55
Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn [Type text] CHƢƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ BÀI 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI CỦA AND I. GEN: 1. Khái niệm: Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định - có thể là ARN hay chuỗi polipeptit 2. Cấu trúc chung của gen: Cấu trúc chung của gen cấu trúc: Vì gen là một đoạn phân tử ADN nên cấu trúc phân tử của gen tương tự cấu trúc phân tử ADN Mỗi gen có 2 mạch xoắn kép liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung A liên kết T bằng 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô. Các nu trên cùng một mạch cũng liên kết với nhau bằng các liên kết hóa trị Mỗi nu trên gen gồm 3 thành phần: đường C 5 H 10 O 4 , H 3 PO 4 , 1 trong 4 loại bazơ nitơ A, T, G, X Mỗi loại bazơ nitơ là đặc trưng cho từng loại nu, nên tên của nu được gọi theo tên của loại bazơ nitơ nó mang Ở tế bào nhân thực ngoài các gen nằm trên NST trong nhân tế bào còn có các gen nằm trong các bào quan ngoài tế bào chất. Mỗi gen mã hóa prôtêin gồm 3 vùng: Vùng điều hoà: nằm ở đầu 3’ của gen mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã Vùng mã hóa: mang thông tin mã hóa các axit amin Vùng kết thúc: nằm ở đầu 5’ của gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã Cấu trúc không phân mảnh và phân mảnh của gen: + Ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục (gen không phân mảnh) + Ở sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục: xen kẽ các đoạn mã hóa axit amin (exôn) là các đoạn không mã hóa axit amin (intrôn). Vì vậy, các gen này được gọi là gen phân mảnh II. MÃ DI TRUYỀN: 1.Khái niệm: Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nucleotit trong gen (trong mạch khuôn) quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin Trong ADN chỉ có 4 loại nu (A, T, G, X) nhưng trong prôtêin có khoảng 20 loại axit amin. Do đó mã di truyền phải là mã bộ ba (còn gọi là codon).

CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Mã di truyền có tính liên tục: được đọc theo 1 chiều từ 1 điểm xác định trên mARN và liên tục từng

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

CHƢƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

BÀI 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI CỦA AND

I. GEN:

1. Khái niệm:

Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định - có thể là ARN hay chuỗi

polipeptit

2. Cấu trúc chung của gen:

Cấu trúc chung của gen cấu trúc:

Vì gen là một đoạn phân tử ADN nên cấu trúc phân tử của gen tương tự cấu trúc phân tử ADN

Mỗi gen có 2 mạch xoắn kép liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung A liên kết T bằng 2 liên kết

hiđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô.

Các nu trên cùng một mạch cũng liên kết với nhau bằng các liên kết hóa trị

Mỗi nu trên gen gồm 3 thành phần: đường C5H10O4, H3PO4, 1 trong 4 loại bazơ nitơ A, T, G, X

Mỗi loại bazơ nitơ là đặc trưng cho từng loại nu, nên tên của nu được gọi theo tên của loại bazơ nitơ

nó mang

Ở tế bào nhân thực ngoài các gen nằm trên NST trong nhân tế bào còn có các gen nằm trong các bào

quan ngoài tế bào chất.

Mỗi gen mã hóa prôtêin gồm 3 vùng:

Vùng điều hoà: nằm ở đầu 3’ của gen mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã

Vùng mã hóa: mang thông tin mã hóa các axit amin

Vùng kết thúc: nằm ở đầu 5’ của gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã

Cấu trúc không phân mảnh và phân mảnh của gen:

+ Ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục (gen không phân mảnh)

+ Ở sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục: xen kẽ các đoạn mã hóa axit amin (exôn) là các đoạn

không mã hóa axit amin (intrôn). Vì vậy, các gen này được gọi là gen phân mảnh

II. MÃ DI TRUYỀN:

1.Khái niệm:

Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nucleotit trong gen (trong mạch khuôn) quy định trình tự sắp xếp

các axit amin trong prôtêin

Trong ADN chỉ có 4 loại nu (A, T, G, X) nhưng trong prôtêin có khoảng 20 loại axit amin. Do đó

mã di truyền phải là mã bộ ba (còn gọi là codon).

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

Mã di truyền gồm: bộ 3 mã gốc trên ADN, bộ 3 mã sao trên mARN và bộ 3 đối mã trên tARN. Ví

dụ: mã gốc là 3’-TAX…-5’ --> mã sao là: 5’-AUG…-3’ --> mã đối mã là: UAX -->axit amin được

qui định là Met

2.Đặc điểm chung:

Mã di truyền là mã bộ ba có tính đặc hiệu: cứ 3 Nu đứng kế tiếp nhau quy định 1 axit amin. Từ 4

loại nu A, T, G, X (trên gen - ADN) hoặc A, U, G, X (trên ARN) ta có thể tạo ra 43 = 64 bộ 3 khác

nhau.

Mã di truyền có tính liên tục: được đọc theo 1 chiều từ 1 điểm xác định trên mARN và liên tục từng

bộ 3 Nu (không chồng lên nhau)

Mã di truyền có tính thoái hóa (dư thừa): có nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho 1 axit amin

Mã di truyền có tính phổ biến: tất cả các loài đều dùng chung bộ mã di truyền như nhau

Bộ ba mở đầu AUG: quy định axit amin Metionin ở sinh vật nhân thực và formin metionin ở sinh

vật nhân sơ

Bộ ba UAA, UAG,UGA: 3 mã kết thúc (không quy định axit amin nào)

Vậy trong 64 bộ 3 chỉ có 61 bộ 3 qui định axit amin

3. QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI CỦA ADN (tự sao chép, tái bản)

1.Nguyên tắc

ADN có khả năng nhân đôi để tạo thành 2 ADN con giống hệt nhau và giống ADN mẹ. Sự tự nhân

đôi ADN là cơ sở cho sự nhân đôi của NST làm tiền đề cho quá trình phân chia nhân và phân chia tế

bào.

Quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân sơ, nhân thực và ADN virut đều theo NTBS và bán bảo toàn

Nguyên tắc bán bảo toàn (giữ lại một nữa) có nghĩa là mỗi ADN con được tạo ra có 1 mạch có

nguồn gốc từ mẹ, mạch còn lại được tổng hợp từ môi trường nội bào

2. Quá trình nhân đôi

Dưới tác dụng của enzim tháo xoắn làm đứt các liên kết hiđrô giữa 2 mạch, ADN tháo xoắn, 2 mạch

đơn tách dần nhau ra.

Dưới tác dụng của enzim ADN – polimeraza, mỗi Nu trong mạch đơn liên kết với 1 Nu tự do của

môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung (A = T, G = X) để tạo nên 2 mạch đơn mới.

Vì enzim ADN – polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’à3’ nên trên mạch khuôn 3’à 5’

mạch bổ sung được tổng hợp liên tục

Còn trên mạch khuôn 5’ 3’ mạch bổ sung được tổng hợp theo chiều ngược lại tạo thành những

đoạn ngắn gọi là đoạn Okazaki. Sau đó các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối ADN

– ligaza

Quá trình kết thúc 2 phân tử ADN con xoắn lại. (nhờ đó từ mỗi NST đơn cũng tạo thành cặp NST

kép gồm 2 crômatit dính với nhau ở tâm động).

* Kết quả: từ 1 ADN mẹ qua quá trình tự nhân đôi tạo thành 2 ADN con giống hệt nhau và giống mẹ. Trong

mỗi ADN con có 1 mạch có nguồn gốc từ mẹ, mạch còn lại được tổng hợp từ môi trường nội bào

* Vd: từ 2 ADN sau 3 lần tự sao số ADN con được tạo thành là: 2*23 = 16 ADN con.

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

CÂU HỎI THAM KHẢO:

Câu 1. Mô tả thành phần cấu tạo của một nuclêôtit và liên kết giữa các nuclêôtit. Điểm khác nhau giữa

các nuclêôtit là gì?

+ ADN có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là một nuclêôtit.

+ Mỗi nuclêôtit có cấu tạo gồm 3 thành phần là đường đêôxiribôzơ, nhóm phôtphat và bazơ nitơ. Có 4 loại

nuclêôtit là A, T, G, X, chúng phân biệt nhau về bazơ nitơ nên người ta gọi tên của các nuclêôtit theo tên

của các bazơ nitơ ( A = Ađênin, T = Timin, G = Guanin và X = Xitôzin).

+ Các nuclêôtit trên một mạch liên kết với nhau bằng liên kết phôtphođieste tạo thành chuỗi pôli-nuclêôtit.

Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung (A của mạch này

liên kết với T của mạch kia bằng 2 liên kết hiđrô và ngược lại; G của mạch này liên kết với X của mạch kia

bằng 3 liên kết hiđrô và ngược lại). Các liên kết phôtphodieste giữa các nuclêôtit trong chuỗi pôli- nuclêôtit

là các liên kết bền vững, chỉ những tác nhân đột biến có cường độ mạnh mới có thể làm ảnh hưởng tới liên

kết này do đó liên kết phôtphodieste giữ cho phân tử ADN sự bền vững nhất định. Ngược lại, liên kết hiđrô

là liên kết yếu nhưng ADN có rất nhiều liên kết hiđrô nên ADN vừa bền vững vừa linh hoạt, chính nhờ tính

linh hoạt này mà các enzim có thể sửa chữa các sai sót về trình tự sắp xếp các nuclêôtit.

Câu 2. Phân tử ADN ở vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15

phóng xạ. Nếu chuyển E.coli này sang môi trường

chỉ có N14

thì sau 4 lần nhân đôi sẽ có bao nhiêu phân tử ADN còn chứa N15

?

Chỉ có 2 phân tử, vì theo nguyên tắc bán bảo toàn chỉ có 2 mạch cũ nằm ở 2 phân tử, còn tất cả các mạch

mới đều chứa N14

+ Đầu 3’ – 5’ trên phân tử axit nuclêic nói lên điều gì?

+ Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần tìm hiểu về cấu trúc hóa học của phân tử axit nuclêic

+ Quan sát chuỗi pôlinuclêôtít cấu tạo nên phân tử ADN ta thấy đầu 3’ có nghĩa là đầu có vị trí cacbon thứ 3

của phân tử đường gắn với nhóm OH tự do; tương tự, đầu 5’ là đầu có vị trí cacbon thứ 5 của đường gắn với

nhóm phosphát tự do. Nên người ta vẫn thường gọi là 3’OH và 5’P

+ Nguyên nhân của việc phải thêm dấu phẩy (3’OH – 5’P) là vì trong mỗi nuclêôtit ngoài các phân tử đường

thì các bazơ nitơ cũng có mạch cacbon nên để phân biệt mạch cacbon của 2 phân tử này nên người ta phải

dùng dấu phẩy.

Câu 3. Nêu những điểm giống và khác nhau giữa nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ (E.coli) với nhân

đôi ADN ở sinh vật nhân thực?

+ Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực có cơ chế giống nhau

+ Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ xảy ra ở một đơn vị nhân đôi còn ở sinh vật nhân thực xảy ra ở nhiều

đơn vị nhân đôi. Mỗi đơn vị nhân đôi có 2 chạc hình chữ Y, mỗi chạc có 2 mạch được tổng hợp đồng thời.

Như vậy nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực xảy ra ở nhiều đơn vị trong mỗi phân tử ADN, trên nhiều phân

tử ADN, do đó rút ngắn thời gian nhân đôi của tất cả ADN.

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

Câu 4. Giả sử có một dạng sống mà axit nuclêic của nó chỉ có một mạch đơn và gồm ba loại nuclêôtit A,

G, U. Hãy cho biết: dạng sống đó là gì? Axit nuclêic của nó gọi là gì? Số bộ ba có thể có là bao nhiêu?

Số bộ ba không chứa A là bao nhiêu? Có bao nhiêu bộ ba chứa ít nhất một A?

+ Dạng sống đó là virut vì: axit nuclêic của nó chứa U.

+ Axit nuclêic này là axit Ribonucleic.

+ Số bộ ba có thể có là: 3x3x3 = 33 = 27

+ Số bộ ba không chứa A: 2x2x2 = 23=8

+ Số bộ ba chứa ít nhất 1 A: 19

Câu 5. Theo dõi quá trình tự nhân đôi của 1ADN, người ta thấy có 80 đoạn Okazaki, 90 đoạn mồi. Bằng

kiến thức di truyền đã học hãy biện luận để xác định ADN trên có ở loại tế bào nào?

Mỗi đơn vị tái bản có số ARN mồi = số đoạn Okazaki +2

Vậy quá trình tái bản ở trên phải có nhiều đơn vị tái bản.

=> Số đơn vị tái bản = đơn vị

Vậy, ADN trên có ở tế bào nhân thực vì có nhiều đơn vị tái bản cùng lúc.

Câu 6. Người ta tổng hợp một gen nhân tạo rồi chuyển gen đó vào vi khuẩn E. Coli. Hoạt động giải mã

của gen có diễn ra trong E. coli không? Giải thích tại sao?

Hoạt động giải mã vẫn diễn ra được vì mã di truyền có tính phổ biến chung cho sinh giới.

Câu 7. So sánh đặc điểm cấu tạo và tính chất di truyền của gen trong nhân và gen trong tế bào chất.

Giống nhau:

- Đều có khả năng nhân đôi, sao mã và điều khiển giải mã tổng hợp Prôtêin.

- Đều có thể bị đột biến và di truyền cho thế hệ sau.

Khác nhau:

Gen trong nhân Gen trong tế bào chất

- Nằm trên ADN của NST - Nằm trên ADN trong ti thể, lạp thể,

plasmit của vi khuẩn..

- ADN có dạng thẳng và có các cặp alen - ADN có dạng vòng, không chứa gen alen.

- Di truyền theo quy luật chặt chẽ do NST

bố mẹ phân bố đều trong hợp tử.

- Di truyền không theo quy luật chặt chẽ vì

khi phân bào tế bào chất không chia đều cho

2 tế bào con chính xác.

- Lượng ADN trong nhân nhiều hơn - Lượng ADN trong tế bào chất ít hơn

- Bố mẹ có vai trò ngang nhau trong sự di - Bố mẹ có vai trò không ngang nhau. Con

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

truyền tính trạng của con phát triển tính trạng theo dòng mẹ.

Câu 8. Gen là gì? - Gen là một đoạn của ADN mang thông tin mã hoá một sản phẩm xác định (chuỗi pôlipeptit hay một phân

tử ARN).

- Gen cấu trúc bao gồm 3 phần : Vùng điều hoà (nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc) – vùng mã hoá (ở giữa

gen) - vùng kết thúc (nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc - cuối gen).

- Gen ở sinh vật nhân sơ (vi khuẩn) mã hoá liên tục, ở sinh vật nhân thực có các đoạn không mã hoá (intrôn)

xen kẽ các đoạn mã hoá (êxôn).

Câu 9. Đặc điểm của mã di truyền? - Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong

prôtêin.

- Đặc điểm của mã di truyền :

+ Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định theo từng bộ ba (không gối lên nhau).

+ Mã di truyền có tính phổ biến (tất cả các loài đều có chung 1 bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ).

+ Mã di truyền có tính đặc hiệu (1 bộ ba chỉ mã hoá 1 loại axit amin).

+ Mã di truyền mang tính thoái hoá (nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho 1 loại axit amin, trừ AUG và

UGG).

Câu 9. Nhân đôi ADN được thực hiện như thế nào? - Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ, gồm 3 bước :

+ Bước 1 : Tháo xoắn phân tử ADN

Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc tái bản (hình chữ Y) và

để lộ ra 2 mạch khuôn.

+ Bước 2 : Tổng hợp các mạch ADN mới

ADN - pôlimerara xúc tác hình thành mạch đơn mới theo chiều 5’ -> 3’ (ngược chiều với mạch làm khuôn).

Các nuclêôtit của môi trường nội bào liên kết với mạch làm khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A – T, G – X).

Trên mạch mã gốc (3’ -> 5’) mạch mới được tổng liên tục.

Trên mạch bổ sung (5’ -> 3’) mạch mới được tổng hợp gián đoạn tạo nên các đoạn ngắn (đoạn Okazaki),

sau đó các đoạn Okazaki được nối với nhau nhờ enzim nối.

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

+ Bước 3 : Hai phân tử ADN được tạo thành

Các mạch mới tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn xoắn đến đó -> tạo thành phân tử ADN con, trong đó một

mạch mới được tổng hợp còn mạch kia là của ADN ban đầu (nguyên tắc bán bảo tồn).

Câu 10. Trình bày phiên mã và cơ chế hoạt động? + Đầu tiên ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch mã gốc (có chiều 3’"

5’) và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu.

+ Sau đó, ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3’" 5’ để tổng hợp nên mARN

theo nguyên tắc bổ sung (A - U ; G - X) theo chiều 5’ " 3’

+ Khi enzim di chuyển đến cuối gen gặp tín hiệu kết thúc " phiên mã kết thúc, phân tử mARN được giải

phóng. Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn của gen xoắn ngay lại.

Ở sinh vật nhân sơ, mARN sau phiên mã được sử dụng trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin.

Còn ở sinh vật nhân thực, mARN sau phiên mã phải được chế biến lại bằng cách loại bỏ các đoạn không mã

hoá (intrôn), nối các đoạn mã hoá (êxon) tạo ra mARN trưởng thành.

Câu 11. Trình bày dịch mã và cơ chế hoạt động? Gồm 2 giai đoạn :

+ Đầu tiên là hoạt hoá axit amin :

Axit amin + ATP + tARN -----> aa – tARN.

+ Sau đó, tổng hợp chuỗi pôlipeptit. Quá trình tổng hợp này được tiến hành qua 3 bước:

* Mở đầu : Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu (gần bộ ba mở đầu) và di

chuyển đến bộ ba mở đầu (AUG), aamở đầu - tARN tiến vào bộ ba mở đầu (đối mã của nó khớp với mã mở

đầu trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), sau đó tiểu phần lớn gắn vào tạo ribôxôm hoàn chỉnh.

* Kéo dài chuỗi pôlipeptit : aa1 - tARN tiến vào ribôxôm (đối mã của nó khớp với mã thứ nhất trên mARN

theo nguyên tắc bổ sung), một liên kết peptit được hình thành giữa axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất.

Ribôxôm chuyển dịch sang bộ ba thứ 2, tARN vận chuyển axit amin mở đầu được giải phóng. Tiếp theo,

aa2 - tARN tiến vào ribôxôm (đối mã của nó khớp với bộ ba thứ hai trên mARN theo nguyên tắc bổ sung),

hình thành liên kết peptit giữa axit amin thứ hai và axit amin thứ nhất. Ribôxôm chuyển dịch đến bộ ba thứ

ba, tARN vận chuyển axit amin mở đầu được giải phóng. Quá trình cứ tiếp tục như vậy đến bộ ba tiếp giáp

với bộ ba kết thúc của phân tử mARN.

* Kết thúc : Khi ribôxôm chuyển dịch sang bộ ba kết thúc thì quá trình dịch mã ngừng lại, 2 tiểu phần của

ribôxôm tách nhau ra. Một enzim đặc hiệu loại bỏ axit amin mở đầu và giải phóng chuỗi pôlipeptit.

Câu 12. Điều hòa hoạt động gen - Cơ chế điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ (theo mô hình Mônô và Jacôp) phụ thuộc vào cấu

trúc và sự điều hòa hoạt động của Ô-pê-rôn Lắc- tô-zơ (mô tả hình 3.1 SGK). Như vậy:

* Khi môi trường không có lactôzơ.

Gen điều hoà tổng hợp prôtêin ức chế. Prôtêin này liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã

làm cho các gen cấu trúc không hoạt động.

* Khi môi trường có lactôzơ.

Khi môi trường có lactôzơ, một số phân tử liên kết với prôtêin ức chế làm biến đổi cấu hình không gian ba

chiều của nó làm cho prôtêin ức chế không thể liên kết với vùng vận hành. Do đó ARN polimeraza có thể

liên kết được với vùng khởi động để tiến hành phiên mã.

Khi đường lactôzơ bị phân giải hết, prôtêin ức chế lại liên kết với vùng vận hành và quá trình phiên mã bị

dừng lại.

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

CÁC DẠNG BÀI TẬP

+ Gọi N: tổng nuclêôtit trong cả hai mạch ADN (hay gen).

+ Gọi L: chiều dài của ADN (hay gen).

+ Gọi M: khối lượng của ADN (hay gen).

+ Gọi C: số chu kì xoắn của ADN (hay gen).

DẠNG 1: TÍNH SỐ NU CỦA ADN ( HOẶC CỦA GEN )

1. Đối với mỗi mạch: Trong AND, 2 mạch bổ sung nhau nên số nu và chiều dài của 2 mạch bằng nhau.

Mạch 1: A1 T1 G1 X1

Mạch 2:

T2 A2 X2 G2

2. Đối với cả 2 mạch: Số nu mỗi loại của AND là số nu loại đó ở 2 mạch.

Cần nhớ:

A = T ; G = X 1 1.A G A G

T X T X

A + T + G + X = N 2A + 2G = N

A + G = A + X = T + G = T + X = 2

2

2

NA T G

N

NG X A

% % ; % %A T G X

A1 = T2 ; T1 = A2 ; G1 = X2 ; X1 = G2

A = T = A1 + A2 = T1 + T2 = A1 + T1 = A2+ T2

G = X = G1 + G2 = X1 + X2 = G1 + X1 = G2 + X2

%A + %G = 50% = N/2

%A1 + %A2 = %T1 + %T2 = %A = %T

2 2

%G1 + %G2 = %X1 + % X2 = %G = %X

2 2

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

+ Do mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nu = 20 nu nên ta có:

+ Mỗi nu có khối lượng là 300 đơn vị cacbon nên ta có:

Vd 1. Một gen có 60 vòng xoắn và có chứa 1450 liên kết hyđrô. Trên mạch thứ nhất của gen có

15% ađênin và 25% xitôzin. Xác định :

a. Số lƣợng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen.

b. Số lƣợng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen trên mỗi mạch gen.

Lời giải

a. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen :

Tổng số nuclêôtit của gen : N = 20 x 60 = 1200 (nu)

N = 1200 2A 2G 1200 A 350Theo ®Ò, ta cã hpt:

H =1450 2A 3G 1450 G 250

Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen :

+ G = X = 250 (nu) = 250/1200 x 100% = 20,8%

+ A = T = 1200/2 – 250 = 350 (nu) = 50% – 20,8% = 29,1%

b. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch của gen :

Mỗi mạch của gen có: 1200 : 2 = 600 (nu)

+ A1 = T2 = 15% = 15% .600 = 90 (nu)

+ X1 = G2 = 25% = 25% = 25%.600 = 150 (nu)

+ T1 = A2 = 350 – 90 = 260 (nu) = 260/600 x 100% = 43%

N = 20 x số chu kì xoắn = 20xC

N = khối lượng phân tử AND

300

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

+ G1 = X2 = 250 -150 = 100 ( nu ) = 100/600 .100% = 17%

Vd 2. Một gen có khối lƣợng 9.105 đvC và có 3900 liên kêt hiđrô, Mạch đơn thứ nhất của gen có

số nuclêôtit loại A = 150, mạch đối diện có X = 300 nuclêôtit. Xác định:

a. Tỉ lệ % và số lƣợng từng loại nuclêôtit của gen.

b. Tỉ lệ % và số lƣợng từng loại nuclêôtit trong mỗi mạch đơn của gen.

Lời giải

a. Tỉ lệ % và số lƣợng từng loại nuclêôtit của gen:

Tổng nuclêôtit của gen: 9.105 : 300 = 3000 (Nu)

Theo đề ta có: 2A + 3G = 3900; 2A + 2G = 3000

Suy ra: G = X = 900 Nu; A = T = 3000/2 - 900 = 600 (Nu).

Tỉ lệ % từng loại nuclêôtit của gen: A = T = 600/3000.100% = 20%.

G = X = 50% - 20% = 30%.

b. Tỉ lệ % và số lƣợng từng loại nuclêôtit trong mỗi mạch đơn:

Theo đề: A1 = 150 A2 = 600 - 150 = 450 Nu.

X2 = 300 X1 = 900 - 300 = 600 Nu.

Vậy tỉ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen:

Vd 3: Một gen dài 4080 Aº và có 3060 liên kết hiđrô.

a. Tìm số lƣợng từng loại nuclêôtit của gen.

b. Trên mạch thứ nhất của gen có tổng số giữa xitôzin với timin bằng 720, hiệu số giữa xitôzin với

timin bằng 120 nuclêôtit. Tính số lƣợng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen.

c. Gen thứ hai có cùng số liên kết hyđrô với gen thứ nhất nhƣng ít hơn gen thứ nhất bốn vòng xoắn.

Xác định số lƣợng từng loại nuclêôtit của gen thứ hai.

Lời giải

a. Số lƣợng từng loại nuclêôtit của gen:

Tổng số nuclêôtit của gen: N = 2.L/3,4 = 2.4080/3,4 = 2400 (nu)

Ta có:

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

- Theo đề: 2A + 3G = 3060 (1)

- Theo NTBS: 2A + 3G = 2400 (2)

Từ (1) và (2) => G = X = 660 (nu); A = T = 2400 / 2 - 660 = 540 (nu)

Vậy, số lượng từng loại nuclêôtit của gen:

+ G = X = 660 (nu)

+ A = T = 540 (nu)

b. Số lƣợng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn :

Số lượng nuclêôtit trên mỗi mạch gen: 2400: 2 = 1200 (nu)

Theo đề bài:

+ X1 + T1 = 720

+ X1 - T1 = 120

Suy ra X1 = (720 + 120) / 2 = 420 (nu)

T1 = 720 - 420 = 300 (nu)

Vậy, số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen:

X1 = G2 = 420 (nu)

T1 = A2 = 300 (nu)

A1 = T2 = A - A2 = 540 - 300 = 240 (nu)

G1 = X2 = G - G2 = 660 - 420 = 240 (nu)

c. Số lƣợng từng loại nuclêôtit của gen II :

Số lượng nuclêôtit của gen II: 2400 - 4 . 20 = 2320 (nu)

+ Theo đề: 2A + 3G = 3060 (1)

+ Theo NTBS: 2A + 2G = 2320 (2)

Từ (1) và (2) suy ra: G = 740

Vậy gen II có:

+ G = X = 740 (nu)

+ A = T = 2320 / 2 - 740 = 420 (nu)

Vd 4. Một gen có 107 chu kì xoắn sẽ có khối lƣợng bao nhiêu đvC?

Lời giải

Số nuclêôtit của gen thứ tư: 107 x 20 = 2140 (Nu)

Khối lượng của gen thứ tư: 2140 x 300 = 642000 đvC

Xác định tỉ lệ phần trăm các loại nuclêôtit trong phân tử ADN, cho biết:

Vd 5. Tính tỉ lệ phần trăm từng laọi nu trong mỗi câu sau:

a. Gen thứ nhất có X = 21%.

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

b. Gen thứ hai có tỉ lệ giữa các loại nuclêôtit: 3

.7

A T

G X

c. Gen thứ ba có A = 4G.

d. Gen thứ tƣ có tổng của hai loại nuclêỏtit bằng 64% số nuclêôtit của toàn phân tử.

Lời giải

a. Theo NTBS ta có A = T, G = X = 21%.

Theo đề, ta có: A + X = 50% A = T = 50% - 21% = 29%.

b. Vì A = T, G = X

3 2 3 3 50%5%

7 2 7 7 3 7 10 10

A T A A A G A G

G X G G

Suy ra A = T = 15%; G = X = 50% - 15% = 35%.

c. Theo đề ta có: A = 4G (1)

Theo NTBS ta có: A + G = 50% (2)

Thay (1) vào (2) ta suy ra G = X = 10%; A = T = 50% - 10% = 40%.

d. Theo NTBS ta có tổng của hai loại nuclêôtit không bổ sung nhau luôn luôn bằng 50% tổng số nuclêôtit

của toàn phân tử. Theo đề, tổng của hai loại nuclêôtit bằng 64% chỉ có thể là tổng của hai loại nuclêôtit bổ

sung.

+ Trường hợp 1: Nếu A + T = 64% Ạ = T = 64%

32%2

; G = X = 50% - 32% = 18%.

+ Trường hợp 2: Nếu G + X = 64% G = X = 32%; A = T = 18%.

Vd 6. Trên mạch thứ nhất của gen có tổng số ađênin với timin bằng 60% số nuclêôtit của mạch. Trên

mạch thứ hai của gen có hiệu số giữa xitôzin với guanin bằng 10%, tích số giữa ađênin với timin bằng

5% số nuclêôtit của mạch (với ađênin nhiều hơn timin).

a. Xác định tỉ lệ % từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn và của cả gen .

b. Nếu gen trên 3598 liên kết hóa trị. Gen tự sao bốn lần. Xác định:

+ Số lƣợng từng loại nuclêôtit môi trƣờng cung cấp cho gen tự sao.

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

+ Số liên kết hyđrô chứa trong các gen con đƣợc tạo ra.

Lời giải

a. Tỉ lệ từng loại nuclêôtit của mỗi mạch và của cả gen:

Theo đề bài, gen có:

+ A1 + T1 = 60% => T1 = 60% - A1

+ A1 x T2 = 5% => A1 x T1 = 5%

Vậy: A1 (60% - A1) = 5% → (A1)2 - 0,6A1 + 0,05 = 0

Giải phương trình ta được A1 = 0,5 hoặc A1 = 0,1.

Với A2 > T2 => A1 < T1

A1 = T2 = 0,1 = 10%; T1 = A2 = 0,5 = 50%

Mạch 2 có: X2 - G2 = 10%; X2 + G2 = 100% = (10% + 50%) = 40%

X2 = 25% và G2 = 15%

Vậy, tỉ lệ từng loại nuclêôtit:

- Của mỗi mạch đơn :

+ A1 = T2 = 10%

+ T1 = A2 = 50%

+ G1 = X2 = 25%

+ X1 = G2 = 15%

- Của cả gen :

+ A = T = 10% + 50%/2 = 30%

+ G = X = 50% - 30% = 20%

b. Số lƣợng từng loại nuclêôtit môi trƣờng cung cấp:

Tổng số nuclêôtit của gen: (3598 + 2 )/2 = 1800 (nu)

A = T = 30% . 1800 = 540 (nu); G = X= 20% . 1800 = 360 (nu)

Số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen tự sao bốn lần:

Amt = Tmt = (24 - 1) . 540 = 8100 (nu); Gmt = Xmt = (2

4 - 1) . 360 = 5400 (nu)

b. Số liên kết hyđrô trong các gen con:

Số liên kết hyđrô của mỗi gen: 2A + 3G = 2 . 540 + 3 . 360 = 2160

Số liên kết hyđrô trong các gen con: 2160 x 24 = 34560 liên kết

Vd 7: Hai gen dài bằng nhau:

- Gen thứ nhất có 3321 liên kết hyđrô và có hiệu số giữa Guanin với một loại nuclêôtit khác bằng

20% số nuclêôtit của gen.

- Gen thứ hai nhiều hơn gen thứ nhất 65 Ađênin.

Xác định:

1. Số lƣợng từng loại nuclêôtit của gen thứ nhất.

2. Số lƣợng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen thứ hai.

Lời giải

a. Gen thứ nhất :

- Gọi N l à số nuclêôtit của gen:

+ Theo đề: G - A = 20% N (1)

+ Theo NTBS: G + A = 50% N (2)

Từ (1) và (2) suy ra: G = X = 35% N; A = T = 50%N - 35% N = 15%N

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

Số liên kết hyđrô của gen :

+ H = 2A + 3G = 3321 liên kết suy ra: 2x15/100N + 3xG 35/100N = 3321 => 135N = 332100

=> N = 2460

- Số lượng từng loại nuclơtit của gen:

+ A = T = 15% . 2460 = 369 (nu)

+ G = X = 35% . 2460 = 861 (nu)

2. Gen thứ hai:

Số nuclêôtit của gen thứ hai bằng 2460.

Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen thứ hai:

+ A = T = 369 + 65 = 434 (nu) = 434/ 2460 . 100% = 17,6%

+ G = X = 50% - 17,6% = 32,4% = 32,4% . 2460 = 769 (nu)

Vd 8. Một đoạn ADN chứa hai gen:

- Gen thứ nhất dài 0,51 μm và có tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mạch đơn thứ nhất nhƣ sau:

A : T : G : X = 1 : 2 : 3 : 4

- Gen thứ hai dài bằng phân nửa chiều dài của gen thứ nhất và có số lƣợng nuclêôtit từng loại trên

mạch đơn thứ hai là: A = T/2 = G/3 = X/4

Xác định:

a. Số lƣợng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của mỗi gen.

b. Số lƣợng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của đoạn ADN

c. Số liên kết hyđrô và số liên kết hóa trị của đoạn AND

Lời giải

a. Số lƣợng và tỉ lệ từng loại nuclêôtlt trên mỗi mạch đơn của mỗi gen:

+ Gen thứ nhất:

- Tổng số nuclêôtit của gen: (0,51 . 104 .2 )/ 3,4 = 3000 (nu)

- Số nuclêôtit trên mỗi mạch gen: 3000 : 2 = 1500 (nu)

Theo đề bài:

A1 : T1 : G1 : X1 = 1 : 2 : 3 : 4 = 10% : 20% : 30% : 40%

- Vậy số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen thứ nhất:

+ A1 = T2 = 10% = 10% . 1500 = 150 (nu)

+ T1 = A2 = 20% = 20% . 1500 = 300 (nu)

+ G1 = X2 = 30% = 30% . 1500 = 450 (nu)

+ X1 = G2 = 40% = 40% .1500 = 600 (nu)

+ Gen thứ hai:

- Số nuclêôtit của gen: 3000 : 2 =1500 (nu)

- Số nuclêôtit trên mỗi mạch gen: 1500 : 2 = 750 (nu)

Theo đề bài: A2 = T2/2 = G2/3 = X2/4 => T2 = 2A2, G2 = 3A2, X2 = 4A2

A2 + T2 + G2 + X2 = 750

A2 + 2A2 + 3A2 + 4A2 = 750 → A2 = 75

- Vậy, số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen thứ hai:

+ T1 = A2 = 75 (nu) = 75/750 . 100% = 10%

+ A1 = T2 = 2 . 10% = 20% = 20% .750 = 150 (nu)

+ X1 = G2 = 3 . 10% = 30% = 30% . 750 = 225 (nu)

+ G1 = X2 = 10% . 4 = 40% = 40% . 750 = 300 (nu)

b. Số lƣợng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của đoạn ADN :

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

- Đoạn ADN có: 3000 + 1500 = 4500 (nu)

- A = T = 150 + 300 + 75 +150 = 675 (nu) = 675/400 . 100% = 15%

- G = X = 50% - 15% = 35% = 35% . 4500 = 1575 (nu)

c. Số liên kết hyđrô và số liên kết hóa trị của đoạn AND:

- Số liên kết hyđrô: 2A + 3G = 2. 675 + 3. 1575 = 6075 liên kết

- Số liên kết hóa trị: 2N - 2 = 2 . 4500 -2 = 8998 liên kết

DẠNG 2: TÍNH CHIỀU DÀI

Mỗi mạch có N/2 nu, chiều dài của 1 nu là 3,4 A0 .

Vd. Một gen có 2400(nu). Tính chiều dài của gen.

Lời giải

Chiều dài của gen là:

02400.3,4 .3,4 4080

2 2

NL A

DẠNG 3: TÍNH SỐ LIÊN KẾT HIDRO VÀ SỐ LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ

1. Số liên kết Hidro:

A của mạch này liên kết với T của mạch kia bằng 2 liên kết hidro.

G của mạch này liên kết với X của mạch kia bằng 3 liên kết hidro.

Vd. Một gen có 1200(nu). Số nu loại A bằng 4 lần số nu loại G. Tính số liên kết H của gen.

Lời giải

N = 1200 2A 2G 1200 2A 2G 1200 A 480Theo ®Ò, ta cã hpt:

H =1450 A 4G A 4G 0 G 120

Số liên kết của gen là:

2 3 2.480 3.120 1320H A G (liên kết).

2. Số liên kết cộng hóa trị:

Trong mỗi mạch đơn, 2 nu kế tiếp nối với nhau bằng một liên kết hóa trị, vậy N/2 nu sẽ có số liên

kết hóa trị là N/2 – 1 liên kết.

Số liên kết hóa trị giữa các nu trong cả 2 mạch của AND là: ( N/2 – 1 )2 = N – 2

Trong mỗi nu có một liên kết hóa trị ở axit photphoric với đường C5H10O4.

Số liên kết hóa trị trong cả phân tử AND là:

Vd. Một gen có chiều dài 5100A0. Tính số liên kết cộng hóa trị của gen.

H = 2A + 3G

L = N x 3,4 A0

2

1 micromet (µm) = 104 A

0.

1 micromet = 106nanomet (nm).

1 mm = 103 µm = 10

6 nm = 10

7 A

0 .

1g=1012

pg (picrogam)

N – 2 + N = 2N – 2 .

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

Lời giải

L.2 5100.2

Tæng sè nu cña gen: N = 3000(nu).3,4 3,4

Số liên kết cộng hoá trị của gen là:

2 2 2.3000 2 5998N (liên kết).

DẠNG 4: TÍNH SỐ NU TỰ DO CẦN DÙNG

1. Qua 1 đợt nhân đôi:

Vd 1. Một gen có chiều dài 5100A0. Biết số nu loại A bằng 3 lần số nu loại G. Tính số nu tự do môi

trƣờng nội bào cần cung cấp để gen nhân đôi một lần.

Lời giải

L.2 5100.2Tæng sè nu cña gen: N = 3000(nu).

3,4 3,4

N = 1200 2A 2G 3000 2A 2G 1200 A 1125Theo ®Ò, ta cã hpt:

H =1450 A 3G A 3G 0 G 375

Số nu tự do môi trường nội bào cần cung cấp để gen nhân đôi một lần.

Atd = Ttd = A = T = 1125 (nu)

Gtd = Xtd = G = X = 375 (nu)

2. Qua nhiều đợt tự nhân đôi:

Tổng số AND tạo thành:

Số ADN con có 2 mạch hoàn toàn mới:

Số nu tự do cần dùng:

Vd 2. Một gen có chiều dài 5100A0. Biết số nu loại A bằng 3 lần số nu loại G. Tính số nu tự do môi

trƣờng nội bào cần cung cấp để gen nhân đôi ba lần.

Lời giải

Atd = Ttd = A = T

Gtd = Xtd = G = X

AND tạo thành = 2x

AND con có 2 mạch hoàn toàn mới = 2x – 2

Atd = Ttd = A( 2x – 1 ) Gtd = Xtd = G( 2

x – 1 ) Ntd = N( 2

x – 1 )

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

L.2 5100.2Tæng sè nu cña gen: N = 3000(nu).

3,4 3,4

N = 1200 2A 2G 3000 2A 2G 1200 A 1125Theo ®Ò, ta cã hpt:

H =1450 A 3G A 3G 0 G 375

Số nu tự do môi trường nội bào cần cung cấp để gen nhân đôi ba lần.

Atd = Ttd = A ( 23 – 1 ) = 1125.8 = 9000(nu)

Gtd = Xtd = X ( 23 – 1 ) = 3000 (nu)

Vd 3. Một gen có chiều dài 4080A0 tái bản một số lần đã cần môi trƣờng nội bào cung cấp 16800 nu tự

do thuộc các loại môi trƣờng nội bào cần cung cấp để gen nhân đôi ba lần.

Lời giải

L.2 4080.2

Tæng sè nu cña gen: N = 2400(nu).3,4 3,4

Theo đề, ta có pt: Ntd = N( 2x – 1) 16800 = 2400( 2

x – 1) x = 3

Vậy gen đã nhân đôi 3 lần.

Vd 4. Một gen có khối lƣợng 405000đvC tái bản một số lần đã cần môi trƣờng nội bào cung cấp

nguyên liệu 9450 nuclêôtit tự do thuộc các loại, trong đó có 3780 nuclêôtit tự do loại G.

a. Tế bào chứa gen trên đã nguyên phân bao nhiêu lần?

b. Số nuclêôtit mỗi loại có trong gen ban đầu.

Lời giải

a. Số lần nguyên phân của tế bào:

Số nuclêôtit: 405000/300 = 1350 Nu.

Gọi x:là số lần tái bản của gen cũng là số lần nguyên phân của tế bào chứa gen trên (n Z+).

Theo đề ta có: (2n - 1). 1350 = 9450 2n - 1 = 9450 : 1350 = 7. 2x = 8 = 2

3 n = 3.

Vậy tế bào chứa gen trên nguyên phân 3 lần.

b. Số nuclêôtit mỗi loại có trong gen ban đầu:

Theo đề ta có: (23

- 1). G = 3780.

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

G = X = (3780 : 7) = 540 Nu.; A = T = (1350 : 2) - 540 = 135 Nu.

DẠNG 5: TÍNH SỐ LIÊN KẾT H - CỘNG HÓA TRỊ ĐƢỢC HÌNH THÀNH VÀ PHÁ VỠ

1. Qua 1 đợt tự nhân đôi:

2. Qua nhiều đợt tự nhân đôi:

x

h×nh thµnhH 2H. 2 1

Vd 1 : Một gen có 3600 nuclêôtit, có hiệu số nuclêôtit loại G với loại nuclêôtit khác chiếm 10% tổng số

nuclêôtit của gen.Tính:

a. Số liên kết hidro bị phá vỡ khi gen nhân đôi 4 lần?.

b. Số liên kết hidro hình thành khi gen nhân đôi 4 lần ?.

Lời giải

Theo đề , ta có : %G – % A = 10% và %G + % A = 50% => G = 30 % và A = 20%

Số nucleotit loại G trong gen đó là 30% x 3600 = 1080

Số nucleotit loại A trong gen đó là 20% x 3600 = 720

Số liên kết H trong một mạch là : H = 2A + 3G = 2.720 + 3.1080 = 4680

a. Số liên kết H bị phá vỡ khi gen nhân đôi 4 lần là : Hbị phá vỡ = H( 2x – 1 ) = 4680 x (2

4 - 1) = 70200

b. Số liên kết H được hình thành khi gen nhân đôi 4 lần: 2 × 4680 × (24

- 1 ) = 140400

Vd 2: Một phân tử ADN nhân thực có 50 chu kì xoắn. Phân tử ADN này nhân đôi liên tiếp 4 lần. Tính số

liên kết hóa trị được hình thành giữa các nucleotit trong quá trình nhân đôi .

Lời giải

Số lượng nucleotit trong phân tử AND: N = 20C = 50 x 20 = 1000 Nu

Số liên kết hoá trị trong phân tử AND: Y = N – 2 = 1000 - 2 = 998 (liên kết)

Số liên kết hóa trị mới được hình thành giữa các nucleotit sau 4 lần nhân đôi: ' . 2 1xY Y = 998 × ( –

1 ) = 14970 (liên kết)

DẠNG 6: TÍNH THỜI GIAN TỰ SAO

Hphá vỡ = HADN Hhình thành = 2 x HADN HThình thành = 2( N/2 – 1 )H = ( N – 2 )H

Hbị phá vỡ = H( 2x – 1 ) HThình thành = ( N – 2 )( 2

x – 1 )

TGtự sao = N

Tốc độ tự sao TGtự sao = dt N

2 dt là thời gian tiếp nhận và liên kết 1 nu .

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

DẠNG 7: TÍNH SỐ CÁCH MÃ HÓA CỦA ARN VÀ SỐ CÁCH SẮP ĐẶT A AMIN TRONG

CHUỖI POLIPEPTIT

Các loại a.amin và các bộ ba mã hoá: Có 20 loại a amin thường gặp trong các phân tử prôtêin như sau :

1) Glixêrin : Gly 2) Alanin : Ala 3) Valin : Val 4 ) Lơxin : Leu

5) Izolơxin : Ile 6 ) Xerin : Ser 7 ) Treonin : Thr 8 ) Xistein : Cys

9) Metionin : Met 10) A. aspartic : Asp 11)Asparagin : Asn 12) A glutamic : Glu

13) Glutamin :Gln 14) Arginin : Arg 15) Lizin : Lys 16) Phenilalanin :Phe

17) Tirozin: Tyr 18) Histidin : His 19) Triptofan : Trp 20) Prôlin : pro

Bảng bộ ba mật mã

U X A G

U

U U U

U U X phe

U U A

U U G Leu

U X U

U X X

U X A Ser

U X G

U A U Tyr

U A X

U A A **

U A G **

U G U

U G X Cys

U G A **

U G G Trp

U

X

A

G

X

X U U

X U X Leu

X U A

X U G

X X U

X X X Pro

X X A

X X G

X A U His

X A X

X A A

X A G Gln

X G U

X G X

X G A Arg

X G G

U

X

A

G

A

A U A

A U X He

A U A

A U G * Met

A X U

A X X Thr

A X A

A X G

A A U Asn

A A X

A A A

A A G Lys

A G U

A G X Ser

A G A

A G G Arg

U

X

A

G

G

G U U

G U X Val

G U A

G U G * Val

G X U

G X X

G X A Ala

G X G

G A U

G A X Asp

G A A

G A G Glu

G G U

G G X

G G A Gli

G G G

U

X

A

G

Kí hiệu : * mã mở đầu ; ** mã kết thúc

KIẺM TRA TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Trong các phát biểu sau về gen của tế bào sinh vật, phát biểu nào là chưa chính xác? A. Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định

B. Gen chỉ có thể tồn tại trong nhân tế bào

C. Sản phẩm do gen mã hóa có thể là ARN hoặc chuỗi polipeptit

D. Gen qui định tính trạng của cơ thể sinh vật.

Câu 2. Giữa các đơn phân trong phân tử ADN có các loại liên kết hoá học nào sau đây? A. Liên kết hiđrô và liên kết hoá trị B. Liên kết peptit và liên kết hiđrô

C. Liên kết hoá trị D. Liên kết hiđrô

Cần nhớ:

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

+ Trong ADN có 2 loại liên kết hóa học là: liên kết cộng hóa trị và liên kết Hiđro

- Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa Nu này với Nu kia trong cùng 1 mạch, tạo thành mạch Polinuclêôtit

- Liên kết Hi đrô là liên kết giữa Nu của mạch này với Nu của mạch kia.

- Số lượng liên kết Hiđrô như sau:

+ Giữa cặp A -T = 2H ( Có 2 liên kết Hiđrô giữa cặp A và T ) ; cặp G –X = 3H. ( Có 3 liên kết hiđrô giữa

cặp G và X )

+ Các Nu giữa mạch này với mạch kia liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung là :

- Loại A ở mạch này liên kết với loại T ở mạch kia ( ngược lại ).

- Loại G ở mạch này liên kết với loại X ở mạch kia ( ngược lại ).

* Mỗi Nu có 3 phần : - Axit H3PO4

- Đường Pentozơ : C5H10O4

- Bazơ Nitric : Có 4 loại bazơ là: A ; T ; G ; X

Câu 3. Vi khuẩn thuộc nhóm tế bào nhân sơ, hệ gen chính của vi khuẩn nằm trong cấu trúc nào dưới

đây A. ADN dạng thẳng mạch kép B. ARN trong tế bào chất

C. Plasmit D. ADN dạng vòng

Câu 4. Một trong những đặc điểm của các gen ngoài nhân ở sinh vật nhân thực là A. không bị đột biến dưới tác động của các tác nhân gây đột biến

B. không được phân phối đều cho các tế bào con

C. luôn tồn tại thành từng cặp alen

D. chỉ mã hóa cho các prôtêin tham gia cấu trúc nhiễm sắc thể

Câu 5. Trong quá trình quy định đặc điểm của cơ thể gen đã mã hoá cho những sản phẩm nào? A. ARN hoặc polipeptit B. ADN hoặc ARN

C. ADN hoặc prôtêin D. ARN hoặc prôtêin

Câu 6. Đặc điểm có nhiều bộ 3 cùng mã hóa cho một axit amin là đặc tính nào của mã di truyền A. Tính liên tục B. Tính đặc hiệu C. Tính thoái hóa D. Tính phổ biến

Câu 7. Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba đó là: A. UGU, UAA, UAG B. UUG, UGA, UAG C. UAG, UAA, UGA D. UUG, UAA, UGA

Câu 8. Bản chất của mã di truyền là A. các axit amin đựơc mã hoá trong gen.

B. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.

C. ba nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axit amin.

D. một bộ ba mã hoá cho một axit amin.

Câu 9. Các mã di truyền nào sau đây chỉ mã hoá 1 loại axit amin: (1) UAA; (2) AUG; (3) GUU; (4)

XGA; (5) UGG; (6) UUU. A. 2,5. B. 2, 4. C. 2,3,4, 5. D. 4,5.

Cần nhớ :

Năm 1966, tất cả 64 codon đã được giải hoàn toàn bằng thực nghiệm. Sau đây là bảng các codon và axit

amin tương ứng

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

Lysin AAA, AAG

Axit aspartic GAU, GAX

Axit glutamic GAA, GAG

Cystenin UGU, UGX

Tryptophan UGG

Arginin XGU, XGX, XGA, XGG, AGA, AGG

Glycin GGU, GGX, GGA, GGG

Không mã hoá axit amin nào UAA, UAG, UGA

Câu 10. Trong quá trình tự nhân đôi ADN, chuỗi pôlinuclêôtit mới được tổng hợp theo chiều nào? A. Chiều từ 3’ đến 5’ B. Chiều từ 4’ đến 2’

C. Chiều từ 2’ đến 4’ D. Chiều từ 5’ đến 3’

Câu 11. Nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất hiện các đoạn Okazaki trong quá trình tự nhân đôi ADN là

gì? A. Nguyên tắc bán bảo toàn chi phối ADN tự sao B. ARN-pôlimeraza chỉ trược theo chiều 5' - 3'

C. Nguyên tắc bổ sung chi phối sự lắp ráp nuclêotit D. Pôlinuclêotit mới chỉ tạo thành theo chiều 5' - 3'

Câu 12. Số lượng các loại nucleotit trên ADN luôn tuân theo nguyên tắc bổ sung, kết luận nào sau đây

là đúng theo NTBS? A. A + G có số lượng bằng T + X B. A + G có số lượng nhiều hơn T + X

C. A + T có số lượng ít hơn G + X D. A = T = G = X

Câu 16. Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn Ecoli chỉ chứa N 15

. Nếu chuyển những vi khuẩn này sang

môi trường chỉ có N14

thì mỗi tế bào vi khuẩn Ecoli sau 5 lần nhân đôi thì sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN

trong vùng nhân chỉ chứa N14

?

A. 20 B. 25 C. 30 D. 40

Gợi ý : Khi chuyển vi khuẩn sang môi trường chỉ có N14

, các phân tử ADN trong vùng nhân chỉ chứa N14

phân tử ADN có nguyên liệu hoàn toàn mới từ môi trường .

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

Số phân tử ADN con được tạo ra sau 5 lần nhân đôi là: 25 = 32 phân tử

Số phân tử có nguyên liệu hoàn toàn mới sẽ là: 32 - 2 = 30 phân tử

Sau 5 lần nhân đôi trong môi trường có chứa N14 thì sẽ tạo ra 30 phân tử trong vùng nhân chỉ chứa N

14

Câu 13. Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì? A. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.

B. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.

C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

D. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.

Câu 14. Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là: A. tháo xoắn phân tử ADN

B. lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.

C. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của ADN

D. nối các đoạn Okazaki với nhau

Câu 15. Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có

tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba? A. 6 loại mã bộ ba B. 3 loại mã bộ ba. C. 27 loại mã bộ ba D. 9 loại mã bộ ba

Câu 16. Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi đơn vị tái bản có một mạch được tổng hợp liên

tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn? A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.

B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.

C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’.

D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’.

Câu 18. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền

B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.

C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin

D. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin

Câu 19. Bản chất của mã di truyền là A. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.

B. các axit amin đựơc mã hoá trong gen.

C. ba nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axit amin

D. một bộ ba mã hoá cho một axit amin.

Câu 20. Khi nói quá trình tự nhân đôi ADN tuân theo nguyên tắc bán bảo toàn có nghĩa là A. Phân tử ADN con được tạo thành có một nửa giống phân tử ADN mẹ

B. ADN con được tạo ra gồm 1 mạch có nguồn gốc từ ADN mẹ mạch còn lại được tổng hợp từ môi trường

C. 1 nửa số phân tử ADN con được tạo ra có trình tự giống ADN mẹ

D. Phân tử ADN được tạo thành có 1 nửa đoạn có trình tự giống ADN mẹ

Câu 21. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ligaza có vai trò A. tổng hợp và kéo dài mạch mới B. tháo xoắn phân tử ADN

C. nối các đoạn Okazaki với nhau D. tách hai mạch đơn của phân tử AND

Câu 1 : Di truyền học hiện đại đã chứng minh ADN tái bản theo nguyên tắc:

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

A. Bảo toàn; B. Bán bảo toàn C. Nửa gián đoạn D. Cả B và C

Câu 22: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cấu trúc của:

1. ADN dạng xoắn kép 2. ADN dạng xoắn đơn

3. Cấu trúc ARN vận chuyển 4. Trong cấu trúc của prôtêin.

Câu trả lời đúng

A. 1, 2 B. 2, 3 C. 1, 4 D. 1, 3

Câu 23: Ở cấp độ phân tử, cơ chế nào giải thích hiện tượng con có những tính trạng giống bố mẹ?

A. Quá trình nhân đôi ADN B.Quá trình tổng hợp ARN

B. Sự tổng hợp prôtêin dựa trên thông tin di truyền của AND D. Cả A, B, C

Câu 24 : Câu có nội dung đúng sau đây là:

A.Gen tổng hợp ARN theo nguyên tắc “giữ lại một nửa”

B. Chiều dài của mARN bằng chiều dài của một mạch ADN

C. Số lượng đơn phân của phân tử mARN bằng phân nửa số đơn phân của phân tử ADN

D. Cả 3 câu A, B, C đều sai

Câu 25 : Khi nói về quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN) ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây

là không đúng ?

A. trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN polimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN.

B. trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T , G với X và ngược lại.

C. trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng

hợp từ phân tử ADN mẹ.

D. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử tạo ra nhiều đơn vị tái bản.

Câu 26 : Trong quá trình tự nhân đôi của ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau để tạo thành sợi

hoàn chỉnh nhờ loại enzim nào sau đây?

A. Ligaza B. ADN polymeraza C. ARN polymeraza D. Helicaza

Câu 27 : Một nhà nghiên cứu tiến hành tách chiết, tinh sạch các thành phần nguyên liệu cần thiết cho

việc nhân đôi ADN. Khi trộn các thành phần nguyên liệu với nhau rồi đưa vào điều kiện thuận lợi, quá

trình tái bản ADN xảy ra. Khi phân tích sản phẩm nhân đôi thấy có những đoạn ADN ngắn khoảng vài

trăm cặp nu. Vậy trong hỗn hợp thành phần tham gia đã thiếu thành phần nào sau đây?

A. Enzim ADN pôlimeraza B. Enzim ligaza C. Các đoạn Okazaki D. Các nuclêôtit

Câu 28: Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN pôlimeraza là

A. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của phân tử ADN.

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

B. nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục.

C. tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN.

D. tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử ADN.

Câu 29: Ở sinh vật nhân thực, sự nhân đôi ADN diễn ra ở:

A. Kì trước B. Pha G1 C. Pha S D. Pha G2

Câu 30: Tái bản ADN ở sinh vật nhân chuẩn có sự phân biệt với tái bản ADN ở Ecoli là:

1. Chiều tái bản 2. Hệ enzim tái bản

3. Nguyên liệu tái bản 4. Số lượng đơn vị tái bản 5. Nguyên tắc tái bản.

Câu trả lời đúng là:

A. 1, 2 B. 2,3 C. 2, 4 D. 3, 5

Câu 31. Theo bạn đâu là điểm khác nhau cơ bản nhất giữa tổng hợp ADN và tổng hợp mARN:

1. Loại enzim xúc tác 2. Kết quả tổng hợp;

3. Nguyên tắc tổng hợp 4. Chiều tổng hợp

Câu trả lời đúng là:

A. 1, 2, 3 B. 2, 3, 4 C. 1, 3, 4 D. 1, 2, 3, 4

Câu 32: Khi nói về các phân tử ADN ở trong nhân của cùng một tế bào sinh dưỡng, xét các phát biểu

sau đây:

1- Các phân tử nhân đôi độc lập và diễn ra ở các thời điểm khác nhau.

2- Có số lượng, hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài.

3- Thường mang các gen phân mảnh và tồn tại theo cặp alen.

4- Có độ dài và số lượng nucleotit luôn bằng nhau.

5- Có cấu trúc mạch kép thẳng.

Có bao nhiêu phát biểu đúng ?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 33 : Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, xét các phát biểu sau đây:

1- Enzim ADN polimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN.

2- Enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ.

3- Có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại.

4- Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (đơn vị tái

bản).

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

5- Diễn ra ở pha S của chu kì tế bào.

Có bao nhiêu phát biểu đúng

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 34 : Một trong những điểm khác nhau trong quá trình nhân đôi ADN giữa tế bào nhân thực với tế

bào nhân sơ là :

A. Số lượng các đơn vị nhân đôi B. Nguyên tắc nhân đôi C. Nguyên liệu dùng để tổng hợp

D. Chiều tổng hợp

Câu 35 : Điểm giống nhau giữa tự nhân đôi ADN và tổng hợp ARN là:

A. Đều dựa vào khuôn mẫu trên phân tử ADN B. Đều xảy ra trên suốt chiều dài của ADN mẫu

C. Đều có 2 mạch của ADN làm mạch gốc D. Chỉ sử dụng một mạch của ADN làm mạch gốc

Câu 36: Gen là một đoạn của phân tử ADN

A. mang thông tin mã hoá chuỗi polipeptit hay phân tử ARN.

B. mang thông tin di truyền của các loài.

C. mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.

D. chứa các bộ 3 mã hoá các axit amin.

Câu 37: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên

tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?

A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.

B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.

C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’.

D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’.

Câu 38: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là

A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.

B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.

C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.

D. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.

Câu 39: Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu

hiện đặc điểm gì của mã di truyền?

A. Mã di truyền có tính đặc hiệu. B. Mã di truyền có tính thoái hóa.

C. Mã di truyền có tính phổ biến. D. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.

Câu 40: Gen không phân mảnh có

A. vùng mã hoá liên tục. B. vùng mã hoá không liên tục.

C. cả exôn và intrôn. D. các đoạn intrôn.

Câu 41: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử

ARN được gọi là

A. codon. B. gen. C. anticodon. D. mã di truyền.

Câu 42: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?

A. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.

B. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.

C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

D. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

Câu 43: Bản chất của mã di truyền là

A. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.

B. các axit amin đựơc mã hoá trong gen.

C. ba nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một aa

D. một bộ ba mã hoá cho một axit amin.

Câu 44: Vùng kết thúc của gen là vùng

A. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã

B. mang tín hiệu kết thúc phiên mã

C. quy định trình tự sắp xếp các aa trong phân tử prôtêin

D. mang thông tin mã hoá các aa

Câu 45: Mã di truyền mang tính thoái hoá, tức là:

A. nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin

B. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền

C. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền

D. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin

Câu 46: Mã di truyền có tính phổ biến, tức là

A. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền

B. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin

C. một bô ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin

D. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài loài ngoại lệ

Câu 47: Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được hình thành từ

các nuclêôtit tự do. Đây là cơ sở của nguyên tắc:

A. bổ sung. B. bán bảo toàn.

C. bổ sung và bảo toàn. D. bổ sung và bán bảo toàn.

Câu 48: Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm các vùng theo trình tự là:

A. vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng mã hoá.

B. vùng điều hoà, vùng mã hoá, vùng kết thúc.

C. vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng kết thúc.

D. vùng vận hành, vùng mã hoá, vùng kết thúc.

Câu 49: Vùng nào của gen quyết định cấu trúc phân tử protêin do nó quy định tổng hợp?

A. Vùng kết thúc. B. Vùng điều hòa.

C. Vùng mã hóa. D. Cả ba vùng của gen.

Câu 50: Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục

nhờ enzim nối, enzim nối đó là

A. ADN giraza B. ADN pôlimeraza

C. hêlicaza D. ADN ligaza

Câu 51: Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba đó là:

A. UGU, UAA, UAG B. UUG, UGA, UAG

C. UAG, UAA, UGA D. UUG, UAA, UGA

Câu 52: Intron là:

A. đoạn gen không mã hóa axit amin.

B. đoạn gen mã hóa axit amin.

C. gen phân mảnh xen kẽ với các êxôn.

D. đoạn gen mang tính hiệu kết thúc phiên mã.

Câu 53: Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là:

A. tháo xoắn phân tử ADN.

B. lắp ráp các nuclêôtit tự do theo NTBS với mỗi mạch khuôn của ADN.

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

C. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của ADN.

D. nối các đoạn Okazaki với nhau.

Câu 54: Vùng mã hoá của gen là vùng

A. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát phiên mã B. mang tín hiệu kết thúc phiên mã

C. mang tín hiệu mã hoá các axit amin D. mang bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc

Câu 55: Gen phân mảnh là gen:

A. chỉ có exôn B. có vùng mã hoá liên tục.

C. có vùng mã hoá không liên tục. D. chỉ có đoạn intrôn.

Câu 56: Đơn vị mang thông tin di truyền trong ADN được gọi là

A. nuclêôtit. B. bộ ba mã hóa. C. triplet. D. gen.

Câu 57: Mã di truyền là:

A. mã bộ một, tức là cứ một nuclêôtit xác định một loại axit amin.

B. mã bộ bốn, tức là cứ bốn nuclêôtit xác định một loại axit amin.

C. mã bộ ba, tức là cứ ba nuclêôtit xác định một loại axit amin.

D. mã bộ hai, tức là cứ hai nuclêôtit xác định một loại axit amin.

Câu 58: Đặc điểm mà phần lớn các gen cấu trúc của sinh vật nhân chuẩn khác với gen cấu trúc của sinh vật

nhân sơ là

A. không có vùng mở đầu

B. ở vùng mã hoá, xen kẻ với các đoạn mã hoá axit amin là các đoạn không mã hoá axit amin.

C. tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã nằm ở vùng cuối cùng của gen.

D. các đoạn mã hoá axit amin nằm ở phía trước vùng khởi đầu của gen.

Câu 59: Loại axit amin được mã hoá bởi nhiều loại bộ ba nhất so với các axit amin còn lại là

A. Lơxin. B. Alamin. C. Phêninalamin D. Mêtiônin.

Câu 60: Một nuclêôxôm có cấu trúc gồm

A. lõi là 9 phân tử histôn được quấn quanh bởi đoạn ADN chứa 140 cặp nuclêôtit.

B. lõi là 8 phân tử histôn được một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit quấn quanh 13

4 vòng.

C. lõi là một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit được bọc ngoài bởi 8 phân tử histôn.

D. phân tử prôtêin được quấn quanh bởi một đoạn ADN dài 146 cặp nucleotit.

Câu 61: Quá trình tự nhân đôi của ADN có các đặc điểm:

1. Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào.

2. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

3. Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.

4. Đoạn okazaki được tổng hợp theo chiều 5/

3/.

5 . Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự

phát triển của chạc chữ Y

6. Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ.

Phương án đúng là:

A. 1, 2, 3, 4, 5. B. 1, 2, 4, 5, 6. C. 1, 3, 4, 5, 6. D. 1, 2, 3, 4, 6.

Câu 62: Những điểm khác nhau cơ bản giữa ADN và ARN là:

I. Số lượng mạch, số lượng đơn phân.

II. Cấu trúc của 1 đơn phân khác nhau ở đường; trong ADN có T không có U còn trong ARN thì ngược lại.

III. Về liên kết giữa H3PO4 với đường C5.

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

IV. Về liên kết hidro và nguyên tắc bổ sung giữa các cặp bazơ nitric.

A. I, II, III, IV. B. I, II, IV. C. I, III, IV. D.II, III, IV.

Câu 63 : Nguyên tắc bổ sung có vai trò quan trọng đối với các cơ chế di truyền nào ?

1. Nhân đôi ADN. 2. Hình thành mạch pôlinuclêôtit.

3. Phiên mã. 4. Mở xoắn.

5. Dịch mã. 6. Đóng xoắn.

A. 1,2,4. B. 1,3,6. C. 1,2,5. D. 1,3,5

Câu 64: Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có

tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba?

A. 6 loại mã bộ ba B. 3 loại mã bộ ba.

C. 27 loại mã bộ ba. D. 9 loại mã bộ ba.

Câu 65: Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là:

A. 2400 B. 1800

C. 3000 D. 2040

Câu 66: Trên một mạch của gen có 150 ađênin và 120 timin. Gen nói trên có 20% guanin. Số lượng từng

loại nuclêôtit của gen là :

A. A = T = 180; G = X = 270 B. A = T = 270; G = X = 180

C. A = T = 360; G = X = 540 D. A = T = 540; G = X = 360

Câu 67: Một gen có chiều dài 1938 ăngstron và có 1490 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của

gen là :

A. A = T = 250; G = X = 340 B. A = T = 340; G = X = 250

C. A = T = 350; G = X = 220 D. A = T = 220; G = X = 350

Câu 68: Một gen có chứa 600 cặp A – T và 3900 liên kết hiđrô. Số chu kì xoắn của gen là:

A. 90 chu kì. B. 120 chu kì

C. 150 chu kì . D. 180 chu kì

Câu 69: Trên một mạch của gen có 25% guanin và 35% xitôzin. Chiều dài của gen bằng 0,306 micrômet.

Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là:

A. A = T = 360; G = X = 540 B. A = T = 540; G = X = 360

C. A = T = 270; G = X = 630 D. A = T = 630; G = X = 270

Câu 70: Một gen nhân đôi 3 lần và đã sử dụng của môi trường 10500 nuclêôtit tự do, trong đó riêng loại

ađênin nhận của môi trường bằng 1575 nuclêôtit. Tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của gen là bao

nhiêu?

A. A = T = 27,5%; G = X = 22,5% B. A = T = 20% ; G = X = 30%

C. A = T = 15% ; G = X = 35% D. A = T = 32,5%; G = X = 17,5%

Câu 71: Một gen nhân đôi 1 lần và đã sử dụng của môi trường 2400 nuclêôtit, trong đó có 20% ađênin.

Số liên kết hiđrô có trong mỗi gen con được tạo ra là:

A. 2310 liên kết B. 1230 liên kết

C. 2130 liên kết D. 3120 liên kết

Câu 72: Tổng khối lượng của các gen con tạo ra sau 2 lần nhân đôi của một gen mẹ là 1440000 đơn vị

cacbon. Chiều dài của mỗi gen con tạo ra là:

A. 3060 ăngstron B. 2040 ăngstron

C. 4080 ăngstron D. 5100 ăngstron

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

Câu 73: Một gen có chiều dài bằng 0,2346 micrômet thì số liên kết hóa trị giữa các đơn phân trên mỗi

mạch của gen bằng bao nhiêu?

A. 689 B. 688 C. 1378 D. 1879

Câu 74: Một gen nhân đôi đã sử dụng của môi trường 42300 nuclêôtit, các gen con được tạo ra chứa

45120 nuclêôtit. Số lần nhân đôi của gen nói trên là:

A. 4 lần B. 6 lần C. 7 lần D. 5 lần

Câu 75: Một gen có chứa 72 vòng xoắn tiến hành tự sao 5 lần và đã sử dụng của môi trường 10044

nuclêôtit loại timin. Tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen nói trên là:

A. A = T = 15% ; G = X = 35% B. A = T = 27,5% ; G = X = 22,5%

C. A = T = 22,5% ; G = X = 27,5% D. A = T = 25% ; G = X = 25%

Câu 76: Trên một mạch của gen có chứa 150 ađênin và 120 timin. Gen nói trên có chứa 20% số nuclêôtit

loại xitôzin. Số liên kết hiđrô của gen nói trên bằng:

A. 1080 B. 990 C. 1020 D. 1120

Câu 77: Một gen có chiều dài 3468 ăngstron và có tỉ lệ từng loại nuclêôtit bằng nhau. Gen tự nhân đôi

liên tiếp 6 lần. Kết luận nào sau đây sai là:

A. Gen có 2550 liên kết hiđrô

B. Các gen con chứa 65280 nuclêôtit

C. Môi trường cung cấp cho gen nhân đôi: A = T = G = X = 32130

D. Quá trình nhân đôi đã hình thành 128394 liên kết phôtphođieste

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Gen cấu trúc, mã di truyền

1.1. Gen

- Cấu trúc của 1 gen gồm:

+ Vùng điều hòa: nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã,

dịch mã.

+ Vùng mã hóa: nằm ở ngay sau vùng điều hòa, mang thông tin mã hóa cho 1 sản phẩm xác định là các aa.

Có cấu trúc khác nhau ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.

Sinh vật nhân sơ: có vùng mã hóa liên tục (gen không phân mảnh)

Sinh vật nhân thực: có vùng mã hóa không liên tục (gen phân mảnh) trong đó có những đoạn mang thông tin

mã hóa (exon) xen kẽ với những đoạn không mã hóa được (intron).

+ Vùng kết thúc: nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc, mang tín hiệu kết thúc sự phiên mã.

- Các loại gen: Dựa vào chức năng của gen người ta chia gen thành các loại:

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

+ Gen cấu trúc

+ Gen điều hòa

+ Gen giả (gen nhảy)

+ Gen chỉ huy

1.2. Mã di truyền

- Là trình tự các Nu trên gen quy định trình tự các aa trên phân tử protein

Có 4 loại Nu khác nhau hình thành nên 43 bộ 3 mã hóa khác nhau, thực tế có hơn 20 loại aa .

- Thực nghiệm đã chứng minh:

+ Mã di truyền là mã bộ 3, nghĩa là cứ 3 Nu kế tiếp nhau trong mạch khuôn của gen quy định tổng hợp 1 aa

+ Có 64 mã bộ 3, trong đó có: 1 bộ 3 mở đầu AUG, 60 bộ 3 mã hóa aa, 3 bộ 3 kết thúc là UAA, UAG,

UGA.

- Đặc điểm của mã di truyền:

+ Mã di truyền luôn được đọc từ 1 điểm xác định theo từng bộ 3, chúng không chồng gối lên nhau. (luôn

đọc theo 1 chiều từ 5’ đến 3

’ trên mARN)

+ Mã di truyền có tính phổ biến: tất cả các loài đều sử dụng chung 1 bảng mã di truyền, trừ 1 vài ngoại lệ.

Điều này chứng tỏ sinh giới ngày nay có chung nguồn gốc.

+ Mã di truyền có tính đặc hiệu: nghĩa là 1 bộ 3 chỉ mã hóa cho 1 aa.

+ Mã di truyền có tính thoái hóa: 1 aa có thể được mã hóa từ 2 hay nhiều bộ 3 khác nhau.

- Chú ý: Đa số các bộ ba mã hóa cho cùng 1 loại aa chỉ khác nhau ở vị trí cặp Nu thứ 3 cho nên trong 1 bộ 3

thì 2 Nu đầu quan trọng, Nu thứ 3 có thể linh hoạt.sự linh hoạt này có thể không gây hại gì nhưng có thể gây

lắp ráp nhầm aa trong chuỗi pp.

+ Bộ 3 trên ADN gọi là triplet

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

+ Bộ 3 trên mARN gọi là codon

+ Bộ 3 đối mã trên tARN gọi là anticodon

Những đặc điểm của mã di truyền thể hiện tính thống nhất của sinh giới

+ Mã di truyền có tính phổ biến nghĩa là hầu hết các loài sinh vật đều sử dụng chung 1 bộ mã di truyền. Đó

là mã bộ 3 được đọc từ 1 điểm xác định và liên tục từng bộ 3.

+ Mã di truyền có tính đặc hiệu, mã di truyền có tính thoái hóa.

2. Cơ chế tự nhân đôi

2.1. Thời điểm: diễn ra ở pha S của kì trung gian trong chu kì tế bào.

2.2. Vị trí: xảy ra trong vùng nhân (đối với sinh vật nhân sơ) hoặc xảy ra chủyếu ở nhân (đối với sinh vật

nhân thực)

2.3. Nguyên tắc:

- Bổ sung

- Khuôn mẫu

- Bán bảo tồn

2.4. Các thành phần tham gia:

- ADN mẹ làm khuôn

- Các Nu tự do, các riboNu

- Các enzim:

+ Enzim tháo xoắn: Gyraza

+ Enzim tách mạch: Helicaza

+ Enzim tổng hợp đoạn mồi: ARN-polimeraza

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

+ Enzim xúc tác bổ xung kéo dài mạch mới: ADN-polimeraza

+ Enzim nối các đoạn Okazaki: Ligaza

+ Enzim đọc sửa: ADN-polimeraza

2.5. Cơ chế:

- Bước 1: Tháo xoắn AND

Dưới tác dụng của enzim tháo xoắn Gyraza và enzim tách mạch Helicaza phân tử ADN sẽ được tháo xoắn

và 2 mạch đơn dần tách nhau ra thành 2 chạc hình chữ Y

- Bước 2: Tổng hợp mạch mới

Dưới tác dụng của enzim ADN-polimeraza, mỗi mạch của ADN đều được dùng làm khuôn để tổng hợp nên

mạch mới theo nguyên tắc bổ sung A - T, G - X và ngược lại. Vì enzim ADN-polimeraza chỉ tổng hợp được

mạch mới theo chiều từ 5’ đến 3’ nên:

+ Trên mạch khuôn có chiều từ 3’ đến 5’ mạch mới được tổng hợp liên tục.

+ Trên mạch khuôn có chiều từ 5’ đến 3’ mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo ra các đoạn nhỏ Okazaki

(khoảng từ 1000 đến 2000 Nu) ngược với chiều tháo xoắn. Sau đó các đoạn Okazaki được nối lại với nhau

nhờ enzim nối Ligaza để tạo ra mạch có chiều từ 5’ đến 3’.

- Bước 3: Hình thành 2 phân tử ADN con

Trong đó có 1 mạch mới hoàn toàn do môi trường nội bào cung cấp và 1 mạch cũ của ADN ban đầu.

*Vì sao trong quá trình nhân đôi ADN chỉ có 1 mạch của phân tử ADN đƣợc tổng hợp liên tục, mạch

còn lại đƣợc tổng hợp 1 cách gián đoạn?

- Cấu trúc của ADN gồm 2 mạch song song ngược chiều nhau (3’ đến 5’, 5’ đến 3’), mà ADN-polimeraza

chỉ tổng hợp mạch mới theo 1 chiều từ 5’ đến 3’

- Đối với mạch khuôn 3’ đến 5’ thì ADN-polimeraza tổng hợp mạch bổ sung liên tục theo chiều 5’ đến 3’,

đối với mạch khuôn 5’ đến 3’ thì mạch mới phải được tổng hợp ngắt quãng theo các đoạn ngắn 5’ đến 3’

(ngược với chiều tháo xoắn), sau đó các đoạn ngắn này được nối với nhau nhờ enzim Ligaza nên phân tử

con được hình thành giữ nguyên cấu trúc đối song song.

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

So sánh sự nhân đôi của sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực

Sinh vật Nhân sơ Nhân thực

Giống nhau

Đều theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn

Gồm các enzim tham gia: enzim tháo xoắn, enzim ARN_polimeraza, ADN_polimeraza,

enzim nối Ligaza và các nhân tố khác: ADN, đoạn mồi.

Đều gồm 3 bước: tháo xoắn, tổng hợp mạch mới, hình thành 2 ADN con

Chiều tổng hợp mạch mới bổ sung liên tục và các đoạn Okazaki đều là 5’ đến 3’

Trên mạch khuôn 3’ đến 5’ mạch mới được tổng hợp liên tục còn trên mạch khuôn có

chiều 5’ đến 3’ mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn Okazaki, sau đó

các đoạn Okazaki được nối lại với nhau tạo thành mạch hoàn chỉnh.

Khác nhau

1 phân tử ADN có 1 đơn vị nhân đôi Mỗi phân tử ADN có nhiều đơn vị nhân đôi

Phân tử ADN được tách ra tạo 1 chạc chữ

Y

Mỗi đơn vị nhân đôi gồm 2 chạc chữ Y, mỗi

chạc có 2 mạch phát sinh từ 1 điểm khởi đầu

và được nhân đôi đồng thời

Có ít loại enzim tham gia Có nhiều loại enzim tham gia

Chú ý:

- Để kéo dài mạch ADN mới cần tạo được đầu 3’ –OH tự do, do đó trên mỗi mạch ADN ban đầu enzim

ARN-polimeraza phải hoạt động tổng hợp được các đoạn ARN mồi từ các riboNu tự do (khoảng 10 Nu) để

có đầu 3’-OH lắp ráp các Nu mới theo nguyên tắc bổ sung vào mạch ADN gốc.

- Sự nhân đôi của ADN là cơ sở cho sự nhân đôi NST.

BÀI 2. PHIÊN MÃ - DỊCH MÃ

1. CƠ CHẾ PHIÊN MÃ (sao mã)

1. Khái niệm

Là quá trình truyền thông tin di truyền từ ADN mạch kép sang ARN mạch đơn

Trong nhân tế bào gen mang mật mã di truyền nhưng lại nằm cố định trên NST không thể di chuyển được. Để giúp gen

làm nhiệm vụ truyền thông tin và điều khiển quá trình dịch mã phải nhờ đến một cấu trúc khác đó là mARN – bản sao của

gen.

Sau khi mARN được tổng hợp xong sẽ di chuyển ra ngoài tế bào chất với vai trò là bản sao của gen để điều khiển quá

trình dịch mã tổng hợp chuỗi pôlipeptit

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

1. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN:

ARN thông tin (mARN): là phiên bản của gen, mang các bộ 3 mã sao, làm nhiệm vụ khuôn mẫu cho dịch mã ở riboxom

ARN vận chuyển (tARN): có chức năng vận chuyển axit. amin và mang bộ 3 đối mã tới riboxom để dịch mã. Trong tế bào

có nhiều loại tARN khác nhau, mỗi loại tARN vận chuyển một loại axit amin tương ứng

ARN riboxom (rARN):kết hợp với prôtêin tạo thành ribôxôm là nơi tổng hợp chuỗi pôlipeptit

1. Diễn biến của cơ chế phiên mã

Quá trình phiên mã được bắt đầu khi enzim ARN-polimeraza bám vào vùng khởi đầu của genàgen tháo xoắn và tách 2

mạch đơn, ARN-polimeraza di chuyển dọc theo mạch khuôn giúp cho các ribonucleotit tự do trong môi trường nội bào

liên kết với các nu trên mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A- U, G - X) tạo nên phân tử mARN theo chiều 5’à 3’

Đối với sinh vật nhân thực khi toàn bộ gen được phiên mã thì mARN sơ khai được cắt bỏ intron và nối các exon với nhau

thành mARN trưởng thành

So sánh giữa tự nhân đôi ADN và phiên mã:

Tự nhân đôi ADN Phiên mã

- Chịu sự điều khiển của enzyme ADN-pôlimeraza

- Thực hiện trên cả 2 mạch (mạch gốc tổng hợp liên tục, mạch

bổ sung tổng hợp gián đoạn)

- 4 loại nu sử dụng từ môi trường là A,T,G,X

- Sản phẩm tạo thành là ADN mạch kép

- Chịu sự điều khiển của enzyme ARN-pôlimeraza

- Chỉ thực hiện trên mạch gốc (vì ARN chỉ có 1 mạch đơn)

- 4 loại nu sử dụng từ môi trường là A,U,G,X

- Sản phẩm tạo thành là ARN mạch đơn

- Khi thực hiện tự nhân đôi hoặc phiên mã thì NST chứa ADN phải ở trạng thái tháo xoắn

- Đều được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và khuôn mẫu

- Được thực hiện trong nhân tế bào với khuôn mẫu là ADN

- Mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 5’--> 3’

DỊCH MÃ:

1Khái niệm

Là quá trình chuyển mã di truyền chứa trong mARN thành trình tự các axit amin trong chuỗi polipeptit của prôtêin

Để chuẩn bị cho quá trình dịch mã 2 đơn vị lớn – nhỏ của ribôxôm tiến đến mARN và liên kết với nhau qua mARN

2. Diễn biến của cơ chế dịch mã

1. Hoạt hóa a. amin

Nhờ các enzim đặc hiệu và năng lượng ATP, các axit amin được hoạt hóa và gắn với tARN tương ứng tạo thành phức

hợp aa-tARN

1. Dịch mã và hình thành chuỗi polipeptit

Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu. Phức hợp mở đầu Met-tARN mang bộ 3 đối mã

UAX bổ sung chính xác với bộ 3 mở đầu AUG trên mARN sau đó tiểu đơn vị lớn ribôxôm mới lắp ráp tạo thành ribôxôm

hoàn chỉnh sẵn sàng dịch mã.

Tiếp theo, aa1-tARN gắn vào vị trí bên cạnh, bộ 3 đối mã của nó cũng khớp với bộ 3 của axit amin thứ nhất theo NTBS

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

Enzim xúc tác tạo thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1 (Met-aa1). Ribôsôme dịch chuyển đi 1 bộ 3 đồng thời

tARN được giải phóng khỏi ribôxôm

Tiếp theo aa2-tARN lại tiến vào ribôxôm, quá trình cũng diễn ra như đối với aa1.

Quá trình dịch mã cứ tiếp tục diễn ra cho đến khi gặp 1 trong 3 bộ 3 kết thúc (UAA, UAG, UGA) thì quá trình dừng lại.

Ribôxôm tách khỏi mARN, giải phóng chuỗi polipeptit. Sau đó Met cũng được cắt bỏ khỏi chuỗi polipetit, chuỗi pôlipeptit

hoàn chỉnh được hình thành.

Axit amin mở đầu ở sinh vật nhân sơ là fMet, ở sinh vật nhân thực là Met

* Ví dụ: Một gen có 3000 nu khi gen này tham gia phiên mã và dịch mã ta có những vấn đề lưu ý sau:

Số bộ 3 trên gen là 1000 bộ 3

Số bộ 3 trên mARN được tạo thành sau dịch mã là: 500 bộ 3 vì mARN chỉ có 1 mạch

Số a.a trong chuỗi pôlipeptit sơ khai = 499 axit amin (bộ 3 kết thúc không mã hóa a.a)

Số a.a trong chuỗi pôipeptit hoàn chỉnh = 498 axit amin (trừ Met bị cắt bỏ sau khi tổng hợp xong)

Số liên kết peptit trong chuỗi pôlipeptit = số axit amin - 1

Mỗi tARN chỉ vận chuyển một loại axit amin với một bộ ba đối mã đặc hiệu mà thôi.

3. Pôliribôxôm

o Trên mỗi phân tử mARN, thường có nhiều ribôxôm hoạt động cùng lúc tạo thành poliribôxôm. Như vậy mỗi phân

tử mARN có thể tổng hợp nhiều chuỗi polipeptit cùng lúc.

4. Mối liên hệ ADN – mARN – prôtêin – tính trạng

Nhân đôi

ADN Phiên mã Dịch mã

ADN mARN pôlipeptit Tính trạng

(prôtêin)

Thông tin di truyền trong ADN của mỗi tế bào được truyền đạt cho thế hệ tế bào con thông qua cơ chế nhân đôi

Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành đặc điểm bên ngoài của cơ thể (tính trạng) thông qua các cơ chế

phiên mã và dịch mã

CÂU HỎI THAM KHẢO:

Tại sao cần phải có quá trình phiên mã ?

o Phiên mã là quá trình truyền thông tin di truyền từ ADN mạch kép sang ARN mạch đơn

o Trong nhân tế bào gen mang mật mã di truyền nhưng lại nằm cố định trên NST không thể di chuyển được. Để

giúp gen làm nhiệm vụ truyền thông tin và điều khiển quá trình dịch mã phải nhờ đến một cấu trúc khác đó là

mARN – bản sao của gen.

o Sau khi mARN được tổng hợp xong sẽ theo các lỗ trên màng nhân di chuyển ra ngoài tế bào chất với vai trò là

bản sao của gen để điều khiển quá trình dịch mã tổng hợp chuỗi pôlipeptit

Một số điểm cần lưu ý về quá trình phiên mã

o Tuy gen có 2 mạch nhưng mỗi lần phiên mã chỉ có 1mạch là mạch khuôn và chỉ tạo thành 1 phân tử mARN

o Mạch ADN khuôn là mạch có bộ ba mở đầu là 3’ TAX 5’

o Chiều tổng hợp mARN của ARN-pôlimeraza luôn là chiều 5’ à 3’

o Bốn loại nuclêôtit mà môi trường cung cấp cho quá trình dịch mã không có loại Timin

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

o Giữa mARN sơ khai và mARN trưởng thành được phiên mã từ một gen cấu trúc ở sinh vật nhân thực thì mARN

có chức năng ngắn hơn. Vì sau khi mARN được tổng hợp xong tạo thành mARN sơ khai thì các đoạn intron sẽ

bị cắt bỏ và nối các exon lại thành mARN chức năng.

So sánh quá trình nhân đôi của ADN và quá trình giải mã tổng hợp prôtêin.

1/ Giống nhau:

- Đều có sự xúc tác của ezym và sự hoạt hoá của năng lượng

- Có sự tham gia của các nguyên liệu từ môi trường

- Đều thực hiện theo nguyên tắc bổ sung giữa các Nuclêôtít hay giữa các ribôNuclêôtít

2/ Những điểm khác nhau:

Nhân đôi ADN Giải mã

- Xảy ra trong nhân tế bào (trừ ADN vòng) - Xảy ra trong tế bào chất

- Nguyên liệu là các nuclêôtít của môi trường - Nguyên liệu là các axit amin của môi trường

- Các nuclêôtít của môi trường liên kết với các nuclêôtít

ở 2 mạch theo NTBS

- Các đối mã khớp với mã sao, gắn axit amin rồi quay

ra, không liên kết.

- Liên kết các nuclêôtít thực hiện đều khắp trên 2 mạch

của ADN

- Bộ 3 mã sao cuối cùng trên ADN không mã hoá a xit

amin

- Mỗi nuclêôtít nằm trên mạch đơn nhận 1 Nuclêôtít

của môi trường

- 3 ribônuclêôtít trên ARN giải mã được 1 axit amin (trừ

bộ 3 cuối)

- Mạch pôlinuclêôtít bổ sung xoắn với mạch

pôlinuclêôtít gốc tạo nên ADN mới

- Chuổi pôlinuclêôtit tách khỏi mARN và ribôxôm và

hoàn chỉnh để hình thành phân tử prôtêin

.

PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ

Câu 1: Ở cấp độ phân tử nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế

A. tổng hợp ADN, dịch mã. B. tổng hợp ADN, ARN.

C. tự sao, tổng hợp ARN. D. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã.

Câu 2: Quá trình phiên mã ở vi khuẩn E.coli xảy ra trong

A. ribôxôm. B. tế bào chất. C. nhân tế bào. D. ti thể.

Câu 3: Làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã là nhiệm vụ của

A. mạch mã hoá. B. mARN. C. mạch mã gốc. D. tARN.

Câu 4: Đơn vị được sử dụng để giải mã cho thông tin di truyền nằm trong chuỗi polipeptit là

A. anticodon. B. axit amin. B. codon. C. triplet.

Câu 5: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của mARN?

A.mARN có cấu trúc mạch kép, vòng, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.

B. mARN có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.

C. mARN có cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.

D. mARN có cấu trúc mạch đơn, thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.

Câu 6: Quá trình phiên mã xảy ra ở

A. sinh vật nhân chuẩn, vi khuẩn. B. sinh vật có ADN mạch kép.

C. sinh vật nhân chuẩn, vi rút. D. vi rút, vi khuẩn.

Câu 7: Trong quá trình dịch mã, mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm gọi là poliribôxôm giúp

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

A. tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin. B. điều hoà sự tổng hợp prôtêin.

C. tổng hợp các pr cùng loại. D. tổng hợp được nhiều loại prôtêin.

Câu 8: Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là

A. codon. B. axit amin. C. anticodon. D. triplet.

Câu 9: ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen?

A. Từ mạch có chiều 5’ → 3’. B. Từ cả hai mạch đơn.

C. Khi thì từ mạch 1, khi thì từ mạch 2. D. Từ mạch mang mã gốc.

Câu 10: Loại axit nuclêic tham gia vào thành phần cấu tạo nên ribôxôm là:

A. rARN. B. mARN. C. tARN. D. ADN.

Câu 11: Ở cấp độ p.tử nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế

A. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã. B. tổng hợp ADN, dịch mã.

C. tự sao, tổng hợp ARN. D. tổng hợp ADN, ARN.

Câu 12: Các chuỗi polipeptit được tổng hợp trong TB nhân thực đều:

A. kết thúc bằng Met. B. bắt đầu bằng axit amin Met.

C. bắt đầu bằng foocmin-Met. D. bắt đầu từ một phức hợp aa-tARN.

Câu 13: Dịch mã thông tin di truyền trên bản mã sao thành trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit là chức

năng của

A. rARN. B. mARN. C. tARN . D. ARN.

Câu 14: Làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã là nhiệm vụ của

A. mạch mã hoá. B. mARN. C. tARN. D. mạch mã gốc.

Câu 15: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử

A. ADN và ARN B. prôtêin C. ARN D. ADN

Câu 16: Trong quá trình phiên mã, ARN-polimeraza sẽ tương tác với vùng nào để làm gen tháo xoắn?

A. Vùng khởi động. B. Vùng mã hoá.

C. Vùng kết thúc. D. Vùng vận hành.

Câu 17: Trong quá trình phiên mã, chuỗi poliribônuclêôtit được tổng hợp theo chiều nào?

A. 3’ → 3’. B. 3’ → 5’. C. 5’ → 3’. D. 5’ → 5’.

Câu 18: Giai đoạn hoạt hoá axit amin của quá trình dịch mã diễn ra ở:

A. nhân con B. tế bào chất C. nhân D. màng nhân

Câu 19: Sản phẩm của giai đoạn hoạt hoá axit amin là

A. axit amin hoạt hoá. B. axit amin tự do.

C. chuỗi polipeptit. D. phức hợp aa-tARN.

Câu 20: Giai đoạn hoạt hoá axit amin của quá trình dịch mã nhờ năng lượng từ sự phân giải:

A. lipit B. ADP C. ATP D. glucôzơ

Câu 21: Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời cá thể nhờ cơ chế

A. nhân đôi ADN và phiên mã. B. nhân đôi ADN và dịch mã.

C. phiên mã và dịch mã D. nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã.

Câu 22: Cặp bazơ nitơ nào sau đây không có l.kết hidrô bổ sung?

A. U và T B. T và A C. A và U D. G và X

Câu 23: Nhận định nào sau đây là đúng về phân tử ARN?

A. Tất cả các loại ARN đều có cấu tạo mạch thẳng.

B. tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm.

C. mARN được sao y khuôn từ mạch gốc của ADN.

D. Trên các tARN có các anticodon giống nhau.

Câu 24: Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử

A. mARN B. AND C. prôtêin D. mARN và prôtêin

Câu 25: Enzim chính tham gia vào quá trình phiên mã là

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

A. ADN-polimeraza. B. restrictaza.

C. ADN-ligaza. D. ARN-polimeraza.

Câu 26: Trong quá trình dịch mã, liên kết peptit đầu tiên được hình thành giữa:

A. hai axit amin kế nhau. B. axit amin thứ nhất với axit amin thứ hai.

C. axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất. D. hai axit amin cùng loại hay khác loại.

Câu 27: Đơn vị mã hoá cho thông tin di truyền trên mARN được gọi là:

A. anticodon. B. codon. C. triplet. D. axit amin.

Câu 28: Cho dữ kiện về các diễn biến trong quá trình dịch mã:

1- Sự hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất.

2- Hạt bé của ribôxôm gắn với mARN tại mã mở đầu

3- tARN có anticodon là 3' UAX 5

' rời khỏi ribôxôm.

4- Hạt lớn của ribôxôm gắn với hạt bé.

5- Phức hợp [fMet-tARN] đi vào vị trí mã mở đầu.

6- Phức hợp [aa2-tARN] đi vào ribôxôm.

7- Mêtionin tách rời khỏi chuổi pôlipeptit

8- Hình thành liên kết peptit giữa aa1 và aa2.

9- Phức hợp [aa1-tARN] đi vào ribôxôm.

Trình tự nào sau đây là đúng?

A. 2-4-1-5-3-6-8-7. B. 2-5-4-9-1-3-6-8-7. C. 2-5-1-4-6-3-7-8. D. 2-4-5-1-3-6-7-8.

Câu 29: Ở cấp độ phân tử, nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế:

A. tổng hợp ADN, dịch mã. B. tự sao, tổng hợp ARN.

C. tổng hợp ADN, mARN. D. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã.

Câu 30: Ở người, gen tổng hợp 1 loại mARN được lặp lại tới 200 lần, đó là biểu hiện điều hoà hoạt động ở

cấp độ

A. Sau dịch mã B. Khi dịch mã C. Lúc phiên mã D. Trước phiên mã

Câu 31: Trong bảng mã di truyền, axit amin Valin được mã hóa bởi 4 bộ ba là do tính

A. đặc trưng của mã di truyền. B. đặc hiệu của mã di truyền.

C. phổ biến của mã di truyền. D. thoái hóa của mã di truyền.

Câu 32: Mô tả nào dưới đây về quá trình dịch mã là đúng ?

A. Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã là AUG liên

kết được với bộ ba khởi đầu trên mARN.

B. Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang một axit quan đặc biệt gắn vào với bộ ba kết thúc trên

mARN.

C. Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã là UAX liên

kết được với bộ ba khởi đầu trên mARN.

D. Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang bộ ba đối mã đến khớp vào với bộ ba kết thúc trên

mARN.

Câu 33: Các chuổi pôlipeptit được tạo ra từ một khuôn mARN giống nhau về

A. cấu trúc chuổi poolipeptit. B. số lượng các axitamin

C. thành phần các axitamin D. số lượng và thành phần các axitamin

Câu 34: Mô tả nào sau đây về tARN là đúng

A. tARN là một polinuclêôtit gồm 80-100 nuclêotit cuộn xoắn 1 đầu, trên cơ sở liên kết theo NTBS giữa

tất cả các ribônuclêotit , 1 đầu mang axitamin và một đầu mang bộ ba đối mã

B. tARN là một polinuclêôtit gồm 80-100 ribônuclêotit không tạo xoắn, 1 đầu mang axitamin và một đầu

mang bộ ba đối mã

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

C. tARN là một polinuclêôtit gồm 80-100 nuclêotit cuộn xoắn ở 1 đầu có đoạn có cặp bazơnitric liên kết theo

NTBS tạo nên các thuỳ tròn, một đầu tự do mang axitamin đặc hiệu và một thuỳ tròn mang bộ ba đối mã

D. tARN là một polinuclêôtit có số nuclêotit tương ứng với số nuclêotit trên 1 mạch của gen cấu trúc

Câu 35: Một phân tử mARN chỉ chứa 3 loại ribônuclêôtit là ađênin, uraxin và guanin. Nhóm các bộ ba nào sau

đây có thể có trên mạch bổ sung của gen đã phiên mã ra phân tử mARN nói trên?

A. TAG, GAA, ATA, ATG. B. AAG, GTT, TXX, XAA.

C. ATX, TAG, GXA, GAA. D. AAA, XXA, TAA, TXX.

Câu 36: Intrôn là gì?

A. Đoạn gen chứa trình tự nu đặc biệt giúp mARN nhận biết được mạch mã gốc của gen.

B. Đoạn gen không có khả năng phiên mã và dịch mã.

C. Đoạn gen mã hoá các axit amin.

D. Đoạn gen có khả năng phiên mã nhưng không có khả năng dịch mã.

Câu 37: Phát biểu nào sau đây là chưa chính xác?

A. Đơn phân cấu trúc của ADN là A, T, G, X.

B. Ở sinh vật nhân chuẩn, axitamin mở đầu cho chuỗi pôlypeptit là mêtiônin.

C. Ở sinh vật nhân sơ, sau phiên mã phân tử mARN được cắt bỏ các đoạn intron.

D. Chiều dịch chuyển của ribôxôm ở trên mARN là 5’ → 3’

Câu 38: Các thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp chuỗi pôlypeptit là

1. gen. 2. mARN. 3. axitamin. 4. tARN. 5. ribôxôm. 6. enzim.

Phương án đúng là: A. 1, 2, 3, 4, 5, 6. B. 2, 3, 4, 5. C. 2, 3, 4, 5, 6. D. 3, 4, 5, 6.

Câu 39: Giả sử có một gen với số lượng các cặp nucleotit ứng với mỗi đoạn exon và intron như sau:

Exon Intron Exon Intron Exon Intron Exon

90 130 150 90 90 120 150

Phân tử protein có chức năng sinh học được tạo ra từ gen này chứa bao nhiêu axit amin?

A. 160 B. 159 C. 158. D. 76

Câu 40: Trên mARN axit amin Asparagin được mã hóa bởi bộ ba GAU, tARN mang axit amin này có bộ

ba đối mã là

A. 3´ XUA 5´. B. 3´ XTA 5´. C. 5´ XUA 3´. D. 5´ XTA 3´.

Câu 41: Một gen thực hiện 2 lần phiên mã đòi hỏi môi trường cung cấp số lượng nuclêotit các loại: A=400,

U=360, G=240, X=480. Số lượng nuclêotit từng loại của gen là

A. A=T=380 ; G=X=360 B. A=T=360 ; G=X=380

C. A=180 ; T=200 ; G=240 ; X=360 D. A=200 ; T=180 ; G=120 ; X=240

Câu 42: Một gen ở vi khuẩn E.coli đã tổng hợp cho một phân tử prôtêin hoàn chỉnh có 298 axitamin. Phân

tử mARN được tổng hợp từ gen trên có tỷ lệ A : U : G : X là 1:2:3:4. Số lượng nuclêôtit từng loại của gen

trên là

A. A = T = 270; G = X = 630. B. A = T = 630; G = X = 270.

C. A = T = 270; G = X = 627. D. A = T = 627; G = X = 270.

Câu 43: Một gen dài 0,408 micromet, có A = 840. Khi gen phiên mã môi trường nội bào cung cấp 4800

ribonuclêôtit tự do. Số liên kết hiđrô và số bản sao của gen:

A. 3240H và 2 bản sao B. 2760H và 4 bản sao

C. 2760H và 2 bản sao D. 3240H và 4 bản sao

Câu 44: Một mARN trưởng thành có chiều dài 0,408 micromet tiến hành dịch mã. Số liên kết peptit trong

chuổi pôlipeptit hoàn chỉnh là:

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

A. 397 B. 797 C. 398 D. 798

Câu 45: Một chuỗi polipeptit gồm 498 axit amin, gien cấu trúc mã hóa chuỗi polypeptit này dài 5610 A°,

gien này có bao nhiêu nuclêôtit ở các đoạn intron?

A. 300 B. 3000 C. 301 D. 150

Câu 46: Một gen tiến hành phiên mã 6 lần và đã sử dụng của môi trường 9000 ribônuclêôtit tự do. Số chu kì

xoắn của gen nói trên là:

A. 75 B. 180 C. 150 D. 90

Câu 47: Một gen cấu trúc có 2560 liên kết hiđrô va có G = 2A. nếu gen nói trên tiến hành phiên mã 5 lần thì

số lượng ribônuclêôtit tự do môi trường phải cung cấp là:

A. 1920 B. 9600 C. 6400 D. 4800

Câu 48: Phân tử mARN có chiều dài 346,8 nanômet và có chứa 10% uraxin với 20% ađênin. Số lượng từng

loại nuclêôtit của gen đã điều khiển tổng hợp phân tử mARN nói trên là:

A. A = T = 360; G = X = 840 B. A = T = 306; G = X = 714

C. A = T = 180; G = X = 420 D. A = T = 108; G = X = 357

Câu 49: Một gen dài 0,204 micrômet thực hiện nhân đôi 2 lần, các gen con tạo ra đều sao mã 4 lần. Tổng

khối lượng của các phân tử mARN được tạo ra bằng:

A. 144000 đơn vị cacbon B. 2880000 đơn vị cacbon

C. 198000 đơn vị cacbon D. 234000 đơn vị cacbon

Câu 50: Một gen có khối lượng 720000 đơn vị cacbon và có 3240 liên kết hiđrô. Gen phiên mã tạo ra phân

tử mARN có chứa 30% guanine và 20% ađênin. Số lượng từng loại ribônuclêôtit của phân tử mARN nói

trên là:

A. rA = 240; rU = 300; rG = 360; rX = 300 B. rA = 300; rU = 240; rG = 300; rX = 360

C. rA = 240; rU = 120; rG = 360; rX = 480 D. rA = 120; rU = 240; rG = 480; rX = 360

Câu 51: Một phân tử mARN có chứa tổng số 2579 liên kết hóa trị giữa các đơn phân. Tổng số chu kì xoắn

của gen đã sao mã ra phân tử mARN nói trên là:

A. 129 chu kì B. 132 chu kì C. 145 chu kì D. 150 chu kì

Câu 52: Phân tử mARN có chiều dài 4488 ăngstron để cho 6 ribôxôm trượt không lặp lại. Tổng số axit

amin đã được các phân tử tARN mang vào để giải mã là:

A. 4362 axit amin B. 3426 axit amin

C. 2346 axit amin D. 2634 axit amin

Câu 53: Tổng số lượt phân tử tARN đã được sử dụng trong quá trình giải mã 10 chuỗi polipeptit từ một

phân tử mARN là 2490. Khối lượng của phân tử mARN nói trên bằng:

A. 250000 đơn vị cacbon B. 225000 đơn vị cacbon

C. 275000 đơn vị cacbon D. 300000 đơn vị cacbon

Câu 54: Phân tử protein gồm 1 chuỗi polipeptit có chứa các loại axit amin như sau: 100 alanin, 80 xistêin,

70 tiptôphan, 48 lơxin. Chiều dài của gen đã điều khiển tổng hợp phân tử protein nói trên là:

A. 3060 ăngstron B. 3570 ăngstron

C. 4080 ăngstron D. 4590 ăngstron

Câu 55: Một gen nhân đôi 3 lần đã sử dụng của môi trường 8652 nuclêôtit tự do. Các gen con tạo ra đều

phiên mã một số lần bằng nhau và toàn bộ các phân tử mARN được tạo ra có tổng khối lượng bằng 1854000

đơn vị cacbon. Số lần phiên mã của mỗi gen nói trên bằng:

A. 8 B. 9 C. 10 D. 11

Câu 56: Một gen có tổng số 132 chu kì xoắn và tiến hành phiên mã 6 lần. các phân tử mARN được tạo ra có

tổng số bộ ba là:

A. 2640 B. 2460 C. 2450 D. 2650

Câu 57: Một phân tử mARN đã để cho 6 ribôxôm trượt qua nó một lần và đã có tất cả 1794 lượt phân tử

tARN mang axit amin vào dịch mã. Phân tử mARN nói trên có khối lượng bằng

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

A. 180000 đơn vị cacbon B. 360000 đơn vị cacbon

C. 270000 đơn vị cacbon D. 540000 đơn vị cacbon

Câu 58: Phân tử mARN có chiều dài 0,255 micrômetvà có chứa 10% uraxin với 20% ađênin. Số lượng từng

loại nuclêôtit của gen đã điều khiển tổng hợp phân tử mARN nói trên là:

A. A = T = 450; G = X = 1050 B. A = T = 1050; G = X = 450

C. A = T = 225; G = X = 525 D. A = T = 525; G = X = 225

Câu 59: Một gen dài 0,408 micrômet và có tỉ lệ từng loại nuclêôtit bằng nhau. Phân tử mARN do gen tổng

hợp có chứa 15% uraxin và 20% guanine. Số lượng từng loại ribônuclêôtit của phân tử mARN là:

A. rA = 420; rU = 180; rG = 360; rX = 240 B. rA = 180; rU = 420; rG = 240; rX = 360

C. rA = 840; rU = 360; rG = 720; rX = 480 D. rA = 360; rU = 840; rG = 480; rX = 720

Câu 60: Một phân tử mARN có chúa 899 liên kết hóa trị giữa các ribônuclêôtit và có tỉ lệ một số loại

ribônuclêôtit là 10% uraxin, 30% ađênin. Số liên kết hiđrô của gen đã sao mã ra phân tử mARN nói trên là:

A. 2340 liên kết B. 3420 liên kết C. 4320 liên kết D. 4230 liên kết

ĐÁP ÁN PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ

1D 7A 13C 19D 25D 31D 37C 43B 49B 55C

2B 8C 14B 20C 26C 32C 38C 44A 50C 56A

3C 9D 15C 21C 27B 33A 39C 45A 51A 57C

4B 10A 16A 22A 28B 34C 40A 46C 52D 58C

5D 11A 17C 23B 29D 35A 41A 47D 53B 59B

6B 12B 18B 24C 30D 36D 42A 48B 54D 60A

I.KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU HÕA HOẠT ĐỘNG GEN

Điều hòa hoạt động của gen là điều hòa lượng sản phẩm do gen tạo ra hay điều hòa các quá trình nhân đôi

ADN , phiên mã tạo ARN và quá trình tổng hợp protein

Ý nghĩa:

Tế bào chỉ tổng hợp protein cần thiết vào thời điểm thích hợp với một lượng nghiên cứu cần thiết.

Đảm bảo các hoạt động sống của tế bào thích ứng với điều kiện môi trường cũng như sự phát triển

bình thường của cơ thể

Các mức độ điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật :

Phiên mã,

Dịch mã,

Sau dịch mã

Điều hòa hoạt động gen của tế bào nhân sơ xảy ra chủ yếu ở mức độ phiên mã

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

II. ĐIỀU HÕA HOẠT ĐỘNG CỦA GEN Ở SINH VẬT NHÂN SƠ

1. Mô hình cấu trúc của operon Lac

Operon là các gen cấu trúc có liên quan về chức năng thường phân bố theo cụm có chung một cơ chế điều

hòa.

Operon Lac là các gen cấu trúc quy định tổng hợp các enzim thủy phân Lactozo được phân bố thành cụm

trên ADN và có chung một cơ chế điều hòa.

3. Cấu trúc opêron Lac ở E. coli :

- Nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) : nằm kề nhau, có liên quan với nhau về chức năng

- Vùng vận hành (O) : là đoạn mang trình tự nu đặc biệt, là nơi bám của prôtêin ức chế ngăn cản sự

phiên mã của nhóm gen cấu trúc.

- Vùng khởi động (P) : nơi bám của enzim ARN-pôlimeraza khởi đầu sao mã.

Gen điều hòa (R) : không thuộc thành phần của opêron nhưng đóng vai trò quan trọng trong điều hoà hoạt

động các gen của opêron qua việc sản xuất prôtêin ức chế.

2. Sự điều hòa hoạt động của operon Lac

Khi môi trường không có Lactozo: Protein ức chế do gen điều hòa tổng hợp sẽ liên kết vào vùng

vận hành làm ngăn cản quá trình phiên mã của gen cấu trúc

Hình 1 : Cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac khi môi trường không có Lactozo

Khi môi trường có Lactozo: Lactozo đã liên kết với protein ức chế làm biến đổi cấu hình không gian nên

protein ức chế bất hoạt và không gắn với vùng vận hành Enzim ARN polimeraza có thể liên kết vào vùng

khởi động để tiến hành quá trình phiên mã. Các phân tử mARN tiếp tục dịch mã tổng hợp các enzim thủy

phân Lactozo.

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

Hình 2 : Cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac khi môi trường có Lactozo

II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1 Điều hòa hoạt động gen chính là

A.Điều hòa lượng sản phẩm do gen tạo ra B. Điều hòa lượng mARN C. Điều hòa lượng

tARN D. Điều hòa lượng rARN

Câu 2 Sự biểu hiện điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ diễn ra chủ yếu ở cấp độ:

A. Phiên mã B. Sau phiên mã C. Trước phiên mã D. Dịch mã

Câu 3: Sự kiểm soát gen ở sinh vật nhân thực đa bào phức tạp hơn so với nhân sơ là do:

A. Các tế bào nhân thực lớn hơn.

B. Sinh vật nhân sơ sống giới hạn trong môi trường ổn định.

C. Các nhiễm sắc thể nhân thực có ít nuclêôtit hơn, do vậy mỗi trình tự nuclêôtit phải đảm nhiệm nhiều

chức năng.

D. Trong cơ thể sinh vật nhân thực đa bào, các tế bào khác nhau được biệt hóa về các chức năng khác nhau.

Câu 4 :Theo Jacôp và Mônô, các thành phần cấu tạo của opêron Lac gồm:

A. gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P).

B. vùng vận hành (O), nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P).

C. gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O).

D. gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O), vùng khởi động (P).

Câu5: Khi nói về cấu trúc của operon, điều khẳng định nào sau đây là chính xác?

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

A. Operon là một nhóm gen cấu trúc có chung một trình tự promoter và kết hợp với một gen điều hòa có

nhiệm vụ điều hòa phiên mã của cả nhóm gen cấu trúc nói trên cùng lúc

B. Operon là một nhóm gen cấu trúc nằm gần nhau và mã hóa cho các phân tử protein có chức năng gần

giống hoặc liên quan đến nhau

C. Operon là một nhóm gen cấu trúc có cùng một promoter và được phiên mã cùng lúc thành các phân tử

mARN khác nhau

D. Operon là một nhóm gen cấu trúc nằm gần nhau trên phân tử ADN, được phiên mã trong cùng một thời

điểm để tạo thành một phân tử mARN

Câu 6 : Gen điều hòa có vai trò:

A. Tổng hợp prôtêin ức chế có khả năng liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã.

B. Tổng hợp prôtêin ức chế làm tín hiệu điều hòa hoạt động gen.

C. Điều hòa hoạt động phiên mã và dịch mã của gen.

D. Tổng hợp prôtêin ức chế có khả năng liên kết với

Câu 7 : Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có

lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ?

A. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.

B. Gen điều hoà R tổng hợp prôtêin ức chế.

C. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã.

D. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.

Câu 8 : Trong cơ chế điều hòa hoạt động của Operon Lac thì enzyme ARN polimeraza thường xuyên phiên

mã ở loại gen nào sau đây

A.Gen điều hòa B.Gen A C. Gen Y D. Gen Z

Câu 9: Tín hiệu điều hòa hoạt động gen của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli là:

A. Prôtêin ức chế.

B. Đường lactozơ.

C. Enzim ADN-polimeraza.

D. Đường mantôzơ.

Câu10 :Trong cấu trúc của operon lac . nếu đột biến làm mất một đọan phân tử AND thì trường hợp nào sau

đây sẽ làm cho tất cả các gen cấu trúc không tổng hợp được

A. Mất vùng khởi động B. mất vùng vận hành C. mất gen điều hòa D. mất một

gen cấu trúc

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

Câu11 : Trong cơ chế điều hòa sinh tổng hợp prôtêin ở vi khuẩn E.coli, khi môi trường có lactôzơ (có chất

cảm ứng) thì diễn ra các sự kiện nào?

1.Gen điều hòa chỉ huy tổng hợp một loại prôtêin ức chế

2. Chất cảm ứng kết hợp với prôtêin ức chế, làm vô hiệu hóa chất ức chế.

3. Quá trình phiên mã của các gen cấu trúc bị ức chế, không tổng hợp được mARN.

4. Vùng vận hành được khởi động, các gen cấu trúc hoạt động tổng hợp mARN, từ đó tổng hợp các chuỗi

pôlipeptit.

Phương án đúng là:

A. 1, 2.

B.1, 3.

C.1, 4.

D.1, 2, 4.

ĐA : 1A- 2 A- 3D - 4 B- 5 A- 6 A - 7 B - 8B - 9 B - 10A - 11D

ĐỘT BIẾN GEN

Đột biến là những biến đổi bất thường trong vật chất di truyền ở cấp độ phân tử (ADN, gen) hoặc

cấp độ tế bào (nhiễm sắc thể), dẫn đến sự biến đổi đột ngột của một hoặc một số tính trạng, những biến

đổi này có tính chất bền vững và có thể di truyền cho các đời sau. Đột biến là quá trình xảy ra đột ngột,

riêng rẽ, ngẫu nhiên, không định hướng ở cơ thể sống trong điều kiện tự nhiên. Đa số là đột biến gen là

đột biến lặn và có hại, một số ít có lợi và có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình tiến hóa và chọn giống.

Những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể gọi là thể đột biến.

Do tác nhân của môi trường ngoài cơ thể (thường là do tác động của con người) như:

Tác nhân vật lý: tia phóng xạ, tia cực tím, sốc nhiệt,...

Tác nhân hóa học: ảnh hưởng của nhiều chất hóa học như nicotine, cosinsin, dioxine (chất độc da

cam),...

Tác nhân sinh học: vi-rút, vi khuẩn,....

Do nguyên nhân bên trong cơ thể: Những biến đổi bất thường trong sinh lý, sinh hóa trong tế bào

(xuất hiện một cách tự nhiên).

Căn cứ vào tính chất xuất hiện đột biến, có thể phân chia thành các dạng như sau:

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

Đột biến gen (là những biến đổi trong cấu trúc của gen gồm các dạng như mất, thêm, thay thế một cặp

nucleotit).

Đột biến nhiễm sắc thể, gồm: đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển

đoạn) và đột biến số lượng nhiễm sắc thể (thể dị bội, đa bội).

Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen xảy ra ở cấp độ phân tử tại một điểm nào đó trên phân

tử ADN và có liên quan đến sự thay đổi về số lượng, thành phần, trật tự các cặp nucleotide trong gen. Có rất

nhiều kiểu biến đổi về cấu trúc gen, trong đó những biến đổi liên quan đến 1 cặp nucleotit trong gen được gọi là

đột biến điểm. Trong tự nhiên, tất cả các gen đều có thể bị đột biến nhưng với tần số rất thấp (1/1000000-

1/10000). Tuy nhiên tần số đột biến có thể thay đổi tùy thuộc vào các tác nhân gây đột biến. Tác nhân gây đột

biến có thể là các chất hóa học (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,...), các tác nhân vật lý như tia phóng xạ (Tia X, Tia

α, Tia β...) hoặc các tác nhân sinh học như virus có trong cơ thể hoặc môi trường bên ngoài cơ thể. Đột biến

gen có thể xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.

Các dạng đột biến gen tại một điểm thường gặp:

1. Mất một cặp nucleotide.

2. Thêm một cặp nucleotide.

3. Thay thế một cặp nucleotide.

Cơ chế phát sinh đột biến gen:

Là do bắt cặp không đúng trong nhân đôi ADN (không theo nguyên tắc bổ sung), hay tác

nhân xen vào mạch khuôn hoặc mạch đang được tổng hợp phải trải qua quá trình tiền đột

biến mới xuất hiện đột biến. Các base nitric thường tồn tại ở 2 dạng cấu trúc là: dạng

thường và dạng hiếm. Dạng hiếm làm các liên kết hidro bị thay đổi làm các Nu bắt cặp

không đúng trong quá trình nhân đôi ADN gây đột biến gen.

Ví dụ: A dạng thường biến đổi thành A dạng hiếm (A*) dẫn đến bị bắt cặp nhầm với X gây đột biến

cặp A-T thành cặp G-X.

Là do sự tác động của các tác nhân gây đột biến:

Tác nhân vật lý (Tia UV): làm cho 2 base Thymine trên một mạch liên kết với nhau làm

phát sinh đột biến gen.

Tác nhân hóa học:

+ 5BU (5-Bromuraxin) là đồng đẳng của T có khả năng gây đột biến thay thế cặp A-T thành cặp G-X.

+ EMS (Etyl Metyl-Sunfomat) là đồng đẳng của A và G gây đột biến thay thế cặp G-X thành cặp A-T.

+ Acridine gây đột biến mất hoặc thêm cặp Nu, nếu được chèn vào mạch khuôn cũ gây đột biến thêm

cặp Nu.

+ HNO2 gây đột biến thay thế cặp Nu.

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

Tác nhân sinh học: Một số virus có thể gây đột biến gen. Ví dụ: Virus HPV gây ung thư cổ tử

cung.

Cơ chế biểu hiện đột biến gen:

Đột biến giao tử: Đột biến phát sinh trong quá trình giảm phân hình thành giao tử, xảy ra ở tế

bào sinh dục nào đó thông qua thụ tinh sẽ đi vào hợp tử. Nếu là đột biến gen trội, nó sẽ biểu hiện thành

kiểu hình ngay trên cơ thể mang đột biến gen đó. Nếu là đột biến gen lặn nó có thể đi vào hợp tử ở thể

dị hợp Aa và vì gen trội lấn át nên đột biến không biểu hiện ra ngoài. Tuy nhiên nó không bị mất đi mà

tiếp tục tồn tại trong quần thể và khi gặp tổ hợp đồng hợp lặn thì nó biểu hiện ra ngoài.

Đột biến soma: Đột biến xảy ra ở tế bào sinh dưỡng, từ một tế bào bị đột biến thông qua nguyên

phân nó được nhân lên thành mô, có thể di truyền bằng sinh sản sinh dưỡng. Nếu đó là đột biến gen

trội sẽ được biểu hiện thành một phần của cơ thể, gọi là "thể khảm". Nếu đó là đột biến gen lặn, nó

không biểu hiện ra kiểu hình & sẽ mất đi khi cơ thể chết.

Đột biến tiền phôi: Đột biến xảy ra ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, giai đoạn từ 2 đến 8

tế bào. Nó có thể đi vào hợp tử & di truyền cho thế hệ sau thông qua sinh sản hữu tính, nếu tế bào đó

bị đột biến thành tế bào sinh dục.

Đặc điểm:

Phổ biến.

Làm thay đổi số lượng và trật tự sắp xếp các cặp nucleotide trong gen.

Đột biến lặn không biểu hiện thành kiểu hình ở trạng thái dị hợp.

Hậu quả

Làm gián đoạn một hay một số tính trạng nào đó (Gen -> mARN -> Protein -> tính trạng).

Ít ảnh hưởng đến sức sống và sự sinh sản của sinh vật.

Vai trò của đột biến gen:

Sự biến đổi cấu trúc phân tử của gen có thể dẫn đến biến đổi cấu trúc của loại protéine mà nó mã hóa, cuối

cùng có thể dẫn đến biến đổi ở kiểu hình. Các đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình ở từng cá thể riêng lẻ, không

tương ứng với điều kiện sống, thường là đột biến lặn và có hại cho bản thân sinh vật vì chúng đã phá vỡ sự

thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra

những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.

Đa số đột biến gen tạo ra các gen lặn và có hại, một số trung tính, một số có lợi, ngoài ra gen đột biến còn có

thể gây chết. Những gen lặn chỉ biều hiện ra kiểu hình khi ở thể đồng hợp và trong điều kiên môi trường thích

hợp. Qua giao phối, nếu gặp tổ hợp gen thích hợp, một đột biến vốn là có hại có thể trở thành có lợi. Đột biến

gen gây ra những thay đổi trong nucléotide dẫn đến biến đổi mARN và quá trình tổng hơp protéine nên thường

gây ra hậu quả có hại, làm giảm khả năng sống của sinh vật. Ví dụ: Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm (hồng huyết

cầu lưỡi liềm) ở người do đột biến thay thế cặp nucléotide thứ sáu của chuỗi polipeptide Beta trong phân tử Hb

làm acid glutamique bị thay thế bởi valin gây thiếu máu, giảm khả năng vận chuyển dưỡng khí.

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

Trong thực tiễn, người ta gặp những đột biến tự nhiên và nhân tạo có lợi cho bản thân sinh vật. Ngoài ra có

những đột biến do tác nhân chủ động của con người tạo ra tính trạng quý. Ví dụ: Ở lúa, thân lùn, không bị đổ,

tăng số bông, số hạt, có lợi cho sản xuất. Ngoài những đột biến gen xảy ra trên ADN của nhiễm sắc thể, đột

biến trên ADN của các bào quan như ty thể, lục lạp có thể gây ra những biến dị di truyền theo dòng mẹ.

Ý nghĩa, vai trò trong tiến hóa và chọn giống:

Trong tiến hóa:

Tính chất có lợi hay có hại của một đột biến gen chỉ là tương đối (có trường hợp này thì có lợi, có trường hợp

khác có hại). Có trường hợp ở trạng thái dị hợp lại làm tăng sức sống, sức chống chịu của cơ thể đối với một

số bệnh. Ví dụ: Người mang gen đột biến gây huyết cầu hình lưỡi liềm ở trạng thái dị hợp, có khả năng đề

kháng với bệnh sốt rét. Tuy tính chất ngẫu nhiên, cá biệt, không xác định và thường ở trạng thái lặn nhưng đột

biến gen vẫn được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình chọn lọc tự nhiên và vì vậy, có vai trò trong

tiến hóa.

Trong chọn giống:

Một vài đột biến có lợi dùng làm cơ sở là nguồn nguyên liệu quan trọng cho tạo giống vật nuôi và cây trồng.

Gây đột biến nhân tạo là một trong các phương pháp chọn giống thực vật hiện đại và có hiệu quả cao, góp

phần tạo nên những tính trạng quý ở cây trồng. Ngoài ra đối với con người, đột biến gen gây hại cho cơ thể cho

nên cần phát hiện và hạn chế nguyên nhân và sự tràn lan của gen đột biến.

Phƣơng pháp giải bài tập về đột biến gen - Thuộc chƣơng trình Sinh học 12 - THPT

Dưới đây là phân loại bài tập về Đột biến gen và phương pháp giải bài tập Đột biến gen

DẠNG 1. Xác định dạng đột biến

Với dạng này, bài toán thƣờng cho biết sự tăng, giảm số liên kết hyđrô và axit amin, yêu cầu

xác định dạng đột biến gen

Một số kiến thức liên quan:

- Nếu dữ liệu bài ra đột biến gen làm gen mới không thay đổi chiều dài gen và số liên kết hyđrô

hoặc số aa nhưng làm phân tử prôtêin có 1 aa mới

=> Kết luận: Đột biến thuộc dạng thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác.

- Nếu dữ liệu bài ra đột biến gen không thay chiều dài nhưng

+ Số liên kết hyđrô tăng => Kết luận: Đột biến thuộc dạng AT thay bằng GX;

+ Số liên kết hyđrô giảm => Kết luận: Đột biến thuộc dạng GX thay bằng AT.

- Khi đột biến xảy ra, gen đột biến có 1 bộ 3 mới thuộc 1 trong ba bộ 3: UAG, UGA, UAA => Đó

chính là vị trí kết thúc dịch mã.

- Khi đột biến xảy ra, gen đột biến có 1 bộ 3 mới thuộc 1 trong các bộ 3 AUG, UAG, UGA, UAA

=> Thay đổi axit amin trên phân tử protein tương ứng

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

DẠNG 2. Xác đinh số nuclêôtit , số liên kết hiđrô ... trên gen đột biến hoặc trên gen ban đầu

Với dạng bài tập này này cần nhớ các công thức phần vật chất di truyền cấp độ phân tử

Ví dụ 1. Gen A dài 4080 A0, trong đó số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 30% tổng số nuclêôtit của

gen. Gen A đột biến thành gen a làm thay đổi tỷ lệ A/G = 1,498 nhưng không làm thay đổi chiều dài của

gen. Tính số liên kết hyđrô của gen a.

Hƣớng dẫn giải

- Vì đột biến không thay chiều dài gen => Kết luận: Đột biến gen thuộc dạng thay thế cặp nuclêôtit

này bằng cặp nuclêôtit khác

Số nuclêôtit của gen A (NA) = 4080 x 2/3,4 = 2400.

=> A = T = 30% x 2400 = 720;

G = X = (2400 - 720x2)/2= 480.

=> A/G = 3/2 = 1,5.

- Gen đột biến có A/G =1,4948 < 1,5 => tỷ lệ A/G giảm => A giảm và G tăng

=> Đột biến thuộc dạng thay A-T bằng G-X.

- Gọi số cặp thay là x, => ta có (720 - x)/(480 - x) = 1,4948

=> x =1

=> Gen a có: A = T = 720-1=719; G=X = 480+1 = 481.

=> Số liên kết hydrô = 2A+3G = 719x2 + 481x3 = 1438 + 1443 = 2881.

Ví dụ 2. Gen B có 390 Guanin và có tổng số liên kết hiđrô là 1670, bị đột biến thay thế một cặp

nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác thành gen b. Gen b nhiều hơn gen B một liên kết hiđrô. Tính số

nuclêôtit mỗi loại của gen b.

Hƣớng dẫn giải

- Đột biến dạng thay thế A-T bằng G-X.

- Gen B: 2A+3G = 1670 => A = (1670-3G)/2 = (1670-3x390)/2 = 250.

Vậy, gen b có: A = T = 249; G = X = 391.

Ví dụ 3. Gen D có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng số nuclêôtit

của gen. Gen D bị đột biến mất một cặp A-T thành alen d. Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân một lần,

xác định số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi.

Hƣớng dẫn giải

- Ta có A=T = 30% => G =X = 20% => A = 1,5G

- 2A+ 3G = 3600 => 2x1,5G+ 3xG = 3600 => G=600 =X; A = T =900.

- Gen d có A = T = 899; G = X = 600.

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

Ví dụ 4. Một gen có 4800 liên kết hiđrô và có tỉ lệ A/G = 1/2, bị đột biến thành alen mới có 4801

liên kết hiđrô và có khối lượng 108.104 đvC. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen ban đầu và gen sau đột

biến.

Hƣớng dẫn giải

1. Gen ban đầu

- Ta có 2A+3G =4800; => 2A + 3x2A = 4800 => A = T = 600; G = X = 1200.

2. Gen sau đột biến

- Số Nuclêôtit gen đột biến = 108.104: 300 = 3600.

- Gen đột biến có 2A + 3G = 4801; 2A+ 2G = 3600.

=> G = 4801-3600 = 1201; A = T = 599.

Ví dụ 5. Gen A dài 4080A0 bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi trường nội

bào đã cung cấp 2398 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng

Hƣớng dẫn giải

N = 2l/3,4=2400

Nếu bình thường, khi tự nhân đôi môi trường cung cấp = N = 2400; thực tế 2398 => mất 1 cặp.

Các bài tập tự giải

Bài 1.

1. Số liên kết hyđrô của gen sẽ thay đổi như thể nào khi xảy ra đột biến gen ở các dạng sau:

a. Mất 1 cặp nuclêôtit trong gen.

2. Phân tử prôtêin sẽ bị thay đổi như thế nào trong các trường hợp đột biến sau đây:

a. Mất 1 cặp nuclêôtit sau mã mở đầu.

b. Trong các dạng đột biến nói trên, dạng nào ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến cấu trúc của prôtêin? Vì

sao?

Bài 2. Một gen có cấu trúc dài 0,408mm. Do đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp

nuclêôtit khác tại vị trí nuclêôtit thứ 363 đã làm cho mã bộ ba tại đây trở thành mã không quy định axit

amin nào. Hãy cho biết phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hợp có bao nhiêu axit amin?

Bài 3. Một gen có khối lượng 45.104 đvC, có hiệu sốgiữa nuclêôtit loại X với một loại nuclêôtit khác bằng

20% số nuclêôtit của gen. Cho biết dạng đột biến, số nuclêôtit của mỗi loại gen đột biến trong các trường

hợp sau, biết đột biến không chạm đến quá 3 cặp nuclêôtit.

1. Sau đột biến, số liên kết hyđrô của gen tăng 1 liên kết.

2. Sau đột biến số liên kết hyđrô của gen giảm 2 liên kết.

Bài 4. Gen có 3120 liên kết hyđrô và A = 20% tổng số nuclêôtit. Tìm dạng đột biến có thể và tính số

nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến trong các trường hợp sau, biết đột biến không chạm đến quá 3 cặp

nuclêôtit.

1. Sau đột biến, số liên kết hyđrô của gen tăng thêm 3 liên kết.

2. Sau đột biến, số liên kết hyđrô của gen không đổi.

Bài 5. Số liên kết hyđrô của gen sẽ thay đổi như thể nào khi xảy ra đột biến gen ở các dạng sau:

a. Mất 1 cặp nuclêôtit trong gen.

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

b. Thêm 1 cặp nuclêôtit trong gen.

c. Thay thế một cặp nuclêôtit trong gen.

Bài 6. Phân tử prôtêin sẽ bị thay đổi như thế nào trong các trường hợp đột biến sau đây:

a. Mất 1 cặp nuclêôtit sau mã mở đầu.

b. Thêm 1 cặp nuclêôtit sau mã mở đầu.

c. Thay 1 cặp nuclêôtit trong gen.

d. Đảo vi trí giữa 2 cặp nuclêôtit (không kể đến mã mở đầu và mã kết thúc).

e. Trong các dạng đột biến nói trên, dạng nào ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến cấu trúc của prôtêin? Vì

sao?

Bài 7. Một gen có cấu trúc dài 0,408mm. Do đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp

nuclêôtit khác tại vị trí nuclêôtit thứ 363 đã làm cho mã bộ ba tại đây trở thành mã không quy định axit

amin nào. Hãy cho biết phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hợp có bao nhiêu axit amin?

Bài 8. Phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hợp thay đổi ra sao trong các trường hợp sau:

a. Thay một cặp nuclêôtit A – T vị trí thứ hai bằng G – X.

b. Mất một cặp nuclêôtit X – G vị trí thứ 4.

c. Đảo vị trí hai cặp nuclêôtit thứ 16 và 18 là X – G và T – A.

d. Mất 2 cặp nuclêôtit thứ 13 và 14.

e. Thay một cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 10 là A – T bằng 1 cặp nuclêôtit T – A.

Cho biết các bộ ba mã hoá trên phân tử mARN tương ứng với các axit amin như sau:

GAA: axit Glutamic AUG: Metiônin UGA: Mã kết thúc.

UGU: Xistêin AAG: Lizin AAG: Lizin.

GUU: Valin AGU: Xêrin AGU: Xêrin.

Bài 9. Gen A dài 4080 A0, trong đó số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen A

đột biến thành gen a làm thay đổi tỷ lệ A/G=1,4948 nhưng không làm thay đổi chiều dài của gen. Tính số

liên kết hyđrô của gen a.

Bài 10. Gen B có 390 guanin và có tổng số liên kết hiđrô là 1670, bị đột biến thay thế một cặp

nuclêôtit nàybằng một cặp nuclêôtit khác thành gen b. Gen b nhiều hơn gen B một liên kết hiđrô. Tính số

nuclêôtit mỗi loại của gen b.

Bài 11. Một gen có 4800 liên kết hiđrô và có tỉ lệ A/G = 1/2, bị đột biến thành alen mới có 4801 liên kết

hiđrô và có khối lượng 108.104 đvC. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen ban đầu và gen sau đột biến.

Bài 12. Gen A dài 4080A0 bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào đã

cung cấp 2398 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng nào của đột biến gen?

Bài 13. Một gen có 3000 liên kết hiđrô và có số nuclêôtit loại guanin (G) bằng hai lần số

nuclêôtit loại ađênin(A). Một đột biến xảy ra làm cho chiều dài của gen giảm đi 85Å. Biết rằng trong số

nuclêôtit bị mất có 5nuclêôtit loại xitôzin (X). Số nuclêôtit loại A và G của gen sau đột biến?

Bài 14: Một gen dài 4080A0 bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi một lần môi trường nội bào đã

cung cấp 2398 nu. đột biến trên thuộc dạng nào ?

Bài 15: Một gen có 4800 liên kết hiđrô và có tỉ lệ A/G = ½, bị đột biến thành alen mới có 4801 liên kết

hiđrô và có khối lượng 108.104 đvC. Số nu mỗi loại của gen sau đột biến?

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

Bài 16. Một gen bình thường điều khiển tổng hợp một prôtêin có 498 axit amin. Đột biến đã tác động trên

một cặp nuclêôtit và sau đột biến tổng số nuclêôtit của gen bằng 3000. Xác định dạng đột biến gen xảy ra l

Bài 17. Gen A có khối lượng phân tử bằng 450000 đơn vị cacbon và có 1900 liên kết hydrô.Gen A bị thay

thế một cặp A - T bằng một cặp G - X trở thành gen a, thành phần nuclêôtit từng loại của gen a là bao nhiêu

?

Bài 18. Một gen tổng hợp 1 phân tử prôtêin có 498 axit amin, trong gen có tỷ lệ A/G = 2/3. Nếu sau đột

biến, tỷ lệ A/G = 66,85%. Đây là dạng đột biến gen nào?

Bài 19. Một gen có 1200 nuclêôtit và có 30% A. Gen bị mất một đoạn. Đoạn mất đi chứa 20 nuclêôtit loại A

và có G= 3/2 A. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến là bao nhiêu?

Bài 20. Một gen có 1200 nuclêôtit và có 30% ađênin . Do đột biến chiều dài của gen giảm 10,2 A0 và kém 7

liên kết hydrô . Số nuclêôtit tự do từng loại mà môi trường phải cung cấp để cho gen đột biến tự nhân đôi

liên tiếp hai lần là bao nhiêu ?

Bài 21. Gen có 1170 nuclêôtit và có G = 4A. Sau đột biến, phân tử prôtêin giảm xuống 1 axit amin. Khi gen

đột biến nhân đôi liên tiếp 3 lần, nhu cầu nuclêôtit loại A giảm xuống 14 nuclêôtit loại G giảm 7 nuclêôtit,

số liên kết hyđrô bị phá huỷ trong quá trình trên là bao nhiêu ?

Bài 22. Phân tử mARN được tổng hợp từ một gen bị đột biến chứa 150 uraxin, 301 guanin, 449 ađênin, và

600 xytôzin. Biết rằng trước khi chưa bị đột biến, gen dài 0,51 micrômét và có A/G = 2/3 . Xác định dạng

đột biến ?

Bài 23. Một cặp gen dị hợp, mỗi alen đều dài 5100 ăngstrong . Gen A có số liên kết hydro là 3900, gen a có

hiệu số phần trăm giữa loại A với G là 20% số nu của gen . Do đột biến thể dị bội tạo ra tế bào có kiểu gen

Aaa. Số lượng nuclêôtit mỗi loại trong kiểu gen sẽ là

Bài 24. Một gen có tổng số nu là 3000, Nu loại A = 500. gen bị đột biến chỉ lien quan tới một bộ ba. Số lien

kết hiđrô của gen đột biến là 4009. Xác định dạng đột biến?

Bài 25: Một phân tử ARN được tổng hợp từ gen B có số ribônu các loại là A = 200, U = 300, G = 400, X =

600. gen B bị đột biến thành gen b, gen b có chiều dài bằng gen B và có số lien kết hiđrô bằng 4000. Xác

định dạng đột biến trên?

Bài 26: Một gen có 120 chu kì xoắn có số nu loại G = 450, gen này đột biến thành gen khác có chiều dài

bằng 4076,6 A0 . Tính số lien kết hiđrô của gen đột biến?

Bài 27: Gen A đột biến thành gen a, gen a kém gen A 6,8 A0 và 4 liên kết hiđrô. Xác định dạng đột biến?

Bài 28: Hãy tìm các dạng đột biến làm thay đổi cấu trúc của gen trong từng trường hợp sau :

- Số liên kết hiđrô của gen tăng thêm 1 liên kết - Số liên kết hiđrô của gen tăng thêm 2 liên kết

- Số liên kết hiđrô của gen giảm bớt 1 liên kết - Số liên kết hiđrô của gen giảm bớt 2 liên kết

- Số liên kết hiđrô của gen không thay đổi - Không làm thay đổi chiều dài của gen

- Không làm thay đổi chiều dài của gen và làm số liên kết hiđrô của gen tăng thêm 1 liên kết

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

- Không làm thay đổi chiều dài của gen và làm số liên kết hiđrô của gen tăng thêm 2 liên kết

- Không làm thay đổi chiều dài của gen và làm số liên kết hiđrô của gen giảm 1 liên kết

- Không làm thay đổi chiều dài của gen và làm số liên kết hiđrô của gen giảm 2 liên kết

Bài 29: Khi gen S đột biến thành gen s. Khi gen S và s cùng tự nhân đôiliên tiếp 3 lần thì nu tự do môi

ttrường nội bào cung cấp cho gen s ít hơn so với cho gen S là 28 nuclêôtit. Dạng đột biến xẩy ra với gen S là

gì?

Bài 30: Một gen có 3000 liên kết hiđrô có số nuclêôtit loại G (guanine) gấp 2 lần loại A (ađênin). Một đột

biến xẩy ra làm cho chiều dài của gen giảm đi 85Ao . biết rằng trong số nuclêôtit bị mất có 5 nuclêôtit loại X

(xitôzin). Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen sau khi đột biến?

ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST

Đột biến cấu trúc NST

Là những biến đổi bất thường về cấu trúc, hình thái hay số lượng NST. Đột biến cấu trúc NST có các dạng: mất

đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn. Nguyên nhân chủ yếu là do tác nhân ngoại cảnh hay trong tế bào. Có

thể quan sát dưới kính hiển vi quang học. Các thể mất đoạn, thêm đoạn làm thay đổi chất liệu di truyền, thường

gây tác hại cho cơ thể, nhất là cơ thể người. Các thể đảo đoạn, chuyển đoạn không làm thay đổi chất liệu di

truyền, thường không ảnh hưởng đến kiểu hình.

Mất đoạn: là NST bị mất một đoạn (đoạn đó không chứa tâm động) do đứt, gãy NST hoặc trao đổi chéo

không đều.

Làm giảm số lượng gen trên NST, thường gây chết hoặc giảm sức sống.

Xác định vị trí gen trên NST, loại bỏ các gen gây hại.

Ví dụ: Ở người, nếu mất đoạn ở NST thứ 21 gây ra ung thư máu, mất đoạn vai ngắn ở NST số 5 gây hội chứng

tiếng mèo kêu. Ở cây ngô (bắp) hay ruồi giấm mất một đoạn nhỏ không làm giảm sức sống kể cả thể đồng hợp.

Mặc dù có hại nhưng người ta thường tận dụng hiện tượng mất đoạn để loại ra khỏi NST những gen không

mong muốn.

Thêm đoạn: (lặp đoạn, nhân đoạn)

Một đoạn nào đó của NST được lặp lại một vài lần xen vào NST tương đồng, hay do sự trao đổi chéo giữa các

cromatit không bình thường. Việc làm tăng hoặc giảm số lượng gen trên NST dẫn đến tăng cường hoặc giảm

bớt mức biểu hiện của tính trạng.

Ví dụ: Ở ruồi giấm lặp đoạn 16A hai lần trên NST X là cho mắt hình cầu thành mắt dẹt. Ở lúa mạch, lặp đoạn là

tăng hoạt tính enzyme amylase, có lợi cho sản xuất bia, rượu.

Đảo đoạn:

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

Một đoạn NST nào đó bị đứt rồi quay ngược 180 độ và nối lại vào NST (có thể chứa tâm động hoặc không) làm

thay đổi trật tự phân bố gen. Loại đột biến này ít gây ảnh hưởng đến sức sống của cá thể, góp phần tăng

cường sự sai khác giữa các NST tương đồng giữa các nòi thuộc một loài vì vật chất di truyền không bị mất.

Sắp xếp lại trật tự các gen trên NST dẫn đến tăng sự đa dạng giữa các thứ, các nòi trong cùng một nòi, ít ảnh

hưởng tới sức sống. Sự sắp lại gen trên NST do đảo đoạn góp phần tạo sự đa dạng.

Ví dụ: Ở ruồi giấm có 12 đảo đoạn trên NST số 3 tạo ra các nòi thích nghi với nhiệt độ khác nhau của môi

trường.

Chuyển đoạn:

Một đoạn NST được chuyển dịch trên cùng một NST hay giữa hai NST khác nhau. Cả hai NST cùng cho và

nhận một đoạn (chuyển đoạn tương hỗ) hay một bên cho, một bên nhận (chuyển đoạn không tương hỗ), làm

thay đổi các nhóm gen liên kết. Đột biến chuyển đoạn thường gây chết, giảm hoặc mất khả năng sinh sản.

Trong thiên nhiên đã phát hiện được nhiều chuyển đoạn nhỏ (đậu, lúa, chuối) đã vận dụng chèn gen cố định

nitơ của vi khuẩn vào hệ gen của hướng dương tạo hàm lượng nitơ cao trong dầu hướng dương. Ở người,

chuyển đoạn không cân giữa NST 22 với NST 9 tạo ra NST 22 ngắn hơn bình thường gây bệnh ung thư máu.

ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST

Đột biến nhiễm sắc thể (NST) là sự biến đổi về cấu trúc, hình thái hoặc số lượng NST. Đột biến có thể xảy ra ở

một cặp NST nào đó hoặc ở toàn bộ các cặp NST. Loại đột biến này phát sinh có thể là do các tác nhân mạnh

trong ngoại cảnh (tia phóng xạ, hóa chất, sự biến đổi đột ngột của nhiệt độ) hoặc những rối loạn trong quá trình

trao đổi chất nội bào, dẫn đến sự phân li không bình thường của các cặp NST.

Số lượng NST

Sư biến đổi số lượng NST có thể xảy ra ở một hay một cặp NST tạo nên thể dị bội hay xảy ra trên toàn bộ các

cặp NST hình thành thể đa bội.

Thể dị bội (lệch bội):

Là hiện tượng số lượng NST của một hay một vài cặp NST tương đồng nào đó bị thay đổi hoặc thêm bớt một

vài NST và có tên gọi là thể 3 nhiễm, thể đa nhiễm hay thể khuyết nhiễm. Được hình thành trong quá trình phát

sinh giao tử, một cặp NST nào đó không phân li sẽ tạo giao tử có hai NST cùng cặp, qua thụ tinh sẽ hình thành

hợp tử có 3 NST. Những biến đổi kiểu này thường gây hại cho cơ thể.

Bệnh Down ở người, còn gọi là hội chứng Mông Cổ vì người bị Down có nét giống người Mông Cổ.

Người bị bệnh này thừa một NST số 21 (47 XX/XY + 21). Triệu chứng: Người si đần, cơ thể phát triển

không bình thường, cổ ngắn, gáy rộng và dẹt, khe mắt xếch, lông mi ngắn và thưa, lưỡi dài và dày, ngón

tay ngắn, vô sinh.

Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn

[Type text]

Bệnh Turner (Hội chứng Tớcnơ): thiếu 1 NST số 45. XO thiếu 1 NST X/Y. Triệu chứng: Bệnh biểu hiện

ở phụ nữ như: Nữ lùn, cổ ngắn, vú không phát triển, âm đạo hẹp, dạ con hẹp, không có kinh nguyệt, trí nhớ

kém.

Bệnh XXY (Hội chứng Klinefelter-Clai-phen-tơ). Mang bộ NST 47 có thêm 1 NST X: XXY. Triệu chứng:

Nam người cao, chân tay dài, mù màu, si đần, tinh hoànnhỏ.

Bệnh siêu nữ: Mang bộ NST 47 có thêm 1 NST X: XXX. Triệu chứng: Nữ vô sinh, rối loạn kinh nguyệt,

buồng trứng và dạ con không phát triển, si đần.

Cơ chế hình thành đột biến dị bội: Do sự rối loạn phân ly của một hay một vài đoạn NST tương đồng trong quá

trình giảm phân dẫn đến các giao tử bất thường về số lượng, bộ NST đơn bội bị thừa hay thiếu vài NST. Sự kết

hợp giữa các giao tử này với các giao thử bình thường sẽ tạo nên thể dị bội (ví dụ: bệnh Down). Nguyên nhân

có thể là sự phân ly bất thường của cặp XX (nữ) hay XY (nam). Hoặc sự rối loạn phân ly xảy ra trong quá trình

nguyên phân các tế bào dinh dưỡng là thành thể khảm (chỉ một phần cơ thể mang đột biến) xảy ra ở giai đoạn

sớm của hợp tử trong các lần phân bào đầu tiên (tác hại như trường hợp đột biến ở tế bào sinh dục).

Thể đa bội:

Là hiện tượng làm tăng số lượng toàn thể bộ NST của tế bào thành đa bội chẵn (4n, 6n...) hoặc đa bội lẻ (3n,

5n...). Hình thành trong quá trình nguyên phân thoi vô sắc không hình thành, tất cả các cặp NST không phân li

sẽ tạo thành tế bào 4n. Trường hợp bộ NST trong tế bào sinh dưỡng tăng lên thành một bội số của n (nhiều

hơn 2n) được gọi chung là thể đa bội.

Tế bào đa bội có lượng ADN tăng gấp bội, quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ, do đó kích

thước tế bào lớn hơn. Cơ thể đa bội thường có cơ quan sinh dưỡng to, phát triển khỏe, chống chịu tốt. Hiện

tượng đa bội khá phổ biến ở thực vật, hiếm gặp ở động vật và đã được ứng dụng có hiệu quả trong chọn giống

cây trồng.

Cơ chế hình thành: Trong quá trình giảm phân, sau khi bộ NST đã nhân đôi thành các NST kép, nhưng thoi vô

sắc không được hình thành nên tạo các giao tử có 2n. Sự kết hợp giữa giao tử 2n với giao tử n bình thường

cho hợp tử 3n (thể tam bội). Đột biến nếu xảy ra vào giai đoạn sớm của hợp tử trong lần nguyên phân đầu tiên

tạo nên hợp tử 4n (thể tứ bội). Nếu hiện tượng này xảy ra ở đỉnh sinh trưởng của một cành cây thì sẽ tạo nên

cành tứ bội trên cây lưỡng bội.

Đặc điểm của thể đa bội: Tế bào đa bội có lượng ADN tăng gấp bội nên trong quá trình tổng hợp chất hữu cơ

diễn ra mạnh mẽ, chính vì vậy, tế bào lớn, cơ quan dinh dưỡng to, phát triển khỏe, chống chịu tốt. Cơ thể đa

bội lẻ hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường. Ví dụ như những cây không có hạt.

Giá trị: Đột biến thể đa bội có giá trị kinh tế to lớn, nó cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc và tiến hóa,

làm cho sinh giới đa dạng, phong phú. Tạo giống có năng suất cao như: Dưa hấu 3n, nho 3n, củ cải đường 3n.

Đa bội chẵn khắc phục hiện tượng bất thụ trong lai xa ở thực vật.