 mà thể hiện những

phong trào di dân đến và đi từ đường này.

Những phong trào này cho thấy những chuyển động sóng rõ ràng và chính xác về sự

nở ra và co lại liên quan tới đường này. Khi những NGÀY bắt đầu và tính nhị nguyên

toàn cầu được thành lập dọc theo đường chia đôi trái đất thì sự phân chia được thành

lập, và do đó tạo nên những chuyển động hướng ra khỏi đường này. Ngược lại, khi

những ĐÊM bắt đầu và tính nhị nguyên dọc theo đường phân chia trái đất suy sụp, thì

những chuyển động hướng vào đường này xảy ra, và đặc biệt là từ phương Đông. Như

có thể thấy trong cột bên phải của bản đồ, những nhóm dân du mục bạo động trong quá

khứ đã tới Âu Châu từ phương Đông khi những ĐÊM bắt đầu. Để hoàn tất bức hình,

một bản đồ mới có thể cũng được đặt bên dưới cột về bên phải của hình 8.2, để chỉ sự

di dân về Âu Châu trong năm 2015 từ phương Đông.

Ngay cả khi làn sóng tị nạn hiện tại không có tánh chất bạo động như trong những

ĐÊM của quá khứ, thì dường như nó vẫn có cùng nguồn gốc cụ thể là một sự thay đổi

trong từ trường toàn cầu tạo ra bởi Sóng Thứ 6. Chu kỳ trong hình 8.2 rất rõ ràng và có

thể thấy rằng những quốc gia thuận tiện nhất để thâu nhận dân tị nạn là Đức và Thụy

Điển thì tọa lạc trực tiếp tại đường phân chia trái đất này. Một cách thô thiển, dường

như có nhóm dân tị nạn là do nguyên

Page 180: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

180

Hình 8.2

nhân từ tình hình ở Syria, nhưng bởi vì tối thiểu một nửa số này đến từ các nước khác

xa xôi như Afghanistan và Bangladesh, nên Tôi nghĩ chúng ta có đủ lý do để giải thích

đó là kết quả của sự sụp đổ của tính nhị nguyên Hình 3D về Sự Thống Trị của Tây

Phương ở cấp toàn cầu. Sự kiện mà có ít nhất vài quốc gia Âu Châu mở cửa cho đám di

dân này cũng đã xác định là cuộc di dân này đã khởi nguồn từ sự thay đổi giữa NGÀY

và ĐÊM trong Sóng Thứ 6. Theo nghĩa khác, bạn có thể nói là phong trào di cư này đã

làm suy yếu liên bang cùng sự thống trị của Tây Phương và đã gây ra những loại phản

ứng như đã nói trong những phần trước. Đây một ví dụ khác về những kịch sĩ trong một

vở kịch mà không hiểu vở kịch có nguồn gốc từ vũ trụ hình 3D (holographic universe).

Sự trở lại như là một cường quốc thế giới gần đây của Nga Sô dưới sự lãnh đạo của

Putin rất có thể bắt nguồn từ chính sự chuyển động từ phía Đông mà hiện đang diễn ra.

Trong một bài viết từ 2006, Tôi đã tiên đoán là Nga Sô sẽ trở lại địa vị cường quốc dựa

trên những sự phân tích trên, và dường như điều này hay ít nhất phần nào đang diễn ra

tại thời điểm hiện tại. Nga Sô (hay là phần lớn chúng ta nói Putin) đang tấn công

Page 181: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

181

Ukraine, đe dọa những quốc gia Đông Âu, bao gồm những bang Baltic, cũng như là dội

bom ở Syria, và có khuynh hướng xâm lược đối với Tây Phương. Thí dụ sau gồm có

những chuyến bay khiêu khích đối với những quốc gia như Thụy Điển, Đan Mạch, Anh

và cả Mỹ. Đây là hiện tượng gần đã bắt đầu thể hiện vào đầu năm 2014, nhưng đã nhen

nhúm sau cuộc chuyển đổi sóng năm 2011.

Tuy nhiên, đối với tôi, cuộc chơi quyền lực này là một phản ảnh âm thầm khác của

năng lượng hướng về phía tây tạo ra bởi sự sụp đổ hiện tại của đường phân chia trái đất.

Putin hoàn toàn không biết về vũ trụ hình 3D hoạt động ra sao, nhưng ông ta cảm nhận

được luồng gió sau lưng mình và quyết định làm theo để xem có được thắng lợi gì

không. Sự khẳng định này không cần thiết phải là một phần của kết hoạch sáng suốt của

ông ta, với những mục tiêu thật sự cho Nga Sô. Theo cách tôi thấy, liên bang Sô Viết

thì không trở lại, và với nền kinh tế khá yếu kém của Nga Sô thì trò chơi này có thể gây

phản tác dụng ghê gớm. Đến cuối cùng thì Trung Quốc sẽ đại diện cho sức mạnh thật

sự của Phương Đông. Bất kể Nga Sô đã tái chiếm Crimea và chiến dịch bỏ bom ở Syria

thì vẫn không thể tưởng tượng được trước khi có cuộc chuyển đổi sóng năm 2011, với

kết quả là sự rút lui của Mỹ khỏi Iraq và đó là hậu quả trực tiếp của mẫu giao thoa mới

sau sự chuyển đổi sóng.

ISIL và Bạo Động ở Trung Đông

Phần lớn người theo Hồi Giáo trên thế giới sống ở Trung Đông, là một vùng đại lục

trải dài từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Parkistan, cũng là một biểu hiện khác của Bán Cầu Đông. Tại

thời điểm hiện tại, nhiều sự chú ý được nhắm vào nhóm ISIL, là một nhóm khủng bố

tàn bạo ghế gớm tuyên bố cai trị theo Hồi Giáo (Islam Caliphate) bắt đầu ở Iraq và

Syria. Nhóm này liên kết với những nhóm khủng bố Hồi Giáo khác không chỉ ở Trung

Đông mà còn ở Phi Châu, Âu Châu, và một số nơi khác.

Tôi nghĩ nên biết rằng lý do chính cho sự xuất hiện của tổ chức này là cuộc xâm

lăng vào Iraq của Anh-Mỹ năm 2003, dẫn đầu bởi George Bush và Tony Blair. Tuy

nhiên thêm vào đó còn có một số yếu tố liên quan đến Sóng Thứ 6 đã góp phần cho sư

trổi dậy của nhóm khủng bố ISIL. Thí dụ, chúng ta nên để ý là tổ chức này đã xuất hiện

ở chính nơi nền văn minh nhân loại xuất hiện đầu tiên, đó là chỗ gặp nhau của ba nước

Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq ngày nay. Đây là nơi mà ngôi đền cổ nhất thế giới, Gobkli

Tepe, được dựng lên và nơi mà nông nghiệp được thực hành đầu tiên khoảng 10,000

Page 182: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

182

năm trước. Như một hệ quả, con người đã bị ảnh hưởng bởi Hình 3D Thiện và Ác lâu

nhất trong khu vực này và vì thế đã bị nhiễm sâu tính nhị nguyên.

Sự nổi lên của nhóm ISIL đặt ra hai câu hỏi về thời kỳ của chúng ta. Tại sao tổ chức

này đã khá thành công như vậy? và sự tàn bạo bắt đầu từ đâu? Những cuộc tấn công

vào thường dân vô tội ở Paris tháng 11 năm 2015 chỉ là một thí dụ về sự tàn bạo và

thiếu tôn trọng sự sống mà nhóm này đã thể hiện xưa nay. Khi hỏi tại sao những nhóm

khủng bố Hồi Giáo đã thành hình và ở một góc độ khá thành công ngay chính tại thời

điểm này? Có vài yếu tố phát xuất từ sự chuyển đổi sóng mà Tôi nghĩ cần phải xem xét:

(1) Khuynh hướng toàn cầu về sự rạn nứt của liên bang, (2) Sự suy đồi của Tây Phương,

và (3) Sự bắt đầu của ĐÊM và tính quan trọng này cho Hồi Giáo. Để bắt đầu với hai

yếu tố đầu tiên, Trung Đông đã bị ảnh hưởng sâu sắc vì sự rạn nứt của liên bang và vai

trò mờ dần của Tây Phương trong vai trò lãnh đạo gia đình toàn cầu của các quốc gia.

Phần này của thế giới là phần cuối cùng gia nhập vào gia đình toàn cầu của các quốc

gia. Mãi cho tới 1922, vùng này vẫn chưa được lập thành các quốc gia mà chỉ là một

vương quốc Hồi Giáo, Đế Chế Ottoman. Như là kết quả của sự sụp đổ của vương quốc

này trong Thế Chiến I, Anh Quốc và Pháp đã chia vùng đất này, vẽ những đường trên

cát để tạo thành những quốc gia. Miễn là khi Sóng Thứ 6 còn ở vào NGÀY, mà thiên về

cấu trúc của liên bang, thì chuyện này vẫn diễn ra khá tốt đẹp, và một số những quốc

gia mới thành lập đã gia nhập vào gia đình toàn cầu của các quốc gia dưới sự lãnh đạo

của Tây Phương.

Tuy nhiên, khi Sóng Thứ 6 tiến vào ĐÊM, những liên bang này ngày càng trở nên

lỏng lẻo và đây là một phần của nguyên do cho sự rối loạn hiện tại trong khu vực. Bởi

vì chúng ta hiện giờ đang ở vào ĐÊM của Sóng Thứ 6 (sau 2011) nên những liên bang

trong thế giới Hồi Giáo được thành lập bởi các cường quốc Âu Châu có khuynh hướng

tan rã, đặc biệt là những quốc gia đã từng bị tấn công bằng quân sự. Trong trường hợp

của Syria, Libya, và Yemen thì Sóng Thứ 9 truyền cảm hứng cho những cuộc nổi dậy,

nên khi Sóng Thứ 6 tiến vào ĐÊM thì vài quốc gia này đã sụp đổ. Ở Somalia, Sudan,

Afghanistan, Iraq, Syria, Libya, và Yemen, những liên bang tất cả đã tan rã thành từng

phần và điều tương tự có thể xảy ra cho những quốc gia khác nếu bị phá vỡ. Một khi

cấu trúc quốc gia sụp đổ, chẳng hạn như trường hợp Lybia, thì sẽ rất khó, nếu không

muốn nói là không thể được, để tái tạo lại.

Một lý do quan trọng cho sự trổi dậy hiện tại của nhóm Hồi Giáo Cơ Bản

(fundamentalist Islam), và những cố gắng để thành lập vùng cai trị theo Hồi Giáo mới

(Caliphate), là trái ngược với Do Thái và KiTô Giáo, Hồi Giáo không được ra đời vào

Page 183: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

183

NGÀY mà ra đời vào giữa ĐÊM, ĐÊM Thứ 5 năm 632. (Vì thế, những cờ hiệu là mặt

trăng lưỡi liềm và sao đêm, biểu hiệu của ĐÊM). Nên kết quả là Hồi Giáo trong lịch sử

đã phát triển mạnh mẽ vào những thời kỳ thuộc ĐÊM, ngược lại với Tây Phương phát

triển mạnh mẽ vào những thời kỳ thuộc NGÀY. Vì lý do này nên vùng này chưa có

khuynh hướng đồng nhất để thành lập liên bang (mà là sản phẩm của NGÀY) mà thay

vào đó đã tìm về những caliphates hay sultanates là những vương quốc tổ chức theo tôn

giáo thiên về ĐÊM.

Do đó, lý do mà ISIL nổi đình đám vào ban đầu của ĐÊM mới này và tìm cách

thành lập một quốc gia với luật lệ từ thế kỷ 17 là vì đó là ĐÊM cọng hưởng với ĐÊM

mà trong đó Hồi Giáo được ra đời và bành trướng. Vì chúng ta hiện ở trong ĐÊM nên

có một mong ước cho một số người Hồi Giáo thành lập một vương quốc tôn giáo

(caliphate) mà trong đó lời nói của vị lãnh đạo tôn giáo (caliph) là luật lệ. Tuy nhiên sự

xuất hiện của một vương quốc tôn giáo (caliphate) về nguyên tắc đòi hỏi tất cả mọi

người theo Hồi Giáo phải đoàn kết với một hệ thống cai trị. Tuy nhiên sự thù oán giữa

khối Hồi Giáo Shia ở Ba Tư và Nam Iraq với Hồi Giáo Sunnis ở Ả Rập Saudi and ISIL

rất là mạnh đã bắt rễ từ xự xung đột tranh chấp chọn người thừa kế hợp pháp cho Giáo

Chủ Muhammad để làm lãnh tụ tôn giáo. Sự tranh chấp này đã gây ra một loại nội

chiến trong thế giới Hồi Giáo, khiến khó có thể hình thành mục tiêu cho một vương

quốc tôn giáo đoàn kết. Bởi vì chúng ta mới bắt đầu một ĐÊM mới của Sóng Thứ 6, do

đó tư tưởng của một vương quốc tôn giáo được kích hoạt lại, chớ không phải là chuyện

ảo tưởng như những nhà bình luận Tây Phương đã nói. Thực tế, đây chính là lý do để

cuộc sự xung đột cũ rích giữa Sunni và Shia được kích hoạt trở lại ngay chính thời điểm

này.

Do đó sự xuất hiện của ISIL dựa trên sự chuyển đổi vào ĐÊM của Sóng Thứ 6 đã

dẫn đến sự tan rã của liên bang và tạo ra hy vọng thành lập một vương quốc tôn giáo

trong một số người Hồi Giáo. Thêm nữa, sự chuyển đổi vào ĐÊM của Sóng Thứ 6 đã

làm suy yếu khối Tây Phương trong vùng này, và ISIL cùng những nhóm khủng bố

khác có thể lợi dụng trường năng lượng mới này. Trước đây, thế giới Hồi Giáo đã từng

trải qua những ĐÊM và ngay cả nếu Hồi Giáo không được yên bình, thì nó cũng không

tệ hơn gì nhiều so với KiTô Giáo trong những thời kỳ thập tự chinh. Điều mà bây giờ

có thể gây thêm sự hiếu chiến là đã từ lâu trong NGÀY trước của Sóng Thứ 6, Tây

Phương đã ở vị thế trên cơ và vì thế trong ĐÊM này sẽ có khuynh hướng cho phản ứng

thái quá và đảo ngược điều này.

Page 184: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

184

Dù bị coi là ngây thơ khi cho rằng sẽ có một giải pháp đơn giản cho hòa bình ở

Trung Đông, Tôi nghĩ điều quan trọng là cần hiểu được những khuynh hướng tiềm ẩn

trong từ trường sóng. Những gì đang xảy ra ở đó cũng như các chỗ khác không phải là

tình cờ. Những lý do chính cho sự gia tăng xung đột và khủng bố là vì Sóng Thứ 6 đã đi

vào ĐÊM và đồng thời tính nhị nguyên và hình 3D của nó đã ăn sâu vào tâm khảm con

người ở Trung Đông. Vùng Trung Đông chưa bao giờ được kỹ nghệ hóa (ngoại trừ kỹ

nghệ dầu hỏa), và có rất ít người leo lên được tới Sóng Thứ 7 và Thứ 8. Vì thế, rất quan

trọng để hỗ trợ phụ nữ Trung Đông bằng những cách có ý nghĩa, bởi vì họ là những

người dễ dàng tải xuống những hình 3D của Sóng Thứ 8, thứ 9 và sử dụng chúng một

cách ôn hòa.

Kinh Tế Thế Giới Sau Sự Chuyển Đổi Sóng

Tốc độ của những phần khác nhau trên thế giới ảnh hưởng bởi sự chuyển đổi từ

NGÀY qua ĐÊM tùy thuộc chính yếu vào khoảng cách của vùng tới đường chia đôi trái

đất tại đông kinh tuyến 12. Như một hệ quả, những ảnh hưởng của sự thay đổi lớn lao

này vào 2011 có thể xuất hiện trễ hơn ở Mỹ và Trung Quốc hơn là ở Anh Quốc, Âu

Châu, và Trung Đông. Lẽ tự nhiên, nhiều phần khác của thế giới, chẳng hạn như những

quốc gia vùng BRIC, Nam Mỹ, Phi Châu, Đông Nam Á, và Úc Châu, cũng sẽ trải qua

những quá trình của mình như là kết quả của sự chuyển đổi này, nhưng Tôi ở đây sẽ

không bàn về những vùng này.

Dĩ nhiên phần lớn tương lai thế giới sẽ tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế

toàn cầu, và trong phương diện này, quốc gia trọng điểm để xét có lẽ là Mỹ Quốc. Đầu

tiên chúng ta có thể thấy sau sự chuyển đổi sóng là tình hình chính trị ở đây đã trở nên

rõ rệt với khuynh hướng về sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống chính trị, nơi mà luật lệ

ngày càng bị phá vỡ. Điều này có thể sẽ đưa đến một cuộc suy thoái kinh tế, mà còn

kéo theo phần còn lại của thế giới gồm cả Trung Quốc. Nền kinh tế của nước Mỹ hiện

có thể cho ra một hình ảnh khá vững bền, nhưng sự thực nó rất dễ bị nguy kịch vì nhiều

lý do. Thứ nhất, nợ công và tư thì rất lớn và có lẽ không thể đảo ngược tình hình. Thứ

hai, sức mạnh của đồng Dollar vẫn tùy thuộc trực tiếp vào hệ thống tiền dầu hỏa, mà đã

cho đồng dollar một giá trị giả tạo; và thứ ba sự chênh lệch giàu nghèo quá mức (hình

8.3) cộng với cách mạng số sẽ đe dọa gây ra những vụ thất nghiệp lớn lao. Thực tế, nếu

chúng ta

Page 185: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

185

Hình 8.3

chỉ đơn giản theo những gì được mong đợi từ Sóng Thứ 7, mà đóng những vai trò quan

trọng cho những chu kỳ kinh tế (xem hình 6.8), thì một cuộc suy thoái kinh tế trầm

trọng sẽ xảy ra trong ĐÊM thứ 7 (2011-2031). Không ai có thể chắc chắc điều này sẽ

xảy ra, nhưng nếu để ý thì nên xem đây như là một khả dĩ nghiêm trọng, đặc biệt là hiện

đang có nhiều dấu hiệu cho cuộc khủng hoảng sâu rộng của nền chính trị nước Mỹ,

gồm hệ thống hai đảng, Tòa Tối Cao Pháp Viện, Quốc Hội, và có thể cả ban Hành Pháp.

Trong những biến cố vì sự chuyển đổi của NGÀY vào ĐÊM là sự suy thoái của tánh

hợp lý và cấu trúc, một quá trình mà hầu như sẽ tiếp tục thể hiện trong đấu trường chính

trị của những quốc gia trọng điểm Tây Phương, và nếu điều nay thật sự xảy ra thì một

cuộc suy thoái kinh tế trầm trọng sẽ theo sau. Chính trị chắc chắn không thể tách rời

khỏi kinh tế.

Như đã nói, trong bối cảnh của cuộc cách mạng số do Sóng Thứ 8 đem lại, sự gia

tăng bất bình đẳng về kinh tế và sự mất dạng của giai cấp trung lưu đã tăng thêm rủi ro

cho một cuộc khủng hoảng kinh tế. Ở Mỹ Quốc và những nước Tây Phương nói chung,

giai cấp trung lưu với một nếp sống tương đối cao đã hưởng thụ một lối sống tương đối

cao trong nhiều thế hệ, nhưng bởi vì cuộc cách mạng số và những điểm yếu kể trên của

nền kinh tế Mỹ Quốc, lối phân chia cấp xã hội này hiện đang bị đe dọa.

Page 186: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

186

Thí dụ, như chúng ta có thể thấy trong hình 8.3 chỉ 1% số người có mức lương thu

nhập cao nhất thì được tăng lương rất nhiều trong suốt 40 năm qua. 20% của hàng đầu

cũng có tăng lương nhưng chậm hoặc rất chậm, trong lúc 80% phần còn lại hầu như

không được tăng lương chút nào. Biểu đồ chỉ sự phân phối mức thu nhập cho tới lúc bắt

đầu của Great Recession năm 2007. Những năm sau đó, sự phân phối mức thu nhập còn

ghê gớm hơn, với 1% hàng đầu tích lũy 95% của tất cả thu nhập tăng.

Quân Bình Bán Cầu Với Sóng Thứ Tám

Do đó dường như những cuộc suy thoái của Sóng Thứ 6 và 7 có thể gây ra những

giai đoạn khá khó khăn ngay cả trong kịch bản lạc quan nhất là không có khủng hoảng

kinh tế thế giới. Kịch bản hiện tại cũng đang diễn ra trong bối cảnh của khủng hoảng

thời tiết nghiêm trọng và dân số quá mức. Tuy thế, những chú thích mà Tôi đã viết về

tương lai ở trên không phải là những tiên đoán theo nghĩa là chúng sắp sửa xảy ra, mà

chúng là những tiềm năng được soạn ra hoàn toàn dựa trên cơ bản của Sóng Thứ 6 và 7.

Những tiềm năng này được mô tả dựa trên những gì chúng ta biết về sự thể hiện của

những sóng này vào thời điểm ban sơ trong lúc thành lập sóng và với những sóng song

song quan yếu.

Đối với sự thay đổi trong mối tương quan giữa những bán cầu của hành tinh nên biết

thêm là Sóng Thứ 8 có chu kỳ chuyển đổi vào NGÀY mỗi hai năm một lần (hình 8.1).

Sau một thời gian dài thống trị bởi Tây Phương, sự giao động nhanh chóng này có thể

được dùng để tạo sự quân bằng giữa những bán cầu trên toàn cầu (và do đó bởi sự cọng

hưởng nên cũng xảy ra giữa hai bán cầu não trong con người). Tôi tin rằng cứ mỗi lần

vào giai đoạn NGÀY của Sóng Thứ 8 (xem hình 8.1) thì có thêm tiềm năng gia tăng thể

hiện cho những giá trị về tâm linh và trực giác. Chúng ta vẫn không thể biết bằng

cách nào mẫu giao thoa tiềm năng tạo ra bởi Sóng Thứ 8 sẽ thể hiện bởi vì chuyện này

đã không được tiền định.

Như chúng ta đã thấy lúc ban đầu, có thể sau sự chuyển đổi sóng này những cường

quốc Phương Đông sẽ tìm cách để gia tăng vai trò của họ trong bối cảnh toàn cầu. Mặt

khác, nền tâm linh Ấn Độ cũng có thể phát triển rộng rãi hơn nhiều. Người Tây Phương

có thể tải xuống những hình 3D mới để tiếp cận với Đấng Thiêng Liêng theo một cách

mới tổng quát và toàn diện, mà đặc biệt qua Sóng Thứ 9 sẽ có những ảnh hưởng tích

cực cho toàn thể.

Page 187: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

187

Do đó sự leo lên tới trình độ của Sóng Thứ 8 là một phần của việc làm quân bình

thế giới và thành lập một hướng đi toàn diện, mà sẽ không dễ dàng như nhau ở khắp

mọi nơi. Tuy nhiên, dám chắc rằng sẽ dễ dàng hơn khi phụ nữ làm điều này. Có nhiều

lý do mà sự thành công của nhân loại trong việc thể hiện định mệnh của mình thì tùy

thuộc vào sự trổi dậy của phái nữ ở mức độ toàn cầu. Trên nguyên tắc hình 3D của

Sóng Thứ 8 mà thiên về óc phải cho cả Nam Nữ sẽ khuyến khích sự tăng cường sức

mạnh về trực giác. Khi điều này xảy ra, một lối suy nghĩ toàn diện và trực quan hơn có

thể qua trung gian của óc chúng ta. Cả hai giống sẽ trở nên ái nam ái nữ hơn và sự nhìn

nhận về cách nối kết với Đấng Thiêng Liêng không còn là gì dành riêng cho phụ nữ

nữa. Sự bình đẳng này có thêm chiều hướng giúp đỡ toàn thể nhân loại thể hiện định

mệnh của mình và xây dựng sự hợp nhất với Đấng Thiêng Liêng, bởi vì hầu như một

người không thể gia tăng tầng số từ Sóng Thứ 7 lên tới Sóng Thứ 9 mà không đi ngang

qua Sóng Thứ 8. Thêm nữa, không thể tưởng tượng một người leo lên tới Sóng Thứ 8

mà không trước tiên quân bình chính mình (nam hay nữ) với giống khác. Do đó, vấn đề

của sự bình đẳng giữa hai giống nam nữ là phần trọng điểm để hoàn tất định mệnh nhân

loại.

Sự leo lên tới Sóng Thứ 8 có lẽ khó khăn nhất là ở vùng Trung Đông, nơi mà hình

3D Sóng Thứ 6 đã ăn sâu mọc rễ vào lòng người và ít người đã đi vào được Sóng Thứ 7.

Những vùng khác trên thế giới do đó bị ảnh hưởng theo nhiều cách khác nhau bởi

những sóng và trên nguyên tắc có thể truy cập khắp toàn cầu. Điều này phần lớn là hàm

số của những vị trí khác nhau có quan hệ với đường chia đôi trái đất ở đông kinh tuyến

12, nhưng những tập quán địa phương có thể đóng những vai trò quan trọng. Chẳng hạn

như ở Mỹ, với sự thống trị về thương mại, nên hình 3D Sóng Thứ 8 có thể được dùng

nhiều hơn về mặt khoa học thông tin hơn là về xây dựng một đường hướng toàn diện

cho đời sống.

Dường như rõ ràng là bất luận một người được đặt ở vị trí nào, hoặc là về mặt địa lý

hoặc là theo nghĩa leo lên những tầng cấp khác nhau của nội tâm, thì sự hiểu biết về vũ

trụ 3D là một yếu tố quan yếu cho kết quả không chỉ đối với một cá nhân nói riêng mà

còn cả toàn thể nhân loại nói chung. Do đó điều tất yếu cần biết là nhân loại đã tham dự

vào cuộc leo thang lên tới tầng 9 của kim tự tháp vũ trụ, bởi vì kiến thức này là cách

duy nhất để gỡ bỏ những chướng ngại trên đường leo thang. Chủ yếu có hai khía cạnh

căn bản về giai đoạn mới của đời sống mà con người cần phải biết tới. Một là Sóng Thứ

6 hiện nay đã đi vào ĐÊM, và hai là lối trở về vườn Địa Đàng nay có thể truy cập được.

Một khi đã nói leo lên thì đồng nghĩa là phải bỏ ra công sức, nhưng hiện giờ chẳng còn

Page 188: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

188

gì có thể ngăn cản chúng ta leo lên bởi vì sự cọng hưởng với Sóng Thứ 9 ngày nay đã

có thể xảy ra.

---oOo---

Page 189: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

189

Chương 9

Thể hiện Định Mệnh Nhân Loại qua Sóng Thứ 9

Kỷ Nguyên Hoàn Tất

Sự soi mòn hiện tại (2016) của cả liên bang và thống trị của Tây Phương (chỉ

nêu danh hai trong nhiều xu hướng được đề cập trong chương 8) có thể là sự chuẩn bị

cho một thế giới hoàn toàn mới được tạo ra bởi Sóng Thứ 8 và 9, nếu chúng ta có thể

đưa kế hoạch vũ trụ tới Thời Đại Hoàng Kim, Golden Age. Khi Sóng Thứ 6 và Thứ 7

đã chuyển vào ĐÊM (mãi cho tới năm 2406 và 2031 tương ứng), chỗ trống sẽ được

thành lập để những hiện tượng của Sóng Thứ 8 và Thứ 9 hiện lộ trong thời kỳ chuyển

đổi này. Mẫu giao thoa mới này chứa đựng cả hai tiềm năng và rủi ro, nhưng Tôi tin

rằng với sự hiểu biết và ý muốn của chúng ta, sự leo thang sẽ đóng vai trò lớn trong sự

hình thành thế giới mới như thế nào. Một hay hai thập niên sắp tới sẽ rất là thử thách

cho nhân loại vì sự chuyển đổi có lẽ sẽ không duy trì cấu trúc cũ của tâm trí và những

hệ thống xã hội. Cuối cùng những gì thế giới đang trở thành có thể mô tả đúng nhất là

“divinely guided anarchy” “hỗn loạn dẫn dắt bởi thiêng liêng” và vì là một phần của sự

kiện này nên chúng ta bắt buộc phải mong đợi nhiều phản ứng từ những người muốn

trở về mô hình cũ. Điều này đã rõ ràng khi thế giới đang bị chia đôi giữa những người

muốn ở với mẫu giao thoa cũ và những người đang tiến trực tiếp vào mẫu giao thoa mới.

Nhân loại có vượt qua được chặng này hay không sẽ được quyết định trong giai đoạn

sắp tới, một lần nữa, chuyện này đòi hỏi đường hướng lâu dài tạo ra từ Sóng Thứ 9

được duy trì và khuyến khích.

Nói cách tồn tại, khía cạnh quan trọng nhất trong giai đoạn mới của sự sống, mẫu

giao thoa mới, có lẽ là đường lối hướng về hợp nhất với Đấng Tối Cao mà ngày càng

đang mở rộng. Nói cách khác, chúng ta bây giờ có thể hoàn tất việc leo thang tới tầng

thứ 9, và sẽ có những khó khăn nhỏ nhưng không còn khối cản trở lớn mà không thể

vượt qua. Trong phạm vi kế hoạch tiến hóa lớn của vũ trụ, giờ đây chúng ta đã tới một

thời điểm mới và rất ý nghĩa, nơi mà trường năng lượng cơ bản rất khác với lúc trước,

và do đó đã tạo ra những thử thách và cơ hội hoàn toàn mới, đặc biệt sau khi Sóng Thứ

9 được kích hoạt vào 2011. Chúng ta hiện đang đối diện với thử thách để thể hiện Thời

Đại Hoàng Kim (Golden Age).

Trong lúc xem xét chuyện này, Tôi tin điều quan trọng cần biết là khi nói tới một

loạt những biến cố thật sự thì có cả hai quan điểm về đường ngắn, đường dài và hai

Page 190: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

190

quan điểm này thì khác nhau. Quan điểm đường ngắn có thể bị chi phối bởi sự kiện là

cả hai Sóng Thứ 6 và 7 đã chuyển vào ĐÊM và vì thế có nhiều người đang phản ứng lại

điều này bằng cách níu kéo lại những NGÀY của họ, mà đã qua đi rồi. Tuy nhiên trong

quan điểm đường dài, hai Sóng Thứ 8 và 9 đang gia tăng cung cấp những biểu hiện

chiếm ưu thế của sự sáng tạo. Do đó, nếu như ngay cả thời điểm 2031 có thể là rất thách

thức cho nhân loại, thì Tôi tin rằng tới khoảng năm 2041 thì mẫu giao thoa trong hình

8.1 sẽ đủ ổn định và sẽ có đủ người cọng hưởng được với Sóng Thứ 9 mà một thế giới

thái bình sẽ được tạo ra từ chỗ mà bạo lực sẽ không bao giờ được tái lập nữa. Nếu Sóng

Thứ 9 là sóng cuối cùng sẽ cai trị Trái Đất thì lý do mà nó được thiết kế như vậy là để

cho sự thành lập của Thời Đại Hoàng Kim không thể bị đảo ngược. Từ những bình luận

trước, chúng ta có thể hiểu điều này không phải suy nghĩ viễn vông mà là một kết quả

hợp lý của sự thật là sóng với tầng số cao nhất, Sóng Thứ 9, giờ đây đã được kích hoạt

và trong thời gian sắp tới sẽ ràng buộc để dần dần hình thành nhận thức con người của

chúng ta là ai.

Những NGÀY của Sóng Thứ 8 và 9 do đó vẫn còn nhiều thì giờ để hoạt động. Khi

chúng ta cọng hưởng sâu hơn với hai sóng này, những người sanh hoàn toàn trong hai

sóng này (sanh sau năm 1999 và 2011) sẽ tăng dần ảnh hưởng tới những biến cố toàn

cầu. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại những sóng cao nhất chỉ mới bắt đầu hiển lộ trong

đời sống công cộng, nhưng chúng ta có thể bảo đảm rằng đây là những sóng của tương

lai và cuối cùng những đặc tính của nó sẽ tiếp quản cuộc sống trên trái đất. Trong sự

cạnh tranh giữa các sóng, Sóng Thứ 8 và thậm chí hơn thế nữa Sóng Thứ 9 là kẻ đang

thắng cuộc. Điều này có nghĩa là những ai muốn để lại một thế giới tốt đẹp hơn cho con

cháu sẽ phải thận trọng trong việc thay đổi mô hình đang xảy ra sao cho phù hợp với

mẫu giao thoa mới để chuẩn bị cho họ và thế hệ sau với Sóng Thứ 9 này.

Những Quan Niệm Cổ Về Sự Chuyển Đổi Sóng

Như một phần hiểu biết về thế giới, Tôi tin điều quan trọng là nhận ra rằng nhiều

truyền thống và tôn giáo cổ xưa đã xem thời đại của họ đã dẫn dắt tới sự chuyển đổi mà

chúng ta vừa trải qua. Họ đã thấy thời gian không phải là chu kỳ theo nghĩa lập lại y

như cũ một cách vô tận mà cơ bản được dẫn dắt phù hợp với Kế Hoạch Thiêng Liêng.

Vũ trụ có một mục tiêu để hoàn thành. Chúng ta đã thấy trong hình 4.2 là nhân loại đã

đi từ sự hợp nhất tới phân chia và trở lại hợp nhất thông qua một loạt những hình 3D

với những phân cực khác nhau. Nhờ sự hiểu biết trực quan về điều này mà nhiều nền

Page 191: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

191

văn hóa cổ xưa đã xem sự chuyển đổi mà chúng ta vừa trải qua như là bắt đầu của Kỷ

Nguyên Hoàn Tất. Đây không phải chỉ là sự kết thúc hay bắt đầu của một chu kỳ mới.

Sự chuyển đổi là sự khởi đầu của một mẫu giao thoa mới đang thiết lập một giai đoạn

mới cho sự sống.

Để tìm sự hỗ trợ cho tư tưởng là người cổ xưa đã xem sự chuyển đổi gần đây quan

trọng như thế, chúng ta có thể bắt đầu với quan điểm của người Hindu (Ấn Độ) là vũ trụ

được tạo ra bởi 108 phép biến hóa của Thần Shiva, thần sáng tạo và hủy diệt. Điệu vũ

của thần Shiva là phản ảnh của 12 lần chuyển đổi giữa đỉnh và đáy (sáng tạo và hủy diệt,

nếu bạn thích gọi như thế) trong mỗi 9 sóng sáng tạo khác nhau (9x12 = 108 biến hóa,

mà hoàn tất vào Oct/28/2011). Con số 108 tình cờ cũng đóng vai trò quan trọng trong

Phật Giáo và nhiều truyền thống Đông Phương khác. Một ví dụ nữa là sự sắp xếp số

của Trung Quốc về 9x13 = 117 vảy trên hình con rồng vũ trụ, mà tương tự chúng ta có

lý do để gán với sự chuyển đổi sóng vào Oct/28/2011.

Sự xắp xếp số của Ấn Độ và Trung Quốc thật sự không biết có từ lúc nào, nhưng

theo chữ khắc của người Mayan ở tượng Tortuguero Monument số 6, thần sáng tạo

Bolon Yookte K’uh (có nghĩa là 9 Bước hay 9 Người Trợ Giúp) sẽ xuất hiện hoàn toàn

đầy đủ khi baktun thứ 13 hoàn tất (7 NGÀY và 6 ĐÊM). Nói cách khác, sự xuất hiện

hoàn toàn của vị thần này có nghĩa là toàn thể 9 sóng đã được kích hoạt và điều này sẽ

tới vào Oct/28/2011, mỗi sóng phải trải qua 13 bước giống như chúng ta có thể hiểu

rằng thần rắn Plumed Serpent (giống như bên Trung Quốc) đã chuyển đổi giữa 117 vảy

trên lưng nó. Một kết luận quan trọng lấy ra từ những ví dụ này là theo quan điểm của

các truyền thống cổ là không có nhiều hơn 9 Sóng. Điều này có nghĩa là Sóng Thứ 9 tạo

ra tâm thức cao nhất cho chúng ta và cũng có nghĩa là đẳng cấp của bậc 9 thật sự là

điểm đích để chúng ta nhắm tới.

Mọi quan sát này đều chỉ về bản chất nhất thời của sự chuyển đổi mà chúng ta, nhân

loại, đã trải qua gần đây. Nhưng xa như chúng ta biết, người Maya cổ xưa hay những

dân tộc cổ đại khác đã không nói gì nhiều về tương lai sau 9 sóng này. Khi nói tới

người Maya, cách sử dụng con số trong việc tiên tri chỉ đi tới số 13, và chúng ta bây ở

trong chu kỳ baktun thứ 14. Có thể là sự thiếu sót kiến thức của họ là bởi vì những gì

sắp sửa xảy ra trên trái đất thì không có gì rõ ràng. Vũ trụ cho chúng ta một cơ hội để

tạo ra tâm thức hợp nhất (tâm thức nhất nguyên), một sản phẩm của Sóng Thứ 9 với

tầng số cao nhất, nhưng sau đó tương lai thì tùy thuộc vào con người và sự chọn lựa của

chúng ta, từ cá nhân tới tập thể nhân loại, đều quan trọng cho những gì sẽ hiện thành.

Page 192: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

192

Khi xem xét sự thiếu vắng tin tức trong những truyền thống cổ đại (mà tất cả được

tạo ra bởi Sóng Thứ 6) về thời đại của chúng ta, chúng ta cũng nên nhìn nhận rằng

những truyền thống này bị đàn áp bởi Hình 3D Thiện và Ác. Như ta đã thấy ngay cả khi

họ biết rõ ràng là sự sáng tạo được tạo ra bởi 9 Sóng, song họ không có kiến thức về

loại tâm thức mà Sóng Thứ 7, 8, 9 sẽ đem lại cho nhân loại và loại hiện tượng gì mà

loại tâm thức này sẽ thể hiện trong thời đại chúng ta. Điều này có nghĩa là khi họ cố

nhìn về tương lại, bảo đảm là họ sẽ bị phụ thuộc vào tính nhị nguyên của Sóng Thứ 6

trong việc tìm hiểu tầm nhìn của mình. Điều này sẽ tạo ra một quan điểm về Thượng Đế

là phán xét (như đã được bàn kỹ trong chương 5). Do đó, cho dù ngay cả những tôn

giáo dòng Abrahamic cũng có gợi ý về một kịch bản với những tiềm năng đã được nói

tới ở đây, những kịch bản gọi là ngày tận thế của họ thường rõ ràng là phán xét trong

bản chất và gồm những tư tưởng về chia ra giữa “cái tốt” từ “cái xấu”, tận diệt của thế

giới, và tương tự, là những gì bạn mong đợi từ những người bị chi phối bởi hình 3D của

tính nhị nguyên. Cá nhân tôi, Tôi tin rằng khái niệm về Ngày Phán Xét đơn giản chỉ là

một sự phóng chiếu của hình 3D nhị nguyên của Sóng Thứ 6 lên chúng ta và vì thế

Đấng Sáng Tạo chưa hề có một ý định nào để kết thúc thế giới hay để phạt bất cứ ai.

Những gì hỗ trợ cho câu nói trên là căn cứ theo mẫu giao thoa trong hình 8.1, chúng

ta dường như không tiến gần tới bất cứ gián đoạn quan trọng nào trong sự tiến hóa của

những sóng để có thể biện minh cho quan niệm là thế giới đã đến lúc phải chấm dứt.

Thay vào đó những sóng tạo ra những hình 3D của chúng ta có lẽ đơn giản tiếp tục chảy

mãi không ngừng. Dĩ nhiên điều này không thể ngăn chận nhân loại tự kết thúc thế giới

hay tạo ra một kịch bản ngày tận thế tiêu hủy, nhưng Tôi vẫn cảm thấy điều quan trọng

là phải thấy cho được là không có kế hoạch tiêu hủy thế giới được tích hợp trong 9

Sóng Sáng Tạo. Những kịch bản tận thế được kéo dài bởi những người với tâm trí nhị

nguyên. Hơn nữa, chẳng có gì để xác định là mẫu sóng đưa đến bất kỳ gián đoạn nào

dưới dạng Ngày Phán Xét, khi mọi chuyện ngưng lại và loài người sẽ được phân chia

thành hai nhóm “tốt” và “xấu”. Thay vào đó, những sóng sáng tạo từ đây sẽ đơn giản

tiếp tục tiến bước tới vô cực, và tương lai của chúng ta và nhân loại sẽ được tạo cho phù

hợp với những sóng mà chúng ta cọng hưởng.

Song, mặc dù bắt nguồn từ trong Sóng Thứ 6, Tôi nghĩ là có những quan điểm cụ

thể từ những tôn giáo trên thế giới mà cho thấy là có vài cuốn sách chia sẻ cùng quan

điểm trên đây về Kỷ Nguyên Hoàn Tất mà chúng ta hiện đang bước vào sau sự chuyển

đổi sóng. Trong Thế Mạt Luận của Do Thái, ví dụ, một tư tưởng nổi bật là nhân loại sẽ

trở về lại “Vườn Địa Đàng”. Sự trở lại như thế, Tôi tin rằng, nên được dịch có nghĩa là

Page 193: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

193

sẽ có tới một lúc khi Sóng Thứ 9 chi phối nhân loại. Lý do cho sự kết nối này với

“Vườn Địa Đàng” là vì Sóng Thứ 9 giống với ý thức của Sóng Thứ 5, là sóng đã tạo ra

Vườn Địa Đàng trước hết. Do đó, chỉ có lý nếu Sóng Thứ 9 hàm nghĩa sự trở lại trạng

thái ý thức giống như trong Sóng Thứ 5.

Căn cứ theo truyền thống Do Thái, tùy thuộc vào cách hành xử của nhân loại, sự trở

lại Vườn Địa Đàng này được cho là sẽ xảy ra khoảng 6,000 năm kể từ khi trục xuất của

Adam và Eve khỏi Vườn Địa Đàng. Ngày mà sách Mạt Thế Luận Do Thái ấn định cho

sự kiện này là 3761 BCE, và như thế, sự biến đổi này được trông đợi sẽ xảy ra trong

khoảng 225 năm sắp tới. Một quan điểm như thế thì rất phù hợp với quan điểm được

trình bày ở đây, với sự khác biệt là bây giờ chúng ta có một sự giải thích về tại sao một

cuộc “trở về” lại “Vườn Địa Đàng” như thế sẽ thật sự xảy ra dựa trên sự cọng hưởng

mà con người phát triển với những mẫu sóng nền tảng của Sáng Tạo. Một tương đồng

khác là cách hành xử của nhân loại sẽ là đặc trưng cơ bản của kỷ nguyên này. Nó không

phải là chuyện sẽ xảy ra một cách tự động.

Hơn nữa, trong sách Khải Huyền (Book of Revelation), cuốn sách chót của bộ Kinh

Thánh, có những mô tả về sự phát triển cấp tiến dưới dạng 7 kèn trumpets, 7 lọ thuốc,

v.v.., chỉ ra là vũ trụ đã phát triển theo những quá trình trong 7 bước. Đây chính là điều

chúng ta đã thấy trong chương 3 và 6, mãi cho tới 2011, nhiều quá trình thúc đẩy bởi 9

sóng được thành lập từng bước qua 7 NGÀY (xem hình 6.9). Cũng trong những phép

ẩn dụ này, chúng ta được dẫn dắt tới ngày hôm nay theo một kế hoạch, và cùng cuốn

sách đã tiếp tục mô tả một cuộc gặp gỡ với Đấng Thiêng Liêng (Rev 20:11). Thế Mạt

Luật của KiTô giáo thường xuyên tiên đoán về một Vương Quốc sắp tới của Thượng

Đế (mà theo lời giải thích của tôi là điều mà được tạo ra từ sự cọng hưởng của những

người với Sóng Thứ 9), và một trong những câu cuối cùng trong sách Khải Huyền nói

về những người có đạo đức thì được “đặc quyền” với Cây Sự Sống: “Những kẻ được

phước là những kẻ đã rửa sách áo quần để có quyền với Cây Sự Sống và có thể bước

qua cửa để vào thành phố”. Điều này dường như thích hợp cho Kỷ Nguyên Hoàn Tất và

chỉ ra rằng đặc biệt là bây giờ Cây Sự Sống đã được khoa học tân tiến tái khám phá.

Chỉ lúc này chúng ta mới có thể hiểu toàn bộ sự tiến hóa của sáng tạo kể từ lúc vũ trụ ra

đời cho tới ngày nay như là một kết quả của những sóng phát ra từ Cây Sự Sống.

Kinh Koran cũng có đoạn mô tả lý thú về Ngày Phán Xét, được viết trong Cleaving

Asunder Sura 82:17-19: “Và điều gì khiến anh hiểu Ngày Phán Xét là gì? Một lần nữa,

cái gì sẽ làm anh hiểu Ngày Phán Xét là gì? Là một Ngày mà không có linh hồn nào

kiểm soát bất cứ gì của linh hồn khác và sự chỉ huy trong ngày này sẽ hoàn toàn thuộc

Page 194: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

194

về Allah’s (Thượng Đế)”. Sự nhấn mạnh về tánh bình đẳng giữa con người trong kinh

này đã cung cấp hướng dẫn cho những ai muốn tham dự vào Vương Quốc của Thượng

Đế thì không tìm cách kềm kẹp kẻ khác. Điều này cũng chỉ ra Sóng Thứ 9, mà sự thăng

hoa tánh nhị nguyên của sóng được thiết kế để chấm dứt sự kềm kẹp trên.

Thể Hiện Định Mệnh Nhân Loại hoặc Đi Theo Vết

Những Chu Kỳ Lập Lại Y Hệt.

Ý kiến đề xuất khắp cuốn sách này là nhân loại đã có một định mệnh an bài mà

chúng ta nên lấy làm tiêu điểm, điều này tự nó có thể gây tranh cãi. Có lẽ phần lớn

người Tây Phương tân tiến sẽ rất hoài nghi điều này, và nhiều người muốn tin là những

biến cố trên thế giới là tình cờ và không bị lệ thuộc vào một kế hoạch thời biểu nào. Đó

là bởi vì trên bề mặt thế giới có vẻ như được thúc đẩy ngẫu nhiên ít nhiều bởi những

khủng hoảng quyền lực, âm mưu, và những khám phá khoa học tình cờ. Những cách

giải thích thay thế khác chẳng hạn như cách ở đây thì không được cân nhắc. Do đó

dường như dễ dàng để đi tới kết luận là thế giới này sẽ chẳng đi đâu cả và cũng chẳng

có mục tiêu nào để đi tới.

Điều Tôi hy vọng là cuốn sách hiện tại đã chỉ ra quan điểm về sự tiến hóa này là

ngẫu nhiên và chưa được khám phá thì không đúng. Nếu anh cơ bản biết có sự hiện hữu

của 9 sóng sáng tạo mà đã tuần tự được kích hoạt để thành lập vũ trụ như ngày hôm nay,

thì có vẻ rõ ràng là những biến cố không phải là ngẫu nhiên hoặc vô nghĩa mà ngược lại

thay vào đó phải chịu theo một thời biểu khá chính xác. Luôn luôn có một từ trường

lượng tử cơ bản của các sóng cai quản sự hiện hữu của chúng ta, và đa số hiện tượng

trong thời đại chúng ta có thể được hiểu dựa trên nền tảng này cung cấp. Ngay cả khi

những bước sóng này với bước sóng quá dài nằm ngoài khả năng chúng ta có thể phát

hiện, nhưng dù sao chúng cũng hiện hữu và là những yếu tố chính quyết định vũ trụ

được thành lập như thế nào. Tôi tin rằng điều này rất quan trọng để nhận ra rằng toàn

bộ 9 sóng có một chiều hướng và do đó sự sáng tạo vũ trụ có một mục đích. Quan điểm

này về phương hướng cho sự tiến hóa thì đồng nhất với những tài liệu tham khảo kể

trên về tâm linh cổ đại và những truyền thống tôn giáo. Nói cách khác, sự sáng tạo đã đi

hướng nào đó ngay từ lúc khởi đầu và khi chúng ta có thể hiểu từ mô hình trình bày ở

đây thì kết quả kết thúc dự định đã là một phần của bản chất vũ trụ kể từ lúc mới ra đời.

Bởi vì sự nhấn mạnh vào thể hiện định mệnh nhân loại (nội tại của thiết kế các sóng),

Tôi nghĩ điều quan trọng cần nói rõ ở đây là thế giới quan cơ bản thì rất khác biệt với

Page 195: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

195

quan điểm của những người chủ trương cách nhìn hoàn toàn theo chu kỳ của vũ trụ, phổ

biến hơn trong số người thường hơn là giới nghiên cứu chính hiệu. Tại thời điểm này

Tôi cũng thấy điều tối quan trọng là mỗi chúng ta cần rõ ràng lựa chọn giữa vũ trụ

quan có định hướng hay là vũ trụ quan cơ bản theo chu kỳ.

Trong những thập niên gần đây một thế giới quan nơi mà vũ trụ không có định

hướng đã được phổ biến rộng rãi. Các nhà tử vi học, là những người đang nghiên cứu

những chu kỳ tái lập mãi mãi, chẳng hạn như chu kỳ 26,000 năm (precessional cycle),

hoặc là Great Year, thường thường hay ủng hộ quan điểm này. Để qua một bên, Tôi

không thấy có dấu vết nào chứng minh rằng chu kỳ này đã có vai trò trong sự tiến hóa

vũ trụ, điều quan trọng cần biết là thế giới quan như trên mà căn cứ vào sự lập lại y hệt

của những chu kỳ thiên văn có những hậu quả quan trọng trong cách bạn tiến về tương

lai. Nếu bạn nhìn đến vũ trụ như là một sản phẩm của những chu kỳ lập đi lập lại mãi

mãi mà không có chủ đích hay mục tiêu tối hậu, bạn rõ ràng sẽ không có ý định tạo lập

một Thời Đại Hoàng Kim. Ngược lại, nếu bạn nhìn tới cuộc đời cá nhân mình trong bối

cảnh mà Tôi đã trình bày ở đây – như là thành phần của một kế hoạch hướng về Thời

Đại Hoàng Kim tạo ra bởi những sóng có chủ đích và phương hướng – thì bạn sẽ suy

nghĩ nhiều hơn về cách tạo dựng những đáp án lâu dài cho nhân loại.

Tôi nói thêm ở đây là 9 sóng sáng tạo không thiếu thành phần chu kỳ. Rõ ràng nó có

thành phần như thế, như giai đoạn NGÀY-ĐÊM của đường sóng sin (xem hình 2.8) có

thể được gọi là chu kỳ. Điểm muốn nói là trong những sóng sáng tạo này, chu kỳ không

hoàn toàn lập lại giống nhau, nhưng là một phần của một chuỗi những hình 3D mà với

mỗi bước tiến mới được thể hiện rõ ràng hơn. Thí dụ, NGÀY Thứ 5 hay 55 của một

sóng tạo ra những biểu hiện của sóng sâu sắc hơn NGÀY Thứ 3. Nói cách khác, các

sóng đang di chuyển giống như một con rắn mà người cổ đại đã tượng trưng. Do đó

“Chu Kỳ” mà là thành phần của những sóng sáng tạo không hoàn toàn giống nhưng tạo

thành phần của những sự phát triển với thể hiện sâu sắc. Bởi vì mỗi sóng có chuyển

động tiến về trước và phương hướng nên chúng ta có thể nói là chúng có mang theo một

mục đích đặc biệt khi được phát ra từ Cây Sự Sống. Khi chúng ta nhìn vào những mục

tiêu khác nhau của các sóng này trong bối cảnh của sự kích hoạt tuần tự của 9 sóng,

chúng ta có thể hiểu rằng tổng số những mục tiêu này chính là Biểu Đồ Định Mệnh

Nhân Loại. Tôi không thể nhấn mạnh đủ tầm quan trọng mà người đọc chọn đi theo

những sóng có định hướng hay mục tiêu để thành lập một Thời Đại Hoàng Kim, hoặc đi

theo những chu kỳ thiên văn hay sinh học mà sẽ lập đi lập lại chẳng hạn như chu kỳ

26,000 năm. Những chu kỳ như thế, ngay cả khi nó có thể có vài ảnh hưởng năng lượng

Page 196: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

196

cũng sẽ không thể tạo ra một sự biến đổi lâu dài trong trạng thái tâm trí của nhân loại. Ở

đây cũng nên để ý là trong số hằng ngàn chữ khắc niên lịch của người Maya cổ đại, chu

kỳ 26,000 năm không hề được nhắc tới và do đó nó không có vai trò trong hệ thống lịch

Maya.

Việc chọn Bản Đồ Định Mệnh Nhân Loại trong thực hành có nghĩa là không dung

nạp những vũ trụ quan hay hệ thống lịch mà căn cứ vào những chu kỳ lập đi lập lại y

hệt hoặc những niềm tin là những biến cố trên thế giới xảy ra một cách ngẫu nhiên. Nếu

sách này, dựa trên bằng chứng thực nghiệm, đã có thể thuyết phục bạn rằng mục đích

đời sống cá nhân là một phần của việc mở cửa vào Thời Đại Hoàng Kim bằng hành

động phù hợp với hình 3D của Sóng Thứ 9 và tạo cọng hưởng với sóng này, thì điều

này sẽ có những hậu quả rất quan trọng cho khả năng của bạn để hiểu và đối phó với

những khó khăn có thể gặp phải trong thời gian sắp tới (đã được bàn luận sơ sài trong

chương 8). Nếu bạn đang phát triển cọng hưởng với Sóng Thứ 9, thì những khó khăn

này sẽ không cần thiết làm bạn nản chí mà thay vào đó có thể xem như những khó khăn

tạo ra bởi những sóng cơ bản của tính nhị nguyên. Mặt khác giống như nhiều người nếu

bạn tin rằng vũ trụ đơn giản đi qua những chu kỳ giống hệt nhau, thì bất cứ khó khăn

nào cũng đều có thể được hiểu như là một cuộc suy thoái dài hạn hoặc đơn giản là vũ

trụ này thì không phải là một nơi tốt để ở. Vì thế sự lựa chọn giữa một vũ trụ có mục

đích được thiết kết để tạo nên một Thời Đại Hoàng Kim và một vũ trụ với những chu

kỳ lặp lại y hệt mà không đi tới đâu thì rất quan trọng cho bạn, là người sẽ có mặt trong

những thời kỳ sắp tới – và cách bạn tiếp cận thế nào với những thời kỳ này.

Bản Ngã và Siêu Việt Bản Ngã Bằng Sóng Thứ 9

Lý do mà Thời Đại Hoàng Kim được sắp đặt để ra đời trong thời gian sắp tới là loài

người có thể được mong đợi thay đổi khi họ cọng hưởng sâu đậm với Sóng Thứ 9. Khi

điều này xảy ra, chúng ta sẽ thăng hoa bản ngã của mình và cá tính cùng phương thức

hoạt động của chúng ta sẽ thay đổi. Để thấy điều này có lẽ ở đây chúng ta nên bàn luận

về bản ngã và mối tương quan của nó với phần thượng hồn. Bản ngã xuất hiện từ sự trải

nghiệm bị tách rời (biệt cư) khỏi Đấng Thiêng Liêng, mà như chúng ta đã thấy được tạo

ra bởi sự trải nghiệm về những phần tối của hình 3D. Trên cơ sở của bản ngã này, một

cá tính được tạo ra để phục vụ sự biệt cư này. Có nhiều giáo lý tâm linh trong những thế

kỷ qua được thành lập với ý định để con người nhận thức bản ngã của mình, hay là

ngay cả triệt tiêu bản ngã, như đã thể hiện trong những giáo lý Á Đông. Những giáo lý

Page 197: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

197

này thấy được sự nghiện phục vụ cá nhân của bản ngã và điều này khác với lối sống

tâm linh dựa vào phần thượng hồn như thế nào. Nếu chúng ta thường xuyên chỉ nhắm

vào phục vụ cá nhân mình và tách rời những người khác, thay vì phục vụ cho kế hoạch

thiêng liêng, thì chúng ta quả thật bị dính chặt với năng lực của bản ngã. Tuy nhiên bản

ngã không phải là một thực thể tâm lý vĩnh cửu mà chỉ là một vật mà có lịch sử và lịch

sử này có liên hệ trực tiếp với sự tiến hóa của 9 sóng.

Bản ngã không tồn tại trong Sóng Thứ 5 vì lý do đơn giản là vào lúc đó không có

những vùng tối trong hình 3D để tạo ra kinh nghiệm về một cá nhân bị tách rời khỏi Cội

Nguồn. Như Tôi đã nói sơ về điều này trong chương 5, một con người trong bất kỳ ý

nghĩa nào giống như người hiện đại thì đã không xuất hiện cho tới thời kỳ giữa Sóng

Thứ 6 (550 BCE), và kể từ đó bản ngã xuất hiện. Bởi vì Sóng Thứ 9 chia sẻ cùng sự

vắng mặt của bộ lọc tối với Sóng Thứ 5, do đó điều này có nghĩa là theo thời gian bản

ngã sẽ biến mất. Từ quan điểm này, bản ngã có lẽ không phải là một vật nên bị “giết”,

mà nên được thăng hoa khi chúng ta leo lên đỉnh của kim tự tháp 9 tầng. Một khi chúng

ta kiếm được dụng cụ để làm điều này và mở hết lòng mình cho Đấng Thiêng Liêng và

qui phục làm theo sự hướng dẫn, thì chúng ta sẽ thăng hoa bản ngã và nới lỏng được sự

kềm kẹp của nó. Một cách tình cờ, phần lớn những gì nói ở đây về thăng hoa bản ngã

cũng áp dụng ngang hàng cho thăng hoa cái ác.

Chỗ khác biệt của bản ngã trong những sóng khác nhau gây ra hậu quả cho những

loại cá tính và cách hành xử chúng ta tạo ra trong những sóng này, như được gợi trong

Bản Đồ Định Mệnh Nhân Loại trong hình 9.1. Ở đây chúng ta sẽ xét cách nào có thể

so sánh sự song song giữa những hình 3D khác nhau với kế hoạch phát triển con người

của Robert Kegan. Do đó những giai đoạn phát triển mà con người trải qua trong đời

sống là những phản ảnh của sự cọng hưởng với những hình 3D khác nhau (hình 9.1).

Vì thế, trong một ý nghĩa tương tự, những hình 3D khác nhau đã được kích hoạt

trong chuỗi trình lịch sử nhân loại thì cũng giống như những hình 3D khác nhau đang

được kích hoạt trong đời sống con người. Cuộc leo thang của một cá nhân bắt đầu với

trạng thái hợp nhất của hài nhi với mẹ nó trước khi bản ngã xuất hiện. Điều này giống

như trạng thái hợp nhất với thiên nhiên

Page 198: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

198

Hình 9.1

và Đấng Thiêng Liêng mà loài người đã trải nghiệm dưới ảnh hưởng của Sóng Thứ 5.

Giai đoạn kế tiếp, là giai đoạn tính nhị nguyên của Sóng Thứ 6, chúng ta có khuynh

hướng phát triển mối quan hệ “đế quốc” “imperial”, mà xem người khác như những kẻ

phục vụ cho mình, và đây là lúc bản ngã chúng ta ra đời. Ở tầng kế tiếp, tương ứng với

tuổi dậy thì, chúng ta thường trở nên rất nhạy cảm với những gì người khác nghĩ và tạo

nên số phận dựa vào đây. Điều này tương ứng với Sóng Thứ 7, bởi vì bóng tối đã không

cung cấp đủ sự dẫn dắt từ Cội Nguồn và do đó đã khiến chúng ta trở nên tùy thuộc vào

người khác. Trong tầng kế tiếp, chúng ta bắt đầu tự giải phóng khỏi những hạn chế xã

hội và cho phép ánh sáng của Sóng Thứ 8 rớt vào để truyền cảm hứng cho mình. Ở mức

tiến hóa này những cá nhân trở nên tự-tác: cuộc sống của họ không tạo ra bởi tâm lý đế

quốc của mình hoặc bởi những quan tâm về phù hợp với xã hội.

Cuối cùng ở tầng 9, không còn bộ lọc tối để chia rẽ chúng ta với Đấng Thiêng Liêng,

và vì lý do này nên không có nghĩa lý để nói đời sống của chúng ta là tự tạo. Thay vào

đó, nếu chúng ta đạt tới trình độ phát triển này (chỉ có thể có sau khi Sóng Thứ 9 được

kích hoạt vào 2011) thì ý muốn và cách chúng ta thành lập cuộc sống chủ yếu là một

sản phẩm của sự hợp nhất giữa ta với Đấng Thiêng Liêng chứ không phải của bản ngã.

Rồi đời sống như trong hình 9.1 sẽ trở nên “tự biến đổi”, nói cách khác, nội tâm chúng

Page 199: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

199

ta (our selves) sẽ tự biến đổi vì sự hợp nhất của ta với Đấng Thiêng Liêng để triệt tiêu

cho bản ngã. Ở mức này bản ngã không hoạt động với một chủ đề riêng biệt, hoặc nói

đúng hơn, chủ đề chia rẽ, và hành động của chúng ta dần trở thành những biểu hiện hợp

nhất với Thượng Đế (All That Is Divine). Trình độ tự biến đổi và sự thăng hoa bản ngã

này chỉ mới bắt đầu có thể xảy ra. Thí dụ Tôi tin rằng sự thức tỉnh lẫn nhau của Patricia

Albere là một phản ảnh của bản chất tự biến đổi trong Sóng Thứ 9 và là một sản phẩm

vắng bóng bộ lọc trong hình 3D của sóng. Có thể có những bài giảng khác giúp đỡ

trong sự chuyển tiếp lên cách sống của tầng 9 mà tôi không biết đến.

Ở tầng 9, chúng ta ít khi nói về ý muốn tự do (free will) bởi vì nếu bản ngã không

đóng vai trò tách biệt và hành động của mình lại được định trước trong sự cọng hưởng

với Thượng Đế thì khó mà nói về một ý muốn tự do được. Ở tầng cao nhất này, khi

chúng ta hoàn toàn cọng hưởng với Sóng Thứ 9 thì đời sống sẽ không phải chuyên về

những chủ đề cá nhân riêng biệt mà là để hoàn thành một phương diện của kế hoạch

thiêng liêng dành cho nhân loại. Sẽ không còn bản ngã riêng biệt để hành xử theo mong

muốn cá nhân. Thay vào đó, khi ở trong cùng trạng thái tâm thức hợp nhất chúng ta sẽ

qui phục phần thượng hồn của mình và sẽ hành động thay mặt cho Đấng Thiêng Liêng

và kế hoạch của Thượng Đế dành cho nhân loại.

Sự biến mất của bản ngã trong Sóng Thứ 9 có thể được đánh giá cao bởi một số

người nhưng không cao với những người khác. Nhưng làm sao chúng ta có thể tới được

Thời Đại Hoàng Kim của Thái Bình trừ phi tất cả chúng ta gỡ bỏ mọi chương trình nghị

sự mà đi ngược lại, không ăn khớp với kế hoạch thiêng liêng. Chỉ khi nào nếu mọi hành

động của chúng ta được thông báo bởi liên lạc viên của mình với Thượng Đế thì quan

điểm lớn nhất có thể được đưa vào xem xét mà trong đó tất cả đời sống cá nhân có thể

được hài hòa. Sự hân hoan sẽ không bao giờ có được từ chương trình nghị sự riêng tư

của bạn, mà có từ sự hài hòa tạo ra từ Thượng Đế.

Trở Nên Một Hiện Thân Của Ý Thức Hợp Nhất

Lý do mà Sóng Thứ 9 được mong đợi để tạo nên một Thời Đại Hoàng Kim trong thời

gian tới là vì hình 3D của sóng không có bất kỳ bóng tối hay tính nhị nguyên nào, nên

có nghĩa là những chương trình nghị sự gây tranh cãi của bản ngã sẽ lùi đi. Với tính

nghị nguyên không còn nữa thì sự chia cách và chia rẽ giữa con người sẽ biến mất cùng

với sự phân biệt hay/dở. Với những ai có thể phát triển cọng hưởng với tầng số của

Page 200: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

200

Sóng Thứ 9 thì sự nhận thức về những từ trường đen tối sẽ không còn chiếu vào Thiên

Nhiên hay Đấng Thiêng Liêng, và điều này lần lượt sẽ tạo ra một nền tảng sâu sắc khác

cho sự tồn tại của nhân loại trong Thời Kỳ Hoàng Kim. Phát triển cọng hưởng với Sóng

Thứ 9 thì cũng giống như di chuyển theo phương hướng để cuối cùng đạt được trạng

thái tâm thức hợp nhất.

Làm cách nào mà loài người cùng nhau đạt được trạng thái của tâm thức hợp nhất

mà biểu đồ định mệnh chỉ tới? Chuyện này có nhiều khía cạnh, một trong số đó là học

cách nhận biết Sóng Thứ 9 và những hậu quả của sóng trong bản thân mình và nhân

loại. Bởi vì từ nay nhân loại sẽ luôn luôn có thể truy cập sóng này, và sẽ không bao giờ

đi vào ĐÊM quá 18 ngày liên tục, do đó dễ dàng để theo dõi những ảnh hưởng của sóng

trong chúng ta. Qua đó, chúng ta có thể trải nghiệm trực tiếp những hậu quả đối với cá

nhân của sóng này nhiều hơn so với những sóng có tầng số thấp hơn (và chu kỳ sóng

dài hơn).

Tuy nhiên, mẫu giao thoa hiện thời thì phức tạp và cũng liên quan tới Sóng Thứ 6, 7

và 8. Sự phức tạp này cho ta lý do thậm chí lớn hơn để theo dõi những quá trình cá

nhân bằng cách theo Sóng Thứ 9 để kiểm soát chính mình. Một yếu tố quan trọng ở đây

là sự quyết định của mình sẽ cam kết chọn cái gì – nhị nguyên hay hợp nhất – và sự đặt

ý định cho tương lại dựa trên điều này. Nếu mình không biết mình muốn đi đâu trong

vùng biển bão tố, thì có la bàn cũng chẳng ích lợi gì.

Tuy nhiên, Tôi sẽ giả định là độc giả không muốn đi tới tâm thức hợp nhất của Sóng

Thứ 9. Sau rốt, sự hợp nhất, và sự biến mất của những từ trường đen tối của ý thức,

dường như là mục đích của kế hoạch thiêng liêng, và chúng ta bây giờ đang sống trong

thời điểm có thể thực hiện được điều này. Riêng cá nhân tôi, rõ ràng ý thức hợp nhất là

cái mà toàn bộ sự sáng tạo này đang phấn đấu cho và vì thế đó cũng là điều bảo đảm

duy nhất cho sự tồn tại của loài người. Tuy thế, sẽ có những khó khăn và đôi khi sẽ đòi

hỏi lòng can đảm của chúng ta để hoàn thành kế hoạch này. Bảo đảm sẽ có những áp

lực chống lại sự thể hiện, không phải là ít từ những người đã quen thuộc với lối sống

nhị nguyên hoặc có lẽ không thể thấy sự lựa chọn khác. Vào lúc này kiến thức và việc

cọng hưởng với Sóng Thứ 9 của sự sáng tạo có thể trở thành vật quí giá nhất. Có thể đối

với một số người Sóng Thứ 9 sẽ tự động làm chuyện của nó giống như mọi sóng khác

đã làm trong quá khứ, và vì thế có thể chẳng cần biết hay đi theo Sóng Thứ 9, nhưng

Tôi không nghĩ vậy. Tôi nghĩ rằng tương lai của chúng ta tùy thuộc vào đủ số người đặt

ý tưởng cọng hưởng với Sóng Thứ 9 và thể hiện điều này qua hành động của họ.

Page 201: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

201

Ở đây Tôi sẽ đưa ra một vài ý kiến về những gì chúng ta phải làm để đạt ý thức hợp

nhất, nhưng một lần nữa một phần quan trọng cho việc này luôn luôn là ý muốn của

mình.

1. Hiểu bản chất của sự sáng tạo

Việc hiểu biết bản chất vũ trụ hoạt động như thế nào và tiến hóa theo một qui

trình đã định sẵn là quan yếu cho việc biết mình muốn đi về đâu. Một phần của kiến

thức này, cũng là một phần quan trọng của Thời Kỳ Hoàn Tất, đã được cung cấp trong

sách này. Có thể có những người cọng hưởng được với Sóng Thứ 9 mà không hiểu gì

về quá trình liên hệ. Mặt khác, sự hiểu biết như thế cũng có thể đóng vai trò tích cực

quan trọng cho trái đất. Tôi tin rằng điều này sẽ trợ giúp cho những kế hoạch của con

người khi biết sóng sáng tạo hiện hữu và cũng là thành phần của kế hoạch thiêng liêng

dành cho sự tiến hóa của hành tinh. Tôi cũng tin rằng bây giờ chúng ta đã biết mình từ

đâu đến và có mục đích đi về đâu. Vì những lý do này, xin hãy phổ biến kiến thức này

và thành lập những cộng đồng quanh Sóng Thứ 9!

2. Dùng máy tính để canh chỉnh mình với Sóng Thứ 9

Như đã bàn ở trên, Sóng Thứ 9 được kích hoạt vào Mar/09/2011, và đã liên tục

xen kẽ giữa NGÀY và ĐÊM sau mỗi 18 ngày. Như mọi sóng sáng tạo, chu kỳ của Sóng

Thứ 9 có 4 giai đoạn, giai đoạn NGÀY đi lên dài 9 ngày, giai đoạn NGÀY đi xuống dài

9 ngày, giai đoạn ĐÊM đi xuống dài 9 ngày và giai đoạn ĐÊM đi lên dài 9 ngày. Như

với nhiều sóng khác đã được khảo sát trong sách này, những giai đoạn lên xuống này có

những đặc tính khác nhau và sẽ ảnh hưởng theo nhiều cách tới những kế hoạch trong

đời mình được phát triển như thế nào. Bởi vì hình 3D Sóng Thứ 9 không có bộ lọc tối

nên sẽ có khuynh hướng thành lập ý thức hợp nhất trong những NGÀY, trong khi ở

những ĐÊM ảnh hưởng này không được rõ ràng. Một người cọng hưởng với sóng này

sẽ thấy rằng trong những NGÀY mọi kế hoạch mà phù hợp với và hỗ trợ cho sự trổi

dậy của ý thức hợp nhất sẽ được tiến triển tốt đẹp.

Những giai đoạn về ĐÊM của Sóng Thứ 9 (như trong mọi sóng) có tính chất khác

với NGÀY. Trong ĐÊM, Sóng Thứ 9 hầu như bị ngừng kích hoạt. Nhưng ĐÊM cũng

có mục đích: thay vì cứ việc tiếp tục tiến tới phía trước, bạn sẽ phải đương đầu với

những vấn đề chưa được giải quyết từ nơi chính mình hay từ quá khứ của nhân loại (sự

thành lập của những sóng thấp hơn) mà không phù hợp với ý thức hợp nhất của Sóng

Thứ 9. ĐÊM cũng là những giai đoạn khi bạn cần giải quyết những hành xử của toàn

thể nhân loại, như là Sóng Thứ 9 phá vỡ sự chia rẽ giữa định mệnh cá nhân và tập thể.

Page 202: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

202

Chúng ta đã thấy từ trước, mọi sự tiến hóa nhân loại xảy ra theo từng giai đoạn với

những sóng sáng tạo. Cũng không có gì khác biệt với Sóng Thứ 9, nếu bạn muốn phát

triển đời sống của mình dựa trên sự cọng hưởng với hình 3D của ý thức hợp nhất thì

chuyện bạn đi theo chu kỳ của Sóng Thứ 9 như là một cách để chỉnh sửa lối đi của

mình cho đúng. Theo thời gian, Tôi cũng tin Sóng Thứ 9 sẽ trở thành một yếu tố đồng

bộ hóa cho một số người trong nhân loại đã cam kết làm thành phần của sự trở lại hợp

nhất này. Để học cách đi theo Sóng Thứ 9 (cái la bàn trong lúc trời giông bão) và xây

dựng cuộc sống cùng những kế hoạch của mình theo những giai đoạn lên xuống, bạn

cần biết sóng này được thành lập như thế nào với thời gian (xem phần tới). Như đã nói,

nhận biết được sự hiện hữu và hiểu Sóng Thứ 9 bằng trí tuệ thì tốt và có ý nghĩa, nhưng

kiến thức này trong phần lý trí không thể thay thế cho sự trải nghiệm cá nhân trực tiếp

được. Để làm điều này thì đồng nghĩa với sự có một cây âm thoa cho tầng số cao nhất

mà vũ trụ cho ra và nâng cao tâm thức của mình tới đó.

3. Chữa Bệnh Cho Mình

Chúng ta đã thấy trong những chương trước những sóng thấp hơn, đặc biệt là

Sóng Thứ 6, bằng nhiều cách đã tạo ra sự chia cách như thế nào – sự chia cách giữa

mình và người khác. Đôi khi điều này xảy ra dưới dạng những thái độ phán xét về mình

hay người khác. Những bộ lọc của những sóng thấp hơn cũng thường làm cho mình tự

giới hạn trình độ của mình. Hình 3D Sóng Thứ 6 có thể đã chinh phục, áp bức, và đàn

áp những khía cạnh cá nhân của bạn, và vài ảnh hưởng của tính nhị nguyên này có thể

đã được truyền xuống qua nhiều thế hệ tạo ra những vết thương mà cần phải được chữa

lành. Bạn chỉ có thể khởi sắc trong trạng thái của ý thức hợp nhất khi biểu lộ của mình

không bị gạn lọc.

Trong trường hợp này có nghĩa là cởi bỏ tất cả những ảnh hưởng xấu của tính nhị

nguyên tạo ra bởi những hình 3D thấp hơn. Bàn luận về những hình thức chữa bệnh

không phải là chủ đề của sách này, tuy thế cần thấy rằng việc chữa lành bệnh của mình

là một phần quan trọng trong việc chuyển đổi sang ý thức hợp nhất. Một phần của việc

tạo ra hợp nhất với Đấng Tối Cao và đạt trạng thái ý thức hợp nhất là trở thành một

tổng thể và bỏ lại đằng sau sự phân chia đau khổ của những người khác và bản chất mà

đặc biệt được tạo ra bởi Sóng Thứ 6.

4. Hành Xử Chính Trị

Thế giới không tự động thay đổi bởi vì chúng ta trở nên tỉnh thức về tâm linh

hay có thể chữa lành vài khía cạnh của mình. Trong mô hình đang hình thành tất cả mọi

vật được liên kết với nhau, sẽ không thể tách rời tâm linh với chính trị. Sóng Thứ 9 ở

Page 203: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

203

một mức độ lớn hơn cũng có tiềm năng chữa lành thế giới bằng cách loại bỏ những hình

thức chia rẽ đã chi phối thế giới. Bước để thể hiện ý thức hợp nhất ở tầm xã hội lớn cỡ

này và biến nó thành một phần trong đời sống hằng ngày của mình có lẽ là điều cần có

nhiều can đảm nhất. Sóng Thứ 9 chủ về làm ý thức hợp nhất trở thành một hiện thực

thực tế, và điều này gồm có hoạt động chính trị chống lại nhiều hình thức đàn áp mà thế

giới đã thừa hưởng từ Sóng Thứ 6. Điều này ám chỉ là những chủ đề chính trị ưu tiên

cho những ai cọng hưởng với Sóng Thứ 9 sẽ là bình đẳng và quân bình. Thật sự bạn

nên hành động như thế nào sẽ phải tùy thuộc vào cuộc đối thoại cá nhân giữa bạn với

Đấng Thiêng Liêng. Việc làm của mỗi chúng ta thì khác nhau, và việc làm của bạn nên

tùy thuộc theo khả năng đặc biệt của mình và mục đích cụ thể tới mức độ bạn có thể

dùng nó để hỗ trợ cho sự leo thang tới ý thức hợp nhất của nhân loại.

5. Thành Lập Mối Quan Hệ Cá Nhân với Đấng Tối Cao

Việc thành lập mối quan hệ cá nhân với Đấng Thiêng Liêng, và đặt mọi hành

động của mình dựa theo sự hướng dẫn nhận được từ Cội Nguồn này, có lẽ có rất nhiều

điều kiện tạo ra bởi Sóng Thứ 9. Không nên đắn đo, do dự khi làm theo lời hướng dẫn

của Đấng Tối Cao. Đó chính là bản chất của Sóng Thứ 9 mà làm thay đổi cảm nhận

chúng ta về Đấng Tối Cao, và vì thế sẽ làm thay đổi mối quan hệ của chúng ta với Đấng

Tối Cao để trở thành mối quan hệ cá nhân trực tiếp (xem hình 5.8). Trong thời đại

chúng ta, khái niệm về Sự Đồng Nhất (Oneness) thì được một số người xem như là điều

gì mà có liên quan tới mối quan hệ với những người khác hay với thiên nhiên. Nhưng

với Tôi, Tôi không nghĩ mối quan hệ với Đấng Tối cao là điều gì mà có thể lơ là bỏ qua

cho những ai đang tìm cách thể hiện định mệnh nhân loại. Cuối cùng, chúng ta đã

thấy toàn bộ cuộc leo thang tới ý thức hợp nhất phát xuất từ một Cội Nguồn thống nhất,

Cây Sự Sống. Vậy thì làm sao chúng ta có thể hoàn tất cuộc leo thang này mà thiếu sự

liên lạc trực tiếp với Cội Nguồn? Để cho chúng ta, như là một chủng loại và cũng là

một cá nhân để hoàn tất định mệnh nhân loại, Tôi tin là chúng ta cần sự hướng dẫn trực

tiếp từ Cội Nguồn để hướng dẫn đời sống của mình . Trong kinh nghiệm cá nhân tôi,

Trường đại học “the Oneness University” ở Ấn Độ có những chương trình giúp đỡ hữu

hiệu nhất cho những ai muốn phát triển một mối quan hệ cá nhân và trực tiếp với Đấng

Thiêng Liêng. Trường Đại Học này cũng có một số những phương pháp phụ để làm

thức tỉnh tâm linh như Deeksha, Oneness Meditations, và Sacred Chambers. Đây là một

trong vài phong trào hay tổ chức trên thế giới ngày nay có một tầm nhìn về Thời Đại

Hoàng Kim với khung thời gian hợp lý, nhưng tôi hy vọng là những nhóm khác cũng sẽ

đạt được hiểu biết này trong thời gian tới.

Page 204: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

204

Phương Tiện Thực Tế Để Phát Triển

Cọng Hưởng Với Sóng Thứ 9

Một cá nhân có thể có nhiều đề án như là những thể hiện của ý thức hợp nhất – và

danh từ đề án (project) có lẽ không phải là chữ đúng nhất để dùng ở đây. Một đề án có

thể là một người mẹ tốt hay bạn tốt, một đề án khác là chữa bệnh ung thư hoặc quân

bằng sự phân phối thu nhập của thế giới. Tôi tin rằng bất kỳ ai đã cọng hưởng với Sóng

Thứ 9 sẽ có ít nhiều khao khát để thể hiện ý thức hợp nhất của mình trong những hoạt

động với thế giới bên ngoài qua việc thành lập những đề án như thế. Tôi cũng tin rằng

bất luận cái gì bạn đang làm việc đề án gì bạn đang tham gia, bạn cũng có thể đổi chúng

thành những biểu hiện của ý thức hợp nhất.

Bàn về những phương tiện thực tế để theo dõi sự cọng hưởng của những đề án của

bạn với Sóng Thứ 9, ngay lúc này có hai website cho phép bạn trực tiếp theo dõi

NGÀY và ĐÊM của Sóng Thứ 9. Một là www.4-ahau.com, chủ yếu là website lịch

Mayan, và trong những biểu đồ để trên website này bạn có thể thấy Sóng Thứ 9 liên kết

với cách tính của lịch Mayan truyền thống thiêng liêng như thế nào. Một máy tính khác,

chỉ rất rõ ràng Sóng Thứ 9 và ở vị trí nào của sóng trong bất kỳ ngày nào (hình 9.2). Cái

này có thể dùng để điều chỉnh cho ăn khớp với Sóng Thứ 9 mỗi ngày. Một khả năng thứ

ba là tải xuống máy tính phần mềm về Sóng Thứ 9 (hình 9.3)

Máy tính phầm mềm này cho nhiều thông tin về nhiều sóng, và bằng một cách rõ

ràng cũng chỉ ra chỗ bạn đang ở đâu trong Sóng Thứ 9. Theo thời gian, nhiều phương

tiện và website sẽ được thành lập để theo sóng này, tuy nhiên những phương tiện sẵn có

hiện giờ là quá đủ cho bất kỳ ai thật sự muốn phát triển cọng hưởng với Sóng Thứ 9.

Nếu bạn đã đi theo Sóng Thứ 9 một thời gian khá lâu, chẳng hạn như 3 hoặc 4 chu

kỳ và không cảm thấy sự thăng trầm của nó hay thấy sự thăng trầm phản ảnh trong

những đề án trong cuộc sống của bạn, thì rất có thể là bạn chưa thiết lập được sự cọng

hưởng với Sóng Thứ 9.

Page 205: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

205

Hình 9.2

Hình 9.3

Tới giai đoạn mà những đề án của bạn đã được căn chỉnh với định mệnh nhân loại,

thì sự tiến triển trong đề án sẽ được mong đợi trong những NGÀY của Sóng Thứ 9. Nếu

điều này không xảy ra và bạn không thể cảm nhận được những ảnh hưởng mà Sóng

Thứ 9 có trong những đề án của bạn, thì Tôi khuyên bạn hãy hỏi chính mình là những

đề án có thực sự căn chỉnh với định mệnh nhân loại hay không? Không có lý do gì để

bạn phán xét mình vì điều này, nhưng bạn nên xem nó như là một nhận xét quan trọng.

Có thể có những lời giải thích khác cho việc không cảm nhận được sự cọng hưởng

với Sóng Thứ 9. Một là những đề án bạn đang làm (và ý tôi nói ở đây về đề án trong

một nghĩa rất rộng rãi, gồm cả đời sống tình cảm cá nhân) không phù hợp với ý thức

Page 206: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

206

hợp nhất của Sóng Thứ 9, hai là bạn không thực hiện đề án với phương cách phù hợp

với ý thức hợp nhất. Rất có thể bạn đang làm việc với đề án ngõ cụt chẳng giúp gì được

cho việc thức tỉnh tâm linh hay hợp nhất của bạn hoặc người khác. Trong trường hợp

này thì bạn nên xét lại có nên tiếp tục với đề án hay không. Đây thật sự là câu hỏi về

mối liên hệ cá nhân của bạn với Đấng Thiêng Liêng, và bạn sẽ tìm thấy câu trả lời cho

những vấn đề như thế từ mối liên hệ này. Điểm muốn nói là hãy dùng Sóng Thứ 9 theo

một phương thức nào đó để chính bạn nhận thức được cuộc đời mình có thể trở thành

một phần của định mệnh nhân loại như thế nào. Đi theo Sóng Thứ 9 và trở nên nhận

thức được những ảnh hưởng của sóng lên mình, bạn có thể dùng chính bản thân mình

như là một khí cụ để sửa đổi và tìm hiểu. Càng thể hiện cuộc sống và những đề án như

những biểu hiện của NGÀY trong Sóng Thứ 9 nhiều chừng nào thì càng chứng tỏ rằng

bạn đang ở trên lối đi của Biểu Đồ Định Mệnh Nhân Loại.

Mở Lòng Với Đấng Thiêng Liêng

Điều đáng chú ý là cuộc cách mạng khoa học (theo sự hiểu biết của tôi) không được

kích hoạt khi Sóng Thứ 9 bắt đầu năm 2011. Điều này tương phản với Sóng Thứ 6, 7 và

8, tất cả 3 sóng này tạo ra những cuộc cách mạng khoa học tại thời điểm khởi đầu và tới

nay vẫn còn tiếp tục. Điều này cho chúng ta biết rằng những từ trường của bóng tối

trong những hình 3D của các sóng này thì tối quan trọng cho sự phát triển khoa học

nhân loại, và bóng tối không phải có mặt chỉ để tạo ra bản ngã hay tà ác. Hơn nữa, sự

kiện mà hình 3D Sóng Thứ 9 không có bóng tối và không có cuộc cách mạng khoa học

nào ra đời năm 2011 đã biểu thị là sự phát triển về kỹ thuật không phải là tiêu điểm

chính của sóng này. Thay vào đó, Sóng Thứ 9 có khả năng làm chúng ta sử dụng những

kỹ thuật xuất phát từ những sóng thấp hơn một cách thông minh hơn để phục vụ toàn bộ

hệ thống sinh thái thay vì những quyền lợi rất giới hạn của những cá nhân cụ thể.

Cuối cùng mục đích chính của Sóng Thứ 9 dường như là để cho chúng ta có thể gom

mọi thứ lại với nhau trong Thời Kỳ Hoàn Tất. Sóng Thứ 9 cho chúng ta tầng số không

đưa đến sự chia rẽ mà giúp chúng ta thấy được sự đồng nhất của vạn vật và mọi vật nối

kết với nhau như thế nào. Và điều này có nghĩa là chúng ta sẽ bắt đầu lắng nghe và

quyết định sự việc bằng trái tim (cái tâm, cảm nhận) hơn là lý trí. Trái tim (Tâm) không

phải là vô định hình, mơ hồ hay không tập trung mà là một nguồn trí tuệ mạch lạc và từ

bi nối kết với Cội Nguồn thiêng liêng. Nguồn này sẽ trổi dậy và khởi sắc một khi sức

mạnh của lý trí rút lui khi được mở ra cho Đấng Tối Cao. Đây là điều chúng ta cần như

Page 207: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

207

là trọng tâm của con người để hoàn tất mục đích của sáng tạo, mà cũng đòi hỏi phát

triển sự hợp nhất với Đấng Thiêng Liêng.

Do đó, điều chúng có thể mong đợi từ Sóng Thứ 9 là việc trở lại của sự liên lạc trực

tiếp với Đấng Thiêng Liêng mà không bị cảm nhận bất kỳ bộ lọc chia cắt nào, và chính

điều này sẽ thay đổi chúng ta. Càng cọng hưởng với Sóng Thứ 9 chúng ta càng tự biến

đổi mình. Tuy nhiên, đạt được trình độ thứ 9 không có nghĩa là từ nay trở đi chúng ta sẽ

chỉ sống trong một trạng thái ý thức tạo ra bởi Sóng Thứ 9. Chúng ta vẫn có những

phần của mọi sóng cũ, ngay cả khi chúng ta lên được tới đỉnh của Sóng Thứ 9, chúng ta

sẽ vẫn cảm nhận trái đất qua những hình 3D tạo ra bởi những mẫu giao thoa giữa những

sóng khác nhau. Tuy nhiên, đến mức mà chúng ta có thể cọng hưởng được với Sóng

Thứ 9 thì mọi chuyện sẽ phải phục tòng theo sự hợp nhất với Đấng Thiêng Liêng.

Để đạt hợp nhất với Đấng Thiêng Liêng không có nghĩa là bạn không còn nhân cách

cá nhân nữa. Thay vào đó, cọng hưởng với Sóng Thứ 9 sẽ giúp bạn phác họa nhân cách

cá nhân và định mệnh của mình thế nào sao cho hài hòa với kế hoạch thiêng liêng.

Cọng hưởng với Đấng Tối Cao giúp ta làm những quyết định mà một cá nhân không

thể làm được vì quan điểm quá hạn hẹp. Những mục tiêu trong cuộc đời bạn sẽ không

còn bị điều khiển bởi một một chương trình nghị sự riêng biệt với lý trí của bản ngã

xung đột với chuyện này. Tới mức mà chúng ta đầu hàng với Đấng Thiêng Liêng, nếu

không như thế chúng ta không thể thật sự nói về Cái Một (sự Đồng Nhất, Oneness);

trên tất cả, những định mệnh cá nhân của chúng ta cũng sẽ trở nên thành phần chung

của định mệnh nhân loại tập thể. Phát triển kinh nghiệm Đồng Nhất với những người

khác luôn luôn là một sản phẩm của trạng thái sâu thẳm của sự Đồng Nhất với Đấng

Thiêng Liêng. Khi chúng ta đạt tới trình độ không còn bị chia cách với Đấng Thiêng

Liêng, mọi chuyện chúng ta làm với tư cách cá nhân sẽ thật sự là những biểu hiện của

Đấng Thiêng Liêng trong cá nhân. Sóng Thứ 9 do đó mang một ý nghĩa đặc biệt như là

một sóng có thể hợp nhất với Đấng Thiêng Liêng và làm chúng ta hiểu biết Thiêng

Liêng.

Với một số người, quan niệm hợp nhất với Đấng Thiêng Liêng có thể tạo ra những

cảm giác vạn năng hay sở hữu những năng lượng kỳ diệu, nhưng Tôi tin là những ý

tưởng như thế có lẽ là những phóng chiếu của bản ngã phát xuất từ hình 3D Sóng Thứ 6.

Trở thành thánh thần (being divine) như là kết quả của cọng hưởng với Sóng Thứ 9 là

biểu hiện một khía cạnh của Đấng Thiêng Liêng phục vụ cho sự sáng tạo này, và cũng

nhờ sự vắng mặt của bộ lọc trong sóng này mà thành tựu được.

Page 208: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

208

Theo Sóng Thứ 9 không phải chỉ là biểu hiện định mệnh của mình như là một cá

nhân riêng biệt mà phải làm định mệnh của mình trở thành một phần của kế hoạch

thiêng liêng, và khi bạn làm như thế bạn sẽ trở nên ngày càng thần thánh hơn, và những

chương trình nghị sự của bản ngã sẽ rút lui vào bóng tối. Điều này không có nghĩa là

mỗi bước trên đường đi đều sẽ dễ dàng và thoải mái, và tuy thế đây là cách độc nhất để

đưa đến sung sướng và hạnh phúc.

Mục Đích Của Vũ Trụ

Một học thuyết đã được thành lập ở đây chỉ về đời sống trong vũ trụ được tạo ra và

tiến hóa như thế nào. Học thuyết này không trả lời trực tiếp mục đích của sự sáng tạo

này là gì, mặc dù Tôi nghĩ là nó đã thu hẹp số lượng câu trả lời về lý do tại sao chúng ta

có mặt ở đây. Tôi có thể đề nghị vài đáp số chấp được về mục đích của vũ trụ là gì. Một

là vũ trụ và chúng ta đã được tạo dựng chỉ vì mục đích nhận để có một cuộc hành trình

tốt đẹp hay ít nhất là lý thú trong cuộc sống. Trong quan điểm này, chúng ta đã được tạo

ra để có kinh nghiệm và có thể là có kinh nghiệm về hạnh phúc. Một khả năng khác là

chúng ta được tạo ra để leo lên kim tự tháp chín tầng, để mà ở tại đỉnh của trạng thái

nghịch lý trong sự hợp nhất với Đấng Thiêng Liêng, sự trở về nhà, có thể đạt được và

chúng ta có thể sống trong trạng thái hoàn toàn sung sướng, Thời Kỳ Hoàng Kim. Khả

năng thứ ba là chúng ta không chỉ được tạo ra vì lợi ích của mình mà còn vì lợi ích của

Thiêng Liêng. Trong giáo phái Hồi Giáo Hadith có nói về điều này khi nhà tiên tri

David hỏi Thượng Đế tại sao Ngài tạo ra vũ trụ. Thượng Đế trả lời: “Ta là một kho báu

ẩn và ta muốn được biết tới – nên Ta tạo ra thế giới.”

Rõ ràng Tôi không thể nói chắc chắn là cái nào là câu trả lời đúng mà chỉ có thể nói

cái nào có vẻ hợp lý với tôi. Tuy nhiên Tôi thật sự nghĩ là chúng ta bây giờ có thể chắc

rằng vũ trụ có một chiều hướng vốn có và chúng ta hiện giờ đã bước vào Thời Kỳ Hoàn

Tất. Vũ Trụ không phải là vật gì mà thình lình xuất hiện, hoặc tình cờ có được những

đặc tính của nó. Vũ trụ có một mục đích. Suy nghĩ cá nhân của tôi thì lý do vũ trụ hiện

hữu và tiếp tục tiến hóa là sự phối hợp của câu trả lời 2 và 3 ở trên. Vũ trụ được thành

lập để cho loài người đạt được niềm vui thuần khiết trong khi cùng lúc hoàn toàn chấp

nhận vai trò của Đấng Thiêng Liêng, và tôi tin là điều này là hướng đi mà chúng ta

đang bước tới. Điều này có nghĩa là Đấng Thiêng Liêng muốn được biết tới như là một

kho tàng qua sự hợp nhất của chúng ta với Ngài. Xa như tôi có thể thấy, điều này chỉ có

thể xảy ra nếu nhân loại tạo được một thế giới dựa trên ý thức hợp nhất tạo ra bởi Sóng

Thứ 9. Nếu không thì Đấng Thiêng Liêng sẽ không được cảm nhận thật sự là Đấng

Page 209: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

209

Thiêng Liêng. Nếu điều này đúng thì chúng ta, loài người, phải đối diện với sự lựa chọn

có muốn tham dự để biểu hiện trạng thái ý thức này hay không. Nếu muốn thì chúng ta

sẽ phải lập ra một nền đạo đức mà trong đó điều tốt đẹp nhất là điều để phục vụ hình

thành sự hợp nhất như thế.

Thế giới mà được tạo lập từ sự hợp nhất như thế sẽ rất khác so với thế giới bị thống

trị mà chúng ta biết ngày hôm nay, ngay cả bây giờ khi sự thống trị sắp sửa tan vỡ.

Hành động của mọi cá nhân loài người sẽ được định hình bởi sự hợp nhất này với Đấng

Thiêng Liêng, và theo cách này sự hài hòa của họ với qui luật vũ trụ sẽ được bảo đảm.

Nói cách khác, tạo sự cọng hưởng với Sóng Thứ 9 thì giống như tạo sự hợp nhất với

Đấng Thiêng Liêng. Đấng Thiêng Liêng sắp sửa được biết tới bằng một cách mà chưa

bao giờ được biết từ trước tới nay, bởi vì bộ lọc của chúng ta và sự lo sợ sẽ được lấy ra

và tầm nhìn của chúng ta sẽ trở nên rõ ràng hơn. Mọi chuyện bây giờ thì sẵn sàng cho

chúng ta đi theo hướng này tới sự Hợp Nhất với Đấng Thiêng Liêng và sự thống nhất

giữa chúng ta. Nếu chúng ta muốn biết Đấng Thiêng Liêng như là một kho báu thì đây

chính là nơi chúng ta cần đến. Xa như tôi có thể nói, đây là ý nghĩa của sự hoàn thành

mục đích Thiêng Liêng của đời sống chúng ta.

---oOo---

Page 210: Chín Sóng Sáng Tạbachyhuynhde.org/KinhSach/ChinSongSangTao.pdf · Sự Suy Thoái của Cường Quốc Tây Phương. Sự Suy Thoái của Liên Bang. Những Phong Trào Di

Chín Sóng Sáng Tạo Carl Johan Calleman

210

Vài Dòng về Tác Giả:

Ông Carl Johan Calleman sanh ở Thụy Điển tại thành phố Stockholm, đậu tiến sĩ

(Ph.D) về Sinh Học Vật Lý tại Đại Học University of Stockholm năm 1984. Ông đã và

hiện đang là một nhà nghiên cứu cao cấp tại Department of Environmental Health ở đại

học University of Washington, Seatle, đã từng là chuyên viên về ung thư cho tổ chức

World Health Organization. Ông ta đã từng là tác giả và đồng tác giả nhiều bài khảo

cứu mà được nhắc đến hơn 1500 lần trong tài liệu khoa học. Ông Calleman được xem

như người đề xuất ra ý tưởng là lịch Mayan phản ảnh sự tiến hóa của tâm thức. Trước

đó ông ta đã viết bốn cuốn sách về chủ đề này: Solving the Greatest Mystery of Our

Time: The Mayan Calendar (Garev, 2001), The Mayan Calendar and the

Transformation of Consciousness (Inner Tradition, 2004, translated into thirteen

different languages), the Purposeful Universe (Inner Traditions, 2009), and the Global

Mind and the Rise of Civilization (Bear & Company, 2016). Website của tác giả là:

www.calleman.com

---oOo---